You are on page 1of 12

13/12: Deadline nộp bài tập nhóm (nhóm 3 – câu 3)

Nêu ý nghĩa pháp lý của nguyên tắc mở cửa thị trường và thương mại công
bằng trong thương mại quốc tế.
13/12 – 4/1: nghỉ, tự học
4/1: Thi cuối kỳ
__
40% điểm thành phần: 01 bài 10% (đang thiếu) – 01 bài giữa kỳ 20% (đủ) – 01 bài nhóm
10%(sắp)
60% cuối kỳ: được chấm bởi 2 giảng viên; được mang tài liệu
_
1 lý thuyết vs 1 tình huống hoặc 2 lý thuyết

23/11/2022
NỘI DUNG CHÍNH
I. Khái quát chung về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ pháp lý của
WTO
II. Quy định pháp luật của WTO về một số vấn đề của thương mại dịch vụ
quốc tế
KHÁI QUÁT CHUNG
I. Khái quát chung về thương mại dịch vụ trong khuôn khổ pháp lý
của WTO
Giới thiệu về thương mại dịch vụ
- Tỉ trọng ngành dịch vụ trong nền kinh tế mỗi nước và trong thương mại
quốc tế ngày càng gia tang. Tuy nhiên, thương mại dịch vụ rất khó thống
kê và định lượng từ đó dẫn đến tình trạng khó tính thuế.
- Tự do hóa thương mại dịch vụ là không thể tránh khỏi, nhưng ở một số
lĩnh vực lại rất nhạy cảm (dịch vụ giáo dục, văn hóa,…)
Open note: Qatar World Cup – FIFA ký với cty bia – case hay
- WTO có Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ (viết tắt là “GATS”);
hiệp định đầu tiên tập hợp những quy định pháp luật TMQT đa biên điều
chỉnh thương mại dịch vụ thế giới.

 Chấp nhận cách tiếp cận riêng của từng quốc gia với tự do hóa thương
mại dịch vụ; các ngoại lệ rộng rãi, các ràng buộc cụ thể chủ yếu thể
hiện ở cam kết của mỗi quốc gia.
Đặc điểm chính (tmdv phức tạp hơn so với tm hàng hóa)
- Thứ nhất:
o Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình, không thể chạm vào hoặc nhìn
thấy được nhưng lại được cảm nhận qua tiêu dùng trực tiếp của
khách hàng.
o Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ diễn ra đồng
thời, nhưng hiệu quả của dịch vụ đối với người tiêu dùng lại rất
khác nhau.
o Có loại xảy ra tức thì, nhưng có loại chỉ đem lại hiệu quả sau nhiều
năm, chẳng hạn dịch vụ giáo dục phải sau 5-10 năm mới có thể
đánh giá đầy đủ. Do đó, việc đánh giá hiệu quả thương mại dịch vụ
phức tạp hơn so với thương mại hàng hóa.
- Thứ hai:
o TMDV có phạm vi hoạt động rất rộng, từ dịch vụ cho tiêu dùng cá
nhân đến dịch vụ sản xuất, kinh doanh, quản lý trong tất cả các
ngành của nền kinh tế quốc dân, thu hút đông đảo người tham gia
với trình độ cũng rất khác nhau, từ lao động đơn giản như giúp việc
gia đình, bán các hàng lưu niệm ở khu du lịch đến lao động chất
xám có trình độ cao như các chuyên gia tư vấn, chuyên gia giáo
dục,… do đó đây là 1 lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển và tạo
được nhiều công ăn việc làm, rất có ý nghĩa về kinh tế - xã hội ở
các nước đang phát triển.
- Thứ ba:
o TMDV hiện nay đang có sự lan tỏa rất lớn, ngoài tác dụng trực tiếp
của bản thân dịch vụ, nó còn có vai trò trung gian đối với sản xuất
và TMHH, nên phát triển TMDV có ảnh hưởng gián tiếp lên tất cả
các ngành của nền kinh tế quốc dân, do đó tác dụng của TMDV là
rất lớn.
o Ngta tính rằng, nếu TMDV được tự do hóa thì lợi ích của nó còn
cao hơn TMHH hiện nay.
Open note: HH hao mòn - HH tiếp cận lâu hơn (VD: chi phí vận chuyển, logistics,…)
>< DV: Nếu dịch vụ được thông qua (e-learning), cách tiếp cận rất nhanh

