You are on page 1of 33

Chương 3: ĐIỀU KHIỂN VÀ ỔN ĐỊNH NHIỆT ĐỘ

3.1. Cảm biến nhiệt


3.1.1. Khái niệm:
Cảm biến nhiệt chỉ các phân tử, linh kiện hoặc thiết bị có thông số kỹ thuật nhạy
cảm đối đối với sự thay đổi của nhiệt độ.
Ví dụ: Nhiệt trở, diod.
Để đo nhiệt độ, chúng ta thường sử dụng các thang đo nhiệt:
- Thang đo Kelvin (Thomson Kelvin – 1852 )
Thang nhiệt độ động học tuyệt đối, đơn vị nhiệt độ là K. Trong thang đo này người ta gán
cho nhiệt độ của điểm cân bằng ba trạng thái nước - nước đá - hơi một giá trị số bằng
273,15 K.
- Thang Celsius (Andreas Celsius – 1742 )
o

Thang nhiệt độ bách phân, đơn vị nhiệt độ là C và một độ Celsius bằng một độ Kelvin.
Nhiệt độ Celsius được xác định qua nhiệt độ Kelvin theo biểu thức:
T(0C) = T(0K) – 273,150K
- Thang đo Fahrenheit (Fahrenheit – 1706)
Đơn vị nhiệt độ là 0F. Trong thang đo này, nhiệt độ của điểm nước đá tan là 320F
và điểm nước sôi là 2120F.
Quan hệ giữa nhiệt độ F và nhiệt độ C:

( ) * ( ) +

Hay:
( ) ( )

Các giá trị tương ứng của một số nhiệt độ quan trọng theo các thang đo khác nhau
được cho ở bảng sau:

1
Nhiệt độ Kelvin Celsius Fahrenheit
(0K) (0C) (0F)
Điểm 0 tuyệt đối 0 -273,15 -459,67
Hỗn hợp nước – nước đá 273,15 0 32
Cân bằng nước – nước đá – hơi nước 273,16 0,01 32,018
Nước sôi 373,15 100 212

3.1.2. Phân loại:


Cảm biến đo nhiệt đươc phân chia làm hai nhóm như sau:
Cảm biến tiếp xúc: cảm biến tiếp xúc với môi trường đo, gồm:
• Cảm biến giản nở (nhiệt kế giản nở).
• Cảm biến nhiệt trở
• Cặp nhiệt điện
• Linh kiện bán dẫn
• Vi mạch cảm biến nhiệt.
Cảm biến không tiếp xúc: hoả kế, bao gồm: hỏa kế bức xạ toàn phần; hỏa kế
quang học; hỏa kế quang điện; hỏa kế màu.
3.1.3. Nhiệt trở
Là linh kiện có giá trị điện trở thay đổi theo nhiệt độ
Nhiệt trở bao gồm: nhiệt trở dương (PTC) và nhiệt trở âm (NTC).

3.1.3.1. Nhiệt trở dương: Là nhiệt trở có giá trị điện trở tăng khi nhiệt độ tăng
( )

2
PTC thermistors có thể được sử dụng như là các thiết bị có bộ hạn chế để bảo vệ
mạch, như thay thế cho cầu chì. PTC thermistors đã được sử dụng như hẹn giờ
trong mạch cuộn dây khử từ của hầu hết các màn hình CRT.
PTC thermistors được sử dụng như lò sưởi trong ngành công nghiệp ô tô để cung
cấp nhiệt bổ sung bên trong cabin với động cơ diesel hoặc để làm nóng động cơ
diesel trong điều kiện khí hậu lạnh.

Nhiệt điện trở PTC, là điện trở có hệ số nhiệt dương, có bản chất là một điện trở bán
dẫn có điện trở tăng khi nhiệt độ tăng. Ở nhiệt độ nhỏ hơn 1100C điện trở của nó nhỏ
cỡ trăm Ω và biến đổi không đáng kể. Khi nhiệt độ vượt quá 1100C thì điện trở của
nó tăng tới hàng ngàn mêga Ω.
Trên thị trường, nhiệt điện trở PTC thường có loại chính:
Điện trở silic nhạy nhiệt “Silistor”:
 Thiết bị này thể hiện một hệ số nhiệt dương khá thống nhất khoảng +
0.77% trong phạm vi hoạt động của chúng, nhưng nó còn thể hiện một vùng hệ
số nhiệt âm khi nhiệt độ vượt quá 150°C.

3
 Thường được dùng để cân bằng nhiệt độ của các thiết bị bán dẫn Silic
trong khoảng nhiệt độ từ - 60°C đến +150°C.

PTC chuyển đổi:


 Được sản xuất từ Bari, chì và Titan với các phụ gia như Mangan, Silic,
Tan tan và Ytri. Có đặc tính là điện trở nhiệt (có hệ số nhiệt âm rất nhỏ) cho
đến khi thiết bị đạt đến nhiệt độ giới hạn, được gọi là nhiệt độ Curie – nhiệt độ
chuyển đổi hay chuyển tiếp. Vượt qua nhiệt độ giới hạn này, hệ số nhiệt tăng
mạnh lên hệ số nhiệt dương trong điện trở.

Tính chất của nhiệt trở dương:

Hai tính chất đặc biệt quan trọng đối với điện trở nhiệt đó là: Nhiệt và điện
+ Thuộc tính nhiệt:
Quyết định bởi 3 thông số chính
 Nhiệt dung
Là lượng nhiệt cần thiết cần cung cấp để điện trở nhiệt tăng lên 10C
 Hằng số hấp thụ/tiêu tán
Thay đổi hệ số cường độ áp vào điện trở nhiệt dẫn tới thay đổi nhiệt độ vì quá trình
tự gia nhiệt. Các yếu tố ảnh hưởng đến hằng số hấp thụ/tiêu tán có thể bao gồm: vật
liệu làm dây dẫn, phương pháp lắp ráp, nhiệt độ môi trường, cách thức dẫn nhiệt hay
đối lưu giữa các thiết bị và môi trường xung quanh, thậm chí cả hình dạng thiết bị
của nó.
 Hằng số nhiệt thời gian
Lượng thời gian cần thiết để điện trở nhiệt thay đổi trên 60% của phần chênh lệch
giữa nhiệt độ bên trong (tự gia nhiệt) và nhiệt độ xung quanh sau khi ngắt điện. Hằng
số này cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường như hằng số hấp thụ.
+ Thuộc tính điện
Các thuộc tính về điện như sau:
4
 Cường độ dòng điện – thời gian
Sự thay đổi nào về lượng điện năng áp vào cho PTC sẽ gây ra một sự thay đổi nhiệt
độ của nó. Thời gian mà nó cần cho thiết bị tăng hay giảm nhiệt là một yếu tố quan
trọng trong các ứng dụng liên quan đến điều chỉnh sự nóng chảy, thời gian trễ.
 Điện trở – nhiệt độ
Nhiệt điện trở PTC có thể sử dụng để do nhiệt độ và ứng dụng điều khiển nhiệt độ.
Dữ liệu thường được trình bày ở dạng bảng điện trở - nhiệt độ.
 Điện trở cực tiểu
Điện trở cực tiểu: là giá trì thấp nhất của đường cong điện trở - nhiệt mà nhiệt trở có
thể đạt được.
 Hệ số nhiệt
Độ dốc của sự thay đổi đường cong đặc tính điện trở - nhiệt từ một giá trị âm nhỏ ở
dưới nhiệt độ chuyển tiếp sang một giá trị dương trên nhiệt độ chuyển tiếp.
 Nhiệt độ chuyển tiếp
Nhiệt độ chuyển tiếp là điểm mà tại đó đặc tính nhiệt điện trở bắt đầu tăng mạnh.
Nhiệt độ này ứng với điểm Curie của vật liệu, tuy nhiên, rất khó để xách định chính
xác nhiệt độ đó.
 Đặc tính Volt – Ampe
Đường cong Volt – Ampe xác định mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp ở bất cứ
điểm nào của trạng thái cân bằng nhiệt. Rõ ràng từ hình dưới cho thấy nhiệt độ và
điện trở của PTC bị ảnh hưởng bởi sự hấp thu/tiêu tán điện (sự tự gia nhiệt) và môi
trường xung quanh. Bất cứ yếu tố nào thay đổi hằng số hấp thu cũng thay đổi hình
dạng đường cong Volt – Ampe.
+ Ứng dụng của PTC
Dùng để bảo vệ động cơ điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch hay quá tải hoặc là điều
khiển mức độ nhiệt… Có thể được sử dụng để làm thiết bị giới hạn dòng giúp bảo vệ

5
mạch điện, có thể thay thế cho cầu chì. PTC còn được sử dụng làm thời kế trong
mạch cuộn khử từ cho hầu hết các màn hình CRT và TV.
3.1.3.2. Nhiệt trở âm NTC
Là điện trở có hệ số nhiệt âm, có bản chất là các điện trở bán dẫn có điện trở giảm khi
nhiệt độ tăng. Điện trở của NTC giảm mạnh khi nhiệt độ gia tăng. (Từ 00C đến 1500C
điện trở của NTC giảm đi 100 lần.)
Các nhiệt điện trở NTC thường làm từ các oxit kim loại, thông dụng nhất là các oxti
của mangan, niken, coban, sắt, đồng và titan. Các nhiệt điện trở NTC thương mại
được sản xuất dựa trên cơ sở kỹ thuật ceramic cho đến ngày nay. Hỗn hợp của hai
hay nhiều oxit kim loại dạng bột được trộn với các chất kết dính thích hợp, tất cả
được tạo hình, sấy khô và nung ở nhiệt độ cao. Bằng cách thay đổi các loại oxit được
sử dụng, tỷ lệ tương đối của chúng, môi trường nung và nhiệt độ nung thì có thể đạt
được điện trở suất và hệ số nhiệt mong muốn.
Nhiệt điện trở NTC thương mại có thể được phân thành 2 nhóm chính, phụ thuộc vào
phương pháp các điện cực được gắn vào xương gốm. Mỗi nhóm có thể lại được phân
nhỏ thành các loại khác nhau, trong đó, mỗi loại đặc trưng cho kỹ thuật tạo hình, gia
công hay lắp ráp.
Mối quan hệ giữa điện trở và nhiệt độ, được xác định bằng biểu thức sau:

Trong đó: : nhiệt độ (tính bằng 0K)


: nhiệt độ tham chiếu, thường chọn ở nhiệt độ phòng (250C; 770F;
2980K).
: điện trở của nhiệt trở.
: điện trở của nhiệt trở ứng với nhiệt độ tham chiếu

 is a calibration constant depending on the thermistor material, usually between 3,000 and 5,000 K.

6
.

Nhiệt độ được xác định:

là hệ số nhiệt âm, dùng mô tả độ nhạy của nhiệt trở:

Giá trị
Nước đá tại ( ) và nước sôi ở ( )
Và:

Dạng: hình hạt, dạng đĩa.


Loại 1: Dạng hạt: Các nhiệt điện trở dạng này có dây dẫn là hợp kim platin được kết
khối trực tiếp trong xương ceramic.
Loại 2: dạng đĩa

7
+ Thuộc tính nhiệt
Khi một nhiệt trở âm NTC được kết nối trong một mạch điện, dòng điện hấp thụ/tiêu
tán khi nhiệt độ của nhiệt trở tăng lên 10C so với nhiệt độ môi trường xung quanh.
Khoảng năng lượng được cung cấp phải bằng khoảng năng lượng bị mất đi cộng với
khoảng năng lượng được hấp thụ (khả năng lưu trữ năng lượng của thiết bị).
+ Thuộc tính điện
Gồm 3 đặc tính quan trọng:
 Dòng – thời gian
Trong vài phân tích về tính chất nhiệt của NTC, người ta quan sát thấy rằng sự tự gia
nhiệt của điện trở nhiệt là một hàm về thời gian. Một điều kiện nhất thời tồn tại trong
mạch điện trở nhiệt từ thời điêm mà tại đó, lần đầu
tiên điện được áp vào từ 1 nguồi Thevenin (t = 0), cho tới thời điểm đạt trạng thái
cânbằng (t >> τ). Nhìn chung, sự kích thích được coi là một hàm giai đoạn trong điện
áp thông qua một nguồn tương đương Thevenin.
Trong suốt thời gian này, dòng sẽ tăng từ một giá trị ban đầu đến một giá trị cuối
cùng và sự thay đổi dòng này là một hàm thời gian được gọi là đặc tính “Dòng –
Thời gian”. Đặc tính này không đơn giản là một mối quan hệ theo cấp số mũ.
Khoảng thay đổi dòng ban đầu sẽ thấp vì điện trở của điện trở nhiệt cao và điện trở
nguồn thêm vào
Đặc tính dòng – thời gian được sử dụng trong các ứng dụng: trì hoãn thời gian, ngăn
cản sự tăng vọt của dòng hay điện áp, bảo vệ dây tóc, bảo vệ sự quá tải và chuyển
mạch liên tiếp.
 Dòng – điện áp
Một khi điện trở nhiệt tự gia nhiệt đạt đến trạng thái cân bằng, tốc độ mất nhiệt của
thiết bị sẽ cân bằng với điện được cung cấp.
• Điện trở – nhiệt độ

