You are on page 1of 22

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

BÀI TẬP LỚN

TRUYỀN NHIỆT TRUYỀN KHỐI

CHỦ ĐỀ: TÌM HIỂU THIẾT BỊ HẤP THỤ LOẠI ĐĨA

LỚP: L03 NHÓM: 04 HK211

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Bùi Thị Thảo Nguyên

STT MSSV HỌ VÀ TÊN ĐIỂM BTL GHI CHÚ


1 1912186 Võ Nguyễn Đông Thức Nhóm trưởng
2 1913213 Nguyễn Thị Thu Hà
3 1915007 Nguyễn Quốc Tài
4 1912712 Nguyễn Thị Ngọc Bích
5 1912248 Nguyễn Thị Thùy Trang

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................3

II. PHẦN NỘI DUNG.............................................................................................5

1. Giới thiệu về thiết bị hấp thụ.................................................................................5

1.1 Hấp thụ là gì ?...............................................................................................5

1.2 Thiết bị hấp thụ..............................................................................................5

2. Thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa................................................................................5

2.1 Phân loại.......................................................................................................5

2.2 Cấu tạo..........................................................................................................7

2.3 Nguyên lí hoạt động của thiết bị hấp thụ loại đĩa.........................................9

2.4 Ưu điểm và khuyết điểm của thiết bị hấp thụ...............................................16

3. Ứng dụng thực tiễn của thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa.......................................17

III. PHẦN KẾT LUẬN.........................................................................................19

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................20

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Khái quát
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã góp phần làm cho kinh tế các nước
trên thế giới phát triển và cùng nhau hòa nhập để phát triển các quốc gia trên thế giới.
Với mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã vô tình lãng quên đi nhiệm
vụ quan trọng nhất vẫn là bảo vệ bầu không khí. Chính bởi sự đẩy mạnh khai thác các
nguồn công nghệ hiện đại đã dẫn đến hậu quả luôn khiến mọi quốc gia trên thế giới
cần phải cảnh giác - đó chính là vấn đề “Ô nhiễm môi trường”. Ô nhiễm không khí có
từ các công trình, hoạt cộng công nghiệp ở các quốc gia trên thế giới, trong những
năm gần đây ô nhiễm không khí đang là vấn đề cần được quan tâm không chỉ của nhà
nước mà còn là của toàn xã hội vì nó đã đến mức đỏ nguy cấp, đáng báo động.

Trong quy trình, quá trình sản xuất. hoạt động thì khí thải từ các nhà máy, xưởng
sản xuất khí đốt từ các loại chất thải có chứa rất nhiều các thành phần độc hại như khí
CFCs, HCFCs, CO, H2S, HCL, SO2, HF, tro, bụi và nhiều loại khí thải khác. Tuy
nhiên các loại khí này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như đời sống của con
người, gây ô nhiễm bầu khí quyển, làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh vật
nuôi, cây trồng. Chính vì vậy việc trang bị một hệ thống xử lý khí thải là điều cần thiết
để đảm bảo cho các lò đốt chất thải, các nhà xưởng sản xuất không gây ô nhiễm bầu
không khí.

Hệ thống xử lý khí thải có thể sử dụng phương pháp hấp thụ. Trong phương
pháp hấp thụ có thể sử dụng chất hấp thụ tái sinh và chất hấp thụ không tái sinh. Tuy
nhiên, việc sử dụng chất hấp thụ tái sinh tiết kiệm được các hóa chất, đồng thời thu
được các chất khí ô nhiễm dùng cho những công việc khác. Thiết bị hấp thụ là thiết bị
được thiết kế, chế tạo sao cho hiệu suất là cao nhất. Thiết bị tháp xử lý khí thải đã
được ứng dụng phổ biến trong các quy trình xử lý khí thải, có thể kể đến: tháp hấp
thụ, tháp gia nhiệt. Trong quá trình xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ, nhiều
loại tháp được ưa chuộng và mang lại hiệu quả tốt nhất – cho chỉ số chất lượng không
khí sau xử lý chất thải đạt chuẩn. Trong đó ta phải nói đến loại tháp đĩa, tháp đĩa ứng
dụng nhiều trong công nghệ hóa học và thực phẩm. Tháp đĩa có nhiều loại: tháp đĩa
sủi bọt, tháp đĩa lỗ và nhiều phương pháp khác. Để hiểu rõ hơn về quy trình xử lý khí
thải bài báo cáo này sẽ giúp hiểu sâu hơn về loại tháp hấp thụ dạng đĩa.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa
Tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo, công dụng, nguyên lí hoạt động, các ưu nhược
điểm và ứng dụng của thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa.
3. Kết cấu nội dung
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo bài tiểu luận gồm 3 phần nội
dung chính:
1. Giới thiệu về thiết bị hấp thụ
2. Thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa
3. Ứng dụng thực tiễn của thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa

II. PHẦN NỘI DUNG


1. Giới thiệu về thiết bị hấp thụ
1.1 Hấp thụ là gì ?
Hấp thụ là quá trình hút khí bằng chất lỏng. Khí được hút gọi là chất bị hấp thụ,
chất lỏng dùng để hút gọi là dung môi ( hay chất hấp thụ), khí không bị hấp thụ gọi là
khí trơ.

Quá trình hấp thụ được dùng để:


Thu hồi các cấu tử quý.
Làm sạch khí.
Tách hỗn hợp khí thành từng cấu tử riêng biệt.

1.2 Thiết bị hấp thụ


Trong sản xuất người ta dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để thực hiện quá trình
hấp thụ. Tuy nhiên, chúng có cùng chung yêu cầu cơ bản là có bề mặt tiếp xúc lớn để
tăng hiệu suất của quá trình. Các thiết bị thường dùng trong sản xuất là:
Thiết bị loại bề mặt.
Thiết bị loại màng.
Thiết bị loại phun.
Thiết bị loại đệm (tháp đệm).
Thiết bị loại đĩa (tháp đĩa).

2. Thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa


2.1 Phân loại

Tháp đĩa có ống chảy chuyền: khí và lỏng chuyển động riêng biệt nhau từ đĩa
này sang đĩa khác. Các loại tháp thường gặp trong sản xuất là: tháp chóp, tháp đĩa lỗ,
tháp xú páp hay tháp đĩa rãnh chữ S.
Hình 2.1.1: Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa không có ống chảy chuyền: khí và lỏng cũng chảy 1 lỗ trên đĩa, do
đó không có hiện tượng giảm chiều cao chất lỏng trên đĩa như các loại tháp có ống
chảy chuyền. Có nhiều loại tháp đĩa không có ống chảy chuyền nhưng chủ yếu có 2
loại: đĩa lỗ và đĩa rãnh.

Hình 2.1.2: Tháp đĩa không có ống chảy chuyền


2.2 Cấu tạo

Tháp đĩa bao gồm một vỏ đứng hình trụ thẳng đứng, bên trong đó có các tấm
ngăn (đĩa) cách nhau một khoảng nhất định. Trên mỗi đĩa hai pha chuyển động ngược
hoặc cheo chiều: lỏng đi từ trên xuống hoặc đi ngang; khí, hơi đi theo chiều từ dưới
lên hoặc xuyên qua chất lỏng chảy ngang.

2.2.1 Tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa có ống chảy chuyền bao gồm tháp đĩa, chóp, lỗ, xupap, lưới,… Trên
đĩa có cấu tạo đặc biệt để lỏng đi từ đĩa trên xuống đĩa dưới theo đường riêng gọi là
ống chảy chuyền, đĩa cuối cùng ống chảy chuyền ngập sâu trong khối chất lỏng đáy
tháp tạo thành van thủy lực ngăn không cho khí ( hới hay lỏng) đi theo ống lên đĩa
trên.

Pha khí (hơi hay lỏng) xuyên qua các lỗ, khe chóp, khe lưới, hay khe xupap sục
vào pha lỏng trên đĩa. Để phân phối đều chất lỏng người ta dùng tấm ngăn điều chỉnh
chiều cao mức chất lỏng trên đĩa.