- Thứ tư:
o TMDV khi lưu thông qua biên giới gắn với từng con người cụ thể,
chịu tác động bởi tâm lý, tập quán, truyền thống văn hóa, ngôn ngữ
và cá tính của người cung cấp và người tiêu dùng dịch vụ, điều này
khác với TMHH, sản phẩm là vật vô tri vô giác, đi qua biên giới có
bị kiểm soát nhưng không phức tạp như kiểm soát con người trong
TMDV, vì thế mà TMDV phải đối mặt nhiều hơn với những hang
rào thương mại so với TMHH.
o Các cuộc thương lượng để đạt được tự do hóa TMDV thường gặp
nhiều khó khan hơn tự do hóa TMHH, nó còn phụ thuộc vào tình
hình chính trị, kinh tế-xã hội, văn hóa của nước cung cấp & nước
tiếp nhận dịch vụ đó.
o
HIỆP ĐỊNH CHUNG VỀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI - GATS
Cấu trúc và nội dung:
- Văn bản chính: nghĩa vụ và quy định chung
- Các phụ lục: quy định được áp dụng cho các lĩnh vực khác nhau
- Các cam kết của từng quốc gia thành viên: bảo đảm mở cửa thị trường
dịch vụ nội địa

Định nghĩa:
- Dịch vụ:
GATS không đưa ra định nghĩa mà để xác định hành vi hoặc hoạt động
nào là dịch vụ mà theo Bảng phân loại các dịch vụ cơ bản của LHQ
(Danh mục PCPC/CPC)

Open note: Về tìm hiểu – bảng danh mục thương mại hàng hóa HSCODE

- Thương mại dịch vụ:


Được hiểu là sự cung cấp dịch vụ. Theo quy định, hiện nay có 4 phương
thức cung ứng dịch vụ tại phần I của Hiệp định GATS.

PHẦN 1. Các phương thức:


- Phương thức 1. Cross - border supply (Cung ứng dịch vụ qua biên
giới)
o Cross – border supply được hiểu là việc cung cấp dịch vụ từ lãnh
thổ của 1 thành viên đến lãnh thổ của bất kỳ 1 thành viên nào khác.
o VD: Việc cung cấp dịch vụ giáo dục trực tuyến (e –learning), học
viên có thể ngồi tại nhà để học, giáo viên nước ngoài cũng không
cần di chuyển đến tận nơi người học để giảng dạy, việc cung ứng
dịch vụ được thông qua internet, điện thoại,…
o Hoặc đối với việc cung cấp dịch vụ pháp lý, luật sư có thể tư vấn
cho khách hàng nước ngoài của mình qua điện thoại, mail… mà
không cần gặp gỡ trực tiếp.
 Kết luận: Cross – border supply – đối tượng dịch chuyển ở đây chính
là dịch vụ được cung ứng. Trong ví dụ về e-learning, rõ rang dịch vụ
được cung cấp là việc giảng dạy đã “di chuyển từ nước này qua nước
khác thông qua internet.
- Phương thức 2: Consumption abroad (Tiêu dùng dịch vụ ở nước
ngoài)
o Consumption abroad là việc cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một
thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ của bất kỳ thành viên nào
khác.
o VD: Khách du lịch đến 1 quốc gia và phải sử dụng dịch vụ khách
sạn, lữ hành,… ở tại quốc gia đó.
 Kết luận: Consumption abroad – đối tượng dịch chuyển của phương
thức này lại là người sử dụng dịch vụ. Với phương thức này, nhà cung
cấp dịch vụ chỉ cần ở nước của họ vì người sử dụng dịch vụ sẽ dung
dịch vụ tại nơi có nhà cung cấp.
- Phương thức 3: Commercial presence (Hiện diện thương mại)
o Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi 1 nhà cung cấp dịch vụ
của 1 thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên lãnh thổ
của 1 thành viên khác.
o VD: HSBC – 1 ngân hàng nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép
thành lập tại VN. Đây chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng
thông qua hiện diện thương mại.
- Phương thức 4: Movement of natural persons (Hiện diện thể nhân)
o Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch vụ được cung
ứng thông qua hiện diện của nhà cung ứng này ở lãnh thổ của 1
thành viên khác. Tuy nhiên, trong phương thức cung ứng này, nhà
cung ứng dịch vụ chỉ là 1 thể nhân.
o VD: Việc mời các giáo viên từ các trường ĐH nước ngoài về VN
dạy học chính là sự cung ứng dịch vụ giáo dục qua phương thức
hiện diện thể nhân.
 Kết luận: Đối với phương thức 3 (commercial presence) và phương
thức 4 (movement of natural persons), đối tượng dịch chuyển đều là
nhà cung ứng dịch vụ. Do vậy, để phân biệt 2 phương thức cung ứng
này, có thể dựa trên quy chế pháp lý của nhà cung ứng dịch vụ: pháp
nhân hoặc thể nhân. Ở phương thức commercial presence, nhà cung
ứng dịch vụ là pháp nhân, còn ở phương thức movement of natural
persons, người cung ứng là thể nhân.

