You are on page 1of 479

BÁO CÁO CHÍNH TRỊ CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG

ƯƠNG ĐẢNG KHOÁ XII TẠI ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN
QUỐC LẦN THỨ XIII CỦA ĐẢNG
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH;
KHƠI DẬY KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC, PHÁT HUY
Ý CHÍ, SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC KẾT HỢP
VỚI SỨC MẠNH THỜI ĐẠI; TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN,
ĐỒNG BỘ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI; XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ VỮNG
CHẮC TỔ QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HOÀ BÌNH, ỔN ĐỊNH;
PHẤN ĐẤU ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XXI, NƯỚC TA TRỞ THÀNH
NƯỚC PHÁT TRIỂN, THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng)
 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn
biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo; đất nước đang đứng trước nhiều thuận lợi, thời cơ và nhiều khó
khăn, thách thức đan xen, nhiều vấn đề mới đặt ra phải giải quyết; cán bộ, đảng viên, nhân dân đặt niềm
tin và kỳ vọng vào những quyết sách đúng đắn, mạnh mẽ của Đảng để phát triển đất nước nhanh và bền
vững hơn. Đại hội được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta thực hiện thắng lợi
nhiều chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đất nước
trải qua 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020. Đại hội XIII có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XII gắn với đánh giá tổng
quát tiến trình đổi mới; quyết định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ 5, 10 năm tới và tầm nhìn đến năm
2045; đánh giá việc thi hành Điều lệ Đảng khoá XII; kiểm điểm sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá XII; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Đại hội được tiến hành theo
phương châm: Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Phát triển.

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT


ĐẠI HỘI XII VÀ CƠ ĐỒ ĐẤT NƯỚC SAU
35 NĂM ĐỔI MỚI
1. Tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại
hội XII, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
Năm năm qua, nắm bắt thuận lợi, thời cơ; vượt qua khó khăn, thách thức, nhất là tác động nặng nề của
cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu do đại dịch Covid-19 đến thế giới và nước ta vào năm cuối
nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã đoàn kết, chung sức đồng lòng nỗ lực phấn đấu
đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục phát triển; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc
hơn, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức khá cao;
quy mô và tiềm lực nền kinh tế tăng lên, chất lượng tăng trưởng được cải thiện.
Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng đầy đủ hơn. Hệ thống pháp
luật, cơ chế, chính sách tiếp tục được hoàn thiện phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường
hiện đại và hội nhập quốc tế. Các yếu tố thị trường và các loại thị trường từng bước phát triển đồng bộ,
gắn với thị trường khu vực và thế giới. Nhiều rào cản tham gia thị trường được dỡ bỏ; môi trường đầu tư,
kinh doanh được cải thiện rõ rệt, khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp khá sôi động. Doanh
nghiệp nhà nước từng bước được sắp xếp, tổ chức lại có hiệu quả hơn; kinh tế tư nhân ngày càng
khẳng định là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế tập thể từng bước đổi mới gắn với cơ chế
thị trường; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, là bộ phận quan trọng của nền kinh tế
nước ta.
So với nhiệm kỳ trước, kinh tế chuyển biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế vĩ mô ổn định,
lạm phát luôn được kiểm soát ở mức thấp; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm; nợ
công giảm, nợ xấu được kiểm soát. Mặc dù năm cuối nhiệm kỳ, đại dịch Covid-19 và thiên tai, bão lũ
nghiêm trọng liên tiếp xảy ra ở các tỉnh miền Trung đã tác động nặng nề tới mọi mặt của đời sống kinh tế
- xã hội, nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2016 - 2020 vẫn đạt khoảng 6%/năm (riêng
năm 2020 tăng trưởng GDP vẫn đạt 2,91% là mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới). Quy mô
nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người tăng lên (năm 2020, GDP đạt 271,2 tỉ USD và thu nhập
bình quân đầu người đạt 2.779 USD/người). Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, năng suất lao động
tăng từ 4,3%/năm giai đoạn 2011 - 2015 lên khoảng 6%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được tập trung thực hiện và bước đầu đạt
những kết quả quan trọng. Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch tích cực, tỉ trọng khu vực nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản giảm, tỉ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng lên. Công nghiệp chế
biến, chế tạo phát triển nhanh; công nghiệp hỗ trợ có bước phát triển, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hoá
và giá trị gia tăng của sản phẩm. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục tăng; du lịch, dịch vụ phát
triển nhanh. Nông nghiệp có bước chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao,
nâng cao chất lượng và hiệu quả, tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế; kinh tế nông thôn tiếp tục phát triển;
chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành sớm hơn gần 2 năm so
với kế hoạch đề ra, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân. Phát triển kinh tế số
bước đầu được chú trọng.
Hội nhập kinh tế quốc tế phát triển sâu, rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, ký kết nhiều hiệp
định thương mại song phương, đa phương thế hệ mới; xuất, nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
tăng mạnh, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của đất nước.
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển
Chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được tích cực triển khai, bước đầu có hiệu
quả. Mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng về quy mô. Giáo dục và đào tạo ở
những vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số được chú trọng hơn. Chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thông mới được ban hành và đang tích cực triển khai; phương pháp giảng dạy và học
tập có bước đổi mới. Giáo dục mầm non đạt chuẩn phổ cập cho trẻ em 5 tuổi và giáo dục phổ thông có
chuyển biến tốt, được thế giới công nhận. Công tác thi, kiểm tra và đánh giá kết quả thực chất, hiệu quả
hơn. Quản lý, quản trị đại học có bước đổi mới, chất lượng giáo dục đại học từng bước được nâng lên.
Giáo dục nghề nghiệp có nhiều chuyển biến. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục được chú trọng cả về số lượng và chất lượng. Chi đầu tư cho giáo dục và xã hội hoá giáo dục được
tăng cường. Cơ chế, chính sách tài chính cho giáo dục và đào tạo từng bước đổi mới. Cơ chế tự chủ, cơ
chế cung ứng dịch vụ công trong giáo dục và đào tạo được thể chế hoá và đạt kết quả bước đầu. Hợp
tác quốc tế về giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng. Nhân lực chất lượng cao tăng cả về số lượng
và chất lượng.
Khoa học và công nghệ từng bước khẳng định vai trò động lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Tiềm lực
khoa học và công nghệ của đất nước được tăng cường. Khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công
nghệ đã đóng góp tích cực hơn trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi
trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Khoa học xã hội và nhân văn,
khoa học lý luận chính trị góp phần tích cực cung cấp luận cứ cho việc xây dựng đường lối, chính sách;
bảo vệ, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng; xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, con người
Việt Nam và bảo vệ Tổ quốc. Hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ được nâng lên, tạo chuyển
biến tích cực cho hoạt động đổi mới và khởi nghiệp sáng tạo. Quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ có bước đổi mới. Một số cơ chế, chính sách về phát triển, quản lý khoa học và công nghệ, nhất là
cơ chế, chính sách quản lý nguồn vốn đầu tư, tài chính bước đầu phát huy tác dụng.
Phát triển văn hoá, xã hội, con người đạt nhiều kết quả quan trọng
Nhận thức về văn hoá, xã hội, con người ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Các lĩnh vực, loại hình, sản
phẩm văn hoá phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều
giá trị văn hoá truyền thống và di sản văn hoá được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn hoá trong chính trị
và trong kinh tế bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động giao lưu, hợp tác và
hội nhập quốc tế về văn hoá khởi sắc. Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành
trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái
lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hoá, lối sống con người được chú trọng.
Từng bước hoàn thiện đồng bộ và thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo;
phát triển thị trường lao động, hướng tới xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, tiệm cận
các tiêu chuẩn quốc tế. Bảo đảm cơ bản an sinh xã hội, quan tâm nâng cao phúc lợi xã hội cho người
dân; thực hiện ngày càng tốt hơn chính sách đối với người có công; tiếp tục cải thiện chính sách tiền
lương; mở rộng bảo hiểm xã hội; tỉ lệ bảo hiểm y tế đạt trên 90%. Hệ thống tổ chức y tế tiếp tục được
kiện toàn. Quy mô, năng lực, chất lượng y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phòng, chống dịch, chăm sóc
sức khoẻ nhân dân có bước phát triển, tiếp cận được nhiều kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đạt nhiều kết
quả quan trọng, nhất là trong phòng, chống đại dịch Covid-19. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; tỉ
lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn dưới 3%; nhà ở xã hội được quan tâm; đã hoàn thành
các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, trong đó có nhiều mục tiêu về giảm nghèo, y tế, giáo dục hoàn
thành trước thời hạn, được đánh giá là điểm sáng; đang tích cực triển khai thực hiện mục tiêu phát triển
bền vững đến năm 2030.
Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng, bước
đầu đạt kết quả tích cực
Hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí
hậu được tiếp tục hoàn thiện và tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả. Tích cực triển khai điều tra cơ bản,
đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế các nguồn tài nguyên. Kiểm soát chặt chẽ hơn các hoạt
động khai thác tài nguyên, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô. Tăng cường đầu tư phát triển năng lượng
tái tạo. Công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát về môi trường được tăng cường, xử lý nghiêm theo
pháp luật một số vụ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Chú trọng chất lượng môi trường sống, cơ
bản bảo đảm cung cấp nước sạch, dịch vụ y tế, dịch vụ vệ sinh môi trường cho người dân, đặc biệt là ở
các đô thị, khu công nghiệp, khu vực nông thôn. Chủ động triển khai thực hiện Chương trình quốc gia và
nhiều giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai đạt hiệu quả bước đầu. Nâng cao
năng lực thích ứng, bảo đảm sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề
của biến đổi khí hậu. Hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí
hậu được đẩy mạnh.
Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững và tăng cường; quan hệ đối ngoại,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, đạt nhiều thành tựu nổi bật
Tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng; sự quản lý tập
trung, thống nhất của Nhà nước đối với quốc phòng, an ninh và lực lượng vũ trang. Xây dựng Quân đội
nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân chủng,
binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc, lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa;
bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
Tư duy về quốc phòng, an ninh, đối tác, đối tượng, bảo vệ Tổ quốc có bước phát triển mới và ngày càng
hoàn thiện. Sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại ngày càng chặt chẽ, hiệu quả. Chủ động
phát hiện, có các phương án, đối sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa và
kiểm soát tốt các nhân tố có thể gây bất lợi đột biến. Tiềm lực quốc phòng và an ninh được tăng cường;
thế trận lòng dân được chú trọng; thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, nhất là trên
các địa bàn chiến lược, trọng điểm, được củng cố vững chắc. Bước đầu hình thành hệ thống pháp luật
và cơ sở vật chất cho việc bảo đảm an ninh mạng, an toàn thông tin quốc gia, không gian mạng quốc gia.
Ban hành và thực hiện Chiến lược an ninh mạng quốc gia.
Kết hợp có hiệu quả quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức và giải quyết các mối quan hệ với đối tác, đối tượng có
bước chuyển quan trọng. Đã ban hành và triển khai đồng bộ các chiến lược quan trọng, như: Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia,
Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia và Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng v.v.. Đẩy
mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh, tham gia tích cực và hiệu quả vào việc gìn
giữ hoà bình của Liên hợp quốc. Chủ động đấu tranh kịp thời, hiệu quả, từng bước đẩy lùi các loại tội
phạm; phòng ngừa và ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống và an ninh phi truyền
thống; làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch,
phản động.
Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn
định và bền vững với các đối tác. Chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể
chế đa phương khu vực và toàn cầu; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các
nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác. Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà
nước, đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ và toàn diện. Tiếp tục hoàn thiện và thực thi có hiệu
quả cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; tăng cường công tác bảo hộ công dân và công
tác người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nhập quốc tế tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, tạo
không gian quan hệ rộng mở, tranh thủ được sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Vị thế, uy tín,
vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao.
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố; dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được phát
huy
Ban hành và thực hiện có hiệu quả nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm tăng cường khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân
dân tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vận động đông đảo nhân dân tham gia các
phong trào thi đua yêu nước, phát huy ngày càng tốt hơn vai trò đại diện quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân; chủ động tham gia giám sát và phản biện xã hội; làm tốt
vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính
trị, góp phần tích cực vào những thành tựu chung của đất nước.
Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện ngày càng tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân
trong việc quyết định những vấn đề lớn và hệ trọng của đất nước. Tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân theo Hiến pháp năm 2013; gắn quyền công dân với nghĩa vụ và
trách nhiệm công dân đối với xã hội. Tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các
tổ chức và công dân, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Chú trọng thực hiện dân chủ cả trực
tiếp và đại diện, nhất là ở cơ sở, bảo đảm công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Người đứng đầu
ở nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe, tiếp thu, giải quyết những
bức xúc và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều tiến bộ, tổ chức bộ máy nhà nước tiếp
tục được hoàn thiện, hoạt động hiệu lực và hiệu quả hơn; bảo đảm thực hiện đồng bộ các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hệ thống pháp luật được hoàn thiện một bước cơ bản. Vai trò của pháp luật và thực thi pháp luật ngày
càng được chú trọng trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội. Cơ chế phân công,
phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp ngày càng rõ hơn và có chuyển biến tích cực. Bộ máy nhà nước bước đầu được
sắp xếp lại theo hướng tinh gọn gắn với tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước và giám sát tối cao có nhiều đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng cao. Vai trò,
trách nhiệm của đại biểu Quốc hội thể hiện rõ hơn. Hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều
đổi mới. Hoạt động của Chính phủ và các bộ, ngành chủ động, tích cực, tập trung hơn vào quản lý, điều
hành vĩ mô; tháo gỡ các rào cản; phục vụ, hỗ trợ phát triển. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp trên
một số lĩnh vực có bước đột phá. Tổ chức bộ máy của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan
điều tra, cơ quan bổ trợ tư pháp tiếp tục được kiện toàn, chất lượng hoạt động có tiến bộ, bảo vệ tốt hơn
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức và cá nhân; tôn trọng, bảo vệ,
bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Tổ chức bộ máy của chính quyền địa phương được sắp xếp
lại theo hướng tinh gọn; quan tâm xây dựng chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn, khẩn trương
triển khai xây dựng chính quyền điện tử.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ,
quyết liệt, có hiệu quả rõ rệt
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đặc biệt quan tâm đến lãnh đạo, chỉ đạo công tác
xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt nhiều kết
quả tích cực. Đề cao trách nhiệm của cấp uỷ, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là những người
đứng đầu các cấp; phát huy dân chủ; tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; huy động sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân, góp phần nâng cao vị thế cầm
quyền, khẳng định vai trò lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với
Đảng.
Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng. Kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng,
đường lối đổi mới và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, tính chiến đấu
của toàn Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp từng
bước được nâng lên. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng được tăng cường; công tác xây dựng Đảng
về tư tưởng tiếp tục được tăng cường; công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác
các quan điểm sai trái, thù địch được lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, chuyển biến tích cực; nghiên cứu và
giáo dục lý luận chính trị tiếp tục được chú trọng, đổi mới, góp phần tạo sự đoàn kết nhất trí trong Đảng,
đồng thuận trong xã hội. Tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi
mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát
triển. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được đề cao, góp phần rèn luyện phẩm chất đạo đức cách
mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Việc triển khai Chỉ thị số
05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được
thực hiện đồng bộ với các quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên theo
phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Công tác xây dựng Đảng về tổ chức được thực hiện với quyết tâm chính trị cao, tập trung kiện toàn, đổi
mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, có bước chuyển biến thật sự. Công tác xây dựng,
củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và có chuyển biến tích
cực. Công tác cán bộ là “then chốt của then chốt” có nhiều đổi mới, đạt một số kết quả quan trọng. Việc
chống chạy chức, chạy quyền được coi trọng, đã có tác động cảnh báo, răn đe và ngăn chặn. Công tác
bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm hơn. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng và pháp
luật của Nhà nước về tổ chức bộ máy, biên chế; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian, giảm số lượng cán
bộ lãnh đạo, giảm biên chế; cơ cấu lại, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, giảm
chi phí hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được chỉ đạo tập trung, quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, có nhiều
đổi mới, có hiệu lực, hiệu quả, nhất là ở cấp Trung ương; hoạt động của cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp
được tăng cường, ngày càng siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Tiếp tục nâng cao nhận thức về đổi mới công
tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là dân vận chính quyền gắn với công tác xây dựng Đảng về
chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, góp phần tạo đồng thuận, tăng cường mối quan hệ mật
thiết của Đảng với nhân dân, phát huy vai trò nhân dân tham gia xây dựng Đảng. Công tác phòng, chống
tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện, đi vào chiều sâu, với quyết tâm
chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, được cán bộ,
đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có
chiều hướng giảm.
Phương thức lãnh đạo của Đảng tiếp tục được đổi mới. Ban hành và thực hiện nhiều quy định bảo đảm
giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đề cao nguyên tắc pháp quyền, phát huy dân chủ, tính chủ động,
sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đổi mới cách học tập, quán triệt nghị quyết, coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng. Việc đổi mới
phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở có bước tiến bộ.
Coi trọng việc phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp
uỷ, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội.
Đánh giá tổng quát, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực phấn đấu
vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm, đạt được
nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát
được kiểm soát, tăng trưởng được duy trì ở mức khá cao; tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền
kinh tế được nâng lên. Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị được đặc biệt chú
trọng, đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí
chuyển biến mạnh mẽ, có bước đột phá, được tiến hành quyết liệt, có hiệu quả, ngày càng đi vào chiều
sâu, gắn kết chặt chẽ giữa “xây” và “chống”. Sự thống nhất, phối hợp đồng bộ giữa Đảng, Nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội được tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an
ninh không ngừng được củng cố, kiên quyết, kiên trì đấu tranh giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế, uy
tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đặc biệt, trong năm 2020, đại dịch Covid-19 tác
động mạnh đến nước ta, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng đến sự phát triển của đất
nước, nhưng nhờ phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự ưu việt của chế độ xã hội chủ
nghĩa, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự
đồng lòng ủng hộ của nhân dân, chúng ta đã từng bước kiểm soát thành công đại dịch Covid-19; từng
bước phục hồi sản xuất kinh doanh và các hoạt động kinh tế - xã hội; ổn định đời sống, góp phần củng
cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa; khẳng định bản lĩnh, ý chí,
truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, dân tộc ta.
Những thành tựu đạt được 5 năm qua có nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là sản phẩm kết tinh
sức sáng tạo, là kết quả của quá trình phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
qua nhiều nhiệm kỳ đại hội, góp phần tạo nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của nước ta qua
35 năm đổi mới. Nguyên nhân bao trùm và quan trọng nhất là sự đoàn kết, thống nhất, sự lãnh đạo, chỉ
đạo đúng đắn, có hiệu quả, kịp thời của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp
uỷ đảng trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII, giải quyết kịp thời, có hiệu quả
nhiều vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn; sự quản lý, điều hành quyết liệt của Chính phủ và chính quyền
các cấp; sự nỗ lực đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp; sự tham gia tích cực, có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối
hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; sự nỗ lực của đội
ngũ cán bộ, đảng viên; tinh thần lao động tích cực, sáng tạo, trách nhiệm của nhân dân; sự đồng tình,
ủng hộ của bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm:
Hoàn thiện thể chế; đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; công nghiệp hoá, hiện
đại hoá còn chậm, chưa tạo được chuyển biến căn bản về mô hình tăng trưởng; năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao.
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn nhiều vướng mắc, bất cập. Năng lực xây
dựng thể chế còn hạn chế; chất lượng luật pháp và chính sách trên một số lĩnh vực còn thấp. Môi trường
đầu tư kinh doanh chưa thực sự thông thoáng, minh bạch. Chưa tạo được đột phá trong huy động, phân
bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển. Thể chế phát triển, điều phối kinh tế vùng chưa
được quan tâm và chậm được cụ thể hoá bằng pháp luật nên liên kết vùng còn lỏng lẻo.
Năng lực và trình độ công nghệ của nền kinh tế nhìn chung còn thấp. Công nghiệp vẫn chủ yếu gia công,
lắp ráp, giá trị gia tăng không cao; công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm, tỉ lệ nội địa hoá thấp, hiệu quả
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn hạn chế; tốc độ tăng trưởng nông nghiệp chậm lại, chịu ảnh
hưởng lớn của thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu; chất lượng nhiều loại hình dịch vụ còn thấp.
Nhiều doanh nghiệp nhà nước chậm thực hiện cơ cấu lại và đổi mới cơ chế quản trị; thoái vốn, cổ phần
hoá doanh nghiệp nhà nước còn gặp một số vướng mắc cả về thể chế và tổ chức thực hiện; hiệu quả
sản xuất, kinh doanh còn thấp; tình trạng nợ, thua lỗ, lãng phí còn lớn; việc tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp còn hạn chế. Phần lớn doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ thấp, năng lực
tài chính và quản trị yếu. Nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài công nghệ trung bình, gia công,
lắp ráp, thiếu gắn kết, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển. Đổi mới và
phát triển kinh tế hợp tác còn chậm, nhiều hợp tác xã chưa làm tốt vai trò liên kết, hỗ trợ kinh tế hộ.
Thực hiện cơ chế giá thị trường đối với một số hàng hoá, dịch vụ công còn lúng túng. Một số loại thị
trường, phương thức giao dịch thị trường hiện đại chậm hình thành và phát triển, vận hành còn nhiều
vướng mắc, chưa hiệu quả, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội phát triển chưa đồng bộ.
Hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả có mặt chưa cao. Vốn vay nước ngoài giải ngân chậm, sử dụng còn
dàn trải, lãng phí. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài còn thiếu chọn lọc; sự kết nối và chuyển giao công
nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn nhiều hạn chế. Xuất khẩu tăng nhanh
nhưng giá trị gia tăng còn thấp; việc bảo vệ thị trường trong nước, phòng ngừa, xử lý tranh chấp thương
mại quốc tế còn bất cập.
Đổi mới giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực then chốt
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Đổi mới tư duy, hoạt động giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; một số nhiệm vụ, giải pháp
đổi mới còn thiếu hệ thống, chưa ổn định. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa cao. Hệ thống
giáo dục và đào tạo chưa bảo đảm tính đồng bộ và liên thông giữa các trình độ, các phương thức giáo
dục và đào tạo. Nội dung, chương trình giáo dục và đào tạo còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo
vẫn thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động.
Chưa chú trọng đúng mức đến phát triển phẩm chất và kỹ năng người học. Giáo dục “làm người”, đạo
đức, lối sống còn bị xem nhẹ. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng được yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, trên một số mặt vẫn còn bất cập về
chất lượng, số lượng, cơ cấu và chính sách đãi ngộ. Quản lý nhà nước và quản lý - quản trị nhà trường
còn nhiều hạn chế. Nguy cơ tái mù chữ có xu hướng tăng ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách về phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ còn
hạn chế, thiếu thể chế về tài chính, chuyển giao, ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ, nhất là
công nghệ cao; thiếu giải pháp đồng bộ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và địa phương. Cơ
chế và chính sách cán bộ trong hoạt động khoa học và công nghệ còn nặng về hành chính hoá, chưa tạo
được môi trường thuận lợi để phát huy sức sáng tạo, thu hút nhân tài. Đầu tư cho khoa học và công
nghệ còn thấp, hiệu quả chưa cao, năng lực sáng tạo của các nhà khoa học chưa được phát huy. Chưa
có chính sách hợp lý về vay vốn, thuế, hỗ trợ phát triển, tạo động lực để doanh nghiệp đầu tư đổi mới
công nghệ. Hệ thống thông tin, thống kê khoa học và công nghệ chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu phục vụ
việc xây dựng các chiến lược, chính sách. Bảo hộ sở hữu trí tuệ chưa đạt yêu cầu; chưa gắn kết chặt
chẽ giữa khoa học tự nhiên, khoa học - công nghệ và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học lý luận chính
trị để phục vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Lĩnh vực văn hoá, xã hội chưa có nhiều đột phá, hiệu quả chưa cao
Văn hoá chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực,
động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người
chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần. Thiếu những
tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn phản ánh sinh động tầm vóc công cuộc đổi mới, có tác dụng
tích cực đối với con người. Môi trường văn hoá, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham
nhũng, tiêu cực. Chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền còn lớn; đời sống văn hoá ở
vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản
lý văn hoá còn nhiều lúng túng, chậm trễ trong việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về văn
hoá. Đầu tư cho văn hoá chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Chưa có giải pháp hữu hiệu
để ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt văn hoá, đạo đức, lối sống, gây bức xúc
xã hội. Hệ thống thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế; một số cơ quan báo chí xa rời tôn chỉ và có biểu
hiện thương mại hoá; quản lý mạng xã hội còn bất cập. Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ văn hoá
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển văn hoá trong thời kỳ mới. Việc giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt
Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại có mặt còn hạn chế.
Quản lý phát triển xã hội và giải quyết một số vấn đề xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chưa được
kết hợp đồng bộ, chặt chẽ trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá; thể chế quản lý xã hội còn nhiều
hạn chế; tình trạng gia tăng tội phạm, tệ nạn, tiêu cực, mâu thuẫn xã hội... ở một số nơi chậm được khắc
phục, gây bức xúc trong dư luận nhân dân. Giảm nghèo chưa bền vững, chưa có giải pháp để xử lý hữu
hiệu vấn đề phân hoá giàu - nghèo, gia tăng bất bình đẳng về thu nhập, kiểm soát và xử lý các mâu
thuẫn, xung đột xã hội. Chất lượng dịch vụ y tế, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc
thiểu số còn nhiều khó khăn, có mặt còn bất cập. Chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, phúc lợi xã hội có mặt còn hạn chế; thụ hưởng của người dân từ thành tựu phát triển của đất
nước chưa hài hoà.
Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu còn bất cập.
Ý thức chấp hành pháp luật về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường, thích ứng với biến đổi khí hậu còn thấp. Vai trò, trách nhiệm các cấp, các ngành, cộng đồng và
doanh nghiệp chưa được phát huy đầy đủ. Vẫn để xảy ra một số sự cố môi trường gây hậu quả nghiêm
trọng. Các chế tài để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm chưa đủ sức răn đe và thiếu hiệu quả. Quản
lý nhà nước về tài nguyên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên một số mặt còn lỏng lẻo. Chất
lượng công tác quy hoạch, đánh giá, định giá tài nguyên còn hạn chế. Xu hướng chạy theo lợi nhuận và
lợi ích trước mắt trong khai thác tài nguyên chậm được khắc phục. Chậm chuyển đổi cơ cấu sử dụng
năng lượng theo hướng tiết kiệm, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo, năng lượng mới. Chất lượng môi trường
một số nơi tiếp tục xuống cấp; thích ứng với biến đổi khí hậu còn bị động, lúng túng. Các hệ sinh thái tự
nhiên, đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm. Ngành công nghiệp và dịch vụ môi trường, tái chế chất thải,
xử lý rác chậm phát triển, còn lạc hậu. Tình trạng nhập khẩu công nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị,
nguyên, nhiên, vật liệu không đạt chuẩn về môi trường chậm được khắc phục.
Các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại còn một số mặt hạn chế
Việc quán triệt, tổ chức, triển khai thực hiện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc
phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc có lúc, có nơi chưa nghiêm, hiệu quả chưa cao. Công tác nắm tình hình,
dự báo chiến lược về quốc phòng, an ninh có lúc chưa thật chủ động; tội phạm và tệ nạn xã hội còn diễn
biến phức tạp; an ninh trên một số địa bàn, lĩnh vực chưa thật vững chắc, nhất là an ninh mạng, an ninh
trong đầu tư nước ngoài; nhiều yếu tố ảnh hưởng đến an ninh, an toàn con người chưa được quan tâm
giải quyết triệt để; xử lý khiếu kiện đông người về đất đai và một số tình huống phức tạp nảy sinh ở một
số địa bàn, cơ sở có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng. Công tác quản lý, bảo đảm an toàn thông tin, an
ninh mạng còn hạn chế. Việc kết hợp kinh tế, văn hoá, xã hội với quốc phòng, an ninh ở một số địa
phương, đơn vị thiếu hiệu quả, còn biểu hiện chủ quan, mất cảnh giác, nặng về lợi ích kinh tế đơn thuần,
trước mắt.
Hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế có mặt, có lúc chưa theo kịp diễn biến của tình hình, chưa
lường hết những tác động bất lợi. Chưa khai thác tốt và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen
với các đối tác quan trọng. Sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương trong công tác đối ngoại chưa
chặt chẽ, thường xuyên.
Sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa có lúc, có nơi chưa được quan
tâm phát huy đầy đủ.
Các nguồn lực, tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chưa được phát huy
tốt. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội có mặt chưa theo kịp yêu cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân dân và cơ sở;
chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều. Một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ
phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa gương mẫu, chưa thực sự tôn trọng ý kiến, kiến nghị
của nhân dân và giải quyết kịp thời các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân. Quyền làm
chủ của nhân dân có lúc, có nơi còn bị vi phạm; vẫn còn biểu hiện dân chủ hình thức, tách rời dân chủ
với kỷ cương, pháp luật.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội và quản lý đất nước trong tình hình mới.
Vấn đề đổi mới đồng bộ, phù hợp giữa kinh tế với chính trị, văn hoá, xã hội, giữa đổi mới kinh tế với đổi
mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước có một số mặt còn lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền
lực chưa hoàn thiện; vai trò giám sát của nhân dân chưa được phát huy mạnh mẽ.
Hệ thống pháp luật còn một số quy định chưa thống nhất, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Chấp
hành pháp luật nhìn chung chưa nghiêm; kỷ cương, phép nước có nơi còn bị xem nhẹ, xử lý vi phạm
pháp luật chưa kịp thời, chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Cải cách hành chính, cải cách tư pháp chưa
đáp ứng đầy đủ yêu cầu phát triển đất nước.
Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương chưa đổi mới mạnh mẽ; chức năng, nhiệm vụ, phân
cấp, phân quyền chưa thật rõ ràng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Số lượng cán bộ cấp xã
và đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công vẫn còn quá lớn; phẩm chất, năng lực, uy tín còn
hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng còn một số hạn chế.
Việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt và thực hiện một số nghị quyết còn chậm, chưa quyết liệt, chưa
hiệu quả. Thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số tổ
chức đảng còn chưa nghiêm, thậm chí vi phạm.
Công tác tư tưởng có nơi, có lúc chưa thực sự được cấp uỷ coi trọng, chưa kịp thời, tính thuyết phục
chưa cao. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ,
chưa đáp ứng yêu cầu; một số vấn đề mới, khó, phức tạp chưa được làm sáng tỏ. Công tác thông tin,
tuyên truyền một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa phong
phú, thường xuyên, kịp thời, chưa đáp ứng được sự mong đợi của nhân dân. Công tác đấu tranh phản
bác, ngăn chặn các thông tin xấu độc, quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc
bén, tính chiến đấu chưa cao; công tác nắm bắt dư luận trước những sự kiện, tình huống bất ngờ còn
chưa kịp thời.
Việc thể chế hoá, cụ thể hoá chủ trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn chậm,
có nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước và quy định của Đảng; chính sách cán bộ
chưa thực sự tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn thấp. Công tác rèn luyện, quản lý đảng
viên ở một số nơi chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu chặt chẽ; có nơi còn buông lỏng sinh hoạt
đảng, chất lượng sinh hoạt chưa cao, sinh hoạt chi bộ ở nhiều nơi vẫn còn hình thức; tính chiến đấu
trong tự phê bình và phê bình còn yếu. Một số tổ chức cơ sở đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên, công
chức, viên chức chưa gương mẫu. Công tác xây dựng, phát triển tổ chức đảng, đảng viên trong các
doanh nghiệp ngoài nhà nước còn lúng túng, hạn chế; công tác phát triển đảng viên ở vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng nông thôn còn nhiều khó khăn.
Việc đánh giá, xếp loại tổ chức đảng và đảng viên ở một số nơi còn chưa thực chất. Một bộ phận cán bộ,
đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chuyển biến chưa đều; công tác phòng ngừa chưa được quan
tâm đúng mức. Công tác bảo vệ chính trị nội bộ chưa chú trọng đầy đủ đến vấn đề chính trị hiện
nay. Công tác dân vận có nơi, có lúc còn hạn chế; việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là những
địa bàn phức tạp chưa kịp thời, sâu sát.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ
rệt; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số nơi còn hình thức. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng
phí vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí trong nội bộ cơ
quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa
được đẩy lùi. Tham nhũng, lãng phí trên một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với
những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy
cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.
Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Cơ
chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ; hiệu lực, hiệu quả chưa cao.
Những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII có nguyên nhân khách
quan, song trực tiếp và quyết định nhất là do nguyên nhân chủ quan.
Trước hết, nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên về một số chủ trương, đường lối
của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước còn chưa sâu sắc, thiếu thống nhất, do vậy một số
công việc triển khai thiếu kiên quyết, còn lúng túng.
Thứ hai, chỉ đạo và tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu, chậm được khắc phục; năng lực cụ thể hoá, thể
chế hoá chủ trương, nghị quyết còn hạn chế, năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ chưa đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ, làm cho pháp luật, nghị quyết chậm được thực hiện và hiệu quả thấp.
Thứ ba, nhiều hạn chế, yếu kém trong lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cấp uỷ, chính quyền và đội
ngũ cán bộ, đảng viên ở một số nơi chậm được khắc phục; trách nhiệm người đứng đầu chưa thực sự
được đề cao. Tư tưởng trông chờ, thụ động, ỷ lại vào cấp trên, tình trạng nói không đi đôi với làm, nói
nhiều làm ít, kỷ cương phép nước không nghiêm còn khá phổ biến; chưa tạo được nhiều cơ chế, chính
sách, giải pháp có tính đột phá, đồng bộ để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, huy
động mọi nguồn lực cho phát triển.
Thứ tư, nhận thức, triển khai đổi mới tổ chức bộ máy một số cơ quan Trung ương và địa phương chưa
đều, chưa thật đồng bộ. Công tác cán bộ còn có mặt hạn chế, việc thực hiện một số nội dung trong các
khâu của công tác cán bộ ở một số nơi còn hình thức. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, “lợi ích nhóm”, bệnh lãng phí, vô cảm, bệnh thành tích ở một bộ phận
cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi.
Những hạn chế, khuyết điểm trên đây đòi hỏi toàn Đảng phải nghiêm túc nhìn nhận, nỗ lực phấn đấu để
khắc phục, tiếp tục lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ thực tiễn công cuộc đổi mới, trực tiếp là 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, rút ra một
số bài học kinh nghiệm:
Một là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng phải được triển khai quyết liệt, toàn diện, đồng bộ, thường
xuyên cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; thường xuyên củng cố, tăng cường đoàn kết trong Đảng và hệ thống chính trị; thực hiện
nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Xây
dựng Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; hoàn thiện cơ chế kiểm soát chặt
chẽ quyền lực; kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong
nội bộ; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Công tác cán bộ phải thực sự là “then
chốt của then chốt”, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm
chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; cán bộ, đảng viên phải thực hiện trách nhiệm nêu gương
theo phương châm chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, nhất là Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí
thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
Hai là, trong mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc
quan điểm “dân là gốc”; thật sự tin tưởng, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, kiên trì
thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Nhân dân
là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; mọi chủ trương, chính sách
phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;
thắt chặt mối quan hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng; lấy hạnh phúc, ấm
no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu, củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng,
Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Ba là, trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn,
hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, tích cực, có bước đi phù hợp, phát huy mọi nguồn lực, động
lực và tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; kịp thời tháo gỡ các điểm nghẽn; đề cao trách nhiệm
người đứng đầu gắn liền với phát huy sức mạnh đồng bộ của hệ thống chính trị, phát huy dân chủ đi đôi
với giữ vững kỷ cương; coi trọng tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận; thực hiện tốt sự phối, kết hợp
trong lãnh đạo, quản lý, điều hành; coi trọng chất lượng và hiệu quả thực tế; tạo đột phá để phát triển.
Bốn là, tập trung ưu tiên xây dựng đồng bộ thể chế phát triển, bảo đảm hài hoà giữa kiên định và đổi
mới, kế thừa và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, văn hoá, xã hội; giữa tuân theo các
quy luật thị trường và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn
hoá, con người, giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường; giữa phát triển kinh tế, xã
hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữa độc lập, tự chủ với hội nhập quốc tế; thực sự coi trọng, phát
huy hiệu quả vai trò động lực của con người, văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ trong
phát triển đất nước.
Năm là, chủ động nghiên cứu, nắm bắt, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đi đôi với giữ
vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện
và sâu rộng trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường; xử lý đúng đắn, linh hoạt, hiệu quả
mối quan hệ với các nước lớn và các nước láng giềng, đánh giá đúng xu thế, nắm bắt trúng thời cơ; phát
huy hiệu quả sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh của thời đại; khai thác, sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.

2. Đánh giá chung về 10 năm thực hiện Cương lĩnh


xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011), 10
năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020, 30 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, 35
năm thực hiện công cuộc đổi mới
Mười năm thực hiện Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
- xã hội 2011 - 2020 đã tạo những bước tiến quan trọng cả về nhận thức lý luận và tổ chức thực hiện,
khẳng định những giá trị to lớn của Cương lĩnh.
Về nhận thức lý luận: Mục tiêu, đặc trưng, những phương hướng cơ bản và những quan hệ lớn mang
tính quy luật trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục được bổ sung, cụ thể
hoá, phát triển với những nhận thức quan trọng. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô
hình phát triển tổng quát của nền kinh tế Việt Nam. Gắn kết giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ
và công bằng xã hội; phát huy nhân tố con người, lấy nhân dân làm trung tâm; phát huy vai trò của văn
hoá - nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Khẳng định bản chất của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân;
đổi mới phương thức vận hành của Nhà nước theo hướng hoàn thiện thể chế, phát huy dân chủ, bảo
đảm quyền làm chủ của nhân dân; hoàn thiện mô hình tổ chức của Nhà nước, phân công, phối hợp giữa
các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, coi trọng kiểm soát quyền lực nhà nước; giải quyết mối quan hệ
giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, quan hệ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Nhận thức
sâu sắc hơn bản chất, tính cách mạng, tính tiên phong của Đảng; vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng;
yêu cầu xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và
cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện mới; đẩy mạnh xây dựng
đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ...
Quán triệt sâu sắc phương châm bảo đảm quốc phòng, an ninh là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên.
Kết hợp chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thiện lý luận về
quốc phòng, an ninh và tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi “nước chưa nguy” trên cơ sở
xây dựng thế trận lòng dân vững chắc; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng, chính quy, tinh
nhuệ, từng bước hiện đại, có một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
Hoàn thiện và nhận thức sâu sắc hơn đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát
triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực,
có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Bảo
đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương
Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi; chú trọng nâng cao hiệu quả hội
nhập quốc tế trong tình hình mới.
Về thực tiễn: Trong 10 năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức rất lớn, nhưng kinh tế - xã hội
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Tốc độ tăng
trưởng kinh tế được duy trì ở mức độ khá cao. Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và
thực hiện ba đột phá chiến lược có bước chuyển biến tích cực, đạt một số kết quả đáng khích lệ. Thể
chế kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại và hội nhập, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước được
xác lập. Giáo dục và đào tạo có bước đổi mới, đóng góp tích cực vào xây dựng con người, phát triển
nguồn nhân lực. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Nhiều công trình kết cấu hạ tầng hiện đại được xây dựng, đưa vào sử dụng.
Các lĩnh vực văn hoá, xã hội tiếp tục được phát triển. Giảm nghèo nhanh và bền vững hơn, được cộng
đồng quốc tế đánh giá cao. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội từng bước được nâng cao. Quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu được chú trọng; quốc phòng, an ninh được
tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo đảm an ninh,
trật tự, an toàn xã hội. Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; giữ vững môi trường
hoà bình để phát triển đất nước; vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao.
Tuy nhiên, kinh tế - xã hội phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và còn
nhiều khó khăn, thách thức. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong Chiến lược 2011 - 2020 và
việc tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa đạt
được mục tiêu đề ra. Công cuộc đổi mới tiếp tục đặt ra nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần phải tập
trung giải quyết để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
nhất là việc nhận thức, giải quyết đúng, hiệu quả các mối quan hệ lớn.
Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá. Đất nước đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước
đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần
được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày
nay. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng
bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước.
Những thành tựu của 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, đặc biệt, trong 10 năm thực hiện Cương lĩnh
(bổ sung, phát triển năm 2011) đã tiếp tục khẳng định đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng
tạo. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng
định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát
triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi
của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương
lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết
toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

II- TẦM NHÌN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT


TRIỂN
1. Dự báo tình hình thế giới và đất nước những năm
sắp tới
Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hoà
bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh
chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết
liệt hơn, làm gia tăng rủi ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Toàn cầu hoá và hội
nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước
lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn
cầu đứng trước những thách thức lớn.
Cục diện thế giới tiếp tục biến đổi theo xu hướng đa cực, đa trung tâm; các nước lớn vẫn hợp tác, thoả
hiệp, nhưng đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau gay gắt hơn. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa cường
quyền nước lớn, chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế gia tăng. Các nước đang phát triển, nhất là
các nước nhỏ đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới.
Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại
dịch Covid-19. Các quốc gia, nhất là các nước lớn, điều chỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ
thuộc vào bên ngoài, làm thay đổi các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh
giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài
giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên
nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc.
Những vấn đề toàn cầu, như: bảo vệ hoà bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và
an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm môi trường,...
tiếp tục diễn biến phức tạp.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Đông Nam Á có vị trí chiến lược ngày càng quan trọng, là
khu vực cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc, tiềm ẩn nhiều bất ổn. Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ,
chủ quyền biển, đảo diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Hoà bình, ổn định, tự do, an ninh, an
toàn hàng hải, hàng không trên Biển Đông đứng trước thách thức lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột. ASEAN
có vai trò quan trọng trong duy trì hoà bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác khu vực nhưng cũng đứng trước
nhiều khó khăn.
Ở trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của
nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Năm năm tới, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn và sẽ phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam
kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn
nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19
và khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Xu hướng già hoá dân số nhanh; tốc độ công nghiệp hoá, đô thị
hoá tăng mạnh; đặc biệt biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh gay gắt, phức tạp... ngày càng tác động
mạnh đến sự phát triển của đất nước.
Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra còn tồn tại, có mặt còn gay gắt hơn. Nguy cơ tụt hậu, rơi vào bẫy thu
nhập trung bình còn lớn. Có biểu hiện chưa quan tâm đúng mức bảo đảm phát triển theo định hướng xã
hội chủ nghĩa; phát triển văn hoá, bảo đảm phúc lợi xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong phát
triển kinh tế thị trường; chưa bảo đảm phát triển tổng thể, đồng bộ các vùng, miền, địa phương theo lợi
thế so sánh và phát huy điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù. Tham nhũng, lãng phí, quan liêu, suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ cũng như những mâu
thuẫn xã hội còn diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà
nước và đất nước ta. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hoà
bình, ổn định và thích ứng với biến đổi khí hậu là yêu cầu cấp thiết, đồng thời là những thách thức rất lớn
đối với nước ta trong thời gian tới.
Tình hình thế giới và trong nước có cả thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức đan xen, đặt ra nhiều
vấn đề mới, yêu cầu mới nặng nề, phức tạp hơn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi
toàn Đảng phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, có quyết tâm chính trị cao, dự báo chính xác, kịp thời
diễn biến của tình hình, chủ động ứng phó kịp thời với mọi tình huống, nỗ lực hơn nữa để tiếp tục đẩy
mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, không ngừng gia tăng tiềm lực mọi mặt của quốc gia, bảo
vệ vững chắc Tổ quốc và những thành quả phát triển đã đạt được, đưa đất nước vững bước tiến lên,
phát triển nhanh và bền vững.

2. Quan điểm chỉ đạo


Tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong giai đoạn tới đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân phải quán triệt trong nhận thức và hoạt động thực tiễn các quan điểm cơ bản sau đây:
- Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng; kiên định các nguyên tắc
xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên
hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi. Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững
đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung
tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh
là trọng yếu, thường xuyên.
- Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng
hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, ứng dụng mạnh mẽ khoa
học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thúc đẩy đổi
mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững đất nước.
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực hội
nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ ngoại lực, trong đó nguồn
lực nội sinh, nhất là nguồn lực con người là quan trọng nhất.
- Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy bản chất giai cấp công nhân của Đảng, nâng cao
năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh toàn diện, xây dựng Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; gắn với
tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng
đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân là những nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công
sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

3. Mục tiêu phát triển


Mục tiêu tổng quát: Nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; củng cố, tăng cường niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại;
đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; xây dựng và bảo vệ
vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở
thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2025, kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước: Là nước đang
phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu
nhập trung bình cao.
- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

4. Định hướng các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
a) Về kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm đạt khoảng 6,5 - 7%/năm. Đến năm 2025, GDP bình quân đầu
người khoảng 4.700 - 5.000 USD; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng
đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm; tỷ lệ đô thị hoá khoảng
45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 25% GDP; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
b) Về xã hội
Đến năm 2025, tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%; tỷ lệ lao động qua
đào tạo là 70%; tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 -
1,5%/năm; có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tuổi
thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó ít nhất 10%
đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
c) Về môi trường
Đến năm 2025, tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100%, nông thôn
là 93 - 95%; tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%;
tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn
môi trường là 92%; tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; giữ tỷ lệ che
phủ rừng ổn định ở mức 42%.
Trong quá trình thực hiện, quyết tâm phấn đấu đạt các mục tiêu và chỉ tiêu ở mức cao nhất, đồng thời chủ
động chuẩn bị các phương án để kịp thời thích ứng với những biến động của tình hình.

5. Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 -


2030
(1) Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển bền vững về kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội, môi trường..., tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc; khơi dậy mọi
tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững đất nước.
(2) Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
tạo môi trường thuận lợi để huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy đầu tư,
sản xuất kinh doanh. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại
nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng và
phát triển đô thị; phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; ưu tiên nguồn lực phát
triển hạ tầng nông thôn miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; phát
triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; gắn kết hài hòa, hiệu quả thị
trường trong nước và quốc tế; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh
tế.
(3) Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao, thu hút và trọng dụng nhân tài. Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành
tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chú trọng một số
ngành, lĩnh vực trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế để làm động lực cho tăng trưởng theo tinh thần bắt kịp,
tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực và thế giới.
(4) Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
để văn hoá, con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và
bảo vệ Tổ quốc. Tăng đầu tư cho phát triển sự nghiệp văn hoá. Xây dựng, phát triển, tạo môi trường và
điều kiện xã hội thuận lợi nhất để khơi dậy truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, niềm tin, khát
vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; tài năng, trí tuệ, phẩm chất của con người Việt Nam là
trung tâm, mục tiêu và động lực phát triển quan trọng nhất của đất nước.
(5) Quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người; thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội; xây dựng môi trường văn hoá, đạo đức xã hội lành mạnh, văn minh;
chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, chất lượng dân số, gắn dân số với phát triển; quan tâm đến
mọi người dân, bảo đảm chính sách lao động, việc làm, thu nhập, thực hiện tốt phúc lợi xã hội, an sinh
xã hội. Không ngừng cải thiện toàn diện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
(6) Chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh;
quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên; lấy bảo vệ môi trường
sống và sức khoẻ nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi
trường, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái; xây dựng nền
kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường.
(7) Kiên quyết, kiên trì bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững an ninh chính trị, bảo đảm trật
tự, an toàn xã hội, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương.
Chủ động ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa; phát hiện sớm và xử lý kịp thời
những yếu tố bất lợi, nhất là những yếu tố, nguy cơ gây đột biến; đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại mọi
âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị.
(8) Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không
ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam.
(9) Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò chủ thể của nhân
dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng
cường đồng thuận xã hội; tiếp tục đổi mới tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
(10) Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công
khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát quyền lực gắn với siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong hoạt
động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ nạn xã hội.
(11) Tiếp tục xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện; tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng;
đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng; xây dựng hệ thống
chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực
và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; làm tốt công tác tư tưởng, lý luận; chú trọng công tác bảo vệ Đảng, bảo
vệ chính trị nội bộ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật, công tác đấu tranh phòng, chống
tham nhũng và công tác dân vận của Đảng.
(12) Tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn: quan hệ giữa ổn định, đổi mới và phát triển;
giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng
xã hội chủ nghĩa; giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn
hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân
dân làm chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội. Trong nhận
thức và giải quyết các mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những vấn đề lý
luận cốt lõi trong đường lối đổi mới của Đảng, cần chú trọng hơn đến: bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa; xây dựng, hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp; phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; giữ vững độc lập, tự chủ và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân.

III- ĐỔI MỚI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG,


CƠ CẤU LẠI NỀN KINH TẾ; ĐẨY MẠNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ,
PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC NHANH, BỀN
VỮNG
1. Đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại
nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, chuyển mạnh nền kinh tế sang mô hình tăng
trưởng dựa trên tăng năng suất, tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhân lực chất lượng
cao, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của
nền kinh tế. Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, phát triển các
ngành, lĩnh vực, các doanh nghiệp trên nền tảng ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của khoa học và
công nghệ, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh
tranh, sản phẩm công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tham gia có hiệu quả
vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.
Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế. Cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả đầu tư, nhất là đầu tư công. Cơ
cấu lại, phát triển lành mạnh các loại thị trường, nhất là thị trường các yếu tố sản xuất để huy động, sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực. Cơ cấu lại thị trường tài chính - tiền tệ đáp ứng yêu cầu huy động và sử
dụng vốn có hiệu quả. Cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm an toàn nợ công. Cơ cấu lại thị
trường bất động sản, đất đai, tài nguyên để đất đai, tài nguyên được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu
quả cao. Cơ cấu lại các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ theo hướng tập trung phát triển các
lĩnh vực, các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế, nhiều hàm lượng công nghệ có sức cạnh tranh và giá trị gia
tăng cao. Cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp, phát triển lực lượng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh, tăng
cường gắn kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước. Cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước theo hướng tập trung vào những lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc
phòng, an ninh; lành mạnh hoá tài chính, nâng cao trình độ công nghệ, năng lực đổi mới sáng tạo, quản
trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò là lực lượng vật
chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập; đẩy
mạnh xã hội hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội tham gia phát triển, cung cấp
dịch vụ công. Cơ cấu lại kinh tế vùng, đổi mới thể chế liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa
các vùng, phát huy vai trò các vùng kinh tế động lực và các đô thị lớn, quan tâm phát triển các vùng còn
khó khăn, thu hẹp chênh lệch phát triển giữa các vùng.

2. Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo
Điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển nền kinh tế, các
ngành, lĩnh vực, các vùng phù hợp với thực tiễn đất nước và trình độ phát triển khoa học, công nghệ hiện
đại trên thế giới. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại;
phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao
tiềm lực khoa học và công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển
đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số.
Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh. Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ,
đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, tập trung phát triển những ngành công nghiệp nền tảng, nhất
là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng
tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp
công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh kết hợp phục vụ
dân sinh. Dựa trên công nghệ mới, hiện đại để phát triển các ngành công nghiệp vẫn còn có lợi thế (chế
biến nông sản, dệt may, da giày...), tạo nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp lớn vào giá trị
gia tăng quốc gia. Bố trí lại công nghiệp trên các địa bàn lãnh thổ hợp lý hơn; nâng cao hiệu quả hoạt
động của các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp. Nâng cao trình độ khoa học, công nghệ
ngành xây dựng đủ năng lực thiết kế, thi công các công trình xây dựng lớn, phức tạp, hiện đại, có khả
năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông
thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân
văn minh. Chú trọng phát triển nông nghiệp sản xuất hàng hoá lớn, ứng dụng công nghệ cao; phát huy
tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch
vụ; sản xuất với bảo quản, chế biến, tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị nông sản trong các
chuỗi giá trị. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ, kinh tế hợp tác mà nòng cốt là hợp tác xã, thu hút doanh
nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất nông
nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Phát triển hệ thống kết cấu
hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; kết nối nông thôn với đô thị; tiếp tục đẩy mạnh chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng đời sống văn hoá, nông thôn mới kiểu mẫu và bảo
vệ môi trường sinh thái.
Phát triển mạnh khu vực dịch vụ dựa trên nền tảng ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ
hiện đại, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tập trung phát triển mạnh một số ngành dịch vụ như:
du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logistics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn
pháp lý... Hiện đại hoá và mở rộng các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ y
tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, dịch vụ văn hoá, thể thao,... Tổ chức cung ứng dịch vụ
chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo các chuẩn mực quốc tế.
Thực hiện tốt Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển, kết hợp chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an
ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển; phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn,
thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Tổ chức tốt việc xây dựng và
quản lý thống nhất quy hoạch không gian biển quốc gia, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và chuyên
ngành về biển, đảo. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển, các khu kinh tế, khu
công nghiệp và các đô thị ven biển. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển, nhất là nhân lực
chất lượng cao. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, điều tra tài nguyên, môi
trường biển; xây dựng cơ sở dữ liệu số về biển, đảo, nâng cao năng lực giám sát môi trường biển, dự
báo thiên tai, biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển.
Xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng
vùng và địa phương; tăng cường quản lý đô thị, phát triển các đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung
quá mức vào các đô thị lớn. Xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình,
có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hoá ở từng địa phương.
Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một
số công trình hiện đại. Tập trung ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, dự án hạ tầng
trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không kết nối các vùng, khu vực,
các trung tâm kinh tế trong nước và quốc tế; phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo,
bảo đảm an ninh năng lượng, cung cấp đủ, ổn định năng lượng cho nền kinh tế và sinh hoạt xã hội; phát
triển hạ tầng thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước, gắn với phòng, chống thiên
tai; tập trung cao hơn các nguồn lực cho thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng đồng bộ, hiện đại hạ
tầng đô thị, nhất là các đô thị lớn; tạo bứt phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông,
xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia... Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả
nguồn lực xã hội, đa dạng hoá hình thức đầu tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng.
Nâng cao chất lượng quy hoạch vùng; đổi mới, hoàn thiện thể chế quản lý vùng có hiệu quả, phát huy tốt
nhất tiềm năng, lợi thế của từng vùng, tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng và giữa các
vùng. Sáp nhập hợp lý một số đơn vị hành chính cấp xã, huyện phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển
mới. Đổi mới cơ chế phân cấp, phân quyền, uỷ quyền, gắn với phân định và nâng cao trách nhiệm của
Trung ương và địa phương.
IV- HOÀN THIỆN TOÀN DIỆN, ĐỒNG BỘ
THỂ CHẾ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA
1. Thống nhất và nâng cao nhận thức về phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ,
đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành
phần kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng
được củng cố, phát triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước ổn định kinh tế vĩ mô, định
hướng, điều tiết, dẫn dắt thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị
trường. Các nguồn lực kinh tế của Nhà nước được sử dụng phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển đất nước và cơ bản được phân bổ theo cơ chế thị trường. Doanh nghiệp nhà nước tập
trung vào lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng, quốc phòng, an ninh; hoạt động theo cơ chế thị trường,
quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế; lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, cạnh tranh
bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, các hợp tác xã, tổ hợp tác có phạm vi hoạt động rộng lớn, với vai trò
cung cấp dịch vụ cho các thành viên; liên kết, phối hợp sản xuất kinh doanh, bảo vệ lợi ích và tạo điều
kiện để các thành viên nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững. Tăng
cường liên kết giữa các hợp tác xã, hình thành các hiệp hội, liên hiệp hợp tác xã.
Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm,
được hỗ trợ phát triển thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Khuyến
khích doanh nghiệp tư nhân hợp tác, liên kết với doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, kinh tế hộ; phát
triển các công ty cổ phần có sự tham gia rộng rãi của các chủ thể xã hội, nhất là người lao động. Kinh tế
có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của kinh tế quốc dân, có vai trò lớn trong huy động
nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giữa Nhà nước, thị trường và xã hội có quan
hệ chặt chẽ. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế, bảo vệ quyền tài sản, quyền kinh doanh, giữ ổn
định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn của nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi, công khai, minh bạch cho
các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và thị trường hoạt động; điều tiết, định hướng, thúc đẩy kinh tế
phát triển, gắn kết phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, đời sống nhân
dân, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng luật pháp, cơ
chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các tiêu chuẩn, định mức và lực lượng kinh tế nhà
nước phù hợp với các yêu cầu và quy luật của kinh tế thị trường. Thị trường đóng vai trò quyết định trong
xác định giá cả hàng hoá, dịch vụ; tạo động lực huy động, phân bổ hiệu quả các nguồn lực; điều tiết sản
xuất và lưu thông; điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thanh lọc những doanh nghiệp yếu kém. Các tổ
chức xã hội có vai trò tạo sự liên kết, phối hợp hoạt động, giải quyết những vấn đề phát sinh giữa các
thành viên; đại diện và bảo vệ lợi ích của các thành viên trong quan hệ với các chủ thể, đối tác khác;
cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các thành viên; phản ánh nguyện vọng, lợi ích của các tầng lớp nhân dân
với Nhà nước và tham gia phản biện luật pháp, cơ chế, chính sách của Nhà nước, giám sát các cơ quan
và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong việc thực thi pháp luật.

2. Tiếp tục hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị


trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung tháo
gỡ các điểm nghẽn
Xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị
quốc gia. Xây dựng khung khổ pháp luật, môi trường thuận lợi thúc đẩy phát triển, khởi nghiệp, đổi mới
sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số; hỗ trợ, khuyến khích sự ra đời, hoạt động của những lĩnh
vực mới, mô hình kinh doanh mới. Tập trung sửa đổi những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, cản trở
phát triển kinh tế. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, uỷ quyền gắn với tăng
cường kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm cá nhân và nâng cao trách nhiệm phối hợp giữa các cấp, các
ngành.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, phát triển đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường, các loại thị trường. Thực
hiện nhất quán cơ chế giá thị trường đối với hàng hoá, dịch vụ, kể cả các dịch vụ công cơ bản. Phát triển
thị trường các yếu tố sản xuất để thị trường đóng vai trò quyết định trong huy động, phân bổ, sử dụng
các nguồn lực. Phát triển thị trường hàng hoá, dịch vụ theo các phương thức tổ chức, giao dịch văn
minh, hiện đại, thương mại điện tử. Phát triển đồng bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các thị trường
tài chính, tiền tệ, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm... trên nền tảng công nghệ số với kết cấu
hạ tầng, công nghệ và phương thức giao dịch hiện đại. Phát triển mạnh thị trường khoa học và công
nghệ. Phát triển và quản lý chặt chẽ thị trường bất động sản; thị trường quyền sử dụng đất. Phát triển thị
trường lao động linh hoạt gắn với cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Phát huy vai trò của
các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp tham gia hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế thị trường.
Xử lý tốt những bất cập của cơ chế thị trường, bảo đảm phúc lợi và an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh
và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế, thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đẩy
nhanh việc xử lý nợ, thoái vốn, cổ phần hoá, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước; thúc đẩy đổi mới, nâng
cao trình độ công nghệ, áp dụng chế độ quản trị doanh nghiệp hiện đại để nâng cao hiệu quả, đồng thời
kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà
nước. Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, các hợp tác
xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ, trang trại trong nông nghiệp. Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát
triển kinh tế tư nhân, khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực, mở rộng thị trường, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc của người lao động và
tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nâng
cao hiệu quả các dự án đối tác công - tư trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng. Ưu tiên những dự án
đầu tư nước ngoài có trình độ công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng lao động có kỹ năng;
đầu tư vào những ngành, lĩnh vực cần ưu tiên phát triển; có liên kết, chuyển giao công nghệ, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp trong nước phát triển, tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

3. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ; nâng cao


hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế
Giữ vững độc lập, tự chủ trong việc xác định chủ trương, đường lối, chiến lược phát triển kinh tế đất
nước. Phát triển doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh trở thành nòng cốt của kinh tế đất nước; giữ vững các
cân đối lớn, chú trọng bảo đảm an ninh kinh tế; không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia. Đa
phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế quốc tế, tránh lệ thuộc vào một thị trường, một đối tác. Nâng
cao khả năng chống chịu của nền kinh tế trước tác động tiêu cực từ những biến động của bên ngoài; chủ
động hoàn thiện hệ thống phòng vệ để bảo vệ nền kinh tế, doanh nghiệp, thị trường trong nước phù hợp
với các cam kết quốc tế. Thực hiện nhiều hình thức hội nhập kinh tế quốc tế với các lộ trình linh hoạt,
phù hợp với điều kiện, mục tiêu của đất nước trong từng giai đoạn. Hoàn thiện hệ thống pháp luật phù
hợp với những điều ước quốc tế và cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Tăng cường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế, thương mại, đầu tư quốc tế, có khả năng làm việc trong
môi trường quốc tế, trước hết là cán bộ trực tiếp làm công tác hội nhập kinh tế quốc tế, giải quyết tranh
chấp quốc tế.

V- ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO


DỤC VÀ ĐÀO TẠO, NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC, PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI
Xây dựng đồng bộ thể chế, chính sách để thực hiện có hiệu quả chủ trương giáo dục và đào tạo cùng với
khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước. Tiếp tục đổi
mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo
hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát
triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú
trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần
yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng
lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc tốt đẹp của người Việt
Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thể chất,
nâng cao tầm vóc con người Việt Nam.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt chú trọng giáo dục mầm non, tiểu học, tạo tiền
đề và bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng thành quả của
nền giáo dục. Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục. Thực hiện tốt hơn phân luồng học sinh
sau trung học cơ sở. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo. Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập, học tập suốt
đời. Đẩy mạnh tự chủ đại học. Có chính sách đột phá phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục đại học.
Thúc đẩy phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao. Xây dựng các cơ chế, chính sách
và giải pháp để đào tạo lại lực lượng lao động phải chuyển đổi ngành nghề do quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, đổi mới công nghệ và tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển giáo dục Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế, lấy chất lượng và hiệu quả đầu ra làm thước đo. Xây dựng và triển khai thực
hiện lộ trình tiến tới miễn học phí đối với học sinh phổ thông, trước hết là đối với học sinh tiểu học và
trung học cơ sở. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển các cơ sở đào tạo ngoài công lập phù hợp với
xu thế của thế giới và điều kiện của Việt Nam trên cơ sở bảo đảm công bằng xã hội và các giá trị cơ bản
của định hướng xã hội chủ nghĩa. Quan tâm thích đáng đến phát triển giáo dục ở miền núi, vùng cao, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Gắn kết chặt chẽ giáo dục và đào tạo với
nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; hình thành các trung tâm
nghiên cứu xuất sắc, các nhóm đổi mới sáng tạo mạnh. Cùng với đề cao vị trí, vai trò và trách nhiệm xã
hội, cần đổi mới mạnh mẽ chính sách đãi ngộ, chăm lo xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo
dục là khâu then chốt. Sắp xếp, đổi mới căn bản hệ thống các cơ sở đào tạo sư phạm, thực hiện đồng bộ
các cơ chế, chính sách và giải pháp để cải thiện mức sống, nâng cao trình độ và chất lượng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư cho giáo dục và đào tạo gắn với đổi mới cơ chế chính sách để nâng cao
hiệu quả đầu tư. Hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo đúng
hướng, hiệu quả. Đầu tư thích đáng cho giáo dục và đào tạo chất lượng cao, trình độ cao; có chính sách
đầu tư đặc thù cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả các chính
sách xã hội trong giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh đổi mới đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước, quản lý và quản trị nghiệp vụ chuyên môn trong giáo dục và đào tạo, từng bước thực hiện có
hiệu quả cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục và đào tạo. Xây dựng môi
trường giáo dục lành mạnh, kiên quyết khắc phục bệnh thành tích, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các tiêu
cực trong giáo dục và đào tạo. Hoàn thiện và thực hiện ổn định các phương thức đánh giá, kiểm định
chất lượng giáo dục và đào tạo, thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường đại học,
cao đẳng và đào tạo nghề. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chiến lược hợp tác và hội nhập quốc tế về
giáo dục và đào tạo. Phấn đấu đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về giáo dục và đào tạo ở khu
vực, bắt kịp với trình độ tiên tiến của thế giới, tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế.

VI- THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI SÁNG TẠO,


CHUYỂN GIAO, ỨNG DỤNG VÀ PHÁT
TRIỂN MẠNH KHOA HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ
Tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then
chốt để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ phù
hợp với xu thế chung của thế giới và điều kiện đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn mới, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chú trọng phát triển đồng bộ
khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học lý luận chính
trị.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ thể chế, chính sách ứng dụng, phát triển khoa học và công nghệ.
Nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cơ cấu lại các chương trình nghiên cứu khoa học
và công nghệ theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, lấy phục vụ hiệu quả sự nghiệp xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc làm mục tiêu. Rà soát, sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ gắn với đổi
mới toàn diện chính sách nhân lực khoa học và công nghệ. Tăng cường đầu tư phát triển khoa học và
công nghệ theo cơ chế thị trường trên cơ sở huy động hợp lý nguồn lực từ Nhà nước, doanh nghiệp và
các cá nhân. Hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển,
chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Chuyển đổi cơ chế đầu tư, quản lý tài chính khoa
học và công nghệ theo nguyên tắc đặt hàng, dựa vào kết quả, hiệu quả cuối cùng. Các ngành, các cấp
có trách nhiệm trong việc thúc đẩy phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào lĩnh vực
mình phụ trách.
Phát triển một số ngành khoa học và công nghệ mũi nhọn, trực tiếp góp phần giải quyết các vấn đề cấp
bách, phù hợp với điều kiện, nguồn lực của đất nước. Ưu tiên chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa
học và công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, con người, quốc phòng, an ninh trọng yếu.
Phát triển hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp thuận
lợi, an toàn tiếp cận nguồn tài nguyên số, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn. Tháo gỡ kịp thời những vướng
mắc, thực hiện tốt các chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, trọng dụng và đãi ngộ đội ngũ cán bộ
khoa học và công nghệ, nhất là chuyên gia đầu ngành, nhân tài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.
Tiếp tục phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hỗ trợ thương mại hoá các kết quả nghiên cứu
khoa học và công nghệ. Nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và sở hữu trí tuệ,
thông tin, thống kê khoa học và công nghệ.
Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ. Đa dạng hoá hợp tác quốc tế, ưu
tiên hợp tác với các đối tác chiến lược. Gắn hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ với mọi lĩnh vực
của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng và an ninh. Có chính sách hỗ trợ hoạt động giao lưu, trao đổi
học thuật quốc tế.

VII- XÂY DỰNG VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ


VĂN HOÁ, SỨC MẠNH CON NGƯỜI VIỆT
NAM
Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá và chuẩn
mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Quan tâm chăm
lo công tác giáo dục, bồi dưỡng và bảo vệ trẻ em, thiếu niên, nhi đồng. Tăng cường giáo dục lòng yêu
nước, lòng tự hào dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp
nhân dân, nhất là thanh niên. Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống
cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt
đẹp, bền vững trong truyền thống văn hoá Việt Nam. Đẩy mạnh giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức tôn
trọng và chấp hành pháp luật, bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của người Việt Nam,
đặc biệt là thế hệ trẻ. Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam; xây dựng
con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Có cơ chế, chính sách, giải pháp để xây dựng môi trường văn hoá thật sự trong sạch, lành mạnh, cải
thiện điều kiện hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Phát huy ý thức tự giác của toàn dân xây dựng và thực
hiện các chế tài, quy định, quy ước xã hội, bảo đảm công bằng về cơ hội và thụ hưởng văn hoá. Khắc
phục sự chênh lệch về trình độ phát triển và đời sống văn hoá giữa các vùng, miền, các giai tầng xã hội,
đặc biệt quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, các khu công nghiệp...
Khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các chuẩn mực văn hoá gia đình Việt Nam ấm no,
hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề cao vai trò của gia đình trong nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Phát
huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện
tiêu cực, mê tín, dị đoan. Xây dựng và thực hiện các chuẩn mực văn hoá trong lãnh đạo, quản lý. Chú
trọng xây dựng môi trường văn hoá công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan
liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, doanh nhân
và kinh doanh.
Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả của các loại hình văn hoá, văn nghệ. Có kế hoạch, cơ chế và
giải pháp xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống
dân tộc trong xây dựng con người, phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ
thuật, đồng thời bảo đảm tự do, dân chủ trong sáng tạo văn học, nghệ thuật; khuyến khích những tìm tòi
mới làm phong phú thêm bản sắc văn hoá Việt Nam; hạn chế các lệch lạc, các biểu hiện chạy theo thị
hiếu tầm thường. Quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn hoá, văn nghệ của các dân tộc thiểu số. Tiếp tục
đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các hội văn học, nghệ thuật, tập hợp đông đảo văn nghệ
sĩ tham gia; khuyến khích tự do sáng tạo, thực thi quyền tác giả.
Khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hoá và dịch vụ văn hoá
trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hoá Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị,
tinh hoa và thành tựu mới của văn hoá, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Gắn phát triển văn
hoá với phát triển du lịch, đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời bảo vệ, gìn giữ tài
nguyên văn hoá cho các thế hệ mai sau. Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn
và hiện đại. Thực hiện tốt quy hoạch, phát triển hệ thống báo chí, truyền thông. Sắp xếp ngành xuất bản,
in và phát hành theo hướng tinh gọn, chất lượng, hiện đại hoá. Tăng cường quản lý và phát triển các loại
hình truyền thông, thông tin trên Internet. Kiên quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin độc hại,
xuyên tạc, phản động, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị - xã hội, thuần phong mỹ tục.
Tiếp tục đổi mới toàn diện nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của Nhà nước về văn hoá. Tăng cường đầu tư, khai thác và phát huy tối đa các nguồn lực văn
hoá đi đôi với đổi mới nội dung, phương thức quản lý, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu
quả; tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm hiệu quả đầu tư cao trong lĩnh vực văn hoá. Đổi mới, hoàn
thiện các thiết chế văn hoá từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm hiệu quả. Đào tạo và phát triển đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tham mưu trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, nhất là cán bộ chủ chốt
thực sự am hiểu về văn hoá, có phẩm chất, bản lĩnh, năng lực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
Rà soát toàn bộ hệ thống các trường đào tạo văn hoá, văn nghệ, đổi mới và hiện đại hoá quy trình, nội
dung, phương thức đào tạo để trong 5 - 10 năm tới khắc phục về cơ bản sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ làm
công tác văn hoá. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hoá, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp
dẫn về giao lưu văn hoá quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại phù hợp với thực tiễn
Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu
niên đối với các văn hoá phẩm ngoại lai độc hại; từng bước đưa văn hoá Việt Nam đến với thế giới.

VIII- QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN


VỮNG, BẢO ĐẢM TIẾN BỘ, CÔNG BẰNG
XÃ HỘI
Nhận thức đầy đủ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách xã hội. Tăng cường
quản lý phát triển xã hội, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, tính bền vững trong các chính sách xã
hội, nhất là phúc lợi xã hội, an ninh xã hội, an ninh con người. Triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu
kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường, trên cơ sở đó, đổi mới phân bổ nguồn lực hợp lý để
nâng cao hiệu quả phát triển xã hội. Xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội,
quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hoà.
Trên cơ sở dự báo đúng xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội ở nước ta trong những năm tới, xây dựng các
chính sách xã hội và quản lý phát triển xã hội phù hợp, giải quyết hài hoà các quan hệ xã hội, kiểm soát
phân tầng xã hội và xử lý kịp thời, hiệu quả các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Gắn chính sách phát triển kinh
tế với chính sách xã hội, quan tâm lĩnh vực công tác xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân. Đổi mới cơ chế, huy động phân bổ và đa dạng hoá các nguồn lực thực hiện chính sách xã hội phù
hợp với nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp dân cư, nhóm xã hội, bảo đảm bình đẳng về cơ hội phát triển,
nhất là với lao động khu vực phi chính thức.
Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách đối với người có công trên cơ sở nguồn lực của Nhà
nước và xã hội, bảo đảm người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn
cư trú. Cân đối ngân sách để tiếp tục thực hiện việc nâng mức trợ cấp xã hội, trợ cấp ưu đãi người có
công, giải quyết căn bản chính sách đối với người có công; nâng cấp các công trình “đền ơn đáp nghĩa”.
Cải cách chính sách tiền lương theo hướng gắn với sự thay đổi của giá cả sức lao động trên thị trường,
tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng năng suất lao động, bảo đảm nguyên tắc phân
phối theo lao động, tạo động lực nâng cao năng suất và hiệu quả. Chú trọng nâng cao phúc lợi xã hội, an
sinh xã hội, cố gắng bảo đảm những nhu cầu cơ bản, thiết yếu của nhân dân về nhà ở, đi lại, giáo dục, y
tế, việc làm...
Phát triển thị trường lao động, hướng đến việc làm bền vững. Xác lập các nguyên tắc sử dụng và quản lý
lao động phù hợp với sự phát triển của thị trường, xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến
bộ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp
đồng, ưu tiên đưa lao động kỹ thuật có tay nghề đi làm việc ở những thị trường có thu nhập cao, an toàn
và tiếp tục phát huy nguồn lực này sau khi về nước trên cơ sở bảo đảm cơ cấu, chất lượng nguồn nhân
lực trong nước. Đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tăng cường đào tạo và đào tạo lại
cho người lao động để tham gia hiệu quả vào thị trường lao động. Chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp
với cơ cấu kinh tế, nâng cao tỉ trọng lao động trong khu vực chính thức, tập trung giải quyết việc làm cho
lao động khu vực phi chính thức, đặc biệt là lao động nông nghiệp chuyển đổi ngành nghề.
Phát triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, tiến tới bao phủ toàn dân với các chính sách phòng ngừa,
giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho người dân, bảo đảm trợ giúp cho các nhóm đối tượng yếu thế. Cải
cách hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng dựa trên nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ - bền vững. Triển khai
đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bảo đảm mức sống tối thiểu và các dịch vụ cơ
bản. Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, triển khai có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020 - 2030, thu hẹp khoảng cách giàu -
nghèo giữa các vùng, miền, dân tộc.
Xây dựng và thực thi có hiệu quả chính sách dân số và phát triển, tận dụng và phát huy lợi thế thời kỳ
dân số vàng, đồng thời chuẩn bị điều kiện thích ứng với già hoá dân số, nâng cao chất lượng dân số,
gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm mức tăng dân số hợp lý và cân bằng giới tính khi
sinh. Nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực
phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khoẻ và tầm vóc người Việt Nam, bảo đảm toàn dân đều được
quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ. Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ và chăm
sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Đổi mới cơ chế tài chính y tế, hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế.
Phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ y tế. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc
phục tình trạng quá tải bệnh viện, phát triển hình thức khám, chữa bệnh trực tuyến. Nâng cao năng lực,
chủ động phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới toàn diện hệ thống y tế, nhất là y tế dự phòng. Thực
hiện đúng hướng, hiệu quả xã hội hoá trong lĩnh vực y tế, bảo đảm bình đẳng giữa y tế nhà nước và y tế
ngoài nhà nước, xây dựng, phát triển mô hình bác sĩ gia đình, phát triển mạnh ngành công nghiệp dược
và thiết bị y tế. Thực hiện tốt “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 -
2030”. Phát triển thể dục, thể thao toàn dân để tăng cường sức khoẻ của nhân dân, làm cơ sở cho phát
triển thể dục, thể thao thành tích cao. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, bảo đảm an toàn
giao thông, an toàn thực phẩm và thuốc chữa bệnh.

IX- QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ


ĐẤT ĐAI, TÀI NGUYÊN, BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG, CHỦ ĐỘNG THÍCH ỨNG VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Xây dựng chiến lược, hoàn thiện hệ thống thể chế quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, trọng tâm là
đất đai. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về đất đai, nâng cao chất lượng công tác xây dựng
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hiện đại hoá lĩnh vực địa chính, dịch vụ công về đất đai. Bảo đảm tính
thống nhất, đồng bộ, bền vững, hiệu quả, tiết kiệm trong sử dụng đất. Phát triển lành mạnh thị trường
quyền sử dụng đất, chú trọng thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng đầu cơ
đất. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách thúc đẩy tích tụ, tập trung đất nông nghiệp, khắc phục tình trạng
manh mún, tạo điều kiện thu hút đầu tư, ứng dụng cơ giới hoá và công nghệ cao vào sản xuất nông
nghiệp. Nâng cao hiệu quả sử dụng đất, ngăn chặn tình trạng để đất hoang hoá, sử dụng đất lãng phí,
tăng cường quản lý, khắc phục suy thoái đất. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất công, đất có
nguồn gốc nông, lâm trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất, kịp thời phát
hiện, xử lý dứt điểm các vi phạm, tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các
hành vi tham nhũng, trục lợi, làm thất thoát nguồn thu ngân sách liên quan đến đất. Hoàn chỉnh công tác
điều tra cơ bản, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản và đa
dạng sinh học.
Xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước quốc gia. Hoàn thiện chính sách, pháp luật, nhất là cơ chế tài
chính về khai thác, sử dụng tài nguyên nước bảo đảm công bằng, hiệu quả, bền vững trên nguyên tắc
của kinh tế thị trường và quản lý tổng hợp nguồn nước, bảo đảm nghiêm ngặt an ninh nguồn nước, nhất
là nước sạch cho sinh hoạt.
Xây dựng hệ thống và cơ chế giám sát tài nguyên, môi trường và biến đổi khí hậu; dự báo, cảnh báo
thiên tai, ô nhiễm và thảm hoạ môi trường, dịch bệnh. Có kế hoạch khắc phục căn bản tình trạng huỷ
hoại, làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường của các cơ sở sản xuất, các khu công
nghiệp, khu đô thị. Cải thiện chất lượng môi trường và điều kiện sống của nhân dân. Tập trung xử lý chất
thải, thúc đẩy tái sử dụng, tái chế và sản xuất thu hồi năng lượng từ chất thải gắn với hình thành chuỗi
sản xuất tiếp nối, liên tục. Huy động, ưu tiên các nguồn lực, thực hiện đồng bộ các giải pháp công trình
và phi công trình để bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Nâng cao năng lực nghiên cứu,
giám sát biến đổi khí hậu, dự báo khí tượng, thuỷ văn và cảnh báo thiên tai, năng lực chủ động phòng,
tránh, giảm nhẹ, năng lực chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chấn chỉnh công tác bảo vệ,
thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường và thích ứng với biến đổi
khí hậu. Tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác tài nguyên, các ngành, doanh nghiệp dựa nhiều
vào tài nguyên, các nguồn gây ô nhiễm, nguồn phát thải khí nhà kính. Đấu tranh, ngăn chặn và xử lý
nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, đẩy lùi tình trạng ô nhiễm, xâm hại
môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học.
Chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác
và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường, an
ninh nguồn nước, an ninh lương thực, thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời giảm thiểu các tác động
bất lợi từ quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần cùng
cộng đồng quốc tế thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Tăng cường công tác
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nghiên cứu cơ bản và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
về tài nguyên, môi trường, phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

X- TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN


NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ QUỐC
VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh
thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ
nghĩa, nền văn hoá và lợi ích quốc gia - dân tộc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, an ninh
quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Củng cố quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị và
toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là nòng cốt. Kiên quyết đấu tranh làm thất
bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Chú trọng an ninh, an toàn là một
trong những yếu tố hàng đầu trong cuộc sống của người dân. Xác định “chủ động phòng ngừa” là chính.
Ứng phó kịp thời, hiệu quả với các đe doạ an ninh phi truyền thống, nhất là nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ,
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh. Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ
xa. Nỗ lực phấn đấu để ngăn ngừa xung đột, chiến tranh và giải quyết các tranh chấp bằng các biện
pháp hoà bình phù hợp với luật pháp quốc tế. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời, vùng biển; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để
phát triển.
Tăng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân trong nền
quốc phòng toàn dân và nền an ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng
toàn dân và thế trận an ninh nhân dân. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa kinh tế, văn hoá, xã hội, đối
ngoại với quốc phòng, an ninh và giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hoá, xã hội và đối ngoại. Cụ
thể hoá và thực hiện có hiệu quả quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược bảo vệ Tổ quốc; trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; trong từng địa phương, vùng, địa bàn
chiến lược và trong từng nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cụ thể.
Xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại. Đến năm 2025, cơ bản xây dựng
Quân đội, Công an tinh, gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo
đức, tổ chức và cán bộ. Xây dựng cấp uỷ, tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội và
Công an tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, kiên định với mục tiêu, lý
tưởng cách mạng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu cao, đáp ứng yêu
cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu và dân quân tự vệ
vững mạnh, rộng khắp trên các vùng, miền, trên biển. Quan tâm xây dựng lực lượng bảo đảm trật tự, an
toàn xã hội cơ sở đáp ứng đòi hỏi của nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở. Xây dựng, củng cố
đường biên giới trên bộ hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; nâng cao năng lực thực thi pháp luật
của các lực lượng làm nhiệm vụ ở biên giới, biển, đảo.
Xây dựng, phát triển nền công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh hiện đại, lưỡng dụng, vừa đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vừa góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng và
củng cố các tuyến phòng thủ biên giới, biển, đảo; có cơ chế huy động nguồn lực từ địa phương và nguồn
lực xã hội cho xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh tại các khu vực phòng thủ. Chủ động chuẩn bị về
mọi mặt, sẵn sàng các phương án bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
và giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội trong mọi tình huống.
Tiếp tục nghiên cứu, phát triển lý luận về quốc phòng, quân sự, an ninh, nghệ thuật quân sự, nghệ thuật
bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh xã hội trong tình hình mới. Nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ
vững thế chủ động chiến lược; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Đổi mới và nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ, công
chức, viên chức và cho toàn dân, bảo đảm phù hợp với từng đối tượng. Chú trọng giáo dục, thống nhất,
nâng cao nhận thức về đối tác và đối tượng; nắm vững đường lối, quan điểm, yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới. Nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần cảnh giác cách mạng trong thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Quan tâm chăm lo thực hiện tốt chính sách đối với lực lượng vũ
trang và chính sách hậu phương quân đội, công an. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao chất
lượng thu hút, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới.
Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng,
Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến
lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng, Chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược quốc
phòng, an ninh chuyên ngành khác. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách về quốc
phòng, an ninh và liên quan đến quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Chủ động, tăng cường hợp tác
và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về quốc phòng, an ninh.
Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung,
thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng, an
ninh. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị trong Quân đội nhân dân
và Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị,
làm nòng cốt trong sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của
các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân đối với nhiệm vụ tăng cường quốc phòng,
an ninh, bảo vệ Tổ quốc.

XI- TRIỂN KHAI ĐỒNG BỘ, SÁNG TẠO,


HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI,
CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP
QUỐC TẾ TOÀN DIỆN, SÂU RỘNG
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa
dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các
nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác, cùng có
lợi. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện,
sâu rộng; Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng
quốc tế.
Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt
động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở vừa hợp tác, vừa đấu tranh, tiếp tục nâng cao hiệu quả
hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững
môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế
và uy tín của đất nước. Xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng,
ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân.
Đẩy mạnh đối ngoại song phương và nâng tầm đối ngoại đa phương. Chủ động tham gia và phát huy vai
trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, Liên hợp quốc, APEC, hợp tác tiểu vùng
Mê Công và các khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, trong những vấn đề và các cơ chế quan trọng có
tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện cụ thể. Coi trọng phát triển quan hệ hợp tác,
hữu nghị, truyền thống với các nước láng giềng; chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước
ASEAN xây dựng Cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc
an ninh khu vực. Đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương với các đối tác, đặc biệt
là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác quan trọng khác, tạo thế đan xen lợi ích và tăng
độ tin cậy. Chủ động, tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh theo tư duy mới
về bảo vệ Tổ quốc. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, làm thất bại mọi âm mưu, hành động can thiệp của các
thế lực thù địch vào công việc nội bộ, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, an
ninh quốc gia và ổn định chính trị đất nước. Tiếp tục thúc đẩy giải quyết các vấn đề trên biển, an ninh, an
toàn hàng hải, hàng không trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật
Biển năm 1982. Củng cố đường biên giới hoà bình, an ninh, hợp tác và phát triển; giải quyết các vấn đề
còn tồn tại liên quan đến đường biên giới trên bộ với các nước láng giềng.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc
tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia - dân tộc, bảo
đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia. Gắn kết chặt chẽ quá trình chủ động, tích cực hội nhập quốc tế
toàn diện và sâu rộng với việc nâng cao sức mạnh tổng hợp, huy động tiềm năng của toàn xã hội; đổi
mới, hoàn thiện thể chế trong nước, nâng cao năng lực tự chủ, cạnh tranh và khả năng thích ứng của đất
nước. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế trong các lĩnh vực xã hội, môi
trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hoá, du lịch và các lĩnh vực khác. Tích cực
triển khai các cam kết khu vực và quốc tế, lồng ghép với các chiến lược, chính sách, kế hoạch và
chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham gia, tích cực đóng góp, nâng cao vai trò của Việt
Nam trong xây dựng, định hình các thể chế đa phương và trật tự chính trị - kinh tế quốc tế, thực hiện đầy
đủ các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Mở rộng quan hệ và đẩy mạnh hợp tác
với các lực lượng chính trị, xã hội và nhân dân các nước, phấn đấu vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ, hợp tác phát triển và tiến bộ xã hội.
Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, tham mưu chiến lược về đối ngoại, không để bị động, bất
ngờ. Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đối ngoại, bảo hộ công
dân, triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Nâng cao bản lĩnh,
phẩm chất, năng lực, phong cách chuyên nghiệp, đổi mới sáng tạo của đội ngũ cán bộ làm công tác đối
ngoại và hội nhập quốc tế; chủ động thích ứng trước chuyển biến của tình hình; tăng cường cơ chế phối
hợp chặt chẽ giữa các kênh và các cơ quan đối ngoại, đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại
và hội nhập quốc tế.

XII- PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN


KẾT TOÀN DÂN TỘC, DÂN CHỦ XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VÀ QUYỀN LÀM CHỦ CỦA
NHÂN DÂN
1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
Mọi hoạt động của hệ thống chính trị, của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải phục vụ lợi ích
của nhân dân. Giải quyết hài hoà các quan hệ lợi ích trong xã hội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của nhân dân; không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh; nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động thích ứng với cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng cho giai cấp công nhân. Chăm
lo đời sống vật chất, tinh thần, nhà ở và phúc lợi xã hội cho công nhân; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp,
chính đáng của công nhân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của công đoàn phù hợp với cơ cấu lao động,
nhu cầu, nguyện vọng của công nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế; tập trung làm tốt vai trò đại diện, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân, tập thể công nhân. Định hướng, quản lý tốt sự ra
đời, hoạt động của các tổ chức của công nhân tại doanh nghiệp ngoài tổ chức công đoàn hiện nay.
Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với
xây dựng nông thôn mới. Gắn xây dựng giai cấp nông dân với phát triển nông nghiệp và quá trình công
nghiệp hoá, đô thị hoá nông thôn, tạo điều kiện để cư dân nông thôn trở thành cư dân đô thị mà không
dẫn đến di cư quy mô lớn. Có chính sách hợp lý để chuyển lao động nông thôn sang các ngành phi nông
nghiệp. Huy động và phát huy mọi nguồn lực từ nông dân, nông thôn cùng với các nguồn lực khác để
thực hiện thành công mô hình nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước
trong tình hình mới. Có cơ chế phát huy dân chủ, tự do sáng tạo và đề cao đạo đức, trách nhiệm trong
nghiên cứu khoa học. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, môi trường làm việc, nghiên cứu, đổi mới sáng
tạo của trí thức. Trọng dụng, đãi ngộ thoả đáng đối với nhân tài, các nhà khoa học và công nghệ Việt
Nam có trình độ chuyên môn cao ở trong nước và nước ngoài, nhất là các nhà khoa học đầu ngành, nhà
khoa học có khả năng chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt quan trọng. Thực sự tôn
trọng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn, phản biện của chuyên gia, đội ngũ trí thức.
Phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng và chất lượng, có tinh thần cống hiến cho dân tộc,
có chuẩn mực văn hoá, đạo đức tiến bộ và trình độ quản trị, kinh doanh giỏi. Tạo môi trường, điều kiện
thuận lợi cho doanh nhân khởi nghiệp sáng tạo, kinh doanh lành mạnh, cống hiến tài năng. Khuyến khích
doanh nhân thực hiện trách nhiệm xã hội và tham gia phát triển xã hội. Tôn vinh, khen thưởng kịp thời,
xứng đáng những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hoá, nâng cao lòng yêu
nước, tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên; nêu cao tinh thần trách nhiệm
đối với đất nước, với xã hội; xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát
triển lành mạnh, toàn diện, hài hoà cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ. Tạo động lực cho thanh niên
xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học,
công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo
bồi dưỡng, giáo dục, phát triển toàn diện và bảo đảm quyền của trẻ em; dành những điều kiện tốt nhất,
sự chăm lo chu đáo nhất cho trẻ em - tương lai của đất nước.
Phát huy truyền thống, tiềm năng, thế mạnh và tinh thần làm chủ, khát vọng vươn lên của các tầng lớp
phụ nữ. Xây dựng người phụ nữ Việt Nam thời đại mới. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tăng cường các chương trình phát triển, hỗ trợ
cập nhật tri thức, kỹ năng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách liên quan đến phụ nữ, trẻ em và bình đẳng giới. Kiên
quyết xử lý nghiêm theo pháp luật các tệ nạn xã hội, các hành vi bạo lực, mua bán, xâm hại phụ nữ, trẻ
em.
Động viên cựu chiến binh, công an hưu trí phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ và Công an
nhân dân Việt Nam cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; giúp
nhau làm kinh tế, cải thiện đời sống. Tăng cường vai trò của hội viên trong giáo dục lòng yêu nước,
truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, góp phần xây dựng và củng cố cơ sở chính trị, xây dựng Đảng
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động, học tập của người cao tuổi trong xã hội, cộng đồng và gia
đình. Tiếp tục xây dựng gia đình kiểu mẫu “ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hoà
thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”. Kính trọng, bảo vệ và chăm sóc người cao tuổi. Bảo trợ,
giúp đỡ người cao tuổi gặp khó khăn, cô đơn không nơi nương tựa.
Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển. Huy động, phân bổ, sử
dụng, quản lý hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hoá,
xã hội ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng tính đặc thù của từng vùng dân tộc thiểu số
trong hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Có cơ chế thúc đẩy tính tích cực, ý chí tự lực,
tự cường của đồng bào các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giảm nghèo đa chiều,
bền vững. Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, người có uy tín tiêu biểu trong vùng dân tộc thiểu số.
Nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”, đóng góp tích
cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo quy
định pháp luật và hiến chương, điều lệ được Nhà nước công nhận. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo
đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo cho sự nghiệp phát triển đất nước. Kiên quyết đấu tranh
và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ
nghĩa; chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hỗ trợ để người Việt Nam ở nước ngoài có địa vị pháp lý vững chắc, phát triển kinh tế và đời sống, hòa
nhập xã hội nước sở tại. Nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ công dân, quản lý lao động, du học sinh...
Tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hoá dân tộc, nâng cao lòng tự hào, tự tôn dân
tộc. Làm tốt công tác thông tin tình hình trong nước, giúp đồng bào hướng về Tổ quốc, nhận thức và
hành động phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc, có chính sách thu hút nguồn lực của người Việt Nam ở
nước ngoài đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tăng cường vai trò nòng cốt chính trị, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tập hợp, vận động nhân dân đẩy mạnh các phong trào thi
đua yêu nước, đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”,
thực hành dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội. Đổi mới tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức
hoạt động, nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội,
hướng mạnh về cơ sở, địa bàn dân cư. Thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội, đại diện bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà
nước, tăng cường đối ngoại nhân dân. Xây dựng thế trận lòng dân, phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng
thuận của nhân dân trong và ngoài nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền
làm chủ của nhân dân
Tiếp tục cụ thể hoá, hoàn thiện thể chế thực hành dân chủ theo tinh thần Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013, bảo
đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt để
nhân dân làm chủ. Cấp uỷ, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, đội ngũ đảng viên, cán bộ,
công chức, viên chức nêu gương thực hành dân chủ, tuân thủ pháp luật, đề cao đạo đức xã hội. Đảng và
Nhà nước ban hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật tạo nền tảng chính trị, pháp lý, tôn
trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền làm chủ của nhân dân. Đề cao vai trò chủ thể, vị trí trung tâm của nhân
dân trong chiến lược phát triển đất nước, trong toàn bộ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy
tính tích cực chính trị - xã hội, trí tuệ, quyền và trách nhiệm của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn
Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội, xây dựng đội ngũ đảng viên, cán bộ, công chức; động viên nhân dân tham gia phát triển kinh tế; góp
phần quản lý xã hội thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hoạt
động tự quản cộng đồng; xây dựng, quản lý, thụ hưởng văn hoá; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân, ngoại giao nhân dân gắn với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế
trận lòng dân. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm
mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân.

XIII- XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ


NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị. Nâng
cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng,
nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp trên cơ sở các nguyên tắc pháp quyền, bảo đảm quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân
công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống
pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, lấy quyền và lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người dân, doanh nghiệp làm trọng tâm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo
đảm yêu cầu phát triển nhanh, bền vững.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động, phát huy dân chủ, pháp quyền, tăng tính chuyên nghiệp trong tổ chức và hoạt
động của Quốc hội, trong thực hiện chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất
nước và giám sát tối cao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quy trình lập pháp, tập trung xây dựng,
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền công dân; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu, bỏ phiếu tín
nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn. Thiết lập
đồng bộ, gắn kết cơ chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
và nhân dân. Bảo đảm tiêu chuẩn, cơ cấu, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng hợp lý số lượng
đại biểu hoạt động chuyên trách; giảm số lượng đại biểu công tác ở các cơ quan hành pháp, tư pháp.
Xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp, hiện đại,
trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch. Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo
hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực; phát huy đầy
đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội, tập trung vào quản lý vĩ mô, xây
dựng thể chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; tăng cường năng lực dự báo, phân tích và đề xuất chính
sách dựa trên luận cứ khoa học và thực tiễn trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa
Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương; khắc phục triệt để tình trạng chồng chéo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn; bảo đảm quản lý nhà nước thống nhất, đồng thời phát huy vai trò chủ động,
sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành. Nâng cao chất lượng dịch vụ công; tiếp tục
sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, bảo đảm chất lượng, hoạt động
hiệu quả.
Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Nghiên cứu, ban hành Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045,
trong đó có Chiến lược pháp luật và cải cách tư pháp. Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ
quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng tư pháp; giải quyết kịp thời,
đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiếu kiện theo luật định; phòng ngừa và đấu tranh có hiệu quả với
hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật.
Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn
vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm
xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội ở các cấp. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ ngân sách
Trung ương, ngân sách địa phương, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, nâng cao tính
chủ động, tự chủ của ngân sách địa phương.
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, phục vụ nhân dân và
sự phát triển của đất nước. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đi đôi với cải cách tiền lương, chế độ, chính
sách đãi ngộ, tạo môi trường, điều kiện làm việc để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục vụ phát triển; có cơ
chế lựa chọn, đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, khuyến khích bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám nói, dám
làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách và quyết liệt
trong hành động vì lợi ích chung. Đồng thời, có cơ chế sàng lọc, thay thế kịp thời những người không
hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm pháp luật, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, bị xử lý kỷ luật, không
còn uy tín đối với nhân dân.
Gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật. Tập trung chỉ đạo quyết liệt,
đầu tư hợp lý nguồn lực và các điều kiện để thực hiện tốt các nhiệm vụ nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ
chức thi hành pháp luật, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; cải cách thủ tục hành chính; kiện
toàn tổ chức, tinh giảm hợp lý đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế. Thúc đẩy xây dựng chính
quyền điện tử, tăng cường sự kết nối, trao đổi thông tin thường xuyên giữa chính quyền các cấp, giữa
chính quyền với người dân và doanh nghiệp.
XIV- XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, NÂNG
CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO, CẦM
QUYỀN CỦA ĐẢNG
Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Tập trung thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm
vụ, giải pháp:

1. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị


Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Giữ
vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng, kiên định các nguyên tắc xây dựng Đảng. Nâng cao bản
lĩnh, năng lực dự báo và chất lượng công tác hoạch định đường lối, chính sách phù hợp với thực tiễn
Việt Nam và xu hướng phát triển của thời đại. Kịp thời thể chế hóa, cụ thể hoá, triển khai đúng đắn, hiệu
quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, khắc phục sự yếu kém
trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, tính
chiến đấu của cấp uỷ, tổ chức đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý
chủ chốt các cấp, cán bộ cấp chiến lược. Thực hành dân chủ trong Đảng gắn liền với tăng cường kỷ luật,
kỷ cương của Đảng.

2. Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng


Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức công tác tư tưởng theo hướng chủ động, thiết thực, kịp
thời và hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục, tính thuyết phục trong tuyên truyền, học tập chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Nắm chắc, dự báo đúng, định hướng chính xác, xử lý đúng đắn, kịp thời các vấn đề tư tưởng
trong Đảng, trong xã hội. Chú trọng nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, bảo đảm thống nhất tư tưởng
trong Đảng, đồng thuận cao trong xã hội. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, hoàn thiện hệ
thống lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Gắn kết tổng kết thực tiễn với nghiên cứu lý luận, định hướng chính sách. Thực hiện nghiêm Quy định
dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị, tạo môi trường dân chủ, khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát
huy trí tuệ của các tổ chức và cá nhân. Chú trọng cập nhật kết quả tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận;
sớm kết luận những vấn đề lý luận đã chín, đã rõ để phát triển, hoàn thiện đường lối, chủ trương xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nghiên cứu lý luận. Từng bước đưa hoạt động trao đổi lý
luận của Đảng ta với một số đảng cầm quyền, đảng tham chính ở một số nước đi vào chiều sâu, hiệu
quả. Đầu tư thích đáng cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có chế độ, chính sách thoả
đáng nhằm thu hút, trọng dụng các chuyên gia đầu ngành.
Tiếp tục đổi mới việc học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Đổi mới căn
bản chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo phương châm khoa học, thực
tiễn, sáng tạo và hiện đại; đưa việc bồi dưỡng lý luận, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp chiến lược đi vào nền nếp, nhất quán từ Trung ương đến cơ
sở, phù hợp với từng đối tượng, chú trọng chất lượng, hiệu quả, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Tăng cường
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

3. Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức


Nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đẩy mạnh giáo dục đạo
đức cách mạng, thực hiện thường xuyên, sâu, rộng, có hiệu quả việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Thực hiện nghiêm các quy
định của Đảng về trách nhiệm nêu gương, chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, trước hết là Uỷ viên
Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương. Đảng viên tự giác nêu gương để
khẳng định vị trí lãnh đạo, vai trò tiên phong, gương mẫu, tạo sự lan toả, thúc đẩy các phong trào cách
mạng. Coi trọng kiểm tra, giám sát trong Đảng kết hợp với phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử,
của Mặt trận Tổ quốc, báo chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên thực hiện các quy định nêu gương.
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần “Đảng ta là đạo đức, là
văn minh” cho phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc. Xây dựng các
chuẩn mực đạo đức làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng
ngày. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách
nhiệm của mình, luôn vững vàng trước khó khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài,
danh vọng. Nâng cao ý thức tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng. Tăng cường đấu
tranh chống các quan điểm, hành vi phản đạo đức, phi đạo đức. Cổ vũ, biểu dương các gương sáng đạo
đức, tạo ảnh hưởng sâu rộng trong Đảng và ngoài xã hội.

4. Đẩy mạnh xây dựng Đảng về tổ chức; tiếp tục đổi


mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả
hoạt động của hệ thống chính trị
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế, văn hoá, xã hội, con người..., đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực
lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ
chức của hệ thống chính trị. Tổng kết các mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống
chính trị, khắc phục sự chồng chéo và những bất hợp lý trong tổ chức của Đảng và tổ chức bộ máy của
hệ thống chính trị. Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức theo vị trí việc làm.

5. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng


và đội ngũ đảng viên
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở
đảng. Rà soát, sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác
của các loại hình tổ chức cơ sở đảng phù hợp với tiến trình đổi mới, sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy
của Đảng và hệ thống chính trị. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức cơ sở đảng trong việc giáo
dục, quản lý, rèn luyện, kiểm tra, giám sát đảng viên; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, sinh
hoạt của chi bộ. Thực hiện chủ trương bí thư cấp uỷ đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cơ bản
thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp, bí thư cấp uỷ là chủ
tịch Uỷ ban nhân dân, bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng dân phố hoặc trưởng ban công
tác mặt trận ở những nơi có điều kiện.
Nâng cao chất lượng đảng viên. Đổi mới công tác đánh giá, xếp loại đảng viên bảo đảm thực chất. Phát
hiện, quy hoạch, bồi dưỡng, phát huy vai trò những đảng viên ưu tú, có triển vọng, chuẩn bị nguồn cán
bộ chủ chốt các cấp. Coi trọng công tác phát triển đảng viên, bảo đảm số lượng, chất lượng. Đẩy mạnh
công tác phát triển đảng viên trong công nhân trực tiếp sản xuất, trí thức và doanh nhân. Phát hiện, bồi
dưỡng, kết nạp vào Đảng những thanh niên ưu tú trưởng thành trong phong trào lao động, học tập, trong
lực lượng vũ trang, tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên. Sàng lọc, kiên quyết đưa những người không đủ tư cách
ra khỏi Đảng.

6. Tăng cường xây dựng Đảng về cán bộ các cấp,


nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ. Hoàn thiện thể chế, quy định về công tác cán bộ, tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí, cơ
chế đánh giá cán bộ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu có bản lĩnh chính trị vững
vàng, có đạo đức trong sáng, năng lực nổi bật, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám
đổi mới, sáng tạo, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, dám hành động vì lợi ích chung, có uy tín
cao và thực sự tiên phong, gương mẫu, là hạt nhân đoàn kết.
Xây dựng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác cán bộ và quản lý
cán bộ; thực hiện tốt quy định về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy
quyền; xử lý nghiêm minh, đồng bộ kỷ luật đảng, kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật đối với cán
bộ có vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.
Coi trọng và làm tốt công tác bảo vệ cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ. Kiên quyết phòng, chống các biểu
hiện bè phái, “lợi ích nhóm” và lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng để xuyên tạc sự thật, kích
động, gây rối, chia rẽ làm mất đoàn kết nội bộ.

7. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát, kỷ luật đảng
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định, quy chế nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, nâng cao chất
lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát. Cải tiến, đổi mới phương pháp, quy trình, kỹ năng
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng bảo đảm khách quan, dân chủ, khoa học, đồng bộ, thống nhất,
thận trọng, chặt chẽ, khả thi, trong đó tập trung vào các cơ chế, biện pháp chủ động phát hiện sớm để
phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; có chế tài để phòng ngừa,
xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm kỷ luật đảng.
Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công
tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; công tác hướng dẫn, chỉ đạo của uỷ ban kiểm tra cấp trên đối
với cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra cấp dưới trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kỷ luật
đảng.
Triển khai quyết liệt, thường xuyên, toàn diện, đồng bộ công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, phục vụ
thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh. Tập trung kiểm
tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những nơi dễ xảy ra vi phạm, nơi có
nhiều bức xúc nổi cộm, dư luận quan tâm; xử lý kịp thời, kiên quyết, triệt để, đồng bộ, nghiêm minh các
tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên, nhất là cán
bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp để kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ xa, từ đầu, giải quyết từ sớm,
không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn, kéo dài và lan rộng. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát của
tổ chức đảng cấp trên đối với cấp dưới.
Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với giám sát, thanh tra,
kiểm toán nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tăng cường phối hợp
giữa giám sát, kiểm tra của Đảng với giám sát, thanh tra của Nhà nước và giám sát của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để tăng cường sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu lực, hiệu quả
giám sát, kiểm tra, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực, không hiệu quả. Tăng cường công
tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ trong việc thể chế hoá và thực hiện
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng. Tăng cường
kiểm tra, giám sát công tác cán bộ, gắn với kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền. Phát huy
vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong
công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Chú trọng đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các
cấp; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra các cấp theo hướng chuyên nghiệp hóa.

8. Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp uỷ đảng, hệ thống chính trị về
công tác dân vận; có cơ chế phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới. Đổi mới nội dung, phương thức tuyên truyền, vận động, sử
dụng có hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội theo hướng thiết thực, tăng cường
đồng thuận, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, phát huy
sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh.
Nêu cao tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là của chính quyền các cấp đối với công tác
dân vận. Phát huy vai trò, sự tham gia của nhân dân trong xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích
giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân, giữa các vùng, địa phương; quan tâm đến các đối tượng yếu
thế trong xã hội. Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hoá, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
nhân dân làm chủ” và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”. Tổ chức có hiệu quả, thực chất việc nhân dân tham gia giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động
của các tổ chức trong hệ thống chính trị; phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Lấy kết quả
công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của nhân dân làm tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng tổ chức
bộ máy và chất lượng cán bộ, đảng viên.
Tiếp tục hoàn thiện và thực thi quy định về đạo đức công vụ trong công tác dân vận, phát huy vai trò
gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ cấp chiến lược, người đứng đầu, cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang. Phê phán, xử lý nghiêm minh những cán bộ, công chức, viên chức thờ ơ,
vô cảm, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, nhũng nhiễu dân. Thực hiện tốt Quy chế dân
chủ ở cơ sở. Sâu sát cơ sở, tăng cường đối thoại, tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe tâm tư, kịp thời giải
quyết nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”, tuyên truyền,
biểu dương, nhân rộng các mô hình, điển hình về công tác dân vận. Rà soát bổ sung và thực hiện Quy
chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; xây dựng cơ chế phối hợp giữa chính quyền, các cơ quan,
tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; tích cực đôn đốc, kiểm tra, giám
sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về công tác dân vận.

9. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham


nhũng, lãng phí
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong công tác xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng, củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, với quyết
tâm chính trị cao hơn, hành động mạnh mẽ, triệt để hơn, hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực
phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, lãng phí,
bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, can thiệp, cản trở việc chống tham nhũng, lãng phí, không
có vùng cấm, không có ngoại lệ. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân;
thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự.
Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự tự giác, thống nhất cao về
ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, trước
hết là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp uỷ, cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương; kiên
trì giáo dục, rèn luyện đức tính liêm khiết, xây dựng văn hoá tiết kiệm, không tham nhũng, lãng phí, trước
hết trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
Đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về kinh tế - xã hội, về
kiểm tra, giám sát và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, nhất là các quy định về kiểm soát quyền lực,
trách nhiệm người đứng đầu, trách nhiệm giải trình, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; cơ chế bảo
vệ, khuyến khích những người làm công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện, xử lý tham nhũng cũng như
với người tố cáo, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đồng thời xử lý nghiêm những người
lợi dụng chống tham nhũng, lãng phí để vu khống, gây mất đoàn kết nội bộ; kiểm soát có hiệu quả tài
sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý; đẩy mạnh thực
hiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, phát
hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án tham nhũng, lãng phí; kiên quyết thu hồi tài sản tham
nhũng; kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng phí; xử lý
nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, vòi vĩnh, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục kiện
toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, bảo đảm liêm chính, trong sạch, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
của các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng và các cơ quan tham mưu cho cấp uỷ
lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng. Từng bước mở rộng phạm vi phòng, chống tham
nhũng ra khu vực ngoài nhà nước, mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham
nhũng. Phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
các tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân và cơ quan truyền thông, báo chí trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả phát hiện và xử lý tham nhũng, lãng phí.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập và có chính sách nhà ở, bảo đảm
cuộc sống để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.

10. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo
của Đảng trong điều kiện mới
Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng Cương lĩnh, chiến lược, các chủ trương, chính sách lớn, bằng công tác tổ
chức, cán bộ, bằng kiểm tra, giám sát; lãnh đạo thể chế hoá các quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng thành chính sách, pháp luật; lãnh đạo xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức đủ
phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; lãnh đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ
trương, chính sách, Hiến pháp và pháp luật; chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp,
cải cách hành chính và cải cách tư pháp. Các tổ chức của Đảng và đảng viên, nhất là tổ chức, đảng viên
hoạt động trong các cơ quan nhà nước vừa phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, vừa phải
nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối, các quy định của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng, đồng thời tôn trọng
nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phát huy
mạnh mẽ vai trò, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.
Tiếp tục cụ thể hoá phương thức lãnh đạo của Đảng đã được xác định trong Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) ở tất cả các cấp bằng
những quy chế, quy định, quy trình cụ thể và công khai để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, giám sát
việc thực hiện. Quy định cụ thể Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát
của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình; về quyền hạn, trách
nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo
đảm thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Phát huy vai trò, trách
nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu và có cơ chế xử lý đối với người đứng đầu khi vi phạm. Đẩy
mạnh việc phân cấp, phân quyền gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện phân cấp,
phân quyền, chống tha hoá quyền lực; có cơ chế để các địa phương phát huy quyền chủ động, sáng tạo,
gắn với đề cao trách nhiệm, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý thống nhất của Trung
ương.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt, kịp thời, đúng đắn của
cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp; phát huy vai trò nêu gương, thúc đẩy đổi mới phương thức, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan trong hệ thống chính trị. Đổi mới phương pháp,
phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương tới cơ sở; xây dựng và
thực hiện phong cách làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, trọng dân, gần dân, hiểu dân, vì dân, bám sát
thực tiễn, chịu khó học hỏi, nói đi đôi với làm.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành nghị quyết của Đảng. Ban hành nghị quyết khi
thật sự cần thiết, hợp lý, thiết thực, ngắn gọn, khả thi. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo kiên quyết, giám sát
chặt chẽ việc cụ thể hoá, thể chế hoá, tổ chức thực hiện nghị quyết; coi trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc,
sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, quy định, chỉ thị, kết luận của Đảng, bảo đảm hiệu lực, hiệu
quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của Đảng. Tiếp
tục tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, cầm quyền của
Đảng trong điều kiện mới.

XV- NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM,


CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC TRONG
NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XIII
1. Những nhiệm vụ trọng tâm
(1) Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và
hệ thống chính trị toàn diện, trong sạch, vững mạnh. Đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của
Đảng. Xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tiếp tục
đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “lợi ích nhóm”, những biểu
hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ. Xây dựng đội ngũ đảng viên và cán bộ các cấp, nhất là
cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Củng cố niềm tin, sự gắn bó của
nhân dân với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
(2) Tập trung kiểm soát đại dịch Covid-19, tiêm chủng đại trà vắcxin Covid-19 cho cộng đồng; phục hồi,
phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, xây dựng, hoàn
thiện đồng bộ thể chế phát triển phù hợp với nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập; phát triển
đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các khu vực, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất
kinh doanh; có chính sách hỗ trợ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong nông nghiệp; đẩy
mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là
những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện chuyển đổi số quốc gia, phát
triển kinh tế số, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động,
phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tạo động lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; hoàn
thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về sở hữu trí tuệ và giải quyết các tranh chấp dân sự; khắc
phục những điểm nghẽn cản trở sự phát triển của đất nước.
(3) Giữ vững độc lập, tự chủ, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc
tế; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên
hiện đại, tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát
triển đất nước.
(4) Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; giữ gìn và phát huy giá trị văn hoá, sức
mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế; có chính sách
cụ thể phát triển văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện tốt chính sách xã hội, bảo đảm an
ninh xã hội, an ninh con người, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý phát triển xã hội, thực hiện tiến
bộ, công bằng xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống và chỉ số hạnh phúc của con người Việt Nam.
(5) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm phát huy mạnh mẽ dân chủ xã hội
chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; đồng thời tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội,
trước hết là việc thực thi tinh thần “thượng tôn pháp luật”, gương mẫu tuân theo pháp luật, kỷ cương và
thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và tổ chức
chính trị - xã hội các cấp, của cán bộ, đảng viên; tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc.
(6) Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ
động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Các đột phá chiến lược


Ba đột phá chiến lược do Đại hội lần thứ XI và XII của Đảng xác định vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa,
giá trị lâu dài và sẽ được cụ thể hoá phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Trong 5 năm tới, để phù hợp
với điều kiện, yêu cầu mới, cần tập trung vào các đột phá cụ thể sau đây:
(1) Hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả. Tập trung ưu tiên hoàn
thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi
trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới
sáng tạo; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là đất đai, tài
chính; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý, hiệu quả, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm
soát quyền lực bằng hệ thống pháp luật.
(2) Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; ưu tiên phát triển nguồn nhân lực
cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ, toàn diện, cơ bản về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi
ngộ nhân tài, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển mạnh khoa học và công nghệ,
đổi mới sáng tạo; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy giá trị văn hoá,
sức mạnh con người Việt Nam, tinh thần đoàn kết, tự hào dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
(3) Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại cả về kinh tế và xã hội; ưu tiên phát triển một số
công trình trọng điểm quốc gia về giao thông, thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng phát triển hạ tầng
thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển kinh tế số, xã hội số.
 
*
*        *
Để thực hiện tốt các mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ trên đây, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải
chủ động, nhạy bén nắm chắc thời cơ, quyết vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ
tư duy, hoàn thiện thể chế, khơi dậy ý chí, tiềm năng, nguồn lực cho phát triển. Phát huy mạnh mẽ lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và giá trị văn
hoá, sức mạnh con người Việt Nam, vai trò của khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo chính là nguồn
động lực mới, to lớn để đất nước ta phát triển nhanh, bền vững hơn. Với hướng đi đúng đắn, khát vọng
phát triển mãnh liệt và quyết tâm chính trị cao, đất nước ta nhất định sẽ lập nên kỳ tích phát triển mới vì
một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc, cùng tiến bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, thực
hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta.
 
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
ĐẢNG KHÓA XII VỀ TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG
ĐẢNG VÀ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
BÁO CÁO CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII
VỀ TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
(Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng)
 

Phần thứ nhất


TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG
ĐẢNG
NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XII VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG, NHIỆM VỤ,
GIẢI PHÁP NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XIII
 
Năm năm qua, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tiến hành trong bối cảnh tình hình thế giới và
khu vực có nhiều diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo; hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế
lớn, song đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy
đang nổi lên; việc điều chỉnh chiến lược và sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn khiến các nước nhỏ
luôn phải ứng phó với những biến động khó lường.

Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phát triển năng động, nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố mất ổn
định, nhất là vấn đề Biển Đông. Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư tác động mạnh mẽ đến các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội. Các vấn đề an ninh phi truyền thống,
như: an ninh tài chính, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, an ninh mạng, dịch bệnh... ảnh hưởng lớn
đến phát triển bền vững đất nước.
Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới được đẩy mạnh. Kinh tế, văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; quốc
phòng, an ninh, đối ngoại được tăng cường nhưng cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn.
Sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn; những biểu hiện suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ và tình trạng
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực... còn diễn biến phức tạp. Đặc biệt là đại dịch Covid-19 từ đầu năm 2020
đã tác động mạnh đến nước ta, gây thiệt hại về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát
triển của đất nước.
Trong bối cảnh đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Trung ương và cấp ủy các cấp đặc biệt coi
trọng, triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt
và đạt được nhiều kết quả rõ rệt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của
Đảng. Việc chuẩn bị văn kiện, nhân sự và tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng được tiến hành rất tích cực, khẩn trương, đúng quy định và có đổi mới, chất
lượng tốt.

I- TỔNG KẾT CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG NHIỆM KỲ


ĐẠI HỘI XII
1. Công tác xây dựng Đảng về chính trị
Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng. Đảng ta luôn vững vàng, kiên định chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo phù hợp với
thực tiễn Việt Nam; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới
và những nguyên tắc về xây dựng Đảng. Năng lực dự báo, hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng
được nâng lên rõ rệt. Ban Chấp hành Trung ương đã bám sát Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, nhất là 6
nhiệm vụ trọng tâm, ban hành 14 nghị quyết và 1 quy định, trong đó có 4 nghị quyết và 1 quy định1 về
công tác xây dựng Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều văn bản2 về công tác xây dựng
Đảng và hệ thống chính trị, trong đó có các chủ trương, nghị quyết để lãnh đạo thực hiện những nhiệm
vụ mới, quan trọng3. Việc Trung ương ban hành kịp thời, đồng bộ hệ thống văn bản trên hầu hết các lĩnh
vực đã tạo cơ sở chính trị quan trọng để đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế trong tình hình mới.
Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo việc thể chế hóa các chủ
trương, nghị quyết của Đảng thành các văn bản pháp luật của Nhà nước để thực hiện. Các cấp ủy, tổ
chức đảng đã kịp thời cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng thành các nghị quyết, chỉ thị, đề án, kế
hoạch, chương trình hành động sát với tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị4. Nhiều cấp ủy,
tổ chức đảng đã ban hành các nghị quyết chuyên đề để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá; khắc phục điểm yếu, giải quyết kịp thời những vấn đề phức tạp của
địa phương, cơ quan, đơn vị.
Bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngày càng được nâng lên,
luôn vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức5 và có những quyết sách phù hợp để chỉ đạo xử lý kịp
thời, hiệu quả. Bản chất, lập trường giai cấp công nhân được giữ vững; đa số cán bộ, đảng viên tin
tưởng, quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng.
Tuy nhiên, việc cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng của một số cấp
ủy, tổ chức đảng chưa kịp thời, chưa sát thực tế, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số
chủ trương, nghị quyết có nơi, có lúc chưa quyết liệt, còn yếu kém, chậm trễ nhưng chưa xác định rõ
trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Một bộ phận cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính
trị không vững vàng, suy thoái về tư tưởng chính trị, còn hoài nghi, mơ hồ về mục tiêu, lý tưởng của
Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; một số ít hoang mang, dao động, mất lòng tin; cá
biệt còn phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng.

2. Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng


Công tác xây dựng Đảng về tư tưởng tiếp tục được tăng cường, đã góp phần nâng cao nhận thức, củng
cố sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được đẩy mạnh, nội dung, hình thức đa
dạng, phong phú hơn. Tư duy lý luận của Đảng có bước phát triển. Hệ thống lý luận về đường lối đổi
mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam tiếp tục được bổ sung, phát
triển6. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh, góp phần cung cấp các luận cứ
khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng. Các cơ quan lý luận của Đảng, Nhà
nước được tổ chức, sắp xếp lại, hoạt động hiệu quả hơn; cơ chế hoạt động, quản lý công tác nghiên cứu
lý luận từng bước đổi mới. Hợp tác quốc tế trong nghiên cứu lý luận được đẩy mạnh hơn7.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được đổi mới cả về nội dung và phương pháp; tăng cường
quản lý, kỷ luật trong giảng dạy, học tập; chất lượng đào tạo bồi dưỡng được nâng lên; từng bước khắc
phục tình trạng lười học, ngại học lý luận chính trị, dạy và học hình thức.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan báo chí, xuất bản có chuyển biến tích cực. Việc tuyên truyền,
phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đã góp phần tích cực
nâng cao nhận thức, thống nhất ý chí và hành động trong cán bộ, đảng viên, nhất là trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ8. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, nhất là trên không gian mạng được tập trung lãnh đạo,
chỉ đạo, đạt kết quả rõ rệt.
Việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng có nhiều đổi mới. Bộ Chính
trị kịp thời ban hành kế hoạch thực hiện, xác định rõ nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc,
đồng thời, tổ chức hội nghị trực tuyến từ Trung ương đến cơ sở9, tạo sự thống nhất về nhận thức và
hành động trong toàn Đảng, sớm đưa nghị quyết vào cuộc sống; chất lượng học tập, quán triệt được
nâng lên, tiết kiệm thời gian, kinh phí.
Mặc dù vậy, công tác tư tưởng có nơi, có lúc thiếu kịp thời, chưa sắc bén, tính thuyết phục chưa cao;
việc giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên; một bộ phận đảng viên chưa
nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng. Việc học tập lý luận chính trị tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác thông tin, tuyên truyền một số đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước chưa kịp thời, hình thức chưa phong phú. Đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi tính chiến đấu chưa cao, còn bị động, lúng túng. Việc dự báo, nắm
bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân và định hướng dư luận
xã hội có lúc chưa kịp thời. Kết quả thực hiện một số chủ trương của Đảng về quản lý báo chí, truyền
thông, xuất bản, quản lý internet, mạng xã hội chưa đáp ứng yêu cầu. Vai trò của văn học, nghệ thuật
trong công tác tư tưởng chưa được phát huy đầy đủ10. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận
chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầu; một số vấn đề mới, khó, phức tạp thực tiễn đặt
ra chưa được làm sáng tỏ.

3. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức


Công tác xây dựng Đảng về đạo đức được Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng đề cao, nhận thức
và hành động của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý có chuyển biến
tích cực. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết Trung ương 4 khóa
XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đã nhận diện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Bộ Chính trị ban hành Quy định số 55-QĐ/TW về một
số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, kịp thời chấn chỉnh tác
phong công tác, lối sống xa hoa, lãng phí gây phản cảm trong xã hội và gương mẫu thực hiện nếp sống
văn minh, giản dị, tiết kiệm. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW về trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương, chỉ rõ 8 nội dung các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương phải gương mẫu đi đầu thực hiện và 8 nội dung phải nghiêm khắc với
bản thân và kiên quyết chống; đồng thời, yêu cầu cán bộ giữ chức vụ càng cao càng phải gương mẫu.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị chỉ đạo xây dựng và ban hành quy định về chuẩn mực đạo
đức của cán bộ, đảng viên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm cụ thể của ngành, cơ quan,
đơn vị, làm cơ sở để cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong công tác và sinh hoạt11.
Việc thực hiện trách nhiệm nêu gương và chuẩn mực đạo đức của cán bộ, đảng viên có chuyển biến tích
cực, nhất là vai trò tiền phong, gương mẫu của các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy
viên Ban Chấp hành Trung ương. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên đã đề cao tinh thần trách nhiệm,
giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống; gương mẫu đi đầu, tận tụy với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Việc xử lý kỷ luật nghiêm những đảng viên vi phạm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu đã giúp mỗi cán bộ, đảng
viên tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi, tích cực rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong công tác.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã nghiêm túc chỉ đạo, tổ chức thực hiện tự phê bình và phê bình theo tinh
thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã gương mẫu, nghiêm túc
thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình; đồng thời, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm
tra, chú trọng gợi ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân có biểu hiện vi phạm12. Các cấp ủy, tổ chức
đảng đã dành thời gian thỏa đáng để kiểm điểm ở cấp mình, trực tiếp dự, chỉ đạo, gợi ý kiểm điểm đối
với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý13; coi trọng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc sửa chữa, khắc phục
hạn chế, khuyết điểm sau tự phê bình và phê bình.
Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số
05-CT/TW của Bộ Chính trị đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi tổ chức đảng và
cán bộ, đảng viên; đã có nhiều cách làm mới, sáng tạo, đạt kết quả tích cực14. Các cấp ủy, tổ chức đảng
coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết, tổng kết, tuyên truyền, nhân rộng những điển hình tiên tiến, gương
“người tốt, việc tốt” bằng nhiều hình thức phong phú, có tác dụng lan tỏa trong Đảng và trong xã hội15.
Công tác xây dựng Đảng về đạo đức đã góp phần đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các tổ chức, cơ quan, đơn vị16;
xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm
và động cơ đúng đắn, tiên phong, gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tuy vậy, công tác xây dựng Đảng về đạo đức vẫn còn có những hạn chế. Việc tu dưỡng, rèn luyện đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên, một số suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống; vẫn còn tình trạng nói không đi đôi với làm; không tuân thủ nguyên tắc của Đảng;
quan liêu, tham nhũng, lãng phí, cá nhân chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, bè phái, gây mất đoàn kết nội bộ;
chưa nêu cao ý thức trách nhiệm trước tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương và nhân dân. Thực hiện
quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên chưa trở thành nền nếp, hiệu quả chưa cao.
Một số cán bộ vi phạm đến mức phải kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên
Ban Chấp hành Trung ương. Việc đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống chưa mạnh
mẽ. Tự phê bình và phê bình ở không ít nơi còn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm
còn diễn ra ở nhiều nơi; một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm
của mình đối với nhiệm vụ được giao. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên ở một số nơi chưa
thường xuyên, hiệu quả thấp.

4. Xây dựng tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị


Việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị đạt
được kết quả quan trọng, rõ nét, có nhiều đổi mới, triển khai thực hiện quyết liệt với quyết tâm chính trị
cao, nỗ lực lớn, có trọng tâm, trọng điểm, bước đầu đã khắc phục được một số hạn chế, khuyết điểm tồn
tại trong thời gian dài.
Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành, chỉ đạo thực hiện 2 nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị17; Bộ Chính trị ban hành kế hoạch và các nghị quyết, kết luận để thực
hiện18; Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự Đảng Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo thể chế hóa bằng các văn
bản pháp luật19, là cơ sở chính trị, pháp lý để các cấp thực hiện có hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã
chủ động cụ thể hóa, xây dựng văn bản, kế hoạch, đề án phù hợp với tình hình thực tế và triển khai thực
hiện nghiêm túc với nhiều cách làm sáng tạo, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trên nhiều lĩnh vực.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được rà
soát, bổ sung20, từng bước được hoàn thiện, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo. Trên cơ sở đó, bổ
sung, hoàn thiện quy chế làm việc theo nguyên tắc một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc
nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính.
Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được sắp xếp tinh gọn hơn; giảm đầu mối, giảm cấp trung gian,
giảm số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý21, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xây dựng chính quyền điện
tử... nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Một số mô hình tổ chức mới được thực hiện thí điểm22 đã
góp phần tinh gọn bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động, phương thức lãnh đạo, quản lý, điều hành theo
hướng hiệu lực, hiệu quả hơn. Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố được hợp
nhất, sắp xếp lại cho phù hợp23. Việc thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ
Chính trị đạt kết quả rõ nét. Biên chế của cả hệ thống chính trị có xu hướng giảm liên tục qua các năm
gần đây, cơ bản bảo đảm lộ trình theo quy định24. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn gắn với tinh giản
biên chế đã góp phần giảm chi thường xuyên, tăng chi cho đầu tư phát triển25.
Tuy vậy, việc hoàn thiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị cho phù hợp với tình hình thực
tiễn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy ở một số nơi thiếu kiên
quyết, đồng bộ và chưa đạt mục tiêu đề ra; cá biệt có nơi còn nóng vội, chưa có bước đi vững chắc. Tinh
giản biên chế mới tập trung giảm số lượng, chưa thật sự gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Xây dựng vị trí việc
làm còn lúng túng, tiến độ triển khai còn chậm so với mục tiêu đề ra.

5. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đảng viên
Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và
có chuyển biến tích cực. Số lượng đảng viên tiếp tục tăng, số lượng tổ chức cơ sở đảng giảm do được
kiện toàn phù hợp với việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị26, góp phần giảm chi
ngân sách nhà nước.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã tổng kết một số nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng, đảng viên và ban hành một số chủ trương mới27; rà soát, bổ sung, sửa đổi và ban hành
quy định về chức năng, nhiệm vụ của một số loại hình tổ chức cơ sơ đảng28.
Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương kiện toàn tổ chức cơ sở đảng theo Đề án sắp xếp tổ
chức bộ máy đã được Bộ Chính trị phê duyệt29. Tổ chức đảng trong các khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu kinh tế tiếp tục được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động. Công tác xây dựng tổ chức
đảng ở ngoài nước được quan tâm hơn. Kết thúc hoạt động của chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn,
chuyển đảng viên về sinh hoạt với các chi bộ khu dân cư, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của
các chi bộ.
Nhiều cấp ủy cơ sở đã đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết, chương
trình, kế hoạch công tác; tập trung lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, phức tạp ở cơ sở. Hầu
hết các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện chủ trương bí thư
cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị30. Chủ trương và mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ
tịch hội đồng nhân dân được thực hiện ở hầu hết các xã, phường, thị trấn; bí thư cấp ủy đồng thời là chủ
tịch ủy ban nhân dân cấp xã ở những nơi đủ điều kiện; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, tổ trưởng
tổ dân phố, góp phần tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ
sở31. Hầu hết cấp ủy viên các cấp được phân công theo dõi, phụ trách các tổ chức đảng trực thuộc, trực
tiếp dự sinh hoạt chi bộ; nhiều nơi phân công đảng viên theo dõi, phụ trách hộ gia đình, góp phần nắm
chắc tình hình, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc ở cơ sở.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ từng bước được nâng lên; nhiều cấp ủy đã ban hành hướng dẫn nội dung
sinh hoạt đối với từng loại hình chi bộ, ban hành tiêu chí cụ thể đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Nhiều chi bộ đã đưa việc tự phê bình và phê bình, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách
Hồ Chí Minh vào nội dung sinh hoạt hằng tháng; tăng cường sinh hoạt chuyên đề, từng bước khắc phục
tình trạng đơn điệu, hình thức trong sinh hoạt đảng.
Các cấp ủy tổ chức đảng đã cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá phù hợp với từng loại hình tổ chức đảng,
từng đối tượng đảng viên. Đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thực chất hơn,
sát với kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng của từng địa phương, cơ quan,
đơn vị. Công tác khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên được thực hiện kịp thời, chặt chẽ, đúng đối tượng
hơn.
Công tác kết nạp đảng viên đạt kết quả tích cực32. Việc thí điểm kết nạp chủ doanh nghiệp tư nhân đủ
tiêu chuẩn vào Đảng đạt được một số kết quả bước đầu33. Tình trạng thôn, bản chưa có tổ chức đảng,
đảng viên đã cơ bản được khắc phục34, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở những địa bàn
khó khăn, biên giới, hải đảo, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn thấp, nhất là việc tổ
chức thực hiện nghị quyết và khả năng phát hiện, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo giải quyết các
vấn đề phát sinh ở cơ sở. Công tác xây dựng tổ chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước còn lúng túng, hạn chế35; công tác phát triển đảng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nơi có
đông đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo, vùng nông thôn và trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà
nước còn nhiều khó khăn. Sinh hoạt chi bộ ơ nhiều nơi vẫn còn hình thức, sinh hoạt chuyên đề chưa
được coi trọng, tính chiến đấu trong tự phê bình và phê bình còn yếu. Tỷ lệ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân
phố chưa là đảng viên còn cao36. Kết nạp đảng viên một số nơi con chạy theo số lượng, chưa coi trọng
đúng mức chất lượng; động cơ vào Đảng của một số cá nhân chưa đúng đắn. Công tác quản lý, giáo
dục, rèn luyện đảng viên chưa được quan tâm đúng mức; việc rà soát, sàng lọc đảng viên chưa thường
xuyên, thiếu cương quyết. Tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất đạo đức của một bộ phận đảng
viên giảm sút; số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng phải xóa tên có xu hướng tăng37.

6. Công tác cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ


Công tác cán bộ có nhiều đổi mới, được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, đồng bộ và đạt một số kết
quả quan trọng; về tổng thể, đội ngũ cán bộ đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới.
Ban Chấp hành Trung ương đã chú trọng lãnh đạo nghiên cứu, tổng kết thực tiễn làm cơ sở ban hành
nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực
và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và kết luận về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XIII, phù hợp với tình hình và yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới38. Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo từng bước hoàn thiện thể chế về công tác cán bộ; xây dựng, bổ sung,
sửa đổi và ban hành mới nhiều quy định, quy chế về đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, bổ nhiệm, giới
thiệu cán bộ ứng cử và kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền39; đẩy mạnh phân cấp, phân
quyền đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực. Quy trình công tác cán bộ tiếp tục
được đổi mới, trong nhiệm kỳ đã đẩy mạnh thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý,
bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, chặt chẽ hơn. Việc chống chạy chức, chạy quyền
được coi trọng, có chuyển biến.
Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới, nâng cao kỹ năng lãnh đạo, quản lý
cho đội ngũ cán bộ các cấp, gắn với tiêu chuẩn chức danh và quy hoạch cán bộ được quan tâm, chú
trọng và đầu tư tương xứng40. Công tác điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp được
chú trọng và đổi mới, gắn với nhu cầu thực tiễn41. Nhìn chung, những cán bộ được điều động, luân
chuyển cơ bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và khẳng định năng lực lãnh đạo, quản lý
bằng những kết quả cụ thể.
Bộ Chính trị đã chỉ đạo đợt tự kiểm tra, rà soát việc thực hiện công tác cán bộ trong toàn hệ thống chính
trị42. Căn cứ kết quả rà soát43, Ban Bí thư đã ban hành kết luận44 chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh
đạo các cơ quan, đơn vị nghiêm túc rút kinh nghiệm, kịp thời chấn chỉnh công tác cán bộ và tập trung xử
lý dứt điểm các trường hợp chưa thực hiện đúng tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình và những tập thể, cá
nhân vi phạm. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy chế về công tác cán bộ.
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được quan tâm hơn, đã góp phần quan trọng bảo vệ nền tảng tư tưởng,
đường lối, chủ trương của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Công tác thẩm định, kết luận
tiêu chuẩn chính trị, nhất là vấn đề chính trị hiện nay đối với cán bộ, đảng viên được thực hiện nghiêm
túc, chặt chẽ hơn, góp phần nâng cao chất lượng công tác cán bộ45, phục vụ kịp thời công tác nhân sự
đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng. Những trường hợp có vấn đề chính trị hoặc có quan hệ
chính trị phức tạp được thẩm tra, xác minh, kết luận phục vụ công tác cán bộ và công tác đảng viên, góp
phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ cán bộ.
Tuy vậy, việc thể chế hóa, cụ thể hóa chủ trương của Đảng về một số nội dung trong công tác cán bộ còn
chậm, còn một số nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước với quy định của Đảng46 Đánh
giá cán bộ vẫn là khâu yếu, mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn không ít trường hợp chưa phản
ánh đúng thực chất. Việc bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử có nơi chưa bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện,
quy trình, cá biệt có nơi bố trí người nhà, người thân chưa đủ uy tín. Chính sách cán bộ chưa thực sự
tạo động lực để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc. Năng lực của đội ngũ cán bộ chưa đồng đều;
nhiều cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo và cấp ủy viên trẻ vẫn chưa đạt mục tiêu đề
ra47. Thủ tục hành chính trong một số khâu của công tác cán bộ chậm được cải tiến. Nhận thức, trách
nhiệm của một số cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu về yêu cầu, nhiệm vụ công tác bảo vệ chính
trị nội bộ trong tình hình mới chưa đầy đủ, sâu sắc, toàn diện. Công tác nắm và giải quyết vấn đề chính
trị hiện nay có nơi, có lúc còn hạn chế. Hiện tượng lộ, lọt bí mật, phát ngôn không đúng quy định vẫn còn
xảy ra ở một số nơi nhưng chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời; nhiều nơi còn tình trạng nể nang, chưa
chỉ rõ những cán bộ có biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực. Việc
phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh với các thế lực thù địch chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn
kết dân tộc, bảo vệ tổ chức, bảo vệ cán bộ còn thiếu chủ động.

7. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng


Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan trọng;
chất lượng, hiệu lực, hiệu quả được nâng lên. Hoạt động kiểm tra, giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra
các cấp được đẩy mạnh, đạt kết quả khá toàn diện, nhất là ở cấp Trung ương. Qua công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật đảng, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được siết chặt hơn, có tác dụng cảnh báo, cảnh
tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên.
Các quy định, quy chế, hướng dẫn về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được sửa đổi, bổ sung, ban hành
bảo đảm đồng bộ, thống nhất và chặt chẽ hơn48, xác định rõ hơn nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát
làm cơ sở để xem xét, đánh giá, kết luận, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân vi phạm và nâng cao
chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tiêu cực, những nơi có
vấn đề nổi cộm, gây bức xúc trong xã hội và kịp thời kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Nhiều vụ việc
phức tạp, tồn đọng, kéo dài, dư luận quan tâm đã được xem xét, kết luận và xử lý nghiêm minh. Công tác
giải quyết khiếu nại, tố cáo được nhiều cấp ủy quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời, đúng quy định, trong
đó có một số vụ tồn đọng, kéo dài, được giải quyết dứt điểm.
Sự phối hợp giữa kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán nhà nước và điều tra, truy tố, xét
xử ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả hơn, hạn chế sự chồng chéo trong thực hiện chức năng,
nhiệm vụ, thẩm quyền; kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong lãnh đạo, quản lý để đề xuất bổ
sung, sửa đổi các văn bản có liên quan cho phù hợp. Việc công khai kết luận kiểm tra và xử lý vi phạm
đối với tổ chức đảng, đảng viên trên các phương tiện thông tin đại chúng đã có tác động tích cực, góp
phần giáo dục cán bộ, đảng viên, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra,
giám sát, kỷ luật đảng và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với tổ chức đảng, đảng viên đạt kết quả khá toàn
diện49.
Mặc dù vậy, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu trong tình hình mới,
chất lượng, hiệu quả chưa đồng đều ở các cấp. Việc kiểm tra, giám sát thực hiện một số nghị quyết của
Đảng chưa thường xuyên. Công tác kiểm tra ở một số nơi thiếu trọng tâm, trọng điểm; việc tự kiểm tra,
phát hiện và xử lý vi phạm của nhiều cấp ủy, tổ chức đảng vẫn là khâu yếu; còn nhiều tổ chức đảng và
đảng viên có vi phạm nhưng chưa được phát hiện kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy chưa đi vào nền nếp. Công tác giám sát ở các cấp chưa thường xuyên,
có nơi, có lúc chưa thực chất, phạm vi, đối tượng còn hẹp; hiệu quả cảnh báo, phòng ngừa vi phạm còn
hạn chế. Việc thi hành kỷ luật đảng ở một số nơi chưa nghiêm, còn hiện tượng nể nang, ngại va chạm.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, có nơi còn né tránh.

8. Công tác dân vận và tăng cường quan hệ mật thiết giữa Đảng với
nhân dân
Công tác dân vận được chú trọng và tiếp tục đổi mới; quan điểm “dân là gốc”, là chủ thể của công cuộc
đổi mới được nhận thức và thực hiện ngày càng sâu sắc, đầy đủ hơn; mối quan hệ mật thiết giữa Đảng
với nhân dân được củng cố, tăng cường. Nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ
thống chính trị được nâng cao; coi trọng việc lắng nghe, nắm tình hình và giải quyết những nguyện vọng,
kiến nghị hợp pháp, chính đáng, những vấn đề bức xúc của nhân dân; góp phần tăng cường mối quan
hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Trung ương đã tổng kết, sơ kết, ban hành nhiều chủ trương50 và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác dân
vận, nhất là đối với những địa bàn, lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm, những nơi xảy ra điểm nóng, khiếu kiện
kéo dài, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Công tác dân vận của hệ thống chính trị, nhất là dân vận chính quyền được đẩy mạnh và thực hiện khá
đồng bộ ở các cấp, các ngành51, tạo chuyển biến về nhận thức và nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân
dân của đội ngũ cán bộ, công chức. Chính phủ đã xây dựng, vận hành hệ thống tiếp nhận, trả lời phản
ánh, kiến nghị của nhân dân và doanh nghiệp52; nhiều địa phương đã công khai đường dây nóng để tiếp
nhận, xử lý kiến nghị của nhân dân. Phong trào thi đua “Dân vận khéo” được mở rộng về phạm vi và đối
tượng, trở thành hoạt động thường xuyên và có hiệu quả.
Công tác tiếp dân và đối thoại với nhân dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền từng bước đi vào
nền nếp53. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp và nhân dân theo các quyết định của Bộ Chính trị54 được
đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực55.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác dân vận có nơi, có lúc còn hạn chế, một số cấp ủy, tổ chức
đảng còn xem nhẹ công tác dân vận; việc nắm, đánh giá, dự báo tình hình, nhất là ở những địa bàn phức
tạp chưa kịp thời, sâu sát. Công tác vận động, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nhất là những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và
trách nhiệm của nhân dân còn một số bất cập. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; tập hợp,
phát triển đoàn viên, hội viên; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc chưa đáp ứng yêu cầu của
tình hình mới. Vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhân dân ở một số nơi chưa thường xuyên, hiệu quả còn thấp, nhất là giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.

9. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng được lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện quyết liệt, toàn diện,
đi vào chiều sâu, với quyết tâm chính trị rất cao, không có vùng cấm, không có ngoại lệ và đạt nhiều kết
quả rất quan trọng, rõ rệt, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc
tế ghi nhận. Tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm.
Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, nhận
thức, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân về
phòng, chổng tham nhũng, lãng phí được nâng lên; công khai kết quả xử lý, tăng cường định hướng dư
luận; vai trò của các cơ quan truyền thông, báo chí trong phòng, chống tham nhũng được phát huy56.
Việc xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng được quan
tâm hơn. Nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được ban hành, tạo cơ sở chính trị, pháp lý
để đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, vừa để phòng ngừa, ngăn chặn, vừa là căn cứ để
phát hiện, xử lý vi phạm57; từng bước hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để tiến tới không thể tham
nhũng.
Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc
tham nhũng, lãng phí được chỉ đạo quyết liệt, chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả, tạo bước tiến mới trong phát
hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí. Cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng
viên có liên quan đến tham nhũng; trong đó có 113 cán bộ diện Trung ương quản lý và đương chức và đã
nghỉ hưu58. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã chỉ đạo quyết liệt không có vùng
cấm, không có ngoại lệ; nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan
tâm đã được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, có tác dụng cảnh báo, răn đe, siết chặt kỷ luật, kỷ
cương trong Đảng và bộ máy nhà nước, khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh
phòng, chống tham nhũng59. Việc thu hồi tài sản tham nhũng có kết quả tích cực60.
Trong nhiệm kỳ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có nhiều chỉ đạo để hoàn thiện các luật, quy định về phòng,
chống lãng phí. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí giai đoạn 2016 - 2020 để triển khai thực hiện; tập trung chỉ đạo thực hiện phòng, chống lãng phí
trong quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư công, quản lý tài nguyên, vốn, tài sản của Nhà
nước ở các doanh nghiệp... Các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả bước đầu quan
trọng61.
Các cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng được kiện toàn về tổ chức, nâng cao chất
lượng, hiệu quả hoạt động và tăng cường quan hệ phối hợp, nhất là các đơn vị chuyên trách thuộc
Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao62, phát huy vai trò nòng cốt trong phát
hiện, đấu tranh, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng.
Các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đã tăng cường hoạt động giám sát
việc thực thi pháp luật, tiến hành nhiều cuộc giám sát chuyên đề, tập trung vào các lĩnh vực dễ xảy ra
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và những vấn đề liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực mà nhân
dân bức xúc, dư luận quan tâm63 đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên, công tác phòng, chống tham nhũng ở một số địa phương, bộ, ngành chuyển biến chưa rõ rệt,
trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng, chống tham nhũng chưa được đề cao. Việc
phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế, tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng,
lãng phí trong nội bộ cơ quan, đơn vị vẫn là khâu yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực
hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi. Thể chế về quản lý kinh tế - xã hội góp phần phòng, chống
tham nhũng, lãng phí còn bất cập; cơ chế kiểm soát quyền lực đối với tổ chức và người có chức vụ,
quyền hạn chưa đủ mạnh; việc kiểm soát tài sản, thu nhập chưa chặt chẽ, hiệu quả. Tham nhũng trên
một số lĩnh vực, địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với biểu hiện ngày càng tinh vi; tình trạng
nhũng nhiễu người dân, doanh nghiệp vẫn còn khá phổ biến, gây bức xúc trong xã hội. Công tác phòng,
chống lãng phí chưa được chú trọng đúng mức; quy định và chế tài xử lý đối với tổ chức, cá nhân khi để
xảy ra lãng phí chưa đầy đủ, đồng bộ. Tham nhũng vẫn là một trong những nguy cơ đe dọa sự tồn vong
của Đảng và chế độ.

10. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng


Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị tiếp tục được tăng cường, nhất là
với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân, vì nhân dân64; đồng thời phát huy dân chủ, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân.
Việc ban hành chủ trương, nghị quyết của Đảng đã bám sát thực tiễn, phát huy dân chủ, gắn với xây
dựng kế hoạch và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt. Ban Chấp hành Trung ương ban hành kịp thời các
nghị quyết, quy định, kết luận để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, nhất là các nhiệm vụ trọng
tâm, đột phá chiến lược. Bộ Chính trị ban hành các kế hoạch thực hiện nghị quyết65; xác định nhiệm vụ cụ
thể cho các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương; chỉ đạo các cơ quan nhà nước bổ sung, sửa
đổi và ban hành mới các luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện, sớm đưa
các nghị quyết vào cuộc sống.
Sau đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XII của Đảng, các cấp ủy từ Trung ương đến cơ sở đã sớm chỉ
đạo kiện toàn chức danh lãnh đạo trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Tiếp tục hoàn thiện các quy
định, quy chế66, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ hơn trách nhiệm của tập thể, cá nhân, bảo
đảm tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò chủ động của các cơ quan nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp được phát huy. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ động định hướng thông tin tuyên truyền
của Đảng và đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Triển khai mạnh mẽ, rộng rãi thông tin,
tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, nhất là thông qua giải báo chí về xây dựng Đảng mang tên
“Búa Liềm Vàng” và giải “Báo chí với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”. Phong
cách, lề lối làm việc của nhiều cơ quan lãnh đạo từ Trung ương đến cơ sở được đổi mới theo hướng
bám sát thực tiễn, sâu sát cơ sở. Cải cách hành chính trong Đảng được quan tâm; việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành đạt kết quả bước đầu.
Công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã sớm thành lập các đoàn kiểm tra
việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Trung ương khóa XII, nhất là về xây dựng, chỉnh đốn Đảng67,
kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, chấn chỉnh những nơi thực hiện chưa tốt, đồng thời phổ biến,
nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo, có hiệu quả.
Mặc dù vậy, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn
lúng túng. Cơ chế kiểm soát quyền lực trong Đảng và Nhà nước chưa đầy đủ, đồng bộ, hiệu lực, hiệu
quả chưa cao. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số chủ trương, nghị quyết của Đảng thành pháp luật của
Nhà nước chưa đầy đủ, kịp thời. Việc ban hành nghị quyết của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa sát
thực tiễn, thiếu tính khả thi; việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số nghị quyết chưa nghiêm,
hiệu quả thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra. Tình trạng bao biện, làm thay hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo
của cấp ủy, tổ chức đảng còn xảy ra ở một số nơi68. Công tác vận động, giáo dục, thuyết phục đảng viên
và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có mặt còn
hạn chế. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thật sự tiên phong, gương mẫu. Cải cách hành chính trong
Đảng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.
 

II- ĐÁNH GIÁ CHUNG


1. Ưu điểm và nguyên nhân
Nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính
trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng đặc biệt chú trọng, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện với quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt và đạt được nhiều kết quả rõ rệt.
Kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hiệu quả giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó xây dựng Đảng được
tập trung đẩy mạnh, chỉnh đốn Đảng được chú trọng, tăng cường. Đề cao trách nhiệm của cấp ủy, sự
gương mẫu của cấp trên và người đứng đầu các cấp; phát huy dân chủ; tăng cường đoàn kết, thống
nhất trong Đảng; huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự đồng tình, ủng hộ của
nhân dân. Nhiều vấn đề khó, phức tạp đặt ra và thực hiện từ nhiều năm trước nhưng hiệu quả thấp, đến
nay đã đạt được kết quả quan trọng.
Thực hiện 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, nhất là 2 nhiệm vụ trọng tâm Đại hội XII đề ra, Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết để lãnh đạo toàn
diện, đồng bộ các mặt của công tác xây dựng Đảng và tổ chức thực hiện nhất quán từ Trung ương đến
cơ sở. Công tác xây dựng Đảng về chính trị được đặc biệt chú trọng; bản lĩnh chính trị, trình độ, trí tuệ,
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng được nâng lên. Việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện trách nhiệm nêu gương đạt kết quả tích cực. Đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ được thực hiện quyết liệt, có chuyển biến rõ nét. Việc sắp xếp tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế của hệ thống chính trị đạt kết quả quan trọng, rõ nét. Công tác xây dựng tổ chức
cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên được quan tâm hơn và có chuyển biến tích cực. Công tác
cán bộ có nhiều đổi mới, đội ngũ cán bộ ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình
mới. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng được tăng cường, có nhiều đổi mới, đạt kết quả quan
trọng; kỷ luật, kỷ cương trong Đảng được siết chặt, pháp luật Nhà nước được đề cao. Công tác dân vận
của hệ thống chính trị nhất là dân vận chính quyền có bước đổi mới, hiệu quả được nâng lên; hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có chuyển biến tích cực, khối đại đoàn kết toàn dân
tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân không ngừng được củng cố, tăng cường. Đấu
tranh phòng, chống tham nhũng được đẩy mạnh, có bước đột phá, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, rõ
rệt; tham nhũng từng bước được kiềm chế, ngăn chặn, có chiều hướng thuyên giảm. Phương thức lãnh
đạo của Đảng từng bước đổi mới, năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng được nâng lên.
Công tác xây dựng Đảng trong nhiệm kỳ này đã đạt được kết quả toàn diện, trong đó nổi bật là: Đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, phòng, chống tham nhũng,
tiêu cực; sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và tinh giản biên chế
của hệ thống chính trị, đổi mới công tác cán bộ và ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền; tăng
cường kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng, xử lý nghiêm những tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Kết quả của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng các nhiệm kỳ
qua và nhiệm kỳ Đại hội XII đã góp phần rất quan trọng để đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và
uy tín như ngày nay, Đảng ta đoàn kết, thống nhất và trong sạch, vững mạnh hơn; niềm tin của nhân dân
đối với Đảng được củng cố, tăng cường hơn, tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền
vững trong những năm tới.
Đã được những kết quả nêu trên là do:
(1) Sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, đúng đắn của Trung ương và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả
của các cấp ủy, tổ chức đảng; giải quyết kịp thời, có kết quả nhiều vấn đề mới, khó, phức tạp nảy sinh
trong thực tiễn; kiên quyết khắc phục hạn chế, khuyết điểm; kế thừa những kinh nghiệm hay, bài học quý
và phát huy có hiệu quả những thành tựu xây dựng Đảng của 35 năm đổi mới.
(2) Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy, tổ chức đảng đã tăng cường sự
đoàn kết, thống nhất và có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nghị quyết của
Đảng.
(3) Đa số cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là người đứng đầu đã nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa,
tầm quan trọng và sự cần thiết phải tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới.
(4) Phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân tham gia xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
(5) Các cơ quan tham mưu của Đảng, Nhà nước đã chủ động, tích cực tham mưu, hướng dẫn, thường
xuyên kiểm tra và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.

2. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân


Việc thể chế hóa, cụ thể hóa một số nghị quyết của Đảng còn chậm; tổ chức thực hiện vẫn là khâu yếu.
Công tác tư tưởng còn có mặt hạn chế, thiếu kịp thời, tính thuyết phục chưa cao. Đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch có lúc, có nơi còn bị động, thiếu sắc
bén, tính chiến đấu chưa cao. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận chưa đáp ứng được yêu
cầu, một số vấn đề mới, khó, phức tạp chưa được làm sáng tỏ. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa tiên
phong, gương mẫu; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ vẫn còn diễn biến phức tạp. Tự phê bình và phê bình ở nhiều nơi còn hình
thức. Thực hiện trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng.
Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động ở một số nơi thực hiện
thiếu quyết liệt, chưa đạt mục tiêu đề ra. Tinh giản biên chế chưa thực sự gắn với nâng cao chất lượng
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ
chức cơ sở đảng còn thấp, chưa được củng cố kịp thời. Chính sách cán bộ chưa thực sự tạo động lực
để cán bộ toàn tâm, toàn ý với công việc; chưa có cơ chế bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ,
dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành
động vì lợi ích chung. Công tác kiểm tra ở một số nơi chưa thường xuyên, quyết liệt, thiếu trọng tâm,
trọng điểm; công tác giám sát còn hẹp về phạm vi, đối tượng, kết quả chưa thực chất. Công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí ở một số địa phương, bộ, ngành chưa chuyển biến rõ rệt; tham nhũng, lãng
phí vẫn còn diễn biến phức tạp. Công tác dân vận có mặt còn hạn chế, việc nắm, đánh giá, dự báo tình
hình, nhất là đối với địa bàn phức tạp chưa kịp thời, sâu sát. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ
thống chính trị còn chậm đổi mới, có mặt còn lúng túng. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở một số nơi chưa theo kịp yêu cầu, nhiệm vụ của
tình hình mới.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên có nguyên nhân khách quan, nhưng chủ yếu là nguyên nhân chủ
quan:
(1) Một số cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện, sâu sắc về tầm
quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới; việc quán triệt các nghị quyết
của Đảng ở một số nơi chưa kịp thời, sâu sắc.
(2) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa chủ động, sâu
sát, thiếu quyết liệt; chưa coi trọng việc tự kiểm tra, xử lý vi phạm. Một số nơi, người đứng đầu chưa phát
huy hết trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa gương mẫu, còn thụ động, né tránh, trông chờ vào chỉ đạo,
hướng dẫn của cấp trên.
(3) Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số nơi
chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm, mất đoàn kết nội bộ, có nơi còn biểu hiện cục bộ, lợi ích nhóm.
Kiểm soát quyền lực còn lúng túng, hiệu quả thấp.
(4) Sự phối hợp giữa một số cấp ủy với đảng đoàn, ban cán sự đảng có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ, hiệu
quả chưa cao. Việc phân định trách nhiệm của người đứng đầu trong mối quan hệ với cấp ủy và tập thể
lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa rõ; chưa phát huy đúng mức vai trò của cá nhân trong tập thể.
(5) Việc xây dựng, phát huy vai trò của các cơ quan tham mưu về công tác xây dựng Đảng có lúc, có nơi
chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận cán bộ tham mưu chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong
tình hình mới.

3. Một số bài học kinh nghiệm


Một là, nâng cao bản lĩnh chính trị; kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm các nguyên tắc của Đảng; kịp thời tổng kết thực tiễn, phát triển lý
luận để đổi mới sáng tạo, chống bảo thủ, trì trệ; đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện cơ hội chính trị.
Hai là, phải đặc biệt coi trọng sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động trong Đảng, trước hết trong
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt và cấp ủy các cấp. Người đứng
đầu các cấp phải thực sự mẫu mực, nói đi đôi với làm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, đặt lợi ích của
quốc gia - dân tộc, nhân dân lên trên hết, trước hết. Thường xuyên tăng cường mối quan hệ gắn bó mật
thiết giữa Đảng với nhân dân, phát huy vai trò của nhân dân và thật sự dựa vào dân để xây dựng Đảng.
Ba là, phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm công tác cán bộ là nhiệm vụ “then chốt” của công tác xây
dựng Đảng, có liên quan đến sự sống còn của Đảng và vận mệnh của chế độ; cán bộ là cái gốc của mọi
công việc, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng xây dựng đội
ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu thật sự có đức, có tài, có uy tín trong
Đảng và nhân dân.
Bốn là, xây dựng Đảng phải gắn kết chặt chẽ với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc
phòng, an ninh và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ, toàn diện, hiệu quả
giữa xây dựng và chỉnh đốn Đảng, trong đó xây dựng Đảng là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài;
chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách, đồng thời, xác định đúng trọng tâm,
trọng điểm, khâu đột phá.
Năm là, trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện phải có quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn, hành
động quyết liệt, cách làm bài bản, dân chủ, chắc chắn và có bước đi phù hợp; kiên trì, cầu thị, lắng nghe;
không cầu toàn, không chủ quan nóng vội, mất cảnh giác và không tự mãn với thành tích đạt được. Đối
với những việc mới, khó, phức tạp thì tiến hành thí điểm, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, tìm ra cách làm
phù hợp, hiệu quả nhất để nhân rộng.
 

III- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CỦA


CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XIII
Trong những năm tới, tình hình thế giới tiếp tục có những diễn biến rất nhanh, phức tạp, khó dự báo. Sau
35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, vị thế, sức mạnh
tổng hợp và uy tín trên cường quốc tế được nâng lên. Tuy nhiên, sự nghiệp cách mạng của Đảng và
nhân dân ta vẫn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức: Bốn nguy cơ mà Đảng đã chỉ ra vẫn còn tồn tại,
có mặt gay gắt hơn; các mối đe dọa độc lập, chủ quyền, lợi ích chiến lược của đất nước, nhất là trên
Biển Đông; vấn đề an ninh phi truyền thống, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, cạn kiệt tài
nguyên, xu hướng già hóa dân số tình trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; sự
chống, phá quyết liệt của các thế lực thù địch, các tổ chức phản động...
Tình hình nêu trên sẽ tác động mạnh, nhiều chiều đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đội ngũ
cán bộ, đảng viên. Vì vậy, phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng thật sự
trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững trong những năm tới.

1. Phương hướng
Tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, hết lòng, hết
sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị,
tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền, sức chiến dấu
của Đảng và hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo
của Đảng. Phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư.
Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, đồng thuận trong xã hội; coi trọng
hơn nữa công tác đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên;
phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân các cán bộ, đảng
viên. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, củng cố về không ngừng
nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất,
năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Xây dựng, hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút, sử dụng
nhân tài; có cơ chế bảo vệ những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu
trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung, đồng
thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.
Đẩy mạnh đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.

2. Nhiệm vụ, giải pháp


Để thực hiện phương hướng nêu trên, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải pháp
sau:

2.1. Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị


Kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng vận dụng và phát triển sáng tạo
phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định đường
lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Thực hiện nghiêm các
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng.
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền của Đảng; giữ vững bản chất giai cấp công
nhân của Đảng. Tiếp tục nâng cao lập trường, bản lĩnh chính trị, trí tuệ, tính chiến đấu của toàn Đảng và
mỗi cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược; tích
cực đấu tranh, phản bác có hiệu quả quan điểm sai trái của các thế lực thù địch. Thực hiện nghiêm các
nguyên tắc, quy định; thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng.
Phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Kiên quyết đấu
tranh phòng, chống có hiệu quả chủ nghĩa cơ hội, xét lại, giáo điều, bảo thủ, bè phái, những biểu hiện
suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng đáp ứng yêu cầu
phát triển đất nước trong tình hình mới. Coi trọng nâng cao năng lực dự báo và ứng phó với các thách
thức, diễn biến rất nhanh, khó lường của tình hình. Khi hoạch định đường lối, chủ trương, giải pháp phải
bám sát và xuất phát từ thực tiễn, đánh giá tác động, cân đối, bố trí nguồn lực và tổ chức thực hiện có
hiệu quả. Nâng cao năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết
của Đảng; kiên quyết khắc phục những yếu kém, trì trệ, tình trạng né tránh trách nhiệm trong công tác
lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết; kiểm tra, giám sát chặt chẽ, xác định rõ
trách nhiệm tập thể và cá nhân.

2.2. Coi trọng xây dựng Đảng về tư tưởng


Công tác tư tưởng phải kết hợp giữa “xây” và “chống”, lấy “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài,
làm cho tư tưởng tiến bộ, tích cực thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những
biểu hiện lệch lạc, cải tạo những tư tưởng lạc hậu, đẩy lùi những sai trái. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội
dung, phương thức công tác tư tưởng, bảo đảm tính đảng, tính khoa học, tính chiến đấu, tính thực tiễn,
kịp thời và hiệu quả; nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh.
Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong Đảng và nhân dân; không ngừng
nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên. Đổi mới và triển khai đồng bộ việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, lối sống cơ hội, thực
dụng bè phái, nói không đi đôi với làm trong cán bộ, đảng viên.
Dự báo sát, chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng, kịp thời xử lý thông tin, định hướng dư luận xã hội
bảo đảm sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, đồng thuận trong xã hội. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ
động cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng để phòng, chống “diễn biến
hòa bình”, thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội. Tăng cường quản lý và định hướng hoạt động
của các cơ quan báo chí; tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý báo chí, phóng viên, biên
tập viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng và tinh thông nghiệp vụ để nâng cao hiệu
quả công tác tuyên truyền; xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước đối với các
cơ quan báo chí, phóng viên đăng tải thông tin chưa được xác minh, kiểm chứng, không có cơ sở, căn
cứ, gây ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội, phát huy hơn nữa vai trò của văn học, nghệ thuật trên
mặt trận tư tưởng; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ phục vụ công tác tuyên truyền,
bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng.
Nâng tầm tư duy lý luận của Đảng, đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cung cấp kịp thời cơ
sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tổng kết thực tiễn 40 năm đổi mới để bổ sung, phát triển lý luận của Đảng. Tiếp tục bổ sung, phát triển
hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Củng cố
các cơ quan nghiên cứu lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu
các vấn đề lý luận khó, phức tạp phát sinh từ thực tiễn hoặc tồn tại trong thời gian dài; những vấn đề
chưa rõ về cơ sở lý luận, còn có nhiều ý kiến khác nhau, mạnh dạn cho thí điểm, tổng kết kịp thời để có
kết luận nhằm thống nhất về mặt nhận thức; tạo cơ chế, môi trường thuận lợi và bố trí nguồn lực cần
thiết cho nghiên cứu lý luận. Tiếp tục đổi mới mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
của các cơ quan nghiên cứu lý luận; đầu tư xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lý luận; có cơ chế, chính
sách thu hút, sử dụng, đãi ngộ các chuyên gia đầu ngành. Đổi mới căn bản nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục lý luận chính trị theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực
tiễn; đưa việc bồi dưỡng lý luận chính trị, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp đi vào nền nếp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và phù hợp với từng
đối tượng. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa học tập lý luận với rèn luyện, thử thách cán bộ trong thực tiễn
để nâng cao bản lĩnh chính trị; khắc phục tình trạng ngại học, lười học lý luận chính trị trong cán bộ, đảng
viên. Tập trung xây dựng, củng cố, thường xuyên bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ
giảng viên chính trị, báo cáo viên; kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các trường chính
trị.

2.3. Tập trung xây dựng Đảng về đạo đức


Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây
dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các
giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Thực hiện nghiêm tự phê bình và phê
bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp ủy cấp trên chủ động gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân ở
những nơi có vấn đề. Phức tạp, có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; coi trọng kiểm tra
việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm.
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới và
truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc để làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn
luyện, tự điều chỉnh hành vi ứng xử trong công việc hằng ngày. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng,
làm cho mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, luôn vững vàng trước mọi khó
khăn, thách thức và không bị cám dỗ bởi vật chất, tiền tài, danh vọng; đấu tranh có hiệu quả với mọi biểu
hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, mất đoàn kết nội bộ. Nâng cao ý
thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng suốt đời, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa” và nêu cao danh
dự, lòng tự trọng của người đảng viên. Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến, những tấm gương
sáng về đạo đức, lối sống; đấu tranh mạnh mẽ với các biểu hiện lệch lạc và xử lý nghiêm những hành vi
vi phạm đạo đức, lối sống.
Thực hiện tốt các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các
cấp cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu. Nêu gương phải thực sự trở thành một nội dung
quan trọng trong phương thức lãnh đạo của Đảng. Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng, kết
hợp với phát huy vai trò giám sát của báo chí và nhân dân đối với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương
của cán bộ, đảng viên.
Kết hợp giữa giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước với giáo dục, bồi
dưỡng nhân cách, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Thực hiện có hiệu quả việc giám sát của
các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu và cán bộ chủ chốt.

2.4. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động
của hệ thống chính trị
Tiếp tục nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất ý chí và hành động trong các cấp ủy, tổ chức đảng, nhất
là người đứng đầu về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống
chính trị. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống chính trị; xác định rõ hơn chức năng, nhiệm
vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; quan tâm đổi mới hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức công đoàn đáp ứng mục tiêu, yêu cầu,
nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới.
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Đảng và hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực,
hiệu quả, đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của
Đảng. Sơ kết, tổng kết những mô hình thí điểm và nhân rộng những mô hình mới có hiệu quả. Đẩy mạnh
sắp xếp theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập
và xã hội hóa các dịch vụ công ở những nơi có đủ điều kiện. Hoàn thiện thể chế, bảo đảm đồng bộ, liên
thông giữa pháp luật của Nhà nước với quy định của Đảng về tổ chức bộ máy biên chế của hệ thống
chính trị. Đánh giá, hoàn thiện mô hình tổ chức đảng theo ngành, lĩnh vực và những nơi có đặc điểm
riêng.
Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và nghiên cứu triển khai thực hiện ở
cấp tỉnh phù hợp với quy hoạch tổng thể các đơn vị hành chính các cấp, đồng thời sắp xếp tổ chức bộ
máy các cơ quan, đơn vị ở Trung ương theo lộ trình.
Đẩy mạnh thực hiện tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí
việc làm. Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế lựa chọn, đánh giá, sàng lọc để nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức. Làm tốt công tác tư tưởng; giải quyết kịp thời chế độ, chính sách đối với
các trường hợp do ảnh hưởng trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế.

2.5. Củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên
Kiện toàn tổ chức cơ sở đảng phù hợp với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị;
nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở, nhất là ở xã,
phường, thị trấn. Rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của
một số loại hình tổ chức cơ sở đảng; thực hiện nghiêm quy chế làm việc của cấp ủy cơ sở.
Nâng cao bản lĩnh chính trị, năng lực lãnh đạo, kỹ năng và nghiệp vụ công tác đảng cho đội ngũ cấp ủy
viên cơ sở, nhất là bí thư cấp ủy. Thực hiện chủ trương bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng của cơ
quan, đơn vị; cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân; bí thư cấp
ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân ở những nơi đủ điều kiện; bí thư chi bộ đồng thời là trưởng
thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc trưởng ban công tác mặt trận.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời xử lý các
chi bộ, đảng viên vi phạm quy định, nguyên tắc sinh hoạt đảng. Nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện thí
điểm việc tổ chức sinh hoạt đảng theo tổ đảng ở những chi bộ có đông đảng viên. Thực hiện nghiêm túc,
hiệu quả tự phê bình và phê bình, đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm.
Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng, nhân sinh quan cách mạng cho
đảng viên. Nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên, chú trọng phát hiện, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng
những đoàn viên ưu tú, trưởng thành trong lao động, học tập, trong lực lượng vũ trang; quan tâm phát
triển đảng viên là công nhân, trí thức, doanh nhân để tạo nguồn cán bộ cho hệ thống chính trị các cấp.
Đẩy mạnh phát triển về số lượng, nâng cao chất lượng đảng viên ở miền núi, biên giới, hải đảo theo
phương châm “ở đâu có dân thì ở đó có đảng viên”. Tăng cường công tác giáo dục, rèn luyện, quản lý
đảng viên; thường xuyên rà soát, sàng lọc, kiên quyết đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra
khỏi Đảng. Thường xuyên rà soát, đơn giản hóa quy trình, thủ tục và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
thông tin trong công tác đảng viên.

2.6. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược và người
đứng đầu
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín,
ngang tầm nhiệm vụ, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ. Nâng cao bản
lĩnh chính trị, trí tuệ, sự gương mẫu, tinh thần vì nhân dân phục vụ của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo chủ chốt và người đứng đầu các cấp. Coi trọng đánh giá chất lượng, hiệu quả, sản phẩm thực
tế theo chức trách, nhiệm vụ được giao và đề cao trách nhiệm người đứng đầu. Chú trọng cơ cấu hợp lý,
sớm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số ở các cấp, nhất là ở cơ sở.
Giữ vững kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; đồng thời, có cơ chế khuyến khích, bảo vệ những cán
bộ, đảng viên dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đương đầu với khó khăn, thử
thách, quyết liệt trong hành động vì lợi ích chung.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế Đảng lãnh đạo công tác cán bộ, cải cách thủ tục hành chính và đẩy mạnh
phân cấp, phân quyền về công tác cán bộ. Kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong từng khâu của công tác
cán bộ, nhất là đối với người đứng đầu cấp ủy đồng thời là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, chủ tịch ủy ban
nhân dân. Giữ vững kỷ luật, kỷ cương; tăng cường kiểm tra, giám sát, chống chạy chức, chạy quyền.
Không để lọt những người không xứng đáng, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện, có biểu hiện cơ hội
chính trị, tham vọng quyền lực vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhưng cũng không để sót
những cán bộ thực sự có đức, có tài. Kiên quyết đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán
bộ. Xử lý nghiêm, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ luật của Nhà nước và xử lý bằng pháp luật đối
với cán bộ vi phạm, kể cả khi đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế phát hiện, lựa chọn, thu hút, trọng dụng nhân tài và cơ chế đánh giá cán bộ.
Mở rộng việc thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ, sở, phòng trong hệ thống chính trị.
Thí điểm chủ trương người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu với cấp có thẩm quyền để bầu cử, bổ nhiệm
cấp phó của mình; bí thư cấp ủy giới thiệu để bầu ủy viên ban thường vụ và chịu trách nhiệm về việc giới
thiệu; giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và
chịu trách nhiệm về quyết định đó. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo động lực cho cán bộ phấn
đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về thu hút,
trọng dụng nhân tài; Chương trình quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tăng cường công tác bảo vệ
chính trị nội bộ; nắm chắc lịch sử chính trị và chú trọng vấn đề chính trị hiện nay. Chủ động phòng ngừa,
đấu tranh có hiệu quả với hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động, phần tử cơ
hội, bất mãn chính trị. Bảo vệ Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương, nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Đảng; bảo vệ Hiến pháp và pháp luật; bảo vệ cán bộ, đảng viên về mặt chính trị; bảo vệ
khối đại đoàn kết dân tộc. Kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm những cán bộ có động cơ sai trái, tư tưởng
cục bộ, bè phái, “lợi ích nhóm”, lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội... để
xuyên tạc, kích động, gây mất đoàn kết nội bộ.
Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng Đảng “đoàn kết, trung thành, trung thực, trong
sáng, gương mẫu, tinh thông, chuyên nghiệp”, nhất là cán bộ tham mưu cấp chiến lược, chuyên gia đầu
ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ phát triển mới. Chú trọng lựa chọn và bố trí đúng người
đứng đầu cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy các cấp. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng tổng kết thực
tiễn, nghiên cứu khoa học, tạo bước phát triển mới lý luận về công tác xây dựng Đảng.
2.7. Đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ
luật đảng
Tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và quyết tâm chính trị của toàn Đảng đối
với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Xây dựng và hoàn thiện quy định, quy chế, quy trình nhằm
siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Cải
tiến, đổi mới phương pháp, kỹ năng, quy trình công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, bảo đảm khách
quan, dân chủ, đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, khả thi. Tập trung kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người
đứng đầu, cán bộ chủ chốt ở những lĩnh vực, địa bàn, vị trí công tác dễ xảy ra tiêu cực, nơi người dân có
nhiều bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; xử lý kịp thời, kiên quyết, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng
viên vi phạm. Kết hợp kiểm tra, giám sát thường xuyên với kiểm tra, giám sát theo chuyên đề, kiểm tra
đột xuất và kiểm tra dấu hiệu vi phạm; coi trọng tự kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng. Tăng
cường công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy trong việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.
Nâng cao khả năng dự báo về những hành vi vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên trong điều kiện kinh
tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công
nghệ để đề ra các chủ trương, biện pháp. Phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm từ xa,
từ sớm.
Mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp, coi trọng giám
sát theo chuyên đề. Chủ động nắm chắc tình hình hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp, các ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị để ngăn
chặn từ xa, từ đầu, giải quyết từ sớm, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn. Đẩy mạnh kiểm
tra, giám sát của tổ chức đảng cấp trên đối với cấp dưới.
Kết hợp chặt chẽ và nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với thanh tra, kiểm toán
nhà nước và điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Tăng cường sự phối hợp giám
sát của Đảng với giám sát của Nhà nước và của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội để phát
huy sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu lực giám sát, tránh chồng chéo, trùng lặp, lãng phí nguồn lực.

2.8. Thắt chặt hơn nữa mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, dựa vào
nhân dân để xây dựng Đảng
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động của các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị về công
tác dân vận. Tăng cường đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước
và cả hệ thống chính trị; phát huy vai trò của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền
và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới.
Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ thật sự “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân, dựa vào dân và
có trách nhiệm với dân”; thực hiện tốt phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tăng cường phối hợp, thực
hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị; hoàn thiện cơ chế và nâng cao hiệu quả phối hợp
giữa chính quyền, các cơ quan, tổ chức với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan đảng, nhà nước và chính quyền
các cấp. Chú trọng công tác dân vận đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bàn tôn giáo, người Việt
Nam ở nước ngoài. Chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân vận. Nâng
cao chất lượng công tác giám sát, phản biện xã hội, đóng góp ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức
chính trị - xã hội và nhân dân; đa dạng hóa các hình thức tổ chức và phương thức tập hợp, vận động,
nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phù hợp với
biến đổi cơ cấu xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng về công tác dân vận. Tiếp tục cụ thể hóa phương
châm: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Lãnh đạo thể chế hóa
Hiến pháp về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân nhằm phát huy cao nhất quyền làm chủ của nhân
dân trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Nghiên cứu, ban hành cơ chế để nhân dân
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ.
Tích cực đôn đốc, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của Đảng về công tác dân vận.
Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và trách nhiệm của công dân; đồng
thời chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức, mị dân. Phát huy quyền làm chủ của
nhân dân và quan tâm chăm lo đời sống của nhân dân. Thực hiện nghiêm, có hiệu quả các quy định về
dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân, đối thoại với nhân dân, giải quyết những kiến nghị hợp pháp, chính
đáng của nhân dân và xử lý kịp thời, dứt điểm các vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống nhân dân, các
vụ khiếu kiện đông người, vượt cấp, kéo dài, không để hình thành các điểm nóng về an ninh, trật tự xã
hội.

2.9. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Kiên quyết, kiên trì đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí với quyết tâm chính trị cao hơn,
hành động mạnh mẽ hơn và hiệu quả hơn. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động
phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời, không có vùng cấm, không có ngoại lệ những hành vi tham nhũng,
lãng phí và bao che, dung túng, tiếp tay cho tham nhũng, lãng phí. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị và của nhân dân; thực hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành
chính, kinh tế, hình sự trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Coi phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao về ý chí và hành
động trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí của cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước hết
là sự gương mẫu, quyết liệt của người đứng đầu cấp ủy, địa phương, cơ quan, đơn vị. Kiên trì giáo dục,
rèn luyện cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức về đức tính liêm khiết, xây dựng văn hóa tiết kiệm,
không tham nhũng, lãng phí.
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện và kịp thời khắc phục những bất cập trong các quy định của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, lãng phí; nhất là các
quy định về kiểm soát quyền lực, trách nhiệm giải trình bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. Quy định
rõ trách nhiệm của người đứng đầu trong kiểm tra, phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí và bảo vệ người
tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm những người lợi dụng chống tham
nhũng để vu khống, gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ. Kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của
người có chức vụ, quyền hạn; đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; từ đó hình thành cơ chế phòng
ngừa chặt chẽ để tiến tới không thể tham nhũng.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán; đẩy mạnh điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án; phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, lãng phí; nâng cao hiệu quả thu hồi
tài sản tham nhũng. Kịp thời xử lý, thay thế cán bộ lãnh đạo, quản lý khi có biểu hiện tham nhũng, lãng
phí; xử lý nghiêm những cán bộ nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân, doanh nghiệp. Tiếp tục kiện toàn
tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị chuyên trách có chức
năng phòng, chống tham nhũng. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động của thanh tra, kiểm toán nhà nước,
kiểm tra Đảng với hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, phát hiện, xử lý tham nhũng. Từng bước mở rộng
hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí ngoài khu vực nhà nước; tăng cường và nâng cao hiệu
quả hợp tác quốc tế phát huy vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và nhân dân trong đấu tranh phòng, chống
tham nhũng, lãng phí. Từ đó nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí, để không dám
tham nhũng, lãng phí.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách tiền lương, nâng cao thu nhập và có chính sách nhà ở, bảo đảm
cuộc sống để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác.

2.10. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới
Đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng nâng cao năng lực dự báo, tầm nhìn
chiến lược trong hoạch định đường lối, chủ trương; đổi mới việc xây dựng, ban hành và nâng cao chất
lượng các nghị quyết của Đảng; khắc phục tình trạng ban hành nghị quyết chưa sát thực tiễn, thiếu tính
khả thi. Đồng thời, nâng cao năng lực thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ thể chế hóa và thực hiện có hiệu quả Cương lĩnh, đường lối, chủ trương
của Đảng, chú trọng lãnh đạo đổi mới, nâng cao chất lượng lập pháp, cải cách hành chính, cải cách tư
pháp. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ
chức chính trị - xã hội, bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, đồng thời tôn trọng các nguyên tắc tổ
chức và hoạt động, vai trò, tính tự chủ, năng động sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị
- xã hội. Cụ thể hóa nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ
chính trị; khắc phục tình trạng bao biện, làm thay, hoặc buông lỏng vai trò lãnh đạo của Đảng.
Các tổ chức đảng và đảng viên, nhất là tổ chức đảng, đảng viên hoạt động trong các cơ quan nhà nước
phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu trong thực hiện
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Quy định cụ thể quyền hạn, trách
nhiệm của người đứng đầu và mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy, tổ chức đảng với người đứng đầu, bảo
đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát gắn với coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của
Đảng ở các cấp. Đẩy mạnh nghiên cứu lý luận về Đảng cầm quyền; thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động theo
hướng nâng cao tính giáo dục, thuyết phục, tính chiến đấu, tạo sự thống nhất trong Đảng và sự đồng
thuận trong nhân dân để thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận
động, tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các văn bản cụ thể hóa và thực hiện nghiêm các quy định về trách
nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Đổi mới mạnh mẽ phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo
của Đảng từ Trung ương tới cơ sở. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tập trung rà soát hệ thống các văn
bản của Đảng bảo đảm thống nhất, đồng bộ, liên thông trong hệ thống chính trị; sửa đổi, bổ sung các văn
bản có quy định chồng chéo, mâu thuẫn và hủy bỏ những văn bản không còn phù hợp. Tăng cường ứng
dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong hoạt động của Đảng.

3. Nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp đột phá


Cùng với việc thực hiện toàn diện, đồng bộ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, cần tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả ba nhiệm vụ trọng tâm và ba giải pháp đột phá sau:
Ba nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với đẩy
mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thực hiện các quy định về trách
nhiệm nêu gương. (2) Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ; tập trung
xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng
lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. (3) Tiếp tục đổi mới kiện toàn và từng bước hoàn thiện tổ chức bộ
máy của hệ thống chính trị tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động gắn với nâng cao chất lượng
và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ba giải pháp đột phá là: (1) Tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị, nhất là công tác tổ chức, cán bộ. (2) Phát huy dân chủ, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đôi với tạo
môi trường đổi mới sáng tạo trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. (3) Kiên quyết đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng
cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quyền lực.
 
Phần thứ hai
TỔNG KẾT THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
NHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XII
I-KẾT QUẢ VIỆC THI HÀNH ĐIỀU LỆ ĐẢNG
Sau Đại hội XII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định số 29-QĐ/TW, ngày
25/7/2016 về thi hành Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 thi hành Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Ban Bí thư đã ban hành
Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 20/9/2016 về một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng. Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương nghiên cứu,
trình Trung ương bổ sung, sửa đổi và ban hành nhiều quy định, hướng dẫn có liên quan nhằm khắc phục
vướng mắc, bất cập trong thi hành Điều lệ Đảng. Việc thi hành các nội dung của Điều lệ Đảng đã được
các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo chuyển biến tích cực và đạt được những
kết quả toàn diện, rõ rệt. Cụ thể:

1. Về đảng viên (Chương I)


Trên cơ sở Điều lệ Đảng, căn cứ vào tình hình thực tiễn của công tác xây dựng Đảng, Ban Chấp hành
Trung ương đã xây dựng và ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng, tạo thuận lợi cho việc thi hành
Điều lệ Đảng nói chung và triển khai thực hiện công tác đảng viên nói riêng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp
tục cụ thể hóa nhiều nội dung về công tác đảng viên và quản lý đảng viên; nâng cao chất lượng kết nạp
đảng viên và rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; về kết nạp
đảng viên đối với người theo tôn giáo; kết luận một số vấn đề về đảng viên làm kinh tế tư nhân; về xác
định tuổi của đảng viên; về việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào
Đảng69... Các cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương tăng cường tham mưu nghiệp vụ công tác
đảng viên, nhất là về nguyên tắc, quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên, chuyển đảng viên dự bị thành đảng
viên chính thức, kết nạp đảng viên ở những nơi chưa có tổ chức đảng70... Nhìn chung, các quy định về
đảng viên, công tác quản lý đảng viên cơ bản phù hợp và đáp ứng tình hình thực tế, được các cấp ủy, tổ
chức đảng triển khai thực hiện nghiêm túc.
Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, công tác phát triển đảng viên tiếp tục được cấp ủy các cấp quan tâm lãnh đạo
thực hiện đạt kết quả tích cực. Từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020, toàn Đảng đã kết nạp 880.155
đảng viên. Nhiều tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương có tỷ lệ kết nạp đảng viên tăng bình
quân hằng năm cao71. Tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục kết nạp đảng viên cơ bản được tuân thủ
nghiêm túc. Việc kết nạp lại người vào Đảng, kết nạp đảng viên trong một số trường hợp đặc biệt được
các cấp ủy xem xét thận trọng, khách quan, bảo đảm đúng quy trình, thủ tục. Hầu hết đảng viên mới kết
nạp đều có ý chí rèn luyện, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, phấn đấu hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong các hoạt động ở
cơ sở.
Tại thời điểm 30/9/2020, toàn Đảng có 5.192.533 đảng viên72; cơ cấu đảng viên chuyển biến theo hướng
tích cực, tỷ lệ đảng viên trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo ngày càng tăng73.
Cùng với việc quan tâm phát triển đảng viên mới, các cấp ủy, tổ chức đảng chú trọng và có nhiều giải
pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên. Nhiều cấp ủy đã cụ thể hóa tiêu chuẩn của người vào
Đảng phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương, cơ quan, đơn vị. Trình độ học vấn, chuyên môn,
nghiệp vụ của đảng viên, nhất là của số đảng viên kết nạp trong nhiệm kỳ này được nâng lên74. Số đảng
viên đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ trở lên theo đánh giá chất lượng đảng viên hằng năm chiếm tỷ lệ
cao.
Quy định của Điều lệ Đảng về nhiệm vụ của đảng viên cơ bản được chấp hành nghiêm túc. Nhiều cấp
ủy, tổ chức đảng đã cụ thể hóa việc phân công nhiệm vụ cho đảng viên bằng những hình thức phù hợp
với năng lực của đảng viên và điều kiện cụ thể của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, góp phần tăng
cường quản lý và đánh giá đảng viên chặt chẽ, chính xác hơn. Ý thức trách nhiệm, vai trò tiên phong,
gương mẫu của đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ được phân công có nhiều chuyển biến tích cực.
Nhiều nơi đã làm tốt việc phân công cấp ủy viên theo dõi, phụ trách các tổ chức đảng cấp dưới, trực tiếp
dự sinh hoạt chi bộ; nhiều chi bộ đã phân công đảng viên theo dõi, phụ trách hộ gia đình.
Hầu hết các cấp ủy, tổ chức đảng đã bảo đảm quyền của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng,
trong đó có quyền được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường
lối, chủ trương của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng; ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các
cấp của Đảng theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương; phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ
chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách
nhiệm và yêu cầu được trả lời; trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi
hành kỷ luật đối với mình; khiếu nại về quyết định kỷ luật đối với mình. Quyền dân chủ của đảng viên
được phát huy trong ban hành các nghị quyết của tổ chức đảng. Đảng viên được thảo luận, tham gia ý
kiến trước khi biểu quyết các công việc của Đảng, góp phần bảo đảm cho tổ chức và chế độ sinh hoạt
của Đảng ngày càng dân chủ và thực chất hơn; đồng thời, giúp đảng viên kịp thời nắm bắt tốt hơn đường
lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ chính trị của địa phương,
cơ quan, đơn vị.
Công tác quản lý đảng viên có đổi mới. Thủ tục cho đảng viên được giảm, miễn công tác và sinh hoạt
đảng chặt chẽ hơn. Việc chuyển sinh hoạt đảng, nhất là chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước được đơn
giản hóa nhưng vẫn bảo đảm đúng nguyên tắc và tạo thuận lợi cho đảng viên. Việc giải quyết đảng tịch
được Trung ương hướng dẫn cụ thể hơn và được các cấp ủy thực hiện nghiêm túc; trong quá trình giải
quyết đảng tịch có sự phối hợp chặt chẽ giữa cấp trên và cấp dưới, một số trường hợp đặc biệt khó
khăn, cấp tỉnh, cấp huyện đã trực tiếp về chi bộ, cấp ủy cơ sở nơi đảng viên đang sinh hoạt hoặc đã từng
sinh hoạt nắm tình hình và giải quyết kịp thời.
Hạn chế:
Một số nơi còn tình trạng kết nạp người chưa đủ tiêu chuẩn, điều kiện, người có động cơ không đúng
đắn vào Đảng75; còn có biểu hiện chạy theo số lượng, chưa coi trọng đúng mức chất lượng, chưa quan
tâm đúng mức đến việc giáo dục quần chúng, nâng cao trình độ giác ngộ chính trị. Việc kết nạp đảng
viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, ở biên giới, hải đảo, nơi có đông đồng bào dân tộc
thiểu số, tôn giáo… vẫn còn nhiều khó khăn và chưa được quan tâm đúng mức. Việc giao chỉ tiêu kết
nạp đảng của một số đảng bộ chưa thực sự phù hợp với thực tế.
Vướng mắc, bất cập:
Điều lệ Đảng quy định người được kết nạp vào Đảng phải trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng, tính từ ngày chi
bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong thời kỳ dự bị, chi bộ tiếp tục giáo dục, rèn luyện và phân công đảng viên
chính thức giúp đảng viên đó phấn đấu, rèn luyện, tiến bộ. Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận
đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên
thì đề nghị lên cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị. Việc áp dụng
quy định này ở một số cấp ủy, tổ chức đảng không thống nhất đối với các trường hợp đảng viên dự bị bị
kỷ luật khiển trách, cảnh cáo nhưng chưa đến mức xóa tên khi xét chuyển đảng viên chính thức.
Quy định về điều kiện của người giới thiệu, giúp đỡ quần chúng vào Đảng trong thực tế đang gặp một số
vướng mắc trong Đảng bộ Quân đội và Đảng bộ Công an như: Thời gian để người giúp đỡ quần chúng
vào Đảng theo quy định phải cùng công tác với người xin vào Đảng tối thiểu 12 tháng, dẫn đến việc kết
nạp đảng viên là chiến sĩ nghĩa vụ (24 tháng) trong Quân đội, Công an gặp khó khăn, do sau thời gian
huấn luyện phải chuyển đến đơn vị mới nên không bảo đảm thời gian 12 tháng để cấp ủy phân công
đảng viên theo dõi, giúp đỡ. Việc triển khai thực hiện hướng dẫn về kết nạp đảng đối với đối tượng là
công nhân trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước phải có kết luận bằng văn bản về tiêu chuẩn
chính trị còn gặp khó khăn.
Quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng về công tác quản lý đảng viên chưa bao quát hết tình hình
thực tiễn, như: Đối với đảng viên đi làm xa dài ngày, không có điều kiện tham gia sinh hoạt đảng... Quy
định về xóa tên đảng viên có nhiều cách hiểu và vận dụng khác nhau do thiếu hướng dẫn cụ thể. Việc
thực hiện quyền phê bình, chất vấn của đảng viên về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi
cấp trong phạm vi tổ chức còn hạn chế do thiếu các quy định cụ thể. Quyền bảo lưu ý kiến của đảng viên
cần được nghiên cứu cụ thể hóa hơn để dễ thực hiện.
Quy định về thủ tục, điều kiện xem xét quyết định miễn, giảm sinh hoạt đảng cho đảng viên còn có nội
dung chưa chặt chẽ, thủ tục chuyển sinh hoạt đảng còn một số bất cập nên có không ít trường hợp đảng
viên là cán bộ, công chức khi nghỉ hưu không chuyển sinh hoạt đảng về nơi cư trú.

2. Về nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng (Chương II)


Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng được quy định trong Điều lệ Đảng đã cơ bản bảo đảm
tính bao quát, toàn diện, đầy đủ và phù hợp. Quá trình thực hiện nhìn chung là thuận lợi; các nội dung cơ
bản của nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng quy định trong Điều lệ Đảng
và các quy định, hướng dẫn của Trung ương đã được các cấp ủy, tổ chức đảng tuân thủ và thực hiện
nghiêm túc. Trong nhiệm kỳ, để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Bộ Chính trị,
Ban Bí thư đã tập trung chỉ đạo nghiên cứu, ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa nguyên tắc tổ chức và
hoạt động của Đảng, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện. Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp được quy định cụ
thể hơn. Bổ sung, sửa đổi quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân76. Hệ
thống tổ chức đảng trong doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước được quan tâm củng cố và có
đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối được quy định rõ hơn77.
Trên cơ sở các quy định của Trung ương, hầu hết cấp ủy, tổ chức đảng đã cụ thể hóa thành các quy
định, quy chế, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác, trách nhiệm của tập thể, cá nhân
và người đứng đầu; tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, cơ bản khắc phục được tình trạng chồng
chéo về chức năng, nhiệm vụ, góp phần giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chính quyền và các tổ
chức chính trị - xã hội. Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy của Đảng ở các cấp tinh gọn, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả. Việc hoàn thiện hệ thống tổ chức đảng tương ứng với hệ thống tổ chức hành
chính của Nhà nước, nhất là các cơ quan hợp nhất, chia tách được triển khai tích cực, kịp thời, bảo đảm
sự lãnh đạo của Đảng; sự lãnh đạo của cấp ủy đối với hoạt động của các địa phương, cơ quan, đơn vị
sau khi thực hiện sắp xếp lại tổ chức được tăng cường.
Việc lập và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng theo ngành và đơn vị hành chính lãnh thổ được thực hiện
theo quy định của Điều lệ Đảng, từng bước được đổi mới theo hướng tinh gọn, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động, bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng đối với hệ thống
chính trị. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng được tổ chức và hoạt động theo các quy định của Điều lệ
Đảng và các văn bản cụ thể hóa Điều lệ Đảng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
đã cơ bản bảo đảm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với địa phương, cơ quan, đơn
vị. Các loại hình tổ chức đảng đã phát huy hiệu quả tích cực trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
quy định, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Quy chế bầu cử trong Đảng78 đã tiếp tục cụ thể hóa nguyên tắc tập trung dân chủ trong Điều lệ Đảng
được các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả
nguyên tắc, hình thức bầu cử; quyền hạn, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến bầu cử;
việc ứng cử, đề cử, quy định về số dư, trình tự, thủ tục bầu cử phù hợp với tình hình thực tế. Chỉ thị số
86-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XII của Đảng đã
góp phần kiện toàn các cơ quan lãnh đạo và xây dựng đội ngũ cấp ủy viên các cấp bảo đảm tiêu chuẩn,
cơ cấu, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Đa số các cấp ủy, tổ chức đảng đã bám sát Điều lệ
Đảng, xây dựng quy chế làm việc, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tế, bảo đảm
nguyên tắc tập trung dân chủ, giải quyết tốt mối quan hệ giữa cấp ủy với chính quyền và Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.
Hệ thống các cơ quan tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Đảng tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn,
đổi mới theo hướng tinh gọn và hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm, mối quan hệ công tác các cơ quan tham mưu, giúp việc ở Trung ương được quy định rõ hơn79. Tổ
chức bộ máy, biên chế, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên
trách tham mưu, giúp việc, đơn vị sự nghiệp của Đảng tiếp tục được sắp xếp, kiện toàn và hoàn thiện,
góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, giảm số lượng lãnh đạo80.
Hạn chế:
Việc cụ thể hóa Điều lệ Đảng về nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng còn có nội dung chưa
phù hợp. Nguyên tắc tập trung dân chủ ở một số cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện chưa nghiêm, thậm chí
có nơi còn vi phạm nghiêm trọng. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện hiệu quả thấp, tình trạng
nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy một số cơ quan
tham mưu, giúp việc cấp ủy mới chỉ tập trung vào tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, chưa coi
trọng nâng cao chất lượng hoạt động, gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức.
Vướng mắc, bất cập:
Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong tổ chức và hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng có
nội dung chưa được quy định cụ thể phù hợp với tình hình thực tế, nhất là về mối quan hệ, trách nhiệm
giữa tập thể, cá nhân và người đứng đầu, nên khó xác định trách nhiệm của cá nhân khi xảy ra sai phạm.
Một bộ phận cấp ủy viên chưa nắm vững và thấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, vi phạm nguyên tắc tổ chức
và sinh hoạt đảng; thực hiện chưa đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của cấp ủy
viên.
Việc cụ thể hóa Điều lệ Đảng về nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của Đảng còn có nội dung chưa
phù hợp81; tổ chức thực hiện ở một số nơi chưa thật sự nghiêm túc, hiệu quả hạn chế.
Quy định về chức năng, nhiệm vụ của một số loại hình tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng còn
một số nội dung cần phải cụ thể thêm, như: Quy định về đảng ủy khối cơ quan, đảng ủy khối doanh
nghiệp trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị; quy định về tổ chức đảng ở cơ quan và
doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước...

3. Về cơ quan lãnh đạo của Đảng ở cấp Trung ương (Chương III)


Các quy định về Đại hội đại biểu toàn quốc, về Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan lãnh đạo là phù hợp, phát huy hiệu quả trong việc
lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết
của đại hội; những chủ trương, chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối nội, đối ngoại,
công tác xây dựng Đảng và thí điểm một số chủ trương mới, phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong
hệ thống chính trị.
Ban Chấp hành Trung ương đã xây dựng Chương trình công tác toàn khóa, ban hành Quy chế làm việc
của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cơ bản triển khai theo đúng chương trình đề
ra, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng Quy chế làm việc đã được ban hành. Quy chế làm việc của
Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã kế thừa những nội dung phù hợp của khóa trước và bám sát
thực tiễn để bổ sung; trong đó phân định rõ ràng, cụ thể hơn nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, lề lối làm
việc của các cơ quan lãnh đạo cấp cao của Đảng. Chương trình làm việc toàn khóa thể hiện sự chỉ đạo
toàn diện, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm; coi trọng hiệu quả. Hoạt động của Ban Chấp hành Trung
ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và có sự đoàn kết, thống nhất cao
trong các quyết định của mình, nhất là những vấn đề khó, nhạy cảm, phức tâm góp phần quan trọng tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thực sự phát huy dân chủ, đề cao trách nhiệm,
huy động trí tuệ tập thể trong việc cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII thành các nghị quyết, kết luận, chỉ thị,
quy định, quy chế và lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả trong toàn Đảng.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã dành thời
gian làm việc với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc, kiểm tra và tìm hiểu thực tế ở cơ sở. Các cơ quan
tham mưu của Đảng ở Trung ương đã tăng cường giao ban định kỳ với các cấp ủy, tổ chức đảng,
các ban đảng, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương để nắm tình hình và
chỉ đạo phối hợp xử lý các vấn đề mới nảy sinh.
Hạn chế:
Cơ cấu đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng chưa thật sự hợp lý giữa các đảng bộ địa
phương với tổ chức đảng ở bộ, ngành Trung ương. Một số văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ
Đảng ban hành chưa kịp thời và có một số nội dung chưa thật sát thực tế.

4. Về cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp địa phương (Chương IV)
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp
địa phương được quy định trong Điều lệ Đảng cơ bản là phù hợp. Để cụ thể hóa các quy định của Điều
lệ Đảng, trong nhiệm kỳ Đại hội XII, Trung ương đã ban hành nhiều văn bản, quy định phù hợp tình hình
thực tế83, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ
công tác của cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; của cấp
ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện được quy định cụ thể hơn. Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày
30/5/2019 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp trên tới Đại hội XIII của Đảng, đã quy định về số
lượng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ, ủy viên ủy ban kiểm tra làm cơ sở để kiện toàn các cơ quan
lãnh đạo của Đảng ở địa phương nhiệm kỳ tới.
Trên cơ sở quy định của Trung ương, các cấp ủy, tổ chức đảng đã rà soát, hoàn thiện các quy định, quy
chế theo hướng xác định rõ thẩm quyền của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy; phân công nhiệm vụ cho
từng cấp ủy viên, ủy viên ban thường vụ cấp ủy. Căn cứ quy chế làm việc, các vấn đề thuộc thẩm quyền
của cấp ủy, ban thường vụ được đưa ra bàn bạc, quyết định tập thể. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp
ủy, tổ chức đảng nhìn chung đã theo đúng thẩm quyền. Nội dung, hình thức sinh hoạt cấp ủy ngày càng
được đổi mới theo hướng thiết thực và hiệu quả, thể hiện được vai trò lãnh đạo của Đảng ở địa phương.
Việc thực hiện quy trình chỉ định cấp ủy và bổ sung phương hướng, nhiệm vụ đối với tổ chức đảng thành
lập mới, hợp nhất, sáp nhập, chia tách trong nhiệm kỳ được thực hiện nghiêm túc. Qua đó, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức đảng và cấp ủy hoạt động liên tục, nhất là trong quá trình sắp xếp các đơn vị
hành chính, các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp
ủy đảng, không phải tổ chức đại hội nhiều lần.
Hạn chế:
Cơ cấu đại biểu dự đại hội theo ngành và theo địa phương chưa thật sự hợp lý. Số lượng cấp ủy viên, ủy
viên ban thường vụ cấp ủy các cấp còn một số bất hợp lý cả về cơ cấu và độ tuổi; vẫn còn một số nơi,
chất lượng cấp ủy viên chưa cao, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cấp ủy.
Việc cụ thể hóa, bổ sung, sửa đổi quy chế làm việc của một số cấp ủy còn chậm. Việc chỉ đạo cụ thể hóa
và tổ chức thực hiện một số nội dung trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng có nơi, có lúc, có mặt
thiếu quyết liệt, chưa kịp thời, hiệu quả thấp.

5. Về tổ chức cơ sở đảng (Chương VI)


Các quy định của Điều lệ Đảng và các văn bản cụ thể hóa thi hành Điều lệ Đảng trong nhiệm kỳ về chức
năng, nhiệm vụ, hoạt động của các loại hình tổ chức cơ sở đảng cơ bản đáp ứng tình hình thực tế. Bộ
Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành một số chủ trương về xây dựng tổ chức cơ sở đảng; bổ sung, sửa đổi
quy định về: chức năng, nhiệm vụ của một số loại hình tổ chức cơ sở đảng; tăng cường xây dựng tổ
chức đảng trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước; hướng dẫn nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng84.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ, thực hiện
nghiêm túc và có hiệu quả. Với vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở, thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo
quy định của Điều lệ Đảng, đa số tổ chức cơ sở đảng đã lãnh đạo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoàn
thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Việc đánh giá, xếp loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng hằng năm tiếp tục được đổi mới, từng bước khắc
phục bệnh thành tích, đúng thực chất hơn, góp phần bảo đảm việc thi hành Điều lệ Đảng chặt chẽ,
nghiêm túc.
Vướng mắc, bất cập:
Chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận chưa được quy định cụ thể, phù hợp nên hoạt động còn lúng
túng, vướng mắc. Quy định lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở có hơn 30 đảng viên, phải báo cáo và
được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý chưa được thực hiện nghiêm.
Chất lượng sinh hoạt chi bộ thường kỳ ở khu dân cư còn hạn chế do số lượng đảng viên đông, trụ sở
chật hẹp, nhất là ở các đô thị lớn. Việc sinh hoạt định kỳ mỗi năm hai lần đối với đảng bộ cơ sở còn gặp
khó khăn, nhất là các đảng bộ có đông đảng viên, hoạt động phân tán trên phạm vi rộng; một số đảng bộ
cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc để gắn với đánh giá công tác 6 tháng đầu năm và tổng kết công tác
cuối năm. Việc quản lý đối với đảng viên đi làm xa nơi cư trú, đảng viên ở những chi bộ hoạt động phân
tán còn khó khăn, bất cập.
Việc quy định tổ chức sinh hoạt chi bộ định kỳ trong một số loại hình doanh nghiệp và ở ngoài nước còn
vướng mắc, bất cập.
Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng ở các loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp thuộc sở hữu
tập thể, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp tư nhân... chưa
phù hợp, chậm được hoàn thiện.

6. Về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân
dân Việt Nam (Chương VI)
Quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cơ bản phù hợp với đặc thù
của công tác xây dựng Đảng ở các đảng bộ này. Nội dung các quy định đã bảo đảm và khẳng định sự
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội, Công an và phát huy vai trò nòng cốt
của lực lượng vũ trang trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội.
Hệ thống tổ chức đảng trong Quân đội và Công an tiếp tục được kiện toàn85. Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã
ban hành các quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt
Nanh. Vị trí, vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng trong Quân đội và Công an ngày càng được khẳng định và
tăng cường; chức năng, nhiệm vụ của các loại hình đảng bộ, chi bộ trong Quân đội và Công an được rà
soát và bổ sung, sửa đổi86; chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận trong Quân đội và Công an được
quy định rõ hơn, góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc.
Quy định đồng chí bí thư tỉnh ủy, thành ủy tham gia đảng ủy quân khu là cần thiết. Tổ chức đảng quân
sự, công an địa phương cấp nào đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt của cấp ủy địa phương cấp
đó, đồng thời chấp hành nghị quyết của đảng ủy quân sự, đảng ủy công an cấp trên về mặt chuyên môn,
nghiệp vụ đã khẳng định vai trò quan trọng của cấp ủy địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo giữ vững quốc
phòng, an ninh và cơ chế song trùng lãnh đạo là phù hợp; đồng thời, góp phần phát huy hiệu quả vai trò
của công tác đảng đối với Quân đội, Công an ở địa phương.
Vướng mắc, bất cập:
Hệ thống tổ chức đảng trong doanh nghiệp Quân đội chưa được hoàn thiện theo mô hình tổ chức mới.
Tổ chức và hoạt động của một số tổ chức đảng trong Công an không có tổ chức chính quyền tương ứng
còn vướng mắc, bất cập. Cơ chế phối hợp giữa cấp ủy công an cấp trên với cấp ủy địa phương cấp dưới
trong lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy công an cùng cấp chưa được đồng bộ, chặt chẽ.
Cơ cấu đảng ủy công an cấp tỉnh, cấp huyện chưa tăng cường được sự lãnh đạo của cấp ủy địa phương
đối với công an cùng cấp.

7. Về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và ủy ban kiểm tra các
cấp (Chương VII)
Quy định về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cơ bản phù hợp và phát
huy hiệu quả, thể hiện rõ vai trò lãnh đạo của Đảng. Bám sát Điều lệ Đảng, Trung ương đã lãnh đạo, chỉ
đạo việc kiện toàn tổ chức, bổ sung, hoàn thiện các văn bản, các quy định về ủy ban kiểm tra của cấp ủy
và bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra để thực hiện88.
Bộ Chính trị đã ban hành một số quy định cụ thể về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm89.
Ban Bí thư đã cụ thể hóa một số nội dung về chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra
cấp dưới trong công tác kiểm tra, giám sát; về công tác kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên90…
Điểm mới trong nhiệm kỳ này là kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương ngay từ
năm đầu triển khai. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã lãnh đạo và tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám
sát theo hướng siết chặt kỷ luật, kỷ cương; nội dung kiểm tra, giám sát có trọng tâm, trọng điểm, bám sát
nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng, chú trọng chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm
tra, giám sát.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy các cấp91 đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các
nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; những lĩnh vực nhạy
cảm, dễ phát sinh tiêu cực, dư luận bức xúc92.
Việc thực hiện các quy định trong Điều lệ Đảng về kiểm tra, giám sát đã góp phần để các tổ chức đảng
và đảng viên chấp hành nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Qua đó, nâng cao hiệu lực thi hành Điều lệ
Đảng và các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng.
Hạn chế:
Trong các quy định, hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng có nội dung chưa bao quát hết những vấn đề mới
phát sinh, khi áp dụng còn lúng túng, vướng mắc, khó thực hiện. Việc thi hành Điều lệ Đảng về công tác
kiểm tra, giám sát của một số cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp chưa nghiêm, hiệu quả còn hạn chế.
Các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo chuyên
đề chưa thường xuyên, có nơi còn buông lỏng; hiệu quả giám sát còn thấp. Việc triển khai công tác kiểm
tra, giám sát tại một số tổ chức cơ sở đảng còn gặp khó khăn, nhất là ở các doanh nghiệp.

8. Về khen thưởng và kỷ luật (Chương VIII)


Nhìn chung, quy định trong Điều lệ Đảng về khen thưởng đối với tổ chức đảng và đảng viên đã đáp ứng
yêu cầu thực tế, làm cơ sở để xem xét, biểu dương, khen thưởng những tổ chức đảng, đảng viên có
thành tích. Việc bổ sung quy định tặng Huy hiệu 45 năm tuổi Đảng cho đảng viên là phù hợp, đáp ứng
nguyện vọng của đảng viên, được sự đồng tình, thống nhất trong Đảng.
Các quy định về kỷ luật đảng cơ bản phù hợp. Việc thi hành kỷ luật, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối
với tổ chức đảng, đảng viên nhìn chung thực hiện nghiêm, kịp thời, đúng thẩm quyền, bảo đảm nguyên
tắc, đúng quy trình, góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của Nhà nước,
được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.
Cấp ủy, ủy ban kiểm tra cấp trên tăng cường chỉ đạo đôn đốc, hướng dẫn ủy ban kiểm tra cấp dưới kiểm
tra những vụ việc phức tạp, nhạy cảm, tồn đọng kéo dài, dư luận quan tâm. Việc thực hiện nghiêm túc
các quy định về kỷ luật đảng đã góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, đề cao pháp luật của
Nhà nước, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao.
Hạn chế:
Quy định kỷ luật giải tán một tổ chức đảng và khai trừ đảng viên chưa được một số tổ chức đảng cấp
dưới thực hiện nghiêm túc, có hiện tượng nể nang, né tránh, cục bộ, “bệnh thành tích”.
Vướng mắc, bất cập:
Trong một số trường hợp, ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên thuộc thẩm
quyền cấp ủy cấp dưới quản lý thì việc thi hành kỷ luật còn gặp khó khăn, vướng mắc và phát sinh thêm
thủ tục, thời gian kéo dài.

9. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị -
xã hội (Chương IX)
Quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội bằng Cương lĩnh
chính trị, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; bằng công tác tư tưởng, tổ chức,
cán bộ và kiểm tra, giám sát việc thực hiện là phù hợp. Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện
các quy định, quy chế theo hướng đồng bộ, tổng thể, liên thông và phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn
của các tổ chức. Nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi
với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu được thực hiện nghiêm túc. Việc quy định
các tổ chức đảng giới thiệu những cán bộ đủ tiêu chuẩn để bổ nhiệm, ứng cử vào chức danh lãnh đạo
của cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội đã tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quy định về thành lập
đảng đoàn, ban cán sự đảng trong các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội
đã bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức đó. Tổ chức và hoạt động của đảng đoàn, ban
cán sự đảng nhìn chung đã bám sát chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy
định, hướng dẫn của Trung ương.
Vướng mắc, bất cập:
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ của ban cán sự đảng, đảng đoàn và cấp ủy đảng trong cùng một tổ
chức, cơ quan, đơn vị có điểm chưa thật hợp lý. Trong lãnh đạo của đảng đoàn, ban cán sự đảng và tập
thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có việc còn trùng lắp, chưa được phân định rõ ràng. Việc thực hiện thẩm
quyền, trách nhiệm và phối hợp công tác giữa đảng đoàn, ban cán sự đảng với đảng ủy cơ quan, tập thể
lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan, đơn vị có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao.

10. Đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Chương XI)
Điều lệ Đảng xác định vai trò, vị trí của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là phù hợp, làm cơ sở
để các cấp ủy, tổ chức đảng quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ cho Đảng.
Quy định đảng viên còn trong độ tuổi đoàn phải sinh hoạt và công tác trong tổ chức đoàn cơ bản được
thực hiện nghiêm túc. Qua đó, đề cao trách nhiệm của đảng viên trẻ đối với tổ chức đoàn, đồng thời, đây
là những nhân tố tích cực xây dựng tổ chức đoàn, là những tấm gương để các đoàn viên trẻ học tập, noi
gương phấn đấu vào Đảng.
Quy định Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng, là lực lượng nòng cốt
trong phong trào thanh niên, đại diện quyền lợi của thanh niên, phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ
Chí Minh, có vai trò kế tục sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là phù hợp.
Các cấp ủy, tổ chức đảng đã thường xuyên quan tâm, trực tiếp lãnh đạo tổ chức đoàn trong việc xác định
phương hướng, nhiệm vụ chính trị, công tác tư tưởng, tổ chức và cán bộ. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh đã chú trọng nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, thanh niên, tạo môi trường
cho đoàn viên, thanh niên được rèn luyện, thử thách, cống hiến; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh niên
phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu trong học tập, lao động và cuộc sống, hăng hái
tham gia các hoạt động cộng đồng, tích cực tham gia xây dựng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Hạn chế:
Còn có cấp ủy, tổ chức đảng chậm cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo về phương hướng, nhiệm vụ, tư
tưởng, công tác tổ chức và cán bộ đối với tổ chức đoàn thành quy định, quy chế, chưa thực sự quan tâm
đúng mức tới việc lãnh đạo, chăm lo xây dựng tổ chức đoàn vững mạnh cả về tư tưởng, chính trị, tổ
chức, đạo đức và hành động.

