You are on page 1of 15

ĐÁP ÁN

ĐỀ ÔN CƠ BẢN MÔN SINH HỌC


Cố lên các em nhé, sắp đến đích rồi, sắp giỏi rồi! Chúc các em thành công!
ĐỀ ÔN TẬP THE0 MINH HOẠ CỦA BỘ - ĐỀ SỐ 01
Câu 1. Trong quá trình quang hợp ở thực vật, các tia sáng đỏ kích thích sự tổng hợp
A. cacbohiđrat. B. lipit. C. ADN. D. prôtêin.
Câu 2. Ngoài hệ đệm, các cơ quan đóng vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng pH nội môi là
A. phổi và thận. B. phổi và gan. C. gan và thận. D. tim và mạch máu.
Câu 3. Một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một phân tử ARN được gọi là
A. côđon. B. gen. C. anticôđon. D. mã di truyền.
Câu 4. Ở cấp độ phân tử, thông tin di truyền được truyền từ tế bào mẹ sang tế bào con nhờ cơ chế
A. giảm phân. B. nhân đôi ADN. C. thụ tinh. D. nguyên phân.
Câu 5. Loại đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
A. Đột biến tam bội. B. Đột biến thể một.
C. Đột biến đảo đoạn. D. Đột biến mất đoạn.
Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây có thể được sử dụng để loại khỏi NST những gen không mong muốn?
A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 7. Kiểu gen nào sau đây chỉ phát sinh tối đa 2 loại giao tử? Biết quá trình giảm phân không xảy ra
đột biến.
A. AaBb. B. XDEXde. C. XDEY. D. XDeXdE.
Câu 8. Khi nói về vai trò của hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Làm xuất hiện các biến dị tổ hợp. B. Làm thay đổi cấu trúc của NST.
C. Sử dụng để lập bản đồ di truyền. D. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau.
Câu 9. Tính theo lý thuyết, phép lai nào sau đây thu được một loại kiểu gen ở đời con?

A. . B. . C. . D. .
Câu 10. Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?
A. Dưa hấu tam bội. B. Cừu sản xuất prôtêin người.
C. Cừu Đôly. D. Táo má hồng.
Câu 11. Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, loại enzim nào sau đây đã được sử dụng để xử lí thể truyền
và gen cần chuyển để tạo cùng một loại đầu dính?
A. Lipaza. B. Amilaza. C. Catalaza. D. Restrictaza.
Câu 12. Theo định luật Hacdi-Vanbec, quần thể nào sau đây ở trạng thái cân bằng?
A. 0,2AA + 0,5Aa + 0,3aa. B. 0AA + 1Aa + 0aa.
C. 1AA + 0Aa + 0aa. D. 0,16AA + 0,5Aa + 0,34aa.
Câu 13. Trình tự các giai đoạn tiến hoá của sự sống trên Trái Đất là
A. tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học.
B. tiến hoá hoá học → tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học.
C. tiến hoá hoá học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hoá sinh học.
D. tiến hoá sinh học → tiến hoá tiền sinh học → tiến hóa hóa học.
Câu 14. Chi trước của mèo tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh dơi. B. Chân dế dũi. C. Cánh bướm. D. Chân vịt.
Câu 15. Theo quan niệm hiện đại, nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là
A. đột biến. B. thường biến. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến nhân tạo.
Câu 16. Một quần thể động vật, ban đầu có 20000 cá thể. Quần thể này có tỷ lệ sinh là 10%/năm, tỷ lệ tử
vong là 7%/năm, tỷ lệ xuất cư là 1%/năm, tỷ lệ nhập cư là 2%/năm. Theo lí thuyết, sau 2 năm, quần thể sẽ
có bao nhiêu cá thể?
A. 21800. B. 20200. C. 20800. D. 21632.
Câu 17. Trong các đặc trưng của quần thể, đặc trưng phản ánh mức độ sử dụng nguồn sống của môi
trường là
A. nhóm tuổi. B. kiểu phân bố. C. mật độ. D. tỉ lệ giới tính.
Câu 18. Trong một quần xã đồng cỏ, hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể
A. ếch đồng và chim sẻ. B. sư tử và linh dương.
C. trâu và bò. D. rắn và linh cẩu.

Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 1


Câu 19. Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian được gọi là
A. ổ sinh thái. B. sinh cảnh. C. môi trường. D. giới hạn sinh thái.
Câu 20. Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến. D. Cách li địa lí.
Câu 21. Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T của ADN liên kết bổ sung với loại
nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
A. B. U. C. G. D. T.
Câu 22. Quan sát hình sau đây về
đường đi của máu trong hệ tuần
hoàn kép ở thú và cho biết bao
nhiêu phát biểu sau đây không
đúng?
I. Máu trong tĩnh mạch phổi luôn là
máu giàu CO2.
II. Máu trong động mạch chủ luôn
là máu giàu O2.
III. Máu từ tâm nhĩ phải bơm vào
tâm thất phải là máu giàu CO2.
IV. Máu giàu CO2 từ tĩnh mạch chủ
đổ vào tâm nhĩ phải.

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 23. Trong quá trình dịch mã, ribôxôm gắn với mARN tại vị trí nào?
A. Bất kì trình tự AUG nào trên mARN tính theo chiều 5’→3’.
B. Trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm gần côđon mở đầu ở đầu 5’ của mARN.
C. Trình tự AUG là côđon mở đầu nằm ở đầu 5’ của mARN.
D. Trình tự nuclêôtit đầu tiên ở đầu 3’ của mARN.
Câu 24. Ở ruồi giấm, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Quá trình giảm
phân không xảy ra đột biến. Phép lai P: AaX BXb × AaXbY cho đời con F1. Theo lí thuyết, ở giới cái F1 có
bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình về các gen trên?
A. 6 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. B. 6 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.
C. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. D. 12 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.