PHẦN 2. Các nghĩa vụ & nguyên tắc chung (được áp dụng 1 cách tự động):
Nghĩa vụ:
- MFN (Đối xử tối huệ quốc)
o Bất kỳ ưu đãi nào đã được dành cho nhà cung cấp dịch vụ của 1
nước thì phải ngay lập tức & vô điều kiện được dành cho dịch vụ
và nhà cung cấp dịch vụ của nước thành viên khác => Mở cửa 1
lĩnh vực cho cạnh tranh nước ngoài thì phải tạo cơ hội đồng đều
cho mọi nước thành viên.
o Tự động áp dụng ngay cả khi không có cam kết cụ thể.
o Áp dụng cho mọi dịch vụ.
o Các nước có thể đưa ra danh sách miễn trừ áp dụng nguyên tắc này
trong thời gian tối đa 10 năm và chỉ có thể đưa ra 1 lần (do đã ký
kết với đối tác thương mại các ưu đãi trước khi GATS ra đời).

- Minh bạch
o Chính phủ phải công bố tất cả các luật, quy định phù hợp và thiết
lập các điểm thông tin trong cơ quan hành chính của mình.
o Thông báo cho WTO mọi thay đổi, điều chỉnh.

- Các quy định điều chỉnh ngành dịch vụ phải hợp lý, khách quan &
công bằng (tiêu chuẩn kỹ thuật, phá giá, trợ cấp,…)

- Công nhận lẫn nhau: Các Chính phủ phải ký các hiệp định công nhận
hệ thống chất lượng của nhau.
Nguyên tắc:
- Các cam kết tự do không làm phương hại đến quyền của các nước được
ấn định những chuẩn mực về chất lượng, độ an toàn hay giá cả và quyền
được đưa ra các quy định nhằm theo đuổi bất cứ mục tiêu chung nào mà
họ cho là phù hợp.
- Được thanh toán & chuyển tiền quốc tế theo lộ trình tự do hóa từng bước:
được chuyển tiền ra nước ngoài chi trả dịch vụ, trừ trường hợp áp dụng
biện pháp tạm thời trong trường hợp khó khăn về cán cân thanh toán.

