You are on page 1of 25

KÝ HIỆU CỦA MỘT SỐ LOẠI RƠ LE THƯỜNG GẶP TRÊN HỆ THỐNG ĐIỆN

50 : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha cắt nhanh


51 : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha cắt có thời gian
50N : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất cắt nhanh
51N : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất cắt có thời gian
67. : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha có hướng
67N : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất có hướng
44S/21S : Rơ le bảo vệ khoảng cách có hướng bảo vệ chạm pha
44G/21G : Rơ le bảo vệ khoảng cách có hướng bảo vệ chạm đất
21 : Rơ le bảo vệ khoảng cách có hướng bảo vệ chạm pha và đất
64 : Rơ le bảo vệ chạm đất (3Uo hoặc 3Io)
27 : Rơ le bảo vệ điện áp thấp
59 : Rơ le bảo vệ điện áp cao
79 : Rơ le tự động đóng lại
96 : Rơ le hơi bảo vệ Máy Biến Thế
87 : Rơ le bảo vệ so lệch
51P : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT phía sơ cấp
51VP : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT phía sơ cấp có khóa điện áp
51QTP : Rơ le bảo vệ quá tải MBT phía sơ cấp
51NP : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT phía sơ cấp
51GNP : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT tại trung tính cuộn sơ cấp

51S : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 2


51VS : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 2 có khóa điện áp
51QTS : Rơ le bảo vệ quá tải MBT cuộn thứ 2
51NTS : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT cuộn thứ 2
51GNS : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT tại trung tính cuộn thứ 2

51T : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 3


51VT : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha MBT cuộn thứ 3 có khóa điện áp
51QTT : Rơ le bảo vệ quá tải MBT cuộn thứ 3
51NT : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT cuộn thứ 3
51GNT : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất MBT tại trung tính cuộn thứ 3

51B : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm pha trên thanh cái


51NB : Rơ le bảo vệ quá dòng chạm đất trên thanh cái
87B : Rơ le bảo vệ so lệch thanh cái
50BF : Rơ le bảo vệ chống máy cắt từ chối tác động
I. SƠ LƯỢC VỀ CÁC PHẦN TỬ CHÍNH TRONG LƯỚI ĐIỆN

1. ĐƯỜNG DÂY TẢI ĐIỆN :


Có nhiệm vụ kết nối giữa nhà máy, trạm biến áp và phụ tải.
Đây là phần tử có kích thước lớn nhất trong lưới điện từ vài chục đến vài trăm
km, do đó đường dây là phần tử xảy ra sự cố nhiều nhất trong lưới điện. Tuy nhiên
đa số các sự cố là sự cố thoáng qua. Do đó khi xảy ra sự cố thì được phép đóng thử
lại đường dây.

2. THANH CÁI:

Có nhiệm vụ liên kết các đường dây và các Máy biến thế ở từng cấp điện áp
khác nhau trong mỗi trạm.
Thanh cái có thể có hoặc không tùy theo từng trạm.
Kích thước tương đối nhỏ, cấu tạo đơn giản nên ít xảy ra sự cố thực sự, phần
lớn các sự cố là do tác động nhầm của các rơ le.

3. MÁY BIẾN THẾ :

Có nhiệm vụ chuyển đổi năng lượng giữa các cấp điện áp với nhau.
Khó bị sự cố , nhưng khi bị sự cố thì thiệt hại về kinh tế lớn. Hầu như không
có sự cố thoáng qua (ngoại trừ nhầm lẫn do rơ le).
Khả năng gây ra thiệt hại lớn về người và vật chất nếu đóng điện vào MBT
đang bị sự cố. Do đó cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xử lý sự cố, khi đóng
điện lại cho MBT bị sự cố.

II. NHIỆM VỤ & YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG RƠ LE BẢO VỆ

1. Nhiệm vụ của hệ thống rơ le bảo vệ:

-Phát hiện và tách rời càng nhanh càng tốt phần tử bị sự cố ra khỏi hệ thống
với hư hỏng tối thiểu, hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả tai hại do sự cố gây
ra.
-Duy trì trạng thái vận hành an toàn, ổn định cho các phần tử còn lại của hệ
thống.

