You are on page 1of 24

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC


BƠM, QUẠT, MÁY NÉN
TRẦN NAM DƯƠNG
duong.tn172003@sis.hust.edu.vn
Ngành Kỹ thuật nhiệt
Chuyên ngành Hệ thống và thiết bị nhiệt

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Bùi Thanh Hùng


TS. Bùi Hồng Sơn
Viện: Khoa học và công nghệ Nhiệt Lạnh

HÀ NỘI, 8/2021
Mục Lục
Câu 1: Trình bày đặc điểm của 2 nguyên lý làm việc điển hình của Bơm –
Quạt – Máy nén: Nguyên lý dọc trục và Nguyên lý thể tích ........................... 4
a, Trình bày đặc điểm của nguyên lý dọc trục: ................................................. 4
b, Trình bày đặc điểm của nguyên lý thể tích: .................................................. 6
Câu 2: Phân tích các đặc điểm của việc ghép 3 bơm hoạt động song song
hoặc nối tiếp (chỉ chọn 1 dạng để phân tích).................................................... 6
Tìm hiểu về bơm ............................................................................................... 6
Phân tích các đặc điểm của việc ghép 3 bơm hoạt động nối tiếp ...................... 6
Câu 3: Hãy chọn 1 đối tượng: bơm ly tâm hoặc quạt ly tâm. Hãy trình bày
phân tích đối tượng ........................................................................................... 9
Cấu tạo của quạt ly tâm ................................................................................... 9
Nguyên lý làm việc ......................................................................................... 10
Đặc điểm các thông số đặc trưng cơ bản ....................................................... 10
Các phương pháp điều chỉnh năng suất của quạt ly tâm ................................ 14
Vận hành quạt ................................................................................................ 20
Bảo dưỡng và cách khắc phục nếu có lỗi ....................................................... 20

2
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.Máy dọc trục 4 cánh ................................................................................ 4
Hình 2. Dãy cánh trải trên mặt phẳng .................................................................. 5
Hình 3. Tam giác tốc độ vào và ra ....................................................................... 5
Hình 4. Hai máy đấu nối tiếp............................................................................... 7
Hình 5. Sơ đồ lắp nối tiếp 3 bơm ......................................................................... 8
Hình 6. Đường đặc tuyến H-Q của hệ thống ........................................................ 8
Hình 7. Bánh công tác và quạt ly tâm ................................................................ 10
Hình 8. Sơ đồ hệ thống quạt .............................................................................. 11
Hình 9.Điều chỉnh năng suất quạt bằng cách thay đổi số vòng quay .................. 15
Hình 10. Điều chỉnh năng suất bằng tiết lưu ...................................................... 16
Hình 11. Tương quan thay đổi N, Q và η........................................................... 17
Hình 12 Điều chỉnh năng suất bằng thiết bị định hướng .................................... 17
Hình 13. Thiết bị hướng loại hướng tâm............................................................ 18
Hình 14. Điều chỉnh dựa vào thay đổi độ rộng bánh công tác ............................ 19
Hình 15. Thay đổi góc ra ................................................................................... 19

DANH MỤC BẢNG


Bảng 1. Bảng các lỗi hay gặp khi vận hành quạt ly tâm ...................................... 20

3
Câu 1: Trình bày đặc điểm của 2 nguyên lý làm việc điển hình của Bơm –
Quạt – Máy nén: Nguyên lý dọc trục và Nguyên lý thể tích
Bài làm:
a, Trình bày đặc điểm của nguyên lý dọc trục:
Trong các máy dọc trục năng lượng được truyền từ trục cho dòng chất lưu
nhờ bánh công tác bao gồm các cánh quạt lắp trên đầu trục. Bánh công tác sẽ đẩy
chất lưu chuyển động theo chiều dọc trục. Do độ nghiêng của cánh và chuyển
động của bánh công tác, dòng chuyển động thường bị xoắn và biến dạng. Lưu
lượng môi chất rất lớn nhưng cột áp tạo ra sẽ nhỏ. Phù hợp cho bơm, quạt vì
bơm và quạt làm việc với những chất lưu không nén
Phân tích bánh công tác và tam giác tốc độ trên profile cánh:

Hình 1.Máy dọc trục 4 cánh

Tính chất hình học của mạng cánh được đặc trưng bằng các đại lượng sau:
t – Bước cánh;
b – Chiều dài dây cung của profile cánh;
B – Độ rộng của mạng cánh;
β1c, β2c – Góc vào và góc ra của cánh;
βdc – Góc dây cung cánh;

4
ϴ = b/t - Tỷ số dây cung và bước cánh;
1/ϴ - Tỷ số bước cánh và dây cung;

