You are on page 1of 92

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

DỰ THẢO
Hà Nội, ngày tháng năm 2023

BÁO CÁO
Đánh giá tình hình công tác QLNN Quý III/2023
và nhiệm vụ công tác trọng tâm Quý IV/2023

(Phục vụ Hội nghị giao ban QLNN Quý III/2023 với Đối tượng quản lý)

A. CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC


I. Lĩnh vực Bưu chính
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng
- Phát hành bộ tem Kỷ niệm 50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam (1973 - 2023).
- Phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 52 (năm 2023) với chủ
đề: “Tưởng tượng em là một siêu anh hùng mang sứ mệnh làm cho mọi con
đường trên thế giới an toàn hơn với trẻ em. Hãy viết thư cho ai đó để nói về sức
mạnh siêu phàm giúp em hoàn thành sứ mệnh của mình”.
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
- Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023: doanh thu dịch vụ bưu chính ước đạt
42.870 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng sản lượng bưu gửi ước
đạt 1.724 triệu bưu gửi, tăng 28% so với cùng kỳ năm 2022.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
- Trong Quý III/2023, Bộ TTTT đã có ban hành văn bản hướng dẫn 13
doanh nghiệp bưu chính chấp hành các quy định pháp luật, cập nhật các thông
tin về pháp luật bưu chính sau khi các doanh nghiệp bưu chính này được cấp
giấy phép bưu chính.
- Bộ TTTT (Vụ Bưu chính) đã có công văn số 4514/BTTTT-BC ngày
31/8/2023 gửi các DNBC về việc tham gia Hiệp hội Bưu chính Việt Nam.
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
- Hoàn thành nội dung chuẩn bị cho đoàn Việt Nam tham dự Đại hội bất
thường Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 4 năm 2023 tại Ả-rập-xê-
út.
2

- Quý III/2023, Bộ TTTT đã hoàn thiện kế hoạch xây dựng Bản đồ công
nghệ trong lĩnh vực bưu chính.
- Hoàn thành kế hoạch chuẩn bị cho công tác xây dựng nội dung Sách
Bưu chính thường niên năm 2023 của Bộ TTTT.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp bưu chính xây dựng báo cáo Quý
III năm 2023 kết quả triển khai Chiến lược phát triển bưu chính đến năm 2025
và định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 654/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ ngày 30/5/2022.
- Chỉ đạo, khuyến khích các doanh nghiệp bưu chính tham gia Hiệp hội
Bưu chính Việt Nam (công văn số 4514/BTTTT-BC ngày 31/8/2023 của Bộ
TTTT về việc tham gia Hiệp hội Bưu chính Việt Nam).
- Xây dựng, hoàn thiện Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về thực trạng
doanh nghiệp bưu chính có yếu tố Trung Quốc và kiến nghị, đề xuất”
- Bộ TTTT (Vụ Bưu chính) đã tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp
với UBND Thành phố Hà Nội (Sở TTTT) về công tác quản lý bưu chính trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025.
- Tham gia đóng góp nội dung tại cuộc họp Hội đồng Chấp hành Liên
minh Bưu chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương 2023 tại Thái Lan từ ngày
14/8 đến ngày 18/8/2023.
- Phát hành bộ tem bưu chính "Dơi" vào ngày 11/8/2023 tại ngày khai
mạc Triển lãm tem quốc tế châu Á lần thứ 39 tại Đài Loan (Trung Quốc).
- Phát hành bộ tem bưu chính "50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam - Australia (1973-2023)"; phát hành bộ tem Ruộng bậc thang.
- Bộ TTTT (Cục BĐTW) đã với phối hợp UBND thành phố Hà Nội (Sở
TTTT) và UBND tỉnh Bình Thuận để kiểm tra công tác hoạt động của 02 Bưu
điện trên 02 địa bàn nói trên.
- Đẩy mạnh công tác giám sát chất lượng mạng lưới theo thời gian tuần,
tháng, trên cơ sở đó, rà soát, tổng hợp các lỗi vi phạm chất lượng tại các Bưu
điện Thành phố. Từ đó, làm sở cứ để gửi văn bản yêu cầu đơn vị chủ quản phối
hợp, chấn chỉnh và xử lý các lỗi vi phạm.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của Đối tượng quản lý
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
5. Nhiệm vụ trọng tâm Quý IV/2023
- Xây dựng dự thảo Luật Bưu chính sửa đổi.
- Tham gia đóng góp ý kiến cho các nội dung cụ thể tại đại hội bất thường
Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 4 năm 2023 tại Ả-rập-xê-út.
- Chỉ đạo Hiệp hội Bưu chính Việt Nam chuẩn bị tổ chức Đại hội Hiệp
hội Bưu chính Việt Nam lần thứ nhất.
3

- Tổ chức thanh, kiểm tra các doanh nghiệp bưu chính lớn, bảo đảm cạnh
tranh lành mạnh thị trường bưu chính.
- Triển khai kế hoạch quản lý, vận hành Mã Bưu chính quốc gia năm
2023.
- Triển khai kế hoạch đánh giá, công bố chất lượng dịch vụ bưu chính.
- Xuất bản Sách bưu chính thường niên năm 2023.
- Phát hành các bộ tem trong 3 tháng cuối năm 2023 đúng hạn.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai có hiệu quả Chiến lược phát triển
bưu chính đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Hoàn thiện, báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả triển khai các nhiệm vụ trọng
tâm trong lĩnh vực bưu chính năm 2023, cụ thể: Kết quả kiểm tra chất lượng
dịch vụ bưu chính công ích, kết quả điều tra thống kê sản lượng, giá cước bình
quân dịch vụ bưu chính công ích,…
- Tổ chức Hội nghị chuyên đề bưu chính cuối năm 2023.
II. Lĩnh vực Viễn thông
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng
- Bộ TTTT đã hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông
di động triển khai kết nối, xác thực cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao với cơ sở dữ
liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06 của Chính phủ, từ đó, rà soát xử lý các
trường hợp có thông tin thuê bao chưa trùng khớp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư, có thông tin thuê bao không đúng quy định và xử lý tập thuê bao đứng
tên nhiều SIM (≥10 SIM/ 01 giấy tờ).
- Hoàn thành Phiên bản 1.0 Bản đồ công nghệ lĩnh vực viễn thông, dự thảo
xây dựng nhằm mục đích cung cấp bức tranh tổng quan về các xu hướng phát
triển các công nghệ trong lĩnh vực viễn thông theo các giai đoạn cùng các tác
động, các giá trị mà chúng có thể mang lại cho cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh
nghiệp,trên cơ sở đó có thể sử dụng Bản đồ công nghệ lĩnh vực viễn thông phục
vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành.
- Triển khai chương trình lan tỏa, phát triển tên miền BIZ.VN và ID.VN
theo chính sách ưu đãi của Nhà nước trên cơ sở Phối hợp với Sở Công thương
Nghệ An và Sở Công thương Đà nẵng, Hiệp hội TMĐT Việt Nam trong chương
trình tập huấn TMĐT cho Doanh nghiệp SME, sinh viên, giới trẻ tại địa phương.
- Tham gia “Festival Thanh niên tiên phong Chuyển đổi số năm 2023” để
lan tỏa tên miền ID.VN tới giới trẻ Đà Nẵng.
- Triển khai gian hàng triển lãm nhằm lan tỏa không gian tên miền mới
AI.VN và IO.VN dành cho Trí tuệ nhân tạo và Công nghệ số trong khuôn khổ
Hội thảo Hợp tác phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông (CNTT-TT)
Việt Nam lần thứ 24” tại tỉnh Bình Định.
4

- Bộ TTTT đã tổ chức Đoàn công tác tham dự kỳ họp thành viên APNIC
56, APIX tại Kyoto, Nhật Bản (11-14/9/2023): Tham gia điều hành Diễn đàn
các tổ chức quản lý IP/ASN cấp quốc gia với vai trò Chủ tịch (NIR SIG Chair);
Tranh cử và đã thành công tái đắc cử vị trí Chủ tịch Diễn đàn; Tổ chức làm việc
song phương với APNIC về quản lý tài nguyên IP/ASN, kế hoạch hợp tác; Làm
việc song phương với Trạm trung chuyển Internet của Nhật Bản (JPIX).
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
a) Viễn thông:
* Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang
Ước tính đến tháng 9/2023 tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt
78,76% tăng 6,16% so với cùng kỳ năm 2022.
* Số thuê bao sử dụng điện thoại thông minh
Ước tính đến tháng 9/2023, số thuê bao sử dụng điện thoại thông minh đạt
100,6 triệu thuê bao tăng 4,25 % so với cùng kỳ năm 2022 tăng 4,1 triệu thuê
bao.
* Số thuê bao sử dụng FP
Ước tính đến tháng 9/2023, số thuê bao sử dụng điện thoại Feature phone
22,3 triệu thuê bao giảm 12,1 % so với cùng kỳ năm ngoái, giảm 3,4 triệu thuê
bao.
* Số thuê bao BRDĐ
Ước tính đến tháng 9/2023 số thuê bao BRDĐ đạt 85,6 triệu thuê bao
(tương ứng với 86,06 thuê bao/100 dân) tăng 3,9 % so với cùng kỳ năm 2022.
* Mobile Money
Tính đến 31/8/2023, Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ Mobile Money
đạt 5,16 triệu khách hàng. Trong đó số lượng khách hàng tại nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa đạt hơn 3,5 triệu khách hàng, chiếm 68% số khách hàng
sử dụng dịch vụ.
* Tốc độ truy nhập Internet (theo speedtest)
- Tốc độ băng rộng cố định 93,11 Mbps (tăng 15,9% so với cùng kỳ năm
2022), xếp thứ 46 và cao hơn trung bình thế giới là 82,77 Mbps.
- Tốc độ truy nhập Internet BRDĐ 47,08 Mbps (tăng 19,52% so với cùng
kỳ năm 2022), xếp thứ 49 và cao hơn trung bình thế giới là 43,2 Mbps).
b) Tần số
Cùng kỳ
STT Tiêu chí Đơn vị Quý III/2023
năm 2022
Số lượng giấy phép sử
1 dụng tần số vô tuyến điện Giấy phép 3790* 6420
đã cấp
5

Số đài vô tuyến điện bị


2 Đài 79 136
nhiễu có hại
Số đài vô tuyến điện đã
2.1 được xử lý hết nhiễu có Đài 297* 133
hại
Số vụ bị xử phạt vi phạm
hành chính sử dụng tần
3 Vụ 127 110
số và thiết bị vô tuyến
điện
Số lượng ấn định tần
Ấn định
4 số vô tuyến điện đã đăng 106 85
tần số
ký quốc tế
Tổng thu phí và lệ phí
5 cấp phép tần số Tỷ đồng 263,8 183,76
(KH 2023: 571,6 tỷ)
Nộp NSNN từ lệ phí cấp
6 phép và phí sử dụng tần Tỷ đồng 132,3 92,47
số (KH 2023: 378,4 tỷ)
c) Internet
- Số lượng địa chỉ Internet IPv4 đạt 16,265 triệu địa chỉ, tăng mới 11.264
địa chỉ, tăng 0,1% so với năm trước.
- Số lượng địa chỉ Internet IPv6 đạt 1.400 tỷ khối /64, tăng mới 420 tỷ
khối /64 trong năm 2023, tăng 43% so với năm trước.
- Số lượng số hiệu mạng đạt 629, tăng mới 23 số hiệu mạng trong năm,
tăng 21% so với năm trước.
- Số lượng thành viên địa chỉ Internet đạt 910, tăng mới 142 thành viên,
tăng 5,41% so với năm trước.
- Tỷ lệ sử dụng IPv6 trên mạng Internet của Việt Nam đạt 58%, cao gấp
1,6 lần trung bình toàn cầu và gấp 1,7 lần trung bình khối ASEAN. Việt Nam
đứng thứ 2, khu vực ASEAN, thứ 9 toàn cầu (tăng 01 bậc so với 2022).
- Số lượng bộ, ngành, địa phương đã ban hành kế hoạch chuyển đổi IPv6
đạt 81/85, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, tăng thêm 01 cơ quan xây dựng
mới trong năm 2023 (Bộ Giáo dục và Đào tạo), một số đơn vị xây dựng kế
hoạch bổ sung.
- Số lượng bộ, ngành, địa phương có cổng thông tin điện tử, dịch vụ công
triển khai IPv6 đạt 75/85, tăng 79% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2023, có 24
Bộ, ngành, địa phương có kết quả chuyển đổi 01 hoặc cả 02 cổng TTĐT, DVC.
- Tỷ lệ ký số tài nguyên ROA/RPKI (IPv4 và IPv6) Việt Nam đạt bình
quân 70%, tăng 15% so với năm trước. Số thành viên ký số đạt khoảng 400
(44%) thành viên, cao gấp 2 lần so với năm trước. Về triển khai xác thực định
6

tuyến trên Internet quốc tế, tỷ lệ ROV/RPKI Việt Nam đạt 25%, cao gấp 2,5 lần
so với năm trước.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
- Trong quý III/2023, Bộ TTTT (Cục Viễn thông) đã thực hiện 20 cuộc
thanh tra, kiểm tra cụ thể như sau:
- Thanh tra Chấp hành pháp luật về viễn thông, Internet tại 01 doanh
nghiệp.
- Kiểm tra Chấp hành pháp luật về Chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy,
đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa tại 06 doanh nghiệp
- Kiểm tra hoạt động triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh
toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile-Money) của các doanh
nghiệp thực hiện thí điểm tại 03 doanh nghiệp.
- Kiểm tra đột xuất chấp hành pháp luật hoạt động thiết kế, lắp đặt, quản lý,
sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật, hệ thống cáp viễn thông và cung cấp dịch
vụ viễn thông trong khu đô thị, tòa nhà có nhiều chủ sử dụng tại 03 doanh
nghiệp.
- Kiểm tra đột xuất chấp hành pháp luật về phòng chống ngăn chặn và xử lý
cuộc gọi rác từ các số điện thoại cố định tại 04 doanh nghiệp.
- Kiểm tra đột xuất lưu thông điện thoại 2G trên thị trường tại 03 doanh
nghiệp.
- Trong quý III/2023, Bộ TTTT (Cục Viễn thông) đã ban hành 02 quyết
định xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm về chứng nhận hợp quy, công
bố hợp quy, đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa; tổng số tiền xử phạt là
100.000.000 đồng.
- Trong Quý III/2023, Bộ TTTT (Cục Tần số) đã thực hiện xử lý 88 vụ
vi phạm về sử dụng tần số. Trong đó, phạt tiền 59 vụ với tổng số tiền 89.400.000
đồng, cảnh cáo 03 vụ và nhắc nhở 26 vụ; phối hợp cùng Bộ Công an phát hiện,
xác định và xử lý 04 vụ sử dụng thiết bị giả mạo trạm gốc di động (BTS giả) để
nhắn tin rác và tin nhắn lừa đảo.
- Bộ TTTT (Cục Tần số) đã tổ chức kiểm soát, xử lý tại 07 khu vực có
hiện tượng xảy ra can nhiễu đến thiết bị Smartkey. Ngoài ra trong Quý III/2023,
Cục Tần số VTĐ) đã tổ chức buổi làm việc với Hiệp hội các nhà sản xuất Ô tô
Việt Nam (VAMA), Hiệp hội các nhà sản xuất Xe máy Việt Nam, các đơn vị
sản xuất ô tô, các đơn vị sản xuất xe máy, nhằm ngăn ngừa can nhiễu tần số vô
tuyến điện đối với thiết bị Smartkey của ôtô, xe máy; cũng như biết cách xử lý
trong trường hợp xảy ra can nhiễu đến Smart key.
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
7

2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành


2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
a. Viễn thông
- Tiếp tục phối hợp với UBKHCN&MT của QH tiếp thu, giải trình các ý
kiến của các đoàn ĐBQH, các Ủy ban của QH, tham gia các hội thảo, các cuộc
họp thường trực của UBKHCNMT về Luật, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Viễn
thông (sửa đổi) chuẩn bị trình Quốc Hội thông qua vào kỳ họp thứ 6 Quốc Hội
khóa XV tháng 10/2023.
- Ngày 14/8/2023, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1497/QĐ-BTTTT
nhằm kiện toàn Ban Chỉ đạo 6G và xác định 9 nhóm nhiệm vụ thúc đẩy nghiên
cứu phát triển công nghệ thông tin di động 6G. Trên cơ sở đó, Bộ TTTT đã thực
hiện các nội dung liên quan như: Xây dựng báo cáo hàng tháng, chuẩn bị các nội
dung tham dự Hội nghị Vô tuyến thế giới năm 2023 (WRC-2023), kiện toàn các
thành viên Ban chỉ đạo 6G.
- Ngày 24/8/2023, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1627/QĐ-BTTTT
phê duyệt kế hoạch triển khai Hệ tri thức Viễn thông.
- Ngày 28/8/2023, Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1652/QĐ-BTTTT
về việc triển khai kế hoạch thương mại hóa 5G, với mục đích Thương mại hóa
5G trên cơ sở thực hiện đấu giá và cấp phép băng tần triển khai 5G, cấp phép
kinh doanh dịch vụ viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 5G cho doanh
nghiệp để triển khai hạ tầng mạng và cung cấp dịch vụ 5G thương mại cho công
cộng.
- Trong Quý III/2023, Bộ TTTT đã ban hành 05 Công điện khẩn chỉ đạo
các Sở TTTT và các doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông tập trung phòng,
chống, giảm thiệt hại do sạt lở đất, bờ sông, bờ biển và lũ quét trước tác động
của biến đổi khí hậu, diễn biến thiên tai bất thường.
- Trong Quý III/2023, Bộ TTTT đã tổ chức đoàn công tác nước ngoài,
làm việc song phương tại Áo và Slovakia, học tập kinh nghiệm quản lý nhà
nước trong lĩnh vực Viễn thông để phục vụ công tác xây dựng Luật Viễn thông
(sửa đổi).
- Bộ TTTT đã ban hành Quyết định số 1669 /QĐ-BTTTT về việc Ban hành
Thiết kế tiêu chuẩn trạm BTS và công trình hạ tầng đáp ứng yêu cầu tối thiểu
cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại khu vực khó khăn được phổ cập dịch
vụ viễn thông đáp ứng yêu cầu tối thiểu cung cấp dịch vụ viễn thông tại các khu
vực khó khăn được phổ cấp dịch vụ.
- Bộ TTTT (Cục BĐTW) đã chỉ đạo các doanh nghiệp VNPT và Viettel
triển khai mạng TSLCD đến cấp xã, tích hợp kết nối mạng diện rộng 63/63
tỉnh/thành phố với mạng TSLCD tại địa phương để giảm sự trùng lặp các mạng
tại địa phương để phục vụ cho các CQNN. Qua đó, triển khai được 11.296 kết
nối với CQNN cấp huyện/xã vào mạng TSLCD và triển khai thí điểm chương
8

trình giám sát trạng thái, hoạt động của toàn bộ 11.296 kết nối mạng TSLCD
cấp xã.
b. Tần số
- Quý III/2023, Bộ TTTT ban hành Quyết định số 1568/QĐ-BTTTT ngày
18/8/2023 về việc tổ chức xác định mức thu cơ sở đối với các băng tần 703-733
MHz và 758-788 MHz, 2500-2600 MHz, 3560-4000 MHz.
- Ban hành các Quyết định: Quyết định số 385/QĐ-CTS ngày 24/8/2023
v/v Công bố công khai Quyết định mua sắm dịch vụ Xác định mức thu cơ sở đối
với các băng tần 703-733MHz và 758-788MHz, 2500-2600MHz, 3560-
4000MHz; Quyết định số 411/QĐ-CTS ngày 6/9/2023 v/v Phê duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu gói thầu Xác định mức thu cơ sở đối với các băng tần 703-
733MHz và 758-788 MHz, 2500-2600MHz, 3560-4000MHz.
- Ngày 7/7/2023, Bộ TTTT đã có văn bản số 284/BTTTT-CTS gửi Thủ
tướng Chính phủ về việc xây dựng báo cáo Bộ Chính trị về việc phân bổ băng
tần thương mại thiết lập mạng 5G phục vụ mạng chuyên dùng.
c. Quản lý Internet
- Triển khai chương trình kiểm tra theo kế hoạch tại Quyết định số
293/QĐ-BTTTT ngày 02/03/2023 của Bộ trưởng Bộ TTTT.
- Ngày 28/6/2023, Bộ TTTT đã có văn bản 2473/BTTTT-VNNIC về việc
đăng ký tên miền giữ chỗ, bảo vệ gửi các cơ quan nhà nước. Đến nay, Bộ TTTT
đã nhận được văn bản của hơn 200 cơ quan đăng ký tương ứng khoảng 28.000
tên miền, kết hợp với hơn 40.000 tên miền “.vn” đang giữ chỗ, bảo vệ. VNNIC
đã và đang tiến hành rà soát, phân loại hơn 68.000 tên miền; sẽ hoàn thiện danh
sách tên miền giữ chỗ, bảo vệ theo đúng quy định tại Điều 8, Thông tư số
24/2015/TT-BTTTT (sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 21/2021/TT-BTTTT) và
báo cáo Lãnh đạo Bộ công bố danh sách.
- Thực hiện kế hoạch kiểm tra năm 2023 tại Quyết định số 293/QĐ-
BTTTT ngày 02/03/2023, Bộ TTTT (VNNIC) đã hoàn tất công tác kiểm tra việc
chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động cung cấp dịch vụ đăng ký,
duy trì tên miền quốc tế của 05 Nhà đăng ký tên miền quốc tế (TMQT) tại Việt
Nam, gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Tino; Công ty TNHH Lưu Trữ Số; Công
ty Cổ phần Giải pháp Công nghệ HostVN; Công ty Cổ phần Giải Pháp Mạng
Bạch Kim; Công ty TNHH Giải pháp trực tuyến.
Kết quả kiểm tra cho thấy, về cơ bản các NĐK đã nắm được và chấp hành
các quy định về quản lý tài nguyên Internet Việt Nam khi cung cấp dịch vụ đăng
ký, duy trì tên miền quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, các NĐK còn tồn tại tình
trạng chưa thực hiện đầy đủ việc quản lý hồ sơ, thông tin chủ thể tên miền theo
quy định tại điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Điều 19
Thông tư 24/2015/TT-BTTTT quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên
Internet.
9

- Về công tác xử phối hợp xử lý vi phạm: Đến ngày 28/9/2023, Bộ TTTT


đã đạt được một số kết quả như sau:
+ Cung cấp thông tin: 1.708 tên miền, gồm: 174 tên miền “.vn” (10%) và
1.534 tên miền quốc tế (90%); trong danh sách TMQT chỉ có 17 TMQT (1%)
đăng ký qua NĐK TMQT tại Việt Nam và 1.517 TMQT (99%) đăng ký qua Tổ
chức quốc tế ở nước ngoài và ẩn dấu thông tin.
+ Tạm ngưng, thu hồi: Phối hợp NĐK thực hiện tạm ngừng 177 tên miền
(trong đó 142 tên miền “.vn” và 35 TMQT); thu hồi 56 tên miền (54 tên miền
“.vn” và 2 TMQT); giữ nguyên hiện trạng 09 tên miền “.vn”, các vi phạm tập
trung về việc cung cấp thông tin trên mạng không đúng quy định.
+ Thực hiện tổng rà soát tên miền dưới đuôi “.edu.vn” (24.787 tên
miền .edu.vn), phát hiện: 97 tên miền dưới “.edu.vn” có dấu hiệu vi phạm; đã
gửi Cục PTTH&TTĐT xem xét xử lý theo đúng quy định pháp luật.
2.2 Tình hình xây dựng văn bản QPPL
- Ngày 18/8/2023, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 63/2023/NĐ-
CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.
Nghị định ban hành nhằm thể chế hóa các quan điểm, chủ trương, đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về TSVTĐ; hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc
quản lý, cấp giấy phép sử dụng TSVTĐ;
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của Đối tượng quản lý
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: Đã cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn.
5. Nhiệm vụ trọng tâm trong Quý IV/2023
- Chỉ đạo, điều phối DNVT xử lý triệt để “rác” viễn thông.
- Thúc đẩy tỷ lệ hộ gia đình sử dụng cáp quang đạt 84%.
- Thúc đẩy số thuê bao băng rộng di động trên 100 dân đạt 90 thuê bao/100
dân.
- Thúc đẩy số thuê bao băng rộng cố định trên 100 dân đạt 25 thuê bao/100
dân.
- Tiếp tục đôn đốc các doanh nghiệp triển khai phủ sóng di động tại các
thôn/bản lõm sóng nằm trong Chương trình viễn thông công ích giai đoạn đến
2025. Đối với các thôn không có điện hoặc điện không đảm bảo thì sẽ đôn đốc
doanh nghiệp triển khai ngay khi có điện.
- Nghiên cứu giải pháp, hướng đi cho nhiệm vụ “xây dựng hệ thống thu
thập và phân tích nền tạp nhiễu các trạm thông tin di động”.
- Trình báo cáo Bộ Chính trị về việc phân phổ băng tần thương mại thiết
lập mạng 5G phục vụ mạng chuyên dùng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ.
- Ban hành các Thông tư: Thông tư quy hoạch băng tần 2100 MHz;
10

Thông tư quy hoạch băng tần 3560 - 4000 MHz cho hệ thống thông tin di động
IMT của Việt Nam.
- Đấu giá quyền sử dụng tần số đối với các băng tần 703-733 MHz và
758-788 MHz, 2500-2600 MHz, 3560-4000 MHz cho thông tin di động IMT.
- Trình Chính phủ ra Quyết định về việc thay thế 02 vệ tinh viễn thông
VINASAT-1, VINASAT-2.
III. Lĩnh vực Chuyển đổi số quốc gia
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện nổi bật
- Ngày 12/7/2023, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã tổ chức Hội nghị
trực tuyến toàn quốc sơ kết 6 tháng đầu năm 2023 về chuyển đổi số quốc gia và
Đề án phát triển dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển
đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) do
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban quốc gia về Chuyển
đổi số chủ trì.
- Ngày 12/7/2023, tại Phiên họp sơ kết của Ủy ban Quốc gia về chuyển
đổi số, Bộ TTTT, cơ quan thường trực của Ủy ban đã công bố kết quả đánh giá,
xếp hạng mức độ chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh và của quốc gia năm 2022.
- Ngày 11/8/2023, làm việc với UBND tỉnh Lào Cai về việc phối hợp
triển khai thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh năm 2023.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho các
tỉnh Sơn La, Hà Tĩnh, Nam Định, Bình Định,.
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
- Triển khai Tổ Công nghệ số cộng đồng (CNSCĐ) tính đến ngày
22/9/2023: Cả nước 63/63 tỉnh, thành phố đã thành lập 76.905 Tổ CNSCĐ và
356.914 thành viên tham gia Tổ CNSCĐ cấp xã, thôn, phố; 53/63 tỉnh, thành
phố hoàn thành 100% đến cấp xã.
- Triển khai Nền tảng học kỹ năng trực tuyến mở đại trà: Nền tảng được
khai trương từ đầu tháng 5/2022. Tính đến 22/9/2023 đã có 18,175 triệu lượt
truy cập vào nền tảng học trực tuyến mở đại trà.
- 100% Bộ, ngành, địa phương đã ban hành kiến trúc CQĐT 2.0 (22/22
bộ, ngành và 63/63 tỉnh, thành phố xây dựng, cập nhật Kiến trúc 2.0).
- Số Bộ, ngành, địa phương đã ban hành NQ, CT về CĐS: 5/22 bộ, ngành;
63/63 địa phương.
- 100% bộ, ngành và địa phương đã kiện toàn, thành lập Ban Chỉ đạo về
chuyển đổi số.
- 100% bộ, ngành và địa phương đã ban hành Kế hoạch/Đề án về chuyển
đổi số (22/22 bộ, ngành; 63/63 tỉnh, thành phố).
11

1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành
- Xây dựng Báo cáo Chính phủ về tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định
số 73/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng
dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Xây dựng dự thảo Quyết định ban hành Bộ chỉ tiêu và phương pháp
đánh giá, xét công nhận mức độ chuyển đổi số cấp xã và cấp huyện giai đoạn
2023-2025.
- Ban hành Quyết định số 1580/QĐ-BTTTT ngày 01/8/2023 phê duyệt
Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023.
- Khởi động các hoạt động cho “Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số”, tháng
hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia, để doanh nghiệp giới thiệu cho người
dân biết đến nhiều sản phẩm, dịch vụ số, từ đó kích thích tiêu dùng số, mở rộng
thị trường cho doanh nghiệp.
- Ban hành Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành Nghị định số 73/2019/NĐ-
CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ
thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước gửi Lãnh đạo Chính phủ, các
bộ, ngành, địa phương (79/BC-BTTTT ngày 31/7/2023).
- Ban hành Báo cáo về tình hình thực hiện Quyết định số 942/QĐ-TTg
ngày 15/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển
Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến
năm 2030 gửi Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương (88/BC-BTTTT
ngày 31/8/2023).
- Ban hành Báo cáo kết quả triển khai Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày
28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ gửi Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành,
địa phương (89/BC-BTTTT ngày 21/8/2023).
- Ban hành báo cáo tình hình thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày
03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số
quốc gia đến năm 2020, định hướng năm 2030 Lãnh đạo Chính phủ, các bộ,
ngành, địa phương (91/BC-BTTTT ngày 22/8/2023).
- Xây dựng dự thảo Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên
bản 3.0) và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi.
- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng Khung Kỹ năng số quốc gia.
- Tham gia xây dựng Nghị quyết của Chính phủ phê duyệt Đề án Trung
tâm dữ liệu quốc gia.
12

