You are on page 1of 15

1.

Lịch sử hình thành và phát triển tấm pin năng lượng


mặt trời
Ngành công nghệ năng lượng mặt trời đã phát triển liên tục từ trước đây cho đến ngày
nay. Vậy nên, việc phát minh ra tấm pin năng lượng mặt trời hiện đại không chỉ còn là
một cá nhân duy nhất. Mà trong đó, qua các giai đoạn ngày một được phát triển lên.

Vào năm 1839, nhà vật lý Edmond Becquerel trong khi nghiên cứu lớp phủ của các
điện cực bạch kim bằng bạc clorua. Ông đã phát hiện ra sự tăng điện áp khi tiếp xúc
với ánh sáng. Lúc đó, ông mới chỉ 19 tuổi, là một nhà vật lý trẻ và tài năng. Và hiệu
ứng đó được đặt tên là hiệu ứng quang điện. Lúc bấy giờ, chẳng một ai nghĩ rằng,
hiệu ứng ấy sẽ trở thành nền tảng cho phương pháp sản xuất điện năng lượng mặt trời.

Và đến gần 20 năm sau, một nhà phát minh người Pháp là Augustin Mouchot đã
nhận ra rằng than đá cuối cùng sẽ cạn kiệt. Vậy nên, ông đã phát minh những động cơ
tiên tiến hơn ở thời điểm đấy giờ. mặc dù, ông phát minh ra động cơ hơi nước mặt trời
nhưng điều đó cũng góp phần quan trọng hình thành nên tấm pin năng lượng mặt trời.
Và là một trong những dấu mốc quan trọng trong lịch sử của các thiết bị năng lượng
mặt trời.

Vào 20 năm sau, tức năm 1883 Charles Fritts đã sáng chế ra tế bào quang điện đầu
tiên. Và được chế tạo từ Selenium có hiệu suất chỉ 1%. Vài năm sau đó, một nhà khoa
học người Nga – Alexander Stoletov là người sáng lập ra kỹ thuật điện. Ông bắt đầu
nghiên cứu hiệu ứng quang điện. Trong quá trình mở rộng nghiên cứu, ông đã chế tạo
ra một tế bào quang điện theo nguyên tắc tương tự. Thậm chí, ông còn phát hiện ra sự
giảm độ nhạy (mỏi) của của chúng theo thời gian.

Và cũng cùng trong năm đó, Edward Weston đã sáng chế ra các loại pin nhiệt điện. Sử
dụng ống kính phóng đại để tập trung ánh sáng mặt trời. Đến đầu thế kỷ 20, Albert
Einstein đã xuất bản một bài báo về hiệu ứng quang điện (Năm 1905). Từ đó, mở dần
ra về sự ra đời của tấm pin năng lượng mặt trời và Albert Einstein đã nhận được giải
thưởng Nobel với bài về hiệu ứng quang điện.
Đến giữa thế kỷ 20, kỹ sư người Mỹ Russell Ohl đã thực hiện khám phá đột phá về P-
N. Đây được coi là dấu mốc quan trọng trong kỷ nguyên phát triển các tấm pin năng
lượng mặt trời. Như chúng ta đã biết thì các mối P-N được sử dụng hầu hết trong các
thiết bị điện tử phức tạp hiện nay. Và ông cũng chính là người  phát minh ra tế bào
hiện đại đầu tiên hoạt động bằng cách sử dụng đường giao nhau P-N. Sau đó Phòng
thí nghiệm Bell, Daryl Chapin, Gerald Pearson và Calvin Fuller đã công khai các tế
bào quang điện đầu tiên. Được ứng dụng cung cấp điện cho đồ chơi Ferris và một máy
phát radio.

2. Những giai đoạn phát triển của tấm pin năng lượng mặt
trời
Thế kỷ 19

Hệ thống năng lượng mặt trời của Fritts


Vào thế kỷ 19, khi mà các nhà khoa học đã bị vấp khi sử dụng ánh sáng hay nhiệt mặt
trời để tạo ra các loại năng lượng khác. Thì đến cuối thế kỷ, các nhà vật lý đã chế tạo
ra các thiết bị đơn giản. Nhằm khai thác năng mặt trời để tạo ra năng lượng. Mặc dù
các thiết bị cho hiệu quả kém nhưng đã đánh dấu cho sự phát triển chế tạo ra tấm pin
năng lượng mặt trời. Và mở đường cho các công nghệ tiên tiến phát triển hơn ở các
thế kỷ sau.
Một số ví dụ như là động cơ năng lượng mặt trời Augustin Mouchot năm 1860. Hệ
thống điện mặt trời đầu tiên có nhiều tế bào của Fritts vào năm 1884. Cũng từ đó đã
đánh dấu cho nhiều sự khởi đầu khác về việc khai thác và ứng dụng năng lượng mặt
trời.