Hình 2. Dãy cánh trải trên mặt phẳng

Hình 3. Tam giác tốc độ vào và ra

Tốc độ vòng, tốc độ tương đối, tốc độ tuyệt đối ở đầu vào và ra mạng cánh lần
lượt là: u1, w1, c1 và u2, w2, c2
Góc vào và ra của dòng: β1 và β2.
Từ tam giác tốc độ vào và ra ta có thể thấy:

5
− Tốc độ tương đối và tuyệt đối của dòng thay đổi cả hướng lẫn độ lớn
− Môi chất khi đi qua bánh công tác sẽ tham gia đồng thời 2 chuyển động là
chuyển động tịnh tiến song song với trục và chuyển động quay xung
quang trục cùng với bánh công tác. Vì thế chuyển động của dòng môi chất
sau khi đi qua bánh công tác sẽ là chuyển động theo đường xoắn ốc dọc
theo trục.
b, Trình bày đặc điểm của nguyên lý thể tích:
Khi thể tích làm việc của lưu chất càng giảm thì áp năng của lưu chất càng
tăng. Nguyên lý chính của máy là tạo ra một dung tích thay đổi từ nhỏ đến lớn, và
ngược lại. Khi dung tích của máy từ giá trị bằng không tăng dẫn đến giá trị lớn
nhất có thể được là quá trình hút lưu thể. Khi dung tích giảm dần về giá trị không
là quá trình nén và đẩy lưu chất. Cứ mỗi lần hút và đẩy, máy vận chuyển được một
lưu lượng lưu chất nhất định. Dung tích này phụ thuộc vào cấu tạo và vòng quay
của máy cũng như tính chất và áp lực của lưu chất. Áp suất làm việc của thiết bị
có thể đạt giá trị rất lớn nếu thiết bị được làm kín tốt và vật liệu làm thiết bị đủ
bền. Máy thủy lực hoạt động theo nguyên lý này thường có lưu lượng thấp nhưng
áp suất tạo ra thì rất cao. Phù hợp với bơm và máy nén.

Câu 2: Phân tích các đặc điểm của việc ghép 3 bơm hoạt động song song
hoặc nối tiếp (chỉ chọn 1 dạng để phân tích)
Tìm hiểu về bơm
Bơm là máy thủy lực tạo ra dòng chuyển động của chất lỏng. Hay nói cách
khác, bơm là máy dùng để di chuyển chất lỏng và tăng năng lượng của dòng chất
lỏng. Khi bơm làm việc năng lượng mà bơm nhận được từ động cơ sẽ chuyển hóa
thành thế năng, động năng và trong một phần nhỏ có thể chuyển thành nhiệt năng
của dòng chất lỏng.
Phân tích các đặc điểm của việc ghép 3 bơm hoạt động nối tiếp
Trong thực tế sử dụng bơm, người ta thường phải sử dụng nhiều bơm làm
việc đồng thời trong một hệ thống. Các bơm này có thể có đặc tính giống nhau
hoặc khác nhau, chúng có thể làm việc song song hoặc nối tiếp tùy theo yêu cầu
của hệ thống cần tăng lưu lượng hay cột áp chung. Ở đây ta chỉ tìm hiểu bơm ghép
song song.
Khi cần tăng áp suất của dòng môi chất lên cao mà áp suất một máy tạo ra
không đủ, người ta sẽ sử dụng nối tiếp nhiều bơm có cùng lưu lượng như nhau và
điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống. Khi đấu hai bơm nối tiếp thì có thể đặt chúng
cùng một chỗ hay đặt ở các độ cao khác nhau. Các bơm có thể giống hệt nhau,

6
nhưng cũng có thể có đặc tính khác nhau. Việc tìm đường đặc tính chung của
chúng chỉ việc cộng tung độ của hai đường đặc tính riêng.
Yêu cầu của hệ thống: Khi hệ thống yêu cầu cột áp lớn hơn cột áp của một bơm
Điều kiện bơm ghép nối tiếp:
− Các bơm phải làm việc với lưu lượng như nhau: Q1 = Q2 = … = Qi
− Cột áp làm việc khi Q = const: Hc = H1 + H2 + … + Hi
− Đường đặc tính chung của các bơm ghép (Hc – Q) được xây dựng bằng
cách cộng các cột áp của riêng từng bơm với cùng một lưu lượng
Có 2 hướng để nối tiếp bơm ta sẽ xét dưới hình dưới đây:

Hình 4. Hai máy đấu nối tiếp

Nếu đặc tính mạng không thay đổi, sau khi đặt nối tiếp ta đạt được các thông số:
QB > QA = QA’
HA < HB < 2HA = HA’
Khi cần tăng cột áp và giữ nguyên năng suất, ta có các thông số:
QA’ = QA
HA’ = 2HA

