You are on page 1of 11

` ĐỀ CƯƠNG THỦY LỰC VÀ KHÍ NÉN

Câu 1: Nhiệm vụ và yêu cầu đối với dầu thủy lực

Nhiệm vụ:

+ Truyền áp lực ( năng lượng) từ nguồn tạo dòng chất lỏng có áp đến bộ phận biến
dòng áp lực đó thành cơ năng .

+bôi trơn các phần tử có chuyển động tương đối trong mạch

+Tỏa nhiệt ra môi trường

Yêu cầu:

+Độ nhớt phải ổn định.

+Bảo đảm các thông số yêu cầu độ nhớt không quá cao không quá thấp

+ dầu không chịu nén

+ Có tính bôi trơn tốt

+ Chống ooxxy hóa ổn địinh thành phần hóa học

+ Có nhiệt độ ngưng tụ thấp, chống hòa tan trong nước và không khí

+ Có modun đàn hồi và trọng lượng riêng ổn định

+ Không độc hại chống cháy nổ

+ Giá thành chi phí bảo quản thấp

Câu 2: Nội dung định luật Passcal và ứng dụng trobng truyền động thủy tĩnh

Phương trình thủy tĩnh:

Nội dung định luật Passcal: Trong một bình kín chứa chất lỏng ở trạng thái tĩnh
thì áp suát do ngoại lực tác dụng lên mặt thoáng được truyền nguyên vẹn đến mọi
điểm của chất lỏng
- Ứng dụng trong truyền động thủy tĩnh ( thực tế)
Sử dụng trong các máy nâng chuyển, các máy xây dựng,…

Câu 3: Định luật beniuli cho chaastn lỏng thực và ứng dụng trong van tiết lưu

Gọi h.ω là tổn thất năng lượng đơn vị dòng nguyên tố khi dujch chuyển từ
mặt cắt 1-1 đến mặt cắt 2-2 khi đó ta có phương trình becniuli :

 Ý nghĩa năng lượng:


Z là thế năng đơn vị vị trí
Là thế nang đơn vị áp suất
Là thế năng đơn vị
Động năng đơn vị
Tổng : là cơ năng đơn vị
 Ý nghĩa về hình học
Z là Cao độ vị trí
Là cao độ áp suất
Là cột áp tĩnh
Là cột áp động
Tổng: Là cột áp toàn phần
 Ứng dụng trong van tiết lưu:
Van tiết lưu có tác dụng điều chỉnh lưu lượng dòng thủy lực qua đó việc
ứng dụng định luật becniuli để xác định lưu lượng dòng thủy lực đi qua
van.
Phương trình liên tục:

Ta có công thức tính lưu lượng dòng thực tế:

Câu 4: Công dụng và yêu cầu đối với bơm và động cơ thủy lực

Công dụng :

-Bơm: tạo dòng chat lỏng có áp lực dung để biến cơ năng thành năng lượng thủy
lực

-Động cơ : Biến năng lượng dòng thủy lực thành cơ năng

Yêu cầu chung :

-Phải được sử dụng rộng rãi và dễ thay thế

-Hiệu suất cao trong thòi gian sử dụng

-làm việc êm không ồn không rung

- Chịu được tải trọng phức tạp

-Nhỏ gọn moomen quán tính nhỏ

-Giá thành hạ , lắp ráp chăm sóc bảo dưỡng đơn giản dễ dàng

-Có khả năng tổ hợp tạo thuận lợi cho tự động hóa

-Thích ứng với nhiều loại chất lỏng ( dầu thủy lực ) phổ biến

-Ít tiêu hao trong quá trình lọc dầu thủy lực
Yêu cầu riêng:

Bơm:

-Chiều cao hút lớn chế độ hút tốt ngay cả số vòng quay cao

-Dễ dàng thích ứng với hệ thống

-Dòng cung cấp luôn luôn ổn định

-Làm việc chắc chắn ngay cả trong chế độ nặng nề

-Độ đồng đều trong chất lỏng cao

Động cơ:

-Nhạy cảm với sự điều chỉnh số vòng quay

-Luôn tạo được số vòng quay ổn định trong phạm vi của áp lực

- Độ không đồng đều của số vòng quay và moomen nhỏ ngay cả khi số vòng
quay thấp

Câu 5; Ưu nhược điểm của một số loại bơm động cơ thủy lực ;

Bơm và động cơ thủy lực kiểu bánh răng

Ưu điểm :

+ truyền được công suất và lưu lượng lớn 500l /ph và áp suất lên đến 25MPa

+Kết cấu đơn giản dễ chế tạo

+kích thước gọn

Nhược diểm:

+ không điều chỉnh được lưu lượng và áp suất khi số vòng quay không thay đổi

+Tuổi thọ bơm thấp

Bơm và động cơ thủy lực kiểu cánh gạt

Ưu điềm:
+Có thể điều chỉnh được lưu lượng và áo suất khi số vòng quay không thay đổi

+ Truyền được công suất và áp lực lớn 600 lít/ph và 25MPa

+Hoạt động êm và ổn định

: Nhược điềm

+ Đặc tính kĩ thuật yêu cầu cao

+ Tuổi thọ bơm phụ thuộc và mức độ chế tạo cánh gạt

Bơm và động cơ thủy lực piston roto hướng kính

Ưu điểm :

+ Có thể truyền được dòng thủy lực với áp suất cao ( 40 MPa)

+ Hiệu suất làm việc cao (0,9-0,93)

+ Với tuổi thọ cao

+ Có thể tạo ra momen quay lớn và vận tốc tương đối nhỏ

Nhược điểm :

+ Kích thước lớn

+ Cấu tạo phức tạp , khó chế tạo

+ Giá thành đắt , sử chữa lắp ráp phức tạp

Bơm và động cơ thủy lực piston roto hướng trục:

Ưu điểm :

+ Với lưu lượng nhỏ nhưng vẫn cóa thể tạo ra dòng thủy lực có áp suât cao

+ Hiệu suất truyền cao 0,95-0,98

+ Kích thước nhỏ gọn

Nhược điểm ;

+ Cấu tạo phức tạp, khó chế tạo


+ Hiệu chỉnh và lắp đặt bơm phức tạp , giá thành tương đối cao.

Câu 6: khái niệm, nguyên lý làm việc, ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của
biến tốc thủy lực?

Khái niệm: là máy thủy lực dung để nối mềm các trục truyền công suất, có khả
năng thay đổi tốc độ từ trục chủ động sang bị động và biến đổi momen xoắn trong
quá trình truyền động.

Nguyên lý làm việc:

Khi động cơ làm việc, bánh bơm B quay theo và cung cấp năng lượng cho dòng
chất lỏng trong buồn công tác. Năng lượng được tăng lên và có giá trị lớn nhất khi
ra khỏi bánh bơm B. Khi qua bánh tua bin T năng lượng của chất lỏng truyền cho
bánh tua bin và làm nó quay đồng thời, năng lượng cũng giảm dần từ ngoài vào.
Khi qua bánh phản ứng P chất lỏng và bánh công tác không có sự trao đổi năng
lượng vì bánh phản ứng đứng yên. Song do tốc độ của dòng chảy có sự biến đổi
nên vẫn có sự thay đổi momen động lượng ở bánh phản ứng P. Chất lỏng ra khỏi
bánh phản ứng đi vào bánh bơm B nhận năng lượng và lặp lại chu trình công tác
trên.

Phạm vi sử dụng:

+ đối với các loại biến tốc phức tạp thường được sử dụng trong các đầu máy xe
lửa, tàu thủy, những phương tiện vận tải siêu lớn.
+ đối với các loại biến tốc đơn giản(một cấp hỗn hợp) thường sử dụng trong oto,
máy kéo.

Bên cạnh đó biến tốc thủy lực còn sử dụng nhiều trong các máy xây dựng, máy
làm đường và máy vận chuyển.

Câu 7: Khái niệm về truyền động khí nén và các thiết bị trong truyền động khí
nén?

Khái niệm: truyền động thủy khí là phương pháp truyền chuyển động tương tự
như truyền động thủy lực, nhưng khác ở chỗ truyền động khí nén truyền chuyển
động thông qua môi chất là khí nén.

Các thiết bị:

+ thiết bị tạo khí nén: có tác dụng tạo dòng không khí có áp lực, dùng cơ năng để
nén không khí đến một áp lực nhất định.

+ thiết bị sử dụng khí nén(cơ cấu chấp hành khí nén): sử dụng để biến năng lượng
của khí nén thành động năng chuyển động cơ học của bộ phận công tác.

+ bộ phận phân phối khí nén: dùng để thay đổi hướng đi của dòng khí nén từ
nguồn đến các cơ quan làm việc của cơ cấu chấp hành và xả khí ra ngoài.

+ bộ phận điều khiển: tạo lập và đảm bảo trình tự làm việc của các bộ phận công
tác theo một quy luật nào đó.

Câu 8: phương trình liên tục của dòng chảy và ứng dụng?

