You are on page 1of 36

Chương 2: Thyristor và ứng dụng

2.1. KHÁI NIỆM CHUNG:


Thyristor = Thyratron + Transistor
Thyristor được sản xuất vào năm 1958 dùng để thay thế cho một số đèn
điện tử chứa khí công suất lớn ví dụ như Thyratron, Igutron. Ngày nay, các
công ty đã chế tạo các linh kiện thuộc dòng họ thyristor có dòng điện lên đến
ngàn amper và điện áp vài ngàn volt.
Thyristor là một linh kiện bán dẫn, gồm 4 lớp bán dẫn p,n tác động ở hai
trạng thái bền đóng và mở tùy thuộc vào tính hồi tiếp của 4 lớp p,n. Thyristor
có thể là loại 2,3,4 cực, có thể dẫn điện 1 chiều hoặc hai chiều
Bảng tóm tắt họ Thyristor
1 chiều 2 chiều
2 cực Diode Shorttky Diac
3 cực SCR, GTO-SCR, SUS, Triac,
PUT SBS
4 cực SCS

2.2. SCR:
2.2.1. Cấu tạo:
Là linh kiện bán dẫn gồm bốn lớp p,n tạo thành. Các tiếp xúc không chỉnh lưu
(Ohm) tạo thành các cực Anod A, Katod K và cực cửa G.
Ký hiệu : Cấu tạo Cấu trúc tương đương

A A
A A
p1 Q2
G J1 p1 Ic1
n1 n1 n1
K G J2 Q1
p2 G G
J3 p2 p2
K
n2 n2

K K
Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 9
Từ cấu trúc tương đương ta thấy SCR tương đương 2 transistor pnp và npn liên
kết với nhau qua ngõ nền thu, nghĩa là cực thu transistor này nới đến cực nền
của transistor kia và ngược lại.
2.2.2. Nguyên lý làm việc SCR:
Khi đặt SCRdưới điện áp một chiều thi A nối vối cực + nguồn và K nối với
cực - nguồn điện áp VAA. Các tiếp giáp j1, j3 được phân cực thuận (có giá trị
điện trở nhỏ) và j2 bị phân cực nghịch(có giá trị điện trở lớn cở hàng trăm K).
Lúc này gần như toàn bộ điện áp nguồn đặt lên mặt tiếp xúc j 2 điện trường nội
Ei của j2 có chiều từ N1 hướng về p2. Đường trường ngoài tác động sẽ cùng Ei.
Do vậy vùng tiếp giáp (chuyển tiếp) cũng là vùng cách điện càng mở rộng ra
do đó không có dòng chảy qua SCR mặc dù nó được đặt dưới điện áp thuận.

Rt
VA > VK

Rg SCR
VAA

VGG

Nếu cho một xung điện áp + là VG tác động vào cực G của SCR (+ ở đây là so
với K). Các điện tử từ n2 sẽ chạy sang p2 đến đây một số ít của chúng sẽ chạy
vào nguồn VG và hình thành dòng điện IG, còn phần lớn điện tử chịu sức điện
trường tổng hợp của mặt j2 di chuyển vào vùng chuyển tiếp này và chúng được
tăng tốc có động năng đủ lớn va chạm vào các nguyên tử Si nó bẻ gảy liên kết
Si tạo nên số điện tử tự do mới. Số điện tử này lại tham gia vào sự bắn phá các
nguyên tử trong vùng tiếp giáp Si. Kết qủa của phản ứng dây chuyền này là
gây nên hiện tượng dẫn điện ào ạt và J2 ban đầu dẫn điện bắt đầu từ một điểm
nào đó ở xung quanh cực G rồi loang ra toàn bộ mặt ghép với tốc tộ 1cm/1s.
Mặt khác chúng ta có thể giải thích nguyên lý làm việc dựa vào cấu trúc tương

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 10


đương: Khi đóng nguồn, với dòng IG nhỏ kích vào transistor Q1 thì dòng IG này
tạo nên một dòng iC1 lớn hơn mà iC1 chính là dòng cực nền của Q2 làm xuất
hiện dòng iC2 > iC1 , nhưng dòng cực thu iC2 này lại chímh là dòng đổ vào nền
iB1 làm cho iC1 lớn rất nhiều --> iC2 lớn hơn trước. Hiện tượng khuếch đại vòng
này cứ tiếp diễn sẽ nhanh chóng làm cho hai BJT dẫn bão hòa và dòng bão hòa
chạy qua hai BJT chính là dòng anod của SCR. Từ sự hoạt động của SCR cho
chúng ta thấy dòng IG không cần lớn mà yêu cầu chỉ cần tồn tại trong thời gian
ngắn để hai BJT dẫn và tự khóa vào nhau, để dẫn duy trì dẫn bão hòa .Tuy
nhiên IG có thể tiếp tục tồn tại mà không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động của SCR. Nếu khi chúng ta tắt dòng cực cổng hoặc cho dòng cực cổng
chạy theo chiều ngược lại, thi SCR vẫn tiếp tục dẫn. Điêù đó có nghĩa là chúng
ta có thể mở SCR bằng cực cổng nhưng không thể tắt SCR bằng cực cổng. Đây
chính là nhược điểm của SCR so với BJT.
Về mặt ký hiệu, SCR cũng giống như một diode nhưng có thêm cực cửa điều
khiển. SCR được dùng phổ biến trong mạch điều khiển vì với điện áp, dòng
điện nhỏ kích vào cực cổng, SCR dẫn tạo nên dòng lớn chạy qua tải. Điện trở
giữa A – K cỡ 100K khi SCR tắt và 0,01 khi SCR mở cho dòng chạy qua.
2.2.3. Đặc tuyến: IA

