You are on page 1of 9

CHƯƠNG 5.

TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT BỊ BAY HƠI

Tự động hóa thiết bị bay bơi nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chính:
- Cấp đầy đủ và đều đặn môi chất lỏng cho thiết bị bay hơi
- Bảo vệ thiết bị bay hơi và hệ thống lạnh tránh các chế độ làm việc nguy hiểm hoặc
không kinh tế.
Phương pháp tự động hóa phụ thuộc vào từng loại thiết bị bay hơi và từng loại môi chất
lạnh. Giống như thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi được chia làm hai loại chính:
- Bình bay hơi làm lạnh chất lỏng trong đó có loại môi chất lạnh sôi trong ống và loại
môi chất lạnh sôi ngoài ống
- Dàn bay hơi làm lạnh không khí trực tiếp, môi chất lạnh sôi trong ống.
Ngoài ra, đối với bình bay hơi ống chùm, theo mức độ choán chỗ của môi chất lạnh
trong thiết bị bay hơi có thể phân ra loại ngập lỏng và loại không ngập lỏng:
+ Thiết bị bay hơi kiểu ngập lỏng: môi chất lạnh lỏng bao phủ toàn bộ bề mặt trao đổi
nhiệt của thiết bị
+ Thiết bị bay hơi kiểu không ngập lỏng: môi chất lạnh lỏng không bao phủ toàn bộ bề
mặt trao đổi nhiệt của thiết bị mà một phần bề mặt này dùng để quá nhiệt hơi hút về máy
nén.
Đối với các loại dàn bay hơi trực tiếp thì phân ra theo kiểu cấp lỏng từ trên xuống hoặc
cấp lỏng từ dưới lên. Khi cấp lỏng từ dưới lên, hiệu quả trao đổi nhiệt lớn hơn vì diện
tích dàn được phủ lỏng sôi nhiều hơn. Tuy nhiên, khả năng lọt lỏng về máy nén gây ra va
đập thủy lực lại lớn hơn. Ngược lại, cấp lỏng từ trên xuống có hiệu quả trao đổi nhiệt
nhỏ. Phần dưới dàn sử dụng chủ yếu vào việc quá nhiệt hơi hút nên an toàn hơn, lỏng khó
lọt về máy nén.
Theo môi chất lạnh, phân ra hai loại chính là thiết bị bay hơi amoniắc và thiết bị bay hơi
freôn. Các freôn có nhiệt độ hóa hơi nhỏ hơn nhiều lần so với amoniắc, hệ số tỏa nhiệt
cũng nhỏ hơn, do đó với cùng năng suất lạnh, lưu lượng freôn tuần hoàn trong hệ thống
lạnh lớn hơn nhiều lần, bề mặt trao đổi nhiệt cũng phải lớn hơn nên thường có cánh phía
freôn. Hầu hết các freôn hòa tan dầu tạo khả năng tốt hồi dầu về máy nén qua đường hút
nhưng hệ thống amoniắc cần trang bị bình tách dầu và các bầu dầu cho các thiết bị để thu
hồi và trả dầu về bình chứa.
Bảo vệ thiết bị bay hơi gồm 3 công việc chính:
- Bảo vệ thiết bị bay hơi không bị ngập lỏng, gây nguy cơ lọt lỏng về máy nén
- Bảo vệ thiết bị bay hơi không bị đóng băng chất tải lạnh lỏng trong ống trao đổi nhiệt,
gây nguy cơ nổ ống
- Xả băng định kỳ cho các dàn bay hơi làm lạnh không khí bảo đảm quá trình trao đổi
nhiệt hiệu quả

