You are on page 1of 11

Hình thái

kinh tế - xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt của hình thái kinh tế-xã hội
tác động qua lại với nhau tạo nên các quy luật vận động, phát triển khách quan
của xã hội. Chính sự tác động của các quy luật khách quan đó mà hình thái kinh
tế xã hội tuy là phạm trù xã hội nhưng lại có khuynh hướng phát triển như một
quy luật tự nhiên, nó vận động phát triển từ thấp đến cao. Xã hội loài người đã
phát triển trải qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội nối tiếp nhau. Trên cơ sở phát
hiện ra các quy luật vận động phát triển khách quan của xã hội, C.Mác đã đi đến
kết luận rằng:

“ Tôi coi sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một
quá trình lịch sử-tự nhiên ”
— C.Mác
Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của
mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa
của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:

Hình thái kinh tế – xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng
để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất
đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản
xuất, và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những
quan hệ sản xuất ấy.
Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh, có cấu trúc phức tạp,
trong đó có các mặt cơ bản là lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc
thượng tầng.

Mỗi mặt của hình thái kinh tế – xã hội có vị trí riêng và tác động qua lại lẫn
nhau, thống nhất với nhau. Các hình thái kinh tế – xã hội còn có quan hệ về gia
đình, dân tộc và các quan hệ xã hội khác. Các quan hệ đó đều gắn bó chặt chẽ
với quan hệ sản xuất, biến đổi cùng với sự biến đổi của quan hệ sản xuất.
Hình thái kinh tế – xã hội là một hệ thống, trong đó, các mặt không ngừng tác
động qua lại lẫn nhau tạo thành các quy luật vận động, phát triển khách quan
của xã hội.

Quá trình phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội, tức là quá trình thay thế
lẫn nhau của các hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử nhân loại và đó là sự
phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể do sự tác động của nhiều nhân tố
chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định chính là sự tác động của các quy
luật khách quan.

Dưới sự tác động của quy luật khách quan mà lịch sử nhân loại, xét trong tính
chất toàn bộ của nó, là quá trình thay thế tuần tự của các hình thái kinh tế – xã
hội: hình thái kinh tế – xã hội nguyên thủy đến hình thái kinh tế – xã hội nô lệ,
phong kiến, hình thái kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa và tương lai nhất định
thuộc về hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Như vậy, quá trình lịch sử – tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn
ra bằng con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua, trong
những điều kiện nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế – xã hội nhất
định
Lịch sử xã hội do con người làm ra, con người tạo ra các quan hệ xã hội của
mình và đó là xã hội. Nhưng sự vận động của xã hội lại tuân theo quy luật
khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người mà nguồn gốc sâu xa
của sự thay thế nhau giữa các hình thái kinh tế-xã hội nằm ở chỗ:

Sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây nên sự thay đổi của quan hệ sản xuất.

Và rồi đến lượt mình, sự thay đổi của quan hệ sản xuất (với tư cách là cơ sở hạ
tầng) sẽ làm cho kiến trúc thượng tầng thay đổi.

Do vậy, từ những yếu tố cấu trúc của mỗi một hình thái kinh tế xã hội thay đổi
dẫn đến hình thái kinh tế-xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế-xã hội
khác cao hơn, tiến bộ hơn. C.Mác đã viết về một trường hợp cụ thể: "Sự tập
trung tư liệu sản xuất và xã hội hoá lao động đạt đến cái điểm mà chúng không
còn thích hợp với cái vỏ tư bản chủ nghĩa của chúng nữa... nền sản xuất tư bản
chủ nghĩa lại đẻ ra sự phủ định bản thân nó, với tính tất yếu của một quá trình
tự nhiên"
Sự thay thế nhau như vậy giữa các hình thái kinh tế-xã hội là con đường phát
triển chung của nhân loại. Quá trình đó diễn ra một cách khách quan chứ không
phải theo ý muốn chủ quan. Sự biến đổi đó của hình thái kinh tế-xã hội không
chịu sự tác động của con người mà tuân theo các quy luật xã hội khách quan.
“ Chỉ có đem quy những quan hệ xã hội vào những quan hệ sản
xuất, và đem quy những quan hệ sản xuất vào trình độ của
những lực lượng sản xuất thì người ta mới có được một cơ sở
vững chắc để quan niệm sự phát triển của những hình thái xã
hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên ”
— V.I.Lênin.

