You are on page 1of 14

A.

Cooling air system


I. Air system
1. Introduction
Hệ thống làm mát động cơ được chia thành hệ thống không khí bên trong và hệ
thống không khí bên ngoài
Hệ thống không khí bên trong bao gồm tất cả luồng không khí bên trong động
cơ ngoại trừ luồng không khí chính đi qua đường dẫn khí. Nó khác nhau giữa
các loại động cơ nhưng nó có một số nhiệm vụ chung mà chúng ta có thể thấy
trên tất cả các động cơ
Nhiệm vụ chung của hệ thống khí bên trong là làm kín bên trong, cân bằng áp
suất và làm mát bên trong. Một phần không khí bên trong được sử dụng cho
mục đích bịt kín trong khoang ổ trục
Cân bằng áp suất là một phương pháp để giải phóng tải dọc trục trên các ổ đỡ
chặn trong động cơ
Một phần không khí bên trong được sử dụng để làm mát động cơ
Như ban sẽ thấy trong bài học này, luồng khí này thường giống như được sử
dụng cho việc cân bằng áp suất
Lưu ý rằng tất cả luồng không khí bên trong được trích từ luồng không khí
chính tại một số điểm của máy nén động cơ hoặc tuabin. Điều này nghĩa là
luông không khí bên trong là không có sẵn. Động cơ cần nhiên liệu để tạo ra lực
đẩy luồng khí này. Do đó, nhà thiết kế động cơ cố gắng giảm luồng không khí
này càng nhiều càng tốt hoặc sử dụng chúng cho nhiều nhiệm vụ khác. Ví dụ
đầu tiên là dùng để cân bằng áp suất và sau đó làm mát.
2. Internal sealing and cooling
Không khí xả ra từ máy nén thấp áp được sử dụng để làm kín các khoang ổ trục
của động cơ. Không khí có áp suất tác động lên các phớt khí và phớt dầu và
ngăn không cho dầu thoát ra khoải khoang ổ trục. không khí đi vào khoang ổ
trục cuối cùng và đi ra ngoài thông qua trục roto N1.
Luồng không khí bên trong để làm mát đặc biệt quan trọng trong các khu vực
của động tuabin
Ví dụ, trên động cơ này, khí xả của máy nén từ các tầng phía sau của máy nén
cao áp làm mát các cánh dẫn hướng vòi phun và cánh roto của tuabin cao áp và
khí xả từ các tầng trung gian của máy nén cap áp làm mát tầng đầu của của các
vòi phun và tang trống roto của tuabin thấp áp
Trên nhiều động cơ, một số luồng khí từ máy nén thấp áp cũng làm mát tang
trống roto của máy nén cao áp, khoang bên dưới buồng đốt và phần phía sau
của tang trống roto tuabin thấp áp.
Tất cả luồng không khí cuối cùng đều thoát ra khỏi ống xả của động cơ
3. Pressure balancing
Tải khí trong máy nén và tuabin tạo ra các lực dọc trục ngược nhau trên ổ trục
của roto. Điều này có nghĩa là tải khí của máy nén đẩy các cánh quạt về phía
trước và tải tuabin đẩy các cánh quạt về phía sau
Tuy nhiên, các lực này thì không bằng nhau trong mọi điều kiện vận hành của
động cơ. Do đó, sự phân bố áp suất bên trong các guồng động cơ được thiết kế
để cân bằng tải trọng dọc trục trên các ổ trục của roto
Ví dụ này cho thấy tình trạng tải khí của máy nén cao hơn so với tải trọng của
tuabin
Phân bố áp suất bên trong còn được gọi là sự cân bằng áp suất. nó giảm thiểu tải
dọc trục trên ổ trục roto
4. External cooling
Hệ thống làm mát bên ngoài làm mát và thông gió cho các khu vực bên ngoài
giữa các nắp đậy và vỏ động cơ
Trên một loại động cơ điển hình, các khu vực trên nắp động cơ chia thành 2