8
Có nhiều ứng dụng dựa trên đặc tính điện trở - nhiệt độ và cũng có thể được phân
thành các nhóm chung của nhiệt kế điện trở, sự điều khiển nhiệt độ hay hiệu chỉnh
nhiệt độ.
+ Ứng dụng của NTC
NTC được dùng làm thiết bị đo nhiệt độ, đo mức chất lỏng NTC hoặc có thể được
dùng để giới hạn dòng trong mạch cung cấp điện. NTC cũng thường được dùng trong
các ứng dụng về tự động. Ví dụ, theo dõi nhiệt độ làm mát, hay nhiệt độ dầu bên
trong động cơ và cũng có thể được dùng để theo dõi nhiệt độ của các lò ấp. NTC
cũng thường được sử dụng trong các nhiệt kế kỹ thuật số hiện đại, và để theo dõi
nhiệt độ của pin khi đang sạc. NTC được sử dụng trong xử lý thực phẩm và chế
biến công nghiệp, đặc biệt là cho các hệ thống lưu trữ thực phẩm và chuẩn bị thức
ăn. NTC được sử dụng trong ngành công nghiệp gia dụng như lò nướng bánh, máy
pha cà phê, tủ lạnh, tủ đông, máy sấy tóc, vv để đo nhiệt độ, nhằm kiểm soát nhiệt
độ thích hợp.

9
3.1.4. Cặp nhiệt điện (Thermocouples):
Được chế tạo gồm hai dây dẫn của kim loại khác nhau được gắn chung một đầu và
chúng tạo thành một cặp nhiệt điện. Chúng có thể xử lý nhiệt độ cao hơn nhiều so
với các thiết bị nhiệt trở. Việc xây dựng của một cặp nhiệt điện gồm dây dẫn và bột
gốm sứ cách điện.

Nguyên lý hoạt động của cặp nhiệt điện

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến mối nối giữa hai kim loại khác nhau tạo ra một điện
áp nhỏ. Một trong những loại cảm biến nhiệt đơn giản nhất là cặp nhiệt điện, chúng
hoạt động dựa vào một nguyên lý được gọi là hiệu ứng Seebeck. Seebeck đã khám
phá ra hiện tượng này vào năm 1821, và trong những năm sau đó cặp nhiệt điện đã
trở thành loại cảm biến nhiệt được sử dụng rộng rãi nhất. Từ cặp nhiệt điện
(thermocouple) được ghép từ hai từ: “thermo” có nghĩa là nhiệt và “couple” biểu
thị hai mối nối.
Một cặp nhiệt điện bình thường gồm hai dây kim loại khác nhau, mỗi dây được chế
tạo từ một kim loại đơn chất hay hợp kim. Hai dây này được nối lại với nhau tại
một đầu tạo thành điểm đo, thông thường được gọi là điểm nóng, bởi vì phần lớn
nhiệt độ được đo cao hơn nhiệt độ môi trường. Hai đầu còn lại của hai dây được
nối tới dụng cụ đo để tạo thành mạch kín cho dòng điện chạy qua, dụng cụ đo này
sẽ đo mức điện áp được tạo ra tại điểm nối và chuyển đổi nó thành giá trị nhiệt độ
tương ứng. Các điểm nối giữa cặp nhiệt điện với thiết bị chỉ thị hoặc vòng điều
khiển lại tạo ra các mối nối khác giữa hai kim loại khác nhau mà chúng cũng tạo ra
10
những điện áp phụ thuộc vào nhiệt độ. Để loại bỏ vấn đề này, các mạch cặp nhiệt
điện sử dụng một điểm nối chuẩn kết hợp với mạch điện tử để đo và hiệu chỉnh ảnh
hưởng này. Điểm nối chuẩn thông thường về mặt điện giống như một cặp nhiệt
điện ở 0oC. Điểm chuẩn thường được đặt gần hoặc thậm chí bên trong thiết bị chỉ
thị.
Điện áp do cặp nhiệt điện tạo ra rất thấp và được đo bằng . Điện áp này tăng khi
nhiệt độ tăng. Giá trị điện áp này cũng tùy thuộc vào tổ hợp hai kim loại được sử
dụng để chế tạo cặp nhiệt điện.
Các loại cặp nhiệt điện:

a. Cặp nhiệt điện loại J là loại rất chung, có phạm vị đo nhiệt độ nhỏ, tầm đo nhiệt
độ từ - 2100C đến 7600C (từ - 4100F đến 1,4000F), loại mở rộng, từ 320F đến 3920F
(00C đến 2000C). Độ chính xác +/- 2.20C hoặc +/- .75 . Giới hạn đặc biệt của sai
số: +/- 1.10C hoặc 0.4 .

b. Cặp nhiệt điện loại K (Nickel-Chromium/Nickel-Alumel):

11
Cặp nhiệt loại K là loại cặp nhiệt điện chung nhất. Tầm nhiệt độ đo được từ -
2700C đến 12600C (từ - 4540F đến 2,3000F), loại mở rộng, từ 00C đến 2000C (320F
đến 3920F)

