You are on page 1of 576

L I NHÀ XU T B N

Tiến trình “nhất thể hóa” thống nhất châu Âu bắt đầu từ sự ra
đời của Cộng đồng Than - Thép năm 1952, cho đến nay đã 68 năm.
Trong khoảng thời gian đó, vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại,
Cộng đồng chung châu Âu từng bước phát triển ngày càng mạnh mẽ,
từ 6 quốc gia thành viên ban đầu đã mở rộng thành một “liên minh”
mang tầm vóc “siêu quốc gia” với 27 thành viên có diện tích hơn 4
triệu km2 không biên giới, một thị trường kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế toàn cầu. Sự xuất hiện và phát triển của Cộng đồng châu
Âu - một loại hình tổ chức hoạt động kiểu mới của nhân loại đã có tác
động mạnh mẽ đến hoạt động giao lưu quốc tế, góp phần thúc đẩy sự
ra đời của các tổ chức khu vực trên thế giới với mục tiêu chung rõ
ràng, tổ chức chặt chẽ, phạm vi hoạt động rộng rãi, mà gần đây nhất
là sự ra đời của Cộng đồng ASEAN năm 2015. Tuy “nhất thể hóa”
(ngày nay thường gọi là “thống nhất”) đã trải qua chặng đường khá
dài nhưng đến nay vẫn có nhiều người nghiên cứu các vấn đề mang
tính lý luận trong thời kỳ đầu của trào lưu này để lý giải nguồn gốc,
quá trình phát triển và dự đoán tương lai của nó.
Để giúp bạn đọc có thêm hiểu biết cơ bản về các loại lý luận có
tính đại diện về “nhất thể hóa”, bình luận, phân tích, nghiên cứu, so
sánh các loại lý luận đó, rút ra các đặc điểm nổi trội và đưa ra quan
QUỐC GIA
6 V SIÊU QUỐC GIA

điểm, khung giải thích hoàn chỉnh hơn, càng toàn diện hơn, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức dịch và xuất bản cuốn sách
Quốc gia và siêu quốc gia của tác giả Trần Cương. Cuốn sách cung
cấp cho người đọc những lý luận cơ bản về “nhất thể hóa”, trên cơ sở
đó để hiểu rõ hơn về mô hình Cộng đồng châu Âu, những ưu điểm
nổi trội cũng như những vấn đề bất đồng tiềm ẩn trong đó. Và những
phân tích, giải thích, lý luận và đánh giá về Cộng đồng châu Âu
trong cuốn sách đã được minh chứng phần nào trong thực tế, đặc biệt
là khi Anh hoàn thành tiến trình Brexit, Mỹ quay trở về chính sách
bảo hộ, khả năng Grexit ngày một rõ ràng...
Đối tượng nghiên cứu của cuốn sách này là các lý luận của
chuyên ngành nghiên cứu quốc tế nên dù tác giả và dịch giả đã hết
sức cố gắng nhưng đôi chỗ khó tránh khỏi khó hiểu. Rất mong nhận
được sự góp ý của độc giả để làm phong phú hơn các lý luận cơ sở về
hiện tượng ngày càng trở nên quen thuộc này.
Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.

Hà Nội, tháng 8 năm 2020


NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
L I NÓI Đ U C A
“T SÁCH CHÍNH TR QU C T Đ NG Đ I”

Bước vào lúc giao thời của hai thế kỷ, xã hội quốc tế với
những thành tựu chưa từng có đang nóng lòng trông ngóng,
chờ đợi một thời đại hoàn toàn mới đang đến.
Loài người chưa bao giờ có những công lao và thành tích
sáng chói đến thế, và cũng chưa bao giờ lại phải đối mặt với sự
lựa chọn gian nan đến như vậy.
Khi người ta vừa mới mừng rỡ về một sự chuyển biến to
lớn của cục diện quốc tế hoà bình, thì lại phải lo âu về những
chao đảo, rối loạn sau khi các đế quốc tan rã, những hoang
mang, lúng túng sau khi hệ thống quan niệm cũ bị đả kích, và
còn cả những ngờ vực cũng như sự khiếp sợ vì vũ lực chưa bị
loại bỏ. Bên cạnh việc hân hoan về những phồn vinh, tiến bộ
chưa từng thấy trong lịch sử, thì mọi người lại không khỏi bị
trói buộc bởi những lo lắng về bao điều bất trắc đang tiềm ẩn
hoặc vừa mới nảy sinh: sự mất kiểm soát đi cùng với sự gia
tăng giao lưu quốc tế, sự mất cân bằng xảy ra cùng lúc với
những biến thiên của thể chế kinh tế, chính trị, tình trạng môi
trường sinh thái tự nhiên và xã hội bị lũng đoạn sau khi khoa
học công nghệ hưng thịnh, và nhất là những biến đổi to lớn của
QUỐC GIA
8 V SIÊU QUỐC GIA

xã hội quốc tế còn đang được ấp ủ trong một cuộc cạnh tranh
mới giữa các nước lớn. Tất cả những cái đó đều là những thách
thức to lớn đối với trật tự chính trị quốc tế đang vừa tiếp tục đi
theo những bước cũ, lại vừa hình thành kết cấu mới.
Sự biến động của thời cuộc, lòng mong mỏi của mọi người,
tình trạng khó khăn và những thách thức mà nhân loại đang
phải đối mặt đó đã làm nảy sinh khát vọng về một loại môn tri
thức đủ độ chín để có thể soi đường cho những biến đổi quốc tế
hiện nay. Trong bối cảnh như vậy, với tư cách là một môn khoa
học chuyên nghiên cứu quy tắc và phương thức giao lưu giữa
các quốc gia, nghiên cứu những kết cấu và cơ chế quốc tế cùng
những quy luật biến đổi và lôgích của chúng, môn chính trị học
quốc tế không những không được phép thoái thác trách nhiệm
lịch sử của mình, mà còn phải dùng công cụ kiến thức để thúc
đẩy sự ra đời của một thế kỷ mới.
Môn chính trị học quốc tế truyền thống có nhiều sự tích luỹ
phong phú. Lĩnh vực tri thức này có rất nhiều tư duy lý luận và
những ghi chép thực chứng rất tỉ mỉ, rõ ràng về hệ thống thế
giới, chủ quyền quốc gia, quan niệm dân tộc, hợp tác và xung
đột, địa - chính trị, cùng những vấn đề mang tính kết cấu và cơ
chế trong hoạt động giao lưu. Nhưng vấn đề là, những biến
động quốc tế ngày nay đã vượt quá xa phạm vi của môn chính
trị quốc tế truyền thống đó chứa đựng.
Ngày nay, người ta hoàn toàn không thoả mãn với những
ghi chép mang tính chất miêu tả các vấn đề quốc tế dù là giản
đơn hay tỉ mỉ nữa mà thường đòi hỏi không chỉ cần biết “nó là
như thế”, mà còn rất cần biết “tại sao nó lại như thế”. Sự
chuyển hoá từ phương thức miêu tả sang phương thức phân
LỜI NÓI ĐẦU
CỦA “TỦ SÁCH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI”
9

tích lý luận đã trở thành định hướng khách quan về hiện thực
quốc tế. Người ta cũng thường không thoả mãn với cách phân
tích hiện tượng quốc tế bằng các môn học đơn nhất chỉ nghiên
cứu từng lĩnh vực, như: chính trị, kinh tế, quân sự, vì bản thân
các vấn đề quốc tế từ lâu đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một
môn khoa học. Vì thế, sự thay đổi trong cách nghiên cứu từ chỉ
dùng một môn học đơn nhất sang cách nghiên cứu liên ngành
và đa ngành giữa chính trị, xã hội, văn hóa, tâm lý, bao gồm
trong đó có cả các môn khoa học tự nhiên, và đây là một sự
phát triển lôgích tất nhiên của bản thân môn học này. Ngoài ra
còn một vấn đề có tính thách thức cao đó là mọi người không
thoả mãn với cách tách bạch giữa vấn đề chính trị quốc tế với
vấn đề trong nước để xem xét vấn đề. Một thế giới hội nhập cao
độ đã gắt kết chặt chẽ những biến đổi bên trong mỗi quốc gia
với giao lưu quốc tế và các vấn đề mang tính toàn cầu lại với
nhau. Vì vậy, việc coi vấn đề quốc tế và trong nước có mối liên
quan chặt chẽ với nhau để xem xét trình độ phát triển của thế
giới ngày nay, sự biến thiên của các trào lưu, thậm chí là sự
thay đổi của thế giới ngày nay hay chỉ là sự thay đổi của nền
nếp xã hội đều trở nên vô cùng quan trọng và cũng rất cần
được coi trọng, bất kể trong xây dựng môn khoa học, hay trong
lựa chọn chiến lược, cũng như trong hoạch định chính sách.
Ở nước ngoài, các học giả chính trị quốc tế đã đưa ra đáp
án của họ về thế kỷ mới. Các nhân vật nổi tiếng Âu - Mỹ
như Pôn Kennơđi (Paul Kenedy), Brêdinxki (Brzenzinski),
Kítxinhgiơ (Kissinger), Huntingtơn (Huntington) đều đã có
những tác phẩm đồ sộ và nổi tiếng dự báo về chiều hướng phát
QUỐC GIA
10 V SIÊU QUỐC GIA

triển khi đối diện với những biến đổi quốc tế to lớn. Tuy những
trình bày đó chưa thể và cũng chưa có đủ khả năng là đáp án
thoả mãn được mọi người, nhưng những bứt phá của họ vào
cuối thể kỷ XX dù thế nào đi nữa cũng là tín hiệu thức tỉnh
chúng ta. Giới chính trị học quốc tế của Trung Quốc sẽ phải đáp
lại như thế nào đối với các thách thức vừa do đối tượng nghiên
cứu khách quan, vừa do những người cùng ngành, cùng thế hệ
nêu ra?
Rất may là lĩnh vực nghiên cứu học thuật quốc tế đã không
còn hoàn toàn nằm trong sự độc đoán của các quốc gia Âu - Mỹ
nữa. Những vấn đề sinh tồn và phát triển, những thách thức
của nhất thể hoá và cả những sự quan tâm chung đối với vận
mệnh của toàn bộ nhân loại đã làm cho các học giả các nước
đang phát triển, bao gồm cả Trung Quốc, đang từng bước ghi
những dấu chân của mình trên con đường xây dựng kết cấu tri
thức chính trị quốc tế độc đáo của chính mình.
Đương nhiên, muốn đạt được mục tiêu đó quả là không dễ
dàng. Nhiệm vụ hàng đầu của các học giả Trung Quốc nghiên
cứu vấn đề quốc tế có lẽ là phải tìm cho ra và hình thành được
ngôn ngữ nghiên cứu, quy mô nghiên cứu trong lĩnh vực
chuyên môn về chính trị quốc tế, đồng thời phải khắc phục
được những chướng ngại của bệnh ba phải, lấp lửng, và diễn
đạt phóng đại. Bởi vì, những ước đoán chủ quan, những cách
làm thiếu cơ sở chứng thực đã từng gây rối rắm và phá hỏng sự
phán đoán các vấn đề trọng đại cũng như những công trình
nghiên cứu quốc tế của chúng ta.
Đồng thời với những việc đó, phải cấu trúc cho được một
hệ thống khái niệm và phạm trù độc đáo trong lĩnh vực chính
LỜI NÓI ĐẦU
CỦA “TỦ SÁCH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI”
11

trị quốc tế, đó cũng là một ranh giới đòi hỏi ở các học giả một
tinh thần học hỏi cho đến lúc bạc đầu, phải rất chịu khó suy
nghĩ tìm tòi mới có thể thực hiện được. Đối với một dân tộc mà
truyền thống lôgích tư biện tương đối yếu như Trung Quốc, thì
rõ ràng đây là một cuộc cách mạng thay da đổi thịt về quan
niệm. Vấn đề đúng là ở chỗ, nếu không có một bộ môn chuyên
ngành của phạm trù độc đáo và hệ thống khái niệm thì không
có quyền lợi được đảm đương vai trò “lý luận” phản ánh và
ảnh hưởng đến hiện thực chính trị quốc tế.
Xét về mặt khách quan, nếu so sánh hoàn cảnh quốc tế ở
giai đoạn bắt đầu hiện đại hoá của các quốc gia công nghiệp
phát triển, thì vào lúc ban đầu các cường quốc phương Tây đã
phải từ trong hoàn cảnh nghèo yếu, dùng “thuyền to, pháo
mạnh” và văn minh khoa học công nghệ tiên tiến đi khai phá
những biên cương mới, còn ngày nay, các quốc gia đang phát
triển đứng lên phấn đấu, khi ngước mắt nhìn ra bốn phương thì
thấy môi trường quốc tế đã có đầy các kẻ mạnh từ lâu rồi. Độ
tương phản của môi trường quốc tế như thế cũng quyết định
việc nghiên cứu chính trị quốc tế đặt trong hai bối cảnh là trong
nước và quốc tế sẽ rất khác nhau trên nhiều phương diện, như:
chủ đề, phương pháp, tài liệu nghiên cứu. Đây cũng là trách
nhiệm và nghĩa vụ tìm ra câu trả lời của các học giả chính trị
quốc tế Trung Quốc.
Với ý nghĩa đó, tủ sách sẽ đưa ra lời giải đáp đối với những
vấn đề trọng đại mà xã hội quốc tế đã đề xuất trong quá trình
tiến vào thế kỷ XXI, đồng thời xuất phát từ sự suy tính lâu dài
về xây dựng một hệ thống lý luận chính trị quốc tế của Trung
Quốc để kêu gọi các học giả chính trị quốc tế Trung Quốc sử
QUỐC GIA
12 V SIÊU QUỐC GIA

dụng phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành để cho ra


đời nhiều tác phẩm chất lượng cao về chính trị quốc tế, thỏa
mãn lòng mong mỏi của độc giả và đồng nghiệp trong và ngoài
Trung Quốc.

BAN BIÊN TẬP


“TỦ SÁCH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ ĐƯƠNG ĐẠI”
L ID N

Tiến trình nhất thể hóa châu Âu bắt đầu từ sự ra đời của
Cộng đồng Than - Thép năm 1952, cho đến nay1 đã gần nửa thế
kỷ. Trong 50 năm bão táp đó, ở châu Âu, nhất thể hóa - hình
thức tổ chức hoạt động kiểu mới của nhân loại - đã không vì
muôn ngàn khó khăn và ngăn trở mà bị ngừng lại, thu nhỏ, mà
ngược lại đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, triển vọng ngày
càng được mọi người coi trọng. Thành viên của nó từ 6 thành
viên ban đầu đã tăng lên 15 thành viên, hiện nay2 chí ít còn có
hơn 10 quốc gia đang đợi để gia nhập; lĩnh vực hoạt động của
nó đã từ sản xuất và tiêu thụ than, thép ban đầu mở rộng sang
hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế như thị trường nội bộ,
nông nghiệp, chính sách thương nghiệp đối ngoại, tiền tệ và
trên nhiều lĩnh vực khác trong xã hội, chính trị, hành chính
quân sự, như: môi trường, khai thác phát triển kỹ thuật, chính
sách phòng ngự và ngoại giao, công việc tư pháp và dân chính,
chính sách xã hội. Có thể nói một cách không khoa trương rằng,
đời sống kinh tế, chính trị trong nước của các nước thành viên
tham gia nhất thể hóa ngày nay hầu như không có mặt nào

______________
1, 2. Năm 2001 (BT).
QUỐC GIA
14 V SIÊU QUỐC GIA

không chịu ảnh hưởng của nhất thể hóa; hệ thống của nó cũng
từ kết cấu tương đối đơn nhất của Cộng đồng Than - Thép ban
đầu phát triển lên kết cấu với ba trụ cột lớn phức tạp của EU
ngày nay, phương thức vận hành của cơ chế, lĩnh vực khác
nhau cũng khác nhau, chỉ riêng đối với cơ chế biểu quyết đã có
ba loại là: đồng ý nhất trí, đa số đặc định, đa số giản đơn, vấn
đề khác nhau, tầng nấc cơ chế khác nhau phù hợp với cơ chế
biểu quyết khác nhau, đối với người không chuyên nghiên cứu
thì tính phức tạp đó ngày càng khó lý giải.
Vậy thì, sự xuất hiện và phát triển của nhất thể hóa châu
Âu một loại hình thức tổ chức hoạt động kiểu mới của nhân
loại đối với chính trị quốc gia, chính trị khu vực hiện nay, thậm
chí chính trị toàn cầu đồng nghĩa với cái gì? Xin lưu ý, ở đây
chúng ta gọi nhất thế hoá châu Âu là một loại hình thức tổ chức
hoạt động kiểu mới của nhân loại, chứ không giản đơn coi nó là
một loại quan hệ quốc tế, một tổ chức quốc tế, hoặc nhất thiết là
một tổ chức siêu quốc gia thay thế quốc gia dân tộc, bởi vì
chúng ta đã chú ý đầy đủ đến nhất thể hóa châu Âu vừa có mặt
kế thừa đối với văn minh nhân loại, lại vừa có mặt sáng tạo và
phát triển của nó.
Trên cơ sở sự to lớn và tính phức tạp nói trên, muốn trong
phạm vi của một bài luận văn hoặc một cuốn sách thông qua
các mặt của hoạt động nhất thể hóa châu Âu để trả lời vấn đề
trên thì hầu như là không thể. Nhưng, nếu không có sự khảo
sát mang tính tổng thể, thì một vấn đề như trên lại khó có được
một đáp án tương đối hoàn chỉnh khiến mọi người vừa ý. Vì
thế, ở đây chúng tôi đã lựa chọn con đường và cách tiếp cận là
“lý luận nhất thể hóa”, hy vọng thông qua nghiên cứu lý luận
nhất thể hóa để khái quát toàn bộ diện mạo của hoạt động nhất
LỜI DẪN 15

thể hóa châu Âu. Nghiên cứu lý luận quả thật không thể thay
thế nghiên cứu về lý luận tìm hiểu bản thân đối tượng,
nhưng lý luận là sự trừu tượng và thăng hoa trong khi tìm
tòi, nghiên cứu đối tượng của nó, vì thế nghiên cứu lý luận ở
một mức độ tương đối còn có thể khiến cho chúng ta tuy
không trực tiếp nhưng có thể nắm bắt ở tầm cao các yếu tố
trong đối tượng tìm tòi nghiên cứu của nó, thông qua những
biểu tượng phức tạp để nắm vững bản chất của vấn đề. Song,
sự việc xảy ra trong thực tế hoàn toàn là một thể phức hợp
bao gồm nhiều mặt, còn lý luận mà chủ thể tư duy phát triển
ra, do chịu ảnh hưởng từ sự hạn chế của chủ thể tư duy và
bản thân tư duy thường thường chỉ thể hiện ra một hoặc một
vài góc cạnh trong sự thực đa diện đó, vì thế nghiên cứu về
lý luận thì cần phải nhằm vào nhiều trường phái, so sánh
chúng với nhau để tiến hành.
Đối với hiện tượng nhất thể hóa, các nhà kinh tế học và các
nhà chính trị học đều đã có những tìm tòi nghiên cứu có hiệu
quả tuyệt vời từ góc độ của mình. Nhà kinh tế học sẽ xuất phát
từ trao đổi thị trường với giá tiêu dùng thấp nhất và phân phối
yếu tố sản xuất tốt nhất để tìm tòi, nghiên cứu hiện thực lợi ích
kinh tế với hạn độ lớn nhất mà hoạt động nhất thể hóa mang lại
cho mọi người. Còn điều mà nhà chính trị học nhìn thấy lại là
sự thiết lập của chế độ nhất thể hóa và sự biến đổi nảy sinh
trong hoạt động của các chủ thể liên quan xoay quanh chế độ
mới. Họ quan tâm xem nhất thể hóa quốc tế - hoạt động kiểu
mới của nhân loại đó đem lại ảnh hưởng như thế nào, có ý
nghĩa như thế nào đối với đời sống chính trị nhân loại. Vì thế,
đối với vấn đề mà chúng ta đưa ra, ngay từ đầu, sự quan tâm
của nhà chính trị học phù hợp với chủ ý của chúng ta. Vì vậy
QUỐC GIA
16 V SIÊU QUỐC GIA

mà đối tượng nghiên cứu của chúng ta cũng tập trung vào lý
luận nhất thể hóa chính trị.
Trong phạm vi môn học lớn như chính trị học, đầu tiên là
phản ứng của môn quan hệ quốc tế đối với hiện tượng nhất thể
hóa. Lý luận quan hệ quốc tế bắt nguồn từ sự tìm tòi nghiên
cứu của nhà luật học hoặc nhà triết học đối với trạng thái ứng
phó tự nhiên quốc tế, vì thế chủ nghĩa lý tưởng nên nói là lý
luận quan hệ quốc tế trình diện bộ mặt đầu tiên cho chúng ta.
Nhưng mọi người từ suy nghĩ đối với ứng phó tự nhiên chuyển
sang khảo sát đối với hiện thực, thì chủ nghĩa hiện thực liền bắt
đầu chi phối tầm nhìn của mọi người. Là một loại thụt lùi của
chủ nghĩa lý tưởng và phản công đối với chủ nghĩa hiện thực,
chủ nghĩa tự do với một loại tư duy và phương án giải quyết
cạm bẫy Utopia của chủ nghĩa lý tưởng và tuần hoàn định
mệnh của chiến tranh cũng như hoà bình mà chủ nghĩa hiện
thực không thể thoát khỏi để trỗi dậy. Cục diện thế ba chân
trong lý luận quốc tế đã hình thành như vậy. Là một trong
những lĩnh vực nghiên cứu quan hệ quốc tế, sự tranh luận lý
luận về nhất thể hóa châu Âu ban đầu tự nhiên cũng hình
thành cục diện ba trận tuyến đối lập nhau. Chẳng qua, cho dù
là tranh luận lớn về lý luận quan hệ quốc tế, hay là phản biện
tương đối nhỏ về lý luận nhất thể hóa châu Âu, so với hai phái
còn lại, tiếng nói của chủ nghĩa lý tưởng luôn tương đối yếu ớt,
vì thế, sự tìm tòi nghiên cứu của cuốn sách cũng là chủ yếu tập
trung vào các trường phái chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự
do, sự phản ánh đối với chủ nghĩa lý tưởng trong lý luận nhất
thể hóa châu Âu - chủ nghĩa liên bang gắn vào tương đối ít.
Từ khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là sau
khi Chiến tranh lạnh bùng nổ, chủ nghĩa hiện thực đã chiếm
LỜI DẪN 17

lĩnh địa vị chi phối trong lý luận quan hệ quốc tế, trở thành tín
điều thép của học giả, sinh viên chuyên ngành quan hệ quốc tế
và cả người quyết sách thực tế. Cái mà không nhịp nhàng
với khúc nhạc chính là nghiên cứu đối với lý luận nhất thể
hóa lại chủ yếu bắt đầu từ chủ nghĩa tự do. Năm 1957, Karl
W. Deutsch đã xuất bản cuốn sách Cộng đồng chính trị và khu vực
Bắc Đại Tây Dương: nhìn tổ chức quốc tế từ kinh nghiệm lịch sử.
Năm 1958, cuốn sách Thống nhất châu Âu: chính trị, xã hội và sức
mạnh kinh tế (1950-1957) của ông tổ khai sáng lý luận nhất thể
hóa - Ernst B. Haas và cộng đồng kinh tế châu Âu cũng ra đời.
Chủ nghĩa hiện thực chìm đắm trong bầu không khí lớn của
Chiến tranh lạnh toàn cầu, sự đáp lại đối với vấn đề khu vực
nhất thể hóa châu Âu vẫn tản mạn, tuân theo cái cũ. Nhưng
nhất thể hóa suy cho cùng là thực nghiệm hoàn toàn mới trong
lịch sử1, cách làm bình mới rượu cũ của chủ nghĩa hiện thực
hoàn toàn tỏ ra lực bất tòng tâm, khó khăn chồng chất, rải rác
tản mạn. Đến thập niên 60 thế kỷ XX, lấy việc xuất bản cuốn
Vượt qua quốc gia dân tộc: chủ nghĩa công năng và tổ chức quốc tế
năm 1964 làm tiêu chí thì lý luận thời kỳ đầu của Ernst B. Haas
về chủ nghĩa công năng mới (Neo - functionalism) đi đến chín

______________
1. Tuy rằng Karl W. Deutsch đã tìm hơn 10 án lệ trong lịch sử như
nhất thể hoá giữa Anh và Xcốtlen, Wales để nghiên cứu, nhưng những
cái đó đều là ví dụ hình thành của quốc gia trong lịch sử, và có sự khác
nhau rất lớn với nhất thể hoá giữa các quốc gia châu Âu sau chiến tranh.
Chí ít là ban đầu trong quá trình hình thành quốc gia thì chủ nghĩa dân
tộc của đơn vị vốn có còn chưa hình thành, còn trong tiến trình nhất thể
hoá châu Âu sau chiến tranh, chủ nghĩa dân tộc, tình cảm quốc gia được
coi là một trở ngại tiến lên rất lớn.
QUỐC GIA
18 V SIÊU QUỐC GIA

muồi và hệ thống hoá; đồng thời, sự đáp lại của chủ nghĩa hiện
thực đối với nhất thể hóa châu Âu cũng từng bước có sự thụt
lùi nhất định từ lập trường vốn có, và hoà nhập các luận thuyết
tản mạn, phát triển ra lý luận chủ nghĩa liên chính phủ
(Intergovernmentalism) với Stanley Hoffman làm đại diện.
Như vậy, luận chiến về lý luận nhất thể hóa giữa chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa tự do đã được định ra kết cục với sự đối
lập của chủ nghĩa công năng mới và chủ nghĩa giữa chính phủ.
Nhất thể hóa châu Âu từ khi sáng lập đến cuối thập niên 60
thế kỷ XX, trong gần 20 năm đó luôn được phát triển tương
đối thuận lợi. Tuy nhiên, trong thời gian đó cũng có sự thất
bại trong nỗ lực nhất thể hóa chính trị, và cả toàn bộ phong
trào nhất thể hóa mà Đờgôn (De Gaulle) dẫn dắt có thể bị hủy
diệt một khi gặp phải khủng hoảng, nhưng sự phát triển tổng
thể vẫn khiến cho người ta lạc quan. Bước vào thập niên 70 thế
kỷ XX, sự ngưng trệ kinh tế lâu dài đã dẫn đến sự trì trệ không
tiến lên được trong thời gian dài của phong trào nhất thể hóa
kinh tế, cái mà đối chiếu với sự hình thành là một cơ chế giữa
chính phủ nước thành viên cộng đồng có thể nói là để chuẩn bị
cho nhất thể hóa chính trị tiến hành hợp tác về chính sách ngoại
giao - hợp tác chính trị châu Âu (European Political Cooperation)
hình thành năm 1970, và trong sự phát triển của mấy năm tiếp
theo đã giành được thành tích tương đối lớn. Tình hình phát
triển đó cho dù là chủ nghĩa công năng mới, hay là đối với chủ
nghĩa liên chính phủ đều là một đòn đánh nặng nề. Vì thế, toàn
bộ thập niên 70 thế kỷ XX, có thể nói là một thời kỳ tiêu điều
trong sự phát triển của lý luận nhất thể hóa. Trong thời gian đó,
sự phát triển quan trọng của toàn bộ lý luận quốc tế chủ yếu
biểu hiện ở lý luận phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence) do
LỜI DẪN 19

Robert O. Keohane và Joseph Nye trong trận tuyến chủ nghĩa


tự do đưa ra, chủ nghĩa hiện thực kết cấu (Structural Realism)
hoặc chủ nghĩa tự do mới (Neorealism) mà Kenneth Waltz phát
triển ra, nhưng hai sự phát triển đó đối với lý luận phụ thuộc
lẫn nhau thì đều không phải là sự phát triển nào hướng về phía
trước, mà là một sự thụt lùi nào đó. Đối với lý luận phụ thuộc
lẫn nhau, nhất thể hóa chỉ là một bộ phận trong toàn bộ sự phát
triển của mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong quốc tế mà
thôi, và không có cái gì là đặc sắc, hơn nữa bản thân khái niệm
phụ thuộc lẫn nhau đó đối với nhất thể hóa châu Âu vẫn còn
rất vĩ mô và mơ hồ, chưa có năng lực phân tích đầy đủ; cái mà
chủ nghĩa kết cấu hiện thực chỉ ra lại càng là một loại tồn tại
thiếu hụt lý do bản thân, nhất thể hóa châu Âu chỉ có lý giải
trong cục diện hai cực Liên Xô - Mỹ tranh bá thì mới có ý nghĩa.
Cho dù nghiên cứu quan hệ quốc tế học về lý luận nhất
thể hóa trong thời kỳ đó đã xuất hiện suy thoái, nhưng một xu
thế mới khác đã bắt đầu xuất hiện, đó chính là học giả chính
trị so sánh đã đưa ra cách nhìn của họ đối với nhất thể hóa
châu Âu. Một bài viết “Về người mù, con voi và nhất thể hoá
quốc tế” mà Donald Puchala đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu
thị trường chung năm 1972 đã đưa ra, phải coi nhất thể hóa
châu Âu là một hệ thống chính trị độc đáo chứ không phải là
quan hệ quốc tế để nghiên cứu. Sau đó, nhiều người đều
hưởng ứng nghiên cứu đối với nhất thể hóa châu Âu nên đã
thoát khỏi ảnh hưởng của lý luận quan hệ quốc tế chung được
hình thành do lấy quốc gia dân tộc làm trục cơ bản để tính
toán, và cho rằng nhất thể hóa châu Âu đã tự trở thành một
loại hình riêng, từ đó đã hình thành trường phái chính trị học
so sánh của lý luận nhất thể hóa.
QUỐC GIA
20 V SIÊU QUỐC GIA

Từ khi thiết lập hệ thống tiền tệ châu Âu năm 1979, làn


sóng thảo luận nhiệt tình về sự khởi động lại nhất thể hóa châu
Âu ở thập niên 80 thế kỷ XX, cho mãi đến khi ký pháp lệnh
châu Âu đơn nhất năm 1986, đã kích thích làn sóng nhiệt tình
thảo luận về lý luận nhất thể hóa châu Âu. Từ đó trở đi, lý
luận nhất thể hóa châu Âu lại không phải là lời nói của mấy
trường phái là có thể thống soái được toàn cục, mà là các cách
đề cập xuất hiện tầng tầng lớp lớp, hơn nữa mỗi loại lý luận
trong khi kiên trì một số lập trường cơ bản của mình, lại cũng
đã hấp thụ học tập một số ưu điểm lý luận của đối phương, vì
thế giới tuyến giữa các mặt trận cũng không còn được nhìn
một cách rõ ràng như trước kia. Ở đây, chúng ta đã tìm tòi
nghiên cứu một số lý luận chủ yếu, có sức ảnh hưởng tương
đối lớn trong đó, ví dụ như, chủ nghĩa chế độ tự do mới
(Neoliberal Institutionalism) của những người như Keohane,
chủ nghĩa liên chính phủ tự do (Liberal Intergovernmentalism)
của Andrew Moravcsik, thuyết cứu vớt quốc gia dân tộc của
Alan S. Milward.
Việc ký kết “Điều ước liên minh châu Âu” năm 1992 lại
đưa ra một thách thức lớn cho nghiên cứu lý luận nhất thể hóa
châu Âu, toà nhà liên minh đã áp dụng kết cấu theo kiểu thành
điện Hy Lạp với ba trụ cột chống đỡ, tính phức tạp đó thì
không phải một loại lý luận là có thể bao dung được. Thiết kế
mang tính sáng tạo của kết cấu liên minh khiến cho lý luận
càng phát triển càng trở nên không theo kịp với sức sáng tạo vô
bờ bến của hiện thực, vì thế nhiều học giả nghiên cứu nhất thể
hóa châu Âu liền từ nguyên tác vốn có của lý luận chuyển sang
phân công và tổng hợp lý luận, dùng lý luận của nhiều trường
phái để giải thích hiện thực của nhất thể hóa châu Âu, trong
LỜI DẪN 21

cuốn sách Quyết sách của EU của John Peterson và Elizabeth


Bomberg xuất bản năm 1999 đã áp dụng một loại phương pháp
xử lý lý luận đó. Nghiên cứu của chúng tôi ở đây cũng cố gắng
phát triển ra một số quan điểm, giải thích và kết luận mang tính
nguyên tác.
Sự hồi tưởng đơn giản đó về tiến trình nhất thể hóa châu
Âu và sự phát triển lý luận của nó có thể mách báo chúng ta
điều gì? Nó mách bảo chúng ta, thứ nhất, sự phát triển của lý
luận luôn không theo kịp, càng không cần nói đến là vượt qua
bước đi của phát triển hiện thực, vì thế, mỗi công việc lý luận
đều phải mạo hiểm bị sự thực xảy ra sau đó phủ định. Vì thế, ý
nghĩa của lý luận nhiều nhất cũng chỉ có một nửa thể hiện là nó
phải có trách nhiệm giải thích đối với sự thực xảy ra sau đó, còn
một nửa kia nhiều hơn lại thể hiện là sự phản ánh và chắt lọc cố
gắng có thể hoàn chỉnh của bản thân lý luận đưa ra đối với sự
thực mà khi đó thúc giục nó xảy ra, và cả quá trình tư duy vất
vả mà bản thân kiến tạo lý luận bao hàm, đối với người đọc,
nghĩa là một con đường để hiểu lịch sử, một loại tiến trình của
hoạt động tư duy. Thứ hai, việc thuyết minh sự thực của lý
luận nhất thể hóa châu Âu và phát triển hiện thực cùng tiến
thoái, tuy rằng nghiên cứu đối với lý luận vẫn không thể hoàn
toàn thay thế nghiên cứu đối với bản thân sự thực, nhưng mỗi
loại lý luận đều cố gắng có thể phản ánh trung thực ra hiện
thực khi đó, vì thế, nghiên cứu so sánh đối với lý luận khác
nhau trong thời kỳ lịch sử khác nhau và thời kỳ lịch sử giống
nhau, có lúc sẽ giành được hiệu quả càng không thể ngờ tới so
với nghiên cứu hiện thực đơn thuần. Cuối cùng, cho dù chúng
ta đã cố gắng có thể khái quát các loại lý luận mang tính đại
diện trong đó, nhưng một là do hạn chế về độ dài, hai là lĩnh
QUỐC GIA
22 V SIÊU QUỐC GIA

vực đó cho dù không lớn, nhưng những thành quả đã hình


thành trong nghiên cứu với quy mô to - nhỏ bên trong và bên
ngoài của tiến trình nhất thể hóa châu Âu đã trở thành đại
dương mênh mông, vì vậy phải hoàn toàn khái quát thì căn bản
là không thể. Lý luận nhất thể hóa đã bao gồm trong nghiên
cứu của chúng ta đó chỉ là một góc tảng băng nổi trên mặt biển,
chúng tôi chỉ hy vọng thông qua tính đại diện của lý luận mà
đã bao hàm trong đó để bổ sung cho cái chưa đủ về mặt đó.
Thông qua công việc nghiên cứu như vậy, chúng tôi hy
vọng đạt được hiệu quả trên những mặt như sau: (1) Giới thiệu
chặt chẽ ngắn gọn mà hoàn chỉnh về nội dung chủ yếu của các
loại lý luận có tính đại diện; (2) Bình luận phân tích tóm tắt sâu
sắc đối với các loại lý luận mà đã giới thiệu; (3) Trên cơ sở
nghiên cứu so sánh đối với các loại lý luận đó, thông qua công
việc giám định phân biệt, lấy hay bỏ, tổng hợp và phân công
rút ra khung giải thích của chúng ta càng hoàn chỉnh hơn, càng
toàn diện hơn; (4) Đưa ra sự tái giải thích lý luận mang tính
nguyên tắc của chúng tôi đối với khung giải thích của mình.
Vì vậy, vấn đề mà ngay từ đầu đã đưa ra ở trên, còn phải
đợi làm xong công việc nghiên cứu của chúng tôi, rồi đợi đến
cuối cùng để giải đáp vậy.
Chương 1

GIỚI HẠN VẤN ĐỀ


V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

M ục đích của nghiên cứu này chủ yếu gồm bốn nội
dung: thứ nhất là khảo sát, đánh giá, so sánh những
lý luận mà trong lịch sử đã từng, hoặc tính cho đến nay vẫn
được cho là vô cùng quan trọng liên quan đến nhất thể hóa khu
vực1, hy vọng qua đó cung cấp cho mọi người một diện mạo
khái quát về lịch sử và hiện trạng của tiến trình nhất thể hóa
cũng như các lý luận liên quan; Thứ hai, trong quá trình khảo
sát, đánh giá và so sánh, dẫn ra các quan điểm và khái niệm có
thể thuyết minh và giải thích rõ hơn về vấn đề, trên cơ sở đó
đưa ra một khung giải thích toàn diện hơn về nhất thể hóa, bổ
sung những điểm thiếu hụt của các loại lý luận hiện nay, đồng
thời thu nạp rộng rãi ưu điểm của chúng; Thứ ba, hy vọng
thông qua khung giải thích về nhất thể hóa được đề cập trong
nghiên cứu này, (chúng ta) có thể tiến hành giải thích một
cách hoàn chỉnh hơn, phù hợp với tình hình thực tế hơn về quá
trình nảy sinh cũng như sự phát triển của tiến trình nhất thể
hóa châu Âu. Những giải thích này cũng sẽ có tác dụng gợi mở
nhất định trong việc lý giải hiện tượng chính trị thế giới hiện
nay ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau hóa và chế độ hóa;
QUỐC GIA
24 V SIÊU QUỐC GIA

Cuối cùng, chúng tôi cũng hy vọng thông qua nghiên cứu của
mình, có thể thúc đẩy hơn nữa các nghiên cứu và phát triển lý
luận về hiện tượng nhất thể hóa.
Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu là nội
dung đầu tiên cần được xác định trong bất kỳ đề tài nghiên cứu
nào. Không có đối tượng rõ ràng và phương pháp nghiên cứu
khả thi thì công việc nghiên cứu sẽ rất khó triển khai. Trong
công trình nghiên cứu của chúng tôi, các vấn đề như: Nhất thể
hóa là gì? Nhất thể hóa tại châu Âu là gì? Lý luận nào là lý luận
liên quan đến nhất thể hóa và nhất thể hóa châu Âu mà chúng
ta cần tìm tòi, nghiên cứu? Dùng phương pháp nào để có thể
tiến hành nghiên cứu những lý luận đó? Làm thế nào để trên cơ
sở lý luận sẵn có phát triển các giả thiết, khái niệm, quan điểm
và khung giải thích của chúng ta? Đây đều là những vấn đề cần
được giới hạn, phân định rõ ràng trước khi đi vào đề tài chính.

I. KHÁI NIỆM VỀ NHẤT THỂ HÓA V CÁC LÝ LUẬN


LIÊN QUAN

Vấn đề nghiên cứu ở đây là nhất thể hóa châu Âu


(European integration), nhưng đối với bản thân khái niệm
“nhất thể hóa”, ngay từ buổi đầu xuất hiện các nghiên cứu lý
luận về hiện tượng này, giới học giả chưa từng có được ý kiến
thống nhất về nó. Hơn nữa, sự khác biệt lớn đến mức hầu
như khó có thể bù đắp được. Ví dụ, nhất thể hóa là một
phương diện vốn đã tồn tại từ trước đến nay trong tiến trình
lịch sử, phương diện tương phản với nó là “phân tán hóa”
(disintegration), hoặc “phân mảnh hóa” (fragmentation), hay
nhất thể hóa là hiện tượng mới nổi sau Chiến tranh thế giới
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25

thứ hai? Nhất thể hóa mà chúng ta thường nói tới chuyên dùng
để chỉ phong trào hóa giải hận thù, hòa nhập lẫn nhau giữa các
nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hay là thuật
ngữ được sử dụng phổ biến để chỉ sự tăng cường tác động lẫn
nhau và sự mật thiết hơn trong các mối liên hệ giữa bất kỳ quốc
gia nào? Nhất thể hóa là một hiện tượng khu vực hay là tiến
trình toàn cầu? Mối quan hệ giữa nhất thể hóa, khu vực hóa
(regionalization) và toàn cầu hóa (globalization) là như thế nào?
Nhất thể hóa là một quá trình hay là một kết quả? Về những
vấn đề này, cho đến ngày nay, mọi người vẫn tranh luận không
ngớt, chưa phân thắng bại.

1. Làm rõ khái niệm nhất thể hóa


Để giới hạn rõ đối với một khái niệm, không thể tách rời
bối cảnh lịch sử cụ thể nảy sinh hiện tượng được đề cập trong
khái niệm đó. Đối với khái niệm nhất thể hóa, bất luận nó có
phải là khái niệm tồn tại từ xưa hay không thì những nghiên
cứu đầu tiên về vấn đề nhất thể hóa cũng mới bắt đầu trỗi dậy
mạnh mẽ sau làn sóng phát triển mạnh mẽ của các tổ chức quốc
tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phong trào nhất thể hóa
châu Âu. Đây là một thực tế. Trước đó, cũng có một số phương
án như “hòa bình vĩnh cửu” do nhà triết học Kant đề xuất,
trong đó chủ trương những quốc gia liên quan trước tiên ký
một điều ước hòa bình, dừng lại các cuộc chiến tranh, sau đó
các nước thực hiện thể chế cộng hòa, bởi vì thể chế cộng hòa
không cần tới chiến tranh. Cuối cùng, trên cơ sở thể chế cộng
hòa, các nước châu Âu kết thành liên bang, rồi từ liên bang
châu Âu mở rộng ra thành liên bang thế giới, thực hiện thế giới
đại đồng với hòa bình lâu dài. Ngoài ra, còn có phong trào
QUỐC GIA
26 V SIÊU QUỐC GIA

hoạt động liên Âu do các nhà hoạt động xã hội như Richard
Kalergi phát động2. Nhưng các nghiên cứu lấy tiến trình nhất
thể hóa phát sinh trên thực tế làm đối tượng nghiên cứu đương
nhiên mới chỉ diễn ra sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Do sự
tồn tại khách quan của đối tượng nghiên cứu, nên bản thân
công trình nghiên cứu cũng có tính khả thi hơn, dễ thao tác
hơn. Nghiên cứu của chúng tôi ở đây có đối tượng nghiên cứu
chủ yếu là bộ phận lý luận được đề cập tới ở trên.
Việc giới hạn khái niệm nhất thể hóa chủ yếu đề cập đến
các tranh luận liên quan ba nhóm vấn đề sau: thứ nhất, tầm
quan trọng của cơ chế trong tiến trình hội nhập; thứ hai, phân
biệt nghĩa hẹp và nghĩa rộng của nhất thể hóa; thứ ba, phân biệt
giữa tiến trình và trạng thái của nhất thể hóa.
Đầu tiên, khác với sự tăng cường mối quan hệ và tác động
lẫn nhau giữa các quốc gia thông thường trước kia, nhất thể
hóa của châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai ngay từ lúc
mới bắt đầu đã dựa trên cơ sở một chế độ được thiết kế sẵn.
Như vậy, việc xem xét như thế nào về địa vị và tác dụng của cơ
chế nhất thể hóa châu Âu, một loại cơ chế quốc tế (international
institution)3 tồn tại hoàn toàn bên ngoài phạm vi kiểm soát
quyền lực của các quốc gia đơn lẻ nay đã trở thành một vấn đề
gây ra tranh luận. Những tranh luận này chủ yếu nổ ra giữa
Deutsch và Ernst Haas. Deutsch là một trong những học giả đã
nghiên cứu sớm nhất về vấn đề nhất thể hóa từ ngay sau khi
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nhưng chủ đề nghiên cứu
của ông không phải là nhất thể hóa châu Âu, mà là khả năng,
phương thức và con đường thiết lập sự hợp tác lâu dài và mật
thiết hơn nữa giữa hai bờ Bắc Đại Tây Dương. Kết luận được
ông đúc rút ra qua nghiên cứu so sánh các án lệ lịch sử nhất thể
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
27

hóa thành công và không thành công là: Không hề tồn tại mối
liên hệ tất yếu giữa việc có hay không có cơ chế nhất thể hóa
với thực tiễn thực hiện thành công nhất thể hóa.
Ông cho rằng, mấu chốt của việc nhất thể hóa có thành
công hay không nằm ở sự chuyển biến trong thái độ và ý thức
của con người. Vì thế, ông ta đã đưa ra một định nghĩa như sau
về nhất thể hóa: “Nhất thể hóa là việc thực hiện ý thức, cơ chế và
thực tiễn chung tiến hành trong hòa bình giữa dân cư các quốc gia
khác nhau, tiến hành trong một phạm vi lãnh thổ nhất định, có quy
mô đủ lớn, sức lan truyền rộng rãi, diễn ra trong thời gian dài”4. Ý
thức cộng đồng chung ở đây chỉ việc cá thể trong nội bộ tập
đoàn đều tin tưởng rằng, giữa họ ít nhất cũng đã đạt được nhận
thức chung về điểm này, tức là đối với các vấn đề xã hội chung,
cần thiết và hơn nữa có thể được giải quyết thông qua phương
thức biến đổi hòa bình. Còn sự biến đổi hòa bình ở đây lại chỉ
vấn đề xã hội thông thường được giải quyết thông qua trình tự
chế độ hóa chứ không phải được giải quyết thông qua sử dụng
vũ lực với quy mô lớn.
Haas cũng là một học giả nghiên cứu nhất thể hóa từ rất
sớm và rất có tiếng tăm. Chủ nghĩa công năng mới mà ông đưa
ra từ lâu nay đã được công nhận là triết học chính thức về nhất
thể hóa châu Âu. Khác với Deutsch, ông nhấn mạnh rõ ràng tới
ý nghĩa và tác dụng quan trọng của sự tồn tại và phát triển các
cơ chế quốc tế được thiết lập để giải quyết vấn đề chung đối với
nhất thể hóa. Ông định nghĩa nhất thể hóa là “quá trình thuyết
phục chủ thể hành vi chính trị trong một vài quốc gia chuyển dịch sự
trung thành (loyalty), kỳ vọng (expectation) và hoạt động chính trị
của họ sang một trung tâm mới mà cơ chế của nó có hoặc đòi hỏi phải
có quyền lực cao hơn quyền quản lý của các quốc gia hiện có. Kết quả
QUỐC GIA
28 V SIÊU QUỐC GIA

của quá trình nhất thể hóa chính trị này là sự ra đời một cộng đồng
chính trị mới có quyền lực cao hơn thực thể chính trị hiện có”5. Trọng
tâm của định nghĩa trên rõ ràng nhấn mạnh tới trung tâm chính
trị mới, bản thân Haas cũng tuyên bố, tuy ông tán thành quan
niệm cộng đồng an ninh của Deutsch, nhưng điều kiện để ra
đời cộng đồng an ninh - một kết quả tất yếu đi kèm nhất thể
hóa - lại là cần có một cơ chế được xây dựng trên cơ sở nhận
thức chung phổ biến, có thể giúp hạn chế xung đột giữa các
thành viên. Ông chỉ ra rằng, khái niệm của Deutsch không kiên
trì nhấn mạnh sự tồn tại của khung cơ chế cụ thể, còn bản thân
ông lại coi sự tồn tại của thể chế chính trị, điều có thể chuyển
hóa ý thức thành pháp luật, là cơ sở để xác định khái niệm nhất
thể hóa6. “Nhất thể hóa chính là cách diễn đạt theo hướng khái
niệm hóa mô hình cơ chế của sự thay đổi các nhóm lợi ích chính
trị trong các tổ chức quốc tế hiện có”7.
Chúng ta cho rằng, nhất thể hóa mà Deutsch nghiên cứu là
các ví dụ về việc hình thành, bành trướng của quốc gia hoặc sự
thất bại trong hình thành và bành trướng của quốc gia trong
lịch sử, ví dụ như sự thống nhất của nước Italia, sự thống nhất
của nước Đức, sự hợp nhất của Anh đối với Xcốtlen, xứ Uên
(Wales), Ailen, sự tách khỏi Anh của Ailen. Trong những ví dụ
đó, cơ chế cộng đồng chung thực sự lại không mang ý nghĩa rất
quan trọng, không có nó thì sự hợp nhất cũng có thể thành
công, bởi vì, sự hợp nhất, sáp nhập của một quốc gia lớn mạnh
đối với quốc gia nhỏ yếu không cần thiết lập một kiểu cầu nối
để liên hệ giữa hai chế độ. Cường quốc chỉ cần thu nạp, sáp
nhập nước nhỏ vào khuôn khổ chế độ hiện có của nó, tiến hành
phục chế khuôn khổ chế độ của mình tại ở khu vực bị thôn tính
là xong. Nhưng, nếu chúng ta coi nhất thể hóa là một hiện
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
29

tượng của mối liên hệ và sự tăng cường lẫn nhau giữa hai hoặc
nhiều hơn các chủ thể luật quốc tế bình đẳng theo pháp luật, thì
cơ chế lúc này sẽ trở thành nội dung rất quan trọng. Trong lịch
sử, khi Prussia còn chưa lớn mạnh, thì khu vực nước Đức cũng
đã tồn tại liên minh thuế quan, còn nhất thể hóa sau Chiến
tranh thế giới thứ hai lại chỉ sự thiết lập cơ chế giữa các chủ thể
hành vi quốc tế có liên quan. Có người thậm chí còn coi nhất
thể hóa là sự chế độ hóa mối quan hệ giữa các quốc gia hữu
quan. Đương nhiên, cơ chế nhắc tới ở đây có thể chỉ là cơ chế
gặp gỡ định kỳ giữa các quan chức chính phủ, một loại cơ chế
có trình độ chế độ hóa không hề cao, nhưng nó cũng có thể là
sự thiết lập của tổ chức quốc tế mang tính thường trực, một cơ
chế có trình độ chế độ hóa cao hơn. Nhưng chính khía cạnh mà
Deutsch nhấn mạnh lại chỉ ra cho chúng ta một vấn đề rất quan
trọng khác, đó chính là sự biến đổi trong hòa bình của ý thức
cộng đồng. Nếu như chỉ có chế độ mà không có những nội
dung Deutsch đã nhấn mạnh, vậy thì cũng không thể gọi sự
biến đổi đó là nhất thể hóa, bởi cho dù là giữa những đối thủ
cạnh tranh cũng có thể có cơ chế gặp gỡ định kỳ để bàn bạc về
những tranh luận có liên quan.
Xem xét như thế nào vấn đề cơ chế trong nhất thể hóa, trên
thực tế, cũng chính là xuất phát từ góc độ nghĩa rộng và nghĩa
hẹp để nhận thức nhất thể hóa. Nhất thể hóa theo nghĩa rộng
chỉ quá trình hoặc kết quả trong đó hai hoặc nhiều hơn các đơn
vị độc lập tác động lẫn nhau, hợp nhất thành một đơn vị lớn
hơn. Trong quá trình hợp nhất này, việc cần thiết hay không
sáng lập và phát triển một cơ chế chung giữa các đơn vị là
không quan trọng. Ở đây, các đơn vị trước khi hợp nhất có thể
chỉ các loại thực thể khác nhau. Trong ví dụ lịch sử về nhất thể
QUỐC GIA
30 V SIÊU QUỐC GIA

hóa mà Deutsch đã lựa chọn, các ví dụ về sự thành công phần


lớn là quá trình hình thành quốc gia dân tộc, còn ví dụ về sự
thất bại thường là sự tan rã của nhiều đế quốc đa dân tộc. Vì
thế, tiến trình nhất thể hóa mà Deutsch đã tìm tòi nghiên cứu ở
đây, trên thực tế phần nhiều là sự thâu tóm của một đơn vị này
đối với một đơn vị khác, giống như ví dụ về sự nhất thể hóa
thành công giữa Anh, Xcốtlen và xứ Uên đã được Deutsch đề
cập. Cũng chính vì thế, sự sáng tạo mới về mặt cơ chế, trên thực
tế lại không hề quan trọng. Ngược lại, nhất thể hóa sau kết thúc
Chiến tranh thế giới thứ hai, nhìn chung là chỉ sự liên hợp và
thống nhất trên cơ sở quốc gia dân tộc đã có. Do đó, trước khi
hình thành trọn vẹn một đơn vị mới, thì chủ thể cơ bản của
nhất thể hóa vẫn là quốc gia dân tộc. Các quốc gia dân tộc bình
đẳng với nhau, hơn nữa mối quan hệ bình đẳng đó được sự
thừa nhận lẫn nhau và sự xác nhận rộng rãi của cộng đồng
quốc tế. Vì vậy, cơ chế của bất kỳ một quốc gia dân tộc nào hiện
có cũng đều không thích hợp với việc đem đóng gói nguyên lại
để đem sáp nhập, nhất thể hóa với quốc gia khác. Như vậy, vấn
đề sáng tạo mới cơ chế đã trở thành vấn đề nổi bật trong nhất
thể hóa giữa các quốc gia dân tộc sau chiến tranh. Kiểu nhất thể
hóa giữa các quốc gia dân tộc trong đó cần có một cơ chế chung
để thúc đẩy như vậy, chúng ta có thể lý giải thành một loại nhất
thể hóa theo nghĩa hẹp. Nhất thể hóa theo nghĩa rộng trong lịch
sử thực sự vẫn luôn tồn tại, tan rồi hợp, hợp rồi lại tan là
chuyện thường thấy trong dòng sông dài của lịch sử. Còn nhất
thể hóa theo nghĩa hẹp là hiện tượng mới xảy ra sau khi Chiến
tranh thế giới thứ hai kết thúc. Quay lại một chút để xem xét,
nếu như Haas coi sự thiết lập các tổ chức quốc tế mang tính
thường trực có thể đảm nhiệm chức năng nhất thể hóa cũng là
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31

nhất thể hóa, vậy thì lịch sử sớm nhất của nó cũng chỉ có thể là
thời kỳ cuối thế kỷ XIX8.
Vấn đề thứ ba trong giới hạn khái niệm nhất thể hóa là
tranh luận về tiến trình (process) và trạng thái (condition).
Deutsch coi nhất thể hóa là một loại trạng thái hoặc là tính
chất của mối quan hệ, trong trạng thái và mối quan hệ đó, ý
thức chung của mọi người được thực hiện. Trong định nghĩa
được đưa ra vào năm 1988, Deutsch đã định nghĩa nhất thể
hóa là “một loại quan hệ giữa các đơn vị, trong mối quan hệ
đó, chúng phụ thuộc lẫn nhau và cùng nhau sản sinh ra công
năng mang tính hệ thống mà nếu đứng đơn độc, chúng sẽ
không thể có được”9.
Định nghĩa cho nhất thể hóa là một kiểu trạng thái đã gặp
phải sự phê phán của một số người, họ cho rằng thuyết trạng
thái chỉ bàn luận chung chung về các nhân tố môi trường ảnh
hưởng đến nhất thể hóa, chứ không thể cung cấp cho chúng ta
công cụ giúp phân biệt rõ ràng tình hình trước và sau khi bắt
đầu nhất thể hóa, vì thế, cũng đã làm mờ đi tác dụng của
những thay đổi xã hội đối với nhất thể hóa. Haas đã phê bình
việc Deutsch định nghĩa nhất thể hóa là một trạng thái, bởi vì
định nghĩa như vậy sẽ biến một số tiêu chuẩn dùng để giám
định trạng thái trở thành phạm trù quá trình; trong lý luận của
Deutsch, đó chính là toàn bộ nội dung mà từ “giao lưu”
(transaction) đã bao hàm trọn vẹn nội dung, ví dụ như số lượng
của bưu kiện và điện thoại quốc tế, các chuyến du lịch xuyên
biên giới, các hạng mục trao đổi học sinh…, kết quả của cách
làm như vậy chính là nguyên nhân và kết quả trong mối quan
hệ nhân quả bị đảo lộn. Những hiện tượng đó chỉ là kết quả của
hội nhập, nhưng thuyết trạng thái lại coi chúng là nguyên nhân
QUỐC GIA
32 V SIÊU QUỐC GIA

của hội nhập. Còn có một số học giả khác đã dứt khoát đồng
thời dùng cả tiến trình lẫn trạng thái để định nghĩa về nhất thể
hóa10, từ đó khiến cho vấn đề càng phức tạp hơn, khó mà phân
tích rõ. Ronald L. Watts cho rằng: “nhất thể hóa là tiến trình tạo
ra trạng thái của chỉnh thể hoặc toàn bộ và đem bộ phận đến
ghép lại làm một với nhau”11. Haas chủ trương coi nhất thể hóa
là một loại tiến trình, trong tiến trình đó, hoạt động chính trị, kỳ
vọng và sự trung thành của chủ thể chính trị bị cuốn vào tiến
trình đó đều đã xảy ra sự chuyển dịch. Về điểm cuối của tiến
trình này, Haas cho rằng nên là sự ra đời của một cộng đồng
chính trị mới.
Leon N. Lindberg tán thành thuyết tiến trình của Haas,
nhưng ông cho rằng coi kết quả của nhất thể hóa thành sự hình
thành của một cộng đồng chính trị mới nào đó là một cách làm
không thật chắc chắn. Theo Lindberg, nên hạn chế nhất thể hóa
ở một loại tiến trình phát triển và sử dụng công cụ, trong đó
quyết sách tập thể sẽ thay thế hành động tự chủ của các chính
phủ. Trong điều kiện các quốc gia không liên kết thành cộng
đồng chính trị như theo định nghĩa của Haas, quá trình phát
triển từ nhất thể hóa chính trị thành cơ chế quyết sách tập thể
độc đáo, xét về cả góc độ kinh nghiệm và lôgích đều hoàn toàn
có thể thực hiện được. Vì vậy, Lindberg chủ trương định nghĩa
nhất thể hóa là một tiến trình không hướng tới một mục
đích cuối cùng. Nói một cách cụ thể hơn, tiến trình đó bao gồm:
“(1) Quốc gia từ bỏ năng lực và nguyện vọng thực hiện chính
sách ngoại giao độc lập và một số chính sách đối nội then chốt
trong nước, chuyển hướng sang tìm kiếm quyết sách chung
hoặc cử đại diện tới cơ chế quyết sách trung tâm mới, các quyết
sách sẽ do cơ chế quyết sách trung tâm mới này ban hành; (2) Tiến
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
33

trình trong đó thể hành vi chính trị trong nội bộ các nước bị
thuyết phục chuyển dịch kỳ vọng và hoạt động chính trị của
mình sang trung tâm mới - tức cộng đồng chung”12. Cách định
nghĩa như trên của ông đã làm nhạt đi sự chuyển dịch lòng
trung thành và việc nhấn mạnh quá mức về một cộng đồng
chung mới cuối cùng thay thế quốc gia dân tộc đề cập trong
định nghĩa của Haas và cho rằng, việc đề cập đến vấn đề đó có
phần còn hơi sớm.
Nhìn từ góc độ sự phát triển sau này của lý luận nhất thể
hóa, thuyết tiến trình về nhất thể hóa đã dần chiếm ưu thế. Ví
dụ, Michael Hodges cho rằng, nhất thể hóa là tiến trình hình
thành thể chế chính trị mới từ các thể chế chính trị phân tán.
Reginald Harrison định nghĩa nhất thể hóa là một tiến trình
hình thành cộng đồng chung chính trị có sự ràng buộc nhất
định, cơ chế trung tâm có quyền quyết sách, là phương pháp
kiểm soát việc phân phối các giá trị bên trong phạm vi khu vực,
đồng thời cũng là tiến trình triển khai thực hiện các cơ chế giúp
hình thành nhận thức chung. William Wallace định nghĩa nhất
thể hóa là một mô hình tương hỗ lẫn nhau giữa các đơn vị ban
đầu, theo các đơn vị này thiết lập và duy trì các mối liên hệ mật
thiết, đa dạng với nhau13. Andrew Moravcsik cho rằng: “nhất
thể hóa châu Âu tốt nhất nên coi là hàng loạt sự lựa chọn lý tính
do người lãnh đạo quốc gia đưa ra, những lựa chọn đó là phản
ứng được đưa ra nhằm thích ứng với các nhân tố ràng buộc và
cơ hội đến từ ba phương diện sau đây: Thứ nhất, nhu cầu của
bộ phận cấu thành có tầm quan trọng nhất trong tổng thể lợi
ích kinh tế trong nước; thứ hai, sức mạnh tương đối của mỗi
quốc gia trong hệ thống quốc tế; thứ ba, tác dụng của các cơ chế
quốc tế trong tăng cường độ tin cậy trong cam kết giữa các
QUỐC GIA
34 V SIÊU QUỐC GIA

quốc gia”14. Sự biến đổi trên ba phương diện này sẽ dẫn đến sự
biến đổi tương ứng xảy ra trong nhất thể hóa, vì thế, nhất thể
hóa không phải là một trạng thái tĩnh, mà là một quá trình
động. Allen S. Milward cho rằng, nhất thể hóa có nghĩa là các
yếu tố như sự quản lý kinh tế, xã hội, hành chính giữa các thực
thể quốc gia dần dần dung hòa vào một tổng thể duy nhất có
thân phận lớn hơn. Trong ví dụ về nhất thể hóa châu Âu, đó
chính là sự hình thành và phát triển của cộng đồng chung châu
Âu. Chỉ có điều, sự phát triển đó không dẫn đến sự diệt vong
của quốc gia dân tộc, mà ngược lại, sau Chiến tranh thế giới thứ
hai, cùng với sự phát triển của nhất thể hóa, các quốc gia dân
tộc của Tây Âu cũng đã được tăng cường15. Ưu thế của thuyết
tiến trình về nhất thể hóa ở chỗ nó chỉ một trạng thái động, so
sánh với cách định nghĩa này, ở phía dưới đây một chút, chúng
ta sẽ có thể thấy rằng, định nghĩa về nhất thể hóa xét trong sự
tồn tại ở trạng thái tĩnh sẽ phải đối mặt với một vấn đề then
chốt rất khó định nghĩa, đó là phải đạt tới một mức trạng thái,
quan hệ nào mới được coi là đã nhất thể hóa? Trước khi bước
vào trạng thái nhất thể hóa thì nỗ lực chung của các quốc gia có
liên quan sẽ được coi như thế nào? Còn sau khi bước vào
ngưỡng cửa nhất thể hóa, nó sẽ không cần phát triển hơn nữa
hay sao? Sự phát triển tiếp theo về sau đó, nếu như không phải
là nhất thể hóa, vậy nó mang tính chất như thế nào? Tất cả
những vấn đề này đều rất khó giải quyết.
Từ những phân tích nói trên, chúng ta có thể thấy: thứ nhất,
nhất thể hóa không chỉ bao gồm bản thân sự dung hòa giữa các
đơn vị khác nhau đó, nó còn bao gồm cả tình hình bản thân đơn
vị tham gia nhất thể hóa và cả kênh thúc đẩy nhất thể hóa, tức
là cơ chế nhất thể hóa. Thứ hai, hiểu về nhất thể hóa theo cách đi
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
35

mở rộng ngoại diên khái niệm không có lợi cho việc kiến tạo lý
luận của chúng ta về nhất thể hóa. Từ những phân tích đối với
lý luận nhất thể hóa của Deutsch trình bày dưới đây, chúng ta
có thể phát hiện ra, con đường nhất thể hóa mà ông đưa ra, trên
thực tế hết sức mơ hồ. Mặc dù, ông đã dốc sức nỗ lực phát triển
ra một số chỉ tiêu lượng hóa để có thể đánh giá tiêu chuẩn của
nhất thể hóa, nhưng những nỗ lực đó vẫn khó có thể bù đắp
được sự mơ hồ trong chính khái niệm của ông. Thứ ba, kết quả
của hội nhập giữa các quốc gia sẽ như thế nào, ít nhất tính đến
nay, vẫn còn rất khó nói. Dù rằng đối với một cơ cấu được đánh
giá là diễn ra nhất thể hóa nhanh nhất hiện nay là châu Âu,
cũng rất khó nói tận cùng của nó có thể sẽ là trạng thái ra sao.
Về quan điểm đề cập một số mục tiêu muốn thực hiện thông
qua nhất thể hóa, hoàn toàn không nghi ngờ, ngay từ lúc bắt
đầu đã xuất hiện quan điểm này, ví dụ như loại bỏ khả năng sử
dụng vũ lực để giải quyết bất đồng, nhằm tránh cho châu Âu
lại phải chịu một cuộc nội chiến; tôn trọng những nguyên tắc cơ
bản như nhân quyền, tự do, dân chủ, pháp trị; thúc đẩy phát
triển kinh tế, thực hiện phồn vinh chung… Nhưng thông qua
cơ chế như thế nào để thực hiện được những mục tiêu đó, điều
này mọi người rất khó có được nhận thức rõ ràng. Khi thảo
luận “Điều ước liên minh châu Âu”, vấn đề lựa chọn dùng từ
ngữ như thế nào để miêu tả trạng thái mà tiến trình nhất thể
hóa này cần thực hiện chính là một trong những vấn đề gây ra
nhiều tranh luận nhất. Cuối cùng, Điều ước chỉ có thể dùng một
từ hết sức hàm hồ để biểu đạt, tức là một liên minh mật thiết
hơn (a closer union)16. Vì vậy, quá chú trọng vào miêu tả một
thứ trạng thái thực sự không hề có ý nghĩa, bản thân tiến trình
quan trọng hơn nhiều so với trạng thái.
QUỐC GIA
36 V SIÊU QUỐC GIA

Vì vậy, chúng tôi cho rằng, nhất thể hóa là một tiến trình
trong đó các quốc gia đem gộp việc quyết sách, chấp hành và
giám sát các công việc liên quan của quốc gia mình vào trong
một cơ chế chung để tiến hành. Đi kèm quá trình sáng tạo ra cơ
chế này, các chủ thể cũng dần chuyển dịch kỳ vọng và hoạt
động của mình. Thể loại và phạm vi của những công việc đề
cập tới ở đây có thể có sự phát triển cùng với sự phát triển tiến
lên của tiến trình nhất thể hóa.

2. Nhất thể hóa về chính trị và nhất thể hóa tại châu Âu
Ronald L. Watts đã tiến thêm một bước nữa phân biệt nhất
thể hóa thành nhất thể hóa về mặt chính trị, nhất thể hóa về
mặt kinh tế, nhất thể hóa về mặt xã hội và nhất thể hóa quốc gia
(national integration). Ông cho rằng: “nhất thể hóa về mặt
chính trị chỉ việc các đoàn thể, cộng đồng hoặc khu vực khác
nhau liên kết thành tổ chức chính trị có tác dụng, có sức sống”.
Nhất thể hóa quốc gia, nhất thể hóa kinh tế, nhất thể hóa xã hội
đều sẽ thúc đẩy nhất thể hóa chính trị, nhưng hàm ý của chúng
không giống nhau. Nhất thể hóa quốc gia chỉ trạng thái hoặc
quá trình liên hợp các bộ phận của một quốc gia. Quốc gia ở
đây chỉ một cộng đồng chung sống trong vùng lãnh thổ nhất
định, cùng chia sẻ các yếu tố mang tính ràng buộc với cư dân
trong vùng lãnh thổ đó như lịch sử, ký hiệu và cảm thụ chủ
quan chung. Nhất thể hóa chính trị và nhất thể hóa quốc gia có
điểm giao thoa, đặc biệt là khi bàn về quốc gia dân tộc (nation-
state), nhưng quốc gia đề cập tới ở đây cũng có thể hạn chế ở
cấp tương đối nhỏ là đơn vị dưới quốc gia (sub-national unit),
nhưng cũng có thể áp dụng hình thức tổ chức chính trị rộng lớn
hơn, gồm nhiều quốc gia. Nhất thể hóa kinh tế là chỉ khu vực
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
37

mậu dịch tự do, thị trường chung hoặc liên minh kinh tế,
những hình thức gắn kết chặt chẽ hơn nữa các nền kinh tế lại
với nhau. Tuy nhiên, giữa ba nhân tố đề cập ở trên lại có sự
khác nhau về trình độ trong tham gia cấu thành nhất thể hóa
chính trị. Nhất thể hóa xã hội chỉ mối liên hệ lẫn nhau của các
cơ chế xã hội như gia đình, tông tộc, đoàn thể tự do và tất cả tổ
chức kinh tế và xã hội khác để thực hiện quá trình hoặc trạng
thái gắn kết và phụ thuộc lẫn nhau. Nhất thể hóa chính trị chỉ
quá trình liên hợp các cơ chế chính trị thành một chỉnh thể
thống nhất nội tại, hoặc một loại trạng thái gắn kết về mặt
chính trị17.
Thực ra, muốn phân biệt một cách chặt chẽ nhất thể hóa
chính trị, nhất thể hóa quốc gia, nhất thể hóa kinh tế và nhất thể
hóa xã hội là rất khó khăn, đặc biệt là trong tiến trình nhất thể
hóa giữa các quốc gia, bởi bất cứ quyết định nhất thể hóa nào
trên thực tế đều mang màu sắc của quyết định chính trị, còn sự
tiến triển của nhất thể hóa trên bất cứ phương diện nào thì cuối
cùng tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tầng nấc chính trị. Vì thế, ý
nghĩa của sự phân biệt này phần nhiều đem lại sự tiện lợi trong
quá trình phân tích. Đối với nghiên cứu của chúng tôi, đầu tiên,
chúng tôi định vị nhất thể hóa được đặt trong mối quan hệ giữa
các quốc gia, tiếp đến, nhất thể hóa đương nhiên bao gồm
những nội dung như kinh tế, xã hội, nhưng không chỉ hạn chế
ở đó, chúng tôi đặc biệt chú ý đi sâu nghiên cứu về chính trị
cũng như kết quả chính trị trong tiến trình nhất thể hóa.
Chỉ có điều, đối với nghiên cứu về nhất thể hóa châu Âu đề
cập ở đây, sự phân biệt nhất thể hóa chính trị và nhất thể hóa
kinh tế còn mang ý nghĩa quan trọng, bởi vì, điều này trực tiếp
quan hệ đến việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu. Deutsch đề
QUỐC GIA
38 V SIÊU QUỐC GIA

xuất: “nhất thể hóa chính trị là sự kết hợp các hành vi chính trị
của các chủ thể chính trị hoặc đơn vị chính trị (như cá nhân, tập
đoàn, thành thị, khu vực, quốc gia)”18. Cách định nghĩa như vậy
đã giản hóa hơn một chút so với định nghĩa của Ronald
L. Watts, nhưng vẫn rất khó phân biệt một chủ thể là mang tính
chất chính trị hay là phi chính trị, hành vi của nó thuộc về hành
vi chính trị hay hành vi phi chính trị. Chúng tôi cho rằng, định
nghĩa của Leon N. Lindberg về nhất thể hóa chính trị mang tính
khả thi cao hơn, theo đó, nhất thể hóa chính trị lại không trực
tiếp đề cập chủ thể mang tính chính trị hay là kinh tế, cũng
không đề cập nội dung của nhất thể hóa là kinh tế hay là chính
trị, mà chỉ nhấn mạnh tới việc nhất thể hóa liệu có ra đời cùng
với sự thiết lập của cơ chế chung hay không, các nước thành
viên liên quan có tiến hành chuyển dịch quyền lực cho cơ chế
chung hay không và các chủ thể xã hội có liên quan tới việc
nhất thể hóa liệu có tiến hành chuyển dịch kỳ vọng và hoạt
động sang cho cơ chế chung mới thành lập hay không. Nội
dung của ba phương diện trên cấu thành ba ý nghĩa cốt yếu
của nhất thể hóa chính trị. Nhất thể hóa thiếu đi nội dung của
ba phương diện đó, thì chỉ có thể coi là nhất thể hóa về mặt
kinh tế.
Ngoài sự khác nhau về nội dung ra, sự phân biệt giữa nhất
thể hóa kinh tế và nhất thể hóa chính trị còn mang ý nghĩa lý
luận. Nghiên cứu của các nhà kinh tế học đối với nhất thể hóa
thường tính toán đến quan hệ thị trường giữa hàng hóa và yếu
tố sản xuất trong khu vực. Họ giả định những cái đó không liên
quan tới chế độ, chính trị. Cái mà họ hứng thú là hiệu quả kinh
tế của nhất thể hóa, ví dụ, một điểm nhìn truyền thống từ góc
độ kinh tế đối với nhất thể hóa chính là lý luận liên minh thuế
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
39

quan. Theo đó, người ta xuất phát từ các phương diện như sáng
tạo thương mại, phân công thương mại, điều kiện thương mại
để lý giải ý nghĩa kinh tế của nhất thể hóa. Điều họ giải thích ở
đây là vấn đề thu lợi và tổn thất kinh tế do nhất thể hóa mang
lại, chứ không giải thích về lựa chọn chính trị dẫn đến những
vấn đề đó. Vì thế, khuyết điểm rõ ràng của họ là tập trung một
cách quá hạn hẹp vào thị trường, coi nhẹ các nội dung, phương
diện then chốt có ý nghĩa chi phối mạnh mẽ tới lĩnh vực kinh tế
như quy tắc, điều lệ, chính sách chung của nhất thể hóa19. Lý
luận nhất thể hóa chính trị lại chú trọng nhiều hơn đến suy xét,
lựa chọn chính sách nhất thể hóa, phương thức và con đường đi
lên nhất thể hóa của chính phủ, giới tinh anh cũng như công
chúng, đi kèm với nó là cả những nghiên cứu phương diện kết
quả và ảnh hưởng của nhất thể hóa đối với các lĩnh vực khác
ngoài lĩnh vực kinh tế. Trên thực tế, nhiều nhà nghiên cứu lý
luận về nhất thể hóa chính trị đều đã đặt ra giả thiết nhất thể
hóa kinh tế chắc chắn sẽ đem đến lợi ích trực tiếp, cho nên quan
điểm của các nhà kinh tế học trên phương diện này đã không
còn nhiều ý nghĩa lắm. Đối với họ, then chốt của vấn đề chính
là đem so sánh, đánh giá, suy xét về các phương diện khác
ngoài kinh tế như chính trị, xã hội. Nghiên cứu của chúng tôi ở
đây cũng chủ yếu tập trung vào các lý luận liên quan nhất thể
hóa về mặt chính trị.
Ở trên đã đề cập hai cách lý giải nhất thể hóa theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp, trong đó thuyết nhất thể hóa theo nghĩa
rộng không chỉ xét từ chiều dọc và cho rằng, nhất thể hóa đã
tồn tại từ xa xưa, mà còn xét từ lát cắt ngang không gian mà cho
rằng, nhất thể hóa khu vực không chỉ hạn chế ở châu Âu. Ví dụ
như Walter Mattli cho rằng, nhất thể hóa khu vực không phải là
QUỐC GIA
40 V SIÊU QUỐC GIA

một hiện tượng gì mới mẻ. Nhìn từ trong lịch sử, luôn có
những hiện tượng như kết thành đồng minh (league), khối
thịnh vượng chung (common wealth), liên minh (union). Trong
quá trình thống nhất nước Đức vào thế kỷ XIX, quốc gia này đã
xây dựng các liên minh về thuế quan, thương nghiệp, thu thuế,
dẫn đến liên minh thị trường, chính trị với Thụy Sĩ cũng được
thiết lập vào năm 1848. Phong trào thống nhất của Italia cũng
là một kiểu nhất thể hóa. Trong mười năm cuối cùng của thế
kỷ XIX, châu Âu cũng đã từng đưa ra các phương án nhất thể
hóa châu Âu. Quan điểm này hiển nhiên thống nhất với lập
trường của Deutsch. Xét theo lát cắt ngang về mặt không gian,
nhất thể hóa cũng không phải hiện tượng độc đáo riêng có của
châu Âu: những năm 60 thế kỷ XX, đã có sự thành lập Hiệp hội
mậu dịch tự do Mỹ Latinh (The Latin American Free Trade
Association), Tập đoàn Điều ước Andean (the Andean Pact),
Thị trường chung Trung Mỹ (the Central American Common
Market). Trong thập niên 90 thế kỷ XX, càng có nhiều phương
án nhất thể hóa được đưa ra ở Mỹ Latinh. Tại Bắc Mỹ, Mỹ và
Canađa đã ký kết Hiệp định mậu dịch tự do vào năm 1989, sau
khi Mêhicô chính thức gia nhập năm 1994, Hiệp định này đã trở
thành Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA, the North
American Free Trade Agreement). Tại châu Á, tổ chức khu vực
đáng được chú ý nhất chính là Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á, gọi tắt là ASEAN (the Association of Southeast Asian
Nations) được thành lập năm 1967. Những năm gần đây, phát
triển tương đối nhanh chóng là Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á -
Thái Bình Dương (APEC, the Asian Pacific Economic
Cooperation), do Ôxtrâylia, Niu Dilân, Hàn Quốc, Canađa, Mỹ,
ASEAN khởi xướng vào năm 1989. Tóm lại, Walter Mattli tin
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
41

tưởng rằng tồn tại một cách lý giải tương đối phổ biến về nhất
thể hóa khu vực20.
Nhưng chúng ta cũng nói rằng, nhất thể hóa chính trị, kinh
tế và xã hội đã từng xuất hiện trong lịch sử đa phần đều là quá
trình hình thành của quốc gia dân tộc, dùng cách nói của
Ronald L. Watts, đó là nhất thể hóa quốc gia, có sự khác biệt rõ
rệt với nhất thể hóa chính trị mà ông đề cập. Đối với hiện tượng
nhất thể hóa khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cho dù ở
châu Âu, châu Á, châu Mỹ hay thậm chí là châu Phi (Phong
trào liên Phi, Tổ chức thống nhất châu Phi…), đều đã xuất hiện
phong trào và các tổ chức nhất thể hóa, nhưng ngoại trừ Liên
minh châu Âu (EU), hình thức nhất thể hóa cực kỳ phát triển
của châu Âu, tồn tại tới tận ngày nay, nhất thể hóa của các khu
vực khác cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở giai đoạn đầu của mậu
dịch tự do hoặc bàn bạc chính trị. Dùng cách phân tích của
Ronald L. Watts thì chúng đa phần mới chỉ là nhất thể hóa về
mặt kinh tế. Đặt trong sự so sánh, nhất thể hóa châu Âu đã
bước vào giai đoạn nhất thể hóa toàn diện về cả chính trị, kinh
tế lẫn xã hội, tuy còn rất khó để có thể khẳng định rằng nó đã
bước vào một tiến trình nhất thể hóa quốc gia, hoặc phát triển
theo hướng hình thành một quốc gia thống nhất mới, nhưng
đặc tính nhất thể hóa về mặt chính trị mà nhất thể hóa châu Âu
đã biểu hiện mang sự độc đáo của riêng nó. Cũng chính sự nhất
thể hóa về mặt chính trị này đã thu hút sự chú ý rộng rãi của
mọi người ở các nơi trên thế giới.
Macheal Hodges cũng cho rằng, lý luận thích hợp với nhất
thể hóa châu Âu không nhất định có thể dùng để phân tích,
thậm chí dự báo nhất thể hóa của các khu vực khác trên thế
giới. Ông cho rằng: “Hai mươi năm qua, lý luận chỉnh hợp21 và
QUỐC GIA
42 V SIÊU QUỐC GIA

hiện thực thế giới tại Tây Âu đã phát sinh sự tiếp xúc mật thiết
nhất. Tuy rằng ở các khu vực khác trên thế giới, ví dụ như
Cộng đồng Đông Phi, Mỹ Latinh và Đông Nam Á, đều đã có sự
hưởng ứng tích cực đối với việc ứng dụng lý luận nhất thể hóa
vào thực tiễn, nhưng thực tế trải nghiệm của họ lại hoàn toàn
không giống với lý luận nhất thể hóa đã phát triển trong
“phòng thí nghiệm” Tây Âu với nền tảng công nghiệp hóa và
đa nguyên hóa. Tại các nước chậm phát triển, có rất ít các yếu
tố mang tính kỹ thuật và cũng thiếu những cuộc tranh luận để
thúc đẩy phong trào nhất thể hóa, bởi vì, cho dù ngay cả những
vấn đề sát sườn như vấn đề phúc lợi kiểu “bánh mì, sữa bò” thì
tại các quốc gia này, chúng cũng vẫn thực sự chưa được nhận
thức đầy đủ, vẫn chỉ là “chính trị cấp thấp”. Việc cuối năm
1976, Chilê rút khỏi Tập đoàn Điều ước Andean (the Andean
Community) là một ví dụ gần đây nhất, đủ để cho thấy tranh
chấp chính trị trong nội bộ khu vực đã ngăn cản nhất thể hóa
kinh tế. Rất lâu trước khi có EEC, ngay trong thời là thuộc địa
thực dân, Cộng đồng Đông Phi (the East African Conmmunity)
cũng đã đạt được liên minh tiền tệ, nhưng hiện nay lại đang
dần dần tan rã. Đây là một ví dụ khác đủ để chứng minh: khi
sự phát triển kinh tế thiếu cân bằng và sự quá phụ thuộc vào
thị trường bên ngoài đủ mạnh dẫn tới gia tăng sự khác biệt về
tư tưởng thì nhất thể hóa cũng chỉ có thể đi lên một cách mù
mờ, không xác định”22.
Như vậy, nhìn theo quan điểm chiết trung, nên là, một mặt
thừa nhận nhất thể hóa châu Âu và nhất thể hóa của các khu
vực khác có điểm chung, vì thế, một số lý luận phổ biến như
chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa chế độ, chủ nghĩa nhận thức
đều thích hợp cho việc phân tích nhất thể hóa châu Âu, còn các
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
43

lý luận được tổng kết ra từ thực tiễn nhất thể hóa châu Âu thì
cũng có ý nghĩa so sánh, đối chiếu trong phân tích nhất thể hóa
của các khu vực khác. Mặt khác, chúng ta cũng nên thấy được
tính đặc biệt của bản thân châu Âu, bao gồm lịch sử, văn hóa,
trình độ phát triển kinh tế, nhận thức về mối quan hệ giữa
trong nội bộ khu vực với bên ngoài. Tính đặc biệt này khiến cho
chúng ta gặp phải những khó khăn không lường trước được
khi vận dụng mô hình nhất thể hóa tổng kết, đúc rút ra từ trong
kinh nghiệm nhất thể hóa châu Âu vào phân tích nhất thể hóa
của khu vực khác.

II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này sẽ tiến hành phân tích và so sánh các lý


luận đã có, từ đó rút ra lý luận chung mang tính tổng hợp và
tính bao dung hơn, đi sát với vấn đề hơn. Phương pháp luận đó
bao gồm một số vấn đề như sau: Thứ nhất, làm thế nào để
nghiên cứu về mặt lý luận đối với các lý luận đã có? Cũng có
nghĩa là, sử dụng phương pháp nghiên cứu như thế nào thì
thích hợp với một đối tượng nghiên cứu là chính lý luận? Thứ
hai, làm thế nào để thông qua nghiên cứu về lý luận rút ra đuợc
khung lý luận mới có tính tổng hợp, tính bao dung, sức giải
thích tốt hơn? Thứ ba, xét về mặt lôgích, có thể rút ra được kết
luận thông qua sử dụng phương pháp nghiên cứu như vậy
nhưng liệu có thể rút ra kết luận tương tự dựa trên thực tiễn,
kinh nghiệm hay không? Dựa vào cái gì để nhận định kết quả
ấy có thể cũng được rút ra từ kinh nghiệm?
Đầu tiên, phương pháp nào thích hợp với việc xử lý vấn đề
lý luận? Mỗi loại lý luận đều được xây dựng dựa trên cơ sở tiến
QUỐC GIA
44 V SIÊU QUỐC GIA

hành phân tích đối với một hoặc nhiều sự thực, vì thế, bản thân
nó đều có hạn chế nhất định. Không có một loại lý luận nào
được đúc kết qua phân tích và tổng kết thực tiễn lại có thể thích
hợp sử dụng cho tất cả các sự việc. Xuất phát từ góc độ lôgích,
làm như vậy cũng không cần thiết, nhưng lại chưa có một loại
lôgích nào dám đảm bảo sự suy diễn của nó có thể loại trừ tất
cả những ngoại lệ thành công trên thực tế. Vì thế, trên thế giới
vẫn còn chưa có một loại lý luận khoa học nào có thể giải thích
tất cả các vấn đề (ngoài tôn giáo ra, nhưng cũng chính bởi vì
tôn giáo phải đạt đến khả năng giải thích bất kỳ điều gì, vì thế,
nó không thể không dùng tới một thứ sức mạnh vượt qua sự
tồn tại của kinh nghiệm - “thần”, do đó, chúng cũng liền bị
chúng ta loại ra khỏi ngoài phạm vi lý luận có ý nghĩa khoa
học). Vì vậy, phương pháp xử lý khoa học đối với lý luận là
trước hết phải làm rõ giới hạn của lý luận, giới hạn này, thường
chủ yếu được thể hiện ở trên giả thiết mà khung lý luận đó đã
dựa vào. Ví dụ, lý luận quan hệ quốc tế về chủ nghĩa hiện thực
đa phần giả thiết quốc gia là chủ thể cơ bản của xã hội quốc tế,
quốc gia là thống nhất và lý tính, điều đó có nghĩa là quốc gia
có tính toán đối với lợi ích của bản thân và có thể biểu đạt ý chí
chung. Đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực thì đây là
những nội dung không cần nói cũng rõ, còn đối với những
người theo chủ nghĩa tự do, thì nó trở thành một mệnh đề còn
phải chờ nghiệm chứng. Ví dụ, chủ nghĩa tự do quan tâm nhiều
hơn đến lợi ích của các tập đoàn lợi ích bên trong một quốc gia
và sự cạnh tranh lẫn nhau giữa họ, cái gọi là lợi ích quốc gia
không phải là thứ tồn tại sẵn có mà là sản phẩm của sự xung
đột và thoả hiệp lẫn nhau về lợi ích giữa các tập đoàn lợi ích
trong nước. Còn đối với lý luận phê phán, thứ lý tính mà chủ
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
45

nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do đều thừa nhận cũng là một
điều đáng để hoài nghi. Theo lý luận phê phán, lựa chọn là sản
phẩm do lịch sử và môi trường trao cho, không phải là hành vi
lý tính của chủ thể. Như vậy, những giả thiết mệnh đề cơ bản
đó, trên thực tế đã trở thành biên giới của mỗi loại lý luận, tính
hiệu quả của mỗi loại lý luận thường được xây dựng trong
phạm vi biên giới đó, vì thế, bình luận và phân tích đối với lý
luận đó cũng cần được tiến hành trong phạm vi hiệu quả của
nó, sử dụng sự thực ở ngoài phạm vi biên giới lý luận để kiểm
nghiệm và kiểm chứng, đánh giá chính lý luận đó là cách làm
không khoa học, thậm chí là sai lầm, cho dù kết luận được rút
ra từ cách làm đó có thể là chính xác, nhưng cách làm nói trên
chắc chắn không phù hợp với phương pháp khoa học.
Nói lý luận có biên giới và hạn chế của nó hoàn toàn không
có nghĩa lý luận đó sai lầm. Cái gọi là sai, về mặt ý nghĩa rất
khác với hạn chế. Cái sai của lý luận chỉ việc nó không có năng
lực giải thích và phán đoán đối với sự thực ở trong phạm vi
biên giới của bản thân nó, hoặc nói cách khác là không phù hợp
với sự thực, chỉ lý luận gặp vấn đề về liên kết lôgích từ phần
trước đến phần sau, cho dù vế trước và vế sau lần lượt đều có
thể là đúng. Ngay cả bản thân giả thiết, nó thường là sự phản
ánh trực tiếp của bộ phận kinh nghiệm hoặc một mặt nào đó
của kinh nghiệm, nên đại đa số có thể dựa vào trực quan của
kinh nghiệm - nói một cách khác, chính là không cần dùng suy
diễn lôgích - đã có thể xác định được sự đúng - sai của nó. Cho
nên, phương pháp nghiên cứu xác định biên giới của lý luận
này có thể phát hiện ra tính hạn chế của lý luận, cũng chính là
giải thích biên giới của nó, trên cơ sở đó, đưa ra giả thiết mới
có thể vượt qua biên giới và sự hạn chế ban đầu của nó.
QUỐC GIA
46 V SIÊU QUỐC GIA

Phương pháp nghiên cứu này đồng thời cũng có thể giúp phát
hiện ra vấn đề lôgích trong cách diễn giải nội bộ của lý luận, từ
đó chỉ ra tính chính xác của một số hạng mục nào đó và vấn đề
còn tồn tại của một số hạng mục nào đó, trên cơ sở đó dùng
lôgích khoa học tốt hơn để tổ chức lại mối quan hệ giữa các
hạng mục nói trên. Tiếp nữa, phương pháp này còn giúp đem
một lý luận sáp nhập vào lý luận với phạm vi biên giới lớn hơn
nó, từ đó thực hiện sự giao thoa và bao dung giữa các lý luận.
Vấn đề biên giới là hết sức quan trọng trong nghiên cứu các
loại lý luận về nhất thể hóa châu Âu. Bạn rất khó có thể nói loại
lý luận nào đó hoàn toàn đúng, hoặc hoàn toàn sai, bởi cái đúng
và sai của nó đều được thành lập trong một phạm vi nhất định.
Đồng thời, mỗi loại lý luận đều đã đưa ra một số hạng mục giải
thích mà bản thân họ có ưu thế, nhưng lại vẫn còn một vài hạng
mục giải thích tương đối chưa đầy đủ, vì vậy, nhiệm vụ quan
trọng trong nghiên cứu so sánh chính là phải sử dụng lôgích
khoa học hơn để đi tổ chức lại những hạng mục ưu thế đó,
khiến cho chúng kết thành một chỉnh thể giải thích hữu hiệu,
đồng thời đào thải những hạng mục không phù hợp. Wayne
Sandholtz và John Zysman chỉ ra rằng: “các loại lý luận cạnh
tranh lẫn nhau thường đã đại diện cho các loại hình giải thích
khác nhau, sự phân tích ở những tầng nấc khác nhau. Kết quả,
vấn đề không còn ở chỗ lý luận nào tốt hơn, mà là ở chỗ đã hỏi
đúng vấn đề hay chưa”23. Định nghĩa vấn đề ở đây chính là giới
hạn biên giới vấn đề mà chúng ta nói đến ở phần trước.
Sau khi đã làm rõ biên giới của vấn đề, chúng ta cần tìm
kiếm các yếu tố cấu thành của lý luận, tức là các loại biến số và
mối quan hệ giữa chúng. Giới hạn định nghĩa và phân chia các
biến số khiến cho vấn đề thoát khỏi trạng thái mơ hồ, làm cho
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
47

người đọc có cảm giác rõ ràng về tầng nấc của từng vấn đề hoặc
cảm nhận rõ về vấn đề nhỏ trong vấn đề lớn. Còn mối quan hệ
giữa các biến số đưa chỉnh thể của vấn đề (tức là sự xác lập và
phân chia biến số) đã phân giải trở về chỗ cũ. Nó giải thích mối
quan hệ nhân quả tác động lẫn nhau giữa các biến số. Việc sáng
tạo ra lý luận về một vấn đề nào đó chính là một quá trình tư
duy xác định biến số và xác lập mối quan hệ giữa các biến số
ấy. Ví dụ, trong giải thích giao lưu (transactionist approach) của
Deutsch đối với nhất thể hóa, đã tồn tại sự phân chia nhiều biến
số liên quan như giao lưu, ý thức cộng đồng, phương thức sống
mới, sự cất cánh của nhất thể hóa. Giữa những biến số đó hiển
nhiên tồn tại mối quan hệ nhân quả tác động lẫn nhau. Giao
lưu đã bồi dưỡng ý thức cộng đồng của mọi người trong khu
vực, thúc đẩy sự nảy sinh của phương thức sống mới. Khi sự
thay đổi đó đã tích lũy đến một trình độ nhất định, thì nhất thể
hóa đã vượt qua ngưỡng cửa then chốt, điều này cũng tương tự
như sự cất cánh của máy bay. Khởi động và tăng tốc trên
đường băng chỉ nhằm phục vụ giây phút để cất cánh khỏi mặt
đất, trạng thái tiếp sau đó chính là trạng thái nhất thể hóa mà
Deutsch đã đề cập. Sau khi xác định mối quan hệ giữa các biến
số, thì công việc mổ xẻ lý luận cũng đã hoàn thành. Công việc
này đã đặt cơ sở cho việc đánh giá đối với lý luận đã có và so
sánh các lý luận tiếp theo.
Đương nhiên, phương pháp xử lý lý luận mà chúng ta nói
đến ở đây vẫn chỉ là một loại phương pháp khoa học dựa trên
công việc chứ chưa phải là phương pháp khoa học trên ý nghĩa
nhận thức luận. Chủ nghĩa Mác chính là phương pháp chính
xác chỉ đạo chúng ta nhận thức và phân tích vấn đề. Những tìm
tòi nghiên cứu cụ thể trong phương diện này lại không nằm
QUỐC GIA
48 V SIÊU QUỐC GIA

trong phạm vi nghiên cứu của phương pháp luận đề cập tới ở
đây. Điều chúng tôi muốn thuyết minh ở đây là một loại phương
pháp làm việc chính xác. Tầm quan trọng của vấn đề này là ở
chỗ, chỉ có tuân thủ phương pháp làm việc chính xác thì mới có
thể rút ra được kết luận chính xác, sự chính xác về trình tự và sự
chính xác của kết quả thường có mối quan hệ tương quan tất
yếu. Nếu như, không có phương pháp làm việc chính xác, chúng
ta sẽ khó có thể lý giải và xử lý chính xác đối tượng nghiên cứu
của chúng ta - lý luận, càng không nói gì đến phân tích so sánh
lý luận và qua đó rút ra kết luận chính xác hơn nữa.
Thứ hai, sau khi tiến hành xử lý chính xác lý luận đơn lẻ,
phương pháp để rút ra kết luận chính xác hơn nữa chính là so
sánh và tổng hợp lẫn nhau đối với các loại lý luận liên quan.
Nói chung, sau khi tiến hành nghiên cứu các lý luận liên quan
đến vấn đề, chúng ta có thể phát hiện ra ít nhất ba loại trạng
thái như sau: Một là, các lý luận khác nhau, tiếp cận từ góc độ
của mình đưa ra sự phân tích đối với cùng một vấn đề, ví dụ,
cùng là vấn đề thể chế quốc tế (international), nhưng ba trường
phái lớn là chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do mới và chủ
nghĩa nhận thức (cognitivism) đều xuất phát từ lập trường của
mình để đưa ra sự phân tích và trình bày của mình. Chủ nghĩa
hiện thực coi quan hệ quyền lực giữa các quốc gia là biến số chủ
yếu trong nghiên cứu thể chế quốc tế, chủ nghĩa tự do mới
nhấn mạnh phân tích về lợi ích, còn lý luận nhận thức lại nhấn
mạnh tri thức của chủ thể về mối quan hệ nhân quả và xã hội.
Quan điểm, phân tích của cả ba trường phái này về lý luận liên
quan đến thể chế quốc tế đều đem lại những cống hiến nhất
định24. Hai là, trên các phương diện khác nhau của cùng một
vấn đề, do lý luận khác nhau giải thích, sẽ rút ra được các kết
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
49

luận khác nhau. Ví dụ, vấn đề nhất thể hóa châu Âu được đề
cập trong nghiên cứu này, bản thân nó bao gồm nhiều nhân tố
trên các phương diện như chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao,
phòng vệ, có thể nói là một vấn đề với muôn hình vạn trạng. Vì
thế, nhiều lý luận khi giải thích mặt nào đó của vấn đề là hết
sức hữu hiệu, nhưng đặt vào các mặt khác của vấn đề thì sự
giải thích có thể có một chút miễn cưỡng, thậm chí có thể rút ra
kết luận ngược lại với sự thực. Ví dụ, sự giải thích của chủ
nghĩa chế độ có thể cho thấy rõ mô thức hành vi của Cộng đồng
chung châu Âu, một cơ chế có tính chất siêu quốc gia, nhưng ở
lĩnh vực trụ cột thứ hai (the second pillar), lý luận về chủ nghĩa
liên kết giữa các chính phủ lại có sức giải thích lớn hơn, tốt hơn
so với chủ nghĩa chế độ. Ba là, ở các giai đoạn phát triển lịch sử
khác nhau của vấn đề, do bản thân vấn đề thể hiện ra các đặc
tính khác nhau, vì thế, sẽ xuất hiện hiện tượng một thứ lý luận
nào đó có tác dụng giải thích mang tính chủ đạo đối với từng
giai đoạn phát triển cụ thể. Cũng như vậy, điều này được thể
hiện hết sức rõ ràng trong vấn đề nhất thể hóa châu Âu.Các
trường phái chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do lần lượt
chiếm lĩnh vị trí lý luận chủ đạo trong giải thích lịch sử phát
triển nhất thể hóa châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai25,
tình hình này đã được chúng tôi trình bày sơ lược ở phần lời
nói đầu. Việc áp dụng lý luận vào trong nghiên cứu nhất thể
hóa châu Âu, giống như Ernst Haas đã nói, biến thành một vấn
đề theo kiểu “thầy bói xem voi”: “các lý luận khác nhau đều đã
đi từ các phương diện khác nhau để nắm bắt về hiện tượng
nhất thể hóa”26.
Do tồn tại tới mấy loại nghiên cứu về lý luận đối với cùng
một vấn đề, vì vậy, các nghiên cứu lấy lý luận làm đối tượng
QUỐC GIA
50 V SIÊU QUỐC GIA

nghiên cứu cần nỗ lực khảo sát nhiều loại lý luận liên quan đến
vấn đề, trên cơ sở đó tiến hành so sánh và tổng hợp. Trong công
việc so sánh và tổng hợp, phương pháp mà chúng tôi áp dụng
là đánh dấu sự khác biệt giữa các loại lý luận và làm rõ, vạch rõ
khu vực thẩm thấu, đan xen lẫn nhau và lĩnh vực chung của
chúng - phần được hình thành dựa trên cơ sở các loại lý luận
kiên trì lập trường cơ bản của bản thân lý luận ấy đồng thời
vươn dài sang loại lý luận khác. Việc tìm kiếm những điểm
khác nhau thông qua so sánh là điều đương nhiên, có so sánh
và đánh dấu thì mới có thể lộ ra sự thực, mới có thể biết được
loại lý luận nào có năng lực miêu tả, giải thích, thậm chí là dự
đoán tốt hơn đối với vấn đề. Còn chỉ rõ sự thẩm thấu, đan cài
lẫn nhau và lĩnh vực chung giữa các loại lý luận lại càng là
bước đi then chốt của công việc tổng hợp. Trong những năm
thập niên 50 và 60 thế kỷ XX sau Chiến tranh thế giới thứ hai,
nghiên cứu lý luận quan hệ quốc tế đã hình thành cục diện đấu
tranh lẫn nhau giữa các trường phái, xuất hiện xu thế quyết
không chung sống cùng nhau. Trên thực tế, cùng với việc bản
thân mỗi trường phái lý luận dần đi tới sự chín muồi, thì sự hạn
chế của mỗi loại lý luận cũng dần hiện rõ. Đây cũng là quy luật
tự nhiên trong sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng: chín
muồi đồng nghĩa với biên giới, biên giới đồng nghĩa với hạn
chế. Vì thế, sau khi trải qua một thời gian suy ngẫm lại, trên
thực tế là bắt đầu từ thập niên 70 thế kỷ XX, nhiều lý luận đều
đã tuyên bố rằng một số sự trình bày, chủ trương trong lý luận
của đối phương đã bao hàm trong phạm vi giải thích của lý
luận mình, hoặc là sau khi thừa nhận một số giải thích của đối
phương có tính chân thực ở một mức độ nhất định, họ tiếp tục
cho rằng, nếu bổ sung thêm sự giải thích của lý luận mình, hoặc
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
51

dùng góc độ nghiên cứu của mình để sửa đổi, chỉnh sửa thêm
cho giải thích của đối phương, sẽ khiến cho bản thân sự giải
thích ấy trở nên hoàn chỉnh hơn. Sự đan xen và nhận thức về
lĩnh vực giao thoa chung đó chứng tỏ rằng các trường phái lý
luận đã ý thức được về tính hạn chế của bản thân và đã nhận
thức được tính cần thiết tiến hành tổng hợp, hợp tác lẫn
nhau. Do đó, tiến hành nghiên cứu theo hướng này cũng là
việc hoàn toàn quan trọng.
Phương pháp nghiên cứu tổng hợp như trên đã tránh được
nguy cơ khi chỉ đem dồn các biến số vào với nhau một cách
giản đơn. Có người so sánh nguy cơ này như là túi mò giải
(grab-bag), tức là đem đặt hàng loạt các biến số không liên quan
vào một cái túi, còn nhiệm vụ giải thích chính là mò tìm một
biến số thích hợp với án lệ trong tay27. Sự tổng hợp thực sự
đúng đắn nên là làm cho các biến lượng thống nhất lại với nhau
một cách hữu cơ, đặc biệt là cần phân định rõ ràng mối quan hệ
tác động lẫn nhau giữa các biến lượng. Lý luận cuối cùng rút ra
được trên cơ sở đó vẫn cần thống nhất về mặt chỉnh thể.
Đương nhiên, một kết quả khác của so sánh có thể là không
thể tổng hợp. Một số giả thiết cơ bản, phương pháp nhận thức
vấn đề, giới hạn biên giới của một số lý luận đều hết sức rõ
ràng, sự giao thoa với lý luận khác là rất ít, hoặc cho dù có đi
chăng nữa thì đó cũng là nội dung không quan trọng của bản
thân nó, hoặc là nội dung chỉ có thể thành lập được trên cơ sở
giả thuyết của chính lý luận ấy chứ không thể đứng vững trong
giả thuyết của lý luận khác. Vì thế, công việc tiến hành tổng
hợp giữa các loại lý luận như trên là rất khó. Một tình huống
khó xử lý hơn nữa chính là giữa các loại lý luận đó đã tồn tại
một số nội dung không thể thay thế. Các nội dung này đều đưa
QUỐC GIA
52 V SIÊU QUỐC GIA

ra sự giải thích có tính thống nhất nội tại, giàu sức thuyết phục
về một vấn đề nào đó, hơn nữa lại có nhiều nghiên cứu kinh
nghiệm có thể cung cấp sự ủng hộ, làm chỗ dựa cho giải thích
lý luận đó, tiếp đó, chưa có một trường phái lý luận nào có thể
cung cấp luận chứng mang tính áp đảo để chứng minh tính
phù hợp duy nhất của mình trong giải thích vấn đề. Trong tình
hình đó, phương pháp xử lý tốt nhất là phân công tách bạch
giữa các lý luận. Lý luận khác nhau dùng giải thích các vấn đề
khác nhau, các mặt khác nhau của vấn đề và giai đoạn phát
triển lịch sử khác nhau của vấn đề. Phân công chính là thừa
nhận tính không thể thay thế, tính không thể bao dung và tính
thích hợp riêng của bản thân các loại lý luận khác nhau.
Robert Keohane và Joseph Nye cũng chỉ ra giá trị thực tế
của phương pháp tổng hợp và phân công trong nghiên cứu lý
luận. “Chính trị thế giới hiện nay lại không phải là một tấm lưới
được đan kín không chỗ ghép nối, mà là ‘bức tranh dệt’ được
tạo nên bởi các loại quan hệ mâu thuẫn. Trong thế giới như vậy,
một loại mô thức nhất định sẽ không thể giải thích được tất cả
mọi tình hình. Bí quyết của lý giải là ở chỗ làm rõ khi phân tích
một tình huống nào đó thì nên sử dụng phương pháp nào hoặc
đồng thời sử dụng một vài phương pháp nào đó”28.
Ở đây còn có một vấn đề cần được làm sáng tỏ, tức là
khung giải thích rút ra được sau khi so sánh, tổng hợp liệu có
thể có sức giải thích lớn hơn so với khả năng giải thích của các
trường phái đơn lẻ cấu thành nên nó hay không. Bởi vì, theo
quan niệm thông thường, việc đánh giá một lý luận là có chính
xác hay không đều phải dựa vào việc xem nó có thể giải thích
và dự báo những sự việc xảy ra xung quanh chúng ta hay
không. Về vấn đề này, đáp án của chúng tôi ở đây là không
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
53

nhất định. Bởi vì, khung giải thích có được sau khi tổng hợp, so
sánh sẽ thích hợp với việc lý giải đối với chỉnh thể của vấn đề,
còn trạng thái mà các vấn đề bộc lộ ra trong thực tế lại thường
mang tính cục bộ, giai đoạn, rất ít khi được thể hiện ra một cách
toàn bộ, tổng thể, do đó khung giải thích trên cũng rất ít khi có
thể áp dụng để giải thích vấn đề đơn lẻ. Mối quan hệ này giống
như mối quan hệ giữa rừng mưa nhiệt đới và các loại cây cụ thể
trong rừng mưa nhiệt đới. Tri thức chung về rừng mưa nhiệt
đới lại không thể cung cấp cho bạn sức giải thích lớn hơn so với
tri thức về một loại cây cụ thể nào đó, bởi vì, khi bạn ở rừng
mưa nhiệt đới, thứ xuất hiện trước mặt bạn không phải là chỉnh
thể rừng mưa nhiệt đới, mà là một môi trường cục bộ do một
hoặc một vài loài cây nào đó cấu thành. Khi đó, đối với bạn, tri
thức về loài cây hay một nhóm cây này sẽ hữu dụng hơn với
bạn, đồng nghĩa với việc nó có sức giải thích mạnh hơn. Hơn
nữa, tình hình thường là, cho dù bạn thay đổi môi trường, thì
nó vẫn chỉ là một môi trường mang tính cục bộ. Bạn hầu như
không thể đối mặt với một rừng mưa nhiệt đới một cách trọn
vẹn, chỉnh thể, tự nhiên (sở dĩ cần nhấn mạnh tự nhiên, xem lý
do ở phần dưới). Đương nhiên, điều đó không có nghĩa là
chúng ta không thể có được nhận thức về chỉnh thể. Chúng ta
vẫn có thể thông qua sức mạnh của tư duy, trên cơ sở của
nghiên cứu cục bộ, đạt được nhận thức chung về chỉnh thể.
Nếu sức giải thích của nhận thức chỉnh thể lại không mạnh
hơn so với sự giải thích của tri thức cục bộ, liệu có phải vì thế
mà công việc so sánh, tổng hợp chẳng có ý nghĩa gì hay không?
Đáp án hiển nhiên là phủ định. Cũng lấy rừng mưa nhiệt đới
làm ví dụ, nếu bạn đã có tri thức chỉnh thể về rừng mưa nhiệt
đới, thì sự hiểu biết của bạn về một loài cây nào đó sẽ càng
QUỐC GIA
54 V SIÊU QUỐC GIA

hoàn chỉnh, hơn nữa, không những bạn có thể tăng thêm tri
thức hiểu biết bản thân loài cây đó, mà còn có thể biết mối quan
hệ liên quan giữa nó với loài cây khác. Vả lại, điều quan trọng
hơn là, khi chúng ta muốn khôi phục một rừng mưa nhiệt đới
(điều này rất phổ biến khi xây dựng công viên theo chủ đề), thì
tri thức chỉnh thể đã trở thành tiền đề cần thiết. Muốn khôi
phục rừng mưa nhiệt đới, thì đầu tiên phải tạo ra một môi
trường tổng thể - lán giữ nhiệt lớn, điều kiện môi trường trong
nội bộ khu vực này phải phù hợp với yêu cầu chỉnh thể của
rừng mưa nhiệt đới, sau đó mới xây dựng môi trường cục bộ
thích hợp với các loại cây cụ thể trong lán lớn giữ nhiệt. Vì thế,
giúp cho chúng ta xuất phát từ tầm nhìn cao hơn, từ nhiều góc
độ hơn, đi từ thời kỳ lịch sử dài hơn để nhận thức và nắm bắt
vấn đề, đó chính là tính ưu việt của tri thức chỉnh thể.
Vấn đề cuối cùng là, đồng thời với việc kết luận chúng ta
thu được thông qua phương pháp nghiên cứu như đã trình bày
ở trên là hoàn toàn hợp lôgích, vậy thì liệu kết luận ấy có thể
trên kinh nghiệm hay không? Nói cách khác, kết luận mang
tính lý thuyết ấy liệu có còn đúng khi đưa vào áp dụng trong
thực tiễn? Dựa vào cái gì để nhận định kết luận ấy cũng đúng
trong thực tiễn? Chúng tôi cho rằng, vấn đề này có thể được
giải đáp từ những phương diện như sau:
Đầu tiên, nếu vấn đề tương ứng với lý luận đề cập tới ở đây
là một vấn đề hết sức phức tạp, mang tính đa diện, còn chúng
ta lại muốn từ trong nghiên cứu so sánh lý luận rút ra một
khung giải thích lớn mang tính bao dung và chỉnh thể về vấn
đề đó, thì việc lựa chọn một án lệ để miêu tả của bản thân hiện
thực và giúp nghiệm chứng lý luận không còn mang ý nghĩa
quan trọng nữa. Bởi vì, một mặt do tính phức tạp và tính đa
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
55

diện của vấn đề, muốn chọn một ví dụ phù hợp với khung giải
thích được rút ra từ trong nghiên cứu là hết sức dễ dàng; mặt
khác, việc nghiên cứu một án lệ riêng đó không giúp tăng thêm
bao nhiêu hiệu quả giải thích đối với khung giải thích mang
tính chỉnh thể mà chúng ta rút ra được trên cơ sở tổng hợp, so
sánh các loại lý luận. Nói như vậy, không phải là đánh giá thấp
ý nghĩa quan trọng của nghiên cứu án lệ riêng, mà chỉ để chỉ ra
rằng, phương pháp nghiên cứu án lệ riêng không phát huy
được hiệu quả lớn nhất của nó trong phương án làm việc của
chúng tôi ở đây, cũng không phải là điều thiết yếu không thể
bỏ qua trong công việc nghiên cứu giai đoạn sau này.
Thứ hai, với vai trò là tư liệu nghiên cứu, sự đúng - sai của
các trường phái lý luận đều đã được thực tiễn kiểm nghiệm. Do
đó, sau khi đã bóc tách các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu
tố liên quan, khi tiến hành suy luận thêm một bước nữa, chúng
ta chỉ cần kiên trì, thêm vào đó là lựa chọn phương pháp làm
việc đúng đắn, thì thông thường, kết luận rút ra được cũng là
kết luận đúng đắn. Cuối cùng, quay trở lại về một điểm đầu
tiên trong vấn đề nhỏ này, đó là chỉ cần xuất phát từ tiền đề
đúng đắn, đi theo phương pháp đúng đắn, vậy kết luận rút ra
được nói chung đều sẽ phù hợp với thực tiễn. Mệnh đề ngược
lại của kết luận trên là, nếu không chú ý tới tính chính xác về
mặt phương pháp, thì cho dù có dùng tới hai ví dụ để kiểm
chứng đi chăng nữa, cũng không thể giải thích chắc chắn về
tính đúng đắn của kết luận. Hơn nữa, việc dò tìm tới tận cùng
các án lệ riêng là điều không hề hiện thực, cũng không hoàn
toàn cần thiết. Cũng như vậy, các nghiên cứu ở đây không phủ
nhận tầm quan trọng của việc lấy các án lệ để kiểm chứng kết
quả nghiên cứu, mà trọng tâm đề cập chính là giải thích rõ ràng
QUỐC GIA
56 V SIÊU QUỐC GIA

sự đúng đắn của lý luận dựa một phần rất lớn vào việc lựa
chọn phương pháp nghiên cứu đúng đắn. Việc đưa ra một vài
ví dụ, án lệ có thể giúp làm rõ hơn tính chính xác của lý luận,
nhưng điều này cũng không thể thay thế được tầm quan trọng
của việc sử dụng phương pháp đúng đắn trong quá trình
nghiên cứu lý luận.
Tóm lại, đối với công việc của chúng tôi, lý luận có chính
xác hay không, mấu chốt không phải là ở chỗ tìm một, hai cái
án lệ riêng để xác minh là đúng sự thực. Nếu làm như vậy là
đã có thể đạt được mục đích một cách hiệu quả nhất, vậy thì
mọi việc đã trở nên đơn giản, dễ dàng hơn nhiều. Chúng tôi
cho rằng, đối với công việc của mình, lý luận có chính xác hay
không mấu chốt là ở chỗ kiên trì phương pháp nghiên cứu và
phương pháp nhận thức chính xác, tính chính xác của phương
pháp nghiên cứu và phương pháp nhận thức mới là sự bảo
đảm có sức mạnh nhất cho tính chính xác về kết luận của
chúng tôi.
Cuối cùng, một lần nữa đề cập một chút đến vấn đề lý luận
chỉnh thể mà chúng tôi chuẩn bị rút ra và lý luận giản đơn
chung chung. Lý luận giản đơn chỉ những lý luận trong đó sử
dụng rất ít các biến số, mối quan hệ lôgích giữa các biến số là
hết sức đơn nhất, vì thế, những lý luận đó bề ngoài tỏ ra hết sức
có tính lôgích và có năng lực giải thích tất cả. Lý luận chỉnh thể
là chỉ thứ lý luận được tổng hợp, so sánh dựa trên cơ sở các loại
giải thích, quan điểm, mang ưu thế tiếp cận gần hơn với vấn đề
tổng thể, bao dung được điểm mạnh của các loại lý luận, khảo
sát được ở mức nhiều nhất tất cả các biến số có thể ảnh hưởng
đến vấn đề, mối quan hệ giữa các biến số cũng không nhất định
chỉ xem xét theo lôgích đơn nhất thông thường. Trong hiện
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
57

thực, mọi người thường sẽ bị hấp dẫn bởi những lý luận được
tuyên bố là có thể giải thích tất cả, chỉ coi trọng loại lý luận giản
đơn, trông có vẻ chặt chẽ đó, còn đối với lý luận phức tạp, cần
phải căn cứ vào tình hình khác nhau để đưa ra sự giải thích
khác nhau thì họ thường tỏ ra chán ghét và không có sự kiên
nhẫn. Nhưng tình hình thực tế của cuộc sống hiện thực lại
thường thuộc về loại lý luận phía sau, chỉ có thể thích hợp với
thứ lý luận phía sau này. Cho nên, cho dù có thể không được
hoan nghênh đến như vậy, nhưng lý luận chỉnh thể vẫn là cần
thiết để lý giải hiện thực phức tạp, đa diện.

Chú thích

1. Trừ phi có thuyết minh đặc biệt, nhất thể hóa khu vực của bản
thân cuốn sách này chính là chỉ nhất thể hóa châu Âu, không đề cập
đến sự nghiên cứu nhất thể hoá của khu vực khác. Do các lý luận liên
quan khác nghiên cứu nhất thể hóa châu Âu đều xuất hiện với hình
thức của lý luận nhất thể hoá châu Âu phổ biến, vì vậy mà lý luận
nhất thể hóa châu Âu cũng thường đồng nghĩa với lý luận nhất thể
hóa châu Âu phổ biến. Chẳng qua, cũng có người chủ trương nhất
thể hoá châu Âu là độc nhất vô nhị, tự thành một loại, cái đó sẽ được
bàn riêng ở phần khác của cuốn sách.
2. Xem thêm Trần Lạc Dân: Triết học lịch sử của “quan niệm châu Âu”,
Nxb. Đông Phương, 1988.
3. International institution thường được dịch là chế độ quốc tế.
Chế độ (institution) không chỉ là đối tượng nghiên cứu trong lĩnh vực
quan hệ quốc tế, sự nghiên cứu nó trong lĩnh vực kinh tế học còn sớm
hơn, trường phái kinh tế chế độ đã được mọi người biết đến rộng rãi,
còn mọi người sau này mở rộng sự nghiên cứu đối với chế độ sang
các lĩnh vực khoa học như xã hội học, lịch sử học, quan hệ quốc tế
QUỐC GIA
58 V SIÊU QUỐC GIA

học, vì thế, cách dịch đó không chỉ đã phù hợp với cách làm thông
tục ước định, mà còn tiện cho sự thông hiểu và giao lưu trong khoa
học. Về chế độ lý luận quốc tế, có thể xem thêm Chương 10 “Lý luận
chế độ quốc tế” của Vương Dật Châu trong cuốn sách Chính trị học
quốc tế phương Tây: Lịch sử và lý luận, Nxb. Thượng Hải, 1998. Chẳng
qua, nhiều khi, trong tư liệu tiếng Anh, việc sử dụng đối với
institution càng tập trung vào ý tứ của tổ chức, cơ cấu, còn từ chế độ
trong tiếng Trung thường phần nhiều tạo cho mọi người sự ám chỉ
nội dung trong mặt vô hình, vì thế, khi đa phần là chỉ ý tứ của cơ cấu
tổ chức, chúng ta áp dụng cách dịch cơ chế đó, ví dụ, trong đại đa số
trường hợp, chúng ta dịch European institution thành các loại cơ chế
châu Âu. Ngoài ra, một từ khác liên quan với nó là international
regime, nhiều người cũng dịch nó thành chế độ quốc tế, cơ chế quốc
tế, hoặc quy chế quốc tế. Căn cứ vào đại đa số các tác phẩm về lý luận
chế độ, thì phạm vi của regime còn nhỏ hơn so với institution, nó đã
bao hàm nội dung của regime, điểm này còn được đề cập đến trong
phần sau của cuốn sách về chủ nghĩa chế độ. Vì thế, dịch regime
thành chế độ là không thoả đáng, chúng tôi dịch international regime
thành thể chế quốc tế.
4. Karl W. Deustsch, et al.: Political Community and the North
Atlantic Area-International Organization in the Light of Historical
Experience, Princeton University Press, 1957, p.5.
5. Ernst B. Haas: The Uniting of Europe: Political, Social and
Economic Forces 1950-1957, Stanford University Press (Stanford,
California), 1958, 1968, p.16.
6. Ibid. pp. 6-7.
7. Ernst B. Haas: Beyond the Nation-State: Functionalism and
International Organization, Stanford University Press (Stanford,
California), 1964, p.35.
8. Xem thêm mục II, Chương 1 trong cuốn sách của Lam Minh
Lương: Khái quát tổ chức quốc tế, Nxb. Pháp luật (Trung Quốc), 1983;
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
59

Chương 2 trong cuốn sách của Lương Tây: Tổ chức quốc tế hiện đại,
Nxb. Vũ Hán, 1984. Chẳng qua, các tổ chức quốc tế đã được thiết lập
trong thời kỳ cuối thế kỷ XIX, đại bộ phận đều là tổ chức theo kiểu
thuần quản lý kỹ thuật, còn theo quan điểm của Haas, tổ chức quốc tế
thuần tính kỹ thuật có công năng giống như Liên minh bưu chính
vạn nước (thành lập năm 1875) không đảm nhận được sứ mệnh lịch
sử nhất thể hoá. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tuy rằng đã thiết
lập liên minh quốc tế, nhưng nó phần nhiều đã thể hiện sự thử
nghiệm không thành công thời kỳ đầu.
9. Deutsch [Mỹ]: Phân tích quan hệ quốc tế, Nxb. Tri thức thế giới,
1992, p. 267.
10. Ernst B. Haas: Beyond the Nation-State: Functionalism and
International Organization, Stanford University Press (Stanford,
California), 1964, p.27.
11. Ronald L.Watts: Federalism, Regionalism, and Political
Integration, in David M. Cameron, ed.: Regionalism and
Supranationalism: Challenges and Alternatives to the Nation-State in
Canada and Europe, The Institute for Research on Public Policy Studies
Institute (Montreal, Quebec), 1981, p.5.
12. Leon N. Lindberg: The Political Dynamies of European Economic
Integration, Standford University Press (Standford, Caliornia), 1963,
pp.5-6.
13. Xem Ben Rosamond: Theories of European Integration,
Macmillan Press Ltd., 2000, pp.12-13.
14. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, Cornell University Press
(Ithaca, New York), 1998, p.18.
15. Alan S. Milward: The European Rescue of the Nation-State,
Routledge (London), 1992, 1994, pp.2-3.
16. John Pinder nói rằng, trong quá trình đàm phán cuối cùng
của “Điều ước Madrit”, đa số các quốc gia thành viên yêu cầu ghi rõ
QUỐC GIA
60 V SIÊU QUỐC GIA

điều A ở điều khoản chung là: “điều ước này đã đánh dấu việc đang
đi đến giai đoạn mới của liên minh với liên bang làm mục tiêu”, còn
chính phủ của Anh và Đan Mạch kiên trì phải biến “liên minh lấy
liên bang làm mục tiêu” thành “liên minh sáng tạo chưa từng có
giữa nhân dân châu Âu đoàn kết chặt chẽ với nhau; cố gắng hết khả
năng tiếp cận công dân khi đưa ra quyết định”. Xem thêm John
Pinder [Anh]: Lâu đài của liên minh: Cộng đồng châu Âu, Nxb. Giáo
dục Liêu Ninh, 1988, tr. 51-52.
17. Ronald L.Watts: Federalism, Regionalism and Political
Integration, Ibid, p.5.
18. Duetsch [Mỹ]: Phân tích quan hệ quốc tế, Sđd, tr. 267.
19. Giới thiệu tóm tắt đối với lý luận nhất thể hóa kinh tế, có thể
tham khảo thêm Walter Mattli: The Logic of Regional Integration: Europe
and Beyond, Cambridge University Press, 1999, pp.31-40; Bela Balassa:
“The Theory of Economic Integration: An introduction”, in Brent F
Nelsen, Alexander C-G. Stubb, eds.: The European Union: Readings on
the Theory and Practice of European Integration, Lynne Rienner
Publishers, 1994, pp.125-137; Phần lý luận trong cuốn sách của Châu
Bát Tuấn: Nhất thể hóa kinh tế quốc tế bước vào thế kỷ mới - lý luận, thực
tiễn và viễn cảnh, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 1999.
20. Walter Mattli: The Logic of Regional Integration: Europe and
Beyond, Cambridge University Press, 1999, pp.1-3.
21. Cũng chính là lý luận nhất thể hóa, hòa nhập là cách dịch
thường gặp của Hồng Kông, Đài Loan và người Hoa ở hải ngoại.
22. Michael Hodges: Lý luận nhất thể hóa, xem Brook Taylor:
Trường phái và lý luận trong quan hệ quốc tế, Nữu Tiên Trung dịch, Đài
Loan Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1985, 1987, tr. 340.
23. Wayne Sandholtz, John Zysman: “1992: Recasting the
European Bargain”, in Brent F.Nelsen, Alexander C-G. Stubb, ed.: The
European Union: Reading on the Theory and Practice of European
Integration, Lynne Rienner Publisher, 1994, p.208.
CHƯƠNG 1
GIỚI HẠN VẤN ĐỀ V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
61

24. Xem Andreas Hasenclever, Peter Mayer, and Volker


Rittberger: “Integrating Theories of International Regimes”, Review of
International Studies (British International Studies Association), 26,
2000, pp.3-33.
25. Xem Ben Rosamond: Theories of European Integration,
Macmillan Press Ltd., 2000.
26. Ernst B. Haas: “The Obsolescence of Regional Integration
Theory”, Research Series, No.25, Institute of International Studies,
University of California, Berkeley, 1975, p.3.
27. Xem Andreas Hasenclever, Peter Mayer, and Volker
Rittberger: “Integrating Theories of International Regimes”, Review of
International Studies, Ibid, p.6.
28. [Mỹ] Robert Keohane và Joseph Nye: Quyền lực và phụ thuộc
lẫn nhau - biến chuyển trong chính trị thế giới, Nxb. Đại học Công an
nhân dân Trung Quốc, 1992, tr.3.
Chương 2

CHỦ NGHĨA TỰ DO
V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

T rong chương này chúng ta sẽ xem xét khung giải thích


của các trường phái lý luận chủ yếu là chủ nghĩa tự do
và chủ nghĩa hiện thực về nhất thể hóa. Giới thiệu và đánh giá
tóm tắt về chúng là để dẫn ra những giả thiết và quan điểm chủ
yếu của chúng tôi về nhất thể hóa ở các nội dung phía sau. Lý
luận về nhất thể hóa rất nhiều, có lý luận vĩ mô, cũng có lý luận
ở tầm trung bình và lý luận vi mô. Lý luận vĩ mô là cách giải
thích tổng thể về nhất thể hóa. Thứ chúng tôi hết sức mong
muốn xây dựng cũng là một loại khung giải thích như vậy. Lý
luận ở tầm trung bình phần lớn là sự giải thích một vấn đề nào
đó trong tiến trình nhất thể hóa, ví dụ, thuyết cứu vớt quốc gia
dân tộc của Alan S. Milward có thể coi là một loại trong đó.
Thuyết trên của Alan S. Milward chủ yếu đã đưa ra một loại
giải thích tương đối độc đáo về nguyên nhân của nhất thể hóa.
Lý luận vi mô lại là sự giải thích về một chính sách cụ thể nào
đó, vai trò của chủ thể hành vi nào đó, ví dụ như: (1) Tác dụng
của chính sách khu vực châu Âu đối với nhất thể hóa tại châu
Âu; (2) Các quan chức phục vụ trong cơ chế EU khi suy ngẫm
vấn đề và hình thành các quyết định thì trong tư tưởng của họ,
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 63

trong tư tưởng chân thực, thực sự tư duy và hành động của họ


mang đặc tính của bản thân nước thành viên nhiều hơn hay là
họ tuyệt đối trung thành với chức trách là nhân viên của một
loại tổ chức siêu quốc gia.
Do chủ yếu quan tâm đến lý luận vĩ mô về nhất thể hóa,
trong trình bày về vấn đề cục bộ cụ thể nào đó, chúng tôi
cũng sẽ bình luận phân tích đến một số lý luận ở tầng nấc
trung bình, còn giải thích nhất thể hóa từ góc độ vi mô thì về
cơ bản không đề cập, vì thế, trong kết cấu của Chương này,
chúng tôi chủ yếu áp dụng phương pháp phân loại theo
trường phái (school) để phân chia các lý luận về nhất thể hóa.
Giống như lý luận phổ biến về quan hệ quốc tế, lý luận nhất
thể hóa chủ yếu cũng do ba trường phái lớn là chủ nghĩa hiện
thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa lý tưởng cấu thành, trong
đó, hai trường phái có sự đối lập rõ rệt, va chạm nảy lửa là
chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do. Chủ nghĩa liên bang
với vai trò là một biến thể của trường phái lý tưởng trong lý
luận nhất thể hóa, lại có quan điểm, lập trường tương đối
phân tán, hơn nữa lại đi theo cách tiếp cận của riêng mình,
rất ít đề cập những vấn đề tồn tại bất đồng gay gắt. Ngoài ra,
trong chương này còn đề cập một số lý luận “khác loại”,
những lý luận muốn đột phá mô hình đối đầu giữa hai mặt
trận chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do và cả một số các
lý luận đột phá mới xuất hiện trong những năm gần đây,
những lý luận cho đến ngày nay vẫn rất khó dùng một từ mà
mọi người đều nhất trí công nhận để khái quát, như lý luận
phê phán (critique theories) hoặc chủ nghĩa nhận thức
(cognitivism), chủ nghĩa phản chiếu (reflectivism)…
QUỐC GIA
64 V SIÊU QUỐC GIA

I. CÁC TRƯỜNG PHÁI THUỘC CHỦ NGHĨA TỰ DO

Kể từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đặc biệt
là sau khi bùng nổ Chiến tranh lạnh, chủ nghĩa hiện thực với
đại diện là Hann Morgenthau đã dần chiếm địa vị chủ đạo
trong lý luận quan hệ quốc tế1. Nhưng trong các nghiên cứu về
vấn đề nhất thể hóa, chủ nghĩa tự do đã đi tiên phong về mặt lý
luận, sớm có hồi âm đối với hiện tượng mới mẻ này. Sự thực
này rõ ràng đến mức ngay cả đến các học sinh nghiên cứu về
nhất thể hóa có thể không đề cập đến Morgenthau, nhưng buộc
phải nhắc đến Ernst Haas. Có lẽ, đó là bởi vì giữa nhất thể hóa
là hiện tượng mới nổi lên và quan điểm của chủ nghĩa hiện
thực truyền thống là khác nhau rất xa, thậm chí sau khi trải qua
một thời gian suy ngẫm và điều chỉnh cho thích hợp, chủ nghĩa
hiện thực mới có thể đưa ra giải thích về nhất thể hóa từ góc độ
lý luận của chính mình.
Trong số các trường phái thuộc chủ nghĩa tự do nghiên cứu
về nhất thể hóa, đầu tiên buộc phải nói đến Haas. Đối với nhiều
người, chủ nghĩa công năng mới2 mà Haas phát triển ra chính là
từ đồng nghĩa của lý luận nhất thể hóa. Trong con mắt của
nhiều người, chủ nghĩa công năng mới chính là phiên bản
quyền uy có sức giải thích lớn nhất về nhất thể hóa châu Âu3.
Nhưng chủ nghĩa công năng mới của Haas và chủ nghĩa công
năng do David Mitrany đưa ra đã có mối quan hệ kế thừa
trực tiếp, vì thế, cho dù cuốn sách nhỏ Hệ thống hòa bình khả thi
(A Working Peace System) của Mitrany đã sớm được xuất bản từ
ngay mùa hè năm 1943, nhưng việc tóm tắt nội dung của nó
chắc chắn là hoàn toàn cần thiết.
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 65

1. Chủ nghĩa công năng cũ và mới


David Mitrany sinh năm 1888, mất năm 1975. Từ thông tin
về khoảng thời gian ông sống, có thể thấy rõ ràng rằng, ông
nhất định có ấn tượng hết sức sâu sắc đối với hai cuộc chiến
tranh thế giới. Vì thế, làm thế nào để xây dựng một hệ thống
thế giới sau chiến tranh, ngăn ngừa chiến tranh không xảy ra
một lần nữa trong tương lai đã trở thành mục tiêu theo đuổi
trọn đời trong các nghiên cứu học thuật của ông. Trong cuốn
sách Hệ thống hòa bình khả thi, ông đã đưa ra “phương án thay
thế của công năng” (functional altermative), yêu cầu mọi người
có một sự thay đổi trong việc suy ngẫm về quan hệ quốc tế.
Ông cho rằng, nguồn gốc xung đột quốc tế là ở chỗ thế giới đã
bị phân chia thành nhiều đơn vị chính trị cạnh tranh lẫn nhau.
Thiết lập một chính phủ thế giới chắc chắn sẽ giúp loại trừ
được sự chia rẽ đó, nhưng trong thế giới hiện thực, do sự coi
nhẹ của mọi người đối với Hiến pháp và công ước, và cả chủ
nghĩa dân tộc khó mà dẹp bỏ được, thì chính phủ thế giới rất
khó được thiết lập. Một con đường mang tính công năng, “cùng
với sự mở rộng của hoạt động quốc tế và mạng lưới cơ quan đại
diện của nó, sẽ khắc phục được bất đồng chính trị, lợi ích và đời
sống của tất cả các quốc gia sẽ vì thế mà dần trở nên nhất thể”4.
Cùng với sự hình thành và liên kết giữa các cơ cấu mang tính
công năng, sự phân chia giữa các quốc gia sẽ trở nên ngày càng
không quan trọng. Cuối cùng, một thứ quyền uy trung tâm
điều hòa các loại cơ cấu có thể sẽ hình thành, nhưng David
Mitrany lại không cho rằng, một chính phủ như vậy là cần thiết
đối với các quan hệ quốc tế thành công, cũng không phải là
điều gì đó khiến mọi người hướng về. Về điểm này, những
QUỐC GIA
66 V SIÊU QUỐC GIA

người đi sau đã có nhận định khác với Mitrany. Đối với người
theo chủ nghĩa công năng thực tiễn giống như Jean Monnet và
cả Haas, người sáng lập học thuyết chủ nghĩa công năng mới
thì chủ nghĩa công năng chỉ là con đường dẫn tới mục đích,
mục đích cuối cùng của nó là phải hoàn thành sự bao vây đối
với quốc gia dân tộc, thiết lập một cơ chế liên bang, dùng định
nghĩa của Haas đối với nhất thể hóa, đó chính là hình thành
một cộng đồng chính trị mới5. Trên thực tế, theo quan điểm của
người viết, chính điểm này đã thể hiện ra sự vĩ đại của Mitrany.
Con đường mà ông muốn đi là kỹ thuật hóa và phi chính trị
hóa triệt để. Ông nhận thức sâu sắc rằng, nếu như mục tiêu
cuối cùng của nhất thể hóa chỉ là một chính phủ lớn hơn, vậy
thì, tất cả những nỗ lực của ông lại trở về điểm ban đầu, tức là
chính trị hóa. Theo ông, bản thân chính trị chính là nguồn gốc
tạo ra sự chia rẽ thế giới, gây ra xung đột nội bộ. Cho nên, sự
tìm tòi nghiên cứu lý luận của ông, từ đầu đến cuối đều đi theo
con đường phi chính trị, lấy phi chính trị làm gốc.
Vậy thì, vấn đề ở đây chính là ở chỗ, vì sao con đường xây
dựng trật tự thế giới giúp ngăn chặn chiến tranh bùng nổ một
lần nữa nếu đi theo con đường chính trị là không khả thi, còn
phương án giải quyết theo hướng kỹ thuật hóa, công năng hóa
lại là khả thi? Mitrany giả thiết rằng, sự chia rẽ chính trị
(political division) là nguồn gốc gây ra xung đột, nếu như việc
xây dựng lại trật tự thế giới sau chiến tranh chỉ là việc tổ chức
xây dựng lại một vài liên bang lớn ở cấp độ khu vực, vậy thì,
bản thân tính chất của việc thế giới phân chia thành các đơn vị
chính trị khác biệt lại không hề thay đổi, cái thay đổi chỉ là
phạm vi của đường phân chia đánh dấu lớn hơn so với ban đầu.
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 67

Nếu như toàn thế giới cấu thành một chính phủ liên bang thế
giới lớn, vậy thì, bản thân sự thất bại của Hội Quốc liên trong
việc ngăn chặn xung đột gay gắt và bùng nổ chiến tranh chính
là một bài học rất tốt, cho thấy rõ rằng những nỗ lực đó cuối
cùng là không thể thành công. Hội Quốc liên lại không có đủ
sức mạnh để chế tài các hành vi vi phạm hiến chương. Những
hành động mà Hội Quốc liên đã áp dụng trước đó đa số chỉ là
sự thể hiện ý chí của nước lớn. Chính phủ các nước thành viên
trong Hội Quốc liên cũng không có sự chuẩn bị đầy đủ để thực
hiện mong muốn giao quyền lực nhiều hơn cho một chính phủ
mang tính thế giới như vậy. Cơ sở lập luận duy nhất của những
người theo chủ nghĩa liên bang chính là những tác dụng quy
phạm, ràng buộc mà Hiến pháp hoặc công ước thành văn có thể
phát huy, giống như tác dụng mà nó đã phát huy trong quá
trình hình quốc gia liên bang. Nhưng Mitrany cho rằng, “cho
đến nay, liên bang vẫn là liên bang của quốc gia; bước nhảy từ
quốc gia dân tộc sang thành tổ chức quốc tế mạo hiểm hơn
nhiều so với bước nhảy từ đơn vị tỉnh sang liên bang quốc gia”,
chúng ta lại không thể đơn giản thực hiện việc cấy ghép một
chế độ đang vận hành tốt trong một lĩnh vực này sang một lĩnh
vực khác với phạm vi lớn hơn và còn phức tạp hơn nhiều giống
như chính phủ thế giới6. Nhiệm vụ thời đại mà Hiến pháp
thành văn, Tuyên ngôn quyền lợi và một số hiến chương cơ bản
khác gánh vác trong thế kỷ XIX là “tiếp theo sau giai đoạn
chính trị quý tộc, đưa ra một sự phân chia phạm vi mới đối với
quyền uy, quyết định mối quan hệ kiểu mới giữa cá nhân và
quốc gia, bảo hộ nền dân chủ mới ra đời”7. Sang thế kỷ XX, Hội
Quốc liên đã từng được hy vọng sẽ tiếp nối truyền thống của
QUỐC GIA
68 V SIÊU QUỐC GIA

thế kỷ XIX, quy phạm rõ ràng mối quan hệ chính thức giữa
nước thành viên, trên một mức độ nhất định còn bao gồm giữa
các khu vực phi thành viên, mà chỉ thông qua phương thức
tương đối gián tiếp thúc đẩy hoạt động cộng đồng tích cực.
Trên thực tế, đặc trưng thời đại của thế kỷ XX là hết sức coi nhẹ
đối với Hiến pháp, công ước và quy tắc có sẵn cũng như quyền
lực truyền thống. Điều quần chúng cần là thay đổi xã hội. Thứ
áp lực phổ biến yêu cầu cách tân xã hội đó đã làm thay đổi
hoàn toàn mối quan hệ giữa chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa
quốc tế (internationalism). “Trong thời đại hoạch định Hiến
pháp, chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa quốc tế là hai lĩnh vực
song hành với nhau, nhưng sự khác biệt giữa chúng cũng chỉ
hạn chế ở chỗ Hiến pháp thành văn, Tuyên ngôn quyền lợi và
một số hiến chương cơ bản khác, chúng thuộc về chủng loại
chính trị khác nhau. Chủ nghĩa dân tộc trong thế kỷ XIX chủ
yếu được tạo thành từ sự khác nhau về văn hóa và một số nhân
tố trên phương diện khác, sự thiết lập của quốc gia dân tộc
cũng có nghĩa là tiến trình thống nhất của thế giới đã bị gián
đoạn một cách không thể tránh khỏi. Nhưng một viễn cảnh
mang ý nghĩa thế giới đang nhanh chóng mở rộng, đồng thời
quốc gia lại ngăn chặn nó ở tầng nấc của tổ chức chính trị thế
giới và khống chế nó. Các quốc gia hầu như có thể thông qua
một số nguyên tắc có vẻ bề ngoài rất tốt để chứng minh tính
chính đáng của họ trong việc ngăn chặn nó. Hiện nay, về bản
chất, chủ nghĩa dân tộc mới được xây dựng trên cơ sở của các
loại nhân tố xã hội. Tình hình này ở các nước đều tương tự như
nhau, vì thế, vấn đề xem chừng như có vẻ mâu thuẫn là, cho dù
giữa các tập đoàn chủ nghĩa cực quyền cũng thiết lập được các
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 69

mối liên hệ, hơn nữa, muốn cô lập cũng không được, cô lập sẽ
không thể giúp đạt được tiến bộ. Trên nhiều mặt, đời sống của
quốc gia dân tộc đang quay ngược trở về (spill-back) trong thế
giới chung vốn đã từng tồn tại trước khi chủ nghĩa dân tộc hiện
đại nổi lên. Hiện nay, tuyến đường diễn biến sự phát triển của
quốc gia và quốc tế không còn song song với nhau nữa, chúng
đang hợp nhất, hai lĩnh vực đó hiện nay thuộc về cùng một
chủng loại, chỉ có khác nhau về phạm vi mà thôi”8.
Sự “bắt mạch” nói trên của Mitrany đối với đặc trưng của
thời đại, trên thực tế là để dẫn dắt tới phương án chủ nghĩa
công năng. Điều đó cũng đã trả lời một nửa của câu hỏi nói
trên, tức là vì sao con đường kỹ thuật, công năng là khả thi.
Ông cho rằng, cơ sở quyền uy của chính phủ hiện đại đã có
những thay đổi, giới hạn phạm vi quyền uy của chính phủ và
phạm vi của hoạt động công cộng ngày càng ít chịu sự ràng
buộc của quy phạm Hiến pháp, mà phải được quyết định nhiều
hơn bởi nhu cầu thực tế. Mọi người hoan nghênh các tuyên
ngôn về quyền lợi, nhưng họ cũng kêu gọi nhiều hơn sự thỏa
mãn nhu cầu. Sự chuyển biến đó của chính phủ không cần đến
cuộc cách mạng nào về Hiến pháp mà chỉ cần giải quyết một số
vấn đề hiện thực trên thực tế, “chính sách mới” của chính
quyền Tổng thống Roosevelt nước Mỹ đã thể hiện rất tốt điểm
này. Còn “tình hình khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai
cũng tương tự như tình hình của nước Mỹ trong năm 1933, đều
bắt nguồn từ một lý do, sự lựa chọn của Roosevelt trong năm
1933 đã cung cấp sự lựa chọn tốt nhất, có lẽ là duy nhất để đi
vào đời sống mới của quốc tế”9. Có lẽ có người sẽ phản bác, sở
dĩ con đường chủ nghĩa công năng làm được ở Mỹ, là bởi vì Mỹ
QUỐC GIA
70 V SIÊU QUỐC GIA

đã là một quốc gia liên bang, các chính phủ cấu thành đã hình
thành tập quán cùng nhau làm việc. Mitrany thừa nhận điểm
đó là đúng, nhưng ông cho rằng, kinh nghiệm của Mỹ nên
được nhìn nhận như sau: nó không hề cho thấy con đường
chủ nghĩa công năng là dễ dàng đến thế, mà ngược lại, nó
cho thấy muốn đi theo con đường Hiến pháp thì sẽ rất khó
khăn. Nếu con đường phía sau (con đường Hiến pháp) là khó
đi đến như thế, vậy chúng ta vì sao lại không đi con đường
phía trước? Cho dù con đường ấy có lúc cũng chia năm xẻ
bảy. Con đường tái thiết theo chủ nghĩa công năng “không
cần nền móng kiên cố được đổ bê tông; chế độ và phương
thức cũ có thể sẽ ngăn cản việc xây dựng lại, nhưng việc tái
thiết có thể thực hiện thông qua nỗ lực chung, không bắt đầu
từ việc thách thức, chống lại các con đường đã có. Về mặt này,
tái thiết được chứng minh là con đường rõ ràng hơn, chi phí
thấp hơn so với cách mạng”10.
Nói một cách cụ thể, không phải là tất cả lợi ích đều là
chung đối với tất cả quốc gia, cũng không phải là lợi ích chung
có mức độ quan hệ giống nhau đối với tất cả các quốc gia. Vì
thế, các tổ chức mang tính công năng dựa trên lợi ích chung cần
phải trao cho quốc gia mức độ tự do nhất định, điều này nên là
một sự lựa chọn tự nhiên, chỉ nên kết hợp lại với nhau ở mức
độ lợi ích chung, nơi cùng lợi ích và chung lợi ích11. Đương
nhiên, sự kết hợp đó cũng không thể được tự do như sự kết
hợp ở các lĩnh vực do tư nhân kiểm soát. Nguyên tắc then chốt
ở đây là: “các hoạt động cần phải được lựa chọn cụ thể, tổ chức
một cách phân biệt, riêng rẽ với nhau - mỗi cái đều nên xuất
phát từ tính chất, điều kiện vận hành của nó và nhu cầu khi đó.
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 71

Như vậy, nó sẽ cho phép tự do đưa ra sự điều chỉnh thực tế khi


nhu cầu và điều kiện có thay đổi đối với các tổ chức có nhiều
công năng và cả trong những công việc có công năng đặc
biệt”12. Sự kết hợp như vậy có thể xuất hiện trên các lĩnh vực
kết nối, vận chuyển như đường sắt, đường biển, đường không,
phát thanh, cũng có thể xuất hiện trên các lĩnh vực mang tính
công năng khác như sản xuất, mậu dịch, phân phối, thậm chí an
ninh. Đối với Mitrany, sự kết hợp trên các lĩnh vực khác nhau,
ở những mức độ khác nhau, lại không hề làm tổn hại đến chủ
quyền quốc gia, bởi vì, những sự kết hợp mang tính công năng
phân tán đó đã tồn tại trong hiện thực, đã vận hành rất tốt rồi,
đã được chấp nhận một cách chắc chắn. Cái lợi trong đó chính
là cái mà Mitrany gọi là “tự quyết kỹ thuật” (technical self-
determination)13.
Vậy thì, vấn đề tiếp theo là các loại cơ cấu mang tính công
năng sẽ buộc phải dựa trên phương thức nào đó, ở mức độ nào
đó, liên kết lẫn nhau và tạo thành tổ chức lớn hơn hay không?
Cũng có nghĩa là, sự kết hợp mang tính công năng đã tồn tại sẽ
được sự nâng cấp như thế nào, thực hiện sự phát triển như thế
nào? Tình hình về mặt này có thể phân thành mấy giai đoạn
phát triển sau đây: (1) “Trong công năng cùng loại, có thể thuần
túy xuất phát từ nguyên nhân kỹ thuật, hoặc vì mục đích công
năng với phạm vi lớn hơn, sẽ xuất hiện sự điều hòa lẫn nhau,
điều này sẽ là giai đoạn thứ nhất để hướng đến sự nhất thể hóa
lớn hơn”; (2) “Nếu có nhu cầu, thì bước đi tiếp theo có lẽ là sự
điều hòa giữa một vài tập đoàn của cơ cấu công năng”; (3) Sự
điều hòa lẫn nhau của một số cơ cấu công năng đó với các cơ
cấu tư vấn, kế hoạch quốc tế giống như Cục Đầu tư quốc tế
QUỐC GIA
72 V SIÊU QUỐC GIA

hoặc Ủy ban phát triển quốc tế; (4) Giai đoạn cuối cùng cũng
chính là mục tiêu cuối cùng mà chúng ta thường giả thiết, tức là
thiết lập một quyền uy chính trị tổng thể. Chỉ có điều, Mitrany
cho rằng, hoàn toàn không cần thiết đi vào trọng điểm. Ông cho
rằng: “Tạm không xét tới việc một quyền uy rộng rãi như vậy
hiện tại không thể có trong thực tế, quan điểm trung tâm của
chủ nghĩa công năng chính là: đối với nhu cầu thực tế nhất, bức
thiết nhất của chúng ta, một quyền uy như vậy cũng không
phải là hết sức quan trọng”14.
Vấn đề cuối cùng đương nhiên chính là vấn đề an ninh -
một vấn đề được công nhận là chủ yếu nhất, dù thế nào cũng
không thể né tránh được. Việc triển khai thành công các hoạt
động khác sẽ phụ thuộc vào giải quyết hiệu quả vấn đề an ninh,
do đó, mọi thảo luận về một tổ chức công năng cuối cùng tất
nhiên sẽ dẫn đến vấn đề an ninh. Thực ra, Mitrany cho rằng, an
ninh có thể giống như các vấn đề công năng khác, được xem là
một công năng tương đối độc lập, đương nhiên, cách nhìn này
không phải là cô lập hoàn toàn vấn đề an ninh, không chú ý
đến các nhân tố khác. Với vai trò là một loại công năng thực tế,
nếu chỉ xuất phát từ một mặt nào đó của vấn đề, hoặc coi nó là
một vấn đề hữu hạn để giải quyết thì chắc chắn sẽ không giành
được bao nhiêu thành quả. Ví dụ, vấn đề an ninh chủ yếu được
bàn luận đến ở phía trước - vấn đề xâm lược của nước Đức, trên
thực tế là một hậu quả vận hành của một hệ thống tồi, vì thế
cần phải có một sự biến đổi mang tính hệ thống, cấp tiến, tổng
thể thì mới có thể đem đến an ninh bền vững cho mọi người.
Nhìn từ phương diện này, với vai trò là một sự bảo đảm chính
thức, việc hoạch định ra một số nguyên tắc làm đường hướng
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 73

chỉ đạo sẽ mang lại tác dụng tốt. Nhưng với vai trò là một tổ
chức thực tiễn, lại phải tuân theo lôgích của công năng, do đó
nó có thể được thêm vào các nhân tố của khu vực, liên minh.
“Các loại cơ cấu công năng, trên thực tế, trong phương diện an
ninh xét theo nghĩa rộng có lẽ sẽ đóng một vai trò quan trọng.
Chúng vừa có thể giám sát, lại cũng vừa có thể kiểm tra việc
xây dựng các tuyến đường sắt chiến lược hoặc sự tích luỹ các
loại vật tư mang tính chiến lược như kim loại, lương thực. Có
thể các tổ chức này còn có khả năng thông qua việc rút bỏ phục
vụ đối với những thành viên được cho là đang tạo ra phiền
phức để từ đó trở thành trận tuyến hành động đầu tiên giúp
ngăn chặn một cách thích hợp và hiệu quả các mối đe dọa xâm
lược”15. Cũng có nghĩa là, tuy rằng, an ninh là một vấn đề tổng
hợp, cần có phương pháp tổng hợp để giải quyết, nhưng việc
áp dụng các biện pháp trong lĩnh vực mang tính công năng
khác cũng vẫn có thể đạt được mục tiêu của an ninh. Tư tưởng
quan trọng này trực tiếp thể hiện trong việc ra đời Cộng đồng
Than - Thép châu Âu sau này. Sự kiểm soát chung đối với việc
sản xuất và tiêu thụ than, thép được cho rằng cuối cùng sẽ có
thể giúp thực hiện mục tiêu an ninh, có thể giám sát, kiểm soát
có hiệu quả khả năng hành động bành trướng quân sự của
nước thành viên.
Con đường đột phá chính trị, mang tính công năng đó của
Mitrany đã cung cấp cho các nhà nghiên cứu nhất thể hóa sau
này một phương hướng suy nghĩ, nghiên cứu rất tốt. Nhưng
đám mây đen có tên “chính trị” lại không phải hễ muốn xua tan
là có thể xua tan được, xuất phát chính từ điểm này, Haas đã
phát triển ra chủ nghĩa công năng mới. Sự phê phán của Haas
QUỐC GIA
74 V SIÊU QUỐC GIA

đối với chủ nghĩa công năng bắt đầu từ khởi điểm lý luận của
ông - giả thiết cơ bản về xã hội loài người. Đối với Mitrany, xã
hội loài người về bản chất là hài hòa, bởi vì, đối với đại đa số
người, thì nhu cầu vật chất ở vào vị trí hàng đầu, còn nhiệm vụ
đáp ứng nhu cầu là điều tất cả mọi người cùng phải đối mặt, do
đó, cùng hợp tác để đáp ứng nhu cầu là việc hết sức tự nhiên.
Sự phân hóa của thế giới là câu chuyện chỉ diễn ra sau khi chủ
nghĩa dân tộc nổi lên, quốc gia dân tộc trở thành đơn vị chính
trị quốc tế chủ yếu, lúc này, chính trị đã trở thành nguồn gốc
của muôn vàn tội ác. Nhưng Haas cho rằng, xã hội loài người
vốn không phải hài hòa ngay từ lúc sinh ra, sự bất đồng và
xung đột lợi ích giữa các chủ thể hành vi mới là bản chất của xã
hội nhân loại. Mỗi một người đều theo đuổi lợi ích của bản
thân, làm cho lợi ích của bản thân được tối đa hóa, trong tình
hình như vậy, dường như có một bàn tay vô hình đem chắp nối
những nhận thức đối lập và lợi ích xung đột vào với nhau,
nhưng trong hành vi lợi ích có tính toán, không tồn tại bất cứ sự
hài hòa tự nhiên nào. Vì thế, hợp tác chỉ có thể là “kết quả của
việc dung hòa quan niệm lợi ích khác nhau, chứ tuyệt đối
không thể là hiến thân tự phát cho cái gọi là sản phẩm công
được hư cấu ra”16.
Ở đây, khi miêu tả trạng thái bản chất của xã hội loài
người, trong lựa chọn từ ngữ, Haas có một sự chuyển biến từ
nhu cầu (need, demand) sang lợi ích (interest). Lý giải theo ý
nghĩa từ vựng, nhu cầu là một từ tương đối trung tính, còn lợi
ích lại tương đối nhấn mạnh tới tính chủ thể và tính cạnh tranh.
Haas cho rằng: “lợi ích là tuyên bố chung của cộng đồng được
đưa ra dựa trên giá trị một thứ gì đó được cho là tương đối quý
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 75

báu với tập đoàn nào đó”17. Quý trọng đồng nghĩa với hiếm, ít;
hiếm, ít lại đồng nghĩa với cạnh tranh; cạnh tranh đồng nghĩa
với xung đột. Từ điểm này có thể nhìn ra, Haas và Mitrany đã
có sự bất đồng rất lớn, cũng đã cho thấy rõ biên giới lý luận mà
chúng tôi đề cập trong phần phương pháp luận có ý nghĩa vô
cùng quan trọng đối với hiệu quả của mỗi loại lý luận. Trong hệ
thống lý luận nhất thể hóa của Haas, bản thân ông cũng đã loại
những lợi ích tuyệt đối trung tính, không có bất cứ thiên lệch
nào ra khỏi phạm vi quy phạm lý luận của mình, chỉ có những
lợi ích đã bao dung hầu hết nhu cầu của các tập đoàn, đã bước
vào thị trường cạnh tranh chính trị mới có thể lọt vào phạm vi
khảo sát nhất thể hóa của Haas. Vì thế, với vai trò là một từ
khởi điểm cho lôgích, “nhu cầu, đòi hỏi” ở trong lý luận của
Mitrany là trung tính, còn ở Haas lại biến thành lợi ích. Đồng
thời, sau khi tiến hành vạch rõ ranh giới khái niệm, từ này đã
trở thành một khái niệm chỉ một loại đường hướng chính trị.
Vì thế, nhất thể hóa của chủ nghĩa công năng ra đời một cách
tự phát từ nhu cầu quản lý kỹ thuật, còn nhất thể hóa của chủ
nghĩa công năng mới lại được phát động và thực hiện một
cách có chủ ý bởi chủ thể lợi ích trong khi theo đuổi lợi ích của
bản thân.
Sau khi xảy ra bất đồng về giả thiết cơ bản, bất đồng căn
bản tiếp theo giữa Haas và Mitrany chính là ở chỗ, đối với
Mitrany, xuất phát từ nguyên nhân tự quyết kỹ thuật, tất cả tổ
chức mang tính công năng đều sẽ hướng đến nhất thể hóa18.
Còn về vấn đề trạng thái cuối cùng của nhất thể hóa là gì, điều
đó lại không quan trọng, cái quan trọng là chính bản thân quá
trình đó. Quá trình này có thể sản sinh ra nhiều ý nghĩa và giá
QUỐC GIA
76 V SIÊU QUỐC GIA

trị vượt ra ngoài phạm vi của nó, bao gồm cả vấn đề an ninh đã
bàn tới ở trên. Hơn nữa, tốt nhất không cần đắm đuối một cách
quá cứng nhắc niềm tin về trạng thái cuối cùng. Quá trình nhất
thể hóa của công năng nên có sự điều chỉnh không ngừng tùy
theo sự biến đổi của tình hình thực tế. Còn Haas lại tin tưởng
rằng, một tổ chức quốc tế tự hạn định bản thân ở tính kỹ thuật,
tính công năng sẽ không thể hoàn thành nhiệm vụ nhất thể hóa.
Ông thừa nhận, một số công việc chính trị và nhiệm vụ mang
tính kỹ thuật là có thể tách rời, nhưng nếu như vì thế mà cho
rằng quyền lực (power) và phúc lợi (welfare) có thể tách ra, thì
chính là sai lầm lớn. “Quyền lực chỉ là một từ ngữ tiện lợi dùng
biểu đạt thủ đoạn thực hiện của phúc lợi - thứ lấy bạo lực làm
hậu thuẫn”. Trong thế giới này, “không tồn tại thứ hành vi
chính phủ thuần túy lấy quyền lực làm đường hướng”, “tất cả
các hành vi chính trị đều có mối liên hệ một cách có mục đích
tới quan niệm lợi ích của cá nhân hoặc tập đoàn”19. Tóm lại,
trong xã hội hiện đại, “kinh tế và chính trị đã trở nên dung hòa
với nhau”20.
Như vậy, đối với những người theo chủ nghĩa công năng
mới, việc chủ nghĩa công năng tập trung vào hành vi tổ chức lý
tính trong hoạt động phúc lợi quốc tế mang tính kỹ thuật,
không tranh luận là điều không thể hy vọng, không thực tế.
Trên thực tế, “bản thân quá trình loại trừ tranh luận đối với một
hoạt động nào đó chính là một loại công việc chính trị. Nó
không phải sinh ra từ sự đồng ý nhất trí ngay từ ban đầu, mà
sinh ra từ sự xung đột ban đầu. Cùng với việc quốc gia định
nghĩa lại về nhu cầu, sự xung đột đó có thể diễn biến thành một
sự nhất trí”21. Vì thế, chỉ có những tổ chức quốc tế không tự hạn
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 77

chế bản thân ở nhiệm vụ quản lý kỹ thuật hoặc quản lý hành


chính thuần túy thì mới có thể gánh vác được nhiệm vụ nhất
thể hóa. Những tổ chức quốc tế chỉ làm những công việc
thường ngày như mua bán tem thư, đo đường kính của đường
dây điện thoại thì không thể hoàn thành được nhiệm vụ trọng
đại nhất thể hóa này.
Vậy thì, ở đây Haas còn cần phải trả lời một vấn đề then
chốt, tức là vì sao những tổ chức quốc tế mà ông đã định nghĩa
đều có công năng nhất thể hóa. Trong khái niệm của Mitrany,
hoạt động công năng đáp ứng nhu cầu xét về bản tính chính là
đã mang xu thế liên hợp, nhưng Haas lại cho rằng, cho dù đã
liên hợp, những tổ chức quốc tế theo quan niệm của Mitrany
cũng không hoàn thành được nhiệm vụ nhất thể hóa, giống
như Liên minh Bưu chính quốc tế, nếu chỉ dựa vào những hoạt
động thường ngày kiểu như mua bán tem bưu điện thì làm sao
có thể đảm đương nổi vai trò nhất thể hóa. Do đó, Haas đã phải
lựa chọn hướng đi mới cho giải thích khái niệm nhất thể hóa.
Ông đã lựa chọn khung giải thích thịnh hành khi đó là: hệ
thống - môi trường - công năng. Chính phủ và các đoàn thể tự
nguyện (voluntary association) đã cấu thành chủ thể hành vi
của hệ thống quốc tế. Lòng tin (belief), chế độ (institution), mục
tiêu (goal) và năng lực (capacity) là các bộ phận cấu thành của
môi trường (environment). Hệ thống là “mạng lưới của các mối
quan hệ giữa các quan hệ; nó không những chỉ mối quan hệ
giữa các quốc gia, mà còn dùng để khái quát mối quan hệ được
chắt lọc ra từ mối quan hệ giữa các quốc gia. Mô thức hành vi
của quốc gia và tập đoàn quốc gia được chiết xạ thông qua
nhiều lăng kính của tổ chức quốc tế chính là một trong những
mối quan hệ đó”22. Vì thế, hệ thống ở đây chỉ là sự hư cấu của
QUỐC GIA
78 V SIÊU QUỐC GIA

quan niệm, chứ không phải là sự tồn tại của kinh nghiệm. Nó là
một loại công cụ phân tích do các học giả sáng tạo ra để khiến
cho thế giới hiện thực trở nên có thể lý giải đối với bản thân họ
và những người theo sau họ. Tổ chức quốc tế là các mối quan
hệ quốc tế đã được chế độ hóa. Nó là thực thể mang tính công
năng (functional entity) của hệ thống, còn công năng của hệ
thống là nhiệm vụ của chủ thể hành vi đưa ra đối với kết cấu hệ
thống. Như vậy, tổ chức quốc tế đã trở thành thủ đoạn và công
cụ để tụ hợp những nhân tố môi trường khác nhau, để theo
đuổi sản phẩm công và phúc lợi phổ biến. Tổ chức chính là một
loại thực thể như vậy, nó “chuyển đổi các loại mục tiêu thành
công năng hoặc phi công năng (dysfunction). Nếu công năng
thành công, nó sẽ chấp hành được nhiệm vụ, chuyển hóa hệ
thống quốc tế hiện có thành một thứ gì đó mới mẻ”23. Chính bởi
vì tổ chức quốc tế đóng vai trò là nhịp cầu kết nối giữa hệ thống
và chủ thể hành vi, nên nó có vai trò của nhất thể hóa.
Ở đây còn tồn tại vấn đề khó gắn kết, tức là tổ chức quốc tế
có công năng nhất thể hóa nhưng đồng thời lại không phải tất
cả các tổ chức quốc tế đều có thể phát huy vai trò nhất thể hóa.
Vậy thì, làm thế nào để nâng cấp tổ chức quốc tế không có vai
trò nhất thể hóa này, khiến cho chúng có công năng nhất thể
hóa? Hoặc nói cách khác là làm thế nào bảo đảm tổ chức quốc
tế đã nhất thể hóa không bị xuống cấp, đánh mất đi công năng
nhất thể hóa? Haas ủy thác nhiệm vụ đó cho nghệ thuật lãnh
đạo (leadership) của tổ chức quốc tế. Tổ chức quốc tế muốn có
được chức năng nhất thể hóa thì buộc phải có nghệ thuật lãnh
đạo tốt. Vốn ban đầu, một tổ chức quốc tế được ra đời bắt
nguồn từ lợi ích chung cơ bản, nhưng nếu như nó không tìm
ra được điểm sinh trưởng, mà chỉ cố thủ ở nhiệm vụ ban đầu,
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 79

vậy thì, nó lại không thể thúc đẩy nhất thể hóa. Cũng có nghĩa
là, lãnh đạo của một tổ chức quốc tế sau khi đã hoàn thành
nhiệm vụ ban đầu, cần phải tìm ra nhiệm vụ mới. Người lãnh
đạo của tổ chức ấy phải khiến cho hạng mục của mình trở nên có
tính mở rộng. Nói một cách cụ thể, nghệ thuật lãnh đạo bao hàm
giỏi về quy hoạch ý tưởng ban đầu, đồng thời cố gắng hết sức
đem chia nó thành nhiều mục tiêu nhỏ hoặc vấn đề nhỏ cụ thể
mang tính khả thi. Nghệ thuật lãnh đạo yêu cầu phải giỏi tìm
kiếm liên minh từ trong số các thành viên tham gia tổ chức, qua
đó khiến cho mục tiêu nhỏ hoặc vấn đề nhỏ được chấp hành,
nhưng đồng thời lại phải bảo đảm sự thống nhất của tổ chức.
Điều này lại yêu cầu không được để một hoặc một vài thành
viên mãi mãi ở vào địa vị của kẻ thiểu số; cần phát triển ra ý thức
hệ của tổ chức để quy tụ các thành viên và thành viên của tổ
chức. Từ một khía cạnh khác, tầm quan trọng của nghệ thuật
lãnh đạo cũng cho thấy tính chính trị của vấn đề nhất thể hóa.
Đối với tiến trình nhất thể hóa cụ thể, Haas đã chia nó
thành ba giai đoạn: học tập (learning), lan tỏa (spill-over),
chuyển dịch sự trung thành (loyalty-transferring). Nội hàm của
học tập bao gồm ba phương diện: (1) Để tiến hành nhất thể hóa
tốt hơn nữa thì những người có liên quan phải mở rộng tổ chức
của họ trên các nội dung như chế độ, nhiệm vụ hoặc các
phương diện khác. “Khi chủ thể hành vi nhận thức được rằng
lợi ích của họ sẽ được thực hiện tốt hơn thông qua việc áp dụng
hướng đi mới, những hướng đi mới này lại đã bao hàm cam kết
đối với một tổ chức lớn hơn, vậy thì khi đó, và cũng chỉ có khi
đó, học tập mới có tác dụng đối với nhất thể hóa”; (2) Trong
quá trình nhất thể hóa, chủ thể hành vi nhận thức lợi ích và
phúc lợi của họ với một loại phương thức mới. “Thông thường,
QUỐC GIA
80 V SIÊU QUỐC GIA

việc học tập sẽ bao quát hơn, do bản thân ở vào một hoàn cảnh
mới, họ phải điều chỉnh những tính toán ban đầu về phúc lợi,
liên quan lợi ích của bản thân. Sau khi một phương án thay thế
hành vi mới trở nên rõ nét đối với chủ thể hành vi, thì quan
niệm phúc lợi thời kỳ đầu của họ có thể sẽ trải qua một số biến
đổi. Xét theo ý nghĩa này, hậu quả của hành vi tổ chức diễn ra
một cách tự phát lúc đầu (không hề nằm trong ý muốn thời kỳ
đầu - initially unintended consequence of organizational action,
trong sự phát triển sau này, khái niệm đó trở nên hết sức quan
trọng, trong chủ nghĩa chế độ lịch sử, khái niệm này đã trở
thành chứng cứ quan trọng để chứng minh chế độ có tác dụng
độc lập - chú thích của tác giả cuốn sách) sẽ bị chuyển hóa
thành nội dung nhận thức của chủ thể hành vi, hay nói cách
khác, nó đang ‘học tập’”; (3) Trong thực tiễn nhất thể hóa, sẽ
xuất hiện các quy tắc mới. “Sự tích lũy những kinh nghiệm đó
sẽ dẫn đến sự xuất hiện của quy tắc thao tác mới. Những quy
tắc này được đặt ra nhằm theo đuổi những mục tiêu cụ thể và
mục tiêu dự kiến của chủ thể hành vi”24.
Khái niệm lan tỏa có một số nội hàm tương tự như khái
niệm học tập, nhưng nó có xu hướng thể hiện nhiều hơn kết
quả của học tập, nhấn mạnh sự mở rộng của nhất thể hóa từ
một bộ phận công năng này sang một bộ phận công năng khác.
Thực tiễn xây dựng và triển khai thực hiện nhất thể hóa của
một tổ chức kinh tế sẽ có thể tạo ra áp lực nhất thể hóa kinh tế
hơn nữa ở cả trong và ngoài tổ chức đó, đồng thời còn đem lại
quyền lực và năng lực lớn hơn cho cơ chế nhất thể hóa. Xét theo
ý nghĩa nào đó, Haas cũng gọi sự mở rộng của bản thân nhiệm
vụ như vậy là “lan tỏa”25. Sau này, Haas mở rộng hơn nữa ý
nghĩa của lan tỏa từ sự mở rộng giữa các cơ quan, ban, ngành
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 81

sang thành sự mở rộng của nhất thể hóa trên phạm vi địa lý.
Trong cuộc tranh luận năm 1968, Haas chỉ ra, tuy rằng trong
thập niên 50, 60 thế kỷ XX, sự lan tỏa của nhất thể hóa châu Âu
từ lĩnh vực kinh tế sang thực hiện cộng đồng chính trị đã thất
bại, nhưng một sự lan tỏa khác đã nảy sinh, đó là nước Anh và
các đối tác của Liên minh mậu dịch tự do châu Âu đã đưa nộp
đơn xin gia nhập cộng đồng. Haas gọi đó là sự lan tỏa về địa lý
(geographic spill-over)26. Leon N. Lindberg định nghĩa về lan
tỏa: “trong tình hình như vậy, đã có một hành động mang mục
tiêu cụ thể nào đó tạo ra tình hình đó, mục tiêu ban đầu chỉ có
thể có được đảm bảo thông qua việc áp dụng hành động mạnh
mẽ hơn nữa. Điều này ngược lại đã sáng tạo ra một loại điều
kiện tiếp theo và cả nhiều nhu cầu hành động hơn nữa”27.
Con người chuyển dịch lòng trung thành sang cho một tổ
chức mới là bởi vì tổ chức này đã đáp ứng nhu cầu của mọi
người. “Khi theo thói quen thường lệ, trong một khoảng thời
gian dài có thể dự đoán, mọi người tuân thủ phán quyết đến từ
cơ cấu quyền uy liên quan tới họ, đồng thời, kỳ vọng quan
trọng của họ cũng nhờ tuân thủ các phán quyết trên mà nhận
được kết quả mong muốn, vậy thì chúng ta có thể nói nhóm
người đó trung thành với sự tượng trưng và cơ chế đó”28. Haas
cho rằng, lòng trung thành có thể phân chia và phân phát cho
các đối tượng khác nhau, tổ chức quốc tế có thể cùng với quốc
gia dân tộc và các đối tượng khác chia sẻ lòng trung thành của
mọi người. Mọi người sẽ không trở nên mâu thuẫn bởi đồng
thời biểu thị lòng trung thành đối với quốc gia của họ và tổ
chức quốc tế. Chỉ có điều, lòng trung thành đối với quốc gia sẽ
có thể dần trở nên mờ nhạt, còn tổ chức quốc tế sẽ có thể giành
được ngày càng nhiều hơn sự trung thành. Điều này lại có
QUỐC GIA
82 V SIÊU QUỐC GIA

nghĩa là mọi người sẽ ngày càng dựa nhiều hơn vào phương
thức tổ chức quốc tế để suy ngẫm vấn đề, áp dụng hành động.
Sự khác biệt giữa chủ nghĩa công năng cũ và mới chủ yếu
là ở mức độ từ bỏ chính trị của chúng, tuy nhiên, xét về mặt đi
theo con đường công năng để thực hiện nhất thể hóa, bảo đảm
thay đổi hệ thống một cách hòa bình thì hai bên lại có sự tương
đồng. Mitrany chán ghét chính trị một cách triệt để, điều ông
cần phải đấu tranh lúc đó là một chủ trương khác về xây dựng
hòa bình sau chiến tranh, tức là chủ trương con đường mang
tính tổng thể của chủ nghĩa liên bang. Cách làm của chủ nghĩa
liên bang là chúng ta cùng ngồi lại, mọi người cùng chế định
một bộ hiến pháp mà tất cả đều có thể tuân thủ, tuy vất vả một
lần nhưng sau này có thể sẽ nhàn hạ mãi mãi trong giải quyết
vấn đề chiến tranh là thực sự không thể tiến hành được. Nhưng
trên thực tế, chủ nghĩa công năng gửi gắm hy vọng vào nhu cầu
thực tế của xã hội, do đó, con đường thực hiện liên kết dựa trên
nhu cầu của mọi người cũng rất khó thực hiện. Mục đích xuất
bản cuốn cẩm nang của Mitrany e rằng không phải để cho đông
đảo dân chúng xem, mà chủ yếu là đưa ra lời khuyên, sự tư vấn
cho chính trị gia của các nước suy ngẫm phương án kết thúc
chiến tranh trong hòa bình. Ví dụ, ông hy vọng tổ chức mang
tính công năng giống như liên minh vận tải đường biển được
thành lập giữa các nước đồng minh thời chiến sẽ không bao giờ
bị giải tán giống như sự việc đã diễn ra sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất. Cho nên, mặc dù đi theo con đường mang tính công
năng, cũng không thể gửi gắm hy vọng vào sự tự phát của xã
hội, mà nên do các chính phủ dẫn đầu đứng ra tiến hành đàm
phán, điều này là chắc chắn. Bởi vì, rốt cuộc nguyên tắc liên
quan các quốc gia lãnh thổ đã được xác lập trên 300 năm nay,
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 83

biên giới lãnh thổ đã chặt chẽ đến mức không thể một sớm một
chiều có thể loại bỏ được.
Cho nên, việc chủ nghĩa công năng mới phê bình cách làm
đem phân tách giữa quyền lực và phúc lợi của chủ nghĩa công
năng cũ cũng có đạo lý nhất định. Chỉ có điều, đối với chủ
nghĩa hiện thực, sự phân chia lĩnh vực giữa chính trị và phi
chính trị đó lại được biểu hiện với một hình thức khác (điều đó
chúng ta sẽ được thấy ở đoạn cuối của Chương này). Đồng thời,
khi phê bình chủ nghĩa công năng, Haas đã đi sang một lối cực
đoan khác. Mitrany cho rằng, xã hội loài người sinh ra vốn đã
hài hòa, nhất thể hóa công năng chỉ là sự khai quật, khám phá
ra những nhu cầu đã từng tồn tại, nhưng chưa hiển hiện mà
thôi. Haas cho rằng, bản chất của lợi ích vốn là xung đột, nhất
thể hóa chỉ là thủ đoạn nhằm thực hiện sự thỏa hiệp giữa các
lợi ích và dẫn dắt các bên theo đuổi lợi ích chung. Theo Haas,
con đường chủ nghĩa công năng không nhất định buộc phải có
nghĩa là phi chính trị, mà nó biểu thị tính có thể xác định của
nhiệm vụ, sự rõ ràng của mục đích và tính khả thi của kế
hoạch. Trên thực tế, chúng tôi cho rằng, trong bất cứ mối quan
hệ xã hội nào, cũng không có sự hài hòa hoàn toàn, cũng không
có xung đột tuyệt đối. Lợi ích có mặt chung, nhưng cũng có
một mặt bất đồng, thậm chí bài trừ lẫn nhau. Nhiệm vụ của
nhất thể hóa chính là cố gắng tối đa để mở rộng phần lợi ích
chung, khiến cho các lợi ích khác nhau chuyển hóa theo hướng
tìm kiếm lợi ích chung, khơi thông giữa các lợi ích xung đột lẫn
nhau, làm cho chúng không cản trở sự theo đuổi và thực hiện
lợi ích chung. Vì thế, quá nhấn mạnh sự phân hóa và xung đột
giữa các lợi ích sẽ không có lợi cho nhất thể hóa. Ngoài ra, quan
niệm của chủ nghĩa công năng cho rằng, giống như bất cứ thể
phức hợp nào, các hoạt động của xã hội; loài người có thể bị
QUỐC GIA
84 V SIÊU QUỐC GIA

chia tách thành những linh kiện cấu thành khác nhau, có thể
phân biệt rõ ràng về sau này cũng đã gặp phải thách thức rất
lớn, bởi vì trong hiện thực, nhiều lĩnh vực hoạt động trên thực
tế có mối liên hệ rất sâu với nhau. Cũng chính vì điều này sau
khi chủ nghĩa công năng đạt đến một trình độ nhất định, thì
vấn đề mang tính tổng thể tất nhiên sẽ được đưa vào chương
trình nghị sự, tính quan trọng của vấn đề đó tất nhiên sẽ ngày
càng nổi rõ, chứ không phải là như tưởng tượng, sau khi đã
hoàn thành nhất thể hóa trong tất cả các lĩnh vực mang tính
công năng khác rồi mới quay lại giải quyết vấn đề tổng thể.

