You are on page 1of 9

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CƠ KHÍ

--------------

BÀI TẬP BẢO TRÌ CÔNG NGHIỆP

PHƯƠNG PHÁP HÀN MA SÁT

Sinh viên thực hiện : Đặng Hùng Phong


Lớp : 19C1B
MSSV : 101190110
Nhóm : xx.91

Đà Nẵng – 2022
LỜI GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ , việc đầu tư về số lượng, chủng loại các máy công cụ, máy công nghiệp
tăng lên không ngừng...Năng suất lao động, chất lượng, giá thành sản phẩm cơ khí
phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của các loại máy công nghiệp. Cùng với thời
gian, chất lượng của các máy công nghiệp cũng giảm dần. Nếu chỉ sản xuất và
không thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi kịp thời, đúng kỹ thuật có
thể sẽ xuất hiện sự cố máy, làm cho thiết bị mất khả năng làm việc, ảnh hưởng tới
toàn bộ quá trình sản xuất, an toàn cho người lao động.

Để đảm bảo hệ thống thiết bị luôn ở trạng thái tốt, phải có một hệ thống bảo trì,
phục vụ kỹ thuật và sửa chữa hợp lý. Cơ sở quan trọng của hệ thống này là công
tác chuẩn đoán phòng ngừa. Khi thực hiện chuẩn đoán phòng ngừa, người ta thực
hiện các theo dõi, sửa chữa định kỳ để đảm bảo các thông số kỹ thuật cơ bản của
thiết bị có giá trị trong giới hạn cho phép. Trong một số trường hợp, sửa chữa,
phục hồi các chi tiết, các máy công nghiệpbị hỏng có thể không hiệu quả bằng thay
mới. Tuy vậy trong đa số trường hợp việc sửa chữa, phục hồi, nâng cấp thiết bị sau
một thời gian làm việc vẫn có nhu cầu rất lớn và có ý nghĩa kinh tế, xã hội rất cao.
Một trong những phương pháp sửa chữa, phục hồi các chi tiết máy mà em muốn đề
cập đến trong bài tập này là phương pháp hàn ma sát. Phương pháp hàn ma sát
được phát minh rất sớm. Theo Wikipedia, phát minh đầu tiên về hàn ma sát
được đăng ký vào năm 1891 tại Mỹ, sau đó được đăng ký tại Châu Âu và Liên
Xô. Trong thời gian dài phát triển, nhiều phương pháp hàn ma sát hoặc
các biến thể của nó được phát minh.
Trong quá trình tìm hiểu các tài liệu tham khảo để thực hiện bài tập này, không
tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy Đinh Minh
Diệm để em có điều kiện học hỏi thêm nhiều kiến thức.

Em xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện

Đặng Hùng Phong


HÀN MA SÁT
1. Định nghĩa (Nguyên lý chung):

Hàn ma sát (Friction Welding) là một phương pháp hàn áp lực sử dụng nhiệt
sinh ra do hiện tượng ma sát giữa các mặt đầu của các chi tiết hàn; nhiệt này nung
nóng vùng cần hàn đến nhiệt độ gần nhiệt độ nóng chảy của vật hàn, sau đó dùng
lực tác dụng để ép 2 chi tiết lại với nhau tạo thành mối hàn.

Quá trình hàn ma sát quay có 2 giai đoạn: gia nhiệt và ép rèn. Nhiệt sinh ra
trong giai đoạn gia nhiệt làm mềm vật liệu tại mặt tiếp xúc 2 chi tiết. Sau đó, áp
suất tăng lên ở giai đoạn ép rèn để hàn 2 chi tiết với nhau. Như thế, 2 chi tiết được
hàn với nhau ở trạng thái rắn mà không xảy ra quá trình nóng chảy vật liệu. Kèm
theo hiện tượng ma sát là phần vật liệu bị ép lại và tạo thành hình hạt đặc trưng mà
kích thước của nó tăng dần trong giai đoạn ép rèn. Bên trong 2 chi tiết hàn xuất
hiện vùng liên kim giữa 2 chi tiết và vùng chịu ảnh hưởng nhiệt (Heat affected
zone).

So với khác phương pháp hàn khác thì phương pháp hàn ma sát quay có nhiều ưu
điểm, như: không xuất hiện khói và bụi hàn, không cần vật liệu đắp, không cần
nguồn nhiệt từ bên ngoài, đặc biệt là tính chất cơ học và tính kim loại tốt làm cho
mối hàn có độ bền cao nhưng thời gian hàn ngắn, khoảng vài giây [2, 3]. Nhiệt
trong quá trình hàn ma sát quay diễn ra theo các giai đoạn như được trình bày như
trong Hình 2.

Trong giai đoạn gia nhiệt, nhiệt độ tại mặt tiếp xúc (z = 0) tăng rất nhanh từ nhiệt
độ ban đầu T0 đến nhiệt độ Tmax. Trong giai đoạn ổn định, nhiệt độ tại mặt tiếp
xúc đạt đến giá trị Tmax và không đổi do sự cân bằng nhiệt động giữa sự sinh nhiệt
và sự truyền nhiệt tại mặt tiếp xúc. Giai đoạn làm nguội bắt đầu khi chuyển động
quay của chi tiết hàn dừng lại, nhiệt độ giảm dần do không còn nguồn nhiệt cung
cấp tại mặt tiếp xúc của 2 chi tiết. Các điểm nằm ngoài mặt tiếp xúc (z > 0) thì có
nhiệt độ thấp hơn. Tuy nhiên, phương pháp hàn này cũng có những hạn chế nhất
định, như: phải đảm bảo tính đồng trục cao giữa 2 chi tiết hàn cũng như khó khăn
trong việc tách phần kim loại dẻo bị đẩy ra trong quá trình hàn.

