You are on page 1of 12

2. Áp suất chân không trong hệ thống Pck = 400 mmHg.

Khi xác định giá trị của các


thông số vật lý mà phụ thuộc vào áp suất thì phải xác định ở áp suất nào nếu áp suất khí
quyển Pkq = 760 mmHg? Xác định ở áp suất: áp suất tuyệt đối có giá trị bằng P = Pkq –
Pck = 760 – 400 = 360 mmHg

Hiệu nhiệt độ bằng 20oC, hiệu nhiệt độ này bằng bao nhiêu kenvin?

Bằng ∆ T =20 ℃=20 K

9. Hãy kể tên các điều kiện đơn trị của bài toán dẫn nhiệt? Cho 1 ví dụ về sự dẫn
nhiệt với điều kiện biên loại 3?

Các điều kiện đơn trị thường gặp của bài toán dẫn nhiệt thường bao gồm:

1. Điều kiện về thời gian (hay còn gọi là điều kiện ban đầu): Cho biết sự phân bố
trường nhiệt trong vật thể tại thời điểm τ = 0, tức là khi bắt đầu quá trình dẫn
nhiệt.

T 0 (x , y , z , τ 0 )=T 0 ( x , y , z , 0 )

 Trường hợp đặc biệt: khi bắt đầu quá trình truyền nhiệt thì trường nhiệt độ của vật
thể phân bố đồng đều tại mọi điềm: T 0 ( x , y , z , 0 )=T 0 ( const )

2. Điều kiện biên loại 1: Điều kiện này cho biết giá trị của trường nhiệt tại một điểm
hay một mặt xác định nào đó của vật thể (chẳng hạn: ở điểm tâm, ở bề mặt ngoài)
ở dạng: T s ( τ)=T (x 1 , y 1 , z1 , τ )

 Trường hợp đặc biệt: khi cho biết nhiệt độ bề mặt của vật thể không đổi và bằng
nhiệt độ mội trường:

T s ( τ)=T e (const ) – thường xảy ra ở các thiệt bị truyền nhiệt (TBTN) bằng bức xạ
nhiệt ở chế độ ổn định nhiệt.

3. Điều kiện biên loại 2: Điều kiện này cho biết quy luật biến thiên cường độ dòng
nhiệt ở một điểm hay ở một mặt nào đó của vật thể dưới dạng:

q (τ )=q(x 1 , y 1 , z1 , τ )
Trường hợp đặc biệt: khi cường độ dòng nhiệt ở đó không đổi:

q s ( τ)=q s (const ) – thường xảy ra khi T s const

4. Điều kiện biên loại 3: Điều kiện này cho biết cường độ trao đổi nhiệt ở bề mặt
tiếp xúc giữa vật rắn với môi trường lưu chất biểu diễn bằng định luật Newton.

5. Điều kiện biên loại 4: Đây là điều kiện truyền nhiệt giữa hai vật thể rắn tiếp xúc
trực tiếp với nhau

Ví dụ về sự dẫn nhiệt với điều kiện biên loại 3:

Một thanh kim loại hai đầu tiếp xúc với hai dòng chảy có nhiệt độ khác nhau,
trong khi bề mặt thanh trao đổi nhiệt với môi trường xung quanh thông qua đối lưu tự
nhiên hay cưỡng bức. Điều kiện biên ở đây sẽ là một phần của nhiệt độ bề mặt thanh
được xác định bởi nhiệt độ dòng chảy tiếp xúc, và phần còn lại phụ thuộc vào sự trao đổi
nhiệt với môi trường (hệ số đối lưu và chênh lệch nhiệt độ giữa bề mặt và môi trường).

16. Có 2 chậu nước như nhau đều đặt ra ngoài nắng; 1 chậu có đặt 1 tấm kính trong
suốt lên trên (như hình vẽ), chậu còn lại không đặt tấm kính lên trên, nước ở chậu
nào sẽ nóng lên nhanh hơn, tại sao?