2. Lý luận giao lưu


Một đặc điểm chung trong lý luận nhất thể hóa của chủ
nghĩa tự do chính là xem nhẹ vai trò của quốc gia trong tiến
trình nhất thể hóa. Mặc dù không phủ nhận vai trò quan trọng
của chính phủ nước thành viên trong tiến trình nhất thể hóa,
nhưng lý luận này cũng không cho rằng nhân tố quốc gia có
tính quan trọng ngang bằng với một số nhân tố siêu quốc gia
đó mà chủ nghĩa này đã nhấn mạnh. Quan điểm này của chủ
nghĩa tự do đã hình thành sự tương phản rõ ràng, sinh động
với lý luận nhất thể hóa của chủ nghĩa hiện thực. Chỉ có điều,
cùng trong mảnh đất của chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa giao lưu
(transactionism)29 đã hình thành một khung giải thích rất khác
với chủ nghĩa công năng cũ và mới. Chủ nghĩa công năng cũ và
mới đều nhấn mạnh vai trò quan trọng của tổ chức công năng
đối với nhất thể hóa, nhưng sau khi tiến hành hàng loạt các
khảo cứu đối với lịch sử, lý luận giao lưu rút ra kết luận: việc có
hay không có tổ chức công năng đều không hề quan trọng đối
với sự thành công của nhất thể hóa, điều quan trọng là sự tăng
cường giao lưu trong xã hội (bao gồm tầng nấc và phạm vi) và
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 85

bồi dưỡng ý thức cộng đồng giữa mọi người. Tuy kết luận này
có sự khác biệt rất lớn với quan điểm của chủ nghĩa công năng,
nhưng chính bởi vì trường phái lý luận này cũng hết sức nhấn
mạnh tác dụng của xã hội, vì thế, chúng tôi cũng quy nó vào
lĩnh vực của chủ nghĩa tự do.
Nhân vật đại diện của chủ nghĩa giao lưu là Karl Deutsch.
Cũng giống như Mitrany, ông cho rằng, gửi gắm hy vọng hòa
bình vào việc đưa ra một số quy phạm trừu tượng là không có
tác dụng, phương pháp hữu dụng hơn, thiết thực hơn là giữa
các đơn vị chính trị khác nhau phải học tập cách làm thế nào để
chung sống hòa bình, hơn nữa vấn đề này cần phải đặt vào
trong cộng đồng chính trị với phạm vi lớn hơn để xem xét.
Cộng đồng chính trị là “một tập đoàn xã hội có một trật tự kết
nối chính trị, một số cơ chế chấp hành, một số tập quán, thói
quen phục tùng phổ biến”. Cộng đồng chính trị không đủ sức
để loại trừ chiến tranh, ví dụ, nước Mỹ đã từng bùng nổ nội
chiến, nhưng quả thực có một số cộng đồng chính trị đã thực sự
được kỳ vọng có thể loại trừ được chiến tranh và khả năng xảy
ra chiến tranh trong biên giới của nó. Đây chính là nguyên nhân
vì sao chúng ta phải nghiên cứu về cộng đồng chính trị. Cũng
chính vì điều này, Deutsch đã tập trung vào cộng đồng an ninh
(security-community). “Cộng đồng an ninh là đoàn thể do một
nhóm người đã tham gia nhất thể hóa cấu thành. Nhất thể hóa
là chỉ việc thực hiện “ý thức cộng đồng chung”, cơ chế và thực
tiễn đã được “thay đổi một cách hòa bình”, trên một phạm vi
lãnh thổ nhất định, diễn ra giữa các cư dân của cộng đồng, đã
thực hiện trong một thời gian tương đối dài, được truyền bá
nhanh chóng. Ý thức cộng đồng là một loại niềm tin mà các cá
thể trong một tập đoàn cùng biểu hiện ra. Niềm tin đó cho
rằng, chí ít giữa họ cũng đã đạt được nhận thức chung về điểm
QUỐC GIA
86 V SIÊU QUỐC GIA

sau: vấn đề xã hội của cộng đồng cần phải được, hơn nữa có thể
thông qua tiến trình “thay đổi một cách hòa bình” để giải
quyết. “Thay đổi một cách hòa bình” chỉ các vấn đề xã hội
thường được giải quyết thông qua trình tự chế độ hóa chứ
không phải là dùng vũ lực với quy mô lớn. Như vậy, cộng
đồng an ninh chính là cộng đồng có thể bảo đảm các thành viên
cộng đồng không thông qua đấu tranh vũ lực mà mong muốn
dùng phương thức khác để giải quyết tranh chấp”30.
Sau khi đưa ra định nghĩa như trên, vấn đề mấu chốt tiếp
theo chính là làm thế nào để thực hiện mục tiêu chung là cộng
đồng an ninh đó, hay nói cách khác, cũng có nghĩa là, thành viên
trong cộng đồng làm thế nào để thực hiện nhất thể hóa. Deutsch
phân cộng đồng an ninh thành hai loại: hợp nhất (amalgamated)
và đa nguyên (pluralistic). “Sự hợp nhất (amalgamation) là chỉ hai
hoặc nhiều hơn các đơn vị chính trị vốn độc lập nay chính thức
liên hợp thành một đơn vị lớn hơn, sau khi hợp nhất sẽ hình
thành một chính phủ chung nào đó. Chính phủ chung đó có thể là
chế độ đơn nhất, cũng có thể là chế độ liên bang... Ngược lại, cộng
đồng đa nguyên lại duy trì sự độc lập về mặt pháp luật của mỗi
chính phủ”31. Sự thiết lập của hai loại cộng đồng an ninh nói trên
chính là hai con đường của nhất thể hóa. Nhất thể hóa theo cách
hợp nhất trên thực tế chính là nhất thể hóa quốc gia mà chúng ta
đã đề cập ở Chương 1, còn nhất thể hóa theo lối đa nguyên chính
là nhất thể hóa quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, Deutsch chỉ ra rằng, nhất thể hóa và hợp nhất
dù có chỗ trùng lặp, nhưng chúng lại hoàn toàn khác biệt.
Trong lịch sử, các phong trào thống nhất đều muốn thực hiện
cả hai mục tiêu này, nhưng ở những giai đoạn khác nhau, họ có
thể có ưu tiên một cái trong đó. Chỉ có điều, đối với người lãnh
đạo của phong trào thống nhất, việc áp dụng biện pháp mơ hồ
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 87

là nhằm để trục lợi, vì thế họ khuyến khích dùng những từ có


nghĩa rộng hơn như kiểu liên minh (union). Điểm này được
phản ánh rõ ràng trong sự lựa chọn dùng từ để miêu tả về tính
chất, trạng thái của một cộng đồng châu Âu nhất thể hóa nêu
trong “Điều ước Masstricht” mà chúng ta đã nói ở phần trước.
Sự lựa chọn một từ mang nghĩa chung chung như “liên minh”
đã bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên, hơn nữa, đối với mỗi
người khác nhau thì từ trên lại có ý nghĩa khác nhau. Đối với
nhất thể hóa châu Âu, từ “liên minh” vừa đáp ứng một phần
nhu cầu của những người theo chủ nghĩa liên bang, chủ nghĩa
siêu quốc gia, lại vừa có thể loại bỏ mối lo ngại của những
người theo chủ nghĩa liên chính phủ và chủ nghĩa quốc gia về
sự tăng trưởng của một lực lượng có sức mạnh đồ sộ như EU.
Cụ thể, quan hệ tổ hợp của hợp nhất và nhất thể hóa được thể
hiện như Hình 2.1.
Chưa hợp nhất Hợp nhất
hợp nhất

Cộng đồng an ninh đa Cộng đồng an ninh hợp


Nhất thể hóa nguyên nhất
Ví dụ: Na Uy và Thụy Ví dụ: Nước Mỹ hiện nay
Điển hiện nay
của

Ngưỡng cửa nhất thể hóa


Ngưỡng cửa

Chưa hợp nhất, không Đã hợp nhất, nhưng không


Chưa nhất thể hóa phải cộng đồng an ninh phải cộng đồng an ninh
Ví dụ: Nước Mỹ và Ví dụ: Đế quốc Habsburg
Liên Xô năm 1914

Hình 2.1: Tổ hợp liên hệ của hợp nhất và nhất thể hóa
Nguồn: Karl W. Deutsch, et al.: Political Community and the North
Atlantic Area - International Organization in the Light of History Experience,
Princeton University Press, 1957, p.7.
QUỐC GIA
88 V SIÊU QUỐC GIA

Quan điểm chung đều cho rằng, nhất thể hóa theo kiểu đa
nguyên còn dễ thực hiện hơn so với nhất thể hóa kiểu hợp
nhất. Vậy thì, trên con đường xây dựng cộng đồng an ninh
đa nguyên, mắt xích nào là quan trọng nhất? Deutsch đã
đưa ra một đoạn suy luận như sau: cơ chế siêu quốc gia
(supranational) hoặc quốc tế (international) được coi là cơ cấu
chấp hành ý chí chung. Nếu vậy chúng ta đã đối mặt với khó
khăn vốn đã giày vò con người từ thời xa xưa: ai kiểm soát cảnh
sát? Chúng ta có thể bảo đảm các điều ước tham gia một cách
tự do sẽ được chấp hành một cách đáng tin cậy hoặc được thay
đổi một cách hòa bình hay không? Cũng có nghĩa là, khi cả ba
vai trò người hoạch định, người chấp hành và người giám sát
của điều ước thống nhất nằm trong một thực thể duy nhất, vậy
thì ai có thể thực sự giám sát xem điều ước liệu có được chấp
hành thực sự hay không. “Mọi người đều biết rằng, sự tồn tại
của cơ chế chính trị là nhằm để đạt được các quyết định quốc
tế, mà những quyết định đó sau khi đạt được lại thường không
được chấp hành hoàn toàn. Cũng như vậy, cơ chế tư pháp cũng
tồn tại, mục đích là nhằm tránh không để sử dụng vũ lực giải
quyết các tranh chấp quốc tế. Nhưng quốc gia lại không thể bị
cưỡng chế đem đến trước pháp đình, cũng không thể ép buộc
nó chấp nhận các ràng buộc do tòa án phán quyết. Cũng với lý
lẽ như vậy, việc chấp hành hoặc phục tùng cũng có thể được
thực hiện tạm thời trong điều kiện không tự nguyện, ví dụ,
trong tình hình một nước nhỏ yếu đứng trước áp lực của một
cường quốc, điều trên có thể xảy ra. Nhưng nếu như không có
sự chấp nhận đáng tin cậy của đại đa số mọi người, vậy thì sự
phục tùng là hoàn toàn vô hiệu hoặc chỉ mang tính chất tạm
thời”32. Tóm lại, Deutsch đã nhấn mạnh sự phục tùng từ trong
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 89

ra ngoài, xuất phát từ nhu cầu đích thực chứ không hy vọng sự
phục tùng này là do bị ép buộc, cưỡng chế. “Như vậy, tình
trạng phục tùng đã ngầm thiết kế trước sự tán đồng phổ biến
về vấn đề nào đó. Vấn đề đó có thể là nội dung thực chất cần
phải tuân thủ của một sự việc, cũng có thể chỉ là tính hợp pháp
của người chấp hành, hoặc thậm chí cũng có thể chỉ là tính
chính đáng của một trình tự đã áp dụng. Một khi mọi người đã
đồng ý nhất trí về ý nghĩa của một chế độ xã hội nào đó đối với
việc chấp hành ý chí chung, hơn nữa nhận thức đó cũng đã
tương đối ổn định, vậy thì, chế độ đó đã giành được sự ủng hộ
đáng tin cậy; vấn đề của cảnh sát đã được giải quyết một cách
có hiệu quả. Chế độ đó - có thể chính là điều then chốt nhất
trong mọi vấn đề - đã đại diện cho sức mạnh được tập hợp lại
dưới danh nghĩa của cộng đồng. Diễn đạt theo lời của chúng
tôi, một thứ ý thức cộng đồng đã phát triển đến một trình độ
hết sức cao, có lẽ cao đến mức đủ để cho rằng đã đạt tới mức
nhất thể hóa”33.
Mọi cố gắng của Deutsch chỉ là để thuyết minh tính
quan trọng của ý thức cộng đồng đối với nhất thể hóa. Mắt
xích quan trọng nhất trong tiến trình nhất thể hóa chính là
bồi dưỡng ý thức cộng đồng đó. Không có sự ủng hộ ở tầng
nấc cơ sở là ý thức đó thì tất cả việc xây dựng chế độ nói trên
đều là uổng công. Chế độ và sự ra đời chế độ - một quyết
định nào đó - đều có thể bị vi phạm, cho dù do có sự mất cân
bằng trong phân phối lực lượng, bên yếu thế không thể
không tuân thủ thì sự tuân thủ đó cũng chỉ là tạm thời,
không phải là rất hiệu quả. Một chế độ có ý thức cộng đồng
làm cơ sở sẽ có thể trở thành then chốt của toàn bộ phong
trào nhất thể hóa.
QUỐC GIA
90 V SIÊU QUỐC GIA

Nói một cách cụ thể, Deutsch cho rằng, có hai hoặc ba điều
kiện rất quan trọng đối với nhất thể hóa theo cách thức đa
nguyên34: “Thứ nhất là tính thích hợp và bao dung lẫn nhau
giữa các giá trị chủ yếu liên quan tới quyết sách chính trị. Thứ
hai là đơn vị chính trị hoặc chính phủ tham gia nhất thể hóa
đưa ra năng lực phản ứng một cách nhanh chóng và đầy đủ,
không sử dụng vũ lực đối với nhu cầu, thông tin và hành vi của
nhau. Thứ ba có lẽ là “tính có thể dự báo lẫn nhau trong hành
vi”35. Trong tiến trình cụ thể, việc tồn tại một trung tâm lớn
mạnh (a strong core) là rất quan trọng đối với nhất thể hóa, bởi
vì, trung tâm này sẽ cung cấp “một số tập quán, thói quen hành
vi chính trị đặc biệt do cá thể biểu hiện ra và cả một số truyền
thống và chế độ đặc biệt do đoàn thể xã hội và đơn vị chính trị
biểu hiện ra” rất đáng để nhân dân, đoàn thể, đơn vị chính trị
khác học tập. Quá trình học tập đó chính là quá trình sáng tạo
của ý thức cộng đồng. Trung tâm này cũng có thể cung cấp
năng lực nhất thể hóa trong lĩnh vực hành động cả về mặt
chính trị, quản lý, đời sống kinh tế, phát triển xã hội và văn
hóa36. Đối với một sự nhất thể hóa thành công, trung tâm lớn
mạnh đó tốt nhất còn cần phải có năng lực cảm ứng tương đối
cao (responsiveness), cũng chính là năng lực có thể đưa ra phản
ứng hữu hiệu một cách nhanh chóng và đầy đủ đối với nhu cầu
và thông tin của đơn vị khác đã được đề cập tới ở trên. Ngoài
ra, năng lực (capability) và trách nhiệm gánh vác (load) cũng là
một cặp khái niệm quan trọng trong phân tích tiến trình nhất
thể hóa. Năng lực nhất thể hóa gồm có hai loại: “một là năng
lượng (capacity) mà đơn vị chính trị áp dụng hành động, bao
gồm những loại như quy mô, sức mạnh, sức mạnh kinh tế, hiệu
suất hành chính của nó. Một loại khác là năng lực (ability) mà
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 91

đơn vị kiểm soát hành vi của bản thân nó, điều chỉnh lại sức
chú ý của nó... Năng lực thứ nhất - tức những năng lượng liên
quan với hành động và khả năng khắc phục những trở ngại bên
ngoài - có liên quan mật thiết với quyền lực (power) mà chúng
ta thường nói. Loại thứ hai có liên hệ chặt chẽ với khả năng cảm
nhận, điều chỉnh mà chúng ta đã đưa ra”. Gánh vác có rất
nhiều loại, bao gồm loại hữu hình như “sự gánh vác quân sự
hoặc tài chính, sự tiêu hao nhân lực hoặc của cải; gánh vác sự
mạo hiểm khi đưa ra cam kết chính trị hoặc quân sự; cái giá
phải trả khi điều chỉnh xã hội và kinh tế như thiết lập liên minh
thuế quan; những gánh vác vật chất tương tự khác”, loại vô
hình như “sự gánh vác về thể hiện năng lực hoạch định chính
sách, xử lý thông tin, chú ý quan tâm đến quan chức hành
chính, tinh anh chính trị, cơ quan lập pháp và đại đa số cử tri”.
Năng lực và gánh vác là một cặp vấn đề cùng tồn tại tất nhiên,
đi đôi với nhau trong tiến trình nhất thể hóa. “Vì thế, thành
công hoặc thất bại của hợp nhất phần lớn được quyết định ở
mối quan hệ có sự thay đổi mau chóng giữa hai nhân tố là tỷ lệ
tăng trưởng của yêu cầu và gánh vác đối với chính quyền
Trung ương và trình độ tăng trưởng năng lực của cơ chế chính
thành lập bởi cộng đồng chính trị đã hợp nhất - trong một số ví
dụ, sự tăng trưởng đó lại không đầy đủ”37. Sự nhất thể hóa
thành công đương nhiên yêu cầu tốc độ tăng trưởng của năng
lực phải vượt qua tốc độ tăng trưởng của gánh vác, chí ít không
để tốc độ tăng trưởng của gánh vác vượt qua tốc độ tăng
trưởng của năng lực.
Ở trên chúng tôi đã trình bày, Deutsch cho rằng, con đường
hiệu quả nhất thúc đẩy nhất thể hóa chính là kết nối
(communication) và giao lưu (transaction). Ý thức cộng đồng
QUỐC GIA
92 V SIÊU QUỐC GIA

được bồi dưỡng lên chính là từ sự tăng trưởng không ngừng


của kết nối. Cùng với sự tăng trưởng của kết nối, mọi người ở
các khu vực khác nhau trở nên ngày càng có cảm giác tương
đồng và trung thành, trở nên ngày càng “chúng ta cảm thấy”
(We feel) - tức là có sự gắn kết với cộng đồng hơn, họ tin tưởng
lẫn nhau và suy nghĩ cho đối phương, ngày càng thu hẹp hơn
phạm vi về quan niệm và lợi ích của mình. Xét riêng về mặt
hành vi, hành vi của họ ngày càng có thể được dự báo đúng
đắn và có thể hợp tác... Giao lưu ra đời cùng với sự phát sinh
hành vi kết nối, rất nhiều khi, từ “giao lưu” chính là một loại
hình thức biểu đạt khác dạng “vật hóa” của từ “kết nối”. Sau
này, căn cứ theo biên giới cộng đồng, Donald Puchala phân
giao lưu thành hai loại: một là giao lưu quốc tế, bao gồm giao
lưu trên các mặt như xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, loại giao
lưu này sau khi đạt đến mức độ tương đối cao sẽ cấu thành các
chỉ tiêu của cộng đồng quốc tế; hai là “sự không ăn khớp ngày
càng nổi trội thể hiện trong giao lưu giữa một thành viên cộng
đồng mới trỗi dậy và “người bên ngoài” phạm vi của nó”. Đây
là một chỉ tiêu khác khi xem xét sự hình thành cộng đồng từ
bên ngoài38.
Sự thúc đẩy của nhất thể hóa theo Haas là một quá trình
lan tỏa, còn theo Deutsch lại được gọi là mở rộng (spread). Lan
tỏa là sự thẩm thấu từ một bộ phận này sang bộ phận khác, còn
mở rộng là quá trình những người, đoàn thể hoặc giai tầng vốn
không hứng thú với nhất thể hóa bắt đầu chịu ảnh hưởng, sau
đó bị cuốn vào nhất thể hóa. Động cơ thúc giục họ chuyển đổi
là thông qua các tổ chức nhất thể hóa thành công, họ giành
được một số lợi ích trong công việc khu vực của họ. Đối với họ,
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 93

những sự thu lợi đó không thể được cung cấp bởi chế độ chính
trị hiện có39.
Lý luận giao lưu của Deutsch đã phá vỡ truyền thống trong
nghiên cứu chính trị học vốn coi quốc gia và quyền lực của nó
là trung tâm. Cũng theo lý luận này biến đổi xã hội đã giành
được địa vị đáng lưu ý, trở thành tiêu điểm quan tâm của học
thuật. Nhưng lý luận của Deutsch chí ít còn tồn tại những mạo
hiểm lớn sau: thứ nhất, nhất thể hóa được coi là một trạng thái
xây dựng thành công cộng đồng an ninh. Cơ sở thúc đẩy xây
dựng thành công cộng đồng an ninh này là ý thức cộng đồng
được bồi dưỡng, hình thành thông qua giao lưu. Như vậy, ý
thức cộng đồng và nhất thể hóa trở thành hai khái niệm khó
phân biệt. Nếu như chúng ta coi nhất thể hóa là một quá trình,
vậy thì, một vòng luẩn quẩn vốn tồn tại từ xưa tới nay lại xuất
hiện: cuối cùng là gà đẻ ra trứng hay là trứng sinh ra gà? Nhất
thể hóa đã thúc đẩy việc bồi dưỡng ý thức cộng đồng, hay là ý
thức cộng đồng đã dẫn đến nhất thể hóa? Hoặc là hai điều được
đề cập ở trên chính là một thứ, chỉ là thay đổi cách nói mà thôi?
Thứ hai, một vấn đề khác có liên hệ chặt chẽ với một vấn đề ở
phía trước là tính mơ hồ mà bản thân khái niệm giao lưu đã bao
hàm. Giao lưu là một từ dùng miêu tả tiến trình khách quan,
còn nhất thể hóa ở một mức độ nhất định lại đã bao hàm sự
phán đoán. Vậy thì, khi chúng ta muốn xác lập một sự tính
tương quan giữa hai khái niệm đó, chúng ta làm thế nào để có
thể xác lập tiêu chuẩn đây? Sự giao lưu hoặc ít hoặc nhiều đều
tồn tại giữa đại đa số các đơn vị chính trị. Khi chúng ta nói sự
giao lưu đó đã mang ý nghĩa nhất thể hóa, vậy chúng ta so sánh
với sự giao lưu trong lịch sử, hay là so sánh với sự giao lưu ở
các khu vực khác? Thứ ba, cho dù Deutsch đoán định rằng cơ
QUỐC GIA
94 V SIÊU QUỐC GIA

chế là không quan trọng trong quá trình nhất thể hóa, nhưng để
chấp hành nhiệm vụ chung nào đó, thì rõ ràng là cần phải có
một cơ chế nhất định. Nhưng vấn đề khiến mọi người lúng
túng là, rút cục, các mối quan hệ tác dụng lẫn nhau một cách
không chính thức làm thế nào để dẫn đến sự thiết lập của cơ
chế chính thức? Sự biến đổi của tâm lý xã hội (xét cả ở hai tầng
nấc giới tinh anh chính trị và quần chúng nhân dân) làm thế
nào để sản sinh hành động quyền uy? Một vấn đề cuối cùng,
cũng là vấn đề mang tính chí mạng là: giả thiết mà Deutsch đưa
ra về sự tăng lên trong giao lưu của mọi người tất sẽ dẫn đến sự
biến đổi của nhận thức lại không nhất định có thể thành lập.
Trong lịch sử, hoàn toàn có thể tìm thấy ví dụ ngược lại như
vậy, mấu chốt là xem bạn lấy hay bỏ như thế nào đối với tư liệu
lịch sử, định nghĩa vấn đề ra sao mà thôi.
Deutsch không có cách nào để dùng sự miêu tả chính xác
mà lý luận trên yêu cầu để giải quyết vấn đề này, vì thế, ông chỉ
có thể dùng sự tỉ dụ, so sánh ví von như thông qua các khái
niệm “ngưỡng cửa” (threshold) và “cất cánh” (take-off) để bù
đắp cho sự thiếu hụt trên của lý luận. “Việc hình thành một
cộng đồng an ninh cũng giống như việc bước qua ngưỡng cửa
nào đó, từ một trạng thái mà cuộc chiến tranh giữa đơn vị chính
trị vẫn có thể bùng nổ và họ đang chuẩn bị cho nó đến một
trạng thái chiến tranh không thể bùng nổ, mà vì thế cũng không
cần chuẩn bị cho chiến tranh, đó chính là sự bước qua ngưỡng
cửa nói trên. Sự thiết lập của cộng đồng an ninh, chúng ta gọi
nó là nhất thể hóa”. Đương nhiên, Deutsch chỉ ra rằng, việc
bước qua ngưỡng cửa này là một khu vực chuyển đổi tương
đối rộng rãi, hơn nữa, số lần bước qua cũng có thể là nhiều lần
mà không phải một lần40. Có điều, sự so sánh nói trên vẫn
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 95

không thể miêu tả kỹ về giờ phút thực hiện sự nhất thể hóa đó,
vì thế, Deutsch lại dùng “cất cánh” làm tỉ dụ. Ý nghĩa trực tiếp
của “cất cánh” là: “khi máy bay tăng tốc trên đường băng, bánh
của nó dần mất đi sự tiếp xúc với mặt đất; từ lăn bánh đã biến
thành cất cánh, sự thay đổi về lượng của tốc độ đã trở thành
một loại biến đổi của trạng thái vận động... Khi nghiên cứu
phong trào chính trị dẫn đến nhất thể hóa, chúng ta có thể nói
có một giai đoạn tương tự như cất cánh. Trong giai đoạn đó, sự
biến đổi nhỏ, phân tán, vô lực đã hội tụ thành sự biến đổi lớn
hơn, điều hòa hơn thể hiện rõ rệt sức mạnh ủng hộ ở phía sau.
Trước khi cất cánh, nhất thể hóa chính trị có thể là công việc của
các nhà lý luận, nhà văn, một số nhà chính trị hoặc một bộ phận
nhỏ tập đoàn áp lực. Sau khi cất cánh, nhất thể hóa chính là
công việc của các phong trào chính trị rộng rãi, các chính phủ
hoặc tập đoàn lợi ích chủ yếu. Thông thường, đây là công việc
thuyết phục và đưa ra phản ứng đối với lực lượng quần chúng
ít nhiều đã được tổ chức lại, hoặc có thể đây cũng là công việc
thuyết phục một cách có tổ chức của đại đa số tinh anh chính trị
khác, cũng có thể là việc giữa các giai tầng chính trị trong hệ
thống chính trị hiện thời. Trước khi cất cánh, kiến nghị thực
hiện nhất thể hóa là công việc của lý luận; sau khi cất cánh, nó
chính là một loại sức mạnh chính trị... Khi có ít nhất một tập
đoàn xã hội/chính trị hoặc cơ chế chính trị chủ yếu nào đó đã
cam kết thực hiện sự nghiệp nhất thể hóa, thì chúng ta có thể
nói sự cất cánh đã xảy ra rồi”41.
Cho dù, Deutsch có mất nhiều công sức như thế nào trong
việc so sánh ví von, thì tính mơ hồ trong lý luận của ông cũng
vẫn rất khó có thể bị loại trừ. Nhìn bề ngoài, đúng như chúng
tôi đã đề cập ở mục II của Chương 1 khi dùng nó làm ví dụ,
QUỐC GIA
96 V SIÊU QUỐC GIA

mối quan hệ được thiết lập giữa sự phân chia của biến lượng và
việc xác định biến lượng trở nên tương đối rõ ràng. Nhưng nếu
như phân tích tỉ mỉ đối với nó, thì sẽ phát hiện ra rằng rất khó
thực hiện sự phân biệt một cách rõ ràng giữa một số biến
lượng, quan hệ nhân quả giữa các biến lượng cũng khó mà bóc
tách ra được hoàn hảo. Phần lớn nguyên nhân dẫn tới điều này
là do Haas đã định nghĩa nhất thể hóa là một trạng thái, vì thế
có lúc phải dùng chính nó để gọi tên sự hỗn loạn do tiến trình
phát triển của nhất thể hóa dẫn tới. Nếu như nhất thể hóa chỉ
một loại trạng thái, vậy thì Deutsch lại không phát minh ra một
thuật ngữ có thể dùng để gọi tên quá trình này. Như vậy,
những khái niệm xuất hiện trong quá trình như giao lưu, ý thức
cộng đồng, mở rộng, cất cánh sẽ thiếu một lôgích nội tại để có
thể xâu chuỗi chúng lại với nhau. Nếu nhất thể hóa chỉ một loại
quá trình, vậy thì, nó sẽ trùng lặp với các khái niệm như giao
lưu và một số khái niệm phái sinh cùng nó như sự phát triển
của ý thức cộng đồng, từ đó dẫn đến sự lúng túng cái gì sinh ra
cái gì mà chúng ta đã đề cập ở trên.
Cho nên Taylor cho rằng, toàn bộ trường phái kết nối, bao
gồm cả lý luận giao lưu, nếu như muốn coi chúng là lý luận,
vậy thì chúng chỉ có thể đứng vững theo một loại ý nghĩa hết
sức lỏng lẻo và hữu hạn42. Chỉ có điều, không còn nghi ngờ gì
nữa, lý luận nhất thể hóa trong trường phái giao lưu của
Deutsch và sự giải thích nhận thức (cognition) sau này đối với
nhất thể hóa đã có mối quan hệ nguồn gốc rõ ràng, chỉ là lý
luận kết nối và giao lưu đã không nhấn mạnh ý thức xã hội tới
mức đưa nó lên vị trí bản vị, trung tâm trong lý luận của mình
mà thôi. Theo Deutsch, ý thức xã hội là biến lượng động trong
sự biến đổi của giao lưu, còn quan niệm, quy phạm, lý giải của
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 97

ý thức xã hội theo quan điểm của trường phái nhận thức lại trở
thành biến lượng độc lập, nó biến thành nội dung của bản vị.
Ngoài ra, nội dung cụ thể của giao lưu, sau này đã trở thành cơ
sở tham khảo và chỗ dựa lý luận quan trọng để thiết kế vấn đề
trong các phiếu hỏi điều tra xã hội về nhất thể hóa.

3. Sự phụ thuộc lẫn nhau và cơ chế quốc tế


Do sự thành công trong thực tiễn thời kỳ đầu triển khai,
chủ nghĩa công năng mới đã giành được sự tán đồng rộng rãi.
Như chúng ta đã đề cập ở trên, nó hầu như đã trở thành phiên
bản lý luận quyền uy nhất để giải thích về nhất thể hóa châu
Âu. Tuy nhiên, Kế hoạch Ple'ven (the Ple'ven plan) nhằm xây
dựng cộng đồng quân sự và chính trị cùng hai kế hoạch
Fouchet (the Fouchet plans) có mục tiêu thiết lập một liên minh
quốc gia về chính sách ngoại giao và quân sự chung đã lần lượt
thất bại vào các năm 1954, 196243. Nhưng điều đó lại không ảnh
hưởng đến tiếng tăm của chủ nghĩa công năng mới, bởi vì sự
thất bại đó được giải thích là do đã đụng chạm một cách quá
dã tâm và quá trực tiếp đến vấn đề chủ quyền quốc gia, không
phù hợp với chủ trương bắt tay dần từ vấn đề mang tính kỹ
thuật và quản lý, dần hoàn thành việc đánh vòng, bao vây sau
lưng đối với chủ quyền quốc gia mà chủ nghĩa công năng đề
xướng. Đồng thời, nhất thể hóa trong lĩnh vực kinh tế lại đã
giành được hết thắng lợi này tới thắng lợi khác, từ Cộng đồng
Than - Thép đến Cộng đồng Năng lượng nguyên tử và Cộng
đồng Kinh tế châu Âu, mục tiêu và kế hoạch thành lập liên
minh thuế quan và thị trường chung đã được đưa vào
chương trình nghị sự. Nhưng, thách thức do De Gaulle đưa
ra đối với thế lực theo chủ nghĩa liên bang trong cộng đồng
QUỐC GIA
98 V SIÊU QUỐC GIA

vào thập niên 60 thế kỷ XX và việc sau khi hoàn thành bước
thứ nhất của kế hoạch cộng đồng kinh tế châu Âu, nhất thể hóa
kinh tế sau đó lại dậm chân tại chỗ không tiến lên được do sự
đình trệ kinh tế gây nên bởi khủng hoảng nguồn năng lượng và
kinh tế trong thập niên 70 thế kỷ XX,... đã được coi là những
đòn tấn công dường như mang tính hủy diệt đối với chủ nghĩa
công năng mới.
De Gaulle tái xuất vào năm 1958. Mấy năm sau khi xuất
hiện trở lại, ông bận bịu với việc giải quyết vấn đề trong nước
và kết thúc chiến tranh Angiêri. Sau khi hoàn thành những mục
tiêu trên vào năm 1962, ông đã chuyển sự chú ý sang xây dựng
Cộng đồng chung châu Âu. Năm 1963, trong một lần họp báo,
ông đột nhiên tuyên bố, ông chuẩn bị phủ quyết đơn xin gia
nhập Cộng đồng chung châu Âu của Anh. Trước khi diễn ra
điều này ông chưa hề thương lượng với các đối tác khác trong
cộng đồng, mà khi đó, đàm phán giữa cộng đồng và nước Anh
trên thực tế đã tiến hành gần ổn thỏa rồi. Sau đó, trong chính
sách nông nghiệp chung, nước Pháp và các nước khác trong
cộng đồng đã có bất đồng ý kiến nghiêm trọng. De Gaulle cảm
thấy lo lắng sâu sắc đối với việc từng bước mở rộng theo
phương thức biểu quyết thiểu số phục tùng đa số trong hội
đồng. Vì thế, ngày 01 tháng 7 năm 1965, nước Pháp đã triệu
hồi các quan chức của mình thường trú tại cộng đồng và ngăn
cấm các quan chức khác tham gia công việc của các ủy ban và
nhóm công tác thuộc Cộng đồng chung châu Âu. Đây chính là
cuộc “khủng hoảng ghế trống” (empty chair crisis) nổi tiếng
trong lịch sử cộng đồng. Kết quả của cuộc khủng hoảng trên là
“Thỏa thuận Lucxembourg” (the Lucxembourg Compromise)
đạt được giữa Pháp và 5 nước thành viên khác vào tháng 01
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 99

năm 1966. Văn kiện này đã nhắc lại rằng, bất đồng giữa các
nước thành viên không nên ảnh hưởng đến tinh thần vận hành
thông thường của cộng đồng, đồng thời cũng đã chấp nhận
khái niệm “lợi ích liên quan sống còn” mà đại diện nước Pháp
kiên trì bảo vệ: “trong tình hình căn cứ vào kiến nghị của ủy
ban, đa số thành viên trong cộng đồng có thể thống nhất đưa
ra quyết định; nếu như lợi ích hết sức quan trọng của một
hoặc một vài đối tác chịu ảnh hưởng, thì thành viên của Ủy
ban trong thời gian hợp lý, căn cứ vào điều hai của Điều ước
là tôn trọng lợi ích của các nước thành viên, cộng đồng sẽ cố
gắng đưa ra quyết nghị mà tất cả thành viên hội đồng đều có
thể thông qua”44.
Thỏa thuận Lucxembourg được coi là thắng lợi của chủ
nghĩa quốc gia trung tâm (State-centrism - lấy quốc gia làm
trung tâm) đối với chủ nghĩa siêu quốc gia (Supranationalism).
Thách thức mà De Gaulle đưa ra cho thấy sức sống ngoan
cường của quốc gia dân tộc và chủ nghĩa dân tộc. Cái mà chủ
nghĩa công năng mới dự báo trước đây, cùng với việc cộng
đồng chung ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cộng đồng,
sự trung thành của mọi người sẽ dần chuyển dịch từ dành cho
quốc gia dân tộc sang tổ chức siêu quốc gia, sự trung thành mà
quốc gia dân tộc thu hút được sẽ ngày càng phai nhạt, tới thời
điểm đó vẫn còn chưa xuất hiện. Hơn nữa, năm 1965, Cộng
đồng chung châu Âu ra quyết định hợp nhất làm một ba cơ
quan chấp hành của cộng đồng. Như vậy, cơ cấu cao cấp (the
High Authority) của Cộng đồng Than - Thép, đồng thời là điển
hình của cơ chế siêu quốc gia đã không còn tồn tại, Ủy ban châu
Âu ra đời thay thế cho nó chịu tương đối nhiều sự kiềm chế của
chính phủ các nước thành viên. Jean Monnet, người đảm nhận
QUỐC GIA
100 V SIÊU QUỐC GIA

chức Chủ tịch khóa I của cơ quan cao cấp đã phát biểu trong
diễn văn nhậm chức của mình là “cơ quan cao nhất sẽ chịu
trách nhiệm đối với Nghị viện châu Âu, cơ quan chủ quyền lớn
nhất..., chứ không phải là đối với các quốc gia dân tộc”45, nhưng
Ủy ban châu Âu lại không có đủ điều kiện để đưa ra những
tuyên bố như vậy. Về điều này, Haas tỏ ra tương đối nhụt trí.
Trong lời tựa của tác giả được thêm vào trong cuốn sách Liên
hợp của châu Âu: chính trị, xã hội và sức mạnh kinh tế (1950-1957)
tái bản năm 1968, ông nói: “Tóm lại, sau 10 năm kể từ khi hoàn
thành công việc nghiên cứu, các tiến trình loại lan tỏa và điều
chỉnh thích hợp vẫn chưa thể dẫn đến một châu Âu thống nhất
về chính trị. Lý luận này đã dự báo tương đối chính xác về
hành vi của chế độ và tập đoàn, nhưng hành vi đó lại chưa thể
dẫn đến kết quả nhất thể hóa chính trị như đã mong muốn. Vậy
sai lầm ở đâu? Để rút kinh nghiệm sau khi sự việc đã diễn ra,
thông qua nghiên cứu so sánh nhất thể hóa, và cả bài học mà
tướng quân De Gaulle lên lớp cho chúng ta, hiện nay tôi phát
hiện ra rằng, lý luận chủ nghĩa công năng bởi vì chưa có sự coi
trọng đầy đủ đối với bốn phương diện sau nên đã xảy ra sai
lầm: (1) Lý luận công năng đã xem nhẹ sự phân biệt quan trọng
giữa các biến lượng bối cảnh (background variable), như những
điều thường đề cập đến trong nghiên cứu khu vực, tính chất
khác biệt, điều kiện, sự hy vọng chiếm thế thượng phong khi
thiết lập liên minh và cả khát vọng cũng như hy vọng mới được
phát triển thêm sau khi đã trải qua sự phát triển thời kỳ đầu…;
(2) Lý luận của thời kỳ đầu, vô tình hay hữu ý đã giả thiết rằng
ý thức hệ kết thúc sự tồn tại của những điều kiện đó. Vì thế,
trong điều kiện chưa trải qua sự kiểm nghiệm của thực tiễn, sự
ảnh hưởng mang tính điều kiện của chủ nghĩa dân tộc đã bị loại
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 101

trừ ra khỏi phạm vi tồn tại…; (3) Lý luận công năng cũng đã
xem nhẹ sự phân tích đối với tình hình thế giới hoặc môi
trường bên ngoài mà nhất thể hóa phát sinh, hoặc cho dù có đi
chăng nữa cũng chỉ là phân tích một cách hết sức qua loa, vội
vàng…; (4) Cuối cùng, lý luận chủ nghĩa công năng được đề
cập trong cuốn sách này chưa thể bàn đến sự biến đổi trên quy
mô lớn của xã hội và chính trị châu Âu trên thực tế, những điều
diễn ra đồng thời, tự phát với tiến trình nhất thể hóa... Hàng
loạt sự biến đổi lớn của các tổ chức kinh tế và xã hội rất ít chịu
sự ảnh hưởng của tiến trình nhất thể hóa, nhưng sức mạnh của
nhất thể hóa lại phụ thuộc rất lớn vào những biến đổi đó”46.
Sự nản lòng nhụt chí của Haas đối với lý luận của mình
phần lớn là do ông muốn áp đặt cho mọi người khái niệm lan
tỏa tiến thẳng lên, thúc đẩy dần từng bước mà không thể bị
dừng lại. Năm 1966, lần đầu tiên Leon N. Lindberg thảo luận về
việc tiến trình nhất thể hóa cũng có thể sẽ ngăn chặn sự nhất
thể hóa tiến thêm hơn nữa, đặc biệt là khi nhất thể hóa đụng
chạm đến quyền năng của chính quyền, các vấn đề chính trị
giữa các quốc gia thì nhất thể hóa có thể trở thành nguồn gốc
căng thẳng giữa các quốc gia. Ở phần sau chúng ta sẽ nhìn thấy
rằng, quan điểm nói trên chắc chắn chịu ảnh hưởng của chủ
nghĩa liên chính phủ. Năm 1970, trong cuốn sách Chính thể có
khả năng xuất hiện của châu Âu: mô thức biến đổi trong cộng đồng
châu Âu, Leon N. Lindberg và Stuart A. Scheingold đã thảo luận
khái niệm lan tỏa ngược (spill-back). Với vai trò là một trong
bốn khả năng của nhất thể hóa, tức là tình trạng phạm vi của bộ
phận hoặc năng lực của cơ chế, hoặc cả hai yếu tố trên đều có
thể bị suy giảm cùng với tiến trình nhất thể hóa. Ba loại kết
quả/khả năng khác lần lượt là liên kết phát triển (forward
QUỐC GIA
102 V SIÊU QUỐC GIA

linkage), mang ý nghĩa như là lan tỏa; cân bằng (equilibrium),


cũng chính là sự thường ngày hóa nhiệm vụ (the routinization
of a task) và sự thất bại của đầu ra (output failure), chỉ hệ thống
không thể đạt được một thoả thuận chung47. Chỉ có điều, tới
năm 1968, bản thân Haas cũng đã đưa ra dự đoán rằng không
thể có lan tỏa ngược, “cho dù xu thế lan tỏa có thể bị đình trệ
bởi sự xuất hiện của tình hình mới như vậy, nhưng điều này
bất luận như thế nào cũng không có nghĩa là quay về hành
động trong khuôn khổ của quốc gia đơn thuần, từ đó trở thành
một loại lan tỏa ngược”48. Nhưng từ trong định nghĩa của mỗi
bên, chúng ta phát hiện ra rằng, các học giả trên lại không sử
dụng khái niệm lan tỏa ngược theo cùng một ý nghĩa, một đằng
dùng theo nghĩa chỉ sự giảm bớt quyền lực hoặc phạm vi hoạt
động của cơ cấu công năng, một đằng lại dùng theo nghĩa chỉ
quyết sách và hành động hoàn toàn trở về trạng thái ban đầu
trước khi bắt đầu nhất thể hóa, khi chính phủ các nước thành
viên làm theo cái tự mình cho là đúng.
Cho dù có cố gắng như thế nào đi chăng nữa, chủ nghĩa
công năng mới hoàn toàn cần phải bị vượt qua, phủ định. Trên
thực tế, khi Haas chuyển hướng nghiên cứu so sánh đối chiếu
mang tính khu vực đối với nhất thể hóa, ông đã mượn dùng
một lượng lớn thành quả nghiên cứu của Deutsch, ví dụ những
khái niệm phân tích như lượng giao lưu và tinh anh trong lý
luận điều kiện bối cảnh49. Đến thập niên 70 thế kỷ XX, ông thậm
chí đề xuất nên dừng coi nhất thể hóa là một đề tài độc lập để
tiến hành nghiên cứu, mà nên đưa nó vào trong các công trình
nghiên cứu về tính phụ thuộc lẫn nhau, trở thành một mặt của
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia. Trong công trình
nghiên cứu năm 1975, ông đưa ra dự đoán rằng lý luận nhất thể
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 103

hóa khu vực với vai trò là một lý luận tồn tại độc lập nay đã lỗi
thời50, nhất thể hóa kinh tế và xã hội không có sự khác biệt
căn bản so với sự phụ thuộc lẫn nhau, nếu như muốn nói có
sự khác biệt, vậy thì, nhất thể hóa có thể được coi là một thiết
kế trình tự chế độ hóa của chính phủ dùng để đối phó với sự
phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các quốc gia. Có
điều, cần nhấn mạnh rằng, sự đối phó đó có thể áp dụng các
biện pháp như tăng thêm, giảm bớt hoặc duy trì mức độ phụ
thuộc lẫn nhau51.
Vì thế, sau khi bước vào thập niên 70 thế kỷ XX, nghiên
cứu nhất thể hóa châu Âu trên thực tế đã phân thành hai xu thế
phát triển, một là, đem quy nạp nhất thể hóa vào một hệ thống
lý luận rộng lớn hơn, giống như Haas đã kêu gọi. Bởi theo
Haas, những nỗ lực để đưa bản thân nghiên cứu nhất thể hóa
thành một hệ thống lý luận độc lập đã thất bại; hai là, nghiên
cứu nhất thể hóa như một hiện tượng hoàn toàn cá biệt, như
một chủ thể nghiên cứu độc lập. Điều này sẽ được đề cập trong
phần giới thiệu về các trường phái lý luận trong nghiên cứu
chính trị so sánh ở chương sau.
Công việc giải thích một cách hệ thống về sự phụ thuộc lẫn
nhau là do Robert Keohan và Joseph Nye hoàn thành. Chỉ có
điều, xuất phát điểm của họ lại không phải là để cứu vãn lý
luận nhất thể hóa của chủ nghĩa công năng mới, mà là muốn đi
từ phạm vi lớn hơn để bù đắp, thậm chí vượt qua chủ nghĩa
hiện thực của Morgenthau. Họ cho rằng, chủ nghĩa hiện thực
truyền thống quá chú trọng đến tham vọng quyền lực và ý chí
của chủ thể hành vi mà không nhìn thấy sự biến đổi mang tính
cách mạng trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Có lúc, những
người theo chủ nghĩa hiện thực truyền thống đã nhìn thấy sự
QUỐC GIA
104 V SIÊU QUỐC GIA

biến đổi đó, nhưng vẫn dùng khái niệm cũ để giải thích, từ đó
dẫn đến trong nền ngoại giao Mỹ, khái niệm an ninh quốc gia
bị lạm dụng, ý nghĩa của khái niệm trên dần trở nên hàm hồ,
thậm chí tự mâu thuẫn với nhau. Với vai trò là khái niệm mang
tính phân tích, “phụ thuộc chỉ trạng thái chịu sự chi phối của
sức mạnh hoặc ảnh hưởng cực lớn của bên ngoài. Định nghĩa
chung nhất của phụ thuộc lẫn nhau là sự phụ thuộc lẫn nhau
giữa đôi bên. Nhưng trong chính trị quốc tế, phụ thuộc lẫn
nhau chỉ tình hình ảnh hưởng lẫn nhau giữa các chủ thể hành
vi trong một nước hoặc giữa các quốc gia với nhau”. Phụ thuộc
lẫn nhau không đồng nghĩa với sự qua lại quốc tế thông
thường, “khi hoạt động qua lại sản sinh ra hậu quả mà đôi bên
(cho dù là không nhất định là đối đẳng) đều phải trả giá, thì đã
tồn tại mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau”52.
Phụ thuộc lẫn nhau đã cấu thành một bộ phận trong nguồn
gốc quyền lực quốc gia. Về mặt này, Keohane và Nye đã phát
triển ra hai khái niệm: phụ thuộc lẫn nhau mang tính yếu đuối
và phụ thuộc lẫn nhau mang tính nhạy cảm. Theo quan niệm
của các học giả này, “hàng loạt sự sắp đặt có tính khống chế,
kiểm soát mang lại ảnh hưởng đối với quan hệ phụ thuộc lẫn
nhau” được gọi là cơ chế quốc tế53. Tuy nhiên, cơ chế quốc tế
được thảo luận khi đó còn hạn chế tương đối nhiều, mới dừng
lại ở nội dung cơ chế mà chúng tôi dịch là thể chế quốc tế
(international regime).
Trong lĩnh vực tiến trình phát triển, lý luận phụ thuộc lẫn
nhau đã giải quyết được vấn đề thúc đẩy chúng ta chú ý đến
các mối quan hệ xuyên quốc gia, này. Trong quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau, chủ thể được đề cập không những bao gồm quan hệ
quốc gia, mà còn bao gồm quan hệ giữa các chủ thể hành vi
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 105

trong nội bộ các quốc gia khác nhau. Nhưng trong giải thích lý
luận nhất thể hóa, do có sự mở rộng về phạm vi giải thích nên
khiến cho vấn đề nhất thể hóa càng trở nên hàm hồ, không rõ
ràng hơn. Lý luận nhất thể hóa đã xuất hiện sự thụt lùi ở mức
độ nhất định. Có lẽ chính tình hình thực tế hỗn loạn không rõ
ràng trong cơ chế nhất thể hóa, mới khiến cho Haas gửi gắm hy
vọng vào lý luận phụ thuộc lẫn nhau. Nhìn từ góc độ nhất thể
hóa, lý luận phụ thuộc lẫn nhau chí ít tồn tại hai khiếm khuyết
lớn: đầu tiên, phụ thuộc lẫn nhau là trạng thái kinh tế - chính trị
toàn cầu, về mặt lôgích, nó không hẳn tất sẽ có thể thúc đẩy
nhất thể hóa khu vực. Giống như Haas đã nói, để đối phó với
tình trạng phụ thuộc lẫn nhau, chính phủ có thể áp dụng chính
phương pháp tăng cường mức độ phụ thuộc lẫn nhau. Ở nhiều
trường hợp, biểu hiện là thúc đẩy nhất thể hóa, cũng có thể duy
trì mức độ phụ thuộc lẫn nhau, thậm chí hạ thấp mức độ của
nó. Ở hai loại tình hình đề cập ở phía sau đây, chúng ta không
thể thấy được sự tồn tại và phát triển của nhất thể hóa. Thứ hai,
giữa sự miêu tả về phụ thuộc lẫn nhau và bất cứ hình thức cơ
chế quốc tế nào cũng đều không có bất cứ mối liên hệ mang
tính quy phạm nào. Phụ thuộc lẫn nhau là một hiện tượng tồn
tại phổ biến, còn nhất thể hóa lại là sự sắp xếp, bố trí đặc biệt
giữa khu vực, quốc gia nào đó, giữa hai điều này lại không có
cầu nối lôgích tất nhiên.
Lý luận nhất thể hóa đã trải qua trạng thái đối lập gay gắt,
phân giới tuyến rõ ràng giữa các hệ phái trong thập niên 50, 60
thế kỷ XX. Từ cuối thập niên 60 thế kỷ XX, đặc biệt là đầu thập
niên 70 thế kỷ XX, tình hình bắt đầu có sự biến đổi. Đối với
những người theo chủ nghĩa tự do, không còn nghi ngờ gì
nữa, những sự công kích đến từ sự kiện De Gaulle chắc chắn là
QUỐC GIA
106 V SIÊU QUỐC GIA

nặng nề, vì thế, họ bắt đầu ý thức được một cách tỉnh táo rằng,
lực lượng của quốc gia dân tộc và chủ nghĩa dân tộc vẫn còn rất
ngoan cường, đây là sự thực rất quan trọng. Họ bắt đầu tiếp
thu một số giả thiết và quan điểm của chủ nghĩa hiện thực mới,
thừa nhận tính hợp lý hữu hạn của chủ nghĩa hiện thực mới,
công nhận rằng sự giải thích của bản thân nếu có thêm sự bổ
sung của đối phương thì có thể giải thích thế giới càng hoàn
chỉnh hơn. Trên cơ sở của lý luận phụ thuộc lẫn nhau mà bản
thân mình và Nye phát triển ra, vào thập niên 80 thế kỷ XX,
Robert Keohane đã đề xuất lý luận chủ nghĩa chế độ tự do mới
(Neoliberal Institutionalism)54. Cái gọi là chủ nghĩa tự do mới,
trên thực tế chính là thêm vào chủ nghĩa tự do một số nhân tố
của chủ nghĩa hiện thực, tiến hành một số sửa đổi đối với chủ
nghĩa tự do. Bản thân Robert Koehane cũng đã chỉ ra hiện
tượng mơ hồ về mặt ranh giới giữa các lý luận trên. Ông cho
biết: “những mác khái niệm đầy rẫy trong các loại tác phẩm học
thuật như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa hiện thực mới, chủ
nghĩa trọng thương, chủ nghĩa tự do... có lợi cho việc tập trung
vào vấn đề nhưng cũng dễ gây tranh luận. Nhưng sau khi
chúng đã trở nên lỗi thời hoặc không còn thích hợp, thì ranh
giới giữa chúng trở nên mơ hồ và không rõ ràng”55. Nhân tố
thời gian đã phát huy tác dụng trong đề cập sự mơ hồ về mặt
ranh giới giữa các hệ phái lý luận, đồng thời, sự mơ hồ này còn
chịu ảnh hưởng của hiện tượng lấy mạnh bù yếu, bổ khuyết lẫn
nhau của các phái lý luận.
Chủ nghĩa tự do mới đã tiếp thu những nhân tố nào trong
chủ nghĩa hiện thực? Trong số những giả thiết cơ bản của chủ
nghĩa hiện thực, ít nhất đã có ba giả thiết được sự thừa nhận
của chủ nghĩa tự do mới: Thứ nhất, “quốc gia đã và sẽ vẫn là
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 107

chủ thể hành vi quan trọng trong công việc thế giới. Thứ hai, hệ
thống quốc tế là phi trung tâm hóa (decentralized). Về hình
thức, mỗi một quốc gia đều bình đẳng với tất cả các quốc gia
khác, không có một quốc gia nào được trao quyền lãnh đạo,
cũng không có một quốc gia nào bị yêu cầu phục tùng. Thứ ba,
thừa nhận hệ thống quốc tế và khái niệm kết cấu của nó mà chủ
nghĩa hiện thực mới phát triển có ý nghĩa quan trọng đối với
việc lý giải hành vi của các quốc gia”56. Chỉ có điều, xuất phát
từ sự bất mãn đối với các giả thiết đó, đặc biệt là sự bất mãn đối
với lý luận hệ thống và kết cấu của chủ nghĩa hiện thực mới, đã
dẫn đến sự ra đời của hệ thống lý luận chủ nghĩa tự do mới.
Chủ nghĩa tự do mới cho rằng, vô chính phủ chính là đặc
trưng cơ bản của chính trị thế giới, nhưng điều đó không có
nghĩa là thế giới thiếu hụt các mô hình, khuôn khổ ràng buộc,
cũng không có nghĩa là chiến tranh mãi mãi. Khái niệm kết cấu
của chủ nghĩa hiện thực mới đã được định nghĩa quá hẹp. Chỉ
sau khi năng lực tương đối của quốc gia có sự thay đổi thì
những người theo chủ nghĩa hiện thực mới mới có thể lý giải
được ý nghĩa của sự biến đổi. Trừ khi vị trí tương đối của đơn
vị chính trị có biến đổi, nếu không, những người theo chủ nghĩa
hiện thực mới sẽ không thể lý giải được sự biến đổi hành vi của
các đơn vị này. Đúng như John Ruggie đã bình luận, khái niệm
kết cấu của Kenneth Waltz quá giản đơn mà tĩnh tại57. Chủ
nghĩa tự do mới cho rằng, chúng ta vừa nên nhìn thấy thế giới
là vô chính phủ, với đặc trưng chính là phi trung tâm hóa, đồng
thời cũng nên nhìn thấy thế giới cũng đã được chế độ hóa
(institutionalization), “trong thực tiễn, tất cả những hệ thống
quốc tế mà chúng ta biết đều bao hàm hoặc rất nhanh chóng
yêu cầu có các loại quy định (convention), để khiến cho hành vi
QUỐC GIA
108 V SIÊU QUỐC GIA

có thể được điều hòa, các loại giải thích về ý nghĩa của hành vi
có thể được tổ hợp”58. Thế giới vừa là phi trung tâm hóa, cũng
là chế độ hóa. Hàm ý của chế độ hóa (institutionalization)
chính là: “nhiều hành vi được người tham dự cho rằng đã
phản ánh quy tắc (rule), quy phạm (norm) và quy định sẵn có,
ý nghĩa của hành vi cũng được giải thích chính theo sự lý giải
như vậy”59.
Như vậy, chế độ đã trao trình tự nhất định cho thế giới vô
chính phủ này, nó là then chốt để lý giải hợp tác quốc tế. Chế
độ sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với hành vi chính phủ, vì
thế, cho dù về mặt kết cấu chưa có sự biến đổi, nhưng sự thay
đổi về chế độ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi của hành vi chính
phủ. Chế độ sẽ có vai trò quan trọng trên ba phương diện sau:
“Dẫn đến sự lưu thông của dòng thông tin và cơ hội đàm phán;
năng lực của chính phủ trong giám sát sự tuân thủ và chấp
hành cam kết của chính phủ khác đối với những cam kết do
chính họ đưa ra - vì thế, điều này trước tiên cũng chính là năng
lực của chính phủ trong việc đưa ra những lời cam kết đáng tin
cậy; những mong muốn phổ biến về củng cố thỏa thuận quốc
tế”. Đương nhiên, những điều trên không có nghĩa là chế độ sẽ
rất dễ đạt được và duy trì. Giả thiết của chủ nghĩa tự do mới
hoàn toàn ngược lại, cái mà họ nhấn mạnh là “năng lực kết nối
và hợp tác của quốc gia phụ thuộc vào chế độ do con người
kiến tạo”. Trong sự giải thích của họ, quốc gia vẫn ở vào vị trí
trung tâm, nhưng họ đồng thời cũng nhấn mạnh tác dụng quan
trọng của các quy tắc chính thức hoặc phi chính thức60.
Vậy thì, rốt cuộc cái gì là chế độ (institution) đây? Keohane
định nghĩa chế độ là: “một loạt quy tắc (chính thức hoặc phi
chính thức) liên tục, có liên quan đến quy định vai trò của hành
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 109

vi, giải thích hành vi và hình thành hy vọng”. Chế độ quốc tế có


ba hình thức như sau: (1) “Tổ chức chính thức giữa các chính
phủ hoặc tổ chức phi chính phủ xuyên quốc gia. Những tổ chức
đó là các thực thể có mục đích. Chúng có thể giám sát hoạt
động và đưa ra phản ứng đối với nó. Các tổ chức này hình
thành qua sự dày công thiết kế và xây dựng của quốc gia.
Chúng là tổ chức quan liêu có quy tắc rõ ràng và sự phân bổ
quy tắc cụ thể cho các cá nhân và tập đoàn”; (2) “Thể chế quốc
tế (international regime). Thể chế là chế độ có quy tắc rõ ràng,
được sự đồng ý của các chính phủ. Nó được thiết lập nhằm
để giải quyết một số vấn đề cụ thể trong quan hệ quốc tế”;
(3) “Quy tắc thông thường (convention). Trong các lý luận triết
học và xã hội học, quy tắc thông thường là các chế độ phi chính
thức. Nó chính là các quy tắc và cách lý giải mà chủ thể hành vi
hy vọng sẽ hình thành. Chúng khiến cho chủ thể hành vi có thể
lý giải lẫn nhau trong điều kiện chưa có quy tắc rõ ràng, giúp
điều hòa hành vi giữa họ. Quy tắc thông thường đặc biệt thích
hợp với điều kiện dùng để điều hòa hành vi giữa các chủ thể
hành vi, tức là chỉ cần người khác cũng làm như vậy, vậy thì,
hành động với phương thức đặc thù nào đó là phù hợp với lợi
ích của mỗi một cá nhân”. Trên thực tế, ba loại hình chế độ này
rất khó phân biệt, chúng thường đan cài quyện lại với nhau.
Nói chung, quy tắc thông thường đều ra đời sớm hơn so với thể
chế quốc tế và tổ chức quốc tế. Nó không yêu cầu phải cụ thể
hóa các quy tắc một cách chính xác. Nhiệm vụ cụ thể hóa quy
tắc được giao cho chính phủ trên cơ sở của quy định thông
thường, hoàn thành thông qua đàm phán thiết lập thể chế quốc
tế. Nhưng “bản thân thể chế quốc tế lại không thể thực hiện sự
điều chỉnh hoặc chuyển đổi với chính bản thân chúng. Trong
QUỐC GIA
110 V SIÊU QUỐC GIA

điều kiện chưa có tổ chức quốc tế, thể chế quốc tế chỉ là sự thể
hiện lợi ích của các quốc gia tổ thành”. Sở dĩ tổ chức quốc tế có
thể chuyển biến chính bản thân, là do chúng có lợi ích tổ chức
của chính mình và cả quan điểm cũng như lợi ích của tổ chức
lãnh đạo mà Haas đã nói61.
Đánh giá trình độ chế độ hóa hệ thống, Keohane cho rằng
có ba tiêu chí: (1) “Tính cộng đồng (commonality), chỉ kỳ vọng
của những người tham dự hệ thống về hành vi thích đáng và
mức độ cùng chia sẻ hiểu biết về việc làm thế nào để giải thích
sự kiện”; (2) “Tính chính xác (specificity), chỉ mức độ cụ thể hóa
những kỳ vọng đó một cách rõ ràng bằng hình thức quy tắc”;
(3) “Tính tự chủ (autonomy), chỉ trình độ của chế độ có thể tự
thay đổi quy tắc của bản thân, chứ không hoàn toàn phụ thuộc
vào sức mạnh bên ngoài (outside agent)”62. Nhưng giữa trình
độ của chế độ hóa và tầm quan trọng của nó đối với chính trị
thế giới lại không có mối quan hệ tất yếu. Ví dụ, trình độ chế độ
hóa của Tòa án quốc tế đã tương đối cao, nhưng đối với chính
trị thế giới, nó lại không có tầm quan trọng đến như vậy. Sự sắp
xếp chế độ có thể sẽ vì thế mà trở nên cứng nhắc, bị bao vây,
hoặc trở nên không liên quan đến vấn đề khác63.
Như vậy, đối với chủ nghĩa tự do mới, vấn đề nhất thể hóa
đã trở thành một mặt của vấn đề hợp tác quốc tế rộng lớn hơn.
Những người theo chủ nghĩa tự do mới cho rằng, lý luận kết
cấu của chủ nghĩa hiện thực mới và sự quan tâm của nó đối với
việc thu lợi tương đối (relative gain) có thể giải thích mối quan
hệ thù địch giữa các quốc gia sau Chiến tranh thế giới thứ hai
như Mỹ - Liên Xô, Ấn Độ - Pakixtan, Iran - Irắc, nhưng lại khó
có thể dùng để giải thích, miêu tả chính xác chính sách của Mỹ
đối với châu Âu hoặc Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh hoặc mối
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 111

quan hệ giữa các nước thành viên trong nội bộ Cộng đồng châu
Âu. Có nghĩa là, những người theo chủ nghĩa tự do mới cho
rằng, lý luận của họ chiếm ưu thế trong giải thích vấn đề dưới
điều kiện một chính phủ dự tính không chịu uy hiếp vũ lực của
quốc gia khác, chính phủ này có thể thông qua hợp tác để thực
hiện thu lợi chung thực sự. Tuy nhiên, điều này cũng đã gây ra
vấn đề điều kiện cho chính bản thân chủ nghĩa chế độ, tức là
nếu muốn chế độ có tác dụng, chí ít cũng phải đáp ứng hai điều
kiện sau: “Thứ nhất, chủ thể hành vi cần phải có một số lợi ích
liên quan lẫn nhau; cũng có nghĩa là, chủ thể hành vi cần phải
có thể thu lợi tiềm tàng từ trong hợp tác của họ. Ở những nơi
thiếu hụt lợi ích liên quan lẫn nhau, thì quan điểm về hợp tác
quốc tế của chủ nghĩa tự do mới cũng sẽ vô hiệu giống như lý
luận cổ điển mới của mậu dịch quốc tế không có hiệu quả trong
một thế giới không có thu lợi tiềm tàng từ trong mậu dịch. Thứ
hai, điều kiện thành lập của lý luận chế độ là sự biến đổi về
trình độ chế độ hóa sẽ có ảnh hưởng mang tính thực chất đối
với hành vi quốc gia. Nếu như mọi chế độ của chính trị thế giới
đã ngay lập tức cố định toàn bộ, vậy thì việc xuất phát từ
những thay đổi của chế độ để xem xét những thay đổi trong
hành vi của chủ thể hành vi sẽ trở nên chẳng có ý nghĩa gì”.
Những người theo chủ nghĩa chế độ cho rằng, trong chính trị
thế giới có chứng cứ đầy đủ để chứng minh rằng hai điều kiện
nói trên hoàn toàn có thể thành lập64.
Chủ nghĩa chế độ còn từng bước phát triển ra một số phân
nhánh nhỏ hơn. Thông thường hay được nhắc tới nhất là
hai phái chủ nghĩa chế độ lịch sử (Historical Institutionalism)
và chủ nghĩa chế độ lựa chọn lý tính (Rational Choice
Institutionalism). Nếu như chẻ nhỏ hơn một chút, còn có thể
QUỐC GIA
112 V SIÊU QUỐC GIA

phân ra chủ nghĩa chế độ xã hội học (Sociological Institutionalism).


Về điều này, chúng tôi còn tiếp tục đề cập trong chương sau
chuyên bàn về chế độ. Nhưng đối với nghiên cứu nhất thể hóa,
điều quan trọng vẫn là vấn đề hiệu quả của chế độ. Trong bất
cứ một hệ thống quốc tế nào, chế độ dù ít dù nhiều đều tồn tại,
còn xung đột và chiến tranh lại hầu như chưa hề gián đoạn
trong lịch sử, vậy thì, vấn đề còn lại chính là chế độ hóa như thế
nào, chế độ hóa đến trình độ nào, hoặc chế độ có hiệu quả như
thế nào, thì mới có thể loại trừ hiểm họa xung đột, thúc đẩy hợp
tác quốc tế? Lý luận chế độ chắc chắn đã giúp mở rộng tầm
nhìn trong nghiên cứu nhất thể hóa, từ việc chủ nghĩa công
năng cũ và mới chỉ tập trung vào tổ chức quốc tế mang tính
công năng, cho đến khi đã quy nạp những nội dung như thể
chế, quy phạm, quy tắc, thông lệ quốc tế vào trong phạm vi
nghiên cứu. Nhưng đồng thời với việc mở rộng phạm vi nghiên
cứu, chủ nghĩa chế độ lại đã đem đến cho chúng ta một số khó
khăn trong phân tích. Ví dụ, vấn đề mà chúng ta muốn khảo sát
rốt cuộc thuộc về loại nào trong ba hình thức chế độ đề cập ở
phía trên? Trên thực tế, rất có thể là cả ba loại chế độ đó đều có
tác dụng trong tiến trình thúc đẩy nhất thể hóa. Nếu như tình
hình thực tế đúng là như vậy, vậy thì, loại chế độ nào phát huy
tác dụng lớn nhất trong nhất thể hóa? Do nhất thể hóa có thể
được coi là một dạng tồn tại đặc thù so với sự tồn tại phổ biến
của chế độ quốc tế, vậy thì chế độ hóa như thế nào mới được coi
là nhất thể hóa đây? So với các chế độ quốc tế chung khác thì
tính đặc biệt của nhất thể hóa ở đâu? v.v.. Chủ nghĩa chế độ vẫn
chưa tìm được câu trả lời cho những vấn đề này. Do tồn tại một
số vấn đề như vậy, nên đồng thời với việc chủ nghĩa chế độ
thông qua sự phân chia lý luận mà khiến cho các phân tích về
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 113

chế độ quốc tế trở nên rõ ràng, thì khi chúng ta vận dụng nó
vào trong phân tích thực tiễn của vấn đề nhất thể hóa, các vấn
đề phân tích cũng trở nên đan xen lẫn nhau, rất khó phân giải.

II. CÁC TRƯỜNG PHÁI CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC

Đúng như ở trên đã trình bày, trên thực tế, sự phản ứng
của chủ nghĩa hiện thực đối với nhất thể hóa châu Âu là tương
đối trì trệ, chậm chạp. Nếu tính từ chủ nghĩa hiện thực truyền
thống với Morgenthau làm đại diện, thì những người theo chủ
nghĩa hiện thực hầu như không thể đưa ra sự giải thích một
cách hệ thống đối với hiện tượng nhất thể hóa châu Âu. Sở dĩ ở
đây phải nhấn mạnh tới tính hệ thống là bởi vì không loại trừ
sự giải thích của họ đối với vấn đề cục bộ, như họ cho rằng,
nhất thể hóa châu Âu bắt nguồn từ việc nước Pháp muốn mượn
cớ sự kiện này để khống chế nước Đức, thậm chí mượn cớ để
chấn hưng “France vĩ đại”, hoặc liên bang Đức muốn mượn cớ
này để quay trở lại đại gia đình châu Âu, hoặc cho rằng đây là
sự phá sản của chính sách cân bằng tại châu Âu, nhất thể hóa
đã trở thành sự lựa chọn bất đắc dĩ. Muốn giải thích một cách
tương đối hệ thống về nhất thể hóa châu Âu thì chủ nghĩa hiện
thực cần phải có sự điều chỉnh trên một số phương diện.

1. Chủ nghĩa liên chính phủ65


Khung giải thích của chủ nghĩa liên chính phủ chủ yếu
xuất phát từ hai bài viết của Stanley Hoffman vào năm 1964
và năm 1966. Thời điểm này chính là lúc Tổng thống Pháp
De Gaulle phủ quyết lá đơn lần đầu của nước Anh xin gia nhập
QUỐC GIA
114 V SIÊU QUỐC GIA

Cộng đồng chung châu Âu và phản đối cải cách cơ cấu theo
khuynh hướng lập liên bang của cộng đồng. Sự giải thích của
Stanley Hoffman vừa đúng lúc đã thể hiện hiện tượng quay
trở về với chủ nghĩa lấy quốc gia làm trung tâm (gọi tắt là
chủ nghĩa quốc gia trung tâm) trong tiến trình nhất thể hóa
châu Âu đó.
Muốn giải thích nhất thể hóa châu Âu, thì chủ nghĩa hiện
thực cần phải có sự điều chỉnh, Hoffman rất rõ điểm này, bởi
vì, cả xã hội và quốc gia dân tộc đều đã có sự thay đổi. Do đó,
Hoffman lại không muốn quay trở về với chủ nghĩa quốc gia
trung tâm hoàn toàn, mà chỉ là muốn luận chứng rằng, cho dù
đã xảy ra sự việc như nhất thể hóa châu Âu, nhưng quốc gia
dân tộc vẫn ở vào địa vị trung tâm, quốc gia vẫn là đơn vị cơ
bản của chính trị thế giới. Cho nên, ông bắt đầu từ khái niệm lợi
ích quốc gia, nhấn mạnh tính quan trọng của nó trong chính trị
quốc tế châu Âu, từ đó nới rộng khoảng cách với chủ nghĩa
hiện thực truyền thống. Trong chủ nghĩa hiện thực truyền
thống, lợi ích quốc gia là yếu tố quyết định đến chính sách
ngoại giao, là căn cứ phán đoán chủ yếu quyết định vị trí của
quốc gia trên trường quốc tế cũng như những hành động tương
ứng nên áp dụng. Nhưng Hoffman cho rằng, đối với lợi ích
quốc gia “các yếu tố như quan niệm và lý tưởng, tiền lệ và kinh
nghiệm, sức mạnh trong nước và người thống trị đều đóng vai
trò nhất định”. Việc định nghĩa khái niệm như vậy, trên thực tế
đã biến lợi ích quốc gia thành một thứ hết sức tổng hợp, bao
gồm sự kết hợp của nhiều mặt như lịch sử và hiện thực, nhận
thức và sự thực, quốc tế và trong nước, cho nên, lý luận này
trên thực tế đã vượt xa phạm vi của chủ nghĩa hiện thực. Nó đã
bao gồm một số nội dung của trường phái chủ nghĩa tự do và
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 115

phái nhận thức, đã thể hiện sự cải tạo của Hoffman đối với chủ
nghĩa hiện thực truyền thống.
Hoffman cho rằng, sai lầm của chủ nghĩa công năng mới
chủ yếu là ở chỗ nó chưa thể đặt bản thân vào một bối cảnh lịch
sử thích đáng, cũng có nghĩa là “quá nhấn mạnh đến quá trình
dẫn đến sự xem nhẹ đối với bối cảnh hoặc chí ít dẫn đến một sự
trình bày bối cảnh hết sức có tính lựa chọn”. Trong lịch sử, bất
kỳ một hệ thống quốc tế nào đều thiên về tạo ra sự chia rẽ, chứ
không nhấn mạnh sự hòa nhập các đơn vị chính trị. Hệ thống
quốc tế đương đại do được xây dựng trên cơ sở của nguyên tắc
tự quyết dân tộc (national self-determination) nên tính chất trên
lại càng rõ. Tính chia rẽ của hệ thống bắt nguồn từ tính đa
nguyên bẩm sinh xuất hiện ngay từ nhu cầu trong nước, và cả
tính độc nhất vô nhị về vị trí của mỗi một quốc gia thuộc hệ
thống. Hai sự thúc đẩy trong nước và toàn cầu này đã tạo ra
khuynh hướng ly tâm, tiếp đó đã thúc đẩy sự phân tán chứ
không phải dung hòa lợi ích quốc gia. Tình hình căng thẳng
trong nội bộ hệ thống Tây Âu vào thập niên 60 thế kỷ XX có thể
giải thích phần nào sự thực sau: các nước thành viên còn chưa
đạt được ý kiến thống nhất về vị trí thích đáng của thực thể
siêu quốc gia mới mà họ sáng tạo ra - tức Liên minh châu Âu -
trong hệ thống toàn cầu; sự khác biệt về tình hình địa - chính trị
cũng dần được nhấn mạnh nhiều hơn bởi mối quan hệ khác
biệt giữa các quốc gia trong khối với các quốc gia bên ngoài -
những thế lực lớn như Mỹ - coi nhất thể hóa châu Âu là một
thứ lợi ích. Nước Pháp rõ ràng đã lo lắng về việc nước Anh sau
khi gia nhập cộng đồng sẽ trở thành “con ngựa gỗ Tơroa” trong
nội bộ cộng đồng. Lúc này nhất thể hóa đã tiến đến giai đoạn
QUỐC GIA
116 V SIÊU QUỐC GIA

then chốt mà thuộc tính siêu quốc gia sẽ liên quan nhiều tới các
lĩnh vực đầy tranh luận.
Như vậy, để giải thích xu thế chậm lại của nhất thể hóa
châu Âu bắt đầu xuất hiện vào thập niên 60 thế kỷ XX,
Hoffman đã đưa ra các khái niệm đầy tính sáng tạo là chính trị
cấp cao (high politics) và chính trị cấp thấp (low politics). Chính
trị cấp thấp là chỉ các lĩnh vực mang tính kỹ thuật, không gây
tranh luận giống như rút bỏ một số trở ngại trong sự vận hành
của thị trường. Nhất thể hóa trên những lĩnh vực này lại không
hề đe dọa vị trí của các lãnh đạo tinh anh quốc gia, cũng không
gây nguy hại đến các lợi ích quốc gia then chốt. Chính trị cấp
cao chỉ các lĩnh vực công việc liên quan đến quyền tự chủ của
chính phủ hoặc bản sắc quốc gia, trong đó liên quan rất nhiều
tới lợi ích quốc gia. Trong những lĩnh vực này, “quốc gia thà
lựa chọn tính xác định khi dựa vào chính bản thân mình hoặc
tính không xác định nhưng bản thân có thể tự kiểm soát vấn đề,
chứ không lựa chọn tính không xác định gắn kết mọi người lại
với nhau nhưng chưa được kiểm nghiệm”. Chính trị cấp cao có
thể ngăn chặn sự thâm nhập của các thế lực nhất thể hóa, là lĩnh
vực hoạt động chính trị tương đối tự trị. Trong lĩnh vực chính
trị cấp thấp, sự hợp tác giữa các xã hội (intersocietal) [tương
ứng với nó là giữa các quốc gia (interstate)] vốn đã hết sức phổ
biến. Nhằm bảo đảm sự kiểm soát đối với hợp tác giữa các xã
hội, chính phủ vốn đã chuẩn bị triển khai hợp tác trên các lĩnh
vực chính trị cấp thấp. Về điểm này, quan điểm của Mitterrand
hoàn toàn không sai.
Hoffman miêu tả châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai
là ở trạng thái có sự hòa trộn giữa nhất thể hóa và mâu thuẫn
phân tán. Bộ phận nhất thể hóa có thể kể tới với chủ nghĩa công
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 117

năng mới của Haas, lôgích của lý luận này là sự suy thoái của
chủ nghĩa dân tộc, mà nguyên nhân của nó không chỉ ở sự quản
lý kỹ thuật của thế giới hậu ý thức hệ, mà còn ở việc tình cảm
với chủ nghĩa siêu quốc gia bắt đầu làm lung lay ý thức quốc
gia. Hoffman cho rằng, luận điệu nói trên đã hoàn toàn đánh
giá thấp sức mạnh của phân tán hóa. Ông cho rằng, lôgích của
Monnet - Haas chỉ có thể đứng vững ở nơi nhất thể hóa có thể
duy trì sự cân bằng mãi mãi, hoặc diễn đạt theo lời của chủ
nghĩa công năng mới là, tồn tại ở nơi lợi ích chung có thể được
rút ra mãi mãi. Thu lợi mãi mãi vượt qua tổn thất, điều này có
lẽ là khả thi trong lĩnh vực nhất thể hóa kinh tế, nhưng ông cho
rằng, đây là điều sẽ vĩnh viễn không làm được trong nhất thể
hóa chính trị. Vấn đề đi cùng với nhiệm vụ mở rộng mà chủ
nghĩa công năng mới đặt ra là tính không xác định của chủ
nghĩa tự do về xu hướng cuối cùng của toàn bộ sự phát triển
nhất thể hóa. Đặc biệt là về vấn đề trạng thái cuối cùng của
nhất thể hóa, chủ nghĩa công năng mới hết sức mơ hồ về điều
này, chỉ đưa ra một quan niệm rất chung chung là một cộng
đồng chính trị mới. Lý luận giao lưu cũng đưa ra quan điểm rất
vĩ mô, chỉ đề cập rằng cần bảo đảm mọi sự biến đổi cần tiến
hành trong hòa bình. Tính không xác định như vậy khi đối mặt
với việc áp dụng vào chính trị cấp cao thì sự khác biệt giữa bên
trong lẫn bên ngoài sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mỗi quốc gia khác
nhau xuất phát từ cơ sở khác nhau để nhận thức lợi ích quốc
gia của mình, họ lại nắm giữ những vị trí khác nhau trong kinh
tế chính trị toàn cầu. Điều đó có nghĩa là sự xuất hiện của tính
không xác định tất sẽ dẫn đến sự cọ sát giữa các chính phủ.
Hoffman đã so sánh như sau: “tiến trình của công năng chính
là dùng để chế tạo ra châu Âu; một khi quá trình chế tạo ra
QUỐC GIA
118 V SIÊU QUỐC GIA

châu Âu bắt đầu, thì vấn đề vì sao phải chế tạo ra châu Âu sẽ
dần trở nên nổi trội. Quá trình này giống như là hành vi cọ sát,
bạn buộc phải không ngừng thêm vào một số thứ thì nó mới có
thể làm việc bình thường. Một khi khách hàng bắt đầu tranh
luận và ngừng việc thêm vào (dầu bôi trơn, nguyên vật liệu -
ND) thì bộ máy đó cũng ngừng làm việc”. Cũng như vậy, sự
xuất hiện của cơ chế siêu quốc gia - một cơ chế có mục đích, có
chương trình nghị sự rõ ràng - đã hình thành sự uy hiếp nhất
định đối với chủ thể hành vi của chính sách quốc gia và quốc
gia - chủ thể hành vi ở đây sẽ tiến hành ngăn chặn quá trình
nhất thể hóa. Đó chính là sự giải thích của Hoffman về khủng
hoảng nhất thể hóa châu Âu năm 1965. Sự phát triển của nhất
thể hóa cũng sẽ sản sinh tính không xác định của bộ phận bên
ngoài. Hoffman cho rằng, giả dụ, nước Mỹ lo ngại cộng đồng
châu Âu sẽ phát triển thành một thứ bá quyền cạnh tranh với
mình, đây chính là một minh chứng rất tốt cho hiện tượng trên.
Sự giải thích này của Hoffman đồng nghĩa với việc cho
rằng quốc gia vẫn là trung tâm của đời sống chính trị quốc tế,
chứ không tự nguyện thu hẹp vai trò của mình như chủ nghĩa
công năng mới đã dự đoán. Khi nhất thể hóa công năng đối mặt
với vấn đề chính trị hóa, nhất thể hóa không nhất định sẽ phát
triển theo phương hướng mà chủ nghĩa công năng dự kiến, bởi
vì, theo chủ nghĩa công năng mới, với vai trò là lực lượng phản
đối quan trọng, địa vị trung tâm của chủ thể hành vi quốc gia
và sự tiếp tục tồn tại của tình cảm chủ nghĩa quốc gia đều đã bị
đặt vào vị trí bên lề. Ngoài ra, Hoffman cho rằng, bản thân lan
tỏa cũng có vấn đề mang tính kỹ thuật: “toàn bộ tiến trình lan
tỏa chính là một loại thao tác tín dụng: 'ngày nay anh và tôi đều
chấp nhận một hiệp định mà theo đó việc thu lợi của chúng ta
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 119

sẽ còn ít hơn so với mong muốn của chúng ta, bởi vì chúng ta
đều hy vọng sự nhượng bộ hôm nay của chúng ta sẽ đổi được
sự báo đáp trong vấn đề khác vào ngày mai'. Hiện nay, ngày
tính nợ chung cho tất cả món nợ trên tất sẽ ngày một đến gần
hơn, khi đó thì tín dụng đều đã hao hụt hết, vậy làm sao có
được sự báo đáp lớn kia?”.
Ngay từ nguồn gốc, Hoffman đã không công nhận lôgích
cơ bản của một xã hội như vậy, tức là ông cho rằng, tại xã hội
Tây Âu với nền công nghiệp hóa và nền văn minh kỹ thuật đã
chiếm địa vị chủ đạo, chính trị đã rút khỏi phần lớn các lĩnh
vực hoạt động xã hội và kinh tế. Sự nhấn mạnh của ông đối
với chính trị không chỉ đồng nghĩa với việc trong tiến trình lan
tỏa, còn có biến lượng gây nhiễu bên ngoài nhân tố kỹ thuật.
Hơn nữa, ông còn cho rằng, sự liên hệ mang tính công năng
(functional linkage) lại không đơn giản là nhân tố mang tính
quyết định giống như tuyên bố của chủ nghĩa công năng mới.
Lợi ích quốc gia vẫn ở vào vị trí hạt nhân trong các suy xét, tính
toán về hành vi quốc tế. Trong điều kiện nhất thể hóa là một trò
chơi hợp tác cân bằng lợi ích quốc gia, nhất thể hóa có thể xuất
hiện cảnh tượng tiến lên theo đường thẳng như chủ nghĩa công
năng mới đã dự đoán; khi sự cân bằng đó không được xác định,
khi các nước thành viên sẽ vì thứ viễn cảnh chung đó mà mạo
hiểm rất lớn (nước Pháp phản đối cải cách cơ cấu châu Âu theo
hướng của chủ nghĩa liên bang, kiên trì quyền phủ quyết của
quốc gia chính là một ví dụ rất tốt), thì nhất thể hóa có thể sẽ
đình trệ, thậm chí diễn ra sự lan tỏa ngược.
Cống hiến của Hoffman là ở chỗ, ông đã khẳng định lại địa
vị trung tâm của quốc gia và lợi ích quốc gia, chỉ ra chính trị và
kinh tế là hai lĩnh vực tương đối tự trị. Nhưng nhược điểm
QUỐC GIA
120 V SIÊU QUỐC GIA

trong lý luận của ông cũng chính nằm ở chỗ phân chia chính trị
thành chính trị cấp cao và chính trị cấp thấp. Chính trị cấp thấp
mà Hoffman đã định nghĩa chắc chắn tương tự như lĩnh vực
vấn đề mang tính kỹ thuật, tính quản lý mà chủ nghĩa công
năng đã đề cập, nhưng trên thực tế, trong thời đại mà chủ nghĩa
quốc gia thịnh hành, đời sống cá nhân và xã hội bị quốc gia lấn
át toàn diện, thì bất cứ việc “cấp thấp” nào cũng đều có thể
nâng cao lên mức an ninh quốc gia, nhỏ thì như việc xuất nhập
khẩu một loại nguyên liệu nào đó, lớn thì là hoạt động của một
lĩnh vực kinh tế quốc dân nào đó, tất cả đều có thể bị nâng lên
hay đặt xuống với lý do của an ninh quốc gia, bất kể ở cái gọi là
chính trị cấp cao hay chính trị cấp thấp đều như vậy. Mà an
ninh quốc gia lại là cốt lõi trong nòng cốt của chính trị cấp cao.
Hơn nữa, sự tiến triển thực tế của nhất thể hóa châu Âu trong
thập niên 70 thế kỷ XX theo một cách châm biếm đã triệt để
phủ định tư duy lý luận hai lĩnh vực của Hoffman. Đối với lĩnh
vực chính trị cấp thấp - lĩnh vực mà Hoffman nhận định là rất
có khả năng diễn ra nhất thể hóa, thì nhất thể hóa trong thập
niên 70 thế kỷ XX vẫn chưa có sự đột phá mới, các nước tự làm
theo những cái mà mình cho là đúng, đều thông qua quốc gia
chứ không phải thông qua tập thể để cố gắng thoát ra khỏi
khủng hoảng nguồn năng lượng và đòn tấn công do khủng
hoảng kinh tế sau đó tạo ra, cho đến cuối thập niên 70 thế
kỷ XX mới thiết lập hệ thống tiền tệ châu Âu - một hệ thống được
cho là đã giúp thúc đẩy nhất thể hóa kinh tế. Còn ở lĩnh vực
chính trị cấp cao - lĩnh vực được Hoffman nhận định là không
thể diễn ra nhất thể hóa, thì các nước trong cộng đồng chung
châu Âu vào năm 1970 đã khởi động cơ chế hợp tác chính trị
châu Âu (EPC, European Political Cooperation)66. Tuy cơ chế
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 121

hợp tác chính trị châu Âu không nằm trong phạm vi cơ chế
của cộng đồng chung nhất thể hóa, nhưng rõ ràng nó là con
đường nhất thể hóa chính trị thực hiện theo những ý tưởng
thiết kế ban đầu, tuy nhiên được tiến hành với tư thế cẩn trọng
hơn, bước đi từng bước cẩn thận hơn. Hơn nữa, so sánh sự hợp
tác trong chính sách ngoại giao giữa các nước thành viên cộng
đồng dưới cơ chế đó với các cơ chế quốc tế khác, thì trình độ
nhất thể hóa của nó đã tương đối cao. Chính sách ngoại giao
và an ninh chung được quy định trong “Điều ước liên minh
châu Âu” (CFSP, Common Foreign and Security Policy) ký ở
Maastricht, Hà Lan năm 1992 và cả Liên minh Kinh tế và Tiền
tệ châu Âu (EMU, Economic and Monetary Union) càng thể
hiện rằng các nước thành viên mong muốn vứt bỏ hành động
đơn độc trong các vấn đề hết sức quan trọng liên quan tới chủ
quyền quốc gia. Cho nên, sự phân chia thành chính trị cấp cao
và chính trị cấp thấp của Hoffman bất luận là trong sự khả thi
của lý luận, hay là trong phân tích đối ứng của thực tiễn đều
buộc phải tiến hành sửa đổi.
Sự phê phán của Hoffman đối với tiến trình tự động lan tỏa
ra bên ngoài có lẽ cũng có một số điểm hợp lý nhất định, nhưng
cộng đồng chung châu Âu và hệ thống châu Âu sau này hiển
nhiên còn phức tạp hơn nhiều so với hệ thống liên chính phủ
giản đơn thời đó. Cho dù, cùng trong lý luận chủ nghĩa hiện
thực, nhưng chúng ta sẽ thấy ở phần sau rằng, không thể không
nhìn thẳng rằng, nhiều lý luận trong số đó sau này sẽ bị
Hoffman dùng để phê phán một số vấn đề của chủ nghĩa tự do.
Ví dụ, trên thực tế, trong nhất thể hóa của châu Âu, không phải
mỗi bước tiến triển đều là một loại giao dịch cân bằng đối với
mỗi một thành viên. Ví dụ ngay trong vấn đề thu - chi tài chính,
QUỐC GIA
122 V SIÊU QUỐC GIA

nước Đức từ lâu luôn là nước cống hiến thuần túy. Ngoài ra,
ở mức nhất định, cơ chế này cũng đã thực sự ràng buộc, quy
phạm hành vi của các chính phủ, làm thay đổi quan niệm lợi
ích quốc gia của mọi người, khiến cho các nước trên một mức
độ nhất định từng bước quen với việc suy ngẫm dựa trên
phương thức châu Âu của chúng ta, chứ không phải suy
ngẫm theo cách nước Pháp của chúng ta hoặc nước Đức của
chúng ta nữa.

2. Chủ nghĩa liên chính phủ tự do


Cho dù Hoffman đã rất cố gắng, câu trả lời một cách có hệ
thống của chủ nghĩa hiện thực đối với nhất thể hóa châu Âu
vẫn còn khiến người ta thất vọng. Sự giải thích của chủ nghĩa
hiện thực mới với Waltz làm đại diện hoặc chủ nghĩa hiện thực
kết cấu67 sau đó càng trở nên không tỉ mỉ, không cẩn thận. Các
trường phái lý luận này nhấn mạnh, chỉ có xuất phát từ cục
diện đối đầu hai cực để quan sát, xem xét thì mới có thể lý giải
hành vi hành động mang tính tập thể của châu Âu. Chủ nghĩa
liên chính phủ của chủ nghĩa hiện thực mới (Neorealist
Intergovernmentalism) vẫn luôn nhấn mạnh sự bảo vệ của
quốc gia đối với lợi ích, quyền lực bản thân. Ở vào trung tâm
của nhất thể hóa, thuộc tính của quốc gia, bao gồm định nghĩa
của nó về khái niệm lợi ích của bản thân, nhận thức về an
ninh… đều chỉ là giả định, vì thế cũng không thể hiện được
thuộc tính của phát triển68. Trong thập niên 80 thế kỷ XX, dưới
sự kích thích của lý luận lựa chọn lý tính, hành vi tập thể và
kinh tế học chính trị quốc tế, hay nói cách khác là sau khi đã thu
nạp phương pháp và quan điểm của ba hệ thống lý luận này,
thêm vào một số nội dung chủ nghĩa tự do trong nước, lý luận
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 123

nhất thể hóa của chủ nghĩa hiện thực mới đã có những đột phá
trong phương diện kiến tạo hệ thống, đó chính là chủ nghĩa liên
chính phủ tự do được Giáo sư Đại học Havard là Andrew
Moravcsik phát triển (LI, Liberal Intergovernmentalism).
Giải thích một cách tương đối hệ thống của Andrew
Moravcsik đối với nhất thể hóa châu Âu bắt đầu từ suy nghĩ
của ông đối với việc đàm phán “Văn kiện châu Âu đơn nhất”
(SEA, the Single European Act). Năm 1991, ông đã viết bài
“Đàm phán văn kiện châu Âu đơn nhất: lợi ích quốc gia và sự
quản lý quốc gia thông thường trong nội bộ cộng đồng châu
Âu”69 đăng trên tạp chí Tổ chức quốc tế. Trải qua vài năm tự
phát triển lý luận và những cuộc luận chiến với trường phái
khác, cuối cùng lý luận của ông phát triển thành một bộ trước
tác to lớn đồ sộ Sự lựa chọn của châu Âu: mục tiêu xã hội và sức
mạnh quốc gia từ Messina cho đến Maastricht70, được xuất bản
vào năm 1998.
Moravcsik cho rằng, nhất thể hóa là một loạt các sự lựa
chọn lý tính của người lãnh đạo quốc gia, đưa ra “nhằm vào sự
hạn chế và cơ hội gây nên bởi lợi ích kinh tế khác biệt của các
bộ phận cấu thành trong nước, nhằm vào sức mạnh tương đối
của mỗi một quốc gia trong hệ thống quốc tế, và lựa chọn về vai
trò của các tổ chức quốc tế nhằm tăng cường sự đáng tin cậy
của các quốc gia trong thực hiện cam kết quốc tế”71. Ông coi
nhất thể hóa châu Âu ngày nay là kết quả được hình thành
thông qua năm lần đàm phán có ý nghĩa mang tính cột mốc:
Điều ước Rôma, Chính sách nông nghiệp chung (CAP,
Common Agricultural Policy), Hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS,
European Monetary System), Văn kiện châu Âu đơn nhất và
Điều ước liên minh châu Âu72. Năm lần đàm phán lớn đó đều là
QUỐC GIA
124 V SIÊU QUỐC GIA

các cuộc đàm phán giữa các quốc gia mang tính điển hình. Nếu
dùng khung phân tích của Moravcsik thì ý đồ của quốc gia có
thể được phơi bày một cách rõ ràng. Ông cho rằng, nhất thể hóa
sinh ra từ sự đàm phán và trao đổi lợi ích phức tạp giữa các
chính phủ, chứ không phải là điều gì đó liên quan sức mạnh
mang tính công năng của siêu quốc gia, sự tính toán địa chính
trị theo chủ nghĩa hiện thực, hay ý tưởng của liên bang châu
Âu. Vì thế, ông tự coi bản thân là người theo chủ nghĩa tự do
liên chính phủ (intergovernmental-liberalist). Như vậy, ông đã
phản bác chủ nghĩa công năng và một số suy nghĩ, lập luận cơ
bản của chủ nghĩa chế độ, chủ nghĩa hiện thực truyền thống,
chủ nghĩa liên bang đối với nhất thể hóa. Trên thực tế, ở nội
dung dưới đây, chúng ta sẽ nhận thấy ông cũng đã tiếp thu một
số quan điểm và phương pháp của các lý luận này.
Thông qua sự nghiên cứu đối với các cuộc đàm phán lớn về
nhất thể hóa châu Âu, Moravcsik phát hiện ra rằng: “nhất thể
hóa chưa vượt qua hoặc chiến thắng được ý chí chính trị của
người lãnh đạo quốc gia, mà ngược lại đã phản ánh ý chí của
họ”73. Hơn nữa, nhất thể hóa cũng không phải là kết quả ngoài
ý muốn của quyết sách ban đầu như tuyên bố của chủ nghĩa
chế độ, mà là sự lựa chọn cố ý của quốc gia. Nghệ thuật lãnh
đạo siêu quốc gia mà Haas đã nhấn mạnh cũng không phát huy
nhiều tác dụng trong đàm phán liên chính phủ74. Nhân tố có tác
dụng mang tính quyết định trong tiến trình nhất thể hóa là lợi
ích kinh tế, “áp lực đến từ các tập đoàn lợi ích kinh tế thường
gây ra nhiều hạn chế hơn đến chính sách so với các tính toán an
ninh và quan niệm ý thức hệ của các nhà chính trị cũng như dư
luận công chúng”. Để chứng minh ưu thế mang tính áp đảo mà
lợi ích kinh tế chiếm được trong khi xem xét các vấn đề chính
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 125

trị, Moravcsik đề xuất, sự phủ quyết của De Gaulle đối với đơn
gia nhập Cộng đồng chung châu Âu của nước Anh không xuất
phát từ sự theo đuổi “France vĩ đại” như sự lý giải thông
thường, mà là vì giá tiểu mạch của nước Pháp75.
Khái niệm dùng để phân tích sự xem xét đối với lợi ích
kinh tế quốc gia là sở thích quốc gia (national preference). Sự
hình thành của nhất thể hóa chủ yếu gồm ba giai đoạn sau đây
(cũng có thể coi ba giai đoạn đó là ba nguyên nhân lớn đằng
sau nhất thể hóa, hoặc ba biến lượng trong tiến trình nhất thể
hóa): sự hình thành của sở thích quốc gia, đàm phán giữa các
quốc gia (interstate bargaining) và sự lựa chọn chế độ
(institutional choice). Trong ba giai đoạn này, nhân tố mang
tính quyết định chủ yếu của mỗi giai đoạn lần lượt là mô thức
ưu thế thương nghiệp, sức mạnh đàm phán tương đối giữa các
chính phủ quan trọng (Moravcsik không coi trọng tác dụng của
nước nhỏ thuộc Cộng đồng chung châu Âu trong quá trình
đàm phán. Trong phân tích về mỗi một cuộc đàm phán, ông
chủ yếu tập trung khảo sát sự tính toán của các nước lớn như
Đức, Pháp, Anh), tính đáng tin cậy giúp tăng cường cam kết, lời
hứa giữa các quốc gia. Ông gọi cái đó là khung tổ hợp tay ba
(a tripartite framework). Ba bộ phận cấu thành nói trên đã lần
lượt trả lời ba vấn đề lớn cơ bản: “Thứ nhất, điều gì có thể giải
thích tốt nhất sở thích quốc gia, tức là động cơ căn bản ẩn giấu
đằng sau việc ủng hộ hoặc phản đối nhất thể hóa là cái gì? Thứ
hai, trong điều kiện đã xác định rõ sở thích quốc gia, điều gì có
thể giải thích tốt nhất kết quả đàm phán giữa các quốc gia trong
nội bộ cộng đồng châu Âu? Thứ ba, trong điều kiện đàm phán
thực chất đã được xác định, điều gì có thể giải thích tốt nhất về
QUỐC GIA
126 V SIÊU QUỐC GIA

hành vi các quốc gia lựa chọn thiết lập cơ chế châu Âu và
chuyển dịch chủ quyền cho cơ chế này?”76.
Trong mô thức sở thích quốc gia có hai biến số cơ bản là cơ
chế an ninh (lợi ích địa - chính trị) và động cơ chính trị kinh tế
(lợi ích kinh tế). “Lợi ích địa - chính trị đã phản ánh sự uy hiếp
có thể được phát hiện đối với chủ quyền quốc gia và toàn vẹn
lãnh thổ, cho dù là sự uy hiếp về quân sự hoặc ý thức hệ. Lợi
ích kinh tế đã phản ánh tính bức thiết do sự phụ thuộc lẫn nhau
dẫn đến, đặc biệt là hàng loạt cơ hội của mậu dịch xuyên biên
giới và dòng chảy tư bản một cách có mục đích trong giai đoạn
sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai”77. Khi xem xét
vấn đề nhất thể hóa, động cơ - nhân tố chiếm địa vị mang tính
chi phối - sẽ tạo ra phản ứng đối với cơ hội cho những trao đổi
kinh tế, vốn là nguồn gốc của những tham vọng ngày càng
tăng, từ đó thực hiện điều hòa chính sách. Tuy nhiên, điều này
lại không có nghĩa là sự tính toán lợi ích đó chỉ mang ý nghĩa
kinh tế thuần túy, nếu không, những người lập luận theo cách
này đã trở thành người theo chủ nghĩa tự do triệt để. Moravcsik
chỉ ra rằng, “sự giải thích kinh tế chính trị ở đây hoàn toàn khác
với sự giải thích kinh tế thuần túy về lợi ích, sự giải thích từ góc
độ kinh tế chính trị tập trung vào kết quả của sự phân phối và
hiệu suất trong điều hòa chính sách”78.
Về sự hình thành sở thích quốc gia cụ thể, Moravcsik đã
cung cấp cho chúng ta một sơ đồ giải thích của chủ nghĩa đa
nguyên. Ông cho rằng, lợi ích kinh tế chủ yếu đến từ các nhà
chế tạo trên các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ. Mục tiêu trong chính sách kinh tế đối ngoại của chính phủ,
một mặt là “duy trì và tăng thêm sức cạnh tranh của các nhà
chế tạo trong nước; mặt khác là thực hiện mục tiêu quản lý và
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 127

hạn chế chi tiêu của chính phủ”. Tính quan trọng tương đối của
chúng trong chính trị cộng đồng và tính quan trọng tương đối
của chúng trong nền chính trị trong nước lại tương ứng với
nhau. Nói một cách cụ thể, trong bốn mục tiêu chính sách lớn
của nhất thể hóa kinh tế châu Âu: tự do hóa mậu dịch công
nghiệp; tự do hóa mậu dịch nông nghiệp, loại trừ hàng rào mậu
dịch trong quản lý, kiểm soát, ổn định tỷ giá hối đoái. Tầm
quan trọng của chúng trong nghị trình nhất thể hóa châu Âu
lần lượt giảm xuống theo thứ tự, nguyên nhân là do “chính
sách hoàn toàn thiên về những chủ thể hành vi có lợi ích tồn tại
trước, tập trung, mãnh liệt và rõ ràng, sẽ không có lợi đối với
những chủ thể hành vi mà lợi ích tương đối phân tán, không
xác định hoặc không có đại diện”. Áp lực của tự do hóa công
nghiệp đến từ những nhà chế tạo có sức cạnh tranh trong nước,
đồng thời chúng được sự ủng hộ của chính phủ trên trường
quốc tế. Khi hành động đơn phương không còn có thể thực
hiện được lợi ích của nhà chế tạo, thì chính phủ sẽ tìm kiếm tự
do hóa mậu dịch đa phương. Những nhà chế tạo chưa có sức
cạnh tranh quốc tế, đối mặt với áp lực cạnh tranh của nhập
khẩu lại tìm kiếm sự bảo hộ và trợ giá của chính phủ, “chỉ khi
năng lực trợ giá tiềm tàng đối với bộ phận chưa có sức cạnh
tranh - điều vốn luôn yêu cầu có sự tăng trưởng không ngừng -
trở nên cạn kiệt, thì chính phủ mới xem xét tới tự do hóa”. Sau
khi các dòng vốn đã có thể lưu thông tự do và thực hiện tự do
hóa mậu dịch thì sự hạn chế biến động của tỷ giá hối đoái đã
trở thành một loại nhu cầu tự nhiên79.
Trong quá trình hình thành sở thích quốc gia, chia rẽ
(cleavage) là một khái niệm phân tích rất quan trọng.
Moravcsik cho rằng, cùng là một vấn đề, mọi người hoàn toàn
QUỐC GIA
128 V SIÊU QUỐC GIA

căn cứ vào lợi ích của mình để chia thành các tập đoàn áp lực
khác nhau. Lấy ví dụ về các nhà chế tạo công nghiệp, họ có thể
phân chia thành nhà chế tạo có sức cạnh tranh và nhà chế tạo
chưa có sức cạnh tranh. Nhà chế tạo có sức cạnh tranh thì tán
thành tự do hóa mậu dịch để mở rộng cơ hội thương nghiệp
của họ, giành được lợi ích lớn hơn nhiều so với trước; ngược lại,
nhà chế tạo chưa có sức cạnh tranh do phải đối mặt với cạnh
tranh từ nhập khẩu nên phản đối tự do hóa mậu dịch hoặc yêu
cầu chính phủ trợ giá để bù lại những tổn thất do tự do hóa
mậu dịch đem đến. Mỗi một chính sách đều có thể tìm thấy kẻ
ủng hộ và kẻ chống đối như vậy, còn kết quả thường đã phản
ánh thực lực tương đối của hai mặt trận lớn.
Do chủ thể hành vi quốc gia nhận thức được rằng, có một
số sở thích quốc gia sẽ có thể được thực hiện tốt hơn thông
qua thỏa thuận quốc tế, áp dụng hành động tập thể tốt hơn so
với hành động đơn phương, vì thế, chúng đã lựa chọn hợp tác
quốc tế. Ở đây, Moravcsik còn dẫn khái niệm tính bên ngoài
(externality) trong phân tích chính trị quốc tế vào trong phân
tích đàm phán giữa các chính phủ. Hợp tác quốc tế cũng là
một loại biện pháp mang tính bên ngoài của chính phủ trong
kiểm soát chính sách. Nhất thể hóa là kết quả của việc dung
hòa sở thích quốc gia, cũng đã phản ánh kết quả phân phối
được quyết định bởi sức mạnh tương đối của quốc gia trong
quá trình đàm phán.
Trong sự hình thành của sở thích quốc gia, lợi ích kinh tế
của chính phủ được hình thành do sự cạnh tranh giữa các tập
đoàn lợi ích trong nội bộ. Còn trong đàm phán giữa các quốc
gia, quốc gia lại trở thành chủ thể hành vi lý tính thống nhất. Về
điểm này, Moravcsik lại từ chủ nghĩa tự do đa nguyên trở về
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 129

với lập trường của chủ nghĩa hiện thực. Hiệu suất và phân phối
hiệu ích là hai nhân tố cần xem xét chủ yếu trong đàm phán
quốc tế. Hiệu suất đồng nghĩa với việc kết quả của đàm phán
nên là sự cải thiện Pareto (Pareto-improving), còn phân phối
đồng nghĩa với việc ai được, ai mất trong đàm phán80.
Moravcsik đã giả thiết, đàm phán giữa các quốc gia mang tính
phi cưỡng bức, áp dụng hệ thống bỏ phiếu đồng ý nhất trí, phí
giao dịch giữa các chính phủ là rất thấp, sự phụ thuộc lẫn nhau
không cân xứng đã quyết định sức mạnh tương đối trong đàm
phán liên chính phủ.
Trong đàm phán cụ thể, có ba mặt sau quyết định kết quả
đàm phán: (1) Sự thay thế đơn phương (unilateral alternative).
“Những chính sách có rất ít ảnh hưởng đối với láng giềng và cả
những chính phủ hầu như chưa có phương án thay thế đơn
phương (cũng chính là những chính phủ tương đối phụ thuộc
vào chính phủ nước ngoài) sẽ phát hiện ra sức mạnh đàm phán
của chúng là yếu ớt, cần phải đưa ra nhượng bộ và thoả hiệp”;
(2) Thay thế liên minh lâm thời (coalitional alternative). “Khả
năng thay thế tiềm tàng vốn có sức hấp dẫn, có thể giúp hình
thành liên minh lâm thời (hoặc làm sâu sắc liên minh đã có) sẽ
tăng cường sức mạnh đàm phán tiềm tàng của thành viên liên
minh lâm thời so với những thành viên bị loại trừ ra khỏi phạm
vi khả năng”; (3) Sự liên hệ của vấn đề (issue linkage). Sự liên
hệ tồn tại ở chỗ “chính phủ có mức độ sở thích khác nhau trong
những vấn đề khác nhau. Trong một số lĩnh vực vấn đề, có lợi
ích cận biên quan trọng hơn giữa một số quốc gia so với một số
quốc gia khác”. Chúng ta có thể nhìn thấy sự phát sinh của mối
liên hệ vấn đề trong ba loại tình hình: “trong lĩnh vực vấn đề
thu lợi và tổn thất bị cùng một tập đoàn nội bộ hóa; ở những
QUỐC GIA
130 V SIÊU QUỐC GIA

nơi mà lợi ích tập trung nhưng chi phí lại ở trạng thái phân tán,
không có tổ chức hoặc chưa có đại diện như người nộp thuế,
người tiêu dùng, nhà cung ứng của nước thứ ba; ở nơi mà tình
tiết chính xác trong chấp hành quyết sách có thể bị kéo dài thời
gian trước khi đưa ra quyết định, từ đó khiến cho sự phân phối
trong nước của chi phí là không xác định”81.
Để bảo đảm quốc gia khác sẽ tuân thủ lời hứa của họ, chính
phủ đã lựa chọn chế độ quốc tế để thực hiện thỏa thuận mà họ
đã đạt được. Có hai loại khả năng có thể lựa chọn: ủy thác
(delegate) hoặc tập hợp (pool) chủ quyền quốc gia. “Khi chính
phủ đồng ý thông qua trình tự bỏ phiếu chứ không phải đồng ý
nhất trí để quyết định công việc trong tương lai, thì chủ quyền
đã được tập hợp... Khi chủ thể hành vi siêu quốc gia được phép
áp dụng quyết sách tự chủ ở một trình độ nào đó, không có việc
bỏ phiếu giữa các chính phủ mang tính can thiệp hoặc đơn
phương phủ quyết, thì khi đó chủ quyền đã được ủy thác”82.
Bất luận là tập hợp hay ủy thác chủ quyền quốc gia, thì
Moravcsik vẫn kiên trì cho rằng sự sáng tạo chế độ hoàn toàn
được tiến hành dưới sự trù hoạch tỉ mỉ và kiểm soát cẩn thận
của quốc gia.
Chủ nghĩa liên chính phủ tự do giống như chủ nghĩa công
năng mới - loại lý luận chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa
hành vi khoa học - đã phạm phải sai lầm coi nhẹ tác dụng của
điều kiện lịch sử và bối cảnh. Sự khảo sát đối với điều kiện lịch
sử và bối cảnh thường có thể phơi bày sự khác biệt giữa nhất
thể hóa châu Âu và nhất thể hóa các khu vực khác, nhưng biến
số trong mặt này lại không thể tìm được vị trí thích đáng trong
khung giải thích của chủ nghĩa liên chính phủ tự do. Khiếm
khuyết đó cũng liên quan với việc Moravcsik quá nhấn mạnh
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 131

lợi ích kinh tế liên quan. Lợi ích kinh tế là một khái niệm phân
tích được sử dụng rất phổ biến, giữa nhất thể hóa tại các khu
vực khác nhau như nhất thể hóa châu Âu, nhất thể hóa Nam
Mỹ, nhất thể hóa Bắc Mỹ, không có khác biệt về chất trong áp
dụng khái niệm này, nhiều nhất cũng chỉ có khác biệt về trình
độ. Bản thân Moravscik cũng cho rằng, các quốc gia châu Âu
chỉ là có cảm giác sâu sắc hơn về xu thế phát triển của sự phụ
thuộc lẫn nhau về kinh tế - vấn đề tương đồng đối với các quốc
gia dân chủ công nghiệp phát triển83. Còn trên thực tế, nhất thể
hóa châu Âu ngay từ lúc bắt đầu đã vượt qua ý nghĩa kinh tế
thuần túy, giữa nó và nhất thể hóa của khu vực khác không chỉ
là một sự khác biệt về trình độ.
Sự xem nhẹ đối với điều kiện lịch sử và bối cảnh, nhấn
mạnh đơn nhất lợi ích kinh tế dẫn đến vấn đề làm thế nào phân
biệt được giữa vấn đề nhất thể hóa và hợp tác quốc tế thông
thường? Thực ra, vấn đề này cũng tồn tại đối với chủ nghĩa chế
độ. Hiển nhiên, nhất thể hóa không đồng nghĩa với hợp tác
quốc tế thông thường và kiến tạo chế độ quốc tế, hơn nữa, sự
khác biệt lẫn nhau e rằng không thể giải thích đơn giản là sự
khác nhau về trình độ. Trong lĩnh vực tự do hành động, các
nước thành viên tham gia nhất thể hóa châu Âu còn phải chịu
sự ràng buộc lớn hơn nhiều so với tham gia hợp tác quốc tế
thông thường.
Ngoài ra, cho dù thừa nhận chủ nghĩa liên chính phủ tự do
đã đưa ra một loại giải thích tương đối hoàn chỉnh, khả thi về
sự hình thành chế độ, vậy thì, chế độ sau khi hình thành liệu có
thể sẽ có ảnh hưởng đối với lựa chọn hành vi tiếp theo của chủ
thể hành vi hay không? Hay nói cách khác chính là bản thân
chế độ liệu có thể cấu thành một biến số tương đối độc lập hay
QUỐC GIA
132 V SIÊU QUỐC GIA

không? Rõ ràng, đây là nhân tố rất đáng được suy nghĩ. Theo
phân tích của Moravcsik, trên thực tế, năm lần đàm phán lớn về
nhất thể hóa châu Âu hầu như diễn ra độc lập với nhau, cái sau
lại không cấu thành một mối liên hệ về lôgích với cái trước, mỗi
một lần đàm phán hầu như đều là một lần mới hoàn chỉnh gồm
ba giai đoạn theo như lý luận của Moravscik. Điều đó dường
như trở nên không phù hợp thực tế, cũng không phù hợp lý lẽ
thông thường, bởi theo lẽ thường, lần đàm phán trước và nhất
thể hóa mà nó đã thúc đẩy tất sẽ tạo ra ảnh hưởng đối với sở
thích quốc gia và đàm phán giữa các chính phủ sau này. Hơn
nữa, Moravcsik cho rằng, sự giải thích của ông cũng hoàn toàn
thích hợp với một số quyết sách thường ngày. Trên thực tế,
ngoài những vụ đàm phán lớn như ông đã liệt kê ra, một khối
lượng lớn quyết sách mang tính thường ngày lại không nhất
định có sự phức tạp như khung lý luận của ông đã trình bày.
Cái mà chủ nghĩa liên chính phủ tự do cung cấp, trên thực
tế là sự kết hợp của hai loại giải thích: giải thích về hình thành
sở thích quốc gia của chủ nghĩa tự do và giải thích về kiến tạo
chế độ quốc tế của chủ nghĩa hiện thực, thuộc về một loại trong
giải thích trò chơi hai cấp (two-level game). Chỉ có điều, trên
thực tế, hai mắt xích trong nước và quốc tế mà Moravcsik đã
chỉ ra có thể tách rời nhau, bởi vì, sự cạnh tranh theo kiểu chủ
nghĩa tự do ra đời trong quá trình hình thành lập trường của
chính phủ trong nước lại không thể lan tỏa đến bình diện quốc
tế. Trong vòng đàm phán Brussels, biểu hiện của quốc gia vẫn
là chủ thể hành vi đơn nhất lý tính. Nhưng sở dĩ Moravcsik đưa
sự hình thành sở thích quốc gia vào trong khung lý luận của
mình chính là để ngăn chặn việc coi lợi ích quốc gia là giả thiết
tiên nghiệm, thứ cố định không thay đổi. Đối với ông, do sự
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 133

tăng giảm sức mạnh tương đối của các tập đoàn áp lực trong
nước, nên trên thực tế, sự hình thành sở thích quốc gia cũng
thay đổi theo các nhân tố thời gian, môi trường hay vấn đề.
Cũng chính vì thế, sở thích quốc gia trở thành nhân tố chủ yếu
quyết định sự phát triển nhất thể hóa.

3. Cứu vớt quốc gia dân tộc


Tương tự như Moravcsik kiên trì địa vị trung tâm của quốc
gia trong nhất thể hóa, Giáo sư Alan S. Milward của Anh cũng
đã đưa ra lý luận chủ nghĩa trung tâm quốc gia. Ông cho rằng,
sự ra đời của nhất thể hóa là để cứu vớt các quốc gia dân tộc
Tây Âu vốn rơi vào tình trạng nguy khốn sau chiến tranh, chứ
không phải cho rằng nhất thể hóa hoàn toàn là một hình thức
làm suy yếu quốc gia dân tộc giống suy nghĩ thông thường.
Alan Milward cho rằng: “Đại đa số quốc gia Tây Ây đã bị
suy yếu nhiều trong khoảng thời gian từ năm 1929 đến 1945, tới
mức ngay khi Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, các
quốc gia này ngay lập tức dù ít dù nhiều đều phải đối mặt với
nhiệm vụ xây dựng lại bản thân với vai trò là một đơn vị công
năng”. Các quốc gia này đã hứng chịu ảnh hưởng của cuộc đại
suy thoái kinh tế từ năm 1929 đến 1932, sự giảm sút trong thu
nhập nông nghiệp, sự cạnh tranh giữa ý thức hệ chính trị và chế
độ ở thập niên 20, 30 thế kỷ XX, và cả việc bị xâm lược, thất bại
và bị chiếm lĩnh trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai.
“Trong tình hình như vậy, một khi họ quay trở lại, mục tiêu
chính sẽ là muốn khẳng định lại quốc gia dân tộc chính là
đơn vị tổ chức cơ bản của đời sống chính trị, có sức sống và an
ninh… Tất cả quốc gia đều đã xác định một loạt chính sách
nhằm thực hiện mục tiêu đó,… mà một số chính sách trong số
QUỐC GIA
134 V SIÊU QUỐC GIA

đó phải thông qua khuôn khổ của tổ chức quốc tế mới có thể
hoàn thành, hoặc mới có thể được thực hiện tốt hơn”. Đồng
thời, các quốc gia Tây Âu đều có nhận thức đồng nhất về sự
phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế - điều bắt đầu phát triển từ giữa
thế kỷ XIX, sau đó bị một số quốc gia chủ chốt phá hoại và vứt
bỏ trong thập niên 30 thế kỷ XX. Xuất phát từ nhận thức chung
đó, “đại đa số quốc gia Tây Âu đều làm việc tích cực hơn so với
trước chiến tranh trong thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực
công nghiệp nào đó, những lĩnh vực công nghiệp đó được cho
rằng có thể giành được ưu thế so sánh hoặc cạnh tranh trong
cạnh tranh quốc tế, hoặc là cần thiết đối với sự phát triển hơn
nữa của kinh tế”84. Đó là hai lý do khởi động nhất thể hóa mà
Alan S. Milward đưa ra.
Nói một cách cụ thể, trong nửa đầu thế kỷ XX, quốc gia dân
tộc Tây Âu đã đối mặt với thách thức trên bốn phương diện:
Đầu tiên, phương diện ý thức hệ quốc gia. Chủ nghĩa tư bản sau
Chiến tranh thế giới thứ nhất đã chịu sự thách thức của chủ
nghĩa cộng sản Xôviết và chủ nghĩa xã hội quốc gia của Đức.
Thứ hai, trên phương diện chính trị, thách thức của ý thức hệ
cũng đã được phản ánh, quyền bầu cử cũng được mở rộng. Do
tồn tại các chế độ chính trị có thể thay thế, nên quốc gia dân tộc
cần phải có tính cảm ứng lớn hơn, chính trị đại nghị vì thế đã
trở thành trình tự chính trị then chốt tại các quốc gia dân tộc
Tây Âu. Thứ ba, quốc gia dân tộc còn nhận được yêu cầu gánh
vác trách nhiệm kinh tế mà trước kia nó không cần gánh vác.
Yêu cầu kinh tế đó tập trung thể hiện trên vấn đề phúc lợi,
trước hết là do Bismark thực thi ở nước Đức trong thập niên 80
thế kỷ XIX. Sau khi chủ nghĩa Keynes được truyền bá rộng rãi,
quốc gia dân tộc càng cần phải có trách nhiệm đối với thúc đẩy
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 135

tăng trưởng kinh tế, chống suy thoái. Cùng với sự chuyển đổi
của chính trị, áp lực kinh tế của quốc gia dân tộc sẽ ngày càng
nặng nề. Cuối cùng, chức trách cơ bản của quốc gia dân tộc, tức
là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và bảo vệ sự an toàn của
nhân dân, đều đã thất bại ở nhiều quốc gia Tây Âu trong
khoảng thời gian từ năm 1938 đến 194085.
Khủng hoảng của quốc gia dân tộc một mặt đã thúc đẩy
châu Âu sau chiến tranh đi theo nhất thể hóa, mặt khác, tình
hình thực tế về phụ thuộc lẫn nhau của Tây Âu sau chiến tranh
là: chính sách quốc gia trên ba vấn đề lớn trên thực tế đều đã bị
châu Âu hóa, các vấn đề đó lần lượt là: việc làm và phúc lợi,
ngoại thương và mối quan hệ của nó với tăng trưởng kinh tế,
bảo hộ và phát triển nông nghiệp cùng với việc duy trì thu
nhập trong nông nghiệp. Cho nên, dựa trên những phân tích
trình bày ở trên, sự thiết lập của cộng đồng châu Âu đã trở
thành công việc tất yếu86. Mục đích của nhất thể hóa chính là
tăng thêm thu nhập quốc gia và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
từ đó thực hiện chấn hưng quốc gia dân tộc.
Một vấn đề tiếp theo cần giải quyết, cũng là một vấn đề mà
các trường phái lý luận khác cùng đối mặt, chính là sự phân
biệt giữa nhất thể hóa và phụ thuộc lẫn nhau. Milward cho
rằng, phụ thuộc lẫn nhau và nhất thể hóa đều là sự lựa chọn để
quốc gia thúc đẩy chính sách trong nước của mình. Sự khác biệt
giữa chúng là ở chỗ: “nhất thể hóa là sự nhượng bộ của quyền
lực quốc gia đối với cơ cấu quốc tế, còn sự ràng buộc của phụ
thuộc lẫn nhau đối với hành vi chủ quyền vẫn thuần túy thuộc
về điều chỉnh hệ thống chính trị trong nước”. Lựa chọn nhất thể
hóa hay là phụ thuộc lẫn nhau hoàn toàn bị quyết định bởi tính
chất của chính sách quốc gia, “chính sách quốc gia một khi đã
cụ thể hóa, thì hậu quả quốc tế của chính sách đối với quốc gia
QUỐC GIA
136 V SIÊU QUỐC GIA

dân tộc cũng rõ ràng hơn”. Tuy rằng, nhất thể hóa còn chịu sự
ràng buộc của chủ quyền quốc gia nhiều hơn so với phụ thuộc
lẫn nhau, nhưng các quốc gia Tây Âu đã vẫn lựa chọn nó,
nguyên nhân là do nó có ba ưu thế lớn mà phụ thuộc lẫn nhau
không có: ưu thế thứ nhất là do tính không thể đảo ngược
(irrversibility) của nhất thể hóa, điều này đồng nghĩa với việc
một khi đã đạt được một đàm phán quan trọng giữa chính phủ,
thì có rất ít khả năng nó dễ dàng bị lật đổ. Xem xét đến tính
hiệu quả lâu dài của thỏa thuận quốc tế, tính xác định như vậy
là cần thiết. Có một số vấn đề mà thỏa thuận quốc tế đã bao
hàm như mậu dịch quốc tế, đầu tư dài hạn của quốc gia, bảo hộ
nông nghiệp… đều là hết sức then chốt, và cả trong sự so sánh
giá thành tạo nên bởi tính không xác định của nó, quốc gia tình
nguyện hứng chịu tổn thất, nhường bớt một bộ phận chủ quyền
để ứng phó. Đương nhiên, chính phủ sẽ bảo đảm sự chuyển
nhượng chủ quyền đó chắc chắn ở trong tầm khống chế cẩn
thận của mình87. Ưu thế thứ hai của nhất thể hóa là tính bài
ngoại (exclusivity). Nhất thể hóa lâu nay luôn gạt bỏ nước phi
thành viên ra khỏi thị trường chung và đi kèm với đó là tăng
cường sức mạnh đàm phán của cộng đồng nhất thể hóa đối với
các nước phi thành viên. Tính bài ngoại và kỳ thị đã trở thành
sức mạnh thúc đẩy đằng sau việc mở rộng của nhất thể hóa
châu Âu. Để đạt được thỏa thuận với cộng đồng châu Âu, nước
phi thành viên buộc phải nhường bớt một số bộ phận quan
trọng trong chủ quyền quốc gia, nhưng điều này lại không thể
giúp họ có được sự bù đắp trở lại giống như các nước thành
viên trong lĩnh vực ảnh hưởng đến chính sách chung của cộng
đồng. Ưu thế thứ ba, nhất thể hóa đã cung cấp một hệ thống
trung tâm về pháp luật, có sức ràng buộc pháp luật lớn hơn đối
với nước thành viên. Trước hệ thống pháp luật của cộng đồng
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 137

chung vốn có tính ưu tiên hơn so với pháp luật của các nước
thành viên, việc giải quyết tranh chấp quốc tế sẽ càng có hiệu
quả hơn88.
Milward còn sửa chữa một sai lầm thường gặp, tức là cho
rằng sự phát triển của phụ thuộc lẫn nhau tự nhiên sẽ dẫn đến
nhất thể hóa. Ông cho rằng, xu thế của phụ thuộc lẫn nhau là có
thể bị thay đổi bởi ý chí quốc gia. Ý chí chính trị của quốc gia có
thể từ chối sự phụ thuộc lẫn nhau, cho dù nó phải trả giá đắt vì
điều này. Ngoài ra, một số chỉ tiêu đánh giá về sự phụ thuộc
lẫn nhau cũng đã vạch ra sự thực là sự phụ thuộc lẫn nhau
trong khoảng thời gian từ năm 1890 đến 1914 trên thực tế còn
sâu sắc hơn so với thập niên 50 thế kỷ XX. Cuối cùng, “sự phụ
thuộc lẫn nhau của Tây Âu ở thế kỷ XX cũng không phải là
hiện tượng được thúc đẩy từng bước, không thể ngăn chặn
được. Đứng trước sự phụ thuộc lẫn nhau, quốc gia không phải
là kẻ tù tội không có trợ giúp, họ đã tích cực tìm kiếm biện
pháp để tiến hành hạn chế nó. Từ năm 1945 đến nay, họ đã có
sự tăng mạnh cả về ý chí và năng lực trên mặt này”. Với những
người như Deutsch, Haas, N. Lindberg, thì sự bất lực của quốc
gia dân tộc đối với phụ thuộc lẫn nhau hiển nhiên đã bị khuếch
đại. Những nghiên cứu đối với lịch sử nguồn gốc của nhất thể
hóa châu Âu đã chứng minh: “việc hình thành nhất thể hóa
không phải do sự bất lực của quốc gia dân tộc mà phải thông
qua hình thức quản lý khác để thực hiện sự vượt qua quốc gia
dân tộc, mà là quốc gia dân tộc của châu Âu xuất phát từ mục
đích của bản thân họ đã sáng tạo ra nó, là một loại hành vi của
ý chí quốc gia”89.
Trên thực tế, Milward lại chưa cung cấp cho chúng ta một
khung lý luận giải thích hoàn chỉnh về nhất thể hóa châu Âu,
QUỐC GIA
138 V SIÊU QUỐC GIA

ông chỉ tập trung vào nguồn gốc của nhất thể hóa, mà chưa hề
triển khai phân tích tiến trình và trạng thái cuối cùng của nhất
thể hóa. Điều này giống như bản thân ông đã nói, đã có rất
nhiều trước tác nghiên cứu về việc cộng đồng chung châu Âu
đã được tổ chức lên như thế nào và làm được những gì, “nhưng
chưa có bất kỳ ai thực sự giải thích được vì sao”. Lý luận của
ông chính là muốn giải thích cộng đồng “tại sao và đã hình
thành như thế nào”90. Đồng thời, Milward cũng muốn chỉnh
đốn một loại nhận thức phiến diện của mọi người, cho rằng,
đứng trước nhất thể hóa, quốc gia dân tộc chỉ còn cách thu
mình lại. Trên thực tế, “lịch sử châu Âu trong nửa cuối thế
kỷ XX, chủ yếu gồm hai phương diện: một phương diện là sự
vươn dài, phát triển trở lại của quốc gia dân tộc trên cương vị là
đơn vị tổ chức cơ bản trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã
hội; một phương diện khác là chuyển giao một bộ phận quyền
lực của nó cho cộng đồng châu Âu”91. Nhiều học giả đã chú ý
đến phương diện sau mà chưa chú ý đến sự cố gắng của quốc
gia dân tộc ở phương diện trước. Chỉ xét riêng về năng lực,
năng lực của quốc gia dân tộc trên thực tế đã tăng trưởng đồng
bộ với nhất thể hóa châu Âu.
Chính vì những cống hiến nổi bật của Milward trên
phương diện này, nên cho dù ông chưa cung cấp được khung
lý luận hoàn chỉnh nhưng quan điểm của ông vẫn nhận được
sự quan tâm rộng rãi của mọi người.

Chú thích

1. Chủ nghĩa lý tưởng được cho rằng đã từng một thời chiếm vị
trí chủ đạo sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nhưng người viết cho
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 139

rằng, đó là bởi vì nghiên cứu quan hệ quốc tế khi đó vẫn chưa thoát
ly khỏi mối quan hệ với nghiên cứu pháp lý trước kia, quan hệ quốc
tế vẫn chưa thực sự hình thành như một bộ môn khoa học độc lập.
Chủ nghĩa lý tưởng khi đó thuần túy theo kiểu học viện, nó nhiều nhất
chỉ có thể coi là thể hiện sự nối dài lịch sử của nghiên cứu kiểu học
viện, chứ không phải là nghiên cứu thực tế đối với vấn đề. Trong hiện
thực, chỉ cần nhìn Tổng thống Mỹ khi đó là Wilson đã bị các nhà ngoại
giao châu Âu đùa cợt như thế nào ở Hội nghị Versailles là biết được
chủ nghĩa lý tưởng đã thảm bại như một mớ bòng bong (xem thêm
Đặng Thục Sinh: Wistor Wilson, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 1982).
2. Tư tưởng thời kỳ đầu của chủ nghĩa công năng mới xuất hiện
ở tác phẩm của Haas: Liên hợp của châu Âu: sức mạnh chính trị, xã hội và
kinh tế (1950-1957) (The Uniting of European: Political, Social, and
Economic Forces 1950-1957), xuất bản lần đầu vào năm 1958 (lần thứ
hai vào năm 1968). Cùng ra đời với nó là tác phẩm Động lực học chính
trị của nhất thể hóa kinh tế châu Âu (The Political Dynamics of European
Economics Integration) của Leon Lindberg xuất bản năm 1963 và cả tác
phẩm Quốc gia dân tộc siêu việt: chủ nghĩa công năng và tổ chức quốc tế
(Beyond the Nation-State: Functionalism and International Organization)
của bản thân Haas, xuất bản năm 1964.
3. Ben Rosamond: Theories of European Integration, Macmillan
Press Ltd., 2000, pp. 50-51.
4. David Mitrany: “A Working Peace System”, in Brent F.
Nelsen, Alexander C-G. Stubb, eds.: The European Union: Readings
on the Theory and European Integration, Lynne Rienner Publishers,
1994, p. 79.
5. Xem thêm Chương 1 của cuốn sách này, phần phân tích khái
niệm của nhất thể hóa.
6. David Mitrany: “A Working Peace System”, Ibid, p. 79.
7. Ibid., p. 80.
QUỐC GIA
140 V SIÊU QUỐC GIA

8. Ibid., p. 82.
9. Ibid., p. 85.
10. Ibid., pp. 85-86.
11. Ibid., p. 88.
12. Ibid., p. 89.
13. Ibid., p. 90.
14. Ibid., pp. 91-92.
15. Ibid., pp. 93-94.
16. Ernst B. Haas: Beyond the Nation-State: Functionalism and
International Organization, Stanford University Press (Stanford,
California), 1964, p. 34.
17. Ibid., p. 34.
18. Theo Mitrany, nhất thể hóa chưa có định nghĩa chặt chẽ,
nó vừa là một loại trạng thái, đồng nghĩa với việc loại trừ hiểm họa
của chiến tranh, nảy sinh hòa bình trong biến đổi, cũng lại vừa là
một quá trình, biểu thị ý nghĩa hình thành, phát triển của tổ chức
quốc tế mang tính công năng và hướng tới liên hợp lẫn nhau.
19. Ernst B. Haas: Beyond the Nation-State: Functionalism and
International Organization, pp. 47-48, 34.
20. Ernst B. Haas: The Uniting of European: Political, social, and
Economic Forces 1950-1957, Stanford University Press (Stanford,
California) 1958 and 1968, Author’s Preface 1968, p. xx.
21. Ernst B. Haas: Beyond the Nation-State: Functionalism and
International Organization, p. 93.
22. Ibid., p. 53.
23. Ibid., p. 86.
24. Ibid., p. 48.
25. Ibid., p. 111.
26. Ernst B. Haas: The Uniting of European: Political, Social, and
Economic Forces 1950-1957, pp. xxii, 313-314.
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 141

27. Leon N. Lindberg: The Political Dynamics of European Economic


Integration, Stanford University Press (Stanford, California), 1963, p. 10.
28. Ernst B. Haas: The Uniting of European: Political, Social, and
Economic Forces 1950-1957, p. 5.
29. Cũng có người quy lý luận đó vào trường phái lý luận kết nối
(communication theory). Chỉ có điều, giao lưu và kết nối vẫn có sự
khác biệt, kết nối chú trọng hơn đến sự truyền đạt thông tin và vì thế
mà thực hiện sự kiểm soát xã hội, còn giao lưu lại nhấn mạnh hơn đến
một số chỉ tiêu đánh giá vật chất hóa của kết nối. Ngoài ra, kết nối lại
không phải là khái niệm do Deutsch sáng tạo đầu tiên. Ngay từ năm
1948, Norbert Wiener đã đề xuất khái niệm này. Xem thêm “Trường
phái và lý luận trong quan hệ quốc tế” của Taylor (Nữu Tiên Chung dịch),
Thương vụ Ấn thư quán Đài Loan, bản in năm 1985, 1987.
30. Karl W. Deutsch, et al.: Political Community and the North
Atlantic Area - International Organization in the Light of Historical
Experience, Princeton University Press, 1957, p. 5.
31. Ibid., p. 6.
32. Ibid., p. 8.
33. Ibid., p. 8.
34. Cộng đồng an ninh hợp nhất đòi hỏi 12 điều kiện, bao gồm
(1) tính thích hợp lẫn nhau của giá trị chủ yếu; (2) một phương thức
sống rõ rệt; (3) kỳ vọng đối với mối liên hệ kinh tế hoặc thu lợi lớn
hơn; (4) ít nhất, năng lực chính trị và hành chính của một số đơn vị
tham gia trong đó có sự tăng trưởng rõ rệt; (5) ít nhất một số đơn vị
tham gia phải có sự tăng trưởng kinh tế tương đối lớn; (6) bất luận
giữa các khu vực khác nhau về địa lý, hay là giữa các giai tầng khác
nhau trong xã hội đều phải có mối liên hệ kết nối xã hội không gián
đoạn; (7) một tập đoàn tinh anh chính trị đang mở rộng; (8) sự lưu
động của nhân viên, chí ít là giữa các giai tầng liên quan về chính trị;
(9) tính phức tạp, đa dạng của các khu vực kết nối và giao lưu; (10) sự
QUỐC GIA
142 V SIÊU QUỐC GIA

bù đắp đối với kết nối và giao lưu lưu động; (11) không phải là một
loại trao đổi lẫn nhau rất hiếm thấy của vai trò tập đoàn; (12) tính có
thể dự báo lẫn nhau của hành vi trên một mức độ tương đối. Điều
kiện nhất thể hóa đa nguyên chỉ cần ba thứ trong điều kiện của nhất
thể hóa hợp nhất. Do Deutsch nhận định rằng điều kiện mà nhất thể
hóa đa nguyên yêu cầu còn ít hơn nhiều so với nhất thể hóa hợp nhất,
vì thế tổng kết của ông về nhất thể hóa đa nguyên có lẽ phần nhiều
chỉ là rút ra một số từ trong nhất thể hóa hợp nhất. Ibid., p. 58.
35. Ibid., pp. 66-67.
36. Ibid., p. 38.
37. Ibid., pp. 40-42.
38. Taylor: Trường phái và lý luận trong quan hệ quốc tế, tr. 296.
39. Karl W. Deutsch, et al.: Political Community and the North
Atlantic Area - International Organization in the Light of Historical
Experience, p. 96.
40. Ibid., pp. 32-33.
41. Ibid., pp. 83-85.
42. Taylor: Trường phái và lý luận trong quan hệ quốc tế, tr. 275.
43. Simon J. Nuttall: European Political Cooperation, Oxford
University Press, 1992, chapter 2, “The Origins”.
44. [Pháp] Pierre Gerbet: Lịch sử và hiện thực của thống nhất châu
Âu, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 1989, tr. 291-292. [Anh] John
Pinder: Toà nhà của liên minh: cộng đồng chung châu Âu, Nxb. Giáo dục
Liêu Ninh, Nxb. Đại học Oxford, 1998, tr. 12-14.
45. [Anh] John Pinder: Toà nhà của liên minh: Cộng đồng chung
châu Âu, tr. 41.
46. Ernst B. Haas: The Uniting of European: Political, Social, and
Economic Forces 1950-1957, Author’s preface 1968, pp. xiv-xv.
47. Leon N. Lindberg, Stuart A. Scheingold: European’s Would-Be
Polity: Patterns of Change in the European Community, Englewood
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 143

Cliffs, NJ: Prentice Hall, 1970. Xem Ben Rosamond: Theories of


European Integration, pp. 63-64.
48. Ernst B. Haas: The Uniting of European: Political, social, and
Economic Forces 1950-1957, Author’s preface 1968, pp. xxix.
49. Ben Rosamond: Theories of European Integration, pp. 71-72.
50. Ernst B. Haas: The Obsolescence of Regional Integration Theory,
Research Series. No. 25, Insitute of International Studies, University
of California, Berkeley, 1975. Nhân vật của một số trường phái mà bài
viết đề cập lại không phải cho thấy trong trường phái lý luận đó chỉ
có những người này, mà chỉ là những người mà chúng tôi đề cập
tương đối có tính đại diện trong lĩnh vực liên quan mà thôi; cũng
như vậy, chúng tôi đề cập cuốn sách nào đó hoặc bài viết nào đó của
ai đó thì cũng không phải cho thấy họ chỉ có những tác phẩm đó
thôi, mà đồng nghĩa với việc những tác phẩm mà chúng tôi đề cập
có địa vị tương đối quan trọng trong phát triển học thuật của người
nào đó mà thôi.
51. Ibid., pp. 88-89.
52. [Mỹ] Robert Keohane, Joseph Nye: Quyền lực và sự phụ thuộc
lẫn nhau - chính trị thế giới trong chuyển biến, Nxb. Đại học Công an
nhân dân Trung Quốc, 1992, tr. 8-9.
53. Sđd, tr. 22.
54. Đối với con đường diễn biến của chủ nghĩa tự do từ chủ
nghĩa công năng đến chủ nghĩa chế độ tự do mới, Joseph M. Grieco
cũng đã có lý giải riêng. Ông cho rằng, tiền thân của chủ nghĩa tự do
(liberal institutionalism) đã trải qua ba giai đoạn phát triển như sau:
lý luận nhất thể hóa chủ nghĩa công năng trong thập niên 40 và thời
kỳ đầu thập niên 50 thế kỷ XX, lý luận nhất thể hóa khu vực chủ
nghĩa công năng mới trong thập niên 50 và 60 thế kỷ XX, lý luận phụ
thuộc lẫn nhau trong thập niên 70 thế kỷ XX. Xem thêm, Joseph M. Grieco:
Anarchy and the Limits of Cooperation: a Realist Critique of the Newest
QUỐC GIA
144 V SIÊU QUỐC GIA

Liberal Institutionalism, International Organization 42, 3, Summer


1988, p. 486.
55. Robert O. Keohane: International Institutions and State Power -
Essays in International Relations Theory, Westview Press (Bould, San
Francisco, & London), 1989, p. 7.
56. Ibid., p. 1, 8.
57. Ibid., p. 1, 8.
58. Ibid., p. 5.
59. Ibid., p. 1.
60. Ibid., p. 2.
61. Ibid., pp. 3-5.
62. Ibid., pp 4-5.
63. Ibid., pp. 6-7.
64. Ibid., pp. 2-3.
65. Do chưa thể tìm thấy hai bài viết quan trọng của Hoffman
trong thập niên 60 thế kỷ XX là “The European Process at Atlantic
Crosspurposes”, Journal of Common Market Studies 3, 1964 và
“Obstinate or Obsolete? The Fate of the Nation State and the Case of
Western Europe”, Daedalus 95, 1996, sự giới thiệu ở đây liên quan đến
sự giải thích về lý luận liên chính phủ của ông chủ yếu tham khảo
cuốn sách Lý luận nhất thể hóa châu Âu của Ben Rosamond (Ben
Rosamond: Theories of European Integration, Macmillan Press Ltd.,
2000, pp. 75-81).
66. Về nguồn gốc, sự phát triển và tình hình vận hành cơ chế của
cơ chế hợp tác chính trị châu Âu có thể xem thêm Simon J. Nuttall:
European Political Co-operation, Oxford University Press, 1992.
67. Xem thêm [Mỹ] Kenneth Waltz: Lý luận chính trị quốc tế,
Nxb. Đại học Công an nhân dân Trung Quốc, 1992.
68. A. Pijpers: “European Political Co-operation and the Realist
Paradigm”, in M. Holland, ed.: The Future of European Political Co-
CHƯƠNG 2
CHỦ NGHĨA TỰ DO V CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC 145

operation: Essays on theory and Pratice, St. Martins, New York, 1991;
L. Miles: “Integration Theory and Enlargement of the European
Union”, in C. Rhodes, S. Mazey, eds.: The State of the European Union,
Vol. 3: “Building a European Polity? Boulder”, CO: Lynne Rienner, 1995.
69. Andrew Moravcsik: “Negotiating the Single European Act:
National Interests and Conventional Stateccraft in the European
Community”, International Organization, Vol. 45, No. 1, Winter 1991,
pp. 19-56.
70. Andrew Moravcsik: The Choice for European: Social Purpose and
State Power from Mesina to Masstricht, Cornell University Press, Ithaca,
New York, 1998. Messina là nơi đàm phán của “Điều ước Rôma” -
chú thích của tác giả cuốn sách.
71. Ibid., p. 18.
72. Sau này ông cũng vận dụng khung lý luận của mình để phân
tích sâu về đàm phán “Điều ước Amsterdam”, xem thêm Andrew
Moravcsik, Kalypso Nicolaidis: “Expalining the Tresty of
Amsterdam: Interests, Influence, Institutions”, Journal of Common
Market Studies, Vol. 37, No. 1, March 1999, pp. 59-85.
73. Andrew Moravcsik: The Choice for European: Social Purpose and
State Power from Mesina to Masstricht, p. 4.
74. Ibid., pp. 52-60.
75. Ibid., pp. 6-7. [Anh] John Pinder: Toà nhà của liên minh: Cộng
đồng chung châu Âu, phần “Sự hình thành của chính sách nông nghiệp
chung” trong Chương 5.
76. Andrew Moravcsik: The Choice for European: Social Purpose and
State Power from Mesina to Masstricht, p. 5.
77. Ibid., p. 26.
78. Ibid., p. 36.
79. Ibid., pp. 37-39.
80. Ibid., p. 51.
QUỐC GIA
146 V SIÊU QUỐC GIA

81. Ibid., pp. 63-66.


82. Ibid., p. 67.
83. Ibid., p. 5.
84. Alan S. Milward, et al.: The Frontier of National Sovereignty:
History and Theory 1945-1992, Routledge, London and New York,
1994, pp. 5-6.
85. Alan S. Milward: The European Rescue of the Nation-State,
Routledge, London, 1992, pp. 25-35.
86. Ibid., Preface, p. xi.
87. Alan S. Milward, et al.: The Frontier of National Sovereignty:
History and Theory 1945-1992, Routledge, London and New York,
1994, pp. 12-14.
88. Ibid., pp. 17-19.
89. Alan S. Milward: The European Rescue of the Nation-State,
Routledge, London, 1992, pp. 8-18.
90. Ibid., Preface, p. x.
91. Ibid., p. 20.
Chương 3

CHÍNH TRỊ SO SÁNH


V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC

I. CHỦ NGHĨA LIÊN BANG V NHỮNG TÌM TÒI NGHIÊN CỨU


LÝ LUẬN KHÁC

1. Nghiên cứu quan hệ quốc tế và nghiên cứu của chính trị


so sánh
Lý luận nhất thể hóa giới thiệu ở trên đều thuộc về phạm
trù nghiên cứu quan hệ quốc tế, nhưng đối với những người
nhấn mạnh nghiên cứu so sánh giữa tổ chức quốc tế, thể chế
quốc gia và cả những người coi trọng nghiên cứu chính sách,
chỉ tiến hành nghiên cứu quan hệ quốc tế đối với Cộng đồng
châu Âu/EU là chưa đủ, thậm chí là hướng đi hết sức sai lầm.
Sự thay đổi quan niệm như vậy, như chúng ta đã nói ở trên,
chủ yếu diễn ra ở thập niên 70 thế kỷ XX, khi chủ nghĩa công
năng mới lâm vào cảnh khốn cùng, còn chủ nghĩa hiện thực
cũng không giải thích được một cách thuyết phục về nhất thể
hóa châu Âu, vì thế đây cũng là thời gian mà toàn bộ nghiên
cứu của môn quan hệ quốc tế đối với nhất thể hóa châu Âu
dường như ở vào đường cùng. Nghiên cứu quan hệ quốc tế (IR,
International Relations) chủ yếu tập trung vào khảo sát sự tác
QUỐC GIA
148 V SIÊU QUỐC GIA

động lẫn nhau giữa các quốc gia, chí ít là giữa nhà cầm quyền
của nước thành viên. Vấn đề mà nó quan tâm là giữa các nước
thành viên cần nhất thể hóa nhiều một chút hay là ít một chút;
trên vũ đài liên chính phủ, lợi ích quốc gia làm thế nào để tác
động lẫn nhau. Nghiên cứu nhất thể hóa của quan hệ quốc tế,
trên thực tế là nghiên cứu một quá trình từ hệ thống quốc gia
dân tộc thuần túy tồn tại trước khi nhất thể hóa được khởi động
cho đến khi xuất hiện một hệ thống mới thay thế hệ thống quốc
gia dân tộc. Về trạng thái cuối cùng khi kết thúc quá trình đó,
nghiên cứu nhất thể hóa của quan hệ quốc tế lại không xem xét
nhiều. Nếu như muốn xem xét đến tiến trình phát sinh trong
nội bộ châu Âu, đặc biệt là tiến trình này diễn ra trong điều
kiện có sự tham dự của nhiều loại chủ thể hành vi quốc gia và
phi quốc gia tham gia trong đó, thì giải thích của quan hệ quốc
tế trở nên có chút lực bất tòng tâm. Chủ nghĩa liên chính phủ tự
do của Andrew Moravcsik muốn đột phá sự hạn chế đó của
quan hệ quốc tế, đã quy nạp hai tầng nấc trong nước và quốc tế
vào một khung phân tích, nhưng nỗ lực của ông lại không
thành công, bởi vì chính phủ các nước thành viên đã đóng vai
trò người gác cổng giữa quốc tế và trong nước. Cũng có nghĩa
là, ở tầng nấc quốc tế, chủ thể hành vi vẫn là quốc gia. Nhưng
trên thực tế, chí ít là đối với châu Âu, các cá nhân và các kiểu
đoàn thể xã hội đều hoạt động trong các cơ chế chung châu Âu.
Sự hạn chế này của Moravcsik chủ yếu liên quan tới việc ông
chỉ đặt sự chú ý vào mấy lần đàm phán lớn trong tiến trình
nhất thể hóa châu Âu, xem nhẹ các phân tích đối với sự vận
hành thường ngày của Liên minh châu Âu. Cho nên nghiên cứu
của ông vẫn thuộc về phạm trù nghiên cứu quan hệ quốc tế.
Điều mà chủ nghĩa công năng mới quan tâm là nhất thể hóa
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
149

làm thế nào để thực hiện bao vây, xâm lấn quốc gia dân tộc; cơ
chế siêu quốc gia như Ủy ban châu Âu, Quốc hội châu Âu, Tòa
án châu Âu làm thế nào từng bước giành được sự trung thành
của mọi người. Khi những người theo chủ nghĩa công năng mới
phát hiện ra quốc gia dân tộc vẫn có sức sống ngoan cường, sau
khi quốc gia dân tộc vẫn kiểm soát được tiến trình nhất thể hóa
trên một mức độ tương đối, thì tất cả những giải thích của họ
hầu như không còn đứng vững được nữa.
Trong tình hình đó, có một số học giả bắt đầu cho rằng, tại
sao chúng ta nhất thiết phải đi theo lối truyền thống, coi nhất
thể hóa là một loại quan hệ quốc tế? Cộng đồng châu Âu chỉ là
công cụ để các quốc gia liên quan cùng thúc đẩy một chính sách
nào đó, vì thế, phân tích xem một chính sách nào đó làm thế
nào được hoạch định ra, được chấp hành như thế nào, hiệu quả
thu được của nó ra sao, đó mới là nhiệm vụ quan trọng hơn. Mà
muốn hoàn thành những nhiệm vụ này thì tri thức và khái
niệm được rút ra từ trong nghiên cứu so sánh thể chế chính trị
của quốc gia khác hoặc khung chế độ của các tổ chức quốc tế
khác còn hữu dụng hơn so với những gì môn quan hệ quốc tế
có thể cung cấp. Những người phê bình tính hạn chế trong
nghiên cứu nhất thể hóa của quan hệ quốc tế chỉ ra rằng, EU đã
không chỉ là một tổ chức quốc tế, nó cũng có đặc tính của một
nền chính trị nội bộ chín muồi, hoặc mang đặc tính của một tổ
chức chính trị thông thường (normal politics). Nó đã không chỉ
là tổ chức lâm thời mà đã chế độ hóa cao độ, vì thế nó có hàng
loạt thực tiễn chính trị thể hiện trong vận hành thường ngày.
Những điểm này không thể được phơi bày trong mô hình
nghiên cứu của quan hệ quốc tế, chỉ khi đặt nó vào trong
nghiên cứu so sánh với chính trị của quốc gia thì mới có thể
QUỐC GIA
150 V SIÊU QUỐC GIA

được giải thích. Chính trị so sánh (CP, Comparative Politics) có


thể cung cấp khái niệm và mô hình giải thích nhất thể hóa châu
Âu một cách có hiệu quả hơn so với quan hệ quốc tế.
Nhà nghiên cứu Paul Pierson của Đại học Harvard đã chỉ
ra rằng, trong giới khoa học chính trị của nước Mỹ, sinh viên
quan hệ quốc tế cũng đã chiếm đại đa số các cuộc thảo luận lý
luận về EU. Gác sang một bên những chia rẽ nội bộ của những
lý luận đó, mô hình chủ yếu của họ là coi nhất thể hóa châu Âu
là hoạt động ngoại giao bình thường, thông qua sự trao đổi
được chế độ hóa cao độ để sáng tạo ra những cơ hội không bình
thường cho việc cung cấp sản phẩm tập thể. Như vậy, về bản
chất, EU vẫn là nơi mặc cả giữa các quốc gia. Các nước thành
viên của nó vẫn là chủ thể hành vi quan trọng duy nhất trên
bình diện châu Âu. Chỉ có thông qua kết cấu chính trị trong
nước, chủ thể hành vi xã hội - tức các nước thành viên - mới có
thể phát sinh ảnh hưởng đối với nhất thể hóa. Chính sách của
EU được hình thành thông qua đàm phán giữa nước thành
viên, hoặc được hoạch định thông qua công việc của một số cơ
cấu đại diện mà quyền lực của nó được quy định rất nghiêm
ngặt. Đại diện chính phủ ở vị trí trung tâm của Cộng đồng châu
Âu. Mỗi một nước thành viên đều ra sức mở rộng lợi ích của
bản thân trong nhất thể hóa. Tương ứng với mô hình giải thích
quan hệ quốc tế nói trên, nhiều học giả châu Âu đã miêu tả
Cộng đồng châu Âu thành một kết cấu chính trị phức tạp, đa
nguyên, chứ không phải là cơ cấu đặt dưới sự khống chế chặt
chẽ của nước thành viên. “Nhiều người trong số học giả đó lại
không cảm thấy hứng thú đối với lý luận chung phát triển
ra nhất thể hóa, mà tập trung vào việc điều tra tỉ mỉ sự phát
triển của những chính sách thường ngày, trong đó Cộng đồng
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
151

châu Âu có tác dụng nổi bật. Nhìn từ góc độ đó, Cộng đồng
châu Âu càng giống với một chính thể đơn nhất (cho dù đã
được phân mảnh hóa cao độ), chứ không phải chỉ là một nơi
điều phối chung chính sách ngoại giao giữa các nước thành
viên tự chủ”. Ở châu Âu, quan điểm coi Cộng đồng châu Âu là
một hệ thống chuẩn liên bang (a quasi-federal system) tương
đối phổ biến. Nghiên cứu như vậy chính là nghiên cứu chính trị
so sánh. Lý do chủ yếu làm xuất hiện hứng thú nghiên cứu mới
này hết sức rõ ràng, “những người nghiên cứu về các lĩnh vực
hoạt động chính phủ rộng rãi như chính sách công nghiệp, khu
vực, xã hội và môi trường… phát hiện ra rằng, trong tình
huống không thảo luận tác dụng của cộng đồng châu Âu, họ đã
không thể lý giải được tiến trình và kết quả vận hành chính trị
trong nước mà họ cảm thấy hứng thú”1.
Thực ra, đối với chúng tôi, quan điểm đem nghiên cứu
quan hệ quốc tế đối lập với nghiên cứu chính trị so sánh ít nhất
cũng là không công bằng đối với quan hệ quốc tế. Quan điểm
truyền thống cho rằng, quan hệ quốc tế chính là nghiên cứu tác
động lẫn nhau giữa chính phủ các nước, đặc biệt là cái thường
được gọi là quan hệ ngoại giao, nhưng khái niệm khoa học
quan hệ quốc tế ngày nay đã vượt xa phạm vi đó, chủ thể hành
vi phi quốc gia đã sớm đi vào tầm nhìn của các học giả nghiên
cứu quan hệ quốc tế. Nhưng sự tác động của nghiên cứu chính
trị so sánh vào nghiên cứu quan hệ quốc tế cũng không phải là
không có lý hay không đáng đề cập. Tuyệt đại đa số lý luận
nhất thể hóa quan hệ quốc tế thực sự mới chỉ dừng lại ở tầng
nấc vĩ mô. Các lý luận này không thể nắm bắt và giải thích
những vấn đề quy mô nhỏ, mang tính thường ngày, nhưng
chính trị so sánh lại tỏ ra có ưu thế giải thích hơn trên vấn đề
QUỐC GIA
152 V SIÊU QUỐC GIA

này. Cho dù là muốn khẳng định địa vị trung tâm của quốc gia,
hay là muốn đưa quốc gia dân tộc vào bảo tàng lịch sử, thì quốc
gia dân tộc đều là trung tâm cấu thành luận điểm của các
trường phái lý luận quan hệ quốc tế. Còn trong vận hành
thường ngày của nhất thể hóa, một vấn đề lớn như quốc gia
dân tộc không phải lúc nào cũng luôn được đặt vào vị trí trung
tâm để thảo luận. Vì thế, nếu như chúng ta thừa nhận rằng
nghiên cứu của quan hệ quốc tế và chính trị so sánh đều có thế
mạnh giải thích riêng của chúng, vậy thì, trong nghiên cứu nhất
thể hóa, có thể phân công chúng như sau: nếu như chúng ta coi
nhất thể hóa là một quá trình, vậy thì, giữa các nước liên quan
chắc chắn tồn tại lợi ích chung, việc kiến tạo một chế độ để theo
đuổi và thực hiện những lợi ích chung đó, và cả những công
việc như nghiên cứu hiệu quả vận hành của chế độ đó, ảnh
hưởng ngược lại của nó đối với hành vi quốc gia và sự lựa chọn
tương lai của quốc gia đều là những vấn đề thuộc phạm vi mà
quan hệ quốc tế có thể giải thích tốt hơn. Nhưng sau khi xác lập
chế độ đó, đối với các vấn đề mang tính thường nhật như sự
chấp hành chính sách hay việc xác định vấn đề cụ thể và lựa
chọn các chính sách hữu quan, nếu còn dùng lý luận vĩ mô của
quan hệ quốc tế để giải thích thì sẽ trở nên rất không hợp lý,
một số tri thức mà chính trị so sánh cung cấp cho chúng ta có lẽ
sẽ hữu dụng hơn trong trường hợp này.
Đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh, EU đã
ngày càng giống một loại thực thể chính trị (polity), đã giành
được một số thuộc tính vốn phần nhiều chỉ có liên quan với hệ
thống chính trị quốc gia. Giống như tất cả những hệ thống
chính trị khác, trong cơ chế của EU, các vấn đề như tính toán lợi
ích, đại diện lợi ích, điều hòa lợi ích đã phát sinh. Vấn đề phân
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
153

phối lợi ích cũng chính là vấn đề mà chính trị học thường quan
tâm, như: ai được cái gì, khi nào, với phương thức gì để được
như vậy. Vấn đề này cũng trở thành vấn đề chủ yếu của cơ chế
EU. Trong những phương diện đó, chính trị so sánh chắc chắn
có ưu thế hơn về mặt công cụ phân tích và khung lý luận.
Simon Hix chỉ ra rằng: “trong lĩnh vực quyết sách có đan xen
các yếu tố giữa chính trị của đảng cầm quyền và lợi ích quốc
gia, quyết sách của chính trị so sánh và lý luận liên minh rất có
thể có giá trị giải thích cao hơn… Điều này thích hợp đối với
đại bộ phận lĩnh vực của chính trị Cộng đồng châu Âu”. Chính
trị so sánh có sức quan sát rất tốt đối với nhiều lĩnh vực của hệ
thống EU, như sự vận hành của lợi ích, ảnh hưởng tương đối
của các chủ thể hành vi khác nhau, tính quan trọng của các chế
độ chính thức và phi chính thức2. Tóm lại, khi bạn định trả lời
EU là cái gì, là một tổ chức quốc tế, là một loại thể chế (regime),
liên bang, hoặc là vấn đề gì khác thì chính trị so sánh chính là
một loại phương pháp phân tích rất hữu dụng.
Vì thế, quan điểm của chúng tôi ở đây là, giữa quan hệ
quốc tế và chính trị so sánh, chúng ta không cần phải phân ra
cái nào tốt, cái nào xấu, áp dụng phương pháp phân công sẽ có
thể xử lý rất tốt mối quan hệ giữa chúng với nhau. EU tuy vẫn
còn chưa phát triển đến mức như chủ nghĩa công năng hy
vọng, buộc quốc gia dân tộc thu nhỏ lại, hình thành một thực
thể thống nhất mới; nhưng đồng thời, trên một mức độ rất lớn
EU đã vượt qua phạm vi chỉ là một tổ chức để mặc cả giữa các
quốc gia. Năng lực của các nước EU không những không vì
nhất thể hóa mà suy giảm, ngược lại đã được tăng cường; tiến
trình nhất thể hóa châu Âu cũng không những chưa bị đình trệ,
ngược lại không ngừng phát triển tiến lên. Sự thực là như vậy,
QUỐC GIA
154 V SIÊU QUỐC GIA

vậy thì, quan hệ quốc tế và chính trị so sánh hà tất phải phân
cao thấp, hay buộc phải chỉ ra bên nào độc chiếm thiên hạ?
Một điểm khác cần phải chỉ ra là, vì sao học giả châu Âu lại
không thích kiến tạo ra một hệ thống lý luận hùng vĩ về nhất
thể hóa giống học giả Mỹ và các khu vực khác? Nguyên nhân là
ở chỗ, nhất thể hóa đối với họ là việc đã rồi, họ đã sống trong cả
đống chính sách nhất thể hóa (rừng chính sách), từ sản phẩm
nông nghiệp đến chế phẩm công nghiệp, từ tiêu chuẩn vệ sinh
thực phẩm đến chính sách nông nghiệp, cái gì cũng có. Nghiên
cứu những vấn đề rất thực tế như những chính sách đó làm thế
nào để ra đời, tính tương quan của nó với cá nhân và các đoàn
thể khác nhau là như thế nào, đây mới là nhiệm vụ hàng đầu.
Cho nên, đối với những người theo chính trị học so sánh, trong
nghiên cứu EU, tầm quan trọng của vấn đề chính thể EU đã
vượt qua cả vấn đề nhất thể hóa. Nhất thể hóa đã tồn tại, cho
dù bạn đưa ra giải thích như thế nào đi chăng nữa, còn hệ
thống chính thể EU lại là một đề tài đang yêu cầu phải không
ngừng tăng thêm tri thức mới. Việc nghiên cứu về hệ thống
chính trị EU một vấn đề đang vận hành mỗi ngày có quan hệ
đến lợi ích thiết thân của mỗi nước thành viên, mỗi tập đoàn lợi
ích, mỗi công dân châu Âu.

