You are on page 1of 100

Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

PHẦN B: KHÍ CỤ ĐIỆN


PHẦN I CƠ SỞ LÝ THUYẾT KHÍ CỤ ĐIỆN
CHƯƠNG 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1 ĐỊNH NGHĨA, PHÂN LOẠI KHÍ CỤ ĐIỆN
1. Định nghĩa khí cụ điện
Khí cụ điện là thiết bị điện dùng để điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh,
khống chế và bảo vệ trong trường hợp sự cố các đối tượng điện (mạch điện hay cả hệ
thống điện) cũng như không điện (ví dụ như ánh sáng, nhiệt đô, áp suất, lưu lượng...)
2. Phân loại khí cụ điện
2.1 Phân loại theo chức năng
a. Khí cụ điện khống chế
Dùng để đóng ngắt chuyển đổi mạch điện, khởi động, điều chỉnh tốc độ, hãm và
đảo chiều động cơ
b. Khí cụ điện bảo vệ
Làm nhiệm vụ bảo vệ mạch điện khi có quá tải, ngắn mạch, sụt áp, thay đổi
hướng truyền công suất.: Ví dụ: Rơle, áptômat, cầu chì.
c. Khí cụ điện điều khiển (từ xa) tự động
Làm nhiệm vụ thu nhận, phân tích và khống chế sự hoạt động của các mạch điện,
duy trì tham số điện ở giá trị không đổi.
d. Khí cụ điện đo lường: Ví dụ: Máy biến dòng điện, máy biến điện áp …
2.2 Phân theo tính chất của nguồn điện
a. Khí cụ điện một chiều
b. Khí cụ điện xoay chiều
2.3 Phân theo điện áp
a. Khí cụ điện cao thế: Được chế tạo dùng ở điện áp định mức từ 1000V trở lên.
b. Khí cụ điện hạ thế : Được chế tạo để dùng ở điện áp dưới 1000 V (thường chỉ
đến 660 V).
2.4 Phân theo nguyên lý làm việc
Có các loại khí cụ điện điện từ, từ điện, điện động, phân cực, cảm ứng, nhiệt có
tiếp điểm và không có tiếp điểm, loại khí cụ điện làm việc theo phương pháp số.
2.5 Phân theo điều kiện làm việc
Có loại làm việc được ở vùng nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, loại chịu nước, có loại
chịu được rung động, có loại làm việc trong nhà, loại ở ngoài trời.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 51


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
1.2. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI KHÍ CỤ ĐIỆN
- Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật ở định mức
trừ các khí cụ làm việc ở chế độ ngắn hạn và ngắn hạn lặp lại.
- Khí cụ điện phải đảm bảo điều kiện ổn định nhiệt và ổn định điện động khi có
dòng ngắn mạch chảy qua trong thời gian ngắn.
- Khí cụ điện phải chịu được quá điện áp xảy ra trong phạm vi giới hạn.
- Các khí cụ điện đóng cắt phải có khả năng chịu được mọi dòng điện có khả năng
phát sinh trong quá trình làm việc.
- Các tham số của khí cụ điện phải ít biến đổi
- Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc tin cậy, chính xác an toàn, gọn nhẹ, giá
thành rẻ dễ gia công, lắp ráp, dễ kiểm tra, thay thế và sửa chữa.
1.3. CÁC VẬT LIỆU CƠ BẢN DÙNG TRONG KHÍ CỤ ĐIỆN
1. Vật liệu làm tiếp điểm
1.1 Những vật liệu làm tiếp điểm phải thoả mãn các yêu cầu
Có độ bền cơ khí cao. Chống ăn mòn và mài mòn tốt. Rẻ và dễ gia công cơ khí.
Dẫn điện và truyền nhiệt tốt. Nhiệt độ bốc hơi và nóng chảy cao.
1.2 Các vật liệu làm tiếp điểm thường dùng
Ví dụ: Bạc, hợp kim bạc, đồng, hợp kim đồng, kim loại gốm, Pt, Au...
2. Vật liệu sắt từ
Thường sử dụng là những chất sắt từ như sắt, thép, côban, niken, và một số hợp
kim của sắt,chúng có khả năng dẫn từ tốt .
Đặc trưng cho tính chất từ của vật liệu sắt từ:
B
- Độ từ thẩm tương đối :  = với 0 = 4.10-7H/m là độ từ thẩm tuyệt đối của
0 H
chân không.
- Hiện tượng từ trễ: Quá trình từ hoá của vật liệu sắt từ không hoàn toàn thuận nghịch,
tăng giảm không theo cùng một đường (đặc trưng bởi lá từ trễ)
3. Vật liệu cách điện
Cách điện thông thường sử dụng sơn cách điện, giấy cách điện, băng vải cách
điện, nhựa, dầu biến áp... Cách điện chịu nhiệt thường sử dụng là mi ca, amiăng, thuỷ
tinh, gốm...
Đặc trưng cho vật liệu cách điện cơ bản là độ bền điện (Ebđ), độ bền chịu nóng
(tương ứng với cấp cách điện Y , A , E , B , F , H và C)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 52


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Đặc trưng cho cách điện của thiết bị là trị số điện áp thử (Uthử) – Thường là trị số
điện áp thử xoay chiều tần số 50hz với thời gian thử 1 phút; điện áp phóng điện xung
kích u50 – hoặc đặc tính V – s.
4. Vật liệu dẫn điện
- Làm thanh dẫn, dây quấn: Thường dùng đồng, nhôm hoặc các hợp kim của đồng.
- Vật liệu có điện trở cao: Vônfram, ni ken , crôm và các hợp kim của nó.
Ngoài ra còn có vật liệu dimetal thường là các kim loại kép được dùng để chế tạo rơle
nhiệt và vật liệu kết cấu
1.4 SỰ PHÁT NÓNG CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN
1 . Khái niệm chung
Khi khí cụ điện làm việc, do có dòng điện chạy trong cuộn dây hay vật dẫn điện
sẽ gây ra tổn hao. Tất cả các tổn hao đều sinh ra nhiệt Q đốt nóng khí cụ điện làm nhiệt
độ của khí cụ điện tăng cao nếu vượt quá giá trị cho phép (phụ thuộc vào cấp cách điện
của khí cụ điện) sẽ làm già hoá vật liệu cách điện làm giảm tuổi thọ của khí cụ điện.
Khi xảy ra ngắn mạch, nhiệt độ của các phần tử dẫn điện tăng cao, độ bền cơ của
chúng giảm đi nhiều nên lực điện động do dòng ngắn mạch sinh ra có thể làm hỏng khí
cụ điện. Độ tin cậy của khí cụ điện phụ thuộc vào nhiệt độ phát nóng của chúng, nhất là
các chi tiết được chế tạo bằng vật liệu cách điện. Do vậy vấn đề tính toán nhiệt để hạn
chế sự phát nóng của khí cụ điện dưới mức cho phép là rất quan trọng.
Trong tính toán nhiệt của khí cụ điện ta dùng khái niệm độ tăng nhiệt là:
 =   0
Với:  là độ tăng nhiệt (hay còn gọi là độ chênh nhiệt, nhiệt áp);  là nhiệt độ phát
nóng của thiết bị điện; 0 là nhiệt độ của môi trường xung quanh.
2. Tính toán nhiệt ở chế độ xác lập nhiệt
Khi khí cụ điện bắt đầu làm việc sẽ có dòng chạy qua khí cụ điện gây ra tổn hao
công suất P (gồm tất cả các tổn hao đã được quy đổi về vật dẫn). Trong khoảng thời
gian dt thì nhiệt lượng do tổn hao P phát ra là Q= Pdt, nhiệt lượng này được chia làm 2
phần:
- Một phần đốt nóng bản thân khí cụ điện được mô tả bằng Q1 = G .c . d
Với: G [kg] là khối lượng vật dẫn; C là nhiệt dung riêng; d [0C] là vi phân của độ
tăng nhiệt
- Một phần toả ra môi trường xung quanh được mô tả bằng Q2 = KT . ST .  . dt

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 53


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Với: S là diện tích bề mặt toả nhiệt của vật dẫn [cm2]; KT là hệ số toả nhiệt
[W/cm2.0C];  là độ tăng nhiệt của khí cụ điện [0C]; dt [s]
Từ đây ta có phương trình cân bằng nhiệt là: Q = Q1 + Q2
Hay được viết: P. dt = KT . ST .  . dt + G . c . d
Trong chế độ xác lập nhiệt thì  = const, d = 0 nên phương trình cân bằng nhiệt
được viết: P . dt = KT . ST .  . dt
P
Nghiệm của phương trình trên là độ tăng nhiệt ổn định  = ôđ = = const
K T ST
3. Tính toán nhiệt ở chế độ quá độ
3.1 Chế độ làm việc dài hạn
Phương trình cân bằng nhiệt ở chế độ làm việc định mức của thiết bị điện:
Pdm . dt = KT . ST .  . dt + G . c . d
Nghiệm của phương trình là  =  od . [1 - e-t/T] + 0 . e-t/T
trong đó: 0 là độ tăng nhiệt ban đầu (t = 0) 
Pttdm od
 od    cp : Độ tăng nhiệt xác lập ứng 1
K T .S T 2
với công suất định mức
0 0,632
G.c  3
T : là hằng số thời gian phát nóng, nó
K T .S T
t
cho biết thời gian cần thiết để nung nóng vật dẫn hay khí T
Hình 1.1
cụ điện lên độ tăng nhiệt xác lập nếu như không có sự
toả nhiệt ra môi trường xung quanh
Biểu diễn đường cong phát nóng  trên hình 1.1 như sau
Đường 1 là đường cong phát nóng của khí cụ điện khi 0  0.
Đường 2 là đường cong phát nóng của khí cụ điện khi 0 = 0.
Nhận xét:
+ Độ tăng nhiệt ổn định od không phụ thuộc vào độ tăng nhiệt ban đầu 0  0 hay
0 = 0.
+ Ở chế độ làm việc dài hạn, thời gian làm việc đủ lớn để  =  od và thời gian
nghỉ đủ dài để  = 0. Vì (t) là hàm mũ nên về lý thuyết đạt tới od khi phát nóng và
=0 khi nguội với thời gian vô cùng. Trong thực tế khi thời gian làm việc t  4.T hoặc
độ tăng nhiệt theo thời gian d/dt  20C/h thì có thể coi là chế độ làm việc dài hạn.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 54


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
+ Hằng số thời gian phát nóng T có thể xác định bằng giao của tiếp tuyến đường
cong phát nóng tại t = 0 với đường  =  od .
Sau quá trình làm việc khí cụ nghỉ và phương trình nguội lạnh được viết:
0 = KT . ST .  . dt + G .c . d
Nghiệm của phương trình:  = bđ . e-t/T ; với bđ là độ tăng nhiệt ban đầu xác định tại
thời điểm khí cụ bắt đầu nghỉ.
Đường 3 trên hình 1.1 là đường cong nguội lạnh.
3.2 Chế độ làm việc ngắn hạn
Ở chế độ làm việc ngắn hạn, thời gian làm việc chưa đủ lớn nên độ tăng nhiệt
chưa đạt đến trị xác lập, còn thời gian nghỉ đủ dài để nhiệt độ thiết bị bằng nhiệt độ
môi trường. Đồ thị và quan hệ (t) ở chế độ ngắn hạn được hình 1.2
Nếu thiết bị này làm việc với P = Pđm ở chế độ
dài hạn ứng với đường 1. Khi thiết bị làm việc ở chế   2
độ ngắn hạn sau thời gian làm việc tlv độ tăng nhiệt
 cp P = P2
mới chỉ đạt tới 1 <  cp điều đó chứng tỏ chưa tận
1 P = Pdm
dụng hết khả năng chịu nhiệt của thiết bị. 1
Để tận dụng hết khả năng chịu nhiệt của thiết
bị, có thể nâng công suất làm việc tới P2 sao cho sau t
tlv
t = tlv , độ tăng nhiệt đạt  = cp. Vậy ở chế độ ngắn Hình 1.2
hạn, thiết bị có thể cho phép làm việc quá tải đặc
trưng bằng hệ số quá tải.
P2  2 1
Quá tải theo công suất: K P    tlv
P1  1 T
1 e
Quá tải theo dòng điện: KI = KP
 cp
Nhận xét: Hệ số quá tải càng lớn khi thời gian
max
làm việc càng bé và hằng số thời gian phát nóng min
càng lớn. 2
1
3.3 Chế độ làm việc ngắn hạn lặp lại '2
'1
Với chế độ này, mỗi chu kỳ được đặc trưng
bằng thời gian làm việc và thời gian nghỉ. tlv tng t
tck = tlv + tng tck
Thời gian làm việc trong mỗi chu kỳ chưa đủ Hình 1.3

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 55


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
lớn nên độ tăng nhiệt chưa đạt đến độ tăng nhiệt ổn định, thời gian nghỉ chưa đủ dài
nên nhiệt độ của thiết bị vẫn chưa giảm đến độ tăng nhiệt ban đầu của chu kì thì lại làm
việc. Nếu số chu kỳ đủ lớn thì nhiệt chênh lệch sẽ dao động quanh trị số max và min
xác lập, còn gọi là trị số  xác lập giả định .
Quá trình nhiệt này được cho ở đồ thị (hình 1.3).
- Ở chu kỳ đầu:
 t lv / T  t ng / T
1 =  cp .[1 - e ]; 1 = 1 . e
- Ở chu kỳ hai:
 t lv / T  t ng / T  t ng / T
2 =  cp [1 - e ] + 1 . e ; 2 = 2 . e
Quá trình cứ lập đi lập lại đến trị số xác lập giả định.
 t lv / T  tlv / T
max =  cp . [1 - e ] + min. e

 t ng / T 1  e  tlv / T
min = max . e   max   cp
1  e tck / T
Nếu độ phát nóng xác lập trong chế độ dài hạn od bằng độ phát nóng cho phép
của thiết bị cp thì ở chế độ ngắn hạn lặp lại max < cp, nên để tận dụng hết khả năng
chịu nhiệt của thiết bị ta có thể nâng max = cp. Khi đó hệ số quá tải là:
1  e  tck / T
- Quá tải theo công suất: K P  >1
1  e tlv / T
1  e  tck / T
- Quá tải theo dòng điện: K I  K P 
1  e tlv / T
Nhận xét: Hệ số quá tải càng lớn khi tlv bé và tck lớn
4. Quá trình phát nóng khi ngắn mạch
Khi bị ngắn mạch, dòng điện chảy trong dây dẫn có trị số rất lớn, gấp vài chục lần
dòng điện ở chế độ định mức, nhưng vì thời gian ngắn mạch không dài (thường bằng
thời gian tác động của thiết bị bảo vệ) nên nhiệt độ phát nóng cho phép ở chế độ này
thường lớn hơn ở chế độ dài hạn.
Vì thời gian ngắn mạch tnm bé nên có thể coi quá trình nhiệt này là quá trình đoạn
nhiệt, toàn bộ nhiệt lượng do thiết bị hấp thụ chứ không toả ra môi trường xung quanh.
Phương trình cân bằng nhiệt có thể được viết :
Pdt = G. c. d

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 56


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
P
Nghiệm của phương trình là τ  τ od  t
G.c
Ta thấy (t) có dạng đường thẳng và được biểu diễn bằng hình 1.4

max

od

Hình 1.4
Độ bền nhiệt của thiết bị điện là khả năng chịu đựng dòng điện ngắn mạch trong
thời gian ngắn mạch cho trước mà nhiệt độ phát nóng của thiết bị không vượt quá nhiệt
độ phát nóng cho phép khi ngắn mạch.
1.5 TIẾP XÚC ĐIỆN VÀ TIẾP ĐIỂM CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN
1. Khái niệm chung về tiếp xúc điện
1.1 Định nghĩa
Tiếp xúc điện là phần tiếp giáp giữa hai vật dẫn và để cho dòng điện đi từ vật dẫn
này sang vật dẫn kia. Bề mặt tiếp giáp cho dòng điện đi qua gọi là bề mặt tiếp xúc điện.
1.2 Yêu cầu của tiếp điểm
- Thực hiện tiếp xúc chắc chắn, đảm bảo độ bền về cơ cao
- Tại nơi tiếp xúc không bị phát nóng quá mức cho phép với dòng điện định mức
- Có khả năng ổn định động và ổn định nhiệt khi có dòng điện ngắn mạch chạy qua.
- Chịu được tác động của môi trường như không bị ôxi hoá để đảm bảo điện trở tiếp
xúc không thay đổi
1.3 Phân loại
Có 2 cách phân loại chính là:
a. Dựa vào mối liên kết tiếp xúc, chia tiếp xúc điện thành ba dạng:
- Tiếp xúc cố định: Là loại tiếp xúc không tháo lắp giữa hai vật dẫn như vặn,
xoắn, đinh tán, kẹp….
- Tiếp xúc trượt: Là tiếp xúc giữa vật dẫn chuyển động và vật dẫn tĩnh, thường
gắn với hiện tượng tia lửa điện.
- Tiếp xúc đóng – mở : Có thể cho dòng điện đi qua hoặc không.
b. Dựa vào hình thức chỗ tiếp xúc, chia tiếp xúc điện thành ba loại

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 57


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Tiếp xúc điểm: Là tiếp xúc chỉ ở một điểm (một bề mặt có bán kính nhỏ), thường
gặp ở các thiết bị đóng cắt có dòng điện bé dưới 10 A.
Tiếp xúc đường: Là tiếp xúc chỉ theo một đường (hoặc một bề mặt hẹp và dài),
thường gặp ở tiếp điểm có dòng điện trung bình.
Tiếp xúc mặt: Là tiếp xúc giữa hai phần của mặt phẳng, thường gặp ở các dòng
điện lớn cỡ hàng ngàn A.
2. Điện trở tiếp xúc và các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc
2.1 Bề mặt tiếp xúc
Khi cho hai vật dẫn rắn có bề mặt phẳng tiếp xúc với
nhau, cho dù bề mặt ấy có phẳng và nhẵn đến mức độ nào
đi chăng nữa thì tiếp xúc giữa chúng thực tế là tập hợp của
các điểm tiếp xúc nên bề mặt tiếp xúc điện thực tế bao giờ
cũng nhỏ hơn bề mặt tiếp điểm (Hình 1.5).
Stt < Sbề mặt TX với Stt = F/  Hình 1.5
Trong đó: F là lực ép tiếp điểm;  là ứng suất biến dạng
dẻo của vật liệu làm tiếp điểm
Tại các điểm tiếp xúc này mật độ dòng điện tăng cao, tổn hao năng lượng lớn nên nhiệt
độ tiếp điểm tăng cao có thể dẫn đến hàn dính, biến dạng, nóng chảy tiếp điểm.
2.2 Điện trở tiếp xúc (rtx)
Điện trở tiếp xúc là điện trở do hiện tượng đường đi của dòng điện bị cong và dài
ra ở chỗ tiếp xúc tạo nên.
Điện trở tiếp xúc được xác định theo công thức sau:
K
R tx 
Fm
Với: K là hệ số phụ thuộc vào vật liệu và trạng thái bề mặt tiếp điểm
F là lực ép tiếp điểm
m là hệ số phụ thuộc vào kiểu tiếp xúc ; Tiếp xúc điểm (cầu- cầu, hoặc cầu - mặt)
thì m = 0,5; Tiếp xúc đường thì m = 0,5  0,8; Tiếp xúc mặt thì m = 1
2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến điện trở tiếp xúc
a. Độ cứng của vật liệu
Nếu vật liệu tiếp điểm mềm, ứng suất mềm của vật liệu càng bé thì điện trở tiếp xúc
càng bé.
b. Điện trở suất của vật liệu tiếp điểm

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 58


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
l
Từ R   nên vật liệu có  bé thì điện trở tiếp xúc bé.
S
c. Tình trạng bề mặt tiếp xúc
Tiếp điểm bị rỗ, bẩn, bị ôxy hoá làm giảm diện tích tiếp xúc dẫn tới điện trở tiếp xúc tăng.
d. Lực ép tiếp điểm R
tx
Rtx giảm nếu lực tác động lên tiếp điểm tăng vì Stx
tăng. Khi F tăng, Rtx giảm đến một giá trị nào đó thì
dừng lại do Stx không tăng lên được nữa. Đường biểu
diễn mối quan hệ giữa F và Rtx theo chiều tăng ( nét
liền trên hình 1.6) và giảm (nét đứt trên hình 1.6) của
lực không trùng nhau do tính đàn hồi không tuyệt đối F
Hình 1.6
của vật liệu tiếp điểm.
e. Dạng tiếp xúc
TiÕp xóc mÆt
Quan hệ giữa lực ép tiếp điểm và điện trở tiếp xúc R
tx
của các dạng tiếp xúc khác nhau được cho ở hình 1.7. TiÕp xóc ®­êng
Khi lực ép tiếp điểm bé, điện trở tiếp xúc của tiếp TiÕp xóc ®iÓm
xúc điểm bé hơn. Khi lực ép lớn thì có quan hệ ngược
lại, điện trở tiếp xúc của tiếp xúc mặt bé nhất, đến tiếp
xúc đường, cuối cùng là tiếp xúc điểm.
f. Nhiệt độ của tiếp điểm
Hình 1.7 F
Khi nhiệt độ tiếp điểm tăng, điện trở tiếp xúc
cũng tăng theo quan hệ: R tx  R tx 0  1  2  T  tx 
 3 
Với: Rtx0 là điện trở tiếp xúc ở 00C; T: Hệ số nhiệt điện trở của vật liệu; tx: Nhiệt độ
của vùng tiếp xúc.
3. Các chế độ làm việc của tiếp điểm
a. Chế độ đóng: là chế độ có dòng điện chạy từ vật dẫn này sang vật dẫn khác
b. Chế độ cắt: Là chế độ không cho dòng điện đi từ vật dẫn này sang vật dẫn khác
c. Quá độ đóng: Là quá trình chuyển từ trạng thái cắt sang trạng thái đóng
d. Quá độ cắt: Là quá trình chuyển từ trạng thái đóng sang trạng thái cắt
4. Vật liệu làm tiếp điểm và nguyên nhân gây hư hỏng
4.1 Yêu cầu của vật liệu làm tiếp điểm
Có độ dẫn điện, dẫn nhiệt tốt ( bé); Có đủ độ dẻo; Có đủ độ bền cơ học, dễ gia
công; Không bị tác động của môi trường như ôxy hoá, ăn mòn điện hoá.; Có nhiệt độ
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 59
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
nóng chảy cao để không gây sự hàn dính, nóng chảy tiếp điểm; Trị số dòng điện và
điện áp tạo hồ quang lớn; Điện trở tiếp xúc bé; Giá thành hạ.
4.2 Các vật liệu làm tiếp điểm
Được lựa chọn theo yêu cầu làm việc của thiết bị điện, thường làm bằng đồng,
bạc, nhôm, vônfram, kim loại gốm….
4.3 Nguyên nhân gây hư hỏng tiếp điểm và biện pháp khắc phục
Tiếp điểm làm việc lâu ngày bị phá huỷ do những nguyên nhân sau:
- Ăn mòn hoá học của môi trường. Do bề mặt tiếp xúc không bằng phẳng, ở đó có
chứa hơi nước và các chất có hoạt tính hoá học cao, gây ra phản ứng hoá học tạo thành
lớp màng mỏng giòn và dễ vỡ trên bề mặt tiếp xúc.
- Ăn mòn điện hoá.
- Tiếp điểm bị biến dạng, mài mòn, chủ yếu do hồ quang và lực ép không phù hợp
gây ra.
- Ngoài ra còn do chế độ làm việc của tiếp điểm không phù hợp.
Các biện pháp khắc phục: chọn vật liệu và chế độ làm việc của tiếp điểm phù hợp, làm
tốt công tác bảo dưỡng tiếp điểm.
1.6 HỒ QUANG ĐIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẬP TẮT HỒ QUANG
1. Khái niện chung
1.1 Khái niệm hồ quang điện
Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện trong chất khí với mật độ dòng điện lớn
(10 đến 103 A/mm2), điện áp rơi trên catốt bé (10 đến 20V), nhiệt độ hồ quang cao
2

(6000 đến 180000K) và kèm theo hiệu ứng ánh sáng.


Hồ quang điện là quá trình điện và nhiệt liên quan mật thiết với nhau. Nếu để hồ
quang tồn tại lâu giữa các tiếp điểm thì tiếp điểm và bản thân khí cụ điện dẫn đến hư
hỏng.
1.2 Quá trình phát sinh hồ quang điện
Thực chất là quá trình ion hoá chất khí: Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, cường
độ điện trường lớn tạo ra các điện tử tự do, các ion trong chất khí gọi là quá trình ion
hoá.
Các dạng ion hoá: Tự phát xạ điện tử, phát xạ nhiệt điện tử, Ion hoá do va chạm,
Ion hoá do nhiệt độ cao.
Hồ quang điện phát sinh là do tác dụng của nhiệt độ cao, cường độ điện trường
lớn gây ra phát xạ electron nhiệt và tự phát xạ electron, tiếp đó là quá trình ion hóa do

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 60


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
va chạm và ion hoá do nhiệt. Nếu nhiệt độ càng cao, cường độ điện trường càng mạnh
thì hồ quang cháy càng mạnh.
1.3 Quá trình dập tắt hồ quang điện
Thực chất là quá trình phản ion hoá gồm 2 hiện tượng cơ bản: Quá trình tái hợp
giữa các điện tích trái dấu và quá trình khuếch tán các điện tích ra không gian xung
quanh. Ngoài ra, sự làm lạnh hồ quang cũng có thể dập tắt hồ quang.
Kết luận: Trong hồ quang điện tồn tại song song quá trình ion hoá và phản ion hoá.
Nếu quá trình ion hoá lớn hơn quá trình phản ion hoá, hồ quang sẽ phát sinh và phát
triển mạnh lên. Nếu quá trình ion hoá cân bằng với quá trình phản ion hoá, hồ quang sẽ
cháy ổn định. Nếu quá trình ion hoá yếu hơn quá trình phản ion hoá, hồ quang sẽ tắt.
2. Hồ quang điện một chiều
Xét một mạch điện một chiều đơn giản sau: gồm điện trở R, điện cảm L và hai
điện cực hồ quang nối tiếp với nguồn điện U0 (Hình 1.8).
Phương trình cân bằng điện áp : U0 = UR + UL + Uhq = i.R + L.di/dt + Uhq
2.1 Đặc tính Vôn - ampe của mạch điện
Đường 1 biểu diễn điện áp nguồn U0 ( coi công suất của nguồn là vô
cùng lớn) (Hình 1.9).
Đường 2 là đường đặc tính tĩnh của hồ quang coi dòng điện biến
thiên chậm (chiều dài hồ quang ít thay đổi và môi trường cháy ít thay
đổi).
Đường 3 là đặc tính của UR (còn gọi là đặc tính tải).
Hình 1.8
Đường 2 cắt đặc tính tải tại hai điểm A và B. Tại
di di
hai điểm này L.  0 hay  0 . Dòng điện hồ quang
dt dt
ở hai điểm này không đổi.
Tại điểm A, nếu dòng điện suy giảm thì
di
L.  0 (bên trái điểm A), dòng điện tiếp tục suy giảm
dt
di
về 0 và hồ quang tắt. Nếu dòng điện tăng L.  0 (bên Hình 1.9
dt
phải A), dòng điện tiếp tục tăng đến B. Vậy điểm A là điểm cháy không ổn định của hồ
quang.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 61


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
di
Tại điểm B, nếu dòng điện suy giảm thì L.  0 (bên trái điểm B), dòng điện
dt
di
tiếp tục tăng đến B. Nếu dòng điện tăng thì L.  0 (bên phải B), kéo dòng điện hồ
dt
quang về B. Vậy điểm B là điểm cháy ổn định của hồ quang.
Muốn có hồ quang một chiều cháy ổn định thì đường đặc tính của hồ quang phải
cắt đường đặc tính tải. Nếu hai đường có một điểm chung (đường 2) thì ta có trường
hợp tới hạn, còn nếu đặc tính hồ quang cao hơn đặc tính tải (đường 2), hồ quang sẽ tắt.
Để dập tắt hồ quang người ta cũng có thể thay đổi đường đặc tính tải (đường 3 với góc
2) để đường tải và hồ quang không cắt nhau.
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc dập tắt hồ quang điện một chiều
2.2.1 Năng lượng trên hồ quang: Có liên quan mật thiết đến quá trình dập tắt hồ quang
và tổn hao năng lượng. Công suất hồ quang được tính theo công thức:
Phq = UhqIhq = rhq.i2hq
Việc xác định điện trở hồ quang rhq (là phi tuyến) khá phức tạp vì nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố, nên ta xác định theo cách sau :
Từ phương trình cân bằng điện áp :
U0 = Uhq + i.R +L.di/ dt
Nhân hai vế của phương trình với i.dt và tích phân từ 0 đến t, với dòng điện từ i
đến 0 (quá trình tắt của hồ quang ), ta được:
t t t 0 t t 0
2
U 0 .i.dt =  U hq i.dt +  i R.dt + L  i.di hoặc  U hq .i.dt =  (U 0 i.R)i.dt - L  i.di
0 0 0 i 0 i
0
t t
L.i 2
Đặt  U hq .i.dt = Ahq là năng lượng hồ quang. Ta có : Ahq   U 0  i.R .i.dt 
0
2
0
Năng lượng hồ quang gồm hai thành phần: năng lượng tổn hao trên hồ quang
khi cháy, thành phần này phụ thuộc vào thời gian cháy của hồ quang, điện áp nguồn,
điện trở tải và dòng điện hồ quang. Thành phần thứ hai là năng lượng từ trường tích trữ
trong điện cảm của mạch. Thông thường thành phần thứ hai lớn hơn nhiều so với thành
phần thứ nhất, cho nên việc dập hồ quang ở các mạch có điện cảm lớn thường gặp khó
khăn. Người ta thường sử dụng các biện pháp đặc biệt để nhanh chóng tiêu tán năng
lượng từ trường trong quá trình cắt.
2.2.2 Điện áp phục hồi trên tiếp điểm khi hồ quang tắt

