You are on page 1of 127

ĐẠI HỌC Y KHOA

PHẠM NGỌC THẠCH

NHIỆT, NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ


CÁC HỆ THỐNG SỐNG

• Giảng viên: Th.s Nguyễn Trần Thọ


• Email: nguyentrantho@pnt.edu.vn
• Địa chỉ liên hệ: Bộ môn Vật lý Y sinh, 204, Khu A2

1
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 Giáo trình bộ môn
 Cơ sở Vật lý – Tập 3, Nhiệt học, NXB Giáo dục,
David Halliday, Robert Resnick, Jearl Walker.
 Physics of Human Body, Chương 6, NXB Springer,
Irving P. Herman.
 Physics in Biology and Medicine, Chương 9, 10,
11, NXB Elsevier, Paul Davidovits.

2
NHIỆT, NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
VÀ CÁC HỆ THỐNG SỐNG
1. Nhiệt độ 

2. Thuyết động học chất khí

3. Nhiệt lượng

4. Nguyên lý I Nhiệt động lực học và cơ thể sống

5. Nguyên lý II Nhiệt động lực học và cơ thể sống 

3
1. NHIỆT ĐỘ VÀ NHIỆT LƯỢNG

1.1. Nhiệt độ và các trạng thái của vật chất

1.2. Đo nhiệt độ

4
1.1. Nhiệt độ … (tt)
Nhiệt độ: là đại lượng vật lý dùng để đặc trưng định
lượng cho cường độ chuyển động nhiệt phân tử
(trung bình) trong một hệ.

T  au 2

T : là nhiệt độ
u : là tốc độ chuyển động nhiệt 
a: là hệ số tỷ lệ

5
1.1. Nhiệt độ … (tt)
Các loại thang đo nhiệt độ
• Ba thang đo chính 

Farenheit Celcius Kelvin


212 100 373.15
Điểm sôi của nước

32 0 273.15 Điểm đóng băng của nước

-459.67 -273.15 0
Không tuyệt đối

9 5
TF  TC  32 F
0
TC  (TF  32 F )
0

5 9
TC  T  273.15 K T  TC  273.15 K
6
1.1 …. trạng thái của vật chất (tt)
Trạng thái:
Trạng thái (pha) của một hệ (chất) là trạng thái của cả hệ hay một phần
của hệ (chất) có các tính chất lý học và hóa học giống nhau.

 Trong điều kiện thông thường (trên trái đất) vật chất có 3
trạng thái (pha) phổ biến rắn, lỏng, khí.
 Trong môi trường đặc biệt (mặt trời, hoặc ngôi sao đang
cháy,...) có thêm trạng thái (pha) plasma – khí nóng chứa
ion và electron

7
1.1 …. trạng thái của vật chất (tt)
Biểu đồ chuyển pha của nước
Điểm tam trùng của nước
T = 273.16 K
(0.01 °C; 32.02 °F)

P = 611.657 pascals
(6.11657 mbar;
0.00603659 atm)

8
1.1 …. trạng thái của vật chất (tt)
Trường hợp đặc biệt và ứng dụng 
Sự quá nhiệt
Nhiệt độ tăng hơn điểm sôi nhưng không xảy ra hiện tượng sôi
Không chuyển sang pha khí (hơi) 

Sự làm chậm đông 
Là hiện tượng khi nhiệt độ xuống thấp hơn điểm đóng băng  
(trạng thái rắn) nhưng không xảy ra hiện tượng chuyển pha sang 
pha rắn. 

9
1.2. Đo nhiệt độ 
Dụng cụ đo nhiệt độ gọi là nhiệt kế
Đo gián tiếp thông qua những tính chất của vật chất thay đổi  
khi nhiệt độ thay đổi 
 Thể tích của chất lỏng         Phổ bức xạ của vật nóng 
 Chiều dài của vật rắn          Điện trở của vật dẫn
 Độ từ hóa khi đo ở nhiệt độ thấp 

Tính chất thay đổi theo nhiệt độ phải càng rõ và càng 
tuyến tính càng tốt 

10
1.2. Đo nhiệt độ (tt) 
Sự giãn nở vì nhiệt
Nếu ta gọi  sự giãn nở L, Độ thay đổi nhiệt độ T
Chiều dài ban đầu  L0
Các hệ số nở vì nhiệt 
L0 + L = L0 +  L0  T
L0 L
L =  L0  T  (sự nở dài)
V =  V0  T  (sự nở khối)
V
C]C
V + V

11
1.2. Đo nhiệt độ (tt) 
Bài tập sự nở nhiệt
nh độ thay đổi thể tích của Thủy tinh và Thủy ngân từ 30oC lên
oC. Cho biết thể tích ban đầu V = 1000 ml và các hệ số giãn nở
0
ối
Thủy tinh = 2710-6 C-1
Thủy ngân 18010-6 C-1

Thủy tinh
V1 = V01T = 10002710‐6(37‐30)= 0,189 ml 
Thủy ngân
V2 = V02T = 100018010‐6(37‐30)= 1,26 ml 

tỷ số V2 / V1 =1,26/0.189 = 6,67


12
1.2. Đo nhiệt độ (tt) 
Các loại nhiệt kế thường dùng

13
1.2. Đo nhiệt độ (tt) 
Các loại nhiệt kế thường dùng (tt)
Dựa vào hệ số nở dài khác nhau của hai kim loại 
Đồng   17 x 10‐6 /K
Thép    13 x 10‐6/K

14
Sự giãn nở nhiệt và Răng

Các hệ số giãn nở nhiệt

Men răng/Enamel: 11.4 x 10‐6 /°C


Ngà răng/Dentin: 8.3 x 10‐6 /°C

Nếu chúng ta thay đổi đột ngột ăn/uống từ những đồ ăn nóng


sang đồ ăn lạnh, lớp men răng dễ vỡ sẽ co lại nhiều hơn ngà
răng, và tạo ra những vết nứt nhỏ trên răng (craze).

15
Sự rạn nứt răng 

16
Nhiệt trị liệu 
Nhiệt nóng:
+ Vận mạch
Nhiệt nóng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ,
có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân.
-> tăng cường tuần hoàn, trao đổi chất
+ Hệ thần kinh cơ -> an thần, thư giãn, điều hòa thần kinh
thực vật.
-> giảm đau, giãn cơ, thích hợp cho các bệnh đau cơ mạn
tính.

