You are on page 1of 28

Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

MỤC LỤC

TT Nội dung Trang


CHƯƠNG I - PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG 3
1 CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG 3
2 GIỚI THIỆU CHUNG 3
3 CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ THUỘC KHU B 4
CHƯƠNG II. THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC 5
I . HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG 5
1.1 Giới thiệu chung 5
1.2 Các tiêu chuẩn quy phạm 5
1.3 Phạm vi công việc 6
1.4 Giải pháp thiết kế 7
1.5 Thiết bị lắp đặt trên hệ thống báo cháy và yêu cầu kỹ thuật 8
1.5.1 Tủ điều khiển trung tâm báo cháy 9
1.5.2 Đầu dò khói quang địa chỉ thông minh 11
1.5.3 Đầu dò nhiệt địa chỉ thông minh 11
1.5.4 Nút nhấn báo cháy bằng tay 11
1.5.5 Module điều khiển không điện áp (liên động) 12
1.5.6 Module điều khiển có điện áp (các thiết bị cảnh báo) 12
1.5.7 Module giám sát 12
1.5.8 Phần mềm đồ hoạ giám sát và điều khiển hệ thống 13
1.5.9 Kết nối hệ thống thoát khỏi, màng ngăn 14
II . HỆ THỐNG CHỮA CHÁY 16
2.1 Căn cứ và giải pháp thiết kế 16
2.1.1 Căn cứ thiết kế 16
2.1.2 Giải pháp thiết kế 17
2.2 Hệ thống chữa cháy bằng nước 17
2.2.1 Hệ thống chữa cháy ngoài nhà 17

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 1
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

2.2.2 Hệ thống chữa cháy trong nhà 17


2.2.2.1 Nguồn nước chữa cháy 17
2.2.2.2 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường 18
2.2.2.2. Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler 18
12.2.2.2. Hệ thống chữa cháy vách tường 19
22.2.2.2. Tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường 19
3a Khu vực gara ô tô 20
b Khu vực trung tâm thương mại, dịch vụ 21
c Khu vực hành lang căn hộ, căn hộ 22
2.3 Hệ thống chữa cháy Drencher tạo màn nước 24
2.4 Hệ thống họng khô chữa cháy 25
2.5 Cấu trúc hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy 25
2.5.1 băằngnước
Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động 25
2.5.2 Lựa chọn máy bơm chữa cháy 26
2.5.3 Dung tích bể nước chữa cháy 26
2.6 Thiết bị lắp đặt trên hệ thống chữa cháy và yêu cầu kĩ thuật 27
2.7 Hệ thống chữa cháy ban đầu 28
2.8 Đường ống chữa cháy 28
III. KẾT LUẬN 28

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 2
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

CHƯƠNG I : PHẦN GIỚI THIỆU CHUNG


1. CĂN CỨ PHÁP LÝ LẬP THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG
- Văn bản số 02/VBTT-ĐLTL-PKT NGàY 04/02/2010 của Điện lực huyện Từ Liêm về
việc thoả thuận cấp điện cho công trình tại địa điểm số 136 Hồ Tùng Mậu, huyện Từ
Liêm ;
- Văn bản số 200/NSHN NGàY 05/2/2010 của công ty Nước sạch Hà Nội về việc thoả
thuận cấp nước của dự án đầu tư XD khu TT thương mại, chung cư cao cấp tại 136 Hồ
Tùng Mậu, Từ Liêm, Hà Nội ;
- Văn bản số175/TG1-QC ngày 10/2/2010 Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu – Bộ Quốc
phòng về việc chấp thuận độ cao tĩnh không xây dựng công trình
- Quyết định số 2106 /QĐ-UBND ngày của UBND thành phố Hà Nội về việc quy
hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở - Văn phòng - Dịch vụ tỷ lệ 1/500, tại 136 Hồ
Tùng Mậu - thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm
- Văn bản số 2706/ QHKT-P1 ngày 23/8/2010 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc về việc
phê duyệt phương án kiến trúc dự án Khu nhà ở - Văn phòng - Dịch vụ, tại 136 Hồ
Tùng Mậu - thị trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm
- Văn bản số 1840/BXD - HĐXD ngày 23/9/2010 của Bộ Xây dựng về việc tham gia ý
kiến về thiết kế cơ sở Khu nhà ở - Văn phòng - Dịch vụ, tại 136 Hồ Tùng Mậu - thị
trấn Cầu Diễn - huyện Từ Liêm
- Quyết định số 3389/QĐ-UBND ngày 20/7/2011 của UBND thành phố về việc thu hồi
113.909 m2 đất tại 136 Hồ Tùng Mậu, thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm; giao cho
Công ty TNHH Thương mại quảng cáo xây dựng Địa ốc Việt Hân để thực hiện dự án
đầu tư xây dựng Khu nhà ở - Văn phòng - Dịch vụ
- Biên bản bàn giao mốc giới trên thực địa Ngày 24/8/2011 Sở Tài nguyên và Môi
trường.
2. GIỚI THIỆU CHUNG
Dự án Khu nhà ở văn phòng và dịch vụ 136 Hồ Tùng Mậu là một khu nhà ở, văn phòng
và dịch vụ công cộng. Toàn bộ dự án là một khu chức năng đô thị đồng bộ về hạ tầng kỹ
thuật và hạ tầng xã hội xây dựng tại số 136 đường Hồ Tùng Mậu, thị trấn Cầu Diễn, Bắc Từ
Liêm, Hà Nội
Dự án có vị trí:
- Phía Bắc: Là đường giao thông và giáp khu đất dự án Công ty Cổ phần Xây dựng số
7-VINACONEX 7 thực hiện.
- Phía Nam: Giáp khu đất cơ quan Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Đầu tư và
phát triển Nông nghiệp Hà Nội.
- Phía Đông: Giáp đường qui hoạch, Nghĩa trang Mai Dịch và công viên hồ điều hoà
Mai Dịch.
- Phía Tây: Giáp khu dân cư hiện có.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 3
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Dự án quy mô gần 12ha và gồm 04 khu phân chia bằng hệ thống đường giao thông, cụ
thể như sau:
- Khu A : là khu ở cao tầng gồm 4 khối nhà ở cao 40 tầng có ký hiệu 101,102,103,104,
sân vườn, quảng trường trung tâm, sân thể thao nằm trọn trong khuôn viên đất rộng
33.544 m2.
- Khu B : là khu ở cao tầng gồm 5 khối nhà ở cao 40 tầng có ký hiệu 201,202,203,204
và 205, sân vườn, quảng trường trung tâm, sân thể thao nằm trọn trong khuôn viên đất
rộng 30.575 m2.
- Khu C : là 1 khối thương mại văn phòng dịch vụ cao 40 tầng
- Khu D : là trường học tiểu học và trung học cơ sở
Dưới các khu trên là 2 tầng hầm để xe ô tô, xe máy và các phòng kỹ thuật điện, nước, bể
nước, bể phốt, phòng quạt, phòng bơm.
3. CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐẦU TƯ THUỘC KHU B
3.1. Hạng mục kỹ thuật ngoài nhà
- Hệ thống đường giao thông : đường 12m phía Đông khu đất
- Cấp điện, cấp nước sinh hoạt : phần nằm trong giới hạn khu đất
- Trạm sử lý nước thải : phần nằm trong giới hạn khu đất
- Cấp hệ thống thông tin liên lạc : phần nằm trong giới hạn khu đất
- Trạm biến áp, máy phát điện dự phòng
3.2. Phần ngầm : 02 tầng hầm để xe máy, xe ô tô, hệ thống kỹ thuật..
3.3. Phần công trình : 5 khối ở cao 40 tầng, trong đó có khối 201; 202 ;203 ; 204 và
205. 02 tầng hầm chung cho toàn bộ khu B. Toàn bộ các công trình khu B được
xây dựng đồng bộ gồm xây dựng, hoàn thiện, lắp đặt các thiết bị cơ điện, PCCC,
nội thất cơ bản như tủ tường, bếp, điều hòa.
3.4. Sân chơi, vườn hoa, sân thể thao, cây xanh, thảm cỏ, đài phun nước, bể bơi và
quảng trường…
3.5. Chống mối

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 4
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

CHƯƠNG II : THUYẾT MINH THIẾT KẾ HỆ THỐNG PCCC


Hệ thống PCCC của công trình bao gồm:
1. Hệ thống Báo cháy tự động.
2. Hệ thống chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy ngoài nhà bao gồm hệ thống các trụ cấp nước chữa cháy và các
trụ tiếp nước chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy trong nhà. Hệ thống chữa cháy trong nhà gồm các hệ thông
sau:

Hệ thống chữa cháy bằng nước :
o Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp với họng nước chữa cháy
vách tường.
o Hệ thống chữa cháy drencher tạo màn nước
o Hệ thống họng khô chữa cháy
o Hệ thống chữa cháy ban đầu

Các phương tiện chữa cháy ban đầu: các bình chữa cháy xách tay ABC và CO2,
bình chữa cháy kèm xe đẩy tại các vị trí dễ thấy, dễ lấy.

I. HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG


1.1 Giới thiệu chung
Căn cứ đặc điểm của mục tiêu bảo vệ, tính chất quan trọng của công trình, giải pháp thiết
kế hệ thống báo cháy cho công trình sử dụng hệ thống báo cháy tự động địa chỉ, nhằm phát
hiện sự cháy nhanh chóng, chính xác, để thông báo kịp thời khi đám cháy mới phát sinh. Mục
tiêu của việc thiết kế hệ thống báo cháy là bảo vệ:
- Tính mạng con người
- Tài sản
- Nhà cửa
Điều quan trọng là cần phải giữ các lối thoát hiểm và cửa ra không bị khói và lửa bao
phủ. Chính vì vậy cần phải nhận biết được sự phát triển của lửa sớm nhất ngay từ những giai
đoạn đầu bằng cách trang bị hệ thống báo cháy vận hành với độ tin cậy cao. Sự phát hiện
khói cháy có tính ưu tiên cao, không chỉ tại các lối thoát hiểm, mà cả ở các phòng và khu vực
liền kề. Sự phát hiện sớm nguy cơ hỏa hoạn, được kế tiếp bằng sự cảnh báo sớm sẽ đảm bảo
có thêm thời gian để di tản an toàn và chuyển thông báo cháy kịp thời cho đội cứu hỏa, đảm
bảo bắt đầu ngay lập tức các hoạt động chữa cháy.

1.2 Các tiêu chuẩn quy phạm

Hệ thống báo cháy tự động của công trình được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn sau:

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 5
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

TCXD 215-1998 Phòng cháy chữa cháy - Từ vựng - Phát hiện cháy và báo
:
(ISO 8421–3:1989) động cháy.
TCXD 218-1998 Hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy – Quy định
:
(ISO-7240-1:1988) chung
TCVN 3991-1985 Tiêu chuẩn phòng cháy trong thiết kế xây dựng - Thuật
:
ngữ chuyên và định nghĩa.
TCVN 3254-1989 : An toàn cháy và yêu cầu chung.
TCVN 4878-1989 Phân loại cháy.
:
(ISO-3941:1977)
TCVN 4879-1989 Phòng cháy - Dấu hiệu an toàn.
:
(ISO 6309:1987)
TCVN 2622-1995 Phòng chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết
:
kế.
TCVN 5040-1990 Thiết bị phòng cháy và chữa cháy - Ký hiệu hình vẽ trên
:
(ISO 6790:1986) sơ đồ phòng cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 5738-2001 : Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kỹ thuật.
Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
TCVN 3890 :2009 :
trình. Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng
TCVN 6160-1996 : Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng - Yêu thiết kế.
TCVN 4086-1985 : An toàn điện trong xây dựng - Yêu cầu chung.
TCVN 4756-1989 : Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
TCVN 5308-1991 : Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng.
Các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn của Mỹ và Châu Âu đối với hệ thống báo
:
NFPA, EN cháy, chữa cháy.

1.3 Phạm vi công việc

Thiết kế một hệ thống báo cháy địa chỉ hoàn chỉnh bao gồm:
- Các thiết bị phát hiện khói, nhiệt... đặt tại các khu vực cần bảo vệ.
- Các điểm báo động bằng tay với các nút ấn được bảo vệ bằng kính lắp đặt tại các
cửa ra và dọc theo các lối thoát hiểm, bất cứ ai nhận thấy cháy đều có thể báo động
bằng các nút ấn này.
- Các thiết bị báo động khác như chuông, còi...
- Các tủ trung tâm báo cháy sẽ được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 của các khối
nhà và tầng hầm. Các tủ trung tâm báo cháy này được nối mạng với nhau . Toàn bộ

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 6
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

thông tin của các tủ đặt tại các nhà sẽ đươc giám sát chung tại phòng điều khiển
trung tâm đặt tại khối nhà 102.

1.4 Giải pháp thiết kế

Dự kiến thiết kế một hệ thống báo cháy địa chỉ để có thể nhận biết nhanh chóng và dễ
dàng chính xác vị trí phát hiện cháy, khói. Tín hiệu báo cháy tại các tầng được chia theo khu
vực, địa chỉ được thể hiện tại phòng thường trực và các tầng bằng còi, đèn khu vực: giúp cho
nhân viên tòa nhà và những người tại tầng có tín hiệu báo cháy nhận biết khi có tín hiệu báo
cháy và tham gia xử lý kịp thời.
Mỗi khối nhà 201, 202, 203, 204, 205 bố trí 01 tủ báo cháy địa chỉ tại phòng trực PCCC
tầng 1 của mỗi khối. Các tầng hầm bố trí 01 tủ báo cháy địa chỉ tại phòng trực PCCC tầng 1
khối 202.
Tín hiệu chữa cháy tại các tầng cũng được thể hiện tại trung tâm báo cháy địa chỉ: người
thường trực nhận biết được tầng có tín hiệu đang chữa cháy bằng các Modul đầu vào và các
địa chỉ tương ứng.
* Thiết bị phát hiện cháy, khói:
- Bãi đỗ xe tầng hầm, phòng kỹ thuật, phòng máy sử dụng đầu báo nhiệt địa chỉ hoặc
đầu báo nhiệt thông thường kết hợp với mô đun địa chỉ cho đầu báo.
- Tại các khu vực tầng dịch vụ, tầng văn phòng, các khu vực chung, hành lang, cầu
thang... sử dụng các đầu báo khói địa chỉ.
- Sử dụng đầu báo nhiệt thông thường kết hợp với mô đun địa chỉ và đèn báo cháy
phòng cho khu căn hộ.
- Các nút ấn báo cháy bằng tay sử dụng loại nút ấn địa chỉ.
- Trong hệ thống lắp đặt các modul đầu vào để giám sát hoạt động của các thiết bị
trong hệ thống chữa cháy như van cảnh báo, công tắc lưu lượng bơm nước cứu
hỏa... Các mô đun điều khiển đầu ra dùng để kích hoạt các thiết bị quạt hút khói
hầm, quạt tăng áp thang bộ.
- Các thiết bị phát hiện cháy, khói là loại có độ nhạy cao, có độ an toàn tối đa chống
báo động giả, được thiết kế là cho hệ thống hai dây.
- Đầu báo khói: là loại nhận biết mật độ khói, sự thay đổi mật độ khói theo thời
gian. Thiết bị không chịu tác động của các báo động đánh lừa và các ảnh hưởng bên
ngoài, có khả năng tự bù các vết vấy bẩn. Các đầu báo được thiết kế hiện đại, an
toàn với môi trường.
- Đầu báo nhiệt: là loại phát hiện nhiệt có độ tin cậy và độ ổn định cao. Các nhiệt độ
khác nhau được lập trình ở tủ điều khiển chính và được tải vào đầu báo qua đường
truyền tín hiệu. Thiết bị đo kết hợp sự tăng nhiệt độ và nhiệt độ cố định với hai
nhiệt điện trở độc lập. Thiết bị không chịu tác động của các báo động đánh lừa và