Câu 25. Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 270 cây bí quả tròn, 180 cây bí quả bầu
dục và 30 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. liên kết gen hoàn toàn. B. phân li độc lập của Menđen.
C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung.
Câu 26. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả
như sau
Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa
F1 0,25 0,5 0,25
F2 0,28 0,44 0,28
F3 0,31 0,38 0,31
F4 0,34 0,32 0,34
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến. B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Di – nhập gen. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 27. Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS.
C. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 28. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cách li địa lý là nhân tố thúc đẩy sự phân hóa vốn gen của quần thể.
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 2
II. Ở những loài sinh sản hữu tính, cách li sinh sản đánh dấu sự hình thành loài mới.
III. Sự hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hóa là quá trình hình thành loài nhanh.
IV. Trong quá trình hình thành loài mới bằng cách li tập tính không cần đến sự cách li địa lý.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 29. Số lượng cá thể của ba quần thể thuộc một loài thú được thống kê ở bảng sau
Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản
M 200 200 170
N 300 220 130
P 100 200 235

Cho biết diện tích cư trú của ba quần thể này bằng nhau, khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
cho ba quần thể này là như nhau. Phân tích bảng số liệu trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quần thể M là quần thể suy thoái. B. Quần thể M là mật độ cá thể cao nhất.
C. Quần thể N là quần thể đang phát triển. D. Quần thể P là quần thể ổn định.
Câu 30. Một loài thực vật, xét 2 cặp NST kí hiệu là A, a và B, b. Cơ thể nào sau đây là thể một?
A. AaB. B. AaBb. C. AaBbb. D. AaBB.

ĐỀ 02
Câu 81. Nguyên tố nào sau đây có vai trò là thành phần của prôtêin, axit nuclêic trong cây?
A. Nitơ. B. Sắt. C. Canxi. D. Photpho.
Câu 82. Động vật nào sau đây có quá trình hô hấp bằng mang?
A. Giun tròn. B. Chim bồ câu. C. Tôm. D. Cá voi.
Câu 83. Quá trình dịch mã diễn ra ở loại bào quan nào sau đây?
A. Ribôxôm. B. Nhân tế bào. C. Lizôxôm. D. Bộ máy Gôngi.
Câu 84. Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở đại
mạch?
A. Mất đoạn. B. Đảo đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn.
Câu 85. Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, mức siêu xoắn có đường kính
A. 700 nm. B. 300 nm. C. 30 nm. D. 1500 nm.
Câu 86. Trong quá trình nhân đôi ADN, nuclêôtit loại T của ADN liên kết bổ sung với loại
nuclêôtit nào ở môi trường nội bào?
A. A. B. U. C. G. D. T.
Câu 87. Phép lai nào sau đây cho đời con phân li kiểu gen theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?
A. Aa x aa. B. AA x Aa. C. Aa x Aa. D. aa x aa.
AB
Câu 88. Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, 2 loại giao
ab
tử mang gen hoán vị là
A. AB và ab. B. AB và aB. C. Ab và aB. D. Ab và ab.
Câu 89. Ở người, bào quan nào sau đây chứa gen di truyền theo dòng mẹ?
A. Ribôxôm. B. Lục lạp. C. Lưới nội chất. D. Ti thể.
Câu 90. Cho các thành tựu sau
(1) Tạo giống lúa ”gạo vàng” có khả năng tổng hợp -caroten trong hạt.
(2) Tạo giống nho không hạt.
(3) Tạo cừu Đôly.
(4) Tạo cừu biến đổi gen sản sinh prôtêin người trong sữa.
Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 91. Trong kĩ thuật chuyển gen, plasmit là
A. tế bào nhận. B. tế bào cho. C. thể truyền. D. enzym nối.
Câu 92. Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số kiểu gen aa là 0,16. Theo lý
thuyết tần số alen A của quần thể này là
A. 0,4. B. 0,32. C. 0,48. D. 0,6.
Câu 93. Một alen dù có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể dưới tác động của nhân tố tiến
hóa
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên.
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 3
C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 94. Bằng chứng sinh học phân tử dựa trên những điểm giống và khác nhau giữa các loài về
A. cấu tạo trong các nội quan. B. các giai đoạn phát triển phôi thai.
C. trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng. D. đặc điểm sinh học và biến cố địa chất.
Câu 95. Trong tự nhiên, quan hệ giữa mèo và chuột là
A. hội sinh. B. cộng sinh. C. kí sinh. D. sinh vật ăn sinh vật.
Câu 96. Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?
A. Cây hạt kín ở rừng Bạch Mã. B. Chim ở Trường Sa.
C. Cá ở Hồ Tây. D. Gà Lôi ở rừng Kẻ Gỗ.

Câu 97. lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái trong quần thể được gọi là
A. nhóm tuổi. B. mật độ cá thể.
C. tỉ lệ giới tính. D. kích thước quần thể.
Câu 98. Bậc dinh dưỡng luôn có tổng sinh khối lớn nhất là bậc dinh dưỡng cấp
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 99. Có 4 quần thể của cùng một loài được kí hiệu là A, B, C, D với số lượng cá thể và diện tích môi
trường sống tương ứng như sau
Diện tích môi trường
Quần thể Số lượng cá thể
sống (ha)
A 350 120
B 420 312
C 289 205
D 185 180
Sắp xếp các quần thể trên theo mật độ tăng dần là
A. . B. .
C. . D.
.
Câu 100. Để tìm hiểu quá trình quang hợp ở thực vật, một nhóm
học sinh đã bố trí thí nghiệm trong phòng thực hành như
hình bên.
Kết quả thí nghiệm là trong bình thủy tinh xuất hiện bọt khí. Cho
biết bọt khí được sinh ra trong quá trình quang hợp của rong mái
chèo. Bọt khí này được tạo ra bởi khí nào sau đây?
A. H2. B. CO2. C. O2. D. N2.
Câu 101. Khi nói về hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Ở miệng, tinh bột có trong thức ăn biến đổi thành mantôzơ do tác dụng của men pepsin.
(2) Enzim lipaza được ruột tiết ra để tiêu hóa prôtêin.
(3) Ở dạ dày tinh bột không được tiêu hóa.
(4) Ruột non là nơi hấp thụ thức ăn chủ yếu.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 102. Hình dưới đây mô tả cơ chế gây
ra 2 dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc
thể do trao đổi chéo không đều gây
nên. Đó là các dạng
A. mất đoạn và chuyển đoạn.
B. mất đoạn và đảo đoạn.
C. chuyển đoạn và lặp đoạn.
D. lặp đoạn và mất đoạn.
Câu 103. Cho biết hai gen nằm trên cùng một NST và cách nhau 40cM. Theo lí thuyết, cơ thể nào sau
đây cho giao tử AB với tỉ lệ 30%?

