You are on page 1of 49

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC

KHOA ĐIỀU KHIỂN & TỰ ĐỘNG HÓA

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC


ĐIỆN TỬ CÔNG SUẤT

Đề tài:
Thiết kế nguồn hàn hồ quang điện một chiều

Giảng viên hướng dẫn:


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Bắc Nam Ninh - 20810410040
Lớp: D15TDH&DKTBCN1

Hà Nội, 2023
MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ HÀN
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ HÀN
1.1. Khái niệm hàn và các phương pháp hàn
1.2. Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ hàn
1.3. Giới thiệu chung về công nghệ hàn hồ quang
1.4. Nguồn điện cho hàn hồ quang
II. VAN ĐIỀU KHIỂN THYRISTOR
2.1. Cấu tạo, ký hiệu Thyristor
2.2. Đặc tính Volt-Ampere của thyristor
2.3. Mở, khóa thyristor
2.4. Các thông số cơ bản của thyristor
III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
3.1. Sơ đồ cấu trúc của nguồn hàn hồ quang điện một chiều
3.2. Đánh giá ưu nhược điểm của từng sơ đồ và lựa chọn phương án thiết kế
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH LỰC
I. Sơ đồ mạch lực tổng quát
II. Tính toán các thông số của mạch lực
2.1. Tính chọn van động lực
2.2. Tính toán máy biến áp lực
III.Tính chọn các thiết bị bảo vệ
3.1. Bảo vệ quá nhiệt
3.2. Bảo vệ quá dòng
3.3. Bảo vệ quá áp
IV. Tính toán cuộn kháng san phẳng
4.1. Khái quát về bộ lọc
4.2. Tính toán trị số điện cảm lọc
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
I. Yêu cầu chung của mạch điều khiển
II. Cấu trúc mạch điều khiển
2.1. Khâu đồng pha
3.2. Khâu tạo điện áp răng cưa
3.3. Khâu tạo điện áp điều khiển
3.4. Khâu so sánh
3.5. Khâu tạo xung chùm
3.6. Khâu khuếch đại và biến áp xung
III. Đồ thị
IV. Nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG VÀ KIỂM CHỨNG
1. Điện áp ra sau biến áp đồng pha có điểm giữa nối đất
2. Điện áp ra sau khâu so sánh tạo xung vuông
3. Điện áp ra sau khâu tạo điện áp răng cưa
4. Điện áp ra sau khâu so sánh Udk và Ur
5. Điện áp ra sau khâu tạo xung chùm
6. Điện áp ra sau cổng AND
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1802, viện sĩ Nga V.V.Petrop phát minh ra hồ quang điện chính thức
đánh dấu lịch sử phát triển của công nghệ hàn hồ quang. Trong một số nghành
công nghiệp hiện đại như công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy ... thì công nghệ
hàn hồ quang chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Nó ngày càng thể hiện được
nhiều ưu điểm nổi trội của mình so với các công nghệ khác như năng suất cao,
dễ cơ khí hoá, tự động hoá... Việc thiết kế nguồn điện cho hàn hồ quang một
chiều là một nhiệm vụ đầu tiên được đặt ra cho các kỹ sư khi muốn sử dụng công
nghệ đó.
Trong đồ án "Thiết kế nguồn hàn hồ quang điện một chiều " em xin phép
được trình bày cách thiết kế nguồn điện cho hàn hồ quang.
Trong thời gian vừa qua em luôn cố gắng tìm tòi, học hỏi để đồ án của
mình đạt được sự chính xác và hiệu quả nhất. Tuy nhiên do trình độ bản thân còn
có hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên đồ án của em chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự chỉ bảo từ phía các thầy.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ HÀN
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về công nghệ hàn kim loại, đặc biệt
đi sâu tìm hiểu về công nghệ hàn hồ quang để làm cơ sở cho việc thiết kế nguồn
hàn.
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ HÀN
1.1. Khái niệm hàn và các phương pháp hàn
1.1.1 Khái niệm hàn
Hàn là quá trình kết nối hai vật bằng kim loại với nhau bằng cách dùng áp
lực hoặc bằng cách nung nóng chỗ nối đến nóng chảy. Sau khi đã nối xong thì
không thể tách rời kim loại ra được nữa.
1.1.2. Các phương pháp hàn
Có hai phương pháp hàn là hàn áp lực và hàn nóng chảy:
a. Phương pháp hàn bằng áp lực hay phương pháp hàn biến dạng dẻo
Khi hàn bằng biến dạng dẻo phần mối hàn ở vị trí tiếp xúc bị co do ngoại lực
tác dụng lên. Ở phần đó kim loại được ép đồng thời và lớp oxit ở bề mặt kim loại
bị phá huỷ tạo khả năng cho bề mặt tiếp xúc đồng đều hơn, các nguyên tử dịch lại
gần nhau hơn và khiến cho liên kết kim loại vững chắc hơn. Đa số các trường hợp
hàn áp lực kim loại ở trạng thái rắn .
Khi hàn bằng áp lực thì người ta không nung nóng sơ bộ hoặc nếu có thì chỉ
nung nóng rất ít .Do vậy cơ tính của kim loại thay đổi không đáng kể. Ví dụ : hàn
nguội hàn siêu âm, hàn nổ ...
Ngoài ra khi hàn còn có nung nóng trước. Nung nóng trước làm cho kim loại
giảm được tính chống biến dạng và tăng được tính linh động của các nguyên tử và
lúc đó trên bề mặt tiếp xúc tạo thành một hệ thống mạng tinh thể chung .
b. Phương pháp hàn nóng chảy
Khi hàn nóng chảy thì kim loại que hàn và vật hàn bị nóng chảy tạo thành
một vùng hàn và không cần tác dụng ngoại lực vào mối hàn, cho nên hàn nóng
chảy dễ làm cho các nguyên tử vật chất lại gần nhau đến khoảng cách liên kết kim
loại tạo thành một lưới mạng tinh thể chung .Khi nguội vùng hàn kết tinh tạo thành
mối hàn và làm cho các chi tiết trở thành một thể thống nhất.
Nguồn nhiệt để sử dụng hàn hồ quang nóng chảy phải có nhiệt độ lớn hơn
2000 độ C.Tuỳ theo tính chất của nguồn nhiệt mà người ta chia hàn nóng chảy ra
một số phương pháp sau:
+ Hàn hồ quang
+ Hàn đúc
+ Hàn xỉ điện
Trong số này thì hàn hồ quang được sử dụng phổ biến nhất.
1.2. Ưu nhược điểm và ứng dụng của công nghệ hàn
1.2.1. Ưu điểm
 So với công nghệ đúc, tán ... thì hàn có nhiều ưu điểm nổi trội đó là :
- Năng suất cao, thiết bị đơn giản, dễ sử dụng, giá thành hạ
- Tiết kiệm kim loại : So với tán rivê thì hàn tiết kiệm được 15-20% kim
loại
 So với đúc thì hàn giảm được 40-60% khối lượng của vật
- Dễ cơ khí hoá, tự động hoá nên sẽ tiết kiệm thời gian, sức lao động và
cho chất lượng sản phẩm cao
1.2.2. Nhược điểm
Hàn có ứng suất nên làm cho kim loại bị biến dạng, có lỗ khí (ở công nghệ
hàn xoay chiều ), tạp chất, tổ chức nội bộ kim loại thay đổi làm giảm tính chất cơ
lý hoá của kim loại .
1.2.3. Ứng dụng
Ngày nay, hàn đã trở thành công nghệ không thể thiếu được trong các
nghành công nghiệp đóng tàu, chế tạo máy công cụ, cần trục nổi hơi ...Ngoài ra
trong lĩnh vực xây dựng hàn cũng đóng một vai trò đáng kể .
1.3. Giới thiệu chung về công nghệ hàn hồ quang
Từ khi công nghệ hàn được đưa vào ứng dụng trong công nghiệp, đến nay
đã có rất nhiều phương pháp hàn khác nhau .Tuy nhiên, phổ biến nhất và có ứng
dụng rộng rãi nhất vẫn là công nghệ hàn hồ quang điện.
Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ này.
1.3.1. Các khái niệm chung
Hổ quang : là sự phóng điện qua môi trường không khí giữa hai điện cực đồng
thời phát sinh ra ánh sáng và nhiệt lượng rất cao .Một điện cực là que hàn (nóng
chảy hay không nóng chảy ) và một điện cực là vật hàn .
 Hàn hồ quang : là công nghệ dùng nhiệt lượng của hổ quang nung nóng
chỗ hàn đến nóng chảy, làm cho kim loại vật hàn và kim loại nóng bổ xung
chảy vào chỗ hàn để nổi hai vật hàn.
 Kỹ thuật hàn hồ quang : bao gồm mồi hồ quang, duy trì hồ quang ngắn và
ổn định, thực hiện chuyển động điện cực hàn theo yêu cầu với tốc độ hành
trình hồ quang chính xác. Hồ quang được mổi bằng cách gõ đầu điện cực
trên bề mặt mỗi ghép. Điện cực được giữ với góc thích hợp theo bề mặt
mối ghép và vị trí hàn. Ở cuối đường hàn, hồ quang còn được duy trì trong
khoảng thời gian ngắn để bù cho vết lõm cuối đường hàn, sau đó phải lấy
điện cực ra nhanh đã dẫn tắt hồ quang
1.3.2. Sự hình thành hồ quang
Sơ đồ mô hình hàn có thể mô tả bằng hình vẽ sau :