17
Nhiệt trị liệu (tt) 
Nhiệt lạnh 
Nếu tác động nhiệt lạnh không liên
tục (như chà xát đá) thì sự tác động lên 
vận mạch lúc đầu gây co mạch sau đó 
giãn mạch xung hyết 
-> Ngăn ngừa hoặc làm giảm tình
trạng sưng nề, giảm co thắt cơ,
giảm đau
Nếu tác dụng nhiệt lạnh kéo dài sẽ làm các mạch máu
nhỏ co lại dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm
tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa
‐>  giảm phù nề, giảm phản ứng viêm và đau cấp, giảm
trương lực cơ.
18
NHIỆT, NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
VÀ CÁC HỆ THỐNG SỐNG
2. THUYẾT ĐỘNG HỌC CHẤT KHÍ
2.1. Các định luật thực nghiệm

2.2. Phương trình trạng thái khí

2.3. Áp suất chất khí lên thành bình – Nội năng

19
Bản chất của chất khí
o Các phân tử khí chuyển động tự do
o Dễ dàng chiếm đầy thể tích của bình chứa 

Cần thêm các  đại lượng áp suất (P) 
và thể tích (V) để mô tả trạng thái.  

 Các đại lượng thường dùng trong chất khí P, V, T – các


tham số trạng thái

 Mối tương quan giữa các đại lượng P,V,T này được gọi
là phương trình trạng thái

20
Biến trạng thái? 
Biến trạng thái là biến không phụ thuộc vào đường đi:
Sự thay đổi giá trị của biến trạng thái sẽ giống nhau không phụ thuộc vào
đường đi (các bước) xảy ra giữa hai trạng thái

Nếu một hệ thực hiện qua một chu trình và


quay lại trạng thái ban đầu của nó, thì một
biến trạng thái sẽ chỉ là một biến trạng thái
nếu giá trị của nó quay lại giá trị gốc.

Nếu X là một biến trạng thái thì 
 dX  0
cycle

Các biến trạng thái chỉ đo được khi hệ ở trạng thái cân bằng
21
1. Các định luật thực nghiệm
Quá trình đẳng nhiệt – Định luật Boyle‐Mariotte
Mối liên hệ giữa P và V khi nhiệt độ được giữ không đổi 

Boyle công 
bố 1662 

Robert Boyle 
(1627‐1691)

PV  PV
0 0

Edme Mariotte
1676 nhận  (1620‐1684)
ra kết quả  Nhà vật lý – mục sư 
22
Boyle 
Định luật Boyle giải thích cách khí được đi vào và thải ra
từ phổi khi cơ hoành và lồng ngực căng lên và co lai

23
Các định luật thực nghiệm (tt)
Quá trình đẳng áp – Định luật Charles
Mối liên hệ giữa V và T khi áp suất không đổi

Jacques Charles 
(1746 – 1823)

V V0

T T0
V  V0 (1   .T)
24
Khí cầu là một minh chứng cho định luật đẳng áp. Nung nóng khí
bên trong khí cầu làm nó nở ra và làm đầy khí cầu. Khi không khí
bên trong khí cầu có mật độ thấp hơn không khí xung quanh, khí
cầu bất đầu nâng lên

Tăng nhiệt
độ
Thể tích
tăng

M

V
25
Các định luật thực nghiệm (tt)
Quá trình đẳng tích – Định luật Gay‐Lussac

T
Joseph Louis Gay‐Lussac
(1778‐1850)

P P0
 P  P0 (1   .t )
T T0
Mối liên hệ giữa P và T khi V không đổi
26
2.Phương trình trạng thí chất khí
Phương trình trạng thái đối với khí lý tưởng

PV
 const
T
Đối với 1 mol chất khí thể tích V
R: hằng số khí 
PV
R R  8.31
J
T mol.K
Đối với một khí bất kỳ có khối lượng m 
m
PV  RT  nRT  khối lượng mole

27
Ví dụ
Tìm thể tích của 1 mole khí lý tưởng ở áp suất 1 atm và 
ở nhiệt 0 oC?

Các loại đơn vị đo áp suất: at, atm, Pa, torr, bar, psi, mmHg. 

P = 1 atm = 1,01105 Pa = 1,01105 N/m2


T = 0 oC = 273 K
nRT 1 8,31 273
V 
P 1,01 105
Điều kiện chuẩn
3
V  0,0224m  22, 4 L

28
Phương trình trạng thái đối với khí thực 

Các phân tử khí thực Hiệu chỉnh thể tích


‐ Có kích thước nhất định
Hiệu chỉnh áp suất 
‐ Tương tác với nhau qua lực hút

 a 
 P  2  (V  b)  RT
 V 
a
: Áp suất nội
V2
b             : Cộng tích 

29
Các giả thiết
 Mỗi khí là một tập hợp những phần tử giống nhau, coi như
những quả cầu rất nhỏ, hoàn toàn đàn hồi.

 Các phân tử không ngừng chuyển động nhiệt, nếu chúng va


chạm vào nhau thì năng lượng và xung lượng được bảo toàn
 Ngoài va chạm, các phân tử chuyển động thẳng và không
tương tác lực với nhau
 Không có phương chuyển động ưu tiên, xác suất theo mọi
phương là như nhau

30
3. Áp suất chất khí lên thành bình – Nội năng
Lý thuyết động năng
Theo định luật II Newton 

F   ( mv ) / t
vx
(mv)  mvx  ( mvx )  2mvx

Khoảng thời gian  vx
giữa 2 lần va chạm 2l
vx t 
vx
(mv) 2 mv mv 2
F  x
 x
t 2l / v x l
31
Lý thuyết động năng
Đối với N phần tử khí 
2
 2
  2
F  vx1  vx22  ...  vxN 
m 2 v v ... v
2 Đặt  v x2  x1 x 2 xN
l N
Vì chuyển động ngẫu nhiên 
ko có phương ưu tiên nên v v v
2
x
2
y
2
z v 2  3vx2
m m v2
Áp suất lên thành bình là
F  N v x2 F N
l l 3
2 2
F 1 Nmv 1 Nmv
P  P
A 3 Al 3 V
Áp suất gây ra bởi chất khí lên bình chứa nó được biểu diễn theo các 
thuộc tính của phân tử.

32
Phương trình cơ bản của thuyết động học chất khí 
Động năng trung bình của hệ khí 

2
1 P  n0 w
P  n0 mv 2 3
3
 n 2 2
  vi  RT  N 0 w
3
v 
2  i 1 
n
3 RT 3
w  kT
n  n0 .V 2 N0 2
R
k
n0 Mật độ phân tử khí N0

33
Lý thuyết động năng (tt)
Động năng trung bình của một phân tử được gọi là năng lượng nhiệt. 
3 RT 3
w  kT
2 N0 2

Được coi là dạng giải thích phân tử của nhiệt độ

Vận tốc trung bình các phân tử của một khí ở nhiệt độ T là 

34
Bài tập ví dụ
Động năng trung bình của một phân tử khí tại 20.0 oC.
Vận tốc trung bình của một phân tử khí ni tơ (N2) ở nhiệt độ trên?  