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 62


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
di
Khi i = 0 từ phương trình cân bằng điện áp ta có: U ph  U hq  U 0  L
dt
di
Mà <0 nên Uph>U0. Nếu L lớn Uph sẽ rất lớn gây quá điện áp khi cắt mạch một
dt
chiều.
Trong một số trường hợp, trị số quá điện áp có thể lớn gấp hàng
chục lần điện áp nguồn, gây khó khăn cho quá trình dập tắt hồ quang,
làm hỏng cách điệncủa thiết bị. Vì vậy phải có biện pháp giảm quá điện
áp và nhanh chóng tiêu tán năng lượng từ cho các mạch có L lớn. Một
số biện pháp như sau :
- Mắc một điện trở shun r song song với tiếp điểm
- Mắc song song với tải một tụ C và r (Hình 1.10). Hình 1.10
Ở chế độ xác lập không có tổn hao ở r. Để tránh cộng hưởng sau khi cắt
điện, phải thoả mãn điều kiện sau:
2
L Rr
 
C  2 
- Dùng một điốt D mắc song song ngược với tải (Hình 1.11).
3. Hồ quang điện xoay chiều Hình 1.11
3.1 Đặc điểm của hồ quang điện xoay chiều
Ở hồ quang điện xoay chiều, dòng điện và điện áp nguồn biến thiên tuần hoàn
theo tần số của lưới điện. Vì hồ quang là điện trở phi tuyến
nên dòng điện và điện áp của hồ quang trùng pha nhau.
Hình 1.12 trình bày dạng sóng của dòng điện và
điện áp hồ quang.
Trong 1/4 chu kỳ đầu, điện áp hồ quang tăng nhanh
đến trị số cháy ( theo điện áp nguồn ). Khi hồ quang cháy,
điện áp giảm dần. Dòng điện tăng từ 0 đến điểm cháy,
dòng tăng mạnh cho đến khi t = T/4, dòng điện đạt trị số Hình 1.12
cực đại và điện áp hồ quang gần như không đổi.
Ở 1/4 chu kỳ sau, dòng điện giảm dần, đến thời điểm tắt, điện áp hồ quang tăng,
sau đó suy giảm về 0 và dòng điện cũng trở về 0. Nếu hồ quang ổn định thì quá trình
này được lặp lai ở nửa chu kỳ sau.
Tại thời điểm dòng điện đi qua 0, khoảng thời gian này cỡ micrô giây, phụ thuộc
vào đặc tính tải, dòng điện hồ quang và gọi là thời gian không dòng điện của hồ quang.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 63


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
3.2 Quá trình phục hồi độ bền điện và phục hồi điện áp
Khi cắt mạch điện, hai tiếp điểm tách rời nhau và giữa chúng sẽ sinh ra hồ
quang. Khi dòng điện đi qua điểm 0, ở khu vực hồ quang đồng thời xảy ra hai quá
trình: Quá trình phục hồi độ bền điện và quá trình phục hồi điện áp.
Quá trình phục hồi độ bền điện được đặc trưng bằng quá trình phản ion mãnh
liệt khi dòng điện đi qua 0 làm khu vực hồ quang mất dần tính dẫn điện, tăng tính cách
điện. Đại lượng đặc trưng cho sự phục hồi độ bền điện giữa hai điện cực là Uct
Quá trình phục hồi điện áp là quá trình thành lập điện áp trên hai điện cực kể từ
khi hồ quang tắt cho tới khi điện áp đạt trị số điện áp nguồn. Đại lượng đặc trưng cho
quá trình này là Uph
3.3 Ảnh hưởng của tính chất tải đến quá trình dập tắt hồ quang điện xoay chiều
Trường hợp tải thuần trở: Dòng hồ quang và điện áp nguồn là trùng pha nhau
nên điện áp phục hồi trên tiếp điểm cũng chính là điện áp nguồn nên có trị số không
lớn vì thế hồ quang dễ được dập tắt.
Trường hợp tải thuần cảm: Điện
áp nguồn vượt trước dòng hồ quang góc
900 nên khi dòng hồ quang qua 0 điện
áp trên nguồn có trị số đỉnh. ở nửa chu
kì thứ nhất đường tốc độ tăng của điện
áp chọc thủng Uct chậm hơn tốc độ tăng
của điện áp phục hồi Uph (đường Uct cắt Hình 1. 13
đường Uph) nên hồ quang tiếp tục cháy.
ở nửa chu kì thứ 2 độ mở của khe hở tiếp điểm đủ lớn, tốc độ tăng của điện áp chọc
thủng trở nên lớn hơn sự tăng của điện áp phục hồi (đường Uct không cắt đường Uph)
nên hồ quang tắt .
Quá trình phục hồi điện áp khi hồ quang tắt trong mạch xoay chiều thường là
quá trình dao động với tần số riêng cao và cũng gây
quá điện áp cho lưới và làm khó khăn cho quá trình
dập tắt hồ quang .
Trường hợp tải điện dung: Dòng điện sớm
pha hơn điện áp nguồn, khi dòng hồ quang qua 0 tụ
được nạp đến điện áp có trị số bằng biên độ điện áp
nguồn. Sang nửa chu kì sau điện áp nguồn đổi dấu,
cộng tác dụng với điện áp trên tụ điện nên có trị số Hình 1. 14

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 64


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
đỉnh bằng 2 lần biên độ điện áp nguồn đặt lên tiếp điểm, nếu tốc độ tăng của điện áp
chọc thủng lớn (Uct > 2 Em tại thời điểm đó) thì hồ quang sẽ tắt. Nếu lại tiếp tục xảy ra
sự phóng điện thì điện áp phục hồi trên tiếp điểm sẽ tiếp tục tăng cao gây quá điện áp
và khó khăn cho quá trình dập tắt hồ quang .
4. Các biện pháp dập tắt hồ quang
Để nhanh chóng dập tắt hồ quang điện khi ngắt nhằm đảm bảo an toàn cho tiếp điểm
của khí cụ điện, người ta đưa ra các biện pháp dập hồ quang điện.
4.1 Kéo dài hồ quang bằng cơ khí
Tạo ra một khoảng cách đủ lớn giữa hai tiếp điểm. Cách này đơn giản nên áp
dụng phổ biến trong rơle, các thiết bị điều khiển, cầu dao.
4.2 Phân đoạn hồ quang
Tức là chia hồ quang ra nhiều đoạn. Thường sử dụng hai cách sau
Sử dụng mạng dập hồ quang: Trong buồng dập người ta đặt
nhiều tấm thép non , khi hồ quang phát sinh hồ quang sẽ bị hút về phía
các tấm thép, hồ quang bị chia cắt và bị thu nhiệt bởi các tấm thép nên
được dập tắt (hình 1.15)
Hình 1.15
Sử dụng hộp dập hồ quang: hộp dập hồ quang làm bằng vật
liệu cách điện chịu nhiệt, có khả năng hấp thụ nhiệt tốt, bên trong hộp được tạo những
khe, rãnh. Khi hồ quang phát sinh và được đẩy vào các khe – rãnh, hồ quang bị kéo
dài, bị chia cắt và bị thu nhiệt trong các đường khe – rãnh nên được dập tắt
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện hạ áp.
4.3 Thổi hồ quang bằng từ
a. Cuộn dây thổi từ
Là cuộn dây lõi sắt mạch từ hở được đặt trong buồng dập hồ quang chứa tiếp
điểm. Khi hồ quang phát sinh, tương tác giữa từ trường cuộn dây và dòng hồ quang
sinh ra lực điện từ. Lực này đẩy các điện tích ra khỏi vùng tiếp điểm, hồ quang sẽ được
dập tắt.
b. Các loại cuộn dây thổi từ I Hồ
quang Buồng
- Cuộn dây thổi từ mắc nối tiếp (cuộn dòng): Dòng qua dập hồ
cuộn dây bằng dòng hồ quang (Hình 1.16) quang
Fe
- Cuộn dây thổi từ mắc song song với tải
- Sử dụng nam châm vĩnh cửu: Phương pháp được áp
dụng song phải khắc phục ảnh hưởng của nhiệt độ hồ Hình 1.16
quang đến từ tính của nam châm vĩnh cửu .

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 65


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4.4 Sử dụng nhiều chỗ cắt cho một pha
Bằng cách này người ta đã phân nhỏ điện áp rơi trên mỗi chỗ cắt tạo điều kiện
để dập tắt hồ quang dễ dàng hơn. Để đảm CL K1 K2
bảo phân bố đều điện áp rơi trên mỗi chỗ cắt
người ta sử dụng các điện trở hoặc các tụ R R
điện giống nhau, có tổng trở lớn và mắc
Hình 1.17
song song với các tiếp điểm.
4.5 Sử dụng tiếp điểm kiểu bắc cầu
Phương pháp này đã chia hồ quang thành 2 đoạn
và đẩy hồ quang về 2 phía nhờ lực điện động của chính
dòng hồ quang. (hình 1.18) Hình 1.18
4.6 Sử dụng dầu biến áp
Khi hồ quang cháy trong dầu, dưới tác dụng của nhiệt lượng hồ quang, dầu ở
khu vực hồ quang bị sôi và bị phân huỷ thành hỗn hợp khí và hơi dầu, trong đó thành
phần H2 chiếm tỉ lệ cao nhất. Tốc độ sinh khí khá lớn nên tạo thành bọc khí có áp suất
cao (5 – 10 at), độ bền điện khá lớn bao lấy thân hồ quang, thu nhiệt của hồ quang làm
hồ quang dễ bị dập tắt khi dòng điện đi qua 0
Thường được dùng ở các thiết bị đóng cắt điện cao áp như máy cắt dầu.
4.7 Dập hồ quang bằng không khí nén
Có 2 cách thực hiện dập hồ quang : Dùng không Hồ
khí nén thổi dọc hoặc ngang vào thân hồ quang, đây là quang
Luồng
phương pháp thổi cưỡng bức, có hiệu quả dập tắt hồ quang khí nén
cao. (Hình 1.19)
I
8-20at
Nhược điểm: cần thiết bị nén khí đi cùng rất cồng
Hình 1.19
kềnh, chi phí vận hành cao .
Không khí sạch, khô được nén với áp suất cao (40 – 45 at) vào buồng dập hồ
quang nên có độ bền điện lớn, hiệu quả dập tắt hồ quang rất tốt.
4.8 Dập hồ quang trong môi trường khí SF6
Khí SF6 là loại khí có độ bền điện cao gấp 2,5  3 lần không khí ở áp suất bình
thường, có khả năng hấp thụ nhiệt tốt, không độc hại. Người ta sử dụng khí SF6 nén
vào buồng dập hồ quang với áp suất từ 3 – 7 at, tốc độ phục hồi độ bền điện của nó rất
cao nên hồ quang nhanh chóng bị dập tắt.
Khí SF6 được sử dụng có hiệu quả làm cách điện cao áp, dập tắt hồ quang trong
máy cắt cao áp ở mọi cấp điện áp, mọi dải công suất.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 66


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4.9 Dập hồ quang trong chân không
Trong môi trường chân không cao, độ bền điện lớn (đến 100KV/mm), khả năng
ion hoá gần như không có nên điều kiện phát sinh hồ quang khó khăn.
4.10 Tăng tốc độ chuyển động của tiếp điểm
Phương pháp này được áp dụng cho mọi thiết bị đóng cắt nhằm làm giảm nhanh
điện trường rơi trên vùng hồ quang, điều kiện dẫn tới việc ion hoá xấu đi nên hồ quang
được dập tắt. CL K1
4.11 Giảm điện áp phục hồi trên tiếp điểm khi cắt
Người ta sử dụng điện trở phi tuyến RS mắc RS
song song với tiếp điểm. (Điện trở này có đặc điểm là
Hình 1.20
khi điện áp đặt vào còn nhỏ hơn một giá trị Ung thì
điện trở có giá trị lớn, khi điện áp đặt vào vượt quá giá trị đó thì điện trở giảm nhanh).
Bằng cách này mà biên độ của điện áp phục hồi trên tiếp điểm khi cắt sẽ bị hạn chế,
hạn chế được khả năng cháy lặp lại của hồ quang, hơn nữa còn cải thiện được mức độ
dao động điện áp lưới.
Tóm lại : Trong thiết bị đóng cắt để tăng khả năng dập tắt hồ quang người ta
thường kết hợp nhiều phương pháp dập tắt hồ quang với nhau.

1.7 LỰC ĐIỆN ĐỘNG


1. Các phương pháp tính lực điện động
Khi có dòng điện chạy các chi tiết của mạch vòng và giữa các mạch vòng gần
nhau sẽ sinh ra lực cơ khí giữa gọi là lực điện động.
Ở chế độ làm việc xác lập với dòng điện định mức lực điện động sinh ra không
đáng kể. Ở chế độ ngắn mạch dòng điện có trị số lớn hơn nhiều lần dòng định mức nên
lực điện động sinh ra rất lớn có thể gây phá huỷ kết cấu thiết bị điện. Dòng điện ngắn
mạch lớn nhất gọi là dòng xung kích được tính theo công thức (điện xoay chiều):
I XK  K XK . 2 .I nm
KXK = 1.8: Hệ số xung kích của dòng điện; Inm là dòng ngắn mạch xác lập
1.1 Phương pháp tính lực điện động theo định luật Bio-Xa va-Laplace.
Nếu một đoạn mạch vòng dl1[m] có dòng điện i1 đi qua được đặt trong từ trường
với từ cảm B thì sẽ có một lực dF tác động lên dl1 (Hình 1.21):
dF = i1.dl1.B = i1.B.sin.dl1.
Trong đó  là góc giữa B và dl1, hướng của dl1 theo chiều của dòng điện i1

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 67


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Lực điện động tác động lên đoạn mạch vòng với chiều dài l1:
l1 l1
F   dF   i1 B sin .dl1
0 0

Theo định luật Bio-Xava-Laplace cường độ từ trường


dH tại điểm M bất kỳ cách dây dẫn dl2 có dòng điện i2 chạy
qua một khoảng r là :
i 2 .dl 2 sin 
dH 
4r 2
Trong đó  là góc giữa véc tơ dl2 và bán kính r Hình 1. 21
Từ cảm ở điểm M là: dB   0 dH
l2
i2 sin 
Thay vào ta có: B   10 7 dl 2
0
r2
l1 l2
7 sin . sin .dl 1 .dl 2
F  10 .i1 i 2 .K c ( N ); Kc    2
0 0 r
1.2 Phương pháp tính lực điện động theo cân bằng năng lượng
Hình 1. 22
Năng lượng điện từ của một hệ mạch vòng gồm hai dây dẫn
có dòng điện chạy qua là:
1 1
W  L 1 i12  L 2 i 22  Mi1 i 2
2 2
Trong đó: L1, L2: điện cảm của hai mạch vòng (H); i1, i2: dòng điện của hai mạch vòng
(A); M: Hỗ cảm hai mạch vòng (H)
Nếu hệ chỉ có một mạch vòng với điện cảm L, dòng điện i thì lực điện động tác
dụng lên mạch vòng (do dòng điện chạy trong nó sinh ra) là
W 1 2 L 1 
F  i  iw
x 2 x 2 x
Trong đó: : Từ thông (Wb), w: số vòng dây.
Với hệ có hỗ cảm M, lực điện động tương tác giữa hai mạch vòng là:
W M L1 L 2
F  i1 i 2 ; coi  0
x x x x
(Tức là điện cảm của mạch vòng không thay đổi.)
Phương pháp này dùng tính lực điện động khi biết được biểu thức giải tích của
điện cảm L và hỗ cảm M.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 68


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2. Hướng của lực điện động
- Chiều của lực được xác định theo quy tắc bàn tay trái.
- Chiều của từ cảm được xác định theo quy tắc vặn nút chai.
Ví dụ

3. Lực điện động ở mạch xoay chiều


3.1 Lực điện động ở mạch một pha
- Ở chế độ xác lập i = Imsint , lực điện động giữa 2 dây dẫn có dạng :
Fm Fm
F = Fmsin2t =  cos 2t
2 2
Quan hệ của LĐĐ theo thời gian như sau :

Fdd Fdd
F

i = Im sint
Imsint
t
0  2
i F

Hình 1.23
Như vậy lực điện đông tác dụng lên thanh dẫn 1 pha ở chế độ xác lập gồm 2 thành
phần, một thành phần không đổi và một thành phần biến đổi có tần số bằng 2 lần tần số
dòng điện.
- Ở chế độ quá độ dòng điện gồm 2 thành phần chu kì và không chu kì :
i = Im(e-t/T - cos t )
Với T = L/R là hằng số thời gian của mạch vòng ngắn
mạch

Sau thời gian nửa chu kì t  dòng điện đạt cực đại


-/T
i = ixk = I m (1  e T
) = kxk.Im với kxk= 1 + e
Ta nhận thấy khi tần số không đổi kxk phụ thuộc vào T
; nếu T lớn thì kxk lớn . Thông thường khi tính toán lấy
Hình 1. 24
kxk = 1,8;

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 69


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
- Quan hệ của LĐĐ theo thời gian như sau : Hình 1.24
3.2 Lực điện động ở mạch ba pha
Xét trường hợp 3 thanh dẫn của 3 pha nằm trên cùng một mặt phẳng, được đặt cách
đều nhau . Hệ thống dòng trong các thanh dẫn là đối xứng . Bằng cách xác định lực
điện động tác dụng lên từng cặp thanh dẫn pha rồi xếp
chồng lại ta có : FAC
Lực tác dụng lên thanh dẫn pha A :
FA = FAB + FAC FAB
FAB = Fmsin t .sin(t - 1200) iA iB iC

FAC = 1/2.Fmsin t .sin(t + 1200)


Hình 1. 25
Từ đây ta có kết luận: Ở pha giữa (pha B) lực điện động
có trị số lớn nhất và lực kéo bằng lực đẩy. Hai pha cạnh lực đẩy lớn, lực kéo bé.
3.3 Độ bền điện động của thiết bị điện
Khả năng chịu lực điện động lớn nhất của thiết bị khi có dòng ngắn mạch đi qua gọi là
độ bền điện điện động của thiết bị điện. Độ bền điện động của thiết bị điện đươc cho
dưới dạng dòng ngắn mạch xung kích. Khi lựa chọn thiết bị cần phải thoả mãn điều
kiện sau :
inmmax < ixk
Với i nmmax là dòng ngắn mạch lớn nhất tại vị trí lắp đặt thiết bị ; ixk là dòng xung kích
cho phép của thiết bị .
CHƯƠNG 2 : MẠCH TỪ
2.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Định nghĩa và phân loại mạch từ n¾p

1.1 Mạch từ 
Mạch từ là tập hợp tất cả các phần tử kể cả khe hở không khí  lâi
n
mà từ thông làm việc khép mạch qua (Hình 2.1). Mạch từ
chia làm các thành phần: Thân mạch từ, nắp mạch từ, lõi mạch từ, th©n
khe hở không khí phụ p, khe hở không khí chính .
Khi cho dòng điện I chạy vào cuộn dây thì trong mạch từ sẽ có từ
Hình 2.1
thông đi qua.Từ thông này có thể chia làm 3 thành phần: (Hình 2.2).
- Từ thông chính : là thành phần đi qua khe hở không khí chính  - còn gọi thành
phần này là từ thông làm việc lv.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 70


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
- Từ thông tản cực từ t: là thành phần đi vòng ra ngoài không khí xung quanh từ
thông chính.
- Từ thông rò r: là thành phần không đi qua khe hở không khí

chính mà chỉ khép kín mạch trong khoảng không gian giữa lõi và 
thân mạch từ. t I
1.2 Phân loại
a. Theo loại dòng điện 
r
- Mạch từ một chiều: dạng khối được làm bằng lá thép dày hoặc
thép đúc.
- Mạch từ xoay chiều: làm từ các lá thép kĩ thuật điện ghép lại. Hình 2.2
b. Theo kết cấu của mạch từ - Mạch từ có khe hở không khí làm việc.
- Mạch từ không có khe hở không khí làm việc.
c. Theo độ lớn của từ thông rò: - Có kể đến từ thông rò.
- Không kể đến từ thông rò.
d. Theo sự phân nhánh của từ thông chính
- Mạch từ phân nhánh: Là mạch từ mà từ thông chính khép mạch theo hai hay
nhiều mạch vòng.
- Mạch từ không phân nhánh: Từ thông chính chỉ khép mạch theo một mạch vòng
duy nhất.
e. Theo hình dạng: có nhiều hình dạng khác nhau
2. Các đại lượng cơ bản của mạch từ
2.1 Các đại lượng cơ bản của mạch từ
a. Sức từ động: Do dòng điện trong cuộn dây gây ra: F = I . W [Ampe vòng].
b. Từ thông (dòng từ):  (Wb).
c. Mật độ từ thông (từ cảm): B (T - tesla) [Wb/m2] với 1T = 104 Gauss.
d. Cường độ từ trường H [A/m].
e. Độ từ thẩm tuyệt đối : Đặc trưng cho tính dẫn từ của vật liệu từ [H/m].
B
kk = 0 = 4..10 7 [ H/m ] ;  
H
f. Từ trở (Công thức đúng cho trường hợp song phẳng) :
1 l l -1
R = .   . [ H ]
 S S

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 71


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Trong đó: l là chiều dài đường sức từ; S : tiết diện mạch từ;  là từ trở suất của vật liệu
sắt từ ( = 1/)
1 S
g. Từ dẫn: G   . [ H ].
R l
2.2 Tính chất tương tự giữa mạch từ và mạch điện
Mạch điện Mạch từ
E (Sức điện động) F (Sức từ động)
U (Điện áp) U (Từ áp)
I (Dòng điện)  (Từ thông)
J (Mật độ dòng) B (Từ cảm)
D (Cảm ứng điện) H (Cường độ từ trường)
R (Điện trở) R (Từ trở)
1
 (Điện trở suất)  = (Từ trở suất)

X (Điện kháng) X (Từ kháng)
3. Các định luật cơ bản của mạch từ
3.1 Định luật toàn dòng điện
Sức từ động dọc theo vòng từ khép kín (L) thì bằng tổng các dòng điện đi xuyên qua
mặt (S) được giới hạn bởi vòng từ khép kín đó.

 H .dl   i
L J S
J F

3.2 Định luật ôm


Trong một phân đoạn của mạch từ, từ áp rơi trên nó bằng tích giữa từ thông và từ
trở hoặc bằng thương giữa từ thông và từ dẫn.

U    .R  
G

3.3 Định luật Kiechop 1

Tổng các dòng từ thông tại một nút thì bằng 0. 


inutJ
i 0.

3.4 Định luật Kiechop 2


Trong một mạch từ khép kín tổng từ áp của các đoạn mạch từ bằng tổng các sức
từ động:

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 72


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

F
ivongK
i  
J vongK
J .RJ  U 
J vongK
J .

4. Tính toán từ dẫn khe hở không khí


Trong mạch từ có khe hở không khí do độ từ thẩm của không khí nhỏ hơn nhiều
so với vật liệu sắt từ (0 << ) nên từ trở của khe hở có ảnh hưởng đáng kể
đến độ lớn từ thông của mạch từ. b
Trong trường hợp đơn giản với khe hở đủ bé () giữa 2 cực từ phẳng tiết a
diện đều là (S), hình 2.3. Từ trở của khe hở không khí được xác định : 
1  1 S
R  . và từ dẫn tương ứng G    0
0 S R 
(Công thức được dùng để tính từ dẫn cho khe hở không khí mà từ trường
phân bố đều: Với cực từ hình trụ đường kính d thì /d < 0,2 ; với cực từ
hình chữ nhật thì /a , /b < 0,2). Hình 2.3
Thực tế khe hở cực từ rất đa dạng, sự phân bố từ thông khe hở rất khác nhau nên
để xác định từ dẫn khe hở có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:
- Tính từ dẫn bằng công thức kinh nghiệm : (được cho trong sổ tay tương ứng với
mỗi dạng khe hở).
- Tính từ dẫn bằng phương pháp phân chia từ trường.
- Tính từ dẫn bằng phương pháp vẽ - giải tích
4.1 Tính từ dẫn bằng công thức kinh nghiệm
Công thức được cho trong các sổ tay tương ứng với dạng của khe hở cực từ
4.2 Tính từ dẫn bằng phương pháp phân chia từ trường
Phương pháp này thực hiện chia từ trường của khe hở thành các vùng từ trường
có dạng hình học đơn giản, có thể áp dụng được các công thức kinh nghiệm cho mỗi
vùng. Kết quả là:
S i
G i   0 .  G    G i
i i

4.3 Tính từ dẫn bằng phương pháp vẽ - giải tích


Phương pháp được áp dụng cho các khe hở cực từ phức tạp.
Thực hiện bằng cách vẽ các ống từ của khe hở theo các đường sức (n ống), mỗi
ống lại được chia thành m đoạn (cho rằng từ thông trên mỗi đoạn là phân bố đều). Tính
từ dẫn cho mỗi ống và cho toàn khe hở :

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 73


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
m n
1
Ri   Rij G   
j 1 i 1 Ri

Nếu bức tranh của từ trường càng gần với thực tế thì càng chính xác
2.3 GIẢN ĐỒ THAY THẾ MẠCH TỪ
Mục đích của thay thế mạch từ: là chuyển quá trình điện trong mạch từ về quá trình từ.
Nguyên tắc xây dựng giản đồ thay thế mạch từ:
- Chia mạch từ thành các đoạn mạch từ khác nhau: Trên mỗi đoạn ta coi từ thông
là phân bố đều, tiết diện là không đổi và thay thế tương ứng bằng một từ trở tập trung
(hoặc tổng trở từ phức đối với mạch từ xoay chiều).
- Cuộn dây có dòng điện chạy qua được thay thế bằng 1 nguồn sức điện động
tương ứng cụ thể áp dụng cho từng mạch từ. Nam châm vĩnh cửu được thay thế bằng
một nguồn sức từ động tương ứng và một từ trở tập trung
- Từ thông rò trên mỗi đoạn nếu có cũng được xem là phân bố đều và thay thế khe
hở từ thông rò trên mỗi đoạn bằng một từ dẫn tập trung
Việc thay thế mạch từ càng chính xác khi số đoạn chia mạch từ càng nhiều.
1. Mạch từ một chiều
Dựa vào các nguyên tắc xây dựng giản đồ thay thế ở trên ta thay thế mạch từ một
chiều hình 2.4 như sau:
- Chia mạch từ thành 6 đoạn mạch từ l1 = l1’ ; l2 = l2’ ; l3 ; l4
- Thay thế mỗi đoạn mạch từ bằng một từ trở tập trung như sau
1 δ
Khe hở không khí R δ  ; coi Sọ = S1 ; 0 = 4.ð.10-7 H/m
μ 0 Sδ
1 li R
Với các đoạn mạch từ khác R i  ; 
μ i Si
4
trong đó i, li, Si là độ từ thẩm tuyệt đối, 
R R
chiều dài và tiết diện của đoạn mạch từ thứ i r1 Gr1
 (1) (1')
- Thay thế cuộn dây có dòng điện 1 
r '1
1 1' 1
chiều chạy qua bằng sức từ động F R R'
Chiều của F được xác định theo chiều r2 Gr2
2  2' (2)
r (2')
của từ thông chạy trong mạch từ có chứa  '2
cuộn dây. Giá trị F = I.W I R R'
- Thay thế từ dẫn rò ở đoạn mạch từ có 3
1 F R
chiều dài l là: G r  g r .l
2 Hình 2.4

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 74


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Trong đó: gr là suất từ dẫn rò trên trụ
Kết quả là ta có giản đồ thay thế mạch từ như hình 2.4
2. Mạch từ xoay chiều
Có thêm một thành phần là từ kháng X đặc trưng cho tổn thất thép trên đoạn
mạch từ
2.PFei
X i 
. 2mi
Trong đó: PFei là công suất tổn hao trên đoạn sắt từ i;  = 2f ; f là tần số của nguồn
điện xoay chiều; mi là biên độ từ thông ở đoạn mạch từ i
Như vậy mỗi đoạn sắt từ được thay thế bằng một từ trở phức.
Z i  R i  j.X i

Z   R2  X 2

Việc giải mạch từ xoay chiều phải được thực hiện trên trường số phức.
2.4 CÁC BÀI TOÁN VỀ MẠCH TỪ
Các bài toán về mạch từ nói chung có thể quy về 2 dạng chính sau:
- Bài toán thuận: cho biết  hãy tìm sức từ động F, bài toán này được áp dụng
khi thiết kế một cơ cấu điện từ.
- Bài toán ngược: cho biết sức từ động F hãy tìm từ thông , bài toán này được
áp dụng khi cần kiểm nghiệm một cơ cấu điện từ có sẵn.
1. Bài toán mạch từ một chiều
1.1 Tính mạch từ không xét từ thông rò
l
Đối với những mạch từ có khe hở không khí rất bé, dây U
quấn phân bố đều trên mạch từ thì có thể bỏ qua từ thông rò. 
Xét mạch từ lõi hình xuyến, dây quấn phân bố đều trên chu
vi mạch từ, phần sắt từ có độ dài l, tiết diện S, khe hở không khí Hình 2.5
có độ dài , tiết diện S (Hình 2.5).
Nhận xét bài toán
- Vì không xét từ thông rò nên từ thông đi qua khe hở không khí  bằng từ thông
trong lõi thép: = 
 
- Với khe hở  đủ bé nên coi S = S và B = = B =
S S

a. Bài toán thuận: Biết từ thông  cần tìm sức từ động IW.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 75


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Viết phương trình Kiechop 2 cho mạch từ hình 2.6 ta được:
IW = H . l + H . 
Từ B tra vào đường cong từ hoá sẽ tìm được H và từ B có thể R R

tính được H = B 
0

Với 0 là hệ số dẫn từ của khe hở không khí 0 = 1,25 .10-8 Wb 


F
A.cm
Hình 2.6
Thay giá trị của H và H vào phương trình thì tìm được IW.
Hoặc có thể tính IW theo phương trình: IW =  .R  R 
1 l 1 
Trong đó: R = . là từ trở sắt từ; R = . : Từ trở khe hở không khí
 S  0 S

b. Bài toán ngược: Khi biết IW cần tìm .