Hình 2.2.1: Tháp đĩa có ống chảy chuyền


Chú thích:

1. Đáy thiết bị 5. Đĩa


2. Bơm tuần hoàn/ bơm cấp 6. Ống cấp chấp lỏng/chất hấp thụ
3. Ống cấp khí thải 7. Bộ phận tách ẩm
4. Thân thiết bị 8. Đỉnh chóp

2.2.2 Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

Tháp có cấu tạo hình trụ, bên trong đặt các đĩa cách nhau một khoảng cách nhất
định. Trong tháp, hai pha lỏng và khí chuyển động ngược chiều nhau: khí đi từ dưới
lên, lỏng đi từ trên xuống. Khí và lỏng cùng chảy qua một lỗ trên đĩa, trong tháp
không có hiện thượng giảm chiều cao chất lỏng trên đĩa.

Đĩa được cấu tạo bởi các ngăn và tấm phẳng, trên đĩa có nhiều lỗ tròn được bố
trí đều. Lỗ có đường kính từ 2-8mm phụ thuộc vào chất lỏng. Tiết diện tự do của đĩa
được lấy bằng 10 – 30% diện tích đĩa, tùy thuộc vào chất lỏng sạch (10%) hay bẩn
(30%).

Hình 2.2.2: tháp đĩa không có ống chảy chuyền


Chú thích:

1. Đáy thiết bị 5. Đĩa


2. Bơm tuần hoàn/ bơm cấp 6. Ống cấp chấp lỏng/chất hấp thụ
3. Ống cấp khí thải 7. Bộ phận tách ẩm
4. Thân thiết bị 8. Đỉnh chóp

2.3 Nguyên lí hoạt động của thiết bị hấp thụ loại đĩa
2.3.1 Đối với tháp đĩa có ống chảy chuyền

Tháp đĩa chóp

Sự chuyển động của chất lỏng từ đĩa này qua đĩa khác nhờ ống chảy chuyền,
khí đi từ dưới lên qua ống hơi rồi xuyên qua các rãnh của chóp và sục vào lớp chất
lỏng trên đĩa. Hiệu quả của quá trình sục khí phụ thuộc nhiều vào vận tốc khí.

Nếu vận tốc khí bé thì khả năng sục khí kém, nhưng nếu vận tốc khí quá lớn sẽ
làm bắn chất lỏng hoặc cuốn chất lỏng theo. Hiện tượng bắn chất lỏng tất nhiên còn
phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa như khoảng cách giữa các đĩa, khoảng cách giữa các
chóp, khối lượng riêng, cấu tạo và kích thước của chóp và của ống chảy chuyền.

Hình 2.3.1.1: Tháp đĩa chóp

Chú thích: 1: ống chảy chuyền; 2: ống hơi; 3: đĩa; 4: tháp tròn
Tháp đĩa lưới (đĩa lỗ)

Tháp đĩa lưới hình trụ, bên trong có nhiều đĩa, có nhiều lỗ tròn, hoặc rãnh.

Chất lỏng chảy từ trên xuống qua các ống chảy chuyền.

Khi đi từ dưới lên qua các lỗ hoặc rãnh trên đĩa.

Tổng tiết diện của lỗ hay rãnh chiếm từ 8 ÷ 15 % tiết diện tháp.

Đường kính lỗ từ 3 ÷ 8 mm.

Đĩa được lắp cân bằng, cũng có thể lắp đĩa xiên một góc với độ dốc 1/45 – 1/50.

Đối với tháp quá lớn, có đường kính D > 2,4 m, loại đĩa lỗ ít được dùng, vì ở
đường kính này chất lỏng không đều trên mặt đĩa.

Tùy thuộc vào vận tốc của dòng khí, trong tháp đĩa lưới có các chuyển động sau
đây:

+ Ở vận tốc khí bé, khí qua lỏng ở dạng từng bong bóng riêng lẻ, nên tháp làm việc
ở chế độ sủi bong bóng. Lúc này chất lỏng vừa đi qua ống chảy chuyền vừa cùng bọt
qua lỗ đĩa.