Độ chính xác +/- 2.20C hoặc +/- .75 . Giới hạn đặc biệt của sai số: +/- 1.10C
hoặc 0.4 .
c. Cặp nhiệt điện loại T (Copper/Constantan): là loại cặp nhiệt rất ổn định và
thường được dùng trong các ứng dụng nhiệt độ cực thấp, dùng trong môi trường thí
nghiệm rất tốt, nhiệt độ giữa -3800F đến 3920F (-2000C đến 2000C). Tầm nhiệt
độ làm việc (Thermocouple grade wire) từ -454 đến 7000F (-270 đến 370C), loại
mở rộng (Extension wire), từ 32 đến 392F (0 đến 200C). Độ chính xác +/- 2.20C
hoặc +/- .75 . Giới hạn đặc biệt của sai số: +/- 1.10C hoặc 0.4 .

d. Cặp nhiệt điện loại N (Nicrosil/Nisil)


Nhiệt trở loại N tương tự về nhiệt độ và độ chính xác như loại K. Nhiệt trở loại N
làm việc trong tầm nhiệt độ giữa 572F đến 932F (300C đến 500C). Nhiệt độ làm
việc liên tục cực đại lên đến 2,300F (1,260C). Phạm vi nhiệt độ: từ -454 đến 2300F
(-270 đến 1,260).

12
đ. Cặp nhiệt điện loại E (Nickel-Chromium/Constantan)
có độ chính xác cao hơn và mạnh hơn loại K hoặc J ở tầm nhiệt độ 1,000F.
Nhiệt trở E ổn định hơn loại K. Nhiệt độ làm việc từ -454F đến 1600F (-270 đến
870C)
5

 Standard: +/- 1.7C or +/- 0.5%


 Special Limits of Error: +/- 1.0C or 0.4%
Consideration for bare wire type E thermocouple applications:
 In oxiding or inert atmospheres the operating range is roughly –418F to 1,652F
(–250C to 900C).

e. Cặp nhiệt điện loại B (Platinum Rhodium – 30% / Platinum Rhodium – 6%):
The Type B thermocouple is used in extremely high temperature applications. It
has the highest temperature limit of all of the thermocouples listed above. It
maintains a high level of accuracy and stability at very high temperatures. The type
B has a lower output than the other noble metals (type R & type S) at temperatures
below 1,112F(600C).
• Type B Temperature Range:
Thermocouple grade wire, 32 to 3100F (0 to 1700C)

13
• Extension wire, 32 to 212F (0 to 100C)

Accuracy (whichever is greater):

 Standard: +/- 0.5%


 Special Limits of Error: +/- 0.25%

f. Cặp nhiệt điện loại R (Platinum Rhodium -13% / Platinum): The Type R is
used in very high temperature applications. It has a higher percentage of Rhodium
than the Type S, which makes it more expensive. The Type R is very similar to the
Type S in terms of performance. It is sometimes used in lower temperature
applications because of its high accuracy and stability. Type R has a slightly higher
output and improved stability over the type S.

Type R Temperature Range:


• Thermocouple grade wire, -58 to 2700F (-50 to 1480C)
• Extension wire, 32 to 392F (0 to 200C)
Accuracy (whichever is greater):
• Standard: +/- 1.5C or +/- .25%
 Special Limits of Error: +/- 0.6C or 0.1%
8
g. Cặp nhiệt điện loại S (Platinum Rhodium - 10% / Platinum): The Type S is
used in very high temperature applications. It is commonly found in the BioTech
and Pharmaceutical industries. It is sometimes used in lower temperature
applications because of its high accuracy and stability. The type S is often used
with a ceramic protection tube.

14
Type S Temperature Range:
 Maximum continuous operating temperature: up to 2,912F (1600C)
 Short term use: up to 3,092F (1,700C)
 Thermocouple grade wire, -58 to 2700F (-50 to 1480C)
 Extension wire, 32 to 392F (0 to 200C)
Accuracy (whichever is greater):
 Standard: +/- 1.5C or +/- .25%
 Special Limits of Error: +/- 0.6C or 0.1%
Consideration for bare wire type J thermocouple applications:
 The Type S can be used in inert and oxidizing atmospheres up to 2,912F
(1600C) continuously and up 3,092F (1,700C) for short term use.

Cặp nhiệt điện cho biết là sự khác nhau về nhiệt độ giữa điểm đo và điểm chuẩn.
(Thực tế, chúng ta không thể đo được giá trị tuyệt đối; việc chúng ta có thể làm là
so sánh một đại lượng đã biết với một đại lượng chưa biết). Nếu chúng ta biết nhiệt

15
độ chuẩn, chúng ta có thể tính ra được nhiệt độ quá trình bằng cách đo điện áp ra
bởi cặp nhiệt điện:
nhiệt độ chưa biết = (điện áp/hệ số Seebeck) + nhiệt độ chuẩn
Nhiệt độ quá trình có thể được suy ra từ giá trị điện áp đo được bằng cách dựa vào
đồ thị hoặc chính xác hơn, bằng cách dựa vào bảng tham chiếu cặp nhiệt điện mà
trong đó liệt kê các điện áp tương ứng với nhiệt độ của mỗi loại cặp nhiệt
điện.Thực tế, quan hệ điện áp theo nhiệt độ không phải là đường thẳng, và hệ số
Seeebeck không phải là một hằng số. Với một số cặp nhiệt điện trên toàn dải đo
của nó, ví dụ như loại K trên toàn dải đo từ 0 đến 1000 oC (32 đến 1832oF), hệ số
Seebeck tương đối là hằng số (khoảng ), nhưng thông thường nó thay đổi
theo nhiệt độ. Điều này trong quá khứ đã dẫn đến mỗi loại cặp nhiệt điện có một
thang đo duy nhất hoặc cần thiết phải sử dụng bảng và đặc tuyến để chuyển đổi
điện áp thành nhiệt độ. Ngày nay, khả năng bộ nhớ của vi xử lý đã giải quyết tất cả
các vấn đề này, và tính chất không tuyến tính tự nhiên của cặp nhiệt điện không
còn là vấn đề.

