You are on page 1of 29

COMPRESSOR

MỤC ĐÍCH VÀ ỨNG DỤNG

Mục đích: mục đích của máy nén là để nén một lưu chất, thường là khí tự nhiên, để vận
chuyển nó ở một áp suất cao hơn. Năng lượng được yêu cầu để tăng áp suất khí được cấp
được tạo ra bởi năng lượng quay từ trục Power turbine của động cơ.

Ứng dụng: máy nén của hãng Solar được sử dụng rộng rãi

1. Vận chuyển khí: là quá trình tăng áp suất của khí tự nhiên trong hệ thống đường
ống để đảm bảo chắc chắn áp suất và lưu lượng khí được phân phối tới những nơi
yêu cầu.
2. Tồn chứa/rút tháo: nâng áp cho khí tự nhiên để tồn chứa trong một số thiết bị mà
cần sử dụng về sau. Rút tháo khí để vận chuyển tới nơi tiêu thụ hoặc tới một số
thiết bị khác. Máy nén được cấu tạo với nhiều cấp nén bên trong và được kết nối
hoạt động với một loạt các máy nén khác để đạt được áp suất nén cao hơn hoặc có
thể hoạt động song song để đạt được tỉ lệ dòng (lưu lượng) cao hơn.
3. Thu gom khí: được ứng dụng để thu gom và vận chuyển khí từ miệng giếng tới vị
trí giàn trung tâm. Áp suất tại miệng giếng thường rất thấp và đôi khi là áp suất âm.
Khí này sau đó được nâng áp để vận chuyển thông qua hệ thống đường ống tới
những nhà máy xử lý khí.
4. Nén khí/nâng áp: những ứng dụng nén hoặc nâng áp khí nhằm tăng áp suất theo
đúng yêu cầu của những quá trình chế biến khí.
5. Bơm khí trở lại mỏ/gas lift: phương pháp bơm khí cao áp khí đồng hành, khí mỏ
vào giếng hòa trộn với chất lỏng trong giếng để giảm tỉ trọng và đưa chúng lên bề
mặt có tên gọi chung là gas lift. Phương pháp này dùng để duy trì tỉ lệ khai thác
dầu cũng như tuổi thọ của vỉa dầu khai thác.

Với mỗi ứng dụng khác nhau yêu cầu tính chất của máy nén là khác nhau (về tỉ số nén,
công, lưu lượng), Solar sản xuất khoảng máy nén rộng để đáp ứng những yêu cầu của các
quá trình khác nhau. Một số loại máy nén của solar như hình bên dưới.
Bảng: các loại máy nén và ứng dụng của nó.

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA MÁY NÉN

Nguyên tắc hoạt động: máy nén ly tâm dùng để tăng áp suất của khí nhờ năng lượng quay
từ các cánh impeller được lắp trên trục máy nén. Khí sẽ đi vào máy nén thông qua
khoang đầu hút và được chuyển động về phía trước nhờ chuyển động quay của các cánh
impeller kết hợp với bộ phận tĩnh guide vane. Những guide vane (cánh dẫn hướng) sẽ
thay đổi hướng của dòng khí từ hướng kính thành hướng dọc trục trước khi đi vào các
cánh quay impeller.
Khi khí di chuyển qua các cánh quay impeller, năng lượng được truyền cho dòng khí
dưới dạng tăng vận tốc. Dòng khí tiếp tục di chuyển từ mắt ra phía mép của cánh quay,
trên đường di chuyển dòng khí cũng bị ảnh hưởng khi đi qua đường khuếch tán diffuser
( dẫn được mở rộng) làm tăng áp suất của dòng khí. Khi dòng khí đi ra khỏi cánh
impeller nó sẽ đi vào vùng khuếch tán tĩnh stationary disffuser (được lắp gần cánh guide
vane kế tiếp và bộ phận màng) để tiếp tục tăng áp suất.

