You are on page 1of 33

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1.1 Giới thiệu về năng lượng mặt trời

1.1.1 Khái niệm chung

Pin mặt trời hay pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel, nó bao
gồm nhiều tế bào quang điện (gọi là solar cells). Tế bào quang điện này là các
phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt nhiều các cảm biến của ánh sáng là diode
quang, nó làm biến đổi năng lượng của ánh sáng thành năng lượng điện.Do đó
mạch điều áp xoay chiều 1 pha có tính năng giống như máy biến thế điều khiển
sơ cấp. Điện áp đáp ứng ở ngõ ra thay đổi nhanh và liên tục.
Các chỉ số Cường độ dòng điện, hiệu điện thế hay điện trở của tấm pin
thay đổi phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên chúng. Các tế bào quang điện
này được ghép lại thành một khối để trở thành pin mặt trời (thông thường sẽ từ
60 hoặc 72 tế bào quang điện trên một tấm pin). (Hình ảnh pin năng lượng mặt
trời như trong hình 1.1)

Hình 1.1 Tấm pin năng lượng mặt trời thực tế

Tấm Pin được biết đến như một là vật liệu có tính năng chuyển đổi quang
năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng được lắp đặt điện mặt trời. Pin được
tạo ra nguồn điện từ ánh sáng của mặt trời cũng giống như thủy điện thì tạo ra
điện từ nước, nhiệt điện tạo ra điện từ than… chúng có hiệu suất cao và có tuổi
thọ trung bình có thể lên đến 30 năm.

1.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt trời

Chúng thường được lắp đặt ở những nơi hấp thu được nhiều ánh sáng mặt
trời nhất như trên mái của các tòa nhà hay các công trình. Hệ thống này sẽ

1
chuyển đổi quang năng từ ánh sáng mặt trời hấp thụ được thành điện năng, nó
được sử dụng như điện lưới thông thường.
Silicon được biết đến là một chất bán dẫn, nó là một thành phần quan
trọng trong cấu tạo của pin năng lượng mặt trời. Chất bán dẫn là vật liệu trung
gian giữa chất dẫn điện và chất cách điện, hoạt động như chất cách điện ở nhiệt
độ thấp và có tính dẫn điện ở nhiệt độ phòng
Ánh sáng năng lượng mặt trời gồm các hạt rất nhỏ gọi là photon được tỏa
ra từ mặt trời. Nó va chạm với các nguyên tử Silicon của tấm pin, lúc này những
hạt photon truyền năng lượng của chúng tới các electron rời rạc, kích thích làm
cho electron đang liên kết với nguyên tử bị bật ra khỏi nguyên tử, đồng thời ở
nguyên tử xuất hiện chỗ trống vì thiếu electron. Tuy nhiên việc giải phóng các
electron chỉ là một nửa công đoạn của pin mặt trời, tiếp đến nó dồn các electron
rải rác này vào một dòng điện. Điều này ảnh hưởng đến việc tạo ra sự mất cân
bằng điện trong pin, có tác dụng giống như xây một con dốc để các electron chảy
theo cùng một hướng. Sự mất cân bằng này cũng có thể được tạo ra bởi tổ chức
bên trong của silicon.
Các nguyên tử silicon được sắp xếp cùng nhau trong một cấu trúc liên kết
chặt chẽ. Bằng cách ép một lượng nhỏ các nguyên tố khác vào cấu trúc này, nó sẽ
tạo ra 2 loại Silicon là: loại n (bán dẫn âm – Negative) và loại p(bán dẫn dương –
Positive). Chất bán dẫn loại n có tạp chất là các nguyên tố thuộc nhóm V, các
nguyên tử này dùng 4 electron tạo liên kết và một electron lớp ngoài liên kết lỏng
lẻo với nhân, đấy chính là các electron dẫn chính. Chất bán dẫn loại p có tạp chất
là các nguyên tố thuộc nhóm III, dẫn điện chủ yếu bằng các lỗ trống. Nguyên lý
hoạt động của pin mặt trời được thể hiện trên Hình 1.2

Hình 1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của pin mặt trời

2
Khi hai loại bán dẫn n và p này đặt cạnh nhau trong cùng một tấm pin mặt
trời, electron dẫn chính của loại n sẽ chuyển qua lấp đầy những khoảng trống của
loại p. Điều này có nghĩa là silicon loại n tích điện dương và silicon loại p được
tích điện âm, tạo nên một điện trường trên tấm pin.
Vì silicon là một chất bán dẫn nên có thể hoạt động như một chất cách
điện và duy trì sự mất cân bằng này. Khi làm cho electron đang liên kết với
nguyên tử bị bật ra khỏi nguyên tử silicon, photon trong ánh sáng mặt trời đưa
các electron này vào một trật tự nhất định, từ đó cung cấp dòng điện cho máy
tính, vệ tinh và tất cả các thiết bị ở giữa.

1.1.3 Ứng dụng

1.1.3.1. Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời


Điện mặt trời còn gọi là quang điện hay quang năng là biến đổi ánh sáng
mặt trời thành điện năng nhờ tấm pin mặt trời (Hình 1.3). Các tấm pin mặt trời
ghép lại với nhau thành các module. Ánh nắng mặt trời chiếu vào các module
chuyển thành điện năng trực tiếp. Do các hạt photon đập vào electron làm tăng
năng lượng electron. Electron di chuyển nhanh đến mức tạo thành dòng điện một
chiều. Ứng dụng sản xuất pin mặt trời như trên Hình 1.3.