16
Quan hệ điện áp – nhiệt độ của cặp nhiệt điện
Một vấn đề nữa là tín hiệu của cặp nhiệt điện rất nhỏ. Như trình bày trong hình 3.3,
một cặp nhiệt điện platinum sẽ tạo ra điện áp khoảng . Hay nói cách khác,
thậm chí với một transmitter công nghiệp tốt nhất có dải đo nhỏ nhất là và sai
số tuyệt đối nhỏ nhất khoảng . Vì thế rất khó khăn để thực hiện một phép
đo sử dụng transmitter công nghiệp và cặp nhiệt điện platinum mà sự thay đổi điện
áp ra của nó trên mỗi độ C nhỏ hơn sai số của transmitter. Điều này có thể chấp
nhận được ở dải nhiệt độ cao, nhưng không thể chấp nhận khi dải nhiệt độ đo hẹp.
Vì vậy, cặp nhiệt điện không được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp dải đo
hẹp hoặc những phép đo sai lệch nhiệt độ nhỏ.

17
Hình 3.3: Hệ số Seebeck
Các bảng tham chiếu cặp nhiệt điện
Tất cả các bảng tham chiếu cặp nhiệt điện trong tài liệu này được dựa vào nhiệt độ
mối nối chuẩn ở 0oC (32oF); vì vậy, việc chuyển đổi trực tiếp từ các bảng này có
thể thực hiện được khi mối nối chuẩn được đặt vào chậu nước đá.
Nếu không thể duy trì nhiệt độ mối nối chuẩn ở 0oC, phải sử dụng một hệ số hiệu
chỉnh đối với các điện áp cho trong bảng. Chú ý rằng, điện áp được tạo ra bởi một
cặp nhiệt điện cho trước sẽ giảm xuống khi sự sai lệch nhiệt độ giữa mối nối đo và
mối nối chuẩn giảm. Việc hiệu chỉnh khi nhiệt độ mối nối chuẩn lớn hơn 0oC được
mô tả sau đây.
Khi sử dụng thiết bị đo, nó chuyển đổi điện áp được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt
độ giữa điểm nóng và điểm lạnh để ghi nhận hoặc hiển thị nhiệt độ của điểm nóng.
Để ngăn ngừa sai số do điện áp được tạo ra bởi sự thay đổi nhiệt độ của điểm lạnh
và bên trong thiết bị đo, những điện áp này phải được bù. Một phương pháp là giữ
nhiệt độ điểm lạnh ở một nhiệt độ cố định, ví dụ có thể thực hiện được trong phòng
thí nghiệm với chậu nước đá (hình 3.4). Có thể sử dụng một cái lò, mặc dù việc giữ
nhiệt độ của lò ở một giá trị hằng số là cả một vấn đề.
18
.

Hình 3.4

Trong môi trường công nghiệp thì không sử dụng chậu nước đá cũng không dùng
lò. Trong các transmitter nhiệt độ sử dụng trong công nghiệp quá trình, chậu nước
đá chuẩn phải được thay thế bằng một mối nối chuẩn theo sự thay đổi của môi
trường. Điều này có thể đạt được bằng cách thực hiện hai thay đổi từ hình
3.4. Thay đổi đầu tiên là chèn thêm vào một đoạn dây đồng ngắn giữa các đầu nối
của vôn kế và cặp nhiệt điện và đặt các mối nối mới này trên một khối cách nhiệt
(hình 3.5). Sự thay đổi này loại bỏ các mối nối J3 và J4 được trình bày trong hình
3.4 bởi vì trong hình 3.5, tại hai vị trí này là các mối nối giữa đồng với đồng. Bằng
việc thay thế các mối nối J3 và J4 mới trên khối cách nhiệt, như được trình bày
trong hình 3.5, các ảnh hưởng của chúng bị loại bỏ bởi vì chúng ngược chiều nhau
19
và ở cùng nhiệt độ. Sự thay đổi thứ hai là không đặt điểm chuẩn trong chậu nước
đá mà đặt trên khối cách nhiệt. Lúc này vôn kế đo điện áp của cặp nhiệt điện khi
mối nối chuẩn ở nhiệt độ T REF , và sử dụng một thiết bị đo nhiệt khác để đo nhiệt
độ điểm chuẩn. Khi nhiệt độ T REF được đo chính xác, phần mềm liên quan sẽ xác
định được lượng mV mà một cặp nhiệt điện sẽ tạo ra nếu điểm nóng tại nhiệt độ
TREF và điểm lạnh được đặt trong chậu nước đá. Cộng hai giá trị điện áp này và nội
suy từ bảng tra thích hợp ta sẽ được giá trị nhiệt độ tương ứng. Nhiệt độ này chính
là nhiệt độ quá trình cần đo.

Hình 3.5

Hình 3.6: Sơ đồ kết nối TC công nghiệp

Các loại cặp nhiệt điện


Có nhiều loại cặp nhiệt điện, và mỗi loại được chế tạo từ những kim loại khác
nhau. Việc lựa chọn một loại cặp nhiệt điện thông thường dựa vào:

20
 Các điều kiện của quá trình điều khiển
 Dải nhiệt độ cần đo
 Cấp chính xác yêu cầu
Mỗi loại cặp nhiệt điện được ký hiệu bằng một chữ cái và có thể nhận diện được
chúng bằng màu dây. Bảng sau đây trình bày một số loại cặp nhiệt điện thông
dụng, dải nhiệt độ và ký hiệu màu dây của chúng.

Kiểu Kim loại sử dụng Mã màu Dải nhiệt độ đo

Chromel (+) (+) Đỏ tía


E -200oC đến 900oC
Constantan (-) (-) Đỏ

Iron (+) (+) Trắng


J 0oC đến 760oC
Constantan (-) (-) Đỏ

Chromel (+) (+) Vàng -200oC đến


K
Alumel (-) (-) Đỏ 1250oC

Platinum-
R 13%Rhodium(+) Không có 0oC đến 1450oC
Platinum (-)

Platinum-10%Rhodium
S (+) Không có 0oC đến 1450oC
Platinum (-)

