You are on page 1of 22

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Chương trình tiên tiến Kinh tế


=====000=====

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC

TRONG KINH DOANH

ONLINE MEDIATION (TRUNG GIAN TRỰC TUYẾN)

Lớp: Chương trình tiên tiến kinh tế - Khóa 57

Môn học: Business Law

Giảng viên: Ts. Hà Công Anh Bảo

Hà Nội, 9/2019

1
TÊN CÁC THÀNH VIÊN
STT Họ và tên Mã sinh viên
1. Trần Thị Ngọc Anh 1810140008
2. Nguyễn Tú Anh 1810140007
3. Trần Bùi Thúy Hiền 1811140078
4. Lê Hồ Anh Thư 1810140063

MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
I. Định nghĩa
1. Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) 3
2. Trung gian trực tuyến 3
II. Quy trình trung gian trực tuyến 4
III. Ưu điểm và nhược điểm của trung gian trực tuyến
1. Ưu điểm của trung gian trực tuyến 6
2. Nhược điểm của trung gian trực tuyến 8
IV. Cơ hội và thách thức của trung gian trực tuyến tại Việt Nam
1. Cơ hội của trung gian trực tuyến tại Việt Nam 10
2. Thách thức của trung gian trực tuyến tại Việt Nam 15
V. Trích dẫn nguồn tài liệu 18

2
I. ĐỊNH NGHĨA:

1. Giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online dispute resolution):

Giải quyết tranh chấp trực tuyến (ODR) thường được biết đến là một dạng của các

phương thức giải quyết tranh chấp ngoài Toà án (ADR), tận dụng tốc độ và sự tiện lợi

của Internet và công nghệ thông tin.1 Theo quan điểm của Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ

(ABA, 2002, trang 1), “ODR là một thuật ngữ rộng bao gồm nhiều dạng thức của

ADR và thủ tục toà án kết hợp với việc sử dụng Internet, website, email (thư điện tử),

phương tiện truyền thông và các công nghệ thông tin khác như một phần quá trình

giải quyết tranh chấp. Các bên có thể không bao giờ gặp mặt trực tiếp khi tham gia

quá trình giải quyết bằng ODR. Thay vào đó, các bên có thể chỉ liên lạc trực tuyến”.

ODR rất đa dạng về các phương thức, chúng ta có thể chia ODR thành 2 nhóm: 2

- Các phương thức cơ bản gồm: thương lượng trực tuyến (online negotiation),

trung gian trực tuyến (online mediation), hoà giải trực tuyến (online

conciliation), trọng tài trực tuyến (online arbitration), toà án trực tuyến (online

court)

- Các phuơng thức ODR mang tính hỗn hợp gồm: trung gian – trọng tài trực

tuyến (Med-Arb), thanh tra (Ombudsman), tố tụng giả định hặc bồi thẩm/hội

thẩm trực tuyến

2. Trung gian trực tuyến (Online mediation):

2.1 Trung gian (Mediation):

1
Dr. Pablo Cortés, “What should the ideal ODR system for e-commerce consumers look like?”, Xem tại:
https://www.law.ox.ac.uk/sites/files/oxlaw/dr_pablo_cortes.pdf [Truy cập 21/09/2019]
2
Hà Công Anh Bảo, Lê Hằng Mỹ Hạnh (2017), “Giải quyết tranh chấp trực tuyến – khả năng áp dụng ở Việt
Nam”, 13/12/2017, Xem tại: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-
content/uploads/2018/10/GI%E1%BA%A2I-QUY%E1%BA%BET-TRANH-CH%E1%BA%A4P-
TR%E1%BB%B0C-TUY%E1%BA%BEN-1.pdf [Truy cập ngày 21/09/2019]

3
Trung gian (Mediation) đề cập đến một hình thức của các phương thức giải

quyết tranh chấp ngoài Toà án (ADR), trong đó các bên tham gia vụ kiện sẽ gặp một

bên thứ ba trung lập trong nỗ lực giải quyết vụ kiện. Bên thứ ba được gọi là hoà giải

viên (Mediator). Công việc của người này là lắng nghe các bằng chứng, giúp các

đương sự hiểu được quan điểm của nhau về vấn đề tranh cãi và từ đó thúc đẩy đàm

phán, giải quyết tranh chấp một cách ổn thoả, tự nguyện.3 Hoà giải viên không đưa ra

quyết định nhưng giúp các bên tranh chấp tìm ra giải pháp ôn hoà, làm vừa lòng tất cả

các bên liên quan. Trung gian (Mediation) luôn diễn ra dựa trên cơ sở tự nguyện,

không bên nào có thể bị ép buộc tham gia vào một thủ tục hoà giải. Tính chất tự

nguyện cũng được thể hiện qua việc một trong hai bên có thể lựa chọn từ bỏ thủ tục

hoà giải ở bất kỳ giai đoạn nào trước khi ký kết thoả thuận.4

2.2 Trung gian trực tuyến (Online mediation):

Trung gian trực tuyến (Online mediation) là dạng thức trực tuyến của Trung

gian truyền thống, sử dụng một trang mạng (website) để giải quyết tranh chấp với sự

hỗ trợ của các hoà giải viên có chuyên môn hành nghề. Trong khi việc gặp mặt trực

tiếp là thiết yếu đối với Trung gian truyền thống, Trung gian trực tuyến diễn ra trong

môi trường thực tế ảo, nơi các bên tranh chấp và hoà giải viên không thực sự gặp mặt

trực tiếp. Điều này có nghĩa là mọi người ở những khu vực khác nhau trên toàn thế

giới đều có thể sử dụng Trung gian trực tuyến để giải quyết tranh chấp, bằng cách sử

dụng email được mã hoá an toàn, các phòng chat bảo mật hoặc trong một số trường

3
Mediation Law, Xem tại: https://www.hg.org/mediation-definition.html [Truy cập ngày 21/09/2019]
4
Esther van den Heuvel, “Online dispute resolution as a solution to cross-border e-disputes”, Xem tại:
http://www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf [Truy cập ngày 21/09/2019]