Hình 1.1: Sơ đồ mô hình hàn


Trong đó :
- 1 là vật hàn
- 2 là que hàn
Khi hàn ta nổi đầu âm vào que hàn, đầu dương nổi vào vật hàn.
Cho que hàn chạm vào vật hàn khoảng 1/10s, sau đó đưa que hàn lên độ
cao 3– 4mm. Do tác dụng của điện trở que hàn và vật hàn nên tại vị trí đầu rút
que hàn và chỗ vật hàn tiếp xúc với que hàn bị nung nóng . Khi nhấc que hàn
khỏi vật hàn, que hàn bắn ra điện tử. Các điện tử bắn xuống rất nhanh, đập vào
vật hàn biến động năng thành nhiệt năng làm cho vật hàn bị chảy và tỏa ra hai
bên.
Ngược lại, môi trường giữa vật hàn và que hàn chịu tác dụng của điện
trường nên bị ion hoá. Các ion ở dưới đi lên rất nhanh, biển động năng thành
nhiệt năng làm cho que hàn nóng chảy và nhỏ giọt xuống khe hàn bù vào chỗ lõm
và hình thành lên mỗi hàn.
1.3.3. Phân loại
 Hàn hồ quang có thể phân loại thành các dạng sau :
Hình 1.2: Sơ đồ phân loại hàn hồ quang
 Hàn hồ quang tự động thích hợp cho những nơi cần mỗi hàn đẹp chất
lượng cao, tốc độ nhanh ...
 Hàn hồ quang tay dùng trong những nơi sản xuất nhỏ hoặc những nơi
khó đặt que hàn cho hẳn tự động (ví dụ như mối hàn trần...).
1.4. Nguồn điện cho hàn hồ quang
Để có được một mối hàn đẹp, chắc chắn, chất lượng cao, ngoài yếu tố về
vật liệu hàn tay nghề của thợ hàn ,vị trí mối hàn...thì nguồn điện hàn đóng một
vai trò vô cùng quan trọng.Trong phần này chúng ta sẽ xem xét các dạng nguồn
điện cho hàn hổ quang, đánh giá ưu nhược điểm của chúng và cuối cùng dựa vào
các đặc điểm của hàn hồ quang để đưa ra các yêu cầu cho nguồn điện hàn .Đó
chính là nền tảng cho việc thiết kế sau này .
1.4.1. Các dạng nguồn điện hàn chính
a. Các biến áp hàn
Trước đây máy biến áp hàn được dùng khá phổ biến nhất là trong hàn hồ
quang xoay chiều .Khác với máy biến áp điện lực thông thường ,biến áp hàn vừa
là một máy biến áp vừa là một trở kháng điều chỉnh được để tăng cường độ ổn
định cho hồ quang .Tuy nhiên, do dòng điện hàn là dòng xoay chiều nên chất
lượng mối hàn không cao trong mỗi hàn thường xuất hiện lỗ khí. Vì vậy phương
pháp sử dụng máy biến áp hàn chỉ thích hợp cho những nơi không có yêu cầu quá
cao về chất lượng mối hẳn.
b. Các máy phát điện hàn một chiều
Loại nguồn điện này dùng cho hàn hồ quang một chiều .Nó gồm một động
cơ không đồng bộ ba pha và một máy phát hàn một chiều .Trong thiết bị này năng
lượng điện xoay chiều sẽ được động cơ không đồng bộ ba pha biến thành cơ năng
làm quay máy phát hàn một chiều .Máy phát hàn một chiều sẽ phát ra dòng điện
một chiếu sử dụng cho quá trình hàn. Có thể thấy ngay rằng hiệu suất của thiết bị
này không cao vì năng lượng bị chuyển hoá nhiều lần gây nên tổn hao lớn hơn
bình thường. Hơn nữa, thiết bị này lại cổng kéng, đắt tiền cho nên ngày nay người
ta không sử dụng loại thiết bị này nữa.
c. Các chỉnh lưu hàn
Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ chế tạo linh kiện bán
dẫn, các chỉnh lưu hàn đang dần trở thành nguồn điện chủ đạo cho công nghệ hàn
điện. Các chỉnh lưu hàn có nhiều ưu điểm nổi trội như đơn giản, gọn nhẹ, dễ chế
tạo giá thành hạ chất lượng điện áp và dòng điện cao... sẽ thay thế toàn bộ các biến
áp hàn và máy phát hàn ở trong tương lai không xa. Các chính lưu hàn gồm biến áp
van chỉnh lưu bộ lọc và mạch điều khiển. Máy biến áp ở đây thường dùng là máy
biến áp nhiều pha để cho lưới điện được phân phối tải một cách cân bằng .Van
chỉnh lưu là các Thyristor và diode công suất.
1.4.2. Các dạng đặc tính ngoài của nguồn điẹn hàn
Đặc tính ngoài là đường biểu diễn quan hệ điện áp giữa hai đầu đưa ra của
máy với dòng điện tải .

Hình 1.3: Các dạng đặc tính dòng-áp của nguồn điện
Hình vẽ trên biểu diễn các dạng đặc tính dòng-áp của nguồn điện. Có bốn
dạng đặc tính .
- Đặc tính 1: Đặc tính dốc có ở các máy hàn hồ quang tay .Đây là đường đặc tính
hay dùng trong công nghệ hàn.
- Đặc tính 2: Đặc tính thoải có trong máy hàn hồ quang tự động
- Đặc tính 3: Đặc tính cứng
- Đặc tính 4: Đặc tính tăng có trong máy phát điện một chiều kích thích hỗn hợp
dãy quán nổi tiếp Rất ít khi người ta dùng máy có đặc tính này để hàn.
Như vậy,trong công nghệ hàn hồ quang người ta có thể dùng máy có đặc
tính dốc và đặc tính thoại để hàn.
1.4.3. Các yêu cầu đối với nguồn điện hàn
- Điện áp không tải ( điện áp trên hai đầu ra của nguồn điện khi mạch hàn hở ) phải
đủ lớn để gây hồ quang nhưng không được vượt quá giá trị an toàn với người thợ
hàn ( không quá 90 V).
- Công suất của nguồn điện hàn phải đủ để cung cấp cho dòng điện hàn để duy
trì hổ quang cháy ổn định.
- Nguồn điện hàn phải có cơ cấu điều chỉnh vô cấp dòng điện hàn trong giới hạn
cần thiết .
- Nguồn điện hàn phải có điện áp thấp và dòng điện cao để tạo ra và duy trì hồ
quang cháy ổn định cần thiết cho đường hàn chất lượng cao.
- Dòng ngắn mạch không quá lớn ( Ing = (1,3 - 1,4) Ih ) để máy không bị quá tải.
- Nguồn hàn cần gọn nhẹ, giá rẻ và dễ sử dụng.
II. VAN ĐIỀU KHIỂN THYRISTOR
2.1. Cấu tạo, ký hiệu Thyristor

Hình1.4: Cấu trúc bán dẫn và ký hiệu của thyristor

Thyristor là phần tử bán dẫn cấu tạo từ bốn lớp bán dẫn p-n-p-n, tạo ra ba
tiếp giáp p-n: J1, J2, J3. Thyristor có ba cực: anode A, katot K, cực điều khiển G
được biểu diễn trên hình 1.2.
3.2. Đặc tính Volt-Ampere của thyristor
Hình 1.5. Đặc tính volt-ampere của thyristor

Đặc tính volt-ampere của một thyristor gồm 2 phần (hình 1.3). Phần thứ
nhất nằm trong góc phần tư thứ I là đặc tính thuận tương ứng với trường hợp điện
áp UAK > 0; phần thứ hai nằm trong góc phần tư thứ III, gọi là đặc tính ngược,
tương ứng với trường hợp UAK < 0.
 Trường hợp dòng điện vào cực điều khiển bằng 0 (IG = 0)

Khi dòng vào cực điều khiển của thyristor bằng 0 hay khi hở mạch cực điều
khiển thyristor sẽ cản trở dòng điện ứng với cả hai trường hợp phân cực điện áp
giữa anode - cathode. Khi điện áp UAK < 0, theo cấu tạo bán dẫn của thyristor, hai
tiếp giáp J1, J3 đều phân cực ngược, lớp J2 phân cực thuận, như vậy thytistor sẽ
giống như 2 diode mắc nối tiếp bị phân cực ngược. Qua thyristor sẽ chỉ có một
dòng điện rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Khi UAK tăng đạt đến một giá trị điện
áp lớn nhất Ung.max sẽ xảy ra hiện tượng thyristor bị đánh thủng, dòng điện có thể
tăng lên rất lớn. Giống như ở đoạn đặc tính ngược của diode, quá trình bị đánh
thủng là quá trình không thể đảo ngược được, nghĩa là nếu có giảm điện áp UAK
xuống dưới mức Ung.max thì dòng điện cũng không giảm được về mức dòng rò.
Thyristor đã bị hỏng.
Khi tăng điện áp anode - cathode theo chiều thuận, UAK > 0, lúc đầu cũng
chỉ có một dòng điện rất nhỏ chạy qua, gọi là dòng rò. Điện trở tương đương mạch
anode - cathode vẫn có giá trị rất lớn. Khi đó tiếp giáp J1, J3 phân cực thuận, J2
phân cực ngược. Cho đến khi UAK tăng đạt đến giá trị điện áp thuận lớn nhất,
Uth.max, sẽ xảy ra hiện tượng điện trở tương đương mạch anode - cathode đột
ngột giảm, dòng điện chạy qua thyristor sẽ chỉ bị giới hạn bởi điện trở mạch ngoài.
Nếu khi đó dòng qua thyristor lớn hơn một mức dòng tối thiểu, gọi là dòng duy trì
Idt , thì khi đó thyristor sẽ dẫn dòng trên đường đặc tính thuận, giống như đường
đặc tính thuận ở diode. Đoạn đặc tính thuận được đặc trưng bởi tính chất dòng có
thể có giá trị lớn nhưng điện áp rơi trên anode - cathode nhỏ và hầu như không phụ
thuộc vào giá trị của dòng điện.
 Trường hợp có dòng điện vào cực điều khiển (IG > 0)

Nếu có dòng điều khiển đưa vào giữa cực điều khiển và cathode, quá trình
chuyển điểm làm việc trên đường đặc tính thuận sẽ xảy ra sớm hơn, trước khi điện
áp thuận đạt đến giá trị lớn nhất, Uth.max. Điều này được mô tả trên hình 1.2 bằng
những đường nét đứt, ứng với các giá trị dòng điều khiển khác nhau, IG1, IG2,
IG3,...nói chung, nếu dòng điều khiển lớn hơn thì điểm chuyển đặc tính làm việc sẽ
xảy ra với UAK nhỏ hơn.
Quá trình xảy ra trên đường đặc tính ngược sẽ không có gì khác so với
trường hợp dòng điều khiển bằng 0.