Áp suất dòng khí có thể tăng tương đối thấp khi đi qua một cánh quay impeller và bộ
phận tĩnh stator (thường được gọi là tầng nén). Bởi vậy, khi muốn tăng tỉ số nén lên cao,
người ta sử dụng nhiều tầng nén được lắp ghép lại với nhau trong máy nén để đạt được áp
suất đầu ra mong muốn.
THÀNH PHẦN CỦA MÁY NÉN

Các thành phần chính của máy nén bao gồm:

- Vỏ hoặc body
- Nắp đầu hút và đầu đẩy
- Bộ phận khí động lực
- Bộ phận bạc đạn bearing và seal làm kín
Lớp vỏ máy nén: vỏ máy nén bao gồm miếng đơn, thân máy nén là loại hình cong (hình
ống) kết hợp với nắp của đầu hút và đầu đẩy. Bộ phận vỏ được thiết kế với độ bền ở áp
suất hoạt động lớn nhất và duy trì được độ kín trong các trường hợp khác nhau khi quá áp.
Mặt bích đầu hút và đầu đẩy được liên kết với thân máy nén và chịu được áp suất cao để
đảm bảo chắc chắn an toàn khi kết nối với hệ thống đường ống. Vỏ cũng có đế lắp ráp để
an toàn cho máy nén khi lắp đạt trên khung đỡ.
Nắp máy nén (compressor end caps): nắp máy nén có thể tháo lắp được lắp đặt ở đầu hút
và đầu đẩy. Nắp được trang bị để hỗ trợ cho các ridial bearing ở cả hai đầu máy nén, hỗ
trợ chuyển động quay của máy nén. Ổ bi chặn axial thrust bearing được lắp đặt ở phía
đầu hút của máy nén, bộ phận seal làm kín được lắp ở hai đầu máy nén nhằm ngăn cản
khí công nghệ rò rỉ ra ngoài trong quá trình trục máy nén quay. Trên nắp máy nén cũng
lắp đặt một số đường kết nối của dầu bôi trơn, drain, vent, instrument và hệ thống cung
cấp seal làm kín (bao gồm cả làm kín bằng dầu và bằng khí, buffer air).
Hình trên là loại nắp máy nén có đường ống kết nối với hệ thống dry seal (làm kín bằng
dầu)
Hình trên là loại nắp máy nén có đường ống kết nối với hệ thống wet seal (làm kín bằng
dầu)

Compressor aero module: các phần tử tĩnh trong một tầng nén của máy nén bao gồm cánh
dẫn hướng và màng diaphragm. Cánh quay impeller được kết hợp để hoàn thiện các
thành phần khí động của một tầng nén. Như đã đề cập ở trên, nhiều tầng nén sẽ được lắp
ghép để đạt được những yêu cầu về áp suất, lưu lượng; với sự thay đổi giữa số lượng tầng
nén và số lượng đó có thể phù hợp với bộ giãn cách. Chú ý, các cánh quay impeller và bộ
giãn cách spacer được lắp đặt ở mấu (khớp) của trục.
PROCESS VALVE VÀ TRÌNH TỰ HOẠT ĐỘNG

Mục đích: process van hay yard van là một nhóm van lắp đặt tại site, thực hiện một số
chức năng chính sau đây.

- Cô lập máy nén với dòng khí khi máy nén không hoạt động
- Nâng áp an toàn cho máy nén trong quá trình khởi động
- Kết nối máy nén tới hệ thống đường ống
- Ngăn cản máy nén rơi vào điều kiện surge
- Xả áp an toàn cho máy nén trong trường hợp shutdown
- Cho phép máy nén duy trì áp trong giai đoạn shutdown để tạo điều khiện khởi
động nhanh lại máy nén.
Cấu trúc: phụ thuộc vào số lượng máy nén trong hệ thống, thiết kế quá trình, yêu cầu của
khách hàng, cấu trúc tiêu chuẩn của yard van (được mô tả trên màn hình hiển thị TT4000)
được thể hiện dưới đây bao gồm:

- Suction van (van đầu hút)


- Loading van
- Bypass van
- Discharge van (van đầu đẩy)
- Vent van (van xả)

Cần chú ý rằng trong một số cụm thì bypass van (cũng thỉnh thoảng được biết như
recycle van) cũng sẽ thực hiện chức năng của van chống surge, trong khi một số cụm
khác sẽ có những van khác được lắp đặt cho mục đích chống surge.