7
Khảo sát 3 bơm 1, 2, 3 có đường đặc tính khác nhau ghép nối tiếp làm việc trong
một hệ thống

Hình 5. Sơ đồ lắp nối tiếp 3 bơm

Hình 6. Đường đặc tuyến H-Q của hệ thống

Trên đây là sơ đồ đấu nối 3 bơm nối tiếp ở độ cao địa lý khác nhau. Chiều cao
cột áp của bơm 1 là H1C, chiều cao cột áp của bơm 2 là H2C, chiều cao cột áp của
bơm 3 là H3C, chiều cao chung là HC.
Điểm A (giao điểm của đường đặc tính chung và đường đặc tính lưới) là
điểm làm việc của các bơm ghép trong hệ thống, xác định lưu lượng Q và cột áp
H của hai bơm ghép. Lưu lượng tổng có thể lớn hơn lưu lượng của một bơm, ví
8
dụ trong trường hợp bơm 1 không đủ khả năng đẩy được lưu lượng QA lên cho
bơm 2 mà cần sự giúp sức của bơm 2. Cần chú ý khi đấu nối bơm nối tiếp nếu có
thể thì hãy chọn những bơm có cùng lưu lượng và bằng lưu lượng của cả hệ. Còn
nếu lựa chọn những bơm có lưu lượng khác nhau thì không được quá lệch nhau
về lưu lượng. Nếu không thì hiện thực xâm thực sẽ xảy ra với bánh công tác của
bơm sau và động cơ của bơm trước sẽ bị quá tải.Khi ghép nối tiếp nên chọn bơm
và hệ thống có đường đặc tính thoai thoải, vừa tăng cột áp, vừa tăng năng suất,
tránh được trạng thái làm việc gần giới hạn bơm.
Lưu ý: Khi ghép hai bơm 1 và 2 nối tiếp liền nhau cần chú ý là bơm 2 phải làm
việc với áp suất cao hơn bơm 1, vì vậy nếu không đủ sức bền bơm sẽ bị hỏng.
Do đó phải chọn trên đường ống đẩy của bơm 1 điểm nào có áp suất không gây
nguy hiểm cho bơm 2 để ghép.

Câu 3: Hãy chọn 1 đối tượng: bơm ly tâm hoặc quạt ly tâm. Hãy trình bày
phân tích đối tượng
− Nguyên lý làm việc
− Đặc điểm các thông số đặc trưng cơ bản
− Các phương pháp điều chỉnh năng suất ( tối thiểu 4 phương pháp)
− Các thao tác vận hành và bảo dưỡng
Bài làm
Trong bài tập lớn này em chọn tìm hiểu về quạt ly tâm.
Cấu tạo của quạt ly tâm
Quạt ly tâm được thiết kế gồm 4 bộ phận chính là vỏ quạt, cánh quạt, hệ curoa
truyền động và motor.
− Vỏ quạt (Vỏ xoắn ốc): Thường được làm từ kim loại chống rỉ phủ sơn tĩnh
điện. Nhiệm vụ của vỏ quạt là làm giá đỡ đồng thời liên kết giữa quạt và
vị trí lắp đặt. Ngoài ra, vỏ quạt còn giúp hạn chế tối đa độ rung và tiếng ồn
của động cơ trong quá trình vận hành
− Bánh công tác (cánh quạt động): Trên bánh công tác có gắn cánh quạt. Cánh
quạt được gia công từ thép kết cấu. Bánh công tác được đặt trong vở xoắn
ốc.
− Ống vào (ống hút) : Hình dạng của ống hút rất ảnh hưởng đến quá trình làm
việc của quạt. Tăng trở lực của ống hút làm giảm cột áp, làm sai lệch sự
phân bổ trường tốc độ trong bánh công tác
− Ống ra ( ống đẩy) : Ống ra của quạt không ảnh hưởng đến phần đẩy của nó
mà chỉ là một chi tiết của hệ thống. Trở lực của nó tỷ lệ với áp suất động
9
trong máy. Bởi vậy, các máy ly tâm có cột áp động cao sẽ gây nên tổn thất
phụ trong hệ thống.
Nguyên lý làm việc
Khi roto quay, áp suất tại tâm quạt nhỏ, không khí sẽ đi vào tâm quạt và tại
đây chúng sẽ được cấp thêm năng lượng của lực ly tâm từ các bánh công tác.
Nhờ có lực ly tâm mà không khí được đưa ra quanh vỏ quạt và đẩy gió ra hướng
thẳng góc với trục quạt. Trong thực tế, quạt ly tâm sẽ có 2 chiều quay là cùng
chiều và ngược chiều quay của kim đồng hồ. Tùy từng nhu cầu hút đẩy khác
nhau mà chọn chiều quay phù hợp.