1
5.1. Tự động cấp lỏng cho thiết bị bay hơi
Mức lỏng của thiết bị bay hơi ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu năng lượng của máy lạnh.
Phần lớn các thiết bị bay hơi đều có mức lỏng tiêu chuẩn. Thấp hơn hoặc cao hơn mức đó
thì hiệu quả năng lượng sẽ giảm đi vì không sử dụng hết diện tích bề mặt trao đổi nhiệt
hoặc sẽ dẫn tới chế độ làm việc nguy hiểm như nguy cơ lỏng lọt về máy nén,…
Mức chứa lỏng của thiết bị bay hơi được đặc trưng bằng mức sử dụng diện tích bề mặt
trao đổi nhiệt nhưng việc xác định trực tiếp diện tích bề mặt trao đổi nhiệt đó khá khó khăn.
Có ba chỉ tiêu gián tiếp cho việc đánh giá mức độ cấp lỏng cho thiết bị bay hơi là:
- Độ quá nhiệt của hơi ra khỏi thiết bị bay hơi
- Mức lỏng của môi chất
- Áp suất bay hơi
5.1.1. Tự động cấp lỏng theo độ quá nhiệt hơi hút
Điều chỉnh cấp lỏng theo độ quá nhiệt hơi hút hiện nay là phương pháp phổ biến nhất vì
độ quá nhiệt phản ánh đúng độ khô của hơi, đây là một thông số quan trọng để lỏng không
lọt vào máy nén. Tuy nhiên, độ khô của hơi rất khó xác định và hầu như chưa có dụng cụ
nào cấp lỏng dựa trên nguyên tắc này.
Độ quá nhiệt hơi hút càng cao, càng đảm bảo an toàn cho máy nén. Nhược điểm của nó
là hiệu quả trao đổi nhiệt kém.
Năng suất lạnh của thiết bị bay hơi được xác định như sau:
Q0 = K.F.ttb
Giả sử diện tích bề mặt trao đổi nhiệt F = const, chỉ còn hệ số truyền nhiệt phụ thuộc
vào mức lỏng cấp trong thiết bị bay hơi hay độ quá nhiệt hơi hút về máy nén vì mức lỏng
tỷ lệ nghịch với độ quá nhiệt hơi hút. Mức lỏng càng thấp, độ quá nhiệt càng cao và ngược
lại, mức lỏng càng cao thì độ quá nhiệt càng thấp. Hình 5.1 biểu diễn mối quan hệ giữa hệ
số truyền nhiệt của thiết bị bay hơi và độ quá nhiệt hơi hút theo thực nghiệm.

Rõ ràng, khi độ quá nhiệt hơi hút bằng 0 thì


hệ số truyền nhiệt K đạt giá trị lớn nhất và khi độ
quá nhiệt bằng 10K thì hệ số truyền nhiệt giảm
xuống một nửa. Tuy nhiên, không thể chọn độ
quá nhiệt bằng 0 vì đó là chế độ làm việc nguy
hiểm. Vì vậy, lựa chọn độ quá nhiệt là một nhiệm
vụ quan trọng trong thiết kế để vừa đảm bảo hiệu
quả truyền nhiệt, vừa đảm bảo chế độ làm việc
an toàn.

Hình 5.1. Sự phụ thuộc của hệ số


truyền nhiệt vào độ quá nhiệt hơi hút

2
5.1.1.1. Tự động cấp lỏng bằng van tiết lưu nhiệt

Nguyên lý làm việc như sau: nếu tải


nhiệt của dàn tăng hay môi chất vào
dàn ít, độ quá nhiệt hơi hút tăng, áp
suất P1 tăng, màng 2 dãn ra đẩy kim
van 5 xuống dưới, cửa thoát môi chất
mở rộng hơn cho môi chất lỏng vào
nhiều hơn. Khi môi chất lạnh vào
càng nhiều, độ quá nhiệt hơi hút
giảm, P1 giảm, màng 2 bị kéo lên Hình 5.2. Tự động cấp lỏng bằng van tiết lưu
trên khép bớt cửa môi chất vào ít hơn nhiệt cân bằng trong

và nhiệt độ quá nhiệt lại tăng, chu kỳ lặp lại và dao động quanh vị trí đã đặt. Van tiết lưu
nhiệt cân bằng trong chỉ sử dụng cho máy lạnh nhỏ, dàn bay hơi bé, tổn thất áp suất trong
dàn nhỏ. Khi cần giữ áp suất bay hơi và nhiệt độ bay hơi ổn định, đối với các dàn lạnh có
công suất lớn và tổn thất áp suất lớn, người ta phải sử dụng van tiết lưu nhiệt cân bằng
ngoài.

Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài có


thêm ống cân bằng, lấy tín hiệu áp
suất hút ở gần đầu máy nén. Áp suất
phía dưới màng đàn hồi không còn là
áp suất Po mà là áp suất hút Ph. Do
trong dàn có tổn thất áp suất nên áp
suất hút Ph là tín hiệu cấp lỏng bổ
sung để hoàn thiện hơn chế độ cấp
lỏng cho dàn bay hơi. Van tiết lưu Hình 5.3. Tự động cấp lỏng bằng van tiết lưu
nhiệt làm việc ở chế độ quá nhiệt và nhiệt cân bằng ngoài
mức lỏng dao động đáng kể.