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 7
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

các ảnh hưởng bên ngoài, có khả năng chịu tác động của nhiễu điện từ và độ ẩm
cao. Các đầu báo được thiết kế hiện đại, an toàn với môi trường.
- Mô đun điều khiển không điện áp: được sử dụng để điều khiển quạt hút khói tòa
nhà và thang bộ khi xảy ra cháy.
- Mô đun giám sát: được sử dụng để giám sát trạng thái của thang máy, quạt hút tòa
nhà và thang bộ, giám sát trạng thái của các van cảnh báo, cụm van giám sát.
- Điện trở cuối đường dây: sử dụng điện trở loại 10kW
- Chuông báo cháy: chuông báo cháy được sử dụng để cảnh báo cho mọi người hoạt
động trong tòa nhà khi có báo động xảy ra trong hệ thống.
* Hệ thống cáp:
- Các thiết bị báo cháy tự động và báo cháy bằng tay được kết nối tới bảng điều khiển
báo cháy trung tâm qua các mạch vòng báo cháy (loop) có giám sát đứt dây đoản
mạch.
- Cáp mạch vòng báo cháy sử dụng loại chống nhiễu đảm bảo tín hiệu chính xác.
Cách điện PVC 2x1.5mm2.
- Cáp cấp nguồn cho mô đun điều khiển có điện áp sử dụng cáp lõi đồng cách điện
PVC 2x1.5mm2.
- Cáp kết nối tủ báo cháy trung tâm sử dụng cáp vặn xoắn 2x1,5 mm2.
* Các tủ điều khiển báo cháy trung tâm
- Tủ báo cháy trung tâm cho các tầng hầm là loại tủ báo cháy địa chỉ 12 loop 2376
địa chỉ (FACP H) được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 khối nhà 202.
- Tủ báo cháy trung tâm cho khối nhà 201 là loại tủ báo cháy địa chỉ 14 loop 2772
địa chỉ (FACP 201) được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 khối nhà 201.
- Tủ báo cháy trung tâm cho khối nhà 202 là loại tủ báo cháy địa chỉ 14 loop 2772
địa chỉ (FACP 202) được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 khối nhà 202.
- Tủ báo cháy trung tâm cho khối nhà 203 là loại tủ báo cháy địa chỉ 14 loop 2772
địa chỉ (FACP 203) được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 khối nhà 203.
- Tủ báo cháy trung tâm cho khối nhà 204 là loại tủ báo cháy địa chỉ 14 loop 2772
địa chỉ (FACP 204) được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 khối nhà 204.
- Tủ báo cháy trung tâm cho khối nhà 204 là loại tủ báo cháy địa chỉ 14 loop 2772
địa chỉ (FACP 205) được lắp đặt tại phòng trực PCCC tầng 1 khối nhà 205.
- Bộ cấp nguồn dự phòng sử dụng ắc quy với dung lượng đảm bảo hệ thống hoạt
động 12h chế độ thường trực và 2h khi có cháy.
1.5. Thiết bị lắp đặt trên hệ thống báo cháy và yêu cầu kỹ thuật
1.5.1 Tủ điều khiển trung tâm báo cháy

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 8
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Trung tâm báo cháy sẽ được lắp đặt tại phòng trực báo cháy. Trung tâm báo cháy giám
sát và điều khiển tất cả các thiết bị trong hệ thống báo cháy. Bao gồm bộ xử lý logic để thực
hiện các phép toán logic đưa ra tác động điều khiển.
Tủ trung tâm có khả năng kết nối tối đa 16 loop mạch vòng thiết bị đầu báo, module.
Trên mỗi mạch vòng cho phép kết nối đến 198 đầu báo hoặc 99 đầu báo/ 99 module.
Màn hình hiển thị LCD 1060 ký tự (20 dòng x 53 ký tự), trên tủ điều khiển cung cấp giao
diện trực quan với bàn phím chữ và số dạng QWERTY thuận tiện cho lập trình và điều khiển
hệ thống báo cháy.
Hiển thị của hệ thống bao gồm các LED chức năng hiển thị các trạng thái và thông số của
hệ thống báo cháy bao gồm:
- AC POWER : Lỗi nguồn điện 220V AC
- FIRE ALARM : Thông báo tín hiệu báo cháy
- PREALARM : Tín hiệu tiền báo cháy
- SUPERVISORY : Tín hiệu giám sát của các hệ thống khác
- SYSTEM TROUBLE : Tín hiệu lỗi Hệ thống
- SIGNALS SILENCED : Tín hiệu cảnh báo ngắt còi cảnh báo tại tủ
- POINT DISABLED : Tín hiệu có thiết bị đang cách ly
- CPU FAILURE. : Tín hiệu lỗi CPU
Bàn phím hệ thống là dạng QWERTY có khả năng điều khiển tất cả các chức năng của hệ
thống, nhập vào các số, kí tự và trường lập trình. Chức năng truy cập theo 3 mức với pass word
riêng không cho phép người không có nhiệm vụ thay đổi chương trình và điều khiển hệ thống.
Có khả năng lập trình hay sửa đổi chương trình có sẵn trên tủ điều khiển mà không cần công
cụ riêng hay làm gián đoạn hoạt động của hệ thống báo cháy.
Chức năng điều khiển theo sự kiện cho phép chức năng lập trình đầu ra theo nhiều dạng tín
hiệu đầu vào. Các đầu vào từ các đầu báo, các module đầu vào cho phép kết nối tối thiểu 1000
vùng điều khiển logic để cài đặp lập trình giám sát điều khiển các hệ thống kỹ thuật liên quan.
Bộ nhớ sự kiện có khả năng lưu trữ tối thiểu 4000 sự kiện theo thời gian và sự kiện xảy ra.
Các sự kiện bao gồm tất cả các sự kiện báo cháy, báo lỗi, nạp chương trình, thao tác vận hành.
Tủ điều khiển có đồng hồ thời gian thực chi tiết đến giây (s) cho các sự kiện của hệ thống.
Các thông số kỹ thuật (CPU) tủ điều khiển trung tâm
- Khả năng quản lý 16 loop mỗi loop tối thiểu 198 địa chỉ (bao gồm cả đầu
báo và
modul)
- Màn hình hiển thị LCD 1060 kí tự (20 dòng x 53 ký tự)
- Nhiệt độ hoạt động 0 – 50 độ C
- Độ ẩm môi trường 5% đến 95% không đọng nước

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 9
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001


Cho phép sử dụng các loại module:
- Module đầu vào giám sát không điện áp
- Module đầu vào giám sát các đầu báo cháy dạng thường 24Vdc
- Module điều khiển đầu ra có điện áp 12/24Vdc
- Module đầu ra dạng Relay không điện áp
Cho phép kết nối đến các hệ thống khác theo yêu cầu của thiết kế tòa nhà:
- Kết nối chuẩn Modbus đến hệ thống BMA, PA
- Kết nối đến hệ thống LPG bằng Dry contact
- Kết nối đến Mimic panel
- Kết nối đến hệ thống điều khiển thoát khói (Smoke control)
- Kết nối đến máy in để cho phép in các sư kiện
- Phần mềm quản lý và điều khiển đồ họa hệ thống phải có chức năng giám sát và
điều khiển toàn bộ các điểm có địa chỉ trong hệ thống. Phần mềm đồ họa phải đáp
ứng các yêu cầu sau:

Phải được cài đặt trên hệ điều hành Windows XPSP2

Giao diện người dùng:

Các sự kiện hiển thị đồng thời với thông tin dạng văn bản và vị trí tương ứng
trên giao diện đồ họa.

Tự động giám sát các sự kiện theo thời gian thực

Cho phép nhập vào mặt bằng là dạng file:.wmf, bản vẽ, file dạng
ảnh.bmp,.jpg…

Các biểu tượng trên màn hình đồ họa có thể thêm vào ở các định
dạng:.png,.bmp,.wmf,.jpg….

Hỗ trợ cài đặt và tải về phần mềm của các tủ điều khiển trên hệ thống mạng.