4
hợp, hội nghị truyền hình.5

II. QUY TRÌNH TRUNG GIAN TRỰC TUYẾN:

Quy trình trung gian trực tuyến không có nhiều điểm khác biệt so với quy trình

trung gian thông thường, ngoại trừ việc liên lạc được thực hiện thông qua các nền tảng

khác thay vì gặp mặt trực tiếp. Quy trình Trung gian trực tuyến bao gồm các bước sau:

- Bước đầu tiên trong quy trình Trung gian trực tuyến là nộp đơn tranh chấp lên

trang web của hoà giải viên hoặc tổ chức trung gian.

- Bước tiếp theo được thực hiện bởi tổ chức cung cấp dịch vụ Trung gian trực

tuyến, tổ chức này có nhiệm vụ liên lạc với bên còn lại để tìm hiểu liệu họ có

sẵn sàng tham gia vào quy trình Trung gian trực tuyến hay không. Nếu có, một

hoà giải viên sẽ được lựa chọn bởi các bên tham gia hoặc có thể được chỉ định

trong một số trường hợp. Cả hai bên cần được thông báo về các quy tắc hoà

giải , thường được gửi thông qua một liên kết trên website. Hoà giải viên sẽ tự

giới thiệu về bản thân và giải thích toàn bộ quy trình với các bên.

- Sau khi đã nắm được quy trình, trong một số trường hợp, một thoả thuận sẽ

được ký kết, thể hiện sự đồng thuận của hai bên về việc tự nguyện tham gia

giải quyết tranh chấp bằng hình thức Trung gian trực tuyến. Quá trình Trung

gian trực tuyến sẽ bắt đầu và nếu thành công, sẽ dẫn tới một thoả thuận giải

quyết tranh chấp.6

- Việc hoà giải sẽ được công bố chấm dứt rõ ràng bởi vị chủ sự sau khi hai bên

đã: (1) giàn xếp ổn thoả và ký một hợp đồng (settlement); (2) hoặc vị chủ sự

xét thấy không cần thiết để tiếp diển một lần hoà giải khác; (3) Cả đôi bên

5
Esther van den Heuvel, tlđd, tr. 11
6
Esther van den Heuvel, tlđd, tr. 12

5
tuyên bố qua một bản văn yêu cầu chấm dứt việc hoà giải. Nếu việc hoà giải

nầy là do toà án chỉ định, thì vị chủ sự có trách nhiệm gửi văn thư đến toà và

báo cáo kết quả của việc hoà giải: (1) đã được kết quả tốt đẹp và kèm theo hợp

đồng (Mediated Settlement Agreement); (2) Ý kiến đề nghị đình chỉ mọi tiến

trình hoà giải khác trong tương lai, vì sự bế tắt của vấn đề thương thảo, nghịch

ý của đôi bên; (3) Đôi bên yêu cầu dừng mọi ý định về hoà giải sau những cố

gắng để giàn xếp, kèm theo văn bản do đôi bên ký; (4) Đôi bên yêu cầu toà

chấm dứt mọi tiến trình tố tụng. Nếu đôi bên chỉ giải quyết được một phần của

việc tranh tụng thôi, vị chủ sự hoà giải cũng phải báo cáo về toà những gì đã

giải quyết xong, và những gì còn phải tiếp tục hoà giải trong những lần tới hoặc

để cho toà xét xử.7

II. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CỦA TRUNG GIAN TRỰC TUYẾN:

1. Ưu điểm:8

Cũng như những phương pháp trung gian truyền thống, trung gian trực tuyến cho

phép hòa giải viên vận dụng, điều chỉnh quy trình để phù hợp với mong muốn và yêu

cầu của hai bên đàm phán. Cái hay của trung gian trực tuyến là không chỉ đáp ứng và

nâng cao những ích lợi của các phương thức trung gian truyền thống mà còn giải

quyết được những tranh chấp xảy ra trên mạng Internet. Quy trình trực tuyến cho phép

các bên đàm phán đưa ra những giải pháp linh hoạt, sáng tạo và nhanh chóng hơn. Nói

một cách cụ thể hơn, trung gian trực tuyến là hình thức giải quyết tranh chấp một cách

hiệu quả, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và tránh được những vấn đề pháp lý phức tạp.

