You are on page 1of 22

PHẦN 1: LÝ THUYẾT

- Đặc tính làm việc U-I của pin mặt trời. Ảnh hưởng của nhiệt độ và cường độ
bức xạ đến pin mặt trời
- Đặc tính làm việc của pin mặt trời:
 Đặc tính làm việc của pin mặt trời thể hiện qua hai thông số là điện áp hở
mạch lớn nhất V0c lúc dòng ra bằng 0 và dòng điện ngắn mạch I sc khi điện áp ra
bằng 0.

Hình 1: Đường đặc tính làm việc U − I của pin mặt trời.
 Công suất của pin được tính theo công thức: P =I.U
 Tại điếm làm việc U = U 0c/I = 0 và U = 0 /1 = I sc , công suất làm việc của
pin cũng có giá trị bằng 0.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ đến pin mặt trời.
 Điện áp hở mạch V0c phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ nên đường đặc tính
VA của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào nhiệt độ của pin.

- Ảnh hưởng của cường độ bức xạ đến pin mặt trời.


 Ngoài ra do dòng ngắn mạch Isc tỉ lệ thuận với cường độ bức xạ chiếu
sáng, nên đường đặc tính V − I của pin mặt trời cũng phụ thuộc vào cường độ
bức xạ chiếu sáng.
 Ở mỗi tầng bức xạ chỉ thu được duy nhất một điểm làm việc với V = V MPP
có công suất lớn nhất thể hiện trên hình vẽ:
Hình 2: Sự phụ thuộc của đặc trưng V-A của pin mặt trời vào cường độ bức
xạ mặt trời.
 Điểm làm việc có công suất lớn nhất được thể hiện là điểm chấm đen to
trên hình vẽ. (đỉnh của đường cong đặc tính).

. Điểm công suất cực đại và hiện tượng điểm nóng cục bộ ở pin năng lượng mặt
trời.
điện áp sẽ liên tục thay đổi (tăng hoặc giảm) một lượng nhỏ sau đó sẽ quan sát
sự dịch chuyển của điểm công suất. Nếu điểm công suất dịch chuyển theo
hướng khả quan thì thuật toán sẽ tiếp tục tăng (hoặc giảm) áp cho đến khi điểm
công suất đạt cực đại.
- Hiện tượng “điểm nóng” ở pin năng lượng mặt trời.
 Xảy ra khi việc ghép nối các tấm pin không giống nhau, tức là khi các
thông số Isc, V0c, Popt của các module pin khác nhau.
 Đây là hiện tượng tấm pin yếu hơn (tức là pin kém chất lượng hơn so với
các pin khác trong dàn hoặc khi nó bị che nắng trong khi các pin khác trong
dàn vẫn được chiếu sáng) sẽ hấp thụ hoàn toàn công suất điện do các tấm pin
khỏe hơn phát ra và làm cho công suất điện mạch ngoài bằng 0.
 Phần năng lượng điện tấm pin yếu nhận được từ tấm pin khỏe hơn sẽ biến
thành nhiệt, làm nóng tấm pin này lên và có thể dẫn tới hư hỏng.
 Hiện tượng điểm nóng này chỉ xảy ra trên các pin yếu hơn các pin khác
trong hệ, dẫn tới sự hư hỏng hệ hay làm giảm đáng kể hiệu suất biến đổi quang
điện của hệ.
- Ưu nhược điểm của từng loại pin quang điện.
1. - Tấm pin mặt trời mono
Ưu điểm: Hiệu suất và công suất cao
Nhược điểm: Giá cao
2. Tấm pin mặt trời poly
Ưu điểm:
- Giá thành phải chăng, thấp hơn pin mono
- Có độ giãn nở và khả năng chịu nhiệt cao
- Hiệu suất làm việc ngoài năng cao
 Nhược điểm:
- Độ ổn định về cấu trúc và tính bề vững không cao
- Tuổi thọ thấp hơn pin mono khi làm việc trong cùng điều kiện ánh sáng
- Hiệu suất và công suất thấp hơn pin mono
3. Tấm pin mặt trời Thin – film
 Ưu điểm:
- Nhẹ linh hoạt dễ lắp đặt
- Giá pin và chi phí thi công lắp đặt đều rẻ
 Nhược điểm:
- Hiệu suất và công suất thấp
- Khi lắp đặt cần có điểm tựa

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tuabin gió.


Cấu tạo:

 Anemometer: Bộ đo lường tốc độ gió truyền dữ liệu của tốc độ gió tới
bộ phận điểu khiển.
 Blades-Cánh quạt: gió thổi qua cánh quạt làm cho các cánh quạt
chuyển động và quay.
 Brake-Bộ hãm(phanh): dùng để dừng motor trong trường hợp khẩn
cấp.
 Rotor: Bộ phận này bao gồm các cánh quạt và trục.
 Controller: Bộ điều khiển.
 Gear box-Hộp số: phần bánh răng của hệ thống sẽ được nối với trục
tốc độ cao và trục tốc độ thấp.
 Generator-Máy phát: để phát ra nguồn điện.
 High – speed shaft: Là trục chuyển động tốc độ cao của một máy
phát.
 Low – speed shaft: là trục chuyển động tốc độ thấp.
 Nacelle-Vỏ: dùng để bảo vệ thành phần bên trong của động cơ.
 Pitch-Bước răng: Đây là bộ phận giữ cho rotor có thể tạo ra điện khi
chúng quay trong gió.

-Nguyên lý hoạt động: Turbine gió được đặt trên trụ cao để đón năng lượng
gió giúp tốc độ quay nhanh hơn và ít bị các luồng gió bất thường

Khi có gió, chuyển động sẽ tác động lực, đẩy cho cánh quạt quay và dọc theo
trục của tuabin. Từ đó, các bộ phận chuyển động khác của động cơ máy phát
điện sẽ quay khi kết nối với trục của tuabin
- Cấu tạo và nguyên lý làm việc của tua bin gió máy phát điện IG
Cấu tạo của hệ thống tuabin gió:
 Cánh quạt.
 Hộp số.