Hệ thống quản lý chất lượng: ISO9001
Nguồn cung cấp:

Trung tâm báo cháy phải được trang bị nguồn cung cấp khẩn cấp là Acqui có dung tích
đáp ứng yêu cầu hoạt động khi mất nguồn cấp chính. Thời gian hoạt động đảm bảo theo
TCVN 5738, hoạt động trong 12h và 1h khi có cháy. Bộ nguồn phải có cầu chì bảo vệ chống
quá tải và có chức năng tự động kiểm tra tình trạng Acqui theo một chu kỳ định sẵn.
Thông số kỹ thuật của nguồn cấp hệ thống:
- Nguồn cấp đầu vào 220/240 VAC 50/60 Hz 2.25 A
- Dải nạp ắc quy 25Ah tới 55 Ah
- Nhiệt độ hoạt động 0 – 490C

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 10
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

- Độ ẩm môi trường 10 đến 95% không đọng nước


- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001
Nguồn cấp cho hệ thống phải được tính toán bằng phần mềm của hãng để đảm bảo vận
hành cho toàn bộ hệ thống theo tiêu chuẩn NFPA72 và TCVN5738:2000 qui định, bảng tính
này phải được đề trình trong hồ sơ và được tư vấn thiết kế và duyệt.
1.5.2 Đầu dò khói quang địa chỉ thông minh:

Đầu báo nhiệt địa chỉ thông minh có ngưỡng báo khi nhiệt độ đạt sự gia tăng nhiệt độ.
Đầu báo được lắp trực tiếp trên loop của tủ điều khiển trung tâm, độ nhạy của đầu báo có thể
lập trình bởi phần mềm của tủ điều khiển.
Đầu dò sẽ được đặt địa chỉ, qua đó cho biết chính xác vị trí của nó, thuận tiện cho việc
phát hiện sự cố, bảo trì hệ thống.
Thông số kỹ thuật:
- Dải điện áp 15-32 VDC
- Nhiệt độ báo cháy 570C
- Nhiệt độ vận hành -10 đến 500C
- Độ ẩm 10% đến 95%
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001.
1.5.3 Đầu dò nhiệt địa chỉ thông minh:

Đầu báo nhiệt địa chỉ thông minh có ngưỡng báo khi nhiệt độ đạt sự gia tăng nhiệt độ.
Đầu báo được lắp trực tiếp trên loop của tủ điều khiển trung tâm, độ nhạy của đầu báo có thể
lập trình bởi phần mềm của tủ điều khiển.
Đầu dò sẽ được đặt địa chỉ, qua đó cho biết chính xác vị trí của nó, thuận tiện cho việc
phát hiện sự cố, bảo trì hệ thống.
Thông số kỹ thuật:
- Dải điện áp 15-32 VDC
- Nhiệt độ báo cháy 57 độ C
- Nhiệt độ vận hành -10 đến 50 độ C
- Độ ẩm 10% đến 95%
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001.
1.5.4 Nút nhấn báo cháy bằng tay:

Nút ấn báo được lắp đặt tại tất các các cửa ra vào, cửa thoát hiểm và cầu thang các tầng
để thuận tiện cho thao tác báo động khi có cháy xảy ra.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 11
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Nút nhấn báo cháy là loại nhấn kính vỡ. Để tác động nút nhấn: nhấn vỡ kính, để khôi
phục trạng thái nút nhấn bắt buộc phải thay kính. Nút nhấn báo cháy là loại có địa chỉ riêng
nằm trên mạch vòng các thiết bị.
Thông số kỹ thuật của nút nhấn như sau:
- Nguồn cấp đầu vào 15-32 VDC
- Nhiệt độ hoạt động 0 – 490C
- Độ ẩm môi trường 10 đến 95 % không đọng nước
- Hiển thị LED
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001
1.5.5 Module điều khiển không điện áp (liên động):
Module điều khiển rơle được sử dụng để điều khiển các hệ thống HVAC hay các hệ
thống khác trong tòa nhà. Module cung cấp công tắc khô định mức dòng trở tối thiểu 2 Amp.
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn cấp 15 đến 32 VDC
- Dòng tiêu thụ lớn nhất 6.5mA
- Nhiệt độ vận hành -10 đến 50 độ C
- Độ ẩm 10% đến 95%
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001
1.5.6 Module điều khiển có điện áp (các thiết bị cảnh báo):
Module điều khiển được sử dụng để điều khiển các thiết bị cảnh báo như chuông báo
cháy, còi đèn báo cháy…
Module cấp nguồn điều khiển 24 Vdc/ 2A max, lập trình kích hoạt từ tủ trung tâm, chức
năng giám sát ngắn mạch, hở mạch.
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn tiêu thụ 15 đến 32 VDC
- Dòng lớn nhất 6.5mA
- Nhiệt độ vận hành -10 đến 50 độ C
- Độ ẩm 10% đến 95%
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001
1.5.7 Module giám sát:
Module giám sát sử dụng cho việc giám sát công tắc dòng chảy hoặc trạng thái NO của
thiết bị giám sát. Cũng có thể được sử dụng cho giám sát những hiển thị đặc biệt trong tủ
trung tâm. Một điện trở cuối kênh được sử dụng cho việc kiểm soát đường dây.
Thông số kỹ thuật:
- Nguồn tiêu thụ 15 đến 32 VDC

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 12
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

- Dòng lớn nhất 5.0 mA


- Nhiệt độ vận hành -10 đến 50 độ C
- Độ ẩm 10% đến 95%
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO9001
1.5.8 Phần mềm đồ họa giám sát và điều khiển hệ thống
Phần mềm quản lý có chức năng tích hợp để giám sát toàn bộ các tủ báo cháy kết nối trên hệ
thống mạng. Phần mềm phải được thiết kế để hiển thị rõ ràng và chính xác các sự kiện an toàn
phòng cháy và các sự kiện khác trong toàn bộ tòa nhà.
Phần mềm quản lý và điều khiển đồ họa hệ thống phải có chức năng giám sát và điều khiển
toàn bộ các điểm có địa chỉ trong hệ thống. Phần mềm đồ họa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Phải được cài đặt trên hệ điều hành Windows XPSP2 / Window 7 Professional.
Giao diện người dùng:
- Các sự kiện hiển thị đồng thời với thông tin dạng văn bản và vị trí tương ứng trên
giao diện đồ họa.
- Tự động chuyển đến màn hình vị trí thiết bị và phóng to thiết bị đang cảnh báo cháy
hoặc có sự kiện xảy ra., thứ tự ưu tiên theo trạng thái sự kiện.
Cảnh báo khi có sự kiện
- Hiện các thông báo các sự kiện theo thời gian thực
- Thực hiện điều khiển các tủ điều khiển
- Lưu trữ thông tin về các thao tác của người sử dụng
- Quản lý các sự kiện người sử dụng, các sự kiện, các tác động (với thời gian và ngày
tháng chi tiết) lưu trong ổ đĩa máy tính.
- Với mỗi đầu vào cho phép 5 trạng thái: bình thường, báo lỗi, báo cháy, cách ly,
giám sát.
Cài đặt hệ thống
- Chế độ cài đặt dạng đồ họa, cho phép thực hiện trực tiếp tại công trường.
- Hỗ trợ chế độ hoạt động văn bản.
- Cho phép nhập vào mặt bằng là dạng file:.wmf, bản vẽ, file dạng ảnh.bmp,.jpg…
- Hỗ trợ in ra dạng đồ họa các mặt bằng tầng và các báo cáo sự kiện.
- Các biểu tượng trên màn hình đồ họa có thể thêm vào ở các định
dạng:.png,.bmp,.wmf,.jpg….
Bảo vệ truy nhập
- Người quản trị hệ thống có thể cài đặt các chức năng giám sát, điều khiển cho các
người dùng khác.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 13
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

- Chức năng đăng nhập / đăng xuất / thay đổi password chỉ thực hiện được với những
người có thẩm quyền.
- Lưu mọi sự thay đổi của người dùng trong hệ thống
- Bảo trì hệ thống:
- Có khả năng lưu dự phòng các dữ liệu hệ thống, mặt bằng, người dùng…
1.5.9 Kết nối hệ thống thoát khói, màng ngăn
Việc giám sát và điều khiển hệ thống thoát khói, màng ngăn cháy của toà nhà là rất quan
trọng, đặc biệt cho những toà nhà có nhiều người và nhiều chức năng như tòa nhà này. Chính vì
vậy, việc giám sát và điều khiển các hệ đã được thiết kế đặt ra yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn an
toàn PCCC Việt Nam và tiêu chuẩn tiên tiến trên thế giới.
Để giám sát cảnh báo khói đã được thực hiện bới các đầu báo cháy khói bố trí trong toàn bộ
toà nhà theo tiêu chuẩn TCVN 5738: 2001. Khi có tín hiệu cảnh báo khói của các đầu báo cháy
khói hệ thống sẽ được lập trình từ động theo cấp độ nguy hiểm nồng độ khói để điều khiển các
quạt hút khói tại các khu vực.
Để điều khiển màng ngăn cháy tầng hầm được thực hiện từ hai tín hiệu từ hai đầu báo cháy
khác nhau hoặc bằng tay từ tủ điều khiển trung tâm.
Toàn bộ các quạt thông gió hút khói, van màng ngăn cháy của tòa nhà được điều khiển và
giám sát tại phòng điều khiển trung tâm. Được hoạt động ở cả hai chế độ tự động và bằng tay và
thể hiện thông qua các đèn hiển thị trạng thái. Ở chế độ tự động sẽ được cài đặt lập trình từ các tín
hiệu đầu báo cháy và đưa ra tín hiệu điều khiển đến các module đầu ra theo từng vùng, khu vực.
Hệ thống điều khiển các quạt hút khói hoạt động và đồng thời đưa ra tín hiệu để dừng các
quạt cấp khí, ngăn quá trình phát triển đám cháy. Hệ thống điều khiển van màng ngăn hoạt động
để tạo thành các khoang cháy bằng màng nước.
Các bảng điều khiển các quạt, van ngăn cháy này sẽ được gắn trên mặt tủ phòng điều khiển
trung tâm và được kết nối tín hiệu đến toàn bộ các thiết bị trong hệ thống từ đó cho phép cài đặt
lập trình hoạt động tự động hoặc bằng tay.
Thiết bị là màn hình hiển thị và điều khiển trạng thái các đầu ra các module của hệ thống tủ
báo cháy. Thiết bị xác nhận trạng thái qua các đèn LED và dùng công tắc để điều khiển trạng
thái của các module đầu ra.
Thiết bị có 16 đèn LED hiển thị trạng thái điều khiển , 16 đèn LED hiển thị trạng thái phản
hồi và một chìa khóa kết hợp dung để khóa các công tắc kích hoạt và chuyển trang thái điều
khiển bằng tay hoặc tự động
Thiết bị có nút khóa và có chức năng tùy theo thời gian giữ nút:
- Giữ trong 3 giây: Đèn hiển thị sẽ sáng và sẽ khóa tất cả các nút
- Giữ trong 5 giấy: Sẽ tự kiểm tra còi/đèn
Khi công tắc được kích hoạt thì các đèn hiển thị trạng thái tương ứng với công tắc kích hoạt sẽ
nháy sáng để xác nhận trạng thái gửi tín hiệu đi và khi có tín hiệu phản hồi từ thiết bị đã được

