You are on page 1of 10

Bài làm

Đề 2
Câu 1 : Trình bày các đặc điểm dọc trục trong bơm ly tâm. Các biện pháp khắc phục lực dọc
trục

Câu 2 : Cho 3 bơm ly tâm giống nhau , hãy phân tích hoạt động của bơm khi ghép chúng
song song lại với nhau

Câu 3 : Lựa chọn một thiết bị quạt sẵn có trong nhà anh chị . Hãy thực hiện :
a. Mô tả vị trí hoạt động, ứng dụng, đặc điểm cấu tạo , nguyên lý hoạt động của quạt
b. Nêu các cơ hội tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng đối với thiết bị quạt này

Câu 4 : Bơm cấp nước nóng của nhà máy có các thông số sau :
- Nhiệt độ nước : 55 độ C
- Lưu lượng : lựa chọn 1 giá trị trong giá trị sau [ 45 ; 55 ] m^3/h
- Cột áp yêu câu : 135 mH20
- Hiệu suất bơm : 80 %
a. Xác định công suất của động cơ điện dùng để kéo bơm
b. Công suất của bơm thay đổi thế nào khi nhiệt độ nước nóng tăng thêm 20 độ C

BÀI LÀM

Câu 1 : Trình bày các đặc điểm nguyên lý dọc trục và nguyên lý thể tích trong bơm ly
tâm. Các biện pháp khắc phục lực dọc trục ?
a, Trình bày đặc điểm của nguyên lý dọc trục:
Trong các máy dọc trục năng lượng được truyền từ trục cho dòng chất lưu nhờ bánh công
tác bao gồm các cánh quạt lắp trên đầu trục. Bánh công tác sẽ đẩy chất lưu chuyển động theo
chiều dọc trục. Do độ nghiêng của cánh và chuyển động của bánh công tác, dòng chuyển
động thường bị xoắn và biến dạng. Lưu lượng môi chất rất lớn nhưng cột áp tạo ra sẽ nhỏ.
Phù hợp cho bơm, quạt vì bơm và quạt làm việc với những chất lưu không nén
b, Trình bày đặc điểm của nguyên lý thể tích:
Khi thể tích làm việc của lưu chất càng giảm thì áp năng của lưu chất càng tăng. Nguyên lý
chính của máy là tạo ra một dung tích thay đổi từ nhỏ đến lớn, và ngược lại. Khi dung tích
của máy từ giá trị bằng không tăng dẫn đến giá trị lớn nhất có thể được là quá trình hút lưu
thể. Khi dung tích giảm dần về giá trị không là quá trình nén và đẩy lưu chất. Cứ mỗi lần hút
và đẩy, máy vận chuyển được một lưu lượng lưu chất nhất định. Dung tích này phụ thuộc vào
cấu tạo và vòng quay của máy cũng như tính chất và áp lực của lưu chất. Áp suất làm việc
của thiết bị có thể đạt giá trị rất lớn nếu thiết bị được làm kín tốt và vật liệu làm thiết bị đủ bền.
Máy thủy lực hoạt động theo nguyên lý này thường có lưu lượng thấp nhưng áp suất tạo ra
thì rất cao. Phù hợp với bơm và máy nén.

Câu 2 : Cho 3 bơm ly tâm giống nhau , hãy phân tích hoạt động của bơm khi ghép
chúng song song và nối lại với nhau

a. Phân tích các đặc điểm của việc ghép 3 bơm hoạt động nối tiếp
Trong thực tế sử dụng bơm, người ta thường phải sử dụng nhiều bơm làm việc đồng thời
trong một hệ thống. Các bơm này có thể có đặc tính giống nhau hoặc khác nhau, chúng có
thể làm việc song song hoặc nối tiếp tùy theo yêu cầu của hệ thống cần tăng lưu lượng hay
cột áp chung. Ở đây ta chỉ tìm hiểu bơm ghép song song. Khi cần tăng áp suất của dòng môi
chất lên cao mà áp suất một máy tạo ra không đủ, người ta sẽ sử dụng nối tiếp nhiều bơm có
cùng lưu lượng như nhau và điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống. Khi đấu hai bơm nối tiếp
thì có thể đặt chúng cùng một chỗ hay đặt ở các độ cao khác nhau. Các bơm có thể giống hệt
nhau, nhưng cũng có thể có đặc tính khác nhau. Việc tìm đường đặc tính chung của chúng
chỉ việc cộng tung độ của hai đường đặc tính riêng.