+ Nếu tăng vận tốc khí lên thì khí đi qua lỏng thành từng tia liên tục. Khi đó tháp
làm việc ở chế độ dòng, chất lỏng không lọt qua lỗ đĩa được. Ở chế độ này tháp làm
việc đều đặn

+ Tiếp tục tăng vận tốc khí lên nữa, tháp chuyển sang chế độ bọt, tức khí hòa tan
với lỏng thành bọt. Lúc này lớp chất lỏng trên đĩa không còn nữa, mà chỉ có bọt linh
động và xoáy mạnh. Vì vậy, ở chế độ này đĩa làm việc tốt nhất. Nếu tiếp tục tăng vận
tốc lên, trong tháp sẽ có hiện tượng bắn chất lỏng

Đối với loại tháp này thường người ta cho tháp làm việc ở chế độ dòng hoặc
bọt.

Vận tốc làm việc của khí được xác định theo công thức:

ρx − ρ y
w=8,5.10−5
√ ρy
(m/s)
Trong đó, hệ số C được tính:

C = 1,2.C1 – 4.(Vx-35)

Với Vx: lượng chất lỏng chảy qua 1m chiều dài ống chảy chuyền (m3/mh)

C1: hệ số được xác định qua đồ thi, phụ thuộc vào khoảng cách giữa các đĩa.

Tùy thuộc vào tính chất của chất lỏng mà chọn đường kính của đĩa lỗ. Đối với
chất lỏng sạch, đường kính lỗ được chon từ 2 - 6 mm (thường chọn từ 4 - 5 mm). Đối
với chất lỏng bẩn, đường kính từ 8 - 11 mm. Bước của lỗ từ (2,5 – 6) đường kính lỗ,
chiều dày của đĩa lấy từ (0,5 - 0,8) đường kính lỗ.

Hình 2.3.1.2: Tháp đĩa lưới


Tháp đĩa xupap

Tháp đĩa xupap là đĩa có lỗ nâng hạ để điều chỉnh độ đóng mở của lỗ trên đĩa,
nên nó có tính trung gian giữa đĩa chóp và lưới.

Hình 2.3.1.3: Tháp đĩa supap

Đĩa xupap được chia thành 2 dạng: bản chữ nhật và tròn

Xupap loại bản: có chiều rộng 25 mm, chiều dài 120 - 150 mm, đường kính lỗ
đĩa 10 – 15 mm. Xupap bản được nâng đều toàn bộ chỉ ở vận tốc cho phép (đủ lớn),
còn ở vận tốc bé chỉ có đầu nhẹ được nâng lên.

Xupap tròn: có đường kính 50 mm, lỗ đĩa có đường kính 10 - 40 mm, độ dịch
chuyển lên xuống là 7 mm. Trong quá trình làm việc được nâng lên đều đặn, nhiều
hay ít phụ thuộc vào vận tốc khí lớn hay nhỏ.

Xupap làm việc đều hay không tùy thuộc vào vận tốc của khí và lỏng.

Khi vận tốc bé thì xupap chỉ được nâng lên từng lúc một, khi qua lỏng ở dạng
bong bóng.
Nếu tăng vận tốc lên, thì các xupap nhẹ làm việc, còn các xupap nặng hơn vẫn
chưa làm việc cho đến khi vận tốc khí đủ lớn.

Nếu tiết diện tự do của đĩa căng lớn, xupap càng nặng, thì vận tốc cần thiết của
khí để tháp làm việc đều đặn càng lớn.

Vận tốc làm việc của khí trong tháp:


0.16 0.25 1
w2 ρy μy Gx ρy
y= ( )
gd td F td ρx μ x
x=¿
Gy( ) ( ) ρx
8

Với Gx, Gy: lưu lượng lỏng và khí (kg/h)

ρ x , ρ y : khối lượng riêng của lỏng và khí (kg/m3)

μn , μ y : độ nhớt của nước và lỏng (N.s/m2) (nước lấy ở 20’C)

w: vận tốc làm việc của khí trong tháp (m/s)

Tháp đĩa song hình chữ S

Loại này được sử dụng nhiều trong công nghệ hóa chất và dầu khí. Đĩa gồm
nhiều tấm uốn hình chữ S ghép liền nhau tạo thành chóp rãnh.