T = 20 + 273 = 293 K

Khối lượng của một phân tử khí ni tơ

Vận tốc trung bình của một phân tử khí ni tơ

35
Phương trình cơ bản (tt)
Đối với hỗn hợp khí 

N 0  n1  n2  ...  n j

2 2 j

P  N0 w    ni  kT
3 3  i 1 
j
P   Pi
1

Pi : áp suất riêng phần được định nghĩa là áp suất của một loại khí nào 
đó nếu nó chiếm toàn bộ thể tích đó. 
P: áp suất toàn phần

36
Định luật Dalton
Áp suất toàn phần của một hỗn hợp khí bằng tổng các áp 
suất riêng phần của các thành phần khí trong hỗn hợp 

P   Pi
i
Không khí là một hỗn hợp của 21% O2, 78% N2 và 1% Ar. Áp suất 
riêng phần của mỗi khí tại mực nước biển là bao nhiêu? Cho biết 
áp suất toàn phần là 769 mmHg? 

làm tròn

37
Sự bay hơi
 Sự bay hơi thường xảy ra ở bề mặt của chất lỏng – một số
phân tử có đủ năng lượng để thoát ra khỏi bề mặt.
 Nếu bình chứa kín, một trạng thái cân bằng sẽ được thiết
lập khi tổng số phân tử thoát ra khỏi bề mặt chất lỏng bằng
với số phân tử tở lại bề mặt chất lỏng

Áp suất hơi : được định nghĩa là áp suất tại đó khí 
đồng tồn tại với trạng thái rắn hoặc lỏng của nó. 

38
Tính áp suất riêng phần của oxy tại phế nang
Tại phế nang luôn có hơi nước bão hòa (chiếm 47 mmHg)
Không khí chiếm Pair = 760 – 47 = 713 mmHg 
Trong môi trường tỉ lệ O2 : CO2 : N2 = 13.8 : 5.5 : 80.7

39
Mối liên hệ giữa giảm áp suất và độ cao
Mount Everest(29,035 ft; 8,849 m.) áp suất ~ 225 mmHg

 Thành phần của khí quyển không thay đổi khi thay đổi vị trí, 
thậm chí áp suất toàn phần của khí quyển giảm dần khi tăng độ 
cao. Do đó, tại vị trí cao, áp suất riêng phần của oxy thấp hơn 
nhiều so với ở mặt biển, làm cho khó thở. 
 Đây là lý do tại sao những người leo núi thường dùng bình thở 
oxy ở độ cao trên 8000 m.
 Người sống vùng cao lại có nồng đồ hemoglobin cao hơn người 
sống vùng đồng bằng?

40
Ứng dụng của buồng cao áp 
Áp suất cao hơn thì áp suất riêng
phần cả oxy cao hơn. Đối với các
bệnh nhân bỏng, áp suất cao hơn
của oxy sẽ tăng lượng oxy hòa tan
vào máu, khi đó nó có thể được
được sử dụng trong cơ thể trong các
phản ứng chống lại sự nhiễm trùng.
Buồng cao áp

Khi thợ lặn trồi lên mặt nước quá nhanh, khí N2 hòa tan trong
máu có thể hình thành các bóng bóng nhỏ gây nên các cơn đau ở
các khớp nối và có thể bít các mạch máu nhỏ, gây tổn thương các
cơ quan.
‐> áp suất tăng cao sẽ làm giảm kích thước của các bong bóng N2,
và sau đó có thể loại bỏ khi N2 thông qua phổi khi áp suất được
giảm từ từ.
41
Độ ẩm tương đối

Thời tiết khô hoặc ẩm chính là nói đến độ ẩm tương đối. 

• Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa lượng hơi nước thực có được 
trong không khí và lượng hơi nước tối đa mà không khí có 
thể có ở cùng nhiệt độ của không khí. 
• Độ ẩm cao, làm giảm sự bay hơi mồ hôi trên bề mặt da.
• Độ ẩm rất thấp, có thể làm khô da và miêm mạc. 

42
Sự sôi

• Áp suất hơi bảo hòa của một chất lỏng


tăng theo nhiệt độ.
• Khi nhiệt độ tăng lên đến một giá trị mà tại
đó áp suất hơi bảo hòa đó bằng với áp suất
bên ngoài, sự sôi bắt đầu xảy ra.
• Khi đạt tới điểm sôi, những bong bóng nhỏ
được hình thành trong chất lỏng, tạo ra
hiện tượng sôi. 

43
NHIỆT, NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC VÀ
CÁC HỆ THỐNG SỐNG

NHIỆT LƯỢNG
3. 1. Nhiệt lượng, Nhiệt và Công
3.2. Sự truyền nhiệt 

44
3.1. Nhiệt lượng ‐ Nhiệt và Công
Nhiệt lượng
Phần năng lượng mà hệ (vật) nhận được hay mất đi
trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng

Q  mcT
Đơn vị: calo.
calo là nhiệt lượng cần thiết cho 1g nước 
(ở 25 0C) tăng lên 1 0C
c:  là nhiệt dung riêng [J/kg], [cal/kg]
45
Nhiệt lượng … (tt)
Nhiệt dung riêng
Nhiệt dung riêng: là lượng nhiệt cần thiết để tăng nhiệt độ 
của 1 g chất nào đó lên 1 độ. 

Nhiệt dung riêng có ý nghĩa: một chất có nhiệt dung riêng  cao sẽ có tinh 
chịu nhiệt tốt vì cần phải tiêu tốn nhiều nhiệt năng để tăng nhiệt độ lên 

Nhiệt dung riêng của gỗ 1700 J/kgoC

Nhiệt dung riêng của sắt 450 J/kgoC

Nhiệt dung riêng của nước 4186 J/kgoC

46
Lượng nhiệt làm tăng nhiệt độ cơ thể lên 1 độ 
sẽ làm tăng nhiệt độ của sắt lên bao nhiêu độ? 
Giả sử rằng cơ thể người với 75% là nước và 25% là protein, 
nhiệt dung riêng của người có thể tính như sau:

Nhiệt dung riêng = 0.75 × 1 + 0.25 × 0.4 = 0.85 (cal/g oC)


= 0.85 × 4186 = 3558 (J/kg oC)

Giả sử nếu cùng khối lượng m thì nhiệt lượng làm tăng 1 oC ở 
cơ thể người sẽ làm tăng nhiệt độ với vật liệu bằng sắt là: 

T = 3558/450 = 7.91 oC

47
Nhiệt lượng … (tt)
Đo nhiệt lượng
Dụng cụ đo nhiệt lượng được gọi là nhiệt lượng kế
Xác định nhiệt lượng cần thiết để một  đơn vị khối lượng của một 
chất tăng thêm 10C, hay chuyển pha hoàn toàn ở nhiệt độ cố định 

Q  m1C1T1
Nếu m2 biết trước
Q
C2 
m2 T2
48
Nhiệt lượng … (tt)
Đo nhiệt lượng (tt)
Nhiệt trong quá trình sôi và nóng chảy
Nhiệt nóng chảy: Lf = 333 kJ/kg 
 Q  m Lf
Nhiệt hóa hơi:      Lv = 2260 kJ/kg
 Q  m Lv

49
Nhiệt và công
Sự ma sát làm nóng vật 

Fms F
Q  A  Fms S

Công và nhiệt đều là những đại lượng đặc trưng cho sự trao đổi

năng lượng của các vật.

