You are on page 1of 38

Các thiết bị đóng cắt hạ áp.

I. CB: Circuit Breaker

Các loại CB là thiết bị với công dụng chính để đóng, ngắt cũng như
bảo vệ mạch điện khi:
+ Điện sử dụng có thực trạng nói chung.
+ Aptomat có khả năng khắc phục được những thực trạng không may
xảy ra như cháy nổ, chập điện đối với các thiết bị.( chập điện do quá
tải, rò điện hay sụt áp… của một thiết bị hay cả một hệ thống điện)
+ CB có công dụng ngắt tất cả mạch điện khi phát hiện gặp sự cố của
một hệ thống dây dẫn cũng như những thiết bị tiêu thụ điện.
I. Phân loại
1. Phân loại theo cấu tạo
a. Dạng tép
+ MCB( Miniature Circuit Breakers) VD: MCB của hãng LS

MCB( CB tép): là một loại aptomat nhỏ chủ yếu được sử dụng trong điện
dân dụng, mạch điều khiển.
MCB có dòng điện không vượt 100A, với điện áp là 1.000v.
Cấu tạo: MCB gồm có role nhiệt và role từ.
Loại MCB 2P dùng trong trường hợp khi các đường dây
để nối vào thiết bị cần ngắt, loại MCB 2P này thường
dùng ở vị trí nguồn tổng, có thể tắt tất cả những nguồn
điện trong gia đình, trong phòng hay là những thiết bị có
công suất lớn nếu như như: máy lạnh, bình nóng lạnh,
máy giặt..v…v..
b. Dạng khối
+ MCCB( Moulded Case Circuit Breakers) VD: MCB của hãng
Mitsubishi
MCCB: là một aptomat kiểu khối, đây là dạng CB tiêu
chuẩn dùng trong cộng nghiệp, mạch động lực..
- Dòng điện định mức của MCCB nằm trong phạm vi 10-
2500A.
- Cơ cấu ngắt nhiệt cho quá tải và cơ cấu ngắt từ tính
cho ngắn mạch.
- Công suất giới hạn nằm trong khoảng 10k – 200kA.
- Đặc tính cơ cấu ngắt có thể được điều chỉnh.
Cấu tạo: Có role nhiệt, role từ và chống giật.
2. Phân loại theo chức năng
- Aptomat thường (bảo vệ quá tải, ngắn mạch): MCB,
MCCB
- Aptomat chống rò (Át chống giật, CB chống
giật, Aptomat chống dòng rò, Cầu dao chống dòng
rò... : RCCB (Residual Current Circuit Breaker – aptomat
chống dòng rò dạng tép), RCBO (Residual Current
Circuit Breaker with Overcurrent Protection – aptomat
chống dòng rò và bảo vệ quá tải dạng tép), ELCB (Earth
Leakage Circuit Breaker – aptomat chống dòng rò và bảo
vệ quá tải dạng khối).
3. Phân loại theo số pha / số cực:
- Aptomat 1 pha: 1 cực
- Aptomat 1 pha + trung tính (1P+N): 2 cực
- Aptomat 2 pha: 2 cực
- Aptomat 3 pha: 3 cực
- Aptomat 3 pha + trung tính (3P+N): 4 cực
- Aptomat 4 pha: 4 cực
4.Phân loại theo dòng cắt ngắn mạch:
- Dòng cắt thấp: thường dùng trong dân dụng.
Ví dụ MCCB NF125-CV 3P 100A của
Mitsubishi có dòng cắt 10kA.
- Dòng cắt tiêu chuẩn: thường dùng trong
công nghiệp. Ví dụ MCCB NF125-SV 3P 100A
của Mitsubishi có dòng cắt 30kA.
- Dòng cắt cao: thường dùng trong công
nghiệp và các ứng dụng đặc biệt. Ví dụ MCCB
NF125-HV 3P 100A của Mitsubishi có dòng
cắt 50kA.
5. Phân loại theo khả năng chỉnh dòng:
- Aptomat có dòng định mức không đổi. Ví dụ