Trình tự hoạt động: trình tự hoạt động của process van là hoàn toàn tự động và tích hợp
trong hệ thống điều khiển. Hệ thống điều khiển ra lệnh cho các van để thay đổi vị trí
đóng/mở phù hợp với trình tự hoạt động, đồng thời hệ thống điều khiển cũng giám sát vị
trí đóng/mở của van thông qua tín hiệu feedback phản hồi từ limit switch. Hệ thống sẽ tự
động shutdown và xả áp an toàn khi phát hiện van bị lỗi. Phụ thuộc vào loại shutdown,
máy nén vẫn có thể duy trì áp để tạo điều kiện khởi động lại một cách nhanh chóng.

Trình tự hoạt động của yard van được mô tả ở bên dưới trong quá trình khởi động máy
nén (giả thiết rằng máy nén đã xả áp trước đó).

Pre-start

 Vent van luôn luôn ở vị trí mở khi máy nén shutdown và xả áp để chắc chắn đoạn
ống giữa van đầu hút và đầu đẩy không xảy ra tai nạn do tích áp.
 Bypass van ở vị trí mở.
 Suction van, discharge van, loading van ở vị trí đóng.
Compressor purge: mỗi lần khởi động máy nén (từ trạng thái đã được giảm áp trước đó)
kết hợp với hệ thống đường ống phải được purge các loại khí ra ngoài hệ thống. Thời
gian của giai đoạn purge phụ thuộc vào thể tích của đường ống.

Khi bắt đầu quá trình purge máy nén:

 Bypass van sẽ ở vị trí đóng


 Loading van mở cho phép dòng khí công nghệ đi vào máy nén và hệ thống đường
ống
 Vent van vẫn mở
 Suction và discharge van vẫn đóng
Compressor pressurization (nâng áp máy nén): khi hoàn thành giai đoạn purge thì máy
nén và hệ thống đường ống sẽ được nâng áp từ áp đầu vào trước khi mở suction và
discharge van để kết nối máy nén với đường ống công nghệ.

 Vent van đóng lại để tránh khí công nghệ rò ra theo đường xả
 Loading van vẫn mở để tiếp tục điền khí vào máy nén và đường ống
 Bypass van, suction van, discharge van vẫn đóng
Compressor pressurized (máy nén đã được nâng áp): áp suất trong máy nén và đường
ống tiếp tục tăng cho tới khi bằng áp suất đầu vào. Khi qua suction van đã cân bằng nó sẽ
kết nối máy nén với đường ống công nghệ bằng cách mở suction và discharge van. Tuy
nhiên, khi áp suất phía sau van một chiều trên đầu đẩy của máy nén cao hơn áp suất trong
máy nén (áp suất phía sau van một chiều lớn hơn áp suất phía trước của van một chiều)
 van một chiều vẫn đóng và máy nén vẫn chưa phân phối khí tới đường ống công nghệ

 Loading van đóng


 Suction van mở
 Discharge van mở
 Bypass van mở
 Vent van vẫn đóng

Compressor loading/normal operation (máy nén vào tải/hoạt động bình thường): khi hoàn
thành giai đoạn nâng áp thì các process van vẫn giữ nguyên trạng thái đóng/mở cho đến
khi máy nén đạt tốc độ vào tải khoảng 85% NGP. Hệ thống điều khiển chống surge hoạt
động và ra lệnh cho van anti-surge (hoặc bypass van/ recycle van) bắt đầu đóng chậm lại.
Khi anti-surge van đóng thì máy nén bắt đầu tăng áp và đẩy dòng khí tới hệ thống kế tiếp.
Khi áp suất trong máy nén tăng tới áp suất của đường ống công nghệ thì van một chiều sẽ
mở và cho phép dòng khí từ máy nén di chuyển tới hệ thống đường ống công nghệ.
Pressurized shutdown: khi bắt đầu shutdown, suction và discharge van được lệnh đóng lại
và anti-surge van ngay lập tức nhận được lệnh mở 100%. Anti-surge đóng phải đủ nhanh
để ngăn cản hiện tượng surge máy nén xuất hiện khi tốc độ động cơ giảm (tốc độ máy
nén, tốc độ dòng khí giảm). Vent van vẫn ở vị trí đóng cho phép máy nén giữ áp cho đến
khi hết timer, vent van sẽ mở ra và máy nén sẽ xả áp. Nếu máy nén được khởi động lại
trong giai đoạn giữ áp thì quá trình purge và nâng áp sẽ máy nén sẽ được bỏ qua, vì vậy
điều này cho phép suction van và discharge có thể mở ngay tức thì khi có lệnh khởi động
lại.