Cấu tạo sơ khai của pin năng lượng


Cũng ở thế kỷ 19, một số thiết bị cơ bản tạo ra điện được sáng chế ra nhưng là bằng
cách khai thác nhiệt chứ không phải là ánh sáng. Nhưng đó cũng là những tiến bộ
quan trọng. Giúp có thêm sự hiểu biết về các thiết bị năng lượng mặt trời. Chẳng hạn
như nhiệt điện của  Weston và Severy vào năm 1888 và 1894.
Thế kỷ 20

Hình dạng của pin Năng lượng mặt trời vào thế kỉ 20

Từ bài báo về hiệu ứng quang điện của Einstein và bằng chứng thực nghiệm về hiệu
ứng quang điện của Robert Millikan đã cung cấp những cơ sở cho các phát minh.
Vào năm 954, Western Electric đã bắt đầu bán bản quyền thương mại cho các công
nghệ năng lượng mặt trời PV.

Từ năm 1957-1960, Hoffman Electronics đã đặt được hiệu suất cao và đạt kỷ lục 8-
10% hiệu suất. Đến năm 1963, tập đoàn Sharp đã chế tạo ra mô-đun đầu tiên. Và đến
cuối thế kỷ 20 thì một số dự án thí điểm trên toàn thế giới đã được lắp đặt.
Thế kỷ 21

Hình dạng pin năng lượng mặt trời ở thế kỉ 21

Ở thế kỷ 20, chúng ta có thể thấy sự phát triển không ngừng nghỉ và ngày một tiên
tiến hơn về việc ứng dụng năng lượng mặt trời. Và đến thế kỷ 21, những mặt còn hạn
chế của các thế kỷ trước như chi phí và hiệu quả hoạt động đã được cải thiện. Và đồng
thời với đó là đã giảm chi phí xuống tối ưu hơn nhờ các quy trình sản xuất tự động và
sản xuất với số lượng lớn.
2. Cấu tạo bên trong của tấm pin năng lượng mặt trời mặt
trời

Pin năng lượng mặt trời (Phổ biến nhất là mono và poly) được chia làm 8
bộ phận gồm:
- Khung nhôm
- Kính cường lực
- Lớp màng EVA
- Solar cell
-Tấm nền pin (phía sau)
-Hộp đấu dây (junction box)
-Cáp điện
- Jack kết nối MC4.

1. Khung nhôm: có chức năng tạo ra một kết cấu đủ cứng cáp để tích hợp solar cell

và các bộ phận khác lên. Với thiết kế cứng cáp nhưng vẫn đảm bảo trọng lượng
đủ nhẹ, khung nhôm có thể bảo vệ và cố định các thành phần bên trong trước tải

trọng gió lớn và ngoại lực tác động bên ngoài. Một số hãng ví dụ như Canadian
Solar, thậm chí khung nhôm còn được anode hóa và gia cố thanh ngang để tăng

độ cứng cáp cho tấm pin. Màu sắc phổ biến của khung nhôm là bạc.

2. Kính cường lực: giúp bảo vệ solar cell khỏi các tác động của thời tiết như nhiệt độ,

mưa, tuyết, bụi, mưa đá (đường kính 2,5cm trở xuống) và các tác động va đập khác từ
bên ngoài. Kính cường lực được thiết kế có độ dày từ 2-4mm (đa số là khoảng 3.2-

3.3mm) để đảm bảo vừa đủ khả năng bảo vệ và duy trì được độ trong suốt cho tấm pin
mặt trời (ánh sáng ít bị phản xạ, khả năng hấp thụ tốt).
3. Lớp màng EVA (ethylene vinyl acetate) còn được được gọi là chất kết dính, là 2 lớp

màng polymer trong suốt được đặt trên và dưới lớp solar cell có tác dụng kết dính solar
cell với lớp kính cường lực phía trên và tấm nền phía dưới. Lớp này còn có tác dụng hấp

thụ và bảo vệ solar cell khỏi sự rung động, tránh bám bụi và hơi ẩm. Vật liệu EVA có khả
năng chịu đựng nhiệt độ khắc nghiệt và có độ bền cực kỳ cao. 