2.3. Mở, khóa thyristor


Thyristor có đặc tính giống như diode, nghĩa là chỉ cho phép dòng chạy qua
theo một chiều, từ anode đến cathode, và cản trở dòng chạy theo chiều ngược lại.
Tuy nhiên khác với diode, để thyristor có thể dãn dòng, ngoài điều kiện phải có
điện áp UAK > 0 còn cần thêm một số điều kiện khác. Do đó thyristor được coi là
phần tử bán dẫn có điều khiển để phân biệt với diode là phần tử không điều khiển
được.
 Mở thyristor
Khi được phân cực thuận, UAK > 0, thyristor có thể mở bằng hai cách. Thứ
nhất, có thể tăng điện áp anode - cathode cho đến khi đạt đến giá trị điện áp thuận
lớn nhất, Uth.max, điện trở tương đương trong mạch anode - cathode sẽ giảm đột
ngột và dòng qua thyristor sẽ hoàn toàn do mạch ngoài xác định. Phương pháp này
trong thực tế không được áp dụng do nguyên nhân mở không mong muốn và
không phải lúc nào cũng có thể tăng được điện áp đến giá trị Uth.max. Vả lại như
vậy sẽ xảy ra trường hợp thyristor tự mở ra dưới tác dụng của các xung điện áp tại
một thời điểm ngẫu nhiên, không định trước.
Phương pháp thứ hai, phương pháp được áp dụng thực tế, là đưa một xung
dòng điện có giá trị nhất định vào giữa cực điều khiển và cathode. Xung dòng điện
điều khiển sẽ chuyển trạng thái của thyristor từ trở kháng cao sang trở kháng thấp
ở mức điện áp anode - cathode nhỏ. Khi đó nếu dòng qua anode - cathode lớn hơn
một giá trị nhất định, gọi là dòng duy trì (Idt) thì thyristor sẽ tiếp tục ở trong trạng
thái mở dẫn dòng mà không cần đến sự tồn tại của xung dòng điều khiển. Điều này
nghĩa là có thể điều khiển mở các thyristor bằng các xung dòng có độ rộng xung
nhất định, do đó công suất của mạch điều khiển có thể là rất nhỏ, so với công suất

của mạch lực mà thyristor là một phần tử đóng cắt, khống chế dòng điện.
 Khóa thyristor
Một thyristor đang dẫn dòng sẽ trở về trạng thái khóa (điện trở tương đương
mạch anode - cathode tăng cao) nếu dòng điện giảm xuống, nhỏ hơn giá trị dòng
duy trì, Idt. Tuy nhiên để thyristor vẫn ở trạng thái khóa, với trở kháng cao, khi
điện áp anode - cathode lại dương (UAK > 0), cần phải có một thời gian nhất định
để các lớp tiếp giáp phục hồi hoàn toàn tính chất cản trở dòng điện của mình.
Khi thyristor dẫn dòng theo chiều thuận, UAK > 0, hai lớp tiếp giáp J1, J3,
phân cực thuận, các điện tích đi qua hai lớp này dễ dàng và lấp đầy tiếp giáp J2
đang bị phân cực ngược. Vì vậy mà dòng điện có thể chảy qua ba lớp tiếp giáp J1,
J2, J3. Để khóa thyristor lại cần giảm dòng anode - cathode về dưới mức dòng duy
trì (Idt) bằng cách hoặc là đối chiếu dòng điện hoặc áp một điện áp ngược lên giữa
anode và cathode của thyristor. Sau khi dòng về bằng không phải đặt một điện áp
ngược lên anode - cathode (UAK < 0) trong một khoảng thời gian tối thiểu, gọi là
thời gian phục hồi, tr , chỉ sau đó thyristor mới có thể cản trở dòng điện theo cả hai
chiều. Trong thời gian phục hồi có một dòng điện ngược chạy giữa anode và
cathode. Dòng điện ngược này di chuyển các điện tích ra khỏi tiếp giáp J2 và nạp
điện cho tụ điện tương đương của hai tiếp giáp J1, J3 được phục hồi. Thời gian
phục hồi phụ thuộc vào lượng điện tích cần được di chuyển ra ngoài cấu trúc bán
dẫn của thyristor và nạp điện cho tiếp giáp J1, J3 đến điện áp ngược tại thời điểm
đó.
Quá trình khóa một thyristor có dạng gần giống như khóa một diode.
Thời gian phục hồi là một trong những thông số quan trọng của thyristor.
Thời gian phục hồi xác định dải tần số làm việc của thyristor. Thời gian phục hồi tr
có giá trị cỡ 550 µs đối với các thyristor tần số cao và cỡ 50200 µs đối với các
thyristor tần số thấp.
2.4. Các thông số cơ bản của thyristor
Các thông số cơ bản là các thông số dựa vào đó ta có thể lựa chọn một
thyristor cho một ứng dụng cụ thể nào đó.
 Giá trị dòng trung bình cho phép chạy qua thyristor, Iv
Đây là giá trị trung bình cho phép chạy qua thyristor với điều kiện nhiệt độ
của cấu trúc tinh thể bán dẫn của thyristor không vượt quá một giá trị cho phép.
Trong thực tế dòng điện cho phép chạy qua thyristor còn phụ thuộc vào các điều
kiện làm mát và nhiệt độ môi trường. Thyristor có thể được gắn lên các bộ tản
nhiệt tiêu chuẩn và làm mát tự nhiên. Ngoài ra thyristor có thể phải được làm mát
cưỡng bức nhờ quạt gió hoặc dùng nước để tải nhiệt lượng tỏa ra nhanh hơn. Có
thể lựa chọn dòng điện theo các điều kiện làm mát theo kinh nghiệm như sau:
- Làm mát tự nhiên: dòng sử dụng cho phép đến một phần ba dòng Iv.
- Làm mát cưỡng bức bằng quạt gió: dòng sử dụng bằng hai phần ba dòng
Iv.
- Làm cưỡng bức bằng nước: có thể sử dụng 100% dòng Iv.
 Điện áp ngược cho phép lớn nhất, Ung.max
Đây là giá trị điện áp ngược lớn nhất cho phép đặt lên thyristor. Trong các
ứng dụng phải đảm bảo rằng, tại bất kỳ thời điểm nào điện áp giữa anode - cathode
UAK luôn nhỏ hơn hoặc bằng Ung.max. Ngoài ra phải đảm bảo một độ dự trữ nhất
định về điện áp, nghĩa là phải được chọn ít nhất là bằng 1,2 đến 1,5 lần giá trị biên
độ lớn nhất của điện áp trên sơ đồ đó.
 Thời gian phục hồi tính chất khóa của thyristor, tr (µs)
Đây là thời gian tối thiểu phải đặt điện áp âm lên giữa anode - cathode của
thyristor sau khi dòng anode - cathode đã về bằng không trước khi lại có thể có
điện áp dương mà thyristor vẫn khóa. Thời gian phục hồi tr là một thông số rất
quan trọng của thyristor, nhất là trong các bộ nghịch lưu phụ thuộc hoặc nghịch
lưu độc lập, trong đó phải luôn đảm bảo rằng thời gian dành cho quá trình khóa
phải bằng 1,5 đến 2 lần tr.
 Tốc độ tăng điện áp cho phép, dU/dt (V/µs)
Thyristor được sử dụng như một phần tử có điều khiển, nghĩa là mặc
dù được phân cực thuận (UAK > 0) nhưng vẫn phải có tín hiệu điều khiển thì nó
mới cho phép dòng điện chạy qua. Khi thyristor được phân cực thuận, phần lớn
điện áp rơi trên lớp tiếp giáp J2 như được chỉ ra trên hình 1.4.

