You are on page 1of 10

Bài 6:

Lý thuyết pháp luật thực định


1- Chủ nghĩa thực chứng
2- Nội dung trường phái luật thực định
3- Pháp luật thực định - hệ quả
4- Chỉ trích luật thực định
5- Luật thực định cổ điển và hiện đại
6- So sánh luật tự nhiên và thực định
1- Chủ nghĩa thực chứng
 Chủ nghĩa thực chứng: có thể thực sự hiểu
được bản chất và sự vận hành của xã hội chỉ
bằng phương pháp khoa học là quan sát thực
nghiệm, xây dựng lý thuyết và xác minh;
 Nếu chủ nghĩa thực chứng hiểu thế giới vật
chất như nó vốn có, thì chủ nghĩa thực chứng
pháp lý nhằm giải thích luật như nó vốn có (as
it is >< Ought to be);
 Tiếp cận thực chứng (xem xét sự vật như nó là
nó) >< tiếp cận chuẩn tắc (xem xét sự vật theo
chuẩn mực).
2- Nội dung trường phái luật thực định
 Luật là một hiện tượng xã hội, tạo ra bởi một xã hội cụ thể
trong một thời điểm cụ thể;
 Luật thực định là mệnh lệnh chung do chủ quyền tối cao, thể
hiện ý chí của quyền tối thượng;
 Những gì luật phải có (ought to be) không liên quan đến những
gì luật thực sự là gì (as it is);
 Luật và đạo lý tách biệt;
 Một thực định có giá trị ràng buộc ngay cả khi nó trái đạo đức;
 Nguyên tắc đạo đức ràng buộc về mặt pháp lý khi nó được ban
hành thành trong luật thực định;
 Quyết định pháp lý đúng đắn chỉ có thể đạt được chỉ bằng
lôgich và tiền lệ;
 Luật là sản phẩm của con người, do nhà nước ban hành;
 Luật là luật, luật phải rõ ràng để nhận diện và thực thi.
3- Pháp luật thực định - hệ quả
 Luật là luật;
 Nhà làm luật là nhà làm luật;
 Luật là những gì thẩm phán nói;
 Thẩm phán không cần viện tới đạo lý, công lý, sự cảm
nhận về đúng hay sai, chỉ theo “luật”;
 Xã hội phải tuân theo luật;
 Giá trị và tính chính thống không liên quan tới sự cảm
nhận về công lý mà liên quan tới quyền lực.
 Chừng nào người dân tuân theo pháp luật, luật có hiệu lực.
 Tranh luận về vấn đề về công lý và đạo lý là cho nhà lập
pháp, không phải thẩm phán.
 Hệ thống dân luật điển hình theo trường phái thực định.
4- Chỉ trích luật thực định
 Phủ nhận nhận tố xã hội, đạo lý dẫn dẫn tới phủ định mục đích
vì xã hội, nhân văn, đạo lý;
 PL cổ điển cổ vũ cho nền quân chủ tuyệt đối nhưng không thể
lý giải trong điều kiện cạnh tranh quyền lực;
 H. L. A. Hart cho rằng lý thuyết mệnh lệnh không thể phân biệt
giữa chính quyền chính đáng và kẻ cướp;
 Chế độ đại nghị hoặc luật hiến pháp, những luật điều chỉnh
hành vi của chủ quyền tối cao không được xem là luật?
 Một số luật dường như không là mệnh lệnh, ví dụ hợp đồng, di
chúc…;
 Lý thuyết này thất bại trong việc nắm bắt khía cạnh chuẩn mực,
giá trị xã hội, đạo lý của luật pháp;
 Nó không phải là lý thuyết pháp quyền - Là lý thuyết về nhân trị
- chính quyền dùng luật như một công cụ quyền lực.
5- Luật thực định cổ điển và hiện đại
 Lý thuyết mệnh lệnh (Bentham, Austin)
 Hobbes: Luật dựa trên quyền lực chủ quyền (không ủng hộ chuyên quyền)
kéo theo sự tuân phục là sự bảo vệ của chủ quyền;
 Bentham: một hệ thống quy tắc chỉ dựa trên ý chí lập pháp thể hiện thông
qua chủ quyền sẽ tạo ra các luật rõ ràng và chắc chắn;
 John Austin: luật là mệnh lệnh của chủ quyền được hỗ trợ bởi sự trừng
phạt nó bao gồm (1) chủ quyền chính trị; (2) mệnh lệch; (3) trừng phạt;
 Lý thuyết quy ước xã hội (Kelsen, Hart):
 Hans Kelsen: Pure theory - các yếu tố không tinh khiết hoặc không liên
quan đến luật pháp bị tách ra; luật là hệ thống dựa trên quy tắc cơ bản
(Grundnorm);
 Hart: Luật là quy tắc chứ không phải các mệnh lệnh; hai loại quy tắc áp đặt
nghĩa vụ và quy tắc thực thi các nghĩa vụ đó (hình thành quy tắc và áp
dụng);
 Joseph Raz: “Tuân thủ pháp luật có thể phục vụ mục đích xấu - con dao
tốt là con dao sắc, không quan tâm nó cắt được cái gì”; “luật pháp có một
đức tính cụ thể là trung lập về mặt đạo đức”.
6- So sánh (NL và PL)
 Luật tự nhiên cao xa, phi thực tế
 Trường phái thực định thuần túy lạnh lùng và khắc
nghiệt.
 Thực ra, đằng sau chủ thuyết thực định luôn ẩn
hiện vấn đề về đúng và sai, tốt và xấu, đạo lý và
luân lý; và ẩn trong luật tự nhiên vẫn có hình bóng
của quyền lực cai trị.
 Lưu ý các tranh luận truyền thống và hiện đại về
các loại triết lý pháp lý liên quan mật thiết đến
chính trị.
 Hiểu PL là gì dẫn đến quan niệm xây dựng pháp
luật và thực hiện pháp luật.
6- So sánh NL và PL (tt)

LUẬT TỰ NHIÊN LUẬT THỰC ĐỊNH

ĐẠO ĐỨC MỆNH LỆNH

KHÁCH QUAN CHỦ QUAN


Câu hỏi ôn tập, tự học và thảo luận
1. Về mặt nhận thức, tại sao có quan điểm coi luật là
luật, do chủ quyền đặt ra?
2. Luật pháp là sản phẩm của con người phải chăng
nó là sản phẩm của ý chí chủ quan của con người?
3. Luật mang tính chủ quan hay hoàn toàn khách
quan? Tại sao?
4. Làm cách nào xác định được tính chủ quan và/hoặc
tính khách quan trong luật?
5. Điểm hạn chế của phái pháp luật thực định là điểm
tích cực của phái pháp luật tự nhiên? Tại sao?
6. Cho biết triết lý pháp luật chính thống ở Việt Nam
thể hiện đặc điểm của trường phái nào?
7. Phân tích một tình huống, ví dụ cụ thể cho thấy biểu
hiện giá trị của lý thuyết tự nhiên và thực định?

You might also like