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 14
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

kích hoạt thì đèn phản hồi tín hiệu sẽ sáng.Mỗi một công tắc kích hoạt đều có thể lập trình để
kích hoạt bất kì một module điều khiển đầu ra nào trong hệ thống.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 15
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

II. HỆ THỐNG CHỮA CHÁY


2.1 Căn cứ và giải pháp thiết kế
2.1.1 Căn cứ thiết kế
1. QCVN 09 : 2008 Công trình ngầm đô thị. Phần 2 : Gara ôtô

2. QCVN 06 : 2010 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và
công trình

3. TCVN 2622:1995 Phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu
thiết kế.

4. TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và
sử dụng.

5. TCVN 6102:1995 Hệ thống phòng cháy chữa cháy, chất cháy bột, khí.

6. TCVN 4513:1988 Cấp nước bên trong , tiêu chuẩn thiết kế

7. TCVN 6160:1996 Hệ thống chữa cháy. Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử
dụng.

8. TCVN 6160:1996 Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng. Yêu cầu thiết kế.

9. TCVN 7336:2003 Phòng cháy chữa cháy Sprinkler tự động. Yêu cầu thiết kế
và lắp đặt

10. TCVN 3890 :2009 Phương tiện phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công
trình. Trang bị, bố trí, kiểm tra, bảo dưỡng

Trường hợp trong các tiêu chuẩn Việt nam không qui định thì vận dụng theo các tiêu
chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn NFPA 13 về Sprinkler tiêu chuẩn Châu âu tương đương.
- Tiêu chuẩn NFPA 231 về bình dập lửa hoặc tương đương.
- NFPA: Hội đồng phòng cháy quốc gia của Mỹ.
- EN: Tiêu chuẩn châu âu.
Và một số tiêu chuẩn, hướng dẫn khác.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 16
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Căn cứ vào các công thức, phương pháp tính toán về thủy động lực học để tính toán,
phân bố lưu lượng và tính tổn thất năng lượng trong mạng đường ống cung cấp nước chữa
cháy của hệ thống.
2.1.2 Giải pháp thiết kế
Sau khi nghiên cứu đặc điểm kiến trúc, qui mô, tính chất sử dụng và mức độ nguy hiểm
của công trình, Thực hiện ý tưởng trên chúng tôi đã chọn phương án thiết kế hệ thống PCCC
cho công trình bao gồm các hạng mục sau:
 Hệ thống chữa cháy ngoài nhà bao gồm hệ thống các trụ cấp nước chữa cháy và các
trụ tiếp nước chữa cháy.

 Hệ thống chữa cháy trong nhà. Hệ thống chữa cháy trong nhà gồm các hệ thông sau:
- Hệ thống chữa cháy bằng nước :

Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp với họng nước chữa cháy vách
tường.

Hệ thống chữa cháy drencher tạo màn nước

Hệ thống họng khô chữa cháy

Hệ thống chữa cháy ban đầu
- Các phương tiện chữa cháy ban đầu: các bình chữa cháy xách tay ABC và CO2,
bình chữa cháy kèm xe đẩy tại các vị trí dễ thấy, dễ lấy.
2.2 Hệ thống chữa cháy bằng nước
2.2.1 Hệ thống chữa cháy ngoài nhà.
Nước chữa cháy ngoài nhà được lấy từ các trụ cấp nước chữa cháy bên ngoài đã có sẵn
theo quy hoạch của khu dọc theo các tuyến đường.
Bố trí các trụ tiếp nước chữa cháy được lắp đặt để tiếp nước cho hai hệ thống chữa cháy
tự động Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường (vùng thấp và vùng cao ) và một trụ tiếp
nước cho bể chứa nước chữa cháy đặt tại tầng hầm 2 để cung cấp nước cho hệ thống hoạt
động khi xe chữa cháy đến, ngoài ra còn bố trí thêm trụ tiếp nước cho hệ thống chữa cháy
họng khô dành cho lực lượng cứu hỏa.
2.2.2 Hệ thống chữa cháy trong nhà.
2.2.2.1 Nguồn nước chữa cháy
Nước sạch lấy từ hệ thống cấp nước của thành phố sẽ cung cấp cho bể chứa nước chữa
cháy đặt tại tầng hầm 2 của tòa nhà.
Nước dùng cho hệ thống chữa cháy bên trong nhà được cung cấp từ bể nước chữa cháy
đặt tại tầng hầm 2 và bể chứa nước trên mái các tòa nhà.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 17
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

2.2.2.2 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường
2.2.2.2.1 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler
Khả năng chữa cháy tự động bằng các đầu phun tự động Sprinkler. Chức năng tự động
chữa cháy khi nhiệt độ tại khu vực bảo vệ đặt đến ngưỡng làm việc của đầu phun.
Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu Sprinkler hướng lên được lắp đặt cho các khu vực
không có trần giả như gara, phòng kỹ thuật…. Hệ thống chữa cháy sử dụng các đầu Sprinkler
hướng xuống được lắp đặt cho khu vực dịch vụ, văn phòng, sảnh và hành lang… được bố trí
phía dưới trần. Vị trí các đầu phun xem bản vẽ thiết kế.
Các khu vực có nhiệt độ môi trường t < 55 0C bố trí đầu phun có nhiệt độ tác động 68 0C.
Các khu vực có nhiệt độ cao như khu bếp sử dụng các đầu phun có nhiệt độ tác động 930C.
Căn cứ theo tiêu chuẩn về nguy cơ cháy, áp lực hệ thống và việc quản lý vận hành hệ
thống, hệ thống cấp nước chữa cháy của công trình được phân thành 2 hệ thống như sau:
- Hệ thống chữa cháy 1: gồm các tầng hầm có chức năng chính làm chỗ để xe và các
tầng dịch vụ thương mại (tầng 1 các nhà 201,202,203, 204; tầng 1~3 nhà 205). Các
khu vực này có nguy cơ cháy trung bình với đặc điểm cần lưu lượng nước chữa
cháy lớn và có chiều cao tầng thấp. Hệ thống được cấp nước chữa cháy bởi cụm
bơm chữa cháy, bể nước chữa cháy đặt tại tầng hầm. Các tầng hầm sẽ được quản
lý, khống chế chung bới 1 van báo cháy. Các tầng dịch vụ sẽ được quản lý chung
bới 01 van báo cháy. Ngoài ra theo yêu cầu của QCVN08:2009 thì diện tích mỗi
khoang cháy tại tầng hầm dùng làm gara để xe không quá 3000m 2. Do đó trên mỗi
tầng hầm, ta chia thành các khoang cháy với diện tích gara nhỏ hơn 3000m 2, mỗi
khoang sẽ được quản lý bởi 1 cụm van giám sát vùng.
- Hệ thống chữa cháy 2: là hệ thống chữa cháy cho các tầng căn hộ trên các nhà. Đây
là khu vực có nguy cơ cháy thấp với đặc điểm lưu lượng nước nhỏ và có chiều cao
của tầng lớn. Đồng thời để việc quản lý vận hành sửa chữa các tháp dễ dàng, mỗi
tháp sẽ được cấp nước chữa cháy bởi cụm bơm chữa cháy và bể nước chữa cháy đặt
trên tầng mái của mỗi nhà. Do các tháp có chiều cao lớn, hệ thống cấp nước chữa
cháy của mỗi nhà sẽ được phân chia thành các vùng nhỏ tương ứng với áp lực hoạt
động như sau:

Vùng 1: Từ tầng 40 xuống tầng 28: Vùng này sẽ được cấp nước chữa cháy bằng
cụm bơm chữa cháy đặt trên mái.