A. B. C. D.

Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 4


Câu 104. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, các
phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen giống tỉ lệ phân li kiểu hình?
A. AAbb × aaBB và AaBb × AaBb. B. AaBb × aabb và Aabb × aaBb.
C. AABB × aabb và AABb × Aabb. D. AaBb × aabb và AaBB × AaBB.
Câu 105. Nguyên nhân nào khiến cách ly địa lí trở thành một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình
tiến hóa của sinh vật?
A. Vì cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể.
B. Vì nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới.
C. Vì điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới.
D. Vì cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp xuất hiện cách li sinh sản.
Câu 106. Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi
phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước
nhanh nhất?
A. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn.
B. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé.
C. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn.
D. Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn
Câu 107. Quan sát sơ đồ dưới đây về màu da của người đậm dần theo sự gia tăng số lượng gen trội có
trong kiểu gen. Theo lí thuyết, bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tính trạng màu da do 3 cặp gen không alen phân li độc
lập, tổ hợp tự do quy định.
II. Hình bên cho thấy tỉ lệ kiểu hình ở đời sau khi những
người đều dị hợp về 3 cặp gen quy định màu da kết hôn
với nhau.
III. Người có màu da ở mức trung bình chiếm tỉ lệ lớn
nhất.
IV. Người có da trắng nhất và người có da sẫm màu nhất
kết hôn, con của họ có thể da trắng, có thể da sẫm màu.

A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 108. Một lưới thức ăn đồng cỏ được mô tả như sau: Nếu loài H bị loại ra khỏi chuỗi thức ăn thì có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Loài I và loài E sẽ bị tiêu diệt.
II. Số lượng loài A có thể sẽ tăng.
III. Loài B không thay đổi số lượng.
IV. Loài C sẽ tăng số lượng.

A. l. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 109. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật
độ cá thể như sau
Quần thể A B C D
Diện tích khu phân bố (ha) 100 120 80 90
Mật độ (cá thể/ha) 22 25 26 21
Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?
I. Quần thể D có kích thước nhỏ nhất.
II. Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C.
III. Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá
thể/ha.
IV. Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể.
A. 2 B. 1 C. 4 D. 3
Câu 110. Ở tế bào nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?
A. Phiên mã tổng hợp tARN. B. Nhân đôi ADN.
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 5
C. Dịch mã. D. Phiên mã tổng hợp mARN.

ĐỀ 03
Câu 81. Ở Việt Nam, từ giống dâu tằm lưỡng bội người ta có thể tạo ra giống dâu tằm tam bội bằng cách
sử dụng phương pháp
A. tự thụ phấn bắt buộc. B. gây đột biến nhân tạo. C. lai khác loài. D. chuyển gen.
Câu 82. Sản phẩm của quá trình phiên mã là
A. phân tử ARN. B. chuỗi polypeptit. C. phân tử ADN. D. phân tử Xenlulôzơ.
Câu 83. Cho phép lai P: Aa × Aa. Theo lí thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu hình
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 84. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; gen
B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các gen phân li độc lập. Theo lý
thuyết, số kiểu gen quy định kiểu hình cây thân cao, quả dài là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 85. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn, quan hệ sinh thái giữa phong lan và cây gỗ là A.
cạnh tranh. B. kí sinh. C. hợp tác. D. hội sinh.
Câu 86. Loại biến dị nào sau đây không phải là biến dị di truyền?
A. Thường biến. B. Đột biến NST. C. Đột biến gen. D. Biến dị tổ hợp.
Câu 87. Thực chất của quá trình điều hòa hoạt động gen là kiểm soát
A. trình tự nuclêôtit trên gen. B. số lần nhân đôi của ADN.
C. lượng sản phẩm do gen tạo ra. D. số lượng gen trong tế bào.
Câu 88. Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây sai
A. Các quần thể khác loài có thể có kiểu phân bố cá thể giống nhau.
B. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực và số cá thể cái trong quần thể.
C. Kích thước quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích phân bố.
D. Cấu trúc tuổi của các quần thể khác nhau là không giống nhau.
Câu 89. Theo quan điểm hiện đại, sản phẩm của tiến hóa nhỏ là
A. cá thể mới. B. loài mới. C. chi mới. D. họ mới.
Câu 90. Cơ quan hô hấp ở người là
A. mang. B. ống khí. C. phổi. D. da.
Câu 91. Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn
A. có 1 một số mắt xích B. có chung một số mắt xích.
C. có ít nhất một mắt xích D. có ít nhất 5 mắt xích.
Câu 92. Cây xanh hấp thu chất khoáng chủ yếu qua bộ phận nào?
A. lá. B. thân. C. chồi non. D. rễ.
Câu 93. Các đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi
A. Số lượng NST trong tế bào. B. Trật tự sắp xếp các gen trên NST.
C. Số lượng các gen trên NST. D. Thành phần các gen trên NST.
Câu 94. Hiện tượng một gen tác động cùng lúc đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. tương tác gen. B. gen đa alen. C. gen đa hiệu. D. thường biến.
Câu 95. Trong điều kiện tự nhiên, dấu hiệu nào là quan trọng nhất để phân biệt loài?
A. Cách li sinh sản. B. Cách li địa lí.
C. Cách li sinh thái. D. Cách li sinh lí – sinh hóa.
Câu 96. Tập hợp các giới hạn sinh thái của một loài tạo thành
A. nơi ở của loài đó. B. ổ sinh thái của loài đó.
C. nhân tố sinh thái của loài đó. D. môi trường sống của loài đó.
Câu 97. Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 98. Một phân tử ADN mạch kép có số nucleotit loại A có tỉ lệ 20% và có 2400 Adenin. Tổng liên
kết hidro của ADN là
A. 15600. B. 7200. C. 12000. D. 1440.
Câu 99. Sản phẩm nào của quá trình quang hợp không được cây xanh sử dụng ngay mà thải ra ngoài cơ
thể
A. Đường. B. NADPH. C. Khí ôxi. D. Khí Cabonic.
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 6
Câu 100. Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do gen nằm trong tế bào chất quy định. Người ta lấy hạt
phấn của cây hoa xanh thụ phấn cho cây hoa trắng, theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 75% hoa trắng: 25% hoa xanh. B. 50% hoa xanh: 50% hoa trắng.
C. 100% hoa trắng. D. 100% hoa xanh.
Câu 101. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật tiêu thụ?
A. Bò. B. Lúa nước. C. Hổ. D. Dê.
Câu 102. Đơn vị sinh thái nào sau đây bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
A. Quần thể. B. Quần xã. C. Hệ sinh thái. D. Cá thể.
Câu 103. Theo quan niệm của tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa.
B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi.
C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lý mặc dù không có tác động của các nhân
tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới.
D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lý, các cá thể của chúng giao phối với
nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản.
Câu 104. Hình ảnh dưới đây mô tả các giai đoạn của quá trình diễn thế thứ sinh tại một hồ nước. Hãy sắp
xếp theo các giai đoạn của quá trình diễn
thế theo trật tự đúng.
A. (b)→(d)→(e)→(c)→(a).
B. (e)→(b)→(d)→(c)→(a).
C. (a)→(c)→(d)→(e)→(b).
D. (b)→(e)→(d)→(c)→(a).