7
Giảng viên Bernard Nguyên Đăng (2014), “Mediation: Công Tác Giải Quyết Những Tranh Tụng Pháp Lý Tại
Mỹ”, 25/11/2014, xem tại: https://vietbao.com/a230101/mediation-cong-tac-giai-quyet-nhung-tranh-tung-phap-
ly-tai-my [Truy cập ngày 21/09/2019]
8
First court, “Pros and Cons of online mediation”, xem tại: https://www.firstcourt.com/blog/pros-and-cons-of-
online-mediation [Truy cập ngày 21/9/2019]

6
1.1. Tính thuận tiện và hiệu quả:

Trung gian trực tuyến về bản chất đã hiệu quả hơn trung gian truyền thống ở nhiều

mặt. Nền tảng trực tuyến cung cấp cho các bên đàm phán một môi trường tập trung

hơn và đặt ra thời hạn nghiêm ngặt cho việc sắp xếp các thỏa thuận để giải quyết tranh

chấp. Việc đi lại, thuê cơ sở vật chất và sắp xếp được lịch hẹn mà tất cả các bên cùng

có thể ngồi xuống làm việc là không cần thiết. Hòa giải viên có thể họp kín với một

trong hai bên mà không ảnh hưởng đến thời gian của bên còn lại và tiến độ hòa giải.

Thời gian lãng phí vì thế mà giảm xuống, trái với hòa giải truyền thống khi hòa giải

viên trao đổi với một bên thì bên còn lại phải ngồi và chờ đến bước hòa giải tiếp theo.

Vì thế, các bên đều tiết kiệm được nhiều thời gian.

Về hiệu quả kinh tế, rõ ràng trung gian trực tuyến chiếm ưu thế hơn với các hình

thức truyền thống. Chi phí của trung gian truyền thống được quyết định dựa trên vị trí

địa lý, bản chất của vấn đề được kiện tụng và danh tiếng của hòa giải viên. Phí thuê

người trung gian hòa giải được tính theo giờ, dao động từ hàng trăm đến hàng nghìn

đô một giờ. Trong khi đó, hòa giải trực tuyến được cung cấp ở một mức giá ít tốn kém

hơn rất nhiều so với hòa giải truyền thống. Ở mức tính phí theo giờ, một hòa giải viên

trực tuyến sẽ có thể tính phí thấp hơn một hòa giải viên truyền thống có uy tín tương

đương vì họ dành ít thời gian hơn cho mỗi trường hợp. Ngoài ra, không có hoặc rất ít

chi phí đi lại phát sinh trong quá trình hòa giải. Điều này giúp tiết kiệm tiền bạc cho cả

hai bên khi khoảng cách địa lý quá xa hoặc khi hai bên không đủ khả năng hoặc không

muốn chi trả cho chi phí di chuyển. Trong hầu hết mọi trường hợp, hòa giải trực tuyến

sẽ hiệu quả về chi phí hơn hẳn hòa giải truyền thống.

So với hòa giải truyền thống, hòa giải trực tiếp mang lại sự thuận tiện và tự chủ

7
cho các bên đàm phán, cho phép họ tham gia bất cứ khi nào có thời gian và cảm thấy

sẵn sàng. Việc trao đổi, đàm phán qua thư điện tử (email) cho phép hòa giải viên có

thể giảm tiến độ xuống, tạo những cuộc họp kín với từng bên để hỗ trợ hai bên đưa ra

phản hồi cũng như chiến lược đúng đắn thay vì phải hồi đáp ngay lập tức như hòa giải

truyền thống. Ngoài ra, đàm phán qua email còn có thể tạo ra một sân chơi bình đẳng

giữa hai bên đàm phán khi một trong hai vốn có xu hướng áp đảo cuộc tranh luận và

một bên có xu hướng dè dặt hơn.9

1.2. Tính thẳng thắn:

Lợi ích lớn nhất của hòa giải trực tuyến là khả năng hai bên có thể thẳng thắn và

vô tư hơn trước các đề nghị thỏa thuận. Trung gian trực tuyến không dính phải những

tai tiếng về “thách giá”. Các bên không có thời gian để ngồi và đưa những con số

không thực tế. Trung gian trực tuyến được thiết kế để tối ưu hiệu quả do đó nó thúc

đẩy các bên ra phương án thỏa thuận tốt nhất và nhanh chóng đi đến sự đồng thuận.

Công nghệ cũng tạo ra cơ hội sử dụng những công cụ sáng tạo như “đàm phán mù”

(blind negotiation) mà không thể thực hiện được trong môi trường truyền thống. Bằng

việc khuyến khích các bên trung thực và không lãng phí thời gian “thách giá”, trung

gian trực tuyến thực sự mang lại hiệu quả.

2. Nhược điểm:

2.1 . Các bên khó cùng chấp nhận sử dụng phương pháp mới:

Trung gian trực tuyến vẫn còn là một hình thức tương đối mới lạ. Mặc dù các định

kiến trong ngành đang dần chuyển sang cởi mở hơn với những giải pháp trực tuyến,

9
Program on negotiation, Harvard Law school, “Using E-Mediation and Online Mediation Techniques for
Conflict Resolution”, xem tại https://www.pon.harvard.edu/daily/mediation/dispute-resolution-using-online-
mediation/ [Truy cập ngày 21/9/2019]

8
vẫn chỉ có một số ít công ty trong nước cung cấp một nền tảng trực tuyến hiệu quả cho

việc hòa giải. Do đó có thể khó khăn để hai bên cùng đồng thuận thử phương pháp

mới này. Các luật sư đã quá quen với các phiên toà kéo dài trong nhiều ngày và tiêu

tốn hàng nghìn đô, vì thế họ có thể hoài nghi về việc thử một thứ mới mẻ và khác biệt.

Để thuyết phục đối phương đồng ý sử dụng phương pháp mới, một trong hai bên cần

làm việc với người cung cấp giải pháp giải quyết tranh chấp trực tuyến để trao đổi quy

trình và giúp tất cả các bên cùng cảm thấy thoải mái.

