You are on page 1of 7

PHẦN VĂN HÓA:

1. Những sáng tạo lý luận của HCM về văn hóa?


- Là “nhà văn hóa lớn kiệt xuất trên thế giới” qua nghiên cứu, tích lũy
trong cuộc đời bôn ba khắp 4 phương trời, ngay từ năm 1943, trong
những trang cuối của cuốn Nhật ký trong tù, HCM đã có một định nghĩa
đầy đủ về văn hóa. Người viết:” Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra những ngôn ngữ,
chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, ở và các phương thức sử
dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa
là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn. Điều thú vị là định nghĩa văn hóa của UNESCO mãi
sau này mới có, có nội dung cơ bản giống như định nghĩa văn hóa do
HCM nêu ra từ năm 1943. Trong những bài viết trước cách mạng tháng
Tám, Người đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất của nền văn hóa Việt
Nam là “dân tộc, khoa học, đại chúng’, bao quát cả truyền thống và cách
mạng của nền văn hóa mới.
- Khi trở thành lãnh tụ, lãnh đạo đất nước, Người nhấn mạnh: Văn hóa là
một trong 4 lĩnh vực luôn luôn phải quan tâm thực hiện: chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội”, Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, “Văn hóa
soi đường quốc dân đi”. Yêu nước là nấc thang giá trị cao nhất của dân
tộc Việt Nam và của nền văn hóa Việt Nam. Với các lĩnh vực hoạt động
của văn hóa, Người coi” văn hóa, nghệ thuật cũng như mọi hoạt động
khác ko thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị”, “ văn hóa
là một mặt trận và chị em văn nghệ sỹ là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
2. Năm 1987, tại sao UNESCO vinh danh HCM vừa là” Anh hùng giải phóng
dân tộc và danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam”?
- Nhận thấy Chủ tịch HCM, một biểu tượng xuát sắc về sự tự khẳng ddingj
dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân
tộc vì hào bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Nhận thấy những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Chủ tịch HCM
trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật chính là sự kết tinh của
truyền thống văn hóa ngàn năm của dân tộc Việt Nam,và những tư
tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc
mong muốn được khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn
tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc.
PHẦN ĐẠO ĐỨC
1. Những sáng tạo lý luận của HCM về đạo đức
- Trước đây, khi nói về đạo đức trong Đảng, chúng ta mới chỉ quan tâm
đến việc xây dựng, củng cố những phẩm chất, chuẩn mực đạo đức của
cán bộ, đảng viên như: Trung với nước, hiếu với dân, cần, kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư, thương yêu con người, tinh thần quốc tế trong
sáng. Đó là một nội dung rất quan trọng nhưng chưa đầy đủ.
- Người ko chỉ đề cập đến đạo đức cảu cán bộ, đảng viên với tư cách là
thành viên của tổ chức mà Người còn quan tâm đến đạo đức cảu tổ
chức đảng, nơi mà mỗi cá nhân in đậm dấu ấn của mình, thể hiện tư duy
đạo đức và hành động của mình.
- HCM không chỉ nói đến đạo đức cá nhân, mà Người còn nói đạo đức của
cộng đồng, đạo đức của tổ chức.
- Nói về đạo đức của Đảng cộng sản VIệt Nam, Người nói đến” tư cách
của Đảng chân chính cách mạng” và chỉ ra những tiêu chỉ cụ thể để đánh
giá tính chân chính của tổ chức đảng. Dây là nét sáng tạo độc đáo của
HCM trong quan niệm về đạo đức.
- Như vậy, về mặt nhận thức, HCM không chỉ quan niệm xây dựng Đảng
về đạo đức là xây dựng các chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên,
Người còn quan tâm đến các chuẩn mực đạo đức của tổ chức đảng. Hay
nói cách khác, xây dựng Đảng về đạo đức là xây dựng các quy tắc, chuẩn
mực đạo đức của người đảng viên cộng sản và của tổ chức đảng chân
chính cách mạng trên quan điểm cảu chủ nghĩa Mác-leenin, kế thừa và
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh
hoa đạo đức nhân loại. Đạo đức cách mạng là một nền đạo đức mang
tính nhân văn và tiến bộ.
- Về nội dung:
- Thứ nhất, HCM đã nêu chỉ ra mối quan hệ giữa đạo đức của tổ chức
đảng và đảng viên.
- Thứ hai, HCM ko những đã chỉ ra những quy tắc, chuẩn mực đạo đức để
cán bộ, đảng viên của đảng phải tu dưỡng, rèn luyện mà Người còn chỉ
ra những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của tổ chức đảng cần phải xây
dựng với cách tiếp cận về tiêu chí của “ một đảng chân chính cách
mạng”
- Thứ ba, vì quan tâm đến nội dung xây dựng đạo đức của tổ chức đảng,
cho nên trong quan niệm của HCM chủ thể tiến hành xây dựng Đảng về
đạo đức không chỉ là cán bộ, đảng viên mà còn từ phía tổ chức đảng và
các cấp ủy. Đồng thời, Người đưa ra những chỉ dẫn quan trọng để tổ
chức đảng và các cấp ủy phát huy vai trò của mình trong xâu dựng Đảng
về đạo đức.
2. Theo các em, HCM có phải là tấm gương tiêu biểu của nền đạo đức
cách mạng không? Tại sao? Bản thân các em co tâm đắc điều gì sau khi
nghiên cứu về tư tưởng đạo đức HCM?