Yêu cầu của hệ thống: Khi hệ thống yêu cầu cột áp lớn hơn cột áp của một bơm.
Điều kiện bơm ghép nối tiếp:
− Các bơm phải làm việc với lưu lượng như nhau: Q1 = Q2 = ... = Qi
− Cột áp làm việc khi Q = const: Hc = H1 + H2 + ... + Hi
− Đường đặc tính chung của các bơm ghép (Hc – Q) được xây dựng bằng
cách cộng các cột áp của riêng từng bơm với cùng một lưu lượng
Lưu ý: Khi ghép hai bơm 1 và 2 nối tiếp liền nhau cần chú ý là bơm 2 phải làm việc với áp
suất cao hơn bơm 1, vì vậy nếu không đủ sức bền bơm sẽ bị hỏng. Do đó phải chọn trên
đường ống đẩy của bơm 1 điểm nào có áp suất không gây nguy hiểm cho bơm 2 để ghép.

Câu 3 : Lựa chọn một thiết bị quạt điện để bàn


● Mô tả vị trí hoạt động
Quạt đứng: Là loại quạt thường để dưới đất, độ cao dễ dàng thay đổi và có thể xoay. Đây
cũng là một loại quạt thông dụng mà hầu như các gia đình nào cũng có vì tính tiện dụng
của quạt khá cao. Quạt để bàn: Là quạt để bàn thông thường, có thể xoay nhưng độ cao
cố định. Quạt trần: Gồm có quạt trần trang trí và quạt trần thông thường. Quạt treo tường:
Được thiết kế để treo lên tường, có giây dật để điều khiển. Quạt hộp: Kiểu dáng gọn gàng,
hình vuông hoặc chữ nhật, có chắn quay theo các hướng khác nhau, phù hợp với gia đình
có trẻ nhỏ.

● Ứng dụng, đặc điểm cấu tạo


Mô tơ: Là một cuộn dây đồng quấn trên lõi sắt từ (stator) gồm nhiều tấm tole silic mỏng
được ghép lại với nhau nhằm tránh dòng điện Phu – Cô. Rotor: Bộ phận này cũng được
sản xuất từ nhiều lá thép mỏng ghép lại với nhau, có phần nhôm đúc nối với cốt thép để
gắn cánh quạt và phần đuôi nhằm tạo ra chuyển động cho bộ chuyển hướng. Tụ điện: Làm
nhiệm vụ tạo ra dòng điện lệch pha. Vỏ nhôm: Có tác dụng chính trong việc ghép giữa
rotor và stator. Bạc thau: Có trang bị ổ giữ dầu bôi trơn nhằm giảm lực ma sát
● Nguyên lý hoạt động của quạt
Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ (phe silic) tạo thành một lực tác
động lên rotor. Phe silic thường làm từ tole silic mỏng ghép nhiều miếng lại với nhau. Vị
trí các cuộn dây chạy và dây đề được đặt lệch nhau. Đồng thời tác dụng làm lệch pha của
tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì 02 lực hút
lệch nhau về phương và thời gian nên tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho
roto quay được. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung
với cuộn chạy. Khi dòng điện tăng lên hoặc giảm xuống do điện trở của cuộn dây thay đổi
sẽ tạo ra nên một từ trường mạnh hoặc yếu hơn, làm cho quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm
hơn.
b. Nêu các cơ hội tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng đối với thiết bị quạt này
Giảm thiểu áp lực: Áp lực là một trong những nhân tố tạo cơ hội to lớn trong việc cắt giảm
chi phí. Một hệ thống được thông gió tốt (với đường ống và kích thước được tối ưu hoá),
phù hợp với các thiết bị kiểm soát, giám sát áp suất và truyền động biến tần, sẽ tạo điều
kiện cho các nhà sản xuất quản lý hiệu quả hơn áp suất hệ thống.

