You are on page 1of 34

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH


KHOA VIỄN THÔNG II
-------oOo-------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT


NGHIỆP

Đề tài:
Tìm hiểu công nghệ internet băng rộng trên
truyền hình cáp

GVHD: Th.s Nguyễn Đức Chí


SVTH : Lê Nguyên Vũ
Lớp : Đ07VTA1
MSSV : 407160053
Ngành : Điện tử - Viễn thông

Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Truyền Hình Cáp SCTV
Thời gian thực tập: 27/6/2011 đến 3/9/2011
Niên khóa 2007 – 2011

TP. HỒ CHÍ MINH, 09/2011


HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINH
KHOA VIỄN THÔNG II
-------oOo-------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đề tài:
Tìm hiểu công nghệ internet băng rộng trên
truyền hình cáp

GVHD: Th.s Nguyễn Đức Chí


SVTH : Lê Nguyên Vũ
Lớp : Đ07VTA1
MSSV : 407160053
Ngành : Điện tử - Viễn thông

Địa điểm thực tập: Công ty TNHH Truyền Hình Cáp SCTV
Thời gian thực tập: 27/6/2011 đến 3/9/2011
Niên khóa 2007 – 2011

TP. HỒ CHÍ MINH, 09/2011


LỜI CẢM ƠN

Theo thông lệ hằng năm, sinh viên năm thứ 4 tại Học viện sẽ hoàn thành khóa
thực tập 2 tháng để lấy kinh nghiệm và dần tiếp xúc với môi trường làm việc mới.
Với em, một sinh viên còn bỡ ngỡ với những định hướng và tư duy, Thạc sỹ Nguyễn
Đức Chí đã định hướng và chỉ bảo cho em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành
cảm ơn Thầy.
Ngoài ra, em xin cảm ơn tập thể giáo viên Học viện đã truyền đạt cho em
nhiều kiến thức trong suốt quá trình học tập tại trường.
Được sự chấp thuận của Học viện và Công ty TNHH Truyền hình cáp
Saigiontourist, em được tạo điều kiện về thực tập tại phòng CNTT-VT – thuộc công
ty Truyền hình cáp Saigontourist (SCTV). Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
đến các anh chị SCTV đặc biệt là các anh chị tại phòng CNTT-VT đã nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập.
Qua quá trình thực tập em cũng đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm từ các
anh chị nhân viên tại công ty về tác phong cũng như cách thức làm việc. Do thời gian,
khuôn khổ báo cáo và kiến thức còn hạn chế nên nội dung khó tránh khỏi sai sót. Rất
mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô, các anh chị. Đó sẽ là những kinh nghiệm
vô cùng quý báu giúp em trưởng thành hơn trong công việc.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn !
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Mục lục
Chương I/ Tìm hiểu Internet băng thông rộng tại đơn vị thực tập ...............................1
1/ Tìm hiểu về Internet băng rộng qua hệ thống truyền hình cáp (CATV)..........1
a/ Giới thiệu chung ........................................................................................1
b/ Mô hình hệ thống ..................................................................................... 1
b.1/ Modem cáp (Cable Modem – CM) .................................................2
b.2/ Cable Modem Terminal System – CMTS .......................................4
c/ DOCSIS .....................................................................................................4
d/ Hoạt động của hệ thống ............................................................................7
d.1/ Downstream .....................................................................................7
d.2/ Upstream .........................................................................................9
d.3/ Các bước đăng ký của CM để online ............................................12
e/ Security....................................................................................................15
f) IPDR – Phương pháp tính cước cho thuê bao .........................................17
f.1/ Phương án 1: Tính cước tập trung..................................................17
f.2/ Phương án 2: Tính cước phân tán ..................................................18
g) QoS trong DOCSIS và PacketCable .......................................................19
2/ Internet băng thông rộng SCTVnet ...............................................................20
Chương II/ Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại đơn vị
thực tập........................................................................................................................22
1/ Mô hình cung cấp Internet SCTVnet .............................................................22
2/ Các công nghệ SCTVnet đang sử dụng .........................................................23
Chương III/ Tìm hiểu các thông số kỹ thuật và cấu hình cable modem để
cung cấp dịch vụ internet băng rộng tại nơi thực tập ................................................ 25
Chương IV/ Kết luận ................................................................................................. 27
LỜI NÓI ĐẦU
Mạng truyền hình cáp (CATV) là một trong những cách chủ yếu để người dân tiếp
nhận tin tức và giải trí. Mục đích ban đầu của mạng truyền hình cáp là phát các tín
hiệu truyền hình tại các khu vực mà tại đó người sử dụng không thể nhận tín hiệu bởi
việc sử dụng anten. Ngày nay, phần lớn kênh truyền hình phát trong mạng cáp sử
dụng kỹ thuật tương tự (analog). Như chúng ta đã biết truyền hình kỹ thuật số
(digital) cho chất lượng hơn hẳn so với kỹ thuật analog. Nắm bắt được vấn đề này
các công ty đang dần triển khai dịch vụ truyền hình cáp kỹ thuật số trên mạng cáp
của mình. Trong quá trình cạnh tranh, mỗi nhân tố phải tự thay đổi, phải tự làm mới,
phải biết phát huy những ưu điểm, lợi thế của mình. Ngành truyền hình không nằm
ngoài quy luật đó. Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng mạng truyền hình cáp hữu tuyến
cũng bộc lộ nhiều hạn chế, để có thể đứng vững trong cuộc chạy đua về công nghệ,
truyền hình cáp cần phát huy những ưu thế vốn có của mình. Chính vì vậy sự ra đời
những dịch vụ cộng thêm trong mạng CATV là tất yếu. Một trong những dịch vụ
công thêm đã được triển khai ở nước ta là internet băng thông rộng trên mạng CATV.
Để thực hiện được điều này, các thiết bị trên mạng CATV phải đảm bảo truyền được
thông tin hai chiều. Ngoài ra tại đầu cuối, thuê bao cần có modem cáp (CM) để
chuyển đổi dữ liệu theo chuẩn truyền dữ liệu trên mạng cáp (theo chuẩn DOCSIS –
Data Over Cable Service Interface Specification) và tại headend phải có bộ CMTS
(Cable Modem Termination System) để kết nối với nhà cung cấp dịch vụ Internet.
SCTV là một trong những công ty đầu tiên khai thác dịch vụ này tại Việt Nam, bài
báo cáo này sẽ đi vào tìm hiểu công nghệ internet băng rộng tại SCTV.
CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
I/ TÌM HIỂU INTERNET BĂNG RỘNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1/ Tìm hiểu về internet băng rộng qua hệ thống truyền hình cáp (CATV):
a/ Giới thiệu chung:
Internet là một mạng lưới mà trong đó các máy tính khác nhau trên khắp thế
giới có thể kết nối với nhau. Việc kết nối giữa khác máy tính khác nhau được
thực hiện bởi sự giúp đỡ của các ISP (Internet Service Provider). Người sử
dụng có thể sử dụng nhiều phương pháp để truy nhập internet. Hai trong số
những phương pháp phổ biến nhất đó là DSL và Cable modem (CM). Cũng
như DSL, cable modem cung cấp một phương pháp truy nhập tốc độ cao cho
người sử dụng (lên đến 152 Mbit/s hướng xuống, 108 Mbit/s hướng lên). Đối
với khách hàng, CM có thể được xếp vào nhóm giải pháp SOHO. Cũng giống
như DSL, những người dùng đầu tiên của CM sẽ thấy đây là một dịch vụ rất
tuyệt, tuy nhiên, khi số lượng người dùng nhiều lên, chất lượng dịch vụ sẽ
giảm xuống.
Dịch vụ dự định sẽ cho phép truyền lưu lượng IP song hướng thông suốt, giữa
nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng, thông qua hệ thống mạng lai cáp dồng
trục-cáp quang (HFC). Hình bên dưới diễn tả một hệ thống rút gọn :

Hình 1.1: Hệ thống truyền dữ liệu qua mạng cáp truyền hình

b/ Mô hình hệ thống:
Hiện nay có nhiều nhà khai thác dịch vụ truyền thông tốc độ cao qua mạng cáp
đồng trục dựa trên mạng phân phối tín hiệu truyền hình nhằm cung cấp các
dịch vụ truyền thông hai chiều (upstream và downstream) bằng giao thức IP
giữa khách hàng và mạng qua mạng lai ghép cáp đồng trục và cáp quang
(HFC) như mô tả ở hình 2:

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 1


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập

Hình 1.2: Cấu trúc mạng truyền dẫn hai chiều qua mạng HFC
Mạng truyền hình cáp được thiết kế và sử dụng cho việc phân bổ cáp truyền
hình. Với sự cải tiến của hệ thống, ta có thể cho phép tín hiệu truyền ở cả hai
hướng. Luồng tần số cao hướng về phía khách hàng và luồng tần số thấp sẽ đi
từ phía khách hàng tới nhà cung cấp dịch vụ. Điều này được thực hiện bằng
cách nâng cấp bộ khuếch đại trong mạng phân phối cáp. Hầu hết mạng truyền
hình cáp là mạng HFC. Tín hiệu truyền trong cáp quang từ headend đến các
node gần khách hàng. Tại các node đó tín hiệu được chuyển từ tín hiệu quang
thành tín hiệu điện để truyền trên cáp đồng, cáp này sẽ được đưa đến nhà của
khách hàng. Để truy cập internet thông qua mạng truyền hình cáp cần có một
modem cáp tại phía khách hàng và CMTS tại phía nhà cung cấp (headend). Hệ
thống Internet trên mạng cáp truyền hình có thể vận hành với khoảng cách
giữa CM và CMTS lên tới 160km. Nếu mạng HFC của nhà cung cấp có quy
mô lớn, hệ thống CMTS có thể được nhóm vào các hub để tiện lợi trong việc
quản lý. Bình thường một CMTS có thể điều khiển đồng thời khoảng 350-400
CM (với tốc độ hướng xuống trung bình khoảng 1Mbps) trên chỉ một kênh
truyền hình. Nếu có thêm nhiều khách hàng, tức cần thêm nhiều CM thì ta sẽ
tăng số kênh truyền hình lên bằng cách bổ sung thêm kênh cho CMTS.
b.1/Modem cáp (CM):
Như đã đề cập tới, để người sử dụng có thể truy nhập internet thì cần
phải có một thiết bị tên là modem cáp. CM là một thiết bị gắn ngoài, thiết
bị này kết nối với máy tính người sử dụng để cung cấp dịch vụ dữ liệu
tốc độ cao thông qua mạng truyền hình cáp. Thông thường một CM có
hai kết nối chính: một kết nối với cáp truyền hình, còn lại (thường là
cổng Ethernet hay USB) kết nối với máy tính. CM gửi và nhận dữ liệu từ
Internet bằng cách sử dụng mạng cáp đồng sẵn có.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 2


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập

(a) (b)
Hình 1.3: Cable modem SCTV a) Mặt trước ; b) Mặt sau
CM “dịch” tín hiệu trên cáp giống với cách mà modem thông thường
“dịch” tín hiệu từ đường dây điện thoại. CM biến đổi tín hiệu RF (Radio
frequency) từ mạng cáp thành IP (Internet Protocol), giao thức truyền
thông mà tất cả máy tính kết nối vào Internet sử dụng. Tại nhà khách
hàng, một bộ chia hai chất lượng cao được lắp đặt trên đường cáp truyền
hình, với một đầu ra kết nối vào CM (dịch vụ IP) và đầu còn lại kết nối
vào máy thu hình (dịch vụ MPEG).

Hình 1.4: Sơ đồ đấu nối CM tại đầu cuối khách hàng


Các đặc tả cho CM được mô tả trong một tài liệu có tên là Data Over
Cable Service Interface Specification – DOCSIS (tạm dịch là chỉ tiêu kỹ
thuật về giao diện hệ thống cáp truyền dữ liệu). Ta sẽ đi vào tìm hiểu về
chuẩn DOCSIS này ở phần sau của bài báo cáo.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 3


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
b.2/ Cable Modem Terminating System (CMTS):
Tín hiệu Internet là tín hiệu digital và tín hiệu này cần phải giao tiếp với
mạng truyền hình cáp tương tượng (Analog Cable TV Network). Giao
diện này được gọi là Hệ Thống Kết Cuối Modem Cáp (CMTS). Một
CMTS điển hình bao gồm : giao diện đầu vào, router, cạc modem cáp và
một bộ vi xử lý mạnh mẽ. Tại headend, CMTS cung cấp nhiều chức năng
tương tự như các chức năng của DSLAM trong hệ thống DSL.
Hiện có nhiều nhà cung cấp CMTS, trong đó Cisco là nhà cung cấp đã
hiện thực CMTS bằng các uBR Router. Hình dưới đây mô tả một CMTS
uBR 7246 của Cisco:

Hình 1.5: CMTS Cisco uBR 7246VRX


CMTS nhận lưu lượng đến từ một nhóm những người sử dụng trên một
kênh đơn và định tuyến lưu lượng này đến nhà cung cấp dịch vụ Internet
ISP để kết nối vào Internet. Tại headend, nhà cung cấp dịch vụ sẽ đặt các
server để phục vụ cho CMTS như DHCP server, ToD server, TFTP
server...
Tóm lại vai trò chính của thiết bị này là làm trung gian chuyển tiếp tín
hiệu từ mạng truyền hình cáp HFC sang hạ tầng mạng IP. CMTS dùng
Modem line card để giao tiếp với HFC. Khi ấy, về lý thuyết các modem
cáp kết cuối sẽ kết nối đến các trạm tiếp nhận , gọi là các Fiber
Node(FN). Mỗi một FN đều sẽ được đấu nối bằng cáp RF về các
Upstream interface trên CMTS.
c/ Data Over Cable Service Interface Specifications – DOCSIS :
DOCSIS là một tiêu chuẩn được sử dụng bởi hệ thống cáp nhằm cung cấp dịch
vụ dữ liệu Internet cho các thuê bao. Tiêu chuẩn DOCSIS đầu tiên được phát
triển bởi các hãng sản xuất thiết bị và bởi các nhà khai thác mạng truyền hình
cáp (CATV). Ngày nay DOCSIS được nghiên cứu và phát triển bởi tổ chức
CableLabs. Chuẩn DOCSIS 1.0 được CableLabs nghiên cứu vào năm 1997 và
sau đó được cấp giấy chứng nhận vào năm 1999. Tiếp theo đó là chuẩn
DOCSIS 1.1 (1999/2001), và chuẩn 2.0 (2001/2002). Chuẩn DOCSIS 3.0
được phê duyệt vào tháng 8/2006. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và
đang đưa chuẩn DOCSIS 3.0 vào sử dụng cho hệ thống của mình.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 4


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Luồng thông tin hướng xuống đến tất cả các thuê bao được điều chỉnh cho phù
hợp với các kênh RF trên hệ thống cáp. Có một vài kênh RF được sử dụng để
phục vụ các modem cáp của người sử dụng trong hệ thống. Mỗi một modem
cáp sẽ giải mã “phần” của nó trong dữ liệu trên một kênh RF. Trong việc
truyền dẫn trên đường truyền hướng lên, mỗi thuê bao được gán cho một
khoảng thời gian khoảng vài mili giây, khoảng thời gian này là lúc mà người
sử dụng có thể truyền dữ liệu – Đây được gọi là phương pháp đa truy nhập
phân chia theo thời gian TDMA. Một kênh truyền hình riêng lẻ có độ rộng
kênh là 6 MHz (hoặc 8 MHz) có khả năng truyền tải dữ liệu có dung lượng lên
đến 30-40 Mbps. Hệ thống DOCSIS tập trung vào các dịch vụ gói như IP và
ATM để cung cấp một số dịch vụ với khả năng đưa ra các mức độ chất lượng
dịch vụ khác nhau.
Do sự khác nhau trong việc phân bổ băng thông trong hệ thống truyền hình
cáp giữa Châu Mỹ và Châu Âu, nên chuẩn DOCSIS đã được hiệu chỉnh lại để
sử dụng ở Châu Âu. Những điều chỉnh này được công bố dưới tên
“EuroDOCSIS”. Có sự khác nhau giữa băng thông bởi vì hệ thống truyền hình
cáp Châu Âu sử dụng chuẩn PAL với băng thông 8 MHz và hệ thống truyền
hình cáp Bắc Mỹ sử dụng chuẩn ATSC với băng thông 6 MHz.
DOCSIS cung cấp khá nhiều tùy chọn có thể sử dụng ở mô hình OSI. Cụ thể
là ở lớp vật lý (physical) và lớp liên kết dữ liệu (data link):
 Lớp vật lý:
- Độ rộng kênh: Tất cả phiên bản DOCSIS không chỉ dùng kênh 6
MHz mà còn dùng kênh 8 MHz cho việc truyền dẫn hướng xuống.
Trong chiều truyền hướng lên, DOCSIS 1.0/1.1 dùng độ rộng kênh
giữa 200 kHz và 3,2 MHz. DOCSIS 2.0 còn có thể dùng 6,4 MHz,
nhưng có thể dùng băng thông hẹp hơn để tương thích ngược với
các thiết bị dùng chuẩn cũ.
- Điều chế: Tất cả phiên bản của DOCSIS dùng điều chế 64-QAM
hoặc 256-QAM cho việc điều chế dữ liệu hướng xuống. Dữ liệu
hướng lên sử dụng QPSK hoặc 16-QAM đối với chuẩn DOCSIS 1.x,
và QPSK, 8-QAM, 16-QAM, 32-QAM, 64-QAM đối với chuẩn
DOCSIS 2.0 ngoài ra chuẩn 3.0 còn có thể hỗ trợ 128-QAM với
dạng điều chế được mã hóa kiểu lưới mắt cáo theo kiểu S-CDMA.
 Lớp Data link:
- DOCSIS sử dụng kết hợp nhiều loại đa truy xuất cho chiều truyền
hướng lên, TDMA được sử dụng trong DOCSIS 1.0/1.1; DOCSIS
2.0 và 3.0 sử dụng cả TDMA và S-CDMA.
- Từ chuẩn DOCSIS 1.1 trở lên, lớp MAC cũng có tính năng QoS,
tính năng này giúp hỗ trợ một cách hiệu quả các ứng dụng có sự yêu
cầu lưu lượng riêng như độ trễ thấp (ví dụ như các ứng dụng VoIP).
- Chuẩn DOCSIS 3.0 có thêm tính năng ghép nối kênh (channel
bonding), tính năng này kích hoạt nhiều kênh hướng lên và hướng
xuống để chúng có thể được sử dụng đồng thời bởi chỉ một thuê bao
duy nhất.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 5