 Công liên quan đến chuyển động có trật tự của vật.

 Nhiệt liên quan đến chuyển động hỗn loạn của các phân tử.

50
Nhiệt và công (tt) 

Nhiệt có thể biến thành cơ năng – thực hiện công

51
Nhiệt và công (tt)
Thí nghiệm của Joule

Mgh = W = Q 
và 
James Joule (1818-1889) Q= mcT
Công có thể làm tăng 
nhiệt độ.
52
Nhiệt lượng (năng lượng) trong cơ thể người 
Năng lượng từ thực phẩm thông qua các phản ứng oxy hóa

Ô xy hóa các phân tử đường

C6 H 12O6  6O2  6CO2  6 H 2O  E

Carbohydrate (đường và tinh bột) và Protein (chất đạm) tạo ra 4 Cal/g
Lipid (mỡ) 9 Cal/g và alcohol (rượu)tạo ra 7 Cal/g

53
Nhiệt và công (tt) 
Bài tập
Với năng lượng cung cấp từ kem và bánh là 500 kcal, hỏi
người năng 60 kg có thể leo núi có độ cao bao nhiêu với
lượng calo từ thực phẩm trên?

W  Q  mgh
(500 kcal )(4,186 103 J / kcal )  2.1106 J

W 2.110 J 6
h  2
 3600 m
m g (60 kg )(9.80 m / s )

54
Trạng thái của cơ thể theo thân nhiệt  

Nhiệt độ cơ thể Biểu hiện


(0C)
28 Hệ cơ tê liệt
30 Rối loạn trong điều nhiệt
33 Rối loạn ý thức
37 Bình thường
42 Suy nhược thần kinh trung ương
44 Chết

55
Sự truyền nhiệt xảy ra khi nào?
Hiện tượng truyền nhiệt xảy ra khi có chênh lệch nhiệt độ

 Dẫn nhiệt
 Đối lưu
 Bức xạ nhiệt
 Bay hơi

56
Sự truyền nhiệt 
Dẫn nhiệt: 

 Nhiệt được chuyên từ vật rắn đến vật rắn khác khi có sự tiếp xúc
 Năng lượng nhiệt được truyền từ phân tử đến phân tử.
 Quá trình trao đổi nhiệt sẽ tiếp diễn cho đến khi có sự cân bằng nhiệt.
 Tốc độ truyền nhiệt thông qua dẫn nhiệt phụ thuộc vào sự khác biệt nhiệt
độ giữa hai vật và hệ số dẫn nhiệt giữa hai vật.

57
Mất nhiệt do dẫn nhiệt

Trang phục mùa đông.
Trang phục mùa hè. 

K: hệ số dẫn nhiệt
Ac: diện tích bề mặt bao phủ 
L: độ dày của lớp vật liệu dẫn nhiệt
58
Bài tập ví dụ: 
Khi nhiệt quá thừa được tạo ra bên trong cơ thể, nó phải được 
vận chuyển đến da và phân tán nếu nhiệt độ phía bên trong cơ 
thể được duy trì ở mức bình thường 30 oC. Biết rằng nhiệt truyền 
quá 0.030 m mỡ trước khi đến lớp da, với diện tích bề mặt toàn 
phần 1.7 m2 và nhiệt độ 34 oC. Tìm lượng nhiệt tới được da trong 
vòng nữa giờ (1800 s). 

59
Sự truyền nhiệt (tt) 
Đối lưu

 Nhiệt được truyền từ vật rắn đến môi trường xung quanh (chất lỏng/khí)
 Năng lượng nhiệt được truyền từ phân tử đến phân tử nhưng với số
lượng và khoảng cách lớn

60
Mất nhiệt do sự đối lưu

 Khi nhiệt độ không khí cao hơn nhiệt độ lớp da, sẽ có một sự thu nhiệt
vào cơ thể từ không khí xung quanh
 Ngược lại khi nhiệt độ lớp da ấm hơn nhiệt độ không khí sẽ có sự mất
nhiệt của cơ thể. Bởi vì không khí ấm sẽ bay đi và thay vào đó lớp khí
mát và quá trình cứ lặp lại.

61
Đối lưu (tt)
Cư dân ở sa mạc lại mặc các trang phục kín 
rộng và che phủ toàn bộ cơ thể người? 

Chủ yếu dựa vào hiện tượng đối lưu, không khí nóng 
bên trong áo sẽ nâng lên và thoát ra bên ngoài thông 
qua các lỗ của vải, trong khi không khí bên ngoài bị 
hút vào qua lỗ hổng ở dưới áo khoác. Trên thực tế họ 
có một luồng gió liên tục qua thân thể.  

62
Sự truyền nhiệt (tt) 
Bức xạ nhiệt 

Truyền năng lượng ở khoảng cách xa và môi trường gần như chân không?
Định luật bức xạ nhiệt: Stefan‐Boltzmann
Diện tích bề mặt: A
Nhiệt độ bề mặt: T
Q
 eAT 4 Hệ số phát xạ: e
Hằng số Stefan‐Boltzmann
t
63
Sự truyền nhiệt (tt) 
Bức xạ nhiệt 

 Bề mặt của cơ thể người phát nhiệt một cách ổn định ở dạng sóng điện từ.
 Tốc độ phát được xác định bởi nhiệt độ tuyệt đối của bề mặt phát xạ.
 Dạng trao đổi nhiệt này không yêu cầu sự tiếp xúc phân tử với các vật thể ấm hơn.

64
Bài tập ví dụ: 
Tốc độ truyền nhiệt thông qua bức xạ nhiệt, giả sử một người không 
mặc quần áo đứng trong một căn phòng tối có nhiệt độ là 22 oC. 
Cho biết người đó có nhiệt độ bề mặt da là 33.0 oC và diện tích bề 
mặt là 1.50 m2 . Hệ số phát xạ của da là 0.97.  
Thay nhiệt độ T2 = 295 K và nhiệt độ T1 = 306 K 

65
Bức xạ nhiệt trong chẩn đoán
Định luật Wien Hằng số Wien,
b
max  b = 2.897768551x 10-3 m.K
T = 2897768,551 nm·K.

Thân nhiệt, T = 370C


=> T = 273 + 37 = 310 K
b 2897768,551 nm.K
max    9347,640 nm
T 310 K
Hình ảnh hồng ngoại 

380nm  light  750nm

66
Bức xạ nhiệt trong chẩn đoán (tt)

Hình ảnh hồng ngoại (đã được xử lý màu)

Bong gân và  Viêm tĩnh mạch 
Chứng vẹo cổ
xung huyết. 
Có sự khác biệt nhiệt độ ở những vùng bị tổn thương (dị thường)
Chẩn đoán tổn thương mô mền, cơ , khối u
Chẩn đoán  vận mạch, mạch máu viêm, biến dạng… 
67
Sự truyền nhiệt (tt) 
Sự bay hơi

 Khi nước bay hơi từ bề mặt da, nhiệt được biến đổi dạng từ chất lỏng sang
chất khí bị tiêu tán khỏi bề mặt da, điều này làm mát cơ thể.
 Sự mất nhiệt bay hơi xảy ra do sự hô hấp cũng như từ da.
 Có sự mất nước từ từ không đổi từ da không liên quan đến tuyến mồ hôi. Sự
mất nước này không phụ thuộc vào sự kiểm soát cơ thể và bị giới hạn giọt mồ
hôi không cảm nhận.
 Sự đổ mồ hôi là một quá trình chủ động cần năng lượng và được điều khiển
bởi hệ thần kinh giao cảm.