Hình 7. Bánh công tác và quạt ly tâm


1 – bạc máy; 2 – đĩa chính; 3 – cánh quạt; 4 – đĩa phụ; 5 – vỏ xoắn ốc;
6 - ống vào; 7 – ống ra; 8 – miệng ống đẩy; 9, 10 – giá đỡ

Đặc điểm các thông số đặc trưng cơ bản


a, Áp suất quạt

10
Hình 8. Sơ đồ hệ thống quạt

Ta xét hệ thống quạt và ống dẫn từ phương trình Bernoulli cho mặt cắt 1 – 2, ta
có:
𝑝1 𝑐12 𝑝2 𝑐22
+ +𝑔⋅𝐻 = + + 𝑔 ⋅ 𝐻0 + 𝑔 ⋅ ∑ℎ
𝜌𝑘 2 𝜌𝑘 2
Trong đó:
p1,p2 – áp suất tĩnh tuyệt đối tại đầu và cuối của dòng khí 1 – 2;
ρk – khối lượng riêng trung bình của khí trên đoạn 1 – 2;
c1, c2 – vận tốc tuyệt đối của khí ở mặt cắt 1 – 1 và 2 – 2
H – cột áp mà quạt đạt được
Σh - tiêu hao cột áp trên đoạn 1 − 2
Ho - độ cao từ trục quạt đến miệng ống khói
Sau khi biến đổi ta được:
c22
ρgH + (ρ0 − ρk )ghs = p2 − p1 + ρk + ρ. gΔh
2
Ở đây ta nhận thấy vế trái của phương trình xuất hiện thành phần (ρ0 − ρk )ghs .
Hiệu số (ρ0 − ρk )chính là sự chênh lệch mật độ của môi trường và chất lưu.
Biểu thức (ρ0 − ρk )ghs gọi là sức hút tự nhiên. Với hs > 0, ở đây có thể xảy ra
ba trường hợp:
11
TH1: ρo = ρk; (ρ0 − ρk )ghs = 0
Trường hợp này sức hút tự nhiên không ảnh hưởng đến quá trình làm việc
của quạt. Suất năng lượng gH bánh công tác nhận được từ trục động cơ dùng để
tạo chênh lệch áp suất tĩnh ở hai đầu, tạo tốc độ đầu đẩy c2 và thắng toàn bộ trở
lực của hệ thống.
TH2: ρo < ρk
Trường hợp này sức hút tự nhiên làm cản trở quá trình làm việc của quạt.
Suất năng lượng nhận được ρgH, ngoài việc để tạo được chênh lệch áp suất tĩnh
(p2 - p1), tạo tốc độ đầu đẩy c2, vượt trở lực ρgΔh, còn phải khắc phục sự chênh
lệch mật độ của chất lưu và môi trường (ρk – ρo). Năng lượng mất mát để khắc
phục gia số mật độ này là (ρ0 − ρk )ghs .
TH3: ρo > ρk
Trường hợp này sức hút tự nhiên giúp cho quá trình làm việc của quạt tốt
𝑐22
hơn. Tạo áp suất chênh lệch tĩnh (p2 – p1), tạo động năng và thắng trở lực đường
2
ống, ngoài suất năng lượng ρ.g.H còn có thêm giá trị (ρ0 − ρk )ghs tạo nên do
chênh lệch mật độ.
b, Lưu lượng quạt
Lưu lượng của quạt là lượng môi chất đi qua quạt nhận năng lượng trong 1
thời gian nhất định. Để so sánh quạt làm việc với các chất khí có nhiệt độ khác
nhau, khối lượng riêng và áp suất khác nhau, lưu lượng được tính theo m3 tiêu
chuẩn, nghĩa là đo năng suất theo điều kiện tiêu chuẩn của không khí sạch ( p =
760 mmHg và t = 0oC, φ = 50%). Khi đó, trọng lượng riêng của không khí tính
bằng 𝛾𝑜 = 1,293 (kG/𝑚3 )
Lưu lượng tính theo m3 tiêu chuẩn có thể biểu diễn:
G
Q0 =
γ0
G – Lưu lượng trọng lượng tính theo kG/s hoặc kG/h
Sự liên hệ giữa lưu lượng Qo và lưu lượng thực tế được tính theo công thức:
γ
Q0 = Q
γ0
Như vậy, bằng cách đó chúng ta có thể tính chuyển đổi năng suất của quạt ở bất
kỳ điểu kiện nào sang điều kiện tiêu chuẩn.
12
c, Công suất quạt
Các loại tổn thất của quạt:
- Tổn thất thủy lực Δpi: Tổn thất này làm giảm áp suất của quạt
- Tổn thất do ma sát cánh động quay trong chất lưu ΔNms: ma sát giữa chất
khí và cánh quạt khi chuyển động trong kênh.
- Tổn thất thể tích ΔNv: Xuất hiện do tràn chất lưu từ buồng có áp suất cao
vào buồng hút các bánh công tác qua kẽ hở giữa nắp đậy bánh xe và ống
hút
- Tổn thất cơ khí ΔNm: Xuất hiện trong cách chi tiết chuyển động của quạt.
Công suất toàn bộ cần thiết để kéo quạt, thắng toàn bộ các trở lực bằng một cách
tổng quát có thể diễn tả như sau:
Ntp = Nef + ΔNms + ΔNv + ΔNm
Trong đó:
Ntp : Công suất toàn phần cần cấp cho quạt
Nef : Công suất hữu ích
ΔNms, ΔNv, ΔNm : Công suất để thắng các trở lực. Tổn thất thủy lực đã được tính
trong Nef thông qua cột áp thực tế p.
Nếu bỏ qua sự biến đôi khối lượng riêng của khí thì công suất toàn phần cần thiết
của quạt xác định theo công thức
10−3 QρgHk 10−3 QHg 10−3 QΔp
Ntp = = = , (kW)
η η η
Trong đó:
Q - năng suất của quạt, (m3/s);
Hk – chiều cao áp lực, m cột khí;
ρ – khối lượng riêng của khí, kg/m3;
η – hiệu suất chung, η = 0,4 – 0,6;
H – áp lực tính bằng mm cột nước;
g – gia tốc trọng trường, m/s2;
Δp – áp lực của quạt, N/m2;

