You are on page 1of 27

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG


---------------------------------------

NGUYỄN ĐỨC MẠNH

CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3G


CHO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH


MÃ SỐ : 60.34.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

HÀ NỘI, NĂM 2011


2
Luận văn được hoàn thành tại
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

Phản biện 1: ..........................................................................


.........................................................................

Phản biện 2: ..........................................................................


.........................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn
tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Vào lúc: ..... giờ ..... ngày ..... tháng ..... năm .....

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên phạm vi thế giới, 3G bắt đầu được đưa vào khai thác thương mại một
cách rộng rãi kể từ 2001 với quốc gia thành công đầu tiên là Nhật Bản. Kể từ đó
đến nay đã có thêm rất nhiều quốc gia khác nghiên cứu và đưa 3G vào ứng dụng
trong đời sống hàng ngày.
Tại Việt Nam, cuộc thi tuyển cấp phép 3G do Bộ Thông tin và Truyền thông
tổ chức vào tháng 2/2009 đã chọn lựa ra 4 doanh nghiệp có tiềm năng, hứa hẹn
thúc đẩy thị trường dịch vụ 3G sẽ phát triển sôi động trong thời gian tới. Tính đến
thời điểm hiện tại, cả bốn nhà mạng được cấp giấy phép 3G gồm Vinaphone,
Mobifone, Viettel và liên minh EVN Telecom và Hanoi Telecom đều đã chính
thức triển khai cung cấp dịch vụ 3G cho khách hàng của mình trên phạm vi cả
nước theo đúng cam kết.
Tuy nhiên, 3G ở Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển. Các
hình thức sử dụng 3G tương đối đa dạng nhưng sự phát triển của 3G vẫn chưa
tương xứng với tiềm năng đầu tư. Bên cạnh đó, cho đến nay chưa có tài liệu
nghiên cứu khoa học nào đánh giá cụ thể về sự phát triển cũng như các kết quả
đạt được của 3G tại Việt Nam. Mặt khác, cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh
vực, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông cũng chưa xây dựng một chính sách
cụ thể nào để thúc đẩy sự phát triển 3G tại Việt Nam. Chính vì thế, cần có cơ chế,
chính sách ra sao để thúc đẩy 3G phát triển tại thị trường viễn thông Việt Nam là
một bài toán đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng để có lời giải đáp thỏa đáng.
Đây cũng chính là lý do em chọn thực hiện đề tài “Chính sách thúc đẩy phát triển
dịch vụ 3G cho thị trường viễn thông Việt Nam” làm luận văn Thạc sỹ chuyên
ngành Quản trị kinh doanh tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát triển cũng như những bất cập trong quá trình phát
triển 3G tại Việt Nam; từ đó đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển 3G cho
thị trường viễn thông Việt Nam.
- Xây dựng tư liệu tham khảo mang tính khoa học phục vụ cho công tác tham
mưu hoạch định chính sách, ban hành cơ chế quản lý của cơ quan quản lý
chuyên ngành, đồng thời là cơ sở tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp
cung cấp, khai thác 3G tại thị trường viễn thông Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: thị trường viễn thông nói chung và thị
trường 3G Việt Nam nói riêng
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các điều kiện phát triển 3G tại thị trường
viễn thông Việt Nam và cứu chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ trên nền
3G, không bao gồm chính sách đối với lĩnh vực sản xuất thiết bị phần cứng
3G.
4

4. Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng 2 phương pháp nghiên cứu cơ bản: Phương pháp thu thập -
tổng hợp thông tin, phương pháp phân tích, đánh giá.
5. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Tổng quan về 3G và chính sách phát triển viễn thông Việt Nam
Chương 2: Hiện trạng phát triển 3G và các chính sách đã được xây dựng có
liên quan đến phát triển 3G
Chương 3: Đề xuất chính sách thúc đẩy phát triển dịch vụ 3G cho thị trường
viễn thông Việt Nam
5
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ 3G VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG
VIỆT NAM

1.1. TỔNG QUAN VỀ 3G


1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3G
1.1.1.1. Lịch sử hình thành công nghệ 3G
Thế hệ thứ nhất (1G): Mạng di động thế hệ thứ nhất khơi mào ở Nhật vào
năm 1979. Đây là hệ thống truyền tín hiệu tương tự (analog). Tuy chưa hoàn hảo
về mặt công nghệ và kỹ thuật, thế hệ thông tin di động 1G này thực sự là một mốc
phát triển quan trọng của ngành viễn thông. Những điểm yếu nổi bật của thế hệ
1G liên quan đến chất lượng truyền tin kém, vấn đề bảo mật và việc sử dụng tài
nguyên tần số kém hiệu quả.
Thế hệ thứ hai (2G): Đến những năm 1980 hệ thống thông tin thế hệ thứ
nhất đã trở nên quá tải khi nhu cầu về số người sử dụng ngày càng tăng lên, là
động lực cho sự ra đời của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2. Hệ thống
mạng 2G được đặc trưng bởi công nghệ chuyển mạch kỹ thuật số (digital circuit-
switched). Kỹ thuật này cho phép sử dụng tài nguyên băng tần hiệu quả hơn nhiều
so với 1G. Hầu hết các thuê bao di động trên thế giới hiện đang dùng công nghệ
2G này.
Thế hệ di động thứ ba (3G):
Sự phát triển nhanh chóng của các dịch vụ dữ liệu đã đặt ra các yêu mới đối
với công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ thứ hai mặc dù sử
dụng công nghệ số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế
chuyển mạch kênh nên không thể đáp ứng được yêu cầu về băng thông của các
dịch vụ mới. Trong bối cảnh đó ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống
thông tin di động thế hệ thứ 3 với tên gọi IMT-2000. IMT-2000 đã mở rộng đáng
kể khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử dụng nhiều phương tiện thông tin.
Mục đích của IMT-2000 là đưa ra nhiều khả năng mới đồng thời đảm bảo sự phát
triển liên tục của hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) vào những năm
2000. IMT-2000 sau này được gọi là 3G, và điểm nổi bật nhất của mạng 3G so
với mạng 2G nằm ở khả năng cung ứng truyền thông gói tốc độ cao nhằm triển
khai các dịch vụ truyền thông đa phương tiện trên mạng di động.
Do có nhiều chuẩn công nghệ cho 2G nên sẽ có nhiều chuẩn công nghệ 3G đi
theo, tuy nhiên trên thực tế chỉ có 02 tiêu chuẩn quan trọng nhất đã có sản phẩm
thương mại và có khả năng được triển khai rộng rãi trên toàn thế giới là WCDMA
và CDMA 2000.
Cùng với đó, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã và đang làm việc để
hướng tới một chuẩn cho mạng di động tế bào mới thế hệ sau 3G (có thể gọi là
thế hệ 4G).
6
1.1.1.2. Hiện trạng phát triển của 3G trên thế giới
Tính đến 2009, 8 năm sau khi hãng viễn thông Nhật Bản NTT Docomo ra
mắt mạng 3G đầu tiên (năm 2001), số thuê bao 3G CDMA2000 trên toàn thế giới
đã đạt mức 500 triệu.
Theo một nghiên cứu mới đây của Tập đoàn Qualcomm, tổng số thuê bao 3G
trên thế giới đến hết Q1/2010 đã vượt con số 1 tỷ. Dự tính đến 2013, thế giới sẽ
có khoảng 2,5 tỷ thuê bao 3G, trong đó, riêng khu vực châu Á có khoảng 1 tỷ
thuê bao.
CDMA2000 tiếp tục củng cố vị trí của mình trên thị trường như là công nghệ
3G dẫn đầu thế giới, cung cấp các dịch vụ di động băng rộng và thoại cho nhiều
thị trường khác nhau. Nó cũng là một thành phần không thể thiếu đối với các dịch
vụ băng rộng di động hội tụ thế hệ kế tiếp. Đến Q2/2010, CDMA2000 đã có 547
triệu người sử dụng trên thế giới, trong đó 148 triệu người dùng các dịch vụ và
thiết bị EV-DO (chiếm 27%). Tốc độ tăng trưởng hàng năm của EV-DO đạt mức
khá cao, khoảng 21%. Nhờ thành tựu phát triển đó, CDMA2000 chiếm khoảng
51% thị phần 3G toàn thế giới. Dự báo CDMA2000 sẽ còn tiếp tục phát triển
mạnh và đạt khoảng 829 triệu thuê bao vào năm 2015.
Bên cạnh CDMA2000, hiện trên thế giới có khoảng hơn 300 mạng UMTS,
trong đó có hơn 35 mạng HSPA đang hoạt động, với hơn 200 triệu khách hàng.
Nói cách khác, gần 40% thuê bao 3G trên thế giới hiện đang được sử dụng công
nghệ truyền tải dữ liệu tốc độ cao HSPA.