Chú ý: loại máy nén có hệ thống wet seal không được hoạt động trong điều kiện giữ áp,
điều này sẽ làm mất rất nhiều dầu làm kín.
Depressurized shutdown: trình tự của yard van trong giai đoạn giảm áp khi shutdown
cũng giống với khi nâng giữ áp, ngoại trừ vent van sẽ mở. Để làm giảm tối đa lượng khí
công nghệ xả ra ngoài môi trường, chỉ những điều kiện sau đây mới làm máy nén xả áp:

 Hệ thống seal máy nén bị lỗi


 Hệ thống dầu bôi trơn bị lỗi
 Hệ thống backup relay bị kích hoạt bởi những nguyên nhân sau:
- Bộ vi xử lý PLC bị lỗi
- Manual fast stop
- Phát hiện có lửa
- Quá tốc trục power turbine
- ESD kích hoạt
Trên đây là bảng thể hiện vị trí đóng/mở của process van theo từng giai đoạn hoạt động
của máy nén.

OPERATION MONITORING (GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG VẬN HÀNH)

Điều kiện khí công nghệ: trong quá trình hoạt động bình thường, hệ thống điều khiển sẽ
giám sát những thông số của máy nén bao gồm: áp suất đầu hút, áp suất đầu đẩy, nhiệt độ
khí đầu đẩy. Cảnh báo hoặc shutdown khi cần thiết nếu bất kỳ thông số nào nằm ngoài
khoảng giới hạn hoạt động an toàn. Đa phần những giá trị này sẽ được xác định và phụ
thuộc vào bản chất, điều kiện quá trình.

Bearing vibration: mỗi bearing của máy nén đều lắp đặt đầu dò để giám sát độ lệch dọc
trục và độ rung. Hệ thống điều khiển sẽ bắt đầu cảnh báo hoặc shutdown nếu bất cứ độ
rung hoặc độ lệch dọc trục vượt quá giá trị hoạt động an toàn. Đối với độ rung hướng trục
giá trị alarm thường là 2,5 mpp (mils peak-peak), giá trị gây shutdown là 3,0 mpp. Đối
với độ lệch dọc trục thì giá trị alarm và shutdown lần lượt là 12 mils và 17 mils tùy thuộc
vào từng loại máy nén.

Bearing temperature: nhiệt độ của ổ đỡ và ổ bi chặn cũng được giám sát, cảnh báo alarm
hoặc shutdown nếu bất giá trị nào vượt ngoài khoảng giới hạn hoạt động an toàn, thường
là 250oF.

COMPRESSOR SURGE AND SURGE CONTROL (SURGE MÁY NÉN VÀ ĐIỀU


KHIỂN SURGE)
“Head” là công cần thiết cần cấp cho máy nén để tăng áp suất cho dòng khí. Cột áp phụ
thuộc vào sự tăng áp suất của khí khi đi qua máy nén và khối lượng của dòng khí. Lưu
lượng dòng khí đi qua máy nén phụ thuộc vào tốc độ máy nén. Cần nhớ rằng, tốc độ máy
nén có thể thay đổi tang hay giảm tùy thuộc vào việc tăng hoặc giảm tốc độ của trục gas
producer, dẫn đến công sinh ra nhiều hay ít trên trục power turbine  chuyển động máy
nén.