Ig2
Ig1
IH Ig1 = 0
VBR
0 VBO VAK

Đặc tuyến V-A của SCR, là sự biến thiên dòng anod theo điện áp VAK với dòng

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 11


cực cửa IG là thông số.
Khi SCR phân cực nghịch, VA nhỏ hơn VK thì đặc tuyến SCR như diode, nghĩa
là trong SCR tồn tại dòng rỉ rất nhỏ chạy qua. Tuy nhiên khi điện áp phân cưc
đạt đến điện áp phân hủy VBR thì SCR sẽ dẫn và dòng điện qua SCR tăng đột
ngột, làm cho SCR bị đánh thủng về điện.
Khi SCR phân cực thuận, VA lớn hơn VK, nếu IG = 0, thì SCR vẫn tắt nhưng
khi đạt đến điện thế quay về VBO thì điện thế VAK tự động giảm xuống đến giá
trị VH và dòng điện tương ứng lúc đó gọi là dòng giữ (duy trì) IH. Lúc đó SCR
chuyển sang trạng thái dẫn (hoặc mở) và sau đó đặc tính V-A của nó tương tự
như diode thường.
Khi dòng kích IG càng lớn thì điện thế quay về càng nhỏ, nghĩa là SCR càng dễ
dàng chuyển từ trạng thái tắt sang trạng thái dẫn.
2.2.4. Các thông số của SCR:
2.2.4.1. Điện áp ngược cực đại:
Là điện áp ngược lớn nhất có thể đặt giữa A và K của SCR mà không
làm cho SCR bị đánh thủng và nếu vượt quá giá trị này có thể làm SCR bị
đánh thủng. Đây là một trong những thông số rất quan trọng dùng để thiết kế
chọn linh kiện SCR.
2.2.4.2. Điện áp rơi trên SCR:
U là điện áp rơi trên SCR khi SCR ở trạng thái dẫn. Đây cũng là một thông số
quan trọng cần lưu ý. Vì khi SCR dẫn nó sẽ sụt áp trên SCR. Nếu sụt áp càng
lớn thì phải đặt ra vấn đề tỏa nhiệt cho SCR. Trong khi thiết kế phải chọn SCR
có U càng nhỏ càng tốt Umin  0,8V, đối với SCR công suất lớn thì U  2 V
2.2.4.3. Dòng điện trung bình lớn nhất Itbmax:
Là dòng trung bình lớn nhất chạy qua SCR mà không làm SCR bị đánh thủng.
Khi chọn dòng qua tải phải chọn sao cho không lớn hơn dòng trung bình chạy
qua SCR. Đây cũng là một trong những thông số quan trọng trong thiết kế
mạch điều khiển dùng SCR. Chọn dòng Itb thực tế < Itb max của SCR.

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 12


2.2.4.4. Điện áp và dòng điện điều khiển:
Là giá trị nhỏ nhất của điện áp và dòng điện điều khiển để đảm bảo mở được
SCR.
2.2.4.5. Thời gian mở tON:
Là khoảng thời gian tính từ lúc bắt đầu có xung điều khiển đưa vào cực G cho
đến thời điểm dòng điện IA đạt 0,9Iđm. Thông số này được cho trong sổ tay tra
cứu của SCR.
2.2.4.6. Thời gian khóa tOFF:
Là khoảng thời gian được tính từ thời điểm IG=0 đến thời điểm xuất hiện điện
áp thuận trên anod mà SCR vẫn không chuyển sang trạng thái mở và được gọi
là thời gian khôi phục khả năng điều khiển của SCR. Thời gian tOFF  vài chục
s. Thời gian tON, tOFF , quyết định tần số làm việc của SCR. SCR không phải là
linh kiện làm việc ở tần số cao.
2.2.4.7. Tốc độ tăng điện áp thuận cho phép du/dt:
Là tốc độ tăng điện áp cực đại cho phép đặt vào giữa anod và katod mà SCR
không chuyển từ trạng thái khóa sang trạng thái mở. Nếu du/dt của nguồn >
du/dt của SCR, thì lúc bấy giờ SCR sẽ mất khả năng điều khiển, nghĩa là khi
đóng nguồn, SCR dẫn như một diode. Để khắc phục nhược điểm này người ta
thường mắc song song SCR một mạch RC. Trong thực tế C từ vài chục nF đến
1F, thường chọn C=.1F và R khoảng 47. Mạch RC làm nhiệm vụ rẽ dòng,
giảm dòng nạp cho tụ ký sinh CKS và gọi là mạch chống du/dt. Ngày nay nhà
sản xuất linh kiện đã chế tạo ra loại SCR có tốc độ tăng điện áp thuận rất lớn.
2.2.4.8. Tốc độ tăng dòng thuận cho phép di/dt:
Là tốc độ tăng dòng cho phép lớn nhất chạy qua SCR, mà không làm cho SCR
bị đánh thủng. Nếu di/dt của nguồn lớn hơn di/dt tối đa cho phép bởi nhà sản
xuất, thì sẽ làm hỏng SCR. Hiện tượng này thường xảy ra khi chúng ta đóng
công tắc nguồn. Để khắc phục ảnh hưởng này, người ta thường mắc vào mạch
một phần tử quán tính L. Thực tế L chọn vài mH đối với SCR có dòng I đm vài

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 13


trăm A, còn đối với SCR có dòng Iđm<100A thì không cần chọn L. Ngày nay
các hãng đã chế tạo SCR có di/dt lớn 1000A/s.

