You are on page 1of 14

CHƯƠNG 4

CẢM BIẾN NHIỆT & KỸ THUẬT ĐO NHIỆT ĐỘ


Chuẩn đầu ra của chương:

_ Định nghĩa năng lượng nhiệt ,mối quan hệ giữa thang đo nhiệt độ và năng lương nhiệt , và phương
pháp cân chuẩn thang đo nhiệt độ .

_ Hiểu biết cách chuyển đổi các đơn vị nhiệt độ khác nhau như 0C ( Celsius ) , 0F ( Farenheit) và nhiệt
độ tuyệt đối K ( Kelvin )

_ Thiết kế ứng dụng cảm biến nhiệt điện trở RTD cho một yêu cầu cụ thể của đo nhiệt độ

_ Hiểu biết về nguyên lý hoạt động của cảm biến cặp nhiệt điện và các định lý cơ bản trong mạch cặp
nhiệt .

_ Thiết kế mạch đo nhiệt độ dùng cặp nhiệt và mạch bù đầu tự do .

_ Hiểu biết về phương pháp đo nhiệt độ không tiếp xúc

Yêu cầu về kiểm soát nhiệt độ luôn tồn tại trong các ngành công nghiệp quan trọng như dầu khí , công
nghiệp thực phẩm , công nghiệp nhựa , sản xuất vật liệu xây dựng ….Như thế , tầm nhiệt độ cần thiết cho
các hoạt đông sản xuất này cũng trãi rất rộng , có thể từ nhiệt độ âm hàng trăm 0C đến dương hàng ngàn
0
C. Tương tự , các phép đo là đa dạng như cảm biến cần đo sẽ tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt cần đo
hoặc không tiếp xúc mà nhờ vào ảnh nhiệt để suy ra nhiệt độ.Nội dung chương sẽ giới thiệu các vấn đề
căn bản về kỹ thuật đo lường nhiệt độ với cảm biến nhiệt điện trở kim loại .

4.1 Một số khái niệm cơ bản về nhiệt năng , nhiệt lượng và nhiệt độ

4.1.1 Nhiệt năng


Khi khảo sát hoạt động của lò nấu thức ăn dùng sóng vi ba ,ta thấy sóng vi ba được tạo ra từ mạch dao
động điện tử sẽ tác động vào các nguyên tử/phân tử của thức ăn làm chúng dao động nhanh hơn nhiều lần
bình thường và do đó sẽ gia tăng nhiệt độ của thức ăn mà không thực sự làm việc cung cấp nhiệt năng
như các lò đun nấu khác. Như vậy gia tăng sự dao động trong trật tự dao động hỗn loạn của chất rắn làm
gia tăng nhiệt độ của chúng.

.Thế giới vật lý tồn tại dưới dạng : chất rắn , chất lỏng và chất khí tùy theo mức độ chặt chẽ của sự liên
kết các nguyên tử/ phân tử cấu tạo nên chúng.Ở trang thái bình thường ,các nguyên tử /phân tử sẽ di
chuyển hỗn loạn và tổng động năng tạo ra được chính là nhiệt năng của vật thể .Khi vật thể nhận được
thêm năng lượng từ bên ngoài , ngay cả đó là từ nguồn nhiệt năng khác, tốc độ di chuyển của các nguyên
tử /phân tử gia tăng .Nếu ta lấy giá trị trung bình của năng lượng nhiệt của mọi nguyên tử/phân tử ta
được nhiệt độ của vật thể.Và như vậy, nhiệt độ hiện tại của vật thể sẽ lớn hơn nhiệt độ trước đó. Nhưng
nếu muốn đo lường trực tiếp nhiệt năng là không thể được mà ta chỉ nhận biết tác dụng của nó qua sự
thay đổi của nhiệt độ.