MCCB NF400-SW 3P 400A của Mitsubishi có
dòng định mức 400A không thay đổi được.
- Aptomat chỉnh dòng định mức. Ví dụ MCCB
NF400-SEW 3P 400A của Mitsubishi có dòng
định mức điều chỉnh được từ 200A - 400A.
Aptomat chống giật (CB chống giật) có chức năng
ngắt điện khi có dòng điện rò xuống đất hay có người
bị điện giật. Ngoài ra Aptomat chống giật ELCB, RCBO
còn có chức năng bảo vệ quá tải tương tự như aptomat
thường. Trong khi đó RCCB chỉ có chức năng chống
dòng rò, cần phải kết hợp với MCB để bảo vệ quá tải.
RCCB + MCB = RCBO.
ELCB là thiết bị cho việc chống
dòng rò, sản phẩm được tích hợp
thêm bộ phận cảm biến có độ nhạy
và độ cảm cao. Mục đích của
ELCB nhằm bảo vệ mạch để tránh
thực trạng quá tải và nên tránh rò
điện.
Thiết bị này được phát minh cách đây gần 50 năm,
nhưng ngày nay ELCB không còn phù hợp vì một số
nhược điểm của nó. Và chúng được thay thế bởi một
thiết bị khác là RCB (Residual circuit breaker) hoặc
RCD (Residual Current Devices) có chức năng tương
tự với nhiều ưu điểm hơn, nhưng lý thuyết vận hành
hoàn toàn khác với ELCB.
Cầu dao chống rò dòng RCCB
Tương tự như đối với dòng ELCB, thiết bị này nhằm
phục vụ mục đích tránh rò điện và bảo vệ điện quá
dòng thường gọi là át-tô-mát chống giật. Tuy nhiên
loại aptomat này lại không có thêm tính năng bảo vệ
quá tải của dòng điện như MCB.
Thông thường, RCCB sẽ được sử dụng lắp đặt để bảo vệ
chống giật đặt trong từng tầng của căn nhà hoặc cho
toàn bộ hệ thống điện trong căn nhà (đối với nhà có duy
nhất 1 tầng). Dù vậy để đảm bảo an toàn cho thiết bị hoạt
động hiệu quả thì yêu cầu lớn đầu tiên là hệ thống dây
dẫn điện của toàn bộ căn nhà khi đặt âm tường cần được
đi trong ống cách điện
Thông số của RCCB
– Thông số của thiết bị RCCB:
•Số pha: 2P và 4P
•Dòng ngắn mạch có thể chịu được: 4,5kA và 6kA
•Điện áp hoạt động:220V – 440V
•Dải dòng điện định mức: lần lượt 25A – 40A – 60A – 100A
•Độ nhạy hay dòng rò: lần lượt 30mA – 100mA – 300mA
•Vị trí lắp đặt: Thường được lắp trước hoặc sau thiết bị
MCB tổng trong hệ thống nguồn điện của căn nhà hoặc
trong một căn phòng.
RCBO là aptomat chống dòng rò tốt
nhất có chức năng chính là ngắt dòng
điện khi phát hiện dòng điện có dòng
rò và xảy ra các sự cố về thiết bị
điện.
Cấu tạo của RCBO
RCBO là thiết bị điện kết hợp giữa RCCB và MCB trong thiết
bị điện được thiết kế tích hợp để bảo vệ tốt nhất cho con người
khắc phục được tình trạng hỏa họa do các thiết bị điện gây
nên.
RCBO thường được sử dụng với dòng điện định mức là 30mA
được sử dụng để bảo vệ mọi người, bảo vệ tài sản cho mọi
người tránh mọi hỏa hoạn trong các trường hợp cách điện bị
hỏng. RCBO bảo vệ dây dẫn tránh quá tải và ngắn mạch
Ứng dụng của RCBO
RCBO có ứng dụng rất rộng rãi và phổ biến được sử
dụng ở các công trình lớn như: văn phòng, công ty,