29/11/2022
II. Quy định pháp luật của WTO về 1 số vấn đề của thương mại dịch
vụ quốc tế
Một số quy định đặc biệt của GATS
- Các quy định về di trú đối với thể nhân:
o Quy định tại phụ lục của Hiệp định chung về TMDV (General
Agreement on Trade in Services – GATS).
o Điều chỉnh quyền của các cá nhân được tạm thời xuất cảnh, cư trú,
đi lại tại một nước để cung ứng một dịch vụ.
- Lưu ý:
o Không áp dụng cho những người đang tìm kiếm việc làm thường
xuyên.
o Không được sử dụng như một điều kiện để đáp ứng các yêu cầu về
xin quốc tịch hoặc cư trú.
- Các quy định về dịch vụ tài chính:
o Quy định tại phụ lục của GATS.
o Bao gồm 5 nội dung chính:
 phạm vi áp dụng
 quy định trong nước
 công nhận
 giải quyết tranh chấp
 các định nghĩa.
o Quy định này ra đời bởi hệ thống ngân hàng có thể gây phương hại
tới toàn bộ nền kinh tế bởi tính bất ổn hoặc thiếu ổn định.
o Phụ lục cho phép các chính phủ có toàn quyền áp dụng các biện
pháp phòng ngừa, để bảo vệ các nhà đầu tư, người gửi tiền và
người mua bảo hiểm, để bảo đảm tính thống nhất và ổn định của hệ
thống tài chính.
o Tuy nhiên, Hiệp định GATS không áp dụng đối với các dịch vụ
được cung cấp nhằm thực thi quyền lực của chính phủ đối với hệ
thống tài chính, ví dụ: các dịch vụ do các ngân hàng nhà nước cung
cấp.
- Các quy định về dịch vụ viễn thông:
o Quy định tại phụ lục của GATS.
o Ngành viễn thông đóng 1 vai trò kép:
 Là ngành hoạt động kinh tế riêng biệt.
 Đồng thời, ngành viễn thông là thành tố của hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế khác (ví dụ:
chuyển tiền điện tử).
 Thành viên WTO phải bảo đảm cho các nhà cung ứng dịch
vụ nước ngoài được sử dụng các mạng viễn thông công cộng
mà không phải chịu bất cứ sự phân biệt đối xử nào (Nguyên
tắc NT).
- Các quy định về dịch vụ vận tải hàng không quốc tế:
o Quy định tại phụ lục của GATS.
o Các quy định của GATS sẽ được áp dụng cho các biện pháp có tác
động tới ngành dịch vụ:
 Sửa chữa và bảo dưỡng máy bay.
 Thương mại hóa các dịch vụ vận tải hàng không.
 Các dịch vụ của hệ thống đặt vé qua mạng.
 Hiện nay các nước thành viên WTO đang xem xét lại các
quy định này.
________________________________________________________________
29/11/2022
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Khái niệm “hợp đồng”:
- Định nghĩa: Giao dịch trong TMHH chủ yếu thông qua hợp đồng => HĐ
mua bán hàng hóa là dạng sử dụng phổ biến nhất.
- Đặc trưng HỢP ĐỒNG:
o Hợp đồng thương mại. VD: Hợp đồng thương mại & hợp đồng dân
sự:
 1990s: đa nguyên về các ngành dân (HĐ dân sự là BLDS,
kinh tế là Pháp lệnh Kinh tế 1989, thương mại là Luật
Thương mại 1997, hàng hải là Luật Hàng hải 1990, lao động
là Luật lao động 1994,…)
 Từ BLDS 2005: BLDS là luật gốc và lex specialis
generalibus detrogant.
o Hợp đồng mua bán tài sản:
 Thỏa thuận giữa bên mua và bên bán nhằm xác lập, thay đổi,
chấm dứt quan hệ mua bán.
 Bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản là đối
tượng hợp đồng cho bên mua.
 Bên mua có nghĩa vụ nhận hang và thanh toán giá trị hàng
hóa theo thỏa thuận.
 Hợp đồng song vụ có tính đền bù.
Khái niệm “hàng hóa” (trong hợp đồng MBHHQT):
- Định nghĩa: Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
- Đặc tính của hàng hóa: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu
con người qua trao đổi mua bán, có giá trị sử dụng và giá trị.
- Phân loại: Hữu hình (vật) và vô hình (quyền tài sản).
Ở Việt Nam, Luật Thương mại 2005 – tất cả các loại động sản, kể
cả động sản hình thành trong tương lai; những vật gắn liền với đất
đai.
- Hàng hóa phải thỏa mãn quy chế hàng hóa được phép trao đổi, mua bán
của hai nước bên mua và bên bán: ví dụ như hàng bị cấm xuất – nhập
khẩu, hàng bị hạn chế xuất – nhập khẩu (theo quota hoặc các điều kiện về
kỹ thuật, chất lượng, vệ sinh ATTP,…)
Khái niệm “tính quốc tế” (trong hợp đồng MBHHQT):
- Định nghĩa: Tính quốc tế thường là có yếu tố nước ngoài, có thể về:
o Quốc tịch, nơi cư trú/trụ sở của các chủ thể
o Nơi xác lập/thực hiện hợp đồng
o Nơi có tài sản là đối tượng của hợp đồng.
- Theo Khoản 1 Điều 27 Luật Thương mại 2005: “Mua bán hàng hóa
quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” => Tính chất quốc tế
của hợp đồng biểu hiện ở việc hàng hóa được vận chuyển qua biên giới.