Câu 105. Theo quan điểm hiện đại, khi nói


về các nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau
đây sai
A. Đột biến có thể tạo ra alen mới trong
quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn làm tăng tần số alen có hại trong quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
D. Di nhập gen có thể mang một alen mới vào quần thể.
Câu 106. Đặc điểm nào sau đây có ở quá trình phiên mã nhưng không có ở quá trình nhân đôi ADN?
A. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
B. Chỉ có một mạch đơn của gen được làm khuôn tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới.
C. Mạch pôlinuclêôtit mới được kéo dài theo chiều 5’ – 3’.
D. Cần có enzim ADN polimeraza.
Câu 107. Bảng dưới đây cho biết nhịp tim của 4 loài động vật có vú.

Thứ tự đúng của các loài theo mức độ giảm dần kích thước cơ thể là
A. C → A → B →D. B. D → C → B →A. C. B → C → A →D. D. A → B → C →D.
Câu 108. Hình vẽ dưới đây mô tả 5 dạng mỏ của 5 loài chim khác nhau sống trong một hệ sinh thái đảo
nhỏ có các loài thực vật có hoa trên cạn, thực vật thủy sinh, nhiều loài động vật có vú nhỏ, động vật
lưỡng cư một số loài cây và côn trùng.

Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 7


Trong số các nhận xét được cho dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Dạng mỏ đặc trưng cho loài chim săn các động vật có vú nhỏ là dạng 2.
II. Dạng mỏ đặc trưng cho loài chim ăn các loài thực vật thuỷ sinh là dạng 5.
III. Nếu môi trường thay đổi làm cho những loài cây ra hoa và tạo quả trên cạn bị giảm số lượng thì chỉ
có loài chim có dạng mỏ số 3 bị giảm số lượng.
IV. Nếu loài chim có dạng mỏ số 2 tăng số lượng thì các loài động vật có vú nhỏ và lưỡng cư sẽ suy giảm
số lượng.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 109: Cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường, cho các loại giao tử là
A. AB, Ab, aB, ab. B. AB, ab. C. Aa, Bb. D. AA, BB, aa, bb.
Câu 110. Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau:
Cỏ —> Sâu —> Gà —> Cáo —> Hố. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là
A. Cáo. B. Gà. C. Thỏ. D. Hổ.