- Triển khai Mô hình tổ công nghệ số cộng đồng với thành viên nòng cốt
là đoàn viên thanh niên. Tổ công nghệ số cộng đồng thực hiện các chiến dịch
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn người dân sử dụng các dịch vụ số cơ
bản: Dịch vụ công trực tuyến, mua sắm trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bảo vệ
mình trên không gian mạng và một số kỹ năng đặc thù khác phụ thuộc vào từng
yếu tố vùng miền, địa phương.
- Phối hợp với Bộ Công an quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm sự hoạt
động ổn định, thông suốt, an toàn thông tin kết nối giữa CSDLQG về Dân cư, hệ
thống định danh và xác thực điện tử với các Bộ, ngành, địa phương thông qua
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách
- Xây dựng Nghị định quy định danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia; việc xây
dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia: Đã gửi hồ
sơ Nghị định sang Bộ Tư pháp thẩm định.
- Trình Chính phủ Nghị định quy định về danh mục cơ sở dữ liệu quốc
gia; việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc
gia.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của các Sở TTTT
Đã tiếp nhận và trả lời 03 câu hỏi của Sở TTTT Quảng Nam, An Giang
về hướng dẫn, giải đáp thắc mắc liên quan đến Nghị định 73/2019/NĐ-CP.
4. Kiến nghị của đối tượng quản lý
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
6. Nhiệm vụ mới phát sinh
7. Khó khăn, vướng mắc/tồn tại, hạn chế và giải pháp
- Một số cơ sở dữ liệu quốc gia chưa được hoàn thành; một số cơ sở dữ
liệu quốc gia đã được hình thành nhưng chưa được kết nối, chia sẻ, khai thác hết
hiệu quả; các cơ sở dữ liệu đã xây dựng còn rời rạc, cát cứ, chưa được quy
hoạch, tổ chức, dùng chung thống nhất trong cơ quan nhà nước.
- Việc triển khai các nền tảng số quốc gia do các bộ, ngành ở trung ương
chủ trì còn chậm, cần quyết liệt hơn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai
các nền tảng số quốc gia.
Giải pháp:
- Các bộ, ngành chủ trì triển khai các CSDLQG tập trung nguồn lực,
quyết liệt triển khai dứt điểm và kết nối, khai thác hiệu quả các CSDLQG, trước
hết phục vụ cung cấp DVCTT và phát triển kinh tế - xã hội.
- Các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai các nền tảng số quy mô
quốc gia theo trách nhiệm được giao tại Kế hoạch hoạt động năm 2023 của Ủy
ban Quốc gia về chuyển đổi số.
13

- Triển khai những hình thức mới để bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về
chuyển đổi số cho CBCCVC, người lao động thông qua các nền tảng số.
8. Nhiệm vụ trọng tâm trong Quý IV/2023
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại các Kế hoạch được ban
hành như: Kế hoạch hoạt động của UBQG về CĐS năm 2023; Kế hoạch năm
quốc gia về dữ liệu số; Kế hoạch triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày
06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06) của Bộ TTTT năm 2023.
- Rà soát, hoàn thiện, Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử phiên bản 3.0.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Nghị định số 73/2019/NĐ-CP ngày
05/9/2019 của Chính phủ quy định quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin
sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
- Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số
năm 2024.
- Triển khai Chương trình bồi dưỡng về chuyển đổi số năm 2023.
- Nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Đề án tăng cường, nâng cao năng lực
chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương.
- Triển khai Tổ công nghệ số cộng đồng hướng tới hiệu quả để “đi từng
ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người dân chuyển đổi số”.
- Triển khai “Tháng 10 - Tháng tiêu dùng số”, tháng hưởng ứng ngày
chuyển đổi số quốc gia, để doanh nghiệp giới thiệu cho người dân biết đến nhiều
sản phẩm, dịch vụ số, từ đó kích thích tiêu dùng số, mở rộng thị trường cho
doanh nghiệp.
- Tổ chức các buổi làm việc của thường trực UBQG về chuyển đổi số để
đôn đốc, triển khai Kế hoạch năm 2023 của UBQG về CĐS, thúc đẩy chuyển
đổi số và phát triển các nền tảng số trong lĩnh vực y tế, giáo dục, tư pháp, xây
dựng, nội vụ.
IV. Lĩnh vực Chính phủ số
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện nổi bật
Đến hết tháng 9/2023, Tỷ lệ DVCTT toàn trình/tổng số DVC đủ điều kiện
cung cấp toàn trình của cả nước đã đạt 100% hoàn thành kế hoạch đặt ra của
năm 2023.
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
- Về Dịch vụ công trực tuyến
14

So sánh với tháng


T Nhóm chỉ tiêu, tên chỉ trước Lũy kế KH
T9/2023
T tiêu Tăng năm năm
T8/2023
trưởng

1 Về cung cấp DVC

1 Tỷ lệ DVCTT toàn 100% 93,65% 6,35% 100% 100%


.1 trình/tổng số DVC đủ
điều kiện cung cấp toàn
trình (%)

2 Về hiệu quả sử dụng DVC

2 Tỷ lệ DVCTT có phát 56,01% 54,03% 1,98% 56,01% 80%


.1 sinh HSTT (%)

2 Tỷ lệ hồ sơ DVCTT
53,5% 52,49% 1,01% 42,48% 60%
.2 toàn trình

- Về kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu
quốc gia (NDXP):
+ Số cơ quan kết nối: 98 bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức ở Trung
ương.
+ Tổng số CSDL/HTTT/Nền tảng số đã kết nối, chia sẻ dữ liệu trên
NDXP: 23
+ Tổng số giao dịch năm 2023 (tính đến ngày 21/9/2023): 406.620.795;
hàng ngày có trung bình khoảng 1,55 triệu giao dịch. (Kế hoạch năm 2023: 860
triệu giao dịch).
+ Tổng số giao dịch kể từ khi đưa vào sử dụng đến 21/9/2023: 1,48 tỷ
giao dịch chính thức.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
- Ban hành văn bản hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương nâng
cao chất lượng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến (Công văn số
3109/BTTTT-CĐSQG ngày 01/8/2023).
- Chỉ đạo tổ chức quản lý, vận hành, duy trì, phát triển Nền tảng tích hợp,
15

chia sẻ dữ liệu quốc gia phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu trên quy mô quốc gia
bảo đảm ổn định, thông suốt, an toàn, an ninh mạng.
- Ban hành văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương về việc đề xuất nhu
cầu sử dụng Nền tảng học trực tuyến mở đại trà. Hiện đang tổng hợp nội dung
đề xuất để xây dựng phương án triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn
về chuyển đổi số.
- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai nền tảng công nghệ mô hình ngôn
ngữ lớn tiếng Việt và Trợ lý ảo cho cán bộ, công chức.
- Ban hành Bộ tiêu chí tạm thời đánh giá Hệ thống thông tin giải quyết thủ
tục hành chính năm 2023.
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách
Xây dựng dự thảo Thông tư hướng dẫn về chức năng, tính năng kỹ thuật
và yêu cầu quản lý đối với Cổng/Trang Thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
và Thông tư hướng dẫn về chức năng, tính năng kỹ thuật của HTTT giải quyết
TTHC cấp bộ, cấp tỉnh. Hiện đang lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương về
dự thảo của 02 Thông tư này.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của các Sở TTTT
Đã tiếp nhận và trả lời 03 câu hỏi của Sở TTTT Quảng Nam, Quảng trị,
Đà Nẵng hỏi về DVC, Chỉ số chuyển đổi số, hướng dẫn Nghị định 42/2022/NĐ-
CP.
4. Kiến nghị của đối tượng quản lý
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
6. Nhiệm vụ mới phát sinh
7. Khó khăn, vướng mắc/tồn tại, hạn chế và giải pháp
7.1. Khó khăn, vướng mắc
- Việc cung cấp DVCTT của CQNN còn chưa thuận tiện, dễ dùng và toàn
trình; chưa có chính sách khuyến khích người dân khi tiếp cận, sử dụng DVCTT
nên tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính nộp trực tuyến thấp, trong đó tỷ lệ hồ sơ
người dân tự thực hiện trực tuyến còn thấp.
- Việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế. Các
CSDLQG, CSDL chuyên ngành, Hệ thống thông tin có quy mô từ Trung ương
đến địa phương có tính chất nền tảng chậm được triển khai, đưa vào khai thác
trên quy mô quốc gia.
7.2. Giải pháp
a) Dịch vụ công trực tuyến
- Đề nghị các bộ, ngành, địa phương xây dựng và nhanh chóng triển khai
Kế hoạch hành động thúc đẩy DVCTT năm 2023.
16

- Đề nghị các bộ, ngành, địa phương khẩn trương hoàn thành triển khai
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh trên cơ sở hợp
nhất Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử; đồng thời, đề nghị doanh
nghiệp cung cấp giải pháp công nghệ thực hiện nâng cấp, cập nhật lên phiên bản
mới nhất.
b) Việc chia sẻ dữ liệu
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, theo chức năng nhiệm vụ của
mình ưu tiên bố trí kinh phí để đầu tư dứt điểm các CSDLQG, CSDL chuyên
ngành, HTTT có quy mô, phạm vi từ Trung ương đến địa phương.
- Bộ Tài chính chủ trì xây dựng cơ chế bảo đảm nguồn kinh phí cho xây
dựng, duy trì, vận hành các CSDLQG, cho kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ
quan nhà nước và giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
bên ngoài bảo đảm nguồn dữ liệu được “đúng, đủ, sạch, sống”, “dọc ngang
thông suốt”.
- Các cơ quan nhà nước ưu tiên nguồn lực, đầu tư, mua sắm trang thiết bị,
giải pháp về an toàn thông tin cho các HTTT, CSDL đang vận hành cần kết nối,
chia sẻ với các CSDLQG nhằm đáp ứng đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hệ
thống thông tin theo cấp độ.
c) Các giải pháp bộ, ngành, địa phương triển khai thường xuyên, liên
tục
- Rà soát, hoàn hiện các văn bản pháp lý cho phép sử dụng dữ liệu chia sẻ
có giá trị pháp lý tương đương với các thông tin, dữ liệu được chia sẻ thông qua
văn bản hành chính, nhằm thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành chính, đơn
giản hóa các thủ tục hành chính, thành phần hồ sơ, qua đó thúc đẩy nhu cầu khai
thác dữ liệu.
- Rà soát các CSDLQG do mình quản lý, xây dựng và công bố các dịch
vụ chia sẻ dữ liệu; phối hợp với Bộ TTTT để triển khai kết nối, đưa lên Nền
tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia để tạo điều kiện cho các cơ quan nhà
nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng, tránh đầu tư trùng lặp,
gây lãng phí.
7.3. Bài học kinh nghiệm
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành văn bản giao chỉ tiêu tỷ lệ hồ
sơ trực tuyến tới cho các CQNN thuộc phạm vi quản lý.
- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố ban hành chính sách giảm phí, lệ phí
để khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành
chính sách giảm thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để khuyến khích người dân sử
dụng dịch vụ công trực tuyến.
17

- Các bộ, ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo triển khai cung cấp
DVCTT trên thiết bị di động bảo đảm cho thuận tiện cho người dân truy cập, sử
dụng.
- Triển khai kết nối, chia sẻ, khai thác dữ liệu bảo đảm tuân thủ khung
kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, kiến trúc chính phủ điện tử/chính quyền
điện tử của các bộ, tỉnh, nhằm tối thiểu hóa thông tin, tài liệu người dân phải
cung cấp cho CQNN khi thực hiện thủ tục hành chính.
8. Nhiệm vụ trọng tâm Quý IV/2023
- Đôn đốc, hỗ trợ các bộ, ngành, địa phương cung cấp DVCTT toàn trình
theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về
việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên
môi trường mạng.
- Phát triển các nền tảng cho phát triển CPĐT, thực hiện chuyển đổi số
quốc gia.
- Đẩy mạnh việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các CQNN thông qua nền
tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).
- Chỉ đạo phát triển, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia phục vụ cung
cấp DVCTT và chuyển đổi số quốc gia.
- Đôn đốc, hướng dẫn các bộ ngành, địa phương xây dựng Báo cáo
chuyển đổi số quốc gia, phát triển Chính phủ số.
- Phát triển nền tảng công nghệ mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt có khả
năng cung cấp dịch vụ cho các nền tảng ứng dụng trí tuệ nhân tạo khác; phát
triển trợ lý ảo giúp cán bộ, công chức phục vụ hoạt động của mình (đến hết năm
2023).
- Nâng cao hiệu quả DVCTT (phấn đấu tỉ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 50% -
đến hết năm 2023).
- Chỉ đạo đẩy mạnh kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan
nhà nước.
IV. Lĩnh vực An toàn thông tin mạng
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng
- Từ ngày 23/6 đến ngày 23/7, Bộ TTTT chính thức phát động chiến dịch
“Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực
tuyến”. Chiến dịch này nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về lừa đảo trực
tuyến tới mọi người dân, bảo vệ người dân trước những rủi ro tiềm ẩn trên
không gian mạng.
- Ngày 16/8/2023, tại kỳ họp lần thứ 3 ủy ban liên chính phủ về hợp tác
kinh tế, khoa học – công nghệ giữa Việt Nam và Israel, Bộ TTTT (Cục ATTT)
18

và Cục An toàn thông tin Israel đã ký thỏa thuận hợp tác trong công tác bảo đảm
an toàn thông tin.
- Ngày 17/7/2023, tại Phủ Chủ tịch đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của
Chủ tịch nước công bố Luật Giao dịch điện tử. Trên cơ sở đó, Bộ TTTT đã tích
cực trong các hoạt ddoognj tuyên truyền các nội dung về Luật Giao dịch điện tử
(sửa đổi) tại các thành phố trên cả nước.
- Bộ TTTT (NEAC) đã phối hợp với các UBND: Tỉnh Thừa Thiên Huế,
thành phố Đà Nẵng, tỉnh Điện Biên, tỉnh Hòa Bình, tỉnh Bình Định thống nhất
triển khai cấp miễn phí chứng thư số cá nhân cho người dân trên địa bàn tỉnh,
thành phố.
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
- Doanh thu Quý III/2023 đạt 1.232 tỷ đồng, tăng 37,5% so với cùng kỳ
Quý 3/2022 (896 tỷ đồng)
- Tỷ lệ doanh thu sản phẩm nội địa so với nước ngoài trong Quý III/2023
đạt 45,5% (giảm 1,9% so với Quý 3/2022)
- Nộp ngân sách nhà nước: 86,2 tỷ đồng (tăng 38,2 % so với cùng kỳ năm
2022)
- Số Doanh nghiệp: 104 Doanh nghiệp (tăng 3% so với cùng kì năm 2022)
- Số lao động ATTT: 3.716 người (tăng 8,7% so với cùng kì năm 2022)
- Lợi nhuận: 123,2 tỷ đồng (tăng 37,5 % so với cùng kỳ năm 2022)
- Tấn công mạng Quý III/2023 là 3.141 cuộc, tăng 9,1% so với cùng kỳ
Quý 3/2022 (2.878 cuộc).
- IP botnet tháng 9/2023 là 436.063 địa chỉ, giảm 17,9% so với cùng kỳ
tháng 9/2022 (530.870 địa chỉ).
Lĩnh vực chứng thực chữ ký số
- Tổng Số chứng thư số công cộng đã cấp tính đến hết tháng 9/2023:
6,530,932 chứng thư số tăng 18,32% so với cùng kỳ năm 2022 (là 5.519.548
chứng thư số);
- Tổng số chứng thư số công cộng đang hoạt động tháng 9/2023:
2.246.112 chứng thư số tăng 21,2% so với cùng kỳ năm 2022 (là 1.853.161
chứng thư số);
- Đóng góp vào ngân sách nhà nước từ nguồn thu phí duy trì hệ thống
kiểm tra trạng thái chứng thư số: Tính đến ngày 28/9/2023, số phí thu được lũy
kế từ đầu năm của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đạt 39.978.239.000
đồng; lũy kế số nộp ngân sách nhà nước từ đầu năm 2023 đến 28/9/2023 đạt
5.996.735.850 đồng.
Lĩnh vực chứng thực chữ ký số chuyên dùng chính phủ:
19

Tổng số chứng thư số chuyên dùng Chính phủ đang hoạt động tháng
9/2023: 564.823 chứng thư số tăng 13,8 % so với cùng kỳ năm 2022 (là 496.360
chứng thư số).
Cước phí:
- Thuê bao trả trước: Rẻ nhất: 0 đồng/lần (CA2, MISA-CA); Đắt nhất:
1.000 đồng/lượt (VNPT-CA).
- Thuê bao trả sau: Rẻ nhất: 0 đồng/năm (MISA-CA, CA2); Đắt nhất:
45.000 đồng/tháng (Viettel-CA)
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
- Thực hiện kiểm tra hệ thống kỹ thuật phục vụ việc cấp chứng thư số
USB Token đối với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
MOBIFONE CA;
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách
- Khảo sát hiện trạng và xây dựng dự thảo 1 Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về tuân thủ quy định pháp luật và tăng cường bảo đảm an toàn hệ thống
thông tin theo cấp độ.
- Tiếp tục phối hợp cùng Vụ Pháp chế làm việc với Ủy ban Khoa học,
công nghệ và môi trường tại Văn phòng Quốc hội để hoàn thiện giải trình, tiếp
thu và chỉnh lý dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi).
- Bộ TTTT đã có Quyết định số 1768/QĐ-BTTTT ngày 13/9/2023 về việc
thành lập Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng Nghị định quy định về chữ ký
điện tử và dịch vụ tin cậy.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của Đối tượng quản lý
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
5. Nhiệm vụ trọng tâm trong Quý IV/2023
- Hoàn thiện sửa đổi Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi
hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số công
cộng;
- Hoàn thiện và Trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về chữ ký
điện tử và dịch vụ tin cậy;
20

- Hoàn thiện Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ
chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
- Xây dựng báo cáo chuyên đề quý IV/2023, báo cáo Lãnh đạo Bộ và gửi
đến các hội, hiệp hội, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trong ngành TTTT.
VI. Lĩnh vực Kinh tế số và Xã hội số
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng
- Ngày 4/8, tại thành phố Sydney (Australia), Bộ TTTT Việt Nam
(MIC), Cơ quan Thương mại và Đầu tư của Chính phủ Australia (Austrade)
cùng Cơ quan Thương mại và đầu tư bang New South Wales phụ trách thị
trường Việt Nam đã đồng tổ chức Diễn đàn Số Việt Nam-Australia 2023. Mục
đích của diễn đàn là thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghệ TTTT cũng như
lĩnh vực số giữa Việt Nam và Australia.
- Từ ngày 8/8 - 10/8/2023, trong chương trình công tác tại New Zealand,
Bộ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã làm việc với các Bộ, cơ quan, tổ
chức và các doanh nghiệp số hàng đầu của New Zealand nhằm mở rộng và khai
thác các tiềm năng, cơ hội hợp tác giữa hai nước.
- Ngày 21/08/2023, Công ty Cổ phần VinBigdata (Tập đoàn Vingroup)
công bố xây dựng thành công mô hình ngôn ngữ lớn tiếng Việt, đặt nền móng
cho việc xây dựng các giải pháp tích hợp AI tạo sinh.
- Ngày 11/9, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã có chuyến thăm cấp Nhà
nước 2 ngày tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Kết
quả đáng chú ý nhất trong chuyến thăm này của người đứng đầu Nhà Trắng là
hai bên đã quyết định nâng tầm quan hệ 2 nước Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác
Chiến lược Toàn diện. Chuyến thăm sẽ làm sâu sắc về mọi mặt các hợp tác, giúp
Việt Nam xây dựng một nền kinh tế dựa trên công nghệ cao, định hướng đổi
mới.
- Tổ chức thành công Diễn đàn Quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số
lần thứ I tại Nam Định với chủ đề “Mang nền tảng số đến hộ gia đình” thể hiện
mục tiêu, cách làm của Việt Nam trong chuyển đổi số, đó là mỗi gia đình, mỗi
người dân được tiếp cận với công nghệ số và được tham gia, thụ hưởng lợi ích
từ chuyển đổi số. Các hoạt động trên được tổ chức nhằm tạo cú huých góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế số và xã hội số và cụ thể hóa mục tiêu làm cho người
dân giàu có hơn, hạnh phúc hơn nhờ công nghệ số.
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
Kinh tế số:
21

Tỷ trọng kinh tế số/GDP


14.620 15.260
14.260
11.910 % %
%
%

2021 2022 Quý I/2023 Quý II/2023

- Tỷ trọng kinh tế số/GDP Quý 2 năm 2023 ước tính đạt 15,26%, tỷ trọng
kinh tế số/GDP 6 tháng năm 2023 là 14,96%.
Xã hội số:
- Tổng số lượt tải mới ứng dụng di động trong tháng 8/2023 là 323 triệu
lượt. Với kết quả này, Việt Nam xếp thứ 9 toàn cầu và thứ 2 khu vực Đông Nam
Á về số lượng lượt tải mới ứng dụng trên thiết bị di động. Top các ứng dụng
Việt Nam được tải về thiết bị nhiều nhất tính đến tháng 8/2023 là mạng xã hội
Zalo, nền tảng VNEID và các ứng dụng thanh toán số (MB Bank, Viettel Pay,
Ví MoMo, Vietcombank.
Có 7 ứng dụng có số lượng tài khoản hoạt động trong tháng 8/2023 đạt
trên 10 triệu gồm: Zalo, Zing Mp3, VNEID, Báo Mới, Ví MoMo, MBBank và
My Viettel. Mạng xã hội Zalo tiếp tục ghi nhận gia tăng gần 500 nghìn tài khoản
hoạt động.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
Các công ty Internet hàng đầu Trung Quốc đầu tư hơn 5 tỷ USD để gấp
rút mua chip Nvidia huấn luyện AI, đề phòng lệnh cấm mới của Mỹ.Trung
Quốc là một trong những khu vực hưởng ứng mạnh mẽ làn sóng AI tạo
sinh sau thành công của ChatGPT.
Meta đang ra mắt các chatbot AI có cá tính riêng biệt để thu hút người
dùng trẻ tuổi trên các nền tảng như Facebook, Instagram và WhatsApp. Các
chatbot có cá tính có tiềm năng tăng sự tham gia của người dùng và phù hợp
với chiến lược của Meta, mặc dù việc tạo doanh thu vẫn chưa chắc chắn.
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
- Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi
số: đến hết ngày 15/9/2023: Số lượt doanh nghiệp SME tiếp cận Chương trình:
969.222 lượt doanh nghiệp; Số lượng doanh nghiệp SME sử dụng nền tảng của
Chương trình: 161.687 doanh nghiệp.
22

- Bộ TTTT đã ban hành văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương chia sẻ
kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số và hàm ý chính sách cho Việt
Nam.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ Tình hình thực hiện Chiến lược quốc gia
phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo
Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022.
- Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban
Bí thư Kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế số và bài học cho Việt Nam.
- Ban hành văn bản đôn đốc các bộ, ngành, địa phương có các chỉ tiêu có
nguy cơ không hoàn thành trong Quyết định 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022 của
Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách
- Xây dựng và ban hành quyết định Khung tiêu chí và quy trình xác định
nền tảng số tham gia Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi
số (Quyết định số 1175/QĐ-BTTTT ngày 30/6/2023).
- Xây dựng quy trình và tổ chức thực hiện đánh giá, công nhận các nền
tảng số đủ điều kiện tham gia Chương trình CĐS SME.
Gửi xin ý kiến các cơ quan liên quan về dự thảo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển kinh tế số vùng Tây Nguyên đến
năm 2030.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của Đối tượng quản lý
Trong Quý III/2023, Vụ không tiếp nhận kiến nghị nào từ các doanh
nghiệp thuộc đối tượng quản lý.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
5. Nhiệm vụ mới phát sinh
6. Nhiệm vụ trọng tâm trong Quý IV/2023
- Hoàn thiện và trình Thủ tướng Chính phủ Đề án Phát triển kinh tế số
Tây Nguyên đến năm 2023.
- Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số để trình
Thủ tướng Chính phủ vào Quý IV năm 2023.
- Báo cáo thường niên kinh tế số Việt Nam năm 2023.
- Tổ chức buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương,
Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan về đề xuất ban hành Chương trình quốc
gia về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng công nghệ số để đổi mới
quản trị và sản xuất kinh doanh và thống nhất cơ quan chủ trì xây dựng Chương
trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- Thiết kế và xây dựng CSDL lưu trữ dữ liệu kinh tế số và xã hội số.
23

- Tổ chức triển khai, phổ biến, tập huấn đánh giá mức độ chuyển đổi số
cho các doanh nghiệp tại địa phương.
VII. Lĩnh vực Công nghiệp Công nghệ số
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng
Ngày 18/7/2023, Đoàn công tác của Bộ do Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng
làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Foxconn (Công ty
TNHH Fukang Technology) tại Bắc Giang và Công ty TNHH Samsung
Electronics Việt Nam Thái Nguyên. Chuyến công tác nhằm mục tiêu nắm bắt
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kịp thời tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh
thuộc lĩnh vực công nghiệp ICT.
Phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo phát triển công
nghiệp công nghệ thông tin “VietNam International Digital Hub” tại tỉnh Đồng
Nai
Tháng 9/2023 Bộ TTTT ký kết hợp tác với các tập đoàn vi mạch của Mỹ.
24

1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực


Trong 9 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn do suy
thoái kinh tế ở nhiều nước chưa có dấu hiệu phục hồi, thị trường tiêu dùng
CNTT giảm sút, khả năng tăng trưởng thấp do tác động cộng hưởng của xung
đột giữa Nga và Ucraina và ảnh hưởng của hậu đại dịch Covid-19. Điều này ảnh
hưởng trực tiếp đến thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam nói
chung và sản phẩm, dịch vụ CNTT nói riêng, các đơn hàng xuất khẩu CNTT của
Việt Nam cũng sụt giảm. Từ tháng 7/2023, tình hình kinh tế toàn cầu dần cải
thiện đã giúp thị trường xuất khẩu phục hồi mạnh mẽ. Kim ngạch xuất khẩu
phần cứng, điện tử trong Quý III/2023 đã tăng mạnh 10% so với cùng kỳ cùng
với tỷ giá USD/VND tăng cao giúp thu hẹp đà giảm của doanh thu lũy kế năm
2023 so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu công nghiệp CNTT 09 tháng
đầu năm 2023 ước đạt trên 2,4 triệu tỷ đồng (~ 100 tỷ USD), giảm 1,2 % so với
cùng kỳ năm 2022.
Doanh thu từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử trong 09 tháng đầu
năm 2023 ước đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng (~95,8 tỷ USD) giảm 2% so với cùng kỳ
năm 2022. Giá trị xuất khẩu sản phẩm phần cứng, điện tử ước đạt gần 85,4 tỷ
USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022, chiếm khoảng 31% giá trị xuất khẩu
của cả nước. Trong đó, xuất khẩu 02 nhóm hàng hóa "Máy tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện" và "Điện thoại và linh kiện các loại" giữ vững 02 nhóm hàng
đứng hàng đầu trong 12 nhóm hàng có giá trị xuất khẩu cao của cả nước song
sản lượng xuất khẩu bị sụt giảm so với cùng kỳ. Theo số liệu của Tổng cục Hải
quan, tính đến hết tháng 09 năm 2023, giá trị xuất khẩu máy tính và linh kiện
ước đạt gần 41,3 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ và giá trị xuất khẩu điện
thoại và linh kiện điện thoại ước đạt trên 39,5 tỷ USD, giảm 8,7% so với cùng
kỳ năm 2022.
Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập vẫn tăng ổn định.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Cục Quản lý đăng ký kinh doanh),
09/2023 ước đạt 73.500 doanh nghiệp, tăng 700 doanh nghiệp so với tháng
08/2023 với tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số/1.000 dân ước đạt 0,739.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
Nhiều doanh nghiệp đã quan tâm nộp báo cáo cập nhật thông tin về sản
phẩm phần mềm, công đoạn trong hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp
ứng quy trình, mức thuế được khấu trừ về Bộ TTTT theo quy định tại Thông tư
13/2020/TT-BTTTT ngày 03/7/2020 về quy định việc xác nhận hoạt động sản
xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình.
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
Các Sở TTTT (27/63) đã quan tâm, góp ý kiến đối với dự thảo Chiến lược
phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến
2035.
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
25

2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành


2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam và
hoàn thiện cơ sở dữ liệu về công nghiệp ICT Make in Viet Nam.
- Triển khai các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ Doanh nghiệp đăng ký và
hoàn thiện hồ sơ tham gia Giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet
Nam năm 2023”.
- Triển khai xây dựng sách trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2023.
- Xây dựng Cơ sở dữ liệu sản phẩm, dịch vụ công nghệ số.
- Xây dựng Bản đồ công nghệ số
- Xây dựng Hệ thống đánh giá rủi ro sản phẩm, dịch vụ công nghệ số ứng
dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo của Cục Công nghiệp công nghệ TTTT (theo
Quyết định số 1607/QĐ-BTTTT ngày 22/8/2023).
- Thống nhất hệ thống chỉ tiêu giữa Báo cáo ICT Index với Báo cáo Xếp
hạng đánh giá mức độ chuyển đổi số nhằm tạo thuận lợi cho các địa phương
trong việc thu thập, cung cấp số liệu cho Bộ TTTT.
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách
- Hoàn thiện nội dung Đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.
- Xây dựng và hoàn thiện dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp công
nghệ số Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Xây dựng dự thảo Chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn
Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035.
- Xây dựng dự thảo Đề án xây dựng vùng động lực công nghiệp công
nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, các sản phẩm
Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Bà
Rịa - Vũng Tàu.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của Đối tượng quản lý
Xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp về hoạt động sản xuất phần mềm.
4. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn)
5. Nhiệm vụ trọng tâm trong Quý IV/2023
- Lập đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số: Dự kiến sẽ hoàn
thiện hồ sơ để trình Chính phủ trong tháng 11/2023.
- Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030: Dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
- Báo cáo Lãnh đạo Bộ về Cơ sở dữ liệu sản phẩm, dịch vụ ICT.
26

- Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp vi
mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2035; Đề án xây dựng vùng
động lực công nghiệp công nghệ thông tin, thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm
điện, điện tử, các sản phẩm Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo tại các tỉnh
Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.
VII. Lĩnh vực Báo chí
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng:
1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực
* Tổng số hiện nay có: 807 cơ quan báo chí (138 báo; 669 tạp chí).
Trong đó:
+ Cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực: 06 cơ quan (Báo Nhân
Dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam,
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam).
Có 15 cơ quan báo chí (11 báo, 03 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTC) nằm trong cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện. Đây là số cơ
quan báo chí giữ nguyên về số lượng, được đầu tư để phát triển mạnh, theo
hướng dẫn dắt, định hướng.
+ Cơ quan báo: 127 cơ quan.
+ Cơ quan tạp chí: 669 cơ quan; trong đó, có 326 tạp chí lý luận chính trị
và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật.
- Nhân sự: Tổng nhân sự lĩnh vực báo chí: 42.400, trong đó báo in và điện
tử 24.000.
* Về lĩnh vực PTTH&TTĐT
T Chỉ tiêu Quý III/2023
T

I Thông tin điện tử

1 Số lượng Mạng xã hội Việt Nam được cấp phép 17

Số lượng tài khoản người dùng của trang mạng xã hội Việt
2
Nam
Tỷ lệ tin xấu, độc, sai sự thật mà phát hiện và xác minh được
4 92%
trên mạng xã hội được ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời

5 Số lượng trang TTĐT tổng hợp được cấp phép thiết lập 6

Số lượng doanh nghiệp được cấp giấy phép, giấy chứng nhận
6 12
CCDV trò chơi điện tử trên mạng

7 Số lượng trò chơi điện tử G1 được cấp quyết định phê duyệt nội 47
27

dung kịch bản

Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên
8 2
mạng viễn thông di động

II Truyền hình trả tiền

Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ (CCDV) truyền hình trả
9 35
tiền (THTT)

10 Trong đó, số doanh nghiệp OTT-VOD 2

11 Số lượng thuê bao truyền hình trả tiền 18.6

Ước tính
12 Doanh thu cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền
7.500 tỷ đồng

Ước tính
13 Doanh thu cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên mạng Internet
1.300 tỷ đồng

Ước tính 21 tỷ
14 Số tiền doanh nghiệp THTT nộp ngân sách nhà nước
đồng

III Phát thanh, truyền hình

Số lượng đài phát thanh, đài truyền hình, tổ chức hoạt động truyền
15 72
hình

31 (đợt
16 Số lượng thẻ nhà báo đã cấp (báo phát thanh, truyền hình)
2/2023)

17 Số kênh phát thanh được cấp phép hoạt động 78

18 Số kênh truyền hình được cấp phép hoạt động 192

Chưa có SL do
Ngân sách nhà nước cấp cho các đài PTTH, tổ chức hoạt động SL này báo
19
truyền hình cáo 01
lần/năm.