Hình 1.6. Hiệu ứng dU/dt tác dụng như dòng điều khiển
Lớp tiếp giáp J2 bị phân cực ngược nên độ dày của nó nở ra, tạo ra vùng
không gian nghèo diện tích, cản trở dòng điện chạy qua. Vùng không gian này có
thể coi như một tụ điện có điện dung CJ2. Khi có điện áp biến thiên với tốc độ lớn,
dòng điện của tụ có thể có giá trị đáng kể, đóng vai trò như dòng điều khiển. Kết
quả là thyristor có thể mở ra khi chưa có tín hiệu điều khiển vào cực điều khiển G.
Tốc độ tăng điện áp là một thông số phân biệt thyristor tần số thấp với các
thyristor tần số cao. Ở thyristor tần số thấp, dU/dt vào khoảng 50 đến 200 (V/µs)
với các thyristor tần số cao dU/dt có thể đạt 500 đến 2000 (V/µs).
 Tốc độ tăng dòng cho phép, dI/dt (A/µs)
Khi thyristor bắt đầu mở, không phải mọi điểm trên tiết diện tinh thể
bán dẫn của nó đều dẫn dòng đồng đều. dòng điện sẽ chạy qua bắt đầu ở một số
điểm, gắn với cực điều khiển nhất, sau đó sẽ lan tỏa dần sang các điểm khác trên
toàn bộ tiết diện. Nếu tốc độ tăng dòng quá lớn có thể dẫn đến mật độ dòng điện ở
các điểm dẫn ban đầu quá lớn, sự phát nhiệt cục bộ quá mãnh liệt có thể dẫn đến
hỏng cục bộ, từ đó dẫn đến hỏng toàn bộ tiết diện tinh thể bán dẫn.
Tốc độ tăng dòng cũng phân biệt thyristor tần số thấp, có dI/dt cỡ 50 – 100
(A/µs), với các thyristor tần số cao với dI/dt cỡ 500 – 2000 (A/µs). Trong các ứng
dụng phải luôn đảm bảo tốc độ tăng dòng dưới mức cho phép. Điều này đạt được
nhờ mắc nối tiếp các van bán dẫn với các cuộn kháng trị số nhỏ. Cuộn kháng có
thể lõi không khí hoặc lõi ferit. Có thể dùng những xuyến ferit lồng lên thanh dẫn
để tạo các điện kháng giá trị khác nhau tùy theo số lượng xuyến sử dụng. xuyến
ferit tạo nên các điện kháng có tính chất của cuộn kháng bão hòa. Khi dòng qua
thanh dẫn nhỏ, điện kháng sẽ có giá trị lớn để hạn chế tốc độ tăng dòng; khi dòng
điện lớn, cuộn kháng bị bão hòa, điện cảm giảm gần như bằng không. Như vậy
cuộn kháng kiểu này không gây sụt áp trong chế độ dòng định mức qua thanh dẫn.
III. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu một số phương án thiết kế mạch
lực, từ đó chọn ra một phương án khả thi nhất cho việc thiết kế nguồn hàn hồ
quang .
3.1. Sơ đồ cấu trúc của nguồn hàn hồ quang điện một chiều
3.1.1. Sơ đồ

Hình 1.7: Sơ đồ cấu trúc nguồn hàn hồ quang điện một chiều
3.1.2. Giải thích chức năng của từng khối
- Máy biến áp : Có hai nhiệm vụ.Thứ nhất là biến điện áp xoay chiều lấy từ lưới về
diện áp một chiều có độ lớn phù hợp vời yêu cầu của tải. Thứ hai là làm nhiệm vụ
cách ly giữa mạch chỉnh lưu với lưới điện xoay chiều.
- Khối chỉnh lưu có điều khiển: có nhiệm vụ biến dòng điện xoay chiều lấy từ máy
biến áp thành dòng điện một chiều. Sau khối này điện áp có dạng nhấp nhô và chất
lượng điện áp chưa tốt nên ta phải dùng thêm một bộ lọc.
- Bộ lọc : có thể gồm cuộn cảm L hoặc tụ C hoặc cả L và C. Bộ lọc có tác dụng san
phẳng các thành phần sóng hài bậc cao và làm cho điện áp có hệ số đập mạch phù
hợp với yêu cầu của tải.
- Mạch điều khiển có tác dụng tạo ra các xung điều khiển để đưa đến cực điều
khiển của các Thyristor hay nói cách khác mạch điều khiển có nhiệm vụ là điều
khiển quá trình mở van hoàn toàn tự động. Mạch điều khiển còn phải có khả năng
thay đổi góc a trong toàn bộ dải điều chỉnh.Với máy hàn. mạch điều khiển còn cần
phải có thêm chức năng bảo vệ khi xảy ra sự cố ngắn mạch tải.
3.2. Đánh giá ưu nhược điểm của từng sơ đồ và lựa chọn phương án thiết kế
3.2.1. Sơ đồ chỉnh lưu điều khiển không đối xứng cầu một pha
a. Ưu điểm
- Mạch có cấu tạo đơn giản, chỉ gồm có hai điode và hai Thyristor .Điều này sẽ
làm cho mạch dễ thiết kế,điều khiển và có tính kinh tế cao.
- Điện áp ra là V2U, nhỏ hơn các sơ đồ khác lên ta dễ chọn van.
- Rất có ứng dụng thực tiễn trong các nhà máy, phân xưởng nhỏ nơi mà chỉ dùng
đến mạng điện một pha.
b. Nhược điểm
- Số xung đập mạch trong một chu kỳ của sơ đồ bằng 2, thấp hơn tất cả các sơ đồ
khác .Điều này sẽ làm cho chất lượng điện áp và dòng điện ra của mạch kém đi.
Mặt khác, nó cũng gây khó khăn cho chúng ta trong vấn đề thiết kế bộ lọc.
- Mạch này chỉ dùng cho các tải có công suất nhỏ và vừa. Nếu dùng cho các tải
có công suất lớn sẽ gây nên hiện tượng lệch công suất giữa các pha .
3.2.2. Sơ đồ chỉnh lưu điều khiển không đối xứng cầu ba pha
a. Ưu điểm
- Số xung đập mạch trong một chu kỳ của sơ đồ bằng 6, nên chất lượng điện áp
ra cao, cuộn kháng lọc sẽ nhỏ gọn hơn .
- Mạch điều khiển đơn giản vì chỉ phải điều khiển đóng mở cho ba van.
- Trong máy biến áp không có hiện tượng từ hoá cưỡng bức vì dòng điện chạy
trong cuộn dây thứ cấp máy biến áp là dòng xoay chiều nên tổng Ampe vòng của
thành phần một chiều gây nên trên mỗi trụ biến áp bằng 0.
- Hầu nhu không làm méo lưới điện .Mạch có hệ số sử dụng máy biến áp cao.
b. Nhược điểm
- Điện áp ngược đặt lên van lớn ( Ung= V6U, ) nên vấn đề chọn van sẽ gặp khó
khăn.
- Sụt áp trong mạch van lớn gấp đôi sơ đồ hình tia nên không phù hợp với cấp
điện áp dưới 10 V.
- Mạch phức tạp hơn mạch của sơ đồ cầu không đối xứng một pha và sơ đồ tia ba
pha.
3.2.3. Lựa chọn phương án
Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương án ở trên ta thấy mỗi phương
án đều có những ưu nhược điểm và lĩnh vực ứng dụng riêng. Tuy nhiên dựa vào
yêu cầu của đề bài là thiết kế bộ nguồn hàn có dòng hàn cực đại là 180 A và điện
áp ngắn mạch là 60V, ta thấy phương án : “Chỉnh lưu điều khiển không đối xứng
cầu ba pha” là khả thi hơn cả. Chất lượng điện áp và dòng điện ra là rất tốt do đó sẽ
giúp cho ta có nhiều mối hàn đẹp và chất lượng mối hàn cao. Hơn nữa, mạch lực
và mạch điều khiển cũng không quá phức tạp, cuộn kháng lọc dòng điện nhỏ nên
thuận tiện cho ta trong việc thiết kế và chế tạo. Vì vậy trong đồ án này ta quyết
định lựa chọn phương án “CHỈNH LƯU ĐIỀU KHIỂN KHÔNG ĐỐI XỨNG
CẦU BA PHA” để thiết kế mạch lực.
a. Sơ đồ nguyên lý

Hình 1.8: Sơ đồ nguyên lý CL điều khiển không đối xứng cầu ba pha
b. Nguyên lý hoạt động
- Mạch chỉnh lưu điều khiển đối xứng cầu ba pha gồm một nhóm Thyristor đấu
Katot chung và một nhóm Diode đấu Anot chung.
+ Nhóm Thyristor T1,T2,T3 đấu Katôt chung .Chỉ khi nào thế Anôt của một trong
các van này dương hơn các van còn lại thì mới được phép phát xung điều khiển
vào để mở van đó.
+ Nhóm Diode D1, ,D2,D3 đấu Anôt chung .Khi nào thế Katôt của một trong các
Diode này âm hơn các Diode còn lại thì Diode đó sẽ mở để dẫn dòng tải .Tại một
thời điểm cũng chỉ có một Diode dẫn dòng.
- Đặt vào mạch bộ nguồn cung cấp là Ua,Ub, Uc lệch pha nhau một góc 120°, trên
đồ thị điện áp các pha ta xác định được điểm gốc để phát xung điều khiển theo
nguyên tắc đã trình bày ở trên .Trên đồ thị O1 là điểm gốc để phát xung điều khiển
vào mở T1, O2 là điểm gốc để phát xung điều khiển vào mở T2, O3 là điểm gốc để
phát xung điều khiển vào mở T3.
- Giả sử góc điều khiển là a thì tại thời điểm,ta phát xung điều khiển để mở T1, T1
sẽ thông dòng chảy qua T1, và điện áp nguồn được đặt lên tải .
Khi U = 0 dòng điện tải có xu hướng giảm nhưng do trong mạch có điện
cảm Ld nên Ld sẽ sinh ra sức điện động chống lại sự giảm của dòng điện tải . Vì
vậy , T1 vẫn tiếp tục thông khi Ua≤0.
- Đến thời điểm 2a + pi/3 ta phát xung điều khiển vào để mở T3. Lúc này nếu T1
vẫn thông thì Katôt của T3 mang thế Ua, Anôt của T3 mang thế Ub mà Ua< Ub
nên T3 sẽ thông để dẫn dòng tải.
Mặt khác, khi T3 thông thì Katôt của T1, mang thế Ub, Anôt của T1 mang thế Ua
mà Ua<Ub nên T1 sẽ tự động khoá lại.

