You are on page 1of 13

Nội dung:

Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Khái niệm cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Cơ sở hạ tầng:

“Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự

vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.” (Giáo

trình triết học Mác-Lênin - Chương 3, tr.305)

Cơ sở hạ tầng được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất

vật chất của xã hội. Đây là toàn bộ các quan hệ sản xuất tồn tại trên thực tế mà

trong quá trình vận động của nó hợp thành một cơ cấu kinh tế hiện thực. C. Mác

đã chỉ rõ: “Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã

hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp

lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở

hiện thực đó” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.13,tr.15). Các quan hệ

sản xuất là các quan hệ cơ bản, đầu tiên, chủ yếu, quyết định mọi quan hệ xã hội
khác.

- Về mặt kết cấu, cơ sở hạ tầng gồm có:

 Quan hệ sản xuất thống trị

 Quan hệ sản xuất tàn dư

 Quan hệ sản xuất mầm mống.

Mỗi quan hệ sản xuất có một vị trí, vai trò khác nhau. Trong đó quan hệ sản

xuất thống trị chiếm địa vị chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất khác, định

hướng sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội và giữ vai trò đặc trưng cho

chế độ kinh tế của một xã hội nhất định. Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản

xuất nó cấu thành nên cơ sở hạ tầng của một xã hội để phản ánh tính chất vận

động, phát triển liên tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa và phát

triển.

Như vậy, hệ thống quan hệ sản xuất của một xã hội đóng vai trò “kép”: một

mặt, với lực lượng sản xuất, nó giữ vai trò là hình thức kinh tế - xã hội cho sự

duy trì, phát huy và phát triển lực lượng sản xuất; mặt khác, với các quan hệ
chính trị - xã hội, nó đóng vai trò là cơ sở hiện thực cho sựu thiết lập một hệ

thống kiến trúc thượng tầng của xã hội.

Kiến trúc thượng tầng:

“Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng xã hội với

những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan hệ nội tại của thượng tầng

hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.” (Giáo trình triết học Mác-Lênin -

Chương 3, tr.306)

- Về mặt kết cấu, kiến trúc thượng tầng gồm có:

 Những quan điểm tư tưởng xã hội: chính trị, pháp quyền, đạo đức, tôn

giáo, nghệ thuật,...

 Những thiết chế xã hội tương ứng: nhà nước, đảng phái, giáo hội, các

đoàn thể và tổ chức xã hội. Trong đó nhà nước gồm: quốc hội, chính phủ,

quân đội, công an, toà án,...)

Các yếu tố về quan điểm tư tưởng và thiết chế xã hội có quan hệ với nhau, cùng

với những qua hệ nội tại trong các yếu tố đó hợp thành kiến trúc thượng tầng
của xã hội.

Trong xã hội có giai cấp, đặc biệt là trong các xã hội hiện đại, hình thái ý

thức chính trị và pháp quyền cùng hệ thống thiết chế, tổ chức thì chính đảng và

nhà nước là hai thiết chế, tổ chức quan trọng trong hệ thống kiến trúc thượng

tầng.

Bộ phận có quyền lực mạnh nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có

đối kháng giai cấp là nhà nước - công cụ quyền lực chính trị đặc biệt của giai

cấp thống trị. Chính nhờ có nhà nước mà tư tưởng của giai cấp thống trị mới trở

thành một sức mạnh thống trị toàn bộ đời sống xã hội. Giai cấp nào thống trị về

mặt kinh tế và nắm giữ chính quyền nhà nước thì hệ tư tưởng, cùng những thể

chế của giai cấp ấy cũng giữ địa vị thống trị. Nó quy định và tác động trực tiếp

đến xu hướng của toàn bộ đời sống tinh thần xã hội và cả tính chất, đặc trưng cơ

bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng.

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì nhà nước và pháp luật quyết định
quan hệ kinh tế, ý thức tư tưởng quyết định tiến trình phát triển của xã hội.

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật, kinh tế là yếu tố duy nhất quyết định

tiến trình phát triển của xã hội, còn ý thức tư tưởng, chính trị không có vai trò gì

đối với tiến bộ xã hội.