Hình 1.3 Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời

3
1.1.3.2. Bình nước nóng năng lượng mặt trời
Dùng năng lượng mặt trời để làm nóng nước là hệ thống nước nóng năng
lượng mặt trời (Hình 1.4). Sản phẩm phổ biến nhất ứng dụng làm nóng nước
bằng cách này là máy nước nóng năng lượng mặt trời.

Hình 1.4 Máy nước nóng năng lượng mặt trời

1.2 Các kiểu khai thách năng lượng mặt trời.

1.2.1 Năng lượng mặt trời áp mái.

1.2.1.1. Mô hình năng lượng mặt trời kiểu áp mái

Hình 1.5 Năng lượng mặt trời áp mái


Hình 1.5 là mô hình năng lượng mặt trời áp mái.Điện năng lượng mặt trời
áp mái sẽ giúp các hộ gia đình tận dụng phần diện tích của mái nhà để tạo ra
nguồn điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiết kiệm chi phí tiền điện. Đặc biệt, trong
những tháng thời tiết nóng nực thì nhu cầu sử dụng thiết bị điện ngày càng tăng.

4
Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ trở lên hữu ích hơn bao giờ hết cho
các hộ gia đình. Cấu tạo hệ thống lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái như trên
Hình 1.6.
Giải pháp lắp đặt:
Điện năng lượng mặt trời áp mái là sẽ giúp các hộ gia đình tận dụng phần
diện tích của mái nhà để tạo ra nguồn điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiết kiệm
chi phí tiền điện. Đặc biệt, trong những tháng thời tiết nóng nực thì nhu cầu sử
dụng thiết bị điện ngày càng tăng. Việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái sẽ
trở lên hữu ích hơn bao giờ hết cho các hộ gia đình.
Cấu tạo và chi phí lắp đặt:

Hình 1.6 Cấu tạo hệ thống

- Tấm pin mặt trời: Giúp chuyển hóa ánh sáng mặt trời thành điện năng nhờ
các tế bào quang điện. Tấm pin mặt trời chiếm khoảng 45 – 60% chi phí
lắp đặt. Công suất tấm Pin càng lớn thì càng tiết kiệm được diện tích và
không gian lắp đặt.
- Biến tần hòa lưới (Inverter): Inverter giúp biến đổi dòng điện một chiều
(DC) thành dòng điện xoay chiều (DC) để có thể sử dụng. Inverter được
coi là “trái tim” của toàn bộ hệ thống và chiếm 15 – 25% chi phí lắp đặt.
Công suất của Inverter tương đương với công suất đầu ra của hệ thống.
- Cấu trúc khung giá đỡ: Khung và giá đỡ giúp cố định các tấm pin trên mái
nhà hoặc mặt đất. Thường được làm thép hoặc nhôm. Thông thường, nó

5
có sự kết hợp của thanh ray, kẹp cuối, kẹp giữa, giá đỡ… Khung và giá đỡ
chiếm 8 – 15% tổng chi phí lắp đặt.
- Các phụ kiện hỗ trợ cho việc lắp đặt: Giắc nối, cáp nguồn, cáp DC, đầu
cos, tủ điện, cầu giao và công tắc, chống sét, bộ theo dõi, thiết bị đo đếm
(công tơ)… Các phụ kiện lắp đặt này chiếm 10 – 20% tổng chi phí lắp đặt
hệ thống.
Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời áp mái:
- Ánh sáng mặt trời chiếu vào các tấm pin sẽ được hấp thụ, quá trình quang
điện diễn ra sau đó tạo ra dòng điện một chiều (DC). Dòng điện một chiều
được truyền trực tiếp tới bộ chuyển đổi dòng điện (inverter) và chuyển đổi
dòng một chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC).
- Sau đó, chúng ta kết nối nguồn điện này với hệ thống điện sinh hoạt gia
đình và ưu tiên sử dụng 100% điện mặt trời. Khi nguồn điện mặt trời cạn
kiệt thì hệ thống sẽ chuyển sang sử dụng nguồn điện lưới.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm hóa đơn điện năng tiêu thụ, bởi việc lắp đặt hệ thống điện mặt
trời áp mái sản xuất điện sinh hoạt, giúp cho chúng ta không phụ thuộc
vào điện lưới quốc gia.
- Giảm áp lực lên dưới điện vào giờ cao điểm, không sợ vấn đề quá tải dòng
điện hay lịch cắt điện của nhà nước.
- Chi phí bảo trì hệ thống và thời gian khai thác sử dụng lâu dài.
- Sử dụng nguồn năng lượng sạch, an toàn, giảm phát thải khí CO2 gây ô
nhiễm môi trường.
- Tận dụng tối đa không gian hiếm khi sử dụng từ mái nhà.
- Làm mát, giảm nhiệt độ, bảo vệ mái nhà tránh khỏi các tác nhân môi
trường.
Nhược điểm:
- Chi phí ban đầu để lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời khá cao.
Điều này khiến bạn bị động với tài chính và không có khả năng mua.
- Phụ thuộc vào thời tiết và chỉ hoạt động vào ban ngày
- Cần một diện tích lớn để lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời

6
- Các tấm pin này cũng rất dễ hư hỏng, nếu không xử lí đúng cách sẽ gây
nguy hại nghiêm trọng tới môi trường.