Thực tế, những hệ thống này chỉ làm việc ổn định khi độ quá nhiệt đạt từ 3  5K. Để khắc
phục nhược điểm của van tiết lưu nhiệt, người ta dung đã phát triển nhiều loại van tiết lưu
khác; đặc biệt là van tiết lưu điện tử.
5.1.1.2. Tự động cấp lỏng theo độ quá nhiệt cho bình bay hơi
Hiệu nhiệt độ đầu vào và đầu ra bình bay hơi là tín hiệu đưa về rơ le hiệu nhiệt độ để điều
khiển van điện từ đóng, mở cấp lỏng cho bình bay hơi. Van tiết lưu tay có nhiệm vụ tiết
lưu giảm áp suất môi chất từ áp suất ngưng tụ xuống áp suất bay hơi.

3
Khi hiệu nhiệt độ (hay độ quá nhiệt) giảm,
rơ le hiệu nhiệt độ ngắt mạch van điện từ.
Van đóng không cho môi chất vào bình.
Khi hiệu nhiệt độ tăng, rơ le đóng mạch cho
van điện từ mở cấp lỏng cho bình bay hơi.
Lượng môi chất vào bình cần khống chế để
có lưu lượng lớn hơn lưu lượng hơi được
hút về máy nén. Như vậy, mức lỏng trong
bình bay hơi dao động xung quanh giá trị
đặt trước.
Hình 5.4. Tự động cấp lỏng theo độ quá
nhiệt cho bình bay hơi

5.1.2. Tự động cấp lỏng theo mức lỏng

Đối với các bình bay hơi kiểu ngập và các


dàn bay hơi không có phần làm quá nhiệt thì
chỉ tiêu cấp lỏng là mức lỏng trong thiết bị.
Sử dụng phương pháp cấp lỏng theo mức
lỏng bằng điều chỉnh hai vị trí với dụng cụ
điều chỉnh là rơ le mức lỏng LC và van điện
từ được bố trí như hình 5.5.
Van điện từ nhận tín hiệu từ rơ le mức lỏng
để đóng mở van cấp lỏng cho bình bay hơi. Hình 5.5. Tự động cấp lỏng theo độ quá
Khi mức lỏng trong bình bay hơi giảm nhiệt cho bình bay hơi

xuống dưới giá trị cài đặt thì rơ le mức lỏng phát tín hiệu đưa về van điện từ mở ra cấp
lỏng cho bình bay hơi. Khi mức lỏng trong bình vượt giá trị cho phép thì rơ le mức lỏng
tác động để van điện từ đóng lại ngừng cấp lỏng cho bình bay hơi.
5.1.3. Một số sơ đồ cấp lỏng thường gặp
5.1.3.1. Cấp lỏng cho bình bay hơi môi chất sôi ngoài ống

Bình bay hơi làm lạnh chất tải lạnh, môi


chất sôi ngoài ống là loại ống chùm, chất
tải lạnh đi trong ống trao đổi nhiệt còn
môi chất lạnh sôi trong không gian giữa
các ống. Ống trao đổi nhiệt của bình bay
hơi amoniắc thường là ống trơn, của bình
bay hơi freôn thường là ống có cánh phía
freôn.
Hình 5.6. Cấp lỏng cho bình bay hơi frêon