Kiểm soát mật độ: Nhiệt độ, độ ẩm, trọng lượng phân tử, độ cao, và áp lực tuyệt đối trong
ống hoặc tàu cũng gây tác động không nhỏ đến mật độ của khí vận chuyển. Bất cứ sự
thay đổi nào về mật độ khí cũng có thể ảnh hưởng tới các yêu cầu phần cứng cho hệ thống.

Chọn quạt đúng kích cỡ: Hầu hết các loại quạt đang được sử dụng đều quá khổ so với
các ứng dụng cụ thể, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng năng lượng khoảng 1-5%. Tuy
nhiên, thay vì phải thay thế toàn bộ hệ thống quạt (vốn đã rất tốn kém), chúng ta có thể
điều chỉnh tốc độ hợp lý hơn để tiết kiệm chi phí năng lượng.

Câu 1 : Hãy chọn 1 đối tượng: bơm ly tâm hoặc quạt ly tâm. Hãy trình bày phân tích đối
tượng , Cấu tạo của quạt ly tâm, Nguyên lý làm việc , Đặc điểm các thông số đặc trưng
cơ bản, Các phương pháp điều chỉnh năng suất của quạt ly tâm , Vận hành quạt, Bảo
dưỡng và cách khắc phục nếu có lỗi.
Chọn tìm hiểu về quạt ly tâm . Quạt ly tâm được thiết kế gồm 4 bộ phận chính là vỏ quạt,
cánh quạt, hệ curoa truyền động và motor.
− Vỏ quạt (Vỏ xoắn ốc): Thường được làm từ kim loại chống rỉ phủ sơn tĩnh điện. Nhiệm
vụ của vỏ quạt là làm giá đỡ đồng thời liên kết giữa quạt và vị trí lắp đặt. Ngoài ra, vỏ
quạt còn giúp hạn chế tối đa độ rung và tiếng ồn của động cơ trong quá trình vận hành
− Bánh công tác (cánh quạt động): Trên bánh công tác có gắn cánh quạt. Cánh quạt
được gia công từ thép kết cấu. Bánh công tác được đặt trong vở xoắn ốc.
− Ống vào (ống hút) : Hình dạng của ống hút rất ảnh hưởng đến quá trình làm việc của
quạt. Tăng trở lực của ống hút làm giảm cột áp, làm sai lệch sự phân bổ trường tốc độ
trong bánh công tác
− Ống ra ( ống đẩy) : Ống ra của quạt không ảnh hưởng đến phần đẩy của nó mà chỉ là
một chi tiết của hệ thống. Trở lực của nó tỷ lệ với áp suất động trong máy. Bởi vậy, các
máy ly tâm có cột áp động cao sẽ gây nên tổn thất phụ trong hệ thống.
Nguyên lý làm việc : Khi roto quay, áp suất tại tâm quạt nhỏ, không khí sẽ đi vào tâm
quạt và tại đây chúng sẽ được cấp thêm năng lượng của lực ly tâm từ các bánh công
tác. Nhờ có lực ly tâm mà không khí được đưa ra quanh vỏ quạt và đẩy gió ra hướng
thẳng góc với trục quạt. Trong thực tế, quạt ly tâm sẽ có 2 chiều quay là cùng chiều và
ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tùy từng nhu cầu hút đẩy khác nhau mà chọn chiều
quay phù hợp.