1.2.2 Năng lượng mặt trời nông trại

Trong những năm gần đây, nước ta đã có nhiều thành công vượt bật trong
cả 2 nghành phát triển nông nghiệp và năng lượng. Đi kèm đó là những khó khăn
của ngành nông nghiệp với tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng xấu đang trở
thành mối đe dọa, đòi hỏi phải có giải pháp phát triển tốt và bền vững.
Giải pháp được đưa ra chính là mô hình kết hợp năng lượng điện mặt trời
với nông nghiệp, đây là một giải pháp được tận dụng tối đa diện tích đất, giải
quyết việc làm, tăng nguồn thu trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cải thiện
được môi trường sống nhờ sử dụng các tấm pin thu năng lượng mặt trời để tạo ra
điện, qua đó sẽ góp phần giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, phù hợp với
định hướng và xu thế phát triển của thế giới.
Đó chính là lợi ích rất lớn dành cho người nông nghiệp vì thực trạng hiện
nay thì người nông dân chỉ sử dụng tối ưu được 50% - 70% diện tích đất của
mình trong sản xuất nông nghiệp. Với mô hình điện mặt trời kết hợp nông nghiệp
sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích nhờ tối ưu hóa được tài nguyên đất đai và nhu
cầu sử dụng điện tại chỗ.
1.2.2.1. Mô hình ứng dụng điện mặt trời cho nông nghiệp trồng trọt
Ứng dụng điện mặt trời cho hệ thống tưới tiêu.
Đây là ứng dụng được sử dụng rộng rãi hiện nay trong trồng trọt lẫn chăn
nuôi: Đối với trồng trọt, có hai cách để lắp đặt một hệ thống bơm nước năng
lượng mặt trời hoặc lắp hệ thống điện mặt trời để vận hành máy bơm. Hình 1.8 là
nguyên lý hoạt động cho hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời.

7
Hình 1. 7 Nguyên lý hoạt động cho hệ thống bơm sử dụng năng lượng mặt trời

Với ứng dụng này sẽ giúp người dân giải quyết được khó khăn khi không
đủ điện năng đáp ứng công suất tưới tiêu khu vườn do nằm ở khu vực xa lưới
điện quốc gia. Mà nông nghiệp cần phải có một nguồn điện liên tục để chạy các
động cơ, thực hiện các hoạt động tưới tiêu, phân phối nước để đảm bảo công việc
đồng áng diễn ra suôn sẻ. Hệ thống năng lượng mặt trời khai thác ánh sáng mặt
trời và sản xuất điện sạch để cung cấp năng lượng cho các hoạt động nông
nghiệp. Hơn nữa, một hệ thống điện mặt trời có thể mở rộng. Các tấm pin mặt
trời bổ sung có thể được thêm vào hệ thống khi cần thiết để nâng cao khả năng
đáp ứng. Hình 1.8 là hệ thống tưới tiêu dùng năng lượng mặt trời trong thực tế.

Hình 1. 8: Hệ thống tưới tiêu dùng năng lượng mặt trời

Một hệ thống năng lượng mặt trời được thiết kế tốt sẽ hoạt động hiệu quả
và cung cấp nguồn điện ổn định và đáng tin cậy ngay cả trong những ngày nhiều

8
mây. Việc lắp đặt các tấm pin năng lượng mặt trời để bơm tưới tiêu có một số lợi
ích như:

 Tiết kiệm chi phí tiền điện.


 Một quy trình sản xuất điện không ồn ào, không ô nhiễm.
 Mức độ bảo trì thấp.
 Cung cấp khả năng mở rộng vì các tấm pin mặt trời bổ sung khá dễ để tích
hợp.
 Năng lượng dư thừa có thể được đưa vào lưới điện để tạo thu nhập thụ
động.
 Bảo vệ nông trại của bạn khỏi chi phí điện tăng cao.

Ứng dụng điện mặt trời cho hệ thống sấy khô các sản phẩm nông nghiệp.
Việt Nam có sản phẩm nông nghiệp lớn. Vì thế nhu cầu sấy khô nhanh các
sản phẩm từ nông nghiệp rất cần thiết. Vì vậy nhiều loại thiết bị sấy bằng năng
lượng đã và đang được nghiên cứu phát triển. Tuy nhiên các máy sấy còn hạn chế
ở quy mô, thiết bị hiệu suất cao thì chi phí cũng cao. Vì thế không có mấy hộ
nông dân có thể sở hữu máy sấy năng lượng mặt trời.
Các thiết bị sấy bằng năng lượng mặt trời có nguyên lý hoạt động giống
như hiệu ứng nhà kính. Nguồn nhiệt từ mặt trời bên trong hệ thống sấy cao hơn
rất nhiều so với nhiệt độ bên ngoài. Vì thế nông sản được đưa vào máy sấy sẽ
nhanh khô hơn. Hình 1.10 là việc sử dụng năng lượng mặt trời để sấy khô sản
phẩm.