(+) Xanh da
Copper (+)
T trời -200oC đến 350oC
Constantan (-)
(-) Đỏ

Với mỗi loại cặp nhiệt điện, điện áp do điểm đo sinh ra ứng với mỗi nhiệt độ được
ghi lại thành bảng chuyển đổi. Bảng chuyển đổi cho biết sự chênh lệch điện áp
giữa mối nối đo và mối nối chuẩn khi mà mối nối chuẩn được duy trì hoặc được bù
21
về mặt điện ở 0oC. Tất cả các mối nối giữa hai kim loại khác nhau trong mạch sử
dụng cặp nhiệt điện phải được tính tới để biết chính xác điện áp đo mối nối đo
lường tạo ra.
Xem xét kỹ các bảng chuyển đổi của các loại cặp nhiệt điện ta thấy mối quan hệ
giữa điện áp theo sự thay đổi của nhiệt độ là không tuyến tính. Ở bảng chuyển đổi
của cặp nhiệt điện loại K, điện áp ra là 0.397mV khi nhiệt độ tại mối nối đo lường
là 10oC. Nếu quan hệ giữa nhiệt độ và điện áp này thật sự tuyến tính thì ở 40 oC,
điện áp ra phải là 4×0.397=1.588mV. Tuy nhiên giá trị thực tra được ở bảng là
1.612mV. Trong vòng điều khiển, mạch điện tử sẽ tự động bù lại tính chất không
tuyến tính này.
Khi nhiệt độ tại mối nối đo lường trên 0oC, điện áp tại dây dương sẽ cao điện áp tại
dây âm. Khi nhiệt độ mối nối đo lường thấp hơn 0oC, dây dương sẽ trở thành âm
và điện áp hiển thị trên máy đo sẽ âm. Khi nhiệt độ của mối nối đo lường bằng
0oC, bằng với nhiệt độ của mối nối chuẩn, điện áp đo được sẽ bằng 0. Hình 3.7 sau
đây cho thấy điện áp ra của một cặp nhiệt điện trong hai trường hợp: khi nhiệt độ
điểm đo cao hơn nhiệt độ điểm chuẩn và ngược lại.

Hình 3.7

22
Kết nối nhiều cặp nhiệt điện
Thỉnh thoảng nhiều cặp nhiệt điện được nối với nhau để lấy giá trị nhiệt độ trung
bình của vài điểm đo. Hình 3.8 sau đây là một ví dụ về 3 cặp nhiệt điện loại J được
nối song song với nhau để lấy nhiệt độ trung bình của một chiếc giường sưởi khi
hơi khí nóng đi qua nó. Đồng hồ đo điện áp trong hình vẽ chỉ giá trị 11.889mV,
đây là giá trị trung bình của 3 điện áp ra trên 3 cặp nhiệt điện. Điện áp cụ thể của
các điểm đo như sau:

MJ1 = 200oC = 10.779mV


MJ2 = 220oC = 11.889mV
MJ3 = 240oC = 13.000mV
Hình 3.8: Đo nhiệt độ bằng nhiều TC
Cấu trúc cặp nhiệt điện

23
Thường các dây của cặp nhiệt điện được đặt trong một ống thép không rỉ mỏng
hoặc trong một lớp vỏ để bảo vệ chúng khỏi bị ăn mòn hóa học hoặc bị phá hủy vật
lý. Chiều dài của ống hoặc vỏ có thể thay đổi từ vài in đến 30 feet hoặc hơn.
Đường kính thông thường là ¼ in, tuy nhiên, nếu ống chứa nhiều cặp nhiệt điện,
kích thước của nó có thể lên tới 1 in. Ống bảo vệ thường được lót một lớp gốm sứ
để giữ cho dây cặp nhiệt điện khỏi chạm với các phần tử khác. Điều quan trọng
phải nhớ là cặp nhiệt điện chỉ đo nhiệt độ tại điểm nối của hai dây kim loại. Với
cặp nhiệt điện đơn, điểm đo nằm ở đầu mút. Khi sử dụng nhiều cặp nhiệt điện,
chúng có thể được lắp đặt tại đầu mút của ống bảo vệ để thực hiện nhiều phép đo
cùng một giá trị; hoặc chúng có thể được đặt dọc trong ống bảo vệ. Hình 2.9 sau
trình bày cấu trúc của một cặp nhiệt điện và vỏ bọc bảo vệ của nó.

Hình 3.9
Những ưu điểm và giới hạn của cặp nhiệt điện
Cặp nhiệt điện rẻ tiền, kích thước nhỏ, chắc chắn, tiện lợi và linh hoạt, dải đo rộng,
khả năng ổn định có thể chấp nhận, có thể tái sản xuất, chính xác và nhanh. Điện
áp do chúng tạo ra độc lập với chiều dài và đường kính dây. Trong khi RTD thì
24
chính xác và ổn định hơn, nhiệt trở thì nhạy hơn, cặp nhiệt điện là cảm biến kinh tế
nhất và chúng có thể đo được nhiệt độ cao nhất.
Nhược điểm chính của cặp nhiệt điện là tín hiệu ra nhỏ. Điều này làm cho nó nhạy
với nhiễu điện và bị giới hạn đối với những ứng dụng dải đo tương đối rộng. Nó
không tuyến tính, và việc chuyển đổi điện áp ngõ thành giá trị nhiệt độ không đơn
giản như những thiết bị đo trực tiếp. Các cặp nhiệt điện luôn luôn cần đến bộ
khuếch đại, và việc hiệu chuẩn chúng có thể thay đổi bởi vì sự nhiễm bẩn, sự thay
đổi thành phần do quá trình ôxi hóa bên trong. Cặp nhiệt điện không thể sử dụng ở
trạng thái dây trần trong chất lỏng dẫn điện, và nếu dây của nó không đồng nhất,
điều này có thể tạo ra những điện áp mà rất khó phát hiện.
Nhìn chung, nên sử dụng cặp nhiệt điện có kích thước dây lớn nhất có thể, tránh
sức căng và sự rung động, sử dụng các transmitter tích hợp nếu có thể (và mặt khác
sử dụng dây bọc và xoắn với vỏ bọc được nối bộ phận bảo vệ của bộ chuyển đổi
tương tự-số tích hợp), lựa chọn cẩn thận ống bao và vật liệu của nó.
3.1.4. Vi mạch cảm biến nhiệt:
Có nhiều dạng khác nhau, tuy vậy, trong thực tế người ta chia thành 2 loại: giao
tiếp với tải theo kiểu nguồn dòng hoặc nguồn áp.
a. Nguồn dòng: ví dụ, AD590, LM334

25
b. Nguồn áp: ví dụ, LM335, LM235, LM135 hoặc LM35, LM34

3.1.5. Lưỡng kim và nhiệt độ curie


Gồm 2 kim loại có độ dãn nở khác nhau nhưng được ghép cứng với nhau. Nhiệt độ
curie mà ở đó các chất thiết từ sẽ mất từ tính. Hai tính chất trên được kết hợp lại để
làm rơ le nhiệt. Rơ le nhiệt có độ chính xác không cao, được ứng dụng trong nồi
cơm điện.
3.1.6. Tiếp xúc pn:
Khi phân cực thuận sẽ giảm khi nhiệt độ tăng, khi phân cực nghịch, chỉ tồn tại
dòng rò chạy qua, nhưng dòng rò lại phụ thuộc vào nhiệt độ.

