You are on page 1of 1

Thuyết kiến tạo là chủ nghĩa thuyết phục nhất để diễn tả các vấn đề quốc tế vì:

-Các nhà hiện thực chủ nghĩa cho rằng các quốc gia theo đuổi quyền lực, và do bản chất của hệ thống
thế giới là “vô chính phủ” nên các quốc gia buộc phải cạnh tranh quyền lực với các quốc gia khác để đảm
bảo an ninh cho mình, và vì vậy không tồn tại khả năng hợp tác quốc tế bền vững. Trong khi đó, chủ
nghĩa tự do đề cao lợi ích của hợp tác quốc tế, vốn có thể giúp các quốc gia thu được lợi ích tuyệt đối từ
mối quan hệ với các quốc gia khác. Mặc dù khác nhau về quan điểm nhưng cả hai trường phái chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa tự do đều là những lí thuyết của chủ nghĩa duy lý( hay chủ nghĩa kiến tạo).

-Thuyết kiện tạo mang lại cách tiếp cận khác đối với một số chủ đề trọng tâm của các lý thuyết QHQT,
bao gồm: ý nghĩa của vô chính phủ và cân bằng quyền lực, mối quan hệ giữa bản sắc và lợi ích quốc gia,
phân tích khái niệm quyền lực, và triển vọng thay đổi của chính trị quốc tế.

Ví dụ: Cuộc tranh luận tại Hội đồng Bảo an xung quanh việc Mỹ xâm lược Iraq năm 2003 đã làm rõ mối
liên hệ phức tạp giữa những chuẩn tắc của các thể chế và các cách thức hành động trên thực tế, giữa
những hành động chính trị phù hợp với luật pháp quốc tế và các hành động đơn phương bất hợp pháp.
Mỹ đã huy động những nguồn lực vật chất để xóa bỏ chế độ của Saddam Hussein mà không có sự đồng
ý của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, vì vậy Mỹ đã phải rất vất vả đối mặt với cáo buộc hành động phi
nghĩa và không chính đáng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chiếm đóng và tái xây dựng Iraq
của Mỹ.

You might also like