9
Hình 1. 9: Năng lượng mặt trời cho sấy khô

Các thiết bị sấy tuy có quy mô khác nhau nhưng vẫn là có 4 bộ phận. Gồm
buồng sấy, bộ phận thông gió và tải ẩm, bộ phận cấp liệu và lấy sản phẩm, bộ
phận cấp nhiệt. Dù là thiết bị sấy năng lượng mặt trời thì cũng cần lắp thêm thiết
bị hỗ trợ. Thiết bị này sẽ hoạt động khi không có nắng để đảm bảo độ sấy luôn
đồng đều.
Kết luận:
Như vậy năng lượng mặt trời cho các trang trại nông nghiệp là một
phương tiện đơn giản hóa và ứng biến các nhiệm vụ bơm tưới quan trọng, cung
cấp nước tưới hiệu quả và cấp cho nông dân sự độc lập về năng lượng để vận
hành một doanh nghiệp nông nghiệp bền vững

1.3 Phương án đề suất điều khiển định hướng cho đề tài

10
Nhu cầu về năng lượng của con người trong thời đại khoa học kỹ thuật
phát triển ngày càng tăng. Trong khi đó các nguồn nhiên liệu dự trữ như than đá,
dầu mỏ, khí thiên nhiên và thủy điện đều có hạn, khiến cho nhân loại đứng trước
nguy cơ thiếu hụt năng lượng. Con người cần tìm ra các nguồn năng lượng mới.
Cùng với năng lượng gió, thủy triều, năng lượng mặt trời là hướng phát triển
năng lượng quan trọng trong tương lai.
Hiện nay hệ thống pin mặt trời thường được lắp cố định, do đó pin chỉ đạt
hiệu suất lớn nhất khi ánh sáng mặt trời vuông góc với mặt phẳng của tấm pin.
Các vùng khác, hiệu suất của tấm pin mặt trời sẽ giảm. Để nâng cao hiệu suất của
pin mặt trời, cần một hệ thống cảm biến xác định hướng chiếu của ánh sáng mặt
trời, từ đó điều khiển cho mặt phẳng của tấm pin hướng vuông góc với ánh sáng
mặt trời.
Mục đích của đề tài này là tự động hóa quá trình điều khiển định hướng hệ
thống pin mặt trời đạt hiệu suất cao nhất, thu được nhiều năng lượng sạch từ mặt
trời. Do vậy chúng em đã đề xuất ra phương án sử dụng Arduino để điều khiển
hệ thống pin mặt trường sao cho hướng pin thu được ánh sáng cực đại nhằm nâng
hiệu suất lên cao nhất.
Hệ thống hoạt động như sau:
Bảng điều khiển năng lượng mặt trời nên hướng về phía mặt trời để khai
thác tối đa công suất. Vì vậy, hệ thống sẽ có hai bước, đầu tiên là phát hiện vị trí
của mặt trời và thứ hai là di chuyển cùng với nó.
Chúng ta đo cường độ ánh sáng với quang trở LDR bằng Arduino và so
sánh cường độ ánh sáng giảm trên cả hai quang trở LDR. Các quang trở LDR
được đặt trên các cạnh của bảng điều khiển năng lượng mặt trời như thể hiện
trong hình bên dưới. Dựa trên cường độ ánh sáng trên quang trở LDR, chúng tôi
đưa tín hiệu đến động cơ servo để gây ra chuyển động . ( 2 quang trở LDR được
lắp ở hai đầu của tấm pin năng lượng mặt trời).

11
Hình 1. 10: Đề xuất phương án kết nối các linh kiện

12
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ PHẦN CỨNG

2.1 Sơ đồ khối thiết bị

Hình 2. 1 Sơ đồ đấu nối

Sơ đồ đấu nối các thiết bị được thể hiện trên Hình 2.1.

Trong đó:

 2 động cơ Servo là động cơ SG90


 Board mạch Arduino Uno R3
 Động cơ Servo SG 90
 4 Quang trở LDR
 4 Điện trở 10k
 Bốn chân của 4 quang trở được nối với nhau và được đưa tới chân nguồn
5V của arduino uno R3 , bốn chân còn lại của bốn quang trở nối với 4
điện trở 10k và được đưa tới chân GND của arduino uno R3 và chân
analog từ A0 đến A3 (như trong hình 2.1)
 Hai chân điều khiển của động cơ servo được nối lần lượt vào chân 8,9 của
arduino uno R3 và chân VCC và GND của động cơ servo được nối tới
chân 5V và GND của arduino uno R3

13
2.2 Giới thiệu linh kiện sử dụng

2.2.1 Board Arduino Uno R3

Arduino Uno là một bảng mạch vi điều khiển nguồn mở dựa trên vi điều
khiển Microchip ATmega328 được phát triển bởi Arduino.cc. Bảng mạch được
trang bị các bộ chân đầu vào/ đầu ra Digital và Analog có thể giao tiếp với các
bảng mạch mở rộng khác nhau.
Mạch Arduino Uno là dòng mạch Arduino phổ biến, khi mới bắt đầu làm
quen, lập trình với Arduino thì mạch Arduino thường nói tới chính là dòng
Arduino UNO. Hiện dòng mạch này đã phát triển tới thế hệ thứ 3 (Mạch Arduino
Uno R3). (Hình ảnh mạch Arduino Uno R3 được thể hiện trên Hình 2.4)
Thông số cơ bản của mạch Arduino Uno R3