68
Ví dụ
Một người trung bình tạo ra nhiệt với tốc độ 120 W ở trạng thái 
nghỉ. Tốc độ bay hơi nước từ cơ thể phải là bao nhiêu để giải 
phóng toàn bộ năng lượng này?
Năng lượng cần thiết cho chuyển pha là ( Q = mLv ). Do đó, 
năng lượng mất đi trên một đơn vị thời gian là 

Chia hai vế cho hệ số Lv để tìm khối lượng bay hơi trên một 
đơn  vị thời gian là 

Thay giá trị của hệ  số nhiệt hóa hơi  Lv = 2430 kJ/kg = 2430 J/g

69
Bài tập ví dụ: 
Trong khi chạy, một sinh viên năng 70 kg tạo ra một năng lượng nhiệt với tốc 
độ khoảng 1200 W. Để duy trì nhiệt độ ổn định của cơ thể 37 0C, năng lượng 
này phải được giải phóng ra khỏi cơ thể thông qua bài tiết mồ hôi hoặc các cơ 
chế khác. Nếu những cơ chế này bị lỗi và nhiệt  không thể thoát ra khởi cơ 
thể của sinh viên này. Khoảng thời gian mà sinh viên này có thể chạy trước khi 
quá trình phá hủy (không thuận nghịch) xảy ra là  bao nhiêu? (Các cấu trúc 
protein trong cơ thể bị phá hủy không thuận nghịch nếu nhiệt độ cơ thể tăng 
lên 44 0C hoặc hơn. Nhiệt dung riêng của cơ thể người là 3480 J/kg.K

Với công suất không đổi, P, năng lượng nhiệt toàn phần được tạo ra 
trong khoảng thời gian t trước khi xảy ra sự phá hủy là Pt

Pt = Q = mbody . cbody T
t= mbody . cbody T/P = (70)(3480)|(44‐77)|/1200 = 1400 s
Khoảng 24 phút

70
Bài tập ví dụ
Một người đang chạy xe đạp ở nhiệt độ môi trường Ta =
28oC dọc theo con đường với vận tốc v = 30km/h. Cho biết
diện tích bề mặt cơ thể che phủ bởi áo quần là A = 0.3 m2.
Tính lượng nhiệt mất đi để duy trì nhiệt độ cơ thể T = 37oC.
Biết rằng tốc độ tạo năng lượng của cơ thể 600 kcal/h.

71
Mất nhiệt do bức xạ 

Mất nhiệt do đối lưu

Mất nhiệt do dẫn nhiệt

Lượng nhiệt mất đi toàn phần 

72
Để cân bằng với tốc độ tạo nhiệt cơ thể phải được làm 
mát bằng bay hơi 

73
Đối với động vật không có tuyến mồ hôi thì sao?

Những chú cún con thường cho lưỡi lè ra và hơi thở của chúng trở 
nên nhanh và ngắn, do đó làm tang sự bay hơi của nước bọt từ 
lưỡi và miệng. 

Những chú chuột túi đặt một áo nước bọt trên các cánh tay của 
chúng, trên chân và trên đuôi bằng cách liếm lên chúng. Khi chúng 
bay hơi con vật trở nên mát hơn. 

74
Nội năng
Nội năng của một hệ là năng lượng toàn phần của các dạng 
chuyển động và tương tác lẫn nhau của các phân tử trong hệ. 

75
Nội năng (tt) 
Đối với khí lý tưởng , nội năng của hệ chỉ gồm động năng chuyển 
động nhiệt phân tử. 

Xét 1 mol khí bất kì
i 3 i
u  N 0 kT  RT
32 2

Hệ khí có khối lượng m bất kỳ  

mi
u RT
2

76
Nội năng (tt)
Đối với khí thực, ta cần xét đến thế năng tương tác của các phân 
tử wt
i
um  RT  w t
2
Nội năng của hệ là một hàm trạng thái,

+ Nếu hệ trải qua một chu trình kín u = 0

+ Trong quá trình hở 
P 2
u2

u   du  u2  u1 1 V
T
u1

77
NHIỆT, NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
VÀ CÁC HỆ THỐNG SỐNG

Nguyên lý I Nhiệt động lực học và cơ thể sống

1. Các khái niệm


2. Nguyên lý I của Nhiệt động lực học áp dụng cho hệ
kín
3. Công và nhiệt trong cơ thể sống

78
Các khái niệm (tt) 

Hệ nhiệt động: đối tượng nghiên cứu Nhiệt động lực học, gồm 
nhiều phần tử, nhưng hệ được xem xét tổng thể trong trao đổi, 
chuyển hóa nhiệt lượng. 

Nhiệt động lực học: phần vật lý nghiên cứu các hệ vĩ mô, trong 
đó diễn ra sự chuyển hóa năng lượng giữa nhiệt và công hoặc 
các dạng năng lượng khác.  

79
Các khái niệm (tt)  
‐ Hệ cô lập: không trao đổi vật chất và năng lượng với các hệ khác
‐ Hệ kín: có thể trao đổi năng lượng với môi trường xung quanh  
‐ Hệ mở: có thể trao đổi cả vật chất và năng lượng

Các nguyên lý Nhiệt động lực: các tiên đề, trong đó nhiệt động 
lực học được xây dựng.  
Quá trình nhiệt động lực: là quá trình, trong đó hệ chuyển từ 
một trạng thái sang trạng thái khác qua hàng loạt giá trị trung 
gian 80
2. Nguyên lý 1 của Nhiệt động lực học áp dụng cho hệ kín 

Thí nghiệm

V

Q  u  A
Nguyên lý I: Nhiệt lượng truyền cho hệ dùng làm tăng nội năng 
của hệ, và biến thành công mà hệ thực hiện đối môi trường ngoài 