Từ phương trình cân bằng sức từ động IW = H . l + H . 
B. IW B. B l
Ta có thể viết IW = H.l +  H H Với tg   0
0 l  0 .l tg 
Phương trình có hai ẩn số là B và H. Để giải bài toán phi tuyến này có thể sử dụng
phương pháp dò, bằng cách cho các giá trị từ thông  ở lân cận giá trị IW/ R rồi giải
như với bài toán thuận ta tìm được F, lập quan hệ (F) rồi tra ra nghiệm cần tìm.
Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp dựng hình sau.
IW
Từ đường cong từ hoá của sắt từ đã cho trên trục OH đặt đoạn OA 
l
l
Tại A dựng một góc  với tg   0 , cắt

B
đường cong từ hoá tại M. Từ M chiếu sang trục
tung ta được B = B là nghiệm phải tìm. Thật vậy B1 M1
hoành độ điểm M là điểm N (Hình 2.14). Ta B2 M
2
Bd
có: ON  H M
B B
NA   OA  ON  NA  IW  H 
tg tg a
Từ thông cần tìm:  = B.S. 0
N N N A A2 H
Nhận xét 2 1
H B/tg
- Nếu giữ nguyên sức từ động, thay đổi khe
I.w/l
Hình 2.7

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 76


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
l
hở không khí làm việc  thì tg   0 thay đổi, dẫn đến thay đổi điểm làm việc M 

M1, từ cảm B B1, từ thông sẽ thay đổi.
l
- Nếu giữ nguyên khe hở không khí , hay tg   0 không đổi, thay đổi sức từ

động Iw thì điểm làm việc cũng thay đổi, từ thông thay đổi theo (A2, M2, B2).
1.2 Tính mạch từ một chiều có xét từ thông rò
a. Bài toán thuận: Biết  , tìm F R

Xét tại nút 1 ta có
U 11'   ( R 4  2.R )  H 4 .l 4   .2.R 4 R
 R
Với H4 là cường độ từ trường đoạn 4 r1 Gr1
(1) (1')
 1 '1
B 4   : Mật độ từ cảm đoạn 4 
S4  R R'
r
1 1' Gr2
Dựa vào đường cong từ hoá từ B4 r2
(2) (2')
tìm được H4. Thay vào phương trình ta 2  2'  '2
r
tìm được U 11' . R R'
 r1  U 11' .G r1 I
F R
Theo định luật Kiechop 1 3
Hình 2.8
1     r1 .
Tại nút 2: U 22'  U11'  1.2.R1  U11'  2.H1.l1 .
1
Trong đó: H1 là cường độ từ trường đoạn 1; B 1  là mật độ từ cảm đoạn 1
S1
Dựa vào đường cong từ hoá từ B1 tìm được H1. Thay vào phương trình ta tìm
được U  22'

 r 2  U  22' .G r 2 .

Theo định luật Kiechop 1: 2  1   r 2 .


Theo định luật Kiechop 2: F  U  22'   2 .(2.R  2  R 3 )  U  22'  2.H 2 .l 2  H 3 .l 3 .
2
Trong đó: B2  : Mật độ từ cảm đoạn 2; B 3  2 : Mật độ từ cảm đoạn 3
S2 S3

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 77


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Dựa vào đường cong từ hoá ứng với B2 , B3 tìm được H2, H3. Thay vào phương
trình ta tìm được F. . 
b. Bài toán ngược: Biết IW tìm   3.
Phương pháp dò: Giả thiết  đã biết (cho  những  .
giá trị khác nhau trong khoảng (1,05 - 3).IW/2R) và  2.
tính như bài toán thuận ta tìm được các giá trị sức từ
1.
động tương ứng. Xây dựng đường cong quan hệ giữa 
F
và sức từ động F là (F). Dựa vào đường cong (F) với
sức từ động (F=IW) đã biết   cần tìm. (Hình 2.9) F 1. F 2. F3.
Hình 2.9

CHƯƠNG 3 CÁC CƠ CẤU CƠ BẢN CỦA KHÍ CỤ ĐIỆN


3.1 NAM CHÂM ĐIỆN
1. Khái niệm
1.1 Nam châm điện (Cơ cấu điện từ)
Cơ cấu điện từ gồm một mạch từ và cuộn dây. (Hình 3.1).
Fe
Nam châm điện là một thiết bị điện dùng để tạo ra trong N S NS
một không gian xác định một từ trường có độ lớn nhất định nhờ
cuộn dây mang dòng điện. I F®iÖn tõ

Nam châm điện là thiết bị điện biến đổi điện năng thành cơ Hình 3.1
năng thông qua lực hút điện từ tác dụng lên vật liệu sắt từ. Do đó
có thể nói nam châm điện là cơ cấu điện từ.
1.2 Phân loại
- Theo dòng điện : Nam châm điện một chiều và nam châm điện xoay chiều.
- Theo cách mắc cuộn dây: + Mắc nối tiếp mạch điện (I): Cuộn dòng.
+ Cuộn dây mắc song song (U): Cuộn áp.
- Theo đặc điểm chuyển động của phần ứng (nắp nam châm): 
+ Phần ứng chuyển động quay.
+ Phần ứng chuyển động tịnh tiến. 

2. Lực hút điện từ của nam châm điện


2.1 Năng lượng từ trường và điện cảm cuộn dây
Xét một nam châm điện sau (Hình 3.2), khi đặt vào cuộn dây một điện
áp, ta có I
Phương trình cân bằng điện áp cuộn dây. U
Hình 3.2
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 78
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

U = i.R + d
dt
Trong đó :  : Từ thông mắc vòng qua nó.
Nhân cả 2 vế biểu thức với idt: U.idt = i.R.idt + id
Tích phân 2 vế từ 0 đến t (t là thời gian nắp dịch chuyển từ khe hở không khí 1
đến 2).
t t 
2
 U.idt   i Rdt   id
0 0 0
t
Trong đó :
 U.idt : Năng lượng nguồn cung cấp.
0

t
2
i Rdt : Năng lượng tiêu hao trên điện trở cuộn dây.
0

: Năng lượng từ trường cuộn dây. 
 id
0
b a  = const
Nếu đặt Wt là năng lượng từ trường cuộn dây thì ta có: 

Wt   id
0

Với mỗi khe hở không khí  không đổi, quan hệ (i) có 0 I i


 Hình 3.3
dạng phi tuyến, Wt  id là diện tích hình 0ab (Hình 3.3).

0
ψ I
LI 2 2W
Thay ψ  L.i  Wt   idψ   iLdi   L 2t .
0 0
2 I
Hoặc L  W 2 .G 

Trong đó: G là từ dẫn mạch từ ; W là số vòng cuộn dây


2.2 Tính lực hút điện từ theo sự biến thiên năng lượng từ trường

Xét hai trường hợp ứng với khe hở không khí giữa cực từ và c d
 2
nắp (phần ứng nam châm) là 1 và 2 (1 > 2, 1 ứng với vị trí ban 2

đầu của nắp).


b 1
Quan hệ (i)1 = const, (i)2= const (Hình 3.4).  a
1
Khi cho dòng điện chạy trong cuộn dây nam châm, ứng với
dòng i = I1, lực điện từ sinh ra làm phần ứng di chuyển, khe hở
0 I1 I2 i
không khí  biến đổi từ 1 đến 2. Nếu cho rằng dòng điện trong
Hình 3.4

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 79


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
cuộn dây khi đó cũng biến đổi một lượng I : I2 = I1 + I. Ta có :
Khi khe hở không khí là 1, dòng điện là I1, năng lượng từ trường là diện tích hình
1
0ab (S0ab0): W1   id  S 0 ab 0
0

Khi khe hở không khí giảm đến 2, dòng điện là I2, năng lượng từ trường trong
2
cuộn dây là diện tích hình 0cd (S0cd0): W 2   id  S 0 cd 0
0

Trong quá trình dịch chuyển của phần ứng, từ thông móc vòng  trong khe hở
biến đổi theo đường ad (Hình 3.4). Năng lượng lấy thêm từ nguồn điện để cho nắp
2
mạch từ chuyển động là: W12   id  S abcda
1

Nếu gọi A là phần năng lượng dịch chuyển nắp nam châm từ vị trí khe hở 1 đến
2 , cân bằng năng lượng, ta có :
W1  W12  A  W 2  A  W1  W12  W 2  S 0 ad 0

Với sự thay đổi năng lượng này sẽ sinh ra công cơ học chuyển dời nắp của nam
châm điện từ 1 đến 2 : A  F .
A
Lực điện từ chuyển dời nắp sẽ là : F =

Nếu coi mạch từ chưa bão hoà, quan hệ (i) là tuyến tính, ta có:
1 1 
W1  I1 .1 ; W 2  I 2 . 2 c d
2 2
 2
(I  I ) 2
W12  1 2 . 2  1 
2
1 b 1
 A  ( I 1 . 2  I 2 . 1 )  a
2 1

Đặt:  2  1   I 2  I1   I
1 0 I1 I2 i
 A  ( I 1 .   1 .I )
2 Hình 3.5
A I    1 I
 F  1
 2.
dA 1  d dI 
Viết dưới dạng vi phân, ta có: Fdt   . I .  . 
d 2  d d 
- Xét hai trường hợp đặc biệt:

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 80


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

a. Trường hợp với I = const  dI  0


d
1 d 1 2 dG
Fdt  .I.  I.w  với  = L.I ; L = w2.G
2 d 2 d
Trường hợp này đúng với nam châm điện một chiều cuộn dòng. Với nam châm
điện một chiều cuộn áp mà có hằng số thời gian điện từ nhỏ hơn rất nhiều lần so với
hằng số thời gian cơ học, khi dòng điện trong cuộn dây ở chế độ xác lập thì phần ứng
bắt đầu dịch chuyển.
d
b. Trường hợp với  = const  0
d
2
Fđt =  1 . dI   1    dG
2 d 2  G  d
Trường hợp này đúng với nam châm điện xoay chiều cuộn dây điện áp (U = E =
4,44W.f.  = const nên  = const ,  = w. = const). Dấu (-) biểu thị khi  giảm thì lực
điện từ tăng.
 ; L = w2.G.
I
L
Trong nam châm điện xoay chiều, giá trị dòng điện phụ thuộc vào thay đổi khe hở
. Thực tế chứng tỏ khi phần ứng nam châm mở dòng điện trong cuộn dây lớn gấp
(1012) lần dòng điện ứng với khi phần ứng đóng (  0).
2.3 Biểu thức lực hút điện từ theo công thức Macxoen
Lực điện từ sinh ra do sự tác động tương hỗ của từ trường ở khe hở không khí và
bề mặt cực từ được xác định :
1    1  2 
F 
 0 S 
B .n B 
   2 B  .n .dS

Trong đó: B  là vectơ từ cảm ở khe hở không khí ở mặt cực từ.

n là vectơ đơn vị pháp tuyến của bề mặt cực từ.
 
Nếu từ thẩm của sắt từ rất lớn so với từ thẩm không khí, có thể coi B  và n cùng
hướng. Do đó:
 1 
F  B 2 dS.n
2. 0 S

Nếu từ trường ở khe hở không khí là song phẳng, hay B = const thì biểu thức lực
hút là:

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 81


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
1 2 2
Fdt  .B .S hay Fđt = (N )
2 0 2. o S 

Trong đó: 0 =4.10-7H/m ; B là từ thông khe hở tính bằng T ; S là diện tích tính
toán khe hở cực từ tính bằng m2 ,  từ thông khe hở
Hoặc có thể tính theo công thức F = 4,06. B2.S (kG) với BT ; S cm 2 
Lực hút điện từ tính theo công thức Maxwell sẽ chính xác khi trị số của khe hở
không khí tương đối nhỏ.
3. Nam châm điện một chiều 6
3.1 Cấu tạo 5
(1) Thân mạch từ. (2) Lõi nắp từ. (3) Dây quấn. (4) Lò 7
xo phản (5) Nắp. (6) Vít điều chỉnh khe hở. (7) Đệm phi
từ tính. 3
3.2. Đặc điểm làm việc
4
Khi cho dòng điện vào cuộn dây thì giá trị dòng
phụ thuộc vào điện trở cuộn dây. Lực điện từ của nam 1
2
châm điện một chiều là: Fdt  4,06.B 2 .S (kG). Hình 3.6

1
Fđt = const vì  = cost, Fđt tỷ lệ với . Vì vậy quá trình làm việc không gây rung

động và ồn, lực hút điện từ lớn hơn 2 lần so với nam châm điện một pha cùng kích
thước.
Nhược điểm của nam châm điện một chiều có thời gian đóng và thời gian mở lớn.
Những nam châm điện một chiều công suất lớn do điện cảm của cuộn dây lớn nên
các thiết bị đóng cắt cho nam châm làm việc trong điều kiện nặng nề, hồ quang cháy
mạnh .
4. Nam châm điện xoay chiều một pha
6
4.1 Cấu tạo (Hình 3.7)
5 4
1- Thân mạch từ.; 2- Cuộn dây; 3- Vòng ngắn mạch.; 4-
Nắp mạch từ (phần ứng); 5- Lò xo phản; 6- Vít điều 3
chỉnh khe hở
a l
Mạch từ của nam châm điện xoay chiều được ghép
bởi các là thép kỹ thuật điện, tiết diện của lõi có dạng
vuông hoặc hình chữ nhật 2
1
Dòng điện trong cuộn dây phụ thuộc độ lớn khe hở Hình 3.7

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 82


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
l
không khí. Cuộn dây có tỷ lệ bé (thường từ 2 – 4) nên cuộn dây to nhưng ngắn.
a
Vòng ngắn mạch có tác dụng chống rung. Cuộn dây và vòng ngắn mạch có thể làm
bằng đồng hoặc nhôm.
4.2 Lực hút điện từ của nam châm khi chưa có vòng ngắn mạch
Đặt điện áp xoay chiều hình sin vào cuộn dây nam châm, từ thông do dòng điện
sinh ra khép mạch qua khe hở  cũng biến thiên hình sin :  = m sint.
2  2m
Theo công thức Maxwell: Fdt   . sin 2 t  Fm sin 2 t  0 .
2 o S  2 o S 
1 1
Hay: Fdt  Fm  Fm . cos t  Fkd  Fbd
2 2
T T
Trị số trung bình của lực điện từ: Fdt  1  Fdt  1  1 Fm 1  cos 2t dt  Fm
T0 T 02 2
Vậy lực điện từ trong nam châm điện xoay chiều bằng một nửa lực điện từ trong
nam châm điện một chiều.
F®t 
Quan hệ Fđt(t) được biểu diễn ở hình 3.8
Fm
Khi Fđt > Floxo ,ta có phần ứng hút. F F
Fđt  Floxo phần ứng nhả. 
Nhân xét: Trong phạm vi một chu kỳ phần   t
ứng hút và nhả 2 lần gây ra hiện tượng rung. Tác F
hại của hiện tượng này: Gây ồn, gây biến dạng cực Hình 3.8
từ và các tác hại khác.
Vì thế phải chống rung cho phần ứng hay cả mạch từ nói chung. Muốn vậy cần
tạo ra hai từ thông lệch pha trong khe hở
cực từ.
- Cách 1: Dùng hai cuộn dây với thông
số khác nhau, thường một cuộn có tính
cảm, một cuộn có tính dung (Hình 3.9). C W2 W1 U W1 U
- Cách 2: Người ta sử dụng vòng ngắn
mạch (vòng chống rung) (Hình 3.10).
4.3 Lực hút điện từ của nam châm điện
Hình 3.9 Hình 3.10
khi có vòng ngắn mạch
Vòng ngắn mạch được làm bằng đồng, nhôm có từ một đến hai vòng ôm lấy
khoảng 80% bề rộng của mặt cực (Hình 3.11).
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 83
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Tác dụng của nó là chia từ thông cực từ thành 2 vùng 1 và 2, trong đó 2 đi
xuyên qua vòng ngắn mạch, cảm ứng vòng ngắn mạch một suất điện động Eng và Ing,
dòng In sinh ra từ thông ngắn mạch mắc vòng với vòng ngắn mạch và tương tác với 2
tạo ra 2 .

Đồ thị véc tơ (Hình 3.12). Kết

'2
quả ta có 2 chậm sau 1 một góc 
Từ giản đồ thay thế của mạch  1 1 

từ hình 3.11 ta cũng có được: Từ '2 
kháng của vòng ngắn mạch làm 2  E nm
Inm
chậm sau 1 một góc .  nm
Hình 3.11 Hình 3.12

X nm  2 .w 2 nm 1 2. . f
tg   .  .G 2
R 2 rnm R 2 rnm  2
Wnm = 1 là số vòng của vòng ngắn mạch R R
Z
Nếu biểu diễn : 1 = 1m sint thì 2 = 2msin(t - ) 1
Xnm
Lực hút tương ứng sẽ là
F
F F F F
F1 = 1m  1m cos 2t ; F2 = 2 m  2 m cos 2(t  )
2 2 2 2
=> Fđt = F1 + F2 = Fkd+ Fbd Hình 3.13

F1m F2 m
Với :Fkd = 
2 2
F F 
Fbđ = -  1m cos 2t  2 m cos 2(t  )
 2 2 
Đồ thị lực hút điện từ như hình 3.14

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 84


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Với sức căng lò xo Flx như
hình vẽ thì ta thấy tại mọi thời điểm 1
 2
Fđt > Flx, phần ứng sẽ không còn
hiện tượng rung nữa. Tuy nhiên lực  2 t
điện từ vẫn tồn tại thành phần biến
đổi (Fbđ), điều đó làm lực tác dụng  Fdt
F1
Fdt
lên phần ứng là không đều. Điều F2
kiện lý tưởng để phần ứng không
rung là Fbđ = 0 .
Flx
t
2 2
F  F  F F
Fbd   1m    2 m   2. 1m 2 m cos 2 Hình 3.14
 2   2  2 2
Fbđ = 0 <=> Khi F1m = F2m <=> 1m = 2m
F1m cos   0
Và chỉ khi
F2 m cos   0    90 0
2. . f
Khi  = 90o, từ kháng x nm    , điều này không thể có được. Vì vậy điều
rnm
kiện chống rung lý tưởng không bao giờ thoả mãn. Thực tế chỉ có thể tạo được  = 500
S 2
 800 (Khi đó cần tăng số vòng ngắn mạch và  1,5  2 ),
S 1

nên Fbd vẫn tồn tại nhưng với biên độ giảm nhỏ.
5. Nam châm điện 3 pha
c b a
5.1 Cấu tạo
A B C
Trên lõi thép hình chữ E làm bằng các lá thép kĩ thuật
điện ghép lại, mỗi trụ được quấn cuộn dây pha . Các cuộn
X Y Z
dây pha nối theo sơ đồ hình Y (Hình 3.15).
5.2 Nguyên lý làm việc
Ở nam châm điện ba pha có ba cuộn dây như nhau, Hình 3.15
2.
dòng điện mỗi pha lệch nhau một góc nên từ thông do
3
2.
chúng sinh ra lệch nhau . Lực điện từ do từ thông mỗi pha sinh ra tương ứng là:
3

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 85


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Fm Fm
FA= Fm . sin 2 .t   cos 2.t
2 2
 2.  Fm Fm
FB  Fm . sin 2  .t    cos 2(.t  120 o )
 3  2 2
 4.  Fm Fm
FC = Fm . sin 2  .t    cos 2(.t  120 o )
 3  2 2

Lực tổng tác động lên phần ứng của nam châm điện là :F3f = FA + FB + FC =
3
Fm
2
F3f không chứa thành phần biến đổi, tuy nhiên:
Im FA  0
Tại: iA = 0  i B  i C =   Điểm đặt lực hút tổng tại a
2 FB  FC

Im FB  0
Tại: iB = 0  i A  i C =   Điểm đặt lực hút tổng tại b
2 FA  FC

Im FC  0
Tại: iC = 0  i A  i B =   Điểm đặt lực hút tổng tại c
2 FA  FB
Trong một chu kỳ biến thiên điện áp, điểm đặt lực hút tổng di động trên phần ứng
tạo nên sự bấp bênh của phần ứng và gây ra rung động. Vì thế mặc dù lực hút F3f
không tồn tại thành phần biến đổi nhưng nắp vẫn bị rung nên ứng dụng của nam châm
điện ba pha bị hạn chế.
3.2 CÁC CƠ CẤU KHÁC

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 86


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
PHẦN 2 KHÍ CỤ ĐIỆN HẠ ÁP
CHƯƠNG 4 : RƠ LE
4.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1. Khái niêm về rơle
Rơ le là loại khí cụ điện tự động mà đặc tính Y

vào - ra có tính chất: Khi tín hiệu đầu vào biến đổi Ymax
liên tục và đạt những giá trị xác định thì tín hiệu đầu
ra biến đổi nhảy cấp
Gọi X: là đại lượng hoặc tham số đầu vào; Y: là
Ymin X
đại lượng đầu ra. Quan hệ giữa X và Y gọi là đặc tính
“vào – ra” Xtv Xtđ
Hình 4.1
2. Các bộ phận cơ bản của rơle
Sơ đồ cấu trúc một rơ le đơn giản (Hình 4.2)
Đo lường Chấp hành
So
X Chỉnh sánh Y
định
Mẫu

Hình 4.2
2.1 Cơ cấu thu: (cơ cấu đo lường)
Chức năng : Tiếp nhận những đại lượng đầu vào và biến đổi nó thành các đại
lượng vật lý cần thiết cho sự hoạt động của rơ le.
Cơ cấu thu có thể được phân loại như sau :
- Theo số lượng tín hiệu đầu vào
- Theo phản ứng của cơ cấu thu với tham số của đại lượng vào
- Theo dạng của tín hiệu ra cơ cấu thu
2.2 Bộ phận so sánh
Chức năng : So sánh những tín hiệu đầu vào đã được biến đổi với giá trị đặt, nếu
có sự sai khác thì phát tín hiệu đến bộ phận chấp hành.
Cơ cấu so sánh có thể phân loại như sau :
- Theo nguyên lí so sánh
+ So sánh điện - cơ
+ So sánh ngưỡng
+ So sánh số

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 87


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2.3. Bộ phận chấp hành
Chức năng : Phát tín hiệu cho mạch điều khiển .
Bộ phận chấp hành có thể gồm các dạng :
- Dạng có tiếp điểm: tác động lên mạch điều khiển thông qua việc đóng/ mở tiếp điểm .
- Dạng không có tiếp điểm: tác động lên mạch điều khiển bằng cách thay đổi đột ngột
tham số của chính nó mắc trong mạch điều khiển.
3. Phân loại rơle
3.1 Theo nguyên lý làm việc
- Rơ le điện-cơ : gồm rơ le điện từ, từ điện, điện động, cảm ứng và điện từ phân cực.
- Rơ le nhiệt: làm việc dựa trên sự co giãn về kích thước, thể tích, điện trở .. . của vật
liệu khi nhiệt độ tác động lên nó thay đổi .
- Rơ le từ, rơ le bán dẫn, rơ le kĩ thuật số.
- Rơ le bán dẫn và rơ le kĩ thuật số được ứng dụng các kĩ thuật điện tử tiên tiến
3.2 Theo cách mắc của cơ cấu thu
- Rơ le sơ cấp: Mắc trực tiếp cơ cấu thu vào mạch điện.
- Rơ le thứ cấp: Mắc cơ cấu thu gián tiếp vào mạch điện thông qua máy biến điện áp
hoặc máy biến dòng điện.
3.3 Theo tính chất của đại lượng đầu vào
Rơ le dòng điện ; Rơ le điện áp; Rơ le công suất; Rơ le tổng trở ; Rơ le tần số
3.4 Theo loại dòng điện
Gồm rơ le dòng một chiều, rơ le dòng xoay chiều.
3.5 Theo mục đích sử dụng
Rơ le gồm rơ le bảo vệ, rơ le điều khiển truyền động điện, rơ le tự động và thông tin
liên lạc và các rơ le phụ khác.
3.6 Theo công dụng
Rơ le dòng cực đại, rơ le điện áp cực tiểu, rơ le định hướng công suất, rơ le so lệch
dòng, rơ le kiểm tra đồng bộ điện áp ...
4 Các tham số cơ bản của rơle
4.1 Giá trị tác động: Xtđ Là giá trị của lượng vào mà ở đó rơ le bắt đầu tác động.
4.2 Giá trị trở về : Xtv Là giá trị của lượng vào mà tại đó rơ le bắt đầu trở về trạng thái
ban đầu.
4.3 Hệ số trở về (ktv)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 88


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
X tv
K tv 
X td Ngưỡng
Hệ số Ktv tồn tại ở hai dạng:
Vùng tác
a. Ktv < 1 , Xtv < Xtđ : Đây là các rơ le cực đại. Vùng không Xtđ
động
X
tác động
(Hình 4.3).
Giá trị tác động là giá trị nhỏ nhất của Hình 4.3
Ngưỡng
lượng vào mà ở đó rơ le đã tác động
b. Ktv > 1 , Xtv > Xtđ .: Đây là các rơ le cực tiểu.
Vùng tác Xtđ Vùng không X
(Hình 4.4). động tác động
Giá trị tác động là giá trị lớn nhất của Hình 4.4
lượng vào mà ở đó rơ le đã tác động
Người ta mong muốn ktv càng gần 1 thì càng tốt.
4.4 Giá trị làm việc Xlv
Giá trị làm việc là giá trị lớn nhất cho phép của lượng vào trong chế độ dài hạn
mà rơ le không bị phát nóng.
X lv
4.5 Hệ số dự trữ khởi động: K dt   1 . Hệ số này mà càng lớn thì càng tốt.
X td min
4.6 Thời gian tác động
Là khoảng thời gian kể từ khi xuất hiện tín hiệu tác động ở đầu vào cơ cấu thu
cho đến khi bộ phận chấp hành tác động lên mạch điều khiển.
+ ttđ < 10 –3 (s) gọi là rơ le tác động không quán tính.
+ ttđ = 10 –3  50. 10 –3 (s) gọi là rơ le tác động nhanh.
+ ttđ = 50.10 –3  250. 10 –3 (s) gọi là rơ le tác động bình thường.
+ ttđ > = 1 (s) gọi là rơ le thời gian .
4.7 Thời gian trở về
ttv : là khoảng thời gian kể từ khi mất tín hiệu tác động ở đầu vào cho đến khi cơ
cấu chấp hành ngừng tác động lên mạch điều khiển.
4.8 Tần số khởi dộng
fkđ : Là tần số đóng cắt cho phép của rơ le trên một đơn vị thời gian .
+ Nếu fkđ < 1 lần / phút : Rơ le tần số thấp
+ Nếu 1< fkđ < 10 lần / giây : Rơ le tần số trung bình
+ Nếu fkđ > 10 lần / giây : Rơ le tần số cao