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Các thông số về tốc độ của các phiên bản DOCSIS được thể hiện ở bảng
dưới đây:
Downstream
Channel Configuration
Version Minimum Minmum number Selected Maximum DOCSIS EuroDOCSIS
selectable of channels that number of number of throughput throughput
number of hardware must be channels channels
channels able to support

42.88 (38) 55.62 (50)


1.x 1 1 1 1
Mbps Mbps
42.88 (38) 55.62 (50)
2.0 1 1 1 1
Mbps Mbps

No m x 42.88 m x 55.62
3.0 1 4 m maximum (m x 38) (m x 50)
defined Mbps Mbps
Upstream
Channel Configuration
Version
Minimum Minmum number of Selected Maximum Throughput
selectable number channels that hardware number of number of
of channels must be able to support channels channels

10.24 (9)
1.x 1 1 1 1
Mbps
30.72 (27)
2.0 1 1 1 1
Mbps

No n x 30.72
3.0 1 4 n maximum (n x 27)
defined Mbps

Một số tốc độ thường gặp ở chuẩn DOCSIS 3.0:


Channel Cofiguration Downstream throughput
Number of Number of Upstream
downstream upstream DOCSIS EuroDOCSIS throughput
channels channels
171.52 (152) 222.48 (200)
4 4 122.88 (108) Mbps
Mbps Mbps
343.04 (304) 444.96 (400)
8 4 122.88 (108) Mbps
Mbps Mbps

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 6


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
d/ Hoạt động của hệ thống:
Tín hiệu truyền hình và tín hiệu Internet tồn tại song song trên cùng một sợi
cáp nhưng ở tần số khác nhau. Điều này cho phép người sử dụng xem truyền
hình và truy cập Internet cùng một lúc mà không gây trở ngại gì.
Khi công ty truyền hình cáp mở dịch vụ truy cập Internet qua hệ thống cáp, tín
hiệu Internet có thể sử dụng trên cùng một hệ thống cáp đó bởi vì hệ thống cáp
thiết lập băng thông dữ liệu hướng xuống (dữ liệu gởi từ Internet đến máy tính
người sử dụng) vào khoảng 6-Mhz (đối với chuẩn DOCSIS) hoặc 8-Mhz (đối
với chuẩn Euro DOCSIS). Một kênh hướng xuống (DS) có thể phục vụ hàng
trăm CM. Dữ liệu hướng lên (US data) chỉ cần ít băng thông của cáp, chỉ 2
Mhz.
d.1/Downstream:
Downstream là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tín hiệu được nhận
bởi CM. Các thông số của Downstream được tóm tắt trong bảng bên
dưới. Chú ý rằng hầu hết mạng truyền hình cáp ở Châu Âu sử dụng kênh
có độ rộng băng thông 8 Mhz, trong khi đó mạng truyền hình cáp ở Mỹ
chỉ sử dụng 6 Mhz. Do vậy, chuẩn Châu Âu (Euro) sẽ chạy nhanh hơn
một ít so với chuẩn Mỹ (US).
Tần số 42-850 MHz chuẩn US và 64-850 MHz chuẩn Euro.
Băng thông 6MHz chuẩn US và 8 MHz chuẩn Euro.
64-QAM với tốc độ 6 bit trên một symbol (bình
thường).
Điều chế
256-QAM với tốc độ 8 bit trên một symbol (nhanh hơn
nhưng dễ bị nhiễu hơn).
Sự phụ thuộc của tốc độ tín hiệu chưa điều chế vào kiểu điều chế và băng
thông được mô tả ở bảng dưới đây (Các tính toán dưới đây sử dụng tốc
độ 6.9Msym/s cho băng thông 8 MHz và 5.2 Msym/s đối với băng thông
6 MHz):
Mức điều
chế 64-QAM 256-QAM
Băng thông
6 MHz 31.2 Mbps 41.6 Mbps
8 MHz 41.4 Mbps 55.2 Mbps
Tốc độ của tín hiệu chưa điều chế có thể hơi cao hơn so với tốc độ tín
hiệu thực dựa trên error-correction, framing và overhead khác.
Tổng băng thông được chia cho tất cả các CM đang online trên hệ thống.
Điều này tương tự như trên Ethernet, chỉ khác ở chỗ băng thông lãng phí
trên Ethernet thì cao hơn nhiều. Sau khi nhận tín hiệu Downstream, mỗi
CM sẽ lọc các dữ liệu mà nó cần từ luồng dữ liệu.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 7


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Dạng dữ liệu Downstream
Dữ liệu Downstream được đóng khung theo các đặc điểm kỹ thuật của
MPEG-TS (Transport Stream). Cấu trúc của một gói MPEG mang dữ
liệu DOCSIS bao gồm 4 byte MPEG Header, 1 byte trường con trỏ
(không tồn tại ở tất cả các gói) và DOCSIS Payload (183 hoặc 184
byte).
Đây là một dạng gói 188/204 byte đơn giản, thuật toán sửa lỗi Reed-
Soloon giảm thiểu kích thước của một gói từ 204 byte xuống còn 188
byte.

Sync Byte
(8 bits)
T Error Payload Priority PID
(1 bit) (1 bit) (1 bit) (5 bits đầu)
PID
(8 bits cuối)
Scrambling Adaptation Continuity Counter
(2 bits) (2 bits) (4 bits)
Pointer
(8 bits)

DOCSIS Data payload (183 byte hoặc 184 byte)

Hình 1.6: Cấu trúc một gói MPEG cho DOCSIS


 MPEG header cho DOCSIS :
Dạng header của MPEG-TS được chỉ rõ ở section 2.4 của chuẩn
[ITU-T H.222.0]. Bảng dưới đây cho tha thấy các giá trị của một
trường riêng biệt giúp ta phân biệt luồng MAC dữ liệu trên cáp.
Tên trường lấy từ các đặc điểm kỹ thuật ITU. Header MPEG chứa 4
byte, 4 byte này bắt đầu gói tin MPEG 188 byte. Định dạng của
header cho việc sử dụng trên một trường DOCSIS Data-Over-Cable
PID bị hạn chế như trong bảng dưới đây. Định dạng header tuân
theo tiêu chuẩn của một gói MPEG thông thường, nhưng sự sử
dụng của nó bị hạn chế trong đặc điểm kỹ thuật này để không cho
phép sự xuất hiện của trường adaptation trong gói tin MPEG.
Trường Độ dài (bit) Miêu tả
Sync_byte 8 0x47; Byte đồng bộ gói tin MPEG
Transport_error_indicator 1 Chỉ ra lỗi đang xảy ra trong quá trình
nhận gói tin. Bit này được reset về 0
bởi đầu gửi, và set về 1 khi có lỗi xảy
ra trong quá trình truyền dẫn gói tin.
Payload_unit_start_indicator 1 Chỉ thị sự có mặt của trường pointer,

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 8


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
là byte đầu tiên của payload (byte thứ
5 của gói tin)
Transport_priority 1 Dự phòng, set về 0
PID 13 Program Identifier, có giá trị 0x1FFE
để CM và CMTS biết được gói tin này
chứa dữ liệu chứ không phải video
Transport_scrambling_control 2 Dự phòng, set về 00
Adaptation_field_control 2 Sự sử dụng của trường Adaptation
không được chấp nhận trong DOCSIS
PID, set về 01
Continuity Counter 4 Bộ đếm cho các gói tin trong PID
 MPEG Payload cho DOCSIS:
Phần payload MPEG của gói tin MPEG sẽ mang khung DOCSIS
MAC. Byte đầu tiên của payload MPEG sẽ trường Pointer nếu
trường Payload_unit_start_indicator (PUSI) trong phần header
được set.
- stuff_byte: có giá trị (0xFF), được sử dụng trong payload
DOCSIS để lấp vào bất kỳ khoảng trống nào giữa các khung
DOCSIS MAC. Giá trị này được chọn như là một giá trị chưa
dùng đến cho byte đầu tiên của khung DOCSIS MAC.
- Trường Pointer: đây là byte thứ 5 trong gói tin MPEG, có thể
xuất hiện hoặc không tùy vào giá trị của trường PUSI (trường
PUSI set về 1 thì byte này sẽ xuất hiện)
- Data: dài 183 byte (hoặc 184 byte nếu không có byte pointer).
Nếu dữ liệu không dùng hết dung lượng của payload thì sẽ có
các byte chèn được sử dụng để làm cho gói tin có đủ 188 byte
bao gồm cả header.
Gói tin MPEG được gửi một cách liên tục ngay cả khi không có dữ liệu
để gửi, điều này giúp cho dòng dữ liệu được đồng bộ hóa. Dữ liệu gửi
có thể bị hư hoặc bị lỗi, thay vì yêu cầu việc truyền lại dữ liệu, ta sử
dụng một kỹ thuật đặc biệt để sửa lỗi. Kỹ thuật này được biết đến với
tên mã sửa lỗi tiến (Forward Error Correction – FEC), mã này là một
chuỗi 16 byte nằm ở cuối khung. Khung Ethernet được chia thành các
segment có độ dài 184 byte. Một vài bit trong header xác định payload
sẽ nằm ở đâu trong khung Ethernet (phần đầu, phần giữa hay phần cuối
của khung Ethernet). Khung MAC có thể bắt đầu bất cứ ở đầu trong gói
tin MPEG, khung MAC có thể giãn ra nhiều gói tin MPEG, bên cạnh
đó một vài khung MAC cũng có thể tồn tại ở trong một gói tin MPEG.
d.2/Upstream:
Upstream là một thuật ngữ dùng để ám chỉ tín hiệu truyền từ CM lên đến
CMTS. Upstream luôn luôn truyền lần lượt, nhờ vậy nhiều modem có thể
truyền trên một tần số. Giới hạn tần số truyền khoảng tầm 5-65 MHz
hoặc 5-42 MHz. Băng thông trên một kênh hướng lên tùy vào mức điều
chế mà CM sử dụng. Mức điều chế càng cao thì tốc độ càng nhanh
nhưng sẽ dễ bị nhiễu hơn. Dựa vào đặc điểm này, nhà quản trị mạng sẽ