4.1.2 Nhiệt lượng


Nhiệt lượng là một phần của nhiệt năng mang tính định lượng khi tương tác với vật thể khác qua hiện
tượng truyền nhiệt . Sự đóng góp thêm vào ( hoặc lấy bớt đi ) không phải lúc nào cũng làm thay đổi nhiệt
độ của vật chịu sự tương tác . Chẳng hạn như khi nước đã sôi , nếu tăng nhiệt lượng vào nó chỉ làm cho
nước chuyển pha vật chất từ lỏng sang khí mà không thay đổi nhiệt độ ( nhiệt độ sôi của nước ).

4.2 Nguyên lý đo nhiệt độ và các hiệu ứng vật lý dùng để đo nhiệt độ


Từ định nghĩa của nhiệt độ ,việc đo lường đại lượng này là lượng hóa các thay đổi trong tương quan giữa
các nguyên tử/phân tử của vật thể mà ta gọi là các hiệu ứng vật lý dùng trong việc đo nhiệt độ.

➢ Sự giãn nở của chất lỏng /chất rắn

Được áp dụng cổ xưa và quan trọng nhất trong việc tạo ra các nhiệt kế như nhiệt kế thủy ngân có
vỏ thủy tinh, nhiệt kế lưỡng kim.

➢ Sự thay đổi áp suất

Theo định luật Charles áp suất chất khí thay đổi tuyến tính với nhiệt độ khi thể tích của nó được giữ
không đổi. Như vậy đo áp suất là gián tiếp đo được nhiệt độ.

➢ Đo bằng đặc trưng điện ( thay đổi điện trở )

Điện trở đặc trưng cho tính dẫn điện của kim loại thường có hệ số nhiệt đô ∝ để chỉ sự thay đổi về giá trị
khi có sự thay đổi về nhiệt độ.

➢ Hiệu ứng nhiệt điện ( Sẽ xét khi khảo sát cảm biến cặp nhiệt điện )
➢ Hiệu ứng bức xạ nhiệt ( Sẽ xét khi khảo sát cách đo nhiệt độ không tiếp xúc )
➢ Hiệu ứng nhiệt bán dẫn ( Sẽ xét với cảm biến nhiệt bán dẫn )

4.3 Đơn vị đo nhiệt độ và yêu cầu cho việc lập thang nhiệt độ chuẩn
4.3.1 Đơn vị đo nhiệt độ
. Nhiệt độ,do bản chất tự nhiên của mình ,không được định nghĩa giống như các đại lương vật lý khác
.Theo đó, nó có định hướng phụ thuộc vào đặc trưng vật liệu và không thể cộng( hay trừ ) hoặc nhân (
hay chia ) với nhau . Đôi khi ta còn nói nhiệt độ là đại lượng vật lý ảo .Như vậy , để thỏa điều kiện đo
lường là luôn xây dựng được môt chuẩn đơn vị để dùng nó cho việc so sánh với đại lượng cần đo là
không thực hiện được. Để giải quyết điều này , dựa trên lý thuyết nhiệt động học, người ta lập nên một
thang đo nhiệt độ thực hành quốc tế ( International Practical Temperature Scale ) bao gồm 6 điểm nhiệt
độ chuẩn từ - 1830C đến 10650C . Các điểm nhiệt độ này tương ứng với trạng thái cân bằng xảy ra trong
quá trình chuyển pha vậtchất của một số vật liệu tiêu biểu sau :

Bảng 4.1

Vật liệu Trạng thái cân bằng chuyển pha0C

Oxigen khí >>> lỏng -182.962

Nước khí >>> lỏng>>> rắn 0.01

Nước lỏng >>> khí 100.00

Kẽm rắn >>> lỏng 419.58

Bạc rắn >>> lỏng 961.93

Vàng rắn >>> lỏng 1064.43

Để tiện sử dụng , một số điểm nhiệt độ thứ cấp cũng được thang nhiệt độ quốc tế thực hành công nhận :

Bảng 4.2

Vật liệu Trạng thái cân bằng chuyển pha Nhiệt độ 0C

Hydrogen khí >>> lỏng -252.87

Thiếc rắn >>> lỏng 231.968

Chì rắn >>> lỏng 327.502

Lưu huỳnh khí >>> lỏng 444.6

Antimoine rắn >>> lỏng 630.74

Nhôm rắn >>> lỏng 660.37


Khi nhiệt độ ở trong khoảng giữa các điểm nhiệt độ đã xác định ( các điểm nhiệt độ sơ cấp và thứ cấp )
,nhiệt độ được xác định bởi các đáp ứng của các cảm biến nhiệt đại diện tiêu biểu .