11. Tài chính của Đảng (Chương XI)


Quy định về nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng, mức đóng đảng phí của đảng viên
trong Điều lệ Đảng và một số quy định mới bổ sung cơ bản phù hợp, được thực hiện thống nhất từ Trung
ương đến cơ sở.
Công tác quản lý tài chính đảng đã được Bộ Chính trị, Ban Bí thư quan tâm chỉ đạo cụ thể hóa; đề cao kỷ
luật, kỷ cương, tính hiệu quả trong quản lý sử dụng tài chính, tài sản của Đảng bảo đảm đúng quy định
của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Văn phòng Trung ương Đảng, văn phòng các cấp ủy đã chủ động
tham mưu đề xuất, ban hành một số văn bản cụ thể hóa việc triển khai thực hiện93.
Công tác kiểm tra, kiểm toán đối với quản lý tài chính đảng ngày càng được tăng cường và có hiệu quả,
cơ bản đã thực hiện đúng theo quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đã tích cực nghiên
cứu bổ sung, sửa đổi một số chế độ, chính sách đặc thù cho phù hợp với thực tiễn, cơ bản đáp ứng
được yêu cầu, nhiệm vụ quản lý tài chính đảng. Công tác kiểm tra, kiểm toán của ủy ban kiểm tra các
cấp, kiểm toán nhà nước đối với công tác quản lý tài chính đảng ngày càng được mở rộng cả về phạm vi
và nội dung kiểm tra, kiểm toán, góp phần chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, đưa công tác tài chính
đảng từng bước đi vào nền nếp.
Hạn chế:
Công tác tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy về nguyên tắc, định hướng đổi mới
công tác tài chính, tài sản và hoạt động của một số doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp của Đảng vẫn chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ; việc hướng dẫn cụ thể hóa thực hiện các luật mới ban hành của
Trung ương cũng như của các cấp ủy địa phương trong một số lĩnh vực còn chậm. Việc bổ sung, sửa
đổi, ban hành một số chế độ, chính sách, thu chi, định mức tiêu chuẩn trang bị tài sản cho các trường
hợp, lĩnh vực đặc thù, mô hình tổ chức mới còn chậm.
Trình độ, năng lực, trách nhiệm của một số cán bộ làm công tác quản lý tài chính đảng còn hạn chế, nhất
là cán bộ tham mưu. Việc chậm cập nhật các quy định về cơ chế, chế độ quản lý tài chính, tài sản dẫn tới
lúng túng trong quá trình thực hiện; việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
còn hạn chế. Công tác quản lý tài chính đối với doanh nghiệp của Đảng ở một số nơi chưa được quan
tâm đúng mức, thậm chí để xảy ra sai phạm đến mức phải xử lý kỷ luật.
 

II- ĐÁNH GIÁ CHUNG


1. Ưu điểm và nguyên nhân
Nội dung các quy định của Điều lệ Đảng về đảng viên, về nguyên tắc tổ chức và cơ cấu tổ chức của
Đảng, về cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương, về tổ chức cơ sở đảng, về tổ chức
đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và Công an nhân dân Việt Nam, về công tác kiểm tra, giám sát
của Đảng và ủy ban kiểm tra các cấp, về khen thưởng và kỷ luật, về Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, về Đảng lãnh đạo Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
về tài chính của Đảng cơ bản phù hợp tình hình thực tế.
Sau Đại hội XII, Trung ương đã sớm bổ sung, sửa đổi Quy định thi hành Điều lệ Đảng. Bộ Chính trị, Ban
Bí thư đã ban hành các quy định, hướng dẫn tương đối đồng bộ, thống nhất để thực hiện trong toàn
Đảng. Các cơ quan lãnh đạo của Đảng ở Trung ương và địa phương cơ bản đã thực hiện đúng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát việc thi hành Điều lệ
Đảng. Việc thi hành nghiêm túc các quy định của Điều lệ Đảng đã bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp
về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội và Công an, phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang
trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn
xã hội.
Đạt được những kết quả nêu trên là do: (1) Những nội dung quy định của Điều lệ Đảng cơ bản phù hợp
tình hình thực tiễn và đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống
chính trị và đội ngũ cán bộ, đảng viên. (2) Sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, sâu sát của Ban Chấp
hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. (3) Trách nhiệm của Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đề cao. (4) Sự chủ động, tích cực của các
cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy các cấp. (5) Ý thức tự giác chấp hành của tổ chức đảng, đảng
viên và sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân. (6) Kế thừa được những kết quả, kinh nghiệm của các
nhiệm kỳ trước.

2. Hạn chế, vướng mắc, bất cập và nguyên nhân


Hạn chế:
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thi hành Điều lệ Đảng của Trung ương và các cấp ủy, tổ chức đảng có lúc
chưa quyết liệt. Việc tổ chức học tập, nghiên cứu, quán triệt Điều lệ Đảng chưa được quan tâm đúng
mức. Cán bộ chuyên trách công tác xây dựng Đảng ở một số nơi chưa nắm vững Điều lệ Đảng và các
quy định, hướng dẫn của Trung ương để tham mưu cho cấp ủy. Một bộ phận cấp ủy viên, đảng viên
chưa chấp hành nghiêm Điều lệ Đảng, thậm chí còn vi phạm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; thực
hiện chưa đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên. Nguyên tắc tập trung dân chủ có nơi,
có lúc thực hiện chưa nghiêm, thậm chí còn vi phạm.
Vướng mắc, bất cập và nguyên nhân:
Quá trình thi hành Điều lệ Đảng còn gặp một số vướng mắc, bất cập như: hình thức sinh hoạt định kỳ
của chi bộ có đông đảng viên, hoạt động phân tán; sinh hoạt định kỳ của đảng bộ cơ sở; chức năng,
nhiệm vụ của đảng bộ bộ phận; cơ quan đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong Công an
nhân dân, cơ cấu cấp ủy viên trong đảng ủy công an cấp tỉnh, cấp huyện chưa có thành phần các đồng
chí ủy viên ban thường vụ cấp ủy cùng cấp ngoài lực lượng công an; phạm vi, nhiệm vụ, thẩm quyền của
ủy ban kiểm tra; việc bố trí cán bộ kiểm tra chuyên trách cho các đảng bộ cơ sở có từ 300 đảng viên trở
lên; công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra cấp trên đối với tổ chức đảng
cấp dưới... Những vướng mắc, bất cập nêu trên chủ yếu liên quan đến nội dung trong các quy định,
hướng dẫn của Trung ương, nhưng cũng có một số nội dung cần phải nghiên cứu để đề xuất bổ sung,
sửa đổi Điều lệ Đảng nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện
nay và phù hợp với thực tế.
Qua tổng hợp ý kiến của các cấp ủy tổ chức đảng, đại hội đảng bộ các cấp, đại biểu Quốc hội, Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân, Bộ Chính trị đã trình
Trung ương tại Hội nghị Trung ương lần thứ 11, lần thứ 13, lần thứ 14 về một số nội dung đề nghị nghiên
cứu bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng. Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đã thống nhất đề nghị
Đại hội XIII xem xét, quyết định giữ nguyên Điều lệ Đảng hiện hành. Đại hội XIII đã đồng ý không bổ
sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và giao Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII chỉ
đạo nghiên cứu tiếp thu để điều chỉnh thông qua các quy định, hướng dẫn của Trung ương.
-----
Chú thích
1 Nghị quyết số 04-NQ/TW, ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy
lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện sự diễn biến “tự chuyển hóa”
trong nội bộ; Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ
chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả: Nghị quyết số 19-NQ/TW,
ngày 25/10/2017 về tiếp tục đổi một hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt
động của các đơn vị sự nghiệp công lập; Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 về tập trung xây
dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm
vụ; Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên trước hết
là ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và 10 nghị quyết về các
lĩnh vực khác.
2. Ban hành 184 nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quy chế, kế hoạch, hướng dẫn...
3 Thực hiện một số mô hình thí điểm về tổ chức bộ máy, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã; về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền; về Chiến lược bảo vệ
Tổ quốc trên không gian mạng và Chiến lược an ninh mạng quốc gia; về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
trong của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; việc chuẩn bị và
tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thử XIII của Đảng, nhất là công tác
chuẩn bị nhân sự.
4. Trong nhiệm kỳ, cấp ủy cấp tỉnh đã ban hành 7 văn bản. Trong đó: 150 nghị quyết, 401 chỉ thị, 815 quy
định, 553 chương trình, 1.104 quyết định 144 quy chế, 165 kết luận, 2.493 kế hoạch, 201 đề án và 1.793
văn bản khác.
5.Những vấn đề phức tạp về an ninh đối ngoại, bảo vệ chủ quyển, lãnh thổ ở Biển Đông, đại dịch
Covid-19.
6. Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới
mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh
tế, Nghị quyết 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia hiệp định thương mại tự do thế hệ
mới; Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết số 12-NQ/TW,  ngày
03/6/2017 về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Kết luận số
29-KL/TW, ngày 31/01/2018 về tổng kết 10 năm thực hiện quy định 15-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về đảng viên làm kinh tế tư nhân.
7. Đảng ta đã hợp tác nghiên cứu lý luận với Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cách mạng
Lào, Đảng Cộng sản Cu Ba, Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản và một số đảng cầm quyền khác.
8.Nhiều báo có chuyên trang, chuyên mục về xây dựng Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh; chương trình “Đảng trong cuộc sống hôm nay” của Đài Truyền hình Việt
Nam...; đặc biệt, ra đời giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng “Búa Liềm Vàng”, giải báo chí “Báo chí
với công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”.
9. Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII được truyền trực tuyến tới 2.700 điểm cầu với
hơn 405.000 cán bộ, đảng viên tham dự.
10. Thực tế cho thấy văn học, nghệ thuật hiện nay còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và
nghệ thuật.
11. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1847/QĐ-TTG, ngày 27/12/2018 phê duyệt Đề án
văn hóa công vụ; nhiều địa phương ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, đảng viên với nhân dân; đẩy
mạnh thực hiện nếp sống văn hóa mới trong việc tổ chức cưới hỏi, ma chay, giỗ, tết, sinh nhật...
12. Năm 2016, Bộ Chính trị đã gợi ý kiểm điểm 18 tập thể và 3 cá nhân; năm 2017, Ban Bí thư gợi ý kiểm
điểm 33 tổ chức đảng thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; thành lập các đoàn công tác dự, chỉ
đạo kiểm điểm ở những nơi được gợi ý kiểm điểm. Năm 2017, 2018, 2019, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
thành lập 15 đoàn kiểm tra về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghỉ quyết Trung ương 4 khóa XII gắn với
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị tại 30 địa phương và các cơ quan Trung ương. Sau kiểm
tra, kịp thời ban hành Thông báo kết luận số 48-TB/TW, ngày 27/4/2018 và Thông báo kết luận số
54-TB/TW, ngày 16/4/2019 về kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết
Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ gắn với
thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị để tiếp tục chỉ đạo các cấp ủy tổ chức
đảng rút kinh nghiệm, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nghị quyết, quy định, chỉ thị của Trung
ương; Thông báo kết luận số 171-TB/IW, ngày 09/3/2020 về kết quả kiểm tra thực hiện Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII gắn với việc triển khai, tổ chức thực hiện các quy định về nêu gương.
13. Năm 2017, các cấp ủy đã gợi ý kiểm điểm đối với 11.005 tập thể và 27.868 cá nhân; năm 2018, các
cấp ủy đã gợi ý kiểm điểm 5.591 tập thể và 9.037 cá nhân; năm 2019, các cấp ủy đã gợi ý kiểm điểm
5.790 tập thể và 7.376 cá nhân.
14. Quân ủy Trung ương phát động phong trào thi đua “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng xứng
danh Bộ đội Cụ Hồ”; Đảng ủy Công an Trung ương phát động phong trào thi đua “Công an nhân dân
thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy”; Thành ủy Hà Nội phát động phong trào thi đua xây dựng, hoàn thiện
chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; tỉnh uy Bình Định phát động phong trào thi đua “Tỉnh
Bình Định chung sức xây dựng nông thôn mới”; Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát động phong trào
thi đua “Nghe dân nói, nói dân nghe”...
15. Ban Bí thư đã chỉ đạo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính tả
về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thủ tướng Chính phủ đã
khen thưởng 70 tập thể, 145 cá nhân tiêu biểu. Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ
chức Lễ tổng kết đợt hoạt động “Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác”, biểu dương 392 đảng
viên trẻ tiêu biểu. Các cấp ủy, tổ chức đảng sơ kết, khen thưởng nhiều tập thể, cá nhân tiêu biểu.
16. Theo Báo cáo số 18-BCĐT/DLXH, ngày 03/02/2020 về kết quả thăm dò dư luận xã hội về một số vấn
đề của đất nước của Ban Tuyên giáo Trung ương: Xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị đạo đức lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” được cán bộ, đảng
viên đánh giá đạt kết quả đáng phấn khởi, tăng từ 39% năm 2018 lên 59% năm 2019; phòng, chống
tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm” được cán bộ, đảng viên đánh giá đạt kết quả đáng phấn khởi, tăng
từ 29% năm 2018 lên 48% năm 2019.
17. Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 một số vấn đề về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017
về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn
vị sự nghiệp công lập.
18. Bộ Chính trị đã ban hành Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy
của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15/3/2018
về tiếp tục đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Nghị
quyết số 37-NQ/TW, ngày 24/12/2018 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã; Kết
luận số 34-KL/TW, ngày 07/8/2018 về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW.
19. Quốc hội ban hành Nghị quyết số 56/2017/Qh14, ngày 24/11/2017 về việc tiếp tục cải cách tổ chức
bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban
hành Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14, ngày 12/3/2019 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 10/NQ-CP, ngày
03/02/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW; Nghị quyết
số 32/NQ-CP, ngày 14/5/2019 về kế hoạch sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai
đoạn 2019 - 2021; trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa
phương. Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức...
20. Bộ Chính trị ban hành các quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các ban
đảng Trung ương; Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và mối
quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Ban Bí thư
ban hành Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25/7/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 09-QĐi/TW, ngày 13/11/2018 về
chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quy
định số 202-QĐ/TW, ngày 02/8/2019 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của
cấp ủy, ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện; Quyết định số 162-QĐ/TW, ngày 05/12/2018 về
việc ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn, ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương...
21. Tính đến ngày 31/12/2019, giảm 4 đầu mối trực thuộc Trung ương, 97 đầu mối trực thuộc cấp tỉnh; 6
tổng cục và tương đương; 19 cục, vụ, 90 đơn vị sự nghiệp công lập ở Trung ương; 3768 phòng, đội và
tương đương; giảm 4.963 đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 3.646 đầu một trong các đơn vị sự nghiệp
công lập ở địa phương... Giảm 10.386 cấp trưởng, cấp phó ở các cơ quan, đơn vị tổ chức hành chính
cấp tỉnh, cấp huyện. Giảm 3.306 cấp trưởng, 4.080 cấp phó ở các đơn vị sự nghiệp công lập địa
phương.
22. Hợp nhất 3 văn phòng cấp tỉnh (đoàn đại biểu Quốc hội hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân); ban
tổ chức cấp ủy với cơ quan nội vụ; ủy ban kiểm tra cấp ủy với cơ quan thanh tra; trưởng ban dân vận
đồng thời là chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện...
23. Tính đến ngày 30/9/2020, đã giảm 6 đơn vị hành chính cấp huyện, 565 đơn vị hành chính cấp xã; các
tỉnh, thành phố đã giảm 20.910 thôn, tổ dân phố...
24. Tính đến ngày 31/12/2019, đã giảm được 539.926 người (giảm 14,78% so với biên chế giao tại thời
điểm 30/4/2015). Biên chế khối đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đã giảm 11,24%.
Đã giảm 41.089 người hoạt động không chuyên trách cấp xã (giảm 21,7% so với thời điểm 30/4/2015) và
222.351 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố (giảm 31,2% so với thở điểm
30/4/2015).
25. Theo số liệu của Bộ Tài chính về công khai số liệu dự toán ngân sách nhà nước: Năm 2020, dự toán
ngân sách nhà nước đã giảm trên 5.000 tỉ đồng gắn với thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức
bộ máy. Dự án chi thường xuyên của cả nước năm 2020 là 1.056.485 tỉ đồng, chiếm 60,5% tổng chi
ngân sách nhà nước, giảm 0,7% so và năm 2019, tương đương trên 57.000 tỉ đồng (vẫn bảo đảm tăng
lương cơ sở 7%/năm) và thấp hơn kế hoạch 2016 - 2020 (dưới 64%), dự án chi cho đầu tư phát triển
năm 2020 là 470.600 tỉ đồng, tăng gần 120.000 tỉ đồng, tương ứng tăng 47,2% theo dự án năm 2016.
26. Tính đến ngày 30/9/2020, toàn Đảng có 52.125 tổ chức cơ sở đảng (24.788 đảng bộ cơ sở, 27.337
chi bộ cơ sở), giảm 4.951 tổ chức cơ sở đảng so với đầu nhiệm kỳ; trực thuộc đảng ủy cơ sở có 2.487
đảng bộ bộ phận và 227.328 chi bộ với 5.192.533 đảng viên, tăng 568.638 đảng viên so với đầu nhiệm
kỳ.
27. Kết luận số 38-KL/TW, ngày 13/11/2018 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số
22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của
Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và rà sát, sàng lọc, đưa những đảng viên không
còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 của Ban Bí thư về tăng cường xây
dựng tổ chức đảng trong các đơn vị kinh tế tư nhân; Kết luận số 18-KL/TW, ngày 22/9/2017 của Ban Bí
thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiên Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư khóa X “Về nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ” trong tình hình mới...
28. Hiện nay có 29 quy định của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở
đảng.
29. Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 15/3/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ
máy Bộ Công an tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Kết luận số 16-KL/TW, ngày 07/7/2017 của Bộ
Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam đến năm 2021.
30. Tính đến ngày 30/9/2020, cơ quan hành chính 81,1%; đơn vị sự nghiệp 87,21%, doanh nghiệp nhà
nước 85,38%.
31. Tính đến ngày 30/9/2020, cả nước có 26.649 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố;
27 .296 bí thư chi bộ kiêm trưởng ban công tác mặt trận; 2.289 bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, tổ trưởng
tổ dân phố và trưởng ban công tác mặt trận.
32. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020, đã kết nạp được 880.155 đảng viên, bình quân 185 259
đảng viên/năm. Trình độ đảng viên mới kết nạp được nâng lên (41,5% từ đại học trở lên, 3% là thạc sĩ,
0,15% là tiến sĩ), cơ cấu hợp lý theo hướng trẻ hóa và tăng tỷ lệ nữ (67,67% là đoàn viên, 43,72% là nữ).
33. Tính đến ngày 30/9/2020, đã có 6.652 đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân.
34. Tính đến ngày 30/9/2020, chỉ còn 1.973 thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng, chiếm 2,17% tổng số
thôn, tổ dân phố; giảm 257 thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng so với đầu nhiệm kỳ.
35. Tính đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ tổ chức đảng chỉ chiếm 0 54% trong tổng số doanh nghiệp tư nhân; tỷ
lệ đảng viên chỉ chiếm 1,2% tổng số lao động trong doanh nghiệp tư nhân.
36. Tính đến ngày 30/9/2020, tỷ lệ trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố chưa là đảng viên là 19,83%.
37. Số đảng viên bỏ sinh hoạt đảng phải xóa tên trong 5 năm 2016, 2017, 2018, 2019 và 2020 lần lượt là:
2.414, 3.084, 3.521. 4.095 và 4.428.
38. Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp
chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kết luận số 75-KL/TW, ngày
30/5/2020 về phương hướng công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
39. Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch số 10-KH/TW, ngày 06/6/2018 để thực hiện Nghị quyết số
26-NQ/TW; Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 30/5/2019 về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng; Quy định số 89-QĐ/TW, ngày 04/8/2017 Khung tiêu chuẩn chức danh, định
hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp; Quy định số 90-QĐ/TW, ngày
04/8/2017 về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban Chấp hành Trung ương, Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý (nay là Quy định số 214-QĐ/TW, ngày 02/01/2020); Quy định số 105-
QĐ/TW, ngày 19/12/2017 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Quy định
số 132-QĐ/TW, ngày 08/3/2018 về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập
thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; Quy định số 179-QĐ/TW, ngày 25/02/2019 về chế độ kiểm tra, giám
sát công tác cán bộ; Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán
bộ và chống chạy chức, chạy quyền; Kết luận số 24- KL/TW, ngày 15/12/2017 về nguyên tắc điều động,
phân công bố trí công tác đối với cán bộ diện Trung ương quản lý... Ban Bí thư ban hành Thông báo số
13-TB/TW, ngày 17/8/2016 về xác định tuổi của đảng viên; Kết luận số 55-KL/TW, ngày 15/8/2019 về tiếp
tục chấn chỉnh công tác cán bộ để chuẩn bị tốt nhân sự đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.
40. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020, Trung ương đã tổ chức 3 lớp cập nhật kiến thức mới cho
các đồng chí ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, 5 lớp bồi dưỡng cho 222 đồng chí diện quy
hoạch cán bộ cấp chiến lược khóa XIII và có nhiều đổi mới so với nhiệm kỳ trước; tổ chức 258 đoàn, với
5.570 cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Các cấp ủy chỉ đạo mở 6.582 lớp đào tạo, bồi
dưỡng cho 590.601 lượt cán bộ, đảng viên về lý luận chính tả và chuyên môn, nghiệp vụ; mở 40.217 lớp
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho 4.530.676 lượt học viên.
41. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020, Trung ương đã luân chuyển, điều động 33 đồng chí ủy
viên Trung ương Đảng và 6 đồng chí ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức bí thư các tỉnh ủy,
thành ủy; 2 đồng chí ủy viên Trung ương Đảng và 3 đồng chí ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ
chức phó bí thư các tỉnh ủy, thành ủy; 30 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng và 3 đồng chí ủy viên dự
khuyết Trung ương Đảng giữ chức bộ trưởng và tương đương; 11 đồng chí ủy viên Trung ương Đảng và
2 đồng chí ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng giữ chức thứ trưởng và tương đương. Các tỉnh ủy, thành
ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương đã luân chuyển 1.003 cán bộ từ cấp tỉnh về cấp huyện và 888 cán bộ
từ cấp huyện lên cấp tỉnh; 5.202 cán bộ từ cấp huyện về cấp xã và 2.753 cán bộ từ cấp xã lên cấp
huyện.
42. Tại Thông báo kết luận số 43-TB/TW, ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị về kết quả kiểm tra việc thực
hiện Kết luận số 24-KL/TW, ngày 05/6/2012 của Bộ Chính trị khóa XI về đẩy mạnh công tác quy hoạch,
luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo gắn với thực hiện Quy chế
bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử.
43. Kết quả rà soát theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW: Có 86/128 (chiếm 67,2%) địa phương, cơ
quan, đơn vị có một số trường hợp thiếu điều kiện, tiêu chuẩn hoặc sai về quy trình, thủ tục; cả nước có
55.697/2.169.908 trường hợp thiếu tiêu chuẩn, điều kiện, chiếm 2,56% so với tổng số được và soát và
2.827/2.169.908 trường hợp sai về quy trình, thủ tục, chiếm 0,13% so với tổng số được rà soát.
44. Kết luận số 48-KL/TW, ngày 26/4/2019 của Ban Bí thư về kết quả tự kiểm tra, rà soát thực hiện công
tác cán bộ theo Thông báo kết luận số 43-TB/TW, ngày 28/12/2017 của Bộ Chính trị.
45. Tính từ đầu nhiệm kỳ đến ngày 30/9/2020, riêng ở Trung ương đã rà soát thẩm định, kết luận về tiêu
chuẩn chính trị 9.682 lượt hồ sơ cán bộ; qua thẩm định đã đề nghị không phê duyệt quy hoạch bổ nhiệm
106 trường hợp.
46. Hiện nay, qua rà soát còn 29 nội dung chưa thống nhất giữa pháp luật của Nhà nước với quy định
của Đảng về tổ chức và cán bộ.
47 . Nhiệm kỳ 2020 - 2025: tỷ lệ cấp ủy lên cấp tỉnh trẻ (dưới 40 tuổi) là 5,95%. Tỷ lệ cấp ủy viên cấp
huyện trẻ (dưới 40 tuổi là 14,43%. Tỷ lệ cấp ủy viên cấp cơ sở trẻ (dưới 35 tuổi) là 10,64%.
48. Quy định số 30-QĐ/TW, ngày 26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; Quy định số 85-QĐ/TW, ngày
23/5/2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư quản lý; Quy định số 86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 của Bộ Chính trị về giám sát trong Đảng;
Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; các
hướng dẫn của ủy ban Kiểm tra Trung ương về các quy định nêu trên; Quy định sẽ 07-QĐi/TW, ngày
28/8/2018 của Bộ Chính trị về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm...
49. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 264.091 tổ chức đảng và 1.124.146 đảng
viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 15.920 tổ chức đảng và 47.701
đảng viên (trong đó có 23.432 cấp ủy viên). Qua kiểm tra, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ
chức đảng và 69.600 đảng viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 17.610 đảng viên. Riêng Ban
Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật 10 tổ chức đảng và 60 đảng viên; Ủy
ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 169 đảng viên (trong đó có 53 đồng chí là cán bộ diện Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý). Các cấp ủy đã giám sát 193.993 tổ chức đảng và 528.652 đảng viên; ủy
ban kiểm tra các cấp đã giám sát 124.469 tổ chức đảng và 185. 731 đảng viên.
Ủy ban kiểm tra các cấp đã nhận được 104.419 đơn, thư tố cáo phản ánh tổ chức đảng đảng viên, trong
đó thuộc thẩm quyền phải giải quyết là 319 đơn tố cáo đối với tổ chức đảng và 8.477 đơn tố cáo đối với
đảng viên. Trong đó, ủy ban Kiểm tra Trung ương giải quyết tố cáo đối với 36 đảng viên; qua giải quyết tố
cáo đã thi hành kỷ luật và đề nghị thi hành kỷ luật 6 đảng viên có vi phạm ủy ban kiểm tra các địa
phương, đơn vị giải quyết tố cáo đối với 319 tổ chức đảng và 8.441 đảng viên; qua giải quyết tố cáo phải
thi hành kỷ luật 10 tổ chức đảng và 1.606 đảng viên. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp đã giải quyết
khiếu nại kỷ luật của 3 tổ chức đảng và 1.034 đảng viên, đã giải quyết xong 3 tổ chức đảng và 1.012
đảng viên, kết quả giữ nguyên hình thức kỷ luật 719 trường hợp, thay đổi hình thức kỷ luật 296 trường
hợp.
50. Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp
ủy trong việc tiếp dân đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Chỉ thị số
18-CT/IW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày
10/01/2018 của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới;
Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 20/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình
hình mới; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư ban hành Hướng dẫn chung để các
cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn
chặn đẩy lùi sự suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 124-QĐ/TW, ngày
02/02/2018 của Ban Bí thư về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và
nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán
bộ, đảng viên; Kết luận số 43-KL/TW, ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Nghị quyết
số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường và đổi mới
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới...
51. Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 16/5/2016 về tăng cường và đổi mới
công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới.
52. Theo Báo cáo số 515-BC/BDVTW về kết quả thực hiện Năm dân vận chính quyền, năm 2019, có
478.237 lượt công dân đến cơ quan hành chính nhà nước khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh (tăng
4,3% so với năm 2018), với 304.209 vụ việc (tăng 9,1%), 4.611 lượt đoàn đông người (giảm 0,6%).
Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng tiếp 20.233 lượt công dân (tăng
19,6%) với 3.992 vụ việc (giảm 19,2%), 530 lượt đoàn đông người (tăng 10,6%). Các bộ, ngành tiếp 57
907 lượt công dân với 53.942 vụ việc, 204 lượt đoàn đông người, so với năm 2018 giảm 3,7% số lượt
công dân, 5,4% số vụ việc và 0,5% lượt đoàn đông người. Các địa phương đã tiếp 400.097 lượt công
dân, với 246.275 vụ việc, 3.877 lượt đoàn đông người; so với năm 2018 tăng 4,9% số lượt công dân và
tăng 13,6% số vụ việc, giảm 1,9% số lượt đoàn đông người.
53. Các cấp ủy đã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính tả - xã hội tổ chức hơn 90 000 hội
nghị đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì nhiều cuộc đối thoại với doanh nghiệp, công nhân, nông dân để tiếp
nhận các kiến nghị, chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách có liên quan.
54. Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 về việc ban hành quy chế giám sát và phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày
12/12/2013 ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân
dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
55. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức 10 chương trình giám sát về các vấn đề,
lĩnh vực có ý nghĩa cấp bách với toàn xã hội; phản biện một số văn bản quan trọng của Đảng, Quốc hội
Chính phủ các bộ, ngành. ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh tổ chức 721 cuộc giám sát, 784 hoạt động
phản biện; cấp huyện tổ chức 6.404 cuộc giám sát, 4.403 hoạt động phản biện và cấp xã tổ chức 49.564
cuộc giám sát, 25.834 hoạt động phản biện. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp và
nhân dân đã có 32.064 ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
56. Theo Báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng các năm 2016, 2017, 2018, 2019 của Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng: Đã tổ chức 147.693 lớp tập huấn, hội nghị, cuộc họp để quán
triệt, giới thiệu về phòng, chong tham nhũng với hơn 6,7 triệu lượt cán bộ, công chức, viên chức và
người dân tham gia và xuất bản hơn 677.000 cuốn sách, tài liệu về phòng, chống tham nhũng. Thống kê
40 tờ báo Trung ương và địa phương đã có trên 10.000 tin, bài phản ánh về đề tài phòng, chống tham
nhũng.
57. Chỉ thị số 26-CT/TW, ngày 09/11/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đôi với
các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra xử lý các vụ án, vụ việc; Chỉ thị số 27-CT/TW, ngày
10/01/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ người phát
hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực; Quy định số 85-QĐ/TW, ngày
23/5/2017 của Bộ Chính trị về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị
Ban Bí thư quản lý; Kết luận số 10-KL/TW, ngày 04/4/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Trung trung 3 khóa X “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham
nhũng, lãng phí”; Quy định số 01-QĐi/TW, ngày 10/5/2018 về trách nhiệm và thẩm quyền của ủy ban
kiểm tra trong công tác phòng, chống tham nhũng. Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018; Luật thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Luật tố cáo năm 2018; Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm
2017; Luật đấu giá tài sản năm 2016...
58. Trong đó, có 3 ủy viên Bộ Chính trị, 1 nguyên ủy viên Bộ Chính trị; 7 ủy viên Trung ương Đảng 16
nguyên ủy viên Trung ương Đảng; 1 bộ trưởng và 4 nguyên bộ trưởng; 22 thứ trưởng và nguyên thứ
trưởng; 12 bí thư và nguyên bí thư tỉnh, thành ủy; 3 phó bí thư và nguyên phó bí thư tỉnh ủy; 15 chủ tịch
và nguyên chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; 26 sĩ quan cấp tướng trong Quân đội, Công an.
59. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đã chỉ đạo điều tra,
truy tố, xét xử 126 vụ án (637 bị cáo) nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; với 3 án tử hình,
13 án chung thân, 8 bị cáo bị phạt tù với mức án 30 năm, 20 bị cáo bị phạt tù từ 20 năm đến dưới 30
năm, 546 bị cáo bị phạt tù từ 12 tháng đến dưới 20 năm, cải tạo không giam giữ 16 bị cáo. Điển hình như
các vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin); Công ty cổ phần VN
Pharma; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam; vụ án Phan Văn Anh Vũ; vụ án Đinh Ngọc Hệ; vụ án
Nguyễn Văn Dương, Phan Sào Nam; vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm; vụ án AVG; vụ án tại Ngân
hàng Phương Nam; vụ án tại Công ty Hải Thành, Quân chủng Hải quân; vụ án liên quan đến dự án 8/12
Lê Duẩn, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; vụ án tại Ngân hàng BIDV...
60. Năm 2016, tỷ lệ thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng đạt 26%. Năm 2017, đạt 29,4%. Năm
2018, đạt 19%. Năm 2019, đạt 47,32%. Năm 2020, đạt 38,43%. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, riêng các vụ
việc, vụ án tham nhũng kinh tế nghiêm trọng, phức tạp diện Ban Chỉ đạo Trung ương theo dõi chỉ đạo đã
tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản hơn 84.000 tỉ đồng.
61. Theo báo cáo của Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính: Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW, ngày
18/11/2006 về chủ trương cơ cấu lại ngân sách theo hướng giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng
chi đầu tư phát triển. Việc thực hiện mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung; sắp xếp xe mô
công theo tiêu chuẩn, định mức, chế độ, khoán kinh phí sử dụng xe ô tô công tại nhiều bộ ngành, địa
phương đã phát huy hiệu quả, giảm số lượng xe ô tô công, kinh phí sử dụng xe, nhân viên lái xe, tăng
hiệu suất sử dụng xe, góp phần tiết kiệm ngân sách nhà nước dư luận xã hội đồng tình. Năm 2020, giảm
dự toán chi ngân sách nhà nước gắn với thực hiện tinh giản biên chế, sắp xếp lại tổ chức bộ máy đạt
5.544 tỉ đồng. Dự toán chi đầu tư phát triển đạt 470.600 tỉ đồng, tăng 215.650 tỉ đồng so với năm 2016.
62. Tính đến ngày 31/12/2019, Cục Phòng, chống tham nhũng thuộc Thanh tra Chính phủ có 5 lãnh đạo
cục, 5 phòng nghiệp vụ với tổng số 40 công chức; Cục C03, Bộ Công an có 7 lãnh đạo cục, 14 phòng
nghiệp vụ với hơn 380 cán bộ, chiến sĩ; Vụ 5, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có 4 lãnh đạo vụ, 4 phòng
nghiệp vụ và 24 công chức.
63. Đầu tư khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT; quản lý và sử dụng nguồn vốn vay
nước ngoài; cải cách tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý nhà nước; quản lý sử dụng vốn, tài sản
nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa; quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản...
64. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thỉ, kết luận để
lãnh đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh
mở rộng hoạt động đối ngoại và công tác cán bộ. Quốc hội đã ban hành 44 luật, 1 pháp lệnh để thể chế
hóa các nghị quyết của Đảng.
65. Trong đó có 3 kế hoạch về xây dựng Đảng: Kế hoạch số 04-KH/TW, ngày 16/11/2016 về thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4; Kế hoạch số 07-KH/TW, ngày 27/11/2017 về thực hiện Nghị quyết Trung ương
6; Kế hoạch số 10-KH/TW, ngày 06/6/2018 về thực hiện Nghị quyết Trung ương 7.
66. Quy định số 10-QĐ/TW, ngày 12/12/2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mối
quan hệ công tác của cấp ủy và ban thưởng vụ cấp ủy cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết
định số 162-QĐ/TW, ngày 05/12/2018 của Ban Bí thư ban hành Quy chế làm việc mẫu của đảng đoàn,
ban cán sự đảng trực thuộc Trung ương; Quyết định số 168-QĐ/TW, ngày 28/12/2018 của Ban Bí thư
ban hành Quy chế làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Quy định số 202-QĐ/TW,
ngày 02/8/2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của cấp ủy
ban thường vụ, thường trực cấp ủy cấp huyện; các cơ quan nhà nước cơ bản rà soát lại chức năng
nhiệm vụ theo các nghị quyết của Trung ương.
67. Trong 4 năm (2016 - 2019), Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thành lập trên 40 đoàn kiểm tra việc thực hiện
nghị quyết chỉ thị, quy định của Trung ương.
68. Một số cấp ủy, tổ chức đảng đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm
việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo quản lý thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều
vi phạm, khuyết điểm kéo dài.
69. Bộ Chính trị ban hành: Quy định số 06-QĐ/TW, ngày 28/8/2018 quy định một số điểm về kết nạp
đảng viên đối với người theo tôn giáo và đảng viên là người theo tôn giáo, tham gia sinh hoạt tôn giáo;
Kết luận số 29-KL/TW, ngày 31/01/2018 về tổng kết 10 năm thực hiện Quy định số 15-QĐ/TW của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về đảng viên làm kinh tế tư nhân.
Ban Bí thư ban hành: Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên
và rà soát sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng; Quy định số 05-QĐ/TW,
ngày 28/8/2018 về việc kết nạp người vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình vào Đảng;
Thông báo kết luận số 13-TB/TW, ngày 17/8/2016 về xác định tuổi của đảng viên...
70. Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW, ngày 05/6/2017 về nghiệp vụ
công tác đảng viên…
71. Hậu Giang (14,7%); Vĩnh Phúc (14%); Đảng ủy ngoài nước (10,1%); Bắc Ninh (8.9%); Lào Cai
(8,8%); Ninh Bình (7,5%); Bà Rịa - Vũng Tàu (7,5%); Quân ủy Trung ương (6,1%); Gia Lai (6,0%); Thái
Nguyên (5,5%); Bạc Liêu (3,4%), Cao Bằng (3,3%); Cần Thơ (3,1%)…
72. Trong đó: ở xã, phường, thị trấn có 3.323.221 đảng viên (64%); ở các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp có 799.650 đảng viên (15,4%); ở các tổ
chức đảng trong Quân đội, Công an có 623.104 đảng viên (12%); ở các doanh nghiệp, hợp tác xã là
415.402 đảng viên (8%); ở các tổ chức đảng ngoài nước có 10.385 đảng viên (0,2%), ở cơ sở khác có
20.771 đảng viên (0,4%).
73. Trong số 880.155 đảng viên được kết nạp trong nhiệm kỳ, 67,67% là đoàn viên, 43,72% là nữ, 5,8%
là công nhân, 12,2% là nông dân, 23,5% là học sinh, sinh viên, 15,35% là người dân tộc thiểu số.
74. Tính đến ngày 30/9/2020, có 2.370.206 đảng viên có trình độ đại học và cao đẳng (tăng 34,59% so
với cùng kỳ năm 2014); 215.442 đảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên (tăng 81,29% so với cùng kỳ năm
2014). Trong số 880.155 đảng viên mới được kết nạp từ đầu nhiệm kỳ, 41,5% có trình độ từ đại học trở
lên.
75. Chỉ thị số 28-CT/TW, ngày 21/01/2019 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng kết nạp đảng viên và
rà soát, sàng lọc, đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng.
76. Bộ Chính trị ban hành Quy định số 59-QĐ/TW, ngày 22/12/2016 về tổ chức đảng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam; Ban Bí thư ban hành Quy định số 61-QĐ/TW, ngày 29/12/2016 về tổ chức cơ quan
chính trị trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Bộ Chính trị ban hành Quy định số 192-QĐ/TW, ngày
18/5/2019 về tổ chức đảng trong Công an nhân dân Việt Nam.
77. Ban Bí thư ban hành Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 13/02/2017 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn,
tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà
nước chi phối.
78. Ban hành kèm theo Quyết định số 244-QĐ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương khóa
XI.
79. Bộ Chính trị ban hành: Quyết định số 60-QĐ/TW, ngày 26/12/2016 về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn tổ chức bộ máy của Cơ quan ủy ban Kiểm tra Trung ương; Quyết định số 144-QĐ/TW, ngày
08/8/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tuyên giáo Trung ương; Quyết
định số 152-QĐ/TW, ngày 26/10/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Tổ
chức Trung ương; Quyết định số 166-QĐ/TW, ngày 18/12/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức bộ máy của Ban Kinh tế Trung ương; Quyết định số 171-QĐ/TW, ngày 16/01/2019 về chức năng,
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Văn phòng Trung ương Đảng; Quyết định số 199-QĐ/TW, ngày 31/7/2019
về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Tạp chí Cộng sản; Quyết định số 216-QĐ/TW, ngày
02/01/2020 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Ban Nội chính Trung ương. Ban Bí
thư ban hành Quyết định số 215-QĐ/TW, ngày 02/012020 về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức
bộ máy của Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.
80. Ban Bí thư ban hành Quy định số 04-QĐ/TW, ngày 25/7/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy.
81. Hệ thống tổ chức đảng ở những nơi có đặc điểm riêng: đảng bộ cơ sở trong đảng bộ cơ sở, đảng bộ
trong các tập đoàn kinh tế, đảng ủy khối các cơ quan, chi bộ trực thuộc đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ
chức cơ sở đảng…
82. Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; về công tác cán bộ; về đổi mới sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống
chính trị; về sắp xếp đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; về phát triển kinh tế tư nhân;
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; hội nhập kinh tế...; quy định về trách
nhiệm nêu gương.
83. Quy định số 42-QĐ/TW, ngày 03/10/2016 về nhiệm vụ và quan hệ công tác của thường trực tỉnh ủy,
thành ủy; Quy định số 04-QĐ/TW, ngày 25/7/2018 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy
cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; Quy định số 10-QĐi/TW, ngày 12/12/2018
về chức năng, nhiệm VII, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 168-QĐ/TW, ngày 28/12/2018 về việc ban hành Quy
chế làm việc mẫu của tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương; Quy định số 202-QĐ/TW, ngày 02/8/2019
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của cấp ủy, ban thường vụ thường trực cấp
ủy cấp huyện.
84. Bộ Chính trị ban hành: Quy định số 213-QĐ/TW, ngày 02/01/2020 về trách nhiệm của đảng viên đang
công tác thường xuyên giữ một liên hệ với tổ chức đảng và nhân dân nơi cư trú.
Ban Bí thư ban hành: Quy định số 112-QĐ/TW, ngày 25/01/2018 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ
sở quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là đảng bộ quân sự huyện); Quy
định số 127-QĐ/TW ngày 01/3/2018 về chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của đảng bộ, chi bộ
cơ sở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 18/3/2019 về tăng cường xây dựng tổ chức đảng
trong các đơn vị kinh tế tư nhân…
85. Quân ủy Trung ương có 59 đảng bộ trực thuộc; 180 đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở; 4.336 tổ chức
cơ sở đảng (1.837 đảng bộ cơ sở, 2.499 chi bộ cơ sở); 901 đảng bộ bộ phận. Ở địa phương: có 61 đảng
bộ bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; 2 đảng bộ bộ tư lệnh; 44 đảng bộ bộ đội biên phòng cấp tỉnh; 1.853 tổ
chức cơ sở đảng (1.490 đảng bộ cơ sở, 363 chi bộ cơ sở); 50 đảng bộ bộ phận; có 5.137 chi bộ quân sự
xã, phường, thị trấn. Đảng ủy Công an Trung ương có 71 đảng bộ trực thuộc; 12 đảng bộ cấp trên cơ sở;
59 đảng bộ cơ sở. Ở công an địa phương: có 63 đảng bộ công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
711 đảng bộ công an cấp huyện trực thuộc cấp ủy cấp huyện và các chi bộ công an xã, phường, thị trấn.
86. Bộ Chính trị ban hành: Quy định số 59-QĐ/TW, ngày 22/12/2016 về tổ chức đảng trong Quân đội
nhân dân Việt Nam; Quy định số 192-QĐ/TW, ngày 18/5/2019 về tổ chức đảng trong Công an nhân dân
Việt Nam.
87. Ban Bí thư ban hành: Quy định số 61-QĐ/IW, ngày 29/12/2016 về tổ chức cơ quan chính trị trong
Quân đội nhân dân Việt Nam; Quy định số 111-QĐ/TW, ngày 25/01/2018 về chức năng, nhiệm VII của
đảng bộ, chi bộ cơ sở đơn vị chiến đấu trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Quy định số 112-QĐ/TW,
ngày 25/01/2018 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố trực
thuộc tỉnh (gọi chung là đảng bộ quân sự huyện); Quy định số 113-QĐ/TW, ngày 25/01/2018 về chức
năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở ở cơ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Quy định số
114-QĐ/TW, ngày 25/01/2018 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở ở đơn vị nghiên cứu
khoa học - công nghệ trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Quy định số 115-QĐ/TW, ngày 25/01/2018 về
chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở ở đơn vị quản lý cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài chính trong
Quân đội nhân dân Việt Nam…
Ban Bí thư ban hành: Quy định số 91-QĐ/TW, ngày 16/8/2017 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi
bộ cơ sở trong các đơn vị nghiệp vụ trinh sát, điều tra thuộc Công an nhân dân; Quy định số 92-QĐ/TW,
ngày 16/8/2017 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong các đơn vị chiến đấu tập trung
thuộc Công an nhân dân; Quy định số 93-QĐ/TW, ngày 16/8/2017 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ,
chi bộ cơ sở trong các đơn vị trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc trường giáo dưỡng thuộc
Công an nhân dân; Quy định số 94-QĐ/TW, ngày 16/8/2017 về chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ
cơ sở trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Công an nhân dân; Quy định số 95-QĐ/TW ngày 16/8/2017 về
chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ cơ sở trong cơ quan thuộc Công an nhân dân...
88. Các quy định về ủy ban kiểm tra của cấp ủy và bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra; số
lượng, cơ cấu ủy ban kiểm tra các cấp; cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ và tăng thẩm quyền cho ủy ban
kiểm tra.
89. Bộ Chính trị ban hành: Quy định số 86-QĐ/TW, ngày 01/6/2017 về giám sát trong Đảng; Quy định số
85-QĐ/TW, ngày 23/5/2017 về kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư quản lý; Quy định số 102-QĐ/TW, ngày 15/11/2017 về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quy
định số 07-QĐ/TW, ngày 28/8/2018 về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm.
90. Ban Bí thư ban hành: Quy định số 109-QĐ/TW, ngày 03/01/2018 về công tác kiểm tra của tổ chức
đảng đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; Quy định số 195-QĐ/TW,
ngày 18/6/2019 về chỉ đạo của ủy ban kiểm tra cấp trên đối với ủy ban kiểm tra cấp dưới trong công tác
kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
91. Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, cấp ủy các cấp đã kiểm tra 264.091 tổ chức đảng và 1.124.146 đảng
viên; ủy ban kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 15.920 tổ chức đảng và 47.701
đảng viên (trong đó có 23.432 cấp ủy viên). Qua kiểm tra, cấp ủy các cấp đã thi hành kỷ luật 1.329 tổ
chức đảng và 69.600 đảng viên bằng các hình thức khác nhau; ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ
luật 17.610 đảng viên.
92. Quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; sử dụng ngân
sách trong việc đầu tư công mua tài sản, đi công tác, nghiên cứu ở nước ngoài; quản lý, sử dụng hiệu
quả quỹ phòng, chống thiên tai.
93. Hướng dẫn số 03-HD/VPTW, ngày 06/7/2016 của Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện
chế độ đảng phí; Quy định số 09-QĐ/VPTW, ngày 22/9/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số
chế độ chi tiêu hoạt động của các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020 VÀ
PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ -
XÃ HỘI 5 NĂM 2021-2025
BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025
-----

Phần thứ nhất


TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM
2016 - 2020
 
Bước vào thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020, bối cảnh thế giới và khu vực
có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát
triển kinh tế trong nước như: Kinh tế thế giới phục hồi và phát triển, xu hướng đa cực, đa trung tâm diễn
ra nhanh hơn; liên kết và tự do hoá thương mại vẫn là xu thế chủ đạo nhưng đan xen yếu tố bảo hộ; tác
động mạnh mẽ của phát triển khoa học và công nghệ đến các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; cạnh tranh địa
chính trị, địa kinh tế đi đôi với căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn; chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy; biến động chính trị và xung đột xảy ra nhiều nơi; diễn biến căng thẳng ở
Biển Đông đe doạ hoà bình, ổn định và tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đặc biệt, vào năm cuối giai đoạn kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, đại dịch Covid-19 chưa từng có trong lịch
sử xảy ra trên toàn cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả
dự kiến kéo dài nhiều năm.
Trong nước, sau 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, kinh tế vĩ mô dần ổn
định, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội,
niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Tuy nhiên, những khó khăn, hạn chế nội tại của
nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Ảnh hưởng từ
bên ngoài gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, trong khi độ mở của nền kinh tế cao, sức chống chịu
còn hạn chế; tác động của biến đổi khí hậu ngày càng mạnh, các loại dịch bệnh xảy ra, đặc biệt là đại
dịch Covid-19, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân và
khả năng hoàn thành mục tiêu kế hoạch 5 năm.
Trong bối cảnh đó, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng, nỗ
lực vượt bậc, quyết liệt, kịp thời của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, nhất là
trong năm 2020 vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội,
chúng ta đã thực hiện đồng bộ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra[1], vượt qua khó
khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật.

I- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH


TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016 - 2020
1. Tình hình kinh tế vĩ mô
1.1. Kinh tế tăng trưởng từng bước vững chắc và ngày càng được cải thiện, quy
mô kinh tế ngày càng mở rộng, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) giai đoạn 2016 - 2019 đạt khá cao, ở mức bình quân
6,8%/năm. Mặc dù năm 2020 kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, thiên tai, bão lụt
nghiêm trọng ở miền Trung nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2016 - 2020 đạt khoảng 6%/năm
và thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao nhất khu vực, thế giới. Trong đó, khu vực công nghiệp, xây
dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trò dẫn dắt, đóng góp chủ yếu vào mức tăng trưởng chung. Tốc độ tăng
bình quân giai đoạn 2016 - 2020 của khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 7,45% và của khu vực
dịch vụ đạt 6,2%; tỉ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây dựng) theo giá sản xuất trong
GDP tăng từ mức 82,6% năm 2015 lên 84,8% năm 2020. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm
2020 ước đạt 271,2 tỉ USD, tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020
đạt 2.779 USD, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015. Các cân đối lớn của nền kinh tế về tích luỹ - tiêu
dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao động - việc làm,… tiếp tục được bảo đảm, góp phần
củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô. Tỉ lệ tích luỹ tài sản so với GDP theo giá hiện hành năm 2020
khoảng 26,7%.

1.2. Giá cả hàng hoá tương đối ổn định, lạm phát hằng năm được kiểm soát thấp
hơn mục tiêu đề ra
Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân giai đoạn 2016 -
2020 đạt 3,15%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 (7,7%), trong phạm vi mục tiêu đề ra (dưới
4%). Lạm phát cơ bản bình quân được kiểm soát tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân
giai đoạn 2016 - 2020 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%.

1.3. Chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thị trường ngoại hối và tỉ giá đi vào ổn
định, lãi suất giảm dần
Thực hiện tốt hơn công tác phối hợp, điều hành các chính sách vĩ mô theo hướng điều hành đồng bộ,
chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá và chính
sách kinh tế vĩ mô khác. Cán cân thanh toán thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng lên[2] nhưng vẫn kiểm soát
mức tăng tổng phương tiện thanh toán phù hợp. Tăng trưởng tín dụng giảm dần, trong khi tốc độ GDP
tăng dần và cao hơn giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy nguồn vốn tín dụng ngày càng được sử dụng hiệu
quả và phân bổ phù hợp hơn. Cơ cấu tín dụng chuyển dịch tích cực, tập trung vốn vào các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ. Thị trường ngoại hối và tỉ
giá dần đi vào ổn định; thanh khoản hệ thống được bảo đảm, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu ngoại tệ
hợp pháp của doanh nghiệp và người dân; lãi suất có xu hướng giảm dần và ổn định trong bối cảnh kinh
tế thế giới biến chuyển nhanh chóng. Tình trạng “vàng hoá”, “đô la hoá” trong nền kinh tế giảm đáng kể,
niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên, hệ số tín nhiệm quốc gia được cải thiện.

1.4. Cơ cấu thu chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng thu nội địa, các
nhiệm vụ chi được thực hiện theo hướng tăng dần tỉ lệ chi đầu tư phát triển, giảm
dần chi thường xuyên, bảo đảm các mục tiêu về bội chi và nợ công
Đã thực hiện đổi mới phạm vi và phương thức quản lý ngân sách nhà nước, triển khai kế hoạch đầu tư
công trung hạn, tài chính trung hạn; đẩy mạnh khoán, đấu thầu, đặt hàng; tăng cường phân cấp, xây
dựng cơ chế tài chính đặc thù đối với các thành phố lớn. Kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà
nước được tăng cường. Công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế tiếp tục được
chú trọng gắn với đẩy mạnh chống thất thu, buôn lậu, gian lận thương mại; quyết liệt xử lý nợ thuế; tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế... góp phần bảo đảm tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước cơ
bản đạt được mục tiêu đề ra[3]. Tỉ trọng thu nội địa trong tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 -
2020 chiếm khoảng 81,6%, cao hơn so với giai đoạn 2011 - 2015 (68%). Các nhiệm vụ chi cơ bản được
thực hiện theo đúng dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm. Trong đó, tỉ trọng chi đầu tư phát triển đạt
khoảng 27 - 28%; giảm tỉ trọng chi thường xuyên từ khoảng 65% giai đoạn 2011 - 2015 xuống khoảng 63
- 64%, trong khi vẫn thực hiện tăng lương, lương hưu, trợ cấp người có công và các chính sách xã hội
khác, ưu tiên các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, quốc phòng, an ninh. Thực hiện lộ trình từng bước
tính chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp trong giá dịch vụ công theo khả năng của ngân sách nhà nước và
thu nhập của người dân. Bội chi và nợ công được kiểm soát, giảm so với giai đoạn trước[4]. Đã thực
hiện cơ cấu lại nợ theo hướng tăng kỳ hạn vay, tăng tỉ trọng các khoản vay trong nước, giảm vay nước
ngoài.

1.5. Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng lên, vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài tăng mạnh, đạt mức kỷ lục và hiệu quả sử dụng dần được nâng
cao
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,2 triệu tỉ đồng, bằng 33,7% GDP (mục
tiêu 32 - 34%). Cơ cấu đầu tư chuyển dịch tích cực, tỉ trọng đầu tư của khu vực nhà nước giảm, phù hợp
với định hướng cơ cấu lại đầu tư công và giảm dần sở hữu Nhà nước tại các doanh nghiệp, tập đoàn
kinh tế, nhất là các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối[5]. Tỉ trọng vốn đầu tư từ khu
vực kinh tế ngoài nhà nước tăng nhanh từ mức 38,3% năm 2015 lên 44,9% năm 2020. Thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh[6], vốn đăng ký đạt mức kỷ lục là 39 tỉ USD (năm 2019). Hiệu
quả đầu tư cải thiện, hệ số ICOR giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,1 (thấp hơn giai đoạn 2011 - 2015 là 6,3).

1.6. Cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá được cải thiện rõ rệt, chuyển từ thâm hụt
sang thặng dư, cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch tích cực, bền vững hơn
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng từ 327,8 tỉ USD năm 2015 lên khoảng 517 tỉ USD năm
2019 và năm 2020 mặc dù ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt 543,9 tỉ USD, tăng gần
1,7 lần và tương đương 200% GDP. Xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên 281,5 tỉ USD
năm 2020, tăng bình quân 11,7% giai đoạn 2016 - 2020, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.
Cán cân thương mại hàng hoá đạt thặng dư, năm sau cao hơn năm trước[7], tạo điều kiện cải thiện cán
cân thanh toán, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác.
Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất
khẩu thô; nhập khẩu chủ yếu ở nhóm hàng cần thiết phục vụ sản xuất, xuất khẩu  và phục vụ các dự án
đầu tư trong lĩnh vực năng lượng, điện tử[8]. Tỉ trọng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của doanh nghiệp
trong nước ngày càng tăng. Danh mục các mặt hàng xuất khẩu được mở rộng, số mặt hàng đạt kim
ngạch xuất khẩu từ 1 tỉ USD trở lên tăng qua các năm[9]. Thị trường xuất khẩu được mở rộng và đa
dạng, nhiều sản phẩm của doanh nghiệp trong nước đã dần có chỗ đứng và khả năng cạnh tranh trên
nhiều thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, điển hình là một số doanh nghiệp viễn thông[10]. Thị
trường nhập khẩu máy móc, nguyên liệu cho sản xuất đã dịch chuyển dần từ khu vực Châu Á sang thị
trường Châu Âu và Châu Mỹ.

1.7. Thương mại trong nước tăng trưởng nhanh, kết cấu hạ tầng thương mại phát
triển nhanh chóng, nhất là các hình thức bán lẻ hiện đại
Thương mại trong nước ngày càng được cải thiện, đặc biệt hệ thống bán buôn, bán lẻ. Sức mua và cầu
tiêu dùng trong nước ngày càng tăng, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng
trưởng nhanh, bình quân đạt mức hai con số[11]. Thương mại điện tử có bước phát triển, trong đó, bước
đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại trong nước. Đề án phát triển thị trường trong
nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chương trình đưa hàng Việt
về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện.
Kết cấu hạ tầng thương mại bán lẻ không ngừng được hoàn thiện, đồng bộ với các hình thức bán lẻ hiện
đại tăng trưởng nhanh chóng, thu hút mạnh vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, đầu tư nước
ngoài và tập trung chủ yếu ở các đô thị[12]. Hệ thống trung tâm logistics mới được hình thành và phát
triển. Công tác quản lý thị trường được triển khai quyết liệt; công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
bước đầu được nâng lên, xử lý mạnh các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, quản lý chặt chẽ các hoạt
động bán hàng đa cấp.

2. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao
năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh
2.1. Mô hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, năng
suất lao động được nâng lên rõ rệt
Tăng trưởng kinh tế giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động
nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo; công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng ngày càng cao, trong khi
ngành khai khoáng có xu hướng giảm[13]. Năng suất lao động cải thiện rõ nét, đến năm 2020 tăng gần
1,5 lần so với năm 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 5,9%/năm, cao hơn giai đoạn
2011 - 2015 (4,3%/năm) và vượt mục tiêu đề ra (5%/năm). Mức đóng góp của năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP) tăng cao, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 45,7%/năm, vượt mục tiêu đặt ra (30 -
35%/năm).

2.2. Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế được thực hiện quyết liệt và
đạt nhiều kết quả tích cực
Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước được đẩy mạnh, thực chất hơn; số lượng doanh nghiệp nhà nước
được thu gọn, tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt[14]. Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước đã có bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh
bạch hơn. Hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp nhà nước được nâng lên.
Từng bước tách bạch chức năng quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước.
Cơ cấu lại đầu tư công được chú trọng. Pháp luật về đầu tư công được sửa đổi, hoàn thiện; kỷ luật, kỷ
cương trong các hoạt động đầu tư công được nâng cao; dần khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phê
duyệt dự án nhưng không bảo đảm được nguồn vốn. Đã chủ động rà soát, cắt giảm các dự án đầu tư
chưa thực sự cấp thiết, ưu tiên bố trí vốn tập trung cho những dự án cấp bách, hệ thống các cơ sở hạ
tầng thiết yếu, các công trình lớn, quan trọng theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, có tính kết
nối, lan toả, tạo động lực, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Đã bố trí đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây
dựng cơ bản trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, ưu tiên hoàn trả các khoản
vốn ứng trước từ ngân sách nhà nước.
Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ, hiệu quả hơn, bảo đảm ổn
định, an toàn hệ thống. Khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng từng bước
được hoàn thiện, tiệm cận với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đặc biệt là về cơ cấu lại, xử lý các tổ chức
tín dụng yếu kém, xử lý nợ xấu[15]. Tình trạng sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống các tổ chức tín
dụng đã được xử lý một bước quan trọng; tình trạng cổ đông/nhóm cổ đông lớn thao túng, chi phối ngân
hàng về cơ bản được kiểm soát. Nợ xấu tiếp tục được xử lý, kiểm soát, tỉ lệ nợ xấu nội bảng duy trì ở
mức dưới 3%. Các tổ chức tín dụng đã chủ động và đẩy mạnh cơ cấu lại danh mục đầu tư, cơ cấu tài
sản có dịch chuyển theo hướng tích cực, dòng vốn tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh,
lĩnh vực ưu tiên.
Sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng hiệu quả hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội hoá.
Chuyển đổi từ việc quy định phí sang hình thành giá dịch vụ theo cơ chế thị trường trong giai đoạn vừa
qua là một bước tiến quan trọng trong đổi mới cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
2.3. Cơ cấu lại các ngành kinh tế đi vào thực chất, tiếp tục chuyển dịch tích cực
và đúng hướng, tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo và ứng dụng công nghệ
cao tăng lên
Công nghiệp: Cơ cấu công nghiệp dịch chuyển đúng hướng và tích cực, giảm tỉ trọng của ngành khai
khoáng, tăng nhanh tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, phù hợp với mục tiêu phát triển bền
vững[16]. Đã hình thành được một số ngành công nghiệp có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh và vị trí
vững chắc trên thị trường quốc tế. Một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh
tốt[17]. Công nghiệp hỗ trợ từng bước hình thành và phát triển, góp phần nâng cao tỉ lệ nội địa hoá và giá
trị gia tăng. Công nghiệp năng lượng tái tạo được quan tâm đầu tư, nhiều dự án điện gió, điện mặt trời
được khởi công xây dựng và đi vào hoạt động. Tỉ trọng hàng hoá xuất khẩu qua chế biến trong tổng giá
trị xuất khẩu hàng hoá tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020; tỉ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm
công nghệ cao trong tổng giá trị sản phẩm công nghệ cao tăng từ 63,9% năm 2016 lên 77,7% năm 2019.
Nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ được chú trọng, từng
bước chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao và ngày càng khẳng
định vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế trong những lúc khó khăn. Đầu tư của doanh nghiệp vào khu vực
nông nghiệp có xu hướng tăng; liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, khép kín có bước phát triển. Cơ cấu
lại ngành lâm nghiệp đã thực hiện theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản
xuất, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; sắp xếp các nông, lâm trường quốc doanh và
phát triển dịch vụ môi trường rừng đạt kết quả tích cực[18]. Hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, sản xuất
trên biển đã được tổ chức lại theo mô hình hợp tác đối với khai thác vùng biển khơi và mô hình đồng
quản lý đối với vùng biển ven bờ, bước đầu đã thu hút được đông đảo ngư dân và góp phần bảo đảm an
ninh quốc phòng và an toàn tàu cá. Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản liên tục tăng, thị trường tiêu
thụ được mở rộng. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết
quả tích cực, đã hoàn thành sớm gần 2 năm so với kế hoạch đề ra[19], tạo bước đột phá làm thay đổi
diện mạo nông thôn Việt Nam.
Dịch vụ: Đóng góp của ngành dịch vụ vào tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng. Các ngành dịch vụ có tiềm
năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao như viễn thông, công nghệ thông tin, logistics và
vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch, thương mại điện tử... được tập trung phát triển. Một số doanh
nghiệp viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam đã phát triển vượt bậc[20]. Ngành du lịch được triển
khai theo hướng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, chú trọng nâng cao chất lượng và
phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao[21].
Ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Số lượng khách du lịch quốc tế tăng nhanh, bình quân giai đoạn 2016 - 2019
tăng khoảng 15%/năm và năm 2019 đạt 18 triệu lượt khách, tăng trên 10 triệu lượt so với năm 2015.
Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành du lịch và nhiều ngành dịch vụ
như giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống, giải trí…, số khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam giảm mạnh[22].
Ngành xây dựng phát triển mạnh cả về khả năng thiết kế và thi công xây lắp. Sản xuất vật liệu xây dựng
phát triển với tốc độ nhanh theo hướng hiện đại, đáp ứng nhu cầu cả về khối lượng, chất lượng, chủng
loại cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu[23]. Doanh nghiệp xây dựng phát triển cả về số lượng và chất
lượng, làm chủ được nhiều công nghệ tiên tiến trong tất cả các khâu từ thiết kế, thi công với các loại vật
liệu xây dựng, thiết bị máy móc hiện đại.

2.4. Phát triển kinh tế vùng theo hướng tăng cường liên kết, kết nối vùng, các tiểu
vùng; tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá, hiện
đại hoá và phát triển nông thôn
Kinh tế các vùng chuyển dịch tích cực trên cơ sở khai thác hiệu quả hơn tiềm năng, lợi thế so sánh của
từng vùng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tập trung phát triển các ngành có lợi thế như thuỷ điện,
kinh tế cửa khẩu, khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm sản; vùng đồng bằng Sông Hồng tập trung
thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài quy mô lớn, công nghệ cao; vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ đã thu hút được một số dự án đầu tư quy mô lớn vào các khu kinh tế, khu công nghiệp
ven biển, khu du lịch, năng lượng tái tạo, phát triển nhanh kinh tế biển; vùng Tây Nguyên tập trung phát
triển năng lượng điện tái tạo, khai thác quặng bô-xít, sản xuất Alumin, ngành công nghiệp nhôm, cây
công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao; vùng Đông Nam Bộ đã phát huy được vai trò đầu tàu, đóng
góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách của cả nước; vùng đồng bằng sông Cửu Long
tiếp tục phát triển mạnh các ngành có lợi thế như nuôi trồng thuỷ, hải sản, cây ăn quả, du lịch, sản xuất
lương thực. Các công trình hạ tầng mang tính kết nối vùng được hoàn thành, đưa vào sử dụng, tạo điều
kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, đẩy mạnh quá trình đô thị hoá và tăng cường liên kết vùng. Một
số cực tăng trưởng, vùng trọng điểm, đô thị lớn mang tính động lực tiếp tục phát huy vai trò đầu tàu, tạo
tác động phát triển lan toả. Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu
Long giai đoạn 2016 - 2020 đã có tác dụng thúc đẩy các sáng kiến liên kết giữa các địa phương trong
vùng. Một số ban điều phối vùng tiếp tục là cơ chế kết nối các địa phương trong hợp tác phát triển.
Nhận thức về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo được nâng lên. Đã chú trọng,
tập trung đầu tư khai thác tiềm năng, thế mạnh của các cảng hàng không, cảng biển, phát triển dịch vụ
du lịch, đánh bắt, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản,… Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế
biển, đảo được cải thiện rõ rệt, nhất là các công trình điện lưới quốc gia nối với các đảo lớn, các cảng
biển, trung tâm nghề cá phục vụ đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh, ứng phó biến đổi
khí hậu. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ven biển và hải đảo được cải thiện.
Hệ thống đô thị phát triển nhanh về số lượng, mở rộng về quy mô, nâng dần chất lượng theo hướng
đồng bộ, xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, tỉ
lệ đô thị hoá đạt mục tiêu đặt ra, ước đến năm 2020 đạt 40% và bước đầu gắn kết với công nghiệp hoá,
hiện đại hoá và phát triển nông thôn.

2.5. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện mạnh mẽ, doanh nghiệp thành
lập mới tăng cao cả về số lượng và số vốn đăng ký
Nhiều giải pháp về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh được triển
khai tích cực, tập trung vào những nhóm giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, cải
cách hành chính, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh,
tiếp cận thị trường cũng như những giải pháp nhằm giảm chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp[24] và đã được quốc tế ghi nhận[25]. Trong điều kiện rất khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại
dịch Covid-19, nhà nước đã dành nhiều nguồn lực, thực hiện nhiều biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp gặp
khó khăn; giảm, giãn thuế, phí, lệ phí; giảm giá điện, nước, dịch vụ viễn thông; hỗ trợ lãi suất tín
dụng…[26] Tinh thần khởi nghiệp lan toả rộng rãi, xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh dựa trên
đổi mới sáng tạo diễn ra sôi động. Giai đoạn 2016 - 2020, trung bình mỗi năm có 128,3 nghìn doanh
nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp tăng hơn 2,6 lần so với năm 2015.
Lũy kế đến hết năm 2020, số doanh nghiệp đã đăng ký (đã trừ các doanh nghiệp giải thể) là 1,4 triệu
doanh nghiệp. Nhiều mô hình kinh doanh mới dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã hình
thành, nhất là công nghệ thông tin. Kinh tế tư nhân đóng góp quan trọng trong phát triển, nhất là dịch vụ
du lịch, sản xuất ô tô, nông nghiệp công nghệ cao, thương mại hiện đại, dịch vụ y tế, giáo dục và các khu
đô thị. Đã hình thành và phát triển một số tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, có khả năng ứng dụng khoa học,
công nghệ, có thương hiệu và năng lực cạnh tranh trong nước, khu vực và quốc tế. Các chỉ tiêu phát
triển kinh tế tập thể, hợp tác xã cơ bản tăng nhanh, đạt được mục tiêu kế hoạch[27]; xuất hiện nhiều mô
hình mới, hiệu quả.

3. Thực hiện các đột phá chiến lược


3.1. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang dần được hoàn
thiện theo hướng hiện đại, đồng bộ và hội nhập
Đã hình thành hệ thống pháp luật về kinh tế khá đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc
mọi loại hình sở hữu hoạt động. Vai trò của Nhà nước đã được điều chỉnh phù hợp hơn với cơ chế thị
trường, về cơ bản, đã thiết lập được khung pháp luật và bộ máy thực thi hiệu quả hơn[28]. Cơ quan quản
lý nhà nước thường xuyên đối thoại, lắng nghe ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân để có phản
ứng chính sách kịp thời, giải quyết ngay và dứt điểm những vướng mắc, bất cập của môi trường đầu tư,
kinh doanh, các chính sách an sinh xã hội. Hoạt động luật sư, công chứng, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp
lý cho doanh nghiệp có bước phát triển mạnh, thị trường dịch vụ pháp lý bước đầu có đóng góp tích cực
cho việc quản trị rủi ro pháp lý trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người dân và doanh nghiệp.
Các yếu tố thị trường và các loại thị trường hàng hoá, dịch vụ từng bước hình thành đồng bộ, vận hành
cơ bản thông suốt và bước đầu có sự gắn kết với thị trường khu vực và quốc tế. Quy mô và cơ cấu thị
trường tài chính có sự điều chỉnh hợp lý hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn, thị trường vốn cổ
phần và trái phiếu, thị trường trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, giữa dịch vụ tín dụng và
các dịch vụ phi tín dụng; thanh toán bằng tiền mặt giảm dần, các hình thức thanh toán qua ngân hàng
được mở rộng, đặc biệt là thông qua hệ thống ví điện tử.
Thể chế phát triển thị trường bất động sản và quyền sử dụng đất đang dần được hoàn thiện hơn, huy
động được nguồn vốn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn cung và lượng giao dịch thành công ở các
phân khúc thị trường bất động sản, nhất là nhà ở đều có sự tăng trưởng tốt[29]. Các tổ chức trung gian
hỗ trợ thị trường đã hình thành và đi vào hoạt động ổn định, gồm: Hệ thống sàn giao dịch bất động sản,
tư vấn, quản lý bất động sản, các tổ chức tài chính, tín dụng, các hiệp hội nghề nghiệp.
Các giải pháp phát triển thị trường lao động được chú trọng thực hiện; công tác nghiên cứu, dự báo,
khớp nối cung - cầu lao động và cập nhật hệ thống thông tin thị trường lao động được tăng cường. Chất
lượng việc làm dần được cải thiện, lao động làm việc trong khu vực phi chính thức dần dịch chuyển sang
khu vực chính thức. Thể chế thị trường khoa học và công nghệ ngày càng được hoàn thiện và phát triển.
Các tổ chức dịch vụ tư vấn, giám định, thẩm định, đánh giá, ươm tạo, môi giới chuyển giao công nghệ
được khuyến khích hình thành và phát triển[30]. Các chợ công nghệ và thiết bị, sàn giao dịch, sự kiện kết
nối cung - cầu công nghệ được tổ chức định kỳ; tổng giá trị các giao dịch mua bán công nghệ tăng mạnh
hằng năm.

3.2. Quy mô nguồn nhân lực tăng lên trong tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là
nhân lực chất lượng cao trong các ngành, lĩnh vực đột phá; các thành tựu khoa
học và công nghệ hiện đại được ứng dụng nhanh chóng, rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia bắt đầu hình thành
Quy mô nhân lực của nền kinh tế có sự gia tăng rõ nét trong tất cả các ngành, lĩnh vực, ước năm 2020
có khoảng 54,6 triệu người. Cơ cấu lao động chuyển dịch từ khu vực năng suất lao động thấp sang khu
vực năng suất lao động cao. Công tác đào tạo nhân lực đã có những thay đổi theo hướng tập trung nâng
cao chất lượng; đào tạo gắn kết với nhu cầu lao động của địa phương, doanh nghiệp và các đơn vị sử
dụng lao động; bước đầu áp dụng các phương pháp đào tạo của các tổ chức đào tạo nhân lực quốc tế.
Giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm hơn. Nhân lực chất
lượng cao tăng cả về số lượng và chất lượng, trong đó một số ngành, lĩnh vực đạt trình độ khu vực và
quốc tế như công nghệ thông tin, y tế, công nghiệp xây dựng, cơ khí...
Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đang được tích cực triển khai. Đã ban hành chương trình giáo
dục phổ thông mới (năm 2018), trong đó chuyển dần từ việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sang phát triển
năng lực, phẩm chất học sinh. Chất lượng giáo dục phổ thông được nâng cao, được nhiều nước trên thế
giới đánh giá cao và quan tâm nghiên cứu. Thực hiện cơ chế tự chủ, xã hội hoá đối với một số cơ sở
giáo dục - đào tạo, thí điểm với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo hướng tự chủ cao hơn. Tiến
hành chuẩn hoá đội ngũ nhà giáo các cấp. Triển khai tích cực công tác kiểm định chất lượng giáo dục và
công khai kết quả thực hiện.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông đã được quan tâm hơn, góp phần chuyển biến
mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông. Khuyến khích, hỗ
trợ khởi nghiệp đối với học sinh, sinh viên được đẩy mạnh triển khai thực hiện. Rà soát, quy hoạch lại
mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo, dạy nghề; đầu tư trọng tâm, trọng điểm các trường, các ngành
tiến tới đạt chuẩn khu vực và thế giới. Nhiều cơ sở giáo dục - đào tạo có cơ chế khuyến khích sinh viên,
học viên nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là thông qua quỹ phát triển khoa học, công
nghệ. Trong thời gian dịch bệnh Covid-19, ngành giáo dục - đào tạo đã bước đầu tiếp cận dạy và học
qua Internet, truyền hình với nhiều hình thức khác nhau.
Tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia được tăng cường. Khoa học xã hội đã đóng góp tích cực vào
cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, cơ chế, chính sách và định hướng phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước. Một số lĩnh vực khoa học tự nhiên đạt trình độ tiên tiến của khu vực và
thế giới. Hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm, phòng thí nghiệm chuyên ngành tiếp tục được quan tâm
đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động. Hạ tầng nghiên cứu trong một số lĩnh vực trọng điểm như công
nghệ sinh học, hoá dầu, vật liệu, tự động hoá, nano, công nghệ tính toán, y học… được tăng cường.
Khởi động và phát triển hệ tri thức Việt số hoá. Hoạt động xúc tiến, hỗ trợ tìm kiếm, trao đổi, chuyển giao
công nghệ được đẩy mạnh. Các quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ
quốc gia, quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đi vào hoạt động đã phát huy hiệu quả.
Hệ thống bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện, phù hợp với cam kết quốc tế, phục
vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng
tạo. Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia ngày càng được tiếp cận với tiêu chuẩn quốc tế. Cơ sở dữ liệu về
công nghệ và chuyên gia bước đầu hình thành. Các khu công nghệ cao đã góp phần thu hút các dự án
ứng dụng công nghệ cao của các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi
mới sáng tạo quốc gia hình thành và có những bước phát triển nhanh chóng, tạo ra một thế hệ doanh
nghiệp mới kinh doanh dựa trên tài sản trí tuệ và đủ năng lực tiếp cận thị trường toàn cầu[31].

3.3. Tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại,
nhất là hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn
Hạ tầng giao thông quốc gia: Đã đưa một số công trình, dự án giao thông quan trọng vào sử dụng trong
những năm đầu giai đoạn 2016 - 2020 như: Các dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí
Minh đoạn qua Tây Nguyên, các dự án đường cao tốc hướng tâm có tác động lớn trong việc nâng cao
năng lực vận tải. Nhiều công trình, dự án quan trọng, quy mô lớn được tập trung đầu tư hoàn thành trong
giai đoạn 2016 - 2020[32]. Khởi công nhiều đoạn của cao tốc Bắc - Nam.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nhất là tại các đô thị lớn đang từng bước được đầu tư, mở rộng và
hoàn thiện theo hướng hiện đại hoá, đồng bộ hoá với các hình thức đầu tư đa dạng, các nguồn vốn đầu
tư được mở rộng hơn. Nhiều công trình tuyến chính ra vào thành phố, các trục giao thông hướng tâm,
các tuyến tránh đô thị, các cầu lớn và nút giao lập thể được đầu tư xây dựng. Chất lượng phục vụ của hạ
tầng kỹ thuật đô thị được cải thiện rõ rệt[33]. Tỉ lệ đô thị hoá tăng từ 35,7% năm 2015 lên khoảng 40%
năm 2020.
Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư nâng cấp và từng bước hiện đại hoá; hạ tầng thuỷ
lợi đồng bộ theo hướng đa mục tiêu; nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn được đầu tư nâng cấp, sửa
chữa và hoàn thành góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn và tăng năng lực
tưới tiêu, tạo nguồn cấp nước và tiêu thuỷ, ngăn mặn... Củng cố, hoàn thiện, phát triển tổ chức quản lý
khai thác hệ thống thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng.
Hạ tầng năng lượng đã được đầu tư tăng thêm, nhiều công trình lớn (trên 1.000 MW) được hoàn
thành[34], cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Hạ tầng
khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp được hoàn thiện góp phần thu hút các nhà đầu tư trong
và ngoài nước, phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là các ngành, lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, có giá
trị gia tăng cao.
Hạ tầng thông tin và truyền thông phát triển khá hiện đại, rộng khắp, kết nối với quốc tế và bước đầu hình
thành siêu xa lộ thông tin[35]. Từng bước xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn; ứng dụng công
nghệ thông tin trong cơ quan quản lý nhà nước ngày càng được hoàn thiện mang lại hiệu quả thiết
thực. Hạ tầng bưu chính chuyển dịch nhanh chóng, chuyển dần từ các dịch vụ bưu chính truyền thống
sang tham gia phát triển dịch vụ chuyển phát hàng cho thương mại điện tử và hỗ trợ các dịch vụ
công. Hạ tầng giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá, thể thao, du lịch... được quan
tâm đầu tư.

4. Tình hình văn hoá, xã hội và đời sống nhân dân


4.1. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, xuất khẩu lao động có
bước đột phá, an sinh xã hội được quan tâm thực hiện và bảo đảm
Thực hiện nhiều giải pháp cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm cho người lao động trong nước và đưa
người lao động đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Tỉ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong
độ tuổi duy trì ở mức thấp và giảm dần[36]. Tỉ trọng lao động nông, lâm nghiệp và thuỷ sản trong tổng số
lao động đến năm 2020 khoảng 32,8%, giảm mạnh so với năm 2015 (44%), vượt mục tiêu đề ra (dưới
40%). Tỉ lệ lao động qua đào tạo được cải thiện, ước đạt 64,5% năm 2020, trong đó có bằng cấp, chứng
chỉ đạt 24,5%, tăng so với năm 2015 (19,9%). Các giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn
định, tiến bộ được tiếp tục hoàn thiện.
Đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội được mở rộng, tỉ lệ
lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội năm 2020 đạt 32,7%. Mở rộng diện đối tượng
hưởng trợ cấp xã hội. Hằng năm, đã hỗ trợ hàng chục vạn tấn gạo cho các địa phương để kịp thời hỗ trợ
cho người nghèo và người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lụt và huy động hàng nghìn tỉ đồng hỗ trợ
người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Trong điều kiện rất khó khăn trước tác động, ảnh hưởng nặng nề
của đại dịch Covid-19, Nhà nước có nhiều biện pháp hỗ trợ người dân, người lao động[37].
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai mạnh mẽ,
chuyển từ cách tiếp cận đơn chiều sang đa chiều, tập trung vào nhóm, hộ nghèo nhất. Tỉ lệ hộ nghèo
theo chuẩn nghèo đa chiều của cả nước đã giảm từ 9,88% cuối năm 2015 xuống dưới 3% vào năm
2020, bình quân giai đoạn 2016 - 2020 giảm trên 1,4%/năm. Kết cấu hạ tầng thiết yếu ở các huyện
nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường. Đời sống người dân không ngừng
được cải thiện; tạo sinh kế và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Chế độ, chính sách đối với người có công được mở rộng về đối tượng thụ hưởng với mức trợ cấp được
nâng lên hằng năm[38], đặc biệt là tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng. Công tác phát triển nhà ở cho
người dân được đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh, nhất là cho người có công, các đối tượng chính sách và
người có thu nhập thấp[39]. Diện tích bình quân nhà ở tăng từ 22 m2/người năm 2015 lên 24 m2/người
năm 2020.
Thực hiện tốt các quyền trẻ em. Công tác giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa, hỗ trợ,
can thiệp giúp đỡ trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại, đặc biệt là xâm hại tình dục được chú trọng;
đã kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi xâm hại trẻ em. Đã hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm
non cho trẻ em 5 tuổi. Chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi tại cộng đồng từng bước được cải thiện.
Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới được triển khai rộng khắp từ
Trung ương tới địa phương bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Công tác phòng, chống mại dâm
và cai nghiện ma tuý được tăng cường. Thực hiện chuyển đổi các cơ sở cai nghiện ma tuý; dạy nghề, hỗ
trợ tạo việc làm cho hàng nghìn lượt người sau cai nghiện và gái mại dâm.
Hệ thống chính sách dân tộc được hoàn thiện, đầy đủ hơn, bao phủ toàn diện các lĩnh vực, phân cấp khá
triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện; đã tích hợp một số chính sách, khắc phục một bước tình
trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách. Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện
đã làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đời sống vật chất và tinh
thần của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện. Tình hình tôn
giáo ổn định; đa số chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo yên tâm, tin tưởng vào sự lãnh đạo của
Đảng, Nhà nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, góp phần đấu tranh, phản bác luận điệu xuyên tạc, vu
cáo chính quyền vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.
4.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường,
chất lượng dân số từng bước được cải thiện, chất lượng dịch vụ khám, chữa
bệnh được nâng cao và từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến
trên
Chất lượng dân số từng bước được cải thiện, tuổi thọ trung bình đến năm 2020 ước đạt khoảng 73,7
tuổi, tăng so với năm 2015 (73,3 tuổi). Các giải pháp duy trì mức sinh thấp hợp lý tiếp tục được thực
hiện, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; đã triển khai các giải pháp nhằm hạn chế tai biến sản
khoa, giảm tử vong bà mẹ và trẻ em[40]. Duy trì tổng tỉ suất sinh ở mức thay thế, ước năm 2020 là 2,12
con/phụ nữ.
Hệ thống y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương và mạng lưới y tế cơ sở được tiếp tục củng cố
và phát triển; đã từng bước kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, không để lây lan trên diện rộng, được
ghi nhận, đánh giá cao. Tỉ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 8,2 bác sĩ năm 2016 lên 9 bác sĩ năm 2020,
đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Công tác dự phòng, phát hiện sớm, quản lý các bệnh không lây nhiễm được
chú trọng; triển khai đồng bộ hệ thống quản lý tiêm chủng tới tất cả các điểm cho người dân; năng lực
giám sát, dự báo, phát hiện và khống chế dịch bệnh được nâng lên. Tình hình ngộ độc thực phẩm đã có
xu hướng giảm.
Đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, từng bước giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến trên và
tăng cường thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; phát triển và nhân rộng mô
hình bác sĩ gia đình. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh và chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, đặc biệt là triển khai nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh trực tuyến, từ xa. Nhiều
dịch vụ y tế kỹ thuật cao, tiên tiến được áp dụng. Đã hình thành 3 trung tâm y tế chuyên sâu và đang
thực hiện đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến cuối tại Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh. Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 28 giường vào năm 2020, vượt mục tiêu đề ra (26,5
giường). Đã xây dựng Chương trình phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y dược cổ truyền với y học hiện
đại.
Công nghiệp dược phát triển khá. Đã cung ứng được thuốc đủ về số lượng, kiểm soát về chất lượng và
giá cả hợp lý cho khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh, thiên tai. Thuốc sản xuất trong nước
chiếm 74% mặt hàng, đáp ứng được trên 50% về lượng và 40% về giá trị; đã sản xuất được 11/12 loại
vắc-xin sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, đã sản xuất được nhiều loại thuốc đòi
hỏi công nghệ cao. Triển khai thí điểm quản lý bán thuốc theo đơn, quản lý các nhà thuốc bằng công
nghệ thông tin. Đã hoàn thành việc xây dựng gói dịch vụ y tế cơ bản, đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính y
tế. Nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng lạm dụng Quỹ bảo hiểm y tế đã được thực hiện. Tỉ lệ người dân
tham gia bảo hiểm y tế đến năm 2020 đạt 90,7%, tăng mạnh so với năm 2015 (76,5%), vượt mục tiêu đề
ra (80%).

4.3. Các hoạt động văn hoá tiếp tục được quan tâm; hoạt động thể dục, thể thao
được đầu tư, phát triển và có nhiều thành tích nổi bật, đặc biệt là thể thao thành
tích cao; lĩnh vực báo chí tiếp tục phát triển phong phú và đa dạng
Các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, trưng bày triển lãm, tuyên truyền cổ động được tổ chức sôi nổi, rộng
khắp từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị và các sự kiện chính trị, văn
hoá, thể thao và du lịch trọng đại của đất nước, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân.
Trong bối cảnh cách ly, giãn cách xã hội do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đã nổi bật lên những giá trị
văn hoá, đạo đức xã hội, truyền thống gia đình tốt đẹp; nhiều gương người tốt, việc tốt được nhân rộng,
phát huy. Công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hoá tiếp tục được quan tâm, góp phần thúc đẩy phát
triển du lịch. Đã tổ chức tốt công tác thông tin đối ngoại tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước, con
người, văn hoá Việt Nam ra thế giới.
Hoạt động thể dục, thể thao quần chúng tiếp tục được đẩy mạnh. Thể thao thành tích cao đã đạt được
những tiến bộ, có nhiều kết quả ấn tượng và từng bước khẳng định được vị trí tại các giải thi đấu thế giới
và khu vực. Truyền hình, thông tấn, báo chí tiếp tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, tính chuyên
nghiệp ngày càng nâng cao, thông tin kịp thời các hoạt động chính trị - xã hội, tình hình kinh tế đất nước
và đời sống của nhân dân. Lĩnh vực xuất bản, in và phát hành tiếp tục phát triển. Hệ thống thông tin cơ
sở được củng cố xuyên suốt từ Trung ương tới cấp xã.

5. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
5.1. Công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến rõ
rệt, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc, cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng
Hệ thống các quy định pháp luật về đất đai, tài nguyên được bổ sung, hoàn thiện hơn. Công tác quản lý
tài nguyên và bảo vệ môi trường đã từng bước khắc phục những hạn chế, phát huy được nguồn lực tài
nguyên cho phát triển kinh tế, dần chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động giải quyết. Tập trung thực
hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chấn chỉnh công tác cấp phép tài nguyên khoáng sản,
ngăn chặn tình trạng khai thác cát, sỏi lòng sông. Công tác bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ
và phát triển rừng được quan tâm hơn.
Hoạt động xử lý nước thải, chất thải rắn đã được tăng cường thực hiện và giám sát. Hoàn thành xử lý
chất độc da cam sân bay Đà Nẵng và tiếp tục xử lý ở khu vực sân bay Biên Hoà. Đã tập trung giải quyết
phế liệu nhập khẩu. Đã chuyển dần sang chủ động kiểm soát, phòng ngừa không để phát sinh các sự cố
ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; kiểm soát chặt chẽ các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao
để đưa vào vận hành đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Một số chỉ tiêu môi trường đạt và vượt kế hoạch. Tỉ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ
thống cấp nước tập trung đến năm 2020 đạt khoảng 90%, tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nguồn
nước ăn uống hợp vệ sinh ước đạt 90,2%, tăng mạnh so với năm 2015 (86,2%). Tỉ lệ khu công nghiệp,
khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường năm 2020
là 90%. Tỉ lệ che phủ rừng đến năm 2020 khoảng 42%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

5.2. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sẵn sàng phòng, chống thiên tai kịp
thời, hiệu quả
Triển khai Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, chủ động cam kết
giảm thiểu phát thải khí nhà kính. Đã xây dựng Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản
đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước biển dâng, lũ quét, sạt lở đất, hạn
hán, xâm nhập mặn và Đề án phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu. Đã tập trung
xây dựng chương trình phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng, khu vực, như vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tiếp tục được quan tâm, chỉ
đạo thực hiện, chuẩn bị sẵn sàng các phương án và điều kiện vật chất cho phòng, chống lụt bão, sẵn
sàng ứng phó kịp thời, hiệu quả các sự cố thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

6. Cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí
Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước tiếp tục được kiện toàn phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, theo
hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, giảm cấp trung gian; tinh giản biên chế được đẩy mạnh và đạt kết
quả bước đầu[41]. Thực hiện chủ trương sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã. Kỷ luật,
kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công
chức tiếp tục được tăng cường.
Phương thức hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục được đổi mới. Công tác cải cách thủ
tục hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt nhiều kết quả tích
cực; cơ chế một cửa, một cửa liên thông, một cửa quốc gia, một cửa ASEAN tiếp tục được duy trì, mở
rộng, cải thiện về chất lượng, hiệu quả hoạt động đã giúp cải thiện nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế về năng
lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững[42]. Đã tập trung triển khai
các giải pháp trọng tâm xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số và đạt được những kết quả
bước đầu; các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước nói chung đã phát triển
hơn[43]. Tăng cường họp, làm việc trực tuyến, xử lý hồ sơ công việc trên môi trường điện tử, đặc biệt
trong năm 2020 khi xảy ra đại dịch Covid-19.
Hoạt động thanh tra hành chính và chuyên ngành được tăng cường và đạt kết quả tích cực. Chính sách,
pháp luật về phòng, chống tham nhũng dần được hoàn thiện, trong đó lần đầu tiên đã mở rộng việc
phòng, chống tham nhũng sang cả khu vực tư nhân. Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí có
bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả tích cực, rõ rệt, tạo hiệu ứng lan toả mạnh mẽ trong xã hội,
được nhân dân đồng tình, đánh giá cao, các tổ chức quốc tế ghi nhận; tập trung điều tra, truy tố, xét xử
nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế phức tạp, nhân dân quan tâm như vụ đánh bạc trên Internet,
sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, sai phạm về quản lý đất đai, quản lý vốn, tài sản nhà nước.
Việc đánh giá tình hình tham nhũng ở các bộ, ngành, địa phương hằng năm được tiến hành thường
xuyên, đặc biệt là đối với cấp tỉnh. Công tác tiếp dân ngày càng được quan tâm và từng bước gắn với
giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; nhiều vụ việc được giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở. Việc
kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên và đạt
kết quả tích cực.

7. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội


Tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng được nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững. Nền quốc
phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân và khu
vực phòng thủ tỉnh, thành phố được củng cố ngày càng vững chắc, góp phần bảo vệ biên giới và chủ
quyền quốc gia, ổn định chính trị, xây dựng “thế trận lòng dân” tại các địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt
khó khăn, biên giới, biển, đảo. Đã tập trung xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên
hiện đại[44], tổ chức bộ máy được điều chỉnh theo hướng “tinh gọn, mạnh, hoạt động linh hoạt, hiệu lực,
hiệu quả”, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, thực sự là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp
bảo vệ Tổ quốc.
Hệ thống pháp luật, các chiến lược, đề án về quân sự, quốc phòng, an ninh đã được ban hành và triển
khai thực hiện đồng bộ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc[45]. Nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh đã
từng bước kết hợp chặt chẽ với phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội[46]. Công nghiệp quốc phòng, an ninh
được tập trung đầu tư phát triển, sản xuất được nhiều loại phương tiện, thiết bị, vũ khí, công cụ hỗ trợ
phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và nhiều thiết bị máy móc, sản phẩm dân dụng chiếm được chỗ
đứng vững chắc trên thị trường[47].
Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh. Chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn âm
mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn, khủng bố, phá hoại của các thế lực thù địch, phản động, không để bị
động trong mọi tình huống, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nước; xử lý hiệu quả các
vụ việc phức tạp về an ninh, trật tự. Chủ động ứng phó kịp thời với các mối đe doạ an ninh truyền thống
và phi truyền thống. Thực hiện tốt công tác bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh
thông tin truyền thông, an ninh mạng, an ninh xã hội, an ninh, trật tự tại các địa bàn chiến lược. Xử lý kịp
thời các tình huống xảy ra trong giải quyết các vấn đề về biên giới và trên biển, đề xuất kế hoạch tổng thể
bảo vệ hoạt động dầu khí và kinh tế biển; kiên quyết, kiên trì đấu tranh với các hành động của nước
ngoài vi phạm vùng biển, không để nước ngoài tạo cớ xảy ra xung đột, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước.
Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các hoạt động của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng của đất nước.
Trật tự, an toàn xã hội có bước chuyển biến tích cực. Đã điều tra và khám phá nhanh một số vụ án đặc
biệt nghiêm trọng; đẩy nhanh tiến độ điều tra các chuyên án, vụ án lớn; truy bắt, xử lý kịp thời đối tượng
gây án, tạo niềm tin trong nhân dân. Tích cực đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, nhất là đấu
tranh có hiệu quả với tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm sử dụng
công nghệ cao, tội phạm ma tuý. Thực hiện tốt công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt là cứu nạn sạt lở đất và cứu nạn trên biển. Tai nạn và ùn tắc
giao thông từng bước được giảm thiểu; công tác phòng, chống cháy nổ được tăng cường. Kết quả thi
hành án dân sự hằng năm đều đạt hoặc vượt chỉ tiêu. Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác bồi thường nhà nước.
Tham gia có hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, nâng cao vị thế và trách nhiệm
của Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Tham gia huấn luyện, diễn tập chung về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ
thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn, hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả chiến tranh. Tích cực nỗ lực tham
gia chống phổ biến vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

8. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế


Các hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân đạt được nhiều kết quả
quan trọng. Hội nhập quốc tế và ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển có những bước tiến quan trọng về
chủ trương, chính sách cũng như triển khai trên thực tiễn, cùng với quốc phòng và an ninh đã củng cố
môi trường hoà bình, ổn định, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao
vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích
quốc gia - dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì
môi trường hoà bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước. Quản lý tốt đường biên giới theo các văn
kiện được ký kết. Thúc đẩy các cơ chế đàm phán và trao đổi với các nước láng giềng về biên giới lãnh
thổ, cơ bản hoàn thành việc phân định biên giới với các nước láng giềng. Kịp thời đấu tranh với những
hành động vi phạm chủ quyền lãnh thổ và lợi ích quốc gia trong lĩnh vực dầu khí, nghề cá, bảo hộ ngư
dân. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền để ngư dân Việt Nam không xâm phạm đến vùng biển
nước ngoài.
Mạng lưới các mối quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện tiếp tục được củng cố và mở rộng;
quan hệ với các nước từng bước đi vào chiều sâu, đan xen lợi ích được tăng cường; thúc đẩy ký kết và
thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Các hoạt động ngoại giao văn hoá, thông tin đối ngoại, công tác người
Việt Nam ở nước ngoài và công tác bảo hộ công dân được triển khai tích cực trong điều kiện tăng cường
hội nhập quốc tế, nhất là trong thời gian dịch bệnh Covid-19[48]. Tích cực phát huy vai trò của Việt Nam
tại Liên hợp quốc, APEC, ASEAN và các diễn đàn, cơ chế liên quan, như được bầu là Ủy viên không
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 với số phiếu gần như tuyệt đối.

II- CÁC HẠN CHẾ, YẾU KÉM, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM
1. Hạn chế, yếu kém
1.1. Về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra, khoảng cách so với các nước trong
khu vực còn lớn; nền tảng kinh tế vĩ mô, khả năng chống chịu của nền kinh tế có thời điểm chưa thật
vững chắc; năng lực cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế còn hạn chế. Cơ cấu lại các ngành, lĩnh
vực gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm. Trong đó:
- Phát triển nông nghiệp vẫn còn những yếu tố thiếu bền vững, tăng trưởng chưa vững chắc[49]. Đổi mới
tổ chức sản xuất còn chậm; đa số doanh nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động
hiệu quả chưa cao, việc sắp xếp đổi mới công ty nông, lâm nghiệp hiệu quả thấp. Việc thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn chưa mạnh mẽ; ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế.
Nhiều địa phương chưa xác định cơ cấu và sản phẩm lợi thế phù hợp. Kết quả xây dựng nông thôn mới
ở một số địa phương chưa thực sự bền vững, nhất là về sinh kế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
thôn. Công tác bảo vệ, quản lý và phát triển rừng còn hạn chế, chính sách phát triển rừng chưa hiệu quả.
- Phát triển công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thiếu tính bền vững;
chưa tạo ra được ngành công nghiệp trong nước có năng lực cạnh tranh cao, chưa có ngành công
nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt. Sản xuất công nghiệp chủ yếu là gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng
thấp. Công nghiệp hỗ trợ phát triển chậm; nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất trong nước còn phụ
thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước. Tỉ lệ nội
địa hoá thấp, phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Công nghiệp chế biến
nông, lâm, thuỷ sản còn kém phát triển, nhất là ở khâu bảo quản và chế biến sâu.
- Chất lượng dịch vụ vẫn còn thấp. Chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ còn chậm, xuất khẩu dịch vụ vẫn
còn hạn chế, chưa khắc phục được thâm hụt trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ. Cơ cấu ngành dịch
vụ chưa hợp lý, các ngành sử dụng tri thức, khoa học và công nghệ phát triển còn chậm, chiếm tỉ trọng
nhỏ trong GDP và thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Hệ thống phân phối còn bất cập, chưa
kết nối hiệu quả, thông suốt từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Du lịch tăng trưởng cao nhưng chất lượng
tăng trưởng chưa được chú trọng, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng và chưa bảo đảm tính bền vững.
- Phát triển ngành xây dựng chưa tương xứng với tiềm năng. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
xây dựng và của một số sản phẩm chủ yếu còn hạn chế, nhất là sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao. Doanh
nghiệp xây dựng quy mô nhỏ còn chiếm tỉ trọng lớn. Thị trường bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro,
thiếu nguồn cung nhà ở giá thấp phù hợp với khả năng thanh toán của đại bộ phận người dân.
Sắp xếp lại, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm tiến độ, chỉ mới tập trung vào việc sắp xếp,
thu gọn số lượng; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước chưa tương xứng với nguồn lực được
giao; quản trị của một số doanh nghiệp nhà nước còn yếu kém. Một số khó khăn, vướng mắc về thể chế
chậm được giải quyết, nhất là thể chế định giá đất đai, tài sản. Một số doanh nghiệp, dự án đầu tư kém
hiệu quả, chưa được xử lý kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế và nguồn thu ngân sách,
đồng thời tạo rủi ro đối với an ninh tài chính quốc gia.
Cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm đầu tư công chưa đáp ứng yêu cầu. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
chậm, tỉ lệ giải ngân ở một số bộ, ngành và địa phương còn rất thấp. Tình trạng lãng phí, chất lượng
công trình thấp chưa được giải quyết triệt để. Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, nhất là các ngân hàng
thương mại yếu kém còn chậm, chi phí vốn còn cao. Quy mô và năng lực tài chính của hệ thống tổ chức
tín dụng nhỏ so với khu vực, năng lực cạnh tranh và mức độ lành mạnh tài chính còn hạn chế. Tiến độ
cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng phi ngân hàng có cổ đông lớn là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước
còn chậm.
Công tác đổi mới hệ thống tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập chưa đáp ứng yêu cầu. Hệ thống các
đơn vị sự nghiệp công lập còn lớn, hiệu quả chưa cao. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức,
có phần thiếu minh bạch; lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công chưa kịp thời.
Kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp tư
nhân chủ yếu là nhỏ và siêu nhỏ, trình độ quản trị và công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh và hiệu
quả hoạt động thấp, mức độ sẵn sàng liên kết với khu vực đầu tư nước ngoài hạn chế, chưa đáp ứng
yêu cầu của chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã phần lớn có
quy mô nhỏ, năng lực nội tại còn yếu.
Xuất khẩu vẫn phụ thuộc vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài[50]. Phần lớn các mặt hàng nông
sản xuất khẩu đều chưa xây dựng được thương hiệu riêng, ổn định và vững chắc. Về nhập khẩu, tỉ trọng
nhóm nguyên, nhiên, vật liệu, nhóm hàng tiêu dùng có xu hướng tăng; nhập khẩu nhóm hàng máy móc,
thiết bị, dụng cụ và phụ tùng chủ yếu từ các thị trường công nghệ thấp của Châu Á.
Liên kết phát triển vùng còn lỏng lẻo. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch ở một số địa phương còn
bất cập, thiếu tầm nhìn dài hạn. Việc kết nối giao thông của các tỉnh trong vùng vẫn còn khó khăn.
Khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền còn lớn. Phát triển kinh tế biển chậm, chưa có định hướng
rõ nét, chưa gắn kết hài hoà với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Chưa xây dựng được cảng trung
chuyển quốc tế và tập đoàn kinh tế biển mạnh tầm cỡ khu vực.
Thu ngân sách nhà nước chưa bền vững, còn dựa vào các khoản thu từ vốn và thu từ đất đai có tính
chất một lần, vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương chưa được phát huy. Chính sách thu chưa bao
quát hết các nguồn thu, trong khi ưu đãi dàn trải, công tác quản lý thu chưa theo kịp tình hình thực tế dẫn
tới thất thu, đặc biệt là từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Chi thường xuyên vẫn chiếm tỉ lệ lớn. Rủi ro
cao đối với các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh.
Cơ chế phân cấp quản lý kinh tế, quản lý ngân sách nhà nước và đầu tư được đẩy mạnh nhưng trong
thực hiện còn thiếu đồng bộ, thiếu các cơ chế giám sát hiệu quả. Chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chi
đầu tư và chi thường xuyên (bảo đảm trang thiết bị, vận hành, duy tu, bảo dưỡng...), chưa có quy định
đầy đủ phân định chi đầu tư và chi thường xuyên, gây ra lúng túng trong quản lý và sử dụng ngân sách
nhà nước. Công tác quản lý tài chính, tài sản công, đất đai ở một số cơ quan, đơn vị còn kém hiệu quả.

1.2. Về thực hiện các đột phá chiến lược


Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đồng bộ, đầy đủ để bảo đảm thị trường
vận hành thông suốt, hiệu quả. Một số thị trường chậm phát triển, vận hành còn nhiều vướng mắc, nhất
là thị trường quyền sử dụng đất và thị trường khoa học, công nghệ. Một số quy định pháp luật, cơ chế,
chính sách còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ, chưa ổn định. Vẫn còn các điều kiện đầu tư kinh doanh bất
hợp lý, ban hành giấy phép con trái quy định. Thiếu cơ chế, chính sách thí điểm các mô hình kinh doanh
mới, mô hình hợp tác xã hoạt động hiệu quả.
Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại chưa đạt yêu cầu, chưa cân đối giữa các vùng, miền. Các dự
án, công trình giao thông khởi công mới trong giai đoạn 2016 - 2020 rất ít so với quy hoạch phát triển[51],
bao gồm các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công -
tư. Một số dự án hạ tầng giao thông còn chậm tiến độ[52]. Tính kết nối trong phát triển hạ tầng, đặc biệt
là giao thông thiếu đồng bộ, đầu tư mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực đường bộ, chưa quan tâm đúng
mức đến đường sắt, đường thuỷ, thiếu các cảng biển, cảng đường sông hiện đại để phát triển kinh tế và
du lịch. Vận tải hàng hoá trong nước chủ yếu là đường bộ, chi phí logistics còn ở mức cao. Hạ tầng hàng
không đã được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới nhưng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và du
lịch, một số sân bay quốc tế lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng... đều đã quá tải. Hạ tầng năng
lượng còn thiếu tính đồng bộ, một số dự án điện quan trọng chậm tiến độ, việc phát triển năng lượng tái
tạo và năng lượng thay thế còn có những bất cập. Kết nối và truyền tải điện tại một số khu vực chưa đáp
ứng yêu cầu, chưa có cơ chế để tư nhân tham gia đầu tư phát triển truyền tải điện.
Phát triển không đồng bộ giữa mở rộng không gian đô thị và chất lượng đô thị. Chất lượng quy hoạch
thấp, chưa kiểm soát được quá trình biến động dân số tại các đô thị lớn. Số lượng các đô thị nhỏ còn
nhiều. Năng lực hệ thống hạ tầng đô thị chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tốc độ gia
tăng dân số đô thị, nhất là về giao thông, thoát nước, xử lý nước thải, rác thải... Thiếu kết cấu giao thông
đồng bộ kết nối đô thị và nông thôn, giữa trung tâm và các khu vực mở rộng ven đô. Phát triển nhà ở xã
hội chưa đạt mục tiêu đề ra. Việc dịch chuyển các khu công nghiệp, nhà máy sản xuất, các trường đại
học ra khỏi trung tâm các thành phố lớn và đầu tư xây dựng các khu xử lý rác thải còn chậm.
Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; còn nặng
về lý thuyết, nhẹ về thực hành, chưa quan tâm đúng mức đến kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và khả năng
tự học, kỹ năng sáng tạo... Một số nhiệm vụ đổi mới giáo dục và đào tạo triển khai còn chậm, lúng túng,
hiệu quả thấp; hệ thống trường lớp phân bổ chưa hợp lý, một số nơi còn thiếu, xuống cấp. Kết cấu hạ
tầng đại học ít được đầu tư, nhất là các phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành… Việc đào tạo một số ngành
nghề đặc thù còn khó khăn; chưa có cơ chế đặt hàng đào tạo đối với một số ngành, lĩnh vực, đối tượng.
Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự là động lực để nâng cao năng suất lao động,
năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Năng suất lao động vẫn thấp hơn nhiều so với
các nước trong khu vực và khoảng cách chênh lệch này vẫn tiếp tục gia tăng. Hệ thống đổi mới sáng tạo
quốc gia mới được hình thành, chưa đồng bộ và hiệu quả. Thị trường khoa học và công nghệ phát triển
còn chậm, còn ít các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động kết nối cung - cầu. Chưa
khuyến khích, nuôi dưỡng và phát triển được nhiều các phát minh, sáng chế trở thành sản phẩm cuối
cùng và thương mại hoá. Các hoạt động nghiên cứu khoa học mới tập trung vào các trung tâm, viện
nghiên cứu, tính ứng dụng chưa cao; chưa có cơ chế để phát huy tính sáng tạo và khả năng nghiên cứu
khoa học trong xã hội. Doanh nghiệp chưa thực sự là trung tâm, đóng vai trò quyết định cho đổi mới sáng
tạo. Mối liên kết giữa nghiên cứu với đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường và doanh nghiệp còn yếu.