4
Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất amoniắc, thường sử dụng phương pháp cấp lỏng
theo mức lỏng bằng điều chỉnh hai vị trí.
Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh freôn, thường sử dụng phương pháp cấp
lỏng theo độ quá nhiệt hơi hút sử dụng van tiết lưu điện tử hoặc cấp lỏng theo mức lỏng
bằng điều chỉnh 2 vị trí. Tuy nhiên, sơ đồ cấp lỏng theo độ quá nhiệt hơi hút sử dụng van
tiết lưu điện tử có nhược điểm là việc tái tuần hoàn dầu không ổn định nên ít được sử dụng.
Người ta nghiên cứu lắp thêm một bộ hồi nhiệt và lấy tín hiệu quá nhiệt từ bộ hồi nhiệt để
cải thiện hiệu quả trao đổi nhiệt và hồi dầu về máy nén. Khi bố trí bầu cảm nhiệt trên thiết
bị hồi nhiệt, có thể xê dịch vị trí bầu cảm nhiệt từ trái sang phải hoặc ngược lại để đạt được
độ quá nhiệt trong bình bay hơi bằng 0, vì nhiệt độ bộ hồi nhiệt có nhiệt độ thay đổi phụ
thuộc vào lỏng nóng đến và hơi ở dàn bay hơi ra dọc theo chiều dài thiết bị. Với độ quá
nhiệt bằng 0, bình bay hơi sẽ đạt được hệ số truyền nhiệt lớn nhất và dầu cũng được hồi
lưu tốt hơn. Nhược điểm của sơ đồ này là sự cấp lỏng chịu ảnh hưởng rất lớn của sự thay
đổi phụ tải nhiệt, nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ bay hơi. Sơ đồ này làm việc hiệu quả đối
với những hệ thống lạnh có chế độ làm việc ổn định.
5.1.3.2. Cấp lỏng cho bình bay hơi môi chất sôi trong ống

Do khối lượng môi chất cấp cho bình bay hơi


tương đối nhỏ, gần giống như dàn bay hơi
nên có thể dùng trực tiếp van tiết lưu nhiệt.
Bình bay hơi môi chất sôi trong ống còn có
đặc điểm là nắp bình có cấu tạo đặc biệt để
Hình 5.7. Cấp lỏng cho bình bay hơi
phân phối đều lỏng cho tất cả các ống; do đó
môi chất sôi trong ống
có trở khác thủy lực lớn. Vì vậy, chỉ nên
dùng van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài cho
loại bình này.

5.1.3.3. Cấp lỏng cho dàn bay hơi frêon nhỏ

Các dàn bay hơi freôn có năng suất nhỏ, tổn


thất áp suất qua dàn nhỏ thường sử dụng van
tiết lưu nhiệt cân bằng trong để điều chỉnh
lượng lỏng cấp cho dàn.
Hình 5.8. Cấp lỏng cho dàn bay hơi frêon
bằng van tiết lưu nhiệt cân bằng trong

5
5.1.3.4. Cấp lỏng cho dàn bay hơi frêon lớn

Các dàn bay hơi freôn có năng suất lớn, tổn


thất áp suất qua dàn lớn; cần thiết phải sử
dụng van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài.
Dàn bay hơi có nhiều cụm ống xoắn bố trí
song song nhằm giảm tổn thất áp suất đến
mức thấp nhất. Để phân phối đều lỏng cho
các cụm dàn ống phải có đầu phân phối làm
việc theo phương pháp thủy động hay Hình 5.9. Cấp lỏng cho dàn bay hơi lớn

áp động với 5 ống phân phối lỏng có chiều dài và kích thước bằng nhau để có tổn thất áp
suất giống nhau. Tổn thất áp suất của các dàn bay hơi loại này nằm trong khoảng 1 đến 2
bar. Do đó, ở đây phải sử dụng loại van cân bằng ngoài. Khi chọn van cần phải chọn năng
suất lạnh định mức cao hơn năng suất lạnh cực đại của dàn bay hơi từ 20  30%.
5.1.3.5. Cấp lỏng cho dàn bay hơi amôniắc

Sơ đồ cấp lỏng này khác biệt cơ bản với sơ


đồ hình 5.9 là có bình tách lỏng 5. Bình này
cần thiết để bố trí các ống cân bằng hơi và
cân bằng lỏng cho rơ le mức lỏng LC.
Rơ le mức lỏng báo tín hiệu cho van điện
từ. Khi mức lỏng quá cao, van điện từ đóng,
ngừng cấp lỏng cho dàn bay hơi. Khi mức
lỏng trong bình tách lỏng giảm xuống dưới
giá trị cài đặt thì tín hiệu của LC truyền cho
van điện từ, mở ra cấp lỏng cho dàn bay Hình 5.10. Cấp lỏng cho dàn bay hơi NH3
hơi. Van tiết lưu tay dùng để tiết lưu lỏng
áp cao Pk xuống áp thấp Po.