Chưa có SL do
Doanh thu của các đài phát thanh, đài truyền hình, đài PTTH, các SL này báo
20
tổ chức hoạt động truyền hình cáo 01
lần/năm.

IV Thanh tra, xử lý vi phạm

21 Số vụ khiếu nại về hoạt động phát thanh, truyền hình và thông tin 10
điện tử
28

Số lượng tổ chức bị xử phạt trong hoạt động phát thanh, truyền


22 05
hình và thông tin điện tử
Số lượng cá nhân bị xử phạt trong hoạt động phát thanh, truyền
23 0
hình và thông tin điện tử

Tính đến thời điểm 15/9/2023 hiện nay, cả nước có: 9.959 đài truyền
thanh cấp xã/10.598 xã, phường, thị trấn. Trong đó, có 1.799 đài truyền thanh
ứng dụng CNTT-VT. Còn 639 xã, phường, thị trấn chưa có đài truyền thanh,
chủ yếu là các xã khu vực miền núi, xã có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó
khăn. 666 cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện/705 huyện, quận, thị xã,
thành phố; trong đó, có 595 đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện đã sáp
nhập vào Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao hoặc Trung tâm Truyền
thông và Văn hóa cấp huyện.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở TTTT
Từ ngày 21/3/2023 , thông tư số 02/2023/TT-BTTTT quy định chế độ báo
cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TTTT có liệu lực, trong đó
yêu cầu Sở TTTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo số liệu hoạt
động của Văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí tại các
tỉnh/thành phố.
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật
a) Về Báo chí
- Ban hành Quyết định số 1585/QĐ-BTTTT ngày 21/8/2023 phê duyệt kế
hoạch triển khai các nhiệm vụ lớn đến năm 2025 của Cục Báo chí, với mục tiêu
chung là có nền tảng Việt Nam để lưu trữ và đánh giá dữ liệu, không để lọt dữ
liệu vào tay các nền tảng nước ngoài, đồng thời sử dụng dữ liệu này để phân tích
thói quen đọc, xem báo chí, tin tức của người dân, làm cơ sở cho việc thu hút
quảng cáo số về với hệ sinh thái báo chí, truyền thông của Việt Nam.
- Ban hành Kế hoạch làm việc với một số bộ và địa phương về việc thực
hiện quy định của pháp luật về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của
các cơ quan hành chính nhà nước năm 2023 (Số 3354/KH-BTTTT ngày
15/8/2023). Bộ đã tổ chức đoàn làm việc với Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh
Thái Nguyên; thời gian tới, Bộ sẽ tiến hành làm việc với Bộ Giáo dục và Đào
tạo, UBND tỉnh Vĩnh Phúc (vào tháng 10) và Bộ Công thương, UBND tỉnh
Nghệ An (vào tháng 11).
- Thực hiện báo cáo “Quan điểm quản lý báo chí và kinh nghiệm phát
triển tập đoàn báo chí của Trung Quốc” gửi Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng
Chính phủ, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
29

- Ban hành công văn về việc tăng cường điều kiện cho cơ quan báo chí
trực thuộc. Góp ý dự thảo Tờ trình, kế hoạch và dự thảo Báo cáo của Bộ Y tế về
tổ chức Hội nghị tổng kết 03 năm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
- Tổ chức Hội nghị với 20 cơ quan báo chí góp ý xây dựng Bản đồ công
nghệ lĩnh vực báo chí. Tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn trực tiếp cho các cơ
quan báo chí tại khu vực phía Nam thực hiện đo lường, đánh giá mức độ trưởng
thành chuyển đổi số báo chí, với hơn 180 học viên. Tổ chức 01 lớp “Bồi dưỡng
nâng cao kiến thức QLNN về báo chí” tại thành phố Cần Thơ cho 92 học viên.
Triển khai rà soát, cấp phép hoạt động báo in, báo điện tử trong Quý
III/2023:
STT Cấp phép Số lượng

1 Cấp giấy phép báo 0

2 Cấp giấy phép tạp chí 28

3 Cấp giấy phép sửa đổi, bổ sung 3

4 Cấp giấy phép xuất bản thêm ấn 0


phẩm

5 Thu hồi giấy phép hoạt động báo, 13


tạp chí

- Cấp phép chuyên trang, đặc san, bản tin trong Quý III/2023:

STT Cấp phép Số lượng

1 Cấp giấy phép chuyên trang 23

2 Cấp giấy phép xuất bản bản tin 15

3 Cấp giấy phép xuất bản đặc san 19


30

b) Về PTTH&TTĐT
b1) Lĩnh vực phát thanh, truyền hình
- Các Đài PTTH tuyên truyền các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng
của các đồng chí Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ
thông tin, tuyên truyền các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… theo
định hướng của cơ quan chỉ đạo, cơ quan quản lý về báo chí; tuyên truyền về
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; công tác phòng, chống thiên tai, phòng
chống dịch bệnh; công tác phòng, chống cháy nổ; các vấn đề xã hội quan tâm….
- Về cơ bản, các Đài PTTH duy trì thời lượng sản xuất chương trình, phát
sóng kênh chương trình theo quy định Giấy phép được cấp; chủ động sản xuất
các chuyên mục mới nhằm thu hút khán giả.
- Quý III/2023, đã triển khai phổ biến văn bản quy phạm pháp luật mới
được ban hành: tổ chức Hội thảo phổ biến Thông tư số 06/2023/TT-BTTTT
ngày 30/6/2023 hướng dẫn về nguyên tắc biên tập, phân loại, cảnh báo nội dung
theo yêu cầu trên dịch vụ PTTH và Thông tư số 05/2023/TT-BTTTT ngày
30/6/2023 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2016/TT-BTTTT ngày 30/6/2016
của Bộ TTTT quy định các biểu mẫu Tờ khai đăng ký, Đơn đề nghị cấp Giấy
phép, Giấy chứng nhận, Giấy phép và Báo cáo nghiệp vụ theo quy định tại Nghị
định số 06/2016/NĐ-CP ngày 18/01/2016 của Chính phủ về quản lý, cung cấp
và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình.

- Tổ chức họp tổng kết nhiệm vụ Thúc đẩy phát triển nền tảng phát thanh
số, truyền hình số quốc gia; Tổ chức cuộc họp với 05 doanh nghiệp sản xuất,
nhập khẩu, phân phối tivi thông minh chiếm thị phần lớn tại Việt Nam; thống
nhất với các doanh nghiệp việc cài đặt sẵn ứng dụng VTVgo lên giao diện chính
tivi trong năm 2023.
- Tổ chức Đoàn công tác kiểm tra hoạt động biên tập, biên dịch kênh
chương trình nước ngoài tại Đài Truyền hình TP. Hồ Chí Minh và Đài Truyền
hình Việt Nam; Tổ chức Đoàn công tác làm việc, trao đổi với Đài PTTH Tây
Ninh về những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động phát thanh, truyền hình của
Đài; Tham gia Đoàn công tác kiểm tra chất lượng dịch vụ và nội dung trên dịch
vụ PTTH trả tiền tại Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel.
-Tổ chức theo dõi nội dung phát sóng trên 04 kênh truyền hình; theo dõi
nội dung VOD trên dịch vụ PTTH trả tiền của 05 doanh nghiệp.
* Về công tác cấp phép, cấp thẻ nhà báo:
- Cấp Giấy phép hoạt động phát thanh: 01 (cấp sửa đổi, bổ sung).
- Cấp Giấy phép hoạt động truyền hình: 01 (cấp đổi).
- Cấp Giấy phép sản xuất kênh phát thanh trong nước: 01 (cấp lại).
31

- Cấp Giấy phép sản xuất kênh truyền hình trong nước: 09 (cấp sửa đổi, bổ
sung; cấp lại).
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp kênh chương trình nước ngoài
trên dịch vụ PTTH trả tiền: 01 (cấp sửa đổi, bổ sung).
- Cấp Giấy phép biên tập kênh chương trình nước ngoài trên dịch vụ PTTH
trả tiền: 02 (cấp sửa đổi, bổ sung; cấp lại).
- Cấp Giấy chứng nhận đăng ký danh mục kênh cho các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền: 23 (cấp bổ sung, cấp lại).
- Cấp 31 thẻ nhà báo (đối với 43 trường hợp đề nghị cấp thẻ) của 08 Đài
PTTH
* Thỏa thuận bổ nhiệm Lãnh đạo Đài PTTH:
- Có 09 văn bản gửi Ban TGTW về việc thỏa thuận bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
Lãnh đạo Đài PTTH.
- Có 03 văn bản gửi địa phương (Tỉnh ủy, Thành ủy/ UBND tỉnh, thành
phố) về việc thỏa thuận bổ nhiệm Lãnh đạo Đài PTTH.
* Quản lý dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền:
- Tiếp tục giám sát, theo dõi hoạt động cung cấp dịch vụ của các doanh
nghiệp xuyên biên giới tại Việt Nam.
- Đề xuất phương án xử lý doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền theo yêu cầu trên mạng Internet xuyên biên giới tới người
dùng Việt Nam.
- Triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp
truyền hình trả tiền năm 2023 (Đã kiểm tra hoạt động quản lý chất lượng dịch vụ
phát thanh, truyền hình trả tiền tại Tập đoàn Viettel và Công ty FPT).
- Triển khai kế hoạch đối soát phí năm 2023: tổ chức đoàn công tác thực
hiện việc đối soát phí quyền cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền tại trụ sở của
07 doanh nghiệp: Tập đoàn Viettel, Công ty Viechannel, Công ty HTV-TMS,
Công ty SCTV và Công ty Flix Việt, Tập đoàn VNPT, Công ty VTVcab.
* Truyền hình trả tiền:
- Thuê bao truyền hình trả tiền: Tính đến Quý III/2023, thuê bao ước tính
18.6 triệu thuê bao (Tăng 12.3% so với cùng kỳ năm ngoái, số liệu thuê bao
truyền hình trả tiền đạt 16.57 triệu thuê bao)
- Số lượng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền: Tính đến
Quý III/2023 có 35 doanh nghiệp được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ truyền
hình trả tiền.
- Doanh thu truyền hình trả tiền: Tính đến hết Quý III/2023, doanh thu
dịch vụ (bao gồm VAT) ước tính đạt 7.500 tỷ đồng (Tăng 1.4% so với cùng kỳ
năm ngoái, doanh thu tính đến hết Quý 3/2022 đạt 7.394 tỷ đồng)
32

`b2) Lĩnh vực Thông tin điện tử


- Tỷ lệ ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội xuyên biên giới
trong Quý III/2023 ước đạt khoảng 92%1

- Tiếp tục chấn chỉnh, xử lý “báo hoá” tạp chí, “báo hoá” trang tin điện tử
tổng hợp, “báo hoá” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hoá” báo chí theo Kế
hoạch số 1029/KH-BTTTT ngày 29/3/2023 của Bộ TTTT về việc triển khai thực
hiện Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV về
việc tập trung chấn chỉnh và giải quyết cơ bản tình trạng “báo hóa” tạp chí, trang
thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội. Rà soát, lập danh sách các trang thông
tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội có dấu hiệu “báo hoá”, hoạt động không đúng
quy định pháp luật để giám sát, tập trung chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.
- Xây dựng White list giai đoạn 1 (báo điện tử, MXH, trang tin đã cấp
phép) bao gồm 301 báo điện tử, tạp chí điện tử, 1.373 trang thông tin điện tử
tổng hợp và 953 mạng xã hội đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định
pháp luật Việt Nam và gửi White list các nhãn hàng, đại lý quảng cáo và công
bố trên website của Cục. Hiện đang tiếp tục cập nhật white liste bằng cách gửi
hướng dẫn tới Đài PTTH, đơn vị hoạt động truyền hình, cơ quan báo chí, tổ
chức cá nhân để báo cáo và kê khai các thông tin tài khoản, kênh nội dung, trang
cộng đồng, nhóm cộng đồng trên mạng xã hội của mình (hiện nay đã tiếp nhận
được báo cáo của 48 Đài PTTH, 24 cơ quan báo chí, 7 doanh nghiệp, tổ chức
(tổng số lượng trang, kênh, tài khoản đã thông báo với Cục: 350).
- Phối hợp, góp ý dự thảo Quy trình phối hợp phát hiện, kiểm soát tác
động, ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội đối với các trường hợp không tuân thủ Quy
tắc ứng xử của người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật do Bộ VHTTDL chủ
trì thực hiện.
- Ban hành kết luận kiểm tra toàn diện hoạt động của Tiktok tại Việt Nam;
công bố thông tin rộng rãi trên báo chí, truyền thông.
- Phối hợp, tham gia Hội nghị trao đổi kinh nghiệm về xử lý thông tin xấu
độc của BCĐ 35 Trung ương; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 35
ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị khóa XII; báo cáo kết quả tuyên truyền thông

1
Kết quả từ 23/6/2023 đến 20/9/2023:
- Facebook đã chặn, gỡ bỏ hơn 975 bài viết đăng thông tin sai sự thật, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước,
các thương hiệu, cá nhân, tổ chức (tỷ lệ 90%). Ngoài ra, gỡ 01 group vi phạm và 26 tài khoản giả mạo, 24 pages
quảng cáo, mua bán hóa đơn trái phép.
- Google đã gỡ 2.793 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 93%). Ngoài ra, xóa 12 kênh có nội dung chống phá
Đảng, Nhà nước (chứa khoảng 31.179 video).
- TikTok đã chặn, gỡ bỏ 82 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực (tỷ lệ 93%). Trong đó
xóa 04 tài khoản livestream bình luận xuyên tạc về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, chia sẻ hình ảnh bản đồ có
đường lưỡi bò; 29 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước; 13 tài khoản bôi nhọ,
xúc phạm Bác Hồ.
- Google đã gỡ 5390 videos vi phạm trên Youtube (tỷ lệ 94%). Ngoài ra, chặn 02 kênh YouTube phản động khỏi
truy cập từ lãnh thổ Việt Nam (Kênh nóng TV và Chính sự TV).
- TikTok đã chặn, gỡ bỏ: 407 link vi phạm, đăng tải thông tin sai sự thật, nội dung tiêu cực. (tỷ lệ 92%). Trong
đó có 145 tài khoản thường xuyên đăng tải nội dung chống phá Đảng, Nhà nước.
33

tin tích cực, đấu tranh xử lý TTXĐ trong dịp kỉ niệm 78 năm Cách mạng tháng 8
và ngày Quốc khánh 2/9; Báo cáo kết quả xử lý thông tin xấu độc hàng
tuần/hàng tháng/hàng quý và đột xuất gửi BCĐ 35 Trung ương; Báo cáo về kết
quả xử lý thông tin chống phá Lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước hàng
tuần/tháng/quý…
- Phối hợp, chỉ đạo Liên minh Game triển khai các chương trình đào tạo,
liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp sản xuất game của nước
ngoài trên cổng thông tin điện tử về game (game.gov.vn)
c) Về Thông tin cơ sở
Ban hành: Hướng dẫn chức năng, tính năng kỹ thuật của Hệ thống thông
tin nguồn trung ương và Hệ thống thông tin nguồn cấp tỉnh - Phiên bản 2.0;
Hướng dẫn đánh giá Tiêu chí về thông tin, truyền thông đô thị; Quyết định phê
duyệt Kế hoạch triển khai nhiệm vụ lớn đến năm 2025 của Cục Thông tin cơ sở;
Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố
chất thải năm 2023 trên hệ thống thông tin cơ sở; Kế hoạch thông tin, tuyên
truyền thực hiện Đề án chuyển đổi một số ngành nghề khai thác hải sản ảnh
hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên hệ thống thông tin cơ sở năm
2023; Kế hoạch thông tin, tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ tăng cường công tác
phòng cháy, chữa cháy trong tình hình mới năm 2023; Kế hoạch kiểm tra phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” năm 2023 tại tỉnh Quảng
Nam và Quảng Ngãi; Báo cáo kết quả triển khai Kế hoạch quốc gia thích ứng
với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo kết
quả thực hiện Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác
hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tháng 7, 8 và
9/2023.
- Công tác tuyên truyền: Đề nghị Sở TTTT chỉ đạo hệ thống cơ sở truyền
thanh cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã tuyên truyền 9 nội dung: Tiết kiệm
điện mùa khô; cảnh báo việc buôn bán, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm
gia cầm qua biên giới vào Việt Nam; cảnh báo việc buôn bán, vận chuyển trái
phép lợn, sản phẩm từ lợn qua biên giới ra vào Việt Nam; đẩy mạnh cải cách thủ
tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp; công tác xây dựng Đảng và hệ thống
chính trị; hưởng ứng “Ngày thế giới phòng, chống mua bán người” và “Ngày
toàn dân phòng, chống mua bán người - 30/7”; Kế hoạch hành động quốc gia về
phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng
loạt và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 27/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt
động tổ chức đánh bạc và đánh bạc; Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 về
tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư (khóa
XII) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và
phát triển rừng; Công điện số 825/CĐ-TTg ngày 15/9/2023 của Thủ tướng
Chính phủ triển khai thực hiện chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy.
34

- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng Quy chế hoạt động đài
truyền thanh cấp xã; hướng dẫn Sở TTTT Đồng Nai về việc đầu tư hệ thống
truyền thanh cấp xã, cấp huyện; hướng dẫn Sở TTTT Sơn La về việc đầu tư thiết
lập đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
- Tổ chức 7 Hội nghị tập huấn: Bồi dưỡng công tác truyền thông chính
sách cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở năm 2023; về biển và hải đảo, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông; nâng cao năng lực
ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nâng cao nhận thức, trách nhiệm
về an toàn thông tin; Tổ chức Hội nghị tập huấn về kinh tế số, xã hội số.
- Tổ chức Đoàn giám sát, đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ thiết lập
mới, nâng cấp đài truyền thanh xã thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền
vững năm 2023 tại tỉnh Lạng Sơn.
-Đề xuất nhiệm vụ thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa
Việt Nam.
d) Về Thông tin đối ngoại
- Lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, tiến hành tổng kết, đánh giá
việc thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về thông tin đối ngoại
giai đoạn 2013 - 2020 và giai đoạn chuyển tiếp từ năm 2020 đến nay; tổng hợp,
xây dựng Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 57-
KL/TW ngày 15/6/2023 của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.
- Ban hành Quyết định số 1567/QĐ-BTTTT ngày 18/8/2023 của Bộ
trưởng Bộ TTTT ban hành Kế hoạch truyền thông về quyền con người năm
2024 của Bộ TTTT.
- Tham gia cơ chế tham mưu chỉ đạo công tác tư tưởng và tuyên truyền về
nhân quyền, biển đảo và TTĐN thông qua cơ chế Nhóm giúp việc thường trực
Ban Chỉ đạo công tác TTĐN - Ban Tuyên giáo Trung ương; Nhóm tham mưu
Biển Đông - Hải đảo thuộc Ủy ban Chỉ đạo Nhà nước về Biển Đông - Hải đảo.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của Ban Tuyên giáo Trung ương,
Ban Chỉ đạo công tác TTĐN, Bộ Ngoại giao triển khai chỉ đạo, tổ chức cung cấp
và định hướng nội dung TTĐN cho các cơ quan báo chí về các vấn đề liên quan
đến Việt Nam thông qua cơ chế giao ban báo chí, giao ban Nhóm giúp việc Ban
Chỉ đạo công tác TTĐN hằng tuần cũng như các văn bản hướng dẫn.
- Cung cấp thông tin, dư luận trên báo chí nước ngoài về tình hình Việt
Nam định kỳ hằng tháng cho các cơ quan báo chí đối ngoại.
- Duy trì cơ chế Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân
quyền và TTĐN định kỳ hằng tháng.
- Tổ chức Hội nghị tập huấn công tác TTĐN về quyền con người cho cán
bộ làm công tác TTĐN của 19 tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ và
35

kết hợp đưa phóng viên một số báo đài chủ lực ở Trung ương đi thực tế, viết bài
tại một số huyện có yếu tố dân tộc, tôn giáo của tỉnh Quảng Nam.
- Tổ chức nắm bắt dư luận trong và ngoài nước về tình hình Việt Nam
hằng tuần, chú trọng theo dõi các ý kiến đánh giá, nhận định của Chính phủ các
nước, các tổ chức quốc tế, giới học giả, chuyên gia nước ngoài, hằng tuần thực
hiện báo cáo “Điểm dư luận báo chí nước ngoài về Việt Nam” làm tài liệu tham
khảo cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; nắm bắt sát thông tin để chỉ đạo báo chí
trong việc giải thích, làm rõ, đấu tranh, bác bỏ các thông tin sai trái, xuyên tạc
về tình hình Việt Nam.
- Tổ chức theo dõi, đánh giá việc đăng, phát nội dung TTĐN trên báo chí
Việt Nam để nắm bắt, hằng tuần chỉ đạo thông tin trên báo chí góp phần tăng
cường quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới và đấu tranh, bác bỏ các quan
điểm sai trái, thù địch.
- Tổ chức giới thiệu Vietnam.vn và quảng bá hình ảnh Việt Nam tại Hội
nghị Nghị sỹ trẻ toàn cầu lần thứ 9.
- Tổ chức Triển lãm ảnh trực tiếp “Bản sắc ASEAN”; giới thiệu Triển lãm
“Bản sắc ASEAN” trực tuyến trên nền tảng số bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ
trách thông tin ASEAN lần thứ 16, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thông tin
ASEAN+3 lần thứ 7 và các Hội nghị liên quan tại Đà Nẵng.
- Gửi Triển lãm ảnh thành tựu bảo đảm quyền con người của Việt Nam
phục vụ trưng bày tại trụ sở Liên hợp quốc tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sỹ.
- Đón và hướng dẫn hoạt động báo chí cho 02 đoàn phóng viên nước
ngoài vào Việt Nam tác nghiệp: đoàn phóng viên hãng truyền hình INIZIO
Engage của Anh; đoàn phóng viên hàng truyền hình Astro Television
(Malaysia).
Xuất bản 39714 tin bài và 970 chương trình truyền hình trên các cổng,
trang thông tin điện tử: vietnam.vn; aseanvietnam.vn; Chuyên trang biên giới;
Chuyên trang nhân quyền (Số liệu cập nhật từ ngày 01/7 đến ngày 20/9/2023).
- Duy trì vận hành Trang vietbao.vn.
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách
- Lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Báo chí năm 2016: Tiến hành xây dựng các dự thảo liên quan đến việc lập đề
nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí năm 2016;
đã gửi văn bản xin ý kiến các bộ, ngành có liên quan; chuẩn bị đăng tải xin ý
kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử.
- Bộ TTTT đã gửi hồ sơ đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định đối với việc xây
dựng 02 Nghị định: Nghị định thay thế Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị
định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông
tin trên mạng; Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của các Sở TTTT
36

4. Kiến nghị của đối tượng quản lý


- Về Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử: Trong quý III/2023, đã
nhận và xử lý được 10 đơn thư phản ánh, kiến nghị của cá nhân và các tổ chức.
Các đơn thư đã và đang được giải quyết, một số đơn thư đã chuyển đơn vị khác
xử lý theo đúng thẩm quyền.
- Về Thông tin cơ sở: Trả lời câu hỏi của ông Lê Tiến Sỹ, thành phố Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam và thư khuyến nghị của ông Nguyễn Văn Toàn về đài
truyền thanh xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
6. Nhiệm vụ mới phát sinh
7. Khó khăn, vướng mắc/tồn tại, hạn chế và giải pháp
8. Nhiệm vụ trọng tâm Quý IV/2023
- Triển khai công tác Lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật
Báo chí.
- Hoàn thiện xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trình Chính phủ
ban hành bảo đảm chất lượng, tiến độ: Nghị định thay thế Nghị định số
72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng
dịch vụ Internet và thông tin trên mạng (trình trong tháng 10); Nghị định quy
định về hoạt động thông tin cơ sở (trình trong Quý IV/2023).
- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết của Chính phủ ban
hành Chương trình hành động triển khai Kết luận số 57-KL/TW ngày 15/6/2023
của Bộ Chính trị về tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTĐN trong
tình hình mới.

- Xây dựng, hoàn thiện Kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch phát triển
và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 (giai đoạn 2023 - 2025).
- Tiếp tục triển khai kế hoạch chấn chỉnh tình trạng “báo hóa” tạp chí,
“báo hóa: trang thông tin điện tử tổng hợp và mạng xã hội, biểu hiện “tư nhân
hóa” báo chí.
- Phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
hoàn thiện quy trình xử lý (hạn chế phát sóng, biểu diễn, quảng cáo) đối với
nghệ sỹ, KOLs có hành vi vi phạm pháp luật, trái thuần phong mỹ tục gửi Bộ
Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
- Rà quét, ngăn chặn kịp thời các thông tin xấu, độc, sai sự thật trên mạng
xã hội, nhất là các mạng xã hội xuyên biên giới. Duy trì tỷ lệ ngăn chặn gỡ bỏ
thông tin xấu độc trên các nền tảng xuyên biên giới đạt trên 90%.
- Tiếp tục định hướng các cơ quan báo chí, Đài PTTH tập trung đẩy mạnh
công tác tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
37

của Nhà nước và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ; tiếp tục tập trung định hướng, thông tin tuyên truyền về các lĩnh vực chính
trị, kinh tế, văn hóa, xã hội....
- Tiếp tục thực hiện công tác thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép, cấp gia
hạn, tạm đình chỉ, sửa đổi, bổ sung, thu hồi các giấy phép trong lĩnh vực báo chí,
phát thanh, truyền hình; Thẩm định hồ sơ và trình cấp, thu hồi thẻ nhà báo;
Tham mưu thỏa thuận bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh đạo các cơ quan báo chí;
Tham gia công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực báo chí, phát
thanh, truyền hình.
- Tham gia các Đoàn kiểm tra chất lượng dịch vụ, nội dung trên dịch vụ
PTTH trả tiền; Tiếp tục theo dõi, giám sát nội dung các kênh chương trình phát
thanh, truyền hình theo chuyên đề; Phối hợp tổ chức Hội nghị giao ban truyền
hình trả tiền năm 2023; Chuẩn bị nội dung phục vụ Hội nghị báo chí toàn quốc
năm 2023.
- Phối hợp, chỉ đạo Liên minh Game triển khai các chương trình đào tạo,
liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp sản xuất game của nước
ngoài trên cổng thông tin điện tử về game (game.gov.vn).
- Hoàn thiện việc xây dựng Tài liệu tập huấn bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở.
- Báo cáo đánh giá thực thi Chiến lược phát triển lĩnh vực thông tin cơ sở
Quý IV và năm 2023.
- Tổ chức Đoàn giám sát, đánh giá công tác thực hiện nhiệm vụ thiết lập
mới, nâng cấp đài truyền thanh xã thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền
vững và Xây dựng nông thôn mới năm 2023 tại tỉnh Tây Ninh, Nghệ An và
Quảng Trị.
- Tổ chức Hội nghị tập huấn về kinh tế số, xã hội số tại tỉnh Tây Ninh.
- Tổ chức 02 Hội nghị tập huấn về công tác TTĐN về quyền con người cho
cán bộ làm công tác TTĐN tại Kon Tum và Hòa Bình.
- Tổ chức các sự kiện TTĐN: Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt
Nam - Lào năm 2023; Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy
Vietnam” dành cho người Việt Nam và người nước ngoài năm 2023 trên nền
tảng Vietnam.vn.
- Tiếp tục tục xây dựng tốt nền tảng Vietnam.vn. Đưa Vietnam.vn vào
TOP 100 trong số các báo điện tử; trang/cổng thông tin điện tử có nhiều người
theo dõi nhất Việt Nam.
- Gửi Triển lãm ảnh và giới thiệu phim “Khám phá Việt Nam 2023” cho
Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico và Italia.
VIII. Lĩnh vực Xuất bản
1. Thông tin chung về lĩnh vực
1.1. Sự kiện quan trọng
38

1.2. Đánh giá sự phát triển của lĩnh vực


Kinh tế thế giới bất ổn, xung đột chính trị chưa có dấu hiệu giảm đã khiến
ngành in bị ảnh hưởng nặng nề, đơn hàng giảm mạnh, sản xuất cầm chừng. Đây
là năm cực kỳ khó khăn đối với các doanh nghiệp trong ngành; thời điểm hiện
tại giá mực không biến động nhiều, giá kẽm tăng 5-8% so với năm 2022; giá
giấy in từ tháng 7 đến nay giảm tương đương với giá giấy cuối năm 2022, giấy
nhập khẩu như giấy Couche, giấy Ivory.. giảm từ 10-30% đối với tùy loại giấy.
Tuy giá vật tư nhìn chung giảm sẽ là lợi thế cho nhà in nhưng do tình hình kinh
tế chung khó khăn nên sản lượng của các nhà in không được giữ vững. Hiện tại
nhiều nhà in đã rút ngắn ca làm và cho lao động nghỉ luân phiên.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và khu vực đang đứng trước nhiều
khó khăn, thách thức nên kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và
Trung Quốc cũng theo đó liên tục giảm, xuất khẩu của ta vào thị trường Trung
Quốc chỉ giảm nhẹ ở mức dưới 1% nhưng sự sụt giảm nhập khẩu đã lên tới 2
con số (19,4%) và tốc độ cải thiện chậm. Trên thực tế, Trung Quốc là thị trường
cung cấp vật tư và nguyên liệu đầu vào quan trọng cho các ngành sản xuất và
xuất khẩu của Việt Nam, do đó, việc giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Trung
Quốc (tương tự với Hàn Quốc) khiến hoạt động xuất nhập khẩu nói chung và
của các doanh nghiệp phát hành xuất bản phẩm nói riêng còn khó khăn.
Doanh thu lĩnh vực xuất bản quý III của 3 năm từ 2021-2023
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Doanh thu hoạt động xuất bản