Ứng với mỗi tốc độ/lưu lượng sẽ có một giá trị cột áp “head” lớn nhất, mà tại đó máy nén
đạt được sự hoạt động ổn định. Nếu cột áp vượt qua giá trị max đó, dòng khí qua máy
nén sẽ vượt quá áp suất discharge (trong thời gian ngắn)  dòng khí trở nên mất ổn định.
Dòng khí sẽ ngừng di chuyển hay còn gọi là hiện tượng “stall” hoặc thậm chí di chuyển
ngược lại hay còn gọi là “surge”. Nguyên nhân gây ra hiện tượng trên có thể là do vận tốc
máy nén giảm quá nhanh, đầu đẩy máy nén bị tắc nghẽn, hiệu suất máy nén giảm hoặc
tốc độ máy nén không phù hợp ở điều kiện hoạt động.

Một hoặc nhiều biểu hiện dưới đây có thể xảy ra hiện tượng surge:

- Lưu lượng tức thời dao động


- Áp suất đầu đẩy máy nén dao động dạng xung pulsation
- Sự tăng độ rung hướng trục và độ lệc dọc trục
- Tiếng ồn lớn phát ra trong máy nén
- Sự va đập của van một chiều đầu ra máy nén
- Tăng nhiệt độ đầu đẩy máy nén

Khi máy nén hoạt động trong điều kiện surge kéo dài hoặc giai đoạn ngắn có thể dẫn đến
phá hủy máy nén:

- Thrust bearing bị lỗi hoặc bị phá hủy


- Quá nhiệt máy nén
- Trục máy nén bị cong
- Nứt vỡ, rò rỉ seal
- Cánh quay impeller bị phá hủy

Bởi vậy mỗi máy nén Solar được trang bị hệ thống Anti-surge, được thiết kế để giám sát
và ngăn chặn máy nén đi vào vùng surge.

BASIC PRINCIPLES OF SURGE CONTROL (NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐIỀU KHIỂN


CƠ BẢN)

Một số biện pháp để giảm surge:

- Giảm tỉ số nén qua máy nén


- Tăng lưu lượng
- Tăng tốc độ máy nén
Điều đầu tiên để tránh được hiện tượng surge là cần tăng lưu lượng đi qua máy nén. Cách
làm này khá thông sụng và phổ biến thông qua mở van anti-surge. Van anti-surge có
nhiều dạng khác nhau. Như đã trình bày ở trên thì bypass van cũng được dùng để hạn chế
surge xảy ra trong máy nén, tuy nhiên cũng có thể lắp đặt anti-surge van song song với
bypass van. Trong một vài hệ thống như trên hình minh họa, van recycle chính được lắp
đặt sau discharge gas cooler, trong khi van đáp ứng nhanh anti-surge van được lắp đặt
gần đầu hút và đầu đẩy máy nén hơn.

Hệ thống điều khiển anti-surge được tích hợp với hệ thống điều khiển máy nén
Turbotronic, thực hiện hai chức năng chính sau:

- Phát hiện surge


- Chống surge

Surge detection: các phần tử của hệ thống chống surge sẽ giám sát chênh áp (delta P) đi
qua thiết bị đo lưu lượng đầu vào máy nén, và xem xét nếu có sự giảm delta P, nếu tỉ lệ
giảm này lớn hơn một giá trị cài đặt cho trước trong một đơn vị thời gian xác định 
được coi là một xung surge. Hệ thống điều khiển sẽ đáp ứng đối với mỗi xung surge bằng
cách mở 15% anti-surge van để tăng lưu lượng qua máy nén  giảm điều kiện surge. Khi
surge tiếp tục xảy ra, hệ thống sẽ bắt đầu shutdown nếu phát hiện chắc chắn số xung
surge (thường là 5 xung) trong một đơn vị thời gian (thường là 10s).