2.2. Giới hạn trong thể loại tranh chấp:

Có nhiều trường hợp các bên cần phải dùng đến hòa giải truyền thống vì bản chất

của vụ việc liên quan. Một vài trường hợp yêu cầu đối thoại trực tiếp (face-to-face) và

rất cần thiết xem xét thật kĩ những vấn đề phức tạp đó trước khi thử phương pháp

trung gian trực tuyến. Với sự giúp sức từ công nghệ, những cuộc họp qua video đang

dần phổ biến hơn, giúp giải quyết vấn đề về đối thoại trực tiếp và khiến trung gian

trực tuyến trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Những quy trình hòa giải trực tuyến tự động hoàn toàn chỉ được sử dụng trong một

vài trường hợp nhất định. Thực tế, để quy trình này được diễn ra một cách đúng đắn,

các bên đã phải có những thảo luận trước đó, cùng nhất trí trước những cơ sở lập luận

cơ bản của vụ tranh chấp và đi đến quyết định bên nào phải chịu trách nhiệm bồi

thường. Các bên sau đó đồng ý giới hạn những tranh luận sâu hơn về vấn đề số tiền

bồi thường hợp lý. Việc giới hạn trong giai đoạn cuối cùng của cuộc hòa giải đã bỏ

quên khả năng cho sự sáng tạo và hướng đến lợi ích các bên - tiêu chuẩn của nhiều

cuộc hòa giải thành công.

9
2.3. Giới hạn sự ảnh hưởng của cảm xúc:10

Hòa giải thường dựa trên những thảo luận trực tiếp, mặt đối mặt theo cách nói

chuyện không trang trọng giữa các bên. Hầu hết những nhà trung gian đều cho rằng

việc tạo ra một không gian mà ở đó hai bên đều có thể tin tưởng hòa giải viên giúp họ

đi đến hướng giải quyết cho tranh chấp là một điều hết sức cần thiết, nếu không muốn

nói là không thiếu được. Đàm phán chắc chắn sẽ có hiệu quả hơn khi các bên có thể

giao tiếp với nhau một cách thoải mái. Bộc lộ cảm xúc cũng được xem là một phần

quan trọng của quá trình hòa giải để giúp các bên có thể lắng nghe và thấu hiểu những

băn khoăn, trăn trở và thông cảm với nhau. Với nhiều người, hòa giải trung gian chính

là để thể hiện những cảm xúc mà họ không thể bộc lộ trong một không gian nghiêm

trang như một căn phòng xử án. Trung gian trực tuyến, trong khi đó, đã đánh mất

những động lực của trung gian truyền thống vì nó diễn ra ở xa và trước màn hình máy

tính thay vì mặt đối mặt. Trong những tranh chấp trên mạng ảo, có rất nhiều rào cản

cho những cuộc đối thoại cởi mở: giữa các bên không có bất kì kết nối hay liên lạc cá

nhân nào, họ thường biết rất ít về nhau và không có cơ hội cho những mối quan hệ

tương lai.

2.4. Mối nguy bảo mật:

Những phương thức trung gian trực tuyến thường đi kèm những nỗi lo về bảo

mật cho các tài liệu. Mọi dấu vết của trung gian trực tuyến được lưu trữ trên mạng.

Một bên in và phát tán email hay những trao đổi một cách dễ dàng mà bên còn lại

không hề hay biết. Điều này có thể sẽ gây trở ngại cho sự phát triển những trao đổi

trung thực và cởi mở trong trung gian trực tuyến.

10
Joseph W. Goodman, The Pros and Cons of Online Dispute Resolution: An Assessment of Cyber-Mediation
Websites, xem tại: https://scholarship.law.duke.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1073&context=dltr [Truy cập
ngày 21/09/2019]

10
2.5. Giới hạn kết nối trực tuyến:

Trung gian trực tuyến yêu cầu truy cập Internet và điều này có thể phát sinh

vấn đề đối với một số cá nhân, đặc biệt là khi liên quan đến những giao dịch đời thực.

Bắt buộc truy cập Internet trong một khoảng thời gian dài cho việc giải quyết tranh

chấp có thể gây bất tiện cho những bên gặp hạn chế trong truy cập hoặc cảm thấy việc

này là không thoải mái và bất tiện. Trở ngại này cũng có thể xảy ra với những người

không quen với việc làm việc qua máy tính hay khó khăn với hình thức giao tiếp văn

bản.

2.6. Vòng đời vụ án:

Một xem xét khác là vòng đời của vụ án. Trung gian trực tuyến được thiết kế

để giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết một cách hiệu quả. Nếu một trong hai

bên biết rằng họ chưa sẵn sàng giải quyết, họ nên được khuyến khích đánh giá vụ việc

trước khi họ thử bất kỳ loại hòa giải nào. Một định dạng trực tuyến không phải là một

viên đạn bạc sẽ giải quyết bất kỳ sự bế tắc nào, nhưng nó có thể là một cách hiệu quả

hơn để tìm hiểu có sự bế tắc hay không và tại sao.