Vùng 2: Từ tầng 27 xuống tầng 14: Vùng này sẽ được cấp nước chữa cháy trực
tiếp từ bể nước chữa cháy đặt trên mái.

Vùng 3: Từ tầng 13 xuống tầng 2(nhà 201,202, 203, 204) hoặc tầng 4(nhà 205):
Vùng này sẽ được cấp nước chữa cháy trực tiếp từ bể nước chữa cháy đặt trên
mái. Do vùng này có áp lực nước lớn nên ta phải bố trí van giảm áp trên đường
ống chính.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 18
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Căn cứ vào đặc điểm cấp nước chữa cháy, ta bố trí 1 van báo cháy để quản lý và khống
chế vùng 1; 1 van báo cháy để quản lý và khống chế cho cả vùng 2 và vùng 3.
Mỗi tầng sẽ được quản lý, giám sát bởi 1 cụm van giám sát tầng.
2.2.2.2.2 Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy họng nước vách tường đây là hệ thống chữa cháy cơ bản bắt buộc
phải có cho các công trình hiện nay bằng các cuộn vòi, lăng phun kết hợp với họng chữa cháy
cố định và khả năng chữa cháy có hiệu quả cao. Tuy nhiên, chức năng chữa cháy chỉ được
thực hiện khi có con người. Căn cứ theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy
ta bố trí như sau :
- Với khu vực gara có khối tích > 5000m3 :

Lưu lượng thiết kế mỗi họng : 5 l/s.

Số họng phun đồng thời : 2 họng.

Đường kính họng vòi DN65

Chiều dài cuộn vòi mềm : 30m

Áp lực tối thiểu mỗi họng với lăng phun DN19 : 21m
- Với khu vực khác :

Lưu lượng thiết kế mỗi họng : 2,5 l/s.

Số họng phun đồng thời : 2 họng

Đường kính họng vòi DN50

Chiều dài cuộn vòi mềm : 30m

Áp lực tối thiểu mỗi họng với lăng phun DN13 : 21m
Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, cầu thang, hành lang,
nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng. Các họng được thiết kế đảm bảo bất kỳ điểm nào của công trình
cũng được vòi vươn tới. tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Mỗi họng
nước được trang bị một cuộn vòi vải tráng cao su và một lăng phun, khớp nối, áp lực các
họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc >=6m. Chiều dài cuộn vòi mỗi họng đảm bảo tại bất kỳ
điểm nào trong toà nhà cũng phải có hai họng phun tới. Vị trí lắp đặt và số lượng họng vòi
xem bản vẽ thiết kế.
2.2.2.2.3. Tính toán hệ thống chữa cháy Sprinkler kết hợp chữa cháy vách tường
Căn cứ vào cường độ phun cho từng khu vực và vị trí của từng khu vực theo thiết kế kiến
trúc công trình thì việc tính toán thủy lực cho hệ thống được tính cho các vị trí bất lợi nhất về
lưu lượng và áp lực.
Việc tính toán được tiến hành dựa trên tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy Việt Nam hiện
hành.
TCVN về phân vùng và lưu lượng nước cho từng vùng theo TCVN:7336:2003

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 19
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Cường độ Diện tích Diện tích


Thời gian
phun.không bảo vệ 1 tính lưu
TT Hạng mục chữa cháy
nhỏ hơn đầu phun lượng
(phút)
l/m2.s (m2) (m2)
1 Các hành lang căn hộ, căn hộ
nhóm I có nguy cơ cháy thấp 0,08 12 120 30
2 Khu vực thương mại, dịch vụ
nhóm I, nguy cơ cháy trung 0,12 12 240 60
bình
2 Tầng hầm: gara ôtô, xe máy
nhóm II, nguy cơ cháy trung 0,24 12 240 60
bình
a. Khu vực gara ôtô
- Khu vực gara thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm II:
Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống
qCT = Ib x F + qvt = 0,24x240 + 5x2 = 67,6 (l/s)
Trong đó:

Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,24 (l/m2.s)

FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 (m2)

F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 (m2).

qvt: Lưu lượng chữa cháy hệ thống chữa vách tường = 5 (l/s) x 2 họng = 10
(l/s).

Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu
qV = Ib . F V = 0,24x12 = 2,88 l/s
Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler:
- Loại quay lên

Hệ số dòng chảy : K = 116,8l/ph.bar^1/2 (K=8 US)

Đường kính đầu nối : 20mm

Nhiệt độ tác động : 68 0C

Cảm biến : Nhiệt

Áp lực làm việc lớn nhất : 12 bar

Tiêu chuẩn : UL, NFPA

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 20
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Chỉ số thời gian phản ứng RTI < 50

Chất liệu : Mạ Crôm
Áp lực cần thiết tối thiểu cho đầu phun tại vị trí cao nhất và xa nhất :
H = (qV : K . 60 )2 = ( 2,88 : 116,8 x 60 )2 = 2,2bar ( 22 m)

b. Khu vực trung tâm thương mại, dịch vụ


- Khu vực thương mại dịch vụ thuộc nguy cơ cháy trung bình nhóm I:
Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống:
qCT = Ib x F + qvt = 0,12 x240 + 2,5x2 = 33,8 (l/s)
Trong đó:

Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,12 (l/m2.s)

FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 (m2)

F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 240 (m2).

Thời gian chữa cháy liên tục 60 phút
Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống:
qCT = Ib x F + qvt = 0,12 x240 + 2,5x2 = 33,8 (l/s)
Trong đó:
qvt: Lưu lượng chữa cháy họng nước vách tường = 2,5 (l/s) x 2 họng = 5 (l/s).
Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu:
qV = Ib . F V = 0,12x12 = 1,44 l/s
Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler:
- Loại quay lên hoặc quay xuống

Hệ số dòng chảy : K = 60 l/ph.bar^1/2 (K=4,2 US)

Đường kính đầu nối : 13mm

Nhiệt độ tác động : 68 0C hoặc 93 0C

Cảm biến : Nhiệt

Áp lực làm việc lớn nhất : 12 bar

Tiêu chuẩn : UL, NFPA

Chỉ số thời gian phản ứng RTI < 50

Chất liệu : Mạ Crôm
Áp lực cần thiết tối thiểu cho đầu phun tại vị trí cao nhất và xa nhất :
H = (qV : K . 60 )2 = ( 1,44 : 60,5 x 60 )2 = 2 bar ( 20 m)

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 21
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

c. Khu vực hành lang căn hộ, căn hộ


- Khu vực hành lang căn hộ, căn hộ thuộc nguy cơ cháy thấp:
Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống
qCT = Ib x F + qvt = 0,08x120 + 2,5x2 = 14,6 (l/s)
Trong đó:


Ib: Cường độ phun tiêu chuẩn: 0,08 (l/m2.s )

FV: Diện tích được bảo vệ bởi 01 đầu phun: 12 (m2)

F: Diện tích bảo vệ cùng một lúc khi hệ thống làm việc 120 (m2).

Thời gian chữa cháy liên tục 30 phút

qvt: Lưu lượng chữa cháy họng nước vách tường = 2,5 (l/s) x 2 họng = 5 (l/s).
Xác định lưu lượng vòi phun theo yêu cầu
qV = Ib . F V = 0,08x12 = 0,96 l/s
Thông số kỹ thuật của đầu phun Sprinkler:
- Loại quay xuống, quay ngang.