*Việc lựa chọn và thiết kế rơ le bảo vệ phải đảm bảo nguyên tắc:
+Không để tồn tại vùng chết trong hệ thống rơ le bảo vệ.
+Phải bố trí dự phòng cho các trường hợp từ chối tác động của cả rơ le và máy
cắt.
+Hạn chế phạm vi cắt điện tới mức tối thiểu khi có sự cố.
+Thời gian loại trừ sự cố phải đủ ngắn để giữ ổn định hệ thống và để tránh
hoặc hạn chế hư hỏng thiết bị.
Các vùng rơ le bảo vệ

2. Các yêu cầu của rơ le bảo vệ:


a.Tác động nhanh: Cách ly nhanh phần tử bị sự cố, tránh hư hỏng thiết bị,
đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
Thời gian loại trừ sự cố: thời gian đặt + thời gian tác động của bảo vệ + thời
gian làm việc của máy cắt
b.Chọn lọc: Rơ le bảo vệ chỉ tác động cắt phần tử bị sự cố.
c.Độ nhạy: Bảo vệ tác động không chỉ với ngắn mạch trực tiếp mà cả khi ngắn
mạch qua điện trở trung gian của hồ quang, hoặc khi hệ thống làm việc ở chế độ cực
tiểu

Độ nhạy:

+ I : Dòng ngắn mạch nhỏ nhất


Nmin

+ I : Dòng nhỏ nhất mà bảo vệ có thể tác động


Bảo vệ phải đủ nhạy để tác động chắc chắn khi ngắn mạch ở cuối vùng được
giao bảo vệ trong chế độ cực tiểu của hệ thống
Bảo vệ phải đủ nhạy để dự phòng xa cho đoạn kế tiếp khi bảo vệ hoặc máy
cắt trong đoạn đó không làm việc

d. Độ tin cậy:
Là bảo vệ phải tác động chắc chắn khi ngắn mạch trong vùng được giao bảo
vệ và không được tác động đối với các chế độ mà nó không có nhiệm vụ tác động.
Nếu không tác động hoặc tác động nhầm sẽ mất nhiều tải hơn, sự cố lan tràn.

Nâng cao độ tin cậy bằng cách:


-Dùng sơ đồ đơn giản
-Giảm số lượng relay và tiếp xúc
-Đảm bảo chất lượng lắp ráp
-Kiểm tra thường xuyên
III. RƠ LE BẢO VỆ CÁC PHẦN TỬ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN

1.BẢO VỆ ĐƯỜNG DÂY:


-Đối với đường dây 220KV gồm có các bảo vệ chính : 87L, 21, bảo vệ
dự phòng: 21, 67/ 67N, 50/ 51, 50/51N.
-Đối với đường dây từ 66KV -110KV gồm có các bảo vệ chính : 21, bảo vệ
dự phòng: 67/ 67N, 50/ 51, 50/51N.
-Đối với đường dây 15KV-23KV không có nguồn diesel : chỉ cần bảo vệ
50/51, 50/51N, rơ le tự động đóng lại 79. Đối với đường dây 15KV-23KV có nguồn
diesel cần có thêm rơ le quá dòng có hướng 67/67N.

2. BẢO VỆ THANH CÁI:

Bảo vệ thanh cái gồm bảo vệ chính: 87Bus, bảo vệ dự phòng: 50/51, 50/51N

3. BẢO VỆ MÁY BIẾN THẾ:

Bảo vệ chính :
Rơ le 87T
Rơ le 96 (Rơ le hơi): Rơ le này đặt ở ống nối giữa thùng dầu chính và thùng
dầu phụ. Khi có sự cố bên trong máy biến thế, một lượng hơi sinh ra đi qua rơ le
này. Tùy theo mức độ sự cố nặng hay nhẹ mà rơ le đi báo tín hiệu hay đưa tín hiệu
đi cắt máy cắt.
Những sự cố nghiêm trọng sẽ gây ra một xung dầu về phía bình dầu phụ làm
rơ le tác động cắt máy cắt ngay tức thì.
Ngoài các rơ le trên còn có các rơ le mức độ dầu thấp, rơ le nhiệt độ dầu , rơ
le nhiệt độ cuộn dây, rơ le áp lực (rơ le này đo tốc độ thay đổi áp lực trong dầu).

