You are on page 1of 6

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

1. Nho giáo và văn hoá Hàn Quốc


NHO GIÁO LÀ GÌ
- Nho giáo đã đặt nền tảng cho hệ thống các giá trị và cơ cấu xã hội
từ hàng ngàn năm trước.
- Những lời dạy của Khổng Tử tập trung vào các giá trị đạo đức,
không quan tâm nhiều đến vấn đề tôn giáo hay các vấn đề về khoa
học tự nhiên.
- Về cơ bản, các giá trị đạo đức trong Nho giáo nhấn mạnh đến. ”
Nhân” trong mối quan hệ nhan sinh. Trong Luận ngữ, khái niệm “
Nhân” được Khổng Tử nhắc tới nhiều lần và tuỳ từng đối tượng,
từng hoàn cảnh mà “Nhân” được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
- Theo nghĩa sâu rộng nhất “Nhân” là một nguyên tắc đạo đức trong
triết học của Khổng Tử. “Nhân” được ông coi là cái quy định bản
tính con người thông qua “Lễ”, “Nghĩa”, quy định quan hệ giữa
người và người từ trong gia tộc đến ngoài xã hội.
- “Nhân” được coi là tâm điểm trong hệ thống triết học của Khổng
Tử, bởi nó chỉ ra tính chất của con người.
- Khổng Tử đã dạy: người quân tử nhất định phải có 5 đức tính:
+ Nhân: người với người đối xử với nhau trên cơ sở tình thương
yêu, được cụ thể hoá qua những nguyên tắc sau
 Cái gì bản thân không muốn hoặc người không muốn thì
không làm cho người. Cái gì người muốn thì tích tụ lại cho
người
 Mình muốn đứng vững thì làm cho người khác đứng vững;
mình muốn thành đạt thì giúp đỡ cho người khác thành đạt.
+ Lễ: theo quan điểm của Nho giáo, Lễ bao gồm việc thờ cúng, lễ
bái và cả những quy định có tính chất pháp luật, những phong tục, tập
quán và kỷ luật tinh thần của cá nhân.
+ Nghĩa: chỉ làm và nên làm những việc nhằm duy trì đạo lí, lẽ
phải.
+ Trí: tri thức để suy xét, hành động. Một trong những điểm quan
trọng của Trí là phải nắm được mệnh trời.
+ Tín: việc làm nhất quán với lời nói, giữ lời.
- Người quy tụ các đức tính trên thì được coi là người có đức nhân:
tình cảm chân thực, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa, nghiêm trang, tề
chỉnh, rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn.
- Để xây dựng nên một xã hội hài hoà, quốc gia thịnh vượng thì Nho
giáo đã chia các mối quan hệ của con người ra làm 5 loại: vua tôi,
cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè.

VĂN HOÁ HÀN QUỐC


- Tất cả những quy tắc này của Nho giáo đã lan toả vào khắp các khía
cạnh trong đời sống hằng ngày của người HQ, tạo ra hệ giá trị nhấn
mạnh vào tầm quan trọng của sự trung thành, lòng hiếu thảo và sự
khác nhau về giới tính, tuổi tác. Nếu cá nhân nào đó không tuân
theo những quy tắc này thì bị xem là không có giá trị không không
văn minh, và đáng bị xã hội trừng phạt. Kết quả là những khuân
mẫu ấy đã giới hạn hành vi của cá nhân chỉ trong giới hạn của
chuẩn mực Nho giáo.
- Trong xã hội lấy Nho giáo làm kim chỉ nam cho mọi hành động thì
mỗi cá nhân có vai trò và trách nhiệm riêng tuỳ vào vị trí của mình
trong xã hội ấy.
- Những giá trị này đã tạo nên sự phân biệt thứ bậc xã hội mạnh mẽ ở
HQ, ảnh hưởng đến cả kết cấu xã hội và cả ngôn ngữ HQ. Khi nói
chuyện với người có thứ bậc cao hơn, thì người có thứ bậc thấp
buộc phải dùng kính ngữ và ngược lại, người có thứ bậc cao chỉ cần
dùng khẩu ngữ khi nói chuyện với người có thứ bậc thấp hơn. Chính
sự tồn tại của nhiều mức giao tiếp trong ngôn ngữ đã là một điển
hình cho tính thứ bậc sâu sắc ở HQ.

