You are on page 1of 13

Họ và tên: Phạm Nguyễn Minh Huy

MSSV: 21073311
Lớp Học Phần: 420300070401
BÀI TẬP THƯỜNG KỲ
1/ Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều có hình ảnh
minh họa
Cấu tạo
Máy điện một chiều gồm 2 phần : phần cảm và phần ứng.
- Phần cảm gồm: cực từ chính , cực từ phụ , vỏ máy
(gông từ), nắp máy, cơ cấu chổi than
+ Cực từ chính: làm bằng nam châm điện (máy có công
suất lớn) và làm bằng nam châm vĩnh cửu(máy có công
suất nhỏ). Cực từ chính tạo nên từ trường chính trong
máy, cực từ gắn lên vỏ máy bằng bu lông hoặc đinh vít
, cuộn dây kích từ đặt trên các cực từ này được nối tiếp
với nhau.
+ Cực từ phụ: đặt xen kẽ giữa các cực từ chính, mắc nối
tiếp với dây quấn phần ứng để hạn chế tia lửa điện và cải
thiện đổi chiều.
+ Gông từ ( vỏ máy ): dùng để gắn các cực từ, làm mạch
từ nối liền các cực từ, do vậy vỏ máy được dẫn từ.
+ Cơ cấu chổi than : chổi than đặt trong hộp chổi than, giá
chổi than. Dễ bị hao mòn, thay thế khi bảo trì định kỳ
Phần ứng gồm: trục, lõi thép, dây quấn phần ứng, cổ góp.
Cổ góp (vành đổi chiều): cổ góp gồm các phiến góp làm
bằng đồng, giữa các phiến góp cách điện với nhau bởi
mica và cổ góp cũng được cách điện với trục rotor bằng
ống phíp . Trong máy điện một chiều bộ phận chổi than
và cổ góp dễ hư hỏng nhất
Nguyên lý hoạt động của động cơ điện một chiều
Dòng điện mạng lưới là dòng xoay chiều được chỉnh lưu về dòng 1 chiều trước khi nối
với Rotor. Khi dòng điện chạy qua cuộn dây (phần ứng) đặt giữa hai cực của nam châm
(Stator) sẽ có tương tác và tạo ra momen lực. Theo quy tắc bàn tay trái của Fleming ta
sẽ tính được lực điện từ tạo ra của motor. Như vậy motor điện 1 chiều lúc này hoạt động
như một máy phát điện một chiều.

2/ Hãy nêu bật các thông số đặc trưng của động cơ điện DC (direct current ). Cho biết
phương trình đặc tính Cơ – Điện ( Speed – Torque ) của động cơ DC kích từ độc lập
Nêu bật các thông số đặc trưng của động cơ điện DC
Công suất định mức: là công suất đầu ra của máy điện khi tải định mức
+ Công suất định mức của động cơ điện DC là công suất cơ đầu trục kéo tải định mức
(W, KW, HP)
+ Công suất định mức của máy phát điện DC là công suất điện phát ra cấp cho tải định
mức (W, KW, MW)
- Điện áp định mức: là điện áp ở hai đầu cực của máy điện DC khi có tải đm
- Dòng điện định mức: là dòng điện cấp vào (động cơ) hoặc dòng điện phát ra kéo tải
định mức.
- Dòng điện kích từ: là dòng điện trên cuộn dây kích
Phương trình đặc tính Cơ – Điện của động cơ DC kích từ độc lập
Phương trình đặc tính cơ-điện

3/ Hãy nêu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ DC kích từ độc lập
• Điều khiển điện trở phần ứng
Nguyên lý điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện trở phụ trên mạch phần ứng được
giải thích như sau: Giả sử động cơ đang làm việc xác lập với tốc độ n1 ta đóng thêm Rp
vào mạch phần ứng. Khi đó dòng điện phần ứng lư đột ngột giảm xuống, còn tốc độ
động cơ do quán tính nên chưa kịp biến đổi. Dòng Iư giảm làm cho moment động cơ
giảm theo và tốc độ giảm xuống, sau đó làm việc xác lập tại tốc động với n2>n1.

• Điều khiển điện áp phần ứng


Phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi điện áp phần ứng thực chất là giảm
áp và cho ra những tốc độ nhỏ hơn tốc độ cơ bản nợ. Đồng thời điều chỉnh nhảy cấp hay
liên tục tùy thuộc vào bộ nguồn có điện áp thay đổi một cách liên tục và ngược lai.