2. Liên bang và liên minh


So với các trường phái khác, lý luận của chủ nghĩa liên
bang (federalism) tỏ ra không chặt chẽ nhất trong hệ thống lý
luận nhất thể hóa. Sự tiếp cận của chủ nghĩa liên bang đối với
những tranh luận lý luận nhất thể hóa cũng là ít nhất. Chủ
nghĩa liên bang truyền thống hầu như phần nhiều chỉ là một
loại triển vọng lý tưởng đối với trạng thái nhất thể hóa, một loại
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
155

miêu tả lý tưởng về con đường nhất thể hóa, chứ không phải là
một loại quy nạp và khung phân tích đối với hiện thực. Đại bộ
phận các nghiên cứu đối với hiện thực của lý luận này là nhằm
chỉ ra trong cơ chế châu Âu hiện tại, cái nào đã hàm chứa manh
nha thể chế liên bang. Sự linh hoạt và kích thích trong lý luận
của trường phái này không phải đến từ sự thực phát sinh trong
tiến trình nhất thể hóa châu Âu, mà đến từ quá trình dựng
nước của các quốc gia liên bang với nước Mỹ làm đại diện.
Đương nhiên, trình bày như vậy không phải là muốn hạ thấp
địa vị của chủ nghĩa liên bang trong lý luận nhất thể hóa. Nhiều
quan điểm của những người theo chủ nghĩa liên bang rõ ràng
đã giúp đỡ rất lớn trong việc làm rõ nhiều phương diện của cơ
chế nhất thể hóa châu Âu. Hơn nữa, mỗi khi tiến trình nhất thể
hóa tiến đến thời khắc then chốt cải cách chế độ, thì tiếng nói
của chủ nghĩa liên bang sẽ vang lên một cách đầy uy lực. Lý
luận này có thể cung cấp phương án lựa chọn chế độ cho các
đại biểu của Hội nghị liên chính phủ (intergovernmental
conference) nhằm thảo luận về cải cách cơ chế, thậm chí giúp
hoạch định ra một bộ hiến pháp châu Âu. Tháng 12/2000, ngay
trước và sau Hội nghị thượng đỉnh châu Âu tổ chức tại Nice,
Pháp đã nổ ra một cuộc thảo luận về chủ nghĩa liên bang, đặc
biệt các nhà chính trị và lý luận của Đức đã tiếp thị hết sức
nhiệt tình phương án chủ nghĩa liên bang của họ3.
Chúng ta nói rằng, lý luận của chủ nghĩa liên bang rất linh
hoạt, thậm chí toàn bộ mô thức giải thích của nó đều bắt nguồn
từ kết cấu chính phủ của quốc gia theo chế độ liên bang. Chính
phủ thực hiện chế độ liên bang có một số đặc trưng chung như
sau: (1) Hiến pháp quy định quyền lực lập pháp và hành chính
tách rời nhau, do các bộ phận chính phủ khác nhau (chính phủ
QUỐC GIA
156 V SIÊU QUỐC GIA

ở đây là khái niệm của chính phủ lớn) đảm nhận; (2) Thông
thường áp dụng chế độ lưỡng viện, có một viện, thông thường
là thượng viện, đại diện lợi ích của nước thành viên trong liên
bang; (3) Liên bang thông thường có Hiến pháp ổn định, chỉ khi
có sự đồng ý của tuyệt đại đa số các thành viên, mới có thể thay
đổi Hiến pháp liên bang; (4) Hoạt động thẩm tra tư pháp, thông
thường bao gồm một tòa án hiến pháp, là vô cùng mấu chốt đối
với việc giải quyết tranh cãi quyền lực giữa các chính phủ ở
tầng nấc khác nhau4. Chủ nghĩa liên bang truyền thống chủ
trương các quốc gia liên quan thông qua việc ký kết một bộ
hiến pháp do hội nghị chế định hiến pháp thông qua mà từ đó
thiết lập một hệ thống liên bang có những đặc trưng đó, thực
hiện nhất thể hóa giữa các quốc gia.
Khác với thiết kế chính quyền liên bang được chủ nghĩa
liên bang nói chung nhấn mạnh, Philippe C. Schmitter lại chủ
yếu xuất phát từ các đơn vị cấu thành của chính quyền liên
bang để định nghĩa liên bang. Ông cho rằng, chỉ cần đơn vị cấu
thành phù hợp với những đặc trưng liệt kê dưới đây, quốc gia
đó chính là liên bang: (1) Sự tiếp tục tồn tại và tự chủ quyết
sách của đơn vị cấu thành được bảo đảm bởi Hiến pháp; (2) Sự
tham dự của các thành viên cấu thành vào quyết sách của chính
phủ trung ương được thực hiện thông qua con đường chính
thức, thông thường là làm thành viên của một viện trong chế độ
lưỡng viện; (3) Lĩnh vực (quyền) hành động chính sách của các
cơ cấu thành viên được pháp luật trao cho, được sự bảo hộ của
pháp luật, không thể bị thay đổi trong tình hình chưa có sự tự
nguyện đồng ý; (4) Thành viên không thể đơn phương thoát ly
hoặc bị xua đuổi từ trong một thể chế như vậy. Ông kiên trì cho
rằng, thể chế liên bang là khả thi, có thể thực hiện được trong
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
157

xây dựng nhất thể hóa châu Âu, nhưng tiến trình mà EU
đang tiến hành lại không giản đơn là sự lặp lại tiến trình thiết
lập quốc gia liên bang trước kia, nó rất có thể dẫn đến một
kết quả chưa có tiền lệ. Như vậy, Schmitter đã nới rộng một
khoảng cách nhất định với chủ nghĩa liên bang truyền thống,
đối với ông, lấy quốc gia liên bang hiện có, đặc biệt là khuôn
khổ chế độ của nước Mỹ để xem xét châu Âu không nhất định
là thích hợp5.
Có người đem chủ nghĩa liên bang cách ra một khoảng
nhất định với chủ nghĩa liên bang truyền thống, và điều chỉnh
thêm một chút rồi gọi nó là chủ nghĩa liên bang mới (Neo-
federalism). Chủ trương của chủ nghĩa liên bang mới có tầm
nhìn mang tính sáng tạo, xuất phát từ tình hình thực tế của
châu Âu chứ không xuất phát từ mô hình vốn có về hình thành
và vận hành của quốc gia liên bang để xem xét việc xây dựng
liên bang trong thể chế châu Âu. Cựu Thủ tướng Tây Ban Nha
Felipe González Márquez cũng từng nói: “EU không phải, có
thể mãi mãi sẽ không phải là loại thể chế liên bang chia sẻ
quyền lực trong phạm vi quốc gia dân tộc như chúng ta thường
lý giải. Trước đây chúng ta (EU) không phải là như vậy, hiện
nay cũng không muốn thiết lập ‘hợp chúng quốc châu Âu’
(United States of Europe). EU không phải là liên bang. Cho dù
ngay cả trong tương lai xa vời, EU cũng không thể trở thành
thứ gì đó giống như ‘quốc gia đơn nhất’ (Unitarian state)”6.
Schmitter cho rằng, đối với xây dựng nhất thể hóa châu Âu, cái
quan trọng không phải là thảo luận xem thiết lập cơ chế như
thế nào, mà là phát động quần chúng thảo luận một cách toàn
diện xem rút cục chúng ta muốn xây dựng châu Âu thành một
cái gì, sau đó mạnh dạn trao cho EU quyền lực cần thiết tương
QUỐC GIA
158 V SIÊU QUỐC GIA

ứng, phân chia chức trách, quyền hạn một cách rõ ràng giữa
nước thành viên và EU.
Những người theo chủ nghĩa liên bang mới không còn gửi
gắm hy vọng ở việc thông qua ký kết một bộ Hiến pháp sẽ ngay
lập tức giải quyết được vấn đề nhất thể hóa. Haas cho rằng,
“vẻn vẹn một bộ Hiến pháp là không đủ”, một nước châu Âu
kiểu liên bang không thể đơn giản chỉ sao chép tiến trình hợp
pháp hóa của quốc gia liên bang dân tộc (national federal state),
chỉ có dựa trên vũ đài của quốc gia dân tộc hiện có, các chính
đảng đều tham gia thảo luận đầy đủ về tương lai của châu Âu,
trong quá trình đó, phát hiện lợi ích châu Âu xuyên quốc gia,
như vậy chế độ chính đảng của châu Âu mới có thể hình thành.
Sự thảo luận đó cần phải được triển khai đồng thời trong các
lĩnh vực công của các nước châu Âu, qua đó nhằm bồi dưỡng
xã hội thị dân châu Âu với các nội dung như có đoàn thể lợi ích
riêng, tổ chức phi chính phủ, chế độ sáng tạo mới của thị dân
(civic initiative) của bản thân nó. Hệ thống giáo dục quốc dân
cũng phải cố gắng để người dân châu Âu có được những tri
thức ngoại ngữ tương đồng. Chỉ có như vậy, truyền thông đại
chúng xuyên quốc gia sử dụng kết hợp đồng thời nhiều ngôn
ngữ mới có thể được thành lập; chỉ có như vậy, di sản văn hóa
lịch sử chung của châu Âu mới có thể thông qua mỗi trung tâm
quốc gia của mình để phát tán ra bên ngoài, dần hội tụ lại và
hình thành một loại văn hóa chính trị chung7.
Như vậy, họ đã chuyển sang gửi gắm hy vọng vào bồi
dưỡng ý thức chủ nghĩa liên bang cho lớp tinh anh chính trị và
quần chúng. Họ cho rằng, sở dĩ phương án chủ nghĩa liên bang
truyền thống rất khó thực thi, nguyên nhân là ở chỗ cho dù là
tinh anh hay là đại chúng đều chưa chuẩn bị tốt tâm lý để hòa
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
159

nhập thành quốc gia, vì thế, trước khi ngày đó đến, việc tuyên
truyền, thẩm thấu ý thức chủ nghĩa liên bang cho họ là điều cần
thiết. Bất luận là như thế nào, những người theo chủ nghĩa
liên bang mới đã chấp nhận phương thức tiệm tiến. Philippe
C. Schmitter cho rằng, ở nước Mỹ, Hiến pháp là do một bộ
phận chuyên gia, đặc biệt là do một nhóm luật sư tụ hội ở
Florida khởi thảo ra một cách nhanh chóng, còn ở châu Âu
muốn làm như vậy là không được. Hoạch định Hiến pháp châu
Âu cần phải có một quá trình thu hút đông đảo quần chúng
tham dự thảo luận8. Xét trên một góc độ nào đó, những người
theo chủ nghĩa liên bang mới đã biến chủ nghĩa liên bang thành
một phong trào, chứ không còn chỉ là một trường phái lý luận
kinh viện. Altiero Spinelli (lãnh tụ phong trào chủ nghĩa liên
bang Italia, người phát động mọi người ủng hộ một Quốc hội
châu Âu do nhân dân bầu ra, sau đó đại diện của Quốc hội đó
sẽ dự thảo một bộ Hiến pháp châu Âu) vào năm 1972 đã chỉ ra
rằng: “những người theo chủ nghĩa liên bang có kế hoạch hình
thành một đoàn thể không chịu chấp nhận những quy tắc hiện
có. Họ chỉ ra rằng, quốc gia dân tộc đã mất đi quyền lợi hợp
pháp của chúng, bởi vì chúng không thể bảo đảm an ninh chính
trị và kinh tế cho công dân của chúng. Họ cũng kiên trì cho
rằng Liên minh châu Âu nên do nhân dân châu Âu quyết định,
chứ không phải là do các nhà ngoại giao; Hiến pháp châu Âu
nên được chế định bởi một hội nghị chế định Hiến pháp do
nhân dân châu Âu bầu ra, sau đó do toàn dân châu Âu quyết
định công khai”9.
Trong quá trình hình thành quốc gia liên bang, nhiều quốc
gia đều đã trải qua giai đoạn liên minh (confederation) hoặc dài
hoặc ngắn. Murray Forsyth cho rằng, bang liên hoặc liên minh
QUỐC GIA
160 V SIÊU QUỐC GIA

của các liên bang (federal union) chỉ giai đoạn các quốc gia liên
quan thông qua điều ước để liên kết lại với nhau, nhưng còn
chưa vượt qua ngưỡng cửa trở thành một quốc gia, là một loại
liên minh khế ước giữa các quốc gia (a contractual union of
states)10. Ông cho rằng, lịch trình xây dựng Cộng đồng châu Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai nếu dùng lý luận chính trị
truyền thống do những người như Machiavelli, Thomas
Hobbes phát triển ra thì sẽ không thể giải thích được. Họ không
thể lý giải vì sao các quốc gia sẽ tự nguyện đi cùng với nhau,
sáng tạo ra một cơ cấu có quyền lập pháp trực tiếp đối với công
dân của họ. Lý luận quan hệ quốc tế truyền thống cũng không
thể giải thích được hiện tượng này. Lý luận chủ nghĩa liên bang
được hy vọng có thể lấp đầy khoảng trống mà lý luận chính trị
và lý luận quan hệ quốc tế truyền thống để lại, nhưng nó lại có
một khoảng cách rất xa vời so với sự thực xảy ra trên thực tế. Vì
thế, Murray Forsyth cho rằng, chỉ có lý luận bang liên mới có
thể giải thích một cách tốt nhất Cộng đồng châu Âu ở vào giai
đoạn phát triển hiện nay. Liên minh nằm trên ranh giới giữa
một quốc gia và liên quốc gia theo ý nghĩa truyền thống11.
Chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện thực mới, Murray
Forsyth cho rằng, mục đích chủ yếu của quốc gia là tuyên thệ,
bảo đảm sự tồn tại của mình như một quốc gia chủ quyền. Có
ba con đường chủ yếu để đạt được mục đích đó: một là chính
sách cân bằng quyền lực (balance of power). Các nước lớn đều
cố gắng duy trì một trật tự quốc tế đa cực, quyết ngăn chặn sự
xuất hiện của đơn cực. Hai là bá quyền (hegemony), chỉ quan
hệ bất bình đẳng điển hình giữa nước lớn và nước nhỏ, nhưng
nó vẫn duy trì sự bình đẳng trên mặt tư pháp giữa các quốc gia,
mặc dù chỉ là về hình thức. Vì thế, bá quyền khác với đế quốc,
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
161

đế chế được thiết lập dựa trên mối quan hệ thống trị và bị
thống trị, lãnh đạo và theo đuôi. Ba là liên minh. Các quốc gia
có liên quan mong muốn chuyển mối quan hệ tác động lẫn
nhau giữa chúng thành một thứ gì đó tương tự như mối quan
hệ trong nội bộ quốc gia. Kiến tạo liên minh (hiệp hội) thông
thường là sự cố gắng của các quốc gia vừa và nhỏ, nhằm để
ngăn chặn áp lực bá quyền đến từ nước lớn, hoặc khiến cho tập
thể của họ trở thành một lực lượng lớn trong cục diện cân bằng
quyền lực. Ba con đường đó có thể cấu thành một sơ đồ diễn
tiến chính trị như sau12.

Đế quốc--------------Bá quyền

Quốc gia thống nhất Thế cân bằng

Quốc gia theo chế độ liên bang----liên minh

Hình 3.1: Sơ đồ diễn tiến chính trị thế giới

Murray Forsyth cho rằng, giống như về mặt quân sự, thế
cân bằng cũng tồn tại trong lĩnh vực kinh tế, cũng như vậy,
phương án liên minh dựa trên phòng vệ và an ninh cũng sẽ
được khôi phục trong lĩnh vực kinh tế. Hơn nữa, tuy rằng mấy
“án lệ” chủ yếu về liên minh trong lịch sử đều nhằm mục đích
cung cấp sự bảo đảm về phòng vệ và an ninh, nhưng tất cả
những điều này chưa hề trở thành mục tiêu duy nhất. “Phòng
vệ và an ninh lại không tồn tại trong chân không; chúng tuyệt
đối không thể đứng hoàn toàn cô lập bên ngoài các lĩnh vực
hoạt động khác của nhân loại”13. Quốc gia vừa theo đuổi mục
tiêu an ninh, nhưng cũng vừa theo đuổi mục tiêu phúc lợi.
QUỐC GIA
162 V SIÊU QUỐC GIA

Sự khác biệt giữa liên bang và liên minh là ở chỗ mức độ


hội tụ của chủ quyền. Trong hệ thống liên minh, các quốc gia có
liên quan tuy phải chấp nhận chung một sự hạn chế công năng
nào đó, nhưng vẫn còn bảo lưu quyền tự chủ và chủ quyền ở
một mức độ tương đối; còn trong hệ thống liên bang, chỉ có một
quốc gia chủ quyền duy nhất, đặc biệt là chủ quyền đối ngoại
đều sẽ phải tập trung ở chính phủ trung ương. Quá trình gây
dựng quốc gia liên bang là quá trình trung tâm hóa quyền lực,
quốc gia chuyển dịch quyền hoạch định chính sách lên trên.
Chủ nghĩa liên minh lại kiên trì rằng, chỉ trong một số lĩnh vực
lựa chọn hạn chế, quốc gia mới chuyển dịch quyền lực của
mình cho trung tâm, quyền lực không hề được trung tâm hóa,
mà được duy trì một cách cân bằng, dân chủ giữa các quốc gia
cấu thành bang liên. Sự hình thành của quốc gia theo chế độ
liên bang là sự chuyển nhượng chủ quyền (chí ít là chuyển
nhượng một phần chủ quyền) của các quốc gia cấu thành.
Nhưng việc quốc gia kết thành liên minh lại nhằm để bảo vệ
quốc gia như một thực thể chủ quyền. Liên bang là một sự
phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương, là một
loại kết cấu chính phủ của quốc gia; nhưng liên minh lại chỉ các
quốc gia có liên quan thông qua điều ước để tụ hội lại với nhau,
vẫn còn chưa vượt qua ngưỡng cửa để trở thành một quốc gia
thống nhất.
Tóm lại, mấu chốt lý giải liên minh là ở chỗ nó là giai đoạn
giữa của mối quan hệ trong nội bộ quốc gia (intrastate) giống
như liên bang và mối quan hệ liên quốc gia (interstate) trong hệ
thống quốc tế thông thường. Cũng có nghĩa là, nó vừa không
phải là kết cấu quốc gia xét theo ý nghĩa thông thường, cũng
không phải là cơ chế liên quốc gia theo ý nghĩa thông thường,
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
163

mà là một loại hình thức quan hệ nằm ở ranh giới của hai cái
đó, đồng thời mang thuộc tính của cả hai loại quan hệ đó.
Murray Forsyth cho rằng, do mục tiêu nguyên bản của liên
minh là ở an ninh và phòng vệ, vì thế động lực nguyên sơ của
nó đến từ bên ngoài, các quốc gia hữu quan kết thành liên minh
hy vọng đối diện với tất cả các quốc gia khác bằng một diện
mạo duy nhất, điều này yêu cầu mối quan hệ giữa chúng cần
phải được nội bộ hóa. Bản chất của mối quan hệ liên quốc gia là
thừa nhận, bình đẳng, độc lập với nhau, chịu sự hạn chế của
biên giới lãnh thổ, chỉ chấp nhận những điều ước có sự đồng ý
chung hoặc sự ràng buộc của các thông lệ. Khi một quốc gia cho
rằng, đối tác của nó không còn tôn trọng chủ quyền của nó nữa
thì nó có quyền áp dụng tất cả những biện pháp được cho là
cần thiết để bảo vệ sự tồn tại chủ quyền của nó, thậm chí cuối
cùng là sử dụng vũ lực. Tất cả những đặc tính trên đều bao
hàm trong khái niệm chủ quyền. Sự thừa nhận lẫn nhau giữa
các quốc gia có ba hình thức cơ bản: một là, sự thừa nhận lẫn
nhau giữa các quốc gia có chủ quyền bình đẳng thông thường;
hai là, thông qua điều ước, thỏa thuận, thông lệ để bảo đảm
hơn nữa sự tồn tại chủ quyền; ba là, thông qua việc thiết lập tổ
chức liên quốc gia. Trong một hoặc một vài lĩnh vực mà các
quốc gia hữu quan nhất trí đồng ý, tổ chức quốc tế có một số
thuộc tính quốc gia, như có tư cách pháp nhân, tức là có thể
khởi tố hoặc ra hầu tòa, có tài nguyên của bản thân, có quyền
định ra các quy định có sự ràng buộc đối với nước thành viên.
Nhưng sự khác biệt quan trọng của nó (tổ chức quốc tế) với
quốc gia là ở chỗ nó không thể định ra các quy tắc ràng buộc
hành vi quốc gia mang tính phổ biến và tính chung, vì thế nó
vẫn thuộc phạm trù mối quan hệ liên quốc gia.
QUỐC GIA
164 V SIÊU QUỐC GIA

Đối với quan hệ trong nước, quốc gia và đối tượng của nó
không định ra điều ước và thỏa thuận, mà định ra pháp luật
cho đối tượng của mình. Bản chất của quan hệ là thống trị và bị
thống trị, là sự phục tùng của một ý chí này đối với một ý chí
khác. Liên minh được xây dựng trên cơ sở điều ước giữa các
quốc gia, vì thế nó có thuộc tính của mối quan hệ liên quốc gia
thông thường; nhưng điều ước giữa các quốc gia nói trên lại
không phải là điều ước theo ý nghĩa thông thường, nó có tính
ràng buộc rộng rãi đối với quốc gia hữu quan trong thực hiện
một số quyền lực cơ bản nào đó. Liên minh có thể định ra pháp
luật cho thành viên của nó, nhưng sự thống nhất của nó không
phải là sự thống nhất dựa trên thống nhất nhân dân hoặc dân
tộc, mà là sự thống nhất giữa các quốc gia. Khế ước cấu thành
liên minh không được xây dựng dựa trên nguyên tắc đa số, mà
là khế ước giữa các chủ thể hành vi bình đẳng. Nguyên tắc đa
số giúp cấu thành một quốc gia có thể định ra pháp luật thậm
chí Hiến pháp cho toàn thể thành viên cấu thành, nhưng trong
hệ thống liên minh, thì nguyên tắc đa số lại không có quyền
làm như vậy14.

3. Chủ nghĩa người cộng tác


Chủ nghĩa người cộng tác (Consociationalism) cũng là một
trong số các lý luận chính trị so sánh. Chủ nghĩa này do Arend
Lijphart đưa ra năm 196815. Điểm quan tâm chủ yếu của chủ
nghĩa này là nó giúp giải quyết vấn đề ổn định xã hội trong các
xung đột chủng tộc nội bộ, nhưng cũng được dùng vào việc
xem xét nhất thể hóa châu Âu.
Chủ nghĩa người cộng tác lúc đầu được dùng để miêu tả
một loại hình thức dân chủ độc đáo, một hình thức dân chủ
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
165

trong một xã hội chia rẽ cao độ nhưng vẫn có thể duy trì được
một mức ổn định nào đó. Hình thức dân chủ này và hình thức
dân chủ kiểu Anglo-Saxons, kiểu đại lục châu Âu đã cùng cấu
thành nhiều loại hình thức của dân chủ. Nghiên cứu hình thức
dân chủ này được cho rằng có thể giúp giải quyết vấn đề dân
chủ và ổn định của các xã hội chia rẽ cao độ, ví dụ vấn đề Bắc
Ailen. Hiện nay, nó lại được dùng để miêu tả sự vận hành của
hệ thống nhất thể hóa châu Âu. Nhân vật chủ yếu coi cộng
đồng châu Âu là một hệ thống của những người cộng tác là
Paul Taylor.
Là một sự cộng tác (consociation), nó có bốn đặc trưng cơ
bản sau đây: (1) Nó liên quan với một nhóm đoàn thể cách biệt
lẫn nhau trên ý nghĩa nào đó, lợi ích và liên hợp của chúng
càng hướng nội, chứ không phải đan cài, chồng lấn với thành
viên, đoàn thể khác trong cùng một quốc gia. Nói một cách
tương đối, sẽ rất khó có sự chia rẽ cắt ngang, quyền uy của
quốc gia bị chia cắt theo phương thức đối ứng với sự phân
cách của những đoàn thể đó; (2) Quốc gia bị tập đoàn mà
Dahrendorf gọi là Cacten của các tinh anh (a cartel of elites)
kiểm soát. Các lớp cắt tinh anh chính trị (segment) trên một
mức độ nào đó đều bị cuốn vào tiến trình quyết sách liên tục.
Quyết sách là kết quả của thỏa thuận đạt được và tổ hợp thành
liên minh, mặt trận giữa thành viên Cacten đó. Sẽ không có bất
cứ người nào bị đặt vào vị trí là người phản đối quyết sách, mà
ngược lại, tình hình này chỉ tồn tại khi bầu cử thất bại trong hệ
thống được quyết định bởi đa số. Đương nhiên, điều đó lại
không yêu cầu mỗi một thành viên trong Cacten đó trong bất
cứ trường hợp nào đều can dự bằng phương thức tích cực
giống nhau, mà có thể thay đổi căn cứ theo sự khác nhau của
QUỐC GIA
166 V SIÊU QUỐC GIA

vấn đề; (3) Tất cả các tinh anh chính trị đều có quyền phủ quyết
quyết sách mà họ không tán đồng. Cũng có nghĩa là, trong toàn
bộ hệ thống đó, để đáp ứng nhu cầu toàn thể nhất trí, nguyên
tắc đa số sẽ bị gác lại. Có thể nguyên tắc đa số sẽ được dùng
vào trong nội bộ của các lớp cắt, hoặc được dùng trong vấn đề
ít gây tranh cãi giữa thành viên trong nội bộ Cacten đó hoặc
giữa dân thường nói chung; (4) Cuối cùng là nguyên tắc tỷ lệ.
Điều này có nghĩa là dân số của các lớp cắt đó đều có đại biểu
trong cơ chế chủ yếu tính theo tỷ lệ của họ, bao gồm cơ chế như
quan liêu, pháp luật của quốc gia. Điểm mấu chốt của bốn mặt
đó là ở chỗ, thiết kế chính trị như vậy là để bảo đảm quần thể
thiểu số không chịu sự bạo chính của đa số, quyền lợi của quần
thể ở vào địa vị thứ yếu trong xã hội đều có thể được biểu đạt
và bảo vệ thông qua đại diện của họ trong cacten tinh anh16.
Thuỵ Sĩ, Hà Lan, Libăng là đại diện tương đối điển hình của
hình thức vận hành chính quyền loại này.
Là một quá trình chính trị, hệ thống người cộng tác
(consociational system) có một số đặc trưng như sau (những
đặc trưng này trở nên hết sức rõ ràng khi tiến hành so sánh với
hệ thống mang tính kiểm soát): (1) Trong hệ thống người cộng
tác, tiêu chuẩn phân phối có quyền uy đối với tài nguyên là
mẫu số chung nhỏ nhất về lợi ích giữa hai lớp cắt mà các tinh
anh đại diện của mỗi bên nhận thức và tính toán; (2) Mối liên
hệ giữa hai đơn vị con hoặc lớp cắt trong hệ thống áp dụng các
hình thức như trao đổi chính trị hoặc vật chất, đàm phán, mặc
cả, mậu dịch và thỏa hiệp; còn trong hệ thống kiểm soát, bộ
phận mang tính chi phối có thể lấy những thứ mà nó muốn và
những thứ nó cho là hợp lý từ trong bộ phận mang tính phụ
thuộc; (3) Việc tinh anh của các đơn vị con trong hệ thống
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
167

người cộng tác tiến hành mặc cả với nhau một cách rất khó
khăn là điều cần thiết của đời sống chính trị, điều đó cho thấy
hệ thống chính trị đó vận hành tốt; còn trong hệ thống kiểm
soát, kẻ phản đối rõ ràng đã tồn tại, khi việc mặc cả tiến hành
rất khó khăn, điều đó cho thấy cơ chế kiểm soát có thể đã thất
bại; (4) Trong hệ thống người cộng tác, thể chế chính thống,
dịch vụ xã hội, cơ cấu pháp luật, hệ thống giáo dục công cộng,
lực lượng vũ trang… đóng vai trò người trọng tài hoặc người
giải thích đối với các đàm phán đã đạt được; còn trong hệ thống
kiểm soát, thể chế chính thống là công cụ pháp luật và hành
chính của bộ phận mang tính chi phối, nó có tác dụng như một
thứ công cụ kiểm soát; (5) Trong hệ thống người cộng tác,
những luận chứng mang tính quy phạm được áp dụng chính
thức đối với thể chế thì lại được áp dụng với ngôn ngữ tổng
thể, mơ hồ, hướng về phúc lợi chung của tất cả bộ phận. Còn
trong hệ thống kiểm soát, người ta rất có thể dùng ý thức hệ
được tạo ra một cách cẩn thận để chứng minh tính chính đáng
của việc một tập đoàn này phụ thuộc vào một tập đoàn khác;
(6) Trong hệ thống người cộng tác, vấn đề mang tính chiến lược
ở vào vị trí trung tâm mà các tinh anh phải đối mặt là sự công
bằng xác đáng đối với mỗi một đơn vị con, mỗi một vấn đề đều
cần tiến hành đàm phán để bảo đảm sự thống nhất của chỉnh
thể. Còn trong hệ thống kiểm soát, các tinh anh của đơn vị con
chi phối sẽ tìm mọi cách thao túng đơn vị con. Các tinh anh của
đơn vị con mang tính phụ thuộc lại cố gắng thu nhỏ sự lùi bước
đối với tập đoàn mang tính chi phối. Cuối cùng, tác dụng qua
lại giữa các đơn vị con trong hệ thống người cộng tác là sự cân
bằng đạt được một cách tỉ mỉ, còn trong hệ thống kiểm soát lại
giống như trò điều khiển con rối17.
QUỐC GIA
168 V SIÊU QUỐC GIA

Xu hướng giá trị mà sắp xếp hệ thống này thể hiện là rất
đáng được quan tâm, bởi vì nó đã dự báo khuynh hướng phát
triển của hệ thống đó. Dùng vào phân tích nhất thể hóa châu
Âu, nó đã dự báo hướng đi sau này của hệ thống châu Âu. Mối
quan hệ căng thẳng tiềm tàng hay thực tế giữa mức độ căng
thẳng của sự chia rẽ xã hội (có thể do các nguyên nhân như
ngôn ngữ, tôn giáo, chủng tộc) với trình độ của các lớp cắt (để
nhấn mạnh mức độ chia rẽ này, ở đây chúng tôi không đơn
giản dịch “segment” thành bộ phận, mà lựa chọn từ lớp cắt)
chính là bối cảnh mà lý luận này nhiều lần nhấn mạnh. Điều
khiến các lớp cắt tiến đến cùng với nhau chỉ là nhằm ngăn chặn
sự tan rã của toàn bộ xã hội, đối phó với uy hiếp chung đến từ
bên ngoài và để thực hiện lợi ích chung với mức độ thấp nhất.
Vì thế, lãnh đạo của các lớp cắt cạnh tranh lẫn nhau có thể sẽ áp
dụng hành vi cạnh tranh, từ đó làm tăng sự căng thẳng lẫn
nhau và bất ổn chính trị. Đương nhiên họ cũng có thể sẽ hết sức
cố gắng để gạt bỏ sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa sự cứng nhắc và
bất ổn định trong chia rẽ văn hóa. Tóm lại, “các nhà lãnh đạo
thường luôn phải đối mặt với hoàn cảnh khó khăn về hành vi
này, tức là đồng thời với việc duy trì tính chỉnh thể của hệ
thống, còn phải cố gắng bảo vệ và thúc đẩy lợi ích của đoàn thể
mà họ đại diện”18.
Trong nội bộ các đoàn thể, thì mức độ đồng nhất là rất cao,
kỷ luật và kiểm soát nội bộ có lúc thậm chí chặt tới mức phi dân
chủ, và điều này đôi khi cũng chính là những điều mà tinh anh
của mỗi bên cần. Nhưng trong tiến trình nhất thể hóa, do sự
tăng lên của các mối liên hệ trên các mặt như kinh tế, xã hội,
văn hóa giữa các đoàn thể, tính đồng nhất của nội bộ đoàn thể
và tính chia rẽ giữa đoàn thể có thể sẽ dần tiêu tan. Điều này
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
169

ngược lại sẽ xóa bỏ tính đại diện của tinh anh mỗi tập đoàn -
nguồn gốc quyền uy của nó. Vì thế, tiến trình nhất thể hóa rất
có thể sẽ gặp phải sự cố ý ngăn chặn của các tinh anh.
Chủ nghĩa người cộng tác nhiều khi bị khiển trách là phản
dân chủ. Nó có khi gắn kết với lý luận đồng mưu (conspiracy),
bởi vì để bảo đảm địa vị của bản thân, các tinh anh có lúc sẽ
hợp mưu lẫn nhau để cùng đối phó với đại chúng. Có một số lý
luận được coi là nhất thể hóa kiểu chủ nghĩa Mác. Những lý
luận này đã nhìn nhận vấn đề theo cách như vậy. Đối với họ,
nhất thể hóa chính là để cung cấp một nơi tìm kiếm tư bản lớn
hơn cho các nhà tư bản, địa vị bị bóc lột của giai cấp vô sản sẽ
không thể thay đổi do sự liên hợp của giai cấp tư sản trên phạm
vi càng lớn hơn.
Chủ nghĩa người cộng tác thực sự có thể dùng để giải thích
rất nhiều đặc trưng trong vận hành của hệ thống châu Âu, bao
gồm sự vận hành của lợi ích, quyền phủ quyết của nước thành
viên trong vấn đề then chốt, xu hướng phi trung tâm của quyền
lực và nguyên tắc bổ trợ (principle of subsidiarity) quy định
trong “Điều ước Maastricht”, thậm chí bao gồm cả định lý mẫu
số chung nhỏ nhất (the lowest common denominator of the
interests) về lợi ích nước thành viên mà chủ nghĩa liên chính
phủ đã kiên trì. Nhưng với vai trò là một hình thức dân chủ
trong chính trị so sánh, tôn chỉ chính trị người cộng tác muốn
xây dựng là tránh sự mất kiểm soát đối với mối quan hệ căng
thẳng giữa các lớp cắt của xã hội vốn chia rẽ cao độ, khiến cho
lợi ích và quyền lợi của quần thể ở vào địa vị thiểu số được bảo
vệ vững chắc. Nhưng động lực nhất thể hóa châu Âu có thể lại
không tiêu cực đến như vậy. Thiết kế của nhất thể hóa thực sự
có tính toán về mặt an ninh, nhưng nếu như nói nhất thể hóa
QUỐC GIA
170 V SIÊU QUỐC GIA

châu Âu là để giúp đỡ các quốc gia nhỏ bé thực hiện lợi ích của
họ, bảo vệ quyền lợi của họ, thì điều này có thể có chút khiên
cưỡng. Đương nhiên, nếu nhìn từ góc độ khác, điều này lại có
thể đúng, tức là trong sự sắp xếp hệ thống của châu Âu, chắc
chắn có những nội dung thể hiện yêu cầu này. Ngoài ra, lý luận
người cộng tác dự đoán trong hệ thống người cộng tác, ý thức
cộng đồng rất khó được bồi dưỡng. Điều này cũng không phải
là nhiệm vụ của sắp xếp thể chế. Còn trong thực tế nhất thể hóa
châu Âu, với sự cố gắng kéo dài trên nửa thế kỷ, việc bồi dưỡng
ý thức cộng đồng trong nhân dân các nước liên minh đã giành
được hiệu quả tương đối.
Trên một số mặt, chủ nghĩa người cộng tác và lý luận liên
minh đã có những điểm tương tự. Cả hai chủ nghĩa này đều đã
nhấn mạnh sự phi trung tâm hóa của trọng tâm quyền lực,
nhấn mạnh tính quan trọng của đơn vị cấu thành trong hệ
thống. Nhưng chủ nghĩa người cộng tác nhấn mạnh hơn tới giải
quyết vấn đề quan hệ giữa các đơn vị cấu thành trong nội bộ hệ
thống, còn theo sự kiến giải của Murray Forsyth, chủ nghĩa liên
minh nhấn mạnh hơn tới ý nghĩa của hệ thống như một chỉnh
thể thực hiện nhiệm vụ đối ngoại. Tiêu điểm trỗi dậy của chủ
nghĩa người cộng tác là ở chỗ, tư tưởng và hành vi của các tinh
anh thuộc các đơn nguyên cấu thành, còn cái mà liên minh
nhấn mạnh là sự theo đuổi và bảo đảm lợi ích bản thân của các
đơn nguyên cấu thành với vai trò như là một chỉnh thể.

4. Đa tầng nấc và quản trị siêu quốc gia


Ở trên đã đề cập, đến thập niên 70 thế kỷ XX, trên thực tế lý
luận nhất thể hóa đã xuất hiện hai xu thế phát triển: Một là,
quy nạp nó vào hệ thống lý luận quan hệ quốc tế lớn hơn để
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
171

quan sát. Haas cho rằng, lý luận nhất thể hóa nếu tồn tại như
một loại lý luận độc lập thì sẽ mất đi ý nghĩa, nó nên được đặt
dưới hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau - một hiện tượng có ý
nghĩa phổ biến hơn - để quan sát; hai là, coi nhất thể hóa châu
Âu như là một loại lý luận độc lập, cần phải lý giải chúng như
một loại hệ thống chính trị độc đáo chứ không phải là quan hệ
quốc tế theo nghĩa thông thường. Donald Puchala chính là một
người đại diện rất sớm cho quan điểm sau nói trên. Năm 1972,
ông đã chỉ ra rằng, nên coi Cộng đồng châu Âu là một loại hệ
thống điều hòa (a concordance system), quốc gia dân tộc vẫn là
chủ thể hành vi cơ bản quan trọng nhất trong đó, nhưng nó đã
không còn là khuôn khổ quan trọng duy nhất trong hoạt động
chính trị. Trong hệ thống đó, hoạt động chính trị được tiến hành
trên một số tầng nấc sau: tầng nấc dưới quốc gia (subnational),
tầng nấc quốc gia (national), tầng nấc xuyên quốc gia
(transnational) và cả tầng nấc siêu quốc gia (supranational). Sức
ảnh hưởng của các tầng nấc khác nhau là khác nhau tùy theo
từng vấn đề. Mục đích của việc thiết lập hệ thống điều hòa là
nhằm thúc đẩy tác dụng qua lại mang tính thăng bằng, thúc
đẩy việc lý giải lẫn nhau. Xung đột của hệ thống không phát
sinh từ sự chia rẽ giữa lợi ích tương phản, mà tồn tại ở các ý
kiến khác nhau về mô thức hợp tác19.
Cách làm đả thông giữa chính trị trong nước và chính trị
quốc tế này về sau đã có sự phát triển hơn. Simon Bulmer đơn
giản hóa chính trị thành hai tầng nấc là trong nước và quốc tế,
phát triển ra khung giải thích của trò chơi song tầng (two-tier
game)20. Ông cho rằng, bước phát triển của nhất thể hóa châu
Âu trong thời kỳ đầu (thập niên 70, 80 thế kỷ XX) là rất chậm,
lý luận nhất thể hóa cũng vì thế mà chịu sự lạnh nhạt. Trong
QUỐC GIA
172 V SIÊU QUỐC GIA

tình hình cuộc tranh luận giữa chủ nghĩa siêu quốc gia và chủ
nghĩa liên chính phủ đi vào ngõ cụt, cần thiết phải xuất phát từ
góc độ chính trị trong nước để mở ra góc nhìn nhận thức mới.
Nội hàm ẩn chứa trong lời nói của Simon Bulmer chính là, về cơ
bản, nguyên nhân dẫn đến nhất thể hóa đình trệ phải được tìm
kiếm từ chính trị trong nước. Chủ nghĩa siêu quốc gia coi trọng
các loại ủy ban kiểu như chủ thể hành vi siêu quốc gia, còn chủ
nghĩa liên chính phủ nhấn mạnh vai trò mang tính căn bản của
chính phủ nước thành viên đã phát huy trong sự phát triển
nhất thể hóa. Hai lý luận trên chưa cái nào khảo sát sự thay đổi
của chính trị nội bộ nước thành viên và ảnh hưởng của nó đối
với tiến trình nhất thể hóa. Vì thế, Simon Bulmer chủ yếu đã
trình bày quan hệ giữa chính trị trong nước và quyết sách của
Cộng đồng châu Âu.
Đầu tiên, Simon Bulmer đã nhấn mạnh quốc gia vẫn là chủ
thể hành vi chủ yếu trong tiến trình nhất thể hóa, sự tác động
qua lại trong lập trường chính sách giữa chính phủ các nước
thành viên là con đường tuyệt vời nhất để lý giải sự phát triển
nhất thể hóa. Nhưng, khác với chủ nghĩa hiện thực truyền
thống, Simon Bulmer không cho rằng sở thích của quốc gia là
giả thiết được định ra từ trước, bản thân nó là một biến lượng
liên quan tới tập đoàn áp lực trong nước. Về điểm này, Simon
Bulmer đã vận dụng một số quan điểm và phương pháp của
chủ nghĩa tự do. Ông cho rằng, chính phủ chỉ đóng vai trò của
một người gác cổng giữa chính trị trong nước và chính trị quốc
tế. Thứ hai, mỗi một quốc gia đều đối mặt với môi trường xã hội
và kinh tế khác nhau, lợi ích và chính sách quốc gia được sinh
ra từ chính những môi trường khác nhau đó. Sự khác nhau đó
cũng sẽ phản ánh mối quan hệ khác nhau của chúng với kinh tế
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
173

quốc tế. Như vậy, mô thức đàm phán trong nước của mỗi chính
sách quốc gia đã quyết định phương thức hành vi của bộ
trưởng chính phủ quốc gia liên quan khi tham gia quyết sách
tại cộng đồng châu Âu. Thứ ba, chính phủ quốc gia giữ vị trí
then chốt giữa chính trị quốc gia và chính trị cộng đồng. Một
mặt, chính phủ có thể sẽ bị lợi ích trong nước và sức mạnh
xuyên quốc gia níu kéo; mặt khác, chính phủ quốc gia cũng có
sức mạnh to lớn để tự đưa ra chính sách, gây ảnh hưởng đối
với lợi ích trong nước, từ đó khiến cho bản thân chính phủ vừa
có thể hấp thụ sức mạnh từ chính trị trong nước, lại vừa có thể
hấp thụ được sức mạnh từ chính trị cộng đồng - nơi mà tiếng
nói của họ có trọng lượng. Cuối cùng, khái niệm phong cách
chính sách (policy style) có thể dùng để thuyết minh mô thức
hành vi của một quốc gia trong cộng đồng. Vấn đề đề cập ở đây
bao gồm các nội dung như văn hóa chính trị của quốc gia, sức
mạnh và tính hiệu quả của chính phủ, đoàn thể lợi ích, cơ cấu
quốc hội, chính đảng và cả sức mạnh của chính quyền dưới
quốc gia21.
Khung tiếp cận chính trị trong nước (domestic politic
approach) nói trên đã có một số tác dụng như sau: (1) Giải thích
vấn đề quyết sách của Cộng đồng châu Âu chịu ảnh hưởng như
thế nào của hành vi trong nội bộ quốc gia; (2) Chỉ ra tầng quyết
sách tương đối thấp của Cộng đồng châu Âu bắt nguồn từ các
nước thành viên và các bối cảnh chính sách khác nhau trong nội
bộ các quốc gia đó; (3) Lý luận này đã xem xét đến vị trí của
quốc gia dân tộc trong thế giới phụ thuộc lẫn nhau ngày nay.
Cho dù thế giới có xảy ra biến động lớn thế nào về các vấn đề
như tiền tệ, cung ứng năng lượng, thì thực tế đã chứng minh,
quốc gia vẫn có năng lực quyết định họ sẽ bảo vệ lợi ích của họ
QUỐC GIA
174 V SIÊU QUỐC GIA

ở tầng nấc nào: tầng nấc quốc gia, tầng nấc Cộng đồng châu Âu
hoặc tầng nấc thể chế quốc tế khác. Tóm lại, sự giải thích của
chính trị trong nước đã xoay chuyển tình hình đảo ngược
lôgích mà lý luận nhất thể hóa của chủ nghĩa công năng mới đã
tạo ra lâu nay. Nó phơi bày cho mọi người hết sức rõ ràng rằng:
“không phải tiến trình hoạch định chính sách tuân thủ lôgích
của nhất thể hóa, mà là nhất thể hóa phục tùng lôgích của tiến
trình hoạch định chính sách”22.
Giải thích song tầng của Bulmer đã dẫn đến sự ra đời của
chủ nghĩa liên chính phủ tự do của Moravcsik sau này. Giữa
hai lý luận này có sự giống nhau rất lớn, hai cái đều nhấn mạnh
nguồn gốc trong nước trong phát triển nhất thể hóa. Khung lý
luận của Moravcsik là trên cơ sở tranh đấu lợi ích trong nước,
có thêm sự giải thích từ tầng nấc mặc cả quốc tế. Ngoài ra,
Robert D. Putnam cũng đưa ra lý luận trò chơi song tầng tương
tự, cho rằng, người lãnh đạo quốc gia hoặc ít hoặc nhiều phải
đồng thời đối chọi trên hai vũ đài trong nước và cộng đồng
chung. Ở trong nước, họ phải tìm kiếm tài nguyên sự ủng hộ để
củng cố quyền lực. Trên trường quốc tế, họ phải thông qua đàm
phán để cố gắng đáp ứng ở mức lớn nhất nhu cầu của các thành
viên chủ yếu trong nước, từ đó củng cố địa vị trong nước của
mình23. Chỉ có điều, khác với lý luận đa tầng nấc sẽ trình bày
dưới đây, lý luận trò chơi song tầng vẫn là một loại giải thích
của chủ nghĩa hiện thực, thuộc về nghiên cứu quan hệ quốc
tế, bởi vì, cho dù bất đồng ý kiến ở tầng nấc trong nước lớn
thế nào đi chăng nữa, thì ở tầng nấc quốc tế, quốc gia vẫn
được coi là thể thống nhất lý tính. Trong sự giải thích kết hợp
giữa đa tầng nấc, sự điều khiển (regulation) và sự quản trị
(governance), quyền uy bị phân tán ở nhiều tầng nấc, quốc gia
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
175

và cộng đồng chung trở thành một trong số nhiều tầng nấc, bao
gồm chính phủ địa phương trong đó. Nghiên cứu của nó cũng
mang màu sắc chính trị so sánh nhiều hơn.
Giandomenico Majone đề xuất, châu Âu là một quốc gia
quản chế (regulatory state)24. Quốc gia quản chế không phải là
quốc gia theo nghĩa truyền thống, mà chỉ là sự kết hợp giữa các
quốc gia có phong cách quyết sách tương đồng với cơ chế quản
trị xuyên quốc gia trong tình trạng chia sẻ giá trị và mục tiêu.
Quốc gia thường phải thực hiện ba công năng, một là tái phân
phối, bao gồm sự chuyển dịch của tài nguyên và phúc lợi; hai là
ổn định, sử dụng thủ đoạn tài chính và tiền tệ để bảo đảm tăng
trưởng kinh tế, ổn định giá cả, tỷ lệ việc làm khiến mọi người
vừa lòng; ba là quản trị, là những biện pháp dùng để giải quyết
sự thiếu hụt hoặc sự thất bại của thị trường. Châu Âu hết sức
tích cực trong phương diện quản trị, nhấn mạnh sự nhất trí
trong phương diện quy tắc để bảo đảm sự vận hành hiệu quả
của thị trường đơn nhất. Chỉ có điều, công năng hai phương
diện khác là ngoại giao và nội chính của EU còn chưa phát
triển, vì thế, nó vẫn chưa phải là quốc gia theo ý nghĩa thông
thường. Majone nhấn mạnh, nghiên cứu về liên minh châu Âu
còn cần chuyển hướng nhiều hơn nữa sang nghiên cứu về quản
trị. Sự nhấn mạnh của Majone đối với quản trị có một số điểm
chính xác, nhưng định vị của nhất thể hóa châu Âu ngay từ khi
bắt đầu đã vượt qua ý nghĩa của phương diện đề cập ở trên, vì
thế, chỉ xem xét ý nghĩa của nó trên phương diện thị trường là
không đủ. Cho dù hoạt động của EU chủ yếu tập trung vào
phương diện quản trị thì hoạt động của nó trên hai phương
diện khác cũng không nhỏ bé đến mức có thể bị xem nhẹ.
QUỐC GIA
176 V SIÊU QUỐC GIA

Lý luận quản trị đa tầng nấc (MLG, multi-level governance)


cho rằng, trên vũ đài châu Âu, do quyết sách tập thể và cơ chế
siêu quốc gia nên chủ quyền quốc gia đang bị lạnh nhạt. Hơn
nữa, các nước châu Âu đang mất đi sự kiểm soát của chúng đối
với lợi ích trong nước mà chúng đại diện trên trường quốc tế và
sự điều hòa lẫn nhau. Đúng như những người theo chủ nghĩa
quốc gia trung tâm (quốc gia ở vị trí trung tâm) đã nói, quốc gia
thực sự là công cụ đặc biệt hữu hiệu trong việc sử dụng bạo lực
một cách có hệ thống, là cơ cấu đặc biệt lớn mạnh có thể đập
tan những mối uy hiếp đối với sự sinh tồn của nó. Nhưng hiện
nay thật khó mà tưởng tượng quốc gia sẽ gặp phải thách thức
tổng thể trên phương diện này, hơn nữa, điều đó cũng không
phải là vấn đề duy nhất, thậm chí là quan trọng nhất mà quốc
gia phải đối mặt. “Khi chúng ta phân giải quốc gia thành các
loại chủ thể hành vi với những cơ chế khác nhau, một vấn đề
rất rõ ràng là, người quyết sách chủ yếu, đầu tiên sẽ là những
người nắm giữ công việc hành chính của quốc gia, có thể sẽ có
mục tiêu không thống nhất với nội dung chủ quyền quốc gia
trong tương lai. Đồng thời với việc bản thân nó là mục tiêu,
trong một môi trường tự do dân chủ, quốc gia cũng có thể bị coi
là thủ đoạn mà các chính đảng tiến hành cạnh tranh và các tập
đoàn chính trị - lợi ích dùng để tiến thẳng tới các loại mục tiêu
khác. Nhà cầm quyền hành chính của quốc gia có thể hy vọng
chuyển dịch chính sách sang cho tầng nấc siêu quốc gia do sự
thu lợi chính trị có được từ việc này vượt qua giá thành của việc
mất đi sự kiểm soát, hoặc có thể do nguyên nhân nội bộ mà
chuyển dịch sự kiểm soát, như từ chối trách nhiệm đối với
chính sách không được hoan nghênh”. Nhìn lại một chút, có thể
thấy rằng “cho dù người lãnh đạo quốc gia muốn bảo vệ
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
177

chủ quyền, thì họ thường cũng không thể làm được”, Hội đồng
châu Âu bị buộc phải chia sẻ quyền lực với Ủy ban, Quốc hội
châu Âu và Tòa án châu Âu. Cuối cùng, quốc gia không còn là
trung khu duy nhất kết nối chính trị trong nước với chính trị
quốc tế, mối liên hệ trực tiếp giữa các chủ thể hành vi chính trị
trên các lĩnh vực chính trị khác nhau đã được thiết lập, con
đường kết nối và ảnh hưởng truyền thống, chính thức, bài
ngoại trước đó nay bị gác sang một bên. Như vậy, điều lý luận
quản trị đa tầng nấc giải thích chính là sự đan cài chồng lấn
trong chức năng, quyền hạn của chính phủ trên các tầng nấc và
tác dụng lẫn nhau của các chủ thể hành vi chính trị trên những
tầng nấc đó. Quốc gia chỉ là một trong số nhiều chủ thể hành vi
chính trị đó, hay nói cách khác, bản thân nó cũng không phải là
một chủ thể hành vi đơn nhất. Như vậy, cái mà EU thể hiện là
một mạng lưới hỗn loạn - theo miêu tả của Haas, hình thành bởi
sự đan xen của nhiều loại chủ thể hành vi chính trị, nhiều tầng
nấc quyền hạn chức năng khác nhau, lĩnh vực chính sách và cả
sự kiểm soát chính trị khác nhau. Đặc trưng của mạng lưới này
là phụ thuộc lẫn nhau trong nội bộ, bổ sung lẫn nhau về chức
năng, có sự đan xen chồng lấn giữa quyền hạn trách nhiệm25.
Khác với quan điểm của các lý luận quản trị đa tầng nấc,
trò chơi song tầng, lý luận quản chế quốc gia - những lý luận
vẫn coi quốc gia là một chủ thể hành vi quan trọng, lý luận
quản trị siêu quốc gia (supranational governance) đã dứt khoát
đưa quốc gia và chính phủ ra vị trí bên lề. Trong khung lý luận
quản trị siêu quốc gia, giống như sự trình bày của Deutsch, trao
đổi xuyên quốc gia (transnational exchange) trở thành khởi
điểm của lôgích. Trao đổi xuyên quốc gia, tổ chức siêu quốc gia
(supranational organization) và quy tắc (rule) là ba mặt chủ yếu
QUỐC GIA
178 V SIÊU QUỐC GIA

trong diễn tiến của lý luận quản trị siêu quốc gia. Sự tăng
trưởng trong trao đổi xuyên quốc gia sẽ thôi thúc sự tăng
trưởng về yêu cầu quản trị xuyên quốc gia của các chủ thể hành
vi liên quan đến việc tiến hành hoạt động xuyên quốc gia quản
trị. Bởi vì, đồng thời với tăng trưởng của trao đổi xuyên quốc
gia thì giá thành của cách làm duy trì quy tắc ở các nước khác
cũng sẽ tăng lên theo. Sự tăng trưởng của giá thành kích thích
chính phủ đưa ra sự điều chỉnh chính sách có lợi cho quản trị
xuyên quốc gia. Một khi sự điều chỉnh đó được cố định lại ở
lĩnh vực nào đó, vậy thì quy tắc ở tầng nấc châu Âu, ví dụ như
các điều khoản điều ước liên quan, hai lần lập pháp, luật án lệ
của Tòa án châu Âu... sẽ tự có được động lực của tồn tại và phát
triển, thúc đẩy nhất thể hóa dần đi sâu ở bộ phận đó, hơn nữa,
lan tỏa đến bộ phận khác. Kết quả của tiến trình như vậy chính
là sự phát triển không ngừng của quản trị siêu quốc gia, năng
lực kiểm soát kết quả sự việc của nước thành viên không ngừng
giảm xuống.
Ở đây, chủ thể hành vi thúc đẩy nhất thể hóa chủ yếu đến
từ những cá thể và tập đoàn tiến hành hoạt động xuyên quốc
gia, thu lợi trong trao đổi xuyên quốc gia. Đây là yêu cầu mới
mà chúng không ngừng đưa ra. Ví dụ, sau khi loại bỏ lô cốt nổi
bật nhất là thuế quan và hạn ngạch, thì hàng rào thương mại
hình thành từ việc các quốc gia áp dụng tiêu chuẩn khác nhau
để quản chế trên các mặt như môi trường, y tế, an ninh sẽ trở
nên nổi bật hơn. Những yêu cầu đó hình thành áp lực đối với
chính phủ quốc gia, ép buộc chúng phải không ngừng điều
chỉnh, phối hợp thích ứng lẫn nhau về chính sách, hình thành
quy tắc chung và cơ chế quản lý thống nhất. Như vậy, chủ thể
hành vi tích cực trong nhất thể hóa là những chủ thể hành vi
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
179

xuyên quốc gia nhưng không mang tính chất quốc gia, còn thái
độ của chủ thể hành vi quốc gia trong nhất thể hóa là tiêu cực,
phản ứng là bị động. Chủ nghĩa liên chính phủ thường coi đàm
phán liên chính phủ là sức mạnh thúc đẩy nhất thể hóa tiến lên,
nhưng lý luận quản trị siêu quốc gia cho rằng, sở dĩ liên chính
phủ muốn tiến hành đàm phán về nhất thể hóa trong lĩnh vực
vấn đề nào đó, chính là vì chúng cần phải đưa ra phản ứng đối
với yêu cầu lợi ích xuyên quốc gia trong lĩnh vực đó.
Dưới sự thúc đẩy của chủ thể hành vi xuyên quốc gia,
trong sự phát triển đan cài của quy tắc, tổ chức và xã hội xuyên
quốc gia, nhất thể hóa đã được củng cố, đi sâu và mở rộng.
Nhìn từ góc độ tổ chức, quản trị siêu quốc gia cũng nhấn mạnh
hơn tác dụng của tổ chức cộng đồng có thuộc tính siêu quốc
gia, chúng là Ủy ban, Quốc hội châu Âu, Toà án châu Âu.
Những cơ cấu như Hội đồng châu Âu (hội nghị thượng đỉnh
các nước thành viên), hội đồng bộ trưởng, ủy ban đại diện
thường trú của nước thành viên ở cộng đồng là những cơ cấu
mang tính chất liên chính phủ, xét về bản chất, tác dụng mà
chúng phát huy trong tiến trình nhất thể hóa là tiêu cực. Nhiệm
vụ chủ yếu của quản trị siêu quốc gia chính là đưa ra những
phản ứng đối với trao đổi xuyên quốc gia và yêu cầu của chủ
thể hành vi xuyên quốc gia, hoạch định, thực thi và giải thích
quy tắc chung, đưa ra sự điều chỉnh, sửa đổi quy tắc trong tình
hình có thay đổi, hoặc hoạch định quy tắc mới.
Nhưng quản trị siêu quốc gia và chính trị liên bang vẫn có
sự khác biệt, “quản trị siêu quốc gia nhấn mạnh cộng đồng
châu Âu là một tổ chức quốc tế, chính trị của cộng đồng châu
Âu là một hình thức của chính trị quốc tế”26; còn liên bang lại
đã mang tính chất là một thể chế quốc gia, mang hình thức của
QUỐC GIA
180 V SIÊU QUỐC GIA

chính trị trong nước. Lý luận quản trị siêu quốc gia dự đoán
“nhất thể hóa là quá trình mà cộng đồng châu Âu thay thế tất
cả công năng của quốc gia dân tộc một cách tiệm tiến và rộng
rãi”27, nhưng đối với vấn đề sau khi quản trị siêu quốc gia đã
phát triển tới tận cùng, Cộng đồng chung châu Âu đã thay thế
quốc gia dân tộc, thì cộng đồng này là một dạng như thế nào thì
sự giải thích của lý luận này đã để lại một khoảng trống, chưa
thể giải thích tường tận. Có lẽ, chí ít sự phát triển của sự thực
hiện nay còn chưa bức thiết đến mức yêu cầu lý luận quản trị
xuyên quốc gia trả lời câu hỏi đó, nhưng sự thiếu hụt của vấn
đề đó ngược lại sẽ ảnh hưởng đến tính chặt chẽ trong diễn dịch
lý luận của nó. Lý luận quản trị siêu quốc gia đã cố ý lảng tránh
vấn đề thể chế chính trị của Cộng đồng châu Âu cuối cùng
mang tính chất như thế nào.
Mạng lưới chính sách (policy network) là một loại diễn giải
khác đối với EU, tương tự với quản trị đa tầng nấc. Jeremy
Richardson và Grant Jordan trong nghiên cứu vào năm 1979
cho thấy, việc các chủ thể hành vi kết thành cộng đồng có lợi
cho việc nâng cao tính ổn định, sự ổn định đó lại tổ chức thành
mạng lưới khép kín và chồng lấn lẫn nhau. Nhân tố quan trọng
trong tiến trình chính sách không phải là hội nghị chính thức,
hội nghị liên chính phủ, mà là những nhân tố phi chính thức.
Mạng lưới chính sách cũng chính là cộng đồng chính sách, tức
là các bên hữu quan đã có nhận thức chung về lợi ích và
phương thức thao tác. John Petersen định nghĩa mạng lưới
chính sách là vũ đài điều hòa lợi ích của chính phủ và tập đoàn
lợi ích. Từ “mạng lưới” đồng nghĩa với sự tập hợp của các chủ
thể hành vi đại diện cho các tổ chức, có tác dụng qua lại, chia sẻ
thông tin và tài nguyên; từ “điều hòa” đồng nghĩa với việc
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
181

mạng lưới thông thường là nơi diễn ra trò chơi thăng bằng,
chúng thúc đẩy sự hòa giải, giải quyết hoặc thoả hiệp giữa các
loại lợi ích trên lĩnh vực chính sách đặc thù nào đó có lợi ích
quan trọng. Vì thế, mạng lưới chính sách là nơi hội tụ, trao đổi
tài nguyên và thông tin, nó đã cung cấp một kênh cho các chủ
thể hành vi tiếp xúc với thông tin và tài nguyên, đồng thời
thông qua sự nhấn mạnh đối với quy phạm để thúc đẩy việc
hoạch định chính sách28.

5. Chủ nghĩa nhận thức hay chủ nghĩa kiến tạo


Trên thực tế, tên gọi của mọi người đối với trường phái này
là rất không thống nhất. Xét từ một góc độ cực đoan, những
phần tử cấp tiến trong trường phái này thậm chí cự tuyệt dùng
bất cứ một tên gọi gì để thống nhất họ, và quy nạp họ vào một
lý luận nào đó, bởi vì, một khi trở thành một lý luận nào đó thì
họ đã mất đi địa vị và quyền lợi phê phán. Chủ nghĩa nhận
thức hoặc chủ nghĩa kiến tạo có thể là tên gọi khá phổ biến đối
với trường phái này. Đặc điểm chung của trường phái trên
chính là tiến hành nghi vấn đối với giả thiết cho rằng chủ thể
hành vi là lý tính, họ “không thừa nhận cơ sở chủ nghĩa lý tính,
nhấn mạnh tính chú giải của lý luận, tính câu kết lẫn nhau của
chủ thể hành vi và kết cấu, tính quan trọng về ý nghĩa giữa các
chủ thể”29. Chủ thể hành vi lý tính đã giả thiết rằng sở thích và
sự lựa chọn của họ là thứ bên ngoài, còn chủ nghĩa nhận thức
lại cho rằng đó là sự kiến tạo lẫn nhau giữa chủ thể hành vi và
môi trường bên ngoài của nó.
Chủ nghĩa nhận thức có thể chia làm hai phái ôn hòa và
cấp tiến30. Phái ôn hòa trong chủ nghĩa nhận thức cho rằng,
trong quan hệ quốc tế hiện nay, chủ nghĩa tự do mới và chủ
QUỐC GIA
182 V SIÊU QUỐC GIA

nghĩa hiện thực đều đã đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của
tính không xác định mà người quyết sách phải đối mặt trong
nhiều lĩnh vực hiện nay, và cả năng lực học tập của họ đối với
thủ đoạn và mục đích. Tính không xác định của mối liên hệ
nhân quả đã tạo ra một nhu cầu tri thức đáng tin cậy của người
quyết sách đối với vấn đề cụ thể. Điều này ngược lại đã cấu
thành những nguồn gốc sức ảnh hưởng chính trị của những
người cung cấp tri thức đó. Vì thế, phái này chủ trương nghiên
cứu tác dụng của cộng đồng nhận thức (epistemic community)
trong điều hòa chính sách quốc tế, nói một cách vĩ mô hơn,
chính là nghiên cứu tình hình và cơ chế học tập của chính phủ.
Peter M. Haas chỉ ra rằng: “cộng đồng nhận thức là một mạng
lưới được cấu thành bởi những chuyên gia có sở trường và
năng lực được công nhận trong lĩnh vực đặc thù nào đó, có
quyền uy về mặt tri thức trong hoạch định chính sách của lĩnh
vực đó. Tuy một cộng đồng nhận thức có thể sẽ được hình
thành bởi các chuyên gia đến từ các ngành khoa học khác nhau,
có bối cảnh khác nhau, nhưng, họ (1) có một bộ quy phạm và
nguyên tắc tin tưởng chung, điều này cung cấp cơ sở giá trị cho
hành động xã hội của thành viên cộng đồng; (2) có nhận thức
chung về quan hệ nhân quả. Điều này có được là do họ đã tiến
hành phân tích thực tiễn của hàng loạt vấn đề cốt lõi trong lĩnh
vực của họ. Cũng chính điều này có thể giúp họ thuyết minh về
nhiều mối liên hệ tồn tại giữa hành vi chính sách có khả năng
xảy ra và kết quả được kỳ vọng; (3) có quan niệm chung về tính
hiệu quả và tính hợp pháp (validity), đó là tính giữa chủ thể
(intersubjective), là tiêu chuẩn để định nghĩa về tầm quan trọng
và giá trị của tri thức trong lĩnh vực sở trường của họ; (4) có kế
hoạch chính sách chung, chỉ một bộ thực tiễn chung của hàng
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
183

loạt vấn đề liên quan dưới sự chỉ đạo năng lực chuyên môn của
họ. Họ tin tưởng sâu sắc rằng thực tiễn đó sẽ tăng thêm phúc
lợi cho nhân loại”31.
Peter Haas miêu tả EU thành một mạng lưới do một lượng
lớn chuyên gia hợp thành, mạng lưới đó cung cấp tri thức cho
nhà cầm quyền hoạch định chính sách. Những tri thức đó
không chỉ khiến cho chính sách mà chủ thể hành vi quyết định
trở nên hợp pháp (có sự giải thích quyền uy khoa học đối với
chính sách), mà còn ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể hành
vi về lợi ích và lập trường đàm phán được hình thành do thống
nhất nội bộ. Cho dù, nhìn từ bề ngoài, quyết sách then chốt liên
quan nhất thể hóa được hình thành qua đàm phán giữa các nhà
cầm quyền hành chính quốc gia, nhưng những chuyên gia -
những người tuy không nắm quyền lực quốc gia nhưng thông
qua chiếm hữu và biểu đạt tri thức mà giành được quyền lực -
cũng có ảnh hưởng quan trọng đối với quyết sách. Những
chuyên gia đó bởi vì đã có niềm tin chung, có sự lý giải chung
đối với mối quan hệ nhân quả trong lĩnh vực tri thức của họ, có
sự nắm vững chung đối với các khái niệm cấu thành tri thức, vì
thế đã hình thành một cộng đồng nhận thức. Cộng đồng nhận
thức đó đã có tác dụng hết sức then chốt trong tiến trình nhất
thể hóa.
Từ sự trình bày ở trên có thể thấy, sự ôn hòa của phe ôn
hòa trong chủ nghĩa nhận thức chính là ở chỗ nhấn mạnh tác
dụng và sức ảnh hưởng của các chuyên gia, chứ không phải là
sự nhấn mạnh đối với bản thân tri thức, quan niệm. Nó chỉ
chuyển dịch sự chú ý của mọi người từ các nhà chính trị của
quyết sách sang các chuyên gia tri thức - những người cung cấp
tư vấn, tham khảo quyết sách cho nhà chính trị. Đối với những
QUỐC GIA
184 V SIÊU QUỐC GIA

chuyên gia, do họ rất lý tính, tuân thủ quy luật của bản thân sự
vật, vì thế mọi người càng dễ dàng phát hiện ra nhu cầu thân
thiện lẫn nhau, hợp tác lẫn nhau vốn đã tồn tại trong thế giới
mà Mitrany đã đề cập. Điều này hình thành sự đối chiếu rõ
ràng với phe cấp tiến trong chủ nghĩa nhận thức - những người
đã khách quan hóa, tuyệt đối hóa, bản thể hóa tri thức, quan
niệm và tín điều.
Trong chủ nghĩa nhận thức cấp tiến có nhiều trường phái
như lý luận phê phán, chủ nghĩa kiến tạo (constructivism)32
hoặc chủ nghĩa cấu trúc (structurationism). Đặc trưng chung
của các trường phái này trong phương diện nghiên cứu quan hệ
quốc tế là không cho rằng quốc gia là chủ thể hành vi lý tính.
Họ không cho rằng, đặc trưng, quyền lực và lợi ích căn bản của
quốc gia đã tồn tại trước khi xã hội quốc tế và cơ chế của nó ra
đời; quốc gia trong khi tạo ra cơ chế quốc tế, cũng chịu sự sáng
tạo của cơ chế quốc tế, tất cả những đặc tính của quốc gia đều
được thiết lập lên trong quá trình tác động lẫn nhau đó, còn
trong quá trình thiết lập sự tác động lẫn nhau nói trên, nhận
thức, quan niệm, tín điều đã có tác dụng độc lập hết sức lớn.
Mô thức tác động lẫn nhau lâu dài này sẽ ảnh hưởng đến sự tự
nhận thức của chủ thể hành vi và cách nhìn đối với chủ thể
hành vi khác, đặc biệt là sự hợp tác của chế độ hóa sẽ có thể dẫn
đến sự lỏng lẻo, xa rời chủ nghĩa tự coi mình là trung tâm của
chủ thể hành vi. Họ dần nhận thức được nhiều hơn, chứ không
chỉ biết mỗi việc tính toán đến lợi ích hợp pháp của chủ thể
hành vi khác. Trong quá trình đó, quy phạm hợp tác đã được
nội (địa) hóa, cho dù sự hợp tác ban đầu có thể chỉ được coi là
thủ đoạn thực hiện mục tiêu của cá thể. Như vậy, điều tăng lên
so với chủ nghĩa nhận thức ôn hòa là, đối với chủ nghĩa nhận
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
185

thức cấp tiến, không những vấn đề nhận thức là một vấn đề
quan trọng trong tiến trình quốc tế, chế độ quốc tế - thứ được tổ
thành từ quy phạm, quy chế, cơ chế - cũng đã hình thành một
biến lượng tích cực, chứ không chỉ là sản phẩm từ sự tác động
lẫn nhau của các chủ thể hành vi.
Lý luận phê phán đã phê phán hệ thống nhận thức của lý
luận chủ lưu, chỉ ra rằng: “trong những vấn đề mang tính
khách quan cơ bản, lý luận phê phán cho rằng, các nhà khoa
học xã hội cũng là một bộ phận của xã hội, họ sinh ra, lớn lên
trong xã hội, do đó, họ không thể độc lập với đối tượng
nghiên cứu của họ. Đó là chỗ khác nhau căn bản so với các nhà
khoa học tự nhiên. Sự thực xã hội là kết quả phát triển của xã
hội và lịch sử, là quan niệm có giá trị đầy đủ, cho nên lý luận
về xã hội không thể là một thứ lý luận trung lập về giá trị.
Mục tiêu căn bản của lý luận khoa học xã hội chủ lưu phương
Tây là làm cho trật tự hiện có trở nên hợp pháp, còn mục tiêu
của bản thân lý luận phê phán chính là thông qua sự phê phán
đối với hệ thống nhận thức chủ lưu để giành lấy sự phóng
triệt để nhân loại”33. Lý luận phê phán đã định vị nhiệm vụ của
bản thân là tập trung vào các vấn đề mang tính giải tỏa kết cấu
(deconstruction), cho tới vấn đề thiết lập một khung giải thích
thay thế nó như thế nào sau khi các lý luận chủ lưu bị tiêu tan,
đây không phải là công việc mà họ muốn làm. Nhiều người
trong số họ thậm chí đã từ chối làm như vậy, bởi vì, đối với họ,
sự cố gắng làm như vậy là cố gắng xác lập địa vị chủ lưu của
bản thân, kết quả lại là lấy chính bản thân mình ra làm đối
tượng bị phê phán. Nhưng một số người khác trong số họ lại
tiến thêm hơn nữa trên cơ sở phê phán, cố gắng đi một con
đường trung gian giữa chủ nghĩa lý tính và chủ nghĩa xét lại,
QUỐC GIA
186 V SIÊU QUỐC GIA

đồng thời với việc phê phán cái gọi là tính khách quan của lý
luận chủ lưu, trên một mức độ nhất định họ còn thiết lập lên
tính khách quan nào đó cho sự giải thích của bản thân. Sự cố
gắng tương đối thành công trong phương diện này phải kể đến
chủ nghĩa kiến tạo mà Alexander Wendt làm đại diện34.
Trong vấn đề nhất thể hóa, chủ nghĩa kiến tạo đã nhấn
mạnh ý thức khu vực (regional awarenesss) và bản sắc khu vực
(regional identity), nhấn mạnh cảm nhận chung của một cộng
đồng khu vực đặc thù nào đó. Họ cho rằng, sức ngưng tụ nội
tại của khu vực trên một mức độ rất lớn “sự phụ thuộc ý thức
cộng đồng tồn tại lâu dài dựa trên cảm ứng, tin tưởng lẫn nhau
và cả cái được gọi là ‘sự phụ thuộc lẫn nhau về nhận thức’
(cognitive interdependence) ở tầng nấc cao”35. Khác với sự giải
thích chỉ tập trung vào kích thích vật chất, chủ nghĩa kiến tạo
hết sức coi trọng sức mạnh của nhận thức, học tập, quan niệm
và tính quan trọng của quy phạm chung, kết cấu chế độ. Tính
liên chủ thể trong cấu tạo lẫn nhau giữa các chủ thể mà họ nhấn
mạnh khiến cho chúng ta nhận thức được rằng lợi ích và bản
sắc của các bên liên quan sẽ thay đổi cùng với sự trôi đi của thời
gian và sự ra đời của phương thức hợp tác mới, cộng đồng sẽ vì
thế mà hình thành. Tóm lại, chủ nghĩa kiến tạo đã chỉ ra rằng,
nghiên cứu nhất thể hóa trong khi coi trọng sự giải thích về
kinh tế và vật chất, thì càng phải nhìn thấy rõ hơn nữa vai trò
của nhân tố xã hội.
Xuất phát từ góc độ tiến hành phê phán đối với chủ nghĩa
liên chính phủ, chủ nghĩa kiến tạo cho rằng, trong phân tích đối
với việc sửa đổi điều ước không thể lấy lợi ích nước thành viên
làm đối tượng chủ yếu, mà nên coi tiến trình kiến tạo
(construct) lợi ích của nước thành viên làm đối tượng phân tích
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
187

chủ yếu. Lý luận cấu thành được Anthony Giddens đưa ra


trong cuốn sách Sự cấu thành của xã hội36 xuất bản năm 1984,
nhấn mạnh sự kiến tạo lẫn nhau giữa chủ thể hành vi chính trị
và kết cấu xã hội, sự tác động lẫn nhau đó trở thành tiêu điểm
quan tâm, vì thế mà bản thân tiến trình đã trở thành đối tượng
nghiên cứu37. Trong phân tích tiến trình, chủ nghĩa kiến tạo
nhắc nhở người ta cần tránh bất cứ nhân tố nào của thuyết
quyết định, cho dù bản thân kết cấu cũng không phải là nhân tố
mang tính quyết định, tiến trình là do nhiều nhân tố cùng thúc
đẩy, những nhân tố đó bao gồm các loại chủ thể hành vi bị
cuốn vào trong tiến trình, các loại sắp xếp chế độ chính thức và
sự phụ thuộc về mặt lối đi (path-dependence) trong phát triển
chế độ. Sự tác động lẫn nhau giữa cấu trúc (structure) và cơ cấu
đại diện (agency) cuối cùng đã quyết định tính chất và quỹ tích
của tiến trình, tiến trình chính là sự kiến tạo tác động lẫn nhau
giữa cấu trúc và cơ cấu đại diện. Cái quan trọng ở đây vừa
không phải là cơ cấu đại diện, cũng chẳng phải kết cấu, mà là
tiến trình. Bản thân chủ thể hành vi đã bị phi trung tâm hóa
trong lý luận cấu thành, điều quan trọng là tính chất hoạt động
thường ngày và kết quả mà chúng sinh ra. Tính song trùng của
kết cấu là một khái niệm quan trọng trong lý luận cấu thành,
kết cấu vừa là môi giới trong tái sản sinh hoạt động thực tiễn,
cũng vừa là kết quả của nó. Ở đây, lý luận cấu thành và chủ
nghĩa chế độ đã có sự giao thoa nào đó, chúng đều cho rằng,
chế độ hóa đời sống xã hội là sự sáng lập hoạt động thực tiễn xã
hội, chứ không phải chỉ là sự sáng lập của tổ chức. Quy tắc, quy
phạm, mô thức hành vi đã chi phối sự tác động lẫn nhau của xã
hội, là khởi điểm phân tích của lý luận cấu thành. Quy tắc, quy
phạm, mô thức hành vi chính là nội dung của kết cấu, chúng
QUỐC GIA
188 V SIÊU QUỐC GIA

một mặt là đối tượng cần thay đổi, nếu như hoạt động của chủ
thể hành vi có thay đổi; mặt khác, khi chủ thể hành vi tái sản
xuất chúng trong hành vi thường ngày, thì chúng lại đã kiến
tạo đời sống chính trị.
Mô hình phát triển lý luận của chủ nghĩa nhận thức có chỗ
hợp lý nhất định của nó, nhưng trong vận dụng thực tế vào
phân tích nhất thể hóa, nó còn phải đối mặt với không ít khó
khăn. Điều đó chủ yếu là bởi vì, các biến lượng của trường
phái này khó có thể định nghĩa rõ ràng về mặt khái niệm
tương đối, hàng loạt khái niệm như ý nghĩa, tượng trưng,
bản sắc, quy phạm, nhận thức, xét lại, học tập, tác động lẫn
nhau đều là do thực tiễn kiến tạo, giữa chúng tồn tại sự giao
thoa và ủng hộ lẫn nhau tương đối lớn, rất khó xác lập được
một mối quan hệ lôgích rõ ràng. Hiện nay, vận dụng thực tế
quan điểm và phương pháp của trường phái lý luận trong
lĩnh vực nhất thể hóa chủ yếu được thể hiện ở sự coi trọng
đối với chế độ, thừa nhận chế độ có tầm ảnh hưởng mang
tính gây dựng của chế độ đối với mong muốn, lợi ích và nhận
thức của chủ thể hành vi đối với chính mình cũng như người
khác. Keohane gọi nó là chủ nghĩa chế độ nhận thức lại
(reflective institutionalism) để phân biệt với chủ nghĩa chế độ
lý tính (rationalistic institutionalism)38. Một điểm khác được
vận dụng tương đối nhiều chính là những thảo luận liên quan
tới vấn đề đặc tính châu Âu (European identity)39. Đặc tính
châu Âu vừa bắt nguồn từ sự thể nghiệm đối với lịch sử chung,
cũng vừa dần trở nên rõ ràng và được tăng cường trong tiến
trình nhất thể hóa châu Âu. Đặc tính châu Âu ngược lại cũng sẽ
giúp tăng cường sự thân thiện lẫn nhau giữa nhân dân các nước
châu Âu, vì thế, việc xây dựng đặc tính châu Âu lại trở thành
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
189

lực thúc đẩy cho nhất thể hóa. Chỉ có điều, mọi người vẫn còn
tranh luận rất nhiều về các nội dung như ý nghĩa thực sự, phạm
vi bao hàm, ý nghĩa đối nội và đối ngoại của đặc tính châu Âu.
Nếu muốn khiến cho đặc tính châu Âu trở thành một biến
lượng trong dự báo tiến trình nhất thể hóa châu Âu, chính sách
châu Âu, thì e rằng còn một quãng đường rất dài cần phải đi.

II. KHUNG NGHIÊN CỨU SO SÁNH

Chương 2 và Phần I của Chương này đã căn cứ theo các


trường phái, lần lượt giới thiệu một số lý luận chủ yếu về nhất
thể hóa châu Âu tính tới thời điểm hiện nay (năm 2001 - BT.),
trong đó có một số lý luận lại không chỉ hạn chế ở giải thích
nhất thể hóa châu Âu (như chủ nghĩa chế độ tự do mới), mà là
khung giải thích đối với toàn bộ quan hệ quốc tế, nhưng chúng
cũng có thể trực tiếp dùng để giải thích nhất thể hóa châu Âu,
hoặc vốn chính là trưởng thành trong tranh luận lý luận về nhất
thể hóa châu Âu, hoặc là trong quá trình phát triển lý luận của
mình, nó đã can dự những cuộc tranh luận lý luận về nhất thể
hóa châu Âu, vì thế, chúng cũng được xem xét như là một loại
lý luận giải thích nhất thể hóa châu Âu.
Giữa những lý luận đó có một mối quan hệ trước sau về
thời gian, đặc biệt là trong nội bộ của cùng một trường phái,
như giữa chủ nghĩa công năng, chủ nghĩa công năng mới, lý
luận phụ thuộc lẫn nhau và chủ nghĩa chế độ tự do mới đã có
mối liên hệ nối tiếp kế thừa, nhưng sự tồn tại của mối quan hệ
đó lại không hề cho thấy sự khảo sát của chúng tôi chỉ tập trung
vào lý luận đương thời, không quan tâm đến những lý luận đã
tồn tại trong lịch sử. Một mặt, đó là bởi lý luận mới xuất hiện lại
QUỐC GIA
190 V SIÊU QUỐC GIA

không nhất định đều kế thừa tất cả những ưu điểm của thứ lý
luận tiền thân của nó. Sự nhấn mạnh của Deutsch đối với điều
kiện nhất thể hóa khu vực, trong nhiều lý luận nhất thể hóa
sau này đều rất khó tìm thấy, bởi vì bất cứ cố gắng muốn kiến
tạo một hệ thống lý luận chặt chẽ nào đều coi việc đưa thêm
vào một biến lượng là cử chỉ gây nhiễu sự chú ý, đặc biệt là
khi biến lượng đó và các biến lượng khác rất khó gắn kết lại
với nhau về lôgích. Còn đối với cố gắng về mặt lý luận của
chúng tôi ở đây, không hy vọng có sức dự báo lớn lao, mà chỉ
muốn giải quyết vấn đề hoàn chỉnh hơn, thì e rằng sự nhiều ít
của biến lượng không thể lấy nhu cầu của lôgích để quyết
định lấy hay bỏ. Mặt khác, bản thân sự phát triển của sự vật có
lúc cũng xuất hiện hiện tượng gắn kết lại với con đường trước
sau khi đứt đoạn một thời gian. Trong thời kỳ cuối thập niên 60
thế kỷ XX, lôgích lan tỏa của chủ nghĩa công năng mới được
đoán định là không còn thích hợp nữa, nhưng sự thiết lập hệ
thống tiền tệ châu Âu vào cuối thập niên 70 thế kỷ XX, sự khởi
động của kế hoạch thị trường đơn nhất vào giữa thập niên 80
thế kỷ XX, cùng với việc liên minh kinh tế tiền tệ trở thành
hiện thực vào thập niên 90 thế kỷ XX, tất cả những sự phát
triển đó cho thấy, sau hơn 10 năm cách biệt, lôgích lan tỏa
của chủ nghĩa công năng mới lại tiếp tục được tiến hành
trong hiện thực40. Vì vậy, cho dù giữa các lý luận đã có mối
quan hệ về thời gian, nhưng việc so sánh và lấy hay bỏ của
chúng tôi đối với các lý luận lại không theo kiểu luận đoán
dựa theo cũ - mới.
Chúng tôi giới hạn công việc của mình ở đây là nghiên cứu
so sánh lý luận, muốn có phân tích so sánh thì phải có một
khung chung. Khung chung này có thể tái tiến hành phân giải
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
191

một chỉnh thể lý luận vốn đã thống nhất lẫn nhau một cách hữu
cơ, đồng thời tiến hành so sánh, đối chiếu lẫn nhau, cũng như
giám định, phân biệt và phán đoán đối với bộ phận cùng bàn
về một chủ đề của các loại lý luận. Khung phân tích về nhất thể
hóa đó đề cập bốn vấn đề căn bản sau:
(1) Về nguồn gốc của nhất thể hóa. Những vấn đề trong
mặt này bao gồm, nhân tố nào đã thúc đẩy thành nhất thể hóa?
Trong những nhân tố đó, cái nào thuộc về lịch sử, cái nào thuộc
về bản chất? Những nhân tố này đã cấu thành điều kiện đủ của
nhất thể hóa chưa hay chỉ là những điều kiện cần? Cũng có
nghĩa là, trong vấn đề nguồn gốc của nhất thể hóa, không chỉ có
vấn đề nguyên nhân, còn có vấn đề điều kiện. Đương nhiên, sở
dĩ hỏi nó là điều kiện đủ hay là điều kiện cần chính là ở chỗ
nhiều người không cho rằng điều kiện là một vấn đề quan
trọng trong nhất thể hóa, lý luận được chắt lọc ra từ trong hoạt
động thực tiễn nhất thể hóa châu Âu đã trở thành lý luận
chung, điều kiện trong lý luận của họ đã bị ẩn đi.
(2) Về cơ chế của nhất thể hóa. Cho dù, định nghĩa như thế
nào đối với nhất thể hóa, có một điểm mà mọi người dù ít hay
nhiều đều thừa nhận, đó chính là nhất thể hóa là sự chế ngự
nào đó đối với mức độ tự do của hành vi quốc gia. Vậy thì,
quốc gia vì sao lại lựa chọn nhất thể hóa - một loại quan hệ ràng
buộc lẫn nhau như vậy? Sự sắp xếp đó (tức chế độ) mang tính
chất gì, tồn tại độc lập với quốc gia, hay chỉ là một thứ vật phụ
thuộc nằm dưới sự chi phối của quốc gia? Sự phát triển của nó
liệu có đồng nghĩa với việc dồn ép đối với không gian sinh tồn
quốc gia hay không? Quốc gia chỉ có thể đưa ra một loại phản
ứng bị động đối với vật do bản thân nó sáng tạo ra hay sao?
Kiến tạo lý luận nhất thể hóa từ góc độ quan hệ quốc tế có sự
QUỐC GIA
192 V SIÊU QUỐC GIA

hạn chế nào? Phân tích chế độ của quan hệ quốc tế có thể hoàn
toàn giải thích rõ ràng tính chất của cơ chế nhất thể hóa hay
không? Điều mà EU khiến mọi người chú ý nhất chính là hàng
loạt chính sách chung và cả nhiều quyết định, điều lệ, chỉ lệnh
do cộng đồng ban bố có sức ràng buộc tương đối lớn đối với
nước thành viên, nhưng trong nhiều lý luận nhất thể hóa,
những điều đó lại không được phản ánh, vậy thì, ý nghĩa của
những điều đó đối với lý luận nhất thể hóa là ở chỗ nào? Chúng
ta thực sự có thể loại bỏ những vấn đề quan trọng đó ra ngoài
phạm vi giải thích lý luận nhất thể hóa hay không? Những hiện
tượng đó có sự khác biệt không nhỏ với sự giải thích mà lý luận
quan hệ quốc tế đã đưa ra về nhất thể hóa, chúng ta làm thế
nào để kiến tạo được cầu nối giữa hai cái đó? Xuất phát từ góc
độ nguồn gốc chính sách thường ngày, từ sự cạnh tranh của các
đoàn thể lợi ích xuyên quốc gia châu Âu xoay quanh chính sách
châu Âu, thì bản thân cộng đồng liệu đã cấu thành một loại
chính thể (polity) nắm chắc tài nguyên và quyền phân phối tài
nguyên nhất định hay chưa, có thể độc lập hoạch định quy tắc
và quy phạm hành vi trong lĩnh vực nào đó, có thể tiến hành
trừng phạt đối với hành vi vi phạm, có hệ thống lập pháp, hành
chính và tư pháp của mình hay chưa?
(3) Về sự phát triển của nhất thể hóa. Khác với các chế độ
quốc tế thông thường, nhất thể hóa sau khi khởi động thì làm
thế nào sẽ giành được động lực để bản thân phát triển tiến lên?
Động lực đó có nguồn gốc độc lập của nó hay là lại phụ thuộc
vào chính phủ nước thành viên? Phong trào nhất thể hóa có
quỹ đạo tiến lên độc lập của bản thân nó hay không? Làm thế
nào để miêu tả quỹ đạo tiến lên đó? Sự miêu tả đối với quỹ đạo
tiến lên đã có và kết cấu lôgích liên quan liệu có đồng nghĩa với
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
193

việc nó có tính dự báo đối với sự phát triển của tiến trình? Nếu
như có, thì căn cứ lôgích của dự báo đó là cái gì? Bản thân căn
cứ lôgích đó liệu có thể chịu được sự kiểm nghiệm của hiện
thực hay không? Quỹ đạo của phong trào nhất thể hóa là đơn
tuyến, hay là tuyến phức hợp, thậm chí là đa tuyến? Nếu như
tình hình thuộc về cái sau, vậy thì, về mặt lôgích, làm thế nào
để chúng thống nhất lại được với nhau? Xét cho cùng, nhất
thể hóa là một loại lựa chọn chiến lược chủ động của quốc
gia, hay là một loại phản ứng bị động mà quốc gia đưa ra
dưới áp lực của các chủ thể hành vi phi quốc gia trong nước
và xuyên quốc gia? Trong tiến trình phát triển, một loại xã
hội xuyên quốc gia (transnational society) được cấu thành từ
hoạt động xuyên quốc gia của chủ thể hành vi phi quốc gia
liệu có thể trở thành một loại sức mạnh độc lập, đủ để ảnh
hưởng và chi phối tiến trình nhất thể hóa hay không? Xã hội
xuyên quốc gia đã tạo ra nhất thể hóa, hay là nhất thể hóa đã
hình thành nên xã hội xuyên quốc gia? Sự phát triển của sức
mạnh xuyên quốc gia liệu cuối cùng có thể hoàn thành việc
làm tiêu tan quốc gia dân tộc hay không?
(4) Về sự tồn tại đối ngoại của nhất thể hóa và thuộc tính
của chủ thể hành vi quốc tế. Dưới sự thúc đẩy của hợp tác châu
Âu (EPC, European Political Cooperation) và chính sách ngoại
giao, an ninh chung (CFSP, Common Foreign and Security
Policy) của EU, mọi người quan tâm nhiều hơn đến thuộc tính
của chủ thể hành vi quốc tế Cộng đồng châu Âu/EU. Điều đó
lại không mang ý nghĩa rằng, chỉ có hợp tác chính trị châu Âu
và kẻ kế nhiệm của nó - chính sách ngoại giao, an ninh chung
EU - mới có thể mang tới thuộc tính đối ngoại cho Cộng đồng
châu Âu/EU. Chính sách ngoại thương chung của cộng đồng đã
QUỐC GIA
194 V SIÊU QUỐC GIA

thể hiện đầy đủ sự tồn tại quốc tế của cộng đồng. Vấn đề là,
hợp tác chính trị châu Âu và chính sách ngoại giao, an ninh
chung của EU khiến cho ý nghĩa đối ngoại của cộng đồng đã
chuyển từ kinh tế sang các nội dung mang tính tổng hợp như
chính trị, an ninh, từ đó khiến cho chính sách đối ngoại
chung của nó càng được mọi người chú ý. Vậy thì, vấn đề ở
đây là, trên vũ đài chính trị thế giới, chúng ta coi EU là người
tham dự chính trị quốc tế giống như là một tổ chức quốc tế
thông thường, hay coi EU là chủ thể hành vi quốc tế không có
sự khác biệt là mấy so với quốc gia dân tộc, hoặc coi là một
loại thực thể chính trị đặc biệt? Hay nói cách khác, trên mức
độ nào thì EU có thể được coi là một chủ thể quyền lợi và
trách nhiệm hoàn toàn đủ tư cách? EU đã có đủ bao nhiêu
thuộc tính hành vi?
Bốn vấn đề nói trên là những điều mà một lý luận nhất thể
hóa hoàn chỉnh phải đề cập. Nếu chỉ giải quyết một, hai vấn đề
trong đó thì lý luận đó sẽ chỉ có thể coi là lý luận nhất thể hóa ở
tầm trung bình. Do tôn chỉ chính của chúng tôi ở đây là thông
qua phân tích so sánh để xác lập một sự giải thích lý luận mang
tính chỉnh thể về nhất thể hóa, vì thế, càng cần phải đưa ra sự
khái quát và tìm tòi hoàn chỉnh đối với các vấn đề chủ yếu mà
nhất thể hóa đề cập. Thông qua giới thiệu quan điểm của các loại
lý luận chủ yếu, chúng ta có thể phát hiện ra rằng, về cơ bản, bốn
mặt nói trên đã khái quát được vấn đề chủ yếu mà các lý luận đã
thảo luận. Vì thế, nhiệm vụ tiếp theo chính là phân tích diễn giải
của loại lý luận đối với bốn mặt vấn đề nói trên, thông qua
phương pháp so sánh, tổng hợp hoặc phân công, chúng tôi hy
vọng có thể đạt được hiểu biết lý luận chắc chắn, toàn diện và sát
thực tế hơn đối với vấn đề nhất thể hóa châu Âu.
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
195

Chú thích

1. Paul Pierson: “The Path to European Integration: A History


Institutionalist Analysis”, Comparative Political Studies, Vol. 29, No. 2,
April 1996, p. 24.
2. Simon Hix: “The Study of the European Community: The
Challenge to Comparative Politics”, West European Politics 17 (1),
1994; Simon Hix: “CP, IR and the EU! A Rejoinder to Hunrrell and
Menon”, West European Politics 19 (4), 1996; Simon Hix, The Political
System of the European Union, Macmilan (Basingtone), 1999. Dẫn lại
từ Ben Rosamond: Theories of European Integration, Macmillan Press
Ltd., 2000, pp. 158-159.
3. Xem “A Constitution for the European Union”, “Our
Constitution for Europe”, Financial Times, Oct 26, 2000; Micheal
Mann: “Integration Debate Steps up a Gear”, Financial Times, Feb 6,
2001; Micheal Mann: “Prodi Urges Fundamental Debate on Future fo
EU”, Financial Times, Feb 13, 2001.
4. D. P. Kommers: “Federalism and European Integration: A
Commentary”, in M. Cappelletti, M. Seccombe and J. Weiler, eds.:
Integration Through Law: A Political, Legal and Econimic Overview,
Walter de Gruyter (Beclin), 1986, pp. 605-616.
5. Philippe C. Schmitter: “Federalism and the Euro - Polity”,
Journal of Democracy, Vol. 11, January 2000, pp. 42-45.
6. Felipe Gonzalez: “European Union and Globalization”, Foreign
Policy, No. 115, Summer 1999, p. 31.
7. Jurgen Habermas: The European Nation-State and the Pressures of
Globalization, translated by G. M. Gosbgarian, New Left Review, 5/6
1999, p. 58.
8. Philippe C. Schmitter: “Federalism and the Euro-Polity”, p. 45.
9. Ben Rosamond: Theories of European Integration, p. 23.
QUỐC GIA
196 V SIÊU QUỐC GIA

10. Murray Forsyth: Unions of States: The Theory and Practice of


Confederation, Leicester University Press, 1981, pp. 2-3.
11. Ibid., preface.
12. Ibid., pp. 204-209.
13. Ibid., p. 160.
14. Ibid., pp. 10-16.
15. Arend Lijphart: The Politics of Accommodation: Pluralism and
Democracy in the Netherlands, Berkeley and Los Angeles, University of
California Press, 1968; Paul Taylor: “Consociationalism and
Federalism as Appoarches to International Integration”, in A. J. R.
Groom and Paul Taylor, ed.: Frameworks for International Co-operation,
St. Martin’s Press (New York), 1990, p. 172.
16. Paul Taylor: “Consociationalism and Federalism as
Appoarches to International Integration”, pp. 173-174.
17. Ibid., pp. 175-176.
18. Ibid., p. 174.
19. Donald Puchala: “Of Blind Men, Elephants and International
Integration”, Journal of Common Market Studies, 10-1972; Xem Ben
Rosamond, Theories of European Integration, p. 89.
20. Xem Simon Bulmer: “Domestic Politics and European
Community Policy-Making”, Journal of Common Market Studies, Vol. XXI,
No. 4, June 1983; Simon Bulmer: “Analysing EPC: the Case for Two-
Tier Analysis”, in Martin Holland, ed.: The Future of European Political
Cooperation: Essays on Theory and Practice, The Macmillan Press
Ltd., 1991.
21. Simon Bulmer: Domestic Politics and European Community
Policy-Making, pp. 354-363.
22. Ibid., p. 353.
23. Xem Robert D. Putnam: “Diplomacy and Domestic Politics:
the Logic of Two - level Games”, International Organization, Summer
1998, Vol. 42, No. 3, pp. 427-460.
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
197

24. Giandomenico Majone: “Cross-National Sources of


Regulatory Policy-Making in Europe and the United States”, Journal
of Public Policy 11 (1), 1991; “The European Community between
Social Policy and Social Regulation”, Journal of Common Market Studies
31 (2), 1993; “The Rise of the Regulatory State in Europe”, West
European Politics 17 (3), 1994; “A European Regulatory State ?” in
J. Richardson, ed.: European Union: Power and Policy-Making, Rotledge
(London) 1996; Xem Ben Rosamond: Theories of European Integration,
pp. 108-109.
25. Gary Marks, Liesbet Hooghe, Kemit Blank: “European
Integration from the 1980s: State-Centric v. Multi-level Governance”,
Journal of Common Market Studies, Vol. 34, No. 3, September 1996,
pp. 371-372. Mark còn trình bày lý luận cai trị tầng nấc của mình
trong những tác phẩm sau: Gary Mark: “Structural Policy in the
European Community”, in A. Sbragia, ed.: Europolitics: Institution and
Policy-Making in the “New” European Community, Brooking (Washington,
D.C), 1992; Gary Marks: “Structural Policy and Multi-level
Governance in the EC”, in A. Cafruny, G. Rosenthal, eds.: The State of
the European Community Vol. 2, The Maastricht Debates and Beyond,
Lynne Rienner (Boulder, CO) 1993; Gary Marks: “Exploring and
Explaining Variation in EU Cohension Policy”, in Lisbet Hooghe, ed.:
Cohension Policy and European Integration, Claren Press (Oxford), 1996;
Gary Marks: “An Actor - Centred Approach to Multilevel
Govenance”, in C. Jeffry, ed.: The Regional Dimension of the European
Union, Frank Cass (London); Gary Marks, F. Scharpf, P. Schmitter,
W. Streeck, eds.: Governance in the European Union, Sage (London)
1996; Gary Marks, L. Hooghe, K. Blank: European Integration and the
State, EUI Working Papers, RSC No.95/6.
26. Alec Stone Sweet, Wayne Sandholtz: “Integration,
Supranational Govenance, and the Institutionalization of the
QUỐC GIA
198 V SIÊU QUỐC GIA

European Polity”, in Wayne Sandholtz, Alec Stone Sweet, eds.:


European Integration and Supranational Governance, Oxford University
Press, 1998, p. 8.
27. Ibid., p. 4.
28. Jeremy Richardson, Grant Jordan: Governing Under Pressure:
the Policy Process in a Post-Parliamentary Democracy, Martin Robertson
(Oxford), 1979; John Peterson: “Decision-Making in the European
Union: Towards a Framework for Analysis”, Journal of European Public
Policy, 2 (1) 1995; “Policy Networks and European Union Policy
Making: A Reply to Kassim”, West European Politics 18 (2) 1995. Xem
Ben Rosamond: Theories of European Integration, pp. 123-124.
29. Tần Á Thanh: “Lời nói đầu của người dịch”, xem [Mỹ]
Alexander Wendt: Lý luận xã hội trong chính trị quốc tế, Nxb. Nhân dân
Thượng Hải, 2000, tr. 15.
30. Xem Andreas Hasenclever, Peter Mater, Volker Rittberger:
“Integrating Theories of International Regimes”, Review of
International Studies, (2000), 26, pp. 3-33.
31. Peter M. Haas: “Introduction: Epistemic Communities and
International Policy Co-ordination”, International Organization 46 (1),
Winter 1992, p. 3.
32. Xem thêm Trần Ngọc Cương, Trần Chí Mẫn: “Chủ nghĩa kiến
tạo: chủ nghĩa hiện thực mới và sau chủ nghĩa chế độ tự do mới”, Tạp
chí Kinh tế và chính trị thế giới, số 8, 1999, tr. 28-33.
33. Tần Á Thanh: “Lời nói đầu của người dịch”, xem [Mỹ]
Alexander Wendt: Lý luận xã hội trong chính trị quốc tế, tr. 17.
34. Xem [Mỹ] Alexander Wendt: Lý luận xã hội trong chính trị quốc
tế. Giáo sư Tần Á Thanh trong cuốn sách đã dịch “constructivism”
thành “chủ nghĩa kiến thiết”, tôi nghĩ điều đó và cách dịch của chủ
nghĩa kiến tạo không có gì khác nhau về bản chất. Ở đây tôi chỉ cảm
giác “kiến tạo” đọc lên thì thuận hơn, cho nên đã lựa chọn cách dịch
là “chủ nghĩa kiến tạo”.
CHƯƠNG 3
CHÍNH TRỊ SO SÁNH V NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC
199

35. Andrew Hurrell: “Regionalism in Theoretical Perspective”, in


Louise Fawcett, Andrew Hurrell, eds.: Reginalism in World Politics:
Regional Organization and International Order, Oxford University Press,
1995, pp. 64-66.
36. Xem thêm Anthony Ginddens: Sự cấu thành của xã hội, Hiệu
sách Tam Liên, bản in năm 1998.
37. Thomas Christiansen, Knud Erik Jrgensen: “The Amsterdam
Process: A Structurationist Perspective on EU Treaty Refrom”,
European Integration online Papers (Elop) Vol. 3 (1999), No. 1,
http://eiop.or.at/eiop/texte/1999-2001a. html
38. Robert Keohane: “International Institutions: Two
Approaches”, in his International Institutions and State Power: Essays in
International Relations Theory, Westview Press, 1989.
39. Anthony D. Smith: “National Identity and the Idea of
European Unity”, International Affairs 68: 1 (1992), pp. 55-76; Edward
Moxon-Browne: “Eastern and Western Europe: toward a New
European Identity?”, Contemporary Politics, Vol. 3, No. 1, 1997.
40. Xem Jeppe Tranholm-Mikkelsen: “Neofunctionalism:
Obstimate or Obsolete?”, Millenium: Journal of International Studies 20 (1),
1991; P. Taylor: “The New Dynamics of EC Integration in the 1980s”,
in J. Lodge, ed.: The European Community and the Challenges of the
Future, Pinter (London), 1989; A. M. Burley, W. Mattli: “Europe
before the Court: a Political Theory of Legal Integration”, International
Organization, 47, Winter 1993.
Chương 4

GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC


CỦA NHẤT THỂ HÓA

N guồn gốc của nhất thể hóa bao gồm hai mặt của vấn
đề: tác nhân và điều kiện. Tác nhân của nhất thể hóa
là vấn đề mà bất cứ lý luận nhất thể hóa nào đều không thể né
tránh, việc trả lời điều này ở mức độ rất lớn đã giả định cho các
diễn giải lý luận về sau. Có một số lý luận, tuy cố ý tránh làm
phức tạp trong tranh luận về vấn đề, nhưng nội hàm của lý
luận vẫn cho thấy lập trường của nó trên phương diện này. Ví
dụ, tuy lý luận quản trị siêu quốc gia không chủ trương giải
thích việc cộng đồng châu Âu được thiết lập như thế nào, mà
chỉ tập trung vào sự phát triển thể chế của nó1, nhưng xét theo
góc độ tăng cường trao đổi xuyên quốc gia là nguồn gốc động
lực đối với sự phát triển nhất thể hóa thể chế thì lập trường ẩn
giấu của nó liên quan đến vấn đề này là các nhóm lợi ích xuyên
quốc gia buộc các chính phủ tiến hành đàm phán với nhau,
cùng xây dựng tổ chức hoặc đặt ra các quy tắc tương ứng trong
vấn đề nhất thể hóa.
Vấn đề điều kiện của nhất thể hóa đã bị nhiều ý kiến xây
dựng lý luận xem nhẹ, hoặc là tác giả cố ý né tránh. Bởi vì, một
mặt thì có tham số này sẽ khiến cho vấn đề nguồn gốc nhất thể
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 201

hóa trở nên phức tạp hơn, ngoài các tác nhân ra, còn cần bổ
sung một biến lượng về điều kiện. Mặt khác, các thảo luận về
vấn đề điều kiện chắc chắn sẽ cản trở sự cố gắng phổ biến hóa
lý luận được rút ra từ thực tiễn nhất thể hóa châu Âu. Điều kiện
đồng nghĩa với tính cá biệt và đặc biệt, lý luận nhất thể hóa sau
khi kèm theo điều kiện sẽ làm giảm thiểu sự thích hợp đối với
phân tích về nhất thể hóa của khu vực khác. Nhưng, đối với
nghiên cứu lý luận hoàn chỉnh về nhất thể hóa châu Âu, việc
thảo luận vấn đề này lại không thể thiếu được. Đúng như giới
thiệu và bình giảng lý luận mà chúng tôi đã đưa ra ở hai chương
trước, nhiều lý luận nhất thể hóa tự cho là có tính phổ biến đều
không thể trả lời được vấn đề: vì sao trong khoảng thời gian 40
năm sau khi làn sóng nhất thể hóa khu vực bùng phát vào thập
niên 60 của thế kỷ XX cho đến nay (năm 2001 - BT), nhìn lại toàn
thế giới thì chỉ có nhất thể hóa của châu Âu là vượt ra khỏi ý
nghĩa kinh tế, trong khi nhất thể hóa các khu vực khác nhiều
nhất vẫn dừng ở mức xây dựng khu vực mậu dịch tự do. Khu
vực mậu dịch tự do - hình thức nhất thể hóa ở cấp thấp này ngay
từ đầu đã bị nhất thể hóa châu Âu vượt qua. Sáu quốc gia đầu
tiên tham gia nhất thể hóa chưa hề bị nhấn chìm bởi khu vực
mậu dịch tự do châu Âu do nước Anh dẫn đầu tổ chức xây
dựng. Vì thế, thảo luận nhất thể hóa một cách hời hợt có thể dẫn
đến xem nhẹ vấn đề đó. Nhưng nếu muốn lý giải hoàn chỉnh
nhất thể hóa châu Âu, vấn đề điều kiện và tác nhân của nhất thể
hóa là quan trọng như nhau, và đều không thể xem nhẹ.

I. TÁC NHÂN CỦA NHẤT THỂ HÓA

Nói một cách đơn giản, giải thích về tác nhân của nhất thể
hóa chính là việc phải trả lời cho câu hỏi: vì sao lại nảy sinh vấn
QUỐC GIA
202 V SIÊU QUỐC GIA

đề nhất thể hóa. Xem xét bao quát các loại lý luận, có thể phân
chia thành ba đáp án đại thể như sau: thuyết tự quyết của chủ
nghĩa công năng cũ và mới, thuyết sở thích quốc gia của chủ
nghĩa liên chính phủ, thuyết giao lưu xuyên quốc gia của lý
luận giao lưu và lý luận quản trị siêu quốc gia. Trên cơ sở của
ba lý thuyết này, chúng tôi đã phối hợp tạo ra một loại giải
thích thứ tư, tuy không nhất định có ý nghĩa mới, nhưng so với
ba lý thuyết trên thì hoàn chỉnh hơn, thiết thực hơn với thực tế
nhất thể hóa châu Âu, tức là sự giải thích về lợi ích quốc gia.

1. Thuyết tự quyết lợi ích


Mục đích học giả Mitrany đưa ra phương án chủ nghĩa
công năng là nhằm đấu tranh với phương án liên bang thế giới
về vấn đề kiến thiết hòa bình thế giới sau chiến tranh đang trở
nên thịnh hành tại thời điểm lúc đó. Điều này không có nghĩa là
Mitrany phản đối phương án liên bang, đưa ra một phương án
giải quyết khác, mà vì ông cho rằng phương án liên bang hoàn
toàn không thích hợp với thực tế. Sự thất bại của Hội Quốc liên
(Liên minh quốc tế) và sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ
hai đã chứng minh đầy đủ rằng, phương án đó nên được vùi lại
trong đống rác của lịch sử, dù rằng hiện vẫn có rất nhiều người
đang khoa trương về việc xây dựng liên bang thế giới. Mitrany
nhắc nhở mọi người rằng, sự mật thiết trong liên kết và quan hệ
của thế giới không nhất thiết thông qua các sắp xếp chính trị và
pháp luật tận tâm như vậy. Hiện thực xã hội đã tồn tại một loại
động lực thực tế, dù còn chưa được mọi người nhận thức đầy
đủ tại thời điểm lúc đó - nhu cầu cấp thiết đối với liên hợp thế
giới, và đó chính là sự phụ thuộc lẫn nhau của thế giới2. Cơ cấu
và hoạt động của quốc tế ngày càng mở rộng, lợi ích và đời
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 203

sống của tất cả các quốc gia theo đó sẽ trở nên nhất thể hóa, hệ
thống quốc tế mới được xây dựng cũng nên giao cho hoạt động
quốc tế này quản lý quốc tế. Nhìn từ chính phủ quốc gia, chức
năng của nó cũng chuyển từ nhiệm vụ mang tính quy phạm
như định ra hiến pháp, phân chia quyền lực của thế kỷ XIX
sang nhiệm vụ mang tính chức năng phục vụ cho mục đích và
nhu cầu cụ thể của thế kỷ XX theo mô hình chính phủ hiện đại
(modern government). Trong khi đó, những người theo chủ
nghĩa liên bang lại tuyệt nhiên không để ý đến hiện thực lịch sử
đã có thay đổi, mà chỉ dừng ở việc dùng đại ngôn trừu tượng
để dựng lên một điều ước về chính phủ thế giới. Điều này chỉ là
sự xa xỉ, bởi việc xa rời thực tế cuối cùng sẽ chỉ sẽ dẫm lên vết
xe đổ của Liên minh quốc tế trước đây.
Cơ cấu và hoạt động quốc tế hóa đã đặt ra yêu cầu nhất
thể hóa, sự chuyển biến chức năng của chính phủ cũng cung
cấp điều kiện hiện thực hóa vấn đề. Hoạt động chức năng có
tính phù hợp tự nhiên (affinity), và sự phát triển của tổ chức có
tính chức năng quốc tế chỉ cần bắt kịp nhu cầu của hoạt động
quản lý mang tính chức năng đó là được. Trong mỗi một lĩnh
vực mang tính chức năng đều đã tồn tại các hoạt động quốc tế,
và đều có thể sản sinh nhu cầu tương ứng của quản lý quốc tế.
Điều này giống như sự hình thành của một số nhóm tinh anh
(cacten) trong các lĩnh vực mang tính cạnh tranh, và sự thiết lập
của quản lý mang tính thế giới cũng xảy ra tương tự. Trước xu
thế này, phạm vi chính trị sẽ không thể cản trở.
Haas đã ủng hộ lộ trình nhất thể hóa chức năng chứ không
phải nhất thể hóa chính trị của Mitrany, nhưng ông cũng đưa ra
sự nghi ngờ đối với luận điểm cho rằng, lợi ích của xã hội loài
người có thuộc tính phù hợp một cách tự nhiên. Mitrany cho
QUỐC GIA
204 V SIÊU QUỐC GIA

rằng có thể phân tách chính trị với các hoạt động khác của nhân
loại, và chính phủ phải gánh vác trách nhiệm khi để xảy ra
xung đột. Haas cho rằng, chính trị và hoạt động phúc lợi của
nhân loại là không thể tách biệt, không phải tất cả lợi ích đều có
tính phù hợp tự nhiên. Như vậy, theo Mitrany, nhất thể hóa là
một loại nhu cầu tự nhiên của hoạt động quốc tế, còn Haas lại
cho rằng, nó là một dạng sản phẩm của lợi ích chính trị, là kết
quả của sự hội tụ (converge) các nhận thức lợi ích khác nhau.
Như vậy, trên thực tế Haas cũng cho rằng, một mặt xuất phát
từ việc đáp ứng nhu cầu và thực hiện nhu cầu lợi ích, cần phải
thiết lập tổ chức mang tính nhất thể hóa chức năng; mặt khác,
lợi ích lại không hài hòa tự nhiên giống như Mitrany đã đề cập,
vì thế, sự thiết lập của tổ chức nhất thể hóa cũng là xuất phát từ
nhu cầu tiến hành quản lý đối với lợi ích nào đó đang cạnh
tranh lẫn nhau. Như vậy, quan điểm của Mitrany là chính trị
tạo ra xung đột, còn quan điểm Haas lại cho rằng chính trị trở
thành điều then chốt để bảo đảm thành công cho nhất thể hóa.
Nhưng, vấn đề chính trị được Haas thảo luận không phải là
chính trị của người lãnh đạo tổ chức quốc tế, cũng không phải
là chính trị được các nhà ngoại giao mặc cả, mà là nghệ thuật
lãnh đạo của người lãnh đạo tổ chức quốc tế để bảo đảm việc
hoàn thành nhiệm vụ của tổ chức, và phát triển bản thân tổ
chức đó.
Cho dù chủ nghĩa công năng cũ và mới có những vấn đề
không thống nhất về nhận thức và phương pháp, nhưng điểm
chung là thừa nhận tính ưu tiên tuyệt đối của nhu cầu nhân loại
hoặc phúc lợi công chúng. Mặc dù xuất phát từ tính phù hợp tự
nhiên hay yêu cầu quản lý nào đó đối với sự xung đột, nhưng
rõ ràng vấn đề đáp ứng nhu cầu lợi ích đã thúc đẩy sự ra đời
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 205

của nhất thể hóa, và bản thân lợi ích xã hội cũng quyết định
nhu cầu đối với nhất thể hóa. Trong loại giả thiết về nhân tố tác
động này chí ít tồn tại hai vấn đề cơ bản sau đây:
(1) Sự thỏa mãn về lợi ích và nhu cầu trong hành vi và
động cơ nhân loại thực sự có tính ưu tiên tuyệt đối hay không?
Trên thực tế, trong khi chủ nghĩa công năng thực hiện đường
hướng giá trị là nhu cầu và phúc lợi thì đã xem nhẹ giá trị các
nhu cầu khác của nhân loại. Nhu cầu cao nhất của nhân loại đối
với phúc lợi kinh tế, và cả tính hiệu quả cao nhất khi thực hiện
nhu cầu đó chính là đường hướng giá trị cơ bản của chủ nghĩa
công năng. Chính trên giả thiết cơ bản này, chủ nghĩa công
năng dự đoán rằng con người sẽ chuyển dịch sự trung thành
(loyalty) của họ đối với quốc gia dân tộc sang cơ chế xuyên
quốc gia bởi cơ chế xuyên quốc gia có thể thực hiện nhu cầu
của họ tốt hơn so với chính phủ quốc gia dân tộc. Còn trên thực
tế, nhu cầu phúc lợi kinh tế lại chỉ là một mặt của nhu cầu nhân
loại, ngoài phúc lợi kinh tế, nhân loại còn có nhu cầu đối với an
ninh, nhu cầu với thực hiện giá trị bản thân. Kinh tế, an ninh và
giá trị là ba nhu cầu lớn cơ bản của nhân loại cùng tồn tại.
Trong đó nhấn mạnh bất cứ cái nào hay xem nhẹ cái nào đều sẽ
dẫn đến sự xa rời thực tiễn.
Ở đây có sự liên tưởng giữa vấn đề với mô hình tháp nhu
cầu của học giả A. H. Maslow. Đối với một khu vực, một quốc
gia hay động cơ phi cá nhân, nhu cầu của ba mặt nêu trên đều
cần được hiện thực tương ứng. Xét từ nhu cầu kinh tế và hiệu
quả thực hiện của nó, cơ chế xuyên quốc gia có lẽ thực sự đáng
được sử dụng hơn là quốc gia dân tộc. Nhưng trong nhu cầu
thực hiện hai mặt còn lại, đến nay vẫn chưa xuất hiện hình thức
tổ chức nào đáng được sử dụng hơn quốc gia dân tộc. Lấy an
QUỐC GIA
206 V SIÊU QUỐC GIA

ninh làm ví dụ, chủ nghĩa công năng cho rằng, chính bởi mọi
người luôn chấp hành theo quốc gia nên mới dẫn đến xung đột
quốc tế, và chỉ có chuyển dịch sự trung thành từ quốc gia sang
cơ chế quốc tế, nguồn gốc của xung đột quốc tế mới có thể được
loại bỏ. Tuy nhiên trên thực tế, không ai có thể bảo đảm rằng
khi một quốc gia nào đó giao phó nhu cầu an ninh của họ cho
cơ chế quốc tế, an ninh của họ thể được bảo đảm hơn so với
việc họ tự làm bảo đảm lấy an ninh của chính mình. Có lẽ sẽ có
người lấy ví dụ của NATO để phản bác, nhưng trên thực tế, các
quốc gia châu Âu giao phó trách nhiệm an ninh cho NATO,
không phải bởi NATO là một cơ chế quốc tế, mà là bởi NATO
là NATO, là NATO của Mỹ, giao phó an ninh cho NATO bảo
vệ thì cũng như để Mỹ gánh vác trách nhiệm an ninh. Họ đều
tin tưởng rằng, nước Mỹ không có dã tâm lãnh thổ đối với châu
Âu. Nếu như giao phó an ninh cho một quốc gia châu Âu có dã
tâm lãnh thổ, chắc chắn họ sẽ phải suy nghĩ thật kỹ càng rồi
mới hành động. Sự suy nghĩ ấy ở mức độ rất lớn đã quyết định
cơ chế phòng vệ của châu Âu và giải thích vì sao nó muộn mằn
và rất khó thiết lập. Ngay cả về nhu cầu giá trị, các nhân sĩ, trí
thức cũng chỉ ra rằng toàn cầu hóa đã dẫn đến hoàn cảnh khó
khăn và khủng hoảng dân chủ, đã dẫn đến khoảng cách giàu
nghèo bị nới rộng, và sức mạnh quốc gia dân tộc trong lĩnh vực
tái phân phối cũng bị suy yếu3. Tương tự, nhất thể hóa châu Âu
cũng tồn tại vấn đề dân chủ rất lớn. Một mặt, hiện tượng này
phản ánh trạng thái hết sức mất tương xứng trên phương diện
quyền lực giữa Quốc hội châu Âu với Ủy ban, Hội đồng châu
Âu (so sánh tương đối so với khung quyền lực của quốc gia dân
tộc), tức là vấn đề thiếu dân chủ. Mặt khác, tương tự như lý
luận người cộng tác đã làm rõ rằng giới tinh anh hành chính
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 207

của quốc gia có thể sẽ đưa một chính sách vốn khó thông qua
trong nước lên tầng nấc châu Âu để xem xét, quyết định, sau đó
sẽ chấp hành một cách vô điều kiện ở trong nước, từ đó “lách
qua” sự giám sát dân chủ trong nước, đạt các mục đích đã đề
ra. Do đó, chủ nghĩa công năng cũ và mới chỉ xuất phát từ một
mặt của nhu cầu nhân loại để giải thích các tác nhân của nhất
thể hóa là không hoàn chỉnh.
(2) Giống như N. Heathcote chỉ ra, chủ nghĩa công năng
mới đã giả định rằng xã hội quốc tế do nhiều quốc gia cấu
thành, và về trình tự có đặc trưng chủ nghĩa đa nguyên của nội
bộ một quốc gia công nghiệp hóa. Lý luận chính trị về chủ
nghĩa đa nguyên coi xã hội do nhiều loại lợi ích cấu thành, chủ
trương lợi ích khác nhau giúp nhận diện các tập đoàn khác
nhau. Chính trị chính là sự ảnh hưởng trong cạnh tranh giữa
các tập đoàn có lợi ích khác nhau đối với đầu vào và đầu ra của
chính sách. Trong phạm vi quốc gia dân tộc, quốc gia là đối
tượng của tập đoàn cạnh tranh; trên trường quốc tế, Haas giả
định một cách ẩn ý rằng, các tổ chức quốc tế đã trở thành đối
tượng cạnh tranh của tập đoàn này. Cho dù là nhu cầu tổng thể
của các tập đoàn khác nhau, và tập đoàn mạnh có thể áp đặt lợi
ích của họ lên đối tượng cạnh tranh, thì tóm lại, đằng sau nhất
thể hóa là việc lợi ích của tập đoàn có ảnh hưởng đối với đầu ra
chính sách4. Nhưng trên thực tế, chính trị quốc tế không tồn tại
chính trị chủ nghĩa đa nguyên giống như trong một quốc gia,
đa nguyên về chính trị trong nước sở dĩ khả thi là bởi các bên
hữu quan của đa nguyên trước tiên đã chấp nhận một quyền
lực chung, cạnh tranh đa nguyên được tiến hành trong quy
phạm trình tự nhất định, là một loại đa nguyên có trật tự. Nếu
để so sánh, rõ ràng xã hội quốc tế thiếu hụt một quyền lực
QUỐC GIA
208 V SIÊU QUỐC GIA

chung cao nhất vốn được quốc gia dùng để quy phạm cạnh
tranh đa nguyên. Dùng thuật ngữ chính trị quốc tế để diễn tả
thì xã hội quốc tế ở trong trạng thái vô chính phủ, vì thế sự
khác biệt cơ bản nhất trong xã hội quốc tế vẫn là quốc gia dân
tộc, chứ không thể là các tập đoàn lợi ích.
Vì thế, chí ít có hai điểm sau có thể chứng minh rằng, giả
thiết về chủ nghĩa đa nguyên quốc tế của thuyết quyết định lợi
ích xã hội của chủ nghĩa công năng tồn tại vấn đề lôgích. Thứ
nhất, cuối cùng thì quốc gia dân tộc vẫn là hình thức tổ chức cơ
bản nhất trong đời sống xã hội loài người. Trong bối cảnh ấy,
quốc gia không thể để mặc không hạn chế các tập đoàn lợi ích
mở rộng phạm vi cạnh tranh từ quốc gia ra quốc tế. Điều này
cũng cho thấy, dù nhu cầu hợp tác lợi ích xuất hiện, nhưng theo
đuổi hoạt động lợi ích như thế nào trên trường quốc tế, không
để hành vi lợi ích nào làm như vậy - ở mức độ rất lớn vẫn được
định đoạt bởi quốc gia dân tộc; thứ hai, cũng giống như chủ
nghĩa liên chính phủ tự do của Moravcsik đã trình bày, không
phải tất cả chủ thể lợi ích trong nhất thể hóa đều có nhu cầu
hợp tác như nhau, và đều có thể được thỏa mãn lợi ích như
nhau, vì tại một số quốc gia, cho đến nay nhất thể hóa vẫn phải
đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ. Trong nhất thể hóa, một số
đoàn thể không những không được thỏa mãn lợi ích mà còn có
thể bị tổn hại những lợi ích đã có. Từ đó cho thấy, mấu chốt của
việc có thể thực hiện nhất thể hóa ở một lĩnh vực nào đó hay
không nằm ở chỗ lợi ích thu về mong muốn có lớn hơn chi phí
dự kiến hay không, có thể bồi thường cho các đoàn thể bị tổn
hại lợi ích hay không, và chính quốc gia dân tộc sẽ cân nhắc và
quyết định về vấn đề này.
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 209

Như vậy, cách nói “bản thân lợi ích đã quyết định nhu cầu
đối với nhất thể hóa” chưa chắc đã đứng vững. Chủ nghĩa công
năng tuy đã chỉ ra một con đường nhất thể hóa, phi chính trị,
tiệm tiến, thực hiện vây lấn nhiều hướng đối với quốc gia dân
tộc nhưng nếu khẳng định tiến trình (con đường) này được lợi
ích quyết định và thúc đẩy lại không phù hợp bản chất vấn đề.
Hoffmann cho rằng, lý luận của Haas được rút ra từ xã hội công
nghiệp, điều đó đã tự cấu thành điểm yếu trong lý luận của
ông, vì nó quá lệ thuộc vào lôgích của kỹ thuật và thị trường5.
Đồng thời, vấn đề cũng đã chứng minh, cơ bản vì sao lý luận
của Haas không đứng vững trước cú hích của De Gaulle, trước
cuộc khủng hoảng chế độ mà Cộng đồng chung châu Âu phải
đối mặt vào nửa cuối thập niên 60 thế kỷ XX, Haas không thể
không oán thán vì sao quốc gia dân tộc vẫn có sức sống mạnh
mẽ đến như vậy. Xem ra lý luận nhất thể hóa chỉ có thể được
quan sát dưới những lý luận phụ thuộc lẫn nhau trong một bối
cảnh rộng lớn hơn.
Trong thuyết quyết định lợi ích về nguồn gốc nhất thể hóa,
sự phát triển của địa hạt chủ nghĩa tự do sau này không đi xa
hơn so với chủ nghĩa công năng cũ và mới, thậm chí nó còn thu
hẹp trong một số phương diện và hấp thụ một số luận giải cơ
bản của chủ nghĩa hiện thực về quốc gia dân tộc. Điều đó khiến
cho lý luận quản trị siêu quốc gia có thể lên tiếng rằng, lý luận
nhất thể hóa chỉ có ba trường phái: chủ nghĩa công năng mới,
chủ nghĩa liên chính phủ, và thêm bản thân nó nữa. Chủ nghĩa
công năng mới từ thập niên 70 thế kỷ XX trở đi đã suy thoái, cái
gọi là luận chiến của chủ nghĩa công năng mới và chủ nghĩa
liên chính phủ, trên thực tế chỉ là sự phê phán hoặc kế thừa của
chủ nghĩa liên chính phủ đối với chủ nghĩa công năng mới6.
QUỐC GIA
210 V SIÊU QUỐC GIA

2. Thuyết sở thích quốc gia


Thách thức đối với quyền lực cộng đồng siêu quốc gia do
De Gaulle khởi xướng đã đem lại cho chủ nghĩa hiện thực cơ
hội can dự lý luận nhất thể hóa. Học giả Hoffman đã dùng
phương pháp phân loại chính trị cấp cao và chính trị cấp thấp
để đưa ra sự lý giải cho hiện tượng này. Ông cũng chỉ ra rằng,
trong lĩnh vực chính trị cấp thấp, hợp tác xuyên quốc gia vốn
đã hết sức phổ biến, và chính phủ tất nhiên sẽ chấp nhận việc
tiến hành sắp xếp chế độ trong phương diện hợp tác này.
Tuy nhiên, các lý giải do ông đưa ra cũng nhanh chóng gây
ra sự hiểu lầm. Nhiều người cho rằng, chính trị cấp cao chính là
ngoại giao, an ninh quốc gia, trong khi chính trị cấp thấp là lĩnh
vực chính sách kinh tế, xã hội. Sự phân loại này và tiến trình
hiện thực hóa của nhất thể hóa lại không phù hợp với nhau,
hợp tác trong chính sách ngoại giao đã bắt đầu ngay từ năm
1970, trong khi xu thế chung về chính sách xã hội lại khởi động
muộn mằn và khó khăn hơn. Chưa kể, trong khi Hoffman
phân chia như vậy, ông hầu như cũng đã thừa nhận, nhất thể
hóa trong lĩnh vực chính trị cấp thấp xuất phát từ quan điểm
nhu cầu, yếu tố tự quyết kỹ thuật và lợi ích. Bởi chính trị cấp
thấp như ông đề cập là những sự việc mang tính kỹ thuật,
không gây tranh cãi, và hợp tác trong những sự vụ này lại
không ảnh hưởng tới địa vị của các thành phần tinh anh nắm
quyền quản trị quốc gia, cũng không gây nguy hại cho lợi ích
cốt lõi quốc gia. Điều này đồng nghĩa, trong những sự vụ này,
thứ có tác dụng quyết định là bản thân kỹ thuật và lợi ích;
tương tự như phạm vi của chủ nghĩa công năng đối với lĩnh
vực mang tính chức năng, yếu tố chính trị không thể can dự
lĩnh vực này. Sự khác biệt giữa Hoffman và Haas là ở chỗ,
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 211

Haas cho rằng nhất thể hóa trong lĩnh vực mang tính chức năng
cuối cùng sẽ hoàn thiện việc bao vậy, chi phối chủ quyền quốc
gia dân tộc, giữa nhất thể hóa và quốc gia dân tộc là một trò
chơi với tổng bằng không. Cùng với sự phát triển sâu rộng của
nhất thể hóa, quốc gia dân tộc sẽ từng bước thoái lui, và cuối
cùng chỉ còn lại một số biểu tượng không ý nghĩa. Trong khi đó
Hoffman lại cho rằng, chủ nghĩa công năng mới hoàn toàn đã
đánh giá thấp năng lực chủ thể quốc gia dân tộc, khi nhất thể
hóa trong lĩnh vực chính trị cấp thấp gây tổn hại tới các sự vụ
chính trị cấp cao, sẽ làm xuất hiện sự phản đối với nhất thể hóa.
Sau này, Hoffman đã lý giải và xác định thêm về giới hạn
đối với phương pháp phân loại chính trị. Ông khẳng định,
phương thức phân chia chính trị cấp cao và cấp thấp của ông bị
hiểu lầm. Việc phân loại cao thấp không phải ở chỗ nó là ngoại
giao và phòng thủ, hay là vấn đề kinh tế và xã hội, mà lại ở
thuộc tính (momentary saliency) thể hiện ra của vấn đề lúc đó.
Liệu có mối quan hệ giữa phân biệt chính trị cấp cao và cấp
thấp với sự sinh tồn của chính phủ và quốc gia của nó hay
không. Thuộc tính cụ thể của vấn đề [có một số vấn đề có thể
không phù hợp với nguyên tắc giải quyết “tối đa hóa hàng hóa
công cộng” (maximization of the common good), hoặc “nâng cấp
lợi ích chung” (upgrading the common interest)] cũng như tính
trùng hợp của vấn đề kinh tế đều quyết định tới sự phân chia
chính trị cấp cao và chính trị cấp thấp. Như vậy, sự giải thích
về nguồn gốc nhất thể hóa nên trở về với bản thân của đơn
vị cấu thành: “ưu tiên nội bộ của quốc gia thành viên là vấn
đề gì? Mục tiêu chính sách ngoại giao của họ là gì? Ở mức
độ phối hợp nào thì các nước thành viên có thể phối hợp với
nhau và thông qua hợp tác để đạt được sự thúc đẩy tốt nhất
QUỐC GIA
212 V SIÊU QUỐC GIA

trên các phương diện đó”7. Hoffman chuyển quan sát sang vấn
đề chính trị quốc gia, đặc biệt là việc phản ánh các mục tiêu ưu
tiên trong chính sách đối ngoại, nhân tố đã giúp Moravcsik mở
ra con đường giải thích của chủ nghĩa liên chính phủ tự do về
sở thích quốc gia trong nguồn gốc nhất thể hóa.
Moravcsik đã trình bày chi tiết rằng sở thích quốc gia được
hình thành như thế nào thông qua cạnh tranh lợi ích trong
nước, và sở thích quốc gia sau khi được hình thành đã lại quyết
định lập trường của chính phủ trong các đàm phán quốc tế. Lợi
ích được bao hàm trong sở thích quốc gia lúc này đã không còn
là lợi ích xã hội như những người theo chủ nghĩa tự do lý giải,
mà đã trở thành lợi ích quốc gia. Nhưng điều này cũng không
hoàn toàn giải thích nguồn gốc của nhất thể hóa, cũng chính là
nói tại sao quốc gia lựa chọn hình thức nhất thể hóa để thực
hiện sở thích quốc gia của mình, điều này vẫn còn chưa có câu
trả lời hoàn chỉnh. Hơn nữa Moravcsik cho rằng, ở đây đã có
cái mà kinh tế chính trị học quốc tế gọi là sự tác động ngoài
chính sách (policy externality). Tác động ngoài chính sách kinh
tế tức là kết quả không mong muốn do hoạt động kinh tế nước
này tạo ra cho nước khác dưới ảnh hưởng qua lại lẫn nhau của
chính sách kinh tế mỗi nước. Kinh tế chính trị học quốc tế coi
hợp tác quốc tế là một dạng nỗ lực điều hòa chính sách, và vì
lợi ích chung giữa các quốc gia. Hợp tác là cách thức chính phủ
điều chỉnh lại mô thức tác động bên ngoài chính sách kinh tế
của họ, khiến các bên cùng thu lợi. Điều hòa chính sách có thể
loại bỏ tác động tiêu cực ngoài chính sách, hoặc tác động ngoài
chính sách kiến tạo tích cực, hoặc tạo phản ứng tác động với
một bên, như vậy, chính phủ đã có tính tích cực điều hòa hoạt
động của mình8. Điều đó cũng chính là việc chính phủ đã lựa
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 213

chọn một loại chính sách để thực hiện nguyện vọng quốc gia
của họ. Còn nguyên nhân lựa chọn nhất thể hóa, một loại sắp
xếp chế độ, làm thủ đoạn thực hiện chính sách là ở chỗ, khi
thực hiện loại sắp xếp chế độ này thì mọi người đều có thể
được lợi, có thể loại bỏ mức độ tiêu cực của tác động ngoài
chính sách. Nếu không, những tiêu cực này có thể gây tổn hại
tới hiệu quả thực hiện chính sách đã có trước đó của quốc gia.
Ví dụ, một quốc gia lựa chọn chính sách khuyến khích xuất
khẩu, mở rộng thị phần hàng hóa trên thị trường quốc tế
nhằm chấn hưng kinh tế. Nhưng trong bối cảnh chưa có sự
bảo đảm của chế độ của quốc tế, những nỗ lực của chính sách
này sẽ dẫn đến sự trả đũa thương mại của các quốc gia khác,
từ đó làm cho mọi nỗ lực của chính sách đều thất bại. Đó
chính là sự rủi ro từ tác động ngoài chính sách đối với hiệu
quả thực hiện chính sách.
Moravcsik đã cải tạo, phát triển một phần nhỏ lý luận về
tính bên ngoài rồi biến nó thành mắt xích cuối cùng trong nội
dung khung giải thích tổ hợp tam trùng của ông, tức là chế độ
bảo đảm tính tin cậy trong cam kết của quốc gia đã đưa ra
trong đàm phán. Nhiều cuộc đàm phán là một loại sắp xếp cho
tương lai, trong khi tương lai vốn đầy rẫy tính không xác định
nên các quốc gia hữu quan đã lựa chọn một loại sắp xếp chế độ
nhất thể hóa kiểu hội tụ (pool), hoặc uỷ thác (delegate) chủ
quyền như vậy. “Hội tụ hoặc ủy thác chủ quyền có thể khiến
cho vấn đề bất hợp tác trở nên rõ ràng, hoặc tạo ra một điểm
trung tâm. Điều mà các tổ chức trong nước đã xoay quanh nó
để triển khai, không phải quyết sách mua bán sòng phẳng, mà
là sự tiếp tục ủng hộ sau này hoặc chính sách bố trí liên quan.
Một khi chủ quyền được tập trung hoặc ủy thác, bất cứ ý đồ
QUỐC GIA
214 V SIÊU QUỐC GIA

nào nhằm xây dựng lại sự khống chế đơn phương đều sẽ tạo
thành các thách thức đối với thể chế - một chỉnh thể có tính hợp
pháp. Điều này có thể sẽ buộc chính phủ phải khởi động lại các
cuộc đàm phán về thể chế với phí tổn và rủi ro lớn, thậm chí có
thể khiến cho sự hợp nhất bị ngắt quãng”9. Những hành vi đi
ngược lại cam kết, vi phạm thể chế như vậy cũng gây tổn hại
lớn cho danh dự của chính phủ các nước thành viên. Trên
phương diện này, chủ nghĩa liên chính phủ tự do đã thừa nhận
một số nội dung của chủ nghĩa chế độ. Vì thế trong đàm phán,
chính phủ nước thành viên có thể sẽ hết sức cẩn trọng, nhưng
sự sắp xếp thể chế được hình thành sau khi kết quả đàm phàn
đã đạt được, nói chung, sẽ được các nước thành viên cố gắng
tuân thủ, thực hiện các cam kết ban đầu. Trên cơ sở ý nghĩa
này, nhất thể hóa cũng là một lối đi trong lý thuyết trò chơi, cố
gắng biến trò chơi chưa đầy đủ thông tin thành một trò chơi với
đầy đủ thông tin10.
Trên thực tế, ngay từ đầu Hoffman đã phê bình chủ
nghĩa công năng mới vì không chú ý tới toàn cảnh của nhất
thể hóa, sau đó mọi người bắt đầu thảo luận vấn đề mở rộng
bên ngoài (externalization) tương tự như thuộc tính ngoài chính
sách (policy externality). Năm 1971, Philippe. C. Schmitter đã
chỉ ra thuộc tính quan trọng của bối cảnh bên ngoài. Nói một
cách cụ thể, tác động của địa kinh tế và chính trị có thể thúc
đẩy chủ thể hành vi sáng tạo, xây dựng cơ chế chính trị và
kinh tế khu vực. Ông cho rằng, “nếu chiến lược nhất thể hóa
chứ không phải là chiến lược phân tán hóa được chấp nhận
phổ biến, điều kiện bên ngoài sẽ trở nên ít có tính quyết định.
Theo tiến triển của nhất thể hóa, tác dụng độc lập của điều
kiện bên ngoài sẽ giảm đi, cho đến khi đàm phán hợp nhất từ
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 215

bên ngoài trở thành một bộ phận nhất thể hóa trong quá trình
quyết sách. Hệ thống quốc tế trao cho đơn vị cấu thành mới
tư cách tham dự đầy đủ”11. Chính Haas sau này cũng thừa
nhận, môi trường bên ngoài có thể hỗ trợ giải thích việc vì
sao kế hoạch nhất thể hóa khu vực khác lại áp dụng lộ trình
không giống với châu Âu. Ông cho rằng, khái niệm ngoại hóa
có tác dụng hai mặt: một là, nhận thức và quan ngại về chủ
thể hành vi ngoài khu vực lớn mạnh sẽ dẫn đến việc các chủ
thể hành vi trong khu vực tham gia vào điều chỉnh chính
sách một cách chặt chẽ hơn; hai là, hoạch định chính sách của
khu vực ngày càng chịu sự kiềm chế của chính khu vực đối
với các toan tính lợi ích kinh tế bên ngoài và bên trong12.
Để đề cập một cách thực sự chặt chẽ, ngoại hóa và thuộc
tính bên ngoài không hoàn toàn tương đồng, đặc biệt theo
giải thích về “ngoại hóa” của Haas. Theo đó, nói một cách
đơn giản hơn thì đó chính là ảnh hưởng của chủ thể hành vi
ngoài khu vực tác động tới các suy xét về nhất thể hóa của
quốc gia trong khu vực. Tác động từ cục diện Chiến tranh
lạnh đã chứng minh rõ bối cảnh này, và sự đối đầu giữa hai
cực Mỹ - Liên Xô đã tác động tới quyết tâm nội bộ châu Âu
trong việc nhất thể hóa. Trong khi đó, ý nghĩa ảnh hưởng của
bối cảnh bên ngoài sẽ hạn chế hơn nếu giữa các quốc gia vốn
có mối quan hệ chặt chẽ, các bên đều muốn chuyển hóa tính
không xác định của mối quan hệ bên ngoài, vốn thuộc về
phạm trù quan hệ quốc tế, thành một loại quan hệ có tính xác
định, tương đương quan hệ nội bộ, đó chính là nhất thể hóa.
Trên cơ sở ý nghĩa này, yếu tố ngoại hóa được Schmitter đề
cập lại có hàm ý tác động bên ngoài hơn so với hàm ý mà
Haas đã thảo luận.
QUỐC GIA
216 V SIÊU QUỐC GIA

Như vậy, đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực,
nhất thể hóa là kết quả của sự hội tụ lợi ích quốc gia, trong khi
các quốc gia liên quan muốn lựa chọn phương thức thực hiện
lợi ích là nhất thể hóa bởi nó có thể giải quyết vấn đề tác động
bên ngoài, đương nhiên là trên một mức độ nhất định, đây
cũng là một loại phản kháng tập thể mà các quốc gia khu vực
có thể tạo ra nhằm đối phó với áp lực và cạnh tranh do các
nhân tố bên ngoài đưa tới. Bản thân Moravcsik từ chối ngoại
hóa, một dạng suy xét theo kiểu địa chính trị có dấu ấn của thời
Chiến tranh lạnh. Ông cho rằng, nhân tố mang tính quyết định
duy nhất trong việc hình thành sở thích quốc gia là lợi ích kinh
tế của nó13. Nhưng sự khảo sát của ông đối với lịch sử lại chỉ bắt
đầu từ thời điểm đàm phán Điều ước Rôma - Hội nghị Messina.
Nếu ông còn khảo sát về trước nữa, như quá trình hình thành
của Cộng đồng than, thép thì sẽ thấy vấn đề an ninh có sức
nặng như thế nào trong tính toán ban đầu của nhất thể hóa.
Sau này, một số người theo chủ nghĩa hiện thực lại đưa ra
câu hỏi về vấn đề này, rằng nếu giữa các quốc gia không có hội
tụ lợi ích quốc gia thì có thể nảy sinh hợp tác hay không? Thực
tế, chủ nghĩa tự do đã giả thiết, chỉ cần có nhu cầu lợi ích lẫn
nhau thì sẽ nảy sinh hợp tác. Sau này chủ nghĩa thể chế quốc tế
bổ sung thêm nội dung là giải quyết vấn đề gian lận mà tác
dụng của thể chế thể hiện rõ ở điểm này. Quan điểm này cũng
được chủ nghĩa liên chính phủ tự do tiếp thu, thể chế có thể
khiến cho hành vi gian lận cho dù là có thể thực hiện được
nhưng bên gian lận sẽ phải trả giá rất đắt cho hành vi này. Tuy
nhiên, “những người theo chủ nghĩa hiện thực sau này cho
rằng, tình trạng vô chính phủ quốc tế đã thôi thúc sự cạnh
tranh và xung đột giữa các quốc gia, ngăn cản nguyện vọng
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 217

hợp tác của các quốc gia, cho dù trong khi các quốc gia được
hưởng lợi ích chung, thể chế quốc tế cũng không thể làm dịu
ảnh hưởng mang tính kiềm chế từ tính vô chính phủ tạo ra đối
với sự hợp tác giữa quốc gia. Do đó, chủ nghĩa hiện thực đã đại
diện cho các phân tích khác, thể hiện sự bi quan đối với viễn
cảnh hợp tác và năng lực của thể chế quốc tế”14.
Chủ nghĩa tự do mới khẳng định, thể chế quốc tế có thể hỗ
trợ quốc gia tiến hành hợp tác. “Chủ nghĩa thể chế tự do mới
lên tiếng rằng đã chấp nhận nhiều quan điểm hạt nhân từ lý
luận của chủ nghĩa hiện thực. Rõ nhất là quan điểm cho rằng,
tình trạng vô chính phủ ngăn cản sự đạt được các hợp tác quốc
tế. Tuy nhiên quan điểm cốt lõi của phái tự do vẫn chưa hề
được chạm tới, quan điểm này cho rằng chủ nghĩa hiện thực đã
khuếch đại các bất đồng, đánh giá thấp năng lực thúc đẩy hợp
tác của thể chế quốc tế. Quan điểm cơ bản của họ là: dù thừa
nhận quan điểm ‘tình trạng vô chính phủ đã hạn chế nguyện
vọng hợp tác của quốc gia’ của chủ nghĩa hiện thực là chính
xác, tuy nhiên các quốc gia vẫn có thể phối hợp với nhau, đặc
biệt với sự trợ giúp của thể chế quốc tế”15.
Joseph M. Grieco khẳng định, những người theo chủ nghĩa
thể chế tự do mới đã giải thích sai chủ nghĩa hiện thực, họ chưa
nhận thức được vấn đề chủ yếu của việc tình trạng vô chính
phủ kiềm chế hợp tác quốc tế. Những người theo chủ nghĩa thể
chế tự do mới cho rằng, xây dựng hợp tác trên cơ sở chủ thể
hành vi cơ bản là quốc gia, quốc gia tìm kiếm việc tối đa hóa lợi
ích bản thân (individual absolute gain), nhưng không quan tâm
đến vấn đề lợi ích thu được của quốc gia khác. Ngoài ra, gian
lận theo hướng hưởng lợi lý tính mới là trở ngại lớn nhất đối
với sự đạt được hợp tác giữa các quốc gia, và thể chế có thể hỗ
QUỐC GIA
218 V SIÊU QUỐC GIA

trợ quốc gia vượt qua các trở ngại để tiến thẳng tới hành động
hợp tác. Chủ nghĩa hiện thực lý giải việc quốc gia tìm kiếm lợi
ích tuyệt đối, và lo lắng về vấn đề tuân thủ trong hợp tác.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực phát hiện ra rằng, về
đặc tính, quốc gia không mang thuộc tính nguyên tử
(atomistic), mà là ở vào vị trí liên quan (positional). Vì thế, sự
phản bác của những người theo chủ nghĩa hiện thực là, ngoài
việc lo ngại bị gian lận trong triển khai hợp tác, quốc gia còn lo
ngại đối tác của họ có thể thu lợi nhiều hơn họ. Đối với những
người theo chủ nghĩa hiện thực, một quốc gia sẽ đồng thời
quan tâm đến thu lợi tuyệt đối và thu lợi tương đối (relative
gain) trong hợp tác. Một quốc gia cảm thấy hài lòng trước việc
đối tác tuân thủ sự phối hợp trong tương tác vẫn có thể không
nhượng bộ lập trường nếu đối tác thu lợi tương đối nhiều hơn.
Như vậy, chủ nghĩa hiện thực phát hiện ra rằng, chí ít có hai trở
ngại cho hợp tác: quốc gia lo ngại sự gian lận, và còn lo lắng về
việc thu lợi tương đối của đối tác. Chủ nghĩa thể chế tự do mới
chỉ chú ý đến nhân tố đầu tiên, chưa thể phát hiện, phân tích
hoặc thuyết minh cái sau. Còn chủ nghĩa hiện thực chú trọng
vấn đề thu lợi tương đối trong hợp tác của quốc gia, bởi nó
nhìn thấy sự lo lắng của quốc gia về sự tồn tại của chúng như
những chủ thể hành vi độc lập trong trạng thái vô chính phủ.
Đối với những người theo chủ nghĩa hiện thực, quốc gia sẽ
quan ngại việc bạn bè hôm nay có thể trở thành kẻ thù chiến
tranh ngày mai. Họ cũng lo ngại việc hợp tác bạn hữu có lợi
hôm nay, biết đâu có thể tạo ra một kẻ thù nguy hiểm tiềm tàng
trong tương lai. Như vậy, quốc gia cần phải hết sức nghiêm túc
quan tâm tới việc thu lợi tương đối của đối tác. Trong khi chủ
nghĩa tự do mới chưa thể suy xét đến sự uy hiếp của chiến
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 219

tranh phát sinh từ trạng thái vô chính phủ quốc tế, điều này
khiến họ có thể coi nhẹ vấn đề thu lợi tương đối, và giả định các
quốc gia chỉ muốn thu lợi tuyệt đối. Họ làm như vậy cũng đồng
nghĩa rằng họ chưa thể phát hiện ra một nhân tố quốc gia chủ
yếu nào gây cản trở các hợp tác quốc tế16.
M. Grieco còn rút ra các kết luận về sự hợp tác có tính
tương phản với chủ nghĩa thể chế tự do. Thứ nhất, chủ nghĩa tự
do giả thiết quốc gia được hưởng lợi ích kinh tế, chính trị và
quân sự chung rộng rãi. Hơn nữa, những lợi ích chung này lại
vì liên minh mang tính chiến lược của chính trị mà đan kết với
nhau (nested), nên hợp tác là vô cùng tự nhiên và được mong
đợi. Còn chủ nghĩa hiện thực cho rằng, nếu như sự lo lắng của
quốc gia đối với vấn đề thu lợi tương đối không được giải
quyết thì hợp tác vẫn chưa phải là thành công. Chủ nghĩa thể
chế tự do đưa ra các sắp xếp thể chế có tính bền vững (the
durability of arrangements) có thể bù đắp cho vấn đề thu lợi, vì
nếu quốc gia tin rằng quan hệ của họ có thể duy trì lâu dài, tin
rằng đối tác sẽ có thể sẽ “ngây thơ” hơn trong các sắp xếp thể
chế thì hợp tác sẽ được ủng hộ. Còn chủ nghĩa hiện thực lập
luận phản bác rằng, trong tình trạng tồn tại vấn đề thu lợi
tương đối, nếu như có hai loại thể chế là kiểu được kỳ vọng dài
hạn (kiểu sắp xếp thể chế khiến cho chi phí rút khỏi cuộc chơi
trở nên đắt đỏ) và kiểu ngắn hạn thì quốc gia sẽ lựa chọn loại
ngắn hạn bởi họ muốn rút khỏi sắp xếp thể chế một cách dễ
dàng hơn nếu khoảng cách thu lợi thực sự có lợi cho một bên
khác. Thứ hai, chủ nghĩa tự do mới cho rằng số lượng đối tác
hợp tác càng ít càng tốt, vì điều này khiến cho việc kiểm tra,
giám sát đối với sự tuân thủ, thậm chí trừng phạt hành vi gian
lận sẽ dễ dàng hơn. Còn chủ nghĩa hiện thực khẳng định, một
QUỐC GIA
220 V SIÊU QUỐC GIA

quốc gia có thể tin rằng trong mỗi loại sắp xếp thể chế nào đó,
nó có thể thực hiện tốt hơn một số quốc gia này, nhưng cũng có
thể kém hơn một số quốc gia khác. Do vậy, trong bối cảnh
không thể xác định việc một đối tác liệu có thể thực hiện tốt
hơn mình hay không, quốc gia tình nguyện lựa chọn nhiều đối
tác hợp tác, bởi như vậy, có thể có thêm khả năng: nó có thể
dùng lợi ích giành được trong tác động lẫn nhau với các đối tác
yếu hơn để triệt tiêu vấn đề thu lợi tương đối được thực hiện
bởi một quốc gia có vị trí ưu thế hơn họ trong hợp tác. Đó chính
là cách lựa chọn nhiều phương thức đầu tư, qua đó giảm bớt
các rủi ro. Thứ ba, chủ nghĩa tự do mới giả thiết, khi có sự liên
kết vấn đề (issue linkage) trong lĩnh vực hợp tác thì càng dễ
dàng thúc đẩy hợp tác, còn chủ nghĩa hiện thực cho là ngược
lại. Giả thiết một quốc gia tin rằng, giữa hai lĩnh vực tồn tại sự
liên kết vấn đề, tin rằng khi một lĩnh vực có thay đổi tương đối
sẽ ảnh hưởng đến năng lực lợi ích tương đối của lĩnh vực còn
lại. Lại giả thiết, nếu một quốc gia tin rằng đối tác thu được lợi
ích tương đối trong một lĩnh vực liên kết nào đó, thì quốc gia
này cũng sẽ tin rằng việc hợp tác không chỉ cung cấp năng lực
quá mức cho đối tác của họ trong lĩnh vực đã có sự liên kết
hành động thì trong lĩnh vực có sự liên kết khác cũng sẽ tương
tự như vậy. Vì thế, thực chất sự liên kết vấn đề đã ngăn cản hợp
tác chứ không phải là thúc đẩy hợp tác17.
M. Grieco cho rằng, biện pháp giải quyết là quốc gia cần
phải thông qua chiến lược mặc cả đơn phương, hoặc thông qua
cơ chế và sự vận hành của thể chế quốc tế để phát hiện, giải
quyết sự lo lắng của mình về vấn đề thu lợi tương đối. Ví dụ,
chi trả bồi thường (side-payment)18 chính là một phương pháp
làm dịu sự lo lắng của các quốc gia ở vào thế bất lợi trong vấn
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 221

đề thu lợi tương đối. Như vậy, các quốc gia vừa duy trì được an
ninh, độc lập của mình, lại vừa thu lợi lẫn nhau trong hợp tác
quốc tế.
Những người như M.Grieco được gọi là những người theo
chủ nghĩa hiện thực hậu cổ điển (post-classical realist)19, sự cố
gắng của họ trên thực tế đã phản ánh sự đáp lại cho các thách
thức hồi cuối thập niên 80 thế kỷ XX của chủ nghĩa hiện thực
đối với chủ nghĩa thể chế tự do mới. Chủ nghĩa thể chế tự do
mới đã thay thế lý luận phụ thuộc lẫn nhau và phát triển mạnh
vào đầu thập niên 80 thế kỷ XX, hình thành thách thức lớn đối
với dòng phát triển chính của chủ nghĩa hiện thực - lý luận kết
cấu vô chính phủ của chủ nghĩa hiện thực mới, trong khi trên
một mức độ nhất định, sự phản hồi của chủ nghĩa hiện thực
hậu cổ điển đã cứu vãn xu thế thất bại của chủ nghĩa hiện thực.
Thực tế, chủ nghĩa hiện thực hậu cổ điển không thể không đối
mặt với các tồn tại thực sự của thể chế quốc tế, coi đó là khởi
điểm phân tích lý luận, đưa ra sự giải thích của chủ nghĩa hiện
thực. Vì thế, M.Grieco đã nhấn mạnh biện pháp của chủ nghĩa
hiện thực là chi trả bồi thường. Có thể thấy, chủ nghĩa hiện thực
phát triển đến mức này thì hấp thụ một số nội dung khá lớn
của chủ nghĩa tự do.
Trên thực tế, vấn đề thu lợi tuyệt đối và thu lợi tương đối
được chủ nghĩa hiện thực hậu cổ điển đưa ra là có tồn tại và cần
được coi trọng. Ví dụ, trong vấn đề hợp tác với Mỹ và với
Trung Quốc, Nhật Bản chắc chắn sẽ rất quan tâm đến vấn đề
thu lợi tương đối trong hợp tác với Trung Quốc (đương nhiên,
ở đây cũng không loại trừ nhân tố địa - chính trị). Như vậy, vấn
đề ở đây sẽ trở thành, thu lợi tương đối trong hợp tác quốc tế
khi nào sẽ trở thành một vấn đề, và khi nào sẽ không cấu thành
QUỐC GIA
222 V SIÊU QUỐC GIA

vấn đề. Bản thân M. Grieco đưa ra phương pháp giải quyết đại
loại như chi trả bồi thường, cũng chính là khẳng định rằng,
trong bối cảnh có thể được chi trả bồi thường, thu lợi tương đối
sẽ không cấu thành vấn đề cản trở hợp tác. Nhưng vấn đề nảy
sinh ở đây là, làm thế nào đánh giá sự chêch lệch của hai bên
trong việc thu lợi? Phân chia thu lợi chung thành hai phần một
cách máy móc hay là căn cứ vào thực lực của mỗi bên để phân
phối theo tỷ lệ phù hợp? Hiển nhiên là không tìm được tiêu
chuẩn khách quan, vậy vấn đề còn lại chính là sự nhận thức của
các quốc gia liên quan. Điều đó đã dẫn đến vấn đề điều kiện
của nhất thể hóa mà phần II của chương này muốn tìm tòi và
nghiên cứu.
Chủ nghĩa thể chế cũng có sự suy xét về phương diện này.
Thuyết ổn định bá quyền cho rằng, thể chế quốc tế là một loại
hàng hóa công cộng khan hiếm. Nó chỉ được hình thành dưới
sự điều khiển của quốc gia chi phối hoặc quốc gia bá quyền,
thông qua việc quy định và chấp hành các quy tắc. Nếu không
có một sự lãnh đạo mạnh mẽ của quốc gia bá quyền có lợi ích
lớn trong đó, thì thể chế quốc tế rất khó được thiết lập bởi sự
tồn tại của các vấn đề như không tin tưởng hoặc chú trọng tới
thu lợi tương đối. Đương nhiên, trong thời kỳ quốc gia bá
quyền suy thoái, có thể do những nguyên nhân như quán tính
đã có, tập quán của quốc gia được tạo nên trong thời kỳ nước
bá quyền lãnh đạo, hoặc sự lo sợ của mọi người về sự không ổn
định mà thể chế quốc tế được xác lập dưới sự lãnh đạo của
nước bá quyền vẫn có thể có phát huy tác dụng20.
Thật vậy, dưới sự chi phối của quốc gia bá quyền, quốc gia
chịu sự chi phối chưa có cơ hội để thể hiện sự quan tâm đối với
vấn đề thu lợi tương đối. Trong sơ đồ của Forsythe21, thể chế bá
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 223

quyền trên thực tế đã thuộc về giai đoạn giữa của hệ thống


quốc gia độc lập và hệ thống đế quốc. Ở một mặt nào đó, về ý
nghĩa nào đó, nó đã chuyển mối quan hệ giữa các quốc gia độc
lập thành quan hệ chuẩn quốc nội. Tuy nhiên sau khi địa vị ưu
thế của nước bá quyền bị đánh mất, khó có thể khẳng định
rằng thể chế quốc tế được nó thiết lập có thể được duy trì ở
mức trước đây hay không bởi quán tính hoặc được các thành
viên duy trì hợp tác bởi sự lo ngại về sự bất ổn, điều này rất
khó nói. Trên thực tế, ở đây còn cần nhắc tới nhận thức của các
nước liên quan.
Trong tìm tòi nghiên cứu của chủ nghĩa hiện thực đối với
tác nhân nhất thể hóa, còn có một loại kiến giải mang phong
cách độc đáo, đó chính là thuyết cứu vớt quốc gia dân tộc của
Allens Milward22. Ông đã rút ra một kết luận khiến mọi người
tin tưởng, đó là nhất thể hóa đã khiến cho quốc gia dân tộc trở
nên mạnh mẽ hơn, chứ không giống như chủ nghĩa công năng
dự đoán rằng quốc gia dân tộc sẽ từng bước chùn lại khi đối
mặt với nhất thể hóa. Nhưng khi đảo ngược kết luận đó thành
một mệnh đề, là để cứu vãn bản thân mình mà quốc gia dân tộc
áp dụng biện pháp nhất thể hóa thì sự thành lập mệnh đề đó có
đáng để xem xét hay không. Trong câu hỏi này ít nhất hàm
chứa những vấn đề sau: (1) Nếu như quốc gia dân tộc Tây Âu
đã thực sự đối mặt với khủng hoảng, thì ý tưởng, phương án
hoặc tổ chức có thể thay thế là gì? Nếu là một số phương án liên
hợp châu Âu mà các nhà hoạt động xã hội và cả nhà chính trị
đã đưa ra khi đó, thì điều này có chứng minh quan điểm của
Milward muốn phản đối “nhất thể hóa bức quốc gia dân tộc tụt
lùi” hay không? Đương nhiên, còn có một khả năng là quốc gia
chia rẽ và dân chúng cho rằng chính phủ và đoàn thể của địa
QUỐC GIA
224 V SIÊU QUỐC GIA

phương có thể mưu cầu phúc lợi cho họ nhiều hơn. Khuynh
hướng này luôn tồn tại trong lịch sử, không chỉ đặc biệt nổi lên
sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hơn nữa sự lên tiếng của
khuynh hướng này vẫn chưa thấy được sự lên tiếng của liên
minh châu Âu. (2) Về vấn đề tính hợp pháp của quốc gia dân
tộc, Milward đã thảo luận tính hấp dẫn của chế độ chính trị xã
hội và ý thức hệ khác đối với các quốc gia dân tộc Tây Âu, sự
hấp dẫn đó lại không giải thích được việc khủng hoảng của
chính quốc gia dân tộc. Đây là vấn đề một quốc gia áp dụng chế
độ gì, chứ không phải là vấn đề của bản thân quốc gia. (3) Về
vấn đề phúc lợi quốc gia, nó thực sự đã cấu thành một chính
sách hạt nhân của chính phủ các nước Tây Âu sau chiến tranh.
Cũng có thể trên một mức độ tương đối, nó đã cứu vãn cái gọi
là khủng hoảng niềm tin và lòng trung thành mà chính phủ các
nước phải đối mặt, nhưng cái mà nhất thể hóa quan tâm đầu
tiên có lẽ là thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chứ không phải là
chức năng quốc gia trong lĩnh vực phân phối, tức là vấn đề kiến
thiết phúc lợi quốc gia.

