You are on page 1of 19

Câu 1.

Anh (chị) hãy chứng minh sự ra đời của nhà nước là một hiện
tượng tất yếu của xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất
định?
Sự ra đời của nhà nước dựa trên cơ sở sự tan rã của thị tộc. Xã hội loài người qua quá
trình phát triển đã dẫn đến sự phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất. Vào thời cổ
đại đã diễn ra ba lần phân công lao động xã hội.
+Lần phân công thứ nhất, chăn nuôi đã trở thành một ngành kinh tế độc lập và tách ra
khỏi trồng trọt, từ đây mầm mống của chế độ tư hữu phát triển và "gia đình cá thể đã trở
thành một lực lượng đang đe dọa thị tộc"
+Lần phân công thứ hai, thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, lần phân công này dẫn
đến hình thành bước đầu chế độ nô lệ với số lượng nô lệ ngày càng tăng và họ bị đẩy đi
làm việc ở ngoài đồng ruộng và trong xưởng thợ, thành từng đoàn mười người, người hai
người một điều đó cho thấy sự phân hóa xã hội, phân tầng xã hội sâu sắc.
+Lần phân công thứ ba, sản xuất tách bạch với trao đổi dẫn đến sự xuất hiện của tầng lớp
thương nhân, lần đầu tiên xuất hiện một giai cấp tuy không tham gia sản xuất một tý nào
nhưng lại chiếm toàn bộ quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc
vào mình về mặt kinh tế… và bóc lột cả hai, một giai cấp mà lịch sử loài người trước đó
chưa hề biết đến.
-Qua ba lần phân công lao động này cho thấy lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến năng
suất lao động tăng, của cải làm ra ngày càng nhiều, và dẫn đến có của cải dư thừa kèm
theo đó là sự tích trữ, đồng thời xuất hiện một bộ phận chiến đoạt của cải dư thừa đó (do
nắm quyền quản lý, cai quản) hoặc giàu lên nhờ tích trữ, đầu cơ từ đây đã có sự phân hóa
giàu nghèo, giữa người có của và người không có của, sự phân hóa giàu nghèo này dẫn
đến hiện tượng phân tầng xã hội, phân chia thành các tầng lớp khác nhau từ đó dẫn đến
phân chia giai cấp đồng thời và kéo theo xuất hiện mâu thuẫn giai cấp và điều không tránh
khỏi là đấu tranh giai cấp, lúc này nhà nước đã có tiền đề rõ ràng cho sự ra đời của mình.
“Cái tập quán giao cho những chức vụ của thị tộc cho một số gia đình nhất định đã biến
thành một cái quyền không thể chối cãi của những gia đình đó được đảm nhiệm chức vụ
ấy, bằng những gia đình ấy còn mạnh vị giàu có nữa, họ bắt đầu tập hợp nhau lại bên
ngoài thị tộc của họ thành một giai cấp riêng biệt, có đặc quyền, rằng nhà nước vừa mới ra
đời đã thừa nhận những tham vọng ấy của họ ”— F. Engels
-Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân
chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất
hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu
diệt luôn cả xã hội, tạo ra một tình trạng loạn lạc hỗn độn. Xã hội lúc này đòi hỏi phải có
một tổ chức mới đủ sức dập tắt cuộc xung đột công khai giữa các giai cấp ấy, hoặc cùng
lắm là để làm cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình
thức gọi là hợp pháp và để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã
ra đời và đó chính là nhà nước. Từ nhu cầu phải kiềm chế sự đối lập của các giai cấp, làm
cho cuộc đấu tranh của những giai cấp có quyền lợi về kinh tế mẫu thuẫn nhau đó không
đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội… và giữa cho sự xung đột đó năm
trong vòng trật tự.
àVà như vậy là Nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của một xã
hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, nó không phải là một quyền lực từ bên
ngoài áp đặt và xã hội mà là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, một lực lượng tựa hồ như
đứng trên

