You are on page 1of 5

 Khái niệm quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung,
được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người
có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được nhà nước bảo đảm thực
hiện.
 Cơ cấu của quy phạm pháp luật bao gồm:
+ Giả định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những điều
kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong cuộc sống mà các cá nhân hoặc tổ chức khi ở
vào những hoàn cảnh, điều kiện đó cần phải xử sự theo quy định của nhà nước. Bộ
phận này trả lời cho câu hỏi: Người nào (tổ chức)? Khi nào? Trong những hoàn
cảnh, điều kiện nào?
Phân loại giả định:
- Giả định cơ bản (chỉ nêu 1 hoàn cảnh, điều kiện)
- giả định phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện)
+ Quy định: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu ra cách
(quy tắc) xử sự mà tổ chức hoặc cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong
phần giả định của quy phạm pháp luật được phép thực hiện hoặc bắt buộc phải
tuân theo. Bộ phận này trả lời cho câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Làm như thế
nào?
Phân loại: + Quy định mệnh lệnh: nêu lên dứt khoát rõ ràng điều không
được làm hoặc bắt buộc phải làm -
+ Quy định giao quyền: Trực tiếp xác định quyền hạn của 1
chức vụ, 1 cơ quan trong bộ máy nhà nước hoặc xác nhận quyền nào đó của công
dân, tổ chức
+ Quy định tùy nghi: Không nêu dứt khoát rõ ràng cách xử sự
nhất định mà để cho các bên tự thỏa thuận định đoạt trong phạm vi nào đó
+ Chế tài: Là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp
tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể nào không thực hiện đúng
mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở phần quy định của quy phạm pháp luật.
Phân loại: + Chế tài hình sự
 Chế tài dân sự
 Chế tài hành chính
 Chế tài kỷ luật
Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ý chí của giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của Đảng, do nhà nước xã
hội chủ nghĩa ban hành và bảo đảm thực hiện bằng nhà nước trên cơ sở giáo dục và
thuyết phục mọi người tôn trọng và tự giác thực hiện.

Bản chất của pháp luật thế hiện ở những điểm cơ bản sau đây:
1.1. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là một hệ thống quy tắc xử sự có tính thống
nhất nội tại cao.
 mặc dù có nhiều loại quy phạm khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất với nhau,
bởi vì chúng đều có chung một bản chất. Pháp luật không phải là con số cộng đơn
giản các quy phạm cá biệt đơn lẻ, mà là một hệ thống các quy phạm đồng bộ.
 Lưu ý: pháp luật xã hội chủ nghĩa có tính thống nhất cao hơn bất kỳ một kiểu pháp
luật nào khác.
1.2. Pháp luật xã hội chủ nghĩa thế hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông
đảo nhân dân lao động.
- Khác với các kiểu pháp luật trước đó có chung bản chất là thể hiện ý chí của thiểu
số giai cấp bóc lột thì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, là số đông chiếm tuyệt đại đa số trong dân cư
1.3. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với chế độ kinh tế xã hội
chủ nghĩa.
-Trong mối quan hệ này kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật; pháp luật
luôn phản ánh trình độ phát triển của chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Mọi sự thay
đổi của chế độ kinh tế sẽ dẫn đến những thay đổi tương ứng của pháp luật
- Theo nguyên lý chung, pháp luật không thể cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát
triển của chế độ kinh tế xã hội.
1.4. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng Cộng sản.
Đường lối, chính sách của Đảng chỉ đạo phướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội
dung pháp luật và việc tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn phản
ánh đường lối chính sách của Đảng là sự thể chế hoá (cụ thể hoá) đường lối, chính
sách của Đảng thành các quy định chung thống nhất trên qui mô toàn xã hội
1.5. Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ qua lại với các quy phạm khác
trong chủ nghĩa xã hội.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa có quan hệ chặt chẽ với các quy phạm xã hội khác như
quy phạm đạo đức, quy tắc xử sự của các tổ chức xã hội và đoàn thể quần chúng…
Cơ sở hạ tầng, với tư cách là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là toàn bộ những quan hệ
sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định.
Kiến trúc thượng tầng, với tư cách là khái niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, là toàn bộ những
quan điểm, tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của chúng được
hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
II. Mối quan hệ biện chứng
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng có mối
quan hệ biện chứng, thể hiện ở những điểm sau:

1. Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.


– Cơ sở hạ tầng là cơ sở sản sinh ra kiến trúc thượng tầng tương ứng.

