You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Kinh tế thương mại đại Số báo danh: 99
cương Lớp: 2223TECO0111
Mã số đề thi: 15 Họ và tên: Nguyễn Thanh Thảo
Ngày thi: 03/06/2022 Tổng số trang: 08
Điểm kết luận: GV chấm thi 1: …….
………………………......
GV chấm thi 2: …….
………………………......

Câu 1 (5 điểm): Phân tích khái niệm và đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa. Ý nghĩa
nhận thức vấn đề này trong phát triển và quản lý nhà nước về thương mại?
Câu 2 (5 điểm): Dịch Covid – 19 khởi phát ở Vũ Hán, Trung Quốc sau đó lan rộng ra khắp thế
giới và trở thành đại dịch về mức độ nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm trở lại đây. Từ
tháng 2/2020, dịch Covid – 19 bùng phát ngay lập tức ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành du
lịch toàn cầu. Ngành du lịch Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn chưa từng xảy ra
trước đó.
Bằng sự hiểu biết của mình, anh/chị hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
1. Phân tích những tác động của đại dịch covid-19 đến ngành du lịch của Việt Nam?
2. Đề xuất những giải pháp nhằm phục hồi ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới?

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 1/8


Bài làm:
Câu 1:
1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa
a) Khái niệm của thương mại hàng hóa
Để hiểu rõ khái niệm của thương mại hàng hóa, trước hết ta tìm hiểu “thương mại” và
“hàng hóa” là gì.
 Thương mại là gì?
Thương mại là khái niệm có nội hàm rất rộng không chỉ bao hàm các hoạt động trao đổi
mua bán hàng hoá, dịch vụ, mà còn bao hàm hoạt động trao đổi các dịch vụ nhượng quyền liên
quan tới quyền sở hữu trí tuệ. Đó còn là lĩnh vực hoạt động kinh tế rộng lớn liên quan tới quản
lý và phát triển đội ngũ thương nhân, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, các dịch vụ thương
mại.
Thương mại ở đây được hiểu là toàn bộ các hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa, dịch vụ
giữa các chủ thể với nhau trên thị trường, đây là hoạt động có sự tham gia của nhiều chủ thể
khác nhau cùng thực hiện một hoặc nhiều hành vi thương mại như mua bán, cung cấp dịch vụ
hay thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại.
Ví dụ: Chị T mở chuỗi nhà hàng ăn, cung cấp cho khách hàng về nhu cầu ăn uống
 Hàng hóa là gì?
Theo nghĩa hẹp, hàng hóa là vật chất tồn tại có hình dạng xác định trong không gian và có
thể trao đổi, mua bán được, tức hàng hóa hữu hình. Ví dụ: lương thực, thực phẩm, đồ gia
dụng,...
Theo nghĩa rộng, hàng hóa là tất cả những gì có thể trao đổi, mua bán được, tức bao gồm cả
hàng hóa hữu hình và hàng hóa vô hình. Ví dụ: dịch vụ thương mại, vận tải, đồ dùng học tập,...
 Thương mại hàng hóa là gì?
Thương mại hàng hóa là lĩnh vực trao đổi hàng hóa hữu hình bao gồm tổng thể các hoạt
động mua bán hàng hóa và các hoạt động hỗ trợ của các chủ thể kinh tế nhằm thúc đẩy quá
trình trao đổi đó diễn ra theo mục tiêu đã xác định.
- Đối tượng trao đổi: Hàng hóa hữu hình.
- Chủ thể trong thương mại hàng hóa: Nhà sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân.
Ví dụ: Công ty A ký hợp đồng mua 4.000 tấn gạo của công ty B. Hàng hóa sẽ được thanh
toán trước 50% giá trị hợp đồng và sau khi công ty A nhận được hàng và kiểm tra không có sai
phạm thì sẽ thanh toán nốt.
b) Đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 2/8