ĐỀ 04
Câu 81. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, một alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể bời
tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến. B. Giao phối không ngẫu nhiên,
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 82. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n. Cây tứ bội được phát sinh từ loài này có bộ
nhiễm sắc thể là
A. 4n. B. n. c. 3n. D. 2n.
Câu 83. Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gen AaBBDd tạo ra tối đa bao
nhiêu loại giao tử?
A. 8. B. 2. C.4. D. 6.
BỎ Câu 84. Trong lịch sử phát triển của sính giới qua các đại địa chất, lưỡng cư và côn trùng phát sinh ở
kì nào sau đây?
A. Kỉ Silua. B. Kỉ Đêvôn. c. Kỉ Pecmi. D. Kỉ Ocđôvic.
Câu 85. Quan hệ giữa cây phong lan sống trên cây thân gỗ và cây thân gỗ này là quan hệ
A. hội sinh. B. kí sinh. c. ức chế - cảm nhiễm. D. cộng sinh.
Câu 86. Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen a của quần thể
này là bao nhiêu?
A. 0,3. B. 0,4. c. 0,6. D. 0,5.
Câu 87. Trong phân tử mARN không có loại đơn phân nào sau đây?
A. Xitôzin. B. Uraxin. c. Timin. D. Ađênin.
Câu 88. Ở người, hội chứng bệnh nào sau đây chỉ xuất hiện ở nữ giới?
A. Hội chứng Tơcnơ. B. Hội chứng AIDS.
c. Hội chứng Đao. D. Hội chứng Claiphentơ.
Câu 89. Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi
ban đầu?
A. Lai tế bào sinh dưỡng. B. Gây đột biến nhân tạo.
c. Nhân bản vô tính. D. cấy truyền phôi.
Câu 90. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố đột biến có vai trò nào sau đây?
A. Quy định chiều hướng tiến hóa.
B. Làm thay đổi tần số alen mà không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
D. Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
Câu 91. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là
A. mật độ cá thể của quần thể. B. kích thước tối thiểu của quần thể.
C. kiểu phân bố của quàn thể. D. kích thước tối đa của quần thể.
Câu 92. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô —> Sâu ăn lá ngô —► Nhái —> Rắn hồ mang —* Diều hâu. Trong
chuỗi thức ăn này, loài nào thuộc bậc dinh dưỡng cấp cao nhất?
A. Cây ngô. B. Nhái. C. Diều hâu. D. Sâu ăn lá ngô.
Câu 93. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên có chung đặc điểm nào
sau đây?
A. Luôn dẫn đến hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật.
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 8
B. Làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một chiều hướng nhất định.
C. Cung cấp nguồn biến dị thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 94. Khi nói về quá trình hình thành loài mới bằng con đường cách li địa lí, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra ở các loài động vật ít di chuyền.
B. Cách lỉ địa ií góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể
được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa.
C. Cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới.
D. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần ứiể.
Câu 95. Khi nói về quá trình phiên mã, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN pôlimeraza,
B. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
C. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ —> 3’.
D. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tác bán bảo tồn.
Câu 96. Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với aỉen a quy định mắt ừắng. Biết rằng
không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 2
ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mát đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXAX XaY, B. xaxa X XAY. c. XAXaX XaY D. XAXaX XAY.
Câu 97. Khi nói về chuỗi thức ăn vả lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể là mắt xích của nhiều chuỗi thức ăn.
C. Lưới thức ăn của quần xã rừng mưa nhiệt đới thường phức tạp hon lưới thức ăn của quần xã thảo
nguyền.
D. Trong chuỗi thức ăn, bậc dinh dưỡng cao nhất luôn có sinh khối lớn nhất.
Câu 98. Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đom bào ->Tôm -> Cá rô -> Chim bói cá. Khi nói về chuỗi thức ăn
này, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dường giữa cá rô và chim bói cá dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Tôm, cá rô và chim bói cá thuộc các bậc dinh dưỡng khác nhau.
IV. Sự tăng, giảm số lượng tôm sẽ ảnh hưởng đến sự tăng, giảm số lượng cá rô.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 99. Hệ sinh thái nào sau đây thường có độ đa dạng loài cao nhất?
A. Rừng rụng lá ôn đới. B. Rừng mưa nhiệt đới.
C. Rừng lá kim phương Bắc. D. Đồng rêu hàn đới. ,
Câu 100. Phép lai P: , thu đươc F1. Cho biêt mỗi gen quy đinh môt tính trạng, các
alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen với tần số 40%. Theo lí thuyết,
F1 cỏ số cá thể mang kiểu hình trội về cả hai tính trạng chiếm tỉ lệ
A. 30%. B. 40%. C. 10%. D. 20%.
Câu 101. Ví dụ nào sau đây minh họa cho kiểu biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu
kì?
A. Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng bị giảm mạnh sau cháy rừng vào năm 2002.
B. Ở Việt Nam, số lượng cá thể của quần thể ếch đồng tăng vào mùa mưa, giảm vào mùa khô.
C. Số lượng sâu hại lúa trên một cánh đồng lúa bị giảm mạnh sau một lần phun thuốc trừ sâu.
D. Số lượng cá chép ở Hồ Tây bị giảm mạnh do ô nhiễm môi trường nước vào năm 2016.
Câu 103. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?
A. Đột biến gen có thể tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
B. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. Trong tự nhiên, đột biến gen thường phát sinh với tần số thấp.
D. Đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của gen.
Câu 104. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt
vong.
B. Kích thước quần thể thường dao động từ giá ưị tối thiểu tới giá trị tối đa.
C. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể ừong quần thể táng cao.
D. Các quần thể cùng loài luôn có kích thước quần thể giống nhau.

Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 9


Câu 105. Nuôi cấy các hạt phấn của một cây có kiểu gen AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó
xử lí các mô đơn bội này bằng cônsixin để gây lưỡng bội hoá, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không
xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu
nào sau đây sai?
A. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao từ.
B. Trong các cây này, có cây mang kiểu gen AAbbDDee.
C. Các cây này có kiều gen đồng hợp tử về cà 4 cặp gen ừên.
D. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gen.
Câu 106. Giả sử lưới thức ăn sau đây gồm các loài sinh vật được kí hiệu: A, B, c, D, E, F, G, H, I. Cho
biết loài A là sinh vật sản xuất và loài E là sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất. Có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Lưới thức ăn này có tối đa 5 chuỗi thức ăn.
II. Có 2 loài tham gia vào tất cả các chuỗi thức
ăn.
III. Loài D có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3
hoặc cấp 4.
IV. Loài F tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn hơn loài G,
A. 2. B. 1.
C.3. D. 4.
Câu 107. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. COLI có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
II. Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
IV. Khi gen cấu trúc A và gen cấu trúc z đều phiên mã 12 lần thì gen cấu trúc Y cũng phiên mã 12 lần.
A.4. B. 2. C.3. D. 1.