1.1.2. Khái niệm và phân loại dịch vụ 3G


Khái niệm 3G
3G là một chuẩn của ITU cho công nghệ truyền thông di động thế hệ thứ ba
(dịch vụ truyền thông di động tương tự là thế hệ đầu tiên, dịch vụ truyền thông cá
nhân kỹ thuật số PCS là thế hệ thứ hai).
Cụ thể hơn, thuật ngữ 3G là viết tắt của “third generation - thế hệ thứ 3” và
dịch vụ 3G biểu thị cho công nghệ truyền thông dữ liệu đa phương tiện và thoại
tốc độ cao, cho phép các thiết bị di động có thể kết nối Internet băng rộng mà
không phải ở gần điểm phát sóng (wireless hotspot).
Phân loại dịch vụ 3G
Có nhiều cách phân loại dịch vụ 3G tùy theo mục đích và nhu cầu của đối
tượng thực hiện. Qua điều tra của một số hãng nghiên cứu thị trường, nổi lên một
vài xu hướng cho dịch vụ 3G Việt Nam: Social Media (Facebook, Blog), Mobile
Broadband, Mobile TV, điện thoại truyền hình, nhạc mobile và dịch vụ định vị
toàn cầu.
Theo các xu hướng này, có bảy nhóm dịch vụ mà các nhà cung cấp có thể
chia thành bảy gói dịch vụ: Gói dịch vụ truy nhập Internet – Mobile Broadband;
Gói truyền thông xã hội – Email, Mobile chat, chia sẻ dữ liệu; Gói dịch vụ giải trí
– Mobile TV, mobile music, nhạc chờ; Gói dịch vụ Everyday Life – quảng cáo
qua mobile, dịch vụ thông tin, lưu trữ liên lạc; Gói dịch vụ liên lạc – Video
7
Telephony, push to talk; Gói dịch vụ định vị; Gói dịch vụ kinh tế: thanh toán qua
mobile, chuyển tiền qua mobile, ví tiền mobile, dịch vụ tài chính qua mobile.

1.1.3. Sự cần thiết phát triển 3G tại Việt Nam


Vai trò của thông tin, truyền thông nói chung và 3G nói riêng đối với sự
phát triển kinh tế, xã hội
Vai trò của viễn thông nói chung đã được khẳng định trong tư tưởng chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và thể hiện trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, văn
bản chỉ đạo điều hành chuyên ngành.
Trên thực tế, sau 10 năm phát triển (2000 - 2010), lĩnh vực công nghệ thông
tin và truyền thông Việt Nam đã có những thay đổi vượt bậc, và đạt được nhiều
kết quả ngoạn mục, trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật rất quan trọng của đất nước,
có mức tăng trưởng hàng năm gấp từ 3-4 lần mức tăng trưởng GDP và đóng góp
khoảng 6,7% GDP của cả nước. Mục tiêu đến năm 2020, tỷ trọng CNTT-TT đóng
góp vào GDP đạt từ 8 - 10 %; tốc độ tăng trưởng doanh thu hằng năm đạt từ 2-3
lần tốc độ tăng trưởng GDP trở lên (mục tiêu Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành
nước mạnh về CNTT-TT”). Cùng với CNTT, viễn thông trở thành nền tảng để các
ngành khác phát triển đột. Những thành tựu đó đã đóng góp một vai trò quan
trọng cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Vai trò của 3G đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống người dân
Theo nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế thế giới, công dân ở các nước đang
phát triển (trong đó có Việt Nam) thường có xu hướng khai thác sức mạnh của
truy cập di động để nâng cao chất lượng cuộc sống. Đạo luật tái đầu tư và phục
hồi năm 2009 của Mỹ cũng nhận định rằng nếu một quốc gia đầu tư 1USD cho
băng rộng thì nền kinh tế sẽ hưởng lợi gấp 10 lần số vốn đầu tư ban đầu.
Internet băng rộng có vai trò và tầm quan trọng to lớn đối với cuộc sống hàng
ngày của con người. Trong sự phát triển của Internet băng rộng, 3G lại là một
trong những nhân tố chính góp phần thúc đẩy mạnh mẽ, đặc biệt là với nhóm
khách hàng hay di chuyển hoặc nhóm khách hàng tại những vùng miền mà việc
kéo dây cáp gặp nhiều khó khăn, tốn kém như các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo.
Tại Việt Nam, 3G cùng với Internet băng rộng nói chung đã, đang và sẽ tiếp
tục góp phần làm thay đổi phương thức sống, phương thức làm việc của người
dân. 3G hay băng rộng di động đang dần hiện thực hóa khả năng kết nối mọi lúc,
mọi nơi, cho phép con người làm việc, giải trí bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu. Với sự
phát triển không ngừng, 3G cùng băng rộng di động đang thâm nhập ngày một
sâu hơn vào các mặt của đời sống thông qua các dịch vụ chất lượng cao, điển hình
là các dịch vụ công trực tuyến đang được quan tâm và đẩy mạnh phát triển ở Việt
Nam.
8
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG VIỆT
NAM
1.2.1. Chính sách mở cửa thị trường, phát huy nội lực
Mở cửa thị trường là một chính sách hết sức quan trọng bởi Việt Nam đã
chính thức tham gia các tổ chức khu vực cũng như quốc tế là ASEAN, APEC,
WTO. Hầu hết những nước thành viên thuộc các tổ chức này đều đi theo nền kinh
tế thị trường cạnh tranh ở mức độ cao. Điều đó đã đặt ra đòi hỏi các doanh nghiệp
Việt Nam cần phải chủ động phát triển các nguồn lực đặc biệt là nguồn nhân lực,
nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể hội nhập thành công với nền kinh tế khu
vực cũng như thế giới.
Tuy nhiên việc mở cửa thị trường cần được thực hiện theo một lộ trình khoa
học phù hợp với từng giai đoạn phát triển và điều kiện của Việt Nam. Lộ trình mở
cửa này tuân theo nguyên tắc sau: mở cửa cạnh tranh đối với các dịch vụ viễn
thông trong nước trước rồi mới đến các dịch vụ viễn thông quốc tế. Cũng tương
tự như vậy thực hiện cạnh tranh đối với các dịch vụ gia tăng giá trị trước và các
dịch vụ cơ bản sau, đồng thời cũng mở các dịch vụ di động trước rồi mới đến các
dịch vụ cố định.

