You are on page 1of 4

Nhóm 9.

Câu 15: Vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề gia
đình hãy nêu những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam.
1. Khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin về vấn đề
gia đình.

Các Mác và Ăngghen đã luận chứng rõ về những mối quan hệ thiết yếu
của con người như một điều tất yếu ngoài nhu cầu vật chất nuôi sống bản thân
mình, đó chính là duy trì nòi giống, mối quan hệ hôn nhân, huyết thống: “…
hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người còn tạo ra những
người khác sinh sôi, nảy nở. Đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ con cái.
Đó là gia đình…”.
Theo Ăngghen, các mô hình gia đình trong lịch sử luôn gắn với phương
thức sản xuất và chế độ xã hội nhất định. Sự vận động, biến đổi của gia đình
phụ thuộc vào sự vận động và biến đổi của xã hội. Gia đình “là sản vật của một
chế độ xã hội nhất định, hình thức đó sẽ phản ánh trạng thái phát triển của chế
độ xã hội đó”
Ăngghen cũng vạch rõ nguồn gốc phát triển của các hình thức gia đình
trong lịch sử là do sự tác động của quy luật đào thải tự nhiên và do sự phát triển
của những điều kiện kinh tế - xã hội, sự phát triển của tâm lý, đạo đức, tình cảm
của con người, trong đó sự phát triển của các điều kiện kinh tế - xã hội là yếu tố
quyết định.
Những điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định có tác
dụng quyết định đến hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. “Chế độ gia đình
hoàn toàn bị quan hệ sở hữu chi phối”. Ngược lại, gia đình và trình độ phát triển
của gia đình cũng có tác động rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của
xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến việc tái tạo ra bản thân con người để bảo vệ nòi
giống cũng như tái tạo ra sức lao động cho sản xuất xã hội.
Qua khảo cứu lịch sử, Ăngghen nhận thấy, trong thời kỳ đầu tiên của lịch
sử nhân loại đã từng tồn tại những hình thức khác nhau của chế độ quần hôn,
sau đó xuất hiện hôn nhân đối ngẫu, kết hợp những đôi riêng lẻ trong một thời
kỳ nhất định. Cuối cùng, chế độ hôn nhân một vợ, một chồng xuất hiện.
Gia đình một vợ, một chồng được nảy sinh từ gia đình cặp đôi vào lúc giao
thời giữa giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời đại dã man. Thắng lợi của gia
đình một vợ, một chồng là một trong những dấu hiệu của buổi đầu của thời đại
văn minh. Gia đình một vợ, một chồng được hình thành chủ yếu do sự phát triển
của lực lượng sản xuất làm nảy sinh chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp
trong xã hội. Hình thức này được duy trì cho đến ngày nay và sẽ ngày càng
hoàn thiện hơn khi xuất hiện chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất.
Các Mác và Ăngghen đã vận dụng quan điểm duy vật về lịch sử để nghiên
cứu xã hội loài người. Các ông coi sự vận động phát triển và thay thế lẫn nhau
của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên. Các
ông cũng dự báo sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, mà
giai đoạn đầu của nó là “chủ nghĩa xã hội”. Điều đó là do quy luật về sự phù
hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong
các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất thì con người có vai trò quyết định, mà
con người cụ thể chính là sản phẩm duy trì nòi giống của gia đình.
Trong nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa, không chỉ các quan hệ xã hội
mà cả quan hệ gia đình cũng bị thay đổi. Sự yên ấm của từng gia đình cũng có
thể bị phá vỡ theo dòng xoáy nền sản xuất tư bản chủ nghĩa: “Chính nền sản
xuất tư bản chủ nghĩa lại có sứ mệnh phải gây cho lối hôn nhân đó một vết rạn
quyết định. Biến mọi thứ thành hàng hoá” đồng thời “xé toang tấm màn tình
cảm bao phủ những quan hệ gia đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ còn là
những quan hệ tiền nong đơn thuần”.
Gia đình của xã hội văn minh được hình thành trên nền tảng của tình yêu
và hôn nhân, đó cũng là những quyền hết sức cơ bản của con người - quyền
được tự do yêu đương và tự do kết hôn, được cộng đồng xã hội tôn trọng và bảo
vệ: “Hiện nay chỉ có trong giai cấp vô sản thì tình yêu nam nữ mới có thể trở
thành một quy tắc”, và muốn thực hiện được điều đó,“tất yếu phải xác lập sự
bình đẳng xã hội thật sự giữa hai bên”. Dưới chế độ tư hữu, phụ nữ phải chịu
đựng một nghịch lý: vai trò lớn nhưng địa vị thấp hèn cả trong gia đình lẫn
ngoài xã hội; luôn chịu cảnh bất bình đẳng với nam giới, bị bóc lột, bị tha hoá.
Trong từng thời kỳ lịch sử khác nhau, các hình thức bất bình đẳng tuy có thay
đổi nhưng bản chất thì không thay đổi. Các Mác còn tố cáo sự lợi dụng, bóc lột
tinh vi, dã man và tàn bạo của chủ nghĩa tư bản. Phụ nữ bị đối xử kém hơn cả so
với súc vật, họ phải lao động nặng nhọc trong những điều kiện khắc khổ: “để
kéo thuyền dọc sông Đào, thỉnh thoảng người ta vẫn còn dùng phụ nữ thay cho
ngựa”.
Ăngghen viết: “Hiện nay, chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã
hội, trong đó các cơ sở kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ một chồng
cũng như cơ sở của điều bổ sung cho nó là nạn mại dâm, đều nhất định sẽ bị
tiêu diệt…các tư liệu sản xuất mà được chuyển thành tài sản xã hội thì chế độ
lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng thời cũng sẽ không
còn một tình trạng một số phụ nữ… cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa...
chế độ một vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở
thành một hiện thực - ngay cả đối với đàn ông nữa”. Tuy nhiên nếu gia đình một
vợ một chồng không đáp ứng được yêu cầu của xã hội, không tiến triển cùng
được với sự tiến triển của xã hội thì tất yếu sẽ có một hình thức gia đình mới ra
đời thay thế nó. Vậy là theo quy luật phát triển, loài người tất yếu sẽ tiến một
bước cao hơn thời đại xã hội tư bản chủ nghĩa, đó là xã hội cộng sản chủ nghĩa
mà trước hết phải xây dựng giai đoạn đầu - xã hội xã hội chủ nghĩa. Gia đình
cũng vậy, cũng phải có những bước tiến để theo kịp và phản ánh đúng, tiến triển
cùng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Tóm lại, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin một mặt đánh giá cao vai
trò của gia đình với sứ mệnh đặc biệt mà không một thiết chế xã hội nào thay
thế được, mặt khác cũng dự báo sự ra đời, phát triển của gia đình một vợ một
chồng là một bước tiến nhất định trong tương lai, nhưng nó chỉ có thể trọn vẹn
khi xây dựng gia đình trong xã hội xã hội chủ nghĩa, phù hợp với tiến trình của
lịch sử.