- Quan điểm HCM bao quát những mối quan cơ bản của con người trong
xã hội, mà trước hết là với đất nước, với nhân dân –“ trung với nước,
hiếu với dân”
- Trong tư tưởng đạo đức HCM đối với con người, hay nói cách khác là “
yêu thương con người’. Người thương con ngườu làm mọi việc vì con
người, dám hy sinh, dấn thân vào đấu tranh để giải phóng con người,
với bản thân thì nghiêm khắc, với người thì độ lượng, vị tha..
- Cuộc đời của chủ tịch HCM hội tụ được các yếu tố: cần kiệm liêm chính,
chí công vô tư. Người là tấm gương sáng về thực hành tiết kiệm, giữ
mình liêm khiết, trong sạch, sống trung thực với bản thân và với người
khác.
 Cuộc đời của HCM là hội tụ đẹp nhất, trọn vện nhất về phẩm chất
đạo đức cách mạng.
PHẦN CON NGƯỜI:
1. Những sáng tạo lý luận của HCM về con người?
*Quan niệm về con người
- Con người được nhìn nhận trong một chỉnh thể:
+ HCM xem con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực
và các hoạt động của nó.
+ Cách nhìn nhận con người đa dạng: trong mối quan hệ xã hội, tính
cách, khát vọng, phẩm chất, khả năng, hoàn cảnh xuất thân, điều kiện
sống, làm việc.
+ Sự thống nhất 2 mặt đối lập: thiện-ác, tốt-xấu.. bao goomg cả mặt sinh
học và mặt xã hội. Theo HCM, con người có tốt, có xấu,” dù là tốt hay
xấu, văn minh hay dã man đều có tình”.
- Con người lịch sử cụ thể:
+ HCM xem xét con người trong các mối quan hệ cụ thể: quan hệ xã hội,
giai cấp, theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của
cộng đồng dân tộc và trong mối quan hệ quốc tế.
+ Con người trong tư tưởng HCM là con người lịch sử-cụ thể:
Những năm 20 của thế kỷ XX, đó là con người bản xứ , nô lệ, bị áp bức,
vô sản; sau cách mạng tháng tám, người thường viết nhân dân, đồng
bào, quần chúng nhân dân; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, đó là
những người lao động chân tay, lao động trí óc, công nhân, nông dân,
người chủ.. Đó là con người hiện thực, cụ thể, khách quan.
- Bản chất con người mang tính xã hội :
+ HCM đưa ra một định nghĩa độc đáo về con người:” chữ người, nghĩa
hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả
nước. Rộng nữa là cả loài người”.
+ Để sinh tồn, con người phải lao động sản xuất. Trong quá trình ấy con
người dần nhận thức được các quy luật,.. xác lập các mối quan hệ giữa
con người với người.
+ Con người là sản phẩm của xã hội. Trong quan niệm của HCM, con
người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao
gồm các quan hệ: anh em, họ hàng, bầu bạn, đồng bào, loài người.
+ Người luôn đặt con người,mỗ cá nhân con người trong mối quan hệ 3
chiều: quan hệ với một cộng đồng nhất định; quan hệ với một chế độ xã
hộ nhất định, quan hệ với tự nhiên.
 Vai trò con người
- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sựu
nghiệp cách mạng.
+ Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị, cả vật chất và tinh thần và
mọi của cải.
+ Không chỉ thấy rõ vai trò của con người HCM còn nhìn thấy sức mạnh
cảu con người khi được tổ chức lại.
- Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.
+ HCM khẳng định, mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người,
mang lại tự do, hạnh phúc cho con người.
+ HCM cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản
thân con người thực hiện.
 Xây dựng con người
- “ Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của
cách mạng
+ Xuất phát từ quan niệm coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết
định đối với sự thành bại của cách mạng, là mục tiêu và động lực của
cách mạng, HCM hết sức coi trọng chiến lược con người.
+ Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nhằm
phát huy cao nhất mọi tiềm năng của con người.
+ Chiến lược” trồng người” vừa mang tính thường xuyên, cấp bách, vừa
mang tính cơ bản lâu dài.
- “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã
hội chủ nghĩa”
+ Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây
dựng CNXH. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “ xây dựng CNXH” và “
cong người XHCN”.
+ Xây dựng con người mới là đào tạo, xây dựng con người phát triển
toàn diện: đức, trí, thể, mỹ.
+ Tiêu chuẩn con người XHCN, theo HCM: có tư tưởng XHCN. Có đạo
đức và lối sống XHCN. Có tác phong XHCN. Có năng lực làm chủ. Có lòng
nhân ái , vị tha, độ lượng.
- Chiến lược” trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của
chiến lược phát triển kinh tế- xã hội.
Những biện pháp để xây dựng con người mới:
+ Để thực hiện chiến lược” trồng người” có nhiều biện pháp, nhưng
theo chủ tịch HCM, giáo dục đào tạo là quan trọng nhất.
+ Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện về cả đức, trí,
thể ,mỹ.
- HCM cho rằng, để trồng người có hiệu quả, cần tiến hành đồng bộ các
giải pháp sau:
+ Trước hết, mọi người phải tự tu dưỡng, rèn luyện.
+ Phải dựa vào sức mạnh tổ chức của cả hệ thống chính trị.
+ Thông qua các phong trào cách mạng như phong trào” Thi đua yêu
nước”, “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