Bảng 4.3

Tầm nhiệt độ Cảm biến tiêu biểu Vật liệu làm chuẩn Dạng phương trình

-190  00C Nhiệt kế dùng Oxigen, nước đá , Phương trình chuẩn


cảm biến Platin hơi nước, lưu huỳnh

0  6600C Nhiệt kế dùng Nước đá, hơi nước Phương trình

cảm biến Platin lưu huỳnh có dạng parabol

660  10630C Nhiệt kế dùng phương trình

cặp nhiệt Antimoine , bạc , vàng có dạng parabol

>10630C Quang hỏa kế Định luật Planck

4.3.2 Quan hệ các đơn vị nhiệt độ

Các đơn vị nhiệt độ xuất phát từ các cách cân chuẩn khác nhau .Thang nhiệt độ tương đối chỉ
khác thang nhiệt độ tuyệt đối ở sự dịch điểm zero. Như vậy khi hai thang nhiệt độ này chỉ cùng điểm
nhiệt độ zero thì chúng không có cùng ở mức nhiệt năng zero. Tương ứng là hai hệ thống đơn vị
nhiệt độ :0C ( tương ứng là 0F ) và K ( tương ứng là R) .

T(0C ) = T( K ) – 273.15

T(0F) = T (R ) – 459.6

Hay : T(0 F) = 9/5 T(0C) +32

4.4. Cảm biến nhiệt điện trở RTD ( Resistance Temperature Detector)

Kim loại là sự kết hợp của các nguyên tử trong chất rắn theo đó các nguyên tử riêng rẽ đang
trong vị trí cân bằng với sự chồng chập của dao động tạo ra từ nhiệt năng .
Khi ta nói ,điện tử tự do dễ dàng di chuyển trong kim loại
Dẫn điện phải hiểu rằng có điều kiện ẩn chứa là điều này chỉ đúng

với điều kiện ở nhiệt độ zero tuyệt đối.Như vậy ,khi tồn tại
Cách điện
nhiệt năng trong kim loại và các nguyên tử dao động , sự

dẫn nhiệt của các nguyên tử hấp thụ bớt nhiệt năng , hay

nói cách khác là vật liệu luôn tồn tại điện trở cho dòng điện chạy qua nó. Điện trở của kim loại sẽ gia
tăng khi nhiệt độ tăng . Với các kim loại như đồng ,nickel , platin đều có thể được lưa chọn để sử dụng
làm cảm biến nhiệt ( thay đổi điện trở khi có sự thay đổi nhiệt độ ) . Tuy nhiên trong môi trường công
nghiệp ,Platin có mối quan hệ điện trở / nhiệt độ ổn định nhất trong tầm nhiệt độ từ 184.44 0C đến
644.480C . Có nhiều ứng dụng đòi hỏi nhà sản xuất chế tạo ra các loại cảm biến nhiệt Pt khác nhau như
khi ngoài việc để trần trong không khí, có lúc cảm biến phải được ngâm trong dung dịch cần đo …

Bảng 4.

Loại nhiệt điện trở Phạm vi sử dụng Cách dùng

Nhiệt điện trở cấp độ 2 Phòng thí nghiệm - 200  5000C I,A dễ vỡ

Nhiệt điện trở dây quấn Pt Công nghiệp - 200  6480C I , S ,A chắc chắn

I ngâm trong nước, A không khí, S đo bề mặt


Mica
Muốn chế tạo cảm biến Pt , ta dùng dây Pt có ∅ 7  50μm

quấn trên lỏi ceramic hình trụ và đư được bao bọc một lớp mica .