Câu 2/ Anh (chị) hãy phân tích mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế,
cho ví dụ minh họa?
*Khái niệm:
- Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã
hội và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Kinh tế là tổng hợp các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội – liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng
hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với
một nguồn lực khan hiếm. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
* Mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế:
Pháp luật là yếu tố thượng tầng xã hội, còn kinh tế thuộc về yếu tố của cơ sở hạ tầng. Do
đó mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế là mối liên hệ giữa một yếu tố thuộc kiến trúc
thượng tầng và một yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, trong mối quan hệ này pháp luật có tính
độc lập tương đối. Trong mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế có thể thấy pháp luật phụ
thuộc vào kinh tế; mặt khác, pháp luật lại có sự tác động trở lại một cách mạnh mẽ với
kinh tế.
Trước hết, các quan hệ kinh tế không chỉ là nguyên nhân trực tiếp quyết định sự ra đời của
pháp luật, mà còn quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và sự phát triển của nó.
Như Mác đã viết : “ Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những
điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa lại ra lệnh cho những điều kiện kinh tế
được. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên,
ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế”.Sự lệ thuộc của pháp luật vào kinh tế
thể hiện ở những mặt chủ yếu sau:
+Thứ nhất: cơ cấu nền kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định thành phần cơ cấu hệ thống
các ngành luật.
+Thứ hai: tính chất nội dung của các quan hệ kinh tế, của cơ chế kinh tế quyết định tính
chất, nội dung của các quan hệ pháp luật, tính chất phương pháp điều chỉnh cua pháp luật.
+Thứ ba: chế độ kinh tế, thành phần kinh tế tác động quyết định tới sự hình thành, tồn tại
các cơ quan, tổ chức và thể chế pháp lý, phương thức hoạt động của các cơ quan bảo vệ
pháp luật và thủ tục pháp lý.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng có tác động trở lại đối với kinh tế theo những xu hướng tích
cực hoặc tiêu cực khác nhau:
+Tác động tích cực: nếu pháp luật được ban hành phù hợp với các quy luật kinh tế - xã hội
thì nó tác động tích cực đến sự phát triển các quá trình kinh tế, cũng như cơ cấu của nền
kinh tế, ở đây, sự tác động cùng chiều giữa pháp luật và các quá trình kinh tế xã hội
(chẳng hạn khi pháp luật thừa nhận nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lí của nhà nước tạo điều kiện giải
phóng mọi năng lực sản xuất xã hội…).Khi pháp luật thề hiện phù hợp với nền kinh tế:
Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, phản ánh
đúng trình độ kinh tế dẫn tới kinh tế phát triển, pháp luật tạo hành lang tốt cho kinh tế
phát triển
Ví Dụ: Pháp luật tư sản thời kì đầu, sau thắng lợi của cách mạng tư sản đã thể hiện rõ nội
dung tiến bộ so với pháp luật phong kiến và có tác động tích cực góp phần xóa bỏ những
quan hệ kinh tế - xã hội lỗi thời lạc hậu, cũng cố và thúc đẩy sự phát triển của những quan
hệ kinh tế - xã hội mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Nhưng đến thời kì đế
quốc chủ nghĩa nó đã tác động tiêu cực đến các quá trình kinh tế, chính trị, xã hội gây
nhiều phản ứng mạnh mẽ, đe dọa trật tự xã hội tư bản. Để khắc phục nhược điểm đó các
nhà nước tư bản đã nhiều lần điều chỉnh, phải thay đổi đường lối để pháp luật thích ứng
được tình hình. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông
đảo nhân dân lao động dưới sự lảnh đạo của Đảng cộng sản, phản ánh đúng đắn trình độ
phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cho nên pháp luật xã hội chủ nghĩa có nội
dung tiến bộ và giữ vai trò tích cực trong việc tác động tới sự phát triển kinh tế - xã hội.
+Tác động tiêu cực: khi pháp luật không phù hợp với các quy luật pháp triển kinh tế - xã
hội được ban hành do ý chí chủ quan của con người thì nó sẽ kìm hãm toàn bộ nền kinh
tế.,hoặc một bộ phận của nền kinh tế (cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, bằng các mệnh
lệnh, quy định hành chính đối với các hoạt động kinh tế, đã làm nền kinh tế bị trì trệ dẩn
đến khủng hoảng)Tuy nhiên; trong bước quá độ chuyển từ cơ chế kinh tế này sang cơ cấu
kinh tế khác, các quan hệ kinh tế cũ chưa hoàn toàn mất đi, quan hệ kinh tế mới đang hình
thành và phát triển nhưng chưa ổn định thì pháp luật có thể tác động kích thích sự phát
triển kinh tế ở những mặt, lỉnh vực này nhưng lại kìm hãm sự phát triển kinh tế ở những
mặt, lỉnh vực khác.
Ví Dụ: pháp luật của xã hội phong kiến trong thời kì cuối lạc hậu, không phù hợp với nền
sản xuất công nghiệp

Câu 3. Anh (chị) hãy xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật trong
các quy định như sau?
“Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh
tra, người ra quyết định thanh tra phải ra văn bản kết luận thanh tra
và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, cơ quan
thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp Thủ
trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì
kết luận thanh tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh
tra nhà nước cùng cấp” (Khoản 1 Điều 50 Luật Thanh tra 2010).
*Xác định cấu trúc:
- Giả định: “Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người
ra quyết định thanh tra”
- Quy định: “phải ra văn bản kết luận thanh tra và gửi tới Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước cùng cấp, cơ quan thanh tra nhà nước cấp trên, đối tượng thanh tra. Trường hợp
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước là người ra quyết định thanh tra thì kết luận thanh
tra còn phải được gửi cho Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp”
-Chế tài: không có