Bảo vệ dự phòng:
-Dự phòng cho các bảo vệ chính của máy biến thế là các bảo vệ quá dòng điện
chạm pha, bảo vệ quá dòng điện chạm đất phía cao (51P, 51NP) và hạ (51S,
51NS) của máy biến thế, rơ le quá dòng thứ tự không lấy tín hiệu từ biến dòng điện
ở trung tính phía cao máy biến thế (51 GNP ) hay ở trung tính phía hạ máy biến thế
(51GNS).
Tóm lại: Các rơ le bảo vệ (về phần điện) trên lưới điện gồm có:
 Bảo vệ so lệch: 87L, 87Bus, 87T
 Bảo vệ khoảng cách: 21
 Bảo vệ quá dòng: 67/67N, 50/51, 50/51N…
IV. CHI TIẾT CÁC RƠ LE BẢO VỆ TRONG HỆ THỐNG ĐIỆN
1. BẢO VỆ SO LỆCH: ĐƯỜNG DÂY, THANH CÁI, MÁY BIẾN
THẾ
87L: Đây là bảo vệ chính trên đường dây 500KV, bảo vệ chính trên các
đường dây 220KV : Phú Mỹ 1-Nhà Bè (02 mạch), Phú Mỹ 1-Cai Lậy, Phú Mỹ1 -
Mỹ Tho 2-Cai Lậy, Hàm Thuận -Đa Mi, đường cáp 220KV nối nhà máy Phú Mỹ
2-1 với nhà máy Phú Mỹ 1 (02 mạch), 220KV Long Thành-Nhơn Trạch (02mạch),
220kV Thủ Ðức-Long Bình (02 mạch), 220kV Thủ Ðức-Cát Lái (02 mạch), 220kV
Thủ Ðức-Hóc Môn (02 mạch), 220kV Di Linh-Ðại Ninh (02 mạch), 220kV NMÐ
Cà Mau 1-NMÐ Cà Mau 2 (02 mạch).
Các đường dây 110KV Thủ Đức-NMĐ Thủ Đức (02 mạch) có trang bị rơ le 87L.
87Bus: Đây là bảo vệ chính cho thanh cái của các trạm lớn có nhiều phát tuyến
87T: Đây là bảo vệ chính cho các MBT từ cấp điện áp 35KV trở lên.
BẢO VỆ SO LỆCH ĐƯỜNG DÂY:
Nguyên lý chung :
-Bảo vệ so lệch dựa trên nguyên tắc so sánh dòng điện đi vào và ra khỏi vùng
bảo vệ. Đối với bảo vệ so lệch đường dây, vùng bảo vệ là đoạn đường dây giữa 02
trạm.
-Mỗi đầu đường dây đều được trang bị 02 bộ rơ le so lệch giống nhau. Đường
cáp quang (OPGW) hoặc cặp dây pilot wires (đối với đường dây ngắn) được sử dụng
để truyền tín hiệu thông tin giữa hai rơ le để có thể so sánh dòng tại hai đầu với nhau.
-Bảo vệ so lệch đường dây loại trừ nhanh sự cố cho dù đường dây được cấp
nguồn từ một phía hoặc cả hai phía.

-Theo khuyến cáo của nhà chế tạo thì dòng so lệch khởi động rơ le thường
chọn :
Is 2.5 *Ich/Nct.
Ich : tổng dòng điện dung của đường dây được bảo vệ.
Nct : tỉ số biến dòng của bảo vệ so lệch đường dây.

+Ưu điểm của bảo vệ so lệch đường dây :


-Không phản ứng theo dao động trong hệ thống, quá tải.
-Không bị ảnh hưởng đối với sai số do hỗ cảm của đường dây song song.
-Không bị ảnh hưởng khi tín hiệu biến điện áp bị mất.

+Khuyết điểm :
-Giá thành cao, phải cần có đường truyền tín hiệu.
-Chỉ bảo vệ cho chính bản thân đường dây có rơ le so lệch, không thể bảo vệ dự
phòng cho các đường dây hoặc trạm biến áp kế tiếp.
-Phải có thêm bảo vệ chính là rơ le khoảng cách để làm dự phòng cho bảo vệ so lệch
đường dây.