Hệ số dòng chảy : K = 60 l/ph.bar^1/2 (K=4,2 US)

Đường kính đầu nối : 13mm

Nhiệt độ tác động : 68 0C hoặc 93 0C

Cảm biến : Nhiệt

Áp lực làm việc lớn nhất : 12 bar

Tiêu chuẩn : UL, NFPA

Chỉ số thời gian phản ứng RTI < 50

Chất liệu : Mạ Crôm
Áp lực cần thiết tối thiểu cho đầu phun tại vị trí cao nhất và xa nhất :
H = (qV : K . 60 )2 = ( 0,96 : 60,5 x 60 )2 = 1bar (10 m)
Bảng tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy tự động + vách tường phần ngầm
Số đầu L ống h=L.i
TT q(l/s) D(mm) Vận tốc (m/s) K i=q^2/K
phun (m) (m)
1 1 2.88 25 5.87 2.2 3.1 2.6756 5.886
2 2 5.76 32 7.16 3.0 14.7 2.2570 6.771
3 4 11.52 50 5.87 3.0 122.6 1.0825 3.247
4 6 17.28 65 5.21 8.0 455.6 0.6554 5.243
5 M.Vòng 33.8 150 1.91 96 41552.1 0.0275 2.639
6 FCV 67.6 150 3.83 22 41552.1 0.1100 2.419
7 AVS 33.8 150 1.91 305 41552.1 0.0275 8.386

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 22
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

8 Bơm 67.6 150 3.83 16 41552.1 0.1100 1.760


9 Đường hút 67.6 200 2.15 6 149850.5 0.0305 0.183
36.535
Tổn thất cục bộ 10% 3.654
S.lượng i Ltđ h tt
Van giám sát(FCV) DN150 1 0.1100 2.134 0.235
Alarm van(AVS) DN150 1 0.1100 18.288 2.011
Van cửa DN150 2 0.1100 2.134 0.469
Van 1 chiều DN150 1 0.1100 18.288 2.011
Van cửa DN200 1 0.0305 2.743 0.084
Lọc xiên DN200 1 0.0305 45.72 1.394
Rọ hút DN200 1 0.0305 24.384 0.744
Áp lực tại đầu phun 22
Chiều cao hình học 8
Hệ số an toàn 1.1
Áp lực cần thiết 84.9

Bảng tính toán thủy lực hệ thống chữa cháy tự động + vách tường nhà 205(201~204)
Số đầu Vận tốc L ống i=q^2/ h=L.i
TT q(l/s) D(mm) K
phun (m/s) (m) K (m)
1 1 0.96 25 1.96 2.5 3.1 0.2973 0.743
2 2 1.92 25 3.91 3.0 3.1 1.1892 3.567
3 3 2.88 32 3.58 3.0 14.7 0.5642 1.693
4 5 4.8 40 3.82 0.6 30.2 0.7629 0.458
5 6 5.76 65 1.74 0.6 455.6 0.0728 0.044
6 7 6.72 65 2.03 3.0 455.6 0.0991 0.297
7 8 7.68 65 2.31 2.1 455.6 0.1295 0.272
8 8SP+HD 10.18 80 2.03 1.5 1180.6 0.0878 0.132
9 10SP+HD 14.6 100 1.86 10.0 4946.9 0.0431 0.431
10 FCV 14.6 100 1.86 14.0 4946.9 0.0431 0.603
11 AVS 14.6 100 1.86 4.0 4946.9 0.0431 0.172
12 Bơm 14.6 100 1.86 28.0 4946.9 0.0431 1.207
13 Đường hút 14.6 100 1.86 8.0 4946.9 0.0431 0.345
9.964
Tổn thất cục bộ 10% 0.996
S.lượng i Ltđ h tt
Van giám sát (FCV) DN100 1 0.0431 1.372 0.059
Alarm van(AVS) DN100 1 0.0431 12.192 0.525
Van cửa DN100 1 0.0431 1.372 0.059
Van 1 chiều DN100 1 0.0431 12.192 0.525
Van cửa DN100 2 0.0431 1.372 0.118
Lọc xiên DN100 1 0.0431 18.288 0.788
Áp lực tại đầu phun 13.9

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 23
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Chiều cao hình học 0


Hệ số an toàn 1.2
Áp lực cần thiết 32.4

2.3 Hệ thống chữa cháy Drencher tạo màn nước


Do diện tích khu vực gara tầng hầm lớn hơn 3000 m 2, do đó để đảm bảo ngăn khoang
cháy trong khu vực gara tại các tầng hầm, ta sử dụng các vách ngăn cháy kết hợp với màn
nước ngăn cháy. Mỗi màn nước ngăn cháy sẽ được điều khiển hoạt động bằng 1 van tràn
ngập (deluge valve). Khi có tín hiệu báo cháy tại khu vực nào thì van điều khiển màn nước
ngăn cháy cho khu vực đó sẽ được tự động kích hoạt mở ra. Hệ thống sẽ hoạt động theo tín
hiệu của hệ thống báo cháy tự động.
Chiều dài tối đa của màn nước khi 1 khoang ở tầng hầm 2 có cháy. Tổng chiều dài tính
toán là 224m.
Xác định lưu lượng nước cần thiết q ct của hệ thống
qCT = Ib x L = 1 x 224 = 224 (l/s)
Trong đó:
Ib : Cường độ phun nước chữa cháy cho mỗi mét chiều dài màn nước = 1 (l/s).
L : Chiều dài màn nước lớn nhất của khoang cháy (m)
Hệ thống màn nước ngăn cháy được tính toán thủy lực cho vị trí bất lợi nhất về lưu lượng
và áp lực tại tầng hầm 2.
Bảng tính toán thủy lực hệ thống màn nước ngăn cháy
Số đầu Vận tốc L ống i=q^2/ h=L.i
TT q(l/s) D(mm) K
phun (m/s) (m) K (m)
1 1 2 25 4.07 0.5 3.1 1.2903 0.645
2 M.Vòng 30 150 1.70 60 41552.1 0.0217 1.300
3 DVS 60 150 3.40 28 41552.1 0.0866 2.426
4 M.Vòng 112 200 3.57 270 149850.5 0.0837 22.602
5 Bơm 112 200 3.57 2 149850.5 0.0837 0.167
6 Đường hút 112 250 2.28 6 472849.4 0.0265 0.159
27.299
Tổn thất cục bộ 10% 2.730
S.lượng i Ltđ h tt
Van giám sát DN150 1 0.0866 2.134 0.185
Deluge valve(DV) DN150 1 0.0866 18.288 1.584
Van cửa DN200 1 0.0837 2.743 0.230
Van 1 chiều DN200 1 0.0837 24.384 2.041
Van cửa DN250 1 0.0265 3.657 0.097
Lọc xiên DN250 1 0.0265 57.192 1.517

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 24
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Rọ hút DN250 1 0.0265 30.480 0.809


Áp lực tại đầu phun 40
Chiều cao hình học 0
Hệ số an toàn 1.10
Áp lực cần thiết 84.1

2.4 Hệ thống họng khô chữa cháy


Các họng chữa cháy khô DN65 được bố trí tại chiếu nghỉ của cầu thang thoát nạn trên
từng tầng. Các họng được thiết kế ở độ cao 1,25m so với mặt sàn. Hệ thống họng chữa cháy
khô được nối trực tiếp với một trụ tiếp nước chữa cháy bên ngoài nhà. Khi có cháy mà hệ
thống chữa cháy bên trong nhà không hoạt động được, xe chữa cháy sẽ bơm nước vào hệ
thống họng khô chữa cháy để đảm bảo nước phục vụ cho lực lượng phòng cháy chữa cháy.
2.5 Cấu trúc hệ thống và nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy bằng nước
2.5.1 Hệ thống máy bơm và nguyên tắc hoạt động
Hệ thống máy bơm: Do công trình sử dụng máy phát điện dự phòng nên việc cấp nước và
tạo áp cho mổi hệ thống chữa cháy bằng tổ hợp bơm có cấu tạo như sau:
- Bơm sprinkler + vách tường:

02 máy bơm chữa cháy động cơ điện thường trực : một làm việc, một dự
phòng.

01 máy bơm bù áp nhằm duy trì áp lực cho mạng đường ống
- Bơm màn nước:

03 máy bơm chữa cháy động cơ điện thường trực : hai làm việc, một dự phòng.