Hình 1.9: Đồ thị CL điều khiển không đối xứng cầu 3 pha với α =60 °
Quá trình đóng mở diễn ra tương tự với các van còn lại. Tại cùng một thời
điểm chỉ có duy nhất một cặp van mở để dẫn dòng tải Khi Thyristor này mở thì
Thyristor đang dẫn trước đó sẽ lập tức bị khoá lại.
 Các biểu thức tính toán
 Điện áp ra sau chỉnh lưu: Ud

 Dòng điện trung bình qua van.

 Điện áp ngược lớn nhất đặt lên van:

 Công suất của máy biến áp ba pha trong sơ đồ điều chỉnh công suất:

 Công suất của máy biến áp ba pha trong sơ đồ làm chức năng ổn áp một
chiều:

 Hệ số đập mạch của sơ đồ ứng với a = 0 thì kđmmin =5,7%


Khi a tăng lên thì kđm sẽ tăng theo.
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẠCH LỰC
I. Sơ đồ mạch lực tổng quát

Hình 2.1: Sơ đồ mạch lực đầy đủ (bao gồm các bảo vệ)
II. Tính toán các thông số của mạch lực
Theo yêu cầu của đề bài ta cần phải thiết kế nguồn hàn hồ quang điện một
chiều có các thông số sau :
 Dòng hàn cực đại : 180 A
 Điện áp không tải : 60 V
Mạch lực có bốn bộ phận chính là:
 Máy biến áp lực
 Van công suất
 Cuộn khẳng san phẳng
 Các thiết bị bảo vệ
Ta sẽ lần lượt tình toán các thông số cần thiết cho việc chế tạo các bộ phận này.
2.1. Tính chọn van động lực
- Trong mạch lực có hai loại van : Diode và Thyristor. Để chọn được van, hai
thông số quan trọng nhất cần phải quan tâm đến là : điện áp ngược đặt lên van và
dòng điện trung bình chạy qua van. Các thông số còn lại là các thông số tham
khảo khi lựa chọn.
 Tính điện áp ngược lớn nhất đặt lên van:
U lv = k nv .U 2
Ud
với U 2 = k
U

Ud
suy ra: U lv = k nv .
kU
(*)
Trong đó: U d ,U 2 , U lv lần lượt là điện áp tải điện áp nguồn thứ cấp và điện
áp ngược của van.
U d = 60 V
Un
k nv = là hệ số điện áp ngược, ở sơ đồ cầu 3 pha thì: k = √ 6 = 2,45
U2f
Ud 3√6
ku = là hệ số điện áp tải, ở sơ đồ cầu 3 pha thì: k = = 2,34
U2f π
Thay các số liệu trên vào (*), ta có:
3√6
U lv = √ 6 .
π
.60 = 188,5 V
Điện áp ngược của van cần chọn phải lớn hơn điện áp làm việc của nó.
Điện áp này được chọn thông qua một hệ số dự trữ k dự trữ U . Thông thường k dự trữ U =
1,6 – 2 , ở đây ta chọn k dự trữ U = 1,8
=> U nv = k dự trữ U .U lv = 1,8.188,5 = 340 V

 Tính dòng điện trung bình chạy qua van:


- Dòng điện làm việc của van được chọn thông qua dòng điện hiệu dụng chạy
qua van: I lv=I hd . Dòng điện hiệu dụng được tính bằng : I hd=k hd . I d
Trong đó:
I d: Dòng điện tải hay dòng điện ở đầu ra của chỉnh lưu
I hd: Dòng điện hiệu dụng chảy qua van
k hd : hệ số xác định dòng điện hiệu dụng
I hd 1
k hd = = với mạch chỉnh lưu cầu 3 pha
Id √3
Vậy:
180
I lv=I hd =k hd ⋅ I hd= =104 ( A )
√3
Để van bán dẫn có thể làm việc an toàn, không bị chọc thủng về nhiệt thì
cần phải có hệ thống toả nhiệt làm mát cho van. ở đây, ta chọn phương thức làm
mát là dùng cánh tản nhiệt với đủ diện tích bề mặt cho phép. Với phương thức
này dòng điện làm việc của van:
I lv= (20−30 % ) . I dm van
Trong đó:
I dm van: dòng điện định mức của van

ở đây ta chọn I lv= (25 % ) . I dm van


→ I dmvan =k i . I lv =4.104=416( A)
Dựa vào hai thông số:
U nv =340 V
I dmvan =414 A

Ta tra bảng thông số các Diode và Thyristor để chọn ra van có lao vun và
Un lớn hơn gần nhất với hai thông số ở trên, ta tìm được:
 Thyristor loại DCR645PR44DS có các thông số sau:
+ Điện áp ngược max : U ng max = 400 V
+ Dòng điện định mức : I dm = 450 A
+ Dòng điều khiển : I dk = 150 mA
+ Điện áp điều khiển : U dk = 3V
+ Dòng điện rò : I r = 35 mA
+ Độ sụt áp của van : Du = 2 V
+ Thời gian chuyển mạch : t cm = 50 ms
+ Nhiệt độ lớn nhất mà van chịu được : Tmax = 125° C
 Diode loại SH04C500 có các thông số sau :
+ Điện áp ngược max : Ung max= 400 V
+ Dòng điện định mức : Idm = 500 A
+ Dòng điện rò : Ir = 50 mA
+ Độ sụt áp của van : D U = 0,85 V
+ Thời gian chuyển mạch : tcm = 50 ms
+ Nhiệt độ lớn nhất mà van chịu được : Tmax = 180 0C
2.2. Tính toán máy biến áp lực
2.2.1. Điện áp chỉnh lưu không tải:
Phương trình cân bằng điện áp khi Thyristor và Diode dẫn:
Udo cos α = Ud + ∆ UVT+ ∆ UV D + ∆ Udn + ∆ Uba
Trong đó:
Udo : Điện áp tải khi có tính đến sụt áp trên van và máy biến áp
α : góc điều khiển. ở đây, ta chọn α = 35° để đảm bảo khi lưới điện
bị sụt áp thì mạch vẫn có thể duy trì điện áp định mức cho tải.
∆ U VT = 2 V: Sụt áp trên Thyristor DCR645PR44DS
∆ U V D = 0.85 V: Sụt áp trên Diode SH04C500
∆ U dn :Sụt áp trên dây nối. ∆ U dn rất nhỏ so với các sụt áp khác nên có
thể bỏ qua.
∆ U ba : Sụt áp trên máy biến áp
6.60
Chọn ∆ Uba = 6%Ud = 100 = 3,6V

Vậy :
U d +∆ U VT + ∆ U VD +∆ U ba+ ∆U dn
U do = ≈ 77,3 V
cosα

2.2.2. Công suất tối đa của tải

Pd max = Udo . Id = 77,3 . 180 = 13,91 kW

2.2.3. Công suất biến áp nguồn cấp

Sba = ks . Pd max
ks : Hệ số công suất
Với sơ đồ cầu ba pha thì ks = 1,05
⇒ Sba = 1,05 . 13,91 = 14,41 kW

2.2.4. Tính dòng điện và điện áp của máy biến áp ở sơ cấp và phía
thứ cấp
- Điện áp của cuộn thứ cấp là :
Udo = 77,3 V
U2= Udo/ku = 77,3/2,34 = 33 V

- Dòng điện chảy trong cuộn thứ cấp :


I2 = 2 . 180 = 147 A
3

- Dòng điện chảy trong cuộn sơ cấp :

U2 33
I1 = kba . I2 = U 1 . I2 = 380 . 147 = 13 A

2.2.5. Tính toán sơ bộ mạch từ


- Tiết diện trụ QFe của lõi thép máy biến áp :
S
QFe = kQ mf ( cm2 )
ba

Trong đó : kQ là hệ số phụ thuộc phương thức làm mát


k = 4 - 5 nếu là máy biến áp dầu
Q

kQ = 5 - 6 nếu là máy biến áp khô. Chọn kQ = 6


m là số trụ của máy biến áp .ở đây, m= 3
f : là tần số của nguồn điện xoay chiều f = 50 Hz
14609 = 59,2 cm^2
=> QFe = 6
3.50
III.Tính chọn các thiết bị bảo vệ
3.1. Bảo vệ quá nhiệt
- Khi làm việc, trên van bán dẫn có sụt áp do đó có tổn hao công suất:
∆ P = ∆ U. I lv
Tổn hao này sinh ra dưới dạng nhiệt làm nóng van . Diode và thyristor
là hai linh kiện rất nhạy cảm với nhiệt và dễ bị đánh thủng. Mặt khác, hai loại
diode và thyristor mà ta chọn chỉ chịu được nhiệt độ tối đa là 125 và 180 0C
nên ta phải tìm cách bảo vệ quá nhiệt cho van , tránh hiện tượng van bị phá
huỷ do nhiệt. ở đây ta chọn phương phương thức làm mát là cánh tản
nhiệt( bằng đồng hoặc bằng nhôm ), nhiệt lượng của van sẽ truyền sang cánh
tản nhiệt và toả ra môi truờng xung quanh .
- Diện tích bề mặt toả nhiệt được tính gần đúng theo công thức:
∆P
Sth =
km . τ
Trong đó: ∆ P là tổn hao công suất của van
Với Diode : ∆ P D = 0,85.104 = 88,4 W
Với Thyristor : ∆ PT = 2.104 = 208 W
τ : Độ chênh lệch nhiệt so với môi trường
τ = T lv – T mt
Chọn T lv = 80℃ ; T mt = 27℃ ⇒ τ = 53℃
k m : là hệ số có xét tới điều kiện toả nhiệt.
Trong điều kiện làm mát tự nhiên không quạt cưàng bức ta
thường chọn k m = (6÷ 10).10−4 W/c m2.℃
Vậy với Thyristor ta dùng loại cánh tản nhiệt có diện tích bề mặt lớn hơn
hoặc bằng StnT :