mica mõng cách điện trước khi cho


Dây Pt Sứ
4.4.2 Sử dụng phương trình Callendar- VanDussen

Phương trình Callendar – Van Dussen được sử dụng để tính chính xác cho điện trở của cảm biến RTD
trong toàn tầm đo :

𝑻−𝟏𝟎𝟎) 𝑻 𝑻−𝟏𝟎𝟎 𝑻 𝟑
R(T) = R0 + R0α[ 𝑻 − 𝜹 ( ) 𝟏𝟎𝟎 − 𝜷( )( ) ]
𝟏𝟎𝟎 𝟏𝟎𝟎 𝟏𝟎𝟎

Với : ∝ , β , δ là các hằng số được cân chuẩn như sau :

_ ∝ được xác định khi đo Pt100 ở 1000C { ∝ = 0.00390C-1 }


_
β được xác định khi đo Pt100 ở -182.960C { β=0.11 }

và β = 0 khi nhiệt độ dương

_  được xác định khi đo Pt100 ở 444.70C {  = 1.49 }

Ghi chú :

Trong công nghiệp ,với tầm sử dụng thường trong khoảng 00C : 4000C , ta chỉ cần sử dụng hệ số
α với phương trình có giá trị : RT = R0 [ 1+α( T-T0) ]
Hệ số nhiệt độ 𝜶 : Tùy theo đặc trưng vật liệu hệ số nhiệt độ có thể được xác định :

Các chuẩn cơ bản áp dụng cho cảm biến Pt 100 :

1) Với chuẩn ITS-90  = 0.003925 0C-1


2) Với chuẩn công nghiệp  = 0.003902 0C-1
3) Với chuẩn IEC 751  = 0.0038500 0C -1

Cách xác định hệ số nhiệt 𝛼 tại hai điểm nhiệt độ

1 𝑅100 − 𝑅0
Với α= R100 : điện trở tại 1000C
𝑅0 100

Sử dụng phương trình tính RTD theo chuẩn IEC 751 hoặc ITS-90

RT = R0 ( 1 + AT + BT 2)
Với A = 3.908* 10 – 3 / 0C , B = - 5.775 * 10 – 7 / 0C 2

4.4.3 Độ nhạy cảm biến nhiệt điện trở :

Khi sử dụng phương trình RT = R0 { 1 + α ( T-T0 ) }

Độ nhạy được tính S = αR0

Thí dụ : Cảm biến nhiệt điện trở có bảng đặc tính sau :

T(0F) R(Ω) Cảm biến này có đặc tính tuyến tính trong khoảng từ 650F

60 106.06 đến 750F và được biểu diễn :

65 107.14 R(T) = 108.22 [ 1 + 0.002(T – 700F)]

70 108.22 Tính điện trở tại 200 C ?

75 109.30 Giải

80 110.38 Chuyển đổi 200C tương ứng là 680F

85 111.46 R(680F) = 108.22 [ 1 + 0.022( 68-70)]

90 112.53 = 107.79 Ω
4.4.4 Các yếu tố anh hưởng đến cảm biến RTD khi sử dụng đo nhiệt độ :

4.4.4.1 Ảnh hưởng của sự tự đốt nóng :

Do có đặc trưng điện trở ( mô hình thụ động ) ,khi sử dụng RTD luôn phải được cấp nguồn từ bên
ngoài . Dòng điện chảy vào RTD sẽ biến thành nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của RTD ngay khi chưa tiếp
xúc với nguồn nhiệt cần đo ,dẫn đến sai số . Vì thế , để khắc phục điều này RTD phải sử dụng để đo
nguồn nhiệt có nhiệt độ thường là cao hơn nhiệt độ môi trường hoặc khi thiết kế trong điều kiện tĩnh phải
xét đến yếu tố này để loại bỏ .

