You are on page 1of 5

Vai trò của triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng

của
triết học. Triết học có nhiều chức năng như: Chức năng nhận thức, chức năn đánh
giá, chức năng giáo dục…. Nhưng quan trọng nhất kà chức năng thế giới quan và
chức năng phương pháp luận.
Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vai trò của con
người trong thế giới. Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc
sống của con người và xã hội loài người. Tồn tại trong thế giới dù muốn hay không
con người cũng phải nhận thức thế giới và nhận thức bản thân mình. Thế giới quan
đóng vai trò là nhân tố định hướng cho quá trình hoạt động sống của con người.
Từ thế giới quan đúng đắn, con người sẽ có khả năng nhận thức, quan sát,
nhìn nhận mọi vấn đề trong thế giới xung quanh. Từ đó giúp con người định hướng
thái độ và cách thức hoạt động sinh sống của mình. Triết học ra đời với tư cách là
hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quán
trình tự giác dựa trên sự tổng kế kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học
đưa lại.
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm chỉ
đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp. Đây là hệ thống
những quan điểm chung nhất đóng vai trò xây dựng, lựa chọn vận dụng các phương
pháp.
Phương pháp luận chia thành nhiều cấp độ: phương pháp luận ngành,
phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết
học). Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập nhưng phương pháp luận là
một bộ phận không thể thiếu được trong bất kỳ một ngành khoa học nào.Phương
pháp luận triết học đóng vai trò chỉ đạo, định hướng trong quá trình tìm kiếm, lựa
chọn và vận dụng các phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa để thực hiện hoạt
động nhận thức và thực tiễn.
Các Mác và Ăngghen đã luận chứng rõ về những mối quan hệ thiết yếu của
con người như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân mình, đó
chính là duy trì nòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống: “…hàng ngày tái
tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những người khác sinh sôi,
nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái. Đó là gia đình…”.
Theo Ăngghen, các mô hình gia đình trong lịch sử luôn gắn với phương thức sản
xuất và chế độ xã hội nhất định. Sự vận động, biến đổi của gia đình phụ thuộc vào
sự vận động và biến đổi của xã hội. Gia đình “là sản vật của một chế độ xã hội nhất
định, hình thức đó sẽ phản ánh trạng thái phát triển của chế độ xã hội đó”
Ăngghen cũng vạch rõ nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình trong
lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển của
những điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của tâm lý, đạo đức, tình cảm của
con người, trong đó sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố quyết
định.
Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác
dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. “Chế độ gia đình
hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối”. Ngược lại, gia đình và trình độ phát triển
của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã
hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con người để bảo vệ nòi giống
cũng như tái tạo ra sức lao động cho sản xuất xã hội.
Qua khảo cứu lịch sử, Ăngghen nhận thấy, trong thời kỳ đầu tiên của lịch sử
nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn, sau đó
xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời kỳ nhất
định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện.
Gia đình một vợ, một chồng được nảy sinh từ gia đình cặp đôi vào lúc giao
thời giữa giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man. Thắng lợi của gia
đình một vợ, một chồng là một trong những dấu hiệu của buổi đầu của thời đại văn
minh. Gia đình một vợ, một chồng được hình thành chủ yếu do sự phát triển của
lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã
hội. Hình thức này được duy trì cho đến ngày nay và sẽ ngày càng hoàn thiện hơn
khi xuất hiện chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Gia đình một vợ, một
chồng trong chế độ tư hữu trở thành những đơn vị kinh tế của xã hội. Ăngghen viết:
Việc chuyển sang chế độ tư hữu hoàn toàn được thực hiện dần dần và song song
với việc chuyển từ hôn nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Gia đình cá
thể bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của xã hội. Ph.Ăngghen vạch rõ chế độ một vợ
một chồng là hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên
mà dựa trên những điều kiện kinh tế, tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối
với sở hữu công cộng nguyên thủy và tự phát.
Sự phân tích toàn diện của Ăngghen về quá trình phát sinh và phát triển của
các hình thức gia đình cho thấy tính liên tục một cách khoa học nhất, đúng đắn nhất
của lịch sử nhân loại, điều mà trước kia chưa từng diễn ra. Lần đầu tiên trong lịch
sử, bằng những cứ liệu khoa học, Ăngghen đã chỉ ra các hình thức hôn nhân chính
tương ứng với các giai đoạn phát triển khác nhau của nhân loại.
Khi viết về gia đình, về hôn nhân và tình yêu nam nữ, Ăngghen tán thành
quan điểm của Moóc gan cho rằng: “Gia đình là yếu tố năng động, nó không bao
giờ đứng nguyên một chỗ, mà chuyển từ hình thức thấp lên một hình thức cao, như
xã hội phát triển từ một giai đoạn thấp lên một giai đoạn cao”.
Các Mác và Ăngghen đã vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử để nghiên cứu xã
hội loài người. Các ông coi sự vận động phát triển và thay thế lẫn nhau của các
hình thái kinh tế - xã hội là quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên. Các ông cũng dự
báo sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà giai đoạn đầu
của nó là “chủ nghĩa xã hội”. Điều đó là do quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản
xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong các yếu tố cấu thành lực
lượng sản xuất thì con người có vai trò quyết định, mà con người cụ thể chính là
sản phẩm duy trì nòi giống của gia đình.
Trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, không chỉ các quan hệ xã hội
mà cả quan hệ gia đình cũng bị thay đổi. Sự yên ấm của từng gia đình cũng có thể
bị phá vỡ theo dòng xoáy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: “Chính nền sản xuất tư
bản chủ nghĩa lại có sứ mệnh phải gây cho lối hôn nhân đó một vết rạn quyết định.
Biến mọi thứ thành hàng hoá” đồng thời “xé toang tấm màn tình cảm bao phủ
những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là những quan hệ tiền
nong đơn thuần”.
Gia đình của xã hội văn minh được hình thành trên nền tảng của tình yêu và
hôn nhân, đó cũng là những quyền hết sức cơ bản của con người - quyền được tự
do yêu đương và tự do kết hôn, được cộng đồng xã hội tôn trọng và bảo vệ: “Hiện
nay chỉ có trong giai cấp vô sản thì tình yêu nam nữ mới có thể trở thành một quy
tắc”, và muốn thực hiện được điều đó,“tất yếu phải xác lập sự bình đẳng xã hội thật
sự giữa hai bên”. Dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu đựng một nghịch lý: vai trò
lớn nhưng địa vị thấp hèn cả trong gia đình lẫn ngoài xã hội; luôn chịu cảnh bất
bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hoá. Trong từng thời kỳ lịch sử khác
nhau, các hình thức bất bình đẳng tuy có thay đổi nhưng bản chất thì không thay
đổi. Các Mác còn tố cáo sự lợi dụng, bóc lột tinh vi, dã man và tàn bạo của chủ
nghĩa tư bản. Phụ nữ bị đối xử kém hơn cả so với súc vật, họ phải lao động nặng
nhọc trong những điều kiện khắc khổ: “để kéo thuyền dọc sông Đào, thỉnh thoảng
người ta vẫn còn dùng phụ nữ thay cho ngựa”.
Theo Lênin: “Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho họ thực sự
bình đẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội, phải để phụ nữ
tham gia vào lao động sản xuất chung. Như thế, phụ nữ mới có địa vị bình đẳng với
nam giới”.
Ăngghen viết: “Hiện nay, chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong
đó các cơ sở kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ một chồng cũng như cơ sở
của điều bổ sung cho nó là nạn mại dâm, đều nhất định sẽ bị tiêu diệt…các tư liệu
sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp
vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không còn một tình trạng một số phụ
nữ… cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa... chế độ một vợ một chồng không
những không suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở thành một hiện thực - ngay cả đối
với đàn ông nữa”. Tuy nhiên nếu gia đình một vợ một chồng không đáp ứng được
yêu cầu của xã hội, không tiến triển cùng được với sự tiến triển của xã hội thì tất
yếu sẽ có một hình thức gia đình mới ra đời thay thế nó. Vậy là theo quy luật phát
triển, loài người tất yếu sẽ tiến một bước cao hơn thời đại xã hội tư bản chủ nghĩa,
đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa mà trước hết phải xây dựng giai đoạn đầu - xã hội
xã hội chủ nghĩa. Gia đình cũng vậy, cũng phải có những bước tiến để theo kịp và
phản ánh đúng, tiến triển cùng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một mặt đánh giá cao vai trò
của gia đình với sứ mệnh đặc biệt mà không một thiết chế xã hội nào thay thế được,
mặt khác cũng dự báo sự ra đời, phát triển của gia đình một vợ một chồng là một
bước tiến nhất định trong tương lai, nhưng nó chỉ có thể trọn vẹn khi xây dựng gia
đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tiến trình của lịch sử.
Tiếp thu lý luận Mác - Lênin, Đảng ta rất quan tâm đến gia đình, đến việc xây dựng
gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa. Xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa
trước hết là phải tạo dựng ra những điều kiện cần thiết trên mọi phương diện giúp
các thành viên trong gia đình sống một cách hòa hợp tốt đẹp với nhau bao gồm
những yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội, là xây dựng những điều kiện cho những
yếu tố đó hình thành và phát triển. Do vậy xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia
đình văn hóa là công việc của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996) chỉ rõ: “Xây dựng gia đình no ấm,
bình đẳng tiến bộ và hạnh phúc, làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của
xã hội, là tổ ấm của mỗi người. Phát huy trách nhiệm của mỗi người trong việc lưu
truyền những giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác…”.
Như vậy, vấn đề xây dựng gia đình xã hội chủ nghĩa - gia đình văn hóa ở
nước ta chính là nền tảng vững chắc đảm bảo cho sự ổn định và phát triển kinh tế -
xã hội của đất nước. Đây là công việc mang tính toàn diện, đồng bộ, lâu dài nhưng
lại rất cấp bách. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác xây dựng gia đình
văn hóa ở nước ta hiện nay cần có những giải pháp thiết thực, hiệu quả. Trước hết
cần nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành công tác gia đình. Tăng cường tuyên
truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể,
các gia đình, cá nhân và cộng đồng về vai trò của công tác xây dựng gia đình văn
hóa, hướng tới mục tiêu gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc và tiến bộ. Phát triển
kinh tế hộ gia đình nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, tạo
cơ sở cho việc thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình văn hóa. Đầu tư xây dựng
các thiết chế văn hóa cơ sở, làm cho gia đình trở thành cầu nối, gắn kết các cộng
đồng dân tộc xích lại gần nhau vì mục tiêu chung là bảo tồn, gìn giữ và phát huy
truyền thống tốt đẹp của dân tộc; xây dựng con người mới - con người xã hội chủ
nghĩa.

You might also like