Câu 4/ Phân biệt tuân thủ pháp luật và chấp hành pháp luật? Ví dụ?
a) Giống nhau: Giữa tuân thủ pháp luật và thi hành pháp luật có điểm chung
đều là hình thức thực hiện pháp luật bắt buộc thực hiện và là những hoạt động
có mục đích nhằm đưa pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp
của người thực hiện.
-Mọi chủ thể đều bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật mà không có
sự lựa chọn.
b) Khác nhau:
*Về khái niệm:
- Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật không thực hiện
các hành vi xử sự mà pháp luật cấm.
- Thi hành pháp luật là việc các chủ thể thực hiện pháp luật chủ động thực hiện
các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
*Về bản chất:
- Tuân thủ pháp luật: Thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện
dưới dạng “hành vi không hành động”.
-Thi hành pháp luật: Chủ động, tích cực thực hiện pháp luật dưới hình thức
“hành vi hành động”.
*Về hình thức thực hiện
- Tuân thủ pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm cấm
đoán. Tức là quy phạm buộc chủ thể không được thực hiện những hành vi nhất
định
- Thi hành pháp luật: Thường được thể hiện dưới dạng những quy phạm bắt
buộc. Theo đó, chủ thể buộc phải thực hiện hành vi hành động, hợp pháp.
* Ví dụ:
-Tuân thủ pháp luật:
+không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa
đảo, không vượt đèn đỏ, không lái xe trong tình trạng say rượu…;
+ Pháp luật cấm hành vi mua, bán dâm. Do đó, “không thực hiện hành vi mua,
bán dâm” được xem là tuân thủ pháp luật.
+Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cấm kết hôn giả tạo, và công dân nam,
nữ trong độ tuổi kết hôn không kết hôn giả tạo
-Thi hành pháp luật:
+Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/ thuế thu nhập
doanh nghiệp. Do đó, nếu không thuộc trường hợp miễn thuế/đối tượng không
chịu thuế thì chủ thể đóng thuế được xem là “thi hành pháp luật”.
+ Công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân khi nhận được giấy gọi đi
khám nghĩa vụ quân sự thì phải chấp hành.
+ thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ lao động công ích, nghĩa vụ chăm sóc
ông bà, cha mẹ khi già yếu, nghĩa vụ nuôi dạy con cái,…;

Câu 5/ Làm sáng tỏ đặc điểm của Nhà nước? Ví dụ?


- Định nghĩa nhà nước: Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính
trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý
xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã
hội có giai cấp đối kháng, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự
lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa.
- Đặc trưng nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với tổ chức của xã hội thị
tộc bộ lạc; phân biệt với tổ chức chính trị xã hội khác.
- Đặc trưng nhà nước thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của nhà nước trong hệ
thống chính trị (5 đặc trưng):
+ Thứ nhất: Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn
hòa nhập với dân cư trong chế độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã hội.
Quyền lực công cộng này là quyền lực chung. Chủ thể là giai cấp thống trị chính
trị, xã hội.
Để thực hiện quyền lực quản lý xã hội, nhà nước phải có một tầng lớp người
chuyên làm nhiệm vụ quản lý, lớp người này được tổ chức thành các cơ quan
nhà nước và hình thành một bộ máy đại diện cho quyền lực chính trị có sức
mạnh cưỡng chế duy trì địa vị giai cấp thống trị, bắt giai cấp khác phục tùng
theo ý chí của giai cấp thống trị.
+ Thứ hai: Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ
không phụ thuộc vào chính kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính… Việc
phân chia này quyết định phạm vi tác động của nhà nước trên quy mô rộng lớn
nhất và dẫn đến hình thành cơ quan quản lý trong bộ máy nhà nước. Không
một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai cấp lại không có lãnh thổ riêng của
mình.
Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Nhà nước thực thi quyền lực trên
phạm vi toàn lãnh thổ. Mỗi nhà nước có một lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại
phân thành các đơn vị hành chính như tỉnh, quận, huyện, xã,… Dấu hiệu lãnh
thổ xuất hiện dấu hiệu quốc tịch.
+ Thứ ba: Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Nhà nước là một tổ chức quyền lực
có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện ở
quyền tự quyết của nhà nước về chính sách đối nội và đối ngoại không phụ
thuộc yếu tố bên ngoài.
Chủ quyền quốc gia có tính tối cao, không tách rời nhà nước. Thể hiện quyền
lực nhà nước có hiệu lực trên toàn đất nước, đối với tất cả dân cư và tổ chức
xã hội, không trừ một ai.
+ Thứ tư: Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối
với mọi công dân. Là lực lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. Nhà
nước thực hiện sự quản lý của mình đối với công dân của đất nước. Các quy
định của nhà nước đối với công dân thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban
hành. Mối quan hệ nhà nước và pháp luật: Không thể có nhà nước mà thiếu
pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ nhà nước có quyền ban hành pháp luật,
các tổ chức khác không có quyền này và chính nhà nước bảo đảm cho pháp
luật được thực thi trong cuộc sống.