Ở vận tốc khí nhỏ, chất lỏng chảy qua rãnh chiếm phần không gian của hơi, tháp
làm việc kém ổn định.

Nếu tăng vận tốc khí quá lớn, thì chất lỏng bị chấn động, nên tháp làm việc cũng
kém bền vững.

Nên tháp đĩa S chỉ làm việc ổn định ở giới hạn rất hẹp của vận tốc khí, lưu lượng
lỏng càng lớn, khả năng kém bền vững càng cao.

Vận tốc khí được xác định theo công thức:

ρx − ρ y
w=8,5.10−5
√ ρy
(m/s)
Trong đó, hệ số C được tính:

C = 1.C1 – 4.(Vx-35)

Với Vx: lượng chất lỏng chảy qua 1m chiều dài ống chảy chuyền (m3/mh)

C1: hệ số được xác định qua đồ thi, phụ thuộc vào khoảng cách giữa các đĩa.

Hình 3.1.1.4: tháp đĩa hình chữ S

2.3.2 Đối với tháp đĩa không có ống chảy chuyền

Khí và lỏng cùng chảy qua một lỗ trên đĩa, vì vậy không có hiện tượng giảm
chiều cao chất lỏng trên đĩa như trong các tháp có ống chảy chuyền, và tất cả bề mặt
đĩa đều làm việc, nên hiệu quả của đĩa cao hơn, nên những năm gần đây loại tháp này
được sử dụng rộng rãi.

Tháp không có ống chảy chuyền có nhiều loại khác nhau.

Chế độ làm việc theo có 4 chế độ thủy động:

+ Chế độ thấm ướt đĩa: ở chế độ này vận tốc khí bé, nên khí và lỏng không đi
qua cùng một lỗ. Vì vậy, chúng tiếp xúc nhau trên màng chất lỏng.

+ Chế độ sủi bọt: khi tang vận tốc khí đến giới hạn nào đó, trên đĩa ngoài chất
lỏng còn có bọt.
+ Chế độ huyền phù: nếu tiếp tục tăng vận tốc khí lên nữa, thì chất lỏng trên đĩa
không còn nữa mà chỉ còn bọt, lớp bọt xoáy mạnh.

+ Chế độ sóng: vận tốc khí tăng lên giới hạn cao thì xuất hiện các tia khí, gây
chấn động, trở lực của đĩa tăng nhanh. Cuối chế độ này nếu tiếp tục tăng vận tốc khí
lên sẽ có hiện tượng chất lỏng bị cuốn theo và không chảy xuống đĩa dưới được.

Trong thực tế, tháp làm việc tốt nhất ở chế độ sủi bọt và chế độ huyền phù.

Hình 2.3.2: Tháp đĩa không có ống chảy chuyền

2.4 Ưu điểm và khuyết điểm của thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa
2.4.1 Tháp hấp thụ dạng đĩa có ống chảy chuyền

Ưu điểm :

Cấu tạo đơn giản.

Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao.

Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp.

Chất hấp thụ có giá thành rẻ, dễ kiếm.

Gia công nhanh chóng theo yêu cầu, thiết kế có sẵn.


Khuyết điểm :

Yêu cầu lắp đặt cao, chiếm nhiều diện tích

Tốn năng lượng

Tháp đĩa có khả năng sục kém khi vận tốc khí bé nhưng nếu vận tốc quá lớn sẽ
làm bắn chất lỏng hoặc cuốn chất lỏng theo.

Tháp đĩa lỗ có đường kính D>2,4m ít được sử dụng vì đường kính chất lỏng
không đều.

Tháp đĩa S làm việc kém bền vững khi lưu lượng lỏng quá lớn.
2.4.2 Tháp hấp thụ dạng đĩa không có ống chảy chuyền

Ưu điểm :

Cấu tạo đơn giản. 