Hình 2. 2: Arduino Uno R3 thực tế

Vi điều khiển ATmega328P

14
Điện áp hoạt động 5V

Điện áp đầu vào (khuyên dùng) 7-12V

Điện áp đầu vào (giới hạn) 6-20V

14 (Với 6 chân PWM


Chân Digital I/O
output)

Chân PWM Digital I/O 6

Chân đầu vào Analog 6

Dòng sử dụng  I/O Pin 20 mA

Dòng sử dụng 3.3V Pin 50 mA

32 KB (ATmega328P)
Bộ nhớ Flash với 0.5KB dùng bởi
bootloader

SRAM 2 KB (ATmega328P)

EEPROM 1 KB (ATmega328P)

Clock Speed 16 MHz

LED_BUILTIN 13

Chiều dài 68.6 mm

Chiều rộng 53.4 mm

Trọng lượng 25 g

15
 Arduino Uno Board sử dụng vi điều khiển: Arduino UNO có thể sử
dụng 3 vi điều khiển họ 8bit AVR là: ATmega8 (Board Arduino Uno r2),
ATmega168, ATmega328 (Board Arduino Uno r3).
 Nguồn sử dụng: Arduino UNO R3 có thể được cấp nguồn 5V thông qua
cổng USB hoặc cấp nguồn ngoài với điện áp khuyên dùng là 7-12V DC
hoặc điện áp giới hạn là 6-20V. Thường thì cấp nguồn bằng pin vuông 9V
là hợp lí nhất nếu bạn không có sẵn nguồn từ cổng USB. Nếu cấp nguồn
vượt quá ngưỡng giới hạn trên, bạn sẽ làm hỏng Arduino UNO.
Các chân năng lượng:

 GND (Ground): cực âm của nguồn điện cấp cho Arduino UNO. Khi bạn
dùng các thiết bị sử dụng những nguồn điện riêng biệt thì những chân này
phải được nối với nhau.
 5V: cấp điện áp 5V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 500mA.
 3.3V: cấp điện áp 3.3V đầu ra. Dòng tối đa cho phép ở chân này là 50mA.
 Vin (Voltage Input): để cấp nguồn ngoài cho Arduino UNO, bạn nối cực
dương của nguồn với chân này và cực âm của nguồn với chân GND.
 IOREF: điện áp hoạt động của vi điều khiển trên Arduino UNO có thể
được đo ở chân này. Và dĩ nhiên nó luôn là 5V. Mặc dù vậy bạn không
được lấy nguồn 5V từ chân này để sử dụng bởi chức năng của nó không
phải là cấp nguồn.
 RESET: việc nhấn nút Reset trên board để reset vi điều khiển tương
đương với việc chân RESET được nối với GND qua 1 điện trở 10KΩ.
Lưu ý:

 Arduino UNO không có bảo vệ cắm ngược nguồn vào. Do đó bạn phải hết
sức cẩn thận, kiểm tra các cực âm – dương của nguồn trước khi cấp cho
Arduino UNO. Việc làm chập mạch nguồn vào của Arduino UNO sẽ biến
nó thành một miếng nhựa chặn giấy. mình khuyên bạn nên dùng nguồn từ
cổng USB nếu có thể.

16
 Các chân 3.3V và 5V trên Arduino là các chân dùng để cấp nguồn ra cho
các thiết bị khác, không phải là các chân cấp nguồn vào. Việc cấp nguồn
sai vị trí có thể làm hỏng board. Điều này không được nhà sản xuất
khuyến khích.
 Cấp nguồn ngoài không qua cổng USB cho Arduino UNO với điện áp
dưới 6V có thể làm hỏng board.
 Cấp điện áp trên 13V vào chân RESET trên board có thể làm hỏng vi điều
khiển ATmega328.
 Cường độ dòng điện vào/ra ở tất cả các chân Digital và Analog của
Arduino UNO nếu vượt quá 200mA sẽ làm hỏng vi điều khiển.
 Cấp điệp áp trên 5.5V vào các chân Digital hoặc Analog của Arduino
UNO sẽ làm hỏng vi điều khiển.
 Cường độ dòng điện qua một chân Digital hoặc Analog bất kì của Arduino
UNO vượt quá 40mA sẽ làm hỏng vi điều khiển. Do đó nếu không dùng
để truyền nhận dữ liệu, bạn phải mắc một điện trở hạn dòng.
Bộ nhớ sử dụng vi điều khiển Atmega328 tiêu chuẩn có:

 32KB bộ nhớ Flash: những đoạn lệnh bạn lập trình sẽ được lưu trữ trong
bộ nhớ Flash của vi điều khiển. Thường thì sẽ có khoảng vài KB trong số
này sẽ được dùng cho bootloader nhưng đừng lo, bạn hiếm khi nào cần
quá 20KB bộ nhớ này đâu.
 2KB cho SRAM (Static Random Access Memory): giá trị các biến bạn
khai báo khi lập trình sẽ lưu ở đây. Bạn khai báo càng nhiều biến thì càng
cần nhiều bộ nhớ RAM. Tuy vậy, thực sự thì cũng hiếm khi nào bộ nhớ
RAM lại trở thành thứ mà bạn phải bận tâm. Khi mất điện, dữ liệu trên
SRAM sẽ bị mất.
 1KB cho EEPROM (Electrically Eraseble Programmable Read Only
Memory): đây giống như một chiếc ổ cứng mini – nơi bạn có thể đọc và
ghi dữ liệu của mình vào đây mà không phải lo bị mất khi cúp điện giống
như dữ liệu trên SRAM.