3. Thuyết giao lưu xuyên quốc gia


Thuyết giao lưu xuyên quốc gia ở một mức độ nhất định
cũng có những điểm tương đồng với giả thiết lợi ích của chủ
nghĩa tự do. Cả hai đều nhấn mạnh hoạt động mang tính xuyên
quốc gia và hậu quả của nó, nhưng trọng điểm của thuyết giao
lưu xuyên quốc gia không phải là chủ thể hoạt động có liên
quan tới hoạt động xuyên quốc gia và lợi ích của nó, mà là ở sự
biến đổi nhận thức xã hội do hoạt động này mang đến, trong
đó, nhấn mạnh tác dụng phát huy của hoạt động xuyên quốc
gia đối với sự hình thành của ý thức hệ chung của các bên. Theo
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 225

thuyết giao lưu xuyên quốc gia, nhất thể hóa là một sự việc rất
tự nhiên theo kiểu “đến rằm trăng sẽ tròn”. Tuy nhiên, có một
số ví dụ thực tế là trước chinh phục bằng vũ lực, sau chinh
phục bằng nhất thể hóa; nhưng nếu không bổ sung giáo dục,
bồi dưỡng ý thức cộng đồng, thì dù thông qua chinh phục bằng
vũ lực để thực hiện nhất thể hóa, đây cũng không phải là nhất
thể hóa thành công, và điều này giống như mối quan hệ giữa
nước Anh và Ailen trong lịch sử.
Lý luận nhất thể hóa giao lưu của Deutsch là tác phẩm sáng
tạo đầu tiên về mặt này, ông miêu tả giai đoạn bắt nguồn của
phong trào nhất thể hóa thành một quá trình hình thành
phương thức sống mới: trước hết là sự xuất hiện một loại
phương thức hấp dẫn mọi người, điều đó mang đến một bầu
không khí trong lành cho việc chuyển dịch lòng trung thành
chính trị. Sở dĩ phương thức sống mới tạo được sự hấp dẫn bởi
nó có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của mọi người, phát triển
những giá trị mà mọi người mong đợi. Tiếp đến, đồng thời với
sự thay đổi của tập quán phương thức sống, cũng xuất hiện các
tác động từ bên ngoài đối với phương thức sống mới đang
khiến mọi người hướng tới, điều này khiến cho mọi người ý
thức được rằng trình độ của phương thức sống mới đã mở rộng
phát triển, và mức độ nhu cầu của mọi người đối với phương
thức đã được nâng cao. Cuối cùng là việc tiếp cận của “sự sống
mới” về chính trị trong quá trình đó, những người trẻ tuổi
thông thường mong muốn làm việc với phương thức mới hơn
tiền bối của họ, và mong muốn tiếp nhận đơn vị chính trị quy
mô mới. Tổng hợp ba nhân tố đó lại với nhau, đã đánh dấu sự
hình thành của phương thức sống mới23.
QUỐC GIA
226 V SIÊU QUỐC GIA

Giả thiết cơ bản của một quá trình lôgích học đó nằm ở chỗ,
sự thông hiểu và giao lưu giữa các quốc gia sẽ bồi dưỡng nên ý
thức cộng đồng (a sence of community) giữa các quốc gia24, và ý
thức cộng đồng này đồng nghĩa với việc chán ghét chiến tranh
và loại bỏ sự chuẩn bị chiến tranh. Thông hiểu khiến cho mọi
người ở các khu vực khác nhau chuyển từ chỗ “tôi muốn” đến
“chúng ta muốn”, từ đó thiết lập sự tin tưởng lẫn nhau. Giao
lưu cụ thể khiến cho sự can dự của chức năng và dịch vụ khác
nhau, cơ chế và tổ chức khác nhau phát triển rộng rãi, thúc đẩy
quá trình thấu hiểu và giao lưu. Con đường thẳng tiến đến
cộng đồng quốc tế chính là thiết lập một mạng lưới giao lưu lẫn
nhau, sự qua lại giữa quốc gia A và quốc gia B càng dày đặc thì
sự tác động lẫn nhau giữa A và B ngày càng quan trọng với
nhau. Sự cảm nhận về tính quan trọng của việc tác động lẫn
nhau sẽ thúc đẩy sự tin tưởng lẫn nhau giữa A và B, một
phương thức sống mới theo đó mà xuất hiện: “Nó đã sáng tạo
ra bầu không khí như sau: Thói quen trung thành với một đơn
vị chính trị nào đó, có thể chuyển dịch dễ dàng hơn đến một
đơn vị chính trị khác với quy mô lớn hơn hoặc nhỏ hơn, nếu
như việc chuyển dịch đó mang đến một sự cam kết chắc chắn
hơn về sự phát triển một phương thức sống hấp dẫn mọi
người”25. Còn sự tin tưởng lẫn nhau sẽ có thể thôi thúc phát
sinh tác động lẫn nhau nhiều hơn nữa. Như vậy, nhiệm vụ
kiểm nghiệm của nghiên cứu liền biến thành đánh giá đối với
tỷ suất của biến lượng hóa giao lưu và mức độ phản ứng lẫn
nhau trong nội bộ hệ thống. Nhất thể hóa tiềm tàng sẽ có thể
xảy ra trong tình hình tác động lẫn nhau trên trường quốc tế
với trình độ cao.
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 227

Nhất thể hóa trong thực tế còn yêu cầu có sự đáp ứng
(nhiệt tình) lẫn nhau đầy đủ. Tính đáp ứng lẫn nhau chỉ sự đáp
ứng (nhiệt tình) đầy đủ của đối phương được đưa ra trong một
khoảng giới hạn thời gian có thể chấp nhận được. Tính đáp ứng
(responsiveness) không những chỉ xuất phát từ nguyện vọng
tác động lẫn nhau của chủ thể hành vi, mà thậm chí còn quyết
định năng lực thực tế trong tác động lẫn nhau của chủ thể hành
vi. Kỹ thuật của công cụ thông tin ở đây là quan trọng, nhưng
thêm nhiều yêu cầu (demand) của hệ thống đối với tác động lẫn
nhau cũng ảnh hưởng đến năng lực. Yêu cầu là nhu cầu (need)
phát sinh do công nghiệp, kinh tế và thay đổi kỹ thuật, di dân,
sự thay đổi thói quen yêu thích của người tiêu dùng, các thế tục
hóa văn hóa trong thời gian dài và thách thức quốc tế đem lại26.
Vì thế, muốn thực hiện nhất thể hóa thì năng lực cần phải bảo
đảm đi trước sự phát triển của nhu cầu.
Trên thực tế, Deutsch đã nhấn mạnh hai loại giao lưu: một
loại là về quan niệm, bao gồm ý tưởng, giá trị, cảm giác, ngôn
ngữ, ý nghĩa (tức là mọi người giải thích sự kiện như thế nào),
ký hiệu và tượng trưng, Deutsch cũng gọi sự giao lưu đó là
giao tiếp (communication) mà điện thoại, điện báo, thư tín, giao
lưu văn hóa, du lịch… là tiêu chí đánh giá giao lưu trong mặt
đó; một loại khác là phương diện vật chất, bao gồm sự trao đổi
hàng hóa, sự lưu động của yếu tố sản xuất và sự bố trí lại trên
phạm vi lớn hơn, thậm chí bao gồm cả cơ chế và tổ chức quản
lý và thúc đẩy giao lưu đó, Deutsch gọi nó là giao lưu
(transaction). Chỉ có loại một mà không có loại hai thì nhất thể
hóa thiếu hụt cơ sở vật chất; ngược lại, nếu chỉ có giao lưu vật
chất mà không có giao lưu của quan niệm, thì nhất thể hóa rộng
nhất cũng chỉ hạn chế ở hình thức bên ngoài, sự đồng thuận
QUỐC GIA
228 V SIÊU QUỐC GIA

trong tâm tư của mọi người vẫn chưa được xây dựng. Vì thế,
hai loại giao lưu đó cần phải tương tác qua lại với nhau, cùng
thúc đẩy sự nảy sinh của nhất thể hóa.
Cho dù sự giải thích của Deutsch xem ra không có tính chặt
chẽ về lý luận mà chủ nghĩa công năng của Haas đã có (ở trên
chúng tôi đã nói qua, trên một mức độ rất lớn đó là do Haas đã
giả định khởi điểm lôgích đơn nhất, đã lựa chọn một vài biến
số thay đổi ở mức thiểu số, mối quan hệ giữa biến số là thay
đổi đơn tuyến, vì thế, trong giải thích đã rất chặt chẽ, trong dự
báo dường như đáng tin), nhưng ảnh hưởng của nó vẫn hết
sức sâu sắc. Trong đó chúng ta có thể tìm thấy một số nguồn
gốc của chủ nghĩa thể chế (nhấn mạnh tác dụng của tổ chức cơ
chế và sự thay đổi nhận thức, trình độ tiếp nhận của con người
đối với tổ chức, cơ chế), chủ nghĩa kiến tạo (nhấn mạnh sự thay
đổi trên các mặt như quan niệm, quy phạm, nhận thức lẫn
nhau) và một số nguồn gốc bồi đắp lý luận quản trị siêu quốc
gia sau này.
Ở đây, chúng ta đơn giản lướt qua lý luận quản trị siêu
quốc gia, tuy tiêu điểm quan tâm của nó không ở vấn đề nguồn
gốc của nhất thể hóa, nhưng mối quan hệ kế thừa của nó với
Deutsch và Haas đã thuyết minh lập trường của nó về vấn đề
này. Lý luận của Deutsch đã tiếp nhận “giao lưu xã hội xuyên
biên giới thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa, sản sinh yêu cầu của
xã hội đối với quy tắc siêu quốc gia và cả yêu cầu lôgích về
năng lực tổ chức ở cấp độ cao hơn để phản ứng lại yêu cầu cao
hơn một bậc. Nếu như những yêu cầu đó không được thỏa mãn
thì sự phát triển hơn nữa của trao đổi sẽ gặp khó khăn”27. Đồng
thời, lý luận đó đã gác bản thân sự hình thành của cộng đồng
mới mà Deutsch nhấn mạnh sang một bên. Theo Haas, lý luận
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 229

đó đã tiếp nhận nội dung trong mặt phát triển của phụ thuộc
lẫn nhau toàn cầu, lựa chọn chính trị và chế độ siêu quốc gia,
mà những cái đó về cơ bản thuộc về nhân tố của phát triển nhất
thể hóa. Từ đó, chúng ta có thể thấy, trong vấn đề nguồn gốc, lý
luận quản trị siêu quốc gia đã tiếp nhận sự diễn giải của
Deutsch, chỉ có trên vấn đề xu thế phát triển của nhất thể hóa,
Deutsch đã nhận định cộng đồng mới, còn điều được lý luận
quản trị siêu quốc gia nhấn mạnh chính là quản trị bản thân.

4. Giải thích về lợi ích quốc gia


Thuyết giao lưu xuyên quốc gia xem ra là đã chỉ cho chúng
ta một cách lôgích về quá trình nguồn gốc nhất thể hóa hết sức
tự nhiên. Nhưng sự phát sinh của quá trình đó chí ít còn phải
đối mặt với sự nghi vấn của hai vấn đề sau đây: Thứ nhất, liệu
giao lưu về vật chất và sự thấu hiểu về quan niệm có tất yếu sẽ
phát triển đồng bộ tương ứng hay không. Cùng với sự phát
triển của lịch sử, sự gia tăng trong thông hiểu giữa mọi người
của các khu vực khác nhau là tất nhiên, nhưng sự gia tăng này
lại không nhất định tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng của giao lưu
vật chất. Vì thế ở đây tồn tại một khả năng là sự giao lưu vật
chất giữa các quốc gia có sự hiểu biết lẫn nhau sâu sắc cũng
chưa chắc đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thể giao lưu
đối ngoại, và ngược lại cũng vậy; Thứ hai, mức độ đi sâu về
trình độ hiểu biết lẫn nhau liệu có phải là kết quả tất yếu của
cân bằng hay không, hay nói cách khác, hiểu biết lẫn nhau liệu
có thể mặc nhiên dẫn đến cảm tình tốt đẹp và sự tin tưởng lẫn
nhau hay không. Nếu như kết quả của việc gia tăng hiểu biết
của một quốc gia và dân tộc này đối với một quốc gia khác và
dân tộc khác lại là sự tin tưởng mặc định về thiên tính xâm lược
QUỐC GIA
230 V SIÊU QUỐC GIA

và cả sự thù địch của đối phương từ trước tới nay giữa hai nước
thì kết quả của sự hiểu biết đó sẽ chỉ khiến các bên liên quan
loại bỏ khả năng nhất thể hóa với nhau một cách càng rõ ràng
hơn, kiên quyết hơn28. Do đó, giải thích về giao lưu quốc tế của
Deutsch trên thực tế còn phải bổ sung các điều kiện thì mới có
thể thuyết minh cho nguồn gốc của nhất thể hóa châu Âu, và
bản thân giao lưu xuyên quốc gia cũng chưa cung cấp đầy đủ
lý do để khởi động nhất thể hóa.
Như thuyết tự quyết lợi ích của chủ nghĩa công năng cũ và
mới đã được trình bày qua ở trên, sự khiếm khuyết của thuyết
này nằm ở chỗ đã giả định sự điều chỉnh tập hợp lợi ích xuyên
quốc gia là quá trình có thể khiến hình thức tổ chức của quốc
gia dân tộc đã tồn tại mấy trăm năm bị đặt sang một bên. Hoặc
nó giả thiết hình thức tổ chức quốc gia dân tộc đã đi đến cuối
con đường sứ mệnh lịch sử, và đã phát huy hết tác dụng có thể
thỏa mãn nhu cầu nhân loại nên thời đại tôn sùng lợi ích quốc
gia và danh dự dân tộc đã lỗi thời. Chức năng của chính phủ từ
tính quy phạm của thế kỷ XIX chuyển sang tính chức năng của
thế kỷ XX, trong khi việc quản lý chính phủ mang tính chức
năng đã quyết định sự liên hợp là yêu cầu tự phát, nội tại của
bản thân nó trong việc thỏa mãn nhu cầu. Trên thực tế, quốc gia
dân tộc không phải là kẻ tiêu cực, bị động trong sự tác động lẫn
nhau của vấn đề lợi ích xuyên quốc gia, mà nó có thể vừa thúc
đẩy và ngăn cản sự tác động lẫn nhau của lợi ích xuyên quốc
gia. Trong gần nửa thế kỷ Chiến tranh lạnh, thị trường thế giới
bị con người phân chia làm hai, đây là một minh chứng rõ ràng.
S. Milward cũng chỉ ra, rằng liên hệ đối ngoại của quốc gia
được xem như là nhu cầu khách quan, nhưng nó rất có thể bị
đứt đoạn29. Quốc gia dân tộc chỉ còn lại chức năng, tác dụng
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 231

quản lý thì chức năng chính trị của nó cũng sẽ đi đến diệt
vong. Chủ nghĩa Mác cho rằng, sự diệt vong của chính trị chỉ
có thể thực hiện trong điều kiện chế độ tư hữu bị tiêu diệt
triệt để (chú ý, chế độ tư hữu ở đây không những chỉ riêng
mối quan hệ quyền sở hữu tài sản, mà còn bao gồm quan
niệm, sự tiêu vong của chế độ tư hữu cần quá trình lịch sử
phát triển dài hơn so với sự tiêu vong của chính trị), sản xuất
vật chất hết sức phong phú, nhân loại đã giành được tự do và
giải phóng triệt để. Chỉ có đợi đến khi đó, quốc gia mới chỉ
còn lại chức năng quản lý, trở thành một loại hình thức tổ
chức quản lý thuần túy, hơn nữa hiện nay hiển nhiên vẫn
chưa bước vào giai giai đoạn lịch sử đó. Cuối cùng, cho dù
trong bối cảnh mà chức năng quản lý của quốc gia thế kỷ XX
ngày càng rõ ràng, bản thân quản lý cũng không thể triệt để
thoát ly khỏi liên quan với chính trị để hoàn toàn tuân thủ
lôgích của khoa học. Dùng lời của Haas để nói, chỉ có những
lợi ích có đại diện chính trị, có thể đi vào thị trường cạnh
tranh, mới thuộc về phạm vi khảo sát của nhất thể hóa, quyền
lực và của cải không thể tách rời nhau, chính trị và công năng
không thể tách rời nhau30. Nhưng vấn đề là ở chỗ khi Haas
tiến hành phản bác Mitrany, ông chỉ đặt sự chú ý vào vấn đề
tổ chức quốc tế cũng như ông kiên trì rằng thể chế quốc tế
được nhất thể hóa không chỉ có tính chức năng, cùng với đó,
ông cũng chưa vận dụng sự tranh luận này vào lý luận quốc
gia dân tộc, chưa chú ý đến tiến trình nhất thể hóa của tính
chức năng, vấn đề tự quyết lợi ích gây tổn hại đến lợi ích quốc
gia dân tộc, và sự phản kháng chính trị của quốc gia dân tộc.
Đương nhiên, ông càng chưa chú ý tới việc quốc gia dân tộc
theo đuổi lợi ích gì trong nội bộ của nó đối với thể chế quốc tế,
QUỐC GIA
232 V SIÊU QUỐC GIA

và sao không để lợi ích khác để làm như vậy, bản thân câu hỏi
đó chính là một quyết định chính trị cực lớn.
Như vậy, trong ba cách giải thích chủ yếu về vấn đề nguồn
gốc của nhất thể hóa, chỉ còn lại thuyết sở thích quốc gia của
chủ nghĩa liên chính phủ là tương đối gần gũi với bản chất của
nó, xét cả trên tính lôgích. Về phương diện này, Moravcsik đã
có hai cống hiến lớn chủ yếu đối với chủ nghĩa hiện thực: Thứ
nhất, ông đã dùng khái niệm sở thích quốc gia thay thế khái
niệm lợi ích quốc gia, điều đó đã phản ánh một loại giải thích
động thái đối với khái niệm lợi ích quốc gia. Bởi vì sở thích
cùng với sự thỏa mãn của nhu cầu mà phát sinh biến đổi, còn
lợi ích quốc gia thường tạo mặc định về giả thiết dự báo trước,
bất biến cho mọi người; thứ hai, phương pháp phân tích hai cấp
độ khiến cho lập trường chủ nghĩa hiện thực của ông đã thoát
khỏi cục diện chịu sự phê phán, bởi vì khi đó trên phương diện
kiên trì lập trường lợi ích quốc gia thì chủ nghĩa hiện thực tỏ ra
cứng nhắc hơn so với chủ nghĩa tự do, đặc biệt khi quá trình
nhất thể hóa nào đó không phù hợp với lợi ích của một số quốc
gia. Chúng tôi phân tích thêm về sự đóng góp trên hai phương
diện này của Moravcsik và các hạn chế của nó.
Sở thích (preference) vốn là một khái niệm thuộc phạm trù
kinh tế học, có ý chỉ chủ thể hành vi khi đứng trước không phải
chỉ có một, mà rất nhiều lựa chọn, và sự lựa chọn thường tuân
theo nguyên tắc có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu của chủ thể.
Vấn đề ẩn chứa sau giả thiết này là giả thiết về chủ thể hành vi
lý tính. Sở thích quốc gia phản ánh mục tiêu của các tập đoàn
trong nước ảnh hưởng đến bộ máy quốc gia. Đây không phải là
một tham số cố định mà biến đổi theo sự thay đổi trên các
phương diện như thời gian, vấn đề, môi trường31. Chủ nghĩa
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 233

hiện thực trước đó coi lợi ích quốc gia là một biến số phụ thuộc,
được cố định trước chính sách và hành vi quốc gia, điều này đã
không phản ánh được tính biến hóa của nó; hơn nữa, trong
giải thích thì lợi ích quốc gia lại được thể hiện tuỳ tiện, một số
người đã phê bình, coi nó như một công cụ mà các chính trị
gia dùng để giải thích một cách hợp pháp cho các quyết sách
hành vi đối ngoại của họ. Đồng thời, do lợi ích cũng bị chính
trị gia vận dụng theo phương cách của họ, nên nhiều người lại
phê bình rằng lợi ích có thuộc tính không thể giải thích32.
Khung giải thích của Moravcsik có vai trò rất lớn trong việc
xoay chuyển cục diện bị động chịu phê phán này của chủ
nghĩa hiện thực.
Tuy nhiên giải thích của Moravcsik về sự hình thành sở
thích quốc gia cũng có tính hạn chế, thể hiện chủ yếu trên ba
phương diện sau: (1) Nhân tố này là một lý thuyết kinh tế quyết
định đơn nhất; (2) Yếu tố bối cảnh môi trường quốc tế mà quốc
gia phải đối diện khi tiến hành lựa chọn đã bị xem nhẹ;
(3) Chưa nhận thức được tác dụng của biến số nhận thức trong
sự thay đổi sở thích quốc gia.
Moravcsik đã phản bác lý luận địa chính trị và lý luận quan
niệm liên bang châu Âu trong việc giải thích nguyên nhân nhất
thể hóa. Nhưng như ở trên đã đề cập, nếu như ông khảo sát
nguồn gốc của quá trình nhất thể hóa từ thời điểm hình thành
Cộng đồng Than - Thép, chứ không chỉ từ các đàm phán
Messina để đi tới Điều ước Rôma sau này thì sự tính toán, suy
xét của các quốc gia hữu quan đối với các nhân tố khác ngoài
nguyên nhân kinh tế sẽ trở nên nổi bật. Trên một mức độ nào
đó, lợi ích kinh tế chỉ là sản phẩm phụ của nhất thể hóa, tính
toán kinh tế chỉ từng bước bị thúc đẩy để trở thành nguyên
QUỐC GIA
234 V SIÊU QUỐC GIA

nhân quan trọng trong sự phát triển của nhất thể hóa sau này,
nhưng nhiều người đã mắc phải sai lầm thường gặp này khi đã
coi thuộc tính có được về sau trở thành thuộc tính ban đầu của
sự việc. Gót chân Asin của sai lầm này là, nếu không trải qua sự
bóc tách gian khổ, thì những người thừa hưởng về sau thường
dễ dàng ngộ nhận rằng bản chất của vấn đề lúc khởi điểm vốn
là như vậy.
Nói chung, lợi ích quốc gia chí ít nên bao gồm nội dung của
ba mặt sau: kinh tế, an ninh và giá trị33. Moravcsik cho rằng, lý
luận địa - chính trị của nhất thể hóa châu Âu ít nhất có hai
khiếm khuyết lớn rõ ràng: “Thứ nhất, không gắn kết giữa phân
tích vĩ mô và vi mô. Hầu như tất cả các phân tích quyết sách
thường ngày của các lĩnh vực vấn đề - như chính sách nông
nghiệp, môi trường, xã hội, tiền tệ, mậu dịch - đều nhấn mạnh
tính căn bản của lợi ích trong mặt kinh tế và chế độ quản lý. Tất
nhiên, đó là phương diện lớn, những vấn đề đó không được
phản ánh thì cũng kỳ lạ. Thứ hai, không thể đưa ra sự giải thích
nào sâu sắc hơn cùng với thời gian mà khiến mọi người tín
phục về nhất thể hóa châu Âu”34. Nhưng, đầu tiên, trong quyết
sách thường ngày không tính toán đến nhân tố an ninh của địa
chính trị, cũng không thể thuyết minh nhân tố đó có thể xem
nhẹ, không tính đến, lợi ích trong mặt an ninh quốc gia thực
chất chỉ đến khi chịu sự uy hiếp thì mới lộ rõ tầm quan trọng.
Hoặc là, có khi nào đó, đối với một số quốc gia, lợi ích an ninh
là một loại lợi ích có tiêu cực và bị động, nó không giống như
lợi ích kinh tế đối với quốc gia ấy, hoàn toàn là tích cực tiến thủ.
Hoặc là, sự nguy hiểm về an ninh đã quyết định, khi thực hiện
lợi ích an ninh, quốc gia cần đặc biệt thận trọng tới từng chi tiết,
thậm chí thường xuyên cần thêm cả sự ngụy trang, đánh lạc
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 235

hướng. Tiếp nữa, an ninh quốc gia là lợi ích quốc gia căn bản
nhất, chỉ có trong tình hình an ninh được bảo đảm, thì quốc gia
mới có thể tính toán, suy xét đến việc tranh thủ và thực hiện lợi
ích khác. Nếu không tính toán đến an ninh, thì không thể lý giải
được mối liên hệ giữa vấn đề hòa giải giữa Pháp - Đức và sự ra
đời của Cộng đồng Than - Thép. Chúng ta đã có một khối
lượng lớn tư liệu lịch sử có thể chứng minh sự hòa giải giữa
Pháp - Đức, hòa bình của châu Âu đã chiếm địa vị quan trọng
như thế nào trong tính toán của những người tiên phong nhất
thể hóa khi đó35. Hơn nữa, theo cách diễn giải của Deutsch, bản
thân cộng đồng an ninh chính là mục tiêu của việc xây dựng
nhất thể hóa. Thứ ba, an ninh lại không nhất định giống như sự
đi sâu nhất thể hóa không thể giải thích mà Moravcsik từng nói.
Sự hình thành của Cộng đồng Than - Thép là để giải quyết vấn
đề tái vũ trang của nước Đức, mà đầu thập niên 90 thế kỷ XX,
mở rộng nhất thể hóa sang lĩnh vực ngoại giao và an ninh, ở
một mức độ rất lớn là để giải quyết những vấn đề do sự thống
nhất nước Đức đem lại. Morgenthau khi trình bày về cộng đồng
châu Âu đã chỉ ra rằng: “Các cộng đồng châu Âu là sự thử
nghiệm mang tính cách mạng để giải quyết vấn đề chính trị đã
có từ lâu. Vấn đề đó thể hiện là hai sự thật cơ bản sau đây: Một
là, ưu thế tự nhiên của nước Đức trong số các quốc gia châu Âu;
hai là các quốc gia châu Âu khác không muốn chấp nhận ưu thế
tự nhiên đó. Kể từ sau năm 1870, sự biến đổi ác liệt của đại lục
châu Âu và cả những hành động ngoại giao trước sự biến đổi
đó đều do hai sự thực đó chi phối”36. Cho nên, nhân tố an ninh
trong lợi ích quốc gia không thể loại trừ khỏi phạm vi tính toán,
suy xét về tác nhân của nhất thể hóa. Chỉ là sau khi trải qua hơn
10 năm phát triển sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chiến tranh
QUỐC GIA
236 V SIÊU QUỐC GIA

giữa các quốc gia Tây Âu trở nên rất khó tưởng tượng ra, thì
thu lợi kinh tế của nhất thể hóa mới trở thành động cơ chủ yếu
của tiến trình sau đó. Ngay cả nhân tố giá trị, nếu như nói rằng
tác nhân không đến mức quan trọng đến thế trong so sánh với
hai điều còn lại, vậy thì vấn đề điều kiện được thảo luận ở phần
sau sẽ cho thấy tính quan trọng của nó.
Sở dĩ Moravcsik đi theo thuyết quyết định kinh tế, chủ yếu
là trong mặt hình thành từ trong nước của sở thích quốc gia, nó
đã áp dụng một loại lập trường của chủ nghĩa tự do. Đối với
ông, đơn giản mà nói, lập trường mà quốc gia đem đến đàm
phán quốc tế đã đại diện cho lợi ích của tập đoàn giành được
thắng lợi trong cuộc cạnh tranh lợi ích trong nước. Còn trên
thực tế, lợi ích quốc gia không phải là sự tổng hòa của gia tăng
lợi ích lẫn nhau của tập đoàn hoặc cá thể xã hội đơn giản, hoặc
chính là lợi ích của tập đoàn ưu thế trong nước37. Cá nhân hoặc
tập đoàn trong nước khi lựa chọn, rất ít cần phải tính toán đến
vấn đề an ninh, đó là trách nhiệm của quốc gia. Cũng như vậy,
có thể tính toán tương đối ít đến vấn đề giá trị của toàn bộ dân
tộc, trừ phi sự tôn nghiêm của cá nhân hoặc dân tộc bị tổn hại.
Còn quốc gia khi đó đã gánh vác vai trò tư cách tập thể, khi nó
chuyển hóa kết quả cạnh tranh lợi ích trong nước thành lập
trường trong đàm phán quốc tế, nó cần phải đẩy mạnh một số
tính toán lợi ích đại diện chỉnh thể. Đó cũng chính là nói, giữa
hai cấp bậc trong nước và quốc tế, quốc gia lại không giống
như Moravcsik đã tuyên bố chỉ đóng vai trò của một người
gác cổng, không để cho cạnh tranh lợi ích trong nước tùy tiện
lan toả đến quốc tế, mà là phải đóng vai trò nhiều hơn so với
người gác cổng. Nó phải quyết định để lợi ích nào trong nước
đi qua cổng mà nó gác, không để lợi ích nào đi qua; nó còn
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 237

phải thêm nội dung mà bản thân đã tính toán vào giữa lợi ích
mà nó cho qua.
Trong phân tích và phán đoán lợi ích quốc gia, môi trường
quốc tế cũng là một nhân tố quan trọng, chứ không chỉ do nhân
tố trong nước quyết định. Rất hiển nhiên, trong cục diện quốc
tế khác nhau, quốc gia sẽ đưa ra những phán đoán khác nhau
đối với lợi ích của bản thân. Trong phần sau chúng ta có thể
thấy được, môi trường quốc tế đóng vai trò quan trọng như thế
nào trong nguồn gốc của nhất thể hóa châu Âu.
Nhận thức là một nhân tố đều bị chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa tự do xem nhẹ, nhưng chủ nghĩa nhận thức lại đã thể
hiện nó có tác dụng sửa đổi quan trọng đối với nhận thức và
đoán định của lợi ích quốc gia, hoặc là nói, bản thân nhận thức
sẽ có tác dụng khởi tạo đối với lợi ích quốc gia. Bất luận là chủ
nghĩa hiện thực hay là chủ nghĩa tự do đều dựa trên một loại
giả thiết chủ thể hành vi lý tính; Còn nói chủ thể hành vi là lý
tính là do sự lựa chọn của chủ thể đã tuân theo một loại lôgích,
lôgích đó cũng chính là một loại quan hệ nhân - quả (cause-
effect relationship), tức là nó tin tưởng rằng sự tồn tại của
nguyên nhân nào đó tất nhiên sẽ dẫn đến sự xuất hiện của kết
quả nào đó. Đối với sự nhận thức và sự tin tưởng về quan hệ
nhân - quả này, chủ nghĩa nhận thức cho rằng là thông qua học
tập mà giành được. Vì thế, nhận thức mới và học tập có thể thay
đổi sự tin tưởng của chủ thể hành vi đối với quan hệ nhân - quả
vốn có, cũng như là đã thay đổi lôgích hành vi của nó. Vì vậy, ở
một mức độ nào đó, nó đã thách thức chủ nghĩa lý tính, bởi vì,
cơ sở của chủ nghĩa lý tính - lý tính - bản thân đối với nó cũng
có thể thay đổi. Vận dụng vào trong phân tích của chúng ta đối
QUỐC GIA
238 V SIÊU QUỐC GIA

với lợi ích quốc gia, biến lượng nhận thức thông qua hai
phương thức như vậy để phát huy tác dụng, xem Hình 4.1.
* Khi nhận thức đứng trước chủ nghĩa lý tính

Quan niệm Lợi ích quốc gia Đầu ra kết quả

Giúp hình thành

* Khi nhận thức đứng sau chủ nghĩa lý tính

Lợi ích quốc gia Quan niệm Đầu ra kết quả

Can dự

Hình 4.1: Sơ đồ tổng hợp chủ nghĩa lý tính


và chủ nghĩa nhận thức38

Sơ đồ này cho chúng ta thấy, biến số nhận thức sẽ có tác


dụng trong quá trình tạo ra sự hình thành của lợi ích quốc gia,
sau khi lợi ích quốc gia được hình thành, biến số này lại liên
quan tới quá trình điều chỉnh nhận thức và phán đoán. Ví dụ,
sự thay đổi về quan niệm khiến cho đàm phán giải trừ quân bị
giữa hai tập đoàn lớn NATO và WARSAW PACT trong thập
niên 80 thế kỷ XX đã loại bỏ tính toán thu lợi tương đối, mà tập
trung vào việc thu lợi tuyệt đối. Tương tự, “tư duy mới” của
Goocbachev đã làm thay đổi nhận thức của Liên Xô đối với lợi
ích quốc gia của nó, và dẫn đến sự thay đổi mang tính cách
mạng của Liên Xô trong chính sách đối ngoại. Sự giải thích
chức năng về hợp tác thông thường không thể thuyết minh cho
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 239

bối cảnh khi mà chủ thể hành vi có động cơ phức hợp, tức là
đối mặt với nhiều sự lựa chọn nhưng lại khó phân biệt rõ hiệu
quả và lợi ích. Vì thế, tình hình xã hội tồn tại đại đa số vấn đề
không thể đơn thuần giải quyết từ quan điểm của đường
hướng lợi ích, biến số mà chủ nghĩa lý tính đã vận dụng còn
chưa đủ để giải thích đầy đủ kết quả, trong bối cảnh này, chủ
nghĩa nhận thức đã giành được một chỗ đứng riêng39. Như vậy
có thể thấy, mối quan hệ giữa các trường phái chính như chủ
nghĩa nhận thức hoặc chủ nghĩa xét lại, chủ nghĩa hiện thực
mới và chủ nghĩa thể chế tự do mới, đều không phải là mối
quan hệ thách thức, tiến tới việc chuyển từ xu hướng phụ thành
xu hướng chính, mà là mối quan hệ mỗi bên đều có sở trường
riêng, rõ ràng có thể bổ sung lẫn nhau.
Tóm lại, biến số nhận thức không thể bị coi nhẹ một cách
đơn giản. Dù không phải là yếu tố mang tính quyết định,
nhưng ít nhất đây cũng là một trong những biến số góp phần
tạo ra kết quả. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, châu Âu cũng
đã từng đứng trước thời cơ và điều kiện tốt để tiến hành nhất
thể hóa, đặc biệt là một số cơ chế chung về kinh tế và các
phương diện khác được thiết lập trong thời chiến, tuy nhiên các
cơ chế này sau đình chiến đã bị các nước loại bỏ40. Điều đó cho
thấy rõ, dù trong bối cảnh điều kiện khách quan thống nhất,
nếu nhận thức của chủ thể hành vi khác nhau thì kết quả chính
sách cũng khác nhau rất lớn.
Jean Monnet là người từng thúc đẩy nhất thể hóa châu Âu
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Trước đó, trong thời gian
Chiến tranh thế giới thứ nhất, ông đã từng thúc giục chính phủ
hai nước Anh - Pháp tổ chức xây dựng liên doanh vận tải,
QUỐC GIA
240 V SIÊU QUỐC GIA

nhưng ông không thể ngăn chặn việc các nước châu Âu sau khi
kết thúc chiến tranh đã nhanh chóng quay trở lại trạng thái
cạnh tranh lẫn nhau. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết
thúc, những cố gắng của Jean Monnet cuối cùng đã thúc đẩy sự
khởi động của tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Điều này có vai
trò quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của mọi người,
giúp khái quát hóa tư tưởng của Monnet, khiến Tây Âu thấy
rằng: “trong thế giới ngày nay, bất luận lấy biện pháp khoa
kỹ thuật hiện đại để đánh giá, hay lấy các quốc gia như Mỹ và
Liên Xô của hôm nay, hoặc Trung Quốc và Ấn Độ của ngày mai
để đánh giá, các nước Tây Âu đều đã tỏ ra quá ư nhỏ hẹp, chỉ
có nhân dân các nước châu Âu liên hợp lại với nhau thì mới có
thể nâng cao mức sống của người dân châu Âu, bảo vệ được
hòa bình của khu vực này”41. Đương nhiên, còn một vấn đề ẩn
chứa ở đây đó là xét từ nguồn gốc, sự thay đổi của sự thật
khách quan đã dẫn tới thay đổi nhận thức. Tuy nhiên, điều này
không ngăn chúng ta coi nhận thức đối với sự thay đổi của sự
thật khách quan là một biến số độc lập để xử lý.
Tổng hợp lại, chúng tôi cho rằng, nhu cầu thực hiện lợi ích
quốc gia là tác nhân của nhất thể hóa; lợi ích quốc gia bao gồm
nội dung cơ bản trong ba mặt an ninh, kinh tế, giá trị. Như
Moravcsik đã tuyên bố, nó là một khái niệm động thái, chứ
không phải là giả thiết có trước (nói như vậy lại không ngăn
cản sự thành lập của quan điểm quốc gia vẫn có một số lợi ích
cơ bản không thay đổi từ lâu nay của nó), điều đó yêu cầu
chúng ta khi phân tích lợi ích quốc gia cần áp dụng lập trường
và phương pháp của chủ nghĩa tự do trên một mức độ nhất
định. Sự hình thành của lợi ích quốc gia, hoặc là nói sự nhận
thức và phán đoán đối với nó, chủ yếu có ba mặt sau: sự cạnh
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 241

tranh giữa các chủ thể lợi ích trong nước, cơ hội và sự hạn chế,
ràng buộc mà môi trường quốc tế cung cấp, nhận thức của tập
đoàn lãnh đạo quốc gia đối với các mặt của tình hình trong
nước và quốc tế.
Đương nhiên, chúng tôi không cho rằng việc thực hiện lợi
ích quốc gia của tất cả các quốc gia đều phải lựa chọn một
phương thức nhất thể hóa như vậy. Ngoài sự tính toán của bản
thân lợi ích quốc gia, liệu có thể tiến hành nhất thể hóa hay
không còn quan hệ đến nhiều vấn đề như sự phát triển trong sự
phụ thuộc lẫn nhau của thế giới, giả thiết tính bên ngoài của
kinh tế chính trị quốc tế, và cả những cam kết đáng tin cậy và
khó mà đảo ngược của thể chế. Những vấn đề đó đều đã được
đề cập ở trên, ở đây chỉ lại đơn giản xâu chuỗi chúng lại với
nhau về mặt lôgích.
Phụ thuộc lẫn nhau là một xu thế phát triển rõ ràng sau
Chiến tranh thế giới thứ hai, kết quả mà tiến trình đó dẫn đến
là thu hẹp rất nhiều khoảng cách giữa các quốc gia, bao gồm
vật chất và tâm lý. Vì thế, cho dù trước kia là hành vi quốc gia
đã bị cho là công việc trong nước thuần túy, cũng sẽ nảy sinh
ảnh hưởng và hậu quả quốc tế của nó. Ngoài ra, trong quá trình
phụ thuộc lẫn nhau cũng đã nảy sinh nhiều khu vực màu xám
về quản lý, trong những khu vực đó, không phải các quốc gia
có liên quan có quyền đều được phép tuyên bố có quyền quản
hạt bên ngoài, chính bởi vì chưa có một quốc gia nào tự nguyện
quản lý vấn đề phí tổn. Những hiện tượng này cũng là vấn đề
tính bên ngoài được giả thuyết trong kinh tế học chính trị quốc
tế. Để giải quyết vấn đề đó, quốc gia hữu quan trong khu vực
nào đó đã lựa chọn nhất thể hóa hình thức tổ chức. Nhất thể
hóa hình thức tổ chức này tuy làm tăng thêm sự hạn chế lẫn
QUỐC GIA
242 V SIÊU QUỐC GIA

nhau đối với sự tự do của hành vi quốc gia, nhưng cái lợi của
nó ở chỗ nó khiến cho cam kết của các nước ký kết điều ước liên
quan trở nên đáng tin cậy. Tiến trình công việc của chủ thể này
trong lĩnh vực tổ chức trở nên càng không thể đảo ngược (cũng
chính là nói, quốc gia có liên quan phải trả giá lớn hơn cho việc
đảo ngược lại); đồng thời, nó còn khiến cho khu vực nhất thể
hóa có tính bài ngoại, điều đó có nghĩa là quốc gia trong khu
vực nhờ đó đã giành được ưu thế đàm phán lớn hơn trong vấn
đề lĩnh vực nhất thể hóa so với quốc gia ngoài khu vực, đã
giành được phần nặng hơn trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Đối
với điểm có lợi cuối cùng, trên một ý nghĩa nhất định, nhất thể
hóa khu vực là một sự cố gắng tập thể nhằm tăng cường chống
lại sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu. Điều đó không có nghĩa
nhất thể hóa khu vực là một xu thế đi ngược lại xu hướng toàn
cầu hóa, nhưng nhất thể hóa khu vực đã tăng cường sức nặng
giá trị cho các bên hữu quan, khiến cho bản thân các chủ thể
hành vi không bị cuốn theo mà không có điều chỉnh, và trở nên
khó tự chủ trong làn sóng của toàn cầu hóa42.
Ngoài ra, còn có một sự diễn giải của chủ nghĩa hiện thực
đối với nhất thể hóa - loại tổ chức quan hệ giữa các quốc gia bị
đa số mọi người xem nhẹ: nhất thể hóa nảy sinh ở châu Âu sau
Chiến tranh thế giới thứ hai là do lý luận cân bằng và thực tiễn
của nó đã bị phá sản triệt để. Cách tư duy này có một số điểm
tương tự như giả thiết mà Forsyth đã đưa ra đối với lý luận liên
bang của mình43. Sau khi các quốc gia rơi vào thế yếu, họ không
thể như trước kia là lập lại sự cân bằng thông qua việc thiết lập
liên minh, và kiềm chế quốc gia nắm ưu thế (lấy nước Pháp làm
đại diện). Lựa chọn duy nhất là thông qua việc thử nghiệm có
tính cách mạng, thiết lập tổ chức nhất thể hóa nhằm giải quyết
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 243

vấn đề mất cân bằng sức mạnh. “Những tổ chức cộng đồng này
là bước đi ban đầu mang tính cách mạng trong phương pháp
truyền thống của các quốc gia thế yếu dùng để đối kháng với
quốc gia chiếm ưu thế”44. Chúng tôi cũng suy luận thêm rằng,
quy luật mất cân bằng trong sự phát triển thực lực giữa các
nước theo chủ nghĩa tư bản đã sớm được Lênin phán đoán, và
đây là quy luật tất yếu của lịch sử, cho dù là Đức, Pháp, hay
Anh, hoặc quốc gia nào đó khác nắm ưu thế. Chỉ cần tồn tại vấn
đề mất cân bằng thế lực nhưng không thể áp dụng chính sách
cân bằng để giải quyết thì nhất thể hóa hoàn toàn có thể là một
lựa chọn thay thế. Hơn nữa, phương án thay thế này còn
thường được giả thiết là phương án duy nhất. Chính vì vậy, từ
góc độ của chủ nghĩa hiện thực truyền thống trên một mức độ
nào đó đã giải thích một cách ẩn dụ về ưu điểm của sự lựa chọn
chế độ nhất thể hóa và tính không thể tránh khỏi của nó.

II. ĐIỀU KIỆN CỦA NHẤT THỂ HÓA

Trên thực tế, ít người chú ý tìm tòi nghiên cứu về vấn đề
điều kiện nhất thể hóa so với vấn đề tác nhân của nhất thể hóa.
Dù rằng đại đa số lý luận nhất thể hóa đều được quy nạp và
chắt lọc ra từ thực tiễn nhất thể hóa châu Âu, nhưng các tác giả
đều vô tình hay hữu ý đã giả thiết ý nghĩa phổ biến của chúng.
Tuy nhiên khi chúng ta đưa vấn đề tác nhân về phía trước, hoặc
khi chúng ta đặt vấn đề như “tại sao nhất thể hóa khu vực sẽ
bắt đầu ở châu Âu?” hoặc “tại sao chỉ nhất thể hóa của khu vực
châu Âu có thể vượt qua ý nghĩa đơn thuần về kinh tế của liên
minh mậu dịch tự do khu vực đó?”, khi đó bất luận thế nào thì
vấn đề điều kiện nhất thể hóa đều không thể tránh được.
QUỐC GIA
244 V SIÊU QUỐC GIA

1. Sự trình bày của Deutsch về điều kiện nhất thể hóa


Học giả thảo luận sớm nhất và nhiều nhất về điều kiện
nhất thể hóa chính là Deutsch. Tuy nhiên, do lý luận của ông
đều rút ra từ sự hình thành quốc gia trong lịch sử, và tôn chỉ
của nhóm nghiên cứu do ông lãnh đạo nhắm vào vấn đề sự
hình thành của cộng đồng khu vực Bắc Đại Tây Dương, vì vậy
chưa trực tiếp đi sâu phân tích về nhất thể hóa châu Âu. Do đó,
các kết luận mang tính thích hợp với nhất thể hóa châu Âu của
ông còn có một số điểm cần điều chỉnh.
Về so sánh tương quan nội bộ các nước trong khu vực
nhất thể hóa, một số phân tích của Deutsch về vấn đề đã có
tính mâu thuẫn lẫn nhau. Một mặt ông cho rằng, “để ngăn
chặn việc một nước thành viên nào đó quá lớn mạnh so với
các thành viên khác” thì việc duy trì cân bằng quyền lực trong
nội bộ khu vực là cần thiết. Trong bối cảnh mất cân bằng sức
mạnh, nước thành viên mạnh thường xem nhẹ, hoặc không để
ý tới thông tin, nhu cầu từ các nước thành viên nhỏ và yếu thế.
Kết quả khi sự cảm nhận này mất đi, nó sẽ gây cản trở nhất
thể hóa, thậm chí phá hoại nhất thể hóa. Mặt khác, trong nhiều
ví dụ thực tế về lịch sử, Deutsch lại phát hiện ra rằng, trong
bối cảnh không tồn tại sự cân bằng quyền lực giữa các nước
tham gia hoặc tổ chức chính trị bao trùm thì cũng có rất nhiều
ví dụ về việc thực hiện nhất thể hóa thành công, hoặc được
duy trì. Điều đó cũng đã chứng minh, so sánh với cân bằng
quyền lực thì sự tồn tại một trung tâm lớn mạnh có lẽ càng
quan trọng đối với nhất thể hóa45. Trung tâm đó có thể cung
cấp tập quán hành vi chính trị đặc biệt, truyền thống đặc biệt,
và hình mẫu thể chế cho người dân, hội đoàn, và các đơn vị
cấu thành khác học hỏi. Quá trình nghiên cứu, học hỏi này
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 245

cũng chính là quá trình bồi dưỡng ý thức cộng đồng. Trung
tâm đó cũng cung cấp năng lực phát triển chính trị, quản lý,
kinh tế, xã hội và văn hóa cho nhất thể hóa46.
Chúng ta có thể nói, do ví dụ lịch sử của Deutsch đều rút ra
từ sự hình thành của quốc gia, vì thế điều kiện về tầm quan
trọng của một trung tâm lớn mạnh đã vượt trên vấn đề cân
bằng quyền lực giữa các bên hợp thành cấu trúc. Trong khi đó
với thực tiễn nhất thể hóa châu Âu, hai vấn đề này chắc chắn
đều có tác dụng quan trọng. Một vài nước lớn, đặc biệt là Pháp,
Đức và Anh vừa giữ vai trò trung tâm trong việc kiến thiết cộng
đồng, nhưng đồng thời giữa họ lại có mối quan hệ vi diệu có
tác dụng lớn trong việc duy trì cân bằng quyền lực giữa nước
thành viên trong nội bộ cộng đồng. Các nước nhỏ khác tuy
không thể đạt được sự cân bằng quyền lực với nước lớn, nhưng
thông qua ba đại diện nước lớn chủ yếu đó, về cơ bản họ đều có
thể tìm được người đại diện cho lợi ích bản thân, vì thế đã duy
trì được cân bằng quyền lực giữa các nước thành viên trong nội
bộ cộng đồng trên phương diện tổng thể. Ví dụ, trong vấn đề
gia nhập của nước Anh, ban đầu tuy rằng không chỉ Pháp đã
thấy mối quan hệ đặc biệt giữa Anh và Mỹ, lo lắng Anh trở
thành “con ngựa gỗ Tơroa” trong nội bộ cộng đồng nhưng các
nước khác lại hy vọng nước Anh có thể gia nhập, vì họ đã cũng
thấy công việc nội bộ của cộng đồng sau khi nước Anh tham
gia sẽ không bị nước đầu sỏ Pháp, Đức lũng đoạn. Thái độ của
nước Anh cho dù rất bảo thủ, nhưng cuối cùng họ đã đại diện
cho một loại thế lực, một loại tiếng nói của châu Âu.
Deutsch cho rằng, trong sự hình thành cộng đồng an ninh
đa nguyên, có ba điều kiện đặc biệt quan trọng, một là tính
thích hợp lẫn nhau của giá trị chủ thể, hai là tính cảm ứng lẫn
QUỐC GIA
246 V SIÊU QUỐC GIA

nhau giữa đơn nguyên cấu thành, ba là bao gồm tính có thể dự
báo lẫn nhau của hành vi. Giá trị chủ thể là chỉ giá trị chủ yếu
liên quan tới quyết sách chính trị, năng lực cảm ứng là chỉ năng
lực đưa ra phản ứng không sử dụng vũ lực, nhanh chóng và
đầy đủ đối với nhu cầu, thông tin và hành vi của đối phương47.
Điều kiện thứ ba và điều kiện thứ nhất trên thực tế có điểm
trùng lặp, đó là bởi khả năng dự báo hành vi của đối phương ở
một mức độ rất lớn được thiết lập trên cơ sở hiểu rõ và nắm
chắc, đưa ra phán đoán chính xác dựa trên thuộc tính văn hóa
chính trị, tư duy chính trị của đối phương.
Trên thực tế, yêu cầu của ba điều kiện mà Deutsch đưa ra
là hết sức cao. Đối với nhất thể hóa châu Âu, điều kiện thứ hai
được quyết định bởi điều kiện thực tế khách quan là các nước
châu Âu tập trung trên một bán đảo lớn của đại lục Âu - Á.
Trong phạm vi lãnh thổ không lớn, nhưng tập trung đông các
quốc gia đến như vậy, sự tác động lẫn nhau trong lịch sử tất
yếu sẽ hết sức chặt chẽ. Điều đó đã quyết định việc chúng
không thể không đưa ra phản ứng lẫn nhau một cách nhanh
chóng và đầy đủ. Điều kiện thứ nhất và điều kiện thứ ba trên
thực tế là do cội nguồn lịch sử và văn hóa chung của các nước
châu Âu trao cho. Học giả Trần Lạc Dân đã đi sâu thảo luận về
lịch sử hình thành, diễn biến phát triển của quan niệm nhất thể
châu Âu và cả thực tiễn nhất thể hóa châu Âu sau chiến tranh,
có nội dung đã vượt qua thời Trung cổ, cận đại và đương đại
hiện nay. Vấn đề duy nhất cần nói rõ chính là nhất thể hóa châu
Âu không phải là không có nguồn gốc, mà là trong quan niệm
và văn hóa đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài như bản thân
lịch sử châu Âu. Quan niệm nhất thể hóa châu Âu là một trào
lưu luôn luôn tồn tại, khi châu Âu chia rẽ, thế lực chủ nghĩa
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 247

dân tộc lớn mạnh, nó là dòng nước đục; còn khi một cuộc chiến
tranh quốc tế trên phạm vi lớn của châu Âu kết thúc, chủ nghĩa
dân tộc gặp phải sự công kích, quốc gia dân tộc đối mặt với
thách thức, thì nó trở thành một dòng nước trong, một trào lưu
lớn mạnh thúc đẩy liên hợp châu Âu48.
Khi giá trị chủ thể không chỉ dừng ở thuật ngữ trừu tượng
mà hòa nhập chế độ chính trị và thói quen hành vi chính trị thì
khi đó giá trị chủ thể sẽ nảy sinh tính hấp thụ, tạo ra tác dụng
thu hút mạnh mẽ với mọi người, và khi đó giá trị chính trị
cũng có hiệu quả nhất. “Sự kết hợp giá trị, chế độ và tập quán
đó, chúng ta gọi nó là một loại ‘phương thức sống’, nó trở nên
hết sức then chốt”49. Ở đây, Deutsch chủ yếu là đề cập thẳng
vào cộng đồng an ninh hợp nhất, tuy không cấu thành một
điều kiện tất yếu đối với cộng đồng an ninh đa nguyên, nhưng
sự hình thành phương thức sống mới đã tạo ra một nội dung
có tính xây dựng rất quan trọng với việc đi sâu, củng cố nhất
thể hóa.
Về hy vọng và năng lực, Deutsch nói rằng, sự tăng trưởng
của hy vọng và năng lực chung đều rất quan trọng đối với hợp
nhất. Các bên tham dự đều có hy vọng giành được sự thù lao
chung rộng rãi đối với hợp nhất, bao gồm thu lợi kinh tế, hoặc
hy vọng bình đẳng xã hội hoặc chính trị giữa các đoàn thể
chính trị quan trọng ở tầng nấc liên quan tới chính trị, hoặc
nhiều quyền lợi hoặc tự do hơn về xã hội hoặc chính trị50. Để
những hy vọng này không trở thành thất vọng, cần duy trì
năng lực tăng trưởng trong tiến trình nhất thể hóa, cũng như
năng lực trên các mặt như phát triển kinh tế, cảm ứng chính trị,
và quản lý hành chính. Không để các vấn đề đi ngược lại yêu
cầu của các chủ thể và người dân tham gia nhất thể hóa, kể cả
QUỐC GIA
248 V SIÊU QUỐC GIA

sự khắc nghiệt mà thực tiễn nhất thể hóa mang đến. Sự tăng
trưởng năng lực đó không chỉ trong nội bộ nhất thể hóa khu
vực, mà còn phải vượt ra ngoài, tới các khu vực xung quanh51.
Liên hệ đến thực tiễn nhất thể hóa châu Âu, vấn đề hy
vọng mãnh liệt thực sự là một điều kiện rất quan trọng. Chúng
tôi cho rằng, dù gì thì nhất thể hóa cũng là sự gia tăng các hạn
chế tương đối lên tính tùy biến và tự do của hành vi quốc gia
dân tộc. Các bên hữu quan đòi hỏi phải có quyết tâm hết sức
lớn thì mới có thể đưa chiến lược nhất thể hóa vào thực thi.
Nhân tố để thúc đẩy quyết tâm này chính là niềm hy vọng
mãnh liệt. Trong giai đoạn khởi đầu của nhất thể hóa châu Âu,
nội dung hạt nhân nhất của niềm hy vọng này có thể không
phải là nhu cầu về lợi ích kinh tế, và cũng không phải là nhu
cầu phúc lợi quốc gia, mà thực chất là khát vọng mãnh liệt
nhằm thiết lập một cộng đồng an ninh để tránh sự tái diễn của
lịch sử: chỉ trong thời gian ngắn ngủi 30 năm, châu Âu đã trở
thành trung tâm của hai cuộc chiến tranh thế giới52. Do đó, sự
gia tăng năng lực giống như nội dung của phương thức sống
mới đã được trình bày ở trên e rằng không phải là điều kiện
bảo đảm trong giai đoạn khởi đầu của nhất thể hóa, vì thế nó là
một nội dung trong quá trình, nhưng cũng không phải là điều
kiện của nhất thể hóa. Là một nhân tố trong quá trình, tính
quan trọng của năng lực tăng trưởng được biểu hiện hết sức rõ
ràng trong thập niên 70 thế kỷ XX, khi các nước bị khủng hoảng
kinh tế phổ biến trói buộc, mà nhất thể hóa lại bất lực trong việc
giúp các nước thành viên thoát khỏi khủng hoảng. Do đó, sự
đình trệ của tiến trình nhất thể hóa trở nên rất rõ rệt, đặc biệt là
khi so sánh 10 năm đó với các giai đoạn lịch sử trước và sau.
Tương tự, năng lực tăng trưởng của khu vực nhất thể hóa có
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 249

tính ưu việt đối với khu vực xung quanh và cũng đã được thực
tiễn lịch sử châu Âu chứng minh. Khu thương mại tự do châu
Âu do nước Anh dẫn đầu, tổ chức xây dựng trên phương diện
thúc đẩy phát triển kinh tế không đối đầu với Cộng đồng Kinh
tế châu Âu. Điều này thôi thúc bản thân nước Anh trước hết
chuyển sang xin gia nhập vào Cộng đồng châu Âu. Nếu khi ấy
tình hình thực tế hoàn toàn ngược lại với lịch sử đã xuất hiện,
thì đúng một số người đã giả thiết, Cộng đồng Kinh tế châu Âu
rất có thể sẽ giống như đường tan vào trong nước, bị khu vực
mậu dịch tự do châu Âu hòa tan.

2. Sự tổng hợp của điều kiện


Khái quát sự trình bày của Deutsch đối với nhất thể hóa
châu Âu, chúng ta có thể rút ra điều kiện trong một số mặt
như sau:
(1) Việc cùng duy trì sự tồn tại của trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa nào đó và sự cân bằng quyền lực giữa thành viên
chủ yếu trong nội bộ khu vực nhất thể hóa. Sự tồn tại của trung
tâm là nhằm bảo đảm nhất thể hóa có đầy đủ lực hướng tâm,
trên cơ sở đó, dù tác dụng của trung tâm có thể đôi lúc bị nhu
cầu hấp dẫn lẫn nhau mãnh liệt và tự nhiên giữa các đơn vị cấu
thành thay thế. Khi nước Anh gia nhập Cộng đồng, rất khó để
nói rằng nước Anh bị trung tâm Cộng đồng là nước Đức hấp
dẫn nhưng một bộ phận rất lớn trong mậu dịch đối ngoại của
nó là được tiến hành với các quốc gia trong cộng đồng. Nhu cầu
trao đổi với đối tác là một nguyên nhân tốt để xin gia nhập
cộng đồng. Điều này cũng có nghĩa, dù trong bối cảnh không
tồn tại trung tâm, nhưng do các nguyên nhân lịch sử, khu vực
hay nhu cầu và tác động lẫn nhau giữa các đơn vị liên quan trong
QUỐC GIA
250 V SIÊU QUỐC GIA

khu vực đã vượt xa nhu cầu và tác động lẫn nhau đối với ngoài
khu vực, thì tiến trình nhất thể hóa sẽ vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Moravcsik khẳng định, tính đặc sắc của nhất thể hóa châu
Âu chỉ thể hiện ở sự cảm nhận sâu sắc nhất của các nước châu
Âu đối với sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế - tình trạng mà
hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa dân chủ phải đối mặt53.
Nhưng trên thực tế, cũng tồn tại sự cảm nhận sâu sắc của khu
vực khác về sự phụ thuộc lẫn nhau. Ví dụ, mối quan hệ giữa
Mỹ và Canađa cũng thường được coi là điển hình để phân tích
mối quan hệ song phương phụ thuộc lẫn nhau. Sự lo sợ của
Canađa đối với uy hiếp quân sự của Mỹ có thể kết thúc vào
năm 1871, đến năm 1895 được khẳng định là đã kết thúc54.
Nhưng, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa Mỹ và Canađa cho đến
ngày nay vẫn còn chưa phát triển đến trình độ của liên minh, e
rằng một nguyên nhân quan trọng trong đó là sự mất cân bằng
quyền lực nghiêm trọng giữa Mỹ - Canađa. Như chủ nghĩa hiện
đại hậu cổ điển đã cho thấy, nếu như Bắc Mỹ không chỉ là ba
quốc gia hiện nay, và nếu như tồn tại quốc gia khác có thể
ngang bằng với Mỹ thì mức độ nhất thể hóa giữa chúng rất có
thể sẽ được thúc đẩy sâu hơn nữa so với hiện nay. Nếu lấy cục
diện so sánh lực lượng hiện nay làm cơ sở để thúc đẩy nhất thể
hóa của Bắc Mỹ, kết quả chỉ có thể là sự thôn tính của Mỹ đối
với Canađa và Mêhicô chứ không phải là nhất thể hóa giống
như châu Âu. Cho nên, đối với nhất thể hóa giữa các quốc gia,
có sự khác biệt với sự hình thành quốc gia, sự tồn tại của trung
tâm lớn mạnh là cần thiết, sự cân bằng quyền lực nào đó giữa
thành viên chủ yếu cũng là cần thiết.
(2) Tính thích hợp lẫn nhau về giá trị giữa chủ thể thành
viên nhất thể hóa có liên quan và tính có thể dự báo về hành vi
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 251

của nhau. Đây là một điều kiện rất quan trọng, đặc biệt là đối
với việc đi sâu nhất thể hóa. Đi sâu nhất thể hóa nói tới ở đây là
chỉ nhất thể hóa giữa các thành viên hữu quan đã vượt qua ý
nghĩa của kinh tế, không chỉ hạn chế ở việc thiết lập một khu
mậu dịch tự do, thậm chí đồng minh thuế quan, thị trường
chung, mà đã tiến triển đến sự thiết lập chế độ quốc tế nào đó
có thuộc tính siêu quốc gia. Tính thích hợp lẫn nhau về giá trị
giữa các chủ thể hành vi hữu quan dựa trên lịch sử chung và
văn hóa chung, được hình thành thông qua sự giao lưu và lý
giải lẫn nhau lâu dài trong lịch sử. Các bên hữu quan có chung
nhận thức hoặc hài hòa lẫn nhau chứ không phải xung đột,
thậm chí hoàn toàn tin tưởng nhau trên một số vấn đề cơ bản.
Ví dụ, sở dĩ đơn xin gia nhập Cộng đồng châu Âu của Thổ Nhĩ
Kỳ bị gác lại một thời gian dài là do có nguyên nhân về địa lý,
kinh tế. Thực tế, tuyệt đại bộ phận lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ là ở
châu Á, chứ không phải là ở châu Âu, trình độ phát triển kinh
tế thấp hơn nhiều so với trình độ bình quân của châu Âu.
Ngoài ra, ở đây còn có nguyên nhân về văn hóa, và thực tế
nhận thức giữa Cơ đốc giáo và Hồi giáo có sự khác biệt rất lớn
trên một số vấn đề cơ bản. Ví dụ, trình độ trên phương diện thế
tục hóa các quốc gia EU đối với Thổ Nhĩ Kỳ thường có những
phê bình kín đáo, trong khi trên phương diện khác, để có thể
gia nhập EU, Thổ Nhĩ Kỳ lại đang cố gắng lấy tiêu chuẩn của
EU để tham chiếu trên các mặt như cải cách chính trị, xã hội,
kinh tế của mình55.
Tính có thể dự báo hành vi của nhau được xây dựng trên
cơ sở tính thích ứng giá trị lẫn nhau của chủ thể ở một mức độ
nhất định, đã thúc đẩy vấn đề phân loại của chủ nghĩa hiện
thực hậu cổ điển đối với việc thu lợi tuyệt đối và thu lợi tương
QUỐC GIA
252 V SIÊU QUỐC GIA

đối. Điều này cũng có nghĩa, cho dù còn tồn tại vấn đề thu lợi
tương đối trong hợp tác giữa một số quốc gia, thì hợp tác vẫn
được thiết lập và tiến hành. Bởi căn cứ theo sự lý giải trên các
phương diện như ý đồ, tập quán hành vi, mô thức tư duy, tích
cách dân tộc của đối phương, một mặt hợp tác có thể khiến cho
chính chủ thể tin tưởng rằng đối phương không dễ dàng áp
dụng các hành động có tính xâm hại đối với họ. Giống như
Canađa, tuy rằng sức mạnh quân sự lạc hậu rất xa so với Mỹ,
nhưng Canađa không cần thiết phải lo lắng về sự xâm lược
quân sự của Mỹ. Vì vậy, dù trong bối cảnh thu lợi tương đối có
lợi cho đối phương, hợp tác cũng có thể bắt đầu và được duy
trì. Đương nhiên, sự suy luận đó chỉ có thể được thiết lập trong
phạm vi tương đối hạn chế. Đi tận cùng vấn đề, bất kỳ quốc gia
nào cũng không dám xem thường, xây dựng vấn đề an ninh
dựa trên phán đoán và tin tưởng chủ quan, vì đây là vấn đề
quan hệ trực tiếp tới sự tồn vong của chính họ. Sở dĩ, nhất thể
hóa châu Âu có thể loại bỏ được các tín hiệu nhiễu trên phương
diện này, trong đó có nguyên nhân dự báo hành vi của nhau, là
do tại thời điểm đó, Mỹ đã thông qua tổ chức NATO, đưa ra
bảo đảm với vấn đề an ninh của châu Âu. Điều này cho thấy,
cho dù các bên tham gia nhất thể hóa có quan ngại đối với vấn
đề thu lợi tương đối, họ cũng không thể thông qua sự hiểu biết
về đối phương để có thể loại bỏ hoàn toàn những bận tâm này,
dù có thể họ cuối cùng cũng có được sự bảo đảm của Mỹ. Hơn
nữa, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh với sự đối đầu của hai
siêu cường tại thời điểm đó, việc các nước châu Âu tự bảo đảm
an ninh của họ là vấn đề vừa thiếu cơ sở vừa không có ý nghĩa.
Đó là thực tế lịch sử của bối cảnh tại thời điểm đó.
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 253

Đương nhiên, ở đây còn có một vấn đề “con gà hay quả


trứng”: tính thích ứng lẫn nhau về giá trị chủ thể và tính có thể
dự báo lẫn nhau về hành vi là điều kiện của nhất thể hóa, hay là
kết quả của nhất thể hóa. Chúng tôi cho rằng, nhìn từ góc độ
giao lưu quốc tế và tác động lẫn nhau, trước nên có giao lưu,
sau sẽ có lý giải lẫn nhau. Tuy nhiên, nhất thể hóa khác với sự
tác động lẫn nhau giữa các quốc gia thông thường, nên cần có
tính thích ứng lẫn nhau về giá trị chủ thể và tính có thể có dự
báo lẫn nhau về hành vi nhất định làm cơ sở. Đương nhiên,
nhất thể hóa sẽ càng thúc đẩy hơn nữa tính thích ứng lẫn nhau
về giá trị chủ thể và tính có thể dự báo lẫn nhau về hành vi.
(3) Nguyện vọng mãnh liệt của các bên hữu quan đối với
việc thay đổi trạng thái quan hệ vốn có. Nguyện vọng đó vừa
dựa trên bài học đau xót của lịch sử trước kia, lại vừa xuất phát
từ nguyện vọng mãnh liệt giành được lợi ích chung trong
tương lai. Không có nguyện vọng mãnh liệt đó, các nước hữu
quan không có động lực lớn đến vậy - nhất thể hóa đòi hỏi sự
thay đổi một cách căn bản mối quan hệ tác động lẫn nhau đã
từng vận hành mấy trăm năm qua. So với khu vực châu Âu,
khu vực khác cũng có nguyện vọng có thể giành được lợi ích
chung do hợp tác đem lại. Tuy nhiên nguyện vọng này chưa
được biến thành một nguyện vọng mãnh liệt như châu Âu, nên
trình độ nhất thể hóa của khu vực khác còn kém xa châu Âu.
Một vấn đề cuối cùng là vấn đề điều kiện bên ngoài, tức là
môi trường quốc tế mà châu Âu khởi động nhất thể hóa khi đó.
Vấn đề đó được Haas coi là vấn đề ngoại hóa56. Hiện nay, đây
cũng là vấn đề dường như bị xem thường hay bỏ qua vì ý nghĩa
của nó không dễ thấy, và không còn quan trọng cho đến khi
nhất thể hóa đã khởi động. Nhưng đối với những người đã đặt
QUỐC GIA
254 V SIÊU QUỐC GIA

nền móng quyết định thúc đẩy nhất thể hóa khi đó, vấn đề lại
có thể có ý nghĩa rất quan trọng. Có thể thông qua một vài mối
quan hệ tác động lẫn nhau, có lúc thậm chí cùng một phương
diện như sau để xem xét vấn đề này: Thứ nhất, sự biến mất một
cách triệt để địa vị trung tâm của châu Âu. Kể từ khi mối đe
dọa của đế quốc Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ đối với châu Âu bị loại
bỏ, Tây Âu không còn phải đối mặt với mối nguy hiểm xâm
lược của kẻ thù bên ngoài. Bên cạnh đó, cùng với sự phát hiện
lớn về địa lý và mở rộng thuộc địa ở hải ngoại, châu Âu còn kéo
dài lịch sử bành trướng liên tục mấy trăm năm của họ. Cuối thế
kỷ XIX, châu Âu hoàn thành việc thám hiểm và chinh phục đối
với châu Phi, sau đó là tiến hành quá trình lịch sử thực dân hóa
phong kiến Trung Quốc ở Viễn Đông, khiến cho châu Âu trở
thành trung tâm của thế giới. Theo đó, các sự vụ của thế giới
chỉ cần được bàn bạc giữa một số quốc gia châu Âu chủ yếu là
cơ bản có thể đã được quyết định. Tuy Chiến tranh thế giới thứ
nhất cơ bản cho thấy sự kết thúc địa vị trung tâm của châu Âu,
nhưng do nhiều nguyên nhân, châu Âu trên thực tế vẫn duy trì
ảo giác đó. Chiến tranh thế giới thứ hai mới triệt để khiến cho
châu Âu nhận thức được việc địa vị trung tâm thế giới của họ
đã hoàn toàn bị mất đi, và điều này cũng đánh thức lại cảm giác
khủng hoảng của châu Âu57. Do đó các nước châu Âu mới
quyết tâm từ bỏ hiềm nghi trước kia, thông qua việc liên hợp lại
một lần nữa để tái tạo lại sức mạnh.
Trên phương diện thứ hai, nội dung liên quan đến việc
đánh mất địa vị trung tâm của châu Âu là sự hình thành của
cục diện hai cực. Trong bối cảnh hai nước lớn siêu cường đối
đầu căng thẳng, súng đã lắp lê, đạn đã lên nòng, khiến Chiến
tranh thế giới thứ ba có nguy cơ bùng nổ, và châu Âu rất có thể
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 255

một lần nữa trở thành chiến trường chính. Việc châu Âu lại bị
trói buộc vào các thù hận lịch sử nội bộ không phải là một lựa
chọn sáng suốt. Trong bối cảnh lịch sử này, việc Pháp - Đức hoà
giải có thể giải quyết được vấn đề, cấu thành nội dung hạt nhân
trong nguồn gốc nhất thể hóa châu Âu. Ngoài ra, việc giải thích
về cục diện địa - chính trị thế giới tại thời điểm đó còn giúp tìm
ra các giải thích cho cục diện địa - kinh tế thế giới tương ứng
từng được Wayne Sandholtz và John Zysman chỉ ra. Sự suy
thoái của Mỹ và sự chấn hưng của Nhật Bản về kinh tế đã tạo
ra phong trào thống nhất thị trường rộng lớn được khởi phát
vào năm 1985. Thực tế, họ cũng đã chỉ ra sự thay đổi ý nghĩa về
an ninh, chủ yếu thể hiện ở cải cách nội bộ của Liên Xô và cả
dấu vết của sự kết thúc của Chiến tranh lạnh, và sự điều chỉnh
trong quan hệ của đồng minh Âu - Mỹ58.
Mặt cuối cùng chính là sự bảo đảm an ninh của Mỹ đối với
các nước Tây Âu, sự bảo đảm an ninh đó được đưa ra trong bối
cảnh hai cực tranh bá. Sự bảo đảm an ninh của Mỹ đối với Tây
Âu có ý nghĩa song trùng: Một là ngăn chặn sự ảnh hưởng của
Liên Xô, bảo vệ an ninh Tây Âu; hai là bảo đảm nội bộ Tây Âu
không còn xâm lược lẫn nhau. Ý nghĩa sau còn quan trọng hơn
đối với nhất thể hóa châu Âu, đúng như chủ nghĩa hiện thực
hậu cổ điển đã phân tích, nếu như hợp tác là xây dựng trên cơ
sở trạng thái vô chính phủ mà người người tự vệ, xuất phát từ
tính toán đối với an nguy bản thân, trong tình hình tồn tại vấn
đề thu lợi tương đối, thì mức độ khó trong xây dựng hợp tác là
rất lớn. Nhưng, đối với các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, giả thiết của chủ nghĩa hiện thực hậu cổ điển trên
một mức độ rất lớn là không thành lập được, các nước không
phải là tự vệ an ninh, mà là do sức mạnh bên ngoài của Mỹ bảo
QUỐC GIA
256 V SIÊU QUỐC GIA

đảm, vì thế, vấn đề thu lợi tương đối về an ninh trong thực tiễn
nhất thể hóa châu Âu cũng không còn tính quan trọng như chủ
nghĩa hiện thực hậu cổ điển đã tuyên bố. Điều đó cũng là một
nguyên nhân rất quan trọng để vì sao các nước châu Âu chần
chừ không muốn đưa vấn đề an ninh vào chương trình nghị sự
nhất thể hóa, đồng thời với việc muốn thiết lập phòng ngự cho
bản thân lại không muốn thay đổi sự phụ thuộc đối với Mỹ,
cho dù nước Pháp luôn thách thức địa vị lãnh đạo của Mỹ trong
vấn đề an ninh châu Âu, thì sự thách thức đó cũng không phải
là toàn tâm toàn ý.
Ngoài Deutsch ra, một số học giả khác cũng nói đến vấn
đề điều kiện của nhất thể hóa. Haas nói đến vấn đề điều kiện
trong nghiên cứu so sánh của nhất thể hóa khu vực, nhưng
thái độ của ông đối với vấn đề lý luận nhất thể hóa châu Âu
liệu có ý nghĩa phổ biến hay không là hết sức mông lung. Ông
đã tổng kết ba điều kiện về bối cảnh của nhất thể hóa thành
công: kết cấu xã hội đa nguyên, kinh tế và công nghiệp phát
triển, một thức ý thức hệ chung. Những điều kiện đó đều tồn
tại ở châu Âu, nhưng Haas cho rằng, ở khu vực khác, hoặc nói
một cách phổ biến hơn ở Liên hợp quốc, nhất thể hóa sẽ có thể
gặp phải sự hạn chế nhiều hơn. Haas khẳng địng rằng: “nhất
thể hóa châu Âu sẽ triển khai với tốc độ nhanh hơn so với nhất
thể hóa phổ biến. Hơn nữa, khu vực khác do nhân tố môi
trường hết sức khác nhau nên rất khó giành được sự thành
công giống như châu Âu”. Nhưng, ông lại cho rằng, tình hình
cụ thể của khu vực sở tại có lẽ lại sẽ khiến cho nhất thể hóa
thành công59.
Haas và Schmitter lại thảo luận vấn đề điều kiện nhất thể
hóa vào năm 1964, điều đó chủ yếu là chịu sự ảnh hưởng trong
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 257

việc xuất hiện khu vực thương mại tự do Mỹ Latinh. Theo họ,
có thể thảo luận vấn đề điều kiện trong tiến trình nhất thể hóa
từ ba mặt: (1) Điều kiện bối cảnh, có bốn nội dung như sau: quy
mô đơn vị, tần suất giao lưu, chủ nghĩa đa nguyên, tính bổ
sung lẫn nhau của tinh anh; (2) Điều kiện khi nhất thể hóa bước
vào giai đoạn liên minh kinh tế có hai mặt: kế hoạch chính phủ
có khả năng, quyền lực và công năng của cơ chế khu vực mới;
(3) Điều kiện trong mặt quá trình kết cấu, bao gồm ba mặt sau:
phong cách quyết sách, tỷ lệ tăng trưởng của giao dịch, năng
lực thích ứng của chính phủ và tư nhân. Trải qua nghiên cứu so
sánh, họ vẫn nhận thức chỉ có Cộng đồng kinh tế châu Âu thì
mới có thể xem như là nhất thể hóa chính trị60.
Joseph Nye đã phát triển hơn nữa khái niệm của điều kiện
bối cảnh, cho rằng nó nên phân thành hai loại điều kiện kết cấu
(structural condition) và điều kiện nhận thức (perceptual
condition). Điều kiện kết cấu bao gồm trình độ thường gọi giữa
đơn vị tổ thành của kế hoạch nhất thể hóa, phản ứng và năng
lực điều hòa thích hợp của nước thành viên, mức độ chủ nghĩa
đa nguyên của nước thành viên, và cả trình độ bổ sung lẫn
nhau của tinh anh về giá trị chính sách kinh tế. Ông đã đưa ra
sự phát triển mới cho việc thảo luận đối với điều kiện nhận
thức, có nội dung trên ba mặt: Một là, sự nhận thức đối với việc
phân phối thu lợi nhất thể hóa liệu có bình đẳng hay không.
Ông cho rằng, sự truyền bá rộng rãi của thuyết thu lợi nhất thể
hóa phi cân bằng sẽ trở thành cơ sở để chủ nghĩa dân tộc phản
bác. Hai là, nhận thức của chủ thể hành vi đối với môi trường
bên ngoài của chúng. Nhận thức về mối uy hiếp chung bên
ngoài và thỏa thuận chung trong chính sách đối phó sẽ thúc
đẩy nhất thể hóa. Ba là, nhận thức về giá thành nhất thể hóa liệu
QUỐC GIA
258 V SIÊU QUỐC GIA

có thể thấp và có thể chuyển dịch ra bên ngoài được hay


không61. Ngoài ra, Nye cũng chỉ ra rằng, cần tính thêm nhân tố
lịch sử ngẫu nhiên, một vấn đề muốn đưa ra ở đây chính là Tây
Âu, một ví dụ thực tế của nhất thể hóa, liệu có là trường hợp
đặc biệt trên ý nghĩa nào đó hay không62.
Những trình bày này về cơ bản đã được bao gồm trong bốn
điều kiện mà chúng tôi đã khái quát ở trên. Điểm thứ nhất
trong điều kiện của Nye chính là điều kiện thứ nhất mà chúng
tôi đã khái quát. Điều kiện thứ hai mà chúng tôi khái quát, tính
bao dung của nó hết sức rộng rãi, nó có thể bao gồm kết cấu xã
hội, ý thức hệ, phong cách quyết sách và cả các loại điều kiện
nhận thức mà các học giả khác đã đưa ra ở trên. Điều kiện thứ
ba và điều kiện thứ tư, đã bao gồm môi trường bên ngoài, uy
hiếp bên ngoài và nhân tố của lịch sử mà Nye đã chỉ ra, từ
trong nhận thức đối với lịch sử, môi trường bên ngoài giúp cho
việc ý thức được môi trường hiện tại, và là sự lựa chọn tối ưu
nhất của phản ứng có thể đưa ra trong môi trường đó. Ngay cả
trình độ phát triển kinh tế và xã hội, trên một cơ sở nhất định,
nó sẽ trở thành một điều kiện. Ví dụ, xã hội đã đột phá trạng
thái tự cung tự cấp, cách biệt, đóng cửa, nhưng ngay cả khi đến
một trình độ như thế nào thì sẽ xuất hiện nhu cầu của nhất thể
hóa, đó lại là một tiêu chuẩn rất khó xác định. Hơn nữa, nhìn từ
thực tiễn nhất thể hóa khu vực của thế giới hiện nay, chúng ta
có thể phát hiện ra khu vực mà kinh tế và xã hội phát triển như
châu Âu, Bắc Mỹ có nhu cầu nhất thể hóa, khu vực mà kinh tế
và xã hội ở vào trình độ phát triển tầm trung giống như Đông
Nam Á, Mỹ Latinh cũng có nhu cầu nhất thể hóa, còn một số
khu vực mà phát triển kinh tế và xã hội tương đối lạc hậu như
châu Phi nhưng vẫn có nhu cầu nhất thể hóa. Cho nên, điều
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 259

kiện đó xem như một điều kiện, nhưng sợ rằng chỉ có thể nhìn
vào từng trường hợp riêng cụ thể để giải thích.

Chú thích

1. Alec Stone Sweet, Wayne Sandholtz: “Integration,


Supranational Governance, and the Institutionalization of the
European Polity”, in Wayne Sandholtz, Alec Stone Sweet, eds.:
European Integration and Supranational Governance, p. 2.
2. Mitrany khi đó đã sử dụng từ “phụ thuộc lẫn nhau”
(interdependence), và coi nó là cơ sở của lập luận. Xem thêm David
Mitrany: A Working Peace System, p. 95.
3. Xem thêm Urick Beck: “Thời đại toàn cầu hóa, dân chủ như
thế nào mới là khả thi? - Lời nói đầu”; Jurgen Habermas: “Vượt qua
quốc gia dân tộc? - Bàn về vấn đề hậu quả của toàn cầu hoá kinh tế”;
Frits: “Dân chủ trong chính trị xuyên quốc gia”. Xem [Đức] Beck,
Habermas: Toàn cầu hóa và chính trị, Nxb. Biên dịch Trung ương, 2000.
4. N. Heathcote: “Neofunctional Theories of Regional Integration”,
in A. J. R. Groom and P. Taylor, eds.: Functionalism: Theory and Practice
in International Relations, University of London Press, 1975. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, p. 56.
5. Stanley Hoffman: “Reflections on the Nation-State in Western
European Today”, Journal of Common Market Studies, Vol. XXI, No. 1,
1982, p. 29.
6. Alec Stone Sweet, Wayne Sandholtz: Integration, Supranational
Governance and the Institutionalization of the European Polity, p. 3.
7. Stanley Hoffman: “Reflections on the Nation-State in Western
European Today”, Journal of Common Market Studies, pp. 29-30.
8. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, p. 35.
QUỐC GIA
260 V SIÊU QUỐC GIA

9. Ibid., p. 74.
10. Xem thêm Trương Duy Nghênh: Phần dẫn luận trong cuốn
Thuyết trò chơi và kinh tế học thông tin, Hiệu sách Tam Liên Thượng
Hải, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 1996.
11. P. C. Schmitter: “A Revised Theory of European Integration”,
in L. N. Lindberg, S. A. Scheingold, eds.: Regional Integration: Theory
and Research, Harvard University Press, 1971. Xem Ben Rosamond:
Theories of European Integration, p. 93.
12. Ernst B. Haas: The Obsolescence of Regional Integration Theory;
Ernst B. Haas: “Turbulent Fields and the Study of Regional
Integration”, International Organization 30 (2), 1976. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, pp. 93-94.
13. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, p. 4.
14. Joseph M. Grieco: “Anarchy and the Limits of Cooperation: a
Realist Critique of the Newest Liberal Institutionalism”, International
Organization 42, 3, Summer 1988, p. 485.
15. Ibid., p. 486.
16. Ibid., p. 487.
17. Ibid., pp. 504-506.
18. Grieco đã chỉ ra một số tài liệu thảo luận về vấn đề chi phí bù
đắp như sau: R. Duncan Luce, Howard Raiffa: Game and Decisions:
Introduction and Critical Survey, Wiley (New York), 1957, pp. 168-169;
William H. Riker: The Theory of Political Coalitions, Yale University
Press, 1962, pp. 34, 108-123; Karl Deutsch, et al.: Political Community
and the North Atlantic Area, Princeton University Press, 1957, p.55;
George Zis: “The European Monetary System, 1979-1984: An
Assessment”, Journal of Common Market Studies 23 (September 1984),
p.58; Claes Wiklund: “The Zig-Zag Course of the Nordek
Negotiations”, Scandinavian Political Studies 5 (1970), p. 332; Barbara
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 261

Haskel: “The Scandinavian Option: Opportunities and Opportunity


Costs in Postwar Scandinavian Foreign Policies”, Universitetsforlaget
(Oslo), 1976, p. 127; Gregory F. Treverton: The “Dollar Drain” and
American Forces in Germany: Managing the Political Economics of the
Atlantic Alliance, Ohio University Press, 1978. Xem Joseph M. Grieco:
Anarchy and the Limits of Cooperration: a Realist Critique of the Newest
Liberal Institutionalism, note 83, p. 507.
19. Về sự khác biệt của chủ nghĩa hiện thực cổ điển (classical
realism) (với Morgenthau làm đại diện), chủ nghĩa hiện thực mới
(neorealism) (với Waltz làm đại diện) và chủ nghĩa hiện thực hậu cổ
điển (chính là những người như Grieco), xem thêm Stephen
G. Brooks: “Dueling Realisms”, International Organization, 51 (1997),
pp. 445-477.
20. Andreas Hasenclever, Perter Mayer, Volker Rittberger:
“Integrating Theories of International Regimes”, Review of
International Studies (2000), 26, p. 9.
21. Xem thêm phần “Liên bang và bang liên” trong Mục I,
Chương 3 của cuốn sách này.
22. Xem thêm phần “Cứu vớt của quốc gia dân tộc” trong Mục II,
Chương 2 của cuốn sách này.
23. Karl W. Deutsch, et al: Political Community and the North
Atlantic Area - International Organization in the Light of Historical
Experience, pp. 85-86.
24. Xem thêm phần “Lý luận giao lưu” trong Mục I, Chương 2
của cuốn sách này.
25. Karl W. Deutsch, et al: Political Community and the North
Atlantic Area - International Organization in the Light of Historical
Experience, p. 85.
26. Karl W. Deutsch: “Communication Theory and Political
Integration”, in P. E. Jacob, J. V. Toscano, eds.: The Integration of
QUỐC GIA
262 V SIÊU QUỐC GIA

Political Communities, J. P. Lippencott and Co. (Philadelphia) 1964;


Xem Ben Rosamond: Theories of European Integration, p. 44.
27. Alec Stone Sweet, Wayne Sandholtz: Integration, Supranational
Governance, and the Institutionalization of the European Polity, p. 5.
28. Nghiên cứu của Giáo sư Ohkon cũng đã chỉ ra rằng Deutsch
đã phạm phải sai lầm khi dùng chỉ tiêu kinh tế để dự báo sự phát
triển của chính trị, ông chỉ ra rằng, sự giao lưu giữa quốc gia nhiều
khi cũng có thể vẫn dẫn đến chiến tranh, giống như tình hình giữa
các nước Đức, Anh, Pháp, Nga trước khi bùng nổ chiến tranh. Xem
thêm, Ohkon: Nghiên cứu lý luận thống hợp quốc tế, Nxb. Văn sử triết
(Đài Loan), 1996, tr. 77-78.
29. Xem thêm phần “Cứu vớt quốc gia dân tộc” trong Mục II,
Chương 2 của cuốn sách này.
30. Xem thêm phần “Chủ nghĩa công năng cũ mới” trong Mục I,
Chương 2 của cuốn sách này.
31. Xem thêm phần “Chủ nghĩa giữa chính phủ tự do” trong
Mục II, chương 2 của cuốn sách này.
32. Giống như Giáo sư Lương Thủ Đức và Hồng Ngân Nhàn cho
rằng nội dung mà khái niệm của lợi ích quốc gia bao hàm không sát
thực, không có tiêu chuẩn thống nhất, không dễ phán đoán, vì thế
chủ trương dùng khái niệm của “quyền lợi quốc gia” để thay thế khái
niệm lợi ích quốc gia. Xem thêm Lương Thủ Đức, Hồng Ngân Nhàn:
Lý luận chính trị học quốc tế, Nxb. Đại học Bắc Kinh, 2000, tr. 80.
33. Giáo sư Diêm Học Thông thích phân lợi quốc gia thành lợi
ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích an ninh, lợi ích văn hoá. Người
viết cho rằng, đơn độc liệt kê lợi ích chính trị là một nội dung của lợi
ích quốc gia lại không nhất định có thể giải quyết vấn đề rõ ràng,
ngược lại trong một vài trường hợp dễ dàng gây ra sự tranh cãi. Ví
dụ như, ông coi chủ quyền quốc gia là nội dung hạt nhân trong lợi
ích chính trị, nhưng nhiều học giả lại không công nhận cái đó. Chủ
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 263

quyền quốc gia không phải là bộ phận tổ thành của lợi ích quốc gia,
mà là sự bảo đảm của việc thực hiện lợi ích quốc gia. Mà một số nội
dung khác trong lợi ích chính trị mà Giáo sư Diêm Học Thông nói
đến, ví dụ những vấn đề như chủ trương về trật tự quốc tế nên thuộc
về phạm trù của chiến lược và chính sách đối ngoại, lợi ích quốc gia
là một căn cứ phân tích quan trọng của chính sách đối ngoại quốc gia.
Vì thế, lợi ích chính trị quốc gia mà tôi đã nói là sự biểu hiện tập
trung của các loại lợi ích quốc gia, coi lợi ích chính trị dứt khoát
ngang bằng với lợi ích quốc gia, hoặc là loại bỏ ra ngoài hạng mục
nhỏ trong sự biểu hiện tập trung của nội dung nhỏ khác. Xem thêm
Diêm Học Thông: Phân tích lợi ích quốc gia Trung Quốc, Nxb. Nhân
dân Thiên Tân, 1996, tr. 23.
34. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, p. 33, note 25.
35. Xem thêm Jean Monnet: Công dân châu Âu đầu tiên - Hồi ký của
Jean Monnet, Nxb. Thành Đô, 1993.
36. [Mỹ] Hans Morgenthau: Luận sách ngang dọc quốc tế - giành
cường quyền, cầu hòa bình, Nxb. Dịch thuật Thượng Hải, tr. 649.
37. Về điểm này thì Giáo sư Diêm Học Thông đã trình bày
tương đối tỉ mỉ, xem thêm phần “Sự cấu thành của lợi ích quốc gia”
của mục I, chương 3 trong cuốn Phân tích lợi ích quốc gia Trung Quốc,
tr. 22-23.
38. Sơ đồ này lấy từ Andreas Hasenclever, Peter Mayer, Volker
Rittberger: “Integrating Theories of International Regimes”, Review of
International Studies (2000), 26, tr. 26, về nội dung cũng có thể tham
khảo sự trình bày của bài viết đó.
39. Andreas Hasenclever, Peter Mayer, Volker Rittberger:
“Integrating Theories of International Regimes”, pp. 28-29.
40. David Mitrany: A Working Peace System, p. 81.
41. Tôn Huệ Song: “Lời dẫn của người dịch”, Công dân châu Âu
đầu tiên - Hồi ký của Jean Monnet, tr. 3.
QUỐC GIA
264 V SIÊU QUỐC GIA

42. Sự thảo luận về quan hệ khu vực hóa, toàn cầu hóa và nhất
thể hóa châu Âu, xem thêm Ben Rosamond: Theories of European
Integration, pp. 179-185.
43. Xem thêm phần “Liên bang và bang liên” ở mục I, Chương 3
của cuốn sách này.
44. [Mỹ] Hans Morgenthau: Luận sách ngang dọc quốc tế - giành
cường quyền, cầu hoà bình, Nxb. Dịch thuật Thượng Hải, tr. 650.
45. Karl W. Deutsch, et al.: Political Community and the North
Atlantics Area - International Organization in the Light of Historical
Experience, pp. 27-28.
46. Ibid., p. 38.
47. Ibid., pp. 66-67.
48. Xem thêm Trần Lạc Dân: Triết học lịch sử của “quan niệm châu
Âu”, Nxb. Phương Đông, 1988.
49. Karl W. Deutsch, et al.: Political Community and the North
Atlantics Area - International Organization in the Light of Historical
Experience, p. 47.
50. Ibid., pp. 49-50.
51. Ibid., p. 51.
52. Về điểm này có thấy được từ sự trình bày của John Pinter đối
với sự ra đời của Cộng đồng Than - Thép châu Âu. Xem thêm phần
“Thiết lập cộng đồng: liên doanh than thép châu Âu” trong chương 1
của [Anh] John Pinter: Tòa nhà của liên minh: Cộng đồng châu Âu, Nxb.
Giáo dục Liêu Ninh, Nxb Đại học Thiên Tân, 1998.
53. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, p. 5.
54. Xem thêm chương 7 của [Mỹ] Robert Keohane, Joseph Nye:
Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau - chính trị thế giới trong biến đổi,
Nxb. Đại học Công an nhân dân Trung Quốc, 1992, tr. 211.
55. Xem “The battle-lines in Turkey”, Economist, Jan 11, 2001;
“Decision Time for Turkey”, Financial Times, Feb 13, 2001; “MEPs
CHƯƠNG 4
GIẢI THÍCH NGUỒN GỐC CỦA NHẤT THỂ HÓA 265

back Turkish Entry Plans”, Financial Times, Feb 14, 2001; “Turkey
Outlines Radical Reforms”, Financial Times, Mar 15, 2001; “Cautious
Welcome for Turkey”, Financial Times, Mar 26, 2001.
56. Xem thêm phần trình bày về bộ phận tác động “mang tính
bên ngoài” tại mục I của chương này.
57. Phân tích lịch sử giai đoạn này, xem [Anh] Geoffrey
Barrclough: Dẫn luận lịch sử đương đại, Nxb. Viện Khoa học xã hội
Thượng Hải, bản in năm 1996, chương I và chương IV.
58. Wanye Sandholtz, John Zysman: “1992: Recasting the
European Bargain”, in Brent F. Nelsen, Alexander C-G. Stubb: The
European Union: Readings on the Theory and Practice of European
Integration, Lynne Rienner Publishers, 1994, pp.189-209.
59. Ernst B. Haas: “International Integration: The European and
the Universal Process”, International Organization 15, 1961. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, pp.69-70.
60. Ernst B. Haas,P.C. Schmitter: “Economics and Differential
Patterns of Political Integration: Projections About Unity in Latin
America”, International Organization 18 (4), 1964. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, pp.70-71.
61. Joseph Nye: Peace in Parts: Integration and Conflict in
International Organization, Little Brown and Co. (Boston, MA) 1971;
“Comparing Common Markets: A Revised Neo-Functionalist
Model”, in L. N. Lindberg, S. A, Scheingold, eds.: Regional
Integration: Theory and Research, Harvard University Press 1971;
Xem Ben Rosamond: Theories of European Integration, pp.71-72.
62. Joseph Nye: “Patterns and Catalysts in Regional Integration”,
International Organization 19 (4), 1965. Xem Ben Rosamond: Theories
of European Integration, p.72.
Chương 5

PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA

V iệc xem xét nhất thể hóa được thiết lập nên bởi cơ chế
nào là một trong những vấn đề mang tính trọng tâm
trong các tranh luận về lý luận nhất thể hóa1. Jacques Delors,
nguyên Chủ tịch Ủy ban châu Âu đã dự báo, vào cuối thập niên
90 thế kỷ XX, có ít nhất khoảng 80% các vấn đề lập pháp về xã
hội và kinh tế sẽ được đưa ra bởi các cơ chế của châu Âu2. Con
số này ít nhiều có sự cường điệu hóa, tuy nhiên nó cũng cho
thấy một phạm vi rộng lớn mà các quyết sách quan trọng đã
được Liên minh châu Âu (EU) đưa ra, và điều này cũng chứng
minh tính quan trọng của vấn đề cơ chế khi nghiên cứu về nhất
thể hóa3.
Khái niệm cơ chế ở đây được áp dụng theo định nghĩa của
Keohane đưa ra, bao gồm các nội dung liên quan tới ba phương
diện là tổ chức quốc tế, thể chế quốc tế, quy tắc thông thường4,
của chính phủ và phi chính phủ. Theo đó, cơ chế nhất thể hóa
châu Âu được được cấu thành bởi các tổ chức, như tập đoàn lợi
ích đa quốc gia phi chính phủ được thành lập nhằm thích ứng
với xu thế quốc tế hóa về quyết sách. Bên cạnh đó là các quy tắc
và hoạt động liên quan phản ánh trình tự nhất thể hóa, các
nghị quyết, việc chấp hành vấn đề, cũng như các tập quán,
quan niệm, bản sắc hình thành trong tiến trình nhất thể hóa.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
267

Tuy nhiên, phạm vi của khái niệm về cơ chế như trên là rất rộng,
hơn nữa, mỗi học giả nghiên cứu về cơ chế của châu Âu đều đối
mặt với khó khăn này. Khi tiến hành nghiên cứu họ thấy rằng,
chế độ nhất thể hóa không thể hiện sắp xếp cấu trúc cuối cùng;
điều này khác với trạng thái tương đối ổn định trong chế độ
quốc gia, về cơ bản chế độ quốc gia và nhất thể hóa là như nhau,
đều là một tiến trình không ngừng biến đổi, điều chỉnh5. Chỉ
riêng trong khoảng thời gian 10 năm kể từ cuối thập niên 80 thế
kỷ XX, đã có ba hội nghị liên chính phủ (IGC, Intergovernmental
Conference) được tổ chức, chủ yếu nhằm thảo luận vấn đề điều
chỉnh thể chế. Hội nghị lần thứ nhất “Hiệp ước Maastricht”, tức
“Hiệp ước liên minh châu Âu” ra đời. “Hiệp ước Amsterdam”
được ký kết tại hội nghị lần thứ hai nhóm họp từ tháng 3/1996
đến tháng 6/1997, và có hiệu lực từ ngày 01/5/1999. Hội nghị lần
thứ ba được tiến hành nhằm giải quyết việc ứng các thách thức
to lớn do cơ chế mang tới từ việc mở rộng châu Âu qua các giai
đoạn. Các tranh luận xoay quanh sự không ổn định của cơ chế
nhất thể hóa khiến cho khoảng cách giữa các bên ngày càng lớn.
Hơn nữa, nguyên nhân của việc đối tượng nghiên cứu lần này
nhắc đến, tức lý luận về nhất thể hóa, ở từng thời điểm lịch sử
khác nhau là khác nhau, là do sự khác biệt từ cơ chế nhất thể hóa
mà nó phải đối mặt, do đó, nhiều tranh luận trên phương diện
lý luận không phải bắt nguồn từ là bản thân vấn đề lý luận, mà
là do sự biến động của một tiến trình lịch sử. Khi cơ chế nhất
thể hóa hiện nay đã có sự biến đổi lớn so với trước đây, thì việc
phê phán các lý luận cách đây 20 hoặc 30 năm là thiếu công
bằng bởi mặc dù cùng một vấn đề, nhưng cùng với sự phát
triển của lịch sử, những giải thích cụ thể về cơ chế của nhất thể
hóa cũng có nhiều thay đổi.
QUỐC GIA
268 V SIÊU QUỐC GIA

Tuy cơ chế luôn chịu tác động biến đổi ở phạm vị rộng, và
các tranh luận trên phương diện lý luận cũng không ngừng
được bổ sung thêm các nét mới, nhưng mấu chốt và cốt lõi của
tranh luận vẫn tập trung xoay quanh một số vấn đề đã được các
bậc tiền bối về lý luận nhất thể hóa trình bày. Biện pháp được
áp dụng ở đây là nắm chắc cốt lõi của vấn đề cơ chế và quyết
sách. Một mặt nhằm phản ánh, phân tích, trình bày, và thảo
luận về các lý luận mới nhất. Mặc khác, tạo sự kết nối chặt chẽ
giữa trọng tâm nghiên cứu với các vấn đề có tính cốt lõi của lý
luận nhất thể hóa đã được xác định ngay từ đầu. Giải thích về
nội dung cốt lõi không chỉ có thể mở rộng đến các nội dung
khác nhau của toàn bộ vấn đề cơ chế, mà còn cho thấy một xu
hướng phát triển của cơ chế, hoặc có thể nói là một dự đoán.
Một cách giải thích tương đối phổ biến về thể chế Liên
minh châu Âu là gọi nó là thể chế quốc tế (international
institution), nhưng bản thân cách gọi này không mang ý nghĩa
giải thích lý luận, mà là các trường phái lý luận xuất phát từ góc
độ của mình mà đưa ra các cách giải thích riêng về sự ra đời và
tồn tại của Liên minh châu Âu, do đó tên gọi này đã bao hàm
nhiều tranh luận không thống nhất. Trong thời kỳ đầu, các học
giả của chủ nghĩa tự do đã thảo luận về vấn đề thể chế quốc tế
và xem nó như một đối tượng nghiên cứu của trường phái theo
chủ nghĩa tự do. Tuy nhiên từ sự trình bày ở các chương trước
chúng ta có thể thấy, trên thực tế chủ nghĩa hiện thực đã thừa
nhận sự tồn tại của thể chế quốc tế, và cũng muốn có sự trình
bày xuất phát từ góc độ lý luận của mình. Do đó, thể chế quốc
tế đã trở thành đối tượng phân tích tồn tại khách quan, bản
thân khái niệm này đã là sự thật, nó không có mối quan hệ với
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
269

lý luận nào, có nghĩa là nó không phải là một sản phẩm độc


quyền của chủ nghĩa tự do, hay không phải cứ đề cập thể chế
quốc tế tức là đang nói tới chủ nghĩa thể chế tự do mới. Như
trên đã đề cập, chính thể (polity) là một cách giải thích khác
của cơ chế nhất thể hóa, chuyển từ lĩnh vực quan hệ sang lĩnh
vực chính trị so sánh. Điểm cơ bản là vấn đề nhất thể hóa đã
vượt khỏi ý nghĩa quan hệ quốc tế thông thường, trở thành
một hình thức tổ hợp quyền lực mới, một vũ đài tranh giành
lợi ích mới, một cơ cấu nguồn gốc chính sách mới. Quản trị
(governance) là một khái niệm lý luận quan hệ quốc tế mới
xuất hiện và còn rất mơ hồ. Giáo sư Du Khả Bình cho rằng,
đây là câu chuyện của nửa cuối thập niên 80 thế kỷ XX, “năm
1989, Ngân hàng Thế giới trong khi khái quát tình hình châu
Phi lần đầu tiên đã sử dụng khái niệm ‘khủng hoảng quản trị’
(crisis in governance), sau đó ‘quản trị’ được sử dụng rộng rãi
trong nghiên cứu phát triển chính trị, đặc biệt là được dùng để
miêu tả tình trạng chính trị thời hậu thuộc địa và của các quốc
gia đang phát triển”6. Trên phương diện vận dụng phân tích
về nhất thể hóa châu Âu, Marie Claude Smouts cho rằng, thập
niên 80 thế kỷ XX đã bắt đầu xuất hiện sự quản trị trong quan
hệ quốc tế (không phải cuối thập niên 80) và lý luận quản trị
đa tầng nấc chính là biểu hiện của tư tưởng quản trị quan hệ
quốc tế7. So sánh với hai loại lý luận trước đó, lý giải về vấn đề
quản trị càng nhấn mạnh việc vận hành mang tính phi quyền
lực địa lý càng thể hiện rõ các đặc trưng của hệ thống quản lý
của EU như: tính phức tạp, tính đa dạng, tính động, tính tự
nguyện, tính đan xen, chồng chéo về phạm vi địa lý và phi
trung tâm hóa.
QUỐC GIA
270 V SIÊU QUỐC GIA

Như vậy, các vấn đề thể chế, chính thể, quản trị đã tạo
thành ba cách giải thích chủ yếu đối với cơ chế nhất thể hóa
châu Âu - Cộng đồng châu Âu/Liên minh châu Âu. Mỗi cách
giải thích đều có bối cảnh ra đời, và có các đặc tính thời đại mới
mẻ của mình.

I. VỚI VAI TRÒ L MỘT LOẠI THỂ CHẾ QUỐC TẾ

Theo chủ nghĩa hiện thực, về mặt bản chất thì nhất thể hóa
thể chế có tính liên chính phủ (intergovermental), do lợi ích
quốc gia quyết định. Lý do để thể chế quốc tế tồn tại là nó đã
đại diện cho mẫu số chung nhỏ nhất của lợi ích giữa các quốc
gia. Ví dụ, quyết sách của EU đều tập trung ở lĩnh vực mà các
nước thành viên đều nhất trí ý kiến. Trường hợp mẫu số chung
nhỏ nhất không có, thì sự ra đời và tồn tại của thể chế quốc tế là
điều khó xảy ra. Chủ nghĩa hiện thực truyền thống càng khẳng
định, quyền lực vẫn là tham số phân tích chủ yếu khi khảo sát
cơ chế của EU. Morgenthau chỉ ra rằng, có thể dùng ba phương
diện chính sau đây để tiến hành khảo sát đối với cơ chế cộng
đồng: Thứ nhất, nội bộ các cơ quan, bộ phận khác nhau của
Cộng đồng châu Âu và việc phân bố quyền lực giữa chúng như
thế nào? Thứ hai, quyền lực giữa các cơ quan, bộ phận của cộng
đồng và chính phủ nước thành viên phân bố như thế nào? Thứ
ba, mức độ nhất trí của các nước thành viên trên các phương
diện kinh tế, quân sự và chính trị như thế nào8? Việc khảo sát
ba phương diện này có thể cho ta biết một cộng đồng mới thay
thế cho quốc gia, thực hiện chuyển giao quyền lực đã được
thành lập hay chưa. Mặc dù đã trải qua một số biến đổi mang
tính giai đoạn, nhưng do chủ nghĩa hiện thực vẫn được duy trì
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
271

trong quan điểm trung tâm của các quốc gia, nên chủ nghĩa
quốc gia trung tâm (state-centrism) cũng đã trở thành danh từ
thay thế cho lý luận nhất thể hóa của chủ nghĩa hiện thực.
Nhưng chỉ xuất phát từ góc độ quyền lực quốc gia hoặc lợi
ích quốc gia truyền thống thì chủ nghĩa hiện thực không thể trả
lời cho vấn đề cơ bản là: Tại sao cơ chế nhất thể hóa dù đi
ngược lại ý chí của một số quốc gia nhưng vẫn tiếp tục tồn tại
và được vận hành? Dù tại thời điểm đó đã từng xảy ra cuộc
“khủng hoảng quyền lực ghế trống” kéo dài trong 6 tháng do
De Gaulle gây ra, kết quả là “thỏa hiệp Luxembourg” ra đời, và
được coi là một thắng lợi của chủ nghĩa quốc gia trước chủ
nghĩa siêu quốc gia9, tuy nhiên khủng hoảng thể chế như vậy
đã không còn lặp lại lần nào nữa. Mặc dù, một số học giả, trong
đó có Haas cho rằng, sự kiện này một lần nữa đã thể hiện sức
sống ngoan cường của quốc gia, dân tộc, nhưng cũng cần nói
rằng, việc này cũng khiến mọi người nhận thức được hệ quả rất
xấu mà sự tan rã của nhất thể hóa có thể mang lại. Bởi thế mà,
càng phải trân trọng trật tự thể chế đã đạt được, dù việc này có
thể gây tổn thất đối với hiệu quả của quyết sách, thậm chí là
không có quyết sách (của chủ thể tham gia) thì cũng không nên
để một cuộc khủng hoảng thể chế như thế tái diễn. Và như vậy,
cũng khó có thể cho rằng đâu là bên chiến thắng.
Vì chủ nghĩa tự do đã nắm bắt được hoàn cảnh khó khăn
cốt yếu của các quốc gia theo chủ nghĩa hiện thực nên đã làm
cho những giải thích về lý luận của mình có vị trí vững vàng,
ổn định trong quan hệ quốc tế. Haas và chủ nghĩa công năng
mới của ông cũng đã thất bại trong việc dự báo về sự chuyển
giao trung thành, nhưng ông đã chỉ ra được khả năng về không
gian hoạt động mà một tổ chức quốc tế giành được một cách
QUỐC GIA
272 V SIÊU QUỐC GIA

độc lập, không phụ thuộc vào các nước thành viên10. Ông thừa
nhận rằng các tổ chức quốc tế đều bắt nguồn từ lợi ích chung
giữa các quốc gia, nhưng do các tổ chức quốc tế có thể giúp các
cá nhân và các nhóm thực hiện lợi ích của họ, nên dần dần sẽ
chiếm được lòng trung thành của họ, do đó nó có giá trị tồn tại
độc lập riêng của bản thân mình. Sự chuyển giao này xảy ra khi
mọi người không còn coi nó là công cụ có thể bị mất đi. Những
người theo chủ nghĩa tự do sau này đã từ bỏ, hoặc ít nhất là gác
lại giả thiết về chuyển giao sự trung thành của Haas để mở ra
hướng đi khác nhằm chứng minh sự tồn tại độc lập của thể chế
quốc tế.
Leon N. Lindberg đã từ bỏ dự báo về sự chuyển đổi giao sự
trung thành của Haas, tuy nhiên ông chấp nhận những giả thiết
về vấn đề xã hội quốc tế tồn tại chủ nghĩa tự do đa nguyên tại
các nước công nghiệp của Haas, ông cho rằng các trung tâm
hoặc cơ chế mới do nhất thể hóa sản sinh ra có thể hấp thụ các
nguyện vọng, hoạt động chính trị có liên quan tới chủ thể chính
trị. Tất nhiên, quốc gia không phải chủ thể chủ yếu được nói tới
ở đây. Theo đó, Lindberg chia quyết sách của nhất thể hóa thành
hai dạng thức và được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi về
sau: quyết sách cộng đồng (sharing or joint decision - making)
và quyết sách ủy thác (delegating decision-making). Nếu nói
quyết sách cộng đồng chưa thể hiện hết tính độc lập của cơ chế
nhất thể hóa, thì quyết sách ủy thác lại có thuộc tính độc lập
tương đối rõ ràng với các thành viên, bởi các quốc gia thành
viên liên quan đã nhất trí với việc chuyển quyền quyết sách
trong một số lĩnh vực nào đó để cơ chế nhất thể hóa thực hiện.
Giống như trong công việc của cộng đồng, quyền kiến nghị lập
pháp được trao riêng cho một ủy ban, hội đồng đại diện cho
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
273

chính phủ quốc gia thành viên chỉ có quyền thảo luận, quyết
định đề nghị của ủy ban, còn quyền kiến nghị của hội đồng đại
diện đã bị tiêu trừ. Song, Lindberg vẫn chia vấn đề mang tính
độc lập của cơ chế nhất thể hóa ra làm hai loại để xem xét. Ông
cho rằng, có hai điểm then chốt trong thành công của một quyết
sách về hóa giải mâu thuẫn: “Một là, sự tham dự của người điều
tiết thể chế hóa có quyền tự chủ. Hai là, cam kết lâu dài có tính
thiết yếu của quốc gia thành viên đối với sự nghiệp nhất thể
hóa nhằm đạt được quyết sách cuối cùng”11. Điều này ngụ ý
rằng, nếu một nước thành viên muốn gây rắc rối thì không thể
chỉ dựa vào cơ chế nhất thể hóa để thông qua quyết sách đó cho
dù bản thân họ có quyền tự chủ.
Cho dù Lindberg đã có thỏa hiệp nhất định về quan điểm,
nhưng giải thiết về tính độc lập của cơ chế nhất thể hóa được
xây dựng trong chủ nghĩa tự do đa nguyên xã hội quốc tế vẫn
chông chênh. Dù ủy ban kinh tế và xã hội đại diện cho hai bên,
giới chủ và người lao động, cũng như các tập đoàn lợi ích được
thành lập căn cứ vào “Hiệp ước Roma” năm 1957, nhưng tổ
chức xã hội đa quốc gia này chỉ có quyền đưa ra ý kiến, chứ
không có quyền quyết sách chính thức, và điều này đủ chứng
minh tính hạn chế về quyền lực của cơ chế đa quốc gia của xã
hội đa quốc gia. Vì vậy, quốc gia vẫn là đại diện chủ yếu trong
quyết sách đa quốc gia của nhất thể hóa, khả năng các xã hội
trực tiếp can dự vào quá trình đưa ra quyết sách đa quốc gia mà
không thông qua quốc gia của họ là rất ít xảy ra, nếu có cũng ít
phát huy tác dụng.
Chủ nghĩa hiện thực cũng phải đối mặt với những khó
khăn giống như chủ nghĩa tự do trong việc giải thích về cơ chế
nhất thể hóa. Việc Hoffman phân chia chính trị thành chính trị
QUỐC GIA
274 V SIÊU QUỐC GIA

cấp cao và cấp thấp có nghĩa là ông cho rằng nhất thể hóa ở
chính trị cấp thấp không gây tổn hại tới chủ quyền quốc gia, bởi
xã hội phát triển đến thời điểm nào đó thì đã đạt mức độ nhất
định rồi nên mức độ độc lập nào đó mà nó có được cũng không
gây tổn hại gì đến quốc gia, dân tộc. Tuy nhiên, sự phân chia
này của ông cũng giống như giả thiết về chủ nghĩa đa nguyên
được xây dựng trên cơ sở tính độc lập của cơ chế trong chủ
nghĩa tự do, đều thiếu sức thuyết phục, vì chính trị và kinh tế
vốn không thể tách rời, nên cho rằng nhất thể hóa kinh tế
không gây phương hại cho chính trị là một đánh giá cảm tính.
Haas đã sớm chỉ ra rằng, không có chính trị thoát ly khỏi kinh
tế, quyền lực (power) chỉ là cách thức để làm giàu (welfare) mà
thôi. Sau này, Hoffman cũng chỉ có thể nói rằng, sự phân chia
này không dựa vào nội dung, mà căn cứ vào tính chất của vấn
đề, nên năng lực giải thích của nó suy giảm nhiều.
Trong cục diện bế tắc như vậy, chủ nghĩa tự do mới chấp
nhận việc giải thích điểm xuất phát của chủ nghĩa hiện thực,
tức là thừa nhận việc thiết lập cơ chế nhất thể hóa là được dựa
trên lợi ích chung của quốc gia thành viên, quốc gia vẫn là chủ
thể chính trong hệ thống quốc tế. Tuy nhiên, chủ nghĩa tự do
mới cũng chỉ ra một vấn đề là: hành vi đối ngoại của chính phủ
không phải là nhất thành bất biến, thể chế quốc tế sau khi được
thiết lập và vận hành sẽ ảnh hưởng đến hành vi đối ngoại tiếp
theo của chính phủ, khiến nó phát triển theo phương hướng
phù hợp hơn, và đó cũng là giá trị độc lập của thể chế quốc tế.
Keohane cho rằng, thể chế quốc tế ảnh hưởng đến các sự kích
động mà một quốc gia phải đối mặt, dẫn tới việc quốc gia đó có
thể có các hành động khó lý giải như đề nghị sự trợ giúp từ
Tổng Thư ký Liên hợp quốc trong việc điều hòa cuộc chiến
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
275

tranh giữa Irắc và Iran; thể chế quốc tế cũng gây ảnh hưởng
đến vấn đề chi phí của nhiều vấn đề còn chưa hình thành như
hiệp ước kiểm soát vũ khí Mỹ - Xô đã khiến cho chi phí xây
dựng hệ thống tên lửa đạn đạo gia tăng, hay các quy định trong
Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) liên quan
đến hàng rào nhập khẩu đã khiến cho giá thành của hạn ngạch
có tính phân biệt đối xử áp đặt cho nhập khẩu tăng lên12.
Chủ nghĩa thể chế tự do mới của Keohane cơ bản thuộc về
dạng thức chủ nghĩa thể chế dựa trên lựa chọn lý tính (rational
choice institutionalism), vai trò của thể chế thể hiện ở chỗ nó
ảnh hưởng đến sự lựa chọn lý tính dựa trên tác động của
nguyên tắc lợi ích và giá thành của một quốc gia. Trong khi đó,
chủ nghĩa thể chế lịch sử (historical institutionalism) lại đưa ra
vấn đề kẽ hở (gap) để chứng minh vai trò độc lập của thể chế:
Vì sao sự kiểm soát của quốc gia thành viên đối với các cơ chế
và chính sách công của châu Âu xuất hiện kẽ hở, vì sao những
kẽ hở này khó lấp đầy, những kẽ hở này cung cấp không gian
ảnh hưởng tới tiến trình hội nhập châu Âu cho chủ thể bên
ngoài nước thành viên như thế nào, đồng thời hạn chế không
gian sắp xếp của tất cả các chủ thể chính trị ra sao. Chủ nghĩa
thể chế lịch sử cho rằng, mấu chốt của vấn đề là ở yếu tố lịch sử
không có sự khác biệt về thể chế, dù là quy tắc chính thức, kết
cấu chính sách, hay các loại quy phạm thì lịch sử sẽ khiến cho
sự việc phát triển thiên lệch đi so với phương hướng ban đầu.
“Lúc đầu, chủ thể có thể ở vị trí có sức mạnh, họ thực hiện
đồng thời việc tìm cách tối đa hóa lợi ích và cải cách cơ chế,
chính sách, điều này về cơ bản đã làm thay đổi vị trí của chủ
thể (hoặc vị trí của người kế thừa họ) bằng phương thức họ
chưa từng dự liệu được và (hoặc) bằng phương thức họ không
QUỐC GIA
276 V SIÊU QUỐC GIA

hề mong muốn”13. Kết quả của tiến trình ngoài ý muốn là giữa
quyết sách và kết quả lâu dài do nó đem lại sẽ làm xuất hiện sự
trì trệ nào đó, do đó cần có sự khảo sát lịch sử đối với tính độc
lập của thể chế hoặc sự hạn chế đối với nước thành viên.
Nói một cách xác thực hơn, Paul Pierson cho rằng, kẽ hở là
chỉ “sự không thống nhất rõ rệt tồn tại giữa thể chế và yêu cầu
chính sách theo mong muốn của nước thành viên với thể chế và
chính sách phát sinh trong thực tiễn”, hơn nữa một khi kẽ hở
này rộng ra sẽ khó hàn gắn lại một cách đáng tin cậy14. Chủ
nghĩa thể chế lịch sử xuất phát từ lịch sử để suy luận lôgích và
vấn đề lôgích này cũng xuất hiện trong lịch sử. Trên thực tế,
chủ nghĩa thể chế lịch sử lại giả thiết rằng những mong muốn
của chính phủ mà bị chủ nghĩa thể chế đã được lựa chọn lý tính
phê phán là không đổi, cũng có nghĩa là cơ chế và chính sách
nhất thể hóa phát sinh ở hiện tại không phù hợp với mong
muốn ban đầu của chính phủ khi thúc đẩy việc thiết lập cơ chế
sự ra đời của chính sách. Do đó chủ nghĩa thể chế lịch sử thừa
nhận sự phổ biến và tồn tại tất yếu của sự không thống nhất
này. Nhưng chúng ta nói rằng, mong muốn hiện tại của chính
phủ mà trên thực tế chủ nghĩa thể chế lịch sử không thể mường
tượng được cũng có thể đã khác với mong muốn ban đầu của
chính phủ, do đó có thể không tồn tại kẽ hở lớn như Paul
Pierson nghĩ giữa thực tế hiện hữu của cơ chế và chính sách
hiện tại với mong muốn ban đầu của chính phủ. Hơn nữa, dù
đã xuất hiện kẽ hở, biểu hiện của nhất thể hóa hoàn toàn không
phù hợp với mong muốn của các quốc gia thành viên, thì theo
lý luận của chủ nghĩa hiện thực, quốc gia thành viên vẫn nắm
quyền quyết định cuối cùng về nhất thể hóa, vẫn có thể sửa đổi
việc thực thi nhất thể hóa.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
277

Trên thực tế, chủ nghĩa thể chế xã hội (sociological


institutionalism) là một kiểu khảo sát nhận thức thể chế của học
phái, xét từ góc độ của chủ nghĩa nhận thức, trong thể chế quốc
tế, tồn tại một lượng lớn các nhân tố nhận thức, bao gồm: quy
phạm, giá trị, niềm tin, diễn thuyết (discourse), mô thức hành
vi, v.v.. Chủ nghĩa thể chế xã hội nghiên cứu mối quan hệ giữa
các nhân tố nói trên với quyết sách của Liên minh châu Âu. Ở
đây, thể chế vừa là một dạng hạn chế và miêu tả hành vi của
chủ thể, vừa được kiến tạo theo chủ thể, sự tác động qua lại lẫn
nhau đó làm cho chủ nghĩa thể chế xã hội hy vọng có thể loại
bỏ sự đối lập giữa chủ thể và thể chế. Vì vậy, ở đây nhấn mạnh
việc nhân tố nào quyết định nhân tố nào là vô nghĩa. Thomas
Risse-Kappen đã chỉ ra ưu thế của cách giải thích này, ông cho
rằng lý tính về công cụ rất khó nói rõ vì sao trong trường hợp
mong muốn của chủ thể là phân tán, cơ chế nhất thể hóa vẫn có
thể tìm cách để tiếp tục tồn tại. Ông cũng chủ trương hiểu Liên
minh châu Âu là chính thể đang trong tiến trình hình thành và
thông qua sức mạnh ràng buộc sự nhất trí mang tính quy phạm
để duy trì sự nhất quán15.
Trong khi chủ nghĩa tự do mới chấp nhận một số giả thiết
của chủ nghĩa hiện thực, thì chủ nghĩa hiện thực cũng đã tiếp
nhận một số nội dung của chủ nghĩa tự do và phản hồi các vấn
đề được chủ nghĩa tự do đưa ra. Chủ nghĩa hiện thực cũng thừa
nhận, cơ chế và chính sách nhất thể hóa đôi lúc cũng đi ngược
với ý chí của quốc gia nào đó, chí ít là ở biểu hiện bên ngoài, và
chủ nghĩa liên chính phủ tự do giải thích rằng đây là kết quả
của đàm phán quốc tế. Đối với Moravosik, một khi mong muốn
của quốc gia đã hình thành ở trong nước, sau khi đại diện quốc
gia chuyển tới Bruxelles, nó hầu như không thể hoàn toàn tự
QUỐC GIA
278 V SIÊU QUỐC GIA

quyết định vấn đề nữa, kết quả của đàm phán quốc tế chịu ảnh
hưởng tương đối mạnh của quốc gia. Sở dĩ hầu hết các quốc gia
không thỏa mãn (cần có phân tích mới làm rõ được, vì thực tế
không một chính phủ nào dám công khai thừa nhận rằng các
giải pháp nhất thể hóa mà họ chấp nhận gây tổn hại tới lợi ích
quốc gia) nhưng vẫn chấp nhận kết quả của đàm phán chủ yếu
là do thỏa thuận trọn gói (package deal) hoặc cách giao dịch
trọn gói thường được sử dụng trong tiến trình nhất thể hóa
châu Âu. Điều ẩn sau sự thành công có thể có của phương pháp
này là sự tồn tại của việc liên hệ và chi trả bồi thường16.Vì thế,
vấn đề cuối cùng quyết định cơ chế và chính sách nhất thể hóa
vẫn là lợi ích quốc gia, giữa nó không tồn tại vai trò độc lập của
bất kỳ cơ chế siêu quốc gia nào17.
Ngoài ra như trên đã trình bày, do sự tăng tốc của tiến
trình nhất thể hóa châu Âu từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay,
sự sống lại dưới hình thức nào đó của chủ nghĩa công năng mới
mà những người theo chủ nghĩa công năng mới một lần nữa đã
nhìn thấy sự xuất hiện của tiến trình lan tỏa. Song, về vấn đề cơ
chế, sự sống lại của những người theo chủ nghĩa công năng mới
không phải giống như việc chuyển giao trung thành mà Haas
nhấn mạnh, mà là căn cứ vào hiện thực để chỉ ra sự ràng buộc
trong các mệnh lệnh của Liên minh châu Âu và các loại quyết
sách khác, cũng như phán quyết của Tòa án châu Âu đối với
nước thành viên. Trong lĩnh vực nhất thể hóa, quyền lực của
nước thành viên thấp hơn quyền lực siêu quốc gia của cơ chế
nhất thể hóa. Lý luận quản trị siêu quốc gia tiếp tục nhấn mạnh
luận điểm đó và cho rằng, cơ chế nhất thể hóa sau khi hình
thành, tự thân nó sẽ có được động lực duy trì và phát triển. Ủy
ban, Toà án châu Âu có nhiệm vụ phục vụ xã hội đa quốc gia
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
279

chứ không giống như chủ nghĩa liên chính phủ đã tuyên bố,
giữa thể chế và các nước thành viên tồn tại mối quan hệ kiểu
như giữa người đại lý và người ủy thác (agent-principal). Tòa
án châu Âu chính là một ví dụ điển hình, cùng với việc vừa giải
thích các hiệp ước thì nó cũng giải thích trách nhiệm pháp luật
mà nước thành viên phải gánh vác18.
Những người theo chủ nghĩa hiện thực lại đáp trả rằng,
cho dù cùng là nước thành viên, nhưng sự tuân thủ của họ đối
với các quy tắc của châu Âu cũng không đồng nhất, các nước
lớn càng có dư địa hoạt động rộng hơn các nước nhỏ. Trên
phương diện ngăn chặn hoặc đi ngược lại phán quyết của tòa
án các nước thành viên; hơn nữa cũng thể hiện sự sáng tạo lớn.
Đồng thời, Tòa án châu Âu cũng không có bất kỳ sức mạnh của
cảnh sát hay quân đội nào để bảo đảm việc ý chí của nó được
chấp hành, tạo dựng quyền uy cho nó. Tóm lại, bất cứ quốc gia
nào đều có các biện pháp để ngăn cản việc thông qua quyết
sách mà họ không đồng ý. Ngoài ra, hàng loạt kế hoạch lập
pháp của EU được hoàn thành dưới hình thức đưa ra mệnh
lệnh (directive), nhưng mệnh lệnh chỉ liệt kê các mục tiêu, còn
tình tiết cụ thể để đạt được các mục tiêu này lại được dành cho
nước thành viên tự quyết định. Hơn nữa, ở một chừng mực rất
lớn nào đó, nội dung chính xác của các mệnh lệnh cũng còn do
con đường phi chính trị sau đó, bao gồm các cơ quan chính
phủ, các tổ chức chính thống và tập đoàn lợi ích có liên quan
cũng như những thuyết khách cùng hoàn thành.
Nghiên cứu của Geoffrey Garrett phát hiện ra rằng, đa số lý
luận hợp tác đều giả định rằng sự sắp xếp hợp tác cuối cùng là
sự lựa chọn duy nhất mà chủ thể ban đầu phải đối mặt khi đàm
phán. Đồng thời cũng giả thiết rằng thể chế quốc tế đã được tạo
QUỐC GIA
280 V SIÊU QUỐC GIA

ra không tổn hại đến kết cấu chính trị của hệ thống quốc tế hiện
có, và hầu như không uy hiếp đến chủ quyền quốc gia dân tộc.
Ông cho rằng, lấy thị trường đơn nhất của cộng đồng làm ví
dụ, trên thực tế thì cấu trúc thể chế do nó sản sinh ra đều có
quyền hạn rất lớn đối với chính phủ nước thành viên và hành
vi của các doanh nghiệp nội địa của họ. Mà cấu trúc thể chế này
lại không phải là sự lựa chọn duy nhất. Nó thể hiện rõ ràng đây
là kết quả phân phối, kết quả phân phối này phản ánh lợi ích
của các quốc gia lớn, đặc biệt là lợi ích của Đức và Pháp. Thậm
chí ông còn dự đoán, nhất thể hóa trong tương lai, bao gồm các
liên minh kinh tế và tiền tệ, liên minh chính trị, đều chỉ có thể
phản ánh ưu thế và lợi ích của nước lớn, khó tránh khỏi sự ảnh
hưởng của chính trị quyền lực19. Luận điểm này sau đó được
hai học giả Anne-Marie Burley và Walte Mattli gọi là chủ nghĩa
lý tính mới (Neorationalism). Đồng thời, họ cũng kiên trì sử
dụng các ví dụ trái ngược mà chủ nghĩa công năng mới đưa ra
trong quá trình nhất thể hóa pháp luật của châu Âu để phản
bác, cho rằng chính Tòa án châu Âu là tác nhân thúc đẩy nhất
thể hóa chủ yếu, phán quyết của nó cần phải được chính phủ
các nước chấp nhận. Cho dù cá biệt có chính phủ phản đối kịch
liệt nhưng cuối cùng vẫn phải chấp nhận phán quyết đi ngược
lại với nguyện vọng của họ của tòa án20.
Geoffrey Garrrett phản bác rằng, sở dĩ các chính phủ lựa
chọn sự phục tùng là do họ đã trải qua quá trình đánh giá lý
tính. Dù họ không thích thú, nhưng lợi ích thu được trong việc
sắp xếp kết quả lớn hơn phí tổn bỏ ra khi phục tùng sự phán
quyết của tòa án. Hơn nữa, ngược lại, khi tòa án phán quyết
cũng không hoàn toàn là một loại hành vi pháp luật, tòa vẫn có
thể cân nhắc một cách lý tính đến khả năng chấp nhận phán
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
281

quyết của nước thành viên ở mức độ nào, tức là đồng thời với
việc giải thích pháp luật cũng cần phải cân bằng về chính trị.
Tương tự, tòa án là một chủ thể lý tính chiến lược, có mục tiêu
cơ bản là mở rộng quyền hạn của pháp luật châu Âu và quyền
giải thích pháp luật của mình. Các quan tòa hiểu một cách sâu
sắc rằng, quyền lực của họ không được xây dựng dựa trên điều
khoản trong hiệp ước của EU, mà chủ yếu phụ thuộc vào sự
phục tùng lâu dài của các quốc gia thành viên. Kết quả là hoạt
động tư pháp của tòa án chịu sự hạn chế từ phản ứng của quốc
gia thành viên đối với phán quyết của tòa. Từ góc độ của tòa
án, phán quyết hiệu quả nhất là những phán quyết vừa mở
rộng được pháp luật của châu Âu, vừa nâng cao sức nặng của
phán quyết về danh tiếng những hạn chế, rằng buộc chặt chẽ
của nó đối với nước thành viên, nhưng tuyệt đối không thể đi
ngược lại ý chí của các nước lớn21.

II. VỚI VAI TRÒ L MỘT LOẠI CHÍNH THỂ V QUẢN TRỊ

Học giả Jacques Delors gọi EU là một “thực thể chính trị
không rõ ràng” (“unidentified political object”, cụm từ này
được cấu thành dựa theo khái niệm “UFO”, tức “vật thể bay
không rõ”). Điều này cho thấy, “đã xuất hiện thực thể có tính
chế độ và tính chính trị kiểu mới, và không thuộc thể chế chính
trị truyền thống như phạm trù quốc gia, liên bang hoặc bang
liên kết”22. Cách nói này cũng thể hiện nguyện vọng của một bộ
phận dân chúng châu Âu, rằng họ đã chán ngán với những
tranh luận không ngừng nghỉ giữa chủ nghĩa hiện thực, chủ
nghĩa tự do và chủ nghĩa siêu quốc gia trong phạm trù học
thuật quan hệ quốc tế rồi. Theo quan điểm của họ, những tranh
QUỐC GIA
282 V SIÊU QUỐC GIA

luận này căn bản không thể giải quyết được vấn đề thực tế,
trong đó một vấn đề rất hiện thực là: những quyết sách đang
ảnh hưởng đến chính phủ các cấp ở các nước cũng như đời
sống thường ngày của nhân dân các nước này rốt cục được sản
sinh ra từ cơ chế hội nhập như thế nào.
Nhìn nhận từ góc độ trên, cơ chế nhất thể hóa lại càng
giống một kiểu chính thể, chứ không phải là sản phẩm của mối
quan hệ giữa quốc gia. Tương ứng với điều đó, một bộ phận
học giả cũng cho rằng, quan hệ quốc tế học không giúp ích gì
trong việc phân tích chính thể, không thể giải thích châu Âu là
một kiểu chính thể để cung cấp công cụ tri thức, chỉ có tri thức
của chính trị so sánh mới có thể lý giải được những bí ẩn trong
đó. Trào lưu tư tưởng này chủ yếu hình thành trong bối cảnh lý
luận nhất thể hóa của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực
đều bị công kích nặng nề vào thập niên 70 thế kỷ XX.

1. Nghiên cứu chính thể của cơ chế nhất thể hóa


Liên bang là kết quả nghiên cứu về nhất thể hóa châu Âu
của chính trị so sánh truyền thống. Lý luận liên bang và tập thể
lại là một tìm tòi nghiên cứu tương đối mới. Những điều này
chúng tôi đã giới thiệu chi tiết ở phần trước23. Nhưng nếu
trên thực tế, đứng từ góc độ này để lý giải EU giống quan hệ
quốc tế - rơi vào cái bẫy của chủ nghĩa trung tâm quốc gia, chỉ
có điều đây là một hình thức khác của chủ nghĩa trung tâm
quốc gia.
Trong chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa lấy quốc gia là trung
tâm coi cơ chế nhất thể hóa và hoạt động của nó là sản phẩm,
thứ phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các nước thành viên liên
quan, không có giá trị tồn tại độc lập. Còn chủ nghĩa trung tâm
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
283

quốc gia trong lý luận về liên bang, bang liên kết, tập thể lại loại
bỏ kết cấu quốc gia ở tầng nấc nước thành viên, nhưng ở tầng
nấc châu Âu nó lại cấu thành quốc gia. Điều này tuy được
“chụp cho chiếc mũ” là chủ nghĩa siêu quốc gia, nhưng cách
nói này có vấn đề về mặt lôgích, vì hình thức tổ chức của
chính quyền chưa thoát ly khỏi thể chế quốc gia, dân tộc hiện
thời của các thành viên, chỉ có điều là chính quyền ở cấp cao
nhất thuộc về cơ chế từ các quốc gia thành viên hiện có được
nâng lên cấp độ châu Âu. Vì vậy, vượt quá khung khổ chỉ thể
hiện ở phạm vi và quy mô của quốc gia hiện có, còn những
nguyên tắc cơ bản để xây dựng quốc gia thì chưa có gì biến
đổi, tiến bộ. Kết quả của sự vượt quá đó chỉ là một quốc gia có
quy mô và phạm vi lớn hơn thay thế cho 6, 9, 12, 15 quốc gia
dân tộc hoặc nhiều hơn. Như vậy, nói một cách chặt chẽ, đó
chưa được coi là siêu quốc gia.
Robert Jackson đã chỉ ra rằng, tranh luận về sự vượt quá và
không vượt quá của EU chủ yếu có hai trường phái. Một
trường phái cho rằng, EU đã có thay đổi cơ bản, các thành viên
của EU đã gắn kết thành một chủ thể có quyền chính trị và
pháp luật của châu Âu và có sự khác biệt rõ ràng về mặt thể chế
so với các thành viên riêng lẻ. Trên một số phương diện quan
trọng, nước thành viên đã hạn chế đặc quyền và quyền kiểm soát
của EU, và châu Âu chuyển từ một xã hội các quốc gia (a societas
of states) sang thành một xã hội phổ biến (universitas). Trong
khi trường phái còn lại cho rằng, EU không có nội dung gì mới,
các nước thành viên vẫn duy trì sự thống trị của họ. Các thành
viên EU chỉ thành lập một tổ chức quốc tế có khả năng nâng cao
điều kiện kinh tế và xã hội của họ mà thôi, chứ không tạo ra sự
chuyển giao vĩnh viễn và không thể đảo ngược về vấn đề chủ
QUỐC GIA
284 V SIÊU QUỐC GIA

quyền, EU chỉ là một liên minh của các quốc gia có chủ quyền.
Jackson cho rằng, trong khi các quốc gia châu Âu làm mờ đi
biên giới trong nội bộ liên minh thì lại rất nghiêm ngặt với biên
giới bên ngoài. Vì vậy, cho dù EU biến thành một thực thể độc
lập, thay đổi thế cân bằng của thế giới thì cũng không thay đổi
được phương thức cơ bản vốn có tính toàn cầu của xã hội các
quốc gia. Xét từ ý nghĩa đó, EU chưa thể dẫn đến được một
cuộc cách mạng của hệ thống quốc gia có chủ quyền. Một châu
Âu thống nhất về chính trị vẫn là một bộ phận của thế giới do
các quốc gia chủ quyền cấu thành nên24. Vì thế, nhất thể hóa
khu vực thậm chí có thể còn đi ngược lại với mong muốn ban
đầu của nó về việc hình thành một cộng đồng an ninh, bởi vì sự
cạnh tranh giữa các quốc gia có quy mô, phạm vi và thực lực
càng lớn thì có thể càng bất ổn an ninh, xung đột bùng phát có
thể càng ác liệt hơn, và sức phá hoại cũng càng lớn hơn.
Tuy nhiên trong thực tế, điều EU thể hiện chính là một loại
thuộc tính hàm chứa sự mâu thuẫn, có vẻ đúng nhưng thực
chất lại là sai. Một mặt, EU có các đặc tính nhất định của quốc
gia, gồm các cơ quan như lập pháp, hành chính, tư pháp. Trong
lĩnh vực nó quản lý, EU liên tục đưa ra các chính sách, và các
quốc gia thành viên hầu như chỉ là người phục tùng mệnh lệnh
của Ủy ban và chấp hành phán quyết của tòa án châu Âu. Mặt
khác, EU lại thiếu mất thuộc tính quan trọng nhất đối với một
quốc gia, tức là sự độc quyền hợp pháp về vấn đề bạo lực. EU
chưa có cơ quan thi hành bạo lực của bản thân, thậm chí chưa
có cảnh sát giúp việc cưỡng chế việc thi hành các phán quyết
của tòa án. Quyền lực đối với những công việc có tính trọng đại
vẫn nằm trong tay các nước thành viên. Thuộc tính như đúng
mà lại là sai đó nhất định sẽ không thể lý giải được trong khi so
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
285

sánh EU với thể chế của quốc gia thông thường (đặc biệt là chế
độ liên bang của các quốc gia như Mỹ, Đức, Thụy Sĩ). Điều này
cũng có nghĩa, trên thực tế thì chính trị so sánh thông thường
không nhất thiết có thể cung cấp công cụ kiến thức tốt hơn để
hiểu về cơ chế nhất thể hóa châu Âu.
Xem xét kỹ lại, từ thập niên 80 thế kỷ XX trở lại đây, mọi
người bắt đầu tìm tòi nghiên cứu khả năng của cách hiểu thứ
ba, tức là quản trị. Điểm chung của sự nỗ lực đó chính là sự từ
bỏ, hoặc chí ít là gác lại, tránh nguồn cơn của sự cố chấp dẫn
đến tranh chấp - ý thức quyền lực. Chúng ta có thể nhìn ra,
đằng sau sự nỗ lực như vậy không thể không có bóng dáng của
trào lưu tư tưởng chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism).

2. Tư tưởng quản trị trong quan hệ quốc tế


Tư tưởng quản trị trong quan hệ quốc tế bắt nguồn từ sự
thất vọng đối với hành vi của chủ thể quốc gia, phản ánh quốc
gia chỉ là một sự tồi tệ không thể thiếu. Tuy nhiên đây không
phải là một quan niệm duy nhất, và càng không phải là quan
niệm hoàn hảo nhất về một tổ chức thúc đẩy sự tiến bộ của thế
giới. Ngân hàng Thế giới được cho là tổ chức đưa ra tư tưởng
quản trị sớm nhất, khi các nước thuộc thế giới thứ ba liên tiếp
lâm vào khủng hoảng nợ ở thập niên 80 của thế kỷ XX. Ngân
hàng Thế giới đã cáo buộc hệ lụy đó với sự quản lý yếu kém
của chính phủ, và lấy việc cải tiến trong quản trị (của các quốc
gia) làm điều kiện để tiếp tục cung cấp viện trợ. “Hành động đó
đã gắn kết quản trị với ‘kiện toàn quản lý phát triển’ lại với
nhau, cho rằng cần thiết phải xây dựng tiêu chuẩn và hệ thống
điều lệ để có thể cung cấp một khuôn khổ đáng tin cậy và minh
bạch hơn nữa cho việc xử lý việc công, hơn nữa còn yêu cầu
QUỐC GIA
286 V SIÊU QUỐC GIA

nhà cầm quyền báo cáo các công việc của họ... Một sự quản trị
tốt sẽ kéo theo sự tham dự của tổ chức phi chính phủ, đặc biệt
là các doanh nghiệp tư nhân”25. Ở đây, tư tưởng quản trị dần
diễn biến thành một mớ hỗn độn những nội dung như dân chủ
đa nguyên, tôn trọng pháp luật và độc lập tư pháp, xã hội dân
sự, nâng cao sự minh bạch chính trị, chính trị đa đảng,... Nhưng,
đồng thời nó còn liên tục đề xướng cái gọi là nguyên tắc có tính
trung lập với ý thức hệ như vấn đề kỹ thuật, hiệu quả, quản lý
chuyên gia,... Đằng sau sự thuần khiết của ý thức hệ đó, điều
mà tư tưởng quản trị tiến hành trên thực tế lại là cuộc chinh
phạt về phía đông mới một cách lặng lẽ của đội thập tự quản
bất khả chiến bại của ý thức hệ phương Tây, là việc phương
Tây dùng cách diễn đạt “ý thức hệ phương Tây là mô hình toàn
cầu” để đánh tráo khái niệm “sự kết thúc của ý thức hệ”. “Sự
kết thúc của lịch sử” mà Fukuyama từng đề cập không phải là
sự tiêu tan của ý thức hệ, mà thể hiện một loại nhận thức chung
mang tính toàn cầu “trên nguyên tắc dân chủ tự do, theo tính
ưu việt của thị trường tư bản chủ nghĩa, và trên hình thức tổ
chức xã hội hiện đại, đã xuất hiện”26.
Cách đề cập nêu trên của Ngân hàng Thế giới cũng được
các tổ chức tài chính, tổ chức viện trợ phát triển quốc tế, thậm
chí là tập đoàn tài chính tư nhân khác vận dụng làm điều kiện
để cung cấp viện trợ. Từ “khủng hoảng quản trị” không những
được Ngân hàng Thế giới dùng để chỉ tình trạng lâm vào
khủng hoảng nợ của châu Phi27, mà tư tưởng này còn gây tiếng
vang trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu. Trong quá trình tìm
cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ thập niên 70 thế
kỷ XX, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong thập niên 1980,
chính phủ các nước châu Âu đã phải chịu nhiều chỉ trích và bị
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
287

yêu cầu nới lỏng quyền lực này, cho phép sự tham gia của các
tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp, tập đoàn lợi ích, thậm chí
là các cá nhân. Seine Kerensky chỉ ra rằng, sở dĩ tư tưởng quản
trị có thể gây tiếng vang lớn không chỉ bởi nó được dùng để chỉ
trích sự quản lý yếu kém của các chính phủ thuộc thế giới thứ
ba, mà còn vì nó liên quan tới sự thay đổi to lớn của toàn bộ kết
cấu chính trị quốc tế. “Việc Chiến tranh lạnh kết thúc, cộng với
tiến trình toàn cầu hóa đã gây chấn động sâu sắc tới kết cấu
chính trị quốc tế. Song song với những thay đổi này là sự gia
tăng nhanh chóng của phong trào nhất thể hóa mang tính
khu vực và cả sự sụp đổ của một số quốc gia. Biểu hiện của
những biến đổi này ở khắp nơi hầu như là khủng hoảng về
chủ quyền quốc gia, hơn thế nữa còn gây ra sự hoài nghi đối
với các cơ chế điều tiết quốc tế. Chưa kể, chúng còn làm lung
lay cả khung lý luận khoa học chính trị vốn trước đây quá tập
trung vào vai trò của quốc gia. Chính trong bối cảnh đó, khái
niệm “quản trị” đã xuất hiện, và nó chỉ rõ một mặt cần phải
xem xét lại mối quan hệ giữa cầm quyền và quyền lực; mặt
khác, cần làm nổi bật vai trò của tổ chức phi chính phủ trong
các cơ chế điều tiết chính trị”28.
Ủy ban Quản trị toàn cầu định nghĩa quản trị: “là sự tổng
hòa các hoạt động của mọi cá nhân, tập đoàn - công hoặc tư -
nhằm xử lý những công việc chung của họ. Đây là một quá
trình liên tục, thông qua quá trình này các loại xung đột và lợi
ích có hy vọng sẽ được điều hòa, đồng thời sử dụng các hành
động hợp tác. Quá trình này bao gồm việc trao cho các đoàn
thể, cơ quan quyền lực được thừa nhận quyền cưỡng chế chấp
hành và đạt được thỏa thuận được nhân dân hoặc tổ chức đoàn
thể đồng ý hoặc cho là phù hợp với lợi ích của họ”29. Như đã
QUỐC GIA
288 V SIÊU QUỐC GIA

trình bày ở trên, quản trị phản ánh định hướng giá trị của tự trị
xã hội, sự tham gia thậm chí là phối hợp của chính phủ. Nếu
chỉ có sự quản lý của chính phủ thì có thể dẫn tới thất bại, thể
hiện ở hiệu quả của chính phủ thấp, cơ cấu nhân sự phình to,
tiêu cực nảy sinh, vì tình riêng mà làm trái pháp luật. Người
Nhật Bản dịch từ “governance” thành “hiệp trị” (cùng quản
trị - ND), cách dịch này rất hợp lý vì nó đã biểu đạt được giá trị
bên trong của từ đó30.
Chính vì vậy, quản trị và chính thể là hai vấn đề khác nhau.
“Trình độ hệ thống hóa điều lệ của xã hội quốc tế ngày càng
được nâng cao, bao gồm rất nhiều cơ chế kiểm soát, nhưng lại
thiếu lãnh đạo có quyền uy của bất kỳ siêu quốc gia nào. Đây
cũng là ví dụ thực tế điển hình cho ‘sự quản trị vô chính phủ’,
tức là một hệ thống quản lý được dẫn dắt bởi các giá trị quan và
sự nghiệp chung; hệ thống này thiết lập quyền lực thông qua
nhận thức chung, và không nhất thiết phải dùng thủ đoạn
cưỡng chế. Điều để chính phủ dựa vào là quyền lực chính thức
và lực lượng cảnh sát, và vấn đề quản trị đạt được nhờ vào sự
thể hiện của tinh thần chủ động vì các mục tiêu chung”31. Đối
tượng nghiên cứu của chính thể là quy tắc vận hành các loại
quyền lực có tính ổn định tương đối, nó khiến kỳ vọng của
tất cả các chủ thể có xu hướng thống nhất mục đích này đạt
được thông qua thuyết giáo, thực hiện thông qua các trừng
phạt có tính cưỡng chế. Trong khi đó, quản trị thuộc phạm
trù kéo dài của nghiên cứu về thể chế quốc tế, tất nhiên hầu
hết thể chế quốc tế đều không vận hành thông qua sự cưỡng
chế32, mà nó dựa vào sự nhất trí về nhận thức và mục tiêu
chung đối với các vấn đề liên quan (cho dù, sự đồng thuận này
được xây dựng trên cơ sở sự nhất trí thực sự hay thông qua
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
289

thỏa hiệp để đạt được); là quản trị có tính động, tính khả biến,
hình thành và thay đổi liên tục.
Nhưng, đến nay và cả trong tương lai có thể dự báo, bất
luận thế nào thì quốc gia và chính phủ cũng không thể bị trục
xuất hoàn toàn, nên trong nghiên cứu về quản trị cũng không
thể bỏ qua điều này. Như Marie Claude Smouts đã đề cập:
“Thập niên 80 thế kỷ XX, khái niệm ‘quản trị’ với hình thức bất
quy tắc đã xuất hiện trong quan hệ quốc tế. Quản trị không chỉ
không càng dùng càng rõ, mà ngược lại đã trở thành một thuật
ngữ có hàm ý rộng rãi, có lúc gắn liền với khái niệm của ‘chính
quyền’, có lúc lại gắn chặt với khái niệm của ‘trật tự thế giới’”33.
Chính quyền đề cập ở đây là chính thể. Điều này có thể tìm thấy
trong lý luận về quản trị đa cấp, và Mác gọi là hệ thống quản trị
đa cấp như EU là chính thể châu Âu (Euro-polity)34. Như vậy, sự
khác biệt trong nghiên cứu về cơ chế của quản trị và chính thể
hay lý luận nhất thể hóa chỉ ở vấn đề mức độ, quản trị ít nhấn
mạnh quyền lực hơn, quốc gia và chính phủ không phải là duy
nhất, thậm chí cũng không phải là chủ thể hành vi quan trọng
nhất, nó khuyến khích các tổ chức phi chính phủ, tập đoàn lợi
ích, các doanh nghiệp, công ty và cả các cá nhân trong xã hội
tham gia một cách rộng rãi cùng xử lý tốt công việc.

