You are on page 1of 11

Phụ lục V

Quy trình bảo dưỡng máy giặt lồng dọc


(Kèm theo Hướng dẫn có mã hiệu: HD.VCC.VHKT. ban hành ngày / /2021)

1. Nội dung thực hiện


Số Nội dung
1 Liên lạc, tiếp nhận thông tin của khách hàng.
2 Chuẩn bị CCDC, vật tư
3 Kiểm tra thiết bị trước khi bảo dưỡng
4 Rút nguồn điện cấp cho máy giặt, khóa nguồn nước cấp.
5 Tháo nguồn nước cấp, tháo ống thoát nước, tháo nắp máy.
6 Tháo lồng giặt, thùng giặt.
7 Vệ sinh máy.
8 Vệ sinh, kiểm tra dây điện, thiết bị điện, an toàn điện.
9 Kiểm tra, bảo dưỡng kết cấu cơ khí.
10 Lắp lại thiết bị, kiểm tra sau bảo dưỡng.
2. Các bước thực hiện
Bước 1: Liên lạc, tiếp nhận thông tin của khách hàng.
Bước 2: Chuẩn bị CCDC, vật tư.
Bước 3: Kiểm tra thiết bị trước khi bảo dưỡng.
Trước khi tiến hành bảo dưỡng máy giặt lồng dọc, bạn cần phải kiểm tra tình trạng
của máy theo quy trình sau:
- Quan sát thân máy có còn nguyên vẹn?
- Vận hành thử máy giặt, kiểm tra các chế độ hoạt động.
- Khi hoạt động máy có ồn, rung lắc, đèn báo bất thường hay không?
- Có hư hỏng hay không?
Nếu máy giặt có gặp sự cố, hư hỏng thì phải thông báo với khách hàng trước khi
thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa.
Bước 4: Rút nguồn điện cấp cho máy giặt, khóa nguồn nước cấp.
2

Bước 5: Tháo ống nước cấp, tháo ống thoát nước, tháo nắp máy.

- Dùng tô vít tháo vỏ mặt trên tại vị trí cấp nước máy giặt.
3

- Tháo nắp sau máy giặt.

- Rút các jack cắm, tháo van điện từ cấp nước, tháo khay cấp nước, main điều
khiển.
4

- Tháo ống phao hơi, tháo nắp trên của máy giặt.

Bước 6: Lấy tô vít mở nắp nhựa của mâm giặt, dùng T10 để tháo ốc cố định mâm
giặt sau đó tháo mâm giặt ra ngoài.
5

- Tiến hành tháo ốc liên kết giữa lồng giặt và thùng giặt, sau đó nhấc lồng giặt
ra ngoài.
- Tháo giảm xóc ở 4 góc của thùng giặt, sau đó nhấc thùng giặt ra ngoài.

Bước 7: Tiến hành vệ sinh máy.


- Dùng vòi xịt áp lực cao để tẩy nhanh bụi bẩn, nấm mốc.
- Vệ sinh thùng giặt bằng nước dùng các chất tẩy nhẹ như xà phòng, nước rửa
chén để tẩy các vết bẩn còn sót 1 lần nữa.
6

- Tiếp theo dùng khăn sạch lau chùi thật khô lồng giặt, vỏ lồng giặt.
- Vệ sinh ống xả nước.
Kiểm tra phần ống xả nước và làm sạch ống xả nếu có bị tích tụ bụi bẩn hay một
số vật gây cản trở sự lưu thông của nước, sau đó lắp vào như ban đầu. Nếu ống xả
đã quá cũ bạn nên thay một ống xả nước mới.
- Vệ sinh lọc xả nước.
- Vệ sinh trong và ngoài khung vỏ máy giặt.
Dùng giẻ lau hay một tấm khăn mềm có thấm một ít dung dịch tẩy rửa nhẹ để làm
sạch khuẩn và vết bẩn cho bên ngoài và bên trong khung vỏ máy giặt.
Bước 8: Kiểm tra, vệ sinh thiết bị điện.
- Dùng chổi lông mềm vệ sinh sạch sẽ main điều khiển, main công suất, tiếp
điểm, có thể sấy nếu bề mặt có dấu hiệu ẩm ướt (lưu ý nhiệt độ sấy ≤ 50°C).
- Kiểm tra các jack cắm có bị move, lỏng, hỏng ngàm.
- Kiểm tra, vệ sinh động cơ lồng giặt, bơm nước xả, bôi trơn cơ cấu quay.
7