- Theo Công ước viên 1980: Một hợp đồng mua bán hàng hóa có tính chất
quốc tế khi vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên có trụ sở thương
mại (nếu là pháp nhân) hay có nơi cư trú (nếu là thể nhân) ở những nước
khác nhau.
- Theo PICC 2010 (Principles of International Commercial Contracts –
tạm dịch: "Nguyên tắc Hợp đồng Thương mại quốc tế”): Tính chất quốc
tế của hợp đồng có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau:
o Trụ sở thương mại hay nơi cư trú của các bên ở những nước khác
nhau
o Hợp đồng có mối liên hệ mật thiết với hơn 1 quốc gia
o Hợp đồng đòi hỏi phải có sự lựa chọn pháp luật của các quốc gia
khác nhau
o Hợp đồng có ảnh hưởng đến các lợi ích thương mại quốc tế.
 Loại trừ những trường hợp hợp đồng không có bất lỳ một mối liên hệ
nào với hơn 1 quốc gia.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên các phương diện:
- Về mặt kinh tế, các hợp đồng TMQT thường là những hợp đồng:
o Có giá trị lớn
o Có mức độ phức tạp cao
o Có thời gian thực hiện dài
o Có độ rủi ro cao.
- Về mặt pháp lý
o Chủ thể:
 Các chủ thể của hoạt động kinh doanh quốc tế: thể nhân,
pháp nhân, nhà nước.
 Tính quốc tế căn cứ vào quốc tịch, nơi cư trú/ trụ sở => Sự
khác về các yếu tố này được coi là yếu tố nước ngoài đối với
bên kia và ngược lại.
 Nếu có nhiều quốc tịch/nơi cư trú/trụ sở thương mại thì theo
thỏa thuận các bên, nếu không thì sẽ là quốc tịch/nơi cư
trú/trụ sở thương mại có mối quan hệ gần gũi nhất với hợp
đồng và thực hiện hợp đồng.
Nội dung hợp đồng MBHHQT:
- Nội dung:
o Tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng (bên
mua và bên bán), được hình thành trong quá trình các bên thương
lượng, thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng.
o Đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng phải tuân thủ các nguyên tắc
cơ bản, quy định trong pháp luật của các quốc gia và pháp luật
quốc tế trong lĩnh vực hợp đồng.
 Hợp pháp và thể hiện ý chí các bên.
- Hợp đồng MBHHQT bao gồm:
o Điều khoản cơ bản: những điều khoản mà khi được xác lập, hợp
đồng coi như được ký kết: Điều khoản về hàng hóa (tên hàng, số
lượng, khối lượng, quy cách); giá cả; phương thức thanh toán; thời
gian, địa điểm giao nhận hàng hóa.
o Điều khoản tùy nghỉ: được thỏa thuận về mọi vấn đề trừ những
điều bị cấm bởi pháp luật.
Hình thức: Tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia và pháp luật quốc tế:
o Văn bản: có các điều kiện khác nhau.
o Xác lập và chứng minh dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời khai của
nhân chứng.
 Cần tìm hiểu các quy định của luật có khả năng được áp dụng để tránh
các hệ quả pháp lý bất lợi và các thiệt hại có thể xảy ra.
Pháp luật áp dụng:
o Điều khoản về luật áp dụng là điều khoản đặc thù của một hợp
đồng thương mại quốc tế, xuất phát từ tính chất quốc tế của nó.
o Về nguyên tắc, các bên được tự do thỏa thuận về pháp luật áp dụng
cho quan hệ hợp đồng giữa họ. Pháp luật áp dụng do các bên lựa
chọn là căn cứ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, trừ
những nội dung các bên đã thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng, hoặc
trừ những trường hợp bảo lưu trật tự công cộng.
Giải quyết tranh chấp:
o Điều khoản về giải quyết tranh chấp không phải là điều khoản bắt
buộc trong hợp đồng nhưng lại là điều khoản rất quan trọng,
thường đi liền với điều khoản về pháp luật áp dụng.
o Điều khoản về giải quyết tranh chấp thường bao gồm nội dung về
phương thức giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh
chấp.
o Phương thức: Phi tài phán (trung gian, đàm phán, hòa giải,…) và
tài phán (tòa án và trọng tài).
o Ví dụ: điều khoản mẫu về việc lựa chọn trọng tài VIAC.
 “Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này
sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC) theo Quy tắc tố tụng trọng tài của
Trung tâm này”.
hoặc
 “Mọi tranh chấp phát sinh hoặc liên quan đến hợp đồng này
sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung tâm Trọng tài
Quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo Quy tắc tố tụng trọng
tài của Trung tâm này”.
o Ngoài ra, các bên có thể bổ sung: số lượng trọng tài viên là [một
hoặc ba], địa điểm trọng tài là [thành phố và/hoặc quốc gia], luật áp
dụng cho hợp đồng (luật Mỹ, Anh, Pháp, Việt Nam), ngôn ngữ
trọng tài.