Các loại hình thái kinh tế- xã hội


Theo chủ nghĩa Mác-Lenin thì trong lịch sử loài người đã sẽ tuần tự xuất hiện
05 hình thái kinh tế xã hội từ thấp đến cao:

Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản nguyên thủy (công xã nguyên thủy)
Hình thái kinh tế-xã hội chiếm hữu nô lệ (giai cấp chủ nô mang sứ mệnh lịch
sử chuyển từ HTKTXH cộng sản nguyên thuỷ lên HTKTXH chiếm hữu nô lệ)
gồm chủ nô và nông nô
Hình thái kinh tế-xã hội phong kiến (giai cấp phong kiến) gồm địa chủ và
nông dân.

Hình thái kinh tế-xã hội tư bản chủ nghĩa (giai cấp tư sản) gồm tri thức, tiểu
tư sản.
Hình thái kinh tế cộng sản chủ nghĩa (giai cấp công nhân)

Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa ra
đời và có quá trình phát triển qua các giai đoạn, từ trình độ thấp lên trình độ cao
hơn. Đó là:

"Giai đoạn thấp của xã hội cộng sản" hay "giai đoạn đầu của xã hội cộng sản".
Sau gọi giai đoạn này là "chủ nghĩa xã hội" hay "xã hội xã hội chủ nghĩa".

"Giai đoạn cao hơn của xã hội cộng sản". Sau này gọi là "chủ nghĩa cộng sản"
hay xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Và "giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ
cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia... một thời kỳ quá độ chính
trị..., chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản", và đó là "những cơn đau
đẻ kéo dài".
V.I. Lênin cũng nêu lại gồm:

I. Những cơn đau đẻ kéo dài (tức là thời kỳ quá độ).

II. Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản chủ nghĩa.

III. Giai đoạn cao của xã hội cộng sản chủ nghĩa. Ông cho rằng "giai đoạn thấp"
là xã hội xã hội chủ nghĩa (hay chủ nghĩa xã hội); "giai đoạn cao" là xã hội cộng
sản chủ nghĩa (hay chủ nghĩa cộng sản), đặc biệt là phát triển lý luận về "thời kỳ
quá độ khá lâu dài từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội"
Ý nghĩa cách mạng
Học thuyết hình thái kinh tế xã hội khẳng định, lịch sử-xã hội của con người là
quá trình lịch sử có quy luật cũng giống như những quy luật tự nhiên toàn bộ
vấn đề là ở chỗ nhận ra được quy luật đó hay không. Nó chỉ ra: sự phát triển của
các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên, tức diễn ra theo
các quy luật khách quan chứ không phải theo ý muốn chủ quan. Cho nên, muốn
nhận thức đúng đời sống xã hội phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động
phát triển của xã hội.
Xã hội là một cơ thể sống đang phát triển không ngừng (chứ không phải là một
cái gì được kết thành một cách máy móc và do đó cho phép có thể tùy ý phối
hợp các yếu tố xã hội như thế nào cũng được), một cơ thể mà muốn nghiên cứu
nó thì cần phải phân tích một cách khách quan những quan hệ sản xuất cấu
thành một hình thái xã hội nhất định và cần phải nghiên cứu những quy luật vận
hành và phát triển của hình thái xã hội đó
V.I.Lênin
Đây là học thuyết mang tính cách mạng: Mác đã chỉ cho chúng ta làm cách nào
mà quy luật phát lịch sử quy định sự nối tiếp không tránh khỏi của các phương
thức sản xuất từ phương thức sản xuất nguyên thủy tới nô lệ, từ chế độ phong
kiến đến tư bản chủ nghĩa và lịch sử thế giới hiện trải qua những bước quanh co
song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy
luật tiến hoá của lịch sử" vì "theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất
định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội".
Kể từ khi học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác ra đời cho đến nay, loài
người đã có những bước phát triển hết sức to lớn về mọi mặt, nhưng học thuyết
đó vẫn là phương pháp thực sự khoa học để nhận thức một cách đúng đắn về
đời sống xã hội. Đương nhiên, học thuyết đó "không bao giờ có tham vọng giải
thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp... "duy nhất khoa học"
để giải thích lịch sử"
Ngoài ra cũng có những mối hoài nghị cho rằng nếu lịch sử đã diễn ra theo quy
luật như vậy thì cứ để nó diễn ra mà tại sao lại phải đấu tranh giai cấp, vì sao
phải đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội và chống lại cảnh sát nếu đằng nào nó cũng
xảy ra?.
Marx đã trả lời rằng:

“ Bởi vì con người làm nên lịch sử chứ không phải đường vòng ”
nào khác. Lịch sử sẽ không làm gì cả, nó không thúc đẩy cuộc
đấu tranh nào và tư bản sẽ cố kháng cự sự sụp đổ của chính nó
— Các Mác
Cái dẫn đến sự phá hủy của nó là những đối kháng bên trong chủ nghĩa tư bản:
chỉ vì có một thế lực đối nghịch đang phát triển một cách độc lập ngoài ý muốn
của chủ nghĩa tư bản đó là giai cấp vô sản và rõ ràng một điều rằng người giàu
sẽ không bao giờ từ bỏ của cải và đặc quyền của mình một cách vui vẻ.
Giá trị khoa học của lý luận hình thái kinh tế-xã hội
Lý luận hình thái kinh tế-xã hội đã cung cấp một phương pháp luận thực sự
khoa học trong nghiên cứu về lĩnh vực xã hội.
- Thứ nhất, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức
sản xuất quyết định trình độ phát triển của nền sản xuất xã hội, do đó cũng là nhân tố
quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội và lịch sử nói chung, vì vậy không
thể xuất phát từ ý thức, tư tưởng hoặc từ ý chí chủ quan của con người để giải thích
các hiện tượng trong đời sống xã hội mà phải xuất phát từ bản thân thực trạng phát
triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là từ trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
- Thứ hai, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên, máy móc giữa
các cá nhân mà là một cơ thể sống động trong đó các phương diện của đời sống xã
hội tồn tại trong một hệ thống cấu trúc thống nhất chặt chẽ, tác động qua lại lẫn
nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò là quan hệ cơ bản nhất, quyết định các
quan hệ khác, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt các chế độ xã hội khác nhau. Vì
vậy, để lý giải chính xác đời sống xã hội cần phải sử dụng phương pháp luận trừu
tượng hóa khoa học, đó là xuất phát từ quan hệ sản xuất hiện thực để phân tích các
phương diện khác nhau( chính trị, pháp luật, văn hóa, khoa học…) và mối quan hệ
lẫn nhau giữa chúng.
- Thứ ba, sự vận động và phát triển của xã hội là một quá trình lịch sử - tự
nhiên, tức là quá trình diễn ra theo các quy luật khách quan chứ không theo ý muốn
chủ quan, do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn những vấn đề của đời sống
xã hội thì phải đi sâu nghiên cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội.
Những giá trị khoa học trên đây là những giá trị về mặt phương pháp luận
chung nhất của việc nghiên cứu về xã hội và lịch sử nhân loại…, nó không thể thay
thế cho những phương pháp đặc thù trong các quá trình nghiên cứu về từng lĩnh vực
cụ thể của xã hội. V.I.Lênin viết: lý luận đó “ không bao giờ có tham vọng giải
thích tất cả, mà chỉ có ý muốn vạch ra một phương pháp…duy nhất khoa học để
giải thích lịch sư”(V.I.Lênin:Toàn tập-1974, tập 1,tr.171)

Vận dụng
Tuy nhiên, con đường phát triển của mỗi dân tộc còn bị chi phối bởi các yếu tố
khác như điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hoá, chính trị, quốc tế cụ thể v.v
không giống nhau tạo nên sự đa dạng trong sự phát triển chung của nhân loại. Có
những dân tộc tuần tự trải qua, có những dân tộc bỏ qua một hay vài hình thái kinh
tế-xã hội nào đó. suy ra sự biến đổi này là quá trình lịch sử-tự nhiên theo con
đường tuần tự hoặc bỏ qua một hay vài hình thái kinh tế-xã hội nào đó.

“ Tính quy luật chung của sự phát triển lịch sử toàn thế giới đã không loại
trừ mà trái lại còn bao hàm một số giai đoạn phát triển mang những đặc
điểm hoặc về hình thức hoặc về trật tự của sự phát triển đó ”
- Lê nin.
.
Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội phát
triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân
loại. Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy
luật chung, mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền
thống văn hóa, về điều kiện quốc tế, v.v.. Cho nên có những dân tộc lần lượt trải
qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao nhưng cũng có những dân tộc bỏ
qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó.

Tại Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: "Con đường đi lên của nước
ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức
là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại.

You might also like