13
Hiệu suất chung η tính tới tổn thất công suất quạt và tổn thất công suất để thắng
trở lực cơ khí truyền động và ổ đỡ:
𝜂 = 𝜂𝑞 𝜂ô 𝜂td
Trong đó:
N – hiệu suất chung của quạt không kể tốn thất cơ khí (tra bảng);
N – hiệu suất ổ đỡ;
N – hiệu suất đối với động cơ truyền tải;
Công suất của quạt ly tâm có thể tăng lên rất lớn cả khi năng suất tăng lên không
lớn, vì vậy phải có dự trữ cao
Công suất động cơ tính theo công thức:
Ndc = kN
Công suất động cơ càng nhỏ thì hệ số dự trữ k càng lớn.
d, Hiệu suất quạt
Hiệu xuất quạt được xác định theo công thức:
Nef Nef
ηtp = =
Ntp Nef + ΔNms + ΔNv + ΔNm
Các phương pháp điều chỉnh năng suất của quạt ly tâm
- Thay đổi số vòng quay
- Điều chỉnh bằng tiết lưu
- Đặt thiết bị hướng ở đầu vào bánh xe công tác
- Thay đổi độ rộng của bánh công tác
- Thay đổi độ lớn của góc ra β2
Phương pháp 1: Thay đổi số vòng quay của bánh
Thay đổi số vòng quay của quạt bằng cách thay đổi số vòng quay của động cơ (
biến tần) , hoặc khi số vòng quay của động cơ không đổi thì lắp thêm bộ phận
thay đổi tốc độ ( hộp giảm tốc).
Khảo sát đồ thị hình 8

14
Hình 9.Điều chỉnh năng suất quạt bằng cách thay đổi số vòng quay

Từ đặc tính theo số vòng quay ta thấy rằng, khi tăng số vòng quay, năng suất và
cột áp đều tăng và ngược lại khi giảm số vòng quay thì chúng giảm. Tương ứng
với các điểm công tác A1,A2,A3,A4 ta có các công suất tiêu thụ N và hiệu suất η
tương ứng.
Ưu điểm của phương pháp:
− Có thể tăng hoặc giảm năng suất theo yêu cầu
− Không có tổn thất năng lượng nên vận hành rất hiệu quả
Nhược điểm của phương pháp:
− Thiết bị phức tạp và đắt tiền
Phù hợp với những quạt ly tâm có năng suất lớn và rất lớn.
Phương pháp 2: Điều chỉnh bằng tiết lưu
Ta xét đồ thị hình 9 có đặc tính của quạt với trường hợp van tiết lưu mở hoàn toàn:
Điểm Ao là điểm công tác tương ứng với chế độ thiết kế; tại đó hiệu suất của quạt
là cao nhất, ta có các giá trị tương ứng N, Q, p, η.