Surge avoidance: chức năng chống surge của hệ thống là ngăn chặn máy nén đi vào
vùng hoạt động mà xảy ra hiện tượng surge. Nó được thực hiện bằng cách giới hạn việc
đóng van anti-surge trong quá trình khởi động và lên tải. Sau đó tiếp tục giám sát điểm
vận hành của máy nén và so sánh nó để tính toán biểu đồ surge. Khi điểm vận hành nằm
gần đường surge line, van anti-surge sẽ được lệnh mở thêm ra để tăng lưu lượng qua máy
nén.
Hoạt động giám sát điểm vận hành của máy nén được hiển thị trên màn hình HMI. Hệ
trục tọa độ bao gồm lưu lượng flow (nằm ngang) và cột áp head (đứng) tất cả đều biểu
diễn đơn vị phần trăm so với giá trị thiết kế lớn nhất. Điểm vận hành máy nén được biểu
thị bằng dấu cộng nhấp nháy và các đường được thể hiện như sau:

- Đường màu đỏ surge limit line: đại diện cho giới hạn hoạt động của máy
inén. Bên trái đường này là vùng xảy ra surge. Vị trí của đường surge limit
được xác định trong lúc thiết kế và đặc điểm kỹ thuật của máy nén, nó phụ
thuộc vào số cấp nén và loại khí được nén. Cần phải đảm bảo chắc chắn
máy nén được hoạt động bên phải đường này vào bất cứ thời gian nào.
- Đường màu vàng control line: đại diện cho điểm tối thiểu mà tại đó máy
nén được cho phép hoạt động. Nếu điểm hoạt động của máy nén đi về phía
bên trái của đường control line thì hệ thống anti-surge sẽ tự động điều khiển
và mở anti-surge van để tăng lưu lượng qua máy nén và vì vậy ngăn chặn
máy nén đi vào cùng surge. Đường control line được cài đặt cách 10% về
bên phải so với đường surge limit line.
- Đường màu xanh dead band line: được cài đặt cách 2% về bên phải so với
đường control line. Đại diện cho điểm giới hạn mà tại đó hệ thống điều
khiển chống surge sẽ cho phép van anti-surge đóng 100%.

Set point: giá trị set point đại diện cho lưu lượng tối thiểu cho phép tính theo phần trăm.
Giá trị này chính là điểm nằm trên đường surge limit line.

Process variable: đại diện cho điểm vận hành hiện tại của máy nén (biểu thị lưu lượng)
được tính theo phần trăm.

Surge margin: là khoảng cách từ điểm vận hành hiện tại của máy nén tới đường surge
limit line tính theo phần trăm. Nếu vì một lý do nào đó surge margin giảm tới 10% hoặc
thấp hơn (nghĩa là surge margin trùng với đường control line) thì anti-surge van sẽ tự
động mở để tăng lưu lượng qua máy nén.

Anti-surge valve auto/manual buttoms: nút auto/manual cho phép hệ thống điều khiển
chống surge máy nén điều khiển tự động hoặc bằng tay manual. Khi tốc độ máy nén là 85%
NGP thì hệ thống anti-surge sẽ tự động hoạt động. Dưới tốc vào tải (< 85% NGP) van
anti-surge được disable với bypass/recycle van mở 100%. Khi chế độ điều khiển munal
được chọn người vận hành có thể điều khiển vị trí của van anti-surge. Tuy nhiên, hệ
thống điều khiển anti-surge van sẽ ngay lập tức chuyển sang chế độ auto nếu điểm vận
hành nằm nằm trên đường contro line.

Command: giá trị này thể hiện đầu ra tín hiệu điều khiển tới anti-surge van được tính
theo phần trăm.
Position: giá trị này là vị trí độ mở phản hồi từ anti-surge van được tính theo phần trăm.
Nếu vì một lý do nào đó tín hiệu phản hồi độ mở từ van khác so với lệnh command bằng
hoặc lớn hơn10% trong 5s  vị trí van cảnh báo alarm.

Temperature and pressure value: áp suất , nhiệt độ hiện tại của đầu hút và đầu đẩy và sự
chênh áp qua thiết bị đo lưu lượng đầu vào sẽ được hiển thị trên màn hình. Những giá trị
này được dùng để tính toán điểm vận hành hiện tại của máy nén trên surge map.