- Xét một ống dòng thủy lực giới hạn bởi 2 tiết diện S 1 và S2, vận tốc dòng

chất lỏng tại 2 mặt cắt đó là v1 và v2. Ta có phương trình liên tục của dòng

chất lỏng:

V1.S1=v2.S2=const ;
- Phát biểu: Ðối với một ống dòng đã cho, tích của vận tốc chảy của chất lưu

lý tưởng với tiết diện ngang của ống tại mọi nơi là một đại lượng không đổi.

- Ý nghĩa: Khi chất lưu chảy trên một đường ống có tiết diện khác nhau thì

vận tốc ở những nơi có tiết diện nhỏ sẽ lớn và những nơi có tiết diện lớn sẽ

nhỏ.

Ứng dụng: dùng để tính các thông số vận tốc chảy và lưu lượng dòng chảy tại

các vùng tiết diện khác nhau trong hệ thống truyền động.

Câu 9: khái niệm mạch kín mạch hở trong truyền động thủy tĩnh? Phân tích

ưu nhược điểm của 2 loại mạch đó?

Khái niệm:

- Mạch kín: dòng chất lỏng dịch chuyển từ bơm đến động cơ thủy lực sau đó

quay trở lại đầu hút của bơm tạo thành 1 chu trình kín.

- Mạch hở: dòng chất lỏng có áp lực được tạo ra từ bơm đi đến các van điều

khiển và điều chỉnh đến động cơ thủy lực về thùng dầu, bơm hút dầu từ

thùng dầu.

Ưu nhược điểm:

+)mạch kín:

Ưu điểm (so với hệ thống thủy lực mạch hở):


- Không cần cụm van phân phối để thay đổi chiều quay

- Áp suất làm việc cao

- Hiệu suất truyền thủy lực của toàn mạch cao

- Bố trí thiết bị và kết nối đường ống gọn, dễ dàng, các chi tiết trong mạch đơn

giản

- Tiết kiệm nhiên liệu.

+) mạch hở:

Ưu điểm (so với hệ thống thủy lực mạch kín):

- Có thể sử dụng cho nhiều chức năng, cơ cấu khác nhau trong cùng một hệ thống

- Dầu nóng chậm

- Lợi thế về độ bền khi làm việc với tốc độ cao, tải trọng lớn trong thời gian dài.

Câu 10: nhiệm vụ, phân loại và phạm vi ứng dụng của: van phân phối, van điều

chỉnh áp lực, van điều chỉnh lưu lượng và van ngắt.

Nhiệm vụ:

- Van phân phối: đóng mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu, biến đổi

năng lượng, dùng để đảo chiều chuyển động của cơ cấu chấp hành.
- Van điều chỉnh áp lực: dùng để điều chỉnh áp suất dòng chất lỏng(tăng,

giảm, cố định áp suất ở 1 gtri cho phép) trong hệ thống thủy lực.

- Van điều chỉnh lưu lượng: dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng chất lỏng theo

các thông số yêu cầu của hệ thống.

- Van ngắt: dùng để ngắt dòng chất lỏng của hệ thống trong các điều kiện nào

đó.

Phân loại:- Van phân phối: phân loại theo kết cấu phần tử van, số đầu nối va số vị

trí, loại điều khiển van.

- Van điều chỉnh áp suất: gồm van giới hạn áp lực và van giảm áp.

- Van điều chỉnh lưu lượng: gồm van tiết lưu và van ổn định lưu lượng.

- Van ngắt: gồm van một chiều, van ngắt bằng tay và van có chức năng logic.

Phạm vi ứng dụng:

Có trong hầu hết tất cả các hệ thống truyền động thủy lực.

Câu 11: nêu các thiết bị phụ trong hệ thống truyền động thủy lực và nhiệm vụ

của chúng?

- Đường ống và các ống nối: dẫn dòng thủy lực đến các bộ phận khác nhau

trong hệ thống, đặc trung bởi đường kính ống.

- Bình tích áp:


+ tịch trữ dòng chất lỏng có áp lực thừa.

+ bù đắp cho cuối giai đoạn của quá trình làm việc.

+ cung cấp dầu bổ xung trong hệ thống có áp lực.

+ cân bằng dầu cho sự thay đổi về nhiệt độ,

+ thu hổi năng lượng phanh.

- Bộ lọc dầu: lọc các chất bụi, bẩn, khí có trong dòng thủy lực.

- Thùng dầu: chứa chất lỏng công tác của hệ thống thủy lực.

You might also like