6/12/2022

NỘI DUNG ÔN TẬP


Nội dung chính:
1. Một số vấn đề lý luận cơ bản (thường: lý thuyết)
2. Một số nguyên tắc cơ bản theo WTO (lý thuyết + tình huống,
thường: tình huống vào MFN với NT)
3. Pháp luật của WTO về thương mại hàng hóa (
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
5. Giải quyết tranh chấp

1. Một số vấn đề lý luận cơ bản:


Luật TMQT công (skip vì không kiểm tra)
Luật TMQT tư (kiểm tra)
- Chủ thể
- Nguồn của luật thương mại quốc tế tư
- Incoterms.
2. Một số nguyên tắc cơ bản theo WTO:
05 nguyên tắc cơ bản:
- Đối xử tối huệ quốc (MFN) – thường câu hỏi tình huống
- Đối xử quốc gia (NT) – thường câu hỏi tình huống
- Mở cửa thị trường – lý thuyết
- Thương mại công bằng – lý thuyết
- Minh bạch – lý thuyết
3. Pháp luật của WTO về thương mại hàng hóa
- Thuế quan (Lộ trình cam kết giảm thuế, giảm bao nhiêu năm, giảm
những mặt hàng nào, dựa trên những nguyên tắc nào (MFN, NT),…)
- Các biện pháp khắc phục thương mại – thường vào tình huống
+ Chống bán phá giá: hiệp định gì?
+ Cắt toàn bộ thương mại dịch vụ
Thầy sẽ gửi 2c tình huống (t5) – tự trl

GQ tranh chấp: không bắt buộc, không ràng buộc với cả 3 biện pháp

Đề thi: 2 câu (90 – 120 phút)

You might also like