You are on page 1of 6

7.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI


a, Chính sách và phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế
 Chính sách“TIẾP TỤC NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO
VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG, PHÁT HUY SỨC MẠNH
TOÀN DÂN TỘC, ĐẨY MẠNH TOÀN DIỆN CÔNG CUỘC ĐỔI
MỚI, TẠO NỀN TẢNG ĐỂ ĐẾN NĂM 2020 NƯỚC TA CƠ
BẢN TRỞ THÀNH NƯỚC CÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
HIỆN ĐẠI”
 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Đại hội Đảng
lần thứ XI đã quyết định mục tiêu tổng quát của Chiến lược là:
Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ
cương, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao
hơn trong giai đoạn sau.

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu đề ra, Đại hội đã nhất trí thông qua
những định hướng phát triển được nêu ra trong Chiến lược như:
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;
bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực; phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng
hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một
nước công nghiệp; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện
đại, hiệu quả, bền vững; phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là
các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; phát
triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông...

 Phương hướng: nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 –


2015, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định mục tiêu tổng
quát trong 5 năm tới là: “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới;
xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân
chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế
nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động
đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.

b, Mục tiêu, nhiệm vụ


 Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là : Tiếp tục nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững
mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng
cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm
2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại.

 Đại hội Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự
thật, đề cao tinh thần tự phê bình nghiêm túc, để kiểm điểm, đánh
giá khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, khuyết
điểm.

Nhiệm vụ chủ yếu: ( tham khảo lấy ý th nha)

- Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại
nền kinh tế theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang
phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, nâng cao chất lượng,
hiệu quả của nền kinh tế, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững,
nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế; huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn lực; từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng hiện
đại. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa.

- Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng
nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.
Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bảo vệ môi trường,
chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí
hậu.

- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính
trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự
an toàn xã hội; ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống
phá của các thế lực thù địch; triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả
các hoạt động đối ngoại, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế.

- Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương;
đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có
hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
và các đoàn thể nhân dân.

- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ
chức; tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác cán bộ, kiểm tra,
giám sát và tư tưởng; thường xuyên học tập và làm theo tấm gương
đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, nâng cao
chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên; tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng.

c, Kết quả
 Trong khuôn khổ chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng, Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI đã họp để bầu Bộ Chính trị gồm 14 Ủy viên, Ban Bí thư
gồm 4 ủy viên; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương gồm 21 đồng
chí. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng được Đại hội bầu giữ chức
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI. Đồng chí
Ngô Văn Dụ được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung
ương.
 Đại hội cũng rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện
Nghị quyết Đại hội X của Đảng, thực hiện nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010), tổng kết Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và 20 năm thực hiện Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
a, Chính sách và phương hướng, chủ trương phát triển kinh tế
 Chính sách Chủ đề của Đại hội là "Tăng cường xây dựng Đảng trong
sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ
nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững
chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
 Phương hướng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thảo luận, tán thành
những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện 5 năm Nghị quyết Đại
hội XI (2011 – 2015) và phương hướng, nhiệm vụ 5 năm 2016 – 2020 nêu
trong Báo cáo chính trị, Báo cáo kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI trình Đại hội.
 Chủ trương phát triển kinh tế Nền kinh tế vượt qua nhiều khó khăn,
thách thức, quy mô và tiềm lực được nâng lên; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn
định, lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức
hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước. Đổi mới
mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và thực hiện ba đột phá chiến
lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết quả tích cực. Giáo dục
và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hoá, xã hội, y tế có bước phát
triển. An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm,
đời sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Chính trị - xã hội ổn định;
quốc phòng, an ninh được tăng cường; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, giữ vững hoà bình, ổn định. Quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế
ngày càng sâu rộng, hiệu quả. Vị thế, uy tín quốc tế của nước ta tiếp tục
được nâng cao. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh đại đoàn kết toàn
dân tộc tiếp tục được phát huy. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ
thống chính trị được chú trọng và đạt kết quả quan trọng.
b, Mục tiêu, nhiệm vụ ( trong phần có vài ý là của phương hướng tại nó
i chung lun nên hong biết tách ra sao hết:<< có gì lượt lại nha)
Mục tiêu
Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.
Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh toàn
diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn
đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân và chế độ xã hội chủ
nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để
phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và
trên thế giới.