Với Diode:

Chọn loại cánh tản nhiệt có kích thước 12x12 gồm 15 cánh.
Diện tích bề mặt của cánh tản nhiệt :
Stn = 12.12.15.2 = 4320 cm2
Ta thấy Stn > StnT > StnD
Nên ta sẽ dùng loại cánh tản nhiệt này cho cả Diode và Thyristor.
3.2. Bảo vệ quá dòng
di
 Bảo vệ tốc độ tăng dòng dt cho Thyristor
- Khi Thyristor bắt đầu dẫn không cho phép dòng tăng quá giới hạn cho phép
. Để bảo vệ phải có điện cảm phía xoay chiều nhằm hạn chế tốc độ tăng dòng
. Tuy nhiên do có điện cảm tản của các cuộn dây thứ cấp máy biến áp giữ vai
trò bảo vệ nên ta có thể bỏ qua vấn đề này .
 Bảo vệ dòng điện dạng xung
- Khi trong mach xảy ra sự cố (ví dụ ngắn mạch ) thì dòng qua van tăng
nhanh và kéo dài cỡ 5-10 ms .Dòng quá lớn có thể dẫn đến đánh thủng van
gây hỏng van .Vì vậy ta cần phải có các phần tử để giảm dòng sự cố dưới
mức cho phép. Các biện pháp có thể sử dụng là :
+ Tác động vào mạch điều khiển (sẽ trình bày trong phần mạch điều khiển)
+ Tác động vào mạch lực
- Dùng cầu chì tác động nhanh đặt trực tiếp cho van hay đặt ở đầu vào mạch
van, đầu ra phía một chiều .
- Dùng Aptômat đặt ở đầu vào máy biến áp lực hay ở đầu ra của bộ chỉnh lưu
(Aptômat một chiều )
ở đây, ta sử dụng Aptômat một chiều vì nó có độ tác động nhanh hơn
Aptômat xoay chiều .
Ta chọn Aptômat BA- 20 có các thông số sau :
+ Dòng điện định mức : 5000A
+ Điện áp một chiều định mức : 1000V
3.3. Bảo vệ quá áp
- Đối với các van công suất, do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể xảy ra
quá điện áp trên van và gây hỏng van. Các nguyên nhân gây nên quá áp có
thể kể đến là :
 Nguyên nhân bên ngoài
- Quá áp do đóng ngắt các khối chức năng của mạch chỉnh lưu:
+ Đóng máy biến áp vào lưới điện.
+ Đóng mạch chỉnh lưu sau khi đóng biến áp có thể gây nên tốc độ
tăng áp rất lớn (1000V/ μs) .
+ Ngắt máy biến áp khỏi nguồn khi không tải gây quá áp lên đến 5 lần
điện áp làm việc.
+ Ngắt tải khỏi mạch chỉnh lưu gây quá áp do ảnh hưởng của điện cảm
trong mạch điện .
- Quá áp do lưới điện : do đóng cắt các phụ tải chung nguồn với bộ chỉnh lưu
hoặc do lưới điện bị sét đánh .
 Nguyên nhân bên trong của mạch
- Quá áp do hiện tượng chuyển mạch giữa các van khi làm việc. Loại quá áp
này mang tính chu kỳ .
+ Khi van chuyển từ khoá sang dẫn, điện áp trên van giảm từ một giá trị
xác định xuống xấp xỉ 0. Đột biến này lan truyền lan truyền dưới dạng xung
điện áp tới các van khác rất mạnh.
+ Khi van chuyển từ dẫn sang khoá, do hiện tượng di tản điện tích khỏi
van rất nhanh trong thời gian ngắn ( khoảng 15 μs ), dòng qua van giảm rất
nhanh gây nên hiện tượng đột biến điện áp khi trong mạch có điện cảm .
Mức quá áp loại này cũng lên đến 5 á10 lần điện áp lưới và dt cũng tới
1000 V/ μs .
Do các nguyên nhân trên và các tác hại của việc van bị quá áp ta cần
phải có một bộ bảo vệ quá áp cho van. ở đây ta sử dụng mạch R- C mắc song
song với van.

 Xác định các giá trị của R và C


Gọi U dmp , U imp : là giá trị cực đại cho phép của điện áp thuận và điện áp
ngược đặt lên Thyristor một cách chu kỳ. Các thông số này ta tra trong sổ tay
tra cứu .
U dm np , U ℑnp : là giá trị cực đại cho phép của điện áp thuận và điện áp ngược
đặt lên Thyristor một cách không chu kỳ. Các thông số này ta tra trong sổ tay
tra cứu .
U ℑ : là giá trị cực đại của điện áp ngược thực tế đặt lên Thyristor
b : hệ số dự trữ về điện áp b = 1 ÷ 2
k : hệ số quá điện áp
- Xác định các thông số trung gian : Cmin (k ) , Rmax (k),Rmin (k)
di
- Tính dt max khi chuyển mạch
di
- Xác định đại lượng tích tụ Q = f ( dt ) sử dụng các đường cong cho trong sổ
tay tra cứu .
- Tính các thông số trung gian
2Q
C = Cmin. U

Rmin
√ LUℑ
2Q
≤ R ≤ Rmax

LUℑ
2Q
Sau khi tính toán ta được giá trị R,C của mạch bảo vệ là :
R = 90 W
C = 0,3 μF
 Bảo vệ xung điện áp từ lưới điện : ta mắc mạch như sau:

Chọn R = 15 W
C=4mF

IV. Tính toán cuộn kháng san phẳng


4.1. Khái quát về bộ lọc
- Từ đồ thị của chỉnh lưu điều khiển không đối xứng cầu ba pha ta thấy trong
một chu kỳ điện áp đập mạch sáu lần, dòng diện đầu ra không bằng phẳng
nên chất lương của dòng điện một chiều chưa cao. Do vậy ta cần phải thiết kế
một bộ lọc để san phẳng các thành phần sóng hài bậc cao. Có bốn bộ lọc phổ
biến là :
+ Bộ lọc điện cảm L
+ Bộ lọc điện dung C
+ Bộ lọc LC
+ Bộ lọc hình p ( CLC)
ở đây ta sẽ thiết kế bộ lọc điện cảm
- Dùng một điện cảm mắc nối tiếp với tải như hình vẽ
- Điện áp ra của bộ chỉnh lưu có thể coi gồm hai thành phần : thành
phần một chiều U0 và thành phần xoay chiều U~:
+ Thành phần một chiều không bị điện cảm cản trở nên ta có U0t = U0
+ Thành phần xoay chiều sẽ bị sụt áp trên điện cảm L trước khi đi đến tải. Do
đó nếu ZL càng lớn Rt thì điện áp đặp mạch qua Rt càng nhỏ. Tuy nhiên, ZL
cũng không được phép lớn quá vì sẽ làm tăng kích thước của cuộn kháng.
4.2. Tính toán trị số điện cảm lọc
- Trị số của điện cảm lọc được tính theo công thức sau:
Rd
L = m . ω √ k sb−1
2

dm 1
Rd : điện trở của tải
Ud 60
Ta có thể tính gần đúng Rd như sau : Rd = I = 180 =¿ 0,33 Ω
d

mdm : Số lần đập mạch của điện áp chỉnh lưu ( m dm = 6)


ω 1: tần số góc của điện áp xoay chiều ( ω 1 = 314 rad/s)
k sb : hệ số san bằng.
k dm
Ta có : k sb = k
dmr

k dm = 0,057: là hệ số đập mạch của chỉnh lưu điều khiển không


đối xứng cầu ba pha, k dmr =0,001: là hệ số đập mạch của mạch chỉnh
lưu (lấy theo yêu cầu về chất lượng điện áp)
0,057
Suy ra: k sb =
0,001
=57

Vậy trị số của điện cảm lọc là:


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN
I. Yêu cầu chung của mạch điều khiển
- Phát xung điều khiển đến các van lực theo đúng thứ tự pha và theo
đúng góc điềukhiển α cần thiết.
- Đảm bảo phạm vi điều khiển αmin ÷ αmax tương ứng với phạm vi thay
đổi điện áp ra tảicủa mạch lực.
- Cho phép bộ điều áp làm việc bình thường với các chế độ khác nhau do
tải yêu cầu.
- Góc điều khiển mọi van không được lệch quá (1 ÷ 3)˚ điện.
- Đảm bảo mạch hoạt động ổn định và tin cậy khi lưới điện xoay chiều
dao động cả vềgiá trị điện áp và tần số.
- Có khả năng chống nhiễu công nghiệp tốt.
- Độ tác động của mạch điều khiển nhanh, dưới 1ms.
- Đảm bảo xung điều khiển phát tới các van phù hợp để mở chắc chắn
van.
II. Cấu trúc mạch điều khiển
 Nguyên tắc điều khiển dọc