1.2.2. Chính sách cổ phần hóa


Nhằm phát huy nội lực, chính phủ Việt Nam có chính sách khuyến khích sự
tham gia của các thành phần kinh tế vào việc phát triển công nghiệp viễn thông
đất nước. Để có thể huy động được vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác
nhau, chính phủ đã cho phép cổ phần hóa một số công ty và doanh nghiệp nhà
nước trong lĩnh vực bưu chính viễn thông. Cán bộ công nhân viên thuộc các công
ty và doanh nghiệp này được ưu tiên mua cổ phiếu do công ty hay doanh nghiệp
của họ phát hành. Điều này tạo điều kiện cho người lao động trở thành những chủ
sơ hữu của doanh nghiệp và như vậy sẽ dễ dàng nâng cao được hiệu quả hoạt
động của các doanh nghiệp đó.
Thông qua tiến trình cổ phần hóa, Việt Nam cũng khuyến khích các thành
phần kinh tế khác nhau của đất nước tham gia xây dựng hạ tầng cơ sơ thông tin
quốc gia. Các nguồn lực và vốn đầu tư cần được huy động trong toàn quốc và từ
các nhà đầu tư nước ngoài phục vụ cho việc phát triển hạ tầng cơ sơ thông tin và
các ứng dụng cũng như dịch vụ trên đó.

1.2.3. Chính sách phổ cập dịch vụ


Một trong nhữmg mục tiêu phát triển viễn thông của Việt Nam là tạo ra hàng
loạt dịch vụ viễn thông phong phú về hình thức, giàu về nội dung và tốt về chất
lượng đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi lúc, mọi nơi bất kể thành phố đô thị
hay vùng sâu vùng xa. Để thực hiện được mục tiêu này thì tất cả các doanh
nghiệp viễn thông đều có trách nhiệm đóng góp cho việc phát triển cơ sơ hạ tầng
viễn thông ơ vùng sâu, vùng xa, nơi mà việc kinh doanh có thể không có lãi.
9
Chính sách này tạo ra sự công bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa
các doanh nghiệp bưu chính viễn thông đồng thời đảm bảo quyền lợi của người
sư dụng là được sư dụng các dịch vụ viễn thông ơ bất cứ nơi đâu trên đất nước.
Trong giai đoạn trước đây chỉ có VNPT đảm đương nghĩa vụ dịch vụ công
ích. Hiện nay, theo các quy định hiện hành, Quỹ dịch vụ viễn thông công ích đang
là đầu mối thực hiện các chương trình, dự án viễn thông công ích; tất cả các nhà
khai thác viễn thông đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ dịch vụ phổ cập thông
qua cơ chế cấp phép và phân chia cước kết nối theo Quyết định số 186/2007/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ (sửa đổi Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg).

1.2.4. Chính sách thúc đẩy cạnh tranh


Cạnh tranh là quy luật tất yếu của kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do tính đặc
thù của dịch vụ và mạng lưới viễn thông, ban đầu không nhiều quốc gia chấp
nhận mở cửa thị trường viễn thông cho cạnh tranh. Một số quốc gia không cho
phép cạnh tranh đối với các dịch vụ viễn thông cơ bản và cung cấp cơ sở hạ tầng
viễn thông. Thực tế cung cấp dịch vụ viễn thông trong môi trường cạnh tranh ở
Việt Nam và trên thế giới đã chứng tỏ những lợi ích mà cạnh tranh mang lại đối
với sự phát triển của lĩnh vực viễn thông nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói
chung.
- Cạnh tranh góp phần thúc đẩy mở rộng loại hình và phạm vi cung cấp dịch
vụ
- Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy nâng cao chất lượng dịch vụ
- Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy các nhà khai thác giảm giá cước dịch vụ để
hấp dẫn khách hàng
10
Chương 2
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN 3G TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC CHÍNH SÁCH
ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN PHÁT TRIỂN 3G

2.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG DI ĐỘNG VÀ 3G TẠI


VIỆT NAM
2.1.1. Hiện trạng phát triển hạ tầng, mạng lưới viễn thông di động
Hạ tầng mạng viễn thông di động là một phần của hạ tầng mạng viễn thông
nói chung. Ở Việt Nam hiện nay, ngoài hạ tầng mạng viễn thông dùng riêng phục
vụ an ninh, quốc phòng và các cơ quan Đảng, Nhà nước thì hạ tầng mạng viễn
thông công cộng trong đó có liên quan tới mạng di động bao gồm:
- Mạng truyền dẫn quốc tế
- Mạng truyền dẫn trong nước
- Mạng chuyển mạch
- Mạng truy nhập
Trực tiếp liên quan đến hạ tầng mạng di động, tính đến hết quý II/ 2010, cả
nước có hơn 76.000 trạm BTS, trong đó số trạm BTS 2G chiếm khoảng 74,4% và
còn lại là trạm BTS 3G. Vùng phủ của sóng di động 2G đã đạt 95% theo diện tích
và 100% theo dân cư, cung cấp dịch vụ tại 63/63 tỉnh thành cả nước. Bên cạnh đó,
mạng di động 3G mặc dù mới được triển khai xây dựng chưa lâu nhưng đã đạt
được một số kết quả nhất định: vùng phủ sóng 3G đạt 85% diện tích lãnh thổ và
phủ tới gần 90% dân cư.
Bảng 2.1: Hiện trạng phát triển hạ tầng mạng viễn thông di động
Tính đến
TT Chỉ tiêu
30/6/2010
1 Số trạm BTS 2G 56.645
Vùng phủ sóng % theo dân cư 100%
2G % theo diện tích 95%
2 Số trạm BTS 3G 19.500
Vùng phủ sóng % theo dân cư 85%
3G % theo diện tích 89.6%
Nguồn: Báo cáo của các doanh nghiệp viễn thông