Nhiệm Vụ
(1) Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển
hoá” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ
cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

(2) Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí,
quan liêu.

(3) Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng
suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu
quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển
nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với
đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn
với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh
nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm
an toàn nợ công.

(4) Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hoà bình, ổn
định để phát triển đất nước; bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội. Mở rộng và đưa vào chiều sâu các quan hệ đối ngoại; tận dụng
thời cơ, vượt qua thách thức, thực hiện hiệu quả hội nhập quốc tế trong điều
kiện mới, tiếp tục nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.

(5) Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của Nhân dân.
Chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, giải quyết tốt những vấn đề
bức thiết; tăng cường quản lý phát triển xã hội, bảo đảm an ninh xã hội, an
ninh con người; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và giảm
nghèo bền vững. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc.

(6) Phát huy nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; tập
trung xây dựng con người về đạo đức, nhân cách, lối sống, trí tuệ và năng
lực làm việc; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh.

c, Kết quả Sau hơn 8 ngày làm việc, chiều ngày 28/1/2016, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã bế mạc. Trong Diễn văn bế mạc do Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng trình bày đã nhấn mạnh: “Thành công tốt đẹp của
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng,
toàn dân, toàn quân ta vượt qua khó khăn, thách thức, tranh thủ cơ hội mới,
phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện
đại. Ngay sau Đại hội, tất cả các cấp uỷ, tổ chức đảng cần làm tốt việc phổ
biến, tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về kết quả
Đại hội; nghiên cứu, quán triệt sâu sắc Nghị quyết và các văn kiện Đại hội;
khẩn trương xây dựng, triển khai chương trình, kế hoạch hành động, khơi
dậy phong trào thi đua yêu nước sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, đưa
Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống.
Đại hội kêu gọi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng bào ta ở nước ngoài
hãy phát huy cao độ tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường, sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội,
mở ra thời kỳ phát triển mới, vẻ vang, tốt đẹp của đất nước, vững bước đi lên
chủ nghĩa xã hội”

III. Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam sau các kỳ đại hội và
mối liên hệ với thực tiễn phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay
Trong sáu tháng đầu năm 2023, nền kinh tế - xã hội Việt Nam đã đối mặt
với nhiều thách thức và sự bất ổn từ kinh tế toàn cầu:
● Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước
● Lĩnh vực dịch vụ đang dẫn đầu đà phục hồi kinh tế nhờ các chính sách kích
thích tiêu dùng trong nước phát huy hiệu quả, nền kinh tế mở cửa trở lại từ
ngày 15/3/2022 và từ sự phục hồi của du lịch lưu trú sau COVID.
● Mặc dù tăng trưởng mạnh 11% vào năm 2022, nhưng giá trị xuất khẩu
đang giảm (khoảng 12% so với nửa đầu năm 2022) do tiêu thụ tại các thị
trường xuất khẩu lớn (bao gồm Hoa Kỳ và EU) bị thu hẹp.
● Thị trường chứng khoán chịu tác động bất lợi từ chính sách của Chính phủ
(kiểm soát lạm phát) và các sự kiện tiêu cực trên thị trường tài chính quốc tế
(sự sụp đổ của các ngân hàng).
● Tình hình thương mại nửa đầu năm 2023 chưa có nhiều dấu hiệu tích cực
khi cả kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm (giảm lần lượt 11% và
18% so với cùng kỳ năm trước).
● Việt Nam có thặng dư thương mại với các thị trường phát triển như Mỹ, EU
và Nhật Bản, trong khi thâm hụt thương mại được quan sát thấy trong thương
mại với các nước/ khu vực mới nổi bao gồm Trung Quốc và ASEAN. Trong
khi tỷ trọng thặng dư thương mại lớn với EU là từ điện thoại & linh kiện và
máy móc thiết bị, thì xuất siêu với Hoa Kỳ chủ yếu do nông sản đóng góp

You might also like