1.3. Về các vấn đề xã hội, môi trường


Cơ cấu dân số đã bước vào giai đoạn già hoá; chênh lệch chỉ số sức khoẻ giữa các vùng, miền còn lớn;
tầm vóc và thể lực của người Việt Nam chậm được cải thiện; mất cân bằng giới tính có xu hướng gia
tăng; sắp xếp, bố trí dân cư chưa hợp lý, di dân tự phát diễn biến phức tạp.
Chất lượng việc làm còn thấp. Tỉ lệ người lao động làm các công việc không ổn định còn nhiều. Một bộ
phận sinh viên sau tốt nghiệp khó tìm được việc làm, tỉ lệ lao động khu vực phi chính thức còn lớn. Kết
quả giảm nghèo đa chiều chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; còn tình trạng lợi dụng
chính sách giảm nghèo để trục lợi. Các thiết chế, cơ chế hỗ trợ phát triển thị trường lao động, quan hệ
lao động hiệu quả còn thấp.
Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản còn có sự chênh lệch khá
lớn giữa các tuyến và giữa các vùng, miền. Kết cấu hạ tầng, trang thiết bị y tế một số nơi thiếu, chưa đạt
tiêu chuẩn; công tác y tế dự phòng yếu; thiếu nhân lực y tế có trình độ và phân bổ bất hợp lý. Công tác
quản lý thuốc chữa bệnh còn lỏng lẻo. Y đức của một bộ phận cán bộ y tế chưa tốt.
Đạo đức, lối sống trong gia đình, học đường, xã hội có mặt xuống cấp đáng lo ngại, gây bức xúc cho xã
hội. An toàn xã hội còn một số hạn chế, nhất là an toàn giao thông, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn
thuốc chữa bệnh… Bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ và trẻ em có nơi còn nhiều bất cập, hình thức xử phạt
chưa đủ sức răn đe; chưa quan tâm đúng mức đến các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Môi trường văn hoá có những mặt chưa thực sự lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục và truyền thống
văn hoá dân tộc. Mức hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền còn khoảng cách lớn. Tỉ lệ hộ nghèo và
cận nghèo của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vẫn còn rất cao, giảm nghèo thiếu bền vững.
Ở vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉ lệ bỏ học, tái mù chữ còn cao, việc dạy tiếng dân tộc chưa
được chú trọng. Một số vấn đề bức xúc trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số như di cư tự do,
thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt... chưa được giải quyết hiệu quả. Khả năng tiếp cận và hưởng
thụ các dịch vụ xã hội cơ bản ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn rất khó khăn. Quản lý nhà nước về
văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng có mặt còn hạn chế. Có hiện tượng thương mại hoá các hoạt
động tín ngưỡng, tôn giáo ở một số nơi. Quản lý thông tin, báo chí, nhất là thông tin mạng Internet trong
nhiều trường hợp chưa chủ động.
Khai thác tài nguyên thiếu bền vững, hiệu quả quản lý, sử dụng chưa cao, chưa theo nguyên tắc thị
trường, nhất là đất đai. Việc khai thác, sử dụng, định giá đất còn nhiều hạn chế, chưa sát thực tế, nhất là
trong vấn đề xác định thuế, địa tô, gây thất thu ngân sách nhà nước. Tài nguyên thiên nhiên, vốn tự
nhiên, các giá trị của cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái chưa được đánh giá, hạch toán đầy đủ, sử dụng
bền vững. Việc quản lý và xử lý chất thải rắn đô thị còn hạn chế, môi trường nước ở một số đô thị bị ô
nhiễm. Chất lượng không khí ở các đô thị lớn có dấu hiệu suy giảm; rác thải ở khu vực nông thôn, ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề, các nhà máy sản xuất công nghiệp gia tăng. Chưa có cơ chế thúc
đẩy việc giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải một cách hiệu quả. Tình trạng xâm nhập mặn, phèn
hoá, sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra nghiêm trọng ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung
khắc phục còn chậm. An ninh nguồn nước chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng phá rừng, khai
thác cát, đá, sỏi trái phép ở một số nơi ngăn chặn chưa hiệu quả. Xu hướng suy giảm nguồn lợi thuỷ sản
chưa được khắc phục.

1.4. Về hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phòng, chống tham nhũng, lãng
phí
Bộ máy nhà nước ở một số nơi còn cồng kềnh; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế còn
nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp chưa
hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; năng lực của một số địa phương chưa đáp ứng yêu cầu; trong khi sự phối
hợp giữa các bộ, ngành, địa phương thiếu chặt chẽ đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của việc phân cấp;
việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng lợi ích cục bộ, sách
nhiễu người dân, doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục hành chính. Thiếu cơ chế, chính sách tuyển chọn
và trọng dụng người tài. Việc chuyển giao một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công thuộc ngành, lĩnh
vực Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp và các tổ chức xã hội đảm nhiệm còn
chậm triển khai. Liên thông trong giải quyết thủ tục đầu tư, đất đai và nhiều thủ tục khác chưa thông suốt,
hiệu quả; số lượng giấy tờ khi xin giấy phép và làm thủ tục kiểm tra chuyên ngành vẫn còn lớn. Quản lý
xã hội còn một số hạn chế, chưa bảo đảm tính đồng bộ.
Thực hiện đổi mới lề lối làm việc, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan nhà nước chưa đi vào
thực chất. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu quốc gia, hạ tầng công nghệ thông tin nền tảng phục vụ phát
triển chính quyền điện tử còn chậm; bảo mật, an toàn, an ninh thông tin chưa cao; ứng dụng công nghệ
thông tin được triển khai chưa hiệu quả; tỉ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn rất thấp. Giám sát,
phản biện xã hội trong xây dựng và thực thi luật pháp, chính sách hiệu quả chưa cao.
Thực thi pháp luật chưa hiệu quả, chấp hành pháp luật có nơi chưa nghiêm, việc giám sát chưa chặt chẽ,
chi phí tuân thủ pháp luật còn cao.  Thiếu cơ chế, chính sách khuyến khích và bảo vệ người dám nghĩ,
dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm cả ở khu vực nhà nước và khu vực tư nhân. Tham nhũng,
lãng phí ở một số nơi còn nghiêm trọng. Hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra còn chồng chéo. Khiếu
kiện về đất đai vẫn còn phức tạp, kéo dài ở một số địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm, nhất là
trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

1.5. Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại


Kết hợp giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh trên một số lĩnh vực, địa bàn
chưa thực sự nghiêm túc, chặt chẽ, hiệu quả. Một số địa phương còn để xảy ra hiện tượng người nước
ngoài đứng sau các nhà đầu tư Việt Nam để đầu tư vào các khu vực trọng yếu, địa bàn chiến lược ảnh
hưởng không tốt đến công tác bảo đảm an ninh, an toàn của khu vực. Đầu tư xây dựng khu vực phòng
thủ một số địa phương chưa tương xứng với tiềm năng, tốc độ phát triển kinh tế. Công tác bảo đảm an
toàn, an ninh thông tin, an ninh mạng còn hạn chế, khó khăn.
Tình trạng di dân tự phát, tội phạm, tệ nạn xã hội, an ninh, trật tự ở một số địa bàn có thời điểm chưa
được kiểm soát, quản lý chặt chẽ. Một số vụ việc chưa được phát hiện kịp thời; xử lý, giải quyết ở giai
đoạn đầu có nơi còn lúng túng. Tình hình tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm
sử dụng công nghệ cao, tội phạm ma tuý có vũ trang diễn biến phức tạp; phòng, chống cháy nổ, cứu hộ,
cứu nạn có lúc, có nơi chưa kịp thời, còn để xảy ra nhiều vụ cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng.
Hội nhập quốc tế chưa được triển khai đồng đều, hiệu quả tổng hợp chưa cao. Năng lực hội nhập quốc
tế chậm cải thiện. Chưa khai thác hết và phát huy hiệu quả các quan hệ lợi ích đan xen, ổn định với các
đối tác quan trọng.

2. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém
2.1. Nguyên nhân khách quan
Nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu, rộng, độ mở của nền kinh tế lớn trong điều kiện kinh tế toàn cầu có
nhiều biến động khó lường, gây khó khăn cho khả năng phân tích, dự báo, khả năng cạnh tranh và tính
tự chủ. Nhiều vấn đề quan trọng trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng là
những vấn đề phức tạp, đòi hỏi thực hiện trong dài hạn. Dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19, thiên tai,
hạn hán, lũ lụt, sạt lở tác động mạnh và thường xuyên hơn.

2.2. Nguyên nhân chủ quan


Về nhận thức: Nhận thức một số vấn đề về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa
sâu sắc, thống nhất, nhất là quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội, sở hữu đất đai, phân bổ nguồn
lực, vai trò của doanh nghiệp nhà nước, kinh tế tập thể, hợp tác xã, tự chủ của đơn vị sự nghiệp công
lập,… Tư duy trong xây dựng và tổ chức thực hiện thể chế phù hợp với yêu cầu của cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư chậm được đổi mới, sức ì còn lớn. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức suy
thoái đạo đức, lối sống và vi phạm đạo đức công vụ. Chưa thống nhất trong nhận thức và hành động về
hệ giá trị văn hoá, con người Việt Nam và về việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh,
phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường.
Về cơ chế, chính sách: Một số quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, thống nhất, khả thi, chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn. Một số bất cập trong cơ chế, chính sách tuy đã được phát hiện nhưng còn chậm
được sửa đổi, bổ sung. Cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương trong phát
triển kinh tế - xã hội hiệu quả chưa cao.
Về tổ chức triển khai: Công tác chỉ đạo, điều hành một số mặt còn lúng túng, chưa quyết liệt; phản ứng
chính sách có mặt còn chậm; phương thức lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội trong thực tiễn nhiều nơi,
nhiều lĩnh vực chưa thật phù hợp, hiệu lực, hiệu quả chưa cao; còn có biểu hiện “cơ chế xin - cho” “tư
duy nhiệm kỳ”, “lợi ích nhóm”. Công tác triển khai và phối hợp giữa các ngành, các cấp trong nhiều
trường hợp còn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, vẫn còn tình trạng đùn đẩy, né tránh dẫn đến việc thống
nhất, đồng thuận trong giải quyết các vụ việc chưa cao. Chưa có sự gắn kết giữa công tác lập, xây dựng
kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực với yêu cầu về bảo đảm cân đối nguồn lực để thực hiện. Hệ thống
thông tin, cơ sở dữ liệu chưa đầy đủ; công tác dự báo còn yếu, nhất là dự báo về thị trường và giá cả.
Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá và tổng kết thực tiễn chưa được tiến hành một cách căn cơ, bài
bản, thiết thực và kịp thời. Công tác chọn lọc, bồi dưỡng, đào tạo, quy hoạch cán bộ còn thiếu sót, công
tác xử lý cán bộ sai phạm chưa nghiêm cũng như biểu dương, khen thưởng những gương người tốt,
việc tốt chưa kịp thời. Việc đánh giá và quản lý cán bộ còn bất cập. Công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi,
đôn đốc thực hiện trong thực thi công vụ ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa nghiêm, nhất là ở cấp cơ
sở.

3. Bài học kinh nghiệm


Một là, bảo đảm chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, môi trường hoà bình, tạo thuận
lợi cho phát triển đất nước.
Hai là, giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, tăng trưởng và ổn
định kinh tế vĩ mô trong phát triển kinh tế - xã hội; giữa kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa;
giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế... Phải kịp thời đổi mới tư duy và hành động, thực hiện tốt công
tác dự báo, bảo đảm đánh giá đúng, đầy đủ, kịp thời, chủ động thích ứng với những biến động khó lường
của thế giới; phát huy tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, trong đó nội lực là quyết định.
Ba là, thể chế pháp luật phải được xây dựng cơ bản đầy đủ, đồng bộ với tư duy mới, phù hợp với thực
tiễn và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; cải cách bộ máy chính quyền các cấp, xây dựng nhà
nước kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động là nền tảng. Coi trọng tính cân đối, hiệu quả trong tất cả
các khâu huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Phải coi trọng đổi mới
quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội.
Bốn là, lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những thành quả của quá trình phát
triển kinh tế. Phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ
tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển và sức mạnh của nhân dân. Thực tế qua thời gian phòng, chống
đại dịch Covid-19 và khắc phục hậu quả thiên tai, muốn thành công phải khơi dậy được tinh thần đoàn
kết, nhân ái của nhân dân cả nước, cộng đồng doanh nghiệp, cùng chung tay hành động, bảo đảm an
sinh xã hội, xây dựng và phát huy mạnh mẽ thế trận lòng dân, an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân và
các giá trị văn hoá dân tộc.
Năm là, xác định giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là nền tảng quan trọng và
là động lực chủ yếu trong phát triển đất nước để bắt kịp sự phát triển của khu vực và thế giới, tránh nguy
cơ tụt hậu.
III- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT KẾT QUẢ THỰC HIỆN
NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2016
- 2020
Mặc dù trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 còn nhiều
khó khăn, thách thức, nhiều yếu tố bất định; nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị
và nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đạt
được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật, đặc biệt trong bối cảnh đại
dịch Covid-19 vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, vừa duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế, xã hội:
1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục gia tăng trong giai đoạn 2016-2019.  Kinh tế vĩ mô duy trì ổn định
vững chắc hơn, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát
triển kinh tế - xã hội; bội chi và nợ công giảm so với giai đoạn trước, cán cân xuất, nhập khẩu hàng hoá
chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm, mức độ
chống chịu của nền kinh tế được cải thiện đáng kể.
2. Chất lượng tăng trưởng được nâng lên, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, năng suất lao
động được cải thiện rõ nét, thực hiện 3 đột phá chiến lược đạt một số kết quả tích cực. Hệ thống pháp
luật cơ bản đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, tạo hành lang pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn
định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Công tác tổ chức thi hành pháp
luật và ý thức thượng tôn pháp luật ngày càng được nâng cao. Huy động vốn đầu tư phát triển tăng lên
và hiệu quả sử dụng được cải thiện. Quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế được tăng lên rõ
rệt.
3. Phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác
bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được tăng cường. Giáo dục và đào tạo, khoa học và
công nghệ tiếp tục được đổi mới và có bước phát triển. Giải quyết việc làm được quan tâm và thất
nghiệp giảm. Thực hiện tốt các chính sách người có công, an sinh xã hội cơ bản được bảo đảm, phúc lợi
xã hội và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện.
4. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; tăng cường công tác quản lý tài
nguyên và bảo vệ môi trường. Các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 được triển khai tích cực.
Các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát, khắc phục ô nhiễm môi trường ngày càng được chú trọng hơn và
đạt một số kết quả.
5. Cải cách hành chính được thực hiện quyết liệt, tập trung cắt giảm, đơn giản hoá thủ tục hành chính,
điều kiện kinh doanh; môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện rõ nét. Tổ chức bộ máy quản lý nhà
nước được kiện toàn, tinh giản biên chế được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu. Hệ thống pháp luật
được hoàn thiện một bước khá căn bản.
6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí được
đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả tích cực. Xử lý nghiêm nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng, xã hội
quan tâm, góp phần củng cố niềm tin trong nhân dân.
7. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ. An ninh chính trị, an toàn xã hội được bảo đảm, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng
và phát triển đất nước.
8. Công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được chủ động đẩy mạnh, đi vào chiều sâu, thực chất hơn.
Quan hệ với các đối tác tiếp tục được mở rộng, thiết thực và hiệu quả; ký kết và triển khai nhiều hiệp
định thương mại tự do. Vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao.
Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém và khó khăn, thách thức. Kết quả phát triển kinh
tế - xã hội trên nhiều mặt vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và thiếu tính bền vững. Tăng
trưởng kinh tế thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra, chưa thu hẹp được khoảng cách và bắt kịp các nước
trong khu vực. Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao, chưa thực sự dựa
trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế
gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng chưa có những bứt phá lớn. Mô hình tăng trưởng vẫn còn phụ
thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước. Văn hoá,
xã hội, bảo vệ môi trường một số mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm. Quản lý, phát triển xã hội còn
nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống, văn hoá
ứng xử và những vụ việc bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em gây bức xúc xã hội. Chênh lệch giàu - nghèo
có xu hướng gia tăng, đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân
tộc thiểu số, vùng bị thiên tai; khoảng cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn.
Quản lý nhà nước về văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin truyền thông nhiều mặt còn bất
cập. Tình trạng phá rừng, khai thác cát, đá, sỏi trái phép còn diễn ra ở nhiều địa phương. Chất lượng môi
trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một số sông.
Hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý kinh tế, xã hội một số mặt còn hạn chế, bất cập. Năng lực, phẩm
chất, ý thức kỷ luật của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa cao; còn tình trạng nhũng nhiễu,
tham nhũng vặt, gây bức xúc cho người dân, doanh nghiệp. Sự gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội
với bảo đảm quốc phòng, an ninh chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn
lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn còn
diễn biến phức tạp. Chưa tận dụng, khai thác tốt những cơ hội và điều kiện thuận lợi trong hội nhập quốc
tế.

Phần thứ hai


PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI
PHÁP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM
2021 - 2025
 

I- BỐI CẢNH TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC


1. Về bối cảnh quốc tế và khu vực
Tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Hoà bình, hợp tác, liên kết để phát
triển vẫn là xu thế lớn nhưng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xung đột cục bộ, sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp
lãnh thổ, tài nguyên là những thách thức lớn đe doạ sự ổn định và phát triển ở một số khu vực, quốc gia.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn gia tăng, đi kèm theo đó là sự điều chỉnh chiến lược, chính
sách ở nhiều quốc gia, tập hợp lực lượng ngày càng linh hoạt, phức tạp. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp
tục là trung tâm phát triển năng động hàng đầu trên thế giới. Tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng
phức tạp, khó lường, đe doạ nghiêm trọng đến hoà bình, ổn định của khu vực và môi trường đầu tư phát
triển.
Tăng trưởng kinh tế thế giới có khả năng chậm hơn giai đoạn trước; thương mại và đầu tư quốc tế có xu
hướng giảm; nợ công toàn cầu tăng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Đặc biệt, đại
dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây ra suy thoái trầm trọng và khủng hoảng kinh tế toàn
cầu, có khả năng tác động lâu dài đến nền kinh tế thế giới; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế,
phương thức quản trị toàn cầu, cách thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thế giới. Các
tập đoàn đa quốc gia tái phân bổ cơ sở sản xuất kinh doanh, hình thành những liên minh kinh tế mới; các
nước có thể tận dụng thời cơ để đẩy nhanh chương trình cải cách. Các liên kết kinh tế khu vực và song
phương tiếp tục được thúc đẩy, tuy nhiên liên kết kinh tế toàn cầu vẫn gặp khó khăn. Xu hướng đa cực,
nhiều trung tâm của kinh tế thế giới ngày càng rõ với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nền kinh tế mới nổi và
đang phát triển. Kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh đang là mô hình nhiều quốc gia lựa
chọn. Các hiệp định thương mại đi liền với việc gia tăng các hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan.
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động nhanh, sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội,
môi trường. Tiến bộ công nghệ có thể làm thay đổi bản chất của thương mại, đầu tư và lao động toàn
cầu, tạo cơ hội cho các nước đi sau tăng tốc phát triển nhưng cũng có thể khiến cho các khâu sản xuất
có thể chuyển ngược trở lại các quốc gia phát triển, làm hạn chế dòng dịch chuyển vốn toàn cầu.
Các thách thức về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên, sử dụng nguồn nước
xuyên biên giới, nhất là nguồn nước sông Mê Công, thiên tai, dịch bệnh và thách thức an ninh phi truyền
thống ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường hợp tác xử lý, đặt ra nhiều
vấn đề, thách thức lớn chưa từng có cho phát triển nhanh và bền vững. Cạnh tranh giữa các quốc gia về
tài nguyên nước, năng lượng tiếp tục gay gắt và ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều quốc gia, nhất là ở khu
vực Châu Á. Tổ chức ASEAN với việc hoàn thành triển khai Tầm nhìn ASEAN 2025 góp phần quan trọng
vào củng cố hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực. Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng
lượng xanh sẽ là xu thế rõ nét hơn trong thời kỳ tới.

2. Về bối cảnh trong nước


Thế và lực của đất nước sau 35 năm đổi mới đã lớn mạnh hơn nhiều cả về quy mô và sức cạnh tranh
của nền kinh tế; tình hình chính trị - xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp
và xã hội tăng lên; tính tự chủ được cải thiện; tích luỹ và nâng cao năng lực quản trị nhà nước, điều hành
phát triển kinh tế - xã hội; uy tín, vị thế đất nước ngày càng được củng cố trên trường quốc tế. Chất
lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch sang chiều
sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Nguồn lao động dồi
dào, có khả năng thích nghi tốt với những thay đổi khoa học và công nghệ. Kinh tế hội nhập ngày càng
sâu rộng, một số hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới quan trọng như Hiệp định đối tác toàn
diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA)... đòi hỏi phải cải cách thể chế kinh tế mạnh mẽ hơn
nữa, tạo cơ hội mở rộng thị trường, đầu tư cho phát triển công nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá. Khu
vực tư nhân đóng góp ngày càng lớn vào phát triển kinh tế đất nước. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi
trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại được quan tâm và có sự chuyển biến tích cực; tầng lớp trung lưu
gia tăng nhanh; vẫn còn cơ hội cơ cấu dân số vàng; thành quả xây dựng nông thôn mới được củng cố,
đời sống mọi mặt của người dân không ngừng được cải thiện.
Tuy nhiên, trong giai đoạn tới nền kinh tế phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn nhiều
rủi ro. Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình và khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế vẫn là thách thức
lớn; độ mở của nền kinh tế lớn làm các tác động tiêu cực của kinh tế thế giới đến kinh tế trong nước
nhanh và mạnh hơn. Khả năng tự chủ của nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh từ biến động hoạt động sản
xuất khu vực đầu tư nước ngoài và một số thị trường lớn. Khó khăn, yếu kém nội tại của nền kinh tế
chậm được khắc phục; năng lực tiếp cận kinh tế số còn hạn chế; các yếu tố nền tảng như thể chế, hạ
tầng, nguồn nhân lực chất lượng cao, công nghệ... còn thấp so với yêu cầu để đưa Việt Nam sớm trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mức độ tham gia của Việt Nam vào các chuỗi cung
ứng toàn cầu và khu vực vẫn còn hạn chế và tham gia ở các công đoạn giản đơn. Nhu cầu vốn đầu tư
phát triển kinh tế - xã hội rất lớn trong khi đó nguồn vốn nhà nước, vốn ưu đãi và viện trợ đều có xu
hướng giảm.
Các vấn đề xã hội gây áp lực lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, như già hoá dân số, chênh lệch giàu -
nghèo và trình độ phát triển. Thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn ngày
càng nhanh với cường độ mạnh, khó lường, đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 có thể
kéo dài đến những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Những thách thức về khai thác, sử dụng
hiệu quả, bền vững nguồn nước, tài nguyên, đất đai và xử lý ô nhiễm môi trường sẽ tác động nặng nề
đến phát triển kinh tế, xã hội. Nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh quốc gia còn gặp
nhiều khó khăn, thách thức. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên một số địa bàn còn
diễn biến phức tạp. Yêu cầu đặt ra không chỉ hoá giải các nguy cơ, thách thức mà còn phải tích cực, chủ
động trước thời cơ mới khi cấu trúc kinh tế thế giới, quản trị toàn cầu được định hình lại, phương thức
sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và đời sống xã hội thay đổi sau đại dịch Covid-19.

II- MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CHỦ YẾU


1. Mục tiêu tổng quát
Bảo đảm tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm
2016 - 2020, đến năm 2025[53] là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua
mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực
hiện các giải pháp khắc phục tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi kinh tế. Phát huy
mạnh mẽ giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi cá nhân. Từng bước xây dựng xã
hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên
và hạnh phúc của nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Chú trọng bảo vệ
môi trường và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững
môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động hội nhập quốc tế, nâng cao hiệu quả
công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu


2.1. Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%.
- GDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 4.700 - 5.000 USD[54].
- Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 25% GDP; kinh tế số đạt khoảng 20% GDP.
- Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng 45%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân trên 6,5%/năm.
- Tỉ lệ đô thị hoá khoảng 45%.

2.2. Về xã hội
- Tuổi thọ trung bình khoảng 74,5 tuổi, trong đó thời gian sống khoẻ mạnh đạt tối thiểu 67 năm.
- Tỉ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội khoảng 25%.
- Tỉ lệ lao động qua đào tạo là 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28 - 30%.
- Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.
- Tỉ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1 - 1,5%/năm.
- Có 10 bác sĩ và 30 giường bệnh/1 vạn dân.
- Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số.
- Tỉ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới tối thiểu 80%, trong đó có 10% đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

2.3. Về môi trường


- Tỉ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị là 95 - 100% và nông thôn là 93 -
95%.
- Tỉ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 90%.
- Tỉ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường đạt 92%.
- Tỉ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý đạt 100%.
- Tỉ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
Trong quá trình thực hiện, quyết tâm phấn đấu đạt các mục tiêu và chỉ tiêu ở mức cao nhất, đồng thời
chủ động chuẩn bị các phương án để kịp thời thích ứng với những biến động của tình hình.

III- VỀ CÁC CÂN ĐỐI LỚN


1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô; thúc đẩy tăng tổng tích luỹ tài sản chiếm
khoảng 27 - 28% GDP và duy trì tỉ trọng tiêu dùng cuối cùng không thấp hơn 73% GDP.
2. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm bằng khoảng 32 - 34% GDP.
3. Tỉ lệ huy động nguồn ngân sách giai đoạn 2021 - 2025 đạt 15 - 16% GDP; đến năm 2025, nợ công
không quá 60% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP. Bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 -
2025 bình quân 3,7% GDP.
4. Bảo đảm cân đối năng lượng quốc gia.

IV- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU


1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở giữ vững ổn
định kinh tế vĩ mô
1.1. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để hoàn thiện cơ bản các yếu tố
cấu thành thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt
mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành nghiêm pháp luật, bảo đảm tiến độ,
chất lượng, đầy đủ, đồng bộ, khả thi, chi phí tuân thủ thấp, hiện đại, hội nhập, có sức cạnh tranh quốc tế.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế về sở hữu, phát triển các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp,
kinh tế hợp tác, hợp tác xã, các yếu tố, các loại thị trường. Vận hành đồng bộ thị trường quyền sử dụng
đất, thị trường lao động, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường tài
chính... theo chuẩn mực của nền kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại, hội nhập quốc tế. Tiếp tục phát triển
mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi để người dân, doanh nghiệp tăng cường quản trị
rủi ro trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp.
Ðổi mới mạnh mẽ hơn phương thức quản lý nhà nước về kinh tế theo hướng chuyển giao những công
việc Nhà nước không nhất thiết phải làm cho các tổ chức xã hội, chuyển đổi cung cấp trực tiếp dịch vụ
công sang phương thức đặt hàng. Đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền và nâng cao hiệu quả phối
hợp trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Nhà nước quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát
triển chung cho cả nước. Chính quyền địa phương tập trung thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ xã
hội cơ bản, giải quyết các vấn đề xã hội, thực thi pháp luật, cải thiện môi trường kinh doanh và bảo đảm
an ninh, trật tự trên địa bàn.
Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng
trong tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà
nước. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thi
đua phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng chính quyền các cấp.
Hoàn thiện thể chế để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Đẩy nhanh xây dựng khung chính sách, pháp
luật đối với xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số. Xây dựng, thử nghiệm, hoàn thiện
khung khổ pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao, mô hình kinh tế chia sẻ,
giao dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số, đầu tư mạo hiểm, các phương thức thanh toán mới, hệ thống
xác thực và định danh điện tử. Sớm hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ
liệu quan trọng và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia.
Đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư, ưu tiên thu hút các nguồn lực của xã hội phát triển các vùng
kinh tế trọng điểm, các cực tăng trưởng, các đô thị lớn, các ngành mũi nhọn, các công trình trọng điểm
quốc gia và các dự án lớn mang tính liên kết vùng. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định pháp luật
liên quan đáp ứng yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế. Thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán, thống kê
phù hợp với chuẩn mực quốc tế và nâng cao chất lượng công tác phân tích, dự báo, cảnh báo phục vụ
quản lý, điều hành. Hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê phục vụ chỉ đạo, điều hành và đánh giá, xây
dựng chính sách. Khẩn trương hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia,
quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh.

1.2. Về tài chính, tiền tệ và hoạt động ngân hàng


Tiếp tục điều hành đồng bộ, linh hoạt các chính sách vĩ mô. Điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh
hoạt, thận trọng, phối hợp hài hoà với các chính sách khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm
phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Tăng cường phối hợp
và trao đổi thông tin giữa các bộ, ngành trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Tăng cường hiệu lực,
hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế.
Nghiên cứu, sửa đổi Luật Ngân sách nhà nước, đổi mới phân cấp ngân sách nhà nước theo hướng bảo
đảm vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương, phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế. Phấn
đấu đến năm 2025, tỉ trọng thu nội địa đạt trên 85% tổng thu ngân sách nhà nước. Xây dựng cơ chế
quản lý tài chính cho các đô thị lớn, trong đó đẩy mạnh nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính,
ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý ngân sách nhà nước. Sửa đổi, bổ sung các luật về thuế, phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với
thông lệ quốc tế, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác
quản lý thuế và áp dụng mức thuế suất hợp lý, hướng tới một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền
vững, bảo đảm huy động hợp lý các nguồn lực cho ngân sách nhà nước, đồng thời góp phần thiết lập
môi trường cạnh tranh phù hợp với quá trình hội nhập, phát triển của nền kinh tế.
Tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước theo hướng bền vững, tăng tỉ trọng chi đầu tư phát triển,
giảm tỉ trọng chi thường xuyên, hỗ trợ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; thực
hiện nghiêm nguyên tắc chỉ vay nợ cho chi đầu tư phát triển. Đổi mới, xây dựng, hoàn thiện thể chế về
quản lý ngân sách nhà nước nhằm tăng cường hiệu quả phân bổ, quản lý, sử dụng nguồn lực tài chính
ngân sách nhà nước gắn với quá trình cơ cấu lại nền kinh tế. Tăng cường quản lý, đẩy nhanh tiến độ giải
ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước. Thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí.

1.3. Về xuất, nhập khẩu và phát triển thị trường trong nước
Khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, không
để phụ thuộc quá lớn vào một thị trường. Tích cực đàm phán các hiệp định thương mại song phương và
đa phương. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện thương mại, xúc tiến thương mại của Việt
Nam tại các quốc gia. Tiếp tục hoàn thiện chính sách thương mại phù hợp với điều kiện của đất nước và
hội nhập quốc tế. Nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp, xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ
sản xuất và lợi ích người tiêu dùng không trái với các cam kết quốc tế.
Nghiên cứu phương án để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ các cuộc xung đột thương mại đến xuất
khẩu. Đa dạng hoá đối tác nhập khẩu, tránh tình trạng phụ thuộc vào một đối tác. Ưu tiên nhập khẩu máy
móc, thiết bị, vật tư đầu vào được tạo ra từ công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, hàng hoá trong nước
chưa sản xuất được; kiểm soát hiệu quả việc nhập khẩu hàng hoá không thiết yếu, trong nước sản xuất
được.
Tăng cường quản lý biên mậu, gia tăng xuất, nhập khẩu chính ngạch, theo hợp đồng; tăng cường kiểm
tra, kiểm soát, chống gian lận thương mại, nhãn hiệu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá. Đổi mới, nâng cao
hiệu quả cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và hiệp hội doanh nghiệp trong việc xử lý các
vấn đề phát sinh trong thương mại quốc tế.
Tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển bứt phá thị trường trong nước gắn với nâng cao uy tín, chất
lượng hàng Việt Nam, bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng. Phấn đấu tốc độ tăng của tổng mức lưu
chuyển hàng hoá bán lẻ và dịch vụ xã hội luôn cao hơn tăng trưởng GDP. Đẩy mạnh xây dựng thương
hiệu hàng Việt Nam. Tập trung thu hút đầu tư vào hạ tầng thương mại, nhất là hạ tầng tại các khu vực
khó khăn; khuyến khích liên kết giữa nhà sản xuất và doanh nghiệp phân phối; bảo đảm cân đối cung -
cầu hàng hoá thiết yếu. Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và sự hài hoà giữa thương mại điện tử
với thương mại truyền thống.

2. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh;
phát triển nền kinh tế số
2.1. Cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó tập trung phát triển các
ngành ưu tiên có mức độ sẵn sàng cao như công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông; an
toàn, an ninh mạng; công nghiệp chế tạo thông minh; tài chính - ngân hàng; thương mại điện tử; nông
nghiệp số; du lịch số; công nghiệp văn hoá số; y tế; giáo dục và đào tạo. Xây dựng nền kinh tế tự chủ,
nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Thực hiện Chương trình quốc gia về
tăng năng suất lao động nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh.
Tập trung phát triển sản phẩm quốc gia dựa vào công nghệ mới, công nghệ cao. Thực hiện các giải pháp
khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 và thiệt hại do thiên tai lũ lụt, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế
trong những năm đầu (2021 - 2022), tận dụng hiệu quả các cơ hội mới cho bứt phá, phát triển đất nước
trong những năm cuối (2023 - 2025). Tăng cường phòng, chống và xây dựng kế hoạch ứng phó với dịch
bệnh kéo dài. Tổ chức thực hiện hiệu quả và thực chất các nội dung cơ cấu lại các ngành, gồm:
- Về công nghiệp: Phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí
chế tạo, luyện kim, hoá chất, phân bón, vật liệu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn,
công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ như công nghệ thông tin và viễn thông,
điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot, công nghiệp ô tô, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, sản xuất
phần mềm, sản phẩm số, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp
chế biến, chế tạo gắn với công nghệ thông minh; chú trọng phát triển công nghiệp xanh. Hình thành thí
điểm một số mô hình cụm liên kết trong các ngành công nghiệp ưu tiên. Thúc đẩy tiến độ các dự án công
nghiệp lớn, có tác động lan toả; đồng thời, xử lý quyết liệt các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả. Phát
triển sản xuất công nghiệp quy mô lớn tại các khu kinh tế ven biển, trong đó chú trọng các ngành sản
xuất công nghiệp nặng, chế biến sâu, hình thành các chuỗi giá trị. Tăng cường liên kết giữa khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong nước trong phát triển
chuỗi cung ứng của các ngành công nghiệp. Khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của
doanh nghiệp tư nhân trong nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo,
công nghệ số, công nghiệp công nghệ thông tin; hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước
và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc. Phát triển một số doanh nghiệp viễn
thông, công nghệ thông tin chủ lực thực hiện tốt vai trò dẫn dắt về hạ tầng công nghệ, tạo nền tảng cho
nền kinh tế số, xã hội số.
- Về xây dựng: Nâng cao năng lực thiết kế, thi công xây lắp, quản lý xây dựng theo hướng tiên tiến, hiện
đại, từng bước mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam ở nước ngoài. Phát triển
các loại vật liệu xây dựng mới, thông minh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, trong đó ưu tiên
phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ tự động hoá cao sử dụng tối đa công nghệ số,
công nghệ nano, vật liệu không nung, sử dụng nhiên liệu tái chế, các loại chất thải để sản xuất các sản
phẩm chất lượng cao.
- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông
thôn mới. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công
nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh,
sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao, thông minh, thích ứng với
biến đổi khí hậu. Tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng
gắn với quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Phấn đấu đến năm 2025,
có khoảng 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, có 50% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn
thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mạng sản xuất, nhân rộng
mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã
nông nghiệp và các tổ hợp tác.
Xây dựng chính sách, rà soát lại diện tích đất trồng lúa để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong
tình hình mới; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng
với biến đổi khí hậu từng vùng, miền; chuyển đổi một phần đất trồng lúa sang trồng cây khác có hiệu quả
cao hơn hoặc làm đất chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, nông
thôn. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển các
giống đặc sản, chăn nuôi hữu cơ tạo ra sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường
sinh thái. Nâng cao chất lượng rừng trồng, chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, lâm đặc sản. Hoàn
thiện và nâng cao chất lượng hệ thống rừng đặc dụng, phòng hộ, phát triển rừng phòng hộ ven biển.
Phát triển ngành thuỷ sản theo hướng khai thác xa bờ hiện đại góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo;
đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản trên biển và ven biển. Xây dựng trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường
trọng điểm; nâng cấp các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tàu thuyền, tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về quản lý nghề cá.
- Về dịch vụ: Đẩy mạnh phát triển và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ, ưu tiên những ngành có lợi
thế, có hàm lượng tri thức, công nghệ và giá trị gia tăng cao. Phát triển các loại hình dịch vụ mới, xây
dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào
tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối... Xây dựng thương hiệu sản phẩm
dịch vụ. Quy hoạch xây dựng hạ tầng thanh toán số quốc gia theo hướng đồng bộ, thống nhất, dùng
chung, tận dụng và khai thác có hiệu quả hạ tầng mạng lưới viễn thông để triển khai các dịch vụ thanh
toán cho người dân với chi phí thấp. Nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics. Tiếp tục ban hành và thực hiện
các chính sách phát triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung quy hoạch và đầu tư để
hình thành một số khu du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế. Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia
gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển đồng thời cả du lịch
quốc tế và du lịch trong nước. Phát triển và tăng cường quản lý hoạt động du lịch văn hoá tâm linh, sinh
thái, lịch sử. Tập trung giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là tình trạng quá tải tại
các cảng hàng không, một số cảng biển và cảng thuỷ nội địa chuyên dùng; cải thiện hạ tầng và chất
lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch.

2.2. Cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm


Tiếp tục thực hiện hiệu quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung vốn vào các ngành, lĩnh vực
then chốt của nền kinh tế, các công trình, dự án trọng điểm, có sức lan toả, tạo động lực phát triển kinh tế
- xã hội, tạo đột phá thu hút nguồn vốn khu vực tư nhân trong và ngoài nước theo phương thức đối tác
công - tư, giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và bảo đảm phát triển hài hoà giữa các
vùng, miền. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Rà soát,
hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá xây dựng, suất đầu tư
xây dựng công trình phục vụ các ngành kinh tế. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác lựa chọn nhà
thầu, quản lý đấu thầu. Đổi mới, nâng cao vai trò công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong hoạt động
quản lý đầu tư theo hướng giảm các hoạt động tiền kiểm và tăng cường hậu kiểm. Công khai, minh bạch
thông tin và tăng cường giám sát, đánh giá, kiểm tra, thanh tra, phòng, chống tham nhũng, thất thoát,
lãng phí trong đầu tư công. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tin học hoá trong công tác giám
sát, đánh giá đầu tư.
Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng, hỗ trợ tiến trình cơ cấu lại các tổ chức tín
dụng và xử lý nợ xấu. Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng theo hướng các tổ chức tín dụng trong
nước đóng vai trò chủ lực, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN
vào năm 2025. Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; đến cuối năm 2025, tỉ trọng tiền mặt
trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%. Tăng tỉ trọng vốn tín dụng ngân hàng đầu tư vào năng
lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng ít các-bon. Phát triển thị trường xếp
hạng tín dụng. Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán để thực sự trở thành
một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế.
Tiếp tục thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung giữ những lĩnh vực then chốt, thiết yếu;
những địa bàn quan trọng về quốc phòng, an ninh; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế khác không đầu tư. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn,
hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt
của nền kinh tế. Bảo đảm công khai, minh bạch trong cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, nhất là trong cổ
phần hoá và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Đến năm 2025, hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh
nghiệp nhà nước; xử lý cơ bản xong những yếu kém, thất thoát của các tập đoàn, tổng công ty nhà
nước. Tiền thu từ cổ phần hoá, thoái vốn nhà nước được quản lý tập trung và chỉ sử dụng cho đầu tư
các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương và bổ sung vốn điều lệ cho
một số doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia thuộc 4 lĩnh vực Nhà nước đầu tư và nắm giữ vốn
theo quy định[55]. Nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hoá. Hình thành đội ngũ
quản lý doanh nghiệp nhà nước chuyên nghiệp, có trình độ cao.
Tiếp tục sắp xếp, cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị
sự nghiệp dịch vụ công; đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã
hội hoá dịch vụ sự nghiệp công. Hoàn thành lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp
công, chuyển mạnh cơ chế cấp phát theo dự toán sang cơ chế đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công trên cơ
sở tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, định mức kinh tế, kỹ thuật. Nghiên cứu xây dựng kế hoạch quản lý, sử
dụng, khai thác tài sản công ở cấp quốc gia và cấp địa phương; xây dựng, đưa vào vận hành hệ thống
giao dịch điện tử về tài sản công. Phấn đấu đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu bình quân cả nước
10% đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021; có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính.

3. Phát triển các vùng và khu kinh tế


Nghiên cứu phân vùng phù hợp, nâng cao chất lượng quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành;
khai thác tốt hơn và phát huy tốt nhất các lợi thế của mỗi vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị
trí địa kinh tế - chính trị, nguồn nhân lực và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia
vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới. Hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp lý về
vùng; nghiên cứu hệ thống luật pháp quy định về chính quyền địa phương phù hợp. Nghiên cứu, ban
hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy
phát triển vùng, liên kết vùng. Định hướng phát triển các vùng chủ yếu như sau:
Vùng Trung du và Miền núi phía Bắc: Tập trung bảo vệ, khôi phục rừng, nhất là rừng đầu nguồn và có
chế độ đãi ngộ tốt hơn đối với người trồng rừng, giữ rừng. Phát triển lâm nghiệp bền vững, cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến nông,
lâm sản. Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản. Phát triển
kinh tế vùng biên, tăng cường quản lý nhà nước, phát huy vai trò kinh tế cửa khẩu. Bảo vệ và sử dụng có
hiệu quả nguồn nước các hồ, đập để điều tiết nước sản xuất và sinh hoạt. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ
tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng Sông Hồng, Thủ đô Hà Nội. Khai thác thế mạnh về bản sắc
văn hoá và điều kiện thiên nhiên để đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Vùng Đồng bằng sông Hồng: Tập trung phát triển một số ngành sản xuất và dịch vụ hiện đại như: Điện
tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính, du
lịch, viễn thông. Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với công nghiệp
chế biến, tham gia chuỗi giá trị; đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu. Thúc đẩy
mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo. Đẩy mạnh đô thị hoá gắn với phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là các đầu mối liên kết giao thông quan trọng. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở
thành đô thị thông minh, hiện đại; có không gian xanh, sạch, đẹp; có kiến trúc đô thị mang dấu ấn nghìn
năm văn hiến và mang đậm bản sắc văn hoá của dân tộc; có cuộc sống an ninh, an toàn. Nghiên cứu
thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho thành phố Hải Phòng.
Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng quốc tế Lạch Huyện.
Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp; phát triển nông nghiệp công
nghệ cao, nâng cao năng suất, hiệu quả cây công nghiệp, chăn nuôi; khai thác, nuôi trồng thuỷ, hải sản
gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm phát triển bền vững và hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả phát
triển các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hoá dầu, luyện kim. Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết
hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo. Hình thành và phát triển các trung tâm du lịch biển, nghỉ dưỡng, lịch sử, tâm linh, di sản,
sinh thái,… mang tầm khu vực và quốc tế. Phát huy hiệu quả hành lang kinh tế Đông - Tây. Đẩy mạnh
nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản; phát triển các trung tâm dịch vụ hậu cần và hạ tầng nghề cá.
Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai; chủ động ứng phó hiệu quả với biến
đổi khí hậu.
Vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả diện tích các cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành các chuỗi
liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường
quốc tế. Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến gắn
với chuyển đổi cơ cấu cây trồng của vùng. Phát triển bền vững ngành công nghiệp alumin và nhôm, bảo
đảm tuyệt đối an toàn về môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển các
trung tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên. Đầu tư, nâng
cấp các tuyến giao thông, rút ngắn thời gian và khoảng cách kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng Đông
Nam Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ.
Vùng Đông Nam Bộ: Phát triển có hiệu quả các đô thị lớn và vùng Thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu
và thiết lập cơ chế đặc thù thúc đẩy phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc
tế. Phát triển khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong xây dựng kinh tế số, xã
hội số và các ngành sản xuất và dịch vụ tiên tiến. Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành
phố Hồ Chí Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á. Sắp xếp lại, nâng cấp hệ
thống cảng biển, cảng hàng không, hạ tầng giao thông đô thị hiện đại; tập trung phát triển cảng biển Cái
Mép - Thị Vải thực sự trở thành cảng trung chuyển quốc tế và các dịch vụ hậu cần cảng biển, dịch vụ bảo
đảm an toàn hàng hải. Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, hình thành các vùng
chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Chống ngập úng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: Đẩy mạnh liên kết phát triển và phát triển hạ tầng giao thông kết nối
với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh. Khai thác lợi thế, phát triển có hiệu quả sản xuất thuỷ
sản, cây ăn quả, lương thực gắn với công nghiệp chế biến, thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản
phẩm. Phát triển du lịch sinh thái, du lịch biển và du lịch văn hoá lễ hội, dịch vụ và kinh tế biển, đảo. Phát
triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Chủ động thích ứng, thực hiện hiệu quả các dự án ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giải quyết vấn đề xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển. Xây
dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông. Tập trung xây dựng
phát triển thành phố Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm quốc tế;
kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
Phát triển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế phù hợp với đặc trưng của vùng, bảo
đảm các mục tiêu phát triển bền vững. Lựa chọn một số địa điểm, đô thị có lợi thế đặc biệt để xây dựng
trung tâm kinh tế, tài chính với thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh
tranh quốc tế cao. Phát triển hệ thống đô thị trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng. Xây dựng
đồng bộ kết cấu hạ tầng, nâng cao hiệu quả hoạt động và đổi mới cơ chế quản lý, mô hình phát triển của
các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch trở thành động lực phát triển vùng.
Nghiên cứu phát triển các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp mới, trong đó áp dụng các cơ chế quản
lý nhà nước và phương thức phát triển thuận lợi, có hiệu quả cao hơn về kinh tế - xã hội. Bảo vệ môi
trường và chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
Tập trung xây dựng đồng bộ và nhân rộng các mô hình khu kinh tế, khu công nghiệp, khu đô thị sinh thái
ven biển gắn với hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh. Phát triển các ngành kinh tế
biển có lợi thế, mũi nhọn như: Du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và các tài
nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản, công nghiệp ven biển, năng lượng tái tạo
và các ngành kinh tế biển mới. Huy động nguồn lực, khuyến khích phát triển bền vững biển, xây dựng
các tập đoàn kinh tế biển mạnh. Thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng ven
biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh; xây dựng các chương trình hỗ trợ ngư dân bám biển, đánh
bắt xa bờ, tạo điều kiện cho việc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. Đẩy mạnh ứng
dụng, kỹ thuật, công nghệ trong đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật của ngư dân trong quá trình khai thác thuỷ sản trên các vùng biển. Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm
đáng kể ô nhiễm môi trường biển, tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương.

4. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị


Về hạ tầng giao thông vận tải: Đến năm 2025, hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai
đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; hoàn thành trên 1.700 km đường ven biển từ Quảng
Ninh đến Cà Mau, ưu tiên đoạn ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long; đầu tư các công trình giao
thông trọng yếu theo quy hoạch, nhất là tuyến vành đai đô thị lớn, các tuyến đường bộ cao tốc, quốc lộ
quan trọng; đầu tư nâng cấp cảng hàng không, đặc biệt là các cảng hàng không trọng điểm; đầu tư nâng
cao năng lực của hệ thống cảng biển; quan tâm đúng mức phát triển giao thông đường sắt, chuẩn bị để
triển khai một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đường sắt vùng; kết nối đồng bộ hệ thống giao
thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển.
Về hạ tầng năng lượng: Thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong sản xuất, truyền tải và phân phối.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư và đưa vào vận hành các dự án nguồn điện và lưới điện truyền tải. Thực hiện
đúng lộ trình phát triển thị trường điện cạnh tranh. Mở rộng lưới điện tới các vùng nông thôn, biên giới,
hải đảo, đồng thời bảo đảm an toàn và chống thất thoát điện. Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng
quốc gia đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước; khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo và sự
tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Phấn đấu tỉ lệ tiêu hao năng lượng tính trên
GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm.
Về hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông: Xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin; hình thành hệ
thống trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung tâm dữ liệu vùng và địa phương kết nối đồng bộ và thống
nhất. Phát triển hạ tầng số đạt trình độ tiên tiến của khu vực ASEAN; Internet băng thông rộng phủ 100%
các xã. Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an
ninh thông tin.
Nâng cấp và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây
dựng các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long, bảo đảm an ninh nguồn nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường
năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Xây dựng
kết cấu hạ tầng liên xã, cấp huyện, vùng, bảo đảm tính kết nối theo hệ thống, nhất là về thuỷ lợi, giao
thông, hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn.
Về hạ tầng đô thị: Tập trung đầu tư và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án đường sắt đô thị, đường
vành đai, đường xuyên tâm, các bãi đỗ xe, các công trình đầu mối về cấp nước, thoát nước, xử lý nước
thải, rác thải, giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước tại các đô thị lớn. Hoàn thiện pháp
luật, cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
hạ tầng, nhất là đầu tư theo phương thức đối tác công - tư, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng
mắc trong thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng.
Về phát triển đô thị: Đổi mới mạnh mẽ và nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị, hệ thống quy chuẩn,
tiêu chuẩn, định mức, đơn giá về quy hoạch và đầu tư xây dựng đô thị theo hướng phát triển đô thị thông
minh, xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên và nguồn lực, hài hoà
giữa bảo tồn và phát triển. Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn
quốc gia. Phấn đấu có ít nhất 3 đô thị thông minh tại 3 vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và
miền Trung. Phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh; tăng cường kết nối giữa các đô thị trong nước và khu vực; gắn kết phát triển đô thị và nông thôn.

5. Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư
của nền kinh tế
Thu hút tối đa nguồn lực đầu tư, đa dạng hoá các hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các
nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước. Các nguồn lực của nền kinh tế phải được kiểm kê, đánh giá, thống kê,
hạch toán đầy đủ để quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả và bền vững. Áp dụng
nguyên tắc thị trường trong quản lý, khai thác, sử dụng và phân bổ các nguồn lực. Khuyến khích, thu hút
đầu tư ngoài ngân sách phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông.
Tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh
bạch, thông thoáng. Tiếp tục phát huy vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc hình thành và mở
rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị, nhất là trong ngành, lĩnh vực then chốt Nhà nước cần
nắm giữ. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy
mô, chất lượng. Hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước, tiềm lực mạnh, có
khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Xây dựng và phát
triển các định chế tài chính hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ; hỗ trợ chuyển đổi hộ sản xuất, kinh doanh
thành doanh nghiệp. Điều chỉnh các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng thống nhất, có trọng
tâm, trọng điểm, mang tầm quốc gia và thể hiện tính liên ngành, liên vùng; xây dựng chương trình hỗ trợ
chuyển đổi số cho doanh nghiệp Việt Nam. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp
hoạt động; tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP khoảng 55%. Đẩy mạnh đổi mới,
nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, gắn với phát huy vai trò làm
chủ, tăng cường lợi ích của thành viên.
Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, ưu tiên
các dự án có công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, có mô hình quản trị hiện đại, có chuỗi cung ứng toàn
cầu, có tác động lan toả và kết nối chặt chẽ với khu vực kinh tế trong nước; phát triển cụm liên kết
ngành, chuỗi giá trị, góp phần nâng cao giá trị gia tăng nội địa, sức cạnh tranh của sản phẩm và vị trí
quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Xây dựng các tiêu chí về đầu tư để lựa chọn, ưu tiên thu hút đầu tư
phù hợp với quy hoạch, định hướng phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn. Xây dựng chính sách khuyến
khích, ưu đãi vượt trội mang tính cạnh tranh quốc tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được
các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu -
phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Có chính sách khuyến khích hợp tác, chuyển giao
công nghệ dựa trên cơ sở thoả thuận, tự nguyện. Không xem xét mở rộng, gia hạn hoạt động đối với
những dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài
nguyên.
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng
tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ
6.1. Tiếp tục đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng
cao, trọng tâm là hiện đại hoá giáo dục, nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng
yêu cầu phát triển trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội
nhập quốc tế sâu rộng
Thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
gắn với chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn. Triển khai có hiệu quả hệ thống giáo
dục quốc dân mới theo các mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. Đa dạng hoá
phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở, khung trình độ quốc gia, gắn với thị trường và đáp
ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số,
phát triển kinh tế số, xã hội số.
Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục, đào tạo trên cả nước đáp ứng nhu cầu học tập
suốt đời, xây dựng xã hội học tập và gắn với quy hoạch nguồn nhân lực và phát triển kinh tế - xã hội. Đẩy
mạnh công tác hướng nghiệp, phân luồng, liên thông trong giáo dục, đào tạo gắn với nhu cầu của xã hội.
Tăng cường đào tạo thường xuyên và đào tạo lại cho người lao động.
Đẩy mạnh giáo dục kỹ năng, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số
trong giáo dục - đào tạo; thực hiện theo lộ trình phổ cập kỹ năng số, kỹ năng bảo đảm an toàn, an ninh
mạng đạt trình độ cơ bản cho người dân. Tiến tới phổ cập trung học phổ thông gắn với phân luồng trong
giáo dục. Giảm tỉ lệ mù chữ, bỏ học ở miền núi. Phổ cập, xoá mù về công nghệ, tri thức công nghệ cho
người dân. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp đáp ứng yêu cầu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Tăng cường công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục;
xếp hạng các trường đại học. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, chú trọng các trường sư
phạm, trường y; phát triển cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao theo chuẩn khu vực và thế giới, ưu tiên
nguồn lực phát triển các trường công nghệ. Nâng cao chất lượng dạy, học ngoại ngữ ở các cấp học và
trình độ đào tạo; coi trọng dạy, học và sử dụng tiếng Anh. Phấn đấu duy trì chỉ số phát triển con người
(HDI) thuộc nhóm cao của thế giới (trên 0,7); số sinh viên đại học đạt 270 sinh viên trên 1 vạn dân vào
năm 2025.
Tập trung hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống thông tin dự báo thị trường lao động và chất
lượng dịch vụ việc làm. Xây dựng cơ chế, chính sách để định hướng dịch chuyển lao động thông thoáng,
phân bố hợp lý lao động theo vùng. Cải cách tổng thể, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân
thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất
lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để tăng lương. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng,
trọng dụng nhân tài trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây
dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ.

6.2. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để
tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trong bối cảnh
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để
phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, trong đó chú
trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp, chính sách kinh tế, tài chính, thủ tục hành chính đối với
hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội, gắn
kết chặt chẽ khoa học xã hội với khoa học tự nhiên và công nghệ để có cơ sở khoa học phục vụ tốt nhất
cho sự nghiệp đổi mới và tham gia giải quyết các vấn đề lớn của xã hội. Tập trung phát triển nghiên cứu
cơ bản, nghiên cứu ứng dụng công nghệ lõi. Lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu, ứng
dụng phát triển công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt.
Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng
yêu cầu thực sự là động lực chính của tăng trưởng kinh tế, tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Xây dựng các chính sách và thể chế đột phá cho các sản
phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh, công nghệ mới. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý ngân sách nhà
nước về khoa học trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả, có tính đến rủi ro và tôn trọng, tôn vinh các nhà khoa
học.
Thực hiện chuyển đổi số quốc gia trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất kinh doanh, tổ
chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia; thực hiện chuyển đổi số trong các doanh nghiệp (quản trị
doanh nghiệp, nguồn nhân lực, dây chuyền sản xuất,...). Ứng dụng và phát triển công nghệ mới, tập
trung phát triển công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng cao, nhất là công nghệ số, công nghệ thông tin,
trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử, tự động hoá, điện tử y sinh, sinh học, năng lượng sạch, công nghệ môi
trường. Tiếp tục đầu tư và khai thác có hiệu quả các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng
công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung theo mô hình tiên tiến trên thế giới.
Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập; đổi mới cơ chế
hoạt động và chất lượng của hai Viện Hàn lâm. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động các cơ sở nghiên
cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các
doanh nghiệp; tăng cường liên kết doanh nghiệp với các viện nghiên cứu, trường đại học, lấy doanh
nghiệp làm trung tâm, trường đại học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh. Cơ cấu lại các
chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Tiếp tục thúc đẩy, khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư
cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp.
Thực thi hiệu quả chính sách đào tạo, thu hút, trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ, khơi dậy sức
sáng tạo, nâng cao trách nhiệm và tôn trọng sự khác biệt trong công tác nghiên cứu khoa học xã hội.
Tháo gỡ các vướng mắc trong chính sách đào tạo, thu hút và sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ,
đặc biệt là nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhà khoa học đầu ngành. Xây dựng, triển khai các
chương trình cụ thể để thu hút và phát huy có hiệu quả các nhà khoa học, chuyên gia giỏi là người nước
ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài.
Phát triển mạnh thị trường khoa học và công nghệ, đặc biệt là mạng lưới các tổ chức trung gian môi giới,
đánh giá chuyển giao công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ được chuyển giao ở
trong nước và từ nước ngoài. Tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Xây dựng và phát triển các trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia, tập trung vào các công nghệ lõi của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thúc đẩy phát triển mạnh hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia
và hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo
quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường liên kết các mạng lưới
đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước, mạng lưới kết nối nhân tài người Việt Nam. Mở rộng và nâng cao
hiệu quả hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy hơn nữa vai trò của các
quỹ về phát triển khoa học và đổi mới công nghệ trong thúc đẩy nghiên cứu, khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ. Duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII)
thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.

7. Phát huy giá trị văn hoá, con người Việt Nam và sức mạnh toàn dân
tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,
bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội
Gắn kết chặt chẽ, hài hoà giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng, phát huy yếu tố văn hoá để thực sự là đột phá phát triển
kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế. Khơi dậy tinh thần yêu nước, tính cộng đồng, ý chí tự cường, tự hào
dân tộc và khát vọng vươn lên. Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hoá vật
thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hoá. Phát triển đi đôi với giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, khắc
phục tình trạng lạm dụng tiếng nước ngoài. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá tốt đẹp của các dân tộc.
Từng bước hạn chế, tiến tới xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu
trong văn hoá ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, công chức và đảng viên; tăng cường giám sát việc
thực hiện các chính sách văn hoá. Phát huy vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng
môi trường văn hoá. Từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hoá giữa thành thị và nông thôn,
giữa các vùng, miền và các giai tầng xã hội. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp
văn hoá; phát triển những sản phẩm, loại hình văn hoá độc đáo có sức lan tỏa để quảng bá, giới thiệu ra
thế giới.
Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh
phúc; bảo đảm hài hoà giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số. Nâng
cao sức khoẻ cho người dân cả về tầm vóc, thể chất, tinh thần, tuổi thọ cũng như chất lượng cuộc sống,
bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Chăm lo phát triển về chất lượng, bảo đảm quy mô, cơ cấu
dân số hợp lý; duy trì mức sinh thay thế bình quân mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có 2,12 con; đưa tỉ
số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, phấn đấu đến năm 2025 đạt tỉ số giới tính khi sinh dưới
109 bé trai/100 bé gái; chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hoá gia đình sang dân số và
phát triển. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số. Tận dụng
hiệu quả cơ cấu dân số vàng; chủ động thích ứng với xu thế già hoá dân số. Hỗ trợ thoả đáng để thu hút,
tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định, lâu dài ở các khu vực khó khăn, trọng yếu về an ninh,
quốc phòng. Xây dựng, hoàn thiện và vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công, bảo đảm các dịch vụ cơ bản, người dân được quản lý, chăm sóc,
bảo vệ sức khoẻ. Tiếp tục nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải
bệnh viện tuyến trên, phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh. Khuyến khích hợp tác công - tư, đầu tư tư
nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu; phát triển mô hình bác sỹ gia đình. Đẩy
mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong khám, chữa bệnh,
liên thông công nhận kết quả khám, xét nghiệm. Đổi mới mạnh mẽ tài chính y tế. Tăng cường đào tạo,
đào tạo lại, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới. Đổi mới phong cách, thái độ
phục vụ, nâng cao y đức. Thiết lập hệ thống sổ sức khoẻ điện tử đến từng người dân. Phấn đấu đến năm
2025, trên 90% dân số được quản lý, theo dõi và chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, tỉ lệ hài lòng của người
dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%.
Tiếp tục sắp xếp các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh và Trung ương, hình thành
hệ thống trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ ở tất cả các cấp và kết nối với mạng lưới của thế giới.
Tập trung phát triển mạnh y tế cơ sở, y tế dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, hiệu
quả các loại dịch bệnh mới. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học y học, phát triển các ngành
khoa học phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người. Phát triển y học cổ truyền, gắn với y học hiện
đại; nghiên cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng
thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền. Đẩy mạnh phát triển, quản lý ngành dược và thiết bị y tế;
bảo đảm thuốc đủ về số lượng, tốt về chất lượng, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu. Nâng cao năng lực
nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc-xin, thuốc sáng chế. Thực hiện nghiêm việc kiểm soát an toàn thực
phẩm.
Đẩy mạnh tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo sâu rộng, khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người
nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng
để thoát nghèo. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Phát triển và
mở rộng các loại hình nhà ở; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho thuê, nhà ở giá rẻ, nhà ở cho
công nhân các khu công nghiệp; tạo điều kiện khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển
nhà ở theo cơ chế thị trường cho các đối tượng chính sách xã hội. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích
nhà ở bình quân toàn quốc khoảng 27 - 27,5 m2 sàn/người.
Bổ sung và hoàn thiện chính sách ưu đãi người có công, nâng mức trợ cấp phù hợp với điều kiện kinh tế
đất nước. Xử lý dứt điểm tồn đọng về xác nhận, công nhận người có công. Bảo vệ và chăm sóc người
cao tuổi, phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 20% số xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí môi trường thân
thiện với người cao tuổi; khuyến khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội. Phát triển
hệ thống dịch vụ y tế dành cho người cao tuổi; phấn đấu đến năm 2025, 95% người cao tuổi có thẻ bảo
hiểm y tế, được quản lý sức khoẻ, khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc
tập trung; khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng
tháng và trợ cấp hưu trí xã hội. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kiểm soát tình
hình tai nạn, bạo lực với trẻ em. Tiến tới phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi. Tăng cường
giám sát, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em. Phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ
em. Giảm tỉ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 18,5‰, dưới 1 tuổi xuống còn 12,5‰. Thực hiện
chế độ dinh dưỡng hợp lý, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm xuống 20%. Hoàn
thiện hệ thống pháp luật, chính sách phát triển thanh niên, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, việc làm,
văn hoá cho thanh niên. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành với đoàn thanh niên để bảo
đảm hiệu quả trong xây dựng, thực thi chính sách thanh niên.
Phát triển các dịch vụ hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới. Coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng
cao trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội, kiểm soát ma tuý, mại dâm; tăng cường
công tác phòng ngừa, đẩy mạnh cai nghiện tự nguyện, giảm cai nghiện bắt buộc; hỗ trợ người sau cai
nghiện, mại dâm, nạn nhân mua bán người trở về hoà nhập cộng đồng.
Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là
các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số. Tạo sinh kế, việc làm,
định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên
giới. Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc thiểu số
có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi.
Tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt đúng quy định của pháp luật; chủ động giúp đỡ, giải
quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của quần chúng, đồng thời chủ động phòng
ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tôn giáo.
Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách và chế tài xử lý vi phạm thuộc các lĩnh vực liên quan như tiền
lương, việc làm, an toàn vệ sinh lao động và bảo hiểm xã hội. Bảo đảm cân đối Quỹ bảo hiểm xã hội
trong dài hạn; từng bước tách việc điều chỉnh lương hưu với điều chỉnh tiền lương của người đang làm
việc; thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình. Phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ lao động trong
độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội là 45%; tỉ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất
nghiệp là 35%.
Phát triển hiệu quả, lành mạnh hệ thống báo chí, xuất bản, in, phát thanh, truyền hình, đặc biệt là mảng
nội dung số đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và nhu cầu của người dân. Chủ động, kịp thời
cung cấp thông tin thiết yếu và tiếp nhận thông tin phản ánh của người dân trong đấu tranh phòng, chống
suy thoái đạo đức, lối sống, các thông tin về tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tệ nạn xã hội; biểu dương
nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Sớm hình thành thị trường sản phẩm dịch
vụ văn hoá, thông tin lành mạnh.
Đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao toàn dân, thể thao trong cộng đồng; tập trung phát triển thể thao
thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp. Phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể. Tăng cường
công tác y tế học đường.

8. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tăng
cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực
thi pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo vệ, phát triển
bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, bảo vệ các hệ sinh thái đất
ngập nước. Thực hiện hạch toán giá trị phù hợp của tài nguyên thiên nhiên, vốn tự nhiên, đất, nước,
rừng, khoáng sản, đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi trường... vào hệ
thống tài khoản quốc gia. Thể chế hoá đầy đủ các nguyên tắc thị trường trong chi phí để xử lý, khắc phục
hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường, nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Xây
dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật để hình thành, vận hành mô hình kinh tế tuần hoàn. Thực
hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền
vững của Liên hợp quốc.
Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất. Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và
ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước, đặc biệt là nguồn nước ngọt, nước ngầm; đẩy mạnh hợp tác với
các quốc gia thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên
nước ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là sông Mê Công và Sông Hồng. Tập trung điều tra,
đánh giá tổng thể tiềm năng tài nguyên các loại khoáng sản. Triển khai đánh giá tiềm năng, giá trị các tài
nguyên biển quan trọng ở một số vùng trọng điểm. Ngăn ngừa, giảm rác thải nhựa, kiểm soát ô nhiễm
môi trường và phục hồi hệ sinh thái biển. Chủ động phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường,
ngập lụt, sạt lở, xâm nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven biển, nhất là vùng đồng bằng sông
Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng, ven biển miền Trung, lũ ống, lũ quét, sạt lở núi ở khu vực trung du,
miền núi.
Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chủ động giám sát, ứng
phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển nền kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính, các-bon thấp. Tăng cường chia sẻ thông tin, minh bạch, xây dựng cơ chế liên kết vùng trong ứng
phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, xây dựng phương pháp,
quy trình dự báo, cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám sát môi trường biển, biến đổi
khí hậu, nước biển dâng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, phòng, chống thiên tai và ứng phó
với biến đổi khí hậu. Thực hiện nghiêm và nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường. Tăng
cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài
nguyên, môi trường. Tập trung xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiểm soát an toàn,
xử lý ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Tăng cường cải tạo, hạn chế san lấp hệ thống kênh
rạch, hồ ao. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và nâng cao chất lượng môi
trường không khí, xử lý rác thải ở các đô thị, khu công nghiệp tập trung, khu đông dân cư. Cải thiện rõ rệt
tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông và khu vực nông
thôn. Phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỉ trọng năng lượng tái tạo trong
tổng năng lượng tiêu thụ cuối cùng là 31,5%.

9. Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Triển khai đồng bộ, có hiệu quả quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Nâng cao hiệu quả
thu hồi tài sản tham nhũng, bảo đảm đúng pháp luật. Thực hiện quyết liệt, nghiêm minh, có hiệu quả
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Khẩn trương xây dựng cơ chế phòng ngừa, cơ chế răn đe để
kiểm soát tham nhũng. Thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Tiếp tục thực hiện chặt chẽ, hiệu quả về kê khai, kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp. Nâng cao vai trò, phát huy tính tích cực, chủ
động và phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, nhân dân, doanh nghiệp, báo chí trong
phát hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Có cơ chế khuyến
khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh
tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Không hình sự hoá các mối quan hệ kinh tế,
hành chính, dân sự.

10. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo
phát triển
Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước các cấp, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo
hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ
chức, khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ
chức. Đẩy mạnh tinh giản biên chế, cải cách quản lý biên chế theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ
lãnh đạo; xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên
thị trường lao động. Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, bảo đảm quản lý thống nhất,
hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm
của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả.
Xây dựng nhà nước kiến tạo, chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ; nền hành chính hiện đại,
chuyên nghiệp, kỷ cương, công khai, minh bạch. Tăng cường năng lực dự báo và khả năng phản ứng
chính sách trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Tiếp tục cắt giảm thực chất thủ tục
hành chính, điều kiện kinh doanh, danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra chuyên ngành; kiểm soát
chặt việc quy định các thủ tục hành chính mới. Đẩy mạnh công tác chọn lọc, quy hoạch, đào tạo các thế
hệ cán bộ, công chức có đức, có tài, có bản lĩnh chính trị dựa trên cơ chế cạnh tranh về tuyển dụng, chế
độ đãi ngộ, đề bạt và đánh giá công bằng. Xây dựng cơ chế khuyến khích, khơi dậy tinh thần cống hiến
vì đất nước, tạo động lực và áp lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ
được giao, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm,
dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao
trách nhiệm của người đứng đầu và của cán bộ, công chức, viên chức.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, xây dựng và thực
hiện chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số. Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ hành chính công
của những đối tượng khó khăn đặc thù. Thúc đẩy việc xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng
hướng tới cơ quan nhà nước “không giấy tờ”. Hoàn thiện các hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng
dịch vụ công các cấp kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia. Hoàn thành kết nối, liên thông giữa các cơ
quan hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các doanh nghiệp. Hoàn
thiện các quy trình, thủ tục hành chính phù hợp với hoạt động của chính phủ số, cắt giảm tối đa giao dịch
trực tiếp. Cơ bản hoàn thành chuyển đổi số trong các cơ quan đảng, nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ
chức chính trị - xã hội. Phấn đấu đến năm 2025 thuộc nhóm 4 nước dẫn đầu ASEAN trong xếp hạng
chính phủ điện tử theo đánh giá của Liên hợp quốc.
Tiếp tục xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính,
phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp phải có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ
quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Xây dựng và thực hiện Chiến lược cải cách tư
pháp giai đoạn mới theo hướng tiếp tục hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động và uy tín của toà án nhân dân, cơ quan thực hiện quyền tư pháp và các cơ quan, tổ chức tham gia
vào quá trình tố tụng tư pháp.
Xây dựng các thiết chế tư pháp hiện đại, trong sạch, hiệu lực, hiệu quả, dân chủ, nghiêm minh, tăng
cường tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, ổn định. Tăng cường năng lực tiếp cận pháp luật, tiếp cận công
lý của người dân và doanh nghiệp. Phát triển mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, các hoạt động luật sư, tư
vấn pháp luật, bổ trợ tư pháp và các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài toà án. Nâng cao hiệu quả và
bảo đảm thời gian giải quyết tranh chấp, thi hành án trong lĩnh vực dân sự, hành chính, đầu tư, kinh
doanh, thương mại và bảo vệ người tiêu dùng theo đúng quy định của pháp luật. Tăng cường công tác
tiếp công dân, giải quyết đơn, thư, khiếu nại, tố cáo của công dân.

11. Củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu
tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
Tổ chức, triển khai đồng bộ, thống nhất việc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền
quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững mạnh; xây
dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu
tiên hiện đại hoá các lực lượng hải quân, phòng không - không quân, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật,
cảnh sát biển, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu
tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao... Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng
ngày càng cao; xây dựng dân quân tự vệ vững mạnh, rộng khắp, có số lượng phù hợp, coi trọng lực
lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các địa bàn trọng điểm.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh,
nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, khu kinh tế trọng điểm. Đầu tư
xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, khu vực phòng thủ quân khu thành khu vực phòng
thủ vững chắc, đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Điều chỉnh, bổ sung và nâng cao
hiệu quả các khu kinh tế - quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo. Thực hiện chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng ven biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tăng
cường bảo vệ, hỗ trợ ngư dân bám biển, khai thác thuỷ sản hiệu quả, góp phần bảo vệ chủ quyền biển,
đảo.
Tiếp tục xây dựng, phát triển công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh theo hướng lưỡng dụng,
ngày càng hiện đại, có trình độ khoa học, công nghệ cao. Nghiên cứu, sản xuất được một số chủng loại
vũ khí, trang bị, khí tài hiện đại cần thiết cho phòng thủ, bảo vệ đất nước, nhất là các loại vũ khí chiến
lược. Nâng cao năng lực xử lý thông tin, dự báo, tham mưu chiến lược, chủ động nắm chắc tình hình, kịp
thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản
động, các loại tội phạm; ngăn chặn âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn, khủng bố, phá
hoại, không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập trong nước, không để bị động trong mọi tình
huống.
Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hoá tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, an ninh
mạng, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh các địa bàn chiến lược; sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các
thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch
bệnh, cứu nạn, cứu hộ. Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các mục tiêu, công trình quan trọng, các hoạt
động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các sự kiện chính trị, văn hoá, đối ngoại quan trọng của đất nước.
Chủ động rà soát bổ sung phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự trong đại dịch Covid-19, tạo môi
trường an ninh, an toàn để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; kiềm chế gia tăng tội phạm và tai nạn giao
thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; các vụ cháy nổ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; tạo
chuyển biến rõ nét về trật tự, an toàn xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội, tạo môi trường
ổn định, an ninh, an toàn, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và mở rộng
quan hệ đối ngoại của đất nước.

12. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập quốc tế,
tạo môi trường hoà bình và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước
Gắn kết chặt chẽ đối ngoại với quốc phòng, an ninh và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; kiên trì, kiên
định đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; đẩy mạnh đưa quan hệ với các đối tác, đặc
biệt là đối tác quan trọng, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, tăng cường đan xen lợi ích; xử lý linh
hoạt, sáng tạo, hiệu quả mối quan hệ với các nước lớn. Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, kết
hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trong ASEAN,
Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ở Châu Á - Thái Bình Dương. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả công
tác đối ngoại của Đảng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Duy trì hoà bình, an ninh, an
toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình trên cơ
sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Tiếp tục đổi mới hợp tác quốc tế về pháp luật theo hướng chủ động, tích cực, tận dụng hiệu quả các quy
tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế; chủ động đề xuất sáng
kiến, cơ chế hợp tác trên nguyên tắc cùng có lợi, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên thế giới, nhằm tạo ra sự thay đổi về chất trong công tác hợp tác quốc tế về pháp luật. Nghiên cứu
giải pháp gia tăng sự hiện diện của chuyên gia pháp luật Việt Nam trong các thiết chế luật pháp quốc tế.
Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung
tâm phục vụ. Khai thác tối đa vị thế quốc gia và nguồn lực bên ngoài để phục vụ phát triển đất nước.
Nâng cao năng lực hội nhập, thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế, các hiệp định thương mại tự do;
lồng ghép với các kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội. Phát huy các lợi thế chính trị, đối
ngoại để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, nhất là trong các tranh chấp kinh tế,
thương mại và đầu tư quốc tế. Phát huy hơn nữa ngoại giao văn hoá, đóng góp thiết thực vào quảng bá
mạnh mẽ hình ảnh quốc gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.
Làm tốt công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài và tranh thủ tối đa nguồn lực người Việt Nam
ở nước ngoài tham gia đóng góp phục vụ phát triển đất nước. Xử lý tốt quan hệ với các đối tác, không để
bị động, bất ngờ. Theo dõi sát diễn biến tình hình Biển Đông, kiên trì, kiên quyết bảo vệ các lợi ích chính
đáng của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế. Tăng cường và nâng cao hiệu quả ứng dụng công
nghệ truyền thông mới, mạng xã hội trong thông tin đối ngoại và đấu tranh dư luận.
 

Phần thứ ba
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thực hiện thắng lợi Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 là nhiệm vụ
trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Theo
đó:
1. Các cấp uỷ đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt phương hướng, nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành và
tăng cường lãnh đạo, tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động và chỉ đạo triển khai thực hiện.
2. Các bộ, ngành và địa phương chủ động xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nhằm triển
khai thực hiện có hiệu quả phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; rút
kinh nghiệm việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu trong từng giai đoạn để đề xuất điều
chỉnh, bổ sung các giải pháp trong quá trình thực hiện. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, theo dõi tình
hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp.
3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025; thực hiện giám sát, phản biện xã
hội các đề án, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các mục tiêu 5 năm.

[1] Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 2016 - 2020 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XII của Đảng.
[2] Dự trữ ngoại hối đạt kỷ lục, tăng từ mức 28 tỉ USD năm 2015 lên gần 100 tỉ USD vào năm 2020.
[3] Giai đoạn 2016 - 2019, tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước đạt bình quân 25,5% GDP, cao hơn
mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (23,4% GDP). Ước giai đoạn 2016-2020, tỉ lệ huy động vào ngân
sách nhà nước ước đạt khoảng 24,5% GDP.
[4] Bội chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2019 đạt 3,5% GDP, giảm so với giai đoạn 2011 - 2015
(5,4% GDP), năm 2020 bội chi ngân sách nhà nước gần 4% GDP. Đến hết năm 2019, tỉ lệ nợ công giảm
còn 55% GDP, nợ chính phủ khoảng 48% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,1% GDP. Do
ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khả năng thu ngân sách thấp hơn, phát sinh thêm yêu cầu tăng chi,
dẫn tới tỉ lệ nợ công năm 2020 tăng lên 55,8% GDP.
[5] Tỉ trọng vốn đầu tư nhà nước giảm từ mức 38% năm 2015 xuống còn 33,7% năm 2020.
[6] Tính chung cả giai đoạn 2016 - 2020, tổng vốn FDI đăng ký đạt 167,8 tỉ USD, vốn thực hiện đạt 92,8 tỉ
USD (giai đoạn 2011 - 2015, tổng vốn FDI đăng ký đạt khoảng 100,3 tỉ USD, vốn thực hiện đạt gần 60 tỉ
USD).
[7] Mức thặng dư xuất, nhập khẩu hàng hoá năm 2020 là 19,1 tỉ USD, năm 2019 là 10,87 tỉ USD, năm
2018 là 6,83 tỉ USD, năm 2017 là 2,11 tỉ USD, năm 2016 là 1,78 tỉ USD.
[8] Nhập khẩu của nhóm hàng hoá phục vụ sản xuất để xuất khẩu và hàng hoá thiết yếu luôn chiếm gần
90%; nhập khẩu của nhóm hàng không khuyến khích nhập khẩu chỉ chiếm dưới 7%.
[9] Năm 2016, có 25 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 88,7% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Đến năm 2019, đã có 32 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 92,9%.
[10] Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (VIETEL) đã tiến hành đầu tư ra thị trường nước ngoài
tại 9 quốc gia. Tập đoàn VNPT đã từng bước triển khai hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư ra nước
ngoài, đồng thời, thành lập các chi nhánh hoặc mở văn phòng đại diện tại 6 nước. FPT chính thức trở
thành doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được Mi-an-ma cấp giấy phép triển khai hạ tầng và cung cấp
dịch vụ viễn thông NFS.
[11] Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020 gấp gần 2 lần giai
đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 9,4%/năm.
[12] Đến năm 2020, ước có 258 trung tâm thương mại, tăng 1,6 lần so với năm 2015; có hơn 1.000 siêu
thị, tăng 1,3 lần.
[13] Tỉ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 13,4% năm 2016 lên ước đạt 16,7% năm
2020.
[14] Luỹ kế đến tháng 8/2020, đã có 177 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án
cổ phần hoá với tổng giá trị doanh nghiệp là 443,5 nghìn tỉ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 207,1
nghìn tỉ đồng. Luỹ kế tổng số thoái vốn từ năm 2016 đến tháng 8/2020 là 25,7 nghìn tỉ đồng, thu về 172,9
nghìn tỉ đồng.
[15] Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 42/2017/QH14, ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của
các tổ chức tín dụng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
[16] Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP tăng từ 13,4% năm 2016 lên khoảng 16,7%
năm 2020. Trong khi đó, tỉ trọng ngành khai khoáng giảm từ 8,1% năm 2016 xuống còn 5,55% năm
2020.
[17] Như: Các Tập đoàn VinGroup, Trường Hải, Thành Công trong lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô;
Vinamilk, TH True Milk trong lĩnh vực sản xuất, chế biến sữa và thực phẩm; Tập đoàn Hoa Sen, Tập
đoàn Hoà Phát, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoà Bình Minh, Công ty thép Pomina, Công ty cổ phần
thép Nam Kim trong lĩnh vực sắt thép, kim khí...
[18] Bình quân hằng năm cả nước trồng được 279,9 nghìn ha rừng tập trung, trong đó 94% rừng sản
xuất. Sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng tập trung tăng lên, đã đáp ứng khoảng 80% nhu cầu nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến gỗ. Lợi nhuận của các hộ gia đình chủ rừng tăng thêm từ 25 - 30%.
[19] Tính đến hết năm 2019, có hơn 4.800 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 54% tổng số xã, bình
quân cả nước đạt 15,7 tiêu chí/xã, không còn xã dưới 5 tiêu chí, hoàn thành trước 1,5 năm và vượt mục
tiêu 10 năm (2010 - 2020). Đến hết năm 2020, có trên 62% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và 173 huyện
đạt chuẩn nông thôn mới.
[20] Trong bảng xếp hạng năm 2018 của Brand Finance, 4 thương hiệu viễn thông của Việt Nam đều
nằm trong danh sách 300 thương hiệu viễn thông giá trị nhất thế giới. Năm 2019, Tập đoàn Công nghiệp
- Viễn thông Quân đội vươn lên đứng thứ hai trong ASEAN và xếp vị trí thứ 47 trong tốp 50 thương hiệu
viễn thông lớn nhất thế giới.
[21] Diễn đàn Kinh tế thế giới đã xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành (TTCI) năm
2019 của Việt Nam là 63/140 quốc gia, tăng 4 bậc so với năm 2017 (67/136 quốc gia). Trong đó, tài
nguyên văn hoá, dịch vụ công vụ (hạng 29) và tài nguyên tự nhiên (hạng 35) được xếp vào nhóm cao
trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á thì xếp lần lượt ở vị trí thứ 2 và 3.
[22] Năm 2020, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 3,8 triệu lượt khách, giảm 78,7% so với năm
2019.
[23] Một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, kính tiết kiệm năng
lượng đã đầu tư áp dụng các công nghệ sản xuất ngang tầm với nhiều nước phát triển trên thế giới. Trên
thị trường vật liệu xây dựng đã xuất hiện một số sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn nhãn xanh, thân
thiện môi trường.
[24] Trong công tác điều hành, mỗi năm Chính phủ đều ban hành một nghị quyết riêng về cải thiện môi
trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Đến nay, đã cắt giảm, đơn giản hoá
khoảng 6,8 nghìn trong tổng số trên 9,9 nghìn dòng hàng kiểm tra chuyên ngành (vượt 36,5% mục tiêu
đề ra); cắt giảm, đơn giản hoá khoảng 3,9 nghìn trong tổng số 6,2 nghìn điều kiện kinh doanh; cắt giảm
30 thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành; hơn 1,5 nghìn mặt hàng kiểm tra chuyên
ngành chồng chéo đã được xử lý. Việc cắt giảm này đã giúp tiết kiệm cho xã hội khoảng 6,3 nghìn tỉ
đồng/năm.
[25] Năm 2019, năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam tăng rất nhanh 10 bậc so với năm
2018, xếp 67/141 nền kinh tế, trong khi đó giai đoạn 2015 - 2017, chỉ số GCI tăng rất chậm, năm 2017 chỉ
tăng 1 bậc so với năm 2015. Vị trí xếp hạng môi trường kinh doanh toàn cầu của Việt Nam tăng từ thứ
90/189 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2016 lên thứ 70/190 quốc gia, vùng lãnh thổ năm 2019.
[26] Như: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP, ngày 08/4/2020, Nghị quyết số 84/NQ-CP, ngày 29/5/2020 của
Chính phủ.
[27] Đến năm 2020, cả nước có hơn 26 nghìn hợp tác xã; có gần 1,2 nghìn quỹ tín dụng nhân dân, phần
lớn hoạt động có hiệu quả; có 95 liên hiệp hợp tác xã; có khoảng 115 nghìn tổ hợp tác đăng ký hoạt
động.
[28] Tính từ đầu năm 2016 đến hết tháng 6/2020, Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành
101 luật, pháp lệnh, nghị quyết, giảm 19 văn bản so với giai đoạn 2011-2015. Chính phủ ban hành
khoảng 688 nghị định, giảm 33 nghị định so với giai đoạn 2011-2015. Số lượng văn bản quy phạm pháp
luật giảm và chuyển dần theo hướng nâng cao chất lượng và hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của đời sống
kinh tế - xã hội.
[29] Loại hình nhà ở cho thuê bước đầu được xây dựng, phát triển. Các sản phẩm bất động sản hiện đại,
tích hợp được hình thành, chất lượng sản phẩm từng bước được cải thiện, đặc biệt phân khúc bất động
sản nghỉ dưỡng, bất động sản xanh, bất động sản thông minh, an toàn.
[30] Đến nay, cả nước có 20 sàn giao dịch công nghệ tại các địa phương, 30 cơ sở vườn ươm tạo công
nghệ, 186 tổ chức cung cấp dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, 50 trung tâm chuyển giao công nghệ
thuộc các viện nghiên cứu, trường đại học. Mạng lưới các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ
khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở 63 tỉnh, thành phố cũng được quan tâm đầu
tư nâng cấp.
[31] Đến nay, đã có hơn 3 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp, gần 70 khu không gian làm việc chung, hình
thành nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm. Theo báo cáo về xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm
2019 của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), GII của Việt Nam năm 2019 đứng ở vị trí thứ 42/129
quốc gia/nền kinh tế, tăng 3 bậc so với năm 2018 và 17 bậc so với năm 2016; năm 2020 tiếp tục duy trì ở
vị trí 42/131 quốc gia/nền kinh tế, đứng thứ 3 khu vực ASEAN và dẫn đầu nhóm 29 quốc gia/nền kinh tế
có cùng mức thu nhập.
[32] Như: Các đường bộ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Hoà Lạc - Hoà Bình, Hạ Long - cầu Bạch Đằng;
các tuyến quốc lộ: Tân Vũ - Lạch Huyện, Quốc lộ 3 đoạn Hà Nội - Thái Nguyên, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Quốc
lộ 1 đoạn Hà Nội - Bắc Giang, Pháp Vân - Cầu Giẽ (giai đoạn 2); các hầm: Đèo Cả, Cù Mông; cảng Lạch
Huyện, luồng sông Hậu. Đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng thông qua phương thức đối tác công - tư,
một số dự án quan trọng đã hoàn thành, như: Cảng hàng không Vân Đồn, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng,
Hạ Long - Vân Đồn...
[33] Một số khu đô thị mới, đô thị mở rộng đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước tách riêng nước mưa
và nước thải. Các mô hình về đấu nối, thu gom nước thải đang được nhân rộng đến các địa phương trên
cả nước. Một số cơ sở xử lý chất thải rắn có quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã được đầu tư xây dựng
và đi vào hoạt động, như: Nhà máy xử lý rác thải tại Bố Trạch - Quảng Bình, Dự án đốt rác phát điện tại
Thới Bình - Cần Thơ...
[34] Các nhà máy nhiệt điện: Mông Dương 1 công suất 1.000 MW (năm 2016), Duyên Hải 1 công suất
1.200 MW (năm 2016), Duyên Hải 3 công suất 1.200 MW (năm 2017), Vĩnh Tân 4 công suất 1.200 MW
(năm 2017). Đồng thời, đưa điện lưới ra các đảo Phú Quốc, Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cô Tô, Vân Đồn...
[35] Cáp quang hoá đến cấp xã, thôn, bản với trên 1 triệu km, phủ sóng thông tin di động đến 98% người
dân với công nghệ hiện đại, thuộc nhóm các quốc gia thử nghiệm thành công sớm công nghệ 5G. Tốc độ
kết nối Internet năm 2018 xếp hạng 58 thế giới.
[36] Tỉ lệ thất nghiệp tại khu vực thành thị giảm từ mức 3,37% năm 2015 xuống còn khoảng 3,1% năm
2019. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sản xuất, kinh doanh và dịch
vụ, nhiều doanh nghiệp giãn, dừng, thậm chí phải chấm dứt hoạt động. Do đó, nhiều lao động có nguy cơ
mất việc làm, tỉ lệ thất nghiệp năm 2020 tăng ở mức 3,88%.
[37] Như: Nghị quyết số 42/NQ-CP, ngày 09/4/2020; Nghị quyết số 154/NQ-CP, ngày 19/10/2020 của
Chính phủ.
[38] Đến nay, cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, trong đó số người có công đang
hưởng chế độ ưu đãi hằng tháng gần 1,4 triệu người; trên 500 nghìn thân nhân người có công đang
hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng.
[39] Đã và đang thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hơn 335,8 nghìn hộ người có công; hỗ trợ nhà ở cho hơn
181,4 hộ nghèo ở nông thôn và các vùng thường xuyên bị bão, lụt; xây dựng hơn 6 triệu m2 nhà ở xã hội
cho người thu nhập thấp tại đô thị và công nhân khu công nghiệp.
[40] Tỉ suất tử vong mẹ trên 100.000 trẻ đẻ sống giảm từ mức 58 ca năm 2016 xuống còn khoảng 45,8
ca năm 2020.
[41] Tính đến ngày 31/12/2019, đã giảm được 539.926 người.
[42] Cổng dịch vụ công quốc gia sau một năm vận hành, đến năm 2020, đã có hơn 2,6 nghìn dịch vụ
công được tích hợp, cung cấp trên tổng số 6,7 nghìn thủ tục hành chính (đạt tỉ lệ 39%, vượt chỉ tiêu 9%)
với hơn 99 triệu lượt truy cập.
[43] Đã thành lập Uỷ ban quốc gia đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính phủ điện tử và các cơ sở dữ liệu
quốc gia. Đến nay, có khoảng 47 nghìn dịch vụ công trực tuyến được thực hiện ở cấp độ 3, 4 tại các bộ,
ngành và địa phương. Đưa vào vận hành Trục liên thông văn bản quốc gia, Hệ thống thông tin phục vụ
họp và xử lý công việc của Chính phủ, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin phục
vụ chỉ đạo, điều hành của Chính phủ. Đến nay, 100% các bộ, ngành, địa phương có cổng thông tin điện
tử; các cơ quan, đơn vị trực thuộc, các sở, ngành, quận, huyện có trang thông tin điện tử; thông tin cập
nhật trên cổng thông tin/trang thông tin ngày càng đa dạng, phong phú, số lượng tin, bài được cập nhật
thường xuyên. Theo đánh giá của Liên hợp quốc, xếp hạng chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2020
đứng thứ 86/193 quốc gia, vùng lãnh thổ, duy trì đà tăng liên tục từ năm 2014 (xếp thứ 99/193), được
xếp vào nhóm các nước phát triển chính phủ điện tử ở mức cao và cao hơn chỉ số trung bình thế giới.
[44] Hải quân, phòng không - không quân, cảnh sát biển, thông tin liên lạc, tác chiến điện tử, cơ yếu...
[45] Đặc biệt là: Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không
gian mạng, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược an ninh quốc gia, Chiến lược an toàn, an
ninh mạng quốc gia.
[46] Đã chỉ đạo xây dựng, phát huy tốt vai trò nòng cốt của 28 khu kinh tế - quốc phòng, tham gia phát
triển kinh tế - xã hội ở địa bàn chiến lược đặc biệt khó khăn dọc biên giới đất liền, trên biển, hải đảo; đã
từng bước bố trí lại dân cư thành các cụm làng, xã, thôn, bản theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
[47] Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Tổng Công ty Trực
thăng Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội...
[48] Trong giai đoạn dịch Covid-19, tính đến ngày 16/9/2020, đã tổ chức hơn 130 chuyến bay đưa hơn 35
nghìn công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn từ hơn 50 quốc gia/vùng lãnh thổ về nước an toàn.
[49] Như: (1) Biến đổi khí hậu. (2) Kinh tế hộ nhỏ lẻ, ruộng đất sản xuất manh mún. (3) Thị trường tiêu
thụ nông sản thiếu ổn định. (4) Trình độ lao động ngành nông nghiệp, nông thôn mặc dù đã nâng lên,
nhưng còn thấp so với yêu cầu.
[50] Tỉ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng kim ngạch xuất khẩu giảm từ
70,6% năm 2015 xuống 68,8% năm 2019, tuy nhiên, đến năm 2020 tăng lên 72,2%.
[51] Việc hoàn thành 2.000 km đường bộ cao tốc chậm khoảng 2 năm so với mục tiêu đề ra; chưa có nhà
đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; phát triển đường sắt còn
chưa được quan tâm bố trí vốn, các dự án đường sắt đô thị triển khai chậm.
[52] Như: Cao tốc Bến Lức - Long Thành, La Sơn - Tuý Loan, Trung Lương - Mỹ Thuận; các dự án
đường sắt đô thị: Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội, Bến Thành - Suối Tiên.
[53] Kỷ niệm 50 năm giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
[54] Theo đánh giá lại quy mô nền kinh tế của Tổng cục Thống kê, quy mô nền kinh tế năm 2019 là 332 tỉ
USD, GDP bình quân đầu người là 3.442 USD, năm 2020 đạt 343,6 tỉ USD (khoảng 8 triệu tỉ đồng) và
GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD. Các chỉ tiêu kinh tế tính toán cho Phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 căn cứ vào số liệu đã được đánh giá lại.
[55] (1) Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội. (2) Trực tiếp phục vụ quốc phòng, an
ninh. (3) Lĩnh vực độc quyền tự nhiên. (4) Ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển
nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế (Điều 10, Luật số 69/2014/QH13 về quản lý, sử dụng
vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp).
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 10 NĂM
2021-2030
Chủ đề Chiến lược là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ giá trị văn hóa, con
người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở
khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, phấn đấu đến năm 2030[1] là nước đang phát
triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045[2] trở thành nước phát triển, thu
nhập cao.

I- BỐI CẢNH QUỐC TẾ VÀ TÌNH HÌNH


ĐẤT NƯỚC
1. Bối cảnh quốc tế
Hòa bình, hợp tác, liên kết và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn
rất phức tạp, gay gắt; cục diện đa cực ngày càng rõ nét. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến
triển nhưng gặp nhiều trở ngại, thách thức; chủ nghĩa dân túy, bảo hộ có xu hướng tăng lên; sự điều
chỉnh chính sách, quan hệ đối ngoại của các nước lớn trong khu vực và trên thế giới diễn biến khó
lường. Tăng trưởng kinh tế thế giới và thương mại, đầu tư quốc tế có xu hướng giảm; nợ công toàn cầu
tăng, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng. Đặc biệt, đại dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp, khó kiểm soát, gây ra suy thoái trầm trọng và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, có khả năng kéo dài
sang đầu thập niên 20; làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế, phương thức quản trị toàn cầu, cách
thức hoạt động kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của thể giới.
Phát triển bền vững trở thành xu thế bao trùm trên thế giới; kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng
xanh đang là mô hình phát triển được nhiều quốc gia lựa chọn. Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát
triển bền vững của Liên hợp quốc có ảnh hưởng lớn đến phương thức tăng trưởng, hợp tác kinh tế,
thương mại, đầu tư trên thế giới.Chuyển dịch sang năng lượng tái tạo, năng lượng xanh sẽ là xu thế rõ
nét hơn trong thời kỳ tới.
Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh,
đột phá, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu. Khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
ngày càng trở thành nhân tố quyết định đối với năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia. Công nghệ số sẽ
thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số, làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước, mô hình sản xuất
kinh doanh, tiêu dùng và đời sống văn hóa, xã hội.
Xu thế đô thị hóa và phát triển đô thị thông minh ngày càng gia tăng. Cạnh tranh giữa các nước trong
việc trở thành các trung tâm tài chính, đổi mới sáng tạo ngày càng lớn. Những vấn đề an ninh phi truyền
thống ngày càng đa dạng, phức tạp, tác động mạnh mẽ; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu gia tăng, sử
dụng nguồn nước xuyên biên giới, nhất là nguồn nước sông Mê Kông, đặt ra nhiều thách thức lớn chưa
từng có cho phát triển bền vững.
Khu vực châu Á - Thái Bình Dương có vị trí trọng yếu trên thế giới, tiếp tục là động lực quan trọng của
kinh tế toàn cầu, song tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do cạnh tranh chiến lược, tranh chấp lãnh
thổ, tài nguyên. Tình hình Biển Đông diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, đe dọa nghiêm trọng đến
hòa bình, ổn định của khu vực và môi trường đầu tư phát triển.

2. Tình hình đất nước


Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, đất nước gặp nhiều khó khăn,
thách thức, đặc biệt là diễn biến phức tạp, nhanh chóng của tình hình chính trị, kinh tế thế giới và đại dịch
Covid-19, nhưng đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện trên hầu hết các
lĩnh vực. Thế và lực của nước ta đã lớn mạnh hơn nhiều; quy mô, tiềm lực, sức cạnh tranh của nền kinh
tế được nâng lên; tính tự chủ của nền kinh tế được cải thiện; tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong lãnh
đạo, chỉ đạo và điều hành phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của cộng
đồng doanh nghiệp và xã hội tăng lên. Chất lượng tăng trưởng kinh tế từng bước được cải thiện, cơ cấu
kinh tế bước đầu dịch chuyển sang chiều sâu, hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cho nền kinh tế
được cải thiện đáng kể, tăng độ mở nền kinh tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn. Khu vực
tư nhân đóng góp ngày càng lớn và trở thành một động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế đất
nước. Chính trị, xã hội ổn định, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
được quan tâm và có sự chuyển biến tích cực; tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh; tiếp tục tận dụng cơ
hội cơ cấu dân số vàng; thành quả xây dựng nông thôn mới được củng cố, đời sống mọi mặt của người
dân không ngừng được cải thiện. Khát vọng vì một Việt Nam thịnh vượng, ý chí tự lực, tự cường là sức
mạnh nội sinh cho đất nước phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, khó khăn,
thách thức và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại chưa đạt yêu cầu, chưa thu hẹp được khoảng cách phát triển và bắt kịp các nước trong khu vực.
Năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế chưa cao. Môi trường kinh doanh ở một số lĩnh
vực, địa phương còn hạn chế, chưa thực sự thông thoáng. Các đột phá chiến lược chưa có bứt phá.
Chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao chưa đáp ứng yêu cầu; khoa học, công
nghệ và đổi mới sáng tạo chưa thực sự trở thành động lực phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa bảo
đảm tính đồng bộ, hiệu quả; quản lý phát triển đô thị còn bất cập. Cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới
mô hình tăng trưởng còn chậm. Mô hình tăng trưởng chưa dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo; tính tự chủ của nền kinh tế còn thấp; vẫn còn phụ thuộc lớn vào bên ngoài; chưa quan tâm
đúng mức đến chuỗi giá trị và cung ứng trong nước... nhằm nâng cao năng suất lao động và sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
Quản lý phát triển xã hội còn một số hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Các lĩnh vực văn hóa, xã
hội, bảo vệ môi trường nhiều mặt còn yếu kém, khắc phục còn chậm. Công tác y tế, giáo dục, đào tạo và
dạy nghề, chính sách tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu của nhân dân, người lao động. Kết quả
giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao. Chênh lệch giàu - nghèo còn lớn; đời sống của
một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng bị thiên tai; khoảng
cách phát triển giữa các địa phương, vùng, miền còn khá lớn. Quản lý nhà nước về văn hóa, nghệ thuật,
tôn giáo, tín ngưỡng, thông tin truyền thông nhiều mặt còn bất cập. Năng lực và nguồn lực về quản lý tài
nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai còn hạn chế. Chất
lượng môi trường ở nhiều nơi xuống cấp, nhất là tại các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, lưu vực một
số sông. Bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn thách thức; an ninh, trật tự,
an toàn xã hội trên một số địa bàn còn diễn biến phức tạp.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa tạo sức ép lớn về nhu cầu phát triển hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường.
Biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng nhanh, khốc liệt và khó lường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc
sống người dân. Già hóa dân số nhanh dẫn đến áp lực lên hệ thống an sinh xã hội và tác động đến tăng
trưởng kinh tế. Các yếu tố an ninh phi truyền thống, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... dự báo diễn
biến khó lường, ngày càng tác động, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và đời sống. Đặc biệt, dịch bệnh
Covid-19 có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực, kéo dài đến những năm đầu của kỳ Chiến lược.
Trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách
sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện
quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm. Tập trung nâng cao năng lực, tận dụng thời
cơ, chuyển hướng và tổ chức lại các hoạt động kinh tế; có giải pháp chính sách khắc phục tác động của
dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, xây dựng các mô hình phát triển mới, tận dụng
tốt các cơ hội thị trường và xu hướng chuyển dịch đầu tư, sản xuất trong khu vực, toàn cầu. Phát huy
mạnh mẽ vai trò của các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu, chủ động tham gia vào các liên kết
kinh tế, chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị mà các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại. Thúc đẩy
hình thành các chuỗi liên kết, chuỗi giá trị trong nước, phát triển mạnh thị trường nội địa. Từng bước hình
thành năng lực sản xuất quốc gia mới có tính tự chủ và khả năng chống chịu hiệu quả nước các cú sốc
từ bên ngoài. Với niềm tin và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của toàn dân tộc, Việt Nam cần nhanh chóng
bứt phá, rút ngắn khoảng cách phát triển với khu vực và thế giới, nỗ lực phấn đấu hướng tới mục tiêu
sớm trở thành nước thu nhập trung bình cao.

II- QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN


1. Phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi
số. Phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát
triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và
sức cạnh tranh. Phát huy tối đa lợi thế của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã
hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các đối
tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ,
đồng bộ, hiện đại, hội nhập và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy
phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các
nguồn lực sản xuất, nhất là đất đai. Hệ thống pháp luật phải thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và
phát triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh tế mới. Phải coi trọng hơn quản lý phát triển xã hội; mở
rộng dân chủ phải gắn với giữ vững kỷ luật, kỷ cương. Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và
các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh
tế.
3. Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Phát huy tối đa nhân tố con người,
coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị
văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền
vững. Phải có cơ chế, chính sách phát huy tinh thần cống hiến vì đất nước; mọi chính sách của Đảng,
Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân.
4. Xây dựng nền kinh tế tự chủ phải trên cơ sở làm chủ công nghệ và chủ động, tích cực hội nhập, đa
dạng hóa thị trường, nâng cao khả năng thích ứng của nền kinh tế. Phải hình thành năng lực sản xuất
quốc gia mới có tính tự chủ, tham gia hiệu quả, cải thiện vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu và khả năng
chống chịu hiệu quả trước các tác động lớn, bất thường từ bên ngoài. Phát huy nội lực là yếu tố quyết
định gắn với ngoại lực và sức mạnh thời đại. Không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế, phát triển lực
lượng doanh nghiệp của người Việt Nam ngày càng vững mạnh và huy động sức mạnh tổng hợp của đất
nước, nâng cao hiệu quả và lợi ích do hội nhập quốc tế mang lại.
5. Chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ quốc gia; gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố quốc
phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại; giữ vững an ninh chính trị,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên,
hạnh phúc của nhân dân.