 Máy phát điện IG: Máy phát điện không đồng bộ rotor lồng sóc.
 Soft starter: Bộ khởi động mềm.
 Tụ lọc.
 Máy biến áp.
- Nguyên lý hoạt động của hệ thống tua bin gió máy phát điện IG.
 Động cơ IG là động cơ cảm ứng không đồng bộ. Ban đầu dòng điện được
đưa vào máy biến áp qua bộ khởi động mềm cấp điện cho 3 cuộn dây của stator
(đặt lệch nhau 120° điện trong không gian), tạo ra từ trường quay lúc này máy
chạy chế độ động cơ, quay với tốc độ n1.
 Nếu năng lượng gió đủ mạnh làm quay rotor qua hộp số đạt tốc độ n 2>n1
sẽ tạo ra năng lượng điện phát về lưới, trong lúc chạy chế độ máy phát thì điện
từ lưới vẫn cấp cho động cơ tạo từ trường quay.
 Khi cánh quạt quay, qua hộp số để tăng tốc độ quay phụ thuộc vào tỷ sổ
truyền để lảm máy có thể đạt tốc độ từ trường và phát ra điện. Do vậy tốc quay
của máy phát giữ theo tốc độ định mức.
 Bộ tụ bù dùng để bù công suất phản kháng Q cho hệ thống, vì phải cung
cấp cho máv phát.

- Ưu, nhược điểm của tuabin gió trục đứng.


- Ưu, nhược điểm của tuabin gió trục đứng:
 Ưu điểm:
 Hoạt động không lệ thuộc vào hướng gió. Sự xáo động gió vùng gần mặt
đất cũng làm cánh quạt quay.
 Hệ thống hộp số, máy phát điện nằm gần mặt đất nên việc bào trì, thay
thế thiết bị dễ vận hành, ngoài ra tuabin điện gió không cần thùng Nacelle và
chân trụ không nhất thiết phải cao như những tuabin gió trục ngang.
 Lực tác động vào cánh quạt phân bố đều, trục quay không bị cong vì
trọng lượng của hệ thống trục và momen xoắn.
 Cánh quạt có cấu tạo đơn giản, dễ sản xuất và có kinh phí thấp.
- Nhược điểm:
 Hệ số công suất đạt được tương đối thấp, tối đa chỉ đạt khoảng 40%.
 Lực tác động và lực ly tâm luôn luôn thay đổi nên ảnh hưởng lớn đến sức
bền vật liệu của những chi tiết cơ trong tua-bin. Tua-bin gió trục đứng chỉ được
sản xuất với công suất nhỏ.

- Ưu, nhược điểm của tuabin gió trục ngang ít cánh và loại 3 cánh. Đặc điểm
của tuabin gió trục ngang hiện nay.
- Ưu điểm:
 Hệ số công suất cao.
 Trong lượng hệ thống thấp hơn tuabin điện gió 3 cánh.
 Hệ số cao tốc (tip speed ratio) đạt đến 15-18 trong khi tuabin điện gió 3
cánh chỉ đạt khoảng 5 đến 11
 Cánh quạt quay với tốc độ cao nên hệ thống thông số hoặc máy phát điện
không lớn như của tuabin điện gió 3 cánh.
 Số cánh quạt ít nên giá thành giảm.
- Nhược điếm:
 Lực tác động và lực xoắn không được phân bố đều nên độ bền của những
chi tiết cơ của tua-bin điện gió bị ảnh hưởng.
 Độ rung của hệ thống không ổn định.
 Độ ồn phát sinh cao.
 Tính thẩm mỹ và sự chấp nhận bị hạn chế vì hình dạng không đều.
- Đặc điểm của tua bin gió trục ngang hiện nay: là loại trục ngang 3 cánh đón
gió từ phía trước. Loại tua bin này có các đặc điểm sau:
 Công suất phát điện từ vài trăm w - nhiều MW.
 Dải vận tốc gió hoạt động từ 4 m/s - 25 m/s.
 Số vòng quay cánh quạt từ 20 - 40 vòng / phút.
 Đây là loại tua-bin gió có hiệu suất cao nhất.
 Thích hợp với nhiều vận tốc gió khác nhau.
 Hình dạng và kích thước lớn nên đòi hỏi chỉ số an toàn cao.
 Tuy có hệ thống điều chỉnh hướng để đón gió nhưng vẫn giới hạn ở 1 góc
quay nhất định nên chỉ thích hợp cho những nơi có vận tốc gió ổn định.

- Đặc điểm của nguồn năng lượng sinh khối.


 Sinh khối được phân bổ đồng đều hơn trên bề mặt Trái Đất so với các
nguồn năng lượng nhất định khác (nhiên liệu hóa thạch...), và có thể được khai
thác mà không cần đòi hỏi đến các kỹ thuật hiện đại phức tạp và tốn kém.
 Nó tạo ra cơ hội cho các địa phương, các khu vực và các quốc gia trên
toàn thế giới tự bảo đảm cho mình nguồn cung cấp năng lượng một cách độc
lập.
 Đây là một giải pháp thay thế cho năng lượng hóa thạch, giúp cải thiện
tình hình thay đổi khí hậu đang đe dọa Trái Đất.
 Sinh khối sử dụng trong công nghiệp thì có tác động tích cực đối với môi
trường, tuy nhiên tình trạng thoát khí kém và việc sử dụng các lò đốt (lò nấu) có
hiệu suất kém làm tăng độ ô nhiềm không khí trong nhà ở và gây ra hiểm họa về
sức khỏe rất lớn đổi với người dân sống trong các khu vực nông thôn, kém phát
triển.
.

- Sinh khối để sản xuất nhiệt trong truyền thống.