2. Văn hoá doanh nghiệp:


- Văn hoá doanh nghiệp có thể được định nghĩa như văn hoá của một
tập thể người có cùng mục đích.
- Theo định nghĩa của GS. TSKH Trần Ngọc Thêm thì “văn hoá là hệ
thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
- Văn hoá quản trị doanh nghiệp là một trong những công cụ quản lí
thiết yếu nhất. Bởi một nền tảng văn hoá doanh nghiệp mạnh sẽ là
tài sản vô giá đối với một công ty.
- Văn hoá doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong thái độ làm việc
của. nhân viên và tình hình tài chính của công ty.
- Người Hàn Quốc từ những năm 70 của thế kỉ 20 chủ yếu là nhờ vào
sự đống góp từ giá trị văn hoá doanh nghiệp. Họ nổi tiếng bởi làm
việc chăm chỉ và hiệu quả, phương châm làm việc của họ là sẵn
sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích của tập thể, chính điều này đã
giúp nhiều tập đoàn HQ phát triển vượt bậc chỉ trong một thời gian
ngắn.

3. Vài nét về hệ thống Chaebol – Hàn Quốc


Chaebol trong Hán tự có nghĩa là những “tài phiệt”. Trong tiếng Hàn Chae là
“sở hữu”,còn Bol trong “mumbol” có nghĩa là gia đình quyền quý. Đây là
những tập đoàn gia đình lớn có ảnh hướng đến nền kinh tế, xã hội và cả chính
trị của đất nước Hàn Quốc. Chính nhờ áp dụng mô hình Chaebol đã giúp Hàn
Quốc trở thành một trong những cường quốc kinh tế của châu Á. Chaebol là
một hệ thống gồm nhiều công ty lớn hoạt động trong nhiều thị trường khác
nhau nhưng đặt dưới sự kiểm soát và quản lý chung nhằm duy trì sự tin tưởng
và trung thành trong quá trình đồng hành cùng nhau. Đây là mô hình dc xem
là hiệu quả trong quá trình phục hồi và phát triển nền kinh tế Hàn Quốc sau
chiến tranh.
Các Chaebol nguồn gốc từ kinh doanh gia đình .Do lúc đầu các Chaebol chỉ
là những xưởng công nghiệp nhỏ do một gia đình tạo ra để tự kinh doanh một
mặt hàng nhất định do chính họ sản xuất. Tuy nhiên các Chaebol sẽ nằm dưới
sự quản lí của chính phủ về mặt tài chính. Mỗi Chaebol bao gồm từ 40-50
công ty làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng đều thuộc quyền sở
hữu của một gia đình, dòng họ và các lĩnh vực này có thể bổ trợ cho nhau.
Trong mỗi công ty, người sáng lập đồng thời cũng là người quản lý và những
vị trí trọng yếu đều được giao cho các thành viên trong gia đình nắm giữ, vì
vậy nên Chaebol thường mang tính “đại gia đình”. Một ví dụ điển hình như
tập đoàn Huyndai ban đầu chỉ là một xưởng sửa chữa ôtô ở Seoul với khẩu
hiệu ‘Huyndai ôtô công nghiệp xã’ do Jeong Ju Yeong sáng lập năm
1945 .Việt Nam cũng có các tập đoàn “Chaebol Việt Nam” phát triển theo mô hình
kinh doanh của các Chaebol Hàn như tập đoàn VinGroup, Viettel,
Vinamilk…
Các tập đoàn theo kiểu “chaebol” xuất hiện vào đầu những năm 60 theo chủ
trương của Pak Jung-Hee. Pak Jung-Hee mong muốn biến đất nước Hàn Quốc
– vốn là nơi hạn hẹp về nguồn tài nguyên, chủ yếu chỉ có nguồn nhân công rẻ
và có kỷ luật cao nhưng lại thiếu tay nghề, thành một nhà máy nhập khẩu
nguyên liệu và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp
Các Chaebol đều do gia đình người sáng lập và các thế hệ sau của họ chi
phối. Giải thích vấn đề này các nhà nghiên cứu nhận định rằng, Hàn Quốc
trong truyền thống đã tiếp nhận ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa một cách
máy móc . Chính theo tư tưởng Nho giáo nên mỗi người Hàn đều có sự coi
trọng đặc biệt với quan hệ gia tộc, dòng tộc. Coi trọng huyết thống cũng thể
hiện rõ trong việc phân công quản lý các doanh nghiệp, xí nghiệp,..ý thức về
dòng tộc gia tộc tạo cho người ta cảm giác phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với
gia đình. Trong suốt mấy thập kỷ tồn tại, 90% quyền thừa kế tập đoàn được
chuyển từ cha sang con trai hoặc anh em trai, do những người đứng đầu gia
tộc quyết định. Mức độ ảnh hưởng khá cao chiếm vị trí quan trọng trong tập
đoàn.. Ví dụ như Chung Ju Yung và gia đình kiểm soát hơn một nửa cổ phần
của Chaebol Hyundai. Mối quan hệ liên kết chặt chẽ này đã đưa Chaebol trở
thành một thế lực riêng và lớn mạnh, chi phối và có ảnh hưởng lớn đến nền
kinh tế của cả quốc gia lớn như Hàn Quốc.