 Đặc điểm về đối tượng trao đổi
- Đối tượng trao đổi: Vật thể hữu hình.
- Cách thức kiểm định hàng hóa: Có thể kiểm định số lượng và chất lượng hàng hóa bằng
cảm quan (cầm, nắm, ngửi, nếm, nghe, nhìn,...), sử dụng phương tiện kỹ thuật (cân , đo,
đong, đếm,...) hoặc phân tích các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Đặc điểm: Có nguồn gốc, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý cụ thể, đa dạng, phong phú và xu
hướng được quy chuẩn bắt buộc, chất lượng ổn định
 Có ý nghĩa lưu trữ hàng hóa, tồn kho trong kinh doanh và cho phép các cơ quan quản lý
nhà nước dễ dàng kiểm tra sản phẩm thông qua thông tin các nhãn hàng hóa lưu thông trên
thị trường.
 Đặc điểm về chủ thể và chức năng trao đổi
- Chủ thể trao đổi: Các nhà sản xuất, thương nhân, người tiêu dùng.
- Chức năng của các chủ thể:
+ Nhà sản xuất: Thực hiện chức năng sản xuất
+ Thương nhân: Độc lập với nhà sản xuất, thực hiện trao đổi hàng hóa trên thị trường:
mua hàng của nhà sản xuất, phân phối, bán hàng, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng.
+ Người tiêu dùng: Toàn quyền sở hữu hàng hóa, tự tổ chức tiêu dùng thỏa mãn nhu
cầu.
- Chức năng trao đổi: Đảm nhiệm chức năng thực hiện dịch vụ phân phối thông qua các
hoạt động:
+ Hoạt động mua bán: Nhằm thay đổi hình thái từ hàng sang tiền, từ tiền sang hàng và
thực hiện giá trị của hàng hóa.
+ Hoạt động vận chuyển, kho hàng: Nhằm đưa hàng hóa đến nơi tiêu dùng.
 Tính thống nhất và độc lập giữa các khâu của quá trình lưu thông
Quá trình lưu thông hàng hóa bao gồm 4 khâu: Mua, bán, vận chuyển và kho hàng. Các
khâu này vừa có tính thống nhất, vừa có những mâu thuẫn, thể hiện sự độc lập, tách rời (tương
đối)
- Tính thống nhất:
+ Cùng hướng đến mục tiêu chung là đưa được hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng.
+ Mua, bán hàng hóa luôn gắn liền với vận chuyển và kho hàng, dự trữ.
- Sự độc lập tách rời: Do mâu thuẫn về lợi ích giữa các khâu:
+ Có sự tách rời tương đối hoặc không ăn khớp giữa lưu chuyển và giao nhận, kho vận.
+ Mua và bán cũng có biểu hiện độc lập, tách rời: Mua nhưng chưa bán, bán rồi nhưng
chưa tiếp tục mua.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 3/8


 Đặc điểm về phương thức trao đổi mua bán
- Trong thương mại hàng hóa, phương thức trao đổi đều bao gồm 2 yếu tố vật chất rõ ràng
là hàng và tiền. Quan hệ trao đổi: Hàng – Tiền, Hàng – Hàng.
- Hàng hóa có sự dịch chuyển từ nơi bán đến nơi mua  phải có người thực hiện nghiệp
vụ giao hàng, thanh toán.
- Các phương thức trao đổi mua bán hàng hóa đa dạng nhưng đều có đặc điểm chung là
hàng hóa được trao đổi giới thiệu, quảng cáo,... bằng các phương tiện thể hiện hình ảnh
hoặc mô tả sản phẩm khác nhau trước khi các chủ thể tiến hành nghiệp vụ bán.
 Đặc điểm về thị trường và môi trường thể chế
- Thị trường:
+ Không gian thích hợp để thực hiện các cuộc giao dịch và tác nghiệp mua bán, vận
chuyển, kho hàng.
+ Không gian trưng bày, giới thiệu hàng hóa, nhà cửa, kiến trúc thương mại, hạ tầng
logistics.
- Môi trường thể chế:
+ Bộ máy tổ chức, quản lý chuyên ngành, quản lý lưu thông ở tầm vĩ mô phải phù hợp với
xu hướng hội nhập và mở cửa thị trường.
+ Các cơ quan chức năng: Hải quan, thuế, thanh tra, quản lý thị trường,...
+ Các Tổ chức và Hiệp ước thương mại quốc tế: GATT, TBT, SPS, ADP,...

Phân biệt thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ


Để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, không chỉ có những sản phẩm vật chất là hàng hóa mà
còn có những sản phẩm vô hình là dịch vụ được ra đời. Nắm được các đặc điểm cơ bản của
thương mại hàng hóa, ta dễ dàng phân biệt nó với thương mại dịch vụ.
Thương mại hàng hóa Thương mại dịch vụ
Hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến
Chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người
việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối
bán sang người mua.
với dịch vụ.
Quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra
Có sự tách rời giữa khâu sản xuất và tiêu thụ. trực tiếp, đồng thời giữa người sử dụng dịch
Thước đo đánh giá là sự ổn định về chất vụ và người cung ứng dịch vụ. Do đó thước
lượng sản phẩm. đo đánh giá chất lượng dịch vụ là sự hài lòng
của người nhận dịch vụ
Người cung cấp hàng hóa và người sử dụng Người sử dụng dịch vụ thương mại và người