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 9


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
đưa ra những giải pháp tối ưu nhất để giúp mạng hoạt động một cách
bình thường. Mỗi một modem truyền lần lượt trong một khe thời gian,
các khe thời gian này được đặc trưng bởi các loại sau: khe dành riêng
(reserved), khe tranh chấp (contention) hoặc khe ranging.
 Khe Reserved:
Băng thông upstream được chia sẻ với nhiều người sử dụng, nhưng
không giống như Ethernet, sử dụng kỹ thuật phát hiện đụng độ. CM
phải sử dụng kỹ thuật tránh đụng độ. Mỗi CM truyền dữ liệu trong
những thời điểm lần lượt (cũng được biết đến như nhữ khe mini),
và mỗi khe được dành riêng cho những modem xác định. Một
modem không thể truyền trên một khe thời gian của modem khác.
 Khe Contention:
Các khe này cho phép mọi modem truyền trên nó. Nếu hai modem
truyền tại cùng một thời điểm thì đụng độ sẽ xảy ra, khi CMTS
nhận các khe dữ liệu hỏng nó sẽ gửi một tín hiệu rằng không có dữ
liệu nào được nhận. Sau đó, cả hai modem sẽ chờ một khoảng thời
gian ngẫu nhiên trước khi truyền lại. Các khe này không thể được
sử dụng cho một lượng lớn dữ liệu, chúng chỉ được sử dụng để gửi
một lượng nhỏ dữ liệu, một ví dụ là yêu cầu CMTS cấp thêm khe
thời gian để truyền.
 Khe Ranging:
Do khoảng cách giữa CMTS tới mỗi CM là khác nhau nên thời gian
trễ thay đổi khá nhiều và có thể trong khoảng vài mili giây. Để bù
lại cho sự không đồng đều về thời gian này thì tất cả các CM sử
dụng giao thức ranging, điều này giúp điều chỉnh “đồng hồ” của
mỗi modem sao cho thời gian trễ được cân bằng. Một lý do khác
của việc modem sử dụng khe ranging để đảm bảo rằng mức năng
lượng từ tất cả CM tới CMTS là như nhau. Đây là yếu tố cần thiết
cho việc phát hiện xung đột, nhưng cũng đòi hỏi sự hoạt động tối
ưu của quá trình điều chế hướng lên trong CMTS.
Dạng dữ liệu Upstream
Luồng dữ liệu upstream được truyền đi như những đơn vị được biết đến
như những gói tin PMD (Physical Media Depentdent), những gói này
được đo bằng thời gian thay vì byte và mỗi đơn vị dài 6,25 micro giây
và mỗi được vị được biết đến như một khe mini. Lượng dữ liệu truyền
trên mỗi khe mini này có thể được thay đổi dựa vào tốc độ của luồng
upstream. Để cho một CM có thể truyền dữ liệu, nó phải yêu cầu với
CMTS đủ số khe mini để có thể truyền gói tin; một lần nữa số lượng
các khe mini cần thiết lại phụ thuộc vào tốc độ luồng upstream.
Cấu trúc khung của gói tin Upstream:
Unique Word Data
ATM header
(16 bit)
 Unique Word (16 bit):
Bởi vì dữ liệu upstream chỉ là những khối ngẵn dữ liệu, bộ giải điều chế
cần một cái gì đó để kích hoạt. Đó chính là unique word, nó được gắn
vào đầu của dữ liệu.
 ATM header:
Header để sử dụng cho việc truyền dẫn trong mạng ATM. Một CM có
thể có gói tin dữ liệu để truyền tới CMTS, CM có thể yêu cầu từ CMTS
SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 10
CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
số lượng cần thiết của khe mini để truyền toàn bộ gói tin. Đây là công
việc của CMTS để quyết định dữ liệu gì sẽ được gửi ở hướng xuống và
để quyết định khi nào cấp cho CM quyền truyền và CM nên truyền bao
nhiêu dữ liệu. Bởi vì CMTS có thể kiểm soát hoàn toàn hệ thống nên nó
có thể lên lich một cách chính xác việc phân phối dữ liệu.
Dưới đây là phân tích về các dữ liệu cho dữ liệu cả hai phía hướng lên và
hướng xuống. Dữ liệu của người dùng đầu tiên được tách thành các gói tin
TCP/IP và sau đó, các gói tin này được đặt trong khung Ethernet, khung
Ethernet này sẽ có header DOCSIS gắn vào đầu khung.

Hình 1.7: Sự phân rã gói tin IP vào gói tin UPSTREAM và DOWNSTREAM

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 11


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Tùy thuộc vào hướng truyền của luồng dữ liệu mà khung DOCSIS MAC được
tách ra bằng hai cách khác nhau:
- Đối với đường truyền hướng xuống: Khung DOCSIS MAC được
chia thành những gói tin dài 183 byte và sau đó được ghép vào gói
tin MPEG.
- Đối với đường truyền hướng lên: Khung DOCSIS MAC được chia
ra thành các gói tin có chiều dài 6,25 micro giây. Nếu bất kỳ gói tin
nào chưa đủ chiều dài thì chúng sẽ được lấp đầy bằng các bit 1 nhị
phân.
d.3/ Các bước đăng ký của CM để online:
CM sẽ thực hiện quá trình đăng ký này trên ba lớp đầu tiên của mô hình
OSI ( lớp vật lý RF, lớp MAC DOCSIS và lớp IP).

Hình 1.8: DOCSIS trong mạng HFC


Trước tiên ta sẽ đi tìm hiểu hình trên đây để hiểu khái niệm mạng
DOCSIS như nó tồn tại trong một tiêu chuẩn mạng truyền hình cáp. Bên
trái là CMTS được kết nối với mạng đường trục. CMTS cũng được kết
nối một vài server như: sever DHCP (Dynamic Host Configuration
Protocol), server TFTP (Trivial File Transfer Protocol), server ToD
(Time of Day). CTMS truyền dữ liệu downstream thông qua tín hiệu 64
hoặc 256-QAM trên các thiết bị RF để đến CM ở nhà thuê bao. CM
truyền dữ liệu upstream đến CMTS trên thiết bị RF thông qua điều chế
QPSK, 8,16,32 hoặc 64-QAM.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 12


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập

Hình 10: Quá trình dò kênh downstream của CM


Khi một CM được bật lên và kết nối với cáp RF của hệ thống mạng
CATV, nó sẽ bắt đầu quá trình “dò tìm” kênh DS DOCSIS. Đồng thời tại
headend, CMTS cũng broadcast bản tin “SYNC” mỗi 200ms, bản tin này
dùng cho hệ thống định giờ. Thềm vào đó, CTMS cũng gửi ra bản tin
UCD (ta sẽ tìm hiểu về bản tin này ở phần sau) mỗi 2 giây, bản tin này
giúp modem biết được nó sẽ sử dụng tần số US nào, tốc độ symbol bao
nhiêu, mức điều chế ra sao và một vài thông số khác để giao tiếp với
mạng. Cuối cùng CMTS gửi bản tin MAP để phân bổ thời gian “nói
chuyện” cho mỗi CM. Do có rất nhiều CM và chỉ có duy nhất một tần số
US nên các CM phải “chia sẻ thời gian sử dụng” kênh US, quá trình này
gọi là TDMA. Sau khi CM “bắt” được tần số DS, nó sẽ tìm các bản tin
SYNC, UCD và MAP từ CMTS. Sau các bước trên, CM đã sẵn sàng để
bắt đầu quá trình ranging với CMTS. Quá trình ranging bắt đầu với
Initial Ranging, đây là một quá trình mà tại đó CM bắt đầu gửi bản tin
Range-Request với mức 8 dBmV. Nếu nó không nhận được bản tin
Range-Respone từ CMTS, CM sẽ truyền lại bản tin Range-Request với
mức năng lượng cao hơn 3dB và CM sẽ tiếp tục quá trình cho đến khi
nhận được bản tin Range-Respone.