Nước trong chậu có tấm kính lên trên sẽ nóng lên nhanh hơn so với chậu không có tấm
kính vì tấm kính có khả năng tạo hiệu ứng nhà kính (greenhouse effect), làm tăng nhiệt
độ bên trong chậu.

ĐN: Hiệu ứng nhà kính

Hiệu ứng nhà kính là một hiện tượng khiến cho không khí của trái đất bị nóng lên.
Hiện tượng này xảy ra do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời bị xuyên qua tầng khí quyển
xuống bề mặt trái đất. Và lúc này mặt đất sẽ hấp thu lại hơi nóng, sau đó bức xạ phân tán
vào khí quyển và bị CO2 hấp thu, từ đó khiến cho Trái Đất bị nóng lên.

Khí nhà kính là loại khí có thể hấp thụ được các bức xạ sóng dài nhận được từ
phản xạ của bề mặt Trái Đất. Khi được ánh mặt trời chiếu sáng và phân tán lượng nhiệt
đó lại cho Trái Đất. Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi tia nhiệt (tia hồng ngoại) từ Mặt Trời đi
vào chậu và bị hấp thụ bởi nước và đất bên trong. Sau đó, nhiệt được tỏa ra từ nước và
đất dưới dạng tia hồng ngoại. Tuy nhiên, tia hồng ngoại này không thể thoát ra khỏi chậu
một cách dễ dàng do tấm kính ở phía trên.

Tấm kính có khả năng chặn lại tia hồng ngoại và không cho chúng thoát ra ngoài.
Do đó, nhiệt tích tụ bên trong chậu với tấm kính sẽ làm nhiệt độ bên trong chậu tăng lên
nhanh chóng, tạo ra môi trường ấm hơn. Trong khi đó, chậu không có tấm kính sẽ cho
phép tia hồng ngoại thoát ra ngoài mà không bị giữ lại, nên nhiệt độ bên trong chậu này
không tăng lên nhanh bằng chậu có tấm kính.

Vậy tấm kính tạo ra hiệu ứng nhà kính, giữ lại nhiệt và làm cho nước trong chậu
có tấm kính nóng lên nhanh hơn.

23. Giải thích các từ viết tắt dưới đây về môi chất lạnh (MCL) và cho 1 ví dụ về
MCL tương ứng?

- CFC: là viết tắt của "Chlorofluorocarbon," đây là hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tử
clo, flo, và cacbon. Những hợp chất này rất dễ bay hơi nhưng khó cháy hơn metan, kém
hòa tan trong nước và chủ yếu tan trong không khí.

Tuy nhiên, vào cuối thập kỷ 20, những nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng CFCs
có tác động xấu đến tầm ảnh hưởng nhiệt đới và gây thiệt hại đến tầng ozone trong bầu
khí quyển. Tầng ozone có vai trò quan trọng trong bảo vệ trái đất khỏi tia cực tím (UV-B)
có hại từ mặt trời. Sự giảm tỷ lệ ozone dẫn đến tạo ra các "lỗ ozone," làm gia tăng nguy
cơ tác động của tia UV-B đến sức kháng của cơ thể người và động vật, gây ra các vấn đề
về sức khỏe và môi trường. Sau đó CFCs đã bị cấm hoặc hạn chế sử dụng theo Hiệp định
Montreal ký kết vào năm 1987 và các hiệp định sau này.

- HCFC: là viết tắt của "Hydrochlorofluorocarbon," đây cũng là một loại hợp chất hữu
cơ chứa các nguyên tử hydro, clo, flo, và cacbon. HCFCs đã được sử dụng như một thay
thế tạm thời cho CFCs trong các ứng dụng làm lạnh và điều hòa không khí sau khi phát
hiện ra tác động tiêu cực của CFCs đối với tầng ozone.
HCFCs ít gây hại hơn cho tầng ozone hơn CFCs, nhưng vẫn có khả năng gây tác
động tiêu cực đến môi trường và tầm ảnh hưởng nhiệt đới, nên chúng đang dần bị loại bỏ
và thay thế bằng các loại môi chất lạnh không gây tác động đến tầng ozone, như HFCs và
các môi chất lạnh khác.

