You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC

BÀI TẬP NHÓM


LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

GVHD: TS. Nguyễn Thị Thắm


Lớp học phần: LLDL1102(123)_123-Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam
Nhóm thực hiện: Nhóm 7
Họ và tên sinh viên - MSV:
1. Hà Đan Hạnh-11212098
2. Triệu Cẩm Nhung-11218141
3. Nguyễn Như Quỳnh-11218149
4. Đàm Phương Anh-11218090
5. Chu Khánh Quỳnh- 11218147
6. Bùi Huyền Trang - 11218155

1
ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 12 đến 19/1/2011, tại
Trung tâm Hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Thủ đô Hà Nội.

I. Bối cảnh lịch sử


Trải qua 25 năm tiến hành đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã
giành được những thành tựu hết sức to lớn trên mọi phương diện của đời sống xã
hội. Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X đã tạo ra thế và lực mới đưa sự
nghiệp đổi mới tiếp tục đi vào chiều sâu. Vượt qua những khó khăn, thử thách gay
gắt, nhất là ảnh hưởng bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế
toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đời sống nhân
dân được cải thiện. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, vượt qua ngưỡng
của một nước thu nhập thấp. Sức mạnh quốc gia được tăng cường, vị thế và uy tín
quốc tế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, tạo tiền đề để nước ta
tiếp tục phát triển mạnh hơn trong giai đoạn phát triển mới.
Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Tình hình quốc tế
tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu
thế lớn nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất trắc, khó lường. Toàn cầu hóa và
cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hình thành xã hội
thông tin và kinh tế tri thức, tác động nhiều mặt đến tất cả các quốc gia trên thế
giới. Kinh tế thế giới mặc dù có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng, nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn. Nền kinh tế đất nước phát triển chưa bền vững, chủ yếu còn
tăng trưởng theo chiều rộng. Thể chế kinh tế thị trường, chất lượng nguồn nhân
lực, kết cấu hạ tầng vẫn là những điểm yếu cản trở sự phát triển. Những hạn chế,
yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, văn hóa - xã
hội, bảo vệ môi trường chưa được khắc phục có hiệu quả. Quốc phòng, an ninh còn
nhiều hạn chế. Dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc chưa được phát huy
đầy đủ, quyền tự do, dân chủ của nhân dân còn bị vi phạm.
Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã được triệu
tập. Sau một ngày họp nội bộ, Đại hội họp công khai từ ngày 12 đến ngày 19-1-
2011. Dự Đại hội có 1.377 đại biểu thay mặt hơn 3,6 triệu đảng viên trong cả nước.

II . Nội dung trọng tâm của Đại hội Đảng lần thứ XI
Trên đây là những nội dung mà bạn cần nắm được trong bài thuyết trình của chúng
mình
1. Đánh giá 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội x; 10 năm thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2001- 2010, 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991
2. Quá độ lên chủ nghĩa xã hội
3. Quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 và
phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước trong 5 năm 2011-2015
4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, phát triển nhanh, bền vững
2
5. Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức; bảo vệ môi
trường
6. Thực hiện có hiệu quả tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội trong
từng bước và từng chính sách phát triển
7. Tăng cường quốc phòng, an ninh bảo vệ vững chắc tổ quốc việt nam xã hội chủ
nghĩa
8. Triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế
9. Đẩy mạnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam xây dựng
đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
đảng
III. Tổng quan Đại Hội
- Tổng số đại biểu tham dự Đại hội XI là 1.377 đại biểu, thay mặt cho hơn 3,6 triệu
đảng viên trong cả nước, trong đó có: 158 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng
chính thức và 20 đồng chí là Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, 1.188 đại biểu
được bầu tại các đại hội đảng bộ trực thuộc Trung ương, 11 đại biểu ở Đảng bộ
ngoài nước do Bộ Chính trị chỉ định.
- Trong 1.377 đại biểu có 150 đại biểu là nữ, chiếm 10,89%; 167 đại biểu là người
dân tộc thiểu số, chiếm 12,13%; 196 đại biểu là sĩ quan trong lực lượng vũ trang
(Quân đội, Công an), chiếm 14,23%; 13 đại biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang,
chiếm 0,94% và 3 đại biểu là Anh hùng lao động, chiếm 0,22%; 18 đại biểu là Nhà
giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, chiếm 1,31%, 7 đại biểu là Thầy thuốc nhân dân và
Thầy thuốc ưu tú, chiếm 0,51%.
1.1. Nhiệm vụ
Đại hội Đảng có nhiệm vụ nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đề cao tinh
thần tự phê bình nghiêm túc, để kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những
thành tựu và yếu kém, khuyết điểm.

1.2. Nội dung

 Rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng
 Thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010)
 Tổng kết Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2001-2010) và 20 năm thực
hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Trên cơ sở đó, Đại hội quyết định việc bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991; xác
định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020); đề ra phương hướng,
mục tiêu, nhiệm vụ 5 năm (2011-2015). Ban Chấp hành Trung ương đã trình Đại hội
các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020; Báo
cáo chính trị; Báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và Báo cáo
kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X.