5.1.3.6. Cấp lỏng cho nhiều dàn bay hơi nhờ cột lỏng

Nhờ độ chênh cột lỏng giữa


mức lỏng trong bình tách
lỏng và ống trao đổi nhiệt
cao nhất của dàn, lỏng có thể
tự chảy vào các dàn bay hơi.
Yêu cầu của phương pháp
này là bình tách lỏng phải lắp
đặt cao hơn tất cả các dàn
Hình 5.11. Cấp lỏng cho nhiều dàn bay hơi nhờ cột lỏng
lạnh.

6
Các dàn lạnh bố trí ở các độ cao giống nhau là tốt nhất. Nếu các dàn bố trí chênh lệch nhau
về độ cao thì dàn dưới cùng sẽ có nhiệt độ sôi cao hơn do áp suất thủy tĩnh của cột lỏng.
Hơn nữa, nếu bố trí nhiều tầng thì vị trí đặt bình tách lỏng sẽ rất cao và gây khó khăn vận
hành và không gian lắp đặt.
5.1.3.7. Cấp lỏng cho nhiều dàn bay hơi nhờ bơm tuần hoàn

Sơ đồ dùng bơm tuần hoàn môi chất lỏng


khắc phục được nhiều nhược điểm của sơ đồ
cấp lỏng nhờ cột lỏng như không còn cột áp
thủy tĩnh, bình tách lỏng không cần đặt cao.
Thông số điều chỉnh là mức lỏng trong
bình chứa tuần hoàn. Bình chứa tuần hoàn
cũng làm nhiệm vụ của bình tách lỏng nhưng
có thể tích lớn hơn để dự trữ lỏng, đảm bảo
cho bơm tuần hoàn làm việc một cách hoàn
hảo. Khi mức lỏng quá cao, rơ le mức lỏng
đóng van điện từ và khi mức lỏng giảm Hình 5.12. Cấp lỏng cho nhiều dàn bay
xuống dưới quy định, rơ le mức lỏng mở van hơi nhờ bơm tuần hoàn
bổ sung lỏng cho bình chứa.

Để đạt được mức lỏng như quy định trong bình chứa, cần chọn van tiết lưu tay và van
điện từ có năng suất lạnh lớn hơn phụ tải lớn nhất toàn bộ dàn bay hơi ít nhất từ 20  30%.
Như vậy, khi van điện từ tác động thì lỏng được cấp vào nhiều và mức lỏng nhanh chóng
được phục hồi.
Bình chứa tuần hoàn thường là loại hình trụ đứng nhưng cũng có thể là loại bình hình
trụ nằm ngang. Khống chế mức lỏng, dùng rơ le mức lỏng kiểu phao nhưng về nguyên tắc
có thể sử dụng bất kỳ dụng cụ khống chế mức lỏng nào khác, miễn sao đạt được mục đích
là khống chế được mức lỏng và đảm bảo an toàn cho máy nén không hút phải lỏng.
5.2. Tự động bảo vệ thiết bị bay hơi
5.2.1. Bảo vệ thiết bị bay hơi không bị tràn lỏng
5.2.1.1. Bảo vệ bình bay hơi amôniắc không bị tràn lỏng

Hệ số truyền nhiệt của thiết bị bay hơi


càng lớn khi độ quá nhiệt càng nhỏ hay độ
điền đầy môi chất lỏng đối với dàn càng lớn.
Nhưng nếu cấp lỏng cho dàn bay hơi càng
lớn thì máy nén có nguy cơ hút phải lỏng,
đặc biệt đối với máy nén amoniac làm việc
với độ quá nhiệt hơi hút rất nhỏ.

7
Tín hiệu của rơ le này một mặt được đưa về Hình 5.12. Bảo vệ bình bay hơi NH3 ống
chuỗi an toàn CAT để ngắt bảo vệ máy nén, vỏ kiểu ngập bằng rơ le mức lỏng

một mặt cho tín hiệu ngắt van điện từ ngừng cấp lỏng cho bình bay hơi. Tín hiệu cho van
điện từ cũng cần được xử lý nhanh chóng và khi máy nén dừng trong bất kỳ tình huống
nào thì van điện từ cũng phải đóng, ngừng cấp lỏng cho bình bay hơi theo kiểu bảo vệ liên
động.
5.2.1.2. Bảo vệ bình bay hơi frêon không bị tràn lỏng