- HFC: là viết tắt của "Hydrofluorocarbon," là một loại hợp chất hữu cơ chứa các nguyên
tử hydro, flo, và cacbon. HFCs được sử dụng trong nhiều ứng dụng làm lạnh và điều hòa
không khí. Chúng là một trong các loại môi chất lạnh thay thế cho CFCs và HCFCs do có
khả năng tránh được tác động tiêu cực đến tầng ozone trong bầu khí quyển.

Sự phát triển và sử dụng HFCs đã giúp làm giảm tác động của các chất lạnh trước
đây (CFCs và HCFCs) đối với tầng ozone, nhưng cũng đặt ra một vấn đề mới, đó là khả
năng góp phần vào hiệu ứng nhà kính. Một số HFCs có khả năng làm gia tăng hiệu ứng
nhà kính khi thoát ra khỏi môi trường, và do đó, có một sự quan ngại về tiềm năng tác
động đến biến đổi khí hậu. Vì lý do này, các nhà khoa học đang nghiên cứu để hạn chế sử
dụng HFCs và tìm kiếm các giải pháp thay thế khác cho các ứng dụng làm lạnh và điều
hòa không khí.

Đinh nghĩa môi chất lạnh (MCL):

Môi chất lạnh hay còn được gọi là chất làm lạnh, tác nhân gây lạnh, trong tiếng
anh chúng còn có tên gọi là “refrigerant”. Theo định nghĩa, môi chất lạnh là một chất
tuần hoàn trong hệ thống lạnh, chúng có nhiệm vụ hấp thụ nhiệt của buồng lạnh nhờ bốc
hơi ở áp suất, nhiệt độ thấp, sau đó, thải ra môi trường ở áp suất, nhiệt độ cao.

Ngoài ra, hiểu một cách đơn giản môi chất lạnh hay môi chất lạnh sơ cấp là tác
nhân giúp các thiết bị điện lạnh có khả năng thay đổi nhiệt độ, đồng thời, còn có thể làm
mát hoặc sưởi ấm và lạnh âm sâu. Trong chu trình hoạt động, môi chất này thường được
chuyển hóa từ dạng lỏng sang dạng khí hoặc ngược lại, song song với đó là quá trình đi
kèm với quá trình chuyển hóa đó là sự thay đổi về nhiệt độ cũng như áp suất nhằm đáp
ứng các mục đích sử dụng như làm lạnh trực tiếp.

Tác dụng của môi chất làm lạnh là gì?


Chất lạnh sau khi đi qua van tiết lưu sẽ chuyển từ dạng lỏng sang dạng khí ở nhiệt
độ rất thấp, sau đó đi đến dàn lạnh để hấp thụ được nhiệt trong phòng, thông thường
chúng được biết đến như cấp khí mát vào phòng.

Môi chất chứa nhiệt sau khi chúng được hấp thụ sẽ được hút tới máy nén để
chuyển sang dạng lỏng ở mức nhiệt độ cao. Tiếp theo đó sẽ đi tới dàn nóng để thải nhiệt
ra ngoài thông qua quạt thổi và dàn lá nhôm tản nhiệt.

Cuối cùng môi chất lạnh sau khi được giải nhiệt sẽ quay trở lại van tiết lưu và lại
tiếp tục vòng tuần hoàn để làm mát không khí.

Các loại môi chất lạnh thường dùng được sử dụng phổ biến hiện nay: Gas R22,
R410A, R32, R134a, R404A.

Gas R22

Ví dụ về MCL: Gas R22 là môi chất không màu, có mùi thơm nhẹ, sôi ở nhiệt độ -40 độ
C. Đây là loại gas đầu tiên được sử dụng trong hệ thống lạnh rất phổ biến, mặc dù vậy
đây là loại gas gây ra ô nhiễm môi trường nên nhiều hãng sản xuất đang dần thay thế các
loại gas mới như R410A, R32, R404A, R134a…

Ưu điểm:

Dễ dàng nạp thêm gas mới vào mà không cần phải xả bỏ hệ thống gas cũ.