81
Nguyên lý I Nhiệt động lực học (tt) 
Trong quá trình đẳng tích

 V=0, hệ không sinh công dA = 0

 Toàn bộ nhiệt năng tăng nội năng của hệ dQ = du

Khi hệ không được cung cấp nhiệt

dQ = 0, dA = -du

Hệ muốn sinh công thì phải giảm nội năng


=> Không có động cơ vĩnh cửu, sinh công mà không cần
cung cấp nhiệt và vẫn giữ nguyên nội năng

82
Nguyên lý I Nhiệt động lực học (tt) 

Chu trình kín
Du = 0 => DQ = A

Hệ nhận nhiệt và sinh công => DQ và A > 0 => nguyên lý của các 
máy hơi nước

83
Nguyên lý I Nhiệt động lực học (tt) 
Chu trình kín
Hệ nhận công và tỏa nhiệt => DQ và A < 0 => nguyên lý 
của các hệ thống làm lạnh

Hệ cô lập
DQ = 0 và A = 0 => Du = 0, nội năng luôn bảo toàn  

84
Năng lượng
• Các dạng năng lượng
Kinetic Internal Potential

Mechanical Chemical Electrical

85
Năng lượng và hệ thống sống

86
3. Công và nhiệt trong cơ thể sống
Tổ chức sống như một hệ mở

Đối với cơ thể người 

Q  E  A  M

87
Công và nhiệt trong cơ thể sống
Nhiệt lượng sinh ra trong cơ thể

+ Nhiệt sơ cấp: trực tiếp phát sinh trong quá trình trao đổi vật 
chất với sự tham gia của các phản ứng sinh hóa
Glucose + O2 ‐> CO2 + H20 + energy 

+ Nhiệt thứ cấp: sinh ra trong quá trình thủy phân các phân tử 
ATP – Khi cơ thể huy động cho các hoạt động của cơ thể

ATP + H2O → ADP + Pi + 7.3 (kilocalories/mole)

88
Công trong cơ thể sống (tt)

“Công”  là số đo năng lượng được chuyển hóa từ 
dạng này sang dạng khác ngoài nhiệt. 

Trong cơ thể sống có 4 loại công:

o Công hóa học


o Công cơ học
o Công thẩm thấu
o Công điện

89
Công trong cơ thể sống (tt) 

Công hóa học: là phần năng lượng cung cấp cho các phản ứng 
hóa học, nhất là trong việc tổng hợp các hợp chất cao phân tử 
trong tế bào và ở màng tế bào. 

Tổng hợp axit amin, ARN, ADN, … 

Quá trình dị hóa: lấy năng lượng từ, carbohydrates, lipids, proteins

Dự trữ năng lượng
ADP + P + energy ‐‐‐> ATP + H2O 

90
Công trong cơ thể sống (tt)
Công cơ học được thực hiện bằng cách co cơ. 

x2

A   F ( x)dx
x1

 Cơ bắp lấy hóa năng (ATP) chuyển thành công và nhiệt


 Động cơ – máy cơ học thì phải chuyển các dạng năng lượng khác
thành nhiệt rồi mới sinh công
T  298
  33%  T  450 K
T
91
Công trong cơ thể sống (tt)
Công thẩm thấu: là công thực hiện ở màng tế bào để vận chuyển 
các chất ngược chiều gradient nồng độ (chống lại lực khuếch tán)

92
Công trong cơ thể sống (tt)
Công điện: là công vận chuyển các ion tạo ra các hiệu điện thế và 
dòng điện sinh học. 

93
Công trong cơ thể sống (tt) 

94
Thí nghiệm của Lavoisier và Laplace 

Trong cơ thể tất cả các quá trình sinh


công đều biến năng lượng dữ trữ của
cơ thể thành nhiệt năng.

95
Năng lượng cần thiết cho một ngày

Hoạt động Tốc độ


Bao nhiêu năng lượng được
tiêu hao
năng chuyển đổi trong 24h đối với một
lượng người 65 kg khi người này dùng 8
(kcal/h) tiếng để ngủ, 1 tiếng để tập thể dục
Ngủ 60 nhẹ, 4 tiếng làm việc vặt, 11h tiếng
Ngồi (làm 100 làm việc tại bàn và ngồi nghỉ.
việc/nghỉ ngơi)
Việc vặt (việc 200 (8h)(60kcal/h) + (1h)(400kcal/h) +
nhà)
(4h)(200kcal/h) + (11h)(100kcal/h)
Hoạt động vừa 400
phải (tenis, đi bộ)
= 2780 kcal
Chạy bộ 1000
(15km/h)
Đua xe đạp 1100
96
NHIỆT, NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
VÀ CÁC HỆ THỐNG SỐNG
5. Nguyên lý II Nhiệt động lực học và cơ thể sống 

5.1. Quá trình thuận nghịch và bất thuận nghịch 

5.2. Xác suất nhiệt động, entropy và nguyên lý II

5.3. Chiều hướng tăng entropy của hệ nhiệt động

5.4. Entropy và năng lượng tự do trong cơ thể 

97
5.1. Quá trình thuận nghịch và quá trình bất thuận nghịch 

Quá trình thuận nghịch: Là quá trình biến đổi mà khi trở về


trạng thái ban đầu không kèm theo bất cứ một sự biến đổi
nào của môi trường xung quanh.

Quá trình bất thuận nghịch: Là quá trình biến đổi mà khi trở


về trạng thái ban đầu làm thay đổi môi trường xung quanh.

98
Quá trình thuận nghịch thường là những quá 
trình xảy ra trong một số điều kiện lý tưởng.

Hóa học : các phản ứng thuận nghịch 
H2CO3  CO2 + H2O

Thường thì các phản ứng thuận nghịch không tỏa nhiệt 

Quá trình bất thuận nghịch trong quá trình nhiệt động lực 
học là quá trình quang hợp. Quá trình này là quá trình biến 
đổi năng lượng từ ánh sáng – bởi cây và biến đổi thành 
năng lượng hóa năng.  

Liệu cây, động vật có thể biến đổi hóa năng thành quang năng?
99
5.2. Xác suất nhiệt động, entropy và nguyên lý II
Định luật I nhiệt động học

Cho biết về sự biến đổi giữa các dạng năng lượng

khác nhau,

Cho phép xác định biểu thức chỉ rõ sự liên quan

về lượng giữa các dạng năng lượng khác nhau khi

xuất hiện trong một quá trình cho trước.


100
5.2. Xác suất nhiệt động, entropy và nguyên lý II
Hạn chế của định luật I nhiệt động học

 Không cho biết quá trình khi nào có thể xảy ra hoặc không

xảy ra và chiều hướng diễn biến của quá trình nếu xảy ra

thì theo chiều hướng nào?

 Làm sao biết quá trình tự diễn biến đến khi nào thì dừng lại

và cho phép đánh giá khả năng sinh công của các hệ nhiệt

động khác nhau

101
5.2. Xác suất nhiệt động (tt)

Xác suất nhiệt động (w) của một trạng thái vĩ mô của hệ
nhiệt động là số các trạng thái vi mô ứng với trạng thái
vĩ mô đó.