ĐỀ 05
Câu 1: Trong quá trình dịch mã, phân tử nào sau đây đóng vai trò như “ người phiên dịch”?
A. ADN. B. tARN. C. rARN. D. mARN.
Câu 2. Đặc điểm chung của quá trình nhân đôi ADN và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân
thực là
A. đều diễn ra trên toàn bộ phân tử ADN của nhiễm sắc thể.
B. đều được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của ADN pôlimeraza.
D. đều diễn ra trên cả hai mạch của gen.
Câu 3: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. AAbb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB.
Câu 4. Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà →
Cáo→ Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc ba là
A. cáo. B. gà. C. thỏ. D. hổ
Câu 5. Một quần thể gồm 2000 cá thể trong đó có 400 cá thể có kiểu gen DD, 200 cá thể có kiểu gen
Dd và 1400 cá thể có kiểu gen dd. Tần số alen D trong quần thể này là
A. 0.3. B. 0.4. C. 0.25. D. 0.2.
Câu 6. Phương pháp nào sau đây có thể tạo được giống cây trồng mới mang bộ nhiễm sắc thể của hai
loài khác nhau?
A. Nuôi cấy đỉnh sinh trưởng thực vật. B. gây đột biến nhân tạo.
C. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh. D. Lai xa kèm theo đa bội hoá.
Câu 7. Một cơ thể có kiểu gen AaBb tự thụ phấn. Theo lí thuyết, số dòng thuần chủng tối đa có thể được tạo
ra
A. 8. B. 4. C. 1. D. 2 .
Câu 8. Ở người, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do một alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm
sắc thể giới tính X quy định, alen trội tương ứng quy định nhìn màu bình thường. Một người phụ nữ nhìn
màu bình thường có chồng bị bệnh này, họ sinh ra một người con trai bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục.
Theo lí thuyết, người con trai này nhận alen gây bệnh từ ai?
A. Bố. B. Mẹ. C. Bà nội. D. Ông nội.
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 10
Câu 9. Theo Đacuyn, đối tượng bị tác động trực tiếp của chọn lọc tự nhiên là
A. cá thể. B. quần thể.
C. quần xã. D. hệ sinh thái.
Câu 10. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến hóa là
A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên.
C. chọn lọc tự nhiên. D. các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 11. Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên
A. kiểu gen. B. alen.
C. kiểu hình. D. gen.
BỎ Câu 12. Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, thực vật cóhoa xuất hiện ở kỉ
A. Than đá. B. Đệ tứ. C. Phấn trắng. D. Đệ tam.
Câu 13. Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sinh sống trên một cánh đồng cỏ.
B. Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc phương.
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong rừng Amazôn.
Câu 14. Trong quá trình nhân đôi ADN ở tế bào nhân sơ, nhờ các enzim tháo xoắn, hai mạch đơn của
phân tử ADN tách nhau tạo nên chạc hình chữ Y. Khi nói về cơ chế của quá trình nhân đôi ở chạc
hình chữ Y, phát biểu nào sau đây sai?
A. Trên mạch khuôn 3’ → 5’ thì mạch mới được tổng hợp liên tục.
B. Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
C. Trên mạch khuôn 5’ → 3’ thì mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn ngắn.
D. Enzim ADN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 5’ → 3’.
Câu 15. Loại đột biến nào sau đây làm tăng số loại alen của một gen nào đó trong vốn gen của quần thể
sinh vật?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội. C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 16. Hình 1 là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một
người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này
A. mắc hội chứng Claiphentơ.
B. mắc hội chứng Đao.
C. mắc hội chứng Tớcnơ.
D. mắc bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 17. Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh
vật?
A. Phân bố đều.
B. Phân bố theo nhóm. Hình 1
C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.
D. Phân bố ngẫu nhiên.
Câu 18. Cho biết các gen phân li độc lập, các alen trội là trội
hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1?
A. Aabb ×aaBb. B. AaBb ×AaBb. C. AaBB ×AABb. D AaBB ×AaBb.
Câu 19. Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây là mối quan hệ kísinh?
A. Cây tầm gửi và cây thân gỗ. B. Cá ép sống bám trên cá lớn và cá lớn
C. Hải quỳ và cua. D. Chim mỏ đỏ và linh dương.
Câu 20. Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự không phân li của 1 nhiễm sắc thể trong nguyên phân của tế bào xôma ở một cơ thể luôn tạo ra thể
ba.
B. Thể lệch bội có hàm lượng ADN trong nhân tế bào tăng lên
gấp bội.
C. Sử dụng cônsixin để ức chế quá trình hình thành thoi
phân bào có thể gây đột biến đa bội ở thực vật.
D. Các thể đa bội đều không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 21: Hình 2 minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân
sơ, (1) và (2) là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân
tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 11
A. (1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên
tắc bán bảo toàn.
B. Hình 2 minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua
các thế hệ tế bào.
C. Thông qua cơ chế di truyền này màt ông tin di truyền
trong gen được biểu hiện thành tính trạng Hình 2
D. (1) và (2) đều chung một hệ enzim
Câu 22. Trong trường hợp không xảy ra đột biến, p ép lai nào sau đây có thể cho đời con có nhiều loại
kiểu gen nhất?
A. AB/ab.Dd X AB/ab.Dd. B. AB/ab.DD X AB/ab.dd.
C. AB/ab.Dd X Ab/ab.dd D. Ab/ab.Dd X Ab/ab.dd
Câu 23. Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính
X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ?
A. XaXa ×XAY. B. XAXA ×XaY. C. XAXa ×XaY. D. XAXa ×XAY.
Câu 24. Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập; Khi trong
kiểu gen cócả hai loại alen trội A và B thìcho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Biết rằng
không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây
có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1?
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 25. Ở một loài thực vật giao phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa
trắng. Alen B quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định thân thấp. Để xác định các gen này
phân li độc lập hay di truyền liên kết, từ một cây hoa đỏ, thân thấp và một cây hoa trắng, thân cao; một
nhóm học sinh đã đưa ra các dự đoán sau đây:
(1) Để xác định được các gen này phân li độc lập hay di truyền liên kết cần thực hiện tối thiểu 2 phé
lai.
(2) Lai hai cây ban đầu với nhau, nếu đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:1:1:1 thì các gen
này phân li độc lập.
(3) Lai hai cây ban đầu với nhau, thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao
này giao phấn với nhau, nếu ở đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1:2:1 thìcá gen này di truyền
liên kết.
(4) Lai hai cây ban đầu với nhau thu được F1 có cây hoa đỏ, thân cao. Cho các cây hoa đỏ, thân cao
này giao phấn với nhau, nếu thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 thì các gen
này phân li độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến và trao đổi chéo; loài thực vật này chỉ ra hoa,
kết quả một lần trong đời. Trong các dự đoán trên, có bao nhiêu dự đoán đúng?
Câu 26. Ở một quần thể sinh vật lưỡng bội, xét một gen có hai alen là A và a. Trong trường hợp không
xảy ra đột biến, quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể này 5 loại kiểu gen thuộc về gen trên. Theo
lí thuyết, phép lai nào sau đây giữa hai cá thể của quần thể này cho đời con có KG phân li theo tỉ lệ 1 :
1?
A. AA ×Aa. B. Aa ×aa. C. XAXA ×XaY. D. XAXa ×XAY.
Câu 27. Theo định luật Hacđi - Vanbec, cóbao nhiêu quần thể sinh vật ngẫu phối sau đây đang ở
trạng thái cân bằng di truyền?
(1
) 0,5AA : 0,5aa. (2) 0,64AA : 0,32Aa : 0,04aa. (3) 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.
(4
) 0,75AA : 0,25aa. (5) 100% AA. (6) 100% Aa.
A. 2. B. 3. C. 4. D5
Câu 28. Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen cóhai alen, alen A trội hoàn toàn so ới alen a. Giả
sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở cá thế hệ như sau:
Thế hệ Cấu trúc di truyền
P 0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1
F1 0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1
F2 0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1
F3 0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1
F4 0,15AA + 0,10Aa + 0,75aa = 1
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 12
Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này?
A. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 29. Khi nói về quan hệ giữa các cá thể tr ng quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự phân bố ủa ác á thể duy trì ở mức độ phùhợp, đảm
bảo sự tồn tại và phát triển.
B. Quan hệ hỗ trợ giúp quần t ể k ai t ác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống
sót và sinh sản của các cá thể.
C. Cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá t ể của quần t ể tăng lên quá cao dẫn đến quần thể bị diệt vong.
D. Cạnh tranh cùng loài góp p ần nâng cao k ả năng sống sót và thích nghi của quần thể.
Câu 30. Đường cong tăng trưởng của một quần t ể sinh vật
được biểu diễn ở hình 3. Phân tích hình 3, hãy cho biết phát
biểu nào sau đây đúng?
A. Đây là đường cong tăng trưởng theo tiềm năng sinh học
của quần thể.
B. Trong các điểm trên đồ thị, tại điểm C quần thể có tốc
độ tăng trưởng cao nhất.
C. Tốc độ tăng trưởng của quần thể tại điểm E cao hơn tốc
độ tăng trưởng của quần thể tại điểm D.
D. Sự tăng trưởng của quần thể này không bị giới hạn bởi
các điều kiện môi trường.
Câu 31. Cho các thông tin ở bảng dưới đây:
Bậc dinh dưỡng Năng suất sinh học
Cấp 1 2,2 ×106 calo
Cấp 2 1,1 ×104 calo Hình 3
3
Cấp 3 1,25 ×10 calo
Cấp 4 0,5 ×102 calo
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 so với bậc dinh dưỡng cấp 1 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4
so với bậc dinh dưỡng cấp 3 lần lượt là:
A. 0,5% và4%. B. 2% và2,5%. C. 0,5% và0,4%. D. 0,5% và5%.
Câu 32. Khi trong một sinh cảnh cùng tồn tại nhiều loài gần nhau về nguồn gốc và có chung nguồn
sống thì sự cạnh tranh giữa các loài sẽ
A. làm cho chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái. B. làm cho cá loài này đều bị tiêu diệt.
C. làm tăng thêm nguồn sống trong sinh cảnh. D. làm gia tăng số lượng cá thể của mỗi loài.
Câu 33. Những biện pháp nào sau đây góp phần phát triển bền vững tài nguyê thiên nhiên?
(1) Duy trì đa dạng sinh học.
(2) Lấy đất rừng làm nương rẫy.
(3) Khai thác và sử dụng hợp lí tài nguyên tái sinh.
(4) Kiểm soát sự gia tăng dân số, tăng cường công tác giáo dục về bảo vệ môi trường.
(5) Tăng cường sử dụng các loại phân bón hoá học trong sản xuất nông nghiệp.
A. (1), (2), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (3), (4). D. (2), (4), (5).
Câu 34. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Việc sử dụng quá nhiều nhiên liệu hóa thạch có thể làm cho khí hậu Trái Đất nóng lên.
(2) Tất cả lượng cacbon của quần xã được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín
(3) Vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn nitrit hóa và vi khuẩn phản nitrat hóa luôn làm giàu nguồn
dinh dưỡng khoáng nitơ cung cấp cho cây.
(4) Nước trên Trái Đất luôn luân chuyển theo vòng tuần hoàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