01 máy bơm bù áp nhằm duy trì áp lực cho mạng đường ống
Việc khởi động và tắt máy bơm có thể hoàn toàn tự động hoặc bằng tay. Máy bơm ở chế
độ tự động thông qua các công tắc áp suất và van chuyên dụng (Alarm valve, Deluge valve).
Trong điều kiện làm việc bình thường hệ thống chữa cháy được duy trì áp lực thuỷ tĩnh
với áp lực tương đương với áp lực chữa cháy của hệ thống. Để duy trì áp lực thường xuyên
trong hệ thống phải có máy bơm bù áp và bình áp lực. Máy bơm bù áp chỉ hoạt động khi áp
lực duy trì của hệ thống bị tụt xuống do rò rỉ đường ống, giản nở đường ống do nhiệt độ và
bọt khí trong hệ thống. Máy bơm bù tự động chạy trong phạm vi áp lực được cài đặt cho
riêng nó và có Rơle khống chế thời gian chạy tối thiểu được gắn vào hệ thống điều khiển để
tránh trường hợp máy bơm bù không bị khởi động liên tục.
Máy bơm chữa cháy sẽ được khởi động khi áp lực trong hệ thống tụt xuống đến ngưỡng
cài đặt. Khi máy bơm chữa cháy chính được khởi động áp lực trong hệ thống vẫn bị tụt
xuống do máy bơm không chạy hoặc máy bơm chạy không có nước lên thì hệ thống tự động
khởi động máy bơm dự phòng.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 25
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Ở chế độ bằng tay có thể khởi động tại tủ điều khiển bơm.
Nguồn điện cấp cho máy bơm lấy từ nguồn ưu tiên (đấu trước cầu dao tổng), đồng thời
được cấp bằng nguồn điện máy phát của tòa nhà thông qua bộ chuyển đổi nguồn tự động
ATS.
Trạng thái của máy bơm luôn được cập nhật và thể hiện tại trung tâm báo cháy là máy
bơm hoạt động hay không hoạt động.
2.5.2 Lựa chọn máy bơm chữa cháy
Tính toán sơ bộ máy bơm chữa cháy có các thông số kỹ thuật như sau:
* Hệ thống bơm chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp vách tường :
- Hệ thống bơm chữa cháy 1:

Máy bơm chính : 02 bơm điện (1 làm việc, 1 dự phòng)
Q = 67,6l/s và H = 85 m

Để duy trì áp lực thường xuyên trong mạng đường ống chọn 01 máy bơm bù
áp:
Q = 2,5 l/s và H = 90 m .
- Hệ thống bơm chữa cháy 2 :

Máy bơm chính : 02 bơm điện (1 làm việc, 1 dự phòng)
Q =14,6l/s và H = 35 m

Để duy trì áp lực thường xuyên trong mạng đường ống chọn 01 máy bơm bù
áp:
Q = 1 l/s và H = 40 m .
- Hệ thống bơm tạo màn nước ngăn cháy Drencher :

Máy bơm chính : 03 bơm điện (2 làm việc, 1 dự phòng).
Q = 112/s và H = 85 m

Để duy trì áp lực thường xuyên trong mạng đường ống sẽ có 01 máy bơm bù
áp:
Q = 1 l/s và H = 90 m .
2.5.3 Dung tích bể nước chữa cháy
- Lượng nước yêu cầu cho hệ thống 1 = 1121m3. Trong đó:

Lượng nước cho hệ thống Sprinkler: Wsp = 57,6x3,6 = 207,36 m3

Lượng nước cho hệ thống HNVT: Wvt = 10x3,6x3 = 108 m3

Lượng nước cho hệ thống drencher : Wdr = 224x3,6x1 = 806,4 m3.

- Lượng nước yêu cầu cho hệ thống 2 = 72 m3. Trong đó:

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 26
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

Lượng nước cho hệ thống Sprinkler: Wsp = 9,6x3,6 = 17.28 m3

Lượng nước cho hệ thống HNVT: Wvt = 5x3,6x3 = 54 m3.
Căn cứ vào lượng nước yêu cầu của các hệ thống: ta bố trí bể nước như sau:
- Mỗi tháp một bể nước chữa cháy 72m3 đặt tại tầng mái của mỗi tháp.
- Một bể nước chữa cháy dung tích 790 m3 đặt tại tầng hầm 2. Bố trí các ống dẫn
nước bổ sung từ các bể nước mái xuống bể nước tầng hầm 2 để đảm bảo lượng
nước chữa cháy yêu cầu (1150m 3>1121m3). Khi mực nước chữa cháy tại bể nước
tầng hầm 2 tụt xuống thấp hơn mực nước quy định 0,5m, các van phao trên đường
ống cấp nước vào bể sẽ tự động mở ra để nước từ bể nước mái bổ sung cho bể nước
tầng hầm.
2.6 Thiết bị lắp đặt trên hệ thống chữa cháy và yêu cầu kĩ thuật
+ Van góc:
- Đường kính : DN50 & DN65
- Áp suất làm việc : PN 16
- Thân van : Gang cầu
- Đĩa van : GC + cao su
- Liên kết : nối ren
- Tiêu chuẩn : TCVN5739-1993; TCVN 6379-1998.
- Xuất xứ : Việt Nam
+ Van báo động (Alarm valve): Phải bao gồm các mục sau.
- Thân van : Gang
- Đồng hồ đo áp
- Buồng cân bằng áp
- Chuông cơ
- Công tắc áp suất
- Áp lực làm việc : 250 psi
- Tiêu chuẩn : VdS hoặc FM, UL
- Xuất xứ : EU, G7 hoặc Asian
+ Công tắc dòng chảy (Flowswith)
- Công tắc và đế tựa : Nhôm đúc
- Đệm cao su lót giữa, lá tiếp xúc căn chỉnh.
- Thiết bị trễ thời gian có thể điều chỉnh từ 0 – 60 giây

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 27
Khu nhà ở-Văn phòng-Dịch vụ - số 136 Hồ Tùng Mậu, phường Cầu Diễn, Bắc Từ Liên, TP Hà Nội

- Tiếp điểm thường đóng, thường mở: 15A, 125/250 VAC – 2A, 30VAC
- Tiêu chuẩn : VdS hoặc FM, UL
- Xuất xứ : EU, G7 hoặc Asian
2.7 Hệ thống chữa cháy ban đầu
Bố trí hệ thống bình chữa cháy xách tay đảm bảo theo tiêu chuẩn về số lượng và khoảng
cách di chuyển.Theo đặc điểm và tính chất của mục tiêu bảo vệ của công trình, để chữa cháy
thích hợp với loại đám cháy cho từng tầng, chúng tôi chọn chất chữa cháy ban đầu là bột hoá
học tổng hợp ABC và CO2 tại những vị trí thuận tiện cho việc dập tắt đám cháy. Công trình
sử dụng bình chữa cháy đặt bên dưới các hộp vòi chữa cháy vách tường và đặt tại những nơi
dễ thấy, dễ lấy. Riêng khu vực gara bố trí thêm các bình chữa cháy MFZT35 kèm xe đẩy. Khi
đám cháy mới phát sinh, còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện chữa cháy ban đầu là các
bình chữa cháy để dập tắt.
2.8 Đường ống chữa cháy:
Toàn bộ mạng đường ống chữa cháy được dùng trong hệ thống là ống thép theo tiêu
chuẩn ASTM A53 loại SCH40 hoặc tương đương.
Với đường ống có đường kính từ DN65 trở xuống sử dụng liên kết ren. Với đường
ống có đường kính từ DN65 trở lên sử dụng liên kết hàn. Riêng khu vực trạm bơm chữa cháy
sử dụng nối ống bằng coupling.
Đường ống cấp nước chữa cháy đi nổi có màu sắc lớp sơn hoàn thiện phải là màu đỏ
cứu hỏa và phải được sơn ít nhất 3 lớp.

III KẾT LUẬN


Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở đây là hệ thống đồng bộ và hoàn thiện
đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư đề ra và đặc biệt đáp ứng được tiểu chuẩn quy định của Nhà
nước.
Hệ thống báo cháy tự động với những thiết bị hiện đại đảm bảo độ tin cậy, chính xác cao,
phát hiện cháy nhanh chóng để kịp thời chữa cháy có hiệu quả.
Hệ thống chữa cháy được thiết kế đồng bộ, có hệ chữa cháy chủ đạo bằng nước phụ trợ là bình
bột chữa cháy cá nhân. Khi đám cháy mới phát sinh còn cháy nhỏ thì có thể dùng phương tiện
chữa cháy ban đầu là các bình chữa cháy để dập tắt.

Thuyết minh bản vẽ thi công - Hệ thống Phòng cháy chữa cháy 28

You might also like