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 89


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Các rơ le bảo vệ thường là nhóm rơ le tần số thấp; Các rơ le điều khiển thuộc nhóm rơ
le tần số cao.
4.9 Hệ số điều khiển Kđk : Kđk = Pđk/Ptđ
Trong đó Pđk là công suất của tiếp điểm đóng cắt trên mạch điều khiển .
Ptđ là công suất tín hiệu đầu vào bé nhất mà đã làm cho rơ le tác động.
5. Yêu cầu đối với rơle
Ngoài những yêu cầu chung nhất ra rơ le còn có những yêu cầu sau :Bảo vệ chọn lọc,
tác động nhanh, độ nhạy cao ... Ngoài ra tuỳ theo điều kiện , môi trường làm việc mà
đòi hỏi các yêu cầu cao hơn như chịu rung động, va đập, tần số đóng cắt cao ...
A. RƠ LE ĐIỆN - CƠ
4.2 RƠ LE ĐIỆN TỪ
4.2.1 Khái quát
1. Cấu tạo chung
d
Gồm 1 nam châm điện, 1 hệ thống lò xo 1 Mq Mc Lò xo
phản và hệ thống tiếp điểm (Hình 4.5). 2 Cuộn
3 dây
Nó bao gồm cả loại dùng nguồn một Lõi sắt
chiều và loại dùng nguồn xoay chiều. Hình 4.5
2. Nguyên lý làm việc
Khi có tín hiệu là (U) hoặc (I) đặt vào cuộn dây nam châm, lực điện từ sinh ra Fđt
+ Nếu Fđt được sinh ra nhỏ hơn Floso, phần ứng nam châm vẫn mở, tiếp điểm
thường mở thì vẫn mở, tiếp điểm thường đóng thì vẫn đóng.
+ Nếu Fđt  Floxo làm phần ứng nam châm bị hút, tiếp điểm thường mở thì đóng
lại, tiếp điểm thường đóng thì mở ra.
Khi tín hiệu vào giảm làm Fđt < Floxo làm phần ứng nam châm nhả ra, tiếp điểm
thường mở sẽ mở ra, tiếp điểm thường đóng sẽ đóng lại.
Từ nguyên lý làm việc ta thấy rơ le điện từ có thể sử dụng như một rơ le cực đại hoặc
một rơ le cực tiểu.
X tv I U
Hệ số trở về: Ktv =  tv  tv
X td I td U td

Từ sơ đồ nguyên lý ta thấy Ftđ, Ftv, Flò xo đều là hàm của khe hở , Ktv phụ thuộc
vào độ chuyển dời  và phụ thuộc vào đặc tính của lò xo phản (Floxo )
Thực tế Ktv của rơle điện từ trong khoảng: Rơle cực đại: 0,8  0,85
Rơle cực tiểu: 1/0,8  1/0,85

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 90


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
* Các phương pháp chỉnh định
Đối với giá trị tác động :
- Thay đổi số vòng cuộn dây hoặc bằng cách thay đổi cách đấu dây.
- Thay đổi sức căng lò xo phản Flò xo
- Thay đổi độ lớn khe hở 
Giá trị trở về phụ thuộc vào đặc tính lò xo phản và độ dời của khe hở min
4.2.2 Rơle dòng điện và rơle điện áp
1. Rơle dòng điện
Gồm cả rơ le dòng điện cực đại và rơ le dòng điện cực tiểu
a. Cấu tạo (Hình 4.7).
Trên mạch từ (1) người ta quấn hai hoặc nhiều
cuộn dây là cuộn dòng điện(2), phần ứng là một lá
thép dẫn từ có độ từ cảm bão hoà thấp hình chữ nhật
Z (3) được gắn trên trục quay (4), trên trục quay gắn
cần (6) mang tiếp điểm động và lò xo phản (7)
b. Nguyên lý hoạt động
Xét trường hợp rơ le dòng điện cực đại :
Bình thường khi dòng trong cuộn dây nhỏ hơn
dòng chỉnh định, Fđt < Flò xo nên phần ứng ở trạng thái Hình 4.7

nhả, tiếp điểm thường kín vẫn đóng, thường mở vẫn


mở, rơ le không tác động.
Khi dòng trong cuộn dây (2) Icd  Ichỉnh định, Fđt  Flò xo , phần ứng (3) bị hút làm quay
trục, cần mang tiếp điểm động (5) quay theo làm tiếp điểm thường kín thì mở, còn tiếp điểm
thường mở (6) thì đóng lại, rơ le tác động.
Khi dòng trong cuộn dây giảm nhỏ tới Itv, Fđt < Flòxo , phần ứng bị nhả ra, tiếp điểm
thường mở được mở ra, tiếp điểm thường kín đóng lại, rơ le trở về trạng thái ban đầu.
Rơ le dòng có thể là loại một chiều hoặc xoay chiều. Khi là loại xoay chiều, lực
điện từ biến thiên, làm phần ứng rung, lực ép lên tiếp điểm không đều, người ta khắc
phục bằng cách sử dụng vòng ngắn mạch hoặc dùng bộ phận cản dịu trong cơ cấu.
c. Các phương pháp chỉnh định
Để chỉnh định giá trị tác động của rơ le
+ Điều chỉnh sức căng lò xo (4) nhờ kim (7).
+ Thay đổi cách đấu cuộn dây (hoặc số vòng dây

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 91


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
+ Điều chỉnh khe hở max giữa phần ứng và cực từ nhờ vít điều chỉnh.
Để điều chỉnh giá trị trở về của rơ le ta điều chỉnh khe hở min.
Ứng dụng của rơ le dòng cực đại được sử dụng trong bảo vệ quá tải, ngắn mạch,
điều khiển quá trình làm việc của động cơ điện. Người ta dùng rơ le dòng cực tiểu để
bảo vệ khi dòng giảm thấp dưới mức cho phép hoặc khi mất dòng điện.
2. Rơle điện áp
a. Cấu tạo
Giống rơ le dòng, chỉ khác là thay cuộn dây dòng
điện bằng cuộn dây điện áp. Khi cần mở rộng phạm vi làm
việc của điện áp, sử dụng điện trở phụ mắc nối tiếp với
cuộn dây.
Hình 4.8
b. Nguyên lý làm việc
Tuỳ theo nhiệm vụ bảo vệ, rơ le điện áp được chia làm hai loại: Rơ le điện áp
cực đại và rơ le điện áp cực tiểu
Rơ le điện áp cũng có loại một chiều và xoay chiều. Khi là rơ le điện áp xoay
chiều chiều để chống rung cho phần ứng người ta sử dụng bộ chỉnh lưu (Hình 4.8).
c. Các phương pháp chỉnh định
- Khi thay đổi cách đấu hai nửa cuộn dây từ nối tiếp sang song song thuận cạc tính thì
giá trị điện áp tác động giảm một nửa.
- Thay đổi sức căng lò xo phản Flò xo 9
- Thay đổi khe hở không khí  4 8
4.2.3 Một số rơle điện từ khác 1 7
1. Rơle tín hiệu
2
a. Chức năng
3 6
Dùng để phát tín hiệu báo hiệu tình trạng làm việc 5
của thiết bị, hệ thống hoặc là dạng sự cố (Hình 4.9).
b. Cấu tạo Hình 4.9

1. Mạch từ; 2. Cuộn dây; 3. Khớp giữ; 4. Nắp hút (phần ứng); 5. Cờ chỉ thị; 6. Cửa sổ
quan sát ;7. Tiếp điểm động; 8. Tiếp điểm tĩnh ; 9. Lò xo nhả.
c. Nguyên lý làm việc
Bình thường không có tín hiệu đặt vào cuộn dây cờ bị treo, qua cửa sổ quan sát
không thấy cờ. Khi có tín hiệu vào, phần ứng bị hút, cờ rơi xuống, qua cửa sổ quan sát

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 92


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
thấy cờ, rơ le tác động. Trên rơ le các tiếp điểm phụ để đóng cắt mạch điện phụ như
mạch điện chuông báo hiệu, còi – nhằm báo hiệu từ xa.
Rơ le tín hiệu sau khi tác động không tự trở về. Để rơ le trở về người vận hành
phải tác động lên nút phục hồi có trên rơ le nhằm gạt cờ về vị trí đầu.
d. Đặc điểm
- Rơ le tín hiệu có rơ le một chiều, xoay chiều với nhiều cấp điện áp khác nhau.
- Cuộn dây của rơ le có thể là cuộn dòng hoặc cuộn áp.
- Rơ le không có nút chỉnh định nên chỉ làm việc tin cậy trong phạm vi tín hiệu vào sai
lệch không dưới 20% tín hiệu định mức.
2. Rơle trung gian
a. Chức năng
Khuếch đại tín hiệu và phân chia tín hiệu trong mạch điều khiển
(Hình 4.10).
b. Cấu tạo
Gồm nhiều tiếp điểm kể cả thường mở - thường kín.
c. Đặc điểm
Hình 4.10
- Rơ le trung gian có nhiều cặp tiếp điểm, từ 4  8 cặp
- Tuỳ theo những yêu cầu về thời gian tác động mà cấu tạo của rơ le cũng có những
điểm khác nhau
- Nếu sử dụng nam châm điện xoay chiều thì bao giờ cũng có vòng ngắn mạch gắn trên
cực từ để chống rung.
- Nếu sử dụng nam châm điện một chiều :
+ Khi thời gian tác động bình thường, lõi thép dạng khối.
+ Để giảm thời gian tác động, người ta dùng lá thép kỹ thuật điện ghép lại.
+ Nếu cần tăng thời gian tác động, ngoài mạch từ sử dụng bằng thép khối, người
ta còn lắp thêm vòng ngắn mạch vào thân mạch từ.
- Các rơ le trung gian sử dụng trong mạch điều khiển thường đòi hỏi tần số tác động
lớn, trong quá trình làm việc dễ bị ảnh hưởng rung động, bụi bặm, vì vậy đòi hỏi kết
cấu của rơ le có chất lượng cao.
- Rơ le được gắn trên bản mạch nhờ các chân cắm hoặc ngàm.
3. Rơle lưỡi (công tắc điều khiển bằng từ)
4. Rơle so lệch dòng điện
5. Rơ le kiểm tra điện áp đồng bộ

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 93


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4.3 RƠ LE ĐIỆN TỪ PHÂN CỰC
1. Rơ le điện từ phân cực kiểu mạch từ mắc nối tiếp
Nam châm điện mắc nối tiếp nam châm vĩnh cửu (Hình 4.11).
a. Cấu tạo
1-NCVC ; 2- Lõi thép ; 3-Cuộn dây ; 4- Phần ứng.
b. Nguyên lý làm việc
Khi không có tín hiệu đặt vào cuộn dây, trong khe
hở  đã có ncvc, tác động lên phần ứng một lực hút FNC.
Nếu cuộn dây có tín hiệu (i, u) với cực tính giả sử
như hình vẽ thì lv sinh ra cùng chiều nc nên cộng tác
dụng với nhau thực hiện hút phần ứng, rơ le tác động.
Hình 4.11
Khi cuộn dây mất tín hiệu dưới tác dụng của từ
trường nam châm vĩnh cửu phần ứng được duy trì ở trạng thái đóng.
Để phần ứng được nhả ra ta đảo cực tính tín hiệu đặt vào cuộn dây (đảo chiều
dòng trong cuộn dây).
c. Thời gian tác động của rơ le
Rơ le điện từ phân cực có thời gian tác động nhỏ hơn, đồng thời độ nhạy của rơ
le cao hơn so với rơ le điện từ (Hình 4.12).
Đường 1 ứng với rơ le điện từ, thời gian tác động
tương ứng là t1
Đường 2 ứng với rơ le điện từ phân cực, thời gian tác
động tương ứng là t2
Mà t2 < t1 , rơ le điện từ phân cực tác động nhanh hơn
rơ le điện từ.
0 là độ lớn của từ thông nam châm vĩnh cửu ; 2 là độ Hình 4.12
lớn của từ thông do cuộn dây sinh ra. Rõ ràng 2 < tđ nên rơ le điện từ phân cực có độ
nhạy cao hơn rơ le điện từ.
Nhược điểm: do trong quá trình làm việc từ thông do cuộn dây làm việc cd có lúc
ngược chiều NC nên nó khử từ của NCVC làm ảnh hưởng xấu đến đặc tính làm việc
của rơ le, như làm tăng thời gian tác động , giảm độ nhạy.
2. Rơ le điện từ phân cực kiểu mạch từ song song.
a. Cấu tạo (Hình 4.13).
b. Nguyên lý hoạt động

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 94


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bình thường cuộn dây không có dòng, giả sử phần ứng nằm ở trên phải tương
ứng 1 > 2, điều đó dẫn đến 02 > 01. Lực hút của phần ứng sẽ giữ phần ứng cố định ở
bên phải.
Nếu cho dòng điện vào cuộn dây với cực tính như hình vẽ, từ thông làm việc
sinh ra chủ yếu khép mạch qua 1 và 2 và 2 nửa cuộn dây, một phần rất nhỏ khép
mạch qua nam châm vĩnh cửu và phần ứng, ta có thể bỏ qua.
Ở khe hở 1có : 1 = lv + 01  2 < 1
Ở khe hở 2 có: 2 = lv - 0 2
Lực hút điện từ sẽ hút phần ứng từ phải sang
trái, rơ le tác động.
Sau khi rơ le tác động, tín hiệu dòng điện
trong cuộn dây bị mất 2 > 1  02 < 01 . Phần ứng
lại được giữ ổn định ở vị trí bên trái, muốn phần ứng
di chuyển ngược lại ta cho tín hiệu có cực tính ngược
Hình 4.13
lại đặt vào cuộn dây của rơ le.
c. Thời gian tác động ttd
Do tác dụng của từ thông phân cực làm cho tốc độ dịch chuyển của phần ứng
tăng lên, ttd giảm xuống.
Nhận xét :Với kiểu mạch từ song song từ thông làm việc đi qua nam châm vĩnh cửu
rất nhỏ nên không làm ảnh hưởng đến từ trường nam châm vĩnh cửu. Vì thế đặc tính
làm việc của rơ le ổn định hơn, độ nhạy của rơ le cao hơn kiểu mạch từ nối tiếp.
3. Rơ le điện từ phân cực với mạch từ kiểu cầu :
a. Cấu tạo và sơ đồ thay thế
R R 
(Hình 4.14).
b. Nguyên lý hoạt động
Bình thường không có tín R R­ R
hiệu vào cuộn dây, phần ứng luôn
Fcd
được giữ ở vị trí cân bằng nhờ lò
xo, 1 = 2 nên không có từ R R
R R
thông khép mạch qua phần ứng. Rnc Fnc

Vì thế trên phần ứng không chịu


tác dụng của một lực nào cả -
Hình 4.14
Cầu ở trạng thái cân bằng.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 95


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Khi có tín hiệu đặt vào cuộn dây, từ trường cuộn dây sinh ra làm cầu mất cân bằng, tuỳ
thuộc vào chiều của dòng điện điều khiển trong cuộn dây rơ le mà phần ứng quay trái
hay quay phải. Khi phần ứng quay từ trường NCVC lật tức khép mạch qua phần ứng
làm tăng tốc độ dịch chuyển của phần ứng, đảm bảo cho sự tác động nhanh của rơ le.
Nhận xét : Với mạch từ kiểu cầu, từ trường của cuộn dây hoàn toàn không khép mạch
qua nam châm vĩnh cửu, so với hai mạch từ trên độ nhạy của mạch từ kiêủ cầu cao
hơn.
4. Các trạng thái của phần ứng rơ le điện từ phân cực
5. Ưu nhược điểm và ứng dụng
Nhờ tác dụng của từ thông phân cực do nam châm vĩnh cửu tạo nên mà chiều
chuyển động của phần ứng rơ le phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong cuộn dây.
(Rơ le chỉ phản ứng với tín hiệu một chiều)
Rơ le phân cực có độ nhạy cao so với rơ le điện từ, công suất tác động bé (10-2 -
10-3 W)
Kích thước nhỏ gọn, thời gian tác động bé (2-:-3).10-3 giây.
Tần số thao tác lớn.
Ứng dụng: Trong thông tin bưu điện tự động hoá, làm Rơ le điều khiển đặc biệt là
dùng trong mạch bảo vệ tác động nhanh.
6. Dạng khác của rơ le điện từ phân cực
4.4 RƠ LE TỪ ĐIỆN
1. Cấu tạo
1-Nam châm vĩnh cửu
2-Mạch từ ; 3- Khung dây
4-Tiếp điểm động ; 5-Tiếp
điểm tĩnh ; 6-Lò xo nhả
Theo kết cấu có hai loại
(Hình 4.15): Phần động chuyển
dịch quay (a) và phần động
chuyển dịch thẳng (b).
Hình 4.15
2. Nguyên lý hoạt động
Rơ le từ điện làm việc dựa trên nguyên tắc tác dụng tương hỗ giữa dòng điện
chảy qua cuộn dây động với từ trường của một nam châm vĩnh cửu, tạo ra lực làm dịch
chuyển phần động của rơ le
Xét với cơ cấu hình 4.16a :
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 96
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Khi rơ le làm việc, khung dây chịu tác động của các loại mô men sau
2.B.I.l.W.R
- Mô men quay xác định theo công thức : M d   k .I
9810
Với B : mật độ từ thông của khe hở không khí làm việc  (Wb/cm2) ; I : Dòng điện
trong khung dây; W : Số vòng dây ; l: chiều dài làm việc của khung dây ; R: Bán kính
của khung
Mô men quay tỷ lệ với dòng điện qua khung dây. Khi dòng điện đổi chiều, mô
men cũng đổi chiều, khung dây quay theo chiều ngược lại. Do vậy rơ le từ điện chỉ làm
việc với dòng điện một chiều
3. Đặc điểm và ứng dụng
Cuộn dây rơ le quấn trên khung nhôm mỏng, nhẹ, dẫn điện tốt nên có khả năng
chống dao động khá cao (nhờ có sự tương tác giữa từ trường NCVC với dòng điện cảm
ứng trên khung nhôm mà tạo nên mô men cản dịu)
Nam châm vĩnh cửu làm bằng thép từ tốt, độ từ dư và lực khử từ cao
Điện áp làm việc của mạch tiếp điểm nhỏ, 12V, dòng 0,1A đảm bảo không xuất
hiện hồ quang ở tiếp điểm ngay cả khi ngắt chậm
Có độ nhạy cao nhất trong các loại rơ le điện cơ, công suất nhỏ nhất cần thiết để
tác dụng từ 10-9 đến 10-8 W. Vì vậy được dùng nhiều trong các dụng cụ phức tạp làm
nhiệm vụ khuếch đại trung gian giữa các phần tử cảm biến cực nhạy (cảm biến nhiệt)
và những phần tử chấp hành
4.5 : RƠ LE ĐIỆN ĐỘNG
1. Cấu tạo
Có cấu tạo gần giống với rơ le từ điện,
chỉ khác là dùng một trong hai cuộn dây của rơ
le để kích từ thay cho nam châm vĩnh cửu.
Về kết cấu có hai loại không có lõi sắt (a)
và loại có lõi sắt (b) (Hình 4.16).
2. Nguyên lý làm việc
Rơ le điện động làm việc dựa trên Hình 4.16
nguyên lý tác dụng lực tương hỗ giữa hai dòng
điện chạy trong hai cuộn dây đặt gần nhau (cuôn dây này đặt trong từ trường của cuộn
dây kia)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 97


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Nếu cho dòng điện i1 và i2 vào cuộn dây 1 và cuộn dây 2, lực điện động do
chúng sinh ra sẽ tạo ra mô men làm quay cuộn dây phần động và đóng hệ thống tiếp
điểm, rơ le đã tác động
Đặc tính của rơ le điện động phụ thuộc nhiều vào kết cấu của chúng. Nếu mạch
từ không bão hoà, mô men quay tác động lên khung dây động là
M  2.r.Fd  C.r.l.W1 .I1 .W2 .I 2 . cos . cos 
Với: r : Bán kính khung quay
l : Chiều dài cạnh tác dụng của khung quay (cạnh lnằm trong khe hở làm việc )
W1, I1 : Số vòng và dòng điện của cuộn dây tĩnh
W2, I2 : Số vòng và dòng điện của cuộn dây động
 : Góc lệch pha giữa dòng I1 và dòng I2
 : góc giữa mặt phẳng cuộn dây và phương từ trường tại chỗ đặt cạnh tác dụng
của khung dây
C : hệ số tỷ lệ phụ thuộc vào hệ đơn vị đo
Đối với trường hợp rơ le làm việc với dòng điện một chiều, mô men được xác
định theo công thức : M  C.I1 .I 2 . cos 
3. Đặc điểm và ứng dụng
Rơ le điện động được chế tạo dùng cho cả điện xoay chiều và điện một chiều.
Chiều quay của phần động rơ le phụ thuộc vào chiều của dòng điện (đối với
điện một chiều) và góc lệch pha giữa hai dòng điện trong hai cuộn dây (đối với điện
xoay chiều)
Đối với điện xoay chiều, cuộn dây động có thể nối ngắn mạch. Dòng điện trong
phần động lúc này là dòng điện cảm ứng với dòng của một trong hai cuộn dây chính
của rơ le. Loại rơ le này làm việc theo hai nguyên lý cảm ứng và điện động nên gọi là
rơ le cảm ứng điện động.
Trong 2 dạng cơ cấu điện động trên, loại có lõi sắt có độ nhạy cao hơn ; tuy
nhiên loại không có lõi sắt lại sử dụng tốt trong các mạch tín hiệu cao tần , nhược điểm
của nó là mômen quay bé và dễ chịu ảnh hưởng của từ trường ngoài.
ứng dụng : Dùng làm rơ le điện áp hoặc dòng điện (khi đó dòng điện i1 và i2 có thể
được cấp từ một nguồn tín hiệu) ; rơ le công suất khi được cấp từ hai nguồn tín hiệu
(gồm một tín hiệu dòng điện và một tín hiệu điện áp) – nếu rơ le làm việc theo hàm số
cos thì ta có rơ le công suất tác dụng, nếu làm việc theo hàm số sin ta có rơ le công
suất phản kháng.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 98


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4.6. RƠ LE CẢM ỨNG
1. Đặc điểm chung
Cơ cấu cảm ứng làm việc dựa trên sự tác dụng tương hỗ giữa từ trường xoay
chiều với dòng điện cảm ứng trong phần động. Do đó cơ cấu này chỉ dùng trong mạch
xoay chiều.
Cơ cấu cảm ứng có hai dạng tuỳ theo đặc điểm phần động: Phần động hình đĩa
và phần động hình trụ rỗng. Thường làm phần động bằng
nhôm mỏng để giảm quán tính phần quay, tăng độ nhạy cho rơ
le.
Xét với phần động hình đĩa (Hình 4.17)
Khi cho hai dòng điện xoay chiều i1 và i2 đi qua hai
cuộn dây, từ thông tương ứng do chúng sinh ra 1, 2 đi xuyên
qua đĩa nhôm, cảm ứng trên đĩa nhôm các dòng điện xoáy.
Tương tác giữa từ thông này với dòng điện xoáy đi qua vùng
cực của nó do từ thông kia tạo nên sinh ra lực và tác dụng lên
đĩa nhôm.
Chẳng hạn xét với 2 dòng cảm ứng iv1 , iv2 như hình vẽ : tương
tác giữa 1 với iv2 tạo ra lực F12 ; tương tác giữa 2 với iv1 tạo Hình 1.17
ra lực F21 .. .
Như vậy : Fdia   Fij
i, jN

Lực tác dụng trung bình lên đĩa nhôm : FTB = K.1.2.sin = KI.I1.I2.sin
Vì lực tác động là lệnh tâm, mô men quay sinh ra :
Mq = Kmi.I1. I2 .sin = Km .1. 2 .sin
( là góc lệch pha giữa I1 và I2 hoặc giữa 1và 2 )
Nếu mô men quay lớn hơn mô men ma sát, đĩa nhôm quay, chiều quay của nó
được xác định từ phía từ thông sớm pha hơn đến phía từ thông chậm pha hơn.
Từ nguyên lí trên ta thấy: mô men quay của cơ cấu chỉ được tạo ra khi có được hai
thành phần từ thông lệch pha nhau kể cả không gian và thời gian đi qua đĩa nhôm.
Trong cơ cấu nam châm vĩnh cửu có tác dụng tạo ra mô men cản làm ổn định
chuyển động quay của đĩa.
Ứng dụng cơ cấu cảm ứng, người ta chế tạo ra các rơ le cảm ứng gồm rơ le dòng điện
cảm ứng, rơ le điện áp cảm ứng , rơ le định hướng công suất , rơ le tổng trở.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 99


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2. Rơ le dòng điện cảm ứng
8 16 15 5
l1 l2
2.1 Nguyên lý cấu tạo
4
Gồm hai phần (Hình 4.18): 13

đối 18
a. Phần điện từ trọng 14
12 3
17
Gồm phần mạch từ hình chữ C (1) ; Cuộn 6
10
dây (2) ; Phần mạch từ vuông góc nối với 7 2
phần ứng (4) – phần ứng có tâm quay và
11 19
phần bên tái tâm quay nặng hơn phần bên
1
phải; Khe hở  và vít điều chỉnh khe hở w
f1
(5). Chúng tạo thành một nam châm điện.
b. Phần cảm ứng
fÿnc f2ÿ
Mạch từ hình chữ C (1) ; Cuộn dây (2) ÿ ÿ:
được đưa ra nhiều đầu dây ; Vòng ngắn
mạch (3) ; Đĩa nhôm (6) gắn trên trục
quay (7) ; Giá động (8) được quay quanh Hình 4.18
hai gối đỡ (9).
Giá động (8) bị khống chế bởi lò xo phản (10) và vít chặn (11)
Trên trục quay (7) có gắn vít vô tận (2), vít này có liên hệ với quạt răng (13) ; Trên
quạt răng có gắn tay đòn (14) ; Nam châm vĩnh cửu (18).Liên hệ với tay đòn (14) là tay
đòn (15) và tiếp điểm (16).Thay đổi vị trí quạt răng là vít (17).Lá thép dẫn từ (19).Tiếp
điểm (20).
2.2 Nguyên lý làm việc
Dựa trên cơ cấu cảm ứng điện từ. Bình thường dòng đi qua cuộn dây nhỏ hơn
dòng đặt (I < Iđặt), mô men sinh ra làm cho đĩa nhôm quay, nếu dòng nhỏ bé, Mq bé,
vận tốc góc  nhỏ. Khi dòng điện tăng, vận tốc góc  tăng lên, nhưng quạt răng (9)
không ăn khớp với vít (8) nên đĩa quay tự do, rơle không tác động.
Khi dòng trong cuộn dây lớn hơn dòng đặt, lực gia tốc đĩa nhôm tăng, thắng
được sức căng lò xo (10), giá (8) di chuyển đến vị trí vít chặn (11), quạt răng (13) ăn
khớp vít vô tận (12). Do đĩa nhôm quay nên thực hiện truyền chuyển động, quạt răng
(13) được nâng dần lên. Gần cuối hành trình tay đòn (14) gạt vào tay đòn (15) làm
giảm khe hở  của phần ứng (4). Khi khe hở đủ nhỏ, lực hút điện từ của cuộn dây sẽ
hút phần ứng (4), tay đòn (15) gạt vào tiếp điểm (16), rơ le tác động.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 100


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Sau khi tác động, dòng điện trong cuộn dây mất đi, phần ứng mở ra, lò xo phản
(10) kéo khung động (8) trở về, tách ly quạt răng (13) với vít vô tận(12), quạt răng rơi
xuống, rơle trở về.
Nếu trong quá trình quạt răng (13) đang được nâng dần lên mà dòng trong cuộn
dây lại giảm đến giá trị trở về Itv, lực gia tốc đĩa nhôm bị giảm, lò xo phản (10) sẽ kéo
khung động (8) trở về, tách ly quạt răng (13) với vít vô tận(12), quạt răng cũng rơi
xuống, rơle trở về.
Khi dòng điện I lớn hơn nhiều lần I đặt, Fđt sinh ra đủ lớn để hút tức thì phần
ứng (4), rơ le tác động nhanh. Khi đó phần cảm ứng gần như không làm việc.
Từ nguyên lý làm việc trên có thể nhận thấy:
- Phần cảm ứng tác động có thời gian duy trì.
- Phần điện từ tác động không có thời gian duy trì (thời gian nhỏ).
3.3 Đặc tính bảo vệ rơle
Là quan hệ giữa ttđ(I/Iđ) có dạng như hình 4.19.
Vùng I là vùng bảo vệ của phần cảm ứng.

tt/đ 

Với : Là góc nâng của quạt răng.: tốc độ quay đĩa nhôm.
Góc nâng  tương ứng thời gian đặt tdặt Hình 1. 19

Vùng II là vùng bảo vệ của phần điện từ, ttđ  0.