 Cho đến ngày nay, có khá nhiều kỹ thuật đốt sinh khối để sản xuất điện -
nhiệt năng.
 Các công nghệ phổ biến nhất bao gồm: đốt trực tiếp hoặc tạo hơi nước
thông thường, đốt kết hợp, sản xuất điện từ khí thải bãi chôn lấp rác, đốt nhiệt
phân.
 Quá trình khai thác sinh khối để tạo nhiệt có một lịch sừ rất lâu dài và vẫn
tiếp tục đóng một vai trò quan trọng trong xà hội loài người trong thời kỳ hiện
đại.
 Nhiệt lượng từ việc đốt sinh khối được sử dụng để đốt sửa ấm, để nấu
chín thức ăn, để đun nước tạo hơi...
 Thành phần năng lượng trong sinh khối khô (dry biomass) dao động tự
7.000 Btu/lb (rơm) cho đến 8.500 Btu/lb (gỗ).
 Một ví dụ so sánh: để nấu một bữa ăn thì cần khoảng 10.000 Btu, trong
khi đó một gallon xăng thì tương đương 124.884 Btu.
- Ưu nhược điểm của phương pháp đốt sinh khối liên kết.
 Phương pháp đốt liên kết có một lợi thế kinh tế tương đối rõ ràng, do kinh
phí đẩu tư chủ yếu chỉ là để trang bị một lò đốt liên kết mới hoặc nâng cấp lò
đốt hiện tại trong nhà máy nhiệt điện chạy bằng than, tức là có chi phí thấp hơn
nhiều so với xây dựng một nhà máy điện sinh khối.
 Công nghệ đốt liên kết đem lại nhiều tác động tích cực đến môi trường,
bao gồm việc giảm tỷ lệ khí NOx và SOx, khói công nghiệp, mưa axít, và ô
nhiễm tầng ozone.
 Việc đốt liên kết sinh khối-than cũng giúp giảm đáng kể lượng khí thải
CO2. Tuy rằng phương pháp đốt liên kết không có lợi thế gì hơn về mặt môi
trường so với các phương pháp "thuần túy sinh học" khác (vốn giảm tỷ lệ khí
thải độc hại xuống đến gần ... không), nhưng nó lại có mặt khả thi rất lớn vì kỹ
thuật hỗ trợ cho phương pháp này là tương đối đơn giản và hầu như có sẵn, do
đó việc áp dụng có thể được thực hiện tức thời.
 Nói cách khác, phương pháp đốt liên kết có thể được xem là một lựa chọn
tuyệt vời cho việc thúc đẩy tiến tới sử dụng rộng rãi năng lượng sinh khối.
Phương pháp đốt liên kết hiện đang được chú ý quan tâm đặc biệt tại các quốc
gia như Đan Mạch, Hà Lan và Hoa Kỳ.

- Ảnh hưởng từ nguồn năng lượng sinh khối đối với môi trường.
 Giảm lượng khí thải sulfur dioxide: Hầu hết các dạng sinh khối có lượng
lưu huỳnh rất nhỏ, do đó các nhà máy điện sinh khối thải ra rất ít khí SO2, một
tác nhân của mưa axit.
 Sinh khối kết hợp với than đá có thể giảm thiểu một cách đáng kể lượng
khí thải SO2 của các nhà máy điện so với các hệ thống chỉ sử dụng mỗi than đá.
 Giảm lượng khí thải Nitrogen Oxide (NO): Với sự điều chỉnh hợp lý và
cẩn thận của quá trình đốt cháy, lượng NOx giảm đi 2 lần so với lượng sinh
khối cần dùng để cung cấp nhiệt cho hệ thống.
 Giảm thải lượng cacbon: Các nhà máy điện sinh khối có thể đươc xem
như là một cách để tái sinh carbon. Do đó, các nhà máy điện sinh khối là các hệ
thống cân bằng lượng cacbon (không sinh ra cacbon).
 Giảm thiểu các lượng chất thải khác: Mêtan là một trong các khí chính
của khí thiên nhiên, thường được thải trực tiếp vào không khí, nhưng nó có thể
được thu hồi và sử dụng như một dạng nhiên liệu cho việc sản xuất điện và
nhiệt.
 Giảm các mùi hôi thối: Việc sử dụng phân động vật và khí sinh ra ở các
bãi chôn lấp trong sản xuất điện năng có thể giảm các mùi hôi thối ở các bãi rác.

- Phương pháp nhiệt hóa sinh khối thành nhiên liệu sinh học dạng khí C0+H2
 Ngày nay quá trình khí hóa sinh khối rắn (củi, gỗ phế liệu, dăm bào, mùn
cưa…) được áp dụng để thu nhiên liệu khí trong sản xuất điện và nhiệt kết hợp,
nhằm cung cấp điện cho các khu vực có công suât tiêu thụ dưới 10 MW.
 Đây là quá trình có hiệu quả rất cao so với quá trình đốt trực tiếp. Nguyên
liệu là phế thải, phế liệu chứa carbon (gổ củi mùn cưa...). Khí hỏa là đốt cháy
không hoàn toàn (thiếu oxy) ở nhiệt độ từ 1100 -13000C trong lò tạo gaz.
 Sản phẩm là khí C0, H2 có thể thay thế khí thiên nhiên trong việc làm
nhiên liệu động cơ đốt trong, tua-bin khí, tua-bin hơi, đặc biệt cho pin nhiên
liệu.
 Cho đến nay, quá trình khí hóa vẫn chưa được ứng dụng rộng trong thực
tế mà chỉ vẫn đang ở giai đoạn thử nghiệm kỳ thuật. Các lò chuyển đổi sinh
khối rắn thành khí xẩy ra ơ một môi trường mà tại đó sinh khối rắn phân hủy
chuyển thành khí dễ cháy.
 Quá trình này có thuận lợi hơn so với việc đốt trực tiếp. Khí sinh học có
thể được làm sạch và lọc để phân loại và tách các hợp chất hóa học có hại. Các
quá trình trong lò tạo gaz.
 Vùng cháy (Oxidation): C + 02 + nhiệt lượng (900 - 13000C)
 Vùng khử (Reduction): C02 => C0 + thu nhiệt (600 - 9500C)
 Vùng nhiệt phân (Pyrolysis): C0 + H20 => C02 + H2 + nhiệt lượng (400 -
6000C)
 Vùng sấy khí (Drying): (200 - 4000C)

- Quy trình sản xuất Ethanol sinh học.