BẢO VỆ THANH CÁI :


-Bảo vệ so lệch thanh cái 87B: làm việc theo nguyên tắc so lệch, tổng tất cả các
dòng đi vào thanh cái và các dòng đi ra khỏi thanh cái bằng 0 khi tải bình thường
và sự cố ngoài vùng bảo vệ. Khi có sự cố bên trong vùng bảo vệ, tổng các dòng
vào thanh cái và các dòng đi ra khỏi thanh cái không còn cân bằng, dòng so lệch
làm rơ le hoạt động đưa tín hiệu cắt các máy cắt liên quan đến thanh cái. Vùng bảo
vệ được xác định bởi vị trí đặt của các biến dòng điện cung cấp tín hiệu cho rơ le
so lệch.

Các bảo vệ so lệch thanh cái và MBT có nguyên lý hoạt động tương tự
bảo vệ so lệch đường dây. Tuy nhiên có 1 điểm khác biệt là các bảo vệ này
không cần đường truyền phức tạp như đối với đường dây mà chỉ cần nối cáp
nhị thứ trực tiếp.

BẢO VỆ MÁY BIẾN THẾ


Bảo vệ chính :
-Bảo vệ 87 : bảo vệ so lệch máy biến thế : giống nguyên tắc bảo vệ so lệch đường
dây nhưng khác ở chổ chỉ cần một rơ le so lệch, không cần đường truyền trao đổi
thông tin.

Rơ le 87 chỉ hoạt động đối với sự cố trong vùng bảo vệ, không hoạt động đối với
dòng tải bình thường và khi có sự cố ngoài vùng bảo vệ . Khi tải bình thường hay
sự cố ngoài vùng bảo vệ, dòng vào và ra rơ le cân bằng, khi có sự cố trong vùng
bảo vệ, dòng so lệch qua rơ le làm rơ le đưa tín hiệu đi cắt các máy cắt liên quan
của máy biến thế. Vùng bảo vệ được xác định bởi vị trí đặt của biến dòng điện
cung cấp tín hiệu cho rơ le bảo vệ so lệch.

-Bảo vệ 96 : Rơ le hơi, rơ le này đặt ở ống nối giữa thùng dầu chính và thùng dầu
phụ. Khi có sự cố bên trong máy biến thế, một lượng hơi sinh ra đi qua rơ le này.
Tùy theo mức độ sự cố nặng hay nhẹ mà rơ le đi báo tín hiệu hay đưa tín hiệu đi
cắt máy cắt.
Những sự cố nghiêm trọng sẽ gây ra một xung dầu về phía bình dầu phụ làm rơ le
tác động cắt máy cắt ngay tức thì.

Ngoài các rơ le trên còn có các rơ le mức độ dầu thấp, rơ le nhiệt độ dầu , rơ le
nhiệt độ cuộn dây, rơ le áp lực (63) : rơ le này đo tốc độ thay đổi áp lực trong dầu.

- Bảo vệ chạm đất 50REF (64REF, 87REF, 87N) (restricted earth fault protection):
bảo vệ chạm đất cho cuộn dây phía cao hoặc cuộn dây phía hạ của máy biến thế có
trung tính nối đất.

Bảo vệ dự phòng:
-Dự phòng cho các bảo vệ chính của máy biến thế là các bảo vệ quá dòng điện bảo
vệ chạm pha, bảo vệ quá dòng điện bảo vệ chạm đất phía cao (51P, 51NP) và hạ
(51S, 51NS) của máy biến thế, rơ le quá dòng thứ tự không lấy tín hiệu từ biến
dòng điện ở trung tính phía cao máy biến thế (51 GNP ) hay ở trung tính phía hạ
máy biến thế (51GNS).
2. BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH
Nguyên tắc chung :
-Trong mạng phức tạp có nhiều nguồn cung cấp, bảo vệ quá dòng điện không
bảo đảm cắt chọn lọc ngắn mạch. Do đó cần phải có một nguyên tắc bảo vệ khác
vừa bảo đảm tác động nhanh, vừa chọn lọc và có độ nhạy tốt đối với mạng phức tạp
bất kỳ. Một trong các bảo vệ đó là bảo vệ tổng trở thấp (bảo vệ khoảng cách).
- Nguyên lý tác động : Z ≤ Z . r s