COMPRESOR PERFORMANCE (HIỆU SUẤT MÁY NÉN)

Màn hình hiển thị hiệu suất máy nén cung cấp cho người vận hành một cách tổng quan về
hiệu suất hiện tại của máy nén khí. Màn hình này hiển thị biểu đồ cột áp head và lưu
lượng capacity kết hợp với một vài thông số đã được tính toán như: lưu lượng, cột áp,
hiệu suất và giá trị đo đạc như tốc độ, nhiệt độ, áp suất đầu hút và đầu đẩy.

Biể
Biểu đồ cột áp và lưu lượng thể hiện điểm vận hành hiện tại của máy nén. Trục nằm
ngang là lưu lượng thực đầu vào tính bằng feet3/phút (acfm). Lưu lượng đầu vào được
xác định thông qua thiết bị đo lưu lượng. Trục đứng là cột áp của máy nén được tính theo
foot-pound force per pound mass (ftlb/lbm). Head đại diện cho năng lượng cần cung cấp
cho khí để đạt được tỉ số nén mong muốn.

Tốc độ máy nén là số vòng quay/phút, trên biểu đồ là các đường đẳng tốc. Nếu tốc độ
không thay đổi thì cột áp máy nén tăng tỉ lệ nghịch với lưu lượng (nghĩa là tăng cột áp thì
lưu lượng giảm).

Vùng hoạt động an toàn của máy nén là vùng giới hạn nằm về bên phải so với đường màu
đỏ surge limit line.

Điểm vận hành hiện tại của máy nén trên biểu đồ là hình chữ thập và được tính toán từ
nhiệt độ, áp suất đầu hút và đầu đẩy, lưu lượng đầu vào máy nén.
Màn hình trên hiển thị hiệu suất của máy nén theo cột áp và lưu lượng thực.

Speed: tốc độ vận hành của máy nén vòng/phút (PRM) được hiển thị phía trên bên góc
trái màn hình.

Actual speed: tốc độ thực của máy nén được đo theo đơn vị RPM theo NPT. Trong một
vài cụm có sử dụng hộp truyền động gearbox, giá trị này được nhân lên với tỉ số truyền
động.

Nominal speed: là tốc độ lý thuyết trên biểu đồ head và capacity. Hay nói một cách khác,
tốc độ mà tại đó máy nén quay với điều kiện lý tưởng.

Speed delta: là giá trị chênh lệch giữa actual và nominal speed. Giá trị này thể hiện tình
trạng cơ khí của máy nén. Nếu máy nén bị xuống cấp do phá hủy về mặt cơ khí hoặc sự
tích tụ bẩn, thì tốc độ thực của máy nén sẽ tăng nếu so với tốc độ lý thuyết. Do để cùng
đạt được giá trị setpoint đầu ra thì cần tăng tốc độ máy nén để bù lại sự xuống cấp về cơ
khí.

ETA: hiệu suất đẳng entropy của quá trình nén khí. Máy nén của hãng Solar có thể đạt
được hiệu suất ETA >85%.

Actual efficient: là hiệu suất thực của máy nén được tính toán dựa trên số liệu nhiệt độ,
áp suất đầu hút và đầu đẩy kết hợp với đặc điểm của dòng khí.

Nominal efficient: là giá trị dự đoán, hay giá trị lý thuyết từ biểu đồ head và capacity.

Efficient delta: là giá trị chênh lệch giữa actual và nominal efficient. Cũng giống như
speed delta, nó được sử dụng khi xem xét tình trạng hoạt động của máy nén. Nếu actual
và nominal efficient bằng nhau thì máy nén đang hoạt động trong điều kiện tốt.

Horsepower: giá trị này chính là công suất trên trục cho máy nén. Công suất là tổng năng
lượng cần thiết để nén khí và năng lượng cần thiết do hao phí cơ khí. Hao phí cơ khí
thường ít hơn 2% so với tổng năng lượng.

Pressure ratio: là tỉ số giữa áp suất đầu đẩy và đầu hút, tỉ số nén thường không được hiển
thị trên màn hình. Tỉ số nén thấp (0,5-1,5) thường được sử dụng trong những ứng dụng
cần lưu lượng khí lớn chẳng hạn như đường ống vận chuyển khí. Đối với tỉ số nén cao
(3,0-5,0) được sử dụng cho những ứng dụng yêu cầu áp suất cao như phun khí. Trong
những ứng dụng yêu cầu tỉ số nén rất cao (6,0 trở lên) thì nhiều máy nén sẽ được kết hợp
với nhau.