Hình 11: Quá trình ranging của CM

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 13


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Tất cả quá trình initial ranging diễn ra trong khe contention, điều này có
nghĩa là CMTS không hề biết trước về sự xuất hiện của CM. Bởi vậy sẽ
xảy ra đụng độ khi nhiều CM cùng nhau đăng ký trong khe contention
này. DOCSIS có một khe dự phòng để giảm thiểu đụng độ trong khe
contention. Đây là điều thường thấy nhất khi hệ thống bị mất điện và
nhiều CM cùng cố gắng online trở lại tại cùng một thời điểm. Khi
modem đã nhận bản tin Range-Response đầu tiên từ CMTS, nó sẽ di
chuyển trạng thái từ Initial Ranging sang trạng thái Station Maintenance.
CM sẽ được CMTS chỉ dẫn để tiến hành hiệu chỉnh tần số truyền, biên
độ, timing offset và một vài thông số tiền hiệu chỉnh. Quá trình Station
Maintenance sẽ diễn ra ít nhất một lần, mỗi lần 30 giây cho mỗi CM trên
mạng để tiếp tục thực hiện những việc điều chỉnh này và vì vậy mà
CMTS biết được modem đang online.
Tiếp theo CM đã sẵn sàng để chuyển từ giao thức DOCSIS sang lớp IP
và thực hiện tiến trình DHCP để lấy địa chỉ IP và địa chỉ của các thiết bị
khác trên mạng. Tại thời điểm này, các CM đang hoạt động trong các giá
trị TDMA, trước tiên CM phải yêu cầu quyền được truyền dữ liệu đến
CMTS bằng cách gửi một bản tin yêu cầu bằng thông (bandwidth
request). CTMS sẽ ưu tiên các yêu cầu trong hàng đợi của nó và xuất ra
bản tin MAP cho một CM cụ thể. Khi khe thời gian của CM đến, CM có
thể truyền một bản tin “tìm” DHCP (DHCP discover) để tìm kiếm server
DHCP. DHCP server trên mạng sẽ trả lời và cung cấp một địa chỉ IP cho
CM song song với một số các địa chỉ mạng khác, các gateways và các
thông số cho mạng hoạt động thích hợp. Cần phải có bản tin DHCP
Request và bản tin Acknowledgement để hoàn tất và xác nhận cho các
bước này.

Hình 12: Quá trình DHCP và ToD


Tiếp theo, CM sẽ yêu cầu bản tin ToD (Time of Day) từ server ToD. Đây
là một bước trao đổi đơn giản, bước trao đổi này cần thiết trong chuẩn
DOCSIS 1.0, nhưng đã trở thành một lựa chọn trong các phiên bản
DOCSIS sau. Sau các bước trên, CM bây giờ đã sẵn sàng cho việc tải
một tập tin rất quan trọng từ TFTP server, tập tin này được gọi là tập tin
cấu hình. Tập tin cấu hình này chứa tất cả các thông số cần thiết của CM
như: các tốc độ truy nhập, chất lượng dịch vụ, một vài tính năng dịch vụ

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 14


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
nâng cao như VoIP ... Hình dưới đây mô tả luồng trao đổi của tệp tin cấu
hình:

Hình 13: Quá trình tải và đăng ký file cấu hình từ TFTP server
Khi chứng thực check-sum MD5 để đảm bảo các tập tin TFTP được tải
về đúng cách, các CM đã sẵn sàng để thực hiện bước quan trọng nhất –
đăng ký. CM sẽ gửi bản tin Registration Request tới CMTS song song
với một danh sách các thông số TLV (Type Length Value) để thông báo
với CMTS rằng CM được chỉ như thế nào để nó có thể hoạt động trên
mạng. CMTS sẽ đối chiếu thông tin này với các thông số mà nó được lập
trình bởi các quản trị viên hệ thống. Để đảm bảo rằng CM không bị hack,
dữ liệu bị lỗi, CMTS sẽ gửi bản tin Registration Respone “Okay” và gán
cho CM một ký hiệu nhận dạng dịch vụ (SID- Service Identifier). CM sẽ
phản hồi lại với bản tin Registration Acknowledgment để thông báo với
CMTS rằng nó đã nhận được xác nhận đăng ký và bây giờ CM đã online,
sẵn sàng cho thuê bao truyền dữ liệu Internet.
Như vậy, tóm tắt lại quá trình online của modem diễn ra qua các bước
sau:
 Tìm kiếm và khóa kênh Downstream
 DHCP
 ToD
 TFTP
 Đăng kí
Sau khi tiến hành thành công bước “Đăng ký”, CM sẽ nhập vào một chế
độ mã hóa được gọi là giao diện bảo mật cơ bản + (BPI+ - Baseline
Privacy Interface+ ). Ta sẽ đi tìm hiểu về BPI+ ờ phần sau.
e/ Security:
Một thực tế là trong hệ thống modem cáp, các hacker có thể dễ dàng xem
được các gói tin gửi đi và nhận về của người sử dụng bằng các phần mềm
“đánh hơi” gói tin. Để ngăn chặn điều này các nhà khai thác dịch vụ sử dụng
một hệ thống được gọi là BPI+ (Baseline Privacy Plus). Hệ thống này sẽ mã
hóa tất cả dữ liệu của người dùng để đảm bảo rằng không bất kỳ ai có thể rình
mò việc truyền dẫn của người dùng. BPI+ cũng giúp ngăn chặn việc sử dụng
bất hợp pháp kết nối của một người nào đó để đạt được việc truy cập miễn phí.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 15


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Mã hóa được sử dụng phải được gắn trên thông tin bất cứ ở vị trí nào. Mỹ có
luật về mức mã hóa được phép xuất ra ngoài. Mức mã hóa cao nhất hiện tại là
128bit. Để có thể trao đổi dữ liệu đầu tiên ta cần một khóa trao đổi. Khóa này
sử dụng bộ ba mã DES để mã hóa. Đây là một mã mạnh mẽ và nó cung cấp
việc bảo vệ thỏa đáng cho khóa trao đổi. Các thuật toán được sử dụng là một
khóa công khai.
e.1/Nhận thực:
Modem cáp không yêu cầu username và password như kết nối bằng
dialup. Việc nhận thực này thực ra đã được mã hóa vào trong phần cứng
của các CM khi chúng được sản xuất. Đây được gọi là chứng nhận số
X.509, nó được thiết kế trên các thông số sau đây:
 Số serial.
 Khóa mã công khai.
 Địa chỉ Ethernet MAC.
 Sự nhận dạng của nhà sản xuất.
X.509 được xác minh bởi headend hoặc các hub phân phối. Khi CM đã
được chứng thực, dữ liệu được gửi bởi người dùng sẽ được mã hóa bằng
khóa công khai của họ.

Hình 8: Các bước chứng thực của CM với CMTS


Hình 8 cho ta thấy các bước chứng thực cơ bản giữa CM và CMTS.
Chứng nhận của CM chính là chứng nhận X.509 và CM-ID là số serial
của CM, ID của nhà sản xuất, địa chỉ MAC và khóa RSA công khai.
Đầu tiên, CM sẽ gửi chứng nhận X.509 của nó và chứng nhận của nhà
sản xuất. Điều này được kiểm tra bằng cách kiểm lại ngày hết hiệu lực
của nó, đảm bảo tên công ty phát hành giống với tên nhà sản xuất và cuối
cùng là chữ ký X.509 vẫn còn có giá trị bằng cách sử dụng khóa công
khai chứng nhận của nhà sản xuất. CMTS cũng kiểm tra chứng nhận của
nhà sản xuất nhưng sử dụng khóa root công khai của DOCSIS để kiểm
tra chữ ký. Một khi CMTS đã kiểm tra xong chứng nhận X.509, nó sẽ
hồi đáp lại để đảm bảo chủ sở hữu thực sự là chủ sở hữu chính xác. Để
SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 16
CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
thực hiện điều này, CMTS sẽ mã hóa khóa chứng thực với khóa công
khai của CM. CM sử dụng khóa bí mật của nó (nếu CM này giả danh
CM khác thì nó sẽ không có được khóa bí mật chính xác) để lấy khóa
chứng thực. Bằng cách sử dụng khóa này CM sẽ tạo ra một mso-bidi-
font-family: khóa HMAC (Hash-based Message Authentication Code) và
trả lời CMTS với khóa HMAC này. Việc xác minh khóa này giúp CM
chứng minh rằng nó có khóa bí mật phù hợp với khóa công khai.
f/ IPDR – Phương pháp tính cước cho thuê bao:
Trước đây, phần lớn các nhà cung cấp dịch vụ cable internet đều sử dụng
phương pháp PPPoE để tính cước. Nhưng với ưu điểm vốn có, về sau các nhà
cung cấp dịch vụ đều đã dần chuyển hướng sang áp dụng IPDR. IPDR, hay
còn gọi là IP Detail Record, là một phương thức tính cước khá chính xác và
hiệu quả cho một hạ tầng cung cấp dịch vụ có qui mô vừa đến lớn. Với IPDR,
tất cả các thông tin khai thác dịch vụ của thuê bao đều được ghi nhận một cách
chính xác bởi CMTS. Sau đó, chúng sẽ được xuất ra cho một máy chủ Billing,
để thực hiện quá trình tính cước. Khi áp dụng IPDR, nhà cung cấp dịch vụ có
thể quản lý thuê bao một cách chặt chẽ hơn, và ép họ vào đúng nhóm dịch vụ
đăng ký cực kỳ hiệu quả, gọi là CoS (Class of Service). Đối tượng mà hệ
thống quản lý bây giờ sẽ không phải là những tài khoản với username,
password cung cấp từ trước nữa mà sẽ dùng chính địa chỉ MAC của CM, một
thông số mang tính duy nhất toàn cầu, và không thể thay đổi được. Rõ ràng,
bài toán quản lý và tính cước của nhà cung cấp dịch vụ đã trở nên linh hoạt và
chính xác hơn, bởi lẽ IPDR cho phép các Cable ISP tính cước theo cả lưu
lượng khai thác của thuê bao, cũng như hoàn toàn không giới hạn số lượng
thuê bao đầu cuối. Cứ mỗi một thuê bao mới xuất hiện, địa chỉ MAC của CM
tương ứng tại nhà họ sẽ được nạp vào cơ sở dữ liệu của một máy chủ LDAP.
Trên LDAP này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ phân định sẵn nhiều nhóm dịch vụ
thuê bao khác nhau (class of service). Mỗi nhóm sẽ có đặc thù về tốc độ
upstream/downstream/số lượng CPE tương ứng được phép kết nối vào ...
Trong suốt quá trình vận hành, hệ thống máy chủ tính cước và LDAP chứng
thực sẽ phải phối hợp mật thiết với nhau, vì thế chúng ta sẽ có hai phương án
tương ứng để chọn lựa như sau:
f.1/Phương án 1: tính cước tập trung:
Trong phương án này, hệ thống máy chủ tính cước và chứng thực sẽ
được đặt tập trung tại một trung tâm quản lý nào đó của nhà cung cấp
dịch vụ. Lộ trình xử lý các yêu cầu kết nối Internet và cách tính cước
tương ứng cho cho phương thức này sẽ đi theo những bước sau:
Bước 1: CM của thuê bao đầu cuối gửi yêu cầu được xác thực và
đăng ký đến cho CMTS tại Hub cục bộ.
Bước 2: CMTS tại mỗi Hub sẽ chuyển tiếp yêu cầu này đến hệ thống
máy chủ chứng thực đặt tại Headend quản lý cấp vùng, thông qua
tuyến mạng trục truyền dẫn của các ISP
Bước 3: Việc xác thực sẽ được tiến hành. Nếu xác thực thành công,
các thông số vận hành sẽ được chuyển ngược về lại cho CM.
Bước 4: CM tiếp nhận được các thông tin hồi đáp, và đi vào trạng
thái kết nối, gọi là “online”