2.1.2. Hiện trạng phát triển thị trường, dịch vụ viễn thông di động
Theo Tổng cục thống kê, đến cuối tháng 7/2010, Việt Nam đã có khoảng
140,3 triệu thuê bao di động, tăng gần 43% so với 98,2 triệu thuê bao cuối 2009.
Trong đó, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT có số lượng thuê bao
di động lớn nhất với 71,2 triệu thuê bao, tương đương gần 50,8% thị phần; tiếp
đến là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel có khoảng 50 triệu thuê bao (tương
đương 35,5% thị phần); còn lại 19,1 triệu thuê bao là của các doanh nghiệp viễn
thông còn lại.
11
2.1.3. Hiện trạng phát triển 3G tại Việt Nam
2.1.3.1. Hiện trạng xây dựng, phát triển mạng lưới
Tính đến thời điểm Q2/2010, Viettel đã lắp đặt được khoảng 10.500 trạm
BTS NodeB và VNPT có khoảng 6.500 trạm, trong đó có 4.000 trạm của
Vinaphone và 2.500 trạm của MobiFone, liên danh EVN Telecom/Hanoi Telecom
có 2.500 trạm. Lãnh đạo của Viettel cho biết, đến cuối năm 2010, số trạm BTS
NodeB của doanh nghiệp này sẽ đạt con số 17.000 trạm và bước tiếp theo Viettel
sẽ lắp thêm 10.000 trạm BTS 3G và nâng số trạm BTS 3G của mạng này lên con
số 27.000 trạm vào quý I/2011.
Vùng phủ sóng 3G của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam tính đến hết
quý II/2010 đã đạt 85% theo dân cư và đạt gần 90% theo diện tích.
2.1.3.2. Hiện trạng phát triển dịch vụ và thuê bao 3G
Đến thời điểm hiện tại, tất cả các nhà mạng được cấp giấy phép 3G đều đã
cung cấp dịch vụ một cách thương mại hóa đến người dùng trên cả nước. Tuy
nhiên, hầu hết những dịch vụ 3G đang được ưa chuộng và dùng nhiều hiện nay là
những dịch vụ không mất phí, giá trị gia tăng thấp (truy cập thông tin, mạng xã
hội, giải trí…); những dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đem lại tiện ích góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân thì chưa được chú ý (cụ thể là nhóm
dịch vụ ít/chưa hình thành thị trường như ở bảng dưới đây). Bên cạnh đó, các dịch
vụ 3G mới chủ yếu phát triển tại khu vực thành thị còn khu vực nông thôn cũng
như vùng xa, biên giới, hải đảo có tỉ lệ rất nhỏ thuê bao sử dụng dịch vụ 3G.
Trong khi nông thôn là mảng thị trường còn nhiều tiềm năng cho 3G phát triển,
do vậy các doanh nghiệp viễn thông cũng như cơ quan quản lý có thể cần chú ý
hơn tới thì trường này để tìm ra lời giải tốt nhất cho bài toán 3G tại Việt Nam.
Bảng 2.3: Thống kê dịch vụ 3G tại Việt Nam
Nhóm dịch vụ Nhóm dịch vụ
đã hình thành thị trường chưa (ít) hình thành thị trường
• Truy cập, tìm kiếm thông tin: • Video telephony
phần lớn là miễn phí nội dung • Dịch vụ định vị (đơn điểm, đa điểm)
• Truyền thông xã hội (email, chat, • Dịch vụ kinh tế: thương mại điện tử,
blogs, mạng xã hội…): phần lớn thanh toán qua mobile, chuyển tiền
là miễn phí nội dung qua mobile, ví tiền mobile, dịch vụ
• Giải trí (music, game, rington, tài chính qua mobile
mobile TV…): Có phí nhưng còn • Chính phủ điện tử, y tế điện tử, giáo
giới hạn dục điện tử, đào tạo từ xa, hội nghị từ
• Quảng cáo qua mobile, dịch vụ xa
thông tin, lưu trữ liên lạc • Quản lý tập trung từ xa (điện lực, vận
tải, hàng hóa/tài sản, y tế, v.v…)
• Các dịch vụ M2M (machine to
machine)

Về số lượng thuê bao 3G


12
Tính đến Q1/2010, các nhà mạng di động của Việt Nam cho biết đã phát
triển được 14 triệu thuê bao 3G, trong đó Vinaphone có 7 triệu thuê bao,
MobiFone có 6 triệu thuê bao và Viettel có 1 triệu thuê bao (liên danh giữa EVN
Telecom và Vietnamobile chưa có số liệu thống kê). Tuy nhiên, con số thuê bao
3G có phát sinh lưu lượng qua kiểm tra thực tế của Bộ TT&TT được công bố đầu
tháng 7/2010 thấp hơn nhiều so với con số mà các doanh nghiệp tuyên bố. Theo
đó, nhà mạng có số thuê bao di động lớn nhất hiện nay là Viettel chỉ có 1,5 triệu
thuê bao 3G, mạng triển khai 3G đầu tiên là VinaPhone cũng chỉ có 1,5 triệu thuê
bao 3G. Mạng di động có chất lượng khách hàng giàu có nhất là MobiFone có số
thuê bao 3G nhiều nhất là 4 triệu thuê bao.
Nếu tính theo kiểu các thuê bao phải đạt mức cước nhất định nào đó (chẳng
hạn 20.000 – 30.000 đồng/tháng) liên tục trong các tháng thì số thuê bao 3G của
Việt Nam thấp hơn nhiều so với con số 7 triệu. Mới đây nhất, theo một nguồn tin
từ phía các doanh nghiệp viễn thông, tính đến hết tháng 5/2011, tổng số thuê bao
3G của Việt Nam đạt khoảng 8 – 10 triệu. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa được
kiểm định cũng như công bố chính thức từ phía cơ quan quản lý.

2.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN 3G CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN
THẾ GIỚI
2.2.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản
2.2.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
2.2.3. Bài học áp dụng cho Việt Nam
2.2.3.1. Bài học về sự thành công trong triển khai các dịch vụ 3G
Internet là kho tàng nội dung hết sức phong phú mà các nhà cung cấp dịch vụ
di động ít phải đầu tư xây dựng. Nhà mạng/nhà cung cấp nội dung cần nắm bắt
được những nhu cầu thông tin của khách hàng, từ đó định hướng đối với nội dung
mình cung cấp. Đồng thời, nhà mạng cũng cần biết cách tạo ra sự hấp dẫn đối với
cổng thông tin portal của mình và có thể tự sản xuất các dịch vụ nội dung.
Trong môi trường 3G, thoại và SMS vẫn là những ứng dụng chủ đạo và dịch
vụ thoại có hình Video Telephony không phải là “killer application” như kết quả
của các cuộc điều tra thị trường được tiến hành trước khi các dịch vụ 3G đi vào
thương mại hóa.
Các nhà cung cấp dịch vụ di động có thể đặt hàng nhà sản xuất điện thoại
những mẫu được thiết kế sẵn nút truy cập nhanh (cứng hoặc mềm) liên kết trực
tiếp đến portal của nhà mạng.
Cùng với Wifi, 3G tạo ra cơ hội để con người có thể kết nối, truy cập Internet
mọi lúc, mọi nơi. 3G không đơn thuần thay thế cho Wifi, mà là sự bổ khuyết: tại
những khu vực không có sóng hoặc không thể triển khai Wifi-hotspot thì sóng di
động 3G là giải pháp đơn giản, hữu hiệu. Nhờ đó, các dịch vụ dữ liệu sẽ được sử
dụng rộng rãi hơn, linh hoạt hơn và tiết kiệm hơn.
Các nhà khai thác thường hỗ trợ về giá thiết bị thậm chí tặng máy điện thoại
3G với những cam kết nhất định về thời gian sử dụng dịch vụ hay mức sử dụng
13
tối thiểu. Bên cạnh đó, chính sách một giá cước “flat-rate” đối với đơn vị dữ liệu
sử dụng cũng được nhiều nhà cung cấp dịch vụ áp dụng nhằm mang lại quyền lợi
tối đa cho các thuê bao.
Một kinh nghiệm nữa thúc đẩy sự phát triển các dịch vụ di động nói chung
và dịch vụ 3G nói riêng đó là phát triển mạng di động ảo MVNO.

2.2.3.2. Bài học về kinh nghiệm quản lý nhà nước hỗ trợ cho sự phát triển của
3G
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến thành công trong phát triển 3G của Nhật
Bản, Hàn Quốc đã được nêu ở trên, một yếu tố cũng mang tính quyết định tới sự
thành công này đó chính là sự hỗ trợ từ phía Nhà nước thông qua các chính sách
nhất là chính sách phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng, tạo điều kiện tiên
quyết cho 3G phát triển.