Hình 3.14. Sơ đồ cấu trúc nguyên tắc điều khiển dọc


Tín hiệu điện áp cung cấp cho mạch động lực chỉnh lưu được đưa đến mạch
đồngpha (như hình 3.1). Đầu ra của mạch đồng pha có các điện áp thường là
dạng hình sin,cùng tần số và có thể lệch pha một góc xác định so với điện áp
nguồn, gọi là điện ápđồng pha. Các điện áo đồng pha được đưa vào mạch phát
triển điện răng cưa. Đầu racủa điện áp răng cưa được đưa vào đầu vào của khâu
so sánh. Tại đó còn có một tínhiệu khác là điện áp phản hồi tương đương với
nhiệt độ của lò. Tín hiệu đầu ra khối sosánh là các xung xuất hiện với chu kỳ
bằng chu kỳ Urc. Xung răng cưa có hai sườntrong đó có một sườn tại đó |U rc|
=|Udk| thì đầu ra của khối xuất hiện một xung điện áp, sườn đó là sườn sử
dụng. Vậy có thể thay đổi thời điểm xuất hiện xung đầu ra khối so sánh bằng
cách thay đổi Uđk khi giữ nguyên dạng của Urc. Nhưng trong đa số các
trường hợp tín hiệu ra từ khối so sáng chưa đủ yêu cầu cần thiết, người ta cần
thực hiện việc khuếch đai, sửa xung... Các nhiệm vụ này được thực hiện gọi là
mạch tạoxung. Đầu ra khối tạo xung ta sẽ được chuỗi xung điều khiển
Thyristor có đủ yêu cầu về công suất, độ dốc, độ dài...Thời điểm bắt đầu xuất
hiện các xung hoàn toàn trùng với thời điểm xuất hiện xung trên đầu ra khối so

sánh. Khối so sánh xác định góc điều khiển α. Thay đổi U đk có thể điều chỉnh
được vị trí xung điều khiển tức là điều chỉnhđược góc α.
 Chức năng của từng khâu
- Khâu đồng bộ (hay đồng pha): có nhiệm vụ tạo ra điện áp tựa đồng bộ với
điện áp lưới, cho phép xác định được góc điều khiển α.
- Khâu tạo điện áp tựa: có nhiệm vụ tạo ra điện áp tựa (U đp) dạng thích hợp
sao cho trong mỗi nửa chu kỳ của điện áp ra theo quy luật giống nhau.
Có 2 dạng điện áp tựa:
+ Dạng răng cưa: (răng cưa sườn trước; răng cưa sườn sau)
+ Dạng hình sin: dạng hình sin cho điện áp chỉnh lưu tuyến với điện áp
điều khiển nhưng có nhược điểm là phụ thuộc và lưới điện và bị nhiễm theo
nguồn.
Trong thực tế người ta hay dùng điện áp tựa dạng hình răng cưa hơn.
- Khâu so sánh: thực hiện nhiệm vụ so sánh điện áp tựa với điện áp điều
khiển để phát động tạo xung có độ rộng thích hợp để điều khiển tới van.
- Khâu tao xung: vì xung dương sau khối so sánh là một xung vuông có
độ rộng kéo dài từ khi xuất hiện cho đến hết nửa chu kì đang xét của điện áp
chỉnh lưu, xung này chưa thích hợp để mở thyristor. Do vậy khâu tạo xung này
có nhiệm vụ:
+ Chế biến xung ra thành dạng thích hợp cho việc mở thyristor (dạng
xung kim đơn hoặc xung chùm)
+ Khuếch đại đủ công suất mở thyristor
+ Chia xung cấp cho các thyristor- Khâu khuếch đại xung có nhiệm vụ
khuếch đại để đảm bảo về:
+ Độ lớn của xung
+ Công suất xung điều khiển
+ Cách ly mạch lực với mạch điều khiển
2.1. Khâu đồng pha
- Có nhiệm vụ tạo điện áp đồng bộ với điện áp lưới. Từ điện áp đồng bộ này
ta xác định được điểm gốc để tính góc điều khiển a . Ngoài nhiệm vụ đó khẩu
đồng bộ còn có hai chức năng sau :
+ Giảm áp : tức là giảm điệm áp lực có giả trị lớn ở đầu vào và lấy giá trị
điện áp có giá trị phù hợp để điều khiển.
+ Cách ly : cách ly giữa mạch điều khiển và mạch lực đảm bảo an toàn cho
mạch điều khiển khi lưới có sự cố.
Người ta thường thiết kế khâu đồng pha bằng biến áp xung hoặc phần tử
quang Opto.
- Sơ đồ mạch và đồ thị điện áp vào ra:

Công dụng của mạch là tạo điện áp dạng xung vuông ở đầu ra
Nguyên lý hoạt động :
+ Khi U, >0 ( nửa chu kỳ dương ), dòng điện chạy qua R, D làm sáng Diode
quang D. ánh sáng do D phát ra được nhận bởi Photodiode Tr làm cho điện
trở của Tr giảm xuống và Tr sẽ thông. Khi Tr thông thì tụ C bị ngắn mạch
nên Ura = 0
+ Khi Uv < 0 ( nửa chu kỳ âm ), D1 thông, D bị khoá dẫn đến Tr cũng bị
khoá theo.
Lúc này tụ C nạp điện và Ura=Uc.
Ưu điểm của phương pháp này là không cần sử dụng biến áp đồng pha nên sẽ
rất thuận tiện trong việc chế tạo và lắp đặt.
Nhược điểm của sở đổ là việc mở khoá Photodiode Tr tại vùng điện áp lân
cận 0 là thiếu chính xác làm cho việc phóng nạp của tụ điện trong vùng điện
áp lưới gần 0 cũng thiếu chính xác theo .
b. Mạch tạo điện áp đồng pha sử dụng máy biến áp đồng pha và khuyếch đại
thuật toán.
- Sơ đồ mạch và đồ thị điện áp vào ra :

- Công dụng: tạo điện áp dạng xung vuông ở đầu ra


- Nguyên lý hoạt động : Điện áp đưa ra sau biến áp đồng pha là điện áp đồng
pha với điện áp của Thyristor cần mở nhưng có biên độ nhỏ hơn. Máy biến
áp đồng pha
là loại máy biến áp chỉnh lưu hai nửa chu kỳ. Điện trở R.. Mạch Opamp là
mạch so sánh hai đầu vào. Điện áp ở cửa âm được đặt ở U, . Khi V- > V+ thì
Ura = -E và ngược lại khi V- < V+ thì Ura = +E.
Như vậy trong một chu kỳ điện áp ra lật trạng thái ba lần hình thành điện áp
có dạng xung vuông ở cửa ra .
Nhược điểm của mạch là phải sử dụng đến máy biến áp đồng pha gây khó
khăn
trong việc chế tạo lắp đặt .
Ưu điểm của mạch là việc sử dụng Opamp để so sánh, tạo điện áp dụng xung
vuông ở đầu ra nên rất chính xác.
Ngoài hai sơ đồ trên còn có một số sơ đồ khác nữa nhưng do chất lượng điện
áp đồng pha không tốt, điểm đóng mở Transistor không chính xác nên không
đề cập đến.
Trong đồ án này, ta sẽ sử dụng mạch tạo điện áp đồng pha sử dụng máy biến
áp đồng pha và khuyếch đại thuật toán để đảm bảo điện áp đồng pha có độ
chính xác cao.
2.2. Khâu tạo điện áp răng cưa
- Điện áp đồng bộ khi qua khâu tạo điện áp tựa thì điện áp đó sẽ có dạng răng
cưa. Đây là dạng điện áp dùng để so sánh với điện áp điều khiển .
Có rất nhiều cách để tạo điện áp dụng răng cưa, tuy nhiên trong đồ án này ta
chỉ quan tâm đến hai cách phổ biến nhất. Đó là :
a. Tạo điện áp răng cưa dùng Transistor
- Sơ đồ mạch:

* Nguyên lý hoạt động


Điện áp Ux là điện áp dặng xung vuông được đưa đến từ khối đồng pha
- Khi Ux > 0 thì T1 thông, thể Emiter được giữ cố định nhờ Diode ổn áp
Zener. sPhân áp R3, R4 sẽ làm cho Bazơ của T2 âm hơn Emiter của nó do đó
T2 sẽ mở, tụ C1 sẽ được nạp theo đường sau :
+E -> Dz -> T2-> C1
- Khi Ux <0 thì T1 khoá, T2 cũng bị khoá theo do Uc > UE tụ C, sẽ phóng
qua nguồn dòng tạo bởi Ty. Kết quả là ta có được sườn sau của điện áp trên tụ
có dạng giảm tuyến tính .
b.Tạo điện áp răng cưa dùng khuếch đại thuật toán.
* Sơ đồ mạch :

* Nguyên lý làm việc :


- Đầu vào của mạch là xung vuông lấy từ khối tạo điện áp đồng pha .
- Khi Ux < 0, D, dẫn. Tụ C1 sẽ được nạp điện theo đường sau :
Đầu ra của A2 -> C1-> R5-> D3 -> đất
Do có Diode ổn áp Zener, tụ C1 chỉ nạp được cực đại là 9V.
- Khi Ux > 0, Dạ sẽ bị khoá. Tụ C1 phóng theo đường sau :
+E->R7->R8->C1 >A2 về âm nguồn.
Quá trình cứ lặp lại như vậy và ta thu được một điện áp dụng răng cưa ở đầu
ra.
Ưu điểm của sơ đồ này là chính xác, dễ tính toán và chọn lựa linh kiện nên ta
sẽ dùng nó cho mạch điều khiển.
2.3. Khâu tạo điện áp điều khiển
- Có hai cách để tạo điện áp điều khiển :
+ Dùng điện trở Sun mắc nối tiếp với tải
+ Dùng biển dòng
- Nếu dùng điện trở Sun sẽ có thể gây nên sai số rất lớn. Đó là do tín hiệu ra (
Uph ) lấy từ điện trở Sun rất nhỏ nên phải cho qua một tầng khuếch đại. Do
hệ số khuếch đại ghi trên Opamp không hoàn toàn chính xác nên sẽ có sai số.
Sai số này càng lớn khi khi sử dụng Opamp có hệ số khuếch đại lớn. Nếu sử
dụng biến dòng thì ta sẽ hạn chế được sai số này
* Sơ đồ mạch :