630
580
500

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu hoạt động xuất bản

Số đầu xuất bản phẩm in quý III của 3 năm từ 2021-2023


(đơn vị tính: xuất bản phẩm)
39

Số đầu xuất bản phẩm in


11000

8800
7200

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Số đầu xuất bản phẩm in (bản)

Số bản xuất bản phẩm in quý III của 3 năm từ 2021-2023


(đơn vị tính: triệu bản)

Số bản xuất bản phẩm in

101

78

26

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Số bản xuất bản phẩm in

Doanh thu lĩnh vực in Quý III của 03 năm 2021-2023


(Đơn vị tính: Tỷ đồng)

Doanh thu hoạt động in


25617

24000
22756

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu hoạt động in

Doanh thu lĩnh vực phát hành Quý III của 03 năm 2021-2023
(Đơn vị tính: Tỷ đồng)
40

Doanh thu hoạt động phát hành xuất bản


phẩm
1165 1150

725

Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023

Doanh thu hoạt động phát hành xuất bản phẩm

Mục tiêu Quý báo


Số liệu
hoặc kế cáo so với
năm Dự kiến
Thứ Đơn vị hoạch, quý cùng
Tên chỉ tiêu trước quý III
tự tính dự kiến kỳ năm
(năm /2023
năm nay trước
2022)
(2023) (2022)
A B C 1 2 3 4

1 Số nhà xuất bản NXB 57 57 57 100%

Số nhà xuất bản


2 đăng ký xuất bản và Đơn vị 19 21 21 131,25%
phát hành điện tử
XBP 37.281 43.500 7.200 65,45%
Số lượng xuất bản
3 Nghìn
phẩm in 586.958 600.000 26.000 33,33%
bản
Số đầu xuất bản
4 XBP 3.350 3.400 650 98,48%
phẩm điện tử
Doanh thu lĩnh vực Tỷ
5 3.909 4.150 500 86,21%
xuất bản đồng
Doanh thu lĩnh vực Tỷ
6 93.151 102.466 25.617 114,19%
in đồng
Doanh thu lĩnh vực
Tỷ
7 phát hành xuất bản 4.500 4.800 1.150 98,71%
đồng
phẩm

* Vướng mắc, khó khăn đối với lĩnh vực hoạt động
- Lĩnh vực xuất bản chịu sự ảnh hưởng của mức tăng trưởng thấp trong
quý 2, cũng như 6 tháng đầu năm; ảnh hưởng của nền kinh tế vẫn đang phải đối
mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Tuy vậy, trong bối cảnh khó khăn chung
của kinh tế toàn cầu, đối với lĩnh vực xuất bản tuy chưa đạt mức tăng trưởng tích
41

cực, nhưng đã phần nào đã động viên, thúc đẩy ngành phát triển bền vững, dù là
thách thức rất lớn, vượt qua khó khăn. Đòi hỏi sự nỗ lực và hỗ trợ của các bộ
ban ngành liên quan trong chính sách hỗ trợ, cũng như tài chính để tập trung vào
các giải pháp trọng tâm thúc đẩy ngành phát triển.
Những thách thức, khó khăn hầu hết đơn vị xuất bản đang phải đối mặt:
Giá giấy đã và đang tiếp tục tăng, trong khi thị trường chưa hồi phục, sức mua
giảm, độc giả khó tiếp cận với các xuất bản phẩm có giá thành cao. Trong năm
2023, nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ của một đợt suy thoái lớn,
dịch bệnh chưa hoàn toàn chấm dứt, sự đảo lộn các trật tự địa chính trị trên thế
giới do chiến tranh gây ra, vấn đề lạm phát…Các nhà xuất bản đã và đang phân
tích và tìm kiếm những cách thức để quản lý chi phí sản xuất nhằm hạn chế việc
tăng giá sách; phân loại sản phẩm theo giá trị và đối tượng khách hàng.
- Về lĩnh vực in: Đến thời điểm Nghị định số 72/2022/NĐ-CP có hiệu lực
thi hành thì việc cập nhật phần mềm hệ thống nhập khẩu thiết bị in giữa Bộ
TTTT và Tổng Cục Hải quan chưa đáp ứng được yêu cầu tiến độ. Do yêu cầu
phải tập trung các TTHC của Bộ TTTT về chung 01 hệ thống Một cửa của Bộ
nên phương án sửa trên hệ thống cũ là không tiếp tục triển khai theo tiến độ.
Những TTHC nhập khẩu thiết bị máy in thì vẫn áp dụng trên hệ thống phần
mềm kết nối với Hải quan còn những TTHC liên quan đến công đoạn trước và
sau in thì có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc là
tiếp nhận và trả kết quả bản giấy. Việc áp dụng phương án nhận và trả kết quả
bằng bản giấy gây tốn rất nhiều thời gian và nhân lực.
- Về lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm: Sự phát triển của thị trường sách
nói, sách tóm tắt đang được khẳng định so với sách truyền thống; đồng thời
cũng có sự thay đổi trong hành vi mua và đọc sách, việc mở rộng độ tuổi cũng
như nhu cầu mới từ người sử dụng đã tạo nên những xu hướng mới của thị
trường. Điều này buộc các đơn vị phát hành phải nhanh chóng thay đổi, nắm bắt
thị hiếu và nhu cầu của thị trường, thử nghiệm những nội dung mới, đồng thời
vẫn phải tuân thủ những quy định của pháp luật, trong đó có các quy định của
Luật Xuất bản và các văn bản hướng dẫn thi hành.
+ Do ảnh hưởng của hậu Covid nên sự kết nối trong liên thông logistic,
sàn thương mại điện tử chưa đồng bộ, vì vậy khâu phát hành chưa tập trung,
thiếu doanh nghiệp trung gian đủ điều kiện làm đầu mối trong khâu vận chuyển
xuất bản phẩm.
+ Thị trường sách thế giới tăng chậm, việc cung ứng xuất bản phẩm của
các nhà xuất bản, nhà cung cấp sách trên thế giới còn hạn chế, cước phí vận
chuyển tăng cao. Các hội chợ sách quốc tế và khu vực tổ chức với quy mô và số
lượng hạn chế, việc giao dịch mua bán bản quyền, khai thác khách hàng thấp.
Việc thực hiện các đơn hàng, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp nhập
khẩu hiệu quả chưa cao, số lượng xuất bản phẩm nhập khẩu và doanh thu còn
thấp so với các năm trước khi có dịch Covid-19.
+ Các vấn đề vi phạm trong lĩnh vực phát hành xuất bản phẩm vẫn còn
diễn biến phức tạp, ngày càng tinh vi hơn. Nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã
42

hội, nhất là các mạng xã hội xuyên quốc gia và các website đặt máy chủ ở nước
ngoài để quảng cáo, chào bán sách lậu, sách giả, có nội dung sai trái, độc hại.
+ Tình trạng vi phạm bản quyền xuất bản phẩm trên không gian mạng
diễn ra với nhiều phương thức, thủ đoạn mới, áp dụng công nghệ cao, sử dụng
các thiết bị hiện đại. Cần sớm có những văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở
hữu trí tuệ cũng như các văn bản luật liên quan để giải quyết những vấn đề trên.
1.3. Đánh giá thực thi pháp luật của các đối tượng quản lý:
Qua công tác quản lý trong hoạt động xuất bản có thể đánh giá tình hình
tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động xuất bản đã
được thực hiện tương đối tốt. Các văn bản quy phạm pháp luật mới được các cơ
quan tổ chức cập nhật thường xuyên. Trong quý không có cơ quan, tổ chức nào
vi phạm trong hoạt động xuất bản
1.4. Đánh giá tình hình triển khai chỉ đạo điều hành của các Sở
TTTT:
Sự phối hợp công tác với các Sở TTTT đã từng bước được củng cố, tăng
cường, tạo sự gắn kết, thống nhất và đồng bộ, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu
quả trong công tác quản lý nhà nước về xuất bản, in, phát hành từ Trung ương
tới địa phương.
Qua công tác đánh giá hầu hết các Sở đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan
quản lý nhà nước tại Trung ương trong công tác triển khai quản lý nhà nước về
hoạt động xuất bản. Tuy nhiên, còn rất nhiều Sở chưa thực hiện gửi số liệu báo
cáo đầy đủ và đúng tiến độ theo chế độ báo cáo quản lý nhà nước 6 tháng đầu
năm.
1.5. Thông tin mới của quốc tế có thể tham khảo/nghiên cứu học tập:
Trung Quốc là đất nước có ngành in phát triển vào top đầu trên thế giới,
đồng thời có hệ thống chính trị, pháp luật và nền văn hóa tương đồng với Việt
Nam. Vì vậy, nghiên cứu về thực trạng của ngành in và các chính sách để đổi
mới ngành in Trung Quốc làm cơ sở để rút ra được bài học kinh nghiệm cho sự
phát triển của ngành in Việt Nam. Cụ thể: Học tập các chính sách, phương án
đổi mới để phát triển ngành công nghiệp in Trung Quốc cũng như nghiên cứu xu
hướng phát triển trong tương lai của ngành công nghiệp in để xây dựng chiến
lược, định hướng cho ngành công nghiệp in Việt Nam, phù hợp với tình hình
kinh tế nước nhà.
2. Kết quả công tác chỉ đạo điều hành
2.1. Kết quả hoạt động chỉ đạo điều hành nổi bật:
- Ban hành 05 Quyết định và 02 Kế hoạch: Quyết định số 1645/QĐ-
BTTTT ngày 25/8/2023 về việc giao và phê duyệt Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
lớn của Cục Xuất bản, In và Phát hành, có tính khả thi, tạo dấu ấn cho Ngành để
dồn lực thực hiện và hoàn thành trước tháng 12 năm 2025; Quyết định số
1216/QĐ-BTTTT ngày 05/7/2023 về việc công bố TTHC được sửa đổi lĩnh vực
XBIPH thuộc phạm vi quản lý của Bộ TTTT; Quyết định số 1617/QĐ-BTTTT
43

ngày 22/8/2023 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước
về xuất bản cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quy hoạch lãnh đạo nhà xuất bản;
Quyết định về việc mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in cho người
đứng đầu cơ sở in tại TP. Hồ Chí Minh; Quyết định số 1617/QĐ-BTTTT ngày
22/8/2023 phê duyệt Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước về
xuất bản cho đội ngũ lãnh đạo, đội ngũ quy hoạch lãnh đạo nhà xuất bản; Kế
hoạch số 890/KH-CXBIPH ngày 24/7/2023 của Cục Xuất bản, In và Phát hành
về việc triển khai xây dựng Nhà xuất bản Phụ nữ thành nhà xuất bản trọng điểm;
Kế hoạch số 955/QĐ-CXBIPH ngày 11/8/2023 của Cục Xuất bản, In và Phát
hành về việc ban hành Kế hoạch phát triển cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý
của Cục Xuất bản, In và Phát hành.
- Báo cáo trình Chính phủ “Thực trạng và Định hướng phát triển ngành
Công nghiệp Việt Nam”, đề xuất và kiến nghị với Chính phủ các giải pháp để
phát triển ngành in trong thời gian tới.
- Báo cáo chuyên đề “Ngành Công nghiệp in Trung Quốc (Kinh nghiệm
quốc tế & Bài học với Việt Nam)”.
- Báo cáo về việc rà soát khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn của Luật
Xuất bản và đề xuất lộ trình lập đề nghị xây dựng Luật Xuất bản sửa đổi, bổ
sung trình Chính phủ.
- Về Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu: (1) Báo cáo rà soát và đề
xuất một số điểm mới nhằm nâng cao chất lượng Giải thưởng Sách Quốc gia. (2)
Ban hành Quyết định số 1424/QĐ-BTTTT ngày 02/8/2023 quyết định về việc
sửa đổi, bổ sung Quy chế Giải thưởng Sách Quốc gia; (3)Quyết định số
1423/QĐ-BTTTT ngày 02/8/2023 quyết định về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ
Giải thưởng Sách Quốc gia; (4) Kế hoạch số 3206/KH-BTTTT ngày 08/8/2023
của Bộ TTTT về việc tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu. (5) Ban
hành Quyết định thành lập Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ Sáu. (6)
Đồng ý tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sách Sách Quốc gia lần thứ sáu vào tuần
cuối tháng 12/023 với đề xuất của Hội Xuất bản Việt Nam. (7) Hiện đang thực
hiện việc kiểm tra, rà soát thời gian nộp lưu chiểu của danh mục sách tham dự
chấm Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu theo quy định.
- Xây dựng Kế hoạch, Chương trình tổ chức Hội nghị tập huấn, phòng,
chống, in lậu toàn quốc năm 2023. Xây dựng dự thảo Quyết định kiện toàn nhân
sự Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương, thay thế Quyết định số
441/QĐ-BTTTT ngày 15/3/2022 của Bộ trưởng Bộ TTTT.
- Dự thảo Kế hoạch, chương trình thúc đẩy chuyển đổi số ngành in.
Hoàn thiện Báo cáo về đổi mới, xu hướng ngành in.
- Báo cáo kết quả thực hiện và kết thúc nhiệm vụ về triển khai các giải
pháp phòng, chống in lậu và gian lận thương mại, xâm phạm bản quyền trong
lĩnh vực xuất bản trên không gian mạng.
44

- Báo cáo kết quả triển khai ứng dụng AI trong hoạt động xuất bản. Phối
hợp triển khai hệ thống Chatbot dựa trên ứng dụng ChatGPT đến 03 nhà xuất
bản để tham gia chương trình chạy thử nghiệm.
- Tiếp tục phối hợp xây dựng Bộ chuẩn hóa quy định về nghề in theo xu
hướng phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tổ chức đoàn công tác đi Lào và tổ chức khóa đào tạo nghiệp vụ xuất
bản, in và phát hành cho cán bộ Lào từ ngày 31/7 đến ngày 04/8/2023 tại thủ đô
Viên Chăn, Lào.
- Báo cáo kết thúc nhiệm vụ phát triển thị trường sách nói đạt quy mô 80
tỷ (lần 2). Từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện một số nhiệm vụ thời gian tới: (1)
Làm việc với một số ngân hàng và các đơn vị liên quan để đưa sách nói thành
sản phẩm quà tặng cho khách hàng. (2) Làm việc với Tổng Công ty Viễn thông
Viettel, Công ty VTC Công nghệ và nội dung số, Hãng Hàng không Quốc gia
Việt Nam và các đơn vị liên quan để đưa sách lên máy bay phục vụ hành khách
trong thời gian tới.
- Phối hợp với Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức cuộc họp bàn về việc thực
hiện giải pháp truyền thông, quảng bá sách, phát triển văn hóa đọc thông qua các
cơ quan báo chí.
- Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo:(1) Hội nghị tập huấn nghiệp vụ xuất
bản năm 2023 với hơn 350 đại biểu tham dự. (2) Hội nghị xuất nhập khẩu xuất
bản phẩm năm 2023. (3) Hội thảo “Nhận diện các hành vi in lậu, làm giả xuất
bản phẩm, gian lận thương mại trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản
phẩm và các giải pháp phòng chống”. (4) Hội thảo xin ý kiến các Hiệp hội và
các chuyên gia về dự thảo báo cáo “Thực trạng và Định hướng phát triển ngành
Công nghiệp in Việt Nam”, trong đó tập trung làm rõ bức tranh toàn cảnh của
ngành, các thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp tái sinh lại
ngành trong giai đoạn tới. Hội thảo Sự tác động của xuất bản phẩm lậu, xuất bản
phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc. (5) Hội thảo Sự tác động của xuất bản
phẩm lậu, xuất bản phẩm giả đối với phát triển văn hóa đọc. (6) Hội thảo “Đổi
mới nâng cao hiệu quả của liên kết xuất bản”. (7) Hội nghị tập huấn nghiệp vụ
phòng, chống in lậu toàn quốc năm 2023.
- Tổ chức thành công 02 Hội thảo giới thiệu một số quy định mới về hoạt
động in tại Nghị định số 72/2022/NĐ-CP và báo cáo kết thúc nhiệm vụ Hội nghị
phổ biến Nghị định số 72/2022/NĐ-CP ngày 04/10/2022 của Chính phủ sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của
Chính phủ quy định về hoạt động in và Nghị định số 25/2018/NĐ-CP ngày
28/02/2018 sửa đổi Nghị định số 60/2014/NĐ-CP ngày 19/6/2014 của Chính
phủ quy định về hoạt động in.
- Phối hợp với Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên về triển khai đợt 2
của Kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2020-2030 theo
hướng xã hội hóa.
45

- Phối hợp với UBND TP. Hà Nội về việc đề xuất TP. Hà Nội đăng ký trở
thành “Thủ đô Sách thế giới” vào năm 2026.
- Ban hành Quyết định về việc mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt
động in cho người đứng đầu cơ sở in tại TP. Hồ Chí Minh.
* Về công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính:
Trong Quý II/2023, đã triển khai kiểm tra chuyên ngành đối với 01 nhà
xuất bản; Quý III/2023, không có đơn vị nào vi phạm trong lĩnh vực xuất bản,
in, phát hành xuất bản phẩm.
* Về thủ tục hành chính:
- Kết quả giải quyết thủ tục hành chính (từ 15/06/2023 đến 14/9/2023):
TT Tên thủ tục hành chính Đơn vị tính Số lượng
Cấp giấy xác nhận đăng ký xuất bản giấy xác nhận 1.239
1.
Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không
Giấy phép 01
2. kinh doanh

Đăng ký hoạt động xuất bản, phát hành


Giấy phép 07
3. xuất bản phẩm điện tử (XB: 04, PH: 03)

Chấp thuận bổ nhiệm tổng giám đốc


Văn bản 02
4. (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản

Cấp lại giấy phép hoạt động in xuất bản


Giấy phép 02
5. phẩm

Cấp giấy phép in gia công xuất bản


Giấy phép 62
6. phẩm cho nước ngoài

Khai báo nhập khẩu thiết bị in Giấy xác nhận 760


7.
Cấp lại giấy phép hoạt động in Giấy phép 02
8.
Cấp giấy xác nhận đăng ký nhập khẩu giấy xác nhận
277
9. xuất bản phẩm để kinh doanh

Cấp giấy xác nhận đăng ký hoạt động


Giấy phép 01
10. phát hành xuất bản phẩm

Cấp lại giấy xác nhận đăng ký hoạt động


Giấy xác nhận 02
11. phát hành xuất bản phẩm

Cấp giấy phép nhập khẩu xuất bản phẩm


Giấy phép 04
12. không kinh doanh
46

- Số lượng TTHC được xử lý trong quý III là 2.359 hồ sơ phát sinh của
12/30 TTHC, thuộc lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, tăng 26,01 % so với
cùng kỳ năm trước.
- Số lượng hồ sơ quá hạn: Không.
2.2. Tình hình xây dựng cơ chế, chính sách:
- Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định
số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản: Ngày 11/9/2023, Bộ đã ban hành
Quyết định thành lập Tổ biên tập xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung
một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xuất bản và Nghị định
số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản. Tổ biên tập đang tiến hành xây dựng
dự thảo Thông tư sửa đổi theo hướng không áp dụng quy định về yêu cầu xuất
trình sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh... đơn giản hóa một số mẫu, biểu mẫu để
phù hợp với quy định tại Nghị định số 104/2022/NĐ-CP ngày 21/12/2022 và các
mục tiêu của Đề án. Dự kiến trình ban hành tháng 11/2023.
3. Công tác xử lý các phản ánh/kiến nghị của các Sở TTTT
4. Kiến nghị của đối tượng quản lý
Tổng số kiến nghị: 12; đã giải quyết xong: 12; chưa giải quyết xong: 0.
5. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
6. Nhiệm vụ mới phát sinh
7. Khó khăn, vướng mắc/tồn tại, hạn chế và giải pháp
8. Nhiệm vụ trọng tâm Quý IV/2023
- Phối hợp Hội Xuất bản Việt Nam thực hiện các công tác tổ chức liên
quan đến việc chấm Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu.
- Tiếp tục thực hiện triển khai Chương trình Sách Quốc gia; Chương trình
giảm nghèo đặt hàng sử dụng ngân sách nhà nước năm 2022-2026; Chương
trình Mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng Bộ chuẩn hóa quy định về nghề in theo xu hướng phù hợp với
CMCN 4.0.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai công tác phòng chống in lậu do
Cục Xuất bản, In và Phát hành chủ trì năm 2023. Triển khai Kế hoạch hoạt động
Đoàn liên ngành và các nội dung của Đoàn liên ngành về triển khai kế hoạch
phòng, chống in lậu năm 2023
- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở dữ liệu cập nhật hệ thống lĩnh vực xuất bản.
47

- Hoàn thiện trình ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số
01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày
21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Xuất bản.
- Xây dựng kế hoạch và triển khai từng bước thực hiện nhiệm vụ lập đề
nghị xây dựng Luật Xuất bản (sửa đổi).
-.
- Xây dựng chương trình chuyển đổi số ngành in.
- Báo cáo về đổi mới, xu hướng ngành in toàn cầu gửi các đơn vị liên
quan.
- Tiếp tục triển khai xây dựng đề án phát triển nhà xuất bản trọng điểm.

- Tổ chức Hội thảo “Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp in trong thời
kỳ mới”: Đào tạo công nhân kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật viên (các góc nhìn từ các
chuyên gia trong ngành in.
B. CÔNG TÁC TỔNG HỢP
1. Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao (cập nhật trên hệ thống
https://nhiemvu.mic.gov.vn).
2. Pháp chế
- Phối hợp với Ủy ban khoa học, công nghệ khoa học và môi trường –
Quốc hội khóa XV để giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Viễn
thông sau Kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XV.
- Ban hành Quyết định triển khai thi hành Luật Giao dịch điện tử.
- Tham gia góp ý đối với 180 văn bản, yêu cầu của các Bộ, ngành địa
phương.
- Nghiên cứu, góp ý trình Bộ trưởng 49 phiếu lấy ý kiến thành viên Chính
phủ.
- Góp ý, cho ý kiến đối với 165 nội dung xin ý kiến về lĩnh vực liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu phát sinh từ lĩnh vực quản lý của các đơn vị
trong Bộ. Tiến hành thẩm định 06 Thông tư.
- Đã hoàn thành việc rà soát văn bản QPPL phục vụ triển khai Đề án 06
liên quan đến lĩnh vực của Bộ TTTT.
- Đã hoàn thành Báo cáo kết quả rà soát, cập nhật ngành, nghề đầu tư kinh
doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh liên quan đến lĩnh vực của
Bộ TTTT; Báo cáo kết quả rà soát Luật Xuất bản theo nhiệm vụ được giao tại
Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
3. Tổ chức cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng - thi đua, khen thưởng
48

- Trình Thủ tướng Chính phủ Phiếu trình số 55/TTr-BTTTT ngày


20/9/2023 về dự thảo Quyết định Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các
đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TTTT.
- Ban hành:
+ Thông tư số 08/TT-BTTTT ngày 28/7/2023 về việc hướng dẫn về vị trí
việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành,
cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập
thuộc ngành, lĩnh vực TTTT;
+ Thông tư số 09/TT-BTTTT ngày 28/7/2023 về việc hướng dẫn về vị trí
việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành TTTT trong cơ quan, tổ chức thuộc
ngành, lĩnh vực TTTT;
+ Quyết định Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Bưu chính; Cục An toàn thông tin; Cục Thông tin
đối ngoại; Trung tâm Công nghệ chuyển đổi số quốc gia; trung tâm Chính phủ
số;
+ Quyết định Ban hành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh
nghề nghiệp Kỹ thuật dựng phim; Quay phim; Phát thanh viên; Âm thanh viên;
+ Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 08/9/2023 về việc tạm giao biên chế
công chức năm 2024 cho các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ TTTT;
+ Quyết định số 1681/QĐ-BTTTT ngày 30/8/2023 về việc giao và phê
duyệt Kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ lớn của Vụ Tổ chức cán bộ;
+ Quyết định số 1649/QĐ-BTTTT ngày 28/8/2023 phê duyệt Chỉ số cải
cách hành chính năm 2022 của các cơ quan hành chính trực thuộc Bộ TTTT.
+ Kế hoạch xây dựng vị trí việc làm công chức, viên chức trong cơ quan,
đơn vị thuộc Bộ TTTT;
+ Kế hoạch tuyển dụng công chức cho các Vụ, Thanh tra theo Nghị định
số 140/2017/NĐ-CP ngày 05/12/2017 của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo
nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ;
+ Kế hoạch của Bộ TTTT thực hiện Nghị quyết số 99/NĐ-CP của Chính
phủ.
- Tổ chức: Hội nghị tập huấn công tác tổ chức cán bộ năm 2023; Hội nghị
tập huấn công tác CCHC năm 2023.
* Công tác Thi đua - Khen thưởng
- Tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thi đua, khen thưởng cho các cán bộ
các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
- Trình Bộ trưởng tặng Bằng khen cho: 23 tập thể có thành tích xuất sắc,
đột xuất; Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp TTTT” cho gần 50 cá nhân trong và
ngoài ngành TTTT; Bằng khen cho khoảng 600 cá nhân và tập thể; tặng danh
49

hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ cho 350 cá nhân; tặng Cờ của Bộ cho 09 Sở TTTT
và 12 Bằng khen cho các Sở về thành tích công tác năm 2022.
- Trình Lãnh đạo Bộ 07 hiệp y khen thưởng cho Tạp chí Lịch sử Đảng; Sở
TTTT Vĩnh Long; Sở TTTT Nam Định; Báo Hà Giang; Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nhà xuất bản Tư pháp, Bộ Tư pháp; Cơ
quan thường trú khu vực Tây Nguyên thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Trình Bộ trưởng tặng Bằng khen cho 46 cá nhân thuộc Quốc hội, Văn
phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc Hội và một số đơn vị của Bộ TTTT đã có
thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng Luật trong năm 2022-2023.
- Trình Bộ trưởng tặng Bằng khen cho 03 tập thể và 04 cá nhân thuộc
Công an thành phố Hà Nội đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát hiện,
đấu tranh, xử lý cơ sở sản xuất, buôn bán sách giả trên địa bàn thành phố Hà
Nội.
- Hướng dẫn triển khai đề cử xét trao tặng Giải thưởng Kovalevskaia năm
2023 các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ theo văn bản 2275/ĐCT-
UBGT ngày 14/8/2023 của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam; Rà soát hoàn thiện
hồ sơ trình khen thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các 10 tập
thể, 25 cá nhân thuộc Bộ.
4. Kế hoạch - Tài chính - Quản lý doanh nghiệp
- Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và tình hình KT-
XH các tháng 7,8, 9 năm 2023.
- Xây dựng Kế hoạch phát triển ngành TTTT; dự toán NSNN năm 2024
và kế hoạch tài chính NSNN 03 năm 2024-2026.
- Rà soát điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn
NSTW giai đoạn 2021-2025.
- Hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số
14/2022/TT-BTTTT, gửi xin ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp
và đăng tải xin ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
- Phê duyệt Dự toán kinh phí và Kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoạt động
của Đoàn liên ngành phòng, chống in lậu Trung ương năm 2023; Triển lãm ảnh
và phim phóng - sự tài liệu “Bản sắc ASEAN” trực tuyến trên nền tảng số.
5. Khoa học và Công nghệ
- Ban hành Thông tư số 10/2023/TT-BTTTT ngày 05/9/2023 về Ngưng
hiệu lực áp dụng quy định thi hành một phần/toàn bộ của một số quy chuẩn kỹ
thuật tại Thông tư số 04/2023/TT-BTTTT ngày 31/5/2023 quy định Danh mục
sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của
Bộ TTTT.
- Tổ chức nghiên cứu và đã được phê duyệt nhiệm vụ lớn đến năm 2025:
Nâng tầm các tiêu chuẩn quốc gia/quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (TCVN/QCVN)
50

lĩnh vực TTTT hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn
nước ngoài tiên tiến.
- Triển khai xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
năm 2024: tổ chức và xây dựng Kế hoạch KHCN&ĐMST năm 2024 và năm
2025 của Bộ TTTT trên cơ sở rà soát, đánh giá tình hình và dự kiến kết quả thực
hiện kế hoạch KHCN năm 2023.
- Ban hành bản đồ công nghệ cho 08 lĩnh vực của Bộ TTTT; Nghiên cứu
và xây dựng báo cáo tổng kết: Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Luật
Năng lượng nguyên tử năm 2008.
- Tiếp tục triển khai Kế hoạch xây dựng TCVN: Tổ chức họp Hội đồng
Thẩm tra Hồ sơ các dự thảo TCVN về Big Data, AI và đô thị thông minh.
- Thành lập Nhóm Tiêu chuẩn 6G. Xây dựng kế hoạch và chương trình
hoạt động năm 2023 của nhóm - Ban chỉ đạo thúc đẩy nghiên cứu phát triển
công nghệ thông tin di động 6G.
- Triển khai các nhiệm vụ về chỉ định các tổ chức đánh giá sự phù hợp
chuyên ngành (tổ chức thử nghiệm, tổ chức chứng nhận): tổ chức Hội đồng đánh
giá chỉ định tổ chức thử nghiệm (Công ty Cổ phần DT&C VINA); chỉ định tổ
chức chứng nhận (Trung tâm đo lường chất lượng viễn thông, Cục Viễn thông);
chứng nhận đăng ký hoạt động chứng nhận sản phẩm của Trung tâm Đo lường
Chất lượng Viễn thông (Cục Viễn thông). Triển khai thỏa thuận thừa nhận lẫn
nhau (MRA) về đánh giá sự phù hợp đối với các sản phẩm viễn thông, công
nghệ thông tin giữa Việt Nam với các nước Hoa Kỳ, Canada: thừa nhận 14
phòng thử nghiệm của Hoa Kỳ và 04 phòng thử nghiệm của Canada.
- Thông báo các văn bản có liên quan đến vấn đề về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại và là đối tượng cần thực hiện thông báo cho WTO theo nghĩa
vụ minh bạch hóa của Hiệp định TBT của WTO.
- Tiếp tục điều phối triển khai công tác ISO tại Bộ TTTT và Khối cơ quan
Bộ: tổ chức kiểm tra việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống QLCL
theo TCVN ISO 9001:2015 tại các đơn vị thuộc Bộ TTTT năm 2023; tổ chức
Hội nghị "Tăng cường năng lực áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015" và Hội nghị "Hoạt
động chuyển đổi số trong hệ thống quản lý chất lượng ISO".
6. Thanh tra
- Ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch xây dựng, triển khai Hệ thống
nghiệp vụ chuyên ngành đánh giá, giám sát trực tuyến về hoạt động của đối
tượng quản lý.
- Ban hành kết luận kiểm tra công tác kê khai, công khai tài sản, thu nhập
theo quy định của pháp luật về phòng chống tham nhũng tại Tổng công ty
Truyền thông đa phương tiện VTC.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc mua sắm, lắp đặt trang
thiết bị thuộc 04 dự án: “Đầu tư máy tính kinh doanh Internet tại Bưu điện
51

huyện Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình thuộc Bưu điện tỉnh Đồng Tháp”,
“Đầu tư máy tính kinh doanh Internet tại Trung tâm Bưu chính phát hành báo
chí, Bưu điện huyện Cao Lãnh và Tháp Mười thuộc Bưu điện tỉnh Đồng Tháp”,
“Đầu tư máy tính kinh doanh Internet tại Bưu điện Hồng Ngự thuộc Bưu điện
tỉnh Đồng Tháp”, “Đầu tư máy tính kinh doanh Internet tại Bưu điện huyện
Châu Thành, Lấp Vò và Lai Vung thuộc Bưu điện tỉnh Đồng Tháp” tại Tổng
Công ty Bưu điện Việt Nam (do Bưu điện tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư).
- Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện Dự án
“Tăng cường trang thiết bị phòng thí nghiệm về thông tin di động thế hệ mới”
do Viện Chiến lược TTTT làm chủ đầu tư.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc mua sắm, lắp đặt trang
thiết bị thuộc các dự án đầu tư “An ninh bảo mật, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ
thuật và đường truyền cho mạng truyền số liệu chuyên dùng cho các cơ quan
Đảng, Nhà nước”, “Nâng cao chất lượng dịch vụ và năng lực cho mạng truyền
số liệu chuyên dùng” và “Nâng cấp mạng điện báo hệ đặc biệt phục vụ cơ quan
Đảng, Nhà nước” tại Cục Bưu điện Trung ương.
- Hoàn thiện báo cáo thanh tra việc chấp hành pháp luật trong việc thực
hiện dự án “Phát triển hạ tầng khung chính phủ điện tử Việt Nam - giai đoạn 1”
tại Cục Chuyển đổi số quốc gia.
- Kết luận kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng,
bảo vệ bí mật thông tin cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Kết luận thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bưu
chính và an toàn thông tin mạng đối với Công ty TNHH SPX Express và Công
ty TNHH Grab Việt Nam
- Kết luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về báo chí đối với
Tạp chí điện tử Tri thức trực tuyến.
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng, cung cấp
dịch vụ mạng xã hội và liên kết trong hoạt động báo chí của Công ty trách
nhiệm hữu hạn VNG Online.
- Hoàn thiện: Báo cáo thanh tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về quản
lý thông tin thuê bao dịch vụ viễn thông di động mặt đất tại các doanh nghiệp:
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Công ty Cổ phần Viễn thông Di
động Đông Dương Telecom, Công ty CP MobiCast, Công ty Cổ phần Viễn
thông Di động Toàn Cầu và Công ty Cổ phần Viễn thông ASIM; dự thảo Kết
luận thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về an toàn thông tin mạng và
cung cấp dịch vụ nội dung trên mạng viễn thông di động tại các doanh nghiệp:
Viettel, Mobifone và Vietnamobile; dự thảo Kết luận kiểm tra việc chấp hành
pháp luật trong hoạt động cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn
thông di động mặt đất, việc chấp hành pháp luật về an toàn thông tin mạng và
cung cấp dịch vụ mạng xã hội của Công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc
tế Icom; dự thảo Kết luận kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
phát hành xuất bản phẩm điện tử tại Công ty Cổ phần Fornos.
52

- Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về báo chí đối với Tạp chí
Kinh tế nông thôn.
- Tiến hành rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh tình trạng “báo hóa” Tạp chí,
“báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, tình trạng “tư nhân
hóa” báo chí, đã làm việc với 09 tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
báo chí, cung cấp dịch vụ mạng xã hội, thiết lập trang thông tin điện tử tổng
hợp, phát hiện nhiều tạp chí không thể hiện cụm từ tạp chí điện tử trên Măng sét,
cụm từ tạp chí điện tử có kích thước nhỏ không phù hợp với quy định tại Thông
tư số 41/2020/TT-BTTT ngày 24/12/2020 của Bộ TTTT quy định chi tiết và
hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo in, tạp chí in và báo điện tử, tạp chí
điện tử, xuất bản thêm ấn phẩm, thực hiện hai loại hình báo chí, mở chuyên
trang của báo điện tử và tạp chí điện tử, xuất bản phụ trương, xuất bản bản tin,
xuất bản đặc san, một số tạp chí không thể hiện tên cơ quan chủ quản dưới tên
cơ quan báo chí hoặc thông tin sai về số giấy phép, 01 doanh nghiệp thực hiện
không đầy đủ việc đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết
lập trang TTĐT cá nhân trên mạng xã hội, 01 doanh nghiệp thiết lập trang
TTĐT tổng hợp khi chưa đươc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
- Ngăn chặn 01 trang thông tin điện tử hoạt động trái phép do đối tượng
ẩn danh, không xác định được chủ thể đăng ký tên miền; chuyển Sở TTTT xử lý
theo thẩm quyền đối với 02 trang thông tin điện tử tổng hợp có dấu hiệu hoạt
động trái phép.
- Kiểm tra toàn diện hoạt động của mạng xã hội Tiktok tại Việt Nam và
Tạp chí Doanh nhân Việt Nam.
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền
482 triệu đồng. Tiếp 02 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý 43 đơn trong đó 27
đơn đủ điều kiện xử lý gồm: 08 đơn khiếu nại, 03 đơn tố cáo, 16 đơn kiến nghị,
phản ánh. Các đơn thư đều được giải quyết hoặc chuyển đến các cơ quan có
thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định của pháp luật, không có đơn thư tồn
đọng.
- Tổ chức Hội nghị trực tuyến với các Sở TTTT để hướng dẫn triển khai
kiểm tra đột xuất việc chấp hành pháp luật về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thiết
bị đầu cuối thông tin di động mặt đất.
7. Công tác Nhà trường
7.1. Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông
- Tổ chức thành công các hoạt động chào mừng và Lễ kỷ niệm 70 năm
thành lập trường Bưu điện - Vô tuyến điện (1953-2023), đơn vị tiền thân của
Học viện:
- Tiến hành xây dựng và tổ chức Lễ khánh thành công trình Bia kỷ niệm
nơi đặt trụ sở đầu tiên khi thành lập trường Bưu điện – Vô tuyến điện tại xã Phú
Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên; tổ chức Liên hoan văn nghệ và Hội
thao ” Vì một PTIT vượt trội” thu hút đông đảo viên chức, người lao động và
53

học viên, sinh viên Học viện tham gia; tổ chức Hội thảo KHCN và triển lãm sản
phẩm KHCN tại cơ sở đào tạo TP.Hồ Chí Minh.
- Tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2023-2024 chào đón gần 5000 sinh
viên khóa mới năm 2023 các hệ đào tạo của Học viện. Đặc biệt tại buổi Lễ khai
giảng, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng đã có bài phát biểu rất ấn tượng và đối
thoại với hơn 1000 sinh viên của Học viện về khát vọng của tuổi trẻ trong bối
cảnh chuyển đổi số. Cũng tại buổi Lễ, Học viện đã khen thưởng 04 thủ khoa đầu
vào và 58 sinh viên/tập thể có thành tích học tập tốt, đạt giải cao trong các kỳ thi
sinh viên NCKH, Olympic Toán học, Tin học, ICPC và khởi nghiệp.... Nhân dịp
năm học mới, Samsung Việt Nam đã trao 20 suất học bổng với tổng trị giá 1,5 tỷ
đồng cho sinh viên Học viện; Naver đã trao 20 suất học bổng cho sinh viên, học
viên cao học và nghiên cứu sinh trị giá lên tới 150 triệu đồng/01 suất học bổng;
Công ty OCG Nhật bản đã trao gói tài trợ trị giá 500 triệu đồng trang bị phòng
Lab Công nghệ chế tạo - Tự động hóa và học bổng khuyến khích sinh viên Học
viện học tiếng Nhật.
- Xúc tiến hợp tác với 13 tổ chức trong và ngoài nước về liên kết đào tạo,
hợp tác khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo: ĐH TP Paris (Pháp), ĐH Seoil
(Hàn Quốc), GAC Group (Hàn Quốc), ĐH Sydney (Australia), Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ và Tập đoàn ARM, Đoàn công tác NIA (Hàn Quốc), ĐH Kinh tế Công
nghiệp Thái Nguyên; AWS Việt Nam, Học viện Công nghệ Shibaura (Nhật
Bản), Công ty Samsung Display, Tập đoàn SannamS4 Acumen (New Zealand),
GS.Kou Yamada (Đại học Gunma, Nhật Bản), đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt
Nam; ký thỏa thuận hợp tác với Công ty OCG và Trung tâm đào tạo tiếng Nhật
Naganuma; Tổ chức Lễ ký thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần Rikkeisoft
trong công tác đào tạo từ xa ngành Công nghệ thông tin; Tổ chức Lễ ký kết biên
bản ghi nhớ và khai trương Trung tâm Hợp tác Khởi nghiệp về Biến đổi Khí hậu
(Coalition for Climate Entrepreneurship - CCE Hub) giữa Bộ Ngoại giao Hoa
Kỳ, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, Công ty Cổ phần Công nghệ VMO
Holdings và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
- Tiếp tục quản lý, theo dõi tiến độ 21 đề tài, nhiệm vụ Khoa học công
nghệ cấp Bộ, 04 nhiệm vụ Nhà nước, 03 nhiệm vụ Địa phương; tiếp tục xây
dựng, áp dụng, chuyển đổi số Hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn
ISO 9001:2015 của Học viện theo kế hoạch đã ban hành; ký 04 thỏa thuận hợp
tác với trường Đại học Western Sydney, Đại học Canberra, Công ty tư vấn giáo
dục SET và Hiệp hội Trí thức và chuyên gia Việt tại Australia (VASEA) tại
Diễn đàn số Việt Nam – Australia.
- Tổ chức, quản lý đào tạo các lớp theo kế hoạch, thời khóa biểu đã ban
hành của năm học 2023 - 2024; tổ chức nhập học cho hơn 4000 sinh viên trúng
tuyển hệ ĐHCQ năm 2023 tại hai cơ sở đào tạo phía Bắc và phía Nam; tổ chức
02 lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực mạng lưới đảm bảo chất lượng cơ
sở giáo dục và chương trình đào tạo của Học viện cho gần 100 cán bộ, giảng
viên Học viện;
54

- Hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số công tác thi, kiểm tra đánh giá các
môn học cho hệ VLVH/ĐHTX thông qua xây dựng hệ thống thi trắc nghiệm
(khoảng 60%); tiếp tục chạy thử và triển khai nhập dữ liệu trên hệ thống quản trị
kế hoạch số của Học viện; tiếp tục hoàn thiện phương án tổ chức đào tạo 05 môn
Lý luận chính trị trên nền tảng số; tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện bản đồ
công nghệ cho Đại học số.
7.2. Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ quản lý TTTT
- Khai giảng các lớp: Bồi dưỡng đối với lãnh đạo quản lý cấp phòng và
tương đương; Kỹ năng khai thác, xử lý thông tin, dữ liệu trên nền tảng các ứng
dụng của hoạt động chuyển đổi số; Số hoá dữ liệu, quy trình số hoá và bảo mật
dữ liệu; Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Phóng viên; Bồi
dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Biên tập viên.
- Làm việc với Trường Đại học Dầu khí Việt Nam về việc phối hợp tổ
chức lớp bồi dưỡng về chuyển đổi số.
- Tiếp tục triển khai thi công hệ thống Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Số.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành việc sửa chữa, nâng cấp văn
phòng đại diện khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
7.3. Trường Cao đẳng TTTT
- Xây dựng chủ trương tổ chức Hội nghị tuyển sinh và Lễ công bố Quyết
định đổi tên Trường Cao đẳng Công nghiệp In thành Trường Cao đẳng TTTT.
- Chấm thi tốt nghiệp, xét điều kiện công nhận tốt nghiệp, in bằng tốt
nghiệp cho lớp CĐ21CNI - TX.
- Ban hành Quy chế chế độ làm việc của nhà giáo Trường Cao đẳng
TTTT.
- Triển khai xây dựng học liệu số cho các khóa đào tạo ngắn hạn về nghề
in và sản xuất bao bì.
- Báo cáo phương án sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Khai giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý in cho người đứng đầu cơ
sở in khoá 45 tại thành phố Hồ Chí Minh. Làm việc với Trường Cao đẳng nghề
Bách Khoa Hà Nội, Nhà máy in M951, Công ty in Tiến Bộ, Công ty cổ phần in
sách giáo khoa tại Hà Nội trong công tác tư vấn tuyển sinh và đào tạo; Tổ chức
triển khai kế hoạch năm học 2023 - 2024; Chỉnh sửa, bổ sung quy chế làm việc
nhà giáo; Xây dựng dự thảo định mức giờ dạy của nhà giáo năm học 2023 -
2024.
8. Hợp tác quốc tế
- Chuẩn bị nội dung, chương trình tiếp các đoàn khách quốc tế vào làm
việc tại Bộ: Đại sứ Ấn Độ; Trưởng bộ phận phụ trách quan hệ chính phủ và
chính sách công khu vực Đông Nam Á Google Cloud; Samsung Việt Nam;
Giám đốc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tập đoàn SEA về triển khai trung
tâm phân loại hàng hoá tại Việt Nam; Doanh nghiệp công nghệ Anh;
55

- Chuẩn bị nội dung, chương trình cho Đoàn đi công tác nước ngoài (tham
gia đoàn công tác của Thủ tướng Chính phủ đi Hoa Kỳ, tham gia đoàn công tác
của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đi Mozambique).
- Đấu nối, giải quyết thủ tục cử đoàn tham dự các cuộc họp, hội thảo: kỳ
họp APNIC 56 và APIX tại Nhật Bản; hội thảo xây dựng tương lai số tại Trung
Quốc; kỳ họp APTLD 84 và làm việc song phương với KISA tại Hàn Quốc;
cuộc họp nhóm EGTI và EGH của ITU tại Thuỵ Sỹ; cuộc họp nhóm nghiên cứu
số 3 của ITU-T tại Thái Lan; phiên đàm phán chương kinh tế số trong khuôn
khổ IPEF tại Thái Lan; Hội thảo triển khai dự án không khí sạch vì ASEAN bền
vững tại Hàn Quốc; hội thảo “bảo vệ nội dung trực tuyến toàn cầu” tại Hàn
Quốc; học tập kinh nghiệm trong lĩnh vực bưu chính tại Trung Quốc; phiên đàm
phán thứ 5 Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Canada tại Indonesia; tham dự
Diễn đàn sản nghiệp mới Trung Quốc – ASEAN tại Trung Quốc; dự cuộc họp
lần thứ 6 của APT chuẩn bị cho Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới tại Úc;
phiên đàm phán khuôn khổ IPEF lần thứ 4 tại Hàn Quốc; hội nghị nhóm công
tác về viễn thông và CNTT lần thứ 67 của Diễn đàn APEC; tổ chức khoá đào
tạo nghiệp vụ xuất bản, in và phát hành cho cán bộ Lào tại Lào; dự Diễn đàn
Quản trị Internet khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tại Úc; cuộc họp Hội
đồng chấp hành Liên minh bưu chính châu Á – Thái Bình Dương tại Thái Lan;
Hội nghị chuyên đề về kết nối toàn diện của APT tại Thái Lan; Diễn đàn về
quản lý phổ tần toàn cầu tại Hàn Quốc; Hội thảo về Thiết lập tiêu chuẩn nhằm
trao đổi thông tin và dữ liệu liên quan đến quản lý thiên tai trong khu vực
ASEAN tại Lào; Hội nghị Quan chức số ASEAN và các nhà quản lý viễn thông
ASEAN lần thứ 2 tại Indonesia; tổ chức tập huấn cho Trung tâm Internet Quốc
gia Lào về xác thực điện tử và chữ ký số.
- Chuẩn bị cho kỳ họp thứ 12 UBLCP Việt Nam - Algeria tại Hà Nội, kỳ
họp lần thứ 3 UBLCP Việt Nam - Israel.
- Cung cấp tình hình hợp tác với Lít-va chuẩn bị đón Bộ trưởng Ngoại
giao Lít-va thăm Việt Nam; tình hình hợp tác với Belarus chuẩn bị đón Thủ
tướng Belarus thăm Việt Nam; tình hình hợp tác với Hà Lan chuẩn bị đón Thủ
tướng Hà Lan thăm Việt Nam.
- Tham gia ý kiến đối với dự thảo Hiệp định và Nghị định thư xây dựng
công trình giao thông qua biên giới cửa khẩu quốc tế Thanh Thuỷ (Việt Nam) -
Thiên Bảo (Trung Quốc).
- Đóng góp ý kiến cho tài liệu quan điểm của APPU tại Đại hội bất
thường UPU về vấn đề mở rộng sự tham gia vào UPU.
- Tổ chức Hội nghị Bộ trưởng thông tin ASEAN lần thứ 16.
- Xây dựng Kế hoạch tham gia Giải thưởng số ASEAN năm 2024.
- Trình Tờ trình Chính phủ về việc “tham dự và ký các sửa đổi, bổ sung
Văn kiện tại Đại hội Bất thường UPU lần thứ 4 năm 2023”.
9. Văn phòng và các hoạt động khác:
56

- Nhân dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Truyền thống Ngành Bưu điện - nay là
Ngành TTTT, Bộ TTTT trang trọng tổ chức buổi gặp mặt các cán bộ hưu trí tại
khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận; tổ chức Lễ dâng hương tại Khu di tích lịch
sử ATK Định Hóa…
- Tổ chức tốt Hội nghị triển khai hệ thống thông tin báo cáo và kết nối với
hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia cho các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, các Sở
TTTT và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TTTT tại Tam Đảo,
Vĩnh Phúc.
- Ban hành Báo cáo kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ
họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
- Tiếp tục đôn đốc các bộ, ban ngành liên quan và tổng hợp, hoàn thiện
báo cáo đánh giá tình hình xử lý các kiến nghị của các tỉnh Thừa Thiên Huế,
Quảng Trị, Quảng Bình tháng 7,8, 9/2023 theo Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày
24/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
tại văn bản số 542/TTg-QHĐP ngày 14/6/2023 và văn bản số 650/TTg-QHĐP
ngày 17/7/2023.
- Tổng hợp nhiệm vụ và theo dõi nhiệm vụ trên hệ thống theo dõi nhiệm
vụ của Bộ TTTT; Xây dựng báo cáo phục vụ họp Chính phủ thường kỳ tháng
7,8, 9/2023. Tổng hợp báo cáo QLNN phục vụ các Hội nghị giao ban.
10. Nhiệm vụ trọng tâm Quý IV/2023
- Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến
thực hiện dân chủ ở cơ sở; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những quy
định không còn phù hợp, hết hiệu lực thi hành hoặc ban hành mới các văn bản
quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với Luật
- Báo cáo Ban cán sự hồ sơ thẩm định Phê duyệt quy hoạch.
- Triển khai lấy phiếu tín nhiệm Lãnh đạo Bộ.
- Tiếp tục triển khai công tác tuyển dụng công chức.
- Triển khai quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đẩy
mạnh phân bổ, triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tổ chức Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2023.
- Hoàn thiện và phối hợp với Vụ Pháp chế đồng trình Lãnh đạo Bộ ban
hành Thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông
tin di động E-UTRA- Phần truy nhập vô tuyến.
- Tiếp tục triển khai công tác thanh tra, kiểm tra năm 2023 của Bộ TTTT
theo Quyết định số 292/QĐ-BTTTT, 293/QĐ-BTTTT và 364/QĐ-BTTTT.
- Chỉ đạo các Sở TTTT xây dựng kế hoạch và triển khai thanh kiểm tra
hoạt động cung ứng dịch vụ của các doanh nghiệp bưu chính tại một số địa
phương.
57

- Tiếp tục đẩy mạnh việc rà soát, kiểm tra, xử lý để chấn chỉnh tình trạng
“báo hóa” tạp chí, báo hóa trang thông tin điện tử, mạng xã hội, tình trạng “tư
nhân hóa” báo chí, rà soát đề xuất xử lý đối với các cơ quan báo chí có mâu
thuẫn nội bộ, mâu thuẫn giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí làm ảnh
hưởng tiêu cực tới hoạt động báo chí, thực hiện không đúng quy định của pháp
luật báo chí
- Triển khai các cuộc thanh tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hoặc theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ.
- Theo dõi, thực hiện các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Ban chỉ
đạo 138 quốc gia.
- Tổ chức, quản lý đào tạo các lớp theo kế hoạch, thời khóa biểu đã ban
hành của năm học 2023 - 2024; tổ chức học giáo dục - quốc phòng - an ninh cho
hơn 4000 sinh viên trúng tuyển hệ ĐHCQ năm 2023 tại hai cơ sở đào tạo phía
Bắc và phía Nam; hoàn thành công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2023;
hoàn thành mở ngành mới Quan hệ công chúng; hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên đào tạo thạc sĩ
Khoa học máy tính giảng dạy bằng tiếng Anh; tiếp tục công tác chuẩn bị kiểm
định 04 CTĐT các ngành An toàn thông tin, Công nghệ Đa phương tiện, Truyền
thông Đa phương tiện, Thương mại Điện tử; tiếp tục công tác xây dựng kế
hoạch kiểm định 06 chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế.
- Tiếp tục làm việc với Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) để tổ
chức các lớp về chuyển đổi số.
- Tiếp tục triển khai thi công hệ thống Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Số.
- Rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt
động của Trường Cao đẳng TTTT.
- Báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả triển khai việc yêu cầu các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ định kỳ công bố công khai thông tin, số liệu phát triển ngành, lĩnh vực.
- Tổ chức Hội thao truyền thống Ngành TTTT Khu vực phía Bắc năm
2023, hưởng ứng ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10), nâng cao tinh thần đoàn
kết, tạo sân chơi lành mạnh, thiết thực và không khí vui tươi sôi nổi cho cán bộ,
công chức, viên chức và người lao động thuộc Ngành TTTT.

PHỤ LỤC
58

Các hoạt động nổi bật của Doanh nghiệp, Hiệp hội và cơ quan báo chí
Quý III/2023
I. Lĩnh vực Bưu chính
1. Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost)
- Doanh thu Công ty Mẹ 9 tháng đầu năm đạt 10.704 tỷ đồng, đạt mức
hoàn thành 61,4% so với kế hoạch năm 2023.
- Doanh thu dịch vụ BCCP: đạt 6.103 tỷ đồng, bằng 62,2% KH giảm
6,9% so với cùng kỳ năm 2022
- Doanh thu DV TCBC: đạt 2.988 tỷ đồng, bằng 74,6% KH, tăng trưởng
15,9% so với cùng kỳ 2022.
- Doanh thu DV PPHH: 1.477 tỷ đồng, đạt 43,5% KH, giảm 4,1% so với
cùng kỳ 2022
- Lợi nhuận: Quí III/2023 dự kiến đạt 310,8 tỷ đồng, bằng 75% KH, bằng
124% so với cùng kỳ 2022.
- Ngân sách nộp nhà nước: Quí III/2023 dự kiến đạt 540 tỷ đồng, bằng
94% KH, bằng 93% so với cùng kỳ 2022.
2. Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel
- Tổng doanh thu đạt 4.814 tỷ đạt 103,8%KH, tăng trưởng 34,9% so với
cùng kỳ. Trong đó doanh thu bưu chính đạt 1.775 tỷ đạt 103,7%KH, tăng trưởng
39,5% so với cùng kỳ.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 128,89 tỷ đạt 100,5%KH, tăng trưởng 82,8%
so với cùng kỳ.
- Nộp ngân sách đạt 34,2/175,32 tỷ đạt 19,5%KH (Theo Nghị định
12/2023/NĐ-CP, VTPost hoàn thành nộp thuế GTGT từ tháng 4 đến hết tháng
8/2023 và thuế TNDN quý 2+3/2023 được thực hiện gia hạn nộp vào quý
4/2023).
- VTPost phối hợp với các Bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp nghiên
cứu xây dựng “Đề án xây dựng hạ tầng cửa khẩu thông minh Hữu nghị - Hữu
nghị quan”: Trong T8/2023, VTPost đã báo cáo BTGĐ Tập đoàn, UBND tỉnh
Lạng Sơn và Bộ ban ngành, được ủng hộ về chủ trương thực hiện đề án hạ tầng
logistics xuyên biên giới giữa VN-TQ-Asean.
- VTPost ký kết thỏa thuận hợp tác với Tổng Cục Quản lý thị trường (Bộ
Công thương) về phối hợp kiểm soát hàng hoá vi phạm quy định pháp luật được
gửi qua đường bưu chính.
Triển khai kế hoạch quảng bá thương hiệu về VTPost tươi mới, trẻ trung:
Thiết kế và cho ra mắt biểu tượng Giao trọn trái tim - biểu tượng thể hiện sự tận
tâm của VTPost trong từng chuyến hàng chuyển trao với giao diện nhân vật
đồng hành Vipo.
59

3. Công ty cổ phần Giao hàng Tiết kiệm


- Doanh thu (tỷ đồng): 2.210 (tăng 2,7% so với Quý II/2022);
- Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng): 187 (tăng 26,1% so với Quý II/2022);
- Số tiền nộp NSNN (tỷ đồng): 194 (tăng 33% so với Quý II/2022);
4. Hội tem Việt Nam
- Nhân kỷ niệm 133 năm ngày sinh nhật Bác, Hội Tem Việt Nam đã Tổ
chức triển lãm “Hành trình theo dấu chân Bác Hồ qua sưu tập tem và bưu ảnh”
tại Học viện Chính trị quốc gia HCM (21-02/7).
- Tổ chức triển lãm Tem khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 tại
Cần Thơ (29 – 30/7/2023) gồm 100 khung tem của các tỉnh tham dự.
- Tham gia triển lãm tem châu Á lần thứ 39 tại Đài Loan (từ 11 – 15/8),
kết quả 06 bộ sưu tập đều đoạt giải.
5. Tổng công ty Chuyển phát nhanh Bưu điện (EMS)
- Triển khai phần mềm bán hàng đa kênh EMS One cho khách hàng
TMĐT. Điều chỉnh, bổ sung giá cước dịch vụ tăng khả năng cạnh tranh trên thị
trường. Đẩy mạnh hoạt động marketing và truyền thông trên các tảng số.
- Triển khai các sản phẩm chuyên tuyến chất lượng cao, các giải pháp cho
khách hàng khu công nghiệp, giải pháp phục vụ khách B2B.
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ Logistics, đặc biệt là dịch vụ kho hàng,
dịch vụ logistics quốc tế đường biển. dịch vụ TMĐT xuyên biên giới, dịch vụ
vận chuyển và phân phối hàng hóa.
- Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1.341 tỷ tăng trưởng 81,3%
so với cùng kỳ năm 2022; doanh thu cung cấp dịch vụ 9 tháng đầu năm 2023 đạt
1.339 tỷ đạt mức tăng trưởng 81,6% so với cùng kỳ năm 2022.
- Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm đạt 52,5 tỷ đồng, đạt mức hoàn
thành 58,33% so với kế hoạch năm 2023.
- Nộp ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm đạt 61,4 tỷ, đạt mức hoàn
thành 71,4% so với kế hoạch năm 2023.
6. Công ty Cổ phần Be Group
- Công ty tiếp tục đầu tư, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, hạ tầng
kỹ thuật để tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống Ứng dụng be, bảo đảm
an toàn, an ninh và an toàn thông tin trong hoạt động cung ứng dịch vụ bưu
chính.
Kết quả hoạt động dịch vụ bưu chính 9 tháng đầu năm đã có bước nhảy
vọt đáng kể, sản lượng và doanh thu dịch vụ bưu chính 9 tháng đầu năm 2022 và
năm 2023, cụ thể:
- Sản lượng đơn 9 tháng đầu năm 2023: 10.786.576 tăng trưởng 118% so
với cùng kỳ 2022.
60

- Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023: 98.921.530.042 tăng trưởng 140% so
với cùng kỳ 2022.
II. Lĩnh vực Viễn thông
1. Tập đoàn Viettel
- Doanh thu đạt 41 nghìn tỷ ~ 109% KH quý; LNTT đạt 13 nghìn tỷ ~
120% KH quý; Nộp ngân sách đạt 10,6 nghìn tỷ, hoàn thành 111% KH quý.
- Tại nước ngoài, các thị trường của Viettel tiếp tục tăng trưởng tốt (21%);
05 thị trường giữ vững vị trí số 01 là Lào, Campuchia, Myanmar, Đông Timor,
Burundi.
- Lĩnh vực Chuyển phát, Logistics: Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành
và các doanh nghiệp nghiên cứu xây dựng “Đề án hạ tầng logistics quốc gia
phục vụ nhập khẩu hàng hóa nông thủy sản và thương mại điện tử xuyên biên
giới”.
1. - Dự án 5G đảm bảo tiến độ đề ra: Sản phẩm Macro gNodeB 8T8R đã
hoàn thành sản xuất ~ 300 trạm và triển khai lắp đặt, phát sóng 192 trạm cơ bản
đáp ứng được các chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ, thông số, tính năng nội bộ
Viettel ban hành; Tiếp tục nghiên cứu sản phẩm Macro gNodeB 32T32R. Ngoài
ra, Viettel đang nghiên cứu, phát triển sản phẩm 5G Core, site router 100G, chip
5G để hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm 5G.
2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
- Doanh thu hợp nhất Tập đoàn 9 tháng năm 2023 ước đạt 39.848 tỷ
đồng, trong đó doanh thu Công ty mẹ đạt 29.015 tỷ đồng bằng 73,5% kế hoạch
năm, bằng 102,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế Tập đoàn
9 tháng năm 2023 ước đạt 3.326 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận trước thuế Công ty
mẹ đạt 2.127 tỷ đồng bằng 76,3% kế hoạch năm, bằng 103,3% so với cùng kỳ.
- Triển khai chính sách chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn điện
tử máy tính tiền đáp ứng các yêu cầu từ Bộ Tài Chính (Tổng cục Thuế) phục
vụ các đối tượng Cục thuế, Doanh nghiệp, Hộ kinh doanh.
-Triển khai Hệ sinh thái chính quyền số cho 63/63 tỉnh/thành phố;
Hệ sinh thái giáo dục vnEdu cho trên 31.500 cơ sở giáo dục; Hệ sinh thái Y
tế số cho gần 7.000 cơ sở y tế. Tiếp cận, cung cấp dịch vụ qua kênh trực
tuyến cho hơn 50 nghìn doanh nghiệp SME.
3. Tổng công ty Viễn thông MobiFone
- Quyết liệt triển khai công tác rà soát, quản lý thông tin thuê bao, xử lý
sim rác và chuẩn hóa thông tin thuê bao theo chỉ đạo của Bộ TTTT, khẩn trương
hoàn thành các công cụ cập nhật thông tin qua website để bổ sung thêm kênh
ngoài các kênh hiện hữu như app My MobiFone, tại điểm giao dịch hay hỗ trợ
tại địa chỉ.
- Trong tháng 9/2023, MobiFone đã được tạo khóa Genkey và trao giấy
chứng nhận cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng. Bắt đầu tháng
61