15
Hình 10. Điều chỉnh năng suất bằng tiết lưu

Từ đồ thị ta có thể nhận xét:


− Ở điểm Ao van mở hoàn toàn, năng suất đạt cực đại. Như vậy điều chỉnh
bằng tiết lưu làm giảm năng suất ➔ Chỉ điều chỉnh bằng tiết lưu khi cần
giảm năng suất.
− Điều chỉnh bằng tiết lưu làm giảm công suất trên trục máy, làm tăng tổn thất
năng lượng tiêu hao do tiết lưu
Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp này:
− Khi tiết lưu công suất động cơ không thay đổi, chỉ có công suất trên trục
thay đổi (giảm đi) do tổn thất tiết lưu.
− Càng tiết lưu năng suất càng giảm nhưng không có nghĩa là cột áp tạo được
sẽ tăng trên hệ thống đường ống, mà áp suất đầu đẩy của quạt chỉ tăng đến
trước van. Áp suất dự trữ trước van là pn; tổn thất tiết lưu qua van là Δpn;
nên áp suất sau van tương ứng là psn
− Điều chỉnh bằng tiết lưu chỉ nên dùng cho quạt có công suất nhỏ, hoặc điều
chỉnh trong khoảng hẹp
− Chỉ nên dùng điều chỉnh bằng tiết lưu trong trường hợp khi đặc tính của
quạt thỏa mãn công suất trên trục giảm khi năng suất giảm.

16
Hình 11. Tương quan thay đổi N, Q và η

Phương pháp 3: Đặt thiết bị hướng ở đầu vào bánh xe công tác
Phương trình Euler cột áp tổng quát xác định cột áp lý thuyết khi cánh quạt vô
hạn:
pth = 𝜌gHth = 𝜌(u2 c2u − u1 c1u )
Ta nhận ra rằng, về cơ bản áp suất mà quạt tạo được khi nhận một suất năng lượng
Hth phụ thuộc vào điều kiện đầu vào của bánh xe công tác; sự xoắn dòng ở đầu
vào có ảnh hưởng rất lớn đến giá trị cột áp. Và nếu đặc tính của mạng không thay
đổi thì sự xoắn dòng làm thay đổi năng suất của máy.
Ta có thể sử dụng 2 phương pháp đặt thiết bị cánh hướng: dọc trục và hướng tâm
Thiết bị hướng loại dọc trục
Các cánh hướng được lắp chung quanh trục; các cánh này quay nhờ một trục
điều chỉnh đặc biệt.

Hình 12 Điều chỉnh năng suất bằng thiết bị định hướng

17
Tương ứng với mỗi góc vào của cánh hướng là một năng suất. Ở đây giới hạn
bởi 2 vị trí:
− Vị trí tối thiểu: đóng hoàn toàn, các cánh hướng lấp kín ống hút, lúc này
Q=0;
− Vị trí cực đại: tương ứng góc mở lớn nhất theo thiết kế; năng suất cực đạt
cực đại Qmax.
Các giá trị trung gian khác đạt được bằng cách thay đổi góc vào nhờ trục điều
chỉnh.
Thiết bị hướng loại hướng tâm
Cũng tương tự như thiết bị hướng loại dọc trục

Hình 13. Thiết bị hướng loại hướng tâm

Phương pháp 4: Thay đổi đặc tính làm việc ở đầu ra của bánh công tác – thay
đổi độ rộng của bánh công tác
Tốc độ tương đối của chất khí chuyển động trong rãnh cánh phụ thuộc vào độ
rộng của bánh công tác. Bánh càng rộng thì tốc độ tương đối càng lớn và ngược
lại. Dựa vào tính chất này ta có thể điều chỉnh năng suất của máy
Năng suất quạt xác định theo công thức:
𝑄 = 𝜋𝑑2 𝑏2 𝑐2𝑟
Sự thay đổi độ rộng của bánh công tác thực hiện theo hình

18
Khi thay đổi b2 thì w2 thay đổi, do u2 không thay đổi nên c2 thay đổi cả hướng
lẫn độ lớn, làm cho c2u và c2r thay đổi ( theo hình dưới đây)

Hình 14. Điều chỉnh dựa vào thay đổi độ rộng bánh công tác

Trong trường hợp này do b2 tăng nên w2 tăng và c2r cũng tăng. Kết quả là Q tăng.
Phương pháp 5: Thay đổi độ lớn của góc ra β2
Để thực hiện phương pháp này người ta tiến hành: Ở đầu mút cánh ta lắp một
cánh phụ có trục quay quanh đầu mút của nó bằng một cơ cấu lò xo như hình