2.Tại sao HCM lại quan tâm đến việc bồi dưỡng thế hệ trẻ? Theo các e
để trở thành một công dân toàn cầu hiện nay, sinh viên nên thực hiện
những điều gì?
Theo HCM, vận mệnh dân tộc, tương lai cảu đát nước tùy thuộc vào
phẩm chất và bản lĩnh cảu thế hệ trẻ. Chúng ta thấy rõ quan điểm này
trong thư của HCM gửi thanh niên, học sinh nhân ngày ngày khai trương
năm đầu tiên của đát nước VN độc lập (9-1945). Người viết:” Non sông
VN có trở nên tươi đẹp hay khôn, dân tộc VN có bước tới đài vinh quang
để sanh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ
một phần lớn ở công học tập của các em”.
Thế hệ trẻ đặc biệt là thanh niên, ở mỗi thời kỳ lịch sử, luôn là một bộ
phận quan trọng của xã hội, của một quốc gia dân tộc, hơn thế nữa, họ
còn là người chủ tương lai của đất nước. Nhưng tương lai của dân tộc,
tiền đồ của đát nước, sự phát triển cảu cách mạng đều phụ thuộc vào
lớp thanh niên. HCM chỉ ra rằng, nếu thanh niên ko có nhận thức về vai
trò của mình thì sự ngiệp cách mạng ko thể đi tới thành công. Theo
HCM, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thanh niên là lực
lượng to lớn, là dội quân xung phong, là cánh tay đắc lực và đội hậu bị
của đảng.
- Đầu tiên ta phải hiểu công dân toàn cầu là gì ?
Công dân toàn cầu là từ khá phổ biến đừng để chỉ những người có thyể
làm việc ở bất cứ đâu trên thế giới, vượt qua sự khác biệ ngôn ngữ, văn
hóa, khoảng cách địa lý,… để đóng góp giá trị cho xã hội.
Xu hướng toàn cầu hóa thì việc dạy dỗ trẻ con những phẩm chất công
dân toàn cầu là điều đáng quan tâm.
Theo em, để trở thành một công dân toàn cầu thì sinh viên cần:
- Đầu tiên, là phải rèn luyện về phẩm chất đạo đức; trước muốn trở thành
một ai đó thì việc đầu tiên là phải rèn luyện về nhân cách, bởi vì Bác đã
nói:” có tài mà ko có đức là người vô dụng, có đức mà ko có tài thì làm
việc gì cũng khó”.
- Cần nhận thức về trách nhiệm công dân, trách nhiệm của mình với đất
nước, với xã hội: chúng ta cần phải nhận thức được về trách nhiêm của
công dân phải làm gì để ko đánh mất bản sắc dân tộc. Nếu ko có hệ
thống giá trị riêng thì sẽ dễ bị đánh mất chính mình và mất đi khả năng
tự định vị bản thân.
- Rèn luyện sức mạnh ý chí, tinh thần, tính tự lập, kỉ luật, chăm chỉ, cần
cù, kiên trì, không nản chí trước khosb khăn cũng là điều một công dân
toàn cầu rất cần.
- Một điều ko thể thiếu là trang bị kĩ năng ngoại ngữ: đây là điều kiện tiên
quyết, bởi vì ta sẽ chẳng thẻ nào làm việc được ở nước khác nếu chỉ biết
mỗi tiếng mẹ đẻ.
- Trang bị kỹ năng về công nghệ máy tính thời đại 4.0: Thế giới đang bước
vào thời đại công nghệ 4.0 nên chúng ta cần phải đi tắt đón đàu đẻ mở
ra nhiều cơ hội sau này, cần phải có kỹ năng về máy tính.

You might also like