 Nguyên liệu là tinh bột, cellulo → thủy phân nhờ ezim → đường gluco
→ phân hủy sinh học yếm khí → Bio-ethanol (C2H5OH).
 Bio- ethanol là nhiên liệu lỏng, dùng để thay thế xăng.
 Tách nước để tăng nồng độ ethanol: Sản phẩm bio-ethanol lên men chỉ
đạt cao nhất 97,1%. Để sử dụng, làm nhiên liệu thì phải tách thêm nước, tăng
nồng độ ethanol đạt mức 99,9%. Để tách nước dùng phương pháp chưng cất
hoặc dùng chất hút nước zeolite, rất tốn kém.
 Hiệu suất của quá trình sản xuất phụ thuộc vào nguyên liệu.
 Bio- ethanol ngày nay được sử dụng như một chất mang năng lượng tái
tạo, có khả năng thay thế hoàn toàn xăng từ dầu mỏ như là một nhiên liệu sinh
học.

- Ảnh hưởng của nguồn năng lượng địa nhiệt đối với môi trường.
 Sử dụng nguồn nước: Các nhà máy nhiệt điện thường cần 5 gallons nước
ngọt/MWh. Các nhà máy dạng binary air-cooled không sử dụng nước ngọt. Như
vậy lượng nước ngọt dùng làm nguội turbine, ngưng tụ hơi ở bình ngưng là rất
nhỏ so với các nhà máy nhiệt điện khác, ví dụ như 361 gallons/MWh cho các
nhà máy điện đốt than.
 Chất lượng nước: Các chất lỏng sử dụng trong quá trình sản xuất điện
được bơm xuống trở lại bề địa nhiệt thông qua các giếng khoan có thành dày để
tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ví dụ như tại nhà máy địa nhiệt Geysers ở
California, 11 triệu gallons nước thải được bơm trở lại bể địa nhiệt mỗi ngày.
Việc bơm nước trở lại bể cũng góp phần hạn chế ô nhiễm nước bề mặt và nâng
cao độ đàn hồi cho bể địa nhiệt.
 Diện tích đất sử dụng: Các nhà máy địa nhiệt được thiết kế để có thể
“tích hợp” với môi trường xung quanh, do đó có thể được đặt tại các khu đất đai
đa dụng (đất đai dành cho nông nghiện hoặc giải trí). Trung bình, hệ thống địa
nhiệt điên chiếm khoảng 404 m2/GWh. Trong khi nhà máy điện than sử dụng
3632 m2/GWh.
 Sụt lún: Sự sụt lún từ từ của đất có thê gây ra bởi sử giảm áp của bể địa
nhiệt. Để khắc phục hiện tượng này, người ta sử dụng kỹ thuật injection để cân
bằng áp suất trong bể. Kỹ thuật này được sử dụng tại toàn bộ các nhà máy địa
nhiệt ở Hoa Kỳ.
 Động đất cảm ứng: Các hoạt động bơm hút và injection trong quá trình
vận hành của nhà máy nhiệt điện có thể gây ra các chấn động có cường độ rất
nhỏ, hay còn gọi là vi chấn (microearthquake). Con người thường không thể
cảm thấy các chấn động cực nhỏ này.
 Thay đối cảnh quan: Hầu hết các nguồn địa nhiệt (bể địa nhiệt) được khai
thác hiện nay cho việc sản xuất điện có vị trí gần cạnh các cấu trúc địa nhiệt trên
bề mặt (các miệng hố núi lửa không còn hoạt động), vốn thường là cảnh quan
thiên nhiên. Tuy nhiên, rất nhiều các nguồn địa nhiệt chưa được khai thác có độ
sâu khá lớn và không có biểu hiện trực tiếp trên bề mặt. Các biểu hiện bề mặt,
tuy có vai trò lớn trong việc xác định vị trí của nguồn địa nhiệt, thường không
được sử dụng trong quá trình xây dựng phát triển các nhà máy địa nhiệt. Công
tác đánh giá tác động tiềm ẩn lên quần thể động thực vật cần được thực hiện tại
các khu vực có kế hoạch phát triển địa nhiệt. Các nhà máy địa nhiệt cần được
thiết kế để giảm thiểu các tác động này.

- Ưu và nhược điểm của điện thủy triều.