IV. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA HÒA GIẢI TRỰC TUYẾN:

1. Cơ hội:

Bản chất của ODR chính là sự kết hợp giữa ADR và một công cụ đặc biệt là công

nghệ Internet, do vậy ODR chứa đựng tất cả các đặc điểm của ADR đó là tính tự

nguyện, linh hoạt trong quy trình giải quyết, khả năng tiết kiệm thời gian và tiền bạc,

đề cao sự tự quyết giữa các bên và tính không bắt buộc tuân thủ của thỏa thuận giải

quyết tranh chấp (trừ phán quyết trọng tài). Mặc dù ODR có thể sử dụng để giải quyết

rất nhiều loại tranh chấp bao gồm cả những tranh chấp ngoại tuyến, nhưng có thể thấy

11
rằng đối tượng chủ yếu của ODR chính là các tranh chấp phát sinh từ các giao dịch

B2B, B2C và C2C. So với các biện pháp ADR truyền thống, vậy nên so với biện pháp

ADR truyền thống, ODR có những cơ hội khác biệt trong thời kì công nghệ 4.0, công

nghiệp hóa – hiện đại hóa hiện nay.

1.1 Đáp ứng nhu cầu không gian trực tuyến :

- Theo Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018:

• Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử năm 2017 so với năm trước ước tính

tăng 25%11

• Đối với lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương

mại điện tử cho thấy tỷ lệ tăng trưởng doanh thu năm 2017 tăng 35%. 12

• Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy

tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.

• Trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết (affiliate

marketing) có tốc độ tăng trưởng năm 2017 đạt từ 100% đến 200%.

• Tính đến cuối năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam

khoảng 4 tỷ USD. Dự báo trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại

điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD.

- Việc áp dụng Trung gian trực tuyến và gắn chặt nó với thương mại điện tử

sẽ tạo ra niềm tin và gia tăng các hoạt động thương mại trên internet, ảnh

hưởng tích cực đến nền kinh tế số của Việt Nam nói riêng và nền kinh tế

11
Ths. Trần Anh Thư, Ths. Lương Thị Minh Phương, “Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh
kinh tế số”, 08/04/2018, xem tại: http://baomoi.com/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-trong-boi-
canh-kinh-te-so/c/255789.26.epi [Truy cập ngày 21/09/2019]
12
Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2018”, March 16, 2018,
xem tại: http://ebi.vecom.vn/Tin-tuc/Tin-tong-hop/39/Bao-cao-Chi-so-Thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-
2018.aspx [Truy cập ngày 21/09/2019]

12
Việt Nam nói chung. Có thể nói ODR là cơ chế kết hợp linh hoạt giữa ADR

và các hỗ trợ tiện ích mà công nghệ Internet mang lại, ODR được tiến hành

mà không đòi hỏi bắt buộc phải có sự hiện hữu của các những người tham

gia giải quyết tranh chấp trong một không gian vật chất cụ thể. Mọi tranh

chấp khiếu nại được giải quyết trên không gian mạng thông qua các công cụ

như website, email, … hay qua một diễn đàn ảo do các nhà cung cấp dịch

vụ ODR tạo ra. Bởi vậy nếu không có một hệ thống các biện pháp giải

quyết tranh chấp thay thế bao gồm các luật lệ phù hợp và các tổ chức trọng

tài thương mại, hòa giải hoặc trung gian chuyên nghiệp hỗ trợ, ODR khó có

nền tảng pháp lý và thực tế tốt để phát triển.

- Các tranh chấp thương mại điện tử phát sinh từ các giao dịch thương mại

điện tử có thể tiến hành bởi các chủ thể thuộc các quốc gia, các vùng lãnh

thổ khác nhau, do đó việc giải quyết tranh chấp thương mại điện tử có đặc

tính vượt biên giới quốc gia (cross border e-dispute). 13Việc tiến hành ODR

không chỉ dựa trên luật pháp của các quốc gia, lãnh thổ, các hiệp định tương

trợ tư pháp song phương, đa phương giữa các quốc gia với nhau mà còn

phải dựa trên những điều ước và các thông lệ quốc tế14.

 Điều này có nghĩa để tạo điều kiện cho ODR hoạt động một cách hiệu quả, là

bản thân các quốc gia phải chủ động tham gia các cam kết quốc tế, khu vực

cũng như các hiệp định tương trợ tư pháp về thương mại điện tử và giải quyết

tranh chấp thương mại điện tử, trên cơ sở đó xây dựng khung khổ pháp luật

13
David R. Johnson and David G. Post, Law and Borders: The Rise of Law in Cyberspace. Stanford Law Review,
Volume 48 (2006). Tr.535. [Truy cập ngày 21/09/2019]
14
UN – General Assembly, 2015, Online dispute resolution for cross-border electronic commerce transactions
Vienna, United Nations Commission on International Trade Law Working Group , Thirty-second session. [Truy
cập ngày 21/09/2019]

13
quốc gia phù hợp đồng bộ điều chỉnh các quan hệ thương mại điện tử và làm

nền tảng cho vận hành ODR.

1.2. Nhận được mối quan tâm lớn từ các doanh nghiệp Việt Nam:

- Do đặc thù linh hoạt, khả năng kiểm soát thông tin và xóa bỏ những rào cản

địa lý cũng qua hình thức trực tuyến kết hợp với tính trung lập đặc trưng

của phương thức Trung gian sẽ tạo ra mối quan tâm lớn về việc áp dụng

phương thức này cho các doanh nghiệp tại Việt Nam, thu hút các bên đầu tư

nghiên cứu và đưa phương thức này vào thực tiễn.

 Giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: củng cố niềm tin và hy vọng để

các bên xây dựng và phát triển các mối quan hệ thương mại điện tử.