Các phương pháp điều chỉnh năng suất của quạt ly tâm
Phương pháp 1: Thay đổi số vòng quay của bánh Thay đổi số vòng quay của quạt bằng
cách thay đổi số vòng quay của động cơ ( biến tần) , hoặc khi số vòng quay của động cơ
không đổi thì lắp thêm bộ phận thay đổi tốc độ ( hộp giảm tốc). Ưu điểm của phương
pháp: − Có thể tăng hoặc giảm năng suất theo yêu cầu − Không có tổn thất năng lượng
nên vận hành rất hiệu quả. Nhược điểm của phương pháp: − Thiết bị phức tạp và đắt tiền
Phù hợp với những quạt ly tâm có năng suất lớn và rất lớn.
Phương pháp 2: Điều chỉnh bằng tiết lưu: Ta xét đồ thị hình 9 có đặc tính của quạt với
trường hợp van tiết lưu mở hoàn toàn: Điểm Ao là điểm công tác tương ứng với chế độ
thiết kế; tại đó hiệu suất của quạt là cao nhất, ta có các giá trị tương ứng N, Q, p, η.

Phương pháp 4: Thay đổi đặc tính làm việc ở đầu ra của bánh công tác – thay đổi độ rộng
của bánh công tác. Tốc độ tương đối của chất khí chuyển động trong rãnh cánh phụ thuộc
vào độ rộng của bánh công tác. Bánh càng rộng thì tốc độ tương đối càng lớn và ngược lại.
Dựa vào tính chất này ta có thể điều chỉnh năng suất của máy
Nguyên nhân và cách khắc phục tiếng động và chấn động quạt:
Khi quạt làm việc luôn luôn có tiếng động kèm theo. Tiếng động của hệ thống quạt cần phân
biệt thành hai loại: tiếng động khí động lực học sinh ra do sự tác dụng của các bộ phận của
quạt lên không khí tiếp xúc với nó, còn tiếng động cơ học sinh ra do chấn động của động cơ
làm việc và quạt (tiếng động của ổ đỡ và truyền động đai truyền). Để giảm tiếng động khí
động lực học thì các cánh guồng quạt hướng trục có vận tốc vòng lớn hơn 30 m/s không được
làm quá mỏng. Ở quạt ly tâm áp suất cao và trung bình có cánh cong về phía sau thì tiếng
động ít hơn nhiều so với quạt có cánh cong về phía trước. Tiếng động khí động học cũng nảy
sinh ở trong vỏ quạt do sự tạo thành xoáy ở cửa vào và cửa ra. Có tiếng động khi quạt làm
việc phần lớn là do lắp ghép không đúng. Vì vậy, khi đặt quạt cần cân bằng guồng cẩn thận
và vặn chặt vào mối ghép. Để giảm tiếng động cần dùng ổ đỡ trượt, làm các lẻn
đàn hồi, các tấm đệm và đặt các chất hấp thụ âm.
Nguyên nhân gây nên chấn động của các máy ly tâm có thể do:
a) Độ hở giữa bạc ổ đỡ và ngõng trục không đúng. Độ hở trung bình là 2% đường kính
ngõng trục. Chấn động cũng có thể gây nên khi bôi trơn ổ đỡ bằng dầu nhớt hơn yêu cầu;
b) Tâm của rôto của máy và động cơ không đồng trục;
c) Đặt không chính xác tấm đệm dưới khung nền của máy, của hộp giảm tốc hoặc động cơ;
d) Các bộ phận bít kín của rôto máy chạm với nắp các vòng giữ dầu của ổ bi. Mức
độ chấn động của máy liên hợp cần kiểm tra: sau khi lắp ghép, trước và sau khi kiểm tra
(nhưng không ít hơn một lần trong một năm) và khi tăng chấn động cục bộ.
Cần thiết tiến hành quan sát có hệ thống sự chấn động, riêng đối với quạt khói lò biên độ
chấn động không được cao quá 0,1 mm.

You might also like