2.2.5. Kích mở SCR:


Là đưa tín hiệu vào cổng điều khiển G làm cho SCR dẫn. Mở bằng các phương
pháp VAK= VBO hoặc du/dt thì làm vô hiệu hóa khả năng điều khiển SCR, do
đó người ta thường kích SCR bằng dòng cổng IG.
2.2.5.1. Mở SCR trong mạch DC:
*Phương pháp đơn giản nhất:

Vcc

R1 R3

R2

Khi Iđk  Iđm thì SCR mở. Thường chọn Iđk = (1,11,2) Iđkm,

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 14


R1=vCC/(1,11,2) Iđkm, R2=100 →1k.
* Phương pháp mở SCR bằng xung áp:
C=0,01→ 0,05F.
D: Giới hạn xung âm nếu có xảy ra và tạo đường xả cho tụ C.
R1: Giới hạn biên độ dòng xung.
R1 vi/Iđk: vi biên độ xung kích khởi.

Vcc
Rt

C R1
Vi

2.2.5.2. Kích khởi SCR trong mạch AC:

R2

R1
11

Muốn vậy tín hiệu điều khiển phải đồng bộ với điện áp đặt trên anod của SCR.
Nếu không có diode SCR chỉ dẫn ở bán kỳ dương của điện áp lưới. Khi điện áp
anod VAK đạt đến giá trị thỏa mãn điều kiện: VAK/(R1+R2 )  Iđk.
Điều chỉnh R2 thì có thể điều chỉnh được góc mở .
- Tạo góc lệch pha :

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 15


Rt
R C

Vi
D

Trong mạch này dùng mạch RC để tạo ra góc lệch pha giữa điện áp điều khiển
và điện áp anod .
Khi đóng điện tụ C được nạp điện qua R1, R2 đến một giá trị điện áp
dương đủ mở SCR . Giá trị điện áp + phụ thuộc vào hằng số thời gian và tốc độ
tăng điện áp anod .
Đây là phương pháp mở SCR bằng phương pháp biên độ pha.
Nhược điểm của phương pháp này là độ ổn định không cao do phụ thuộc
vào giá trị nhỏ nhất của dòng điện .
2.2.5.3. Mở SCR bằng mạch tạo xung

Rt
R

Vi

2.2.5.4. Mở SCR bằng mạch ghép quang

Diode quang Vi

Xét SCR 2N681 có IA(RMS)=25A; IA(avg)=16A, VAK=2V, IH=100mA,

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 16


R=1,70C/W, tON=16s, tOFF = 75s, di/dt=80A/s, du/dt = 20V/s, IG=80mA (-
650C) hoặc 40mA(250C), 10mA (1250C). Điện áp kích  3V.
2.2.6. Tắt SCR:
Để tắt SCR người ta dùng một trong ba phương pháp sau:
Giảm dòng thuận hoặc tắt nguồn cung cấp ; giải pháp thứ hai là đặt điện
áp lên SCR - đây là phương pháp tắt SCR cưỡng bức .Phương pháp này được
ứng dụng rộng rải. Phương pháp thứ ba là đảo lưu kép.
2.2.6.1. Phương pháp giảm dòng điện.

Rt

2.2.6.2. Phương pháp làm điện áp VAK =0

Rt

2.2.6.3. Phương pháp đặt điện áp ngược:

Vcc
R1 Rt R3

K1
K2
R2

K1 đóng trước để kích SCR, K2 đóng sau để tắt. Có thể thay K2 bằng một SCR

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 17


khác.
2.2.6.4. Phương pháp đảo lưu kép.
Khi SCR chưa dẫn C nạp qua L, Rt. Khi SCR dẫn thì qua SCR có dòng từ E và
dòng do C xả.
1. Đảo lưu lớp A 2. Mạch ngưng dẫn bằng mạch LC 3. Tự ngưng dẫn bằng
một SCR khác.

Rt

CP RP

Xung kích thứ nhất SCR2 dẫn, xung kích thứ hai thì SCR1 dẫn, SCR2 tắt.
Một số loại SCR thường gặp như sau:
2N1774 (Mỹ) UNgượcMax =200V, IthMax=7,4A,UG=2V,IG=15mA
2N1776 (Mỹ): 300V ; 7,4A ;2V; 15mA
2N1777(Mỹ): 400V; 7,4A ; 2V;15mA
C22B: 200V; 10mA; 1,5V; 25mA
C22C: 300V; 10mA; 1,5V; 25mA
C27B: 400V; 10A ;1,5V; 20mA
KY202H (Nga): 480V; 10A; 7V; 100mA
2.2.7. Một số Thyristor thông dụng khác :
2.2.7.1. Triac:
Là linh kiện bán dẫn được chế tạo trên cơ sở nhiều lớp bán dẫn tạp chất loại
p,n giống như SCR, nhưng khác SCR ở chổ cho phép dẫn điện theo cả hai
chiều. Triac là linh kiện dẫn điện theo hai chiều, sơ đồ tương đương gồm hai

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 18


SCR mắc song song và ngược chiều nhau.
Từ ký hiệu chúng ta có thể xem Triac gồm một SCR qui ước và một
SCR bổ túc
Về phương diện ứng dụng chúng ta có thể xem Triac gồm hai SCR mắc
song song và ngược nhau với cùng một cực cổng. Nguyên lý làm việc như
SCR ,trong đó MT1 và MT2 là cực của Triac. Triac dẫn điện cả hai chiều tùy
thuộc vào tín hiệu tác dụng vào cực cổng G + hoặc - .
T2
T2
T2 SCR1
SCR1 SCR2 SCR2
G T1
G T1
T1 G

IA

Ig2
Ig1
IH Ig1 = 0
VBR
0 VBO VAK

Ig1 = 0 -IH
Ig1
Ig2

Đối với Triac có bốn phương pháp kích dẫn như sau:
I+: Khi MT2 > MT1 và tín hiệu đặt vào VGT1 > 0.
I-: Khi MT2 > MT1 và tín hiệu đặt vào VGT1 < 0
III+: Khi MT2 < MT1 và tín hiệu đặt vào VGT1 > 0.
III-: Khi MT2 < MT1 và tín hiệu đặt vào VGT1 < 0.