2.4 Các phương pháp chỉnh định
- Đặt giá trị đặt (I đặt) bằng cách thay đổi đầu đấu dây của cuộn dây (2).
- Giá trị tác động (độ chính xác tác động) được chỉnh định bằng sức căng của lò
xo (10). Itđ = Iđặt  3%Iđặt
- Thời gian đặt (tđặt) được chỉnh định bằng cách thay đổi góc nâng  của quạt răng
bằng vít (5).
- Giá trị trở về của rơle được điều chỉnh bằng vít chặn (11) hoặc điều chỉnh khe
hở giữa lá thép (19) và cực từ của mạch từ (1).
- Bội số tác động nhanh K tương ứng với vùng II trên đồ thị được điều chỉnh bằng
cách thay đổi độ lớn khe hở  nhờ vít (5), (trên vít (5) người ta đã vạch sẵn các bội số
K = 2, 4, 6, 8).
2.5 Ứng dụng, ưu nhược điểm

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 101


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Tuy có kích thước cồng kềnh, cấu tạo phức tạp song rơ le có độ nhạy, độ chính
xác cao, chỉnh định dễ dàng.
Rơ le dòng cảm ứng được dùng trong bảo vệ quá tải và ngắn mạch với độ tin
cậy và chính xác cao.
3. Rơ le điện áp cảm ứng
4. Rơ le định hướng công suất
4.7. RƠ LE NHIỆT
1. Khái niệm chung
Rơ le nhiệt có đại lượng tác động đầu vào là nhiệt độ, đại lượng đầu ra là sự
thay đổi các thông số điện hay trạng thái đóng, mở tiếp điểm của rơ le
Về cấu tạo rơ le nhiệt gồm có bộ phận nhạy cảm với nhiệt độ (cảm biến) ở đầu
vào, bộ phận so sánh, hệ thống chấp hành (tiếp điểm) ở đầu ra và bộ phận điều chỉnh
các thông số làm việc của rơ le.
Các cảm biến nhiệt hay được dùng trong rơ le nhiệt
- Kiểu kim loại kép (bimetal, lưỡng kim) dựa trên tính chất dãn nở kích thước do nhiệt
độ của kim loại
- Dựa trên tính chất thể tích, áp suất chất khí, hay chất lỏng thay đổi khi nhiệt độ của
chúng thay đổi.
- Kiểu nhiệt ngẫu dựa trên tính chất xuất hiện môt sức điện động khi có sự chênh lệch
nhiệt độ ở hai đầu nhiệt ngẫu
- Kiểu điện trở nhiệt dựa trên tính chất điện trở của vật liệu thay đổi theo nhiệt độ
2. Rơ le nhiệt kiểu kim loại kép
a. Nguyên lý làm việc
Hai thanh bằng kim loại khác nhau, có kích thước
tiết diện ngang và chiều dài l0, có hệ số dãn nở dài do
nhiệt  khác nhau, giả sử 1 > 2 (Hình 4.20).
Nếu hai thanh cùng được đốt nóng từ nhiệt độ t1
lên t2, chiều dài hai thanh sẽ tăng lên là
l1 = l0 (1+ l.t)
l2 = l0 (1+ 2 .t)
Trong đó l0 : Chiều dài hai thanh ở nhiệt độ ban đầu t1
l1, l2 : Chiều dài hai thanh ở nhiệt độ t2
Hình 4.20
t : Độ tăng nhiệt : t = t2 - t1

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 102


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
do 1 > 2 nên l1 > l2. Nếu 2 thanh kim loại được hàn dính với nhau thì khi bị nung
nóng, thanh kim loại kép vừa dãn dài vừa bị cong về phía tấm kim loại có hệ số dãn nở
vì nhiệt bé hơn.
Khoảng vượt  của thanh kim loại kép phụ thuộc vào nhiệt độ. Nếu đặt vật cản
trong khoảng đó, đầu thanh kim loại sẽ tác động vào vật cản một lực, người ta sử dụng
lực đó để đóng – mở hệ thống tiếp điểm.
Các phương pháp đốt nóng thanh kim loại kép (hình
4.21)
(a) Đốt nóng trực tiếp: cho dòng điện trực tiếp qua
thanh kim loại kép. (Hình 4.21a)
(b) Đốt nóng gián tiếp(Hình 4.21b)
(c) Đốt nóng hỗn hợp: kết hợp cả đốt nóng trực tiếp và Hình 4.21
đốt nóng gián tiếp(Hình 4.21c) t
b. Đặc tính bảo vệ, ứng dụng
Đặc tính bảo vệ : Quan hệ giữa thời gian tác động ttđ và dòng
điện I (Hình 4.22).
- Khi I < Iđm, rơ le không tác động
- Khi I > Iđm , rơ le tác động
 Ki = I/I®m
Thời gian tác động giảm khi dòng điện tăng, do nhiệt
lượng sinh ra lớn làm cho thanh kim loại kép cong ngày càng Hình 4.22
nhanh, thời gian tác động giảm.
Tuy nhiên ở những dòng điện lớn I >> Iđm, vẫn cần có một thời gian cần thiết để
đốt nóng thanh kim loại, thời gian tác động của rơ le không thể giảm đến 0 được mà
vẫn tồn tại ở một giá trị nào đó. Vì thế rơ le nhiệt không dùng cho bảo vệ ngắn mạch
được.
Độ chính xác tác động thay đổi phụ thuộc vào sự biến đổi nhiệt độ của môi trường.
Ứng dụng: Dùng để bảo vệ quá tải, quá nhiệt và ổn định nhiệt cho thiết bị.
c. Các phương pháp bù nhiệt trong rơ le nhiệt
3. Rơ le nhiệt kiểu nhiệt điện trở
a. Nhiệt điện trở tuyến tính: loại này bằng dây kim loại có hệ số nhiệt độ điện trở suất
cao để có được điện trở thay đổi nhiều theo nhiệt độ. Người ta thường sử dụng chúng
trong rơ le ở dạng mạch cầu điện trở nhằm nâng cao độ nhạy và độ chính xác của rơ le,
các điện trở nhánh khác của cầu bằng vật liệu có điện trở không phụ thuộc vào nhiệt
độ.
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 103
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Sơ đồ nguyên lí : Hình 4.23
Bình thường ở nhiệt độ làm việc người ta chỉnh cho cầu cân bằng R1/Rn = R2/R3 , khi
nhiệt độ thay đổi cầu mất cân bằng làm xuất hiện Ura. Khi nhiệt độ sai khác quá giá trị
đặt thì rơ le tác động.
Rơ le có dải nhiệt độ làm việc
thường không cao, dưới 3000C.
b. Nhiệt điện trở phi tuyến :
(nhiệt điện trở bán dẫn)
4. Rơ le nhiệt kiểu thuỷ ngân
5. Rơ le nhiệt kiểu nhiệt ngẫu Hình 4.23
6. Rơ le nhiệt kiểu khí nén
4.8. CÁC LOẠI RƠ LE KHÁC
1. Rơ le tốc độ
2. Rơ le tần số
3. Rơ le tổng trở
4.9 RƠ LE THỜI GIAN
1. Khái niệm chung
Rơ le thời gian là những phần tử có chức năng duy trì thời gian đóng chậm hoặc nhả
chậm của hệ thống tiếp điểm
– Phần tử trễ khi tác động (TĐ)
– Phần tử trễ khi trở về (TV)
Các bộ phận chính của rơ le thời gian :
– Bộ phận khởi tạo (định thời điểm 0)
– Khối tạo thời gian trễ
– Khối so sánh
– Khối chấp hành
- Bộ phận chỉnh định - hiển thị
Các phương pháp tạo thời gian trễ: Điện từ; Ma sát; Hộp số; Khí nén; Thuỷ lực;
Điện tử; Kĩ thuật số
Những yêu cầu đối với rơ le thời gian là đảm bảo thời gian duy trì chính xác, ổn định,
tin cậy, không phụ thuộc vào sự biến thiên của dòng điện, điện áp và các yếu tố như
nhiệt độ, rung động .. .công suất tiêu thụ nhỏ , sử dụng dẽ dàng.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 104


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2. Một số rơ le thời gian
a. Rơ le thời gian điện từ
Cấu tạo: Hình 4.24
1. Thân mạch từ; 2. Lõi mạch từ; 3. Vòng
ngắn mạch; 4. Cuộn dây; 5. Đệm phi từ tính;
6. Lò xo phản ; 7. Lò xo tách nắp; 8. Phần
ứng; 9. Tiếp điểm
- Quan hệ (t) khi đóng hoặc ngắt điện cuộn
Hình 4.24
dây nam châm (hình 4.25)
- Các phương pháp chỉnh định: Thay
đổi sức căng lò xo phản, lò xo tách nắp
hoặc thay đổi bề dầy của miếng đệm
phi từ tính.
Thông thường ở rơ le thời gian điện từ
người ta thường duy trì thời gian nhả
chậm của rơ le, thời gian này thường
nhỏ hơn 1s. Hình 4.25 : Đường 1 : khi chưa có vòng ngắn mạch
Đường 2 : khi có vòng ngắn mạch
Để giảm ảnh hượng của sai số do
điện áp, mạch từ của rơ le được
thiết kế làm việc ở trạng thái bão
hoà trong phạm vị rộng biến đổi của
điện áp.
Để mở rộng thời gian trễ của rơ le
người ta sử dụng các mạch bù thời
gian sau:
Hình 4.26a : Khi K mở năng lượng Hình 4. 26
từ trường của cuộn dây rơ le sẽ tạo
nên dòng điện khép mạch qua điện trở - đi ốt duy trì dòng qua cuộn dây thêm một khoảng
thời gian nữa.
Hình 4.26b : Khi K mở năng lượng tích luỹ trong tụ C sẽ phóng qua cuộn dây và duy
trì dòng điện qua cuộn dây thêm một khoảng thời gian nữa.
b. Rơ le thời gian kiểu thuỷ lực
c. Rơ le thời gian kiểu đồng hồ
d. Rơ le thời gian kiểu động cơ

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 105


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
e. Rơ le thời gian bán dẫn ứng dụng mạch vòng R – C
Nguyên lí cấu tạo
(Hình 4.27)
Bình thường khoá k
kín do điện trở rf <<
rn nên điện áp trên tụ
C (uc) gần như bằng
0 do đó uch > uc nên
đi ốt Đ khoá , RL Hình 4.27

không làm việc , không có tín hiệu ra .


Khi có tín hiệu làm mở khoá k Tụ C bắt đầu được nạp từ nguồn qua điện trở rn , điện áp
trên tụ tăng theo quy luật : U c  E n .1  e t / T 
Trong đó : t là thời gian tính từ lúc khoá k chuyển mạch;
T = rn.C là hằng số thời gian của mạch
Sau thời gian đặt (Tđ ) điện áp trên tụ trở nên dương hơn điện áp chuẩn uch (một lượng
u = ung+ utđ) điốt Đ mở và RL tác động làm xuất hiện tín hiệu ra .
Điều chỉnh thời gian tác động thường thực hiện bằng cách :
Thay đổi điện trở r1 , hoặc hằng số thời gian T =rn.C (thường là điều chỉnh rn ).
Sau khi rơ le tác động khoá k đóng lại tụ C phóng điện rất nhanh qua điện trở rf tới điện
áp gần bằng 0, RL trở về trạng thái ban đầu .
g. Rơ le thời gian ứng dụng phần tử số
• Các khối chức năng : Hình 4.28
Khối tạo dao động và xử lí tần số : Tạo ra các xung có tần số ổn định , tần số dao
động có thể đến vào trăm khz và thông qua các mạch chia tần tạo ra dãy xung đồng hồ
với một chu kì nào có thể lựa chọn . Trong trường hợp đơn giản có thể lây tần số nguồn
điện lưới 50 hz (T = 0,01s)
Bộ đếm : đếm số xung xuất hiện từ thời điểm khởi động (t=0), tín hiệu đầu ra của
bộ đếm có thể là dạng số hoặc qua chuyển đổi D/A để có tín hiệu ra tương tự dạng răng
cưa.
Khối so sánh : So sánh tín hiệu đếm được với giá trị đặt (dạng số hoặc tương tự)
- Tđặt . Tuỳ theo tín hiệu ra của bộ đếm là số hay tương tự mà khối so sánh tương ứng là
số hay tương tự (so sánh ngưỡng).

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 106


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Bộ dao T
Bộ
1011
So Chấp
động và đếm sánh hành
xử lí tần Urc
Y
số

Ung
Chọn tần 1101

Nguồn Chỉnh định Hiển thị


AC/DC
Hình 4.28
Khối chấp hành đầu ra thường là loại có tiếp điểm (rơ le điện từ), thường có 2
cặp tiếp điểm (1 thường kín, 1 thường mở).
Khối nguồn cung cấp: có thể là loại một chiều hoặc xoay chiều điện áp 24V ,
110V, 220V.
Bộ phận chỉnh định: Tuỳ theo bộ phận so sánh là tương tự hay số mà việc chỉnh
định thời gian có khác nhau, thông thường trên rơ le có bố trí các bộ chuyển mạch,
chiết áp (trong rơ le kĩ thuật tương tự), nút ấn, núm xoay từng bước (trong rơ le kĩ thuật
số) .
Bộ phận hiển thị thường là LED 7 thanh hoặc màn tinh thể lỏng LCD kết hợp
với các đèn tín hiệu LED. Nó cho người sử dụng biết được thông số chỉnh định, trạng
thái làm việc hiện thời của rơ le.
4.10 RƠ LE TĨNH
1. Khái quát
Rơ le tĩnh thường dùng để chỉ các loại rơ le bán dẫn tương tự (có thể kết hợp
với một vài loại linh kiện kĩ thuật số đơn giản: mạch Và-Hoặc-Không). Các rơ le bán
dẫn có kết cấu nhỏ gọn hơn, làm việc tĩnh tại, công suất tiêu thụ bé, độ nhạy cao, tần số
đóng cắt lớn.
Ở các rơ le bán dẫn không có sự chuyển hoá điện năng thành cơ trong các sơ
đồ đo lường và so sánh.
Phần tử chấp hành của đại bộ phận các rơ le bán dẫn đều là loại có tiếp điểm
Loại rơ le không tiếp điểm chỉ là một nhóm nhỏ các rơ le tĩnh trong đó phần tử đầu ra
là những linh kiện bán dẫn như tranzito, tiristor.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 107


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Các rơ le tĩnh có độ nhạy rất cao có thể phản ứng với các tín hiêụ cỡ mA, mV nên
các tín hiệu sau biến dòng cỡ 5A và sau biến điện áp cỡ 100V phải được xử lí trước khi đưa
vào có cấu thu của rơ le tĩnh. (Hình 4.29)
Chỉnh định các tham số đặt thường được thực hiện bằng các công tắc chuyển
mạch và chiết áp vi chỉnh.

Hình 4.29
Bộ phận xử lí trung gian: Cũng là các biến dòng điện, biến điện áp hoặc tranreactơ.
Các phần tử này cũng có tác dụng ngăn cách về điện ở mạch đầu vào với các phần tử
bên trong rơ le.
Các bộ lọc tín hiệu tương tự: có chức năng loại trừ ảnh hưởng của các thành phần
không chu kì, thành phần tần số thấp, tần số cao trong các đại lượng điện đầu vào nhằm
đảm bảo sự làm việc chính xác của bộ phận đo lường trong rơ le bảo vệ..
2. Một số sơ đồ so sánh sử dụng Tranzito và KĐTT
1 . Sơ đồ so sánh sử dụng tranzitor
Ví dụ 1 : Xét một sơ đồ đơn giản sau :
Bình thường khi uv < U0 thì tranzito khoá khi mà uv >
U0 thì tranzito mở . Giá trị uv có thể tỉ lệ với tín hiêu
dòng hoặc áp cần bảo vệ . Hình 4.30
Để điều chỉnh giá trị tác động có thể thay đổi vị trí của
chiết áp R hoặc giá trị của nguồn U0.
2 . Sơ đồ so sánh dùng bộ khuyếch đại thuật toán
Hình 4.30
3. Rơ le bảo vệ có sử dụng các phần tử bán dẫn và
khuyếch đại thuật toán
4. Rơ le quang điện

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 108


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
4.11 RƠ LE KĨ THUẬT SỐ
1. Giới thiệu về rơle kỹ thuật số
Rơ le số là thành quả của tiến bộ khoa học kĩ thuật tổng hợp của các nghành
công nghệ vật liệu, kĩ thuật điện, điện tử, toán điều khiển và tin học .. .Tên gọi của các
rơ le số cũng được phân loại theo chức năng bảo vệ chính , vì ở rơ le số thường chứa
đựng nhiều chức năng bảo vệ mà một đối tượng cần phải có. Rơ le số mang tính tổng
hợp, hợp bộ.
2. Khái quát về cấu tạo của rơle kỹ thuật số
Ưu điểm của các rơ le số :
- Có độ tin cậy cao, tác động chính xác, công suất tiêu thụ nhỏ, độ nhạy cao, điều chỉnh
dễ dàng, độ linh hoạt cao, công suất tác động nhỏ .
- Rơ le có khả năng ghi nhớ, lưu trữ số liệu về tình trạng hoạt động và sự cố của đối
tượng mà nó bảo vệ .
- Rơle số có khả năng kết nối với các thiết bị ngoại vi như máy tính, máy in, giúp cho
quá trình vận hành, thao tác được tiện lợi và linh hoạt hơn.
- Rơ le số có khả năng nói mạng phục vụ cho điều khiển , giám sát từ xa .
- Kích thước, trọng lượng và không gian lắp đặt nhỏ.
Nhược điểm :
- Yêu cầu người vận hành, sửa chữa có trình độ cao.
- Giá thành đầu tư cao, đòi hỏi phải có thiết bị bảo vệ dự phòng cao hơn.
- Phụ thuộc nhiều vào hãng sản xuất rơ le khi cần nâng cấp và sửa chữa thiết bị.
- Dễ chịu ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ, độ ẩm ..

Hình 4.31

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 109


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Sơ đồ khối cấu tạo của rơ le số (Hình 4.31) và nguyên lí làm việc cơ bản:
2.1 Các tín hiệu vào
Các tín hiệu vào từ đối tượng bảo vệ và liên động: Bao gồm các tín hiệu tương
tự như dòng điện, điện áp từ đối tượng bảo vệ, số lượng các tín hiệu này tuỳ thuộc vào
ứng dụng của rơ le.
Các tín hiệu trạng thái lấy từ các phần tử liên động, phối hợp bảo vệ, chúng có 2
mức giá trị là 0 và 1. Các tín hiệu này cũng được cách li và biến đổi thành mức tín hiệu
phù hợp với đầu vào của vi xử lí.
Ngoài các tín hiệu vào trên còn có các tín hiệu điều khiển của người sử dụng
thông qua bàn phím hoặc từ xa thông qua nối mạng.
2.2 Các tín hiệu ra
Gồm các tín hiệu điều khiển – bảo vệ, các tín hiệu cảnh báo, các tín hiệu hiển thị
và các tín hiệu ghi chụp sự cố.
Nhóm các tín hiệu điều khiển – bảo vệ và các tín hiệu cảnh báo được lấy từ khối
rơ le đầu ra, khối này thường bao gồm cả các phần tử đóng cắt không tiếp điểm và có
tiếp điểm. Các tín hiệu ra được đưa vào điều khiển đóng cắt máy cắt, báo hiệu từ xa,
một số tín hiệu được báo hiệu trực tiếp thông qua các đèn LED gắn trên rơ le.
Nhóm các tín hiệu hiển thị: được hiển thị trên màn hình tinh thể lỏng có trên
rơle, loại tín hiệu được hiển thị này do người vận hành lựa chọn .
Nhóm các tín hiệu trạng thái ghi chụp sự cố: đây là những tín hiệu của quá trình
vận hành và diễn biến sự cố được lưu giữ lại trong các bộ nhớ của rơ le, người sử dụng có
thể hiển thị các tham số này trên màn hình của rơ le thông qua các lựa chọn trên bàn phím
hoặc màn hình của máy tính kết nối hoặc truy xuất từ xa thông qua kết nối mạng
2.3 Khối vi xử lí
Đây là phần tử trung tâm của rơ le số, nó hoạt động theo một chương trình được
cài đặt sẵn, nó tiếp nhận các thông tin đầu vào ở dạng số, thực hiện các phép toán lozic,
so sánh kết quả hoặc tín hiệu vào với tín hiệu cài đặt. Khi tín hiệu đạt đến hoặc vượt
quá ngưỡng đã định nó sẽ phát tín hiệu đến bộ phận chấp hành là các rơ le đầu ra , hiển
thị nội dung lên màn hình, báo hiệu thông qua các LED gắn trên rơ le. Kết quả tính
toán cũng được ghi lại vào bộ nhớ của rơ le .
Thời gian tác động của rơ le phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tính toán của bộ vi
xử lí này. Để nâng cao tốc độ tính toán và phối hợp nhiều chức năng bảo vệ trong rơ le
số có thể có hơn một bộ vi xử lí.
2.4 Giao diện người sử dụng

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 110


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Đây cũng là một đặc trưng khá nổi bật của rơ le kĩ thuật số, qua đó người sử dụng rơ le
và đối tượng bảo vệ có thể trao đổi thông tin, hiển thị thông số, cài đặt lại .. Thông
thường trên mỗi rơ le đều có một màn hình tinh thể lỏng, một tổ hợp các phím chức
năng, các LED báo hiệu và một vài cổng song song hoặc nối tiếp để thực hiện kết nối
với các thiết bị ngoại vi hoặc nối mạng.
Người sử dụng có thể thực hiện điều chỉnh tham số, nội dung chương trình làm
việc của rơ le thông qua tổ hợp phím và màn hình tinh thể lỏng của rơ le hoặc có thể thực
hiện thông qua phần mềm chuyên dụng được cài đặt trên máy tính kết nối với rơ le .
Việc truy nhập vào rơ le thường theo menu hình cây hoặc theo nguyên tắc địa
chỉ, theo đó các chức năng của rơ le được truy cập lần lượt từ ngoài vào trong theo trật
tự hình cây hoặc trực tiếp theo địa chỉ của các chức năng.
2.5 Khối nguồn cung cấp của rơ le
Để đảm bảo cho sự hoạt động của rơ le , rơ le được trang bị một bộ nguồn cung
cấp từ điện lưới hoặc từ nguồn một chiều. Điện áp đầu ra của khối là một chiều và
thường có nhiều cấp điện áp khác nhau tương thích với điện áp làm việc của các vi
mạch số, các bộ khuyếch đại và cấp điện áp làm việc cho các rơ le đầu ra, chẳng hạn
các cấp điện áp 5V , 12V , +24V.
2.6 Phần mềm của rơ le số
Phần mềm của rơ le số gồm 2 nhóm lớn, phần mềm hệ thống và phần mềm ứng
dụng. Phần mềm hệ thống chi phối sự hoạt động qua lại của các bộ phận phần cứng,
tạo môi trường cho các ứng dụng khác có thể phát triển và hoạt động có hiệu quả. Phần
mền hệ thống bao gồm các chức năng khởi động, kiểm tra, báo lỗi, vào – ra thông tin
và các chức năng xử lí đa nhiệm khác. Phần mềm ứng dụng được cài đặt trong rơ le số
tuỳ thuộc vào chức năng bảo vệ của rơ le, các chương trình này thực hiện xử lí các
thông tin đầu vào, so sánh kết quả với giá trị đặt, ra quyết định thao tác các phần tử
chấp hành đầu ra hoặc lưu trữ lại thông tin .. .
2.7 Đo lường và bản ghi sự kiện
Đo lường là một trong những nhiệm vụ của bộ phận xử lí thông tin tương tự, bộ
phận này cập nhất thông tin về đối tượng theo một chu kì lấy mẫu nào đó, kết quả đo
lường và tính toán nhận được trước hết nhằm phát hiện sự cố và được lưu giữ trong bộ
nhơ RAM. Giá trị đo lường được lựa chọn để hiển thị lên màn hình lấy với chu kì chậm
hơn (cỡ khoảng 1s). Những giá trị đo lường có thể là dòng điện, điện áp ba pha, góc
lệch pha, công suất .. theo giá trị tức thời hoặc hiệu dụng. Các thông số này liên tục
được đổi mới bằng cách xoá giá trị cũ và nạp giá trị mới nhất vào.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 111


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Bản ghi sự kiện được lưu giữ trong bộ nhớ của rơ le và có nguồn nuôi riêng, nó
cho phép lưu giữ thông tin ngay cả khi rơ le bị mất nguồn cung cấp
3. Giao tiếp với một số rơle số
Khái quát chung hình thức giao tiếp với rơ le số: Mặt trước của các rơ le thường
có một bàn phím màng mỏng, có các phím chữ, phím số và các phím chức năng. Một
màn hình tinh thể lỏng LCD có thể là dạng văn bản hoặc đồ hoạ, các đèn tín hiệu LED.
Bàn phím này có liên kết với màn hình tinh thể lỏng cho phép ta giao tiếp với rơ le. Tất
cả các số liệu làm việc như là các giá trị đặt, các dữ liệu gốc .. được đưa vào trong rơ le
từ bàn phím này. Cũng từ bàn phím này các thông số cài đặt, các dữ liệu đã ghi nhớ có
thể được gọi ra theo địa chỉ hướng dẫn trong tài liệu mà nhà chế tạo cung cấp hoặc truy
cập tuần tự theo menu hình cây từ ngoài vào trong. Sự giao tiếp với rơ le có thể được
thực hiện linh hoạt hơn qua một máy tính với phần mềm chuyên dụng kết nối với rơ le.
Trong quá trình vận hành các giá trị đo lường, các thông tin sự cố có thể được
truyền đi thông qua mạng kết nối đến trung tâm điều khiển, giám sát và điều độ (khi có
yêu cầu sử dụng nối mạng).
CHƯƠNG 5: KHÍ CỤ ĐIỆN ĐÓNG CẮT VÀ BẢO VỆ HẠ ÁP
5.1 CÁC KHÍ CỤ ĐIỀU KHIỂN
Là những khí cụ dùng để đóng cắt chuyển đổi mạch điện trong mạch điều khiển
(mạch điện công suất nhỏ) được thực hiện bằng tay, có nhiều loại, nhiều kiểu, số lượng
tiếp điểm cũng rất khác nhau.
1. Nút ấn
1.1 Khái niệm
Nút ấn (nút điều khiển) là khí cụ điện dùng để đóng, ngắt từ xa các thiết bị điện
từ khác nhau, chuyển đổi các mạch điều khiển.
Có hai dạng

(a). Nút ấn thường mở. (b). Nút ấn thường kín. (c). Nút ấn kép.

Hình 5.1: Các dạng nút ấn.


