You are on page 1of 3

C. Mác và Ph.

Ăngghen đã xuất phát từ tiền đề nghiên cứu về lịch sử xã hội là con người
hiện thực, sống và hoạt động thực tiễn
Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để
chỉ xã hội ở từng nấc thang lịch sử nhất định với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng
cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và một kiến
trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên quan hệ sản xuất đặc trưng ấy.
Cơ sở lý luận nền tảng của đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng Cộng sản
Việt Nam là: Lý luận hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin
Nguồn gốc sâu xa của sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là:
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất
Sự thống nhất giữa lôgích và lịch sử trong tiến trình lịch sử - tự nhiên của xã hội loài
người bao hàm cả sự phát triển tuần tự đối với lịch sử phát triển toàn thế giới và sự phát
triển “bỏ qua” một hay vài hình thái kinh tế - xã hội đối với một số quốc gia, dân tộc cụ
thể.

Tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt các thời đại kinh tế là: Phương thức sản
xuất
LLSX là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải
biến thế giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người:
+ Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao gồm tư liệu
lao động và đối tượng lao động
Hoạt động sản xuất vật chất là cơ sở hình thành nên quan hệ kinh tế - vật chất giữa người
với người, từ đó hình thành nên các quan hệ xã hội khác - quan hệ giữa người với người về
chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo... (Cơ sở làm phát sinh các quan hệ xã hội trên
lĩnh vực chính trị, đạo đức, pháp luật, ... là: Những quan hệ sản xuất vật chất của xã hội)
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là đòi hỏi
khách quan của nền sản xuất. Lực lượng sản xuất vận động, phát triển không ngừng sẽ
mâu thuẫn với tính “đứng im” tương đối của quan hệ sản xuất. ("Trong một ..(1).. thì ...
(2)... là yếu tố thường xuyên biến đổi, còn ...(3)... là yếu tố tương đối ổn định". Phương
thức sản xuất/ lực lượng sản xuất/ quan hệ sản xuất)
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan hệ sản xuất tác động trở lại lực
lượng sản xuất thông qua yếu tố nào của lực lượng sản xuất: Người lao động
Sự khác nhau về địa vị kinh tế - xã hội của các giai cấp trong một hệ thống sản xuất
xã hội nhất định có nguyên nhân là Sự khác nhau về quan hệ của họ trong quan hệ
sản xuất
* Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động
hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là cơ
sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính
trị.
Thực chất của việc phát triển bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở nước ta là gì? Bỏ qua
sự thống trị của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa
Nguyên nhân sâu xa sự biến đổi của cơ sở hạ tầng dẫn đến biến đổi kiến trúc
thượng tầng là do sự biến đổi của yếu tố nào sau đây: Lực lượng sản xuất
Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, yếu tố nào có quan hệ trực tiếp nhất
với cơ sở hạ tầng? Chính trị, pháp luật
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam phải: Kết hợp đồng thời
phát triển lực lượng sản xuất với xác lập quan hệ sản xuất phù hợp
Sự tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam: Trình độ của lực lượng sản xuất quy định
Trong một kết cấu xã hội - giai cấp bao giờ cũng gồm hai giai cấp cơ bản và những
giai cấp không cơ bản, hoặc các tầng lớp xã hội trung gian. Giai cấp cơ bản là giai cấp
gắn với phương thức sản xuất thống trị, là sản phẩm của những phương thức sản xuất
thống trị nhất định. Đó là giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giai cấp
địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến; giai cấp tư sản và vô sản trong xã hội tư
bản chủ nghĩa.
Những giai cấp không cơ bản là những giai cấp gắn với phương thức sản xuất tàn dư,
hoặc mầm mống trong xã hội. Những giai cấp không cơ bản gắn với phương thức sản
xuất tàn dư, như nô lệ trong buổi đầu xã hội phong kiến; địa chủ và nông nô trong buổi
đầu xã hội tư bản... Những giai cấp không cơ bản gắn với phương thức sản xuất mầm
mống, như tiểu chủ, tiểu thương, tư sản, vô sản trong giai đoạn cuối xã hội phong kiến...
Trong xã hội có giai cấp, ngoài những giai cấp cơ bản và không cơ bản còn có các tầng
lớp và nhóm xã hội nhất định (như tầng lớp trí thức, nhân sĩ, giới tu hành...)
Đấu tranh giai cấp có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội
hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất mâu thuẫn với quan hệ chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất.
Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, sự ra đời của nhà nước là do: Tất yếu,
khách quan, do nguyên nhân kinh tế
Chức năng nào sau đây thể hiện rõ bản chất của nhà nước? Quản lý xã hội
Vì sao nói nhà nước vô sản là nhà nước "nửa nhà nước"?: Vì nó không có chức
năng trấn áp
Mục tiêu của chuyên chính vô sản là: Xóa bỏ mọi giai cấp
Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là: Nhà nước dân chủ nhân
dân
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh một số đặc trưng cơ bản của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là:
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tồn
tại theo nguyên tắc: “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” 1. Bản chất của
hình thức nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước pháp quyền của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Về bản chất, “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân
dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, mà nền tảng là liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”2.

1
, 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.18, 171.

You might also like