Trở lực tháp tương đối thấp, hiệu suất tách cao

Công nghệ tiên tiến, hiệu quả làm việc cao vì tất cả bề mặt đều làm việc.

Tiêu thụ năng lượng thấp và chi phí vận hành thấp.

Chất hấp thụ có giá thành rẻ, dễ kiếm.

Gia công nhanh chóng theo yêu cầu, thiết kế có sẵn.

Khuyết điểm :

Việc lắp đặt tháp cồng kềnh chiếm nhiều diện tích

Tháp không làm việc được ở chất lỏng bẩn

Vận tốc khí lớn có thể gây nên sự lôi cuốn cơ học các giọt lỏng từ mâm dưới lên
mâm trên, làm giảm sự biến đổi nồng độ tạo nên bởi quá trình truyền khối, làm giảm
hiệu suất

Ở chế độ sóng, khi vận tốc khí tăng cao sẽ xuất hiện các tia khí gây chấn động,
tăng trở lực.
3. Ứng dụng thực tiễn của thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa
Thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa có hiệu quả xử lý khí thải cao. Nó dùng để xử lý
các khí thải ô nhiễm, có lưu lượng phát thải lớn; xử lý các khí SO x, HCl, H2S, HF, Cl2,
NOx, axeton, v.v

Xử lý khí thải lò hơi:

Các lò hơi sử dụng than đá và dầu FO làm chát đốt. Điều này đã phát sinh một
số loại khí thải như bụi, … gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường xung quanh.

Để xử lý khí thải lò hơi một cách hiệu quả, phương pháp hữu hiệu nhất thường
dùng là sử dụng tháp hấp thụ. Với nguồn khí thải này đầu tiên phải xử lý qua túi lọc
bụi làm sạch trước khi cho qua tháp hấp thụ.

Hình 2.4.2.1: Xử lí khí thải trong lò hơi

Xử lí khí thải nhà máy nhiệt điện:

Các khí thải từ đây chủ yếu là bụi than, SO x, COx, NOx do oxy đốt cháy các
nhiên liệu. Sau khi xử lí lần lượt các khí trên thì phần khí sau xử lí sẽ được đi qua ống
khói nhờ quạt hút.
Hình 2.4.2.2: Tháp xử lí khí thải trong nhà máy nhiệt điện

Nhờ thực hiện những bước đơn giản và dễ thực hiện mà nhiều nhà máy lựa
chọn và tin tưởng hơn. Quan trọng hơn, tháp hấp thụ kết hợp cùng các thiết bị khác sẽ
rất thích hợp để đảm bảo tính an toàn, giá trị và lợi ích lớn.
III. PHẦN KẾT LUẬN

Như vậy, hấp thụ là quá trình quan trọng trong việc xử lý khí thải và được ứng
dụng trong nhiều quy trình khác. Các thiết bị hấp thụ tạo ra bề mặt tiếp xúc của hai
pha là pha khí và pha lỏng, và việc xử lý khí thải bằng tháp hấp thụ là phương pháp có
quy trình đơn giản, dễ thực hiện với hiệu suất lớn. Trong sản xuất người ta dùng nhiều
loại thiết bị khác nhau để thực hiện quá trình hấp thụ. Tuy nhiên, chúng có cùng
chung yêu cầu cơ bản là có bề mặt tiếp xúc lớn để tăng hiệu suất của quá trình. Mỗi
loại đều có cấu tạo và nguyên lý hoạt động khác nhau.