ngăn: ngăn quạt và ngăn lõi
Hệ thống làm mát bên ngoài đảm bảo rằng vỏ động cơ và tất cả các bộ phận
trong ngăn quạt và lõi được làm mát đầy đủ
Hệ thống này cũng ngăn khí dễ cháy tích tụ trong khoang động cơ. Hai khoang
được ngăn cách bởi vách ngăn và đệm chống cháy. Điều này có nghĩa là mỗi
ngăn được làm mát và thông giá riêng biệt.
Cửa hút gió Naca ở phần dưới của nắp chụp quạt sẽ hút không khí ram khi máy
bay di chuyển. Không khí ram này làm mát và thông gió cho khoang quạt và
thải ra ngoài các cửa thoát khí ở phần trên của nắp chụp quạt
Khoang lõi thường được làm mát và thông gió bằng quạt gió. Không khí này
được lấy ra từ ống xả của quạt và đi ra khỏi khoang lõi thông qua các khe hở ở
đầu ống xả
Sau khi tắt động cơ, nó chỉ làm mát bằng đối lưu
Không khí ấm rời khỏi khoang động cơ thông qua các cửa thoát khí ở vùng trên
của động cơ và hút không khí lạnh xung quanh từ đáy của động cơ
Bnawgf quá trình làm máy này, phần dưới của động cơ trở nên lạnh hơn phần
trên và điều này có thể dẫn đến một tình huống nguy cấp
Sau khi tắt động cơ, động cơ có thể bị uốn cong do sự giãn nở khác nhau giữa
vùng động cơ trên và dưới
Tình trạng này còn được gọi là rotor cong. Nó có thể rất mạnh để các rotor tiếp
xiếp xúc với vỏ stator nhưng nó sẽ biến mất sau đó trong quá trình làm mát khi
chênh lệch nhiệt độ giữa vùng trên và vùng dưới của động cơ trở nên nhỏ hơn
Tình trạng rotor bị cong có thể dẫn đến khởi động bị treo hoặc rotor bị mòn. Do
đó một số nhà sản xuất động cơ khuyến nghị thời gian chờ tối thiểu giữa hai lần
tắt và bật động cơ liên tiếp
1. Giới thiệu về hệ thống làm mát
a. Hệ thống làm mát bằng dầu
b. Hệ thống làm mát bằng khí
General:
Hệ thống không khí làm mát động cơ đảm bảo kiểm soát luồng không khí của máy
nén và độ hở của turbin. Hệ thống này cũng xử lý cá luồng không khí làm mát và
điều áp.
Kiểm soát luồng khí của máy nén:
Việc kiểm soát luồng khí nén được cung cấp bởi hệ thống van xả tầng tăng cường,
hệ thống lá tĩnh biến thiên và van xả bổ sung ở tầng thứ 7 và 10 của hệ buống nén
cao áp.
Tất cả những hệ thống này được điều khiển bởi hệ thống kiểm soát bởi bộ điều
khiển động cơ điện tử (EEC)
Hệ thống van xả khí tăng cường (BSBV) cho phép xả luồng khí của máy nén tăng
áp vào luồng không khí của quạt để đàm bảo rằng đầu ra của máy nén tăng áp phù
hợp với các yêu cầu của máy nén cao áp ở tốc độ động cơ thấp và giảm tốc
Hệ thống cánh tĩnh biến thiên hướng lường không khí vào 4 tầng đầu của máy nén
cao áp để tránh hiện tượng lốc lá cánh quạt và hóc khí của động cơ.
4 van xả khí, 3 van ở tầng thứ 7, 1 van ở tầng thứ 10 của máy nén cao áp, hoàn
thiện việc kiểm soát luồng không khí của máy nén.

Hệ tống kiểm soát khe hở tuabin và hệ thống làm mát tuabin


Hệ thống điều khiển động cơ điện tử kiểm soát hoạt động của van điều khiển khe
hở thực tế cho máy nén turbin cao áp và thấp áp và van khí bổ sung tầng 10 để làm
mát bổ sung bên trong tuabin.
Hệ thống kiểm soát khe hở chủ động đảm bảo khe hở đầu cánh quả của tuabin để
có hiệu suất tốt hơn.

You might also like