Ưu điểm của điện thủy triều:
 Mật độ năng lượng lớn: Nước biển nặng hơn không khí 832 lần, một đợt
thủy triều có tốc độ 8 hải lý (khoảng 14,81 km/h) cung cấp năng lượng nhiều
hơn gió với tốc độ 380 km/h.
 Nguồn điện đáng tin cậy: Thủy triều hầu như không phụ thuộc theo mùa,
thời tiết, có thể dự đoán trước được nhiều năm nhờ nghiên cứu quĩ đạo của mặt
trăng, mặt trời, trái đất. Trong khi đó các loại năng lượng khác rất khó dự đoán,
như năng lượng mặt trời thay đổi rất lớn theo ngày, giờ, mùa, vĩ độ, năng lượng
gió thì có nhiều yếu tố bất thường, khó dự đoán.
 Chi phí nhiên liệu bằng không: Năng lượng là động năng và thế năng của
nước thủy triều nên không cần nhiên liệu cung cấp cho thiết bị điện thủy triều.
Trong quá trình vận hành chỉ mất chi phí cho bảo trì và vận hành.
 Vòng đời dài: Một đập thủy điện sau khi xây dựng có thể hoạt động tới
100 năm, do đó chi phí điện thủy triều sẽ không cao nếu tính đến yếu tố này.
 Cải thiện giao thông: Đập, hàng rào điện thủy triều thường dùng luôn bề
mặt trên để làm thành cầu bắc qua sông, tăng khả năng giao thông khu vực.
- Nhược điểm của điện thủy triều:
 Chi phí đầu tư ban đầu cao: Chi phí nhà máy điện thủy triều gấp 2-3 lần
so với đập của hồ thủy điện. Chi phí đầu tư lớn dẫn đến giá thành sản phẩm cao
(giá thành điện gió 85 Eu/MWh, giá thành điện thủy triều 317 Eu /MWh).
 Phụ thuộc địa lý: Năng lượng thủy triều không phải là nguồn năng lượng
phổ biến trên thế giới. Chỉ có thể khai thác vùng biên độ triều lớn, liên tục. Trên
thế giới chỉ có 40 điểm có thể xây dựng nhà máy điện thủy triều công suất lớn,
tập trung ở Anh, Pháp, Nga, Canada, quần đảo Ecoss (Anh).
 Tác hại đến môi trường: Ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái, như quá trình di
cư, nơi ở, nguồn thức ăn của sinh vật. Chất thải lưu tụ lại ở chân đập làm cho
các loại thủy sinh các vùng gần kề không đủ thức ăn.
 Những rủi ro khác: Độ sâu, độ đục nước sông, biển thay đổi ảnh hưởng
đến hoạt du lịch, giải trí tại địa phương.

- Đặc điểm nhà máy thủy điện kiểu đập.


 Đập chắn ngang sông có thể làm cho mức nước ở trước đập dâng cao tạo
ra cột nước H0 là điều kiện tiên quyết để xây dựng NMTĐ.
 Đập càng cao thì công suất của NMTĐ có thể nhận được càng lớn.
 Chiều cao đập cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng theo các điều kiện kinh tế
- kỹ thuật và hàng loạt những yếu tố an toàn khác (liên quan đến môi trường, di
dân, quốc phòng...).
 Mặt khác khi xây dựng đập cao nước dâng lên có thể làm ngập những
khu vực quan trọng (đông dân, thị trấn cổ, hầm mỏ chưa khai thác...). Đây là
yếu tố chính hạn chế chiều cao của đập.
 NMTĐ kiểu đập thường có thể xây dựng thuận lợi ở những nơi dòng
chảy có độ dốc lớn, chảy ngang qua thung lũng của những quả đổi.

- Đặc điểm và nguyên lý làm việc của nhà máy thủy điện tích năng.
- Đặc điểm của nhà máy thủy điện tích năng
 Đây là kiểu NMTĐ không sử dụng năng lượng của dòng sông mà nhiệm
vụ của nó chì là biến đổi 2 chiều: điện năng của HTĐ thành cơ năng của nước
và ngược lại.
 Vì không sử dụng năng lượng của dòng sông nên vị trí xây dựng NMTĐ
tích năng thường được chọn ở những nơi có vị trí cao thuận lợi xây dựng được
hồ, bên cạnh khu vực thấp luôn có nước (dòng sông, đầm nước hoặc bờ biển) để
có thể bơm nước lên hồ và thoát nước cho nhà máy.
 Ưu tiên các vị trị gần các trung tâm phụ tải để giảm tổn thất cho lưới.
 Đôi khi có thể kết hợp xây dựng với NMTĐ thường (kiểu hỗn hợp) ở
những dòng sông nhỏ nhưng lại có hồ cao, dung tích rất lớn để phát triển thêm
các tổ máy làm việc theo kiểu tích năng.
- Nguyên lý làm việc của nhà máy thủy điện tích năng
 NMTĐ tích năng hoạt động theo giờ trong ngày. Vào những giờ cao điểm
của phụ tải hệ thống, NMTĐ tích năng sử dụng nước của hồ chạy tua-bin, quay
máy phát điện để phát điện vào hệ thống còn vào những giờ thấp điểm của phụ
tải - nhà máy sử dụng điện lưới chạy bơm để đưa nước lên hồ.

PHẦN 2: BÀI TẬP


2.1. Bài tập về năng lượng mặt trời
Bài tập 1: Một bộ pin nhiên liệu có công suất 2 MW. Điểm làm việc của mỗi
cell là 0,6 V và 0,4 A/cm2.
a. (3 điểm) Tổng diện tích cell bằng bao nhiêu?
b. (2 điểm) Nếu mỗi cell có diện tích 1 m2 và có 280 cell trên mỗi dãy, sẽ
cần bao nhiêu dãy để tạo ra bộ pin?
Bài làm:
a) Mỗi cm2 diện tích pin nhiên liệu sẽ cung cấp 1 lượng công suất là:
P=U.I= 0,6 V.0,4 A = 0,24 (W)
→ Sẽ cần tổng diện tích là:
A = 2000000/0,24 = 8333333 cm2 = 833,3 m2
b) Nếu mỗi cell có diện tích 1 m2, sẽ cần tổng cộng khoảng 833 cell.
Do đó, nếu mỗi dãy chứa 280 cell thì sẽ cần 833/280 = 2,975 ≈ 3 dãy, để
có thể cung cấp 2 MW.
Bài tập 2 (tương tự bài tập 1): Một bộ pin nhiên liệu 1MW có điểm làm việc
của mỗi cell là 0,6 kV và 0,4 A/cm2. Anh (chị) hãy cho biết:
a. (3 điểm) Tổng diện tích cell là bao nhiêu?
b. (2 điểm) Nếu mỗi cell có diện tích là 1 m2 và có 100 cell trên mỗi dãy thì
cần bao nhiêu dãy để tạo ra bộ pin 1MW này?
Bài tập 3: Một hộ gia đình muốn đảm bảo cấp điện từ pin mặt trời (khi cần
thiết) cho các thiết bị sau:
Điện áp ngõ Công suất Thời gian hoạt Điện năng
Thiết bị
vào (V, DC) (W) động (giờ/ngày) (Wh/ngày)
Đèn LED chiếu sáng 10 - 30 80 6
Đèn LED báo hiệu 10 - 30 10 24
Tủ lạnh 10 - 30 56 10
Quạt làm mát 10 - 30 60 8
Giả sử số giờ nắng đỉnh thấp nhất trong năm là 4,8 giờ/ngày và nhiệt độ môi
trường cao nhất là 350C và thấp nhất là 200c. Hãy xác định:
a. (3 điểm) Tổng điện năng cần thiết trong một năm ? Chọn điện áp hệ thống
và tính dung lượng danh định cần thiết của ắc-quy chì-axit, nếu các thiết
bị được đảm bảo cấp nguồn 95% thời gian trong năm.
b. (2 điểm) Tính công suất đỉnh danh định (STC) của bộ pin mặt trời để đáp
ứng nhu cầu năng lượng cho các thiết bị trên, trong 1 ngày. Giả sử các
tấm pin bị suy giảm công suất đỉnh do nhiệt độ là 0,45%/K và do thông số
không khớp nhau là 3%, các tấm pin có NOCT = 48 0C, hiệu suất năng
lượng của ắc-quy là 75%, hiệu suất của bộ nạp điện là 95%.
Bài làm
a) Từ bảng số liệu ta có :
Điện áp ngõ Công suất Thời gian hoạt Điện năng
Thiết bị
vào (V, DC) (W) động (giờ/ngày) (Wh/ngày)
Đèn LED chiếu sáng 10 - 30 80 6 480
Đèn LED báo hiệu 10 - 30 10 24 240
Tủ lạnh 10 - 30 56 10 560
Quạt làm mát 10 - 30 60 8 480
Tổng 206 48 1760