+Thứ năm: Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức
bắt buộc: quyết định và thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà
nước, làm kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở vật chất kỹ thuật, trả lương cho
cán bộ công chức. Dưới góc độ thuế nhà nước gắn chặt với xã hội và dân chứ
không tách rời. Cần phải xây dựng một chính sách thuế đúng đắn, công bằng và
hợp lý, đơn giản,tiện lợi.
Câu 6/ Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng pháp luật:
VB quy phạm pháp luật VB áp dụng pháp luật
Khái niệm Văn bản quy phạm pháp Văn bản áp dụng pháp luật là văn
luật là văn bản có chứa quy bản chứa đựng các quy tắc xử sự
phạm pháp luật, được ban cá biệt, do cơ quan, cá nhân có
hành theo đúng thẩm thẩm quyền ban hành, được áp
quyền, hình thức, trình tự, dụng một lần trong đời sống và
thủ tục quy định trong Luật bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng
này. chế của Nhà nước.
Văn bản có chứa quy phạm
pháp luật nhưng được ban
hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự,
thủ tục quy định trong Luật
này thì không phải là văn
bản quy phạm pháp luật.
(Điều 2 Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật
năm 2015)
Phạm vi áp dụng Rộng rãi. Áp dụng là đối với Chỉ có hiệu lực đối với 1 hoặc 1 số
tất cả các đối tượng thuộc đối tượng nhất định được xác
phạm vi điều chỉnh trong định cụ thể trong văn bản
phạm vi cả nước hoặc đơn
vị hành chính nhất định.
Thẩm quyền ban hành Cơ quan nhà nước có thẩm Do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành (Chương II quyền hoặc các tổ chức, cá nhân
Luật ban hành văn bản quy được Nhà nước trao quyền ban
phạm pháp luật 2015) hành, dựa trên các quy phạm
pháp luật cụ thể để giải quyết một
vấn đề pháp lý cụ thể.

Nội dung ban hành Chứa đựng các quy tắc xử Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng
sự chung được Nhà nước một lần đối với một tổ chức cá
bảo đảm thực hiện và nhân là đối tượng tác động của
được áp dụng nhiều lần văn bản, nội dung của văn bản áp
trong thực tế cuộc sống, dụng pháp luật chỉ rõ cụ thể cá
được áp dụng trong tất cả nhân nào, tổ chức nào phải thực
các trường hợp khi có các hiện hành vi gì. Đảm bảo tính hợp
sự kiện pháp lý tương ứng pháp (tuân thủ đúng các văn bản
xảy ra cho đến khi nó hết quy phạm pháp luật), phù hợp với
hiệu lực. thực tế (đảm bảo việc thi hành).
Mang tính cưỡng chế nhà nước
cao.
Cơ sở ban hành Dựa trên Hiến pháp, Luật, Thường dựa vào ít nhất một văn
các văn bản quy phạm bản quy phạm pháp luật hoặc dựa
pháp luật cao hơn với văn vào văn bản áp dụng pháp luật
bản quy phạm pháp luật là của chủ thể có thẩm quyền. Văn
nguồn của luật. bản áp dụng pháp luật hiện tại
không là nguồn của luật
-Thời gian hiệu lực Lâu dài, theo mức độ ổn Ngắn theo vụ việc
định của phạm vi và đối
tượng điều chỉnh.
Tên gọi, hình thức và chủ thể ban Được xác định là 1 trong 15 Chưa được pháp điển hóa tập
hành loại văn bản do các cá trung vào tên gọi và hình thức thể
nhân, tổ chức có thẩm hiện, các văn bản này được ban
quyền theo Điều 4 Luật hành bởi cơ quan, cá nhân có
ban hành văn bản quy thẩm quyền, nhưng thường là cá
phạm pháp luật năm 2015 nhân ban hành nhiều hơn.
ban hành, và có thể thấy
thường do tập thể ban
hành nhiều hơn.

Câu 7/ Phân tích chức năng Nhà nước? Ví dụ?