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 17


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Bước 5: Máy chủ tính cước tại Hendend sẽ bắt đầu thực hiện việc
tính cức khi nhận được thông tin cho các yêu cầu kết nối với Internet
của thuê bao.
Ưu điểm:
- Việc tính cước mang tính tập trung giúp dễ quản lý.
- Hệ thống máy chủ tính cước và chứng thực được triển khai tập trung
giúp giảm thiểu được số lượng thiết bị phần cứng cần đầu tư phục vụ
cho công việc tính cước.
- Giảm thiểu nhân lực cần để vận hành hệ thống.
Khuyết điểm:
- Do việc chứng thực và tính cước được thực hiện tập trung tại một khu
vực nào đó (Headend), nên băng thông mạng đường trục sẽ bị chiếm
dụng rất nhiều.
- Tình trạng quả tải có thể xảy ra trên hệ thống máy chủ chạy chương
trình tính cước
- Thông thường các CM sẽ chỉ online nếu nhận được thông tin trả lời
trong một khoảng thời gian chờ không quá lớn nào đó. Vì thế, tình
trạng timeout hoàn toàn có thể xảy ra do chất lượng của mạng truyền
dẫn đường trục. Khi ấy thuê bao đầu cuối sẽ không thể khai thác được
dịch vụ đã đăng ký. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
được cung cấp, cũng như việc tính cước.
- Khả năng bị mất cước là rất lớn do các gói tin phải được truyền đi trên
hạ tầng qua nhiều chặng trước khi đến được hệ thống tính cước và
chứng thực tại trung tâm.
f.2/ Phương án 2: Tính cước phân tán
Trong phương án này, hệ thống máy chủ chứng thực và tính cước sẽ
được đặt cục bộ tại mỗi Hub.
Ưu điểm:
- Khả năng quá tải hầu như không xảy rả.
- Việc tính cước đạt độ chính xác cao hơn và gần như không bị mất
cước
- Hệ thống cung cấp dịch vụ có độ sẵn sàng cao hơn. Trong trường
hợp kết nối mạng trục từ một Hub nào đó bị sự cố, thì các phần tử
còn lại vẫn hoạt động bình thường.
- Băng thông tuyến truyền dẫn đường trục sẽ không bị chiếm dụng
bởi các gói tin hỏi-đáp từ CM của thuê bao đầu cuối. Điều này giúp
việc khai thác hạ tầng mạng trục của các ISP có hiệu quả hơn.
- Cho phép triển khai thêm các dịch vụ giá trị gia tăng như Voice,
Video hay Video conferencing mà vẫn đảm bảo được tính ổn định
và chính xác của hệ thống tính cước.
Khuyến điểm:
- Việc tính cước phân tán nên đòi hỏi nguồn lực quản lý.
- Chi phí đầu tư cho thiết bị sẽ cao hơn.
- Đòi hỏi các đợt đào tạo, tập huấn tập trung dành cho chuyên viên
phụ trách ở các Hub khu vực.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 18


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
g/ Chất lượng dịch vụ (QoS) trong DOCSIS và PacketCable:
QoS trong DOCSIS và kiến trúc PacketCable được định nghĩa là một tập hợp
đầy đủ các thông số cho phép các mạng cung cấp một giải pháp end-to-end để
đưa ra các dịch vụ tương tác đa phương tiện.
Một yếu tố QoS DOCSIS cơ bản đó là service flow, được định nghĩa như là
một luồng đơn hướng các gói tin với QoS đã được xác định trước (tức là tốc
độ, băng thông ...). Service flow áp dụng cho cả chiều upstream và
downstream, và được đặc trưng bởi các thông số sau: SFID(Service flow
identifier),ProvisionedQoSParamSet,AdmittedQoSParamSet,ActiveQoSPa-
ramSet; Service flow của luồng upstream đang hoạt động cũng được gán một
thông số bổ sung đó là SID (Service identifier). Một yếu tố QoS còn lại đó là
service classifiers và một tập hợp các bản tin báo hiệu được mang bởi luồng
DOCSIS MAC. Một tập hợp các thông số QoS bao gồm một bộ các yếu tố,
chẳng hạn như độ trễ, jitter, tốc độ thông(throughput) ... Các thông số này
được nhóm lại với nhau thành service class và được xác định bởi tên lớp (class
name).
 SFID: tồn tại cho tất cả các service flow
 SID: tồn tại đối với các service flow thừa nhận(admitted) hoặc
service flow upstream.
 ProvisionedQoSParamSet: là một tập hợp của các thông số QoS
xuất hiện trong tập tin cấu hình và xuất hiện trong suốt quá trình
đăng ký. Giái trị này được xác định một lần khi service flow
được tạo ra thông qua việc đăng ký.
 AdmittedQoSParamSet: là một tập hợp các tham số QoS cho
CMTS (và cũng có thể là CM), các tham số này là các tài
nguyên dự trữ. Nguồn tài nguyên chủ yếu được dữ trữ là băng
thông, nhưng cũng bao gồm bất kỳ bộ nhớ hoặc tài nguyên dựa
trên thời gian khác cần thiết để sau đó kích hoạt luồng dữ liệu.
 ActiveQoSParamSet: là các tham số QoS xác định dịch vụ thực
sự được cung cấp cho Service flow. Chỉ có một service flow
hoạt động mới có thể chuyển tiếp các gói tin.
Yếu tố chất lượng dịch vụ - QoS được bổ sung vào chuẩn DOCSIS ở phiên
bản 1.1. Để triển khai được yếu tố này, các tính năng sau đây đă được thêm
vào DOCSIS 1.1:
 Độ ưu tiên gói tin (Packet Priorities)
 CMTS Control
 Unsolicited Grants
 Phân mảnh gói tin (Packet Fragmentation)
 Lược bỏ Header Payload (Payload Header Suppression)
Packet Priorities: Các gói tin được chỉ định một độ ưu tiên, các gói tin với
độ ưu tiên này được xử lý đầu tiên và có thể nhảy lên đầu hàng đợi trong
router.
CMTS Control: CMTS chỉ cho modem biết rằng có bao nhiêu lượng dữ
liệu và khoảng thời gian nào nó có truyền truyền lượng dữ liệu đó.
Unsolicited Grants: Vấn đề với CMTS là tất cả mọi thuê bao có thể truyền
dữ liệu tại cùng một thời điểm; do vậy dữ liệu có thể bị chồng chéo lên
nhau dẫn đến việc mất gói tin. Dịch vụ UG này (UGS) có thể giải quyết vấn
đề này. Về cơ bản, những gì UGS thực hiện đó là cho phép CM truyền các
SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 19
CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
yêu cầu cho phiên làm việc của mình. Thông tin này thường được sử dụng
để chỉ định một khe thời gian cho quá trình truyền này, điều này giúp việc
truyền dẫn của những CM khác nhau không bị chồng chéo và xung đột với
nhau.
Packet Fragmentation: Các gói dữ liệu lớn được phân rã ra thành nhiều
phần. Cần thiết phải có công đoạn này vì các gói tin với độ ưu tiên cao hơn
có thể chen vào quá trình truyền dẫn và từ đó có thể truyền đi mà không cần
đợi cho tới khi một gói tin lớn được truyền hết.
Payload Header Suppression: Công đoạn lược bỏ bớt Header của Payload
giúp cải thiện QoS bằng cách giảm số lượng dữ liệu được gửi. Công đoạn
này sẽ loại bỏ những thông tin trùng lặp, các thông tin này sẽ không thay
đổi từ một gói này đến các gói khác. Ví dụ như địa chỉ đích có thể giống
nhau ở nhiều gói tin, do đó nó sẽ loại bỏ bất kỳ địa chỉ đích nào được lặp lại.
Một dạng khác của QoS được sử dụng bởi các CM (mặc dù nó không hoàn
toàn là một phương thức QoS) là việc thực hiện các giới hạn. Việc này giới
hạn băng thông cung cấp cho một thuê bao tùy thuộc vào gói cước nào mà
thuê bao sử dụng.
2/ Internet băng thông rộng SCTVnet:
Dịch vụ truy cập Internet băng thông rộng qua mạng truyền hình cáp là công
nghệ hiện đang được sử dụng phổ biến rộng rãi tại các nước phát triển trên thế
giới, theo thống kê số lượng thuê bao Internet sử dụng qua mạng truyền hình cáp
trên toàn thế giới có tới 61,4 triệu thuê bao trong đó ở Mỹ là 23 triệu; Canada là
3,1 triệu; Trung Quốc 9,6 triệu; Nhật Bản là 6,4 triệu; Hàn Quốc là 5,58 triệu,…
và đang trên đà tăng trưởng rất mạnh mẽ nhờ những ưu điểm tối ưu về sự tiện lợi,
chất lượng ổn định, băng thông rất cao, tích hợp nhiều dịch vụ trên cùng một sợi
cáp.
Mạng truyền hình cáp của SCTV ngay từ đầu đã được thiết kế là mạng hai chiều
với công nghệ theo tiêu chuẩn Châu Âu nó vừa có khả năng truyền hàng trăm
kênh truyền hình đồng thời có thể truyền Internet tốc độ cao với tốc độ tải về rất
cao theo đúng tiêu chuẩn của thế giới.
Từ năm 2005, SCTV là công ty đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, ứng dụng triển
khai thành công công nghệ truy cập Internet qua mạng truyền hình cáp SCTV với
thương hiệu SCTVnet.
Khác với hình thức truy cập Internet thông thường, dịch vụ truy
nhập Internet qua mạng truyền hình cáp SCTV có những ưu điểm vượt trội như
sau:
- Vừa xem truyền hình cáp vừa truy cập Internet cùng trên một sợi cáp.
- Đường truyền được thiết kế kết hợp cáp quang và cáp đồng trục nên băng
thông cực lớn và rất ổn định.
- Có thể phục vụ cho các ứng dụng đòi hỏi phải truy cập Internet với tốc độ
cao và các dịch vụ tương tác dữ liệu như: Giáo dục và đào tạo từ xa, xem
video theo yêu cầu, gọi điện thọai qua mạng internet, trò chơi trực tuyến,
nghe nhạc, hội nghị truyền hình,..
- Khoảng cách từ nhà trạm SCTV đến nhà khách hàng cho phép rất xa từ 5 -
40Km.
- Giá cước thấp, dùng đến đâu trả đến đó, có nhiều gói cước để khách hàng
chọn lựa tùy theo nhu cầu sử dụng.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 20