2. Đặc điểm của hàn ma sát:


 Không cần công suất máy cao mà vẫn nhận được chất lượng mối hàn tốt.
 Quá trình công nghệ hàn đơn giản, năng suất hàn cao.
 Có khả năng cơ khí hóa và tự động hóa cao.
 Có thể hàn các kim loại khác tính chất với nhau như đồng với thép, thép
hợp kim với thép cácbon...
 Công nhân vận hành thiết bị không yêu cầu kỹ năng cao nên giải
quyết đượclượng lao động trình độ thấp.Kỹ năng cho vận hành máy hàn
ma sát ít hơn các quá trình khác.Hầu hết các máy hàn ma sát hoạt động với
các thông số đầu vào ít hoặc không có, ngoài việc cho phôi vào máy.
 Lượng chùn của kim loại mối hàn lớn.
 Phải gia công cơ khí sau khi hàn, thiết bị hàn đắt tiền.
3. Phân loại hàn ma sát:

a. Hàn ma sát quay: (rotative friction welding):

Hai chi tiết quay tương đối với nhau sinh ra nhiệt ma sát làm cho nóng chảy vật
liệu tại vùng tiếp xúc, hai chi tiết được ép lại với nhau tạo thành mối hàn.
Hàn ma sát quay được ứng dụng hàn các chi tiết dạng trụ.

b. Hàn ma sát tuyến tính: (Linear friction Welding):

- Hai chi tiết hàn chuyển động tương đối với nhau theo phương của bề mặt
tiếp xúc sinh ra nhiệt ma sát làm vật liệu bề mặt tiếp xúc nóng chảy, hai chi
tiết được ép vào nhau tạo mối hàn.
- Hàn ma sát thẳng được ứng dụng hàn các chi tiết khối, đặc biệt các chi tiết
có tiết diện ngang hình chữ nhật.
c. Hàn ma sát đảo/ngoáy: (friction stir welding):

Hai bề mặt hàn được đặt tiếp xúc với nhau, dao sẽ chạy giữa hai bề mặt hàn, nhiệt
ma sát sẽ làm nóng chảy vật liệu tại vùng tiếp xúc, phoi nóng chảy được ép xuống
mối hàn nhờ vai của dao.

Hàn ma sát đảo được ứng dụng hàn các hai tấm phẳng hoặc đường ống, tuy nhiên
phương pháp này giới hạn mặt cắt chi tiết tại mối hàn phải đạt chiều dày nhất định
và bề mặt tại mối hàn của hai chi tiết phải nằm trên một mặt phẳng.

- Một dụng cụ vận hành bằng máy đẩy đầu xoay hay đầu dò vào kim loại
- Tốc độ quay và tuyến tính của đầu xoay rất quan trọng trong quá trình này và
thay đổi phụ thuộc vào tính chất của kim loại.

- Đầu xoay tạo ra nhiệt và gắn kết kim loại với nhau.

- Ma sát làm mềm kim loại dọc theo đường hàn, đưa chúng vào tình trạng mềm
nhão mà không làm tan chảy.

-Hàn giáp mối các chi tiết dạng tấm (phẳng hoặc định hình profil) đến 25mm.Chất
lượng hàn cao, biến dạng nhiệt nhỏ. Dễ cơ khí hóa, tự động hóa (dùng Robot). Hàn
được các hợp kim đặc biệt trong hàng không, vũ trụ. Có hố lõm cuối đường
hàn.Cần phải đỡ ở mặt đối diện.
d. Hàn ma sát bề mặt (Friction Surfacing):
Tương tự hàn ma sát khuấy nhưng sử dụng thanh vật liệu phủ (mechtrode) 
được quay dưới áp lực tạo ra lớp bề mặt hàn tại trên vật liệu được hàn.

4. Ứng dụng của hàn ma sát:

Hàn ma sát thẳng được ứng dụng hàn các chi tiết khối đặc đặt biệt các chi tiết có
tiết diện ngang hình chữ nhật.
Hàn ma sát đảo, ma sát bề mặt được ứng dụng hàn các hai tấm phẳng hoặc đường
ống
Hàn ma sát xoay được ứng dụng hàn các chi tiết dạng trụ.

Phương pháp hàn ma sát là phương pháp hàn nối, được ứng dụng hàn các chi tiết
chỉ cần vật liệu chất lượng cao hoặc chế tạo đặt biệt tại một vài vị trí
nhằm giảmchi phí vật liệu đầu vào. Đặt biệt các chi tiết dạng trụ chịu tải cục bộ.

Ngoài ra phương pháp hàn ma sát quay còn được ứng dụng để chế tạo các chi
tiết bán thành phẩm. Các chi tiết cần sự phối hợp cơ tính của hai loại vật liệu khác
nhau. Các chi tiết cần sự chính xác cao như van trong động cơ đốt trong, trục cánh
quạt trong ngành hàng không vũ trụ; các chi tiết chịu tải lớn như trục gát
đăng,trục bánh răng, ống chịu lực; các chi tiết trong thiết bị quốc phòng
như pháo, xe tăng, súng,…
Một số sản phẩm của hàn ma sát.
Tài liệu tham khảo:
- https://www.academia.edu/4457408/T%E1%BB%94NG_QUAN_V
%E1%BB%80_H_AN_MA_S_AT_XOAY
- Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm 15.
- Giáo trình công nghệ chế phôi. (Hoàng Tùng).

You might also like