*Khái niệm:
- Chức năng nhà nước là phương diện chủ yếu của cả bộ máy nhà nước mà mỗi cơ quan
nhà nước đều phải tham gia thực hiện ở những mức độ khác nhau, nó là phương hướng
hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện bản chất, vai trò sứ mệnh xã hội và mục tiêu của
Nhà nước.
Ví dụ: Chức năng bảo vệ pháp luật và tăng cường pháp chế thuộc về các cơ quan: Quốc
Hội, Tòa án, Viện kiểm sát…
- Chức năng của một cơ quan nhà nước là những phương diện hoạt động của cơ quan đó
nhằm góp phần thực hiện chức năng chung của nhà nước.
Ví dụ: Tòa án thực hiện chức năng xét xử vi phạm pháp luật và giải quyết tranh chấp. Chức
năng của Viện kiểm sát là công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp

*Phân loại:
- Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với các
cá nhân, tổ chức trong nước, chẳng hạn chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng
trấn áp, chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân.
Ví dụ: Đảm bảo trật tự xã hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh
tế … là những chức năng đối nội của các nhà nước.
- Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động chủ yếu của nhà nước trong quan hệ với
các quốc gia, dân tộc khác, chẳng hạn chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược, chức
năng phòng thủ, bảo vệ đất nước, chức năng thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác quốc tế.
Ví dụ: Phòng thủ đất nước, chống xâm lược từ bên ngoài; thiết lập các mối bang giao với
các quốc gia khác …
- Căn cứ vào hoạt động của nhà nước trong các lĩnh vực xã hội, chức năng của nhà nước
được phân theo từng lĩnh vực cụ thể. Theo đó, tương ứng mỗi lĩnh vực cụ thể của đời sống
xã hội là một chức năng của nhà nước. Chẳng hạn:
+ Chức năng kinh tế: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Nhà nước thực hiện chức năng
này nhằm củng cố và bảo vệ cơ sở tồn tại của nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế.
+ Chức năng xã hội: Đó là toàn bộ hoạt động của nhà nước trong việc tổ chức và quản lí
các vấn đề xã hội của đời sống như vấn đề về môi trường, giáo dục, y tế, lao động, việc
làm, thu nhập của người dân, phòng chống thiên tai… Đây là các hoạt động góp phần củng
cố và bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm sự ổn định, phát triển an toàn và hài
hoà của toàn xã hội.
+ Chức năng trấn áp: Trong điều kiện có đấu tranh giai cấp, chức năng trấn áp sự phản
kháng của giai cấp bị trị là rất cần thiết nhằm bảo vệ sự tồn tại vững chắc của nhà nước,
bảo vệ lợi ích về mọi mặt của giai cấp thống trị.
+ Chức năng tiến hành chiến tranh xâm lược: Đây là chức năng đặc trưng của các nhà
nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản giai đoạn chủ nghĩa đế quốc trở về
trước. Các nhà nước đó thực hiện chức năng này nhằm xâm chiếm và mở rộng lãnh thổ,
bóc lột nhân dân cũng như áp đặt sự nô dịch đối với các dân tộc khác.
+Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức trong xã hội: Đây là chức năng của các nhà nước nói chung. Thực hiện chức năng
này, nhà nước phải sử dụng nhiều biện pháp, nhất là các biện pháp pháp lí nhằm phòng,
chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, đảm bảo ổn định, trật tự xã hội, bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội.
+ Chức năng bảo vệ đất nước: Đây là chức năng của mọi nhà nước. Trước đây, nhiều nhà
nước thường phát động chiến tranh xâm lược nước khác, ngày nay, nhiều nhà nước vẫn
tìm cách áp đặt ý chí của mình đối với nước khác. Trong điều kiện đó, các nhà nước phải
thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ đất nước, chống lại các cuộc chiến nanh xâm lược
cũng như các ảnh hưởng tiêu cực khác từ bên ngoài.
+ Chức năng quan hệ với các nước khác: Các nhà nước thực hiện chức năng này nhằm
thiết lập các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá… với các quốc gia khác để trước hết phát
triển kinh tế, văn hoá, giáo dục… trong nước, qua đó có thể cùng nhau giải quyết những
vấn đề có tính chất quốc tế.
- Ngoài các cách phân loại nêu trên, chức năng nhà nước còn có thể được phân loại
theo những căn cứ khác. Chẳng hạn, dựa vào bản chất của nhà nưóc, chức năng của
nhà nước được phân chia thành các chức năng thể hiện tính giai cấp và các chức
năng thể hiện tính xã hội; dựa vào mục đích thực hiện, chức năng của nhà nước
được chia thành chức năng cai trị và chức năng phục vụ; dựa vào hình thức thực
hiện, chức năng của nhà nước được chia thành chức năng lập pháp, chức năng hành
pháp, chức năng tư pháp…
- *Cách thức thực hiện:
- Để thực hiện các chức năng đối nội và đối ngoại, nhà nước sử dụng nhiều hình thức và
phương pháp hoạt động khác nhau, trong đó có ba hình thức hoạt động chính là: Xây dựng
pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Trong mỗi nhà nước, việc sử
dụng ba hình thức hoạt động này cũng có những đặc điểm khác nhau.
- Tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi nước, các phương pháp hoạt động để thực hiện
các chức năng của nhà nước cũng rất đa dạng nhưng nh́n chung có hai phương pháp chính
là thuyết phục và cưỡng chế. Giáo dục, thuyết phục là việc nhà nước sử dụng các biện
pháp tác động lên ý thức con người, làm cho họ biết, hiểu, tự giác, chủ động, tích cực thực
hiện các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước.
- Cưỡng chế là việc nhà nước bắt buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải thực hiện
nghiêm chỉnh các yêu cầu, đòi hỏi của nhà nước. Các biện pháp cưỡng chế nhà nước rất đa
dạng, trong đó người bị cưỡng chế luôn phải gánh chịu sự bất lợi nào đó, có thể là bất lợi
về thân thể, về tài sản, thậm chí cả tính mạng của họ.

