You are on page 1of 2

Động cơ phản lực giúp máy bay bay bởi một nguyên lý khá đơn giản Giống như

cách một quả bóng bay bằng cách đẩy khí ra ngoài để di chuyển theo hướng ngược
lại. Đó cũng chính là định luật 3 Newton. Phản lực tạo ra bởi không khí lên quả
bóng bay giúp nó chuyển động
Ở ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC cũng vậy, lực tạo ra bởi dòng khí có vận tốc lớn ở phần
đuôi động cơ tạo ra phản lực làm nó chuyển động về phía trước. Vì vậy để hoạt
động, chỉ cần tìm cách tạo ra vận tốc lớn ở phần đuôi của động cơ và vận tốc này
càng lớn thì lực đẩy càng mạnh .
Lực đẩy này cũng chính là nhân tố giúp máy bay chuyển động về phía trước. Một
vận tốc phụt lớn như vậy có thể được tạo bằng cách sau đây:
Nếu dòng khí vào, qua động cơ được đốt nóng lên đến 1 nhiệt độ rất cao nó sẽ
giãn ra dữ dội và tạo ra luồng khí vận tốc lớn. Chính vì thế một buồng cháy được
dùng trong động cơ để đốt cháy nhiên liệu đưa vào, tạo ra luồng khí nhiệt độ cao.
Để đốt cháy hiệu quả khí trước khi đốt cần đạt điều kiện nhiệt độ và áp suất tương
đối cao hơn bình thường - Đó là lý do cần đến máy nén nhiều tầng trong động cơ.
Áp suất và nhiệt độ khí, qua các tầng nén rotor và stator được đẩy lên cao để phục
vụ đốt cháy nhiên liệu .
Bản thân máy nén được quay bởi tuabin được đặt ngay đằng sau buồng cháy. Máy
nén và tuabin được nối với nhau trên cùng một trục. Năng lượng dòng khí nóng
phát ra bởi buồng cháy sẽ làm quay cánh quạt tuabin. Những cánh quạt này được
thiết kế để có một hình dạng khí động đặc biệt giúp chúng quay .
Dòng khí nóng trong lúc dãn nở làm các tầng tuabin quay và giảm dần áp suất
Qua các bước này ta đã thiết lập nên một cơ chế tạo dòng khí nóng và vận tốc lớn
thoát ra khỏi động cơ.
Cấu trúc vỏ động cơ sẽ nhỏ dần về phía đuôi làm tăng vận tốc dòng khí ở đầu ra
của động cơ. Tóm lại, sự phối hợp hoạt động giữa máy nén, buồng cháy và tuabin
làm cho máy bay chuyển động về phía trước
Các máy bay hiện đại cải tiến máy nén và tuabin bởi một hệ thống 2 trục. Ở đây 2
tầng máy tuabin / máy nén độc lập được sử dụng 1 trục nối 1 hệ thống tuabin / máy
nén sẽ nằm trong 1 trục khác kết nối hệ thống tuabin / máy nén thứ 2. Tuabin ở sau
(tính từ buồng cháy) sẽ nhận dòng khí năng lượng thấp hơn và quay chậm hơn
tuabin ở phía trước (ở ngay sau buồng cháy). Cánh quạt tầng thấp áp sẽ dài hơn và
vận tốc thấp hơn giúp giảm ứng suất ở phần ngọn của cánh quạt ly tâm, do đó tăng
tuổi thọ cho cánh quạt. Một số máy bay hiện đại thậm chí còn sử dụng hệ thống 3
trục. Động cơ mà chúng ta xem từ đầu tới giờ được gọi là Động cơ tuabin phản lực
luồng và động cơ tuabin phản lực luồng có xu hướng thường tạo ra tiếng ồn lớn
Để cải tiến, 1 cánh quạt lớn được đặt ở đầu vào của động cơ cánh quạt này được
gắn cùng với trục quay của hệ thống thấp áp. Động cơ như vậy được gọi là Động
cơ tuabin phản lực cánh quạt (Turbofan).
Động cơ tuabin phản lực cánh quạt sẽ tạo ra một luồng lớn khí bởi dòng khí qua
cánh quạt nhưng bên ngoài vỏ động cơ của máy nén. Phần khí tách ra này cũng
nằm trong một khoang ống động cơ hẹp dần giúp tạo ra vận tốc lớn.
Trong động cơ tuabin phản lực cánh quạt phần lớn lực được tạo ra bởi phản lực của
luồng khí này. Hơn nữa, cánh quạt lớn này cũng giúp hút được 1 lượng nhiều khí
hơn. Vì thế nó giúp tạo ra nhiều lực đẩy hơn, giúp tiết kiệm nhiên liệu một cách
tương đối so với động cơ tuabin phản lực luồng. Đó cũng là lý do vì sao động cơ
tuabin phản lực cánh quạt rất được ưa chuộng.
Độ ồn tạo ra bởi ĐỘNG CƠ PHẢN LỰC phụ thuộc chủ yếu vào vận tốc khí phụt
ra. Vì đối với ĐỘNG CƠ tuabin phản lực cánh quạt, luồng khí nóng (qua các tầng
nén / cháy / tuabin) và luống khí lạnh (luồng ngoài) trộn lẫn với nhau nên vận tốc
chung phụt ra được giảm đi đáng kể, độ ồn vì thế cũng được cải thiện theo .
Vì thế, hiện nay ĐỘNG CƠ tuabin phản lực cánh quạt thống lĩnh thị trường máy
bay thương mại

You might also like