17
Các cổng vào/ra trên Arduino Board :
Mạch Arduino UNO có 14 chân digital dùng để đọc hoặc xuất tín hiệu.
Chúng chỉ có 2 mức điện áp là 0V và 5V với dòng vào/ra tối đa trên mỗi chân
là 40mA. Ở mỗi chân đều có các điện trở pull-up từ được cài đặt ngay trong
vi điều khiển ATmega328 (mặc định thì các điện trở này không được kết nối).
Một số chân digital có các chức năng đặc biệt như sau:

 2 chân Serial: 0 (RX) và 1 (TX): dùng để gửi (transmit – TX) và nhận


(receive – RX) dữ liệu TTL Serial. Arduino Uno có thể giao tiếp với thiết
bị khác thông qua 2 chân này. Kết nối bluetooth thường thấy nói nôm na
chính là kết nối Serial không dây. Nếu không cần giao tiếp Serial, bạn
không nên sử dụng 2 chân này nếu không cần thiết.
 Chân PWM (~): 3, 5, 6, 9, 10, và 11: cho phép bạn xuất ra xung PWM với
độ phân giải 8bit (giá trị từ 0 → 28-1 tương ứng với 0V → 5V) bằng hàm
analogWrite(). Nói một cách đơn giản, bạn có thể điều chỉnh được điện áp
ra ở chân này từ mức 0V đến 5V thay vì chỉ cố định ở mức 0V và 5V như
những chân khác.
 Chân giao tiếp SPI: 10 (SS), 11 (MOSI), 12 (MISO), 13 (SCK). Ngoài
các chức năng thông thường, 4 chân này còn dùng để truyền phát dữ liệu
bằng giao thức SPI với các thiết bị khác.
 LED 13: trên Arduino UNO có 1 đèn led màu cam (kí hiệu chữ L). Khi
bấm nút Reset, bạn sẽ thấy đèn này nhấp nháy để báo hiệu. Nó được nối
với chân số 13. Khi chân này được người dùng sử dụng, LED sẽ sáng.
 Arduino UNO Broad có 6 chân analog (A0 → A5) cung cấp độ phân giải
tín hiệu 10bit (0 → 210-1) để đọc giá trị điện áp trong khoảng 0V → 5V.
Với chân AREF trên board, bạn có thể để đưa vào điện áp tham chiếu khi
sử dụng các chân analog. Tức là nếu bạn cấp điện áp 2.5V vào chân này
thì bạn có thể dùng các chân analog để đo điện áp trong khoảng từ 0V →
2.5V với độ phân giải vẫn là 10bit.
 Đặc biệt, Arduino UNO có 2 chân A4 (SDA) và A5 (SCL) hỗ trợ giao tiếp
I2C/TWI với các thiết bị khác.

18
2.2.2 Động cơ Servo SG90

Servo là một dạng động cơ đặc biệt. Không giống như động cơ thông
thường cứ cắm điện vào là quay liên tục, Servo chủ quay khi được điều khiển
bằng xung PWM với góc quay nằm trong khoảng bất kì từ 00 - 1800. Mỗi loại
servor có kích thước, khối lượng khác nhau. Có loại nặng chỉ 9g, có loại thì sở
hữu một momem lực rất lớn (vài chục Newton/m), hoặc có loại thì khỏe, nhông
sắt chắc chắn,...
Động cơ Servo được thiết kế những hệ thống hồi tiếp vòng kín. Tín hiệu
ra của động cơ được nối với một mạch điều khiển. Khi động cơ quay, vận tốc và
vị trí sẽ được hồi tiếp về mạch điều khiển này. Nếu có bất kì lý do nào ngăn cản
chuyển động quay của động cơ, cơ cấu hồi tiếp sẽ nhận thấy tín hiệu ra chưa đạt
được vị trí mong muốn. Mạch điều khiển tiếp tục chỉnh sai lệch cho động cơ đạt
được điểm chính xác .(Hình ảnh động cơ servo SG90 được thể hiện trên hình
2.3).

Hình 2. 3: Động cơ Servo Sg90 trong thực tế

Động cơ Servo SG90 là loại động cơ được dùng phổ biến trong các mô
hình điều khiển nhỏ và đơn giản như cánh tay robot. Đông cơ có tốc động phản
ứng nhanh, được tích hợp sẵn Driver điều khiển động cơ, dễ dàng điều khiển góc
quay bằng phương pháp điều độ rộng xung PWM.
Ở đề tài này, chúng em sử dụng động cơ Servo để quay bảng điều khiển
năng lượng mặt trời. Chúng em chọn lựa và sử dụng động cơ servo vì chúng ta có
thể kiểm soát chính xác vị trí của các tấm pin năng lượng mặt trời và nó có thể
bao phủ toàn bộ đường đi của mặt trời.