Câu 8/ Phân tích các dấu hiệu vi phạm pháp luật? Ví dụ?
-Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ thể của
cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi
của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi
thực tế của các chủ thể mới có thể xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm
pháp luật. Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động hoặc bằng không
hành động.
-Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu của
pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ví dụ: đi xe máy vào đường ngược
chiều…
Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện. Ví dụ: trốn
tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ…
Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: trưởng thôn bán đất công
cho một số cá nhân nhất định…
-Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì hành
vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì
không bị coi là vi phạm pháp luật.
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể
phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ
tuổi nhất định và trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và
thể lực đã cho phép chủ thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó
gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có
khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.
-Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi trái
pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó,
đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm
pháp luật. Còn trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật
nhưng chủ thể không nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra
cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu quả của hành vi của mình nhưng không
điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và không phải là vi phạm pháp
luật.
Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, tức
là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.

Câu 9/ Phân tích hình thức cấu trúc Nhà nước? Liên hệ với NN Cộng
hòa XHCN Việt Nam?
- Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực
hiện quyền lực nhà nước. Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ
ba yếu tố cụ thể: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
*Hình thức cấu trúc NN: là sự tổ chức nhà nước thành những đơn vị hành chính lãnh thổ
và tính chất quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà
nước ở trung ương với cơ quan nhà nước ở địa phương. Bao gồm có hình thức cấu trúc
nhà nước đơn nhất và hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.
1. Nhà nước đơn nhất là một nhà nước thống nhất, trong đó, lãnh thổ quốc gia được chia
thành các đơn vị hành chính lãnh thổ. Gọi là đơn nhất vì trong cấu trúc của nhà nước chỉ
có một Hiến pháp; một hệ thống duy nhất các cơ quan thể hiện quyển lực nhà nước: lập
pháp, hành pháp, tư pháp; một hệ thống pháp luật thống nhất; một quy chế công dân duy
nhất; một chế độ quốc tịch. Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay có hình thức cấu trúc
đơn nhất như: Việt Nam, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Nhật, Hàn Quốc,
Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên, Cuba...
2. Nhà nước liên bang là sự liên kết, hợp thành từ các bang, các vùng lãnh thổ có chủ
quyền, các nhà nước thành viên thành một nhà nước thống nhất, trong mỗi bang, vùng
lãnh thổ có chủ quyền, mỗi nhà nước thành viên có Hiến pháp, có Quốc hội, Chính phủ,
Toà án tối cao; có quy chế công dân, quốc tịch riêng. Các nước như. Nga, Đức, Hoa Kì,
Ôxtrâylia, Canađa, Malaixia... là những nhà nước liên bang.
3. Ngoài hai dạng cấu trúc nhà nước cơ bản trên còn có dạng cấu trúc nhà nước không cơ
bản là Nhà nước liên minh. là nhà nước được hình thành từ sự liên kết của các quốc gia có
chủ quyền, tự nguyện hợp thành một liên minh tự nguyện nhằm thoả mãn những lợi ích
chung nhất định về nhiệm vụ chính trị, kinh tế hoặc quốc phòng. Nhà nước liên minh có
thể chỉ là một liên minh nhất thời như liên minh các bang Bắc Mĩ trong thời gian từ năm
1781 đến năm 1787, để sau đó được tổ chức lại thành một Nhà nước liên bang. Liên minh
Thụy Sĩ, liên minh các bang của Đức thế kỉ XIX cũng mang tính chất tương tự. Nhà nước
liên minh hiện nay đang tồn tại là Liên minh châu Âu (EU).
* Liên hệ NN Cộng hòa XHCN Việt Nam: Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1:
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.” cấu trúc nước ta
là một thể thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, cùng chung một thể chế chính trị và đặc biệt là
dưới sự quản lý của một một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam. Tất cả những hoạt
động trong bất kỳ một lĩnh vực nào cũng chịu sự điều chỉnh và giám sát của pháp luật, đảm
bảo công bằng, văn mình và vì lợi ích chung của cả cộng đồng dân cư chứ không riêng bất
kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào.

