You are on page 1of 5

I.

ĐỊNH NGHĨA
- Nhiệt học: là ngành của vật lý học nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến sự
truyền nhiệt, biến đổi nhiệt thành công, công thành nhiệt và đo lường nhiệt
lượng. Nhiệt phát sinh do có sự cọ xát của bề mặt hai vật. Ví dụ: bánh xe chuyển
động ma sát với mặt đường.
- Nhiệt năng: Các phân tử cấu tạo nên vật chuyên động không ngừng, do đó chúng
có động năng. Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo
nên vật. Do đó, nhiệt năng cũng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của
vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt
năng của vật càng lớn.
+ Các cách làm thay đổi nhiệt năng:
 Thực hiện công
Ví dụ: Chà xát đồng tiền xu xuống mặt bàn
 Truyền nhiệt
Ví dụ: Thả đồng tiền xu vào nước nóng
- Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá
trình truyền nhiệt.
 Kí hiệu Q.
 Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J), kilôJun (kJ)
 Công thức tổng quát: Q = m.c.∆t
Trong đó: Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun
(J)
m là khối lượng của vật, được đo bằng kg.
c là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K
Nhiệt dung riêng của 1 chất có thể cho biết nhiệt lượng cần
thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ C.
∆t là độ thay đổi nhiệt độ hay nói khác là biến thiên nhiệt độ
( Độ C hoặc K )
- Nhiệt có ký hiệu T đo bằng đơn vị độ, có ký hiệu ο. Có ba hệ thống đo lường nhiệt
độ chuẩn để đo hay so sánh nhiệt độ
 Độ C (do nhà khoa học Celsius sáng lập)
 Độ F (do nhà khoa học Farenheit sáng lập)
 Độ K (do nhà khoa học Kelvin sáng lập)
II. NGUỒN GỐC
Thời Trung Cổ, khái niệm về thiết bị lẫn lộn với khái niệm nhiệt độ, liên hệ chặt chẽ với
lửa. Một số dụng cụ, các máy nhiệt nghiệm đã được chế tạo để làm nổi bật sự tăng lên
của nhiệt độ bằng cách sử dụng sự giãn nở của không khí.

Kể từ thời Phục sinh, vật lí trở thành môn khoa học định lượng và các nhiệt biểu thực sự
đầu tiên đã xuất hiện.

Daniel Fahrehelit (1686 - 1736) đề nghị một thang nhiệt độ, gần với thang hiện còn sử
dụng ở một số nước dựa trên việc giãn nở của thuỷ ngân trong một cột hình trụ. Theo
quy ước, ông gán điểm nóng chảy của nước đá là 32 0, và nhiệt độ thông thường của cơ
thể là 96 0, các nhiệt độ tuỳ ý đó đã tránh việc sử dụng các số âm với các nhiệt độ mùa
đông thường thường ở châu Âu.

Ander Celsius năm 1741 đề xuất một thang nhiệt động bách phân dựa trên sự giãn nở
của thuỷ ngân hiện đang được sử dụng. Công ước năm 1794 quy định rằng “Một độ
nhiệt sẽ là một phần trăm của khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt
độ của nước sôi”.

Máy hơi nước đầu tiên được chế tạo vào thế kỷ XVIII Nhà bác học James Watt (1736 -
1819) đã hoàn thiện chúng khoảng năm 1780. Bắt đầu từ đó việc ứng dụng các máy hơi
nước đã được triển khai nhanh chóng trong vận tải và trong công nghiệp. Sau này trong
cuộc cách mạng khoa học & công nghệ, các nhà bác học đã nghiên cứu chính xác tính
chất của hơi nước; các công trình đó đã cho ra đời một môn khoa học mới: Nhiệt động
học.

Các định luật cân bằng hoá học là hệ quả của các định luật nhiệt động học. Các công
trình của Helmholtz và của Gibbs là khởi thuỷ của Nhiệt động hoá học.