2.3. CÁC CHÍNH SÁCH ĐÃ ĐƯỢC XÂY DỰNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
PHÁT TRIỂN 3G TẠI VIỆT NAM
Hiện tại, văn bản pháp luật cao nhất được áp dụng quản lý đối với lĩnh vực
Viễn thông đó chính là Luật Viễn thông được Quốc hội ban hành và có hiệu lực
từ ngày 01/7/2010. Bên cạnh đó, Nghị định số 25/2011/NĐ-CP quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông 2010 cũng đã được xây
dựng và ban hành ngày 06/4/2011 đang dần đi vào thực tiễn. Đây là hai văn bản
đóng vai trò là khung sườn, điều tiết tất cả những vấn đề liên quan đến lĩnh vực,
trong đó bao gồm phạm trù dịch vụ viễn thông.
Cho đến hiện tại, Việt Nam chưa có chính sách nào được xây dựng một cách
cụ thể, đặc thù hướng đến thúc đẩy sự phát triển của 3G; có chăng chỉ là một số
chiến lược, kế hoạch phát triển 3G riêng biệt của một số doanh nghiệp viễn thông
lớn được xây dựng nhằm mục tiêu kinh doanh, khai thác thị trường. Chính vì vậy,
để khắc phục những bất cập trong quá trình phát triển 3G, tạo điều kiện và thúc
đẩy 3G phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam thì về mặt quản lý nhà nước cần có
những chính sách nhất định, bên cạnh các nỗ lực phát triển thị trường của các
doanh nghiệp viễn thông.
14
Chương 3
ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3G CHO
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TRÊN NỀN 3G TẠI VIỆT NAM
Các dịch vụ 3G phổ biến ở Việt Nam hiện nay bao gồm truy cập, tìm kiếm
thông tin, các dịch vụ truyền thông xã hội, dịch vụ giải trí, quảng cáo và lưu trữ
liên lạc. Phần lớn trong số những dịch vụ này hiện tại cho phép khách hàng sử
dụng miễn phí. Những dịch vụ có giá trị gia tăng cao và đóng góp trực tiếp vào
việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thì ít được sử dụng thậm chí
chưa hình thành thị trường.
Để thúc đẩy phát triển 3G tại Việt Nam, trong thời gian tới cần hiện thực hóa
và đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai các dịch vụ hành chính công, chính phủ điện
tử thanh toán điện tử… đặc biệt là trên nền hạ tầng, công nghệ 3G. Đây là các
nhóm dịch vụ có tiềm năng phát triển lớn, mang tính lâu dài, không chỉ tạo ra sự
phát triển riêng cho 3G mà còn thúc đẩy các lĩnh vực có liên quan như thương
mại điện tử, y tế điện tử, giáo dục điện tử… cùng phát triển. Khái quát hơn và cao
hơn đó là phát triển các dịch vụ M2M (Machines to Machines) trên nền 3G.
Hướng đi này không chỉ phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới, đồng
thời cũng là định hướng phát triển dịch vụ 3G cho Việt Nam mà luận văn muốn
đưa ra.
Ngoài ra, để thúc đẩy sự phát triển của 3G tại Việt Nam thì cần có chính sách
phổ cập dịch vụ 3G theo vùng, miền, nhất là tại các vùng nông thôn, vùng sâu,
vùng xa, biên giới, hải đảo. Có thể nói đây là một hướng đi khá mạnh dạn và nếu
thực hiện được thì những lợi ích cũng như tác động tích cực đối với chất lượng
cuộc sống của người dân, sự phát triển cả về kinh tế, văn hóa, xã hội … là rất lớn.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, khi mà nguồn lực đầu tư ban đầu cho 3G khổng
lồ, các nhà mạng vẫn đang phải thực hiện phương án phát triển 3G theo vùng ưu
tiên dựa trên nhu cầu thì việc phổ cập 3G là khó khả thi. Mặt khác, xét theo một
khía cạnh nào đó, các dịch vụ 3G mang tính ứng dụng công nghệ cao, để có thể
khai thác hiệu quả thì người sử dụng cần có những kỹ năng nhất định. Do đó,
trong tương lai xa hơn, khi nhu cầu về dịch vụ 3G thực sự mạnh mẽ, và kỹ năng
ICT của người dân được cải thiện thì việc phổ cập 3G theo vùng miền sẽ khả thi
và mang lại hiệu quả cao, tránh lãng phí các nguồn lực xã hội.

3.2. ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3G


CHO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà 3G mang lại, vẫn còn một số hạn chế cần
khắc phục trong quá trình phát triển hướng tới mục tiêu phát triển một cách bền
vững, lâu dài.
- Hiệu quả mang lại chưa tương xứng với tiềm năng đầu tư.
15
- Có sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền về mức độ hưởng thụ lợi ích của
3G.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, luận văn kiến nghị một số chính sách trong đó
ưu tiên cho khu vực nông thôn nhằm giải quyết phần nào những hạn chế trong
phát triển 3G và thúc đẩy sự phát triển của 3G cũng như băng rộng tại Việt Nam.

3.2.1. Chính sách phát triển hạ tầng


Trong khi nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng thì nhu cầu về sử dụng chung
hạ tầng hết sức cấp bách do đầu tư vào hạ tầng mạng đòi hỏi nguồn kinh phí
khổng lồ, nhất là đối với mạng đường trục và mạng thông tin di động. Tại Việt
Nam các quy định về dùng chung cơ sở hạ tầng, hay xu thế doanh nghiệp mạng
viễn thông ảo chưa được xây dựng cụ thể nên các doanh nghiệp cạnh tranh nhau
xây dựng hạ tầng gây tốn kém và đạt hiệu quả kinh tế thấp, ảnh hưởng tới mỹ
quan đô thị.
Một trong các giải pháp để phát triển mạnh trên hạ tầng viễn thông sẵn có là
mở mạch vòng nội hạt (Unbundling local loop). Việc mở mạch vòng nội hạt sẽ
tạo sự cạnh tranh ở mức hạ tầng mạng và đem lại nhiều dịch vụ tiện ích và tiện
nghi cho khách hàng và đặc biệt đối với hạ tầng cáp quang hóa. Nhiệm vụ sắp tới
trong xây dựng chính sách điều tiết sự cạnh tranh lĩnh vực băng rộng chính là mở
mạch vòng nội hạt. Trong vài năm vừa qua, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu
vấn đề này nhưng hệ thống văn bản ở thời điểm hiện tại chưa cho phép thực hiện
được.
Việc phân bổ tài nguyên một cách công bằng, minh bạch theo hình thức thi
tuyển và đấu thầu cần phải xây dựng một khung pháp lý tương ứng.
Riêng đối với khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, Nhà nước cần có các
chính sách kích cầu đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông và
phổ cập các dịch vụ. Muốn thông tin, truyền thông nông thôn phát triển, Nhà
nước cần thực hiện đồng thời việc khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
đối với các doanh nghiệp và khuyến khích sử dụng dịch vụ đối với người dân,
thực chất là Nhà nước thực hiện kích cầu sản xuất và kích cầu tiêu dùng. Biện
pháp này sẽ tạo ra mối quan hệ thúc đẩy phát triển qua lại giữa phát triển cơ sở hạ
tầng và gia tăng nhu cầu sử dịch vụ.

Gia tăng đầu tư Gia tăng nhu


Hỗ trợ của Nhà nước
CSHT cầu
cho các doanh nghiệp
của các doanh sử dụng dịch vụ
và người dân
nghiệp của người dân

Hình 3.1: Mô hình kích cầu của Nhà nước


Một số biện pháp kích cầu cụ thể có thể thực hiện bao gồm:
- Cho thuê đất dài hạn với giá hợp lý để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin,
truyền thông nông thôn.
- Đào tạo nguồn nhân lực thông tin, truyền thông cho nông thôn.
16
- Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn
thông công ích.
- Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ không hoàn lại kinh phí xây dựng,
duy trì cơ sở hạ tầng viễn thông vùng đặc biệt khó khăn.
- Áp dụng chính sách giá cước ưu đãi đối với các dịch vụ ICT cơ bản để
khuyến khích người dân nông thôn sử dụng các dịch vụ.
- Xây dựng và thực hiện đề án thiết lập hệ thống truyền dẫn băng rộng tích
hợp dịch vụ cấp xã làm cơ sở và động lực phát triển thông tin, truyền thông
nông thôn trên cơ sở cáp quang hóa mạng truyền dẫn (đối với các khu vực
cáp quang không vươn tới được thì sử dụng phương thức truyền dẫn vi ba,
vệ tinh).
- Trên nền mạng truyền dẫn băng rộng tích hợp dịch vụ, các doanh nghiệp
viễn thông đẩy mạnh việc phát triển mạng ngoại vi trong đó trọng tâm là hệ
thống tổng đài, trạm BTS, các điểm tập trung thuê bao thoại và Internet.
- Khuyến khích các doanh nghiệp hợp tác xây dựng và dùng chung cơ sở hạ
tầng mạng để tiết kiệm vốn và thời gian đầu tư.
- Tăng cường khuyến mại, giảm giá thiết bị, cước phí tạo yếu tố kích cầu để
chiếm lĩnh thị trường viễn thông nông thôn đầy tiềm năng.