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 19


Triac có thể được kích bằng xung dương hay âm cho cả phần tư thứ
nhất và thứ ba, tuy nhiên mạch có độ nhạy cao nhất theo cách I+ và III-. Cũng
như đối SCR, chỉ cần một công suất nhỏ đưa vào cực G của Triac là có thể
điều khiển được công suất lớn ở mạch của MT2 .
Các Triac thường gặp như sau :
2N 5273 : Dòng cực đại 25A; Ungược cho phép 200V;Ukích=2V;dòng kích
=150mA
2N 5274: 25A; 400V; 2V; 150mA
2N 5275: 25A; 600V; 2V; 150mA
40720 (Mỹ): 10A, 400V; 1,5V; 45mA
2.2.7.2. Diac:
Được sử dụng để kích các mạch có sử dụng SCR hoặc Triac. Ký hiệu trên sơ
đồ và đặc tính V-A của Diac:

T2
T2
Hoặc G
T1

T1

Diac sẽ không dẫn điện theo chiều thuận hay nghịch nếu điện áp trên hai
cực không vượt qua một điện áp ngưỡng (điện thế quay về) thường khoảng
30V. Khi đã vượt tới mức ngưỡng thì nó thể hiện là một điện trở âm (dòng
điện tăng nhưng áp giảm ). Nghĩa là khi vượt trên một điện áp ngưỡng thì Diac
sẽ cho qua một xung dòng điện. Với đặc tính V-A ở trên, Diac giống như hai
diode zener giống nhau mắc đối đầu. Khi dòng qua diode zener Sẽ tạo điện thế
zener nghịch và điện áp có hiệu điện thế 0,7V của diode phân cực thuận. Tổng
hai điện thế này gọi là VBO. Trong thực tế người ta sử dụng cách mắc hai diode
zener như trên để thay thế Diac, hoặc người ta có thể dùng đèn neon để thay

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 20


thế Diac nhưng lúc đó điện thế quay về thường cao hơn (60-->70)V. Do Diac
đối xứng khi hoạt động nên nó được dùng thuận lợi để kích cho các mạch Triac
điều khiển AC toàn kỳ. Gần đây một vài loại được sản xuất gồm Triac và Diac
chung trong một vỏ gọi là Quadrac.
Một số Diac 1N 5411(Mỹ): công suất tiêu tán 0,5w, dòng 2A, VBO =29V.
T142A (Mỹ): dòng 1A, VBO = 32V.
2.2.7.3. SCS (Chuyển mạch có điều khiển):

A
A
P2
GA
N2 GA
GK
P1 GK
N1 K

Có cấu tạo gồm bốn lớp p-n giống SCR nhưng khác ở chổ có hai cực cổng G A
và GK.
Trong tường hợp không nối GA thì SCS hoạt động giống SCR. Nghĩa
là nếu đưa vào cực cổng GA xung + khi A>K thì SCS dẫn. Nếu đưa một xung
âm vào GA khi GC hở mạch thì cũng làm SCS thông theo chiều thuận .
Muốn SCS tắt chỉ cần cho các xung ngược cực tính với xung kích mở
trên nghĩa là xung âm vào GA hoặc xung dương vào GK. SCS chỉ là một loại
SCR công suất nhỏ. SCS hiện nay chỉ điều khiển được dòng dưới 1mA.
Đặc tính kích thích SCS cực kỳ nhạy, do đó dòng anod của nó được
dùng để kích SCR lớn hơn. Trong trường hợp người ta sử dụng cổng GC như
một SCR bổ túc thì dòng kích cho cổng GC =(1-->2)A. Hiện nay chỉ sản suất
SCS có mã số từ 3N 81 đến 3N 86.
2.2.7.4. PUT (Programmable Unijunction Transistor)

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 21


Là một loại SCS bổ túc dùng ở điện áp thấp (<50V) có khả
năng phát dòng xung > 2A và hoạt động ở tần số vài chục A

Khz. PUT cũng được dùng để kích SCR,Triac. Công thức tính G

tần số cũng tương tự UJT. Các linh kiện PUT thông dụng hiện
K
nay là 2N 6027, 2N 6028.
2.2.7.5. GTO SCR (Gate Turn- off SCR).
Là SCR vừa có thể mở hoặc đóng bằng cực cổng, như vậy
tiện lợi hơn SCR qui ước rất nhiều. Tuy nhiên so với SCR A
qui ước nó có bất lợi:
- Hiệu suất tắt rất thấp nghĩa là dòng tắt rất lớn so với dòng
kích dẫn. K
G
- Độ sụt áp khi GTO dẫn khá lớn (3-->4)V.

2.2. CÁC ỨNG DỤNG CƠ BẢN CỦA HỌ THYRISTOR

Ứng dụng cơ bản của họ thyristor là điều khiển điện áp theo phương pháp :
- Phương pháp theo kiểu ON-OFF
- Phương pháp điều khiển pha.
2.2.1. Phương pháp theo kiểu ON-OFF.
2.2.1.1 Nguyên lý:
Điều khiển cho các SCR hoặc TRIAC làm việc trong một số chu kỳ điện áp
lưới xoay chiều và sau đó cho phép tắt trong một số chu kỳ của điện áp lưới
xoay chiều.
Ưu điểm:
- Phương pháp điều khiển đơn giản.
- Dạng sóng trên tải luôn là dạng sin, không làm ảnh hưởng đến các
thiết bị điện tử khác nhau dùng chung đường dây điện.
Nhược điểm: Điều khiển tải không tức thời.