26
3.1.7. Hỏa kế:
Là loại cảm biến không tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt. Kỹ thuật hỗ trợ việc đo
nhiệt độ của các đối tượng mà không cần chạm trực tiếp vào chúng được gọi là
Hỏa kế (Pyrometer). Nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác
nhau. Hỏa kế (Pyrometer) là một thiết bị được sử dụng để đo nhiệt độ của một đối
tượng. Thiết bị này theo dõi và đo độ lớn thực tế của bức xạ nhiệt tỏa ra từ đối
tượng cần đo. Bức xạ nhiệt tỏa ra từ đối tượng sẽ đi qua 1 hệ thống quang học bên
trong pyrometer. Hệ thống quang học sẽ làm cho bức xạ nhiệt hội tụ tốt hơn và đi
qua đầu dò. Đầu ra của đầu dò sẽ tỉ lệ với bức xạ nhiệt đầu vào.
Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này là, không giống như nhiệt điện trở RTD và cặp
nhiệt điện TC, ở đây không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa pyrometer và đối tượng
phát ra nhiệt. Nguyên lý cơ bản Các đối tượng có nhiệt độ lớn hơn 0° tuyệt đối
(273,15K) đều phát ra hay tạo ra bức xạ. Bức xạ này phụ thuộc vào nhiệt độ. Nói
chung các bức xạ hồng ngoại được xem là loại đo phần lớn các bức xạ nằm trong
dải quang phổ điện tử của miền hồng ngoại. Miền này nằm trong quang phổ ánh
sáng nhìn thấy. Năng lượng bức xạ từ vật thể được dùng để đo nhệt độ của nó
thông qua việc dùng các thiết bị cảm biến có thể chuyển đổi tín hiệu nhận được
thành tín hiệu điện. Các thiết bị đo hay hệ thống dựa trên nguyên tắc này được biết
đến như hỏa kế quang học/súng nhiệt độ, hỏa kế bức xạ.
3.1.7.1 Phân loại: Hỏa kế đo không tiếp xúc gồm hỏa kế quang học (optical
pyrometer) và hỏa kế bức xạ (Radiation Pyrometer)
3.1.7.2. Hỏa kế quang học (optical pyrometer) được chế tạo dựa trên định luật
Plăng: Trong đó λ là bước sóng, C1,C2 là các hằng số. Nguyên tắc đo nhiệt độ
bằng hỏa kế quang học là so sánh cường độ sáng của vật cần đo và độ sáng của
một đèn mẫu ở trong cùng một bước sóng nhất định và theo cùng một hướng. Khi
độ sáng của chúng bằng nhau thì nhiệt độ của chúng bằng nhau.

27
Trong thực tế, có thể nhận thấy sự phụ thộc giữa I và λ không đơn trị, do đó người
ta thường cố định bước sóng ở 0,65μm.
Hoạt động của Hỏa kế quang học có các thành phần chính như sau: 1. Một mắt
kính (quan sát) ở bên trái và một thấu kính quang học ở bên phải. 2. Một bóng đèn
tham chiếu (bóng đèn mẫu), được cấp nguồn bởi pin. 3. Một biến trở để thay đổi
dòng điện và từ đó thay đổi cường độ sáng. 4. Để tăng dải nhiệt độ đo được, một
màn ngăn được lắp ráp giữa thấu kính quang học và bóng đèn tham chiếu. 5. Một
tấm lọc màu đỏ (Red filter) đặt giữa kính mắt và sóng đèn than chiếu giúp thu hẹp
dải của bước sóng ánh sáng.
Hoạt động của hỏa kế quang học: bức xạ nhiệt từ nguồn phát ra và được ống kính
quang học thu lại. Ống kính giúp tập trung bức xạ nhiệt vào bóng đèn tham chiếu.
Người theo dõi quan sát quá trình thông qua kính mắt và điều chỉnh nó theo cách
làm sao cho dây tóc bóng đèn sắc nét ở trung tâm và dây tóc chồng lên hình ảnh
nguồn nhiệt. Người quan sát bắt đầu thay đổi giá trị bóng điện và dòng điện trong
bóng đèn tham chiếu cũng thay đổi, điều này làm thay đổi cường độ của nó. sự
thay đổi dòng điện này có thể được theo dõi theo 3 cách khác nhau:
1. Dây tóc bóng đèn sẫm màu, có nghĩa là nhiệt độ của nó thấp hơn nguồn nhiệt. 2.
Dây tóc sáng màu, có nghĩa là nhiệt độ của nó lớn hơn nguồn nhiệt. 3. Dây tóc biến
mất, như vậy, cường độ ánh sáng giữa bóng đèn và nguồn nhiệt là tương đương.
Tại thời điểm này, dòng điện đo được chạy trong bóng đèn tham chiếu, giá trị của
nó như là thước đo nhiệt độ của ánh sáng bức xạ trong nguồn nhiệt khi đã được
hiệu chuẩn.
Sai số khi đo
Sai số do độ đen của vật đo ε < 1. Khi đó Tđo xác định bởi công thức

28
Công thức hiệu chỉnh: Tđo = Tđọc + ∆T
Giá trị của ΔT cho theo đồ thị. Ngoài ra sai số phép đo còn do ảnh hưởng của
khoảng cách đo, tuy nhiên sai số này thường nhỏ. khi môi trường có bụi làm bẩn
ống kính, kết quả đo cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ưu điểm cuar 1. Sự lắp đặt đơn giản
của thiết bị cho phép dễ dàng sử dụng nó. 2. Cung cấp độ chính xác rất cao với +/-
5 độ C. 3. Không cần bất kỳ sự tiếp xúc giữa hỏa quang hocj và đối tượng cần đo.
Do đó, nó có thể được ứng dụng rộng rãi và đa dạng. 4. Đối với các đối tượng có
kích thước lớn, vẫn có thể đo được bằng hỏa quang kế, khoảng cách giữa chúng
không phải là vấn đề. do đó thiết bị có thể được dùng để nhận biết từ xa. 5. Thiết bị
này có thể không chỉ được dùng để đo nhiệt độ, nhưng có thể được dùng để phát
hiện nhiệt lượng được sản sinh bởi các đối tượng, nguồn nhiệt. Do đó hỏa kế quang
học có thể được dùng để đo và nhìn thấy các bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng 0,65
microns.