19
Thông số kỹ thuật
- Điện áp hoạt động: 4.8V ~ 5V DC
- Tốc độ quay: 0.12 giây/60° (4.8V) , 0.1 giây/60° (6V)
- Mômen xoắn: 1.8kg/cm (4.8V) , 2.5kg/cm (6V)
- Góc quay: 180°
- Bánh răng: nhựa
- Kích thước: 22.5 * 11.8 * 30 mm
- Chiều dài dây điện: 175mm
- Trọng lượng: 9g
- Nhiệt độ hoạt động: 0°C ~ 55°C
- Dây vàng : cấp xung
- Dây đỏ: Vcc (4.8V ~ 5V)
- Dây đen: GND / 0V

2.2.3 Quang trở LDR

Điện trở quang (Light Dependent Resistor) hay còn gọi là quang trở hoặc
pin cađimi sunphua (CdS). Nó cũng được gọi là chất quang dẫn.
Về cơ bản, nó là một tế bào quang điện hoạt động theo nguyên tắc quang
dẫn hay có nghĩa nó là một điện trở có giá trị điện trở thay đổi theo cường độ ánh
sáng. Nó được sử dụng nhiều trong các mạch cảm biến ánh sáng, mạch chuyển
đổi,…
Một số ứng dụng của LDR như đồng hồ đo ánh sáng máy ảnh, đèn đường,
radio đồng hồ, báo động ánh sáng, báo khói và đồng hồ ngoài trời. (Hình ảnh cấu
tạo và ký hiệu quang trở LDR được thể hiện trên hình 2.4)
Cấu trúc và hoạt động của LDR

20
Hình 2. 4: Cấu tạo và ký hiệu của quang trở

Hình 2.4 là cấu trúc của pin CdS, phía trên và dưới cùng là các màng kim
loại được nối với các đầu cực. Nó được thiết kế theo cách cung cấp diện tích tiếp
xúc tối đa với hai màng kim loại. Và được đặt trong một hộp nhựa hoặc nhựa
trong để có thể tiếp xúc được với ánh sáng, cảm nhận được sự thay đổi của
cường độ ánh sáng. Thành phần chính để tạo ra LDR là cadmium sulphide (CdS),
được sử dụng làm chất quang dẫn và không chứa hoặc rất ít electron khi không
được chiếu sáng. Trong trường hợp không có ánh sáng, giá trị điện trở cao MΩ .
Ngay khi ánh sáng rơi vào cảm biến, các electron được giải phóng và độ dẫn của
vật liệu tăng lên. Khi cường độ ánh sáng vượt quá một tần số nhất định, các
photon được hấp thụ bởi chất bán dẫn cung cấp cho các electron dải năng lượng
cần thiết để nhảy vào dải dẫn. Điều này làm cho các electron hoặc lỗ trống tự do
dẫn điện và do đó giảm đáng kể điện trở (<1 KΩ).
Phương trình cho thấy mối quan hệ giữa trơ kháng và chiếu sáng là:
R = A.Ea
Trong đó:
E - Illumination (lux).
R – trở kháng (Ω).
A, a - hằng số.
Với giá trị của a phụ thuộc vào CdS được sử dụng và vào quy trình sản xuất. Giá
trị thường nằm trong khoảng 0,7 và 0,

21
2.2.4 Bảng pin năng lượng mặt trời

Hình 2. 5: Tấm pin năng lượng mặt trời sử dụng

Tấm pin năng lượng mặt trời được sử dụng (Hình 2.5) là loại pin năng
lượng mặt trời mini chủ yếu là để mô phỏng quá trình hoạt động của mạch và để
mô phỏng sản phẩm hoàn thiện trong thực tế.
Thông số kỹ thuật:
- Điện áp: 6 (V)
- Dòng điện: 0 – 200 (mA)
- Dòng ngắn mạch: 1,7 (A)
- Công suất ra: 1 (W)
- Kích thước: 110 * 60 * 2,5mm
- Trọng lượng: 35 (g)

22
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ PHẦN MỀM

3.1 Giới thiệu phần mềm Arduino IDE

3.1.1 Hướng dẫn sử dụng phần mềm Arduino

3.1.1.1. Chuẩn bị kết nối cho Arduino


a. Cài đặt phần mềm
Cài đặt Arduino IDE
Bước 1: Truy nhập vào trang chủ của Arduino (Arduino.cc). Đây là nơi lưu
trữ cũng như cập nhật các bản IDE của Arduino (hình 3.1).

Hình 3. 1 Dowload phần mềm

Bước 2: Chạy file để khởi động Arduino IDE

23
Hình 3. 2 Giao diện phần mềm

b. Kiểm tra kết nối Arduino với máy tính


- Bước 1: Kết nối Arduino với máy tính (ở đây sử dụng arduino uno R3)
Chuẩn bị:
- Phần cứng board Arduino (Uno, Nano, Mega 2560...)
- Cáp kết nối USB 2 đầu kiểu A-B

Hình 3. 3: Kết nối Arduino Uno với máy tính

Đèn led sáng thể hiện board arduino đã được kết nối với máy tính.(Hình 3.6)
- Bước 2: Tìm cổng kết nối của Arduino uno R3 với máy tính
Khi Arduino Uno R3 kết nối với máy tính, nó sẽ sử dụng một cổng COM
(Communication port - cổng dữ liệu ảo) để máy tính và bo mạch có thể truyền tải

24
dữ liệu qua lại thông qua cổng này. Windows có thể quản lí đến 256 cổng COM.
Để tìm được cổng COM đang được sử dụng để máy tính và mạch Arduino UNO
R3 giao tiếp với nhau, bạn phải mở chức năng Device Manager của Windows.
Chọn chuột phải vào Computer -> Manage (hình 3.4)

Hình 3. 4: Chọn Manage trên deskop máy tính

Cửa sổ Computer Management hiện lên

Hình 3. 5: Cửa sổ Device Manager

Cổng kết nối ở đây là COM5.