Các nhà nghiên cứu nhiệt động của thế kỷ XIX đã nghiên cứu tới các hệ cân bằng, nghĩa
là các hệ ngừng biến đổi, hay các hệ biến đổi ở rất gần cân bằng. Nhiệt động học đã
thực hiện một bước nhảy mới khi một số nhà Vật lí nghiên cứu sự biến đổi của vật chất
trong các điều kiện không cân bằng quan trọng: Sự chảy rối của chất lỏng, sự thay đổi
nhiệt độ mạnh, các hệ tham gia phản ứng hoá học… Fringogine năm 1977 đã nhận được
giải thưởng Nobel về Hoá học do các đóng góp vào lĩnh vực nhiệt động học không cân
bằng.
III. ỨNG DỤNG
- Trong Công Nghiệp:

+ Dựa vào sự nở vì nhiệt của một số chất rắn, người ta đã làm ra băng kép được sử
dụng nhiều ở các thiết bị tự động đóng - ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.

+ Nhiệt động lực học đã đóng một phần quan trọng trong sự phát triển của tuabin
khí không chỉ trong việc xác định chu trình tối ưu để phát điện mà còn trong việc tính
toán quá trình cháy và nhiệt độ ngọn lửa.

+ Nhiệt động lực học là kiến thức cơ bản đối với Kỹ thuật Hóa học cũng như là để làm
nóng động cơ, pin nhiên liệu và trong bất kỳ tình huống nào mà năng lượng được
truyền đi. Ví dụ, nó cho phép người ta tính toán hiệu quả tối đa của bất kỳ quy trình
nào.

+ Tạo bảng mạch in về cơ bản cần nhiệt để kết dính các lớp với nhau và phải làm
nóng mọi thứ để hàn các linh kiện điện tử như điện trở và tụ điện vào đúng vị trí.

- Trong Y Tế:

+ Dựa vào sự bay hơi rất nhanh của cồn 90 độ, người ta đã dùng nó trong y tế làm
chất khử trùng. Hoặc đơn giản hơn thì

+ Đánh giá nhiệt động lực học toàn diện là rất quan trọng ngay từ bước đầu trong
quá trình phát triển thuốc để tăng tốc độ tạo ra thuốc theo hướng tương tác năng
lượng tối ưu trong khi vẫn giữ được các đặc tính dược lý tốt.

+ Trong chuẩn đoán bệnh, nhiệt kế thường được sử dụng như một công cụ chẩn
đoán. Nhưng một ứng dụng khác ít người nhận thấy hơn là việc bác sĩ giải thích một
tình trạng bệnh với những kiến thức nhiệt động lực học. Ví dụ, thẩm thấu là một hiện
tượng nhiệt động lực học, và rất quan trọng để duy trì sự cân bằng chất lỏng trong
cơ thể. Hầu hết các bác sĩ có thể sử dụng những nguyên tắc đó để giải thích chứng
phù nề.

- Trong Nông Nghiệp:

+ Phơi phóng thóc lúa, chống ẩm, mốc, rang chè


+ Một trang trại có thể được coi là một hệ thống nhiệt động lực học sử dụng năng
lượng ngoại động (phân bón và thuốc trừ sâu) để tạo điều kiện cho năng suất cây
trồng thu được từ năng lượng nội (quang hợp).

+ Thanh trùng là một trong những quá trình quan trọng nhất trong ngành công
nghiệp thực phẩm và đồ uống. Quá trình thanh trùng đòi hỏi nhiệt độ cao được kiểm
soát một cách chặt chẽ.

+ Sấy khô cây trồng đòi hỏi hệ thống sưởi công nghiệp được kiểm soát cao. Cây trồng
cần được làm khô một cách hiệu quả để vận chuyển, bảo quản và đảm bảo chúng
được bảo quản đúng cách. Nhiệt độ cần đủ cao để làm khô, nhưng đủ thấp để giảm
thiểu thiệt hại hoặc nguy cơ hỏa hoạn.

- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày ở các hộ gia đình, nhiệt học được sử dụng
cho rất nhiều nhu cầu khác nhau như:

+ Để đun nấu thức ăn (bếp gas, bếp điện, lò nướng, nồi cơm điện, …);

+ Để cấp nước nóng cho tắm giặt (bình đun nước bằng gas, bằng điện, bằng năng
lượng mặt trời);

+ Để sưởi ấm mùa đông (lò sưởi, bơm nhiệt – điều hòa nhiệt độ chạy chiều làm
nóng); để sấy khô tóc khi vừa tắm xong, sấy quần áo khi trời nồm ẩm (máy sấy, máy
hút ẩm, tủ sấy);

+ Để làm mát không khí về mùa hè (quạt hơi nước, máy lạnh – điều hòa nhiệt độ
chạy chiều làm mát);

+ Để làm lạnh, làm đông bảo quản thức ăn, thực phẩm (tủ lạnh, tủ đông); v.v…

IV. CHUYỆN BÊN LỀ


1. Thí nghiệm chết người của Bacon

Francis Bacon là một người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng lớn nhất vào thế kỷ 16. Ông là
nhà chính trị gia, nhà triết học, nhà văn và nhà khoa học, thậm chí người ta còn cho rằng
ông có tham gia vào viết những vở kịch của Shakepeares.

Vào một buổi chiều năm 1625, Trong lúc ngồi trong nhà nhìn ngắm trời bão tuyết, ông
chợt nảy ra một ý nghĩ: biết đâu tuyết lạnh có thể bảo quản được thịt tươi sống giống
như là muối vậy. Quyết tâm thử nghiệm, ông mua một con gà ở làng bên cạnh, giết thịt
và sau đó đứng giữa trời mưa bão cố nhồi tuyết đầy con gà xem nó có đông cứng lại
được không. Không ai biết con gà có bị đông cứng lại hay không nhưng Bacon thì có, và
ông đã qua đời vài ngày sau đó vì bị viêm phổi.

2. Chiếc tủ lạnh đầu tiên

Có bằng chứng cho thấy, ở Vương quốc Cổ Ai Cập vào khoảng 2500 năm trước Công
nguyên, và ngay từ năm 3000 trước Công nguyên ở Ấn Độ, công nghệ làm mát bay hơi
đã được sử dụng để làm mát chất lỏng.

Để đạt được hiệu quả làm mát, người ta đổ đầy nước vào một chiếc nồi đất xốp có cổ
hẹp. Nước thấm qua các bức tường bằng đất nung xốp của thùng chứa và bay hơi, làm
mát phần nước còn lại bên trong. Hiệu suất của bộ làm mát bay hơi phụ thuộc vào độ
ẩm của không khí - sự thay đổi nhiệt độ tối đa theo lý thuyết có thể bằng sự chênh lệch
số đọc giữa nhiệt kế bầu ướt và bầu khô.

3. Sử dụng đạn đại bác để ước tính tuổi của Trái Đất

Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon, một nhà tự nhiên học và toán học, đã đưa ra
một ước tính ban đầu về tuổi của Trái đất bằng cách quan sát các quả bóng đại bác đang
nguội đi. Trong một tác phẩm năm 1775, Georges đã mô tả việc tạo ra một số quả cầu
sắt có đường kính khác nhau và nung chúng cho đến khi chúng nóng trắng. Ông ghi lại
thời gian cần thiết để đạt được hai điểm: nhiệt độ khi chúng có thể được giữ thoải mái
và nhiệt độ phòng. Buffon lập luận rằng thời gian cần thiết để đạt được hai nhiệt độ này
tỷ lệ với đường kính của các quả bóng và ước tính rằng Trái đất sẽ mất "chín mươi sáu
nghìn sáu trăm bảy mươi năm và một trăm ba mươi hai ngày" (96 670 năm và 132 ngày)
để đạt đến nhiệt độ phòng.

You might also like