Không độc hại, không cháy nổ, giá thành rẻ.

Nhược điểm:

Phá vỡ tầng ozon ảnh hưởng đến khí hậu.

Chỉ số nén thấp, gây tốn điện.

30. Phân biệt "máy lạnh 2 cấp nén" và "máy nén lạnh 2 cấp"?

Máy lạnh 2 cấp nén (Two-Stage Compression Refrigeration):

Đây là một loại máy làm lạnh được thiết kế để hoạt động ở hai cấp nén (hay còn gọi là
hai cấp nén áp suất).
Trong hệ thống máy lạnh 2 cấp nén, quá trình nén khí lạnh được chia thành hai giai đoạn
hoặc hai cấp. Trong giai đoạn đầu tiên, khí lạnh được nén ở áp suất thấp hơn và sau đó
nén thêm ở giai đoạn thứ hai để đạt được áp suất cao hơn.

Việc chia thành hai cấp nén giúp cải thiện hiệu suất và hiệu quả của máy làm lạnh. Nó
thường được sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi hiệu suất cao, như hệ thống làm lạnh
công nghiệp hoặc hệ thống làm lạnh lớn.

Máy nén lạnh 2 cấp (Two-Stage Refrigeration Compressor):

Đây là một phần cụ thể của hệ thống máy lạnh hoặc máy làm lạnh mà nó chỉ liên quan
đến máy nén.

Máy nén lạnh 2 cấp là một loại máy nén đặc biệt được thiết kế để hoạt động ở hai giai
đoạn hoặc hai cấp nén áp suất.

Máy nén lạnh 2 cấp thường được sử dụng trong các hệ thống máy lạnh hoặc máy làm
lạnh nơi yêu cầu nén khí lạnh ở áp suất cao hơn, như để đạt được nhiệt độ thấp hơn hoặc
để phục vụ cho các ứng dụng đặc biệt.

37. Hãy so sánh nhiệt độ của nước vào (tN1) và nước ra (tN2) khỏi TBNT kiểu bay
hơi?

Nhiệt độ của nước vào (tN1) và nước ra (tN2) khỏi thiết bị bay hơi (TBNT) kiểu bay hơi
thường thay đổi theo quá trình bay hơi và điều kiện cụ thể của hệ thống. Tuy nhiên, dưới
điều kiện thông thường, nhiệt độ của nước vào và nước ra có mối quan hệ như sau:

Nước Vào (tN1): Đây là nhiệt độ của nước trước khi nó vào thiết bị bay hơi. Nó thường
ở nhiệt độ ban đầu của nguồn nước. Ví dụ, nếu nguồn nước làm lạnh từ vòi sen, thì nhiệt
độ này thường là nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ môi trường xung quanh.

Nước Ra (tN2): Đây là nhiệt độ của nước sau khi nó đã trải qua quá trình bay hơi trong
TBNT. Nhiệt độ này thường thấp hơn nhiệt độ nước vào vì quá trình bay hơi tiêu hao
nhiệt năng từ nước.
BÀI TẬP TRUYỀN NHIỆT

Bài 2: Một thiết bị truyền nhiệt vỏ ống (hình vẽ) được sử dụng để đun nóng dung dịch
muối NaCl nồng độ 15% (KL). Dung dịch chuyển động bên trong ống, hơi đốt là hơi
nước bão hòa ngưng tụ sôi phía ngoài ống.

Dung dịch có lưu lượng 1,8 T/h, nhiệt độ đầu t dd1 = 200C, nhiệt độ cuối tdd2 = 600C. Áp
suất hơi đốt PD = 3 at. Hãy:

1/ Biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ của 2


dòng lưu chất?

2/ Xác định lưu lượng hơi đốt cần thiết để


đun nóng dung dịch?