3.2.2. Chính sách phát triển dịch vụ - ứng dụng


Đối với Việt Nam, để thúc đẩy 3G phát triển, trong thời gian tới chú trọng ưu
tiên phát triển một số nhóm dịch vụ sau:
Nhóm các dịch vụ công trực tuyến:
Trong giai từ nay đến hết 2013, ưu tiên triển khai các nhóm dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3.
Cần đặc biệt cần quan tâm, chú trọng phát triển các dịch vụ công trực tuyến
ứng dụng, hỗ trợ nền tảng di động băng rộng, 3G.
Giai đoạn 2015-2020, cung cấp hầu hết các dịch vụ công cơ bản trực tuyến
mức độ 3 hoặc 4, người dân và doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin, gửi, nhận
hồ sơ, thanh toán phí dịch vụ, nhận kết quả dịch vụ qua mạng.
Bên cạnh đó, hướng tới xây dựng các cơ quan điện tử nhằm nâng cao năng
lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước.
Tăng dần và khuyến khích sử dụng các hình thức truyền thông cơ bản như
thư điện tử, hội nghị, họp truyền hình trực tuyến và đưa thông tin lên các Cổng
thông tin điện tử để trao đổi thông tin ở khoảng cách xa.
Nhóm các dịch vụ thanh toán điện tử:
Trong giai đoạn trước mắt, Việt Nam có thể tập trung vào một số lĩnh vực
sau:
- Thanh toán không dùng tiền mặt cho hải quan điện tử
- Thanh toán không dùng tiền mặt cho dự án thuế điện tử
- Chứng khoán (thanh toán chứng khoán)
17
Bên cạnh đó, khuyến khích việc mua bán hàng trực tuyến của người dân. Với
số lượng giao dịch ngày một tăng sẽ thúc đẩy thanh toán điện tử phát triển và
hoàn thiện.
Nhóm các dịch vụ cung cấp thông tin trực tuyến:
Dịch vụ cung cấp thông tin sẽ hoạt động như một thư viện điện tử trực tuyến.
Yêu cầu về thông tin được gửi đến, qua quá trình xử lý sẽ trả lại kết quả với nội
dung thông tin phù hợp. Để triển khai được dịch vụ này, Việt Nam cần xây dựng
các cơ sở dữ liệu thông tin về những lĩnh vực cung cấp. Trong giai đoạn trước
mắt, Việt Nam sẽ tập trung vào một số lĩnh vực sau: Thông tin về kỹ thuật nông
nghiệp; Thông tin về giao thông; Thông tin về y tế; Thông tin về giáo dục.
Đây là một số nhóm thông tin được quan tâm khá, đặc biệt là người dân tại
những vùng nông thôn, miền núi, thậm chí là người dân vùng biên giới, hải đảo.
Việc nghiên cứu, triển khai cung cấp thông tin điện tử trực tuyến qua mạng di
động cũng là một trong những hướng đi thúc đẩy sự phát triển của 3G tại Việt
Nam trong tương lai.
Nhóm các dịch vụ hội tụ (triple/quadruple play):
Hiện tại, các dịch vụ hội tụ, cụ thể là Triple Play tại Việt Nam phổ biến bao
gồm: IPTV; VoIP; Truyền tải dữ liệu. Trong thời gian tới, dịch vụ hội tụ sẽ dần
thay thế cho các dịch vụ đơn lẻ. Đây cũng là sự thể hiện xu thế hội tụ, tích hợp
trong lĩnh vực viễn thông và cũng là một trong những xu thế phát triển của dịch
vụ băng rộng, 3G tại Việt Nam.
Khái quát hơn, dịch vụ tương tác giữa các thiết bị, máy móc (M2M) đang
dần trở thành một xu thế toàn cầu. Việc nghiên cứu, thúc đẩy phát triển loại hình
dịch vụ M2M tại Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của hầu hết các dịch
vụ nói chung và dịch vụ trên nền 3G nói riêng, trong đó bao gồm cả bốn nhóm
dịch vụ: công trực tuyến, thanh toán điện tử, cung cấp thông tin điện tử, dịch vụ
hội tụ.
3.2.3. Một số chính sách và giải pháp khác
1. Cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
phát triển thông tin, truyền thông nông thôn.
2. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức.
3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý để thực thi các chính sách phát triển
thông tin và truyền thông nông thôn.
4. Tăng cường sản xuất và cung cấp nội dung thông tin, đặc biệt là nội dung
thông tin về nông nghiệp, nông thôn cho người dân.
5. Phối hợp chặt chẽ với các các đoàn thể, hội nghề nghiệp ở trung ương và
cơ sở để triển khai các chương trình, đề án, dự án phát triển thông tin, truyền
thông nông thôn.
6. Nghiên cứu, đầu tư phát triển, áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực
thông tin, truyền thông phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nông thôn.
7. Tăng cường hợp tác quốc tế để học tập kinh nghiệm quản lý và các mô
hình phát triển thông tin truyền thông nông thôn của các nước.
18
KẾT LUẬN

Luận văn đã đạt được một số kết quả nghiên cứu sau đây:
- Nêu và phân tích một số nét tổng quan về 3G và các chính sách phát triển
viễn thông của Việt Nam;
- Xây dựng và đánh giá hiện trạng phát triển 3G tại Việt Nam, chính sách đã
có về phát triển 3G, nêu bật những thành tựu đạt được; đồng thời nghiên cứu kính
nghiệm phát triển 3G của Nhật Bản, Hàn Quốc và từ đó rút ra bài học có thể áp
dụng cho Việt Nam;
- Đưa ra những xu hướng phát triển dịch vụ trên nền 3G tại Việt Nam. Thông
qua việc phân tích những mặt hạn chế, tồn tại trong hiện trạng phát triển 3G, luận
văn đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển 3G cho thị trường viễn thông
Việt Nam.
Với những kết quả như trên, luận văn có một số đóng góp như sau:
- Luận văn là báo cáo khoa học đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển
dịch vụ 3G cho thị trường viễn thông Việt Nam;
- Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho cơ quan quản lý Nhà nước
chuyên ngành, cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông trong quá trình hoạch định
chính sách phát triển, xây dựng cơ chế quản lý lĩnh vực viễn thông nói chung và
3G nói riêng; đồng thời là sở cứ tham khảo cho các doanh nghiệp khai thác, cung
cấp dịch vụ viễn thông tại Việt Nam.