III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC


1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; có
thể chế quản lý hiện đại, cạnh tranh, hiệu lực, hiệu quả; kinh tế phát triển năng động, nhanh và bền vững,
độc lập, tự chủ trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với nâng cao hiệu quả trong hoạt
động đối ngoại và hội nhập quốc tế; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí
và sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh, trật tự, kỷ cương,
an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống mọi
mặt của nhân dân; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước;
nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Phấn đấu đến năm 2045 trở thành nước phát
triển, thu nhập cao.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu


a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân khoảng 7%/năm; GDP bình quân đầu
người theo giá hiện hành đến năm 2030 đạt khoảng 7.500 USD[3].
- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP, kinh tế số đạt khoảng 30% GDP.
- Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%.
- Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt 33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP.
- Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50%.
- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.
- Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở mức 1 - 1,5%/năm.

b) Về xã hội
- Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7[4].
- Tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35 - 40%.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%.

c) Về môi trường
- Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 42%.
- Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%.
- Giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính[5].
- 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường.
- Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3 - 5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

IV- CÁC ĐỘT PHÁ CHIẾN LƯỢC


1. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trưởng định hướng xã hội chủ nghĩa đầy
đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử
dụng đất, khoa học, công nghệ. Huy động, sử dụng các nguồn lực thực hiện theo cơ chế thị trường. Đổi
mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội. Xây dựng bộ máy
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành.
2. Tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với khơi dậy
khát vọng phát triển đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự cường và phát huy giá trị văn hóa, con người
Việt Nam.
Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là
hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.
Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để
thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước. Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý, công chức có phẩm chất tốt, chuyên nghiệp, tận tụy, phục vụ nhân dân.
Phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số để tạo bứt phá về năng
suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Có thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, thúc đẩy
đổi mới sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ; nâng cao năng lực nghiên cứu, làm chủ một số
công nghệ mới, hình thành năng lực sản xuất mới có tính tự chủ và khả năng thích ứng, chống chịu của
nền kinh tế, lấy doanh nghiệp làm trung tâm nghiên cứu phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ,
ứng dụng công nghệ số. Phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo.
Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển của dân
tộc, tinh thần yêu nước, tự hào, ý chí tự cường và lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, đồng thuận xã hội;
xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh, hội nhập quốc tế,
đề cao ý thức, trách nhiệm, đạo đức xã hội, sống và làm việc theo pháp luật.
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là ưu tiên phát
triển hạ tầng trọng yếu về giao thông, năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng ứng phó với
biến đổi khí hậu. Phát triển mạnh hạ tầng số, xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng dữ liệu quốc gia,
vùng, địa phương kết nối đồng bộ, thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số.

V- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI


PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Tập trung hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải
quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và
xã hội
Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, pháp luật đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, ổn
định, cụ thể, minh bạch. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả các thiết chế thi hành pháp luật, bảo đảm chấp
hành pháp luật nghiêm minh. Phát triển đầy đủ và đồng bộ thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là các thị
trưởng quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ. Bảo đảm đầy đủ quyền tự do, an toàn trong hoạt động
kinh doanh; huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả các nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng,
hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy quá trình chuyển đổi
số, kinh tế số, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo, cung cấp dịch vụ công, quản lý
và bảo vệ môi trường... Nhà nước thực hiện tốt chức năng xây dựng và quản lý thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, phân bổ nguồn lực phát triển theo cơ chế thị trường. Bảo vệ
quyền sở hữu tài sản hợp pháp và quyền tự do kinh doanh, thực thi hợp đồng của người dân, doanh
nghiệp theo quy định của pháp luật. Sử dụng thể chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính
sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an
sinh, nâng cao phúc lợi xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng
trong tham gia xây dựng, phản biện và giám sát thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mặt trận và các đoàn thể nhân dân để thi đua
phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và xây dựng chính quyền các cấp.
Cải cách thủ tục hành chính một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự
do kinh doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh,
bình đẳng, minh bạch. Phấn đấu đến năm 2030 môi trường kinh doanh của Việt Nam được xếp vào
nhóm 30 quốc gia hàng đầu[6].
Xây dựng nhanh nền hành chính hiện đại, dựa trên đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên
nghiệp cao, có năng lực sáng tạo, phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị, phục vụ người dân, doanh
nghiệp; thực hiện phương thức, công cụ quản lý nhà nước chủ yếu bằng điều tiết gián tiếp, tăng cường
hậu kiểm; giảm tối đa rủi ro pháp lý và chi phí tuân thủ đối với người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh xây
dựng chính phủ điện tử, tiến tới chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ các cơ
quan nhà nước một cách tập trung, thông suốt; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ
thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, nhất là dữ liệu về dân cư, y tế, giáo dục, bảo
hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở, phục vụ kịp thời, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống
nhân dân. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia một cách toàn diện để phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội
số. Phấn đấu đến năm 2030, hoàn thành xây dựng chính phủ số, đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu
thế giới và xếp thứ ba trong khu vực ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số.
Đổi mới mạnh mẽ phân cấp, phân quyền, ủy quyền và nâng cao hiệu quả phối hợp trong công tác lãnh
đạo, chỉ đạo, điều hành. Củng cố, hoàn thiện hệ thống chính quyền địa phương; phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn giữa Trung ương và địa phương. Kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế địa phương
và kinh tế vùng trên cơ sở phát huy hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, địa phương. Đổi
mới phân cấp ngân sách nhà nước, phân định rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách theo
hướng tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, đồng thời bảo đảm tính tự chủ, tự chịu
trách nhiệm, khuyến khích và thúc đẩy sáng tạo của chính quyền địa phương.

2. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới


sáng tạo nhằm tạo bứt phá nâng cao năng suất, chất
lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế
Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế để
phát triển nền khoa học Việt Nam; phát triển mạnh khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy doanh
nghiệp làm trung tâm; thúc đẩy phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số. Có cơ chế, chính
sách kinh tế, tài chính khuyến khích các doanh nghiệp tham gia nghiên cứu phát triển và đổi mới công
nghệ. Cho phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới, thúc đẩy triển khai và ứng dụng công
nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới. Xác định rõ các chỉ tiêu, chương trình hành động
để ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong mọi mặt hoạt động ở các cấp,
các ngành, địa phương.
Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội và nhân văn để có cơ sở khoa học phục vụ tốt nhất sự
nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, xã hội. Khơi dậy sức sáng tạo, nâng cao trách nhiệm và tôn trọng sự
khác biệt trong công tác nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn. Gắn kết chặt chẽ khoa học xã hội và
nhân văn với khoa học tự nhiên và công nghệ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế,
xã hội của đất nước.
Phát triển mạnh khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực chính của tăng
trưởng kinh tế. Thực hiện chuyển đổi số trong quản trị quốc gia, quản lý nhà nước, sản xuất, kinh doanh,
tổ chức xã hội và quản lý tài nguyên quốc gia. Đẩy nhanh chuyển đổi số đối với một số ngành, lĩnh vực
đã có điều kiện, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa, ứng dụng và phát triển công nghệ mới, ưu
tiên công nghệ số, kết nối 4G và sau 5G, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối (blockchain), in 3D, internet kết nối
vạn vật, an ninh mạng, năng lượng sạch, công nghệ môi trường để chuyển đổi, nâng cao năng suất, hiệu
quả của nền kinh tế.
Đổi mới mạnh mẽ cơ chế hoạt động nghiên cứu, quản lý khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo
thuận lợi cho nghiên cứu, chuyển giao phù hợp với cơ chế thị trường, nâng cao tính tự chủ của các đơn
vị nghiên cứu khoa học, công nghệ công lập. Quan tâm đầu tư đúng mức nghiên cứu khoa học cơ bản;
tập trung nghiên cứu, ứng dụng công nghệ lõi, công nghệ số. Cơ cấu lại, nâng cao năng lực, hiệu quả
các cơ sở nghiên cứu; đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các doanh nghiệp, trường đại
học, cơ sở đào tạo gắn với nhu cầu thị trường. Tăng cường, liên kết doanh nghiệp với các viện nghiên
cứu, trường đại học, trong đó tập trung vào nâng cao năng lực của doanh nghiệp về tiếp thu, làm chủ và
từng bước tham gia tạo ra công nghệ mới. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành
các trung tâm nghiên cứu và triển khai, đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Đổi mới căn bản cơ chế quản lý
ngân sách nhà nước chi cho khoa học, công nghệ; thực hiện cơ chế Nhà nước đặt hàng nghiên cứu các
đề tài khoa học, công nghệ. Cơ cấu lại các chương trình, nhiệm vụ khoa học, công nghệ, gắn với nhu
cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng.
Lấy việc nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của khoa
học, công nghệ. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai, trong đó chú trọng nghiên cứu ứng
dụng và thương mại hóa kết quả. Lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai nghiên cứu ứng dụng phát triển
công nghệ cho một số ngành và lĩnh vực then chốt.
Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi
nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Phát triển doanh nghiệp khoa học, công nghệ,
doanh nghiệp công nghệ cao. Nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm
trọng điểm quốc gia, các khu công nghệ cao. Phát huy vai trò của các quỹ về phát triển khoa học và đổi
mới công nghệ trong thúc đẩy nghiên cứu, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công
nghệ. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt 40%.
Nâng cao tiềm lực và trình độ khoa học, công nghệ trong nước để có thể triển khai các hướng nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ mới, tập trung phát triển công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng
cao, nhất là công nghệ số, thông tin, sinh học, trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử y sinh,
năng lượng, môi trường.
Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học,
công nghệ. Kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các trung tâm ứng dụng và
chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức
dịch vụ trung gian môi giới, đánh giá chuyển giao công nghệ. Khuyến khích nhập khẩu, chuyển giao công
nghệ tiên tiến của thế giới. Tập trung nâng cao năng lực hấp thụ, làm chủ và đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp. Tạo áp lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh để thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng
công nghệ, tăng năng suất lao động. Tăng cường công tác bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Mở
rộng và nâng cao hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế.
Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ, đa dạng hóa đối tác, lựa chọn đối tác
chiến lược là các quốc gia có nền khoa học, công nghệ tiên tiến; gắn kết chặt chẽ giữa hợp tác quốc tế
về khoa học, công nghệ với hợp tác kinh tế quốc tế. Phát triển mạng lưới kết nối nhân tài người Việt
Nam, thu hút sự tham gia đóng góp của cộng đồng các nhà khoa học người Việt Nam ở nước ngoài.

3. Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp
ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao của cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế
Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách
nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là
nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập
quốc tế. Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật,
nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã
hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người. Đổi mới chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng nhân tài
trong quản lý, quản trị nhà nước, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt; bảo đảm thống nhất
với chủ trương đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động, nhất là ở nông thôn; giảm tỷ lệ lao động khu vực phi chính
thức. Chú trọng đào tạo lại, đào tạo thường xuyên lực lượng lao động. Hình thành đội ngũ lao động lành
nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng lao
động.
Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo. Nghiên cứu để hoàn
thiện, ổn định hệ thống sách giáo khoa và chế độ thi cử ở các cấp học. Chú trọng đào tạo, đào tạo lại đội
ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo. Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua internet,
truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với
giáo dục gia đình và giáo dục xã hội. Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý
thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin,
công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu).
Thực hiện phổ cập giáo dục mầm non và giáo dục tiểu học bắt buộc. Đưa vào chương trình giáo dục phổ
thông nội dung kỹ năng số và ngoại ngữ tối thiểu, chú trọng xây dựng nền tảng kỹ năng nhận thức và
hành vi cho học sinh phổ thông. Đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở; định hướng nghề nghiệp ở
trung học phổ thông. Giảm tỷ lệ mù chữ ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sắp xếp lại hệ thống trường học; phát triển hài hòa giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các
vùng, miền, ưu tiên các vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và
các đối tượng chính sách. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hoàn thiện chính sách phát triển các cơ sở
đào tạo ngoài công lập, thực hiện cơ chế tự chủ đối với đào tạo bậc đại học phù hợp với xu thế chung
của thế giới, chuyển đổi trường đại học công lập kém hiệu quả sang mô hình hợp tác công - tư. Quy
hoạch, sắp xếp lại các trường đại học, cao đẳng; có cơ chế hỗ trợ xây dựng một số trường đại học lớn
và đại học sư phạm trở thành những trung tâm đào tạo có uy tín trong khu vực và thế giới.
Thực hiện cơ chế tự chủ một số trường phổ thông tại các đô thị lớn, các nơi có điều kiện; thí điểm cơ chế
cho thuê một số cơ sở giáo dục sẵn có theo nguyên tắc bảo đảm tất cả học sinh được đến trường. Xây
dựng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; thực hiện đào tạo theo nhu cầu
của thị trường lao động. Đặc biệt, chú ý phát hiện, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút nhân tài cho phát triển
kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy và học ngoại ngữ, coi trọng dạy, học và sử dụng
tiếng Anh. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

4. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ cấu lại
nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bảo
đảm thực chất, hiệu quả; phát triển nền kinh tế số;
thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững trên cơ sở ổn
định kinh tế vĩ mô
Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới
sáng tạo và những thành tựu công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển quốc gia, các vùng, các ngành, lĩnh vực phù hợp với thực tiễn đất nước nhằm nâng
cao tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Đẩy mạnh phát triển một số
ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và còn dư địa lớn để làm động lực cho tăng
trưởng theo tinh thần bắt kịp, tiến cùng và vượt lên ở một số lĩnh vực so với khu vực, thế giới.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp chính sách khắc phục tác động của dịch bệnh Covid-19, nhanh
chóng phục hồi nền kinh tế, tận dụng hiệu quả các cơ hội mới cho phát triển đất nước. Tổ chức thực hiện
hiệu quả và thực chất các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế để đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng năng
suất lao động nhằm hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao sức cạnh tranh. Thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã
hội số, sản xuất thông minh, các mô hình sản xuất kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ, thương mại điện tử.
Thực hiện chuyển đổi số trong tất cả các doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính
sách tài khóa, tiền tệ, đầu tư, thị trường, giá cả, thương mại và các chính sách khác để kiểm soát lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội. Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đổi mới toàn
diện thể chế quản lý đầu tư công, thẩm định, đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư công. Công khai, minh
bạch thông tin và tăng cường giám sát đối với đầu tư công. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh hợp tác công -
tư nhằm huy động nguồn lực xã hội vào phát triển kết cấu hạ tầng và cung ứng dịch vụ công.
Xây dựng và hoàn thiện nền tài chính quốc gia; cơ cấu lại, tăng cường giám sát và điều tiết thị trường tài
chính. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh, tính minh bạch và áp dụng các
chuẩn mực, thông lệ quốc tế tốt trong quản trị và hoạt động của các tổ chức tín dụng, bảo đảm phù hợp
với điều kiện thực tế của Việt Nam. Cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm nền tài chính
quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bội chi ngân sách nhà nước đến
năm 2030 khoảng 3% GDP; đồng thời phải đặt trong tổng thể cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội. Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, tăng tỷ lệ thu nội địa, tăng tích lũy từ
ngân sách nhà nước cho chi đầu tư phát triển; tăng sức chống chịu, bảo đảm an toàn, an ninh tài chính
quốc gia. Cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công, hạn chế tối đa cấp bảo lãnh chính phủ cho
các khoản vay mới; đến năm 2030, nợ chính phủ không quá 50% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia
không quá 45% GDP. Tiếp tục rà soát, cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động các thị trường tài chính,
chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu; quản lý chặt chẽ các tổ chức tham gia thị trường; bảo đảm tính thanh
khoản cao và an toàn hệ thống. Nâng cao quy mô và hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán để
thực sự trở thành một kênh huy động vốn chủ yếu của nền kinh tế. Có chính sách khuyến khích phát
triển các quỹ hưu trí, bảo hiểm thiên tai, nông nghiệp.
Sửa đổi hệ thống luật và chính sách thuế, phí, lệ phí theo nguyên tắc thị trường, phù hợp với thông lệ
quốc tế, nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư. Mở rộng cơ sở thu, bảo đảm tính công bằng,
trung lập của chính sách thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa thủ tục hành
chính, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục nộp thuế, phí của người dân và doanh nghiệp. Cải cách thể chế
về quyền tài sản, tập trung vào các khâu đăng ký sở hữu và sử dụng tài sản, xử lý tài sản thế chấp ngân
hàng, thủ tục phá sản. Hoàn thiện pháp luật để huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả đất đai, tài
nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch và khắc phục tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, tham nhũng, lãng
phí. Đổi mới các chính sách quản lý đất đai để khuyến khích và tạo điều kiện tích tụ đất nông nghiệp,
phát triển mạnh thị trường quyền sử dụng đất. Đổi mới và thực hiện chế độ quản lý mục đích sử dụng đất
nông nghiệp một cách linh hoạt hơn; bãi bỏ các giới hạn về đối tượng được nhận chuyển nhượng đất
nông nghiệp, tăng thời hạn giao đất, cho thuê đất nông nghiệp. Công khai, minh bạch việc quản lý, sử
dụng đất công; tăng cường giám sát, quản lý chặt chẽ, nâng cao hiệu qua sử dụng đất giao cho các cộng
đồng và doanh nghiệp nhà nước.
Thực hiện chế độ kiểm toán, kế toán, thống kê phù hợp với chuẩn mực quốc tế và nâng cao chất lượng
công tác phân tích, dự báo phục vụ quản lý, điều hành.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi
mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế, bảo đảm doanh nghiệp nhà nước là một lực lượng vật
chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả
hoạt động, sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước. Đổi mới cách thức thực hiện cổ phần hóa,
thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị
quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Hoàn tất việc sắp xếp lại khối doanh nghiệp nhà nước. Tiền thu được từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà
nước tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia, địa phương, bổ
sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp nhà nước then chốt quốc gia. Hình thành đội ngũ quản lý doanh
nghiệp nhà nước chuyên nghiệp, có trình độ cao, phẩm chất đạo đức tốt. Củng cố, phát triển một số tập
đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, thực hiện quyền tự chủ, nâng cao hiệu quả hoạt động, có năng lực
cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Đổi mới, nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã gắn với phát huy vai trò làm chủ, tăng
cường lợi ích của các thành viên, nâng cao khả năng huy động nguồn lực.
Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân của người Việt Nam cả về số lượng, chất lượng, hiệu quả, bền
vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Xóa bỏ mọi rào cản, định kiến,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại
hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích hình thành,
phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế.
Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp với tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư
nhân vào GDP đạt 60 - 65%.
Chuyển trọng điểm chính sách thu hút, hợp tác đầu tư nước ngoài từ số lượng sang chất lượng, có giá trị
gia tăng cao, lấy hiệu quả và công nghệ sử dụng làm thước đo chủ yếu, quan trọng nhất đi cùng với bảo
vệ môi trường, phát triển bền vững. Nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài có trọng tâm, trọng
điểm, có chọn lọc, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản
trị hiện đại, năng lực đổi mới sáng tạo, kết nối chuỗi cung ứng toàn cầu, có tác động lan tỏa, kết nối chặt
chẽ, hữu cơ với khu vực kinh tế trong nước.
Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, khai thác và phát huy lợi thể nền nông nghiệp nhiệt đới, phát triển
nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, vùng chuyên canh hàng hóa chất
lượng cao. Phát triển mạnh nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp
sinh thái, đạt tiêu chuẩn phổ biến về an toàn thực phẩm. Đổi mới chính sách quản lý và sử dụng đất
trồng lúa, hằng năm sản xuất khoảng 35 triệu tấn lúa làm nòng cốt bảo đảm an ninh lương thực quốc gia;
thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường; nâng cao khả năng
chống chịu, thích ứng của nông nghiệp, nông dân với biến đổi khí hậu từng vùng, miền; hình thành các
vùng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định. Tổ chức kết nối nông nghiệp với công nghiệp chế biến, thị
trường, xuất khẩu, chuỗi giá trị toàn cầu.
Phát triển chăn nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại,
gia trại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường. Phát triển nuôi trồng thủy sản cả trên biển và mặt nước
nội địa theo hướng công nghiệp, quảng canh cải tiến, sinh thái; nâng cao hiệu quả khai thác hải sản xa
bờ, phát triển đánh bắt đại dương. Thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy
sản.
Quản lý chặt chẽ, bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên gắn với bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan,
môi trường sinh thái. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng rừng trồng, nhất là rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Chú trọng phát triển trồng rừng gỗ lớn, nâng cao hiệu quả
rừng trồng, lâm đặc sản, đáp ứng cơ bản nhu cầu lâm sản trong nước và làm nguyên liệu chế biến xuất
khẩu. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào các chuỗi giá trị lâm nghiệp.
Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả; đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong
sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu. Phát triển mạnh doanh nghiệp nông
nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các tổ hợp tác. Nâng
cao trình độ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ, phát triển mạnh nông
nghiệp công nghệ cao nhằm tạo đột phá về năng suất, chất lượng và quản trị ngành; nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế; hỗ trợ doanh nghiệp
về các vấn đề pháp lý trong giải quyết tranh chấp thương mại, giảm thiểu rủi ro trong hội nhập quốc tế.
Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh. Phát triển công nghiệp kết hợp hài hòa cả chiều rộng và
chiều sâu, trong đó chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất
lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào
năm 2030 đạt trên 40%; giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên
2.000 USD[7]. Tập trung cơ cấu lại công nghiệp theo hướng nâng cao trình độ công nghệ, đổi mới sáng
tạo và chuyển đổi số, khai thác triệt để cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và lợi thế
thương mại. Đẩy mạnh chuyển đổi số, phương thức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp công
nghiệp, tăng khả năng kết nối, tiếp cận thông tin, dữ liệu để tăng cơ hội kinh doanh mới và tăng khả năng
tham gia chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng tăng các ngành công nghiệp có công
nghệ, giá trị gia tăng cao và dịch chuyển lên các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của
từng ngành công nghiệp. Ban hành các tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật sản xuất theo hướng hiện đại.
Tập trung phát triển một số ngành công nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu sản xuất cơ bản của
nền kinh tế như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hóa chất, phân bón, vật liệu...
Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ mới, công nghệ cao: công nghệ thông
tin và truyền thông, công nghiệp điện tử - viễn thông, công nghiệp sản xuất rô bốt, ô tô, thiết bị tích hợp
vận hành tự động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp an toàn
thông tin, công nghiệp dược phẩm, sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp môi trường, công nghiệp
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ
nông nghiệp và vật liệu mới đi đôi với áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu. Tiếp tục
phát triển công nghiệp dệt may, da giày, tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao dựa trên quy trình
sản xuất thông minh, tự động hóa.
Phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, thực sự trở thành một mũi nhọn
của công nghiệp quốc gia; nghiên cứu sản xuất vũ khí công nghệ cao; tăng cường tiềm lực tận dụng và
đẩy mạnh phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh.
Ứng dụng công nghệ cao trong tổ chức sản xuất nhằm tạo ra những thay đổi thực chất trong một số
ngành công nghiệp, tạo ra tác động lan tỏa và dẫn dắt việc cơ cấu lại toàn ngành công nghiệp, nâng cao
năng lực cạnh tranh và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị công nghiệp toàn cầu.
Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ và hình thành cụm ngành công nghiệp trong một số ngành công
nghiệp ưu tiên. Khơi dậy nội lực, khuyến khích mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trong
nước, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông
tin[8], hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất lượng, quy định
về truy xuất nguồn gốc. Tăng cường liên kết giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là các tập
đoàn đa quốc gia với doanh nghiệp trong nước trong phát triển chuỗi cung ứng của các ngành công
nghiệp.
Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung và đẩy mạnh phát triển
công nghiệp theo hình thức cụm liên kết ngành, nhóm sản phẩm chuyên môn hóa và tạo thành các tổ
hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao và theo lợi thế của các địa phương tại một số vùng, địa bàn
trọng điểm.
Phát triển một số doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin, doanh nghiệp số chủ lực thực hiện tốt
vai trò dẫn dắt về hạ tầng công nghệ số, làm nền tảng cho nền kinh tế số, xã hội số gắn với bảo đảm an
toàn, an ninh thông tin và chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Tập trung sản xuất các thiết bị phục
vụ hệ thống 5G.
Nâng cao năng lực ngành xây dựng, bảo đảm đủ sức thiết kế, thi công các công trình xây dựng hiện đại,
phức tạp trong các lĩnh vực với mọi quy mô và có khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường hoạt động ra
nước ngoài.
Đẩy mạnh cơ cấu lại các ngành dịch vụ dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, công nghệ số, phát triển
các loại dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,
pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, viễn thông và công nghệ thông tin, logistics và vận tải, phân phối... Áp
dụng chuẩn mực quốc tế cho các hoạt động kế toán, kiểm toán, ngân hàng thương mại... Xây dựng
thương hiệu sản phẩm quốc gia. Thúc đẩy phát triển thương mại trong nước theo hướng hiện đại, tăng
trưởng nhanh và bền vững, gắn với nâng cao uy tín, chất lượng hàng Việt Nam chinh phục người tiêu
dùng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, an toàn thực phẩm; bảo vệ lợi ích hợp
pháp của Nhà nước, người sản xuất, phân phối và người tiêu dùng. Đẩy mạnh xuất khẩu, khai thác hiệu
quả các hiệp định thương mại tự do, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu, không để phụ
thuộc quá lớn vào một thị trường, bảo đảm cân bằng cán cân xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. Có
chính sách thương mại phù hợp với hội nhập quốc tế; nghiên cứu các biện pháp phòng vệ thích hợp để
bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng, phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đẩy
mạnh cơ cấu lại ngành du lịch, bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển đồng bộ, bền vững và
hội nhập quốc tế; chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị
hình thành nên các sản phẩm du lịch để du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Xây dựng,
phát triển và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc. Đến năm 2030, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt 47 - 50 triệu lượt, du lịch đóng
góp khoảng 14 - 15% GDP và nâng tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP lên trên 50%.

5. Phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế vùng, kinh tế


biển, lấy các đô thị làm động lực phát triển vùng và
đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới
Phát triển kết cấu hạ tầng: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu
hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại. Tập trung đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia,
quy mô lớn, nhất là về giao thông, năng lượng và hạ tầng số để khắc phục cơ bản những điểm nghẽn
cho phát triển, tăng cường kết nối với khu vực và thế giới. Tập trung phát triển mạng lưới đường bộ cao
tốc, đầu tư, nâng cấp các cảng hàng không, đặc biệt là cảng hàng không trọng điểm. Đến năm 2030,
phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025, hoàn thành đường bộ
cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành và mở rộng Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài. Đầu tư nâng cao năng lực của hệ thống cảng biển. Quan tâm đúng mức phát triển
giao thông đường sắt, triển khai xây dựng một số đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Kết nối đồng bộ
hệ thống giao thông với các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không, cảng biển. Đẩy nhanh tiến
độ xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, giải quyết các điểm nghẽn
về hạ tầng giao thông. Ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông cho vùng đồng bằng sông Cửu Long,
miền núi phía Bắc và các vùng khó khăn khác. Tăng cường năng lực hệ thống hạ tầng ứng phó với biến
đổi khí hậu, nhất là đồng bằng sông Cửu Long và chống ngập úng ở Thành phổ Hồ Chí Minh. Hoàn
thành xây dựng và nâng cấp các công trình thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu bảo đảm an ninh nguồn
nước phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ. Phát triển mạnh
nguồn năng lượng hợp lý, thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu phát
triển, bảo đảm an ninh năng lượng. Phát triển đồng bộ, hiện đại hạ tầng văn hóa, xã hội. Xây dựng hạ
tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin.
Phát triển kinh tế vùng: Xây dựng quy hoạch, tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia một cách hợp lý, phát
huy tốt nhất các lợi thế đặc thù của mỗi vùng, địa phương và tăng cường tính liên kết nội vùng và liên
vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới. Khai thác tốt hơn các thế
mạnh của các vùng về kết cấu hạ tầng, điều kiện tự nhiên, vị trí địa chính trị, nguồn nhân lực trong bối
cảnh và yêu cầu phát triển mới. Phát triển tổng thể, mang tính hữu cơ, liên kết chặt chẽ giữa các địa
phương trong vùng thành một thể thống nhất. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về quy hoạch, kế hoạch phát
triển vùng và bố trí nguồn lực nhằm phát huy lợi thế vùng. Tập trung xây dựng quy hoạch vùng mang tính
chất đột phá theo hướng tích hợp, đa ngành, hình thành chuỗi giá trị và triển khai thực hiện hiệu quả, lấy
quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển
vùng, liên kết vùng và thể chế điều phối phát triển kinh tế vùng đủ mạnh; quan tâm hơn đến vùng đồng
bằng sông Cửu Long, vùng biên giới, miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nâng cao hiệu quả hoạt
động và đổi mới cơ chế quản lý, mô hình phát triển của các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công
nghiệp, khu du lịch gắn với đô thị hóa trở thành động lực phát triển vùng. Tập trung xây dựng các hành
lang kinh tế trọng điểm, thúc đẩy liên kết, hội nhập quốc tế và thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các
vùng. Xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm trí tuệ nhân tạo tại các vùng trọng điểm. Lựa chọn
một số địa điểm, đô thị, vùng có lợi thế đặc biệt để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính với thể chế, cơ
chế, chính sách đặc thù có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao. Phát triển hệ thống đô thị
trung tâm phù hợp với chức năng của từng vùng. Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, giá trị
lịch sử, truyền thống. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù chăm lo giáo dục, đào tạo, y tế, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực; tạo sinh kế, việc làm, định canh, định cư vững chắc cho đồng bào dân tộc
thiểu số nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Triển khai các chương trình, dự án phát triển kinh
tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.
Vùng trung du và miền núi phía Bắc: Phát huy các lợi thế về tài nguyên rừng, khoáng sản, các cửa khẩu,
văn hóa dân tộc đặc sắc, đa dạng và tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ... Tập trung bảo vệ, khôi phục
rừng, nhất là rừng đầu nguồn. Đẩy mạnh trồng rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững, cây công nghiệp,
cây ăn quả, cây đặc sản, cây dược liệu, chăn nuôi gia súc gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
Phát triển hiệu quả các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu các loại khoáng sản. Chú trọng bảo vệ môi
trường sinh thái; bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước các hồ, đập để điều tiết nước sản xuất và
sinh hoạt. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết nội vùng và với vùng đồng bằng sông Hồng, Thủ
đô Hà Nội.
Vùng đồng bằng sông Hồng: Đi đầu trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số xã
hội số. Tập trung phát triển một số ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất
phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, ngân
hàng, tài chính, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu. Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao,
nông nghiệp sạch. Thúc đẩy mạnh mẽ các trung tâm đổi mới sáng tạo. Tập trung xây dựng các trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đẩy mạnh đô thị hóa gắn với phát triển đồng bộ hệ thống hạ
tầng và nâng cao hiệu quả kinh tế đô thị, kết nối đô thị. Xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông
minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn. Tiếp tục xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở
thành trung tâm kinh tế biển, là cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ gắn với cảng cửa ngõ quốc
tế Lạch Huyện.
Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo
đảm quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ. Cơ cấu lại nông, lâm
nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm bền vững và hiệu quả
cao. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim, sản xuất, lắp
ráp ô tô. Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường liên kết vùng, tiếp
tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm
khu vực và quốc tế.
Phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Đông - Tây; phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ
tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại
của thiên tai, bão lũ, hạn hán; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, sạt lở
bờ sông, bờ biển.
Vùng Tây Nguyên: Nâng cao hiệu quả các diện tích cây công nghiệp, cây dược liệu, hình thành các chuỗi
liên kết trong sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối, xây dựng thương hiệu sản phẩm trên thị trường
quốc tế. Chú trọng khôi phục và phát triển kinh tế rừng. Phát triển năng lượng tái tạo. Phát triển các trung
tâm du lịch lớn, hình thành các tuyến du lịch chuyên đề đặc thù vùng Tây Nguyên. Phát triển nguồn nhân
lực, ổn định dân cư, ưu tiên bảo tồn và khôi phục các giá trị truyền thống, bản sắc của các dân tộc vùng
Tây Nguyên. Xây dựng đường bộ cao tốc và nâng cấp mạng lưới giao thông nội vùng, các tuyến kết nối
các tỉnh Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, ven biển Nam Trung Bộ với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.
Bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trong mọi tình
huống.
Vùng Đông Nam Bộ: Là vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tập trung phát
triển mạnh khoa học, công nghệ và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, đi đầu trong chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, xây dựng kinh tế số, xã hội số, sản xuất các sản phẩm điện, điện tử, công nghiệp chế biến, chế
tạo; tài chính ngân hàng, bất động sản. Nâng cao khả năng kết nối hạ tầng vùng, tạo động lực liên kết,
lan tỏa thúc đẩy hợp tác và phát triển với đồng bằng sông Cửu Long qua các hành lang N1, N2, cao tốc
Bắc - Nam, quốc lộ 50; với Tây Nguyên qua cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Đà Lạt; với Nam Trung Bộ
qua cao tốc Bắc - Nam và quốc lộ 55. Phát triển chuỗi công nghiệp - đô thị Mộc Bài - Thành phố Hồ Chí
Minh - Cảng Cái Mép - Thị Vải gắn với hành lang kinh tế xuyên Á. Thúc đẩy phát triển Thành phố Hồ Chí
Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế. Tập trung phát triển cảng biển container Cái Mép - Thị Vải
thực sự trở thành cảng trung chuyển quốc tế. Nghiên cứu xây dựng thành phố sân bay cửa ngõ quốc tế
Long Thành.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hiện đại, quy mô lớn;
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp hiệu quả cao, tối ưu hóa về giá trị nông nghiệp; phát triển công nghệ
về giống, công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ và xây
dựng thương hiệu sản phẩm. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, xây dựng mạng đô thị vùng tạo động lực cho
phát triển. Phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch. Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhất là
cơ cấu nông nghiệp phù hợp với từng vùng sinh thái, chủ động thích ứng, thực hiện hiệu quả các dự án
ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; giải quyết vấn đề sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún, hạn
mặn; xây dựng chiến lược tổng thể bảo vệ và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Kông. Sớm hoàn
thành, đưa vào sử dụng đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ; nghiên cứu, xây dựng một số tuyến đường
bộ cao tốc như Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu...
Tập trung xây dựng phát triển Phú Quốc thành trung tâm dịch vụ, du lịch sinh thái biển mạnh mang tầm
quốc tế, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới.
Phát triển kinh tế biển: Phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, kiểm soát
khai thác tài nguyên biển, phục hồi hệ sinh thái biển, gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng
cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo. Khẩn trương xây dựng quy hoạch không gian biển quốc gia.
Hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên
biển. Ưu tiên phát triển các ngành kinh tế biển, nhất là du lịch, dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác
dầu khí và các tài nguyên khoáng sản biển khác, nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ, công nghiệp ven
biển, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới. Đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, công nghệ trong
đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân trong quá
trình khai thác thủy sản trên các vùng biển. Tập trung xây dựng và nhân rộng các mô hình khu kinh tế,
khu công nghiệp sinh thái ven biển gắn với hình thành phát triển đô thị và phát triển các trung tâm kinh tế
biển mạnh. Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững các hệ sinh thái, đa dạng sinh
học biển, đặc biệt là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; nâng cao
hiệu quả khai thác tài nguyên biển. Mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển. Thiết lập
bộ cơ sở dữ liệu số về biển, đảo, bảo đảm tính tích hợp, chia sẻ và cập nhật. Nâng cao năng lực dự báo,
cảnh báo thiên tai, động đất, sóng thần, quan trắc, giám sát môi trường biển, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng. Có biện pháp phòng, tránh, ngăn chặn, hạn chế tác động của triều cường, xâm nhập mặn, xói lở
bờ biển. Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về
giảm thiểu chất thải nhựa đại dương. Phấn đấu đến năm 2030, quy mô kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven
biển bằng 65 - 70% GDP cả nước. Các đảo có người dân sinh sống có hạ tầng kinh tế, xã hội cơ bản
đầy đủ, nhất là điện, nước ngọt, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục.
Phát triển đô thị: Đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đô thị hóa và kinh tế đô thị. Xây dựng cơ chế,
chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đô thị hài hòa, phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng,
từng địa phương; phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một số đô thị lớn, nhất là Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh. Cơ bản hoàn thành hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, công cụ quản lý, xây dựng mô
hình chính quyền đô thị gắn với quản trị đô thị hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước nâng
cao chất lượng phát triển đô thị cả về kinh tế, xã hội, kết cấu hạ tầng, kiến trúc, nhà ở, chất lượng sống
của người dân. Đổi mới và nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị; phát triển đô thị có tầm nhìn dài hạn;
hình thành một số chuỗi đô thị thông minh tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc, phía Nam và miền
Trung; từng bước kết nối với mạng đô thị thông minh trong khu vực và thế giới; xây dựng các đô thị theo
hướng đô thị xanh, văn minh, có bản sắc và có tính tiên phong, dẫn dắt các hoạt động đổi mới sáng tạo,
trở thành động lực của phát triển. Cơ bản hoàn thành xây dựng hệ thống hạ tầng khung của các đô thị
trung tâm cả nước và các vùng đồng bộ, hiện đại, đủ năng lực phục vụ và các công trình giao thông kết
nối các đô thị. Tăng tính kết nối giữa các đô thị trong nước và khu vực; gắn kết phát triển đô thị và nông
thôn. Xây dựng cơ chế minh bạch đánh giá giá trị đất đai, bất động sản theo cơ chế thị trường. Giải quyết
cơ bản yêu cầu về nhà ở cho cư dân đô thị, mở rộng các loại hình nhà ở; có chính sách hỗ trợ đẩy mạnh
phát triển nhà ở xã hội. Đến năm 2030, phấn đấu đạt 30m2 sàn nhà ở bình quân đầu người.
Xây dựng nông thôn mới: Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
theo hướng gắn với đô thị hóa, bảo đảm thực chất, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững, lấy cư dân
nông thôn làm chủ thể, đem lại sự chuyển biến tích cực rõ nét hơn về nếp sống tới từng thôn, bản, ấp, hộ
gia đình và cuộc sống trực tiếp của mỗi người dân sinh sống ở nông thôn. Thực hiện xây dựng nông thôn
mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và xây dựng nông thôn mới cấp thôn, bản. Tập trung xây dựng
hệ thống kết cấu hạ tầng, kết nối chặt chẽ xây dựng nông thôn mới với quá trình đô thị hóa. Thu hút
mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn để xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị; đẩy
mạnh thực hiện Chương trình “mỗi xã một sản phẩm” gắn với xây dựng thương hiệu, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm. Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường, nhất là rác thải, nước thải. Tích hợp
một số chương trình đầu tư đang triển khai trên địa bàn nông thôn vào Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu đến năm 2030, có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong
đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có trên 70% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn xây dựng
nông thôn mới, trong đó 35% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

6. Phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ và công


bằng xã hội; không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nhân dân
Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, bảo đảm vừa phát huy những giá trị tốt đẹp của dân
tộc, vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập
quốc tế.
Xây dựng môi trường văn hóa một cách toàn diện ở gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư, trong các
cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp để văn hóa thực sự là động lực, đột phá phát triển kinh
tế, xã hội, hội nhập quốc tế. Phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tự hào dân tộc, tính cộng đồng
và khơi dậy khát vọng vươn lên. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu trong văn hóa ứng xử của người
lãnh đạo, cán bộ, đảng viên trong các cơ quan, đơn vị. Khuyến khích, tạo điều kiện để mọi người dân
được phát huy các năng lực tự do sáng tạo trong đời sống kinh tế, xã hội. Phát huy vai trò của gia đình,
cộng đồng, xã hội trong việc xây dựng môi trường văn hóa, con người giàu lòng nhân ái, khoan dung,
chân thành, tín nghĩa, trọng đạo lý, cần cù, chăm chỉ, tiết kiệm, sáng tạo, hiện đại. Xây dựng gia đình no
ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Quan tâm đầu tư đúng mức để phát triển văn hóa, từng bước thu hẹp
khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, miền và các giai tầng xã
hội. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc và di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Từng bước hạn chế, tiến tới xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ
văn hóa, thông tin lành mạnh góp phần làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước, xu hướng phát triển xã hội, đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm pháp luật, đạo
đức xã hội, thuần phong mỹ tục, góp phần xây dựng xã hội an ninh, an toàn, dân chủ, tiến bộ.
Nâng cao vai trò của văn hóa, nghệ thuật trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách của con người Việt
Nam, nhất là trong thế hệ trẻ. Bảo đảm quyền hưởng thụ, tự do sáng tạo trong hoạt động văn hóa, nghệ
thuật của mỗi người dân và cộng đồng. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp văn
hóa; phát triển những sản phẩm, loại hình văn hóa độc đáo, sáng tạo có sức lan tỏa để quảng bá, giới
thiệu ra thế giới.
Phấn đấu sớm hoàn thành các mục tiêu theo Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. Phát
triển vì con người, tạo điều kiện cho mọi người, nhất là trẻ em, nhóm yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số,
người di cư hòa nhập, tiếp cận bình đẳng nguồn lực, cơ hội phát triển và hưởng thụ công bằng các dịch
vụ xã hội cơ bản. Tiếp tục hoàn thiện và thực hiện các chính sách dân tộc bình đẳng, đoàn kết, cùng phát
triển. Quan tâm phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; tổ chức thực hiện
hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Đẩy nhanh xây dựng xã hội số, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, mở các khóa học đại trà trực tuyến,
đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số. Chuẩn bị nguồn nhân
lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số.
Triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững, bao trùm, nhất là khu vực đồng bào
dân tộc thiểu số. Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Đổi mới thực
chất cách tiếp cận trong giảm nghèo bằng các chính sách hỗ trợ có điều kiện, giảm hỗ trợ cho không,
khơi dậy ý chí chủ động vươn lên tự thoát nghèo; hạn chế bất bình đẳng xã hội. Khuyến khích làm giàu
theo pháp luật, phát triển mạnh tầng lớp trung lưu gắn với nâng cao trách nhiệm xã hội. Tập trung giải
quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người dân, bổ sung cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển mạnh mẽ
nhà ở xã hội; bố trí hợp lý khu dân cư và hỗ trợ phát triển nhà ở cho người dân tại các vùng thường
xuyên chịu tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu.
Nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe người dân cả về thể chất, tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ cũng như
chất lượng cuộc sống. Chăm lo phát triển về chất lượng, quy mô, cơ cấu dân số, duy trì vững chắc mức
sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên. Chú trọng chăm sóc sức khỏe bà
mẹ; thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi nhẹ cân.
Chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển; tận dụng hiệu
quả các cơ hội từ cơ cấu dân số vàng, thích ứng với quá trình già hóa dân số, đẩy mạnh chăm sóc sức
khỏe người cao tuổi. Đẩy mạnh phát triển sự nghiệp thể dục, thể thao, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để
nhiều người dân được tham gia các hoạt động rèn luyện sức khỏe. Bảo vệ và phát triển dân số các dân
tộc thiểu số có dưới 10 nghìn người, đặc biệt là những dân tộc thiểu số có nguy cơ suy giảm giống nòi.
Thúc đẩy phân bố dân số hợp lý và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Hoàn thành xây dựng và vận hành cơ
sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm 100% dân số được đăng ký và quản lý.
Đổi mới cơ chế quản lý, xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế,
thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công, bảo đảm các dịch
vụ cơ bản, phấn đấu trên 95% dân số được quản lý, theo dõi và chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Chú trọng
công tác dự phòng, sàng lọc và phát hiện sớm, chữa trị kịp thời. Tập trung phát triển mạnh y tế cơ sở và
y tế dự phòng. Tiếp tục sắp xếp các trung tâm, đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh và Trung
ương, hình thành hệ thống trung tâm kiểm soát dịch bệnh đồng bộ ở tất cả các cấp và kết nối với mạng
lưới kiểm soát bệnh tật thế giới. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học y học, phát triển các ngành
khoa học phục vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe con người. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ
thuật, công nghệ thông tin, công nghệ số trong khám, chữa bệnh, liên thông công nhận kết quả khám, xét
nghiệm, triển khai hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân; khắc phục tình trạng quá tải bệnh viện. Phấn đấu đạt
32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 1 vạn dân. Tập trung phát triển một số trung tâm y tế chuyên sâu, xây
dựng một số cơ sở khám, chữa bệnh có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Nâng cao năng lực và tổ chức quản
trị chuyên nghiệp các cơ sở y tế; đào tạo, đào tạo lại nâng cao trình độ chuyên môn của các nhân viên y
tế, nhất là bác sĩ, dược sĩ tại các tuyến cơ sở. Khuyến khích phương thức đối tác công - tư, đầu tư tư
nhân, cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu; phát triển mô hình bác sĩ gia đình. Thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân, phấn đấu tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 95% dân số, đa dạng mức đóng và
mức hưởng. Phát triển y học cổ truyền gắn với y học hiện đại. Phát triển dược liệu, công nghiệp dược và
thiết bị y tế, nâng cao năng lực nghiên cứu, chủ động sản xuất vắc xin, thuốc sáng chế.
Nâng cao chất lượng công tác dự báo, giám sát, phát hiện, khống chế, ngăn chặn hiệu quả, không để
dịch bệnh lớn xảy ra, ứng phó kịp thời các vấn đề khẩn cấp, sự cố môi trường, bảo đảm an ninh y tế. Đổi
mới mạnh mẽ cơ chế và phương thức hoạt động của y tế xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện đúng
vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân trên địa bàn. Phòng ngừa và
kiểm soát lây nhiễm HIV, tiến tới chấm dứt bệnh dịch AIDS trước năm 2030.
Cải cách tổng thể, hệ thống, đồng bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân thủ nguyên tắc phân phối
theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng
lương. Thực hiện trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm,
chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Điều chỉnh quan hệ phân phối thu nhập; tiếp tục hoàn thiện chính sách tiền lương, tiền công trong khu
vực doanh nghiệp theo hướng Nhà nước quy định mức lương tối thiểu, đồng thời tăng cường cơ chế
thương lượng, thỏa thuận tiền lương theo nguyên tắc thị trường. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn
định, tiến bộ.
Đổi mới phương pháp tiếp cận trong xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách lao động, việc làm bám
sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu hướng của thời đại; gắn trực tiếp các mục
tiêu, chỉ tiêu về lao động, việc làm với mục tiêu phát triển kinh tế.
Tạo môi trường và điều kiện để phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội
nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Tập trung xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin thị
trường lao động, nâng cao chất lượng dự báo nhằm nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động và
chất lượng dịch vụ việc làm; khuyến khích xây dựng các mô hình liên kết, đào tạo và giới thiệu việc làm;
có cơ chế, chính sách định hướng dịch chuyển lao động thông thoáng, phân bố hợp lý lao động theo
vùng. Chú trọng bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe người lao động. Nâng cao chất lượng của lao động
đưa đi làm việc ở nước ngoài. Giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức hợp lý.
Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công; đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa. Tiếp tục cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công; bảo đảm chế độ ưu đãi người và gia đình người có
công phù hợp với xu hướng tăng trưởng kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Hoàn thiện hệ thống luật
pháp về bảo hiểm xã hội, tiến tới thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân. Phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội
linh hoạt, đa dạng, đa tầng hiện đại, hội nhập quốc tế, kết hợp hài hòa nguyên tắc đóng góp và thụ
hưởng; công bằng, bình đẳng, chia sẻ và bền vững. Tiếp tục hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội theo
hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030 có 60% lực lượng lao động tham gia
bảo hiểm xã hội; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Tiếp tục thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nhất là cho những người yếu thế, người nghèo. Đổi mới
cách tiếp cận, tăng cường phối hợp, lồng ghép, ưu tiên nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong lĩnh vực
trợ giúp xã hội. Phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ trợ giúp xã hội chuyên nghiệp. Thực hiện đồng bộ
và toàn diện các giải pháp phát triển thanh niên, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ. Giảm dần
khoảng cách giới trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. Thực hiện đầy đủ quyền
trẻ em, tạo môi trường lành mạnh, thuận lợi để trẻ em được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh
thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, kiểm soát
tình hình tai nạn, bạo lực, xâm hại trẻ em. Đến năm 2030, giảm tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống
còn 15%o, dưới 1 tuổi xuống còn 10%o. Bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; khuyến
khích người cao tuổi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội tích cực, chủ động xây dựng môi trường thân
thiện với người cao tuổi; bảo đảm 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế được quản lý sức khỏe,
khám, chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung: Đến năm 2030, khoảng
60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu
trí xã hội. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tệ nạn xã hội; kiểm soát ma túy, mại dâm; hỗ
trợ người sau cai nghiện ma túy, mại dâm và nạn nhân bị buôn bán người trở về hòa nhập cộng đồng.
Thực hiện tốt mục tiêu đoàn kết tôn giáo, đại đoàn kết toàn dân tộc. Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo của mọi người theo quy định của pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn
giáo vào giữ gìn và nâng cao đạo đức truyền thống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu dân cư,
góp phần ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Bảo đảm công khai, minh bạch thông tin và bảo đảm quyền được
thông tin và cơ hội tiếp cận thông tin của nhân dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Nâng cao chất lượng, bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin, báo chí, internet, xuất
bản; tăng cường năng lực quản lý không gian mạng. Xây dựng các cơ quan báo chí, tổ hợp truyền thông
chủ lực đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng thông tin tuyên truyền thiết yếu, làm chủ mặt trận thông tin.
Tăng cường thông tin đối ngoại. Phấn đấu đến năm 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc, mọi
người dân được truy cập internet băng thông rộng cáp quang với chi phí thấp, tỷ lệ dân số có tài khoản
thanh toán điện tử trên 80%.

7. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên; tăng


cường bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí
hậu, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai
Quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài nguyên, nhất là đất, nước, khoáng
sản, theo nguyên tắc thị trường. Đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách bảo đảm
đồng bộ, minh bạch các yếu tố thị trường để có khả năng vốn hóa các nguồn lực tài nguyên, phân bổ
hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Phát triển thị trường, đẩy mạnh thương mại hóa quyền sử dụng đất, tăng
cường đăng ký quyền sử dụng đất và áp dụng định giá đất theo thị trường bảo đảm công khai, minh
bạch. Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn hồ đập và ngăn chặn suy giảm tài nguyên nước; tăng
cường tích nước, điều tiết, quản lý, khai thác, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân. Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia thượng nguồn và các tổ
chức quốc tế trong việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước ở lưu vực các dòng sông xuyên
biên giới, nhất là sông Mê Kông và sông Hồng. Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả tài
nguyên, tái sử dụng, tái chế chất thải tương đương với các nước dẫn đầu trong khối ASEAN.
Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm và nâng
cao chất lượng đánh giá tác động môi trường, môi trường chiến lược. Kiểm soát an toàn, xử lý dứt điểm
ô nhiễm môi trường do hậu quả chiến tranh. Tăng cường giám sát, công khai đầy đủ, kịp thời thông tin và
nâng cao chất lượng môi trường không khí, có biện pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn, xử lý rác thải ở các
đô thị, khu vực đông dân cư. Cải thiện rõ rệt tình trạng ô nhiễm môi trường ở các đô thị, các cụm công
nghiệp, làng nghề, lưu vực sông, khu vực nông thôn.
Phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường. Xử lý dứt điểm các cơ sở gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Kiểm soát tốt các tác động đến môi trường của các dự án khai thác tài nguyên, chủ
động phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường (đặc biệt quan tâm đến những dự
án lớn, công nghệ phức tạp và có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao). Ngăn chặn suy thoái, tối ưu hóa các
mục đích sử dụng đất nông nghiệp. Bảo vệ, phát triển, nâng cao chất lượng rừng và tăng độ che phủ
rừng, nhất là duy trì độ che phủ rừng đầu nguồn; bảo vệ các khu bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học.
Đến năm 2030, diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 3 triệu hécta. Tăng cường và thực thi
nghiêm chế tài xử phạt vi phạm về môi trường. Thực hiện nguyên tắc đối tượng gây ô nhiễm môi trường
phải trả chi phí để xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; đối tượng được hưởng lợi
từ tài nguyên, môi trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường.
Chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế xanh, ít chất thải, giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính, cácbon thấp; khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng
tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất. Nâng cao tính chống chịu và khả năng thích ứng với
biến đổi khí hậu của hệ thống kết cấu hạ tầng và của nền kinh tế, thực hiện các giải pháp thông minh để
thích ứng trong nông nghiệp, thủy sản và phát triển rừng. Giảm thiểu những rủi ro do biến đổi khí hậu gây
ra, nhất là khô hạn tại Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, xâm nhập mặn, sạt lở tại đồng bằng sông Cửu Long,
lũ ống, lũ quét, sạt lở núi ở khu vực trung du, miền núi. Đến năm 2030, cơ bản đạt các mục tiêu phát triển
bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tỷ lệ cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng được xử lý đạt 100%; tỷ lệ chất thải nguy hại được tiêu hủy, xử lý đạt 98%, trong đó riêng tỷ
lệ chất thải y tế được xử lý đạt 100%; tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đã đi vào hoạt động có nhà
máy xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ tái sử dụng, tái chế chất thải rắn
sinh hoạt đạt trên 65%.

8. Củng cố, tăng cường quốc phòng, bảo đảm an ninh


quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; kiên quyết,
kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
Củng cố, tăng cường thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; tiếp tục
xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại,
ưu tiên hiện đại hóa một số quân chủng, binh chủng, lực lượng: hải quân, phòng không - không quân, tác
chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật, cảnh sát biển, tình báo, cơ yếu, an ninh, cảnh sát cơ động, kỹ thuật
nghiệp vụ, an ninh mạng và đấu tranh phòng, chống tội phạm công nghệ cao, tạo tiền đề vững chắc,
phấn đấu năm 2030, xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
hiện đại, vững mạnh về chính trị, nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, tuyệt đối trung
thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Tích cực, chủ động xây dựng kế hoạch, phương án tác chiến, nâng cao trình độ, khả năng sẵn sàng
chiến đấu bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và giữ vững ổn định chính
trị, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền số quốc gia trên không gian mạng trong
mọi tình huống. Xây dựng lực lượng dự bị động viên hùng hậu, chất lượng ngày càng cao; xây dựng dân
quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp, coi trọng lực lượng dân quân tự vệ biển và dân quân tự vệ ở các
địa phương trọng điểm.
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh trên
từng vùng lãnh thổ, trên các địa bàn chiến lược, biên giới, biển, đảo, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng
điểm. Thực hiện chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế biển và vùng ven biển gắn với bảo đảm quốc
phòng, an ninh, tăng cường xây dựng các khu kinh tế biển, xây dựng các chương trình hỗ trợ ngư dân
bám biển, đánh bắt xa bờ, tạo điều kiện cho việc phòng thủ, bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển.
Thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng, an ninh, nâng cao nhận thức, trách nhiệm, hành động của
toàn dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, củng cố quốc phòng, an ninh. Khai thác mọi nguồn lực, tiềm
năng, thế mạnh để xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Bổ
sung nội dung quốc phòng, an ninh trong quy hoạch các vùng, miền có tầm quan trọng chiến lược đối với
quốc phòng, an ninh. Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với kinh tế - xã hội. Xây dựng các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực phòng thủ vững chắc, đáp
ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Điều chỉnh, bổ sung, xây dựng các khu kinh tế - quốc phòng phù hợp với chiến lược, đề án về quốc
phòng, an ninh, tạo sức mạnh tổng hợp giữ vững ổn định chính trị - xã hội; bảo vệ vững chắc độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; góp phần gìn giữ
môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.
Đẩy mạnh đầu tư và ứng dụng khoa học, công nghệ trong nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; phát triển công
nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại, có trình độ khoa học - công
nghệ cao, là bộ phận quan trọng và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, chế tạo được một số
loại vũ khí có ý nghĩa chiến lược, từng bước bảo đảm vũ khí, trang bị cho lực lượng vũ trang. Tiếp tục
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị cho công tác quốc phòng, an ninh; xây dựng đồng
bộ hệ thống tổ chức phòng thủ dân sự, sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền
thống và phi truyền thống, bảo đảm phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa và hậu quả
chiến tranh; tăng cường công tác phòng, chống cháy nổ và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.
Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc dựa vào dân, thực hiện tốt công tác vận động quần chúng tạo
nền tảng xây dựng “thế trận lòng dân” gắn với xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh
nhân dân vững chắc; thiết lập thế trận an ninh liên hoàn bên trong với bên ngoài biên giới quốc gia và
trên không gian mạng; đặc biệt coi trọng an ninh mạng. Thường xuyên cảnh giác, nắm chắc, đánh giá,
dự báo sát, đúng tình hình, nhất là những vấn đề phức tạp nảy sinh; chủ động tham mưu, đề xuất với
Đảng, Nhà nước có đối sách phù hợp, xử lý kịp thời, có hiệu quả các tình huống. Tích cực phòng ngừa,
chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động
và các loại tội phạm; ngăn chặn âm mưu bạo loạn, khủng bố, phá hoại; giữ vững thế chủ động chiến
lược, bảo đảm an ninh, trật tự, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, không để hình thành tổ
chức chính trị đối lập trong nước.
Chủ động đấu tranh phòng, chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ”, phòng ngừa, ngăn chặn những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền
thông, an ninh mạng và an ninh xã hội. Xử lý hài hòa các vấn đề dân tộc, tôn giáo, bức xúc xã hội, không
để xảy ra các “điểm nóng”. Kịp thời phát hiện, chủ động xử lý có hiệu quả các vụ việc phức tạp về an
ninh, trật tự, gây bức xúc trong dư luận, củng cố niềm tin của nhân dân. Kịp thời đấu tranh trấn áp hiệu
quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao, các
băng nhóm tội phạm ma túy, có vũ trang, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; phấn đấu
giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí.
Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia gìn giữ hòa bình
của Liên hợp quốc. Chủ động phối hợp với các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn
đề an ninh phi truyền thống, tạo vành đai an ninh bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa. Tiếp tục hoàn thiện
chính sách, pháp luật về quốc phòng, an ninh phù hợp với hội nhập quốc tế và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc trong tình hình mới.

9. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, hội nhập và
vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Tiếp tục chủ động, tích cực đẩy mạnh công tác đối ngoại, bảo hộ công dân; tận dụng tối đa các cơ hội từ
quá trình hội nhập mang lại, nhất là các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; chú trọng nâng cao năng
lực hội nhập, đặc biệt là cấp vùng và địa phương, giải quyết tranh chấp thương mại và đầu tư quốc tế.
Kiên trì, kiên định đường lối độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; nâng cao khả năng
thích ứng năng động và linh hoạt xử lý hài hòa lợi ích quốc gia với quan tâm chung, tùy theo đối tượng,
vấn đề, thời điểm, phù hợp với luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử tại khu vực, trên tinh thần lợi ích
quốc gia - dân tộc là trên hết. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại, gắn chặt việc chủ động, tích cực hội
nhập quốc tế với tăng cường năng lực thể chế đồng bộ, hiện đại. Kết hợp chặt chẽ, hiệu quả công tác đối
ngoại của Đảng với ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân. Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa
phương, kết hợp chặt chẽ với đối ngoại song phương, thực hiện tốt các trọng trách quốc tế, nhất là trong
ASEAN, Liên hợp quốc và các khuôn khổ hợp tác ở châu Á - Thái Bình Dương. Duy trì hòa bình, an ninh,
an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên
cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao mức độ và chất lượng hội nhập quốc tế để mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn, công
nghệ, kiến thức và kỹ năng quản lý; nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và
sản phẩm; thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp trong nước, xác lập vị trí cao hơn trong chuỗi giá trị
toàn cầu; đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hẹp khoảng cách phát triển so với các nước phát triển hơn
trong khu vực và thế giới.
Thực hiện nghiêm các cam kết quốc tế và các hiệp định thương mại đã ký kết. Tranh thủ môi trường
quốc tế thuận lợi để nâng cao năng lực hội nhập và mức độ hưởng lợi từ hội nhập, có đóng góp xứng
đáng vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường khu vực và thế giới.
Xây dựng nền ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm
trung tâm phục vụ. Bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân Việt Nam trong
các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ truyền thông mới, mạng xã hội trong thông tin
đối ngoại và đấu tranh dư luận.

10. Tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động;
đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, tạo đột phá trong cải cách hành
chính
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nâng cao năng lực, hiệu quả
quản lý, điều hành và năng lực kiến tạo phát triển. Đẩy nhanh tiến độ ban hành các luật trực tiếp triển
khai thi hành Hiến pháp năm 2013. Xác định rõ hơn vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
các cơ quan nhà nước, thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
Nhà nước, thị trường và xã hội. Đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả
tổ chức thi hành pháp luật, xây dựng được hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai,
minh bạch, ổn định, có sức cạnh tranh quốc tế lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân
là trung tâm, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững kinh tế, xã hội và quốc
phòng, an ninh trong điều kiện mới. Nhà nước quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch và các công cụ điều tiết trên cơ sở các quy luật thị trường. Tăng cường công tác
giám sát, chủ động điều tiết, giảm các tác động tiêu cực của thị trường, không can thiệp làm sai lệch các
quan hệ thị trường. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật, thể chế và các
chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Chú trọng quản lý phát triển xã hội; thực hiện ngày càng tốt hơn an
sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ và trợ giúp các đối tượng dễ bị tổn thương trong nền kinh tế thị
trường. Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an ninh kinh tế.
Thực hiện tốt chức năng quản lý, phát triển mạnh nguồn nhân lực và hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã
hội đáp ứng yêu cầu phát triển. Quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản quốc gia, thực hiện tốt chức năng
chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Hoàn thiện hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo
hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Đẩy mạnh việc chuyển
giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Phát triển thị trường dịch
vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các loại hình kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ công; kiểm soát
độc quyền và bảo vệ người sử dụng.
Tập trung xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp,
hiện đại, trong sạch, vững mạnh, bảo đảm công khai, minh bạch, quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu
lực, hiệu quả. Tiếp tục thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành
chính quốc gia. Hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền các cấp gắn với tinh giản biên chế, bảo đảm
hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ tập trung vào quản lý vĩ mô, nâng cao chất lượng xây dựng thể
chế, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Tăng cường năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách
trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh và hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân
quyền, ủy quyền, bảo đảm quản lý thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động; đồng thời phát huy tính chủ
động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền
lực. Mở rộng dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương.
Xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Hoạt động tư pháp có trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân. Tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật của người dân và
doanh nghiệp. Phát triển hoạt động dịch vụ pháp lý và các thiết chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án.
Nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp, thi hành án trong lĩnh vực dân sự hành
chính, đầu tư, kinh doanh, thương mại và bảo vệ người tiêu dùng.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tính chuyên nghiệp cao, có năng lực sáng tạo dựa
trên cơ chế cạnh tranh về tuyển dụng, chế độ đãi ngộ và đề bạt; có phẩm chất đạo đức tốt và bản lĩnh
chính trị vững vàng. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu; có cơ chế khuyến khích,
khơi dậy tinh thần cống hiến vì đất nước, tạo động lực và áp lực để mọi cán bộ, công chức, viên chức
hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao, tận tụy phục vụ nhân dân; có cơ chế bảo vệ cán bộ đổi mới,
sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Cải cách cơ bản chế
độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện kiên trì, kiên quyết, có hiệu quả cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Nâng cao hiệu quả công tác giám
sát, thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển. Không hình sự hóa các mối quan
hệ kinh tế, hành chính, dân sự. Phát huy đúng vai trò giám sát, phản biện xã hội, các hình thức tự quản
của cộng đồng, các phương thức hòa giải cấp cơ sở. Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát huy vai trò của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và các cơ quan thông tin đại
chúng trong quá trình hoạch định chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong việc phát
hiện, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 là nhiệm vụ trọng tâm của
toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành từ Trung ương đến cơ sở. Phải tập trung làm tốt
các việc sau đây:
1. Các cấp ủy đảng, các đảng đoàn, ban cán sự đảng chỉ đạo quán triệt sâu sắc nội dung Chiến lược
trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, các cấp, các ngành và tăng cường sự lãnh đạo, tạo sự thống nhất
cả về nhận thức và hành động trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược.
2. Đảng đoàn Quốc hội chỉ đạo việc xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật và giám sát việc thực hiện
Chiến lược.
3. Ban Cán sự Đảng Chính phủ chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hành động, các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo đảm phát huy lợi thế và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của đất
nước. Chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các đột phá chiến lược, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hằng năm và các chương
trình quốc gia. Xây dựng cơ chế và đưa vào nền nếp việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát,
đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chiến lược, khi xuất hiện những vấn đề cần đổi mới mà chưa có chủ
trương, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định việc thực hiện thí điểm.
5. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng cơ chế để
phát huy vai trò của nhân dân trong việc thực hiện và giám sát thực hiện Chiến lược.

[1] Năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
[2] Năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam.
[3] Theo đánh giá lại quy mô nền kinh tế của Tổng cục Thống kê, GDP năm 2019 là 332 tỉ USD, GDP
bình quân đầu người là 3.442 USD, năm 2020 đạt 343,6 tỉ USD (khoảng 8 triệu tỉ đồng) và GDP bình
quân đầu người đạt 3.521 USD. Các chỉ tiêu kinh tế tính toán cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2021- 2030 và Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 căn cứ vào số liệu đã
được đánh giá lại.
[4] Năm 2019, HDI của Việt Nam đạt mức 0,704, thuộc nhóm nước có HDI cao của thế giới.
[5] So với kịch bản phát triển thông thường (kịch bản không có hành động chủ đích để giảm nhẹ phát
thải).
[6] Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới.
[7] Năm 2020, giá trị gia tăng công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân đầu người đạt trên 900 USD.
[8] Công nghiệp công nghệ thông tin bao gồm: công nghiệp phần cứng điện tử - viễn thông, công nghệ
thông tin; an toàn thông tin, phần mềm, dịch vụ và nội dung số.
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ
CƯỜNG VÀ KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC
PHỒN VINH, HẠNH PHÚC
Phần thứ nhất
TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG, KHÁT VỌNG PHÁT
TRIỂN
ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH, HẠNH PHÚC
1. Sự hình thành tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự
lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Vấn đề độc lập cho dân tộc và khát vọng tự do cho nhân dân là xuất phát điểm, là nguồn gốc của tư
tưởng Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, được
nuôi dưỡng bởi những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, có sự tiếp thu các tinh hoa văn hóa nhân
loại.
Sinh thời trong cảnh nước nhà bị nô dịch, lầm than, người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã sớm thức
tỉnh, đau đáu nỗi niềm cứu nước, cứu dân. Người chọn hướng đi sang các nước tư bản phương Tây tìm
hiểu sự thật đằng sau khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”, xem người ta làm thế nào rồi trở về giúp
đồng bào mình. Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, Người bắt đầu chuyến hành trình trên con tàu
Amiral Latouche Tresville, mang theo khát vọng cháy bỏng: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc
tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”[1]. Điều này sớm đã thể hiện tư
tưởng, ý chí tự lực, tự cường và một khát vọng lớn, mang tầm nhìn thời đại của lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Sinh sống và làm việc tại nhiều nước tư bản phương Tây đã giúp Nguyễn Tất Thành nhận thức và vạch
rõ bản chất của chủ nghĩa tư bản: Ở đâu đâu đế quốc tư bản thực dân cũng dã man, tàn bạo, cũng đầy
rẫy những quan hệ phi nhân tính; ở đâu đâu những người lao động nghèo khổ, bần cùng cũng là bạn bè,
anh em, đồng chí của nhau, họ phải được tập hợp lại, đứng lên đấu tranh giải phóng.
Tháng 7 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc[2] đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và
vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin. Luận cương của Lênin đã giúp Người giải đáp những vấn đề cơ bản về
con đường giải phóng dân tộc mà Người tìm kiếm bấy lâu. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[3]. Tháng 12/1920, Người
đã gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, đánh dấu sự chuyển biến
mang tính bước ngoặt trong tư tưởng của Người từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.
Sau khi xác định con đường cứu nước theo cách mạng vô sản, Người tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác
– Lênin về trong nước. Người đã mang đến một luồng gió mới về đấu tranh cách mạng đối với nhân dân
Việt Nam, nhân dân các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc, khơi dậy trong họ tinh thần đoàn kết đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân, thổi bùng ngọn lửa đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản ở nước
ta trong những năm 30 của thế kỷ XX, đưa tới sự ra đời của chính đảng vô sản Việt Nam[4], mở ra thời
đại rực rỡ của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, với những dấu ấn lịch sử và tầm vóc
thời đại.
Ý chí tự lực, tự cường và khát vọng về quyền sống chân chính của dân tộc đã bồi đắp tư tưởng, sự
nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và lan tỏa trong mọi giai tầng xã hội Việt Nam. Nói cách khác,
chính chủ nghĩa yêu nước, khát vọng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước “đàng hoàng”, “to đẹp” đã
đưa Người đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đặt nền móng cho sự phát triển tư tưởng mácxít ở Việt Nam, tạo
ra những điều kiện căn bản, tiên quyết đưa đến những thành công của cách mạng nước nhà.

2. Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về ý chí tự lực, tự cường
2.1. Ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan
điểm độc lập trong quan hệ quốc tế
Hầu hết các đảng cộng sản ở Châu Âu đều có quan điểm rằng, cách mạng ở các thuộc địa phụ thuộc
vào cách mạng ở các nước tư bản (chính quốc), cách mạng ở các nước thuộc địa không thể thắng lợi khi
cách mạng vô sản ở chính quốc chưa thắng lợi. Nguyễn Ái Quốc không tán thành quan điểm đó. Người
cho rằng, với ý chí, khát vọng đấu tranh mãnh liệt, bất khuất vì độc lập, tự do, cách mạng ở các nước
thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách
mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không.
Người cũng chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa cách mạng ở thuộc địa và cách mạng ở chính quốc.
Người ví mối quan hệ đó như hai cánh của một con chim. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân
Pháp”, vạch trần bản chất của chủ nghĩa tư bản thực dân giống con đỉa có hai vòi, một vòi bám vào giai
cấp vô sản ở các nước tư bản, vòi kia hút máu các dân tộc thuộc địa, Người khẳng định muốn tiêu diệt
nó, phải cắt cả hai cái vòi, muốn vậy phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cách mạng thuộc địa và cách
mạng chính quốc.
Hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc luôn chú trọng đưa ra đề nghị Quốc tế Cộng sản đặt
đúng vị trí, vai trò của cách mạng thuộc địa trong phong trào cách mạng vô sản thế giới, tích cực giúp đỡ
cách mạng thuộc địa về lý luận và phương pháp đấu tranh, đào tạo cán bộ cho các dân tộc thuộc địa, cổ
vũ và hướng dẫn phong trào cách mạng thuộc địa phát triển đúng hướng, có khả năng tự giải phóng
mình.
Thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc theo con đường chủ nghĩa MácLênin, lãnh tụ Nguyễn Ái
Quốc nêu rõ quyết tâm, ý chí, phương pháp cách mạng, thể hiện sâu sắc quan điểm tự lực, tự cường
trong đấu tranh cách mạng: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng: trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh
họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”[5].

2.2. Ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng
Ý chí tự lực, tự cường trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã giúp Người thấy rõ sức mạnh
của chủ nghĩa dân tộc chân chính, bao gồm chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, tạo nên sức mạnh
to lớn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới đứng lên chống đế quốc, thực dân. Từ thực tế xã hội Việt
Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Người viết: “Chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước. Chính
nó đã gây nên cuộc nổi dậy chống thuế năm 1908, nó dạy cho những người culi biết phản đối, nó làm
cho những người “nhà quê” phản đối ngầm trước thuế tạp dịch và thuế muối... nó đã thúc giục thanh niên
bãi khoá, làm cho những nhà cách mạng trốn sang Nhật Bản, làm vua Duy Tân mưu tính khởi nghĩa”[6].
Theo Người, nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của
toàn dân tộc. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh (1927), Người viết: “chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi
thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”[7]. Nêu cao tinh
thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình
đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng
hòa bình thế giới”. Người nhấn mạnh vấn đề có tính nguyên tắc: “Muốn người ta giúp cho, thì trước mình
phải tự giúp lấy mình đã”[8].
Ở một nước thuộc địa như Việt Nam, đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp trở thành vấn đề sống còn,
ngọn cờ giải phóng dân tộc phải giương cao hơn hết thảy. Trong cuộc đấu tranh đó, chủ nghĩa yêu nước
và tinh thần dân tộc được coi là nền tảng căn bản, có thể huy động, tập hợp được hết thảy các giai tầng
xã hội đoàn kết trên một mặt trận, đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như bảo vệ vững chắc nền độc
lập đó. “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh niên, Tân Việt, v.v. để kéo
họ đi vào phe vô sản giai cấp”[9].
Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939), Đảng ta khẳng định chủ trương thành lập Mặt trận thống
nhất dân tộc phản đế Đông Dương, liên hiệp tất cả các dân tộc, giai cấp, đảng phái, giành độc lập dân
tộc, xây dựng hình thức Nhà nước cộng hòa, dân chủ “Chính phủ chung cho tất cả các tầng lớp dân
chúng”. Nghị quyết Trung ương nêu rõ: “Công nông phải đưa cao cây cờ dân tộc lên, vì quyền lợi sinh
tồn của dân tộc mà sẵn sàng bắt tay với tiểu tư sản và những tầng lớp tư sản bổn xứ, trung tiểu địa
chủ”[10].
Ngay sau khi trở về nước, Lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì Hội nghị Trung ương 8 (1941). Ngoài những chủ
trương lớn về giải phóng dân tộc, nhiệm vụ cách mạng chủ yếu, Hội nghị còn chủ trương thành lập Mặt
trận Việt Minh, tập hợp đoàn kết rộng rãi toàn dân tộc với các tổ chức, đoàn thể cứu quốc, thống nhất ý
chí, hành động trong toàn Đảng, toàn nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là minh chứng
sống động nhất về sức mạnh dân tộc, mà chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, kết hợp chủ nghĩa quốc
tế trong sáng là nhân tố quy tụ, thúc đẩy, hòa quyện, kết tinh mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, sức
mạnh của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam, kiên cường đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng
và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

2.3. Ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của
cách mạng
Điều kiện trước hết là phải có một Đảng cách mệnh, “để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững
cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải
có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có
chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”[11].
Mùa Xuân năm 1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, thông
qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên do Người soạn thảo. Cương lĩnh ngắn gọn, rõ ràng và thể hiện tinh
thần độc lập, tự chủ, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam, nhấn mạnh đấu tranh giải phóng dân
tộc, chống chủ nghĩa đế quốc thực dân và chế độ phong kiến đã suy tàn, thực hiện mục tiêu chiến lược:
“Làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập”, “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng
để đi tới xã hội cộng sản”[12]. Sự ra đời của Đảng đánh dấu bước ngoặt đặc biệt quan trọng trong tiến
trình cách mạng dân tộc, trở thành nhân tố tiên quyết, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam,
dẫn dắt, tập hợp và lãnh đạo nhân dân từng bước đấu tranh, chuẩn bị các điều kiện mọi mặt, đưa tới sự
thành công của cách mạng.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, ngày 28/01/1941, lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về Tổ quốc, trực tiếp
lãnh đạo phong trào cách mạng. Tại Hội nghị Trung ương 8, Người cùng Trung ương Đảng quyết định
những vấn đề lớn của cách mạng như hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, xử lý đúng đắn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai
cấp, lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, quyết tâm giành cho được độc lập dân tộc.
Người chỉ ra các nhiệm vụ quan trọng, cần kíp về việc chuẩn bị các điều kiện đảm bảo sự thắng lợi của
cách mạng, như: xây dựng lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang);
căn cứ địa cách mạng; tập dượt cho quần chúng đấu tranh, xác định phương pháp đấu tranh khởi nghĩa
từng phần đến Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; chuẩn bị bộ máy tổng khởi nghĩa giành chính quyền
khi thời cơ chín muồi và dự kiến các công việc sau khi giành được chính quyền.
Nhờ có sự chủ động, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, chỉ trong vòng 15 ngày Cách mạng tháng Tám (1945)
diễn ra mau lẹ, ít đổ máu, giành thắng lợi hoàn toàn trên cả nước, đập tan chế độ thực dân thống trị
nước ta hơn 80 năm, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại ngót nghìn năm, khai sinh nền dân chủ
cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải
phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi này thể hiện việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin ở một nước thuộc địa, khẳng định
đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng, tinh thần, ý chí tự lực, tự cường của toàn dân tộc theo tư
tưởng của Bác. Tư tưởng tự lực, tự cường, chủ động chuẩn bị chu đáo các điều kiện cách mạng tiếp tục
được phát triển và khẳng định trong các giai đoạn cách mạng sau, đưa tới thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954), kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975), trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước (1975- nay), đặc biệt trong 35 năm đổi mới (1986- nay).

2.4. Ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của
Nhân dân
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân nhưng không phải ở đâu và bất cứ lúc nào quần
chúng nhân dân cũng làm được cách mạng. Muốn làm được cách mạng, quần chúng nhân dân phải
được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của
mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức
mạnh cách mạng.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, “Nhân dân” là phạm trù cao quý nhất. Người nói: “Trong bầu trời không gì
quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”[13]. Người
khẳng định, dân khí mạnh thì binh lính nào, súng ống nào cũng không địch nổi. “Nếu lãnh đạo khéo thì
việc gì khó khăn mấy và to lớn mấy, nhân dân cũng làm được”[14].
Trong giai đoạn vận động giải phóng dân tộc, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh phải động viên lực
lượng của toàn dân, có dân là có tất cả. Khi thời cơ cách mạng chín muồi (8/1945), Người đã gửi Thư
kêu gọi tổng khởi nghĩa trong cả nước. Người nêu rõ: “Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận
mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta... Chúng
ta không thể chậm trễ. Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên!” . Sức
[15]

mạnh toàn dân được huy động và hiện diện to lớn, tạo nên thành công vĩ đại của Cách mạng Tháng
Tám.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), trong hoàn cảnh thực dân Pháp rắp tâm xâm lược nước
ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, thôi thúc nhân dân ta đứng lên đứng
lên đấu tranh, quy tụ sức mạnh toàn dân trong thế trận chiến tranh nhân dân, chống thực dân Pháp nhằm
giữ vững nền độc lập dân tộc: “Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ
người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên
đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì
dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”[16].
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975), đương đầu với kẻ thù có sức mạnh số một
thế giới về kinh tế và quân sự, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta
lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền
Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp
tục chiến đấu, quét sạch nó đi”[17].
Vai trò và sức mạnh của nhân dân luôn được Đảng ta trân trọng, phát huy cao độ trong công cuộc trường
kỳ kháng chiến, cũng như trong trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ đất nước kể từ khi hòa bình lập lại đến
nay, tạo nên những thành tựu vô cùng quan trọng trên các phương diện đời sống xã hội, đem lại những
giá trị kinh tế– xã hội, những thay đổi lớn lao về diện mạo đất nước trong tiến trình thực hiện mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ hằng mong ước.

2.5. Ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc
Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyết tâm bảo vệ và giữ vững độc lập dân tộc, “nhất định không chịu mất
nước, không chịu làm nô lệ”, “không có gì quý hơn độc lập tự do”, thể hiện rất rõ khi Tổ quốc bị lâm nguy,
khi dân tộc phải đương đầu với những kẻ thù có sức mạnh kinh tế - quân sự vào hàng cường quốc thế
giới, chống lại âm mưu áp đặt chế độ áp bức, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc thực dân.
Ngay sau khi nền độc lập ra đời, đất nước ta đã phải chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến không thể tránh
khỏi. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Chúng ta muốn hoà bình,
chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng
quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất
nước, nhất định không chịu làm nô lệ”[18].
Nhờ phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc, quyết tâm vừa kháng chiến vừa kiến quốc, chúng ta
càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, làm nên chiến thắng Điện Biên phủ “lừng lẫy năm châu,
chấn động địa cầu”, chiến thắng của ý chí, khát vọng độc lập và khí phách Việt Nam.
Lịch sử tiếp tục chứng kiến những thách thức cam go về ý chí và khát vọng độc lập dân tộc qua cuộc đối
đầu lịch sử giữa dân tộc Việt Nam và đế quốc Mỹ. Trước một cuộc chiến tranh khốc liệt, trường kỳ, Chủ
tịch Hồ Chí Minh nêu cao quyết tâm trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Người nói: “Phải giành
thắng lợi quyết định trong một thời gian, ta không nói mấy năm, mấy tháng, mấy ngày, nhưng trong một
thời gian càng ngắn càng tốt”[19].
Khích lệ, thôi thúc ý chí đấu tranh đến ngày đất nước toàn thắng, thống nhất trong mỗi người dân, Người
chỉ rõ: “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng,
quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc. Hễ còn một tên
xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”[20].
Tin tưởng vào sự tất thắng của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, trong bản Di
chúc, Người khẳng định: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ hy sinh
nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”[21].
Chiến thắng lịch sử 30/4/1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước một lần nữa khẳng định ý chí
tự lực, tự cường, quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc
Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục được Đảng ta phát huy trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa từ sau giải phóng đến nay.

3. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
3.1. Xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, với cương vị là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn xây dựng đất nước giàu mạnh, mang lại tự do, ấm no,
hạnh phúc cho nhân dân. Tư tưởng của Người đã được nhấn mạnh tại Đại hội II của Đảng (1951): Xây
dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, phú cường. Người nhiều lần nhắc nhở:
“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[22].
Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ ngày 03/9/1945, Người đã nêu lên những nhiệm vụ
cấp bách của chính quyền đó là diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Nói cách khác, tập trung giải
quyết hai vấn đề trọng yếu: phục hồi và phát triển nội lực đất nước; đối ngoại linh hoạt tránh nguy cơ
ngoại xâm, kéo dài thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
Trong các nhiệm vụ và giải pháp cấp bách đó, Người đặc biệt chú trọng việc nâng cao dân trí, phục vụ
công cuộc xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh. Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước Việt Nam độc lập (05/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cổ vũ, khích lệ: “Non sông Việt
Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[23].
Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ, trước đây thực dân Pháp cai trị đã thực hiện chính sách ngu dân để dễ lừa
dối, bóc lột dân ta, có tới 95% đồng bào ta không biết chữ. “Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập.
Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí”[24]. Nạn thất học,
kém hiểu biết là một cản trở lớn cho sự phát triển của đất nước và dân tộc. Người kêu gọi: “...Mọi người
Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham
gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[25].
Bên cạnh việc nâng cao dân trí, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng chỉ ra nhiệm vụ quan trọng trong kiến thiết
đất nước là bồi dưỡng nhân tài. “Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm
nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng ngày càng phát triển
càng thêm nhiều”[26].
Xuyên suốt hai cuộc trường chinh kháng chiến chống lại các thế lực đế quốc thực dân Pháp và Mỹ,
đường lối kiến thiết đất nước, từng bước hiện thực hóa vọng xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh,
cường thịnh luôn được Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cách cụ thể, phù hợp, sáng tạo
và quyết liệt[27].
Trước lúc đi xa, trong Di chúc Người bày tỏ điều mong muốn cuối cùng, cũng là khát vọng tột bậc: “Toàn
Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân
chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”[28].
Những tư tưởng, khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về một Việt Nam hùng cường tiếp tục được toàn
Đảng, toàn dân tộc từng bước hiện thực hóa trong công cuộc xây dựng đất nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa, công cuộc đổi mới phát triển đất nước trong 35 năm qua và trong những chặng đường tiếp
theo. Kết quả, thành tựu đem lại “rất quan trọng, khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật”[29], như Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng đã khẳng định: “Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và
uy tín quốc tế như ngày nay”[30].

3.2. Thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng
cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho Nhân dân
Hồ Chí Minh ngay từ khi ra đi tìm đường cứu nước đã mang khát vọng lớn lao: Độc lập cho Tổ quốc, tự
do, hạnh phúc cho đồng bào. Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm
sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo
mặc, ai cũng được học hành”[31].
Khi nước nhà độc lập, khát vọng ấm no, hạnh phúc của nhân dân trở thành động lực và mục tiêu hành
động của toàn Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong tư tưởng của Người, hạnh phúc của
người dân đơn giản là quyền sống, từ đó phát triển một dân tộc, một quốc gia hạnh phúc. Đó là một xã
hội do nhân dân lao động làm chủ, bình đẳng, không có chế độ người bóc lột người, “một xã hội hoàn
toàn mới mẻ, đầy tính nhân văn, “đưa quần chúng đến một cuộc sống xứng đáng, vẻ vang và ngày càng
phồn vinh, làm cho mọi người lao động có một Tổ quốc tự do, hạnh phúc và hùng cường, hướng tới
những chân trời tươi sáng”[32].
Trong quá trình xây dựng đất nước, Người rất coi trọng các chính sách kinh tế nhằm đạt tới sự ổn định
và phát triển xã hội, đem lại hạnh phúc cho con người. Người khẳng định Ðảng ta, Nhà nước ta từ nhân
dân mà ra, vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ của nhân dân, không có lợi ích nào khác lợi ích
của nhân dân.
Cả cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hiến dâng trọn vẹn cho cách mạng, “chỉ có một mục
đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”[33]. Trong Di chúc, Người dặn dò:
“Đảng, Chính phủ và đồng bào phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời phải mở
những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần “tự lực cánh sinh”[34]. Mong muốn
của Người là ai ai cũng được góp công sức vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc và được hưởng thành
quả do cách mạng mang lại.
Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho Nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương
mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư
tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.

3.3. Xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch với
sự đồng lòng của Chính phủ và người dân
Hiện thực khát vọng đất nước phồn vinh, hạnh phúc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải xây dựng chế độ
chính trị dân chủ, tiến bộ, thật sự vì dân, xây dựng đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội văn minh, tiến bộ
với những giá trị đạo đức tốt đẹp. Muốn vậy, phải xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, có kế hoạch
thực hiện với sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.
Đất nước giành được độc lập, vấn đề kiến thiết, phát triển kinh tế - xã hội trở nên cấp thiết. Ngày
31/12/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 78 về việc thiết lập “Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến
thiết” của Chính phủ. Phát biểu trong phiên họp đầu tiên của Ủy ban ngày 10/01/1946, Hồ Chí Minh mong
muốn mọi người “đem tài năng tri thức lo bồi bổ về mặt kinh tế và xã hội”, “Làm cho dân có ăn. Làm cho
dân có mặc. Làm cho dân có chỗ ở. Làm cho dân có học hành”.
Trong thư gửi các giới công thương Việt Nam, Người viết: “Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức
hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà, thì giới Công-Thương phải hoạt động để
xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm
giúp giới Công-Thương trong công cuộc kiến thiết này”[35]. Người nhấn mạnh, nền kinh tế quốc dân
thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công nghiệp, thương nghiệp thịnh vượng. Các nhà
công nghiệp, thương nghiệp hãy cùng đem vốn vào làm những công cuộc ích quốc lợi dân.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển
nông nghiệp”, “Chúng ta phải quý mỗi tấc đất như một tấc vàng”[36]. Người khuyến khích: “Trong công
cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn.
Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông
nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã”[37].
Theo Người, “muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển công nghiệp nhưng đồng thời cũng phải
phát triển nông nghiệp, vì hai ngành đó khăng khít với nhau... Nếu ngành công nghiệp phát triển mà
ngành nông nghiệp không phát triển thì khập khễnh như người đi một chân”[38]. Xuất phát từ điều kiện
nước ta, sản xuất nông nghiệp có một vị trí hết sức quan trọng, Người chủ trương phải cải tạo và phát
triển nông nghiệp thì mới có cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác, để tạo điều kiện cho việc công
nghiệp hóa nước nhà.
“Nhân dân ta, đặc biệt là công nhân và nông dân ta, phải hăng hái thi đua yêu nước, thực hiện khẩu hiệu:
làm nhiều, nhanh, tốt, rẻ”[39]. “Tự lực cánh sinh, tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”[40]. Có sự chung
sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn xã hội, như vậy mới phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng thắng lợi.

3.4. Phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa,
thu hút đầu tư nước ngoài
Vấn đề nội lực dân tộc là một điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Với tinh thần “đem sức ta mà
tự giải phóng cho ta”, ngay khi thời cơ đến, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sức
mạnh nội lực của hơn 20 triệu người dân Việt Nam đã được phát huy, làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc
Cách mạng Tháng Tám, giành chính quyền về tay nhân dân.
Sau ngày nền độc lập ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Tự lúc giành quyền độc lập đến nay, xứ
Việt Nam ta vẫn hết sức cố gắng để một mặt yên nội trị, một mặt gây thực lực chống xâm lăng và tranh
thủ ngoại giao được thắng lợi. Sức cố gắng ấy đã đem lại cho chúng ta những kết quả khả quan”[41].
Điều này đã nói lên tinh thần, quan điểm, đường lối của Đảng và Bác Hồ trong xây dựng và bảo vệ đất
nước là phát huy tối đa các nguồn lực bên trong, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, có chính sách mở cửa,
hỗ trợ phát triển nền kinh tế nhằm tạo nội lực dân tộc vững mạnh.
Người tuyên bố: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách mở cửa và
hợp tác trong mọi lĩnh vực”, “Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đầu tư của các nhà tư bản,
nhà kỹ thuật nước ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình”[42].
Quan điểm của Người trong việc mở cửa, hợp tác quốc tế không chỉ nhằm mục đích nhận được sự giúp
đỡ của bạn bè quốc tế, mà thông qua đó thu hút ngoại lực, thu hút đầu tư, tạo ra những điều kiện phát
huy tiềm năng của đất nước, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân. Các nước bạn giúp ta
cũng như thêm vốn cho ta, do vậy phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ bên ngoài. Ta phải khéo
dùng cái vốn ấy để bồi bổ lực lượng, phát triển khả năng của ta, tức là có thêm điều kiện để tự lực cánh
sinh.
Ngay từ cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ vấn đề này trong đường
lối kháng chiến, đường lối kiến thiết đất nước.
 
Người chỉ rõ phải phát triển toàn diện kinh tế từ nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp tới phát triển
dịch vụ, mở rộng giao lưu kinh tế với các nước, trước hết là các nước anh em, các nước xã hội chủ
nghĩa. Suốt cuộc kháng chiến, mặc dù tình hình thế giới diễn biến phức tạp, song Người vẫn cố gắng mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước bạn cho sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. “Cuộc kháng chiến lâu dài của chúng ta được thắng lợi là do nơi chúng ta
động viên kinh tế được thành công, vì chúng ta có biết động viên kinh tế một cách khôn khéo, thực lực
của chúng ta mới được đầy đủ và bền bỉ”[43].
Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ý chí tự lực, tự cường được khơi dậy mạnh mẽ trong toàn
Đảng và nhân dân hai miền Nam – Bắc nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ thống nhất đất nước, bảo
toàn nền độc độc lập, đưa cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thời gian này, chúng ta tiếp tục
nhận được rất nhiều sự ủng hộ, giúp đỡ từ các nước anh em và bè bạn quốc tế. Điều này một lần nữa
khẳng định quan điểm, đường lối đúng đắn của Đảng và Bác về coi trọng nội lực, khéo léo tranh thủ, tận
dụng ngoại lực, xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.

3.5. Luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận
vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều,
máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra trên cơ sở
nhận thức khoa học, đúng đắn lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, phù hợp với thực tiễn đất nước. Từ thực
tiễn, hoàn cảnh nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, lại trải qua chiến tranh, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cho rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội “không thể làm mau được mà phải làm dần dần”, “làm sao cho dân
giàu nước mạnh”[44].
Độc lập, sáng tạo trong tư duy, quan điểm, chủ trương và hành động là phong cách nổi bật của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Theo Người, xây dựng, phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi Việt
Nam phải có cách làm, bước đi và biện pháp thích hợp. “Ta không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong
tục tập quán khác, có lịch sử địa lý khác… ta có thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”[45].
Chúng ta phải học tập kinh nghiệm các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách sáng
tạo. Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lênin để dùng lập trường, quan điểm,
phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách
đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật
phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của
cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta[46].
Những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị chỉ đạo thực tiễn và nghiên cứu lý luận về sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở, nền tảng tư tưởng
đặc biệt quan trọng để Đảng đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy
luật khách quan, hoạch định đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) và lãnh đạo sự
nghiệp đổi mới trong các giai đoạn cách mạng để Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc
tế như ngày nay.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

Phần thứ hai


ĐẨY MẠNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO
ĐỨC,
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH VỀ Ý CHÍ TỰ LỰC, TỰ
CƯỜNG VÀ
KHÁT VỌNG PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC PHỒN VINH,
HẠNH PHÚC
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
 

1. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn
vinh, hạnh phúc
Từ thuở bình minh, sơ khai trong lịch sử dân tộc, các thế hệ ông cha ta sớm đã hình thành ý chí, khát
vọng phát triển quốc gia, dân tộc. Trải qua quá trình lịch sử, ý chí, khát vọng độc lập và hùng cường dân
tộc đã được nuôi dưỡng, hun đúc trở thành giá trị truyền thống, lẽ sống và sức mạnh Việt Nam, là cơ sở
để khơi dậy, phát huy, nhân lên sức mạnh tổng thể, sự nỗ lực của cả dân tộc trong tiến trình xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Từ thời các vua Hùng dựng nước, đến Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa “đền nợ nước, trả thù nhà”, ước
vọng của Triệu Thị Trinh “đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn”... Hay qua lời tuyên ngôn “Nam quốc
sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi,
những chiến thắng vang dội 20 vạn quân Thanh dưới thời đại Quang Trung...
Kế thừa truyền thống lịch sử - văn hóa của dân tộc, tinh thần độc lập tự chủ, ý chí tự lực, tự cường và
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc ở Hồ Chí Minh luôn bắt nguồn từ nhận thức đúng
đắn về con người, hạnh phúc của người dân, của quốc gia dân tộc, ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế
giới nói chung.
Người quan niệm chủ nghĩa xã hội là chế độ tốt nhất mang lại hạnh phúc cho mọi người. Hạnh phúc ấy
do chính con người tạo dựng với sự lãnh đạo, định hướng của đảng cộng sản, đảng cách mạng chân
chính. Hạnh phúc ấy bắt đầu từ những mục tiêu căn bản nhất, mọi người đều thoát cảnh đói nghèo,
được ăn, ở, học hành, có đời sống văn hóa vật chất, tinh thần tốt đẹp, lành mạnh. Từ hạnh phúc căn bản
đó mà tạo ra từng gia đình hạnh phúc, nhân rộng thành cộng đồng hạnh phúc, đất nước phồn vinh, hạnh
phúc.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng dân tộc đã đạt nhiều kỳ tích chói lọi,
làm nên Cách mạng tháng Tám, khai sinh nền độc lập, mở ra thời đại mới, kỷ nguyên mới độc lập dân
tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, khẳng định sự lựa chọn con đường cách mạng của Đảng và dân tộc ta là
đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan, thực tiễn đất nước và xu hướng phát triển của thời đại.
Hiện nay, công cuộc đổi mới đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao, mà một trong những nguyên
nhân căn bản là do chúng ta biết quy tụ, khơi dậy, phát huy ý chí tự cường và khát vọng phát triển của
toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành nguồn sức mạnh nội sinh to lớn, tiếp tục phục vụ đắc
lực sự nghiệp cách mạng dân tộc trong giai đoạn mới.
Bài học kinh nghiệm quý giá của công cuộc đổi mới chính là dựa vào sức dân, phát huy tinh thần và ý chí
khát vọng của nhân dân trong xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường hòa bình. Thành
tựu của công cuộc đổi mới trên các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội đã thể hiện rõ nét hiệu quả của việc phát
huy ý chí, khát vọng phát triển đất nước của toàn nhân dân ta, dân tộc ta.
Điều này đã được Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh
tế được nâng lên. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần. Đất nước ta chưa
bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Có thể nói, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã và đang, tiếp tục là điểm tựa quan trọng để
Đảng và Nhà nước ta hoạch định đường lối chiến lược phát triển đất nước trong bối cảnh quốc tế hiện
nay, tiếp tục dẫn dắt dân tộc tiến bước trên con đường phát triển và tiến bộ xã hội.

2. Bối cảnh thời đại và yêu cầu đặt ra phải phát huy ý chí tự lực, tự
cường, khát vọng phát triển đất nước của toàn dân tộc
Đại hội XIII của Đảng đã chỉ rõ, tình hình thế giới “tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó
lường”. Đáng chú ý là vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng cũng đang bị đe
dọa bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, vấn đề cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế,
chiến tranh thương mại diễn ra gay gắt…
Trong bối cảnh thế giới phát triển phụ thuộc lẫn nhau, lợi ích quốc gia, dân tộc là nhân tố quyết định để
mỗi quốc gia dân tộc tham gia vào các mối quan hệ quốc tế, hội nhập quốc tế thành công. Ngoài tiềm lực
kinh tế, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển của toàn dân tộc là chỗ dựa và điều kiện căn bản, cốt
lõi để mở rộng quan hệ hợp tác, hội nhập quốc tế.
Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn đang có tác động mạnh mẽ đến Việt Nam càng đòi hỏi Việt
Nam phải luôn giữ vững độc lập, tự chủ, tự cường, khát vọng phát triển để bảo vệ vững chắc môi trường
hòa bình, tận dụng cơ hội và hóa giải những thách thức đối với độc lập, hòa bình và phát triển của dân
tộc.
Thực tiễn 35 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thể hiện một cách sinh động ý chí, khát vọng
phát triển của dân tộc ta. Những thành tựu của công cuộc đổi mới là nền tảng quan trọng giúp chúng ta
củng cố niềm tin, sự quyết tâm, nỗ lực, tiếp tục thúc đẩy con đường đi lên của dân tộc. Hơn lúc nào hết,
cần phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí, khát vọng phát triển của toàn dân
tộc làm động lực cho sự phát triển trong giai đoạn phát triển mới.
Đại hội XIII của Đảng đã xác định các quan điểm chỉ đạo công cuộc đổi mới hiện nay, trong đó nhấn
mạnh: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân
tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực... thúc đẩy đổi mới sáng tạo, tạo động lực mới cho phát triển nhanh và
bền vững đất nước[47].
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác xây dựng Đảng, khẳng
định: “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong từng giai đoạn. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Kiên định đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng
toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”[48].
Văn kiện Đại hội cũng nhấn mạnh: Kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, Nghị
quyết Trung ương 4 khoá XII về xây dựng Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ để ngăn chặn, đẩy lùi suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ. Thực
hiện nghiêm tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ; cấp uỷ cấp trên chủ động gợi ý kiểm
điểm đối với tập thể, cá nhân ở những nơi có vấn đề phức tạp, có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự
chuyển hoá"; coi trọng kiểm tra việc khắc phục hạn chế, khuyết điểm[49].
Trên tinh thần đó, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất
nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử.

3. Một số giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới đi vào chiều
sâu, chất lượng, thiết thực, cần tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của
cán bộ, đảng viên. Nghiên cứu, thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:
(1) Cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công
việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên
Nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về nội dung, giá trị và ý nghĩa to lớn của tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng,
kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Học tập và làm theo Bác để Đảng ta và mỗi đảng viên xứng đáng
với vai trò, sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam và sự tin cậy của nhân dân.
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, vận dụng sáng tạo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn
với việc thực hiện phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây
dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, để tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người trở thành
động lực, nguồn sức mạnh to lớn để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy nội lực, vượt qua khó
khăn, thử thách, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và mọi nhiệm vụ cách mạng trong
giai đoạn mới.
(2) Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với
nhiệm vụ chính trị
Kết hợp chặt chẽ giữa học tập với làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thực hiện
nhiệm vụ chính trị của mỗi địa phương, đơn vị và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; giải quyết hiệu quả
các khâu đột phá và các vấn đề trọng tâm, bức xúc trong thực tiễn.
Thực hiện đồng bộ giữa "xây" và "chống"; "xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài, "chống" là nhiệm
vụ quan trọng, cấp bách. "Xây" là tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước; động viên cán bộ, đảng
viên, nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh
mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nghị quyết đại hội đảng của các địa phương, cơ quan, đơn vị đã
đề ra.
"Chống" là đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; phê phán, xử lý nghiêm những việc làm sai
trái, thiếu trách nhiệm, quan liêu, hách dịch, cửa quyền; kiên trì, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không ngừng nghỉ, không bị tác
động bởi bất cứ tổ chức, cá nhân có hành vi không lành mạnh nào. Nâng cao tính cảnh tỉnh, răn đe đối
với những tư tưởng, biểu hiện tiêu cực; khuyến khích, cổ vũ cán bộ, đảng viên suy nghĩ, hành động vì lợi
ích chung, vì hạnh phúc của nhân dân, làm cho Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh.
(3) Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi
cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội
Đẩy mạnh tuyên truyền, gắn việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với
các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của các cấp, các ngành, nhằm lan tỏa, khơi dậy tinh
thần cống hiến, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí tự cường và phát huy sức
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận thức sâu sắc và tự giác thực hiện bổn phận, trách nhiệm của bản
thân, gắn bó chặt chẽ, liên hệ mật thiết với nhân dân, “trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân, học dân,
dựa vào dân và có trách nhiệm với dân”, thực hiện có hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, làm cho tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
thật sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội.
Nghiên cứu tổ chức cuộc vận động “Toàn Đảng, toàn dân khơi dậy khát
vọng phát triển đất nước”, với quyết tâm “sánh vai với các cường quốc” như mong ước của Chủ tịch Hồ
Chí Minh. Phát huy vai trò của báo chí và hệ thống thông tin đại chúng, đẩy mạnh tuyên truyền trên các
phương tiện truyền thông nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong công tác tuyên truyền.
(4) Nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên,
nhất là người đứng đầu
Đề cao việc phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu,
trước hết là các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
Đảng theo phương châm cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu, khẳng định vai trò lãnh
đạo, tính tiên phong, gương mẫu "trên trước, dưới sau", "đảng viên đi trước, làng nước theo sau".
Lãnh đạo chủ chốt các cấp phải thể hiện tư tưởng vững vàng, quan điểm đúng đắn, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm, hết lòng vì nước, vì dân; có phong cách lãnh đạo khoa học, dân chủ, sâu sát thực
tiễn, thật sự là hạt nhân đoàn kết, quy tụ, tạo động lực và phát huy trí tuệ tập thể; luôn giữ vững nguyên
tắc tập trung dân chủ, khách quan, toàn diện, công tâm, công khai, minh bạch, chính xác, chống cục bộ
địa phương, bè phái trong công tác cán bộ. Nghiêm túc tự phê bình và phê bình, thấy đúng phải cương
quyết bảo vệ, thấy sai phải quyết liệt đấu tranh.
Mỗi cán bộ, đảng viên cần phát huy vai trò nêu gương trong xây dựng ý chí, khát vọng phát triển của bản
thân và của cơ quan, đơn vị. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng, tự
giác nêu gương cần, kiệm, liêm, chính, lao động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
Mỗi cán bộ, đảng viên tự nêu gương sáng, hàng triệu đảng viên là những tấm gương sáng, toàn Đảng ta
sẽ thực sự trong sạch, vững mạnh, gắn bó máu thịt với nhân dân. Đây là điều kiện tiên quyết để khơi dậy
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong Đảng và xã hội.
Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ
sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho
mỗi cán bộ, đảng viên thấy rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, nêu cao bản lĩnh chính trị, đấu tranh có
hiệu quả với mọi biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu, cơ hội, cục bộ, bè phái, lợi ích nhóm,
mất đoàn kết nội bộ, chống suy thoái về chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với
làm”, “rèn luyện suốt đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối
tượng. Tập trung nghiên cứu, xác định và triển khai xây dựng hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và
chuẩn mực con người gắn với giữ gìn, phát triển hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Xây dựng
và thực hiện các chuẩn mực văn hóa trong lãnh đạo, quản lý. Khuyến khích sáng tác, quảng bá các tác
phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội
chính trị, chủ động thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, đúng định hướng chính trị để phòng, chống
“diễn biến hòa bình”, loại thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội, để cán bộ, đảng viên và nhân dân
nhận thức đúng đắn, tích cực tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, làm cho tư tưởng tiến bộ
thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, có tác dụng uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, bồi đắp thế giới
quan, phương pháp luận và niềm tin khoa học trong mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, củng cố sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện việc thực hiện Chỉ thị 05 gắn với thực hiện Nghị
quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, phát hiện từ
sớm, kịp thời ngăn chặn vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm cho việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được thực hiện nghiêm túc, thực sự đi vào nền
nếp, thực chất, hiệu quả.
Phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, báo
chí và nhân dân đối với cán bộ, đảng viên trong thực hiện quy định nêu gương. Xử lý kiên quyết, nghiêm
minh các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm. Khen thưởng, biểu dương, động viên kịp thời
những mô hình hay, các điển hình tiên tiến, tấm gương tiêu biểu.
 