- Tổng điện năng cần thiết trong 1 năm = 1,76 kWh .365 = 642,4 kWh
- Chọn điện áp hệ thống bằng 12 V. Điện lượng cần thiết trong một ngày =
1760/12 = 146,7 Ah/ngày.
- Số ngày lưu trữ cần thiết = 9,43 - 1,9.(4,8) + 0,11.(4,8)2 = 2,844 ngày
- Tổng dung lượng khả dụng cần thiết = 2,844.146,7 = 417,2 Ah
- Chọn loại ắc-quy có độ phóng điện tối đa là MDOD = 0,8. Hệ số hiệu chỉnh
tương ứng là 1,1. Do đó, dung lượng danh định ở điều kiện chuẩn của ắc-quy là:
Dung lượng danh định = 417,2/(0,8 . 1,1) = 474,1 Ah
- Ba ắc-quy 12 V/160 Ah ghép song song có thế đáp ứng yêu cầu này.
b) Nhu cầu năng lượng mỗi ngày của các thiết bị là 1760 Wh. Coi toàn bộ năng
lượng này được cung cấp từ ắc-quy, do đó năng lượng cần đưa vào ắc-quy bẳng
1760/0,75 = 2347 Wh.
- Năng lượng tại ngõ ra của bộ pin mặt trời bằng 2347/0,95 = 2470 Wh
- Nhiệt độ làm việc của các cell = 35 + (48 - 20)/0,8 = 70 °C
- Hệ số suy giảm công suất do nhiệt độ = 1 - 0,0045 X (70 - 25) = 0,7975
- Công suất đỉnh danh định (STC) của bộ pin mặt trời = 2470/(0,7975.0,97.4,8)
= 665,2 Wp

Bài tập 4: Để có thể nạp pin cho một chiếc xe đồ chơi, người ta dùng một tấm
pin mặt trời (Vật liệu gốc silic) với các thông số như sau (ở điều kiện chuẩn: 1
kW/m2, 250C, 1,5 AM): điện áp hở mạch Voc = 4,8 V, dòng điện ngắn mạch I sc =
200 mA. Bỏ qua các điện trở nối tiếp và song song trong mạch tương đương của
tế bào quang điện.
a. (3 điểm) Tấm pin sẽ có bao nhiêu tế bào quang điện mắc nối tiếp nhau?
Dòng điện bão hòa ngược của tấm pin là bao nhiêu?
b. (2 điểm) Xét điều kiện bức xạ bằng 1 kW/m2 và nhiệt độ môi trường
trung bình khi tấm pin hoạt động là 35 0C. Điện áp hở mạch cùa tấm pin là
bao nhiêu? Biết rằng NOCT của tấm pin là 48 0C và điện áp giảm 0,37%
đối với mỗi 0C gia tăng so với 250C. Nếu điện áp của tấm pin là 3,455 V,
xác định công suất mà tấm pin có thể cung cấp cho tải?
Bài làm
a) - Coi điện áp hở mạch của mỗi tế bào là 0,6 V, khi đó sẽ cẩn 4,8/0,6 = 8 tế
bào mắc nối tiếp nhau để tạo ra điện áp hở mạch Voc = 4,8 V ở điều kiện chuẩn.
- Dòng bão hòa ngược của tấm pin được xác định theo biểu thức:

b) - Nhiệt độ làm việc cùa tế bào được ước tính:

- Khi đó, điện áp hở mạch của tấm pin là:


Voc = 4,8.(1 - 0,0037.(70 - 25)] = 4 V
- Ở điện áp 3,455 V, điện áp tương ứng cùa một tế bào là 3,455/8 = 0,4319 V.
Coi dòng điện ngắn mạch là không thay đổi (thực tế thì dòng điện ngắn mạch
tăng lên thành 204,5 mA), dòng điện bào hòa ngược lúc này sẽ bằng:
- Do đó, dòng điện cung cấp cho tải tương ứng với điện áp đã cho sẽ là:

- Vậy, công suất sẽ bằng P = 3,455.0,18 = 0,6219 W.