Hình 15. Thay đổi góc ra

Phương pháp 6: Điều chỉnh kết hợp


Dựa vào những phương pháp điều chỉnh cơ bản: Điều chỉnh bằng tiết lưu, điều
chỉnh bằng cách thay đổi số vòng quay, điều chỉnh bằng thiết bị hướng. Ta sẽ có
những phương pháp điều chỉnh kết hợp tùy thuộc vào từng hệ thống.
19
Vận hành quạt
Khởi động và dừng quạt
− Khi khởi động và vận hành quạt cần tuân theo các quy tắc sau đây: trước
khi khởi động cần kiểm tra xem các mối nối đã đúng chưa, kiểm tra độ
bền của mối lắp guồng và dầu trong bình dầu. Sau khi lắp ghép và sửa
chữa phải lấy hết các dụng cụ, các chi tiết còn lại và vật liệu thừa.
− Đóng cầu dao để xác định hướng quay của bánh công tác có đúng hay
không. Nếu đúng thì đóng hẳn cầu dao.
− Muốn dừng quạt chỉ cần ngắt cầu dao
Bảo dưỡng và cách khắc phục nếu có lỗi
Bảng 1. Bảng các lỗi hay gặp khi vận hành quạt ly tâm

Nguyên nhân Cách khắc phục


Quạt không đảm bảo năng suất đã định
Có khoảng hở lớn giữa bánh công tác Đặt ồng vào cho khoảng hở không lớn
và ống vào hơn 0,01 đường kính bánh công tác
Bánh công tác quay theo hướng ngược Đổi pha động cơ điện
lại
Quạt không tạo nên áp lực cần thiết
Các tính toán trở lực của hệ thống Kiểm tra các kích thước của ống dẫn và
không đúng các trở lực của hệ thống
Chọn quạt không đúng Thay quạt hoặc tăng số vòng quay của
quạt
Trở lực của hệ thống cao hơn thiết kế Kiểm tra xem tiết diện ống dẫn có bị
rác bẩn không. Quy định rõ số lượng và
kiểu các phần cong rồi kiểm tra cách
đặt chúng

Ống dẫn không kín Siết bu lông mặt bích và thay thế đệm
Số vòng quay của quạt không đủ Tăng số vòng quay của quạt khi truyền
động đai truyền bằng cách biến đổi tỉ
số truyền.
Quạt rung động mạnh
Bánh công tác không cân bằng Kiểm tra và cân bằng bánh công tác
Các mối ghép ổ đỡ lắp không đúng Kiểm tra việc lắp các mối ghép ổ bi
20
Động cơ gắn với bệ không vững Vặn các buloong bệ hoặc tăng cường
lắp ghép
Quạt có tiếng động khi làm việc
Quạt có hiệu suất thấp Thay thế quạt có hiệu suất không thấp
hơn 0,5
Không có các ống nối co giãn giữa quạt Đặt ống nối co giãn
và hệ thống ống dẫn ở phía đẩy và phía
hút
Quạt đặt trên nền kim loại không có vật Thêm vào các đệm đàn hồi
hấp thụ chấn động
Động cơ và các ổ đỡ của quạt quá nóng
Động cơ quá tải Thay động cơ bằng động cơ có công
suất lớn hơn, nếu có thể thì đóng tấm
chắn
Ổ đỡ của động cơ bị bẩn, không có dầu Rửa ổ đỡ và bôi dầu mới vào
trong ổ đỡ
Ổ đỡ bị hỏng Kiểm tra và thay thế những cái bị hỏng
Đai truyền tách rời khỏi bánh đai của quạt hoặc bị trượt
Trục của động cơ và quạt không song Kiểm tra lại tính song song và sửa
song
Các bu lông bệ của động cơ và giá đỡ Đặt động cơ, kéo các bu lông bệ ở giá
yếu do đó làm sai lệch vị trí đúng của đỡ và động cơ
truyền động Chuyển dịch động cơ trên giá thép,
thay hoặc khâu lại đai truyền