Câu 10/ Tại sao nói pháp luật luôn mang tính ý chí? Ví dụ?
-Pháp luật là sản phẩm do Nhà nước, do chính giai cấp thống trị đặt ra để duy trì trật tự xã
hội để bảo vệ giai cấp thống trị của họ vì vậy Pháp luật không phải kết quả của tự phát hay
cảm tính, pháp luật luôn luôn có tính ý chí, đó chính là ý chí của giai cấp thống trị.
Hệ thống pháp luật chịu sự tác động từ các yếu tố khách quan của xã hội là điều không cần
bàn cãi, nhưng chỉ mỗi yếu tố đó thôi thì chưa đủ. Bởi lẽ, sự ra đời của một hệ thống pháp
luật mới trong điều kiện hoàn cảnh xã hội vận động hay phát triển đều phụ thuộc vào nhà
làm luật. Điều đó cũng tương tự như sự xác định một nhiệm vụ mới của Nhà nước cũng
phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chính Nhà nước. Có thể khẳng định điều này vì:
Khâu cuối cùng đưa ra quyết định về sự thay đổi của hệ thống pháp luật là nhất định phải
“qua tay” nhà làm luật.
Nhà làm luật là chủ thể, họ cũng chịu sự tác động của sự vận động xã hội, có khả năng
nhận thức được mức độ tác động của quá trình vận động ấy để từ đó đưa ra quyết định về
sự thay đổi hệ thống pháp luật.
Bản chất giai cấp của nhà làm luật, với tư cách là giai cấp nắm quyền, họ sẽ xác định rõ
những điều gì sẽ xảy ra sau khi hệ thống pháp luật được thay đổi (khả năng dự báo), trong
đó trước hết là xác định lợi ích cũng như các mối quan hệ xã hội mới được điều chỉnh có
phù hợp với giai cấp thống trị hay không, sau đó là đến mức độ phù hợp của hệ thống ấy
với hoàn cảnh xã hội hiện tại cũng như trong tương lai.

Câu 11. Những nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích rõ tại sao?
a) Pháp luật luôn mang tính quyền lực nhà nước.
ĐÚNG: Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội cho nên tính quyền lực của pháp
luật được thể hiện ở mức độ nhất định.
*Tính quyền lực của pháp luật thể hiện
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa
nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp
giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của
giai cấp mình.
*Tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật
Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước thể hiện pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự
quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức trong toàn xã hội và được áp dụng chung
trong cộng đồng. Không có ai hay chủ thể nào có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào
quyết định là thực hiện hay không mà đều cần tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp
luật.
Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung và các quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân
tổ chức nên được pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các
biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc
thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
b) Cấu trúc một quan hệ pháp luật luôn đầy đủ ba bộ phận (thành phần).
ĐÚNG
c) Mọi hành vi trái pháp luật thì đều vi phạm pháp luật và phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Nhận định: SAI
Vì: Hành vi trái pháp luật mới chỉ là một trong các yếu tố bắt buộc của vi phạm pháp luật.
Mộthành vibị xem là hành vi vi phạm pháp luật khi có đủ các yếu tố: hành vi trái pháp luật
xâmhại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, có lỗi và chủ thể có năng lực trách
nhiệmpháp lý thực hiện
d) Lỗi biểu hiện ở mặt khách quan trong cấu thành của vi phạm pháp luật.
SAI: ở mặt chủ quan
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm lỗi, động cơ, mục đích vi phạm pháp luật:
e) Mọi sự kiện xảy ra trong thực tế cuộc sống đều là sự kiện pháp lý.
SAI : không phải mọi sự kiện diễn ra trong xã hội đều được coi là sự kiện pháp lý. Một sự
việc chỉ được coi là sự kiện pháp lý khi nó có những đặc điểm sau:
– Sự kiện phải được thể hiện trên thực tế dưới dạng hành vi hoặc những sự kiện nằm
ngoài ý chí của con người nhưng để lại hậu quả thực tiễn với các chủ thể tham gia quan hệ
đó.
– Sự kiện đó được đề cập trong phần giả định của các quy phạm pháp luật và khi nó xảy ra
thì sẽ làm cho quy tắc xử sự nêu trong phần quy định của quy phạm phát sinh hiệu lực.
– Khi sự kiện đó xảy ra thì sẽ gây ra những hậu quả pháp lý nhất định, tức là làm phát sinh,
thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

CẤU TRÚC QUY PHẠM PHÁP LUẬT:


Quy phạm pháp luật (tiếng Pháp: Règle de droit, tiếng Đức: Rechtsnorm, tiếng Anh: Legal
norms) là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắt buộc chung phải thi hành hay thực
hiện đối với tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan, và được ban hành hoặc thừa nhận bởi
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy phạm pháp luật là tế bào, đơn vị cơ bản của
pháp luật theo cấu trúc (bao gồm chế định pháp luật, ngành luật và hệ thống pháp luật.
Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy
nhiên, không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
+ Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có
thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành
động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng
quy phạm đó.
+ Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên
quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định
đã đặt ra.
+ Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ
thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả
định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không
thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Ví dụ: Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt
cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm. (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).
– Giả định: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”. Giả
định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm
pháp luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Quy định: không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định
ngầm. Theo đó, quy định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng
nhân phẩm, danh dự của người khác.
– Chế tài: “bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt
cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Chế tài ở đây là biện pháp của Nhà nước tác động
đến chủ thể vi phạm pháp luật.