Nhưng chủ nghĩa Mac - Lênin đã khẳng định: “Cơ sở hạ tầng và kiến trúc

thượng tầng có quan hệ biện chứng không tách rời nhau, trong đó cơ sở hạ tầng

giữ vai trò quyết định kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ

sở hạ tầng, nhưng nó có vai trò tác động trở lại đối với cơ sở hạ tầng đã sinh ra

nó.” (Giáo trình triết học Mác-Lênin)

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng

Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng thể hiện

qua phương diện sau:

 Cơ sở hạ tầng quyết định nội dung và tính chất của kiến trúc thượng

tầng, nội dung và tính chất là sự phản ánh đối với cơ sở hạ tầng. Tương

ứng với một cơ sở hạ tầng nhất định tất yếu sẽ sản sinh ra một kiến trúc
thượng tầng phù hợp với nó, và có tác dụng bảo vệ cơ sở hạ tầng đó.

 Những biến đổi trong cơ sở hạ tầng sẽ tất yếu tạo ra nhu cầu khách quan

phải có sự biến đổi tương ứng trong kiến trúc thượng tầng.

 Tính chất mâu thuẫn trong cơ sở hạ tầng được phản ánh thành mâu thuẫn

trong hệ thống kiến trúc thượng tầng.

“Trong xã hội có đối kháng gia cấp, giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về

kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống chính trị, tinh thần của xã

hội; mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh

vực tư tưởng của xã hội. Bởi vậy, cơ sở hạ tầng như thế nào thì cơ cấu, tính chất

của kiến truc thượng tầng là như thế ấy.” (Giáo trình triết học Mác-Lênin,

tr.309)

Những biến đổi căn bản của cơ sở hạ tầng sớm hay muộn sẽ dẫn đến sự biến

đổi căn bản trong kiến trúc thượng tầng. C. Mác khẳng định: “Cơ sở kinh tế thay

đổi thì toàn bộ kiến trúc thượng tầng đồ sợ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh

chóng.” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.13, tr.15)
Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

Kiến trúc thượng tầng là sự phản ánh cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ tầng quyết

định nhưng có sự tác động trở lại to lớn đối với kiến trúc thượng tầng. Bởi vì

kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối với cơ sở hạ tầng. Ph. Ăngghen

khẳng định: “Quan điểm tư tưởng, đến lượt mình, nó tác động trở lại đến cơ sở

hạ tầng kinh tế và có thể biến đổi cơ sở hạ tầng ấy trong giới hạn nhất định.” (C.

Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.37, tr.680)

Sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng thể hiện

qua phương diện sau:

 Mọi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có vai trò tác động, ảnh hưởng

trở lại cơ sở hạ tầng của xã hội theo những phương thức khác nhau, trực

tiếp hoặc gián tiếp, nhiều hay ít, mức độ lớn hay nhỏ,...

 Sự tác động của các yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng có thể diễn ra

theo nhiều xu hướng, thậm chí các xu hướng không chỉ khác nhau mà có

thể đối lập nhau, điều đó phản ánh tính chất mâu thuẫn lợi ích của các
giai cấp, các tầng lớp xã hội khác nhau và đối lập nhau.

 Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng có thể diễn

ra theo xu hướng tích cực hoặc tiêu cực, điều đó phụ thuộc vào sự phù

hợp hay không phù hợp của kiến trúc thượng tầng đối với nhu cầu khách

quan của sự phát triển kinh tế. Nếu phù hợp nó sẽ tác động tích cực làm

phát triển nền kinh tế, ngược lại sẽ có tác dụng tiêu cực sẽ kìm hãm và

phá hoại sự phát triển kinh tế trong một phạm vi và mức độ nhất định.

Tóm lại, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có quan hệ biện chứng với

nhau. Do đó, khi xem xét và cải tạo xã hội phải thấy rõ vai trò quyết định của sơ

sở hạ tầng và tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng, không được tuyệt đối

hoá hoặc hạ thấp yếu tố nào.

Vận dụng quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến

trúc thượng tầng của xã hội trong triết học Mác-Lênin để phát triển đất

nước.

Để đất nước được phát triển bền vững và lâu dài chúng ta cần xét trên các
phương diện sau:

 Về mặt kiến trúc thượng tầng

 Về mặt cơ sở hạ tầng

 Về mặt an sinh xã hội

Về mặt kiến trúc thượng tầng

Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh

làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta trên lĩnh vực

kiến trúc thượng tầng. Xây dựng hệ thống chính trị, xã hội chủ nghĩa mang bản

chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là

người chủ thực sự của xã hội. Đồng thời, nhà nước cũng đề ra đường lối chính

sách để phát huy tính năng động của cơ sở hạ tầng, phát huy mọi khả năng sáng

tạo, tính tích cực chủ động của mọi cá nhân, mọi tầng lớp xã hội phục vụ lợi ích

của toàn đảng, toàn dân. Trong cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước,

Đảng ghi rõ : “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân

và vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức làm nền tảng, do Đảng cộng sản lãnh đạo”. Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ

máy tạo thành hệ thống chính trị - xã hội không tồn tại như một mục đích tư

nhân mà vì phục vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về

nhân dân lao động.