3/ Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt của


thiết bị đun nóng dung dịch nếu biết

K = 600 W / (m2.K)?

1. Biểu diễn sự biến thiên nhiệt độ


của 2 dòng lưu chất

2. Áp suất hơi đốt pD = 3at => t1 = 133,9oC, r1 = 2171kJ/kg

Dung dịch NaCl nồng độ 10% (kl): cp2 = 4,186.(1 – 0,1) = 3,7674 kJ/ (kg.K)

Q1 = G1. R1 = G1. 2171

Q2 = G2.cp2.(t2 – t1) = 2500.3,7674.(60 – 20) = 376740 kJ/h = 104,65 kW

Q1 = Q2 => G1 = 173,53 (kg/h)


3. K = 600 W/(m2.K)

∆ t max = t1 – t’1 = 133,9 – 20 = 113,9 oC

∆ t min= t1 – t’2 = 133,9 – 60 = 73,9oC

∆ t max −∆ t min 113 , 9−73 ,9


∆ t log = = =92 , 45° C
ln
∆ t max
∆ t min (
ln )
113 , 9
73 , 9

3
Q 104 , 65 . 10 2
Q=k . F . ∆ t log =¿ F= = =1,887 m .
k . ∆ t log 600 . 92 , 45

Bài 9: Cho thiết bị truyền nhiệt Vỏ - Ống, ở đó dòng nóng chuyển động theo 1 chặng ở
phía vỏ, còn dòng lạnh chuyển động theo 1 chặng ở phía ống. Dòng nóng là nước có
nhiệt độ đầu là 1400C, nhiệt độ cuối 800C, lưu lượng 1,8 T/h. Dòng lạnh là dung dịch
muối có nồng độ 15% (kl) có nhiệt độ đầu 500C, nhiệt độ cuối 900C, hãy:

1. Chọn cách bố trí dòng chảy hợp lý, vẽ sơ đồ thiết bị và biểu diễn sự biến thiên
nhiệt độ của 2 dòng lưu chất?

2. Tính lưu lượng dung dịch muối đã được đun nóng?

3. Tính diện tích bề mặt truyền nhiệt cần thiết nếu biết hệ số truyền nhiệt K = 800
(w/m2.K)/

1. Bố trí dòng chảy:


Cho hai dòng chảy lưu động chảy ngược chiều nhau.
- Vì nhiệt độ cuối dòng lạnh 90 oC lớn hơn cuối dòng nóng 80oC thì không bố trí xuôi
chiều => Ngược chiều. Khi hai lưu chất chuyển động cùng chiều thì nhiệt độ dòng
lạnh không bao giờ có thể cao hơn hoặc bằng nhiệt độ dòng nóng. Trường hợp bằng
nhau chỉ xảy ra khi quá trình chảy đạt lý tưởng, khi đó diện tích bề mặt truyền nhiệt
gần như vô cùng. Chính vì thế,
nếu nhiệt độ cuối dòng lạnh lớn
hơn nhiệt độ cuối dòng nóng
thì ta bố trí ngược chiều.
2. Tính lưu lượng dung dịch muối

Nước:

t1’=140°C t1’’=80°C Cp1=4,233 Kj/kg°C

Dung dịch muối

t2’=50°C t2’’90°C Cp2=3,589 Kj/kg°C

+Nhiệt độ trung bình của nước là:

140+ 80
t tb = =110° C
2

=> Nhiệt dung riêng của nước tương ứng với nhiệt độ này:

Cp1 = 4,233 Kj/kg

+Nhiệt độ trung bình của dung dịch muối NaCl 15% Khối lượng là:

50+ 90
t tb = =70 ° C
2

=> Nhiệt dung riêng dung dịch muối tương ứng với nhiệt độ này:

Cp2=3,589 Kj/kg°C

+ Nhiệt lượng nước truyền qua để làm lạnh dung dịch muối

Q=G1.Cp1.(t1’-t1’’)=0,5.4,233.(140-80)= 127 kw

+ Nhiệt lượng mà dung dịch muối truyền qua

Q 127
Q=G 2 . C p 2 .(t 2’ ’−t 2 ’)=127 kw=¿ G 2= = =0,885 kg/ s
C p 2 .(t 2 ’ ’−t 2 ’) 3,589.(90−50)

Vậy lưu lượng dung dịch muối chảy qua là G2 = 0,885 kg/s

3. Tính diện tích truyền nhiệt

+ Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình

∆tmin= t1’’- t2’= 80 – 50 = 30 °C


∆tmax= t1’- t2’’=140 – 90 = 50 °C

∆ t max−∆ t min
∆ t log = =39,152 °C
∆ t max
ln
∆ t min

Từ phương trình truyền nhiệt

Q
Q=k . F . ∆ t tb=¿ F=
k . ∆ t tb

Diện tích bề mặt truyền nhiệt là:


3
127. 10 2
F= =4,0548 m
800.39,152

Vậy diện tích bề mặt truyền nhiệt là F= 4,0548 m2

Bài 16: Cho TB cô đặc chân không 1 nồi liên tục để cô đặc dung dịch NaNO 3 từ nồng độ
10% (KL) đến 30% (KL). Áp suất tại buồng bốc P 1 = 0,6 kg/cm2. Hãy tính nhiệt độ sôi
của dung dịch trên bề mặt thoáng và nhiệt độ của sản phẩm sau cô đặc nếu sản phẩm
được lấy ra từ mặt thoáng của dung dịch?

1. Tính nhiệt độ sôi của dung dịch NaNO3 30% trên bề mặt thoáng tại áp suất tuyệt
đối p1 = 0,6 kg/cm2.

Theo bảng tra ta được nhiệt độ sôi dung dịch NaNO3 30% ở áp suất khí quyển
(1.033 kg/cm2) là 104,6 oC và ở nhiệt độ đó áp suất hơi nước bão hòa là p0 = 1,22
kg/cm2

Theo công thức Babo:

(p’1/p’0) t1 = (p1/p0) t2 => (1,033/1,22) 104,6 = (0,6/p0) t2

 P0 = 0,7086 kg/cm2 = 521,22 mmHg

 Theo bảng nhiệt độ sôi của nước ở p0 = 521,22 mmHg là t2 = 89,9 oC.

Đó là nhiệt độ sôi của dung dịch CaCl2 30% ở 0,6 kg/cm2.


2. Nhiệt độ của sản phẩm sau cô đặc nếu sản phẩm được lấy ra từ mặt thoáng của
dung dịch

Bài 23: Máy nén hơi một cấp dùng R134a được sử dụng làm lạnh nước từ 25 0C đến
150C. Máy lạnh làm việc ở chế độ như sau: tk = 400C, t0 = 00C, tqn = 100C, tql = 350C, Hãy:

1. Dựng chu trình lạnh trên giản đồ P – h?

2. Tính năng suất lạnh của máy nén và lưu lượng nước được làm lạnh nếu biết nhiệt
tải của thiết bị ngưng tụ Qk = 100 KW?

1. Dựng chu trình lạnh trên giản đồ P – h?

2. Tính năng suất lạnh của máy nén

1’ 1 2 3’ 3 4

Áp suất (bar) 2,96 2,96 10,05 10,05 10,05 2,96

Nhiệt độ (oC) 0 10 54 40 35 0
Entanpy (kJ/kg) 397 408 432 256 248 248

Năng suất lạnh riêng: qo = h1’ – h4 = 397 – 248 = 149 kJ / kg

Nhiệt tải ở bình ngưng tụ: Qk = 100 KW

 Nhiệt tải riêng: qk = h2 – h3 = 432 – 248 = 184 kJ / kg

Lưu lượng nước qua máy nén:

m = Qk / qk = 100 / 184 = 0,543 kg/s

Năng suất lạnh của máy nén: Q0 = q0.m = 80,907 kW

You might also like