Đặc trưng này là do khả năng tiêu tán nhiệt được xác định bởi hằng số tiêu tán nhiệt 𝛾𝐷

𝑃
∆𝑇(℃) = P ( W ) : công suất cảm biến phải chịu
𝛾𝐷

𝛾𝐷 ( W / 0C ) : hệ số tiêu tán nhiệt

Thí dụ :

Một cảm biến nhiệt điện trở có điện trở ban đầu là 100 Ω và hằng số tiêu tán nhiệt 𝛾𝐷 = 6mW/0C khi đặt
trong không khí và bằng 100mW/0C khi ngâm trong nước . Hãy tính dòng điện tối đa cho phép chảy qua
cảm biến sao cho sai số tự đốt nóng cần nhỏ hơn 0.10C .

4.4.4.2 Thời gian đáp ứng của RTD

Đáp ứng động của RTD là hàm bậc nhất của bộ lọc thông thấp do quán tính lớn của nhiệt độ. Thời
hằng của RTD khoảng 0.5  5 giây . Tuy nhiên đặc trưng này còn phụ thuộc vào cách truyền nhiệt giữa
cảm biến và môi trường .chẳng hạn như khi ngâm trong nước thời hằng có thể lên đến 2 giây .

4.4.4.3 Ảnh hưởng của dây nối dài cảm biến

Trong thực tế , cảm biến RTD không bao giờ được gắn trực tiếp trên Board điều khiển mà thường
có khoảng cách từ vài mét đến hàng trăm mét .Do đó cảm biến phải được nối dài bằng dây dẫn điện .
Thường kích cỡ dây nối có đường kính từ 14 đến 20 mm sẽ có điện trở dây nối từ 2  3 Ω/km ( 0.002 Ω
 0.003 Ω/m ) . Như vậy điện trở cảm biến đã được cộng thêm một giá trị tương đối đáng kể so với sự
thay đổi theo đại lượng đo dẫn đến sai số.

4.4.5 Mạch gia công dùng cho RTD


Phương pháp dùng nguồn dòng điện

Vr Hình bên là mạch tạo nguồn dòng I nhờ OP AM , áp chuẩn 𝑉𝑟 và 𝑅𝑟


+

_ Khi RTD thay đổi do nhiệt độ sẽ tạo nên áp V0 = I RRTD.


I
Thí dụ :
R TD V0 Nhiệt độ cần đo từ 200C  1000C với độ phân giải 0.10C
. Cảm biến RTD có R0 =100 Ω ,=0.00385/0C tại 00C
Rr
𝛾𝐷 = 40mW/0C khi ngâm trong nước có vận tốc 0.4 m/s .

Tính chọn 𝑅𝑟 khi sử dụng áp chuẩn 𝑉𝑟 =5 V .

Giải

Độ phân giải của nhiệt độ cần đo bị giới hạn bởi sự tự đốt nóng bởi vì bất kỳ sự thay đổi của công suất
tiêu tán đều dẫn đến sự thay đổi điện trở .

𝐼 2 𝑅𝑅𝑇𝐷 𝑉 𝑅𝑅𝑇𝐷
Nếu muốn : = ( 𝑟 )2 = ∆𝑇 < 0.1
𝛾𝐷 𝑅𝑟 𝛾𝐷

Do cảm biến được cung cấp bởi nguồn dòng hằng ,công suất tiêu tán tối đa sẽ ở 1000C (trị tối đa mà
cảm biến đo) . Vậy điều kiện cần thiết là :

𝑅100
Rr > Vr √
𝛾𝐷∗0.1

Biết : R100 = (100Ω)[ 1 + (0.00385/0C ) ( 1000C – 00C)] = 138.5 Ω

138.5
Vậy : Rr > 5√ = 930 Ω
40∗10−3 ∗0.1

Phương pháp dùng cầu điện trở ( Cầu Wheatstone)

Căn cứ vào độ nhạy của RTD : S = R0 với α = 0,0039 Ω /0C

và R0 = 100 Ω của Pt100 thì S ≅0.4 Ω /0C . Sự thay đổi điện

R1 R2 trở < 1Ω khi cần có độ phân giải < 10C sẽ phải dùng phương
Vr
a Va-Vb b pháp đo đặc biệt dạng vi sai hay dạng cầu điện trở .
R3
RTD Thông thường mạch gồm 4 nhánh trong đó có 3 nhánh điện
trở có giá trị không đổi ,còn nhánh còn lại là cảm biến RTD

