You are on page 1of 1

Họ và tên: Nguyễn Kim Chi

MSSV: QHQT49C11140
Tóm tắt
1. Cuộc đối thoại ở Melos
Bài viết đề cập là một ví dụ về tư tưởng chủ nghĩa hiện thực, xem xét thực tế hơn là
các nguyên tắc đạo đức trong chính trị và ngoại giao. Athens, đại diện cho quyền lực mạnh
hơn, làm rõ rằng trong tình trạng thiếu cân bằng quyền lực, người mạnh làm những gì họ
có thể và người yếu phải chịu những gì họ phải chịu. Điều này phản ánh rằng các quốc gia
hành động chủ yếu để bảo vệ lợi ích và an ninh của mình, bất kể các xem xét đạo đức. Do
vậy, bài viết minh họa hiện thực khắc nghiệt của quan hệ quốc tế và cuộc đấu tranh cho
quyền lực. Các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích của mình phải sử dụng sức mạnh và ép buộc;
từ đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhân ra động lực của quyền lực trong công việc
ngoại giao.

2. Sáu nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực chính trị
Bài viết đề cập đến sáu nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực chính trị
Thứ nhất, tác giả cho rằng chủ nghĩa hiện thực chính trị được tuân theo các quy luật
chính trị khách quan không thể can thiệp. Chính vì vậy, muốn tìm được chủ nghĩa hiện
thực cần phải tìm ra các quy luật khách quan đó. Để nghiên cứu được các quy luật này dựa
trên hai điểm. Thứ nhất là dựa trên các hành vi chính trị diễn ra trên thực tế, từ đó tiên liệu
được hậu quả. Hai là xây dựng một khung phân tích duy lý, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh
chính khách và đưa ra quyết định.
Nguyên tắc thứ hai là chủ nghĩa hiện thực cho rằng quy luật của chính trị là các quốc
gia tìm kiếm lợi ích của mình bằng cách theo đuổi quyền lực; từ đó ta tiên đoán, phân tích
ý muốn sâu xa của các chính khách và giải thích hành vi các quốc gia. Bên cạnh đó, quyền
lực là phương tiện mà các quốc gia đạt đến mục tiêu của mình, hoặc chính là mục tiêu cho
chính sách đối ngoại
Nguyên tắc thứ ba cho rằng việc tìm kiếm lợi ích bằng cách theo đuổi quyền lực
đúng trong mọi thời gian và không gian, tuy nhiên không bất biến mà thay đổi tùy vào bản
chất con người, môi trường và văn hóa. Khi những yếu tố này có sự thay đổi thì cũng có
sự thay đổi và chuyển hóa.
Nguyên tắc thứ tư cho thấy đạo đức trong hành động chính trị là việc suy tính cẩn
thận những hành động của mình để không gây ra hậu quả cho quốc gia dân tộc và được
đánh giá bằng chính kết quả mà hành động ấy đem lại.
Nguyên tắc thứ năm, CNHT chỉ ra rằng cần có sự tiết chế trong chính trị và tôn
trọng lợi ích các quốc gia khác; bởi, quyền lực là con dao hai lưỡi, nếu đặt trong niềm tin
chủ quan sẽ sinh ra những ý muốn xấu xa và gây ra những hậu quả không mong muốn.
Thứ sáu, CNHT được đặt trong mối quan hệ nhân quả chính trị, tất cả những quyết
định sẽ ảnh hưởng đến quốc gia của mình, vì vậy, đôi khi nó sẽ mâu thuẫn với các giá trị
về đạo đức và luật pháp.

You might also like