Nguyên nhân và cách khắc phục tiếng động và chấn động quạt:
Khi quạt làm việc luôn luôn có tiếng động kèm theo. Tiếng động của hệ thống
quạt cần phân biệt thành hai loại: tiếng động khí động lực học sinh ra do sự tác
dụng của các bộ phận của quạt lên không khí tiếp xúc với nó, còn tiếng động cơ
học sinh ra do chấn động của động cơ làm việc và quạt (tiếng động của ổ đỡ và
truyền động dai truyền).
Để giảm tiếng động khí động lực học thì các cánh guồng quạt hướng trục có
vận tốc vòng lớn hơn 30 m/s không được làm quá mỏng. Ở quạt ly tâm áp suất cao
và trung bình có cánh cong về phía sau thì tiếng động ít hơn nhiều so với quạt có
21
cánh cong về phía trước. Tiếng động khí động học cũng nảy sinh ở trong vỏ quạt
do sự tạo thành xoáy ở cửa vào và cửa ra. Có tiếng động khi quạt làm việc phần
lớn là do lắp ghép không đúng. Vì vậy, khi đặt quạt cần cân bằng guồng cẩn thận
và vặn chặt vào mối ghép. Để giảm tiếng động cần đùng ổ đỡ trượt, làm các nẻn
đàn hồi, các tấm đệm và đặt các chất hấp thụ âm.
Ngoài ra, để giảm tiếng động của quạt sinh ra khi áp lực cao hơn l5 mm cột nước
cần thực hiện những biện pháp sau:
1. Thay thế vỏ sắt bằng vỏ bêtông cốt sắt.
2. Cách biệt bệ quạt khỏi các phần của nhà cửa.
3. Nối ống dẫn với quạt qua các ống nối bằng vải bố kín.
4. Đặt quạt trong các bao bằng gỗ có nhồi dạ, phớt, rơm hoặc bông.
5. Nếu có thể thì đặt quạt áp suất thấp có cánh cong phía sau.
6. Nếu không có ống hút thì đặt ống góp có dạng hình thoi nhọn hoặc ống hình
côn.
7. Đối với quạt ly tâm có truyền động đai truyền thì thay thế ổ lăn bằng ổ trượt và
thay thế đai thẳng bằng đai hình thang.
8. Thành bên của vỏ nên gắn thêm các sắt góc.
9.Đảm bảo sự làm việc của quạt với hiệu suất không thấp hơn 0,9 hiệu suất cực
đại.
10. Rôto của quạt phải cân bằng tĩnh và động sao cho biên độ chấn động nhỏ hơn
1mm. Sự cân bằng của guồng dẫn tới giảm tiếng động khi quạt làm việc, tăng độ
bền, giữ tính cứng vững của ổ đỡ. Khối lượng của guồng cần phải phân bố sao cho
trọng tâm của nó trùng với tâm quay và đối xứng trên mặt phẳng quay. Cân bằng
tĩnh nhờ các thiết bị riêng. Đồng thời khi guồng động là hàn hoặc ghép đinh thì ta
hàn thêm hoặc ghép thêm vào các đối tượng để đảm bảo cân bằng. Khi guồng đúc
ta mài bớt khối lượng dư.
Cân bằng tĩnh thực hiện như sau: quay guồng và để nó chạy. Khi guồng dừng
lại ta đánh đấu phần thấp nhất rồi xoay nhẹ cho guồng rời khỏi vị trí cân bằng.
Nếu guồng dừng lại ở điểm bất kỳ thì guồng đã cân bằng, còn nếu phần thấp nhất
vẫn là phần cũ thì trọng tâm đã lệch về phần thấp nhất. Dựa vào đó ta thêm khối
lượng vào phần trên hoặc mài bớt phần dưới cho tới khi cân bằng. Lượng lấy đi
hoặc thêm vào phải làm sao nhỏ nhất.

22
Rôto của quạt nhiều guồng có thể cân bằng tĩnh, trong khi đó các guồng của
nó có thể không cân bằng tĩnh. Các rôto này gọi là rôto không cân bằng động.
Chấn động và sự rung động của các quạt ly tâm (quạt, bơm ly tâm) là một hiện
tượng không mong muốn và rất nguy hiểm (gồm có chấn động khi mở máy và khi
làm việc bình thường). Các dao động có biên độ tăng dần lên là nguy hiểm nhất.
Nguyên nhân gây nên chấn động của các máy ly tâm có thể do:
a) Độ hở giữa bạc ổ đỡ và ngõng trục không đúng. Độ hở trung bình là 2% đường
kính ngõng trục. Chấn động cũng có thể gây nên khi bôi trơn ổ đỡ bằng dầu nhớt
hơn yêu cầu;
b) Tâm của rôto của máy và động cơ không đồng trục;
c) Đặt không chính xác tấm đệm dưới khung nền của máy, của hộp giảm tốc hoặc
động cơ;
d) Các bộ phận bít kín của rôto máy chạm với nắp các vòng giữ dầu của ổ bi. Mức
độ chấn động của máy liên hợp cần kiểm tra: sau khi lắp ghép, trước và sau khi
kiểm tra (nhưng không ít hơn một lần trong một năm) và khi tăng chấn động cục
bộ.
Cần thiết tiến hành quan sát có hệ thống sự chấn động, riêng đối với quạt khói lò
biên độ chấn động không được cao quá 0,1 mm.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. V. May, Giáo trình bơm, quạt, máy nén, Hà Nội: Trường đại học Bách
Khoa, 1993.

[2] Hoàng Bá Chư, Phạm Lương Tuệ, Trương Ngọc Tuấn, BƠM, QUẠT, MÁY
NÉN CÔNG NGHIỆP, Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ thuật, 2005.

[3] Lê Xuân Hòa, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giáo trình bơm, quạt, máy nén,
Thành Phố Hồ Chí Minh: Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ CHí
Minh, 2004.

[4] Bùi Thanh Hùng, Nguyễn Đức Quyền, Bùi Hồng Sơn, Giáo trình bơm, quạt,
máy nén, Hà Nội, 2019.

24

You might also like