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 4/8


cung ứng dịch vụ thường thiết lập mối quan
thiết lập mối quan hệ ngắn hơn hơn thương hệ kinh doanh lâu dài do hiệu quả của việc
mại dịch vụ. Do hiệu quả của việc sử dụng tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi một quá trình. Quá
hàng hóa đòi hỏi quá trình ngắn hơn dịch vụ trình này đôi khi còn có sự hỗ trợ của các
thương mại. phương tiện kĩ thuật, có thể dẫn tới chi phí
lớn.
2. Ý nghĩa nhận thức vấn đề này trong phát triển và quản lý nhà nước về thương mại
Thương mại là hoạt động mang tính liên ngành, là hoạt động có tính xã hội hoá cao, mà
mỗi doanh nhân không thể xử lý các vấn đề một cách tốt đẹp, hơn nữa trong điều kiện của nền
kinh tế thị trường, những mặt trái của nó đòi hỏi phải có sự quản lý can thiệp của Nhà nước.
Qua việc phân tích khái niệm và các đặc điểm cơ bản của thương mại hàng hóa, ta có thể
thấy rằng thương mại hàng hóa là bộ phận của thương mại nhưng thuộc ngành hoặc lĩnh vực
dịch vụ phân phối. Còn thương mại dịch vụ thuộc các ngành dịch vụ khác theo phân loại của
WTO. Do có những đặc điểm khác với thương mại dịch vụ nên các quan hệ trao đổi trong
thương mại hàng hóa được thực hiện bởi các phương thức mua bán khác nhau, cơ chế tác động
của quản lý nhà nước về thương mại đến các quan hệ trao đổi đó cũng khác nhau. Nhận thức về
vấn đề này, Nhà nước nắm bắt và điều tiết hoạt động của thương mại hàng hóa bảo đảm cho
nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng và phát triển cân đối với nhịp độ cao thông qua các hoạt
động:
- Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách thương mại, tạo môi trường và
hành lang pháp lý cho các hoạt động thương mại.
- Định hướng phát triển ngành thương mại thông qua chiến lược, quy hoạch và kế hoạch
phát triển thương mại.
- Kiểm tra, kiểm soát thị trường, điều tiết lưu thông hàng hoá và quản lý số lượng, chất
lượng hàng hóa lưu thông, truy xuất nguồn gốc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế Nhà nước – là thành phần
giữ vai trò nòng cốt trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần ở nước ta.
- Tự do hóa thương mại để mở cửa dễ dàng hơn thị trường nội địa cho hàng hóa, công
nghệ nước ngoài được xâm nhập vào thị trường nội địa, đồng thời cũng đạt được một sự
thuận lợi hơn từ cho việc xuất khẩu hàng hóa.
- Bảo hộ mậu dịch để bảo vệ thị trường nội địa trước sự xâm nhập ngày càng mạnh mẽ
của các luồng hàng hóa từ bên ngoài, cũng tức là bảo vệ lợi ích quốc gia.

Câu 2:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 5/8


1. Phân tích những tác động của đại dịch Covid – 19 đến ngành du lịch của Việt Nam
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, ngành du lịch thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng thiệt hại nặng nề. Nhiều kế hoạch của ngành du lịch Việt Nam đặt ra hầu như không
thực hiện được, các chỉ tiêu đặt ra đều giảm mạnh. Các lệnh cấm bay, hạn chế đi lại và sự e
ngại của du khách do lo sợ ảnh hưởng của đại dịch là những nguyên nhân khiến nhiều khách
sạn, nhà hàng và chuỗi bán lẻ tại các điểm du lịch trở nên vắng khách.