1.2 Nguyên lý làm việc

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 112


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Khi ấn lên núm (1), thông qua trục (7) mở tiếp điểm
thường đóng (3) và đóng tiếp điểm thường mở (5).
Khi thôi không ấn nữa thì phần động (gồm núm điều
khiển, trụ và tiếp điểm động) trở lại trạng thái ban đầu dưới tác
động của lò xo nhả (2). Tất cả các chi tiết được lắp trên bảng đấu
dây (6).
1.3 Phân loại
- Theo hình dạng, ta chia làm 4 loại: Loại hở, loại bảo vệ, loại
Hình 5.2: Cấu tạo nút ấn.
bảo vệ chống nước và chống bụi và loại bảo vệ chống nổ.
- Theo yêu cầu điều khiển, ta chia làm 3 loại: Loại 1 nút, loại 2 nút, loại 3 nút.
- Theo kết cấu bên trong, ta chia làm 2 loại Loại có đèn báo và loại không có đèn báo.
- Khả năng ngắt:Đối với dòng một chiều: điện áp cho phép đến 80  100 V.
Đối với dòng xoay chiều: điện áp cho phép đến 500 V.
- Tuổi thọ về điện: 2.105 lần ngắt.
- Tuổi thọ về cơ: 106 lần ngắt.
- Màu của nút ấn thường là đỏ, xanh, đen hoặc không màu.
2. Các công tắc xoay
Có nhiều loại, nhiều kiểu với số lượng tiếp điểm có thể từ
hai đến n tiếp điểm, có nhiều vị trí đóng cắt.
2.1 Chức năng
Dùng để đóng, cắt, đổi nối không thường xuyên mạch điện
có công suất không lớn (dòng điện đến 400A, điện áp một chiều
220 V, điện áp xoay chiều 380 V).
2.2 Nguyên lý làm việc
Hình 5.3 : Công tắc 3 pha Hình 5.3: Cấu tạo
công tắc 3 pha
Khi xoay núm (4), nhờ hệ thống lò xo nằm trong (5) xoắn lại
làm xoay trục (7). Các tiếp điểm động (2) gắn trên trục (7) sẽ chém vào các tiếp điểm
tĩnh (1). Lực ép tiếp điểm ở đâynhờ lực đàn hồi của má tiếp điểm động. Mỗi pha được
ngăn cách với nhau nhờ tấm cách điện (6). Các tấm cách điện (3) được làm bằng vật
liệu cách điện, làm các tiếp điểm chuyển động dễ dàng.
Ưu điểm: Tốc độ đóng cắt nhanh, kích thước nhỏ gọn, hồ quang cháy trong môi
trường kín.
Nhược điểm: Hệ thống tiếp điểm và cơ cấu truyền động chóng bị mòn, tuổi thọ
đến 2.104 lần đóng ngắt.
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 113
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
3. Công tắc hành trình
3.1 Chức năng
Dùng để đóng, cắt, chuyển đổi mạch điều khiển trong truyền động điện tự động
theo tín hiệu hành trình.
Có nhiều dạng: Kiểu nút ấn ; Kiểu tay đòn ; Kiểu tế vi ; Kiểu quay
Tuỳ theo vị trí lắp đặt và công dụng mà công tắc có tên là công tắc hành trình
hay công tắc cực hạn. Công tắc hành trình dùng để hạn chế (khống chế) phạm vi dịch
chuyển của hành trình. Công tắc cực hạn để khống chế giới hạn lớn nhất cho phép
phạm vi dịch chuyển của hành trình.
4. Các bộ điều khiển
4.1 Khái niệm
Bộ điều khiển là những khí cụ điện điều khiển bằng tay, dùng để thực hiện
những chuyển đổi phức tạp khác nhau trong các mạch điều khiển.
Có hệ thống tiếp điểm bé, nhẹ, nhỏ hơn bộ khống chế.
Cơ cấu chuyển đổi tiếp điểm là bộ phận chủ yếu, gồm nhiều tiếp điểm tĩnh và
tiếp điểm động.
2.2 Phân loại
Theo kết cấu, bộ điều khiển được chia thành:
+ Bộ điều khiển kiểu phẳng.
+ Bộ điều khiển kiểu trống.
+ Bộ điều khiển kiểu cam điều chỉnh được và
không điều chỉnh được.
Cấu tạo bộ điều khiển kiểu cam điều chỉnh được. Hình 5.4
1.Trục quay ; 2-7. Vấu gạt ; 3. Đĩa cách điện ; 4-5-6 Tiếp
điểm ; 8. Tay đòn ; 9. Con lăn ; 12. Chốt hãm
Vấu 2-7 có thể thay đổi vị trí trên đĩa 3
5.2 CÁC BỘ KHỐNG CHẾ Hình 5.4
Các bộ khống chế là khí cụ điện dùng để đóng cắt,
chuyển đổi mạch điện bằng tay gạt hay vô lăng quay, điều khiển trực tiếp hay gián tiếp
từ xa việc khởi động, điều chỉnh tốc độ, đảo chiều quay, hãm điện các máy điện và
thiết bị điện.
Tuỳ theo cấu tạo bộ khống chế có thể chia thành:
1. Bộ khống chế phẳng
2. Bộ khống chế hình trống
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 114
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Cấu tạo: Trên một trục quay được bọc cách điện người ta gắn các vành tiếp
điểm động bằng đồng có độ dài cung khác nhau và bố trí lệch nhau những góc xác
định, chúng được nối điện với nhau theo một sơ đồ nhất định. Tì lên mỗi vành tiếp
điểm động là tiếp điểm tĩnh , chúng được nối với mạch điện bên ngoài .
Hình 5.5: 1- Trục quay cách điện- 2. Vành
tiếp điểm động ; 3- Tiếp điểm tĩnh ; 4- Giá cách điện
Khi quay trục, các vành tiếp điểm động có thể
tiếp xúc hoặc rời khỏi tiếp điểm tĩnh vì thế thực hiện
chuyển đổi đối với mạch điện bên ngoài.
So với bộ khống chế hình phẳng bộ khống
chế hình trống đảm bảo đóng và ngắt mạch chắc
chắn hơn, do đó thường được dùng cho các bộ
truyền động yêu cầu đóng ngắt các dòng điện lớn, có
tần số thao tác lớn.
Nhược điểm : các tiếp điểm chóng bị mài mòn do ma sát và hồ quang, thao tác
chuyển mạch nặng nề .
Trong bộ khống chế, để tăng nhanh tốc độ chuyển mạch người ta sử dụng hệ
thống trợ lực bằng lò xo. Các tiếp điểm của bộ khống chế có thể cho phép thay thế
nhanh chóng những tiếp điểm bị mòn cháy.
3. Bộ khống chế hình cam
5.3 CÔNG TẮC TƠ
1. Khái niệm chung
1.1 Khái niệm
Công tắc tơ là một khí cụ điện dùng để đóng cắt và chuyển đổi mạch điện
thường xuyên trong chế độ làm việc định mức, được điều khiển bằng điện từ xa, bằng
tay hay tự động.
1.2 Phân loại
- Theo nguyên lý truyền động : + Công tắc tơ kiểu điện từ
+ Công tắc tơ kiểu khí nén.
+ Công tắc tơ kiểu ép thuỷ lực.
- Theo dạng dòng điện : + Công tắc tơ điện một chiều.
+ Công tắc tơ điện xoay chiều.
- Theo kết cấu : + Công tắc tơ dùng ở nơi hạn chế chiều cao.
+ Công tắc tơ dùng ở nơi hạn chế chiều rộng.
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 115
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
1.3 Các tham số cơ bản
- Điện áp định mức Uđm
- Dòng điện định mức Iđm
- Điện áp định mức cuộn dây nam châm (đối với công tắc tơ điện từ) Ucd đm: điện áp
định mức đặt vào cuộn dây đảm bảo khi U  85% Ucd đm phải đủ sức hút, khi U  110%
Ucd đm cuộn dây không nóng quá trị số cho phép.
- Số cực: số cặp tiếp điểm chính.
- Số cặp tiếp điểm phụ thường đóng và thường mở.
- Khả năng đóng, khả năng cắt là giá trị dòng điện đi qua tiếp điểm chính khi đóng Idg
hoặc cắt Ic. Idg = (4  7). Iđm , Ic = 10. Iđm.
- Tần số đóng cắt fđc : số lần đóng cắt cho phép trên một đơn vị thời gian. Tần số đóng
cắt có các cấp 30, 100, 120, 150, 300, 600, 1200, 1500 lần/h.
- Tuổi thọ của công tắc tơ : + Tuổi thọ cơ khí là số lần đóng cắt không tải cho đến khi
công tắc tơ hỏng, khoảng 2.107 lần.
+ Tuổi thọ điện là số lần đóng cắt tiếp điểm có tải định mức, khoảng 2.106 lần.
- Tham số về ổn định điện động và ổn định nhiệt.
1.4 Cấu tạo
Hệ thống tiếp điểm gồm : các tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ. Các tiếp điểm
chính dùng để đóng cắt cho mạch động lực, mạch tải . Các tiếp điểm phụ dùng để đóng
cắt cho mạch điều khiển.
Hệ thống dập hồ quang: thường sử dụng kiểu mạng dập, hộp dập hồ quang có
khe hở hẹp, Với công tắc tơ dòng điện lớn thường kết hợp thêm biện pháp thổi từ nhờ
một cuộn dây đấu nối tiếp với tiếp điểm.
Hệ thống truyền động của tiếp điểm có thể dùng nam châm điện, khí nén hoặc
thuỷ lực (phổ biến là loại dùng nam châm điện).
2. Công tắc tơ điện một chiều
2.1 Hệ thống tiếp điểm
- Tiếp điểm chính : Thường dạng ngón, có 1 đến 2 cực.
- Tiếp điểm phụ: thường có 2 đến 4 cặp gồm cả thường kín
và thường mở.
Hình 5.6: Tiếp điểm
2.2 Hệ thống dập hồ quang dạng ngón.
Sử dụng mạng hoặc buồng dập kết hợp thêm cuộn dây
thổi từ.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 116


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2.3 Hệ thống nam châm điện : Là nam châm điện một chiều.
Vì lực điện từ tỷ lệ nghịch với khe hở không khí , nếu giảm  để tăng lực hút
điện từ thì không đảm bảo khoảng cách cách điện cho tiếp điểm. Để đảm bảo an toàn
cách điện cho các tiếp điểm mà không làm tăng kích thước đồng thời có được lực hút
Fđt đủ lớn, thường áp dụng phương pháp:
+ Cưỡng bức quá trình hút bằng cách dùng điện trở RF
K
phụ đặt nối tiếp cuộn dây nam châm. Khi hút, toàn bộ điện
+ K -
áp đặt vào cuộn dây công tắc tơ, khi duy trì một phần điện
áp rơi trên điện trở phụ (tiếp điểm thường kín mở).
+ Sử dụng nam châm hai cuộn dây mắc theo một Hình 5.11
trong hai sơ đồ sau:

-
K A B K A B K
+ + -
K (a) (b)

Hình 5.7
Sơ đồ (a): Khi hút tiếp điểm thường kín đóng, hai cuộn dây được đặt dưới điện
áp thực hiên cưỡng bức quá trình hút. Khi duy trì tiếp điểm thường kín mở, chỉ có cuộn
dây A duy trì đặt dưới điện áp.
Sơ đồ (b): Khi hút tiếp điểm thường kín đóng, điện áp đặt lên cuộn dây (A). Khi
duy trì tiếp điểm thường kín mở, mỗi cuộn dây chịu một nửa điện áp.
3. Công tắc tơ điện xoay chiều
3.1 Hệ thống tiếp điểm
- Tiếp điểm chính có hai dạng :
+ Kiểu ngón: Dùng cho dòng điện lớn, thích hợp với phần ứng nam châm là
chuyển động quay.
+ Kiểu bắc cầu: Dùng cho dòng điện nhỏ hoặc trung bình, thích hợp với phần
ứng nam châm điện chuyển động tịnh tiến.
- Tiếp điểm phụ: thường có 2 đến 4 cặp gồm cả thường kín và thường mở.
3.2 Hệ thống dập hồ quang
Có thể sử dụng mạng dập, hộp dập kết hợp với cuộn dây thổi từ.
3.3 Nam châm điện
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 117
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Thường dùng nam châm điện xoay chiều một pha. Loại có phần ứng chuyển
động tịnh tiến sử dụng trong các công tắc tơ dòng nhỏ và trung bình. Loại có phần ứng
chuyển động quay thích hợp cho công tắc tơ dòng trung bình và lớn đồng thời yêu cầu
không gian lắp đặt thấp.

Tiếp điểm

Tiếp điểm

Nam châm xoay

Lò xo giảm
Hình 5.8: Công tắc tơ điện xoay chiều

5.4 KHỞI ĐỘNG TỪ


1. Khái niệm chung
1.1 Khái niệm
Khởi động từ là một khí cụ điện dùng để đóng cắt, chuyển đổi mạch điện, bảo
vệ quá tải cho mạch điện xoay chiều, thông thường được dùng để khởi động, đảo chiều
và bảo vệ quá tải cho động cơ không đồng bộ 3 pha.
1.2 Kết cấu : Là thiết bị tổ hợp của cả công tắc tơ và rơ le nhiệt. Theo cấu tạo có 2 loại
- Khởi động từ đơn: gồm 1 công tắc tơ và một bộ rơ le nhiệt (bộ rơ le nhiệt có thể có
hai hoặc ba thanh kim loại kép).
- Khởi động từ kép gồm 2 công tắc tơ và một bộ rơ le nhiệt.
2 Một số sơ đồ sử dụng khởi động từ
5.5 CẦU CHÌ HẠ ÁP
1. Khái niệm chung
1.1 Cầu chì
Cầu chì là một khí cụ điện tự động cắt mạch điện khi có sự cố quá tải hoặc ngắn
mạch – cầu chì chỉ tác động một lần.
1.2 Các yêu cầu cơ bản đối với cầu chì

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 118


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
+ Cầu chì phải làm việc dài hạn với các thông số là định mức, các thông số của
cầu chì phải ít biến đổi, tác động của cầu chì phải có tính chọn lọc.
+ Đặc tính bảo vệ cầu chì mong muốn phải nằm trùng hoặc thấp hơn đặc tính
của đối tượng bảo vệ.
+ Việc thay thế dây chảy phải dễ dàng, tốn ít thời gian.
1.3 Thông số cơ bản của cầu chì
- Điện áp định mức Uđm: Là giới hạn điện áp lớn nhất cho phép đặt vào cầu chì. Nó quy
định khoảng cách giữa các cực của cầu chì.
- Dòng điện định mức của dây chảy Iđmdc: Là dòng điện định mức của dây chảy cầu chì
trong chế độ làm việc dài hạn.
- Dòng điện định mức cầu chì (Iđmcc): Là dòng điện lớn nhất cho phép đi qua các bộ
phận tiếp xúc của cầu chì trong chế độ dài hạn mà không làm cầu chì bị phát nóng quá
nhiệt độ cho phép. Iđmcc  Iđmdc.
- Dòng điện tới hạn Ith: Là dòng điện lớn nhất qua dây chảy mà chưa làm chảy dây
chảy. Ith = (1,3 2) Iđmdc.
- Thời gian ngắt của cầu chì: Là khoảng thời gian bắt đầu xảy ra sự cố cho đến khi hồ
quang được dập tắt hoàn toàn. Tng = t0 + t1 + t2

t0nc Đứt dây Hồ quang tắt


Bắt đầu sự cố
0 t0 t1 t2 t
Hình 5.9: Thời gian ngắt của cầu chì

+ t0: Thời gian kể từ khi sự cố xảy ra đến khi nhiệt độ dây chảy đạt đến nhiệt
độ nóng chảy, là khoảng thời gian gia nhiệt đến nhiệt độ dây nóng chảy của dây chảy.
+ t1: Thời gian quá độ khi dây chảy đứt.
+ t2: Thời gian dập tắt hồ quang.
Tuỳ theo loại cầu chì mà thời gian ngắt khi ngắn mạch : tng = 0,01  0,02 s.
1.4 Phân loại
Theo hình dạng có nhiều kiểu song thông thường là cầu chì ống. Trong cầu chì
ống chia thành:
- Loại hở
- Loại vặn
- Loại hộp (cầu chì hộp)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 119


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
- Loại kín trong ống không có cát thạch anh
- Loại kín trong ống có cát thạch anh (cầu chì ống sứ)
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của cầu chì
2.1 Cấu tạo
1-Vỏ cầu chì; 2-Nắp cầu chì ; 3-Dây chảy cầu chì; 4-Dầu
nối tiếp xúc; 5-Chất dập hồ quang
2.2 Nguyên lý làm việc
Khi dòng điện qua cầu chì Icc < Ith. Cầu chì làm việc
bình thường.
Khi xảy ra quá tải, dòng điện qua cầu chì Icc > Ith. Hình 5.10
Dây chảy cầu chì bị đứt. Hồ quang phát sinh bị kéo dài theo
dọc chiều dài dây chảy sẽ tắt hoặc bị dập tắt nhờ chất dập hay hồ quang.
Khi xảy ra ngắn mạch Icc >> Ith, quá trình nhiệt trong dây chảy là quá trình đoạn
nhiệt. Dây chảy bị nóng chảy rất nhanh và bị đứt do lực điện động.
Khi Icc = Ith cầu chì bị phát nóng dữ dội, đây là trạng thái làm việc nặng nề nhất
của cầu chì.
2.3 Đặc tính bảo vệ
Đặc tính bảo vệ của cầu chì là quan hệ tng = f(I). Hình 5. 11
1. Đặc tính mong muốn của CC; 2. Đặc tính của đối tượng
bảo vệ;3. Đặc tính thực tế của cầu chì
Các cầu chì khác nhau thì có thời gian ngắt ngắn mạch
gần bằng nhau. Điều này gây khó khăn trong việc bảo vệ có
chọn lọc của cầu chì.
Hình 5. 11
Đặc tính bảo vệ mong muốn của cầu chì phải thấp hơn
đường đặc tính của đối tượng bảo vệ (đường 2). Tuy nhiên thực tế trong miền quá tải
lớn, cầu chì bảo vệ được thiết bị, trong vùng quá tải nhỏ, cầu chì không bảo vệ được
(đường 3 là đặc tính thực tế của cầu chì) .
2.4 Dây chảy cầu chì
Để thoả mãn đặc tính làm việc, dây chảy phải đáp ứng yêu cầu:
- Dẫn nhiệt và dẫn điện tốt
- Có nhiệt độ nóng chảy thấp, không bị oxy hoá.
- Dễ tìm, giá thành rẻ.
Thực tế không có vật liệu nào thoả mãn đồng thời, vì thế tuỳ yêu cầu cụ thể dây
chảy cầu chì thường được sử dụng:
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 120
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
+ Dây chì (Pb) t0nc = 3200C, điện trở suất Pb cao, bị oxy hoá trong môi trường
đặc biệt khi nhiệt độ cao, nên chỉ sử dụng cho các dòng bé ( < 20A).
+ Kẽm (Zn): t0nc = 4190C, điện trở suất (Zn) bé hơn Pb, bị oxy hoá chậm trong
môi trường, được sử dụng làm các cầu chì cỡ dòng đến vài chục Ampe.
+ Hợp kim của đồng - kẽm: được sử dụng cho các cầu chì trung bình vài chục A
+ Đồng: t0nc = 10830C, điện trở suất bé, bị oxy hoá chậm trong môi trường nên
được sử dụng làm các cầu chì dòng lớn.
+ Hợp kim của đồng - bạc hoặc Ag, đây là loại dây
chảy có chất lượng tốt.
Các phương pháp nhằm cải thiện khả năng ngắt của
cầu chì (cải thiện đặc tính bảo vệ cho cầu chì).
+ Phân nhỏ dây chảy và tăng chiều dài dây chảy bằng
các khoảng xoắn lò xo.
+ Người ta sử dụng dây chảy dạng lá mỏng, được thu
hẹp dây chảy ở một vài đoạn (thường sử dụng là Zn, Cu-Zn), Hình 5.12
khi bị sự cố dây chảy sẽ nóng chảy tại những chỗ bị thu hẹp (Hình 5.12).
+ Sử dụng hiệu ứng luyện kim: (Cu, Cu- Zn) với dây tiết diện tròn hoặc dẹt.
5.6 CẦU DAO
1. Khái niệm chung
1.1 Khái niệm
Cầu dao là khí cụ điện đóng ngắt bằng tay, không thường xuyên các mạch điện
có nguồn điện áp cung cấp đến 440 V điện một chiều và 660 V điện xoay chiều.
Được dùng chủ yếu đóng ngắt mạch điện có công suất nhỏ. Với mạch điện có
công suất trung bình và lớn, dùng để đóng cắt không tải.
Cầu dao phụ tải có thể đóng ngắt dòng điện định
mức, kể cả khi quá tải nhỏ. Loại này có thể chịu dòng
ngắn mạch nhưng không có khả năng cắt ngắn mạch.
1.2 Cấu tạo
1-Tiếp điểm động (thân dao). ; 2-Tiếp điểm tĩnh (má
dao) ; 3-Lưỡi dao phụ ; 4-Lò xo ; 5-Tay cầm bằng vật
liệu cách điện. ; 6- Đế cách điện.
1.3 Nguyên lý hoạt động
Hình 5.13
Khi đóng, thân dao chém vào má dao, nhờ lực

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 121


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
đàn hồi của má dao ép vào thân dao nên điện trở tiếp xúc bé. Với dòng điện định mức
lớn, để giảm điện trở tiếp xúc tiếp điểm tĩnh còn có thêm các lò xo tiếp điểm.
Khi ngắt, hồ quang xuất hiện giữa tiếp điểm động và tiếp điểm tĩnh, nó được
dập tắt nhờ sự kéo dài hồ quang bằng cơ khí và lực điện động hướng kính tác động lên
hồ quang.
Để tăng khả năng ngắt của cầu dao, một vài loại lắp thêm dao phụ và buồng dập
hồ quang.
2. Phân loại
2.1 Theo số thân dao trên mỗi cầu dao
Cầu dao được phân ra : Loại một cực; Loại hai cực; Loại ba cực ; Loại nhiều cực.
2.2 Theo điều kiện bảo vệ : Loại không có hộp bảo vệ; Loại có hộp bảo vệ.
2.3 Theo khả năng cắt : Loại cắt không tải và loại cắt có tải.
2.4 Theo yêu cầu sử dụng : Loại có cầu chì bảo vệ; loại không có cầu chì bảo vệ.
5.7 ÁP TÔ MÁT (AB)
1. Khái niệm chung
1.1 Khái niệm
Áptômat là khí cụ điện tự động dùng để cắt mạch điện khi có sự cố quá tải, ngắn
mạch, giảm thấp điện áp, thay đổi phương công suất.
Ngoài ra nó còn dùng để đóng cắt không thường xuyên các mạch điện công suất
nhỏ làm việc ở chế độ định mức.
1.2 Yêu cầu cơ bản của áptômát
Chế độ làm việc ở định mức của áptômat là dài hạn, mạch điện của áptômat phải
chịu được dòng điện lớn (khi có ngắn mạch) lúc các tiếp điểm của nó đã đóng hay đang
đóng.
Cắt được dòng điện ngắn mạch nhiều lần, sau khi cắt thì aptômát vẫn làm việc
bình thường.
Để nâng cao tính ổn định nhiệt và điện động của các thiết bị điện, hạn chế sự
phá hoại do dòng điện ngắn mạch gây ra, áptômat phải có thời gian ngắt nhỏ.
Để thực hiện yêu cầu bảo vệ có chọn lọc, áptômat cần phải có khả năng điều
chỉnh trị số dòng điện tác động và thời gian tác động.
1.3 Phân loại
- Theo kết cấu, áptômát có ba loại: 1 cực, 2 cực, 3 cực.
- Theo chức năng bảo vệ, áptômat có các loại:
+ Áptômat dòng cực đại bảo vệ quá tải và ngắn mạch.
Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 122
Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
+ Áptômat dòng cực tiểu bảo vệ mạch điện khi dòng giảm mức dưới cho phép
hoặc khi mất dòng.
+ Áptômat điện áp cực tiểu bảo vệ mạch điện khi điện áp giảm mức dưới cho
phép hoặc khi mất điện áp.
+ Áptômat công suất ngược (áptômat phương công suất) bảo vệ mạch điện khi
hướng truyền công suất thay đổi.
+ Áptômat chống dòng dò (phát hiện dòng dò).
Ngoài ra còn phân loại áp tô mát theo : + Áptômat tác động nhanh.
+ Áp tô mát định hình với chức năng bảo vệ cực đại theo dòng điện.
+ Áptômat vạn năng có nhiều chức năng bảo vệ.
1.4 Các thông số cơ bản của áptômat
- Điện áp định mức: (Uđm) Là cấp điện áp cho phép lớn nhất mà áp tô mát thực hiện
đóng cắt )
- Số cực: Số tiếp điểm chính.
- Dòng điện định mức:(Iđm) Là dòng điện làm việc cho phép của tiếp điểm chính ở chế
độ dài hạn không phụ thuộc điện áp.
- Dòng điện ngắt:(Ingắt) Là giá trị dòng điện lớn nhất cho phép khi ngắt dưới điện áp mà
không gây hại lại cho tiếp điểm.
- Công suất ngắt: Công suất ngắt định mức Sngắt đm = Uđm .Ing đm (một pha)
Sngắt đm = 3 Uđm .Ingđm (ba pha).
- Thời gian ngắt (tng) của áptômat
Ngoài ra còn có các thông số về ổn định động và ổn định nhiệt,
2. Nguyên lý làm việc của một số áptômat
2.1 Áptômat dòng cực đại
Sơ đồ nguyên lí :Hình 5.14
1-Nam châm điện; 2-Phần ứng; 3- Lò xo
phản;4- Vít điều chỉnh; 5-Móc; 6- Lò xo cắt ; 7-
Rơ le nhiệt
Bình thường I  Iđm áptômat được duy trì ở trạng
thái đóng tiếp điểm nhờ sự ăn khớp của móc (5) .
Khi xảy ra quá tải, I > Iđm, thanh kim loại
kép (7) tác động vào vít (4) làm mở móc (5), Hình 5.14: Áptômát
áptômat tác động cắt tiếp điểm nhờ lò xo cắt (6). dòng cực đại.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 123


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Khi xảy ra ngắn mạch, I >> Iđm , lực hút điện từ của nam châm điện (1) sẽ thắng
sức căng của lò xo (3), hút phần ứng (2) làm mở móc (5), Áptômat tác động cắt nhờ lò
xo cắt(6).
ttd
- Đặc tính bảo vệ: ttđ = f(I/Iđm). Hình 1.15 I I
- Vùng I: Bảo vệ quá tải sử dụng sử dụng rơ le nhiệt.
- Vùng II: Bảo vệ ngắn mạch sử dụng nam châm
điện.
- Các phương pháp chỉnh định
+ Sử dụng vít (4) điều chỉnh khe hở 1 nhằm nâng 1 K> I/Idm
cao hoặc hạ thấp đặc tính vùng I. Hình 5.15: Đặc tính bảo vệ
của áptômat.
+ Thay đổi khe hở 2 hoặc sức căng của lò xo phản
(3) để thay đổi vùng bảo vệ tác động nhanh (k)
Thời gian tác động của áp tô mát : Hình 5.16
Thời gian ngắt
tng = t0 + t1 + t2
+ t0 là khoảng thời gian kể từ khi xảy ra ngắn mạch đến khi
dòng điện đạt đến trị số tác động (Itđ), t0 phụ thuộc vào
giá trị dòng Itđ của rơ le và tốc độ tăng dòng di/dt
+ t1 Khoảng thời gian dịch chuyển của cơ cấu truyền động
(Với AB tác động nhanh t1 = 0,002 - 0,008s)
+ t2 là thời gian cháy của hồ quang (phụ thuộc vào dòng
điện cắt Ic và phương pháp dập hồ quang ) . Hình 5.16

Vì t1 và t2 chỉ phụ thuộc vào kết cấu của áp tô mát nên ta = t1 + t2 gọi là thời gian tác
động riêng của áp tô mát. Đối với áp tô mát tác động nhanh ta <= 0,02s. Khi ta nhỏ thì
dòng cắt Ic bị hạn chế nhiều nhờ thế giảm được tổn hao năng lượng và bảo vệ tốt cho
các thiết bị và bản thân áp tô mát.
2.2 Áptômat điện áp cực tiểu
Sơ đồ nguyên lí : Hình 5.17
1.Nam châm điện; 2.Phần ứng; 3.Lò xo phản; 4.Móc ; 6. Lò xo cắt
Công dụng : Dùng để bảo vệ mạch điện khi điện áp giảm thấp quá mức cho phép hoặc
khi mất điện áp

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 124


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Khi điện áp U nằm trong phạm vi cho phép, lực hút của nam châm điện (1) lớn hơn lực
căng của lò xo (3) nên phần ứng (2) bị hút và áptômát được duy trì ở trạng thái đóng
nhờ sự ăn khớp của móc (4) .
Khi điện áp U giảm dưới mức cho phép
Fđt < Floxo (3). Phần ứng (2) bị nhả ra, làm móc (4)
mở ra, áptômat tác động cắt tiếp điểm nhờ lò xo
cắt (6).
Chỉnh định giá trị điện áp tác động bằng
cách thay đổi sức căng lò xo (3).
Hình 5.17
3. Cấu tạo của áptômat
3.1 Hệ thống tiếp điểm
Hệ thống tiếp điểm thường sử dụng là tiếp điểm có cấp 1, 2 hoặc 3 cấp bao gồm
tiếp điểm chính, tiếp điểm trung gian và tiếp điểm hồ quang. Khi đóng tiếp điểm hồ
quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm trung gian và sau cùng là tiếp điểm chính. Khi
cắt tiếp điểm chính cắt trước rồi đến tiếp điểm trung gian và sau cùng là tiếp điểm hồ
quang. Như vậy hồ quang luôn cháy trên tiếp điểm hồ quang nhờ thế bảo vệ được tiếp
điểm chính.
Áptômat được chế tạo với 1 cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính); hai cấp tiếp điểm
(tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm trung
gian và tiếp điểm hồ quang).
3.2 Hệ thống dập hồ quang
Hệ thống dập hồ quang có nhiệm vụ nhanh chóng dập tắt hồ quang khi ngắt. Thông
thường sử dụng mạng dập hồ quang, khi công suất ngắt lớn có thêm cuộn dây thổi từ .
Buồng dập hồ quang có thể là kiểu kín (công suất cắt nhỏ), kiểu nửa kín (Sng trung
bình,), kiểu hở (khi Sng lớn ) .
3.3 Hệ thống truyền động tiếp điểm
Truyền động đóng cắt áp tô mát thường được thực hiện bằng tay , bằng nam
châm điện, bằng động cơ điện , khí nén hoặc thuỷ lực (với những áp tô mát dòng lớn -
hàng ngàn A). Thực hiện tự động cắt nhờ lò xo cắt.
Cơ cấu truyền lực thường sử dụng cơ cấu tự do tuột khớp, nó có chức năng thực
hiện đóng và duy trì áptômat ở trạng thái đóng, thực hiện cắt và duy trì áptômat ở trạng
thái cắt tiếp điểm.
Sơ đồ cơ cấu nguyên lý của cơ cấu tự do tuột khớp : Hình 5.18
3.4 Hệ thống bảo vệ (móc tự động)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 125


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Áp tô mát tự động cắt được nhờ các phần tử bảo vệ . Các phần tử bảo vệ này có chức
năng kiểm tra các tham số của mạch điện, khi có sự sai khác với giá trị chỉnh định , nó
tác động thông qua cơ cấu tự do tuột khớp để cắt áp tô mát.
ON ON
Cần gạt Gối đỡ

OFF
Cần tác động

Trạng thái đóngvà Trạng thái cắt và Trạng thái sẵn sàng
duy trì đóng duy trì cắt đóng
Hình 5.18 Cơ cấu tự do tuột khớp.