-Thời gian tác động của bảo vệ khoảng cách phụ thuộc vào khoảng cách giữa
chỗ đặt bảo vệ và điểm ngắn mạch.
-Bộ phận cơ bản của bảo vệ khoảng cách (còn gọi là bộ phận đo lường) làm
nhiệm vụ xác định tổng trở từ chỗ ngắn mạch đến chỗ đặt bảo vệ.
-Người ta dùng rơ le tổng trở làm bộ phận đo khoảng cách. Giá trị tổng trở
của đường dây từ chỗ đặt rơ le đến đến chỗ bị sự cố tỷ lệ với chiều dài của đoạn dây
đó theo công thức :

Z = Zo*L , X = X *L , R = R *L .
RN RN RN o RN RN o RN

Z , X , R : điện trở trên 1 km đường dây.


o o o

Do đó rơ le tổng trở còn được gọi là rơ le khoảng cách.

-Rơ le tổng trở thực hiện đo tổng trở (Z = Ur/I ). r r

I : dòng điện đi qua điểm đặt rơ le.


r

U : điện áp tại điểm đặt rơ le .


r

-Để đảm bảo tác động chọn lọc trong mạng phức tạp, cần thực hiện bảo vệ
khoảng cách có hướng, chỉ tác động khi hướng công suất ngắn mạch đúng theo chiều
mà ta chọn, thông thường là hướng từ thanh cái ra đường dây.
-Thời gian tác động của các bảo vệ theo cùng một hướng được phối hợp với
nhau sao cho khi ngắn mạch ngoài phạm vi đường dây được bảo vệ, thời gian tác
động của bảo vệ lớn hơn một cấp so với bảo vệ của đoạn bị ngắn mạch.

-Nguồn cung cấp tín hiệu cho rơ le khoảng cách hoạt động là từ biến dòng điện và
biến điện áp.

VÙNG BẢO VỆ CỦA BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH:

-Các rơ le khoảng cách thông thường có 3 vùng :

Vùng 1 :
Vùng này được đặt không có thời gian trễ.
-Hướng tác động của vùng này là hướng đường dây. Vùng 1 không được tác
động khi có sự cố xảy ra ở đường dây kế tiếp phía sau (theo hướng tác động) nên trị
số điện kháng hoặc tổng trở của vùng 1 phải nhỏ hơn điện kháng hoặc tổng trở của
đường dây được bảo vệ. Để tránh sai số đo lường có thể dẩn đến mở rộng vùng tác
động, trị số chỉnh định tác động của vùng 1 thường đặt là

Z = (80%-85%) * Z đường dây.


1

t = 0s.
1

Vùng 2 :
Tác động với thời gian trễ t > t dùng làm dự phòng cho vùng 1 nên cùng hướng
2 1

với vùng 1 đồng thời thỏa các yêu cầu sau :


-Vùng 2 phải bảo vệ toàn bộ đường dây nên trị số chỉnh định phải thỏa mãn
điều kiện :

1/ Tổng trở hoặc điện kháng của vùng 2 ít nhất phải bằng 120% tổng trở hoặc
điện kháng của đường dây được bảo vệ.

2/ Để đảm bảo tính chọn lọc vùng 2 không được tác động khi vùng 1 của bảo
vệ đoạn dây kế tiếp phía sau có thể tác động cắt sự cố trên đường dây đó. Như vậy,
vùng 2 không được vượt quá vùng 1 của rơ le 21 bảo vệ đường dây kế tiếp phía sau.


 Z = 120% Z đường dây, nhưng không vượt quá vùng 1 của rơle 21 bảo vệ đường
2

dây kế tiếp.
Trong trường hợp vùng 2 vượt quá vùng 1 của rơ le 21 bảo vệ đường dây kế
tiếp thì cần phối hợp thời gian vùng 2 giữa 2 rơ le này

Vùng 3 :
Vùng này được dùng làm dự phòng. Giá trị tổng trở hoặc điện kháng của
vùng 3 thường lớn hơn 1.5 lần tổng trở hoặc điện kháng của đường dây bảo vệ hoặc
1.2-1.5 lần (tổng trở hoặc điện kháng của đường dây bảo vệ+ tổng trở hoặc điện
kháng của đường dây kế tiếp phía sau), vùng 3 được bảo vệ với thời gian tác động
t >t .
3 2

Z ≥ 150% Z đường dây bảo vệ.