KẾT LUẬN
 
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng
xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh
trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thực hiện tốt chuyên đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí
tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” là một giải pháp hữu hiệu,
góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Đại hội XIII của Đảng đã đề ra. Đây là việc làm thiết thực để
mỗi cán bộ, đảng viên phát huy cao độ ý thức, trách nhiệm, tinh thần cống hiến, lao động sáng tạo, phục
sự Tổ quốc, phục sự dân tộc, phục vụ nhân dân, tiếp tục phát triển sự nghiệp cách mạng mà Chủ tịch Hồ
Chí Minh để lại, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, làm tiền đề căn bản hướng đến
năm 2045, khi nước ta kỷ niệm 100 năm thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, nay là nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ đạt mục tiêu “trở thành nước phát triển, thu nhập cao”[50] như Văn
kiện Đại hội XIII của Đảng đã đề ra./.

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IV, Nxb. Sự thật, H, 1975, tr. 5 – 6.
[2] Năm 1919, khi hoạt động ở Pháp, Bác lấy tên Nguyễn Ái Quốc.
[3] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1, tr. IX.
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03 tháng 02 năm 1930.
[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1, tr. 209.
[6] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1, tr. 511.
[7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 2, tr. 283.
[8] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 2, tr. 320.
[9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 2, tr. 320.
[10] Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2000, tập 6, tr. 540.
[11] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 2, tr. 289.
[12] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 3, tr. 1.
[13] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 10, tr. 453.
[14] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 12, tr. 492.
[15] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 3, tr.596.
 
[16] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 534.
[17] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, tr. 512.
[18] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. CTQG, H, 2011, t.4, tr. 534
[19] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, tr. 17.
[20] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, tr. 512.
[21] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, tr. 618.
[22] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. IX
[23] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 35.
[24] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 40.
[25] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 40.
[26] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 40.
[27] Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, thực hiện đường lối vừa kháng chiến vừa kiến quốc, “Kháng chiến
tất thắng, kiến quốc tất thành”. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện đường lối chủ nghĩa
xã hội ở miền Bắc, xây dựng hậu phương vững chắc, chi viện cho tiền tuyến miền Nam; đường lối dân
chủ nhân dân ở miền Nam, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
[28] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, tr. 623.
[29] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb CTQG, H, 2021, tập 1, tr.77.
[30] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb CTQG, H, 2021, tập 1, tr.104
[31] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 187.
[32] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 1, tr. XI-XII.
[33] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr 240.
[34] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 15, tr. 616.
[35] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 53.
[36] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 134.
[37] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 246.
[38] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 11, tr. 361.
[39] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 11, tr. 391.
[40] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 11, tr. 236.
[41] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 148.
[42] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 523.
[43] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 4, tr. 533.
[44] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 10, tr. 390.
[45] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 10, tr. 391.
[46] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H, 2011, tập 11, tr. 92.
[47] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, tập 1, tr.110.
[48] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, tập 1, tr.180.
[49] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, tập 2, tr.236.
[50] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb CTQG, H, 2021, tập 1, tr. 112.
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, VĂN BẢN CHỈ
ĐẠO NĂM 2021
1.      Luật và các văn bản của Đảng, Chính phủ

STT Tên văn bản


1                     Luật Giáo dục sửa đổi năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2020).
2                     Luật Giáo dục đại học năm 2012.
3                     Luật Giáo dục đại học sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019).
4                     Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.
5                     Luật An toàn thông tin mạng năm 2015.
6                     Luật An ninh mạng 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2019).
7                     Luật Hình sự năm 2015.
8                     Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật Hình sự số 100/2015/QH13.
9                     Luật Thanh niên 2020 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2021).
10                  Luật giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường hàng không dân
dụng.
11                  Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (tập 1, tập 2).
12                  Tài liệu nghiên cứu các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của
Đảng; Tài liệu tìm hiểu một số thuật ngữ trong các Văn kiện Đại hội XIII của
Đảng do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn. Tài liệu những điểm mới trong
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng do Hội đồng Lý luận Trung ương biên soạn.
13                  Tài liệu học tập chuyên đề toàn khóa, năm 2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương
“Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực,
tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”.
14                  Kế hoạch hành động của ngành Giáo dục triển khai Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 Hội
nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.
15                  Nghị quyết số 35-NQ/TW khóa XII của Đảng về tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới.
16                  Nghị quyết số 36-NQ/TW khóa XII của Đảng về chiến lược phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
17                  Nghị định số 17/2021/NĐ-CP ngày 09/3/2021 của Chính phủ quy định về chính
sách đối với thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện.
18                  Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án
“Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.
19                  Quyết định số 1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê
duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025”.
20                  Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội
Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục
và cơ sở dạy nghề.
21                  Quyết định số 57/2015/QĐ-TTg ngày 16/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
chính sách đối với hoạt động tình nguyện của thanh niên.
22                  Quyết định số 1331/QĐ-TTg ngày 24/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030.
23                  Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/12/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên.
24                  Quyết định số 628/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
Kế hoạch thực hiện Kết luận số 51-KL/TW ngày 30/5/2019 của Ban Bí thư về tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc
tế.
25                  Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi
trường mạng giai đoạn 2021 - 2025”.

2.   Các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào


tạo
STT Tên văn bản
1                     Quyết định số 3296/QĐ-BGDĐT ngày 30/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo phê duyệt Đề án “Tăng cường quản lý, giáo dục chính trị tư tưởng đối với
học sinh, sinh viên trên môi trường mạng đến năm 2025”.
2                     Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo về Kế hoạch thực hiện Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường
học giai đoạn 2018 - 2025” của ngành Giáo dục.
3                     Quyết định số 1235/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo phê duyệt Đề án “phòng ngừa tội phạm và phòng, chống vi phạm pháp
luật trong học sinh, sinh viên đến năm 2020”.
4                     Quyết định số 1236/QĐ-BGDĐT ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực phòng, chống ma túy trong
trường học đến năm 2020”.
5                     Chỉ thị số 993/CT-BGDĐT, ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục.
6                     Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT ngày 18/10/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
về việc quy định tổ chức hoạt động văn hóa của học sinh, sinh viên trong các cơ
sở giáo dục.
7                     Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ
thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
8                     Thông tư số 16/2015/TT-BGDĐT ngày 12/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
ban hành quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của người học được đào tạo trình độ
đại học hệ chính quy.
9                     Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT ngày 05/4/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ
chính quy.
10                  Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27/6/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc
hệ thống giáo dục quốc dân.
11                  Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên tại các các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.

3.   Tuyên truyền và đồng hành cùng học


sinh, sinh viên Việt Nam phòng chống
dịch bệnh Covid - 19
Đường link Fanpage: Đồng hành cùng học sinh, sinh viên Việt Nam phòng chống dịch bệnh Covid - 19
https://www.facebook.com/vugdcthssv
https://www.facebook.com/cthssvvn/
UEH Wayfinding

Đây là hệ thống được thiết kế hiển thị trực quan, tạo ra các trải nghiệm đặc biệt cho
người sử dụng thông qua các chỉ dẫn tương tác tích hợp công nghệ cảm ứng và 3D.
Đặc biệt, Hệ thống được phát triển bởi dự án OneDirect by J-Lab đang ươm tạo tại
Viện Đổi mới sáng tạo UEH (UII).

Tính năng:

● Danh sách phòng ban, phòng chức năng tại các cơ sở


● Danh sách sự kiện – địa điểm tổ chức
● Tích hợp Hệ thống Thông tin Xe buýt của Sở Giao thông Vận tải
● Tính năng Campus Tour (giới thiệu về các cơ sở UEH bằng mô hình 3D)
● Thông tin liên hệ các cơ sở, các phòng ban
● Mô hình 3D các cơ sở (cơ sở A: 4 tầng, cơ sở B: 17 tầng)
Với chức năng tìm kiếm thông tin thông minh, sinh viên, phụ huynh và khách đến tại
các cơ sở của UEH có thể dễ dàng tìm được đường đi ngắn nhất đến các Phòng Ban
cần liên hệ công việc, xem các sự kiện diễn ra trong ngày tại UEH và sơ đồ đường đi
đến các sự kiện. Hệ thống còn có tính năng “UEH Campus Tour” giúp sinh viên mới đến
trường lần đầu có thể hình dung được toàn bộ khuôn viên một cách trực quan và sinh
động với mô hình tòa nhà 3D, tích hợp với hệ thống thông tin xe buýt hướng dẫn sinh
viên đến các cơ sở khác đúng giờ và đúng tuyến xe.
Tin, ảnh: J-Lab và DSA

Tư vấn - Kỹ thuật

Khóa đào tạo Khai thác hạ tầng CNTT tại UEH


30/08/2021

Nhằm mục tiêu giúp người học được tự động hóa quá trình hướng dẫn và khai thác hiệu
quả hạ tầng công nghệ thông tin tại UEH. Phòng Công nghệ thông tin xây dựng khóa
đào tạo "Khai thác hạ tầng công nghệ thông tin" tại UEH". Người học khi vừa trở thành
tân sinh viên của UEH nên xem toàn bộ khóa đào tạo này dưới dạng Video và sử dụng
sau này để tra cứu lại khi cần thiết. Kết thúc khóa đào tạo, người học có thể làm một
bài kiểm tra nhỏ bên dưới.

Kiểm tra hoàn thành khóa đào tạo


(điểm đạt: đúng từ 80% số câu hỏi)
Người học khi có thắc mắc nên tìm lại các Video và tra cứu nhằm tự tìm hiểu để nâng
cao kỹ năng cá nhân, khi không thể khắc phục được vui lòng liên hệ qua cửa sổ Chat
trên Website này.
Nhóm xây dựng:
ThS. Đặng Thái Thịnh - thinhdt@ueh.edu.vn 
Châu Quốc Long - long@ueh.edu.vn
Lê Mạnh Tới - toilm@ueh.edu.vn

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT VÀ SỬ DỤNG ỨNG


DỤNG UEH STUDENT

Cài đặt ứng dụng

● Người học sử dụng điện thoại thông minh truy cập vào kho ứng dụng App Store (trên
hệ điều hành iOS) hoặc Google Play Store (trên hệ điều hành Android) và gõ từ khóa
“UEH Student” trong mục tìm kiếm.
● Chọn ứng dụng UEH Student (UEH – IT) và cài đặt.
Đăng nhập ứng dụng

● Người học sử dụng tài khoản đăng nhập tại trang https://student.ueh.edu.vn hoặc tài
khoản email người học do UEH cấp để đăng nhập trên ứng dụng.
● Nếu quên mật khẩu, người học tự thực hiện khởi tạo lại mật khẩu tương ứng với
từng tài khoản tại trang https://login.st.ueh.edu.vn/Account/ForgotPassword hoặc
trang https://cntt.ueh.edu.vn/email (đối với tài khoản email do UEH cấp).
Chức năng và sử dụng

Ứng dụng UEH Student được tích hợp thông tin từ tài khoản học tập, nghiên cứu và
rèn luyện của người học, với các chức năng như sau:

ST
Chức năng Mô tả
T

1 Tài khoản Đăng nhập ứng dụng và sử dụng Thẻ sinh viên/học viên điện tử trong tất cả các hoạ

2 Điểm danh Điểm danh tham gia hoạt động, điểm danh trên lớp với giảng viên

3 Thông báo Hộp thư nhận thông tin từ UEH

4 Trang chủ Tổng hợp tin tức mới nhất từ UEH

5 Tin tức UEH Tin tức từ trang https://ueh.edu.vn/ 

6 Sự kiện UEH Sự kiện từ trang https://ueh.edu.vn/ 

7 Xem điểm Kết quả học tập của người học trong hệ thống quản lý đào tạo

8 Thời khóa biểu Xem lịch học của người học theo học kỳ

9 Lịch thi Xem lịch thi của người học theo học kỳ

10 Đoàn – Hội UEH Thông tin từ các hoạt động Đoàn – Hội UEH

Hoạt động đang diễn


11 Các hoạt động đang diễn ra tại UEH để người học theo dõi, tham gia
ra

Hoạt động đã tham


12 Danh sách lịch sử các hoạt động người học đã tham gia tại trường
gia

13 UEH Wayfinding Hệ thống chỉ dẫn, tìm đường các phòng học và cơ sở, hệ thống thùng rác 5R UEH
Khởi tạo mật khẩu, xem hạn mức sử dụng còn lại, đăng ký sử dụng thêm số bản in,
14 Photocopy
của UEH

15 Các tiện ích khác: Thư viện thông minh, Smartlock, máy giặt thông minh, Shuttle bus, cổng giao dịch điện t

Màn hình ứng dụng


Tin, ảnh: Phòng Công nghệ thông tin, DSA
GIÁO TRÌNH – CÔNG NGHỆ – TRANG PHỤC

SÁCH GIÁO TRÌNH PHỤC VỤ CHO HỌC TẬP

Đối với sinh viên học tại TP. Hồ Chí Minh:

● Toàn bộ giáo trình học tập, tài liệu tham khảo của UEH được phân phối và cung cấp bởi Công
ty TNHH Một thành viên Sách Kinh tế.
● Sinh viên có thể liên hệ mua sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tại Cửa hàng Sách Kinh tế tại
cơ sở B.
● Thông tin chi tiết:
● Cửa hàng Sách Kinh tế (Kisa Books)
● Địa chỉ: Phòng B2-007, 279 Nguyễn Tri Phương, P.5, Q.10 (Mặt tiền đường Đào Duy Từ)
● Điện thoại:  08.38533563 – 08.39572934
● Email: Skt2006@ueh.edu.vn
Đối với sinh viên học tại Phân hiệu Vĩnh Long:

● Sinh viên có thể liên hệ mua sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tại Thư viện Phân hiệu Vĩnh
Long
● Thông tin chi tiết:
● Thư viện – Phân hiệu Vĩnh Long
● Địa chỉ: 01B, Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long
● Điện thoại:  02703 878 839  hoặc 0986 858 313 (Thầy Lê Duy Đồng)
● Email: qldtsv_phvl@ueh.edu.vn
CÁCH KHAI THÁC HẠ TẦNG CÔNG NGHỆ TẠI UEH

Mời bạn xem các hướng dẫn khai thác và sử dụng hạ tầng CNTT tại UEH tại các đường dẫn
sau: đây. 

TRANG PHỤC KHI ĐẾN TRƯỜNG, ĐỒNG PHỤC THỂ DỤC

Trang phục khi đến trường: 


Trang phục khi đến trường học tập của sinh viên cần đảm bảo các quy định sau:

● Trang phục lịch sự, phù hợp môi trường giáo dục.
● Đeo thẻ sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đúng quy định.
Đồng phục thể dục: 

● Đối với sinh viên học tại TP. Hồ Chí Minh: Đồng phục thể dục do Đoàn thanh niên – Hội sinh
viên UEH cung cấp cho người học. Thông tin cung cấp đồng phục thể dục Khoá 47 như sau:
● Đối với sinh viên học tại Phân hiệu Vĩnh Long: Đồng phục thể dục do Đoàn thanh niên –
Hội sinh viên Phân hiệu Vĩnh Long cung cấp cho người học. Thông tin cung cấp đồng phục
thể dục Khoá 47 như sau:
● Thời gian cung cấp: Từ Tháng 8/2021 đến Tháng 10/2021
● Địa điểm:  Văn phòng Đoàn – Phân hiệu Vĩnh Long
● Giá áo thể dục đồng phục: 90.000 đồng/áo (Đăng ký số đo khi làm thủ tục nhập học)
Tin, ảnh: DSA, Phòng Công nghệ thông tin, Đoàn – Hội UEH và Phân hiệu Vĩnh Long

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
o Đại học Chính quy
▪ Tìm hiểu về UEH
▪ Hành trang học tập
▪ Nội trú
▪ Ngoại trú
▪ Phương tiện di chuyển
▪ Phương pháp học tập
▪ Đại học thông minh
▪ Giáo trình – Công nghệ – Trang phục
▪ Kết nối – Chia sẻ
▪ Học tập tại UEH
▪ Nghiên cứu khoa học
▪ Sân chơi – Rèn luyện
▪ Hỗ trợ – Chăm sóc
▪ Tốt nghiệp
▪ Hỗ trợ thông tin – Tư vấn
o LTCQ – VB2 CQ
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
KẾT NỐI VÀ CHIA SẺ

1 TÌM KIẾM VÀ XỬ LÝ NGUỒN THÔNG TIN TIN CẬY


Thế giới đang không ngừng phát triển, mỗi ngày có rất rất nhiều nội dung mới được đưa
lên kho thông tin khổng lồ chung, chúng được thể hiện qua sách, báo, từ điển,
internet,….  Với nguồn dữ liệu đa dạng như thế, việc tìm kiếm thông tin trở nên khá dễ
dàng, đôi khi chỉ cần 1 cú click chuột ta đã có được hàng loạt dữ liệu. Tuy nhiên không
phải kiến thức, thông tin nào tìm được đều có tính xác thực, để có thể tiếp cận với thông
tin chính xác về một vấn đề mà bạn đang quan tâm một cách nhanh chóng thì việc tìm
kiếm, sàng lọc và xử lý nguồn thông tin là điều rất quan trọng. Bạn không những phải
nắm được những cách tìm kiếm thông tin hiệu quả mà còn phải học cách sàng lọc và
xử lý thông tin. 

Thế nào là tìm kiếm và xử lý thông tin?

Tìm kiếm và xử lý thông tin là cách thức thu thập thông tin, kiến thức và cách thức sàng
lọc, lựa chọn thông tin.

Làm thế nào để tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả?
Đầu tiên, trước khi bắt tay vào thao tác tìm kiếm thông tin, bạn cần xác định được mục
đích của việc tìm kiếm liên quan đến vấn đề nào, đưa ra các “từ khóa” hay còn gọi là
các “key word” quan trọng mà mình hướng đến. Việc nắm bắt được những yêu cầu cơ
bản của việc tìm kiếm thông tin cũng không kém phần quan trọng, hiểu được mục tiêu
tìm kiếm sẽ đảm bảo thông tin tìm được là phù hợp, chính xác, đầy đủ, kịp thời và
mang tính chất đơn giản, dễ hiểu.

Tiếp theo cần đặt ra những câu hỏi liên quan đến thông tin mình muốn tìm kiếm, định
hướng cách thức tìm kiếm thông tin, bạn nên sử dụng nhiều hơn 1 cách thức để có thể
tiếp cận được nhiều nguồn thông tin, từ đó đối chiếu và sàng lọc. Một số cách thức có
thể lựa chọn để sử dụng như: 

● Tìm kiếm thông tin qua sách, báo chính thống có đề cập đến vấn đề mà bạn quan
tâm, hay tìm kiếm tài liệu ở thư viện của trường hoặc thư viện công cộng, nhà sách.
● Tìm kiếm thông tin ở các trang web uy tín, trang mạng nội bộ, thông tin ở từ điển, tài
liệu khác liên quan, nên tham khảo ở nhiều trang mạng để có thể thu thập thông tin
đa dạng hơn. 
● Một cách khác cũng khá hữu ích là quan sát trực tiếp, hỏi bạn bè, người thân hoặc
hỏi người có hiểu biết về vấn đề mà bạn muốn tìm kiếm.
Một lưu ý quan trọng đó là mặc dù có nhiều nguồn thông tin để tìm kiếm
nhưng chúng ta cần phải xác định chỉ sử dụng những nguồn tin chính
thống, trích dẫn rõ ràng và có độ tin cậy cao.

Chọn lọc và xử lý thông tin phù hợp

Thông tin thu thập sẽ được xử lý nhanh chóng và hiệu quả hơn khi bạn áp dụng một
quy trình cụ thể:

– Tổng hợp thông tin đã tìm kiếm được và tiến hành phân loại chúng:

Tổng hợp lại những thông tin đã thu thập được, tiến hành sắp xếp thông tin theo từng
nội dung, từng lĩnh vực, từng vấn đề một cách logic và có hệ thống từ bao quát đến chi
tiết.
Phân loại thông tin định tính và thông tin định lượng. đối với thông tin định tính nên có
sự kiện, vấn đề để chứng minh tính đúng. Còn đối với thông tin định lượng thì cần có
số liệu để thể hiện.

– Phân tích, sàng lọc và loại bỏ thông tin: 

Dựa trên những thông tin, dữ liệu tổng hợp được bạn sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu
với những minh chứng, loại bỏ những thông tin thừa, không liên quan đến vấn đề bạn
nghiên cứu. 

Chọn những thông tin có tính tin cậy và xác thực cao hơn hỗ trợ cho việc giải quyết vấn
đề và đáp ứng được mục đích tìm kiếm thông tin ban đầu của bạn.

– Biên tập, kết luận thông tin:

Sau khi chọn lọc được những thông tin hữu ích thì bạn sẽ tiến hành biên tập, xâu chuỗi
lại thông tin cuối cùng. Và ứng dụng vào vấn đề cần giải quyết, nếu thông tin hữu ích
thì việc tìm kiếm và xử lý thông tin của bạn đã đạt hiệu quả.

Kết hợp kỹ năng tìm kiếm và kỹ năng xử lý thông tin

Kỹ năng tìm kiếm thông tin và kỹ năng xử lý thông tin có mối quan hệ tương quan, tác
động lẫn nhau và thường được gộp chung lại thành kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin.

Khi thông tin được tìm kiếm và thu thập một cách thống nhất, hài hòa thì quá trình chọn
lọc, xử lý sẽ diễn ra nhanh và có hiệu quả hơn. Thông tin phải tìm kiếm từ nhiều chiều
khác nhau và có sàng lọc để đảm bảo cho quá trình xử lý sẽ đưa ra được thông tin
chính xác nhất.

Việc xử lý thông tin sẽ thể hiện được kết quả của việc tìm kiếm thông tin có hiệu quả
hay không. Vì thế bạn phải thường xuyên ứng dụng những phương pháp tìm kiếm và
xử lý thông tin khác nhau để tạo thói quen cũng như giúp phát triển kỹ năng tìm kiếm và
xử lý thông tin một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

2 CỔNG THÔNG TIN CHÍNH THỨC CỦA UEH


Website chính thức của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) có địa
chỉ “http://www.ueh.edu.vn”, trong đó: http (Hyper Text Transfer Protocol) là giao thức
mạng, www là phần định dạng viết tắt của World Wide Web, ueh là tên của trang web,
edu là lĩnh vực hoạt động giáo dục, vn là tên nước.
Với giao diện được thiết kế thân thiện và bắt mắt, nội dung đầy đủ, cách trình bày rõ
ràng, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận thông tin theo nhu cầu, cụ thể:
Cổng thông tin chính thức của Phân hiệu Vĩnh Long : https://ueh.edu.vn/vinh-long
3 TÀI KHOẢN HỌC TẬP
Ngay khi chính thức gia nhập đại gia đình UEH, trở thành một UEHer chính hiệu, mỗi
sinh viên sẽ được cung cấp một Tài khoản học tập (còn gọi là tài khoản online, với tên
đăng nhập là mã sinh viên viên, địa chỉ đăng nhập: http://student.ueh.edu.vn/

Với tài khoản này, sinh viên có thể đăng nhập vào hệ thống học tập xem các thông tin
cá nhân, xem kết quả học tập, đăng ký học phần, xem thông tin tài chính (học phí),…và
tự cập nhật thông tin cá nhân vào hệ thống) tại địa chỉ http://student.ueh.edu.vn/. 

Tài khoản này sinh viên cũng có thể sử dụng để đăng nhập vào hệ thống học trực tuyến
của Trường (hoặc sử dụng tài khoản email UEH được trường cấp) tại địa
chỉ http://lms.ueh.edu.vn với tên đăng nhập là mã số sinh viên, mật khẩu của tài khoản
online.

Ngoài ra, Trường đã triển khai ứng dụng UEH Student tích hợp thẻ sinh viên/học viên
điện tử trên điện thoại thông minh dành cho người học tại UEH. Chỉ cần cài đặt ứng
dụng UEH Student (gọi tắt là App) trên điện thoại thông minh để sử dụng các chức
năng, tiện ích trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện tại UEH.
Sinh viên sử dụng tài khoản đăng nhập tại trang http://student.ueh.edu.vn/ hoặc tài
khoản email do UEH cung cấp để đăng nhập trên ứng dụng
4 CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI, NHÓM HỌC TẬP
HỮU ÍCH
Bước vào một môi trường học tập mới, chắc hẳn bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm và bỡ ngỡ về
nhiều thứ. Khó khăn trong việc học tập, không biết nguồn tài liệu học tập ở đâu hay có
tâm tình không biết chia sẻ cùng ai. Nhưng bạn cứ yên tâm, sau khi đọc bài viết này
bạn sẽ tìm thấy tại UEH những trang mạng/nhóm học tập vừa an toàn vừa hữu ích giúp
bạn giải quyết những vấn đề trên. 

Đầu tiên phải kể đến các group học tập siêu dễ thương, địa chỉ kết nối các bạn sinh
viên trên mạng xã hội  dành riêng cho các khóa như UEH – K44, UEH – K45, UEH –
K46, UEH – K47,… 

Và cũng đừng quên theo dõi các trang Fanpage hữu ích khác để cập nhật những thông
tin mới và chính thức từ trường như: 

1.
1. Trang fanpage chính thức UEH với tên “Trường ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh – UEH”; 
2. Fanpage của Phân hiệu Vĩnh Long: Phân hiệu Vĩnh Long;
3. Fanpage Phòng Đào tạo: Phòng Đào tạo – UEH; 
4. Fanpage Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học: Phòng Chăm sóc & Hỗ
trợ người học – Department of Student Affairs UEH – địa chỉ hữu ích, tin
cậy của người học, đồng hành và kết nối người học với các nguồn lực
trong và ngoài trường; đảm bảo cho người học có trải nghiệm tốt nhất tại
UEH;
5. Fanpage Công viên tiếng Anh UEH: UEH English Zone – EZ – nơi mà bạn
có thể thực hành tiếng Anh và giao lưu cùng các bạn sinh viên UEH khác
tại công viên B2 – cơ sở B-UEH. Tại đây có rất nhiều chương trình và sự
kiện miễn phí phù hợp với mọi mong muốn vì thế hãy nhanh tay bấm theo
dõi trang để không bỏ lỡ những hoạt động tuyệt vời này nhé.
6. Fanpage Đoàn thanh niên – Hội sinh viên UEH: Youth UEH
Community – nơi cập nhật những tin tức, sự kiện của tổ chức Đoàn thanh
niên – Hội sinh viên UEH một cách nhanh chóng và chính xác nhất
7. Fanpage Ký túc xá UEH: Ký túc xá Trường ĐH Kinh tế TP.HCM –
UEH – nơi bạn có thể tìm thấy những thông tin liên quan đến Ký túc xá,
những hoạt động, chương trình cũng như tìm sự hỗ trợ đối với sinh viên
thuộc ký túc xá.
8. Kênh thông tin nhà trọ sinh viên của trường ĐH Kinh tế TP.HCM: Nhà Trọ
Online – UEH – nơi bạn có thể an tâm tham khảo thông tin nhà trọ để có
thể tìm thấy cho mình nơi ở phù hợp, nhất là các bạn tân sinh viên.
Mỗi group, mỗi trang fanpage đều có dàn admin siêu dễ thương và đặc biệt rất có tâm,
luôn lắng nghe, giúp bạn giải đáp thắc mắc và chia sẻ những kinh nghiệm để các bạn
có thể vững tin từ những ngày đầu đặt chân vào đại gia đình UEH.

5 BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG


Trong sự bùng nổ và phát triển của công nghệ thông tin với đa nền tảng mạng xã hội,
để góp phần hạn chế được mức thấp nhất những hành vi thiếu chuẩn mực đạo
đức, thậm chí vi phạm pháp luật trên mạng xã hội, bên cạnh Luật an ninh mạng và
những văn bản luật liên quan, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Bộ quy tắc ứng
xử trên mạng xã hội theo Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17-6-2021 (xem chi tiết
tại đây).

Bộ quy tắc đưa ra 4 quy tắc ứng xử chung áp dụng cho các nhóm đối tượng, để dễ
hiểu, dễ nhớ, có thể tóm gọn lại nội dung 4 quy tắc chung bằng các cụm từ sau: Tôn
Trọng – Trách nhiệm – An toàn – Lành mạnh. Trong đó, các cụm từ được hiểu như sau:

    
Tin, ảnh: DSA và Phòng Công nghệ thông tin
THÔNG TIN DÀNH CHO SINH VIÊN NGOẠI TRÚ

Đến hẹn lại lên, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục chào đón tân sinh viên
Đại học chính quy, khóa 47. Đây cũng là thời điểm mà các bạn tân sinh viên từ nhiều
nơi đến thành phố chuẩn bị thủ tục nhập học. Chắc hẳn, ai nấy cũng đều hồi hộp và tò
mò về cuộc sống sắp tới. Đặc biệt, các bạn lại bắt đầu một hành trình mới không có cha
mẹ bên cạnh ở một nơi xa lạ. 

Trăn trở nhất trong hành trình này là việc tìm nhà trọ phù hợp với bản thân để bắt đầu
một cuộc sống mới, công việc mới. Điều này không hề dễ dàng một chút nào, từ tiện
nghi, nội thất, đến an ninh và văn hóa khu trọ đều là những điều khiến các bạn phải cân
nhắc. Việc thuê được nhà trọ ưng ý là điều không hề đơn giản đối với tân sinh viên,
thậm chí là cả với những sinh viên năm cuối.

Chính vì vậy, để hỗ trợ các bạn không gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nhà trọ
cũng như các thủ tục liên quan, sau đây UEH sẽ chia sẻ một số thông tin hữu ích dành
cho các bạn tân sinh viên nhé!

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÀ TRỌ

Việc đánh giá một phòng trọ tốt cho sinh viên là một điều rất quan trọng quyết định đến
sự an toàn và gắn bó cho thời gian học tập tại UEH. Tùy theo nhu cầu thuê trọ và ngân
sách của mỗi người, bạn phải dựa trên nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau: Khu vực,
chất lượng và an ninh phòng trọ; giá phòng, tiền điện, nước, internet đi kèm, thủ tục
hợp đồng… Sau khi tìm hiểu kỹ các yếu tố này, bạn hãy cân nhắc và quyết định lựa
chọn cho phù hợp.
 

NHÀ TRỌ ONLINE – UEH

Đây là bộ phận trực thuộc Ban Tình nguyện – Hỗ trợ sinh viên, Hội sinh viên UEH, có
nhiệm vụ kết nối sinh viên UEH với các chủ nhà trọ uy tín, hỗ trợ tìm người ở ghép,
kênh thông tin chính xác, an toàn. Bộ phận đã hoạt động hiệu quả và hỗ trợ được số
lượng lớn sinh viên có nhu cầu tìm nhà trọ. Để nhận được thông tin thường xuyên về
nhà trọ và tư vấn nhà trọ phù hợp với nhu cầu của mình, các bạn hãy like/follow 
Fanpage: https://www.facebook.com/nhatroueh.online.

HOTEL UEH
UEH Boutique Hotel trực thuộc Trường Đại học Kinh tế TP.HCM là “Khách sạn tri thức” đầu
tiên tại Việt Nam, tọa lạc tại ngay trung tâm thành phố với khuôn viên xanh mướt, trong lành,
phòng ngủ sạch đẹp, trang thiết bị hiện đại luôn đáp ứng nhu cầu lưu trú ngắn và dài ngày và có
những ưu đãi đặc biệt dành cho UEHer. 

Thông tin liên hệ:

[Ad]: 232/6 Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM

[W]: https://hotel.ueh.edu.vn/vi/

[T]: 0901 411 164 | 028 3930 9139

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGOẠI TRÚ SINH VIÊN UEH

Các bạn sinh viên không ở nội trú trong khu KTX của UEH phải thực hiện đăng ký tạm
trú với công an phường tại nơi đang ở và báo cho UEH địa chỉ ngoại trú trong 30 ngày
kể từ ngày nhập học thông qua việc cập nhật thông tin trên trang student.ueh.edu.vn

– Các bước thực hiện: 

+ Truy cập https://student.ueh.edu.vn/

+ Đăng nhập mã số sinh viên và tài khoản

+ Thông tin cá nhân/Cập nhật thông tin cá nhân

+ Cập nhật ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ

– Lưu ý: 

+ Sinh viên có hộ khẩu tại TP.HCM không phải đăng ký

+ Trường hợp thay đổi chổ ở, sinh viên phải cập nhật lại dữ liệu

UEH hy vọng với những thông tin bổ ích trên sẽ phần nào xóa tan những lo lắng của
gia đình và các bạn trong việc tìm một nơi ổn định để yên tâm học tập.

Cơ sở pháp lý: Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao
đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy
Tin, ảnh, video: DSA, Phòng Đào tạo, Đoàn – Hội UEH, Hotel UEH và Phòng Marketing –
Truyền thông
KÝ TÚC XÁ UEH NHƯ THẾ NÀO?

Đã là sinh viên, chúng ta không thể không quan tâm đến Ký túc xá phải không nào? Tại TP. Hồ
Chí Minh, UEH của chúng ta hiện có 2 Ký túc xá là 135 Trần Hưng Đạo, Q1 và 43-45 Nguyễn
Chí Thanh, Q5.  Và tại Phân hiệu Vĩnh Long có 01 Ký túc xá nằm trong khuôn viên Phân hiệu.

Trước khi hướng dẫn tất tần tật cho các Tân sinh viên về ký túc xá, mời các bạn xem tiền bối của
mình review về cơ sở vật chất, tiện nghi của 1 trong số các Ký túc xá như thế nào nhé!

Tại các Ký túc xá của UEH có đầy đủ cơ sở vật chất tiện nghi để phục vụ nhu cầu ăn ở và học
tập của toàn thể sinh viên nội trú như phòng tự học, phòng sinh hoạt chung, các trang thiết bị
mới; ngoài ra còn có các tiện ích như thang máy, phòng giặt/sấy, hệ thống máy nước uống, nước
nóng và wifi 24/7; để đảm bảo an ninh trật tự thì tại Ký túc xá có hệ thống camera hoạt động
24/24 tại các tầng lầu và khu vực công cộng, bảo vệ trực 24/24 và hệ thống quẹt thẻ an ninh tại
cửa ra/vào để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho cư dân Ký túc xá.

Một số thông tin về ký túc xá:

1.
1. Ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo:

● Địa chỉ: 135A Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
● Tổng sức chứa: 765 sinh viên
● Diện tích phòng ở: 25-30m2
● Số giường: phòng 6 giường hoặc 9 giường (hệ thống giường tầng)
● Nội trú phí (*): 
Stt Số chỗ ở Dịch vụ Đơn giá

1 Phòng 9 sinh viên Không máy lạnh 700.000 VNĐ/SV/Tháng

2 Phòng 9 sinh viên Có máy lạnh 820.000 VNĐ/SV/Tháng

3 Phòng 6 sinh viên Có máy lạnh 1.100.000 VNĐ/SV/Tháng


2. Ký túc xá 43-45 Nguyễn Chí Thanh:

● Địa chỉ: 43-45 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
● Tổng sức chứa: 804 sinh viên
● Diện tích phòng ở: 30m2
● Số giường: phòng 10 giường hoặc 12 giường (hệ thống giường tầng)
● Nội trú phí (*): 
Stt Số chỗ ở Dịch vụ Đơn giá

1 Phòng 12 sinh viên Không máy lạnh 250.000 VNĐ/SV/Thá

2 Phòng 10 sinh viên Không máy lạnh 250.000 VNĐ/SV/Thá

Phí dịch vụ (*): áp dụng cả 2 Ký túc xá tại Tp. Hồ Chí Minh

● Phí dịch vụ Internet: 50.000 VNĐ/SV/Tháng.


● Phí sử dụng máy Giặt/Sấy: 15.000 VNĐ/lượt.
● Phí sử dụng Điện: Miễn phí 10Kw/SV/Tháng (Sử dụng vượt định mức sẽ tính tiền theo đơn
giá nhà nước)
● Phí sử dụng Nước: Miễn phí 02m3/SV/Tháng (Sử dụng vượt định mức sẽ tính tiền theo đơn
giá nhà nước)
3. Ký túc xá phân hiệu Vĩnh Long:

● Địa chỉ: Số 1B, Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
● Tổng sức chứa: 432 sinh viên
● Diện tích phòng ở: 36-40 m2/phòng
● Số giường: phòng 8 giường (hệ thống giường tầng)
● Nội trú phí(*):
● Miễn phí tân sinh viên học kỳ đầu tiên.
● Thu phí từ học kỳ sau, mức thu:
Stt Loại phòng Dịch vụ

1 Không máy lạnh, quạt trần, nhà tắm, nhà vệ sinh


Phòng 8 sinh viên
khép kín
● Các khoản phí dịch vụ khác(*):
● Phí dịch vụ Internet: miễn phí.
● Phí sử dụng máy giặt/máy sấy: 10.000 đồng/lần/giặt hoặc sấy.
● Phí sử dụng điện: tính theo đơn giá nhà nước
● Phí sử dụng nước: tính theo đơn giá nhà nước
Lưu ý: (*) Thông tin tham khảo, giá có thể thay đổi tại thời điểm hiện hành.

Một số hình ảnh tại Ký túc xá tại Tp. Hồ Chí Minh:

Cách đăng ký ký túc xá, đóng lệ phí ký túc xá:

Quy trình đăng ký và đóng lệ phí áp dụng chung cho toàn bộ các Ký túc xá tại Tp. Hồ Chí Minh
và phân hiệu Vĩnh Long.

Quy trình đăng ký:

Bước 1: SV truy cập website: http://kytucxa.ueh.edu.vn/

Bước 2:

● Chọn “Biểu mẫu”;


● Chọn”Đăng ký nội trú KTX”.
Bước 3:

● Điền đầy đủ các thông tin còn thiếu trong Mẫu đăng ký => chọn “Đăng ký”.
● Kiểm tra lại “thông tin cá nhân”;
● Nếu sai thông tin cá nhân=> chọn “Quay lại”;
● Nếu đúng thông tin cá nhân=> chọn “Đồng ý”.
Bước 4: Hoàn tất đăng ký, sẽ hiển thị thông báo với nội dung: “Đã đăng ký thành công Vui lòng
xem kết quả xét duyệt KTX tại website http://ktx.ueh.edu.vn”.
Quy trình đóng lệ phí Ký túc xá:

Bước 1: Truy cập website http://kytucxa.ueh.edu.vn.

Bước 2:

● Chọn “Biểu mẫu”


● Chọn”Thanh toán tiền phòng”
Bước 3:

● Nhập MSSV -> chọn “Tìm kiếm”


● Kiểm tra lại thông tin -> chọn ”Thanh toán”
Bước 4:

● Kiểm tra lại thông tin 1 lần nữa


● Chọn “Số tháng thanh toán” -> chọn “Xác nhận”
Lưu ý: số tháng nội trú theo thông báo đóng nội trú phí.

Bước 5: Bạn sẽ được chuyển đến trang payment tại địa chỉ http://payment.ueh.edu.vn để thanh
toán nội trú phí (cách thanh toán như thanh toán học phí)
Bước 6: Đăng nhập vào hệ thống -> chọn “Tra cứu tài chính” để kiểm tra các khoản đã thanh
toán.

Thông tin liên hệ Ban Quản lý ký túc xá tại Tp. Hồ Chí Minh:

● Tel: KTX 135 Trần Hưng Đạo:   077.55.03.571


● KTX 43-45 Nguyễn Chí Thanh: 077.55.03.271
● Email: ktx@ueh.edu.vn
● Fanpage: http://facebook.com/BQLKTX.UEH
● Website: https://ktx.ueh.edu.vn/
Thông tin liên hệ Ký túc xá Phân hiệu Vĩnh Long:

● Thầy Nguyễn Văn Rớt – Điện thoại/zalo: 0973.818.439 – Email: rotnv@ueh.edu.vn


● Cô Lê Hương Bình – Điện thoại/zalo: 0939.998.398 – Email: binhlh@ueh.edu.vn
Tin, ảnh, video: Ban Quản lý Ký túc xá, DSA và Phân hiệu Vĩnh Long

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
o Đại học Chính quy
▪ Tìm hiểu về UEH
▪ Hành trang học tập
▪ Nội trú
▪ Ngoại trú
▪ Phương tiện di chuyển
▪ Phương pháp học tập
▪ Đại học thông minh
▪ Giáo trình – Công nghệ – Trang phục
▪ Kết nối – Chia sẻ
▪ Học tập tại UEH
▪ Nghiên cứu khoa học
▪ Sân chơi – Rèn luyện
▪ Hỗ trợ – Chăm sóc
▪ Tốt nghiệp
▪ Hỗ trợ thông tin – Tư vấn
o LTCQ – VB2 CQ
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
SHUTTLE BUS UEH
THUẬN TIỆN, AN TOÀN VÀ NHANH CHÓNG

Ngày nay, xe buýt là phương tiện giao thông quen thuộc của nhiều bạn trẻ vì giá rẻ và
sự tiện lợi mà nó mang lại. Tuy nhiên, dịch vụ Shuttle Bus được triển khai dành cho
sinh viên đi lại hiện tại vẫn còn chưa nhiều. Sinh viên vẫn còn thói quen sử dụng xe
máy hơn là sử dụng phương tiện xe buýt. Nhưng bạn có biết rằng, việc đi lại bằng xe
buýt sẽ mang lại cho bạn vô vàn lợi ích hay không? 
Tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh dịch vụ “Shuttle Bus UEH” dự kiến sẽ đưa
vào sử dụng vào tháng 8/2021. Đây là dịch vụ xe buýt nhanh, ít dừng, với các tuyến,
chuyến và trạm được thiết kế chuyên biệt dành riêng cho sinh viên của Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong việc di chuyển từ Trung tâm thành phố đến Khu chức
năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí
Minh.

Hãy cùng UEH khám phá ra những lợi ích thú vị mà dịch vụ Shuttle Bus UEH mang đến
nhé:
● Trải nghiệm 
Khi sử dụng dịch vụ Shuttle Bus UEH, Bạn có thêm cơ hội quen biết những bạn học
cùng trường, có thêm nhiều câu chuyện thú vị, những chủ đề được đông đảo bạn trẻ
quan tâm trong cuộc sống và học tập sẽ được bàn tán sôi nổi khiến một ngày của bạn
trở nên ý nghĩa và tuyệt vời hơn. 

Đặc biệt, Shuttle Bus UEH mang đến cho bạn một không gian rộng rãi, khang trang,
sạch sẽ, có máy lạnh, đồng thời bạn còn nhận được sự phục vụ lịch sự, chu đáo và sự
an toàn khi di chuyển của bác tài xế. Bạn có thể dễ dàng theo dõi lộ trình di chuyển của
xe thông qua phần mềm trên các thiết bị, điện thoại thông minh mà bạn cài đặt. 

Các tuyến, chuyến, trạm của Shuttle Bus UEH được thiết kế chuyên biệt dành cho sinh
viên Nhà trường. Đây là dịch vụ xe buýt nhanh phục vụ được hỗ trợ giá, đảm bảo các
tiêu chí chung về an toàn, tiện lợi, sạch sẽ, tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, góp
phần giảm thiểu ùn tắc giao thông, mang lại những trải nghiệm thú vị cho sinh viên vô
cùng ý nghĩa và tuyệt vời. 

Đặc biệt, với Shuttle Bus UEH, bạn không còn phải lo lắng về việc muộn giờ học, cảnh
chen lấn đông đúc và tình trạng bị mất cắp, móc túi trên các phương tiện công cộng
hiện nay. 

Mỗi chuyến xe Shuttle Bus UEH chỉ đón số lượng sinh viên tương ứng với số ghế trên
xe. Bạn có thể đăng ký, thanh toán và hủy chuyến online trước 24 tiếng thông qua phần
mềm tích hợp trên các điện thoại thông minh và được hoàn 100% phí vào tài khoản.

● Giá cả
Nếu so sánh chi phí khi đi các phương tiện cá nhân như xe máy, ô tô khiến bạn phải
tốn rất nhiều như xăng dầu, bãi đỗ xe, sửa chữa, chưa kể các khoản hao tổn bảo trì xe
trên cung đường di chuyển thì mức giá 10.000đ/ 1 lượt, hoặc 15.000đ/vé khứ hồi cho
các tuyến xe Shuttle Bus UEH là vô cùng hợp lí. 

● Hạn chế căng thẳng khi phải tự điều khiển xe


Sau những giờ học và làm việc liên tục, việc phải ngồi trên xe để tự điều khiển sẽ khiến
bạn căng thẳng và gây stress. Tại sao bạn không lựa chọn việc đi xe buýt, để giúp bạn
có thể có thời gian thư giãn đầu óc và đọc sách, nghe nhạc. Hoặc ngắm phố phường
để cảm nhận thêm được nhịp sống hối hả của Sài Gòn mà không cần phải bận tâm đến
những thứ xung quanh. 

● An toàn cho chính bản thân


Với số lượng phương tiện đông và chen chúc, nhiều tai nạn hy hữu khi lưu thông xe
máy trên đường. Xe buýt được coi là một trong những phương tiện giao thông an toàn
hàng đầu. Chất lượng xe được đưa vào sử dụng phải trải qua kiểm định chất lượng
định kỳ, đồng thời đội ngũ lái xe phải được tập huấn, đào tạo hàng tháng để đảm bảo
được chất lượng dịch vụ và phục vụ sinh viên tốt nhất. 

●  Bảo vệ môi trường 


Việc đi xe buýt đồng nghĩa với việc chính bạn đang góp phần giúp giảm thiểu lượng
khói bụi trong không khí. Đồng thời, chính bạn cũng sẽ tránh được các tác động xấu từ
môi trường như khói, bụi, tiếng ồn và ô nhiễm lên sức khỏe. 

●  Hạn chế được các tác động thời tiết bên ngoài
Với thời tiết nắng mưa thay đổi bất chợt như ở Sài Gòn, việc sử dụng dịch vụ xe buýt
giúp bạn tránh được những tác động thời tiết từ bên ngoài như mưa, bụi, vũng nước
bẩn vào mùa mưa hay nắng nóng vào mùa hè. Bạn hoàn toàn được bảo vệ bởi màn
kính trong suốt. Đi xe máy giữa môi trường kẹt xe và khói bụi gây mệt mõi, ảnh hưởng
đến hiệu quả công việc và học tập.

● Phương thức thanh toán đa dạng và thuận tiện


Bạn có thể thanh toán trực tuyến trên app Shuttle Bus UEH.

● Lộ trình
Hiện có hai tuyến các chuyến Shuttle Bus UEH đi từ trung tâm thành phố đến Khu chức
năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, Xã Phong Phú, Huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí
Minh:

● Tuyến 1: Khởi hành ở số 03 Công Trường Quốc tế, phường Võ Thị Sáu Q.3 – Ký túc
xá 135A Trần Hưng Đạo – Trường Đại học Sư phạm (280 An Dương Vương,
phường 4, quận 5) đi Đại lộ Nguyễn Văn Linh, tọa lạc ở Khu chức năng số 15, Đô thị
mới Nam thành phố, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM. 
● Tuyến 2: Khởi hành ở 279 Nguyễn Tri Phương, quận 10, Đại lộ Nguyễn Văn Linh,
tọa lạc ở Khu chức năng số 15, Đô thị mới Nam thành phố, xã Phong Phú, huyện
Bình Chánh, TP.HCM. 

● Thời gian chạy giữa các chuyến ở từng tuyến: 


Hiện nay, để thuận tiện trong việc đăng ký, thanh toán, hủy chuyến cũng như theo dõi
hành trình của xe, UEH đã cung cấp giải pháp phần mềm mang tên Shuttle Bus UEH.
Các bạn có thể tải app thông qua các điện thoại thông minh trên nền tảng IOS và
Android. 

Tin, ảnh: DSA


HƯỚNG DẪN PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN

Làm sao để di chuyển đến các cơ sở học tại UEH?


Nếu không có xe máy, chúng mình có thể dùng phương tiện nào?

Nhằm giúp các Tân sinh viên dễ dàng lựa chọn phương tiện di chuyển, DSA điểm qua
các ưu và nhược điểm của các phương tiện di chuyển hiện nay tại Thành phố Hồ Chí
Minh để các bạn tham khảo nhé.

● Xe đạp/xe điện: rất phổ biến trước đây, nhưng hiện nay rất ít được các bạn trẻ sử
dụng.
● Xe máy cá nhân: Phương tiện phổ biến nhất của sinh viên hiện nay dùng để di
chuyển trong Thành phố. Các bạn xem thêm video hướng dẫn di chuyển an toàn
trong thành phố nhé.
● Xe ôm/xe ôm công nghệ (Grab bike): Rất thông dụng nếu bạn chưa biết chạy xe
máy và tập dần làm quen với cung đường Sài Gòn. Bạn chỉ cần thao tác đơn giản
trên app, chọn điểm đón và điểm đến là OK nhé. 
● Taxi/Grab car: Đây cũng là phương tiện công nghệ di chuyển rất phổ biến. Phương
thức đặt chỗ cũng tương tự như Grab bike.
● Xe Bus công cộng: Đây là phương tiện công cộng được sinh viên lựa chọn hàng
đầu để di chuyển giữa các cung đường. Bạn cần tìm hiểu qua các số tuyến xe nào
cho phù hợp, lựa chọn điểm đón và thời gian đón sao cho đúng giờ đến trường. Bạn
có thể tham khảo các tuyến xe Bus công cộng đi qua các cơ sở của UEH tại đây.
● Shuttle Bus UEH: là dịch vụ xe buýt nhanh với các tuyến đường và trạm dừng được
thiết kế dành riêng cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đến
học tập tại cơ sở UEH Nguyễn Văn Linh, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP. Hồ
Chí Minh.
Bây giờ chúng ta sẽ đi vào phân tích sâu hơn về ưu và nhược điểm của từng
phương tiện để mang đến góc nhìn tổng quát hơn cho các UEHers lựa chọn nhé!

Xe đạp/xe điện:

● Ưu điểm
● Tốt cho sức khỏe
● Thân thiện với môi trường
● Tiết kiệm chi phí
● Nhược điểm
● Mất nhiều thời gian
● Nguy hiểm khi di chuyển trên cung đường xa
● Khi hư hỏng, trục trặc khó kiếm chỗ sửa chữa
Xe máy cá nhân

● Ưu điểm
● Chủ động về mặt thời gian
● Nhanh chóng, tiện lợi
● Dễ dàng di chuyển
● Nhược điểm
● Chi phí cao cho tiền xăng, chi phí bảo dưỡng, phí gửi xe.
● Không an toàn
● Bị ảnh hưởng bởi thời tiết bên ngoài: nắng, mưa
● Gây ô nhiễm không khí
● Dễ kẹt xe
● Dễ căng thẳng và stress khi lái xe quá nhiều
Xe ôm/ xe ôm công nghệ (Grab bike)

● Ưu điểm
● Tiện lợi
● Cơ bản an toàn
● Nhược điểm
● Dễ kẹt xe
● Bị ảnh hưởng bởi môi trường và thời tiết bên ngoài: nắng, mưa, khói, bụi…
● Khó đón xe trong giờ cao điểm
● Không chủ động được thời gian
Taxi/Grab Car

● Ưu điểm
● Tiện lợi
● Không bị ảnh hưởng bởi môi trường và thời tiết bên ngoài: nắng, mưa, khói
bụi…
● An toàn
● Nhược điểm
● Chi phí cao
● Dễ kẹt xe
● Khó đón xe trong giờ cao điểm
● Không chủ động được thời gian
Xe buýt

● Ưu điểm
● Rẻ
● Thân thiện với môi trường
● Hạn chế kẹt xe
● Nhược điểm
● Ít chuyến
● Chật chội
● Khó đón xe trong giờ cao điểm
● Dễ bị mất cắp, móc túi
● Khó khăn trong việc thanh toán khi bị yêu cầu thanh toán bằng tiền lẻ
Shuttle Bus UEH

● Ưu điểm
● Rẻ hơn phương thiện thông thường
● Nhanh chóng
● Đón tại điểm đón nhất định
● Đặt vé và thanh toán tiện lợi qua app UEH
● Có thể hủy chuyến mà không mất phí trước 12H
● Có thể theo dõi định vị vị trí của xe, chọn chỗ ngồi theo ý muốn.
● Xe sạch, an toàn
● Nhược điểm
● Chỉ đón tại các điểm đón quy định
● Đón xe theo giờ giấc cố định
Xem chi tiết về hướng dẫn đi SHUTTLE BUS UEH tại đây bạn nhé. 

Tin, ảnh, video: DSA


PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BẬC ĐẠI HỌC

 
Trúng tuyển đại học là niềm mơ ước của biết bao nhiêu bạn trẻ, là niềm tự hào, hãnh
diện của gia đình, là món quà quý giá cho sự phấn đấu và nỗ lực 12 năm đèn sách của
bản thân. Cánh cửa đại học mở ra một trang mới trong hành trình vào đời với môi
trường mới, những người bạn mới, những kiến thức mới…

Chắc hẳn các bạn đã được nghe nói nhiều về sự khác nhau giữa môi trường đại học và
môi trường trung học phổ thông và đặt ra vô vàn câu hỏi:

Môi trường học tập mới như thế nào?

Làm sao để thích nghi với phương pháp giảng dạy và môi trường học tập mới? 

Học đại học dễ hay khó? 

Chúng ta nên dành một ngày bao nhiêu thời gian để tự học? 

Mục tiêu của học tập bậc đại học là gì? 

Sinh viên cần phải trang bị những kỹ năng nào để phục vụ cho việc học tập?

………………………………………

Vì vậy, “Phương pháp học tập bậc đại học” là một điều rất cần thiết đối với các bạn
sinh viên để có kiến thức học tập hiệu quả nhất. Học đại học đúng phương pháp sẽ
truyền cho bạn cảm hứng học tập, cảm hứng nghề nghiệp, giúp bạn tiếp tục nỗ lực để
vững tin bước đến thành công trong tương lai. Giáo dục đại học không chỉ cung cấp
cho bạn kiến thức mà điều quan trọng bạn sẽ rèn cho mình tư duy tự học, tư duy phản
biện, tư duy sáng tạo và khả năng sắp xếp cho cuộc đời và công việc. Hãy thật nỗ lực
và tìm hiểu phương pháp học tập thật đúng cách bạn nhé.

—————————————————————–

Biết cách học là đủ chứng tỏ bạn thông thái (Henry Brooks Adams)

Tin, video: TS. Hoàng Cửu Long – TS. Đinh Tiên Minh (Khoa KDQT – Marketing) và DSA
CHĂM SÓC SỨC KHỎE

 
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi người cũng như của toàn xã hội. Muốn giữ gìn, nâng
cao sức khỏe, phát triển tầm vóc thì cần phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 yêu cầu cốt
lõi là: vệ sinh phòng bệnh, ăn uống điều độ, đảm bảo dinh dưỡng và rèn luyện thể lực
thường xuyên. Trên tinh thần đó, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của người học
luôn được quan tâm sâu sát và được đưa vào nhiệm vụ hàng năm của ngành giáo dục.

Chuẩn bị cho một chặng đường dài phía trước, từ giảng đường đại học cho đến tham
gia vào thị trường lao động, bạn cần có một sức khỏe tốt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Hoạt động chăm sóc sức khỏe tại UEH đã sẵn sàng trợ giúp các vấn đề về sức khỏe
bạn.
BẢO HIỂM Y TẾ THEO QUY ĐỊNH

● Bảo hiểm y tế sinh viên


● Bảo hiểm y tế bắt buộc
● Mức đóng
● Sinh viên đóng 70%
● Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30%
● Thẻ Bảo hiểm y tế có giá trị từ ngày nhà trường nộp đủ hồ sơ và đóng tiền Bảo
hiểm y tế cho cơ quan Bảo hiểm xã hội

● Tra cứu mã số Bảo hiểm xã hội (mã thẻ Bảo hiểm y tế) tại đây. 
● Tra cứu giá trị sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế tại đây.
● Tải và cài đặt ứng dụng VssID theo dõi Bảo hiểm xã hội cá nhân tại đây.
TRẠM Y TẾ – ĐƠN VỊ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO UEHERS
Nhiệm vụ

● Sơ cấp cứu ban đầu: Xử trí cấp cứu, chuyển lên tuyến trên những trường hợp cấp
thiết.
● Khám bệnh, cấp thuốc điều trị các bệnh thông thường và tư vấn sức khỏe cho sinh
viên
● Thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh
● Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng vào đầu mùa mưa
● Diệt rệp ở những nơi có nhu cầu hoặc khi dịch xảy ra
● Hỗ trợ sinh viên mua Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm Tai nạn
● Lập danh sách mua, cấp phát thẻ và sửa thẻ cho sinh viên toàn trường
● Thời điểm thực hiện:
● Đối với khóa mới, trong khoảng từ tháng 8 đến tháng 9 hàng năm
● Đối với các khóa cũ, trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm
● Nhận thẻ vào ngày 01 tháng 01 hàng năm
● Phối hợp với các đơn vị, đoàn thể trong Trường thực hiện công tác y tế trường học,
xây dựng môi trường học, ký túc xá an toàn, lành mạnh
● Phối hợp với y tế địa phương trong công tác phòng chống dịch và công tác y tế
Thông tin liên hệ

Trạm Y tế có 03 phòng làm việc tại 03 cơ sở A, B và N

● Cơ sở A: Phòng A004 (tầng trệt), điện thoại (028) 38296571


● Cơ sở B: Phòng B2-010 (tầng trệt), điện thoại (028) 38531105
● Cơ sở N: UEH Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh

CƠ SỞ PHÁP LÝ 
Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Bộ Y
tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học, xem chi tiết
tại đây. 

Luật Bảo hiểm y tế, xem chi tiết tại đây. 

Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, xem chi tiết tại đây.

Hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế Học sinh Sinh viên năm học 2020-2021 hàng năm,
xem chi tiết tại đây. 

Tin, ảnh: Trạm Y tế, DSA


CỐ VẤN HỌC TẬP

Khi trở thành một sinh viên, bạn được yêu cầu rất cao về sự độc lập, chủ động xây kế
hoạch cho tất cả công việc liên quan đến quá trình học tập và sinh hoạt của mình trong
suốt quãng đường đại học. Dù là tân sinh viên hay đã qua “sương sương” vài năm kinh
nghiệm, thì chắc chắn sẽ có những thời điểm mà chúng ta không khỏi băn khoăn, lo
lắng về vấn đề mình đang đối mặt và cần phải ra quyết định giải quyết chúng. Đừng áp
lực nhé, đội ngũ Thầy/Cô giáo của UEH sẽ luôn bên bạn, đồng hành với bạn, sẽ cùng
bạn vượt qua những thách thức một cách nhẹ nhàng nhất!
Theo quy định, mỗi lớp học sẽ có một Thầy/Cô đảm nhận nhiệm vụ CỐ VẤN HỌC TẬP,
là đại diện gần nhất từ nhà trường để giúp đỡ, hỗ trợ cho các bạn sinh viên.

Các Thầy/Cô là cố vấn học tập sẽ đảm trách những công việc sau đây:

● Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp


● Tư vấn về phương pháp học tập ở bậc đại học (dành cho sinh viên năm thứ nhất).
● Tư vấn xây dựng và điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp với năng lực và hoàn
cảnh của sinh viên.
● Tư vấn về chuyên môn và hướng dẫn nghiên cứu khoa học thuộc ngành, chuyên
ngành đào tạo (thực hiện đối với các lớp đã phân ngành, chuyên ngành).
● Tổ chức các buổi sinh hoạt lớp theo thời khóa biểu từng học kỳ.
● Hướng dẫn sinh viên liên hệ các đơn vị thuộc trường để được tư vấn phù hợp với
nhu cầu.
● Tiếp nhận tài khoản giảng viên thuộc website www.online.ueh.edu.vn để tra cứu
danh sách lớp, ban cán sự lớp, ban chấp hành chi đoàn, chi hội, thông tin cá nhân,
kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên.
Liên hệ
Thông tin về Cố vấn học tập của lớp bạn sẽ được cập nhật trên Portal sinh viên.

Đánh giá cố vấn học tập


Nhằm thực hiện tốt cũng như nâng cao chất lượng công việc Cố vấn học tập, vào mỗi
học kỳ, thông thường khoảng tháng 5 và tháng 11 hằng năm, nhà trường sẽ tổ chức
đánh giá Cố vấn học tập thông qua các tiêu chí sau đây:

● Nhiệt tình tư vấn học tập


● Nhiệt tình tư vấn nghiên cứu khoa học
● Tổ chức sinh hoạt lớp và phổ biến đầy đủ, kịp thời thông tin
● Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện sinh viên đúng quy định
● Hỗ trợ tốt trong việc gặp gỡ, giải đáp thắc mắc
● Thường xuyên liên hệ với lớp
● Tận tình hướng dẫn liên hệ các đơn vị thuộc trường
Đừng ngại ngần có những feedback thật xây dựng để mỗi chúng ta cùng góp phần vào
sự phát triển của ngôi nhà chung UEH thân yêu, bạn nhé!

CƠ SỞ PHÁP LÝ

Quy định công tác tư vấn học tập tại UEH, xem chi tiết tại đây.

Bộ tiêu chí đánh giá kết quả công việc của Cố vấn học tập tại UEH, xem chi tiết tại đây.
Tin, ảnh: DSA
DỊCH VỤ

 
Cổng giao dịch điện tử UEH
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, với mục tiêu lấy người học làm trung tâm,
nhà trường đã nâng cấp Cổng Giao dịch điện tử UEH (UEH online service), giúp
tiết kiệm thời gian, chi phí và ứng dụng nền tảng trực tuyến tích hợp, cùng đường
dây nóng luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của người học.

Tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), với tinh thần chung tay góp sức vì
cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người học; UEH đã đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông
tin để xây dựng các giải pháp và khuyến nghị người học lựa chọn các giao dịch trực
tuyến, giảm tần suất tiếp xúc trực tiếp tại văn phòng thay cho việc sử dụng những hình
thức giao dịch truyền thống như trước đây.

Cổng Giao dịch điện tử UEH (UEH online service) – Dịch vụ trực tuyến, giúp tiết kiệm
thời gian và chi phí của người học
Có thể nhận thấy toàn cảnh hoạt động dịch vụ nói chung đã thay đổi rất nhiều khi đại
dịch Covid-19 xảy ra, tốc độ chuyển đổi số đang được đẩy mạnh, quy trình làm việc
không còn hợp thời cũng dần bị xóa bỏ. Nắm bắt xu hướng này đồng thời bám sát mục
tiêu “lấy người học làm trung tâm”, Cổng giao dịch điện tử UEH (Es) – es.ueh.edu.vn ra
đời thực hiện sứ mạng phục vụ người học của UEH.
Tại Cổng Es, những nhu cầu của người học ở tất cả hệ, bậc (Đại học chính quy, Liên
thông chính quy, Văn bằng 2 chính quy; Vừa làm vừa học; và Sau đại học) đều có thể
được thực hiện nhanh chóng bằng hình thức trực tuyến chỉ với vài thao tác đơn giản,
bao gồm cả việc thanh toán phí trực tuyến (nếu có). Cổng Es có hơn 25 tiện ích hỗ trợ
người học như: cấp lại thẻ sinh viên; phúc khảo các học phần; xác nhận tạm hoãn
nghĩa vụ quân sự; xác nhận vay vốn sinh viên; xác nhận sinh viên; cấp bảng điểm
Tiếng Việt/Tiếng Anh; bảng điểm rèn luyện; bản sao văn bằng; nộp hồ sơ tuyển
sinh; Gia tăng hạn mức sử dụng hệ thống Photocopy, in ấn UEH; Đăng ký nội trú Ký túc
xá…. Đặc biệt, các dịch vụ như cấp bảng điểm rèn luyện, xác nhận sinh viên, xác nhận
tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và xác nhận vay vốn… đều được cung cấp miễn phí; người
học có thể linh hoạt nhận tại một trong 03 cơ sở của UEH (Cơ sở A, Cơ sở B và Cơ sở
Nguyễn Văn Linh).

Hệ thống photocopy, in ấn cho người học UEH


Nằm trong các hoạt động hỗ trợ người học. UEH đã triển khai hệ thống photocopy, in
ấn sử dụng thẻ sinh viên tích hợp cho người học tại các cơ sở học tập. Mỗi người học
sẽ được sử dụng miễn phí 500 bản in/photocopy 1 mặt/người/năm (trang 2 mặt tính là
2 bản).
  
  
  

Ngoài ra nhằm đáp ứng nhu cầu mong muốn gia tăng hạn mức sử dụng, UEH cho
phép người học đăng ký tăng hạn mức sử dụng hệ thống photocopy, in ấn có thu phí.
Người học đăng ký theo gói, mỗi gói 100 bản in với giá 25.000đ/gói, thời gian sử dụng
12 tháng không giới hạn số gói đăng ký. Để đăng ký thêm hạn mức, người học tiến
hành đăng ký trực tuyến tại cổng giao dịch điện tử
UEH: https://es.ueh.edu.vn/dichvu/chitiet/10051
Thông tin hướng dẫn sử dụng máy photocopy, in ấn xem
tại: https://cntt.ueh.edu.vn/tin-tuc/huong-dan-su-dung-may-photocopy-4024

Thông báo gia tăng hạn mức sử dụng hệ thống photocopy, in ấn có thu phí xem
tại: https://dsa.ueh.edu.vn/tin-tuc/thong-bao-gia-tang-han-muc-may-photocopy-in-an-ue
h/ 
Hệ thống căn tin
Tại tất cả các cơ sở học tập và KTX của UEH, nhà trường đã phối hợp cùng hệ thống
cửa hàng tiện lợi Cheers để cung cấp các dịch vụ ăn uống cho sinh viên, với giá cả phù
hợp và đảm bảo về an toàn thực phẩm. 

Với không gian thoáng, rộng rãi, hiện đại và chủng loại mặt hàng phong phú đáp ứng
mọi nhu cầu của sinh viên… Không chỉ là căn tin với đủ các món ăn nhanh, nước uống,
cơm phần, bún thịt nướng, mì xào, bánh ướt…mà còn là cửa hàng bách hóa không
thiếu món gì từ kim chỉ, giấy bút đến vật dụng cá nhân.

Một số hình ảnh hệ thống cửa hàng tiện lợi Cheers tại UEH:

  

  

Tin, ảnh: DSA và Phòng Marketing – Truyền thông


HÒA NHẬP ĐA VĂN HÓA TẠI UEH

 
Hòa nhập văn hóa tại UEH được hiểu thế nào?

Hòa nhập được hiểu là thấu hiểu, hòa cùng, tương tác và thích nghi được trong môi
trường đa văn hóa. Văn hóa không chỉ dừng lại ở sự khác nhau giữa các vùng miền,
quốc gia, mà còn nằm ở sự khác biệt về giới tính, khác biệt về môi trường giáo dục. Do
đó, các hoạt động hòa nhập đa văn hóa tại UEH giúp người học nhận biết, hiểu rõ và
biết cách vận dụng các kỹ năng hòa nhập đa văn hóa. Từ đó, sinh viên dễ dàng thích
nghi, hòa mình và tương tác được trong môi trường học tập đa văn hóa UEH và môi
trường làm việc đa văn hóa sau tốt nghiệp.

UEH có những hoạt động hòa nhập đa văn hóa gì?

Hòa nhập văn hóa vùng miền, dân tộc trong nước

UEH là trường đại học tuyển sinh trong cả nước do đó sinh viên UEH đến từ các vùng
miền khác nhau, có nhiều dân tộc khác nhau cùng hòa nhập vào ngôi nhà chung UEH.
Do đó, để thấu hiểu, hòa nhập và tương tác được cùng nhau cần có quy định, quy tắc
mà sinh viên cần tuân thủ cũng như những hoạt động mà sinh viên cần tham gia, cụ
thể:

● Nội dung của Hoạt động định hướng.


● Quy định, hoạt động dành cho người học:

● Thực hiện quy tắc ứng xử người học tại UEH;


● Thực hiện theo văn hóa UEH;
● Tham gia các cuộc thi tìm hiểu văn hóa UEH và quy tắc ứng xử;
● Tham gia vào các hoạt động Đoàn – Hội để kết nối cộng đồng sinh viên;
● Tham gia các CLB/Đội/Nhóm tại UEH;
● Hoạt động học tập theo nhóm, NCKH và rèn luyện;
● Tham gia choạt động tại English Zone;
● Tích cực tham gia các hoạt động tập thể tại lớp học;
● Thực hiện cộng đồng kết nối văn minh trên mạng xã hội….
● Các hoạt động tổ chức dưới hình thức tư vấn, hội thảo, talkshow…

  
Hòa nhập đa văn hóa trong môi trường doanh nghiệp

Hiện nay, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, không chỉ
các doanh nghiệp đa quốc gia đến Việt Nam mà ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đầu tư ra nước ngoài. Vì vậy, giúp sinh viên hiểu, hòa nhập văn hóa đa quốc gia
là hoạt động vô cùng cần thiết. UEH tổ chức các hoạt động hòa nhập văn hóa doanh
nghiệp thường niên dành cho người học năm 3, năm 4 thông qua các chương trình
sau:

● Ngày hội việc làm (Career Fair) hàng năm.


● Các hoạt động Career Talk, MT..
● Hoạt động tham quan doanh nghiệp.
● Các hội thảo và các lớp kỹ năng mềm nâng cao.
● Học kỳ doanh nghiệp….

 
Hội nhập đa văn hóa quốc tế
Hằng năm, UEH đón nhiều đoàn sinh viên nước ngoài đến giao lưu học tập nhằm giúp
sinh viên UEH hòa nhập vào cộng đồng văn hóa thế giới thông qua các hoạt động trao
đổi văn hóa (cultural exchange).

Không chỉ có các đoàn sinh viên quốc tế đến UEH, nhà trường còn chủ động tổ chức
các chương trình trao đổi văn hóa ngắn hạn và dài hạn với các trường bạn từ nhiều
quốc gia khác nhau, như: Pháp, Mỹ, Hà Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, v.v..
được cập nhật tại đây.
Từ năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các chương trình truyền thống không
thể tổ chức. Chính vì thế, UEH đã thay đổi phương thức tổ chức các chương trình
online qua các nền tảng Zoom, Google meets, Microsoft teams.

Về các hoạt động hỗ trợ ngôn ngữ, UEH đã hoàn thiện đề án công viên Tiếng Anh
(English Zone – EZ) và bắt đầu đưa Công viên vào hoạt động đầu tháng 7/2021 nhằm
hỗ trợ, động viên người học gặp gỡ, giao lưu, trao đổi bằng ngôn ngữ Tiếng Anh, bằng
nhiều chương trình như board games, workshop, âm nhạc, giao lưu văn hóa các
nước…

 
Người học liên hệ để được tư vấn về hội nhập đa văn hóa tại UEH như thế nào?

● Tư vấn trực tiếp tại văn phòng của DSA: 


● Campus A: A.016 – 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
● Campus B: B1.111 – 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10
● Campus N: N1.201 – UEH Nguyễn Văn Linh, H. Bình Chánh
● Tư vấn online qua nền tảng MS. Teams:
Đăng ký trước tại đây:  https://dsa.ueh.edu.vn/hoat-dong-tu-van/

● Tư vấn qua Hotline: 028.7306.1976 (7:30-11:30 | 13:30-21:00, Chủ nhật


13:30-16:30)
Tư vấn qua livestream, talkshow phát sóng trên trang panpage
DSA:  https://www.facebook.com/DSA.UEH. 

Tin, ảnh, video: DSA


HỌC BỔNG DÀNH CHO TÂN SINH VIÊN ĐẠI
HỌC CHÍNH QUY KHÓA 47
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Trải qua 45 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(UEH) là trường trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành về kinh tế, quản lý, kinh doanh,
luật và công nghệ, ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ giáo dục Việt Nam và quốc
tế. Với đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ các trường danh tiếng, có trình độ
cao, có uy tín khoa học và chuyên môn; chương trình học tiệm cận với chuẩn quốc tế
cùng diện mạo cơ sở vật chất hiện đại, UEH chắc chắn sẽ đem lại những trải nghiệm
học tập thú vị và môi trường sinh hoạt tốt nhất dành cho người học.

Đến hẹn lại lên, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tiếp tục chào đón tân sinh viên
Đại học chính quy, khóa 47 vào tháng 8 này. Đây là thế hệ sinh viên đánh dấu cột mốc
tuổi 45 của UEH, là thế hệ sinh viên đầu tiên trong bối cảnh UEH đang thực hiện tái cấu
trúc thành Đại học đa ngành. Tiếp nối truyền thống đầy tự hào hằng năm, nhằm khích
lệ các thí sinh vừa trúng tuyển vào Trường với kết quả xét tuyển cao cũng như tạo cơ
hội học tập cho các em có hoàn cảnh khó khăn, UEH dành 700 suất học bổng với tổng
giá trị lên đến 5 tỷ đồng cho tân sinh viên Đại học chính quy, khóa 47.

550 suất học bổng tuyển sinh dành cho tân sinh viên trúng tuyển với kết quả xét
tuyển cao

Học bổng tuyển sinh bao gồm 50 suất học bổng xuất sắc, 150 suất học bổng toàn phần
và 350 suất bán phần, có giá trị lần lượt là 150%, 100% và 50% mức học phí học kỳ
cuối năm 2021 của chương trình chuẩn. Theo đó, UEH sẽ chủ động xét dựa vào điểm
trúng tuyển từ cao đến thấp theo từng phương thức, từng ngành, không tính điểm ưu
tiên và sẽ công bố sau khi kết thúc các đợt nhập học tại Trường. Với chính sách học
bổng này, UEH sẽ mang đến cho các bạn tân sinh viên xuất sắc món quà tài chính thiết
thực nhằm ghi nhận những nỗ lực không ngừng trong suốt quá trình học tập cũng như
trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa qua. Hy vọng, các bạn sẽ tiếp tục phấn đấu
và tự tin khẳng định bản thân tại mái nhà chung UEH.
150 suất học bổng hỗ trợ học tập dành cho tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Thấu hiểu được những khó khăn về vấn đề học phí, sinh hoạt phí khi học tập tại một
thành phố lớn, UEH dành 150 suất học bổng hỗ trợ học tập bao gồm 50 suất toàn
phần, 100 suất bán phần cho các bạn tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với trị giá
tương ứng là 100%, 50% mức học phí của chương trình chuẩn tính trên 15 tín chỉ của
học kỳ cuối năm 2021. Học bổng hỗ trợ học tập là sự đồng hành, chia sẻ của UEH
cùng với người học nhằm giúp các bạn tân sinh viên giảm bớt gánh nặng tài chính và
nỗi lo đánh mất cơ hội học tập vì hoàn cảnh gia đình.

Điều kiện đăng ký học bổng Hỗ trợ học tập: Sinh viên thuộc diện mồ côi, hộ nghèo,
hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn; Trúng tuyển vào UEH năm 2021;
Chưa nhận bất kỳ học bổng nào có giá trị tương đương từ 01 (một) suất học bổng toàn
phần trở lên trong học kỳ cuối năm 2021.

Cách thức đăng ký học bổng Hỗ trợ học tập: 

– Bước 1: Sinh viên đăng ký online tại trang: http://student.ueh.edu.vn/ từ 23/9 đến hết
ngày 20/10/2021.

– Bước 2: Sinh viên nộp hồ sơ gốc từ ngày 27/9 đến hết ngày 25/10/2021.

Chương trình học bổng năm 2021 là một chính sách động viên từ Trường Đại học Kinh
tế TP. Hồ Chí Minh, không chỉ khuyến khích các sinh viên tài năng mà còn mở ra cơ hội
học tập cho các em có hoàn cảnh khó khăn có thể tiếp tục theo đuổi đam mê, chinh
phục các nấc thang tri thức. Ngoài các loại học bổng này, vào mỗi học kỳ sinh viên UEH
còn có cơ hội nhận được học bổng khuyến khích học tập (dựa vào quá trình học tập và
rèn luyện), học bổng hỗ trợ học tập (dựa vào hoàn cảnh khó khăn) và nhiều học bổng
khác từ các doanh nghiệp/đơn vị bên ngoài UEH. Các bạn tân sinh viên UEH hãy cố
gắng học tập và rèn luyện để có thể tiếp cận với nhiều nguồn học bổng giá trị.

Thông tin chi tiết về các loại học bổng

Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học

W: dsa.ueh.edu.vn

E: dsa@ueh.edu.vn

F: @DSA.UEH

H: (028) 7306 1976 – Ext: 3

Tin, ảnh, video: DSA, Phòng Marketing – Truyền thông

HỌC BỔNG TẠI PHÂN HIỆU VĨNH LONG

Gần 1,5 tỷ đồng hỗ trợ học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch
Covid-19 và Trao học bổng cho Tân sinh viên kỳ tuyển sinh năm
2021, Trao học bổng khuyến khích và hỗ trợ học tập cho sinh viên học
tập tại Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Phân hiệu Vĩnh Long
Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM tại tỉnh Vĩnh Long (Phân hiệu Vĩnh
Long) được thành lập và đi vào hoạt động từ Tháng 1/2020. Năm 2020, nhà trường
tuyển sinh Khóa 46 – Đại học chính quy và đón 250 sinh viên Đại học chính quy
(ĐHCQ) với 6 ngành và chuyên ngành đào tạo: Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Tài chính
ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp, Thương mại điện tử, Kinh tế và Kinh doanh nông
nghiệp. Nhằm động viên khuyến khích và hỗ trợ học tập cho sinh viên, Nhà trường đã
thực hiện trao học bổng với tổng kinh phí 504.120.000 đồng học kỳ đầu của khóa học
(gồm có 51 suất học bổng tuyển sinh và 38 suất học bổng khuyến khích học tập).
Tân sinh viên Khóa 46 – Đại học Chính quy nhận Học bổng tuyển sinh đầu vào tại Lễ
Khai giảng đầu khóa học

Năm 2021, UEH Vĩnh Long cũng đang thực hiện các công việc tuyển sinh ĐHCQ năm
2021 với 550 chỉ tiêu, 10 ngành đào tạo, trong đó có 04 ngành tuyển sinh cả nước
(Kinh doanh nông nghiệp, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Anh, Quản trị dịch vụ du lịch
và lữ hành) với nhiều kỳ vọng đạt được kết quả tốt đẹp. Đặc biệt, ngay trong năm 2021,
Phân hiệu Vĩnh Long đã bắt đầu thực hiện triển khai Chương trình đào tạo Cử nhân
Úc – New Zealand nhằm thực hiện sứ mệnh đào tạo nhân lực chất lượng cao, hội
nhập quốc tế tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Phân hiệu Vĩnh Long đã dành
1.053.236.000 đồng để hỗ trợ cho sinh viên đại học chính quy học tại Phân hiệu Vĩnh
Long với việc giảm 5% học phí học kỳ cuối 2021 và dự kiến trao các suất học bổng hỗ
trợ sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là sự chia sẻ của UEH trước khó
khăn chung của người học trong bối cảnh dịch bệnh, mong rằng tất cả sinh viên của
UEH Phân hiệu Vĩnh Long nỗ lực, vượt khó để hoàn thành kế hoạch học tập của mình.

Hỗ trợ cho sinh viên do ảnh hưởng trong tình hình dịch COVId-19

Trong tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến đời sống,
kinh tế – xã hội và trực tiếp ảnh hưởng đến các sinh viên. Hội đồng trường, Ban Giám
Hiệu Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định giảm 5% học phí
cho sinh viên các khóa Đại học chính quy và hỗ trợ các suất học bổng hỗ trợ khó khăn
cho các sinh viên có gia đình bị ảnh hưởng lớn do dịch COVID-19.

Hỗ trợ giảm 5% học phí cho sinh viên Khóa 46, Khóa 47 – Đại học chính
quy:  Phân hiệu Vĩnh Long giảm 5% học phí học kỳ cuối 2021 cho tất cả các sinh viên
Khóa 46 (là học kỳ thứ 3), và sinh viên Khóa 47 (là học kỳ đầu khóa) đang học tại Phân
hiệu Vĩnh Long. Đây là phần hỗ trợ để sinh viên của Phân hiệu Vĩnh Long có thêm
động lực, vượt qua khó khăn để hoàn thành kế hoạch học tập của năm 2021. Thủ tục
giảm học phí 5% sẽ được thông báo cụ thể theo từng khóa đào tạo.

Hỗ trợ các suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 năm
2021: Học bổng trong chương trình này sẽ được trao cho Sinh viên Khóa 46 và Khóa
47 – Đại học chính quy đang theo học tại Phân hiệu Vĩnh Long có hoàn cảnh gia đình
chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid-19, với trị giá 5 triệu đồng/suất. Thủ tục cấp
học bổng sẽ được thông báo khi sinh viên nhập học học kỳ cuối năm 2021.
Sinh viên Khóa 46 – ĐHCQ trong giờ học chính khóa tại Phân hiệu Vĩnh Long

Dành 140 suất học bổng tuyển sinh cho Tân sinh viên Khóa 47  – Đại học chính
quy trúng tuyển với kết quả xét tuyển cao, trong đó có 70 suất học bổng cho sinh
viên của 2 ngành: Kinh doanh nông nghiệp và Thương mại điện tử.

Trong kỳ tuyển sinh năm 2021, Phân hiệu Vĩnh Long dành 140 suất học bổng để trao
học bổng cho các tân sinh viên khóa 47 đại học chính quy trúng tuyển nhập học tại
Phân hiệu Vĩnh Long, qua đó góp phần tạo điều kiện cho các bạn tân sinh viên có thêm
động lực để theo đuổi ngành học yêu thích trong môi trường cơ sở vật chất hiện đại,
đáp ứng quá trình hội nhập nghề nghiệp toàn cầu về sau.

Học bổng tuyển sinh đầu vào dành cho tân sinh viên luôn được Phân hiệu Vĩnh Long
quan tâm, chú trọng và duy trì hàng năm nhằm động viên, khuyến khích với những sinh
viên luôn nỗ lực trong học tập. Đồng thời, học bổng cũng sẽ là phần thưởng dành cho
các em đã có được cơ hội hòa nhập môi trường đại học, cũng như chia sẻ phần nào
chi phí cho các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi.

Học bổng tuyển sinh năm 2021 với 2 loại học bổng tương ứng giá trị như sau:
Điều kiện để nhận học bổng:

* Học bổng tuyển sinh:

– Tân sinh viên có điểm xét đầu vào xét thứ tự từ trên xuống theo chỉ tiêu phân bổ học
bổng của phân hiệu.

– Chưa nhận bất kỳ học bổng nào tương đương 01 suất học bổng toàn phần của học
bổng phân hiệu.

* Học bổng hỗ trợ học tập:

– Dành cho tân sinh viên thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh gia
đình khó khăn;

– Xét thứ tự ưu tiên từ trên xuống theo chỉ tiêu phân bổ học bổng của phân hiệu.
TS. Bùi Quang Hùng – Phó Hiệu trưởng UEH kiêm Giám đốc Phân hiệu Vĩnh Long trao
học bổng tuyển sinh năm 2020 cho Tân sinh viên Khóa 46 ĐHCQ

Trao học bổng khuyến khích học tập và Học bổng hỗ trợ học tập trong quá trình
học

Ngoài học bổng tuyển sinh vào đầu khóa học, trong quá trình học tập, theo từng học kỳ,
Phân hiệu Vĩnh Long xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên dựa vào kết
quả học tập và rèn luyện của từng học kỳ, học bổng xét ở 2 học kỳ chính là: học kỳ đầu
và học kỳ cuối của năm.
Đối với Khóa 46 – Đại học Chính quy, nhà trường tổ chức xét và trao học bổng khuyến
khích cho các sinh viên của học kỳ cuối năm 2020 và học kỳ đầu năm 2021 với 41 suất
học bổng khuyến khích học tập, tổng kinh phí là 345.753.600 đồng, các suất học bổng
tương ứng từng loại: xuất sắc, giỏi và khá. Đồng thời, nhà trường cũng đã trao 14 suất
học bổng hỗ trợ học tập với tổng số tiền 42.000 .000 đồng cho những sinh viên có hoàn
cảnh khó khăn.

Cụ thể các tiêu chí xét như sau:

2.1. Học bổng khuyến khích học tập:

* Sinh viên được xét học bổng khuyến khích học tập tại Phân hiệu Vĩnh Long cần thỏa
mãn các điều kiện sau:

– Có kết quả học tập và kết quả rèn luyện từ loại khá trở lên;

– Đạt 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) đối với tất cả học phần đăng ký trong học kỳ
được tính vào điểm trung bình tích lũy xét học bổng;

– Số tín chỉ sinh viên đăng ký trong học kỳ phải lớn hơn hoặc bằng 15 tín chỉ. Các
trường hợp đặc biệt Phân hiệu sẽ xem xét cụ thể và thông báo cho sinh viên biết.

– Không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng;

– Chưa nhận bất kỳ học bổng nào tương đương với 01 suất học bổng toàn phần của
học bổng Phân hiệu Vĩnh Long.

* Mức học bổng:

– Mức học bổng loại xuất sắc: bằng 150% học phí học kỳ, áp dụng đối với sinh viên có
kết quả học tập xuất sắc và kết quả rèn luyện xuất sắc;

– Mức học bổng loại giỏi: bằng 100% học phí học kỳ, áp dụng đối với sinh viên có kết
quả học tập đạt loại giỏi và kết quả rèn luyện đạt loại tốt;

– Mức học bổng loại khá: bằng 50% học phí học kỳ, áp dụng đối với sinh viên có kết
quả học tập đạt từ loại khá trở lên và kết quả rèn luyện đạt loại khá trở lên.

2.2. Học bổng hỗ trợ học tập:

* Sinh viên được xét học bổng hỗ trợ học tập tại Phân hiệu Vĩnh Long cần thỏa mãn
các điều kiện sau:
– Thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn;

– Có kết quả học tập đạt từ trung bình khá trở lên và kết quả rèn luyện từ loại khá trở
lên;

– Không có môn nào dưới điểm 5 (theo thang điểm 10) đối với tất cả học phần đăng ký
trong học kỳ được tính vào điểm trung bình tích lũy xét học bổng;

– Không bị kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong học kỳ xét học bổng;

– Chưa nhận bất kỳ học bổng nào tương đương với 01 suất học bổng toàn phần của
học bổng Phân hiệu Vĩnh Long.

* Mức học bổng: Tùy theo từng hoàn cảnh của sinh viên, Phân hiệu Vĩnh Long sẽ xét
và trao học bổng hỗ trợ học tập cho sinh viên, mỗi suất học bổng hỗ trợ học tập có trị
giá thấp nhất là 3.000.000 đồng/suất.

Thông tin chi tiết học bổng vui lòng liên hệ: 

– Phòng Đào tạo – Phân hiệu Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tại tỉnh
Vĩnh Long.

– Địa chỉ: Số 1B, Nguyễn Trung Trực, Phường 8, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.

Tin, ảnh, video: Phân hiệu Vĩnh Long


HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC KHUYẾT TẬT
VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT

 
Tại UEH đã có những bạn sinh viên khuyết tật với nghị lực vô cùng phi thường. Dù
trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhưng với ý chí quyết tâm học tập và nỗ lực chinh
phục thử thách, các bạn đã trở thành những cử nhân với thành tích xuất sắc. Thấy
được sự hiếu học và nghị lực to lớn từ các bạn sinh viên, trong những năm qua, nhà
trường đã và luôn coi trọng các chính sách giáo dục dành cho sinh viên khuyết tật.
Trong đó chú trọng vào việc mang lại cơ hội bình đẳng, giúp các bạn tiếp cận nền giáo
dục chất lượng và được hỗ trợ để phát triển tối đa tiềm năng, tham gia và đóng góp tích
cực cho xã hội.

Ngoài ra, UEH chủ động tổ chức thăm, viếng, hỗ trợ, chăm sóc và động viên sinh viên
và gia đình trong trường hợp sinh viên có bệnh hiểm nghèo, gặp tai nạn, …. UEH sẽ
luôn  đồng hành, tiếp sức với sinh viên trên con đường theo đuổi ước mơ của mình tại
UEH.

Hãy cùng điểm qua video trên để biết thêm thông tin về các chính sách hỗ trợ người
học khuyết tật và các trường hợp đột xuất tại UEH bạn nhé!

Thông tin liên hệ: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)

● W: https://www.dsa.ueh.edu.vn
● P: 028.7306.1976 ext 1009 (Mr Ngọc Hải)
● M: dsa@ueh.edu.vn (hoặc ngochai@ueh.edu.vn)
● A: A0.16, Cơ sở A – B1.111, Cơ sở B – N1.201, Cơ sở N
Tin, video: DSA và Phòng Marketing – Truyền thông
HỖ TRỢ TÀI CHÍNH

 
Học phí cùng sinh hoạt phí với các bậc phụ huynh và các bạn sinh viên luôn là nỗi lo
hàng đầu khi bắt đầu năm học mới. Nhằm chia sẻ nỗi lo đó của gia đình và tạo điều
kiện thuận lợi cho sinh viên có cơ hội học tập trong những năm qua nhà nước và
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh luôn có những chính sách hỗ trợ tài chính phù
hợp.

UEH bật mí với các bạn một số chính sách, giải pháp hỗ trợ tài chính mà mình không
nên bỏ qua

CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM HỌC PHÍ

Các bạn cần theo dõi thông báo và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo hướng dẫn chi tiết.
Trường sẽ không nhận Giấy đề nghị xét miễn, giảm học phí nếu các giấy tờ kèm theo
không hợp lệ và không nộp theo đúng thời gian quy định.
 

Đối tượng miễn giảm: Sinh viên là con của người có công với cách mạng; bị tàn tật,
khuyến tật thuộc diện hộ cận nghèo; Sinh viên thuộc diện mồ côi; Sinh viên là người
dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo; Sinh viên là người dân tộc thiểu số
rất ít người có hộ khẩu thường trú tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc
vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; Sinh viên là con cán bộ, công
nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được
hưởng trợ cấp thường xuyên.

Cách thức: 

● Theo dõi thông báo nộp Giấy đề nghị miễn, giảm học phí của Phòng Đào tạo
(http://daotao.ueh.edu.vn/) vào khoảng tháng 01 và tháng 8 hàng năm hoặc linh
động.
● Chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn với từng đối tượng được miễn 100% hoặc giảm
70%/50% học phí.
● Nộp hồ sơ theo thời gian quy định trong thông báo và theo dõi kết quả.
Tham khảo văn bản:

Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ

Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 3 năm 2016


của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

VAY VỐN NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

Trong trường hợp gia đình gặp khó khăn, bạn đừng nên quá lo lắng, nhà nước có chính
sách hỗ trợ “Quỹ Tín dụng vay vốn học tập dành cho sinh viên” thông qua Ngân hàng
Chính sách xã hội.
 

Mức cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội hiện nay là 2.500.000 đồng/tháng. Với
mức sống hiện tại ở TP. Hồ Chí Minh, số tiền này là nguồn “cung” thiết thực, giúp các
bạn trang trải một phần chi phí học tập và sinh hoạt. Nhiều sinh viên đã dùng giải pháp
này để giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Với lãi suất cho vay ưu đãi là
0.55%/tháng và lãi suất quá hạn không quá 130% lãi suất vay, sinh viên có thể hoàn trả
tiền vay cho nhà nước nhanh chóng sau khi tốt nghiệp và có việc làm.

TÍN DỤNG HỌC TẬP TẠI UEH


Trước mỗi đợt đóng học phí các bạn thường gặp những khó khăn đột xuất, gia đình
chưa xoay tiền kịp…. Hiểu được nỗi lo này, UEH kết nối với ngân hàng TMCP Phương
Đông mang đến cho sinh viên sản phẩm tín dụng học tập trong thời gian ngắn để giúp
các bạn trang trải chi phí và không bị gián đoạn việc học tập.

Mức vay: số tiền đóng học phí trong học kỳ với lãi suất: 9,5%/năm trong vòng tối đa 3
tháng (kể từ ngày được giải ngân)

Chi tiết xem tại: https://dsa.ueh.edu.vn/tin-dung-hoc-tap/


 

Ngoài những chính sách trên, một trong những giải pháp tối ưu và bền vững đặt nền
tảng trên sự nỗ lực và tinh thần phấn đấu của các bạn trong học tập và rèn luyện trong
mỗi học kỳ, đó là các chính sách Học bổng dành cho sinh viên UEH với học bổng
khuyến khích học tập (dựa vào quá trình học tập và rèn luyện), học bổng hỗ trợ học tập
(dựa vào hoàn cảnh khó khăn) và nhiều học bổng khác từ các doanh nghiệp/đơn vị bên
ngoài UEH. Các bạn sinh viên UEH hãy cố gắng học tập và rèn luyện để có thể tiếp cận
với nhiều nguồn học bổng giá trị.

UEH hy vọng những giải pháp hỗ trợ tài chính thiết thực, hiệu quả giúp sinh viên tháo
gỡ phần nào những khó khăn về tài chính, để các bạn có thể ổn định tâm lý và chuyên
tâm học hành.

“Những khó khăn trong cuộc sống là điều không tránh khỏi, việc cần làm là lựa chọn
cách thức để vượt qua” L.O.Baird

Tin, ảnh, video: DSA và Phòng Marketing – Truyền thông


HƯỚNG NGHIỆP – VIỆC LÀM

 
Trong suốt 45 năm hình thành và phát triển, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã
đào tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước.
Chương trình đào tạo của UEH luôn cung cấp cho sinh viên những kiến thức từ nền tảng đến
chuyên sâu về các ngành khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh, luật…. UEH được xem là một
ngôi trường đào tạo chất lượng cao, là điểm đến của rất nhiều các bạn trẻ có năng lực và đam mê
với các chuyên ngành liên quan đến kinh tế, kinh doanh, quản lý, luật và công nghệ. Hàng năm,
UEH luôn thu hút được một lượng sinh viên mới xét tuyển vào trường. Bên cạnh hoạt động
giảng dạy, UEH còn chú trong công tác định hướng nghề nghiệp, kết nối doanh nghiệp để tư vấn
lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với sinh viên trong tương lai. 
 

Các bạn sẽ đặt vô vàn câu hỏi:


Mình nên chọn chuyên ngành nào cho phù hợp?

Mình thích làm gì ta? Cơ hội việc làm sau khi ra trường là gì? 

Chế độ, phúc lợi của công việc ra sao?

Mình cần trang bị kỹ năng, kiến thức gì để dễ dàng ứng tuyển?

Hãy để UEH giúp bạn xóa tan lo lắng bằng những thông tin cực kỳ hữu ích về định hướng nghề
nghiệp sau đây.

1. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN ĐẠI CƯƠNG, CHỌN
CHUYÊN NGÀNH
Đa số các bạn sinh viên khi trúng tuyển vào UEH đều trúng tuyển vào ngành. Sau thời gian đào
tạo 01 năm, UEH sẽ xét tuyển vào chuyên ngành với những ngành có nhiều chuyên ngành thông
qua chỉ tiêu của từng chuyên ngành, nguyện vọng và điểm tích lũy của 02 học kỳ đầu. Do đó, đòi
hỏi các bạn phải chăm chỉ, tập trung và định hướng rõ ràng để phấn đấu vào được chuyên ngành
mà bạn yêu thích. Ngoài ra, các Khoa/Viện cũng tổ chức nhiều buổi giới thiệu về chuyên ngành,
các bạn nhớ tham gia để hiểu rõ thêm nhé. 

Việc lựa chọn chuyên ngành phù hợp là bước đi quan trọng nhất trên hành trình theo đuổi và
chinh phục ước mơ. Khi định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp các bạn trẻ hạn chế các rủi ro
trong tương lai như bỏ nghề, làm trái nghề, làm nhiều nghề khác nhau hay thậm chí thất nghiệp.

UEH linh hoạt tổ chức nhiều hoạt động định hướng nghề nghiệp dành cho sinh viên như sau:

Hoạt động nghề nghiệp của Khoa/Viện

Hoạt động chính:

● Tổ chức các buổi giới thiệu chuyên ngành cho sinh viên 
● Các buổi sinh hoạt lớp, giao lưu với giảng viên/cố vấn học tập
● Các buổi Talkshow, Workshop, giao lưu chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tế từ doanh
nghiệp
● Các buổi tham quan doanh nghiệp, chương trình ngoại khóa
Hoạt động nghề nghiệp của Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)

Hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp cho sinh viên gồm: 

● Giới thiệu việc làm


● Tham quan doanh nghiệp
● Huấn luyện về định hướng nghề nghiệp, khởi nghiệp, kỹ năng mềm
● Các chương trình talkshow, workshop, hội thảo quy mô với các doanh nghiệp

2. VIỆC LÀM – THỰC TẬP


Bạn muốn tìm một công việc để có thêm thu nhập, học cách tự lập, quản lý thời gian, mở rộng
các mối quan hệ hay tích lũy kinh nghiệm làm việc nhưng bạn chưa biết lựa chọn kênh thông tin
phù hợp. DSA là nơi sẽ giúp bạn giải quyết những vấn đề này với hàng trăm vị trí tuyển dụng từ
bán thời gian, toàn thời gian, thực tập từ các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước với đa dạng
ngành nghề tại website, fanpage và Cổng thông tin việc làm.

Bên cạnh đó, các Khoa/Viện cũng thường xuyên thông tin các đợt tuyển dụng và thực tập từ các
doanh nghiệp là đối tác của Khoa/Viện.

3. NGÀY HỘI VIỆC LÀM


  
Ngày hội Thực tập và Việc làm TP. Hồ Chí Minh 2021 (Ho Chi Minh City Career Fair 2021) là
một hoạt động thường niên của UEH. Đây cũng chính là mô hình hoạt động có ý nghĩa thiết thực
trong quá trình định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho sinh viên trên địa bàn thành
phố, là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu lao động.

Hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo các doanh nghiệp là các tập đoàn, công ty đa quốc
gia, các doanh nghiệp uy tín và sinh viên các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn TP. Hồ Chí
Minh. Bên cạnh hoạt động tuyển dụng trực tiếp tại các gian hàng doanh nghiệp, các talkshow,
hội thảo nghề nghiệp,  ngày hội còn có hoạt động tuyển dụng trực tuyến thông qua Cổng thông
tin việc làm UEH với mọi thao tác tạo hồ sơ, nộp hồ sơ đều thực hiện trên Cổng.

Hoạt động dành cho sinh viên năm 3, năm 4 nhưng các bạn có thể tham gia sớm để làm quen với
không khí, cách hoạt động, trang bị kỹ năng cũng những tìm hiểu những vị trí công việc hấp dẫn
bạn…
4. CỔNG THÔNG TIN VIỆC LÀM
Với mong muốn giúp nhà tuyển dụng và sinh viên có thể kết nối với nhau một cách trực tiếp và
nhanh chóng,  cho ra đời Cổng thông tin việc làm https://vieclam.ueh.edu.vn/ với các tính
năng tương tự những sàn giao dịch việc làm hiện nay:

● Tạo hồ sơ ứng viên trực tuyến, tải lên mẫu CV cá nhân;


● Tiếp cận và ứng tuyển hàng trăm vị trí việc làm trên Cổng;
● Tương tác với nhà tuyển dụng trực tiếp trên Cổng
●  Đội ngũ phụ trách chuyên nghiệp, sẵn lòng hỗ trợ kịp thời
Cổng thông tin việc làm UEH có hơn 550 doanh nghiệp, nhà tuyển dụng tiềm năng từ nhiều lĩnh
vực khác nhau, đáp ứng được nhu cầu ngành nghề ngày càng đa dạng của sinh viên UEH.

Các bước tạo hồ sơ ứng viên trên Cổng thông tin việc làm

Sinh viên có thể truy cập vào website: https://vieclam.ueh.edu.vn/ và tạo CV trên cổng thông tin
việc làm UEH.

  

Bước 1: Đăng ký tài khoản ứng viên

● Các bạn sinh viên chọn tab Sinh viên/Ứng viên


● Đăng ký cho sinh viên ứng viên
● Sau khi đăng ký thành công, bạn có thể vào cài đặt mật khẩu đăng nhập để lần đăng nhập lần
sau.

Bước 2: Cập nhật thông tin hồ sơ ứng viên

Sinh viên cập nhật tất cả các thông tin tạo CV trực tuyến để giúp nhà tuyển dụng dễ dàng lựa
chọn ứng viên:

● Thông tin cá nhân;


● Thông tin cơ bản;
● Học vấn, bằng cấp;
● Kỹ năng;
● Công việc mong muốn;
● Hoạt động ngoại khóa, thành tích, khen thưởng;
● Kinh nghiệm làm việc.
Đặc biệt hơn nữa, sinh viên có thể tải lên mẫu CV cá nhân.

  

Bước 3: Săn jobs

Sau khi hoàn thành cập nhật hồ sơ và tải lên CV cá nhân. Sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị
trí đang tuyển dụng phù hợp với mong muốn của bản thân trên cổng thông tin việc làm.

Các vị trí tuyển dụng ghi rõ full/parttime, thực tập để sinh viên thuận tiện trong việc tiếp nhận.
  

Bước 4: Nộp đơn ứng tuyển

Bước cuối cùng để hoàn thành việc nộp đơn ứng tuyển: chọn “NỘP ĐƠN” sau khi chọn được vị
trí ứng tuyển phù hợp với bản thân.
  

Bước 5: Các tiện ích quản lý

Sinh viên có thể quản lý hồ sơ công việc của bản thân.

● Có thể tra cứu trạng thái của các hồ sơ đã nộp ở các doanh nghiệp.
● Lựa chọn nhanh các công việc đúng với mong muốn của bản thân ở mục Công việc phù hợp
● Xem lại các Công việc yêu thích trước đó mà bạn đã tick chọn ở mục Công việc đã thích
● Cập nhật mẫu CV cá nhân
● Xem các doanh nghiệp đã xem và tải hồ sơ.
● Đăng ký nhận email khi có thông tin tuyển dụng phù hợp ở mục Quản lý thông báo
● Hay cài đặt hiển thị hồ sơ cá nhân để doanh nghiệp có thể xem và tải hồ sơ.
Như vậy là đã xong, bạn chỉ cần chờ 1 cuộc gọi hay 1 email từ doanh nghiệp để tiếp tục với cơ
hội việc làm mong muốn.

Thông tin liên hệ: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học

● W: https://www.dsa.ueh.edu.vn
● P: 028.7306.1976
● M: dsa@ueh.edu.vn
● Văn phòng:
● Phòng A0.16, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
● Phòng B1.111, 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10
● Phòng N1.201, UEH Nguyễn Văn Linh, Bình Chánh
Tin, ảnh: DSA

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
o Đại học Chính quy
▪ Tìm hiểu về UEH
▪ Hành trang học tập
▪ Học tập tại UEH
▪ Nghiên cứu khoa học
▪ Sân chơi – Rèn luyện
▪ Hỗ trợ – Chăm sóc
▪ Hoạt động hòa nhập đa văn hóa
▪ Hỗ trợ thông tin
▪ Cố vấn học tập
▪ Tư vấn
▪ Hướng nghiệp – Việc làm
▪ Kỹ năng
▪ Học bổng
▪ Hỗ trợ tài chính
▪ Chăm sóc sức khỏe
▪ Dịch vụ
▪ Hỗ trợ người học khuyết tật, các trường hợp đột xuất
▪ Tốt nghiệp
▪ Hỗ trợ thông tin – Tư vấn
o LTCQ – VB2 CQ
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
KÊNH CUNG CẤP/HỖ TRỢ THÔNG TIN

Là một tân sinh viên, bước vào môi trường mới, chắc hẳn bạn có nhiều bỡ ngỡ với rất
nhiều câu hỏi về quá trình học tập mình? Đừng quá lo lắng nhé, tất cả thông tin bạn cần
giờ đây đều có thể tìm thấy tại Kho tri thức của UEH, một trang thông tin điện tử tập hợp
và lưu trữ tất cả thông tin cần thiết liên quan đến quá trình học tập của sinh viên, học
viên UEH tại địa chỉ https://hotro.ueh.edu.vn/trangchu.

KHO TRI THỨC


Ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc và hỗ trợ người học
mang đến cho người học những trải nghiệm tốt nhất tại UEH, Kho tri thức được xây
dựng là một trang chuyên hỗ trợ cho chức năng tìm kiếm, giúp người học dễ dàng tiếp
cận thông tin, cũng như đảm bảo hệ thống thông tin đầy đủ, rõ ràng và luôn được cập
nhật.

Giao diện được tổ chức thành hệ thống các thư mục theo đối tượng người học gồm:
Đại học chính quy, vừa làm vừa học, sau đại học…; trong mỗi thư mục lớn này chứa
các thư mục con có nội dung cụ thể phù hợp cho từng nhóm đối tượng, bao gồm tất cả
thông tin liên quan đến quá trình tuyển sinh, đào tạo, khảo thí, công tác sinh viên, phục
vụ đào tạo, và hoạt động Đoàn – Hội. Với bất kỳ thắc mắc nào, bạn chỉ cần truy cập
vào website https://hotro.ueh.edu.vn/trangchu, gõ các key word liên quan đến thông tin
cần tìm và kết quả sẽ được hiện ra một cách nhanh chóng.