CHƯƠNG I: Tìm hiểu Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
- Tính cước chính xác do sử dụng giao thức IPDR (Internet Protocol Detail
Record).
- Dịch vụ hỗ trợ khắc phục sự cố khách hàng 24/7, nhanh chóng và chính
xác.
Không dừng lại ở đó với mong muốn mang nhiều nhất các dịch vụ giải trí chất
lượng cao cho khách hàng SCTV đã nghiên cứu, ứng dụng thành công và sẽ
nhanh chóng triển khai các dịch vụ gia tăng khác trên đường Internet và truyền
hình cáp như: Games Online, IPTV/VoD, VoIP, TV Online,.. để đáp ứng tối đa
nhu cầu giải trí, học tập, thông tin, trao đổi dữ liệu,.. của người sử dụng.
Tính đến đến cuối 2010, với những nỗ lực không ngừng cải tiến và nâng cao chất
lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng SCTVnet đã vươn lên vị trí thứ 4 tại
TP.HCM và thứ 5 cả nước về dịch vụ truy nhập Internet và phấn đấu đến năm
2015 trở thành nhà cung cấp các dịch vụ Viễn thông hàng đầu Việt Nam.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 21


CHƯƠNG II: Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
II/ TÌM HIỂU MÔ HÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG
RỘNG TẠI ĐƠN VỊ THỰC TẬP:
1/ Mô hình cung cấp Internet SCTVnet:
Hiện nay SCTVnet đang cung cấp Internet cho một số lượng lớn các thuê bao
trên phạm vi toàn thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lân cận như Long An,
Tây Ninh ...
Tại mỗi Quận được bố trí một CMTS để phục vụ cho việc chuyển đổi tín hiệu RF
sang tín hiệu IP (Riêng tại Q1, do mật độ thuê bao cao nên được bố trí 2 CMTS
để đảm bảo mạng có thể chạy thông suốt). Hiện nay SCTV sử dụng tổng cộng 21
CMTS (hầu hết là CMTS của Cisco: uBR 7246VXR hoặc uBR10012). Dưới đây
là sơ đồ phạm vi cung cấp Internet của SCTVnet

Hình 2.1 : Phạm vi cung cấp Internet băng rộng của SCTVnet
Hình dưới đây mổ tả một cách tổng quát mô hình phân phối internet của SCTV:

Hình 2.2: Mô hình phân phối Internet của SCTVnet


SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 22
CHƯƠNG II: Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Trong đó, các CMTS được đặt tại các Hub nằm tại các vị trí địa lý khác nhau.
Switch, Service Edge, Core router được đặt tại Headend.
Service Edge bao gồm các server phục vụ cho hoạt động của hệ thống như:
LDAP (nhận thực) , DHCP(cấp IP), TFTP(chứa file hoạt động CM), ToD (đồng
bộ thời gian), NTP (đồng bộ thời gian các CMTS).
2/ Các công nghệ SCTVnet đang sử dụng:
Hiện tại, SCTV đang sử dụng chuẩn EuroDOCSIS 2.0 do tổ chức CableLab phát
triển và sau này được ITU-T thông qua thành tiêu chuẩn ITU-T J.122. Do mạng
truyền hình cáp của SCTV được thiết kế là mạng hai chiều với công nghệ ghép
lai cáp Quang – Đồng (HFC) theo tiêu chuẩn châu Âu có dải tần số rất rộng từ 5
MHz đến 862 MHz, độ rộng mỗi băng tần 8 MHz, vì vậy nó vừa có khả năng
truyền hàng trăm kênh truyền hình kỹ thuật số tương tự và kỹ thuật số đồng thời
có thể truyền Internet tốc độ cao với tối đa là 56 Mbps cho dòng Downstream, 30
Mbps cho dòng Upstream theo đúng tiêu chuẩn EuroDOCSIS 2.0.
SCTV sử dụng bốn tần số cho dòng Downstream : 770 MHz, 778 MHz, 786
MHz, 794 MHz. Hình dưới đây diễn tả sự phân bổ tần số mà SCTV sử dụng cho
truyền hình và Internet.

Hinh 2.3 : Phân bổ tần số giữa truyền hình và internet (đơn vị tính MHz)
EuroDOCSIS 2.0 đưa ra cả hai phương pháp truy nhập là đa truy nhập theo mã –
đồng bộ (S-CDMA) và A-TDMA cho hướng truyền lên nhằm tăng khả năng
kháng nhiễu. A-TDMA là phiên bản được mở rộng theo DOCSIS 1.0 và 1.1 còn
S-CDMA là phương thức mới được đưa vào chuẩn 2.0. Trong chuẩn này, băng
thông kênh vô tuyến lớn nhất tăng từ 3,2 MHz lên 6,4 MHz và kỹ thuật điều chế
cũng được cải tiến (có thể lên đến 128-QAM). Với băng thông 6,4 MHz cùng
phương pháp điều chế cải tiến, tốc độ dữ liệu có thể lên đến 30,72 Mbps. Một số
tính năng mới của chuẩn 2.0 :
 Có tính tương thích ngược.
 Cung cấp khả năng truyền dữ liệu bất đối xứng.
 Tăng tốc độ truyền hướng lên.
 Tăng hiệu quả của phổ trong hướng truyền lên.
 Tăng khả năng kháng nhiễu trên hướng truyền lên.
 Đưa vào thêm ba dạng điều chế là 8-QAM, 32-QAM, 64-QAM, dạng điều
chế có thể thay đổi giữa mỗi cum bit được phát đi.
 Tốc độ ký tự từ đó cũng tăng lên 5,12 Msym/s
 Gửi tín hiệu đầu tiên có công suất lớn hơn để đồng bộ nhanh hơn
 Chiều dài tín hiệu đầu tiên lớn nhất lên tới 1536 bit, hỗ trợ đồng bộ khi sử
dụng các kênh lớn hơn 6,4 MHz
SCTV sử dụng các CMTS của Cisco cụ thể là các dòng uBR7246VXR (có khả
năng phục vụ lên đến 10000 thuê bao) và uBR10012 (có khả năng phục vụ lên
tới 64000 thuê bao). Cisco uBR7246VXR với 4 line card; Cisco uBR1012 với 8
line card; cả hai CMTS này đều tương thích hoàn toàn với chuẩn