3. Lý luận quản trị trong nhất thể hóa châu Âu


Thuyết quản chế quốc gia của G. Majone chính là một dạng
thức của tư tưởng quản trị35. Thuyết này cho rằng trên phương
diện xây dựng chế độ quản lý, chức năng của EU hết sức phát
triển, trong đó chủ yếu là việc thiết lập các loại quy tắc phổ biến
với sự nhất trí trong phạm vi cộng đồng. Về điểm này, EU không
giống như bản thân các quốc gia châu Âu (các nước châu Âu thực
QUỐC GIA
290 V SIÊU QUỐC GIA

hiện rất tốt việc phân phối của cải xã hội, được gọi là quốc gia
phúc lợi), mà giống với Mỹ nhiều hơn (nước Mỹ được cho là
không quản lý phúc lợi, chỉ quản lý quy phạm). Quản chế có
thể được giải thích là một phương pháp quyết sách với giá
thành thấp, trong khuôn khổ của EU với nguồn tài nguyên có
hạn thì đây là một sự cân nhắc quan trọng, và mang ý nghĩa là
nó có đủ động lực để thúc đẩy Ủy ban cố gắng cung cấp chế độ
quản lý. Về mặt nhu cầu, các chủ thể quốc gia và phi quốc gia
đều có lợi ích từ việc phát triển năng lực và hành động trong
chế độ quản lý của châu Âu. Lý do hình thành chế độ quản lý
siêu quốc gia này bắt nguồn từ sự yếu kém của các hình thức
quản lý quốc tế khác, bao gồm các hiệp định song phương và
đa phương mà các chính phủ đã ký kết. Ủy ban châu Âu có
quyền kiểm tra việc chấp hành những quy định thuộc chế độ
quản lý, và điều này có lợi trong việc bảo đảm rằng các quyết
sách trong chế độ quản lý được chấp hành tốt hơn36. Ở đây, lý
luận quản chế quốc gia, chủ nghĩa thể chế và cả tư tưởng quản
trị đều có liên quan với nhau. Thuật ngữ “quản chế” nhằm
phản ánh đặc tính kỹ thuật thuần túy của quản chế, nó không
đề cập việc xây dựng chính sách phân phối lợi ích và khuynh
hướng lợi ích tiềm ẩn. Tuy nhiên nhiều người sẽ phản bác, bất
cứ quy tắc nào đều không thể hoàn toàn trung lập, vì nếu
không nghiêng về lợi ích của bộ phận người này, sẽ nghiêng về
lợi ích của bộ phận người kia.
Lý luận quản trị đa cấp thể hiện tương đối nhiều trong tư
tưởng quản trị37. “Ban đầu, nó tập trung vào các phản ứng phụ
sản sinh ra từ sự tác động lẫn nhau về cơ chế của các quốc gia
trung tâm và tầng nấc châu Âu và ít nhiều bao gồm cả sự phân
tán uy quyền của quyền quyết sách nảy sinh cùng với đó cho
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
291

các chủ thể trực thuộc quốc gia (SNA: sub-national authority)
(chỉ tất cả cơ quan quyền lực chính phủ dưới cấp quốc gia ở cấp
cơ sở, cấp trung và vùng, miền). Từ đó, giúp cho các chủ thể
này có quyền can dự và gây ảnh hưởng đến tiến trình ra chính
sách của EU”38. Mác chỉ ra rằng, trong quá khứ, quyền lực của
Cộng đồng châu Âu/Liên minh châu Âu đã được tăng cường
mạnh mẽ trong khoảng hơn 10 năm. “Văn kiện châu Âu đơn
nhất” (năm 1986) đã xây dựng cơ chế biểu quyết đa số đặc định
cho cấp hội đồng bộ trưởng, giúp gia tăng quyền lực của Nghị
viện châu Âu. “Hiệp ước Maastricht” (năm 1992) tiếp tục mở
rộng thêm phạm vi quyền hạn của EU, phạm vi biểu quyết đa
số đặc định cho cấp hội đồng, giúp Nghị viện châu Âu có
quyền phủ quyết trong một số loại hình lập pháp. Vấn đề Mác
đưa ra là: quản trị đa cấp có ý nghĩa như thế nào đối với kết cấu
chính trị của châu Âu? Sự phát triển đó đồng nghĩa với việc
quốc gia dân tộc bị suy yếu hay được tăng cường? Nếu như bị
suy yếu thì đã có trật tự chính trị nào để thay thế nó?
Mác đã đưa ra hai mô hình khái niệm trật tự chính trị: Một
là, sự quản trị trung tâm quốc gia (state-centric governance), nó
có nghĩa là nhất thể hóa châu Âu chưa thách thức đến sự tự chủ
của quốc gia - dân tộc, và chủ quyền quốc gia không những
được bảo vệ, mà thậm chí còn được tăng cường nhờ tư cách là
thành viên của EU. Tiến trình nhất thể hóa châu Âu do quá
trình đàm phán giữa chính phủ các nước thành viên điều khiển,
và chưa có một chính phủ nào bị buộc phải chấp nhận nhất thể
hóa vượt quá ngưỡng mà họ mong muốn, bởi đàm phán được
thiết lập trên cơ sở mẫu số chung nhỏ nhất về lợi ích của các
quốc gia có liên quan. Chủ thể siêu quốc gia chỉ là hỗ trợ nước
thành viên trong việc cung cấp thông tin và thúc đẩy để đạt
QUỐC GIA
292 V SIÊU QUỐC GIA

được thỏa thuận, chúng có rất ít ảnh hưởng độc lập. Kết quả
của chính sách chỉ phản ánh lợi ích của chính phủ nước thành
viên và tương quan lực lượng giữa các nước thành viên. Hai là,
quản trị đa cấp phản ánh: việc “nhất thể hóa châu Âu là một
tiến trình kiến tạo chính thể, trong đó quyền uy và ảnh hưởng
đối với quyết sách được chia sẻ bởi nhiều chính phủ - dưới
quốc gia, quốc gia và siêu quốc gia. Trong khi chính phủ quốc
gia khó tránh khỏi vai trò là một thành viên tham gia xây dựng
chính sách châu Âu, thì sự kiểm soát vốn nằm trong tay họ đã
chuyển sang cho cơ chế siêu quốc gia. Quốc gia đã mất một
số quyền hạn kiểm soát mà trước đây họ có về tay các cá
nhân lãnh đạo tương đương họ. Nói một cách đơn giản hơn,
trung tâm của sự kiểm soát chính trị đã thay đổi, chủ quyền
quốc gia đã hòa trong quyết sách tập thể của EU, bao gồm
chính phủ nước thành viên, Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu
Âu, và Tòa án châu Âu”. Trong bài viết, Mác cũng đã trình
bày tỉ mỉ việc tại sao nước thành viên sẽ tự nguyện hoặc
không tự nguyện chuyển giao quyền kiểm soát sang cho cơ
chế siêu quốc gia, vì sao nước thành viên khó có thể tự mình
hoặc cùng nhau kiểm soát kết quả của nhất thể hóa châu Âu,
cũng như việc quyền lực được chia sẻ như thế nào trong tiến
trình đưa ra quyết sách giữa Ủy ban, Hội đồng, Nghị viện
châu Âu và Tòa án châu Âu39.
Bám theo mạch quản trị đa cấp, Charlie Jeffery đã trình bày
về mối quan hệ giữa chủ thể trực thuộc quốc gia và vấn đề nhất
thể hóa châu Âu. Tầm quan trọng của mối quan hệ này đã thể
hiện hết sức rõ ràng trong thập niên 90 thế kỷ XX, đặc biệt là
nguyên tắc bổ trợ mà “Hiệp ước Masttricht” đã xác định, và cả
việc Ủy ban khu vực (COR, the Committee of the Regions)
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
293

được thành lập theo nguyên tắc trên đã cho thấy rõ hơn điều
này. Chủ thể trực thuộc quốc gia thậm chí còn có thể tham gia
hội đồng bộ trưởng (chứ không phải chỉ ngồi sau bộ trưởng,
việc ngồi sau bộ trưởng để tham gia hội đồng bộ trưởng đã
thực hiện được rồi; khi công việc thảo luận có quan hệ đặc biệt
với khu vực nào đó thì đại diện chính quyền địa phương đó có
quyền có mặt, ngồi sau bộ trưởng và đưa ra ý kiến đối với quyết
sách của bộ trưởng. Ở đây là họ ngồi ngang hàng với bộ trưởng,
thậm chí thay thế bộ trưởng trở thành vai chính của hội nghị).
Chủ thể trực thuộc quốc gia “đã được quốc tế hóa, hòa nhập được
với kênh xây dựng quyết sách châu Âu ngoài quốc gia (access).
Điều đó cũng có nghĩa là trong quyết sách của EU, quyền lực của
chủ thể trực thuộc quốc gia và sự chuyển đổi vai trò tương đối của
quốc gia ở trung tâm đã được thực hiện trong nội bộ quốc gia.
Hoạt động của chủ thể trực thuộc quốc gia đã bắt đầu gây sức ép
đối với khả năng duy trì quyền lực lũng đoạn chính sách nhất thể
hóa châu Âu”40 cơ chế của quốc gia trung tâm.
Trong phần trên ta có thể phát hiện ra rằng, điều mà lý
luận quản trị đa cấp nhấn mạnh tương đối nhiều vẫn là các loại
hình thức chính thức của quyền lực - chính phủ các cấp và cơ
chế quốc tế, chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu đầy đủ về sự tham
gia của các loại chủ thể xã hội. Khi nghiên cứu cơ chế quốc tế,
đại bộ phận đều nhắm vào các tổ chức vận động hành lang
(lobby), và cả sự tham gia của các chuyên gia trong các quyết
sách ở cấp thấp. Tuy nhiên, điểm mấu chốt của tư tưởng quản
trị lại không phải là nhằm tập trung sự chú ý vào việc chuyển
dịch từ hình thức chính thức sang hình thức phi chính thức của
quyền lực, mà là nhấn mạnh việc phân quyền và sử dụng
quyền lực một cách cởi mở và việc cùng tham gia của các loại
QUỐC GIA
294 V SIÊU QUỐC GIA

hình chủ thể. Nói theo cách nói của James N. Rosenau là:
“Quản trị không phải là từ đồng nghĩa của thống trị
(government). Chúng đều chỉ hành vi có mục đích, chỉ hoạt
động có định hướng, chỉ hệ thống quy tắc; nhưng thống trị có
nghĩa là hoạt động được sự ủng hộ của quyền lực chính thức,
được sự ủng hộ của lực lượng cảnh sát để bảo đảm những
chính sách phù hợp, hợp pháp sẽ được thực hiện. Trong khi đó,
quản trị chỉ hoạt động được sự ủng hộ của mục tiêu cùng thụ
hưởng, khả năng cùng thụ hưởng mục tiêu đó có thể là và cũng
có thể không là trách nhiệm chính thức do pháp luật quy định,
không nhất thiết phụ thuộc vào lực lượng cảnh sát để khắc
phục sự phản đối và đạt được thỏa hiệp. Nói cách khác, hàm
nghĩa của quản trị phong phú hơn thống trị rất nhiều, nó bao
gồm cơ cấu chính phủ, cũng bao gồm các cơ chế phi chính thức,
phi chính phủ, các cá nhân và tổ chức trong đó có thể tiếp tục
phát triển, thỏa mãn nhu cầu, cũng như thực hiện nguyện vọng
của họ”41. Điểm quan trọng nhất trong lý thuyết quản trị của
James N. Rosenau là trong bối cảnh tình hình thế giới biến đổi
nhanh chóng, nhu cầu mới liên tiếp xuất hiện, những bước phát
triển không ngừng gia tăng, thì việc chỉ dựa vào chính phủ và
hoạt động chính thức của nó sẽ không thể ứng phó được. Quản
trị có thể làm tốt những vấn đề mà có thể chính phủ làm không
tốt, cơ chế quốc tế, chính quyền địa phương và những hoạt
động không nhất thiết bắt nguồn từ chính phủ đều là bộ phận
cấu thành của quản trị. Như vậy, một trật tự chính trị thế giới
mới đang hình thành. Cho dù hình hài của trật tự mới này có
thể còn cần một khoảng thời gian nhất định mới hiện rõ, tuy
nhiên chúng ta đã có thể thông qua nhận thức đối với những
biến đổi đang diễn ra để cảm nhận sự hiện diện của nó.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
295

Dùng tư tưởng quản trị để nghiên cứu nhất thể hóa châu
Âu làm lộ rõ loại giải thích đã được lý luận khác đề cập, tức là
không cần tập trung vào những tranh luận truyền thống, rằng
đó là sự vượt quá hay sự phục tùng chi phối của quốc gia, và
cộng đồng chung châu Âu/Liên minh châu Âu trên nhiều
phương diện chỉ là làm công việc mà chính phủ của từng quốc
gia đơn lẻ không thể làm tốt được. Cơ chế siêu quốc gia của
một ủy ban như thế này cũng khiến việc định vị bản thân được
hết sức rõ ràng. Vì thế, từ khi cơ chế siêu quốc gia ra đời đến
nay nó vẫn luôn cố tránh việc để mọi người không ấn tượng là
kẻ tranh giành quyền lực chính trị, mà luôn thực hiện nghiêm
túc các chức năng mang tính kỹ thuật, chí ít là để mọi người
cảm giác như vậy, nếu không thì sẽ không có ai đồng ý để cơ
chế siêu quốc gia trở thành quái vật siêu quốc gia ngự trị trên
đầu quốc gia mình, và khi chưa có sự ủng hộ của chính phủ các
nước và nhân dân của họ, bản thân cơ chế siêu quốc gia cũng sẽ
mất đi tính hợp pháp và lý do để tồn tại.
Nhưng vấn đề đã nảy sinh khi chúng ta thực sự muốn
dùng lý luận quản trị để chỉ đạo việc phân tích tiến trình hoạch
định chính sách. Như Marie Claude Smouts bình luận: “Khái
niệm của quản trị là phải loại trừ mọi tổ chức tập quyền trung
ương và tư tưởng kiểm soát. Ngược lại, điều mà nó chủ trương
là một mô hình với nhiều kiểu tổ chức, đa cấp và cơ quan ra
quyết sách. Nhưng những thành phần trong cơ cấu đa dạng, đa
cấu trúc và nhiều biến đổi này có thể tự liên kết với nhau được
không thì điều này khó có thể tưởng tượng được; một điều
khác cũng khó có thể tưởng tượng là kết quả đó có thể làm nảy
sinh kế hoạch hành động điều hòa, đạt được đến mục tiêu mà
các nhóm, tổ chức trong toàn nhân loại hy vọng. Hoàn toàn
QUỐC GIA
296 V SIÊU QUỐC GIA

ngược lại - đây cố nhiên là một loại thường thức - toàn cầu hóa
càng phát triển, thì các loại tổ chức sẽ càng đòi hỏi sử dụng
hành động tập thể mới theo đặc điểm hoặc của bản thân, hoặc
dựa trên hiện thực, hoặc dựa trên tưởng tượng. Vì thế, “tiêu
chuẩn cơ bản của quản trị toàn cầu là hiệu quả: hiệu quả của
việc xử lý tranh chấp, giải quyết vấn đề, hiệu quả của việc điều
hòa lợi ích các bên. Điều này đương nhiên đều có lợi đối với
mọi người. Nhưng, cho dù không tồn tại tổ chức trung ương và
hệ thống tham chiếu mang tính toàn cầu, thì thị trường vẫn là
người điều tiết duy nhất phát huy được tác dụng và ảnh hưởng
đến mọi hệ thống xã hội con có tác động lẫn nhau trong thế giới
hiện nay, còn ‘quản trị toàn cầu’ rất có thể chỉ là chủ nghĩa lý
tưởng, là một chiếc áo khoác cho cả thế giới mà ẩn chứa đằng
sau đó là chủ nghĩa tự do kinh tế giả tạo nhất”42.
Phần sau của đoạn trích dẫn trên là nhằm vào tư tưởng
quản trị toàn cầu, trong khi phần trước lại chỉ ra rằng, dù bản
thân châu Âu là nơi mà mọi người được hưởng văn hóa lịch sử
chung, có quan niệm giá trị và ý thức hệ chung, nhưng do vấn
đề quản trị nhấn mạnh tính đa dạng, tính tự trị nên trong bối
cảnh không có quyền uy chung, cần phải dung hòa nhiều loại
lợi ích, nhiều tổ chức đoàn thể cùng quản trị một cách hài hòa,
đây rõ ràng là ảo tưởng để xóa sổ các quốc gia và thực hiện việc
tự trị xã hội. Cho nên, như ở phần trên đã chỉ ra, điều còn lại
của tư tưởng quản trị toàn cầu chỉ có thể đồng nghĩa với âm
mưu bá chủ thiên hạ của giá trị quan ý thức hệ phương Tây.
Trong vận hành thực tế của quá trình nhất thể hóa châu Âu, Ủy
ban Kinh tế - Xã hội đã được thành lập hơn 40 năm, và Ủy ban
khu vực có thể cũng đã tồn tại được 6 năm, nhưng chức năng
chủ yếu của chúng vẫn chỉ là kiến nghị. Trong đa số các nghiên
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
297

cứu về cơ chế đưa ra quyết sách của EU, các ủy ban này đều
chưa thể được đưa vào đối tượng khảo sát. Còn những tập
đoàn lợi ích phi chính phủ xuyên quốc gia được những người
theo chủ nghĩa công năng mới gửi gắm hy vọng, nghiên cứu
của W.Wessels đã chỉ ra rằng, tuy họ đều có trụ sở làm việc đặt
tại Bruxelles, nhưng quyền lực của các văn phòng này đã bị
chuyển giao cho các tổ chức thành viên của quốc gia, không thể
độc lập phát huy sức ảnh hưởng43. Điều đó cho thấy, quốc gia
vẫn là chủ thể hạt nhân, và ảnh hưởng của chủ thể khác đa
phần phải thông qua kênh quốc gia44.

III. XEM XÉT CƠ CHẾ TỪ VẤN ĐỀ THỜI GIAN, KHÔNG


GIAN RIÊNG

Qua sự phân tích của hai phần trước, có thể thấy rằng, tính
chất của cơ chế nhất thể hóa châu Âu hết sức phức tạp. Chỗ độc
đáo, hấp dẫn của cơ chế này cũng là điều khiến mọi người
tranh luận là sự kết hợp độc nhất vô nhị của quy tắc và cơ chế
quốc gia và siêu quốc gia. Chủ nghĩa hiện thực đã chỉ ra cơ chế
nhất thể hóa chỉ là công cụ để nước thành viên tiến hành mặc
cả, thúc đẩy thông tin thông suốt, thực hiện lợi ích. Điều cơ chế
này thể hiện chỉ là mẫu số chung nhỏ nhất về lợi ích của nước
thành viên và sức mạnh tương đối giữa các nước thành viên.
Chủ nghĩa tự do cho rằng, cho dù cơ chế nhất thể hóa là do
nước thành viên sáng tạo ra, nhưng sau khi cơ chế này được
thiết lập do nhiều nguyên nhân mà nó có thể có được động lực
lực tồn tại và phát triển, nó có thể cung cấp những nhu cầu để
thỏa mãn không thể thay thế. Cơ chế này có thể liên kết hoặc
phân hóa lực lượng giữa các nước thành viên, khiến cho kiến
QUỐC GIA
298 V SIÊU QUỐC GIA

nghị mà nó đưa ra được thông qua, thậm chí có quyền lực siêu
quốc gia đối với nước thành viên. Còn lý luận quản trị cung cấp
cho chúng ta một bối cảnh rất hỗn loạn, trên vũ đài với nhiều
chủ thể ấy, các loại quyền lực và quyền uy đan xen, quyền hạn
và chức năng trùng lặp. Điều mà vấn đề quản trị hy vọng cung
cấp cho chúng ta là một trật tự, nhưng trên thực tế, điều mà tư
tưởng đó thể hiện lại là sự hỗn loạn do chưa xác định giới hạn
của chủ thể, chưa phân công quyền hạn, chưa thiết lập trình tự
rõ ràng. Song, mặc dù thế, chúng tôi vẫn cho rằng, những cách
giải thích về cơ chế nhất thể hóa châu Âu này đều chỉ ra một
phần chân lý, đều có căn cứ hợp lý và kết luận đáng tin cậy, sự
hình thành của chúng đều cần có thời gian, không gian và điều
kiện cụ thể.
Vậy thì vấn đề đặt ra là ở trường hợp nào, thời gian nào thì
thể hiện chủ yếu của cơ chế nhất thể hóa là thuộc tính giữa các
chính phủ, quyền quyết định cuối cùng mà chính phủ nước
thành viên được hưởng? Trong trường hợp nào, khi nào nó thể
hiện đặc tính của siêu quốc gia? Có phải sự vận hành quyền lực
không bị lũng đoạn trong tay chính phủ nước thành viên mà
lưu động giữa các cơ chế nhất thể hóa? Trong trường hợp nào,
khi nào nó thể hiện tư tưởng quản trị, tổ chức chính phủ và phi
chính phủ và sự tham dự rộng rãi của đoàn thể và cá nhân,
cùng nhau quyết sách?
Để chứng minh cho các vấn đề trên, chúng tôi lại một lần
nữa vận dụng phương pháp phân công. Hai phương pháp
phân công đều có lợi cho việc hoàn thành nhiệm vụ tiếp theo:
Một là, căn cứ theo tính chất và cấp quyết sách tương ứng của
vấn đề cụ thể để phân tích; Hai là, căn cứ theo sự khác nhau về
giai đoạn trong tiến trình nhất thể hóa để phân chia.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
299

Trước khi phân tích vấn đề chính, chúng tôi trước hết cần
phải giới thiệu tóm tắt các cơ chế của EU, xin xem Bảng 5.1.

Bảng 5.1 Bảng tóm tắt quyết sách châu Âu

* Hội đồng châu Âu (the European Council) do người đứng đầu


trong chính phủ tất cả các quốc gia, tổng thống Pháp và Phần Lan (vì họ
được bầu ra để thực hiện một số quyền lực thực tế chứ không chỉ là
nguyên thủ quốc gia mang tính tượng trưng) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu
hình thành nên. Theo quy định Hội đồng châu Âu phải gặp gỡ ít nhất một
năm hai lần (thường là ba lần) theo hình thức của Hội đồng châu Âu hoặc
Hội nghị thượng đỉnh châu Âu, thảo luận việc chỉ đạo chính trị tổng thể
của Liên minh châu Âu với vai trò là một chính thể, bao gồm: Trụ cột thứ
nhất (Pillar I), tức là Cộng đồng châu Âu theo giới hạn về truyền thống;
Trụ cột thứ hai (Pillar II), tức chính sách ngoại giao và an ninh chung; Trụ
cột thứ ba (Pillar III), tức sự hợp tác chính sách về công tác tư pháp và
dân chính. Trong đó, trụ cột thứ hai và thứ ba đều do “Hiệp ước
Maastricht” thiết lập nên. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt, Hội đồng
châu Âu đều thông qua quyết sách theo kiểu nhất trí, thông thường
không áp dụng quyết sách theo kiểu bỏ phiếu.
* Hội đồng Bộ trưởng (the Council of Ministers) là tổ chức lập pháp
chủ yếu của EU, do bộ trưởng chính phủ các nước thành viên (hoặc đại
diện tương đương với bộ trưởng - TG), phụ trách các lĩnh vực chính sách
cụ thể như thị trường trong nước, nông nghiệp, môi trường lập thành [khi
thảo luận công việc của trụ cột thứ hai còn có thêm đại diện cấp cao về
chính sách đối ngoại và an ninh chung của EU (the HR, the High
Representative for the Common Foreign and Security Policy hoặc
M.PESC45 - TG)]. Hội đồng thường quyết sách thông qua biểu quyết đa
số xác định (QMV, qualified majority voting), vấn đề trình tự chỉ cần đa
số biểu quyết, nhưng đối với một số lĩnh vực chính sách (như trưng thu
QUỐC GIA
300 V SIÊU QUỐC GIA

thuế, phần lớn công việc của trụ cột thứ hai và trụ cột thứ ba) lại thường
phải hoàn toàn đồng ý nhất trí. Công việc của hội đồng do Ủy ban đại
diện thường trú (the COREPER, Committee of Permanent
Representatives, là đại sứ các nước thành viên thường trú ở EU), tiểu
ban công tác của các chuyên gia và Ủy ban chính trị (the PoCo, Political
Committee, gồm quan chức ngoại giao cấp cao của các nước thành viên,
chủ yếu thảo luận công việc trong lĩnh vực trụ cột thứ hai) chuẩn bị.
* Ủy ban châu Âu (the European Commission) là cơ quan thực thi
của EU, đại đa số công việc đều do Hội đồng châu Âu ủy thác thực thi.
Người đứng đầu Ủy ban là chủ tịch, hiện có 20 ủy viên* (Commissioner)
(năm nước lớn Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha mỗi nước có hai ủy viên,
còn lại là 10 ủy viên của 10 nước thành viên, con số đó có thể thay đổi
sau khi EU mở rộng - TG). Ủy viên do chính phủ nước thành viên bổ
nhiệm, nhiệm kỳ là 5 năm, công việc mang tính chức năng của Ủy ban
do tổng điều hành (DGs, Directorates-General) phụ trách lĩnh vực chính
sách cụ thể trực thuộc hoặc tổ chức phục vụ chuyên môn phối hợp giúp
đỡ hoàn thành. Ở trụ cột thứ nhất, tức là các công việc thuộc phạm vi xử
lý của Cộng đồng châu Âu truyền thống, bao gồm nông nghiệp, vận tải,
môi trường, năng lượng, nghiên cứu và khai thác phát triển, Ủy ban có
toàn quyền kiến nghị lập pháp.
* Nghị viện châu Âu (EP, the European Parliament) do 626 nghị sĩ
được bầu cử trực tiếp lập thành, 5 năm bầu cử một lần, số lượng thành
viên Nghị viện được xác định căn cứ theo dân số của nước thành viên.
Quyền lực của Nghị viện châu Âu gồm có: (1) Về nhân sự, việc bổ nhiệm
nhân sự của Ủy ban và Ngân hàng Trung ương châu Âu đều phải được

______________
* Ủy ban hoạt động theo phương pháp một nội các chính phủ, với 27 ủy
viên châu Âu (từ năm 2014 là 28 ủy viên). Nhưng Anh chuẩn bị rời khỏi EU
sau cuộc Trưng cầu dân ý vào ngày 24-6-2016. Xem: https://vi.wikipedia.org/
wiki/%E1%BB%A6y_ban_ch%C3%A2u_%C3%82u.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
301

sự đồng ý của Nghị viện. (2) Về lập pháp, chủ yếu là sửa đổi các điều
ước, hiện cũng đã mở rộng đến việc thông qua về lập pháp. Hình thức
chủ yếu thực hiện quyền lực lập pháp của Nghị viện có: Trình tự bàn bạc
(the consultation procedure), chỉ việc đưa ra kiến nghị ở Ủy ban. Trước
khi Hội đồng chấp nhận để trở thành luật pháp, phải trưng cầu ý kiến của
Nghị viện, ví dụ như việc thẩm tra giá cả nông sản phải áp dụng trình tự
này. Trình tự hợp tác (the cooperation proceduce), Nghị viện thông qua
việc sửa đổi để quá trình lập pháp được hoàn thiện hơn, đòi hỏi phải đọc
thông qua hai lần, trình tự này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực hay vấn
đề, ví dụ như Quỹ Phát triển khu vực châu Âu (the European Regional
Development Fund), nghiên cứu, môi trường, hợp tác nước ngoài và phát
triển. Trình tự ra quyết sách chung (the co-decision procedure), chỉ Nghị
viện và Hội đồng đều có quyền ra quyết sách. Có một ủy ban hòa giải
(conciliation committee) (bao gồm các thành viên với số lượng tương
đương nhau do Nghị viện và Hội đồng cùng phái cử, cùng tham gia ủy
ban) để tìm kiếm sự thỏa hiệp giữa hai bên, nếu như hòa giải không có
kết quả, thì Nghị viện sẽ có quyền từ chối phương án được đưa ra. Trình
tự này áp dụng cho việc luân chuyển tự do của nhân viên, bảo hộ người
tiêu dùng, giáo dục, văn hóa, y tế... (3) Quyền phê chuẩn, chủ yếu chỉ
các hiệp định quốc tế quan trọng, bao gồm tiếp nhận thành viên mới,
hiệp định liên hệ với nước thứ ba (association agreement), tổ chức và
mục tiêu của Quỹ Cấu trúc và Hỗ trợ (the Structural and Cohesion
Funds), nhiệm vụ và quyền lực của Ngân hàng Trung ương châu Âu...
(4) Quyền dự toán, đồng ý dự toán và giám sát chi. (5) Cuối cùng là
quyền giám sát về chính trị. “Hiệp ước Amsterdam” khiến cho quyền lực
của quốc hội châu Âu được tăng cường tương đối lớn.
* Tòa án châu Âu (EC), the European Court of Justice): mỗi nước
thành viên sẽ cử một quan tòa đại diện để tham gia, nhiệm kỳ là 6 năm,
chủ yếu quyết định làm thế nào để áp dụng luật pháp của Cộng đồng
QUỐC GIA
302 V SIÊU QUỐC GIA

châu Âu trong thực tế, tức là giải thích luật pháp có liên quan đến các vụ
án cụ thể, đồng thời giám sát xem luật pháp của Cộng đồng liệu có được
nhất trí thực thi trong toàn liên minh hay không. Căn cứ giải thích của nó
là các điều ước/hiệp ước được xem là hiến pháp của EU. Do điều
ước/hiệp ước tương đối mơ hồ, nên Tòa án có quyền lực khá lớn trong
việc phát triển (các quy định trong điều ước/hiệp ước) thành nguyên tắc
chung của luật pháp của Cộng đồng.
* Ủy ban Kinh tế - Xã hội Cộng đồng châu Âu (ESC, The Economic
and Social Committee of the European Communities) và Ủy ban Khu
vực. Ủy ban Kinh tế - Xã hội được thành lập theo “Hiệp ước Roma” năm
1957, có thể chủ động cung cấp hoặc cung cấp theo yêu cầu ý kiến tới
Ủy ban, Hội đồng, Nghị viện châu Âu về các công việc liên quan. Thành
viên của Ủy ban Kinh tế - Xã hội có 222 người, do chính phủ nước thành
viên giới thiệu và Hội đồng bổ nhiệm, nhiệm kỳ hoạt động là 4 năm. Các
thành viên chủ yếu phân thành ba tiểu ban: Tiểu ban thứ nhất đại diện
cho giới chủ, tiểu ban thứ hai đại diện cho người làm thuê, tiểu ban thứ
ba đại diện cho các tập đoàn lợi ích. Ủy ban Khu vực mới được thành lập
theo nguyên tắc bổ trợ của “Hiệp ước Liên minh châu Âu” vào năm 1994,
thành viên cũng là 222 người, do các quan chức của chính quyền địa
phương cấp I, gần gũi nhân dân nhất được bầu ra đảm nhiệm. Những
vấn đề như y tế công cộng, giáo dục, thanh niên, văn ho, kinh tế, xã hội
liên quan trong phạm vi toàn châu Âu, được quy định trong Hiệp ước đều
phải có sự tư vấn của Ủy ban Khu vực. Ủy ban cũng có thể tự đưa ra ý
kiến của mình về công tác chính sách mà nó cho là ảnh hưởng đến khu
vực như nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Nguồn tài liệu: John Peterson, Elizabeth Bomberg,


Decision-Making in the European Union, Macmillan
Press Ltd. 1999, pp. 32-33. Xem http://europa.eu.int/inst-en.htm
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
303

1. Phân chia giai đoạn trong tiến trình

Chúng tôi thấy rằng, đa phần những trình bày về lý luận


nhất thể hóa trong quan hệ quốc tế đều tập trung vào giai đoạn
thiết lập đàm phán của nhất thể hóa. Trong khi đó, các lĩnh
vực đã nhất thể hóa lại được giả thiết là không tồn tại vấn đề,
và có thể bỏ qua, không cần quan tâm. Còn các cách giải thích
của chính trị so sánh lại thường được tiến hành trong bối
cảnh giả thiết nhất thể hóa đã trở thành sự thật. Chúng chỉ
quan tâm tới việc sự vận hành nhất thể hóa của nước thành
viên sau khi quyền lực được chuyển giao (delegate) hoặc hội
tụ có phải phụ thuộc vào quyết định của nước thành viên hay
không, hay đã có cơ sở vận hành và không gian hoạt động
độc lập của mình.
Như vậy, về thời gian chúng ta chí ít có thể chia tiến
trình ra làm ba giai đoạn như sau: Quyết sách nhất thể hóa,
lập pháp nhất thể hóa, chuẩn bị lập pháp nhất thể hóa. Quyết
sách nhất thể hóa ở đây là chỉ việc nước thành viên liệu có
thực hiện quyết định nhất thể hóa trong một số vấn đề nào
đó, như thị trường trong nước (internal market), nông
nghiệp, môi trường, hay không, cũng như có thực hiện quyết
định thiết lập và thay đổi cơ chế tương ứng hay không,
Muraveski gọi đó là quyết định lớn (great decision). Lập
pháp nhất thể hóa là sau khi quyết định chính sách lớn thì
quyết định các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực đó căn cứ vào cơ
chế đã thiết lập, ví dụ như xác định giá cả nông sản. Đây là
QUỐC GIA
304 V SIÊU QUỐC GIA

sự chấp hành điều ước/hiệp ước của Cộng đồng. Căn cứ vào
quy định của điều ước, phương thức chấp hành điều ước của
Cộng đồng bao gồm một số loại lập pháp là: Xây dựng điều
lệ (regulation), thông báo chỉ thị/mệnh lệnh (directive), đưa
ra quyết định (decision), ngoài ra còn có thể đưa ra kiến nghị
(recommendation) và ý kiến (opinion)46.
Như vậy, chúng ta có thể sơ đồ hóa quy trình nhất thể hóa
qua hai hình minh họa dưới đây (Hình 5.1).

Hội đồng
Hội nghị châu Âu
Chính
trị
trong Uỷ ban
Hội đồng
nước (kiến nghị)
(quyết sách)
và Hội
nghị liên
chính
phủ các Ủy ban đại diện
thường trú
nước
thành
Ủy ban Kinh tế -
viên
Xã hội Nghị viện
Uỷ ban Khu vực châu Âu
Tiểu ban
công tác

(a)
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
305

Hội đồng Nghị viện


châu Âu

A Ủy ban
Tòa
án
Đầu ra chính sách
châu
Âu B Nước thành viên

(b)
Hình 5.1: Sơ đồ minh họa quy trình nhất thể hóa*
Chú thích:
(a) Sơ đồ này căn cứ vào sự phát triển mới, đã sửa đổi và điều chỉnh
so với sơ đồ của Giáo sư Áp Vũ Ngạn. Xem Áp Vũ Ngạn: Nghiên cứu lý
luận thống nhất hòa nhập quốc tế, tr.119.
(b) Quy trình sơ đồ chủ yếu phù hợp với cộng đồng cũ, tức là lĩnh
vực công việc của trụ cột thứ nhất, ở trụ cột thứ hai và trụ cột thứ ba,
quyền lực và sức ảnh hưởng của ủy ban và cơ chế siêu quốc gia khác bên
trong đó phải nhỏ hơn nhiều, vì thế quy trình này không phù hợp. Hơn
nữa, ngay cả trong công việc thuộc phạm vi của Cộng đồng thì quá trình
cụ thể còn có thể do vấn đề khác nhau mà vẫn còn những khác biệt.

Trong giai đoạn thai nghén và đàm phán nhất thể hóa, sự
mặc cả giữa chính trị trong nước và chính phủ chắc chắn đóng
______________
* Hình 5.1 (b) thể hiện mối tương tác giữa Ủy ban châu Âu - các
nước thành viên - Tòa án châu Âu như ba khối độc lập. Khi các nước
thành viên có ý kiến trái chiều với Ủy ban thì có thể nêu ý kiến với Tòa
án châu Âu để qua đó tác động trở lại với Ủy ban. Sơ đồ này từng xuất
hiện trong quá trình xây dựng Liên minh châu Âu trước kia (BT).
QUỐC GIA
306 V SIÊU QUỐC GIA

vai trò then chốt. Điều này cũng giải thích vấn đề trò chơi song
tầng của Bulmer, Hilary Putnam, Maciej Murawski vẫn không
thể bác bỏ. Những vấn đề quan trọng như việc sáng lập nhất
thể hóa, việc điều chỉnh cơ chế nhất thể hóa, mở rộng phạm vi
cũng mang tính chất liên chính phủ. Như vậy, hai giai đoạn là
chuẩn bị ra quyết sách nhất thể hóa và ra quyết sách nhất thể
hóa cũng chính quy trình từ hội nghị chính trị trong nước và
liên chính phủ đến Hội đồng châu Âu, giải thích của cơ chế của
chủ nghĩa hiện thực có ưu thế tương đối. Tuy nhiên đôi lúc kết
quả có thể sẽ xuất hiện điều không như một hoặc một vài nước
thành viên nào đó hy vọng mà chủ nghĩa tự do đã nhìn ra hoặc
xuất hiện cái gọi là kết quả ngoài ý muốn (unintended
consequence) trong tiến trình phát triển của lịch sử. Nhưng, về
tổng thể, phương hướng và bước phát triển của nhất thể hóa
phải phù hợp với kỳ vọng và lợi ích của đại đa số nước thành
viên. Một hoặc một vài quốc gia chưa thu được lợi ích trong
quyết sách nhất thể hóa cần phải được bồi thường ở nơi khác,
thời điểm khác. Sự cân bằng tổng thể chắc chắn là cần thiết.
Cơ chế, quy phạm, tập quán nhất thể hóa đã có chắc chắn
sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng và nhận thức về giá thành lợi ích của
nước thành viên, khi quyết định nhất thể hóa bước tiếp theo,
nhưng sự ảnh hưởng hoặc hạn chế này sẽ không thể vượt qua
mức giới hạn tổng thể. Mức giới hạn đó chính là mức thu lợi
tổng thể dự tính phải lớn hơn giá thành có thể phải bỏ ra. Bằng
không, sẽ không một quốc gia nào tự nguyện chấp nhận sự sắp
xếp đến từ bên ngoài mà về tổng thể khiến họ chịu thiệt. Đây là
điều không cần tranh cãi. Chính vì vậy, chủ nghĩa tự do, bao
hàm cả chủ nghĩa nhận thức chỉ có thể được hình thành trong
một phạm vi hữu hạn liên quan đến việc tạo ra và hạn chế
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
307

lượng biến đổi của chế độ, lượng biến đổi của nhận thức đối
với hành vi của chủ thể.
Trong giai đoạn đó, như lý luận đa cấp cho thấy, sự tham
dự của các chủ thể hành vi khác nhau liệu có thể khiến cho tình
hình thay đổi hay không? Charlie Jefferry đã chỉ rõ, chủ thể cấp
dưới quốc gia khi tham dự vào việc quyết sách của Liên minh
châu Âu đã có những bước tiến lớn, đã phá bỏ được tình trạng
lũng đoạn của chính phủ trung ương quốc gia ấy đối với nhất
thể hóa, đã trực tiếp hoặc trong nội bộ quốc gia gián tiếp thiết
lập mối liên hệ với EU. Nhưng, thứ nhất, như Charlie Jefferry đã
nói, mối liên hệ giữa chính quyền địa phương và nhất thể hóa
châu Âu ở các nước khác nhau là khác nhau; thứ hai, mối liên hệ
trực tiếp hoặc gián tiếp đó đều nằm trong phạm vi được chính
phủ trung ương của quốc gia đó cho phép; thứ ba, sức ảnh
hưởng của nó chủ yếu còn hạn chế ở tính chất của việc kiến
nghị, còn thiếu quyền quyết sách mang tính thực chất47. Các
chủ thể phi chính phủ khác cũng như vậy.
Nhưng khi nhất thể hóa đi hết giai đoạn quyết sách, bước
vào tiến trình lập pháp thông thường thì quyền lực lại không
còn bị khống chế chặt chẽ trong tay chính phủ nước thành viên
nữa. Chính phủ nước thành viên trở thành một trong những tay
đấu võ đóng nhiều vai trong trò chơi quyền lực, đặc biệt là
trong lĩnh vực cộng đồng, Ủy ban châu Âu trở thành người
hoạch định chính sách hợp pháp duy nhất trong cơ chế của EU.
Như vậy, chủ nghĩa liên chính phủ đã bị phản kích: khi EU trở
thành nơi khởi nguồn của chính sách chung trong các lĩnh vực
như nông nghiệp, môi trường, vận tải, năng lượng, nghiên cứu
và khai thác phát triển, thì Ủy ban được hưởng quyền kiến nghị
riêng, chính phủ nước thành viên cần phải nắm được nghị trình
QUỐC GIA
308 V SIÊU QUỐC GIA

chính sách để theo đuổi lợi ích quốc gia của mình trong đó. Vì
thế, mạch suy nghĩ của chủ nghĩa liên chính phủ đã bị đảo
ngược. Hơn nữa, cho dù nước thành viên vẫn là nguồn gốc của
đa số ý tưởng chính sách, nhưng nếu muốn nó trở thành kiến
nghị chính sách chính thức thì cũng phải được thông qua ủy
ban có quyền lợi riêng. Bởi vậy, ủy ban cũng hoan nghênh sự
thúc đẩy ban đầu của nước thành viên để vấn đề nào đó vào
nghị trình, sau đó nó sẽ có thể sử dụng phương thức mà nước
thành viên khởi xướng có thể chưa chắc đã hài lòng để kiểm
soát tiến trình quyết sách.
Như Hình 5.1-b đã trình bày, EU rất giống một kiểu chính
thể. Tuy giống lý luận quản trị đã sửa đổi, nhưng ý tưởng
quyền lực ở đây không đậm nét như chính trị quốc gia, nhưng
sự lưu chuyển của nghị trình giữa các cơ chế đã bước đầu mang
dáng dấp của một hình thái chính thể. Điều này không thể giải
thích đơn giản như chủ nghĩa liên chính phủ, cho dù, hội đồng
vẫn nắm quyền quyết sách (quyết sách ở đây tương tự như việc
lập pháp của quốc gia thông thường), nhưng việc thực hiện
quyền lực đó phải chịu sự chế ước của Ủy ban và Nghị viện.
Khi Ủy ban không có kiến nghị thì Hội đồng không thể quyết
nghị những việc mình mong muốn; để đổi lấy đề nghị đồng ý
của Ủy ban, Hội đồng có thể sẽ buộc phải chấp nhận một số sửa
đổi mà Ủy ban đưa ra trên cơ sở góc nhìn nhận chủ quan của
họ. Chỉ khi Ủy ban đồng ý hoặc khi nội bộ đồng ý nhất trí thì
Hội đồng mới có thể phủ quyết hoàn toàn đề nghị của Ủy ban.
Nghị viện cũng có mối quan hệ ràng buộc với hai Hội đồng và
Ủy ban. Tuy mối quan hệ cân bằng quyền lực giữa ba cơ quan
này không cân đối, về tổng thể thì sức mạnh vẫn nghiêng tương
đối nhiều về phía Hội đồng, nhưng dù sao cũng đã sơ bộ có đủ
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
309

hình thái phân tách và cân bằng quyền lực. Các nước thành
viên đều có nghĩa vụ chấp nhận và chấp hành chính sách ra đời
sau khi trải qua một quy trình nghị trình; nếu thực hiện không
triệt để, thậm chí là từ chối thực hiện, thì Tòa án sẽ vào cuộc để
xử lý, căn cứ vào điều khoản các điều ước liên quan để giải
thích đối với các án lệ thực tế. Đương nhiên, Tòa án cũng xử lý
vấn đề mối quan hệ về cơ chế giữa ba cơ quan nói trên, cũng
như đưa ra giải thích về quyền uy của nó đối với việc chấp
hành chính sách của EU của cá nhân hoặc pháp nhân là đoàn
thể trong nước và nước thành viên hoặc mối quan hệ giữa các
cơ chế nhất thể hóa châu Âu. Như vậy, sự giải thích cơ chế của
chủ nghĩa thể chế tự do mới ở đây lại không hoàn toàn phù
hợp. Tính độc lập của cơ chế nhất thể hóa không phải ở chỗ ảnh
hưởng của nó đối với các quốc gia thành viên, không phải ở chỗ
nó là hậu quả ngoài ý muốn do lịch sử để lại, cũng không phải
ở chỗ nó sẽ thay đổi nhận thức của các chủ thể đối với toàn bộ
trò chơi, mà ở chỗ để ngăn chặn việc chính phủ nước thành
viên lạm dụng quyền kiểm soát hoặc quyền phủ quyết cuối
cùng của mình để sắp xếp một cách có chủ ý mối quan hệ phân
tách hoặc cân bằng quyền lực ở một chừng mực nào đó. Nghị
trình sau khi trải qua một quá trình lưu chuyển như Hình 5.1-b,
chính sách được đưa ra cũng rất khó phân biệt được đâu là dấu
tích của cơ chế, đâu là dấu tích của nước thành viên.
Ngoài ra, nhiều người cho rằng giai đoạn chuẩn bị lập
pháp thể hiện nhất thể hóa đã vượt quá phạm vi mà nước
thành viên có thể kiểm soát 100%, điều này chủ yếu chỉ công
việc của tiểu ban công tác, của ủy ban đại diện thường trú (ủy
ban chính trị chủ yếu bàn bạc về công việc của trụ cột thứ hai,
hoặc chuẩn bị công việc cho hội đồng bộ trưởng thông thường
QUỐC GIA
310 V SIÊU QUỐC GIA

do bộ trưởng thông thường với sự tham gia của ngoại trưởng


các nước thành viên). Tiểu ban công tác thông thường gồm
quan chức chính phủ hữu quan và chuyên gia, họ am hiểu
những việc đưa ra thảo luận và giàu kinh nghiệm, vì thế mà
càng có quyền phát ngôn. Do những vấn đề mà họ thảo luận
phần nhiều là vấn đề mang tính kỹ thuật, vì thế giữa đại diện
các quốc gia thành viên rất dễ dàng tìm thấy tiếng nói chung,
dễ dàng tạo lập được sự hiểu biết và đồng cảm lẫn nhau.
Những quan chức và chuyên gia đó hình thành nên một cộng
đồng nhận thức (có nền tảng tri thức chung và sự cảm thụ
tương đồng đối với vấn đề). Nhất thể hóa được cho là không bị
thao túng trong tay nước thành viên, cũng không chịu sự kiểm
soát của cơ chế và chủ thể siêu quốc gia, mà là được quyết định
bởi rất nhiều những cộng đồng nhận thức chung đó48. Theo tính
toán, mỗi ngày làm việc, bình quân có khoảng 1.000 quan chức
hoặc chuyên gia tham gia 20 tiểu ban công tác khác nhau ở
Bruxelles và có khoảng 70% công việc lập pháp của EU trên
thực tế được quyết định ở cấp này49. Một quan chức của Ủy ban
nói rằng, đại đa số công việc lập pháp của EU đã được quyết
định ở cấp tiểu ban công tác, đại đa số việc vận động hành lang
được tiến hành ở đây và đại đa số lợi ích quốc gia cũng được
xác định giới hạn và quyết định ở đây50.
Nhìn nhận từ góc độ kỹ thuật, tiểu ban công tác thực sự đã
đóng vai trò rất lớn, những khúc mắc mà họ không thể giải
quyết được vẫn có thể giải quyết được một số nhờ các ủy ban
thường trực trước khi đệ trình Hội đồng. Như vậy, cuối cùng
vấn đề cần chờ đợi Hội đồng đàm phán, giải quyết không
nhiều. Điều đó là phù hợp với quy luật giải quyết vấn đề
chung, nếu mọi vấn đề đều do các bộ trưởng thẩm tra và quyết
định thì vừa không hiện thực, vừa không cần thiết. Nhưng điều
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
311

này không có nghĩa là công việc của giai đoạn này đã quyết
định tiến trình của nhất thể hóa, cũng giống như công việc của
đội ngũ cán bộ công chức rất quan trọng đối với quản lý hành
chính của quốc gia, nhưng không thể vì thế mà nói rằng định
hướng chính trị và phát triển của quốc gia bị thao túng trong
tay họ. Những công việc chờ đợi các chính trị gia quyết định là
một số ít công việc gây nhiều tranh cãi. Và việc quyết định
những công việc đó sẽ định ra phương hướng phát triển tiếp
theo của sự việc, cung cấp quy tắc chuẩn mực và căn cứ cho
việc xử lý công việc tương tự xuất hiện những lần sau. Hơn
nữa, giống như một vị quan chức phía trên đã nói, đại đa số lợi
ích quốc gia được quyết định ở cấp tiểu ban công tác, vì thế nó
không phải là môi trường thích hợp cho hoạt động xuyên quốc
gia, mà là nơi thể hiện lợi ích quốc gia của mỗi bên, tìm kiếm
điểm tương đồng hoặc mưu cầu thỏa hiệp. Đương nhiên, tiểu
ban công tác chỉ cần xuất phát từ góc độ kỹ thuật, lợi ích ngành,
không cần hiến kế chính trị và tính toán toàn cục, việc hiến kế
chính trị và tính toán toàn cục là nhiệm vụ của quyết sách ở cấp
cao hơn, nhưng điều đó cũng không thể chứng tỏ công việc ở
cấp đó đã đặt cơ sở vững chắc cho việc nhất thể hóa. Nhìn thấu
những biểu hiện bên ngoài của chủ trương lý luận của cộng
đồng nhận thức chúng ta vẫn có thể nhìn ra bóng dáng mang
tính kỹ thuật của chủ nghĩa công năng mới.
Song, màu sắc quản trị đã thể hiện trong giai đoạn này vẫn
hết sức đậm nét, điều này sẽ được phân tích cụ thể ở phần sau.

2. Sự phân chia về cấp độ quyết sách


Sự phân chia này chủ yếu do John Peterson và Elizabeth
Bomberg đưa ra51. Họ cho rằng, khi nghiên cứu về EU, vấn đề
khiến người ta đau đầu nhất chính là sự bấp bênh của quá trình
QUỐC GIA
312 V SIÊU QUỐC GIA

từ quyết sách thông thường (đàm phán ký kết của điều


ước/hiệp ước và việc sửa đổi sau đó) đến quyết sách cụ thể
(như quyết sách chống bán phá giá về hàng dệt may bằng vải sợi
bông), rồi lại quay trở lại quyết sách thông thường. Quyết sách
thông thường và quyết sách cụ thể sẽ có khác biệt rất lớn, lý luận
tương ứng để giải thích chúng cũng khác nhau, đó chính là giả
thiết lôgích để hai học giả trên kiến tạo khung giải thích.
John Peterson và Elizabeth Bomberg phân quyết sách của
EU làm ba cấp độ như sau (xem Bảng 5.2).

Bảng 5.2: Đa cấp độ trong quyết sách của EU

Cấp độ Loại hình quyết Chủ thể hành động Ví dụ


sách chủ yếu
Siêu hệ thống Quyết sách Hội đồng châu Âu; Việc ký kết về
(super-systemic) mang tính các chính phủ trong Sách trắng thị
lịch sử hội nghị liên chính trường nội bộ
(history-making) phủ; Tòa án châu Âu
Hệ thống Sắp xếp Hội đồng; Ủy ban Đồng ý lập thị
(systemic) chính sách đại diện thường trú; trường nội bộ
(policy-setting) Nghị viện châu Âu đối với mặt hàng
(trong trình tự xe gắn máy
cùng quyết sách)
Dưới hệ thống Hình thành Ủy ban; Tiểu ban Đề nghị tất cả xe
(sub-systemic) chính sách công tác của Hội gắn máy đăng
(policy-shaping) đồng; Ủy ban của ký trong nội khối
Nghị viện châu Âu EU đều phải
tuân thủ sự hạn
chế về công suất

Nguồn tài liệu: John Peterson, Elizabeth Bomberg, Decision-


Making in the European Union, Macmillan Press Ltd. 1999, p.5.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
313

Quyết sách ở cấp độ siêu hệ thống, tức là quyết sách


mang tính lịch sử (history-making decision), hoặc là quyết
sách quan trọng, theo Moravcsik, là quyết sách về bước đi và
phương hướng của nhất thể hóa châu Âu. Những quyết sách
này thông qua trình tự biến đổi châu Âu, điều chỉnh sự cân
bằng lại của quyền lực tương đối giữa các cơ chế, hoặc điều
chỉnh chức trách của liên minh để sáng tạo lịch sử, có đặc
điểm cung cấp quyết sách gần như hiến pháp cho EU.
Phương thức quyết sách của nó có ba loại: Thứ nhất, quyết
định của hội nghị liên chính phủ kêu gọi sửa đổi điều
ước/hiệp ước cơ bản của EU; Thứ hai, quyết định của Hội
đồng châu Âu đối với nghị trình của EU, công việc ưu tiên xử
lý, phương châm, nguyên tắc trong việc xử lý vấn đề hoặc
vấn đề về tài chính; Thứ ba, phán quyết mang tính pháp lý
của Tòa án châu Âu, xây dựng phạm vi quyền lực của EU
hoặc giới hạn nguyên tắc quản trị.
Quyết sách ở cấp độ thứ hai thuộc về cấp độ hệ thống, là
sự sắp xếp chính sách (policy-setting). Quyết sách ở cấp độ
này có một số điều tương tự như luật pháp mà EU lập ra,
được đưa ra ở khúc cuối của tiến trình lập pháp EU. Đặc tính
vận hành quyền lực không phải là liên chính phủ
(intergovernmental), mà là giữa các cơ chế (interinstitutional),
các cơ chế tác động lẫn nhau, cùng cấu thành một hệ thống
chính trị. Quyền lực giữa những cơ chế đó được chia sẻ, chứ
không giống như quyền lực của tổ chức quốc tế thông
thường bị thâu tóm trong tay nước thành viên. Trong trường
hợp biểu đạt của chỉ lệnh phù hợp với phương hướng quyết
QUỐC GIA
314 V SIÊU QUỐC GIA

sách của cộng đồng, tức là Ủy ban đề nghị, Hội đồng xử trí,
Nghị viện bổ sung thì đại đa số quyết sách của EU sẽ được
sắp xếp, định hình như vậy.
Cấp độ thứ ba là cấp độ dưới hệ thống, thuộc về giai
đoạn hình thành chính sách. Trên thực tế, cấp độ này không
ra quyết sách, mà là quyết định chi tiết của quyết sách, hoặc
cung cấp sự lựa chọn cho quyết sách, chỉ ra lựa chọn nào của
chính sách là khả thi và lựa chọn nào không khả thi. Giai
đoạn này cũng là giai đoạn vận động hành lang, bởi vì một
khi nghị trình bước vào giai đoạn sắp xếp chính sách sẽ rất
khó khi muốn thay đổi, thay đổi có nghĩa là bắt đầu một quá
trình đàm phán mới. Một quan chức cao cấp của Ủy ban đã
từng nói rằng: "Không gian mà đề nghị thay đổi tạo ra chỉ là
không gian bên lề, chiếm khoảng 20% toàn bộ đề nghị”52.
Điều này có thể đã có sự khuếch đại về quyền lực của Ủy
ban, nhưng cũng đã nói rõ tầm quan trọng của tiến trình
quyết sách, chứ không chỉ nhấn mạnh xem quyền lực bị
khống chế trong tay ai.
Đương nhiên, Peterson và Elizabeth đã cảnh tỉnh rằng, sự
phân chia như vậy lại không có nghĩa là mỗi một cấp độ chỉ có
một loại hình quyết sách, hoặc những tầng nấc đó giống như lát
cắt bằng dao - ngay ngắn, rõ ràng. Trên thực tế, nhiều vấn đề
chỉ xuất hiện ở những cấp độ khác nhau tận trước khi chúng
được giải quyết ở khâu cuối cùng53. Cách giải thích ở các cấp độ
khác nhau tốt nhất nên vận dụng những lý luận khác nhau (xem
Bảng 5.3: Lý luận tương ứng ở các cấp độ quyết sách của EU).
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
315

Bảng 5.3: Lý luận tương ứng ở các cấp độ quyết sách của EU

Cấp độ Loại hình Hình thức Tính chất Lý luận


quyết sách đàm phán quyết sách tiêu biểu nhất
Siêu hệ thống Quyết sách Liên chính Chính trị Chủ nghĩa tự do
mang tính lịch sử phủ liên chính phủ; chủ
nghĩa công năng
mới
Hệ thống Sắp xếp chính Liên thể chế Chính trị; kỹ thuật Chủ nghĩa thể
sách chế mới
Dưới hệ thống Hình thành chính Trao đổi tài Kỹ thuật; nhận Phân tích mạng
sách nguyên thức chung lưới chính sách
(resource (technocratic (policy network
exchange) consensual) analysis)

Nguồn tài liệu: John Peterson, Elizabeth Bomberg, Decision-Making


in the European Union, Macmillan Press Ltd. 1999, p.9.

Sự phân chia quy trình theo tiến trình nhất thể hóa và sự
phân chia theo cấp độ quyết sách đã trình bày phía trên, về cơ
bản là tương ứng với nhau. Quyết sách ở cấp độ siêu hệ thống
về cơ bản tương đồng với quyết sách nhất thể hóa mà chúng ta
đã nói, chỉ có Tòa án châu Âu có thể không được quy vào phạm
vi quy cách nhất thể hóa của chúng ta. Bởi vì về lôgích, quyết
sách quan trọng của nhất thể hóa tạo căn cứ để Tòa án châu Âu
giải thích và phán quyết, chứ không phải là sự giải thích và
phán quyết của Tòa án châu Âu quyết định bước đi và phương
hướng phát triển của nhất thể hóa. Đương nhiên, sự giải thích
và phán quyết của Tòa án châu Âu sẽ ảnh hưởng đến sự tác
động lẫn nhau của các chủ thể, vì thế việc Peterson và Elizabeth
đặt nó vào trong cấp độ siêu hệ thống cũng là điều có thể lý giải
được. Như Hình 5.1-b đã thể hiện, Tòa án châu Âu về cơ bản là
QUỐC GIA
316 V SIÊU QUỐC GIA

đứng ngoài sự vận hành của quyền lực giữa các cơ chế trong
nhất thể hóa, đồng thời cũng ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
vận hành quyền lực.
Quyết sách ở cấp độ hệ thống chính là lập pháp nhất thể
hóa đã đề cập. Điều cần nói rõ ở đây là Ủy ban khi chưa đưa ra
kiến nghị chính thức, thì công việc của thiết chế này có thể quy
vào cấp độ dưới hệ thống, còn sau khi hoàn thành việc văn bản
hóa đề nghị, thì nó đã can dự vào sự tác động quyền lực lẫn
nhau trong hệ thống cơ chế nhất thể hóa, trở thành một bên
mặc cả, hoặc thành bên điều tiết xung đột lợi ích giữa các nước
thành viên, lúc này nó trở thành chủ thể của cấp độ hệ thống.
Sự hình thành chính sách ở cấp độ dưới hệ thống và sự
chuẩn bị lập pháp nhất thể hóa đã đề cập có một số tương đồng -
đều chuẩn bị cho quyết sách ở cấp độ hệ thống. Nhưng trong
cách phân chia giai đoạn, công việc của Ủy ban và Nghị viện
đều bị loại trừ, bởi vì hai tổ chức này thường được coi là cơ chế
siêu quốc gia. Ví dụ, trong Nghị viện châu Âu, sự có mặt của
nghị sĩ không cơ cấu theo nước thành viên, mà cơ cấu theo sự
khác biệt lẫn nhau giữa các đảng phái giống như Nghị viện của
quốc gia. Như vậy, công việc của Nghị viện châu Âu chịu sự
chi phối của lợi ích từ góc độ của nó tương đối nhiều. Sự biểu
đạt, trao đổi và thỏa hiệp về lợi ích của các nước thành viên
thông thường được thực hiện trong những công việc ở khâu
chuẩn bị cho Hội đồng quyết sách. Ngoài ra, sự hình thành
chính sách và chuẩn bị lập pháp, như đã đề cập, cũng không
hoàn toàn tương đồng về nội dung. Sự hình thành chính sách
nhấn mạnh nhiều hơn đến khởi thảo đề nghị của Ủy ban, còn
chuẩn bị lập pháp thì phần lớn lại đề cập sự thảo luận trong cơ
cấu bổ trợ của Hội đồng đối với đề nghị của Ủy ban.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
317

Như vậy, trong khung khổ phân chia cấp độ của hệ thống,
công việc của cấp độ siêu hệ thống chắc chắn vẫn là quan trọng
nhất, nước thành viên chắc chắn có vai trò quyết định trong đó.
Hội đồng châu Âu chính là tổ chức ra quyết sách chủ yếu ở cấp
độ siêu hệ thống, EU ở phương diện này vẫn là tổ chức liên
chính phủ. Quyết sách đưa ra ở cấp độ này chủ yếu là các
điều ước/hiệp ước, bao gồm thay đổi về trình tự, cân bằng lại
quyền lực tương đối giữa các cơ chế, hoặc quy định phạm vi
quản lý của liên minh. Kết quả của nó thường là nội dung
gần như hiến pháp của liên minh. Hơn nữa, kết luận của
nước chủ tịch luân phiên (Presidency conclusions) đã trở
thành phương châm chỉ đạo trong quyết sách dẫn dắt, chèo
lái EU. Vì thế, ở cấp độ này, chủ nghĩa liên chính phủ tự do
có sức giải thích tương đối lớn, trong đó quan điểm quốc gia
dân tộc của Alan S. Milward nhờ nhất thể hóa mà phát triển
lớn mạnh cũng được mọi người ghi nhận.
Nhưng, chủ nghĩa tự do liên chính phủ đã xem nhẹ việc
trong bối cảnh nhất thể hóa đã tồn tại thì đồng thời với sự hình
thành ở trong nước, lợi ích quốc gia cũng chịu ảnh hưởng từ
khung khổ của châu Âu. Về điểm này, chủ nghĩa thể chế, đặc
biệt là chủ nghĩa thể chế lịch sử của Peterson có tác dụng bổ
sung nhất định. Chủ nghĩa công năng mới có sức giải thích
tương đối lớn, dựa trên tính pháp lý, phán quyết của nó đã thúc
đẩy tiến trình nhất thể hóa của châu Âu54. Chúng tôi cho rằng,
về tổng thể, cấp độ này vẫn lấy chủ nghĩa liên chính phủ làm
chủ đạo, chính phủ nước thành viên vẫn nắm quyền quyết định
cuối cùng; song, chúng ta cũng cần nhận thấy rằng, cùng với sự
phát triển của tiến trình nhất thể hóa, mức độ tự do trong lựa
chọn của nước thành viên cũng ngày càng hạn chế hơn. Sự hạn
QUỐC GIA
318 V SIÊU QUỐC GIA

chế này là do lôgích của chính nhất thể hóa mà họ tự tạo ra. Ví
dụ, sự lựa chọn xóa bỏ nhất thể hóa hầu như bị loại hẳn ra khỏi
phạm vi lựa chọn lý tính của các nước thành viên.
Đi vào cấp độ của hệ thống, tức là chủ nghĩa hiện thực của
chính phủ đã tính đến những ảnh hưởng và hạn chế mà hệ
thống nhất thể hóa phải gánh chịu rút cục là những gì. Sự giải
thích của các lý luận đều đi đến nhận thức chung là: có hay
không có cơ chế nhất thể hóa thì kết quả của nó chắc chắn là
khác nhau. Ví dụ, quyền lực của Hội đồng châu Âu thực sự rất
lớn, nhưng thời gian làm việc của tổ chức này có hạn. Mỗi kỳ
gặp gỡ chỉ vỏn vẹn hai ngày, hội nghị chính thức chỉ họp ba
phiên, mỗi phiên thông thường chỉ kéo dài khoảng ba giờ đồng
hồ, ngoài ra còn có thêm ba bữa tiệc chiêu đãi chính thức; có lúc
đối tượng tham dự hội nghị còn có cả người đứng đầu chính
phủ các nước không phải là thành viên EU ở Trung - Đông Âu
và có bài phát biểu. Chỉ trong thời gian ngắn ngủi như vậy mà
hy vọng thảo luận và quyết định nhiều vấn đề gây tranh cãi thì
có vẻ không hiện thực lắm.
Hội đồng là cơ quan lập pháp hợp pháp của EU, chia sẻ
quyền lực với Nghị viện châu Âu trong một số mặt. Trên thực
tế, hội nghị của Hội đồng chỉ là một “phần nổi của tảng băng
chìm” trong toàn bộ đàm phán, tất cả hội nghị của Hội đồng
đều do ủy ban đại diện thường trú chuẩn bị. Nhìn từ quy định
của thể chế chính thức, Ủy ban đại diện thường trú không có
quyền tự quyết sách, còn trên thực tế, trong danh mục vấn đề
đệ trình lên cho Hội đồng quyết nghị thì phần lớn đều đã quyết
định ở cấp độ này. Ban Thư ký của Hội đồng (the Secretary of
the Council) cũng là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong
quyết sách của Hội đồng. Ngoài ra, còn có tiểu ban công tác
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
319

(working group), do quan chức chính phủ và chuyên gia nước


thành viên lập thành, có nhiệm vụ, thẩm tra đề nghị của ủy
ban. Những công việc thuộc “phần chìm của tảng băng” đều do
quan chức và chuyên gia đến từ các nước cùng thực hiện. Vậy
thì trong phương án giao cho Hội đồng thảo luận, ai có thể nhìn
thấy rõ ràng đây là lợi ích của nước Pháp, còn kia là lợi ích của
nước Đức?
Ngoài ra, có nhiều đàm phán, giao dịch và thỏa hiệp thực
sự trong trình tự cùng quyết phát sinh giữa đại diện ba bên là
Hội đồng, Nghị viện và Ủy ban (trialogue), hoặc phát sinh
trong Ủy ban hòa giải trước khi triệu tập hội nghị chính thức.
Cho nên, ở cấp này, thách thức mà chủ nghĩa hiện thực phải đối
mặt chắc chắn là rất lớn.
Peterson và Elizabeth cho rằng, chủ nghĩa thể chế mới ở
cấp Hội đồng có thể đưa ra những giải thích mang tính chủ
đạo. Chủ nghĩa thể chế lại không hạn chế chỉ trong lĩnh vực
quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa thể chế tự do mới với đại diện là
Keohane chủ yếu tìm tòi, nghiên cứu thể chế quốc tế từ góc độ
quan hệ quốc tế. Trong khi đó, một số học giả khác như Peters,
March, Olsen, Bulmer, Armstrong lại tìm tòi, nghiên cứu từ góc
độ của chính trị so sánh, họ hợp lại với nhau, gọi là chủ nghĩa
thể chế mới (NI, new institutionalism). Chủ nghĩa thể chế mới
là cụm từ được các nhà xã hội học ưa dùng. Vấn đề thể chế gây
nhiều phản ứng trong nghiên cứu trên các lĩnh vực khoa học xã
hội, những nghiên cứu xoay quanh vấn đề thể chế trong lĩnh
vực quan hệ quốc tế được gọi là chủ nghĩa thể chế tự do mới,
trong lĩnh vực kinh tế học được gọi là kinh tế thể chế mới, còn
trong lĩnh vực rộng lớn hơn bao gồm thể chế xã hội và thể chế
chính trị trong đó thì được gọi là chủ nghĩa thể chế mới55. Quan
QUỐC GIA
320 V SIÊU QUỐC GIA

điểm chủ đạo của chủ nghĩa thể chế mới cho rằng thể chế đang
phát huy tác dụng, không chỉ là một “hộp đen” (black box) để
nước thành viên trao đổi lợi ích trong đó và biến thành đầu ra
chính sách, mà thể chế còn là nguồn gốc của nhiều hành vi
chính trị. Chủ nghĩa thể chế mới được cho là đã vượt quá mốc
giới của quan hệ quốc tế và chính trị so sánh. Họ chứng minh
rằng cơ chế của Liên minh châu Âu không những chỉ đóng vai
trò trọng tài trong quá trình quyết sách, mà còn là một trong
những chủ thể chủ yếu hoạt động tích cực trong tiến trình
quyết sách dựa trên quyền lợi tự thân của họ. Cái mới của chủ
nghĩa thể chế mới chính là chỗ, nó quan tâm đến các yếu tố
chính thức như cơ cấu chấp hành, nghị viện... hoặc một số nhân
tố đằng sau quyền lực hợp pháp, cùng những quy tắc, quy
phạm và thông lệ phi chính thức chi phối sự trao đổi giữa các
chủ thể56.
Chủ nghĩa thể chế mới cho rằng, liên minh có tính tự chủ
về thể chế lớn, chứ không phải chỉ là công cụ của nước thành
viên. Điều này không có nghĩa là mỗi một cơ chế của EU đều có
thể tự vận hành, quyền lực không phải là độc lập, mà là chia sẻ
giữa chúng. Quyết sách quan trọng thường chỉ có thể đưa ra
khi đạt đến nhận thức chung giữa nhiều cơ chế rộng rãi. Hơn
nữa, quyền lực được trao cho cơ chế trong nhiều mặt quan
trọng, đều có thể vượt qua bất cứ sự kiểm soát nào đến từ nước
thành viên hoặc đến từ liên hợp của họ. Vì thế, EU là một chính
thể, hoặc một hệ thống quản trị, có tính chính thống, có ý chí, có
nghị trình và đặc quyền thể chế riêng.
Chủ trương coi EU là một chính thể đã đặt ra thách thức
cho sự giải thích cơ chế nhất thể hóa của chủ nghĩa liên chính
phủ. Quyết sách quan trọng của EU được đưa ra không phải là
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
321

thông qua sự mặc cả giữa các chính phủ, mà là thông qua sự


mặc cả, thỏa thuận giữa các cơ chế (xem Bảng 5.1), bao gồm Ủy
ban, Hội đồng bộ trưởng, Nghị viện châu Âu, có lúc còn bao
gồm Tòa án châu Âu. Như vậy, quyền lực không phải được
chia sẻ giữa nước thành viên, mà là ở tầng nấc siêu quốc gia, do
các loại cơ chế cùng chia sẻ. Sự chia sẻ quyền lực giữa những cơ
chế này hội tụ đầy đủ đặc trưng của chính thể nào đó - tức là
hình thức tổ chức của chính quyền. Những người theo chủ
nghĩa liên bang lại càng coi Hội đồng và Nghị viện châu Âu là
một kiểu chế độ lưỡng viện, chúng Hội đồng châu Âu, Nghị
viện châu Âu cùng với Ủy ban châu Âu, Tòa án châu Âu tạo
nên khung khổ chính quyền tương tự như chính phủ liên bang,
có đầy đủ đặc trưng của liên bang hay có thể nói là mang hình
hài của quốc gia liên bang.
Song, so với quốc gia có chế độ liên bang như Mỹ, Đức,
quyết sách trong EU càng dễ bị ngăn chặn và phủ quyết, vì thế
việc các nước thành viên muốn hình thành sức mạnh liên hợp
để chính sách được thông qua là tương đối khó khăn. Cho dù
cơ chế biểu quyết đại đa số đặc định có được vận dụng hay
không thì các quy định thông thường về thể chế phi chính thức
trong Hội đồng vẫn thường nghiêng về đồng ý nhất trí. Cho
nên, nhiều khi, các cơ chế có thuộc tính siêu quốc gia như đa số
giản đơn, đa số đặc định đa phần là một kiểu sức mạnh thỏa
hiệp, nó thúc các chủ thể có liên quan phải nỗ lực, cố gắng thúc
đẩy giải quyết vấn đề, thông qua quyết sách, chứ không phải là
hành động theo hướng ngược lại để gây trở ngại, tức là phải có
thiện ý chứ không phải là động cơ ác ý. Vì thế, nhìn từ quy
phạm, thông lệ phi chính thức, giá trị tượng trưng của nó nhiều
hơn giá trị thực tế. Sở dĩ như vậy bởi như F. Scharpf đã chỉ ra
QUỐC GIA
322 V SIÊU QUỐC GIA

rằng, cho dù quyết sách đồng ý nhất trí trên thực tế, đa số được
vận dụng nghiêm ngặt, thì dẫu chỉ một số ít quốc gia cũng vẫn
có thể ngăn cản được chính sách. Phong cách phân tán quyền
lực, mặc cả trong quyết sách của EU cho thấy không phải nó
đang giải quyết vấn đề, mà là các nước hữu quan đang thỏa
thuận, giao dịch. Kết quả là tạo nên “cạm bẫy của quyết sách
chung”, khiến cho EU trở thành một hệ thống quản trị tương
đối thiếu hiệu quả57.
Phong cách đồng ý nhất trí không những chỉ thể hiện như
vậy ở cơ quan đại diện của các chính phủ trong Hội đồng
châu Âu, mà giữa các cơ chế cũng theo tinh thần ấy, tức là làm
tốt công việc chứ không phải là phá đám lẫn nhau. Ví dụ, Nghị
viện châu Âu có quyền phê chuẩn, bổ nhiệm đối với ủy viên Ủy
ban, nhưng trên thực tế, Nghị viện chưa từng vận dụng quyền
lực đó để ý kiến của mình được tôn trọng. Mãi đến năm 1999,
Nghị viện mới lần đầu tiên chính thức vận dụng quyền lực đó,
buộc Ủy ban của Jacques Santer từ chức, ngày 15 tháng 9, ủy
ban khóa mới do cựu Thủ tướng Italia Romano Prodi làm chủ
tịch giành được số phiếu thông qua áp đảo của Nghị viện. Điều
này rất khác so với chính thể của một số quốc gia thực hiện chế
độ phân quyền.
Về sự hình thành chính sách ở cấp dưới hệ thống, mạng
lưới chính sách (policy network) chịu sự chi phối của “cộng
đồng nhận thức” hoặc “cộng đồng chuyên gia” là khung giải
thích hợp lý. Cấp này là nơi trao đổi ý kiến giữa các bên dự
kiến có tương quan lợi ích về chính sách (policy stakeholder)
với Hội đồng châu Âu, đặc điểm thể hiện ở đây là: (1) EU còn
thiếu cơ chế chính thức đủ để tiến hành đối thoại chính sách;
(2) Quy tắc tiếp giá quyết sách của EU thông thường cũng
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
323

không rõ ràng; (3) Đặc tính đa cấp độ/tầng nấc của EU và


quyền hạn về chính sách của nó khuyến khích hợp tác cùng
quản trị; (4) Tuy EU thu hút sự tham gia rộng rãi của các chủ
thể nhưng đó là một kiểu thể chế nhận thức chung, tiếng nói
phản đối đã bị lắng xuống, hoặc tối thiểu hóa. Như vậy, tính
mơ hồ, tính phi chính thức của cấp dưới hệ thống khiến cho
mạng lưới chính sách cũng có tính mơ hồ, tính phi chính thức
hoặc từ “quản trị” có sức hút khi giải thích cấp này. Mạng lưới
chính sách và quản trị này là đa biến, được định ra theo vấn đề
cụ thể, phức tạp, là sự lệ thuộc lẫn nhau mang tính công năng,
nội bộ của nó tin theo chủ nghĩa kỹ thuật, chứ không phải dân
chủ chính trị hay ý thức hệ nào đó. Mạng lưới chính sách được
thiết lập bởi những bộ phận chính sách khác nhau của EU. Các
chuyên gia kỹ thuật, mạng thiết lập sự lựa chọn chính sách với
tất cả khả năng có thể được chấp nhận để người quyết sách ở
cấp dưới hệ thống quyết định. Đương nhiên, mạng lưới chính
sách cũng không chỉ do cộng đồng nhận thức chung chi phối, nó
còn là nơi đấu tranh chính trị, những liên minh ủng hộ
(advocacy coalition), tập đoàn quan liêu, tập đoàn lợi ích, phóng
viên được bầu chọn và cả những chủ thể khác muốn chi phối
nghị trình chính sách của EU đều có thể liên hợp lại với nhau để
hình thành cộng đồng, ủng hộ chính sách mà họ cho rằng là
thích hợp, công bằng với họ. Như vậy, mạng lưới chính sách
tương đương với hai cộng đồng, một là cộng đồng nhận thức, do
chuyên gia kỹ thuật lập thành, phục tùng nguyên tắc mang tính
kỹ thuật; hai là liên minh ủng hộ, có mục tiêu chính trị riêng.
Nhưng, hai cộng đồng đó đều muốn kiểm soát nghị trình của
Liên minh châu Âu. Vai trò của đoàn thể lợi ích xuyên quốc gia
trong tiến trình này không lớn58.
QUỐC GIA
324 V SIÊU QUỐC GIA

Tuy vậy, mạng lưới chính sách, nói một cách nghiêm túc,
không phải là một loại lý luận giải thích, nó chỉ là khái niệm
hóa sự thực và trạng thái của cộng đồng trong quá trình hình
thành chính sách, nó khác với chủ nghĩa liên chính phủ, chủ
nghĩa thể chế thể hiện rõ lập trường giá trị riêng biệt. Mạng lưới
chính sách đã thể hiện tư tưởng quản trị ở một mức độ nhất
định, tức là sự tham dự của nhiều chủ thể trong quá trình hình
thành chính sách. Cho nên, cụm từ “mạng lưới chính sách”
cũng thường xuất hiện trong những văn bản của tư tưởng quản
trị. Thực ra, vấn đề có thể gây tranh luận nhất ẩn chứa ở cấp
này là vai trò của chủ thể siêu quốc gia, bao gồm lợi ích tự bản
thân của Ủy ban và một số đoàn thể lợi ích xuyên quốc gia, như
những người theo chủ nghĩa công năng mới đã hy vọng, nhưng
điểm này về cơ bản họ đã bị Peterson và Elizabeth phủ định. Vì
thế, ở cấp này, ý thức bớt đi một chút quyền lực, tư tưởng quản
trị nhiều hơn thì vấn đề có thể được xem xét rõ ràng hơn.

Liên minh châu Âu

Trụ cột Trụ cột Trụ cột


thứ nhất: thứ hai: thứ ba:
Hợp tác chính
Cộng đồng Chính
sách
châu Âu sách ngoại
về tư pháp
giao và an và công việc
ninh chung dân chính

Hình 5.2: Sơ đồ kết cấu của Liên minh châu Âu


CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
325

Như vậy, trong phân tích của chúng tôi ở chương này, ba
loại lý luận được lập ra, trên thực tế đều có lợi cho việc giải
thích cơ chế nhất thể hóa: Chủ nghĩa liên chính phủ, chủ nghĩa
thể chế mới và lý luận quản trị. Chủ nghĩa liên chính phủ ở đây
có nội hàm rộng hơn so với kinh tế quyết định luận của
Andrew Moravcsik. Điều đã thảo luận rất tỉ mỉ ở Chương 4 của
cuốn sách này. Chủ nghĩa thể chế mới ở đây thiên về giải thích
cho chính thể của nó, nhấn mạnh cơ chế nhất thể hóa có tính
độc lập tương đối trong lập pháp thường ngày của EU, đặc biệt
là sự chia sẻ quyền lực giữa các cơ chế. So với các tổ chức quốc
tế thông thường, thì đặc trưng của chủ nghĩa thể chế của nó hết
sức rõ ràng. Lý luận quản trị càng tỏ ra thích hợp với việc lý
giải EU từ góc độ văn hóa thể chế. Nó hạn chế công năng của
thể chế ở các mặt kỹ thuật, quản lý, dịch vụ… Quyết sách của
nó mưu cầu nhận thức chung, thể hiện rõ tính đa biến, tính
chia rẽ, tính đa dạng trong quyết sách do các bộ phận khác
nhau, thậm chí là các vấn đề khác nhau. Chúng tôi cho rằng, tổ
hợp lý luận tam trùng này phù hợp với việc lý giải cơ chế nhất
thể hóa của châu Âu hơn bất cứ một loại lý luận tự cho rằng
mình có thể giải thích tất cả nào bởi thế mà bản thân nó vô
cùng phức tạp.
Cuối cùng, rất tiếc là chúng tôi buộc phải tăng thêm một
chút sự phức tạp trong giải thích cơ chế vốn đã rất phức tạp
này, những giải thích ở chương này chỉ giới hạn trong lĩnh vực
cộng đồng. “Hiệp ước liên minh châu Âu” thực thi năm 1993
xây dựng châu Âu thành kiến trúc kiểu thánh điện Hy Lạp,
thánh điện do ba trụ cột nâng đỡ: Cộng đồng châu Âu ban đầu
được coi là trụ cột thứ nhất, cũng chính là sự giải thích của
chúng tôi ở chương này; ngoài ra nhất thể hóa châu Âu đã tăng
QUỐC GIA
326 V SIÊU QUỐC GIA

thêm hai lĩnh vực mới: chính sách ngoại giao và an ninh chung
được coi là trụ cột thứ hai, và hợp tác về tư pháp và công việc
dân chính được coi là trụ cột thứ ba (xem Hình 5.2). Sở dĩ phải
sử dụng kết cấu ba lĩnh vực cùng tồn tại, là bởi vì cơ chế của
cộng đồng không thể phù hợp với hai lĩnh vực mới tăng thêm;
trong hai lĩnh vực mới, quyết sách vẫn là liên chính phủ, lấy
hình thức hợp tác liên chính phủ làm chính, còn quyền uy siêu
quốc gia giống như ủy ban lại khó được chấp nhận trong hai
lĩnh vực này. Bởi vậy, chúng tôi mới nói: sự giải thích cơ chế
của chương này chủ yếu giới hạn trong lĩnh vực cộng đồng.

Chú thích

1. Nội hàm của một số khái niệm được sử dụng trong cuốn sách
này như cơ chế nhất thể hóa (integration institution), thực thể nhất
thể hóa (integration entity), cơ chế siêu quốc gia (supranational
institution), chủ thể siêu quốc gia (supranational actor), như sau: Cơ
chế nhất thể hóa bao gồm tất cả các cơ chế được hình thành để tiến
hành nhất thể hóa, còn cơ chế siêu quốc gia là chỉ những cơ chế có
thuộc tính siêu quốc gia trong cơ chế nhất thể hóa, chủ yếu có Ủy
ban, Nghị viện châu Âu, Toà án châu Âu..., đối lập với cơ chế liên
chính phủ của Hội đồng châu Âu. Thực thể nhất thể hóa là một cách
gọi trừu tượng của đơn vị hình thành nên nhất thể hóa, khi chúng ta
vẫn không thể gọi nó là một quốc gia liên bang hoặc tên gọi riêng nào
khác, thì thực thể nhất thể hóa là một tên gọi cơ bản không có nội
hàm riêng, mà là chỉ trạng thái biểu hiện của sự việc. Chủ thể siêu
quốc gia là tên gọi không mang nghĩa là một tổ chức, mà nghĩa là một
bên sử dụng của cơ chế siêu quốc gia như ủy ban.
2. John Peterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, Macmillan Press Ltd. 1999, p.4.
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
327

3. Trong những ngữ cảnh khác nhau của cuốn sách này đã sử
dụng một loạt những tên gọi như Cộng đồng Than - Thép (châu Âu),
Cộng đồng Kinh tế châu Âu, Cộng đồng châu Âu, Liên minh
châu Âu, xin thuyết minh vắn tắt về cách dùng của chúng như sau:
Cộng đồng Than - Thép châu Âu thành lập năm 1952, năm 1957 ký
kết “Hiệp ước Roma”, đồng ý thiết lập hai cộng đồng khác là Cộng
đồng Kinh tế châu Âu và Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu
Âu. Năm 1967, ba cộng đồng này hợp nhất với tên gọi Cộng đồng
châu Âu, gọi tắt là EC, năm 1993 thực thi “Hiệp ước Maastricht”,
Liên minh châu Âu gọi tắt là EU ra đời. Khi chúng tôi nói đến thực
tế và lý luận của thời kỳ lịch sử nào đó, chúng tôi dùng tên gọi của
cộng đồng khi đó để gọi. Có lúc chúng tôi dùng từ “cộng đồng” để
thống nhất chỉ tình hình trước khi EU ra đời. Chúng tôi sử dụng
cụm từ Liên minh châu Âu để chỉ tình hình từ năm 1993 trở lại. Khi
chúng tôi muốn chỉ trụ cột thứ nhất của EU, thì chúng tôi vẫn sử
dụng cách gọi là “cộng đồng”.
4. Xem thêm phần “Phụ thuộc lẫn nhau và thể chế quốc tế” tại
Mục I, Chương 2 của cuốn sách này.
5. John Peterson và Elizabeth Bomberg cũng đã chỉ ra khó khăn
do sự biến đổi của cơ chế này dẫn đến cho nghiên cứu, đặc biệt là cải
cách cơ chế đang trong giai đoạn thai nghén để đón nhận sự mở rộng
về phía Đông trong một lần mới gần đây nhất, có thể khiến cho Liên
minh châu Âu ở vào ngưỡng trở thành một kiểu cơ chế gần như khác
hoàn toàn so với hiện tại. Xem thêm, John Peterson, Elizabeth
Bomberg: Decision-Making in the European Union, Macmillan Press
Ltd. 1999, p. 1.
6. Du Khả Bình: “Dẫn luận: Quản trị và thiện trị”, Du Khả Bình chủ
biên: Quản trị và thiện trị, Nxb. Văn hiến Khoa học xã hội, 2000, tr. 1.
7. [Pháp] Marie-Claude Smouts, Tiêu Hiếu Mao biên dịch: “Vận
dụng chính xác quản trị trong quan hệ quốc tế”, Du Khả Bình chủ
QUỐC GIA
328 V SIÊU QUỐC GIA

biên: Quản trị và thiện trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000,
tr. 263, 277.
8. [Mỹ] Hans Mogerthau: Chiến lược quốc tế - Tranh cường quyền,
cầu hòa bình, tr. 651.
9. Xem thêm [Anh] John Peterson: Tòa nhà Liên minh - Cộng đồng
châu Âu, tr. 12-14. Ohno: Nghiên cứu lý luận thống hợp quốc tế, tr. 116-
118. Charles de Gaule đã từng chỉ ra rằng, ủy ban là tổ chức mang
tính kỹ thuật hữu dụng đối với nước Pháp, nó không thể được coi là
vai chính trong nhất thể hóa, “những tổ chức này có giá trị về kỹ
thuật, nhưng chúng không có, cũng không thể có bất cứ quyền uy
chính trị hoặc kết quả tương ứng nào”. Ngoài ra, “ở châu Âu, quyền
lực hợp pháp đến từ quyền lực của chủ quyền quốc gia, và các chính
thể chuyên chế bất kỳ tồn tại bên ngoài, đối ngược với quyền lực đó,
giống như cơ chế siêu quốc gia, tức là không làm được bất cứ việc
gì”. Xem Leon N. Lindberg: The Political Dynamics of European
Economic Intergration, p. 289.
10. Xem thêm phần “Chủ nghĩa công năng cũ và mới” tại Mục I,
Chương 2 của cuốn sách này.
11. Leon N. Lindberg: The Political Dynamics of European Economic
Intergration, p. 285.
12. Robert O. Keohane: International Institutions and State Power –
Essays in International Relations Theory, pp. 5-6.
13. Paul Pierson: “The Path to European Intergration - A
Historical Institutionalist Analysis”, Comparative Political Studies, Vol.
29, No. 2, April, 1996, p. 126.
14. Ibid., p. 131.
15. Thomas Risse-Kappen: “Explaining the Nature of the Beast:
International Relations and Comparative Policy Analysis Meet the
EU”, Journal of Common Market Studies 34 (1), 1996. Xem Ben Rosamond:
Theories of European Intergration, pp. 120-121. Robert O. Keohane,
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
329

“International Institutions: Two Approaches”, in Robert O. Keohane:


International Institutions and State Power - Essays in International
Relations Theory.
16. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, pp. 63-66.
17. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Maastricht, pp. 54-60. Andrew Moravcsik,
“A New Statecraft? Supranational Entrepreneurs and International
Cooperation”, International Organization 53, 2, Spring 1999, pp. 267-
306; Andrew Moravcsik, “Theory and Method in the Study of
International Negotiation: A Rejoinder to Oran Young”, International
Orbanization 53, 4, Autumn 1999, pp. 811-814.
18. Alec Stone Sweet, James A. Cappraso: “From Free Trade to
Supranational Polity: The European Court and Intergration”, in
Wayne Sandholtz, Alec Stone Sweet, eds,: European Integration and
Supranational Governance, Oxford University Press 1988, pp. 92-133.
19. Geoffrey Garrett: “International Cooperation and
Institutional Choice: the European Community’s Internal Market”,
International Organization 46, 2, Spring 1992, pp. 533-560.
20. Anne-Marie, Walter Mattli: “Europe Before the Court: A
Political Theory of Legal Integration”, International Organization 47,
Winter 1993, pp. 41-76.
21. Geoffrey Garrett: “The Politics of Legal Integration in the
European Union”, International Organization 49, 1, Winter 1995, pp.
171-181.
22. [Thụy Sĩ] Pierre de Senna Lein: “Quản trị và khủng hoảng
của cơ chế điều tiết quốc tế”, Du Khả Bình chủ biên: Quản trị và thiện
trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000, tr. 254.
23. Xem thêm Mục I, Chương 3 của cuốn sách này.
24. Robert Jackson: “Sovereignty in World Politics: a Glance at
QUỐC GIA
330 V SIÊU QUỐC GIA

the Conceptual and Historical Landscape”, Political Studies (1999),


XLVII, pp. 431-456, pp. 450-453.
25, 26. [Thụy Sĩ] Pierre de Senna Lein: “Quản trị và khủng hoảng
của cơ chế điều tiết quốc tế”, Du Khả Bình chủ biên: Quản trị và thiện
trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000, tr. 241, 246.
27. [Anh] David Williams và Jackson: “Quản trị, Ngân hàng thế
giới và thuyết chủ nghĩa tự do”, Du Khả Bình chủ biên: Quản trị và
thiện trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000.
28. [Thụy Sĩ] Pierre de Senna Lein: “Quản trị và khủng hoảng
của cơ chế điều tiết quốc tế”, Du Khả Bình chủ biên: Quản trị và thiện
trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000, tr. 238.
29. [Thụy Điển] Iugvar Carlsson, Ramphal Shridath chủ biên:
Chân trời trở nên gần gũi - Báo cáo của ủy ban quản trị toàn cầu, Công ty
xuất bản dịch thuật đối ngoại Trung Quốc, 1995, tr.2.
30. Bản thân người viết không hiểu tiếng Nhật, điều này do Giáo
sư Tàng Chí Quân - người nhiều năm nghiên cứu chính trị, xã hội và
văn hóa Nhật Bản cho biết.
31. [Thụy Sĩ] Pierre de Senna Lein: “Quản trị và khủng hoảng
của cơ chế điều tiết quốc tế”, Du Khả Bình chủ biên: Quản trị và thiện
trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000, tr. 244-245.
32. An ninh tập thể của Liên hợp quốc dường như là một sự bảo
đảm cưỡng chế đối với thể chế quốc tế, còn trên thực tế, cho dù đã
thực thi sự thay đổi thì đó cũng chỉ là chính trị cường quyền tập thể
của các quốc gia có liên quan. Về lôgích, an ninh tập thể là không thể
suy luận, bởi vì, tiền đề thay đổi hành động của an ninh tập thể là tất
cả các quốc gia đạt đến nhận thức chung tập thể, còn sau khi đã nảy
sinh vấn đề, thì nhận thức chung đã giành được lại không thể là toàn
bộ tập thể, mà chỉ là một số quốc gia, bất kể số lượng quốc gia đó
chiếm bao nhiêu phần trăm trong đa số (nếu là thiểu số, thì số quốc
gia đó sẽ trở thành đối tượng của chế tài an ninh tập thể). Cho nên, lực
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
331

lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và bộ đội đa quốc gia về lý
luận, đều không thể được coi là sự bảo đảm về thể chế với chế độ Liên
hợp quốc, trừ phi Liên hợp quốc độc quyền về những giải thích đối
với quy phạm hành vi, giống như những điều quốc gia đã làm.
33. [Pháp] Marie-Claude Smouts, Tiêu Hiếu Mao biên dịch: “Vận
dụng chính xác quản trị trong quan hệ quốc tế”, Du Khả Bình chủ
biên: Quản trị và thiện trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội, 2000, tr. 263.
34. Gary Marks, Liesbet Hooghe, Kermit Blank: “European
Integration from the 1980s: State-Centric v. Multi-level Governance”,
Journal of Common Market Studies, Vol. 34, No. 3, September 1996, pp.
341-378.
35. Xem thêm phần “Quản trị đa cấp độ và siêu quốc gia” tại
Mục I, Chương 3 của cuốn sách này.
36. Ben Rosamond: Theories of European Integration, pp. 108-109.
37. John Peterson và Elizabeth Bomberg đã liệt kê ra một số tác
phẩm nghiên cứu sự quản trị của EU như sau: Gary Marks, Liesbet
Hooghe, Kemit Blank: “European Integration from the 1980s: State-
Centric v. Multi-level Governance”, Journal of Common Market Studies,
Vol. 34, No. 3, September 1996; Liesbet Hooghe, Gary Marks:
“Contending Models of Governance in the European Union”, in A.
W. Cafruny, C. Lankowski, eds.: Europe’s Ambiguous Unity, Lynne
Rienner (Boulder and London) 1997; K. Amstrong, S. Bulmer: The
Governance of the Single European Market, Manchester University Press
1998; Simon Bulmer, “New Institutionalism and the Governance of the
Single European Market”, Journal of European Public Policy 5, 3, 1998; S.
Hix: “The Study of the European Union II: the ‘New Governance’
Agenda and Its Rival”, Journal of European Public Policy 5, 1, 1998; Wayne
Sandholtz, Alec Stone Sweet, eds: European Integration and Supranational
Governace, Oxford University Press 1998. Xem John Peterson, Elizabeth
Bomberg: Decision-Making in the European Union, pp. 4-5.
QUỐC GIA
332 V SIÊU QUỐC GIA

38. Charlie Jeffrey: “Sub-National Mobilization and European


Integration: Does it Make Any Difference?”, Journal of Common Market
Studies, Vol. 38, No.1, 2000, 1-23, p. 1 note 1, p.7.
39. Gary Marks, Liesbet Hooghe, Kermit Blank: “European
Integration from the 1980s: State-Centric v. Multi-level Governance”,
Journal of Common Market Studies, Vol. 34, No. 3, September 1996, pp.
342-343.
40. Charlie Jeffrey: “Sub-National Mobilization and European
Integration: Does it Make Any Difference?”, p. 2.
41. James N. Rosenau: “Governance, Order, and Change in
World Politics”, in James N. Rosenau, ed.: Governance without
Government: Order and Change in World Politics, Cambridge University
Press 1992, p. 4.
42. [Pháp] Marie-Claude Smouts, Tiêu Hiếu Mao biên dịch:
“Vận dụng chính xác quản trị trong quan hệ quốc tế”, Du Khả
Bình chủ biên: Quản trị và thiện trị, Nxb. Văn hiến khoa học xã hội,
2000, tr. 278-279.
43. W. Wessels: “The Growth and Differentiation of Multi-Level
Networks: A Corporatist Mega-Bureaucracy or an Open City?”, in H.
Wallace, A. Young, eds.: Participation and Policy-Making in the
European Union, Clarendon Press 1997.
44. John Peterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, pp. 26-27.
45. M. PESC là tên gọi tắt của chính sách ngoại giao và an ninh
chung, PESC là cách viết tắt những chữ cái đầu của cách biểu đạt về
chính sách ngoại giao và an ninh chung trong tiếng Pháp, bởi vì, chữ
viết tắt bằng tiếng Anh của nó (CFSP) rất khó phát âm, còn PESC lại
có thể phát âm như một từ đơn, giống như cách viết tắt của khối Bắc
Đại Tây Dương là NATO. Hiện nay chức vụ này do nguyên Tổng
Thư ký của NATO là Solana đảm nhận. “Hiệp ước Amsterdam”
CHƯƠNG 5
PHÂN TÍCH CƠ CHẾ NHẤT THỂ HÓA
333

khiến cho cơ chế bộ ba (troika) mới được cấu thành bởi đại diện cấp
cao chính sách ngoại giao an ninh chung của EU, đại diện nước chủ
tịch luân phiên và đại diện nước chủ tịch luân phiên kế tiếp (có lúc
cũng là ủy viên phụ trách quan hệ đối ngoại của Ủy ban) thay thế cơ
chế bộ ba cũ được cấu thành bởi đại diện nước chủ tịch luân phiên
tiền nhiệm, đương nhiệm và kế nhiệm.
46. Xem thêm [Anh] Charles A. Snyder: mục II, chương 4 “Loại
hình lập pháp”, trong Khái luận Luật liên minh châu Âu, Nxb. Đại học
Bắc Kinh, 1996; Tào Kiến Minh: mục II, chương 3 “Nguồn gốc phái
sinh: lập pháp của EU dựa vào việc trao quyền của điều ước cơ sở”
trong Luật Liên minh châu Âu: Từ thị trường lớn thống nhất châu Âu đến
Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu, Nxb. Nhân dân Chiết Giang, 2000.
47. Charlie Jeffrey: “Sub-National Mobilization and European
Integration: Does it Make Differebce?”.
48. Peter M. Haas, “Introduction: Epistemic Communities and
International Policy Co-ordination”, International Organization 46 (1),
1992.
49. F. Hayes-Renshaw, H. Wallace: The Council of Ministers,
Macmillan (Basingstoke) 1997, p. 15.
50. D. Spence: “The Role of the National Civil Service in
European Lobbying: the British Case”, in S. Mazey, J. Richardson,
eds.: Lobbying in the European Community, Oxford University Press
1993, p. 50.
51. John Peterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union. Ngoài ra, trong một bài luận văn của Perterson năm
1995 cũng đã đưa ra sự phân chia như vậy, xem thêm John Perterson:
“Decision-Making in the European Union: Towards a Framework for
Analysis”, Journal of European Public Policy 2 (1), 1995.
52. R. Hull: “Lobbying Brussels: a View from Within”, in S.
Mazey, J. Richardson, eds.: Lobbying in the European Community,
QUỐC GIA
334 V SIÊU QUỐC GIA

Oxford University Press 1993, p. 83. Xem John Peterson, Elizabeth


Bomberg: Decision-Making in the European Union, p. 21.
53. John Perterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, p. 10.
54. Ibid., p. 15.
55. Oran R. Young, International Governance: Protecting the
Environment in a Stateless Society, Cornell University Press, 1994, p. 1.
56. John Perterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, pp. 16-17.
57. F. Scharpf: “The Joint-decision Trap: Lessons from German
Federalism and European Integration”, Public Administration 66, 3,
1988. Xem John Peterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, pp. 17-18.
58. John Perterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, pp. 21-28.
Chương 6

TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN


CỦA NHẤT THỂ HÓA

chương 4, chúng tôi đã thảo luận vấn đề nguồn gốc


Ở của nhất thể hóa, tức là sự ra đời của nhất thể hóa cần
tác nhân và điều kiện gì. Chương 5 đi sâu phân tích cơ chế của
nhất thể hóa, như vậy, đối với một quá trình phát triển hoàn
chỉnh, thì vẫn còn thiếu một mắt xích, đó là nhất thể hóa phát
triển như thế nào. So với 50 năm trước, nhất thể hóa châu Âu
ngày nay bất luận là về chiều rộng hay chiều sâu cũng như diện
tích lãnh thổ đều đã có sự phát triển mạnh mẽ. Về chiều rộng từ
lĩnh vực than, thép ban đầu mở rộng sang công nghiệp, nông
nghiệp, thị trường, môi trường, chính sách ngoại thương, thậm
chí cả ngoại giao và phòng thủ an ninh quốc gia, di dân và tội
phạm xuyên quốc gia, cũng như nhiều lĩnh vực liên quan đến
đời sống nhân dân. Về chiều sâu, ngay từ năm 1979 Nghị viện
châu Âu đã thực hiện bầu cử trực tiếp, từ “Văn kiện châu Âu
đơn nhất” đến “Hiệp ước Maastricht”, “Hiệp ước Amsterdam”,
quyền lực của Nghị viện không ngừng được mở rộng, từ chỗ là
một cơ quan giám sát tư vấn thuần tuý ban đầu (chưa có quyền
lập pháp mà một cơ quan lập pháp cần có) đến độ cùng có
quyền lập pháp chung với Hội đồng trong một lĩnh vực nào đó.
QUỐC GIA
336 V SIÊU QUỐC GIA

Phạm vi ứng dụng của cơ chế biểu quyết đa số đơn giản và đa


số đặc định riêng ngày càng mở rộng, quyền hạn của Ủy ban
cũng được mở rộng, từ chỗ chỉ hạn chế ở lĩnh vực cộng đồng
đến có quyền tham dự nhất định trong hoạch định chính sách
ngoại giao chung. Về diện tích lãnh thổ, từ chỗ nhất thể hóa sáu
nước là Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua, Pháp, Đức, Italia vào năm 1952
đã tăng lên chín nước bao gồm Anh*, Ailen, Đan Mạch gia nhập
năm 1973, rồi sau đó là 12 nước bao gồm Hy Lạp gia nhập năm
1981, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập năm 1986. Năm
1990, hai nước Đức thống nhất, nước Cộng hòa Dân chủ Đức
đương nhiên gia nhập cộng đồng, năm 1995, tiến trình gia nhập
mở rộng đến 15 nước với ba thành viên mới là Thuỵ Điển, Phần
Lan, Áo. Hiện còn có hơn 10 nước ứng cử viên đang xin gia
nhập. Việc thống nhất tiền tệ đã thực hiện ở 12 nước (Anh, Đan
Mạch, Thụy Điển tạm thời chưa gia nhập), đồng Euro trở thành
đồng tiền chung có hiệu lực lưu thông từ ngày 01/01/2002.
Thành tựu phát triển và tốc độ phát triển của nhất thể hóa châu
Âu nằm ngoài dự tính của nhiều người.
Thành tựu của quá trình nhất thể hóa là hết sức rõ ràng,
nhưng làm thế nào để đạt được thành tựu như vậy, thì cách giải
thích của các trường phái lại không đồng nhất, thậm chí là hoàn
toàn khác biệt. Trong đó chủ yếu đề cập hai vấn đề: nguồn gốc
động cơ hoặc cơ chế động cơ thúc đẩy nhất thể hóa; quỹ đạo
đường lối hoặc lôgích tiến trình của sự phát triển. Hay nói cách
khác, kể từ khi nhất thể hóa ra đời, động cơ để nó tiếp tục phát
triển đến từ đâu? Dưới sự ủng hộ và thúc đẩy của động lực đó
thì nhất thể hóa phát triển theo đường hướng nào?
______________
* Ngày 31/01/2020, nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (BT).
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 337

Việc tìm tòi nghiên cứu về tiến trình phát triển đối với nhất
thể hóa là hết sức quan trọng. Nhiều tổ chức quốc tế như Liên
minh Bưu chính thế giới mà Haas đã lấy ví dụ, khi sáng lập
như thế nào, ngày nay như thế nào, hoàn toàn không có chức
năng phát triển và mở rộng. Đại đa số các tổ chức quốc tế đều
như vậy, lĩnh vực hoạt động được xác định ngay từ khi sáng
lập, quyền hạn hành động cũng được giới hạn ngay khi đó, sau
nhiều năm vẫn không có gì khác biệt về bản chất so với khi
sáng lập. Việc mở rộng số lượng thành viên một cách đơn giản
không thể coi là tăng trưởng, tăng trưởng ở đây là kiểu sinh
trưởng hữu cơ, giống như sự sinh sản và phân tách của tế bào
trên cơ thể mẹ. Sinh trưởng hữu cơ là chỉ việc mở rộng sang
lĩnh vực hoạt động mới, giành được quyền hạn hành động mới.
Tiến trình nhất thể hóa của châu Âu có khả năng “sinh trưởng”
như vậy, đó cũng là một trong những khác biệt mang tính căn
bản của tổ chức nhất thể hóa châu Âu so với các tổ chức quốc tế
thông thường khác.

I. LAN TỎA V KẾ HOẠCH SIÊU QUỐC GIA

Chủ nghĩa công năng của Mitrany giả thiết rằng, sự xây
dựng mang tính công năng của xã hội tất sẽ đưa ra một nhu cầu
liên hợp, xã hội nhân loại vốn có tính thân thuộc, chẳng qua là
nhu cầu liên hợp và tính thân thuộc đó đã bị ý thức giới hạn
chính trị che khuất. Điều mà mọi người muốn làm hiện nay
chính là khắc phục giới hạn bề mặt đó, nếu mặc cho lôgích cần
thỏa mãn hoạt động tự phát của nhân loại thì nhất thể hóa sẽ
trở thành một sự nghiệp tự nhiên. Cho nên, nhìn nhận từ góc
độ của chủ nghĩa công năng cũ thì động lực của nhất thể hóa
QUỐC GIA
338 V SIÊU QUỐC GIA

vốn được sinh ra cùng với hoạt động của xã hội loài người, chỉ
cần loại trừ sự ảnh hưởng của chính trị là được, quỹ đạo phát
triển của nó sẽ bắt đầu từ sự liên hợp của các bộ phận mang
tính công năng, sau đó giữa một vài bộ phận công năng nhất
thể hóa gần gũi nhau lại hình thành tập đoàn điều phối lớn,
trên cơ sở đó, bước nhất thể hóa tiếp theo là xây dựng kế hoạch
và cơ quan điều phối mang tính toàn cầu.
Haas đã chấp nhận con đường nhất thể hóa tiệm tiến mang
tính công năng của Mitrany, nhưng ông không cho rằng xã hội
loài người vốn là hài hòa, ngược lại, xã hội loài người phân hóa
về lợi ích, mối quan hệ giữa các chủ thể lợi ích khác nhau là mối
quan hệ cạnh tranh, vì thế, nhất thể hóa là sự điều phối và quản
lý xuất phát từ sự cạnh tranh về lợi ích, để thúc đẩy nhu cầu về
lợi ích chung. Như vậy, mấu chốt của những bước phát triển
của nhất thể hóa là một tổ chức quốc tế gánh vác vai trò nhất
thể hóa có thể thỏa mãn nhu cầu thực hiện lợi ích của mọi
người ở mức độ nào đó, và lãnh đạo của tổ chức quốc tế đó có
thể quản lý và điều phối lợi ích của những xung đột lẫn nhau
hay không, có mưu cầu được sự ủng hộ của người tham dự đủ
cho sự sinh tồn và phát triển của tổ chức hay không. Đó chính
là sự giải thích của chủ nghĩa công năng mới đối với động lực
phát triển nhất thể hóa.
Như vậy, chủ nghĩa công năng mới trên thực tế đã đưa ra
hai tiến trình phát triển nhất thể hóa: tiến trình xã hội (societal
process) và tiến trình kỹ thuật (technocratic process). Tiến trình
xã hội là chỉ chủ thể xã hội đòi hỏi nhất thể hóa, nhu cầu đó
được đáp ứng thông qua phương thức thúc đẩy nhất thể hóa
hoặc có thể được thỏa mãn thông qua việc điều chỉnh quy tắc,
cơ chế và kết cấu đã có. Những người theo chủ nghĩa công
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 339

năng mới không giống như những người theo chủ nghĩa liên
bang, tin tưởng rằng đại chúng sẽ yêu cầu hoạch định một bộ
Hiến pháp châu Âu, ngay lập tức hoàn thành bước nhảy vọt từ
mô hình quốc gia dân tộc đến mô hình Liên bang châu Âu, mà
tính đến nay, tiến trình nhất thể hóa châu Âu đã phát triển
được gần 50 năm cũng đã chứng minh sự không khả thi của
con đường này. Nhưng, những người theo chủ nghĩa công
năng mới thực sự cho rằng, các tập đoàn đại diện cho lợi ích
khác nhau của mọi người sẽ nhận thức được lợi ích rõ ràng của
nhất thể hóa, vì thế sẽ gây thêm áp lực cho chính phủ các quốc
gia và cơ chế của cộng đồng, yêu cầu thúc đẩy nhất thể hóa
mạnh mẽ hơn nữa. Tiến trình kỹ thuật là chỉ dùng nghệ thuật
lãnh đạo (leadership) để thúc đẩy, bao gồm sức mạnh của
chuyên gia, năng lực của các quan chức quy hoạch nghị trình
của kỹ thuật siêu quốc gia, và năng lực lãnh đạo tổ chức thúc
đẩy giao dịch.

1. Lãnh đạo tổ chức và kế hoạch siêu quốc gia


Mấu chốt trong hai tiến trình kể trên vẫn là tiến trình kỹ
thuật, vì thế Haas đặc biệt nhấn mạnh tới nghệ thuật lãnh đạo
hoặc năng lực lãnh đạo. Đối với ông, có một số nội dung chính
sau đây đã cấu thành nghệ thuật lãnh đạo: Lãnh đạo phải nâng
cao được mục tiêu của tổ chức, khiến tổ chức không chỉ giới
hạn trong phạm vi ban đầu do chính phủ thiết đặt, từ đó khiến
nó có thể tạo ra ảnh hưởng đến toàn hệ thống. Lãnh đạo cần
phải lạc quan và giỏi thuyết phục chính phủ nước thành viên,
khiến cho họ tin tưởng rằng, có thể vấn đề này là hậu quả ngoài
ý muốn đối với một vài nước thành viên này, nhưng lại có lợi
cho tất cả nước thành viên khác, khiến họ tin vào mục tiêu của
QUỐC GIA
340 V SIÊU QUỐC GIA

tổ chức mà tiếp tục tiến lên. Lãnh đạo phải nhận thức được
rằng chỉ thực hiện mục tiêu của tổ chức trong phạm vi kết quả
đã dự đoán thì không có ý nghĩa gì. Lãnh đạo còn phải phát
triển thành hình thái ý thức của tổ chức, hình thái ý thức này là
các mục tiêu chung được chắt lọc ra từ môi trường khác biệt,
không ổn định, có thể phân định rõ ràng đường hướng diễn
biến của công năng, có mục tiêu con rõ ràng, đồng thời có liên
minh ủng hộ cam kết nhất trí với hình thái ý thức chính; hình
thái ý thức đó là sự trói buộc đối với nhân viên của tổ chức, thôi
thúc họ ủng hộ mục tiêu của tổ chức và thiết lập mối quan hệ
với đối tượng phục vụ của tổ chức, để tất cả đều bám sát mục
tiêu chính của tổ chức; hình thái ý thức đó có thể thuyết phục
đối tượng phục vụ, người ủng hộ, thậm chí là cả những người
kỳ thị với tổ chức, khiến họ tin tưởng rằng nhu cầu và kỳ vọng
mới mà môi trường đưa ra chỉ có thể thực hiện được thông qua
việc liên tục điều chỉnh mục tiêu, đẩy mạnh tổ chức mà thôi1.
Tóm lại, tổ chức nhất thể hóa đòi hỏi phải có nghệ thuật
hoặc năng lực lãnh đạo trên một số mặt sau: (1) Lãnh đạo tổ
chức phải duy trì được sự tập trung và đoàn kết trong nội bộ tổ
chức; (2) Phải căn cứ vào sự biến đổi của môi trường để không
ngừng điều chỉnh mục tiêu của tổ chức chứ không phải là bảo
thủ không chịu thay đổi, dậm chân tại chỗ; (3) Phải tìm kiếm và
xây dựng liên minh ủng hộ trong chính phủ các nước thành
viên, hơn nữa phải ứng biến được với từng vấn đề cụ thể, hay
nói cách khác, một hoặc một vài nước thành viên không phải
lúc nào cũng thuộc phe đa số hoặc thiểu số, bằng không phe
thiểu số sẽ manh nha mong muốn rút khỏi tổ chức; (4) Lãnh
đạo không những phải hạn chế quan hệ trong phạm vi chính
phủ các nước thành viên, mà còn cần chú ý hơn đến đối tượng
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 341

phục vụ của tổ chức, tức là thiết lập mối quan hệ trực tiếp giữa
các chủ thể lợi ích, bởi vì, của các chủ thể lợi ích sẽ quyết định
sự sinh tồn và phát triển cuối cùng của tổ chức, vì thế, trên một
ý nghĩa nào đó thì các chủ thể lợi ích quan trọng hơn chính phủ
nước thành viên.
Tư tưởng của Haas về động lực phát triển nhất thể hóa gắn
chặt với nhận thức và phán đoán cơ bản của ông về mối quan
hệ giữa tổ chức quốc tế và môi trường của tổ chức quốc tế đó.
Ông cho rằng, “nhất thể hóa là tiến trình gắn kết một hệ thống
quốc tế cụ thể hiện có với một hệ thống cụ thể có thể lời mờ
phân biệt được trong tương lai”2, yếu tố thúc đẩy sự thay đổi
trong hệ thống chính là tổ chức quốc tế. Chính phủ các quốc gia
và các tập đoàn lợi ích trong nước đã hình thành nên môi trường
của tổ chức quốc tế, sự thay đổi và phát triển của hệ thống trên
thực tế chính là quá trình tương tác giữa tổ chức quốc tế và môi
trường của nó. Môi trường, ở một chừng mực rất lớn, là khác
biệt, các chủ thể đều lấy lợi ích của bản thân làm đường hướng.
Tuy rằng, trong môi trường tồn tại lợi ích chung, nhưng để giành
được lợi ích chung đó đòi hỏi phải khắc phục được xu hướng
phân tán của chủ thể, mà đối tượng có thể hoàn thành nhiệm vụ
đó chính là tổ chức quốc tế. Tổ chức quốc tế thông qua việc đoàn
kết các chủ thể trước lợi ích chung, khắc phục xu hướng phân
tán, thậm chí là cạnh tranh và xung đột lẫn nhau, thực hiện phát
triển hệ thống theo hướng hòa bình và phồn vinh. Muốn hoàn
thành sứ mệnh nhất thể hóa, chủ yếu tổ chức quốc tế phải dựa
vào nghệ thuật hoặc năng lực lãnh đạo của mình.
Tư tưởng này của Haas đã được chủ nghĩa tự do duy trì và
phát triển, sau hơn 20 năm vắng bóng, thông qua việc ký kết
“Văn kiện châu Âu đơn nhất” vào giữa thập niên 80 thế kỷ XX,
QUỐC GIA
342 V SIÊU QUỐC GIA

dần dần thực hiện thành công kế hoạch đại thị trường thống
nhất, chủ nghĩa công năng mới đã được phục hưng. Những
người theo chủ nghĩa công năng mới thì qua nghiên cứu các
trường hợp nhất thể hóa mới đã chỉ ra rằng Ủy ban đóng vai trò
quan trọng nhất, từ đó đã kiểm chứng tư tưởng của Haas về
động lực phát triển nhất thể hóa.
Trong đội ngũ học giả phục hưng chủ nghĩa công năng
mới, Wayne Sandholtz và John Zysman thông qua nghiên cứu
quá trình thai nghén, khởi thảo, đặt vấn đề và đưa ra kết luận
cuối cùng của kế hoạch đại thị trường thống nhất đã chỉ ra vai
trò chính của cơ chế siêu quốc gia (đặc biệt là Ủy ban), tập đoàn
lợi ích châu Âu (đặc biệt là lợi ích của giới công nghiệp châu Âu
có tổ chức) và cả những người đứng đầu chính phủ quốc gia
trong đó3. Bối cảnh dẫn đến việc khởi động lại nhất thể hóa lần
này có hai mặt: Một là, sự biến động của cục diện kinh tế quốc
tế, đặc biệt là sự trỗi dậy của Nhật Bản và sự suy thoái của Mỹ
khi đó đã khiến cho châu Âu cảm nhận được áp lực cạnh tranh
của châu Á trong lĩnh vực công nghiệp và tài chính tiền tệ,
nhận thức được rằng châu Âu cần phải đoàn kết thành một
thực thể chính trị thống nhất trên vũ đài thế giới, vì thế, kế
hoạch đại thị trường thống nhất cũng là một kế hoạch để chấn
hưng châu Âu. Như vậy, nền tảng cơ cấu đã quyết định nội
dung của sự lựa chọn và vấn đề cần giải quyết, sự biến đổi của
cục diện nền kinh tế thế giới đã thôi thúc giới tinh anh châu Âu
suy tính lại địa vị và lợi ích của họ trên thế giới. Hai là, bối cảnh
của biến đổi chính trị ở mỗi nước, mà sự biến đổi này có mối liên
hệ mật thiết với bối cảnh kinh tế chính trị quốc tế. Biểu hiện chủ
yếu của sự biến đổi là: trong thập niên 50 - 60 của thế kỷ XX,
chính phủ các nước đều do lực lượng phái trung tả cầm quyền,
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 343

xã hội châu Âu dưới sự lãnh đạo, điều phối của chính phủ cánh
tả đã vượt qua thời kỳ hoàng kim của nghiệp đoàn giai cấp
(corporatism), trong khi đó cuộc khủng hoảng dầu lửa, kinh
tế và cả sự trì trệ lâu dài của nền kinh tế do hậu quả cuộc
khủng hoảng đó gây ra vào thập niên 70 thế kỷ XX đã chỉ rõ
rằng chủ nghĩa nghiệp đoàn không còn phát huy tác dụng
nữa, chiến lược kinh tế áp dụng ở mỗi quốc gia cũng không
hiệu quả là bao. Trong bối cảnh đó, từ cuối thập niên 70 thế
kỷ XX trở đi, sức mạnh của phái trung tả ở châu Âu đồng loạt
suy giảm, chính đảng cánh hữu lần lượt lên nắm quyền trong
thập niên 80 thế kỷ XX, ngay cả ở quốc gia duy trì chính phủ
cánh tả như Pháp, Tây Ban Nha thì chính sách của chính phủ
Đảng Xã hội cũng có xu hướng nghiêng về cánh hữu, lấy thị
trường làm định hướng, tán thành tư hữu hóa, chủ trương
giảm bớt sự kiểm soát của chính phủ. Trong hai bối cảnh lớn
đó, ba chủ thể đã đề cập ở trên cùng chung sức thúc đẩy việc
thiết lập đại thị trường thống nhất. Sức mạnh của các nhà
công nghiệp, đặc biệt là Hội nghị bàn tròn của các nhà công
nghiệp châu Âu (the Roundtable of European Industrialists)
hình thành năm 1983 đã cùng Ủy ban đưa ra ý tưởng. Nhận
thức được bối cảnh trong nước và quốc tế, những người
đứng đầu chính phủ các nước đều tán thành kế hoạch của họ.
Trong đó, quan trọng nhất trong sự lãnh đạo của Ủy ban là
các quan chức của Ủy ban đã nhìn ra được sự biến đổi của
tình hình và thời cơ khi chín muồi, đưa ra đề nghị đồng thời
vận động hành lang, các liên minh xí nghiệp chính đều hoan
nghênh đề nghị đó và gia tăng ảnh hưởng đối với các chính
phủ, những người đứng đầu chính phủ lại trở thành người
chịu ảnh hưởng của cả hai bên.
QUỐC GIA
344 V SIÊU QUỐC GIA

Những người theo chủ nghĩa thể chế cùng thuộc nội bộ phe
chủ nghĩa tự do đã phát triển tư tưởng lãnh đạo của các tổ chức
quốc tế thành lý luận của kế hoạch siêu quốc gia (supranational
maneuver) hoặc lý thuyết kinh doanh siêu quốc gia (supranational
entrepreneur). Cái gọi là kế hoạch siêu quốc gia chính là hoạt
động của chủ thể siêu quốc gia, chủ yếu là chỉ “vai trò của cá
thể trong phát triển hợp tác quốc tế”. Oran R. Young cho rằng,
trong kế hoạch siêu quốc gia có ba loại hình lãnh đạo (type of
leadership) là lãnh đạo cấu trúc (structural leader), lãnh đạo
kinh doanh (entrepreneurial leader), lãnh đạo tri thức
(intellectual leader). Lãnh đạo cấu trúc là “trù tính việc biến
việc dùng tài nguyên vật chất làm thước đo quyền lực thành
con đường hữu hiệu để gây ảnh hưởng đối với hành vi của chủ
thể trong tiến trình xây dựng cơ chế”; “lãnh đạo kinh doanh là
giúp đỡ các bên tham gia quá trình hợp tác mang tính cạnh
tranh giao dịch thành công, trong quá trình đó giải quyết hoặc
tách khỏi các hành động tập thể liên quan tới đàm phán cơ
chế”; “lãnh đạo tri thức là vốn tri thức được sinh ra và gây ảnh
hưởng đến đường lối của tiến trình đàm phán trong quá trình
đàn phán”4. Cho dù, kế hoạch siêu quốc gia này rất quan trọng,
nhưng trên thực tế, Oran R. Young đã thừa nhận rằng, kế hoạch
lãnh đạo này chỉ hữu hiệu trong tình hình mà các quốc gia hữu
quan đều ấp ủ mong muốn đạt đến một thỏa thuận chung, giữa
các nước hữu quan không thể thường xuyên ở thế căng thẳng,
bế tắc; kế hoạch lãnh đạo lại không giống quan điểm của chủ
nghĩa hiện thực, chúng phát huy được tác dụng là bởi vì chúng
nắm được nhiều thông tin hơn tất cả các bên tham dự, và chỉ
giúp các bên tham dự hữu quan tự quyết định, chúng có thể
như vậy là bởi vì chúng không đóng vai trò chính trong tiến
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 345

trình đàm phán. Nhưng kế hoạch lãnh đạo như vậy lại là cần
thiết đối với việc đàm phán cơ chế giữa các quốc gia, trong đàm
phán có vô số chủ thể tác động lẫn nhau thì bản thân đàm
phán đã khác xa so với sự giản đơn mà những người theo chủ
nghĩa hiện thực tưởng tượng, cho rằng mỗi chủ thể đều lựa
chọn theo nguyên tắc tối đa hóa lợi ích, bàn tay vô hình tự sẽ
khiến cho kết quả của sự lựa chọn tập thể đạt đến hiệu quả
Pareto (the Pareto optimal). Trên thực tế, đàm phán thường
được tiến hành trong bối cảnh phạm vi chưa phân định rõ
ràng, hơn nữa hành vi theo đuổi tối đa hóa lợi ích của chủ thể
thường sẽ ngăn cản việc đạt được thỏa thuận chung. Trong tình
hình đó, Oran R. Young cho rằng, tầm quan trọng trong lãnh
đạo kinh doanh của siêu quốc gia là không thể đẩy xuống hàng
thứ yếu5.
Nghệ thuật lãnh đạo của tổ chức quốc tế hoặc kinh doanh
kế hoạch của siêu quốc gia thực sự rất quan trọng, nếu không
thì đã không cần phải sáng lập tổ chức quốc tế. Nhưng, kỳ vọng
mà chủ nghĩa tự do gửi gắm trong hoạt động của chủ thể siêu
quốc gia cần phải có điều kiện tiền đề, sự ủng hộ của chủ thể
siêu quốc gia đối với động lực nhất thể hóa không phải là tự
nhiên, điều kiện tiền đề đó chính là một phạm vi hoạt động mà
nước thành viên hữu quan đồng ý trao cho. Đúng như Tiến sĩ
Klaus Dieter Borchardt đã nói: “Vấn đề đầu tiên là nước thành
viên quyết định chuyển giao một số quyền chính trị trong lĩnh
vực nào cho một cộng đồng siêu quốc gia… Cộng đồng và các
cơ chế của nó lại chưa được trao quyền áp dụng các biện pháp
cần thiết nào để thực hiện mục tiêu chung của điều ước/hiệp
ước, ngược lại, tính chất và nội dung quyền lực của nó được rút
ra từ quy định của điều khoản liên quan (nguyên tắc trao quyền
QUỐC GIA
346 V SIÊU QUỐC GIA

hữu hạn). Thông qua phương thức này, các nước thành viên có
thể giám sát và kiểm soát được quyền lực mà họ đã trao đi.
Hơn nữa, chỉ có nước thành viên mới có thể quyết định nội
dung và hướng phát triển trong tương lai của nhất thể hóa:
nước thành viên là chủ nhân của điều ước/hiệp ước”6. Trong
phạm vi nước thành viên cho phép được quy định bởi điều
khoản của điều ước/hiệp ước thì hoạt động của chủ thể siêu
quốc gia mới có tính tự chủ.
Kỳ thực, vấn đề lãnh đạo của tổ chức quốc tế theo quan
điểm của Haas được xây dựng trên cơ sở giả thiết về chủ nghĩa
tự do đa nguyên của xã hội quốc tế, bởi vì, một khi tổ chức
quốc tế trong lĩnh vực nào đó được thiết lập, nó không chỉ
tương tác với chính phủ của các nước thành viên, mà còn tương
tác với cá nhân và tổ chức đoàn thể trong nước của các nước
thành viên đó. Trong khi đó sự ủng hộ của các cá nhân và tổ
chức đoàn thể trong nước của nước thành viên đối với tổ chức
quốc tế mới khiến cho tổ chức quốc tế có quyền tự chủ quyết
định độc lập với chính phủ nước thành viên, bởi hoạt động của
tổ chức quốc tế thực hiện được nhu cầu về lợi ích của họ. Thậm
chí vì thế mà tổ chức quốc tế từng bước được hưởng chung
lòng trung thành của cá nhân và tổ chức đoàn thể trong nước
dành cho quốc gia của mình. Giả thiết rằng chủ nghĩa tự do đa
nguyên của xã hội quốc tế không hình thành thì kế hoạch và
quá trình kinh doanh của chủ thể siêu quốc gia cũng bị hạn chế.
Cho nên, trong bước phát triển sau này, dù là chủ nghĩa
công năng mới mới phục hưng, hay là chủ nghĩa thể chế thì ở
một mức độ nào đó đều đã thừa nhận tính có điều kiện của kế
hoạch hoặc kinh doanh siêu quốc gia. Một ví dụ mà Wayne
Sandholtz và John Zysman đưa ra trong luận chứng của họ
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 347

thực ra đã chứng minh được rằng hoạt động siêu quốc gia của
Ủy ban là vẫn cần có sự đồng ý của chính phủ nước thành viên
thì mới có kết quả. Họ nói, ở thập niên 70 của thế kỷ XX, Ủy
ban muốn tiến hành kế hoạch khoa học và kỹ thuật của cộng
đồng, tức là kế hoạch của Spinelli và Dahrendorf (the Spinelli
and Dahrendorf Plans) mà mọi người đã biết, nhưng không biết
kết cục của nó, nguyên nhân chính là ở chỗ chính phủ các nước
cho rằng lĩnh vực khoa học và kỹ thuật có thể là, hơn nữa phải
là kế hoạch do quốc gia thực hiện. “Sự lựa chọn của quốc gia
hoàn toàn đứng trên mặt đối lập với cộng đồng châu Âu, hơn
nữa hoàn toàn có thể thắng lợi”7. Oran R. Young cũng thừa
nhận kế hoạch của siêu quốc gia không thể gặp phải sự ngăn
cản hữu ý của nước thành viên. Ý của ông là, giả sử rằng các
nước thành viên có liên quan quyết định tiến hành đàm phán
về lĩnh vực nào đó, thì họ sẽ chấp nhận sự điều phối của chủ
thể siêu quốc gia trên tinh thần kết quả đạt được, kế hoạch siêu
quốc gia được thiết lập dựa trên thiện ý thực sự muốn giải
quyết vấn đề của nước thành viên.

2. Lộ trình lan tỏa của nhất thể hóa


Dựa vào giả thiết của những người theo chủ nghĩa tự do,
dưới sự lãnh đạo của tổ chức quốc tế hoặc việc kinh doanh kế
hoạch của chủ thể siêu quốc gia, nhất thể hóa sẽ diễn biến theo
đường hướng nào? Haas đã chỉ ra thuyết ba giai đoạn nổi tiếng
của mình là học tập, lan tỏa, chuyển giao trung thành8. Điểm
cuối của tiến trình ba giai đoạn đó chính là sự xuất hiện một
cộng đồng mới thay thế quốc gia, dân tộc. Leon N. Lindberg đã
loại bỏ thuyết chuyển giao trung thành của Haas, cho rằng hãy
còn quá sớm để bàn luận về sự biến đổi về giá trị, nhưng ông
QUỐC GIA
348 V SIÊU QUỐC GIA

cũng tán thành lý luận lan tỏa của Haas, cho rằng tình hình lan
tỏa sẽ thể hiện một số đặc trưng sau: “(1) Phong trào lan tỏa
phụ thuộc vào một sự thực, tức là sự ủng hộ đối với bất cứ
bước đi nào của nhất thể hóa đều là kết quả tập hợp của mục
tiêu và kỳ vọng. Những cái đó thường là mục tiêu cạnh tranh
lẫn nhau dẫn đến hoạt động và nhu cầu cạnh tranh lẫn nhau,
mà điều này đã hình thành cơ sở tập hợp hơn trong từng bước
nhất thể hóa. (2) Sự thiếu hụt hiệp định giữa các chính phủ giúp
cho vai trò của cơ chế trung tâm được mở rộng, hay nói cách
khác, các nước thành viên sẽ ủy thác một số vấn đề khó khăn
cho nó xử lý. (3) Sau khi cơ chế trung tâm áp dụng một số hành
động, giai tầng của nhóm những người đứng đầu sẽ đưa ra yêu
cầu và kỳ vọng hành động nhiều hơn nữa. (4) Cơ chế trung tâm
và hoạt động không chính thức của những người đứng đầu có
lẽ sẽ tạo ra tình huống là trong bối cảnh chưa có cơ chế trung
tâm phát triển hơn và chưa đưa ra chính sách trung tâm mới thì
vấn đề sẽ không thể được giải quyết. (5) Đi sâu nhất thể hóa
kinh tế trên mọi lĩnh vực, bao gồm cả cộng đồng kinh tế châu
Âu sẽ mang lại không gian lớn hơn cho sự lan tỏa giữa các bộ
phận. Sự tranh luận về bước tiếp theo của nhất thể hóa trong
một bộ phận, bao gồm các lợi ích quốc gia khác nhau, sẽ được
giải quyết thông qua đàm phán giữa các bộ phận (ví dụ bộ
phận nông nghiệp và bộ phận nguồn năng lượng). (6) Tham gia
vào đồng minh thuế quan sẽ có thể dẫn đến phản ứng của các
nước không phải thành viên, vấn đề do tình huống này gây ra
chỉ có thể được giải quyết thông qua nhất thể hóa bước tiếp
theo hoặc gia tăng vai trò của cơ chế trung tâm”9.
Như vậy, lôgích tiến trình lan tỏa cần phải thiết lập trên cơ
sở của một số giả thiết sau đây: (1) Thành tích mà lĩnh vực hoặc
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 349

bộ phận mang tính công năng đã thực hiện nhất thể hóa giành
được sẽ tạo ra hiệu ứng mẫu cho lĩnh vực khác, khiến chúng
cũng muốn thông qua con đường đó để đáp ứng nhu cầu lợi
ích ở mức độ lớn hơn. Nếu như vậy thì tiền đề làm nảy sinh lan
tỏa là nhất thể hóa phải luôn duy trì được trạng thái cân bằng
vĩnh viễn, một khi nhất thể hóa bị đình trệ, thậm chí xuất hiện
sự thụt lùi nào đó khi thực hiện lợi ích thì tiến trình lan tỏa có
thể tiến hành được hay không sẽ trở thành vấn đề. (2) Do mối
liên hệ theo chiều ngang trên các mặt như chính sách, quy tắc,
trình tự, nên hoạt động của bộ phận nhất thể hóa sẽ gây ra áp
lực về nhất thể hóa đối với bộ phận khác có mối liên hệ theo
chiều ngang mật thiết với nó, buộc các bộ phận này cũng phải
thực hiện nhất thể hóa. Như vậy, tiền đề một giả thiết khác làm
phát sinh sự lan tỏa chính là tính mật thiết, tính không thể ngăn
trở và tính đồng bộ của sự biến đổi của mối liên hệ theo chiều
ngang đó, nếu như nhất thể hóa nảy sinh trong một lĩnh vực có
thể giới định phạm vi rõ ràng, thì việc liệu nó có thể gây áp lực
đối với lĩnh vực khác hay không khó có thể khẳng định được.
(3) Lan tỏa cũng có lúc được sử dụng đồng nghĩa với sâu sắc
hóa nhất thể hóa, tình hình này là chỉ có một số mục tiêu nhất
thể hóa muốn hoàn thành thì cần phải có sự đầu tư lớn hơn về
tài nguyên và biện pháp nhất thể hóa, là sự lan tỏa về phía
trước. Vậy thì, muốn hình thành lôgích lan tỏa kiểu này cũng
đòi hỏi điều kiện giống như vậy, tức là theo lý thuyết về lựa
chọn lý tính, lợi ích mọi người thu được khi hoàn thành mục
tiêu trong dự tính phải lớn hơn giá thành phải bỏ ra cho việc
đầu tư về tài nguyên và biện pháp nhất thể hóa.
Cho nên, khi một số điều kiện không thể thỏa mãn, lan tỏa
bị cho là một lộ trình nhất thể hóa tiến lên một cách trực tiếp,
QUỐC GIA
350 V SIÊU QUỐC GIA

luôn luôn cân bằng, không thể đình trệ, càng không thể thụt lùi,
mà trong thực tế rất khó duy trì được từ đầu đến cuối tình
trạng đó, cho nên khi cộng đồng xuất hiện khủng hoảng nội bộ
vào giữa thập niên 60 thế kỷ XX và cả cộng đồng bị đình trệ
trong cuộc khủng hoảng kinh tế vào thập niên 70 thế kỷ XX, thì
lý luận lan tỏa của Haas bị nhiều người, thậm chí ngay cả bản
thân ông bác bỏ.
Leon N. Lindberg là người đầu tiên thảo luận về vấn đề
tiến trình nhất thể hóa cũng có thể ngăn cản việc tiếp tục nhất
thể hóa. Khi nhất thể hóa đụng chạm đến quyền năng của chính
phủ và vì thế khiến cho vấn đề chính trị giữa các quốc gia bị
đưa ra, thì nhất thể hóa đã trở thành nguồn gốc của sự căng
thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia10. Quan điểm này trên
thực tế cũng cơ bản giống như cách phân chia thành chính trị
cấp cao và chính trị cấp thấp của Hoffman, cũng đã phản ánh
việc đa số những người theo chủ nghĩa công năng mới vào thời
kỳ cuối thập niên 60 thế kỷ XX bắt đầu nhìn lại những khó khăn
trong lý luận do đánh giá thấp tầm quan trọng của chủ nghĩa
dân tộc trong chính trị châu Âu. Nhìn nhận về vấn đề này, năm
1970, Leon N. Lindberg và Stuart Scheingold đã chỉ ra rằng, tiến
trình phát triển của nhất thể hóa kỳ thực có bốn khả năng: một
là “tràn ngược” (spill back), là chỉ sự thu hẹp của phạm vi bộ
phận hoặc năng lực của cơ chế nhất thể hóa, hoặc của cả hai; hai
là “liên kết phát triển” (forwward linkage), khái niệm này cũng
đồng nghĩa với lan tỏa; ba là “cân bằng” (equilibrium) hoặc
“thường nhật hoá nhiệm vụ” (the routinization of a task), điều
này trên thực tế là chỉ trạng thái duy trì hiện trạng; bốn là “đầu
ra thất bại” (output failure), chỉ hệ thống chưa đạt đến thỏa
thuận chung về nhất thể hóa11. Có điều, nhiều người cũng chỉ ra,
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 351

tuy rằng nhất thể hóa châu Âu vào thập niên 60-70 thế kỷ XX
đã trải qua khó khăn, trắc trở, nhưng “tràn ngược” về cơ bản là
không có, nếu có thì chỉ là đình trệ, không phát triển lên mà
thôi. Ngoài ra, “đầu ra thất bại” cũng không thể coi là phát
triển. Vì thế, tiến trình phát triển của nhất thể hóa chỉ có hai
trạng thái là đình trệ và lan tỏa, thường được gọi là sự phát
triển thất thường (fits-and-starts or stop-and-go).
Philippe C. Schmitter cũng đã đóng góp rất nhiều để chủ
nghĩa công năng mới khắc phục những khó khăn vào nửa cuối
thập niên 60 thế kỷ XX. Ông tập trung vào sự lựa chọn chiến
lược của chủ thể, cho rằng lan tỏa có lẽ là con đường chiến lược
hiệu quả nhất để xây dựng một cộng đồng chính trị mới, nhưng
chiến lược của chủ thể cũng rất có thể là sự kết hợp giữa lan tỏa
và những lựa chọn khác. Ông đã liệt kê ra nhiều khả năng khác
ngoài lan tỏa như tràn bằng (spill-around), tăng dần (buildup),
thu hẹp/giảm thiểu (retrench), hỗn hợp (muddle-about), tràn
ngược và gói gọn (encapsulate). Lan tỏa là chỉ chủ thể cam kết
đi sâu vào nhất thể hóa về phạm vi và cấp độ. Tràn bằng là chỉ
việc mở rộng phạm vi, cơ chế quyền uy thì vẫn như cũ hoặc
hạn chế ở khu vực không có tranh cãi (the zone of indifference).
Tăng dần chỉ đồng ý tăng thêm quyền lực hoặc năng lực quyết
sách của cơ quan liên hợp, nhưng không đồng ý để họ đi sâu
vào lĩnh vực, vấn đề mới. Thu hẹp/giảm thiểu là chỉ nâng cấp
độ của thẩm định liên hợp, nhưng lại là bước giật lùi về vấn đề
cơ chế chung. Hỗn hợp chỉ việc để các quan chức của khu vực
nhất thể hóa tranh luận với nhau, đưa ra một loạt vấn đề cho
họ, nhưng trên thực tế lại làm suy yếu năng lực phân phối giá
trị của họ. Tràn ngược chỉ suy giảm quyền uy nhất thể hóa về
mức độ và phạm vi, có lẽ sẽ quay trở lại với trạng thái trước khi
QUỐC GIA
352 V SIÊU QUỐC GIA

bắt đầu nhất thể hóa. Gói gọn chỉ việc thông qua những điều
chỉnh mang tính bên lề để ứng phó với nguy cơ12.
Sự phong phú và bổ sung đối với tiến trình lan tỏa này
không giúp được gì nhiều cho lý luận lan tỏa thoát khỏi sự nghi
vấn, bởi vì, sở dĩ tiến trình lan tỏa vấp phải phê phán, không
những bởi nó để lại ấn tượng cho mọi người là nhất thể hóa
phải tiến lên theo đường thẳng, không gián đoạn, mà còn bởi
cho dù thế nào thì nó cũng khó mà “lan” quá ngưỡng chuyển
dịch lòng trung thành. Trong tiến trình nhất thể hóa lan tỏa
sang lĩnh vực chính trị, quá trình chuyển dịch lòng trung thành
bất luận thế nào cũng là cần thiết. “Nhất thể hoá chính trị là chỉ
tiến trình như vậy, chủ thể chính trị ở một số lĩnh vực nhà nước
dễ nhận biết bị thuyết phục chuyển dịch lòng trung thành, sự
mong đợi và hoạt động chính trị của họ sang một trung tâm
mới, trung tâm đó có hoặc yêu cầu có quyền quản lý tư pháp
cao hơn quyền quản lý tư pháp hiện có của quốc gia”13. Đối với
Haas, ý nghĩa ban đầu của lòng trung thành là một thuộc tính
của cộng đồng chính trị, nhân dân vì thế mà “trung thành với
một loạt biểu tượng và cơ chế, tuân thủ sự phán quyết của
quyền uy này theo thói quen và trong một thời gian dài có thể
dự đoán trước, và vì thế sự kỳ vọng quan trọng của họ được
đáp ứng ở mức mà mọi người đều mãn nguyện”. Thế nên,
cộng đồng chính trị chính là “trong tình hình đó, trong một
khoảng thời gian nào đó và trong không gian địa lý có thể
nhận biết, các đoàn thể và cá nhân trong đó trung thành với
cơ chế chính trị trung ương của họ hơn bất kỳ quyền uy
chính trị nào khác”14.
Sau khi hệ thống thực thể mới hình thành có thể đáp ứng
hiệu quả một số yêu cầu quan trọng của mọi người, thì tổ chức
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 353

nhất thể hóa mang tính chức năng của các lĩnh vực sẽ thu hút
sự trung thành của mọi người từ trong quyền uy vốn có. Vấn
đề mấu chốt của chủ nghĩa công năng mới là trình bày cơ chế
thúc đẩy phát sinh sự chuyển dịch như vậy. Đối với những
người theo chủ nghĩa công năng mới, sau khi cơ chế nhất thể
hóa thoả mãn yêu cầu của mọi người, thì sự chuyển dịch lòng
trung thành đã trở thành việc đương nhiên, tất yếu. Nhưng trên
thực tế, sự việc như vậy không những mãi vẫn chưa xảy ra, mà
cuối thập niên 60 và thập niên 70 thế kỷ XX còn xuất hiện trào
lưu về sự quay trở lại của chủ nghĩa dân tộc. Do đó, mọi người
không những nghi ngờ việc chuyển dịch lòng trung thành của
chủ nghĩa công năng mới mà còn nghi ngờ cả lý luận lan tỏa.
Juliet Lodge cho rằng, giả thiết của chủ nghĩa công năng
mới là nếu một tổ chức đã cung cấp nhu cầu phúc lợi thì điều
đó sẽ tự động khiến người hưởng lợi chấp nhận nó từ trong
nhận thức. Nhưng vấn đề cũng có thể là, dù người cung cấp
phúc lợi rộng lượng như thế nào thì người hưởng lợi cũng có
thể không cảm nhận được sự tồn tại của họ. Như vậy, ngược lại
với luận điệu nảy sinh từ quản trị siêu quốc gia, chủ thể có thể
sẽ tiếp tục cho rằng nhu cầu của họ vẫn được thỏa mãn bởi các
cơ quan nhà nước. Khi đó, việc chuyển dịch lòng trung thành
cũng không thể phát sinh theo phương thức giả thiết ban đầu.
Quan điểm của Lodge là: các nhà chủ nghĩa công năng mới, đặc
biệt là trong các tác phẩm thời kỳ đầu của họ, quá phụ thuộc vào
khái niệm lý tính và lợi ích công, khiến cho khái niệm về lòng
trung thành chính trị hoặc ít hoặc nhiều trở thành khái niệm
không thể phân tích, họ đã đánh giá quá cao khả năng giành
được sự trung thành của mọi người của tổ chức phi chính trị.
Lodge lập luận rằng, nói theo ngôn ngữ của chủ nghĩa hợp đồng
QUỐC GIA
354 V SIÊU QUỐC GIA

của lý luận chính trị tự do, những điều này không thể trở thành
tiền đề hữu hiệu để hình thành cộng đồng chính trị. Cộng đồng
phải sinh ra từ lịch sử, sự trung thành của mọi người chỉ có thể
trao cho một sự thống trị nhận biết được hoặc biểu tượng cụ thể,
chứ không phải cho một khái niệm trừu tượng15.
Điều đó cũng có nghĩa là, lòng trung thành không thể đơn
thuần có được khi chỉ dựa vào trao đổi lợi ích, mà là nội dung
của văn hóa và chính trị hình thành trong quá trình phát triển
lâu dài của lịch sử. Cho dù nhất thể hóa có thể thỏa mãn nhu
cầu về lợi ích nào đó của mọi người, thì mọi người vẫn có thể
cống hiến lòng trung thành cho quốc gia, dân tộc mình trong
khi đang hưởng lợi từ cộng đồng. Theo quan điểm của Lodge,
lòng trung thành thậm chí còn có thuộc tính phi lý tính, chủ
nghĩa công năng mới đã sai ở chỗ dùng cái nhìn lý tính để đánh
giá và dự báo về nó.
Như vậy, trong tình huống cả hai phương diện đều thất
bại, lý luận lan tỏa của chủ nghĩa công năng mới về con đường
phát triển nhất thể hóa đã bị mọi người bác bỏ. Kỳ thực, theo
chúng tôi, bất luận là nhất thể hóa chưa tiến lên theo đường
thẳng, hay là việc chuyển dịch lòng trung thành chưa nảy sinh
đều không thể phủ định sự tồn tại của tiến trình lan tỏa. Chúng
tôi chỉ muốn coi lan tỏa là một tiến trình, nó vừa không có
nghĩa là không bao giờ ngừng nghỉ, vừa không cần mặc định
rằng chuyển dịch sự trung thành sẽ chờ sẵn ở cuối tiến trình.
Lan tỏa chính là: nhất thể hóa của một lĩnh vực sẽ hình thành
hình mẫu hoặc gây áp lực cho lĩnh vực khác, khiến lĩnh vực
khác khi tính toán đến biện pháp giải quyết vấn đề chí ít sẽ coi
nhất thể hóa là một trong những phương án có thể lựa chọn.
Mà khi mọi người nghĩ như vậy thì sẽ hành động thực tế theo
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 355

mạch tư duy đó. Cho dù là theo hình thức nào - đi sâu nhất thể
hóa trong nội bộ, mở rộng phạm vi lĩnh vực, hay mở rộng phạm
vi địa lý thì trên thực tế đều thuộc về lan tỏa. Nói một cách đơn
giản, chúng tôi cho rằng lan tỏa chính là nhất thể hóa hiện có đã
tạo áp lực thúc đẩy nhất thể hóa tiến thêm một bước nữa.
Nhưng sự lan tỏa đó không phải là toàn bộ tiến trình nhất
thể hóa, nó chỉ là điều kiện để nhất thể hóa thêm một bước nữa,
hay có thể nói là diễn biến của nhất thể hóa sẽ đi theo phương
thức đó. Lan tỏa cũng không nhất thiết phải có mối liên quan
tới hoạt động của chủ thể siêu quốc gia, như sau đây chúng tôi
sẽ trình bày trong phân tích dựa trên lập trường của chủ nghĩa
hiện thực, lan tỏa chỉ là một tình huống mà chính phủ nước
thành viên phải đối mặt khi ra quyết sách, và có thể buộc họ
đưa ra sự lựa chọn chính sách nhất thể hóa thêm một bước nữa;
lan tỏa cũng là một lựa chọn của nước thành viên đối với
phương án của tiến trình nhất thể hóa. Phải nói rằng, nước
thành viên vẫn thích nhất thể hóa theo phương thức từ một
ngành này sang một ngành khác, từ một lĩnh vực này sang một
lĩnh vực khác, hơn nữa, tổng thể nhất thể hóa giữa các ngành
tốt nhất là không bị kiểm soát bởi một cơ quan/tổ chức siêu
quốc gia giống như Ủy ban, mà nên thuộc một cơ quan mang
đặc trưng chính phủ nhiều hơn, ví dụ như Hội đồng, đó cũng là
nguyên nhân vì sao người ta lựa chọn kết cấu hình trụ khi hình
thành Liên minh châu Âu trên cơ sở Cộng đồng châu Âu. Chỉ
có như vậy thì chính phủ nước thành viên mới có thể bảo đảm
sự kiểm soát đối với tiến trình và phương hướng nhất thể hóa.
Bởi thế, bản chất của lan tỏa là ở chỗ nó đã bộc lộ tính tiệm tiến,
tính ngành và tính tịnh tiến của tiến trình nhất thể hóa.
QUỐC GIA
356 V SIÊU QUỐC GIA

II. LỖ HỔNG V SỰ PHỤ THUỘC V O LỘ TRÌNH

Chúng tôi nói rằng, bước phát triển lớn nhất của chủ nghĩa
tự do trong thập niên 80 thế kỷ XX chính là chủ nghĩa thể chế,
và chủ nghĩa thể chế có thể chia thành ba loại, chủ nghĩa thể chế
lựa chọn lý tính, chủ nghĩa thể chế lịch sử, chủ nghĩa thể chế xã
hội học16. Trong vấn đề về tiến trình phát triển của nhất thể hóa,
chủ nghĩa thể chế lựa chọn lý tính trên thực tế có vẻ sát với chủ
nghĩa hiện thực hơn, bởi vì nó cho rằng, thể chế quốc tế phát
huy vai trò thông qua việc tác động đến nguyên nhân thúc đẩy
quốc gia hành động, tác động đến sự đánh giá của quốc gia khi
so sánh về giá thành và lợi ích17. Hay nói cách khác, vai trò
quyết định cuối cùng vẫn là sự lựa chọn của chủ thể quốc gia,
việc có thể chế quốc tế hay không sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn
trong lựa chọn của quốc gia, giai đoạn đầu sáng lập một thể chế
quốc tế nghiêm ngặt như nhất thể hóa, các nước đều vô cùng
thận trọng, còn sau khi nhất thể hóa đã vận hành được một thời
gian nhất định, thì sự cảnh giác, xa cách vốn có giữa các quốc
gia, thậm chí là giới hạn về lợi ích, nỗi lo lắng khó xác định về
tương lai,... của mỗi nước đều sẽ thay đổi. Chủ nghĩa thể chế xã
hội học lại cho rằng, thể chế không phải là kết quả mà mọi
người dồn hết tâm trí để tạo ra, mà là do lịch sử, xã hội hình
thành nên, cách giải thích của chủ nghĩa công ích về giá thành
và lợi ích không hoàn toàn phù hợp với sự thực diễn biến của
thể chế, vì thế, trường phái này trên nhiều phương diện sát với
chủ nghĩa nhận thức hoặc trường phái xét lại, phê phán
(reflective or critic school) hơn. Nói một cách tương đối, thì chủ
nghĩa thể chế lịch sử đã đưa ra một cách giải thích tương đối
độc đáo của trường phái thể chế đối với diễn biến của thể chế.
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 357

Nhìn hình thức biết nội dung, chủ nghĩa thể chế lịch sử là
của lịch sử, trường phái này cho rằng, sự phát triển chính trị
cần phải được lý giải là một tiến trình được triển khai theo thời
gian; đồng thời nó lại là thể chế, nhấn mạnh hàm ý hiện tại tồn
tại trong chế độ của tiến trình hiện thời, bất kể những thể chế
đó là quy tắc, kết cấu chính sách chính thức hay là quy phạm
phi chính thức18.

1. Xem xét sức mạnh tự chủ của thể chế từ lỗ hổng


Chủ nghĩa thể chế lịch sử cho rằng, như những gì chủ
nghĩa liên chính phủ thừa nhận, thể chế quốc tế do các nước
hữu quan xuất phát từ nhu cầu lợi ích của bản thân lập thành,
nhưng sự tồn tại, hoạt động và phát triển của thể chế quốc tế sẽ
làm thay đổi chính trị giữa các quốc gia hữu quan. Đặc trưng
của chính trị châu Âu cũng thay đổi rất nhiều do có sự ra đời và
phát triển của cơ chế nhất thể hóa, sự thay đổi đó chủ yếu thể
hiện ở vai trò độc lập của cơ chế nhất thể hóa và sự hạn chế mà
nó tạo ra đối với các nước thành viên. Hay nói cách khác, chủ
nghĩa thể chế lịch sử thừa nhận sự kiểm soát của các nước
thành viên đối với nhất thể hóa trong giai đoạn đầu mới hình
thành, nhưng cùng với sự phát triển của tiến trình nhất thể hóa,
những gì mà các nước thành viên tạo ra đã trở nên độc lập, và
sẽ quay ngược lại mà trở thành sự chế ngự, ràng buộc đối với
các nước thành viên, Peterson gọi hiện tượng cơ chế nhất thế
hóa trên một mức độ nào đó thoát khỏi sự kiểm soát của các
nước thành viên tại một thời điểm trong tiến trình phát triển là
lỗ hổng19, nhiệm vụ của chủ nghĩa thể chế lịch sử chính là phải
giải thích vì sao lại xuất hiện lỗ hổng này, và nó xuất hiện như
thế nào, vì sao khó có thể “vá” lại, nó tạo ra cho chủ thể ngoài
QUỐC GIA
358 V SIÊU QUỐC GIA

nước thành viên không gian hoạt động tác động đến tiến trình
nhất thể hóa châu Âu, đồng thời lại hạn chế phạm vi hoạt động
của tất cả các chủ thể chính trị như thế nào. Cho nên, chủ nghĩa
thể chế lịch sử không phải muốn khảo sát vai trò chức năng của
thể chế, mà là muốn khảo sát diễn biến lịch sử của thể chế đối
với sự kiểm soát của chủ thể.
Chủ nghĩa thể chế lịch sử cho rằng, sự xuất hiện của lỗ
hổng là một kết quả ngoài dự kiến và/hoặc phi ý muốn
(unanticipated and/or undesired consequence). Điều này có
nghĩa là, khi nhất thể hóa mới ra đời, các nước thành viên ở vào
thế mạnh, theo đuổi tối đa hóa lợi ích của họ, nhưng, việc thực
thi, chấp hành thể chế và chính sách về cơ bản đã thay đổi vị trí
của họ hoặc người kế thừa họ, hơn nữa lại thay đổi theo
phương thức mà họ chưa từng tính đến và/hoặc không đồng
thuận. Ở đây, điều chủ nghĩa thể chế lịch sử nhấn mạnh là sự
trì trệ xuất hiện giữa chính sách và hậu quả lâu dài của chính
sách, và cả sự hạn chế xuất hiện khi các chính sách thiên về
điều hòa và chuyển biến xã hội. Chủ nghĩa thể chế lịch sử cho
rằng, trong nhất thể hóa châu Âu, lỗ hổng xuất hiện giữa sự
kiểm soát của các nước thành viên và tiến trình nhất thể hóa đã
vượt xa mức độ mà chủ nghĩa liên chính phủ tính đến.
Peterson đưa ra hai ví dụ để chứng minh, việc thể chế sẽ có
sự thay đổi rất lớn trong diễn biến lịch sử. Một ví dụ là sự thay
đổi về vị trí của thể chế của chính quyền các bang nước Mỹ. Do
Hiến pháp Mỹ yêu cầu phải có sự phê chuẩn của bang, vì thế,
trong phương án xây dựng thể chế ban đầu, lợi ích của bang
được cho là đã được tính toán rất kỹ. Người thiết lập thể chế
mong muốn coi thượng nghị viện là người bảo hộ lợi ích của
bang. Cách sắp xếp này đã được Liên minh châu Âu trả lời khi
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 359

nhấn mạnh sự tham dự và quyết sách tập thể của các quốc gia
thành viên, nghị viện bang bổ nhiệm thượng nghị sĩ, hy vọng
họ đại diện cho lợi ích của bang mình trong quá trình xây dựng
chính sách liên bang. Nhưng cùng với sự biến thiên của thời
gian, các thượng nghị sĩ dần tìm cách tự chủ hơn, dần thoát
khỏi sự giám sát, kiểm soát của bang. Điều 17 sửa đổi của Hiến
pháp Mỹ quy định: thượng nghị sĩ được bầu cử trực tiếp, điều
này tuyên cáo rằng cuộc “xâm chiếm” quyền kiểm soát về lập
pháp mà bang được hưởng cuối cùng đã hoàn thành.
Một ví dụ khác là sự phát triển trong lịch sử thể chế liên
bang của Canađa. Để tránh đi vào vết xe đổ nội chiến của Mỹ,
khi thành lập, Liên bang Canađa đã quyết tâm áp dụng hình
thức thể chế trung tâm hóa tương đối cao, nhưng ngày nay nó
lại không trung tâm hóa bằng Mỹ, một nguyên nhân rất quan
trọng dẫn đến tình trạng đó là, Liên bang Canađa đã dành cho
các tỉnh rất nhiều quyền tự chủ trong hoạt động, mà những
hoạt động đó, lúc đầu trong con mắt họ là vô cùng nhỏ bé.
Cùng với vai trò ngày càng lớn của chính quyền tỉnh trong
quản lý xã hội và kinh tế thì những quyền lợi đó trở nên hết sức
quan trọng. “Hai ví dụ này đều đã chứng minh rằng, việc thực
hiện thể chế khi đó không thể suy đoán từ suy nghĩ của những
nhà hoạch định ban đầu vì cùng với sự thay đổi của thời gian,
diễn biến tiến trình đã mang lại những kết quả hoàn toàn nằm
ngoài ý muốn”20.
Vì sao lại xuất hiện lỗ hổng? Peterson cho rằng, nguyên
nhân chính bao gồm bốn phương diện: tính tự chủ của từng
nhân tố của chủ thể trong cơ chế châu Âu, hạn chế theo
chiều cạnh thời gian mà nhà hoạch định chính sách phải
chịu, khả năng lớn của kết quả ngoài ý muốn, khả năng mà
QUỐC GIA
360 V SIÊU QUỐC GIA

đại diện chính phủ đưa ra khi chính sách thiên lệch thay đổi do
thời gian21.
Peterson đưa ra, sự phát triển mới nhất của chủ nghĩa công
năng mới đã nhấn mạnh tính tự chủ của rất nhiều chủ thể siêu
quốc gia, như Ủy ban, Tòa án châu Âu, điều đó là có lý, nhưng
chỉ bấy nhiêu đó thì vẫn chưa đủ để đối phó với thách thức của
chủ nghĩa liên chính phủ. Ở đây, những người theo chủ nghĩa
công năng mới và chủ nghĩa liên chính phủ đều dùng đến
khung giải thích của người uỷ thác - người đại diện (principal-
agent), nước thành viên đã tạo ra cộng đồng, hy vọng cộng
đồng phục vụ mục đích cho họ. Nhưng để chấp hành nhiệm vụ
tập thể, các nước thành viên lại cảm thấy cần phải thiết lập một
cơ chế mới, như vậy thì người đại diện cho kết quả sáng tạo
mới trở thành chủ thể mới trên vũ đài chính trị, có lợi ích của
bản thân mình. Lợi ích đó có thể không nhất quán với lợi ích
của những người sáng tạo ra nó, nó có tài nguyên của nó, bao
gồm sở trường, quyền uy được uỷ thác cho nó, mà những cái
đó lại tạo cho nó nhiều cơ hội hơn. Như vậy, bối cảnh của trò
chơi chính trị đã trở nên thay đổi theo hướng có nhiều kẻ tham
dự hơn, muốn thu được nhiều lợi ích hơn.
Vậy thì, rốt cuộc tính tự chủ của người đại diện có từ đâu?
Peterson cho rằng chủ yếu đến từ những con số* của các nước
thành viên (tức người ủy thác) và tính phân tán cao độ trong lợi
ích và yêu cầu của họ, đồng thời họ hy vọng có một chính sách
có hiệu lực và một hệ thống thực thi hiệu quả trong nhiều lĩnh
vực rộng rãi phức tạp, liên kết mật thiết với nhau. Điều này đòi
hỏi phải dành cho những người phụ trách việc vận hành cơ chế
______________
* 13 nước tính đến năm 2000 (BT).
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 361

một số quyền uy tương đối, vì thế, những người này không thể
chỉ đơn giản là công cụ bị động của các nước thành viên. Cùng
với sự thay đổi của thời gian, cơ chế của nhất thể hóa sẽ có nhu
cầu được trao nhiều quyền uy hơn để phục vụ cho mục đích
của bản thân, tức là tăng thêm tính tự chủ, họ muốn khoét to lỗ
hổng, lợi dụng tài nguyên chính trị mà họ tích lũy được để
ngăn cản việc cắt giảm quyền uy của họ. Tóm lại, các nước
thành viên muốn kiểm soát cơ chế cộng đồng, nhưng họ cũng
nhận thức được rằng, nếu không trao quyền lực tương ứng cho
các tổ chức tập thể này thì họ không thể làm việc; họ cũng nhận
thức được rằng, cùng với việc nhiệm vụ giao cho châu Âu ngày
càng nhiều, ngày càng phức tạp, thì quyền uy của cộng đồng
cũng đòi hỏi phải được tăng lên tương ứng. Mà các thiết chế
của châu Âu, như Ủy ban, Tòa án châu Âu, Nghị viện châu Âu,
cũng tìm cách mở rộng quyền lực, ví dụ, Ủy ban có quyền lực
trên hai phương diện đáng được đề cập: Một là quyền sắp xếp
nghị trình (the setting of agendas), được chia sẻ với Nghị viện
châu Âu… Tuy không thể xem nhẹ sự ưu ái của các quốc gia
thành viên trong việc này, nhưng Ủy ban vẫn có không gian để
sắp xếp siêu quốc gia cho mình, ví dụ như trong thiết kế vấn
đề, giải quyết vấn đề, quy hoạch đối với những đề án tiếp theo,
trước khi đệ trình lên Hội đồng, thì sự nới lỏng trong việc vận
dụng cơ chế biểu quyết đa số đặc định đã tăng thêm tính hiệu
quả cho quyền sắp xếp nghị trình của Ủy ban; Hai là quyền
quản lý tiến trình (process managing). Quyết sách của EU được
rất nhiều người cho là có đặc trưng kiểm soát, quản chế rất sâu
sắc, mà chế độ kiểm soát, quản chế xã hội phức tạp đòi hỏi tập
hợp và điều phối đội ngũ chuyên gia dày đặc, nhiệm vụ này tự
nhiên lại được đặt vào tay Ủy ban, từ đó làm tăng thêm không
QUỐC GIA
362 V SIÊU QUỐC GIA

gian ảnh hưởng ngoài hạn mức của nó. Một ví dụ khác là Tòa
án châu Âu. Hoạt động của Tòa án châu Âu không những đã
tạo dựng nên quyền uy rõ ràng cho bản thân thiết chế này,
mà còn khiến cho chính thể châu Âu đang trong quá trình
hình thành được hợp hiến hóa (constitutionalizing) một cách
hiệu quả.
Nhưng chỉ nhấn mạnh tính tự chủ của chủ thể siêu quốc
gia thì vẫn chưa đủ, Peterson cho rằng, phản bác này cũng rất
có lý: cho dù thừa nhận cơ chế siêu quốc gia có tính tự chủ thì
vẫn còn một vấn đề là nên nhìn nhận tính tự chủ này như thế
nào. Martin chỉ ra rằng, do muốn kiểm soát chặt chẽ người đại
diện thì cần có vốn, nên kết cấu lý tưởng của ủy thác chính là
người ủy thác phải giảm bớt sự giám sát và can dự công khai
vào công việc của người đại diện đi, người đại diện đương
nhiên cũng hy vọng như vậy. Quy tắc của phản ứng như mong
muốn mách bảo chúng ta rằng, chúng ta không thể chắc chắn
không tồn tại ảnh hưởng chính trị chỉ vì không quan sát được
hoạt động giám sát. Ngoài ra, Mc Cubbins và Schwartz cũng
phán đoán rằng biểu hiện bề ngoài của tính tự chủ chỉ có thể
phản ánh việc người uỷ thác đã vận dụng khéo léo sự giám sát,
dựa vào sức mạnh kỷ luật của phản ứng mong muốn và cả việc
vận dụng sự cảnh báo, nước thành viên hoàn toàn có thể kiểm
soát chặt chẽ tình hình22. Vì thế, ở đây còn cần phải chứng minh
rằng một nước thành viên có những phản ứng đe dọa như vậy
không phải là vấn đề đáng tin, mà điều đó đòi hỏi phải hỗ trợ
cho vấn đề trên ba phương diện khác mà chủ nghĩa thể chế lịch
sử phát triển và coi trọng, còn chủ nghĩa công năng mới lại
chưa thể suy tính đến.
Đường giới hạn ngang về thời gian của người ra quyết sách
là chỉ rất nhiều quyết sách chính trị, đặc biệt là sự can dự chính
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 363

sách phức tạp hoặc những cải cách chế độ quan trọng, ý nghĩa
của nó phải thông qua sự vận hành lâu dài mới biểu hiện ra,
trong khi điều mà người ra quyết sách thường hứng thú nhất là
hiệu quả trong ngắn hạn của hành động của họ, ít suy nghĩ về
hiệu quả lâu dài, đây là kết quả tất yếu của chính trị bầu cử.
Keynes đã từng nói, nhìn về lâu dài, chúng ta đều sẽ chết, đối
với các chính trị gia trong chế độ chính trị dân chủ, sự tử vong
của bầu cử sẽ đến nhanh hơn nữa. Lỗ hổng giữa lợi ích ngắn
hạn và hậu quả lâu dài đó tất sẽ xuất hiện trong quá trình thiết
lập và cải cách chế độ, vai trò lâu dài của chế độ không phải là
mục tiêu của chủ thể khi sáng tạo ra nó. Vì thế, kết quả lâu dài
của chế độ không phải là mục tiêu của người ra quyết sách, mà
chỉ là sản phẩm phụ (by-product) trong hoạt động có mục đích
của họ.
Lỗ hổng mà các nước thành viên kiểm soát không chỉ do sự
xem nhẹ hoặc không muốn nghĩ tới hậu quả lâu dài của
chính trị gia nước thành viên tạo ra, cho dù người ra quyết
sách có chú ý tới ảnh hưởng lâu dài của quyết sách của họ,
nhưng vẫn có nhiều hậu quả rất khó dự đoán, lỗ hổng được
hình thành từ những hậu quả ngoài ý muốn đó. Có rất nhiều
chủ thể tham gia, tiến trình xã hội phức tạp điều này sẽ làm
nảy sinh vòng phản hồi phức tạp và cả tác động hai chiều
quan trọng, trong khi người ra quyết sách khó có thể hoàn
toàn lý giải và nắm chắc những điều này. Hậu quả ngoài ý
muốn đó đặc biệt quan trọng đối với một cơ chế dày đặc các
vấn đề của EU. So với các tổ chức quốc tế khác, các quyết
sách ở tầng diện châu Âu hầu như đã bao trùm mọi phương
diện của vấn đề trong nước truyền thống, cùng với sự gia tăng
về số lượng quyết sách và số lượng chủ thể bị cuốn vào, sự tác
QUỐC GIA
364 V SIÊU QUỐC GIA

động hai chiều giữa chủ thể và chính sách tăng trưởng theo cấp
sô nhân như Hình 6.1 thể hiện.