KIẾN NGHỊ CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Để hoàn thiện hơn nữa đề tài này, luận văn đề xuất một số hướng nghiên cứu
mở rộng tiếp theo như sau:
1. Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển 3G tại Việt Nam đến năm
2020, trong đó lưu ý những ưu tiên phát triển 3G cho khu vực nông thôn, lồng
ghép với các nội dung, mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia “Đưa thông
tin về cơ sở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo” và Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
2. Nghiên cứu các phương pháp đánh giá định lượng về tác động của băng
rộng, 3G đến phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
3. Nghiên cứu lộ trình phát triển băng rộng, 3G cho khu vực nông thôn, rút
ngắn khoảng cách số giữa thành thị và nông thôn.
4. Nghiên cứu xây dựng và ban hành cơ chế ưu đãi cụ thể đối với phát triển
băng rộng nói chung và băng rộng di động 3G nói riêng tại khu vực nông thôn,
biên giới, hải đảo (trong đó có xác định rõ cơ chế ưu đãi về thiết lập hạ tầng, giá
cước dịch vụ, phát triển nhân lực…).
i
PHỤ LỤC

Công trình khoa học đã công bố:


Tran Minh Tuan and Nguyen Duc Manh, Policy for Promotion 3G Mobile Service
in Vietnam, Proceedings of the IEEE Global Information Infrastructure
Symposium (GIIS 2011), Danang, August, 4th – 6th, 2011.
Global Information Infrastructure Symposium
GIIS 2011
August 4th to 6th, 2011 – Da Nang, Vietnam
TECHNICAL PROGRAM

Friday 05 August 2011


14:00 – 15:30 Policy and Humanitarian Technologies Session
 Policy for promotion 3G mobile services in Vietnam, Tran Minh Tuan,
Nguyen Duc Manh (NIICS)
ii
Policy for promotion 3G mobile services in Vietnam
Dr. Tran Minh Tuan
BBA. Nguyen Duc Manh
National Institute of Information and Communications Strategy
Ministry of Information and Communications
Hanoi, Viet Nam
Email: tm_tuan@mic.gov.vn; ndmanh@mic.gov.vn

Abstract: After more than one year of become an advanced country in ICT
deploying 3G mobile services with huge which identified: Taking advantage of
investment from telecoms operators, 3G existing infrastructure, building and
services do not develop as expectation in expanding broadband network to all
Vietnam. The new policy for promoting communes, wards and villages across the
3G services in Vietnam is proposed. This country to serve the needs of people and
policy concentrates not only to promote the direction and administration of the
nation-wide mobile broadband in general Party and State. This master plan has a
but also focuses to promote 3G services in large scope which mobilizes maximally of
rural and remote areas in particular. resources from the State, enterprises and
society. With such determination,
Keyword: mobile broadband, 3G broadband will contribute significantly to
mobile, policy, ICT services, rural and the process of industrialization -
remote area. modernization of the country.
It can be said that information and
INTRODUCTION communications technology in general
and broadband in particular plays a role of
1. The need to develop broadband infrastructure platform to create tools and
Broadband in general and mobile utilities for developing other sectors as
broadband in particular are considered key well as improving quality of people’s life.
to the success of information technology 2. The current status and
and communications in the convergence characteristics of telecommunication
trend. In the world, the 3G network has sector in Vietnam
been developing commercially for nearly In the recent years, Vietnam's
a decade. It has proven to be a positive telecommunications network is developed
role in promoting development of socio - homogeneously across all three areas:
economic structure, community life and international telecommunications,
activities of organizations and individuals. domestic telecommunications, data
Broadband and 3G contribute significantly transmission and Internet. The number of
to growth of the economic and improving telephone subscribers particularly mobile
people’s material and spiritual life. phone subscribers has reached an
In Vietnam, developing broadband is impressive number of 140.3 million (as of
considered a very important task and it has July 2010).
identified in Master Plan to make Vietnam

978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE


iii
 3G subscriber: 7m
Source: Ministry of Information and
Communications (MIC) and GSO of
Vietnam (July 2010)

3. The current status of 3G


development in Vietnam
Figure 1. Market share of Mobile phone
From the right time of recruitment, all
Subscriber (as of July 2010)
four enterprises were immediately and
In August 2009, four enterprises
urgently establish their 3G network
including Viettel, MobiFone, VinaPhone,
infrastructure to keep up with the
and a joint venture Hanoi Telecom - EVN
committed progress to the MIC. By the
Telecom were awarded licenses to build
end of Q2/2010, the telecoms operators
infrastructure and provide 3G services in
have installed about 19,500 Node-B base
the 1.900-2.200MHz band. This is
station, in which Viettel 10,500 stations,
regarded as one of milestones which
Vinaphone 4,000 stations, Mobifone 2,500
marks a development turning point of
stations and join venture EVN
telecoms market in Vietnam. 3G and
Telecom/Hanoi Telecom 2,500 stations.
mobile broadband services will contribute
to promoting the development of the
telecoms sector in general, improving
quality of people’s life and narrowing the
digital divide between regions across the
country.
In opposition to explosive growth of
mobile phone subscriber, fixed-line
subscriber is likely slowdown and falling
off. According to the General Statistics
Office of Vietnam (GSO), as of July 2010
Figure 2. 3G Network Investment Pledge
Vietnam has more than 17.5 million fixed-
of Operators
line subscribers (20.1 subscribers per 100
inhabitants). Along with that, the About subscriber development,
narrowband Internet access (dial-up) is according to MIC to the end of Q2/2010
rapidly being replaced by broadband Vietnam has about 7 million 3G
Internet access (ADSL, 3G ...). The subscribers, most of which are MobiFone
number of broadband Internet subscribers with 4 million subscribers and each of
over the country up to July 2010 was Vinaphone and Viettel has 1.5 million
estimated at 3.4 million, up 31.6% over subscribers. However, if calculating base
the same period last year. on type of monthly fee must reach a
Some highlight results of development certain level (e.g. 20,000 to 30,000
of Vietnam telecoms sector are as follows: Vietnam dong per month) consecutively,
 Fixed-line subscriber: 17.5m the number of 3G subscribers in Vietnam
 Mobile phone subscriber: 140.3m will be much lower.
 Broadband Internet subscriber About 3G service, in the first phase,
(xDSL): 3.4m the operators mainly provide some major