3

Hoặc Z = 120%*(Z + Z )
3 đd1 đd2

t >t
3 2

Một ví dụ về phối hợp các vùng bảo vệ của rơ le 21:


3. BẢO VỆ QUÁ DÒNG ĐIỆN:

Nguyên tắc chung:


-Khi xảy ra ngắn mạch, dòng điện trong phần tử sự cố tăng lên. Nhờ rơ le dòng điện
mắc vào phần tử được bảo vệ, bảo vệ quá dòng điện được khởi động và tác động đi
cắt phần tử bị sự cố.

-Có thể chia bảo vệ quá dòng thành 02 loại : bảo vệ quá dòng có thời gian (51 hoặc
51N) và bảo vệ quá dòng cắt nhanh (50 hoặc 50N).

1/ Bảo vệ quá dòng có thời gian gồm có 02 loại :

a/ Bảo vệ quá dòng có đặc tuyến độc lập: đặc tuyến có dạng đường thẳng, khi dòng
sự cố lớn hơn dòng đặt thì sau một thời gian trễ rơ le đưa tín hiệu cắt máy cắt, như
vậy với rơ le này dù dòng điện sự cố lớn hay nhỏ ( nhưng lớn hơn dòng đặt) thì rơ
le đều đưa tín hiệu cắt sau một thời gian trễ giống nhau.

b/ Bảo vệ quá dòng có đặc tuyến thời gian phụ thuộc :


-Đặt tuyến có dạng đường cong, khi dòng sự cố càng lớn hơn dòng đặt nhiều
lần thì thời gian trễ để rơ le đưa tín hiệu đi cắt máy cắt càng ngắn.
-Có 03 dạng đặc tuyến thường được sử dụng : Standard inverse, Very inverse,
Extremely inverse.
-Từ dòng ngắn mạch Inm , tính tỉ số K=Inm /I set với I set là dòng khởi động
của rơ le quá dòng.
-Chọn đường cong đặc tuyến cần sử dụng (một trong 3 dạng đặc tuyến trên),
có thời gian tác động của bảo vệ ứng với dòng Inm mà người sử dụng mong muốn :
t.
-Từ t và K tra đường cong đặc tuyến đã chọn, tính được hệ số time multiplier
hay time dial (td) là x.
Như vậy, muốn bảo vệ quá dòng với dòng khởi động Iset cắt được dòng Inm
sau thời gian mong muốn là t ứng với một trong 3 dạng đặc tuyến đã chọn, cần phải
đặt hệ số time dial hay time multiplier (tên gọi tùy theo rơ le của mỗi hãng) của rơ
le là x.
Muốn tính thời gian tác động của bảo vệ : t khi biết K và hệ số x, tra đường
cong dạng đặt tuyến đã chọn, tính được t.
Để đảm bảo rơ le quá dòng có thời gian tác động chọn lọc phải chọn thời gian
độc lập hoặc đặc tuyến thời gian phụ thuộc hợp lý.

Công thức tính thời gian tác động của các đặc tuyến rơ le:

t : thời gian tác động của rơ le


K : hệ số
I : dòng qua rơ le
Is : dòng khởi động cài đặt trong rơ le
 : hệ số
TD : họ đặc tuyến (Tùy theo từng loại rơ le)

Loại đặc tuyến Tiêu chuẩn Hệ số K Hệ số 


Standard Inverse IEC 0.14 0.02
Very Inverse IEC 13.5 1
Extremely Inverse IEC 80 2
-Dòng khởi động của rơ le quá dòng cực đại cần đảm bảo :
+I > I .
kđ lv max

+Rơ le dòng điện cần phải trở về một cách chắc chắn sau khi ngắn mạch xảy
ra.
- I =(k /k )*k *I /n
kđ at tv tk lvmax ct

-k : hệ số an toàn tính đến sai số có thể có của dòng trở về của rơ le : 1,1-1,2.
at

-k : hệ số trở về của rơ le ( ktv<1).


tv

-k : hệ số có tính đến độ tăng dòng phụ tải khi các động cơ tự khởi động.
tk

-n : tỉ số biến dòng điện.