khu công nghiệp và các công trình dân dụng khác.
Chính vì thế RCBO là sự lựa chọn hoàn hảo nhất của
mọi người tiêu dùng.
III. Cấu tạo
Cấu tạo Aptomat:
+ Vỏ của CB
+ Cơ cấu đóng ngắt : Đảm bảo CB đóng ngắt
cùng 1 lúc
+ Cơ cấu ngắt điện từ: Có bộ phận cơ bản là
cuộn dây
+ Cơ cấu nhiệt bảo vệ quá tải : Thanh lưỡng
kim
+ Tiếp điểm dập hồ quang
+ Hệ thống dập hồ quang:
Cơ cấu ngắt điện từ: Có bộ phận cơ bản là cuộn dây
 Cuộn dây có 1 lõi sắt cố định và lõi chuyển động.
Nếu dòng điện vượt quá giá trị cố định cho trước,
cuộn dây sinh ra 1 lực điện từ đủ mạnh để thắng lực
giữ của lò xo và hút phần ứng. Cơ cấu đóng ngắt lúc
đó được tác động bằng 1 cần đ1ong ngắt làm tiếp
điểm của CB nhanh chóng mở ra
Cơ cấu nhiệt bảo vệ quá tải : Thanh lưỡng kim
 Độ cong của nó phụ thuộc vào cường độ dòng điện
và thời gian dòng điện chạy qua. Sau khi cong đến 1
nhiệt độ nhất định thanh lưỡng kim sẽ tác động đến
cơ cấu đóng ngắt.
+ Tiếp điểm dập hồ quang
Gồm có tiếp điểm hồ quang, tiếp điểm động, tiếp điểm tĩnh.
Tiếp điểm có điện trở tiếp xúc nhỏ.
Vật liệu làm tiếp điểm phải chịu nhiệt khi ngắn mạch
tiếp điểm làm bằng chất liệu đặc biệt
+ Hệ thống dập hồ quang: có 2 phần
Ngăn dẫn hồ quang
Buồng dập hồ quang
Hồ quang khi vừa phát sinh ngay lập tức bị dồn vào buồng
dập hồ quang qua ngăn dẫn hồ quang.Quá trình dập tắt hồ
quang xảy ra trong buồng dập hồ quang theo nguyên tắc hạn
chế dòng điện.
Nguyên lý hoạt động :
Aptomat (MCB hay MCCB) thường được chế tạo có hai cấp
tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc ba tiếp điểm
(chính, phụ, hồ quang).
Khi đóng mạch, tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là
tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì
ngược lại, tiếp điểm chính mở trước, sau đến tiếp điểm phụ,
cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy hồ quang chỉ cháy
trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính để
dẫn điện. Dùng thêm tiếp điểm phụ để tránh hồ quang cháy
lan vào làm hư hại tiếp điểm chính
Ứng dụng
CB: Circuit Breaker
+ Điều khiển bắng tay
+ Cắt mạch khi mạng điện quá tải hoặc sụt áp.
+ Sử dụng trong công nghiệp, dân dụng và được thay thế cầu chì
Chức năng của Aptomat chống giật:
- Aptomat chống giật 1 pha: nó so sánh dòng điện chạy
qua 2 dây mát và lửa, nếu dòng điện này khác nhau
quá một ngưỡng rò nhất định thì nó sẽ ngắt điện khỏi
tải, không cho tải làm việc nữa. Nhà sản xuất thường
thiết kế các ngưỡng rò 15mA, 30mA, 100mA, 200mA,
300mA, 500mA.
- Aptomat chống giật 3 pha: nó so sánh dòng điện chạy
qua 3 dây pha và dây trung tính, nếu dòng điện này
khác nhau quá một ngưỡng rò nhất định thì nó ngắt.
RCD (Residual Current Device): là một thiết
bị ngắt mạch điện tự động khi thấy sự xuất
hiện mất cân bằng về cường độ của dòng
điện, giữ cặp dây pha với dây trung tính.