978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE


iv
service groups: communications services  There is a big difference of 3G
(video calls, Rich voice, MMS...), benefits enjoyment level among
entertainment services (Video-Music regions over the country.
downloading, video streaming...), billing So far in 2011, 3G subscribers are
services (Mobile Payment), socio- mostly concentrated in big cities, urban
information services (Mobile Internet, centers and they less develop in rural
Mobile Advertising), and personal areas, mountainous and remote areas, and
assistance services (Data Transmission, border-island regions. So that 3G does not
Data Back-up, E -mail, Intranet...). strongly contribute to the aim of
However, traditional services (Voice, narrowing the digital divide between
SMS) continue to be the main revenue of regions and improving quality of people's
operators in Vietnam. life in Vietnam.
4. Restrictions in 3G development in
Vietnam. SOLVING RESTRICTIONS IN 3G
Besides the huge benefits of 3G, there IN VIETNAM
are some obstacles need to overcome in With such situation development, in
the developing process to achieve order to partly resolve drawbacks in the
sustainable and long-term development. 3G development and to promote the
 The effectiveness does not development of the telecoms sector in
correspond to potential huge general, Vietnam needs to formulate and
investment. implement specific and consistent long-
Under the commitment, in the first 3 term policies.
years after recruitment (2009), operators Currently, most of 3G subscribers are
will invest in building network concentrated in major cities and urban
infrastructure with total budget of over areas. However, these regions have many
US$ 2 billion. With this investment, 3G alternative options to 3G (e.g. ADSL,
has been present in all provinces over the WiFi), so that 3G development potential
country up to now. It brings opportunities is not high. Meanwhile, Vietnam has
to access high speed and high quality ICT more than 70% of population live in rural
services to users in almost every domain. areas. Thus, there is very good potential
However, the fact that 3G does not create to develop 3G in rural areas in the long-
robust traction to the user. Number of 3G term.
subscribers account for a modest percent In this article, the paper proposes some
in total mobile subscribers in Vietnam priority policies for rural areas to partly
(about 5%). Besides, 3G-USB subscribers resolve drawbacks mentioned above and
(broadband Internet access over 3G- to promote development of 3G as well as
Universal Serial Bus modem) offers just a broadband in Vietnam, as follows:
small part of revenue for telecoms
operators. It makes that 3G does not 1. To construct and complete the
actually promote its advantages and legal system related to developing
contribute significantly to increase the information and communications for
low ARPU indicator in Vietnam (about rural
US$ 4.11 – BMI, 2009). Therefore, - Guide of implementing the
effectiveness of 3G investment in Telecommunications Law, Postal Law,
Vietnam is very limited. Radio Frequencies Law, Information
978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE
v
Technology Law, Press Law and 4. To implement demand stimulus
Publication Law about related contents to policies of investment to develop
development information and information and communications
communications for rural. infrastructure and to universalize ICT
- Work to construct and promulgate service
and implement of public benefit telecoms The investment in building
programs in the period 2011 - 2020; infrastructure to provide ICT services for
master plans and projects to develop inhabitants in rural, especially in remote
information and communications for rural areas has several common characteristics,
in the period 2011 - 2020. as follows:
- The construction is very difficult;
2. To strengthen propaganda for - Big investment, low efficiency;
improving awareness of people - Rate of profit is not high and long
- Improve awareness for all level capital-recovery.
managers about the importance of So enterprises have not actively
developing information and invested in these areas. To achieve the
communications for rural. goal of development information and
- Spread priority policies of investment communications in rural areas, the State
in developing information and must be simultaneously carried out
communications for rural. encouraging enterprises to invest in
- Propagandize for inhabitants about building infrastructure and encouraging
importance and benefits of using ICT inhabitants to use services. Actually the
services in living and manufacturing. State stimulates production and
consumption. This method will establish a
3. To improve the management promoted relationship between
system for law and policy enforcement developing infrastructure and increasing
of developing information and demand of services.
communications for rural Increasing Increasing
- Build the directorate of basis Infrastructur services
Government Support
e demand by
information control to manage and investment for Enterprises and
inhabitants
implement information activities from the by Inhabitants
enterprises
central to grassroots levels, and to create
mechanisms and means for
communicating two-dimensional of basis Figure 3. Demand stimulus model of State
information.
- Improve and supplement the Some specific methods are as follows:
functions of Vietnam Public-Utility - Long-term lease at reasonable prices
Telecommunication Service Fund (VTF) to build information and communications
to implement the universal policy of infrastructure for rural.
public telecommunications services and to - Train the information and
bring the telecoms terminal equipment communications human resources for
and audio visual devices to households, rural.
especially in rural areas. - Continue to implement policies to
support for provision and use of public
telecommunications services.

978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE


vi
- The State implements policies to developing information and
grant to build and maintain of communications for rural
telecommunications infrastructure for The social organizations and
special difficulties regions. professional associations at the local such
- Apply preferential policies on as Vietnam Farmer Union, Veterans
charges of basic ICT services to Association of Vietnam, Vietnam
encourage using of services. Women’s Union, Ho Chi Minh
- Formulate and implement scheme to Communist Youth Union... have
set up the integrated services broadband characteristics as follows:
transmission system of commune level - Have a large force;
which takes a role as basis and motivation - Being held tightly;
for developing information and - Educational level and experience of
communications on the basis of members and officers are high because
fiberlization the transmission network (for most of them are educated; Officers and
fiber non-reached area, using microwave members are always enthusiastic to lead
and satellite transmission). the revolutionary movement in the
- Base on the integrated services countryside.
broadband transmission network, To above characteristics, the project
telecoms enterprises accelerate the owners should coordinate closely with
development of peripheral networks that related social and professional
focus on PBX systems, base stations, and organizations to implement developing
centralized area of voice and Internet programs and projects of information and
subscribers. communications in rural areas with
- Encourage all of enterprises to facilitation high efficiency.
cooperate to build and share network
infrastructure to save time and capital 7. To research, invest and develop
investment. and apply new technologies of
- Enhance promotion, discount information and communications
equipment and charge to make stimulus sector which meet the socio-economic
elements in order to occupy the potential conditions in the countryside.
rural telecoms market. - Make priority for developing of
- Mobilize inhabitants to use convergence technology to provide
broadband telecommunications and triple/quadruple-play services and
Internet services instead for inefficient furthermore (including
traditional forms. telecommunications, Internet, radio and
television services).
5. To increase production and - Install domestically or import the
provision contents, especially contents production line of telecoms terminal
of agriculture and countryside for equipment to provide them actively for
people. rural with reasonable prices.
8. To strengthen international
6. To coordinate closely with other cooperation to study management
unions and professional associations at experience and development model of
the central and the local to implement information and communications for
programs, schemes and projects of rural
978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE
vii
- Strengthen cooperation with Table 1. List Key Projects
international organizations including Capital Funding
government organizations and NGOs to Project Name Investor
source (Mil.USD)
make use of the resources for developing Developing
information and communications in rural Universal
Universal
MIC Service 750
areas. Telecom
Fund
- Mobilize actively the international Services
organizations to grant for projects Telecom
Building
universalizing information and Operators,
Broadband
communications services for rural. Teleco Universal
Telecommu
- Participate in at home and abroad m Service
nication 350
seminars which are related to developing Operat Fund,
Infrastructur
ors ODA and
information and communications for e to
other
rural. Communes
sources
ODA from
RECOMMENDATIONS AND JBIC,
SUGGESTIONS Developing Vietnam
1. Propose Prime Minister to allow to Internet for MIC Governme 30
adjust the VTF’s functions, duties and Rural Areas nt
activity scope to expand the scope and Reciprocal
content of support. Capital
2. Propose allowing to supplement BMGF
criterias (percentage of household has Fund,
Improving Univer
telephones, percentage of village has Universal
ICT skills sal
telephone) and raise the level of criteria Service 480
for Rural Servic
for evaluating fixed line service Fund,
Citizen e Fund
Telecom
universalization to suit with actually and
Operators
to rapidly shorten differences in density of
Total 1.640
telephone and Internet subscribers
between rural and urban areas.
CONCLUSION
3. Propose allowing to research and
expand the area which is enjoyed to These above policies for 3G will help
benefits of public telecommunications to promote development of broadband as
services. well as telecoms sector in Vietnam and
4. Propose to bind the enterprise in will save national resources, the
business of Internet services at central investment budget of the state, reducing
districts of centrally governed cities with the investment in building passive
obligation to contribute finance to the infrastructure. Broadband and 3G have a
VTF. great role in narrowing digital divide,
5. Allow to auction the saved spectrum improving quality of life for people which
from the digitization of television to get are objectives of the industrialization -
funding for deploying public projects in modernization of the country. Besides
information and communications sector. they help Vietnam in fulfilling the
millennium goals and integration into the
world economy.
978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE
viii
References

[1] The Decision number 119/QĐ-TTg by


Prime Minister dated 18/01/2011
approved the Development proposal of
Information and Communications for
rural in the period of 2011 – 2020.
[2] Ministry of Information and
Communications of Vietnam, Master
Plan to make Vietnam become an
advanced country in ICT.

978-1-4577-1261-6/11/$26.00 ©2011 IEEE


1

You might also like