4. Ảnh hưởng của Nho giáo đến các tập đoàn Chaebol
Ảnh hưởng tích cực
Giá trị lớn nhất của Khổng giáo chính là tư tưởng “hưng giáo dục nhân” đã
hướng con người tới trí tuệ, học vấn. Lực lượng lao động được đào tạo một
cách nghiêm túc và tuân thủ theo tư tưởng “học tập suốt đời”, học ở trường,
học ở công ty, học trước và cả sau khi được tuyển dụng là những nguồn lực
quý giá và cần thiết trong các hoạt động kinh doanh của các Chaebol. Công
nhân viên thường xuyên được đào tạo lại khi nảy sinh yêu cầu mới, nhất là
khi các xí nghiệp phải chuyển hướng kinh doanh, đưa thiết bị kỹ thuật và dây
chuyền sản xuất mới vào hoạt động
- Yếu tố nhân hoà - “hoà vi quý” cũng chính là tác nhân tạo ra chất keo gắn kết
các cá nhân trong Chaebol, giữa các cá nhân với lãnh đạo Chaebol tạo cho
nhân viên cảm giác rằng công ty là ngôi nhà thứ hai của mình để rồi yên tâm
phấn đấu cho sự phát triển của công ty. Ở các Chaebol Hàn Quốc, người công
nhân được coi là thành viên của gia đình công ty. 
- vì coi trọng “ái nhân” mà các Chaebol đã luôn chú ý đến phúc lợi xã hội....
Việc coi trọng nhân tố con người của Hàn Quốc thể hiện khá rõ trong quan
niệm của các công ty Hàn Quốc về các yếu tố của quá trình sản xuất.  Trong
tam đoạn thức (công nhân – tài chính – công nghệ) mà các nhà nghiên cứu
của Ngân hàng Thế giới đưa ra, chaebol coi trọng khía cạnh công nhân
- đề cao bổn phận cá nhân được thể hiện ở bản chất “tự thân, tự lực”, coi trọng
giá trị khổ hạnh, cần mẫn, kỷ luật và cống hiến suốt đời vì cộng đồng. Chính
những yếu tố này đã giúp các doanh nghiệp có được những người nhân viên
có tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật cao.
- Ảnh hưởng từ việc coi trọng đạo trung thứ trong Khổng giáo cũng đã bồi đắp
thêm cho những nhân viên Chaebol lòng trung thành, ý thức tu thân và tinh
thần phụng sự ông chủ và công ty cao độ.