* Nguyên lý hoạt động :


- Các tín hiệu vào cầu diode được lấy ra từ biến dòng. Thực chất của các tín
hiệu này là điện áp lấy ở hai đầu mạch thứ cấp. Do các tín hiệu này là xoay
chiều nên ta phải cho nó qua một cầu Diode để đưa nó về một chiều thì mới
có thể sử dụng được. Tụ C sẽ có tác dụng san phẳng các thành phần sóng hài
bậc cao.
- Điện áp phản hồi Uph được lấy ra qua một chiết áp. Chiết áp có tác dụng
thay đổi giá trị điện áp phản hồi sao cho có giá trị phù hợp với quá trình điều
khiển.
- Uđ và Uph, được đưa tới một đầu vào của khuếch đại thuật toán. Khi bắt
đầu hoạt động tụ C được nạp từ 0 đến một giá trị bão hòa. Giá trị bão hòa này
chính là điện áp điều khiển .
Uđk = Uđ - Uph
- Mạch này ngoài nhiệm vụ tạo điện áp điều khiển, nó còn có nhiệm vụ bảo
vệ
chống ngắn mạch. Thật vậy, khi xảy ra sự cố ngắn mạch, dòng điện ngắn
mạch rất lớn dẫn đến Uph tăng vọt. Uđk = Uđ - Uph sẽ trở nên rất âm. Hai
đường Uđk và Urc không cắt nhau nên sẽ không có xung phát vào cực điều
khiển, van không thông và mạch điện sẽ bị ngắt .
2.4. Khâu so sánh
- Hiện nay, khi cần so sánh hai điện áp người ta thường hay sử dụng mạch
khuếch đại thuật toán. Đó có thể là mạch so sánh một cổng, hai cổng... Trong
đồ án này ta sử dụng mạch so sánh hai cổng .
- Sơ đồ mạch :
- Nguyên lý :
+ Khi Urc > Uđk thì Ura =-E
+ Khi Urc < Uđk thì Ura =+E

2.5. Khâu tạo xung chùm


Trong thực tế thường dùng hai loại mạch phát xung chùm sau :
a. Mạch phát xung chùm sử dụng vi mạch định thời gian 555
* Sơ đồ mạch :

- Vi mạch 555 tạo được xung có chất lượng khá tốt. Sơ đồ của mạch tương
đối đơn
giản nên thường được sử dụng nhiều trong các mạch tạo xung chùm.
- Tần số dao động của xung :

b. Mạch tạo xung chùm sử dụng khuếch đại thuật toán


*Sơ đồ mạch :

*Nguyên lý hoạt động :


- Khuếch đại thuật toán có hai điểm lật trạng thái :

-Khi Ura = +E, tụ C được nạp điện qua điện trở R, điện áp trên tụ C tăng dần cho đến khi Uc
= Up thì mạch lật trạng thái làm cho U = - E. Lúc này tụ C sẽ lại phóng điện qua điện trở R.
Khi tụ phóng điện, điện áp trên nó giảm dần cho đến khi Uc= - Up thì mạch lật trạng thái,
Ura = +E và quá trình lại được lặp lại và hình thành nên một xung vuông ở đầu ra
- Tần số dao động của xung vuông :

- Nếu chọn R1 = R2 thì chu kỳ của xung ra là : T=2,2 RC


Do các khâu trước ta đã sử dụng khuếch đại thuật toán nên để cho mạch đơn
giản khâu phát xung chùm này ta cũng sẽ sử dụng khuếch đại thuật toán .
2.6. Khâu khuếch đại và biến áp xung
- Nhiệm vụ của biến áp xung là cách ly mạch điều khiển và mạch công suất.

Sau khi xem xét và lựa chọn các khối mạch điều khiển ta có thể tiến
hành ghép nổi và có được mạch điều khiển như sau :
III. Đồ thị
IV. Nguyên tắc hoạt động của mạch điều khiển
- Giả sử ta cần phát xung điều khiển cho van T1. Điện áp ở hai đầu cuộn sơ
cấp của máy biến áp đồng pha được lấy chung với điện áp ở hai đầu T1. Biến
áp đồng pha có nhiệm vụ cách ly mạch điều khiển với mạch công suất đồng
thời giảm áp đến một giá trị phù hợp cho việc điều khiển. Sau khi qua biến
áp đồng pha, điện áp ra đồng pha với điện áp 2 đầu T1 nhưng có biên độ nhỏ
hơn. Điện trở R2 có nhiệm vụ làm giảm dòng vào khuếch đại thuật toán A1.
Khuếch đại thuật toán A1, có nhiệm vụ so sánh điện áp ra từ máy biến áp
đồng pha với U = U0 V để cho ra một xung vuông. Xung vuông này chính là
điện áp tựa Utựa. Điện áp tựa được đưa qua một khối tạo điện áp răng cưa
dùng khuếch đại thuật toán A2 ta sẽ được điện áp ở đầu ra có dạng răng cưa.
Điện áp điều khiển Uđk lấy từ khối mạch điều khiển và điện áp răng
cưa được đưa vào một mạch so sánh hai cửa dùng khuếch đại thuật toán A2.
Khi nào Uđk > Urc, thì Ura = +E và ngược lại khi nào Uđk < Urc, thì Ura = -
E.
Điện áp ở đầu ra A, được đưa vào một cổng AND. Do phần tử AND
không làm việc ở dải điện áp âm mà điện áp đầu ra A3 lại có một phần giá trị
âm nên ta sẽ dùng diode D6 để loại bỏ phần điện áp âm này .
Đầu vào thứ hai của cổng AND là đầu ra của khâu phát xung chùm.
Diode D5 cũng làm nhiệm vụ loại bỏ phần điện áp âm. Sau khi qua cổng
AND, tín hiệu vẫn có dạng xung chùm nhưng đã được cắt bỏ một phần.
Khối khuếch đại xung dùng hai Transistor đấu Darlington nhằm khuếch đại
công suất của xung lên nhiều lần. Biến áp xung có nhiệm vụ cách ly giữa
mạch công suất và mạch điều khiển. Diode D8 nhằm bảo vệ trạng thái quá áp
cho Transistor khi van chuyển từ trạng thái thông sang trạng thái khoá. D9 để
chọn xung dương vào cực điều khiển của Thyristor . D10 để bảo vệ giữa cực
G và K khi điện áp ngược đặt lên hai cực đó.
Trong sơ đồ này giá trị điện áp tải Ud có thể thay đổi được bằng cách
điều chỉnh chiết áp VR20 hoặc VR22 để thay đổi Uđk. Khi Uđk thay đổi thì
góc a cũng thay đổi theo nên điện áp tải Ud sẽ thay đổi.
CHƯƠNG 4: MÔ PHỎNG VÀ KIỂM CHỨNG
 Mạch lực:
 Mạch điều khiển:
Kết quả mô phỏng của các khâu được thể hiện dứoi dạng đồ thị sau:
1. Điện áp ra sau biến áp đồng pha có điểm giữa nối đất

2. Điện áp ra sau khâu so sánh tạo xung vuông

3. Điện áp ra sau khâu tạo điện áp răng cưa

4. Điện áp ra sau khâu so sánh Udk và Urc


5. Điện áp ra sau khâu tạo xung chùm

6. Điện áp ra sau cổng AND


KẾT LUẬN
Trong hơn ba tháng qua, em đã hoàn thành được đồ ăn của mình với đề tài
"Thiết kế nguồn hàn hổ quang điện một chiều ". Trong quá trình làm đồ án
em đã đạt được những kết quả sau :
1. Nắm được kỹ thuật hàn hồ quang .
2. Hiểu sâu sắc nguyên lý hoạt động của các sơ đồ chỉnh lưu từ đó biết cách
chọn lựa một sơ đồ phù hợp với yêu cầu của bài toán.
3. Biết cách tính toán mạch lực
4. Biết cách thiết kế và tính toán mạch điều khiển
5. Tăng khả năng tự nghiên cứu, tìm tòi.
Kết quả mô phỏng cho thấy các thông số đầu ra của mạch lực và mạch
điều khiển đáp ứng được tất cả các yêu cầu về mặt chất lượng dòng điện và
điện áp và bảo vệ chống ngắn mạch. Điều đó đã chứng tỏ tính chính xác của
mạch đã thiết kế, do đó có thể dùng để thiết kế mạch trong thực tế.
Tuy nhiên, do trình độ bản thân có hạn, một số vấn đề chưa được tiếp
cận trong thực tế nên đồ án của em không thể tránh khỏi nhưng thiếu sót, em
mong sẽ nhận được sự chỉ bảo từ phía các thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách “Hướng dẫn thiết kế Điện tử công suất” của tác giả Phạm Quốc Hải,
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
2. Giáo trình điện tử công suất, Trường đại học điện lực, Nguyễn Thị Điệp.
3. Giáo trình “Điện tử công suất”, Võ Minh Chính (Chủ biên), Phạm Quốc Hải,
Trần Trọng Minh, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.
4. Sách “ Phân tích và giải mạch điện tử công suất”,Phạm Quốc Hải, Dương
Văn Nghi, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

You might also like