 Giữa doanh nghiệp với khách hàng: cho khách hàng thấy được quyền lợi

của chính mình khi doanh nghiệp sẵn sàng minh bạch hóa các thông tin

giao dịch và sẵn sàng giải quyết xung đột và thắc mắc từ phía khách

hàng.

 Giảm được các vấn đề phức tạp và căng thẳng liên quan khi hòa giải như

thẩm quyền tòa án hay luật áp dụng,… Những vấn đề này dễ dẫn đến

việc hòa giải bị bế tắc và không có bất cứ thỏa thuận nào đạt được giữa

các bên.

- Để tiến hành một quy trình ODR không chỉ có ba bên thông thường bao

gồm hai bên có tranh chấp và bên giải quyết tranh chấp và bên ngoài tranh

chấp mà còn phải có sự tham gia của bên thứ tư đặc biệt (the fourth party)

đó là công nghệ điện tử được sử dụng để giải quyết tranh chấp. Các công

nghệ được cung cấp bởi những doanh nghiệp lớn sẽ có vai trò quyết định

14
trong việc giải quyết tranh chấp trực tuyến bở theo Katsh, công nghệ để giải

quyết tranh chấp trực tuyến với vai trò là một bên tham dự chủ động trong

quy trình giải quyết tranh chấp cung cấp các hỗ trợ tích cực cho ODR như

mạng Internet và các thiết bị kết nối thông tin, lưu trữ và chuyển tải dữ liệu

giữa các bên với nhau và kết nối với internet hoặc các mạng nội bộ như điện

thoại thông minh, máy tính15,…

1.3. Sự quá tải của hệ thống tòa án truyền thống:

- Trung tâm Trọng tại quốc tế Việt Nam (VIAC) ngày 6-6-2017 đã tổ chức

hội thảo Những cơ hội và thách thức khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh

vực tài chính ngân hàng (NH) thông qua hòa giải và trọng tài. Ông Trần

Hữu Huỳnh, Chủ tịch VIAC, cho biết nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua

khủng hoảng lại oằn mình gánh nặng nợ công như "quả núi" khổng lồ đặt

lên vai. Nợ xấu và nợ công nếu xử lý không tốt sẽ gây ra bất ổn cho nền

kinh tế, một trong những giải pháp quan trọng là có phương án thu hồi

nhanh những khoản nợ hiện tại và trong tương lai. "Chúng ta đang hướng

tới mục tiêu rút ngắn thời gian xử lý các vụ án theo Bộ Luật Tố tụng dân sự

xuống 300 ngày nhưng vẫn chỉ là tính toán trên lý thuyết. Tòa án đang quá

tải, thẩm phán có quá nhiều công việc, vậy thì đặt vấn đề giải quyết tranh

chấp qua trọng tài và hòa giải liệu có giải quyết được không?" - ông Trần

Hữu Huỳnh đặt vấn đề16.

15
Ethan Katsh and Janet Rifkin, Online Dispute Resolution: Resolving Conflicts in Cyberspace. NXB Jossey-Bass,
May 2001, Tr.293. Daniel Rainey, Third-Party Ethnics in the Age of the Fourth Party International Journal of
Online Dispute Resolution, 1, 2014. [Truy cập ngày 21/09/2019]
16
Báo Người Lao Động, “Trọng Tài Ít Việc, Tòa Án Quá Tải”, xem tại: http://nld.com.vn/kinh-te/trong-tai-it-
viec-toa-an-qua-tai-20170606220540729.htm

15
- Hệ thống tòa án của Việt Nam đang bị quá tải và có quá nhiều thủ tục phức

tạp, do đó việc sử dụng Trung gian trực tuyến sẽ vô cùng hữu hiệu khi giải

quyết được các vấn đề hạn chế đã nêu ra ở trên.

1.4. Hệ thống pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam là cơ sở ban

đầu để thúc đẩy phát triển Trung gian trực tuyến:

Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, chúng ta đã xây dựng được một

loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử.

Năm 2005, Quốc hội thông qua ba luật có tính chất đặt nền tảng pháp lý cho

Thương mại điện tử, đó là Luật thương mại, Bộ luật Dân sự và Luật giao dịch

điện tử. Ngoài những văn bản trên, hoạt động Thương mại điện tử, các hoạt

động liên quan đến Thương mại điện tử nói chung và việc giải quyết các tranh

chấp trong lĩnh vực Thương mại điện tử còn chịu sự điều chỉnh của một số luật

như; Luật Công nghệ thông tin năm 2006; Luật viễn thông năm 2009; Bộ luật

sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 số 37/2009/QH12;

Luật Bảo vệ người tiêu dùng năm 2010; Luật Quảng cáo 2012; Luật đầu tư

2014; Luật Doanh nghiệp 2014. Ngoài các văn bản luật, Chính phủ và các cơ

quan nhà nước có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng

dẫn cụ thể và quản lý các hoạt động giao dịch và các hoạt động liên quan trong

Thương mại điện tử như: Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính

phủ về Thương mại điện tử; Nghị định 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007quy

định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về Chữ ký số và Dịch vụ chứng

thực chữ ký số; Nghị định 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 về giao dịch điện

tử trong hoạt động tài chính; Nghị định 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về

16
giao dịch điện tử trong hoạt động Ngân hàng; Nghị định số 90/2008/NĐ-CP

ngày 13/8/2008 về chống thư rác; Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011

quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông

tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước17,…

2. Những khó khăn và thách thức khi áp dụng Trung gian trực tuyến ở Việt

Nam: 18

2.1. Văn hóa, tâm lý của người Việt:

Rào cản đầu tiên xuất phát từ tâm lý e ngại của người Việt nói chung, không chỉ

các doanh nghiệp mà còn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng Việt khi không hài

lòng về một sản phẩm hay dịch vụ thường ít quan tâm đến trách nhiệm của doanh

nghiệp, hạn chế khiếu nại kiện cáo để tránh liên quan đến tranh chấp về quyền lợi.