ĐỀ 06
Câu 81. . Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?
A. Thân. B. Hoa. C. Lá. D. Rễ.
Câu 82. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 13
A. Nitơ. B. Sắt. C. Mangan. D. Bo.
Câu 83. Phương pháp nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo ra sinh vật mang đặc điểm của hai loài?
A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Gây đột biến gen. C. Dung hợp tế bào trần. D. Nhân bản vô tính.
Câu 84. Vào mùa sinh sản, các cá thể cái trong quần thể cò tranh giành nhau nơi ở thuận lợi để làm tổ.
Đây là ví dụ về mối quan hệ
A. hỗ trợ cùng loài. B. cạnh tranh cùng loài. C. hội sinh. D. hợp tác.
Câu 85. Khu sinh học nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Hoang mạc. C. Rừng lá rụng ôn đới. D. Thảo
nguyên.
Câu 86. Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín?
A. Trai sông. B. Chim bồ câu. C. Ốc sên. D. Châu chấu.
Câu 87. Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?
A. rARN. B. mARN. C. tARN. D. ADN.
Câu 88. Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường diễn ra ở mang?
A. Mèo rừng. B. Tôm sông. C. Chim sâu. D. Ếch đồng.
Câu 89. Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể
này
A. 0,7. B. 0,3. C. 0,4. D. 0,5.
Câu 90. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể
cùng loài được gọi là
A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến.
C. di - nhập gen. D. giao phối không ngẫu nhiên.
BỎ Câu 91. Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở đại nào sau đây phát sinh các
nhóm linh trưởng?
A. Đại Cổ sinh. B. Đại Nguyên sinh. C. Đại Tân sinh. D. Đại Trung sinh.
Câu 92. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. AA x AA.
Câu 93. Khi nói về các nhân tố tiến hóa theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Giao phối không ngẫu nhiên luôn dẫn đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
C. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa.
D. Di - nhập gen chỉ làm thay đổi tần số alen của các quần thể có kích thước nhỏ.
Câu 94. Để phát hiện hô hấp ở thực vật, một nhóm học sinh đã tiến hành thí nghiệm như sau: Dùng 4
bình cách nhiệt giống nhau đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4. Cả 4 bình đều đựng hạt của một giống lúa: Bình 1
chứa 1 kg hạt mới nhú mầm, bình 2 chứa 1 kg hạt khô, bình 3 chứa 1 kg hạt mới nhú mầm đã luộc chín
và bình 4 chứa 0,5 kg hạt mới nhú mầm. Đậy kín nắp mỗi bình rồi để trong 2 giờ. Biết rằng các điều kiện
khác ở 4 bình là như nhau và phù hợp với thí nghiệm. Theo lý thuyết, có bao nhiêu dự đoán sau đây đúng
về kết quả thí nghiệm?
I. Nhiệt độ ở cả 4 bình đều tăng.
II. Nhiệt độ ở bình 1 cao nhất.
III. Nồng độ O2 ở bình 1 và bình 4 đều giảm.
IV. Nồng độ O2 ở bình 3 tăng.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 95. Khi nói về quá trình tiêu hóa thức ăn ở động vật có túi tiêu hóa, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong túi tiêu hóa, thức ăn chỉ được biến đổi về mặt cơ học.
B. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim của lizôzzim.
C. Trong ngành Ruột khoang, chỉ có Thủy tức mới có cơ quan tiêu hóa dạng túi.
D. Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
Câu 96. Một loài thực vật, biết rằng mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn. Theo
lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1 : 1?