Các móc bảo vệ bao gồm: + Móc bảo vệ quá tải sử dụng rơ le nhiệt.
+ Móc bảo vệ ngắn mạch sử dụng rơ le dòng.
+ Móc bảo vệ thấp áp sử dụng rơ le điện áp.
+ Móc bảo vệ phương công suất.
5.8 ÁPTÔMAT TÁC ĐỘNG NHANH
Trên thực tế để giảm thời gian t1(giảm ta) người ta sử dụng các lò xo cắt cực
mạnh (phương pháp này phổ biến) hoặc sử dụng cơ cấu chuyển vị trí của từ thông. Xét
áptômat tác động nhanh sử dụng cơ cấu chuyển vị từ thông sau :
1. Nguyên lí cấu tạo

4 dt
2
II
1
I
Rs III

3
Hình 5.19: Trạng thái đóng và Hình 5.20: Trạng thái cắt và duy
duy trì đóng. trì cắt.

1-Cuộn đóng ; 2-Cuộn duy trì ; 3-Cuộn cắt ; 4- Phần ứng ; I, II, III: Các cực từ.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 126


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2. Nguyên lý làm việc
Trong hình vẽ cuộn duy trì 2 được đặt thường trực dưới điện áp. Cuộn đóng 1 có tác
dụng đóng phần ứng vào cực từ I .
Bình thường I < Icđ: áptômat được duy trì ở trạng thái đóng nhờ từ thông dt
(Hình 5.19). Do c < dt .
Khi sự cố xảy ra I > Icđ: Từ thông cắt (c) đủ lớn thực hiện lôi phần ứng (4) tách
khỏi lõi (I). Khi phần ứng vừa rời khỏi cực từ (I) thì từ thông dt cũng chuyển hướng,
cộng tác dụng với c làm phần ứng chuyển động rất nhanh thực hiện cắt nhanh
áptômat.
Sau khi cắt I = 0, dưới tác dụng với dt phần ứng được giữ ở cực từ (III), duy trì
trạng thái cắt (hình 5.20). Muốn đóng lại áptômat người ta đưa xung dòng vào cuộn
đóng (1) để lôi phần ứng về cực từ (1).
Để tăng hiệu quả cắt của cuộn cắt 3 người ta mắc song song với nó một sun Rs. Bình
thường dòng chủ yếu đi qua sun, khi sự cố xảy ra dòng chủ yếu đi qua cuộn cắt.
Thời gian cắt của áp tô mát tác động nhanh là 0,003 - 0,004 s
Chỉnh định giá trị tác động của áp tômát người ta thay đổi khe hở không khí giữa lõi II
và III .
CHƯƠNG 6: KHUẾCH ĐẠI TỪ.
6.1: CƠ SỞ KHUẾCH ĐẠI CỦA KHUẾCH ĐẠI TỪ
1. Cơ sở khuếch đại của khuếch đại từ
Zt I
Xét một mạch điện đơn giản sau gồm một tổng
trở tải Zt mắc nối tiếp với một tổng trở phi tuyến Zpt và
đặt dưới điện áp xoay chiều. Zpt U~
U
Dòng điện qua tải là I =
Z t  Z pt
R®k
Tổng trở phi tuyến có thể điều chỉnh được bằng dòng
điều khiển một chiều iđk . Nếu iđk ở giá trị nào đó mà
Zpt =   I = 0 (ứng với trạng thái cắt không tiếp + U®k -
điểm), công suất ra trên tải bằng 0 . Với iđk ở giá trị
Hình 6.1: Cấu tạo khuếch đại từ.
U
khác mà Zpt= 0  I = Imax = (ứng với trạng thái
Zt
đóng không tiếp điểm), công suất ra trên tải là cực đại.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 127


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Khi thay đổi dòng điện điều khiển iđk, tổng trở phi tuyến thay đổi theo làm biến
đổi dòng điện trên tải.
Thông thường chỉ cần thay đổi một lượng nhỏ công suất điều khiển Pđk cũng
làm thay đổi rất lớn công suất trên tải Pra , đó gọi là sự khuếch đại.
Phần tử phi tuyến nếu là phần tử bán dẫn thì khuếch đại gọi là khuếch đại bán
dẫn, nếu là cuộn dây lõi sắt thì gọi là khuếch đại từ.
Đặc trưng của vật liệu sắt từ là : đường cong từ hoá B = f(H) và lá từ trễ của chúng Vật
liệu làm lõi sắt của khuyếch đại từ mong muốn cần có độ từ thẩm cao và mắt từ trễ
hình chữ nhật .
2. Khái niệm khuếch đại từ
Khuyếch đại từ là một loại khí cụ điện từ tĩnh, tác động tự động, dùng để
khuyếch đại và tổng hợp các tín hiệu điều khiển, điều chỉnh và kiểm tra các tham số
của mạch điện.
Tín hiệu đầu ra của khuếch đại từ được khuếch đại nhờ sự thay đổi điện kháng
(bằng cách thay đổi dòng điều khiển).
3. Ưu nhược điểm của khuyếch đại từ
- Làm việc tĩnh tại, bền và tin cậy, có khả năng quá tải lớn.
- Có thể tổng hợp được nhiều tín hiệu điều khiển độc lập với nhau.
- Có hệ số khuyếch đại cao
- Nhược điểm là có quán tính lớn .(T= 0,1 - 0,3s)
6.2 CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA KHUẾCH ĐẠI TỪ.
1. Cấu tạo
R®k
Phần tử cơ bản để tạo nên khuếch đại từ là một Rt i
i®k
cuộn kháng bão hoà có điều khiển.
U®k w®k wlv U~
Uđk là nguồn điện áp một chiều
U là nguồn điện áp xoay chiều
Rt là điện trở tải . Hình 6.2

Cuộn điều khiển mắc vào nguồn một chiều.


Cuộn làm việc mắc nối tiếp với tải làm việc dưới điện áp xoay chiều.
2. Nguyên lí làm việc
Từ sơ đồ nguyên lí trên nếu coi cuộn dây Wlv là thuần cảm (bỏ qua điện trở cuộn dây),
điện kháng của cuộn dây là xlv (xlv = .Lcd = .Wlv2. .S/l (), với S là tiết diện mạch
từ, l là chiều dài mạch từ,  là độ từ thẩm ). Ta có

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 128


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
U
I , khi thay đổi xlv bằng cách thay đổi iđk (Hđk = iđk.Wđk/l) ta sẽ thay đổi
Rt2  X lv2
được dòng điện và điện áp trên tải (Hình 6.3).
Xét khi iđk = 0  Hđk = 0 và Bđk = 0 điểm làm việc của mạch từ ứng với gốc toạ độ của
đường cong từ hoá. Nếu điện áp nguồn là hình sin thì mật độ từ cảm trong lõi thép
cũng biến thiên theo quy luật hình sin B = Bm sin t (với Bm < Bbh - cuộn kháng không
bào hoà và làm việc ở phần tuyến tính của đường cong từ hoá). Bằng phương pháp vẽ
ta xác định được cường độ từ trường H trong lõi thép cũng biến thiên theo quy luật
hình sin H = Hm sin t song với biên độ nhỏ.
Độ từ thẩm =Bm/Hm có giá trị lớn nên điện kháng cuộn
dây xlv có giá tri lớn (xlv >> Rt) và dòng điện I  U/xlv
hay I = Hm.l/Wlv có giá trị nhỏ , điện áp nguồn hầu như
đặt lên cuộn kháng, điện áp đặt lên tải có giá trị nhỏ.
Khi iđk  0  Hđk  0, Bđk  0 với iđk đủ lớn để điểm
làm việc chuyển lên vùng bão hoà của
đường cong từ hoá. Cũng bằng phương pháp vẽ như
trên, với từ cảm B biến đổi hình sin nhưng cường độ từ
trường biến đổ không hình sin và có biên độ lớn: hệ số Hình 6.3
độ từ thẩm  = Bm/Hm có giá trị nhỏ nên xlv có giá trị
nhỏ (xlv << Rt) và dòng tải I  U/Rt có giá trị lớn, điện áp
nguồn hầu như đặt toàn bộ lên tải (Hình 6.4)
(điện áp đặt lên cuộn dây Uck = 4,44.Wlv.f.S.Bm) .
Nếu điểm làm việc càng dịch sâu vào vùng bão hoà thì
 càng giảm , xlv càng nhỏ và điện áp nguồn hầu như đặt
lên phụ tải .
Nhận xét: Khi thay đổi dòng điều khiển làm thay đổi điểm
làm việc trên đường cong từ hoá của khuyếch đại từ sẽ Hình 6.4
thay đổi được điện áp ra trên tải. Chỉ cần một thay đổi nhỏ
của tín hiệu điều khiển cũng làm thay đổi một giá trị lớn điện áp, dòng điện trên tải.
(như vậy cuộn dây lõi thép có vai trò như một van điều khiển nó mở cho dòng qua khi
lõi thép bão hoà và nó khoá khi mạch từ chưa bào hoà - một Van từ)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 129


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Do trong mạch từ có từ thông xoay chiều gây bởi nguồn cung cấp nên cảm ứng trong
cuộn điều khiển thành phần xoay chiều , làm méo tín hiệu điều khiển . Hơn nữa mặc
dù tín hiệu trên tải được khuyếch đại về biên độ nhưng méo về dạng sóng .
Sự phụ thuộc của tham số khuyếch đại từ theo tín hiệu điều khiển :
Các quan hệ (iđk), XT(iđk), i(iđk), có dạng như hình 6.5
Khi iđk nhỏ  có giá trị lớn, L có giá trị lớn, dòng điện trên tải nhỏ.
Khi iđk lớn  có giá trị nhỏ, L có giá trị nhỏ, dòng điện trên tải lớn.

Hình 6.5

3. Phân loại khuyếch đại từ


Khuyếch đại từ được chế tạo dựa trên cuộn kháng có từ hoá có hai loại :
- Khuyếch đại từ không tự từ hoá (trong cuộn dây làm việc chỉ có thành phần dòng
xoay chiều chảy qua ).
- Khuyếch đại từ tự từ hoá (trong cuộn dây làm việc có thành phần dòng một chiều
chảy qua ).
Kí hiệu của khuyếch đại từ (cuộn kháng bão hoà có điều khiển)
6.3 KHUYẾCH ĐẠI TỪ KHÔNG TỰ TỪ HOÁ
Sử dụng hai cuộn kháng bão hoà có điều khiển giống hệt nhau mắc theo một
trong bốn cách sau:
- Mắc nối tiếp thuận (hoặc
ngược) cực tính hai cuộn wlv và
mắc nối tiếp ngược (hoặc thuận)
cực tính hai cuộn wđk (ha).
- Mắc song song (ngược) hoặc
thuận cực tính hai cuộn wlv và
mắc nối tiếp ngược (hoặc thuận)
cực tính hai cuộn wđk (hb) Hình 6.6
Bằng cách này sức điện động

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 130


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
cảm ứng trong hai cuộn dây điều khiển có chiều ngược nhau và cùng trị số chúng triệt
tiêu lẫn nhau do đó trong mạch điều khiển không tồn tại thành phần xoay chiều nữa .
Mặt khác tín hiệu ra trên tải cũng được cải
thiện và có dạng hình sin hơn .
- Sử dụng mạch từ hình chữ E với cuộn
Wlv được chia thành 2 nửa quấn trên hai
trụ biên và được đấu nối tiếp thuận cực
tính. Cuộn điều kiển Wđk được quấn trên
trụ giữa. (Hình 6.9)
Phương trình cơ bản và hệ số khuyếch
Hình 6.7
đại của khuyếch đại từ
Phương trình cơ bản : I.Wlv - Io .Wlv = Iđk.Wđk
Trong đó I là dòng điện qua cuộn dây Wlv , I0 là dòng qua cuộn dây Wlv khi iđk = 0 .
Quan hệ giữa I(Iđk) gọi là đặc tính " vào - ra " của khuyếch đại từ (Hình 6.8).
I  I 0 Wdk
Hệ số khuyếch đại dòng điện của khuyếch đại từ : Ki  
I dk Wlv
( I 2  I 02 ).Rt
Hệ số khuyếch đại công suất của khuyếch đại từ : Kp 
I dk2 .Rdk
L dk
Hằng số thời gian mạch điều khiển: T =
R dk
Với khuếch đại từ lí tưởng, phương trình cân bằng lý
tưởng I0 = 0.
I.wlv= Iđk. wđk
w dk
I = Iđk.
w lv
6.4: KHUẾCH ĐẠI TỪ TỰ TỪ HOÁ
1. Khuếch đại từ tự từ hoá một nửa chu kỳ. Hình 6.8

2. Khuyếch đại từ tự từ hoá hai nửa chu kì


6.5: KHUẾCH ĐẠI TỪ CÓ CHUYỂN DỊCH
6.6 KHUYẾCH ĐẠI TỪ CÓ PHẢN HỒI

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 131


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên

Phần thứ 3: KHÍ CỤ ĐIỆN CAO ÁP


GIỚI THIỆU
Khí cụ điện cao áp là những khí cụ điện làm việc với lưới có điện áp từ 1000V
trở lên, nó có thể là loại tác động tự động hoặc không tự động .
Nhờ khí cụ điện cao áp, hệ thống điện có thể làm việc ở các chế độ tuỳ muốn
bằng cách đóng, cắt, đổi nối mạch điện.
1. Máy cắt
Là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện cao áp có dòng điện ở chế độ làm việc bình
thường và tự động cắt mạch điện ( tách phần sự cố ra khỏi lưới điện ) khi có sự cố .
2. Dao cách li
Là khí cụ điện để đóng mở mạch điện áp cao khi không có dòng điện hay dòng điện
rất nhỏ (dòng không tải của máy biến áp , dòng điện dung của đường dây tải điện ),
nhiệm vụ chính là để tạo ra khoảng trống cách điện rõ ràng khi cắt, đem lại tâm lí an
tâm cho người sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị hoặc đường dây được cách ly.
3. Máy biến áp đo lường
Dùng để biến đổi điện áp cao (BU), dòng điện lớn (BI) thành điện áp thấp, dòng
điện nhỏ hơn cung cấp cho các dụng cụ đo hoặc rơ le bảo vệ, đồng thời cách li giữa các
bộ phận điện áp cao với các thiết bị đo lường, rơ le bảo vệ và người vận hành .
4. Cầu chì
Là khí cụ điện dùng để bảo vệ mạch điện điện áp cao khi có quá tải, ngắn mạch, cầu
chì chỉ tác động một lần.
5. Thiết bị chống quá điện áp
Là khí cụ điện dùng để bảo vệ các thiết bị điện làm việc trên lưới điện tránh bị hỏng
cách điện do quá điện áp cao từ khí quyển (thường do sét) tác động vào.
6. Kháng điện
Dùng để hạn chế dòng ngắn mạch ở các mạch điện cao áp công suất lớn và duy trì điện
áp phía trước cuộn kháng ở một mức nhất định khi xảy ra ngắn mạch sau cuộn kháng .
7. Dao ngắn mạch
Là khí cụ điện nhanh chóng tạo ra dòng ngắn mạch trong mạch điện cao áp làm tác
động máy cắt đường dây phía trước nó, cắt mạch điện ra khỏi lưới.
8. Tụ bù cao áp

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 132


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Để tăng hệ số công suất ở các trạm điện, để bù dọc cho các đường dây tải điện dài,
làm nguồn thử điện áp cao ...
7.1 CẦU CHÌ CAO ÁP
Cầu chì là thiết bị bảo vệ quá tải, ngắn mạch đơn giản, rẻ tiền, kích thước nhỏ. Vì vậy
cầu chì được dùng rất phổ biến.
Cầu chì cao áp có những đặc điểm sau:
- Bao giờ cũng có một phương thức báo hiệu sự tác động hay chưa của cầu chì
(dùng nút tín hiệu, cầu chì rơi ..).
- Cầu chì thường sử dụng chất dập hồ quang bằng cát, vật liệu tự sinh khí .
- Số lượng dây chảy của cầu chì thường khác 1, dây chảy thường làm bằng
đồng, hợp kim của đồng, hoặc bạc. Dọc theo chiều dài dây chảy đồng thường tạo các
khoảng xoắn lò xo hay nút thắt và đính vào đó những giọt thiếc. Ở những cầu chì dòng
lớn , để giảm tốc độ ngắt của cầu chì thì noài dây chảy chính còn có thêm 1 đến 2 dây
chảy phụ (hình vẽ) . Khoảng phóng điện

Giọt thiếc

Dây chảy chính bằng đồng Dây chảy phụ Vòng cách điện

Cầu chì là một khí cụ bảo vệ đơn giản rẻ tiền nhưng độ nhạy kém, đặc tính làm
việc không ổn định , nó chỉ tác động khi dòng điện lớn hơn định mức nhiều , chủ yếu là
khi xuất hiện dòng ngắn mạch .
Một số hình ảnh về cầu chì cao áp :
Hình 7.1 Cầu chì có chất nhồi điện áp 6 đến 10 KV
1. ống sứ ; 2-Nắp đồng; 3-Mặt đầu; 4-Lõi quấn dây chảy; 5 -
8 .Dây chảy; 6-Giọt thiếc; 7-Cát dập hồ quang; 9-Nút chỉ thị
7.2 DAO CÁCH LI
Dao cách li là khí cụ điện cao áp dùng để đóng cắt,
chuyển đổi mạch điện cao áp khi không có dòng điện hoặc
khi dòng điện rất nhỏ. Nhiệm vụ chủ yếu của dao cách li là tạo
ra được một khoảng cách cách điện trông thấy giữa phần mang
điện áp cao với thiết bị hoặc đường dây được cách li , nó đảm

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 133


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
bảo an toàn đồng thời đem lại tâm lí an tâm cho người sửa chữa hoặc bảo dưỡng thiết bị
hoặc đường dây được cách li.
Ngoài ra dao cách li còn có nhiệm vụ đổi nối trong các sơ đồ phân phối điện, đổi nối
thanh góp phân đoạn, nối đất đường dây .. .
Dao cách li không có bộ phận dập
tắt hồ quang nên không được phép ngắt
dòng phụ tải cũng như dòng ngắn mạch.
Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện
Hình 7. 2
dung của đường dây hoặc cáp khi không
tải, dòng điện không tải của máy biến áp. Ở trạng thái đóng, dao cách ly phải chịu được
dòng điện định mức dài hạn và dòng sự cố ngắn hạn như dòng ổn định nhiệt, dòng
xung kích.
Trong lưới điện dao cách ly thường được lắp đặt trước thiết bị bảo vệ như máy
cắt, cầu chì.Việc đóng cắt dao cách li được thực hiện bằng bộ truyền động điều khiển
bằng tay, bằng điện, bằng khí nén..
Dao cách ly được chế tạo cho tất cả các cấp điện áp.
Các tham số chính của dao cách li là: dòng điện định mức, điện áp định mức, dòng ổn
định động, dòng ổn định nhiệt với thời gian ngắn mạch.
Phân loại:
- Theo môi trường lắp đặt có loại lắp đặt trong nhà và loại lắp đặt ngoài trời.
- Theo kết cấu có dao cách ly một pha, dao cách ly ba pha.
- Kết cấu kác nhau cơ bản của dao cách li là đặc tính chuyển động của lưỡi dao :
Dao cách li có lưỡi dao kiểu chém (đóng mở trong mặt phẳng thẳng đứng). Dao cách li
có lưỡi dao quay ngang và dao cách li có dao chuyển động tịnh tiến (kiểu treo). Dao
cách li ba cực có thể được gắn trên một giá chung (đến 35 KV) hoặc mỗi cực trên một
giá riêng, song truyền động đóng cắt đều được thực hiện đồng thời cho cả ba pha.
- Một số dao cách li có dao nối đất, khi cắt dao cách li, dao nối đất được tiếp đất,
phần năng lượng tích tụ trong các thiết bị nối với đường dây được cách li (trong máy
biến áp công suất, động cơ cao áp, tụ bù dọc đường dây..) được thao xuống đất đảm
bảo an toàn cho người sửa chữa, bảo dưỡng đường dây và thiết bị.
Tiếp điểm của dao cách li có nhiều dạng khác nhau nhưng tiếp xúc mặt và đường
được sử dụng nhiều hơn. Với dao cách li dòng lớn để giảm sự phát nóng của tiếp điểm

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 134


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
ngoài việc sử dụng áp lực lớn lên tiếp điểm người ta còn sử dụng nhiều dao song song
cho một pha.
Để tránh cho tiếp điểm của dao bị hàn dính và lưỡi dao bị văng ra do lực điện động
khi dòng ngắn mạch đi qua thì ngoài biện pháp tăng tiết điện tiếp xúc và sử dụng lực ép
cần thiết lên tiếp điểm ngươì sử dụng các biện pháp khoá hãm má dao.
Một số hình ảnh về dao các li
7.3 MÁY BIẾN DÒNG
1. Khái niệm
Máy biến dòng là thiết bị dùng để biến đổi dòng điện có giá trị cao xuống dòng
điện có giá trị tiêu chuẩn 1A và 5A, phù hợp cho các thiết bị bảo vệ và đo lường
Cấu tạo: Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện có chất lượng cao. Cuộn
dây sơ cấp W1 có từ 1 đến vài vòng dây và được mắc nối tiếp với mạch điện. Cuộn thứ
cấp W2 gồm nhiều vòng dây và được mắc nối tiếp với Am pe mét, các cuộn dòng của
các đồng hồ đo khác hoặc rơ le bảo vệ.
Nguyên lý làm việc của biến dòng tương tự như máy biến áp.
Đặc điểm của máy biến dòng :
W1
- Thứ tự đầu và cuối của các cuộn dây máy biến dòng
được phân biệt cực tính rõ ràng.
Cuộn dòng
Chế độ ngắn mạch là chế độ làm việc bình thường W2
A
của máy biến dòng và nhất thiết không được để hở
mạch thứ cấp máy biến dòng vì khi đó sức điện động
cảm ứng trong cuộn thứ cấp lớn gây nguy hiểm cho
cách điện cuộn dây cách điện của các dụng cụ đo hoặc Hình 7.3
rơ le bảo vệ nối vào thứ cấp biến dòng và gây nguy
hiểm cho người vận hành.
Biến dòng có cuộn sơ cấp w1 đấu nối tiếp với tải Z1. Dòng sơ cấp của BI không phụ
thuộc vào dòng thứ cấp, người ta mong muốn độ lớn của dòng thứ cấp hoàn toàn tỉ lệ
với dòng sơ cấp và không phụ thuộc vaò số lượng các dụng cụ đo và rơ le bảo vệ nối
vào thứ cấp BI.
Cuộn dây thứ cấp của biến dòng khi điện áp sơ cấp >= 500V phải được nối đất.
Biến dòng thường được chế tạo loại một pha, tải thứ cấp thay đổi từ 0,25 đến 1,2 định
mức.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 135


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
2. Các thông số cơ bản của biến dòng
- Điện áp định mức Uđm là trị số điện áp dây của lưới điện mà biến dòng làm việc. Điện
áp này quyết định cách điện giữa phía sơ cấp và thứ cấp của biến dòng
- Dòng điện định mức phía sơ cấp I1đm và thứ cấp I2đm là dòng làm việc dài hạn theo
điều kiện phát nóng có dự trữ.
- Dòng điện định mức thứ cấp của biến dòng được tiêu chuẩn hoá là 5A (hoặc 1A).
I 1dm
- Tỉ số biến đổi dòng điện k i  .
I 2 dm

Dòng điện đo lường được thông qua máy biến dòng và dụng cụ đo : I 1  k i .I 2 (I2 là
dòng đo được phía thứ cấp BI) .
- Cấp chính xác của biến dòng: Cấp chính xác của biến dòng thể hiện mức độ sai số về
độ lớn và góc pha của dòng điện đo được và dòng điện thực tế .
- Sai số của máy biến dòng gồm sai số về độ lớn dòng điện, sai số góc pha và sai số
toàn phần.
k i .I 2  I 1
+ Sai số về độ lớn : I %  .100 (I1 là dòng sơ cấp thực tế )
I1

+ Sai số về góc pha :  (tính theo phút): sai số được coi là dương nếu I2 vượt trước I1
360.60 I 0 .w1 I .w
 cos     3440. 0 1 cos   
2 I 1 .w I 1 .w

Trong đó:  là góc lệch pha giữa E2 và I2;  là góc tổn hao trong lõi thép.
Sai số về độ lớn ảnh hưởng đến tất cả các số đo của các đồng hồ đo, còn sai số về góc
pha chỉ ảnh hưởng đến số đo của các đồng hồ đo công suất, điện năng, rơ le công suất,
tổng trở ...
T
100 1 2
+ Sai số toàn phần:  0
0  . . K dm .i 2  i1  dt
I1 T 0

Máy biến dòng có 5 cấp chính xác : 0,2 ; 0,5 ;1 ; 3 và 10 tương ứng với sai số về
biên độ là 0,2% ; 0.5% ; 1% ; 3% và 10% và góc pha là 10' ,30' và 60'. Cấp chính
xác 0.2 dùng cho các đồng hồ mẫu, cấp 0,5 dùng cho công tơ, còn lại phổ biến là cấp
chính xác 1 và 3 cho các mục đích đo lường và bảo vệ .

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 136


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Sai số của máy biến dòng còn phụ thuộc vào phạm vi làm việc của dòng sơ cấp, việc
tăng số cuộn dây nối vào phía thứ cấp BI cũng ảnh hưởng đến mức độ sai số này
(không nên mắc quá nhiều tải vào cuộn thứ cấp biến dòng)
- Tải định mức của biến dòng là tổng trở tính bằng , với cos = 0,8 mà biến dòng làm
việc với cấp chính xác tương ứng.
- Công suất định mức của máy biến dòng
P2đm = I22đm.Z2đm
- Bội số dòng định mức giới hạn là tỷ số giữa dòng sơ cấp và dòng sơ cấp định mức mà
sai số dòng điện đến 10%.
- Độ bền nhiệt 1 giây và độ bền điện động của máy biến dòng.
3. Các chế độ làm việc của máy biến dòng
a. Chế độ ngắn mạch của dòng sơ cấp, mạch thứ cấp có phụ tải Z2
I1
Bội số dòng điện của máy biến dòng: n 
I 1 dm

I1: dòng ngắn mạch sơ cấp; I1đm: dòng định mức sơ cấp
Khi n lớn, sai số máy biến dòng tăng, sai số này còn phụ thuộc I2 hay tải Z2. Bội
số dòng điện cho mạch bảo vệ phải đạt trị số sao cho sai số của nó dưới 10%, nếu I2
giảm (Z2 tăng) thì bội số dòng điện giảm.
b. Chế độ hở mạch thứ cấp của máy biến dòng
Khi mạch thứ cấp có tải Z2, dòng điện từ hoá rất bé, dưới 1% I1đm, biên độ từ cảm trong
lõi thép rất bé (0,06  0,1 T), dòng I2 làm nhiệm vụ khử tác dụng của dòng tải I1.
Nếu thứ cấp hở mạch (I2 = 0), vai trò khử tác dụng của dòng I1 của nó không
còn nên toàn bộ sức từ động I1w1 làm nhiệm vụ từ hoá lõi thép, làm lõi thép rất bão hoà
nên sóng của từ cảm B(wt) có dạng gần xung vuông, có trị số lớn , vì cuộn dây thứ cấp
w2 có số vòng lớn điện áp cảm ứng U2 có biên độ rất cao cỡ hàng chục KV, nguy hiểm
cho người và các thiết bị thứ cấp. Vì vậy máy biến dòng không bao giờ được hở mạch
phía thứ cấp.
4. Kết cấu của máy biến dòng điện xoay chiều.
Theo môi trường cách điện, ta có biến dòng dầu (cách điện bằng dầu biến áp) và
biến dòng khô (cách điện bằng nhựa epôxy)

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 137


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Theo số vòng dây sơ cấp, w1 = 1 là biến dòng loại một vòng dây, w1 lớn ta có
biến dòng nhiều vòng dây. Với điện áp siêu cao áp, dùng kết cấu nối tầng, mỗi tầng
chịu một trị số điện áp.
Một số kiểu biến dòng
7.4 MÁY BIẾN ĐIỆN ÁP (BU)
1 Khái niệm
Cấu tạo: Lõi thép làm bằng các lá thép kĩ thuật điện
có chất lượng cao. Cuộn dây sơ cấp W1 có nhiều vòng
dây được nối với lưới điện áp cao, cuộn dây thứ cấp có
số vòng ít hơn được nối song song với các đồng hồ V,
cuộn áp của các đồng hồ đo công suất, năng lượng,
cuộn áp của các rơ le bảo vệ ...
V Cụôn áp
Cực tính các cuộn dây sơ thứ cấp được được phân
biệt rõ ràng.
Hình 7.4
Tải thứ cấp của Bu có tổng trở lớn nên trạng thái
làm việc của Bu gần như hở mạch thứ cấp.
Điện áp của cuộn thứ cấp máy biến điện áp được tiêu chuẩn hoá là 100V hoặc 110V
nhờ vậy thuận tiện cho việc tiêu chuẩn hoá các dụng cụ đo lường và rơ le bảo vệ nối
với BU. Khi điện áp lưới >500V thì cuộn thứ cấp BU cần được nối đất.
Nguyên lý làm việc của biến điện áp giống máy biến áp.
2. Các thông số cơ bản của BU
- Điện áp định mức của cuộn dây sơ cấp là điện áp định mức của BU.
U 1dm
- Hệ số biến đổi điện áp : k u  (U1đm , U2đm là điện áp phía sơ cấp và thứ cấp
U 2 dm
BU ), điện áp sơ cấp xác định đươc thông qua điện áp thứ cấp đo được và hệ số biến
đổi điện áp là : U1 = ku.U2 ;
k u .U 2  U 1
- Sai số về biên độ : U %  .100 (U1 là dòng sơ cấp thực tế ).
U1

K Udm .U 2  U 1
u %  .100
U1
I 0 .r1 . sin  x1 . cos   I 2 .[r1  r2  cos  2   x1  x 2 sin  2 ]
 .100
U1

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 138


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Sai số về góc pha:
I 0 .r1 . cos  x1 . sin   I 2 .[r1  r2 sin  2   x1  x 2  cos  2 ]
  3440
U1