RCD: là một thiết bị luôn gắn kèm


(gắn thêm) với MCCB hay MCB để
bảo vệ chống dòng rò.
Cấu tạo của RCD gồm có: 1 cuộn nam châm, 2 dây
dẫn điện ở nội khu của cuộn nam châm. Khi những cặp
dây điện khác nhau dòng điện, nam châm sẽ đo sự
khác nhau ấy và tự ngắt tại tiếp điểm cấp điện.
RCD hay còn gọi là ELCB là cấu dao chống rò điện.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động Aptomat chống giật:

Hình ảnh: Sơ đồ nguyên lý hoạt động của Aptomat chống


giật 1 pha
Dòng điện đi ra ở phía dây nóng và quay trở lại ở phía
dây mát hoặc ngược chiều nhau. Nếu 2 dòng điện này
bằng nhau thì 2 từ trường sẽ biến thiên và bị triệt tiêu,
làm cho điện áp ra ở cuộn thứ cấp thành 0. Lúc bấy giờ
điện áp qua 2 dây bị dò, dòng điện trên 2 loại dây khác
nhau, sẽ gây ra từ trường để sinh biến thiên ở trong cuộn
dây làm xuất hiện một dòng điện cảm ứng.
Câu 12: Đối với thiết bị chống dòng điện rò sử dụng
cho hệ thống điện một pha,
trường hợp khi thiết bị điện có sự cố thì:

A. B. C. D.
     
 
| I 1 || I 2 | | I1 | |I 2 | | I1 | | I 2 | | I1 || I 2 |
- In: Dòng điện định mức. Ví dụ:
Aptomat chống giật dạng khối của
Mitsubishi NV125-SV 3P 100A 25kA
30mA có In = 100A. Khi dòng điện
lớn hơn 100A aptomat sẽ tác động.
- Dòng rò: Aptomat chống giật thường được chế tạo dòng
rò cố định ở mức 15mA, 30mA hoặc dòng rò điều chỉnh
được các mức 100mA / 200mA / 300mA / 500mA (có lẫy
gạt để chọn mức dòng rò tưng ứng). Khi dòng điện rò vượt
quá dòng rò như trên thì aptomat chống giật sẽ tác động.
- Ue: Điện áp làm việc định mức
- Icu: Dòng cắt ngắn mạch là khả năng chịu đựng dòng điện lớn nhất
của tiếp điểm trong 1 giây.
- Icw: Khả năng chịu dòng ngắn mạch trong 1 đơn vị thời gian.
- Ics: khả năng cắt thực tế khi xảy ra sự cố của thiết bị. Khả
năng này phụ thuộc vào từng nhà sản xuất do công nghệ
chế tạo khác nhau. Ví dụ cùng một hãng sản xuất nhưng có
2 loại ELCB là Ics = 50% Icu và Ics = 100% Icu. Aptomat
chống giật EBN103c 3P 100A 18kA 100/200/500mA có Ics =
100%Icu.
- AT: Ampe Trip (dòng điện tác động).
- AF: Ampe Frame (dòng điện khung). Ví dụ NV250-SV
3P 200A 36kA 30mA và NV250-SV 3P 250A 36kA 30mA
đều có AF = 250A nhưng một cái sẽ tác động khi dòng
vượt quá AT = 200A, một cái sẽ tác động khi dòng vượt
quá AT = 250A. Thông số AT/AF cho biết độ bền của tiếp
điểm đóng cắt. Ví dụ Aptomat chống giật ELCB
250AT/400AF sẽ có độ bền cao hơn Aptomat
- Mechanical/electrical endurace: Số lần đóng cắt cơ khí cho
phép/ số lần đóng cắt điện cho phép.

You might also like