Trong trường hợp bạn vẫn chưa có kết quả tìm kiếm như mong muốn hoặc bạn cần
các đơn vị chức năng tư vấn trực tiếp vấn đề của mình, đừng ngần ngại liên hệ đến các
địa chỉ có liên quan chính yếu như sau:

KÊNH THÔNG TIN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO


Phòng Đào tạo là đơn vị quản lý toàn bộ quá trình học tập của sinh viên đại học chính
quy. Phòng đảm trách về công tác tuyển, nhập học, quản lý hồ sơ sinh viên, đăng ký
học phần, học vụ, kết quả học tập, xét tốt nghiệp, miễn giảm học phí, xác nhận ưu đãi
giáo dục, khen thưởng, kỷ luật sinh viên, giáo dục quốc phòng, cấp bảng điểm, văn
bằng, bản sao văn bằng…

● W: http://daotao.ueh.edu.vn/
● E: qldt_ctsv@ueh.edu.vn
● A: Phòng A0.13 – A0.14, cơ sở A
● P: (028) 3823 0082
● F: Fb/www.daotao.ueh.edu.vn
KÊNH THÔNG TIN VỀ THỜI KHÓA BIỂU, CÔNG TÁC KHẢO THÍ
Phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí là đơn vị đảm trách việc lập thời khóa biểu, bố trí
giảng đường, các vấn đề liên quan đến thi kết thúc học phần, khiếu nại, phúc khảo
điểm thi kết thúc học phần.

● W: http://khdtkt.ueh.edu.vn/
● E: ktkd@ueh.edu.vn
● A: Phòng B1-12A01, tòa nhà B1, cơ sở B
● P: (028) 3853 2247
KÊNH THÔNG TIN VỀ CHĂM SÓC VÀ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC
Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học chịu trách hiệm các vấn đề về công tác sinh viên
như định hướng, rèn luyện, cố vấn học tập, học bổng, công tác chính trị tư tưởng, sự
kiện sinh viên; hỗ trợ và chăm sóc sinh viên như hỗ trợ thông tin, giải đáp thắc mắc, tư
vấn, hỗ trợ khó khăn, tín dụng học tập, người khuyết tật, dịch vụ hỗ trợ, đào tạo kỹ
năng, giới thiệu việc làm…

● W: https://www.dsa.ueh.edu.vn
● P: 028.7306.1976
● E: dsa@ueh.edu.vn
● A: A0.16, Cơ sở A – B1.111, Cơ sở B – N1.201, Cơ sở N
● F: Fb/DSA.UEH
HỖ TRỢ GIẢI ĐÁP THÔNG TIN
Ngoài các kênh cung cấp/hỗ thông tin nêu trên, nếu bạn đang gặp vần đề cần hỗ trợ
nhưng vẫn chưa biết liên hệ nơi đâu để được giải đáp? Hãy nhanh chóng kết nối theo
các kênh thông tin thuận tiện nhất cho bạn dưới đây .

1 Hotline chăm sóc và hỗ trợ người học


Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA) là đơn vị cầu nối giữa nhà trường và
người học, với mục tiêu mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người học tại
Trường. DSA luôn đồng hành và sát cánh bên bạn, ngay khi cần hỗ trợ thông tin, tư
vấn, giải đáp thắc mắc bạn có thể gọi đến số hotline (028) 7306 1976, chuyên viên của
chúng tôi luôn sẵn sàng trong khung giờ sáng từ 7g30 đến 11g30, chiều từ 13g30 đến
21g00 từ thứ 2 đến thứ 7 và chủ nhật từ 7g30 đến 17g00 chiều.

2 Email đến Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học


Nếu ngại trao đổi trực tiếp qua điện thoại hoặc vấn đề của bạn không thuận tiện trình
bày thông qua lời nói mà cần có sự diễn giải chi tiết hơn, bạn có thể gửi thư đến địa chỉ
email về địa chỉ dsa@ueh.edu.vn để được hỗ trợ.

3 Chat trực tiếp trên fanpage UEH [@DHKT.UEH], Fanpage DSA


[@DSA.UEH]
Trường đã triển hệ thống chăm sóc người học tích hợp đa kênh bao gồm cả các
fanpage và boxchat của website để đảm bảo phản hồi kịp thời, nhanh chóng mọi thắc
mắc, liên hệ của người học. Cùng với đội ngũ tư vấn viên chuyên nghiệp luôn túc trực
sẵn sàng hỗ trợ, bạn có thể để lại lời nhắn trên các fanpage này để được hỗ trợ giải
đáp nhanh nhất.

Tin, ảnh: DSA và Phòng Marketing – Truyền thông


HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TẠI UEH

Tại diễn đàn kinh tế thế giới 2019, giám đốc điều hành của tập đoàn nổi tiếng Mỹ IBM,
bà Ginny đã cho rằng “vấn đề quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp thứ tư là
khủng hoảng kỹ năng” * . Kỹ năng có vai trò quan trọng như thế nào trong thời đại ngày
nay? Sinh viên UEH được học kỹ năng mềm như thế nào?

 (*) John Vũ, Vào đại học, truy cập tại:  https://vnexpress.net/vao-dai-hoc-4153465.html

Kỹ năng mềm là gì?

● Là kỹ thuật áp dụng các khả năng mềm dẻo, phù hợp của con người trong từng tình
huống, ngữ cảnh vào công việc và cuộc sống. 
● Là một thuật ngữ xã hội học chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn
ngữ, khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi ứng xử áp dụng vào việc giao tiếp
giữa người với người. 
● Là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào, sống với hay tương tác với
xã hội, cộng đồng, tập thể hoặc tổ chức, kỹ năng mềm tốt sẽ hỗ trợ kỹ năng chuyên
môn (kỹ năng cứng) tốt hơn. 
Qua khái niệm chúng ta hình dung được vai trò của kỹ năng mềm quan trọng như thế
nào trong cuộc sống nói chung và công việc của mỗi người nói riêng.

Đại học kinh tế TP.HCM có các chương trình đào tạo kỹ năng mềm nào?

● Những kỹ năng bắt buộc trong chương trình chính khóa (2 tín chỉ) 

● Tư duy phản biện.


● Thích nghi với môi trường kinh doanh, hướng dẫn và phản hồi trong công việc.
● Giải quyết vấn đề hiệu quả.
● Kỹ năng giao tiếp.
● Kỹ năng trình bày/thuyết trình hiệu quả
● Tư duy dịch vụ.
● Những khóa học kỹ năng mềm do DSA tổ chức hỗ trợ sinh viên tiệm cận môi
trường làm việc thực tế (không bắt buộc).

● Kỹ năng giao tiếp nâng cao.


● Kỹ năng làm việc nhóm.
● Kỹ năng quản lý và làm chủ cảm xúc.
● Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.
● Kỹ năng chuẩn bị hồ sơ và phỏng vấn.
● Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc…
Xem them tại https://dsa.ueh.edu.vn/dao-tao-huan-luyen/

● Một số kỹ năng tham khảo và nên học theo khuyến nghị của TS. Hoàng Cửu
Long – Phó trưởng khoa Kinh Doanh Quốc tế – Marketing

● Kỹ năng ngoại ngữ


● Kỹ năng sống trong môi trường tập thể
● Kỹ năng tư duy sáng tạo
● Kỹ năng phát triển năng lực quan sát…
Quá trình đào tạo kỹ năng mềm giúp sinh viên đạt được điều gì? 

● Thứ nhất, Giúp người học là sinh viên năm 1, năm 2 nhanh chóng hội nhập vào môi
trường đại học, hiểu rõ bản thân và mục đích của học đại học, có tư duy sáng tạo và
biết cách giải quyết vấn đề hiệu quả, qua đó nâng cao kỹ năng thực tập nghề nghiệp
song song với việc học lý thuyết.
● Thứ hai, Giúp sinh viên năm 3, năm 4 định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo khả
năng của bản thân, từ đó hỗ trợ người học đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động
thực tế tại các doanh nghiệp hiện nay.
● Thứ ba, Trang bị kỹ năng giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp hiện nay để người
học có thể vượt qua những khó khăn về mặt tâm lý – xã hội trong cuộc sống.
● Thứ tư, Sinh viên được tiếp cận và trao đổi cùng các chuyên gia đào tạo về các định
hướng, vị trí việc làm và kỹ năng cần trang bị.
Sinh viên đăng ký tham gia kỹ năng mềm như thế nào?

● Kỹ năng bắt buộc 2 tín chỉ đăng ký theo hệ thống tín chỉ của UEH thông qua
dashboard sinh viên và hệ thống PSC.
● Kỹ năng mềm do DSA tổ chức đăng ký như sau:

● Sinh viên vào website dsa.ueh.edu.vn theo dõi để nhận thông tin/hoặc theo dõi
Fanpage  https://www.facebook.com/DSA.UEH. đăng ký qua link đăng ký.
● Nhận email thông báo từ DSA…
Một số hình ảnh hoạt động minh họa:
Tin, ảnh: DSA

7 TIPS KỸ NĂNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DÀNH


CHO TÂN SINH VIÊN UEH

Thật vui mừng khi chúng ta đã bước chân vào ngôi trường đại học từng mơ ước, ngày
nhập học đã đến, bắt đầu xa vòng tay cha mẹ để đối mặt với sự tự do nhưng đầy nỗi lo
toan. Sự thay đổi này càng rõ ràng hơn đối với những sinh viên ở tỉnh  lên thành phố
lớn học tập.

Khởi đầu kỳ học của một sinh viên không chỉ gói gọn với sách vở mới, bút thước nữa
mà là một danh sách dài đồ đạc, khoản mục chi tiêu: thuê nhà, máy tính, laptop, điện
thoại, xe cộ, đồ dùng cá nhân,…. Và ngân sách ba mẹ cho chỉ có 3-5 triệu/tháng, bạn
tự cân đối chi tiêu này thế nào?, lúc này câu nói cửa miệng của sinh viên lại ứng
nghiệm “không thiếu tiền không phải sinh viên”.

Vậy bạn sẽ làm gì để học cách cân đối tài chính cá nhân, để không tiêu xài phung phí
số tiền được giao phó. Phần đông sử dụng chiến thuật “thả trôi theo dòng nước”, tức là
thấy thứ gì cần thiết hoặc thích thì sẽ mua. Cũng không lạ khi chưa đến cuối tháng
hoặc thậm chí, mới giữa tháng số tiền đó đã bốc hơi mà không còn dấu vết.

Chúng ta hãy áp dụng các câu hỏi sau nhé:

● Đầu tiên chúng ta sẽ cùng nhau đặt câu hỏi: “Tiền từ đâu ta có – nó ra đi thế nào?”.
● Tiền chúng ta có từ ba mẹ cho (cố định)
● Tiền ai đó cho (không cố định)
● Tiền có được từ “săn” các loại học bổng UEH (có thể cố định hoặc không tùy thuộc
vào bạn).
● Tiền làm thêm (Gia sư, lễ tân, thu ngân…).
● Tiền từ túi mình đi ra thế nào?
● Đi vào túi bà chủ nhà trọ (thuê nhà)
● Đi vào các siêu thị, trạm xăng, nhà sách, chợ, quán xá…
● Đi vào túi mấy đứa bạn (quà, sinh nhật, trà sữa…)
● Bạn có bao giờ ghi chép các khoản thu chi chưa nhỉ?
● Bạn đã dùng các ứng dụng tài chính để tiết kiệm và quản lý chi tiêu chưa nhỉ?
● Bạn có thói quen săn deal trên Lazada, Tiki, Shopee chưa nhỉ?
Chúng ta cùng tìm hiểu 7 bí kíp quản lý tài chính do DSA lượt lặt cho bạn nhé:

1.
1. Bạn nên thiết lập ngân sách cá nhân có tính chu kỳ
Phân loại thu nhập và chi tiêu hàng tháng.

Bạn có thể cài đặt một số ứng dụng quản lý tài chính cá nhân để tiện bề cập nhật và
theo dõi nhật ký chi tiêu của mình như: PocketGuard, Wally Next, Wallet, Misa, Viettel
pay, momo…. 

1.
2. Nếu ở trọ, bạn hãy tuân thủ vài quy tắc như:
Nhiều sinh viên cho rằng việc thuê phòng trọ không có bếp là tiết kiệm tiền rồi ăn uống
bên ngoài. Nhận định này chưa chắc đã đúng!. Chi phí ăn uống bên ngoài trung bình 1
ngày của sinh viên vào khoảng 90.000 cho 3 bữa, tương đương 2,7 triệu đồng/tháng.
Trong khi tự nấu ăn thì bạn có thể tiết kiệm đến 50% tức là 1,3 triệu đồng. Nếu giá nhà
trọ có bếp cao hơn phòng trọ không bếp 1,3 triệu thì đừng do dự, hãy chọn nhà trọ có
bếp. Tự nấu ăn còn giúp bạn chủ động lựa chọn món ăn đa dạng, đảm bảo chất dinh
dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hãy chọn phòng trọ không cách xa trường quá 2km để có thể tiết kiệm chi phí đi lại.
Mặc dù, môi trường ở các thành phố lớn tại Việt Nam đang xuống cấp nhưng không thể
phủ nhận rằng đi bộ cũng giúp bạn rèn luyện sức khoẻ. Nhất là đối với những sinh viên
thức đêm, dậy trễ, sinh hoạt hàng ngày lệch với đồng hồ sinh học của cơ thể. 

Nếu được, hãy thuê nhà trọ có gia đình ở để tiết kiệm chi phí điện, nước, internet. ở
những nhà trọ dịch vụ, giá điện nước hay internet đều là mức giá kinh doanh và có thể
tăng bất cứ lúc nào. Nếu bạn có thói quen sử dụng tủ lạnh, điều hoà, máy nóng lạnh thì
nên tìm những hộ gia đình có phòng cho thuê.

1.
3. Tránh hoặc giảm thiểu tối đa các khoản nợ

● Chi tiêu đúng mực: chỉ chi tiêu những thứ đã được ghi trong danh mục chi tiêu
hàng tháng. Tham khảo ý kiến của bạn bè và người thân trước khi quyết định mua
sắm một đồ dùng giá trị ngoài danh mục này.
● Vay mượn khi cần thiết: tiền vay mượn không phải là một loại thu nhập, đó là một
khoản chi tiêu có giá trị bằng “lãi suất 0%” do được vay từ người thân quen. Chỉ nên
vay mượn để chi cho những khoản trong danh mục “Chi tiêu thường xuyên”.
● Không sử dụng các dịch vụ thẻ tín dụng: nếu bạn chưa tìm hiểu các loại chi phí, lãi
suất, phí giao dịch…của các loại thẻ tín dụng đó.

1.
4. Tiết kiệm tiền hàng tháng
5. Tạo thêm thu nhập
Một nguyên lý đơn giản trong cân đối tài chính cá nhân là gia tăng phần thu nhập.
Những công việc phổ biến dành cho sinh viên Đại học dưới hình thức part-time hoặc
thậm chí là full-time mà ngay từ năm nhất có mức thu nhập từ 20.000đ/h có thể tham
khảo:

● Gia sư;
● Nhân viên thu ngân;
● Nhân viên lễ tân, phục vụ quán cafe, trà sữa;Nhân viên nghiên cứu thị trường;
● Nhân viên nhập liệu;
● Tài xế công nghệ, shipper.
● Người mẫu ảnh, PG.
Tuy nhiên, trước khi quyết định làm thêm bạn nên có một chiến lược tìm kiếm và apply
những công việc có mức thu nhập cao hoặc có cơ hội trau dồi kỹ năng trong lĩnh vực
bạn đang theo học. Chính kinh nghiệm thực tế từ những công việc làm thêm sẽ góp
phần gia tăng giá trị bản thân sau khi tốt nghiệp đại học.

1.
6. Săn discount và deal cho sinh viên
Các trang thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Tiki, Sendo cũng là một nơi để săn
những chương trình giảm giá cho dụng cụ, đồ đạc gia đình. Ví điện tử, ứng dụng đặt
hàng cũng là một cách để bạn tiết kiệm 10 – 15% chi phí ăn uống và giải trí.

Một chương trình giảm giá của Shopee.

1.
7. Tiết kiệm tiền sách vở, giáo trình
Giống như bậc học phổ thông, sinh viên phải trang bị nhiều loại giáo trình, sách tham
khảo khi vào đầu năm học. Giá của giáo trình đại học, đặc biệt là những tài liệu của các
tác giả trên thế giới không hề rẻ, từ 200.000 – 500.000 đ.

Để cắt giảm chi tiêu trong danh mục này, bạn nên tìm kiếm trên google hoặc tham gia
các group sách cũ, group của trường để tìm người trao đổi hoặc để lại tài liệu đã qua
sử dụng. Mua tài liệu photocopy cũng là một cách để tiết kiệm chi phí, tuy nhiên về bản
chất, photocopy là hình thức vi phạm bản quyền của tác giả và nhà xuất bản nghiêm
trọng. Ở mỗi trường đại học đều có nguồn tài liệu tham khảo phong phú và đa dạng,
trước khi mua một cuốn sách nào thì bạn hãy ghé qua nơi này trước để tìm kiếm,
mượn hoặc thuê.

Trước khi mua một cuốn sách nào thì bạn hãy ghé qua nơi này trước để tìm kiếm,
mượn hoặc thuê.

Cuối kỳ học, hãy tổng hợp lại tài liệu không sử dụng đến và rao bán trên các trang web
bán đồ cũ hoặc group trên facebook để đầu tư vào tài liệu học cho năm kế tiếp.

Đến đây các bạn đã biết quản lý tài chính chưa nào?
Nếu trả lời rồi, chúc mừng bạn hãy tiếp tục để quản lý chi tiêu tiết kiệm và hợp lý nhé.

Nếu trả lời chưa, chúc mừng bạn, giờ biết rồi thì áp dụng ngay và luôn nhé.

Chúc bạn túi luôn đầy tiền nhé.

Tin, video: DSA tổng hợp


HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN NGƯỜI HỌC TẠI UEH

Với phương châm “Lấy người học làm trung tâm”, tại UEH hoạt động Tư vấn cho người
học được tổ chức tiệm cận theo mô hình của các trường đại học tiên tiến trên thế giới
với nội dung tư vấn bao quát mọi vấn đề đời sống sinh viên, hình thức tư vấn đa dạng
nhằm đồng hành và hỗ trợ sinh viên mọi lúc mọi nơi. Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người
học (DSA) – UEH, là đơn vị chuyên môn đảm trách hoạt động này.

Nội dung tư vấn:

● Tư vấn, định hướng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học;
● Tư vấn các vấn đề hòa nhập vùng miền, hòa nhập đa văn hóa;
● Tư vấn về các vấn đề tâm lý lứa tuổi;
● Tư vấn và hỗ trợ người học khuyết tật;
● Tư vấn và hỗ trợ về vấn đề quấy rối tình dục…
Ngoài đội ngũ tư vấn viên chuyên trách tại DSA, chúng tôi còn kết nối với các tư vấn
viên tại đơn vị chức năng, cố vấn học tập tại khoa, viện cũng như chuyên gia ngoài
UEH, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho người học những vấn đề chuyên sâu trong từng lĩnh
vực cụ thể.

Ý nghĩa của hoạt động tư vấn:

● Giúp người học tìm ra hướng giải quyết tốt nhất trong từng vấn đề đang và sẽ
gặp, giúp người học chung sống, hòa mình, tương tác, thích nghi, ứng xử tốt nhất
trong các mối quan hệ tương quan.
● Cung cấp những thông tin hữu ích, kịp thời về các vấn đề liên quan đến tâm sinh
lý lứa tuổi.
● Hỗ trợ tâm lý, giúp sinh viên nâng cao hiểu biết về bản thân, hoàn cảnh sống, mối
quan hệ xã hội, từ đó tăng cảm xúc tích cực, có thể tự đưa ra quyết định trong
tình huống khó khăn mà các bạn gặp phải khi đang học tập tại trường.
● Giúp các bạn sinh viên có thời gian nhìn lại, thấu hiểu những suy nghĩ cảm xúc và
hành vi, góp phần cải thiện cuộc sống tinh thần.
● Hỗ trợ người học kịp thời, đúng lúc và hiệu quả.
Các kênh tư vấn:

● Tư vấn trực tiếp tại văn phòng của DSA: 


● Campus A: A.016 – 59C Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
● Campus B: B1.111 – 279 Nguyễn Tri Phương, Quận 10
● Campus N: N1.201 – UEH Nguyễn Văn Linh, H. Bình Chánh
● Tư vấn online qua nền tảng MS. Teams: Đăng ký trước tại
đây:  https://dsa.ueh.edu.vn/hoat-dong-tu-van/
● Tư vấn qua Hotline: 028.7306.1976 (7:30-11:30 | 13:30-21:00, Chủ nhật
13:30-16:30)
● Tư vấn qua livestream, talkshow phát sóng trên trang panpage
DSA:  https://www.facebook.com/DSA.UEH
Một số hình ảnh minh họa:
  
  
Tư vấn trực tiếp tại văn phòng DSA
Tư vấn online qua Microsoft Teams
Tư vấn Livestream “UEH luôn bên bạn”

Tin, ảnh: DSA và Phòng Marketing – Truyền thông


Chuẩn tiếng Anh đầu vào và Quy định xét
chuyển điểm tiếng Anh
UEH tạo điều kiện để sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế,
nhanh chóng gia nhập thị trường lao động toàn cầu
Với triết lý giáo dục hiện đại, luôn tiên phong đổi mới, UEH vừa chính thức ban hành quy định
“Học tiếng Anh và Chuẩn trình độ tiếng Anh đối với sinh viên đại học chính quy” nhằm khuyến
khích, tạo điều kiện cho sinh viên nỗ lực rèn luyện và đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ sớm,
giảm áp lực các học phần tiếng Anh, chủ động kế hoạch học tập phát triển kỹ năng toàn diện, tự
tin, trải nghiệm, hội nhập thị trường lao động quốc tế, sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu.

Sinh viên vào UEH ngày càng giỏi tiếng Anh, đạt chuẩn quốc tế
Trong đợt xét tuyển đại học chính quy 2021, gần 50% số lượng sinh viên trúng tuyển vào Trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) có điểm IELTS từ 6.0 trở lên. Điều này cho thấy, chất
lượng đầu vào tiếng anh của sinh viên UEH vượt trội, có sự chủ động trong học tập và nỗ lực
ngay từ khi còn ngồi ở ghế trường trung học phổ thông.
Ngày nay, với yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng cao, tiếng Anh trở thành phương tiện phổ biến
đối với mỗi người khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu. Điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết đối
với các trường đại học. Các trường phải chủ động tạo ra cơ chế khuyến khích các bạn sinh viên
phấn đấu sớm đạt được trình độ tiếng Anh theo yêu cầu của chương trình đào tạo và đạt chuẩn
tiếng Anh quốc tế.
UEH tạo điều kiện nâng cao chất lượng tiếng Anh của sinh viên – Hội nhập nhanh chóng
vào thị trường lao động quốc tế
Đáp ứng yêu cầu này, UEH vừa chính thức ban hành quy định mới về “Học tiếng Anh và Chuẩn
trình độ tiếng Anh đối với sinh viên đại học chính quy” với nhiều điểm bổ sung, chỉnh sửa nhằm
khuyến khích và tạo điều kiện tối đa để sinh viên tự rèn luyện và đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
như: TOEIC, TOEFL iBT, IELTS và VPET (Versant Professional English). Điều này giúp các
em sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế không bị áp lực trong các học phần tiếng Anh,
chủ động hơn trong kế hoạch học tập cá nhân, rút ngắn thời gian học tập, có nhiều thời gian tham
gia các câu lạc bộ, đội nhóm, phát triển kỹ năng mềm và học thêm các chứng chỉ nghề nghiệp,
bổ trợ hữu ích và tạo lợi thế cho sự nghiệp tương lai.
UEH luôn tạo điều kiện để các em sinh viên nâng cao trình độ tiếng Anh

Những ưu điểm trong Quy định về “Học tiếng Anh và Chuẩn trình độ tiếng Anh đối với
sinh viên đại học chính quy UEH”
Khi có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đủ điều kiện, sinh viên sẽ được xét chuyển điểm vào các học
phần tiếng Anh (kể cả học phần đã học). Điểm xét là điểm chuyển đã được quy đổi từ điểm
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10 và có thể hiện trong bảng điểm học tập của sinh
viên, được tính vào điểm trung bình tích lũy, xếp loại tốt nghiệp và xét chuyên ngành. Điều này
sẽ giúp các em có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế cải thiện được điểm số và thành quả trong học
tập.
Đặc biệt hơn, sinh viên có thể nộp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (còn trong thời hạn hiệu lực của
chứng chỉ) tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình học để Nhà trường công nhận đạt chuẩn
tiếng Anh đầu ra mà không cần chờ đến thời điểm xét tốt nghiệp. Việc công nhận này sẽ được
ghi nhận đến khi sinh viên hoàn tất quá trình học và xét tốt nghiệp. Điều này giúp tiết kiệm thời
gian và nguồn lực cho sinh viên, giúp việc học tập và rèn luyện kỹ năng tiếng Anh càng hiệu quả
hơn, đồng thời, tạo điều kiện để sinh viên lựa chọn phương pháp học tập phù hợp với hoàn cảnh
của bản thân.
Ví dụ, sinh viên khi đậu vào UEH đã có chứng chỉ IELTS đạt từ 5.0 đến 6.5 điểm hoặc các
chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương thì sẽ được xét đạt từ 7 đến 10 điểm của 4 học
phần tiếng Anh tùy theo từng loại hình đào tạo chuẩn hay chương trình chất lượng cao, được
công nhận đã đạt chuẩn tiếng Anh đầu ra cho đến khi học xong và xét tốt nghiệp. Như vậy, trong
suốt thời gian học tại UEH, sinh viên sẽ không cần học các học phần tiếng Anh trong chương
trình đào tạo. Thay vào đó, mỗi sinh viên có thể rút ngắn thời gian đào tạo chính thức, chủ động
chọn cho mình các kế hoạch học tập, rèn luyện thêm các kỹ năng phù hợp hoặc các chứng chỉ
nghề nghiệp bổ trợ.
Đồng thời, UEH cũng ban hành chính sách hỗ trợ các em sinh viên đăng ký để thi đạt chứng chỉ
tiếng Anh quốc tế bằng cách làm việc với các tổ chức, trung tâm đào tạo tiếng Anh để giảm lệ
phí ôn thi và lệ phí thi cho các sinh viên có nhu cầu lấy chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Khu English Zone là nơi để các em sinh viên có cơ hội trao đổi, học tập, giao tiếp, nâng cao kỹ
năng tiếng Anh

PGS.TS Nguyễn Khắc Quốc Bảo – Trưởng phòng đào tạo, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh chia sẻ: “Với mong muốn sinh viên UEH đạt chứng chỉ tiếng Anh quốc tế để đáp ứng các
yêu cầu của thị trường lao động quốc tế, sẵn sàng là một công dân toàn cầu, có công việc tốt
ngay sau khi tốt nghiệp. UEH luôn tạo điều kiện thuận lợi tối đa để khuyến khích các em năng nổ
học tập, tự rèn luyện nâng cao trình độ tiếng Anh của mình cũng như những kỹ năng bổ trợ
khác.”
Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động và kinh tế toàn
cầu, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã không ngừng nỗ lực đổi mới, quốc tế hóa trong
mọi hoạt động đào tạo. Những thế hệ sinh viên UEH đã từng bước trưởng thành và đóng góp lớn
lao cho sự phát triển của xã hội. UEH tuổi 45, sẽ tiếp tục khẳng định mạnh mẽ tầm quan trọng
trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam và vươn tầm thế giới.
► Xem thông tin chi tiết về Quy định
tại: https://tuyensinh.ueh.edu.vn/bai-viet/quy-dinh-hoc-tieng-anh-va-chuan-trinh-do-tieng-anh-d
oi-voi-sinh-vien-dai-hoc-chinh-quy-tai-ueh/

Báo đài đưa tin: 

1. Báo Tuổi Trẻ: ĐH Kinh tế TP.HCM cho đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế vào kết quả học
tập

2. Báo Sinh viên Việt Nam: Thí sinh có chứng chỉ TOEIC, TOEFL iBT… được chuyển
điểm vào học phần tiếng Anh

3. Báo mới: Thí sinh có chứng chỉ TOEIC, TOEFL iBT… được chuyển điểm vào học phần
tiếng Anh
HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO


Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo được xây dựng theo đơn vị tín chỉ. Trong đó, 01 tín chỉ bao gồm:

● 15 tiết (50 phút) học lý thuyết;


● 30 – 45 tiết (50 phút) thực hành hoặc thảo luận;
● 45 – 90 giờ thực tập tại cơ sở;
● 45 – 60 giờ làm bài tiểu luận, bài tập lớn, khóa luận tốt nghiệp.
Có cấu trúc từ các học phần, với các loại sau:

● Học phần bắt buộc


● Nội dung kiến thức chính yếu
● Bắt buộc tích lũy
● Học phần tự chọn
● Nội dung kiến thức cần thiết
● Tự chọn để tích lũy đủ số học phần quy định
● Học phần tương đương
● Học phần thuộc chương trình đào tạo của khóa, ngành khác
● Được phép tích lũy thay cho học phần của chương trình đào tạo của ngành đào
tạo
● Học phần thay thế
● Sử dụng khi học phần không còn tổ chức giảng dạy
● Thay thế bằng học phần khác đang còn tổ chức giảng dạy
● Thay thế cho học phần Thực tập và tốt nghiệp
● Học phần tiên quyết
● Bắt buộc đã tích lũy học phần A để đăng ký học phần B
● Học phần A là tiên quyết của học phần B
● Học phần trước
● Bắt buộc đã đảng ký học phần A để đăng ký học phần B
● Học phần A là tiên quyết của học phần B
Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo là yêu cầu về phẩm chất và năng lực đối với
sinh viên, quy định cụ thể tùy theo chương trình đào tạo.

Khóa học, năm học và học kỳ


Khóa học là thời gian để sinh viên hoàn thành một chương trình đào tạo, bao gồm các
năm học.

Năm học gồm 02 học kỳ chính và 01 học kỳ phụ:

● Học kỳ chính
● 15 – 17 tuần giảng dạy, học tập
● 2 – 4 tuần đánh giá tập trung
● Học kỳ phụ
● 5 – 6 tuần giảng dạy, học tập
● 1 – 2 tuần đánh giá tập trung
Lớp
Mô hình lớp tại UEH có hai loại:

● Lớp học phần


● Tập hợp sinh viên đăng ký cùng học phần, cùng thời khóa biểu
● Tổ chức trong 01 học kỳ đăng ký
● Lớp sinh viên
● Tập hợp sinh viên cùng khóa học, ngành/ chuyên ngành đào tạo
● Tổ chức cố định theo giai đoạn
Xử lý học vụ cảnh báo học tập
Các bạn sinh viên lưu ý tránh rơi vào các trường hợp sau sẽ bị xử lý học vụ cảnh báo
học tập:

● Đối với tổng số tín chỉ


● Không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đăng ký
● Nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24
● Đối với điểm trung bình học kỳ
● Đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học
● Dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo
● Đối với điểm trung bình tích lũy
● Dưới 1,2 đối với sinh viên năm thứ nhất
● Dưới 1,4 đối với sinh viên năm thứ hai
● Dưới 1,6 đối với sinh viên năm thứ ba
● Dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo
Điều kiện tiếp tục học tập
Để tiếp tục học tập ở các học kỳ sau, bạn cần đảm bảo điều kiện sau:

● Còn thời gian để theo học


● Không bị buộc thôi học, nếu rơi vào các trường hợp dưới đây
● Cảnh cáo học tập quá 02 lần liên tiếp hoặc 03 lần trong một khóa học
● Nghỉ học liên tục 02 học kỳ chính trở lên không có lý do chính đáng
● Hết thời gian đào tạo tối đa
● Vi phạm kỷ luật mức buộc thôi học
Ngoài ra, bạn có thể thôi học theo yêu cầu cá nhân. Tuy nhiên, hãy kiên trì nhé, UEH
luôn bên bạn.

Chuyển ngành, chuyển nơi học


Nếu cảm thấy quyết định ban đầu chưa đúng hướng, bạn có thể tham khảo điều kiện
để chuyển ngành, chuyển nơi học trong UEH:

● Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa
● Không bị xem xét buộc thôi học
● Còn đủ thời gian học tập
● Đạt điều kiện trúng tuyển trong cùng khóa tuyển sinh
● Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng,
chưa vượt quá năng lực đào tạo
● Được sự đồng ý của thủ trưởng đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành
đào tạo, người phụ trách phân hiệu và của Hiệu trưởng
Trao đổi sinh viên và hợp tác trong đào tạo
Điều kiện tham gia:

● Theo Quy định UEH


● Học một số học phần tại cơ sở đào tạo khác
● Được hiệu trưởng của hai cơ sở đào tạo đồng ý
● Số lượng tín chỉ tích lũy tại cơ sở đào tạo khác không vượt quá 25% chương trình
đào tạo
● Hợp tác đào tạo giữa các cơ sở đào tạo
● Số lượng tín chỉ tích lũy tại cơ sở phối hợp đào tạo không vượt quá 25% chương
trình đào tạo
Chuyển trường
Điều kiện chuyển trường:

● Không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa
● Không bị xem xét buộc thôi học
● Còn đủ thời gian học tập
● Không thuộc diện đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên
● Đạt điều kiện trúng tuyển trong cùng khóa tuyển sinh nơi chuyển đến
● Nơi chuyển đến có đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào
tạo
● Được sự đồng ý của hiệu trưởng nơi chuyển đi và nơi chuyển đến
● Có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển gần nơi cư trú

THỜI GIAN HỌC TRONG NĂM

Thời gian học trong ngày


Buổi Thứ tự tiết học trong buổi Giờ học Thời gian nghỉ

1 07g10 – 08g00

2 08g00 – 08g50

Sáng 3 08g50 – 09g40 Nghỉ 10 phút

4 09g50 – 10g40

5 10g40 – 11g30

1 12g45 – 13g35

2 13g35 – 14g25
Chiều
3 14g25 – 15g15 Nghỉ 10 phút

4 15g25 – 16g15
5 16g15 – 17g05

Bạn có thể theo dõi khung thời gian đào tạo hàng năm tại website Phòng Kế hoạch đào
tạo – Khảo thí tại ĐÂY.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THỨ HAI


Đối tượng

● Sinh viên Đại học chính quy


Hình thức đào tạo

● Hình thức đào tạo song ngành


● Đăng ký học thêm một ngành thứ hai, khác với ngành đang theo học (ngành thứ
nhất).
● Được cấp bằng cử nhân với ngành tốt nghiệp khác với ngành học ở chương trình
đào tạo thứ nhất.
● Phụ lục văn bằng tốt nghiệp thể hiện ngành/ chuyên ngành thứ hai
● Hình thức đào tạo song chuyên ngành
● Đăng ký học thêm một chuyên ngành thứ hai khác với chuyên ngành thứ nhất
đang theo học (2 chuyên ngành thuộc cùng 1 ngành đào tạo).
● Được chuyển điểm học phần Thực tập và Tốt nghiệp từ chuyên ngành thứ
nhất sang.
● Được cấp bằng cử nhân với ngành tốt nghiệp giống với ngành học ở chương
trình đào tạo thứ nhất.
● Phụ lục văn bằng tốt nghiệp thể chuyên ngành thứ hai
Điều kiện đăng ký

● Sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất
● Không vi phạm kỷ luật
● Đáp ứng 01 trong 02 điều kiện
● Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên
● Đáp ứng ngưỡng đảm bảo chất lượng của chương trình thứ hai trong năm
tuyển sinh
● Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình
● Đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh
Quy trình đăng ký

● Tải mẫu phiếu đăng ký học chương trình thứ 2


tại http://daotao.ueh.edu.vn/bieu-mau/1 và điền đầy đủ thông tin
● Nộp giấy đề nghị tại Phòng Đào tạo (A0.13)
● Phòng Đào tạo thông báo kết quả đăng ký học chương trình thứ 2 đến sinh viên.
● Sinh viên đăng ký học phần sau khi được xét học chương trình thứ 2
Giá trị mang lại khi sinh viên đăng ký học thêm chương trình thứ 2

● Tích lũy thêm kiến thức chuyên môn, đáp ứng nhu cầu cá nhân
● Tốt nghiệp với 02 văn bằng, 02 bảng điểm
● Nâng cao kỹ năng quản lý thời gian, chủ động trong kế hoạch của bản than
● Được tư vấn và hỗ trợ đăng ký học phần
● Sinh viên được chuyển điểm các học phần tương đương giữa 2 chương trình đào
tạo
● Được ưu tiên giới thiệu việc làm bán thời gian, giới thiệu đơn vị thực tập, được huấn
luyện miễn phí kỹ năng ngoài chương trình đào tạo chính khóa và được ưu tiên xét
học bổng từ các nguồn tài trợ
● Được hỗ trợ về học phí của chương trình thứ 2
● Gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai và đáp ứng tính cạnh tranh trong thị
trường lao động

TẠM NGỪNG HỌC, BẢO LƯU KẾT QUẢ


Đối tượng

● Sinh viên còn trong thời gian đào tạo kế hoạch của khóa học
● Được điều động vào lực lượng vũ trang
● Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải
thi đấu quốc tế
● Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài
● Vì lý do cá nhân khác
● Phải học tối thiểu 01 học kỳ
● Không bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật
● Nghỉ học tạm thời (Bảo lưu)
Thời gian tạm ngừng học

● Không quá 02 học kỳ chính cho một lần nộp hồ sơ


● Tính vào tổng thời gian học được phép kéo dài tối đa
● Trừ trường hợp được điều động vào lực lượng vũ trang
Quy trình đề nghị nghỉ học tạm thời

● Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ


● Sinh viên tải mẫu Giấy đề nghị nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trên
website Phòng Đào tạo, điền đầy đủ thông tin và chuẩn bị các giấy tờ xác nhận
liên quan đến lý do bảo lưu.
● Hồ sơ minh chứng:
● Lý do tham gia nghĩa vụ quân sự: Bản photo Lệnh gọi công dân nhập ngũ.
● Lý do sức khỏe: Bản photo Giấy xác nhận nằm viện/Giấy vào viện/Giấy ra
viện/Giấy xác nhận khám chữa bệnh do cơ quan khám chữa bệnh/bệnh viện
cấp.
● Lý do du học: Bản photo Visa hoặc thư mời nhập học của Trường nước ngoài.
● Lý do gia đình/cá nhân: Thư xác nhận do ba/mẹ/người nuôi dưỡng viết.
● Bước 02: Nộp hồ sơ
● Sinh viên nộp hồ sơ theo một trong hai (02) cách:
● Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
● Gửi bản scan (màu) hồ sơ qua email của Phòng Đào tạo (địa chỉ
email qldt_ctsv@ueh.edu.vn)
● Bước 03: Nhận kết quả
● Sinh viên nhận bản scan màu Quyết định về việc đồng ý cho sinh viên nghỉ học
tạm thời qua mail cá nhân trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nộp
hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Quy trình đăng ký học lại sau thời gian nghỉ học tạm thời

● Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ


● Sinh viên tải mẫu Giấy đề nghị học lại trên website Phòng Đào tạo, điền đầy đủ
thông tin và chuẩn bị các giấy tờ xác nhận liên quan (nếu có).
● Hồ sơ xác nhận:
● Nhập học lại sau thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự: Bản photo quyết định
xuất ngũ.
● Nhập học lại sau thời gian bảo lưu vì lý do sức khỏe: Bản photo Giấy xác nhận
đủ sức khỏe học tập do cơ quan khám chữa bệnh/bệnh viện cấp.
● Bước 02: Nộp hồ sơ
● Sinh viên nộp hồ sơ theo một trong hai (02) cách:
● Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
● Gửi bản scan (màu) hồ sơ qua email của Phòng Đào tạo (địa chỉ
mail qldt_ctsv@ueh.edu.vn)
● Bước 03: Nhận kết quả
● Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ,
sinh viên nhận mail thông báo lịch nhận Quyết định về việc v/v thu nhận sinh
viên sau thời gian nghỉ học tạm thời và thời gian đăng ký học phần.

CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy theo
hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xem chi tiết tại đây

Tin, ảnh: Phòng Đào tạo, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
● Tham quan UEH

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HỌC TẬP

 
TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN TRONG HỌC TẬP
Để đảm bảo kế hoạch học tập trong từng học kỳ, cũng như trong toàn khóa học, bạn
cần chú ý:

● Tìm hiểu, nghiên cứu chương trình đào tạo, kế hoạch học tập mỗi học kỳ
● Đội ngũ hỗ trợ
● Cố vấn học tập
● Khoa/ viện đào tạo
● Phòng ban chức năng (Phòng Đào tạo…)
● Giảng viên giảng dạy
● Theo dõi thông báo, tham gia sinh hoạt lớp định kỳ (đầu và cuối học kỳ chính theo
thời khóa biểu)
● Đăng ký học mỗi học kỳ đúng quy định, quy trình
● Học phần đã đăng ký
● Thực hiện đúng yêu cầu
● Kiểm tra, đánh giá và thi kết thúc học phần đúng lớp học phần đăng ký
● Bảo mật thông tin cá nhân, tài khoản cá nhân được cung cấp
● Khối lượng học tập trong mỗi học kỳ chính
● Tối thiểu không ít hơn 2/3 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học
tập chuẩn
● Tối đa không vượt quá 3/2 khối lượng trung bình một học kỳ theo kế hoạch học
tập chuẩn
● Sinh viên học cùng một lúc hai chương trình đào tạo không áp dụng khối lượng
học tập tối đa
ĐĂNG KÝ HỌC PHẦN, HỦY HỌC PHẦN
Chuẩn bị
Sinh viên xem thông báo đăng ký học phần tại website:

● http://daotao.ueh.edu.vn/mục “Đăng ký học phần”


● hoặc http://online.ueh.edu.vn/“Thông báo đăng ký và đóng học phí”
Sinh viên xem thời khóa biểu dự kiến (các lớp học phần dự kiến được mở trong học kì)
tại website của phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí http://khdtkt.ueh.edu.vn/

Thời gian dự kiến thông báo kế hoạch đăng ký học phần:

Thời gian thông báo kế


STT Học kỳ Thời gian bắt đầu học
hoạch đăng ký

1 Đầu Tháng 10 Tháng 1 năm sau

2 Giữa Tháng 03 Tháng 06

3 Cuối Tháng 05 Tháng 08

Đăng ký học phần

● Sinh viên chọn mục “Đăng ký học phần” trên trang Portal sinh viên
● Sau khi chuyển đến trang đăng ký, sinh viên di chuyển đến cuối trang web và chọn
mục “Đăng ký học phần”. Sinh viên đăng ký học lại, học cải thiện điểm thực hiện
chọn mục tương ứng.

● Sinh viên đăng ký bằng cách chọn biểu tượng tại cột “Đăng ký lớp học phần” với
từng môn tương ứng.

1. Chọn lớp tại cột “Chọn”


2. Chọn “Đăng ký” để lưu dữ liệu
3. Chọn “Quay lại danh sách môn học” để tiếp tục đăng ký môn khác.
Trường hợp sinh viên muốn xóa học phần đă đăng ký: chọn “Xóa đăng ký” với từng
môn tương ứng trong “Danh sách học phần đăng ký thành công”.

● Sinh viên chọn mục “In phiếu đóng tiền” để kiểm tra lại danh sách học phần đã đăng
ký và tổng học phí cần đóng.
Kiểm tra cập nhật học phí
Sinh viên kiểm tra việc thanh toán học phí tại mục “Tài khoản sinh viên” bằng cách chọn
“Năm học” và “Học kỳ” tương ứng. Số tiền phòng Tài chính – Kế toán nhận sẽ thể hiện
tại cột “Số tiền trả” và “Tổng trả”.

● Màn hình chưa cập nhật học phí

● Màn hình đã cập nhật học phí

Hướng dẫn xử lý trường hợp lớp học phần bị hủy


Kết thúc thời gian nộp học phí, phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí thông báo thời khóa
biểu chính thức. Những lớp học phần không đủ số lượng tối thiểu để mở lớp sẽ bị hủy.
Sinh viên có lớp học phần bị “Hủy” thực hiện chuyển lớp học phần theo thông báo của
phòng Đào tạo trên website http://daotao.ueh.edu.vn. Trường hợp, sinh viên không tìm
được lịch học phù hợp để chuyển lớp hoặc không còn nhu cầu học, phòng Đào tạo sẽ
chuyển danh sách đến phòng Tài chính – Kế toán để hoàn trả học phí cho sinh viên.

CHUYỂN ĐIỂM
Điều kiện

● Kết quả học tập đã tích lũy


● Trình độ đào tạo khác
● Ngành đào tạo hoặc chương trình đào tạo khác
● Khóa học khác
● Cơ sở đào tạo khác
● Hội đồng Khoa học của Trường và Khoa/ viện đào tạo xem xét công nhận, chuyển
đổi
● Theo từng học phần
● Theo từng nhóm học phần
● Theo cả chương trình đào tạo
● Khối lượng tối đa công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối
thiểu
Quy trình xét chuyển điểm

● Bước 01: Chuẩn bị hồ sơ


● Sinh viên tải mẫu Giấy đề nghị chuyển điểm trên website Phòng Đào tạo và điền
đầy đủ thông tin.
● Sinh viên nộp Giấy đề nghị kèm theo bảng điểm hoặc giấy chứng nhận kết quả
học tập của môn học/học phần tương đương với học phần sinh viên đề nghị xét
chuyển điểm.
● Bước 02: Nộp hồ sơ
● Chuyên viên phụ trách nhận giấy đề nghị, kiểm tra thông tin và hẹn sinh viên thời
hạn nhận kết quả.
● Chuyên viên phụ trách trình lãnh đạo phòng Đào tạo xét duyệt hồ sơ. Đồng ý: xét
chuyển điểm cho sinh viên; Không đồng ý: hướng dẫn SV bổ sung hồ sơ hoặc
thông báo từ chối hồ sơ.
● Bước 03: Nhận kết quả
● Sinh viên đến phòng Đào tạo nhận kết quả theo lịch hẹn và kiểm tra kết quả
chuyển điểm tại Portal sinh viên.

HỌC TRẢ NỢ, CẢI THIỆN


Học lại

● Học phần bắt buộc không đạt


● Học phần tự chọn không đạt
● Có thể chọn học phần tự chọn khác cùng nhóm
● Điểm lần học cuối là điểm chính thức
Cải thiện điểm

● Học phần đã đạt


● Kết quả cao nhất trong các lần học được tính vào điểm trung bình tích lũy
Thủ tục đăng ký

● Giống thủ tục đăng ký lần đầu


Mở lớp học phần theo nhu cầu

Tải Giấy đề nghị mở lớp học phần tại trang http://daotao.ueh.edu.vn/bieu-mau/1

Đăng ký mở lớp
Thông tin
Học kỳ đầu Học kỳ giữa Học kỳ cuối

Sinh viên đang học Sinh viên đang học


Đối tượng đăng ký HK5, HK7 và các Tất cả sinh viên HK6 và các khóa đã
khóa đã ra trường ra trường

Quy mô tối thiểu 30 sinh viên đăng ký và đóng học phí

Thực hiện khảo sát bằng cách


đăng ký học phần muốn mở lớp
Gửi Giấy đề nghị mở trong Portal sinh viên, mục “Ghi
Gửi Giấy đề nghị mở
lớp học phần theo danh nhu cầu học”.
Hình thức đăng ký mở lớp lớp học phần theo
mẫu về phòng Đào
mẫu về phòng Đào
tạo Gửi Giấy đề nghị mở lớp học tạo
phần theo mẫu về phòng Đào
tạo
Thời gian thực hiện đăng
Tháng 8, 9, 10, 11, 12 Tháng 1, 2, 3 Tháng 4, 5, 6
ký mở lớp
(thời gian cụ thể được
thông báo trong lịch đăng
ký học phần và nộp học phí
mỗi học kỳ)
XÉT TUYỂN VÀO NGÀNH, CHUYÊN NGÀNH
Đối với các sinh viên trúng tuyển vào các ngành chưa xét tuyển vào ngành, chuyên
ngành từ đầu, sau thời gian học khoảng 2 học kỳ, các bạn sẽ hoàn thành giai đoạn đại
cương và thực hiện đăng ký xét tuyển vào ngành, chuyên ngành.

Các căn cứ xét tuyển bao gồm:

● Điểm trung bình xét tuyển


● Chỉ tiêu xét tuyển (được công bố trong học kỳ 2)
● Nguyện vọng
● Được đăng ký 3 nguyện vọng
● Ghi theo thứ tự ưu tiên cao nhất đến thấp nhất
● Nguyện vọng 1 là ưu tiên cao nhất
Thứ tự ưu tiên xét tuyển

● Điểm trung bình xét tuyển


● Chỉ tiêu ngành, chuyên ngành
Cách thức xét tuyển

● Các nguyện vọng (từ 1 đến 3) của sinh viên có giá trị xét tuyển như nhau. Sinh viên
trúng tuyển nguyện vọng trước thì không được xét tiếp các nguyện vọng sau.
● Trong trường hợp sinh viên không đạt cả 3 nguyện vọng, sinh viên đăng ký lại
nguyện vọng vào các ngành, chuyên ngành còn chỉ tiêu xét tuyển.
Ngoài ra, còn có những quy định riêng khác căn cứ theo đặc thù từng chuyên ngành.

Cụ thể về thông tin xét tuyển vào ngành, chuyên ngành, bạn có thể theo dõi tại website
Phòng Đào tạo tại ĐÂY.

CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy theo
hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xem chi tiết tại đây

Tin, ảnh: Phòng Đào tạo, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông
● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
● Tham quan UEH

KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC PHẦN

Trên tinh thần luôn luôn lắng nghe ý kiến từ người học trong quá trình giảng dạy và học
tập, từ đó giúp UEH đưa ra những thay đổi, cải tiến phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo, định kỳ mỗi học kỳ, Trường tiến hành hoạt động khảo sát lấy ý kiến
phản hồi từ người học về chất lượng học phần.
Đây là hoạt động mang tính bắt buộc đối với sinh viên hệ đại học chính quy và đại học
chính quy chất lượng cao. Quá trình khảo sát được thực hiện như sau:

● Khảo sát thực hiện định kỳ 2 lần/năm qua email người học
● Nội dung khảo sát
● Hoạt động giảng dạy của giảng viên
● Hoạt động học tập của sinh viên
● Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học
● Thời gian thực hiện: Khảo sát lấy ý kiến được thực hiện ngay sau khi sinh viên thi
xong các học phần tại học kỳ khảo sát.

● Học kỳ đầu: tháng 6 hàng năm


● Học kỳ cuối: tháng 12 hàng năm
Mục đích của việc khảo sát:

● Thông qua kết quả khảo sát, giảng viên có được nguồn thông tin phản hồi từ người
học để từ đó điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy và phương pháp đánh giá
kết quả học tập.
● Giúp lãnh đạo Trường có cơ sở thực hiện cải tiến chất lượng dạy và học.
● Thực hiện công tác bảo đảm chất lượng giáo dục của Trường
Cam kết đối với người học

● Bảo mật thông tin cá nhân của người học


● Bảo mật nội dung và kết quả khảo sát của người học

CƠ SỞ PHÁP LÝ
Hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người
học về hoạt động giảng dạy của giảng viên.

Quy định hoạt động khảo sát lấy ý kiến phản hồi các bên liên quan của Trường Đại học
Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

Xem chi tiết tại đây


Tin, ảnh: Phòng Đảm bảo chất lượng – Phát triển chương trình, DSA và Phòng Marketing –
Truyền thông
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

 
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
● 01 học phần đánh giá tối thiểu 02 điểm thành phần
● Học phần nhỏ hơn 02 tín chỉ có thể chỉ có 01 điểm đánh giá
● Điểm thành phần đánh giá theo thang điểm 10
● Điểm quá trình
● Kiểm tra giữa kỳ, tích cực học tập, bài tập lớp, tiểu luận,…
● Không quá 70% điểm học phần
● Điểm kết thúc học phần
● Thi cuối kỳ…
● Tỷ trọng còn lại
● Hình thức trực tuyến không quá 50%
● Điểm học phần
● Tổng điểm thành phần nhân trong số
● Vắng hoặc 0 điểm quá trình hoặc điểm kết thúc học phần chỉ tính tối đa là 4,9
theo thang điểm 10
● Làm tròn tới 01 chữ số thập phân, theo thang điểm 10
● Quy đổi sang điểm chữ và thang điểm 4
Loại đạt
TT Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4

1 Từ 9,0 đến 10 A+ 4,0

2 Từ 8,5 đến 8,9 A 4,0

3 Từ 8,0 đến 8,4 B+ 3,5

4 Từ 7,0 đến 7,9 B 3,0


5 Từ 6,5 đến 6,9 C+ 2,5

6 Từ 5,5 đến 6,4 C 2,0

7 Từ 5,0 đến 5,4 D+ 1,5

Loại không đạt


TT Thang điểm 10 Thang điểm chữ Thang điểm 4

1 Từ 4,0 đến 4,9 D 1,0

2 Từ 3,0 đến 3,9 F+ 0,5

3 Dưới 3,0 F 0,0

Điểm đặc biệt

● I: Điểm chưa hoàn thiện do hoãn thi, kiểm tra (vắng thi có phép)
● X: Điểm chưa hoàn thiện do chưa đủ dữ liệu
● M: Điểm học phần được miễn học và công nhận tín chỉ
● P: Loại đạt không phân mức
● Học phần chỉ yêu cầu đạt
● Không tính vào điểm trung bình học tập
● Đạt từ 0,5 trở lên theo thang điểm 10
Điểm trung bình tích lũy

● Theo học kỳ, theo năm học, hoặc từ đầu khóa học
● Là cơ sở đánh giá chung về tiến độ học tập và học lực
● Là cơ sở xếp hạng khi tốt nghiệp

Xếp loại học lực


TT Thang điểm 4 Xếp loại

1 Từ 3,6 đến 4,0 Xuất sắc


2 Từ 3,2 đến cận 3,6 Giỏi

3 Từ 2,5 đến cận 3,2 Khá

4 Tư 2,0 đến cận 2,5 Trung bình

5 Từ 1,0 đến cận 2,0 Yếu

6 Dưới 1,0 Kém

QUY ĐỊNH KHẢO THÍ


Trách nhiệm của sinh viên khi dự thi

● Phải có mặt tại phòng thi đúng giờ quy định theo lịch thi. Nếu đến chậm quá 15 phút sau khi
đã mở đề thi, sinh viên không được dự thi.
● Xuất trình thẻ sinh viên và các giấy tờ tùy thân có dán ảnh khi cán bộ coi thi (CBCT) yêu cầu.
● Chỉ được mang vào phòng thi bút viết, bút chì, compa, tẩy, thước kẻ, thước tính, máy tính
điện tử không có thẻ nhớ, không soạn thảo được văn bản và các giáo trình tài liệu (nếu đề thi
cho phép)
● Không được mang vào phòng thi các tài liệu (nếu đề thi không cho phép), máy vi tính xách
tay, giấy than, bút xóa, vũ khí, chất gây nổ, gây cháy, bia, rượu, phương tiện kỹ thuật thu,
phát, truyền tin, ghi âm, ghi hình, thiết bị chứa thông tin có thể lợi dụng để làm bài thi và các
vật dụng khác. Không được hút thuốc trong phòng thi.
● Phải ghi đầy đủ họ tên, số báo danh (hoặc số thứ tự theo danh sách), mã đề vào giấy thi và
nhất thiết phải yêu cầu cả hai CBCT ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi.
● Bài làm phải viết rõ ràng, sạch sẽ, không nhàu nát, không đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng.
● Nghiêm cấm làm bài bằng hai màu mực, mực đỏ, bút chì (trừ hình tròn vẽ bằng compa). Các
phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo, không dùng bút xóa.
● Phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của
sinh viên khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài.
● Nếu cần hỏi CBCT điều gì phải hỏi công khai. Phải giữ gìn trật tự, im lặng trong phòng thi.
Trường hợp ốm đau bất thường phải báo cáo để CBCT xử lý.
● Khi hết giờ thi phải ngừng làm bài và nộp bài cho CBCT. Không làm được bài, sinh viên
cũng phải nộp giấy thi. Khi nộp bài, sinh viên phải tự ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký tên
vào danh sách dự thi.
● Sinh viên chỉ được ra khỏi phòng thi sau 2/3 thời gian làm bài đối với bài thi tự luận sau khi
đã nộp bài làm, giấy nháp, đề thi cho CBCT. Đối với thi trắc nghiệm phải hết giờ làm bài sinh
viên mới được ra khỏi phòng thi.
Các hình thức xử lý kỷ luật sinh viên vi phạm quy định thi

● Khiển trách bị trừ 25% số điểm bài thi


● Cảnh cáo bị trừ 50% số điểm bài thi
● Đình chỉ thi bị điểm 0 bài thi
● Thi hộ bị điểm 0 bài thi và đình chỉ học tập 01 năm, vị phạm lần thứ hai bị buộc thôi học
Thi theo hình thức trực tuyến
Trong những điều kiện đặc biệt và tình hình cụ thể (như trong tình hình dịch bệnh Covid-19
không thể tổ chức thi tập trung), việc tổ chức thi có thể được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Quy định và hướng dẫn thi sẽ được thông báo rộng rãi và cụ thể đến từng sinh viên để đảm bảo
công tác thi cử được diễn ra thuận lợi, an toàn và công bằng.

Công bố kết quả thi

Kết quả thi được công bố sau 15 (mười lăm) ngày làm việc (không kể ngày nghỉ, ngày lễ, Tết) kể
từ ngày thi kết thúc học phần.
Phúc khảo

● Điểm quá trình


● Liên hệ giảng viên giảng dạy
● Thực hiện khi công bố điểm trên lớp hoặc khi điểm học phần cập nhật
● Điểm kết thúc học phần
● Trong vòng 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày trường công bố điểm thi, sinh viên nộp giấy đề
nghị về Phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí
● Sau 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nộp giấy đề nghị phúc khảo, sinh viên nhận
kết quả phúc khảo
● Điện thoại: ghi trên biên nhận
● Trang web: https://khdtkt.ueh.edu.vn/danh-muc/phuc-khao-6
● Khi phát hiện có sai lệch giữa điểm công bố và điểm được nhập, lưu trữ
● Thông báo Phòng Đào tạo để kiểm tra

VẮNG THI CÓ PHÉP


Đề nghị vắng thi

● Giấy đề nghị vắng thi của UEH (Tải mẫu tại website Phòng Đào tạo)
● Minh chứng vắng thi
● Vắng thi vì lý do sức khỏe
● Giấy xác nhận nằm viện
● Giấy xác nhận khám chữa bệnh
● Giấy xác nhận nghỉ bệnh hưởng BHYT
● Vắng thi vì lý do gia đình
● Lễ kết hôn/ đám cưới của anh chị em ruột
● Thiệp mời kết hôn/ đám cưới và bản sao sổ hộ khẩu.
● Đám giỗ
● Giấy chứng tử (bản photo) và xác nhận của chính quyền địa phương (phường/ xã) có
mặt tại địa phương vào thời gian trên.
● Tang gia
● Giấy chứng tử (bản photo)
● Cha/mẹ bệnh, nằm viện
● Giấy xác nhận nằm viện
● Giấy xác nhận khám chữa bệnh
Đề nghị thi ghép
● Giấy đề nghị thi ghép của UEH (Tải mẫu tại website Phòng Đào tạo)
● Thời gian nộp
● Giấy đề nghị vắng thi: Không quá 05 (năm) ngày làm việc tính từ ngày thi
● Giấy đăng ký thi ghép: Trước ngày thi ghép ít nhất 05 (năm) ngày làm việc
● Hình thức nộp
● Nộp trực tiếp tại Phòng Đào tạo.
● Gửi bản scan (màu) hồ sơ qua email của Phòng Đào tạo (Địa chỉ email:
vangthi-thighep@ueh.edu.vn)
● Thời gian trả kết quả
● Vắng thi có phép: Sau 03 (ba) ngày làm việc
● Thi ghép: Sau 02 (hai) ngày làm việc
● Sinh viên nhận kết quả trên Portal sinh viên
Lưu ý

● Kiểm tra điểm quá trình của học phần vắng thi
● Nếu có sai sót /thắc mắc, sinh viên liên hệ giảng viên giảng dạy.
● Sau 15 ngày làm việc kể từ khi thông báo kết quả trên danh sách thi chính thức, Trường
không giải quyết khiếu nại điểm quá trình.
● Đăng ký thi ghép trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày thi chính thức (ngày thi sinh viên
vắng thi có phép)
● Kết quả vắng thi hết hiệu lực nếu quá hạn, sinh viên phải đăng ký học lại học phần đó.
● Sinh viên đăng ký thi ghép theo lịch thi của Trường (nếu có).
● Trường không tổ chức kỳ thi riêng cho sinh viên đã vắng thi có phép.
● Mỗi học phần chỉ được vắng thi có phép 01 (một) lần.
● Sinh viên theo dõi kết quả điểm thi ghép xem tại trang http://online.ueh.edu.vn, mục “Kết quả thi
kết thúc học phần (scan)”.

CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quy định tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, hình thức đào tạo chính quy theo hệ thống
tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, xem chi tiết tại đây.

Quy định về công tác khảo thí, kiểm tra đánh giá các kỳ thi kết thúc học phần và thi tốt nghiệp,
xem chi tiết tại đây 
Tin, ảnh: Phòng Đào tạo, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
o Đại học Chính quy
▪ Tìm hiểu về UEH
▪ Hành trang học tập
▪ Học tập tại UEH
▪ Đào tạo
▪ Đánh giá kết quả học tập
▪ Khai thác nguồn học liệu
▪ Chuẩn tiếng Anh đầu vào và Quy định xét chuyển điểm tiếng Anh
▪ Học và thi Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
▪ Học phí
▪ Nghiên cứu khoa học
▪ Sân chơi – Rèn luyện
▪ Hỗ trợ – Chăm sóc
▪ Tốt nghiệp
▪ Hỗ trợ thông tin – Tư vấn
o LTCQ – VB2 CQ
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
HỌC PHÍ

Quy trình nộp học phí

● Sinh viên đăng ký học phần


● Nộp học phí
● Kiểm tra thông tin
● Phản hồi (nếu có)
Lưu ý khi kiểm tra thông tin: Sinh viên kiểm tra thông tin học phí đã đóng tại mục Tài khoản
sinh viên trên trang student.ueh.edu.vn, đối chiếu hai thông tin sau:

● Thông tin học phí đã nộp


● Thời khóa biểu được cập nhật
Cách thức đóng học phí
● Cổng thanh toán trực tuyến https://payment.ueh.edu.vn, Cổng 1 – chọn đợt thu phù hợp với
hệ đào tạo
● Chuyển khoản theo thông tin như sau:Đối với thí sinh học tại cơ sở TP. Hồ Chí Minh:
● Tên tài khoản:    Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
● Số tài khoản:      0036100000119009
● Tên ngân hàng:  Ngân hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Gia Định
● Nội dung: <Họ tên>, <MSSV>, <Học phí khóa 47>
Đối với thí sinh học tại Phân hiệu Vĩnh Long:

● Tên tài khoản: Phân hiệu trường Đại học Kinh tế Tp.HCM tại tỉnh Vĩnh Long
● Số tài khoản: 0035100010625006.
● Tên ngân hàng: Ngân hàng thương mại Cổ phần Phương Đông Chi nhánh Vĩnh Long
● Nội dung: <Họ tên>, <MSSV>, <Học phí khóa 47>
● Nộp học phí bằng các loại thẻ ngân hàng (ATM, Visa, Master,…) tại ngân hàng TMCP
Phương Đông – Phòng giao dịch Phạm Ngọc Thạch (17 Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q.3)
● Nộp tiền mặt trực tiếp tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng TMCP Phương
Đông trên toàn quốc
Quy trình hoàn trả học phí

● Sinh viên đề nghị hoàn trả học phí


● Các đơn vị quản lý đào tạo phê duyệt
● Phòng Tài chính – Kế toán hoàn trả học phí

CĂN CỨ PHÁP LÝ
Quy trình quản lý thu, chi học phí
UEH: http://tckt.ueh.edu.vn/ThuVien/?m=465&NO_OBJ=6429

Tin, ảnh: Phòng Tài chính – Kế toán và DSA

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
o Đại học Chính quy
▪ Tìm hiểu về UEH
▪ Hành trang học tập
▪ Học tập tại UEH
▪ Đào tạo
▪ Đánh giá kết quả học tập
▪ Khai thác nguồn học liệu
▪ Chuẩn tiếng Anh đầu vào và Quy định xét chuyển điểm tiếng Anh
▪ Học và thi Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế
▪ Học phí
▪ Nghiên cứu khoa học
▪ Sân chơi – Rèn luyện
▪ Hỗ trợ – Chăm sóc
▪ Tốt nghiệp
▪ Hỗ trợ thông tin – Tư vấn
o LTCQ – VB2 CQ
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
HỌC TIẾNG ANH VÀ THI CHỨNG CHỈ TIẾNG
ANH QUỐC TẾ ĐỐI VỚI SINH VIÊN UEH

 
Tiếng Anh là “Chìa khóa để gõ cửa Doanh nghiệp”. Trong thời buổi hội nhập quốc tế
sâu rộng, thế giới phẳng hơn bằng các nền tảng công nghệ số song song với đó là
tiếng Anh. Giao tiếp tốt và sử dụng thành thạo tiếng Anh phá bỏ mọi rào cản về văn hóa
và giao lưu quốc tế.

Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (international standard certification in english) là “tấm thảm
đỏ” dẫn lối các bạn sinh viên đến thành công và đến với các Công ty đa quốc gia, nơi
mà các bạn sinh viên thỏa sức thể hiện tài năng của mình, khẳng định bản thân, chỉ có
một điều duy nhất mà các bạn phải có, đó là Tiếng Anh.

Học tiếng Anh, sử dụng tiếng Anh và phải thi tiếng Anh để “chốt lại” những gì mà các
bạn sinh viên có về tiếng Anh ở mức độ và giá trị như thế nào. Hiện nay tại các quốc
gia tiên tiến, sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập sẽ chấp nhận
các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế phổ biến là IELTS, TOEIC, TOEFL, VPET,…
  
Là sinh viên UEH, trở thành một UEHer chính hiệu là mang trong mình trọng trách là
khẳng định bản thân mình, tinh thần hội nhập và quốc tế hóa. Trong những điều kiện
trên sẽ không thể nào thiếu “Kỹ năng sử dụng tiếng Anh” và “Chứng chỉ tiếng Anh quốc
tế”.

Tại Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh – UEH, Viện Ngôn ngữ – Quốc tế
học (UEH – ILACS) là đơn vị tiên phong trong hoạt động đào tạo và nâng cao tiếng Anh
cho sinh viên, học viên và người học UEH. Ngoài ra Viện ILACS còn tổ chức đào tạo,
thi và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như: IELTS, TOEIC, TOEFL, VPET,….Góp phần
nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cho UEHers, tự tin giao tiếp và hội nhập quốc tế,
đáp ứng xu hướng chung của nhà trường là trở thành trường Đại học hàng đầu trong
nước và quốc tế.

  
Là đơn vị đào tạo trực thuộc Đại học UEH, Viện ILACS mang đến cho sinh viên, học
viên và người học UEH nhiều trải nghiệm học tập thú vị, đạt nhiều kết quả cao trong
các kỳ thi quốc tế như IELTS, TOEIC, TOEFL, VPET,….Là một UEHer khi đăng ký học
các chương trình tiếng Anh, đăng ký thi tiếng Anh quốc tế tại Viện ILACS sẽ có nhiều
ưu đãi hấp dẫn, tối đa hóa lợi ích cho UEHer theo đúng tinh thần “Phụng sự vì giáo
dục, Tất cả vì người học” của Viện ILACS và UEH.
  
Hiện nay tại Viện ILACS có nhiều chương trình đào tạo, các khóa học tiếng Anh và Kỹ
năng cho sinh viên, học viên và người học tại UEH. Với các nền tảng học tiếng Anh
online bằng phương pháp E – Blended learning, một đối tác quốc tế đến từ Anh Quốc
(ENGO); Các chương trình tiếng Anh offline, học tập trung tại tất cả các cơ sở của
UEH, là một trong các chương trình tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế, được thiết kế và
giảng dạy bởi các giảng viên đến từ Đại học Waikato – New Zealand, một đối tác giáo
dục trong các vấn đề về ngoại ngữ và du học của UEH và Viện ILACS.

Với nền tảng online:

Viện ILACS có các khóa học như IELTS, TOEIC, TOEFL, VPET, Giao tiếp thương mại,
Khóa học theo chuyên ngành,….và thiết kế các khóa học riêng theo đúng nhu cầu của
người học mong muốn bằng việc ứng dụng công nghệ giáo dục hiện đại, đáp ứng tối
đa các nhu cầu khác biệt trong việc học tiếng Anh của sinh viên.
  
Với chương trình tiếng Anh liên kết quốc tế:

Viện ILACS có các khóa học như: Tiếng Anh tổng quát, Tiếng Anh giao tiếp toàn cầu,
Chương trình IELTS, TOEIC, TOEFL, VPET. Và đặc biệt hơn nữa Viện ILACS có nhiều
đối tác quốc tế như IIG Vietnam/ IDP/ PEARSON là những đơn vị tổ chức các kỳ thi
quốc tế như IELTS/ TOEIC/ TOEFL/ VPET ngay tại UEH cho tất cả các bạn sinh viên,
học viên và người học có thể đăng ký tham gia với lệ phí thi vô cùng ưu đãi.

Đặc biệt các UEHers sẽ học ngay tại các cơ sở của UEH với nhiều hoạt động giúp sinh
viên giao lưu, trao đổi và nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Anh của mình với các anh chị
UEHers khó trước.
 
Đối với các Tân sinh viên, khi mới vào năm đầu Đại học sẽ gặp nhiều rào cản khi học
các môn học hoàn toàn bằng tiếng Anh; Những từ vựng chuyên sâu bằng tiếng Anh;
Những thuật ngữ về Kinh tế – Tài chính – Thương mại,… Do vậy nên các bạn cần phải
trang bị đầy đủ những điều kiện cần và đủ để có thể tiếp cận với những giáo trình tiến
tiến, tiệm cận theo tiêu chuẩn quốc tế tại UEH.
  
Viện ILACS có đầy đủ các điều kiện về học thuật, phát triển chương trình tiếng Anh
quốc tế, Thi và cấp chứng chỉ cho các bạn sinh viên, đồng hành và trang bị cho các bạn
sinh viên mọi thứ trước khi vào UEH. Các chương trình học đó là gì và các bạn sinh
viên UEH năm nhất học khóa nào tại Viện ILACS là phù hợp?!

● Mời các bạn xem video sau về những chia sẻ của Thầy Jason – Giám đốc học thuật
Viện ILACS, Đại diện phía ĐH Waikato – New Zealand tại Việt Nam:
Link https://youtu.be/oj3liqFDAlI
● Những khác biệt khi học tiếng Anh ở Phổ thông trung học và khi vào Đại học,
Link: https://www.youtube.com/watch?v=QcubHMux1JE
● Lộ trình tiếng Anh tại ILACS – Khóa học nào phù hợp nhất cho bạn, xem ngay tại link
youtube: https://youtu.be/mC-AI0SeMU4
Một hình ảnh sinh viên UEH học tập và thi tại Viện ILACS:
  
Tin, ảnh: Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học (ILACS)

HỌC VÀ THI VPET TẠI UEH CHO CÁC BẠN TÂN


SINH VIÊN – K47

 
Tiếng Anh là “Chiếc chìa khóa vạn năng” sẽ mở được mọi “Cánh cửa thành công”, giúp
các bạn bước chân ra thế giới và hội nhập quốc tế. Sẵn sàng là sinh viên UEH đầy
năng lượng và nhiệt huyết nhé các bạn Tân sinh viên K47!.

Chắc hẳn rằng các bạn chọn UEH thì đã chuẩn bị hành trang trên con đường hội nhập
để trở thành công dân toàn cầu, hành trang đó chắc chắn không thể nào thiếu Tiếng
Anh được có phải không nào?!!.

Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học (UEH – ILACS) trực thuộc UEH với sứ mệnh là nơi cung
cấp các Chương trình Tiếng Anh chất lượng cao theo tiêu chuẩn quốc tế tại UEH.
Ngoài ra còn là đơn vị tổ chức các kỳ thi quốc tế cho tất cả các UEHers như TOEIC/
TOEFL/ IELTS và đặc biệt với K47 này còn có thêm chứng chỉ quốc tế VPET nữa nè!

Nếu như các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đã khá là quen thuộc đối với các bạn sinh
viên rồi, thì có lẽ chứng chỉ quốc tế VPET còn nhiều bạn chưa rõ lắm có đúng không?!!

Hôm nay Viện ILACS sẽ giới thiệu chi tiết cho các bạn K47ers về “Học và Thi chứng
chỉ VPET” ngay tại UEH nhé!

@Về bài thi VPET:

VPET là Versant Professional English Test.

Bài kiểm tra tiếng Anh chuyên nghiệp Versant ™ được phát triển bởi các chuyên gia về
đo lường tâm lý và ngôn ngữ học và là bài kiểm tra trình độ thông thạo ngôn ngữ
Versant toàn diện nhất của chúng tôi.

Thí sinh làm bài trên máy tính và được đánh dấu bằng công nghệ chấm điểm Versant
AI đã được cấp bằng sáng chế của Pearson, bài kiểm tra 60 phút này được thiết kế để
đánh giá khả năng xử lý các tình huống tại nơi làm việc của thí sinh và cung cấp cho họ
những thông tin đa dạng, cụ thể về các kỹ năng nói, nghe, đọc và viết. Các công ty,
trường dạy nghề và các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo trên khắp thế giới sử dụng
Versant để xác định kỹ năng tiếng Anh của nhân viên, đo lường sự tiến bộ trong quá
trình học ngôn ngữ hoặc sử dụng kết quả để khám phá nhu cầu học tập của nhân viên.

● Các bài kiểm tra có thể được dành cho các trung tâm Học tập & Phát triển, dịch vụ
đào tạo ngôn ngữ, cơ sở giáo dục đại học tích hợp đào tạo nghề hoặc trong các lớp
học tự học theo tiến độ cá nhân.
● Đánh giá các kỹ năng cốt lõi trong giao tiếp bằng tiếng Anh: Nói, Nghe, Đọc và Viết
Với hai mức độ khó đảm bảo cung cấp dữ liệu phong phú  và đáng tin cậy ở từng
cấp độ tương ứng.
● Báo cáo điểm chi tiết, đưa ra những gợi ý hữu ích để cải thiện cũng như các hoạt
động được đề xuất trong các  chương trình học Pearson ELT Kiểm tra linh hoạt có
nghĩa là các bài kiểm tra có thể  được thực hiện tại nhà hoặc một số địa điểm khác,
với  các tùy chọn giám sát từ xa để tăng cường bảo mật.
● Chấm điểm tự động bằng công nghệ đáng tin cậy AI của Pearson, bài kiểm tra sẽ
đưa ra kết quả được cá  nhân hóa trong vài phút.
● Dễ dàng quản lý bài kiểm tra, giúp bạn nhanh chóng bắt đầu, theo dõi sự tiến bộ
theo thời gian và xem xét  lại điểm số
    

   Nếu có bất kỳ vấn đề gì chưa rõ về bài thi quốc tế VPET thì các bạn liên hệ về:

● VP của Viện: toà nhà B1, lầu 11, phòng 1104.


● Fanpage: UEH – ILACS
● Hoặc email: ilacs@ueh.ueh.vn
● Sđt: 0909277829
Chúc các em Tân sinh viên Khoá 47 có thật nhiều sức khỏe và nhiều điều trải nghiệm
thú vị tại UEH!

Tin, ảnh: Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học (ILACS)


SMART LIBRARY UEH

Smart Library UEH là thư viện có hạ tầng thông minh, quản trị thông minh, mang lại cho sinh
viên, nghiên cứu sinh, giảng viên dịch vụ và trải nghiệm thông minh. Đây là thư viện chuyển đổi
số, được đầu tư hạ tầng hiện đại và tự động trong tất cả các khâu, người dùng có thể dễ dàng tìm
sách, mượn sách, đặt phòng học… chỉ với 01 chiếc điện thoại thông minh.

Smart Library UEH là kết quả của dự án nghiên cứu và phát triển của những người Việt Nam
làm việc trong lĩnh vực Thư viện, Công nghệ thông tin và Kiến trúc. 

Tính đến thời điểm hiện tại, tại Việt Nam và Đông Nam Á, Thư viện thông minh đầu tiên và duy
nhất này là một giải pháp tổng thể tích hợp các công nghệ 4.0 “Made in Vietnam”, cụ thể là:
Quản lý thông minh, Cung cấp dịch vụ thông minh, Cung cấp trải nghiệm thông minh, Cung cấp
hạ tầng thông minh. Thư viện nhằm cá nhân hóa trải nghiệm người dùng thư viện, không gian
tương tác sáng tạo tri thức, chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện.

Smart Library UEH có hơn 398.000 đầu sách thuộc lĩnh vực kinh tế, trong đó có 600 đầu sách
đến từ Harvard. Đồng thời, thư viện kết nối cơ sở dữ liệu với hơn 90 nhà xuất bản các trường đại
học danh giá của Mỹ, châu Âu như ĐH Cambridge, Đại học Harvard, Đại học Oxford,… Người
học có thể đăng ký các phòng tự học, tra cứu tài liệu online trên website và nhận được sự hỗ trợ
nhiệt tình của nhân viên thư viện.

Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1) đã phát sóng thông tin về Thư viện UEH trên Bản tin Quốc
Gia Số được phát sóng vào lúc 9 giờ 05 phút, ngày 10/10/2020. Cùng xem thành quả của Thư
viện nói riêng và niềm tự hào của UEH nói chung:

Báo Tuổi trẻ đã đưa tin về Smart Library UEH: Thư viện đại học Việt Nam kết nối dữ liệu sách
từ ĐH Harvard

Một số hình ảnh về Thư viện thông minh UEH:


Tin, ảnh, video: Thư viện, Phòng Truyền thông – Marketing và DSA

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email

KHAI THÁC NGUỒN HỌC LIỆU TẠI UEH


GIỚI THIỆU VỀ THƯ VIỆN VÀ NGUỒN HỌC LIỆU
Giờ mở cửa Thư viện

● 8 giờ đến 18 giờ


● Thứ Hai đến Thứ Sáu
Bộ sưu tập bản in

● Nguồn tài liệu học thuật tiếng Anh và tiếng Việt phong phú về nội dung
● Mượn trả tự động bằng Self-check kios
Bộ sưu tập điện tử (ebooks)

● eBooks Business Collections


● eBook Harvard Business Review Press Collection
● eBook University Press Collection
● eBook Academic Collection
● eBook SpringerLink
Bộ sưu tập điện tử (E-journals)

● Elsevier – ScienceDirect
● SAGE Journals
● Emerald Insight
Bộ sưu tập điện tử (multi-types)

● Business Source Complete


● Academic Search Complete
● Legal Source
● Hospitality & Tourism Complete
Kênh truyền thông – tương tác

● Website: https://smartlib.ueh.edu.vn/
● Mobile App: Android and iOS 
● Log-in account: your email@st.ueh.edu.vn
Công cụ tìm kiếm thông tin

● OneSearch
● Video hướng dẫn xem tại đây.
Dịch vụ hỗ trợ học tập

● AskUsNow@ueh.edu.vn
● 028.3856.1249
● Live chat 8:00 – 18:00
Dịch vụ của thư viện dành cho sinh viên: 

● Đọc tài liệu tại chỗ


● Mượn tài liệu về nhà
● Đặt mượn tài liệu qua Cổng thông tin thư viện, email, hoặc chat.
● Dịch vụ đặt phòng học nhóm
● Dịch vụ tư vấn thông tin trực tiếp
● Dịch vụ đào tạo kỹ năng thông tin: hướng dẫn tìm tin hiệu quả, hướng dẫn đánh giá thông tin trên
Internet, hướng dẫn làm trích dẫn và danh mục tài liệu tham khảo, …
Thông tin chi tiết xem tại đây

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THƯ VIỆN UEH


Truy cập thư viện

● Truy cập website https://smartlib.ueh.edu.vn/


● Đăng nhập
Cách đọc thông tin sách trên trang kết quả tìm kiếm

● eBook
● PDF Full text: Đọc trực tuyến
● Full Download: Tải về máy cá nhân
● Book
● Location: chi nhánh thư viện
● Call No.: vị trí sách trên kệ
● Status: cho mượn về nhà hay không
Cách tìm sách trên kệ

● Đến kệ có số thứ tự như trên trang thông tin sách


Cách tìm học liệu: 
SỬ DỤNG TÀI LIỆU HỢP LÝ
Kiểm soát và xử lý đạo văn

I. Hành vi đạo văn

1.
1. Đạo văn là việc sử dụng có hoặc không có chủ ý của tác giả các sản phẩm học thuật về
các câu văn, đoạn văn, bài viết, số liệu, hình ảnh, thông tin và ý tưởng của người khác
vào các sản phẩm của mình mà không có những chỉ dẫn/thừa nhận tác giả của những
nội dung đã sử dụng.
2. Khi không thông tin cho người đọc biết tác giả của những điều đã được định nghĩa ở
trên thì tác giả của sản phẩm học thuật được xác định là phạm lỗi đạo văn. Đạo văn là
một lỗi nghiêm trọng về tiêu chuẩn đạo đức khoa học, mà luật pháp (sở hữu trí tuệ) và
các cơ sở đào tạo không thể bỏ qua.
3. Trong các sản phẩm học thuật nếu có các hình thức sau đây được xác định là phạm lỗi
đạo văn:
a) Sử dụng sản phẩm học thuật của người khác mà cam đoan rằng đó là của mình (được người
viết thay tên);

b) Sao chép (copy) quá nhiều từ một công trình (mặc dù có chỉ ra nguồn trích) để hình thành một
phần lớn công trình của mình;

c) Không dẫn nguồn đã trích khi thay đổi từ ngữ, di chuyển từ hoặc cụm từ, ý tưởng của tác giả
khác; gắn các cụm từ của các nguồn khác nhau và chỉnh sửa lại trong bài viết; thay đổi từ ngữ,
cụm từ nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc của đoạn văn hoặc bài viết

d) Sử dụng bất kỳ sản phẩm học thuật hoặc số liệu sẵn có của các tác giả khác (bao gồm cá nhân,
nhóm người, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức
khác), không phải của mình mà không nêu rõ nguồn và tác giả;

e) Cung cấp không chính xác về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn (ví dụ: thông tin của
tác giả A nhưng người viết ghi nguồn trích là tác giả B; nguồn thông tin là từ bài viết chưa được
xuất bản nhưng lại được ghi dưới dạng bài báo, sách đã xuất bản);

f) Sử dụng hơn 30% những sản phẩm học thuật của mình đã công bố vào những sản phẩm học
thuật mới do mình là tác giả hoặc đồng tác giả mà không ghi rõ nguồn, gọi là tự đạo văn.

II. Phát hiện và xử lý lỗi đạo văn

1.
1. Để kiểm tra và phát hiện lỗi đạo văn, Trường áp dụng phần mềm kiểm tra đạo văn
Turnitin[1] trên phạm vi toàn trường.
2. Các sản phẩm học thuật được xem là phạm lỗi đạo văn nếu vi phạm các lỗi đạo văn
hoặc theo kết quả kiểm tra của Turnitin, có ít nhất sao chép nguyên văn một đoạn văn
có 100 từ trở lên; hoặc có từ 20% văn bản giống với các nguồn dữ liệu của các tác giả
khác hoặc chỉ thay đổi tên đề tài, từ ngữ, số liệu nhưng giữ nguyên cấu trúc và nội
dung tương tự các công trình khác.
3. Xử lý lỗi đạo văn đối với khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án, bài báo, bài giảng, đề
cương học phần, để cương nghiên cứu, công trình khoa học
a) Khi bị phát hiện lần thứ nhất (trước khi bảo vệ, báo cáo, trình bày) tác giả phải viết lại, chỉnh
sửa lại bài;

b) Sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa lần thứ nhất tác giả nộp sản phẩm lại nhưng vẫn còn có mức
độ giống trên 20% và ít nhất đoạn văn từ 100 trở lên thì được coi là bị phát hiện lần thứ hai. Đơn
vị quản lý trực tiếp tác giả, hoặc quản lý trực tiếp các công trình khoa học phải đình chỉ báo cáo,
bảo vệ, nghiệm thu trong vòng một tháng để tiếp tục chỉnh lần thứ hai;

c) Trong tiến trình bảo vệ luận văn, luận án, báo cáo nghiệm thu, nếu thành viên hội đồng có phát
hiện, thì chủ tịch hội đồng quyết định công trình khoa học, luận văn, luận án không đạt, phải
chỉnh sửa và bảo vệ lại lần thứ hai;

d) Sau hai lần kiểm tra và chỉnh sửa, nếu nộp lại lần thứ ba vẫn có lỗi đạo văn thì đơn vị quản lý
trực tiếp tác giả hoặc quản lý trực tiếp các công trình khoa học lập biên bản kết thúc, không công
nhận các sản phẩm học thuật, không được bảo vệ, không được báo cáo, không đăng bài, chấm
dứt hợp đồng, và các thủ tục khác liên quan;

e) Sau khi đã báo cáo, bảo vệ, nghiệm thu nếu có phát hiện khác của cá nhân, tổ chức nào của xã
hội và có đơn thưa kiện, thì chính tác giả của sản phẩm chịu trách nhiệm trước pháp luật theo
Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam và theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ của Trường.

4. Xử lý lỗi đạo văn đối với các bài kiểm tra, bài tập, tiểu luận và các bài khác thuộc điểm học
phần:

a) Phát hiện lần thứ nhất, khi nộp bài, báo cáo, trình bày: người học phải viết lại, chỉnh sửa lại
bài;

b) Phát hiện lần thứ hai: sau khi đã kiểm tra và chỉnh sửa lần thứ nhất người học nộp lại bài
nhưng vẫn còn có mức độ giống trên 20% và ít nhất đoạn văn từ 100 trở lên, giảng viên phụ
trách học phần lập biên bản chuyển về khoa/phòng/ban/viện quản lý để trừ 30% điểm học phần.
Tỷ lệ trừ điểm có thể do giảng viên/khoa/bộ môn thông báo cho người học ngay từ đầu.

Hướng dẫn kiểm tra đạo văn


● Trang kiểm tra đạo văn của UEH: https://lms.ueh.edu.vn/enrol/index.php?id=3278
● Yêu cầu đăng nhập tài khoản sinh viên
Hướng dẫn trích dẫn tài liệu và lập danh mục tài liệu tham khảo

● https://sdh.ueh.edu.vn/thong-bao-cao-hoc/huong-dan-tao-trich-dan-danh-muc-tai-lieu-tham-khao-v
oi-phan-mem-endnote.html

CƠ SỞ PHÁP LÝ
Quy định về kiểm soát và xử lý đạo văn các sản phẩm học
thuật: https://sdh.ueh.edu.vn/quy-dinh-chung/quy-dinh-kiem-soat-va-xu-ly-dao-van-cac-san-pha
m-hoc-thuat.html

Tin, ảnh, video: Thư viện, DSA và Viện Đào tạo sau đại học

Top of Form
Bottom of Form
● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH
VIÊN

Định hướng phát triển UEH

● Mục tiêu chung: đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm đưa Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh thành trường đại học định hướng nghiên cứu.
● Phương hướng
● Thúc đẩy nghiên cứu theo hướng hàn lâm và công bố quốc tế 
● Tiếp tục nghiên cứu ứng dụng góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách kinh tế – xã
hội của cả nước/ngành/vùng kinh tế, chính sách quản trị doanh nghiệp, …
● Chủ thể tiếp nhận và thực hiện UEH thành trường đại học định hướng nghiên cứu
● Giảng viên UEH
● Người học: 
● Nghiên cứu sinh
● Học viên cao học
● Sinh viên chính quy
Tại sao sinh viên nên nghiên cứu kho

a học?

● Sinh viên nghiên cứu khoa học


● Làm chủ kiến thức; 
● Xây dựng tư duy nhận diện, đánh giá, phân tích và đưa ra quyết định có căn cứ khoa học;
● Tạo nên các phát hiện mới, giá trị mới;
● Đóng góp vào sự phát triển và danh tiếng nghiên cứu khoa học của nhà trường;
● Hỗ trợ các giai đoạn học tập và nghiên cứu của sinh viên ở các bậc học cao hơn
● Quyền lợi của sinh viên khi nghiên cứu khoa học
● Cơ hội tham gia giải thưởng NCKH các cấp dành cho sinh viên;
● Được học hỏi, trải nghiệm, thực hành các kỹ năng cơ bản để nghiên cứu;
● Được hỗ trợ chi phí in ấn; 
● Được giảng viên tư vấn hỗ trợ;
● Tăng cường khả năng tìm tòi, nghiên cứu, phát hiện,…
Yêu cầu/mức độ NCKH của sinh viên

● Những lưu ý cơ bản khi NCKH


● Đề tài được xây dựng trên nền tảng, cơ sở nào?
● Không đạo văn
● Giữ đạo đức nghiên cứu
● Cách trích dẫn tài liệu tham khảo
● Một số đề tài NCKH SV
● Phân tích độ tin cậy của thông tin doanh thu được ghi nhận theo chuẩn mực kế toán dựa
trên quy định và chuẩn mực kế toán
● Thẩm định giá trị cộng hưởng trong hoạt động M&A tại Việt Nam bằng mô hình định giá
quyền chọn thực
● Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo kiểm toán – bằng chứng thực nghiệm tại
các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008
– 2016.
● Mối quan hệ giữa cung tiền, tính thanh khoản và giá cổ phiếu ở Châu Á
● Hiện trạng thực hiện chuyển đổi giới tính ở một số nước trên thế giới và nhận diện một số
vấn đề trong xây dựng Luật Chuyển đổi Giới tính ở Việt Nam
● Nghiên cứu mối quan hệ giữa chất lượng giao dịch, chất lượng mối quan hệ và lòng trung
thành của khách hàng mua sắm trực tuyến
Hoạt động nghiên cứu khoa học của SV UEH
● Các đơn vị chịu trách nhiệm
● Giải thưởng cấp trường và cấp cao: Phòng Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế
● Giải thưởng UEH500 “Đề tài môn học xuất sắc”: Đoàn Thanh niên Trường
● Các giải thưởng nghiên cứu khoa học dành cho SV ở các khoa, viện đào tạo: Khoa, viện
đào tạo
● Các cuộc thi học thuật do CLB/đội/nhóm tổ chức: Hội Sinh viên Trường
● Các cuộc thi học thuật cấp trên: Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học
Thông tin về giải thưởng UEH500
Các giải thưởng cấp cao mà UEH tham gia hằng năm

● Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các CSGDĐH của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, 
● Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học – Eureka của Thành Đoàn, 
● Hội thi Khoa học sinh viên toàn quốc Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng của Trung ương
Hội Sinh viên Việt Nam. Mỗi năm BTC sẽ ban hành Kế hoạch và Thể lệ giải thưởng.
Cộng điểm môn học (Điều 15. Quy định Nghiên cứu khoa học đối với sinh viên UEH  năm
2017)

● Sinh viên có đề tài đạt giải thưởng nghiên cứu khoa học cấp Trường, cấp Thành, cấp Bộ và
tương đương cấp Bộ sẽ được cộng điểm thưởng nghiên cứu khoa học vào điểm của môn học
có liên quan.
● Số điểm thưởng nghiên cứu khoa học 
Các ký hiệu: 

● P =  tổng số điểm thưởng từ một đề tài đạt Giải thưởng nghiên cứu khoa học  
● N =  số sinh viên trong nhóm nghiên cứu một đề tài (tối đa là 05) 
● p =  số điểm thưởng từ mỗi đề tài đoạt Giải thưởng nghiên cứu khoa học/sinh viên =  P chia
đều cho số sinh viên trong nhóm nghiên cứu đề tài đó (p = P ÷ n)  Cách làm tròn điểm: 
● p có điểm lẻ < 0.5 được làm tròn điểm lẻ thành 0;  
● p có điểm lẻ = 0.5 được giữ nguyên;  
● p có điểm lẻ > 0.5 được làm tròn điểm lẻ thành 1;  
● p có giới hạn tối đa là pmax, p  <  pmax 
Bảng điểm thưởng nghiên cứu khoa học tương ứng với các giải thưởng 

Giải thưởng P 

Giải thưởng cấp Bộ (do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các bộ khác tổ chức) 

Giải nhất  14 điểm  

Giải nhì  10 điểm  

Giải ba  07 điểm  

Giải khuyến khích  05 điểm 


Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của Thành Đoàn  TP Hồ Chí Minh (Giải Euréka) 

Giải đặc biệt  14 điểm 

Giải nhất  10 điểm 

Giải nhì  07 điểm 

Giải ba  05 điểm 

Giải khuyến khích  02.5 điểm 

Giải thưởng của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (Nhà Kinh tế Trẻ)

Giải A  07 điểm 

Giải B  05 điểm 

Giải C  02.5 điểm 

Tóm tắt quyền lợi sinh viên khi tham gia nghiên cứu khoa học

Tại UEH, khi sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, ngoài việc nhận sự hướng dẫn tận tình từ
các thầy cô có chuyên môn, các bạn còn được:

● Đề xuất, đăng ký, công bố và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ


● Sử dụng một số phương tiện, thiết bị sẵn có của Trường; được hỗ trợ một phần kinh phí cho
NCKH.
● Được ưu tiên tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học; xét cấp học bổng, các danh hiệu thi
đua và hình thức khen thưởng; tính điểm Rèn luyện sinh viên; cấp giấy chứng nhận đạt giải,
giấy khen và được cộng điểm thưởng NCKH vào điểm của môn học có liên quan.
(Trích điều 13 quy định NCKH sinh viên)

Ngoài ra, để khuyến khích sinh viên NCKH, UEH còn hỗ trợ sinh viên tham dự hội thảo quốc tế:
Mức hỗ trợ theo thực tế phát sinh, tối đa 2.500.000 đồng/năm.

Mức hỗ trợ này chỉ bao gồm phí đăng ký tham dự hội thảo và đáp ứng đủ các điều kiện:

● Bài hội thảo được Ban Tổ chức chấp nhận trình bày tại Hội thảo và có trong Chương trình
Hội thảo.
● Hội thảo được bảo trợ đăng bài trên các tạp chí danh tiếng thuộc danh mục ISI, Scopus.
(Trích quy chế chi tiêu nội bộ 2021)

Chia sẻ kinh nghiệm Câu chuyện nghiên cứu khoa học của tôi

Tin, ảnh, video: Đoàn – Hội UEH và DSA

● Trang chủ
● Tư vấn trước nhập học
● Đăng ký nhập học
● Tư vấn sau nhập học
o Đại học Chính quy
▪ Tìm hiểu về UEH
▪ Hành trang học tập
▪ Học tập tại UEH
▪ Nghiên cứu khoa học
▪ Hoạt động NCKH sinh viên
▪ Quy định về NCKH sinh viên
▪ Quy định về NCKH sinh viên CLC
▪ Sân chơi – Rèn luyện
▪ Hỗ trợ – Chăm sóc
▪ Tốt nghiệp
▪ Hỗ trợ thông tin – Tư vấn
o LTCQ – VB2 CQ
● Lịch hoạt động tư vấn trực tuyến
● Tư vấn qua điện thoại, email
QUY ĐỊNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI
SINH VIÊN CHẤT LƯỢNG CAO

Quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên


chương trình chất lượng cao (CTCLC) tham gia
nghiên cứu khoa học
 
Theo Điều 16 – Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh
viên UEH:
1. Sinh viên CTCLC tham gia nghiên cứu khoa học thực hiện Quy chế này như sinh
viên chương trình đại trà. Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên CTCLC nếu tham
dự các giải thưởng phải được thực hiện theo thể lệ từng giải thưởng.  
2. Sinh viên CTCLC còn có quyền lợi và trách nhiệm nghiên cứu khoa học theo quy
định tại Điều 16: 

a) Trong cả khóa học, mỗi sinh viên CTCLC bắt buộc phải tham gia nghiên cứu khoa
học có liên quan đến chuyên ngành đào tạo dưới một trong các hình thức sau đây: 

● Thành viên tham gia đề tài nghiên cứu của giảng viên (tối đa 05 sinh viên/đề tài); 
● Nhóm sinh viên (tối đa 05 sinh viên/đề tài) thực hiện đề tài do giảng viên hướng
dẫn. 
b) Hàng năm, sinh viên hoặc nhóm sinh viên CTCLC cùng với giảng viên phối hợp
nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan
đến CTCLC (tối đa 05 sinh viên/đề tài).

3. Hướng dẫn và chấm điểm đề tài 

● Nếu sinh viên là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu của giảng viên, giảng viên
chủ nhiệm đề tài là người hướng dẫn và chấm điểm từng sinh viên; 
● Nếu sinh viên thực hiện đề tài riêng, lãnh đạo khoa chuyên ngành phân công
giảng viên hướng dẫn đề tài và chấm điểm từng sinh viên; 
● Nếu sinh viên tham gia đề tài của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác ngoài
Trường, lãnh đạo khoa chuyên ngành phân công giảng viên chấm điểm từng sinh
viên; 
● Nội dung chấm điểm theo Điều 9 – Khoản 4 Quy chế này; 
● Tiêu chí chấm điểm và cơ cấu điểm do các khoa chuyên ngành quyết định.  
4. Điểm đề tài nghiên cứu khoa học thuộc Khoản a và b, Điểm 2 Điều này có thể được
dùng thay thế điểm môn tự chọn thuộc chuyên ngành 

● Điểm của một đề tài có thể được dùng thay thế điểm của một môn tự chọn thuộc
chuyên ngành. Sinh viên có điểm của nhiều đề tài thì có thể dùng thay thế điểm
của nhiều môn tự chọn tương ứng; 
● Môn học tự chọn có điểm được thay thế bằng điểm của đề tài do sinh viên đề
xuất và lãnh đạo khoa chuyên ngành quyết định. 
Xem đầy đủ Quy định nghiên cứu khoa học đối với sinh viên UEH tại đây.

Tin, ảnh: Đoàn – Hội UEH, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông
QUY ĐỊNH
Về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3091/QĐ-ĐHKT-QLKH ngày 16 tháng 10 năm 2017 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh)

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh
viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, bao gồm: các loại hình hoạt động NCKH
của sinh viên, quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, trách nhiệm và quyền lợi của sinh
viên NCKH và người hướng dẫn sinh viên NCKH.
Điều 2. Mục tiêu NCKH của sinh viên
Quy định này nhằm khuyến khích và thúc đẩy hoạt động NCKH của sinh viên,
hướng đến các mục tiêu sau đây:
1. Hỗ trợ học tập, gắn lý thuyết với thực tiễn từ các môn học trong chương trình
đào tạo;
2. Rèn luyện phương pháp NCKH, phương pháp làm việc nhóm và nâng cao năng
lực tự học cho sinh viên;
3. Góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; thông qua NCKH để nhà trường phát
hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ NCKH.
Điều 3. Yêu cầu về hoạt động NCKH của sinh viên

Hoạt động NCKH của sinh viên phải phù hợp với pháp luật và các quy định về
hoạt động khoa học - công nghệ, phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên,
phù hợp với mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo của Trường, phù hợp với định
hướng hoạt động NCKH của Trường và tạo ra kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, giá
trị thực tiễn.

Điều 4. Tài chính hỗ trợ hoạt động NCKH của sinh viên

Tài chính hỗ trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên được trích lập từ các nguồn
ngân sách nhà nước cấp phát, từ nguồn thu của Trường, từ tài trợ, viện trợ của các tổ
chức, cá nhân trong và ngoài nước và từ các nguồn hợp pháp khác.

1
Điều 5. Các hình thức tham gia NCKH của sinh viên
Các hình thức tham gia NCKH của sinh viên bao gồm:
1. Các cuộc thi, Giải thưởng NCKH cấp Khoa, Viện đào tạo có xác nhận của
Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế;
2. Các giải thưởng NCKH sinh viên do Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường
tổ chức có xác nhận của Phòng Quản lý khoa học - Hợp tác quốc tế;
3. Các giải thưởng NCKH sinh viên cấp Trường;
4. Các giải thưởng sinh viên NCKH cấp Thành - Euréka;
5. Các giải thưởng NCKH sinh viên cấp Bộ và tương đương cấp Bộ;
6. Các giải thưởng NCKH sinh viên cấp Quốc gia.
Điều 6. Các hoạt động của sinh viên trong NCKH
Sinh viên tham gia các hoạt động trong NCKH sau đây:
1. Sinh viên chịu trách nhiệm chính hoặc là thành viên tham gia thực hiện các đề
tài, dự án NCKH có giảng viên hướng dẫn;
2. Tham gia hội thảo khoa học, câu lạc bộ học thuật, các cuộc thi học thuật do Bộ
môn, Khoa, Đoàn Hội tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị ngoài trường tổ
chức;
3. Các đề tài, dự án NCKH do sinh viên thực hiện có giảng viên hướng dẫn tham
gia các giải thưởng sinh viên NCKH các cấp Khoa và Viện Đào tạo, cấp Trường, cấp
Thành phố, cấp Bộ và cấp Quốc gia;
4. Công bố kết quả nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn kinh tế
- xã hội dưới các dạng khác được công nhận chính thức;
5. Các hoạt động NCKH khác.