2. Những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay.
a. Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình.
Gia đình Việt Nam được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến
từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Gia đình đơn
hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở cả thành thị và
nông thôn. Quy mô gia đình Việt Nam hiện nay có xu hướng thu nhỏ, đáp ứng
những nhu cầu và điều kiện của thời đại mới.

b. Biến đổi các chức năng của gia đình.


 Chức năng tái sản xuất con người
Việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi
xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con. Hơn nữa, việc sinh con còn
chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước, tùy theo tình hình dân
số và nhu cầu về sức lao động của xã hội.
 Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Một là, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa; hai là, từ đơn vị
kinh tế mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc
gia thành tổ chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu
của thị trường toàn cầu.
 Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Chức năng giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng: đầu tư tài
chính của gia đình cho giáo dục con cái tăng lên.
 Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm.
Hiện nay, trong gia đình Việt Nam, nhu cầu thỏa mãn tâm lý, tình cảm
đang tăng lên, do gia đình có xu hướng chuyển đổi chủ yếu là đơn vị kinh tế
sang chủ yếu là đơn vị tình cảm.
c. Sự biến đổi quan hệ gia đình.
 Biến đổi quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng .
Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học công nghệ hiện đại, mở cửa
và hội nhập khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, ngoài mô hình người đàn ông - người
chồng làm chủ gia đình ra thì còn mô hình người phụ nữ - người vợ làm chủ gia
đình và mô hình cả 2 vợ chồng cùng làm chủ gia đình cùng tồn tại.
 Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia
đình.
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng
như các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng không ngừng biến đổi.
Những biến đổi trong quan hệ cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình
Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ.

You might also like