10, dịch vụ trọng điểm Make in MobiFone - MobiFone CA sẽ được chính thức
cung cấp.
- Tại Diễn đàn “Diễn đàn kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ hợp tác trong
lĩnh vực công nghệ, đổi mới sáng tạo”, MobiFone đã cùng Juniper Networks
trao biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực xây dựng trung tâm dữ liệu và
kinh doanh dịch vụ điện toán đám mây, nhằm giúp MobiFone nhanh chóng triển
khai thành công và kinh doanh có hiệu quả các dự án trung tâm dữ liệu theo
hướng đi tắt đón đầu các công nghệ và dịch vụ điện toán đám mây hiện đại nhất
hiện nay.
- Doanh thu Công ty mẹ ước 9 tháng đầu năm 2023 đạt 19.961 tỷ đồng,
đạt 70,9% so với kế hoạch năm, đạt 89,9% cùng kỳ năm 2022;
- Lợi nhuận trước thuế ước 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1.504 tỷ đồng, đạt
98% so với kế hoạch năm, đạt 51.1% cùng kỳ năm 2022.
- Nộp ngân sách Nhà nước ước 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1.456 tỷ đồng,
đạt 69,3% so với kế hoạch năm, đạt 54,1% cùng kỳ năm 2022.
4. Công ty Cổ phần Viễn thông Đông Dương Telecom (I-Telecom)
- Doanh thu dự kiến: 143 tỷ đồng (bằng 91,12% so với cùng kỳ 2022);
- Lợi nhuận trước thuế: ước đạt 7.305 tỷ đồng (bằng 49,7% so với cùng
kỳ 2022);
- Nộp NSNN dự kiến: 3.515 tỷ đồng (bằng 25,29% so với cùng kỳ 2022);
- I-Telecom đã thực hiện phát triển và mở rộng hệ thống iTel POS hỗ trợ
cho Điểm bán, Điểm ủy quyền, Đại lý, Nhà phân phối, giúp khách hàng và hệ
thống phân phối của I-Telecom thuận lợi hơn trong việc đăng ký và sử dụng
dịch vụ.
5. Công ty Cổ phần Viễn thông FPT
- FPT Telecom và Liên đoàn Bóng đá Việt Nam đã chính thức ký kết hợp
đồng hợp tác cho phép FPT Telecom là đối tác độc quyền sản xuất, khai thác các
trận đấu có sự tham gia của Đội tuyển quốc gia Việt Nam (từ năm 2023 – 2027).
- Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt mốc 11.292 tỷ đồng tăng trưởng
10,16% so với cùng kỳ năm 2022.
- Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 đạt 2.249 tỷ đồng tăng
16,65% so với cùng kỳ năm 2022.
- Nộp ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2023 đạt 1.695 tỷ đồng giảm
10% so với cùng kỳ năm 2022.
6. Tập đoàn Công nghệ CMC
- Tháng 8/2023, CMC được vinh danh là Top 2 thương hiệu Công nghệ
có chỉ số sức mạnh Thương hiệu cao nhất Việt Nam 2023, theo danh sách được
công bố bởi Brand Finance.
62

- Sau 2 năm ra mắt, trường Đại học CMC đã thu hút được hơn 7.000 thí
sinh đăng ký xét tuyển, trong đó có gần 1.000 thí sinh trúng tuyển và nhập học
khóa 2, tăng 75% so với năm 2022.
- Tháng 9/2023, CMC Global được vinh danh trong TOP 10 doanh nghiệp
Xuất khẩu phần mềm và dịch vụ CNTT do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ
CNTT bình chọn
- Tính đến thời điểm báo cáo, doanh thu của CMC đạt 6,095 nghìn tỷ
đồng tăng 4% so với năm 2022; lợi nhuận thuần đạt 337,165 tỷ đồng tăng 5% so
với 2022; nộp ngân sách nhà nước đạt 228,985 tỷ đồng tăng 16% so với năm
2022.
7. Công ty TNHH MTV Thông tin điện tử Hàng hải VN
- Dịch vụ trực canh cấp cứu: Qua trực canh 24/7 đầy đủ trên các tần số và
bằng các phương thức theo quy định, hệ thống đã thu nhận 649 báo động cấp
cứu, xử lý, truyền phát 555 sự kiện thông tin cấp cứu khẩn cấp tới các đơn vị tìm
kiếm cứu nạn, hỗ trợ 19 phương tiện quốc tịch Việt Nam và 13 phương tiện
nước ngoài.
- Dịch vụ phát thông tin an toàn hàng hải: Với 2.646 bản tin nguồn tiếp
nhận được, Hệ thống đã xử lý và phát hiện 62.737 lượt thông tin an toàn hàng
hải phục vụ cho các phương tiện lưu thông trên biển an toàn.
- Tiếp nhận, xử lý và phân phối 73 báo động cấp cứu từ trung tâm
VNMCC Việt Nam tới các điểm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Lào và
Campuchia.
- Doanh thu dịch vụ viễn thông 9 tháng đầu năm 2023 dự kiến đạt 76,7 tỷ
đồng bằng 100% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó, doanh thu dịch vụ viễn
thông di động vệ tinh đạt 72 tỷ đồng.
- Tổng doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 267.000 tỷ đồng đạt mức tăng
trưởng 108% so với cùng kỳ năm 2022; lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm
2023 đạt 29.000 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 132% so với cùng kỳ năm 2022;
nộp ngân sách nhà nước đạt 25.000 tỷ đồng đạt mức tăng trưởng 113% so với
cùng kỳ năm 2022.
8. Công ty CP Viễn thông Hà Nội
- Tháng 8/2023, HTC vinh dự nhận quyết định trao Cúp Thăng long và
Cờ thi đua khen thưởng của UBND TP. Hà Nội cho tập thể có thành tích xuất
sắc.
- Tính đến hết tháng 9/2023, doanh thu của Công ty đạt 90 tỷ đồng và nộp
ngân sách nhà nước hơn 2,9 tỷ đồng.
9. Công ty TNHH Dịch vụ số DIGILIFE Việt Nam
- Trong quý II/2023, DIGILIFE đã chính thức cung cấp dịch vụ viễn
thông với thương hiệu VNSKY. Để đạt được cột mốc này, DIGILIFE và Tổng
công ty Viễn thông MobiFone đã ký kết các Hợp đồng triển khai dịch vụ viễn
63

thông và Hợp đồng thuê số thuê bao viễn thông làm cơ sở để triển khai mạng di
động VNSKY.
- Về tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông, DIGILIFE đã tổ chức buổi lễ ra
mắt mạng di động VNSKY tại thành phố Vinh, Nghệ An.
- Tính tới thời điểm báo cáo, số lượng thuê bao đang hoạt động của mạng
di động VNSKY đạt 99.500 thuê bao. Doanh thu dịch vụ viễn thông năm 2023
lũy kế tới thời điểm báo cáo đạt hơn 17 tỷ đồng. Doanh thu bình quân trên một
thuê bao đạt khoảng 68.000 đồng/thuê bao/tháng.
10. Công ty cổ phần viễn thông Đông dương Telecom
- I-Telecom đã tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát dữ liệu
thuê bao trên hệ thống, thúc đẩy việc kết nối dữ liệu với cơ quan quản lý dữ liệu
dân cư để đảm bảo việc đăng ký và sử dụng dịch vụ viễn thông của khách hàng
đúng chính chủ.
- Tính đến thời điểm báo cáo, doanh thu của I-Telecom đạt 425 ty đồng
tăng 116% so với năm 2022; lợi nhuận đạt 20 tỷ đồng giảm 71% so với cùng kỳ
năm 2022; nộp NSNN đạt 22 tỷ đồng giảm 38% so với cùng kỳ năm 2022.
11. Công ty Cổ phần NetNam
- Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 294 tỷ đồng tăng 24,4% so với cùng
kỳ năm 2022, đạt mức tăng trưởng 185% so với kế hoạch năm 2023; lợi nhuận 9
tháng đạt 87 tỷ đồng tăng 28,4% so với cùng kỳ và đạt mức tăng trưởng 236%
so với kế hoạch năm 2023.
12. Hiệp hội Internet Việt Nam
- Tổ chức thành công chương trình “Kết nối Doanh nghiệp Việt Nam với
Big Tech thế giới” tại Singapore đưa đoàn doanh nghiệp Công nghệ số Việt
Nam tới thăm các trụ sở của Big Tech tại Singapore.
- Tổ chức đoàn tham dự chương trình Infacom Đông Nam Á (IFSEA)
2023, trong các ngày từ 24 – 26/5/2023 tại Bangkok, Thái Lan.
- Tổ chức Tọa đàm Dịch vụ Internet vệ tinh và đề xuất nội dung sửa đổi
trong Luật Viễn thông (sửa đổi) tại Trung tâm Hội nghị quốc tế số 11 Lê Hồng
Phong vào ngày 3/8.
- Tích cực tham gia vào quá trình xây dựng Luật Viễn thông (sửa thông),
các chiến lược, chính sách liên quan đến ngành với tư cách là 1 đơn vị phản
biện chính sách.
13. Công ty Cổ phần Viễn thông quốc tế
- Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 362.871 tỷ đồng, đạt mức
100% so với cùng kỳ năm 2022.
- Nộp ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2023 ước đạt 3,9 tỷ đồng.
- Dự kiến doanh thu năm 2023 ước đạt 550.000 tỷ đồng.
64

III. Lĩnh vực Chuyển đổi số quốc gia và Chính phủ số


1. Công ty cổ phần FPT
* Hoạt động nổi bật:
- FPT Software mở thêm văn phòng tại Mexico, là trung tâm Phát triển
phần mềm đầu tiên tại khu vực Mỹ Latinh.
- FPT và Silvaco hợp tác phát triển nguồn nhân lực và kinh doanh trong
lĩnh vực Bán dẫn. Ngoài ra, FPT cũng trao đổi và làm việc với nhiều doanh
nghiệp Bán dẫn hàng đầu của Mỹ, Đài Loan và Hàn Quốc.
- Tập đoàn các các công ty thành viên ký kết hợp tác chiến lược với nhiều
tập đoàn, công ty lớn trên toàn cầu cũng như trong nước, cụ thể như: FPT ký kết
hợp tác chiến lược với Tập đoàn T&T, FPT Play ký kết hợp tác toàn diện với
Công ty cổ phần Hà Nội T&T; FPT Digital ký kết hợp tác chiến lược cùng Bain
& Company cùng thúc đẩy Chuyển đổi số tại thị trường Việt Nam; FPT Smart
Cloud ký kết hợp tác chiến lược về AI, Cloud với Med Group.
- 8 giải pháp công nghệ của FPT đoạt Giải thưởng Kinh doanh quốc tế
Stevie Awards.
* Kết quả sản xuất kinh doanh:
- 9 tháng đầu năm, doanh thu của FPT ước tính đạt 37.000 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế (LNTT) là 6.750 tỷ đồng, tăng lần lượt 19,5% và 19,2% so với
cùng kỳ năm ngoái.
- Mảng Công nghệ tiếp tục đóng góp lớn nhất vào cơ cấu doanh thu và lợi
nhuận trước thuế với tỷ lệ lần lượt ước tính là 58% và 43%. Tiếp sau là mảng
Viễn thông với tỷ lệ doanh thu và Lợi nhuận trước thuế ước tính chiếm 32% và
35%.
- Luỹ kế 9 tháng, FPT nộp ngân sách ước tính là 6.000 tỷ đồng, tăng
20,5% so với cùng giai đoạn năm 2022.
2. Công ty Công nghệ thông tin VNPT (VNPT-IT):
Doanh thu: Tổng doanh thu 8 tháng đầu năm 2023 Công ty VNPT IT đạt
là 657 tỷ và mới đạt 50% KH TĐ giao, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 8 tháng đầu năm, công tác phát triển và triển khai sản phẩm dịch vụ
(SPDV) đã: Chuẩn hóa tích hợp hệ sinh thái: 10 SPDV; Thông minh hóa SPDV:
12 SPDV; Phát triển SP mới: 6 SPDV; Nâng cấp SP: 49 SPDV.
3. Công ty Cổ phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu:
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Công ty Cổ Phần Công nghệ Sao Bắc Đẩu
tiếp tục tập trung nguồn lực kỹ thuật triển khai các dự án đã ký kết với khách
hàng nhằm đạt tiến độ, mục tiêu đã đề ra. Công ty đã phối hợp với các hãng
công nghệ lớn như Cisco để tổ chức các buổi hội thảo giới thiệu sản phẩm, công
nghệ mới tới khách hàng.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023:
65

Doanh thu: 498.907.843.276 VNĐ (giảm 5,3% so với cùng kỳ 2022).


Lợi nhuận: -2.214.668.348 VNĐ (giảm 136% so với cùng kỳ năm 2022)
Nộp Ngân sách nhà nước: 54.068.802.092 VNĐ (giảm 51% so với cùng
kỳ năm 2022).
4. Công ty Cổ phần Misa
* Hoạt động nổi bật:
MISA tiếp tục phát triển các nền tảng số Make in Vietnam phục vụ công
cuộc chuyển đổi số quốc gia và đưa sản phẩm Việt ra thị trường quốc tế như:
Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS, Nền tảng kế toán dịch
vụ MISA ASP, Nền tảng kết nối vay vốn tín chấp doanh nghiệp MISA Lending,
Nền tảng quản lý nhà hàng, cửa hàng MISA CukCuk và MISA eShop, Dịch vụ
chứng thực chữ ký số MISA eSign, Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân Sổ Thu
chi MISA, Nền tảng quản trị tài chính nhà nước MISA FinGov, Nền tảng Giáo
dục MISA EMIS, Nền tảng quản lý cán bộ CCVC MISA PeGov, Phần mềm
quản lý Công việc MISA TaskGo…
MISA đồng hành thúc đẩy chuyển đổi số cho các Bộ, ngành, địa phương
thông qua nhiều hoạt động hội thảo, hội nghị (tính đến hết tháng 9/2023 đã tổ
chức 130 hội nghị, hội thảo) về chuyển đổi số theo các quy mô, hình thức khác
nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho các đơn
vị.
Về hoạt động cộng đồng, MISA tiếp tục chuyển giao miễn phí phần mềm
vào đào tạo cho sinh viên gần 600 trường Đại học/Cao đẳng/Trung học chuyên
nghiệp/Trung tâm đào tạo để chia sẻ giá trị thực tiễn cho cộng đồng.
MISA đã nhận đạt được nhiều thành tích và giải thưởng như: 4 giải
thưởng Sao Khuê do Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam trao tặng,
Giải thưởng đổi mới sáng tạo toàn diện do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trao tặng, giải
thưởng ASOCIO 2023 của Tổ chức Công nghiệp Điện toán châu Á - châu Đại
Dương, được UBND Thành phố Hà Nội khen thưởng vì thành tích toàn diện
trong sản xuất, kinh doanh, được vinh danh là “Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng
phần mềm Điện toán đám mây (ĐTĐM) tiêu biểu” năm 2023 do Tập đoàn Dữ
liệu Quốc tế IDG Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) và Hội Vô
tuyến – Điện tử Việt Nam (REV) công bố.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm:
- Doanh thu: 813,3 tỷ đồng, tăng 9,2% cùng kỳ năm 2022
- Lợi nhuận: 64,9 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ 2022
- Nộp ngân sách: 68,2 tỷ đồng, tăng 19,2% so với cùng kỳ 2022
MISA đặt quyết tâm phấn đấu doanh thu đến hết năm 2023 đạt 1324,1 tỷ
đồng.
5. Hội Tin học:
66

Một số hoạt động nổi bật trong Quý III/2023 của Hội:
- Trong tháng 9/2023, Hội Tin học đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Định
và Bộ TTTT tổ chức thành công Hội thảo hợp tác phát triển CNTT-TT Việt
Nam lần thứ XXIV với chủ đề “Dữ liệu số và các nền tảng hỗ trợ ra quyết định”
tại Quy Nhơn, Bình Định từ ngày 21 đến 22/9/2023 cùng các hoạt động thể thao,
văn nghệ song song thu hút trên 800 đại biểu từ 53 tỉnh, thành phố và các cơ
quan Bộ, Ban ngành và Quốc hội.
- Hội cũng đã phối hợp cùng Bộ TTTT (Cục Công nghiệp CNTT&TT)
hoàn thiện Báo cáo Vietnam ICT Index 2022 xếp hạng khối Bộ-Ngành và Tỉnh
– Thành, Ngân hàng và doanh nghiệp công bố tại Hội thảo Hợp tác phát triển
tại Quy Nhơn ngày 21/9/2023.
- Tổ chức Hội nghị Hội đồng Trung ương các Hội Tin học thành viên tại
Tp Quy Nhơn ngày 21/8/2023 bàn về công tác tổ chức và phối hợp hoạt động
giữa Hội Tin học Việt Nam và 36 Hội Tin học các tỉnh, thành phố, các CLB
Chuyên môn thuộc Hội Tin học Việt Nam.
- Tổ chức Chung kết VNOI CUP 2023 cho các lập trình viên trẻ người
Việt tại Hạ Long (22/7/2023), huấn luyện đội tuyển học sinh VN tham dự
Olympic Tin học Quốc tế IOI (Hungary, 29/8 đến 4/9/2023).
IV. Lĩnh vực An toàn thông tin mạng
1. Công ty CP Công nghệ an ninh không gian mạng Việt Nam
- Doanh số Quý III/2023 dự kiến đạt 41 tỷ, giảm khoảng 9% so với cùng
kỳ 2022, doanh số 9 tháng dự kiến đạt 96 tỷ, giảm 15% so với cùng kỳ 2022.
* Kết quả kinh doanh năm 09 tháng đầu năm:
- Tổng doanh thu dự kiến (tỷ đồng): 96
+ Doanh thu hoạt động cung cấp dịch vụ ATTT: 2,1 triệu đồng
+ Doanh thu hoạt động sản xuất sản phẩm: 0
+ Doanh thu hoạt động nhập khẩu sản phẩm: 92,2 tỷ
- Mức tăng trưởng (%) doanh thu so với cùng kỳ năm 2022: -15 %
* Lợi nhuận trước thuế (dự kiến):
- Tổng lợi nhuận (tỷ đồng): 18,64 tỷ
+ Lợi nhuận hoạt động cung cấp dịch vụ ATTT: 126 triệu
+ Lợi nhuận hoạt động sản xuất sản phẩm (tỷ đồng): 0 tỷ
+ Lợi nhuận hoạt động nhập khẩu sản phẩm (tỷ đồng): 8,2 tỷ
- Mức tăng trưởng (%) lợi nhuận so với cùng kỳ năm 2021: -19%
- Số tiền nộp ngân sách nhà nước (tỷ đồng): 9 tỷ
2. Công ty Cổ phần BKAV
- Doanh thu
67

+ Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 40,67% so với cùng kỳ năm
2022.
+ Doanh thu cả năm 2023 dự kiến đạt 74,90% so với cả năm 2022.
- Lợi nhuận
+ Lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2023 đạt 85,92% so với cùng kỳ năm 2022.
+ Lợi nhuận cả năm 2023 dự kiến đạt 59,82% so với cả năm 2022.
3. Công ty Cổ phần An ninh mạng Viettel
- VCS ra mắt các sản phẩm mới Viettel Insider Threat: sản phẩm thuộc
dòng Insider Risk Solution cung cấp khả năng phát hiện sớm các đối tượng có
nguy cơ vô ý hoặc cố ý gây hại (lộ lọt dữ liệu, phá hoại hệ thống, gian lận) cho
tổ chức đến từ những hành vi bất thường trên các máy trạm bên trong tổ chức.
- Trong 9 tháng đầu năm 2023, VCS ước đạt tổng doanh thu khoảng 306 tỉ
VNĐ (bao gồm dịch vụ và sản phẩm), tăng 21% so với cùng kỳ năm 2022.
4. Công ty Cổ phần dịch vụ Công nghệ Tin học HPT
- Năm 2023, HPT đã trao 160 phần quà cho các bệnh nhi điều trị tại bệnh
viện Ung bướu cơ sở 2 thành phố HCM và trao 40 phần quà và học bổng đến
các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại trường tiểu học Cần Đốt – Tân An –
Long An.
- Tài trợ thiết bị cho hoạt động của Trung tâm Phát triển thương hiệu và
kết nối cộng đồng của trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học quốc gia thành
phố HCM.
- Doanh thu 9 tháng đầu năm 2023 đạt 770 tỷ giảm 1,49% so với cùng kỳ
năm 2022.
- Lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm 2023 đạt 20 tỷ đồng giảm 5,52%
so với cùng kỳ năm 2022.
- Nộp ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2023 đạt 19 tỷ đồng giảm
35,49% với cùng kỳ năm 2022.
5. Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam
- Tổ chức 02 khóa đào tạo về ATTT cho chuyển gia của các đơn vị hội
viên về chủ đề “Phòng chống, xử lý mã độc” và “Kỹ năng kiểm tra, đánh gia
ATTT” mỗi khóa đã tạo được cho 30 học viên thuộc các tổ chức, doanh nghiệp,
hội viên, đối tác tại Hà Nội.
- Tổ chức đánh giá sự phù hợp theo tiêu chuẩn cơ sở TCCS
02:2020/VNISA – Tiêu chuẩn dịch vụ kiểm tra đánh giá an toàn thông tin mạng
(do Hiệp hội An toàn thông tin ban hành) cho 02 dịch vụ của các doanh nghiệp
Hội viên.
68

- Phối hợp cùng JICA và cơ quan ATTT Nhật Bản tổ chức Hội thảo
“Tăng cường hợp tác, chia sẻ thông tin về an toàn, an ninh mạng giữa các cơ
quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp”.
- Thành lập một tổ chức chuyên môn mới thuộc Hiệp hội “Câu lạc bộ Bảo
vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng” nhằm thúc đẩy thị trường, dịch vụ
bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.
VI. Lĩnh vực Công nghiệp công nghệ số
1. Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC
* Hoạt động nổi bật:
- Dự án MOOCs - Nền tảng One Touch:Liên kết hợp tác với cơ quan tổ
chức, đối tác có các chiến dịch truyền thông lan tỏa mạnh mẽ nhằm phổ cập kỹ
năng số toàn dân. Đã thực hiện được 160 khóa học đào tạo với 100.000 tài
khoản và hơn 18 triệu lượt người truy cập nền tảng.
- Dự án Nền tảng giáo dục số: Phát triển xong phiên bản Demo và các bài
giảng thử nghiệm liên quan đến du lịch, nông nghiệp.... và kỹ thuật in ấn.
- Hệ thống kết nối đến các cơ quan báo chí: Hoàn thành xây dựng, phát
triển phương án kết nối và đo lường báo chí thời gian thực, kết nối với hệ thống
lưu chiểu có sẵn.
- Nền tảng an toàn giao thông: Hoàn thiện xây dựng nền tảng trên website
và mobile với các tính năng: học kiến thức an toàn giao thông cho học sinh từ
khối 1 đến khối 12 và kiến thức pháp luật giao thông; tổ chức các cuộc thi cho
mọi đối tượng tổ chức và cá nhân; hệ thống bảng xếp hạng, báo cáo kết quả học
và thi nhanh chóng, hiệu quả; hệ thống vận hành tự động giảm thiểu các hoạt
động tổ chức thi, chấm thi cho đơn vị tổ chức
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm:
- Doanh thu: 1.088 tỷ đồng, đạt 71% so với kế hoạch năm và bằng 99% so
với cùng kỳ 2022
- Lợi nhuận sau thuế: 17 tỷ đồng, đạt 76% so với kế hoạch năm và bằng
112% so với cùng kỳ 2022
- Nộp ngân sách nhà nước: 154 tỷ đồng, đạt 62% so với kế hoạch năm và
bằng 87% so với cùng kỳ 2022
Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động và ước thực hiện kế hoạch
SXKD cả năm 2023 của các đơn vị, Tổng công ty VTC dự kiến hoàn thành
100% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận.
2. Công ty cổ phần VNPT Technology
Tổng doanh thu hợp nhất lũy kế 08 tháng đầu năm 2023 ước đạt 1.470 tỷ
đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 18,3 tỷ đồng tương đương 49,20% kế hoạch doanh
thu và 23,19 % kế hoạch lợi nhuận được giao năm 2023.
69

Trong 08 tháng đầu năm 2023, Công ty cung cấp ra thị trường gần 3.5
triệu sản phẩm (tăng 1,9 triệu sản phẩm so với 06 tháng đầu năm 2023), trong đó
có hơn 1.1 triệu sản phẩm chiến lược là ONT, SMB MyTV, Wifi mesh, IP
Camera và gần 2.4 triệu sản phẩm ODM.
VNPT Technology cũng tiên phong cung cấp Mesh Wifi 6 cho gói cước
tốc độ đạt đến 1Gbps phục vụ các khách hàng doanh nghiệp trên toàn quốc; tiếp
tục đẩy mạnh cung cấp các giải pháp Camera giám sát, kết hợp lưu trữ Cloud
cho hàng nghìn khách hàng giúp nâng cao an ninh cho hộ gia đình và cung cấp
giải pháp SmartHome.
Tính đến hết tháng 08/2023 nền tảng OneSME, đã có hơn 294.000 doanh
nghiệp đăng ký tài khoản (tăng trưởng trung bình tháng năm 2023 đạt 21%).
Ngày 08/09/2023, sản phẩm Sàn thương mại số OneSME của VNPT
Technology đã được vinh danh TOP 4 giải xuất sắc nhất trong cuộc thi Giải
pháp Đổi mới Sáng tạo Việt Nam năm 2023 do Trung tâm Đổi mới Sáng tạo
Quốc gia tổ chức.
3. Công ty cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY)
- VNPAY đã vinh dự được trao các chứng chỉ ISO27001:2013,
ISO27017:2015, ISO27018:2019 đối với dịch vụ điện toán đám mây (VNPAY
Cloud), Chứng nhận Chỉ số đảm bảo chất lượng quốc tế (Quality assurance
index 2023) số 002/QAI:2023 theo ISO 9001/8.2, Chứng chỉ quốc tế về bảo mật
PCI DSS 3.2.1 cho dịch vụ điện toán đám mây (VNPAY Cloud).
- VNPAY đã chính thức đưa vào khai thác dịch vụ VNTAXI trên ứng
dụng Mobile Banking của hầu hết các Ngân hàng và Ví điện tử VNPAY, giúp
các hãng taxi truyền thống tại Việt Nam có thêm khả năng cạnh tranh với các
dịch vụ vận tải có yếu tố nước ngoài như Grab hay Gojek
Về lĩnh vực viễn thông, trong 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu của
VNPAY từ dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn tăng 7% so với cùng kỳ năm 2022
tuy nhiên doanh thu từ dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động
(cung cấp qua tin nhắn ngắn) giảm 27% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này vẫn
phản ánh xu hướng tăng về nhu cầu thông tin di động, đặc biệt trong các lĩnh
vực quảng cáo, thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng nhưng cũng khắc
họa xu hướng suy giảm chung về doanh thu viễn thông.
4. Công ty VinBrain
VinBrain tiếp tục mở rộng việc toàn cầu hóa sản phẩm AI cho y tế
(DrAid, AIScaler) tại 04 quốc gia:Việt Nam, Mỹ, Úc, Ấn Độ với hơn 162 bệnh
viện/cơ sở y tế, 2K bác sĩ sử dụng và giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
cho hơn 2,4 triệu bệnh nhân, xử lý hơn 150,000 ảnh y tế mỗi tháng, tổng 3,7
triệu ảnh cho tới nay. Đồng thời, ra mắt 2 sản phẩm mới chủ lực cho năm 2023
là DrAid™ CT Ung Thư Gan và DrAid™ Enterprise Data.
Là Công ty AI cho y tế duy nhất ở Việt Nam được mời tham dự tại Hội
Nghị Khoa học Thường Niên lần thứ 24 lớn nhất của Giới Điện Quang
70