• Điều khiển từ thông


Thực chất của phương pháp này là giảm từ thông. Nếu tăng từ thông thì dòng điện kích
từ 𝐼𝑘𝑡 sẽ tăng dần đến khi hư cuộn dây kích từ Do đó, để điều chỉnh tốc độ chỉ có thể giảm
dòng kích từ tức là giảm nhỏ từ thông so với định mức. Ta thấy lúc này tốc độ tăng lên
𝑢
khi từ thông giảm 𝑛 =
𝑘𝜙
4/ Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ bước ( Step Motor) có hình
ảnh minh họa
Cấu tạo của động cơ bước gồm: Rotor và stato.
• Rotor thực ra chính là một dãy các lá nam châm vĩnh cửu, chúng được sắp xếp
chồng lên nhau một cách kỹ lưỡng, cẩn thận. Trên các lá nam châm này lại được
chia thành các cặp cực sắp xếp đối xứng với nhau.
• Stato được cấu tạo bằng sắt từ, chúng được chia thành các rãnh nhỏ để đặt cuộn
dây.

Nguyên lý hoạt động động cơ bước không quay theo các cơ chế thông thường, bởi vì
Step motor quay theo từng bước một, cho nên nó có một độ chính xác cao, đặc biệt là
về mặt điều khiển học.

Động cơ motor bước làm việc nhờ vào hoạt động của các bộ chuyển mạch điện tử. Các
mạch điện tử này sẽ đưa các tín hiệu của lệnh điều khiển chạy vào stato theo số thứ tự
lần lượt và một tần số nhất định.

Tổng số góc quay của từng con rotor tương ứng với số lần mà động cơ được chuyển
mạch. Đồng thời, chiều quay và tốc độ quay của con rotor còn phụ thuộc vào số thứ tự
chuyển đổi cũng như tần số chuyển đổi của nó.
5/ Hãy nêu bật các thông số đặc trưng của động cơ bước . Cho biết phương trình đặc
tính Cơ – Điện ( Speed – Torque characteristicsof step motor ) của động cơ bước

Thông số động cơ bước


Điều đầu tiên khi tìm kiếm motor bước đó là xác định được số step. Thông số này sẽ
được các nhà sản xuất cung cấp một cách đầy đủ. Thường thì tại Việt Nam dùng các
motor bước có số stepp 200.
Một thông số khác mà chúng ta cần quan tâm liên quan đến điện áp đó là:
+ Rated Current / phase (dòng tiêu thụ tối đa của mỗi pha): 2.0 A
+ Phase Resistance (điện trở của từng pha): 1.4 Ω
+ Voltage (hiệu điện thế dòng điện): 2.8 V
Dòng tiêu thụ tối đa của mỗi pha hay Rated Current / phase sẽ cung cấp cho người dùng
biết được dòng điện tối đa mà các pha của động cơ nhận được. Khi nào driver hỏng? Đó
là khi dòng điện của mỗi pha cao hơn thông số Rated Current / phase. Vì thế mà khi lựa
chọn, kỹ sư thường khuyên người mua chọn các driver có dòng điện ra ở mức xấp xỉ
80% – 90% thông số ở trên.
Điện trở ở mỗi pha là 1 hằng số, để biết được thông số này thì bạn tìm kiếm và xem
trong datasheet của motor bước. Voltage là hiệu điện thế. Thông số này cho biết hiệu
điện thế tối ưu để stepper motor có thể làm việc ổn định, hiệu quả.

Speed – Torque characteristicsof step motor

6/ Hãy nêu phương pháp điều khiển động cơ bước


• Điều khiển động cơ bước dạng sóng (Wave): Đây là phương pháp điều khiển
cấp xung cho bộ điều khiển, hoạt động lần lượt theo đúng thứ tự nhất định cho
từng cuộn dây pha.
• Điều khiển động cơ bước đủ (Full step): Đây là phương pháp điều khiển cấp
xung cùng lúc, đồng thời cho cả 2 cuộn dây pha được sắp xếp kế tiếp nhau.
• Điều khiển động cơ nửa bước (Half step): Chính là phương pháp điều khiển kết
hợp cả 2 phương pháp điều khiển động cơ dạng sóng và điều khiển động cơ bước
đủ. Khi điều khiển động cơ theo phương pháp này thì giá trị của góc bước nhỏ
hơn 2 lần và số bước của động cơ bước cũng sẽ tăng lên 2 lần so với phương
pháp điều khiển bằng động cơ bước đủ. Tuy nhiên, phương pháp điều khiển này
có bộ phát xung điều khiển vô cùng phức tạp.
• Điều khiển động cơ vi bước (Microstep): Đây là phương pháp mới, chỉ được áp
dụng trong quá trình điều khiển động cơ bước. Từ đó, cho phép động cơ bước
dừng lại và định vị trong khoảng vị trí nửa bước chính giữa 2 bước đủ.