 Trên cơ sở các văn kiện được trình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Ban Chấp
hành Trung ương đã nhất trí thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó đặc biệt nhấn
3
mạnh mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ
bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư
tưởng, văn hoá phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày
càng phồn vinh, hạnh phúc.

IV. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015
Mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là:
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức
mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến
năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Chủ đề trên gồm 4 thành tố, vừa kế thừa, và phát triển chủ đề của Đại hội X, vừa
thể hiện tập trung, cô đọng nhất mục tiêu, nhiệm vụ, động lực của cách mạng nước
ta trong những năm tới.
(1) Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng là thành tố đầu
tiên, có ý nghĩa hết sức quan trọng, đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay. Cương lĩnh
(bổ sung, phát triển) đã khẳng định bài học “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là
nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi cách mạng Việt Nam”. Đại hội X của Đảng
xác định “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng”. Thực hiện
Nghị quyết Đại hội X, việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên đạt một số kết quả; chú trọng hơn xây dựng,
củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, có nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, không ít tổ chức đảng năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu thấp; công
tác quản lý đảng viên chưa chặt chẽ, sinh hoạt đảng chưa nề nếp, nội dung sinh
hoạt nghèo nàn, tự phê bình và phê bình yếu. Trong những năm tới, cơ hội và
thách thức đan xen nhau, công cuộc đổi mới đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết.
Cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, quyết tâm tạo
ra sự chuyển biến thật sự rõ rệt trên những vấn đề này nói riêng công tác xây dựng
Đảng nói chung.
(2) Tiếp tục phát huy sức mạnh toàn dân tộc. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển) tiếp
tục khẳng định bài học kinh nghiệm lớn “Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân” và bài học về đại đoàn kết. Đại hội X xác định “phát huy
sức mạnh toàn dân tộc”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội X, việc phát huy sức mạnh
toàn dân tộc đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng chưa đầy đủ vẫn còn
nhiều hạn chế, yếu kém. Trong 5 năm tới đòi hỏi tiếp tục phát huy sức mạnh của
mọi tầng lớp nhân dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của mọi lĩnh vực hoạt
động trong đất nước ta; giải phóng mọi tiềm năng, phát huy mọi nguồn lực, mọi
thành phần kinh tế; phát huy sức mạnh của truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc và
ý chí kiên cường của người Việt Nam.
(3) Tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới. Đại hội X đã chỉ rõ yêu cầu
“đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới” là đổi mới một cách mạnh mẽ, toàn diện
và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ nhận thức, tư tưởng đến
hoạt động thực tiễn; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đến
hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp trung
ương đến hoạt động của địa phương và cơ sở. Công cuộc đổi mới 25 năm qua đã
đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nhưng cũng đòi hỏi phải đổi
4
mới toàn diện hơn nữa. Vì thế, trong 5 năm tới phải tiếp tục đẩy mạnh toàn diện
công cuộc đổi mới.
(4) Tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại là thành tố chỉ rõ mục tiêu trực tiếp của Đại hội hội XI. Thực hiện
Nghị quyết Đại hội X, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm
nước đang phát triển có thu nhập trung bình. Các Đại hội VIII, IX, X và Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020, nhất quán xác định mục tiêu phấn đấu
để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Nhiệm vụ:
- Ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế
theo hướng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều
rộng và chiều sâu
- Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực;
phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc
làm và thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
nhân dân. Tạo bước tiến rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm
an sinh xã hội, giảm tỉ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân.
- Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, trật tự, an toàn xã hội
- Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc
- Đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
Các chỉ tiêu cần đạt
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2011 - 2015: 7,0 - 7,5%/năm. Giá trị
gia tăng công nghiệp - xây dựng bình quân 5 năm tăng 7,8 - 8%; giá trị gia tăng
nông nghiệp bình quân 5 năm 2,6 - 3%/năm.
Cơ cấu GDP:
nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp và xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; sản
phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt 35% tổng GDP; tỉ
lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm,
giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu. Vốn đầu
tư toàn xã hội bình quân 5 năm đạt 40% GDP. Tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà
nước đạt 23 - 24% GDP; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm
2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tỉ trọng lao động nông - lâm - thuỷ
sản năm 2015 chiếm 40 - 41% lao động xã hội. Thu nhập của người dân nông thôn
tăng 1,8 - 2 lần so với năm 2010. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%.
Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD. Tuổi thọ trung bình
năm 2015 đạt
74 tuổi. Tỉ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2015 đạt
42 - 43%.