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 22


2.2.1.2 Sơ đồ mạch và dạng sóng:

SCR1

SCR2

R6
1k

2.2.2. Phương pháp điều khiển pha:


Đây là phương pháp điều khiển thường được sử dụng để điều khiển thysistor
trong các ứng dụng công nghiệp. Phương pháp này ứng dụng đối với dòng điện
một pha và ba pha.
2.2.2.1. Điều khiển bán kỳ:
1. Tải R:

Điện áp trung bình (điện áp một chiều):

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 23


𝜋
1 𝑉𝑚
𝑉𝑎𝑟𝑔 = 𝑉𝑑 = ∫ 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡) = (1 + 𝑐𝑜𝑠𝛼)
2𝜋 2𝜋
𝛼

Điện áp hiệu dụng:

𝜋 𝜋
1 1
𝑉𝑟𝑚𝑠 = 𝑉𝑜 = √ ∫ 𝑣𝑜2 (𝜔𝑡)𝑑(𝜔𝑡) = √ ∫[𝑉𝑚 sin (𝜔𝑡)]2 𝑑(𝜔𝑡)
2𝜋 2𝜋
𝛼 𝛼

𝑉𝑚 𝛼 sin (2𝛼)
= √1 − +
2 𝜋 2𝜋

Bài tập:
Thiết kế một mạch để tạo ra điện áp một chiều (điện áp trung bình) 40V trên
điện trở tải R= 100Ω từ nguồn xoay chiều có tần số 60HZ, điện áp hiệu dụng là
120V. Xác định công suất trên điện trở tải R và thừa số công suất PF.
Giải:
Tính góc kích 𝛼:
2𝜋
𝛼 = 𝑐𝑜𝑠 −1 [𝑉𝑑 ( ) − 1]
𝑉𝑚
2𝜋
= 𝑐𝑜𝑠 −1 {40[120√2] − 1} = 61,20 = 1,07𝑟𝑎𝑑

Tính điện áp:

𝑉𝑚 𝛼 sin (2𝛼)
𝑉𝑟𝑚𝑠 = 𝑉𝑜 = √1 − +
2 𝜋 2𝜋

√2(120) 1,07 sin[2(1,07)]


= √1 − + = 75,6𝑉
2 𝜋 2𝜋

Công suất tải:

𝑉𝑜2 (75,6)2
𝑃𝑅 = = = 57,1𝑊
𝑅 100

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 24


Thừa số công suất của mạch:
𝑃 𝑃𝑅 57,1
𝑃𝐹 = = = = 0,63
𝑆 𝑉𝑆,𝑟𝑚𝑠 𝐼𝑟𝑚𝑠 (120)(75,6)
100
2. Tải RL:
Chỉnh lưu có điều khiển bán kỳ với tải RL được chỉ ra trên hình vẽ. Phân tích
mạch này tương tự như mạch chỉnh lưu không điều khiển (The current is the sum of
the forced and natural responses):
𝑉𝑚 −𝜔𝑡
𝑖(𝜔𝑡) = 𝑖𝑓 (𝜔𝑡) + 𝑖𝑛 (𝜔𝑡) = sin(𝜔𝑡 − 𝜑) + 𝐴𝑒 ⁄𝜔𝜏
𝑍
Hằng số A được xác định từ điều kiện ban đầu, 𝑖(𝛼) = 0:
𝑉𝑚 −𝛼
𝑖(𝛼) = 0 = sin(𝛼 − 𝜑) + 𝐴𝑒 ⁄𝜔𝜏
𝑍
𝑉𝑚 𝛼
𝐴 = [− sin(𝛼 − 𝜑)] 𝑒 ⁄𝜔𝜏
𝑍

𝑉𝑚
[sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − sin(𝛼 − 𝜑) 𝑒 (𝛼−𝜔𝑡)⁄𝜔𝜏 𝑣ớ𝑖 𝛼 ≤ 𝜔𝑡 = 𝜃 ≤ 𝛽
𝑖(𝜔𝑡) = { 𝑍
0 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑘ℎá𝑐

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 25


(a) Chỉnh lưu điều khiển bán sóng (nửa chu kỳ) với tải RL.
(b) Dạng sóng điện áp

Góc tắt β là góc mà tại đó dòng bằng 0 (The extinction angle β is defined as the
angle at which the current returns to zero, as in the case of the uncontrolled
rectifier). Khi ωt= β:
𝑉𝑚 (𝛼−𝛽)⁄
𝑖(𝛽) = 0 = [sin(𝛽 − 𝜑) − sin(𝛼 − 𝜑) 𝑒 𝜔𝜏 ]
𝑍
Điện áp trung bình ngõ ra:
𝛽
1 𝑉𝑚
𝑉𝑑 = ∫ 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡) = (𝑐𝑜𝑠𝛼 − 𝑐𝑜𝑠𝛽)
2𝜋 2𝜋
𝛼
Dòng trung bình:
𝛽
1
𝐼𝑑 = ∫ 𝑖(𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡)
2𝜋
𝛼

Dòng hiệu dụng:

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 26


𝛽
1
𝐼𝑟𝑚𝑠 = √ ∫ 𝑖 2 (𝜔𝑡)𝑑(𝜔𝑡)
2𝜋
𝛼

Công suất tiêu thụ trên tải:


2
𝑃𝑅 = 𝐼𝑟𝑚𝑠 𝑅

Bài tập:
Cho sơ đồ mạch như hình vẽ, nguồn là 120V hiệu dụng, tần số 60Hz, R=20Ω,
L= 0,04H, góc trể là 450. Xác định (a) biểu thức của 𝑖(𝜔𝑡), (b) dòng trung
bình, (c) công suất trên tải, (d) thừa số công suất (PF hoặc pf).
Giải:
(a) Từ các thông số đã cho:
𝑉𝑚 = 120√2 = 169.7𝑉