Khi nhiệt độ thay đổi , điều mong muốn sẽ tạo ra được sự thay đổi dạng điện áp tỉ lệ với sự thay đổi
của nhiệt độ mà theo mạch điện đó là V0 = Va-Vb. Điện áp này còn được gọi là điện áp mất cân bằng trên
đường chéo của cầu vì mạch đang hoạt động theo chế độ cầu cân bằng ở giai đoạn khởi động ( khi đại
lượng vật lý cần đo chưa thay đổi ) . Lúc này ,ta thấy áp ngõ ra của cầu đo đạt giá trị bằng zero ( cầu cân
bằng hoàn toàn ).

Độ phân giải của cầu đo

Để xác định tình trạng hoàn toàn cân bằng của cầu , một thiết bị đo dòng điện có độ nhạy rất cao ( có khả
năng phát hiện dòng điện chạy qua ở tầm A ) gọi là Galvanometer được mắc vào hai điểm a và b (
đường chéo của cầu) . Khi có điện áp lệch ( offset) xảy ra , nguyên nhân là do có sự thay đổi điện trở
trong một nhánh của cầu hay còn được gọi là độ phân giải của cầu . Thí dụ nếu sử dụng Galvanometer có
độ nhạy là 100 μV sẽ xác định sự thay đổi giá trị điện trở tối thiểu có thể biến đổi của RTD để tạo ra áp
offset.

− R RTD
R2 R3 1
V = Va – Vb = V
( R + R )( R + RTD )
1 3 2

Thí dụ ;

Cầu đo trên có áp Vr = 10 V , R1 = R2 = R3 = R0 = 120Ω . ( R0 là điện trở ở nhiệt độ ban đầu ) Cầu sẽ


được chỉnh cho hoàn toàn cân bằng ( áp ra bằng zero) .Giả sử dụng Galvanometer có độ nhạy 10 mV để
tách sự mất cân bằng của cầu . Hãy tính độ phân giải về điện trở của cảm biến RTD ?

Giải

Áp dụng ;V = 10mV = (120 )(10V ) − RTD (10V )


120 + 120 120 + RTD

Giải ra tính được ; RTD = 119.52 Ω

Độ phân giải R = 0.38 Ω

Lưu ý với thí dụ này ta thấy độ phân giải của RTD xấp xỉ với độ nhạy cho mỗi 0C của Pt100

Chuẩn hóa điện áp ra từ cầu điện trở và tuyến tính hóa

Vấn đề đặt ra là khi có sự thay đổi điện trở từ RTD điện áp thu được chính là áp offset của cầu thường
rất nhỏ ( như thí dụ trên ) . Vậy nếu muốn ghép nối vào mạch điều khiển hoặc bộ chuyển đổi A/D ta cần
chuẩn hóa điện áp này ở mức 5V ( hoặc 10 V). Hơn nữa , đặc trưng phi tuyến của RTD có thể được tuyến
tính hóa bằng hồi tiếp âm sử dụng trong mạch đo .
Một số mạch sử dụng KĐ OP-AMP có nguồn cung cấp lưỡng cực  VCC cần phải được ghép cho phù
hợp với cầu điện trở đang cấp nguồn đơn cực + VC

+VCC
_ VC _
VC + +VCC +
V0
RTD -VCC
_ VCC RTD

Cầu điện trở nối mass Cầu điện trở dùng mass nổi

OP-AM vào đơn cựcOP-AM vào đơn cưc

Ảnh hưởng của điện trở dây nối dài trên mạch cầu điện trở

Như đã phân tích , khi cộng thêm điện trở của dây nối thường có chiều dài bất kỳ với RTD sẽ làm thay
đổi điều kiện cân bằng ban đầu của cầu đo ( làm lệch điểm zero của áp ra ) . Để khắc phục điều này , cầu
đo thường được thay đổi cách đấu dây vào RTD từ cách đấu 2 dây thành cách đấu 3 dây như hình sau :

Điều kiện là các chiều dài l1 ,l2 và l3 phải có điện trở bằng nhau

c
R2
R1
𝑉𝑆
a b
l1
R3 L3
• RTD

d
l2

BÀI TẬP CHO ĐO NHIỆT ĐỘ DÙNG RTD

Bài thiết kế Quá Quá trình công nghiệp có mô hình như hình vẽ .