25
Thông thường, trong những lần kết nối tiếp theo, Windows sẽ sử dụng lại
cổng COM5 để kết nối nên bạn không cần thực hiện thêm thao tác tìm cổng
COM này nữa (hình 3.5).

c. Giao diện làm việc của Arduino IDE

Hình 3. 6: Giao diện mặc định của Arduino IDE

- Vùng lệnh:
Bao gồm các nút lệnh menu (File, Edit, Tools, Help được thể hiện trong
hình 3.7). Phía dưới là các icon cho phép sử dụng nhanh các chức năng thường
dùng của IDE được miêu tả như sau:

Hình 3. 7: Chức năng các phần tử trong giao diện Arduino Uno

- Vùng thông báo:

26
Hình 3. 8: Vùng thông báo chạy thuật toán và xuất Arduino hoàn thành

Thông báo từ IDE hiển thị loại board Arduino và cổng COM được sử dụng
3.2 Lưu đồ tuật toán của mạch điều hướng pin mặt trời

27
Hình 3. 9: Lưu đồ thuật toán cho hệ thống điều hướng pin năng lượng mặt trời

Chương trình bắt đầu từ việc khởi tạo thư việc Arduino và thư viện Servor
cho việc xác định điện áp đầu ra cho động cơ Servo. Sau đó tiến hành khai báo
các chân ra của Arduino để giao tiếp với các quang trở và động cơ Servo.
Tiếp theo chương trình sẽ tiến hành đọc các giá trị tín hiệu của quang trở
LDR nhằm xác định tín hiệu ánh sáng mặt trời được chiếu sáng theo hướng nào
là lớn nhất.
28
Sau khi tiến hành đọc giá trị điện áp của các quang trở LDR, chương trình
sẽ thực hiện so sánh các giá trị điện áp của các quang trở rồi xác định hướng mà
thu được nhiều ánh sáng mặt trời nhất sau đó Arduino sẽ gửi tín hiệu điện áp đến
các động cơ Servo 1 và Servo 2 và thực hiện chuyển động quay để điều chỉnh
tấm pin năng lượng mặt trời về hướng thu được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.

3.3 Mô hình thực tế


Tiến hành lắp ráp mô hình điều hướng tấm pin năng lượng mặt trời

Hình 3. 10: Mô hình thực tế hệ thống điều hướng pin năng lượng mặt trời

Trong đó :

 1 - Vị trí đặt 4 quang trở


 2 - Tấm pin năng lượng mặt trời
 3 - Arduino Uno R3
 4 - Dây kết nối Aruino Uno với máy tính
 Ngoài ra còn 2 động cơ servo đặt dưới tấm pin mặt trời

29
Hình 3. 11: Mô hình được đưa ra ngoài trời có nắng

Ta có thể thấy, mô hình đã chạy đúng theo lưu dồ thuật toán. Tấm pin
năng lượng mặt trời đã quay và hướng về đúng hướng của ánh nắng mặt trời
(hướng mũi tên đỏ là hướng ánh nắng mặt trời chiếu vào).

Hình 3. 12: Hình ảnh khác của mô hình khi được kiểm nghiệm ngoài trời

30
Mô hình được lắp hoàn thiện và được cấp nguồn chạy. Sau khi chiếu thử
đèn led và các quang trở thì tấm pin năng lượng quay theo hướng chiếu mà thu
được nhiều ánh sáng nhất của đèn led. Sau đó chúng ta tiến hành chạy với nguồn
ánh sáng là ánh sáng mặt trời. Kết quả hệ thống đã hoạt động và quay theo hướng
đi của mặt trời để thu được nhiều ánh sáng mặt trời nhất.
Kết luận: Mô hình điều hướng tấm pin năng lượng mặt trời đã hoạt động
và chạy đúng theo nguyên lý hoạt động của thuật toán và các thiết bị mà chúng ta
tạo ra. Nhưng chúng ta vẫn phải điều chỉnh mô hình nhiều hơn nữa về mặt thẩm
mỹ.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]- Trịnh Quang Dũng, “Điện mặt tời”, Nhà xuất bản Khoa học và công
nghệ,
Năm xuất bản 1992.
[2]- Đặng Đình Thống , “Pin mặt trời và ứng dụng”, Nhà xuất bản Khoa học
kỹ thuật, Năm xuất bản 2005.
[3]- Hoàng Dương Hùng (2003), “Nghiên cứu triển khai ứng dụng thiết bị
năng lượng mặt trời vào thực tế”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
[4]- Vương Đức Phúc, Đào Minh Quân. ”Nghiên cứu cảm biến ánh sáng
dùng trong hệ thống tự động bám đuổi theo mặt trời”. Khoa Điện - Điện tử,
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.
[5] Ngọc Thắng. Báo cáo tổng kết “Nghiên cứu, thiết kế hệ thống tự động
thích ứng với vị trí mặt trời nhằm nâng cao hiệu quả các thiết bị sử dụng pin
mặt trời”. Viện Năng lượng, Bộ Công Thương

32
33

You might also like