Chương II
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
Điều 7. Nội dung công tác quản lý hoạt động khoa học của sinh viên
Công tác quản lý hoạt động khoa học của sinh viên bao gồm các nội dung sau đây:
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch NCKH của sinh viên trong kế
hoạch NCKH hàng năm của toàn trường;
2. Tổ chức các hoạt động NCKH của sinh viên;
3. Tài trợ cho hoạt động NCKH của sinh viên;

2
4. Khen thưởng, biểu dương giảng viên, cán bộ viên chức, sinh viên và các cá
nhân khác có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH của sinh viên;
5. Định kỳ tổ chức hội nghị về hoạt động NCKH của sinh viên;
6. Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả hoạt động NCKH của sinh viên;
7. Báo cáo về hoạt động NCKH của sinh viên với Bộ Giáo dục và Đào tạo, với các
cấp quản lý có liên quan.
Điều 8. Phân cấp quản lý
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng về quản lý hoạt động NCKH của sinh
viên
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và đảm bảo các nguồn lực cho hoạt động NCKH của
sinh viên theo kế hoạch hoạt động NCKH của Trường;
- Ban hành văn bản hướng dẫn hoạt động NCKH của sinh viên căn cứ vào quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan về hoạt động khoa học và
công nghệ; đồng thời phù hợp với định hướng, mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo
và điều kiện NCKH của Trường;
- Quyết định thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng đề tài NCKH của sinh viên;
- Quyết định thành lập Hội đồng xét chọn đề tài NCKH của sinh viên gửi tham dự
các giải thưởng;
- Quy định mức chi cho hoạt động NCKH của sinh viên trong Quy chế chi tiêu nội
bộ của Trường trên cơ sở các quy định tài chính hiện hành của Nhà nước và khả năng
ngân sách của Trường;
- Quy định số giờ NCKH cho người hướng dẫn sinh viên NCKH;
- Quy định các hình thức khen thưởng và quyết định khen thưởng cán bộ viên
chức, sinh viên, các cá nhân khác và các đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động
NCKH của sinh viên;
- Quy định các hình thức xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật cán bộ viên chức, sinh
viên, các cá nhân khác và các đơn vị vi phạm các quy định về hoạt động NCKH của sinh
viên;
- Quyết định tổ chức các hội nghị NCKH sinh viên hàng năm.
2. Lãnh đạo khoa, viện đào tạo
Lãnh đạo khoa định hướng về chuyên môn và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động NCKH của sinh viên:
- Hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học;
- Hỗ trợ tổ chức các cuộc thi học thuật của sinh viên;

3
- Giới thiệu sinh viên đến các đơn vị trong và ngoài Trường để thu thập tư liệu cho
NCKH;
- Phân công giảng viên hoặc mời người hướng dẫn sinh viên NCKH;
- Tổ chức việc đánh giá và xét chọn đề tài NCKH của sinh viên tham gia giải
thưởng, cuộc thi NCKH cấp Khoa/Viện.
3. Phòng Quản Lý Khoa Học - Hợp Tác Quốc Tế (Phòng QLKH - HTQT)
- Phòng QLKH - HTQT là đơn vị chức năng trực tiếp giúp Hiệu trưởng quản lý
hoạt động NCKH của sinh viên; chịu trách nhiệm chính về việc tổ chức, hướng dẫn, kiểm
tra, đánh giá và báo cáo về hoạt động NCKH của sinh viên;
- Xây dựng kế hoạch hoạt động NCKH của sinh viên trong kế hoạch hoạt động
khoa học hàng năm của toàn trường;
- Chủ trì, phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên Trường, các khoa và các
đơn vị khác trong Trường triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các hoạt động khoa
học của sinh viên;
- Định kỳ tổng kết, đánh giá kết quả và báo cáo hoạt động khoa học của sinh viên
cho Ban Giám hiệu và Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Đề xuất Hội đồng đánh giá, xét chọn các đề tài NCKH của sinh viên tham gia
các giải thưởng sinh viên NCKH cấp Trường, cấp Thành, cấp Bộ và tương đương cấp
Bộ;
- Tổ chức việc đánh giá và xét chọn đề tài NCKH của sinh viên;
- Gửi đề tài tham dự các giải thưởng sinh viên NCKH;
- Xác nhận cộng điểm thưởng NCKH cho sinh viên;
- Đề xuất khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích trong NCKH của sinh viên.
4. Đoàn Trường và Hội sinh viên Trường
- Tổ chức thường xuyên phong trào, động viên sinh viên tham gia các hoạt động
NCKH;
- Phối hợp với lãnh đạo khoa quản lý các câu lạc bộ học thuật của sinh viên;
- Phối hợp với Phòng QLKH - HTQT tổ chức các hoạt động NCKH của sinh viên.
Điều 9. Xác định danh mục, đánh giá, xét chọn đề tài NCKH của sinh viên
1. Xác định danh mục đề tài NCKH hàng năm
Căn cứ vào đề xuất của sinh viên, các khoa xác định và cập nhật danh mục đề tài
nghiên cứu của sinh viên trong khoa.
2. Sinh viên triển khai thực hiện đề tài

4
Sinh viên triển khai thực hiện đề tài theo đề cương được hướng dẫn. Nhóm sinh
viên tham gia thực hiện 01 đề tài không quá 05 người, trong đó có 01 sinh viên chịu trách
nhiệm chính, mỗi sinh viên có thể tham gia nhiều đề tài nhưng chỉ được chịu trách nhiệm
chính 01 đề tài trong một năm học.
3. Báo cáo kết quả nghiên cứu
Kết quả thực hiện đề tài NCKH của sinh viên được trình bày trong Báo cáo tổng
kết đề tài (theo mẫu) và nộp cho Phòng QLKH-HTQT đối với đề tài tham gia Giải
thưởng NCKH cấp Trường, cấp Thành, cấp Bộ và tương đương cấp Bộ; nộp cho
Khoa/Viện Đào tạo đối với đề tài tham gia Giải thưởng, Cuộc thi NCKH cấp Khoa/Viện
Đào tạo; và nộp cho Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Trường đối với đề tài tham gia
Giải thưởng NCKH cấp Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên.
4. Đánh giá và xếp hạng các đề tài NCKH của sinh viên
a) Hội đồng đánh giá và xếp hạng các đề tài NCKH của sinh viên
- Hiệu trưởng phê duyệt đối với đề tài tham gia Giải thưởng NCKH cấp Trường,
cấp Thành, cấp Bộ và tương đương cấp Bộ;
- Trưởng Khoa/Viện Đào tạo phê duyệt đối với đề tài tham gia Giải thưởng, Cuộc
thi NCKH cấp Khoa/Viện Đào tạo;
- Bí thư Đoàn trường phê duyệt đối với đề tài tham gia Giải thưởng NCKH cấp
Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên.
b) Nội dung đánh giá đề tài:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu;
- Lý do chọn đề tài;
- Mục tiêu nghiên cứu;
- Phương pháp nghiên cứu;
- Các nội dung được triển khai nghiên cứu;
- Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng;
- Hình thức trình bày báo cáo tổng kết đề tài;
- Điểm thưởng (có công bố kết quả nghiên cứu của đề tài trên các tạp chí chuyên
ngành trong và ngoài nước);
- Đề tài được đánh giá theo thang điểm 100, tiêu chí cho điểm và cơ cấu điểm
được công bố trong Thể lệ Giải thưởng NCKH hàng năm của từng Giải thưởng, Cuộc thi.
c) Xếp hạng đề tài:
- Xuất sắc: đề tài đạt từ 90 điểm trở lên;

5
- Tốt: đề tài đạt từ 80 điểm đến dưới 90 điểm;
- Khá: đề tài đạt từ 70 điểm đến dưới 80 điểm;
- Đạt: đề tài đạt từ 50 điểm đến dưới 70 điểm;
- Không đạt: đề tài dưới 50 điểm.
Điều 10. Tham gia các giải thưởng sinh viên NCKH
Căn cứ kết quả đánh giá và xếp hạng, Hội đồng xét chọn các đề tài đạt giải thưởng
cấp Trường; chọn đề tài gửi tham dự giải thưởng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hoặc bộ
khác, hoặc cấp tỉnh/thành và các giải thưởng khác dành cho sinh viên NCKH (theo thể lệ
giải thưởng tương ứng).
Điều 11. Hội nghị về hoạt động khoa học của sinh viên hàng năm
Hàng năm, Trường tổ chức các hội nghị về hoạt động NCKH của sinh viên:
1. Hội nghị phát động sinh viên tham gia các hoạt động khoa học
- Thảo luận các giải pháp thúc đẩy hoạt động khoa học trong sinh viên;
- Thảo luận thể lệ giải thưởng cấp Trường;
- Thông báo thể lệ và thảo luận việc tham gia các giải thưởng NCKH khác dành
cho sinh viên.
2. Hội nghị tổng kết
- Tổng kết và đánh giá hoạt động khoa học của sinh viên;
- Công bố quyết định khen thưởng và trao thưởng cho các cá nhân và tập thể có
thành tích xuất sắc trong hoạt động khoa học;
- Báo cáo điển hình kết quả nghiên cứu các đề tài đoạt giải thưởng;
- Giao lưu, trao đổi kinh nghiệm NCKH của sinh viên, kinh nghiệm hướng dẫn
sinh viên NCKH, kinh nghiệm tổ chức và quản lý các hoạt động NCKH của sinh viên.
3. Tổ chức các hội nghị khác về hoạt động khoa học của sinh viên
Điều 12. Tổ chức thông tin khoa học
- Các cấp tổ chức các cuộc thi, giải thưởng NCKH sinh viên trong phạm vi Trường
chịu trách nhiệm xuất bản các tập san, kỷ yếu NCKH của sinh viên.

- Phòng QLKH-HTQT chịu trách nhiệm quản lý, lưu giữ các đề tài NCKH của
sinh viên trong hệ thống thông tin - thư viện của Trường.

6
- Các cấp tổ chức các cuộc thi, giải thưởng NCKH sinh viên trong phạm vi Trường
chịu trách nhiệm công bố kết quả NCKH của sinh viên theo quy định hiện hành; đăng kết
quả NCKH của sinh viên trên trang thông tin điện tử của Trường, Khoa, Viện Đào tạo.

Chương III
QUYỀN LỢI, TRÁCH NHIỆM CỦA SINH VIÊN THAM GIA NGHIÊN
CỨU KHOA HỌC VÀ NGƯỜI HƯỚNG DẪN
Điều 13. Quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên tham gia NCKH
1. Quyền lợi của sinh viên
Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có các quyền lợi sau đây khi
tham gia các hoạt động NCKH sinh viên:
- Đề xuất, đăng ký đề tài NCKH;
- Mỗi sinh viên có thể tham gia nhiều đề tài, chịu trách nhiệm chính thực hiện một
đề tài NCKH trong một năm học.;
- Sử dụng một số phương tiện, thiết bị sẵn có của Trường để NCKH; được Trường
hỗ trợ một phần kinh phí cho NCKH theo quy định;
- Công bố kết quả nghiên cứu trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học
của Trường, Khoa, Viện Đào tạo;
- Được ưu tiên tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học và các hoạt động khoa
học khác trong Trường;
- Được ưu tiên xét cấp học bổng, xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen
thưởng nếu có thành tích NCKH xuất sắc;
- Được tính điểm Rèn luyện sinh viên theo Quy định Đánh giá kết quả rèn luyện
của sinh viên của Trường;
- Sinh viên có đề tài đạt các giải thưởng NCKH sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt
giải, giấy khen và được cộng điểm thưởng NCKH vào điểm của môn học có liên quan
(Quy định cộng điểm thưởng NCKH tại Điều 15);
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công bố
khoa học theo pháp luật và các quy định hiện hành.
2. Trách nhiệm của sinh viên
Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có các trách nhiệm sau đây khi
tham gia các hoạt động NCKH sinh viên:
- Thực hiện đề tài NCKH đã đăng ký và được phê duyệt;

7
- Trung thực trong NCKH;
- Tuân thủ sự hướng dẫn của giảng viên;
- Tuân thủ thể lệ, quy định của các giải thưởng NCKH;
- Chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và các quy định hiện hành có liên quan.
Điều 14. Trách nhiệm và quyền lợi của người hướng dẫn sinh viên NCKH
Giảng viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh có các trách nhiệm và quyền
lợi sau đây khi tham gia các hoạt động NCKH sinh viên:
1. Hướng dẫn sinh viên NCKH, đôn đốc sinh viên thực hiện đề tài và cùng chịu
trách nhiệm với sinh viên về đề tài được phân công hướng dẫn;
2. Được hướng dẫn nhiều đề tài NCKH của sinh viên trong một năm học nhưng số
đề tài tối đa được chọn gửi tham dự các giải thưởng phải tuân theo thể lệ giải thưởng;
3. Được tính giờ NCKH về việc hướng dẫn sinh viên NCKH theo Quy định về
NCKH đối với giảng viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh;
4. Được trả thù lao theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh;
5. Được ưu tiên xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành
tích xuất sắc trong việc hướng dẫn sinh viên NCKH.
Điều 15. Điểm thưởng Nghiên cứu khoa học
1. Sinh viên có đề tài đạt giải thưởng NCKH cấp Trường, cấp Thành, cấp Bộ và
tương đương cấp Bộ sẽ được cộng điểm thưởng NCKH vào điểm của môn học có liên
quan:
- Môn học được cộng điểm thưởng NCKH có nội dung gần với nội dung nghiên
cứu hoặc phương pháp nghiên cứu của đề tài (không kể chuyên đề thực tập tốt nghiệp,
hoặc khóa luận tốt nghiệp);
- Môn học được cộng điểm thưởng NCKH do cá nhân sinh viên đề nghị và Trưởng
Phòng QLKH-HTQT quyết định;
- Chỉ cộng điểm thưởng NCKH đối với môn thi đạt trong lần thi thứ nhất;
- Sinh viên tham gia bao nhiêu đề tài đạt giải thì sẽ được cộng điểm thưởng NCKH
tương ứng bấy nhiêu đề tài; mỗi sinh viên được chia điểm thưởng của mỗi đề tài để cộng
điểm cho nhiều môn học; mỗi môn học có thể được cộng điểm thưởng từ nhiều đề tài
NCKH;
- Đối với đề tài đạt đồng thời nhiều giải thưởng NCKH, sinh viên được cộng điểm
thưởng NCKH một giải;
- Tổng số điểm của môn học, bao gồm cả điểm thưởng NCKH, tối đa là 10.

8
2. Trách nhiệm cộng điểm thưởng NCKH
Phòng QLKH-HTQT phối hợp với Phòng Quản lý đào tạo - Công tác sinh viên
cộng điểm thưởng NCKH cho sinh viên.
3. Thời hạn và Biểu mẫu đề nghị cộng điểm thưởng NCKH
Thời hạn và Biểu mẫu đề nghị cộng điểm thưởng NCKH được công bố trong Thể
lệ Giải thưởng NCKH của Trường hàng năm
4. Số điểm thưởng NCKH
Các ký hiệu:
- P = tổng số điểm thưởng từ một đề tài đạt Giải thưởng NCKH
- N = số sinh viên trong nhóm nghiên cứu một đề tài (tối đa là 05)
- p = số điểm thưởng từ mỗi đề tài đoạt Giải thưởng NCKH/sinh viên
= P chia đều cho số sinh viên trong nhóm nghiên cứu đề tài đó (p = P ÷ n)
Cách làm tròn điểm:
- p có điểm lẻ < 0.5 được làm tròn điểm lẻ thành 0;
- p có điểm lẻ = 0.5 được giữ nguyên;
- p có điểm lẻ > 0.5 được làm tròn điểm lẻ thành 1;
- p có giới hạn tối đa là pmax, p < pmax
Bảng điểm thưởng NCKH tương ứng với các giải thưởng
P pmax

Giải thưởng cấp Bộ


(do Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các bộ khác tổ chức)
Giải nhất 14 điểm 05 điểm

Giải nhì 10 điểm 04 điểm

Giải ba 07 điểm 03 điểm

Giải khuyến khích 05 điểm 02 điểm

Giải thưởng sinh viên NCKH của Thành Đoàn


TP Hồ Chí Minh (Giải Euréka)
Giải đặc biệt 14 điểm 05 điểm

Giải nhất 10 điểm 04 điểm

9
P pmax

Giải nhì 07 điểm 03 điểm

Giải ba 05 điểm 02 điểm

Giải khuyến khích 02.5 điểm 01 điểm

Giải thưởng của Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh


(Nhà Kinh tế Trẻ)
Giải A 07 điểm 03 điểm

Giải B 05 điểm 02 điểm

Giải C 02.5 điểm 01 điểm

Điều 16. Quyền lợi và trách nhiệm của sinh viên chương trình chất lượng cao
(CTCLC) tham gia NCKH
1. Sinh viên CTCLC tham gia NCKH thực hiện Quy chế này như sinh viên
chương trình đại trà. Đề tài NCKH của sinh viên CTCLC nếu tham dự các giải thưởng
phải được thực hiện theo thể lệ từng giải thưởng.
2. Sinh viên CTCLC còn có quyền lợi và trách nhiệm NCKH theo quy định tại
Điều 16:
a) Trong cả khóa học, mỗi sinh viên CTCLC bắt buộc phải tham gia NCKH có
liên quan đến chuyên ngành đào tạo dưới một trong các hình thức sau đây:
- Thành viên tham gia đề tài nghiên cứu của giảng viên (tối đa 05 sinh viên/đề tài);
- Nhóm sinh viên (tối đa 05 sinh viên/đề tài) thực hiện đề tài do giảng viên hướng
dẫn.
b) Hàng năm, sinh viên hoặc nhóm sinh viên CTCLC cùng với giảng viên phối
hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất kinh doanh có liên
quan đến CTCLC (tối đa 05 sinh viên/đề tài).
3. Hướng dẫn và chấm điểm đề tài
- Nếu sinh viên là thành viên tham gia đề tài nghiên cứu của giảng viên, giảng viên
chủ nhiệm đề tài là người hướng dẫn và chấm điểm từng sinh viên;
- Nếu sinh viên thực hiện đề tài riêng, lãnh đạo khoa chuyên ngành phân công
giảng viên hướng dẫn đề tài và chấm điểm từng sinh viên;
- Nếu sinh viên tham gia đề tài của doanh nghiệp hoặc các tổ chức khác ngoài
Trường, lãnh đạo khoa chuyên ngành phân công giảng viên chấm điểm từng sinh viên;

10
- Nội dung chấm điểm theo Điều 9 - Khoản 4 Quy chế này;
- Tiêu chí chấm điểm và cơ cấu điểm do các khoa chuyên ngành quyết định.
4. Điểm đề tài NCKH thuộc Khoản a và b, Điểm 2 Điều này có thể được dùng
thay thế điểm môn tự chọn thuộc chuyên ngành
- Điểm của một đề tài có thể được dùng thay thế điểm của một môn tự chọn thuộc
chuyên ngành. Sinh viên có điểm của nhiều đề tài thì có thể dùng thay thế điểm của nhiều
môn tự chọn tương ứng;
- Môn học tự chọn có điểm được thay thế bằng điểm của đề tài do sinh viên đề
xuất và lãnh đạo khoa chuyên ngành quyết định.
Điều 17. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cá nhân, tập thể và đơn vị có thành tích xuất sắc trong hoạt động NCKH của
sinh viên được khen thưởng theo các quy định hiện hành.
2. Cá nhân, tập thể và đơn vị vi phạm các quy định về hoạt động NCKH của sinh
viên, tùy tính chất và mức độ sai phạm, sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hiện hành.
Điều 18. Điều khoản thi hành
1. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quy định về hoạt
động nghiên cứu khoa học của sinh viên ban hành kèm theo Quyết định số 3421/QĐ-
ĐHKT-QLKH ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình
thực tế, các đơn vị gửi ý kiến về Phòng QLKH-HTQT để tổng hợp, trình Hiệu trưởng
xem xét quyết định.
3. Các đơn vị, toàn thể cán bộ viên chức và sinh viên chịu trách nhiệm thi hành
quy định này./.

11
CUỘC SỐNG SINH VIÊN UEH

 
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục nhập học, bạn đã chính thức trở thành một tân sinh
viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Bắt đầu trở thành một sinh viên UEH có
nghĩa là bạn đã bắt đầu một hành trình học tập thú vị và một thời sinh viên rực rỡ. Bên
cạnh các hoạt động học tập, ngoại khoá, đào tạo kỹ năng…, các bạn được trải nghiệm
nhiều hoạt động từ nghiên cứu, sáng tạo đến văn hóa, văn nghệ, giải trí, phong trào và
các hoạt động xã hội để thời thanh xuân và cuộc sống sinh viên của các bạn sẽ luôn là
quãng thời gian tươi đẹp, đáng nhớ nhất. Từ đó các bạn sẽ hoàn thiện bản thân một
cách toàn diện, trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của
nhà tuyển dụng, hòa nhập dễ dàng với môi trường xung quanh, nhưng vẫn mang bản
sắc của riêng mình.

Cuộc sống của sinh viên tại UEH rất sôi nổi và đa dạng các hoạt động, giúp bạn nhận
ra được những năng lực tiềm ẩn, theo đuổi những đam mê và ước mơ và cùng nhau
tạo nên những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời. Cuộc sống sinh viên UEH sẽ đòi hỏi bạn
phải chủ động nhiều, năng động, tự tin và linh hoạt hơn. Vì thế hãy cùng nhau khám
phá hoạt động tại UEH. UEH sẽ bật mí cho các bạn về những hoạt động liên quan đến
cuộc sống sinh viên tại UEH như thế nào nhé!

1. HỌC TẬP TẠI GIẢNG ĐƯỜNG XỊN SÒ


Hoạt động sôi nổi tại lớp học

Hầu hết các bạn đều phải trải nghiệm hoạt động này hàng ngày, Thầy/Cô đảm bảo sẽ
dạy cho bạn những kiến thức thật sự cần thiết, bám sát nội dung đào tạo của các
trường đại học về kinh tế – kinh doanh hàng đầu trên thế giới và luôn lấy người học làm
trung tâm, vì vậy những tiết học luôn là những buổi trao đổi kiến thức hai chiều giữa
thầy và trò rất sôi động.

Mỗi phòng học được trang bị cơ sở vật chất cần thiết và phù hợp: hệ thống ánh sáng,
điều hoà không khí, hệ thống âm thanh, máy chiếu, bảng viết. Hành lang và không gian
ngoài phòng học được trang bị nhiều bàn, ghế tiện nghi, phù hợp để sinh viên học tập,
nghỉ ngơi và sinh hoạt.

2. HOẠT ĐỘNG THƯ GIÃN THIẾT THỰC


Sau buổi học, các bạn có thể giải trí, thư giãn thông qua những bản nhạc piano ở tại
các cơ sở học, cùng bạn bè cùng chơi bi lắc hay cùng ngồi trao đổi, thảo luận những
bài học trên lớp, những hoạt động ngoại khóa sẽ tham gia …Việc này rất quan trọng,
bởi não bộ của chúng ta cần có thời gian nghỉ ngơi sau những giờ phút học tập căng
thẳng mới có thể hoạt động tốt được mà. Vì vậy, sinh viên UEH hay cân bằng tốt giữa
giữa việc học và chơi.

Một bản nhạc sau giờ học thật thoải mái, thư giãn
Một ván bi lắc và trò chuyện cùng bạn bè sẽ giải tỏa nhiều căng thẳng

3. HỌC TẬP TẠI THƯ VIỆN THÔNG MINH


Thư viện thông minh UEH là một địa điểm trải nghiệm thú vị với không gian được thiết
kế sống động, được trang bị nhiều camera cảm biến, có chip đo âm thanh, vận dụng
những thuật toán thông minh để phân tách giữa khu vực trao đổi học tập sôi động và
khu vực tập trung cần yên tĩnh. Đồng thời, thư viện UEH có rất nhiều đầu sách thuộc
lĩnh vực kinh tế hỗ trợ nhiều trong quá trình tìm các tài liệu liên quan phục vụ cho quá
trình học tập tại Trường. Nếu bạn không biết nên học bài ở đâu thì thư viện là sự lựa
chọn lý tưởng vừa hữu ích vừa tiết kiệm chi phí.

4. THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THỐNG


Lễ hội văn hóa “Nối vòng tay lớn”
Nối vòng tay lớn là chương trình được tổ chức thường niên để chào đón các bạn tân
sinh viên Trường Đại Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Chương trình được chia hai phần Ngày
hội và Đêm hội với các gian hàng các Khoa/KTX; CLB/Đ/N trực thuộc tổ chức hoạt
động giới thiệu truyền thống, lịch sử hoạt động của mình đến Tân Sinh viên thông qua
các trò chơi thú vị và các tiết mục văn nghệ “cây nhà lá vườn” được đầu tư công phu và
chỉn chu từ trang phục cho đến âm thanh, ánh sáng. Nội dung đêm hội được dẫn theo
một câu chuyện với những tiết mục sôi động và trầm lắng theo từng chủ đề của mỗi
năm. Đây là sân chơi bổ ích, hấp dẫn không chỉ riêng đối với các bạn tân sinh viên mà
còn dành cho tất cả thành viên trong mái nhà UEH. 

Sức trẻ kinh tế


Là một trong những sự kiện truyền thống và ý nghĩa không thể thiếu trong chuỗi hoạt
động kỷ niệm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đây là một sân chơi bổ ích sau
những giờ học căng thẳng, một môi trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm giữa các bạn
sinh viên, một chất keo gắn kết mỗi thành viên trong đại “gia đình UEH”. Chương trình
diễn ra chuỗi hoạt động gồm ngày hội và đêm hội với các trò chơi vận động, trò chơi
dân gian, gian hàng ẩm thực,… những điệu nhảy, những tiết mục văn nghệ mang đậm
chất sinh viên UEH cùng những ca sĩ nổi tiếng tạo nên sự hoành tráng và bùng nổ cho
chương trình.

5. HOẠT ĐỘNG HỌC THUẬT


UEH tổ chức khá nhiều các cuộc thi học thuật để tạo môi trường rèn luyện và khẳng
định bản thân cho sinh viên. Ngoài những cuộc thi thường niên còn có các cuộc thi mới
phát sinh để đáp ứng nhu cầu của sinh viên và tình hình biến động của nền kinh tế.
Trong đó, phải kể đến cuộc thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, CPA tiềm năng, Tìm kiếm CEO tiềm năng, Kiến thức thuế – Vận dụng trong kinh
doanh, Bản lĩnh Giám đốc tài chính CFO…. thu hút rất nhiều sinh viên tham dự.

Sau đây là thông tin về một số cuộc thi tiêu biểu:

Hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
 

Cuộc thi nhằm tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh
trong sinh viên UEH. Đây cũng là cơ hội để nâng cao nhận thức chính trị, bồi dưỡng lý
tưởng cách mạng cho đoàn viên, sinh viên; tạo điều kiện cho sinh viên nghiên cứu, vận
dụng Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào học tập và rèn luyện bản thân.

Cuộc thi CPA tiềm năng


 

Cuộc thi CPA Tiềm năng – một sân chơi học thuật dành cho sinh viên các trường đại
học khối ngành kinh tế nói chung và ngành kế toán nói riêng được tổ chức bởi Câu lạc
bộ Kế toán – Kiểm toán A2C thuộc Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Các thí
sinh  tham dự cuộc thi đều với một tinh thần vô cùng nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng
của một tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm.

Cuộc thi “Tìm kiếm CEO tương lai”


 

Nếu bạn cần một cuộc thi để thể hiện tài năng, để thử thách bản thân thì “Cuộc thi Tìm
kiếm CEO tương lai” là một lựa chọn không thể bỏ qua. Cuộc thi không chỉ gói gọn
trong khuôn khổ sinh viên UEH mà còn là nơi tụ hội của các sinh viên dám thử sức
mình trong cương vị của một CEO từ các trường bạn. Có thể nói, đây chính là một
trong những cuộc tranh tài gay gắt nhất trong năm. Với chủ đề đa dạng, cập nhật xu thế
phát triển của kinh tế, “Tìm kiếm CEO tương lai” không chỉ mong muốn tìm ra những tài
năng trẻ mà còn nhấn mạnh đem lại cho các bạn sinh viên tham gia nhiều kỹ năng, kiến
thức để thích nghi với môi trường làm việc mới.

6. HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN


UEH luôn dạy bạn biết chia sẻ, sống vì cộng đồng thông qua các hoạt động tình
nguyện. Bạn hãy cố gắng sắp xếp ít nhất 01 lần trong đời tham gia hoạt động này tại
UEH nhé! Hứa hẹn không làm các bạn thất vọng.
Mùa nào UEH cũng có những chương trình tình nguyện, khi cần tình nguyện thì sinh
viên Kinh tế luôn sẵn sàng dù bất cứ đâu. Đây cũng là một cách đào tạo tốt cho sinh
viên về đạo đức cũng như cách sống có tình, có nghĩa, giàu lòng nhân đạo mà một nhà
kinh tế rất cần.

Cuối cùng, sau mỗi chiến dịch tình nguyện, ngoài niềm vui thì mỗi sinh viên UEH luôn
đọng lại những giọt nước mắt và nỗi buồn của sự chia ly. Cứ sau mỗi Mùa hè xanh,
qua bao nhiêu ngày tháng ăn ở và vui buồn cùng nhau, khi chia tay người dân ai nấy
đều không giấu nổi sự bịn rịn. UEH luôn có một câu nói rất ý nghĩa: “Đến dân thương,
mà đi thì dân nhớ”, câu nói làm mỗi sinh viên UEH luôn tự hào.

Hiến máu tình nguyện được biết đến như một hành động giàu tính nhân văn, một
nghĩa cử cứu người cao đẹp, tiếp thêm động lực cho những số phận còn đang chiến
đấu vì sự sống. Hàng năm, Hội Sinh viên trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
thường xuyên tổ chức Tuần lễ hiến máu tình nguyện thu hút được nhiều bạn sinh viên
tham gia nhằm gây quỹ học bổng Điểm sáng Tương lai của Hội sinh viên trường dành
cho các bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, luôn vươn lên trong học tập.
 

7.HOẠT ĐỘNG VĂN NGHỆ, THỂ DỤC THỂ THAO


Hội diễn văn nghệ/tiếng hát sinh viên
 

Hội diễn văn nghệ/tiếng hát sinh viên cũng là một trong những hoạt động truyền thống
lâu đời nhất của Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Hội diễn là nơi sinh viên
được tự do thể hiện tài năng của bản thân, là cơ hội để các bạn thỏa mãn đam mê âm
nhạc và nghệ thuật. Các tiết mục từ đơn ca, song ca, nhóm, múa, nhảy đều sẽ. Buổi
biểu diễn văn nghệ/tiếng hát sinh viên hàng năm luôn có sự góp mặt của sinh viên từ
nhiều Khoa, Viện cho thấy môi trường kinh tế không những không khô khan mà vẫn
đậm chất sáng tạo, nghệ thuật.

Hội thao sinh viên


 

Là hoạt động thường niên, được hưởng ứng nhiệt liệt trong nhiều thế hệ sinh viên, Hội
thao sinh viên là sân chơi đầy màu sắc, giúp rèn luyện thể lực, trí tuệ và tinh thần đoàn
kết của các bạn trẻ. Với nhiều trò chơi mang đậm tính đồng đội như: kéo co, bóng đá,
bóng chuyền, đây còn là sân thi đấu của các bạn trẻ với mong muốn tỏa sáng ở các
hạng mục thi đấu cá nhân như: cờ vua. Đây là cơ hội có 1 0 2 để giao lưu làm quen với
nhiều bạn trẻ có cùng đam mê đối với các bộ môn thể thao và cũng là hình thức luyện
tập sức khỏe, giải trí bổ ích nhất. Hội thao sinh viên được tổ chức quy mô với nhiều giải
thưởng hấp dẫn hứa hẹn sẽ là sân chơi đem lại cho bạn nhiều giây phút giải trí sau thời
gian học tập trên giảng đường. _ Hội thao sinh viên UEH – kỷ niệm một thời sinh viên

UEH run
Nhận thấy rằng với xu thế xã hội phát triển, khi người ta ngồi trước bàn máy tính nhiều
hơn, việc vận động ngày càng ít đi, UEH lập kế hoạch tổ chức một số giải chạy như
UEH run together hay UEH Summer race… để khuyến khích mỗi người hãy quan tâm
đến sức khỏe về thể chất và tinh thần. Tất cả các kinh phí thu được từ đường chạy,
Ban tổ chức sẽ sử dụng để làm các Công trình an sinh xã hội. Đây là hoạt động mới
mẻ, sáng tạo của tuổi trẻ UEH, khơi gợi tinh thần thể thao, chia sẻ cảm hứng về rèn
luyện sức khỏe, tạo nên thói quen tốt và lan tỏa giá trị sống tích cực đến toàn thể các
bạn trẻ và cộng đồng trong những ngày tháng ba sôi nổi, đầy nhiệt huyết. Vậy, còn gì
vui hơn ngoài việc vừa thể dục để có được sức khỏe, thân hình gọn gàng mà lại còn có
thể đóng góp vào công cuộc nâng cao chất lượng an sinh xã hội.

8. CÁC HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT KHÁC


Ngoài ra, các chương trình hội thảo, tọa đàm tại UEH cũng được tổ chức thường xuyên
với những vị khách mời giàu kiến thức và kinh nghiệm sẽ giúp các bạn hiểu biết về
cách thức chinh phục các nhà tuyển dụng, nhận được những kinh nghiệm từ những
doanh nhân khởi nghiệp và biết cách vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc
sống cũng như làm sao để cháy hết mình với đam mê.
Hội thảo kỹ năng tại UEH

Bên cạnh đó, các cuộc thi tài năng ở UEH không bao giờ ngưng hot như Hoa khôi
UEH, Miss and Mr UEH thu hút rất nhiều sinh viên xinh đẹp và tài năng tham dự.

Khoảng thanh xuân đẹp đẽ. Sinh viên Kinh tế là phải năng động! Chính vì vậy mà học
kỳ quân sự của các UEHer lúc nào cũng sôi động và tràn đầy năng lượng bởi hoạt
động của các CLB, đội, nhóm. Các cuộc thi như “Nét đẹp chiến sĩ”, “Chiến sĩ cầm mic”,
“Chúng tôi là chiến sĩ UEH”,… chắc chắn là một dịp hiếm có để bạn thể hiện bản thân
đấy.
 

9. ĐA DẠNG CÂU LẠC BỘ, ĐỘI, NHÓM


UEH nổi tiếng là đại học có nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm và hoạt động tích cực nhất
trong thành phố. Nếu như bạn là một người năng nổ trong mọi hoạt động từ khi còn học
trung học, thì đây chính là môi trường tốt nhất cho bạn tung hoành trong suốt 4 năm đại
học. 

Hiện nay, UEH có khoảng 30 CLB, đội, nhóm bao gồm các lĩnh vực của chuyên ngành
đào tạo, CLB sở thích/năng khiếu, CLB học tập, nghiên cứu khoa học, hỗ trợ sinh
viên… Mỗi CLB sẽ có những cái hay và hấp dẫn riêng. Dù bạn là một người năng động
hay một người rụt rè, nội tâm thì UEH cũng sẽ có CLB phù hợp với bạn. Tham gia các
CLB, đội, nhóm mang lại rất nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn. Ở đó, bạn được tiếp
cận với những kĩ năng, kiến thức mới, có thêm nhiều mối quan hệ với những “cộng sự”
mới cùng đam mê, nhiệt huyết; bạn sẽ được dạy nhiều kinh nghiệm thú vị và kỹ năng
thực tế mà không lý thuyết nào miêu tả được.

Chi tiết về hoạt động của các CLB, đội, nhóm

10. SINH VIÊN PHÂN HIỆU VĨNH LONG NĂNG ĐỘNG


Ngoài những hoạt động nổi bật tại cơ sở TP. Hồ Chí Minh, sinh viên Phân hiệu Vĩnh
Long cũng có rất nhiều hoạt động sôi động không kém với đa dạng các hoạt động. Bản
lĩnh sinh viên UEH được thể hiện ở khắp mọi nơi dù bạn có ở đâu.

Điểm qua những nội dung chính ở trên, các bạn đã thấy cuộc sống sinh viên UEH năng
động và đa dạng như thế nào rồi đó. Các bạn hãy từ từ khám phá và có những trải
nghiệm thật thú vị nha.

Tin, ảnh, video: DSA, Đoàn – Hội UEH, Phân hiệu Vĩnh Long và CLB/Đội/Nhóm UEH
ENGLISH ZONE – CÔNG VIÊN TIẾNG ANH
ĐẦU TIÊN TẠI UEH

BROCHURE ENGLISH ZONE


Với mục tiêu nâng cao năng lực tiếng Anh cho người học và viên chức thông qua các
hoạt động giao tiếp, tọa đàm ngôn ngữ, giao lưu âm nhạc, trao đổi văn hóa… hoàn toàn
bằng Tiếng Anh, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã thành lập Công
viên tiếng Anh (UEH English Zone) tại không gian công viên B2, cơ sở B – 279 Nguyễn
Tri Phương. Sự xuất hiện của UEH English Zone được kỳ vọng là một trong những giải
pháp hữu ích cho nỗ lực quốc tế hóa của UEH nhằm nâng cao danh tiếng học thuật, vị
thế của UEH trong hệ thống cơ sở giáo dục đại học ở phạm vi quốc gia, khu vực và
toàn cầu.
 
Trong Đề án Nâng cao chất lượng đội ngũ về chuyên môn, tiếng Anh và gia tăng tỷ lệ
giảng viên quốc tế, một trong 9 đề án trọng tâm giai đoạn 2021 – 2025, UEH đã xác
định tiếng Anh đóng vai trò then chốt, là công cụ thiết yếu trong mọi lĩnh vực, trong đó
kỹ năng giao tiếp tiếng Anh hơn bao giờ hết được xem là kỹ năng mềm quan trọng
trong quá trình hội nhập với thế giới. Với ý nghĩa như vậy, UEH English Zone được thiết
kế để người học và viên chức được trải nghiệm môi trường sinh hoạt tiếng Anh năng
động, thông qua nhiều hoạt động bổ ích được tổ chức thường xuyên và định kỳ. Điều
này sẽ giúp UEHers hình thành thói quen sử dụng tiếng Anh như ngôn ngữ thường
nhật và dễ dàng hòa nhập với môi trường đa văn hóa, đa ngôn ngữ ngay tại UEH.

Hoạt động thường xuyên tại công viên tiếng Anh bao gồm giao lưu cà phê, chơi cờ và
sinh hoạt câu lạc bộ với nhiều chủ đề đa dạng, hấp dẫn sẽ mang đến cho người học và
viên chức môi trường để luyện tập phản xạ ngoại ngữ, gia tăng vốn từ vựng, khả năng
giao tiếp và đặc biệt kết nối cộng đồng người yêu thích tiếng Anh trong nhà trường. 

Hoạt động định kỳ tại công viên tiếng Anh bao gồm chương trình biểu diễn âm nhạc,
tọa đàm ngôn ngữ, giao lưu văn hóa được tổ chức cố định hàng tháng, hàng năm.
Chương trình hoạt động phong phú, thiết thực giúp người học và viên chức sẽ từng
bước cảm thấy hứng thú với việc học tiếng Anh, từ đó tạo thói quen và kích thích sự
ham học hỏi trong nội tại mỗi người góp phần khẳng định và nâng cao giá trị bản thân
trong môi trường hội nhập năng động như hiện nay.
  
Với nội dung được xây dựng một cách bao quát, đa dạng, gần gũi và thiết thực, sự ra
đời của công viên tiếng Anh – UEH English Zone là một tín hiệu tuyệt vời trong thời kỳ
hội nhập. Đây sẽ là một trong những con đường hữu ích đưa người học và viên chức
đến với cơ hội học tập và làm việc trong môi trường quốc tế. Giờ đây, UEHers đã có
thêm nơi để rèn luyện và tự tin thể hiện khả năng, bản lĩnh của mình nhằm góp sức vào
quá trình đưa UEH trở thành Trường đa ngành, định hướng quốc tế hóa và hội nhập
vào cộng đồng đại học trên thế giới.
  
Thông tin liên hệ:

Hotline: 028.7303.1976, ext.1002

Email: dsa@ueh.edu.vn

Fanpage: www.facebook.com/UEH.EZ

English Zone – The first English park in UEH 

The University of Economics Ho Chi Minh City (UEH) has established UEH English
Zone at B2 Park, campus B – 279 Nguyen Tri Phuong. It is expected to be a cool and
unique spot for students, staff, and faculty members to have a chance to immerse
themselves in English through communication activities, language seminars, music, and
cultural exchanges. Furthermore, we hope UEH English Zone will become one of the
valuable solutions for UEH’s internationalization efforts to improve its academic
reputation and position in the national, regional and international system of higher
education institutions.

In one of the nine critical projects for 2021 – 2025, UEH has identified English as a
fundamental role, an essential tool in all fields. In addition, English communication skills
are more than ever considered an essential soft skill in today’s world. With that in mind,
UEH English Zone is designed for students, staff, and faculty members to experience a
dynamic English living environment through many practical activities held frequently and
periodically. Moreover, English Zone will help UEHers cultivate the habit of using
English as a daily language and integrate into the multicultural and multilingual
environment at UEH.

Frequent activities in UEH EZ such as Coffee talks and board games sessions, English
club activities with diverse and exciting topics are designed to help improve participants’
communication and critical thinking/analysis abilities. Not to mention that, through our
varied arrays of activities, students will have an opportunity to improve their reflexes,
apply a wide range of vocabulary, and gain confidence in discussing a wide variety of
topics.

Periodical activities in UEH EZ include Acoustic shows, Language workshops, Cultural


Connections held monthly and annually. Many activities help UEHers gradually create
the habit of learning English, stimulate each person’s internal curiosity, contributing to
affirming and enhancing themself in today’s dynamic integration environment.
The opening of UEH English Zone is an excellent signal in the integration period, paving
the ways for students, staff, and faculty members to study and work in an international
environment. As a result, UEHers have more places to practice and confidently
demonstrate their abilities and bravery to make UEH a multidisciplinary,
internationalization-oriented university.

Contact Info:

Hotline: 028.7303.1766, ext.1002

Email: dsa@ueh.edu.vn

Fanpage: www.facebook.com/UEH.EZ

Tin, ảnh: DSA, Phòng Marketing – Truyền thông và Đoàn – Hội UEH
HOẠT ĐỘNG CÂU LẠC BỘ/ĐỘI/NHÓM

UEHers vô cùng tự hào về UEH với môi trường hoạt động ngoại khóa đa dạng và sinh
viên vô cùng năng động. UEH nổi tiếng là ngôi trường có nhiều câu lạc bộ, đội, nhóm
và hoạt động tích cực nhất trong thành phố. Nếu như bạn là một người năng nổ hoặc
đơn giản là thích một thứ gì đó cụ thể, thì đây chính là môi trường tốt nhất cho bạn tung
hoành trong suốt 4 năm đại học. 

Câu lạc bộ/ đội/ nhóm trực thuộc Đoàn – Hội trường

● Câu lạc bộ Guitar (UEHG)


Video giới thiêu, xem tại đây

● Câu lạc bộ Bóng chuyền (BC)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Sinh viên khởi nghiệp (DYNAMIC)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Anh văn (BELL)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Tiếng Pháp (CFE)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Chuyện to nhỏ (CTN)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Đội Cộng tác viên (CTV)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Nhóm Truyền thông sinh viên (SCOMS)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Đội Công tác xã hội (CTXH)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Dân ca (DC)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Võ thuật (VT)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Đội Văn nghệ xung kích (VNXK)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Giai điệu trẻ (GĐT)


Video giới thiệu, xem tại đây.

Câu lạc bộ/ đội/ nhóm trực thuộc Đoàn khoa/viện

● Câu lạc bộ Công nghệ kinh tế (ET)


● Câu lạc bộ Chuyên viên Nhân sự Tập sự (HUREA)
Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Lý luận trẻ (LLT)


Video giới thiệu, xem tại đây

● Nhóm Sinh viên nghiên cứu marketing (Margroup)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Nhóm Sinh viên nghiên cứu du lịch (Travelgroup)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Thương mại (IC)


Video giới thiêu, xem tại đây

● Câu lạc bộ Kinh doanh quốc tế (IBC)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Nhóm Sinh viên nghiên cứu thuế (TaxGroup)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Tiếng Anh (APPLE)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Nhóm Sinh viên nghiên cứu tài chính (SFR)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Nhóm Hỗ trợ sinh viên (SSG)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Kế toán – Kiểm toán (A2C)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Chứng khoán (SCUE)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Nghiên cứu Kinh tế Trẻ (YoRE)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Bất động sản (REC)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Nhân sự – Khởi nghiệp (HR – Startup)


Video giới thiệu, xem tại đây.

● Câu lạc bộ Pháp lý


Video giới thiệu, xem tại đây.

Mỗi CLB sẽ có những cái hay và hấp dẫn riêng. Dù bạn là một người năng động hay
một người rụt rè, nội tâm thì UEH cũng sẽ có CLB phù hợp với bạn. Tham gia các CLB,
đội, nhóm mang lại rất nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn. Ở đó, bạn được tiếp cận
với những kĩ năng, kiến thức mới, có thêm nhiều mối quan hệ với những “cộng sự” mới
cùng đam mê, nhiệt huyết; bạn sẽ được dạy nhiều kinh nghiệm thú vị và kỹ năng thực
tế mà không lý thuyết nào miêu tả được.

Còn chần chờ gì nữa lựa chọn và tham gia ngay bạn nhé!
Tin, video: Đoàn – Hội UEH, CLB/Đội/Nhóm và DSA
CƠ CẤU TỔ CHỨC UEH
CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA QUẢN LÝ, ĐÀO TẠO LIÊN QUAN ĐẾN
SINH VIÊN
● Đơn vị quản lý chức năng
● Phân hiệu Vĩnh Long
 phvl@ueh.edu.vn

1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

 (0270) 3823359 – 3823443

 Các vấn đề liên quan toàn bộ hoạt động tại Phân hiệu Vĩnh Long.

● Phòng Đào tạo


 qldt_ctsv@ueh.edu.vn

 Phòng A0.13 – A0.14, cơ sở A

 (028) 3823 0082

 Các vấn đề liên quan đến tuyển sinh, tổ chức đào tạo, xử lý học vụ, kết quả học tập,
tốt nghiệp; chế độ chính sách cho sinh viên.

● Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)


 dsa@ueh.edu.vn

 Phòng A0.16 Cơ sở A; B1.111 cơ sở B; N1.201 cơ sở UEH Nguyễn Văn Linh

 (028) 7306 1976

 Các vấn đề liên quan đến công tác sinh viên, hỗ trợ và chăm sóc sinh viên

● Văn phòng trường 


 vanphong@ueh.edu.vn

 Phòng A0.11, cơ sở A

 (028) 3829 5299

 Cấp giấy xác nhận sinh viên để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, bổ sung hồ sơ cá nhân.

 Sao y bảng điểm, văn bằng, chứng chỉ do UEH cấp.

● Phòng Quản lý khoa học – Hợp tác quốc tế


 rmic@ueh.edu.vn

 Phòng A1.12, cơ sở A

 (028) 3829 5603 – (028) 3827 4991

 Là đơn vị chức năng trực tiếp giúp Hiệu trưởng quản lý hoạt động nghiên cứu khoa
học của sinh viên.

 Chịu trách nhiệm chính về việc tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá và báo cáo
về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

● Viện Đào tạo quốc tế


  info@isb.edu.vn

 17 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3

 (028) 5446 5555

 Phát triển các chương trình, dự án hợp tác và đào tạo với các trường đại học và các
tổ chức giáo dục nước ngoài.

 Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ sinh viên du học nước ngoài và trao đổi sinh viên quốc
tế.

● Phòng Marketing – Truyền thông


 comm@ueh.edu.vn

 Phòng A2.09, cơ sở A

 (028) 3823 5778

 Quản lý nội dung và hình ảnh các kênh truyền thông UEH (phát triển website, mạng
xã hội, kênh mạng video, Led, LCD…).

 Hỗ trợ hoạt động của Mạng lưới cựu sinh viên.

● Phòng Kế hoạch đào tạo – Khảo thí


 ktkd@ueh.edu.vn

 Phòng B1-12A01, tòa nhà B1, cơ sở B

 (028) 3853 2247

 Liên hệ các vấn đề liên quan đến thủ tục trước khi dự thi kết thúc học phần.

 Khiếu nại, phúc khảo điểm thi kết thúc học phần.

 Điều phối sử dụng hiệu quả giảng đường, phòng máy tính.

● Phòng Đảm bảo chất lượng – Phát triển chương trình


 qacd@ueh.edu.vn

 Phòng A2.14, cơ sở A

 (028) 3825 7582

 Liên hệ để xác nhận các vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo.

● Phòng Tài chính – Kế toán


 tckt-contact@ueh.edu.vn

 Phòng A0.09, cơ sở A

 (028) 3822 2357

 Các vấn đề liên quan đến số tiền về học phí, học bổng, trợ cấp.

● Phòng Cơ sở vật chất


 csvc@ueh.edu.vn

 Phòng A2.16, cơ sở A

 (028) 3823 1597

 Các vấn đề liên quan đến cơ sở vật chất như phòng học, điện, âm thanh,…

● Phòng Công nghệ thông tin


 cntt@ueh.edu.vn

 Phòng A2.03, cơ sở A

 (028) 3825 7263

 Cấp tài khoản email sinh viên.

 Cấp thẻ sinh viên.

 Hệ thống học trực tuyến LMS

 Wifi của trường, của phòng học.


● Phòng Thanh tra – Pháp chế


 ttdt@ueh.edu.vn

 Phòng A0.03, cơ sở A

 (028) 3823 1606

 Tiếp và giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của sinh viên.

● Đơn vị đào tạo


● Khoa Kinh tế
● Khoa Quản trị
● Khoa Kinh doanh quốc tế – Marketing
● Khoa Tài chính công
● Khoa Tài chính
● Khoa Ngân hàng
● Khoa Kế toán
● Khoa Toán – Thống kê
● Khoa Công nghệ thông tin kinh doanh
● Khoa Khoa học xã hội
● Khoa Luật
● Khoa Quản lý nhà nước
● Viện Đô thị thông minh và quản lý
● Khoa Ngoại ngữ
● Viện Du lịch
● Viện Đổi mới sáng tạo
● Ban Giáo dục thể chất
● Đơn vị tham gia quản lý và phục vụ đào tạo


● Thư viện
 lib@ueh.edu.vn

 Cơ sở B

 Cơ sở Nguyễn Văn Linh

 (028) 3856 1249

 Cung cấp dịch vụ đặt phòng học nhóm, mượn trả/đặt mượn tài liệu.

 Dịch vụ tổ chức hướng dẫn kỹ năng thư viện.

 Dịch vụ tài liệu môn học, tham khảo, hỗ trợ nghiên cứu.

● Ban Quản lý Ký túc xá


 ktx@ueh.edu.vn

 135 Trần Hưng Đạo, Phường Cầu Ông Lãnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

 43 Nguyễn Chí Thanh, Phường 9, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh

 (028) 3835 9359

 Tổ chức quản lý các ký túc xá của Trường.

 Tổ chức quản lý, điều hành, phục vụ nhu cầu lưu trú, sinh hoạt, học tập, rèn luyện,
an ninh trật tự của sinh viên nội trú.

● Trung tâm Phát triển khởi nghiệp


 ced@ueh.edu.vn

 Phòng A3.05, cơ sở A

 (028) 3827 4990


 Hỗ trợ sinh viên các hoạt động tư vấn khởi nghiệp.

● Trạm Y tế
 yte@ueh.edu.vn

 Phòng A0.04, cơ sở A

 (028) 3829 6571

 Các công việc liên quan đến Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm tai nạn của sinh viên.

 Khám bệnh, cấp thuốc điều trị các bệnh thông thường và tư vấn sức khỏe cho sinh
viên.

● Đơn vị khoa học công nghệ – thông tin kinh tế


● Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và Kinh doanh Châu Á
 vi.jabes@ueh.edu.vn

 Phòng A2.06, cơ sở A

 (028) 3829 5635

 Hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên đăng bài báo khoa học.

● Viện Đổi mới sáng tạo


 uii@ueh.edu.vn

 232/6 Võ Thị Sáu, P.7, Q.3

 0902973063

 Thu hút sinh viên có ý tưởng khởi nghiệp tham gia làm việc và học tập tại không
gian làm việc chung, nơi các bạn được trao đổi và chia sẻ ý tưởng với các thế hệ
doanh nhân thành đạt đi trước là cựu sinh viên UEH

● Viện Ngôn ngữ – Quốc tế học


 ilacs@ueh.edu.vn

 Phòng B1-1104, cơ sở B

 (028) 3911 0288

 Đào tạo các khóa học tiếng Anh tổng quát, chứng chỉ TOEIC, IELTS.

 Tổ chức thi chứng chỉ TOEIC đối với sinh viên.

● Trung tâm Dữ liệu – Phân tích kinh tế


 cdea@ueh.edu.vn

 Phòng A3.10, cơ sở A

 Hướng dẫn sinh viên truy cập, khai thác và cung cấp dữ liệu phục vụ trong quá trình
học tập, nghiên cứu của sinh viên.

● Tổ chức chính trị, chính trị – xã hội


● Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên
 youth@ueh.edu.vn

 Phòng B2-6.03, tòa nhà B2, cơ sở B

 (028) 3606 3090

 Quản lý công tác đoàn viên, hội viên.

 Cập nhật dữ liệu hoạt động, đánh giá kết quả rèn luyện đoàn viên.

 Tổ chức các hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, phong trào tình nguyện, văn
hóa, văn nghệ, TDTT.

 Quản lý các CLB/Đội/Nhóm sinh viên.


Chi tiết Bộ máy tổ chức của UEH xem tại đây.

Nguồn: https://ueh.edu.vn/gioi-thieu/bo-may-to-chuc

DSA tổng hợp


KHÁM PHÁ CƠ SỞ VẬT CHẤT UEH

Xin chào các tân sinh viên UEH, hẳn là bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi để khám phá các cơ
sở vật chất của UEH ngay từ những ngày đầu bỡ ngỡ đúng không? Chúng ta hãy dành
chút thời gian hệ thống lại các cơ sở của UEH để chuẩn bị trước lộ trình đi học an toàn,
thuận lợi và hiệu quả nhé!

Trước tiên mời bạn xem video clip giới thiệu về cơ sở vật chất được chuẩn bị
sẵn sàng để chào đón các Tân sinh viên khóa 47.

Đầu tiên là video clip về cơ sở vật chất tại Tp. Hồ Chí Minh:

Kế tiếp, mời các bạn cùng tham quan cơ sở vật chất tại Phân hiệu Vĩnh Long:

Trường giới thiệu về các cơ sở trực thuộc UEH, Bạn đã biết được những cơ sở
nào của UEH rồi nè? 

Đến hiện tại, UEH đã đưa vào hoạt động 10 cơ sở học tập và nghiên cứu của Nhà
trường và 02 KTX phân bố tại các khu vực trung tâm và tiện lợi tại TP.HCM, cũng như
cơ sở học tập, nghiên cứu và nội trú tại Phân hiệu Vĩnh Long, thuận tiện cho việc di
chuyển cũng như sở hữu diện tích học tập thoải mái, tạo điều kiện tối đa cho nhu cầu
nghiên cứu, thực hành, sinh hoạt thể thao của sinh viên UEH. Cụ thể:

● Cơ sở chính
Cơ sở A: 59C Nguyễn Ðình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

● Phân hiệu tại Vĩnh Long


Cơ sở 1: 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long (xem bản
đồ)

Cơ sở 2: Xã Phước Hậu,  Huyện Long Hồ, Tỉnh Vĩnh Long

● Cơ sở dạy và học
Cơ sở B: 279 Nguyễn Tri Phương, phường 5, quận 10, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

Cơ sở C: 91 đường 3/2, phường 11, quận 10, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)
Cơ sở D: 196 Trần Quang Khải, phường Tân Định, quận 1, TP. Hồ Chí Minh (xem bản
đồ)

Cơ sở E: 54 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

Cơ sở H: 1A Hoàng Diệu, phường 10, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

Cơ sở I: 17 Phạm Ngọc Thạch, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

Cơ sở N: Khu chức năng số 15, Đô Thị mới Nam thành phố, Xã Phong Phú, huyện
Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

● UEH Hotel – Viện Đổi mới sáng tạo – Viện Đô thị thông minh và quản lý
Cơ sở 232/6 Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

● Trung tâm thể dục thể thao


Cơ sở 144 đường Phạm Đức Sơn, phường 16, quận 8, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ) 

● Ký túc xá
KTX 135 Trần Hưng Đạo, phường Cầu Ông Lãnh, quận 1, TP. Hồ Chí Minh (xem bản
đồ)

KTX 43 – 45 Nguyễn Chí Thanh, phường 9, quận 5, TP. Hồ Chí Minh (xem bản đồ)

KTX Phân hiệu Vĩnh Long: Số 1B Nguyễn Trung Trực, Phường 8, TP Vĩnh Long, tỉnh
Vĩnh Long (xem bản đồ)

Với hệ thống cơ sở học tập, sinh hoạt đa dạng, UEH-ers cần xem kỹ lịch đi học, đồng
thời cập nhật vị trí chính xác từng cơ sở học tập nhằm đảm bảo lộ trình đi học an toàn,
đúng giờ cũng như chọn lựa phương tiện di chuyển phù hợp cho mình, bạn nhé.  Để
tìm hiểu kỹ hơn về phương tiện di chuyển tại TP. Hồ Chí Minh mời bạn xem hướng dẫn
tại mục Phương tiện di chuyển. 

Cụ thể hơn nữa, mời các bạn tiếp tục tham quan một vòng các cơ sở cũng như văn
phòng làm việc của các phòng chức năng, khoa/viện đào tạo và các đơn vị trực thuộc
UEH khác nhé:https://virtualtour.ueh.edu.vn/

Những ngày đầu đi học, chắc chắn các bạn sẽ không tránh khỏi khó khăn trong việc
tiếp cận điểm đến nè, đừng lo lắng nhé! UEH đã có hệ thống UEH Wayfinding (tìm thấy
ở UEH Student App) giúp bạn tìm kiếm chỉ dẫn các phòng học, văn phòng các đơn vị
chức năng, khoa, viện đào tạo của UEH một cách chính xác và nhanh chóng. Hãy xem
chi tiết về hệ thống này tại đây.

Tin, ảnh, video: DSA, Phòng Marketing – Truyền thông và Phân hiệu Vĩnh Long
UEH – NƠI ĐÀO TẠO NHÀ QUẢN LÝ VÀ DOANH
NHÂN THÀNH ĐẠT

 
LƯỢC SỬ
Ngày 27.10.1976, là cột mốc quan trọng đánh dấu một bước chuyển mình mới cho giáo
dục của Việt Nam – Một trường đại học khối ngành kinh tế, quản lý đầu tiên ra đời (trực
thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) với nhiệm vụ đào tạo cán bộ nghiên
cứu, quản lý, giảng dạy cho khối ngành kinh tế đáp ứng nhu cầu cấp bách của Miền
Nam sau giải phóng, thống nhất đất nước, đặt nền móng ban đầu trở thành một trong
các trường đại học hàng đầu cả nước trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học kinh tế,
quản trị kinh doanh, và luật đó là trường ĐH Kinh tế TP.HCM

Cùng thời gian đó, Trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh cũng được
thành lập tháng 10.1976, là Cơ sở II của trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội tại
TP. Hồ Chí Minh (đến năm 1988 trực thuộc Bộ Tài Chính) với sự nghiệp đào tạo nguồn
nhân lực trong lĩnh vực tài chính, kế toán phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng lại
đất nước. Bắt đầu với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực về quản lý, kinh tế, tài chính
phục vụ yêu cầu tái thiết đất nước sau chiến tranh

 
Đến 27.01.1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP về việc thành lập Đại
học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, sau đó Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Quyết định số 2819/GD-ĐT ngày 9.7.1996 thành lập trường Đại học Kinh tế thuộc Đại
học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí
Minh, trường Đại học Tài chính Kế toán TP. Hồ Chí Minh và Khoa Kinh tế của trường
Đại học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh

Ngày 10.10.2000, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 118/2000/QĐ-TTg,
thay đổi tổ chức của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trong đó tách trường Đại học
Kinh tế ra khỏi Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, trở thành trường Đại học Kinh tế TP.
Hồ Chí Minh (UEH) trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Kể từ đó, UEH bắt đầu hành
trình tự chủ đại học trên nền tảng truyền thống đáng tự hào của minh. Đến năm 2014,
UEH vinh dự trở thành Trường Đại học công lập đầu tiên của Việt Nam được Thủ
tướng Chính Phủ tín nhiệm trao quyền tự chủ đại học trong mọi hoạt động.

Ngày 04/12/2019: Trường Đại học Kinh tế TP.HCM – Phân hiệu Vĩnh Long được thành
lập trên cơ sở sáp nhập Trường Cao đẳng Kinh tế – Tài chính Vĩnh Long đã đi vào hoạt
động, thực hiện sứ mạng đào tạo, nghiên cứu, tư vấn của UEH tại Đồng bằng Sông
Cửu long.

Hiện nay, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là một trong các trường đại học
trọng điểm của quốc gia, trường có số lượng người học thuộc các bậc, hệ đào tạo, từ
Cử nhân đến Thạc sĩ, Tiến sĩ được coi là lớn nhất nước với lưu lượng hàng năm hơn
30.000 sinh viên, học viên.

Cùng với quá trình đổi mới và phát triển của đất nước, sau 45 năm hình thành và phát
triển, với đội ngũ giáo sư, giảng viên được đào tạo từ các trường danh tiếng trong và
ngoài nước, có chuyên môn sâu, uy tín khoa học cao, UEH đã có nhiều đóng góp thiết
thực trong công tác nghiên cứu khoa học thông qua nhiều công trình công bố quốc tế,
các đề tài nghiên cứu trọng điểm cấp nhà nước, cấp địa phương, các nghiên cứu ứng
dụng vào thực tiễn; Mạng lưới hợp tác quốc tế rộng khắp với hơn 125 đối tác giáo dục
quốc tế đến từ các quốc gia lớn trên thế giới như: Hoa Kỳ, Pháp, Australia, New
Zealand, Hà Lan, Hàn Quốc, Singapore,… Đặc biệt, nhà trường đã đào tạo hàng trăm
ngàn cán bộ, nhà kinh tế, nhà quản lý có trình độ đại học và sau đại học cho cả nước;
đảm bảo chất lượng, uy tín đã và đang đảm nhận các vị trí quan trọng tại các cơ quan
quản lý nhà nước; các doanh nghiệp trong và ngoài nước; lãnh đạo, giảng viên các
trường đại học, cao đẳng,…
Từ những thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển, tập thể cán bộ,
giảng viên và nhân viên Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã được Chủ tịch
nước trao tặng 02 Huân chương Lao động hạng Ba (1986), 02 Huân chương Lao động
hạng Nhì (1991), 02 Huân chương Lao động hạng Nhất (1996), Huân chương Độc lập
hạng Ba (2001), Huân chương Độc lập hạng Nhì (2010) và danh hiệu Anh hùng Lao
động (2006). Ngoài ra, theo quyết định của Bộ GD&ĐT, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ
Chí Minh nằm trong Top 10 đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất Việt Nam (2019),
Top 05 trường đại học công bố quốc tế uy tín nhiều nhất và đứng đầu về công bố quốc
tế trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam (2020). Đặc biệt, UEH vinh dự nằm
trong Top 1000 Trường đào tạo kinh doanh tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal) từ
năm 2014; Top 601+ Trường Đại học tốt nhất Châu Á (Theo BXH QS châu Á) (2021);
Top 100 Trường đào tạo Thạc sĩ tốt nhất thế giới (Theo BXH Eduniversal) (2018); Top
25 đại học tốt nhất thế giới đóng góp cho sự phát triển nghề nghiệp suốt đời theo
U-Multirank (2016, 2017, 2018, 2020); Top 9 trường đại học tại Việt Nam, đứng thứ
nhất trong số các trường đại học trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh tại Việt Nam về 
năng lực số hóa và mức độ lan tỏa, ảnh hưởng về tài nguyên học thuật (Theo BXH
Webometrics) (2021).
 
TẦM NHÌN
Đại học đa ngành và có danh tiếng học thuật trong khu vực Châu Á.

SỨ MẠNG
Nâng tầm tri thức, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập và chuyển giao
toàn cầu; Tiên phong đổi mới, sáng tạo, phục vụ cộng đồng.

Nâng tầm tri thức: Thông qua các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, và phục vụ cộng
đồng, UEH mong muốn đóng góp cho sự lan tỏa tri thức, văn minh và các giá trị giáo
dục toàn diện đến mọi người.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao: Dẫn đầu trong việc cung cấp nguồn nhân
lực trình độ đại học và sau đại học chất lượng cao, đáp ứng thị trường lao động và kinh
tế toàn cầu, đồng thời được trang bị các công cụ cần thiết để học tập suốt đời.

Hội nhập và chuyển giao tri thức toàn cầu: Chúng tôi định hướng quốc tế hóa và hội
nhập vào cộng đồng đại học trên thế giới; chuyển giao tri thức cho các hoạt động phát
triển trong nước, khu vực và toàn cầu

Tiên phong đổi mới, sáng tạo: UEH nhận ra xu hướng thời đại công nghệ thay đổi
nhanh chóng và xây dựng lợi thế cạnh tranh thông qua việc không ngừng đổi mới và
sáng tạo tri thức trong đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Phục vụ cộng đồng: Đích đến tối thượng của chúng tôi là phục vụ xã hội thông qua
đội ngũ sinh viên, giảng viên và nhà nghiên cứu của trường và cộng đồng cựu sinh
viên.

 
GIÁ TRỊ
Thấu hiểu nhu cầu của người học và xã hội; Chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học
cho các tổ chức và doanh nghiệp; Quan tâm đến xây dựng đội ngũ có chuyên môn cao,
năng động, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; Khuyến khích sử dụng
công nghệ một cách sáng tạo trong môi trường làm việc, giảng dạy và học tập; Tự hào
và phát huy truyền thống của trường.

Chất lượng luôn đi đầu: Chất lượng là ưu tiên hàng đầu. UEH quan tâm chất lượng
của tất cả các mặt, các hoạt động liên quan đến đào tạo – nghiên cứu, và cải tiến
không ngừng. UEH cam kết cung cấp những sản phẩm tốt nhất cho xã hội.

Năng động, sáng tạo: Tiên phong trong đổi mới, sáng tạo và hội nhập. Phấn đấu
không ngừng để đạt chuẩn quốc tế trong đào tạo – nghiên cứu. Xây dựng môi trường
giáo dục – nghiên cứu thân thiện nhằm phát huy tốt nhất năng lực sáng tạo của người
học, giáo viên và nhà nghiên cứu.
Tự do học thuật: Tôn trọng mọi kết quả nghiên cứu và ý kiến mang tính khách quan,
có cơ sở khoa học. Mọi ý kiến phản biện mang tính xây dựng luôn được coi trọng.

Liêm chính: Luôn trung thực và ngay thẳng trong đào tạo – nghiên cứu, với đối tác,
cộng đồng và xã hội.

Trách nhiệm: Mọi thành viên UEH luôn có trách nhiệm với xã hội, cộng đồng, đối tác,
UEH, công việc, sản phẩm, đồng nghiệp và bản thân. Luôn hướng về khách hàng (xã
hội, cộng đồng doanh nghiệp và sinh viên). Theo sát nhu cầu của xã hội, dự báo nhu
cầu trong tương lai để cung cấp sản phẩm phù hợp nhất.

Tôn trọng sự khác biệt: Mọi khác biệt đều được tôn trọng. UEH là môi trường giáo
dục – nghiên cứu tốt cho tất cả mọi người. Cộng đồng UEH làm việc với lòng tin cậy và
tôn trọng lẫn nhau, xem trọng sự đa dạng về văn hóa và tính cách của mỗi người.

Đoàn kết – hợp tác: UEH là một khối thống nhất. “Gia đình UEH” cùng chí hướng,
chung sức, đồng lòng trong đổi mới, hội nhập và xây dựng môi trường giáo dục –
nghiên cứu chuẩn quốc tế. Sẵn sàng chia sẻ, cảm thông, hỗ trợ và giúp đỡ. Tăng
cường hợp tác với các đối tác theo tinh thần tương hỗ và cùng có lợi. Coi các đối tác là
một phần của UEH.

Giai đoạn 2021-2025, UEH sẽ tiến hành thực hiện tái cấu trúc thành đại học đa ngành.
Trước mắt, trong năm 2021, Trường sẽ hình thành 3 Trường thành viên gồm: Trường
Kinh doanh; Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước; Trường Công nghệ và Thiết
kế. Đây là một chiến lược quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với việc duy trì và phát huy
thành quả của UEH trong 45 năm qua cũng như sự phát triển bền vững trong thời gian
tới. Xem chi tiết về phiên họp thảo luận và quyết nghị thông qua Đề án tái cấu trúc
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh tại đây.

Nguồn: 

Lược sử: https://ueh.edu.vn/gioi-thieu/luoc-su

Sứ mạng – Tầm nhìn: https://ueh.edu.vn/gioi-thieu/su-mang-tam-nhin

DSA tổng hợp


TÔI – CÔNG DÂN CỘNG ĐỒNG UEHer XANH
“Think & Live Green”

Nằm trong chiến lược “toward UEH Future – Sustainable University”, đáp ứng 17 mục
tiêu phát triển bền vững toàn cầu của Liên Hiệp Quốc đến 2030, UEH triển khai rất
nhiều các chiến lược, chương trình hoạt động phát triển bền vững trong giáo dục,
nghiên cứu, vận hành, quản trị và xây dựng cộng đồng. Dự án “Think & Live Green” là
một trong những chiến lược quan trọng để đạt vận hành bền vững đến 2030, Dự án
“Think & Live Green” (2021 – 2024) là một phần để thực hiện chiến lược này.

  1. Bạn có biết?

1.1. Câu chuyện về rác

Xin chào UEHers, tớ là chiếc ly nhựa, nhân vật mà cậu hay gặp ở quán Sinh tố Hẻm
đây! Cứ mỗi lần xuống gặp tớ là cậu vui mừng ra mặt, vậy mà sau khi nhâm nhi ngon
lành những gì tớ mang lại thì,.. ôi tàn nhẫn ghê, cậu lại để quên tớ ở bất cứ đâu cậu
muốn cùng với các anh chị em ống hút, bao nilon, khăn giấy,…Để rồi sau sự lãng quên
đó, mọi người lại cho rằng chúng tớ là nguyên nhân làm xấu đi UEH. 

Bạn có biết, Liên minh không rác Quốc tế định nghĩa rằng  “Không rác thải” nghĩa là
bảo tồn tất cả các nguồn tài nguyên bằng cách sản xuất, tiêu thụ, tái sử dụng. Nghĩa là
mỗi UEH chúng mình cần có trách nhiệm thu hồi các sản phẩm, bao bì và vật liệu nhựa
mà không cần đốt và không cần thải ra môi trường đất, nước, không khí nhằm đe dọa
hệ sinh thái và sức khỏe con người (Alliance, 2018).
Sơ đồ phân tầng Không rác thải thể hiện thứ tự ưu tiên các thực hành quản lý chất thải
rắn từ ngăn ngừa, giảm thiểu tới tái chế, phục hồi và xử lý

Sơ đồ phân tầng Không rác thải ưu tiên việc giảm tối đa phát thải tại nguồn thông qua
tái thiết kế/phân phối sản phẩm mang tính bền vững, giảm thiểu tiêu thụ không cần thiết
và tăng cường tái sử dụng. 

Sơ đồ này giúp đưa ra các chính sách, quy định quản lý chất thải phù hợp với mục tiêu
xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, dựa trên tư duy: coi rác thải là tài nguyên, từ đó tránh
lãng phí hoặc đốt rác thải.

Hình 1: Sơ đồ phân tầng không rác thải


                                                                                                   (Nguồn: Liên minh không
rác)

Các nguyên tắc Không rác

1.
1. Sản xuất và tiêu dùng mà không tổn hại đến môi trường đất, nước, không
khí, sức khỏe con người;
2. Thực hiện phân loại rác bắt buộc tại nguồn với tỉ lệ phục hồi vật chất cao;
3. Rác thải là tài nguyên, không đốt và hạn chế tối thiểu việc chôn lấp;
4. Hỗ trợ các chính sách quản lý rác thải bền vững, có khả năng phục hồi tối
đa tài nguyên mà không tạo ra các tác động đối với môi trường và sức
khỏe con người, giảm thiểu sản phẩm nhựa sử dụng một lần;
5. Người sản xuất phải có trách nhiệm chi trả phí xử lý, quản lý rác thải;
6. Các chương trình quản lý rác thải có sự tham gia của cộng đồng, lấy cộng
đồng làm trung tâm;
7. Đảm bảo quyền lợi và sinh kế cho người làm trong lĩnh vực rác thải;
8. Các biện pháp quản lý rác thải đạt được sự hiệu quả về chi phí.
1.2. Không có cái gì gọi là rác thải

  Thật ra, tớ không xấu xa đến thế đâu… Nếu các cậu phân loại chất thải một cách hợp
lý hơn, thì chúng tớ – những chiếc ly nhựa, ống hút xấu số đã được gửi đến bãi chôn
lấp có thể được thu hoạch làm nguyên liệu hữu ích, chẳng hạn như sản xuất năng
lượng mặt trời hoặc phân bón cho cây trồng rồi còn gì.

Chưa hết nha, anh chị em họ hàng xa của tớ nữa, như là hoa lá héo, đồ uống và thức
ăn thừa mà các cậu bỏ ra mỗi ngày đều có thể được chuyển hóa thành các chất mùn
nhưng ổn định hơn,và được tái chế thành các chất dinh dưỡng và năng lượng có giá trị
đó nha.

Các cậu thấy đó, chúng tớ không có lỗi. Các vật liệu như tớ, đáng lẽ sẽ bị vứt vào
thùng rác có thể được tái chế và sau đó biến thành các sản phẩm mới tinh và có thể
giúp tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm không khí và nước, giảm hiệu ứng nhà kính và
góp phần bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

Đáng ra, chúng tớ không phải là rác thải mà, phải không?

1.3. Những con số biết nói

● 2,01 tỷ tấn chất thải rắn đô thị được tạo ra trên khắp thế giới mỗi năm, dự kiến
đạt 3,40 tỷ tấn vào năm 2050 (WB, Karolina, 2020).13 triệu tấn rác thải ra mỗi
năm tại Việt Nam, một trong năm Quốc gia tạo ra rác nhiều nhất trên thế giới, và có
khối lượng rác thải nhựa chiếm khoảng 60% ô nhiễm nhựa của đại dương.
(NASDAQ OMX Corporate Solutions, 2020). Khoảng 9000 tấn rác sinh hoạt được
xử lý mỗi ngày tại TP.HCM, cao điểm có thể đến 11.000 – 12.000 tấn/ngày, mỗi năm
tăng khoảng 5%, dự báo đến năm 2025 là 13.000 tấn/ngày (Na, 2020). Khoảng
100kg rác thải ra hằng ngày tại UEH Nguyễn Văn Linh, trong đó có 48% là rác hữu
cơ, 9% là rác tái chế, 43% là rác thải nhựa. Trung bình mỗi ngày gần 1000 túi nilon
được thải ra tại campus của chúng ta.
1.4. Chúng ta đã thực sự hiểu và hành động?

“Khảo sát hành vi/nhận thức của sinh viên về vấn đề rác thải nói chung và rác thải nhựa
nói riêng” được thực hiện với gần 1200 sinh viên UEH cho chúng ta nhận thấy rằng:

● 31.5% câu trả lời là “Hầu như không” khi được hỏi “Bạn có thường xuyên bỏ rác
đúng thùng, đúng loại (rác hữu cơ, rác tái chế, rác khó phân huỷ) không?”
● 55,2% sinh viên thường xuyên dùng ống hút khi dùng đồ uống. 
● 42,6% sinh viên chưa hiểu chính xác về khái niệm rác (rác hữu cơ, rác khó phân
hủy, rác tái chế).
● 58,6% sinh viên thường sử dụng ly nhựa thay vì ly thủy tinh hay bình nước cá nhân. 
● 84% sinh viên dùng túi nilon hàng tuần
● 50.1% sinh viên thường xuyên dùng hộp xốp đựng thức ăn mang đi. 
    2. Ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ làm gì?

Để thực hiện thành công Dự án “Think & Live Green”, có 4 cột mốc và các hoạt động
chính thể hiện ở hình dưới:

Dự án có sự tham gia của tổ chức Liên Minh Không Rác Thải Việt Nam và sự đồng
hành tích cực của Ban giám hiệu nhà trường, toàn thể các đơn vị quản lý, cộng đồng
giảng viên, nghiên cứu sinh, người học và các đối tác của UEH và các đối tác khác.
Được kỳ vọng một môi trường giáo dục và học tập sạch sẽ, không rác thải, mà còn là
nơi người học và các đối tác có thể phát triển lối sống xanh, không rác thải và trở thành
một công dân toàn cầu hành động – hành động địa phương vì sự phát triển bền vững.
Từ đó, góp phần lan tỏa giá trị tích cực đến toàn bộ thế hệ trẻ tại Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng và Việt Nam và các nước trong khu vực nói chung.

Mục đích chính của dự án là Rác thải hữu cơ phải được xử lý tại chỗ trong khuôn
viên MRF, rác tái chế được thu hồi để chuyển đến cơ sở tái chế, giảm đáng kể lượng
rác thải nhựa một lần tại các cơ sở. Và hơn hết, người học, viên chức sẽ trở thành
những công dân UEHer xanh và cuối cùng tạo ra cộng đồng xanh đúng nghĩa.
Các sản phẩm chính của dự án:

● Phòng Lab quản lý tài nguyên (MRF): Đây được xem là phòng Lab của dự án
Đại học UEH không rác thải, nơi thực hiện quy trình ủ phân từ Rác hữu cơ, phân
loại Rác tái chế, trưng bày  các sản phẩm sáng tạo từ Rác tái chế, không gian
trồng cây và thực nghiệm các hoạt động kinh tế tuần hoàn. Dự kiến phòng Lab sẽ
đặc tại cơ sở Nguyễn Văn Linh và Phân hiệu Vĩnh Long.
● Nền tảng Đại học UEH không rác thải UEHZW gồm: (1) Nền tảng giáo dục theo
phương pháp giả lập trò chơi và công nghệ thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo giúp sinh
viên, người học có thể tiếp cận kiến thức và thực hành lối sống không Rác ngay
tại không gian các cơ sở UEH ảo, (2) Tích hợp toàn bộ thông tin tổng quan, hoạt
động truyền cảm hứng, tin tức của dự án, (3) Diễn đàn trao đổi & lan tỏa lối sống
xanh. 
● Cộng đồng công dân UEHer xanh: Thấu hiểu về Rác, phân loại Rác, thực hành
lối sống không Rác và hướng đến lối sống Xanh.
● Công đồng đối tác xanh: Lan tỏa đến các Đối tác để cùng thực hiện Không Rác
Thải tại văn phòng, trụ sở & lối sống không rác thải, xanh.
    3. Những điều bạn cần biết được quy định chi tiết tại đây nhé:

Quy định về thực hiện dự án “Đại học không rác thải”


4. Tại Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh Tôi – Sẵn sàng là công dân Cộng
đồng UEHer xanh

4.1. Tôi – những khoảnh khắc “không phải” là công dân cộng đồng UEHer xanh
● Tôi là UEHer Z – sinh viên Đại học UEH. Là đại diện tiêu biểu của thế hệ Gen Z năng
động, hội nhập, kết nối, luôn tìm kiếm cơ hội mới và không ngại dấn thân nhưng lại
có những lúc vô tình khiến tôi và các bạn bè của tôi không phải “sinh viên xanh”
● Đó là những tờ bướm, tờ poster trong buổi nhập học đầu tiên mà các anh chị clb, đội
nhóm phát nhưng lại vô tình bị “đánh rơi” ngay giữa sảnh Hội trường A116.
● Là những gói bim bim bị bỏ quên sau khi kết thúc những buổi sinh hoạt công dân
mỗi đầu năm học. 
● Là bữa sáng vội vàng với hộp cơm tấm hay hộp sữa hay ổ bánh mì trong chiếc túi
nilon ngay chiếc bàn đón khách tại Sảnh B1.
● Là chiếc ống hút rơi ngay bãi giữ xe, vô tình rơi ra từ li trà sữa toòng ten trên tay lái.
● Cũng có thể là cốc trà sữa siêu ngon hay hộp bánh tráng cuốn bạn mua bên Hẻm,
đôi lần cất vội  luôn trong ngăn bàn mà quên lấy ra khi tan học rồi.
● Là những chiếc ống hút nhựa rơi vãi khắp vỉa hè trước trường khi ta mải mê trà
chanh chém gió, 
Còn và còn rất nhiều những “pha” vô tình đã khiến chúng ta – những UEHers làm
cho UEH đầy rác, kém xanh và không phát triển bền vững. Nhưng chưa bao giờ
là quá muộn, bởi chúng ta là thế hệ Gen Z dám thay đổi – dám hành động và sẽ
tác động những người khác cùng thay đổi

4.2. Tôi – Thế hệ Gen Z dám thay đổi vì Cộng đồng UEHer xanh

Bạn có thể chung tay cùng tham gia, trở thành một trong những người thực hiện  dự án
“Think & Live Green” tạo cho UEHer cơ hội để thấu hiểu, hành động và thực hành
lối sống không rác thải – lối sống xanh cho cộng đồng UEHer bền vững: 

● Nâng cao kiến thức về lối sống không rác thải, lối sống xanh thông qua các
hoạt động của UEH
● Tôi nâng cao kiến thức về Rác, phân loại Rác, tìm hiểu về lối sống không rác và
tận hưởng các công nghệ giáo dục truyền cảm hứng tiên tiến bằng cách tham gia
nền tảng UEHZW, thấu hiểu các thông điệp tại các hoạt động, sự kiện chia sẻ của
nhà trường, lan tỏa chúng đến cộng đồng.
● Cùng hành động và lan tỏa để trở thành Công gia UEHer xanh 
● Tôi sẽ thực hiện các chuỗi video trực tiếp về cuộc sống môi trường học tập văn
minh, thân thiện, không rác thải và tham gia thử thách 3R trong vòng 21 ngày
● Tôi tham gia cuộc thi nhảy trên nền nhạc MV cùng với cuộc thi sáng tạo nội dung
về câu chuyện “số phận của rác” trên nền tảng Tik Tok và lan tỏa đến cộng đồng
bạn bè của mình
● Tôi tìm hiểu dự án, học kỹ năng “sống xanh” qua các buổi livestream, định hướng cho
sinh viên tại “Tuần sinh hoạt công dân”, qua nền tảng UEHZW tại green.ueh.edu.vn.

● Cùng nhau thực hiện mô hình 3R dành cho công dân UEHer xanh
● Thực hành thói quen phân loại rác tại nguồn bằng hệ thống thùng rác và bản đồ
định vị thùng rác
● Tôi tự hào sử dụng bình nước UEH để hứng nước từ hệ thống tái làm đầy và lọc
nước tiêu chuẩn của UEH.
● Tôi sử dụng túi canva của UEH để thay cho túi nilon khi đựng đồ ăn, chai nước,
sách vở.
● Tôi thường tham quan Lab MRF để hiểu về quy trình ủ phân từ Rác hữu cơ, tái
chế và trưng bày các sản phẩm tái chế, ngoài ra tôi còn tham gia trồng cây hay
làm phân trộn
● Tôi tham dự tuần lễ không rác thải & phiên chợ xanh tại cơ sở N, B. Ở đó có các
hoạt động thú vị như đổi rác lấy quà, chợ xanh bày bán các sản phẩm thân thiện
với môi trường hay thiết kế các sản phẩm độc nhất trên túi tote, chai nước. Tôi
chụp hình tại các gian hàng, sản phẩm rồi up story, facebook để lan tỏa “sống
xanh” đến với bạn bè.

● Cùng nhà trường thực hiện chương trình Đối tác xanh & cộng đồng xanh
● Lan tỏa nguyên tắc 3R đến các đối tác, bạn bè, gia đình của tôi
● Lan tỏa và tiếp đón sinh viên các trường khác đến và chia sẻ mô hình đại học
không rác của UEH.

● Tôi – Công dân cộng đồng UEHer xanh


Chưa bao giờ là quá trễ,  mỗi ngày tôi thực hiện hành trình trở thành công dân Cộng
đồng UEHer xanh bằng nguyên tắc 3R và 5T của UEHer

Nguyên tắc 3R: 

Refuse (Từ chối): 

● Tôi sẽ từ chối việc bỏ rác bừa bãi, không đúng nơi quy định
● Tôi sẽ từ chối sử dụng các vật dụng như đũa, muỗng, nĩa, chai, ly, hộp dùng một
lần. 
● Tôi sẽ từ chối nhận những tờ quảng cáo, poster,.. 
● Tôi sẽ từ chối ăn kẹo cao su trong trường, khạc nhổ bừa bãi.
Reduce (hạn chế): 

● Tôi sẽ hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân gây ô nhiễm.


● Tôi sẽ hạn chế sử dụng túi nilon
Reuse (Tái sử dụng): 

● Tôi sẽ tái sử dụng các mặt giấy còn lại để in, tránh lãng phí.
● Tôi sẽ tái sử dụng túi giấy, túi vải nhiều thật nhiều lần.
● Tôi sẽ tận dụng giáo trình học tập cũ của các anh chị khóa trước.
● Tôi sẽ chia sẻ lại giáo trình học tập cho các em khóa sau.
Tôi sẽ cố gắng (5 Try): Nguyên tắc 5 cố gắng của Công dân UEHer xanh

● Tôi sẽ trồng thêm cây xanh, dù chỉ là những cây mini để bàn.
● Tôi sẽ đọc kỹ hướng dẫn sử dụng các thiết bị để đảm bảo mua những thiết bị thân
thiện và an toàn với môi trường.
● Tôi sẽ đi xe buýt nhiều hơn.
● Tôi sẽ lan tỏa tinh thần “sống xanh” đến bạn bè và thông qua các trang mạng xã hội
của tôi. 
● Tôi sẽ tiên phong tham gia các hoạt động làm sạch bãi biển và bảo tồn sự bền vững
của tài nguyên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Alliance, Z. W. I. (2018). Zero Waste Definition. Retrieved


from https://zwia.org/zero-waste-definition/

Karolina, G. (2020). Analysis of selected problems of the modern world in the context of
municipal waste management. Retrieved
from https://www.proquest.com/docview/2475535164/abstract/3FA22CF740E44B3APQ/
9

Na, N. (2020). Hướng đi mới trong xử lý rác thải ở TP.HCM. Retrieved


from https://plo.vn/do-thi/moi-truong/huong-di-moi-trong-xu-ly-rac-thai-o-tphcm-946893.
html 

NASDAQ OMX Corporate Solutions, I. (2020). Vietnam Waste Management Market


(2020 – 2025): Vietnam’s waste management is still ineffective for which the country is
making continuous efforts to manage the solid waste in an innovative and creative way.
It is regarded as one of the five countries that generate most solid waste accounting to
about 13 million tons per year. Retrieved
from https://www.proquest.com/wire-feeds/vietnam-waste-management-market-2020-20
25/docview/2438586660/se-2?accountid=63189 

Tin, ảnh, video: Phòng Marketing – Truyền thông, Liên Minh Không Rác Thải Việt Nam,
DSA
HOẠT ĐỘNG TỐT NGHIỆP

Trúng tuyển đại học là cánh cửa mở ra một trang mới trong hành trình vào đời của các
bạn sinh viên. Trải qua 3,5 – 4 năm tích lũy kiến thức và rèn luyện, những nỗ lực phấn
đấu của các bạn đã được ghi nhận khi chính thức trở thành tân cử nhân giỏi về chuyên
môn và kỹ năng. Đây chính là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành và gia nhập nhanh
chóng vào thị trường lao động đầy cạnh tranh. Để trở thành các tân cử nhân của
Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, các bạn phải đạt được những tiêu chí đầu ra
của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các chuẩn đầu ra nghiêm ngặt quy định bởi
UEH. Do đó, trong quãng thời gian ngồi trên giảng đường đại học, bạn cùng bạn bè hãy
lên kế hoạch học tập thật chi tiết để thật nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu. Đặc biệt,
cùng nhau tham dự lễ tốt nghiệp thật “hoành tráng” và lưu giữ những khoảnh khắc đẹp
trong ngày lễ trọng đại này bên thầy cô, bạn bè, người thân thông qua các hoạt động,
dịch vụ mà lễ tốt nghiệp mang lại.

Hãy cùng UEH lên kế hoạch dài hạn để chuẩn bị cho quá trình này bằng việc:

● Theo dõi và kiểm tra các điều kiện đầu ra của ngành/chuyên ngành.

● Xác định mục tiêu về văn bằng, kỹ năng mà mình mong muốn đạt được.

● Phấn đấu học tập thật tốt từ khi mới vào trường để đạt được mục tiêu.
1. ĐIỀU KIỆN XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
 
Sinh viên được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy nếu đạt đủ các điều
kiện sau:

● Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và không
đang trong thời gian bị kỷ luật đình chỉ học tập 
● Tích lũy đủ số học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo
yêu cầu của chương trình đào tạo; đạt chuẩn đầu ra chương trình đào tạo 
● Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên
● Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và chứng chỉ giáo dục thể chất
Mỗi học kỳ chính, Hội đồng xét tốt nghiệp Đại học chính quy tiến hành xem xét và thông
qua danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp. Dựa trên đề nghị của Hội đồng
xét tốt nghiệp Đại học chính quy, Hiệu trưởng ban hành quyết định công nhận tốt
nghiệp.

Sinh viên tốt nghiệp được nhận văn bằng tốt nghiệp và phụ lục văn bằng đại học chính
quy (song ngữ). Trong phụ lục văn bằng ghi đầy đủ thông tin về người được cấp văn
bằng, hình thức đào tạo, ngành đào tạo, xếp hạng tốt nghiệp, năm tốt nghiệp, quyết
định tốt nghiệp và tất cả kết quả học tập của sinh viên theo từng học phần.

2. XẾP HẠNG TỐT NGHIỆP

 
Hạng tốt nghiệp được xác định theo thang điểm đánh giá và điểm trung bình
chung tích lũy của toàn khoá học, như sau:

Xếp loại Thang điểm 4


Xuất sắc Từ 3,6 đến 4,0

Giỏi Từ 3,2 đến cận 3,6

Khá Từ 2,5 đến cận 3,2

Trung bình Từ 2,0 đến cận 2,5

Có thời gian học chính thức tại trường vượt quá thời gian quy định theo kế hoạch.Hạng tốt
nghiệp của sinh viên có kết quả học tập toàn khóa loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm
đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau

● Số tín chỉ của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định
cho toàn chương trình đào tạo.

● Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. ĐĂNG KÝ XÉT TỐT NGHIỆP
3.1. Thời gian xét tốt nghiệp

UEH có 3 đợt xét tốt nghiệp trong năm (tháng 4, 8 và tháng 12) hoặc linh động.

3.2. Quy trình đăng ký xét tốt nghiệp: 

Bước 1: Sinh viên đăng nhập vào Portal cá nhân (trang student.ueh.edu.vn), chọn
“Đăng ký xét tốt nghiệp”, thực hiện các bước theo hướng dẫn trong tài khoản;

Bước 2:  Nộp lệ phí tốt nghiệp: sinh viên nộp 300.000 đồng;

● Cách 1: Sinh viên nộp phí thông qua cổng thanh toán trực tuyến:
https://payment.ueh.edu.vn/

● Cách 2:   Sinh viên nộp phí bằng hình thức chuyển khoản 
● Cách 3:   Sinh viên có thể nộp học phí bằng các loại thẻ ngân hàng (ATM, Visa,
Master,….) tại ngân hàng TMCP Phương Đông – Phòng giao dịch Duy Tân (17
Phạm Ngọc Thạch, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP.HCM)
Ngoài ra, sinh viên có thể nộp tiền mặt trực tiếp tại tất cả các chi nhánh, Phòng giao
dịch của ngân hàng TMCP Phương Đông trên toàn quốc.

4. LỄ TỐT NGHIỆP
Lễ tốt nghiệp là một dịp vô cùng đặc biệt trong cuộc đời của mỗi sinh viên, nơi nhìn lại
những năm tháng học tập, rèn luyện ý nghĩa đã qua. Đồng thời là nơi Nhà trường, gia
đình và bè bạn chúc mừng và thể hiện niềm tự hào với các tân sinh viên Trường Đại
học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện đánh dấu cho sự trưởng thành, sẵn sàng hội
nhập vào nền kinh tế năng động toàn cầu của các tân cử nhân, xã hội đón nhận thêm
nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia thị trường lao động.

Để tham gia buổi lễ tốt nghiệp đánh dấu cho sự trưởng thành, ghi dấu kỷ niệm đáng
nhớ này, sinh viên UEH tốt nghiệp đăng ký tham dự lễ tốt nghiệp tại website

5. DỊCH VỤ LỄ TỐT NGHIỆP


Thuê lễ phục tốt nghiệp 
Theo quy định của UEH, tất cả người học được trao bằng trong Lễ tốt nghiệp bắt buộc
mặc lễ phục. Vì thế, nhà trường hỗ trợ tân cử nhân mượn lễ phục trong buổi Lễ tốt
nghiệp như sau:

● Địa điểm, thời gian mượn và trả lễ phục: tùy thời điểm mà sẽ có thông báo chính
thức về thời gian, địa điểm mượn và trả lễ phục.

● Tiền thế chân: sinh viên cần phải thế chân 1.000.000VND/bộ lễ phục (Bộ lễ phục
gồm có 01 nón, 01 áo, 01 dây đeo UEH), khoản tiền này sẽ được hoàn lại ngay khi
sinh viên trả lễ phục.

● Trường hợp làm hư hỏng hoặc làm mất lễ phục phải bồi thường theo thiệt hại thực tế:
STT Hạng mục lễ phục Đơn giá đền bù

1 Phần áo 750.000 VND

2 Phần nón 150.000 VND

3 Phần dây đeo UEH 100.000 VND

Dịch vụ chụp hình lưu niệm


Dịch vụ chụp hình tốt nghiệp nhận bằng tốt nghiệp trên sân khấu  

Sinh viên sẽ được chụp và in 01 tấm ảnh khổ A4 lúc nhận bằng tốt nghiệp trên sân
khấu.

File ảnh (bản mềm) được UEH cập nhật trên trang: dsa.ueh.edu.vn/anhtotnghiep theo
ngày – buổi – đợt lên sân khấu từ 2 – 3 tiếng kể từ lúc buổi lễ kết thúc.

UEH sẽ lưu bản cứng trong thời gian 3 tháng và lưu bản mềm trong thời gian 1 năm kể
từ ngày tổ chức lễ tốt nghiệp;

Địa điểm, thời gian nhận ảnh bản cứng sẽ được thông tin chi tiết tại thông báo trên
website: dsa.ueh.edu.vn

Dịch vụ chụp hình tốt nghiệp lưu niệm ngoài hội trường
Với mong muốn giúp người học lưu giữ kỷ niệm đẹp với người thân trong ngày trọng
đại, UEH cung cấp dịch vụ chụp hình lưu niệm bên ngoài hội trường với background
được thiết kế đẹp và thợ chụp ảnh chuyên nghiệp

● Mức phí: 40,000đ/tấm

● Số lượng: Tùy theo nhu cầu của người học

● File ảnh (bản mềm) được UEH cập nhật trên trang: dsa.ueh.edu.vn/anhtotnghiep 

● Thông tin chi tiết về nhận ảnh bản cứng: xem tại các thông báo chính thức được
đăng tải trên website: dsa.ueh.edu.vn
Dịch vụ chuyển phát nhanh ảnh tốt nghiệp
Cử nhân bận công việc không đến nhận ảnh trực tiếp có thể đăng ký chuyển phát ảnh
tốt nghiệp đến địa chỉ yêu cầu tại Cổng giao dịch điện tử UEH theo link (phí chuyển
phát do người nhận chi trả cho bưu cục).
Dịch vụ “chuyển phát nhanh kỷ niệm” cho sinh viên bận rộn

6. THÔNG TIN LIÊN HỆ


– Liên quan về xét tốt nghiệp và đăng ký tốt nghiệp: 

● Phòng Đào tạo


● Email: qldt_ctsv@ueh.edu.vn
● Số điện thoại: (028) 3823 0082
– Liên quan đến các dịch vụ lễ tốt nghiệp: 
● Phòng Chăm sóc và hỗ trợ người học (DSA)
● Email: dsa@ueh.edu.vn
● Số điện thoại: (028) 7306 1976
——————————————–

 UEH tin rằng, các tân cử nhân sẽ vận dụng tốt kiến thức được trang bị vào thực tiễn,
giải quyết các vấn đề công việc được đảm nhận tại cơ quan, góp phần nâng cao hiệu
quả các hoạt động kinh tế, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới kinh tế của đất nước cũng
như thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.  Các tân cử nhân hãy tự hào là sinh viên
UEH và phát huy truyền thống của nhà trường để trở thành những chuyên gia kinh tế
giỏi, các nhà quản trị uy tín.

Your education is a dress rehearsal for a life that is yours to lead (Nora Ephron)

Tin, ảnh, video: Phòng Đào tạo, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông
CỘNG ĐỒNG CỰU SINH VIÊN UEH (UEH
ALUMNI)

UEH Alumni – Mạng lưới Cựu Sinh viên Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh là nơi duy trì
kết nối giữa UEH và các cựu sinh viên của nhà trường, là cầu nối cho các cựu sinh viên
kết nối lại với bạn bè và thầy cô giáo và nhân viên của UEH, nơi cựu sinh viên tiếp tục
theo đuổi đam mê, tiến tới thành công nhanh hơn và tô điểm thêm cho cuộc sống.

Tham gia UEH Alumni bạn sẽ kết nối với bạn học cũ và với UEH, có cơ hội mở rộng đối
tác, hợp tác kinh doanh. Khi tham gia UEH Alumni tức bạn đang tham gia cộng đồng
rộng lớn hơn 240.000 cựu sinh viên của UEH. Tại đây bạn được giao lưu với các lãnh
đạo, doanh nhân thành đạt thông qua các hoạt động của UEH Alumni như giải thể thao,
các hoạt động từ thiện, hoạt động Mentoring và các hoạt động khác. Từ đó tạo nhiều
cơ hội để các thành viên giao lưu với nhau cũng như mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm đối
tác và hợp tác kinh doanh.

Bạn cũng tiếp cận các cơ hội làm việc mới, phát triển nghề nghiệp từ các đối tác của
trường. Từ đó tạo tiền đề phát triển vững chắc cho các thành viên trong UEH Alumni
cũng như cộng đồng cựu sinh viên.

UEH Alumni hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện của các cựu sinh viên, với
phương châm: Mang lại giá trị tốt hơn cho thành viên tham gia cho cộng đồng và cho
xã hội..

Để trở thành viên của UEH Alumni, Bạn chọn “Đăng ký thành viên” tại
Website: https://alumni.ueh.edu.vn/.

Để cập nhật thường xuyên và tham gia các hoạt động của UEH Alumni, Bạn theo
dõi các kênh sau:

● Website: https://alumni.ueh.edu.vn/
● Kênh Fanpage: @cuusinhvienueh
Mọi thắc mắc về Mạng lưới UEH Alumni, vui lòng liên hệ qua
email: alumni@ueh.edu.vn

HÃY THAM GIA MẠNG LƯỚI CỰU SINH VIÊN UEH ĐỂ CẬP NHẬT THÔNG TIN
THƯỜNG XUYÊN VÀ THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG HẤP DẪN CỦA UEH ALUMINI
Tin, video: UEH Alumni và DSA

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

Với phương châm khuyến khích học tập suốt đời, nâng cao trình độ theo kịp yêu cầu
của công việc hiện tại và tương lai, đồng hành với phát triển sự nghiệp của mỗi cá
nhân, UEH luôn mở rộng cửa đón nhận các anh chị tham gia học các chương trình sau
đại học của Trường, trước hết là các chương trình cao học.

Các chương trình cao học của Trường đã được thiết kế lại theo hướng quốc tế hóa,
tiên tiến, tiệm cận với trình độ các trường đại học hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á
và Châu Á, do có tham khảo chương trình và học liệu của nhóm 100 trường hàng đầu
thế giới. Trường hiện nay đang cung cấp trên 30 chương trình cao học thuộc các lĩnh
vực Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý (trong đó có Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc
tế, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán, Quản lý công, Hệ thống thông tin quản lý…), Luật
học…

Đại đa số các chương trình cao học được thiết kế theo 2 hướng: hướng ứng dụng và
hướng nghiên cứu. Chương trình ứng dụng phù hợp với các anh chị đang làm thực tiễn
tại các tổ chức, doanh nghiệp, với kết cấu gồm các môn học chuyên sâu trong ngành
và luận văn giải quyết một vấn đề thực tiễn. Chương trình nghiên cứu dành cho các
anh chị làm giảng viên các trường đại học, cao đẳng hay cán bộ nghiên cứu tại các
viện nghiên cứu, tư vấn, hoặc sẽ học lên tiến sĩ. Kết cấu gồm các môn học chuyên
ngành, một số môn chuyên về nghiên cứu như thiết kế nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu định tính, phương pháp nghiên cứu định lượng cũng như các chủ đề
nghiên cứu đương đại trong chuyên ngành và cuối cùng là luận văn. Luận văn hướng
nghiên cứu đòi hỏi nghiên cứu hàn lâm, chuẩn tắc, có thể công bố trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành. Với đa số các chuyên ngành thuộc khối Kinh tế, Kinh doanh và
Quản lý, hết năm thứ nhất có thể chuyển đổi từ định hướng ứng dụng sang định hướng
nghiên cứu. Tại UEH, hàng năm có khoảng 85% học viên đăng ký theo hướng ứng
dụng và 15% đăng ký theo hướng nghiên cứu. Thực tế các ngành có nhiều học viên có
nhu cầu theo học hướng nghiên cứu gồm Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính –
Ngân hàng và Kinh tế phát triển.
Hàng năm, Trường sẽ tuyển sinh 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9 (tùy tình hình sẽ có
thông báo cụ thể thời gian thi hợp lý). Từ năm 2017, việc tổ chức thi tuyển sinh có
nhiều thay đổi. Ba môn thi sẽ được tổ chức trong một ngày. Đại đa số các chuyên
ngành khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý sẽ tuyển sinh với các môn thi: (i) Tiếng Anh;
(ii) Kiểm tra năng lực (dạng GMAT) bằng tiếng Việt và (iii) 01 môn ngành. Tùy thuộc vào
chuyên ngành dự thi, môn ngành sẽ là môn chủ chốt của các chuyên ngành, ví dụ,
chuyên ngành Quản trị sẽ thi môn “Quản trị học”. Để chuẩn bị thi, Trường sẽ tổ chức ôn
tập và hướng dẫn thi trước thời gian thi.
Liên quan đến điều kiện dự tuyển, về nguyên tắc, để dự tuyển vào các chương trình
cao học khối Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý, các anh chị cần có bằng cử nhân khối
ngành này, nếu bằng cử nhân khối ngành khác cần học bổ sung các môn cơ sở của
khối ngành theo quy định của Trường trước khi dự thi. Riêng đối với các chuyên ngành
Luật, người dự tuyển cần có bằng cử nhân luật mới được dự thi.

Tiếng Anh là một phương tiện sử dụng thường xuyên trong chương trình cao học. Do
vậy, đó là môn thi bắt buộc. Tuy nhiên, trường hợp các anh chị đã có chứng chỉ còn
hạn tương đương B1, khung tham chiếu Châu Âu và Việt Nam, được cấp bởi các tổ
chức quốc tế và trường đại học trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận, sẽ
được miễn thi tuyển môn tiếng Anh. Trường đã và đang khuyến khích học viên cao học, nhất là
học viên định hướng nghiên cứu, viết và bảo vệ luận văn bằng tiếng Anh cũng như cống bố
trên các tạp chí quốc tế được thừa nhận.

Thông tin liên hệ: VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC UEH

● W: http://sdh.ueh.edu.vn
● E: sdh@ueh.edu.vn   
● A: Phòng A0.01, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM
● P: (028) 3829.5437 – 3823-5277
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ TẠI UEH,

VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY


https://sdh.ueh.edu.vn/nganh-dao-tao-thac-si

Tin, ảnh: Viện Đào tạo Sau đại học, DSA và Phòng Marketing – Truyền thông
CHƯƠNG TRÌNH “KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – LAN
TỎA TRI THỨC”

Trong những năm gần đây, xu hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
ngày càng trở nên phổ biến. Theo báo cáo Fortune 500 – Top 500 doanh nghiệp lớn
nhất tại Mỹ của Tạp chí Fortune, số doanh nghiệp có báo cáo về hoạt động CSR (Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp) tăng từ 20% lên tới hơn 85% trong vòng 7 năm (từ
2011-2018). Điều này càng khẳng định vai trò quan trọng của CSR đối với doanh
nghiệp, từ “nên làm” dần trở thành “phải làm”.

Giáo dục là một trong những lĩnh vực đang được xã hội ngày càng lưu tâm. Nhiều
doanh nghiệp trên thế giới và tại Việt Nam đã thực hiện các hoạt động đầu tư cho tri
thức như: đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị trường học, giáo dục lan tỏa kiến thức
& kĩ năng cho cộng đồng, hỗ trợ công tác quản trị trường học, thiết kế các chương trình
giảng dạy định hướng thực tiễn, nghiên cứu ứng dụng, đầu tư nâng cao chất lượng đội
ngũ và phương pháp giảng dạy,…

Với định hướng kết nối nhà trường với cơ quan nhà nước, nhà khoa học, hội, hiệp hội,
doanh nghiệp và cộng đồng cựu sinh viên, UEH hi vọng nhận được sự đồng hành, hợp
tác của Quý đơn vị, cá nhân, đặc biệt cùng lan tỏa, đưa tri thức đến với cộng đồng
thông quan chương trình “Kết nối cộng đồng, lan tỏa tri thức”. Từ đó, cùng Quý đối tác
đem lại các giá trị cho xã hội và cộng đồng, đặc biệt là lan tỏa giá trị tri thức.

Chi tiết xem tại: https://future.ueh.edu.vn/

Tin, video: Phòng Marketing – Truyền thông và DSA


VĂN BẰNG

TRA CỨU VĂN BẰNG TỐT NGHIỆP


Để thuận tiện cho các tổ chức, doanh nghiệp, cựu sinh viên trong việc tra cứu số hiệu
văn bằng, xác minh văn bằng, UEH đã xây dựng hệ thống TRA CỨU VĂNG BẰNG trực
tuyến. Người dùng chỉ với một vài thao tác đơn giản đã có thể nhanh chóng tìm được
các thông tin mà mình cần.

Cách thức tra cứu văn bằng:

● Truy cập đường dẫn tra cứu văn bằng của UEH:  tại đây
● Nhập thông tin vào ô tương ứng, bỏ qua mục nào không có thông tin 
● Nhấn “TÌM KIẾM”
● Màn hình hiển thị thông tin về văn bằng mà sinh viên cần tra cứu
 
ĐĂNG KÝ CẤP BẢN SAO VĂN BẰNG

 
Cựu sinh viên UEH có nhu cầu cấp lại bản sao văn bằng cho các mục đích học tập, xin
việc và các nhu cầu cá nhân khác có thể thực hiện hai cách:

Cấp trực tiếp tại các Phòng Đào tạo

Đơn vị phụ trách:

+ Tiến sĩ, Thạc sĩ: Viện Đào tạo sau đại học, A0.01, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q3,
TP.HCM
+ Đại học chính quy: Phòng Đào tạo, A0.13 – A.014, 59C Nguyễn Đình Chiểu, Q3,
TP.HCM

+ Vừa làm vừa học: Phòng Đào tạo thường xuyên, A0.07 – A0.08, 59C Nguyễn Đình
Chiểu, Q3, TP.HCM

Quy trình thực hiện: 

● Điền phiếu đề nghị cấp bản sao


● Đóng lệ phí
● Nhận phiếu hẹn
● Nhận bản sao văn bằng 
Cấp qua dịch vụ chuyển phát nhanh qua Cổng Giao dịch điện tử Es

 Đơn vị phụ trách: Chăm sóc và hỗ trợ người học, A0.16, 59C Nguyễn Đình Chiểu,
Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. HCM

Quy trình thực hiện:

● Truy cập đường dẫn tại đây để đăng ký dịch vụ Chuyển phát nhanh bản sao văn
bằng hệ chính quy
● Nhập thông tin vào ô tương ứng: Sinh viên cần cung cấp đầy đủ thông tin tại trường
thông tin có dấu (*)  
● Nhấn lưu và Cổng giao dịch điện tử sẽ điều chuyển bạn đến bước thanh toán
● Mức phí thanh toán sẽ căn cứ vào số lượng bản sao của người học đăng ký và mức
phí chuyển phát

● Phí dịch vụ cấp bản sao: 60.000đ/bản sao


● Phí chuyển phát nhanh: 50.000đ/lần (không phân biệt địa phương)
● Thời gian cung cấp dịch vụ: 05 ngày làm việc – đã tính thời gian chuyển phát (không
tính thứ 7 và chủ nhật)
Tin, ảnh, video: Các đơn vị đào tạo, DSA và Phòng Marketing Truyền thông

You might also like