Hơi nước đi vào ngang qua bồn chứa chất lỏng ở 1000C .Một hệ thống

Hơi nước vào Hơi nước ra điều khiển sẽ điều chỉnh nhiệt độ hơi nước sao cho việc đo

lường sẽ chuẩn hóa tầm nhiệt độ 500C đến 800C thành điện

áp từ 0V đến 2 V .Sai số không được lớn hơn  10C .Khi

Gia nhiệt mực chất lỏng dâng lên chạm vào cảm biến làm tăng nhiệt

độ cảm biến lên 1000C ,mạch sẽ phát tín hiệu cảnh báo?

Giải

Theo yêu cầu thiết kế , tầm nhiệt độ ở mức trung bình với giai đo là 300C . Vậy ta chọn cảm biến RTD vì
trong tầm này đặc trưng của nó là tuyến tính.

Các thông số : 𝑅𝑅𝑇𝐷 tại 650C là 150 Ω , = 0.004 / 0C , 𝛾𝐷 = 30mW/0C

Tính toán giá trị điện trở RTD tại 500C , 800C và 1000C :

R50 = 150[ 1+ 0.004 ( 50 -65 )] = 141 Ω

R80 = 150 [1 + 0.004 ( 80 – 65 )] = 159 Ω

R100 = 150 [ 1 + 0.004 ( 100 -65)] = 171 Ω

Với điều kiện sai số tối đa 10C do sự tự đốt nóng , sẽ tính dòng điện tối đa chảy qua RTD

𝑃
I=√ P = 𝛾D  T = (30 mW/0C)( 10C ) = 30 mW
𝑅80

I = 13.7 mA

Chọn mạch gia công là cầu điện trở với áp nguồn cung cấp là 5 V ( thưởng sử dụng ) .Xem các linh kiện
trong phần Cầu điện trở Wheatstone ta có :

Chọn R2 : do có dòng điện 13.7 mA chạy qua , sụt áp ngang RTD tại 800C là :
V = IR = (13.7 mA) (159 Ω ) = 2.17 V

Vậy R2 được chọn : ( 5 – 2.17)V / (13.7 )mA = 206.5 Ω Ta sẽ chọn R2 =220 Ω theo chuản thương
mại hơn nữa nếu dòng điện thấp sai số sẽ dễ được thỏa . Để chỉnh cầu cân bằng chọn tiếp R1 = 220 Ω và
dung biến trở chỉnh cho R3 ở 141 Ω .

Để tính các giá trị điện áp lệch của cầu khi RTD thay đổi :

141 141
Tại 500C ,V = 5 −5 = 0 ( đã điều chỉnh )
220 + 141 220 + 141

159 141
Tại 800C ,V = 5 − = 0.1447V
220 + 159 220 + 141

171 141
Tại 1000C ,V = 5 −5 = 0.2338V
220 + 171 220 + 141

Vậy ta sẽ cần KĐ điện áp ra ở 800C lên 2V với độ lợi là (2 / 0.1447 ) = 13.8 . Do cầu điện trở có dạng áp
nguồn nối mass nên phải dùng mạch KĐ vi sai .

Mạch cảnh báo dùng mạch so sánh có mức ngưỡng là (13.8)( 0.2338 ) = 3.23 V
+5V

220Ω

220Ω 128KΩ
10KΩ 10KΩ

_
_ V0
+
141Ω
RTD +
10KΩ 10KΩ
10KΩ

1K
_
Ω
+5V +

548Ω Cảnh báo

You might also like