𝑍 = [𝑅 2 + (𝜔𝐿)2 ]0.5 = [202 + (377 ∗ 0.04)2 ]0.5 = 25Ω

𝜑 = 𝑡𝑎𝑛−1 (𝜔𝐿⁄𝑅) = 𝑡𝑎𝑛−1 (377 ∗ 0.04)⁄20 = 0.646 𝑟𝑎𝑑

𝜔𝜏 = 𝜔𝐿⁄𝑅 = (377 ∗ 0.04)⁄20 = 0.754


𝛼 = 450 = 0.785 𝑟𝑎𝑑
Thay số vào, biểu thức dòng điện:
𝑖(𝜔𝑡) = 6.78 sin(𝜔𝑡 − 0.646) − 2.67𝑒 −𝜔𝑡⁄0.754 𝐴 𝑣ớ𝑖 𝛼 ≤ 𝜔𝑡 ≤ 𝛽
Giải phương trình trên ứng với 𝑖(𝛽) = 0, xác định được 𝛽 =
3.79 rad (2170 ). The conduction angle is 𝛾 = 𝛽 − 𝛼 = 3.79 − 0.785 =
3.01𝑟𝑎𝑑 = 1720 .
(a) Dòng trung bình:
3.79
1
𝐼𝑑 = ∫ [6.78 sin(𝜔𝑡 − 0.646) − 2.67𝑒 −𝜔𝑡⁄0.754 ] 𝑑(𝜔𝑡) = 2.19
2𝜋
0.785

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 27


(b) Công suất hấp thụ trên tải:
2
𝑃𝑅 = 𝐼𝑟𝑚𝑠 𝑅
Trong đó:

3.79
1
𝐼𝑟𝑚𝑠 = √ ∫ [6.78 sin(𝜔𝑡 − 0.646) − 2.67𝑒 −𝜔𝑡⁄0.754 ]2 𝑑(𝜔𝑡) = 3.26 𝐴
2𝜋
0.785

Do đó:
𝑃𝑅 = (3.26)2 (20) = 213 𝑊
(c) Thừa số công suất:
𝑃 213
𝑝𝑓 = = = 0.54
𝑆 (120)(3.26)

3. Tải RL và nguồn:

Tính các thông số của mạch:


𝑉𝑑𝑐
𝛼𝑚𝑖𝑛 = 𝑠𝑖𝑛−1 ( )
𝑉𝑚

Biểu thức của dòng:


𝑉𝑚 𝑉𝑑𝑐
[sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − + 𝐴𝑒 −𝜔𝑡⁄𝜔𝜏 𝑣ớ𝑖 𝛼 ≤ 𝜔𝑡 ≤ 𝛽
𝑖(𝜔𝑡) = { 𝑍 𝑅
0 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑘ℎá𝑐

𝑉𝑚 𝑉𝑑𝑐 𝛼⁄𝜔𝜏
𝐴 = [− sin(𝛼 − 𝜑) + ]𝑒
𝑍 𝑅
Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 28
Bài tập:
Cho sơ đồ mạch chỉnh lưu có điều khiển bán kỳ như hình vẽ, thông số của
mạch: điện áp xoay chiều (ac) ở ngõ vào có điện áp hiệu dụng 120 V, tần số
60Hz, R = 2Ω, L = 20 mH, and Vdc = 100 V. Góc kích (góc trể) 𝛼 là 450. Xác
định (a) Biểu thức của dòng điện, (b) công suất tiêu thụ trên điện trở R và (c)
công suất nguồn dc trên tải.

Giải:
Tính các thông số của mạch:
𝑉𝑚 = 120√2 = 169.7𝑉
𝑍 = [𝑅 2 + (𝜔𝐿)2 ]0.5 = [202 + (377 ∗ 0.02)2 ]0.5 = 7.8Ω
𝜃 = 𝑡𝑎𝑛−1 (𝜔𝐿⁄𝑅) = 𝑡𝑎𝑛−1 (377 ∗ 0.02)⁄2 = 1.312 𝑟𝑎𝑑
𝜔𝜏 = 𝜔𝐿⁄𝑅 = (377 ∗ 0.02)⁄2 = 3.77
𝛼 = 450 = 0.785 𝑟𝑎𝑑
(a) Xác định góc kích nhỏ nhất:
100
𝛼𝑚𝑖𝑛 = 𝑠𝑖𝑛−1 ( ) = 360
120√2
Như vậy, khi 𝛼 = 450 là phù hợp (allowable) và biểu thức dòng điện:
𝑖(𝜔𝑡) = = 21.8 sin(𝜔𝑡 − 1.312) − 50 + 75𝑒 −𝜔𝑡⁄3.77 𝐴 𝑣ớ𝑖 0.785 ≤ 𝜔𝑡 ≤
3.77 𝑟𝑎𝑑.
Trong đó góc tắt (extinction angle) 𝛽 là được xác định 3.37 rad từ phương trình
i(𝛽) = 0.
(b) Công suất tiêu thụ (power absorbed) trên điện trở là:
2
𝑃𝑅 = 𝐼𝑟𝑚𝑠 𝑅
Mà:
𝛽
1
𝐼𝑟𝑚𝑠 = √ ∫ 𝑖 2 (𝜔𝑡)𝑑(𝜔𝑡) = 3.9 𝐴
2𝜋
𝛼

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 29


Và:
𝑃𝑅 = (3.9)2 (2) = 30.4 𝑊

(c) Công suất tiêu thụ bởi nguồn dc là 𝑃𝑑𝑐 = 𝐼𝑑 𝑉𝑑𝑐 ,


1 𝛽
Mà: 𝐼𝑑 = ∫ 𝑖(𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡) = 2.19 𝐴
2𝜋 𝛼

Do đó:
𝑃𝑑𝑐 = 𝐼𝑑 𝑉𝑑𝑐 = (2.19)(100) = 219 W
Bài tập:

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 30


2.2.2.2. Chỉnh lưu có điều khiển toàn sóng (toàn kỳ):
1. Tải R:
Sơ đồ mạch:

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 31


Dạng sóng điện áp ngõ ra đối với mạch chỉnh lưu có điều khiển toàn sóng với
điện trở R như hình vẽ.
Điện áp trung bình (một chiều) trên tải:
𝜋
1 𝑉𝑚
𝑉𝑎𝑟𝑔 = 𝑉𝑑 = ∫ 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡) = (1 + 𝑐𝑜𝑠𝛼)
𝜋 𝜋
𝛼

Dòng trung bình ngõ ra:


𝑉𝑑𝑐 𝑉𝑚
𝐼𝑑 = = (1 + 𝑐𝑜𝑠𝛼)
𝑅 𝜋𝑅
Công suất trên điện trở tải:
2
𝑃𝑅 = 𝐼𝑟𝑚𝑠 𝑅

Trong đó, dòng hiệu dụng được xác định:

1 𝜋 𝑉 2
𝐼𝑟𝑚𝑠 = √ ∫𝛼 ( 𝑚 sin𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡)
𝜋 𝑅

𝑉𝑚 1 𝛼 sin (2𝛼)
= √ − +
𝑅 2 2𝜋 4𝜋

Bài tập:
Cho sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu có điều khiển toàn sóng như hình vẽ, có thông
số của mạch như sau: nguồn ac ngõ vào có điện áp hiệu dụng 120V, tần số
60 Hz và điện trở tải 20Ω. Góc kích (góc trể) là 400. Xác định dòng trung bình
trên tải, công suất tiêu thụ bởi tải và thừa số công suất.

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 32


Giải:
Điện áp trung bình ngõ ra:
𝑉𝑚 120√2
𝑉𝑎𝑟𝑔 = 𝑉𝑑 = (1 + 𝑐𝑜𝑠𝛼) = (1 + 𝑐𝑜𝑠400 ) = 95.4 𝑉
𝜋 𝜋
Dòng điện tải trung bình (dòng trung bình của tải) (average load current):
𝑉𝑑 95.4
𝐼𝑑 = = = 4.77 𝐴
𝑅 20
Dòng điện hiệu dụng:

𝑉𝑚 1 𝛼 sin (2𝛼) 120√2 1 0.698 sin [2(0.698)]


𝐼𝑟𝑚𝑠 = √ − + = √ − +
𝑅 2 2𝜋 4𝜋 20 2 2𝜋 4𝜋

= 5.8 𝐴
Công suất tiêu thụ trên tải:
2
𝑃 = 𝑃𝑅 = 𝐼𝑟𝑚𝑠 𝑅 = (5.8)2 (20) = 673 𝑊
Công suất nguồn biểu kiến:
𝑆 = 𝑉𝑟𝑚𝑠 𝐼𝑟𝑚𝑠 = (120)(5.8) = 696 𝑊

Hệ số (thừa số) công suất (power factor):


𝑃 673
𝑝𝑓 = = = 0.967
𝑆 696

A. Mạch RL với dòng tải không liên tục:

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 33


(b) Dòng điện không liên tục

(c) Dòng điện liên tục

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 34


Biểu thức dòng điện:
𝑉𝑚
𝑖(𝜔𝑡) = [sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − sin(𝛼 − 𝜑) 𝑒 −(𝜔𝑡−𝛼)⁄𝜔𝜏 ] với 𝛼 ≤ 𝜔𝑡 ≤ 𝛽
𝑍
Ở đây
𝜔𝐿 𝐿
𝑍 = √𝑅2 + (𝜔𝐿)2 , 𝜑 = 𝑡𝑎𝑛−1 ( ) và 𝜏=
𝑅 𝑅

Bài tập: Controlled Full-Wave Rectifier, Discontinuous Current


Cho sơ đồ mạch chỉnh lưu có điều khiển mắc theo kiểu cầu như hình vẽ, có
thông số mạch như sau: nguồn xoay chiều có điện áp hiệu dụng 120 V rms at
60 Hz, R = 10 Ω, L = 20 mH, and 𝛼 = 600 . Xác định (a) an expression for
load current, (b) the average load current, and (c) the power absorbed by the
load.
Giải:
Từ các thông số đã cho, chúng ta tính các giá trị của mạch:
𝑉𝑚 = 120√2 = 169.7 𝑉
𝑍 = √𝑅2 + (𝜔𝐿)2 = √102 + [(377)(0.02)]2 = 12.5 Ω
𝜔𝐿
𝜑 = 𝑡𝑎𝑛−1 ( )
𝑅

𝜔𝜏 = 𝜔𝐿⁄𝑅 = (377 ∗ 0.02)⁄10 = 0.754 𝑟𝑎𝑑


𝛼 = 600 = 1.047 𝑟𝑎𝑑
(a) Biểu thức của dòng điện tải,
Từ biểu thức dòng điện trên tải:
𝑉𝑚
𝑖(𝜔𝑡) = [sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − sin(𝛼 − 𝜑) 𝑒 −(𝜔𝑡−𝛼)⁄𝜔𝜏 ] với 𝛼 ≤ 𝜔𝑡 ≤ 𝛽
𝑍
Thay số vào, chúng ta có:
𝑖(𝜔𝑡) = 13.6 sin(𝜔𝑡 − 𝜑) − 21.2𝑒 −𝜔𝑡⁄0.754
Giải i(𝛽) = 0, xác định 𝛽, 𝛽 = 3.78 rad (2160 ).
Từ đó: 𝜋 + 𝛼 = 4.19 > β, dòng là không liên tục (the above expression for
current is valid).
(b) Dòng điện tải trung bình (average load current):

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 35


𝛽
1
𝐼𝑑 = ∫ 𝑖(𝜔𝑡)𝑑(𝜔𝑡) = 7.05 𝐴
𝜋
𝛼

(c) Công suất tiêu thụ:


2
𝑃𝑅 = 𝐼𝑟𝑚𝑠 𝑅,

𝛽
1
𝐼𝑟𝑚𝑠 = √ ∫ 𝑖 2 (𝜔𝑡)𝑑(𝜔𝑡) = 8.35 𝐴
𝜋
𝛼

Do đó: 𝑃 = (8.35)2 (10) = 697 𝑊

B. Mạch RL với dòng tải liên tục (RL Load, Continuous Curren):
Giới hạn xảy ra giữa dòng liên tục và dòng không liên tục là khi 𝛽 = 𝜋 + 𝛼.