Bên cạnh đó, thay vì tìm đến các phương tiện trực tuyến, tâm lý muốn trực tiếp tham

gia giải quyết tranh chấp chiếm phần đa số do e ngại về khả năng nói dối cao, sự xác

thực bảo đảm của các bằng chứng đưa ra và tính chân thực trong sự tương tác giữa các

bên liên quan trong môi trường trực tiếp.

Tâm lý này đã góp phần khiến cho việc xây dựng một hệ thống pháp lý có độ phát

triển và tính phức tạp cao cho việc áp dụng trung gian trực tuyến vào thương mại điện

tử trở nên khó khăn.

2.2. Sự thiếu hụt về kiến thức, kĩ năng và chưa đủ sẵn sàng để áp dụng trung

gian trực tuyến của các doanh nghiệp Việt Nam:

17
Nguyễn Hà, Khoa Công Chức, Học Viện Tòa Án, “Thực trạng pháp luật Việt Nam về Thương Mại Điện Tử” ,
xem tại:
hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page_id=27677461&pers_id=28346379&
[Truy cập ngày 21/09/2019]
18
Hà Công Anh Bảo, Lê Hằng Mỹ Hạnh (2017), “Giải quyết tranh chấp trực tuyến – khả năng áp dụng ở Việt
Nam”, 13.12.2017, xem tại: https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-
content/uploads/2018/10/GI%E1%BA%A2I-QUY%E1%BABET-TRANH-CH%E1%BA%A4P-TR%E1%BB%B0C-
TUY%E1%BA%BEN-1.pdf [Truy cập ngày 21/09/2019]

17
Trung gian trực tuyến không phải là một phương thức giải quyết tranh chấp mới,

ngày càng phát triển và trở nên phổ biến cùng với sự phát triển vượt bậc của công

nghệ thông tin và nền tảng trực tuyến. Tuy nhiên phương thức này lại có phần mới mẻ

trong môi trường pháp luật khá truyền thống như nước ta. Chính vì vậy, nhiều doanh

nghiệp chưa có đủ cho mình những kiến thức và kĩ năng về trung gian trực tuyến để

có thể tự tin, mạnh dạn sử dụng phương thức đó trong giải quyết tranh chấp.

Do chưa có đủ kiến thức và kĩ năng cần thiết, các doanh nghiệp đều chưa áp dụng

trung gian trực tuyến, không dám mạo hiểm đặt mình vào vị trí rủi ro để giải quyết

tranh chấp với khách hàng một cách công khai và minh bạch. Việc các doanh nghiệp

chưa sẵn sàng sử dụng những phương thức trực tuyến đã làm giảm nhu cầu trung gian

trực tuyến ở Việt Nam một cách đáng kể.

Hơn nữa, một số doanh nghiệp tuy có nguyện vọng và dự định sử dụng trung gian

trực tuyến có khả năng gặp những khó khăn nhất định bắt nguồn từ điều kiện chưa

hoàn thiện. Đó không chỉ là điều kiện về cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nền tảng

trực tuyến mà còn là sự hạn chế về đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ các hoạt động liên

quan đến trung gian trực tuyến.

2.3. Rào cản ngôn ngữ:

Trong các giao dịch quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp một vài thách

thức khi sử dụng trung gian trực tuyến để giải quyết tranh chấp với các bên đến từ

quốc gia khác. Nguyên nhân của khó khăn này xuất phát từ số lượng website thương

mại điện tử cung cấp đầy đủ và cập nhật thông tin dưới cả hai định dạng ngôn ngữ là

tiếng Anh và tiếng Việt còn ít, dẫn đến những hạn chế nhất định cho các đối tác nước

ngoài không biết tiếng Việt. Hơn nữa, hầu hết website của các quốc gia khác cũng chỉ

18
cung cấp thông tin với hai giao diện chính là tiếng Anh và tiếng bản địa. Điều này gây

không ít trở ngại cho các doanh nghiệp trong việc tiến hành giao dịch thương mại điện

tử và sử dụng trung gian trực tuyến khi phát sinh bất đồng hay tranh chấp.

2.4. Điều kiện cơ sở hạ tầng:

Điều kiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và công nghệ truyền thông (ICT) là

một thách thức khác đối với việc áp dụng trung gian trực tuyến một cách phổ biến

rộng rãi vào Việt Nam. Người tiêu dùng và doanh nghiệp đều không an tâm sử dụng,

không muốn đặt mình vào những rủi ro nhất định trước một sự thật là hạ tầng ICT ở

nước ta chưa đủ phát triển và hoàn thiện. Không thể phủ nhận được sự phát triển

nhanh của hạ tầng thông tin và truyền thông tuy nhiên sự phát triển ấy lại chưa thực sự

bền vững. Cơ sở hạ tầng cơ bản nói chung về nền tảng trực tuyến còn chưa hoàn thiện,

độ phủ sóng của mạng viễn thông không đồng đều, chất lượng và mạng lưới dịch vụ

chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, chất lượng ổn định hạ tầng internet

mobile ở Việt Nam còn chưa thật sự đồng đều.