Bài tập 5: Thiết kế hệ thống điện mặt trời độc lập cung cấp đủ điện năng cho tải
10 bóng đèn loại 220 VAC, 25 W, hệ số công suất 0,6, thắp sáng từ 18h đến 23h
mỗi ngày.
a. (3 điểm) Tính công suất tiêu thụ và chọn điện áp hệ thống? Tính chọn
công suất bộ nghịch lưu?
b. (2 điểm) Tính giá trị Ah/ngày và Wh/ngày cần cung cấp cho bộ ắc quy?
Biết ắc quy có hiệu suất Coulomb là 90% và hiệu suất năng lượng là
85%. Tính chọn số lượng tấm pin mặt trời và cách ghép nối?
Giả sử số giờ nắng đỉnh tại khu vực lắp pin là 5,1 giờ/ngày. Biết pin mặt trời
được lắp song song với mặt đất. Nhiệt độ môi trường là 40 0C. Bỏ qua các tổn
hao trên bộ sạc. Thông số pin mặt trời ở STC (1 kW/m2, 250C, 1,5 AM):
TT Đại lượng Giá trị TT Đại lượng Giá trị
1 Công suất cực đại Pmax 80W 6 Hệ số nhiệt của Isc 0,065%/K
2 Điện áp ở mức Pmax (VMpp) 17,6 V 7 Hệ số nhiệt của Voc -80 mV/K
3 Dòng điện ở mức Pmax (VMpp) 4,55 A 8 Hệ số nhiệt của Pmax -0,5 %/K
4 Dòng điện ngắn mạch Isc 4,8 A 9 NOCT 470C
5 Điện áp hở mạch Voc 22,1 V
Bài làm:
a) Tổng công suất tiêu thụ của 10 bóng đèn là:
P⅀bđ = 10 * 25 = 250 W
Với công suất trên 250 W, chọn hệ điện áp 12V.
Công suất bộ nghịch lưu: s = P ⅀bđ /cosφ = 250/0,6 = 417 VA. Chọn inverter 500
VA
b) Điện năng tiêu thụ 5 giờ mỗi ngày: E out = P⅀bđ * t = 250W * 5h = 1250
Wh/ngày.
Điện năng trước inverter: Ein = Eout /ηinv = 1250/0,85 = 1470 Wh/ngày.
Ah/ngày cấp cho inverter: = 1470 / 12 = 122,54 Ah/ngày
Với độ xả sâu là 0,8; dung lượng accu: = 122,54/0,8 = 153,2 Ah,
Nếu xét ảnh hưởng của suất xả điện (C/6) và nhiệt độ môi trường (40 0C), chọn
accu 190Ah!
- Với hiệu suất Coulomb 90%, Ah/ngày cấp cho accu: = 122,54/0,9 = 136,16
Ah/ngày.
- Với hiệu suất năng lượng 75%, Wh/ngày cấp cho accu: = 1470 / 0,75 = 1960
Wh/ngày
- Với 5,1 giờ năng đỉnh/ngày, hiệu suất Couloub 90%, mỗi tấm pin cung cấp
đến inverter: 4,55 * 5,1 * 0,9 = 20,89 Ah/ngày (ở điện áp 12V)
Vậy số tấm pin đế cẩp đù điện cho inverter: = 122,54/20,89 = 5,86 tấm pin.
Chọn 6 tấm pin, ghép song song với nhau.
Bài tập 6: Cho 1 tấm pin mặt trời có 60 tế bào ghép nối tiếp, l,7m2, có thông số
ở điều kiện tiêu chuẩn (STC: 1 kW/m2, 250c,1,5 AM ) như sau:
Công suất cực đại (Pmax) 250 W
Điện áp ở Pmax (Vmpp) 30,5 V
Dòng điện ờ Pmax (Impp) 8,27 A
Dòng điện ngắn mạch (Isc) 8,81 A
Điện áp hở mạch (Voc) 37,6 V
Hệ số nhiệt của Isc 0,051%/°C
Hệ số nhiệt của Voc -0,310%/°C
Hệ số nhiệt của Pmax - 0,500%/°C
NOCT 46 °C
Tấm pin trên được lắp đặt song song với mặt đất trên một hòn đảo có số giờ
nắng đỉnh là 5 giờ/ngày, nhiệt độ ngoài trời là 280C. Lúc độ rọi mặt trời là 1
kW/m2, hãy xác định:
a. (3 điểm) Nhiệt độ, điện áp hở mạch, dòng điện ngắn mạch, công suất cực
đại của tấm pin?
b. (2 điểm) Tính điện năng (kWh) mà tấm pin có thể phát trong một ngày?
Bài làm
a) Tcell = 62,50C; Voc= 35,05V; Isc= 9,85 A; Pmax = 232,75 W
b) E ngày= 1.047375 kWh/ngày
Bài tập 7: Cho 1 tấm pin mặt trời có 36 tế bào ghép nối tiếp, 0,5m2, có thông số
ở điều kiện tiêu chuẩn (STC: 1 kW/m2, 250c, AM 1,5) như sau:
Công suất cực đại (Pmax) 80 W
Điện áp ở Pmax (Vmpp) 17,6 V
Dòng điện ờ Pmax (Impp) 4,55 A
Dòng điện ngắn mạch (Isc) 4,8 A
Điện áp hở mạch (Voc) 22,1 V
Hệ số nhiệt của Isc 0,065%/K
Hệ số nhiệt của Voc -0,8 mV/K
Hệ số nhiệt của Pmax - 0,5%/K
NOCT 47 °C
a. (3 điểm) Tính năng lượng (kWh) mà tấm pin (lắp song song mặt đất) có
thể thu được trong một năm? Biết số giờ nắng trung bình là 5 giờ/ngày.
Nhiệt độ trung bình là 270c.
b. (2 điểm) Tấm pin trên được lắp đặt tại cần Thơ (1001’0” vĩ Bắc,
105046'0" kinh Đông). Vào ngày 21 tháng 11, nhiệt độ môi trường là
270c. Lúc giữa trưa, độ rọi (trực diện từ) mặt trời là 1kW/m2. Khi lắp tấm
pin hướng về mặt trời: tính nhiệt độ, điện áp hở mạch, dòng diện ngắn
mạch, công suất cực đại của tấm pin?
Bài tập 8: Một tấm pin quang điện có 36 tế bào nối tiếp, ở 25 0c, mỗi tế bào
quang điện có dòng ngược bào hòa là I0=10-9A. Bò qua các điện trở song song
và nối tiếp trên mỗi tế bào. Với độ rọi (1 kw/m2):
a. (3 điểm) Dòng ngắn mạch của tấm pin là Isc=4,8A.Tính điện áp hở mạch?
b. (2 điểm) Khi dòng diện làm việc là 4,55A. Tính điện áp làm việc cùa tấm
pin?
2.2. Bài tập về năng lượng gió
Bài tập 1: Một tuabin gió sử dụng cánh quạt có bán kính r= 41m được đặt ở nơi
có độ cao của gió so với mặt nước biển là h=150m, vận tốc gió đạt được là
v=8m/s và nhiệt độ môi trường T=300C.
a. (3 điểm) Tính công suất phát của tuabin gió.
b. (2 điểm) Giả sử hiệu suất thực tế của cánh quạt và rotor đạt ηqr=40%, hộp
số đạt ηhs=90%, hiệu suất máy phát đạt ηmf =70% thì công suất thực tế của
tuabin gió là bao nhiêu?
Bài làm
a) Công suất phát của tuabin gió
- Mật độ không khí tại khu vực được xác định theo biểu thức:

- Công suất của luồng gió được tính bởi:

- Công suất của tuabin ứng với cánh quạt có bán kính r =41 m:

b) Công suất thực tế của tuabin


- Hiệu suất của tuabin gió:

- Công suất thực tế của một tuabin:

2.3. Bài tập về thủy điện


Bài tập 1: Một nhà máy thủy điện kiểu đập với chiều cao thủy động học giữa
nơi đổ nước và bể chứa là H=150m. Công suất của hệ thống là P =1MW với
hiệu suất chuyển đổi năng lượng là η=80%. Biết rằng khối lượng riêng của nước
ρ=1000 kg/m³ và gia tốc của trọng lực g= 9.8 m/s².
a. (3 điểm) Xác định lưu lượng nước đổ vào tuabin Q (m3/giây).
b. (2 điểm) Tính lượng điện được tạo ra bởi thủy điện trong đơn vị thời gian
E (kWh).
Bài làm:
a) Lưu lượng nước đổ vào tuabin áp dụng theo biểu thức:

b) Lượng điện được tạo ra xác định theo biểu thức

2.4. Bài tập về pin nhiên liệu


Bài tập 1: Cho 1 tế bào pin nhiên liệu dùng nhiên liệu là khí hydro và khí oxy
tạo thành nước ở thể lỏng. Pin nhiên liệu làm việc ở điều kiện tiêu chuẩn (STP,
1 atm, 250C).
a. (3 điểm) Tính hiệu suất lý thuyết cực đại của pin nhiên liệu trên? Giả sử
hiệu suất thực của pin bẳng 50% hiệu suất lý thuyết, tính lượng điện năng
(kWh) được tạo ra từ 1 kg hydro?
b. (2 điểm) Cho biết pin nhiêu liệu tiêu thụ 2 lít khí hydro trong một giờ.
Tính dòng điện và công suất lý thuyết cực đại của pin?
Bài làm
a)
H2 (khí) + 1/2O2 (khí) → H2O (lỏng)

H0 0 ½ .0 -285,8 kJ/mol

S0 0,13 ½.0,205 0,0699 kJ/mol-K

G0 0 ½.0 -237,2 kJ/mol

AH = -285,8 kJ/mol
HHV=|AH| =285,8 kJ/mol hydro =285,8 kJ/2g hydro =142 900 kJ/kg hydro.
AS = 0,13 + 1/2.0,205 - 0,0699 = 0,1626 kJ/mol-K
Qmin = T. ∆S = (273,15+25).0,1626 = 48,4792 kJ/mol hydro = 24240 kJ/kg
hydro.
Tính hiệu suất lý thuyết cực đại:
Cách 1:
ηmax = 1 - Qmin/HHV = 1 - 48,4792/285,8 = 0,83
Cách 2:
AG = -237,2 kl/mol hydro.
ηmax = AG / AH = 237,2/285,8 = 0,83
Hiệu suất lý thuyết cực đại là 83%.
We = |AG| = HHV - Qmin = 237,2 kJ/mol hydro.
Hiệu suất thực cùa pin sẽ là ηr = 0,5. 0,83 = 0,415
Vậy Wer = 0,5 * |AG| = 0,5.237,2 kJ/mol = 118,6 kJ/mol hydro = 118,6
(kW.s)/(2g hydro)

Hay
→Lượng điện năng được tạo ra từ 1 kg hydro là 16,47 kWh.
b)

- Dòng điện:
- Công suất lý thuyết:

Bài tập 2: Ở điều kiện tiêu chuẩn STP, pin nhiên liệu DMFC dùng nhiên
liệu methanol (CH3OH) phản ứng oxi hóa tạo ra CO2 và nước ở thể lỏng.
a. (3 điểm) Tính HHV của phản ứng theo kJ/mol và kJ/kg CH3OH?
b. (2 điểm) Tính hiệu suất cực đại của pin nhiên liệu loại này?
Bài tập 3: Ở điều kiện tiêu chuẩn STP, pin nhiên liệu DMFC dùng nhiên liệu
methanol (CH3OH) phản ứng oxi hóa tạo ra CO2 và nước ở thể lỏng.
a. (3 điểm) Tính HHV của phản ứng theo kJ/mol và kJ/kg CH3OH?
b. (2 điểm) Tính hiệu suất cực đại của pin nhiên liệu loại này?

You might also like