4. Lớp Solar cell (tế bào quang điện). Pin mặt trời được cấu tạo từ nhiều đơn vị nhỏ
hơn là solar cell. Những loại pin năng lượng mặt trời thông dụng như mono và poly

được làm từ silic, một loại chất bán dẫn phổ biến. Trong một cell, tinh thể silic bị kẹp
giữa hai lớp dẫn điện (ribbon và các thanh busbar). Một tế bào quang điện sử dụng hai

lớp silic khác nhau, loại N và loại P.

5. Tấm nền pin (phía sau) : có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học và chống ẩm. Vật

liệu được sử dụng có thể là polymer, nhựa PP, PVF, PET. Tấm nền có độ dày khác nhau
tùy vào hãng sản xuất. Phần lớn tấm nền sẽ có màu trắng. 
Với sự phát triển của công nghệ, hiện tại một số hãng như Canadian Solar đã có một số

dòng pin đặc biệt như BiKu, loại pin không có tấm nền phía sau, thay vào đó là mặt kính
cường lực trong suốt giúp pin năng lượng mặt trời có thể hấp thụ ánh sáng ở cả hai mặt

trước và sau. Bạn có thể tham khảo ở video bên dưới.


6. Hộp đấu dây (junction box) nằm ở phía sau cùng, là nơi tập hợp và chuyển năng

lượng điện được sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài. Vì đây là điểm trung
tâm nên được thiết kế bảo vệ khá chắc chắn.

7. Cáp điện DC, loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng lượng mặt trời, có khả năng
cách điện một chiều DC cực tốt, kèm với đó là khả năng chống chịu tốt trước sự khắc

nghiệt của thời tiết (tia cực tím, bụi, nước, ẩm..) và tác động cơ học khác.
8. Jack kết nối MC4, là đầu nối điện thường được dùng để kết nối các tấm pin mặt trời.

“MC” trong MC4 là viết tắt của nhà sản xuất Multi-Contact. Loại jack kết nối này giúp
bạn dễ dàng kết nối các tấm pin và dãy pin bằng cách gắn jack từ các tấm pin liền kề với

nhau bằng tay.


Nguyên lý hoạt động tạo ra dòng điện của tấm pin năng lượng
mặt trời
Pin năng lượng mặt trời (hay pin quang điện, tế bào quang điện), là thiết bị bán dẫn
chứa lượng lớn các diod p-n, duới sự hiện diện của ánh sáng mặt trời có khả năng tạo
ra dòng điện sử dụng được. Sự chuyển đổi này gọi là hiệu ứng quang điện.
Để tìm hiểu về tấm pin mặt trời, Ta cần nhớ lại kiến thức lý thuyết nền tảng cũ về vật
lý chất bán dẫn. Miêu tả sau đây chỉ giới hạn hoạt động của một pin năng lượng tinh
thể silic

Silic thuộc nhóm IV, tức là có 4 electron lớp ngoài cùng. Silic có thể kết hợp với
silicon khác để tạo nên chất rắn. Cơ bản có 2 loại chất rắn silicon, đa thù hình (không
có trật tự sắp xếp) và tinh thể (các nguyên tử sắp xếp theo thứ tự dãy không gian 3
chiều). Pin năng lượng mặt trời phổ biến nhất dùng đa tinh thể silicon.

Silic là chất bán dẫn. Tức là thể rắn silic, tại một tầng năng lượng nhất định, electron
có thể đạt được, và một số tầng năng lượng khác thì không được. Các tầng năng lượng
không được phép này xem là tầng trống. Lý thuyết này căn cứ theo thuyết cơ học
lượng tử.