2.5. Qui phạm pháp luật:

Thiếu các qui phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp là rào cản lớn cho sự phát triển

của ODR nói chung và trung gian trực tuyến nói riêng. Bên cạnh sự hạn chế về điều

kiện cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp về các phương thức giải quyết tranh chấp trực

tuyến chưa hoàn thiện cũng gây ra khó khăn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Điều này đã dẫn tới một hiện thực: một số doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hay

người tiêu dùng đã biết tới sự hiện diện của trung gian trực tuyến nhưng đều e dè, lo

lắng và thiếu tin tưởng khi áp dụng, hay chính những đương sự giải quyết tranh chấp

qua phương thức trực tuyến này cũng sẽ ít nhiều cảm thấy lúng túng. Một văn bản

19
pháp luật điều chỉnh hoạt động của trung gian trực tuyến hay ODR nói chung là sự cần

thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển của giải quyết tranh chấp trực tuyến ở Việt Nam.

Những điều khoản pháp luật hoàn thiện hơn cần giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp

trả lời những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến trung gian trực tuyến như các vấn đề

về thủ tục, cách thức thực thi phán quyết hay những thông tin nào cần giữ bí mật.

20
TRÍCH DẪN NGUỒN TÀI LIỆU TIẾNG ANH:

1. Dr. Pablo Cortés, “What should the ideal ODR system for e-commerce
consumers look like?”, Xem tại:
https://www.law.ox.ac.uk/sites/files/oxlaw/dr_pablo_cortes.pdf [Truy cập
21/09/2019]
2. Mediation Law, Xem tại: https://www.hg.org/mediation-definition.html [Truy
cập ngày 21/09/2019]
3. Esther van den Heuvel, “Online dispute resolution as a solution to cross-border
e-disputes”, Xem tại: http://www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf
[Truy cập ngày 21/09/2019]
4. Program on negotiation, Harvard Law school, “Using E-Mediation and Online
Mediation Techniques for Conflict Resolution”, xem tại
https://www.pon.harvard.edu/daily/mediation/dispute-resolution-using-online-
mediation/ [Truy cập ngày 21/09/2019]
5. David R. Johnson and David G. Post, Law and Borders: The Rise of Law in
Cyberspace. Stanford Law Review, Volume 48 (2006). Tr.535. [Truy cập ngày
21/09/2019]
6. UN – General Assembly, 2015, Online dispute resolution for cross-border
electronic commerce transactions Vienna, United Nations Commission on
International Trade Law Working Group , Thirty-second session. [Truy cập
ngày 21/09/2019]
7. Ethan Katsh and Janet Rifkin, Online Dispute Resolution: Resolving Conflicts
in Cyberspace. NXB Jossey-Bass, May 2001, Tr.293. Daniel Rainey, Third-
Party Ethnics in the Age of the Fourth Party International Journal of Online
Dispute Resolution, 1, 2014. [Truy cập ngày 21/09/2019]

TRÍCH DẪN NGUỒN TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:

1. Hà Công Anh Bảo, Lê Hằng Mỹ Hạnh (2017), “Giải quyết tranh chấp trực
tuyến – khả năng áp dụng ở Việt Nam”, 13/12/2017, Xem tại:
https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-
content/uploads/2018/10/GI%E1%BA%A2I-QUY%E1%BA%BET-TRANH-
CH%E1%BA%A4P-TR%E1%BB%B0C-TUY%E1%BA%BEN-1.pdf [Truy
cập ngày 21/09/2019]
2. Giảng viên Bernard Nguyên Đăng (2014), “Mediation: Công Tác Giải Quyết
Những Tranh Tụng Pháp Lý Tại Mỹ”, 25/11/2014, xem tại:
https://vietbao.com/a230101/mediation-cong-tac-giai-quyet-nhung-tranh-tung-
phap-ly-tai-my [Truy cập ngày 21/09/2019]
3. Ths. Trần Anh Thư, Ths. Lương Thị Minh Phương, “Phát triển thương mại
điện tử ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế số”, 08/04/2018, xem tại:
http://baomoi.com/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-trong-boi-canh-
kinh-te-so/c/255789.26.epi [Truy cập ngày 21/09/2019]
4. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam, “Báo cáo chỉ số thương mại điện tử
Việt Nam 2018”, March 16, 2018, xem tại: http://ebi.vecom.vn/Tin-tuc/Tin-
21
tong-hop/39/Bao-cao-Chi-so-Thuong-mai-dien-tu-Viet-Nam-2018.aspx [Truy
cập ngày 21/09/2019]
5. Báo Người Lao Động, “Trọng Tài Ít Việc, Tòa Án Quá Tải”, xem tại:
http://nld.com.vn/kinh-te/trong-tai-it-viec-toa-an-qua-tai-
20170606220540729.htm
6. Nguyễn Hà, Khoa Công Chức, Học Viện Tòa Án, “Thực trạng pháp luật Việt
Nam về Thương Mại Điện Tử” , xem tại:
hvta.toaan.gov.vn/portal/page/portal/hvta/27676686/27677461?p_page_id=276
77461&pers_id=28346379& [Truy cập ngày 21/09/2019]

22

You might also like