V. Những hạn chế, khuyết điểm của Đại hội Đảng

5
- Đổi mới chưa đồng bộ và toàn diện.
- Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội chưa đạt kế hoạch; nhiều chỉ tiêu, tiêu chí trong
mục tiêu phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại không đạt được.
- Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; nợ công tăng nhanh, nợ xấu đang
giảm dần nhưng còn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Kinh tế tăng trưởng thấp hơn 5 năm trước, không đạt mục tiêu đề ra; năng suất,
chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chậm được hoàn thiện,
chưa có cơ chế đột phá để thúc đẩy phát triển
- Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng còn chậm.
Ngoài ra còn nhiều hạn chế, yếu kém trong các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa
học và công nghệ, văn hóa, xã hội chậm được khắc phục, ứng phó với biến đổi khí
hậu, quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường còn bất cập, tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và
tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, Hội nhập quốc tế,..
VI. Điểm nổi bật trong nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng
Nếu Đại hội Đảng lần thứ X khi đề cập đến vấn đề dân chủ hóa đã nhấn mạnh sự
song hành như nhau giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp: “Thực hiện đồng
bộ các chính sách và pháp luật của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ (dân chủ đại
diện, dân chủ trực tiếp và chế độ tự quản của cộng đồng dân cư) và giữ vững kỷ
cương trong xã hội” thì Đại hội lần thứ XI, trong báo cáo chính trị, nêu: “Tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực
thuộc về nhân dân” và đã nhấn mạnh: “Có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện
thực tế quyền làm chủ trực tiếp”; tiếp đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội, một lần nữa Đại hội khẳng định: “Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân
dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh
mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực
phát triển đất nước” .
3

Vậy là, điểm nhấn mới của tiến trình dân chủ hóa ở nước ta trong nhiệm kỳ thứ XI
của Đảng là xúc tiến mạnh mẽ việc hiện thực hóa quyền dân chủ trực tiếp của nhân
dân.
Sự xác định điểm nhấn đó ở thời đoạn hiện nay phản ánh đúng nhu cầu thực tiễn
và có căn cứ lý luận của nó.
Nhu cầu thực tiễn, đó là:
- Thứ nhất, cho đến nay sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa về chiều rộng và chiều sâu ở mức độ đạt được, đã tạo nên dấu ấn đậm nét đổi
mới nền tảng kinh tế - xã hội của nước ta, làm nẩy sinh những xung lực mới từ lực
lượng sản xuất được giải phóng và từ quan hệ sản xuất được tháo gỡ khỏi những
rào cản bắt nguồn từ những định kiến chủ quan, duy ý chí của thời kỳ ấu trĩ.
- Thứ hai, công cuộc dân chủ hóa ở nước ta được phát động từ khi bắt đầu đổi mới
đến nay, đặc biệt là cuộc vận động lớn nhằm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở,
sau đó được nâng cấp thành Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở đã có tác dụng làm cho sự
hiểu biết về dân chủ và ý thức thực hiện dân chủ của đông đảo nhân dân – so với
trước đây – được nâng lên rõ rệt; năng lực thực hành dân chủ của đông đảo nhân
6
dân có bước trưởng thành mới biểu hiện trong tham gia và đóng góp ý kiến xây
dựng các tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở
cơ sở; nhu cầu dân chủ của nhân dân ta ngày càng cao, phong phú, đa dạng hơn, và
dân chủ ngày càng thấm sâu vào các quan hệ xã hội; bản lĩnh của nhân dân ta giữ
gìn, bảo vệ các thành quả dân chủ đã giành được cũng biểu hiện rõ rệt hơn trước.
Trong thời gian vừa qua, những ý kiến đóng góp của đông đảo nhân dân cho Đại
hội XI của Đảng được phản ánh trên báo chí và các phương tiện thông tin đại
chúng khác đã thể hiện sự đồng tình với công cuộc dân chủ hóa, hơn nữa – về
khách quan – những ý kiến đóng góp đó thể hiện sự chín muồi về trình độ và khả
năng của nhân dân để bước vào giai đoạn thực thi quyền dân chủ trực tiếp.
- Thứ ba, nhìn từ một góc độ khác, ở nước ta hiện nay việc phát huy hơn nữa
những ưu điểm và nhất là việc khắc phục có hiệu quả những hạn chế, khuyết điểm
mà cơ chế vận hành của nền dân chủ ở nước ta (Đảng lãnh đạo – Nhà nước quản lý
– Nhân dân làm chủ) - đã bộc lộ và gây nên sự bức xúc trong dư luận xã hội – đòi
hỏi phải hiện thực hóa quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân. Bởi vì nhân dân là
người trực tiếp xây dựng và bảo vệ Đảng, làm cho Đảng thực sự là “đội tiền phong
của giai cấp công nhân đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của
dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của dân tộc” , đảm bảo cho Đảng tránh được nguy cơ chuyên
4

quyền, độc đoán theo kiểu đảng trị, thứ đã đưa một số Đảng cộng sản trên thế giới
đến sự tan rã.

You might also like