Hình 6.1: Sơ đồ tăng mức độ tập trung của vấn đề


Nguồn: Paul Pierson, The Path to European Intergration: A Historical
Institutionalist Analysis, p.138

Sự tăng trưởng về mức độ tập trung của vấn đề sẽ dẫn đến


hai hậu quả rõ ràng: thứ nhất, nó đã sinh ra gánh nặng lớn của
vấn đề, thêm vào đó sự gò bó về thời gian, ít thông tin, nhu cầu
ủy thác quyết sách cho chuyên gia, những điều này sẽ góp phần
làm gia tăng hậu quả ngoài ý muốn và nảy sinh lỗ hổng mà
chính phủ cần kiểm soát. Sự thẩm tra của nước thành viên
trong khi các nước lớn tiến hành đàm phán sẽ vô cùng chặt chẽ,
như “Hiệp ước Roma”, “Văn kiện châu Âu đơn nhất”, “Hiệp
ước Masstricht”, nhưng ở giai đoạn “nghỉ ngơi” giữa những
điều ước đó, thì khả năng kiểm soát tiến trình của các nước
thành viên sẽ yếu đi. Kỳ thực, những phân tích đó của Peterson
đã chứng minh quan điểm của chúng tôi, tức là chủ thể siêu
quốc gia không phải hoàn toàn không có không gian hoạt động
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 365

riêng, nếu không thì không cần thiết phải sáng lập ra nó, nhưng
không gian hoạt động của nó lại do nước thành viên quyết
định, không gian mà Peterson miêu tả lại không phải là hậu
quả ngoài ý muốn, mà là nước thành viên đồng ý trao cho trong
khuôn khổ điều ước lớn. Peterson cho rằng, người đại diện sẽ
lợi dụng ưu thế về thông tin của họ đối với hoạt động của mình
và nhu cầu của họ về công việc để giành được nhiều tự chủ hơn
từ người ủy thác, tính không đồng đều trong tiếp xúc thông tin
biểu hiện rất rõ ràng trong tiến trình ra những quyết sách phức
tạp, và đã tạo cơ sở cho sự ảnh hưởng. Nhưng chúng tôi cho
rằng, một mặt, trong đàm phán liên chính phủ lớn, ưu thế về
thông tin của chủ thể siêu quốc gia không tồn tại; mặt khác,
trong lĩnh vực đã nhất thể hóa, các nước thành viên không cần
phải kiểm soát quá tỉ mỉ. Hậu quả thứ hai của sự tăng trưởng về
mức độ tập trung của vấn đề chính là lan tỏa, các nhiệm vụ đã
xác định sẽ gây ảnh hưởng quan trọng đối với các lĩnh vực
ngoài nhất thể hóa, hoặc làm gia tăng sức mạnh của những chủ
thể đang muốn mở rộng sự can dự.
Cuối cùng, chủ nghĩa thể chế lịch sử phê phán chủ nghĩa
liên chính phủ, cho rằng trong đàm phán quốc tế, ưu tiên của
chính phủ là quan điểm cố định, cho rằng việc ưu tiên chính
sách của các nước thành viên có thể thay đổi vì rất nhiều
nguyên nhân, ví dụ sự thay đổi của môi trường, sự chuyển
nhập của những thông tin mới, sự luân phiên của chính phủ. Ví
dụ, do những việc làm của chính phủ trước, khi đại diện của
chính phủ mới đến, anh ta sẽ phát hiện ra rằng sự sắp xếp của
cơ chế và chính sách ở một mức độ rất lớn không phù hợp với
những mong muốn và suy nghĩ của anh ta.
QUỐC GIA
366 V SIÊU QUỐC GIA

2. Sự phụ thuộc vào đường lối và khả năng điều chỉnh


Vai trò tổng hợp của một số nguyên nhân trình bày ở trên
đã dẫn tới sự hình thành việc kiểm soát lỗ hổng của các nước
thành viên, vậy thì, vấn đề tiếp theo là, vì sao những lỗ hổng
như vậy lại không thể khỏa lấp lại sau khi đã xuất hiện.
Peterson cho rằng có ba nguyên nhân sau: sự cản trở của chủ
thể siêu quốc gia, trở ngại về chế độ trong cải cách của nội bộ
Cộng đồng châu Âu, phí tổn do hành vi trước đó để lại23.
Chủ thể siêu quốc gia như Ủy ban, Tòa án châu Âu, Nghị
viện châu Âu đã tích lũy được nguồn tài nguyên chính trị quan
trọng và coi đó là công cụ để cản trở việc các nước thành viên
gia tăng nỗ lực kiểm soát đối với hoạt động của họ. Ngoài ra,
việc cải cách để thu hẹp lỗ hổng sẽ phải đối mặt với trở ngại về
chế độ. Ở đây, Peterson lại đưa ra một giả thiết, trong lĩnh vực
kinh tế, mục tiêu chung của những người ra quyết sách là tối đa
hóa lợi nhuận, vì thế, họ rất dễ dàng đạt đến đồng thuận trong
cải cách chế độ; nhưng trong lĩnh vực chính trị, nhận thức
chung đó không tồn tại, hơn nữa, đảng cầm quyền và đảng đối
lập thường hành động ngược nhau. Vì thế, khi đảng cầm quyền
thiết lập chế độ, thì họ đã nghĩ đến việc sau khi đảng đối lập
cầm quyền có thể sẽ thay đổi hoàn toàn và để ngăn chặn đảng
đối lập làm như vậy, thì họ cần phải thiết lập được một chế độ
không chịu sự kiểm soát của họ, bởi vậy chế độ ngay trong quá
trình thiết lập đã gây trở ngại cho cải cách. Giả thiết đó là phi lý
tính, giống như một người tuy rằng rất thích một tác phẩm
nghệ thuật, nhưng vì không muốn nó rơi vào tay người khác
nên đã tình nguyện hủy hoại nó. Còn trong thực tế, về cơ bản
đã hình thành một nhận thức chung, đó là đại đa số sự cạnh
tranh của chính đảng chỉ là cạnh tranh về chính sách, chứ
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 367

không phải là do tồn tại sự đối lập mang tính nguyên tắc,
nhưng về đường hướng lớn, không một chính đảng nào dám lơ
là mất cảnh giác, hành động bừa bãi. Lấy nước Anh làm ví dụ,
tuy rằng Công Đảng muốn thiên về nhất thể hóa hơn Đảng Bảo
thủ, nhưng trong một vấn đề lớn như có tham gia vào thị
trường đồng tiền chung châu Âu hay không thì không ai dám
tuỳ tiện quyết định, hoặc cố ý làm ngược với đối thủ. Vì thế, trở
ngại của cải cách chế độ kỳ thực lại không ở phương diện này,
mà nên tìm kiếm từ nhóm người hưởng lợi của chế độ. Chỉ có
những người hưởng lợi từ chế độ hiện có mới phản đối cải cách
chế độ nếu như cải cách đó làm tổn hại đến lợi ích của họ.
Nhưng, nếu như cải cách chế độ là khả năng tối ưu, hay nói
cách khác, tất cả các giai tầng đều có lợi ích từ cải cách đó, hoặc
cho dù không phải là tất cả các giai tầng đều có lợi, thì cũng
chưa có lợi ích của giai tầng nào bị tổn hại, trong tình huống
này, cải cách chế độ sẽ là tất yếu và dễ dàng. Đương nhiên,
những vấn đề này đều thảo luận trên cơ cở giả thiết của chủ thể
lý tính, nếu như thêm vào nhân tố phi lý tính, như sự đồng
thuận với chế độ, sự trì trệ trong quan niệm tư tưởng của chủ
thể... thì vấn đề sẽ khác đi.
Thực ra, nỗi lo lắng về sự kiểm soát chế độ không phải là
sợ chế độ rơi vào tay đảng đối lập, mà là lo sợ chế độ bị nước
khác kiểm soát. Con đường giải tỏa nỗi lo sợ đó không phải ở
chỗ mọi người từ bỏ sự kiểm soát đối với chế độ, bởi vì cho dù
mọi người đều từ bỏ, thì do về khách quan, tiếng nói của các
nước lớn trong vấn đề này là tương đối có trọng lượng, vì thế
trên thực tế, chế độ sẽ bị các nước lớn kiểm soát. Cho nên biện
pháp đáng tin cậy để giải tỏa nỗi lo sợ bị kiểm soát chính là
nắm chắc quyền quyết định trong tay mình, đây chính là
QUỐC GIA
368 V SIÊU QUỐC GIA

nguyên nhân chủ yếu khiến nước Pháp phản đối nhất thể hóa
phát triển theo phương hướng siêu quốc gia vào những năm
60 của thế kỷ XX và là chân lý giúp các nước thành viên giành
được quyền quyết định kiểm soát cuối cùng thông qua Thỏa
hiệp Lucxemburg năm 1966, đó cũng chính là nguyên nhân vì
sao mỗi lần chế độ nhất thể hóa tiến hành cải cách lớn phải đối
mặt với những khó khăn to lớn đến thế, đúng như Peterson đã
nói: Các nước thành viên đều đồng ý, sự phê chuẩn của Nghị
viện các nước có lúc còn cần sự phê chuẩn của cử tri, tức là
quyết định chung của toàn dân. Ý định ban đầu của Peterson
khi chỉ ra trở ngại của cải cách chế độ là muốn chứng minh
rằng nếu các nước thành viên muốn mượn lý do đó để khôi
phục sự kiểm soát đối với chế độ thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn,
như thế phải giả thiết rằng trước khi cải cách, các nước thành
viên đã mất sự kiểm soát đối với chế độ, trong khi đó trên thực
tế, bản thân Peterson cũng thừa nhận, giai đoạn đầu sáng lập,
chế độ nằm trong tay các chủ thể, vì thế ông lại rơi vào bẫy
lôgích. Nhìn nhận từ sự thực phát triển của nhất thể hóa châu
Âu thì cải cách chế độ khó khăn là vì các nước thành viên sợ sẽ
mất quyền kiểm soát đối với chế độ nếu như nhất thể hóa thêm
một bước, chứ không phải vì họ muốn khôi phục sự kiểm soát
đã mất đi.
Về phí tổn do hành vi trước đó để lại và cái giá của việc rút
lui thì chủ nghĩa thể chế lịch sử cho rằng, sau khi chủ thể có
những điều chỉnh thích hợp đối với quy tắc của trò chơi mới,
hơn nữa còn hành động dựa trên những quy tắc đó, thì hành
động trước sẽ định ra phí tổn cho cải cách sau, làm gia tăng cái
giá mà những nước thành viên muốn rút lui phải trả. Ý nghĩa
của mặt này là, nhất thể hóa không phản ánh lợi ích của việc
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 369

chế độ hóa trao đổi, mà phản ánh mức chi phí ngày một tăng
lên nếu không nhất thể hóa.
Ý nghĩa của mặt này cũng được thảo luận trong một số tác
phẩm khác và được gọi là sự phụ thuộc vào đường lối (path
dependence), tức là nhấn mạnh rằng việc thiết lập chế độ và
quyết sách chính sách ban đầu sẽ tự mạnh lên theo thời gian,
cho dù chúng chỉ là sự lựa chọn ưu việt thứ yếu. Những lựa
chọn ban đầu sẽ khuyến khích sự hình thành mạng lưới kinh tế
và xã hội phức tạp, từ đó làm tăng thêm nhiều chi phí để lựa
chọn một phương án khác, ngăn cản việc rút khỏi đường lối
chính sách hiện tại.
Cho dù gọi nó là sự phụ thuộc vào đường lối, hay giống
như Peterson gọi là phí tổn do những hành vi trước đó để lại
thì đều có lý. Có điều, cần phải chỉ rõ hai điểm: (1) Nếu không
giống như Peterson giả thiết rằng lỗ hổng đã tồn tại, thì việc
thay đổi đường lối hiện có sẽ không cần thiết nữa; (2) Như
chúng tôi đã đề cập, nếu cải cách mang tới kết quả tốt nhất, thì
việc cải cách đường lối hiện có không phải là việc quá khó
khăn, hơn nữa sự phụ thuộc vào đường lối cũng không giống
như quan điểm của chủ nghĩa thể chế cho rằng đó là lôgích tất
yếu trong diễn biến của chế độ, nếu không, ngày nay loài người
có thể sẽ vẫn sống trong xã hội nguyên thủy chỉ với chế độ hết
sức giản đơn, hoặc xã hội nô lệ chỉ có một phần rất nhỏ chủ thể
tham gia chế độ. Thực ra, nếu lùi một bước, việc cải cách chế độ
hiện có thực sự có thể hết sức khó khăn, nhưng trong bối cảnh
các nước thành viên nắm đại bộ phận tài nguyên, họ vẫn có thể
thông qua việc thiết lập chế độ mới để thu hút chủ thể, từ đó
khiến cho chế độ cũ dần dần rút lui khỏi vũ đài lịch sử một
cách tự nhiên.
QUỐC GIA
370 V SIÊU QUỐC GIA

Cuối cùng, Peterson chỉ ra, mặc dù chủ nghĩa thể chế lịch
sử và chủ nghĩa công năng mới rất giống nhau, nhưng cũng tồn
tại sự khác biệt rất quan trọng, đó chính là chủ nghĩa công năng
mới coi kiểm soát chính trị là một trò chơi có tổng bằng 0,
quyền uy dần dịch chuyển từ nước thành viên sang chủ thể
siêu quốc gia, còn chủ nghĩa thể chế lịch sử lại cho rằng, kết quả
trong diễn biến của chế độ là hình thành một chính thể hạn chế
mọi lựa chọn của chủ thể chính trị24. Sự thực là, nước thành
viên và chủ thể siêu quốc gia thực sự đều chịu sự hạn chế của
chế độ, nhưng chúng tôi cho rằng, sự hạn chế mà họ phải chịu
là không bình đẳng, nước thành viên có quyền sửa đổi chế độ
mà họ sáng lập, còn chủ thể siêu quốc gia thì không, ngược lại,
sức sống và hoạt động của chủ thể siêu quốc gia là do chế độ
mà nước thành viên sáng lập trao cho.
Thông qua những khảo sát và phân tích về lỗ hổng và sự
phụ thuộc vào đường lối, chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa thể
chế lịch sử cho rằng, động lực phát triển nhất thể hóa không chỉ
đến từ hoạt động của chủ thể siêu quốc gia, mà còn đến từ sản
phẩm phụ của chính sách đưa ra quyết định nhất thể hóa ban
đầu, tức cái gọi là hậu quả ngoài ý muốn, hoặc hậu quả không
muốn nhưng lại xuất hiện một cách tất yếu. Trong khi đó, con
đường phát triển nhất thể hóa lại tuân theo quy luật phụ thuộc
vào đường lối, cho dù thiết kế ban đầu không phải là tốt nhất,
nhưng một khi đã vận hành thì không thể thay đổi, đành phải
càng đi càng xa trên con đường đã định. Giống như sinh một
đứa trẻ, lúc đầu muốn hay không muốn đứa trẻ đó, vợ chồng
có thể tự do lựa chọn, nhưng một khi lựa chọn muốn, sau khi
đứa trẻ chào đời, cho dù là giới tính, ngoại hình của đứa trẻ
không như mong muốn của cha mẹ thì cũng là việc đã rồi. Hơn
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 371

nữa, căn cứ vào lỗ hổng và lý luận phụ thuộc vào đường lối,
điều càng làm cho mọi người thấy không thể tranh cãi là cho dù
sau khi sự nghiệp nhất thể hóa châu Âu khởi động, nước thành
viên phát hiện ra có lỗ hổng trong kiểm soát, nhưng vì phụ
thuộc vào đường lối, họ vẫn phải thông qua “Hiệp ước Roma”,
thực thi chính sách nông nghiệp chung, thiết lập hệ thống đồng
tiền chung châu Âu, “Văn kiện châu Âu đơn nhất”, “Hiệp ước
Liên minh châu Âu”, “Hiệp ước Amsterdam”, mà bước nọ nối
tiếp bước kia, càng rơi càng sâu, hơn nữa còn có nhiều quốc gia
lần lượt gia nhập, các quốc gia khác thậm chí còn vất vả chờ đợi
để được gia nhập “cạm bẫy” đó.
Vì thế, đúng như những phân tích chúng tôi đã chỉ ra ở
trên, giải thích của chủ nghĩa thể chế lịch sử đối với sự phát
triển nhất thể hóa có vấn đề về lôgích. Tựu trung lại, có thể chỉ
ra ba vấn đề sau: một là, giữa lợi ích ngắn hạn và kết quả lâu dài
liệu có tất yếu sẽ xuất hiện sự khác biệt hay không. Cùng với
việc tập trung vào lợi ích ngắn hạn, chính trị gia cũng sẽ cố
gắng khiến cho chính sách phù hợp với nhu cầu phát triển lâu
dài, không có chính trị gia nào không muốn lưu danh thiên cổ,
vì thế có rất ít người vẫn áp dụng hành vi ngắn hạn trong bối
cảnh biết rõ về lâu dài sẽ bất lợi cho bản thân, những chính trị
gia bị người đời chỉ trích sau khi nhận nhiệm vụ thường chỉ
xuất hiện trong chính thể cha truyền con nối, độc tài, chứ rất ít
xuất hiện trong chính thể dân chủ. Hai là, cho dù thừa nhận
người ra quyết sách không thể nhìn xa do chịu sự hạn chế của
đường giới hạn ngang về thời gian, từ đó có thể dẫn đến những
hậu quả ngoài ý muốn hoặc không mong muốn, thì những
người kế thừa họ do ở vào thời đại khác đã vượt qua hạn chế
đó, cho nên nếu như cần thiết thì vẫn có thể điều chỉnh tiến
QUỐC GIA
372 V SIÊU QUỐC GIA

trình phát triển, tức là sửa đổi những sai lệch đã xảy ra hoặc
đang xảy ra. Điều đó giống như hành trình trên biển lớn, trong
một thời gian nào đó, do sự hạn chế của mực nước biển mà
thuyền trưởng không thể nhìn thấy tảng băng bên ngoài tầm
nhìn ngang, nhưng điều đó không có nghĩa là nó phải tiến lên
theo hành trình đã định, không sai một ly. Sau khi tảng băng lọt
vào tầm nhìn, thì thuyền trưởng có thể điều chỉnh lại hành
trình vốn có để tránh va chạm. Ba là, khảo sát lịch sử của chủ
nghĩa thể chế lịch sử nghiên cứu chế độ một cách linh hoạt,
nhưng lại nghiên cứu về người uỷ thác một cách cứng nhắc, chế
độ đang tiến lên, còn người ủy thác lại dường như chỉ dừng lại
ở mong muốn ban đầu của người sáng lập. Điều này trái ngược
với một số nghiên cứu khác. Một số nghiên cứu khác thường
coi chế độ là cứng nhắc, người sáng lập và người kiểm soát có
thể tùy ý sắp xếp lại nó. Thực ra, như trên đã trình bày, cùng
với việc phát triển chế độ, người ủy thác cũng có thể thông qua
phản ứng kỳ vọng bất cứ lúc nào, khi chưa nhận được phản
ứng kỳ vọng hoặc phản ứng nhận được không như mong muốn
thì có thể phát ra tiếng chuông cảnh báo, nhắc nhở người đại
diện không đi chệch hướng quá xa so với phạm vi ý chí và kiểm
soát. Vì thế, như chúng tôi đã bình luận ở Chương 5, cho dù chế
độ đã xuất hiện ở thời khắc nào đó mà người sáng lập chế độ
không mong muốn, dự tính, thì đối với người giám sát chế độ
trong thời khắc đó chế độ khi đó có thể chính là điều mà họ cần
và nằm trong dự đoán của họ.
Bản thân Peterson cũng đã bàn thảo đến khả năng điều
chỉnh đó. Kinh tế chi phí giao dịch (transaction cost economics)
đã bàn đến hai phương pháp khôi phục hiệu quả là cạnh tranh
(competition) và học tập (learning). Áp lực cạnh tranh đồng
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 373

nghĩa với việc tổ chức mới có hiệu quả hơn trong thị trường sẽ
phát triển, và cuối cùng sẽ thay thế những tổ chức không mấy
hiệu quả; học tập đồng nghĩa với việc chủ thể sẽ cải tổ các chế
độ không mấy hiệu quả của họ và học tập chế độ có hiệu quả
mà người khác đã sáng tạo ra. Nhưng Peterson cho rằng, môi
trường kinh tế và môi trường chính trị khác nhau, môi trường
chính trị không tồn tại cạnh tranh chế độ ác liệt như môi trường
kinh tế, trong thể chế độ chính trị, chủ thể rất khó có thể dung
nạp những điều mới học được vào thể chế một cách dễ dàng
như ở môi trường kinh tế. Vì thế, cho dù chủ thể muốn điều
chỉnh lại chế độ có tồn tại lỗ hổng tồn tại thì cũng không phải là
việc dễ dàng25. Thực ra, theo chúng tôi, cách nói này của
Peterson vẫn rất khiên cưỡng, trong thể chế chính trị không
thiếu đối tượng để học hỏi, cho dù cùng thời không có, thì
trong lịch sử sẽ có, giống như hai ví dụ về Canađa và Mỹ đã nói
ở trên rất đáng để học tập. Ngoài ra, nước thành viên cũng
không phải là muốn kiểm soát mà không tìm được biện pháp,
chỉ cần cho là cần phải làm, thì họ sẽ tìm ra cách.
Trên thực tế, chủ nghĩa thể chế lịch sử mà Peterson phát
triển lại không thể bác bỏ chủ nghĩa liên chính phủ một cách
thuyết phục, khi phân tích khuyết điểm của chủ nghĩa công
năng mới, ông đã chỉ ra rằng: “Bản thân chủ nghĩa công năng
mới có vấn đề nghiêm trọng. Trong bối cảnh chính phủ các
nước thành viên có vị trí rất lớn trong cơ chế cộng đồng châu
Âu, tính tự chủ mà chủ nghĩa công năng mới trao cho chủ thể
siêu quốc gia hầu như đã vượt quá phạm vi cho phép. Tuy
những người theo chủ nghĩa công năng mới đã chỉ ra một số
điểm mạnh của Ủy ban và Tòa án khi hành động độc lập,
nhưng có một điều không thể nghi ngờ là, các nước thành viên
QUỐC GIA
374 V SIÊU QUỐC GIA

hành động tập thể trong Hội đồng vẫn là người ra quyết sách
có sức mạnh nhất. Trong đại đa số các trường hợp, hành vi của
những người ra quyết sách này rất có thể là theo đuổi lợi ích
của bản thân họ, bất kể những lợi ích đó cuối cùng sẽ như thế
nào. Mấu chốt là, những người ủy thác sẽ duy trì quyền uy hợp
pháp để thống trị người đại diện của mình, chỉ cần họ nhận
thấy rằng làm như vậy là phù hợp với lợi ích của họ. Vì thế, tại
bất cứ điểm nào, vào bất cứ thời gian nào, những đề cập chính
của chủ nghĩa liên chính phủ hầu như đều hoàn toàn hợp lý”26.

III. GIAO LƯU V CƠ CHẾ HÓA

Cách giải thích thứ ba về phát triển nhất thể hóa tương đối
đặc sắc là lý luận giao lưu và lý luận quản trị siêu quốc gia.
Chúng tôi nói, lý luận giao lưu của nhất thể hóa chủ yếu do
Karl Deutsch sáng lập27, ông cho rằng, nhất thể hóa bắt nguồn
từ giao lưu và thấu hiểu, giao lưu và thấu hiểu khiến cho mọi
người tin tưởng lẫn nhau, đồng cảm, suy nghĩ cho nhau, cùng
dự đoán, hình thành ý thức về cộng đồng. Con đường tiến lên
của ý thức cộng đồng này tuân thủ theo lộ trình khuếch tán
(spread), tức là thông qua cảm hóa và kêu gọi, những người
vốn không hứng thú và có cái nhìn tiêu cực đối với phong trào
nhất thể hóa cũng tham gia nhất thể hóa, phong trào nhất thể
hóa từ tập đoàn, giai cấp, giai tầng này khuếch tán sang tập
đoàn, giai cấp, giai tầng khác28.
Do Karl Deutsch lý giải nhất thể hóa là một mối quan hệ
hoặc trạng thái29, chúng tôi phát hiện ra rằng kỳ thực Deutsch
không hề có lý luận về tiến trình phát triển của nhất thể hóa,
hoặc có thể nói, theo Deutsch tiến trình nhất thể hóa và nguồn
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 375

gốc nhất thể hóa là một, nhất thể hóa hoặc là có, hoặc là còn
đang trong giai đoạn khởi đầu. Cho nên đối với ông, hai khái
niệm khác giống tiến trình nhất thể hóa hơn là ngưỡng
(threshold) hoặc cất cánh (take-off).
Từ định nghĩa và lý giải mà Deutsch đưa ra đối với hai
khái niệm này, chúng ta có thể thấy30, bất kể là vượt qua
ngưỡng hay cất cánh, nếu như coi chúng là tiến trình phát triển
của nhất thể hóa thì tiến trình nhất thể hóa là chuyện một sớm
một chiều mà thôi, trước khoảnh khắc đó không phải nhất thể
hóa, chưa có nhất thể hóa, nhưng sau khoảnh khắc đó lại là
nhất thể hóa, đã có nhất thể hóa. Cho nên, theo Deutsch, tiến
trình của nhất thể hóa trên thực tế đã hàm chứa hai cách lý giải,
một cách chỉ nguồn gốc của nhất thể hóa, đó là một quá trình
lâu dài; một cách khác chỉ khoảnh khắc chuyển từ sự tích lũy về
lượng sang sự nhảy vọt về chất. Cách giải thích này tồn tại
nhiều vấn đề: Thứ nhất, thông thường mọi người đều cho rằng,
rất khó tưởng tượng rằng chiến tranh sẽ xảy ra giữa Na Uy và
Thụy Điển, Canađa và Mỹ, vậy thì, nhất thể hóa đã xảy ra giữa
các nước này hay chưa? Nếu nhìn nhận theo định nghĩa mà
Deutsch đưa ra xuất phát từ góc độ của cộng đồng an ninh thì
đã có nhất thể hóa. Nhưng chúng tôi thường cho rằng, ở khu
vực nhất thể hóa, ví dụ như châu Âu, cho đến ngày nay vẫn
đang lo lắng về vấn đề nước Đức, ban đầu, sự thống nhất của
nước Đức dẫn đến một sự lo lắng cận kề và đáng sợ nhất, giống
như các khu vực như châu Mỹ Latinh, châu Phi, sau khi bắt đầu
nhất thể hóa vẫn xảy ra xung đột nội bộ, như vậy theo định
nghĩa của Deutsch thì ở đó vẫn chưa nhất thể hóa. Cách phán
đoán này chênh lệch rất nhiều so với những thường thức của
chúng tôi về nhất thể hóa. Thứ hai, nếu như nói sự thành lập
QUỐC GIA
376 V SIÊU QUỐC GIA

của Cộng đồng Than - Thép châu Âu là giờ phút vượt ngưỡng
hoặc cất cánh thì lịch sử trước đó, tức là giai đoạn thai nghén và
khởi nguồn của nhất thể hóa nên tính từ lúc nào? Sự phát triển
nhọc nhằn sau đó nên được nhìn nhận như thế nào? Lẽ nào lại
nói ngày hôm nay của 50 năm sau về căn bản không có khác
biệt gì với tình hình khi Cộng đồng Than - Thép thành lập ban
đầu? Tất cả những vấn đề này đều nảy sinh từ nhận thức của
chúng ta đối với khái niệm nhất thể hóa.
Deutsch còn chỉ ra rằng, tính công năng không mấy quan
trọng đối với nhất thể hóa. Khảo sát lịch sử cho thấy, có khu
vực thông qua sáp nhập về tính công năng mà nhất thể hóa
thành công, ví dụ như Đồng minh Thuế quan Đức - Áo thế
kỷ XIX, lãnh thổ miền Tây do Mỹ quản lý theo Điều lệ Liên
bang (1781-1791) do Mỹ quản lý, liên minh giữa các bang của
Thụy Sĩ, Anh với xứ Uên hay Anh với Xcốtlen vào cuối thế kỷ XIV
và đầu thế kỷ XV trước khi thực sự sáp nhập toàn diện đều như
vậy. Nhưng cũng có trường hợp không qua sáp nhập mang
tính công năng mà vẫn nhất thể hóa thành công, hoặc ngược lại,
có sáp nhập mang tính công năng nhưng cũng không thể bảo
đảm nhất thể hóa thành công hoặc bền vững, ví dụ như trước
khi Italia thống nhất không hề trải qua bất kỳ sự sáp nhập
mang tính công năng to lớn nào. Sự tồn tại của sự sáp nhập
mang tính công năng cũng không thể khiến cho liên minh
Na Uy - Thụy Điển duy trì được mãi mãi. Vì thế, “đối với nỗ lực
thiết lập một xã hội hợp nhất an toàn, cuối cùng thành công hay
thất bại, thì ảnh hưởng của chủ nghĩa công năng và bản thân sự
sắp xếp mang tính công năng đều rất nhỏ... Đối với chủ nghĩa
công năng, cùng lắm chúng ta chỉ có thể nói, nó đã tránh được
mối nguy do sự sáp nhập toàn diện chưa chín muồi gây ra, tạo
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 377

điều kiện cho chính phủ, giới tinh anh và nhân dân của các
nước tham gia có nhiều thời gian hơn để từng bước học được
thói quen và kỹ năng của một tổ chức nhất thể hóa sâu sắc, ổn
định và hiệu quả hơn”31.
Như vậy, chủ nghĩa công năng chỉ có ý nghĩa mang tính
công cụ, ở vai trò là một con đường, nó không có giá trị khẳng
định. Vì thế, nếu như lôgích của Deutsch được hình thành thì
việc châu Âu cho đến nay sẽ vẫn đang đi theo con đường mang
tính công năng có phải đang nhất thể hóa hay không, hay có
phải tất yếu sẽ tiến thẳng tới nhất thể hóa hay không là rất khó
nói. Hiển nhiên, suy đoán này không phù hợp với lẽ thường. Vì
thế, việc nhấn mạnh trường phái thấu hiểu và giao lưu, trong
quá trình phát triển về sau sẽ kế thừa ý nghĩa của giao lưu và
thấu hiểu, nhưng đã loại bỏ định nghĩa nhất thể hóa là một mối
quan hệ hoặc trạng thái, vì thế trong lý luận tiến trình, họ đã
tiếp thu một số lý luận khác, đặc biệt là về chủ nghĩa thể chế.
Những người theo chủ nghĩa quản trị siêu quốc gia cho
rằng, lý luận của họ và lý luận giao lưu, chủ nghĩa công năng
mới đều có mối quan hệ rất sâu sắc, Deutsch và Haas đều có
những kiến giải độc đáo về nhất thể hóa. “Chúng tôi phát hiện
ra, sự nhấn mạnh của Deutsch đối với trao đổi xã hội, thông
hiểu và giao lưu, sự chú ý của Haas đối với mối quan hệ giữa
sự phát triển của phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu, lựa chọn chính
trị và cơ chế siêu quốc gia có mối quan hệ bổ sung lẫn nhau”32.
Còn kết quả của nhất thể hóa mà Duetsch và Haas đưa ra, tức
là một cộng đồng mới và việc chuyển dịch lòng trung thành và
sự đồng cảm mà mọi người cùng chia sẻ, lại bị những người
theo chủ nghĩa quản trị siêu quốc gia bác bỏ. Họ cho rằng chí ít
là tính cho đến nay, điều mà nhất thể hóa chứng minh được
QUỐC GIA
378 V SIÊU QUỐC GIA

vẫn chỉ là một kiểu quản trị siêu quốc gia, tức là hoạch định,
chấp hành và quản lý chính sách siêu quốc gia. Sự bổ sung lẫn
nhau ở đây, theo chúng tôi là lý luận quản trị siêu quốc gia đã
kết hợp cách giải thích về động lực của lý luận giao lưu với
cách giải thích về con đường của chủ nghĩa công năng mới, đặc
biệt là chủ nghĩa thể chế sau đó.

1. Giao lưu xuyên quốc gia và chủ thể xuyên quốc gia
Lý luận quản trị siêu quốc gia cho rằng, sự giao lưu xuyên
biên giới của xã hội đã thôi thúc tiến trình nhất thể hóa, đã làm
nảy sinh nhu cầu xã hội đối với quy tắc siêu quốc gia và năng
lực tổ chức ở cấp cao hơn, nếu như nhu cầu này không được
thỏa mãn, thì sự phát triển trong trao đổi ở cấp cao hơn sẽ gặp
khó khăn. Ở đây, động lực phát triển của nhất thể hóa đến từ
giao lưu xuyên quốc gia và chủ thể tham gia trao đổi xuyên
quốc gia. Giao lưu xuyên quốc gia đã tạo nên hàng loạt chủ thể
xuyên quốc gia, ngược lại hoạt động theo đuổi lợi ích của chủ
thể xuyên quốc gia lại nâng tầm giao lưu xuyên quốc gia lên.
Chúng thúc đẩy lẫn nhau, sức mạnh của thúc đẩy vì thế mà
tăng lên theo kiểu xoắn ốc. Chủ thể xuyên quốc gia ở đây chủ
yếu là các chủ thể phi chính phủ, chúng đòi hỏi siêu quốc gia,
ví dụ như, đối với nhất thể hóa châu Âu thì là tiêu chuẩn, quy
tắc, chế độ quản lý và cơ chế giải quyết tranh chấp của châu Âu,
mà những đòi hỏi đó, đối với những người theo chủ nghĩa
quản trị siêu quốc gia chính là quản trị siêu quốc gia. Sự thiếu
hụt của quản trị siêu quốc gia chính là trở ngại của việc tạo ra
của cải và thực hiện các lợi ích tập thể khác, mà hệ thống
pháp luật hiện có của các nước đối với chủ thể muốn tham
gia giao lưu xuyên quốc gia cũng chính là nguồn gốc chi phí
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 379

của giao dịch, bao gồm thuế quan và sự kiểm soát biên giới
khác, tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau, chế độ quản lý y tế và
môi trường khác nhau, hệ thống luật doanh nghiệp khác nhau,
tiền tệ khác nhau,…
Đối với chủ thể chính phủ, lý luận quản trị siêu quốc gia
cho rằng, rất có thể họ sẽ chống lại yêu cầu của quản trị siêu
quốc gia, bởi vì, chủ thể chính phủ có lợi ích riêng, đó chính là
cố gắng mở rộng quyền uy độc lập và sự kiểm soát đối với
nguồn tài nguyên. Nhưng, sự chống lại của họ phải trả giá bằng
việc ngăn cản việc tạo ra của cải của chủ thể phụ thuộc vào giao
lưu của châu Âu trên lãnh thổ mà họ quản lý, bởi vậy họ sẽ
không ngăn cản nhất thể hóa một cách toàn diện, mà chỉ là tìm
cách làm giảm tốc độ lại một chút, thúc đẩy nhất thể hóa phát
triển theo hướng mà họ cho là có lợi. Nhưng họ không biết
chủ động thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa, cũng không thể
kiểm soát toàn bộ tiến trình đó. Có điều, lý luận quản trị siêu
quốc gia lại cho rằng, chính phủ không nằm ngoài tiến trình
này, nhiều quyết sách của chính phủ và đàm phán liên chính
phủ nhiều khi bộc lộ rõ tính chất siêu quốc gia, nhưng cũng vì
thế mà chủ nghĩa liên chính phủ cho rằng nhất thể hóa chính
là liên chính phủ, còn lý luận quản trị siêu quốc gia lại cho
rằng mọi việc chính phủ làm đều được thực hiện trong sự phát
triển của xã hội xuyên quốc gia, là nội dung mà chủ thể xuyên
quốc gia cung cấp cho đàm phán về quy tắc và nhu cầu quản
lý của châu Âu.
Như vậy, trong lĩnh vực mà mức độ giao lưu xuyên quốc
gia ngày càng cao thì nhu cầu đối với quản trị xuyên quốc gia
cũng sẽ càng cao, vì thế năng lực về phương diện đặt ra quy tắc
của tổ chức quản trị siêu quốc gia được thiết lập cũng càng lớn.
Giao lưu xuyên quốc gia ở cấp cao hơn sẽ thúc đẩy cộng đồng
QUỐC GIA
380 V SIÊU QUỐC GIA

tiến trình lập pháp, tòa án làm sáng rõ các quy tắc, tổ chức nên
các tập đoàn lợi ích.
Lý luận quản trị xuyên quốc gia còn bàn đến sự thúc đẩy
của toàn cầu hóa đối với nhất thể hóa, ví dụ, toàn cầu hóa thị
trường và cạnh tranh sẽ thúc đẩy các công ty lớn của châu Âu
đòi tổng hợp sức mạnh của toàn châu Âu để tăng cường sức
cạnh tranh trên thị trường thế giới, như yêu cầu cộng đồng
lập các dự án phát triển công nghệ cao. Đồng thời, sự tham
dự của cộng đồng vào toàn cầu hóa cũng sẽ làm gia tăng
quyền hạn và địa vị của tổ chức quản trị siêu quốc gia, như
sự tham dự của Cộng đồng châu Âu vào đàm phán về môi
trường toàn cầu đã tăng cường quyền hạn và vai trò của Ủy
ban châu Âu về mặt này.
Ở đây, chúng tôi cho rằng, sự nhấn mạnh của lý luận quản
trị siêu quốc gia đối với chủ thể xuyên quốc gia, giao lưu xuyên
quốc gia và áp lực quản trị siêu quốc gia đã hình thành là hợp
lý. Những điều đó tự nhiên sẽ tạo thành động lực mạnh mẽ và
liên tục để khởi nguồn và phát triển nhất thể hóa. Nhưng, việc
coi chính phủ là một loại chủ thể tiêu cực, chỉ có những phản
ứng bị động đối với áp lực của tiến trình xuyên quốc gia, có lúc
thậm chí còn khiến cho tiến trình này gặp trở ngại lại rất đáng
để bàn bạc. Vấn đề là ở chỗ, những người theo chủ nghĩa quản
trị siêu quốc gia đã phạm phải sai lầm giống như Mitrany, tức
là tách bạch hoạt động của quyền lực với hoạt động làm ra của
cải, thậm chí đặt chúng ở vị trí đối lập nhau. Theo họ, chỉ có
chủ thể kinh tế của xã hội mới tập trung tạo ra của cải, mới có
nhu cầu thiết lập cơ chế quản trị siêu quốc gia, còn chủ thể
chính phủ chỉ quan tâm đến việc duy trì và mở rộng quyền lực
của mình, trong khi đó việc thiết lập cơ chế quản trị siêu quốc gia
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 381

sẽ tước đi quyền lực hiện có của họ, vì thế, đối với nhất thể hóa,
phản ứng của chính phủ hoàn toàn là tiêu cực, bị động.
Chính phủ các nước trong thế kỷ XX, đặc biệt là sau Chiến
tranh thế giới thứ hai, đã không hoàn toàn thống trị theo kiểu
dẫn dắt quyền lực, mà phần lớn đều đã chuyển hướng sang
thống trị theo kiểu quản lý kỹ thuật, phục vụ, thúc đẩy kinh tế.
Nếu nói rằng chính phủ của thời kỳ cách mạng tư sản và thời
kỳ tư bản tự do chủ nghĩa là quản lý càng ít càng tốt, chỉ cần
phụ trách những vấn đề như trật tự xã hội, an ninh quốc gia,
phân chia quyền lực,... thì chính phủ đương đại, đặc biệt là
chính phủ mà sau khi chủ nghĩa Keynes được coi là mực thước,
không những phải phụ trách những nhiệm vụ cơ bản vốn có,
mà còn phải có trách nhiệm trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
duy trì công bằng xã hội, nên cách nói chính phủ không quan
tâm đến hoạt động tạo ra của cải mà chỉ để ý đến quyền lực của
bản thân là không công bằng. Vì thế, chủ thể chính trị cũng
giống như chủ thể kinh tế, đều quan tâm đến sự thúc đẩy của
giao lưu xuyên quốc gia đối với việc gia tăng của cải, đều muốn
thông qua hình thức nào đó để thiết lập cơ chế quản trị siêu
quốc gia.
Nhưng điều khác với chủ thể xuyên quốc gia chỉ theo đuổi
lợi ích kinh tế thuần túy là chính phủ muốn kiểm soát tiến trình
đó, chứ không phải vì để nó phát triển tự nhiên mà mất kiểm
soát, phán đoán này của lý luận quản trị siêu quốc gia về chính
phủ là đúng. Chính vì muốn kiểm soát, quy phạm tiến trình
xuyên quốc gia mà chính phủ mới ngồi lại để đàm phán, hình
thành nên một loại nhu cầu vừa nằm dưới sự kiểm soát chung
của họ, vừa phù hợp với việc theo đuổi lợi ích của chủ thể
QUỐC GIA
382 V SIÊU QUỐC GIA

xuyên quốc gia thông qua giao lưu xuyên quốc gia và một cơ
chế tương ứng nhờ đó đã được thiết lập nên.

2. Cơ chế hóa là ý nghĩa của tiến trình


Lý luận quản trị siêu quốc gia cho rằng, con đường phát
triển của nhất thể hóa là lôgích nội tại trong diễn tiến của cơ
chế. Diễn tiến của cơ chế tuân thủ theo ba chiều: quy tắc siêu
quốc gia, tổ chức siêu quốc gia, xã hội và chủ thể xuyên quốc
gia, trong đó, bất cứ sự phát triển theo chiều nào đều có thể kéo
hai chiều còn lại tiến lên, trong đó quy tắc và việc hình thành,
thiết lập quy tắc là hạt nhân của lôgích diễn tiến chế độ.
“Quy tắc xác định vai trò (ai là chủ thể) và thiết lập khuôn
khổ xã hội mà lợi ích và chiến lược của chủ thể hình thành
trong đó. Quy tắc xác định trò chơi, xây dựng mục tiêu và chiến
thuật phù hợp hoặc phạm vi di động cho đối tượng tham dự.
Hành vi của chủ thể là theo đuổi lợi ích cá nhân, nhưng lợi ích
và hành vi của chủ thể đều được hình thành trong bối cảnh xã
hội do quy tắc xác định. Chủ thể lợi dụng quy tắc để phục vụ
lợi ích của mình, hoặc mong muốn thay đổi quy tắc để tạo
thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu của mình. Nhưng bất cứ
lúc nào, đối với họ, quy tắc đều là đã định. Cơ chế là hệ thống
của quy tắc, chế độ hóa là sự hình thành, vận dụng và giải thích
quy tắc của những người hoạt động trong đó”33. Cơ chế luôn
luôn biến động, mọi người hoạt động trong đó sẽ khó tránh
khỏi việc chạm đến giới hạn của quy tắc, tức là đối với điểm có
nội dung chưa rõ ràng hoặc còn tranh cãi thì chủ thể sẽ giải
thích, giải quyết tranh cãi hoặc hình thành quy tắc mới. Trong
khi đó sau khi giải quyết xong những vấn đề cũ, vấn đề mới sẽ
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 383

lại nảy sinh, tiến trình vẫn sẽ tiếp tục và đó chính là lôgích của
cơ chế hóa.
Khi không thể đi ngược lại với việc giải thích tiến trình chế
độ hóa, lý luận quản trị siêu quốc gia cũng vận dụng khung
giải thích về sự phụ thuộc đường lối (Path Dependence) và
người ủy thác - người đại diện. Như chúng tôi đã trình bày ở
phần trước, sự phụ thuộc đường lối nhấn mạnh: khi quy tắc đã
được thiết lập, khi chủ thể xã hội đã điều chỉnh để phù hợp với
quy tắc đó và dựa vào đó mà triển khai hoạt động thì tức là quy
tắc đã có sức sống và động lực phát triển riêng, muốn thay đổi
nó sẽ phải trả giá rất đắt. Còn quan hệ người ủy thác - người
đại diện của lý luận quản trị siêu quốc gia lại muốn chứng
minh rằng, người ủy thác giám sát người đại diện thì sẽ phải trả
giá, hiệu quả cũng hạn chế, hơn nữa người đại diện còn có thể
lợi dụng sự khác biệt về sở thích giữa những người ủy thác, và
người ủy thác cần có sự đồng thuận thì mới có thể thay đổi
trình tự của quy tắc để thoát khỏi sự kiểm soát của người ủy
thác. Nói như vậy, mối quan hệ giữa người ủy thác và người
đại diện nên dần dần biến mất cùng với sự phát triển của chế
độ hóa, bởi vì, nếu như giống những người theo chủ nghĩa
quản trị siêu quốc gia đã nói, sự kiểm soát của người ủy thác
ngày càng suy yếu, ngày càng khó khăn thì chẳng phải là vai
trò của người ủy thác ngày càng giảm sút sao? Hơn nữa, theo
lôgích lan tỏa và sự phụ thuộc đường lối, người ủy thác còn
buộc phải trao cho người đại diện ngày càng nhiều quyền lực,
từ đó mà dần suy giảm và biến mất.
Lôgích lan tỏa ở đây được giải thích là: “Sau khi trở ngại rõ
ràng nhất đối với trao đổi xuyên quốc gia bị loại bỏ, hoặc là ảnh
hưởng của chúng bị thu hẹp bởi tổ chức siêu quốc gia và hành
QUỐC GIA
384 V SIÊU QUỐC GIA

động cắt giảm chi phí giao dịch của quy tắc, thì trở ngại giao
lưu mới sẽ bộc lộ ra, và trở nên nổi bật hơn”34. Ví dụ, sau khi
bãi bỏ thuế quan và hạn ngạch, thì trở ngại về sự khác nhau
trong tiêu chuẩn quản lý quốc gia đối với trao đổi sẽ càng trở
nên rõ ràng hơn, ví dụ như các nội dung về môi trường, y tế và
an ninh, khả năng tương thích kỹ thuật. Chủ thể kinh tế thu lợi
trong trao đổi nội bộ cộng đồng sẽ ngắm vào các mục tiêu này,
thông qua phương pháp khởi kiện và mưu cầu mở rộng phạm
vi quản lý tư pháp của cộng đồng để tấn công những trở ngại
còn lại, sau khi chính phủ và cơ chế cộng đồng phản ứng lại thì
lan tỏa đã nảy sinh.
Kỳ thực, những giải thích về con đường phát triển của lý
luận quản trị siêu quốc gia chưa có sáng tạo gì mới, nó chỉ tổng
hòa các nội dung như lan tỏa, sự phụ thuộc đường lối, mối
quan hệ người ủy thác và người đại diện, và thông qua thay đổi
quy tắc để quan sát và trình bày. Đối với nội dung của mỗi một
bộ phận trong đó, chúng tôi đều đã bình luận, phân tích ở trên,
không đề cập ở đây nữa.

IV. HỢP LỰC BA BÊN V LAN TỎA CÓ KIỂM SOÁT

Cuối cùng, chúng ta hãy cùng xem xét chủ nghĩa hiện thực,
đặc biệt là sự phát triển mới nhất của nó - trình bày về chủ
nghĩa liên chính phủ tự do (liberal intergovernmentalism) của
Andrew Moravcsik, đồng thời đưa ra ý kiến và quan điểm của
chúng tôi.
Nói một cách nghiêm túc, chủ nghĩa liên chính phủ tự do
chưa đưa ra được giải thích rõ ràng về tiến trình phát triển nhất
thể hóa. Trò chơi song tầng và khung giải thích về việc xây
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 385

dựng chế độ cuối cùng mà nó đưa ra là một vòng tròn khép kín,
nhưng lại chưa mở lối ra “đường cao tốc” cho bước tăng trưởng
tiếp theo. Từ việc tạo lập ưu tiên quốc gia đến đàm phán liên
chính phủ, hình thức chế độ lựa chọn cuối cùng là ủy thác hay
chủ quyền tập trung, ba khúc nhạc này diễn hết thì toàn bộ ca
khúc cũng kết thúc, ca khúc tiếp theo lại bắt đầu với ba khúc
nhạc như vậy, và giữa hai khúc nhạc trước sau hầu như không
có liên hệ lôgích nào. Điều này có thể thấy rõ trong cách giải
thích của Adrew Moravcsick khi đàm phán về “Văn kiện châu
Âu đơn nhất”35, hoặc đàm phán về “Hiệp ước liên minh”, “Hiệp
ước Maastricht”36, hay đàm phán về “Hiệp ước Amsterdam” gần
đây37, và cả trong kho tàng tác phẩm đồ sộ của ông nữa38.
Chủ nghĩa liên chính phủ tự do lại chưa có câu trả lời tích
cực về một số vấn đề sau đây: khoảng thời gian từ sau khi hoàn
thành đàm phán liên chính phủ quan trọng, ký kết điều ước
mới hoặc thỏa thuận sửa đổi điều ước cho tới trước khi bắt đầu
cuộc đàm phán quan trọng lần sau, nhất thể hóa châu Âu làm
gì? Vì sao trên con đường phát triển của nhất thể hóa châu Âu
lại đòi hỏi nhiều lần đàm phán mới như vậy? Mỗi lần đàm
phán mới là sự lặp lại giản đơn đối với đàm phán trước đó hay
là trên cơ sở của đàm phán trước đó nhưng được triển khai với
hình thức ở tầng nấc cao hơn (tầng nấc ở đây không phải là chỉ
cấp đàm phán, mà là chỉ mức độ của nhất thể hóa, bao gồm sự
mở ra của lĩnh vực mới và sự chuyển giao quyền lực mới)? Sức
mạnh nào đã thúc đẩy đàm phán mới liên chính phủ?

1. Lý lẽ phát triển nhất thể hóa của chủ nghĩa liên chính
phủ tự do
Chủ nghĩa liên chính phủ tự do cho rằng, nhất thể hóa bắt
nguồn từ nhu cầu lợi ích trong nước và vấn đề mang tính bên
QUỐC GIA
386 V SIÊU QUỐC GIA

ngoài chính sách của quốc tế. Sự ưu tiên quốc gia trước tiên
phản ánh những nhu cầu về lợi ích của bộ phận trong nước có
tính tổ chức nhất, có sức ảnh hưởng nhất, ví dụ như lợi ích của
ngành công nghiệp, còn lợi ích của bộ phận không dễ dàng tổ
chức, sức ảnh hưởng phân tán, ví dụ như lợi ích của người lao
động, lại rất ít hoặc không mấy được ưu tiên thể hiện trong
nhất thể hóa của châu Âu. Mối quan hệ giữa chính phủ và xã
hội cũng là mối quan hệ giữa người ủy thác và người đại diện,
xã hội là người ủy thác quyền lực cho chính phủ đại diện nó.
Nhưng chỉ có lợi ích và nhu cầu của những người ủy thác quan
trọng nhất mới được người đại diện coi trọng, và trở thành lựa
chọn chính sách của họ.
Tính bên ngoài chính sách (policy externality) là một nhân
tố khác thúc đẩy chính phủ tính đến nhất thể hóa. Tính bên
ngoài chính sách chỉ có hai tình huống như sau: “Chính sách
của một nước đã định giá và đem lại lợi ích cho các tập đoàn xã
hội quan trọng nằm ngoài phạm vi quản lý tư pháp của quốc
gia đó”, và “việc thực hiện mục tiêu chính phủ của một nước
phụ thuộc vào chính sách của nước ngoài”. Tính bên ngoài có
tiêu cực, cũng có tích cực. Tính bên ngoài tiêu cực là chỉ chính
sách của một nước đã dẫn tới làm nảy sinh chi phí quốc dân
cho nước ngoài, gây tổn hại đến việc thực hiện chính sách của
chính phủ nước ngoài, ví dụ như thiết lập hàng rào bảo hộ đối
với sự xâm nhập của hàng hóa và tư bản nước ngoài, làm suy
giảm vị thế cạnh tranh trên thị trường trong nước (tức là áp
dụng nhiều hành vi thao tác phi thị trường hơn như can dự trực
tiếp), nới rộng tiêu chuẩn trong nước đối với giới hạn ô nhiễm
môi trường; tính bên ngoài tích cực là chỉ chính sách trong nước
đã mang lại lợi ích cho tập đoàn nước ngoài, ví dụ như đơn
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 387

phương mở cửa thị trường trong nước, định giá trị đồng tiền
của mình quá cao, nâng cao tiêu chuẩn của phúc lợi trong nước
(việc nâng cao giá thành sức lao động có thể dẫn đến giá cả của
hàng hóa trong nước trên thị trường quốc tế tăng cao, từ đó
tăng sức cạnh tranh về việc nâng giá cho hàng hóa của nước
khác trên thị trường quốc tế), áp dụng chế độ quản lý nghiêm
ngặt hơn đối với ô nhiễm công nghiệp. Có điều, đa phần chúng
ta thường chỉ bàn đến mặt tiêu cực của tính bên ngoài, mà thảo
luận tương đối ít đến mặt tích cực của nó, bởi vì tính bên ngoài
tích cực là một hành vi vị tha đơn phương, ít xảy ra trong thực
tế. Chủ nghĩa liên chính phủ tự do cho rằng, hợp tác quốc tế
thường xuất hiện ở nơi có chính sách có tính bên ngoài tiêu cực,
nếu như tính bên ngoài của chính sách là tích cực, hoặc sự điều
chỉnh chính sách một bên có thể loại trừ ảnh hưởng của tính
bên ngoài thì hợp tác quốc tế sẽ không còn động lực nào nữa.
Chủ nghĩa liên chính phủ tự do chỉ ra rằng, trong kinh tế chính
trị quốc tế đương đại thường có hai phương pháp loại bỏ ảnh
hưởng tiêu cực của tính bên ngoài chính sách: một là, tự do hóa
thị trường cùng có lợi (reciprocal market liberalization), gỡ bỏ
các giới hạn xuất nhập khẩu hữu hình và vô hình, thực hiện lưu
thông tự do về hàng hoá, dịch vụ, tư bản, nhân viên; hai là, hài
hòa hóa chính sách (policy harmonization) để bảo đảm cung
cấp liên tục hàng hóa công cộng trong nước, như sự công bằng
của kinh tế xã hội, sự ổn định của kinh tế vĩ mô, sự bảo hộ
mang tính quản chế39.
Sự giải thích về hai mặt của chủ nghĩa liên chính phủ tự do
chưa chỉ rõ đặc tính của phát triển. Theo chúng tôi, sự phát
triển của nhất thể hóa bao gồm ba hình thức cơ bản là sự mở
rộng của phạm vi lĩnh vực, sự chuyển dịch của quyền lực mới,
QUỐC GIA
388 V SIÊU QUỐC GIA

sự tự điều chỉnh của cơ chế nhất thể hóa. Để giải thích cho tiến
trình phát triển, nó cần phải trả lời vì sao có sự thay đổi của
một hoặc nhiều hơn trong ba hình thức đó, sự thay đổi đó xảy
ra như thế nào, nhưng chúng tôi không tìm được câu trả lời
trong những lý giải của chủ nghĩa liên chính phủ tự do. Chủ
nghĩa liên chính phủ tự do chưa tìm tòi nghiên cứu xem vì sao
trong bối cảnh sự ưu tiên quốc gia vốn có đã được phản ánh
trong sự sắp đặt quốc tế, vấn đề tính bên ngoài đã được giải
quyết những sắp đặt quốc tế vốn có vẫn đòi hỏi phải được điều
chỉnh, vì sao lợi ích của tập đoàn trong nước không được phản
ánh trong sắp đặt quốc tế vốn có, mà lại có cơ hội được phản
ánh trong sự phát triển sau đó. Theo lý luận ưu tiên quốc gia
của chủ nghĩa liên chính phủ tự do, chúng ta có thể chia lợi ích
của tập đoàn trong nước theo mức độ giảm dần về tầm quan
trọng, thành lợi ích G1 của tập đoàn 1, lợi ích G2 của tập đoàn 2,
lợi ích G3 của tập đoàn 3… Nhất thể hóa giai đoạn đầu
đương nhiên sẽ phản ánh nhu cầu lợi ích của tập đoàn lớn
mạnh nhất, vì thế, G1 thực hiện nhất thể hóa đầu tiên; nhất
thể hóa tiếp theo là thực hiện theo nhu cầu của G2,… Nếu
như lý giải của chúng tôi không sai, thì đây là quỹ đạo phát
triển nhất thể hóa của chủ nghĩa liên chính phủ tự do. Nhưng
vấn đề ở chỗ, sở dĩ G2 sau này có cơ hội nhất thể hóa là bởi vì
G1 đã hoàn thành nhất thể hóa, đương nhiên sẽ đến lượt nó,
hay là bởi vì địa vị của G2 ở trong nước đã được tăng lên,
được người đại diện coi trọng ngang với G1, thậm chí còn
được coi trọng hơn G1? Chúng ta không thể biết được. Hơn
nữa, cùng một kiểu nhất thể hóa lợi ích, nó được hoàn thành
trong một bước hay là có sự phát triển từ ngoài vào trong?
Chúng ta cũng không thể biết được.
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 389

Bởi vậy, sự phát triển của tiến trình nhất thể hóa theo
cách lý giải của chủ nghĩa liên chính phủ tự do là một đường
thẳng không liên tục, mỗi bước tiến lên đều bắt đầu từ một
khởi điểm mới.
Vì sao chủ nghĩa liên chính phủ tự do lại vẽ ra cho chúng ta
bức tranh như vậy? Chúng tôi cho rằng, chủ yếu là vì Andrew
Moravcsik chưa nhìn thấy, hoặc chưa phân tích tới mối quan hệ
biến đổi giữa các nhóm lợi ích trong nước. Ở một giai đoạn nào
đó, lợi ích của các bộ phận trong một xã hội nên nằm trong một
mối quan hệ tương đối cân bằng, mà khi phương thức thực
hiện một lợi ích thay đổi thì lợi ích khác sẽ bị ảnh hưởng, và sẽ
đòi hỏi điều chỉnh phương thức thực hiện. Ví dụ, mọi người
thường nói, giảm thiểu sự kiểm soát biên giới thường có lợi cho
lợi ích của nhà tư sản, hay còn có thể nói là, lợi ích của nhà tư
sản đã quyết định rằng nó sẽ tìm cách gia tăng áp lực với chính
phủ, yêu cầu chính phủ giảm thiểu sự kiểm soát biên giới,
đương nhiên, nhà tư sản ở đây chủ yếu là chỉ doanh nghiệp có
sức cạnh tranh quốc tế, chứ không phải là những ngành nghề
cần chính phủ bảo hộ. Mà sự thay đổi trong phương thức thực
hiện lợi ích của nhà tư sản sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người
lao động ban đầu vốn nằm trong một mối quan hệ tương đối
cân bằng với nhà tư sản, bởi vì sau khi nhà tư sản được tự do
lưu động, không chịu sự hạn chế về biên giới quốc gia trong
đầu tư, nếu như người lao động trong nước bất mãn, thì họ có
thể sẽ chuyển dịch nơi đầu tư, mà khi người lao động vẫn chưa
có đầy đủ năng lực trong hợp tác quốc tế, thì họ cũng sẽ gây áp
lực với chính phủ, yêu cầu chính phủ bồi thường tổn thất mà
họ phải chịu, hoặc hạn chế sự lưu động tự do không biên giới
của tư bản. Cho nên, các nhóm lợi ích xã hội trong nước không
QUỐC GIA
390 V SIÊU QUỐC GIA

giống như chủ nghĩa liên chính phủ đã giả thiết là chỉ có mối
quan hệ theo chiều dọc với người đại diện là chính phủ, mà
giữa chúng còn có mối quan hệ tác động lẫn nhau theo chiều
ngang. Như vậy, đúng như chủ nghĩa liên chính phủ tự do đã
nói, tập đoàn lợi ích trong nước có tổ chức nhất, lớn mạnh nhất
trước tiên sẽ phản ánh trong sự hình thành của sự ưu tiên quốc
gia, và trở thành nội dung đầu tiên của nhất thể hóa; nhưng,
sau khi lợi ích của bộ phận đó được thực hiện thông qua nhất
thể hóa thì lợi ích khác có mối quan hệ mật thiết nhất với lợi ích
của bộ phận đó cũng sẽ nảy sinh yêu cầu thay đổi phương thức
thực hiện.
Ban đầu, Andrew Moravcsik đã thảo luận đến vấn đề có ý
nghĩa tương tự phương diện này, đó chính là mối liên hệ của
vấn đề (issue linkage). Nhưng, liên hệ vấn đề ở đây hiển nhiên
quá hạn hẹp, nó chỉ tồn tại “khi sự ưu tiên của chính phủ các
nước đối với những vấn đề khác nhau có mức độ khác nhau,
trong một số lĩnh vực có lợi ích cận biên quan trọng hơn những
lĩnh vực khác”. Ví dụ, giả sử mức độ ưu tiên, ưu đãi của nước
Pháp đối với lĩnh vực nông nghiệp là mạnh nhất, còn mức độ
ưu tiên, ưu đãi lớn nhất của Đức lại là ở lĩnh vực công nghiệp,
vì thế cuối cùng giao dịch giữa họ sẽ đạt được khi ràng buộc hai
lĩnh vực này với nhau, tức là Pháp có một số nhượng bộ về
công nghiệp, còn Đức thì tán thành một số sắp đặt có lợi cho
Pháp trong vấn đề nông nghiệp, như vậy giao dịch tổng hoặc
cái gọi là giao dịch cả gói (package deal) sẽ đạt được. Nhân tố
quyết định của liên hệ vấn đề chủ yếu nhất vẫn là ở trong nước,
nó sẽ nảy sinh trong ba tình huống sau đây: “Ở những lĩnh vực
mà lợi ích và tổn thất có thể nội hóa đến cùng một tập đoàn; ở
những lĩnh vực mà lợi ích tập trung nhưng chi phí được áp đặt
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 391

cho các tập đoàn tương đối phân tán, không tổ chức hoặc
không có đại diện như người nộp thuế, người tiêu dùng và
người cung ứng của nước thứ ba; ở những lĩnh vực mà quyết
định chi tiết về việc chấp hành chính sách có thể bị kéo dài”40.
Như vậy, thứ nhất, liên hệ vấn đề được coi là sự sắp đặt mang
tính kỹ xảo để đạt được thỏa hiệp, bản thân nó và nhất thể hóa
không tồn tại mối liên hệ tất yếu, liên hệ vấn đề liệu có thể
được thiết lập nên hay không, ở một mức độ rất lớn sẽ được
quyết định bởi sự ngẫu nhiên dưới vai trò tổng hợp nội dung
trên các mặt như các nhân tố trong nước và thứ tự sắp xếp ưu
tiên giữa các quốc gia; thứ hai, liên hệ vấn đề vì thế mà rất có
thể trở thành một kiểu sắp xếp mang tính một lần, mỗi một lần
mở ra đàm phán liên chính phủ có thể lại phải kết thúc, gói gọn
lại luôn vấn đề muốn đàm phán giải quyết, thiết lập liên hệ mới
của vấn đề.
Như vậy, chúng ta không thể mong rút ra được lôgích
trong con đường phát triển nhất thể hóa của chủ nghĩa liên
chính phủ tự do từ sự luận giải về liên hệ vấn đề ở trên. Chủ
nghĩa liên chính phủ tự do không cho rằng tồn tại lôgích trong
bản thân nhất thể hóa, nếu như muốn tìm lôgích phát triển của
nhất thể hóa thì chỉ có thể đi tìm trong sự phát triển và thay đổi
của chính trị trong nước, nhất thể hóa chẳng qua chỉ là đã phản
ánh sự phát triển và thay đổi của chính trị trong nước mà thôi.
Đó là quan điểm chính của chủ nghĩa liên chính phủ tự do,
cũng bao gồm lý luận trò chơi song tầng của những người như
Bulmer, Robert P. Putnam. Chúng tôi nói rằng, những người
theo thuyết quyết định của trường phái chính trị trong nước
một mặt đã xem nhẹ việc phân tích và tổng kết tính lôgích của
sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội trong nước, bởi vì theo
QUỐC GIA
392 V SIÊU QUỐC GIA

quan điểm của thuyết quyết định chính trị trong nước của họ,
nếu như diễn tiến chính trị trong nước có lôgích đại loại như
liên hệ giữa các tập đoàn lợi ích nào đó mà chúng tôi đã liệt kê
ở trên thì lôgích đó tất nhiên sẽ được phản ánh trong nhất thể
hóa, vì thế mà cũng trở thành một loại lôgích phát triển của
nhất thể hóa, nhưng chúng tôi không tìm thấy lôgích như vậy
trong trình bày của họ; mặt khác họ đã xem nhẹ vai trò của
nhân tố ngoài chính trị trong nước, bao gồm sự biến đổi trên
các mặt như thể chế quốc tế, kinh tế chính trị và tình hình an
ninh quốc tế.
Từ những giới thiệu và phân tích phía trên, đương nhiên
chúng ta có thể thấy, chủ nghĩa liên chính phủ tự do cho rằng,
động lực của phát triển nhất thể hóa trước tiên đến từ người ủy
thác của xã hội đó, là nhu cầu của các tập đoàn lợi ích đã thúc
đẩy sự phát triển của nhất thể hóa trên một ý nghĩa nào đó.
Tiếp đến, chính phủ cũng có vai trò thúc đẩy nhất định, bởi vì,
thứ nhất, chính phủ muốn sắp đặt thứ tự nhu cầu của các tập
đoàn lợi ích trong đó; thứ hai, trong quá trình đàm phán, chính
phủ sẽ thiết lập nên liên hệ vấn đề và tiến hành giao dịch trọn
gói, vì thế, người đại diện của chính phủ trong xã hội đó không
hoàn toàn là người giật dây con rối, mà hoạt động độc lập và
không gian tiến thoái riêng. Ngoài hai điều đó ra thì không tồn
tại động lực nào khác thúc đẩy phát triển nhất thể hóa, đặc biệt
là kế hoạch và kinh doanh của chủ thể siêu quốc gia mà chủ
nghĩa tự do đã quan niệm.
Quan điểm này cũng được một số học giả khác kiểm
chứng, ví dụ, thông qua nghiên cứu về quy hoạch thị trường
lớn thống nhất được đưa ra vào năm 1985 và hoàn thành vào
cuối năm 1992, Philippe C. Schmitter và Wolfgang Streeck đề
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 393

xuất rằng41, chủ nghĩa công năng mới gửi gắm niềm hy vọng
kiểu chủ nghĩa tự do đối với các tập đoàn lợi ích là không hiện
thực, đại diện lợi ích của châu Âu cũng giống như Mỹ, là một
mô hình của chủ nghĩa chia rẽ đa nguyên, Ủy ban châu Âu
không thể dựa vào chúng để giành quyền lực siêu quốc gia. Họ
cho rằng, có hai nguyên nhân quan trọng trong đó: một là, do
châu Âu vẫn chưa hình thành một quốc gia lớn mạnh thống
nhất, cộng đồng chỉ có nguồn tài nguyên vô cùng hữu hạn để
nó trực tiếp thực thi chính sách, ý nghĩa ẩn chứa phía sau là nó
có đủ lợi ích vật chất để thu hút sự chú ý của tập đoàn lợi ích có
tổ chức, nhưng đồng thời lại chưa có tài nguyên mang tính
cưỡng chế đủ để ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức của họ. Hai
là, lợi ích của doanh nghiệp ở cấp châu Âu rõ ràng có ưu thế
hơn so với lợi ích của người lao động, điểm này giống với quan
điểm của Moravcsik. Theo Moravcsik, đó là do lợi ích của
doanh nghiệp có tính tổ chức hơn, vì thế trong đại diện lợi ích
cũng lớn mạnh hơn. Schmitter và Streeck cho rằng, tính không
cân xứng của đại diện lợi ích ở cấp châu Âu khiến đại diện của
lợi ích doanh nghiệp có thể xem nhẹ quan điểm của Ủy ban khi
muốn đạt được thỏa hiệp giữa họ và người lao động, người tiêu
dùng. Do vậy mà Ủy ban không thể giành được quyền lực siêu
quốc gia, sự thỏa hiệp lợi ích của nhà tư sản và người lao động
cùng với sự hợp tác giai cấp (corporatism) vì thế mà được thiết
lập nên cũng chỉ có thể được tiến hành ở cấp quốc gia.
Có điều, Schmitter và Streeck cho rằng, trong tiến trình
nhất thể hóa châu Âu, tập đoàn lợi ích vẫn là chủ thể rất linh
hoạt, đặc biệt là tập đoàn đại diện cho lợi ích của các nhà tư sản
có ưu thế rõ ràng. Tuy rằng chúng không đóng vai trò thực sự
quan trọng trong việc thúc đẩy sự thành lập cộng đồng kinh tế
QUỐC GIA
394 V SIÊU QUỐC GIA

châu Âu, nhưng sau khi cộng đồng được thành lập thì những
tập đoàn lợi ích đó lại nhanh chóng phát hiện ra ưu thế của
mình, các tổ chức xuyên quốc gia và các cơ quan làm việc của
chúng liên tục được thành lập ở Brucxelles và đang tìm cách
gây ảnh hưởng với Ủy ban, mà trong phương diện đề nghị
chính sách và giám sát chấp hành chính sách, Ủy ban cũng phụ
thuộc rất nhiều vào những tập đoàn lợi ích đó. Một suy nghĩ
chung của tập đoàn lợi ích nhà tư sản chính là muốn giảm bớt
sự kiểm soát, quản lý của chính phủ, thúc đẩy tự do hóa kinh
tế, nhưng trên phương diện cạnh tranh đối ngoại lại hy vọng có
thể được hưởng sự bảo hộ và bù đắp để khỏa lấp thế kém trong
cạnh tranh. Như vậy, “giữa thập niên 80 thế kỷ XX, nhất thể
hóa châu Âu có động lực mới là kết quả của việc kết thành liên
minh giữa hai lợi ích lớn: (1) Những nỗ lực của các doanh
nghiệp lớn châu Âu đã khắc phục sự yếu thế trong cạnh tranh
trong quan hệ với tư bản Nhật Bản, Mỹ; (2) Những người đứng
đầu của quốc gia tìm kiếm chí ít là một phần chủ quyền quốc
gia đã mất đi trong sự gia tăng của mức độ phụ thuộc lẫn
nhau”42. Có điều, khác với chủ nghĩa dân tộc ở thập niên 70 thế
kỷ XX là các doanh nghiệp lớn phụ thuộc vào kinh tế quốc gia,
trong thập niên 80 thế kỷ XX, chúng muốn đứng về một phía
với những người đứng đầu chính phủ đang muốn thông qua sự
hội tụ của siêu quốc gia để giải quyết vấn đề xâm phạm chủ
quyền. Để hồi đáp, chính phủ hứa sẽ giảm thiểu sự kiểm soát
đối với kinh tế chính trị châu Âu thực hiện nhất thể hóa trong
tương lai, đặc biệt là so với thời kỳ chủ nghĩa hợp tác trong
thập niên 60-70 thế kỷ XX. Như thế, không nói đến việc nguồn
gốc của nó, nhất thể hóa châu Âu trên thực tế được thúc đẩy
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 395

bởi kế hoạch chung giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích của các
chính trị gia các nước.
Như vậy, trong vấn đề động lực phát triển của nhất thể
hóa, thì vấn đề tranh luận chính giữa chủ nghĩa hiện thực và
chủ nghĩa tự do tập trung ở vai trò của chủ thể siêu quốc gia.
Đương nhiên, những người theo chủ nghĩa hiện thực cho rằng,
EU không phải là loại hình quan hệ quốc tế đặc biệt hoặc đại
diện cho một chính thể mới. Từ năm 1975 trở đi, ngay cả chủ
nghĩa công năng mới cũng cho rằng, nhất thể hóa châu Âu
không cần phải giải thích bằng lý luận gì đặc biệt, mà chỉ cần lý
luận chung về phản ứng chính sách của quốc gia đối với sự phụ
thuộc quốc tế43, EU chỉ là một thể chế quốc tế đàm phán đa biên
giới có hiệu quả hoặc chi phí giao dịch rất thấp44, vì thế không
hề tồn tại một kế hoạch siêu quốc gia đặc biệt; còn người theo
chủ nghĩa tự do, như trên đã trình bày, kiên trì là chủ thể siêu
quốc gia có không gian hoạt động độc lập và ưu thế chưa đầy
đủ của chính phủ nước thành viên, vai trò của họ là không thể
thay thế, thậm chí còn có tính quyết định.
Andrew Moravcsik cho rằng là “sự mất cân xứng giữa
thông tin và quan niệm đã tạo ra cơ hội cho kế hoạch siêu quốc
gia hoặc sự sáng tạo trong kinh doanh, ảnh hưởng đến việc
đàm phán liên quốc gia”45. Sức ảnh hưởng của các quan chức
trong tổ chức quốc tế được xây dựng trên cơ sở của hai điều
kiện sau: “Thứ nhất, sự mất cân xứng có thể có của thông tin
hoặc quan niệm tất sẽ cản trở nước thành viên tiến hành đàm
phán hiệu quả Pareto. Chi phí giao dịch quá cao so với lợi ích
nhận được sẽ dẫn đến hợp tác thất bại. Những chủ thể có đầy
đủ ba chức năng chính là kiến nghị, điều phối và sắp xếp vô
cùng ít. Thứ hai, quan chức quốc tế cần phải có hoặc được trao
QUỐC GIA
396 V SIÊU QUỐC GIA

cho thông tin tiếp xúc hoặc con đường ưu tiên trong quan niệm
cần thiết để kinh doanh và dẫn đường cho đàm phán quốc tế có
hiệu quả”46. Trong vận hành thực tế của EU, những điều kiện
này rất hiếm khi xuất hiện, bởi vậy cũng không tồn tại kế hoạch
siêu quốc gia dựa trên cơ sở hai điều kiện đó, ngược lại, những
ví dụ về việc các quốc gia thành viên tiến hành điều phối và
thỏa hiệp với nhau lại có rất nhiều.
Như vậy, trong vấn đề nguồn gốc động lực của nhất thể
hóa, chủ nghĩa liên chính phủ tự do đã nhận thức được vai trò
của tập đoàn lợi ích trong nước và chính phủ nước thành viên
trong phát triển nhất thể hóa, còn chủ nghĩa tự do lại nhấn
mạnh vai trò của chủ thể siêu quốc gia và chủ thể xuyên quốc
gia; về phương hướng phát triển, chủ nghĩa tự do đã tìm tòi
nghiên cứu trên nhiều mặt như lan tỏa, sự phụ thuộc đường lối,
chế độ hóa, còn chủ nghĩa hiện thực lại tương đối kiên trì với
những tính toán của chính phủ nước thành viên và chính trị
trong nước. Tổng hợp những trình bày của chương này, chúng
tôi cho rằng, sự phát triển của nhất thể hóa được tiến hành theo
con đường lan tỏa có kiểm soát dưới sự thúc đẩy của cả ba bên
là chính phủ, nhóm lợi ích xã hội và chủ thể siêu quốc gia. Sau
đây, chúng tôi sẽ lần lượt giải thích một cách cụ thể hàm ý của
hai bộ phận đó.

2. Thuyết hợp lực của phát triển nhất thể hóa


Về động lực phát triển, chủ nghĩa hiện thực truyền thống
chỉ tập trung khảo sát chủ thể ở chính phủ nước thành viên,
điều này không thể chứng minh được toàn bộ vấn đề. Đúng
như nhiều người phê bình chủ nghĩa hiện thực truyền thống,
chủ nghĩa hiện thực coi chính phủ là một chủ thể theo đuổi lợi
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 397

ích cá nhân, có ý chí riêng. Luận điệu này không vượt qua được
trải nghiệm, nguyên nhân chủ yếu nhất là vì nó không thể giải
thích được cho sự thay đổi trong chính sách của chính phủ. Bản
thân chủ nghĩa hiện thực truyền thống cũng đã có điều chỉnh
về mặt này, khi phải giải thích sự thay đổi trong chính sách của
chính phủ, chủ nghĩa hiện thực truyền thống thường sẽ tập
trung vào hai phương diện sau: một là, phân tích sự thay đổi
của môi trường và cục diện quốc tế, từ đó chính phủ hình thành
nhận thức mới trong việc điều chỉnh lợi ích và chiến lược; hai là,
nghiên cứu sự thay đổi của chính trị trong nước, ví dụ như thay
đổi đảng cầm quyền, những phong trào quần chúng ở trong
nước như chống chiến tranh, phản đối hạt nhân, bảo vệ môi
trường, từ đó rút ra nguyên nhân thay đổi chính sách của chính
phủ. Như vậy, trong vấn đề chủ thể, chủ nghĩa hiện thực
truyền thống thường bị dao động bởi vấn đề cần giải thích, ví
dụ, khi cần giải thích những vấn đề như bùng nổ chiến tranh,
điều kiện của hòa đàm, lập trường về những vấn đề quốc tế
quan trọng, thì quốc gia trở thành một chủ thể đơn nhất, là một
biến số không phụ thuộc; còn trước và sau khi chính sách của
quốc gia đối mặt với sự thay đổi trong những vấn đề đó, thì
quốc gia lại trở thành một biến số phụ thuộc, việc giải thích nó
phải phụ thuộc vào sự khảo sát đối với chủ thể trong nước và
chủ thể quốc tế khác.
Trên cơ sở đó, chủ nghĩa liên chính phủ tự do trên thực tế
đã phủ định tính độc lập của chính phủ quốc gia với tư cách là
chủ thể, sự ưu tiên quốc gia là tập hợp lợi ích của các tập đoàn
xã hội, tập đoàn lợi ích xã hội mới là chủ thể cuối cùng có vai
trò quyết định. Có điều, trong khi ở cấp độ trong nước chuyển
hướng sang chủ nghĩa tự do47, thì ở cấp độ quốc tế, chính phủ
QUỐC GIA
398 V SIÊU QUỐC GIA

vẫn là chủ thể quan trọng duy nhất, giữa hai cấp độ quốc tế và
trong nước, chính phủ là một người gác cổng rất tốt, về điểm
này thì chủ nghĩa liên chính phủ tự do vẫn kiên trì theo lập
trường của chủ nghĩa bảo thủ, vì thế, nó cũng bị đưa vào trận
địa của chủ nghĩa hiện thực. Chủ nghĩa liên chính phủ tự do
hoặc sự phân tích hai cấp độ, trò chơi song tầng đã chỉ rõ vì sao
nước thành viên hy vọng một kết quả nào đó mà chúng ta quan
sát được sẽ xuất hiện (sự giải thích về chính trị trong nước),
quốc gia nào có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết sách tập thể, lợi
ích của nước thành viên nào trong khối phù hợp nhất để giải
thích chính sách cộng đồng và kết quả của phát triển chế độ
(đàm phán quốc tế).
Trong những cuộc đàm phán quốc tế quan trọng, chính
phủ thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất. Chính phủ sẽ
không để cạnh tranh lợi ích trong nước lan dần sang phạm vi
quốc tế mà không có sự hạn chế, chủ thể xã hội chỉ có thông
qua kết cấu chính trị trong nước của nước thành viên mới có
thể tác động tới kết quả đàm phán liên chính phủ. Cho dù chủ
thể xã hội muốn tác động tới phạm vi châu Âu, thì chính phủ
các nước thành viên cũng sẽ cùng đối phó và kiểm soát ảnh
hưởng đó, không để nó làm suy yếu vị thế của chính phủ nước
thành viên, đồng thời được sự ủng hộ ngầm của cơ chế nhất thể
hóa, bởi vì, chính phủ nước thành viên không thể đối chọi với
chủ thể xã hội được, chí ít là tính cho đến nay, hoặc trong tương
lai có thể xác định, để làm được như vậy, chính phủ nước thành
viên vẫn thiếu nhiều điều cần thiết. Về điểm này, lý thuyết hợp
mưu hoặc cộng tác đã chỉ ra thứ mang tính bản chất cơ chế nhất
thể hóa và mối quan hệ của chính phủ các nước thành viên.
Nhưng chúng ta nên thấy rằng, tổ chức lợi ích trong phạm vi
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 399

châu Âu không phải không tồn tại, đúng như một số phân tích
ở Chương 5 và Chương này đã chỉ ra, một mặt là chính phủ
nước thành viên trong phạm vi mà nó cho phép, tức là trong
phạm vi của thỏa thuận quy định mà đàm phán liên chính phủ
đã đạt được, thậm chí còn khuyến khích các chủ thể lợi ích
trong nước đến Liên minh châu Âu để tranh thủ tài nguyên,
những chủ thể đó trong khi theo đuổi lợi ích, tranh thủ tài
nguyên tự nhiên sẽ gây ảnh hưởng tới nội dung ở các phương
diện như: quy tắc, tiến trình nhất thể hóa, còn những ảnh
hưởng của hoạt động trực tiếp phát sinh ở Bruxelles, thì cho dù
thế nào chính phủ các nước cũng không thể gác gôn được; mặt
khác, Ủy ban cũng phụ thuộc rất nhiều vào những tập đoàn lợi
ích xuyên quốc gia đó, đặc biệt là ở phương diện xây dựng các
kiến nghị chính sách và vận động hành lang chính phủ các
nước. Ngoài ra, các ủy ban công tác của Nghị viện châu Âu
cũng phụ thuộc vào các tập đoàn lợi ích xuyên quốc gia và tổ
chức vận động hành lang trong phương diện tư vấn và kiến
nghị chính sách, điều đó cũng chứng tỏ rằng không thể xem
nhẹ ảnh hưởng của những tập đoàn lợi ích đó. Mặt khác, như lý
luận quản trị đa cấp đã trình bày, ở một mức độ nhất định nào
đó cũng bao gồm chủ thể của chính phủ địa phương.
Về chủ thể siêu quốc gia, như trên đã trình bày, chúng tôi
thừa nhận rằng hoạt động của chúng phụ thuộc vào phạm vi
mà chính phủ nước thành viên đã định, nhưng lại không thể vì
thế mà nói hoạt động trong phạm vi hữu hạn thì không độc lập.
Ví dụ Alec Stone Sweet và Jame A. Caporaso thông qua nghiên
cứu về Tòa án châu Âu, đã phát hiện ra rằng tổ chức này
có đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy hiến pháp hóa hệ
thống điều ước, gây ảnh hưởng rất quan trọng tới chính trị48.
QUỐC GIA
400 V SIÊU QUỐC GIA

Ngoài ra, chủ thể siêu quốc gia thực sự có một số ưu thế so với
nước thành viên đơn lẻ trong phương diện thông tin và quan
niệm. Bất luận thế nào, một mặt như những người theo chủ
nghĩa tự do đã nói, trong tri thức cụ thể, chắc chắn người ủy
thác không thể hiểu nhiều và toàn diện như người đại diện trực
tiếp phụ trách các hoạt động trong phương diện đó; mặt khác,
trong công việc của EU, thì nước thành viên chỉ là một bộ phận
trong chỉnh thể, còn Ủy ban sẽ đại diện cho toàn bộ chỉnh thể,
vì thế, trong vấn đề tri thức liên quan tới bộ phận của mình,
nước thành viên sẽ hiểu biết chi tiết hơn, còn trong tri thức
chỉnh thể, hiểu biết của nước thành viên chưa hẳn đã nhiều như
Ủy ban. Vì thế, chỉ có chủ thể siêu quốc gia như Ủy ban mới có
thể gói gọn vấn đề mà lợi ích các nước đều có thể hòa nhập,
mới có thể thúc đẩy hình thành mối liên hệ về vấn đề và thỏa
hiệp với nhau, hoặc có những sắp đặt về bồi thường thu chi.
Đương nhiên, chúng ta cũng nên thấy rằng, nhiều kiến nghị
chính sách, phương án thiết lập chế độ quan trọng không phải
do Ủy ban đề xuất mà là do một sổ tiểu ban được Hội đồng
thành lập dự thảo và thiết lập nên. Nhưng chúng tôi nói rằng,
các tiểu ban như vậy tất cũng được thành lập từ các nước thành
viên và các cơ chế siêu quốc gia, một khi đã thành lập, nó
không còn chỉ đại diện cho lợi ích của một quốc gia nào đó, mà
đại diện cho lợi ích của toàn bộ châu Âu, vì thế, tuy rằng nó
chịu trách nhiệm với Hội đồng, nhưng chúng ta hoàn toàn có
thể xem xét nó như một chủ thể siêu quốc gia.
Như vậy, sự giải thích của chúng tôi về động lực phát triển
nhất thể hóa đã thể hiện một khuôn khổ ba tầng có vai trò
không thể thay thế trên các mặt như quyết định đàm phán liên
chính phủ, giám sát việc chấp hành chính sách của các tập đoàn
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 401

lợi ích xã hội các nước và tập đoàn lợi ích xuyên quốc gia trong
phạm vi châu Âu được thành lập tương ứng cũng như các chủ
thể siêu quốc gia, thu thập thông tin, giải quyết tranh chấp, đưa
ra đề nghị mới. Sự hợp lực của ba điều này đã thúc đẩy phát
triển nhất thể hóa.

3. Lan tỏa dưới sự kiểm soát của chính phủ

Về con đường phát triển của nhất thể hóa, chủ đề tranh
luận chính vẫn là nhất thể hóa có lôgích phát triển riêng của nó
hay không. Chủ nghĩa hiện thực vẫn thiên về quan điểm coi
nhất thể hóa là một hoạt động ngoại giao thông thường, chỉ là
những hoạt động ngoại giao đó thông qua sự giao lưu chế độ
hóa cao độ để tạo ra cơ hội không thông thường cho việc cung
cấp hàng hóa công cộng. Đối với chủ nghĩa liên chính phủ, về
bản chất EU vẫn là nơi để mặc cả giữa các chính phủ, là một
kiểu sắp xếp chủ nghĩa đa phương có hiệu quả, chi phí giao
dịch thấp. Vì thế, nhất thể hóa không có lôgích phát triển
nghiên cứu, nếu như muốn tìm kiếm lôgích phát triển của nó
thì phải đi sâu nghiên cứu sự thay đổi của quan hệ quốc tế
mang ý nghĩa thông thường và đàm phán ngoại giao để tìm
hiểu xem liệu có tồn tại lôgích hay không.
Chúng tôi cho rằng, sự phát triển của nhất thể hóa vẫn có
lôgích riêng, cho dù thừa nhận quan điểm của chủ nghĩa hiện
thực cho rằng chính phủ quốc gia quyết định tất cả, thừa nhận
vai trò mang tính chất quyết định của lợi ích quốc gia, hoặc là
giống như chủ nghĩa liên chính phủ tự do giới định lợi ích quốc
gia là lợi ích của một số tập đoàn trong nước, thì chúng tôi vẫn
cho rằng, nếu như lợi ích quốc gia hoặc sự ưu tiên quốc gia mà
QUỐC GIA
402 V SIÊU QUỐC GIA

chủ nghĩa liên chính phủ tự do đã nói có quy luật thay đổi phát
triển, thì nhất thể hóa cũng có lôgích diễn tiến của nó.
Như trên đã đề cập, giữa các loại lợi ích hoặc giữa các lĩnh
vực, vấn đề (hai cách nói trên đối với chúng tôi là một, chỉ có là
chủ nghĩa liên chính phủ tự do thích nói đến các tập đoàn lợi
ích trong nước, còn chủ nghĩa công năng mới thì lại thích phân
chia lĩnh vực, vấn đề) tồn tại các mối liên hệ, mỗi phương thức
thực hiện của lợi ích hoặc sự thay đổi trong cách giải quyết vấn
đề đều sẽ kéo theo sự thay đổi về phương thức thực hiện lợi ích
hoặc sự thay đổi về cách thức giải quyết vấn đề liên quan. Sự
thay đổi liên động đó chính là sự lan tỏa.
Nhưng chúng tôi cho rằng, sự lan tỏa chưa chắc đã có vai
trò thúc đẩy chính diện, tiến lên, tích cực đối với nhất thể hóa,
đôi khi cái được sinh ra có thể lại mang sức mạnh ngược chiều
hoặc sức mạnh phân tán hóa (disintegration). Bởi vì, như ví dụ
về nhà tư sản và người lao động đã nêu ở trên, nếu chính phủ
không thể đáp ứng được lợi ích của người lao động thì hiển
nhiên người lao động sẽ phản đối sự nới lỏng trong kiểm soát
biên giới và tự do hóa, điều này chắc chắn sẽ mang lại một sức
mạnh ngược chiều với nhất thể hóa. Hơn nữa, giống như
Andrew Moravcsik đã phân tích trong sự hình thành ưu tiên
quốc gia, cho dù lợi ích của lĩnh vực công nghiệp có thể phân
thành lợi ích của doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, yêu
cầu tự do hóa thị trường và lợi ích của doanh nghiệp không có
sức cạnh tranh quốc tế, hy vọng chính phủ bảo hộ và tiến hành
bù đắp, thì doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế sẽ hy vọng
thúc đẩy nhất thể hóa, còn doanh nghiệp không có sức cạnh
tranh quốc tế thì lại phản đối nhất thể hóa. Vì thế, nhất thể hóa
luôn là quá trình tiệm tiến chậm chạp trong “trận chiến” giữa
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 403

lực lượng thúc đẩy và ngăn cản, mà chính phủ chính là người
cân bằng hai lực lượng đó. Nhìn từ quan điểm lựa chọn lý tính,
như Andrew Moravcsik đã nói, chỉ khi tập đoàn trong nước tán
thành nhất thể hóa mạnh hơn phía phản đối, hoặc là lực lượng
tán thành và phản đối đều đến từ nội bộ của cùng một tập
đoàn, vấn đề phản đối có thể được giải quyết trong nội bộ tập
đoàn, hoặc phía phản đối có thể được bồi thường về lợi ích, thì
nhất thể hóa mới có thể thực sự phát triển và tiến lên. Vì thế,
lan tỏa mà chúng tôi nói ở đây chỉ là áp lực thay đổi, trước áp
lực thay đổi đó, thì nhất thể hóa thêm một bước nữa là một
phương án giải quyết chủ yếu có thể lựa chọn. Nhưng, do nhất
thể hóa đến ngày nay vẫn luôn bị ràng buộc bởi mặt trái và mặt
phải của lợi ích, vì thế, điều mà lôgích lan tỏa thể hiện cho
chúng ta thấy chính là sự phát triển tiến lên, vì thế chúng tôi gọi
sự phát triển tiến lên của nhất thể hóa do lan tỏa mang lại là lan
tỏa có kiểm soát. Hay nói cách khác, lan tỏa nhất thể hóa ở đây
không giống như những người theo chủ nghĩa công năng mới
đã tuyên bố là sức mạnh tự chủ mà chính phủ không có ảnh
hưởng tới nó, sự phát triển của tiến trình tính cho đến nay vẫn
nằm trong sự kiểm soát của chính phủ, phù hợp với phương
hướng mà chính phủ mong muốn; ngoài ra, lan tỏa cũng không
phải là một sự sắp xếp tùy ý của chính phủ mà nó vẫn phản
ánh lôgích riêng trong giải quyết vấn đề.
Kết hợp động lực và tiến trình lại với nhau, chúng tôi cho
rằng, động lực của lan tỏa đến từ các tập đoàn lợi ích xã hội và
tổ chức lợi ích xuyên quốc gia tương ứng cũng như chủ thể
siêu quốc gia, còn sức mạnh mang tính kiểm soát của tiến
trình lan tỏa lại đến từ chính phủ. Dưới sự thúc đẩy hợp lực
của ba lực lượng là chính phủ, xã hội, chủ thể siêu quốc gia, thì
QUỐC GIA
404 V SIÊU QUỐC GIA

sự phát triển của nhất thể hóa đã bộc lộ là một tiến trình lan tỏa
có kiểm soát.
Về hai cách giải thích khác về sự phát triển của nhất thể
hóa phụ thuộc đường lối và chế độ hóa, chúng tôi đã chỉ ra
những thiếu hụt của chúng trong phân tích bên trên, ở đây
không nhắc lại nữa.

Chú thích

1. Ernst B. Haas: Beyond the Nation-State: Functionalism and


International Organization, pp. 126-127.
2. Ibid., p. 29.
3. Wayne Sandholtz, John Zysman: “1992: Recasting the
European Bargain”, in Brent F. Nelsen, Alexander C-G. Stubb, eds.:
The European Union: Readings on the Theory and Pratice of European
Integration, Lynne Rienner Publishers 1994.
4. Oran R. Young: “Comment on Andrew Moravcsik, ‘A New
Statecraft? Supranational Entrepreneurs and International
Cooperation’ ”, International Organization 53, 4, Autumn 1999,
pp. 805-806.
5. Ibid., pp. 806-808.
6. Klaus-Dieter Borchardt: European Integration: the Origins and
Growth of the European Union, ECSG-EC-EAEC, Brussels Luxembourg,
1995, fourth edition, p. 28.
7. Wayne Sandholtz, John Zysman: “1992: Recasting the
European Bargain”, p. 193.
8. Xem thêm phần “Chủ nghĩa công năng cũ và mới” mục I,
Chương 2 của cuốn sách này.
9. Leon N. Lindberg: The Political Dynamics of European Economic
Integration, pp. 10-11.
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 405

10. Leon N. Lindberg: “Integration as a Source of Stress on the


European Community System”, International Organization 20 (2), 1966.
11. Leon N. Lindberg, Stuart A. Scheingold: Europe’s Would - Be
Polity: Patterns of Change in the European Community, Englewood
Cliffs 1970, p. 199. Xem Ben Rosamond, Theories of European
Integration, p. 64.
12. P. C. Schmitter: “A Revised Theory of European Integration”,
in Leon N. Lindberg, Stuart A. Scheingold, eds.: Regional Integration:
Theory and Research, Harvard University Press 1971, p. 242. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, pp. 64-65.
13. Ernst B. Haas: The Uniting of European: Political, Social, and
Economic Forces 1950 - 1957, p. 16.
14. Ibid., p. 5.
15. Juliet Lodge, “Loyalty and the EEC: the Limits of the
Functionaist Approach”, Political Studies 26, 1978. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, pp. 66-67.
16. Xem Robert O. Keohane: “International Institutions: Two
Approaches”, trong cuốn International Institutions and State Power:
Essays in International Relations Theory của ông, pp. 158-176. Ở phần
của Robert O. Keohane, chủ nghĩa thể chế lịch sử và chủ nghĩa thể
chế của xã hội học vẫn chưa có sự phân tách chi tiết.
17. Robert O. Keohane: “Neoliberal Institutionalism: A Perspective
on World Politics”, trong cuốn International Institutions and State
Power: Essays in International Relations Theory của ông, pp. 5-6.
18. Paul Pierson: “The Path to European Integration: A Historical
Institutionalist Analysis”, p. 126.
19. Xem phần “Giới định về lỗ hổng”, mục 1, Chương 5 của cuốn
sách này.
20. Paul Pierson: “The Path to European Integration: A Historical
Institutionalist Analysis”, p. 127.
QUỐC GIA
406 V SIÊU QUỐC GIA

21. Ibid., pp. 131-140.


22. L.L. Martin: “International and Domestic Institutions in the
EMU Process”, Economics and Politics, 5, 1993; M. McCubbins,
T. Schwartz: “Congressional Oversight Overlooked: Police Patrols
versus Fire Alarms”, American Journal of Political Science, 28, 1984.
Xem Paul Pierson: “The Path to european Integration: A Historical
Institutionalist Analysis”, p. 134.
23. Paul Pierson: “The Path to European Integrtion: A Historical
Institutionalist Analysis”, pp. 142-147.
24. Ibid., p. 147.
25. Ibid., pp. 144-142.
26. Ibid., pp. 125-126.
27. Xem phần “Lý luận giao lưu”, mục 1, Chương 2 của cuốn
sách này.
28. Karl W. Deutsch, et al.: Political Community and the North
Atlantic Area: International Organization in the Light of Historical
Experience, pp. 95-96.
29. Xem Chương 1 của cuốn sách này.
30. Xem phần “Lý luận giao lưu”, mục 1, Chương 2 của cuốn
sách này.
31. [Mỹ] Karl W. Deutsch: Phân tích quan hệ quốc tế, tr. 340.
32. Alec Stone Sweet, Wayne Sandholtz: “Integration,
Supranational Governance, and the Institutionalization of the
European Polity”, in Wayne Sandholtz, Alec Stone Sweet, eds.:
European Integration and Supration Governance, p. 5.
33. Ibid., pp. 16-17.
34. Ibid., p. 15.
35. Andrew Moravcsik: “Negotiating the Single European Act:
National Interests and Conventional Statecraft in the European
Community”, International Organization, Vol. 45, Winter 1991, pp. 19-56.
CHƯƠNG 6
TÌM TÒI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NHẤT THỂ HÓA 407

36. Andrew Moravcsik: “Preferences and Power in the European


Community: A Liberal Intergovernmentalist Approach”, Journal of
Common Market Studies, Vol. 31, No. 4, December 1993, pp. 473-524.
37. Andrew Moravcsik, Kalypso Nicolaidis: “Explaining the
Treaty of Amsterdam: Interests, Influence, Institutions”, Journal of
Common Market Studies, Vol. 37, No. 1, March 1999, pp. 59-85.
38. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messima to Maastricht.
39. Andrew Moravcsik: “Preferenceces and Power in the
European Community: A Liberal Intergovernmentalist Approach”,
pp. 485-486.
40. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messima to Maastricht, p. 65.
41. Philippe C. Schmitter, Wolfgang Streeck: “Organized
Interests and the Europe of 1992”, in Brent F. Nelsen, Alexander C-G.
Stubb, eds.: The European Union: Readings on the Theory and Practice of
European Integration, Lynne Rienner Publishers 1994.
42. Ibid., pp. 181-182.
43. Andrew Moravcsik: “Preference and Power in the European
Community: A Liberal Intergovernmentalist Approach”, p. 478.
44. Andrew Moravcsik: “A New Statecraft? Supranational
Entrepreneurs and International Cooperation”, International
Organization 53, 2, Spring 1999, pp. 298-303.
45. Ibid., p. 274.
46. Andrew Moravcsik: “Theory and Method in the Study of
International Negotiation: A Rejoinder to Oran Young”, International
Organization 53, 4, Autum 1999, p. 811.
47. Andrew Moravcsik: “Preferences and Power in the European
Community: A Liberal Intergovernmentalist Approach”, p.483.
QUỐC GIA
408 V SIÊU QUỐC GIA

48. Alec Stone Sweet, James A. Caporaso: “From Free Trade to


Supranational Polity: The European Court and Integration”, in
Wayne Sandholtz, Alec Stone Sweet, eds.: European Integration and
Supranation Governance, pp. 92-133.
Chương 7

ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI


CỦA NHẤT THỂ HÓA

C húng tôi nói rằng, nhất thể hóa khu vực là con đường
mà các quốc gia có liên quan phải giải quyết các vấn
đề nội bộ trong khu vực, là chỉnh thể liên quốc gia trong khu
vực, đồng thời nó cũng là phản ứng tập thể liên quan đến đối
ngoại quốc gia, cho dù là vô tình hay hữu ý, là một kiểu tồn tại
khách quan, đơn vị của nhất thể hoá đã hình thành tất sẽ có ảnh
hưởng đối với thế giới bên ngoài, chủ thể của thế giới bên ngoài
tất cũng sẽ có mong muốn nào đó đối với đơn vị của nhất thể
hoá, và sẽ căn cứ vào mong muốn đó để điều chỉnh hành vi của
bản thân trên một mức độ nhất định.
Mấu chốt của vấn đề chính là, chúng tôi làm thế nào để giải
thích hành vi đối ngoại của đơn vị nhất thể hoá về mặt lý luận,
nói cách khác, chủ thể của thế giới bên ngoài có thể dựa vào lý
luận nào để suy luận và dự đoán đơn vị của nhất thể hoá sẽ
phản ứng như thế nào đối với hành vi của họ.
Đối tượng nghiên cứu chính của lý luận quan hệ quốc tế
truyền thống là quốc gia, giải thích hành vi đối ngoại của quốc
gia, tổng kết quy luật phát triển của quan hệ quốc tế, thành quả
thu được ở mặt này cũng đã tương đối chín muồi. Về sau,
QUỐC GIA
410 V SIÊU QUỐC GIA

nghiên cứu quan hệ quốc tế đã mở rộng đối tượng từ quốc gia


sang tổ chức quốc tế, điều này đã làm gia tăng mức độ khó
khăn nhất định trong nghiên cứu, bởi vì, cái mà chúng ta đối
mặt không phải là quốc gia đơn lẻ, mà là một tập hợp các quốc
gia có mối quan hệ nội bộ tương đối cố định và có phản ứng
đối ngoại chung nào đó trong một khoảng thời gian. Nhưng
vấn đề này không phải là quá lớn, bởi vì tổ chức quốc tế có thể
được coi là quan hệ quốc tế cục bộ, chúng ta có thể nghiên cứu
sự phát triển, thay đổi của quan hệ quốc tế đến mức độ nào thì
sẽ có thể nghiên cứu tổ chức quốc tế đến mức độ đó. Trước khi
tổ chức quốc tế quyết định đưa ra chính sách, sự tác động lẫn
nhau trong nội bộ tổ chức đó và quan hệ quốc tế thông thường
không mấy khác biệt. Sau này lại có học giả chủ trương coi
công ty xuyên quốc gia, phong trào và tổ chức xuyên quốc gia
phi chính phủ, thậm chí cá nhân có sức ảnh hưởng quốc tế cũng
là đối tượng nghiên cứu của quan hệ quốc tế. Chủ trương này
vẫn chưa đưa đến những thay đổi mang tính cách mạng trong
nghiên cứu quan hệ quốc tế, bởi vì, cho dù thừa nhận rằng
chúng có sức ảnh hưởng quốc tế thì những ảnh hưởng đó cũng
là cục bộ, hữu hạn, hơn nữa cũng có thể đưa vào khung khổ
giải thích mà nghiên cứu lấy quốc gia làm đối tượng chủ yếu đã
tổng kết để quan sát. Nhưng khi nghiên cứu của chúng ta đối
mặt với đối tượng như vậy do đơn vị đã hình thành từ nhất thể
hóa thì thách thức thực sự đã xuất hiện.
Nhiều học giả đã thừa nhận, các đơn vị hình thành từ nhất
thể hoá khác với tổ chức quốc tế thông thường, sự ràng buộc về
chế độ của nó đối với các nước thành viên lớn hơn rất nhiều so
với tổ chức quốc tế thông thường, quá trình quyết sách của
nó cũng không minh bạch như tổ chức quốc tế thông thường,
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 411

mọi người rất khó lý giải được sự trao đổi lợi ích cụ thể giữa các
quốc gia hữu quan trong đó, cho nên nhiều người gọi cơ chế
quyết sách của EU là “hộp đen” (black box)*. Chủ nghĩa hiện
thực luôn kiên trì cho rằng quốc gia là chủ thể quốc tế quan
trọng duy nhất trong quan hệ quốc tế, nhưng nó cũng không
thể không thừa nhận nhất thể hóa là một cơ chế đàm phán quốc
tế hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất, hai bổ ngữ tu từ này gộp
lại đã cho thấy sự khác nhau của cơ chế nhất thể hóa với cơ chế
quốc tế thông thường. Nhưng đơn vị nhất thể hoá vẫn chưa
phát triển thành một quốc gia, mà vẫn là tổ chức do nhiều quốc
gia hợp thành, vẫn chưa có một trung tâm quyết sách tối cao,
thống nhất, bao quát hết các nước thành viên, năng lực hành vi
đối ngoại và lĩnh vực vấn đề của nó bị phân tách bởi các cơ chế
nhất thể hoá khác nhau và bởi cơ chế nhất thể hóa và chính phủ
nước thành viên. Nó không có một người phát ngôn ngoại giao
thống nhất như quốc gia, chúng ta thường có thể nghe thấy rất
nhiều tiếng nói của “châu Âu”, có tiếng nói đến từ Ủy ban châu
Âu, có tiếng nói đến từ Chính sách an ninh và đối ngoại chung
EU, có tiếng nói đến từ Nghị viện châu Âu, có tiếng nói đến từ
nước Chủ tịch luân phiên, có tiếng nói đến từ đặc phái viên của
EU, có tiếng nói đến từ chính phủ các nước thành viên riêng
biệt. Như vậy, đối mặt với một đơn vị đã nhất thể hoá vừa

______________
* “Hộp đen” (Black box): Trong quan hệ quốc tế thuật ngữ này được
ví von như biểu tượng cấp độ nghiên cứu. Trong khi các nhà hiện thực
truyền thống có xu hướng “đóng hộp” phân tích hành vi mỗi quốc gia ở
bình diện quốc tế như một hệ thống, thì các nhà lý luận theo trường phái
tự do kêu gọi “mở hộp” để có thể quan sát được những chuyển động từ
bên trong tác nhân nhà nước.
QUỐC GIA
412 V SIÊU QUỐC GIA

không phải là tổ chức quốc tế theo ý nghĩa thông thường, vừa


không phải là quốc gia theo ý nghĩa thông thường, thì lý luận
quan hệ quốc tế coi quốc gia là đối tượng nghiên cứu chính đã
có liệu có còn phù hợp với việc phân tích hành vi đối ngoại nữa
hay không?
Vì thế, ở Chương này, chúng tôi dự định sẽ nghiên cứu một
số vấn đề như sau: Làm thế nào để giải mã hành vi đối ngoại
của một châu Âu nhất thể hoá, và đưa ra sự giải thích thống
nhất từ bên trong, trước sau như một; Lý luận nhất thể hóa liệu
đã bao hàm tư tưởng ở phương diện này chưa, là trường phái
nào hoặc những trường phái nào, chúng có thể đưa ra lời giải
thích khiến mọi người vừa ý ở mức độ nào; Liệu có cần phải
phát triển một số công cụ khái niệm chuyên dùng vào việc
phân tích hành vi đối ngoại của đơn vị nhất thể hoá hay không;
mọi người đã có nỗ lực thế nào trong phương diện này, chúng
ta có thể phát triển đến mức độ nào.

I. SỰ THỰC V VẤN ĐỀ

Nếu như chỉ lý giải lan tỏa là sự mở rộng của nhất thể hoá
từ một ngành này sang một ngành khác thì không hẳn đã phù
hợp với thực tế. Kể từ sau tuyên bố của Schumann ngày
09/5/1950 về kế hoạch liên doanh than, thép châu Âu giành
được thành công, kế hoạch thiết lập quyền lực chuyên trách
đối với lĩnh vực khác cũng liên tiếp được đưa ra, như vận tải,
thị trường nông nghiệp, y tế công cộng, nhưng những kế hoạch
khác nhau đều bị tê liệt, ngưng trệ do gặp phải sự phản đối
mạnh mẽ1, kế hoạch cộng đồng phòng ngự và chính trị châu
Âu chính là một trong những kế hoạch thất bại đó. Giống như
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 413

Pierre Garbet đã nói: “Những dự thảo đó nếu không được


soạn ra trong điều kiện bí mật và hiệu quả giống như trường
hợp than, thép thì cũng không có ý nghĩa chính trị như nhau.
Chúng thực sự đáng được nhận sự chú ý của mọi người,
nhưng trước những cản trở của chính phủ các nước và nhân
viên chuyên môn, thì hy vọng thành công của chúng cực kỳ bé
nhỏ”2. Điều đó cũng đã chứng minh, thứ nhất, lan tỏa có nội
hàm áp lực đối với nhất thể hóa thêm một bước, mà trước khi
nhất thể hóa của lĩnh vực vốn có chưa đạt đến một mức độ
nhất định, thì không thể tạo ra áp lực của nhất thể hóa thêm
một bước, điều đó minh chứng rõ vì sao tiến trình nhất thể
hóa có tính thất thường; thứ hai, lan tỏa được tiến hành theo
con đường nào giữa các lĩnh vực khác nhau là vấn đề đáng để
đi sâu nghiên cứu, từ kinh nghiệm của nhất thể hóa châu Âu,
việc lựa chọn lĩnh vực than, thép làm khởi điểm của nhất thể
hóa ngành đương nhiên là có tính toán hàng đầu về chính trị
và an ninh, nhưng nếu tiếp tục phát triển từ lĩnh vực này sang
lĩnh vực khác theo phương thức giống nhau thì tiến trình đó
vừa trùng lặp, vừa không hiệu quả, và còn dẫn đến vấn đề
quan hệ giữa cơ cấu nhất thể hóa của các lĩnh vực khác nhau.
Vì thế, đến “Hiệp ước Roma” năm 1958 thì phương thức lan
tỏa từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác trở thành vấn đề xây
dựng quy phạm các cộng đồng trong lĩnh vực lớn là kinh tế,
đó là sự chuyển biến của nhất thể hóa từ phục vụ chức năng
sang xây dựng quy phạm các cộng đồng. Mà khi nhất thể hóa
phát triển từ kinh tế sang các lĩnh vực khác như ngoại giao,
phòng thủ, tư pháp, chính sách xã hội,... thì lại bộc lộ rõ con
đường lan tỏa là từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác.
QUỐC GIA
414 V SIÊU QUỐC GIA

1. Những nỗ lực thời kỳ đầu của nhất thể hóa chính trị
châu Âu
Theo cách phân chia chính trị cấp cao và chính trị cấp thấp
của Hoffman thì có thể phân tách rõ ràng giữa lĩnh vực chính
trị cấp cao như ngoại giao và quốc phòng với những vấn đề
chính trị cấp thấp như kinh tế, vì thế phải nhiều năm sau mọi
người mới cảm nhận được một cách sâu sắc áp lực của nó đối
với đòi hỏi nhất thể hóa. Có điều, từ cục diện của châu Âu, thế
giới khi đó và cả chiến lược của Mỹ, thì áp lực của nhất thể hóa
quân sự bức thiết hơn nhiều so với kinh tế. Cho nên, áp lực ở
đây không phải là kiểu áp lực lan tỏa mà chúng tôi đã đề cập,
mà có nguồn gốc riêng của nó, so với nhất thể hóa đã có thì chỉ
có áp lực về liên hệ phương án. Dưới tác động của việc Chiến
tranh Triều Tiên bùng phát, và dưới sự thúc đẩy của chiến lược
Chiến tranh lạnh của Mỹ, thì việc tái vũ trang của Liên bang
Đức đã trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách. Xuất phát từ
nhiều nguyên nhân, các quốc gia châu Âu thuộc khối NATO
khác, đặc biệt là Anh, đều dựa vào Mỹ trong vấn đề này, chỉ có
Pháp và Bỉ là đang vất vả ngăn chặn trong vô vọng. Trong tình
hình đó, Thủ tướng Pháp René Pleven đã chấp nhận kế hoạch
của Jean Monnet, đề xuất Kế hoạch Pleven (the Pleven plan) về
việc xây dựng Cộng đồng quốc phòng châu Âu vào ngày
24/10/1950. Trong kiến nghị với Nghị viện, ông đã đưa ra bối
cảnh như sau: “Chính phủ Pháp vốn cho rằng có thể thực hiện
kế hoạch than, thép trước để tư tưởng của nhân dân các nước
quen với khái niệm một Cộng đồng châu Âu, sau đó mới tiếp
cận đến vấn đề tế nhị là phòng thủ chung. Nhưng những việc
xảy ra trên thế giới lại không cho phép nước này lần lữa.
Nước Pháp rất tin tưởng vào vận mệnh hòa bình của châu Âu,
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 415

cảm thấy cần phải tạo ra cảm giác an toàn tất cả cho nhân dân
các nước châu Âu, thế nên đã đề nghị dùng phương pháp
như nhau, theo tinh thần như nhau để giải quyết vấn đề”.
Sau khi chỉ trích các suy nghĩ về việc tổ chức Quân đội quốc
gia Liên bang Đức, René Pleven kiến nghị “để phòng thủ
chung, cần thiết lập Quân đội châu Âu nằm trong cơ cấu
chính trị của châu Âu thống nhất”, đặt dưới sự chỉ huy của
một vị bộ trưởng Quốc phòng châu Âu, chịu sự kiểm soát của
Nghị viện châu Âu, chi phí quân sự chung, “binh sĩ của các
nước tham gia sẽ tổ chức thành những đơn vị nhỏ, biên chế
trong quân đội châu Âu”3.
Cho dù kết quả sau thảo luận và ý tưởng ban đầu có sự
thay đổi rất lớn, thì hiệp ước về việc thành lập Cộng đồng
phòng thủ châu Âu vẫn được ký kết tại Pari vào ngày
27/5/1952. Nhưng trong tình trạng phải trải qua một khoảng
thời gian rất dài mới trình lên Nghị viện để thảo luận, hiệp ước
đó đã bị Nghị viện của Pháp phủ quyết vào ngày 30/8/1954.
Điều đó đã chứng tỏ rằng, sau khi Chiến tranh Triều Tiên kết
thúc, cục diện thế giới bắt đầu ổn định trở lại, tác động của
việc Liên Xô xâm nhập châu Âu cũng đã được hóa giải ở một
mức độ nào đó, nó còn chứng minh sự lo lắng của mọi người
khi đó đối với chủ nghĩa siêu quốc gia phát triển quá nhanh,
quá khích. Còn vấn đề tái vũ trang của Liên bang Đức thì lại
phải mở ra con đường khác, giải quyết thông qua khuôn khổ
của Liên minh Tây Âu được thành lập dựa trên thỏa thuận ký
kết ngày 23/10/1954.
Trong thập niên 60 thế kỷ XX, các nước trong cộng đồng
đều ý thức được cần phải làm cho Cộng đồng Kinh tế châu Âu
đang phát triển tốt phát huy được vai trò chính trị nhất định,
QUỐC GIA
416 V SIÊU QUỐC GIA

có thể nói đây là loại lan tỏa điển hình từ kinh tế sang chính trị,
nhưng người thúc đẩy suy nghĩ này chính là De Gaulle khi ông
nhấn mạnh đến “châu Âu của người châu Âu”, sau khi các
nước khác dần nhận ra ý đồ De Gaulle muốn mượn cái đó để
loại trừ thế lực của người Mỹ ở châu Âu, và không những
không định giành quyền lực nhiều hơn cho cộng đồng thông
qua một liên minh liên quốc gia, mà ngược lại còn muốn chôn
vùi ý đồ về thuộc tính siêu quốc gia của cộng đồng thông qua
một liên minh liên quốc gia, thì kế hoạch đó đã vấp phải sự
ngăn cản của các quốc gia khác. Từ năm 1958, De Gaulle đã
chuẩn bị cho sự hợp tác của sáu nước về chính sách ngoại giao,
trao đổi ý kiến với các nước thành viên khác, đến năm 1961,
cuối cùng các nước đã đồng ý thành lập một ủy ban gồm đại
diện chính phủ các nước làm thành viên, do nhà ngoại giao
Christian Fouchet chủ trì, thảo luận về những kiến nghị cụ thể,
lần lượt đưa ra hai phương án cho Kế hoạch Fouchet (the
Fouchet plans). Nhưng cuối cùng, sau khi nhận ra ý đồ của
nước Pháp, thì Kế hoạch Fouchet về việc sáng lập liên minh
quốc gia đã thất bại vào tháng 4/1962. Tuy nhiên, những nỗ lực
tìm kiếm hợp tác chính trị đó của De Gaulle đã giành được
thành quả dưới một hình thức khác. Mùa thu năm 1962, De
Gaulle đã có một chuyến viếng thăm ồn ào tới Liên bang Đức
để chứng minh sự thành công trong hòa giải Pháp - Đức từ năm
1950 trở đi. Thủ tướng Liên bang Đức Konrad Adenauer cũng
hết sức hài lòng về điều này, kiên quyết yêu cầu khẳng định lại
sự hòa giải đó bằng điều ước. Khi Konrad Adenauer thăm lại
nước Pháp vào năm 1963, hai bên đã ký kết điều ước hợp tác,
quy định lãnh đạo cấp cao của hai nước định kỳ mỗi năm gặp
gỡ hai lần, các bộ trưởng ba tháng gặp nhau một lần để trao đổi
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 417

ý kiến cũng như hợp tác trong các vấn đề như ngoại giao, quốc
phòng, hai bên đồng ý bàn bạc với nhau trước khi quyết định
áp dụng bất cứ chính sách đối ngoại lớn nào. Tuy nhiên, điều
ước đó lại không nhận được sự hoan nghênh trong nội bộ nước
Đức, khi Nghị viện Liên bang phê chuẩn đã bổ sung thêm
những nội dung mà De Gaulle không thích thú như nhấn mạnh
nhất thể hóa liên minh quân sự Đại Tây Dương, hợp tác với
Mỹ, tôn trọng Cộng đồng Kinh tế châu Âu và cả việc chấp nhận
nước Anh. Như vậy, ý nghĩa của hợp tác Pháp - Đức đã bị phai
nhạt, song điều này cũng có thể coi là sự mở đầu nào đó trong
hợp tác chính trị châu Âu.
Sau đó còn có một số kế hoạch hợp tác chính trị được đưa
ra, như Kế hoạch Spaak (the Spaak plan) vào tháng 9/1964, bản
ghi nhớ của nước Đức tháng 11, cùng tháng đó Italia cũng đã
đưa ra kiến nghị, Kế hoạch Harmel (the Harmel plan) năm
1968, nhưng đều không thành công. Đến năm 1969, tình hình
mới có chuyển biến, De Gaulle - người kiên quyết phản đối bất
cứ khả năng nào mang thuộc tính siêu quốc gia - đã rời khỏi
vũ đài chính trị, còn Thủ tướng Đức Willy Brandt trong diễn
văn nhậm chức ngày 28/10/1969 đã đưa ra “chính sách
phương Đông mới”, hòa giải với Liên Xô và Đông Âu, gây ra
sự lo lắng của các đối tác khác đối với hành động đơn độc này.
Vì thế, tại Hội nghị thượng đỉnh Den Haag vào tháng 12, sáu
nước trong cộng đồng chung quyết tâm sáng lập cơ chế hợp
tác về chính sách ngoại giao. Căn cứ vào tinh thần đó, bản
Báo cáo Davignon (the Davignon Report) đã được đệ trình lên
Hội nghị thượng đỉnh Luxembourg vào tháng 10/1970, và cơ
chế hợp tác chính trị châu Âu (EPC, European Political
Cooperation) xuất hiện.
QUỐC GIA
418 V SIÊU QUỐC GIA

2. Từ EPC đến CFSP


Sự ra đời của EPC trên thực tế lại chưa nhận được nhiều sự
chú ý của mọi người, có lẽ là vì trước nó đã có quá nhiều đề án
ồn ào, mà sau đó đều thất bại. Nhưng sau khi cả hai trường hợp
xuất hiện, thì dư luận và giới học thuật bắt đầu thực sự quan
tâm đến cơ chế mới đó. Trên thực tế, cơ chế đó không phải là
sáng tạo chế độ, nó chỉ yêu cầu nước thành viên trong cộng
đồng lợi dụng các cơ chế đã có, nỗ lực bàn bạc trước về chính
sách ngoại giao, đạt đến đồng thuận chung, cùng một tiếng nói
chung. Cơ chế đó và cộng đồng không có quan hệ chính thức
nào để tránh gây ra sự lo lắng của những người chống chủ
nghĩa liên bang. Có lẽ là do cơ chế đó không có sự sắp xếp lớn
lao gì nên mới có thể giành được thành công. Trong đàm phán
an ninh và hợp tác Helsiki, chín nước trong cộng đồng đã cùng
chung tiếng nói, việc ký kết điều ước cuối cùng năm 1975 là do
chín nước đại diện chủ tịch Hội đồng ký tên. Năm 1973, cuộc
chiến tranh tháng 10 của Trung Đông bùng nổ, trong tuyên bố
của các Bộ trưởng Ngoại giao phát biểu ngày 6 tháng 11, họ đã
thay đổi chính sách Trung Đông mà họ tự cho là đúng trước
kia, cùng thừa nhận quyền lợi của Palextin, yêu cầu Ixraen rút
quân khỏi lãnh thổ đã chiếm đóng từ năm 19674. Các nước
trong cộng đồng có thể đạt đến đồng thuận chung trong vấn đề
Trung Đông, hơn nữa đã duy trì một khoảng cách rất lớn đối
với chính sách của Mỹ chính là một thành tựu hợp tác to lớn.
Như vậy, mọi người bắt đầu thực sự quan tâm đến cơ chế
EPC, quan tâm đến những nỗ lực của các nước trong cộng đồng
về việc nhất thể hóa chính trị. Cho dù EPC vẫn chưa được đưa
vào khung khổ của cộng đồng, nhưng mọi người vẫn muốn tìm
tòi nghiên cứu liệu cộng đồng có thể phát huy ảnh hưởng
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 419

tương đương sức nặng kinh tế của nó đối với chính trị thế giới
hay không.
Thế nhưng, sự phát triển của EPC lại không phải là con
đường tràn đầy hoa tươi và vinh quang, mà đi kèm theo đó là
sự thất bại và nhụt chí. Sau khi EPC giành được thành công
bước đầu trong Hội nghị an ninh và hợp tác châu Âu và vấn đề
Trung Đông, thách thức to lớn đầu tiên mà cơ chế này phải trải
qua chính là quan hệ với Mỹ. Sau khi ý thức được sức mạnh
của liên hợp châu Âu, năm 1973, Kissinger đã phát động phong
trào “năm châu Âu”. Dưới áp lực của Mỹ, chín nước trong cộng
đồng và Mỹ đã ký kết một hiệp định vào năm 1974, quy định
trước khi chín nước trong cộng đồng đưa ra chính sách ngoại
giao quan trọng liên quan tới lợi ích nước Mỹ thì phải thông
báo trước với Mỹ5. Nhưng việc ký kết Công ước Lomé năm
1975 lại được coi là một thành tựu không nhỏ, sức ảnh hưởng
của cộng đồng đối với thế giới thứ ba như các quốc gia châu
Phi, Caribê, Thái Bình Dương vì thế mà tăng lên mạnh mẽ6. Còn
trong khủng hoảng chính trị Cyprus xảy ra vào tháng 7/1974 thì
cộng đồng lại bất lực, cơ chế EPC bộc lộ nhiều thiếu hụt nghiêm
trọng về năng lực xử lý khủng hoảng7. Trong vấn đề xung đột ở
quần đảo Malvinas (quần đảo Falkland) giữa Anh và Áchentina
năm 1982, các nước thành viên khác trong cộng đồng khi đó
cùng ủng hộ Anh, thực hiện cấm vận đối với Áchentina. Nhưng
trong vấn đề xử lý của Chính phủ Ba Lan đối với công đoàn
đoàn kết, thì cộng đồng lại chưa thể hình thành lập trường
chung mạnh mẽ. Còn trong vấn đề thúc giục Nam Phi từ bỏ
chính sách phân biệt chủng tộc, thì chính sách lâu dài đối với
Nam Phi của EPC khởi động vào năm 1977 thường được coi là
đã phát huy vai trò quan trọng.
QUỐC GIA
420 V SIÊU QUỐC GIA

Tóm lại, khi nước thành viên trong cộng đồng đồng nhất ý
kiến thì EPC có thể có sức ảnh hưởng to lớn; nhưng khi không
thể thống nhất ý kiến thì EPC sẽ không làm được việc gì, chính
phủ các nước hoặc sẽ hành động theo những gì họ cho là đúng,
hoặc nhiều nhất là đưa ra tuyên bố chung không ảnh hưởng tới
ai. Tính phi chính thức của cơ chế và cộng đồng trên quan hệ
chính thức bị loại ra khỏi cơ chế8, thường bị quy kết là nguyên
nhân bất lực của EPC. Vì thế, “Văn kiện châu Âu đơn nhất”
thực thi năm 1987 đã dành cho EPC một ban thư ký thường trú,
cho phép EPC mở rộng phạm vi thảo luận từ chính sách ngoại
giao sang vấn đề an ninh, khi thực thi chính sách chung có thể
coi quan hệ đối ngoại của cộng đồng là một biện pháp. Nhưng
tình hình những năm tiếp theo lại nhanh chóng khiến sự sắp
xếp đó thay đổi. Những sự kiện lớn đó tiếp nhau như: thay đổi
tại Đông Âu năm 1989, chiến tranh Vùng Vịnh bùng nổ, nước
Đức thống nhất năm 1990, khủng hoảng Nam Tư, Liên Xô sụp
đổ năm 1991, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nhất
thể hóa châu Âu, đồng thời thúc đẩy mọi người đi sâu suy
ngẫm lại vấn đề hợp tác trong ngoại giao và an ninh. Với bối
cảnh như vậy, trong “Hiệp ước Liên minh châu Âu”, Chính
sách ngoại giao và an ninh chung (CFSP, Commom Foreign and
Security Policy) đã thay thế EPC và chính thức trở thành trụ cột
thứ hai trong tòa nhà nhất thể hóa châu Âu.
Simon Nuttall đã miêu tả bối cảnh chuyển đổi từ EPC đến
CFSP như sau: “Sự việc lớn xảy ra ở Trung Đông Âu đã làm
thay đổi rất nhiều đặc trưng của bản đồ thế giới vốn đã tồn tại
hơn 40 năm,... Quy mô và tốc độ nảy sinh những sự kiện đó đã
cho thấy EPC vẫn chưa đủ tầm để ứng phó với sự kiện lớn
nhường này. Đứng trước thách thức tìm kiếm một mối quan hệ
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 421

kiểu mới với những quốc gia châu Âu vừa thoát khỏi sự kiểm
soát của Liên Xô, lúc đầu cộng đồng đã áp dụng một phương
pháp kinh tế, EPC chỉ là một hạt bụi nặng nề chạy theo sau sự
kiện. Trong sự kiện nước Cộng hòa Dân chủ Đức tham gia cộng
đồng và thế giới phương Tây, việc đàm phán hoặc tiến hành
EPC do bốn nước lớn thao túng, hoặc do Ủy ban thực hiện. Cho
nên không có gì là lạ khi nhiều người đều cho rằng nên đưa
EPC ra khỏi cạm bẫy liên chính phủ, nên dung hòa nó vào trình
tự cộng đồng truyền thống, bao gồm áp dụng cơ chế quyết sách
biểu quyết theo đa số, trao cho Ủy ban vai trò lớn hơn trong
chính sách ngoại giao. Đồng thời, những điều như trong giai
đoạn cuối của cuộc khủng hoảng Vùng Vịnh, EPC chưa thể
hình thành một lập trường thống nhất chứ chưa nói đến việc
giữ vai trò quân sự trong chiến tranh, thêm vào đó là sự lo lắng
khi Mỹ rút quân khỏi châu Âu,... đều thúc đẩy mạnh mẽ khát
vọng về năng lực phòng thủ của châu Âu”9.
Bối cảnh đó cũng đã khơi dậy kỳ vọng rất cao của mọi
người đối với năng lực hành vi đối ngoại châu Âu - cho dù là
bên ngoài hay là trong nội bộ EU, chính thức hay là nhân dân.
Hai ngày trước khi thực thi “Hiệp ước Liên minh châu Âu”,
trong Hội đồng châu Âu, các nhà lãnh đạo đã đưa ra ý tưởng về
mục tiêu của CFSP: “Khuôn khổ Chính sách an ninh và ngoại
giao chung này cần phải khiến cho liên minh thực hiện được
những hy vọng do Chiến tranh lạnh kết thúc mang lại, đón
nhận thách thức do sự thay đổi nhanh chóng trên vũ đài quốc
tế dẫn đến sự bất ổn định ở khu vực xung quanh liên minh.
Mục tiêu của Chính sách ngoại giao và an ninh chung là mang
tới tiếng nói chung cho liên minh, khiến liên minh hành động
hiệu quả để phục vụ cho lợi ích của bản thân liên minh và lợi
QUỐC GIA
422 V SIÊU QUỐC GIA

ích chung của cộng đồng quốc tế”10. Điều đó hiển nhiên đã thể
hiện rõ kỳ vọng của phía chính phủ đối với CFSP.
Tâm trạng của công chúng vào cuối thập niên 80 đầu thập
niên 90 thế kỷ XX cũng đã trở nên lạc quan. Một mặt, thị trường
nội bộ đang trở thành hiện thực, kết quả tự nhiên của nó - liên
minh kinh tế và tiền tệ - trong quá khứ là một mục tiêu xa vời,
còn hiện tại đang thông qua đàm phán hiệu quả để thực hiện;
mặt khác, chính phủ dân chủ Trung Đông Âu đặt hy vọng rất
lớn đối với cộng đồng. Mô hình chế độ của Tây Âu được coi là
điển hình của mô hình và thành công. Mười hai nước trong
cộng đồng là nguồn viện trợ và khích lệ chủ yếu để thôi thúc
các nước Trung Đông Âu thực hiện bước chuyển đổi gian nan
sang dân chủ và kinh tế thị trường. Tất cả đều chứng minh rằng
cộng đồng muốn từng bước gánh vác vai trò của lực lượng chính
trong khu vực, cho dù trên thực tế, rất có thể nó không muốn
như vậy. Xu thế đó đã được chứng thực ở tầng nấc cao nhất, bởi
vì, trong Hội nghị thượng đỉnh Pari của nhóm G7 năm 1988,
cộng đồng - cũng chính là Ủy ban châu Âu nhận ủy thác nhiệm
vụ phân bổ viện trợ của phương Tây cho các nước Trung Đông
Âu. “Đương nhiên, đằng sau tinh thần lạc quan đó cũng không
thiếu sự lo ngại: làm thế nào để xử lý việc thống nhất lại nước
Đức và tình hình mới của Đông Âu? Để có thể khiến cho Liên
minh châu Âu đóng vai trò là lực lượng chính tại châu Âu, cộng
đồng nên thay đổi khung khổ chế độ như thế nào? Bao nhiêu
quyền lực mới đối với bao nhiêu trách nhiệm là cần thiết?”11. Thế
nhưng, thay vì nói điều đó là lo lắng, thì nên coi đó là một kiểu
nghênh ngang đắc ý, một hy vọng đối với tương lai.
Dã tâm sau Chiến tranh lạnh của châu Âu thể hiện rõ ràng
trong nỗ lực mà châu Âu đưa ra ở thời kỳ đầu để giải quyết
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 423

khủng hoảng Nam Tư cũ. Khi đánh giá Hiệp định Brioni (the
Brioni Aggreement) - rất nhanh sau đó bị chứng minh là không
thành công - mọi người nói rằng, điều đó đã chứng minh năng
lực hành động của cộng đồng, còn Ngoại trưởng của
Lúcxămbua lại nói rằng: “Điều này thuộc về thời khắc của châu
Âu, chứ không phải thời khắc của người Mỹ”12. Trong khi đó
trên thực tế, nhìn nhận từ bối cảnh đằng sau của sự việc, ban
đầu người ta đã không chuẩn bị kỹ càng cho sự ra đời và vận
hành của CFSP. Trong hai hội nghị liên chính phủ cho ra đời
nội dung “Hiệp ước Liên minh châu Âu”, hội nghị liên chính
phủ về kinh tế và tiền tệ trên thực tế đã được đưa vào kế hoạch
tổ chức khi ký “Văn kiện châu Âu đơn nhất”; còn kế hoạch hội
nghị liên chính phủ về liên minh chính trị mới được nêu ra
trong bức thư của Mitterrand và Kohl gửi cho nước chủ tịch
Ailen ngày 19/4/1990 dưới tác động của tình hình trên. Còn
trước đó chỉ có một Biên bản ghi nhớ ngày 21/3/1990 của Bỉ, kêu
gọi cần tiến hành xem xét kỹ càng đối với cơ chế cộng đồng,
bao gồm cả chính sách đối ngoại.
Thực tế sau này cũng chứng minh sự thiếu hụt của cơ chế
CFSP, và cả sự thiếu hụt về nguyện vọng cũng như quyết tâm
của nước thành viên trong việc trao quyền lực và năng lực cho
cơ chế đó. Sự gia tăng mức độ trầm trọng sau đó của khủng
hoảng Nam Tư cũ và cả một loạt khủng hoảng xảy ra sau này
trên bán đảo Balkan đã liên tục giáng đòn nặng nề vào EU13.
Tuy rằng việc xử lý khủng hoảng của CFSP một lần nữa
không thể khiến cho mọi người vừa ý, nhưng trong một số kế
hoạch mang tính mềm dẻo, nó vẫn có vai trò to lớn, trong đó
một thành tựu quan trọng nhất được công nhận là đã ngăn
chặn sự bùng phát xung đột giữa các quốc gia Trung Đông Âu
QUỐC GIA
424 V SIÊU QUỐC GIA

có tranh chấp chủng tộc và lãnh thổ, thôi thúc những quốc gia
đó thực hiện sự chuyển đổi kinh tế và chính trị một cách hoà
bình ổn định14. EU trong thập niên 90 thế kỷ XX còn thiết lập
mối quan hệ đối tác với một vài lực lượng lớn chủ yếu trên thế
giới, như Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, ASEAN. Roy H.
Ginsberg bình luận rằng, cho dù như thế nào, từ năm 1993 trở
đi, EU đã làm không ít việc lớn, bao gồm quan hệ châu Âu - các
nước Địa Trung Hải, quan hệ đối tác EU - Nga, chương trình
nghị sự xuyên Đại Tây Dương mới và kế hoạch hành động liên
hợp, chủ yếu phụ trách việc thực thi Hiệp định Dayton (the
Dayton Peace Accords), phát động phong trào khôi phục Hiệp
ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, kiểm soát mìn sát thương,
thúc giục đàm phán và ký kết Công ước hòa bình và ổn định
giữa các nước Đông Âu có tranh chấp chủng tộc và lãnh thổ,
cung cấp viện trợ cho Palextin và tham dự vào tiến trình hòa
bình ở Trung Đông15.
Bình luận lúc đầu của Joseph Weiler và Wolfgang Wessels
đưa ra đối với EPC cho đến nay vẫn có sức thuyết phục rất lớn:
“Có lúc chúng được đánh giá là ‘chín nước lớn mạnh’, sức
mạnh mới ‘thứ ba’ của thế giới; có lúc lại giống như một bức
tường trắng trơn, một con chuột kêu chít chít, chỉ có trình tự mà
không có nội dung thực chất”16.
Cơ chế thường được dùng để làm vật tế thần thay cho nước
thành viên thiếu hụt nguyện vọng và quyết tâm chung, tình
hình sau khi thiết lập CFSP cũng không mấy khác biệt so với sự
phát triển lịch sử của EPC. “Hiệp ước Amsterdam” tăng cường
thêm một kế hoạch chính sách và tổ cảnh báo sớm (PPEWU,
Policy Planning and Early Warning Unit) cho CFSP, khiến cho
CFSP thu thập, phân tích được thông tin và năng lực kế hoạch
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 425

của bản thân, đồng thời bố trí một đại diện cấp cao cho CFSP,
được Hội đồng trao quyền, đại diện cơ chế CFSP tiến hành hoạt
động đối ngoại. Ngoài ra, ở một số nơi còn khiến cho trình tự
quyết sách của CFSP càng linh hoạt hơn. Tuy nhiên, ít nhất là
cho đến năm 2001, sự cải tiến của những cơ chế đó vẫn chưa
cho thấy sự thay đổi bộ mặt có thể đem đến hiệu quả cho chính
sách và hành động đối ngoại của EU.
Tóm lại, sự phát triển từ EPC đến CFSP, châu Âu đã phát
triển rất nhiều trong hợp tác chính sách đối ngoại hay trong
việc cùng thực thi một số hành động đối ngoại chung, sức ảnh
hưởng trong một số lĩnh vực hầu như có thể ngang bằng với
Mỹ, sau Chiến tranh lạnh có nhiều khả năng thay thế vai trò mà
Liên Xô đã giữ trong chính trị thế giới; nhưng trong một số lĩnh
vực khác, đặc biệt là trong việc xử lý một số khủng hoảng lớn,
bất luận là năng lực đưa ra quyết sách tập thể, hay là ảnh
hưởng đối với sự kiện, cộng đồng châu Âu/EU đều không phải
là một chủ thể quốc tế có sức ảnh hưởng. Vậy thì chúng ta nên
lý giải và giải thích như thế nào đối với những mâu thuẫn đã
tồn tại kể từ khi có chính sách đối ngoại và hành động đối
ngoại của cộng đồng?

II. LÝ LUẬN V NGHI HOẶC

Nhất thể hóa châu Âu thập niên 50 và 60 thế kỷ XX chủ yếu


dừng lại ở tầng diện kinh tế, vì thế, lý luận nhất thể hóa lúc đó
trên thực tế chưa tính toán đến những yếu tố bên ngoài của
nhất thể hóa. Mọi người đã nghĩ đến việc môi trường quốc tế là
một nhân tố ảnh hưởng đến nhất thể hóa, nhưng chưa thực sự
tính đến ảnh hưởng của nhất thể hóa đối với thế giới bên ngoài.
QUỐC GIA
426 V SIÊU QUỐC GIA

Tuy rằng, De Gaulle đã chỉ ra thách thức đối với sự lãnh đạo
của Mỹ ở châu Âu và hy vọng các đối tác châu Âu có thể theo
cách suy luận của ông, nhưng sự thất bại của Kế hoạch Fouchet
đã cho thấy sáu nước trong cộng đồng khi đó vẫn chưa sẵn
sàng hoặc nói cách khác là vẫn không thể gánh vác được chức
trách về ngoại giao chính trị. Trong thập niên 70 thế kỷ XX, lý
luận nhất thể hóa nói chung suy yếu, nhưng cùng với sự xuất
hiện lần đầu và giành được thành công của EPC trong Hội đàm
An ninh và Hợp tác Helsinki năm 1973-1975 cũng như trong
vấn đề Chiến tranh tháng 10 Trung Đông thì trong giới học
thuật đã dấy lên làn sóng tìm tòi, nghiên cứu về lĩnh vực đó17.
Mọi người bắt đầu tìm hiểu về cơ chế EPC và chính sách đối
ngoại châu Âu (EFP: European Foreign Policy), đồng thời thử
đưa ra các cách giải thích cho chúng. Đến năm 1987, với sự kiện
“Văn kiện châu Âu đơn nhất” được thông qua, lần đầu tiên
EPC đã có được cơ sở pháp luật18, thêm vào đó Chiến tranh
lạnh cũng đi đến hồi kết và vòng đầu tiên của trào lưu lý luận
hóa chính sách đối ngoại châu Âu đang nổi lên19. “Hiệp ước
Maastricht” được thực thi vào năm 1993 và Liên minh châu Âu
ra đời ngay sau đó. Tuy sự sắp xếp của liên minh không làm
thỏa mãn niềm hy vọng của những người theo chủ nghĩa liên
bang, nhưng mọi người vẫn cứ gửi gắm hy vọng rất lớn đối với
EU mới, trào lưu lý luận hóa vòng thứ hai đi sâu tìm tòi, nghiên
cứu chính sách đối ngoại và năng lực hành động đối ngoại của
châu Âu vì thế mà nổi lên mạnh mẽ20.
Từ khi EPC ra đời đến giai đoạn trước khi được nâng cấp
lên thành CFSP, số người khẳng định nó trong quá trình nghiên
cứu lý luận tương đối nhiều vì, mọi người vốn dĩ chưa đặt hy
vọng lớn vào cơ chế này, chỉ sau khi nó đã giành được một số
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 427

thành công bước đầu thì mới thu hút sự chú ý của mọi người.
Nhưng những thể hiện về đối ngoại của EU kể từ khi CFSP ra
đời một lần nữa khiến mọi người thất vọng, bởi kỳ vọng về nó
của mọi người trong thời kỳ nhất định luôn quá cao, mặt khác,
cũng phải thừa nhận rằng đã có hàng loạt sự kiện lớn xảy ra
trên thế giới và ở châu Âu vào thập niên 90 thế kỷ XX, vượt ra
khỏi phạm vi mà năng lực của cơ chế CFSP có thể chịu đựng và
xử lý. Ngoài ra, đương nhiên còn do nguyên nhân chủ quan
của cơ chế, ban đầu, EPC là một cơ chế không chính thức, chính
phủ các nước thành viên đều có tâm lý thành công thì tốt,
không thành công cũng không vấn đề gì, bởi vậy xác suất thành
công của chính sách chung và hành động tập thể lại rất cao.
Còn sau khi CFSP là một bộ phận chính thức của nhất thể hóa
châu Âu, cấu thành nội dung chủ yếu của liên minh chính trị,
thì chính phủ nước thành viên khi chưa bước vào giai đoạn
nghị sự đã thận trọng chế định lập trường và lợi ích của mình,
bởi vì, chỉ một bước đi sai sẽ tạo thành tiền lệ về sau, nước
thành viên sẽ tự trói buộc chân tay mình. Vậy nên, khi chưa rõ
ràng bản thân phải làm cái gì, thì nước thành viên không nên
tán thành việc thông qua lập trường chung nào, càng không thể
nói đến việc áp dụng hành động tập thể gì để tránh tạo thành
sai lầm lớn. Chính vì tâm thái nặng nề, cẩn thận từng ly từng tí
trước khi thực hiện nên nghị sự và quyết sách thường sẽ càng
khó hơn. Hơn nữa bản thân cơ chế cũng cần một thời gian thử
nghiệm để trơn tru, thậm chí là chấp nhận sai lầm, nên “Hiệp
ước Liên minh châu Âu” đã quy định, năm 1996 phải triệu tập
một đại hội đại biểu chính phủ các nước thành viên để tiến
hành xem xét và sửa đổi đối với điều ước liên quan21. Như vậy,
ở nửa đầu thập niên 90 thế kỷ XX, sau khi CFSP ra đời, tâm trạng
QUỐC GIA
428 V SIÊU QUỐC GIA

chung của mọi người là thất vọng, giới học giả đánh giá về nó
cũng tương đối thấp. Đến nửa cuối thập niên 90 thế kỷ XX, sau
một thời gian thất vọng, kỳ vọng của mọi người đối với việc
hoạch định chính sách đối ngoại và thực hiện hành động đối
ngoại của châu Âu phần lớn là thấp, “Hiệp ước Amsterdam” đã
đưa ra một số bổ sung và điều chỉnh đối với cơ chế CFSP, thêm
vào đó từ giữa thập niên 90 thế kỷ XX trở đi, cục diện thế giới
vốn thay đổi nhanh chóng đã dần ổn định trở lại, nên sự
đánh giá của mọi người đối với CFSP vì thế mà khách quan,
vừa phải hơn.
Tuy nhiên, vấn đề chúng tôi đưa ra ở đây không phải là
muốn đánh giá EPC và CFSP mạnh hay yếu, lịch sử đã tổng kết
thay chúng ta, mỗi khi nước thành viên kiên định, từ đầu đến
cuối22 đứng sát bên nhau, thì cộng đồng châu Âu và EU sẽ có
sức ảnh hưởng to lớn đối với bên ngoài; ngược lại, nếu như
giữa các nước thành viên không thể đạt đến ý kiến chung, thì
không thể nói đến chính sách và hành động đối ngoại chung
nào, sức ảnh hưởng của tập thể đương nhiên sẽ không thể phát
huy được. Điều mà chúng tôi muốn làm ở đây là, làm thế nào
để giải thích về việc EPC và CFSP lúc mạnh lúc yếu, làm thế
nào để thiết lập khung lý luận phân tích chính sách đối ngoại
châu Âu. Weiler và Wessels cũng đã chỉ ra, vấn đề hợp tác
chính trị của châu Âu không phải ở chỗ liệu nó có thất bại thực
sự hay không, mà là “giới học thuật không thể liên hệ nó với lý
luận hệ thống, lý luận nhất thể hóa hoặc lý luận quan hệ quốc
tế có ý nghĩa, chứ chưa nói đến việc hình thành nên một lý luận
chung mới về hợp tác chính trị châu Âu”23. Cho nên, trước khi
tiến hành, chúng ta nên xem xét công tác lý luận đã làm được gì
trong mặt này.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 429

1. Sự giải thích của lý luận nhất thể hóa đối với EPC và CFSP
Ở đây, trước tiên mọi người tự nhiên sẽ nghĩ đến việc vận
dụng lý luận nhất thể hóa đã có thì có thể giải thích như thế nào
về vấn đề này. Lý luận quan hệ quốc tế của chủ nghĩa hiện thực
thường gắn với chủ quyền quốc gia dân tộc, ở đây, chính sách
đối ngoại và sự hợp tác trong hành động của châu Âu phần
nhiều được coi là phản ứng đối với sự phân bố cường quyền
trên thế giới, hành vi của De Gaulle đã minh chứng rõ ràng cho
điều này. Chủ nghĩa liên chính phủ cho rằng, chính phủ của
quốc gia là người bảo vệ của những nhân tố như quyền lực, lợi
ích, sự ưu tiên, chủ quyền quốc gia, đóng vai trò trung tâm
trong quyết sách của EU. Chủ nghĩa liên chính phủ của chủ
nghĩa hiện thực mới thừa nhận sự tồn tại của hợp tác về chính
sách đối ngoại châu Âu với vai trò là một cơ chế quốc tế, nhưng
cho rằng, đó chỉ là sự gặp gỡ định kỳ giữa các chính phủ, là
diễn đàn thảo luận phương thức liên hệ mới về lợi ích và quyền
lực giữa các chính phủ. Chính sách đối ngoại châu Âu lại không
phải là hiện tượng mới, “mà chỉ là phiên bản mới của ngoại
giao liên minh kiểu cũ,... nên muốn phát hiện khởi thảo ban
đầu đóng góp vào chính trị thế giới của EU là rất khó”24. Chủ
nghĩa liên chính phủ tự do kiên trì quan điểm nhất thể hóa phải
được quan sát thông qua lăng kính của sự ưu tiên quốc gia,
chính sách đối ngoại của châu Âu chỉ là tập hợp sự ưu tiên của
các quốc gia liên quan, nhưng trên một mức độ nhất định nó
cũng đã thừa nhận tác dụng bôi trơn và vai trò củng cố đối với
thành quả đàm phán của cơ chế chung EPC và CFSP đối với
đàm phán liên chính phủ. Tóm lại, theo giải thích của các lý
luận của trường phái chủ nghĩa hiện thực, chính sách đối
ngoại châu Âu không cần giải thích bằng lý luận chuyên
QUỐC GIA
430 V SIÊU QUỐC GIA

ngành, lý luận quan hệ quốc tế chung cũng có thể gánh vác


nhiệm vụ đó. Tổ chức nhất thể hóa cũng không phải là chủ thể
quốc tế đặc thù, nó không khác biệt với các tổ chức quốc tế
thông thường. Nhân tố quyết định chính sách đối ngoại châu
Âu chủ yếu vẫn là chính sách đối ngoại của nước thành viên;
khi chính sách đối ngoại của chính phủ các nước thành viên
đạt được đồng thuận chung thì chính sách đối ngoại chung
châu Âu sẽ được hình thành.
Nhưng nếu đúng là như vậy thì vì sao trong quá trình xây
dựng chính sách đối ngoại và hành động đối ngoại chung, châu
Âu phải nhiều lần vất vả tìm tòi nghiên cứu, nhiều lần thất bại,
nhiều lần thử nghiệm như vậy? Sau khi trình tự cần tiến hành
bàn bạc trước lúc đưa ra quyết sách quan trọng trở thành một
thói quen thì mọi người hoàn toàn có lý do để tin tưởng rằng,
cho dù rất khó hình thành một chính sách đối ngoại chung,
nhưng hiện tượng các nước thành viên làm những việc tự mình
cho là đúng trong chính sách ngoại giao, hoặc tiến hành điều
chỉnh hài hòa trong khung khổ của NATO trước đây chắc chắn
đã có thay đổi lớn; chính sách chung tuy tương đối khó, nhưng
cần phải nói rằng, hiện tượng trống đánh xuôi kèn thổi ngược,
đùn đẩy nhau trong chính sách và hành động đối ngoại giữa
các nước thành viên đã ít đi nhiều. Liệu điều này có chứng tỏ
được rằng cơ chế của EPC và CFSP không có vai trò độc lập
trong việc tạo ra chính sách đối ngoại châu Âu không?
Điều mà trường phái chủ nghĩa tự do nắm chắc chính là
vấn đề cơ chế chung. Chủ nghĩa công năng mới chỉ ra, nhất thể
hóa phát triển theo tình hình kinh doanh của chủ thể siêu quốc
gia, điều này hiển nhiên không phù hợp với tình hình thực tế
của EPC và CFSP vì mọi người đều thừa nhận chúng mang tính
chất liên chính phủ, quyền quyết sách hoàn toàn nằm trong tay
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 431

Hội đồng. EPC lúc đầu chưa có mối liên hệ chính thức với cộng
đồng, cũng chưa có cơ quan thường trú, chủ trì công việc chủ
yếu là nước chủ tịch luân phiên của cộng đồng, cộng thêm sự
hỗ trợ, giúp đỡ của nước chủ tịch tiền nhiệm và kế nhiệm, được
gọi là cơ chế cỗ xe tam mã. Đến sau khi ký kết “Văn kiện châu
Âu đơn nhất” thì EPC mới có ban thư ký thường trú, có mối
liên hệ chính thức với cộng đồng và tư cách pháp nhân quốc
tế25. “Hiệp ước Maastricht “ và “Hiệp ước Amsterdam” khiến
cho Ủy ban và Nghị viện châu Âu đều có quyền tham dự nhất
định trong cơ chế và công việc của CFPS, nhưng quyền quyết
sách vẫn bị khống chế chặt chẽ trong tay Hội đồng26. Đại diện
cao cấp của CFSP và kế hoạch chính sách cũng như tổ cảnh báo
sớm (PPEWU) do CFSP chỉ đạo tuy rằng khiến cho CFSP bề
ngoài tương tự như tổ chức siêu quốc gia, nhưng đại diện cao
cấp lại chịu ủy thác của Hội đồng, chỉ có trách nhiệm đối với
Hội đồng, chứ không phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện
châu Âu, vì thế sự sáng tạo về mặt này của cơ chế chưa tăng
thêm thuộc tính siêu quốc gia cho CFSP. Thế nên kế hoạch của
chủ thể siêu quốc gia mà chủ nghĩa công năng mới đề cập thể
hiện rất ít trong EPC và CFSP. Lý luận lan tỏa của chủ nghĩa
công năng mới có vẻ phù hợp để giải thích EPC và CFSP,
nhưng như trên đã trình bày, một mặt bản thân sự khởi động
của EPC và sự nâng cấp của CFSP đối với EPC có tồn tại áp lực
chứ không hoàn toàn là áp lực do yêu cầu hợp tác chính trị mà
nhất thể hóa kinh tế tạo ra; mặt khác, trong nhất thể hóa về
chính sách đối ngoại và lĩnh vực an ninh lại không có cơ quan
quyền lực chuyên biệt giống như lĩnh vực chuyên ngành khác,
vì thế, thứ lan tỏa ở đây không phải là sản phẩm rập khuôn
nhất thể hóa của lĩnh vực ban đầu, mà chỉ là con sóng bị đẩy ra
xa, sức mạnh suy giảm.
QUỐC GIA
432 V SIÊU QUỐC GIA

Lý luận thể chế không nhấn mạnh hoạt động của chủ thể
siêu quốc gia như chủ nghĩa công năng mới, mà đặt tiêu điểm
quan tâm vào chính cơ chế. Lý luận thể chế chỉ ra, bất kể có
quyền lực bao trùm lên các nước thành viên hay không, cơ chế
mà nước thành viên sáng lập chí ít đã giải quyết được vấn đề
tính không xác định trong việc phụ thuộc lẫn nhau, bao gồm
vấn đề “đi nhờ xe” và vấn đề dối trá trong “sự khó khăn của
người tù”, như vậy, giữa các quốc gia càng dễ dàng thiết lập
quan hệ hợp tác. Điều đó có sức thuyết phục trong việc thuyết
minh sự sáng lập của một cơ chế quốc tế, nhưng không đủ để
giải thích chính sách của EPC và CFSP cũng như vấn đề đưa ra
hành vi, bởi vì, điều căn bản nhất quyết định giữa các quốc gia
có sự hợp tác hay không thì vẫn phải xem có lợi ích chung hay
không, nếu như chưa có lợi ích chung, cho dù hai nước tin
tưởng lẫn nhau thì cũng không nhất thiết phải hợp tác.
Trên một mức độ nhất định, trường phái giao lưu của chủ
nghĩa tự do cũng bao gồm phân nhánh lịch sử và phân nhánh
xã hội học của chủ nghĩa thể chế, đã chỉ ra ảnh hưởng về đầu ra
của chính sách đối ngoại chung của những nhân tố trên các mặt
như quy phạm, đặc tính (indentity), tập quán, có người gọi đó
là châu Âu hóa (Europeanization), chỉ “tiến trình hợp tác chính
trị châu Âu (và chính sách ngoại giao cũng như an ninh sau
này) chuyển dịch theo hướng tiếp cận hơn với quy phạm, chính
sách và tập quán cộng đồng châu Âu, đồng thời lại chưa trở
thành siêu quốc gia”27. Nhưng vấn đề ở đây là ở chỗ: Thứ nhất,
ai là người đặt ra những nhân tố đó để khiến nó trở nên cụ thể,
rành mạch đến mức đủ để giải thích cho nguồn gốc của chính
sách và hành động đối ngoại? Tính đến nay, sự giải thích chung
chính thức vẫn chỉ dừng lại ở tầng nấc trừu tượng như dân chủ,
tự do, pháp trị, nhân quyền. Thứ hai, những quốc gia nào tự
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 433

nguyện áp dụng hành động vì những nguyên tắc trừu tượng đó


trong tình cảnh chưa có lợi ích thiết thân? Cho dù ngọn cờ nhân
quyền đã phất trong Chiến tranh Kosovo, nhưng giữa các nước
thành viên EU vẫn tồn tại sự bất đồng rất lớn trong vấn đề chủ
chiến và phản chiến. Thứ ba, theo phân chia ở trên, nếu như nói
châu Âu hóa là chỉ cộng đồng hóa trên các mặt như quy phạm,
đặc tính, tập quán thì đó cùng lắm chỉ là một phán đoán xu thế,
chứ chưa thể định hướng cho chúng ta phân tích về chính sách
đối ngoại của châu Âu. Hơn nữa, giữa hai đầu cơ cấu siêu quốc
gia của cộng đồng và cơ cấu liên chính phủ hoàn toàn vẫn tồn
tại vô số khả năng, châu Âu hóa chung chung chưa thể bộc lộ
cho mọi người thấy rằng EPC và CFSP rốt cuộc ở điểm nào so
với phương hướng cộng đồng.
Một số người theo chủ nghĩa liên bang kiên trì cho rằng,
châu Âu hoặc là liên kết thành một liên bang thống nhất, hoặc
là trở thành vật hy sinh cho cục diện quốc tế tương lai. Họ phê
bình EPC và CFPS chỉ phản ánh những nỗ lực vô bổ của các
quốc gia dân tộc muốn kiểm soát chủ quyền quốc gia. Vì thế,
đối với họ, trước khi quốc gia dân tộc từ bỏ chủ quyền, EPC và
CFSP đều chỉ là chính sách đối ngoại của quốc gia, chứ chưa
được coi là chính sách đối ngoại của châu Âu.
Như vậy, trong tình hình mà không ai trong các trường
phái chính trong quan hệ quốc tế có thể giải thích khiến mọi
người vừa lòng về chính sách đối ngoại của châu Âu, thì một số
người hy vọng có thể tổng hợp những trường phái đó, đặc biệt
là giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực, hy vọng như
vậy có thể giải thích một cách thuyết phục cho tính bao dung và
chính sách đối ngoại của châu Âu, còn một số học giả khác lại
chuyển sự chú ý sang nghiên cứu chính trị so sánh.
QUỐC GIA
434 V SIÊU QUỐC GIA

Mô hình người cộng tác ở đây một lần nữa lại được dùng
để giải thích vấn đề chính sách đối ngoại của châu Âu. Một
công dụng chính của lý luận người cộng tác là giải thích làm thế
nào mà chính trị dân chủ của chủ nghĩa đa nguyên duy trì được
sự ổn định của hệ thống được phân thành lực lượng chính trị
mang tính cạnh tranh. Khi mà sự chia rẽ xã hội cùng tăng lên
mạnh mẽ, như giữa tín đồ Thiên chúa giáo với tín đồ mới, giữa
người nghèo với người giàu, giữa thành thị với nông thôn, thì
quyết sách thường khó khởi động, sự ổn định bị suy giảm, ngay
cả mô hình duy trì của hệ thống cũng đã có hai xu thế hướng
tâm và ly tâm. Trong lịch sử, một số nước nhỏ ở châu Âu như
Thụy Sĩ, Áo, Hà Lan, Bỉ đều là ví dụ về sự chia rẽ xã hội cao độ
nhưng đồng thời hệ thống lại vận hành và duy trì ổn định, mấu
chốt ở đây là những người đứng đầu đã kiểm soát và lãnh đạo
các thành phần xã hội bị chia rẽ. Lý luận người cộng tác lại
không hứng thú với nguyên nhân và mức độ chia rẽ của xã hội,
cái mà nó hứng thú là sự thực về sự tồn tại của chia rẽ xã hội.
Về điểm này, mô hình mà một thực thể xuyên quốc gia và lý
luận người cộng tác đã đưa ra là giống nhau: Giữa các nước
thành viên đã bị chia rẽ cao độ thì gần như rất khó để làm việc
cùng nhau, còn một sự sáng lập của cơ cấu xuyên quốc gia lại
tìm cách khắc phục xu thế khó mà hành động đó. Có lẽ có
người sẽ phản bác, EPC được sáng lập ở nơi mà chính sách đối
ngoại có điểm chung, chứ không phải là ở nơi chia rẽ khó khắc
phục. Nhưng lúc đầu trong bối cảnh chỉ có sáu nước thành
viên, có lẽ cộng đồng có thể tưởng tượng ra một viễn cảnh của
chính sách đối ngoại thống nhất; còn cộng đồng sau khi mở
rộng thì hầu như không còn khả năng nữa, chính sách của nước
Anh rất khác biệt so với nhận thức của nước Pháp và quốc gia
khác. Sự ra đời của EPC cũng có thể được lý giải là sáu nước
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 435

trong cộng đồng đã thiết lập một cơ chế để duy trì sự đoàn kết
sau khi mở rộng thành chín nước, sau đó áp đặt cho các quốc
gia tham gia liên minh sau này, bởi vì chấp nhận tất cả sự sắp
xếp của cộng đồng là nghĩa vụ của nước thành viên mới. Ngoài
ra, bao gồm sự tăng cường niềm tin của nước Đức về việc coi
bản thân là chủ thể quốc tế độc lập và cả sự tiếp nhận thành
viên mới như Hy Lạp lại càng làm cho sự chia rẽ giữa các nước
thành viên trở nên gay gắt hơn. Hơn nữa, mặc dù xuất hiện
quan điểm chung trong công việc ngoại giao, nhưng chẳng lẽ
điều đó không bị phá hủy bởi sự chia rẽ giữa các nước thành
viên hay sao? Sự vận hành của mô hình người cộng tác điển
hình biểu hiện ra đặc trưng như đồng thuận, giao dịch trọn gói
và đàm phán trong những người đứng đầu. Những người
đứng đầu đại diện cho các phần nhận thức được rằng trò chơi
không thể có kết quả đều là “0”, cũng không phải là kẻ chiến
thắng nào đó có thể lấy đi tất cả mọi thứ. Điều kiện thiết lập mô
hình người hợp tác trên thực tế rất đơn giản, một là, những
người đứng đầu đưa ra cam kết chung đối với việc duy trì sự
vận hành của hệ thống và tăng cường sức tập hợp, tính hiệu
quả và tính ổn định của nó; hai là, những người đứng đầu đều
nhận thức được hậu quả của chia rẽ chính trị mang lại28. Phân
tích từ lý luận người cộng tác, đầu ra của chính sách đối ngoại
châu Âu thường đã phản ánh nguyên tắc của mẫu số chung
nhỏ nhất (the lowest common denominator), lợi ích của tất cả
những bộ phận hợp thành trong đó đều được phản ánh, quyết
sách được thiết lập trên cơ sở của sự đồng thuận giữa những
người đứng đầu đại diện cho các phần29.
Vậy thì, vấn đề ở đây là ở chỗ, EPC rốt cuộc là được thiết
lập sau khi đã có điểm chung hoặc chí ít là xu thế nào đó về
nhận thức, hay là được thiết lập để khắc phục sự chia rẽ tiềm
QUỐC GIA
436 V SIÊU QUỐC GIA

tàng, tìm kiếm điểm chung? Hiển nhiên, lý luận người cộng tác
ngả theo giả thiết sau, còn có học giả khác chỉ ra rằng, chính
sách đối ngoại của châu Âu chỉ nghĩ đến lĩnh vực quan hệ quốc
tế có điểm chung giữa nước thành viên trong nội bộ EU, đối với
những vấn đề dễ dàng dẫn đến sự bất đồng, dẫn đến sự xấu đi
trong quan hệ giữa các nước thành viên có lập trường khác
nhau, thì cơ chế của EPC và CFSP thường không thể đưa ra
chính sách chung, vì thế, lý luận người cộng tác không thể giải
thích hoàn toàn cho chính sách đối ngoại của châu Âu30.