Hai rơ le hiệu nhiệt độ ở đây có chức


năng khác nhau. Rơ le hiệu nhiệt độ 2 chỉ
có chức năng đóng ngắt van điện từ để cấp
lỏng cho bình bay hơi. Rơ le hiệu nhiệt độ
7 mới là rơ le bảo vệ tràn lỏng về máy nén.
Tín hiệu của rơ le này một mặt được đưa về
chuỗi an toàn CAT để ngắt bảo vệ máy nén,
một mặt cho tín hiệu ngắt van điện từ
ngừng cấp lỏng cho bình bay hơi. Tín hiệu
cho van điện từ cũng cần được xử lý nhanh
chóng và khi máy nén dừng trong bất kỳ Hình 5.13. Bảo vệ bình bay hơi frêon ống
tình huống nào thì van điện từ cũng phải vỏ kiểu ngập không bị tràn lỏng
đóng, ngừng cấp lỏng cho bình bay hơi theo
kiểu bảo vệ liên động.

5.2.1.3. Bảo vệ dàn bay hơi frêon không bị tràn lỏng

Mỗi dàn bay hơi được trang bị một van


điện từ trước van tiết lưu. Van điện từ tác
động bảo vệ đóng ngắt máy nén. Máy nén
làm việc, van điện từ mở cấp lỏng cho dàn
bay hơi. Máy nén dừng, van điện từ đóng
ngừng cấp lỏng, tránh tràn lỏng dàn lạnh. Rơ
le thời gian dung để mở trễ van điện từ khi Hình 5.14. Bảo vệ dàn bay hơi frêon
khởi động máy nén. Thời gian mở trễ van không bị tràn lỏng
điện từ sau khi khởi động máy nén tùy hệ
thống lạnh, có thể từ 30 giây đến vài phút.

8
5.2.1.4. Bảo vệ nhiều dàn bay hơi amôniắc không bị tràn lỏng

Để bảo vệ nhiều dàn bay hơi


amôniắc không bị tràn lỏng về máy
nén, người ta bố trí bình tách lỏng cho
toàn bộ hệ thống dàn và trang bị một
rơ le mức lỏng . Rơ le mức lỏng được
nối với bình qua đường cân bằng hơi
và cân bằng lỏng. Rơ le mức lỏng đảm
đương hai nhiệm vụ: cấp lỏng khi
đóng mở van điện từ 1 và khi mức
Hình 5.15. Bảo vệ nhiều dàn bay hơi NH3
lỏng trong bình tách lỏng đạt mức
không bị tràn lỏng
nguy hiểm thì chuyển tín hiệu xử lý về
chuỗi an toàn.

5.2.1.5. Bảo vệ bình bay hơi không bị đóng băng chất tải lạnh

Khi vận hành hệ thống lạnh có bình


bay hơi ống vỏ kiểu môi chất sôi trong
không gian giữa các ống, chất tải lạnh
đi trong ống, khi chế độ làm việc dao
động dễ xảy ra nguy cơ chất tải lạnh
đóng băng trong ống và làm nổ ống
trao đổi nhiệt. Các nguyên nhân có thể
dẫn đến đóng băng chất tải lạnh trong
ống là:
Hình 5.16. Bảo vệ bình bay hơi kiểu ngập NH3

- Nhiệt độ sôi quá thấp so với nhiệt độ đóng băng chất tải lạnh. Thường nhiệt độ sôi tomin
= tb + 5K, tb là nhiệt độ đóng băng chất tải lạnh.
- Chế độ làm việc dao động, nhiệt độ và áp suất bay hơi xuống quá thấp
- Bơm chất tải lạnh bị hỏng, lưu lượng qua bình bay hơi quá ít
- Ống trao đổi nhiệt bị tắc do cáu bẩn hoặc bất kỳ lý do gì.
Phương pháp bảo bệ tốt nhất là khống chế nhiệt độ sôi của môi chất lạnh. Hoặc khống
chế áp suất sôi của môi chất. Trong cả 2 sơ đồ trên, khi rơ le tác động, tín hiệu được đưa
về chuỗi an toàn của hệ thống điều khiển để dừng máy nén hoặc phát tín hiệu báo hiệu
nguy hiểm trước.
Khi bơm chất tải lạnh dừng hoạt động do hỏng hóc cũng có thể dẫn đến nguy cơ đóng
băng. Do đó có thể bổ sung thêm bảo vệ liên động giữa bơm và máy nén, theo đó máy nén
chỉ làm việc khi bơm đã làm việc.

You might also like