Kiến trúc thượng tầng không thể khởi phát từ đâu ngoài cơ sở hạ tầng của nó. Cơ sở hạ tầng như
thế nào thì kiến trúc thượng tầng như thế ấy. Quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất quyết định quan
hệ về chính trị, pháp luật và tư tưởng. Do đó, giai cấp nào giữ địa vị thống trị về mặt kinh tế thì
nó cũng thống trị về mặt kiến trúc thượng tầng xã hội.

– Nếu cơ sở hạ tầng có sự thay đổi thì sớm muộn kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.

Quá trình thay đổi đó không chỉ diễn ra trong giai đoạn cách mạng từ hình thái kinh tế – xã hội
này sang hình thái kinh tế – xã hội khác, mà còn diễn ra trong bản thân mỗi hình thái kinh tế – xã
hội.Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự thay đổi đó phải thông qua quá trình đấu tranh giai
cấp gay go, phức tạp.

2. Kiến trúc thượng tầng có tính độc lập tương đối và tác động trở lại lên cơ sở hạ tầng.
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nhưng chủ nghĩa Mác – Lênin cũng luôn
nhấn mạnh tính độc lập tương đối và khả năng tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở
hạ tầng:

– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng thể hiện trước hết ở chức năng chính trị – xã hội
của nó.
Kiến trúc thượng tầng có chức năng bảo vệ, là công cụ đắc lực để củng cố, duy trì sự phát triển
của cơ sở hạ tầng sinh ra nó, đồng thời đấu tranh xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ và kiến trúc thượng
tầng cũ.

– Đồng thời, mỗi bộ phận, yếu tố khác nhau thuộc kiến trúc thượng tầng cũng đều có khả năng
tác động ít nhiều lên cơ sở hạ tầng. Những bộ phận đó tác động lên cơ sở hạ tầng theo những cơ
chế khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau.Trong đó, nhà nước có vai trò đặc biệt quan
trọng, có khả năng tác động lớn nhất và trực tiếp nhất lên cơ sở hạ tầng.
– Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, kiến trúc thượng tầng, đặc biệt là nhà nước giữ vai trò đặc
biệt quan trọng.
Nếu không có chính quyền của giải cấp công nhân và nhân dân lao động thì không thể xây dựng
được cơ sở hạ tầng của chủ nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ đắc lực để cải
tạo và xóa bỏ cơ sở hạ tầng cũ, tạo lập cơ sở hạ tầng mới.

– Sự tác động của kiến trúc thượng tầng nếu phù hợp, tuần theo những quy luật kinh tế, quy
luật xã hội khách quan, cùng chiều phát triển vớ cơ sở hạ tầng thì sự tác động đó mang lại hiệu
quả thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Còn trong trường hợp ngược chiều (làm trái quy luật), sự tác
động của kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng sẽ là tiêu cực, cản trở sự phát triển xã hội.

– Sự tác động mạnh mẽ cua kiến trúc thượng tầng lên cơ sở hạ tầng là không thể nghi ngờ.
Song, nếu quá nhấn mạnh vai trò của sự tác động đó đến mức phủ nhận tính tất yếu của những
quy luật kinh tế khách quan, của sự vận động xã hội thì sẽ rơi vào sai lầm duy tâm chủ quan.

III. Liên hệ với thực tế tình hình quá độ ở Việt Nam hiện nay
1. Cơ sở hạ tầng
– Cơ sở hạ tầng trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam hiện nay bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất
gắn liền với các hình thức sở hữu khác nhau.Ở Việt Nam hiện nay, các hình thức sở hữu cơ bản
gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Các thành phần kinh gồm kinh tế nhà
nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư nhân; kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài.

Ví dụ:

 Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel,Vietnam Airline, Vinamilk…
 Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nội nghiệp, công nghiệp ở
các địa phương.
 Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đoàn Vingroup, Vietjet…
 Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Toyota Vietnam, Huyndai Vietnam…

2. Kiến trúc thượng tầng


– Trong xây dựng kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định:

Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng. Xây dựng hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của giai cấp công
nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm để nhân dân là người làm chủ xã hội.

Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng sản, Quốc hội, Chính phủ, quân
đội, công an, tòa án, ngân hàng… không tồn tại vì lợi ích của riêng nó mà là để phục vụ nhân
dân, thực hiện cho được phương châm mọi lợi ích, quyền lực đều thuộc về nhân dân.

You might also like