Dưới sự dẫn dắt của Đảng, cùng với những kế hoạch rõ ràng và niềm tin của

nhân dân, đất nước Việt Nam của chúng ta đã phát triển không ngừng từ khi

thống nhất đất nước.

Về mặt cơ sở hạ tầng

Trong quá trình phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng

xã hội chủ nghĩa ở nước ta, cần vận dụng và quán triệt quan hệ biện chứng giữa

cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Tính chất đan xen quá độ về kết cấu của

cơ sở kinh tế vừa làm cho nền kinh tế sôi động, phong phú, vừa mang tính chất

phức tạp trong quá trình thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là một kết

cấu kinh tế năng động, phong phú, được phản chiếu lên kiến trúc thượng tầng và

đặt ra đòi hỏi khách quan là nền kiến trúc thượng tầng cũng phải được đổi mới
để đáp ứng đòi hỏi của cơ sở kinh tế. Như vậy kiến trúc thượng tầng mới có sức

mạnh đáp ứng kịp thời đòi hỏi của cơ sở hạ tầng. Vậy để thúc đẩy phát triển nền

kinh tế thì sự tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng

phải theo xu hướng tích cực.

Vào thời kỳ năm 1986, nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế kinh tế

hiện hành, Nhà nước đã triển khai thực hiện một số thay đổi trong chính sách

quản lý kinh tế. Trong thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lới đổi mới,

chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà

nước và định hướng xã hội chủ nghĩa. Và đường lối đổi mới đó đã được quần

chúng nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch

theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chính nhờ vào những thay đổi đó của Nhà nước mà đến bây giờ năm 2021,

nước ta cũng đã đạt được nhiều thành tựu. Trong đó, Việt Nam chúng ta đã

chính thức vượt qua Thái Lan với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá đạt
670 tỷ USD tăng 22,6% so với năm 2020. Cán cân thương mại hàng hoá năm

2021 xuất siêu 4 tỷ USD, đó là một tín hiệu rất đáng mừng cho nền kinh tế Việt

Nam ta.

Mặt khác, sự tác động tiêu cực của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ

tầng gây nên sự kìm hãm phát triển kinh tế. Vào thời điểm đỉnh dịch Covid-19,

với chính sách “Chống dịch như chống giặc”, Nhà nước đã đưa ra những biện

pháp và chỉ đạo quyết đoán như: “Ai ở đâu, yên ở đấy”, “Thực hiện 5K”, “Ba tại

chỗ” và đặc biệt hơn hết ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam chúng ta là “Giãn

cách xã hội” trong một thời gian dài. Các hoạt động buôn bán, dịch vụ, sản xuất

bị trì trệ. Điều đó dẫn đến ảnh GDP năm 2021 của Việt Nam tăng 2,58% tương

đương 368 tỷ USD (không đạt kỳ vọng là 500 tỷ đô).

Về mặt an sinh xã hội

Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc đàm phán

cũng như là ký kết, phê chuẩn các Hiệp định thương mại tự do như là: FTA, 16

FTA, EVFTA, CPTPP,... Điều này không chỉ góp phần thúc đẩy thương mại và
đầu tư cho nền kinh tế Việt Nam, mà còn thu các nguồn vốn đầu tư nước ngoài

(FDI). Cùng với đó Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, xí

nghiệp nước ngoài xây dựng các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Từ đó tạo

ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương nơi các khu công nghiệp

toạ lạc. Đời sống, kinh tế, vật chất của người dân được cải thiện.

Mặt khác, với biện pháp quyết liệt của Nhà nước “Chống dịch như chống

giặc”, “Giãn cách xã hội” vô hình chung đã làm đóng băng các hoạt động sản

xuất, dịch vụ dẫn đến một bộ phận người lao động mất công việc và thu nhập,

làm cho cuộc sống người dân trở nên bấp bênh. Nhưng với chính sách “Ngoại

giao vắc-xin” khéo léo của Chính phủ, mọi công dân đã, đang và sẽ được tiêm

đầy đủ vắc-xin để tiến tới miễn dịch cộng đồng và “bình thường mới” các hoạt

động kinh tế và sinh hoạt. Người dân lao động sẽ sớm ổn định lại cuộc sống và

tập trung vào công việc, tăng gia sản xuất phục hồi kinh tế Việt Nam 2022.

You might also like