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 23


CHƯƠNG II: Tìm hiểu mô hình cung cấp dịch vụ Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
DOCSIS/EuroDOCSIS 2.0, 1.1, và 1.0. Hai hình dưới đây mô tả hai CMTS mà
SCTV đang sử dụng:

Hình 2.4: Cisco uBR7246VXR với 4 line card (mỗi line card có 1 DS và 6 US)

Hình 2.5: Cisco uBR1012 với 8 line card (mỗi line card có 5 DS và 20 US)
Tại phía khách hàng, SCTV hiện tại hầu hết sử dụng các CM của Coship (model
CCM6220) – các modem này đều tương thích với chuẩn DOCSIS/EuroDOCSIS
2.0/1.1.
Ngoài ra, để đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống, SCTV hiện đang
thực hiện việc giám sát hệ thống bằng các giải pháp của CACTI và PROMOX.
SCTV đang sử dụng phương pháp tính cước IPDR tập trung để tính cước cho các
thuê bao.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 24


CHƯƠNG III: Tìm hiểu các thông số kỹ thuật và cấu hình cable modem để cung cấp dịch vụ
Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
III/ TÌM HIỂU CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT VÀ CẤU HÌNH CABLE
MODEM ĐỂ CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG TẠI NƠI
THỰC TẬP:
Các thông tin quan trọng để cáu hình một CPE chạy CM được lưu trong file cấu hình
của DOCSIS. Một file cấu hình của DOCSIS ở dạng binary, trong đó có các thông số
cơ bản sau:
 Thông tin về tần số radio:
- Downstream Frequency
- Upstream Channel ID
- Network Access Configuration
 Thông tin về loại dịch vụ (Class of Service):
- Class of Service ID
- Maximum Downstream Rate
- Maximum Upstream Rate
- Upstream Channel Priority
- Minimum Upstream Rate
- Maximum Upstream Channel Burst
- Class of Service Privacy Enable
 Các thông tin dành cho vendor
 SNMP Management
 Base line Interface Configuration
- Authorize wait timeout
- Reauthorize wait timeout
File cấu hình này có thể được CM download từ server TFTP đặt tại Headend. Như
tìm hiểu ở các phần trên, trong quá trình khởi động, sau khi đã hoàn tất các bước
ranging, CM sẽ liên lạc với DHCP server. DHCP server sẽ cung cấp các thông tin
như:
 IP address
 Subnet Mask
 Default-gateway
 TFTP server
 DHCP Relay Agent
 Tên đầy đủ của file cấu hình DOCSIS
 Địa chỉ của server ToD
 Địa chỉ của Syslog Server
Sau khi nhận được thông tin này, CM sẽ tìm đến địa chỉ của Server ToD và đồng bộ
thời gian của CM với Server. Cũng trong thời điểm này, CM gửi yêu cầu lên Server
TFTP để yêu cầu file cấu hình. Tùy thuộc vào địa chỉ MAC của CM mà server sẽ gửi
file cấu hình thích hợp. Hiện tại SCTVnet có 6 nhóm cước có nghĩa là khi người sử
dụng đăng ký sử dụng gói cước nào thì địa chỉ MAC của CM sẽ được gán vào nhóm
đấy. Ngoài ra, để phục vụ cho việc cắt cước, SCTV dùng thêm một file cấu hình nữa
để ngăn cản CM online. Tóm lại, hiện nay SCTV đang sử dụng 7 file cấu hình phục
vụ cho việc cấu hình CM.
Để thuận tiện trong việc quản lý, SCTV sẽ gán các nhóm người sử dụng (nhóm cước)
vào các Interface ảo trên CMTS. Một khi muốn thay đổi thay đổi gói cước của người
sử dụng ta chỉ cần thay đổi lớp mạng của CM.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 25


CHƯƠNG III: Tìm hiểu các thông số kỹ thuật và cấu hình cable modem để cung cấp dịch vụ
Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
Hiện tại SCTV đang có 6 nhóm cước (EASY, FAMILY, OFFICE, HIGH, SUPER,
ADVANCE), hầu hết các nhóm này có file cấu hình gần giống nhau chỉ khác ở một
vài thông số:
 SCTV – EASY
Những CM thuộc nhóm cước này sẽ tải về file cấu hình có các thông số
cơ bản sau :
- Downstream frequency : 770/778/786/794 MHz
- Network Access configuration : 1 (giá trị 1 cho phép CM có thể
online)
- Maximum Downstream Rate: 1,024 Kbps
- Maximum Upstream Rate : 512 Kbps
 SCTV – FAMILY
Những CM thuộc nhóm cước này sẽ tải về file cấu hình có các thông số
cơ bản sau:
- Downstream frequency : 770/778/786/794 MHz
- Network Access configuration : 1 (giá trị 1 cho phép CM có thể
online)
- Maximum Downstream Rate: 1,536 Kbps
- Maximum Upstream Rate : 640 Kbps
 SCTV – OFFICE
Những CM thuộc nhóm cước này sẽ tải về file cấu hình có các thông số
cơ bản sau:
- Downstream frequency : 770/778/786/794 MHz
- Network Access configuration : 1 (giá trị 1 cho phép CM có thể
online)
- Maximum Downstream Rate: 2,048 Kbps
- Maximum Upstream Rate : 640 Kbps
 SCTV – HIGH
Những CM thuộc nhóm cước này sẽ tải về file cấu hình có các thông số
cơ bản sau:
- Downstream frequency : 770/778/786/794 MHz
- Network Access configuration : 1 (giá trị 1 cho phép CM có thể
online)
- Maximum Downstream Rate: 2,560 Kbps
- Maximum Upstream Rate : 768 Kbps
 SCTV – SUPER
Những CM thuộc nhóm cước này sẽ tải về file cấu hình có các thông số
cơ bản sau:
- Downstream frequency : 770/778/786/794 MHz
- Network Access configuration : 1 (giá trị 1 cho phép CM có thể
online)
- Maximum Downstream Rate: 3,072 Kbps
- Maximum Upstream Rate : 1,024 Kbps
 SCTV – ADVANCE
Những CM thuộc nhóm cước này sẽ tải về file cấu hình có các thông số
cơ bản sau:
- Downstream frequency : 770/778/786/794 MHz

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 26


CHƯƠNG III: Tìm hiểu các thông số kỹ thuật và cấu hình cable modem để cung cấp dịch vụ
Internet băng rộng tại đơn vị thực tập
- Network Access configuration : 1 (giá trị 1 cho phép CM có thể
online)
- Maximum Downstream Rate: 4,096 Kbps
- Maximum Upstream Rate : 1,280 Kbps
Riêng với file cấu hình để cắt cước các thông số khác vẫn giống như các file cấu hình
bình thường tuy nhiên thông số “Network Access configuration” sẽ được chuyển từ
giá trị 1 thành giá trị 0. Một khi gán CM vào nhóm này thì CM không thể kết nối vào
Internet.

IV/ KẾT LUẬN:


Hiện tại, SCTV đang sử dụng mạng truyền dẫn HFC. Mạng HFC cho ưu điểm là tốc
độ truyền tải nhanh và không cần nhiều trạm khuyếch đại trên đường truyền tuy
nhiên khuyết điểm là khá vất vả trong vấn đề giải quyết nhiễu. Chính vì khuyết điểm
này, SCTV đang dần quang hóa đường truyền, với những đặc tính ưu việt của cáp
quang thì tốc độ truyền dẫn sẽ được nâng lên đáng kể kéo theo chất lượng dịch vụ sẽ
gia tăng. Bên cạnh việc quang hóa đường truyền, SCTV cũng đang nghiên cứu để
đưa chuẩn DOCSIS 3.0 và hoạt động. Việc đưa DOCSIS 3.0 vào sử dụng sẽ giúp nhà
khai thai dịch vụ tận dụng tốn hơn tài nguyên tần số từ đó nâng cao tốc độ truyền và
chất lượng dịch vụ.
Tóm lại, modem cáp là một giải pháp hiệu quả về chi phí cho các nhà cung cấp
truyền hình cáp để cung cấp dịch vụ Internet tốc độ cao dựa trên một lượng lớn khách
hàng có sẵn nhưng không cần thay đổi nhiều kiến trúc hạ tầng mạng của mình. Đối
thủ cạnh tranh lớn nhất của modem cáp chính là ADSL, đối với người sử dụng bình
thường sự khác nhau giữa hai loại dịch vụ này là không đáng kể, lợi thể thực sự của
modem cáp là đối với các nhà cung cấp dịch vụ và kiến trúc của nó.

SVTH:LÊ NGUYÊN VŨ LỚP:Đ07VTA1 27

You might also like