+ Động cơ bơm lồng giặt, bơm xả: Đo kiểm các cuộn dây của động cơ bằng cách
đo điện trở từng cặp tiếp điểm của động cơ. Nếu có cặp tiếp điểm nào của động
cơ bị đứt cuộn dây thì không có điện trở. Nếu các cặp tiếp điểm đều có điện trở
thì cuộn dây động cơ bình thường. Đo điện trở giữa các tiếp điểm của động cơ với
vỏ động cơ. Nếu giá trị điện trở đo được của bất kỳ tiếp điểm nào so với vỏ <1MΩ
tức là động bị chạm vỏ.
8

+ Kiểm tra tụ điện xem có hiện tượng bị phồng, cháy hay không. Dùng đồng hồ
vạn năng thực kiện đo kiểm tụ điện. Đầu tiên tháo hết dây điện ra khỏi tụ điện,
thực hiện xả hết điện tích trong tụ bằng cách sử dụng bóng đèn tròn 120V/20W
chạm vào chính hai đầu tụ. Sau đó, chỉnh thang đo đồng hồ về thang đo Ω và dùng
2 que đo chạm vào 2 đầu cực của tụ điện. Sau đó, đảo 2 que đo ngược lại nếu thấy
đồng hồ hiển thị dãy số khổng trong vài giây rồi sau đó tiếp tục hiển thị OL (OPEN
LINE) chứng tỏ là tụ còn sống. Nếu như đồng hồ không có hiển thị gì thay đổi
(nghĩa là không hiển thị OL) nghĩa là tụ chết.
- Kiểm tra van điện từ cấp nước: Dùng tô vít tháo cuộn hút của van, vệ sinh van
tránh tắc bẩn. Cấp nguồn cho cuộn hút của van, nếu thanh chốt của van bị hút
vào thì van vẫn còn tốt.
9

- Kiểm tra công tắc cửa: Đóng nắp cửa, đo kiểm tra 2 chân của công tắc thông
mạch. Mở nắp cửa, đo kiểm tra 2 chân của công tắc hở mạch.

Bước 9: Kiểm tra, bảo dưỡng kết cấu cơ khí.


- Vệ sinh, bôi mỡ cho bộ phận giảm xóc của máy giặt.
10

- Kiểm tra, vệ sinh đường ống, van xả nước: Kiểm tra sự rò rỉ của đường ống,
van xả.
- Kiểm tra dây curoa: Dùng tay ấn vào hoặc kéo dây ra, biên độ dao động không
quá giới hạn cho phép từ 10-20mm. Quan sát thấy dây bị mòn quá, xước, gãy
hay rách cần phải đề xuất thay thế. Nếu dây curoa bị trùng, dùng cờ lê vặn ốc
giữ động cơ để căn chỉnh độ căng của dây curoa.

- Kiểm tra vòng bi của lồng giặt, khi quay có bị rít hay có tiếng kêu không.
- Kiểm tra phớt chặn có bị rách, hở hay không.
- Vệ sinh hộp số, hệ thống phanh của máy giặt. Tra mỡ bôi trơn trục quay của
hộp số. Dùng tay đẩy cơ cấu phanh để kiểm tra hoạt động.
11

Bước 10: Lắp ráp lại máy giặt và tiến hành kiểm tra thiết bị có hoạt động bình
thường hay không?
- Lắp lại các linh kiện như ban đầu, căn chỉnh lồng giặt cân bằng.
- Lắp đặt chắc chắn các đầu kết nối điện.
- Kiểm tra sự rò rỉ điện khi hoạt động bằng đồng hồ vạn năng, bút thử điện.
- Kiểm tra hoạt động của thiết bị khi hoạt động lại, có phát ra tiếng kêu lạ hay
không, có hiển thị lỗi gì hay không.

You might also like