You are on page 1of 6

Hệ thống đánh lửa là bộ phận quan trọng, tập hợp những chi tiết phụ tùng và phối hợp

với nhau theo


nguyên lý nhất định để tạo ra tia lửa điện nhằm đốt cháy nhiên liệu cho động cơ. 

Nhiệm vụ của hệ thống đánh lửa


Như thông tin phía trên, vai trò của hệ thống này là rất quan trọng. Vậy cụ thể chúng có
nhiệm vụ gì? Dưới đây là 2 nhiệm vụ chính của hệ thống đánh lửa:

 Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ tạo ra dòng điện đủ mạnh (khoảng trên 20.000V)
để có thể phóng qua khe hở đánh lửa bugi và thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp
khí – nhiên liệu.
 Làm nhiệm vụ đánh lửa đúng thời điểm mà động cơ cần để đốt cháy hòa khí một
cách triệt để, tạo công suất lớn nhất, từ đó ngăn ngừa cặn cacbon xuất hiện và làm
giảm khí thải có thể sinh ra gây ô nhiễm môi trường.
Đây là nhiệm vụ chính của hệ thống đánh lửa. Nếu không có quá trình phát tia lửa thì hỗn
hợp nhiên liệu không được đốt cháy và động cơ không thể khởi động. Đây là lý do vì sao nói
hệ thống đánh lửa đóng vai trò vô cùng quan trọng.

2. Yêu cầu

- Tia lửa mạnh: Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các bugi để đốt
cháy hỗn hợp hòa khí. Hòa khí bị nén có điện trở lớn, nên cần phải tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn
để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp hòa khí.

- Thời điểm đánh lửa chính xác: Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa chính xác
vào cuối kỳ nén của các xy lanh và góc đánh lửa sớm phù hợp với sự thay đổi tốc độ và tải trọng của
động cơ.

- Có đủ độ bền: Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của rung động
và nhiệt của động cơ. Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do bô bin tạo ra nhằm phát ra tia lửa
điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đã được nén ép. Hỗn hợp hòa khí được nén ép và đốt cháy trong xi
lanh. Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ. Nhờ có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ,
cuộn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho đánh lửa. Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn
cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế hàng chục ngàn vôn.
2 lý thuyết đánh lửa động cơ xăng

Bởi hệ thống đánh lửa sẽ cần phải làm việc với nhiều các bộ phận khác trong
động cơ nên nó bắt buộc phải tạo ra tia lửa trong thời điểm thích hợp. Chỉ như
vậy nó mới có thể đốt cháy thành công hỗn hợp khí trong xi lanh, tạo công suất
cho động cơ hoạt động. Và nếu nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa
trên ô tô hoạt động không đúng lúc, thì công suất động cơ sẽ giảm, tốn nhiều
nhiên liệu đồng thời lượng chất độc hại thải ra cũng cao lên.
Quan sát hình vẽ biểu thị nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô
tô  như sau:

Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tôCách thức hoạt động:
 Nếu nhiên liệu cùng không khí đều bị đốt cháy trong xi lanh bị đốt cháy
lúc này nhiệt độ sẽ tăng cao, khí sẽ bị đốt thành chất thải . Lúc này áp
suất trong xi lanh tăng cao, đẩy lùi piston đi xuống.
 Nếu muốn tăng mômen và công suất động cơ, bắt buộc bạn sẽ phải tăng
áp suất ở trong xi lanh khi đang cháy. Hiệu suất động cơ chỉ cao khi áp
suất lớn và điều này sẽ được quyết định bởi tia lửa điện đốt cháy không
khí.
 Để sử dụng hết lượng nhiên liệu trong nguyên lý hoạt động của hệ
thống đánh lửa trên ô tô , lúc này tia lửa sẽ xuất hiện trước khi piston
rơi vào điểm chết trên của kỳ nén cho tới thời điểm piston đi xuống áp
suất của xi lanh đạt giá trị lớn nhất.
 Thông thường trong một động cơ đường kính piston cùng hành trình sẽ là
hằng số, do đó nếu muốn tăng công suất động cơ thì bắt buộc phải tăng
áp suất. Thời điểm đánh lửa cực kỳ quan trọng nhưng để đánh sớm hay
muộn thì nó sẽ phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Nếu muốn tốc độ động cơ
cao, thì cần nâng sớm thời gian đánh lửa
 Nếu xét trong trường hợp giảm thiểu tối đa các chất độc hại trong khí xả
thì khi thời điểm đánh lửa bị giảm xuống thì lúc này áp suất và nhiệt độ
có thể sẽ giảm. Nhiệt độ thấp xuống sẽ làm giảm lượng NoX trong khí xả.
Thời điểm đánh lửa muộn cũng khiến tiếng gõ ở máy bị giảm xuống.
Một số hệ thống đánh lửa

a. Hệ thống đánh lửa bằng vít

b. Kiểu bán dẫn


c. Kiểu kiểu bán dẫn có ESA ( Đánh lửa Sớm bằng điện tử )
d. Hệ thống đánh lửa trực tiếp ( DIS )

You might also like