Ở nhiệt độ phòng, Silic nguyên chất có tính dẫn điện kém. Trong cơ học lượng tử, giải
thích thất tế tại mức năng lượng Fermi trong tầng trống. Để tạo ra silic có tính dẫn
điện tốt hơn, có thể thêm vào một lượng nhỏ các nguyên tử nhóm III hay V trong bảng
tuần hoàn hóa học. Các nguyên tử này chiế m vị trí của nguyên tử silic trong
mạng tinh thể, và liên kết với các nguyên tử silic bên cạnh tương tự như là một silic.
Tuy nhiên các phân tử nhóm III có 3 electron ngoài cùng và nguyên tử nhóm V có 5
electron ngoài cùng, vì thế nên có chỗ trong mạng tinh thể có dư electron còn có chỗ
thì thiếu electron. Vì thế các electron thừa hay thiếu electron (gọi là lỗ trống) không
tham gia vào các kết nối mạng tinh thể. Chúng có thể tự do di chuyển trong khối tinh
thể. Silic kết hợp với nguyên tử nhóm III (nhôm hay gali) được gọi là loại bán dẫn p
bởi vì năng lượng chủ yếu mang điện tích dương (positive), trong khi phần kết hợp
với các nguyên tử nhóm V (phốt pho, asen) gọi là bán dẫn n vì mang năng lượng âm
(negative). Lưu ý rằng cả hai loại n và p có năng lượng trung hòa, tức là chúng có
cùng năng lượng dương và âm, loại bán dẫn n, loại âm có thể di chuyển xung quanh,
tương tự ngược lại với loại p
Sơ đồ nguyên lý hoạt động tấm pin mặt trời: Sự chuyển đổi
ánh sáng quang điện thành điện năng

Các tấm pin mặt trời chuyển đổi quang năng thành dòng điện một chiều (DC). Sau đó,
thông qua thiết bị inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power Point
Tracking), dòng điện DC được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC). Nguồn
điện AC được tạo ra từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được kết nối với tủ điện
chính, hòa đồng bộ vào lưới điện hiện hữu, cung cấp điện song song với nguồn
điện lưới (ưu tiên sử dụng điện mặt trời, nếu thiếu sẽ tự động lấy từ lưới điện, nếu
thừa sẽ phát ngược lên lưới điện) giúp giảm điện năng tiêu thụ từ lưới điện. Đây cũng
chính là nguyên lý hòa lưới điện mặt trời.

Khi mất điện lưới, inverter trong hệ thống sẽ ngay lập tức ngắt kết nối với lưới điện.
Điều này đảm bảo chắc chắn rằng hệ thống pin năng lượng mặt trời không phát điện
lên lưới gây nguy hiểm cho nhân viên sửa chữa lưới điện.

Sơ đồ nguyên lý tấm pin năng lượng mặt trời

Khi một photon chạm vào mảnh silic, một trong hai điều sau sẽ xảy ra:
1. Photon truyền trực xuyên qua mảnh silic. Điều này thường xảy ra khi năng
lượng của photon thấp hơn năng lượng đủ để đưa các hạt electron lên mức năng
lượng cao hơn.
2. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic. Điều này thường xảy ra khi
năng lượng của photon lớn hơn năng lượng để đưa electron lên mức năng
lượng cao hơn.

Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền đến các hạt electron trong
màng tinh thể. Thông thường các electron này lớp ngoài cùng, và thường được kết
dính với các nguyên tử lân cận vì thế không thể di chuyển xa. Khi electron được kích
thích, trở thành dẫn điện, các electron này có thể tự do di chuyển trong bán dẫn.

Khi đó nguyên tử sẽ thiếu 1 electron và đó gọi là “lỗ trống”. Lỗ trống này tạo điều
kiện cho các electron của nguyên tử bên cạnh di chuyển đến điền vào “lỗ trống”, và
điều này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận có “lỗ trống”. Cứ tiếp tục như vậy “lỗ
trống” di chuyển xuyên suốt mạch bán dẫn. Đây chính là sơ đồ nguyên lý pin mặt trời.

Một photon chỉ cần có năng lượng lớn hơn năng luợng đủ để kích thích electron lớp
ngoài cùng dẫn điện. Tuy nhiên, tần số của mặt trời thường tương đương 6000°K, vì
thế nên phần lớn năng lượng mặt trời đều được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên hầu hết
năng lượng mặt trời chuyển đổi thành năng lượng nhiệt nhiều hơn là năng lượng điện
sử dụng được.

You might also like