Thiết bị hấp thụ dạng tháp đĩa có 2 loại: thiết bị có dạng ống chảy truyền và thiết
bị không có ống chảy truyền. Các thiết bị tháp đĩa mang lại hiệu quả khá tốt, chi phí
vận hành thấp, kết cấu đơn giản, vận hành thuận tiện, tiêu thụ năng lượng thấp. Bên
cạnh đó, còn có khá nhiều khuyết điểm như: yêu cầu lắp đặt cao, chiếm nhiều diện
tích, sử dụng vận tốc không hợp lý có thể dẫn tới nhiều hệ quả. Hiện nay tháp đĩa loại
không có ống chảy truyền đang được sử dụng rộng rãi vì nguyên lý hoạt động của nó
mang lại quả của đĩa cao hơn (tất cả mặt đĩa đều làm việc, …)

Thiết bị hấp thụ loại tháp đĩa xử lý khí thải với lưu lượng lớn, các khí độc hại
gây ô nhiễm môi trường. Nó được ứng dụng nhiều trong công nghiệp, công nghệ hóa
học và thực phẩm: xử lý khí thải lò hơi, xử lý khí thải nhà máy điện, nhiệt, …

Do hạn chế về kiến thức và sản xuất thực tế nên mặc dù đã tìm kiếm tài liệu,
chọn lọc, tuy nhiên vẫn không thể tránh những sai sót trong bài báo cáo. Mong thầy cô
xem xét và góp ý cho nhóm. Xin chân thành cảm ơn.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Cấu tạo, bản vẽ tháp đĩa (tháp khí sủi bọt) trong quá trình hấp thụ. (2021). Được

truy cập từ https://thaphapthuhiendai.blogspot.com/2018/11/cau-tao-ban-ve-thap-ia-

thap-khi-sui bot.html?

fbclid=IwAR1bFL47ejKFFpBu9n9n2YJuu9V5d98TGeROMpJTSOs3P-

VIEI9fcx54GDs

[2]. Tháp hấp thụ xử lý khí thải mới nhất 2021. (2021). Công ty Môi trường Hòa Bình

Xanh. Được truy cập từ https://hoabinhxanh.vn/san-pham/thap-hap-thu-xu-ly-khi-thai/

[3]. Nhận xử lý khí thải nhà máy tại Bình Dương.(2021). Được truy cập từ

https://trivietcorp.net/nhan-xu-ly-khi-thai-nha-may-tai-binh-duong/

[4]. Các ứng dụng tháp hấp thụ xử lý khí thải.(2021). Hệ thống xử lý nước thải chuyên

nghiệp - uy tín. Được truy cập từ https://congtyxulynuocthai.vn/cac-ung-dung-thap-

hap-thu-xu-ly-khi-thai/

[5]. Tháp đĩa sủi bọt. (2019, July 11). CÔNG TY TNHH CÔNG TRÌNH VÀ MÔI

TRƯỜNG LTS. Truy cập từhttps://ltseco.com/thap-dia-sui-bot.html

[6]. Modelling of flow through porous packing elements of a CO2 absorption tower.

(2009). Được truy cập từ https://core.ac.uk/download/pdf/37321374.pdf

[7]. Absorption. Được truy cập từ http://calliope.dem.uniud.it/CLASS/IMP-CHIM/C9-

Cussler.pdf

[8]. Quá trình thiết bị truyền khối - Chương 2.(2009). Truy cập từ

https://www.slideshare.net/lanhnguyen564/chuong2-26581678?from_action=save
BẢNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM

S
MSSV HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ ĐƯỢC PHÂN CÔNG GHI CHÚ
TT
Chương 3: Ứng dụng thực tiễn thiết
1
1912186 Võ Nguyễn Đông Thức bị hấp thụ loại tháp đĩa; kiểm tra chính tả Nhóm trưởng
1
và định dạng.
Chương 1: Giới thiệu về thiết bị
2
1913213 Nguyễn Thị Thu Hà hấp thụ loại tháp đĩa; bổ sung lí thuyết các
2
phần khác.
3 Chương 2: Ưu khuyết điểm của
1915007 Nguyễn Quốc Tài
3 thiết bị hấp thụ; hoàn thành power point.
4 Mở đầu; tổng kết; bổ sung hình
1912712 Nguyễn Thị Ngọc Bích
4 ảnh.
Chương 2: Nguyên lý hoạt động;
5
1912248 Nguyễn Thị Thùy Trang tổng hợp bài làm word; bổ sung power
5
point.

You might also like