Đối với hệ cô lập hệ sẽ tiến tới trạng thái có xác


suất lớn nhất qua các quá trình bất thuận nghịch, rồi ở
trạng thái này hệ tồn tại lâu dài với các quá trình thuận
nghịch. Trạng thái đó được gọi là cân bằng nhiệt động

102
5.2. Entropy 
Entropy của hệ
S  k ln(w)
Entropy của hệ: S
Xác suất nhiệt động: w
Hằng số Boltzmann k = 1.38062 x 10−23 joule/kelvin

Hệ chuyển trạng thái từ (i) sang (j) 

Wj
S  S ( j )  S (i )  k ln
Wi

103
5.2. Nguyên lý thứ II Nhiệt động lực học

Năm 1896 Boltzmann, đưa ra nguyên lý thứ hai


như sau:
Tự nhiên có xu hướng đi từ trạng thái có xác
suất nhỏ hơn đến những trạng thái có xác
suất lớn hơn.
Nguyên lý thứ II có thể biểu diến bằng hệ thức

dS  0
104
5.2. Entropy dạng Clausius
 Khi hệ có số phân tử lớn như môi trường sống quanh
ta thì dạng thống kê rất khó dùng.
 Đại lượng chúng ta quan tâm trong quá trình nhiệt
động là độ thay đổi entropy dS (hoặc S) chứ không
phải S
=> Cách tiếp cận theo dạng nhiệt động (Clausius)

105
Ví dụ:
Sự thay đổi entropy trong quá trình tan chảy của nước đá.
Một khối băng khối lượng 56 g ở 0oC được đặt trong
một cốc giấy. Sau vài phút, một nữa khối đá đã tan chảy
thành nước tại 0oC. Tìm sự thay đổi entropy của hệ
băng/nước.

Lượng nhiệt cần thiết để tan chay 28 g đá là


Q = mL = (0.028 kg)(333 kJ/kg) = 9.3 kJ
Nhiệt độ của quá trình này không đổi nên ta có thể tính
sự thay đổi entropy của hệ:
S = Q/T = 9.3 kJ /273 K = 34 J/K

106
5.3. Chiều hướng tăng entropy của hệ nhiệt động

Quá trình thuận nghịch ở điều kiện đẳng nhiệt (T= const)
dQrev
dS 
T
(2)

S  
(1)
dS  S 2  S1 2

1
Đơn vị J/K, Cal/K 

107
Biểu thức tổng quát cho nguyên lý II nhiệt động lực học

dS  dQ / T

• Trong quá trình thuận nghịch: dS = dQ / T

• Trong quá trình bất thuận nghịch: dS > dQ / T

• Hệ cô lập trong quá trình thuận nghịch: dS = 0

• Hệ cô lập trong quá trình bất thuận nghịch dS > 0

108
Xét hệ cô lập ở điều kiện đẳng nhiệt
Nguyên lý I áp dụng cho trường hợp hệ dùng nội năng 
để sinh công và tỏa nhiệt
du  dQ  dA với dQ  TdS

du  dA  TdS U  F  TS
F   dA  U  TS

F: Phần năng lượng có khả năng sinh công được gọi là năng
lượng tự do của hệ

TS: phần năng lượng không thể sinh công (phát tán dưới dạng
nhiệt) được gọi là năng lượng liên kết.

109
Xét hệ cô lập ở điều kiện đẳng nhiệt (tt)
Trong quá trình thuận nghịch, F giữ nguyên giá trị không đổi
Trong quá trình bất thuận nghịch:
+ Khi thực hiện công thì phần năng lượng tự do bị giảm
nhiều hơn công thực hiện được
+ Phần hao hụt biến thành nhiệt
 Năng lượng tự do của hệ giảm dần và năng lượng liên kết tăng
theo U  F  TS
 Khi năng lượng tự do tiến tới 0 thì entropy đạt cực đại, hệ ở
trạng thái cân bằng nhiệt động, không có khả năng sinh công
và không thể tự thoát ra khỏi trạng thái đó được.

110
Trạng thái cân bằng nhiệt động:
• Là trạng thái chỉ đặc trưng cho hệ cô lập.

• Khi hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động sẽ có năng lượng


tự do đạt giá trị cực tiểu và không đổi do vậy hệ không có
khả năng sinh ra công.

• Khi hệ ở trạng thái cân bằng nhiệt động sẽ có entropy đạt


giá trị cực đại, do vậy hệ có độ mất trật tự cao nhất.

• Trên thực tế khó bắt gặp trạng thái cân bằng nhiệt động
vì khó tìm thấy hệ cô lập hoàn toàn.

111
5.4. Năng lượng tự do trong cơ thể sống  

Năng lượng tự do được hình thành trong cơ thể sống là do quá


trình phân hủy các chất dinh dưỡng. Theo Crebs và Gonberg quá
trình hình thành năng lượng tự do chia làm 3 giai đoạn chính sau
đây:
- Phân hủy các cao phân tử sinh học -> monome (đơn phân tử)
+ Protein -> axit amin
+ Gluxit -> glucose
+ Lipit -> glixerin và axit béo
Năng lượng tự do được giải phóng trong giai đoạn này chiếm
0,1% đến 0,5% năng lượng dự trữ trong cao phân tử.

112
5.4. Năng lượng tự do trong cơ thể sống (tt) 

- Sự chuyển hóa của các monome kể trên tới axit Piruvic và axetyl
coenzim A (là axit Axetic đã hoạt hóa) và một số hợp chất nằm trong
chu trình Crebs đã giải phóng ra năng lượng tự do đạt từ 15% đến
30% năng lượng dự trữ có trong monome.

- Quá trình oxy hóa axetyl coenzim A tới khí CO2 và H2O trong chu
trình Crebs, năng lượng tự do được giải phóng ra đạt từ 70% đến
80% năng lượng dự trữ có trong axetyl coenzim A. Hay quá trình oxy
hóa axit palmatic, năng lượng tự do được giải phóng ra chiếm 60%.

113
Sử dụng năng lượng tự do của cơ thể sống
- Cơ thể sống sử dụng năng lượng tự do để cung cấp nhiệt
cho cơ thể
- Cơ thể sống sử dụng năng lượng tự do để thực hiện công cơ
học (co cơ), công thẩm thấu (hấp thụ hay bài tiết nước và
các sản phẩm chất dinh dưỡng), công hóa học, công điện
(duy trì điện thế tĩnh hay phát xung điện thế hoạt động)...