a) Lượng khách du lịch sụt giảm sụt giảm


Có thể thấy khi dịch xảy ra, lệnh cấm và hạn chế đi lại đã được áp dụng cho tất cả các
điểm
du lịch. Kể từ tháng 3/2020, Việt Nam ngừng hoạt động đón khách quốc tế, chỉ còn hoạt động
du lịch trong nước, nhưng thị trường du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn
cách xã hội khi dịch bùng phát.
Cụ thể, theo số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng khách quốc tế đến Việt
Nam năm 2020 giảm 78,7% so với năm trước, trong đó hơn 96% là khách quốc tế đến trong
quý I/2020. Từ quý II/2021, nước ta chưa mở cửa du lịch quốc tế nên lượng khách chủ yếu là
các chuyên gia, lao động kỹ thuật nước ngoài làm việc tại các dự án ở Việt Nam.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, khách quốc tế đến Việt Nam giảm 97,6% so với cùng kỳ
năm trước, ước đạt 88,2 nghìn lượt người và giảm ở tất cả các loại hình vận tải. Nhu cầu du lịch
trong nước xét tổng thể giảm vì thực hiện yêu cầu giãn cách xã hội, mặt khác, do tâm lý lo ngại
dịch bệnh và sự sụt giảm thu nhập của người dân. Khách du lịch nội địa năm 2020 giảm 34,1%
(đạt 56 triệu lượt), tổng thu đạt 312.000 tỷ đồng, giảm khoảng 58,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong 6 tháng đầu năm 2021, đạt 30,5 triệu lượt, tổng thu ước đạt 134.000 tỷ đồng, giảm
24,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
b) Dịch vụ lưu trú và ăn uống bị tác động nặng nề
Cơ sở du lịch lưu trú ở tất cả các quy mô và loại hình chịu tác động nặng nề từ đại dịch
Covid – 19. Đối với cơ sở du lịch lưu trú hạng 3 – 4 – 5 sao và tương đương (chiếm khoảng
16% số lượng khách sạn hạng 1 – 5 sao và 53% số buồng), lượng khách quốc tế dừng hẳn sau
quý I/2020 nên phần lớn phải giảm giá sâu, chuyển đổi thị trường, thu hút khách nội địa và
chuyên gia hoặc số ít tạm dừng kinh doanh, hoạt động cầm chừng. Các cơ sở du lịch lưu trú từ
1-2 sao và tương đương trở xuống (chiến khoảng 18% số cơ sở và 40% tổng số buồng), do đặc
thù chủ yếu phục vụ khách du lịch nên hoạt động cầm chừng. Loại hình homestay ở các điểm
du lịch cộng đồng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Cao
Bằng,… được nhiều khách quan tâm vào thời điểm đầu năm 2021 thì phần lớn cũng không có
khách.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 6/8


Nhiều cơ sở sau thời gian hoạt động cầm chừng phải đóng cửa. Số lượng doanh nghiệp
thành lập mới trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống năm 2020 giảm 22% và giảm tiếp 2,8%
trong 6 tháng đầu năm 2021 trong bối cảnh tổng số doanh nghiệp thành lập mới trong nền kinh
tế đạt mức cao trong giai đoạn 2016-2021.
c) Các đại lý lữ hành phải đóng cửa, nhân viên ngành du lịch thất nghiệp
Cùng với đó, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp lữ hành phải
đóng cửa, dừng hoạt động, cạn kiệt nguồn lực về tài chính. Điển hình như: Tại Hà Nội, số
lượng doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động ước khoảng 95%, trong đó 90%
lao động nghỉ việc; tại Đà Nẵng, 90% doanh nghiệp du lịch ở đây đóng cửa; tại thành phố Hồ
Chí Minh, chỉ có khoảng hơn một nửa số doanh nghiệp lữ hành là còn đang hoạt động cầm
chừng sau 5 tháng đầu năm 2021 (VTV, 2021).
Đồng thời, nhiều lao động trong ngành du lịch đã phải nghỉ việc hoặc chuyển sang làm
công việc mới. Khảo sát của Hội đồng Tư vấn du lịch cho thấy, trong số các doanh nghiệp du
lịch lữ hành tham gia khảo sát, có 18% doanh nghiệp đã cho toàn bộ nhân viên nghỉ việc; 48%
doanh nghiệp cho 50%-80% nhân viên nghỉ việc và 75% doanh nghiệp có các hình thức hỗ trợ
tài chính khác đối với số người lao động bị mất việc. Từ cuối năm 2020 đến tháng 5/2021, ước
tính khoảng 40% số công ăn việc làm ngành du lịch mất đi so với cùng kỳ năm 2019 – tương
đương khoảng 800.000 công ăn việc làm trong ngành từ khách sạn, công ty du lịch lữ hành, nhà
hàng,... Những người làm còn lại trong ngành thu nhập giảm, trung bình giảm 40% so với trước
khi đại dịch Covid – 19 xảy ra (VTV, 2021).
d) Doanh thu từ ngành du lịch sụt giảm
Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm 2021 ước đạt 4,5 nghìn tỷ đồng, giảm 51,8% so với
cùng kỳ năm trước. Một số địa phương thực hiện giãn cách xã hội nên du lịch nội địa giảm
mạnh như Hà Nội giảm 44,3%, thành phố Hồ Chí Minh giảm 53,6%, Quảng Ninh giảm
36,6%,... Một số địa phương có khởi sắc đón khách nội địa trong quý I/2021, nhưng đợt dịch
thứ 4 bùng phát khiến khách hủy phòng, hủy tour hàng loạt gây thiệt hại rất lớn cho cơ sở kinh
doanh lưu trú và doanh nghiệp lữ hành
 Chưa tính những ảnh hưởng trong những năm 2021, đại dịch Covid đã có những ảnh
hưởng nặng nề đến sự phát triển của dịch vụ du lịch ở Việt Nam. Hiện tại, diễn biến dịch Covid
– 19 còn rất phức tạp theo đó ngành dịch vụ sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức, do đó
cần có những biện pháp để phát triển trong dịch bệnh và xa hơn nữa là phát triển trong tương
lai.
2. Một số giải pháp phục hồi ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 7/8