Hình 3.18 Sơ đồ mắc hoả kế


1. Nguồn bức xạ 2. Vật kính 3.Kính lọc 4.& 6 thành ngăn
5. bóng đèn màu 7. Kính lọc ánh sáng đỏ 8. Thị kính

Trong sơ đồ hình (3.18): ánh sáng từ nguồn bức xạ (1) qua thấu kính hội tụ (2) đập
tới bộ phận thu năng lượng tia bức xạ (4), bộ phận này được nối với dụng cụ đo
29
thứ cấp (5). Bộ phận thu năng lượng có thể là một vi nhiệt kế điện trở hoặc là một
tổ hợp cặp nhiệt, chúng phải thoả mãn các yêu cầu:
o
Có thể làm việc bình thường trong khoảng nhiệt độ 100 - 150 C.
Phải có quán tính nhiệt đủ nhỏ và ổn định sau 3 - 5 giây.
Kích thước đủ nhỏ để tập trung năng lượng bức xạ vào đo.
Khi đo, chungs ta hướng hoả kế vào vật cần đo, ánh sáng từ vật bức xạ cần đo
nhiệt độ (1) qua vật kính (2), kính lọc (3) và các vách ngăn (4), (6) kính lọc ánh
sáng đỏ (7) tới thị kính (8) và mắt. Bật công tắc K để cấp điện nung nóng dây tóc
bóng đèn mẫu (5), điều chỉnh biến trở Rb để độ sáng của dây tóc bóng đèn trùng
với độ sáng của vật cần đo.
3.1.7.3. Hỏa kế bức xạ (Radiation Pyrometer) có thể được dùng cho ứng dụng nhiệt
độ cao hơn và có thể đo bước sóng từ 0,7 microns đến 20 microns. Có thể đo đối
tượng chuyển động. Trong ngành điện thì nó rất hữu ích khi đo được nhiệt độ mà
không cần tiếp xúc với các đối tượng phát ra nhiệt như máy biến áp, thanh cái, dây
dẫn phát nóng.bởi vì những đối tượng này thường mang điện. nên rất nguy hiểm
khi con người và thiết bị tiếp xúc trực tiếp với nó.
Nguyên lý dựa trên định luật: Năng lượng bức xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối tỉ
lệ với luỹ thừa bậc 4 của nhiệt độ tuyệt đối của vật
4
E = σT
Trong đó: σ là hằng số, T là nhiệt độ tuyệt đối của vật đen tuyệt đối (K).
Thông thường có hai loại: hoả kế bức xạ có ống kính hội tụ, hoả kế bức xạ có kính
phản xạ

30
Hình 3.10 Hoả kế bức xạ toàn phần
a) Loại có ống kính hội tụ b) Loại có kính phản xạ
1) Nguồn bức xạ 2) Thấu kính hội tụ 3) Gương phản xạ
4) Bộ phân thu năng lượng 5) Dụng cụ đo thứ cấp

Thiết bị đo có thể được dùng cho những nơi có điều kiện vật lý khắc nghiệt.
Nhược điểm:
1. Phép đo dựa vào cường độ ánh sáng nên thiết bị chỉ có thể đo nhiệt độ thấp nhất
là 700 độ C.
2. Thiết bị không khả dụng để thu các giá trị liên tục của nhiệt độ tại khoảng nhỏ.
Ứng dụng:
1. Dùng để đo nhiệt độ của chất lỏng kim loại hay vaat liệu sấy ở nhiệt độ cao.
2.Có thể được dùng để đo nhiệt độ lò nung.

31
32
Hỏa kế bức xạ (loại gương phản xạ) có một hệ thống quang học bao gồm ống kính,
gương phản chiếu và thị kính điều chỉnh. Nhiệt lượng tỏa ra từ nguồn nhiệt thông
qua các ống kính quang học nó được thu thập, tập trung vào đầu dò với sự giúp đỡ
của gương và sự sắp đặt dựa vào thị kính. đầu dò có thể là điện trở nhiệt hoặc một
ống quang điện. Sau này chúng ta biết đến các đầu dò tốt hơn đo được đối tượng
chuyển động. Như vậy, nhiệt năng đã được biến đổi tương ứng thành tín hiệu điện
tương ứng bởi đầu dò và được gửi đến các thiết bị đầu ta hiển thị nhiệt độ.
Ưu điểm:
 Thiết bị này có thể được dùng để đo nhiệt độ rất cao mà không cần tiếp xúc
trực tiếp với nguồn nhiệt. (kim loại nóng chảy)
 Tốc độ đáp ứng nhanh, có thể đo các đối tượng chuyển động
 Không bị ảnh hưởng bởi khoảng cách từ hỏa kế đến đối tượng đo
Nhược điểm:
 Không tuyến tính, độ nhạy kém.
 Tính sẵn có của vật liệu quang học làm giới hạn các bước sóng có thể đo
được.
 Cấu tạo đơn giản nhưng giá thành , chi phí lắp đặt cao
 Cần bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho ống kính sạch sẽ vì vất kì sự bám
bẩn, bụi .. sẽ làm giảm bức xạ
 Sự phát xạ của vật liệu đối tượng ảnh hưởng đến phép đo
 Nếu có bất kì một nguồn nhiệt nào khác đối tượng đo sẽ ảnh hưởng đến kết
quả đo.

33

You might also like