Inlet flow: lưu lượng đầu vào được đo thông qua thiết bị đo lưu lượng sạng orifice. Tuy
nhiên, ở một số máy nén thế hệ mới lưu lượng có thể được đo thông qua thiết bị đo dạng
impeller eye.

Actual flow: thông thường lưu lượng thực được sử dụng khi xem xét đánh giá hiệu suất
khí động học của máy nén. Lưu lượng thực là đơn vị thể tích trên một đơn vị thời gian,
chẳng hạn như feet3+/minute (acfm). Khi lưu lượng thực bị ảnh hưởng bởi một số biến
như: nhiệt độ, áp suất thì nó không được sử dụng trong mục đích mua bán.

Standard volumetric flow (lưu lượng thể tích tiêu chuẩn): lưu lượng thực thường được
chuyển đổi thành lưu lượng tiêu chuẩn với mục đích mua bán khí, thường được chuyển
sang đơn vị feet khối khí chuẩn trên một ngày MMSCFD. Việc tính toán lưu lượng tiêu
chuẩn khi lưu lượng thực thay đổi bằng cách xác định lưu lượng đi qua máy nén ở nhiệt
độ và áp suất tiêu chuẩn. Hiện nay, trong nghành công nghiệp dầu khí giá trị nhiệt độ tiêu
chuẩn là 60oF (15,5oC), áp suất tiêu chuẩn 14,73 psi (1 bar).
PROCESS CONTROL SYSTEM (HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN)

Hệ thống điều khiển có thể lắp đặt tùy chọn theo từng khách hàng. Đặc điểm này giúp
cho người vận hành có thể xác định yếu tố nào để điều khiển tốc độ máy nén, với hệ
thống điều khiển tự động điều chỉnh tốc độ để duy trì điều kiện vận hành.

Những chế độ điều khiển bao gồm:

- Chế độ manual: điều khiển NGP


- Chế độ auto: điều khiển áp suất đầu hút, điều khiển áp suất đầu đẩy, điều
khiển lưu lượng

Khi disable hoặc lựa chọn chế độ điều khiển manual (NGP), điều khiển tốc độ sẽ thực
hiện bằng tay, người vận hành cần giám sát tốc độ để duy trì điều kiện vận hành mong
muốn. Tốc độ máy nén phụ thuộc vào cột áp, lưu lượng, công suất đầu vào từ trục power
turbine. Ví dụ, nếu tăng lưu lượng trong khi công suất động cơ không thay đổi  dẫn đến
giảm tốc độ và cột áp/áp suất đầu đẩy. Trong quá trình điều khiển, để khôi phục lại cột
áp/áp suất đầu đẩy cần điều khiển tăng tốc độ của trục NGP để tạo ra công suất lớn hơn
cho trục NPT và máy nén. Kết quả là tốc độ máy nén sẽ tăng trở lại mức “normal”.
Ngược lại nếu giảm lưu lượng vào máy nén  giảm tốc độ của trục NGP  giảm công
suất sinh ra  giảm tốc độ máy nén để duy trì head/discharge presure không đổi.

Trong trường hợp trên người vận hành có thể enable hệ thống điều khiển và lựa chọn chế
độ điều khiển theo áp suất đầu đẩy discharge pressure. Sau khi đạt được giá trị setpoint
hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ của trục NGP  để duy trì tốc độ của máy nén
đảm bảo giữ áp suất đầu đẩy tại giá trị setpoint yêu cầu. Một cách tương tự, phụ thuộc
vào yêu cầu của quá trình công nghệ, áp suất đầu hút hoặc lưu lượng cũng có thể được
thiết kế như là thông số để điều khiển máy nén.

Có thể setpoint thông số điều khiển từ những vị trí khác nhau bằng cách lựa chọn chế độ
Local, Auxilary, hoặc Remote.

You might also like