Dòng tại 𝜔𝑡 = 𝜋 + 𝛼 cần phải lớn hơn zero cho hoạt động dòng liên tục

𝑖(𝜋 + 𝛼) ≥ 0

sin(𝜋 + 𝛼 − 𝜃) = sin(𝜋 + 𝛼 − 𝜃) 𝑒 −(𝜋+𝛼−𝛼)⁄𝜔𝜏 ≥ 0


Sử dụng:
sin(𝜋 + 𝛼 − 𝜃) = sin (𝜃 − 𝛼)
sin(𝜃 − 𝛼)(1 − 𝑒 −(𝜋⁄𝜔𝜏) ) ≥ 0
Giải với 𝛼
𝛼≤𝜃
Sử dụng:
𝜔𝐿
𝜃 = 𝑡𝑎𝑛−1 ( )
𝑅
𝜔𝐿
𝛼 ≤ 𝑡𝑎𝑛−1 ( ) đối với dòng liên tục
𝑅

Một phương pháp để xác định điện áp, với dòng điện ngõ ra đối với trường hợp
dòng liên tục là dùng chuỗi Fourier

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 36


The Fourier series for the voltage waveform for continuous-current case shown
in Fig. 4-11c is expressed in general form as
𝑣𝑜 (𝜔𝑡) = 𝑉𝑜 + ∑∞
𝑖=1 𝑉𝑛 cos (𝑛𝜔0 𝑡 + 𝜃𝑛 )

Giá trị trung bình:


𝜋+𝛼
1 2𝑉𝑚
𝑉𝑑 = ∫ 𝑉𝑚 sin(𝜔𝑡) 𝑑(𝜔𝑡) = 𝑐𝑜𝑠𝛼
𝜋 𝜋
𝛼

Và độ lớn (The amplitudes of the ac terms are calculated from):


𝑉𝑛 = √𝑎𝑛2 + 𝑏𝑛2
2.2.2.3. Phương pháp điều khiển điện áp xoay chiều:
Sơ đồ mạch và dạng sóng:

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 37


(a) Single-phase ac voltage controller with a resistive load; (b) Waveforms.

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 38


Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 39
Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 40
Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 41
Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 42
2.2.2.4. Phương pháp điều khiển Thyristor trong thực tế:
1. Nguyên lý:
Để điều khiển các linh kiện thyristor trong các mạch ứng dụng thực tế, người ta
sử dụng các phương pháp điều khiển các linh kiện thyristor, bao gồm điều
khiển on/off; điều khiển pha đồng bộ bán sóng hoặc đồng bộ toàn sóng;
phương pháp điều khiển thẳng đứng tuyến tính hoặc phương pháp arcos.
2. Phương pháp điều khiển on/off:
Đây là phương pháp điều khiển đơn giản nhất, về nguyên lý mạch cũng cần
mạch đồng bộ và mạch so sánh. Dạng sóng trên tải hoàn toàn dạng sóng sin.
Nhược điểm của phương pháp này, thời gian đáp ứng của hệ thống chậm.
3. Phương pháp điều khiển pha đồng bộ bán sóng hoặc toàn sóng:
Đây là phương pháp thường dùng trong lĩnh vực điều khiển, đặc điểm chung
của phương pháp này là có sự đồng bộ giữa tín hiệu điều khiển đưa vào cực
cổng G của SCR hay TRIAC với điện áp đặt vào giữa hai cực A&K của SCR
hoặc giữa hai cực MT2 và MT1 của TRIAC. Nhờ vậy, khi có tín hiệu kích đưa
vào cực G của linh kiện thyristor thì dẫn ngay. Điều đó giúp cho việc điều
khiển chính xác điện áp trên tải. Đối với phương pháp điều khiển pha này, có
thể phân chia theo sự điện áp tuyến tính trên tải: phương pháp đồng bộ bán

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 43


sóng hoặc toàn sóng; phương pháp điều khiển thẳng đứng tuyến tính và
phương pháp điều khiển arcos.
Bài tập:
1. Phân tích và vẽ các mạch điều khiển pha đồng bộ bán sóng (điều khiển nửa
chu kỳ). Nhận xét, đánh giá và so sánh với các phương pháp khác.
2. Phân tích và vẽ các mạch điều khiển pha đồng bộ toàn sóng (điều khiển
toàn chu kỳ). Nhận xét, đánh giá và so sánh với các phương pháp khác.
3. Phân tích và vẽ các mạch điều khiển pha đồng bộ toàn sóng (điều khiển
toàn chu kỳ), theo phương pháp điều khiển thẳng đứng tuyến tính. Nhận
xét, đánh giá và so sánh với các phương pháp khác.
4. Phân tích và vẽ các mạch điều khiển pha đồng bộ toàn sóng (điều khiển
toàn chu kỳ), theo phương pháp điều khiển arcos. Nhận xét, đánh giá và so
sánh với các phương pháp khác.

Nguyễn Văn Phòng_ĐHBK_ĐH_Đà Nẵng 44

You might also like