ct

-Để giảm dòng khởi động, tăng độ nhạy của bảo vệ, cần dùng rơ le quá dòng
có hệ số trở về cao.
-Độ nhạy của bảo vệ : K =I /I . nh nm min kđ

-Yêu cầu : K = 1.5 khi ngắn mạch cuối phần tử được bảo vệ.
nh

-Đối với bảo vệ quá dòng điện thứ tự không 51N :

-Dòng khởi động phải thỏa:


+ I < 3I
kđ : dòng 3I nhỏ nhất khi sự cố chạm đất trên phần tử được bảo vệ.
o nm min o

+I > I .
kđ kcb max

-I : dòng không cân bằng lớn nhất trong chế độ vận hành bình thưòng ứng
kcb max

với chế độ tải lớn nhất.


Độ nhạy của bảo vệ : K 1.5 nhạy

2/ Bảo vệ quá dòng cắt nhanh : Vùng tác động của bảo vệ cắt nhanh chỉ bao gồm
một phần chứ không phải toàn bộ đường dây. Do đó cần chọn dòng khởi động của
bảo vệ cắt nhanh lớn hơn dòng cực đại đi qua bảo vệ khi ngắn mạch cuối vùng bảo
vệ đang xét.

-Đối với rơ le quá dòng điện có hướng 67/67N : rơ le định hướng công suất làm
nhiệm vụ của bộ phận định hướng công suất. Rơ le này chỉ khởi động khi dòng qua
rơ le lớn hơn dòng đặt và hướng của dòng phải cùng hướng đặt của rơ le.
-Nguồn tín hiệu cung cấp cho rơ le quá dòng điện có hướng là tín hiệu dòng từ biến
dòng điện và tín hiệu áp từ biến điện áp.
Đặc tuyến của một rơ le cơ loại MDP
Các họ đặc tuyến đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn IEC
4.Rơ le tự đóng lại 79

 Mục đích:
 Nhanh chóng khôi phục nguồn điện đối với những sự cố thoáng qua:
Theo thống kê các sự cố của đường dây trên không đa số là sự cố thoáng qua. Do
đó cần tiến hành đóng điện tự động nhằm mục đích nhanh chóng khôi phục việc
cung cấp điện cho các đường dây truyền tải trong trường hợp sự cố thoáng qua.
 Rút ngắn thời gian gián đoạn điện:
Thông qua việc đóng điện tự động bằng rơ le ta đã rút ngắn rất nhiều thời gian
gián đoạn cung cấp điện. Thậm chí với những máy móc không quá nhạy cảm việc
đóng điện tự động thành công không gây một cảm nhận nào cho hoạt động của
máy móc.
 Chỉ áp dụng với đường dây trên không:
Theo thống kê chỉ có đường dây trên không mới có tỷ lệ sự cố thoáng qua cao
nên chỉ áp dụng đóng điện tự động với đường dây trên không. Các thiết bị khác
như Máy biến thế, cáp ngầm … các sự cố xảy ra hầu như là sự cố vĩnh cửu. Do
đó không tiến hành đóng điện tự động cho các thiết bị này.

 Các đại lượng trong quá trình tự đóng lại:


 Dead time: Bắt đầu từ khi máy cắt mở, đây là thời gian cần thiết để cô lập hoàn toàn
sự cố, dead time 1 pha > dead time 3 pha. Đây là thời gian cần thiết để vùng không
khí xung quanh điểm sự cố de-ion hóa hoàn toàn, nhằm khôi phục cách điện cho
đường dây.
 Reclaim time: Bắt đầu từ lúc máy cắt tự đóng lại, nhằm xác định còn tồn tại sự cố
hay không và tạo thời gian đủ để tích lũy năng lượng cho một chu trình đóng cắt tiếp
theo.
Đây chính là thời gian giám sát nhằm đánh giá việc đóng điện lại có thành
công hay không. Trong thời gian này nếu xảy ra sự cố máy cắt bật ra thì rơ le
sẽ hiểu là việc tự đóng lại không thành công. Rơ le sẽ khởi động quá trình tự
đóng lại tiếp theo hoặc khóa tự đóng lại nếu là lần đóng cuối .
Thời gian này còn là khoảng thời gian tối thiểu đảm bảo cho máy cắt nạp đủ
năng lượng hoặc điều kiện sẵn sàng cho chu trình đóng-cắt mới (chu trình
đóng cắt định mức thường là 0-0.3sec-CO-3 min-CO).