CẤU TRÚC QUAN HÊ PHÁP LUẬT:


Bất cứ một quan hệ pháp luật nào cũng bao gồm có ba yếu tố Chủ thể, Khách thể và Nội
dung:
– Chủ thể của quan hệ pháp luật: Là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của các quy
phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật trở thành người mang các quyền –
Khách thể của quan hệ pháp luật: Pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội thông qua
việc đọng vào hành vi xử sự của con người trong các quan hệ ý chí cụ thể. Vì vậy, có thể
nói khách thể cảu quan hệ pháp luật là hành vi xử sự của các chủ thể.
-Khách thể của quan hệ pháp luật nên lên vị trí, ý nghĩa của quan hệ pháp luật được pháp
luật bảo vệ, đồng thời cũng thể hiện thái độ của Nhà nước đối với khách thể của quan hệ
pháp luật bị xâm phạm.và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
– Nội dung của quan hệ pháp luật:
Một trong những yếu tố cơ bản của quan hệ pháp luật là nội duyng của nó. Nội dung của
quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể.
Quyền pháp lý là mức độ, khả năng được phép xử sự của các chủ thể được Nhà nước quy
định và bảo vệ.
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự của Nhà nước bắt buộc chủ thể trong quan hệ phải tiến
hành nghĩa vụ của mình nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của các chủ thể khác và được
đảm bảo bằng sự cưỡng chế của Nhà nước.
Ví dụ:
Tháng 01/2020 A giao kết hợp đồng vay tiền B, trong thời hạn 5 tháng với số tiền là 100
triệu đồng và hợp đồng này có công chứng.
-Chủ thể quan hệ pháp luật dân sự: A và B
-Nội dung quan hệ pháp luật dân sự:
+ A có quyền nhận được số tiền vay 100 triệu từ B để sử dụng và A có nghĩa vụ thanh toán
đúng hạn, trả lãi suất (nếu có).
+ B có quyền nhận đủ số tiền cho vay theo đúng thời hạn và có nghĩa vụ giao số tiền vay
cho A.
-Khách thể quan hệ pháp luật dân sự: 100 triệu tiền vay và lãi (nếu có).
Tháng 10/2009 bà B có vay của chị T số tiền 300 triệu đồng để hùn vốn kinh doanh. Bà B
hẹn tháng 2/1010 sẽ trả đủ vốn và lãi là 30 triệu đồng cho chị T.
– Chủ thể: bà B và chị T
Bà B:
Có năng lực pháp luật vì bà B không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì bà B đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Bà B có năng lực chủ thể đầy đủ .
Chị T:
Có năng lực pháp luật vì chị T không bị Tòa án hạn chế hay tước đoạt \năng lực pháp luật;
Có năng lực hành vi vì chị T đã đủ tuổi được tham gia vào quan hệ dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự và không bị mắc các bệnh tâm thần.
=> Chị T có năng lực chủ thể đầy đủ.
– Nội dung:
Bà B:

Quyền: được nhận số tiền vay để sử dụng;


Nghĩa vụ: trả nợ gốc và lãi.
Chị T:
Quyền: nhận lại khoản tiền;
Nghĩa vụ: giao khoản tiền vay cho bà B; theo thỏa thuận. gốc và lãi sau thời hạn vay.
– Khách thể: khoản tiền vay và lãi.

LỖI:
-Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực
hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn thực hiện hành vi
khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.
-Xét về hình thức thể hiện, lỗi bao gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó, lỗi cố ý gồm cố ý
trực tiếp và cố ý gián tiếp; lỗi vô ý gồm vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả.
+ Lỗi cố ý trực tiếp
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của một người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận
thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi
đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
VD: A và B xảy ra mâu thuẫn, A dùng dao đâm B với ý muốn giết B. Rõ ràng A ý thức được
việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra.
+ Lỗi cố ý gián tiếp
Lỗi cố ý gián tiếp là lỗi của một người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức
rõ tính nguy hiểm co xã hội của hành vi của mình, thấy trước hậu quả của hành vi đó có
thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
VD: A giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến
chết người. Dù A không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc
hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếp
+ Lỗi vô ý vì quá tự tin
Lỗi vô ý vì quả tự tin là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có
thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có
thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
VD: A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử
nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm
soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết.
+ Lỗi vô ý do cẩu thả:
Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã
hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
VD: A là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền
cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này,
A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không
mong muốn.

You might also like