You are on page 1of 3

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA VIỄN THÔNG 1 Độc lập- Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ SINH VIÊN 2018

1. Tên đề tài: “Nghiên cứu giải pháp cấp phát băng thông động (DBA) cho hệ thống
XG-PON”
Mã số: – SV – 2018 – VT1
2. Thuộc lĩnh vực: RD - Đào tạo
3. Mục tiêu, nội dung và kết quả đề tài:
a-Mục tiêu :
- Nghiên cứu, xây dựng giải pháp cấp phát băng thông động (DBA) cho hệ thống
XG-PON.
- Giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
b- Nội dung:
- Tìm hiểu giải pháp cấp phát băng thông động (DBA) cho hệ thống XG-PON.
- Ứng dụng trong thực tế của giải pháp trên.
- Xây dựng mô phỏng minh họa.
c- Kết quả:
- Báo cáo khoa học.
4. Đơn vị chủ trì : Khoa viễn thông 1
5. Cơ quan phối hợp:
6. Chủ trì đề tài: Vũ Hải Nam – D17VT
7. Những người tham gia thực hiện:
- Ngô Thị Xuân – D18CQVT02-B
- Phí Đức Nguyên Phương
- Vũ Việt Anh
8. Người hướng dẫn: PGS. Lê Hải Châu – Khoa Viễn Thông I
9. Sơ lược tình hình nghiên cứu điều tra trong nước, ngoài nước:
a. Sơ lược tình hình
Trong nước:
Tại Việt Nam, kiến trúc mạng viễn thông ngày càng phát triển mạnh mẽ cùng
với sự phát triển của hệ thống thông tin quang, cung cấp tốc độ rất cao để truyền
dữ liệu có dung lượng lớn. Một số thuận lợi của hệ thống thông tin quang là: dung
lượng băng thông cao, truyền dẫn cự ly xa, đáng tin cậy. Những năm gần đây, việc
gia tăng dung lượng mạng truyền dẫn cùng với việc phát triển các ứng dụng và
dịch vụ mới đến khách hàng thì hệ thống đòi hỏi phải cung cấp đủ nhu cầu của con
người và mạng quang là một giải pháp cần thiết và quan trọng trong vấn đề truyền
dẫn. Trong đó, mạng quang thụ động XG-PON là một giải pháp đầy triển vọng
hứa hẹn trong mạng truy nhập để làm giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn trong quá
trình cung cấp băng thông cho các dịch vụ mà đòi hỏi băng thông lớn. Vì vậy công
nghệ XG-PON đang là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm của các trường đại học
cũng như các doanh nghiệp lớn trong việc triển khai trên thực tế.
Ngoài nước:
Với yêu cầu băng thông cao hơn từ người dùng internet, hiện nay nhiều công
ty, doanh nghiệp lớn trên thế giới đang nâng cấp mạng truy nhập của họ bằng cách
triển khai công nghệ mạng quang thụ động XG-PON bởi nó có khả năng mở rộng băng
thông mà không cần nâng cấp bất kỳ cơ sở hạ tầng nào. Do vậy, việc nghiên cứu, phát
triển và ứng dụng công nghệ XG-PON hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm và
đầu tư.
Tài liệu tham khảo:
b. Nhu cầu thực tế và khả năng áp dụng kết quả đề tài
Nhu cầu thực tế:
Với mục tiêu nắm bắt các công nghệ hàng đầu và hiện thực hóa mục tiêu phát
triển Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông trở thành một trong những trường
Đại học trọng điểm về ICT năm 2020, Khoa Viễn thông I cũng đã bước đầu quan tâm
nghiên cứu và đưa công nghệ mạng quang thụ động XG-PON ứng dụng vào thực tế.
Khả năng áp dụng kết quả đề tài:
Kết quả đề tài sẽ góp phần vào việc nghiên cứu, nắm bắt và phát triển nền
mạng internet với tốc độ truy nhập cao, băng thông lớn, đáp ứng được yêu cầu ngày
càng cao của người dùng,
10. Sản phẩm giao nộp của đề tài:
a. Dạng sản phẩm: Báo cáo kết quả nghiên cứu
b. Kết quả sản phẩm:
STT Tên sản phẩm Đ.Vị tính Số lượng Chú thích
1 Báo cáo kết quả đề tài Quyển 05

c. Yêu cầu kĩ thuật, chi tiết chất lượng đối với sản phẩm
STT Tên sản phẩm Yêu cầu cụ thể cần đạt Chú thích
1 Báo cáo kết quả đề tài Khoa học, đủ nội dung
11. Tiến độ thực hiện các nội dung:

Nội dung Kết quả Thời gian


TT Thực hiện cần đạt thực hiện
1 Xây dựng và xét duyệt đề cương Đề cương được duyệt 5/2021
2 Nghiên cứu về ………….. Báo cáo nghiên cứu 6-7/2021
3 Mô phỏng, đánh giá Báo cáo nghiên cứu
7-8/2021
.....................
5 Tổng hợp và viết báo cáo Báo cáo kết quả nghiên cứu 9/2021
6 Hội thảo đề tài Tổng hợp ý kiến chuyên gia 10/2021
7 Hoàn thiện báo cáo kết quả Báo cáo kết quả đề tài 11/2021
nghiên cứu
8 Nghiệm thu Thông qua Hội đồng nghiệm thu 11/2021

12. Dự toán kinh phí theo các khoản chi:

STT Nội dung các khoản chi Thành tiền (1.000 đ)

1 Xây dựng và duyệt đề cương nghiên cứu 145.000đ


2 Viết báo cáo kết quả nghiên cứu 700.000
3 Hội thảo khoa học 155.000
4 Nghiệm thu 250.000
5 Chi phí văn phòng phẩm, photo copy, đóng quyển 250.000
Tổng cộng: 1.500.000

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Lê Hải Châu Vũ Hải Nam

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI


Khoa viễn thông 1

PGS.TS. Nguyễn Tiến Ban

You might also like