Singapore, Châu Á và Châu Đại Dương - AOCNR & SGCR WIRES 2023 tại
Singapore.
5. Hội truyền thông số:
- Triển khai Chương trình thúc đẩy Chuyển đổi quốc gia: Đã tổ chức 02
hội thảo: Kiến tạo giá trị từ Chiến lược Dữ liệu trong bối cảnh AI - tại Hà Nội
ngày 05/7/2023; AI và Hội thảo tương lai của giáo dục - cơ hội nào cho Việt
Nam - tại Đà Nẵng ngày 30/7/2023.
- Phối hợp tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh
Châu Á
- Tọa đàm “Đánh giá mức độ thân thiện với người dùng của 63 cổng Dịch
vụ công trực tuyến cấp tỉnh lần thứ nhất, năm 2023” ngày 11/7/2023.
- Bảo trợ và phát động Edutech Awards 2023 - Giải thưởng chuyên ngành
công nghệ giáo dục đầu tiên tại Việt Nam - 30/7/2023. Giải thưởng là hoạt động
thường niên do BHub Group tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội Truyền thông số
Việt Nam (VDCA).
- Sự kiện Beyond Digital - Dữ liệu AI và góc nhìn tương lai, thay đổi và
bước đi chiến thuật - Chi hội Truyền thông số phía Nam tổ chức ngày 11/8/2023
tại TP HCM.
- Phối hợp với Huawei Việt Nam đồng tổ chức Chương trình “Hạt giống
cho tương lai” năm 2023 - tìm kiếm và phát triển sinh viên ICT tài năng.
- Bảo trợ truyền thông Hội nghị & Triển lãm công nghệ NEAR APAC
2023 diễn ra vào 09-10/9/2023 tại TP HCM
- Ban hành Quy chế và Tổ chức Lễ phát động Giải thưởng Sáng tạo nội
dung số Việt Nam năm 2023 (lần thứ I) ngày 12/9/2023.
- Hội thảo “Bảo vệ Bản quyền báo chí trên môi trường số” do VDCA, Hội
Nhà báo Việt Nam, Báo Đại biểu Nhân dân đồng tổ chức ngày 13/9/2023.
- Lựa chọn ra 38 đơn vị, cá nhân tiêu biểu để trao giải thưởng Chuyển đổi
số Việt Nam năm 2023.
- Tham gia góp ý nhiều dự thảo Luật, đề án, chương trình: Luật Giao dịch
điện tử (sửa đổi), Luật Viễn thông, Luật Đất đai, Chiến lược hạ tầng số, Chiến
lược Blockchain quốc gia, Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Bộ
chỉ số CĐS cấp huyện/xã, Bản đồ công nghệ, Danh mục các CSDL quốc gia,…
VII. Lĩnh vực Báo chí, truyền thông
1. Báo Nhân dân
Báo Nhân Dân tiếp tục bám sát sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và
thực tiễn cuộc sống, bảo đảm tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm trên các ấn
phẩm và kênh truyền hình, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, thông tin bao quát
các lĩnh vực đời sống xã hội trong nước và thời sự quốc tế. Các ấn phẩm báo in
duy trì số lượng phát hành ổn định; báo điện tử bảo đảm cập nhật thường xuyên,
71

kịp thời tin tức trong ngày; các chương trình truyền hình thực hiện đầy đủ theo
kế hoạch, khung chương trình.
- Tiếp tục chú trọng, tập trung tuyên truyền thực hiện Nghị quyết Đại hội
XIII của Đảng tại các cấp, ngành, địa phương; về công tác xây dựng, chỉnh đốn
Đảng; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đẩy mạnh học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; thực hiện các Nghị quyết
T.Ư,…
- Thông tin đầy đủ về hoạt động của lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Bám sát
và đưa tin về hoạt động của các Ban Chỉ đạo Trung ương; công tác phòng,
chống tham nhũng, tiêu cực; công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng; kết quả điều tra, xét xử các vụ án lớn; tập trung các chủ đề “nóng”
đang được dư luận quan tâm, …
- Chú trọng tuyên truyền các mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động của
các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là tập trung tuyên truyền các chủ
trương lớn, các quyết sách quan trọng nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu
tư công, ổn định tỷ giá, bảo đảm an toàn hệ thống tín dụng, ngân hàng, nhằm
tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh; phục hồi du lịch. Bảo đảm bao
quát các mặt đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, trật tự, quốc phòng, … từ trung
ương đến địa phương; nêu bật, bình luận, phân tích sâu các vấn đề thời sự quốc
tế. Chủ động thực hiện các bài đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng, quan điểm,
đường lối của Đảng, Nhà nước; phản bác các luận điệu sai trái của các thế lực
thù địch.
- Tập trung tuyên truyền về các phiên họp của UBTV Quốc hội; các phiên
họp Chính phủ. Bám sát các diễn biến tình hình thời sự quốc tế. Phản ánh đầy đủ
hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, như: Chủ tịch nước Võ
Văn Thưởng thăm chính thức Áo, thăm cấp Nhà nước Italia và thăm Tòa thánh
Vatican; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Bangladesh và
Bungari ; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Dự Hội nghị cấp cao
ASEAN lần thứ 43; dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị
thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS); dự Phiên
thảo luận chung cấp cao khóa 78 Đại hội đồng Liên hợp quốc, thăm chính thức
Brazil. Đưa tin đậm nét về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ
Joe Biden theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; tuyên truyền đầy đủ
về các sự kiện ngoại giao trong nước.
Tuyên truyền đậm nét trong các dịp kỷ niệm: 76 năm Ngày Thương binh -
Liệt sĩ (27/7); 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9); ngày truyền
thống của lực lượng CAND (19/8); của các bộ, ban, ngành trung ương,…Thực
hiện tốt các chương trình phối hợp tuyên truyền. Bảo đảm nội dung các phụ
trương về 6 vùng kinh tế - xã hội với nhiều tuyến tin, bài phong phú, đa dạng.
2. Đài Truyền hình Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Đài THVN tiếp tục duy trì hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị được giao, bám sát chỉ đạo, định hướng của Đảng và Nhà
72

nước, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chủ
động phối hợp, hỗ trợ các Bộ, ngành, địa phương tổ chức phổ biến, tuyên truyền
sâu rộng các Nghị quyết, Chỉ thị, Quyết định, văn bản, đồng thời tăng cường sự
theo dõi, giám sát về kết quả thực hiện các văn bản trên.
Quý III/2023 cũng là giai đoạn cao điểm Đài THVN thực hiện công tác rà
soát tổng thể hệ thống kỹ thuật của Đài. Song song với việc tiếp tục hoàn thiện
các quy chế, quy định, quy trình khai thác vận hành hệ thống để đảm bảo yêu
cầu về dự phòng, an toàn sản xuất phát sóng, Đài THVN cũng tập trung nghiên
cứu, đề xuất định hướng đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào quy trình sản
xuất, phát sóng và phân phối nội dung đa nền tảng trong thời gian tới.
Thực hiện Quyết định số 1080/QĐ-BTTTT-THH ngày 21/6/2023 của Bộ
Thông tin và Truyền thông về việc triển khai Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày
22/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia, Đài
THVN đã ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển
đổi số Quốc gia 10/10 năm 2023 với nhiều hoạt động như: tuyên truyền rộng rãi
trên hạ tầng sóng và số của Đài hướng tới chủ đề “Khai thác dữ liệu số để tạo ra
giá trị”; tổ chức Hội thảo về khai thác dữ liệu số phục vụ Chuyển đổi số, cập
nhật một số xu hướng công nghệ truyền hình mới, đáp ứng mô hình phát triển cơ
quan truyền thông chủ lực đa phương tiện.
Bên cạnh đó, nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo Đài THVN tiếp tục
triển khai mở rộng, nâng cấp phân phối nội dung cho hơn 46 kênh của đài phát
thanh, truyền hình trong nước. Đồng thời, thực hiện Quyết định số 1746/QĐ-
BTTTT ngày 08/9/2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài THVN đã phối
hợp để đưa nền tảng truyền hình số quốc gia VTVgo lên tivi thông minh cung
cấp đến người tiêu dùng tại Việt Nam.
Công tác xây dựng vị trí việc làm gắn với chi trả tiền lương tiếp tục được
Đài THVN tập trung hoàn thiện, song song với việc triển khai các giải pháp đẩy
mạnh công tác tinh gọn bộ máy, nhân sự theo hướng hiệu lực, hiệu quả. Đồng
thời, Đài THVN cũng thực hiện các giải pháp đồng bộ, điều chỉnh sản xuất linh
hoạt, thích ứng với thị trường, thị hiếu khán giả trong bối cảnh nguồn thu gặp
nhiều khó khăn. Ước tính 9 tháng đầu năm 2023, doanh thu quảng cáo của Đài
giảm 32% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó các nhóm doanh thu chủ chốt đều
suy giảm rất mạnh so với năm 2022 và trước đó.
3. Thông tấn xã Việt Nam
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã phát hành 33.828 tin, bài (cả năm
2022 là hơn 32.600 tin, bài) về thông tin trong nước; thông tin quốc tế: 68.615
tin, bài (cả năm 2022 là gần 78.200 tin, bài); thông tin đối ngoại nguồn đăng trên
cổng thông tin vnanet.vn: 46.171 tin, bài (cả năm 2022 là gần 59.200) cùng với
số lượng lớn thông tin đối ngoại bằng 10 ngữ (Việt, Trung, Nga, Anh, Pháp, Tây
Ban Nha, Lào, Khmer, Triều Tiên, Nhật Bản) được đăng phát trên 3 sản phẩm
thông tin đối ngoại quốc gia là báo điện tử VietnamPlus, báo Việt Nam News,
Báo ảnh Việt Nam và trên các ấn phẩm Le Courrier du Vietnam, Vietnam Law
and Legal Forum; phát 139.211 ảnh thời sự và ảnh chuyên đề về các sự kiện
73

trọng đại của đất nước (cả năm 2022 là gần 190.000); sản xuất 2.324 thông tin
đồ họa (cả năm 2022 là 4.900). TTXVN đã xây dựng 12 Kế hoạch thông tin và
Chương trình hành động.
TTXVN đã ban hành Quyết định số 09/QĐ-TTX phê duyệt Kế hoạch
chuyển đổi số và triển khai năm dữ liệu (Đề án 06) của TTXVN năm 2023 và
khai trương chuyên trang tư liệu Nhân vật - Sự kiện cung cấp thông tin và tư liệu
có hệ thống, giúp người sử dụng có cái nhìn xâu chuỗi, toàn cảnh về các sự kiện
lớn, những nhân vật nổi tiếng ở các lĩnh vực trong và ngoài nước; ra mắt ứng
dụng đọc tự động đa ngữ trên các sản phẩm thông tin đối nội và đối ngoại, tích
hợp video vào gói sản phẩm thông tin văn bản và ảnh trên cổng thông tin nguồn.
Số liệu tài chính chi hoạt động thường xuyên 9 tháng năm 2023:
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung 9 tháng Năm 9 tháng Năm Tỷ lệ % so với
2022 2023 năm 2022
Nguồn kinh phí hoạt
động, trong đó:
Chi Ngân sách 91,3%
346.934 316.736
Thu hoạt động sự nghiệp 131.626 135.220 103%

Chênh lệch thu – chi hoạt 18.331 15.538 85%


động sự nghiệp
Số tiền nộp ngân sách nhà 1.559 1.659 106%
nước

3. Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)


- Năm 2023, Đài TNVN đã làm tốt nhiệm vụ tuyên truyền, thông tin chính
xác, kịp thời các sự kiện thời sự - chính trị - văn hóa - kinh tế… quan trọng của
đất nước, các vấn đề quốc tế, dân sinh được xã hội quan tâm.
- Kịp thời thông tin, phản ánh chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống
Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam; các buổi tiếp, hội đàm, họp báo của Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Joe Biden.
- Phản ánh đầy đủ các hoạt động của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ
tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng
nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
- Đưa tin, phản ánh, tường thuật trực tiếp Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV
(từ ngày 22/5/2023 đến ngày 24/6/2023). Tường thuật trực tiếp Kỳ họp bất
74

thường lần 2, 3 Quốc hội khóa XV. Tường thuật trực tiếp các phiên họp của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội.
- Tổ chức sản xuất, phát sóng Chuyên mục “Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị
quyết Đại hội 13 của Đảng” trong Chương trình Thời sự 18h00 trên sóng Kênh
Thời sự VOV1.
- Giới thiệu về cuốn sách “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong
sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên tất cả các phương
tiện truyền thông của Đài TNVN.
- Kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”: Kênh Thời sự
(VOV1) tường thuật trực tiếp chương trình nghệ thuật: “Văn hóa - Hội tụ - Bản
sắc và Phát triển” tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Kênh Văn hóa - Xã hội (VOV2) thực
hiện chương trình phát thanh đặc biệt với chủ đề “Dòng chảy văn hóa từ cội
nguồn lịch sử”.
- Tổ chức, thực hiện truyền hình trực tiếp Chương trình “Lời Bác - lời của
non sông” (vào ngày 17/5/2023); Chương trình được hơn 40 đài Phát thanh &
Truyền hình trên cả nước tiếp sóng.
- Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng cục Chính trị Quân đội
nhân dân Việt Nam và UBND tỉnh Khánh hòa tổ chức thành công Chương trình
giao lưu chính luận nghệ thuật “Mạnh giàu từ biển quê hương” tại Quân cảng
Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Tổ chức thành công Chương trình giao lưu chính luận - nghệ thuật “Tết
Độc lập” trên Kênh Truyền hình VOVTV với hơn 30 Đài Phát thanh - Truyền
hình tiếp sóng (ngày 22/8/2023).
* Kết quả hoạt động động sản xuất kinh doanh 9 tháng năm 2023
- Tính đến thời điểm hết Quý III/2023, doanh thu ước thực hiện của Đài
TNVN là 470.722 triệu đồng (trong đó: thu sự nghiệp phát thanh trên các kênh
sóng của Đài TNVN: 128.125 triệu đồng, Đài THKTS VTC: 336.548 triệu
đồng; Thu sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề: 6.049 triệu đồng). Ước nộp
NSNN 10.815 triệu đồng.
- Doanh thu ước thực hiện năm 2023 của Đài TNVN: 677.488 triệu đồng,
giảm 11,93% so với năm 2022 đạt 769.222 triệu đồng (trong đó: Thu sự nghiệp
phát thanh trên các kênh sóng của Đài TNVN: 181.419 triệu đồng, Đài THKTS
VTC: 482.769 triệu đồng; Thu sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề: 13.300
triệu đồng). Ước nộp NSNN 14.420 triệu đồng.
4. Đài PTTH Hà Nội
Thực hiện tốt các đợt tuyên truyền tập trung cho các sự kiện, các ngày lễ,
kỷ niệm trong 9 tháng đầu năm 2023. Phản ánh các hoạt động của lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và Thành phố; các hoạt động quan trọng của đ/c Bí thư và Ban
thường vụ Thành ủy, của HĐND, UBND TP; các vấn đề dân sinh và các vấn đề
người dân quan tâm, đặc biệt là cuộc khủng hoảng điện diễn ra hồi đầu tháng 6,
75

việc điều chỉnh giá nước sinh hoạt sau nhiều năm bình ổn... Thực hiện tốt các
tuyến bài về tổng kết, đánh giá năm 2022 và nhiệm vụ, mục tiêu năm 2023 ở tất
cả các mặt chính trị- kinh tế- văn hóa- xã hội. Đặc biệt, có các vệt bài tuyên
truyền đậm và liên tục cho Vành đai giao thông 4 - Vùng Thủ đô, động lực cất
cánh và mở rộng không gian đô thị cho Hà Nội và cầu truyền hình trực tiếp lễ
khởi công Vành đai 4 vào ngày 25/6/2023. Thực hiện tốt nhiệm vụ tuyên truyền
sự kiện quan trọng là chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam. Phản
ánh vụ cháy nghiêm trọng ở Khương Hạ (quận Thanh Xuân) trên các nền tảng,
Đài đã làm 2 bản tin breaking news từ 8h15 đến 8h30 và từ 9h đến 12h ngày
13/9 và nhiều phóng sự liên quan trên các bản tin thời sự.
Đài đã thay đổi cơ bản khung chương trình truyền hình từ ngày
01/01/2023 và cải tiến khung chương trình phát thanh theo hướng truyền thông
hiện đại hơn. Đổi mới từ cách thể hiện và cách tổ chức sản xuất các bản tin,
chương trình Thời sự và các chuyên đề. Triển khai sản xuất bộ nhận diện mới
cho tất cả các chương trình của Đài.
9 tháng năm 2023, Đài nhận được những phần thưởng sau: Bằng khen của
Bộ Thông tin và Truyền thông cho 2 cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2022.
Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho tập thể Đài và 4 cá nhân
hoàn thành tốt nhiệm vụ phục vụ Đoàn cán bộ Thành phố Hà Nội đi thăm, động
viên quân và dân huyện đảo Trường sa, cán bộ, chiến sỹ Nhà giàn DK1 năm
2023. Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố cho tập thể Đài Phát thanh và
Truyền hình Hà Nội và 07 cá nhân có thành tích phục vụ cho Lễ khởi công Dự
án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô. Bằng khen của Chủ nhiệm
Văn phòng Quốc hội cho Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội đã có thành tích
xuất sắc tham gia Giải Diên Hồng góp phần tổ chức thành công Giải Diên Hồng
lần thứ nhất năm 2023.

● Kết quả hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm:

Doanh thu quảng cáo 9 tháng đầu năm 2023 (ước đạt):
Tỷ lệ
Ước thu 9 tháng
ST So sánh với 9
Nội dung đầu năm 2023
T tháng đầu năm
(đồng)
2022
1 Doanh thu 32.840.120.180 82,6%
2 Lợi nhuận 0 0
3 Nộp ngân sách 0 0
5. Báo Tuổi Trẻ
- Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam. Đây là thông tin bạn đọc rất
quan tâm, đặc biệt có nhiều chỉ đạo liên quan đến việc đưa tin chuyến thăm và
Tuổi Trẻ đã đưa chắt lọc, trang trọng, theo sát chỉ đạo. Tuyến này Ban Biên tập
trực tiếp chủ biên, Ủy viên Ban Biên tập là Tổng thư ký tòa soạn điều hành trực
76

tiếp, lập nhóm tác nghiệp. Hình ảnh, nội dung, thông tin… được kiểm soát kỹ,
cẩn trọng khi xuất hiện trên mặt báo. Ngoài nhóm tác nghiệp, Tuổi Trẻ cũng
khai thác thêm thông tin từ trang chính thống như TTXVN, Chính phủ, Quốc
hội…
- Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân thăm Áo, Ý và Tòa thánh
Vatican từ 23 đến 29-7. Tuổi Trẻ cũng như nhiều báo khác đưa đậm, trang trọng
và kịp thời thông tin chuyến thăm này. Nhiều hình ảnh đẹp về chuyến thăm xuất
hiện tại vị trí nổi bật trên mặt báo trong suốt chuyến làm việc của Chủ tịch nước
và phu nhân.
- Đoàn Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long thăm và làm việc tại Việt Nam
từ 27 đến 29-8. Việt Nam tổ chức lễ đón trọng thị Thủ tướng Singapore. Chuyến
thăm của ông Lý Hiển Long có nhiều dấu ấn, Thủ tướng Việt Nam và Singapore
khởi công nhiều khu công nghiệp VSIP mới.
- Thực hiện nhiều tuyến bài, phóng sự như: Tuyến bài "Công nhân với
vòng xoáy vay nóng"; Tuyến bài "Lao động lương cao thất nghiệp"; Khởi động
và tuyên truyền tuyến học bổng Tiếp sức đến trường 2023….
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023:
Đơn vị tính: triệu đồng

T Ước tính 9T Chênh lệch Tăng/giảm


Khoản mục 9T 2022
T Năm 2023 9T/2023/2022 %

1 Doanh thu 240.570 212.501 (28.069) -11,67%


2 Chi phí 207.204 197.837 (9.367) -4,52%
3 Lợi nhuận 33.366 14.664 (18.702) -56,05%
4 Thuế nộp NSNN 5.405 2.640 (2.765) -51,15%

Đạt % so
T Kế hoạch Ước tính 9T Chênh lệch
Khoản mục với Kế
T 2023 Năm 2023 9T/2023/2022
hoạch
1 Doanh thu 300.000 212.501 (87.499) 70,83%
2 Chi phí 260.000 197.837 (62.163) 76,09%
3 Lợi nhuận 40.000 14.664 (25.336) 36,66%
4 Thuế nộp NSNN 6.480 2.640 (3.840) 40,74%

Với kết quả hoạt động tài chính 9 tháng đầu năm 2023 nêu trên, Ban Biên
tập báo Tuổi Trẻ đánh giá đến cuối năm, báo Tuổi Trẻ khó đạt chỉ tiêu kế hoạch
được đặt ra.
77

6. Báo Thanh niên


- Báo Thanh Niên luôn thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; đường lối, quan
điểm của Đảng và pháp luật; đồng thời triển khai nhanh nhạy, kịp thời các vấn
đề thời sự nóng về xã hội, quốc tế, dân sinh mang đến thông tin đa chiều cho
bạn đọc.
Theo đó, từ 01/01 đến 20/9/2023, Báo in Thanh Niên đã thực hiện 4.759
tin và 6.012 bài trên nhật báo hàng ngày và 242 bài trên đặc san đặc biệt nhân
các ngày 8/3, 30/4, 21/6, 2/9.
- Trong 9 tháng đầu năm, Báo Thanh niên tổ chức nhiều hội thảo kinh tế
phục vụ lợi ích an sinh xã hội và cung cấp thông tin có chất lượng giúp Chính
phủ ban hành các chính sách điều tiết nền kinh tế như: “Mở Visa, phục hồi kinh
tế”, “Xây dựng thương hiệu quốc gia cho nông sản Việt”, “Tháo gỡ điểm
nghẽn nhà ở xã hội”, “Vực dậy bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế” , “Tọa
đàm trực tuyến về giá điện”, Cuộc thi viết "Hào Khí Miền Đông" và Hội thảo
"Kết Nối Vùng Kinh tế Miền Đông" ….
- Phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Xuất bản Việt Nam, Sở TTTT
TP.HCM và Hội Nhà báo TP.HCM tổ chức thành công “Tuần lễ Sách của
Người làm báo” nhân 98 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21.6.1925 –
21.6.2023) với gần 300 tựa sách, tác phẩm của 7 cơ quan báo chí; hơn 100
phóng viên, cựu phóng viên, 15 nhóm tác giả đã và đang công tác tại các tờ báo
trên cả nước.
- Phối hợp với Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và VFF tổ chức thành
công Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam - Lần 1 trong khoảng thời
gian từ kỷ niệm ngày truyền thống học sinh - sinh viên Việt Nam 9.1 đến chào
mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3) và ngày thể thao Việt
Nam (27.3) với sự tham dự của 43 trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc. Tiếp
nối thành công này, Báo Thanh Niên đang chuẩn bị các thủ tục tổ chức vòng
loại Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam - Lần 2.
- Tiếp tục thực hiện chương trình “Cùng con đi tiếp cuộc đời” đánh dấu
một nghĩa cử cao đẹp cho cộng đồng nhằm chung tay, góp sức nuôi dưỡng các
trẻ mồ côi do đại dịch Covid. Tính đến ngày 8/8/2023, tổng số trẻ được bảo trợ
lâu dài là 375 trẻ với số tiền gần 51 tỷ đồng. Hỗ trợ khẩn cấp 1.800 trẻ với số
tiền 4.3 tỷ. Trao học bổng cho HS – SV là 1,3 tỷ. Tổng cộng chương trình này
đến nay đã hỗ trợ gần 57 tỷ đồng. Riêng năm 2023, chương trình đã ký kết bảo
trợ được 88 trẻ với số tiền hơn 10 tỷ đồng do 13 đơn vị và cá nhân bảo trợ.
* Tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, dự toán ngân sách nhà nước
9 tháng đầu năm 2023:
CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

STT CHỈ TIÊU ƯỚC THỰC


9 THÁNG ĐẦU
HIỆN 9 THÁNG TỈ LỆ TĂNG/GIẢM
NĂM 2022
ĐẦU NĂM 2023
78

192,130,885,72
1 DOANH THU 212,464,590,635 7 (20,333,704,908) -9.57%

206,114,363,89 19,998,288,6
2 CHI PHÍ 186,116,075,275 4 19 10.75%

LỢI NHUẬN TRƯỚC (13,983,478,16 (40,331,993,52


3 THUẾ 26,348,515,360 7) 7) -153.07%

7. Báo VnExpress
Tính đến hết tháng 8/2023, lượng độc giả thường xuyên toàn hệ thống báo
điện tử VnExpress đạt trung bình 40 triệu users/tháng, truy cập gần 4 tỷ lượt.
VnExpress bám sát sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, các sự
kiện lớn của Đảng, Nhà nước được đưa đầy đủ, chính xác, có chiều sâu, tiêu
biểu như: phản ánh khách quan, toàn diện kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV, Hội
nghị Trung ương 7 khóa XIII, Tổng thống Mỹ Biden thăm Việt Nam...
Nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách khoa học công nghệ và
chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học và Công nghệ luôn được chú trọng.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Báo xuất bản hơn 3.000 tin bài về lĩnh vực khoa
học, công nghệ, thu hút hơn 6 triệu độc giả mỗi tháng. VnExpress đã thực hiện
một số bài viết chuyên sâu quy mô về công nghệ và có tính tác động cao như:
Internet tại Việt Nam mong manh như thế nào (gần 500.000 pageview, hơn 400
bình luận); Hổ đen dữ liệu cá nhân (200.000 pageview, hơn 100 bình luận); Con
đường bước vào lĩnh vực bán dần trăm tỷ USD của Việt Nam (hơn 100.000
pageview), Tuyến bài về các vấn đề công nghệ và sử dụng công nghệ: Cơn sốt
AI trên thế giới và tại Việt Nam: Chuẩn hóa thuê bao di động: vấn nạn cuộc
gọi, tin nhắn rác...
Báo lập chuyên mục “Đổi mới sáng tạo’’, với mục tiêu thúc đẩy sự phát
triển các công nghệ tiên phong và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng
tạo tại Việt Nam, phát triển ứng dụng công nghệ vào cuộc sống.
Thực hiện chủ trương của Bộ TTTT, VnExpress tái cấu trúc trang Sách
nhằm giúp độc giả thêm kênh tiếp cận tri thức của nhân loại, duy trì đam mê đọc
sách của một bộ phận công chúng là độc giả trung thành của VnExpress. Sau
hơn 5 tháng tái cấu trúc, trang sách của VnExpress đạt 1,1 triệu pageview (tăng
147,9% so với cùng kỳ năm 2022), 540.000 users (tăng 81,2% so với cùng kỳ
năm 2022). Tổng tin bài mục Sách tăng 230% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo thống kê của SimilarWeb vào tháng 8/2022, VnExpress đạt 185
triệu visits (phiên truy cập), đứng vị trí số 1 trong lĩnh vực báo chí tại Việt
Nam, cao gấp 2 lần so với đơn vị đứng thứ hai (24h.com.vn). Đứng thứ 31 trong
các website về báo chí, truyền thông được truy cập nhiều nhất toàn cầu.

● Kết quả sản xuất kinh doanh


- Doanh thu (VNĐ): Doanh thu tính đến hết tháng 8/2023 là
98.037.5000.000 đồng, tăng 103% với cùng kỳ 2022.
79

- Lợi nhuận (VNĐ): lợi nhuận tính đến hết tháng 8/2023 là
14.848.351.487 đồng, tăng 139% so với cùng kỳ năm 2022.
- Nộp ngân sách (VNĐ): Nộp ngân sách 8 tháng đầu năm 2023 là:
13.663.094.139 đồng (thuế GTGT và thuế Thu nhập cá nhân), tăng 107% so với
cùng kỳ 2022.
8. Báo Lao động
Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, đảm bảo chất lượng thông tin, đúng định
hướng của Ban Tuyên giáo Trung ương, chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền
thông. Tính đến ngày 20.9, số lượng tin bài trên Báo Lao động điện tử đạt
92.143, tăng 4,35% so với cùng kỳ năm 2022.
Báo tiếp tục tăng cường các sản phẩm truyền thông đa phương tiện, thực
hiện sản xuất và phát cố định 12 bản tin, chương trình định kỳ hàng tuần. Các
vấn đề nóng đều được thực hiện video trực tiếp từ hiện trường. Tòa soạn đã cho
ra mắt bản tin Thời sự 20h hàng ngày. Thực hiện bản tin podcast xuất bản định
kỳ hàng ngày vào 7h sáng. Báo cũng đã triển khai Tivi box, phát trực tiếp 24/7.
Về hoạt động xã hội, Báo tổ chức thành công chương trình Vinh quang
Việt Nam lần thứ 18 - vinh danh 5 tập thể, 11 cá nhân có thành tích xuất sắc; tổ
chức nhiều hội thảo, tọa đàm theo các vấn đề thời sự, nhận được sự quan tâm
của xã hội. Cuộc thi sáng tác văn học về đề tài công nhân và công đoàn đã nhận
được 498 tác phẩm dự thi (412 truyện ngắn, 86 tiểu thuyết), đã lựa chọn 61 tác
phẩm vào Chung khảo.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
Doanh thu đạt 97,5%, lợi nhuận đạt 76,4%, nộp ngân sách đạt 75,8% so
với cùng kỳ năm 2022.
9. Báo Người Lao động
Trong 09 tháng đầu năm 2023, vượt qua những tác động tiêu cực từ nền
kinh tế, Báo Người Lao Động luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền trên mặt
trận chính trị, tư tưởng - văn hóa, theo định hướng của Đảng, Nhà nước và
những hoạt động của Công đoàn mang bản sắc riêng; tập trung đưa tin những sự
kiện chính trị, thời sự quan trọng trong cả nước. Bên cạnh đó, Báo đã tổ chức sơ
kết 01 năm vào Chương trình “Thu phí nội dung” với chuyên mục “Dành cho
bạn đọc VIP” với nhiều thông tin hay, chất lượng cao được bạn đọc đón đọc.
Ban Biên tập tiếp tục triển khai thực hiện đề án chuyển đổi số, đưa công tác
chuyển đổi số thành một trong những nhiệm vụ, mục tiêu trọng tâm; tiếp tục
thực hiện công tác cải tiến báo điện tử, báo in. Báo vinh dự là một trong các cơ
quan báo chí đoạt nhiều giải thưởng báo chí trong đó có 02 Giải Báo chí Quốc
gia lần thứ XVII - năm 2022 (01 giải C, 01 giải Khuyến khích); 07 Giải Báo chí
TP. Hồ Chí Minh lần thứ 41 năm 2023 (01 giải Nhất, 03 giải Nhì, 02 giải Ba, 01
giải Khuyến khích) và nhiều giải báo chí, giải thưởng của các bộ, ngành, địa
phương và Giải nhất Giải bìa Báo Xuân Quỹ Mão năm 2023.
* Số liệu về kết quả hoạt động (Ước thực hiện)
80