A. x . B. x . C. x . D. x .
Câu 97. Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lưới thức ăn ở rừng mưa nhiệt đới thường đơn giản hơn lưới thức ăn lưới thức ăn ở thảo
nguyên.

Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 14


B. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài thì lưới thức ăn càng đơn giản.
C. Lưới thức ăn của quần xã vùng ôn đới luôn phức tạp hơn so với quần xã vùng nhiệt đới.
D. Trong diễn thế sinh thái, lưới thức ăn của quần xã đỉnh cực phức tạp hơn so với quần xã suy
thoái.
Câu 98. Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A + T) / (G + X) = 1/4. Theo lý thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại
A của phân tử này là
A. 25%. B. 10%. (Vì A + G = 50%) C. 20%. D. 40%.
Câu 99. Thể đột biến nào sau đây có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa giao tử đơn bội với giao tử
lưỡng bội?
A. Thể ba. B. Thể tứ bội. C. Thể tam bội. D. Thể một.
Câu 100. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
B. Kích thước quần thể có ảnh hưởng đến mức sinh sản và mức tử vong của quần thể.
C. Nếu kích thước của quần thể đạt mức tối đa thì các cá thể trong quần thể thường tăng cường hỗ trợ
nhau.
D. Kích thước của quần thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Câu 101. Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng
độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho cỏ thay thế. Theo thời gian, sau cỏ là
trảng cây thân thảo, thâ ngỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học có xu hướng tăng dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài
trong quần xã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 102. Khi nói về hô hấp và tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.
II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu giàu O2 và máu giàu CO2.
III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.
IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 103. Khi nói về chu trình sinh địa hóa, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên.
II. Cacbon đi vào chu trình cacbon dưới dạng cacbon đioxit (CO2).
III. Trong chu trình nitơ, thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng và .
IV. Không có hiện tượng vật chất lắng đọng trong chu trình sinh địa hóa.
A. 3. B. 1. C. 4. D.2.
Câu 105. Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các loài có ổ sinh thái về độ ẩm trùng nhau một phần vẫn có thể cùng sống trong một sinh cảnh.
II. Ổ sinh thái của mỗi loài khác với nơi ở của chúng.
III. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi, … của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
IV. Các loài cùng sống trong một sinh cảnh vẫn có thể có ổ sinh thái về nhiệt độ khác nhau.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

CHÚC CÁC EM CÂU DỄ LÀM ĐÚNG, CÂU KHÓ LÀM ĐƯỢC
CHÚC CÁC EM THÀNH CÔNG

Nhóm GV Sinh học THPT Vũng Tàu 15

You might also like