Một là, chú trọng hơn nữa tới phát triển du lịch bền vững, một trong những xu hướng du
lịch hiện nay trên thế giới dù có hay không có đại dịch Covid – 19 là du lịch bền vững, du lịch
bền vững sẽ là động lực cho ngành dịch vụ hiện nay. Sau đây là một số biện pháp cụ thể:
- Đảm bảo về giá cả và các chính sách khuyến mãi, vì khách hàng sẽ ưu tiên về an toàn và
sản phẩm dịch vụ du lịch có chất lượng cao. Nhu cầu đối với các kỳ nghỉ dưỡng cao cấp ở
các không gian mở, biệt lập gia tăng; lựa chọn các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các
kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch được xây dựng sát với thời điểm chuyến đi và có thể thay đổi
linh hoạt hơn trước. Từ đó phải nghiên cứu thị trường khách hàng và môi trường du lịch để
đưa ra các gói du lịch phù hợp và hiệu quả trong mùa dịch.
- Nhà nước cần có những chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp trong ngành
du lịch như: Miễn thuế giá trị gia tăng cho tiêu dùng du lịch và các doanh nghiệp du lịch,
giảm chi phí môi trường cho các doanh nghiệp du lịch, giảm thuế khoán đối với các hộ kinh
doanh du lịch cá thể, áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh
doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ...
- Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch, phù hợp với xu hướng, nhu cầu của thị trường.
Đồng thời đa dạng hóa thị trường du lịch để tránh phụ thuộc vào một số thị trường nhất
định, từ đó có thể hạn chế rủi ro trước những biến cố trong khu vực và thế giới.
Hai là, tiếp tục đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát
triển đa dạng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Đại dịch Covid – 19 đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đối với ngành du lịch, nhưng đây cũng là khoảng thời gian ngành du lịch nhìn nhận lại quá
trình phát triển, chỉnh trang lại cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục
vụ du lịch để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới.
Ba là, phát triển các xu hướng du lịch phù hợp tình hình dịch bệnh như: Du lịch không
chạm, du lịch chăm sóc sức khỏe, làm việc kết hợp nghỉ dưỡng, du lịch nội địa và gần nhà,...
Với du lịch thời Covid – 19, mọi quy trình tại quầy làm thủ tục, quầy lễ tân sẽ được tự động
hóa. Tất cả sẽ giúp hoạt động du lịch trở nên an toàn và tiện lợi hơn rất nhiều.
Bốn là, phục hồi và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực du lịch chất
lượng cao. Đại dịch Covid – 19 đã làm ảnh hưởng đến công việc của hầu hết lao động hoạt
động trong lĩnh vực du lịch, nhiều lao động du lịch đã bỏ ngành, chuyển ngành. Do vậy, sau đại
dịch, việc quan trọng đầu tiên là cần có biện pháp giữ chân, thu hút, phục hồi lại lực lượng lao
động cho ngành du lịch. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân
lực du lịch, đặc biệt là nhân lực du lịch chất lượng cao để bổ sung cho ngành du lịch, đáp ứng
nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
Năm là, xây dựng môi trường du lịch thân thiện, bảo đảm an toàn phòng chống dịch bệnh
Covid – 19. Sau đại dịch, có thể xuất hiện trở lại các hiện tượng chèo kéo khách, cò mồi, nâng

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 8/8


giá, ép giá, lừa đảo, cướp giật,... gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam. Vì vậy, cần
chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã
hội, tích cực hành động để xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, an toàn, hiếu khách.

 Rõ ràng, những khó khăn đối với ngành du lịch Việt Nam vẫn còn chồng chất. Tuy
nhiên, với một số giải pháp trên, chưa xét đến tính khả thi cùng với những nỗ lực thích ứng
trong thời gian gần đây của du lịch Việt Nam, mong sẽ là những tín hiệu lạc quan, góp phần
làm "tan băng" để dịch vụ du lịch của Việt Nam có thể vực dậy và tiếp tục phát triển trong thời
gian tới.

---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thanh Thảo - Mã LHP: 2223TECO0111 Trang 9/8

You might also like