7/ Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha có
hình ảnh minh họa
Cấu tạo
Gồm hai phần chính : Stator và Rotor .
Stator máy điện không đồng bộ: lõi thép, dây quấn và vỏ máy.
Lõi thép: gồm nhiều lá thép có rãnh ở trong ghép lại có phủ cách điện để dẫn từ.
Dây quấn Stator đươc làm bằng dây dẫn cách điện đặt vào rãnh của lõi thép cách điện
Vỏ máy để cố định lõi thép và cố định máy, được làm bằng nhôm hoặc gang, hai đầu có
nắp máy, còn có công dụng bảo vệ máy.
Rotor cũng bao gồm lõi thép, dây quấn và trục động cơ.
Lõi thép: giống Stator nhưng các lá thép có rãnh ngoài đặt dây quấn ở giữa có lỗ để gắn
trục.
Dây quấn được đặt trong lõi thép Rotor. Rotor động cơ không đồng bộ được chia thành
2 loại là rotor dây quấn và rotor lồng sóc.
Nguyên lí hoạt động

Khi ta cho dòng điện 3 pha tần số f vào 3 đầu dây quấn Stator sẽ tạo ra từ trường quay
với tốc độ n1. Từ trường quay cắt các thanh dẫn của Rotor hình thành nên suất điện động
cảm ứng.
Vì dây quấn Rotor nối ngắn mạch nên suất điện động cảm ứng sẽ sinh ra dòng điện trong
các thanh dẫn Rotor. Lực tác dụng tương hỗ giữa từ trường quay của máy với thanh dẫn
mang dòng điện cảm ứng kéo Rotor quay cùng chiều từ trường quay với tốc độ n.

8/ Hãy nêu bật các thông số đặc trưng của động cơ điện không đồng bộ 3 pha .Cho biết
phương trình đặc tính Cơ – Điện ( Speed – Torque characteristics of 3 - phase
induction motor ) của động cơ không đồng bộ 3 pha
Các thông số trên động cơ không đồng bộ 3 pha là:
Công suất cơ có ích trên trục Pđm
Điện áp dây stato Uđm
Dòng điện dây Stato Iđm
Tần số dòng điện stato f
Tốc độ quay roto n
Hệ số công suất Cos φ
Hiệu suất η

Speed – Torque characteristics of 3 - phase induction motor

9/ Hãy nêu phương pháp điều khiển tốc độ động cơ không đồng bộ 3 pha
1.Thay đổi tần số

Việc thay đổi tần số f của dòng điện stato thực hiện bằng bộ biến đổi tần số (bộ biến
tần).

Như ta đã biết từ thông Φmax tỷ lê thuận với tỉ số U1/f, khi thay đổi tần số người ta mong
muốn giữ cho từ thông Φmax không đổi, để mạch từ máy ở trạng thái định mức. Muốn
vậy phải điều chỉnh đồng thời tần số và điện áp, giữ cho tỉ số giữa điện áp U1 và tần số f
không đổi.

2.Thay đổi số đôi cực

Số đôi cực của từ trường quay phụ thuộc vào cấu tạo dây quấn. Động cơ KĐB 3 pha có
cấu tạo dây quấn để thay đổi số đôi cực từ được gọi là động cơ không đồng bộ 3 pha
nhiều cấp tốc độ. Phương pháp này chỉ sử dụng cho loại roto lồng sóc.

3.Thay đổi điện áp cung cấp cho stato

Phương pháp này chỉ được thực hiện trong việc giảm điện áp. Khi giảm điện áp đường
đặc tính M = f(s) sẽ thay đổi do đó hệ số trượt thay đổi, tốc độ động cơ thay đổi. Hệ số
trượt s1, s2, s3 ứng điện áp U1đm, 0,85 U1đm và 0,7 U1đm.

4.Thay đổi điện trở mạch roto

Phương pháp này chỉ áp dụng đối với động cơ roto dây quấn, người ta mắc biến trở ba
pha vào mạch roto.

Biến trở điều chỉnh tốc độ phải làm việc lâu dài nên có kích thước lớn hơn so với biến
trở mở máy. Khi tăng điện trở thì tốc độ quay của động cơ sẽ giảm.
Nếu moment cản, dòng roto không đổi, khi tăng điện trở để giảm tốc độ sẽ tăng tổn hao
công suất trong biến trở, do đó phương pháp này không kinh tế

You might also like