- Doanh thu báo đạt 7,901 tỷ đồng (đạt 75,92% so với kế hoạch).
- Doanh thu quảng cáo đạt 28,991 tỷ đồng (đạt 68,16% so với kế hoạch).
- Doanh thu tài trợ, khác đạt 18,950 tỷ đồng (đạt 100,103% so với kế
hoạch).
- Doanh thu cho thuê Văn phòng đạt 12,037 tỷ đồng (đạt 74,90 % so với
kế hoạch).
- Lãi ngân hàng đạt 2,595 tỷ đồng (đạt 103,80% so với kế hoạch)
- Tổng thu đạt 70,474 tỷ đồng (đạt 78,1% so với kế hoạch).
- Tổng chi 68,499 tỷ đồng (đạt 82,65 % so với kế hoạch).
- Kết quả hoạt động: thặng dư 1,975 tỷ đồng (đạt 26,7% so với kế hoạch).
- Thuế Thu nhập doanh nghiệp: Báo tạm chưa nộp, cuối năm quyết toán
có số chính xác sẽ thực hiện nộp.
- Trích lập quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 25% chênh lệch sau
thuế là; Quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi 10% sau khi trích quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp. Quỹ bổ sung thu nhập là phần còn lại.
10. Báo Nông thôn ngày nay
Báo Nông thôn ngày nay vẫn thế hiện được bản sắc lả tờ báo hàng đầu về
lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn; bám sát các sự kiện chính trị lớn của
đất nước vả các hoạt động của giai cấp nông dân Việt Nam, các hoạt động lớn
của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, cụ thể: Họp Ban chấp hành Trung
ương, các kỳ họp Quốc Hội; họp Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham
nhũng; họp Chính Phủ thường kỳ; Hội nghị BCH Trung ương Hội Nông dân
Việt Nam; Thông tin về các hoạt động của Hội Nông dân các cấp trong việc
tham gia thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về
Chương trình phục hồi vả phát triền kinh tế - xã hội; Tuyên truyền đậm nét các
ngày kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc tế phụ nữ
8/3; Ngày thành lập Đoàn Thanh niên 26/3; Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ;
Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước 30/4 vả Quốc tế Lao động 1/5; 39
năm ngày Báo Nông thôn Ngày nay ra số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2003);
Góp ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)... cùng các vấn dề thời sự, xã hội quan
trọng khác. Sản xuất vả phát hành giai phẩm Xuân Nông thôn Ngày nay Quý
Mão 2023 cùng các số báo đặc biệt với nội dung đặc san, hình thức hấp dẫn. Ra
mắt trên Báo Nông thôn ngày nay và Báo Điện tử Dân Việt chuyên mục Bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng; Đại hội nông dân các cấp lần thứ 8, nhiệm kỳ 2018
- 2023; Môi trường Nông thôn. Trao giải cuộc thi viết Tết đoàn viên.
Ngoài ra, Ban Biên tập Báo đã chỉ đạo Chi hội nhà báo, các ban, Văn
phòng đại diện triển khai các loạt bài có chất lượng trong năm. Tại lễ tôn vinh
và trao giải Báo chí, Báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt đã xuất sắc đoạt
2 Giải báo chí Quốc gia 2022 (01 giải B và 1 giải C), cùng nhiều giải báo chí
của bộ, ngành, địa phương.
81

11. Hội Nhà báo Việt Nam


Trong 9 tháng đầu năm 2023, Cơ quan Trung ương Hội đã tích cực triển
khai nhiều hoạt động góp phần quan trọng vào thành tích chung của Hội Nhà
báo Việt Nam, mang lại hiệu quả xã hội cao. Hoạt động của Cơ quan có nhiều
điểm sáng, chuyển biến rất tích cực; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của
cán bộ, đảng viên; tập trung xử lý, giải quyết dứt điểm nhiều hạn chế, khuyết
điểm, nhiều việc phức tạp, tồn đọng trong thời gian dài, góp phần hoàn thành tốt
nhiệm vụ chính trị của Hội Nhà báo Việt Nam, làm cho tình hình, tư tưởng trong
Cơ quan ổn định, đoàn kết, thống nhất cao.
Đầu năm 2023, Hội Nhà báo Việt Nam chỉ đạo các Hội Nhà báo địa
phương tổ chức thành công Hội báo Xuân Quý Mão 2023; Tổ chức hội thảo
“Chát GPT với báo chí truyền thông” tại tỉnh Tuyên Quang; Tổ chức thành công
Trưng bày chuyên đề "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi, báo chí cách mạng
Việt Nam 1943-2023" trong khuôn khổ Hội nghị toàn quốc tại tỉnh Khánh
Hòa…
Ngày 12/4/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Điều lệ Hội Nhà báo
Việt Nam. Ban hành Hướng dẫn số 169-HD/HNBVN ngày 05/6/2023 hướng
dẫn thực hiện Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, quán triệt thực hiện tới các cấp
Hội và hội viên.
Trong 9 tháng đầu năm 2023 đã tổ chức 34 hoạt động cho gần 650 lượt
hội viên, trong đó 29 lớp học theo nguồn kinh phí của Trung tâm (chiếm 85%);
03 lớp học theo yêu cầu của các Hội địa phương, các cơ quan, bộ, ban, ngành ở
Trung ương (chiếm 9%); 02 lớp học do tổ chức nước ngoài tài trợ (chiếm 6%).
Các khóa học do Trung tâm tổ chức vẫn chủ yếu tập trang vào 3 mảng chính: kỹ
năng cho các loại hình báo chí; chuyên đề, chuyên sâu và hội thảo.
Triển khai Kế hoạch hành động hướng tới Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí
Cách mạng Việt Nam. Các cơ quan báo chí trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam
tiếp tục ổn định về số lượng và chất lượng, chuyển tải đầy đủ, kịp thời các sự
kiện trong và ngoài nước, các văn bản hành chính phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ
đạo, điều hành các hoạt động của Hội. Các số báo được xuất bản đúng kỳ hạn,
giữ vững tôn chỉ mục đích, không để xảy ra sai sót. Tin bài hàng ngày về cơ bản
đã được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo kỷ luật xuất bản.
12. Tổng Công ty Truyền hình cáp Việt Nam
Kết quả hoạt động kinh doanh 8 tháng đầu năm 2023

Nội dung KHNS năm Tỷ lệ ước


2023 Thực hiện 6 Ước thực hiện thực hiện
tháng đầu 8 tháng đầu 8th /KHNS
năm 2023 năm 2023 năm

Tổng doanh thu 2.300.000 998.105 1.329.246 57.8%


82

Tổng chi phi 2.214.200 979.013 1.304790 58.9%

Lợi nhuận trước


thu 85.800 19.092 24.456 28.5%

Lợi nhuận sau 68.640 15.133 16.856 24.6%/


thuế

Tổng hợp số liệu thuê bao VTV cab trên các nền tảng

TT Chỉ tiêu Số liệu lũy kế tính Đơn vị tính


đến tháng 31.8.2023

1 Thuê bao truyền hình 1.005.673 Thuê bao

Thuê bao
truyền hình
đồng phân
2 phối Gần 6 triệu Thuê bao

3 Người dùng OTT trên các ứng dụng

-VTVcab
On 11.672.449 Lượt cài đặt

- ONPLUS (ON+) 1.350.649 Lượt cài đặt


Sau 8 tháng đầu năm, tổng thuê bao các loại hình dịch vụ VTVcab giảm
nhẹ, nguyên nhân là do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường truyền hình trả tiền
và xu hướng dịch chuyển của khán giả. Hiện nay, người xem tra chuộng thưởng
thức nội dung giải trí qua các thiết bị di động có kết nối internet thay vi xem
truyền hình truyền thống như trước kia. Truyền hình công nghệ mới OTT có tính
năng cho phép cung cấp nguồn nội dung phong phú và đa dạng theo yêu cầu của
người sử dụng vào bất kỳ thời điểm nào và tại bất cứ nơi đâu chỉ với một thiết bị
phù hợp đà có kết nối Internet.
Đề phát triển khách hàng. VTVcab đã đưa ra các chương trình khuyến
mãi thu hút khách hàng lắp mới, áp dụng chính sách kích cầu các gói Combo
Internet với giá ưu đãi, chương trình quay số trúng thưởng: tăng băng thông
Internet đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng:
Về hoạt động sản xuất kinh doanh, VTVcab tập trung phát triển nội dung
trên đa nền tảng, phát triển công nghệ, phát triển hạ tầng mạng cáp, phát triển
các ứng dụng của VTVcab (VTVcab On. On +).
13. Công ty TNHH Online (mạng xã hội Zalo)
83

Thống kê người dùng Zalo:


+ Hơn 75,6 triệu người dùng hàng tháng (tính đến ngày 31.08.2023)
+ Hành chính công: Hơn 14,000 đơn vị Cơ quan nhà nước và tiện ích
công từ Trung ương đến địa phương ở khắp 63 tỉnh thành sử dụng tài khoản
thông tin chính thức trên Zalo ( Official Account - OA).
* Thành tích nổi bật: Trợ lý giọng nói Kiki trên ô tô chính thức cán mốc
500.000 lượt cài đặt, tăng trưởng 400% so với kỳ tháng 08/2022. Hiện nay, tổng
số ô tô đăng kiểm ở Việt Nam là khoảng 5 triệu chiếc, với 500.000 lượt cài đặt
này, Kiki đang “đồng hành trên hành trình lái xe" cùng 10% tài xế Việt, số liệu
thống kê cũng cho thấy, có tới hơn 200.000 lượt truy vấn mỗi ngày sử dụng Kiki
trên ô tô. Đây là điều đáng ghi nhận với trợ lý tiếng Việt do chính các kỹ sư Việt
Nam tại Zalo AI phát triển. Bên cạnh đó, đã có gần 30 hãng màn hình thông
minh trên xe như Zestech, Gotech, Oled, Safeview, Bravigo,... đã sớm tích hợp
mặc định Kiki lên tất cả các dòng sản phẩm.
Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh 8 tháng của VNGO là
37,203,915,998 đồng.
14. Hiệp hội Truyền hình trả tiền Việt Nam
- Nhằm giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Truyền hình trả tiền,
Hiệp hội đã có văn bản xin hỗ trợ đơn giá thuê cột điện treo cáp truyền hình gửi
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực
EVN, kiến nghị giữ nguyên đơn giá cho thuê năm 2022 và các năm về sau (tối
thiểu 5 năm) tính bằng các năm trước đó cộng thêm tối đa 10% (tức tính tối đa
bằng 60%). Điều này phù hợp với hiệu suất khai thác của các nhà mạng truyền
hình cáp/ viễn thông cũng chỉ khai thác khách hàng thuê bao ở mức khoảng
25%-30%.
- Tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện Dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi)
và tham dự Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi) do Liên đoàn
Thương mại Công nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 23/03/20223 tại Hà Nội.
- Hiệp hội phối hợp thực hiện hướng dẫn của Cục PTTH&TTĐT theo dõi
các chương trình, phim ảnh có nội dung xấu độc, vi phạm chủ quyền, ảnh hưởng
đến an ninh… lưu lại làm bằng chứng, kịp thời kiến nghị đến các cơ quan quản
lý Nhà nước (Bộ TTTT) và kiến nghị về mức phạt xử lý vi phạm hành chính của
Netflix.
- Ngày 14/04/2023, Hiệp hội và Cục PTTH&TTĐT - Bộ TTTT đã có buổi
làm việc trao đổi kế hoạch phối hợp công tác giữa 02 đơn vị cụ thể: Hiệp hội
xây dựng kế hoạch nội dung công tác hàng năm, phát huy năng lực sáng tạo
trong hoạt động cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình, tham gia tích cực vào
công việc chuyển đổi số; Hai bên cùng phối hợp tổ chức 01 năm/lần hội nghị
giao ban doanh nghiệp hoạt động THTT (kết hợp Hội thảo, kiến nghị, giải đáp,
chính sách), v.v…
84

- Tổ chức cuộc họp Ban Chấp hành lần 3 nhiệm kỳ III (2022 - 2027) vào
ngày 21/4/2023 tại Văn phòng Hiệp hội Truyền hình trả tiền VN và Ban hành
các Quy chế của Hiệp hội nhiệm kỳ III (2022 - 2027), cụ thể: Quy chế làm việc
của Văn phòng; Quy chế chi tiêu nội bộ; Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành,
Ban Thường vụ; Phân công nhiệm vụ BCH, BTV.
- Hiệp hội tham gia tích cực các cuộc Hội thảo do Bộ TTTT chủ trì tổ
chức: “Hội thảo, phổ biến chính sách mới về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch
vụ phát thanh, truyền hình”; Hội thảo: “Triển khai kế hoạch công tác năm 2023,
tổng kết phong trào thi đua năm 2022 lĩnh vực phát thanh truyền hình tại TP
HCM.
VIII. Lĩnh vực Xuất bản, In, Phát hành
1. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
- 9 tháng đầu năm 2023, Nhà xuất bản đã biên tập được 395 bản thảo (bằng
91% so với cùng kỳ năm 2022). Sách xuất bản in mới và tái bản là 417 đầu sách
(bằng 106,9% so với cùng kỳ), với số lượng 2.011.595 bản; sách điện tử đã phát
hành 196 đầu sách.
- Nhà xuất bản đã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu
sách lý luận, chính trị, pháp luật, các sách, tài liệu tham khảo phục vụ việc quán
triệt và triển khai các văn kiện, nghị quyết của Đảng; tổ chức ra mắt các tủ sách,
giới thiệu các bộ sách, cuốn sách có giá trị tại một số cơ quan, đơn vị, địa
phương trên cả nước.
- Tăng cường phối hợp, hợp tác với các cơ quan, đơn vị, địa phương trong
công tác xuất bản, thông tin, truyền thông giới thiệu sách như:
+ Ký kết Chương trình hợp tác giai đoạn 2023 - 2025 với Tỉnh ủy Điện
Biên, về các nội dung: công tác tuyên truyền; thực hiện “Đề án trang bị sách cho
cơ sở xã, phường, thị trấn”; hoạt động biên soạn, phát hành sách.
+ Ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2023 - 2030 với Báo
Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về truyền thông các hoạt động và thông tin về
sách mới của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật trên trang chủ của Báo
Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam; phối hợp tổ chức các hoạt động hội thảo, tọa
đàm, nghiên cứu khoa học; xây dựng thí điểm Mô hình cơ sở dữ liệu quốc gia về
sách lý luận, chính trị....
+ Phối hợp với Bộ Công an tổ chức buổi làm việc giữa hai cơ quan nhằm
tăng cường phổi họp xuất bản, tuyên truyền về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm
trật tự, an toàn xã hội.
+ Tổ chức buổi Sơ kết 03 năm phối hợp và phương hướng hợp tác trong
những năm tiếp theo giữa Nhà xuất bản và Viện Kinh tế Việt Nam, Viện Hàn
lâm khoa học xã hội trong các lĩnh vực: biên soạn, xuất bản, phát hành sách;
phối hợp, hợp tác nghiên cứu khoa học; hợp tác tổ chức tọa đàm khoa học, hội
thảo khoa học; chia sẻ và chuyển giao kết quả nghiên cứu nhiệm vụ khoa học
85

công nghệ; hợp tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; tổ chức giới thiệu, phát
hành, quảng bá các ấn phẩm của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật.
- Để lan tỏa giá trị của các cuốn sách đến đông đảo cán bộ, đảng viên và
nhân dân, giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu, song song với việc xuất bản
sách giấy, Nhà xuất bản đã xuất bản phiên bản điện tử đăng trên website
Stbook.vn, thuviencoso.vn.
2. Nhà xuất bản Trẻ
- Với chủ đề “Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm”, trong 9
tháng đầu năm 2023, Nhà xuất bản Trẻ đã nỗ lực hoàn thành kế hoạch đề ra,
phát hành 725 tựa sách, trong đó có 266 tựa sách mới (chiếm 37%), 459 tựa sách
tái bản (63%), với tổng cộng 1.970.075 bản in.
- Tổ chức 33 sự kiện giới thiệu sách, nổi bật như: nhà văn Nguyễn Nhật
Ánh tặng chữ ký cho bạn đọc, lễ kỷ niệm 15 năm Tủ sách Khoa học và khám
phá, Vườn sách tại Thảo Cầm Viên, sách thiếu nhi hè, chương trình “Nhà báo
viết sách” kết hợp ra mắt hai tựa sách mới, tham gia “Tuần văn học châu Âu -
2023”; phối hợp với Viện Pháp tổ chức 2 sự kiện giao lưu, ra mắt sách,…
- Tổ chức và tham gia nhiều hội sách, như Ngày văn hóa đọc tại Thư viện
Quốc gia, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cao Lãnh (Đồng Tháp), đặc biệt là Ngày
sách và văn hóa đọc lần 2 tại Huế, đã tạo điểm nhấn và nhận diện thương hiệu,
uy tín cho bạn đọc, đạt hiệu quả tốt; tham gia Hội sách Xuyên Việt, Hội sách tại
TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Đồng Tháp, tổ chức Ngày hội truyện tranh -
Manga Days,…
- Tham gia Hội sách Thiếu nhi châu Á (AFCC) 2023 tại Singapore, tổ
chức triển lãm và giới thiệu bộ Lịch sử Việt Nam bằng tranh (tiếng Anh), sách
tiếng Anh của Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần; làm việc với các nhà
xuất bản của Singapore, Indonesia, Philippines; tham gia điều phối chương trình
giới thiệu về sách thiếu nhi ở Việt Nam cho bạn bè thế giới, tham gia thảo luận
về vai trò của dịch giả trong thời AI.
* Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023:
- Trong 9 tháng đầu năm 2023, Nhà xuất bản Trẻ đạt tổng doanh thu 124
tỷ đồng (tăng 110% so với cùng kỳ, 103% so với kế hoạch), lợi nhuận trước thuế
đạt 14,4 tỷ đồng (tăng 135% so với cùng kỳ, 101% so với kế hoạch), lợi nhuận
sau thuế đạt 12,8 tỷ đồng (tăng 133% so với cùng kỳ, 101% so với kế hoạch),
nộp ngân sách 5,6 tỷ đồng (tăng 144% so với cùng kỳ, 104% so với kế hoạch).
Nhìn chung, dự báo sẽ hoàn thành kế hoạch năm 2023.
3. Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam
- Trong hơn 8 tháng qua, với quyết tâm, nỗ lực của toàn bộ hệ thống,
NXBGDVN đã hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất đó là cung ứng đầy đủ, kịp
thời, sách giáo khoa (SGK) phục vụ năm học 2023-2024 đến tay từng học sinh,
từng địa phương trên toàn quốc trong thị phần của mình.
86

- Các bộ SGK lớp 4, 8, 11 của NXBGDVN đã được Bộ trưởng Bộ Giáo


dục và Đào tạo phê duyệt gồm bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và bộ Chân trời
sáng tạo, NXBGDVN hoàn thành việc kê khai giá theo quy định; Công tác giới
thiệu SGK và tập huấn giáo viên đã được tổ chức khoa học, hiệu quả.
- Chi phí đầu vào (vật tư, công in) liên tục tăng, NXBGDVN tiếp tục
thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm giá bán SGK lớp 4, 8, 11. Hiện
nay, các bộ SGK của NXBGDVN đang có mức giá thấp nhất trong các bộ sách
được phê duyệt.
- Triển khai công tác biên soạn, dạy thực nghiệm tại các địa phương; tổ
chức lấy ý kiến góp ý của chuyên gia, giáo viên; nộp thẩm định quốc gia các bản
mẫu SGK lớp 5, 9, 12.
- Triển khai quy trình mua sắm dịch vụ in rộng rãi, mua sắm hộp carton
đựng sách giáo dục theo đúng quy định; Triển khai các hợp đồng mua sắm giấy
in, dịch vụ in đã kí kết với các nhà cung cấp được lựa chọn.
- NXBGDVN khẩn trương triển khai rà soát, cập nhật hệ thống quy chế
nội bộ, quy định phù hợp Điều lệ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
NXBGDVN (Ban hành theo Quyết định số 1919/QĐ-BGDĐT ngày 30/6/2023
của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
* Kết quả thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm 2023
Số lượng
Số lượng
ST đăng kí Số bản in
Diễn giải thực hiện
T xuất bản (bản)
in (cuốn)
(cuốn)

Sách giáo khoa, sách bổ trợ, tài liệu tự


1 1375 902 266.111.229
chọn

2 Sách tham khảo, xuất bản phẩm khác 3177 1689 40.632.804

Tổng cộng 4.552 2.591 306.744.033

* Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh 9 tháng đầu
năm
Đơn vị: Tỷ đồng

Ước thực Thực hiện Tỉ lệ % so với


TT Chỉ tiêu hiện cùng kì
T1-T8/2022
T1-T8/2023 năm 2022

1 Tổng doanh thu 2.760,8 2.343,8 118%


87

2 Lợi nhuận 445,2 442,4 101%

3 Nộp ngân sách 171,3 241,0 71%

4. Nhà xuất bản Văn học


Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 -
03/02/2023) ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà xuất bản Văn học
phối hợp cùng Công ty Cổ phần Văn hóa & Truyền thông Liên Việt tổ chức
cuộc họp báo giới thiệu cuốn tiểu thuyết Lênh đênh bốn biển - tác giả Nguyễn
Thế Kỷ.
Nhân kỷ niệm Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023, Nhà xuất
bản Văn học đã tham gia hội chợ sách tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Bảo
tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế. Cũng tại sự kiện này Nhà xuất bản Văn học đã
tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa như: Gửi tặng sách cho ban tổ chức làm quà
tặng đại biểu tham gia Lễ Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.
Nhà xuất bản Văn học hợp tác với một số quốc gia thông qua các Đại sứ
quán để quảng bá, trao đổi, giao lưu văn hóa thông qua lĩnh vực xuất bản và đã
giới thiệu được đến bạn đọc nhiều tác phẩm đặc sắc, có giá trị, phục vụ tốt công
tác thông tin đối ngoại. Đại sứ quán Hungary xuất bản cuốn sách Tuyển tập thơ
Petӧfi Sándor (tác giả Petӧfi Sándor - Phan Anh Sơn dịch), Đại sứ quán Cộng
hòa Armenia xuất bản cuốn sách Tiếng gọi của dân cày (tác giả Khachik
Dashtents - Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Ngọc Hùng, Lê Đức Mẫn, Trần Bích
Thư dịch).
Nhiều cuốn sách kinh doanh tự làm theo kế hoạch của Nhà xuất bản Văn
học ra mắt bạn đọc và được đánh giá cao.
Một số cuốn sách đã gửi dự thi: Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu.
Một số cuốn sách đã nhận được Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm
văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023 của Ban Tuyên giáo Trung
ương: Tác phẩm Nợ nước non (tác giả Nguyễn Thế Kỷ) đạt giải A. Tác phẩm
Chuyện kể từ làng Sen (tác giả Chu Trọng Huyến) đạt giải B.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023:
- Doanh thu ước đạt: 3.074 triệu đồng (đạt 65% so với kế hoạch năm
2023; bằng so với cùng kỳ năm 2022).
- Lợi nhuận dự kiến ước đạt: 45 triệu đồng (đạt 65% so với kế hoạch năm
2023; bằng so với cùng kỳ năm 2022).
- Nộp ngân sách nhà nước ước đạt: 287 triệu đồng (đạt 65% so với kế
hoạch năm 2023; bằng so với cùng kỳ năm 2022).
- Thu nhập bình quân người/tháng: 5.200.000đ/tháng
88

5. Công ty CP Phát hành sách TP. HCM FAHASA


* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023
Ước thực Thực
% so
hiện hiện Kế hoạch
ST Đơn vị với
Diễn giải 9 tháng 9 tháng Năm
T tính TH
Năm Năm 2023
2022
2023 2022
Triệu 3.180.00 3.143.00 101
1 Doanh thu đồng 0 0 % 4.000.000
Triệu 105
2 Lợi nhuận đồng 40.000 38.000 % 50.000
Các khoản
nộp ngân Triệu 108
3 sách đồng 42.000 39.000 %
6. Công ty Bán lẻ Phương Nam
- Tham gia Lễ Hội Đường Sách Tết Quý Mão tại TP HCM và các Lễ Hội
Đường Sách tại Đường Sách Nguyễn Văn Bình, Phố Sách Hà Nội và nhiều hoạt
động Đường Sách Tết tại khắp các Tỉnh Thành trong cả nước.
- Công ty tham gia Hội Sách nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc toàn quốc
cùng các Tỉnh Thành trong cả nước TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Ninh, Đắc
Lắc... Tham gia Hội Sách của Cục Xuất Bản- In- Phát hành phối hợp với Sở
TTTT TP Huế, tổ chức tại Kinh Thành Huế.
- Được Bộ TTTT trao tặng Bằng khen vì những đóng góp phát triển văn
hóa đọc trong cộng đồng.
- Được UBNDTP.Hồ Chí Minh tặng bằng khen vì những đóng góp tích
cực cho thành công của Hội nghị Ban chấp hành Hiệp Hội xuất bản Đông Nam
Á (ABPA) năm 2023 tại TPHCM.
* Kết quả hoạt động:

Tăng, giảm
T
Đơn vị Kết quả so với năm
T Diễn giải (2)
tính thực hiện liền trước
(%)

1 Triệu
Tổng số doanh thu 536,629 98%
đồng

2 Ước thực hiện cả năm 2023 Triệu 730,000 98%


2
89

đồng

8. Công ty CP Văn hóa Văn Lang

Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023:
Thực Thực So sánh với
hiện 9 hiện
TT DIỄN GIẢI ĐVT (tăng/giảm
tháng 9 tháng
%)
2023 2022
Tồng doanh thu 55 +23%
1 68
-Tự Doanh Tỷ đồng 68 55 +23%
- Liên Doanh liên kết Tỷ đồng

2 Tồng chi phí Tỷ đồng 61 58 +5%


3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 7 (3) +133%
4 Các khoản nộp ngân sách Tỷ đồng

- Thuế GTGT Tỷ đồng 0 0


- Thuế thu nhập doanh Tỷ đồng
0.24 0.15 +60%
nghiệp
- Các loại thuế khác Tỷ đồng 1.54 0.17 >+200%
9. Công ty TNHH MTV In Báo Nhân dân Hà Nội
- In Tài liệu Học tập, Hỏi đáp các Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu BCH TƯ
Khóa XIII: Hơn 200.000 cuốn; In Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Hội nghị lần
thứ sáu BCH TƯ Khóa XIII: 71.000 cuốn; In Báo hằng ngày các báo Nhân Dân,
Thời Nay, Nhân Dân cuối tuần, Nhân Dân hàng tháng, Văn nghệ, Lao động thủ
đô, Thời báo Ngân hàng, Tạp chí xứ Thanh, Nông thôn và các báo số gộp, số kỷ
niệm ngày thành lập ngành, số Tết Quý Mão, ngày lễ....
- Báo Nhân Dân xuất bản Phụ trương 6 vùng phát triển chiến lược (Đông
Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ) về phát triển
kinh tế - xã hội 01 kỳ/tuần, phụ trương Dân tộc – Tôn giáo, phụ trương Thời
nay.
Trong Quý I+II+III/2023, Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội đã và đang
được giao tổ chức in nhiều tài liệu quan trọng đảm bảo yêu cầu cao về chất
lượng, thời gian sản xuất, giao hàng gấp như:
90

- In các sản phẩm của Báo Nhân Dân như kẹp file, túi giấy, phong bì, lì xì
và thiệp; Các ấn phẩm của NXBCTQG: 8.409 cuốn Sách Tổng Bí Thư 624tr bìa
cứng, bìa + ruột in 4 màu 2 mặt, bìa bồi bìa bọc cán mờ phủ UV, gia công khâu
chỉ vào bìa cứng, có áo bìa; Sách xã phường; Các loại sách nhà nước và TƯ đặt
hàng;
- Các sản phẩm tờ rời gồm có: Profile và thư mời;Túi quà, thiệp cảm ơn,
lịch tường, lịch bàn, Profile và tờ gấp Công ty; Các sản phẩm của Siemens,
Lideco; Tờ rơi ngân hàng Liên Việt, Seabank; Catalog Việt Nhật loại 172tr,
5.020 cuốn Catalog Cosco Sua 48tr; Các loại tem nhãn, phong bì; Sách giáo dục
100.000 cuốn.
* Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm 2023
9 tháng đầu năm 2022 9 tháng đầu năm 2023
(đơn vị tỷ đồng) (đơn vị tỷ đồng)
Tổng doanh thu 54,187 53,204
Lợi nhuận trước thuế 0,501 0,495
Tiền nộp ngân sách 1,70 1,11

10. Công ty In Quân đội I


9 tháng năm 2023, tình hình kinh tế thế giới và trong nước bị ảnh hưởng
lớn từ những diễn biến phức tạp, xung đột quân sự Nga-Ucraina, giá cả hàng
hoá, nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, kinh tế đất nước có nhiều tiểm ẩn, thiếu
ổn định, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.
Công ty đã thường xuyên quán triệt và thực hiện nghiêm pháp luật của
Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Bộ Quốc phòng và TCCT, nhất là
quy chế về xuất bản, in; có kế hoạch chủ động dự trữ vật tư, nguyên liệu đảm
bảo việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn, ngưng trệ. Do đó, Công ty đã
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế:

So sánh
Ước
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính KH 2023 TH KH Cùng
2023 năm kỳ năm
2023 2022

1 Doanh thu Triệu đồng 122.862 92.455 75,25 99,37

2 Lợi nhuận Triệu đồng 3.500 2.633 75,23 78,76


91

3 Nộp ngân Triệu đồng 3.462 2.770 80,01 85,18


sách

11. Công ty in Trần Phú


- Đầu tư thêm máy móc sau in chuyển đổi sang bao bì hộp.
- Đội ngũ lao động ổn định, cán bộ công nhân viên lâu năm có tay nghề
cao.
- Máy móc thiết bị đồng bộ.
- Có khách hàng truyền thống ký hợp đồng dài hạn nhiều năm liền.
* Kết quả hoạt động

Số lượng
9 So sánh
ST Đơn vị tháng 9 tháng
Tên mục (tăng,
T tính đầu đầu giảm %)
năm năm
2022 2023
Nam Người 165 156 -5,4%
1 Tổng số lao
động Nữ Người 85 76 -10,6%
Triệu 179.98
2 Tổng doanh thu đồng 140.381 -22,00%
3
Triệu
3 Nộp ngân sách nhà nước 53.160 21.959 -58,69%
đồng
(16.133
4 Lợi nhuận sau thuế Iriệu đông (3.763) 328,73%
)
12. Hội Xuất bản Việt Nam
- Hội Xuất bản Việt Nam đã tổ chức tổng kết công tác năm 2022 và triển
khai thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2023.
- Hội phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và
Truyền thông tổ chức Hội nghị triển khai công tác xuất bản và phát hành xuất
bản phẩm năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh.
- Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức
Trung ương, Hội hoàn thiện Đề án Nhân sự khóa V, nhiệm kỳ 2023-2028 và các
văn kiện Đại hội lần thứ V của Hội.
- Hội đồng Sơ khảo chuyên ngành Xuất bản, Hội Xuất bản Việt Nam đã
tổ chức chấm và xét chọn xong các tác phẩm và hồ sơ gửi tham dự Giải thưởng
sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2021-2023
theo quy định. Giải thưởng này do Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, Hội
92

Xuất bản Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức chấm Sơ khảo sách tham dự
Giải thưởng.
- Hội phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành thực hiện các việc liên
quan đến tổ chức Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ sáu.
- Hội phối hợp với Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức Hội sách tại
thành phố Huế nhân dịp Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam.

You might also like