2. Khái niệm và sự sáng tạo của khung giải thích


Như vậy, cho dù là sự cố gắng của quan hệ quốc tế
truyền thống hay là sự cố gắng của chính trị học so sánh, về
phương diện giải thích chính sách và hành vi đối ngoại châu
Âu trong nhất thể hóa đều không thực sự thành công, vì thế,
còn có một số học giả chủ trương bỏ qua hoàn toàn những
tranh luận của các trường phái lý luận chính, đưa ra khái
niệm phân tích hoàn toàn mới ngoài trường phái chính, thiết
lập chu trình phân tích riêng.
Christopher Hill muốn thoát khỏi sự tranh luận của trường
phái lý luận, từ vai trò của cộng đồng và cả nhận thức của bên
ngoài để thảo luận vấn đề thuộc tính của nó là chủ thể quốc tế.
Ông đã đưa ra những khái niệm như năng lực (capability) và
kỳ vọng (expectation), tồn tại (presence) và thuộc tính chủ thể
(actorness), hệ thống quan hệ đối ngoại (external relation
system) để thiết lập khung giải thích sự tranh luận với trường
phái siêu việt. Năng lực là để chỉ năng lực của cộng đồng hình
thành ý kiến thống nhất trong nội bộ, và cả tài nguyên cùng công
cụ có thể cung cấp. Kỳ vọng là chỉ hy vọng của mọi người đã đặt
ra đối với vai trò mà cộng đồng có thể phát huy. Hill chỉ ra rằng,
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 437

năng lực của cộng đồng hiển nhiên được đánh giá cao, một
khoảng cách của năng lực và hy vọng (capability-expectations
gap) tồn tại hiển nhiên, điều đó khiến cho cộng đồng phải đưa
ra lựa chọn hết sức khó khăn và đã trải qua sự đau khổ khi
không được lý giải31. Roy H. Ginsberg còn chỉ ra: “Khoảng cách
giữa năng lực và kỳ vọng của chính sách đối ngoại châu Âu
cũng được phản ánh trong khoảng cách giữa kỳ vọng đối với
khái niệm lý luận dùng để giải thích chính sách và hành vi đối
ngoại châu Âu với năng lực của khái niệm lý luận đã có trong
thực tế”32. Cũng có thể nói, khoảng cách giữa năng lực và kỳ
vọng bị lặp lại, một là, phản ánh trong thực tế hoạch định và áp
dụng hành động trong chính sách đối ngoại châu Âu, hai là,
phản ánh trong việc giải thích lý luận về quan hệ đối ngoại
châu Âu cũng không đạt được kỳ vọng của mọi người.
Hill dùng thuộc tính chủ thể và hai khái niệm tồn tại để
phân chia vai trò thế giới của cộng đồng. Thuộc tính hành vi có
nghĩa là một chủ thể quốc tế: “(1) Loại bỏ sự hạn chế đến từ
đơn vị khác và môi trường; (2) Tính tự chủ trong phương diện
chế định pháp luật và quyết sách của bản thân; (3) Có các tiền
đề kết cấu của một số hoạt động ở tầng nấc quốc tế, bao gồm
nhân cách pháp luật, một đội ngũ đại diện ngoại giao, năng lực
tiến hành đàm phán với bên thứ ba”33. Nhiều người đều muốn
cho rằng cộng đồng có thuộc tính chủ thể của chính trị quốc tế
là điều đương nhiên, nhưng khi nhìn thấy thuộc tính giữa
chính phủ của cộng đồng trong chính sách đối ngoại thì lại cho
rằng, ngoài sự tổng hòa trong quyết định riêng lẻ của nước
thành viên, thì nó chẳng có gì. Trên thực tế, cộng đồng là chủ
thể quốc tế thực sự trên phương diện nào đó, nhưng không
phải là tất cả các phương diện, vì thế, Hill cho rằng, từ thuộc
tính chủ thể đó có thể mang tới cho chúng ta một công cụ
QUỐC GIA
438 V SIÊU QUỐC GIA

khái niệm kết hợp sự phát triển của cơ chế nội tại và sự biến đổi
của môi trường quốc tế để suy xét. Cộng đồng còn chưa có đầy
đủ thuộc tính chủ thể của quốc gia, nhưng lại nhiều hơn so với
thuộc tính chủ thể của tổ chức thông thường giữa các chính
phủ. Khái niệm tồn tại đó đã thừa nhận hiện thực châu Âu có
ảnh hưởng tới quan hệ quốc tế ở một mức độ nhất định, cho dù
phương thức nảy sinh những ảnh hưởng đó có một số hỗn loạn.
Cũng có thể nói, bản thân ảnh hưởng đã làm rõ sự tồn tại. Từ
“tồn tại”, một mặt có thể khiến cho chúng ta thoát khỏi sự tranh
luận của chủ quyền và chủ nghĩa siêu quốc gia, mặt khác lại chỉ
ra, ở những nơi mà tổ chức quốc tế, ngoại giao kinh tế quốc tế,
hệ thống con trong nội bộ châu Âu và biên giới của châu Âu,
thế giới thứ ba đòi hỏi sự điều tiết xung đột quốc tế thì đều đã
có ảnh hưởng của cộng đồng, đều có thể cảm nhận được sự tồn
tại của cộng đồng. Chẳng qua, sự tồn tại đó đang ở trong sự
biến đổi đa chiều.
Hệ thống quan hệ đối ngoại là tên gọi chung mà Hill đặt
cho phương diện đối ngoại của cơ chế cộng đồng, ông coi cộng
đồng là một hệ thống con trong hệ thống quốc tế, quan hệ quốc
tế trong đó có tập thể và cá thể, có kinh tế và chính trị. Điều đó
khác biệt với sự hình thành của một thực thể - quốc gia theo
nghĩa thông thường, một mặt châu Âu là một chỉnh thể đã cấu
thành nên một hệ thống con của hệ thống quốc tế; mặt khác,
chúng lại là một hệ thống tập thể, cá thể, kinh tế, chính trị tạo ra
quan hệ quốc tế. Cách gọi hệ thống quan hệ đối ngoại cho thấy
châu Âu vẫn chưa phải là một chủ thể đơn nhất, chưa có một
chính sách đối ngoại châu Âu rõ ràng, đặc trưng bản chất của
hệ thống đó vẫn là phi trung tâm hóa của quan hệ quốc tế, nội
dung của hệ thống chủ yếu là do ba bộ phận tạo thành: chính
sách đối ngoại của quốc gia, hợp tác chính trị châu Âu, quan hệ
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 439

đối ngoại của cộng đồng (chính sách thương mại và viện trợ
phát triển chung). Tính phức tạp của hệ thống đó không những
chỉ bởi vì có ba loại hình quyết sách, đồng thời ít nhất còn bao
gồm ba vấn đề và sự giao thoa lẫn nhau của chúng, bao gồm
chính trị, kinh tế, quân sự. Hiện nay hệ thống đó có tính tập thể
trong các phương diện, nhưng sự thay đổi mức độ cam kết của
nước thành viên đối với hợp tác tương đối lớn, chỉ cần quan sát
một chút sẽ thấy được tính chất lỏng lẻo của hệ thống, ở G7, Ủy
ban chỉ đại diện cho nước nhỏ, còn ở Liên hợp quốc thì Anh và
Pháp lại hành động độc lập, về căn bản không thấy bóng dáng
của Ủy ban. Tính phức tạp và biến hóa của hệ thống này còn ở
chỗ, giữa hoạt động của ba bộ phận tồn tại vai trò hỗ trợ nhau
rất lớn: Nội dung mà một quốc gia thực thi hoặc không thực thi
trong chính sách đối ngoại đã tạo ra rào cản cho hành động tập
thể, như nước Đức không muốn phái quân đội ra nước ngoài,
nhưng cộng đồng lại muốn áp dụng hành động tập thể thì sẽ
hết sức khó khăn; hoạt động đối ngoại và quan hệ đối ngoại của
cộng đồng liên tục gây ra phản ứng ở EPC, cộng đồng đang
thông qua các phương thức như từng bước thống nhất, thiết lập
mối liên hệ để tăng cường sức tập hợp34. Tóm lại, việc Hill lựa
chọn từ hệ thống quan hệ đối ngoại để khái quát quan hệ đối
ngoại của cộng đồng chỉ có thể làm rõ tính phức tạp cực độ của
bản thân chính sách đối ngoại châu Âu mà thôi.
Richard Whitman đã thúc đẩy thảo luận sâu hơn thông qua
việc trình bày, liệt kê thuộc tính chủ thể EU và các năng lực
trong phương diện sự thực kết cấu tồn tại, những năng lực đó
bao gồm: sự hình thành lý do của bên ngoài, sự tồn tại của trình
tự dùng để phát triển quan hệ với thế giới bên ngoài, đưa ra
công bố (communiques) liên quan đến vấn đề bên ngoài, hình
thức viện trợ đối với bên ngoài, bố trí người đại diện của EU
QUỐC GIA
440 V SIÊU QUỐC GIA

ở những nơi khác trên thế giới, những cái đó đều đã biểu hiện
đặc tính quốc tế của EU. Dave Allen và Mike Smith chỉ ra,
thuộc tính chủ thể không những chỉ là một vấn đề khách quan,
còn là một vấn đề nhận định chủ quan. Cho dù lý luận và tình
hình thực tế như thế nào, chỉ cần chủ thể khác trên thế giới coi
EU là chủ thể quan trọng, thì nó chính là chủ thể quan trọng, và
trong thực tế đã có ngày càng nhiều chủ thể coi EU là đối tượng
đàm phán và đối tác hợp tác quan trọng35.
Mô hình người đại diện - kết cấu (agent-structure) cũng được
dùng để giải thích hành vi đối ngoại của châu Âu36. Mô hình này
nhấn mạnh những nghiên cứu về chính sách đối ngoại châu Âu
cần phải nhận thức được sự tác động lẫn nhau giữa chủ thể quốc
gia, chủ thể châu Âu, quy phạm và thực tiễn của châu Âu hóa, sự
tác động lẫn nhau giữa ba cái đó đã cấu thành nguồn gốc đầu ra
của chính sách đối ngoại và hành vi đối ngoại châu Âu.
Ginsberg cho rằng, những công việc lý luận đó đều chưa
thể khiến cho vấn đề trở nên rõ ràng. Các học giả đều đồng ý
rằng EU có một sự “tồn tại” quốc tế, điều đó dễ dàng nhận thấy
trong công việc khu vực và toàn cầu, nó đã cho thấy một số
“thuộc tính chủ thể”, trong một số lĩnh vực quốc tế, nó là một
chủ thể quốc tế, còn ở một số lĩnh vực khác lại không phải.
Nhưng trong một số vấn đề như làm thế nào để đánh giá đầu
vào (input), đầu ra (output), sự hình thành (formulation), sự
chấp hành (execution), nguyên nhân (cause), ảnh hưởng
(effect), tiến lên (progression), và sự thụt lùi (regression), các
học giả rất ít khả năng giành được ý kiến thống nhất37. Các học
giả nỗ lực tiến hành làm rõ và phân loại đối với chính sách đối
ngoại châu Âu, nhưng họ lại tranh luận không ngớt vì những
vấn đề như nên mượn khái niệm trong quan hệ quốc tế hay là
mượn khái niệm trong chính trị so sánh, phương pháp tìm tòi
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 441

nghiên cứu, tiêu chuẩn đánh giá, tầng nấc phân tích như thế
nào thì phù hợp hơn, nếu tiến hành nghiên cứu về chính sách
đối ngoại châu Âu trong khung nghiên cứu chính trị so sánh
với quốc gia đơn lẻ thì có được hay không. Vấn đề có thể đúng
như Hill đã nói: “Cái mà anh nhìn thấy rất có thể phụ thuộc vào
vị trí của anh, nhưng trong căn phòng này, vị trí nào có thể
quan sát được phong cảnh tốt nhất đây?”38.
Vì vậy mà Ginsberg chuyển sang chu trình hoạch định từ
chính sách đối ngoại, do đó cũng là tồn tại quốc tế, là quá trình
thể hiện thuộc tính chủ thể để phân tích quan hệ đối ngoại của
châu Âu, xem Hình 7.1.
Trong nhiều đại lượng thay đổi, những thứ khác đều dễ lý
giải, tuy nhiên từ “chính trị quy mô” (politics of scale) thì cần
phải giải thích một chút, nó thường chỉ lợi ích của hành động
tập thể trong chính sách đối ngoại châu Âu so với những lợi ích
của hành động đơn phương, nước thành viên có thể dùng chi
phí và mức mạo hiểm tương đối thấp so với hành động đơn
độc để chấp hành hành động chính sách chung. Nước thành
viên có thể thông qua hành động tập thể để giành được sức
nặng lớn hơn so với hành động đơn độc của mình trong một số
lĩnh vực. Khi châu Âu có tiếng nói chung, sẽ gây chú ý hơn so
với khi 15 nước thành viên tự nói39.
Ở đây, trên thực tế, Ginsberg đã đưa các lý luận giải thích
và các đại lượng thay đổi vào trong một khung, nhưng lại chưa
đưa ra được sự phân tích dung nạp lẫn nhau giữa lý luận và
quan hệ qua lại giữa các đại lượng thay đổi, vì thế, nhiều đại
lượng thay đổi và cách giải thích giống nhau sẽ không hỗ trợ
được cho sự lý giải đối với quan hệ đối ngoại châu Âu. Nhưng
sự thử nghiệm của ông có thể mang tới một khởi điểm cao hơn
cho sự phân tích của chúng ta.
QUỐC GIA
442 V SIÊU QUỐC GIA

Môi trường quốc tế và châu Âu Phản hồi


Sự thay đổi hệ thống quốc tế Thuộc tính chủ thể
Xã hội quốc tế Tồn tại
Hòa bình dân chủ
Cộng đồng an ninh
Giá trị và quy phạm châu Âu
Đặc tính châu Âu
Hòa giải
Acquins communautaire/acquis politique

Đầu vào Hệ thống quan hệ đối ngoại Đầu ra


Bên ngoài hóa Hành động phi
Chính trị quy quân sự
mô Lập trường
Trụ cột 1 Trụ cột 2 (NATO,WEU) Trụ cột 3 chung
Chủ thể quốc
gia Mở rộng
Văn hóa chính Tiếp nhận chiến
trị lược trước
Chính trị trong Chính sách đối ngoại quốc gia Thừa nhận
nước ngoại giao
Lợi ích châu Âu Lý luận người cộng tác Hiệp định liên hệ
Chủ nghĩa giữa chính phủ Chế tài
Hội đàm cấp
Đàm phán sau tầng
cao
châu Âu hóa

Phản hồi
Thuộc tính chủ thể
Tồn tại

Hình 7.1: Mô hình phân tích quyết sách đối ngoại châu Âu
Nguồn tư liệu: Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European
Union as an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability -
Expectations Gap”, p. 434.
Chú thích: Acquis communautaire là để chỉ nước thành viên chấp nhận
quan hệ của EU với quốc gia thứ ba và tổ chức quốc tế và trách nhiệm pháp
luật của hiệp định; acquis politique là để chỉ nước thành viên tôn trọng hiệp
định và lập trường chính trị và trách nhiệm chấp hành trong khung chính
sách ngoại giao và an ninh chung. Ibid., p.436, note 3.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 443

III. NHẤT THỂ HÓA CỦA GIẢI THÍCH

1. Đặt vấn đề
Khi chúng ta bàn luận đến chính sách, hành vi và ảnh
hưởng đối ngoại của châu Âu trong nhất thể hóa, trên thực tế
chúng ta đã bao quát hai nội dung: Cộng đồng châu Âu với
EPC và cả người kế nhiệm CFSP. Nội dung đối ngoại của Cộng
đồng châu Âu chủ yếu thể hiện trong chính sách thương mại
chung và viện trợ phát triển, nhưng trước khi khởi động cơ chế
hợp tác chính sách ngoại giao, vì hết sức tuân theo tính kỹ thuật
và tính công năng, nên ảnh hưởng đối ngoại vẫn chưa có tính
tổng hợp, chưa gây ra nhiều sự chú ý. EPC và CFSP một mặt
muốn nỗ lực thống nhất chính sách ngoại giao của nước thành
viên, để có sức ảnh hưởng hơn so với hành động đơn độc của
mỗi quốc gia; mặt khác, cũng là để cung cấp ý nghĩa mang tính
tổng hợp cho ảnh hưởng đối ngoại của cộng đồng, hoặc là
khiến cho quan hệ kinh tế đối ngoại của cộng đồng phục vụ cho
việc nâng cao địa vị của châu Âu. Như vậy, năng lực đối ngoại
châu Âu vừa đến từ sự cam kết của chính phủ nước thành viên
đối với hành động tập thể, vừa đến từ sự hài hòa thống nhất
giữa hợp tác chính sách ngoại giao và quan hệ đối ngoại của
cộng đồng. Ở đây, việc Hill đưa chính sách đối ngoại của quốc
gia vào quan hệ đối ngoại của châu Âu là không thích hợp, bởi
vì, khi một nước thành viên chấp hành chính sách đối ngoại
một cách riêng lẻ, thì bên ngoài sẽ hiểu là châu Âu không thể
hình thành lập trường thống nhất, trên thực tế cũng như vậy,
giống như cuối thời kỳ khủng hoảng Vùng Vịnh và trong thời
kỳ Chiến tranh Vùng Vịnh, các nước thành viên không còn tìm
kiếm sự thống nhất tập thể, mà chỉ là tham gia hành động do
QUỐC GIA
444 V SIÊU QUỐC GIA

Mỹ lãnh đạo với danh nghĩa của mình. Cho nên, chính sách
ngoại giao đơn độc của nước thành viên thông thường sẽ chỉ
tổn hại đến hình tượng chỉnh thể của đối ngoại châu Âu, chứ
không thể tăng cường.
Từ giới thiệu ở trên của chúng tôi, Cộng đồng châu Âu và
CFSP thật sự có sự khác biệt rất lớn, vì thế, tốt nhất là nên dùng
lý luận khác nhau để giải thích. Đối với cộng đồng châu Âu,
như chúng tôi đã trình bày ở Chương 5, do có thuộc tính siêu
quốc gia tương đối rõ ràng, vì thế dùng lý luận chính thể, lý
luận quản trị siêu quốc gia để giải thích quan hệ và hành động
đối ngoại sẽ phù hợp hơn. Trong quan hệ đối ngoại, xét về các
lĩnh vực mà cộng đồng châu Âu quản lý, thì cộng đồng rất
giống một quốc gia, chứ không phải là tổ chức quốc tế. Dùng sự
phân chia của Hill đối với ba mặt của thuộc tính chủ thể có thể
thấy: Đầu tiên, cộng đồng châu Âu đã loại bỏ hạn chế đến từ
chính phủ các nước thành viên ở một mức độ tương đối, bởi vì
Ủy ban có quyền kiến nghị loại bỏ, tuy quyền quyết sách nằm ở
Hội đồng, nhưng đối với phần lớn công việc, thì cơ chế quyết
sách đã có tính chất siêu quốc gia, tức là chỉ cần đa số là có thể
quyết định. Thứ hai, về pháp luật, cộng đồng châu Âu cũng
hoàn toàn có trình tự lập pháp riêng, có thể tự ban hành pháp
luật, chỉ cần hoàn thành trong trình tự lập pháp, không cần cơ
quan lập pháp các nước thành viên phê chuẩn. Thứ ba, về mặt
tiền đề kết cấu của hoạt động quốc tế, có thể ký kết hiệp định
với bên thứ ba, có thể tự mình thực hiện nghĩa vụ, có đại diện
ngoại giao của mình ở nước khác và tại các tổ chức quốc tế. Vì
thế, cộng đồng châu Âu hầu như đã có đầy đủ thuộc tính của
một chủ thể quốc gia.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 445

Về phần CFSP, quan hệ đối ngoại của châu Âu rõ ràng vẫn


có thuộc tính liên chính phủ. Phương châm và chiến lược chỉ
đạo chung của CFSP là do Hội đồng châu Âu, tức là hội nghị
cấp cao định ra, sau đó Hội đồng căn cứ vào tinh thần và chỉ
đạo của hội nghị cấp cao để thực hiện. Ủy ban và Nghị viện
châu Âu đều có thể đưa ra kiến nghị về công việc trong lĩnh
vực nào đó, nhưng kiến nghị đó lại không có sự ràng buộc đối
với Hội đồng. Trong một vài công việc, Ủy ban và Nghị viện
châu Âu sẽ cùng hưởng quyền quyết định chung với Hội đồng,
nhưng chính phủ các nước thành viên vẫn rất dễ dàng ngăn cản
việc thông qua chính sách mà họ không muốn. Quyết sách của
Hội đồng tuy rằng đã đưa vào cơ chế đa số đặc định, nhưng thứ
nhất là, đa số đặc định như vậy dễ dàng bị lật đổ; thứ hai là, cho
dù đã hình thành đa số đặc định, nhưng quốc gia thiểu số vẫn
có thể lấy lợi ích quốc gia làm lý do để yêu cầu đình chỉ việc sử
dụng biểu quyết đa số đặc định, hoặc trình quyết định đó lên
hội nghị cấp cao để bàn thảo lại, trong khi đó quyết sách của
hội nghị cấp cao hoàn toàn áp dụng cơ chế đồng thuận; thứ ba
là, cho dù chính sách đối ngoại của cộng đồng được hình thành,
các nước thành viên cũng có thể khiến chính sách trở nên vô
dụng, không hiệu quả thông qua việc không cung cấp cách thức
chấp hành; cuối cùng, bất cứ quyết sách có hàm ý quân sự nào
đều cần phải áp dụng cơ chế đồng thuận. Cho nên, vai trò
mang tính quyết định của chính phủ các nước thành viên là rõ
ràng, chủ nghĩa liên chính phủ cũng có sức giải thích tương đối
rõ ràng.
Nhưng cho dù là như vậy, CFSP cũng không mang thuộc
tính chính phủ hoàn toàn. Thứ nhất, quyền quyết định chung
QUỐC GIA
446 V SIÊU QUỐC GIA

của Ủy ban và Nghị viện châu Âu trong phương diện nào đó


khiến cho chúng có thể cố gắng thúc đẩy việc đưa ra chính sách
chung trên một mức độ nhất định. Thứ hai, cơ chế hợp tác của
chính sách đối ngoại đã thay đổi phương thức vốn có của nước
thành viên trong việc phân chia và theo đuổi lợi ích40, khi có thể
thông qua hành động tập thể, các cơ chế này đều mong muốn
lựa chọn hợp tác, bởi vì điều đó giúp năng lực và địa vị được
nâng cao. Peterson và Elizabeth Bomberg thậm chí cho rằng:
“Những chính sách đối ngoại quốc gia hoàn toàn không tính
toán đến CFSP hoặc 14 nước khác đã ít, hơn nữa có thể ngày
càng ít hơn”41. Thứ ba, cho dù nước thành viên nào đó không
muốn thực hiện chính sách và hành động chung, thì tối đa có
thể có 1/3 nước thành viên lựa chọn không tham dự, mà vẫn
không ảnh hưởng đến việc các quốc gia còn lại sử dụng cơ chế
CFSP để hoạch định chính sách chung và áp dụng hành động
tập thể. Cuối cùng, việc sáng lập ra đại diện cấp cao có thể để
cho các đối tác cấp cao gọi điện đến để thảo luận công việc
của CFSP, chứ không phải là gọi điện tới 15 nước khác nhau,
điều đó ít nhất đã thể hiện được tính thống nhất của quan hệ
đối ngoại châu Âu. Tuy rằng, CFSP không phải cộng đồng
hóa (communitarised) vì “Hiệp ước Amsterdam”, nhưng sự
sáng lập của đại diện cấp cao đã khiến nó Bruxelles hóa
(Brusselising). Như vậy, trên một mức độ nhất định, chúng ta
còn cần dùng một số thứ của chủ nghĩa chế độ để bổ sung
cho sự giải thích của chủ nghĩa liên chính phủ đối với CFSP,
chí ít chúng ta cần phải thừa nhận rằng cơ chế CFSP đã khắc
phục được sự tự do trong hành vi đối ngoại của nước thành
viên ở một mức độ nào đó.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 447

Nhưng cách giải thích đó chỉ khiến chúng ta nhận thức


được quan hệ đối ngoại của EU về tính chất, nhưng lại không
cung cấp cho chúng ta tri thức cụ thể về việc xây dựng chính
sách và hành động đối ngoại châu Âu. Vì thế, chúng ta thực
sự còn cần phải có một số khái niệm và khung miêu tả
chuyên ngành.
Người ta đã thử tiến hành đánh giá biểu hiện của EPC và
CFSP, từ đó khái quát thuộc tính chủ thể của EU, dựa vào sự
phán đoán đối với thuộc tính chủ thể để dự báo đầu ra chính
sách đối ngoại của EU trong tương lai. Weiler và Wessels cho
rằng, lý luận hóa EPC chính là thảo luận và đánh giá tiêu chuẩn
của nó trong lịch sử, tìm kiếm một số cách giải thích mang tính
thử nghiệm đối với những ghi chép của nó42. Sự thử nghiệm đó
đã đặt sự chú ý vào phương diện năng lực của EU với tư cách
là một chủ thể quốc tế, nói rộng hơn chính là năng lực của EU
khi mô phỏng các quốc gia dân tộc trong hệ thống quốc tế. Kết
quả khảo sát về mặt này thường thừa nhận EU không phải là
quốc gia, hoặc chí ít thuộc tính bên ngoài của nó không giống
như quốc gia theo ý nghĩa lý giải thông thường. Martin Holland
chỉ ra: “Khái niệm chủ thể quốc tế trong lịch sử chí ít là sự gắn
kết quốc gia, chủ quyền và niềm tin phổ biến của chủ nghĩa
hiện thực lại với nhau… gắn kết ngôn ngữ của công việc quốc
tế và hiện thực chế độ, trình tự của cộng đồng châu Âu, đã dẫn
đến sự tranh luận và có lúc là mơ hồ của lý luận”. Taylor chỉ ra
rằng, cho dù EU có những thành tựu rõ ràng đến từ bên ngoài,
thì những thành tựu đó cũng không đến từ tiến trình quyết
sách thống nhất (trong khi với quốc gia thì chính là như vậy),
mà là đến từ hình thức liên chính phủ lỏng lẻo43. Nhưng như
QUỐC GIA
448 V SIÊU QUỐC GIA

trên đã trình bày, cũng có người thể hiện sự vừa ý đối với biểu
hiện của EPC và CFSP, vì thế trong quan hệ đối ngoại, cho dù
EU chưa thể biểu hiện giống như một quốc gia, nhưng chí ít
cũng đã vượt qua hình thức liên chính phủ thuần túy ở một
mức độ nhất định. Như vậy, đúng như chúng tôi đã chỉ ra ở
phần mở đầu chương này, nếu chỉ dừng lại ở việc phán đoán
năng lực thế nào, thuộc tính chủ thể ra sao có thể cũng không
thể giải thích được vấn đề.
Một phương pháp khác có thể dùng được, đó chính là tập
trung vào phân tích chức năng của EU để tìm tòi nghiên cứu
biểu hiện trong quan hệ đối ngoại của châu Âu. Hill đưa ra,
cộng đồng châu Âu chấp hành chức năng trên bốn mặt: (1) Duy
trì sự ổn định của Tây Âu; (2) Quản lý thương mại thế giới;
(3) Đại diện cho tiếng nói của thế giới phát triển để quan hệ với
thế giới thứ ba, đặc biệt là Hiệp định Lomé khiến cho châu Âu
có sức ảnh hưởng ở khu vực châu Phi, biển Caribê, Thái Bình
Dương. Cộng đồng châu Âu là đối tượng đối thoại chủ yếu của
quốc gia đang phát triển ở Liên hợp quốc, bao gồm Hiệp định
Lomé, Hiệp định Địa Trung Hải, Hiệp định với các nước
ASEAN, Hiệp định với các nước Contadora (Contadora
countries), cộng đồng đã xây dựng mối liên hệ mang tính chế
độ với 90% nước nghèo trên thế giới; (4) Là tiếng nói thứ hai
của phương Tây trong ngoại giao quốc tế. Ngoài ra, có thể
tưởng tượng vai trò có thể có trong tương lai là: (1) Thay thế vai
trò của Liên Xô trong cân bằng sức mạnh toàn cầu; (2) Lực
lượng hòa bình khu vực; (3) Lực lượng can dự toàn cầu; (4) Có
vai trò điều tiết xung đột; (5) Cầu nối giữa giàu và nghèo;
(6) Người quản lý giám sát chung kinh tế thế giới44.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 449

Chúng tôi cho rằng, Hill đã đi đúng hướng, bởi vì, so với
phương pháp trước, cách làm này dễ dàng vượt qua sự tranh
luận kiểu kinh viện, không có kết quả. Nhưng trong phân tích
chức năng cụ thể, cách làm của Hill có một vài hạn chế, bởi vì
trong các chức năng đã liệt kê ra này vừa có sự thực, vừa có
thành phần tưởng tượng; chúng vừa bị cho là mục tiêu của liên
minh, cũng vừa là chính sách đang được chấp hành. Vì thế, ở
đây chúng tôi cho rằng, phương pháp tốt nhất vẫn là quay về
với việc phân tích bản thân vấn đề và vấn đề đó có thể gặp
trong hệ thống đối ngoại EU.

2. Giải thích một cách đơn giản về mô hình


Trước tiên, nếu như vấn đề thuộc về phạm vi của Cộng
đồng, vậy thì cơ chế và công năng của nó đều có thuộc tính
siêu quốc gia rất lớn, thuộc tính chủ thể của Cộng đồng châu
Âu cũng rất đầy đủ, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng địa vị
của nó trong quan hệ kinh tế quốc tế, ở đây sẽ không phân
tích lại. Vấn đề là ở chỗ, đối với những phần công việc của
CFSP, chúng ta phải phân tích như thế nào? Cách làm của
Ginsberg có thể dùng được, nhưng mô hình phân tích quá
phức tạp, chúng tôi sẽ đơn giản hóa các biến số và chu trình
như trình bày ở Hình 7.2.
Ở đây, chúng ta coi CFSP là một hệ thống quan hệ đối
ngoại của EU giống như Hill, chỉ là chúng ta hạn chế hệ thống
trong công việc của CFSP. Đầu vào của hệ thống đó có ba biến
số chính: lợi ích và cấm kỵ quốc gia, cơ hội bên ngoài và chế
ngự, phản ứng cơ chế và chỉnh hợp.
QUỐC GIA
450 V SIÊU QUỐC GIA

Đầu ra
Đầu vào Quyết sách CFSP
Không có hoặc hành động
Lợi ích và cấm kỵ đơn độc của nước thành viên
quốc gia Chiến lược chung
Cơ hội và hạn chế Lập trường chung
Hộp đen Phối hợp/liên kết hành động
bên ngoài
Phản ứng và chỉnh hợp Ký kết hiệp ước quốc tế
của cơ chế Ra tuyên bố chung
Thiết lập liên hệ với nước
thứ ba

Phản hồi Cơ chế CFSP Phản hồi

Hình 7.2: Sơ đồ phân tích quyết sách CFSP

Lợi ích và cấm kỵ quốc gia là những suy nghĩ của chủ
nghĩa hiện thực, là nội dung quan trọng nhất, có tính quyết
định trong ba biến số kể trên, hệ thống có đầu ra hay không chủ
yếu là xem mức độ phù hợp với lợi ích quốc gia của nước thành
viên và cả việc nước thành viên có cấm kỵ gì trong truyền
thống hay không. Mức độ phù hợp về lợi ích giữa nước thành
viên càng cao thì đầu ra của hệ thống lại càng mạnh mẽ về tính
chất. Công việc thuộc về phạm vi quản lý của cộng đồng là mức
độ phù hợp lợi ích giữa nước thành viên cao nhất, vì thế cũng
có sức ảnh hưởng nhất. Sự cấm kỵ của quốc gia là chỉ nước
thành viên nào đó trong quan hệ đối ngoại có thuộc tính đặc
biệt nào đó, như nước trung lập không muốn thảo luận vấn đề
quân sự hoặc có hàm ý quân sự trong khung khổ của CFSP,
càng không muốn tham gia hành động quân sự tập thể của EU,
hay như Phần Lan và Liên Xô - nước Nga hiện nay - có mối
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 451

quan hệ tương đối đặc biệt, nước Anh thường được cho rằng có
mối quan hệ đặc biệt với Mỹ, trong các vấn đề đó, họ sẽ cân
nhắc kỹ hơn so với các nước thành viên khác, vì thế EU muốn
hình thành lập trường chung, áp dụng hành động chung trong
những vấn đề như vậy thì sẽ phải mất nhiều công sức hơn.
Trong vấn đề này, trung tâm tranh luận giữa chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa tự do trên thực tế là ở chỗ lợi ích quốc
gia và lợi ích siêu quốc gia trong tưởng tượng - trong nhất thể
hóa châu Âu lại là chỉ sự chia rẽ của lợi ích châu Âu. Chủ nghĩa
hiện thực kiên trì cho rằng, hệ thống quan hệ đối ngoại của EU
chỉ phục vụ cho lợi ích quốc gia, vì thế chỉ có thể đưa ra chính
sách và hành động chung tại nơi phù hợp với lợi ích quốc gia;
chủ nghĩa tự do cho rằng, sự sáng lập của cơ chế chung CFSP là
để theo đuổi lợi ích châu Âu, những người theo chủ nghĩa tự do
cho rằng, tư tưởng của chủ thể quốc gia hết sức hạn hẹp, vì thế
cần phải có chủ thể siêu quốc gia để phá vỡ sự ràng buộc của
các nước thành viên, theo đuổi lợi ích siêu quốc gia. Chúng tôi
cho rằng, thực ra sự chia rẽ đó chỉ là hư cấu, không tồn tại lợi
ích của một quốc gia mà không có chút nào thành phần của
châu Âu, cũng không có lợi ích châu Âu nào bị triệt tiêu với lợi
ích của đại đa số nước thành viên, lợi ích châu Âu chính là sự
hội tụ của lợi ích nước thành viên.
Ginsberg chỉ ra, lợi ích châu Âu trong quan hệ đối ngoại
thực sự tồn tại, “ví dụ như mối quan hệ đối tác đặc biệt với tập
đoàn khu vực hoặc quốc gia nào đó; ủng hộ phong trào nhất thể
hóa; coi nhân quyền là điều kiện tiền đề của hiệp định liên hệ;
ủng hộ điều kiện để thiết lập xã hội thị dân tại những khu vực
chiến loạn cũ; trước khi tiếp nhận nước mới xin gia nhập liên
minh thì coi pháp luật và sự điều hòa thị trường là điều kiện để
QUỐC GIA
452 V SIÊU QUỐC GIA

viện trợ cho họ”45. Những điều trên thực sự là lợi ích mà châu
Âu coi trọng trong cộng đồng quốc tế, nhưng những lợi ích đó
chỉ khi so sánh với chủ thể quốc tế khác thì mới bộc lộ rõ đặc
tính châu Âu, so với nước thành viên thì những lợi ích đó
không có gì khác biệt, mà chỉ sự phù hợp một cách tương đối,
nhưng không độc lập với nước thành viên. Rất rõ ràng, nếu
như lợi ích quốc gia của châu Âu và nước thành viên đi ngược
lại với nhau, hoặc chưa phản ánh yêu cầu của nước thành viên,
thì nó sẽ trở nên không có hiệu quả. Năm 1981, Margaret
Thatcher nói rằng: “Về căn bản không có lợi ích chung đặc biệt
nào, lợi ích chung là chỉ sự tổng hòa về lợi ích quốc gia của 10
nước thành viên”46.
Trong những biến số của mặt này, một hằng số quan trọng
chính là sức tập hợp giữa các nước thành viên. Sức tập hợp
trong nội bộ sẽ thay đổi theo vấn đề, điều đó được quyết định
bởi mức độ quan tâm của vấn đề và lợi ích của các nước thành
viên; sức tập hợp nội bộ cũng sẽ thay đổi theo tiến trình, ví dụ,
trong giai đoạn hình thành chính sách, thì sức tập hợp sẽ tương
đối mạnh, còn khi tính toán đến việc chấp hành chính sách, do
đòi hỏi đưa vào phương pháp và tài nguyên, thì sức tập hợp có
thể sẽ vì thế mà suy yếu. Đằng sau sức tập hợp của nước thành
viên vẫn là tính trùng hợp của lợi ích đang phát huy vai trò.
Như vậy, tính hợp pháp của cơ chế cộng đồng không giống
như quan niệm của một số người theo chủ nghĩa tự do là dựa
trên lợi ích mà nó phục vụ. Nó phải dựa trên sự đồng ý của các
nước thành viên, phục vụ cho việc thực hiện lợi ích chung mà
nước thành viên chấp nhận, vì thế nước thành viên có đồng ý
hay không trở thành mấu chốt của sự tồn tại và vận hành cơ
chế chung. Như vậy, ở đây chúng ta chuyển hướng sang mặt
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 453

thứ hai trong biến số đầu vào, tức là phản ứng và chỉnh hợp
của cơ chế, nghĩa là chỉnh hợp ý kiến và lợi ích của nước thành
viên, đưa ra phản ứng đối với bên ngoài. Thứ nhất, biểu hiện
của cơ chế chung được quyết định bởi sự đồng ý và ủy quyền
của chính phủ nước thành viên, vì thế, ở những lĩnh vực đã rõ
ràng, ví dụ vấn đề cấm sử dụng mìn sát thương, vấn đề không
phổ biến vũ khí hạt nhân mà EU đưa ra, thì cơ chế chung tương
đối có quyền lực và năng lực, còn những lĩnh vực mơ hồ thì sức
ảnh hưởng của cơ chế chung lại tương đối yếu ớt. Thứ hai, sự
phản ứng của cơ chế chung và năng lực chỉnh hợp còn được
quyết định bởi sự thu thập, phân tích thông tin và năng lực
phán đoán của bản thân, trong vấn đề có năng lực về phương
diện này, thì cơ chế chung sẽ có sức ảnh hưởng tương đối lớn,
còn nếu như trong những vấn đề không có đầy đủ năng lực
trên phương diện đó, thì cơ chế chung cho dù muốn đưa ra
phương án cũng phải dựa vào kênh thông tin của nước thành
viên, vì thế mà sức ảnh hưởng của nó bị giảm đi rất nhiều. Thứ
ba, phản ứng của cơ chế chung và chỉnh hợp ở một mức độ
nhất định cũng được quyết định bởi phương pháp và tài
nguyên mà nó đã nắm, ví dụ như trong mặt dự toán tài chính,
tài chính của CFSP có một số bộ phận đến từ dự toán chỉnh thể
của liên minh, nghĩa là không đòi hỏi nước thành viên phải rút
hầu bao, nói một cách tương đối thì cơ chế chung có sức ảnh
hưởng tương đối lớn, còn nếu như đòi hỏi nước thành viên bỏ
một khoản tiền khác ra, thì cơ chế chung tương đối khó có thể
thúc đẩy thành công việc liên kết/phối hợp hành động. Về vấn
đề phương pháp cũng vậy, nếu như phương pháp chấp hành
chính sách là liên minh tự có, ví dụ, vấn đề thông qua chính sách
thương mại đối ngoại của cộng đồng có thể đạt được mục tiêu,
QUỐC GIA
454 V SIÊU QUỐC GIA

thì sức ảnh hưởng của cơ chế chung sẽ lớn một chút, còn vấn đề
phương pháp muốn mượn sự trợ giúp của chính phủ nước
thành viên thì vai trò độc lập của cơ chế chung sẽ nhỏ đi.
Ở đây, một khái niệm phân tích quan trọng đánh giá phản
ứng của cơ chế chung và năng lực chỉnh hợp có thể quy thành
tính tự chủ chế độ mà chủ nghĩa chế độ đã thảo luận. Đương
nhiên, khái niệm tính tự chủ chế độ ở đây và tính tự chủ chế độ
mà chủ nghĩa chế độ đã thảo luận vẫn có sự khác nhau, tính tự
chủ chế độ của chủ nghĩa chế độ là chỉ chế độ vừa được sáng
lập đã có sự tồn tại và lôgích, động lực phát triển của bản thân
nó, còn tính tự chủ chế độ của chúng tôi ở đây trên một mức độ
nào đó có thể thoát khỏi sự phụ thuộc đối với chính phủ nước
thành viên, trước tiên chúng tôi thừa nhận sự phụ thuộc của
chế độ đối với nước thành viên, sau đó trên cơ sở đó lại bàn đến
tính tự chủ của nó. “Đối với một tổ chức quốc tế đại diện cho
một nhóm các quốc gia như Cộng đồng châu Âu, năng lực của
nó với tư cách là chủ thể phụ thuộc vào mức độ của quyền
quyết sách tự chủ cơ chế trung tâm mà siêu quốc gia trao cho
nó, phụ thuộc vào mức độ tiếp tục phát huy vai trò của nó, và
phụ thuộc vào tầm quan trọng của nó trong việc hình thành
chính sách đối ngoại của các nước thành viên”47. Vì thế, tính tự
chủ của chế độ trên thực tế là một sự phản ánh tập trung của
năng lực hoạch định chính sách đối ngoại chung châu Âu và áp
dụng hành động liên hợp.
Trong cơ chế CFSP, tính tự chủ của chế độ có thể phản ánh
thông qua những nhân tố sau: thứ nhất, bản thân cơ chế, tức là
phạm vi thích hợp của biểu quyết đa số; thứ hai, tài nguyên và
phương pháp mà bản thân cơ chế đã có, như đại diện cấp cao,
kế hoạch chính sách lãnh đạo của nó và sự thành lập tổ cảnh
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 455

báo sớm, liên minh Tây Âu sáp nhập CFSP và trở thành vấn đề
phương pháp chấp hành của nó; thứ ba, vấn đề thuộc tính siêu
quốc gia trong cơ chế CFSP. Tóm lại, chúng tôi nói cơ chế CFSP
thuộc về tính chất liên chính phủ, nhưng “Hiệp ước
Amsterdam” khiến cho Ủy ban và Nghị viện châu Âu đều đã
có quyền phát ngôn trong một số công việc của CFSP, phân
phối đại diện cấp cao, kế hoạch chính sách mà nó lãnh đạo và
tổ cảnh báo sớm cho CFSP, những cái đó đều đã thể hiện sự
phát triển của cơ chế theo hướng thuộc tính siêu quốc gia. Tuy
nhiên, vai trò của đại diện cao cấp ở đây vẫn cần phải phân tích
cụ thể, về căn bản vai trò đó vẫn thể hiện tính chất liên chính
phủ, chịu trách nhiệm với Hội đồng, nhưng đồng thời khiến
cho CFSP tăng cường được mối liên hệ với Ủy ban. Ngoài ra, nó
khiến cho Hội đồng có một bộ mặt tương đối cố định trong việc
đại diện trên phạm vi quốc tế, chứ không phải là 15 khuôn mặt
cứ nửa năm lại thay phiên xuất hiện cùng với nước chủ tịch, vì
thế, trên một ý nghĩa nào đó, chúng tôi nói sự sáng lập của nó
đã thể hiện sự phát triển theo hướng thuộc tính siêu quốc gia,
hoặc nói một cách chặt chẽ hơn là sự phát triển theo hướng
mang tính cộng đồng.
Biến số của phương diện thứ ba là cơ hội và sự hạn chế của
bên ngoài. Cơ chế của nhất thể hóa đã hình thành, đối nội là sự
tác động lẫn nhau giữa các nước thành viên, đối ngoại lại là tác
động với cộng đồng quốc tế, vì thế, cơ hội sự hạn chế mà cộng
đồng quốc tế mang lại cho nó và đã hình thành đối với nó trực
tiếp liên quan đến biểu hiện và ảnh hưởng của nó. Ở đây, đầu
tiên là ảnh hưởng của cục diện quốc tế đối với châu Âu, ví dụ,
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nếu như quan hệ Đông - Tây rơi
vào trạng thái căng thẳng, thì cộng đồng chỉ có thể theo sát Mỹ,
QUỐC GIA
456 V SIÊU QUỐC GIA

ngoài ra không có sự lựa chọn nào khác, còn khi quan hệ Đông -
Tây hòa hoãn, thì cộng đồng lại đóng vai trò của lực lượng thứ
ba nào đó như De Gaulle đã hy vọng. Tiếp đến, quan hệ vượt
Đại Tây Dương trên một mức độ rất lớn đã quyết định quan hệ
đối ngoại của châu Âu, nhìn từ lịch sử, mỗi khi châu Âu muốn
tìm kiếm một vai trò độc lập mà uy hiếp đến địa vị lãnh đạo
của Mỹ về chính trị trong khu vực hoặc toàn cầu, thì Mỹ sẽ
ngăn chặn đầu ra của EPC và CFSP; ngược lại, nếu như vai trò
mà châu Âu tìm kiếm là chấp nhận ở vị trí thứ hai, có tác dụng
bổ sung cho chiến lược của Mỹ, thì Mỹ sẽ ủng hộ EPC và CFSP,
châu Âu sẽ có sức ảnh hưởng tương đối lớn48. Nuttall chỉ ra,
trên thực tế châu Âu phát huy thành công ảnh hưởng độc lập
chỉ ở những lĩnh vực mà Mỹ thiếu hứng thú, nếu như Mỹ
muốn can dự và ngăn chặn, thì châu Âu không thể phát huy vai
trò gì49. Cuối cùng, ảnh hưởng trong quan hệ đối ngoại của
châu Âu còn do sự khác nhau về đối tượng, vấn đề và quyết
sách cũng như vậy, nếu như nước thứ ba50 là một nước nhỏ, thì
ảnh hưởng của châu Âu chắc chắn sẽ rất lớn, còn nếu như đối
tượng là một nước lớn, thì ảnh hưởng của châu Âu sẽ thu hẹp
lại rất nhiều.
Chúng ta có thể dùng tính độc đáo đối ngoại để đánh giá
ảnh hưởng của biến số trong mặt đó đối với sức ảnh hưởng của
châu Âu. Tính độc đáo đối ngoại là chỉ chính sách và hành
động đối ngoại của một chủ thể độc lập với trình độ trong
chính sách và hành động đối ngoại của chủ thể khác, rất rõ
ràng, trong tình hình Mỹ mạnh và châu Âu yếu, vai trò thực tế
mà châu Âu phát huy dù cho chỉ là một điểm nhỏ không kém
gì so với Mỹ, nhưng nếu như chính sách của nó duy trì sự nhất
trí cao độ với Mỹ, thì bên ngoài cũng chỉ có thể nhìn thấy ảnh
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 457

hưởng của Mỹ, chứ không thấy được sự tồn tại của châu Âu;
ngược lại, nếu như trong chính sách duy trì khoảng cách với
Mỹ, dù cho năng lực thực hiện chính sách kém xa so với Mỹ, thì
mọi người vẫn thấy vai trò của châu Âu, điều này được thể
hiện rõ trong vấn đề Trung Đông. Cũng vì nhận thức được
điểm đó, bất luận là giới học thuật hay chính trị, ngày càng
nhiều người bắt đầu bàn luận đến vấn đề bản sắc châu Âu
(European identity)51. Đương nhiên, bản sắc không những chỉ
có ý nghĩa đối ngoại, cái chính là nó có ý nghĩa chỉnh hợp nội
bộ, những người theo chủ nghĩa nhất thể hóa (intergrationist)
hy vọng có thể phát triển một bản sắc châu Âu trên cơ sở dân
tộc của quốc gia dân tộc, từ đó tìm kiếm sự đồng cảm của người
dân đối với nhất thể hoá.
Tổng kết lại những điều đã trình bày ở trên, chúng tôi cho
rằng, có ba biến số chính của đầu vào hệ thống CFSP là: lợi ích
và cấm kỵ của quốc gia, phản ứng và chỉnh hợp của cơ chế, cơ
hội và hạn chế của bên ngoài. Ba biến số đó đã quyết định
chính sách và hành động của đầu ra hệ thống CFSP sức ảnh
hưởng mà nó có thể gây ra. Ba khái niệm là tính trùng hợp (sức
hội tụ giữa nước thành viên) của lợi ích quốc gia, tính tự chủ
của chế độ, tính độc đáo của đối ngoại có thể dùng để phân tích
cường độ đầu vào của biến số trên ba mặt tương ứng, còn
cường độ đầu vào lại quyết định cường độ đầu ra của hệ thống
ở một mức độ rất lớn.
Đầu ra của hệ thống quyết sách CFSP chủ yếu biểu hiện ở
một số hình thức như sau: không có đầu ra hoặc nước thành
viên tự mình áp dụng hành động, chiến lược chung, lập trường
chung, hành động liên hợp, ký kết điều ước quốc tế, ra tuyên bố
chung, thiết lập liên hệ với nước thứ ba. Những hình thức đó
QUỐC GIA
458 V SIÊU QUỐC GIA

lại không có ý nghĩa kết thúc, bởi vì chỉ cần nước thành viên
mong muốn, chúng có thể sáng lập nhiều hình thức hơn, ví dụ,
Hội đồng châu Âu hoạch định chiến lược chung chính là một
hình thức của sáng tạo mới “Hiệp ước Amsterdam”.
Sau khi đã phân tích ảnh hưởng chủ yếu mà quyết sách
CFSP phải chịu, chúng tôi lại trở về với vấn đề lý luận hóa đối
với ý nghĩa đối ngoại của châu Âu nhất thể hóa. Weiler và
Wessels cho rằng, lý luận hóa đối với EPC và CFSP gặp trở ngại
chính trong ba mặt sau: (1) Trở ngại của hệ tham chiếu. Chúng
tôi không tham chiếu nó với quốc gia, mà là làm tham chiếu với
tổ chức quốc tế. Như trên đã trình bày, nghiên cứu về quan hệ
quốc tế, đặc biệt là nghiên cứu về chính sách ngoại giao, thường
bị chi phối bởi khái niệm của quốc gia dân tộc. Nếu như nó vừa
không phải là một quốc gia dân tộc, không phải là thực thể siêu
quốc gia, vừa không phải là tổ chức quốc tế thông thường, thì
sự thiết lập khung phân tích của chúng tôi đã mất đi một hệ
tham chiếu. (2) Trở ngại của cộng đồng. Một sự khác biệt rõ nét
nhất của trụ cột thứ hai và trụ cột thứ ba là sự minh bạch về
mục tiêu và phương pháp. Mục tiêu của cộng đồng là kinh tế,
trong điều ước đã ghi lại rõ ràng cam kết chính sách mang tính
thực chất mà nước thành viên đã đưa ra, cũng đã quy định khu
vực cấm trong hành động đơn phương của nước thành viên.
Quyết sách đa số của cộng đồng là quyết định làm thế nào thực
hiện mục tiêu hiệp ước đưa ra. So với nó thì trụ cột thứ hai
thiếu nội dung có tính thực chất làm cơ sở, nó chỉ là cơ chế điều
tiết, và muốn dựa vào đó để hình thành và chấp hành chính
sách đối ngoại của châu Âu. Ở đây chúng tôi không tìm thấy
mục tiêu mang tính thực chất giống như cộng đồng quy định,
vì thế, đại đa số sức lực bị tiêu hao ở việc thảo luận dùng
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 459

phương pháp nào để phân loại mục tiêu trước khi thực hiện.
(3) Trở ngại của lý luận. EPC và CFSP là đa chiều, những chiều
hướng khác nhau thích hợp với việc tiến hành giải thích các lý
luận khác nhau52.
Tình hình đúng là như vậy, đối với việc này chúng tôi chỉ
có thể nói rằng, một là, bằng mọi khả năng phân tách quan hệ
đối ngoại cộng đồng với CFSP, cho dù xu thế là nhấn mạnh tính
hài hòa nhất trí của trụ cột thứ nhất và trụ cột thứ hai, nhưng
quan hệ đối ngoại của cộng đồng hoàn toàn có thể thể hiện
tương đối nhiều thuộc tính siêu quốc gia; hai là, với vai trò là
một chủ thể quốc tế, EU vừa không phải là một quốc gia, vừa
không phải là một tổ chức quốc tế, nó là một tập đoàn quốc gia
chặt chẽ mà nước thành viên muốn dựa vào đó để theo đuổi lợi
ích, vì như thế tốt hơn là tự mình hành động độc lập. Sở dĩ nó
muốn nhấn mạnh chặt chẽ là bởi vì tập đoàn kiểu này có mô
hình hành vi độc đáo mà tương đối cố định, giống như là một
công ty cổ phần, mỗi một thành viên là cổ đông trong đó, họ
dựa vào cơ chế kinh doanh của CFSP để tìm kiếm lợi ích, chỉ
khi cho rằng thu lợi được, thì họ mới đầu tư vốn vào công ty
đó. Công ty đó lúc mới bắt đầu vẫn chưa có người đại diện, mà
là do đại diện cổ đông (nước chủ tịch Hội đồng) ra mặt, đến sau
khi ký kết “Hiệp ước Amsterdam” thì các cổ đông mới cử ra
người đại diện (đại diện cao cấp CFSP), nhưng người đại diện
đó hầu như chưa có quyền tự chủ quyết sách nào, mà thực sự
chỉ có vai trò đại diện. Nhưng khi việc kinh doanh của công ty
cổ phần đó bắt đầu trở nên linh hoạt, cho dù quốc gia riêng lẻ
không muốn tham dự vào hạng mục nào đó vì không thấy có
phương hướng đầu tư nào phù hợp với lợi ích quan trọng của
họ, họ cũng không thể ngăn cản đại đa số quốc gia khác muốn
QUỐC GIA
460 V SIÊU QUỐC GIA

đầu tư khởi động hạng mục đó. Vì thế, công ty này không phải
là chế độ hợp tác mà mỗi cổ đông đều có quyền phủ quyết. Tuy
nhiên, cho dù là như vậy, công ty này vẫn rất coi trọng ý kiến
nhất trí của các cổ đông, trước khi nhận thức chung còn chưa
hình thành, cổ đông còn chưa nhìn thấy lợi ích mong muốn mà
họ cho rằng đáng để đầu tư, thì nói chung nó không cưỡng chế
đầu tư.
Cuối cùng, chúng tôi vẫn trở lại với thuộc tính chủ thể và
vấn đề tồn tại của EU. Thuộc tính chủ thể và tồn tại trên thực tế
là cùng một vấn đề, tồn tại là chỉ ảnh hưởng đối với cộng đồng
quốc tế và chủ thể khác, còn khái niệm của thuộc tính chủ thể là
muốn nhìn thấy tính chất thực thể của bản thân chủ thể từ
những ảnh hưởng. Ý nghĩa mà khái niệm thuộc tính chủ thể ẩn
chứa là muốn đoán định trên con đường thẳng nối thuộc tính
quốc gia của quốc gia và tổ chức quốc tế đó, châu Âu ở vào vị
trí nào, còn thông qua sự trình bày của chương này, ý kiến của
chúng tôi là, cho dù là vấn đề như thế này thì cũng không thể
bao quát được tất cả. Vấn đề khác nhau, đối tượng khác nhau,
thì thuộc tính chủ thể mà EU đã thể hiện cũng sẽ có sự khác
nhau rất lớn, cảm giác của bên ngoài đối với sự tồn tại của nó vì
thế mà cũng sẽ khác.
Người viết từng lấy hai khái niệm sức mạnh của bản thân
và sức ảnh hưởng để phân tích tình hình tồn tại quốc tế của EU.
“Sức mạnh của bản thân là chỉ sức ảnh hưởng khách quan trên
các mặt như dân số, khu vực, tài nguyên, kinh tế, biên chế và
trang bị quân sự, văn hóa mà quốc gia và quần thể quốc gia đã
có; sức ảnh hưởng khác là chỉ chủ thể vận dụng sức hút của bản
thân để gây ảnh hưởng đến tư tưởng và hành vi của chủ thể
khác bên ngoài”53. Châu Âu nhất thể hóa là một chỉnh thể, năng
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 461

lực của nó trên các mặt như kinh tế, khoa học kỹ thuật đều
không kém hơn so với Mỹ, điều đó cho thấy, sức mạnh của bản
thân nó rất lớn. Nhưng sức ảnh hưởng thực tế của nó đối với
bên ngoài lại không tỷ lệ thuận với sức mạnh của bản thân của
nó, hay nói cách khác sức ảnh hưởng của nó vẫn mãi mãi không
sánh được với sức mạnh của bản thân. Do các nguyên nhân
khác nhau như tính chia rẽ của nội bộ xã hội, tố chất thấp kém
của quan liêu hành chính, sự lạc hậu của thể chế động viên xã
hội, cho nên mỗi một chủ thể hoặc ít hoặc nhiều đều tồn tại vấn
đề như vậy, nhưng chưa có một chủ thể nào tồn tại sự chênh
lệch lớn giữa sức mạnh bản thân và sức ảnh hưởng trong thuộc
tính chủ thể và tình hình tồn tại như EU với tư cách là một
chỉnh thể, còn mục đích chính khi nhất thể hóa châu Âu sáng
tạo ra cơ chế CFSP chính là muốn thu hẹp khoảng cách đó.

Chú thích

1. Xem thêm: [Pháp] Pierre Gerbet: Chương 5, “1. Kế hoạch của


quyền lực mang tính chuyên ngành khác”, Lịch sử và hiện thực của
thống nhất châu Âu, Nxb. Khoa học xã hội Trung Quốc, 1989.
2. Như trên, tr. 123.
3. Như trên, tr. 128.
4. Bull. EC 10-1973. Point 2502, p. 106.
5. Xem Panayiotis Ifestos: European Political Cooperation: Towards a
Framework of Supranational Diplomacy? Avebury, Gower Publishing
Company Limited, 1987, pp. 181-183.
6. Xem Jörg Monar: “Political Dialogue with Third Countries ans
Regional Political Groupings: The Fifteen as an Attractive
Interlocutor”, in Elfriedge Regelsberger, Philippe de Schoutheete de
QUỐC GIA
462 V SIÊU QUỐC GIA

Tervarent, Wolfgang Wessels, eds.: Foreign Policy of the European


Union: From EPC to CFSP and Beyond, Lynne Rienner Publishers, 1997.
7. Xem Nicholas van Praag: “Political Cooperation and Southern
Europe: Case Studies in Crisis Management”, in David Allen,
Reinhardt Rummel, Wolfgang Wessels: European Political Cooperation:
Toward a Foreign Policy for Western Europe, Institut für Europaische
Politik, Bonn, FRG, 1982.
8. Không phải là trong thực tiễn. Trong thao tác thực tế, EPC
ngay từ đầu đã có mối liên hệ gắn với cộng đồng, như lần đầu tiên
Hội đồng Bộ trưởng Munich EPC ngày 19/11/1970 đồng ý cần phải
mời uỷ ban tham gia thảo luận vấn đề quan hệ với Liên Xô và cả
những liên quan đến trong an ninh châu Âu và lợi ích cộng đồng.
Xem thêm: Panayiotis Ifestos: European Political Cooperation: Towards a
Framework of Supranational Diplomacy?, p. 155.
9. Simon J. Nuttall, “Two Decades of EPC Performance”, in
Elfriedge Regelsberger, Philippe de Schoutheete de Tervarent,
Wolfgang Wessels, eds.: Foreign Policy of the European Union: From
EPC to CFSP and Beyond, Lynne Rienner Publishers, 1997, pp. 22-23.
10. “Conclusions of the European Council”, 29 Octorber 1993
(Doc. SN 288/93), p. 2.
11. Philippe de Schoutheete de Tervarent: “The Creation of the
Common Foreign and Security Policy”, in Elfriedge Regelsberger,
Philippe de Schoutheete de Tervarent, Wolfgang Wessels, eds.:
Foreign Policy of the European Union: From EPC to CFSP and Beyond,
Lynne Rienner Publishers, 1997, pp. 41-42.
12. Geoffrey Edwards: “The Potential and Limits of the CFSP:
The Yugoslav Example”, in Elfriedge Regelsberger, Philippe de
Schoutheete de Tervarent, Wolfgang Wessels, eds.: Foreign Policy of
the European Union: From EPC to CFSP and Beyond, Lynne Rienner
Publishers, 1997, p. 176.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 463

13. Bài viết và sách về mặt này rất nhiều, chỉ những bài viết mà
người viết thu thập đã có một số như sau: Geoffrey Edwards: “The
Potential and Limits of the CFSP: The Yugoslav Example”; Philip H.
Gordon: “Europe’s Uncommon Foreign Policy”, International Security,
Vol. 22, No. 3, Winter 1997/98; Trevor C. Salmon: “Testing times for
European political cooperation: the Gulf and Yugoslavia, 1990-1992”,
International Affairs 68, 2, 1992; C. J. Smith: “Conflict in the Balkans
and the Possibility of a European Union Common Foreign and
Security Policy”, International Reternational Relations, Vol. XIII, No. 2,
August 1996.
14. Xem Barbara Lippert: “Relations with Central and Eastern
European Countries: The Anchor Role of the European Union”, in
Elfriedge Regelsberger, Philippe de Schoutheete de Tervarent,
Wolfgang Wessels, eds.: Foreign Policy of the European Union: From
EPC to CFSP and Beyond, Lynne Rienner Publishers, 1997.
15. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as
an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectations Gap”, Journal of Common Market Studies, Vol. 37, No. 3,
September 1999, p. 431.
16. Joseph Weiler, Wolfgang Wessels: “EPC and the Challenge of
Theory”, in Alfred Pijpers, Elfriede Regelsberger, Wolfgang Wessels,
eds.: European Political Cooperation in the 1980s: A Common Foreign
Policy for Western Europe?, Martinus Nijhoff Publishers, 1988, p. 229.
17. Những tác phẩm chủ yếu khi đó có: F. A. von Geusau, ed.:
The Extenal Relations of the European Community Perspectives, Policies,
and Responses, Westmead: D. C. Heath 1974; K. Twitchett, ed.: Europe
and the World, London: Europa 1976; G. Sjstedt: The External Role of the
European Community, Westmead: Saxon House 1977; W. Feld: The
European Community in World Affairs, Port Washington: Alfred 1976;
W. Feld, ed.: Western Europe’s Global Reach, New York: Pergamon 1979;
QUỐC GIA
464 V SIÊU QUỐC GIA

W. Wallace, W. E. Paterson, eds.: Foreign Policy Making in Western


Europe: A Comparative Approach, London: Praeger 1978; P. Taylor:
When Europe Speaks With One Voice, Westport: Greenwood 1979; H.
Bull: “Civilian Power Europe: A Contradiction in Terms?”, Journal of
Common Market Studies, Vol. 21, No. 1, 1982; C. Hill, ed.: National
Foreign Policies and European Political Cooperation, London: Allen &
Unwin 1983. Xem Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European
Union as an International Actor: Narrowing the Theoretical
Capability-Expectation Gap”, Journal of Common Market Studies, Vol. 37,
No. 3, September 1996, p. 432.
18. Khi EPC thành lập năm 1970 thì chưa có Hiệp ước, mà chỉ là
hội nghị đầu não nước thành viên cộng đồng đồng ý áp dụng một
hình thức hợp tác như vậy, vì thế, trên thực tế nó không có đầy đủ cơ
sở pháp luật, dùng lời của Yves Tavernier trong một báo cáo lần đầu
vào ngày 27/10/1970 để nói, đó chỉ là một sự bảo đảm phổ biến của
chính phủ các nước, “trong những vấn đề chính sách quốc tế to lớn
thông qua trao đổi thông tin lẫn nhau và bàn bạc định kỳ mà đạt
được sự hiểu biết lẫn nhau tốt hơn, bảo đảm việc tăng cường sự đoàn
kết của chúng, thúc đẩy điều hòa của các quan điểm, việc thương
thảo giữa các thái độ, nếu như có thể và thích hợp, thúc đẩy hành
động chung”. ([Pháp] Pierre Gerbet: Lịch sử và hiện thực thống nhất
châu Âu, tr. 374.) Cho nên, trong cơ chế mà nghĩa vụ không có tính
cưỡng chế như vậy, thì EPC có thể hình thành một số lập trường
chung và đôi lúc còn áp dụng hành động chung, điều này hoàn toàn
là công lao của các nước thành viên trong điều hòa nhất trí nguyện
vọng về chính sách và hành động đối ngoại chung, so với cơ chế đó,
EPC có thể giành được một số thành tích đáng quý. “Văn kiện châu
Âu đơn nhất” đã tiến hành biên soạn thực tiễn hợp tác chính trị châu
Âu, quy định các nước thành viên phải thông báo, hiệp thương với
nhau trong quan hệ đối ngoại, và suy nghĩ đầy đủ đến lập trường của
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 465

nhau, cùng cố gắng hình thành và thực thi một chính sách ngoại giao
châu Âu điều hòa. Có điều, sự hợp tác chính trị châu Âu vẫn dựa vào
một sự sắp xếp liên chính phủ, và chưa có sự chính thức về luật pháp
cũng như khung gia nhập cộng đồng châu Âu, quy định của “Văn
kiện châu Âu đơn nhất” đối với hợp tác chính trị châu Âu vẫn thuộc
về phạm trù của pháp luật quốc tế, hợp tác chính trị châu Âu không
chịu sự thẩm tra tư pháp của tòa án châu Âu. Xem thêm [Anh]
Charles A. Snyder: Khái luận luật Liên minh châu Âu, Nxb. Đại học Bắc
Kinh, 1996, tr. 162.
19. Những tác phẩm chủ yếu trong giai đoạn đó có: P. Ifestos:
European Political Cooperation: Toward a Framework of Supranational
Diplomacy? Aldershot: Gower 1987; A Pijpers, E. Regelsberger,
W. Wesse, eds.: European Political Cooperation in the 1980s: Acommon
Foreign Policy for Western Europe? Dordrecht: Martinus Nijhoff 1988;
R. H. Ginsberg: Foreign Policy Actions of the European Community: The
Politics of Scale, Boulder, CO: Lynne Rienner 1989; R. Rummed, ed.:
The Evolution of an International Actor: Western Europe’s New
Assertiveness, Bould, CO: Westview 1990; D. Allen, M. Smith: “Weatrn
Europe’s Presence in the Contepporary Arena”, Review of International
Studies, Vol. 16, No. 1, 1990; M. Holland, ed.: The Future of European
Political Cooperation: Essays in Theory and Pratice, New York: St.
Martin’s 1991; S. J. Nuttall: European Cooperration, Oxford: Clarendon
Press 1992; F. Pfetsch: “Tension in Sovereignty: Foreign Policy of
European Community Members Compared”, in W. Carlsnaes,
S. Smith, eds.: European Foreign Policy: The European Community and
Changing Perspectives in Europe, London: Sage 1994. Xem Roy H.
Ginsberg, “Conceptualizing the European Union as an International
Actor: Narrowing the Theoretical Caspability-Expectations Gap”, p. 432.
20. Những tác phẩm chủ yếu trong giai đoạn đó có: R. Rummed,
ed.: Toward Political Union: Planning a Common Foreign and Security
QUỐC GIA
466 V SIÊU QUỐC GIA

Policy in the European Community, Bould, CO: Westview 1992; C. Hill:


“The Capability-Expections Gap, or Conceptualizing Europe’s
International Role”, Journal of Common Market Studies, Vol. 31, No. 3,
1993; C. Hill, ed.: The Actor in Europe’s Foreign Policy, London:
Routledge 1996; W. Carlsneas, S. Smith, eds.: European Foreign Policy:
The European Community and Changing Perspectives in Europe, London:
Sage 1994; M. Holland: “Bridging the Capability-Expectations Gap: A
Case Study pf CFSP Joint Action on South Africa”, Journal of Common
Market Studies, Vol 33, No. 4, 1995; M. Holland, ed.: Common Foreign
and Security Policy of the European Union: Record and Reform, London:
Printer 1997; E. Regelsberger, P. de Schoutheete de Tervarent,
W. Wessels, eds.: Foreign Policy of the European Union: From EPC to
CFSP and Beyond, Bouldder, CO: Lynne Rienner 1997; J. Peterson,
H. Sjursen: A Common Foreign Policy for Europe? Competing Visions of
the CFSP, London: Routledge 1998; C. Rhodes, ed.: The European
Union in the World Community, Boulder, CO: Lynne Rienner 1998.
Xem Roy H. Ginsberg, “Conceptualizing the European Union as an
International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-Expectations
Gap”, p. 432.
21. Điều J. 10 phần 5, điều N phần 7 “Hiệp ước Liên minh châu
Âu”. Xem thêm: Đới Bỉnh Nhiên dịch: Tập hiệp ước Cộng đồng châu Âu,
Nxb. Đại học Phúc Đán, 1993, tr. 492, 499.
22. Sở dĩ ở đây muốn nhấn mạnh từ đầu đến cuối là bởi vì EPC
và CFSP là một phản ứng đối ngoại tập thể, nó là một quá trình thay
đổi cùng với tiến trình phát triển của sự việc có áp lực. Trong giai
đoạn đầu, chính phủ nước thành viên cũng có thể nhất trí ý kiến khi
ra tuyên bố chung, bởi vì, tuyên bố là một chuyện, còn hành động
thực tế lại là chuyện khác, tuyên bố không thể dẫn đến phản ứng
quyết liệt của đối phương. Còn khi tính toán đến áp dụng hành động
đối với lập trường chung, chính phủ một số nước thành viên có thể
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 467

không muốn khi việc đó động chạm tới lợi ích của họ, như vậy cũng
không thể nảy sinh hành động chung, vì thế mà sức ảnh hưởng đối
ngoại của EC hoặc EU giảm xuống.
23. Joseph Weiler, Wolfgang Wessels: “EPC and the Challenge of
Theory”, in Alfred Pijpers, Elfriede Regelsberger, Wolfgang Wessles,
eds.: European Political Cooperation in the 1980s: A Common Foreign
Policy for Western European? Martinus Nijhoff Publishers 1988, p. 29.
24. A. Pijpers: “European Political Cooperation and the Realist
Paradigm”, in M. Holland, ed.: The Future of European Political
Cooperation: Essays on Theory and Practice, New York: St. Martin’s
1991, p. 31.
25. Simon J. Nuttall: European Political Cooperation, Clarendon
Press Oxford 1992, pp. 239-259.
26. Xem thêm Trần Ngọc Cương: “Đánh giá cơ chế chính sách
ngoại giao và an ninh chung EU và năng lực của nó”, Tạp chí Châu Âu,
kỳ 4 năm 1999.
27. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as
an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, Journal of Common Market Studies, Vol. 37, No. 3,
September 1999, p. 433.
28. Joseph Weiler, Wolfgang Wessels: “EPC and the Challenge of
Theory”, pp. 243-248.
29. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as
an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, Journal of Common Market Studies, Vol. 37, No. 3,
September 1999, p. 440.
30. A. Pijpers: “European Political Co-operation and the Realist
Paradigm”, in M. Holland, ed.: The Future of European Political
Cooperation: Essays on Theory and Practice, New York: St. Martin’s 1991.
QUỐC GIA
468 V SIÊU QUỐC GIA

31. Christopher Hill: “The Capability-Expectations Gap, of


Conceptualizing Europe’s International Role”, Journal of Common
Market Studies, Vol. 31, No. 3, September 1993, p. 315, 306.
32. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as
an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, Journal of Common Market Studies, Vol. 37, No. 3,
September 1999, p. 432.
33. Christopher Hill: “The Capability-Expectations Gap, of
Conceptualizing Europe’s International Role”, p. 309.
34. Ibid., pp. 321-326.
35. Richard Whitman: “The International Identity of the EU:
Instruments as Indentity”, in A. Landau, R. Whitman, eds.: Rethinking
the European Union: Institutions, Interests, Identities, Basingstoke:
Macmillan 1997; Dave Allen, Mike Smith: “Western Europe’s
Presence in the Contemporary International Arena”, Review of
International Studies, 16 (1), 1990; Mike Smith: “The European Union
as an International Actor”, in J. Richardson, ed.: European Union:
Power and Policy-Making, London: Routledge 1996. Xem Ben
Rosamond: Theories of European Integration, pp. 176-177.
36. A. Wendt: “The Agent-Structure Problem in International
Relations Theory”, International Organization, Vol. 43, No. 3, 1987.
37. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as
an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, p. 432.
38. C. Hill: “A Theoretical introduction”, in W. Wallace and W.
E. Paterson, eds.: Foreign Policy Making in Wester European: A
Comparative Approach, London: Praeger 1978, p. 8. Trích dẫn lại từ Roy
H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as an
International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, p. 433.
CHƯƠNG 7
ẢNH HƯỞNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHẤT THỂ HÓA 469

39. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as


an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, p. 438.
40. Michael E. Smith: “Rules, Transgovernmentalism, and the
Expansion of European Political Cooparation”, in Wayne Sandholtz,
Alec Stone Sweet: European International and Supranational
Governance, p. 311.
41. John Peterson, Elizabeth Bomberg: Decision-Making in the
European Union, p. 249.
42. Joseph Weiler, Wolfgang Wessels: “EPC and the Challenge of
Theory”, p. 229.
43. Martin Holland: “European Foreign Policy Transition in
Theory and Practice”, International Relations, 13 (3), 1996; P. Taylor:
“The European Communities as an Actor in International Society”,
Journal of European Integration, 6 (1), 1982. Xem Ben Rosamond:
Theories of European Integration, p. 176.
44. Christopher Hill: “The Capability-Expectations Gap, of
Conceptualizing Europe’s International Role”, pp. 310-315.
45. Roy H. Ginsberg: “Conceptualizing the European Union as
an International Actor: Narrowing the Theoretical Capability-
Expectation Gap”, p. 439.
46. Panayiotis Ifestos: European Political Cooperation: Towards a
Framework of Supranational Diplomacy? Avebury, Gover Publishing
Company Limited 1987, p. 101.
47. Ibid., p. 46.
48. John Peterson: “Introdution: The European Union as a Global
Actor”, in John Peterson and Helene Sjursen eds.: A Common Foreign
Policy for Europe? Competing Visions of the CFSP, Routledge (London
and New York) 1998, pp. 12-13.
QUỐC GIA
470 V SIÊU QUỐC GIA

49. Simon Nuttall: “Two Decades of EPC Performance”, in


Elfriedge Regelsberger, Philippe de Schoutheete de Tervarent,
Wolfgang Wessels, eds.: Foreign Policy of the European Union: From
EPC to CFSP and Beyond, Lynne Rienner Publishers 1997, pp. 23-26.
50. Nước thứ ba và bên thứ ba mà cuốn sách này chỉ là những
quốc gia hoặc tổ chức quốc tế không phải là nước thành viên EU.
51. Anthony D. Smith: “National Indentity and The Idea of
European Unity”, International Affairs, Vol. 68, No. 1, 1992; Edward
Moxon-Browne: “Eastern and Western Europe: Towards a New
European Identity?”, Contemporary Politics, Vol. 3, No. 1, 1997.
52. Joseph Weiler, Wolfgang Wessels: “EPC and the Challenge of
Theory”, pp. 235-237.
53. Trần Ngọc Cương: “Chiến lược “cực hóa” của EU”, Tạp chí
Học báo Thái Bình Dương, kỳ 3, năm 1999, tr. 40.
Chương 8

QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA


V NGO I QUỐC GIA

bốn chương trước, từ bốn phương diện nguồn gốc,


Ở phát triển, cơ chế và ảnh hưởng đối ngoại của nhất thể
hóa chúng tôi lần lượt nghiên cứu so sánh những quan điểm
liên quan về lý luận nhất thể hóa của các trường phái chủ yếu,
và trên cơ sở phân tích so sánh, ở cuối của mỗi phần, chương
đều đúc rút cách nhìn của bản thân chúng tôi đối với các vấn đề
đó. Ở chương này, chúng tôi chuẩn bị tiến hành công việc hoàn
chỉnh, nâng cấp lý luận đối với thành quả nghiên cứu của các
bộ phận. Sau khi đã trải qua công việc nghiên cứu hoàn chỉnh
từ chỉnh thể đến bộ phận, rồi lại từ bộ phận trở về một chỉnh
thể mới như vậy, chúng tôi tin tưởng rằng, lý luận nhất thể hóa
được rút ra ở đây sẽ có sức giải thích mạnh mẽ hơn và tính bao
quát lớn hơn.
Xuyên suốt sự phân tích của các chương trước đối với các
vấn đề trong lý luận nhất thể hóa châu Âu, chúng tôi phát hiện
ra rằng, trung tâm của tranh luận chủ yếu là sự đối lập giữa hai
quan điểm quốc gia (national) và siêu quốc gia (supranational).
Lý luận nhất thể hóa của chủ nghĩa quốc gia (nationnalism) là
chủ nghĩa hiện thực, chủ yếu cho rằng, nhất thể hóa là sự sáng
QUỐC GIA
472 V SIÊU QUỐC GIA

tạo của nước thành viên, phục vụ cho lợi ích của nước thành
viên, chính phủ nước thành viên về cơ bản đã kiểm soát tiến
trình và phương hướng phát triển của nhất thể hóa, tác dụng
của cơ chế nhất thể hóa chủ yếu là thúc đẩy sự trao đổi thông
tin giữa các nước thành viên, hạ thấp giá thành giao dịch, đồng
thời qua đó để tăng thêm giá thành mà nước thành viên muốn
lờ đi sự cam kết ban đầu, bỏ dở cuộc chơi, cơ chế nhất thể hóa
không thể phát huy vai trò và ảnh hưởng độc lập tới các nước
ngoài thành viên. Lý luận nhất thể hóa của chủ nghĩa siêu quốc
gia (supranationalism) là chủ nghĩa tự do, thậm chí có nhiều
yếu tố của chủ nghĩa lý tưởng, cho rằng tất cả phải coi sự thỏa
mãn nhu cầu lợi ích của mọi người ở mức cao nhất là tiêu
chuẩn. Quốc gia dân tộc trong lịch sử từng là một hình thức tổ
chức tuyệt vời nhất để mọi người thực hiện lợi ích, nhưng sau
khi bước vào thế kỷ XX, thì tất cả những cái đó đã thay đổi.
Cùng với sự gia tăng của hoạt động giao lưu xuyên quốc gia,
thì nhiều lúc quốc gia dân tộc đã trở thành vỏ bọc chắc chắn
ngăn cản việc thực hiện lợi ích, vì thế, đòi hỏi có một cơ chế
siêu quốc gia để thúc đẩy hoạt động lợi ích siêu quốc gia và tiến
hành điều hòa cũng như quản lý. Quốc gia - dân tộc kiên trì
quyền lực trong phương diện này sẽ dẫn đến sự tăng trưởng
của giá thành, từ bỏ một phần quyền lực đó, chuyển giao nó
cho một cơ chế siêu quốc gia thì mới phù hợp với tiêu chuẩn
thực hiện lợi ích của mọi người ở mức độ lớn nhất. Cho dù nhìn
về lâu dài, cơ chế siêu quốc gia liệu có thể thay thế toàn diện
quốc gia hay không, thì hiện tại, chí ít ở các lĩnh vực đã nhất thể
hóa, chủ nghĩa siêu quốc gia cho rằng, quốc gia dân tộc đã rút
lui, cơ chế siêu quốc gia đã bước lên vũ đài lịch sử. Vì thế, sự
tồn tại và vận hành của cơ chế siêu quốc gia có cơ sở hợp pháp,
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 473

quyền lực và ảnh hưởng của nó cũng độc lập với các nước
ngoài thành viên, sự phát triển của nó hoàn toàn lôgích. Nếu
như chúng ta coi chủ nghĩa quốc gia cực đoan và chủ nghĩa siêu
quốc gia cực đoan là hai điểm mút của một đường thẳng, thì sự
vận động của điểm mút chủ nghĩa quốc gia hướng về điểm mút
chủ nghĩa siêu quốc gia có thể được xem là một quá trình tăng
trưởng thuộc tính siêu quốc gia, xem Hình 8.1.

N S

A B C D
Hình 8.1: Sơ đồ tăng trưởng thuộc tính siêu quốc gia
Chú giải: N đại diện cho chủ nghĩa quốc gia cực đoan, S đại diện
cho chủ nghĩa siêu quốc gia cực đoan.

Nhìn từ lý luận nhất thể hóa đã có, đại bộ phận đều đã


không còn kiên trì điểm mút của hai đầu chủ nghĩa quốc gia và
chủ nghĩa siêu quốc gia, chủ nghĩa liên bang truyền thống sớm
đã đi theo con đường của Monnet chứ không phải con đường
Altiero Spinelli để chiếm cứ địa vị chủ đạo mà không còn có thị
trường1, còn chủ nghĩa liên bang mới lại rút lui khỏi lập trường
hoạch định một bộ hiến pháp châu Âu ban đầu để lùi về với lập
trường tìm kiếm và thúc đẩy đặc tính của thể chế liên bang từ
trong sự sắp xếp cơ chế nhất thể hóa hiện có. Hơn nữa, chúng
tôi đã chỉ ra ở trên, chủ nghĩa liên bang kỳ thực cũng là một loại
chủ nghĩa quốc gia, phân định nó thành chủ nghĩa siêu quốc
gia về mặt lôgích là có vấn đề. Về mặt lôgích, chủ nghĩa siêu
quốc gia thực sự nên loại trừ hình thái quốc gia trong trạng thái
cuối cùng của nhất thể hóa chứ không phải là thay thế nước
QUỐC GIA
474 V SIÊU QUỐC GIA

thành viên hiện có bằng quốc gia có phạm vi và quy mô mới,


còn trạng thái nhất thể hóa ngay cả sau khi loại bỏ hình thái
quốc gia là một trạng thái như thế nào, cho đến nay không ai có
thể đưa ra câu trả lời cụ thể. Cho nên, trong đại bộ phận lý luận
nhất thể hóa, từ siêu quốc gia không còn là hình thái quốc gia
siêu việt về ý nghĩa trừu tượng đòi hỏi thống nhất với lôgích
của nó, hơn 15 nước thành viên cụ thể của EU hiện có, cho dù
nhất thể hóa châu Âu cuối cùng biến thành một “nước hợp
chúng châu Âu” (United States of Europe), chỉ cần cái mà anh
nhìn thấy không còn là nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Anh thì
nó chính là siêu quốc gia rồi. Ngay cả khi chủ nghĩa quốc gia
cực đoan ở thời đại hiện nay thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau
và toàn cầu hóa đã là xu thế phổ biến, thì chẳng cần nói đến
châu Âu nhất thể hóa, mà ngay cả những quốc gia khác chưa
tham gia vào nhất thể hóa khu vực e rằng cũng không có bao
nhiêu người tiếp tục kiên trì. Vì thế, trên thực tế, đại đa số lý
luận nhất thể hóa đều ở vào các vị trí như A, B, C, D giữa hai
đầu điểm mút N và S (xem Hình 8.1), trong đó theo thứ tự
thuộc tính quốc gia có thể sắp xếp như sau: D>C>B>A. Nếu như
lấy điểm giữa của đường thẳng đó làm điểm phân chia, thì lý
luận vượt qua 1/2 thành phần chủ nghĩa quốc gia giống như A
và B thường được quy thành chủ nghĩa quốc gia, còn lý luận
mà thành phần chủ nghĩa siêu quốc gia như C và D vượt quá
1/2 thì được coi là chủ nghĩa siêu quốc gia.
Vấn đề là liệu chúng ta có không tránh khỏi bị rơi vào
cạm bẫy lý luận của chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa siêu
quốc gia hay không? Trong sự trình bày của mấy chương
trước, chúng tôi đã phân tích chỉ ra chủ nghĩa quốc gia
và chủ nghĩa siêu quốc gia đều có vấn đề về mặt lôgích và
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 475

chêch lệch với sự thực, ở đây lại quy nạp đơn giản nâng cấp
lên một chút.
Chủ nghĩa quốc gia cũng gọi là chủ nghĩa trung tâm quốc
gia (State-centrism), hạt nhân của nó là kiên trì chủ quyền quốc
gia, tức là quyền cai quản tối cao trong đối nội và quyền độc lập
trong đối ngoại của quốc gia. Cho dù rất nhiều lý luận nhất thể
hóa đều đã đưa ra thách thức đối với quan điểm quốc gia kiểm
soát nhất thể hóa, nhưng các phân tích của chủ nghĩa liên chính
phủ vẫn hết sức phổ biến. Nhưng chủ nghĩa quốc gia tuyệt đối
không thể thành lập về mặt lôgích chính trị, khái niệm chủ
quyền từ khi ra đời cho đến khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn đối
lập giữa tuyệt đối hoặc tương đối, thì cái mà nó muốn biểu đạt
là một hàm ý tuyệt đối, nhưng nó lại muốn lấy tương đối làm
điều kiện, điều đó đã quyết định chủ nghĩa quốc gia cũng phải
đối mặt với khó khăn lôgích như vậy. Trong nhất thể hóa châu
Âu, thì khó khăn đó biểu hiện là một thách thức căn bản mà
chủ nghĩa liên chính phủ phải đối mặt, tức là vì sao quốc gia
muốn lựa chọn con đường hạn chế tính tự chủ chính sách của
mình. Cho dù, phía trước sự lựa chọn đó có bổ sung một định
ngữ làm rõ nghĩa, thì về mặt lôgích, hành vi đó không tương
thích với lôgích nội tại của chủ nghĩa quốc gia tuyệt đối.
Trong vấn đề này chủ nghĩa liên chính phủ tự do hầu như
đã giải quyết được khó khăn lôgích của chủ nghĩa quốc gia, ở
tầng nấc trong nước nó đã chuyển hướng sang chủ nghĩa tự do,
còn ở tầng nấc quốc tế lại kiên trì chủ nghĩa hiện thực. Sự phân
chia đó thông qua tầng nấc thực tế lại không thể tổng hợp sự
phân hóa của chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do về mặt
lôgích, một mắt xích nó cần phải giải quyết là vì sao chính phủ
trung ương của quốc gia có tính hợp pháp duy nhất khi đại diện
QUỐC GIA
476 V SIÊU QUỐC GIA

cho lợi ích trong nước trên phạm vi quốc tế, nếu như nói kiên
trì lập trường của chủ nghĩa tự do, nhất thể hóa là để phục vụ
nhu cầu lợi ích trong nước, thì tập đoàn lợi ích trong nước
liệu có thể nói rằng chỉ có bản thân quốc gia hoặc cơ chế
khác ngoài quốc gia mới có thể đại diện tốt hơn cho nhu cầu
lợi ích của quốc gia hay không? Chủ nghĩa liên chính phủ tự
do cho dù chưa trực tiếp thảo luận vấn đề đó, nhưng có thể
suy luận hiển nhiên là đã loại bỏ một khả năng như vậy, vì
thế, nó vẫn không thoát khỏi khó khăn về mặt lôgích của chủ
nghĩa quốc gia.
Chủ nghĩa siêu quốc gia cũng có khó khăn về mặt lôgích.
Sự thành lập của mệnh đề siêu quốc gia phải lấy sự tồn tại của
quốc gia làm tiền đề, nếu như quốc gia đều tiêu vong, thì cũng
chẳng cần nói đến sự tồn tại của siêu quốc gia nào; nhưng,
chúng tôi cho rằng, về mặt lôgích cái mà nó đã chỉ hướng lại là
một sự phủ định đối với quốc gia. Trong vấn đề nhất thể hóa
châu Âu, cái mà chủ nghĩa siêu quốc gia muốn vượt qua chính
là chính trị châu Âu được tổ chức từ đơn vị cơ bản là các quốc
gia, dân tộc ở châu Âu, nhưng cái mà nó đã hướng tới là một
kiểu quốc gia trong phạm vi châu Âu, cho dù chính trị châu Âu
không còn là chính trị quốc gia của 15 nước thành viên hoặc
nhiều hơn, mà trở thành chính trị của một quốc gia thì nó vẫn là
một loại chính trị quốc gia, chứ không phải là chính trị siêu
quốc gia, hoạt động của nó trong xã hội quốc gia vẫn lấy quan
hệ giữa quốc gia làm chuẩn tắc hành vi. Như vậy, chủ nghĩa
siêu quốc gia thực sự không thể đơn độc thực hiện ở châu Âu,
mà phải theo yêu cầu lôgích, chỉ có thể thực hiện trên phạm vi
toàn cầu, giống như Mác đã phán đoán, sự giải phóng thực sự,
triệt để của giai cấp công nhân không thể hoàn thành đơn độc ở
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 477

một quốc gia nào đó, mà chỉ có thể là sự giải phóng của toàn
nhân loại, bằng không cho dù là hiện thực như thế nào thì chí ít
lôgích của nó là không thể suy diễn.
Như vậy, trong tình cảnh cả hai lập trường đều có hoàn
cảnh khó khăn về mặt lôgích mà không thể tự khắc phục được,
liệu chúng tôi có thể tìm kiếm một lập trường khác, mà sự giải
thích cho A, B, C, D như Hình 8.1 không chỉ là sự chuyển động
sang trái sang phải giữa hai điểm mút lập trường N và S hay
không? Hãy để chúng tôi thông qua việc tổng hợp khái quát lại
nội dung của một số quan điểm tản mát ở mấy chương trước,
thông qua quá trình nghiên cứu so sánh đối với những giải
thích đã có để tìm kiếm khả năng đó, trước tiên sẽ bàn luận từ
vấn đề mang tính bên ngoài.

I. GIẢI THÍCH TỔNG HỢP ĐỐI VỚI NHẤT THỂ HÓA


GIẢ THIẾT TÍNH BÊN NGO I

Tính bên ngoài là một vấn đề mà chủ nghĩa chế độ và chủ


nghĩa liên chính phủ đều bàn đến. Người theo chủ nghĩa chế độ
như Oran R. Young cho rằng: “Khi hoạt động hoàn toàn nảy
sinh ở phạm vi quản lý tư pháp của một quốc gia có ảnh hưởng
đối với phúc lợi của cư dân sống trong phạm vi quản lý tư
pháp khác, thì tính bên ngoài xuyên biên giới (transboundary
externality) đã hình thành”2. Tính bên ngoài đó có lúc là ảnh
hưởng vô hình sinh ra từ sự phụ thuộc lẫn nhau về đạo đức
tinh thần, cũng có lúc là ảnh hưởng hữu hình sinh ra từ sự phụ
thuộc lẫn nhau về vật chất đối với phúc lợi của những người
sống ở khu vực khác. Người theo chủ nghĩa liên chính phủ
Adrew Moravcsik cho rằng, tính bên ngoài chính sách (policy
QUỐC GIA
478 V SIÊU QUỐC GIA

externality) có hai tình huống như sau: “Chính sách của một
quốc gia đã tạo ra giá thành và lợi ích của tập đoàn xã hội quan
trọng nằm ngoài phạm vi quản lý tư pháp của quốc gia đó”, và
cả “việc thực hiện mục tiêu của chính phủ trong nước của một
quốc gia phụ thuộc vào chính sách bên ngoài”3. Xem ra, trong
nhận thức đối với vấn đề tính bên ngoài, thì chủ nghĩa hiện
thực và chủ nghĩa tự do không mấy khác biệt về bản chất, đều
cho rằng nó là như vậy, tức là hoạt động trong nội bộ một quốc
gia, về lý luận hoàn toàn thuộc về phạm vi quản lý tư pháp của
quốc gia đó, có ảnh hưởng đến tập đoàn và cá nhân của một
quốc gia khác, việc thực hiện chính sách nội bộ của một quốc
gia trên một mức độ nhất định phụ thuộc vào hoạt động chính
sách của nước khác. Nói một cách đơn giản, tính bên ngoài
chính là chỉ tính chất của vấn đề đã vượt qua phạm vi biên giới
của một quốc gia.
Hơn nữa, chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do đều cho
rằng, tính bên ngoài là nảy sinh từ sự phát triển phụ thuộc lẫn
nhau trong quan hệ quốc tế. Căn cứ vào định nghĩa của
Keohane và Nye, phụ thuộc lẫn nhau chỉ kết quả mà hai bên
đều phải trả giá nảy sinh trong hoạt động giao lưu của quốc
gia. Quan hệ phụ thuộc lẫn nhau sinh ra do sự tăng lên nhanh
chóng trong quá trình giao tiếp, đương nhiên, sự phụ thuộc này
không đơn giản là giao tiếp với nhau, “khi hoạt động giao tiếp
nảy sinh kết quả mà hai bên đều phải trả giá (cho dù là không
ngang nhau), thì đã tồn tại sự phụ thuộc lẫn nhau. Khi hoạt
động giao tiếp giữa chúng không nảy sinh kết quả mà phải trả
giá nghiêm trọng, thì chỉ là tồn tại mối quan hệ qua lại với
nhau”4. Trả giá không phải là chỉ sự tổn thất theo lý giải thông
thường, mà chỉ đồng nghĩa với việc là quyền tự chủ bị hạn chế,
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 479

ngay cả giá phải trả đó thu lợi lớn hơn chi phí hoặc ngược lại,
điều đó không bao gồm trong phạm vi ý nghĩa của từ trả giá.
Trả giá có thể là một bên trực tiếp hoặc có ý nhấn mạnh, cũng
có thể là vô ý hoặc gián tiếp tạo ra. Xem ra như vậy, ý nghĩa của
sự phụ thuộc lẫn nhau và tính bên ngoài không khác biệt là
bao, chúng đi đôi với nhau, sự phụ thuộc lẫn nhau cũng đồng
nghĩa với sự tồn tại của vấn đề mang tính bên ngoài, ngược lại
cũng vậy.
Có điều, cho dù sự khác biệt không lớn, hơn nữa đi đôi với
nhau, nhưng khi sử dụng lại có khác nhau. Cái mà sự phụ
thuộc lẫn nhau thường chỉ là mối quan hệ giữa chủ thể, khi
phần lớn lượng dầu lửa của một quốc gia là phải nhập khẩu, thì
chúng tôi nói quốc gia đó phải phụ thuộc vào thị trường dầu
lửa thế giới và nước xuất khẩu dầu lửa; còn tính bên ngoài
thường là một vấn đề mà chủ thể tính toán khi lựa chọn chính
sách, do có sự phụ thuộc của một nước đối với thị trường dầu
lửa thế giới, vì thế khi hoạch định mục tiêu tăng trưởng kinh tế
quốc dân, thì quốc gia đó phải tính toán đến vấn đề bên ngoài,
tức là sự lên xuống của giá dầu lửa trên thị trường thế giới vì
nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân của
quốc gia đó.
Đương nhiên, giống như sự phụ thuộc lẫn nhau, cảm nhận
của mỗi quốc gia đối với tính bên ngoài là khác nhau. Cho dù là
cùng một quốc gia, trong mỗi vấn đề khác nhau và chính sách
tương ứng thì tính bên ngoài mà nó cảm nhận cũng sẽ không
giống nhau.
Tính bên ngoài có thể phân biệt thành tích cực và tiêu cực.
Tăng thuế nhập khẩu, thực hiện bù đắp xuất khẩu cho hàng
hóa của nước mình, mưu cầu ưu thế quân sự đơn phương đều
QUỐC GIA
480 V SIÊU QUỐC GIA

là tính bên ngoài tiêu cực, những chính sách như vậy sẽ tạo ra
phí tổn cho chính phủ và người dân nước ngoài, và vì thế mà
tổn hại đến việc thực hiện chính sách của nước ngoài; tính bên
ngoài tích cực là chỉ chính sách trong nước mang lại lợi ích cho
tập đoàn nước ngoài, như đơn phương mở cửa thị trường, đơn
phương hạ thấp thuế nhập khẩu, đơn phương cắt giảm chi phí
quân sự và cắt giảm vũ khí trang bị. Nói chung, tính bên ngoài
tích cực hoàn toàn là một loại hành vi nhượng lợi đơn phương,
hoàn toàn nhận được sự hoan nghênh của đối phương, từ đó
không phát sinh thêm vấn đề gì. Tính bên ngoài tiêu cực lại
đồng nghĩa với sự tồn tại của vấn đề, cần phải tìm kiếm đối
sách để giải quyết các mặt có liên quan. Vì thế, trong đại đa số
các trường hợp tính bên ngoài đồng nghĩa với tính bên ngoài
tiêu cực, bởi vì tính bên ngoài tích cực không đòi hỏi chúng ta
mất nhiều thời gian và công sức để thảo luận.
Tính bên ngoài cũng có thể tiến hành thảo luận từ nội
dung. Như Adrew Moravcsik đã nói, tính bên ngoài không
những chỉ là ý nghĩa về mặt kinh tế, còn có ý nghĩa trong mặt
an ninh, như tính bên ngoài của an ninh (security externality).
Cách giải thích tính bên ngoài của an ninh đối với nhất thể hóa
cho rằng, nhất thể hóa kinh tế châu Âu sau chiến tranh không
những chỉ hạn chế ở việc theo đuổi lợi ích kinh tế, mà còn có
động cơ địa - chính trị, bao gồm ràng buộc nước Đức, thiết lập
lực lượng cân bằng thứ ba giữa Mỹ và Liên Xô, áp đặt sự đối
lập cực đoan giữa lực lượng cánh hữu trong nước với chủ nghĩa
cộng sản. Lý luận đó còn có thể giải thích vì sao nước Anh lại
chần chừ đối với sự nghiệp châu Âu, nước Đức vì sao lại nhiệt
tình với chủ nghĩa liên bang, còn nước Pháp lại do dự ở hai đầu
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 481

mút đó, khó mà chọn hay bỏ5. Bản thân Adrew Moravcsik lại
không đồng ý với quan điểm đó, ông cho rằng, thứ có tác dụng
trong nhất thể hóa châu Âu chỉ là tính bên ngoài kinh tế, ở đây
chúng tôi không bàn luận tới việc tính bên ngoài kinh tế có vai
trò trong nhất thể hóa hay không, mà chỉ muốn chỉ ra tính bên
ngoài đã tồn tại những nội dung như tính bên ngoài kinh tế,
tính bên ngoài an ninh, tính bên ngoài chính trị. Tính bên ngoài
kinh tế là dễ nhìn thấy nhất, ví dụ, chính sách tiền tệ của một
nước ở một mức độ rất lớn lại phụ thuộc vào chính sách tiền tệ
của nước khác (hiện nay chủ yếu là Mỹ), một nước muốn thông
qua nỗ lực hạ thấp giá trị tiền tệ để mở rộng xuất khẩu rất có
thể sẽ bị triệt tiêu khi tăng giá thành nhập khẩu. Tính bên ngoài
an ninh cũng rất rõ ràng, khó khăn về an ninh chính là minh
chứng điển hình đối với tính bên ngoài đó, ngoài ra, nó cũng
bao gồm sự phụ thuộc vào an ninh của một nước đối với nước
khác, ví dụ, ở châu Âu sau chiến tranh, an ninh của nước Pháp
đã không những chỉ phụ thuộc vào mối quan hệ của Pháp với
Đức, mà còn phụ thuộc vào chính sách an ninh của Mỹ. Tính
bên ngoài chính trị cũng tồn tại, những người như Myhrvold đã
thảo luận về khủng hoảng quốc gia, dân tộc ở Tây Âu sau chiến
tranh6, hoặc nói một cách chính xác hơn là thách thức mà thể
chế chính trị của các nước Tây Âu phải đối mặt, đặc biệt là chủ
nghĩa đầu hàng hoặc chủ nghĩa lưu vong của chính phủ cũ,
thêm vào đó là cuộc cạnh tranh về chế độ chính trị khác và ý
thức hệ, gây ra khủng hoảng niềm tin của mọi người đối với
chính phủ. Biểu hiện sức mạnh kinh tế của một nước cũng sẽ
gây ra sự bất mãn của nhân dân nước láng giềng đối với chính
sách kinh tế của chính phủ nước mình, từ đó dẫn đến vấn đề
QUỐC GIA
482 V SIÊU QUỐC GIA

mất ổn định của chính phủ. Sự truyền bá xuyên quốc gia của
trào lưu tư tưởng chính trị cũng là một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến việc thay đổi chính phủ, nhiều tác
phẩm đều nói đến mạch phát triển của chính trị Tây Âu sau
chiến tranh có tính dây chuyền, đại đa số các nước Tây Âu
thường sẽ xuất hiện hiện tượng chính đảng cánh tả và chính
đảng cánh hữu cùng cầm quyền.
Đương nhiên, tính bên ngoài còn có thể phân biệt từ mức
độ, tính bên ngoài cao chính là phụ thuộc lẫn nhau một cách
cao độ, hình thức cực đoan của chúng có thể biểu hiện là một
khi sự phụ thuộc lẫn nhau đó bị cắt đứt, thì sự sinh tồn của
toàn bộ quốc gia cũng có thể trở thành vấn đề, cái giá của quan
hệ đối ngoại có thể là sự mất đi tính tự chủ của bản thân. Tính
bên ngoài thấp có biểu hiện là chịu ảnh hưởng của thế giới bên
ngoài, nhưng ảnh hưởng đó được duy trì trong phạm vi có thể
kiểm soát, có thể chấp nhận.
Đối mặt với sự tồn tại của tính bên ngoài, các quốc gia đều
muốn loại bỏ hoặc kiểm soát nó, khiến nó không đến mức nguy
hại. Adrew Moravcsik cho rằng, trong kinh tế chính trị quốc tế
đương đại, thông thường có hai biện pháp để loại bỏ tính bên
ngoài chính sách tiêu cực: một là, tự do hóa thị trường cùng có
lợi, loại bỏ việc hạn chế xuất, nhập khẩu hữu hình và vô hình,
thực hiện lưu thông tự do hàng hóa, dịch vụ, nhân viên, đó
chính là việc người ta đã làm khi thiết lập thị trường lớn thống
nhất châu Âu; hai là, chính sách nhất trí hóa, để bảo đảm sự
cung cấp liên tục về hàng hóa công mà quốc gia đảm nhận
trong nội địa, như công bằng về kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo hộ mang tính kiểm soát, nhiều chính sách chung của
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 483

châu Âu nhất thể hóa thuộc hình thức đó, như chính sách
thương nghiệp chung, chính sách nông nghiệp chung, chính
sách môi trường chung, chính sách ngoại giao và an ninh
chung7. Ý kiến của Oran R. Young là thiết lập một hệ thống
quản trị, các nước thành viên hữu quan sẽ hành động tập thể,
khi sự kiện xảy ra trong phạm vi quản lý tư pháp quốc gia
nào đó ảnh hưởng đến sự tồn tại của quốc gia khác hoặc toàn
bộ hệ thống, thì hệ thống quản trị đó có quyền can dự vào
công việc nội bộ của quốc gia đó, cho dù chính phủ nước đó
có muốn như vậy hay không8. Trong đó, cái mà Adrew
Moravcsik nhấn mạnh là sự điều chỉnh chính sách của quốc
gia liên quan, còn điểm đặt chân của Oran R. Young là ở chỗ
thiết lập chế độ quản lý. Hai cách giải thích đó đối với sự giải
thích về nhất thể hóa châu Âu đều có một số vấn đề: sự điều
chỉnh chính sách hoàn toàn thiết lập trên cơ sở chính phủ tự
nguyện, đối với hiệu quả và hiệu suất trong việc giải quyết
vấn đề mang tính bên ngoài thì đều không đạt được trạng
thái tốt nhất; còn những cơ chế quốc tế có quyền can dự trực
tiếp vào công việc nội bộ mà Young đã giả thiết thì e rằng rất
khó được các nước chấp nhận.
Trước hết không cần biết kết quả như thế nào, chúng tôi
cho rằng, về lý luận sự lựa chọn mang tính chiến lược loại bỏ
hoặc kiểm soát tính bên ngoài chí ít có bốn loại sau: qua lại gián
đoạn, nội bộ hóa, điều chỉnh chính sách, nhất thể hóa. Kết quả
mà qua lại gián đoạn dẫn đến chính là đóng cửa tự thủ, phần
lớn hoạt động nội bộ đều giới hạn trong biên giới quốc gia,
cũng không để hoạt động bên ngoài vượt qua biên giới, quan
hệ đối ngoại hữu hạn đều được kiểm soát trong tay bộ máy tập
QUỐC GIA
484 V SIÊU QUỐC GIA

quyền cao độ, lịch sử chứng minh cái giá của sự lựa chọn
chiến lược đó là rất lớn. Nội bộ hóa là một lựa chọn chiến
lược cực đoan khác theo hướng đóng cửa tự thủ, nó muốn
biến tính chất bên ngoài của vấn đề thành tính chất nội bộ,
phương pháp của nó chính là thông qua việc chinh phục bên
ngoài, xây dựng đế quốc, hoặc giữa các quốc gia hình thành
một quốc gia thống nhất mới thông qua ký kết điều ước hòa
bình, biến vấn đề đáng lẽ phải do quốc tế hiệp thương giải
quyết thành việc mà trong nước có thể đơn phương quyết
định. Thực thi chiến lược đó còn có một số phương pháp
khác kín đáo hơn so với xây dựng đế quốc, như nâng đỡ
chính quyền bù nhìn, thiết lập căn cứ quân sự ở nước ngoài
và đóng quân ở nước ngoài, thiết lập hệ thống đồng minh
mang tính kiểm soát. Điều hòa chính sách là thông qua hoạt
động ngoại giao, trên tinh thần đôi bên cùng có lợi, thỏa hiệp
lẫn nhau để giải quyết vấn đề, hoạt động ngoại giao đó có thể
mang tính thông thường, cũng có thể là thể chế hóa, tức là
thông qua thiết lập chế độ quốc tế song phương hoặc đa
phương để tiến hành. Nhất thể hóa là một sự lựa chọn chiến
lược gần nội bộ hóa hơn điều hòa chính sách, nó là phương
pháp cộng đồng hóa vấn đề, tạo ra một cơ chế chung để mọi
người cùng giải quyết. Chỗ hay của nó là chi phí bỏ ra ít hơn
so với phương pháp qua lại gián đoạn và nội bộ hóa, có thể
giành được lợi ích lớn hơn so với phương pháp điều hòa
chính sách.
Xem ra như vậy nhất thể hóa chỉ là một trong những biện
pháp giải quyết vấn đề mang tính bên ngoài. Trong bốn
phương pháp nói trên, phương pháp qua lại gián đoạn và
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 485

nội bộ hóa không thể nói là không ai lựa chọn, nhưng chí ít
chúng đã ngày càng không phù hợp với trào lưu phát triển của
lịch sử, hơn nữa phí tổn đều rất lớn, cái giá mà đóng cửa đất
nước phải trả là sự phát triển chậm chạp của quốc gia, thậm chí
là thụt lùi, thế giới ngày nay đã không còn quốc gia nào có thể
không tham dự vào giao lưu quan hệ quốc tế mà phồn vinh
giàu mạnh, chỉ nhìn từ lý luận kinh tế, kinh tế quy mô của
ngành nghề và lợi thế so sánh của quốc gia là đã có thể giải
thích vì sao một quốc gia muốn tham dự vào quá trình giao lưu,
quan hệ quốc tế. Cái giá của nội bộ hóa là sự đối kháng gặp
phải khi chinh phục quân sự là sự chỉ trích, tẩy chay, cấm vận
của cộng đồng quốc tế và cả chi phí duy trì sự thống trị sau khi
chinh phục, cái giá của nội bộ hóa lại là chi phí trang bị vũ khí
và đóng quân ở nước ngoài, hoặc viện trợ phát triển. Điều hòa
chính sách và nhất thể hóa là phương pháp giải quyết tương
đối mà mọi người có thể chấp nhận được, hơn nữa chi phí cũng
tương đối thấp, chi phí của hoạt động ngoại giao có thể đạt đến
thỏa thuận thấp hơn so với cắt đứt quan hệ hoặc chinh phục
bằng quân sự, đến ngay cả “Hiệp định Munich” mang tiếng
không mấy tốt đẹp ban đầu cũng được cho là đã dùng cái giá
thấp nhất để đổi lấy hòa bình, khi đó Neville Chamberlain đã
nhận được sự hoan nghênh như anh hùng ở trong nước. Còn
thể chế hóa hoạt động ngoại giao, tức là thiết lập thể chế quốc tế
được chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự do cho rằng đã hạ
thấp chi phí giao dịch, ở một mức độ nhất định đã kiểm soát
tính bên ngoài của chế độ. Nhất thể hóa lại là sự sắp xếp chặt
chẽ nhất trong chế độ quốc tế, ở một mức độ nhất định đã nội
bộ hóa vấn đề tính bên ngoài, nhưng lại không thể mang lại
QUỐC GIA
486 V SIÊU QUỐC GIA

giá thành cao mà biện pháp nội bộ hóa tạo ra, vì thế, vấn đề
tính bên ngoài ở một mức độ lớn hơn đã được kiểm soát chung.
So với ba phương pháp khác, nhất thể hóa chí ít có lợi trong
một vài mặt sau: (1) Thể hiện hết khả năng nguyên tắc bình
đẳng quốc tế, bởi vì cho dù là nước lớn hay nhỏ, chỉ cần tham
gia nhất thể hóa thì đều đã chấp nhận bị hạn chế tính tự chủ với
hạn độ ngang nhau. Trong vận hành thực tế nhất thể hóa châu
Âu, sức ảnh hưởng thực tế của nước lớn chắc chắn phải lớn hơn
nước nhỏ, nhưng quyền lợi theo luật định của nước nhỏ cũng
đủ để ngăn cản việc thông qua những sắp đặt quốc tế mà bản
thân nó không muốn, còn khi trong lịch sử châu Âu chưa có chế
độ nhất thể hóa như vậy, thì nước nhỏ thường bị cuốn vào cuộc
đấu tranh của nước lớn, thậm chí trở thành vật hy sinh trong
cuộc đấu tranh lớn đó. (2) Nhất thể hóa khiến các nước tham dự
trở thành một tập thể, đã tăng cường năng lực của bản thân mỗi
nước đối kháng lại tính bên ngoài tồn tại trong quan hệ với bên
thứ ba. Khi tham gia vào đàm phán thương mại quốc tế, địa vị
của Cộng đồng châu Âu với tư cách là một chỉnh thể cao hơn
nhiều so với tư cách của từng quốc gia đơn lẻ, xét về từng nước,
kinh tế của Đức đứng thứ ba thế giới*, sau Nhật Bản; còn xét cả
Liên minh châu Âu, tổng sản phẩm quốc gia của Đức tương
đương với nước đứng đầu thế giới là Mỹ, thậm chí có phần còn
nhỉnh hơn. (3) Đối với nước thành viên nhất thể hóa có tính
kiểm soát, tính dự đoán cao hơn so với thể chế quốc tế, đương
nhiên cũng hơn hoạt động ngoại giao thông thường, bởi vì
đúng như nhiều lý luận đã nói đến, nhất thể hóa khiến cho cam
______________
* Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế tính đến năm 2019: Đức là
nền kinh tế lớn thứ tư thế giới (BT).
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 487

kết của nước thành viên hữu quan càng đáng tin cậy hơn,
những sắp xếp liên quan càng không thể thay đổi.
Qua lại Đóng cửa
gián đoạn đất nước
Xã hội quốc tế và
chế độ quốc tế
Điều hòa Hoạt động
chính sách ngoại giao

Tính bên ngoài


Nhất thể hóa Cơ chế chung
Tập đoàn quốc gia
và quốc gia

Kiểm soát thống nhất


Nội bộ hóa
chinh phục

Hình 8.2: Phương pháp giải quyết vấn đề tính bên ngoài

Khi so sánh kết quả về các phương án giải quyết vấn đề


tính bên ngoài trình bày ở trên, trên thực tế, chúng tôi đã đưa ra
một vấn đề tiêu chuẩn, tức là cố gắng hết sức để giải quyết vấn
đề tốt hơn, phù hợp với nguyên tắc kép là hiệu quả và hiệu
suất. Điều này có nghĩa là, đánh giá bằng tiêu chuẩn giải quyết
vấn đề tốt hơn, nhất thể hóa đã trở thành một lựa chọn tốt nhất
trong bốn phương án giải quyết vấn đề tính bên ngoài.
Tuy rằng, nhất thể hóa có những điểm mạnh đó, nhưng nó
không phải là chiến lược mà tất cả các quốc gia đều lựa chọn.
Như chúng tôi đã nói đến ở phần II Chương 4, nguồn gốc của
nhất thể hóa phải thỏa mãn nhiều điều kiện, mà những điều
kiện đó lại không phải quốc gia ở khu vực nào cũng có đủ.
Đương nhiên, nhất thể hóa mà chúng ta nói ở đây là chỉ nhất
QUỐC GIA
488 V SIÊU QUỐC GIA

thể hóa có sự thiết lập cơ chế chung và đã nảy sinh sự chuyển


dịch quyền lực tương ứng, chứ không phải là như thông
thường chỉ hạn chế ở nhất thể hóa thiết lập khu vực thương mại
tự do.
Chính bởi vì nhất thể hóa gần nội bộ hóa hơn so với điều
hòa chính sách thông thường, cho nên có thể nói đó là một
chiến lược mà quốc gia hữu quan phải hạ quyết tâm rất lớn để
áp dụng, trong khi đó, điều thúc đẩy họ hạ quyết tâm là trình
độ phát triển của tính bên ngoài. Chúng tôi rất khó nói rõ ở
mức độ nào thì quốc gia hữu quan sẽ cân nhắc việc dùng
phương pháp nhất thể hóa để giải quyết vấn đề tính bên ngoài,
nhưng mức độ của nó trong bối cảnh đặc thù khẳng định là đã
vượt qua mức độ mà quốc gia thông thường cảm nhận được.
Đối với Tây Âu trước khi khởi động nhất thể hóa, đám mây đen
Chiến tranh lạnh, tình cảnh lưỡng nan trong vấn đề nước Đức
vũ trang lại, quản lý công nghiệp cơ sở mà phục hưng kinh tế
đòi hỏi đều không phải là vấn đề tính bên ngoài mà một quốc
gia đơn lẻ có thể đối phó được, nhưng mọi quốc gia đều muốn
giành được sự bảo đảm nào đó. Nếu phải miêu tả mức độ đó,
thì có thể nói là mức độ mà quốc gia cảm thấy không thể kiểm
soát được vận mệnh phát triển của mình, hoặc là không thể tự
mình thực hiện một số lợi ích quốc gia hết sức quan trọng đối
với sự tồn tại và phát triển của bản thân.
Vì thế, nhất thể hóa là một sự lựa chọn chiến lược mà sau
khi tính bên ngoài phát triển đến một mức độ nhất định, xuất
phát từ nhu cầu thực hiện một số lợi ích quốc gia hết sức quan
trọng, thông qua thiết lập cơ chế chung và chuyển giao quyền
lực tương ứng cho một quốc gia mà các nước hữu quan đưa
ra để cùng kiểm soát và giải quyết vấn đề tính bên ngoài.
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 489

Như chúng tôi đã tổng kết ở cuối phần I Chương 4, lợi ích quốc
gia chắc chắn là nội dung mà chiến lược nhất thể hóa muốn
thực hiện, nhưng không là trong mọi tình huống, bất cứ việc
thực hiện lợi ích quốc gia nào đều phải thông qua con đường
nhất thể hóa. Sander Halls và Zisman nói rằng: “Nhất thể hóa
bắt nguồn từ việc chính phủ nhận thức được vấn đề chính sách
kinh tế nào đó không thể giải quyết bằng con đường quốc gia
đơn lẻ, đồng ý quyết sách chung trong cơ chế siêu quốc gia”9.
Còn chúng tôi cho rằng, cái cần đến nhất thể hóa ở đây không
những chỉ là vấn đề kinh tế, mà còn là vấn đề mang tính tổng
hợp bao gồm nội dung trên các mặt an ninh và chính trị.

1. Hệ thống quản trị chung


Chúng tôi cho rằng, đặc trưng quan trọng của nhất thể hóa
châu Âu không những chỉ hạn chế ở việc áp dụng một số biện
pháp nhất thể hóa kinh tế như thiết lập khu vực thương mại tự
do nội bộ, đồng minh thuế quan, thị trường chung, mà nó còn
là một quá trình đã bao gồm sáng lập cơ chế chung và chuyển
giao quyền lực cho cơ chế chung. Vậy thì những cơ chế chung
dùng để giải quyết vấn đề tính bên ngoài, thực hiện lợi ích quốc
gia và vận hành quyền lực của nó có tính chất như thế nào?
Như chúng tôi đã thảo luận ở Chương 5, đầu tiên, ở
phương diện chung, tính chất liên chính phủ của nhất thể hóa
là rất rõ ràng. Không cần nói, hiệp ước sáng lập cộng đồng và
liên minh cấu thành căn cứ pháp luật của hoạt động nhất thể
hóa là được ký kết bởi các nước thành viên, chưa có sự đồng ý
của nước thành viên thì không thể có cơ chế nhất thể hóa, cũng
không thể có hoạt động của nhất thể hóa. Hơn nữa, việc sửa
đổi, bổ sung điều ước cũng phải do đại diện nước thành viên
QUỐC GIA
490 V SIÊU QUỐC GIA

tổ chức hội nghị liên chính phủ để thảo luận, do nước thành
viên ký kết và sau khi trải qua trình tự phê chuẩn lập pháp
trong nước mới có hiệu lực. Cơ chế chung và hoạt động của nó
chỉ hạn chế ở phạm vi nước thành viên được quyền, “quyền
hạn pháp luật của Cộng đồng châu Âu chỉ hạn chế ở hành động
và quyền lực được quy định cụ thể trong “Hiệp ước Cộng đồng
châu Âu””10. Quyền hạn và chức năng của cộng đồng có trong
quy định của điều khoản liên quan của hiệp ước, chứ không
phải dựa trên mục tiêu mà cộng đồng sáng lập. Như vậy, cơ
chế chung cho dù quyền lực có lớn đến đâu, thì nó cũng không
thể tự gia tăng quyền lực của mình; nếu như cơ chế chung có
quyền lực như vậy, tức là vì nhu cầu thực hiện mục tiêu mà có
thể trong tình huống không cần thông qua sự đồng ý của nước
thành viên, vẫn tự mở rộng phạm vi quyền lực và lĩnh vực hoạt
động của bản thân thì có nghĩa là nó đã thực sự trở thành một
chế độ siêu việt hơn quốc gia, dân tộc hiện nay.
Tình hình đó đã thay đổi khi ký kết “Hiệp ước Maastricht”,
bởi vì khoản A mục “Điều khoản chung” trong phần thứ nhất
của hiệp ước đó đã quy định: “hiệp ước này đã đánh dấu một
giai đoạn mới trong tiến trình sáng lập liên minh ngày càng
chặt chẽ giữa nhân dân các nước châu Âu; trong giai đoạn đó,
việc đưa ra quyết sách sẽ gần với công dân hết mức có thể”.
Còn khoản 3B của phần thứ hai là “điều khoản sửa đổi “Hiệp
ước thành lập Cộng đồng kinh tế châu Âu” để thành lập Cộng
đồng châu Âu” lại phân định sự rõ ràng này thành nguyên tắc
bổ sung11, quy định: “Cộng đồng nên làm việc trong giới hạn
quyền lực và mục tiêu được giao quy định trong hiệp ước này.
Trong phương diện không thuộc sự quản lý chuyên môn của
mình, thì cộng đồng nên hành động theo nguyên tắc bổ sung,
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 491

tức là chỉ có ở và hạn chế trong tình hình sau: Mục tiêu hành
động có thể thực hiện bởi nước phi thành viên, nhưng do quy
mô và ảnh hưởng của hành động đó nên tốt nhất là do cộng
đồng thực hiện. Bất cứ hành động nào của cộng đồng đều
không nên vượt qua mức độ cần thiết để thực hiện mục tiêu
quy định tại hiệp ước này”12.
Nguyên tắc bổ trợ đã gây ra một cuộc tranh luận mới của
mọi người về chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa siêu quốc gia,
một số người lý giải nó là báu vật để chế ngự “quái vật
Bruxelles”, còn đối với một số người khác, nó lại đánh dấu sự
xác lập của nguyên tắc phân quyền chủ nghĩa liên bang. Giáo
sư Vương Hạc cho rằng: “Bản chất của nguyên tắc bổ trợ là phù
hợp với lôgích của chủ nghĩa liên bang về việc chia sẻ quyền
lực giữa các cấp chính phủ, nguyên tắc đó lại được đưa vào
“Hiệp ước Masstricht”, trên thực tế là đã đặt cơ sở nguyên tắc
chỉ đạo và pháp luật cho Cộng đồng châu Âu đi theo Liên minh
châu Âu mang tính chất liên bang”13. Chúng tôi e rằng vấn đề
không đơn giản như vậy, nguyên tắc bổ trợ thực sự là nguyên
tắc phân quyền quan trọng của thể chế liên bang, nhưng cần
xem nó sử dụng trong hệ thống như thế nào. Trong một hệ
thống như EU, nguyên tắc bổ trợ vẫn chưa đủ để nó trở thành
một thể chế liên bang, có ít nhất ba lý do sau đây: Thứ nhất, sự
biểu đạt rõ ràng của nguyên tắc bổ trợ là ở bộ phận cộng đồng,
vì thế sự vận dụng của nó về cơ bản phải hạn chế ở phạm vi
những việc của cộng đồng. Thứ hai, thực ra điều ước còn có quy
định vấn đề quyền lực còn lại liên quan với nguyên tắc bổ trợ,
điều 235 “Hiệp ước Roma” chưa sửa đổi trong “Hiệp ước
Maastricht” quy định: “Nếu như trong quá trình vận hành thị
trường chung, hành động cộng đồng thực sự thực hiện một
QUỐC GIA
492 V SIÊU QUỐC GIA

mục tiêu chung không thể thiếu được, mà điều ước này lại chưa
trao cho quyền lực cần thiết, thì Hội đồng tiếp thu đề nghị của
Ủy ban và qua trưng cầu ý kiến của Nghị viện châu Âu để ra
nghị quyết nhất trí toàn thể áp dụng biện pháp thích hợp”14.
Như vậy có nghĩa là, quyền lực còn lại được kiểm soát trong tay
các nước thành viên, Hội đồng đã đại diện cho ý kiến của nước
thành viên. Vì thế tốt nhất là kết hợp khoản 3B của “Hiệp ước
Maastricht” và điều 235 của “Hiệp ước cộng đồng” với nhau để
lý giải. Thứ ba, về vấn đề quyền giải thích của nguyên tắc đó thì
“Hiệp ước Maastricht” lại không quy định rõ ràng. Cốt lõi của
nguyên tắc bổ trợ là nguyên tắc hiệu quả và hiệu suất của việc
giải quyết vấn đề, nhưng ai có quyền uy hợp pháp duy nhất để
giải thích nguyên tắc đó? Về lý mà nói, theo quy định của cộng
đồng, Tòa án châu Âu nên có quyền giải thích ưu tiên, nhưng
nó vừa là một nguyên tắc lập pháp, vừa là nguyên tắc chính trị,
vì thế Tòa án châu Âu liệu có độc quyền giải thích hay không
đã trở thành vấn đề. Đồng thời, giải thích của các nước thành
viên lại khác nhau, chí ít là giữa nước Anh và nhiều quốc gia
đại lục ở châu Âu đã tồn tại sự bất đồng, nước Anh hy vọng
hạn chế phạm vi sử dụng của nó trong việc xây dựng bốn tự do
của thị trường chung, còn nhiều quốc gia đại lục ở châu Âu lại
hy vọng nó trở thành một nguyên tắc phổ biến để phân quyền
giữa cộng đồng và các nước thành viên15. Nếu như nói Tòa án
châu Âu đã giành được quyền giải thích độc quyền đối với
nguyên tắc đó, thì chúng ta có thể nói một liên bang châu Âu đã
thực sự ra đời.
Sở dĩ nguyên tắc đó quan trọng là bởi nó đã trực tiếp quan
hệ đến sự phán đoán của chúng ta đối với nhất thể hóa châu Âu
là có tính chất liên chính phủ hay tính chất siêu quốc gia. Thực ra
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 493

nguyên tắc bổ trợ lại không phải xuất hiện lần đầu trong “Hiệp
ước Maastricht”, lịch sử của nó hầu như cũng dài như lịch sử
của nhất thể hóa châu Âu. Trong quy định tại điều 235 “Hiệp
ước Roma” đã nói ở trên, thì tư tưởng của nguyên tắc bổ trợ đã
được thể hiện. Thập niên 70 thế kỷ XX, trong thảo luận của
cộng đồng châu Âu về chế độ liên bang tài chính, thì nguyên
tắc bổ trợ bắt đầu được thể hiện như một nguyên tắc chỉ đạo
quan trọng. Dự thảo hiệp ước được Nghị viện châu Âu đưa ra
năm 1984 lần đầu chính thức đề cập nguyên tắc bổ trợ, lời nói
đầu của nó chỉ ra: “Theo nguyên tắc bổ trợ, các nước thành viên
chỉ được trao quyền của cơ chế cộng đồng khi thực hiện nhiệm
vụ chỉ thành công khi cả cộng đồng cùng chấp hành, còn các
quyền lực khác phải được bảo lưu ở chính quyền cấp cơ sở”.
Đoạn 2 điều 12 đã chỉ ra: “Liên minh chỉ hành động khi chấp
hành nhiệm vụ hiệu quả hơn16 là các nước thành viên hành
động một mình, nhất là những nhiệm vụ có phạm vi và tầm
ảnh hưởng vượt ngoài biên giới quốc gia, buộc phải do liên
minh thực hiện”. Điều 66 đề cập khi nước thành viên không thể
hoạt động hiệu quả như liên minh, thì liên minh nên áp dụng
phương pháp hợp tác để chấp hành chính sách đối ngoại. Là
một nguyên tắc chính thức của luật liên minh, “Văn kiện châu
Âu đơn nhất” đã lần đầu đưa ra quy định rõ ràng về nguyên
tắc bổ trợ, khoản 4 điều 130R chương 7 về “bảo vệ môi trường”
quy định: “Cộng đồng nên hành động trong phương diện bảo
vệ môi trường, nhưng nên giới hạn tại mục tiêu mà khoản 1 đề
cập cộng đồng làm tốt hơn nước thành viên riêng biệt”17. “Hiệp
ước Maastricht” đã ghi rõ ràng nguyên tắc bổ trợ trong Điều
ước chung của liên minh và bổ sung vào Hiệp ước cộng đồng,
lần đầu tiên công dân Đan Mạch bỏ phiếu phủ quyết đối với
QUỐC GIA
494 V SIÊU QUỐC GIA

“Hiệp ước Maastricht” đã thu hút sự quan tâm của mọi người
đối với vấn đề này. Vì thế, thật lạ là mặc dù nguyên tắc bổ trợ là
nguyên nhân chính dẫn đến sự lo lắng của mọi người đối với
sự gia tăng quyền lực vô hạn của “quái vật Bruxelles”, nhưng
nó cũng đã trở thành một công cụ chính cứu vớt “Hiệp ước
Maastricht”. Nhiều quan chức của cơ chế cộng đồng chỉ ra
rằng, nguyên tắc bổ trợ không nên trở thành chỗ dựa để quyền
lực cộng đồng bành trướng, mọi quyết sách nên gần gũi nhân
dân hết mức có thể. Ủy ban liên minh thậm chí hạ lệnh kiểm tra
những pháp luật đã có, đối với những luật pháp mà do nước
thành viên và chính phủ địa phương quy định có hiệu quả thì
nên trả lại quyền lực cho nước thành viên. Trong thông báo Hội
nghị Hội đồng châu Âu tại Lisbon ngày 26/6/1992 đã giải thích
về điều này: “Thông qua nguyên tắc bổ trợ để thắt chặt mối
quan hệ giữa tiến trình thống nhất châu Âu và công dân lại với
nhau. Hạ thấp quyền lực và công khai quyết sách của Liên
minh châu Âu sẽ có lợi hơn trong việc các nước phê chuẩn
“Hiệp ước Maastricht” vào mùa thu năm nay, đồng thời thúc
đẩy thúc giục Đan Mạch cân nhắc lại “Hiệp ước Maastricht”...
Những người đứng đầu chính phủ cho rằng, tin tưởng nguyên
tắc bổ trợ - giảm lập pháp cấp 1 của cộng đồng xuống mức thấp
nhất - là cống hiến to lớn cho việc phát triển hài hòa của Liên
minh châu Âu trong những năm sau này”18. Với sự giải thích
như vậy, “Hiệp ước Maastricht” mới được thông qua trong lần
thứ hai công dân Đan Mạch bỏ phiếu. “Hiệp ước Amsterdam”
năm 1997 đã giải thích rõ hơn nữa về nguyên tắc bổ trợ, chỉ ra ý
nghĩa của nguyên tắc này là nếu có yêu cầu thì nên triển khai
đầy đủ hành động của cộng đồng trong phạm vi quyền lực của
nó; ngược lại, trong hoàn cảnh hành động đó không còn chính
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 495

đáng thì nên bị hạn chế hoặc không nên tiếp tục. Ngoài ra còn
đưa vào nguyên tắc cân đối (principle of proportionality), tức là
“bất cứ hành động nào của cộng đồng cũng không nên vượt
qua giới hạn cần thiết để thực hiện mục tiêu trong điều ước
này”19. Sự phân định từng bước trên thực tế đã làm rõ phạm vi
thích hợp của nguyên tắc bổ trợ là công việc cộng đồng, ngoài
ra cũng đã làm rõ, không những có một nước thành viên đi
theo hướng nhượng bộ quyền lực cho cộng đồng, mà còn có
một cộng đồng sẵn sàng hạn chế quyền lực và trao trả quyền
lực sau khi việc thực thi quyền lực đó không còn chính đáng.
Nếu như nói sự mơ hồ của nguyên tắc bổ trợ trong “Hiệp ước
Maastricht” khiến cho nó mang đặc điểm của chủ nghĩa liên
bang nào đó thì sự giải thích đó của “Hiệp ước Amsterdam” lại
khiến cho liên minh bị thụt lùi so với sự phát triển của hướng
siêu quốc gia.
Cho nên, trong thiết kế quy hoạch tổng thể về nhất thể hóa,
sự giải thích của chủ nghĩa liên chính phủ vẫn khiến người ta
tín phục. Xuất phát từ giả thiết tính bên ngoài mà chúng tôi đã
nói tới, nhất thể hóa là các quốc gia liên quan đã sáng tạo ra để
giải quyết những vấn đề mà họ không thể tự giải quyết đơn độc
được. Đương nhiên, ở đây không có nghĩa là nước thành viên
không có biện pháp giải quyết, mà là xét từ góc độ giải quyết
tốt hơn, hiệu quả và hiệu suất hơn, tức là theo nguyên tắc bổ
trợ. Chính phủ nước thành viên có quyền lực cuối cùng trong
phương diện đưa ra những quyết định này. Đương nhiên, ở
một mức độ nhất định, sau một thời gian phát triển nhất thể
hóa thì sự lựa chọn lý tính của nước thành viên sẽ thay đổi theo
nhân tố nhận thức. Nhưng ở đây, chủ nghĩa nhận thức cùng
lắm cũng chỉ có vai trò giải thích bổ sung.
QUỐC GIA
496 V SIÊU QUỐC GIA

Nhưng, trong lĩnh vực mà nước thành viên đã quyết định


nhượng lại quyền lực, thì hoạt động của nhất thể hóa không
còn là tính chất liên chính phủ giản đơn. Khi chúng ta định đưa
ra giải thích đối với sự hoạt động của lĩnh vực đó, thì chủ nghĩa
liên chính phủ hoàn toàn trở nên hoàn toàn miễn cưỡng, không
ăn nhập. Lấy ví dụ chủ nghĩa liên chính phủ, chúng ta rất khó
tưởng tượng, mỗi một lần lập pháp của cộng đồng đều phải
thông qua sự thảo luận nội bộ của các nước thành viên, chờ sự
hình thành ưu tiên quốc gia, và cuối cùng chờ đại diện chính
phủ nước thành viên thảo luận xong thì mới có thể đưa ra
quyết định cuối cùng. Nếu như mỗi một lần lập pháp của cộng
đồng đều phải trải qua một quá trình như vậy, vậy thì quyết
sách cộng đồng đưa ra trong một năm chẳng được là bao. Hội
đồng tuy rằng vẫn là cơ quan ra quyết sách chủ yếu, nhưng hội
đồng khi này cũng khác với hội đồng bình thường, trong hoạt
động cộng đồng, hội đồng đã từ một tổ chức liên chính phủ
chuyển sang thành một bộ phận trong cơ chế lập pháp cộng
đồng, Bộ trưởng dự họp cũng không đơn giản là đại diện cho
chính phủ nước mình, mà đã trở thành một thành viên của hội
đồng. Vì thế, trong tiến trình đưa ra một quyết sách gồm Ủy
ban đề nghị, Hội đồng ra quyết sách, Nghị viện châu Âu thẩm
định, Tòa án châu Âu giám sát tư pháp như vậy, thì cộng đồng
thể hiện nhiều hơn là một loại hoạt động của chính thể, chứ
không phải là tổ chức liên chính phủ thông thường, một số
nghiên cứu chính thể của chủ nghĩa chế độ có thể cung cấp ý
nghĩa mang tính gợi ý nhiều hơn cho chúng ta trong lý giải về
cộng đồng.
Còn khi chúng ta lại đi sâu vào tầng nấc đưa ra quyết sách,
thì sẽ phát hiện ra một khối lượng lớn chuyên gia, tập đoàn
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 497

lợi ích, quan chức theo kiểu chuyên gia đến từ chính phủ nước
thành viên đã tham dự vào giai đoạn đầu của tiến trình đưa ra
quyết sách, hoạt động khi đó giống như hình ảnh minh họa cho
lý luận quản trị, tức là có sự tham dự rộng rãi của chủ thể ngoài
chính phủ, cùng hoạch định và hoàn thiện chính sách.
Như vậy, đúng như chúng tôi đã phân tích ở Chương 5, thì
cơ chế của nhất thể hóa không phải giải thích bằng một loại lý
luận lũng đoạn nào đó mà chí ít là sự kết hợp hài hòa giữa ba
loại lý luận mới có thể đưa ra một sự giải thích hoàn chỉnh. Nếu
như nhất định phải cho cơ chế nhất thể hóa như vậy một tên
gọi thống nhất, giống như những tên gọi như tổ chức quốc tế,
chế độ quốc tế, chính thể, hệ thống cai trị siêu quốc gia, vậy thì
chúng tôi cho rằng gọi nó là “hệ thống quản trị cộng đồng” thì
tương đối thích hợp.
Khái niệm Hệ thống quản trị cộng đồng có chỗ nào thỏa
đáng hơn so với các khái niệm tương tự? Chúng tôi cho rằng,
thứ nhất, từ “cộng đồng” chí ít về mặt ngữ nghĩa có thể vượt
qua cạm bẫy mà chủ nghĩa siêu quốc gia đặt ra, đã nhấn mạnh
ba loại hình thức của “cộng đồng”: “cộng đồng” giữa các nước
thành viên, “cộng đồng” giữa chính phủ các nước thành viên
và cơ chế chung, và cả “cộng đồng” giữa nhân dân các nước và
cơ chế chung. Ba hình thức “cộng đồng” rộng rãi này đã thể
hiện thuộc tính ở ba tầng nấc đã trình bày ở trên của cơ chế
nhất thể hóa, thể hiện nhất thể hóa không phải muốn thay thế
nước thành viên, cũng không phải muốn áp đặt thêm một tầng
chính phủ nữa ngoài các cấp chính phủ hiện có lên trên đầu
nhân dân. Thứ hai, từ “quản trị” cố gắng loại bỏ sự tính toán về
định hướng quyền lực (power-oriented), đó cũng chính là điều
cộng đồng muốn làm. Sự tồn tại của cộng đồng cuối cùng được
QUỐC GIA
498 V SIÊU QUỐC GIA

quyết định bởi sự chấp nhận và tín nhiệm của nhân dân đối với
nó, nếu như ấn tượng mà nó để lại cho mọi người là một cơ cấu
tranh quyền đoạt lợi, thì nó đã mất đi lý do để tồn tại; tranh
giành quyền lực đa phương chỉ khiến cho vấn đề càng phức tạp
hơn, đó là điều nhân dân không thể chấp nhận, hơn nữa chính
phủ các nước cũng không mong muốn như vậy. Cho nên, để
lấy niềm tin ở xã hội, thì cộng đồng luôn cố gắng duy trì hình
tượng mang tính kỹ thuật của bản thân, cố gắng kiềm chế bản
thân không để sa đà vào những vấn đề có thể gây tranh cãi.
Điều đó phù hợp với sự trình bày của chúng tôi ở Chương 5 về
tư tưởng quản trị. Thứ ba, từ “hệ thống” đã nhấn mạnh tính
phức tạp của cơ chế nhất thể hóa. Cơ chế nhất thể hóa lại không
phải có tính chất liên chính phủ hoặc tính chất siêu quốc gia
đơn nhất, mà là nhiều loại tính chất cùng tồn tại ở các cấp độ
khác nhau trong cùng hệ thống. Chưa kể cơ chế khác nhau
thể hiện thuộc tính khác nhau, ví dụ, Hội đồng châu Âu rõ
ràng thuộc về tính chất liên chính phủ, còn Nghị viện châu
Âu, Tòa án châu Âu, Ủy ban châu Âu lại thường quy vào cơ
chế siêu quốc gia, tức là cùng một cơ chế ở những trường hợp
khác nhau lại có thuộc tính khác nhau, ví dụ Hội đồng khi
thảo luận vấn đề lập pháp của cộng đồng thì nó có tính chất
siêu quốc gia, cơ chế quyết sách đa số đơn giản có thể giải
thích điều này; còn khi thảo luận các công việc nhất thể hóa
khác, thì nó lại đại diện cho chính phủ nước thành viên, thuộc
về cơ chế liên chính phủ.
Tổng hợp lại ba tầng ý nghĩa trình bày ở trên, chúng tôi
cho rằng gọi cơ chế nhất thể hóa của EU như vậy là một loại
hệ thống quản trị cộng đồng, thì có sức giải thích mạnh
hơn và bao quát hơn so với bất cứ một tên gọi khác nào như
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 499

tổ chức quốc tế, chế độ quốc tế, chính thể, hệ thống quản lý
siêu quốc gia.

2. Hiệu ứng lan tỏa có kiểm soát


Tính cho đến nay, chúng tôi đã tổng kết chứng minh nhất
thể hóa là tiến trình xây dựng một chế độ quản trị cộng đồng để
các nước hữu quan giải quyết vấn đề tính bên ngoài và mang
lại nhiều lợi ích quốc gia hơn. Nhưng, chúng tôi vẫn chưa tổng
kết đến nội dung mang tính động thái của tiến trình nhất thể
hóa, hay là nói cách khác, vì sao tiến trình nhất thể hóa lại có
tính liên tục, tính mở rộng, đặc tính phát triển đó là của bản
thân nhất thể hóa đã có, hay là được tiến hành dưới sự đồng ý
của nước thành viên.
Đầu tiên, kinh nghiệm thực tế mách bảo chúng ta, nhất thể
hóa là phát triển, vậy thì sự phát triển đó có phải là thuộc tính
sinh ra cùng với như chủ nghĩa thể chế đã nói hay không? Đáp
án của chúng tôi là phủ định. Trong các phân tích ở Chương 6,
chúng tôi đã nhiều lần chỉ ra, bước đi, phương hướng phát triển
của nhất thể hóa nắm chắc trong tay các nước thành viên, chủ
thể siêu quốc gia có không gian hoạt động riêng, nhưng không
gian đó là một không gian được các nước thành viên đồng ý và
giới hạn, bất cứ hành động nào bước ra khỏi giới hạn đó đều
phải được sự đồng ý của các nước thành viên. Cho nên, những
cách giải thích như sự phụ thuộc vào đường lối của chủ nghĩa
thể chế lịch sử, hiệu ứng lan tỏa tự phát của chủ nghĩa công
năng mới, thể chế hóa của lý thuyết quản trị siêu quốc gia đều
khó mà thành lập vô điều kiện.
Vậy thì, sự phát triển của nhất thể hóa liệu có đồng nghĩa
với tính bên ngoài đang ngày càng mở rộng hay không? Đáp án
QUỐC GIA
500 V SIÊU QUỐC GIA

lại không phải là khẳng định. Đầu tiên, tính bên ngoài có quan
hệ mật thiết với lĩnh vực của vấn đề, chưa thoát ly được với
tính bên ngoài của vấn đề cụ thể, vì thế, sau khi tính bên ngoài
của vấn đề nào đó được giải quyết thông qua nhất thể hóa, thì
có thể nói là sự phát triển của nó đã dừng lại ở đó. Cho nên, sự
phát triển của nhất thể hóa không phải là bởi vì có sự mở rộng
của tính bên ngoài. Nhưng chúng tôi lại khẳng định, bởi vì cho
dù tính bên ngoài của vấn đề nào đó được giải quyết thông qua
nhất thể hóa, nhưng tính bên ngoài của vấn đề liên quan tới vấn
đề đó trở nên nổi bật vì tính bên ngoài của vấn đề trước đó đã
được giải quyết; hoặc vấn đề vốn không có tính bên ngoài
nhưng bị nhiễm tính bên ngoài sau khi tính bên ngoài của một
vấn đề trước nó được giải quyết, thì cũng đòi hỏi áp dụng biện
pháp giải quyết; hoặc do tính đa tầng và tính phức tạp của vấn
đề nên sau khi giải quyết tính bên ngoài bề mặt, giản đơn, thì
phải thông qua việc áp dụng biện pháp tiến bộ hơn nữa mới có
thể giải quyết được tính bên ngoài ở tầng sâu, phức tạp của nó.
Sự vận động liên hệ giữa các vấn đề khác nhau đó hoặc giữa
các tầng nấc khác nhau của cùng một vấn đề đã cho chúng ta ảo
tưởng rằng tính bên ngoài đang vận động, vì thế, chúng tôi nói
sự phát triển của nhất thể hóa cũng là do sự phát triển của tính
bên ngoài dẫn đến.
Như vậy, sau khi đưa ra giả thiết về tính bên ngoài, trên
thực tế chúng tôi đã đưa ra một giả thiết thứ hai, tức là liên
hệ vấn đề. Giả thiết đó cho rằng, tất cả các vấn đề đều là liên
hệ với nhau như từng móc xích, ở một thời điểm nào đó, cái
mà hệ thống vấn đề phơi bày với chúng ta là một điểm cân
bằng nào đó trong đó, còn sau khi việc giải quyết trong hệ
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 501

thống đó thay đổi thì sẽ tạo áp lực thay đổi khiến phương
pháp giải quyết vấn đề khác thay đổi theo, điều đó giống như
một hòn đá rơi xuống bể nước, gợn sóng xuất phát từ trung
tâm và lan tỏa ra xung quanh.
Nếu như liên hệ vấn đề là một mối liên hệ một chiều, đều
chỉ về một hướng giải quyết nhất thể hóa, thì về bản chất điều
đó không có gì khác biệt so với hiệu ứng lan tỏa của chủ nghĩa
công năng mới. Nhưng trên thực tế, việc liên hệ vấn đề phải là
đa chiều, ví dụ như, nói một cách đơn giản nhất, việc giải quyết
nhất thể hóa của vấn đề nào đó sẽ dẫn đến ba mối liên hệ cơ
bản: thân nhất thể hóa, chống nhất thể hóa, lập trường trung
lập hoặc không quan tâm. Điều đó khiến cho quốc gia vốn đã ở
trung tâm của mối liên hệ vấn đề chiếm ưu thế tự nhiên do nó
tiến hành điều hòa các mối quan hệ không cùng chiều, nó quyết
định khi nào và với hình thức nào thì dùng nhất thể hóa để giải
quyết vấn đề trong mối liên hệ. Sự ưu thế này của quốc gia, dân
tộc trong các mối liên hệ vấn đề không phải hoàn toàn được
quyết định bởi việc đánh giá lý tính, mà trong đó còn rất nhiều
thành phần phi lý tính, là kết quả tích tụ của văn hóa lịch sử.
Như vậy, hiệu ứng lan tỏa mà chủ nghĩa công năng mới chỉ ra
thực sự tồn tại, nhưng thứ nhất, nó không phải là lôgích của
mối liên hệ vấn đề duy nhất; thứ hai, hiệu ứng lan tỏa của nhất
thể hóa là lan tỏa có kiểm soát, sức mạnh kiểm soát đến từ nước
thành viên.
Trong khi khẳng định nước thành viên có sức mạnh kiểm
soát, quyết định tiến trình của hiệu ứng lan tỏa, chúng tôi
không thể vì thế mà trượt dài theo lý thuyết quyết định một
chiều. Sở dĩ lý thuyết trò chơi song tầng của những người như
Moravcsik, Bulmer, Putnam hấp dẫn mọi người là vì nó đã hòa
QUỐC GIA
502 V SIÊU QUỐC GIA

giải được vấn đề nhân cách hóa quốc gia. Quốc gia lại không
phải là chủ thể có tư duy, có sở thích hay mục tiêu cố định, bản
thân quốc gia cũng là một biến số không phụ thuộc trong môi
trường quốc tế và trong nước, trong sự phát triển của nhất thể
hóa châu Âu, chủ thể siêu quốc gia, chủ thể xuyên quốc gia, các
chủ thể xã hội khác đều đã ảnh hưởng đến quyết sách của chủ
thể quốc gia. Vì thế, đằng sau sự phán đoán quốc gia là đóng
vai trò kiểm soát, quyết định, chúng ta nên nhìn thấy vai trò
phối hợp của ba bên đại diện cho quốc gia đó là chính phủ, chủ
thể xã hội và chủ thể siêu quốc gia. Các loại chủ thể xã hội và
chủ thể siêu quốc gia muốn thúc đẩy trào lưu nhất thể hóa phát
triển theo phương hướng phù hợp với lợi ích của bản thân, còn
chính phủ lại cân bằng lợi hại và lựa chọn chiến lược.
Vậy thì, trong sự phát triển của nhất thể hóa, ai là kẻ thực
sự chiến thắng? Chúng tôi cho rằng, nó không phải là bất cứ
bên nào trong hợp tác ba bên, mà là bản thân của nguyên tắc
giải quyết vấn đề. Cho nên, tuy rằng chính phủ nước thành
viên đóng vai trò quyết định, kiểm soát trong tiến trình phát
triển nhất thể hóa, tuy rằng mỗi một bước phát triển của nhất
thể hóa đều đồng nghĩa với tính tự chủ của quốc gia phải chịu
sự hạn chế nhiều hơn, nhưng xuất phát từ nguyện vọng của
việc giải quyết vấn đề tốt hơn, chính phủ các nước thành viên
cũng mong muốn thúc đẩy nhất thể hóa một cách từng bước có
kiểm soát. Sự kiểm soát của chính phủ nước thành viên không
phải là muốn ngăn cản nhất thể hóa, mà là sau khi mỗi bước
phát triển nhất thể hóa hơn nữa, mối liên hệ vấn đề vẫn duy trì
được một thế cân bằng tổng thể, kiểu cân bằng xoay quanh một
điểm nhánh mới. Vai trò đó của quốc gia tính cho đến nay thì
không thể thay thế bằng bất cứ một chủ thể nào khác.
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 503

Vì thế, trong vấn đề phát triển của nhất thể hóa, về tổng thể
chúng tôi kiên trì với chủ nghĩa hiện thực, đồng thời cũng tạo
ra một không gian nhất định cho chủ nghĩa tự do ở hai cấp độ
quốc tế và trong nước.