Sai số về góc pha u , U >0 khi -ku.U2 vượt trước U1


Căn cứ và mức độ sai số người ta đưa ra các cấp chính xác của BU là 0,1 ; 0,2 ; 0,5 ; 1;
và 3; tương ứng với sai số về biên độ 0,1 ; 0,2% ; 0.5% ; 1% ; 3% và pha là 5'
, 10', 20' ; 40' và đến 120' .
Cấp chính xác không đổi trong giới hạn U=(0,8  1,2)Uđm với công suất tải: St=
(0,251)Stđm và cos = 0,8.
- Tải thứ cấp định mức Z2 = U2/I2. Nếu Z2 giảm, I2 tăng, công suất mạch thứ cấp
tăng làm tăng sai số. Vì thế không nên lắp quá nhiều cuộn áp vào thứ cấp của BU vì
như vậy sẽ làm tăng sai số.
Công suất định mức là công suất lớn nhất khi cos = 0,8 mà sai số chưa vượt quá
phạm vi cho phép.
3. Phân loại BU
Theo sơ đồ nối dây của phía sơ cấp, có biến điện áp một pha điện áp dây, biến
điện áp một pha điện áp pha, biến điện áp 3 pha 5 trụ có hai cuộn thứ cấp (có một cuộn
đấu tam giác hở để lấy tín hiệu khi mất một pha).
Đối với điện áp lớn hơn 110KV, để giảm kích thước cách điện dùng biến áp nối
tầng, mỗi tầng chịu một điện áp nhất định, hoặc BU kiểu tụ .
Vỏ loại máy biến điện áp trung áp bằng kim loại, có sứ xuyên đầu vào, loại có
điện áp cao hơn thì vỏ là sứ cách điện.
Các BU của mạng trung áp thường sử dụng cách điện rắn , các BU từ 110KV
trở lên được ngâm trong dầu.
Một số hình ảnh về biến điện áp
7.5 KHÁNG ĐIỆN
1. Khái niệm
Kháng điện là cuộn dây có điện cảm không đổi, được mắc nối tiếp trong mạch điện
cao áp, nhằm hạn chế dòng điện ngắn mạch.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 139


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Kháng điện còn có chức năng duy trì một điện áp cần thiết trên thanh cái khi có sự
cố ngắn mạch đường dây sau kháng điện, nhằm đảm bảo cho lưới điện, các phụ tải nối
vào thanh cái trước kháng điện làm việc được ổn định khi ngắt ngắn mạch.
Điện trở của cuộn dây kháng điện rất bé so với điện cảm của nó ( Rk < Xk ) nên coi
nó là phần tử thuần kháng.
Để đảm bảo điện kháng không đổi, không phụ thuộc vào dòng điện qua nó,
kháng điện thường được chế tạo loại không có lõi thép, vì thế
Uk
lượng kim loại màu ở đây lớn hơn nhiều so với cuộn kháng có
lõi thép. U1 U2

2.Biểu thức sụt áp trên kháng điện


Tham số của kháng điện là điện kháng Xk, nếu ta bỏ qua U1 U 

điện trở của kháng điện (Rk=0) thì:


U2
U kdm U kdm
Xk  hoặc tính theo % là Xk%  .100
I dm U dm Hình 7.5
Nếu gọi độ thay đổi điện áp trước và sau kháng điện là U  thì
từ đồ thị véc tơ hình 7.6 ta có :
U  = U1 - U2  Uk. sin = I.Xk sin (vì  là rất nhỏ)

khi tính theo % ta có U  % = U  .100/Uđm hay :


I
U  %  X k %. . sin 
I dm

Như vậy khi biết trước phụ tải I và góc pha  ta có thể xác định được tổn thất điện áp
trên kháng điện . U1
Giá trị của tổn thất điện áp trong chế độ làm việc Uk

định mức của kháng điện cần không vượt quá 1,5

%- 2% . 
U2 U
Độ thay đổi điện áp trước và sau kháng I
điện U  % phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của
Hình 7.6
tải. Khi tải là thuần trở sin = 0 tổn thất điện áp
được xem là nhỏ nhất . Còn khi tải là thuần cảm sin = 1 tổn thất điện áp là lớn nhất và
U  = Uk

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 140


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Trường hợp ngắn mạch sau kháng điện (hình 7.7), do tính chất điện cảm của
kháng điện nên sin = 1 và ta có điện áp trước cuộn kháng là :
I nm
U k %  U  %  X k %
I dm

Theo quy định Uk% >= 60% Uđm. Như vậy ngoài việc hạn Uk U2 U2
chế dòng ngắn mạch kháng điện còn có tác dụng quan trọng
là giữ cho điện áp trên thanh cái trước kháng điện có một
Inm
giá trị nhất định khi xảy ra ngắn mạch. Điều này đặc biệt có Uk
ý nghĩa quan trọng, nó đảm bảo cho các máy phát cũng như
U
các phụ tải khác nối với thanh cái đó làm việc được ổn định
khi ngắt ngắn mạch. Hình 7.7
3. Phân loại kháng điện
Theo kết cấu ta có cuộn kháng đơn (a) và cuộn kháng kép (b) – Hình 7.8 , về
mặt cấu trúc chúng không khác nhau , chỉ khác là kháng điện đơn có 2 đầu còn kháng
điện kép có 3 đầu (một đầu ở giữa cuộn dây).
Theo môi trường cách điện kháng điện có thể là kháng điện khô (kháng điện lõi
bê tông làm mát bằng không khí , ở cấp điện áp <35 KV) được lắp đặt trong nhà (hình
7.8) và có loại là kháng điện ngâm dầu (cách điện và làm mát bằng dầu biến áp , ở cấp
điện áp thường >= 35KV) được lắp đặt ở trạm ngoài trời.

Kí hiệu kháng điện đơn kháng điện kép


c
Hình 7. 8
4. Yêu cầu chung đối với kháng điện
Yêu cầu đối với kháng điện: Cần có đủ độ bền cơ - điện và nhiệt .
Ở chế độ định mức, sụt áp trên kháng điện không đáng kể và nhiệt độ phát nóng
của cuộn dây không vượt quá trị số cho phép của cấp cách điện.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 141


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Ở chế độ ngắn mạch, kháng điện phải có đủ độ bền nhiệt, độ bền điện động và
phải hạn chế dòng ngắn mạch đến mức cần thiết, độ thay đổi điện áp Un% >= 60%
Phải có độ bền cách điện cao, chịu được quá điện áp lớn mà không bị đánh thủng cách
điện. Tổn thất trên kháng điện cần phải nhỏ .
7.6 MÁY CẮT
1. Khái niệm chung
Là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện cao áp có dòng điện ở chế độ làm việc
bình thường và tự động cắt mạch điện (tách phần sự cố ra khỏi lưới điện) khi có sự cố.
Máy ngắt thực hiện thao tác đóng ngắt gián tiếp thông qua bộ truyền động và hệ
thống điều khiển. Ở chế độ bình thường máy cắt được đóng cắt bằng tay thông qua hệ
thống điều khiển còn khi sự cố máy cắt tự động cắt mạch điện nhờ các tín hiệu điều
khiển của các rơ le bảo vệ.
Tác động nhanh và tự động là hai yêu cầu rất quan trọng đối với máy ngắt nhờ
vậy mà hạn chế được tác hại của sự cố đối với hệ thống điện và các thiết bị mà nó bảo
vệ hơn nữa còn bảo vệ an toàn cho cả bản thân máy ngắt nữa .
Trong hầu hết các loại máy cắt đóng là do lực đóng của bộ truyền động tác động vào
cần mang tiếp điểm động còn khi ngắt là do năng lượng của lò xo ngắt. Riêng với máy
cắt không khí thực hiện đóng - ngắt do không khí nén.
Khi ngắt hồ quang xuất hiện ở giữa các tiếp điểm, muốn ngắt mạch điện có kết
quả phải dập tắt nhanh chóng hồ quang điện.
2. Phân loại
Tuỳ theo dấu hiệu của biện pháp dập tắt hồ quang máy ngắt được phân thành các loại:
a. Dựa vào môi trường dập tắt hồ quang
- Máy cắt dầu: Dập tắt hồ quang trong dầu biến áp
- Máy cắt không khí: Sử dụng không khí nén để dập tắt hồ quang
- Máy cắt tự sinh khí: Sử dụng khí được sinh ra do tác dụng của hồ quang với vật liệu
sinh khí trong buồng dập để dập tát hồ quang .
- Máy cắt khí: Dập tắt hồ quang trong môi trường khí có độ bền điện cao (khí elêga )
- Máy cắt chân không: Hồ quang được dập tắt trong môi trường chân không cao
- Máy cắt điện từ : Hồ quang được kéo dài nhờ lực điện từ của cuộn dây thổi từ .
b. Dựa vào môi trường làm vịêc: + Loại lắp đặt trong nhà

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 142


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
+ Loại lắp đặt ngoài trời
c. Dựa vào kết cấu : + Máy cắt rời
+ Máy cắt hợp bộ
c. Theo cấp điện áp ta có máy cắt 6KV , 10KV , 22KV, 35KV ...
3. Các thông số cơ bản của máy cắt
- Điện áp định mức: Uđm là điện áp dây. Điện áp định mức càng lớn thì chiều cao và
đường kính máy cắt càng tăng, tuy nhiên đường kính máy cắt tăng chậm hơn chiều cao.
Các cấp điện áp định mức là: 6, 10 , 22, 35, 110 .. KV.
- Dòng điện định mức: Iđm là trị hiệu dụng của dòng điện chạy qua máy cắt trong thời
gian làm việc dài hạn mà không làm máy cắt hư hỏng, dòng điện định mức ít ảnh
hưởng đến kích thước của máy ngắt.
- Dòng ngắt định mức: Ingđm là dòng điện lớn nhất cho phép khi ngắt máy cắt (là dòng
điện ngắn mạch mà máy cắt có khả nang cắt được với thời gian cắt đã cho) và theo một
chu trình đóng cắt quy định mà không làm hư hại các chi tiết của máy cắt, vẫn đảm bảo
cho máy cắt làm việc bình thường.
Giá trị Ingđm được xác định từ thực nghiệm với chu trình đóng cắt quy định sau:
C – 0,3s - ĐC – 180s - ĐC (C: cắt ; Đ : đóng ; 0.3s, 180s là khoảng thời gian tính bằng
giấy giữa hai lần thao tác liên tục )
Dòng điện ngắt đặc trưng cho khả năng cắt của máy cắt nó xác định kết cấu, kích
thước buồng dập hồ quang .
- Công suất ngắt định mức: Sngđm là công suất lớn nhất máy ngắt có thể ngắt mạch điện
(ở điện áp định mức) mà không phát sinh sự cố. Sngđm = 3.U dm .I ngdm

- Thời gian ngắt: tng là khoảng thời gian kể từ khi có tín hiệu ngắt đến thời điểm hồ
quang được dập tắt trên cả ba pha. Đối với máy ngắt tác động nhanh tng  0.08 giây,
máy ngắt tác động vừa tng  0,15 giây, và tác động chậm là tng  0,25 giây .
- Thời gian đóng : là quãng thời gian kể từ khi có tín hiệu đóng được đưa vào máy cắt
đến khi máy cắt được đóng hoàn toàn, thời gian này phụ thuộc vào cơ cấu truyền động
và khoảng cách giữa các tiếp tiểm của máy cắt.
- Dòng điện ổn định động .
- Dòng điện ổn định nhiệt ứng với thời gian ngắn mạch tương ứng.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 143


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Các yêu cầu chính đối với máy cắt: Máy cắt cần có độ tin cậy làm việc cao, quá điện áp
khi cắt thấp, thời gian đóng và thời gian cắt nhanh, không gây ảnh hưởng đến môi
trường, kích thước nhỏ gọn, dễ bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra thay thế dễ dàng, tuổi
thọ cao.
4. Máy ngắt dầu
4.1 Nguyên lí dập hồ quang bằng dầu biến áp
Khi ngắt hồ quang sinh ra giữa các tiếp điểm của máy cắt, dưới tác động của năng
lượng hồ quang dầu bị phân tích, sôi và bốc hơi tạo thành một bọc hỗn hợp khí và hơi
dầu bao lấy thân hồ quang. Bọc hỗn hợp khí và hơi dầu với 60% là khí, 40% là hơi
dầu, thành phần chủ yếu của khí là H2, lượng khí và hơi dầu sinh ra lớn song thể tích của
bọc khí lại nhỏ nên áp lực trong bọc khí cao (khoảng 5- 10 at). Hồ quang bị dập tắt do cường
độ làm lạnh của khí H2 và áp lực của bọc khí.
Trong khi hồ quang cháy khí và hơi dầu vẫn tiếp tục sinh ra từ bề
mặt giới hạn giữa bọc khí và dâù. Nếu dòng ngắt càng lớn thể tích
bọc khí càng to làm cho bề mặt giới hạn giữa bọc khí và dầu càng
xa thân hồ quang dẫn đến tốc độ sinh khí và hơi dầu giảm, điều đó
ảnh hưởng sấu đến khả năng dập tắt hồ quang khi ngắt dòng điện
lớn. Hơn nữa bọc khí chỉ bao lấy thân hồ quang chứ không thổi hồ
quang theo một hướng nào cả nên tốc độ phản ion hoá chậm dẫn Hình 7.9
đến thời gian dập tắt hồ quang tăng. Hình 7.9
Để cải thiện điều kiện dập tắt hồ quang, tăng khả năng ngắt của máy ngắt người ta
dùng buồng dập hồ quang. Buồng dập hồ quang thường làm từ những tấm vật liệu cách điện
có độ bền cơ cao (thường dùng là bakêlít) được sắp xếp lại thành những rãnh thổi dọc hay
ngang vào thân hồ quang, tương ứng ta có buồng dập hồ quang kiểu thổi dọc và buồng dập
tắt hồ quang kiểu thổi ngang
Quá trình dập tắt hồ quang có thể được chia làm ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: kể từ lúc các tiếp điểm bắt đầu tách rời nhau hồ quang xuất hiện cho đến
khi tiếp điểm động bắt đầu giải phóng lỗ thổi khí. Giai đoạn này lượng khí và hơi dầu
sinh ra nén trong buồng dập tạo nên một áp suất lớn .
Giai đoạn 2: kể từ khi tiếp điểm động bắt đầu giải phóng lỗ thổi khí cho đến khi hồ
quang được dập tắt hoàn toàn, độ bền điện của khoảng trống giữa các tiếp điểm được
phục hồi. Ở giai đoạn này hỗn hợp khí và hơi dầu thổi dọc (với buồng dập hồ quang

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 144


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
kiểu thổi dọc) hoặc ngang (với buồng kiểu thổi ngang) vào thân hồ quang với tốc độ
lớn làm hồ quang được dập tắt .
Giai đoạn 3: Sau khi hồ quang tắt dầu lại tràn vào buồng dập, đẩy khí và hơi dầu còn
dư theo các lỗ thải khí ra ngoài.
Máy cắt dầu gồm hai loại : máy cắt nhiều dầu và máy cắt ít dầu .
4.2 Máy cắt nhiều dầu
Trong máy cắt nhiều dầu, dầu vừa làm nhiệm vụ dập tắt hồ quang vừa làm
nhiệm vụ cách điện gữa các phần tử dẫn điện với nhau và với vỏ thùng dầu. Máy cắt
nhiều dầu có loại có buồng dập hồ quang và loại không có buồng dập hồ quang .
Khi điện áp đến 10KV thì máy cắt được chế tạo với cả ba pha trong một thùng
dầu , ngăn cách giữa các pha nhờ các tấm ngăn cách điện. Khi điện áp từ 22KV trở lên
thì mỗi pha được đặt trong một thùng dầu riêng.
Sơ lược cấu tạo của máy cắt nhiều dầu: Hình 7. 10
1-Vỏ thùng ; 2- Lớp màn ngăn; 3- Nắp thùng; 4- Sứ đầu vào; 5-
Hệ thống truyền động và lò xo cắt Van tháo dầu ; 6- Tiếp điểm
tĩnh; 7- Tiếp điểm động; 8- ống chỉ báo mức dầu
Ngoài ra ở máy cắt dầu còn có van phòng nổ, lỗ bổ xung dầu.
Vỏ thùng máy cắt làm bằng thép lò có tiết diện đáy hình tròn,
hình ôvan, hoặc chữ nhật. Mặt trong của thùng lót lớp màn ngăn
(bằng các tông) để tránh sự cháy lan của hồ quang ra vỏ thùng và
giảm xung áp lực tác dụng trực tiếp lên thành thùng dầu do áp
Hình 7. 10
lực của hỗn hợp khí và hơi dầu tăng cao khi ngắt.
Ở máy cắt nhiều dầu khi dập tắt hồ quang bình thường áp suất tác dụng lên thành thùng
dầu không lớn, song trong chế độ sự cố nặng hồ quang cháy kéo dài làm áp suất trong
bình có thể tăng lên rất cao vì thế ở mối thùng dầu có trang bị van phòng nổ.
Nắp thùng dầu làm bằng gang không từ tính hoặc bằng thép lò nhằm giảm dòng xoáy
và tổn thất từ trễ trên nắp. Vỏ thùng và nắp thùng luôn được nối đất .
Sứ đầu vào được lắp trên nắp thùng dầu, vì cách điện trong dầu lớn hơn ngoài không
khí nên sứ được lắp nghiêng một góc 50 -150 so với chiều thẳng đứng .
Trong những máy cắt nhiều dầu điện áp làm việc từ 35 KV trở lên thường có máy biến
dòng lắp kèm, lõi thép và cuộn dây được cố định dưới nắp thùng, thanh dẫn điện sứ

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 145


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
đầu vào đóng vai trò cuộn sơ cấp, cách điện sứ đầu vào cũng chính là cách điện giữa
cuộn dây sơ thứ cấp biến dòng.
Ống chỉ báo mức dầu cho biết mức dầu có trong thùng, nếu mức dầu thấp quá
quy định thì hồ quang có thể cháy lan lên vùng không khí đệm của thùng dầu dễn gây
nổ, cháy. Nếu mức dầu quá cao thì thể tích vùng đệm không khí lại nhỏ điều đó có thể
dẫn đến áp lực khí và hơi trong thùng khi ngắt lớn gây phá vỡ thùng. Thường để đảm
bảo an toàn vùng không khí đệm bằng khoảng (20 -30)% thể tích của thùng dầu.
Cơ cấu truyền động tiếp điểm của máy ngắt được đặt hoặc ở trong dưới nắp
thùng dầu hoặc ở ngoài trên nắp thùng, việc thực hiện đóng cắt máy cắt có thể bằng tay
thông qua hệ thống điều khiển và tự động cắt khi sự cố.
Máy ngắt nhiều dầu không có buồng dập hồ quang thuộc loại đơn giản , kích
thước to, thời gian ngắt dài nên chỉ sử dụng đến cấp điện áp 10 KV. Việc sử dụng
buồng dập hồ quang và tiếp điểm kiểu bắc cầu tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập tắt
hồ quang, tuy vây tng = 0,15- 0,2 giây .
Nhược điểm của máy cắt nhiều dầu: là kích thước, khối lượng lớn, cần phải làm sạch
dầu, bảo dưỡng, sửa chữa phức tạp, dễ gây cháy nổ. Ngày nay, máy cắt nhiều dầu hầu
như không được chế tạo nữa .
4.3 Máy cắt ít dầu
5. Máy cắt không khí
Máy cắt không khí sử dụng không khí khô, sạch được nén với áp suất cao từ 20-
40at dùng để thổi hồ quang và để thao tác cắt máy. Luồng khí được thổi ngang hoặc
dọc vào thân hồ quang làm khuyếch tán và làm lạnh hồ quang một cách mãnh liệt nên
hồ quang được dập tắt nhanh chóng .
Ưu điểm nổi bật của máy cắt không khí là làm việc rất đảm bảo, thời gian ngắt
ngắn.
Nhược điểm là kết cấu máy cắt phức tạp đòi hỏi độ chính xác gia công cao, đòi hỏi
có máy nén khí, chi phí vận hành cao, giá thành cao.
Với máy cắt không khí, trị số áp suất, tốc độ của luồng khí, tần số riêng của lưới ,
khoảng cách giữa các tiếp điểm và diện tích lỗ thải khí cũng như hướng tác động của
luồng khí vaò thân hồ quang ảnh hưởng đến quá trình dập tắt hồ quang bằng không khí
nén .

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 146


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Trị số áp suất và tốc độ chảy của không khí nén do kết cấu của máy ngắt quyết định
(chỉ phụ thuộc vào áp suất của không khí nén và diện tích cửa thải khí) và không phụ
thuộc vào cường độ của dòng hồ quang. Việc tăng áp suất của không khí nén độ bền
điện của nó sẽ tăng, điều kiện dập hồ quang sẽ tốt hơn , công suất ngắt máy cắt tăng.
Tần số riêng của lưới ( phụ thuộc vào các tham số điện dung , điện cảm nơi mà
máy cắt đặt) có ảnh hưởng nhiều đến quá trình dập tắt hồ quang trong máy cắt không
khí. Tần số riêng của lưới tăng dẫn đến tốc độ hồi phục điện áp trên tiếp điểm khi cắt
tăng , điều kiện dập tắt hồ quang sẽ sấu đi và công suất ngắt của máy ngắt giảm . Để
hạn chế ảnh hưởng của tần số riêng của lưới , trong máy cắt không khí người ta sử
dụng điện trở sun mắc song song với tiếp điểm nhằm làm giảm tốc độ hồi phục điện áp.
Khoảng cách giữa hai đầu tiếp điểm trong máy cắt không khí cũng tồn tại một
khoảng cách tối ưu ltư , tăng hay giảm khoảng cách này khác giá trị tối ưu đều làm sấu
điều kiện dập hồ quang, nghĩa là giảm công suất ngắt .
Do những đặc điểm trên mà nguyên lý cấu tạo của máy cắt không khí đa dạng, phụ
thuộc vào điện áp, dòng điện định mức, vào phương thức truyền không khí nén vào
bình cắt và trạng thái của tiếp điểm sau khi cắt. Có thể sơ bộ được phân loại như sau :
- Máy cắt không khí không có dao cách li lắp kèm.
- Máy cắt không khí có dao cách li lắp kèm.
- Máy cắy không khí chèn.
- Máy cắt với không khí nén cố định.
a. Máy cắt không có dao cách li lắp kèm (7.11a) :
Có bình chứa 1 cách ly với buồng dập hồ quang 2. Luồng
khí nén đi từ bình chứa, qua ống dẫn vào buồng dập hồ quang
khi tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động tách rời nhau.
Hình 7.11
Máy cắt này không có dao cách ly đi kèm, thao tác đóng được
thực hiện qua van điện từ đóng nó sẽ mở cho khí nén đẩy
pittông đóng. Loại này dùng cho cấp điện áp trung áp ( đến
36 kV ) và dòng điện khoảng 1000A
b. Máy cắt có dao cách li lắp kèm (7.12b):
- Máy cắt này có bình chứa khí nối đất 1, có hai buồng cắt 2, Hình 7.12
có điện trở sun 3 và hai dao cách ly 4,5.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 147


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
Quá trình cắt như sau: Dao 4 cắt trước, tiếp theo là hai bộ tiếp điểm trong buồng dập
hồ quang cắt, cuối cùng là dao cách ly 5.
Quá trình đóng theo thứ tự ngược lại: trước hết hai bộ tiếp điểm máy cắt mở ra (hai
tiếp điểm trong buồng cắt đã đóng lại sau khi quá trình cắt kết thúc) , tiếp đó bộ cách ly
5 đóng, hai bộ tiếp điểm đóng trở lại , sau đến bộ cách ly 4.
c. Máy cắt có dao cách ly nằm trong bình cắt điện có khí nén.
6. Máy cắt khí
6.1 Đặc điểm của loại khí SF6
Ưu điểm:Trong máy cắt khí SF6, khí SF6 được dùng để cách điện và dập tắt hồ
quang, ở áp suất bình thường độ bền điện của SF6 gấp 2,5 lần so với không khí, còn khi
áp suất 2at, độ bền điện của khí này tương đương với dầu biến áp.
Hệ số dẫn nhiệt của SF6 cao gấp 4 lần không khí, vì vậy có thể tăng mật độ dòng
điện trong mạch vòng dẫn điện, giảm khối lượng đồng SF6 là loại khí trơ, không phản
ứng với ôxy, hydrô, là khí không độc, ít bị phân tích thành các khí thành phần.
Khả năng dập hồ quang của buồng dập kiểu thổi dọc khí SF6 lớn gấp 5 lần so với
không khí nên giảm được thời gian cháy của hồ quang, tăng khả năng cắt, tăng tuổi thọ
của tiếp điểm.
Nhược điểm: là khí có nhiệt độ hoá lỏng thấp. ở áp suất 13,1 at, nhiệt độ hoá lỏng
là 0 C, ở áp suất 3,5 at là - 400C, vì vậy khí này chỉ dùng ở áp suất không cao để tránh
0

dùng thiết bị hâm nóng. (ở nhiệt độ bình thường có thể nén đến 20 at chưa hoá lỏng)
6.2 Máy cắt khí SF6
Máy cắt SF6 được thiết kế, chế tạo cho mọi cấp điện áp cao áp từ 3kV đến 800kV;
Dòng điện cắt lớn Icắt = 63  80 KA; Ở cấp điện áp cao máy cắt được chế tạo 2 hoặc 3
chỗ ngắt cho một pha ; Công suất ngắt đến 40000 MVA - 50000 MVA .
Trong máy cắt SF6 , tiếp điểm của máy cắt được đặt trong buồng dập hồ quang , hồ
quang bị dập tắt ngoài do độ bền điện cao của khí nén còn có thể bị kéo dài bởi từ
trường hoặc luồng khí được tạo ra trong buồng dập. Có hai kiểu thổi là thổi từ và tự
thổi kiểu khí nén. Nguyên lý tự thổi dùng pittông - xilanh được sử dụng rộng rãi và
hiệu quả hơn (Hình 7. 29).Truyền động đóng cắt máy cắt dùng lò xo , có thể lên cót
bằng tay hoặc bằng động cơ .
Ưu điểm: có kết cấu nhỏ , gọn , chắc chắn, độ tin cậy cao, trọng lượng thấp, an
toàn, bảo dưỡng dễ dàng, tuổi thọ cao, thời gian lắp đặt tại chỗ ngắn.

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 148


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
7. Máy cắt chân không
7.1 Đặc điểm
Áp suất buồng cắt của máy cắt rất thấp
dưới 10–4Pa (10-9bar). Do đó mật độ
không khí rất thấp nên độ bền điện trong
chân không khá cao. Khi cắt nhiệt độ
trên bề mặt tiếp xúc tăng nhanh , cường
độ trường khi tiếp điểm vừa mở rất lớn Hình 7.13
làm xuất hiện một số lượng lớn các điện
tử tự do giữa hai tiếp điểm và hơi kim loại , do môi trường là chân không nên các phần
tử tích điện khuyếch tán vào khoảng không rất nhanh và hồ quang dễ bị dập tắt và khó
có điều kiện cháy lặp lại sau khi dòng điện đi qua trị số 0.
Ở áp suất 10 –4Pa, độ bền điện đạt tới 100kV/mm. Vì vậy với cấp điện áp trung áp đến
35kV độ mở của tiếp điểm của buồng cắt chân không khoảng 6 đến 25 mm vì thế giảm
được thời gian đóng – cắt.
Để tăng khả năng cắt và giảm hao mòn tiếp điểm do hồ quang sinh ra ngoài việc sử
dụng vật liệu làm tiếp điểm cần có nhiệt độ nóng chảy cao , dẫn điện tốt, người ta còn
sử dụng cấu tạo đặc biệt của tiếp điểm để tạo ra lực điện động của dòng điện thổi hồ
quang ra phía mặt ngoài tiếp xúc. Hình 7.13
2. Cấu tao buồng cắt máy cắt chân không
1. Buồng cách điện chân không; 2. Tấm đáy ; 3. Hệ
thống tiếp điểm; 4. Thanh dẫn tĩnh ; 5. Thanh dẫn
động; 6. ống xếp kim loại; 7. Màn chắn kim loại ;
8. Cơ cấu dẫn hướng
Buồng cắt làm bằng vật liệu cách điện có chất
lượng cao , độ bền cơ học lớn . Trong buồng cắt ,
màn chắn kim loại có tác dụng ngăn không cho hơi
kim loại ám vào bề mặt bên trong của bình cách
điện. Ống xếp kim loại đảm bảo giữ độ chân không
cho bình cắt .
Khi cắt, tiếp điểm động tách khỏi tiếp điểm
tĩnh, hồ quang xuất hiện trên bề mặt tiếp xúc 3 làm Hình 7.14

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 149


Bộ môn Thiết bị điện, khoa Điện, trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên
kim loại bị nóng chảy và bay hơi. Hồ quang sẽ bị dập tắt khi dòng điện đi qua trị số 0
Ưu điểm của máy cắt chân không là kích thước nhỏ gọn, không gây ra cháy nổ,
tuổi thọ cao khi cắt dòng định mức ( đến 10000 lần ), gần như không cần bảo dưỡng
định kỳ. Loại máy này dùng chủ yếu ở lưới trung áp với dòng điện định mức đến
3000A, dòng cắt đến 50 kA, chủ yếu được lắp đặt trong nhà.
Máy cắt chân không được chế tạo để đóng cắt trong mạng 6, 10 , 15 , 22 và 35 KV
với công suất cắt không lớn (đến 1000 - 2000 MVA).

Bài giảng Vật liệu – Khí cụ điện 150

You might also like