- Quan trọng hơn cả là cơ thể sống có khả năng tích lũy năng
lượng tự do ở dạng các hợp chất cao năng (ATP). Hợp chất
cao năng ATP chính là nguồn năng lượng vạn năng của mọi cơ
thể sống nên được ví là "tiền tệ năng lượng".
114
Hiệu suất của các quá trình sinh học 

 Theo nguyên lý II, mọi hệ biến nhiệt lượng


thành công luôn có hiệu suất nhỏ hơn 100%

 Quá trình sống trong hệ sinh vật cũng không


thoát khỏi điều đó; Bởi vì các quá trình sống
trong hệ sinh vật luôn kèm theo sự hao phí năng
lượng dưới dạng nhiệt là các quá trình bất
thuận nghịch

115
Hiệu suất của các quá trình sinh học 
 Quá trình hô hấp ưa khí là quá trình thủy phân 1 mol
glucoza thành CO2 và H2O trong điều kiện có oxy sẽ tạo
ra 38 phân tử ATP

 Muốn tạo ra 1 phân tử ATP cần khoảng 8 kcal, như vậy


để tao ra 38 phân tử ATP cần 304 kcal, trong khi đó
nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy trực tiếp 1 mol glucoza
là 688 kcal. Vậy hiệu suất sinh học của 1 mol glucoza là
44%

 Tuong tự, hiêu suất của quá trình co cơ khoảng 30% và


qua trình quang hợp khoảng 70%
116
Làm sao cơ thể sống có cấu trúc bậc cao lại có thể duy 
trì được trật tự? 

Evolution (synthesis) of the "human molecule" by Canadian designer Shawn LaPaix.

117
Entropy trong cơ thể  

Các quá trình xảy ra bên 
Hệ thống sống là hệ mở
trong là bất thuận nghịch 

 Coi áp suất và nhiệt độ là không đổi


 Các phản ứng luôn kèm theo tỏa nhiệt, công thực
hiện (A) nhỏ hơn so với phần năng lượng tự do
được sử dụng (dF)

118
Vai trò của entropy về chiều diễn biến của quá trình: 
• Nguyên lý tăng entropi được thiết lập với hệ cô lập, 
trong khi đó hệ sống là hệ mở. Nếu xét hệ tổng thể cả
hệ sống và môi trường thì entropi của hệ tổng thể
tăng, tức là tuân theo nguyên lý tăng entropy. Nếu xét
riêng một hệ sống nào đó thì entropy có thể tăng, 
giảm hoặc không đổi. 

• Điều đó có nghĩa là trong hệ sinh vật sống có thể xảy


ra quá trình giảm entropy nhưng quá trình đó luôn
được bù lại bởi các quá trình tăng entropy ở các phần
khác xảy ra ngay trong hệ sống hoặc xảy ra ở môi
trường ngoài

119
Đối với hệ mở

Sự thay đổi entropy bao gồm:
+ Do tương tác với môi trường dSe
+ Do thay đổi trong hệ dSi
dS  dSe  dSi với
dSe  dQ / T

dSi  dS  dSe  dS  dQ / T
1
 (TdS  dQ)
T

120
Đối với hệ mở (tt)
Hệ tiếp nhận dQ, thực hiện các công khác cơ học và 
làm thay đổi nội năng và có thể cả công cơ học  
dQ  dU  PdV
1
dSi  (TdS  dU  PdV )
T
Thế nhiệt động G = U + PV ‐ TS

1
dSi   dG
dSi 1 dG
T

dt T dt
Tốc độ tăng entropy trong hệ mở (đẳng nhiệt và đẳng áp) tỉ 
lệ thuận với tốc độ giảm thế nhiệt động của hệ. 

121
Trạng thái dừng của cơ thể 
Chất có
trật tự
thấp hơn
(Ăn, uống, 
Xây dựng cấu trúc thở) 
có trật tự cao (cao
phân tử, ADN, tế
bào, mô)

Cơ thể không thể nằm ở trạng thái cân bằng nhiệt động
chính vì có sự trao đổi chất và năng lượng
122
Trong cơ thể các quá trình là không thuận ngịch
 dSi  0
dSe   dSi  dS  0 Ta có trạng thái dừng

dSe   dSi  dS  0 Tính trật tự tăng lên

Trạng thái dừng,


 dS = 0, hay S = const, nhưng không phải là giá trị
cực đại như cân bằng nhiệt động
 Năng lượng tự do có giá trị ổn định khác 0 => vẫn có
khả năng sinh công

123
Trạng thái dừng của cơ thể (tt)
Xét các phản ứng thuận nghịch, ta có dSi + dSe = 0
Hiệu tốc độ phản ứng thuận và phản ứng ngịch phải là
không đổi

Cơ thể có những thông số hóa lý tương đối ổn định như: nhiệt độ,
độ pH, gradient nồng độ ion, … Trạng thái có tính ổn định như vậy
được gọi là trạng thái dừng.

124
Trạng cân bằng dừng

• Là trạng thái đặc trưng cho hệ mở nói chung và hệ sinh


vật nói riêng.
• Khi hệ ở trạng thái cân bằng dừng thì sự thay đổi năng
lượng tự do luôn xảy ra nhưng với một tốc độ không đổi.
Sở dĩ như vậy là do hệ luôn nhận năng lượng tư do từ
bên ngoài qua con đường thức ăn.
• Khi hệ ở trạng thái cân bằng dừng, entropi của hệ đạt giá
trị xác định và nhỏ hơn giá trị cực đại.
• Cơ thể sống luôn có xu hướng duy trì trạng thái cân bằng
dừng. Ví dụ như ở động vật ổn nhiệt luôn duy trì thân
nhiệt ổn định theo thời gian (ở người là 37oC).

125
Nguyên lý tăng entropy có vai trò thế nào đối với các quá 
trình sinh học?

Vai trò của entropy liên quan đến tính trật tự của hệ:
Entropy là thước đo mức hỗn loạn về phân bố phân tử của hệ,
phân bố của hệ càng hỗn loạn thì entropy của hệ càng lớn và
ngược lại.

Với hệ nhiệt động vật lý là chất lỏng thì quá trình động đặc
đưa các phân tử đến trạng thái sắp xếp tại những vị trí xác
định, tính hỗn loạn giảm, tính trật tử tăng lên, quá trình tỏa
nhiệt và entropy giảm.
Nguyên nhân cho sự thay đổi entropy ở quá trình trên là do sự
thay đổi chuyển động nhiệt của phân tử và tương tác giữa các
phân tử của hệ. 126
Nguyên lý tăng entropy có vai trò thế nào với các quá trình 
sinh học 

 Đối với hệ sinh vật, thuyết tiến hóa của Darwin cho
thấy cấu trúc của cơ thể động vật, thực vật ngày càng
hoàn chỉnh, tinh vi, trật tự hơn và sự phối hợp giữa
các quá trình sống trong cơ thể sinh vật cũng hoàn
thiện hơn tương ứng entropy giảm
 Tuy nhiên tính trật tự trong hệ sinh vật không phải là
kết quả của chuyển động phân tử đơn giản mà là kết
quả của sự tiến hóa, bị chi phối bởi các quy luật sinh
vật.

127

You might also like