3. Chiều đối ngoại của hệ thống quản trị


Chúng tôi cho rằng, nhất thể hóa không những thông qua
cộng đồng hóa (một biện pháp gần với nội bộ hóa) để giải
quyết vấn đề tính bên ngoài giữa các nước thành viên, hơn nữa
với tư cách là một tập thể, đã tăng cường sức mạnh bản thân để
cân bằng với tính bên ngoài trong quan hệ với bên thứ ba, điều
đó khiến cho nhất thể hóa ngay từ đầu đã có ý nghĩa trong
chiều đối ngoại.
Về tổng thể, do đặc tính phi trung tâm hóa, liên chính phủ
trong chính sách đối ngoại nên hệ thống này thể hiện đặc tính
của tập đoàn quốc gia, chứ không phải là một chủ thể đơn nhất
giống như quốc gia. Tập đoàn quốc gia này ở một mức độ nhất
định có một đặc tính (identity) nhận dạng thống nhất, tuân thủ
mô hình hành vi nhất định, khi thúc đẩy tiến trình nhất thể hóa,
các nước thành viên cũng nỗ lực tạo ra một đặc tính nhận dạng
chung kiểu này, điều đó khiến nó giống những gì chúng tôi
như đã nói ở Chương 7, rất khó dùng lối giải thích của lý thuyết
quan hệ quốc tế truyền thống hoặc tổ chức quốc tế, thậm chí là
những kiến thức chính trị so sánh để giải thích chính sách và
hành vi đối ngoại của nó; nhưng tính cá thể của chúng thường
rõ ràng hơn so với đặc tính cộng đồng của nhận dạng, vì thế
muốn từ đặc tính nhận dạng cộng đồng hữu hạn của nó để suy
đoán chính sách đối ngoại và xu hướng hành vi của nó, thì
cũng giống như chúng tôi đã làm với chủ thể quốc gia, đều chỉ
QUỐC GIA
504 V SIÊU QUỐC GIA

là uổng công. Vì thế, đối với việc phân tích chính sách và hành
vi đối ngoại của tập đoàn quốc gia này, chúng ta cũng nên bắt
đầu nhiều phương diện, ở Chương 7 chúng tôi đã liệt kê ra ba
nhân tố chính: lợi ích và cấm kỵ của quốc gia, phản ứng và
chỉnh hợp của cơ chế, cơ hội và sự hạn chế của bên ngoài, còn
đánh giá ba khái niệm phân tích ba nhân tố đó lại lần lượt là
tính trùng hợp của lợi ích quốc gia (sự quy tụ nội bộ giữa chính
phủ các nước thành viên), tính tự chủ của chế độ và tính độc
đáo của đối ngoại.
Với tư cách là sự tồn tại của một tập đoàn, khả năng thực tế
mà châu Âu nhất thể hóa không tỷ lệ thuận với khả năng mà nó
đã phát huy với tư cách là một chỉnh thể, chúng tôi đã phát
triển ra hai khái niệm sức hút bản thân và sức hút khác đó để
lần lượt chỉ ra hai khả năng đó. Cơ chế đối ngoại chung đang
phát huy vai trò nhất định trong phương diện thúc đẩy sức hút
bản thân chuyển hóa thành sức hút khác, hay nói cách khác, ở
một mức độ nhất định nào đó, nó có thể thay đổi trạng thái
không cân xứng của hai khả năng này, thu hẹp khoảng cách
giữa năng lực và kỳ vọng, nhưng muốn thu hẹp khoảng cách
đó tới mức như một quốc gia từng có thì hầu như là không thể.
Trong quan hệ quốc tế, chúng ta đã quen với tư duy coi
quốc gia làm chủ thể cơ bản, vì thế khi đánh giá biểu hiện của
một tập đoàn quốc gia như EU thì thường sẽ là phủ định nhiều
hơn là khẳng định, điều này thực ra là không công bằng. Chẳng
qua, cho dù chúng ta đã quen đánh giá, phân tích chủ thể quốc
tế từ góc độ quốc gia, vậy thì hai khái niệm tồn tại và thuộc tính
chủ thể ở một mức độ nhất định có thể bắc một chiếc cầu giữa
chủ thể quốc gia và chủ thể tập đoàn quốc gia, thay đổi trạng
thái chênh lệch, khó hài hòa giữa hai chủ thể đó. Sự tồn tại
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 505

thể hiện hiện thực của tầm ảnh hưởng từ tập đoàn quốc gia, còn
thuộc tính chủ thể lại thể hiện chiều hướng của sự ảnh hưởng,
tức là sự ảnh hưởng này ở mức độ thế nào thì chứng minh tập
đoàn đó có đầy đủ thuộc tính giống như chủ thể quốc gia. Vì
thế, thuộc tính chủ thể là một khái niệm khoảng cách so với tiêu
chuẩn của chủ thể quốc gia đơn lẻ.
Công việc xây dựng của rất nhiều lý thuyết nhất thể hóa
đều đã coi nhẹ ý nghĩa đối ngoại của thực thể nhất thể hóa,
mà sự ngày càng phát triển của nhất thể hóa lại ngày càng
thể hiện tầm quan trọng của công việc này. Chúng tôi cho
rằng, tuy rằng lý thuyết trong phương diện đối ngoại của
nhất thể hóa đã thể hiện khác các phương diện khác, hai bên
có vẻ rất khó cùng đưa vào trong một khung thống nhất, bởi
vì, công việc lý thuyết nhất thể hóa thông thường đòi hỏi coi
nhất thể hóa là một kiểu xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới,
hoặc trên cơ sở quan hệ quốc tế khu vực vốn có, xây dựng
một chế độ hoặc hoạt động chính thể mới, còn khi đề cập ý
nghĩa đối ngoại của thực thể nhất thể hóa thì lại phải coi nó
là một thực thể của chỉnh thể nằm trong hệ thống quan hệ
quốc tế lớn hơn, như vậy chẳng khác nào phân thân. Nhưng,
nếu như xuất phát từ giả thiết tính bên ngoài mà chúng tôi đã
đưa ra ở đây, thì sự lúng túng trong công tác lý luận đó lại
được giảm đi đáng kể. Ý nghĩa nội bộ của nhất thể hóa là tính
bên ngoài tương hỗ thông qua phương pháp giống như nội
bộ hóa để có thể xử lý giá thành thấp, lợi ích cao, còn ý nghĩa
đối ngoại lại là mượn sự trợ giúp sức mạnh của tập thể,
thông qua cộng đồng hóa để tăng cường khả năng của bản
thân cân bằng tính bên ngoài trong quan hệ với bên thứ ba.
Như Hình 8.3 trình bày.
QUỐC GIA
506 V SIÊU QUỐC GIA

Tính bên ngoài tương hỗ Nội bộ hóa

Tính bên ngoài

Tính bên ngoài của cộng đồng Cộng đồng hoá

Hình 8.3: Sơ đồ thống nhất về ý nghĩa đối nội


và đối ngoại nhất thể hóa

II. CHỦ NGHĨA NGO I QUỐC GIA

Tính đến nay, công việc của chúng tôi đã thoát khỏi cảnh
khó khăn của việc loanh quanh giữa hai đầu của chủ nghĩa
quốc gia và chủ nghĩa siêu quốc gia, tiến gần hơn với chủ nghĩa
quốc gia hoặc gần hơn với chủ nghĩa siêu quốc gia hay chưa?
Đáp án của chúng tôi khẳng định, chỉ là ở đây đòi hỏi phải làm
theo cách thông thường của mọi người, đặt một tên gọi cho lập
trường như vậy của chúng tôi, và làm rõ nó hơn nữa.
Tính bên ngoài là linh hồn diễn dịch của lý thuyết nhất thể
hóa của chúng tôi ở đây. Chúng tôi cho rằng, bản chất của tính
bên ngoài là vấn đề thể hiện tính chất mà một quốc gia không
thể đơn độc xử lý, nhất thể hóa khu vực chính là tiến trình
thông qua việc cung cấp quy tắc, chế độ quản lý và chính sách
cộng đồng để giải quyết vấn đề tính bên ngoài trong nội bộ khu
vực. Cho dù là như vậy, kế hoạch được lập ra để giải quyết
những vấn đề này trước tiên không phải là cá thể quốc gia,
bằng không vấn đề tính bên ngoài vẫn không thể được giải
quyết một cách hiệu quả; thứ hai, nó cũng không đòi hỏi phải
có một cơ cấu trên quốc gia, điều này không phù hợp với
nguyên tắc của giải quyết vấn đề; đương nhiên, nó càng không
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 507

thể nằm ở cơ cấu dưới quốc gia. Như vậy, thì nó chỉ có thể là
một thứ ngoài quốc gia, thuộc về một cộng đồng nhiều quốc
gia, chúng tôi gọi nó là kết cấu ngoài quốc gia, là hệ thống quản
lý chung của các quốc gia hữu quan, vì thế có thể khái quát lý
thuyết của chúng tôi thành là chủ nghĩa ngoài quốc gia. Nếu
như muốn tìm một từ tiếng Anh tương ứng để biểu đạt thì
chúng tôi cho rằng, extranationalism là tương đối phù hợp với
ý tứ mà chúng tôi muốn biểu đạt.
Vậy kiểu chủ nghĩa ngoài quốc gia đó muốn nói lên điều
gì? Chúng ta phải làm thế nào để lại phân định rõ ràng hơn nữa
chủ nghĩa ngoài quốc gia?
Trước hết, chúng ta hãy xem ý nghĩa của các từ cấu tạo nên từ
“chủ nghĩa ngoài quốc gia” - extranationalism trong tiếng Anh
mà chúng tôi đã lựa chọn. Extra là một tiền tố và là một từ độc lập,
nó đại khái có mấy tầng nấc ý nghĩa sau đây: (1) bên ngoài (out-
side); vượt qua... phạm vi (beyond); (2) hết sức (very); (3) thêm vào
(additional); đặc biệt (beyond what is usual); mong chờ (expected
or arranged for)20. Như vậy, là một từ ghép, extranationalism
biểu thị nhất thể hóa là một sự sắp xếp ngoài quốc gia, công
việc nhất thể hóa có thể được xử lý tốt hơn trong một phạm vi
lớn hơn ngoài phạm vi quốc gia; nhất thể hóa có thể là sự bổ
sung đối với quốc gia, nó đã bù đắp một số tính hạn chế trong
vai trò của quốc gia; nhất thể hóa có thể sẽ khiến các nước
thành viên lớn mạnh hơn nữa, chứ không phải là thu hẹp và
suy thoái, thậm chí cuối cùng tiêu vong như cái gọi là sự sắp
xếp của siêu quốc gia, nó có thể khiến cho quốc gia phát huy
năng lực và ảnh hưởng mà thông thường không có đầy đủ.
Qua phân tích ý nghĩa từ ngữ, thì chúng ta có thể phân biệt
các khái niệm chủ nghĩa ngoài quốc gia, chủ nghĩa siêu quốc gia
QUỐC GIA
508 V SIÊU QUỐC GIA

và cả chủ nghĩa quốc gia, đồng thời cũng phân định rõ ràng
ngoại diên của chủ nghĩa ngoài quốc gia.
Trước tiên, chúng tôi chỉ ra hết sức rõ ràng, nhất thể hóa
châu Âu không phải là thực tiễn của chủ nghĩa siêu quốc gia.
Bản thân Jean Monnet cũng chỉ ra: “sự thống nhất của châu
Âu không phải là muốn sáng tạo một nước lớn mới,... người
châu Âu đã tạo ra Cộng đồng châu Âu chính là muốn kết
thúc xung đột do triết học quyền lực của thế kỷ XIX gây ra.
Bản chất mà Cộng đồng châu Âu thể hiện chính là thực tiễn
của trách nhiệm chung giữa các quốc gia, điều đó có thể
khiến cho những quốc gia đó ý thức được trách nhiệm mà
họ phải gánh vác đối với cộng đồng và tiến tới là với cả thế
giới đó”. “Thống nhất của châu Âu là sự kiện quan trọng
nhất của thế giới phương Tây kể từ sau khi kết thúc Chiến
tranh thế giới thứ hai, không phải bởi vì nó là một liên minh
mới, mà bởi vì chế độ mới mà nó tuân thủ đã điều chỉnh
mối quan hệ giữa quốc gia và con người. Bản chất của con
người không thay đổi, nhưng khi quốc gia và con người đều
chấp nhận quy tắc và cơ chế chung, đồng thời bảo đảm sẽ
tuân thủ, thì hành vi giữa chúng cũng đã thay đổi. Đó là
tiến trình của bản thân văn minh”21. Theo chúng tôi để lý
giải lời của Monnet, sự thống nhất của châu Âu là sự thống
nhất về quy tắc và cơ chế, ở đó cả ba yếu tố quốc gia, con
người, cơ chế cùng gánh vác, từ đó đã thay đổi mối quan hệ
liên quan trực tuyến đơn thuần giữa quốc gia và con người.
Cho nên, con người sáng lập cơ chế chung không phải vì
muốn dùng nó để thay thế nước thành viên, cho dù là thành
công, theo cách nói của Monnet, cũng chỉ có thể là lặp lại trò
chơi quyền lực nước lớn ở thế kỷ XIX trong phạm vi và quy mô
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 509

lớn hơn, không thực hiện được mục tiêu loại bỏ xung đột.
Thành lập cơ chế chung là tăng thêm hạn chế sức mạnh thứ ba
ngoài quan hệ giữa quốc gia và con người, sức mạnh đó chính
là sự cam kết tập thể của nước thành viên đối với quy tắc và cơ
chế chung. Sự cam kết đó lại không phải là nói suông, mà là sự
chuyển dịch một quyền lực nào đó của quốc gia hữu quan cho
cơ chế chung và nhất thể hóa thiết thực trong đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội của quốc gia. Điều đó khiến cho cam kết được
bảo đảm về nội dung thực tế, đi ngược lại cam kết đó thì phải
trả giá bằng việc hy sinh một phần lợi ích trong nội dung đó,
ngược lại cái giá lại khiến cho quốc gia hữu quan trước khi đưa
ra quyết định đi ngược lại cam kết buộc phải suy đi tính lại rồi
mới hành động.
Tiếp đến, nhất thể hóa châu Âu cũng không giản đơn chỉ
là điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia hay là một công
cụ dùng để thực hiện lợi ích chung giữa các quốc gia mà chủ
nghĩa hiện thực nói tới, nó nên bao hàm nhiều nội dung hơn
nữa. Việc cộng đồng làm là việc mà quốc gia đơn lẻ không
thể hoàn thành được, vì thế ở ngoài phạm vi mà quốc gia đơn
lẻ có thể kiểm soát thì cũng chỉ có tập đoàn quốc gia đó thì
mới có thể tiến hành kiểm soát được nó. Trong khung khổ
chủ nghĩa hiện thực đó, chỉ có chính phủ quốc gia đang hoạt
động, họ quyết định tất cả, còn chúng tôi cho rằng trong cộng
đồng hiện thực lại có thể quan sát được rất nhiều chủ thể siêu
quốc gia và các loại chủ thể lợi ích xã hội trong nước đang
hoạt động, đó là điều mà chủ nghĩa hiện thực không thể lý
giải được. Bằng không, làm sao chúng ta lý giải được việc
công dân của một quốc gia có thể đến Tòa án châu Âu để
kiện chính phủ của quốc gia mình?
QUỐC GIA
510 V SIÊU QUỐC GIA

Cho nên, sau khi đã loại bỏ tính khả năng của chủ nghĩa
quốc gia và chủ nghĩa siêu quốc gia lần lượt giải thích cho nhất
thể hóa châu Âu, chúng tôi cho rằng, chủ nghĩa ngoài quốc gia
có thể đảm nhận được nhiệm vụ này. Thứ nhất, chủ nghĩa ngoài
quốc gia thừa nhận, quốc gia vẫn ở vào vị trí trung tâm của
toàn bộ tiến trình, nó vẫn đóng vai trò quyết định cuối cùng.
Bởi vì có “bên ngoài” thì mới có “bên trong”; không có “bên
trong” làm tiền đề thì “bên ngoài” cũng không thể tồn tại. Cho
nên, chúng tôi nói, trong quyết sách của nhất thể hóa, trong sự
phát triển chung của nhất thể hóa, chủ nghĩa liên chính phủ
vẫn có sức giải thích rất lớn. Nhưng chỉ dừng lại ở mức đó thì
không nhận thức được toàn cảnh về nhất thể hóa châu Âu, khi
thừa nhận quốc gia vẫn đóng vai trò quyết định, chúng tôi
muốn tiến tới tìm kiếm sự quy nạp bao hàm nhiều nội dung
hơn nữa.
Thứ hai, trong khi thừa nhận quốc gia vẫn đóng vai trò
quyết định cuối cùng, chủ nghĩa ngoài quốc gia cho rằng, nhất
thể hóa vừa không phải là thu xếp để các quốc gia tự mình
kiểm soát mọi vấn đề, vừa không phải là sự thay thế đối với
các quốc gia, những thứ nằm trong quốc gia mới hoàn toàn
thuộc sự kiểm soát của quốc gia đó, chỉ những thứ nằm trong
quốc gia mới có thể thay thế được quốc gia đó. Cái mà chủ
nghĩa ngoài quốc gia nhấn mạnh là nhất thể hóa đã thực thi
chức năng mà một quốc gia không thể đơn độc thực hiện, nhất
thể hóa là nỗ lực chung mà các quốc gia hữu quan kiểm soát
tính bên ngoài, là một loại sắp xếp tập thể nằm ngoài đơn vị
quốc gia.
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 511

Thứ ba, chúng tôi cho rằng, sở dĩ cần có sự sắp xếp như vậy
ở bên ngoài các quốc gia đơn lẻ là bởi vì nhất thể hóa có thể
phát huy chức năng mà quốc gia đơn lẻ không thể phát huy
được, vì thế trên thực tế nó bổ sung cho vai trò của quốc gia, đã
bù đắp hạn chế của các quốc gia trong vấn đề phạm vi quản lý
tư pháp. Vì thế, chủ nghĩa ngoài quốc gia cho rằng, quốc gia
không những không thể bị thay thế hoặc suy thoái, ngược lại sẽ
được tăng cường hơn nhờ nhất thể hóa. Đối với một quốc gia
nhất thể hóa là một loại năng lực bên ngoài, là sự nối dài và mở
rộng của năng lực quốc gia vượt khỏi phạm vi tư pháp mà quốc
gia đó quản lý.
Thứ tư, trong lĩnh vực đã nhất thể hóa, chính phủ của quốc
gia, cơ chế cộng đồng, các loại chủ thể của lợi ích xã hội đã cùng
cấu thành ba bên của trò chơi, hoạt động của họ giống như là
hoạt động của một loại chính thể, chứ không phải là quan hệ
liên quốc gia theo ý nghĩa thông thường.
Thứ năm, chủ nghĩa ngoài quốc gia cho rằng, sự phát
triển của nhất thể hóa là các loại chủ thể lợi ích xã hội cùng
thúc đẩy, đương nhiên, cái quyết định cuối cùng vẫn là ở các
nước thành viên.
Cuối cùng, chủ nghĩa ngoài quốc gia còn bao hàm các vấn
đề về điều kiện của nhất thể hóa, bởi vì, các quốc gia hữu quan
muốn sáng lập một thứ nằm ngoài phạm vi kiểm soát đơn lẻ
của họ, thì phải có một sự lý giải chung về nó ở một mức độ
nhất định, phải có lý để khiến cho mọi người tin rằng thứ này
sẽ không nằm trong quyền kiểm soát của một nước lớn nào đó,
và khiến mọi người có một nguyện vọng mãnh liệt để xây dựng
QUỐC GIA
512 V SIÊU QUỐC GIA

một kế hoạch hạn chế tính tự chủ của chúng ở một mức độ
tương đối.
Như vậy, chúng tôi cho rằng, chủ nghĩa ngoài quốc gia đã
vượt qua nhiều lý thuyết giữa hai điểm mút chủ nghĩa quốc gia
và chủ nghĩa siêu quốc gia. Vì không muốn duy trì hai lập
trường cực đoan, nhưng đồng thời lại muốn thể hiện thuộc tính
của cả hai loại, nên lý thuyết đó thường áp dụng phương thức
miêu tả “vừa không phải là... cũng lại không phải là”, tức là cho
rằng nhất thể hóa vừa không phải là mối quan hệ liên quốc gia,
lại cũng không phải là mối quan hệ nội bộ quốc gia theo ý
nghĩa thông thường. Ví dụ, William Wallace cho rằng, liên
minh là “một hệ thống cấu thành có thuộc tính quốc gia, nhưng
đa số hoặc tất cả chính phủ quốc gia cấu thành lại không hy
vọng nó phát triển thành một quốc gia, nhưng vẫn kỳ vọng nó
có thể phát huy vai trò của một quốc gia chế độ liên bang”.
Kirchner gọi sự sắp xếp hạt nhân của nhất thể hóa châu Âu
hiện nay là chủ nghĩa liên bang hợp tác, hợp tác đã thể hiện nội
dung trong quan hệ quốc tế thông thường, còn chủ nghĩa liên
bang lại thể hiện kết cấu của chủ nghĩa siêu quốc gia. Mà chủ
nghĩa ngoài quốc gia của chúng tôi ở đây lại giống với cái mà
Sbragia kiến nghị hơn, nên lý giải liên minh thành “một thí
nghiệm hình thành mô hình quản lý kiểu mới đang được tiến
hành... dung hòa chính trị được xây dựng trên cơ sở mô hình
quốc gia và xã hội, và chính trị được xây dựng dựa trên quan
hệ giữa chính phủ”22. Vì thế, định nghĩa của chúng tôi về nhất
thể hóa có thể nằm ngoài công thức “vừa không phải là... cũng
không phải là...”.
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 513

Tóm lại, cuốn sách này chủ trương nhất thể hóa là chủ
nghĩa ngoài quốc gia, nó được xây dựng trên cơ sở quan hệ
tương hỗ, chỉ trạng thái khi sự tương tác giữa các quốc gia ngày
càng mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau ngày càng lớn, thì vấn đề
và chính sách vốn thuần túy là chỉ ở trong nước lại ngày càng
có ý nghĩa quốc tế. Chúng ta có thể gọi khu vực đó là khu vực
màu xám, tức là rất khó nói rõ ràng là thuộc quốc gia hay quốc
tế (cái thuộc về quốc tế nói đến ở đây là chỉ những việc mà một
quốc gia đơn lẻ không thể quyết định, ví dụ thừa nhận lẫn nhau
về ngoại giao). Nó có thể là thuộc quốc gia, quốc gia có thể
thông qua phương pháp cưỡng chế để kiểm soát nó trong tay,
nhưng điều đó không phù hợp với nguyên tắc song trùng để
vấn đề giải quyết hiệu quả và hiệu suất. Ví dụ, quốc gia có thể
đóng cửa tự thủ, không tham dự vào sự phân công quốc tế,
không tham gia thị trường thế giới, nhưng quốc gia sẽ phải trả
giá đắt cho việc đó. Tuy nhiên điều này cũng không thể giải
quyết bằng biện pháp quốc tế thông thường được, bởi vì nó
cũng không phù hợp với nguyên tắc hiệu quả và hiệu suất, hơn
nữa ở đây còn là vấn đề tín nhiệm. Vì thế, nhất thể hóa đã trở
thành một loại lựa chọn tương đối tốt để giải quyết vấn đề
mang tính bên ngoài, các quốc gia hữu quan giao quyền quyết
sách của lĩnh vực nào đó cho một bộ cơ chế chung, và trở thành
một bộ phận của cơ chế chung để cùng giải quyết vấn đề. Quốc
gia vẫn nắm quyền kiểm soát cuối cùng, nhưng quyền lực đó
đã ngày càng trở thành biện pháp cuối cùng, thường thì cũng
không đi đến mức như thế.
Chủ nghĩa ngoài quốc gia và chủ nghĩa xuyên quốc gia
(transnationalism) mà chúng tôi đề cập ở đây có những chỗ
QUỐC GIA
514 V SIÊU QUỐC GIA

tương tự nhất định, chủ nghĩa xuyên quốc gia cũng đã nhấn
mạnh tính chất xuyên quốc gia của vấn đề, đã nhấn mạnh sự
quản lý chung đối với vấn đề xuyên quốc gia. Nhưng chủ nghĩa
xuyên quốc gia thông thường chỉ hướng về những chủ thể thu
lợi trong tiến trình xuyên quốc gia và các hoạt động của nó,
những chủ thể này hy vọng thoát khỏi sự kiểm soát của quốc
gia, giành được sự tự do hoạt động trong phạm vi lớn hơn, theo
đuổi lợi ích riêng trên một sân khấu lớn hơn vì thế sự giải thích
lý thuyết coi chúng làm trung tâm càng dễ dàng hướng mọi
người tới chủ nghĩa siêu quốc gia hơn. Hơn nữa, chủ nghĩa
xuyên quốc gia thông thường không nhấn mạnh nhiều vào vai
trò của chính phủ, có lúc chính phủ lại trở thành một lực lượng
gây trở ngại trong mắt những người theo chủ nghĩa xuyên quốc
gia, vì thế, nó thuộc về phạm trù của chủ nghĩa tự do nhiều
hơn. Ví dụ, Walter Mattli cũng nhấn mạnh tính bên ngoài, nhấn
mạnh giá thành giao dịch và nhu cầu đổi mới chế độ, nhưng
cách giải thích nhất thể hóa trong chủ nghĩa chế độ mới của ông
đó rõ ràng chỉ nhấn mạnh vào nhóm lợi ích trong tiến trình
nhất thể hóa, lôgích của nó hết sức đơn giản: cùng với sự phát
triển của khoa học kỹ thuật mới, phạm vi thị trường đã được
mở rộng, đã vượt qua biên giới của quốc gia đơn lẻ, những chủ
thể thu lợi trong việc mở rộng của thị trường thì tìm kiếm sự
thay đổi cơ cấu quản trị hiện có để mang lại lợi ích lớn nhất cho
mình23. Thuyết kinh tế quyết định đứng sau chủ trương này đã
bị chúng ta phê bình là chỉ dùng nguyên lý của thị trường để
giải thích sự nảy sinh, phát triển và diễn biến của chế độ. Ngoài
ra, chúng tôi cho rằng, cách giải thích này sẽ dẫn dắt con người
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 515

hướng về một kiểu chủ nghĩa siêu quốc gia, hoặc là nó chính là
một kiểu của chủ nghĩa siêu quốc gia. Cuối cùng, cách giải thích
này chỉ chú ý đến nhóm chiếm ưu thế trong tiến trình tự do hóa
mà xem nhẹ nhu cầu tồn tại và lợi ích của nhóm yếu thế.
So sánh một chút, chủ nghĩa ngoài quốc gia của chúng tôi
không những bao gồm chủ thể chịu sự ảnh hưởng tích cực của
tiến trình xuyên quốc gia mà ngả sang hướng nhất thể hóa, mà
còn bao gồm các chủ thể chịu ảnh hưởng tiêu cực dẫn đến thái
độ phủ định đối với nhất thể hóa, ví dụ, nhất thể hóa châu Âu
không những muốn thực hiện hoạt động xuyên quốc gia của
yếu tố sản xuất, mà còn muốn tập trung sức lực vào việc điều
hòa các chính sách xã hội như việc làm, mức lương cơ bản, tái
giáo dục, một số chính sách phía sau có thể được cho rằng đã
quan tâm đến nhóm yếu thế, còn thông thường cho rằng, trong
việc điều hòa quan hệ giữa các nhóm lợi ích khác nhau đó, quốc
gia chiếm ưu thế tự nhiên. Vì thế, chủ nghĩa ngoài quốc gia
không những đã bao hàm một số nội dung của chủ nghĩa siêu
quốc gia, và cả một số nội dung của chủ nghĩa quốc gia, mà nó
còn thoát khỏi khó khăn của lý thuyết bao hàm trong chủ nghĩa
quốc gia và chủ nghĩa siêu quốc gia, thoát khỏi tuyến đường
được nối giữa hai điểm mút của chủ nghĩa quốc gia và chủ
nghĩa siêu quốc gia lại với nhau.
Cuối cùng, cái mà chúng tôi lại muốn chỉ ra một lần nữa
là, tính bên ngoài là cốt lõi trong diễn đạt lý thuyết về nhất
thể hóa của chúng tôi, nhưng điều đó lại không hẳn đồng
nghĩa với việc nhất thể hóa là sự lựa chọn tuyệt vời duy nhất
để giải quyết vấn đề tính bên ngoài. Ở trên chúng tôi đã chỉ ra,
QUỐC GIA
516 V SIÊU QUỐC GIA

ít nhất có bốn loại lựa chọn cơ bản để giải quyết vấn đề tính
bên ngoài mà vì các lý do lịch sử, văn hóa Tây Âu đã lựa
chọn nhất thể hóa là một loại phương pháp giải quyết. Còn
về việc con đường của Tây Âu liệu có thể là tấm gương cho
chính trị của khu vực khác, thậm chí là toàn cầu hay không,
chúng tôi cho rằng, đáp án có lẽ là khẳng định, nhưng công
việc cụ thể đòi hỏi phải được tiến hành hết sức cẩn thận, hay
nói cách khác, phải tính toán đến đặc thù của hai bên trong
quan hệ so sánh.

Chú thích

1. Altiero Spinelli là lãnh tụ phong trào chủ nghĩa liên bang Itali,
ông đã phát động mọi người ủng hộ hội nghị châu Âu cử tri, do đại
biểu của hội nghị đó dự thảo ra một bộ hiến pháp châu Âu. Cuộc
đấu tranh của ông cho đến khi hội nghị châu Âu năm 1979 thực
hiện bầu cử trực tiếp mới giành được thành quả bộ phận. Xem
thêm, [Anh] John Pinder: “Toà nhà của liên minh: cộng đồng châu
Âu”, tr. 3. Tư tưởng của Spinelli có thể xem thêm: Sergio Pistone,
“Alitoro Spinelli and the Strategy for the United States of Europe”,
in Brent F. Nelsen, Alexander C-G. Stubb, eds.: The European Union:
Readings on the Theory and Practice of European Integration, Lynne
Rienner Publishers 1994.
2. Oran R. Young: International Governance: Protecting the
Environment in a Stateless Society, Cornell University Press (Ithaca and
London) 1994, p. 23.
3. Andrew Moravcsik: “Preferences and Power in the European
Community: A Liberal Intergovernmentalist Approach”, p. 485.
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 517

4. [Mỹ] Robert Keohane, Joesph Nye: Tiết 2, Chương 1 trong cuốn


Quyền lực và sự phụ thuộc lẫn nhau - chính trị thế giới trong chuyển biến.
5. Andrew Moravcsik: The Choice for Europe: Social Purpose and
State Power from Messina to Masstricht, Cornell University Press (Ithaca
and London) 1998, pp. 5-6.
6. Alan S. Milward: The European Rescue of the Nation-State,
Routledge (London) 1992; Gordon Smith, “The Crisis of the West
European State”, in David M. Cameron, ed.: Regionalism and
Supranationalism: Challenges and Alternatives to the Nation-State in
Canada and Europe, The Institute for Research on Public Policy
(Montreal, Quebec) and Policy Studies Institute (London) 1981.
7. Andrew Moravcsik: “Preferences and Power in the European
Community: A Liberal Intergovernmentalist Approach”, pp. 485-486.
8. Oran R. Young: International Governance: Protecting the
Environment in a Stateless Society, Cornell University Press (Ithaca and
London) 1994, pp. 23-24.
9. Wayne Sandholtz, John Zysman: “1992: Recasting the
European Bargin”, in Brent F. Nelsen, Alexander C-G. Stubb, eds.: The
European Union: Reading on the Theory and Practice of European
Integration, Lynne Rienner Publishers 1994, p. 192.
10. [Anh] Charles A. Snyder: Khái luận luật Liên minh châu Âu,
Nxb. Đại học Bắc Kinh, 1996, tr. 22.
11. Cách dịch ở Trung Quốc về Principle of Subsidiarity có rất
nhiều, ví dụ như Giáo sư Vương Hạc dịch là nguyên tắc bổ trợ, xem
thêm bài viết của ông “Bình về nguyên tắc bổ trợ của EC” trên Tạp chí
Châu Âu, kỳ 2 năm 1993. Cuốn sách Khái luận luật Liên minh châu Âu dịch
là nguyên tắc phụ thuộc (xem tr. 75). Giáo sư Đới Bỉnh Nhiên dịch là
nguyên tắc phục tùng. Bài viết cho rằng nói một cách tương đối vẫn là
nguyên tắc bổ trợ, cách dịch đó tương đối sát với nguyên nghĩa, vì thế
QUỐC GIA
518 V SIÊU QUỐC GIA

ngoài khi trích dẫn trực tiếp phục tùng cách dịch của người dịch
nguyên gốc ra, thì các chỗ khác đều dùng tên gọi nguyên tắc bổ trợ đó.
12. Đới Bỉnh Nhiên dịch: Tập điều ước cộng đồng châu Âu, Nxb. Đại
học Phúc Đán, 1993, tr. 385, 390.
13. Vương Hạc: “Bình luận về nguyên tắc bổ trợ của EC”, Tạp
chí Châu Âu, kỳ 2, tr. 20.
14. Đới Bỉnh Nhiên (dịch): Tập điều ước cộng đồng châu Âu,
Sđd, tr. 207.
15. Vương Hạc: “Bình luận về nguyên tắc bổ trợ của EC”, Tạp
chí Châu Âu, kỳ 2, tr. 26.
16. Cho rằng tác giả bài viết bị xót chữ ở đây, bằng không ý của
đoạn trên và dưới rất khó mà kết nối lại với nhau. Chữ đó là tác giả
cuốn sách thêm vào. Xem Vương Hạc: “Bình luận về nguyên tắc bổ
trợ của EC”, Tạp chí Châu Âu, kỳ 1, tr. 54-55.
17. Đới Bỉnh Nhiên (dịch): Tập điều ước cộng đồng châu Âu, Sđd, tr. 372.
18. Xem Vương Hạc: “Bình luận về nguyên tắc bổ trợ của EC”,
Tạp chí Châu Âu, kỳ 2, tr. 22-25.
19. Xem Đới Bỉnh Nhiên: “Bình luận về Điều ước Amsterdam”,
Tạp chí Châu Âu, kỳ 1, 1988, tr. 54-55.
20. Xem thêm: Từ điển song giải Anh Hán cao cấp hiện đại Oxford,
Thương vụ ấn thư quán, 1988, điều mục extra, tr. 407 và điều mục
extra, tr. 1354.
21. Jean Monnet: “A Ferment of Change”, in Brent F. Nelsen,
Alexander C-G. Stubb, eds.: The European Union: Readings on the
Theory and Practice of European Integration, Lynne Rienner Publishers
1994, p. 23, 24.
22. William Wallace, “Theory and Pratice in European
Integration”, in S. Bulmer, A. Scott, eds.: Economic and Political
Integration in European: Internal Dynamics and Global Context, Oxford:
CHƯƠNG 8
QUỐC GIA, SIÊU QUỐC GIA V NGO I QUỐC GIA 519

Blackwell 1994; E. J. Kirchner: Decision Making in the European


Community: The Council Presidency and European Integration,
Manchester University Press 1992; A. M. Sbragia, “Thinking about
the European Future: The Uses of Compasion”, in A. M. Sbragia, ed.:
Euro-Politics: Institutions and Policymaking in the “New” European
Community, Washington, D. C: Broongkings Institution 1992. Xem
Dimitris N. Chryssochoou: “New Challenges to the Study of
European Integration: Impications for Theory-Building”, Journal of
Common Market Studies, Vol. 35, No. 4, December 1997, p. 523.
23. Walter Mattli: The Logic of Regional Integration: European and
Beyond, Cambridge University Press 1999, chapter 3, “Explaining
Regional Integration”.
Chương 9

QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA

T ính đến hết Chương 8, công việc nghiên cứu so sánh


của chúng tôi đối với lý luận nhất thể hóa châu Âu về
cơ bản có thể đặt được một dấu chấm hết hoàn mỹ. Nhưng đối
với vấn đề mà chúng tôi đã đưa ra ngay trong phần Lời nói
đầu, thì cho đến nay chúng tôi vẫn không thể đưa ra một đáp
án rõ ràng, hoàn chỉnh. Nhất thể hóa châu Âu - hình thức tổ
chức hoạt động nhân loại kiểu mới này - trên ý nghĩa thông
thường thì mang hàm nghĩa gì đối với chính trị quốc gia, chính
trị khu vực thậm chí là chính trị toàn cầu hiện nay? Chủ nghĩa
ngoài quốc gia mà chúng tôi đưa ra đã hình thành thách thức
như thế nào đối với quan hệ quốc tế truyền thống? Phương
pháp và lập trường, nghiên cứu của chúng ta về quan hệ quốc
tế muốn đưa ra những thay đổi gì? Hoặc là tất cả vẫn y nguyên
như cũ, thế giới này và lý luận quan hệ quốc tế của chúng ta
không phải vì sự ra đời và phát triển của nhất thể hóa châu Âu
mà phát sinh bao nhiêu đổi thay?
Ở chương này, chúng tôi vượt qua sự hạn chế của đề tài
nhất thể hóa châu Âu, trước tiên sẽ xem xét ảnh hưởng của nhất
thể hóa châu Âu đã tạo ra cho quan hệ quốc tế truyền thống về
mặt lý luận, sau đó sẽ vạch ra ý nghĩa mang tính đi trước của
mô thức nhất thể hóa châu Âu của chủ nghĩa ngoài quốc gia đối
với chính trị quốc gia, chính trị khu vực và chính trị toàn cầu
theo nghĩa thông thường.
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 521

I. NHẤT THỂ HÓA V CHỦ QUYỀN QUỐC GIA

Lý luận quan hệ quốc tế truyền thống trên thực tế được xây


dựng dựa trên hạt nhân là khái niệm chủ quyền quốc gia, nhân
tố hiện thực của quan hệ quốc tế chính là lấy sự tồn tại của quốc
gia có chủ quyền làm tiền đề, vì thế, bất luận là xét từ lý luận
hay từ hiện thực, vấn đề chủ quyền đều là một vấn đề cốt lõi.
Còn tại châu Âu nhất thể hóa, thì sự kết hợp tự nhiên của chủ
quyền và quốc gia dân tộc lại muốn bị phá vỡ: “mỗi một tiến
trình của nhất thể hóa, đặc biệt là sự nhảy vọt về chất đều có
nghĩa là chức năng và chức quyền của quốc gia chuyển dịch
hoặc nhượng lại thêm một bước cho tổ chức nhất thể hóa... Mà
sự nhượng lại về chức năng và quyền hạn của quốc gia này tất
nhiên có nghĩa là sự nhượng lại hoặc chuyển dịch của chủ
quyền quốc gia. Từ đó có thể nói, ngăn cản sự nhượng lại hoặc
chuyển dịch đó thì cũng là ngăn cản tiến trình của nhất thể
hóa”1. Vì thế, thách thức của nhất thể hóa châu Âu đối với hiện
thực quan hệ quốc tế truyền thống và lý luận của nó cũng được
tập trung phản ánh chủ yếu thông qua vấn đề chủ quyền.
Chúng ta xem xét thách thức đó như thế nào? Nói một cách
cụ thể, khái niệm chủ quyền quốc gia ra đời từ thế kỷ XVII cho
đến nay* luôn cố định không thay đổi hay sao? Thách thức của
nhất thể hóa châu Âu đối với chủ quyền quốc gia mà chúng ta
thảo luận hiện nay là thách thức đối với khái niệm chủ quyền
quốc gia hình thành ban đầu, hay là đã thực sự cấu thành thách
thức đối với việc quốc gia thực hiện chủ quyền hiện nay? Chủ
quyền là một số nguyên tắc trừu tượng (thậm chí là tượng

______________
* Năm 2001 (BT).
QUỐC GIA
522 V SIÊU QUỐC GIA

trưng ký hiệu), hay là gắn liền với chức năng và chức quyền
thực tại của quốc gia? Nhất thể hóa châu Âu là nguyên tắc đối
với chủ quyền quốc gia hay là tạo ra sự thách thức đối với chức
năng và chức quyền cụ thể của quốc gia? Tất cả những vấn đề
này, trên thực tế đều bao hàm trong vấn đề thách thức mà nhất
thể hóa châu Âu đem lại cho quan hệ quốc tế mà chúng tôi đã
nói, đợi chúng ta tiến hành phân tích cụ thể.
Ở đây, chúng tôi làm một lần khảo sát đối với chủ quyền
trước hết từ lý luận chung, sau đó sẽ bình luận phân tích vấn đề
vận hành của chủ quyền quốc gia trong thực tiễn nhất thể hóa
châu Âu.

1. Phân tích tầng nấc của quan hệ quốc tế


Phương pháp phân tích tầng nấc (levels of analysis) là một
phương pháp thường được dùng trong nghiên cứu quan hệ
quốc tế, Kenneth Waltz là một trong những học giả thời kỳ đầu
đã đưa phương pháp đó vào nghiên cứu quan hệ quốc tế, điều
đó chủ yếu được thể hiện trong tác phẩm Con người, quốc gia và
chiến tranh của ông2. Trong tác phẩm đó, ông đã chỉ ra sự bùng
nổ của chiến tranh có thể tìm nguyên nhân từ ba khái niệm cơ
bản: hành vi nhân loại, kết cấu nội bộ quốc gia, trạng thái vô
chính phủ quốc tế, mà ba khái niệm cơ bản đó chính là ba tầng
nấc của quan hệ quốc tế mà chúng ta thường quan sát và phân
tích: biến số trong nước, biến số quốc gia và biến số quốc tế.
Giáo sư Tần Á Thanh chỉ ra, người chuyên coi phương
pháp phân tích tầng nấc làm phương pháp luận quan hệ quốc
tế học để thảo luận là nhà chính trị học Mỹ David Singer. Trong
bài viết “Vấn đề phân tích tầng nấc trong quan hệ quốc tế học”
công bố năm 1961, David Singer đã chỉ ra rằng, phương pháp
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 523

phân tích tầng nấc là phương pháp nghiên cứu quan trọng
trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, nghiên cứu của quan hệ
quốc tế bao gồm hai tầng nấc chủ yếu là hệ thống quốc tế và
quốc gia, “hệ thống quốc tế là tầng nấc toàn diện nhất, có đặc
trưng tổng hợp nhất, khiến cho người nghiên cứu có thể nắm
chắc quy luật của quan hệ quốc tế ở tầm vĩ mô; hệ thống quốc
gia lại là tầng nấc vi mô, có thể khiến người nghiên cứu phân
tích chi tiết chính sách và hành vi quốc gia. Mối quan hệ của hai
tầng nấc đó thì giống như rừng và cây, người nghiên cứu có thể
căn cứ vào nhu cầu nghiên cứu của bản thân để lựa chọn tầng
nấc nghiên cứu”. Sau David Singer, nghiên cứu quan hệ quốc tế
ngày càng chú trọng phương pháp phân tích tầng nấc, sự phân
chia tầng nấc cũng ngày càng chi tiết, ví dụ James Rosenau đã
đưa ra năm tầng nấc phân tích: cá nhân, vai trò, chính phủ, xã
hội, hệ thống quốc tế, Bruce Lachter và Harvey Starr đưa ra sáu
tầng nấc phân tích: hệ thống thế giới, quan hệ quốc tế, xã hội
trong nước, chính phủ quốc gia, vai trò người quyết sách, cá
nhân người quyết sách3.
Đại đa số mọi người đều thiên về đơn giản hóa quan hệ
quốc tế thành ba tầng nấc như sau: tầng nấc hệ thống quốc tế
(international system level), tầng nấc quốc gia (national level),
tầng nấc trong nước (domestic level). Sự phân tích đối với tầng
nấc quốc gia là tương đối thường gặp, như lợi ích quốc gia,
chính sách đối ngoại, quyết sách ngoại giao; sự phân tích đối
với tầng nấc trong nước cũng dễ dàng được giới định rõ ràng,
như Andrew Moravcsik giải thích sự hình thành của sở thích
quốc gia từ sự cạnh tranh của các tập đoàn lợi ích trong nước.
Cái khó khăn là làm thế nào để nhận thức tầng nấc quốc tế. Nội
dung mà khái niệm hệ thống quốc tế bao hàm là nhiều nhất,
QUỐC GIA
524 V SIÊU QUỐC GIA

phạm vi bao phủ là rộng nhất, bởi vì chí ít là lý giải về ý


nghĩa mặt chữ, sự việc nảy sinh ở ngoài một quốc gia đều có
thể bị đưa vào trong một phần khái niệm phân tích đó, vậy
thì suy cho cùng nhân tố nào là có giá trị đối với khái niệm
của hệ thống quốc tế, và đồng thời nhân tố nào là có thể được
xem nhẹ?
Sự thảo luận về hệ thống quốc tế của chủ nghĩa hiện thực
mới và chủ nghĩa tự do mới đều đã có cống hiến quan trọng
của bản thân chúng. Cống hiến chủ yếu của chủ nghĩa hiện
thực mới với Kenneth Waltz làm đại diện đối với nghiên cứu hệ
thống quốc tế là ở chỗ sự tìm tòi nghiên cứu đầy đủ đối với kết
cấu hệ thống (structure). Chính Kenneth Waltz đã khiến cho
khái niệm hệ thống quốc tế đó trở thành một khái niệm có thể
được giới hạn, phân định rõ ràng, có thể phân tích độc lập với
những biến số khác. Cống hiến chủ yếu của chủ nghĩa tự do
mới với Keohane làm đại diện là ở sự trình bày tỉ mỉ của nó đối
với tiến trình (process) hệ thống, đặc biệt là sự tìm tòi nghiên
cứu của ông đối với hiện tượng phụ thuộc lẫn nhau, và cả sự
phân tích sau này đối với tác dụng của chế độ quốc tế, trên một
mức độ tương đối, điều đó đã đưa ra sự bổ sung và phát triển
cho lý luận hệ thống của chủ nghĩa hiện thực mới.
Kenneth Waltz cho rằng: “một hệ thống là do một loại đơn
nguyên có kết cấu và tác động lẫn nhau cấu thành”4. Có rất
nhiều đơn nguyên cấu thành của hệ thống quốc tế đã được đưa
vào tầm ngắm nghiên cứu quan hệ quốc tế, bao gồm quốc gia,
tổ chức quốc tế, các loại tổ chức và phong trào phi chính phủ
xuyên quốc gia, thậm chí là công ty xuyên quốc gia và cá nhân
có sức ảnh hưởng quốc tế, nhưng đơn nguyên cơ bản vẫn là
quốc gia có chủ quyền, điều đó là chắc chắn. Đối với chủ nghĩa
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 525

hiện thực mới, cái mà thực sự khiến cho khái niệm hệ thống
quốc tế trở nên có ý nghĩa lại không phải là quốc gia mà là kết
cấu, kết cấu là linh hồn của hệ thống.
Kết cấu “là sự sắp xếp theo thứ tự các bộ phận cấu thành
của nó để xác định giới hạn. Chỉ có sự thay đổi về sắp xếp theo
thứ tự mới là sự thay đổi của kết cấu”5. Nói một cách cụ thể, sự
khảo sát đối với kết cấu có thể tập trung vào từ ba phương diện
như nguyên tắc xếp theo thứ tự, đặc điểm đơn nguyên, phân
phối năng lực, ba phương diện đó đã bao gồm nội dung đặc
trưng của hai phương diện là quy định của hệ thống quốc tế
đối với đơn nguyên cơ bản của nó, và mối quan hệ lẫn nhau
của đơn nguyên có năng lực tầng nấc hệ thống. Nhìn từ nguyên
tắc xếp theo thứ tự, hệ thống chính trị quốc tế về cơ bản là phân
tán và vô chính phủ, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành là
quan hệ đồng đẳng. Nguyên tắc đó đã quyết định sinh tồn là
mục tiêu ưu tiên của đơn nguyên trong hệ thống; nhìn từ
nguyên lý, trong việc thực hiện của mục tiêu thì đơn nguyên
nên tự cứu giúp mình. Nhìn từ đặc điểm đơn nguyên, “quốc
gia là đơn nguyên của hệ thống chính trị quốc tế, không phải
căn cứ vào sự khác nhau về chức năng mà chúng gánh vác để
phân định chính thức. Trạng thái vô chính phủ yêu cầu mối
quan hệ giữa đơn nguyên trong hệ thống là quan hệ đồng
đẳng, điều đó đã cho thấy tính đồng nhất của chúng”6. Nhìn từ
sự phân phối chức năng, sự khác biệt giữa các đơn nguyên khác
nhau là rõ ràng. “Đơn nguyên của hệ thống chủ nghĩa vô chính
phủ không có sự khác biệt về chức năng. Vì thế, đơn nguyên
của thể chế đó chủ yếu được phân biệt theo mức độ năng lực
nhiều ít của chúng để hoàn thành các nhiệm vụ tương tự”7. Một
loại phương pháp phân định giản đơn chính là chia các quốc
QUỐC GIA
526 V SIÊU QUỐC GIA

gia làm hai loại là nước lớn và nước nhỏ. Sự thay đổi của bất cứ
mặt nào trong ba mặt đó đều dẫn đến sự thay đổi của kết cấu
hệ thống quốc tế, nhưng do hai mặt nguyên tắc xếp theo thứ tự
và đặc điểm đơn nguyên chưa từng có sự thay đổi về chất kể từ
khi xác lập hệ thống quốc gia Westphalia cho đến nay, vì thế,
sự nghiên cứu đối với sự thay đổi của kết cấu hệ thống quốc tế
thì cũng chủ yếu tập trung vào phương diện thứ ba, tức là sự
biến đổi của số lượng nước lớn có năng lực tầng nấc hệ thống
và quan hệ lẫn nhau giữa chúng.
Waltz chỉ từ sự thay đổi trong phân bố tương đối năng lực
nước lớn của tầng nấc hệ thống đã nhìn thấy sự thay đổi của hệ
thống quốc tế, do sự biến đổi của năng lực nước lớn đòi hỏi có
một thời gian tương đối thì mới có thể được phản ánh ra, vì thế,
hệ thống quốc tế theo quan điểm của ông là tương đối ổn định.
Keohane và Nye lại chỉ ra rằng, sự biến đổi của hệ thống quốc
tế nên dồn dập hơn nữa, bởi vì ngoài việc sự thay đổi kết cấu
dẫn đến sự thay đổi của hệ thống ra, thì sự biến đổi của tiến
trình cũng sẽ dẫn đến sự biến đổi của hệ thống, tiến trình đó đã
thể hiện là sự qua lại lẫn nhau giữa quốc gia và quốc gia, và chế
độ quốc tế mà nó hình thành. Ví dụ, so sánh kết cấu an ninh của
châu Âu sau chiến tranh trong thập niên 70 thế kỷ XX với thập
niên 50 thế kỷ XX, tuy đều do hai siêu cường Mỹ và Liên Xô chi
phối, chưa có sự thay đổi mang tính bản chất, nhưng nhờ sự
khởi động của Hội nghị hợp tác và an ninh châu Âu trong thập
niên 70 thế kỷ XX nên tình hình an ninh của châu Âu sau thập
niên 70 thế kỷ XX trên thực tế đã lạc quan hơn nhiều so với
thập niên 50 thế kỷ XX.
Tổng hợp trình bày của chủ nghĩa hiện thực mới và chủ
nghĩa tự do mới, chúng tôi nói rằng, hệ thống quốc tế nếu được
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 527

nhìn nhận từ hai phương diện kết cấu và tiến trình thì tính
quyết định của kết cấu đối với hệ thống càng có cơ sở hơn, còn
tiến trình lại phản ánh sự biến đổi của hệ thống ở trạng thái
động hơn so với (sự phản ánh của) kết cấu. Là tiền đề để tìm tòi
nghiên cứu vấn đề, Waltz và Keohane đều đã thừa nhận quy
định của hệ thống đối với đơn nguyên cơ bản của nó, tức là hệ
thống quốc tế mà họ đã nói tới đều được thiết lập trên cơ sở của
quốc gia có chủ quyền, đều thừa nhận quốc gia có chủ quyền là
đơn nguyên cấu thành cơ bản của hệ thống quốc tế.
Tác dụng chủ yếu của phương pháp phân tích tầng nấc là ở
chỗ, thông qua sự phân chia tầng nấc, đã phân giải hiện tượng
quan hệ quốc tế phức tạp thành một vài biến số tương đối dễ
dàng giới hạn rõ ràng, sau đó lại từ hiện thực cụ thể và sự thay
đổi phát triển của các biến số để phơi bày nguyên nhân phát
sinh của các hiện tượng quan hệ quốc tế và quy luật thay đổi,
phát triển của nó.
Loại phương pháp phân tích đó đưa ra cho chúng ta một
vấn đề như sau: khi mỗi bên chúng ta ở vào tầng nấc của mình,
tiến hành đối thoại với nhau ở cùng một tầng nấc, thì vấn đề
mà mọi người thảo luận lại dễ dàng được xác định giới hạn rõ
ràng, cho dù tồn tại bất đồng thì sự bất đồng đó cũng rất rõ
ràng; nhưng khi chúng ta xuất phát từ tầng nấc khác nhau để
thảo luận cùng một vấn đề, thì đối thoại không những khó xác
định được giới hạn rõ ràng, mà còn rất có thể là tranh luận đến
mức mặt đỏ tía tai nhưng vẫn không biết là tranh luận vì cái gì.
Kỳ thực, khi họ xuất phát từ tầng nấc khác nhau của quan hệ
quốc tế, họ không phải là tranh luận về bản thân nội dung của
vấn đề, mà là tranh luận về giới hạn và phân định tầng nấc của
vấn đề. Sự nghiên cứu lướt qua của tầng nấc đó thường dễ
QUỐC GIA
528 V SIÊU QUỐC GIA

khiến cho vấn đề rơi vào trạng thái phức tạp và hỗn loạn khác
thường, giáo sư Tần Á Thanh chỉ ra rằng, một khiếm khuyết
quan trọng của chủ nghĩa hiện thực truyền thống là sự hỗn loạn
của tầng nấc phân tích: “trong tác phẩm đồ sộ Chính trị giữa các
quốc gia: cuộc đấu tranh vì quyền lực và hòa bình của Morgenthau
tuy rằng đâu đâu cũng nhấp nháy ngọn lửa của trí tuệ, nhưng
lại chưa vượt qua được sự hạn chế của kinh nghiệm và thường
thức cá nhân, đem nhân tố hệ thống quốc tế, quốc gia và cá
nhân đan cài lại với nhau, kết quả là khung lý luận của nó thiếu
tính chặt chẽ và khoa học, khiến cho người nghiên cứu rất khó
xác định giới hạn rõ ràng về khái niệm lý luận, rất khó thiết lập
giả thiết lý luận có thể chứng minh là sai lầm”8.

2. Vấn đề tầng nấc của chủ quyền


Là nguyên tắc căn bản quan hệ quốc tế hiện đại, nguyên tắc
chủ quyền là cơ sở để tất cả sự vận hành của trật tự quốc tế dựa
vào; nếu như nguyên tắc đó bị phủ định thì chúng ta phải nhận
thức mới lại tất cả các phương diện của quan hệ quốc tế. Về
nguyên tắc, mọi người đều thừa nhận chủ quyền là một loại
chủ trương quyền lợi và sự thực hiện của nó, nó tuyên bố một
chính phủ nào đó có quyền quản hạt cao nhất ở một vùng lãnh
thổ đặc định. Nhưng trong thực tiễn của quan hệ quốc tế lại
xuất hiện các loại vấn đề, ví dụ quyền quản hạt cao nhất mà
chủ quyền bao hàm thực sự là tuyệt đối hay không? Có phải bất
cứ một quốc gia hoặc tập đoàn quốc gia nào, bao gồm tổ chức
quốc tế Liên hợp quốc, trong bất cứ tình huống nào đều không
có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của một nước hay
không? Nước nhỏ và nước lớn có thực sự chia sẻ quyền phát
ngôn và quyền tham dự bình đẳng trong xã hội quốc tế hay
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 529

không? Chủ quyền có thể phân tách thành các quyền lực cụ thể,
được chính phủ ở tầng nấc khác nhau cùng chia sẻ hay không?
Liên hệ đến thực tiễn của nhất thể hóa châu Âu, sự chuyển dịch
quyền hạn và chức năng của nước thành viên sang cho cơ chế
chung liệu có phải là một loại chuyển dịch chủ quyền hay
không? Mỗi bước tiến sâu hơn của nhất thể hóa có phải đều
đồng nghĩa với việc từng bước giành giật chủ quyền quốc gia
hay không? Hay thứ mà nước thành viên chuyển dịch cho cơ
chế chung chỉ là quyền lực cụ thể, còn chủ quyền vẫn nằm
trong tay các nước thành viên? Nếu như vậy, chủ quyền còn lại
là cái gì sau khi không bao gồm quyền lực cụ thể như tiền tệ,
thuế quan, phòng vệ?
Chúng tôi cho rằng, nguyên nhân dẫn đến vấn đề chủ
quyền hỗn loạn và phức tạp như vậy chính là tính đa tầng nấc
của vấn đề đã nói đến ở trên, trong khái niệm của chủ quyền,
nó vừa có nội dung mang tính quy định của hệ thống, cũng vừa
có vấn đề ở tầng nấc đơn nguyên, khi việc thực hiện chủ quyền
đơn nguyên không đạt được mức quy định của hệ thống đối
với chủ quyền, thì mâu thuẫn trong khi thực hiện và sự tranh
luận (xuất hiện từ mâu thuẫn đó) đã được hình thành. Mọi
người thường lẫn lộn nội dung của hai tầng nấc đó, mà không ý
thức được sự tranh luận của họ là dựa trên những tầng nấc
phân tích khác nhau.
Thuộc tính chủ quyền ở tầng nấc hệ thống chủ yếu thể hiện
trong quy định của hệ thống quốc tế đối với đơn nguyên cơ bản
của nó, nói theo cách của chủ nghĩa hiện thực kết cấu của Waltz
thì chủ yếu thể hiện ở nội dung của hai phương diện là quy tắc
xếp theo thứ tự của kết cấu và đặc điểm của đơn nguyên đó.
Nhìn từ nguyên tắc xếp theo thứ tự, tính phân tán và đặc tính
QUỐC GIA
530 V SIÊU QUỐC GIA

vô chính phủ của hệ thống chính trị quốc tế đã quyết định mối
quan hệ giữa các đơn nguyên cấu thành cơ bản của nó (quốc gia
có chủ quyền) là quan hệ đồng đẳng, bất cứ một quốc gia nào
về pháp lý đều không thể đòi hỏi chủ quyền đối với quốc gia
khác. Ở một trình độ nào đó, chủ quyền trên ý nghĩa của hệ
thống dường như cũng là trạng thái vô chính phủ của xã hội
quốc tế, một khi xã hội quốc tế có được đặc tính chính phủ thì
khái niệm chủ quyền cũng mất đi ý nghĩa tồn tại của nó. Chủ
quyền khẳng định và cố định trạng thái vô chính phủ của xã
hội quốc tế, đồng thời nó lại dựa vào hàng loạt chuẩn tắc quan
hệ được nối dài ra từ khái niệm của nó để trao cho hệ thống
quốc tế trật tự với hạn độ thấp nhất cần thiết nào đó. Nguyên
tắc này đã quyết định sinh tồn là mục tiêu ưu tiên của đơn
nguyên trong hệ thống, mà trong thực hiện mục tiêu, về
nguyên lý, đơn nguyên nên là tự cứu giúp mình.
Xét từ đặc điểm đơn nguyên, giữa quốc gia có tính đồng
nhất, bất luận là nước lớn hay nước nhỏ, là quốc gia có chủ
quyền, thì nhiệm vụ cơ bản mà chúng muốn hoàn thành về
tính chất là như nhau. Nói một cách cụ thể, quốc gia có chủ
quyền là đơn nguyên cơ bản của hệ thống cần phải có ba đặc
tính cơ bản sau.
(1) Bất cứ quốc gia nào đều phải thiết lập trên một vùng
lãnh thổ to hoặc nhỏ, không có vùng lãnh thổ mà nó có chủ
quyền, thì bất cứ tổ chức nào đều không thể hưởng được địa vị
quốc tế của quốc gia có chủ quyền. Chính vì vậy, cho dù một số
tổ chức quốc tế hết sức linh hoạt trên quốc tế, phát huy ảnh
hưởng to lớn, nhưng về tính chất nó vẫn là phái sinh từ quốc
gia vì nó không có một vùng lãnh thổ có chủ quyền của mình,
và nhân dân sống trên lãnh thổ đó. Mọi người đang bàn luận
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 531

đến sức ảnh hưởng của công ty xuyên quốc gia, các tổ chức và
phong trào xuyên quốc gia của nhân dân không có lãnh thổ,
không thuộc về sự quản hạt bài ngoại của nó, nhưng những cái
đó rốt cuộc cũng chỉ là một hiện tượng nổi lên trên cơ sở quốc
gia có chủ quyền, chúng không thể thay thế địa vị trung tâm
của quốc gia có chủ quyền.
(2) Trên vùng lãnh thổ đặc định, chỉ có thể có một chính
phủ có quyền lực cao nhất. Nếu như ngoài vùng lãnh thổ đó,
còn tồn tại chính phủ hoặc tập đoàn khác thực hiện quyền lực
cao nhất đối với nó, thì không thể nói là chính phủ trên vùng
lãnh thổ đó có địa vị của chủ quyền quốc gia. Tính tối cao trong
đối nội và độc lập trong đối ngoại của chính phủ tối cao duy
nhất trên vùng lãnh thổ đó là sự quy định hơn nữa đối với chủ
quyền quốc gia. “Nhìn từ nội bộ, chủ quyền đồng nghĩa với
tính tối cao của một quyền uy thống trị đối với bất cứ người
nào sống trong phạm vi quản hạt lãnh thổ của nó, cấu thành
đối tượng chính sách và pháp luật của nó. Chủ quyền nội bộ là
mối quan hệ quyền uy cơ bản giữa kẻ thống trị và kẻ bị thống
trị mà hiến pháp một quốc gia quy định. Nhìn từ bên ngoài,
chủ quyền có nghĩa là tính độc lập của một quyền uy thống
trị này đối với quyền uy thống trị khác. Chủ quyền bên ngoài
là mối quan hệ quyền cơ bản giữa các quốc gia do luật quốc
tế quy định”9. Tính tối cao và tính độc lập đó là tính quy định
cần có của một quốc gia có chủ quyền, nó quy định địa vị cần
có của chính phủ một quốc gia có chủ quyền trên quốc tế và
trong nước.
(3) Muốn khiến cho nguyên tắc chủ quyền trở thành một
nguyên tắc phổ biến thì quốc gia có địa vị chủ quyền cần phải
thừa nhận địa vị chủ quyền của nhau. “Chỉ dưới tiền đề thừa
QUỐC GIA
532 V SIÊU QUỐC GIA

nhận lẫn nhau, thì các quốc gia dân tộc và chế độ quốc gia
trong toàn cầu mới có thể là có khả năng có chủ quyền. Vì thế,
bất cứ quốc gia nào đều không phải sinh ra từ chủ quyền của
bản thân, mà sinh ra từ sự xác nhận của tất cả các quốc gia khác
đối với trật tự thế giới của quốc gia có chủ quyền và cả sự thừa
nhận trong phạm vi này với quốc gia đó. Điều này cũng chính
là sự ủng hộ nước đó trên các mặt như chính trị, tài chính và
quân sự để chống lại nhu cầu mang tính cạnh tranh, ví dụ như
của quần thể chủng tộc nào đó và quốc gia khác. Toàn cầu hóa
trong nguyên tắc của quốc gia lãnh thổ là tiền đề để nguyên tắc
đó có hiệu quả”10.
Nếu như nâng cấp đặc tính cơ bản của ba phương diện nói
trên thành tầng nấc hệ thống thì chúng tôi có thể nói rằng, chủ
quyền là hệ thống trao cho chủ thể hành vi tư cách là thành
viên cơ bản nhất của nó. Nếu như coi hệ thống quốc tế do quốc
gia có chủ quyền cấu thành là một câu lạc bộ quốc tế hoặc cộng
đồng quốc tế, thì chủ quyền chính là tư cách thành viên của câu
lạc bộ hoặc giấy phép hoạt động được cộng đồng cấp. Robert
Jackson cho rằng, chủ quyền là một loại tư cách thành viên
thuộc về một câu lạc bộ chính trị có tính loại trừ mà lịch sử quy
định. Trên vùng lãnh thổ nào đó, thực thể chính trị có tư cách
thành viên đó chỉ có một, còn các thực thể chính trị khác tuy
muốn giành được tư cách thành viên đó, nhưng quốc gia hiện
được hưởng tư cách thành viên lại thường không muốn từ bỏ
hoặc chia sẻ nó với các thực thể chính trị khác11. Paul Taylor cho
rằng, chủ quyền có thể được coi là giấy phép mà cộng đồng
quốc tế cấp, khiến nó ở một vùng lãnh thổ nào đó trở thành một
chính phủ độc lập. Giấy phép đó có thể có được thông qua sự
thừa nhận của quốc gia khác, và những quốc gia đó đều nhất trí
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 533

cho rằng, sự thừa nhận như vậy là cần thiết, là một loại phương
thức mà cộng đồng quốc tế muốn biểu đạt12.
Từ nguyên tắc của quốc gia lãnh thổ, tính tối cao và tính
độc lập của quốc gia có chủ quyền, sự thừa nhận lẫn nhau giữa
quốc gia có chủ quyền cho đến tư cách thành viên của câu lạc
bộ, hoặc giấy phép mà cộng đồng quốc tế cấp, những sự trình
bày đó trên thực tế đều đã thể hiện tính quy định của hệ thống
quốc tế đối với đơn nguyên cấu thành cơ bản của nó. Thông tin
mà chủ quyền bao hàm đã truyền đạt cho chúng ta chủ thể
hành vi như thế nào thì có thể trở thành chủ thể hành vi cơ bản
nhất của hệ thống quốc tế (the basic action). Cái gọi là cơ bản
nhất chính là chỉ bản sinh (gốc rễ bản thân), chứ không phải là
phái sinh, chủ thể hành vi cơ bản nhất đó trong hệ thống quốc
tế chính là quốc gia có chủ quyền. Sở dĩ muốn nhấn mạnh cơ
bản là bởi vì trong xã hội quốc tế ngoài quốc gia có chủ quyền,
còn có các chủ thể hành vi khác như tổ chức quốc tế chính phủ,
tổ chức quốc tế phi chính phủ, đoàn thể và phong trào xuyên
quốc gia, mà đặc tính chung của những chủ thể hành vi đó
chính là chúng đều phái sinh từ quốc gia có chủ quyền, bất luận
tôn chỉ hoạt động của chúng là bảo vệ hay là muốn làm tan rã
địa vị của quốc gia có chủ quyền là chủ thể hành vi cơ bản của
hệ thống quốc tế.
Nhưng bất cứ ý tưởng, khái niệm, nguyên tắc nào đều
không thể chỉ dừng lại ở tầng nấc trừu tượng, chúng không
thể chỉ dựa vào hoạt động của bản thân, quy định của trừu
tượng cần phải thực hiện trong thực tiễn hành vi cụ thể. Quy
định của hệ thống là một chuyện, còn chủ thể hành vi liệu có đạt
được quy định của hệ thống hay không lại là một chuyện khác.
QUỐC GIA
534 V SIÊU QUỐC GIA

Chủ quyền một mặt quy định hình thức rằng quốc gia là chủ
thể hành vi cơ bản của hệ thống, mặt khác cũng là sự thể hiện
của đơn nguyên quán triệt quy định của hệ thống trong thực
tiễn. Nếu như nói đơn nguyên có thể trong thực tiễn tự thành
một bộ, thì bản thân quy định của hệ thống đối với đơn nguyên
đã thành từ trống rỗng không có nội dung, đã mất đi giá trị và
lý do tồn tại của bản thân. Nếu như không phân biệt nước lớn
nước nhỏ trước, thì thực tiễn của đơn nguyên đối với quy định
chủ quyền ở tầng nấc hệ thống nên thuộc về phạm trù ở tầng
nấc đơn nguyên.
Vậy thì, trong thực tiễn hành vi của đơn nguyên đối với
quy định hệ thống, chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với cái gì?
Đầu tiên, nó đồng nghĩa với việc chính phủ của một nước cần
phải đảm bảo an ninh lãnh thổ và tài nguyên cũng như cư dân
trên lãnh thổ đó. An ninh đó có thể phân thành trong nước và
ngoài nước, cũng có thể phân thành hữu hình và vô hình. Nhìn
từ phương diện trong nước, an ninh đồng nghĩa với việc chính
phủ trung ương có thể cung cấp sự bảo đảm trật tự hữu hiệu
cho các hoạt động của cư dân nước đó. Nhìn từ lý luận khế ước,
bản thân chủ quyền chính là quyền lợi của nhân dân đã giao
phó để đổi lấy một số bảo đảm nào đó, mà cái quan trọng nhất,
chủ yếu nhất trong những bảo đảm đó chính là bảo đảm an
ninh. Nhìn từ phương diện bên ngoài, an ninh có nghĩa là
những hoạt động có trật tự trong phạm vi biên giới lãnh thổ,
không bị sự uy hiếp và xâm lược của bất cứ thế lực bên ngoài
nào. Nhìn từ phương diện hữu hình, tính toàn vẹn của lãnh thổ
là tiêu chí rõ ràng nhất. Nhìn từ phương diện vô hình, các hoạt
động trong quốc gia không chịu sự khống chế của bất cứ thế
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 535

lực bên ngoài nào được tiến hành thông qua các thủ đoạn gián
tiếp, giá trị cốt lõi của quốc gia không chịu sự lật đổ của lực
lượng bên ngoài.
Tiếp đến, chủ quyền quốc gia có nghĩa là tính tối cao trong
đối nội và tính độc lập trong đối ngoại của chính phủ trung
ương một nước được bảo đảm đầy đủ, nhận được sự thừa nhận
và tôn trọng rộng rãi của trong nước và quốc tế. Chính phủ
trung ương một nước (chính phủ ở đây không những là quyền
lực hành chính trong lý luận tam quyền phân lập, mà còn bao
gồm nội dung trên các mặt như lập pháp và tư pháp, lấy ý
nghĩa rộng rãi nhất của nó) là vật (cơ cấu) truyền dẫn của chủ
quyền, hiến pháp một nước đã quy định rõ ràng nội dung trên
các mặt như sự ra đời, vận hành của cơ cấu truyền dẫn chủ
quyền đó và mối quan hệ của nó với nhân dân. Sự độc lập quốc
tế của chính phủ trung ương chính là sự bảo đảm đẳng cấp cao
nhất đối với trong nước của nó, chính phủ có quan hệ lệ thuộc
với chính phủ nước khác trên lãnh thổ của mình thì không thể
được coi là có địa vị tối cao, quan hệ lệ thuộc đó trong lịch sử
đã từng xuất hiện với những hình thức như thuộc địa, lãnh địa
hải ngoại, nước bảo hộ, ủy thác quản lý. Cũng như vậy, chỉ có
chính phủ tối cao trong nước mới có thể có địa vị độc lập ngang
bằng với chính phủ trung ương của quốc gia khác trên quốc tế,
chính phủ địa phương của một nước cho dù quyền tự trị có lớn
đến đâu cũng không thể được hưởng quyền lợi quốc tế mà chỉ
có chính phủ trung ương mới được hưởng.
Cuối cùng, chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với việc hoạt
động hợp pháp của một quốc gia và cư dân của nó trên quốc tế
được bảo đảm. Đối với một quốc gia, chủ quyền là một loại
nghĩa vụ quốc tế, một quốc gia có chủ quyền phải tôn trọng chủ
QUỐC GIA
536 V SIÊU QUỐC GIA

quyền của một quốc gia khác, không thể can thiệp vào công
việc nội bộ, càng không thể uy hiếp và phá hoại an ninh của
quốc gia khác. Đồng thời, chủ quyền cũng là một loại quyền lợi
quốc tế, quyền tham dự bình đẳng các hoạt động quốc tế,
quyền giành được lợi ích quốc gia hợp pháp. Đối với công dân
của một nước, căn cứ và thỏa thuận cùng có lợi giữa các quốc
gia, họ có quyền tiến hành những hoạt động hợp pháp như làm
ăn kinh tế, du lịch ở quốc gia khác, chính phủ của quốc gia khác
nên tạo sự bảo đảm quyền lợi cho họ theo những quy định của
luật quốc tế và thỏa thuận cùng có lợi giữa quốc gia đã quy
định. Một quốc gia có chủ quyền có quyền thúc giục chính phủ
các quốc gia có chủ quyền khác thực hiện nghĩa vụ trong
phương diện đó.
Nói chung, chủ quyền chỉ trao cho một chính phủ có quyền
quản lý cuối cùng tối cao trên một vùng lãnh thổ, vì thế, nó
không có đầy đủ ý nghĩa của tầng nấc trong nước. Chẳng qua,
tầng nấc trong nước thực sự đã tồn tại sự uy hiếp đối với chủ
quyền quốc gia, ví dụ, thế lực chia rẽ của một nước chính là sự
uy hiếp nghiêm trọng nhất đối với chủ quyền của quốc gia đó,
nhưng sự uy hiếp đó là nhằm vào thực thể chính trị được
hưởng chủ quyền, chứ không phải là nhằm vào bản thân chủ
quyền. Sự thách thức của thế lực chia rẽ đối với chủ quyền là
nhằm khiến cho bản thân cuối cùng giành được địa vị chủ
quyền, hoặc công nhận một thực thể chủ quyền khác, chứ
không phải là muốn phủ định nguyên tắc chủ quyền.
Vì thế, vấn đề tầng nấc của chủ quyền chủ yếu đề cập hai
tầng nấc hệ thống và chủ thể hành vi quốc gia, là một chủ
quyền hoàn chỉnh, nó yêu cầu đồng thời thỏa mãn yêu cầu ở
hai tầng nấc hệ thống quốc tế và quốc gia. Dùng lời của Robert
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 537

Jackson để nói, chủ quyền đang đối diện với hai vấn đề cơ bản:
một là độc lập (independence), hai là tự chủ (autonomy). Độc
lập là vấn đề liên quan đến quyền uy và quyền lợi, điều đó chủ
yếu như là hệ thống; còn tự chủ là vấn đề liên quan đến quyền
lực và năng lực, điều đó thuộc về phạm trù của đơn nguyên13.
Độc lập chủ yếu đề cập sự tính toán trong pháp luật, còn tự chủ
phần nhiều thiên về cân bằng trong chính trị.

3. Hoàn cảnh khó khăn về tầng nấc của chủ quyền


Nếu như yêu cầu ở tầng nấc hệ thống và yêu cầu ở tầng nấc
đơn nguyên của chủ quyền đồng thời được thỏa mãn, hơn nữa
đều an toàn, không có chuyện gì, thì vấn đề chủ quyền cũng
không tồn tại được. Nhưng, những độc giả tỉ mỉ cũng có lẽ phát
hiện ra, chúng tôi khi nói đến quy định của hệ thống đối với
chủ quyền ở trên, chỉ đề cập nội dung của hai phương diện
trong kết cấu hệ thống, chưa đưa nội dung của phương diện
thứ ba trong kết cấu hệ thống và cả nội dung của tiến trình hệ
thống vào trong tính toán của chủ quyền, mà vấn đề chủ quyền
hoàn toàn là xuất hiện ở hai cái sau.
Nhìn từ nội dung trong phương diện phân phối năng lực
kết cấu, căn cứ vào lý luận của Waltz, hệ thống quốc tế là do
quan hệ giữa nước lớn có năng lực hệ thống quyết định: “đơn
nguyên có năng lực nhất đã lập nên vũ đài hành động cho đơn
nguyên khác và bản thân chúng... Vận mệnh của tất cả quốc gia
và tất cả công ty trong hệ thống chịu ảnh hưởng lớn hơn nhiều
từ hành động và tác động qua lại của nước lớn và công ty lớn,
so với ảnh hưởng của nước nhỏ và công ty nhỏ... Quan tâm đến
nước lớn không phải là xem nhẹ nước nhỏ. Quan tâm đến vận
mệnh của nước vừa và nhỏ đòi hỏi đặt phần lớn sự chú ý vào
QUỐC GIA
538 V SIÊU QUỐC GIA

nước lớn”14. Như vậy, quy định kết cấu của hệ thống trong mặt
này đã khéo léo loại bỏ quy định trong hai phương diện khác
mà kết cấu hệ thống đưa ra đối với đơn nguyên. Điều mà kết
cấu hệ thống quan tâm trong phương diện phân phối năng lực
là tính khác biệt của nước lớn và nước nhỏ, còn quy định của hệ
thống đối với đơn nguyên lại nhấn mạnh tính đồng chất, không
khác biệt giữa chúng. Phân phối năng lực, quan hệ tác động lẫn
nhau giữa nước lớn đã tạo ra trở ngại cho việc thực hiện chủ
quyền của nước nhỏ, trong khi nước lớn muốn thực hiện chủ
quyền mang tính bành trướng, mở rộng sự quản hạt trong nước
của mình ra ngoài phạm vi lãnh thổ biên giới, vậy nên nước
nhỏ phải vất vả chống đỡ áp lực của nước lớn, cố gắng duy trì
sự độc lập và toàn vẹn chủ quyền của mình.
Lý luận tiến trình hệ thống mà Keohane đã phát triển cũng
đã bộc lộ tính không cân xứng trong mối quan hệ giữa các đơn
nguyên, hơn nữa, lý luận tiến trình hệ thống còn chỉ ra: sự phụ
thuộc lẫn nhau đã cố định lại quan hệ không cân xứng đó là
một loại hình thức chế độ. Tính không cân xứng đó, nói một
cách khác cũng chính là tính khác biệt của quốc gia trong việc
thực hiện chủ quyền.
Từ đó có thể thấy, hệ thống khi trao địa vị bình đẳng chủ
quyền về mặt hình thức cho đơn nguyên cấu thành lên nó lại
thông qua kết cấu và sức mạnh của tiến trình để phủ định tính
quy định chủ quyền của đơn nguyên trong nội dung thực tế.
Sức mạnh của kết cấu và tiến trình chủ yếu nảy sinh ở xã hội
quốc tế, sự thực này có nghĩa là giữa các quốc gia đã tồn tại
sự khác biệt về năng lực thực tế, vì thế, sự bình đẳng về hình
thức chịu sự tác động bất bình đẳng về thực chất, chủ quyền
khi sáng tạo ra bản thân lại phủ định bản thân, đây chính là
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 539

hoàn cảnh khó khăn của chủ quyền. Kết cấu của hệ thống và
sức mạnh của tiến trình đã ngăn cản chủ thể quốc gia thực hiện
quy định của hệ thống đối với đơn nguyên, nguyên nhân khiến
cho kết cấu và tiến trình trở thành sức mạnh có ảnh hưởng
mang tính phủ định đối với chủ quyền chính là do sự khác
nhau trong phân bố năng lực giữa đơn nguyên. Các quốc gia có
sức mạnh do chiếm được vị trí có lợi trong kết cấu chính trị,
kinh tế của hệ thống quốc tế, nên lợi ích quốc gia của họ có tính
bành trướng ra ngoài, vì thế họ thiên về lợi dụng sức mạnh của
kết cấu và tiến trình để thực hiện chính sách đối ngoại mang
tính bành trướng, phủ định quy định của hệ thống đối với chủ
quyền. Còn đối với quốc gia nhỏ yếu, trong quốc tế họ phải đối
mặt với thách thức mà nước lớn lợi dụng sức mạnh của kết cấu
hệ thống và tiến trình đưa ra đối với chủ quyền của họ, họ ở
vào vị trí bất lợi trong kết cấu chính trị kinh tế của hệ thống
quốc tế, chủ quyền đại đa số trở thành công cụ để bảo vệ lợi ích
của các quốc gia nhỏ yếu, ngăn chặn sự xâm thực lợi ích của
quốc gia lớn mạnh.
Christopher Clapham đã phân tích trạng thái chủ quyền
yếu ớt của các nước đang phát triển. Ông chỉ ra rằng, chủ
quyền của các nước thuộc thế giới thứ ba sau chiến tranh chí ít
đã chịu hai lần thách thức lớn: lần đầu là cuộc khủng hoảng nợ
của các nước thuộc thế giới thứ ba bùng phát bởi khủng hoảng
dầu mỏ trong thập niên 70 thế kỷ XX, cơ chế tiền tệ quốc tế
(Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế) đã đưa ra yêu cầu
điều chỉnh kết cấu nghiêm ngặt đối với quốc gia yêu cầu viện
trợ. Một lần khác mới gần đây là tính tổng hợp, xuất hiện sau khi
Chiến tranh lạnh kết thúc, với hình thức của cái gọi là tiêu chuẩn
phổ biến như dân chủ hóa, chính phủ tốt, tôn trọng nhân quyền.
QUỐC GIA
540 V SIÊU QUỐC GIA

Clapham biện luận rằng, đối với một quốc gia chấp nhận sự
quản lý của bên ngoài về kinh tế (chỉ sự thách thức trước) hoặc
chịu giám sát về hoạt động chính trị trong nước (chỉ thách thức
sau) thì rất khó nói rằng quốc gia đó được hưởng chủ quyền;
điều đó giống như một người lựa chọn buộc mình vào sợi dây
thì rất khó để nói người này hoàn toàn tự do. Tiến tới ông phân
quốc gia có chủ quyền thành hai loại, một loại gọi là chuẩn
quốc gia (quasi-state), là nước không thể thực hiện và duy trì có
hiệu quả chủ quyền của mình; loại khác là những quốc gia chủ
yếu ở vào trung tâm chủ nghĩa tư bản, họ có thể bảo vệ hiệu
quả chủ quyền, nhưng cho dù là như vậy, Clapham cho rằng,
chủ quyền của họ cũng đang dần bị thu hẹp15.
Song, giữa các quốc gia cho dù cùng ở vào trung tâm của
chủ nghĩa tư bản, thì việc thực hiện chủ quyền của đơn nguyên
cũng tồn tại sự khác biệt rất lớn. William Wallace chỉ ra rằng,
trong phong trào nhất thể hóa của châu Âu, quyền quản hạt tối
cao của chính phủ nước thành viên và nguyên tắc bình đẳng và
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau giữa các quốc
gia đều đã chịu nhiều thách thức. Hơn nữa, không nói việc EU
trên một số phương diện có quyền quản hạt cao hơn so với
chính phủ nước thành viên, cho dù giống như Na Uy, Thụy Sĩ,
Aixơlen - một số quốc gia không phải là thành viên EU để thiết
lập quan hệ kinh tế - xã hội chặt chẽ với EU cũng không thể
không thừa nhận quy tắc của EU có tính ưu việt. Nguyên tắc
quốc gia có chủ quyền bình đẳng cũng đã bị phá hoại trong
thực tiễn nhất thể hóa châu Âu, bởi vì, trong Ủy ban châu Âu,
nước lớn có hai phiếu, còn nước nhỏ chỉ có một phiếu. Nhưng,
Wallace cho rằng, nguyên tắc chủ quyền trong nhất thể hóa
châu Âu lại chưa bị loại bỏ, chỉ là chủ quyền ngày càng xuất hiện
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 541

với hình thức chung. Cơ chế châu Âu được thiết kế riêng để


giới tinh anh như các chuyên gia quản trị, quản trị kiểu quản lý
kỹ thuật (kỹ trị) được đặt ở tầng nấc của châu Âu, còn đại diện
chính trị (political representation) vẫn bảo lưu ở trong tay chính
phủ nước thành viên16.
Naeem Inayatullah và David L. Blaney dùng phương pháp
phân tích của kinh tế chính trị cũng đã chỉ rõ thách thức chủ
quyền mà quốc gia ở vào thế yếu trong tiến trình kết cấu hệ
thống phải đối mặt. Họ cho rằng, xã hội quốc tế là một hệ thống
chính trị kinh tế của thế giới, do sự phân công của quốc gia chủ
quyền và chủ nghĩa tư bản cấu thành. Chủ quyền là ý thức tự
mình và sự thực hiện hình tượng của một nước, tất cả các quốc
gia chủ quyền đều có quyền lợi và trách nhiệm bình đẳng về
hình thức. Thực hiện chủ quyền đòi hỏi sự ủng hộ về tài
nguyên hoặc của cải của một nước, còn hoạt động để giành
được của cải thông qua sản xuất hoặc trao đổi lại được tiến
hành theo lôgích phân công toàn cầu của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, lôgích chủ quyền quốc gia, lôgích phân công của hệ
thống đã nảy sinh mâu thuẫn khó mà điều hòa. Mâu thuẫn đó
đều có thể tìm thấy căn cứ trong trình bày của Mác và Adam
Smith. Mác chỉ rõ, sự thay đổi quan hệ sản xuất của chủ nghĩa
tư bản đã giải phóng con người khỏi thân phận nô lệ và đẳng
cấp của phong kiến, tất cả mọi người đều giành được sự bình
đẳng về hình thức. Nhưng đòi hỏi của con người đối với của cải
giành được lại buộc con người tự do tham gia trao đổi hàng hóa
của hệ thống phân công, người tự do lại trở thành người không
tự do. Adam Smith trong cuốn Thuyết nước giàu đã chia quốc
gia thành hai loại giàu và nghèo. Nước giàu sở dĩ giàu là bởi vì
sự phân công lao động của họ phát triển, phân công là then
QUỐC GIA
542 V SIÊU QUỐC GIA

chốt trong sáng tạo của cải. Nhưng Smith chưa đặt sự phân
công đó vào trong những quan hệ xã hội vĩ mô một số chỉ có
sức lao động và một số chỉ có tư bản để đi sâu phân tích.
Inayatullah và Blaney cho rằng, hoàn cảnh khó khăn của chủ
quyền quốc gia tương tự như về chính trị, kinh tế của cá thể,
độc lập và bình đẳng của quốc gia về hình thức đều giành được
sự thừa nhận, nhưng trên thực tế thì độc lập và bình đẳng đều
cần phải tự cứu mình, phụ thuộc vào nỗ lực và tài nguyên của
mỗi quốc gia. Vì thế, họ đoán định, đối với các nước thế giới
thứ ba, chủ quyền là một mục tiêu chưa thực hiện17.
Từ những trình bày ở trên có thể thấy, chủ quyền đồng thời
đối mặt với sự lôi kéo của hai sức mạnh, một mặt là sự cố gắng
của đơn nguyên để thực hiện quy định của hệ thống đối với nó,
bản chất của tính quy định chủ quyền ở tầng nấc hệ thống đó
chính là sự bình đẳng, độc lập, không can thiệp vào công việc
nội bộ của nhau giữa các quốc gia có chủ quyền; mặt khác là
sức mạnh của kết cấu hệ thống và tiến trình lại khiến cho
quốc gia lớn mạnh ở vào vị trí có lợi trong việc thực hiện chủ
quyền, những quốc gia đó thực hiện chính sách đối ngoại
mang tính bành trướng, đã hình thành thách thức đối với
việc thực hiện chủ quyền của quốc gia nhỏ yếu đang phát
triển, có vị trí bất lợi trong tiến trình và kết cấu chính trị -
kinh tế của hệ thống. Nguồn gốc của vấn đề hoàn cảnh khó
khăn của chủ quyền hoặc vấn đề thách thức mà chủ quyền
quốc gia gặp phải chính là ở đấy.

4. Nhất thể hóa - thực hiện chủ quyền trong tiến trình
Cho dù hoàn cảnh khó khăn của chủ quyền bắt nguồn từ
sự căng thẳng mang tính kết cấu nội tại giữa hệ thống và đơn
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 543

nguyên thì vấn đề tiếp theo chính là, sự căng thẳng nội tại đó
liệu có thể được loại trừ hay không? Nếu như có thể, thì ở mức
độ như thế nào, làm thế nào để loại bỏ nó?
Về lý luận, căng thẳng mang tính kết cấu là bất cứ thứ gì cố
hữu bên trong hệ thống, có thể duy trì sự tồn tại và vận động
của bản thân nó, vì thế là không thể loại trừ triệt để, trừ phi
thay đổi tính chất của bản thân hệ thống và đơn nguyên (nhưng
cho dù là như vậy, giữa hệ thống và đơn nguyên mới cũng có
thể có sự căng thẳng nội tại của nó, chẳng qua sự căng thẳng đó
sẽ xuất hiện với hình thức mới mà thôi). Đương nhiên, có lẽ có
người sẽ đưa ra vấn đề thách thức chủ quyền là vấn đề gần đây
mới có hay là đã tồn tại ngay từ ngày xác lập hệ thống quốc tế
hiện đại. Theo kết luận của chúng tôi ở đây, nó nên thuộc về
tình huống sau. Vấn đề ở chỗ, nguyên tắc chủ quyền từ xác lập
cho đến phổ cập toàn cầu đã trải qua sự phát triển hơn ba thế
kỷ, cho nên cho dù trong thời gian hàng trăm năm trước đó,
chủ quyền đã là nguyên tắc chủ yếu của hệ thống quốc tế,
nhưng trong một thời gian rất dài thì chủ quyền chỉ là đặc
quyền của quốc gia phương Tây, nhiều khu vực ngoài châu Âu
đều ở vào địa vị như thuộc địa, lãnh địa hải ngoại của mẫu
quốc, ủy thác quản trị, chứ không được hưởng chủ quyền. Vì
thế, là một đặc quyền của bộ phận thành viên trong hệ thống,
nó vẫn không thể dẫn đến sự căng thẳng mang tính kết cấu. Có
lúc cho dù giữa các thành viên thiểu số được hưởng chủ quyền
phát sinh quan hệ căng thẳng, vấn đề cũng vẫn có thể được giải
quyết thông qua trao đổi đối với khu vực không được hưởng
địa vị chủ quyền, trong lịch sử, nhiều lần xung đột giữa Anh và
Pháp không gây ảnh hưởng đến địa vị là quốc gia có chủ quyền
của họ, thứ chịu ảnh hưởng chỉ là thuộc địa ở nước ngoài
QUỐC GIA
544 V SIÊU QUỐC GIA

của họ. Còn sau khi chủ quyền trở thành một nguyên tắc phổ
biến của hệ thống quốc tế mang tính toàn cầu, giữa các đơn
nguyên trong hệ thống được hưởng chủ quyền không còn có kẽ
hở để thu nạp sức kéo mang tính kết cấu giữa hệ thống và đơn
nguyên, vì thế sức kéo đó tất nhiên sẽ được phản ánh trong vấn
đề chủ quyền đó.
Chính bởi vì thuộc tính cố hữu nội tại của sức kéo kết
cấu, nhiều loại lý luận được coi là biện pháp giải quyết vấn
đề đó trên thực tế lại hết sức tiêu cực. Một cách nói điển hình
chính là kiên trì ý nghĩa của chủ quyền chỉ có thể thành lập
về tính chất, nó không bao hàm bất cứ năng lực hoặc quyền
lực cụ thể nào, sự vận hành thực tế của chủ quyền quốc gia
chỉ thể hiện ở tính tự chủ của lựa chọn, cho dù kết quả của sự
lựa chọn đó là độc lập hay phụ thuộc, là tự nguyện hay ép
buộc. Còn Robert Jackson đã chỉ ra nhiều hơn nữa, có lúc sự
lựa chọn chính sách của quốc gia cho dù về tính chất cũng
không thể duy trì được tính tự chủ hoàn toàn của nó, ví dụ,
Canađa là một quốc gia có chủ quyền, có chủ quyền phát
hành và quản lý tiền tệ của mình, Mỹ không có quyền làm
như vậy ở Canađa. Nhưng đối với Canađa và tất cả các quốc
gia phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế như vậy, thì quyền lực đó
có một số lỗ hổng. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ hoạch định ở
Canađa, nhưng giá trị tiền tệ của Canađa trên một mức độ rất
lớn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Mỹ và thị trường
tiền tệ quốc tế, trong mặt đó, Chính phủ Canađa không có dư
địa hoạt động là bao nhiêu18. Vì thế, chủ quyền chỉ có ý nghĩa
quyền lợi trừu tượng do hệ thống quy định, trong quyền lực
và năng lực thực hiện chủ quyền của đơn nguyên cụ thể thì
không thể bàn luận đến chủ quyền.
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 545

Một biện pháp giải quyết khác ngược lại với điều đó,
nhưng cũng tiêu cực chính là triệt để quy phục áp lực của kết
cấu và tiến trình, vứt bỏ tính quy định của hệ thống đối với chủ
quyền, điều đó đã có phần được thể hiện ở thuyết chủ quyền
lỗi thời. Paul Taylor sau khi đề xuất nên lý giải chủ quyền là
giấy phép mà cộng đồng quốc tế ban hành (cấp), từ đó suy luận
thêm rằng chủ quyền nên có một loại trật tự giá trị cao hơn. Giá
trị cao hơn đó thể hiện tại Butan là quyền uy của thần, còn
trong thế giới sau Chiến tranh lạnh lại là giá trị của dân chủ tự
do phương Tây. Khi một số quốc gia đi ngược lại cái gọi là giá
trị phổ biến chung đó, thì xã hội quốc tế có quyền căn cứ vào
cái đó để áp dụng hành động mà không bị coi là vi phạm
nguyên tắc chủ quyền19. Lôgích của những quốc gia ở vào địa vị
có lợi trong kết cấu và tiến trình đó có quyền thúc đẩy giá trị và
tiêu chuẩn của mình đến các quốc gia khác trên thực tế chính là
một loại lôgích thực lực hoặc lôgích cường quyền.
Inayatullah và Blaney cuối cùng cũng chỉ có thể rút ra kết
luận quy phục sự sắp xếp của tiến trình kết cấu. Họ cho rằng,
một mặt, chủ quyền có nghĩa là sự thừa nhận xã hội đối với độc
lập hình thức, khiến cho cộng đồng có quyền biểu đạt đặc tính
của nó, cũng làm cho bản thân nước đó phụ trách việc sáng tạo
ra biện pháp để tự mình biểu đạt. Trong thế giới hiện thực, do
biện pháp tự mình biểu đạt đó được tạo ra trong khung kiến
tạo đẳng cấp quốc gia, vì thế mà năng lực giành được những
biện pháp đó trở nên không được bảo đảm, hiện thực của chủ
quyền cũng trở nên không xác định. Mặt khác, nếu như thiên
về nội dung mang tính thực chất của chủ quyền, khi chuyển
dịch việc thực hiện chủ quyền từ trạng thái phi xã hội tự cứu
giúp mình sang quan hệ xã hội, thì vấn đề hầu như đã được
QUỐC GIA
546 V SIÊU QUỐC GIA

giải quyết. Chủ quyền chỉ khi ở trong liên hệ với đơn nguyên
khác chứ không phải là độc lập với chúng thì mới có thể được
thực hiện. Vì thế, hai tác giả đưa ra khái niệm “chủ quyền liên
hệ” (relational sovereignty), điều đó cũng giống như việc thông
qua quy phục sức mạnh của kết cấu và tiến trình để giải quyết
vấn đề khó khăn của chủ quyền. Vì vậy, đối với họ, kết luận tuy
rằng không phải là muốn vượt qua chủ quyền, nhưng biên giới
quốc gia, vô chính phủ quốc tế, khó khăn về an ninh đều được
đưa vào sự lý giải mới20.
Hai cách đề cập điển hình ở trên đều chủ trương thông qua
việc từ bỏ một mặt trong vấn đề có hai phương diện để giải
quyết sự căng thẳng nội tại giữa hai mặt của vấn đề, phương
pháp đó dùng tập trung vào một tầng nấc để giải quyết vấn đề
mang tính nhiều tầng nấc lại không thể được coi là giải quyết
được vấn đề trên ý nghĩa thực sự. Chỉ kiên trì hai mặt là quy
định trừu tượng ở tầng nấc hệ thống đối với chủ quyền và quy
phục sức mạnh tiến trình kết cấu của hệ thống thì đều không
thể loại bỏ sự căng thẳng nội tại mà do tính đa tầng nấc của chủ
quyền dẫn đến, ngược lại sẽ nhanh chóng gia tăng mối quan hệ
căng thẳng đó. Chúng tôi cho rằng, một mặt, sự căng thẳng
giữa chủ quyền ở tầng nấc hệ thống và chủ quyền ở tầng nấc
đơn nguyên là cố hữu nội tại, vì thế muốn triệt để loại bỏ là
không thể; mặt khác, sức kéo đó trên một mức độ nên có thể
hòa hoãn, đơn nguyên trong khi kiên trì tính quy định của hệ
thống đối với chủ quyền thì thông qua thay đổi kết cấu (như hệ
thống đa cực hiển nhiên dân chủ hơn so với hệ thống bá quyền
hoặc hệ thống hai cực), tham gia tiến trình của hệ thống để loại
bỏ áp lực của kết cấu và tiến trình đối với chủ quyền quốc gia,
thúc giục kết cấu và tiến trình bất bình đẳng phát triển theo
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 547

hướng càng có lợi hơn cho việc thực hiện quy định của hệ
thống đối với chủ quyền như bình đẳng, mở, dân chủ.
Bây giờ chúng ta hãy trở về với vấn đề nhất thể hóa châu
Âu. Trong tiến trình nhất thể hóa châu Âu, nước thành viên
chắc chắn đã chuyển dịch ngày càng nhiều chức quyền và chức
năng cho cơ chế chung để thực thi, nhưng điều đó có đồng
nghĩa với một loại chuyển nhượng chủ quyền hay không? Có
phải một thực thể chủ quyền mới đã xuất hiện hay không? Đáp
án của chúng tôi là phủ định những điều đó.
Đầu tiên, luật quốc tế lại chưa trao địa vị chủ quyền cho
thực thể nhất thể hóa châu Âu - EU, EU là sản phẩm của điều
ước quốc tế. Tuy rằng, nó trong phạm vi nhất định cũng có thể
ký kết điều ước với bên thứ ba, nhưng điều đó không phải là
dựa trên lý do của bản thân nó, mà là dựa trên sự thụ quyền
của nước thành viên. Vì thế, cho dù EU có quyền lực lớn hơn
nữa, nhưng trước khi nước thành viên chưa đồng ý, nó không
thể được hưởng tư cách thành viên cơ bản của hệ thống quốc tế.
Tiếp đến, như Chương 5 chúng tôi đã trình bày, nhất thể
hóa châu Âu ở giai đoạn quyết sách, ở tầng nấc siêu hệ thống
vẫn thuộc về tính chất liên chính phủ, vì thế, chủ quyền về căn
bản vẫn nằm trong tay nước thành viên. Ở giai đoạn lập pháp
của nhất thể hóa, ở tầng nấc hệ thống, hoạt động của nhất thể
hóa mới ngày càng giống một thực thể có chủ quyền, nó có thể
tự định ra luật pháp, có thể hạ lệnh trực tiếp đối với chính phủ
nước thành viên, có thể phát hành tiền tệ, có thể hoạch định
chính sách tiền tệ độc lập. Nhưng hành vi chủ quyền đó là giả
tạo, bởi vì, tất cả những cái đó phải dựa trên quyết định của
giai đoạn trước, tầng nấc trước, vì thế, nó không có thuộc tính
cuối cùng cao nhất. Đối với hành vi chủ quyền giả tạo mà EU
QUỐC GIA
548 V SIÊU QUỐC GIA

đã thể hiện ra, chúng tôi nhiều nhất chỉ có thể gọi nó là lần thực
hiện chủ quyền thứ hai, nước thành viên thực hiện chủ quyền
lần thứ nhất, đồng ý chuyển dịch chức năng và chức quyền nào
đó cho cộng đồng thực thi, sau đó cộng đồng lại thực hiện
quyền lực mà nước thành viên trao cho.
Vậy thì, nhất thể hóa đã trao cho chủ quyền nội dung gì
mới đây? Chúng tôi nói rằng, thông qua nhất thể hóa, việc thực
hiện chủ quyền đã giành được một phương thức mới, điều đó
chính là thực hiện hai lần mà chúng tôi đã nói ở trên. Bản chất
hai lần thực hiện chủ quyền là loại bỏ sức kéo kết cấu giữa hệ
thống và đơn nguyên mà chủ quyền tiếp nhận, bất luận là nước
lớn hay là nước nhỏ, mọi người đều thông qua việc thực hiện
chủ quyền lần thứ nhất, ủy thác thực hiện chức quyền cụ thể
mà chủ quyền nào đó đã bao hàm cho một cơ chế chung, hoặc
thông qua một cơ cấu chung để thực hiện tập thể, như vậy cho
dù trong tiến trình đó nước nhỏ còn chịu áp lực của nước lớn,
so với khi chưa nhất thể hóa, áp lực đó cũng đã nhỏ bé đi
nhiều. Những nước thành viên ở vào thế yếu của kết cấu trong
tiến trình nhất thể hóa cũng lại không hoàn toàn ở vào địa vị bị
động, cho dù sự bất bình đẳng phân phối ủy viên trong Ủy ban
EU đã được Wallace nhận định là sự xóa bỏ đối với nguyên tắc
bình đẳng chủ quyền, nhưng trên thực tế nước nhỏ có một nửa
số phiếu21 vẫn có thể thông qua sức mạnh của tập thể để phủ
quyết sự thông qua của bất cứ phương án nào tổn hại đến lợi
ích then chốt của họ do nước lớn đề ra.
Mấu chốt của vấn đề ở đó là ở chỗ nội dung của bản thân
tiến trình cần phải thể hiện yêu cầu bình đẳng của chủ quyền,
chế độ quốc tế là nội dung tiến trình, phần nhiều là sản phẩm
của chính trị bá quyền, vì thế, trong tiến trình như vậy không
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 549

thể loại bỏ sức kéo kết cấu mà chủ quyền tiếp nhận, còn trong
thiết kế chế độ của nhất thể hóa châu Âu, nguyên tắc của dân
chủ đã được suy tính đến hết khả năng, vì thế, trên một mức độ
rất lớn, nó đã tìm thấy một phương pháp mới có thể giải quyết
vấn đề thách thức chủ quyền cho việc thực hiện chủ quyền trên
một mức độ tương đối.
Như vậy, chúng tôi nói nhất thể hóa - phương pháp giải
quyết thách thức chủ quyền đó trên một mức độ rất lớn là tích
cực, kết cấu và tiến trình vốn là một sức mạnh mang tính phủ
định đối với chủ quyền, nhưng nhất thể hóa vượt khó mà lên,
thông qua thay đổi tiến trình, vì thế cũng trên một mức độ
tương đối đã thay đổi kết cấu hệ thống để thúc đẩy thực hiện
chủ quyền tốt hơn. Đối với tìm tòi nghiên cứu chủ quyền thông
thường, điều đó có nghĩa là cần phải phát triển mạnh mẽ nội
dung tiến trình của hệ thống, và trong tiến trình cố gắng thực
hiện dân chủ hóa, từ đó khiến cho kết cấu không còn bị nước
lớn thao túng dễ dàng đến như thế, và vì vậy mà thu hẹp
khoảng cách giữa hệ thống và đơn nguyên, loại bỏ sức kéo mà
chủ quyền tiếp nhận. Phủ định bất cứ một tầng nấc nào trong
chủ quyền đồng thời có tính quy định hai tầng nấc đều chưa
thể tích cực giống như nhất thể hóa - phương pháp thực sự có
lợi cho việc giải quyết vấn đề.
Sự phát triển đó của vấn đề chủ quyền cho thấy, chủ quyền
trên thực tế trong thời kỳ khác nhau trong lịch sử có những
chức năng chủ yếu khác nhau. Trong thời kỳ hình thành quốc
gia chủ nghĩa tuyệt đối (absolutist state) châu Âu22, chủ quyền
đã phát huy tác dụng tập quyền trung ương, nó đã cung cấp
luận chứng mang tính hợp pháp cho tập quyền quân chủ.
Trong thời kỳ chiến loạn của các nước châu Âu trong lịch sử
QUỐC GIA
550 V SIÊU QUỐC GIA

cận đại, chủ quyền đã cung cấp sự phân định, giới hạn quyền
lợi và quy phạm hành vi tối thiểu nhất cho trật tự quốc tế vô
chính phủ. Còn sau khi nguyên tắc chủ quyền phổ cập thành
một nguyên tắc mang tính toàn cầu, thì chủ quyền từ công
năng mang tính quy phạm cơ bản đã chuyển hướng sang chức
năng thực hiện lợi ích, chủ quyền thời kỳ này đòi hỏi có sự
phân định giới hạn mới về phương thức thực hiện, bằng không
sức căng mang tính kết cấu mà nó tiếp nhận cuối cùng sẽ phá
hoại ngược lại bản thân hệ thống và đơn nguyên.

II. CHỦ NGHĨA KHU VỰC V QUỐC GIA KHU VỰC

Mọi người đồng thời bàn luận chủ nghĩa khu vực
(regionalism) ở hai tầng nấc, một là tầng nấc trên quốc gia23,
một là tầng nấc dưới quốc gia24. Ở đây chúng tôi không bàn đến
chủ nghĩa khu vực trong quốc gia, cho dù sự tăng trưởng ý
thức khu vực trong quốc gia cũng sẽ có ảnh hưởng như vậy đến
chính trị quốc gia và chính trị châu Âu, nhưng giống như
chúng tôi đã kiên trì sự gắn kết các phần của cuốn sách này,
ảnh hưởng đó chí ít tính cho đến nay vẫn còn bảo lưu trong
phạm vi khống chế của quốc gia. Trong thực tiễn của nhất thể
hóa châu Âu, cơ hội phát ngôn và tham gia của khu vực trong
quốc gia về cơ chế nhất thể hóa chắc chắn sẽ tăng lên nhiều,
nhưng điều đó không thể nhiều đến mức không cần tiếp tục tồn
tại tầng nấc quốc gia. Ở đây chúng tôi chủ yếu tìm tòi nghiên
cứu sơ lược chính trị khu vực tầng nấc trên quốc gia đã được
đồng nghĩa là nhất thể hóa châu Âu.
Làn sóng đầu tiên thảo luận chủ nghĩa khu vực là vào thập
niên 60 thế kỷ XX, Joseph Nye đã chỉ ra, mọi người đã thảo luận
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 551

hai loại hoạt động khu vực chủ yếu, một mặt là bao gồm tổ
chức kinh tế vi mô đã chính thức nhất thể hóa kinh tế, mặt khác
là tổ chức chính trị khu vực vĩ mô dùng để khống chế xung
đột25. Kinh tế khi đó chịu sự ảnh hưởng của những thành công
bước đầu của nhất thể hóa châu Âu, trong thảo luận của mọi
người đã xuất hiện rất nhiều những từ ngữ như Khu vực
Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Khu vực Thương mại tự
do Thái Bình Dương (PAFTA), Khu vực Mậu dịch tự do Mỹ
Latinh (LAFTA)26, còn về chính trị, mọi người tự nhiên đã tiếp
nhận sự ảnh hưởng và cổ vũ của sự ra đời liên tiếp các tổ chức
chính trị và an ninh khu vực, như Ủy ban kinh tế và xã hội các
khu vực của Liên hợp quốc, hai tập đoàn quân sự lớn - NATO
và VACSAVA, Phong trào Không liên kết, khối G77.
Sự nổi lên một lần nữa của việc thảo luận chủ nghĩa khu
vực là sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các hiện tượng và ví
dụ rất nhiều, nhưng khái quát lại chúng tôi lại có thể phát hiện
ra hết sức kinh ngạc, sự tìm tòi nghiên cứu chủ nghĩa khu vực
trong vòng mới đó chịu sự ảnh hưởng của một cặp hiện tượng
đi ngược lại với nhau: “một mặt là xung đột ở khu vực như
Bancăng, Vùng Vịnh, Liên Xô cũ trở nên khiến mọi người quan
tâm trở lại; đồng thời, tính khả năng xây dựng hợp tác và chế
độ khu vực cũng trở nên rõ ràng dễ thấy”27. Ví dụ, sự phát triển
của nhất thể hóa châu Âu, và cả sự tiến bộ của ASEAN trong
phương diện nhất thể hóa đã thôi thúc mọi người đi sâu suy
ngẫm vấn đề khu vực. Xung đột và hợp tác là mối quan hệ
tương phản, chúng ở tầng nấc khu vực đồng thời trở nên khiến
mọi người chú ý đến như vậy đã chứng minh một điểm, tức là
mức độ tác động lẫn nhau trong nội bộ khu vực rõ ràng đã
được tăng cường. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, tiêu điểm
QUỐC GIA
552 V SIÊU QUỐC GIA

của chính trị quốc tế thường tập trung ở sự tranh bá toàn cầu
của hai nước lớn siêu cường Mỹ - Liên Xô, vì thế cho dù vấn đề
là mang tính khu vực, mọi người thường cũng sẽ đặt nó vào
tầm nhìn toàn cầu để xem xét kỹ càng; còn sau chiến tranh lạnh,
khu vực đã lại giành được địa vị quan trọng của nó trong chính
trị quốc tế, đã giành được lý do tồn tại của bản thân nó và giá
trị đáng được quan tâm. Tuy nhiên, ở Vùng Vịnh, mọi người
tuyệt đối không thể loại trừ nhân tố của hoạt động nước lớn,
nhưng mọi người cũng không thể còn giống như trước đây
hoàn toàn coi Irắc xâm lược Côoét là sự thao túng của nước lớn
đứng đằng sau.
Vì thế, sau Chiến tranh lạnh, khu vực đã có tầm quan trọng
nhiều hơn, điều này là xác định chắc chắn; chính là tính quan
trọng mới giành được đó đã gây ra một cuộc thảo luận mới về
chủ nghĩa khu vực. Vậy thì, chúng ta làm thế nào để phân định
giới hạn khu vực đây?

1. Giới hạn khu vực


Đầu tiên, mọi người sẽ nghĩ đến tính tiện lợi giao thông
trong nội bộ khu vực về địa lý và tính ngăn cách trên một mức
độ nhất định của bên ngoài, ví dụ, bản thân lục địa châu Âu
chính là một bán đảo của toàn bộ đại lục Âu - Á vươn dài ra
Đại Tây Dương, Nam Á là một vùng tiểu lục địa lớn tương đối
độc lập với nội bộ châu Á. Nhưng sự có thể đánh dấu về địa lý
đó lại không phải là tuyệt đối, lục địa châu Âu trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh thì được mọi người cho rằng là chia làm đôi,
tuyến ranh giới giữa Đông - Tây Âu còn khó mà vượt qua được
so với khoảng cách xuyên Đại Tây Dương và xuyên Thái Bình
Dương. Hơn nữa, căn cứ vào tiêu chuẩn khác nhau, nhiều khu
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 553

vực về địa lý là đan cài chồng chéo, Tây Âu - Bắc Mỹ có thể liên
kết lại với nhau bằng khái niệm cộng đồng xuyên Đại Tây
Dương, còn mỗi bên của chúng lại dựa trên cơ sở địa lý mà EU
và Khu vực Thương mại tự do Bắc Mỹ đã nhận định (identify);
Phần Lan về lịch sử và địa lý đều có quan hệ mật thiết với Nga,
nhưng nó gia nhập vào EU nên nằm trong phạm vi mà EU đã
đánh dấu.
Sau khi không thể đơn độc hoàn thành đánh dấu khu vực
về địa lý, người ta tự nhiên nghĩ đến văn hóa, Samuel
Huntington căn cứ vào đó đã liệt kê cho chúng ta bảy nền văn
minh đương đại vẫn đang tồn tại và phát huy tác dụng: văn
minh Trung Hoa, văn minh Nhật Bản, văn minh Ấn Độ, văn
minh Ixlam, văn minh phương Tây, văn minh Mỹ Latinh, văn
minh châu Phi (có thể tồn tại)28. Nhưng, thứ nhất, khái niệm văn
minh còn lớn hơn rất nhiều so với khái niệm khu vực,
Huntington có thể nói rằng, thế giới hiện nay chủ yếu tồn tại
bảy nền văn minh, nhưng chúng tôi không thể vì thế mà nói
khu vực trong kinh tế chính trị thế giới cũng chỉ có bảy loại đó;
thứ hai, quốc gia thuộc nền văn minh khác nhau đã được chúng
tôi đặt trong ví dụ thực tế của cùng một khu vực cũng không ít
thấy, Pakixtan thuộc về văn minh Ixlam, nhưng trong chính trị
khu vực, chúng tôi quen đưa nó và Ấn Độ thuộc về văn minh
Ấn Độ vào khu vực Nam Á; Thổ Nhĩ Kỳ cũng thuộc về văn
minh Ixlam, nhưng bất luận là về kinh tế hay là chính trị, nó lại
càng thuộc về châu Âu, chứ không phải châu Á. Vì thế, văn
minh thực sự là một cơ sở quan trọng của cấu thành khu vực,
nhưng khu vực không thể hoàn toàn dựa vào đó để đánh dấu,
nhận thức.
QUỐC GIA
554 V SIÊU QUỐC GIA

Sau khi văn minh vẫn không thể đơn độc hoàn thành
nhiệm vụ nhận thức khu vực, chúng tôi cuối cùng chỉ có thể từ
cường độ tác động lẫn nhau để nhận thức khu vực, nội dung
của sự tác động lẫn nhau đó bao gồm sự qua lại của kinh tế,
chính trị, văn hóa xã hội, và cả tổ chức chế độ vì thế mà thiết
lập. Khi sự tác động lẫn nhau trong nội bộ khu vực nào đó rõ
ràng đã vượt qua sự tác động lẫn nhau với bên ngoài, thì chúng
tôi nói rằng, khu vực đó là khu vực trở nên có thể nhận thức.
Căn cứ vào sự khác nhau của nội dung tác động lẫn nhau, trên
thực tế, khu vực có ba loại phân chia kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội. Ba loại khu vực đó có lúc trùng hợp, ví dụ, châu Âu nhất
thể hóa trên một mức độ rất lớn chính là như vậy; có lúc cũng
sẽ là chia rẽ lẫn nhau, như khu vực Thái Bình Dương phần
nhiều là một loại khu vực kinh tế, sự xây dựng trên mặt chính
trị và văn hóa xã hội lại không nhiều, khu vực Nam Á phần
nhiều là một loại khu vực chính trị, giữa Ấn Độ và Pakixtan
không thể có sự qua lại bao nhiêu về kinh tế và văn hóa xã hội.
Hơn nữa, sự tác động lẫn nhau mà chúng tôi nói ở đây lại
không phải là hoàn toàn tích cực (positive), nó cũng có thể là
tiêu cực (negative), sự tác động lẫn nhau giữa Ấn Độ và
Pakixtan chính là một loại tác động lẫn nhau tiêu cực, sự tác
động lẫn nhau của chúng chính là xung đột nhiều hơn hợp tác.
Cho nên tuy khu vực có được định nghĩa theo địa lý, văn
hóa, nhưng nó vẫn là sản phẩm của tác động xã hội lẫn nhau,
dùng cách nói của chủ nghĩa kiến tạo thì tất cả các khu vực đều
là do xã hội kiến tạo29. Sự gần gũi của Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu
về địa lý và văn hóa mà nói đều là trường hợp đặc biệt, nhưng
về kết cấu xã hội mà EU đồng ý để quốc gia này trở thành
ứng cử viên gia nhập EU cũng không nằm ngoài dự liệu của
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 555

mọi người. Bởi vì, nếu nhấn mạnh kết cấu xã hội thì định nghĩa
về địa lý và văn hóa không còn hết sức quan trọng nữa, cho đến
nay không ai có thể nói rõ ràng cương giới địa lý của nhất thể
hóa châu Âu nằm ở đâu, mọi người thậm chí nói trong khi nhất
thể hóa châu Âu đang mở rộng sang Bắc Âu, thì cũng nên mở
rộng sang phía nam, bao gồm cả Bắc Phi trong đó, tái hiện đế
quốc La Mã trước kia. Nếu như nhất thể hóa châu Âu đã thực
sự thực hiện sự đột phá lớn trong định nghĩa châu Âu về địa lý
thì nó cũng sẽ đem đến một sự đột phá lớn về văn hóa, bởi vì
xu thế đó đã tăng cường thế lực của văn hóa Ixlam trong nội bộ
EU. Từ địa lý và văn hóa để dự báo một viễn cảnh phát triển
như vậy của nhất thể hóa châu Âu thì có phần khá mạnh dạn,
nhưng nhìn từ góc độ tác động xã hội lẫn nhau, kết cấu xã hội,
thì viễn cảnh như vậy cũng có thể trở thành hiện thực.

2. Khu vực hóa và quốc gia khu vực


Bởi vì dựa theo cường độ tác động lẫn nhau để nhận thức,
vì thế khái niệm khu vực thường gắn kết lại với khái niệm khu
vực hóa (regionalization). Khu vực hóa có thể thông qua một số
chỉ tiêu sau đây để đánh giá: (1) Tầng nấc vật chất, ở phương
diện này thì Deutsch đã nói đến rất nhiều, bao gồm sự thông
hiểu xã hội đã được phản ánh qua phân công sản xuất, qua lại
mậu dịch, đầu tư lẫn nhau, mở cửa biên giới, du lịch và bưu
điện ở trong khu vực; (2) Tầng nấc chế độ, số lượng các tổ chức
chế độ được thiết lập giữa các quốc gia trong khu vực, và cả cấp
độ, phạm vi và tần số hoạt động, mức độ tự chủ chế độ của
những tổ chức đó; (3) Tầng nấc quan niệm, điều này có thể
được phản ánh thông qua các khái niệm như ý thức khu vực,
nhận thức khu vực, giác ngộ khu vực (regional consciousness).
QUỐC GIA
556 V SIÊU QUỐC GIA

Ý thức khu vực là chỉ cảm giác về một cộng đồng chung đặc
biệt, cụ thể nào đó mà mọi người cùng chia sẻ với nhau dựa
trên văn hóa lịch sử chung hoặc truyền thống tôn giáo30. Nhận
thức khu vực là mọi người trong khu vực nào đó đồng cảm với
giá trị, nguyên tắc, quy phạm đặc biệt, từ đó hình thành đặc
tính của khu vực mà họ đang ở trên bản đồ quan niệm
(mental map), tức tính có thể nhận thức, ví dụ, đặc tính châu
Âu (European identity) thì hiển nhiên thuộc về phạm trù của
nhận thức khu vực. Giác ngộ khu vực là sự thức tỉnh của mọi
người về ý thức khu vực, và vì thế mà cố gắng làm cho tư
tưởng và hành vi của bản thân phù hợp với mức độ của nhận
thức khu vực. Chủ nghĩa khu vực chính là sự nhấn mạnh của
mọi người tính quan trọng của khu vực trong chính trị thế
giới, và cả sự kiến tạo lý luận trong nội dung các mặt như
khu vực, khu vực hóa, ý thức khu vực, nhận thức khu vực,
giác ngộ khu vực.
Bản thân khu vực lại không tất nhiên đồng nghĩa với sự tác
động lẫn nhau tích cực, nhưng chủ nghĩa khu vực và khu vực
hóa lại thường được ám chỉ mạnh mẽ một thứ tốt đẹp trong
thảo luận chính trị và học thuật của mọi người31. Khu vực hóa
bị nhận định chung chung là sự tăng cường qua lại chính trị,
kinh tế, văn hóa xã hội trong nội bộ khu vực, sự nâng cao mức
độ hoà nhập khu vực, vì thế mà bất đồng và mâu thuẫn của nội
bộ khu vực sẽ được hoà hoãn, thậm chí hoàn toàn được giải
quyết. Về phương diện này, nhất thể hóa châu Âu thường được
cho rằng là hình mẫu của khu vực hóa.
Trên thực tế, mọi người rất khó phân biệt rõ ràng nhất thể
hóa và khu vực hóa, nếu như nhất định phải có một sự phân
chia giữa hai cái đó, thì khu vực hóa mang hàm ý của địa lý so
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 557

với nhất thể hóa, khu vực hóa phần nhiều được sử dụng cùng
với khái niệm toàn cầu hóa, bản địa hóa (localization) đó, còn
nhất thể hóa thì thường tương phản với phân tán hóa. Còn
trong vấn đề mà hai khái niệm này quan tâm, thì có một bộ
phận rất lớn là chồng lấn, chúng đều quan tâm đến quan hệ
giữa các quốc gia trong nội bộ khu vực, quan tâm đến ý thức
khu vực, nhận thức khu vực và giác ngộ khu vực, quan tâm đến
mối quan hệ giữa các khu vực và cả địa vị và vai trò của khu
vực trong toàn bộ thế giới. Chẳng qua, nói một cách tương đối,
vấn đề mà chủ nghĩa khu vực quan tâm về phạm vi thì lớn hơn
một chút so với nhất thể hóa, nó có ba nhánh: nhất thể hóa khu
vực (regional integration), chủ nghĩa xuyên quốc gia khu vực
(regional transnationalism), tổ hợp an ninh khu vực (regional
security complex)32. Nhất thể hóa khu vực là sự tăng cường
toàn diện trong tác động lẫn nhau về chính trị, kinh tế, văn hóa
xã hội trong nội bộ khu vực, hơn nữa thường là được tiến hành
dưới sự cố ý trù tính và thúc đẩy của chính phủ nước có liên
quan; chủ nghĩa xuyên quốc gia khu vực lại càng nhấn mạnh
một loại tăng cường tác động lẫn nhau trong khu vực tự phát
xã hội, chính phủ trong phương diện đó thường thường là ẩn
nấp, đối với một số người theo chủ nghĩa xuyên quốc gia thì
thậm chí là đã có tác dụng cản trở tiêu cực; còn tổ hợp an ninh
khu vực lại có thể là chỉ cộng đồng chính trị, quân sự giống như
NATO, nó có thể không bao gồm nội dung trên các mặt kinh tế
và văn hóa - xã hội.
Cùng với sự đi sâu của nhất thể hóa khu vực, quốc gia có
liên quan chuyển dịch quyền hạn và chức năng ngày càng
nhiều cho tổ chức nhất thể hóa của khu vực, như vậy, cho dù
QUỐC GIA
558 V SIÊU QUỐC GIA

tổ chức nhất thể hóa đó giống như là một chế độ liên bang hay
là kết cấu liên bang, hoặc chính thể người cộng tác hoặc thể chế
nào khác, thì vẫn có người cho rằng một loại quốc gia khu vực
(region state) đang hình thành.
Ban đầu, quốc gia khu vực là dùng để chỉ khu vực kinh tế
mà quyền lực chính phủ quốc gia có vai trò rất nhỏ trong đó,
trong khu vực kinh tế đó, thì hoạt động kinh tế, phương thức
tiêu dùng, mức sống, tiến tới một phương thức đời sống chỉnh
thể của mọi người đã có tính tương tự của bên trong và tính
khác biệt của bên ngoài rất dễ nhìn thấy, và vì thế có thể sẽ yêu
cầu có một quyền đại biểu thuộc về bản thân khu vực đó về
chính trị33. Khi mọi người dùng từ này vào trong châu Âu nhất
thể hóa, thì trên thực tế nó đã có thể được lý giải thành một loại
hình thái quốc gia sau quốc gia dân tộc. Đối với một số người,
sự kết hợp dân tộc và quốc gia trong lịch sử châu Âu đến sau
Chiến tranh thế giới thứ hai nên bị phá vỡ, việc xây dựng lại
châu Âu sau chiến tranh không thể còn được tiến hành trên cơ
sở của dân tộc. Nhưng chủ nghĩa dân tộc đã phát triển và tích
tụ hàng mấy trăm năm thì không dễ dàng bị loại bỏ như vậy, sự
ngăn cách giữa các dân tộc thậm chí là thù hận không phải là dễ
dàng loại bỏ đến vậy, vì thế, nhất thể hóa châu Âu lại không
đụng chạm đến thành phần của dân tộc, nhưng lại chuyển dịch
một số chức năng và quyền hạn mà quốc gia thực hiện sang cho
cơ chế nhất thể hóa, vì thế, có người gọi loại hình thái quốc gia
đó thoát ly với hàm ý dân tộc đó là quốc gia khu vực.
Quốc gia khu vực có thể là bước nhảy đối với quốc gia dân
tộc, nhưng nó không thể là một bước nhảy đối với quốc gia có
chủ quyền. Nhìn từ sự tìm tòi nghiên cứu trong mục I ở trên
đối với vấn đề chủ quyền, hệ thống quốc tế chỉ có thể trao
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 559

chủ quyền cho một thực thể chính trị trên một vùng lãnh thổ
nào đó, chứ không thể đồng thời trao cho hai thực thể chính trị
hoặc nhiều hơn. Như vậy, trước khi nước thành viên vẫn nắm
quyền quyết định cuối cùng, thì chúng ta vẫn không thể nói
loại quốc gia khu vực đó do nhất thể hóa châu Âu đã hình
thành là bước nhảy đối với quốc gia chủ quyền, trên thực tế, cái
mà sau đây còn có thể lại một lần nữa đề cập là, nó là một loại
bổ sung đối với quốc gia chủ quyền, là một loại sắp xếp ngoài
quốc gia mà chúng tôi đã tổng kết ở Chương 8.
Đương nhiên, chúng tôi lại không phải là nói tất cả khu vực
hóa đều là nhằm chỉ kiến tạo một loại sắp xếp ngoài quốc gia,
điều đó chỉ là nhằm vào nhất thể hóa châu Âu. Đối với hệ
thống điều hoà đa phương khu vực nói chung, thì chủ nghĩa
quốc gia có thể thuyết minh tất cả, bất cứ tổ chức và chế độ nào
cũng đều phục vụ cho nhu cầu lợi ích quốc gia của quốc gia
hữu quan, ở dưới sự khống chế của nước thành viên; sự thiết
lập của tổ chức và chế độ quốc tế có lợi cho việc cải thiện
quan hệ giữa quốc gia, nhưng tổ chức và chế độ đó lại không
thể phát triển đến một mức độ có thể nhất định độc lập với
chính phủ nước thành viên giống như cơ chế nhất thể hóa
của châu Âu.
Tính đến nay*, chúng ta luôn tìm tòi nghiên cứu ảnh
hưởng của chính trị khu vực đối với chính trị quốc gia, chúng
ta nói nhất thể hóa châu Âu là một bước nhảy đối với quốc
gia dân tộc, là một sự bổ sung đối với quốc gia chủ quyền.
Vậy thì, chính trị khu vực có ảnh hưởng như thế nào đối với
chính trị toàn cầu? Mối quan hệ của khu vực hóa và toàn cầu hóa,
______________
* Năm 2001 (BT).
QUỐC GIA
560 V SIÊU QUỐC GIA

chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa toàn cầu (globalism) là như
thế nào?
Thứ nhất, đối với các quốc gia trong khu vực mà nói, khu
vực hóa hoặc tiến tới nhất thể hóa có thể khiến cho chúng cùng
đối phó với thách thức bên ngoài, có thể điều hòa lập trường
khu vực của chúng trong cơ chế hoặc đàm phán quốc tế, đó
chính là một loại biện pháp cộng đồng hóa tính bên ngoài mà
chúng tôi đã nói ở Chương 8. Chúng có thể lợi dụng điều đó để
tìm kiếm việc thu lợi chung, thúc đẩy giá trị chung của chúng,
giải quyết những vấn đề chung của chúng, đặc biệt là cùng tăng
cường sức hút bản thân của chúng trong trào lưu toàn cầu hóa;
bằng không, nếu như chúng phân tán, chỉ làm theo ý mình, thì
chúng rất có thể sẽ bị nhấn chìm trong làn sóng toàn cầu hóa, bị
làn sóng toàn cầu hóa cuốn trôi mà không thể tự khống chế
được. Điều đó đối với toàn cầu hóa là một việc tốt, bởi vì, bản
thân toàn cầu hóa chẳng có cái gọi là tốt và xấu, mấu chốt là ở
chỗ làm thế nào để dẫn dắt nó, dẫn dắt nó đến một trạng thái
tương đối hợp lý, có thể khống chế, có trật tự; mà muốn thực
hiện sự dẫn dắt đó thì đòi hỏi có một số chủ thể hành vi có sức
mạnh tương đối lớn mạnh, nếu không sẽ bị toàn cầu hóa cuốn
đi. Nhất thể hóa khu vực đã khiến cho quốc gia trong khu vực
trong tình hình đơn độc thì không thể trở thành một sức mạnh
dẫn dắt như vậy nhưng thông qua sức mạnh của tập thể để làm
cho bản thân có thể gây sức ảnh hưởng đối với toàn cầu hóa,
thậm chí khống chế nó trên một mức độ nhất định. Đương
nhiên, ở đây cũng đã ẩn chứa tính nguy hiểm nhất định, tức là
toàn cầu hóa bị khống chế bởi một sức mạnh khu vực nào đó,
từ đó khiến nó trở thành công cụ mưu cầu lợi ích khu vực,
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 561

bóc lột khu vực khác. Nhưng vấn đề đó phải nhìn từ hai mặt:
một là, khu vực hóa mà chúng tôi nói tới không phải là chỉ phát
sinh ở một khu vực, nhiều khu vực trên thế giới đều đang diễn
ra khu vực hóa, tuy nhiên về trình độ thì chúng không bằng
nhất thể hóa châu Âu, nhưng chúng đều đang cố gắng tăng
cường địa vị và tác dụng của bản thân khu vực trong chính trị
toàn cầu. Hơn nữa, nếu khu vực hóa phát triển đầy đủ, thì kết
quả của nó trong phạm vi toàn cầu rất có thể là không theo địa
lý, văn hóa để nhận thức khu vực, mà là căn cứ vào vấn đề thảo
luận, căn cứ vào lợi ích liên quan để nhận thức khu vực, chúng
ta có thể hoàn toàn tưởng tượng ra một tình huống như sau: khi
thảo luận vấn đề chính trị, giữa Bắc Mỹ và châu Âu đã tồn tại
cộng đồng Đại Tây Dương, còn khi thảo luận vấn đề kinh tế, thì
Bắc Mỹ và châu Âu lại là đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, hơn nữa,
trên thực tế điều đó đã là sự đã rồi. Vì thế, trong tình hình tồn
tại không chỉ một khu vực, hơn nữa bối cảnh phát triển của khu
vực lại càng ít dùng địa lý, văn hóa để phân biệt, mà là dùng
lập trường của vấn đề và lợi ích để phân biệt, thì chúng ta chưa
cần thiết phải lo lắng việc toàn cầu hóa bị khống chế bởi một
sức mạnh khu vực nào đó, trở thành công cụ mưu cầu lợi ích
khu vực của nó. Hai là, cho dù có lùi một bước, nếu như đã xuất
hiện một khu vực có ưu thế rất tương đối lớn về sức mạnh, toàn
cầu hóa đã bị nó khống chế, thao túng mức độ rất lớn, thì kết
quả như vậy cũng còn tốt hơn so với một loại trạng thái như
vậy, tức là chưa có bất cứ chủ thể hành vi nào có thể gây sức
ảnh hưởng và khống chế đối với toàn cầu hóa, toàn cầu hóa
hoàn toàn trở thành tai họa ghê gớm không thể khống chế, mọi
người chỉ có thể bị cuốn trôi đi một cách bị động mà không thể
QUỐC GIA
562 V SIÊU QUỐC GIA

dẫn dắt và khống chế nó. Cho nên, trên ý nghĩa đó mà nói, khu
vực hóa, chủ nghĩa khu vực tích cực có lợi cho toàn cầu hóa,
chủ nghĩa toàn cầu.
Thứ hai, cho dù chúng ta nói khu vực hóa là một sức mạnh
có lợi đối với toàn cầu hóa, nhưng điều đó cũng chỉ được thực
hiện trong một điều kiện nhất định, điều kiện đó chính là các
khu vực có một nhận thức tương đối nhất trí đối với toàn cầu
hóa. Mối quan hệ của khu vực hóa và toàn cầu hóa, chủ nghĩa
khu vực và chủ nghĩa toàn cầu trên một mức độ rất lớn được
quyết định ở mối quan hệ liên khu vực (inter-regional), nếu
như giữa các khu vực là mối quan hệ cạnh tranh ác tính, còn
trình độ phát triển của khu vực hóa lại chưa đến mức hoàn toàn
vượt qua trạng thái của tiêu thức địa lý, văn hóa, mức độ đan
cài và trùng hợp của khu vực còn chưa cao, thì khu vực hóa đó
sẽ không có lợi cho toàn cầu hóa. Điều đó cũng giống như trong
thời kỳ Chiến tranh lạnh, mỗi bên Liên Xô - Mỹ khống chế một
loạt quốc gia tiến hành cạnh tranh và đối kháng ác liệt, hơn nữa
sự phân chia đó còn do sự tuyên truyền của ý thức hệ mà bị
mọi người khuếch trương, cố định, thế giới vì thế mà bị chia
thành hai bộ phận. Sau này, chính trị thế giới tuy rằng có
những phát triển, đã xuất hiện lý luận “ba thế giới”, nhưng sự
phân chia đó vẫn là đối tượng mà khu vực hóa, chủ nghĩa khu
vực muốn vượt qua34. Biện pháp khu vực tiêu cực đó về sau còn
có thể tồn tại hoặc ít hoặc nhiều, ví dụ như sự bảo hộ thị trường
trong khu vực, đồng thời lại bán phá giá những hàng hóa có ưu
thế cạnh tranh đối với thế giới ngoài khu vực, nhưng chỉ cần
biện pháp đó không phát triển đến mức độ bỏ qua đối thoại, tất
cả phục vụ cho nhu cầu đối kháng và ngăn chặn giống như
giữa hai tập đoàn lớn trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, thì quan
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 563

hệ tiêu cực giữa khu vực đó vẫn có thể khống chế, có thể điều
chỉnh và có thể cải tiến, không thể cấu thành nguy hại rất lớn
đối với toàn cầu hóa. Đương nhiên, quan hệ cạnh tranh giữa
khu vực lành mạnh chỉ có lợi cho toàn cầu hóa, có lợi cho việc
tiến hành thúc đẩy lẫn nhau giữa khu vực.
Cuối cùng, một điểm cần chỉ ra là, chủ nghĩa bá quyền cho
dù là khu vực hay là toàn cầu đều không có lợi cho khu vực hóa
và toàn cầu hóa, chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa toàn cầu. Sự
thiết lập tổ chức chế độ mà cuốn sách này bàn luận đều là dựa
trên giả thiết quốc gia tự nguyện lựa chọn; chế độ và tổ chức
được thiết lập dưới sự đe dọa dụ dỗ của quốc gia bá quyền thì
chỉ có thể nói là một loại kéo dài chính sách đối ngoại của nước
bá quyền, là một công cụ mà nước bá quyền dùng để theo đuổi
lợi ích quốc gia, nó và chế độ, tổ chức quốc tế trên một ý nghĩa
chặt chẽ là có khác biệt.
Khi thảo luận khu vực hóa và toàn cầu hóa, chủ nghĩa khu
vực và chủ nghĩa toàn cầu, nhiều người đương nhiên cho rằng,
khu vực dựa vào khu vực hóa mà khiến cho sức mạnh bản thân
được tăng cường, và vì thế mà tích cực mưu cầu lợi ích ngoài
khu vực là một xu thế phát triển không có lợi cho toàn cầu hóa.
Ví dụ nói, EU muốn thiết lập lực lượng phòng ngự chung châu
Âu, giúp nó có thể thực hiện nhiệm vụ quân sự, phục vụ cho lợi
ích của EU, đó là một loại hành vi bá quyền khu vực. Nhưng
trên thực tế, nếu như EU không phát huy tác dụng như vậy, thì
kết quả rất có thể sẽ tồi tệ hơn. Vấn đề không phải là ở chỗ ai có
được một loại sức mạnh can dự như vậy, mà là ở chỗ sức mạnh
đó được sử dụng như thế nào. EU lại nhấn mạnh việc thực hiện
nhiệm vụ an ninh chung của họ nhất định phải phù hợp với tôn
chỉ và nguyên tắc mà Hiến chương Liên hợp quốc đã quy định,
QUỐC GIA
564 V SIÊU QUỐC GIA

điều đó có lợi cho việc bảo vệ trật tự toàn cầu. Nếu như có càng
nhiều sức mạnh khu vực tham dự tiến trình của công việc toàn
cầu, thì chúng ta có thể ngăn ngừa việc xuất hiện chủ nghĩa
đơn phương (unilateralism) mà một số lực lượng muốn có,
chủ nghĩa đa phương (multilateralism) trong công việc toàn
cầu càng có lợi cho kết cấu hệ thống quốc tế và dân chủ hóa
của tiến trình mà chúng tôi đã nói trong mục I ở chương này,
càng có lợi cho việc bảo vệ và duy trì của quốc gia đối với chủ
quyền của mình.

III. QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA

Trong quan hệ của chính trị quốc gia, chính trị khu vực,
chính trị toàn cầu, hoặc chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa khu
vực, chủ nghĩa toàn cầu, cái mà chúng tôi muốn chỉ ra là,
chính trị quốc gia ngày nay đã có một số thay đổi có tính bản
chất trên một mức độ nhất định, điều thúc đẩy nảy sinh thay
đổi đó là sự phát triển của phụ thuộc lẫn nhau giữa quốc gia
và do đó làn sóng toàn cầu hóa xuất hiện. Sự thay đổi đó đã
thúc giục chính trị khu vực và chính trị toàn cầu có thay đổi
tương ứng, nói cách khác một loại chính trị khu vực và chính
trị toàn cầu thực sự đang xuất hiện; còn nếu như chưa có sự
phát triển của khu vực hóa, toàn cầu hóa, thì chính trị khu
vực nhiều nhất chỉ là chính trị giữa các quốc gia, chính trị
toàn cầu chỉ là chính trị nước lớn.
Chúng tôi cho rằng, về căn bản, quan hệ quốc tế tính cho
đến nay vẫn là thiết lập trên cơ sở của một số nguyên tắc cơ bản
mà Hòa ước Westphalia đã xác lập. Loại quan hệ quốc tế đó đã
giả thiết một loại chủ thể hành vi quốc tế cơ bản: trong nội bộ,
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 565

tất cả sự phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa đều là
trung tâm hóa, sức mạnh của trung tâm có thể hấp dẫn và
khống chế bất cứ sức mạnh nào trong lãnh thổ của nó, giải
quyết bất cứ vấn đề gì nảy sinh trong lãnh thổ, và vì thế mà
giành được sự trung thành của nhân dân và đoàn thể trong
lãnh thổ của nó; ở bên ngoài, nhìn toàn bộ hệ thống, giữa
những chủ thể hành vi cơ bản đó là sự phi trung tâm hóa, hơn
nữa để duy trì sự khống chế của trung tâm đối với nội bộ, thì
ranh giới giữa các chủ thể hành vi vẫn không những chỉ là một
đường biên giới lãnh thổ, hệ thống quốc tế phi trung tâm hóa
vẫn còn trao cho đường biên giới đó nhiều ý nghĩa hơn sự phân
chia do con người tạo ra, như hàng hóa vượt qua biên giới đó
thì phải nộp thuế, người ở hai bên biên giới sử dụng đồng tiền
khác nhau, cái mà biên giới bên này tôn sùng thì rất có thể trở
thành đối tượng bị phê phán ở biên giới bên kia,...; phi trung
tâm hóa của hệ thống đối với trung tâm hóa trong nội bộ chủ
thể hành vi là một điều kiện cần thiết, hai điều này xem ra mâu
thuẫn lẫn nhau trong cách gọi tên, nhưng trên thực tế lại là tồn
tại dựa vào nhau. Chủ thể hành vi phù hợp với một số nhu cầu
đó được coi là quốc gia chủ quyền, chỉ có quốc gia chủ quyền
thì mới có thể là đơn nguyên cơ bản cấu thành hệ thống quốc
tế. Quốc gia có chủ quyền trong lãnh thổ của mình thì được cho
là vạn năng, nhưng giữa các quốc gia đó với nhau lại là mỗi bên
độc lập, hơn nữa chỉ có duy trì được sự độc lập lẫn nhau đó thì
mới có thể nói nó là vạn năng trong phạm vi biên giới của nó.
Chúng ta nói rằng một loại trạng thái và kết cấu chế độ như
vậy là do xã hội lịch sử kiến tạo nên, còn trong thực tiễn hiện
thực, chế độ của quốc gia chủ quyền được kiến tạo từ một
loại quan niệm của một số ít người ban đầu, chỉ thực hiện ở
QUỐC GIA
566 V SIÊU QUỐC GIA

phạm vi nhỏ của Tây Âu dần dần diễn biến thành nguyên tắc
phổ biến và hình thái phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Trong
khi nó phổ biến, vấn đề thực tiễn của nó cũng ngày càng gặp
phải thách thức: thuế quan của nó cần phải xác định hiệp
thương với đối thủ thương mại của nó, bằng không sự biến
động thuế quan của nó cũng sẽ dẫn đến sự trả đũa thuế quan
tương ứng của đối thủ thương mại, còn một kết quả liên động
như vậy rất có thể khiến cho nguyện ước ban đầu khi đưa ra
điều chỉnh thuế quan không được thực hiện, hoặc trong thực
hiện cũng bị cắt giảm nhiều, không đạt được hiệu quả mong
muốn; kinh tế quốc dân của nó rất có thể hơn một nửa đều
thông qua trao đổi thương mại với quốc gia khác, như vậy thì
nó sẽ đồng cam cộng khổ với quốc gia khác về kinh tế, sự dao
động hiển thị trên màn hình ở sàn giao dịch cổ phiếu phố Wall
chính là nhịp đập của trái tim kinh tế thế giới; mậu dịch đối
ngoại của nó rất có thể đến 78% đều dùng đồng đôla Mỹ để kết
toán, như vậy chúng có thể còn quan tâm sự lên xuống của
đồng đôla Mỹ hơn là bản thân nhân dân nước Mỹ. Trên thế giới
đại đa số quốc gia đều phát hành đồng tiền của mình, nhưng
đại đa số trong chúng lại gắn kết (neo) giá trị tiền tệ của mình
với đồng đôla Mỹ. Quốc gia ở thượng lưu thải chất thải vào
dòng sông - một hành vi chủ quyền như vậy chắc chắn sẽ chịu
sự kháng nghị của quốc gia ở vùng hạ lưu, bởi vì quốc gia ở
vùng hạ lưu phải chịu sự nguy hại của ô nhiễm; Mỹ muốn lợi
dụng kỹ thuật phòng chống tên lửa để bảo vệ quốc gia và các
đồng minh của mình tránh khỏi sự tấn công của tên lửa bên
ngoài, đã nhận được sự quan tâm của tất cả các quốc gia trên
thế giới, có cả lo lắng, bảo hộ hay là phản đối. Tất cả những
hiện tượng đó trong thập niên 70 thế kỷ XX được mọi người
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 567

dùng một từ để khái quát, đó chính là phụ thuộc lẫn nhau; còn
từ nửa cuối thập kỷ 80 thế kỷ XX trở đi, đặc biệt là sau khi kết
thúc Chiến tranh lạnh, mọi người càng thích dùng từ “toàn cầu
hóa” để quy nạp. Sự phụ thuộc lẫn nhau hoặc toàn cầu hóa đã
thuyết minh cái gì? Nó cho thấy trên nhiều vấn đề, quốc gia chủ
quyền là một cá thể độc lập, không còn được tưởng tượng là
vạn năng như trước; mọi người vốn cho rằng tất cả các công
việc đều có thể được phân tách rõ ràng giữa các quốc gia chủ
quyền, kiến tạo lý luận của quan hệ quốc tế cũng đều là dựa
trên một loại giả thiết như vậy, nhưng hiện tại họ lại phát hiện
ra thế giới lại đang hòa vào một thể, giữa các quốc gia đã xuất
hiện những công việc đòi hỏi quốc gia hữu quan cùng quản lý;
cho dù những công việc đó về tính chất và phạm vi hoàn toàn
thuộc về công việc của nội bộ quốc gia, nhưng chỉ cần có liên
quan đến quốc gia khác trong hậu quả và ảnh hưởng, thì sự
hiệp thương và quản lý chung giữa quốc gia cũng là cần thiết.
Một sự phát triển mới của quốc gia chủ quyền ở đương đại
như vậy lại chưa thể cấu thành thách thức đối với bản thân nó,
nhưng trong vận hành thực tế, nó lại thúc ép mọi người tìm
kiếm một hình thái quản lý nào đó có thể bổ sung đối với sự
hình thành của nó. Như chúng tôi đã nói ở mục I, Chương 8, rút
lui về trạng thái hoàn toàn cách biệt là một sự lựa chọn, thông qua
các thủ đoạn để thiết lập một quốc gia với một phạm vi và quy
mô lớn hơn, và ngay cả có thể trên một mức độ rất lớn thực
hiện tự mình cân bằng cung cầu, không cần thiết có quan hệ với
quốc gia khác, xây dựng lại trạng thái vạn năng của chủ quyền,
đó cũng là một sự lựa chọn, nhưng hai sự lựa chọn này đối với
trạng thái phát triển hiện nay của thế giới đều phải trả giá rất
lớn. Phương pháp thứ ba còn lại tương đối có khả năng và khả
QUỐC GIA
568 V SIÊU QUỐC GIA

thi chính là thiết lập một hệ thống điều hoà đa phương, các
quốc gia có liên quan tiến hành bàn bạc về vấn đề cùng quan
tâm, ký kết thỏa thuận trong đó mỗi nước đều đưa ra sự cam
kết nào đó, quy định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, và
dựa vào đó để quản lý và giải quyết những vấn đề này.
Nhưng về hiệu quả và hiệu suất thì điều hoà đa phương
vẫn còn tồn tại nhiều chỗ thiếu hụt, ví dụ, nếu như đối với mỗi
một sự thay đổi mới, vấn đề mới đều phải tiến hành bàn bạc đa
phương, thì thời gian mà các bên có liên quan họp bàn rất có
thể còn nhiều hơn thời gian giải quyết vấn đề, nguyện vọng tốt
đẹp lại dẫn đến kết quả xấu hơn; lại ví dụ như sự chấp hành
của hệ thống điều hoà đa phương vẫn là một việc liên quan đến
bản thân quốc gia, như vậy sẽ tồn tại vấn đề giám sát và kiểm
tra; giống như các điều ước và thỏa thuận nhìn chung đều là
một số quy định trừu tượng, khi các bên có liên quan có xảy ra
tranh chấp trong giải thích về văn tự liên quan, thì hệ thống đa
phương lại thiếu hụt một quyền uy giải thích tương đối độc lập,
kết quả của nó chỉ có thể là các bên liên quan tiến hành đàm
phán lại về chỗ có tranh chấp... Tất cả những cái đó đều sẽ ảnh
hưởng đến hiệu quả và hiệu suất của hệ thống đa phương,
khiến cho việc giải quyết vấn đề vẫn không đạt được một trạng
thái tương đối lý tưởng.
Vì thế, trên cơ sở của hệ thống điều hoà đa phương, nhất
thể hóa một loại sắp xếp tiến bộ hơn đó đã phát triển ra. So với
hệ thống điều hoà đa phương, nó có thể sinh ra kết quả giải
quyết vấn đề hiệu quả hơn, hiệu suất hơn, đồng thời lại không
đòi hỏi phải lật đổ một cách mang tính căn bản nguyên tắc của
quốc gia chủ quyền đã tồn tại một cách hiệu quả trong 400 năm
nay. Nó căn cứ vào chức năng để phân chia lĩnh vực/vấn đề liên
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 569

quan, sau khi quốc gia có liên quan đồng ý đặt hàng loạt quyền
lực như quyết sách, lập pháp, chấp hành, giải thích, giám sát,
kiểm tra của vấn đề/lĩnh vực đó vào trong một cơ chế chung để
tiến hành, thì cơ chế đó (trong lĩnh vực vấn đề mà nó chấp
nhận) giống như là một quốc gia đang hoạt động, một loại hoạt
động như vậy chắc chắn sẽ hiệu quả hơn, phù hợp hơn với
nguyên tắc hiệu suất so với hoạt động của điều hoà đa phương.
Điều hoà đa phương có thể là tiến hành trên phạm vi của
toàn cầu, cũng có thể là tiến hành ở tầng nấc khu vực, tiểu khu
vực (sub-region), sự thiết lập của hệ thống điều hoà đa phương
chính là một loại khu vực hóa, sự phát triển hơn nữa của nó
chính là nhất thể hóa khu vực. Cho nên, khu vực hóa nói chung
lại không phải là một loại chủ nghĩa ngoài quốc gia mà chúng
tôi đã nói ở Chương 8, hệ thống điều hoà đa phương mà khu
vực hóa thiết lập nên vẫn là một sự sắp xếp liên quốc gia, nhiều
nhất chỉ có thể coi là một loại chủ nghĩa liên chính phủ, hệ
thống điều hoà đa phương hoàn toàn thuộc về dưới sự khống
chế của quốc gia, bản thân nó chưa có quyền lực tương đối độc
lập, còn chủ nghĩa ngoài quốc gia cho rằng, chế độ mà nhất thể
hóa khu vực thiết lập nên nó đã có tính độc lập tương đối trong
lĩnh vực mà nước thành viên thụ quyền, đã hình thành sự chế
ngự nào đó đối với chính phủ nước thành viên. Nhưng từ sự
theo đuổi giải quyết vấn đề về hiệu quả và hiệu suất, chủ nghĩa
ngoài quốc gia có thể là một phương hướng phát triển của chủ
nghĩa khu vực. Trong phương pháp nghiên cứu, nếu như chủ
nghĩa khu vực vẫn còn áp dụng một góc nhìn của quan hệ quốc
tế, thì chủ nghĩa ngoài quốc gia lại đòi hỏi chúng ta vận dụng
một số tri thức của chính trị so sánh để làm phong phú và bổ
sung cho nó.
QUỐC GIA
570 V SIÊU QUỐC GIA

Ngoài ra, như chúng tôi đã nói ở mục II của chương này,
khu vực hóa không những chỉ có ý nghĩa của tầng nấc và
phạm vi, nó còn có một loại ý nghĩa của tập đoàn khu vực,
tức là dựa vào đó để nâng cao địa vị và tác dụng của bản
thân trong chính trị toàn cầu, tăng cường địa vị của bản thân
trong đàm phán với bên thứ ba. Ví dụ như khu vực hóa giữa
các quốc gia có liên quan ở một khu vực nào đó rất có thể
không phải là vì giải quyết vấn đề giữa chúng với nhau, giữa
chúng với nhau rất có thể lại không tồn tại vấn đề nội bộ nào
mà cần cùng giải quyết, nhưng chúng và quốc gia thứ ba
hoặc tập đoàn quốc gia ngoài khu vực có vấn đề cần giải
quyết, vậy thì để tăng cường địa vị của bản thân trong đàm
phán với bên thứ ba, chúng cũng sẽ tiến hành khu vực hóa,
cùng nâng cao sức mạnh của bản thân. Vì thế, khu vực hóa
vừa là một kẻ thúc đẩy toàn cầu hóa, chính trị toàn cầu, đồng
thời cũng vừa là một kẻ tạo ra ngưỡng cửa cao hơn đối với
bên thứ ba tham gia vào cạnh tranh toàn cầu.
Sự thử nghiệm của hệ thống điều hoà đa phương châu Âu
chí ít có thể ngược dòng trở lại năm 1815, Hội nghị Viên đã xác
lập hệ thống điều hoà của nước lớn, nội dung của điều hoà chủ
yếu là về an ninh. Cho nên, chúng ta có thể hoàn toàn nói rằng,
sự cố gắng của khu vực hóa châu Âu bắt đầu từ gần nửa thế kỷ
trước, nhưng lịch sử châu Âu sau năm 1815 đã chứng minh
rằng một hệ thống điều hoà đa phương như vậy lại không
thành công, hai cuộc chiến tranh thế giới đã lại càng chứng
minh điểm đó. Vì thế, sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ
hai, họ đã tìm tòi nghiên cứu phương pháp tiến bộ hơn so với
điều hoà đa phương, tức là thông qua nhất thể hóa để thử
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 571

nghiệm giải quyết vấn đề an ninh của họ. Còn lịch sử 50 năm
tính cho đến nay (năm 2001 - BT) đã chứng minh rằng, nhất thể
hóa đã giải quyết tốt hơn vấn đề nội bộ châu Âu so với điều
hoà đa phương, một lần nữa lại nâng cấp hơn địa vị và vai trò
của châu Âu trên trường quốc tế.
Nhìn từ lý luận về biên độ quản lý, hệ thống quản lý đa
phương của khu vực dễ dàng được thiết lập trước tiên so với hệ
thống quản trị toàn cầu. Trên thực tế, sự thiết lập các tổ chức
khu vực sau Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn chỉ là vừa mới
bước đi và chuẩn bị cho khu vực hóa, còn khu vực hóa thực sự
mới bắt đầu phát triển sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, nhìn
vào thời kỳ sau này có thể dự báo, thì khu vực hóa sẽ có được
sự phát triển lớn hơn nữa. Đương nhiên, toàn cầu hóa chắc
chắn sẽ phát triển với mức độ lớn, phát triển lớn hơn so với
khu vực hóa có thể bị khống chế, có thể bị lợi dụng mô thức
quản trị chung khu vực của quốc gia sẽ có thể được phổ cập
hóa. Sự phổ cập hóa của mô thức đó không thể loại trừ
nguyên tắc của quốc gia có chủ quyền, nhưng sẽ trên một
mức độ rất lớn khiến cho sự phân chia giữa các quốc gia có
chủ quyền vốn nhờ nguyên tắc đó mà rõ ràng hơn, lại trở nên
mơ hồ, quốc gia có chủ quyền trong khi nhấn mạnh sự phát
triển độc lập bản thân thì sẽ càng đòi hỏi sự phát triển hài
hoà với các quốc gia khác so với trước kia.
Nhìn về lâu dài, sự quản trị chung này của khu vực có lợi
cho việc quản trị toàn cầu, lý do rất đơn giản, thiết lập một hệ
thống quản trị trên cơ sở của mười mấy khu vực sẽ dễ dàng
hơn nhiều so với việc thiết lập một hệ thống quản trị dựa trên
cơ sở 189 nước thành viên hiện nay.
QUỐC GIA
572 V SIÊU QUỐC GIA

Chú thích

1. Đới Bỉnh Nhiên: “Vấn đề chủ quyền quốc gia trong nhất thể
hóa châu Âu”, Tạp chí Học báo Thái Bình Dương, kỳ 4, 2000, tr. 28.
2. [Mỹ] Kennth. N. Waltz: Con người, quốc gia và chiến tranh - một
loại phân tích lý luận, Nxb. Dịch thuật Thượng Hải, 1991.
3. Tần Á Thanh: “Phương pháp phân tích tầng nấc và nghiên
cứu quan hệ quốc tế”, Tạp chí Châu Âu, kỳ 3, 1998, tr. 5.
4. [Mỹ] Kennth Waltz: Lý luận chính trị quốc tế, Nxb. Đại học
Công an nhân dân Trung Quốc, 1992, tr. 93.
5. Sđd, tr. 95.
6. Sđd, tr. 110.
7. Sđd, tr. 115.
8. Tần Á Thanh: “Phương pháp phân tích tầng nấc và nghiên
cứu quan hệ quốc tế”, Tạp chí Châu Âu, kỳ 3, 1998, tr. 9.
9. Robert Jackson: “Sovereignty in World Politics: a Glance at the
Conceptual and Historical Landscape”, Political Studies (1999), XLVII,
431-456, p. 433.
10. Urick Beck: “Thời đại toàn cầu hóa, dân chủ như thế nào mới
là khả thi?”, xem [Đức] Urick Beck, Haas: Toàn cầu hóa và chính trị,
Nxb. Biên dịch Trung ương, 2000, tr. 12.
11. Robert Jackson: “Sovereignty in World Politics: a Glance at
the Conceptual and Historical Landscape”, p. 449.
12. Paul Taylor: “The United Nations in the 1990s: Proactive
Cosmopolitanism and the Issue of Sovereignty”, Political Studies
(1999), XLVII, 538-565, p. 538.
13. Robert Jackson: “Introduction: Sovereignty at the
Millennium”, Political Studies (1999), XLVII, 423-430, p. 424.
14. [Mỹ] Kennth Waltz: “Lý luận chính trị quốc tế”, tr. 84.
CHƯƠNG 9
QUẢN TRỊ CHUNG KHU VỰC CỦA QUỐC GIA 573

15. Christopher Clapham: “Sovereignty and the Third Worls


State”, Political Studies (1999), XLVII, pp. 522-537.
16. William Wallace: “The Sharing of Sovereignty: the European
Paradox”, Political Studies (1999), XLVII, pp. 503-521.
17. Xem Naeem Inatatullah, David L. Blaney: “Realizing
Sovereignty”, Review of International Studies (1995), 21, pp. 3-20.
18. Robert Jackson: “Sovereignty in World Politics: a Glance at
the Conceptual and Historical Landscape”, p. 432.
19. Xem Paul Taylor: “The United Nations in the 1990s: Proactive
Cosmopolitanism and the Issue of Sovereignty”.
20. Naeem Inatatullah, David L. Blaney: “Realizing Sovereignty”,
pp. 16-20.
21. Thành viên của EU vào năm 2001 là 15, Ủy ban EU có hai
mươi thành viên, trong đó năm nước lớn mỗi nước có hai thành viên,
còn lại mỗi nước có một thành viên.
22. Về vấn đề đó, xem thêm [Anh] Perry Anderson: “Phổ hệ của
quốc gia chủ nghĩa tuyệt đối”, Nxb. Nhân dân Thượng Hải, 2001.
23. Louise Fawcett, Andrew Hurrell, eds.: Regionalism in World
Politics: Regional Organization and International Order, Oxford
University Press, 1995; Michael Smith: “Regions and Regionlism”, in
Brian White, Rochard Little, Michael Smith, eds.: Issues in World
Politics, Macmillan, 1997.
24. Kenichi Ohmae: “The Rise of the Region State”, Foreign
Affairs, Spring 1993; Michael Keating: The New Regionalism: Territorical
Competition and Political Restructuring in Western Europe, EUI Working
Paper RSC No. 98/39.
25. Joseph S. Nye: Peace in Parts: Intergration and Conflict in
Regional Organizations, Little Brown & Co., 1971. Xem Louise Fawcett,
Andrew Hurrell, “Introduction”, in their Regionalism in World Politics:
Regional Organization and International Order, p. 2.
QUỐC GIA
574 V SIÊU QUỐC GIA

26. Jagdish Bhagwati: The World Trading System at Risk, Princeton


University Press, 1991. Xem Louise Fawcett: Regionalism in Historical
Perspective, Louise Fawcett, Andrew Hurell, eds.: Regionalism in World
Politics: Regional Organization and International Order, p. 14.
27. Micheal Smith: Regions and Regionalism, p. 69.
28. [Mỹ] Samuel Huntington: “Xung đột văn minh và xây dựng
lại trật tự thế giới”, Nxb. Tân Hoa, 1998, tr. 29-33.
29. Andrew Hurrell: Regionalism in Theoretical Perspective, Louise
Fawcett, Andrew Hurrell, eds.: Regionalism in World Politics: Regional
Organization and International Order, p. 38; 64-66.
30. Ibid., p. 41.
31. Ibid., p. 39.
32. Michael Smith: Regions and Regionalism, p. 73.
33. Kenichi Ohmae: The Rise of the Region State.
34. Louise Fawcett: Regionalism in Historical Perspective, pp. 26-27.
MŤC LŤC

Trang

Lời Nhà xuất bản 5


Lời nói đầu của “Tủ sách Chính trị quốc tế đương đại” 7
Lời dẫn 13

Chương 1: Giới hạn vấn đề và phương pháp nghiên cứu 23


I. Khái niệm về nhất thể hóa và các lý luận liên quan 24
1. Làm rõ khái niệm nhất thể hóa 25
2. Nhất thể hóa về chính trị và nhất thể hóa tại châu Âu 36
II. Phương pháp nghiên cứu 43

Chương 2: Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa hiện thực 62


I. Các trường phái thuộc chủ nghĩa tự do 64
1. Chủ nghĩa công năng cũ và mới 65
2. Lý luận giao lưu 84
3. Sự phụ thuộc lẫn nhau và cơ chế quốc tế 97
II. Các trường phái của chủ nghĩa hiện thực 113
1. Chủ nghĩa liên chính phủ 113
2. Chủ nghĩa liên chính phủ tự do 122
3. Cứu vớt quốc gia dân tộc 133
QUỐC GIA
576 V SIÊU QUỐC GIA

Chương 3: Chính trị so sánh và nghiên cứu về nhận thức 147


I. Chủ nghĩa liên bang và những tìm tòi nghiên cứu lý
luận khác 147
1. Nghiên cứu quan hệ quốc tế và nghiên cứu của chính trị
so sánh 147
2. Liên bang và liên minh 154
3. Chủ nghĩa người cộng tác 164
4. Đa tầng nấc và quản trị siêu quốc gia 170
5. Chủ nghĩa nhận thức hay chủ nghĩa kiến tạo 181

II. Khung nghiên cứu so sánh 189

Chương 4: Giải thích nguồn gốc của nhất thể hóa 200

I. Tác nhân của nhất thể hóa 201


1. Thuyết tự quyết lợi ích 202
2. Thuyết sở thích quốc gia 210
3. Thuyết giao lưu xuyên quốc gia 224
4. Giải thích về lợi ích quốc gia 229

II. Điều kiện của nhất thể hóa 243


1. Sự trình bày của Deutsch về điều kiện nhất thể hóa 244
2. Sự tổng hợp của điều kiện 249

Chương 5: Phân tích cơ chế nhất thể hóa 266

I. Với vai trò là một loại thể chế quốc tế 270

II. Với vai trò là một loại chính thể và quản trị 281
1. Nghiên cứu chính thể của cơ chế nhất thể hóa 282
2. Tư tưởng quản trị trong quan hệ quốc tế 285
3. Lý luận quản trị trong nhất thể hóa châu Âu 289
MỤC LỤC 577

III. Xem xét cơ chế từ vấn đề thời gian, không gian riêng 297
1. Phân chia giai đoạn trong tiến trình 303
2. Sự phân chia về cấp độ quyết sách 311

Chương 6: Tìm tòi sự phát triển của nhất thể hóa 335
I. Lan tỏa và kế hoạch siêu quốc gia 337
1. Lãnh đạo tổ chức và kế hoạch siêu quốc gia 339
2. Lộ trình lan tỏa của nhất thể hóa 347
II. Lỗ hổng và sự phụ thuộc vào lộ trình 356
1. Xem xét sức mạnh tự chủ của thể chế từ lỗ hổng 357
2. Sự phụ thuộc vào đường lối và khả năng điều chỉnh 366
III. Giao lưu và cơ chế hóa 374
1. Giao lưu xuyên quốc gia và chủ thể xuyên quốc gia 378
2. Cơ chế hóa là ý nghĩa của tiến trình 382
IV. Hợp lực ba bên và lan tỏa có kiểm soát 384
1. Lý lẽ phát triển nhất thể hóa của chủ nghĩa liên chính
phủ tự do 385
2. Thuyết hợp lực của phát triển nhất thể hóa 396
3. Lan tỏa dưới sự kiểm soát của chính phủ 401

Chương 7: Ảnh hưởng đối ngoại của nhất thể hóa 409
I. Sự thực và vấn đề 412
1. Những nỗ lực thời kỳ đầu của nhất thể hóa chính trị
châu Âu 414
2. Từ EPC đến CFSP 418
II. Lý luận và nghi hoặc 425
1. Sự giải thích của lý luận nhất thể hóa đối với EPC và CFSP 429
2. Khái niệm và sự sáng tạo của khung giải thích 436
QUỐC GIA
578 V SIÊU QUỐC GIA

III. Nhất thể hóa của giải thích 443


1. Đặt vấn đề 443
2. Giải thích một cách đơn giản về mô hình 449

Chương 8: Quốc gia, siêu quốc gia và ngoài quốc gia 471
I. Giải thích tổng hợp đối với nhất thể hóa giả thiết tính
bên ngoài 477
1. Hệ thống quản trị chung 489
2. Hiệu ứng lan toả có kiểm soát 499
3. Chiều đối ngoại của hệ thống quản trị 503
II. Chủ nghĩa ngoài quốc gia 506

Chương 9: Quản trị chung khu vực của quốc gia 520
I. Nhất thể hóa và chủ quyền quốc gia 521
1. Phân tích tầng nấc của quan hệ quốc tế 522
2. Vấn đề tầng nấc của chủ quyền 528
3. Hoàn cảnh khó khăn về tầng nấc của chủ quyền 537
4. Nhất thể hóa - thực hiện chủ quyền trong tiến trình 542
II. Chủ nghĩa khu vực và quốc gia khu vực 550
1. Giới hạn khu vực 552
2. Khu vực hóa và quốc gia khu vực 555
III. Quản trị chung khu vực của quốc gia 564
Chịu trách nhiệm xuất bản
Q. GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP
PHẠM CHÍ THÀNH
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
TS. ĐỖ QUANG DŨNG

Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN


ĐỖ MINH CHÂU
ĐỖ LỆ QUYÊN
Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU
Chế bản vi tính: LÂM HƯƠNG
Sửa bản in: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT
Đọc sách mẫu: MINH CHÂU - LỆ QUYÊN

In ..... cuốn, khổ 16 x 24 cm tại..................


Số đăng ký kế hoạch xuất bản: ...........
Quyết định xuất bản số: ......
Mã số ISBN: 978-604-57-..............
In xong và nộp lưu chiểu tháng .... năm 2020.

You might also like