Thời gian de-ion hóa ứng với các cấp điện áp :


Rơ le 79 của các đường dây 220KV đã được đưa vào vận hành từ năm 2002.
Chế độ tự động đóng lại của các đường dây 220KV là 03 pha 01 lần, đầu xa nguồn
đóng trước, đầu gần nguồn đóng sau với điều kiện kiểm tra hòa đồng bộ. Ngoại trừ
các đường dây sau sử dụng chế độ tự động đóng lại 01 pha : 220KV Hàm Thuận-Đa
Mi, 220KV Hàm Thuận-Bảo Lộc, 220KV Hàm Thuận-Long Thành, 220KV Đa Mi-
Long Thành (do chức năng 25 trong rơ le 21 GRZ của Toshiba không có kiểm tra
điều kiện tần số). Riêng 220KV Bảo Lộc-Đa Nhim sử dụng tự động đóng lại 1/3
pha. Đường dây 220kV Nhà Bè-Tao Đàn 1,2 không đưa 79 vào vận hành do có đọan
cáp ngầm.
Rơ le 79 của các đường dây 110KV cũng đã được đưa vào vận hành, riêng
các máy cắt 110kV cung cấp cho các đường dây 110kV có cáp ngầm thì không đưa
79 vào vận hành như MC 177 trạm Phú Lâm, 171 trạm Bà Quẹo, MC 174, 177, 178
trạm Tao Đàn, MC 173 trạm Phú Định, MC 171, 172 trạm Hùng Vương, MC 172
trạm Thủ Đức, MC 171, 172 trạm Hòa Hưng.
Rơ le 79 của các phát tuyến 15, 22, 35KV cũng đã được đưa vào vận hành ở
các tuyến không có nối tới nhà máy Diesel, nhà máy thủy điện, các tuyến dây nổi
trên không.

5. Rơ le kiểm soát đồng bộ 25

Bằng cách so sánh điện áp 2 phía của máy cắt, Rơ le cho phép đóng điện trong các
điều kiện:
 Live Bus-dead line: Thanh cái có điện- đường dây không điện.
 Live line-dead bus: Đường dây có điện -thanh cái không điện.
 Dead Bus-dead line: Thanh cái không điện- đường dây không điện.

Trường hợp 2 phía máy cắt đều có điện (Live bus – Live line) thì rơ le tiến hành
giám sát điều kiện đồng bộ. Kể từ khi có lệnh đóng (bằng tay hoặc đóng tự động)
trong một khoảng thời gian giám sát nếu xuất hiện điều kiện đồng bộ thì rơ le sẽ cho
phép xuất lệnh đóng.
 Điều kiện đồng bộ:
 U ≤ 20% Un.
 f ≤ 0.2Hz.
  ≤ 30.

6.Rơ le điện áp 27, 59

 Rơ le điện áp thấp 27: tác động khi điện áp trên phần tử giám sát thấp hơn điện áp
cài đặt trước. Ur ≤ Us .
 Rơ le điện áp cao 59: tác động khi điện áp trên phần tử giám sát cao hơn điện áp cài
đặt trước. Ur ≥ Us .

Các rơ le 27/59 có đặt thời gian trễ.


7. Rơ le tần số 81

 Giám sát tần số lưới điện, thực hiện sa thải một số phụ tải định trước theo một
chương trình tính toán sẵn nhằm mục đích tránh sự cố làm rã lưới khi một số
nguồn bị sự cố.
 Tác động theo tần số và độ dốc tần số f/t
 Sa thải phụ tải theo chế độ ưu tiên.

8. Bảo vệ 50BF (Breaker Failure protection : bảo vệ chống máy cắt từ chối làm
việc): khi có tín hiệu trip của bảo vệ mà máy cắt không mở thì sau khoảng thời gian
t1 (khoảng 0.15s) bảo vệ 50BF đưa tín hiệu cắt lại máy cắt đó nếu sau thời gian t2>t1
(khoảng 0.2s) mà máy cắt vẫn không mở, bảo vệ 50BF đưa tín hiệu cắt các máy cắt
nối cùng thanh cái với máy cắt không mở.

You might also like