Ảnh hưởng tiêu cực: Trong quá trình hình thành và phát triển các Chaebol luôn cố
gắng xây dựng phong cách độc đáo, bản sắc riêng cho triết lý kinh doanh của mình.
Những bản sắc ấy hầu như được xây dựng trên nền tảng các giá trị truyền thống
dân tộc kết hợp với ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh thực tế. Nhưng trong quá
trình tạo ra bản sắc riêng ấy, các Chaebol cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế, ít
nhiều tác động tới sự phát triển chung. Từ khía cạnh Khổng giáo, ta nhận thấy có
những biểu hiện hạn chế, tiêu cực nhất định.
- cung cách quản lý gia đình trị với cơ cấu quyền lực gắn liền với sở hữu và chế
độ thừa kế theo huyết thống dễ trở thành tác nhân gây ra sự lạm dụng quyền
lực quá mức, sự tranh giành quyền thừa kế của thế hệ sau, từ đó gây ra chia
rẽ, mất đoàn kết trong nội bộ.
- các Chaebol gia đình có tổ chức khép kín nên vấn đề minh bạch thông tin
không cao, hiện tượng các công ty con mua bán cổ phiếu bất hợp pháp diễn ra
rất khó kiểm soát và và rất khó phát hiện các gia tộc sáng lập Chaebol lợi
dụng điều này để thu lợi bất chính.
- chế độ quản lý nhân sự vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ thâm niên nên
nhiều khi không đánh giá đúng nhân sự. Cùng với tính gia trưởng vốn có
trong gia đình truyền thống Khổng giáo, xét dưới góc độ quản lý có thể thấy
các chaebol chưa chú trọng đề phòng sự bất mãn của các thành viên mà có xu
hướng giải quyết mâu thuẫn bằng uy quyền
- tâm lý tôn ti trật tự, quá phục tùng cấp trên cũng là một hạn chế. Chính tâm lý
này đã làm cho các thành viên giảm đi tính chủ động, sáng tạo trong giải
quyết công việc, từ đó nảy sinh tâm lý lệ thuộc vào cấp trên làm chậm trễ tiến
độ công việc hoặc chỉ giải quyết vấn đề theo tư duy sẵn có. Cũng vì thái độ
quá phục tùng cấp trên mà làm nới rộng thêm sự độc đoán của giới lãnh đạo.
- tâm lý tôn ti trật tự, quá phục tùng cấp trên Điều này dẫn đến vấn đề phân
công công việc nhiều khi không đúng người và dễ làm tăng khuynh hướng bè
phái hay dẫn đến khuynh hướng cục bộ trong doanh nghiệp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.inas.gov.vn/567-mot-so-nhan-dinh-ve-anh-huong-cua-khong-giao-doi-voi-su-phat-
trien-cua-chaebol-han-quoc.html
https://nhipsongdoanhnghiep.cuocsongantoan.vn/kinh-doanh-quoc-te/chaebol-han-quoc-khong-
the-thay-doi-vi-nho-giao-2528900.html
https://123docz.net//document/1387633-luan-van-de-tai-anh-huong-cua-nho-giao-den-van-hoa-
doanh-nghiep-han-quoc.htm#_=_
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/anh-huong-cua-nhung-gia-tri-nho-giao-doi-voi-doi-song-van-
hoa-xa-hoi-han-quoc-hien-dai-298495.html
https://thanhnien.vn/chaebol-han-quoc-khong-the-thay-doi-vi-nho-giao-post641308.html

You might also like